Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

“Soi” thông điệp đầu năm của Thủ tướng - Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh! Còn Phạm Quý Ngọ?

NÓNG!  đồng loạt các báo đã đưa tên ông Phạm Quý Ngọ: - Dương Chí Dũng khai đưa 500 ngàn USD để chạy án (MTG). - Chiều 7.1: Dương Chí Dũng khai gì về tướng Ngọ và tiền “chạy việc” (DV). - Dương Chí Dũng khai đem 500.000 USD tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (TN). - Dương Chí Dũng khai ông Phạm Quý Ngọ gọi điện mật báo (TT). - Dương Chí Dũng khai tướng Phạm Quý Ngọ mật báo, tướng Ngọ phủ nhận (MTG). – Tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Chí Dũng (MTG). – Tướng Ngọ phủ nhận lời khai của Dương Chí Dũng (Infonet). – Cuộc điện thoại với tướng Phạm Quý Ngọ sau lời khai của Dương Chí Dũng (DV).
Đề nghị khởi tố người “mật báo” tội cố ý làm lộ bí mật công tác (TT/DĐXHDS).

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải (RFA).
Dương Chí Dũng thừa nhận chủ mưu việc trốn ra nước ngoài (VOV). - Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ khuyên bỏ trốn (TN). - Đề nghị khởi tố vụ án mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ). - “Ông anh” phủ nhận cầm 500.000 USD của Dương Chí Dũng (ĐS&PL). - Đề nghị khởi tố điều tra vụ án “Cố ý làm lộ bí mật công tác” (VOV). - Sau khi được Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ khuyên nên mới nghĩ cách trốn (TN). - Dương Chí Dũng: “Tôi sẵn sàng chết vì em trai” (Infonet). - Dương Chí Dũng tìm gặp Chủ tịch nước nhưng không được tiếp (MTG). - Bạn đọc viết: Điểm nóng 500.000 USD (MTG). - Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về Tội cố ý làm lộ bí mật công tác? (DV). - Dương Chí Dũng: “Xem tử vi, biết không tránh khỏi bị bắt” (ĐS&PL).
Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải  -(RFA)   -Nhà nước Việt Nam đang thể hiện sự thay đổi quan trọng trong đối sách về chủ quyền biển đảo. Báo chí được phép phổ biến chương sử ca anh hùng của Hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Đổi mới lần hai?   -(BBC)  -Từ thông điệp của Thủ tướng Dũng cho đến Hiến pháp.
Đại diện dân oan: ‘Còn sống còn kiện’   -(BBC) -Đại diện Hiệp hội Dân oan ở miền Nam nói ông sẽ kiện cho tới cùng để đòi hàng chục tỷ tiền bồi thường.
Thị trường vàng mã cuối năm  -(RFA)

Suy nghĩ đầu năm  -Bauxite Việt Nam
Nên làm gì và chờ đợi điều gì trong năm 2014   -Lê Xuân Khoa  – (Boxitvn)

Đừng để người dân nghĩ chính trị phần lớn là dối trá!  – Tô Văn Trường  -(Boxitvn)

Thay đổi khi tưởng niệm xung đột với Trung Quốc?  -(XHDS) -  Đôi lời: Nhiều khi không phải dễ để phân biệt một cái loa của đảng, nhưng được thở ra vài câu chữ nghe có vẻ … “phản biện”, ”vì dân”,  để mị dân và lừa bịp dư luận, với một con người ít nhiều còn dính líu quyền lợi với hệ thống chính trị cộng sản nhưng gắng tranh đấu khôn khéo cho chủ quyền đất nước, cho dân chủ của dân.
Nhưng trường hợp GS Vũ Minh Giang ở bài này thì … dễ phân biệt. Chỉ xin lẩy ra một ví dụ, trong rất nhiều điều đáng nói: luận điểm “bắc c��Uz�” để không “khoét rộng” cái “hố ngăn cách” chỉ là trò bịp bợm trơ tráo!
ttxcc : Nó “quái dị” là tại sao mấy tờ Báo “cộm cán” của đảng CS VN chỉ trích những trang có Chủ , những trang này lúc nào cũng đăng Bài “được chỉ trích” mình thoải mái- Thế mà mấy tờ báo của đảng quang vinh chẳng khi nào nói mấy “tư tưởng” phản động chống phá…như thế nào bằng cách đăng lại những gì mà những trang mạng đó viết- Nói khơi khơi thì chỉ số người còn bị ngủ hơn 70 năm nay  hay bị mộng du…mới thấy là “phải phải”- …. Phải dẫn chứng những bài viết chớ- Chẳng hạn như  để là : chép từ trang XHDS…

Vì sao Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa?  -(TNO)  – Đế quốc Mỹ có làm ngơ hay Tham gia cũng mặc kệ , vì HS đâu phải của Mỹ , mất hay còn là của VN , Mỹ chả thay đổi gì về Hoàng sa mất hay còn, 41 năm rồi là đã rõ- Nhưng có điều là Người Vn mà dửng dưng việc Hoàng sa bị Trung cộng chiếm mới là chuyện quan trọng của Đất nước Việt Nam và những con Dân VN – Nói Mỹ làm gì , để chi , không lẽ gặm giày , ăn bơ thừa sữa cặn của Đế quốc Mỹ để đổ lỗi mất Hoàng sa là do Mỹ à??? chuyện tào lao. Đừng xía vào nội bộ của Mỹ l;à không được.

Ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Cuba  -(VOV) – Sao không gọi “Phó Thủ tướng” nhỉ?
Tập trung cải cách thể chế, thủ tục xây dựng   - (CP)   >>>Đảm bảo an sinh xã hội trong mọi hoàn cảnh

KINH TẾ
Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi  -(VnEx)
Cải cách thể chế kinh tế, nhìn từ thông điệp của Thủ tướng  -(VnEc)   >>>  Thanh khoản tăng, tồn kho bất động sản giảm mạnh   >>>  Chống buôn lậu, từ góc nhìn của lực lượng công an   >>>  Buôn lậu phá hoại hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế?   >>>  Các chủ đầu tư đang chán căn hộ giá rẻ?
Giá nhà giảm thê thảm, bằng năm 2006  -(VL)
‘Bán’ mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?  -(VEF) – Cái gì mà HỚ – Ăn cho ngập mặt thì mả cha nó cũng bán, có từ cái gì đâu.

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Học “chạy” (MTG).
Bớt “việc khủng khiếp” cho giáo viên  -(VNN)   >>>  Tại sao 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp?

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chơi sang bậc nhất: Thuê kỹ sư chăm vườn rau tại nhà  -(VNN)  -Có bọn giàu có  mới thế, chứ đám vô sản làm sao được vậy – Cho nên  DZÔ SẢN MUÔN NĂM – VÔ SẢN LÀ BỎ ĐI
Thế mới công bằng XHCN chớ.

QUỐC TẾ 
Shinzo Abe: Chưa thể họp thượng đỉnh Nhật-Trung, Nhật-Hàn   -(RFI)   —  Nhật Bản : Phục hưng để đối phó với Trung Quốc  -(RFI)   —Thủ tướng Nhật sắp thăm châu Phi và Trung Đông  -(RFA)  — Thủ Tướng Nhật Bản viếng đền Yasukuni với tư cách cá nhân  -(RFA)   —Nhật Bản viện trợ cho Miến Điện 100 triệu đôla  -(VOA)
Bangladesh: Đảng cầm quyền bác bỏ đối thoại với đảng đối lập  -(RFA)   —Phe đối lập Bangladesh thờ ơ trước kết quả bầu cử   -(VOA)
Trung Quốc bỏ tù 6 người Nội Mông do tranh chấp đất đai  -(RFA)   — Chen lấn tại một lễ hội tôn giáo ở Trung Quốc, 14 người thiệt mạng  -(VOA)
Iraq oanh kích các địa điểm trong tay phiến quân ở Fallujah  -(VOA)
Hòa đàm Nam Sudan bắt đầu vào thứ Ba  -(VOA)
Thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe đứng đầu nghị trình của Quốc hội Mỹ   -(VOA)  —Mỹ: ‘Jihad Jane’ bị kết án 10 năm tù  -(VOA)
Indonesia: Achmad Taufiq bị 7 năm tù vì âm mưu đánh bom sứ quán Miến Điện  -(RFA)
Thỏa thuận khiêm tốn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu  -(RFA)
Bồ Ðào Nha để tang một ngôi sao bóng đá  -(VOA)   —-Edward Snowden là một người can đảm  -(VOA)
Cựu Thủ tướng Romania bị kết án tù vì nhận hối lộ  -(VNN) – Dở, làm TT mà ở tù, qua VN mà học hỏi.
Báo Nga: Nước Mỹ thất bại nhiều mặt  -(TVN) - Thì cũng như hồi sau 75 “Mỹ thua CSVN” còn có nước đi ăn mày thôi. Tiêu tùng mọi mặt , thế mà 40 năm sau vấn là số MỘT chưa rớt hạng 2.
Sửa Hiến pháp, Nhật đối mặt hệ quả khó lường  -(TVN) – Người Nhật họ có truyền thống Dân tộc từ hồi xưa , khỏi lo dùm cho họ , mệt lắm – Nhật đủ khả năng TỰ LO. Trong lịch sử 100 năm gần đây Nhật chưa có thái độ và hành động hèn mạt.

2197. THÔNG ĐIỆP NĂM MỚI: VỪA MỚI VỪA…LẠ

Chu Hảo
07-01-2014
Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng chính phủ có đôi điều mới và lạ.
Lạ là bởi vì xưa nay các vị lãnh đạo nước nhà thường viết thư hoặc làm thơ động viên gửi đồng bào vào dịp Tết Âm lịch, chứ hình như chưa ai gửi thông điệp vào đầu năm Dương lịch. Thông điệp trong tiếng Việt thường được dùng để chỉ các phát biểu chứa các nội dung quan trọng của đại diện nước này với nước khác, hoặc với quốc hội và nhân dân nước mình ( xem chẳng hạn Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH, 1994; hoặc Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, 2005 ).

Ở nhiều nước ngoài Thông điệp đầu năm thường là văn kiện công bố lời cam kết thực hiện chính sách mới và chương trình hành động trong năm tới của người đứng đầu cơ quan hành pháp đối với toàn dân. Thông điệp này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rõ nét tương tự như vậy. Ban đầu có vẻ hơi lạ, nhưng trước lạ sau quen, biết đâu đây lại chẳng là một tiền lệ tốt : đầu năm dân nghe Thủ tướng nói gì để cuối năm xem Thủ tướng làm được những gì theo tinh thần : Dân biết, dân bàn, dân cùng làm và dân kiểm tra.
Trong Thông điệp của Thủ tướng đương nhiên chưa thể tránh khỏi một số ý tưởng và cách diễn đạt cũ hoặc rất cũ, dễ làm cho không ít người chưa thỏa mãn . Chẳng hạn đâu đó vẫn cứ phải kèm theo cụm từ không rõ nghĩa và ít tác dụng như  “…định hướng xã hội chủ nghĩa”; hoặc cứ theo thói quen cũ đặt “toàn Đảng” và “toàn quân”  lên trên “toàn dân” làm giảm bớt phần nào tác dụng của những điều khẳng định mà Thủ tướng trình bày ngay sau đó về Dân chủ và Quyền làm chủ của người dân. Nhưng chúng ta cũng có thể thông cảm được vì sao?
Thông điệp cũng chỉ đề cập đến những vấn đề mà Thủ tướng coi là cấp thiết phải công bố trong dịp này; còn các vấn đề cũng hết sức quan trọng như bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo, giáo dục, y tế và tệ nạn tham nhũng…chưa được nói tới. Chúng ta hy vọng Thủ tướng cũng sẽ tỏ ra quyết liệt về những vấn đề đó trong các dịp khác.
Những ý tưởng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thực hiện đổi mới nền nông nghiệp nước nhà đã được Thủ tướng nhấn mạnh ở nhiều bài phát biếu khác và hoàn toàn khả thi.
 Những điểm mới nằm ở trong phần đầu của Thông điệp, đoạn nói về thể chế và mở rộng dân chủ. Chỉ trong khoảng một nghìn chữ mà  đã nhắc lại cụm từ “dân chủ” gần 20 lần và cụm từ “quyền làm chủ của nhân dân” suýt soát 10 lần. Hiếm thấy có một văn kiện chính trị nào mà các cụm từ này lại được nhắc đi nhắc lại một cách rốt ráo như vậy. Thủ tướng đã chỉ rõ rằng : “ Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến tử Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Đó là chương trình hành động, là cam kết của người đừng đầu cơ quan hành pháp nước nhà. 
Trong đoạn này những giá trị cốt lõi và phổ quát của nền dân chủ hiện đại ( xem chẳng hạn Nền Dân trị Mỹ, De  Tocquevin, NXB Tri thức 2006; hoặc Những mô hình quản lí nhà nước hiện đại, David Held, NXB Tri thức 2013 ) đều được Thủ tướng nhắc đến với sự đoan chắc phải được thực hiện, nhưng thực hiện thế nào là điều không mấy dễ dàng.
Khi khẳng định: “Dân chủ là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người” là Thủ tướng đã công khai bác bỏ quan điểm “ Lich sử tồn tại của tất cả các dân tộc từ xưa đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” được khẳng định trong chương đầu của Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848. Sau khi thừa nhận: “ Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ”, Ông kêu gọi: “ Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang  xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng [CSVN] phải nắm chắc ngon cờ dân chủ”. Chúng ta buộc phải hiểu rằng chế độ xã hội chủ nghĩa mà ông nói đến ở đây phải khác về căn bản so với chế độ xã hôi chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết. Đơn giản là bởi vì trong mô hình xã hội ấy làm gì dân chủ thật sự, nếu có nó đã chẳng sụp đổ sau 70 năm tồn tại. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ có thể nắm được ngọn cờ dân chủ nếu từ bỏ ý thức hệ đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản để trở thành một chính đảng  tiến bộ  trong khối đại đoàn kết dân tộc. Người Pháp thường nói: “ Với chữ nếu ta có thể đút cả thành phố Paris vào trọng lọ!”. Cái sự “ nếu” nói ở về chế độ và đảng ở đây không đến nỗi bất khả tường minh như thế bởi nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đai và bởi chúng ta đã bị dồn vào chân tường rồi : cải cách thể chế chính trị để tồn tại và phát triển hay là kiên trì níu kéo cái cũ để lụn bại trong nghèo hèn!
Đây cũng là lần đầu tiên người đứng đầu cơ quan hành pháp nước nhà  tuyên bố với toàn dân tinh thần cót lõi của pháp luật “Người dân có quyền được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ , công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. Pháp luật không thể ngăn cấm những gì đã được ghi trong Hiến Pháp. Vây  thì ngừời dân phải được thực thi ngay các quyền tự do ngôn luận, biểu tình, lập hội…mà không làm bất ổn chính trị xã hội và an ninh quốc gia, không phải đợi các luật cứ bị “treo” mãi nữa.  Đồng thời dân cũng sẽ có ý thức hơn trong việc vượt qua nỗi sợ hãi tố cáo người của công quyền làm trái quy định của luật pháp. Chúng ta phải nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tương đã nhắc nhở nhân dân  thực thi điều này.
Ngoài ra Thông điệp của Thủ tướng  cũng cam kết những điều hệ trọng khác như : thực thi các quyền dân chủ trực tiếp để đảm bào hiệu quả của dân chủ đại diện, hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, Xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp v.v… Toàn là những điều nhân dân khát khao chờ đợi thực thi, nhưng cũng biêt là chẳng mấy dễ dàng. Có cảm tưởng như Thủ tướng đang dũng cảm lấy đá ghè vào chân mình!
Lạ rồi sẽ trở thành quen, chúng ta mong năm nào Thủ tướng cũng có những thông điệp mới mẻ đến toàn dân như thế!

2198. “Soi” thông điệp đầu năm của Thủ tướng

Võ Văn Tạo
07-01-2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa gây bất ngờ qua Thông điệp đầu năm 2014, nhất loạt đăng trên hàng loạt báo “lề đảng”. Bên cạnh những mục tiêu kinh tế – xã hội thể trong năm 2014 được liệt kê ra (như mọi thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia khác), hai vấn đề làm c Z�B4ng luận xôn xao là “lời kêu gọi” “cải cách thể chế” và “mở rộng quyền làm chủ của nhân dân”.

Các báo “lề đảng” thì khỏi bàn, một lần nữa dàn hợp xướng lại cất lên giọng quen thuộc tán dương thông điệp, như liều thuốc mới ru nhân dân chìm sâu thêm trong giấc ngủ mộng mị.
Có điều lạ, trên nhiều báo “lề dân”, không ít trí thức lâu nay vốn như cái gai trong mắt các chóp bu đảng thủ cựu, cũng có những bài bình luận mơ hồ. Đọc những bài ấy, không ít người dân bỗng thấy lâng lâng hy vọng! Họ bỗng chốc quên bẵng các bài từng đọc như “Bẫy việt vị của Thủ tướng” (Huy Đức); quên bẵng Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, dồn Viện nghiên cứu độc lập của các trí thức tâm huyết, do TS Nguyễn Quang A đứng đầu, lâm thế phải “tự sát”; quên bẵng những Vinashin, Vinalines… (nhân sự chủ chốt đều do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm) tham nhũng, thất thoát hàng tỷ đô la; quên bẵng chuyện “công chúa” Nguyễn Thanh Phượng, mới ngoài 30 tuổi, đã là bà chủ nhiều ngân hàng, doanh nghiệp “khủng”; quên bẵng chuyện “thái tử đỏ” miệng còn hơi sữa Nguyễn Thanh Nghị leo một phát từ Phó Hiệu trưởng Đại học kiến trúc TP HCM lên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, xênh xang ủy viên dự khuyết trung ương…
Nguy hiểm hơn nữa, ngoài không ít người dân, nhiều trí thức cũng mơ hồ hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ động giương cao ngọn cờ dân chủ, phế truất thể chế cộng sản độc tài và giáo điều, phế bỏ ý thức hệ Mác – Lê phản khoa học, lỗi thời – vòng kim cô tai hại, ngả hẳn sang lập trường thân Hoa Kỳ và phương Tây, đưa đất nước bước sang thời kỳ dân chủ văn minh và tiến bộ! Các trí thức này cũng dường như quên bẵng chuyện, vì lợi ích thực dụng của mình, Hoa Kỳ cũng từng là chỗ dựa cho các nhà độc tài Pinochet ở Chile, Mubarak ở Ai Cập, Gaddafi ở Libya… Họ cũng dường như chưa lường hết mức độ tệ hại của trạng huống “tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa” khi chuyển từ độc tài “vua tập thể” sang độc tài cá nhân, gia đình trị, mà thành tích nhân quyền đã được lịch sử cận đại minh chứng qua dòng họ 3 đời nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, anh em nhà Castro ở Cu Ba, Saddam Hussein ở Iraq. Ở Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Iraq, nhân dân (đặc biệt là trẻ em) chết đói – trong khi chóp bu vương giả, phè phưỡn, xa hoa. Ở Cu Ba, đất nước và nhân dân bị giam hãm trong “thời kỳ đồ đá”…
Một số trí thức cho rằng, thông qua thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ĐCSVN muốn hé lộ chủ trương cải cách. Họ quên mất rằng, mới cách đây ít ngày, chóp bu ĐCSVN vừa hoàn tất việc “dắt mũi” Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, trong đó, vẫn “kiên trì” điều 4 – ĐCSVN độc tôn cầm quyền, vẫn “kiên trì” sở hữu nhà nước về đất đai, vẫn “kiên trì” kinh tế nhà nước là chủ đạo – mà có người, nhân vụ oán oan sai Nguyễn Thanh Chấn đang nóng hổi, gọi đây là vụ bức cung toàn dân.
Người viết bài này đoán chắc: Một – bản thông điệp không do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng soạn thảo, vì câu chữ ấy, ý tứ ấy không phải của một người có trình độ văn hóa và tầm tư tưởng cỡ ông. Hai – đây không phải lập trường của đa số tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương ĐCSVN – những người nếu không bị ý thức hệ lỗi thời xiềng xích thì cũng bị danh lợi trói buộc.
Nhân đây, người viết bài này cũng chuyển đến bạn đọc một “thông điệp”: những ai chưa hết mơ hồ về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, xin đọc lại bài “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy Đức. Nếu bài viết trên chưa đủ thuyết phục, hãy xem lại sự kiện phong trào “Trăm hoa đua nở” do Mao Trạch Đông khơi mào (vờ đề cao tự do tư tưởng, cốt nhử bọn trí thức dân chủ “ló đầu ra”, rồi “cho vô rọ”).
Người viết bài này không cực đoan đến mức phủ nhận hoàn toàn những nhân tố tích cực trong giới chóp bu cộng sản. Lịch sử đã cho chúng ta biết về những Goocbachop, Enxin… Ngay Việt Nam ta, cũng có những Trần Xuân Bách, Trần Độ… Nhưng rất tiếc, dường như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thuộc “tip” người ấy.

* Xem: Bẫy việt vị của Thủ tướng.

2199. Tòa án cần triệu tập ngay ông Phạm Quý Ngọ – nghi can số 1 báo tin cho Dương Chí Dũng. Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ cần đình chỉ ngay chức vụ của ông này

Trần Dân
07-01-2014
Tại phiên tòa sáng ngày 07/01/2014 xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, Vũ Tiến Sơn –  nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Hải Phòng đã khai ông Dương Chí Dũng thông báo cho Sơn biết vào tháng 5/2012 ông Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an là người đã báo tin có lệnh khởi tố và bắt tạm giam đối với Dũng  cho Dũng biết ngay chiều ngày 17/5/2012 . Dương Chí Dũng cũng đã thừa nhận���y3� miêu tả chi tiết trước Tòa việc Phạm Quý Ngọ là người báo tin cho mình.

Như vậy, đã có ít nhất hai nhân chứng xác nhận Phạm Quý Ngọ là người báo tin cho Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy có quyết định khởi tố hình sự nào về hành vi tiết lộ bí mật trong công tác của vị quan chức cấp cao này. Thậm chí, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, với việc xui ông Dũng bỏ trốn, vị quan chức này có thể được đánh giá là người chủ mưu hoặc xúi giục trong vụ án  tổ chức cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
Mặc dù có khuyến cáo của chúng tôi trong bài “Lời khuyên cho nghi can số 1 báo tin cho Dương Chí Dũng”, nghi can số 1 này (mà đến nay ai cũng biết là ai) đã chưa công khai phủ nhận là người báo tin cho Dương Chí Dũng, gián tiếp thừa nhận trước dư luận thông tin ông này là nghi can số 1 có cơ sở.
Với những diễn biến tại phiên tòa xử Dương Tự Trọng và đồng bọn, dư luận đòi hỏi cần làm rõ ngay vấn đề nghiêm trọng này tại phiên tòa này. Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cần triệu tập ngay ông Phạm Quý Ngọ đến phiên tòa để xác định lời khai của Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn có cơ sở không? Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cần yêu cầu Bộ Công an khởi tố ngay vụ án tiết lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật Hình sự. Ban Nội chính Trung ương cần báo cáo khẩn cấp cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ đình chỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Phạm  Quý Ngọ. Để điều tra với một đối tượng cộm cán trong nghề điều tra như ông Phạm Quý Ngọ, Bộ Công an cần trưng dụng những tướng lĩnh công an phải có bản lĩnh như tướng Nguyễn Việt Thành (chỉ huy điều tra vụ án Năm Can, đã từng lôi tướng Bùi Quốc Huy – Thứ trưởng Bộ Công an ra tòa) hoặc tướng Phạm Xuân Quắc (chỉ huy điều tra vụ án PMU 18). Việt Nam hiện nay có hàng trăm tướng công an, chắc chắc sẽ tìm ra ít nhất một vị tướng có bản lĩnh như hai vị tướng trên để điều tra vụ án này, lấy lại niềm tin cho nhân dân đối với lực lượng công an nhân dân. Trách nhiệm nặng nề đặt lên vai Đại tướng Trần Đại Quang và ông Nguyễn Bá Thanh. Thử thách này hai ông này có vượt qua không? Câu trả lời ở phía trước, nhân dân sẵn sàng đứng đằng sau hai ông.

2200. Hai Bà Quả Phụ Hoàng Sa

Huy Đức
07-01-2014
Tin dữ đến với gia đình những người lính hải quân tham chiến ở Hoàng Sa vào đúng 29 Tết. Trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược diễn ra vào ngày 19-1-1974, nhằm 27 tháng Chạp.
Lúc đó, hai mẹ con bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy (truy thăng thiếu tá) hạm phó hạm Nhựt Tảo Nguyễn Thành Trí, đang ở Nha Trang. Bà Thanh kể: “Trước khi đi anh nói hai mẹ con ở nhà ngoại chờ, khi về anh ghé thăm”. Hạm Nhựt Tảo nhận lệnh lên đường gấp, bà Huỳnh Thị Sinh cũng đâu ngờ đó là cuộc hành quân cuối cùng của chồng, thiếu tá Ngụy Văn Thà (truy thăng trung tá).

Chiều cuối năm 2013, trên căn hộ tầng 4, bà Ngô Thị Kim Thanh vừa chỉ tấm hình bà đang khóc nấc trong lễ truy điệu chồng, một tay cầm khăn, một tay ôm bụng, vừa nói: “Tôi mang thai được hai tháng rưỡi, cái thai lúc nào cũng như muốn tuột ra”. Năm đó bà Thanh 28 tuổi, họ lấy nhau chưa được 6 năm.
Bà Thanh kể: “Xong tú tài, tôi muốn học sư phạm nhưng mẹ tôi nói, ở nhà lấy chồng”. Tôi xin vào làm nhân viên bán vé ở rạp chiếu bóng Minh Châu, Nha Trang, và ở đó, vào một chiều thứ bảy, tôi gặp anh, chàng học viên trường sĩ quan Hải quân. Tháng 9-1968 họ cưới nhau và sau khi Trí ra trường, Thanh theo chồng vào Sài Gòn. Khi đại úy Nguyễn Thành Trí mất, cô con gái đầu lòng, Nguyễn Thị Thanh Thảo, chỉ mới lên năm. Gần sáu tháng sau, bà hạ sinh một người con trai. Giấy khai sinh ghi: Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa.
Sau khi chồng mất, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa thu xếp để hai bà quả phụ có một việc làm trong ngân hàng Việt Nam Thương tín. Công việc ổn định cho tới ngày 30-4-1975.
Bà Thanh nói: “Chú khỏi hỏi, khổ lắm”. Bà kể: “Hai con còn nhỏ mà tôi cứ bị điều đi tỉnh hoài. Năm 1978, tôi bị đưa ra Nha Trang. Con gửi ông bà nội vì Nha Trang lúc đó còn khổ hơn Sài Gòn, hai đứa bị thủy đậu, má chồng vất vả quá, ba má tôi cũng khuyên quay lại Sài Gòn. Năm 1980, tôi về nhưng không thể xin được việc vì hộ khẩu Sài Gòn đã bị cắt mất”.
Bà Sinh nghỉ việc ngân hàng nhưng có vẻ may mắn hơn trong chế độ mới. Bà nói:”Lúc đầu tôi sợ lắm, tất cả những kỷ vật nhà binh như kiếm, mề đay, của anh tôi đều mang bỏ đi hết. Những tấm hình chụp lễ truy điệu có Tư lệnh Hải quân dự tôi cũng không dám giữ. Ít lâu sau, cảnh sát khu vực thấy hoàn cảnh của tôi, giới thiệu tôi vào làm trong hợp tác xã mua bán. Đôi lần khi hội họp cũng có người đề nghị không cho tôi tiếp tục vì tôi là ‘vợ Ngụy’, may mà ông bí thư nói, ‘đừng dồn người ta vào chân tường”.
Nhưng một nách 3 con (Ngụy Thị Thu Trang sinh 1967, Ngụy Thị Thu Thủy sinh 1969, Ngụy Thị Thu Tuyết sinh 1972), bà Sinh xoay xở để sống qua những năm tháng cơ cực đó thật không mấy dễ dàng. Góa chồng năm 26 tuổi nhưng cũng như bà Thanh, bà Sinh ở vậy nuôi con. Bên cạnh tình yêu là lòng ngưỡng mộ chồng, cả hai người phụ nữ xinh đẹp và quả cảm này đã mặc cho thời xuân sắc đi qua lặng lẽ.
Kể từ khi ba người con gái lần lượt về ở bên nhà chồng, bà quả phụ Ngụy Văn Thà sống một mình trong căn hộ ở chung cư Nguyễn Kim, thuê của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Do đã ở đây từ năm 1973 nên lẽ ra bà đã được mua “hóa giá”căn hộ này với một khoản tiền tượng trưng. Nhưng năm 2009, vì đã xuống cấp, chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa để xây mới.
Nhà đầu tư đưa ra ba phương án đền bù, bà quả phụ Ngụy Văn Thà chọn phương án nhận 546 triệu đồng và đăng ký mua một căn hộ tái định cư. Từ hai năm nay, lô B, chung cư Nguyễn Kim đã xây xong. Giá căn mới là 1,3 tỷ. Thay vì chỉ còn phải trả 753 triệu, nhà đầu tư yêu cầu người dân ở đây phải hoàn lại số tiền nhà nước “hỗ trợ” để người dân thuê trong thời gian chờ nhà xây xong, lên tới hơn 200 triệu đồng, đưa số tiền phải đóng thêm lên tới 959 triệu (sau khi đã trừ phần đền bù 546 triệu). Các hộ dân ở đây không đồng tình, nhiều người không có khả năng bỏ ra thêm gần một tỷ đồng để quay lại chỗ cũ của mình.
Từ năm 2009, bà quả phụ Ngụy Văn Thà về lại căn nhà mà bố mẹ để lại, nơi 4 gia đình chị em bà đang ở, “chia” phòng với một người em gái độc thân. Bà nói: “Bạn bè anh ấy mỗi khi tới thăm cũng muốn thắp một nén nhang cho ảnh mà nhà không còn chỗ để bày bàn thờ”.
Kể từ khi kết hôn, bà quả phụ Nguyễn Thành Trí về làm dâu trong căn nhà 2B đường Bà Triệu, quận 5. Năm 2000, nhà chồng bán nhà chia cho 8 anh chị em, bà dùng số tiền này mua được một căn hộ chung cư 40 mét vuông. Hai người con của bà chưa lập gia đình cùng sống ở đây với bà.
Kể từ khi báo chí được nhắc trở lại vụ hải chiến Hoàng Sa, thỉnh thoảng lại có người tìm gặp. Không phải ai cũng đủ sự tinh tế để không chạm vào niềm kiêu hãnh của thân nhân một người lính quả cảm. Thanh Thảo, người con gái lớn của thiếu tá Nguyễn Thành Trí, tuy bị bạo bệnh, đang phải xạ trị, nói: “Chúng tôi tự hào về ba nhưng không muốn sống dựa vào tên tuổi của ông”.
Như muốn đẩy những ngày khốn khó về quá khứ, bà quả phụ Nguyễn Thành Trí nói: “Chúng tôi được như vầy đã là hạnh phúc lắm rồi”. Điều duy nhất tôi đọc thấy trong ánh mắt của bà là niềm tin chồng mình đã chết như một người anh hùng.

2201. Nhịp cầu Hoàng Sa

Huy Đức
07-01-2013
Sau 40 năm, trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa (diễn ra ngày 19-1-1974) đã được viết lại đầy đủ và sống động trên báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, bên cạnh việc làm cần thiết là ghi lại những tấm gương giữ nước quả cảm, chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.

Đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm nay trước anh linh của những thế hệ cha anh “vệ quốc vong thân”.
Chắc chắn, ở đâu trên Tổ quốc này cũng còn rất nhiều những sự hy sinh cần được nhìn nhận, những số phận cần được chia sẻ. Mỗi người Việt Nam sẽ chọn cho mình một cách riêng để bày tỏ nghĩa cử của mình. Chúng tôi chọn Hoàng Sa như một nhịp cầu để nối những nghĩa cử ấy và mong trên nhịp cầu này sẽ bắt đầu những bước đi chung của người Việt Nam từ muôn phương.
Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ có địa chỉ liên lạc gia đình của ba người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa: Bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà, nhũ danh Huỳnh Thị Sinh sinh 1948, cư ngụ tại Sài Gòn; Bà quả phụ Nguyễn Thành Trí, nhũ danh Ngô Thị Kim Thanh sinh năm 1946, cư ngụ tại Sài Gòn; Ông Vương Lăng, em ruột tử sĩ Vương Thương, cư ngụ tại Huế.
Chúng tôi cũng liên lạc được với một số cựu binh tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974: Trung úy Phạm Ngọc Roa, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đức Trọng, Lâm Đồng; Trung sĩ Vũ Văn Chu, tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận 06, Sài Gòn (từ năm2011, ông Chu bị tai biến liệt nửa người, cuộc sống hiện đang chật vật); ÔngLữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận Thủ Đức, Sài Gòn; Thượngsĩ nhất Trần Dục, tàu HQ 4, cư ngụ tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế; Ông Trần VănHà, thợ máy trên tàu HQ 10, cư ngụ tại Giá Rai, Bạc Liêu; Trung sĩ điện tử Đỗ Văn Thọ, tàu HQ 4, cư ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn; Trung úy Nguyễn Đình Long, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đà Lạt; Trung úy Ngô Thế Long, cư ngụ tại Cam Lâm, Khánh Hòa; Trung sĩ cơ khí Vũ Đình Thung, tàu HQ-4, cư ngụ tại Tuy Phong, Bình Thuận.
Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm thân nhân những người đã bỏ mình ở Hoàng Sa, những người đã tham chiến ở Hoàng Sa, đặc biệt là những người đang cần sự giúp đỡ.
Chúng tôi – gồm: Kỹ sư Đỗ Thái Bình, chi hội trưởng Hoàng Sa – Trường Sa, Hội KHKT Biển Việt Nam; cựu binh Lữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, tham chiến trận hải chiến Hoàng Sa 1974; nhà báo Huy Đức; nhà báo Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập Tuổi Trẻ; nhà báo Thế Thanh, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM – cùng đứng ra vận động sự đóng góp của người Việt Nam đang sinh sống ở khắp nơi cho chương trình “Nhịp Cầu Hoàng Sa”.
Những khoản đóng góp này sẽ được dùng để góp phần giúp bà quả phụ NgụyVăn Thà mua một căn hộ chung cư; giúp thân nhân và những cựu binh Hoàng Sa đang thực sự khó khăn.
Kính mong những người Việt Nam đang sinh sống ở trong và ngoài nước, những người đang trăn trở cho một Việt Nam thống nhất lòng người, cùng với chúng tôi tham gia nhịp cầu này, nhịp cầu Hoàng Sa.
Tiền Việt Nam và ngoại tệ, ghi là góp cho chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, xin gửi về: Đỗ Thanh Triều – số TK : 1000343796 (ngân hàng Citibank Việt Nam – 115 Nguyễn Huệ, tầng trệt tòa nhà Sunwah, Quận 1, TP.HCM) – Swift code: CITIVNVX

2202. Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh! Còn Phạm Quý Ngọ?

Trần Dân
07-01-2014
Lần trước, chúng tôi đã dự đoán Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh. Hôm nay (ngày 7/1/2014), Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh. Trước phiên tòa xử em trai Dương Tự Trọng, Dũng đã tố ông Phạm Quý Ngọ, Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, từng là người chỉ đạo “đại án” Vinalines và một số sỹ quan công an khác khá cụ thể. Có vẻ Tòa án và Viện kiểm sát đã tạo điều kiện cho Dũng được trình bày chi tiết những lần gặp và đưa hối lộ cho Phạm Quý Ngọ. Vợ Dũng, ngồi sát Dũng trong phiên tòa, phụ họa cho Dũng rằng chính bà đã cùng Dũng đến gặp Phạm Quý Ngọ, nhờ vả Ngọ và đưa hối lộ 10.000 USD. Sau đó, Dũng đến nhà Ngọ tại tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt đưa hối lộ tiếp 500.000 USD nhờ chạy án, có chi tiết các khoản vay mượn từ một số người quen ngoài 100.000 USD tự có. Ngọ nhận giúp nhưng không giúp được vì Chủ tịch nước yêu cầu làm nghiêm, Ngọ nói tình hình có căng thẳng khi Trung ương vừa họp. Ngọ chỉ giúp được Dũng bằng cách báo tin Thủ tướng chấp thuận khởi tố và bắt giam Dũng và xúi Dũng đi trốn.

Ngay sau khi biết được Dương Chí Dũng tố Phạm Quý Ngọ tại phiên tòa và khi được nhà báo hỏi, Ngọ đã phủ nhận tố cáo của Dũng.
Nhưng có vẻ Dũng đã được chỉ bảo cách tố cáo. Dũng đã lặp lại chính cách tố cáo của Trần Hải Sơn trong vụ ụ nổi 83M, theo đó Trần Hải Sơn khai đã đưa 10 tỷ cho Dũng 2 lần. Nhân chứng biết việc Sơn đưa cho Dũng chỉ là người nhà của Sơn, không có ai khác. Nay, Dũng đã dùng chính vợ mình là nhân chứng cho việc đưa hối lộ cho Ngọ, cũng xấp xỉ 10 tỷ đồng. Với những bằng chứng là những lời khai của Sơn và người nhà của Sơn, Dũng đã phải lĩnh án tử hình vì tội tham ô, mặc dù Dũng đang kêu oan. Vậy với bằng chứng là lời khai của Dũng và vợ Dũng, theo logic trên Ngọ cũng cần được xử lý như tòa sơ thẩm xử lý Dũng. Nếu cơ quan pháp luật không xử lý Ngọ vì cho rằng những lời khai của Dũng và vợ Dũng chưa đủ căn cứ, thì Dũng cũng có cơ sở để cãi tại cấp phúc thẩm rằng những lời khai của Sơn và người nhà Sơn không đủ căn cứ để kết tội Dũng tội tham ô, tức Dũng có thể thoát án tử hình. Nếu các cơ quan pháp luật cho rằng nhờ vào lời khai của Dũng và vợ Dũng có thể xử lý được Thượng tướng Phạm Quý Ngọ về tội nhận hối lộ, đương nhiên Dũng sẽ được coi lập công chuộc tội và sẽ được thoát án tử hình như Xiêng Phênh.
Dũng và Ngọ là “đôi bạn thân”, Ngọ có căn hộ cao cấp tại tòa nhà Pacific, Dũng cũng mua một căn hộ cao cấp cho bồ tại tòa nhà này. Dũng biết nhiều về Ngọ, về những phi vụ “bí mật” trong đó Dũng đã bật mí trước tòa về phi vụ Dũng cùng bà Lan Vạn Thịnh Phát đã hối lộ cho Ngọ 1 triệu USD. Chắc chắn Dũng còn nắm được những bí mật khác để khi gặp gỡ lại “bạn” sẽ kể thêm cho “bạn” tâm phục khẩu phục.
Phạm Quý Ngọ đang nằm trên thớt, nỗi lo lớn nhất của Ngọ chắc sẽ giống Dũng sợ bị thủ tiêu như Dũng thừa nhận trước Tòa.        
Dương Chí Dũng đã học Xiêng Phênh để cứu mạng mình. Còn Phạm Quý Ngọ?

2003. Trung Quốc: cần bắt một cây cầu lớn để qua con sông

East Asia Forum
Tác giả: Peter Drysdale
Người dịch: Huỳnh Phan
Ngày 6-1-2014
Cách Trung Quốc (TQ) tiếp cận cải cách kinh tế thường được đặc trưng bởi câu ẩn dụ ‘dò đá qua sông’ của Đặng Tiểu Bình. Đây là lối tiếp cận thực nghiệm đối với cải cách kinh tế và xã hội. Điển hình của cách tiếp cận này là việc thực thi thành công hệ thống trách nhiệm hộ gia đình đã cho thấy sự chuyển đổi của nông nghiệp TQ và tự do hóa thương mại và đầu tư sớm qua việc lập các đặc khu kinh tế cùng với việc thử nghiệm kinh tế tại Quảng Châu.
Những điều đã được báo trước trong gói [cải cách] của Hội nghị lần thứ ba vào cuối năm ngoái là một cách tiếp cận hơi khác biệt đối với cải cách. Với tự do hóa tài khoản vốn, con sông phải vượt qua bây giờ vừa quá sâu lại vừa chảy xiết để có thể vượt qua bờ bên kia an toàn theo chiến lược cũ. Gói cải cách đòi hỏi sự thiết kế ở cấp cao nhất: xây một cây cầu bắt đầu từ cả hai bên bờ và gặp nhau ở giữa, hy vọng theo đúng tiến độ mà lãnh đạo Trung Quốc mong ước; năm hoặc sáu năm, có lẽ một thập kỷ trên lộ trình.
Thách thức hiện nay là to lớn – hội nhập hoàn toàn thị trường vốn TQ vào thị trường vốn quốc tế. Thách thức lớn trước đó – hội nhập hoàn toàn thị trường hàng hóa TQ vào thị trường hàng hóa quốc tế, đã hoàn thành sau khi TQ gia nhập WTO năm 2001 – đòi hỏi nhiều thời gian và sự lãnh đạo gai góc của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ và Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Long Vĩnh Đồ (Long Yongtu). Nhưng tự do hóa tài khoản vốn, thậm chí bắt tay ngay bây giờ, là một tham vọng khó có thể nhanh chóng đạt được. Và nó đòi hỏi sự dốc sức hoàn toàn của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Một mặt, cải cách tài chính là trung tâm của chương trình cải cách mới. Các biến thái trong lãi suất từ lâu đã gây ra việc phân bổ sai rất lớn về đồng vốn – ưu đãi doanh nghiệp nhà nước và che chắn ngành ngân hàng thoát khỏi nhu cầu xây dựng năng lực quản lý rủi ro, và làm tổn hại công ăn việc làm qua việc chuyển các nguồn tài chính TQ từ khu vực tư nhân năng động hơn sang khu vực khác. Cải cách tài chính là rất quan trọng để tự do hóa tài khoản vốn và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (RMB). Đồng RMB chỉ có thể trở thành một loại tiền tệ có hiệu quả khu vực hay quốc tế qua một tài khoản vốn chuyển đổi được (convertible capital account). Nhu cầu về một tài khoản vốn chuyển đổi được là hệ quả của tầm cỡ các khoản thanh toán thương mại và đầu tư xuyên biên giới của TQ. Tiến bộ theo hướng đạt tới tính chuyển đổi được của tài khoản vốn và tới việc đồng RMB trở thành một đồng tiền toàn cầu là một chìa khóa cho khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của TQ.
Mặ khác, như đã nói, đó không chỉ là một thách thức kinh tế kỹ thuật hạn hẹp; việc TQ hội nhập vào thị trường vốn quốc tế sẽ đòi hỏi một bộ thể chế cởi mở và minh bạch nhiều hơn nữa thúc đẩy gói cải cách chính trị. Những vấn đề này đã ăn sâu trong nền kinh tế chính trị của TQ. Chiều kích chính trị của chúng sẽ cắt xén sâu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nhà nước và Đảng Cộng sản cầm quyền. Ưu tiên là cải cách kinh tế, các mệnh lệnh cấu trúc trong đó chứa đầy các hậu quả không lường được cho hệ thống chính trị, những rủi ro mà các nhà lãnh đạo mới có vẻ sẵn sàng chấp nhận. Và việc mua được tính chính đáng chính trị (political legitimacy) ở tầng lớp trung lưu mới của TQ chủ yếu dựa trên sự thành công trong giai đoạn cải cách kinh tế kế tiếp này.
Dư Vĩnh Định (Yu Yongding), một trong những nhà kinh tế lỗi lạc nhất của TQ, nhận xét trong bài tiểu luận đầu tuần này rằng TQ đã từ từ bắt tay vào quá trình tự do hóa tài khoản vốn sau năm 1996, và rằng các biện pháp kiểm soát vốn còn lại chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh các chuyển động của vốn ngắn hạn. Sự nhiệt tình cho cải cách tài khoản vốn đã bị chùn lại do khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra.
Tuy nhiên, có rất nhiều hy vọng cho việc quốc tế hóa đồng RMB – nó ngày càng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ giao dịch, như một thước đo giá trị quốc tế và là một đồng tiền dự trữ – với các dự đoán một vài năm trước đây về sự gia tăng về lượng tiền RMB nước ngoài gửi vào ở Hồng Kông, sự gia tăng trong các thanh toán thương mại bằng RMB, và việc mở rộng trái phiếu và các khoản vay với đồng RMB chiếm ưu thế. Trên thực tế, các thanh toán thương mại đã lên tới 10% tổng thương mại của TQ vào cuối năm 2012 và việc giữ đồng RMB như một đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương đã và đang tăng với sự phát triển không suy suyển phần tham gia của TQ trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Đây là những diễn biến đáng chú ý nhưng các chiều kích khác của việc hội nhập thị trường vốn quốc tế diễn tiến chậm hơn nhiều so với dự đoán của một số người.
Như Dư Vĩnh Định chỉ ra, ngay cả với tài khoản vốn cởi mở một phần, có hai động lực thúc đẩy hội nhập thị trường vốn ngoài chiều kích riêng của TQ trong các giao dịch thương mại quốc tế và sự tiện lợi của việc sử dụng đồng RMB trong thanh toán. Một là cơ hội cho việc định giá hối đoái (nay giảm dần khi kỳ vọng về việc RMB tăng giá thêm nữa đã suy giảm). Hai là chênh lệch lãi suất, điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong thư tín dụng với RMB chiếm ưu thế. Khi các doanh nghiệp và cá nhân TQ mở rộng hoạt động của mình trên toàn thế giới, cơ hội cho chênh lệch lãi suất tăng lên, và nó sẽ tiếp tục tăng hơn nữa. Sự phát triển này làm hỏng một số mục tiêu chính về kiểm soát vốn ngắn hạn cùng một lúc vì nó đòi hỏi chuẩn bị hấp tấp hơn cho việc từ bỏ chúng.
Ông Định nói rằng câu hỏi bây giờ chính phủ TQ phải đối mặt là liệu có nên từ bỏ việc kiểm soát này hay không. Trong tình huống thích hợp, tự do hóa tài khoản vốn sẽ tạo ra một động lực để quốc tế hoá đồng RMB. Nhưng, như ông ta chỉ ra, trước khi tài khoản vốn có thể được cởi mở hoàn toàn và đồng RMB được làm cho chuyển đổi được một cách tự do, TQ cần phải làm rất nhiều việc khác để tránh các rủi ro tài chính và tỉ giá hối đoái. Ông nêu ‘Phải đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô; nên giảm tỉ lệ cao về đòn bẩy tài chính, phải tạo ra một cấu trúc lãi suất hợp lý và linh hoạt, nên thiết lập năng lực quản lý rủi ro giữa các ngành công nghiệp, và giảm thiểu việc can thiệp vào thị trường ngoại hối’. Và ‘quan trọng nhất, TQ phải làm cho tỉ giá đồng RMB linh hoạt để phản ánh cung cầu trên thị trường ngoại hối’. Vấn đề này cần phải được tiến hành từ cả hai phía. Nếu không hoàn thành cải cách trong nước cũng như trong các quy định về thị trường ngoại hối, kinh tế TQ sẽ bị phô mình trước những rủi ro nguy hiểm không thể chấp nhận được.
Rõ ràng tất cả điều này sẽ cần thời gian. Nó sẽ không đạt tới thông qua một quá trình từ dưới lên. Đó là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi việc đặt các cấu trúc đúng ở cả hai đầu, các cấu trúc này sẽ gặp nhau đúng ngay ở giữa. Như Dư Vĩnh Định kết luận, TQ chỉ mới ở bước khởi đầu, nhưng phần còn lại của thế giới hiện nay cần phải sẵn sàng cho những gì sẽ là một thay đổi cơ bản trong cách hệ thống tài chính quốc tế sẽ hoạt động không phải là quá xa hướng đi tới chút nào.
Peter Drysdale là biên tập viên của Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum).
Nguồn: East Asia Forum

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét