Giấy Chứng Minh Thư VN Có Cơ Nguy Đưa Gián Điệp TQ Vào; Cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMT cho VN là Jiangsu Huaxin...
HANOI (VB) -- Rất là khó hiểu: Giấy Chứng Minh Thư (CMT), tức là giấy
căn cước về nhân thân cá nhân, của dân Việt Nam sẽ được cung cấp vật
tư, kỹ thuật từ Trung Quốc -- và điều này gây lo ngại cho nhiều người
rằng tình báo TQ có thề từ các mẫu CMT đó sẽ làm giấy tờ giả cho
gián điệp TQ vào VN sống bằng giấy tờ tương tự.
Báo Dân Trí có bản tin tựa đề “Chứng minh thư mới không thể bị làm giả,” trong đó có ghi lời trấn an từ Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội:
“Việc cấp chứng minh thư theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất chứng minh thư thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”...
Tuy nhiên, Tướng Vệ không nói gì về việc làm giả CMT từ gốc TQ.
Bản tin Dân Trí viết rằng, những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.
Bản tin nói tiến trình chuyển sang giấy CMT mới cho cả bước sẽ là nhiều năm:
“Và những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ được cấp mã số công dân gồm 12 số tự nhiên. Và 12 số tự nhiên này được mặc định là số CMT của công dân đó về sau khi đủ 14 tuổi trở lên.
Còn vào quý 1-2/2014, sẽ tiếp tục triển khai cấp CMT mới ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Để công dân Việt Nam sử dụng chung một mẫu CMT mới thì phải mất một khoảng thời gian từ 15-20 năm.”
Bản tin Dân Trí cũng nói:
“...từ nay đến hết giai đoạn 2016 chỉ cấp được khoảng 24 triệu CMT mới và cố gắng phấn đấu đến năm 2017 sẽ cấp được 27 triệu CMT mới. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn viện trợ ODA cho việc cấp CMT mới. Việc cấp CMT mới, theo dự tính ban đầu ước chỉ hết khoảng 500 tỉ đồng, nhưng trong quá trình thực hiện thì có nhiều phát sinh nên ngành công an đang nghiên cứu điều chỉnh về kinh phí.
“Việc cấp CMT theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất CMT thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”, Thiếu tướng Vệ khẳng định.”
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại...
Bài viết tựa đề “Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân” của tác giả Lê Hữu Thọ trên mạng Bauxite VN phân tích:
“...Một bài báo bình thường trong đó việc cấp đổi CMND bằng thẻ nhựa là bình thường đối với các nước tiên tiến hiện giờ. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh dùng suốt đời để có thể dễ dàng trong mọi việc như an sinh xã hội, giao dịch ngân hàng... Nhưng điều bất bình thường ở đây là gì?
Đó là lời nói của ông Vệ, ông úp úp mở mở về bên cung cấp phôi làm CMND: “vật tư nhập từ nước ngoài”. Điều này làm người đọc liên tưởng đến các bài báo viết về các tàu của ngư dân bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa đều là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”. Tinh ý hơn, trên mặt trước của CMND mẫu mới có in dòng chữ đỏ, tiết lộ về nơi cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMND: “SPECIMEN HUAXIN”.
Đem từ khóa này search google thì thật bất ngờ công cụ này tiết lộ nguồn gốc của thẻ này:
Jiangsu Huaxin New Material Co.,Ltd.
Address: No. 189, Daqiao East Road, Xinyi, Jiangsu, China.
Post Code: 221400
Tel: (+86) 0516-81639993 / 88685399 / 80189993
Fax: (+86) 0516-81639980
Website: www.huaxinchina.cc
E-mail: sales@huaxinchina.cc
Công ty này nhận cung cấp phôi, máy móc, kỹ thuật để làm các loại thẻ từ chứng minh thư, đến thẻ ngân hàng, thẻ an sinh xã hội, thẻ điện tử...
Họa mất nước
*Việc một công ty nước ngoài cung cấp vật tư, kỹ thuật cho Việt Nam là việc làm khả dĩ, tuy nhiên Trung Quốc nắm kỹ thuật làm CMND cho người Việt Nam là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc có khả năng làm giả CMND cho các gián điệp người Hoa vào tận sâu trong lục địa VN một cách dễ dàng, chưa kể chúng đưa người vào các cơ quan nhà nước, các cơ sở trọng yếu một cách hoàn toàn hợp pháp với thẻ CMND làm giả như thật. Đến một ngày khi lực lượng đã đầy đủ thì việc ngoại công, nội kích để chiếm Việt Nam dễ như trở bàn tay.
*Chúng (Trung Quốc) có thể truy cập vào dữ liệu an ninh quốc gia qua các thiết bị gián điệp đã cung cấp cho Việt Nam, chúng sử dụng thông tin này như một hình thức thu thập tình báo nhắm vào các cá nhân có khuynh hướng chống Trung Quốc để dễ bề kiểm soát cô lập. Trước đó vào tháng 10-2013 công an Hà Nội đã cho tiến hành việc kê khai thông tin cho người dân một cách trái pháp luật khi có 32 mục cần phải khai, trong khi đó quy định chỉ có 18 mục (theo Nghị định 90 của Chính phủ về quy định cơ sở dữ liệu quốc gia).”
Tác giả Lê Hữu Thọ nói rằng với tình hình này, cần “yêu cầu bộ công an chấm dứt ngay việc cấp CMND theo mẫu mới. Việc mời thầu các vật tư, kỹ thuật làm thẻ chứng minh phải công khai và được báo chí cũng như người dân giám sát chặt chẽ mới tránh được tình trạng chọn thầu lén lút, tham nhũng ăn hoa hồng...”
Báo Dân Trí có bản tin tựa đề “Chứng minh thư mới không thể bị làm giả,” trong đó có ghi lời trấn an từ Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội:
“Việc cấp chứng minh thư theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất chứng minh thư thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”...
Tuy nhiên, Tướng Vệ không nói gì về việc làm giả CMT từ gốc TQ.
Bản tin Dân Trí viết rằng, những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.
Bản tin nói tiến trình chuyển sang giấy CMT mới cho cả bước sẽ là nhiều năm:
“Và những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ được cấp mã số công dân gồm 12 số tự nhiên. Và 12 số tự nhiên này được mặc định là số CMT của công dân đó về sau khi đủ 14 tuổi trở lên.
Còn vào quý 1-2/2014, sẽ tiếp tục triển khai cấp CMT mới ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Để công dân Việt Nam sử dụng chung một mẫu CMT mới thì phải mất một khoảng thời gian từ 15-20 năm.”
Mẫu Chứng Minh Thư mới ở VN có vật tư, kỹ thuật từ TQ.
Bản tin Dân Trí cũng nói:
“...từ nay đến hết giai đoạn 2016 chỉ cấp được khoảng 24 triệu CMT mới và cố gắng phấn đấu đến năm 2017 sẽ cấp được 27 triệu CMT mới. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn viện trợ ODA cho việc cấp CMT mới. Việc cấp CMT mới, theo dự tính ban đầu ước chỉ hết khoảng 500 tỉ đồng, nhưng trong quá trình thực hiện thì có nhiều phát sinh nên ngành công an đang nghiên cứu điều chỉnh về kinh phí.
“Việc cấp CMT theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất CMT thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”, Thiếu tướng Vệ khẳng định.”
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại...
Bài viết tựa đề “Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân” của tác giả Lê Hữu Thọ trên mạng Bauxite VN phân tích:
“...Một bài báo bình thường trong đó việc cấp đổi CMND bằng thẻ nhựa là bình thường đối với các nước tiên tiến hiện giờ. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh dùng suốt đời để có thể dễ dàng trong mọi việc như an sinh xã hội, giao dịch ngân hàng... Nhưng điều bất bình thường ở đây là gì?
Đó là lời nói của ông Vệ, ông úp úp mở mở về bên cung cấp phôi làm CMND: “vật tư nhập từ nước ngoài”. Điều này làm người đọc liên tưởng đến các bài báo viết về các tàu của ngư dân bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa đều là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”. Tinh ý hơn, trên mặt trước của CMND mẫu mới có in dòng chữ đỏ, tiết lộ về nơi cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMND: “SPECIMEN HUAXIN”.
Đem từ khóa này search google thì thật bất ngờ công cụ này tiết lộ nguồn gốc của thẻ này:
Jiangsu Huaxin New Material Co.,Ltd.
Address: No. 189, Daqiao East Road, Xinyi, Jiangsu, China.
Post Code: 221400
Tel: (+86) 0516-81639993 / 88685399 / 80189993
Fax: (+86) 0516-81639980
Website: www.huaxinchina.cc
E-mail: sales@huaxinchina.cc
Công ty này nhận cung cấp phôi, máy móc, kỹ thuật để làm các loại thẻ từ chứng minh thư, đến thẻ ngân hàng, thẻ an sinh xã hội, thẻ điện tử...
Họa mất nước
*Việc một công ty nước ngoài cung cấp vật tư, kỹ thuật cho Việt Nam là việc làm khả dĩ, tuy nhiên Trung Quốc nắm kỹ thuật làm CMND cho người Việt Nam là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc có khả năng làm giả CMND cho các gián điệp người Hoa vào tận sâu trong lục địa VN một cách dễ dàng, chưa kể chúng đưa người vào các cơ quan nhà nước, các cơ sở trọng yếu một cách hoàn toàn hợp pháp với thẻ CMND làm giả như thật. Đến một ngày khi lực lượng đã đầy đủ thì việc ngoại công, nội kích để chiếm Việt Nam dễ như trở bàn tay.
*Chúng (Trung Quốc) có thể truy cập vào dữ liệu an ninh quốc gia qua các thiết bị gián điệp đã cung cấp cho Việt Nam, chúng sử dụng thông tin này như một hình thức thu thập tình báo nhắm vào các cá nhân có khuynh hướng chống Trung Quốc để dễ bề kiểm soát cô lập. Trước đó vào tháng 10-2013 công an Hà Nội đã cho tiến hành việc kê khai thông tin cho người dân một cách trái pháp luật khi có 32 mục cần phải khai, trong khi đó quy định chỉ có 18 mục (theo Nghị định 90 của Chính phủ về quy định cơ sở dữ liệu quốc gia).”
Tác giả Lê Hữu Thọ nói rằng với tình hình này, cần “yêu cầu bộ công an chấm dứt ngay việc cấp CMND theo mẫu mới. Việc mời thầu các vật tư, kỹ thuật làm thẻ chứng minh phải công khai và được báo chí cũng như người dân giám sát chặt chẽ mới tránh được tình trạng chọn thầu lén lút, tham nhũng ăn hoa hồng...”
Kẻ sĩ dẫn thân vì đại nghĩa
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống (Danlambao) - Trong
tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người
thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp
Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi
ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi
để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị
Chủng Tộc. Ông bị kết án tù chung thân năm 44 tuổi. Sau gần 28 năm bị
cầm tù. Ông được phóng thích năm 1990 khi vừa quá tuổi thất thập cổ lai
hi (72 tuổi). Ba năm sau, năm 75 tuổi, cùng với Tổng Thống Nam Phi De
Klerk người Anh, ông được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình. Qua năm sau ông
đắc cử Tổng Thống Nam Phi vào tuổi 76. Ngay từ giai đoạn bị giam giữ tù
đầy ông cam kết sẵn sàng hy sinh đến hơi thở cuối cùng (trên thực tế
ông đã đạt tới tuổi đại thọ 95). Mục tiêu tranh đấu trong 7 thập niên là
thâu hồi tự do dân chủ cho người dân đồng thời quảng bá nghĩa bình đẳng
bác ái cho đồng bào và đồng chủng theo tôn chỉ “người trong bốn biển
đều là anh chị em”.
Ông chủ trương mỗi công dân đấu tranh cho tự do nhân quyền là một viên
gạch xây dựng thành trì Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong thời gian bị giam
cứu ông vẫn âm thầm thương nghị để thuyết phục phe Kỳ Thị Chủng Tộc thay
đổi lập trường và thái độ. Rốt cuộc năm 76 tuổi ông được quốc dân tín
nhiệm bầu làm Tổng Thống để lãnh đạo và giải thể chế độ Kỳ Thị Chủng
Tộc.
Ba tuần trước đây tại Nam Cali, Luật Sư Trần Danh San cũng ra người
thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.
Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977,
Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn
Nhân Quyền của Những Người Viết Nam Khốn Cùng”. Kết quả Anh đã bị giam
giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần
Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại
Luật Sư Đoàn Huế. Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt
giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội
sĩ quan biệt phái.
Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài
đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã
tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không
chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền
Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.
Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án
tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigòn đã
tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng
Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm
và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh
Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật
Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả
tạo nói trên.
Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người
thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung,
Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.
Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và gíao sư, giới luật sư
đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Đảng Cộng Sản
thiết lập chế độ độc tài vô sản tại Miền Nam. Lý do là vì người luật sư
có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành. Từ
thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài.
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Đoàn Sài Gòn đã phản kháng chính sách
cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo
chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách
quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn
trị. Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính
Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Đoàn Sài
Gòn. Và Công Tố Viện đã thu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà
cầm quyền”. Do giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối
thoại, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện
lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp. Nhờ đối thoại, tranh
luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng
thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa,
bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý. Dầu
sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô
tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương
kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường
hỗn loạn.
Từ sau Thế Chiến II, các luật sư trong các đảng quốc gia Á Châu đã đứng
ra lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và đã giành được độc lập và
thống nhất bằng đường lối chính trị ngoại giao trong vòng bốn năm từ
1946 đến 1949.
Năm 1934, hai luật sư Quezon và Roxas trong Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân
đã đến Hoa thịnh Đốn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật
công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị năm 1935 . 11 năm sau nhằm
ngày Quốc Khánh Hoa kỳ, Phi Luật Tân được tuyên bố độc lập ngày
4-7-1946.
Trong năm 1936, Luật Sư Dabbas tại Liban đã vận động chính phủ Pháp để
trao quyền tự trị cho Syrie và Liban. Và 10 năm sau, năm 1946, Mặt Trận
Bình Dân Pháp đã trả độc lập cho 2 quốc gia này.
Tại Ấn Độ và Đại Hồi, hai năm sau thế chiến II, năm 1947, Thủ Tướng Lao
Động Attlee đã trả độc lập cho 2 quốc gia này sau những cuộc vận động
chính trị và ngoại giao của các Luật Sư Gandhi, Nehru và Jinnah là những
vị lãnh đạo Đảng Quốc Dân Đại Hội.
Tại Nam Dương, năm 1949, Thủ Tướng Luật Sư Sjahrir là người đã gia nhập
Đảng Lao Động Hòa Lan và đã nhờ Tổng Thống Truman vận động Liên Hiệp
Quốc áp lực Hòa Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir để ký Hiệp Ước La
Haye thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương.
Tại Việt Nam, về mặt chính trị và ngoại giao, trong thập niên 1940,
Chính Phủ Pháp đã ký với Quốc Gia Việt Nam 3 Hiệp Định để thừa nhận chủ
quyền độc lập của Việt Nam. Đó là Hiệp Ứớc Sơ Bộ Vịnh Hạ Long ngày
7-12-1947 để thừa nhận trên nguyên tác nền độc lập của Việt Nam.
Sáu tháng sau, ngày 5-6-1948, Hiệp Ước Sơ Bộ được chính thức hóa bởi
Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ký với Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam với sự
bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại.
Và ngày 12-2-1949, Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp được triệu tập để khai triển
những điều khoản trong Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long nhằm qui định một
hiệp ước chính thức mang danh là Hiệp Định Élysée sẽ được ký kết giữ
Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Thành phần phái
đoàn Việt Nam gồm 7 vị trong đó có 3 Luật Sư và Giáo Sư là Giáo Sư Thạc
Sĩ Nguyễn Quốc Định tại Đại Học Luật Khoa Paris và hai Luật Sư Bảo Lộc
và Nguyễn Đắc Khê.
Bốn tuần sau, ngày 8-3-1949, Hiệp Định Élysée được ký kết để thừa nhận
Quốc Gia Việt Nam Độc Lập. Những hiệp ước thuộc địa và bảo hộ trong hậu
bán Thế Kỷ 19 đã bị Hiệp Định Élysée bãi bỏ.
Chiếu Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam được độc lập ngày 2-2-1950 sau khi Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949.
Tuy nhiên Đảng Cộng sản đã phá hoại nền độc lập này. Vì Hiệp Định Élysée
không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Và họ tiếp tục chiến đấu
trong 25 năm để cướp chính quyền và thôn tính Việt Nam Cộng Hòa bằng bạo
lực.
Muốn giải thể chế độ độc tài Cộng Sản, theo lời nhắn nhủ của Tổng Thống
Nelson Mandela, mỗi người trong chúng ta phải sẵn sàng hy sinh thân sống
để Xây Dựng Thành Trì Tự Do Dân Chủ cho đồng bào và nhân loại.
(8-12-2013)
DÂN TRÍ VIỆT NAM ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG
Dân oan biểu tình trước trụ sở UNDP - United Nations Development
Programme - Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Hà Nội
sáng nay 10/12/2013.
Hôm 12/11/2013 vừa qua Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc(UBNQLHQ)
với số phiếu cao nhất trong các ứng viên được vào kỳ này. Đây là một
thông tin tốt đẹp cho cả chính quyền và nhân dân Việt Nam. Có nhiều lý
do để thấy cái tốt đẹp trong tương lai:
Thứ nhất là về phía chính quyền, lâu nay tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam bị quốc tế đánh giá rất thấp. Nhưng chính quyền Việt Nam luôn phát
biểu là nước Việt luôn có nhân quyền hơn thế giới tư bản, dân Việt hạnh
phúc hơn ngàn lần tư bản giãy chết. Trong khi đó, chỉ mới hôm 03/12/2013
- sau 3 tuần Việt Nam được trúng cử vào UBNQLHQ - thì tổ chức minh bạch
quốc tế(TI: Transparency International) xếp hạng tham nhũng của Việt
Nam ở thứ hạng 116/177 quốc gia được khảo sát.
Điều này cho thấy Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử cao
nhất có nghĩa là, họ đánh giá Việt Nam cần được vào để cải thiện nhân
quyền theo luật nhân quyền quốc tế. Giống như anh nông dân giao chỉ có
bàn chân chổi xuể, nhưng cũng phải gọt đôi giày cho vừa để mang vào với
bộ veston đúng điệu đi họp với người ta.
Đoàn biểu tình ngày càng đông tại trước trụ sở UNDP - United Nations
Development Programme - Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại
thủ đô Hà Nội sáng nay 10/12/2013.
Thứ hai là về phía nhân dân Việt Nam, lâu nay bị chính quyền cho rằng
dân trí Việt Nam thấp, không thể đa nguyên đa đảng sẽ loạn. Phải ổn định
chính trị để phát triển kinh tế. Đó là sự ngụy biện của chính khách, vì
chính trị luôn ù lỳ hơn kinh tế, nếu chính trị không động mà ổn định,
thì kinh tế đi nhanh sẽ dẫn đến khủng hoảng như hiện nay. Cho nên, khi
Việt Nam đã vào UBNQLHQ thì hôm nay người dân Việt đã thể hiện dân trí
của mình qua việc dân oan đi kiện ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội về
tình hình chính quyền o ép dân, cướp đất. Rõ ràng người dân Việt có
trình độ dân trí cao. Họ biết chọn đúng cửa để bày tỏ, sau nhiều năm đến
gõ cửa chính quyền, nhưng chưa có kết quả.
Biểu trưng của Tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
Gần đây, một vài diễn đàn dân sự, tổ chức nhân quyền đã được thành lập rất bài bản, như diễn đàn dân sự, tổ chức 258 kêu gọi nhân quyềnTổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam - Vietnamese For Women Human Rights ra đời ngày 28/11/2013,
đã và đang công khai hoạt động. Một khẳng định hùng hồn rằng dân trí
Việt cao không thua bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù, hiến pháp
mới 2013 không có gì sửa đổi về mặt chính trị lẫn kinh tế. Nó vẫn giữ
sự độc quyền cai trị dân tộc cho đảng cầm quyền, và vẫn giữ sở hữu công
tư liệu sản xuất, cũng như kinh tế công là kinh tế chủ đạo quốc dân.
Tuy vậy, hôm nay doanh nhân Phạm Văn Điệp - Người Việt đang sinh sống ở Nga - về làm lễ thành hôn cho con, nhưng bị ách lại sân bay Nội Bài, không được về nước và bắt phải quay về lại Nga, mà hải quan và an ninh cửa khẩu không được phép giải thích lý do. Được biết đây là lần thứ 2 sau 10 năm ông Phạm Văn Điệp bị tình trạng như thế này.
Tuy vậy, hôm nay doanh nhân Phạm Văn Điệp - Người Việt đang sinh sống ở Nga - về làm lễ thành hôn cho con, nhưng bị ách lại sân bay Nội Bài, không được về nước và bắt phải quay về lại Nga, mà hải quan và an ninh cửa khẩu không được phép giải thích lý do. Được biết đây là lần thứ 2 sau 10 năm ông Phạm Văn Điệp bị tình trạng như thế này.
Không thể chối cãi được là dân trí Việt Nam rất cao, và năng động theo
từng nhịp thở của đời sống chính trị xã hội Việt Nam ngày nay. Dân Việt
Nam phải được chính quyền kính trọng chứ không thể xem thường như 68
nna8m qua được. Mọi ngụy biện cho rằng dân trí Việt thấp là nói láo vì
mục đích đen tối. Vấn đề của nước Việt có thay đổi hay không chỉ còn chờ
vào dân khí trong tương lai gần.
Tinh thần hòa giải của Nelson Mandela là ''tấm gương cho Việt Nam''
Đoàn Diễn đàn xã hội dân sự viếng Nelson Mandela tại Đại sứ quán Nam Phi, Hà Nội, 10/12/2013.
Ảnh : Diễn đàn xã hội dân sự
Tinh thần Mandela ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam và có những sự
kiện gì nổi bật trong ngày Quốc tế Nhân Quyền sau khi Việt nam được bầu
làm thành viên hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc? RFI đặt câu hỏi với
nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh, một trong các thành viên phái đoàn
Điễn Đàn Xã Hội Dân Sự do Tiến sĩ Nguyễn Quang A dẫn đầu đã đến viếng và
chia buồn tại Đại sứ quán Nam Phi :
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh :
« Chúng tôi, những người ở Việt nam hay tin Nelson Mandela đã từ
biệt thế giới ngày 05 tháng 12 thì chúng tôi thấy đây là một tổn thất
không những đối với người dân Nam Phi mà còn đối với các phong trào đấu
tranh cho dân chủ trên toàn thế giới cũng như cho sự hòa giải… khi đất
nước đang còn bị chế độ phân biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng và đặc
biệt là trong chế độ độc tài…. ».
Song Chi.
Nelson Mandela, cựu Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đã qua đời ngày 5.12.2013 ở tuổi 95.
Biết là thừa khi viết thêm những lời ca ngợi về con người vĩ đại, được yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ không chỉ bởi người dân Nam Phi, mà khắp nơi trên thế giới này.
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì sự hy sinh của ông cho lý tưởng về một xã hội hòa bình-tự do-dân chủ-bình đẳng, hy sinh cho đất nước, dân tộc, theo đúng tinh thần của một trong những câu ông từng nói: "Real leaders must be ready to sacrifice all for the freedom of their people." (“Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho tự do của dân tộc họ”).
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì tầm hiểu biết, trí tuệ, tư duy chiến lược của một chính trị gia lỗi lạc hay nhân cách đạo đức của ông, mà còn vì tư tưởng nhân ái, sự khoan dung của ông đối với những kẻ đã bắt giam và đày đọa ông suốt 27 năm.
Sau khi ra khỏi tù, làm Tổng thống, có quyền lực trong tay, ông đã không dùng quyền lực để trả thù, để tiếp tục thực hiện một chế độ phân biệt đối xử trở lại đối với những người da trắng ở Nam Phi, như họ đã từng áp dụng trên đất nước ông suốt bao nhiêu năm. Ông đã chọn con đường tha thứ và hòa giải.
Một trong những câu nói nổi tiếng khác của Nelson Mandela là:“As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn't leave my bitterness and hatred behind, I'd still be in prison.” (“Khi tôi bước ra khỏi cánh cửa về phía dẫn đến tự do, tôi biết rằng nếu không để lại cay đắng và hận thù phía sau, tôi vẫn sẽ còn ở trong tù”).
Những con người thật sự vĩ đại trên thế giới, như Nelson Mandela, Dalai Lama, Martin Luther King Junior, Mahatma Gandhi… đều là những người có tinh thần khoan dung, đều chọn một con đường đấu tranh ít tốn hao xương máu nhất cho nhân dân họ. Bởi vì họ đều đặt lợi ích của đất nước và hạnh phúc của người dân lên trên tất cả.
Chiều sâu của tri thức, tầm hiểu biết cộng với tinh thần tôn giáo hoặc sự chiêm nghiệm về triết học trong mỗi con người ấy đã khiến họ lựa chọn đường đi, lựa chọn cách hành xử như vậy.
Dường như người ta cũng đang phần nào nhìn thấy điều đó trong nữ chính trị gia, lãnh tụ phe đối lập của Myanmar, Aung San Suu Kyi, và kể cả trong Tổng thống đương nhiệm Thein Sein khi họ đã chọn con đường ngồi lại với nhau, đối thoại, cùng hợp tác vì tương lai đất nước. Và bà Aung San Suu Kyi đã từng nhiều lần nói đến sự tha thứ, hòa giải, không trả thù.
Tương tự, cả hai đều là những trí thức, có tư tưởng và có tinh thần Phật giáo soi sáng.
Nhìn lại bi kịch của đất nước, của dân tộc VN từ đầu thế kỷ XX cho tới hiện tại chính là từ sự du nhập triết học Mác Lênin, chủ nghĩa cộng sản, và sự thắng thế dẫn đến cầm quyền tuyệt đối của đảng cộng sản.
Ngay từ đầu, những người cộng sản đã chọn con đường bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền, triệt hạ tất cả các đảng phái đối lập. Từ tư tưởng cho đến mục tiêu chiến đấu suốt bao nhiêu năm của họ là phải dành chiến thắng, bất kể cái giá máu xương quá đắt phải trả. Còn trong xã hội, sự phân chia giai cấp, tư tưởng đấu tranh giai cấp đã gây ra biết bao nhiêu bi kịch từ Nhân văn Giai phẩm, Cải cách ruộng đất… ở miền Bắc cho tới cải tạo tư sản, tư thương…ở miền Nam sau này.
Sau khi dành được chiến thắng, những người cộng sản đã cư xử cực kỳ tàn ác với những người ở phe thua cuộc và cả đồng bào miền Nam.
Hàng trăm ngàn dân quân cán chính VNCH bị lùa đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù năm, mười năm và hơn nữa, trong đó rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại nơi những trại giam khác nhau, hàng triệu gia đình bị mất đi người chồng, người cha là nơi nương tựa. Những người dân không phải đi học tập cải tạo thì tiếp tục khốn khổ với sự phân biệt đối xử, chủ nghĩa lý lịch…
Đảng cộng sản tiếp tục đem nguyên mô hình xây dựng XHCN ở ngoài Bắc vào áp dụng trong Nam, làm sụp đổ cả nền kinh tế, xáo trộn cả xã hội với hàng loạt những đợt cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, mô hình hợp tác xã, chính sách lùa dân đi kinh tế mới…dẫn đến việc hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nên những cuộc vượt biển kinh hoàng với thảm cảnh của những thuyền nhân (boat people) rúng động lương tâm cả thế giới…
Sau bao nhiêu năm hoang tàn, điêu linh vì chiến tranh, xã hội lại tiếp tục bị tàn phá bởi những chính sách sai lầm, sự ngu dốt, lòng thù hận và chia rẽ.
Cho đến bây giờ, gần 40 năm sau chiến tranh, nhà nước cộng sản VN đã nhanh chóng quên đi quá khứ, bắt tay với Mỹ, và còn nhanh hơn nữa, bắt tay với Trung Cộng. Trong khi đó thì họ vẫn không thể hòa giải hòa hợp với những người anh em của phe thua cuộc và với lịch sử, vẫn không hề có bất cứ một hành động nào để chứng tỏ sự hối lỗi, hối tiếc trước những sai lầm trong quá khứ hay hiện tại.
Những người tù chính trị, dù thuộc lực lượng dân quân VNCH còn sót lại như ông Nguyễn Văn Trại (đã chết), Trương Văn Sương (đã chết), Bùi Đăng Thủy (đã chết), Nguyễn Hữu Cầu đang phải tiếp tục ở tù cho đến nay là 37 năm… hay những người hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến thuộc các thế hệ sau này như blogger Điếu Cày, blogger Công lý và Sự thật, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, thầy giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý, tín đồ Phật giáo Hòa hảo Mai Thị Dung…tiếp tục là những đối tượng bị đối xử khắc nghiệt nhất, đày đọa phi nhân nhất trong tù.
Không những thế, nhà nước cộng sản luôn luôn đối xử với nhân dân một cách thù địch, đầy nghi kỵ. Sau gần 40 năm, chưa bao giờ trên đất nước này mâu thuẫn xã hội giữa người nghèo, người giàu, giữa người dân và các cấp chính quyền lại sâu sắc đến thế.
Bi kịch, bất công diễn ra khắp nơi. Từ thảm cảnh của những người nông dân mất đất vác đơn đi khiếu kiện ròng rã bao năm, có cả xô xát bạo lực, cả cái chết như vụ Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết. Những cuộc biểu tình, đình công của lớp lớp công nhân bị bóc lột sức lao động đến tận cùng với đồng lương rẻ mạt. Những cái chết oan tức tưởi do sự lộng hành của đám công an côn đồ. Những vụ án oan sai thấu trời đất gây ra bởi pháp luật mù lòa v.v…
Thế nhưng, tất cả nhũng lời kêu than của các tầng lớp nhân dân hay những lời góp ý, kiến nghị…của bao nhiêu nhân sĩ trí thức đã bị nhà nước này thẳng tay vứt vào sọt rác. Hiến pháp 2013 là một bằng chứng mới nhất cho thấy rõ đảng và nhà nước cộng sản tiếp tục mù lòa, vô cảm trước những biến chuyển của thời cuộc, nhu cầu nhất thiết phải thay đổi để sống còn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân.
Đảng cộng sản VN đã chọn con đường cố thủ quyền lực, cương quyết không thay đổi, thậm chí đối lập với nhân dân bởi vì qua bao thế hệ cho đến tận bây giờ, trong số những người nắm quyền cao nhất vẫn là những kẻ thiếu chiều sâu kiến thức, không có tầm nhìn viến kiến, tư duy chiến lược, cũng không có tinh thần tôn giáo hay triết học để soi sáng, ngoài…triết học Mác Lênin!
Quan trọng không kém, họ chưa bao giờ biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, của phe nhóm và bản thân.
Trước đây, đã từng có những giai đoạn đảng cộng sản suy trì được quyền lực nhờ vào sự ngây thơ và niềm tin của số đông người dân do bị tuyên truyền một chiều kết hợp với bạo lực. Nay niềm tin của đa số người dân đã mất đi, đảng chỉ còn lại bạo lực thuần túy.
Và thay vì có một lối thoát tốt đẹp trong hòa bình, hòa hợp, hòa giải với nhân dân, thì với một chế độ tàn bạo xây dựng trên bạo lực, thù hận và sự nghi kỵ như vậy, cũng khó mà hy vọng một kết thúc êm ả, hay một đối xử khác, từ nhân dân, một khi sức chịu đựng của người dân đã hết.
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh :
Nelson Mandela và bi kịch của VN
Nelson Mandela, cựu Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đã qua đời ngày 5.12.2013 ở tuổi 95.
Biết là thừa khi viết thêm những lời ca ngợi về con người vĩ đại, được yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ không chỉ bởi người dân Nam Phi, mà khắp nơi trên thế giới này.
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì sự hy sinh của ông cho lý tưởng về một xã hội hòa bình-tự do-dân chủ-bình đẳng, hy sinh cho đất nước, dân tộc, theo đúng tinh thần của một trong những câu ông từng nói: "Real leaders must be ready to sacrifice all for the freedom of their people." (“Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho tự do của dân tộc họ”).
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì tầm hiểu biết, trí tuệ, tư duy chiến lược của một chính trị gia lỗi lạc hay nhân cách đạo đức của ông, mà còn vì tư tưởng nhân ái, sự khoan dung của ông đối với những kẻ đã bắt giam và đày đọa ông suốt 27 năm.
Sau khi ra khỏi tù, làm Tổng thống, có quyền lực trong tay, ông đã không dùng quyền lực để trả thù, để tiếp tục thực hiện một chế độ phân biệt đối xử trở lại đối với những người da trắng ở Nam Phi, như họ đã từng áp dụng trên đất nước ông suốt bao nhiêu năm. Ông đã chọn con đường tha thứ và hòa giải.
Một trong những câu nói nổi tiếng khác của Nelson Mandela là:“As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn't leave my bitterness and hatred behind, I'd still be in prison.” (“Khi tôi bước ra khỏi cánh cửa về phía dẫn đến tự do, tôi biết rằng nếu không để lại cay đắng và hận thù phía sau, tôi vẫn sẽ còn ở trong tù”).
Những con người thật sự vĩ đại trên thế giới, như Nelson Mandela, Dalai Lama, Martin Luther King Junior, Mahatma Gandhi… đều là những người có tinh thần khoan dung, đều chọn một con đường đấu tranh ít tốn hao xương máu nhất cho nhân dân họ. Bởi vì họ đều đặt lợi ích của đất nước và hạnh phúc của người dân lên trên tất cả.
Chiều sâu của tri thức, tầm hiểu biết cộng với tinh thần tôn giáo hoặc sự chiêm nghiệm về triết học trong mỗi con người ấy đã khiến họ lựa chọn đường đi, lựa chọn cách hành xử như vậy.
Dường như người ta cũng đang phần nào nhìn thấy điều đó trong nữ chính trị gia, lãnh tụ phe đối lập của Myanmar, Aung San Suu Kyi, và kể cả trong Tổng thống đương nhiệm Thein Sein khi họ đã chọn con đường ngồi lại với nhau, đối thoại, cùng hợp tác vì tương lai đất nước. Và bà Aung San Suu Kyi đã từng nhiều lần nói đến sự tha thứ, hòa giải, không trả thù.
Tương tự, cả hai đều là những trí thức, có tư tưởng và có tinh thần Phật giáo soi sáng.
Nhìn lại bi kịch của đất nước, của dân tộc VN từ đầu thế kỷ XX cho tới hiện tại chính là từ sự du nhập triết học Mác Lênin, chủ nghĩa cộng sản, và sự thắng thế dẫn đến cầm quyền tuyệt đối của đảng cộng sản.
Ngay từ đầu, những người cộng sản đã chọn con đường bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền, triệt hạ tất cả các đảng phái đối lập. Từ tư tưởng cho đến mục tiêu chiến đấu suốt bao nhiêu năm của họ là phải dành chiến thắng, bất kể cái giá máu xương quá đắt phải trả. Còn trong xã hội, sự phân chia giai cấp, tư tưởng đấu tranh giai cấp đã gây ra biết bao nhiêu bi kịch từ Nhân văn Giai phẩm, Cải cách ruộng đất… ở miền Bắc cho tới cải tạo tư sản, tư thương…ở miền Nam sau này.
Sau khi dành được chiến thắng, những người cộng sản đã cư xử cực kỳ tàn ác với những người ở phe thua cuộc và cả đồng bào miền Nam.
Hàng trăm ngàn dân quân cán chính VNCH bị lùa đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù năm, mười năm và hơn nữa, trong đó rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại nơi những trại giam khác nhau, hàng triệu gia đình bị mất đi người chồng, người cha là nơi nương tựa. Những người dân không phải đi học tập cải tạo thì tiếp tục khốn khổ với sự phân biệt đối xử, chủ nghĩa lý lịch…
Đảng cộng sản tiếp tục đem nguyên mô hình xây dựng XHCN ở ngoài Bắc vào áp dụng trong Nam, làm sụp đổ cả nền kinh tế, xáo trộn cả xã hội với hàng loạt những đợt cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, mô hình hợp tác xã, chính sách lùa dân đi kinh tế mới…dẫn đến việc hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nên những cuộc vượt biển kinh hoàng với thảm cảnh của những thuyền nhân (boat people) rúng động lương tâm cả thế giới…
Sau bao nhiêu năm hoang tàn, điêu linh vì chiến tranh, xã hội lại tiếp tục bị tàn phá bởi những chính sách sai lầm, sự ngu dốt, lòng thù hận và chia rẽ.
Cho đến bây giờ, gần 40 năm sau chiến tranh, nhà nước cộng sản VN đã nhanh chóng quên đi quá khứ, bắt tay với Mỹ, và còn nhanh hơn nữa, bắt tay với Trung Cộng. Trong khi đó thì họ vẫn không thể hòa giải hòa hợp với những người anh em của phe thua cuộc và với lịch sử, vẫn không hề có bất cứ một hành động nào để chứng tỏ sự hối lỗi, hối tiếc trước những sai lầm trong quá khứ hay hiện tại.
Những người tù chính trị, dù thuộc lực lượng dân quân VNCH còn sót lại như ông Nguyễn Văn Trại (đã chết), Trương Văn Sương (đã chết), Bùi Đăng Thủy (đã chết), Nguyễn Hữu Cầu đang phải tiếp tục ở tù cho đến nay là 37 năm… hay những người hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến thuộc các thế hệ sau này như blogger Điếu Cày, blogger Công lý và Sự thật, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, thầy giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý, tín đồ Phật giáo Hòa hảo Mai Thị Dung…tiếp tục là những đối tượng bị đối xử khắc nghiệt nhất, đày đọa phi nhân nhất trong tù.
Không những thế, nhà nước cộng sản luôn luôn đối xử với nhân dân một cách thù địch, đầy nghi kỵ. Sau gần 40 năm, chưa bao giờ trên đất nước này mâu thuẫn xã hội giữa người nghèo, người giàu, giữa người dân và các cấp chính quyền lại sâu sắc đến thế.
Bi kịch, bất công diễn ra khắp nơi. Từ thảm cảnh của những người nông dân mất đất vác đơn đi khiếu kiện ròng rã bao năm, có cả xô xát bạo lực, cả cái chết như vụ Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết. Những cuộc biểu tình, đình công của lớp lớp công nhân bị bóc lột sức lao động đến tận cùng với đồng lương rẻ mạt. Những cái chết oan tức tưởi do sự lộng hành của đám công an côn đồ. Những vụ án oan sai thấu trời đất gây ra bởi pháp luật mù lòa v.v…
Thế nhưng, tất cả nhũng lời kêu than của các tầng lớp nhân dân hay những lời góp ý, kiến nghị…của bao nhiêu nhân sĩ trí thức đã bị nhà nước này thẳng tay vứt vào sọt rác. Hiến pháp 2013 là một bằng chứng mới nhất cho thấy rõ đảng và nhà nước cộng sản tiếp tục mù lòa, vô cảm trước những biến chuyển của thời cuộc, nhu cầu nhất thiết phải thay đổi để sống còn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân.
Đảng cộng sản VN đã chọn con đường cố thủ quyền lực, cương quyết không thay đổi, thậm chí đối lập với nhân dân bởi vì qua bao thế hệ cho đến tận bây giờ, trong số những người nắm quyền cao nhất vẫn là những kẻ thiếu chiều sâu kiến thức, không có tầm nhìn viến kiến, tư duy chiến lược, cũng không có tinh thần tôn giáo hay triết học để soi sáng, ngoài…triết học Mác Lênin!
Quan trọng không kém, họ chưa bao giờ biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, của phe nhóm và bản thân.
Trước đây, đã từng có những giai đoạn đảng cộng sản suy trì được quyền lực nhờ vào sự ngây thơ và niềm tin của số đông người dân do bị tuyên truyền một chiều kết hợp với bạo lực. Nay niềm tin của đa số người dân đã mất đi, đảng chỉ còn lại bạo lực thuần túy.
Và thay vì có một lối thoát tốt đẹp trong hòa bình, hòa hợp, hòa giải với nhân dân, thì với một chế độ tàn bạo xây dựng trên bạo lực, thù hận và sự nghi kỵ như vậy, cũng khó mà hy vọng một kết thúc êm ả, hay một đối xử khác, từ nhân dân, một khi sức chịu đựng của người dân đã hết.
Đánh giá lãnh tụ
09.12.2013
Mỗi lãnh tụ đều có một tầm vóc, một kích thước và một phong cách
riêng. Nhưng khi đánh giá họ, để chính xác, cần đặt những cái riêng ấy
vào một bối cảnh chung: Lịch sử. Mọi đánh giá đều phải có tính lịch sử.
Từ góc độ lịch sử, một lãnh tụ có thể được đánh giá từ hai khía cạnh:
Một, những gì họ kết thúc và hai, những gì họ mở ra.
Trong bài “Mandela for the Ages” đăng trên tờ Project Syndicate số ra ngày 6 tháng 12 năm 2013, Gareth Evans, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Úc, Chủ tịch Nhóm giải quyết các khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) thuộc Liên Hiệp Quốc, nêu lên một nhận xét sâu sắc về Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, người vừa mới qua đời ngày 5 tháng 12 vừa qua: Không có Mandela, chế độ kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi thế nào cũng kết thúc trước sức ép nặng nề của thế giới; nhưng nếu không có Mandela, sự chuyển tiếp của Nam Phi sau thời kỳ kỳ thị chủng tộc chắc chắn sẽ nhiều gập ghềnh, khúc khuỷu và có khi đẫm máu. Như những gì Slobodan Milošević đã gây ra cho Yugoslavia và Robert Mugabe đã gây ra cho Zimbabwe, v.v..
Trong bài “Madiba put his country above all else”, Deborah Snow, phóng viên đài ABC của Úc kể lại kỷ niệm của bà về cuộc phỏng vấn Mandela lúc ông mới ra khỏi nhà tù vào năm 1990, cuộc phỏng vấn mà bà cho là để lại nhiều ấn tượng nhất trong suốt hơn 30 năm làm báo của bà. Ấn tượng sâu đậm nhất, với bà, là, trong suốt cuộc phỏng vấn, Mandela, một người vừa mới thoát khỏi 27 năm tù đày, đã không nói gì về những kinh nghiệm đau đớn, cay đắng và oán hận đã qua mà chỉ say sưa bàn về tương lai, về viễn kiến đối với đất nước, về sự tự do, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng của mọi người.
Trong bài “Nelson Mandela: By far the greatest man” đăng trên báo The Age ngày 6 tháng 12 năm 2013, Malcolm Fraser, cựu Thủ tướng Úc, người từng gặp Mandela vài lần, cũng có nhận xét như thế: Nói chuyện với Fraser, ngay sau khi mới ra khỏi nhà tù, Mandela đã từ chối nói chuyện về quá khứ, ông chỉ muốn nói đến tương lai.
Những nhận xét của Evans, Snow và Fraser cũng dễ dàng được bắt gặp ở các chính khách và các cây bút khác trên thế giới khi nhận định về Mandela: Với họ, đó là một người trở thành vĩ nhân, hơn nữa, một trong những vĩ nhân đáng kính phục nhất trong cả thế kỷ, nhờ vào những mơ ước hướng về tương lai và nhờ những con đường ông đã mở ra cho đất nước của ông cũng như những cảm hứng ông đã gợi lên cho nhân loại. Khi trở thành cảm hứng của nhân loại, ông cũng đồng thời trở thành một trong những lãnh tụ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà, khi nghe tin Mandela mất, một số quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, đã ra lệnh hạ quốc kỳ của họ xuống một nửa cột cờ để bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc, một nghi lễ hiếm hoi dành cho những người được xem là lãnh tụ mang tầm vóc quốc tế.
Có thể nói cái lớn của Mandela là biết nhìn về phía trước, biết khuyên mọi người nhìn về phía trước để cùng nhau xây dựng một đất nước trong đó luật pháp và sự bình đẳng phải được tôn trọng. Để tránh ngộ nhận, cần lưu ý: Với Mandela, quên quá khứ hay tha thứ những tội ác người khác đã làm cho mình và dân tộc mình không đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nhân nhượng hay dễ dãi. Ngược lại. Lúc nào ông cũng trung thành với một nguyên tắc: công chính. Tha thì tha nhưng sự công chính phải được thực hiện cho mọi người. Sự tha thứ đi liền với sự đòi hỏi một cách quyết liệt. Nhờ thế, quá trình chuyển tiếp từ một chế độ kỳ thị chủng tộc đến một chế độ tự do, bình đẳng và dân chủ mà Mandela thiết lập tại Nam Phi đã trở thành một kiểu mẫu của thế giới.
Từ kinh nghiệm của Nelson Mandela, nhìn lại giới lãnh tụ Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua, chúng ta thấy gì?
Thấy, rõ nhất, tầm vóc của họ đều được hình thành từ những gì họ kết thúc: Họ chấm dứt chủ nghĩa thực dân của Pháp năm 1954 và kết thúc sự chia cắt đất nước năm 1975. Nhìn từ góc độ này, một số người trong họ, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đã được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ và không ít người trên thế giới kính phục. Coi như thần tượng.
Nhưng sau sự kết thúc oanh liệt ấy, họ mở ra những gì?
Chỉ có tai họa.
Trùng trùng tai họa.
Tai họa cho dân chúng.
Tai họa cho đất nước.
Tai họa cho cả nhiều thế hệ mai sau do những con số nợ nần chồng chất, do những cơ chế vừa nặng nề vừa bất nhân lại vừa vô hiệu, và quan trọng hơn, do sự suy thoái về xã hội và băng hoại về đạo đức.
Trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau này, nhìn lại, hầu như chỉ có hai người được khen ngợi ít nhiều vì đã mở ra một cái gì đó: Thứ nhất là Trường Chinh, những năm cuối đời, đã quyết định đổi mới; và thứ hai, Võ Văn Kiệt, người đã có công “xé rào” để dám thay đổi, dù chỉ một phần, một số chính sách kinh tế sai lầm của đảng Cộng sản. Nhưng những cái mới mà cả Trường Chinh lẫn Võ Văn Kiệt mở ra đều là những cái mới nửa vời: Kết quả, người ta chỉ thấy vài cuộc “xé rào” nho nhỏ, vá víu, lặt vặt.
Ngoài Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, tất cả những người khác trong giới lãnh đạo đều chỉ biết quay đầu nhìn vào quá khứ, trên đó, người ta xây dựng chiếc ghế và kho tiền của mình.
Điều oái oăm là khi chiếc ghế và kho tiền bạc châu báu của họ càng cao, tầm vóc của họ, dưới mắt quần chúng cũng như trong lịch sử, càng thấp xuống. Càng lùn tịt.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong bài “Mandela for the Ages” đăng trên tờ Project Syndicate số ra ngày 6 tháng 12 năm 2013, Gareth Evans, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Úc, Chủ tịch Nhóm giải quyết các khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) thuộc Liên Hiệp Quốc, nêu lên một nhận xét sâu sắc về Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, người vừa mới qua đời ngày 5 tháng 12 vừa qua: Không có Mandela, chế độ kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi thế nào cũng kết thúc trước sức ép nặng nề của thế giới; nhưng nếu không có Mandela, sự chuyển tiếp của Nam Phi sau thời kỳ kỳ thị chủng tộc chắc chắn sẽ nhiều gập ghềnh, khúc khuỷu và có khi đẫm máu. Như những gì Slobodan Milošević đã gây ra cho Yugoslavia và Robert Mugabe đã gây ra cho Zimbabwe, v.v..
Trong bài “Madiba put his country above all else”, Deborah Snow, phóng viên đài ABC của Úc kể lại kỷ niệm của bà về cuộc phỏng vấn Mandela lúc ông mới ra khỏi nhà tù vào năm 1990, cuộc phỏng vấn mà bà cho là để lại nhiều ấn tượng nhất trong suốt hơn 30 năm làm báo của bà. Ấn tượng sâu đậm nhất, với bà, là, trong suốt cuộc phỏng vấn, Mandela, một người vừa mới thoát khỏi 27 năm tù đày, đã không nói gì về những kinh nghiệm đau đớn, cay đắng và oán hận đã qua mà chỉ say sưa bàn về tương lai, về viễn kiến đối với đất nước, về sự tự do, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng của mọi người.
Trong bài “Nelson Mandela: By far the greatest man” đăng trên báo The Age ngày 6 tháng 12 năm 2013, Malcolm Fraser, cựu Thủ tướng Úc, người từng gặp Mandela vài lần, cũng có nhận xét như thế: Nói chuyện với Fraser, ngay sau khi mới ra khỏi nhà tù, Mandela đã từ chối nói chuyện về quá khứ, ông chỉ muốn nói đến tương lai.
Những nhận xét của Evans, Snow và Fraser cũng dễ dàng được bắt gặp ở các chính khách và các cây bút khác trên thế giới khi nhận định về Mandela: Với họ, đó là một người trở thành vĩ nhân, hơn nữa, một trong những vĩ nhân đáng kính phục nhất trong cả thế kỷ, nhờ vào những mơ ước hướng về tương lai và nhờ những con đường ông đã mở ra cho đất nước của ông cũng như những cảm hứng ông đã gợi lên cho nhân loại. Khi trở thành cảm hứng của nhân loại, ông cũng đồng thời trở thành một trong những lãnh tụ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà, khi nghe tin Mandela mất, một số quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, đã ra lệnh hạ quốc kỳ của họ xuống một nửa cột cờ để bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc, một nghi lễ hiếm hoi dành cho những người được xem là lãnh tụ mang tầm vóc quốc tế.
Có thể nói cái lớn của Mandela là biết nhìn về phía trước, biết khuyên mọi người nhìn về phía trước để cùng nhau xây dựng một đất nước trong đó luật pháp và sự bình đẳng phải được tôn trọng. Để tránh ngộ nhận, cần lưu ý: Với Mandela, quên quá khứ hay tha thứ những tội ác người khác đã làm cho mình và dân tộc mình không đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nhân nhượng hay dễ dãi. Ngược lại. Lúc nào ông cũng trung thành với một nguyên tắc: công chính. Tha thì tha nhưng sự công chính phải được thực hiện cho mọi người. Sự tha thứ đi liền với sự đòi hỏi một cách quyết liệt. Nhờ thế, quá trình chuyển tiếp từ một chế độ kỳ thị chủng tộc đến một chế độ tự do, bình đẳng và dân chủ mà Mandela thiết lập tại Nam Phi đã trở thành một kiểu mẫu của thế giới.
Từ kinh nghiệm của Nelson Mandela, nhìn lại giới lãnh tụ Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua, chúng ta thấy gì?
Thấy, rõ nhất, tầm vóc của họ đều được hình thành từ những gì họ kết thúc: Họ chấm dứt chủ nghĩa thực dân của Pháp năm 1954 và kết thúc sự chia cắt đất nước năm 1975. Nhìn từ góc độ này, một số người trong họ, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đã được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ và không ít người trên thế giới kính phục. Coi như thần tượng.
Nhưng sau sự kết thúc oanh liệt ấy, họ mở ra những gì?
Chỉ có tai họa.
Trùng trùng tai họa.
Tai họa cho dân chúng.
Tai họa cho đất nước.
Tai họa cho cả nhiều thế hệ mai sau do những con số nợ nần chồng chất, do những cơ chế vừa nặng nề vừa bất nhân lại vừa vô hiệu, và quan trọng hơn, do sự suy thoái về xã hội và băng hoại về đạo đức.
Trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau này, nhìn lại, hầu như chỉ có hai người được khen ngợi ít nhiều vì đã mở ra một cái gì đó: Thứ nhất là Trường Chinh, những năm cuối đời, đã quyết định đổi mới; và thứ hai, Võ Văn Kiệt, người đã có công “xé rào” để dám thay đổi, dù chỉ một phần, một số chính sách kinh tế sai lầm của đảng Cộng sản. Nhưng những cái mới mà cả Trường Chinh lẫn Võ Văn Kiệt mở ra đều là những cái mới nửa vời: Kết quả, người ta chỉ thấy vài cuộc “xé rào” nho nhỏ, vá víu, lặt vặt.
Ngoài Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, tất cả những người khác trong giới lãnh đạo đều chỉ biết quay đầu nhìn vào quá khứ, trên đó, người ta xây dựng chiếc ghế và kho tiền của mình.
Điều oái oăm là khi chiếc ghế và kho tiền bạc châu báu của họ càng cao, tầm vóc của họ, dưới mắt quần chúng cũng như trong lịch sử, càng thấp xuống. Càng lùn tịt.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Jang Song-thaek bị lật đổ, Trung Quốc "mất người giám sát Kim Jong-un"
(GDVN) - "Jang
Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc
biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư
quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung
Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín
hiệu rất đáng lo ngại."
- Hàn Quốc: Thân tín Jang Song-thaek xin tị nạn, báo nói có CP bảo không
- "Anh trai Kim Jong-un trực tiếp chỉ đạo đánh án Jang Song-thaek"
- Hàn Quốc: Jang Song-thaek có thể đã bị giải tới trại tù chính trị
- Chuyên gia HK: Jang Song-thaek bị loại vì khinh Kim Jong-un thiểu năng
- Tân Hoa Xã: Khả năng Jang Song-thaek đã bị hành quyết
Jang Song-thaek gặp ông Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/12 nhận định, việc bắt giữ và làm nhục Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Triều Tiên Jang Song-thaek, người chú rể và từng là "Nhiếp chính vương" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh.
Từ lâu người ta vẫn cho rằng Jang Song-thaek là nhân vật số 2 tại Bắc Triều Tiên, người chú rể "tôn kính" và cố vấn của lãnh đạo tối cao Kim Jong-un. Nhưng tất cả đã đảo lộn vào ngày thứ Hai khi từ 5 giờ sáng, Bình Nhưỡng đồng loạt công bố hình ảnh vệ binh "xóc nách" Jang Song-theak và lôi ông khỏi phiên họp Bộ Chính trị mở rộng trước sự chứng kiến của hàng ngàn người.
Cảnh tượng bắt giữ và làm nhục Jang Song-thaek nhìn thoáng qua đã thấy rất bất thường trong một cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra bên trong quốc gia có vũ khí hạt nhân này. Nhưng video bắt Jang Song-thaek ngay trong phiên họp Bộ Chính trị mở rộng đã khiến Trung Quốc đặc biệt lo ngại.
Là quan chức lâu năm quản lý đời sống kinh tế Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ thân thiện với Jang Song-thaek như một người lớn tuổi đáng tin cậy để giám sát Kim Jong-un.
Jang Song-thaek bị lật đổ vì Kim Jong-un không muốn có nhân vật số 2? Cách thức loại bỏ Jang Song-thaek khiến dư luận bất ngờ khi ông bị làm nhục ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. |
Bất kỳ sự thay đổi nào của Trung Quốc liên quan đến Bắc Triều Tiên đều có khả năng làm thay đổi đáng kể trạng thái cân bằng chính trị ở châu Á, nơi bán đảo Triều Tiên đã bị chia rẽ hơn 60 năm qua.
Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định thay đổi quan điểm của họ, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã rất ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Jang Song-thaek.
"Jang Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại."
Lật đổ Jang Song-thaek là một cú sốc không chỉ vì từ lâu ông đã được xem như thành viên cốt lõi trong giới cầm quyền đất nước, người nắm quyền thực tế cách đây 2 năm khi ông Kim Jong-il qua đời.
Cách hạ bệ Jang Song-thaek cũng rất bất thường khi lâu nay Bình Nhưỡng luôn bí mật trong các vụ thanh trừng tương tự. "Kim Jong-un đã cho người Bắc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế thấy rằng ông đã thực sự là nhà lãnh đạo duy nhất ở miền Bắc, và ông không chấp nhận có nhân vật số 2", Yang Moo-jin, một nhà phân tích từ Hàn Quốc nhận xét.
Một nửa số quan chức cấp cao tháp tùng linh cữu Kim Jong-il ngày nào giờ đã bị thanh loại, vụ Jang Song-thaek là một điển hình. |
Jang Song-thaek đã đến thăm Trung Quốc một số lần và được coi là người ủng hộ quan trọng phong cách phát triển kinh tế Trung Quốc mà Bắc Kinh đang kêu gọi Bình Nhưỡng học tập.
Ở tuổi 67, Jang Song-thaek cùng thế hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc, không giống như Kim Jong-un đang ở độ tuổi 30 và chưa từng tới Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức mặc dù ông nội và cha mình vẫn coi Trung Quốc là chỗ dựa đáng tin cậy.
Jang Song-thaek là một số ít quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng duy trì đối thoại với Bắc Kinh. Trong chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quốc năm ngoái, Jang Song-thaek đã gặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bàn về hợp tác kinh tế, học tập mô hình đặc khu kinh tế của Bắc Kinh.
Chỉ mới tháng trước truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên vẫn đưa tin 14 đặc khu kinh tế mới sẽ được mở ra, dù tương đối nhỏ, nhưng được xem như thành quả cải cách kinh tế được Trung Quốc ủng hộ.
"Nhưng điều này cũng là hậu quả trong những nỗ lực của Jang Song-thaek", Chu Phong nhận xét, "có thể Jang Song-thaek đã đi quá xa và đe dọa vai trò của Kim Jong-un."
Hồng Lỗi khẳng định, vụ Jang Song-thaek là công việc nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng theo Bưu điện Hoa Nam, giới chức Bắc Kinh đang rất quan ngại. |
Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định vụ Jang Song-thaek là "vấn đề nội bộ" của Bắc Triều Tiên nhưng báo chí chính thống nước này vẫn đang xôn xao trước những cáo buộc chống lại Jang Song-thaek, trong đó có tội lăng nhăng, cờ bạc, sử dụng ma túy, trác táng...tất cả chỉ thể hiện một động cơ, tham vọng chính trị thách thức vai trò duy nhất của Kim Jong-un.
Ngoài ra, một tội danh cáo buộc Jang Song-thaek dường như còn nhằm vào Trung Quốc khi nói ông đã bán tài nguyên quốc gia với giá rẻ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng lớn nhất của Bắc Triều Tiên.
Vụ lật đổ Jang Song-thaek lại xảy ra bất ngờ đúng lúc Trung Quốc đang phải đối mặt với những căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Bắc Kinh lo ngại nhất chính là sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên, Trung Quốc lo lắng về sự bất ổn có thể tạo ra bởi vụ lật đổ Jang Song-thaek.
Truyện cực ngắn. Tuyệt chủng trí tưởng tượng
-Nghe cậu nói mông lung quá.
-Một cách dân dã, trí tưởng tượng là khả năng nhìn thấy những điều mà các cụ xưa hay nói là nhục nhãn nan tri.
-Cái dân dã của cậu, bố ai mà hiểu được.
-Nhục nhãn nan tri, nếu mắt trần phải “bó tay chấm com” thì trí tưởng tượng ra tay.
-Không cần xa xôi, hãy nói xem trong túi áo của tớ có gì?
-Túi phải có dăm tờ giấy bạc nhàu nát, vài cái vé số cũ và mới, ba bài thơ tình dang dở, mấy điếu thuốc là vụn. Túi trái là năm cái hồ sơ xin việc đã đóng dấu son đỏ chót.
-Bái phục cái “tuệ nhãn” của cậu rồi. Hãy quay lại xứ sở Tít Mù Khơi với cái chứng mất trí tưởng tượng.
-Vì chứng bệnh đó mà các nữ ca sĩ, những siêu mẫu thời trang phải mặc những chiếc áo có cổ khoét rộng mênh mang, bận những chiếc váy cao thăm thẳm. Vậy mà trí tưởng tượng của thanh niên xứ đó cũng không cải thiện được tí ti nào. Buộc lòng các mỹ nhân phải chọn mặc thứ tơ lụa trong suốt, buộc những sợi dây mong manh lỏng lẻo rất chi là… ngợp thở!
-Chuyện thời trang ấy thì liên quan gì đến cái sự mất trí tưởng tượng?
-Ôi, cái cậu này. Với người có óc tưởng tượng thì một chút phất phơ cũng đủ nhìn thấy cả tòa thiên nhiên rồi. Than ôi, nói như cái cụ gì gì ấy, ngay cả cậu trí tưởng tượng cũng đã thoái hóa biến chất từ thời nảo thời nao rồi!
-Còn như ngôn ngữ của các nhà khảo cổ thì trong tớ trí tưởng tượng đã tuyệt chủng mất thật rồi. Hu hu…
Chuyện nhỏ và chuyện lớn
Đồng Phụng ViệtVới mình, chuyện một cán bộ Thành Đoàn giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn là chính quyền Việt Nam đã tìm đủ cách để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà lại chỉ có thể nghĩ ra, rồi tổ chức những hoạt động ngăn chặn như vậy mới là chuyện lớn.
Chuyện lớn nằm ở chỗ mà cha, anh của cậu thanh niên đó vẫn thường hay nói: “tâm” và “tầm”. “Tâm” như thế và “tầm” chỉ ở mức như vậy thì làm sao “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mãi được (?). Người ta gọi như thế là “qúa phận” đấy!
***
Với mình, chuyện cậu thanh niên giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền đã từng du học ở Mỹ là chuyện nhỏ.
Học ở đâu, đã thủ đắc những bằng cấp loại nào cũng là chuyện nhỏ. Đâu phải cứ có học, có bằng cấp là thành nhân.
Nhận thức sống để làm gì và sống như thế nào hình như mới là chuyện lớn.
Lịch sử xứ nào, thời nào cũng có không ít kẻ đỗ đạt cao nhưng thiên hạ và hậu thế gọi là “ngu trung”. Dù sao thì tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền cũng thuộc phạm trù “tự do lựa chọn”.
Chỉ muốn nhắc cậu thanh niên đó và những người bạn của cậu ta rằng “tự do lựa chọn” luôn đi kèm với “tự chịu trách nhiệm”, mà trách nhiệm do tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền thì xem lại lịch sử đi. Nó nặng nề lắm, liệu có gánh nổi chăng?
***
Với mình, chuyện cậu cán bộ Thành Đòan nói gì sau sự kiện cậu ta giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn nằm ở chỗ “tai mắt nhân dân”. Có thời, cha, anh của cậu ta hay nói, họ làm được chuyện này, ngăn chặn được chuyện kia là nhờ “tai mắt nhân dân”.
Khoan bàn chuyện cha, anh của cậu ta nói thiệt hay nói dóc, chỉ nhìn mỗi sự kiện cậu ta tạo ra thì thấy “tai, mắt nhân dân” hướng vào ai, ủng hộ và chống cái gì.
Tuy đã “ngụy trang” như “quần chúng tự phát” nhưng cậu ta không thể lọt qua “tai mắt nhân dân”.
Nếu bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được “đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” thì việc gì phải cải trang, phải che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng tên dù “thi hành công vụ”. Khi hiện tượng này phổ biến đến mức trở thành lối hành xử chung của những thành viên trong lục lượng đảm nhận vai trò “bảo vệ chế độ” thì vì lý do nào đó mà muốn tỏ ra mẫn cán, cũng nên ngồi ngẫm lại. Thượng cấp không phải nhân dân và nhân dân bao gồm cả thân nhân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen…
Nên khắc cốt, ghi tâm yếu tố “tai mắt nhân dân”, ngẫm nghĩ rồi hãy hành xử các bạn à!
THOÁI ĐẢNG ĐỂ ĐƯỢC BÌNH AN
Chào anh/chị,
Tôi là tình nguyện viên làm công tác Vận động Thoái đảng Toàn cầu.
Video: http://www.youtube.com/watch?v=2nS8WTjrssM
Video: http://www.youtube.com/watch?v=2nS8WTjrssM
Nay, cuộc vận động đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Sự quan tâm của cộng đồng, là động lực để chúng tôi tiếp tục cuộc vận động này.
Trân trọng.
—–
Việc Cửu bình, chuỗi chín bài bình luận, được xuất bản đã tạo nên một làn sóng thoái ĐCSTQ và
các tổ chức liên đới (Đội Thiếu niên Tiền Phong và Đoàn Thanh niên), và
các hình thức từ bỏ khác. Chỉ trong vòng vài tuần sau khi xuất bản,
những tuyên bố thoái Đảng đã bắt đầu được đưa lên một Website chuyên
biệt. Sức mạnh của làn sóng này ngày càng gia tăng. Trong số những người
tuyên bố thoái Đảng có cả những quan chức cao cấp trong chính phủ và
các nhà bất đồng chính kiến nổi bật. Làn sóng thoái Đảng đã có một tác động rất lớn, và rất nhiều người từ Trung Quốc Đại Lục đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới bằng biệt danh của họ vì lo sợ sự trả thù của chính phủ. Đến tháng 12 năm 2013, theo những Website theo dõi sự kiện này thì số người thoái Đảng và các tổ chức liên đới đã lên tới 151 triệu. Làn sóng này đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Một tuyên bố thoái Đảng điển hình vào ngày 04/12/2013 viết như sau: “Tôi tên Lê Hiếu Đằng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân. Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.”
Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối ngày 05/12/2013, nhà báo tự do đồng thời là nhà bình luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đã viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Kèm theo đó là hành động cụ thể với lá đơn xin ra đảng gởi đến nơi đang làm việc là Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Bức thư bày tỏ nỗi thất vọng trước vai trò độc đoán về chính trị của đảng, đã dẫn xã hội Việt Nam đến tình trạng như ngày nay. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích. Anh cho rằng việc từ bỏ đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với nhân dân, và một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và Nhà báo – TS Phạm Chí Dũng, Ông Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, cũng là đảng viên, Thông báo công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.
Những hành động đầy ý nghĩa này đang có một tác động mạnh mẽ: Giải thể ĐCSVN một cách ôn hòa từ bên trong, chuyển đổi nền văn hóa chính trị tại Việt Nam, và chuẩn bị kết thúc ách thống trị của chế độ hiện thời.
Nếu bạn muốn công bố rút lui khỏi đảng hoặc các tổ chức liên đới (đoàn, đội), thì có thể điền vào Mẫu Thoái đảng và gửi đi. Đây là mẫu công bố của http://tuidang.dajiyuan.com (website “Thoái đảng” của thời báo Đại Kỷ Nguyên DAJIYUAN.COM), với mục đích trợ giúp các đọc giả công bố nguyện vọng của mình.
Chuyển trại
Kỷ niệm 65 năm Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền(10.12.1948)
Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam(10.12.2013)
Và Ngày Ra mắt Mạng lưới Blogger Việt Nam
Truyện
ngắn này xin dành tặng cho những chiến sĩ Dân chủ, đã và đang phải sống trong
ngục tù cộng sản vì Lý tưởng Tự do và Khát vọng Nhân quyền. Và nhất là để tưởng
nhớ đến Người tù Lương
tâm Bùi Đăng Thủy vừa mới qua đời trong nhà tù Xuân Lộc.
Chân dung tác giả do Họa sĩ Trần Thúc Lân (Pháp) vẽ. |
Thấy tôi vẫn …bình chân
như vại, mấy chị sốt ruột thay:
-Ơ! Thế cứ ngồi lỳ ra
đó à? Định không lên trại à? Nội vụ đâu chị xách ra cho?
Tôi
thản nhiên đáp:
-Em không đi Xuân
Nguyên(*) đâu, em đi Thanh Hóa và sẽ đi một mình một chuyến. Rồi các chị coi.
Trời vẫn chưa sáng hẳn.
Đã hết tiếng ồn ào, hết cảnh nhốn nháo. Còn lại mấy người chúng tôi, hụt hẫng
và trống trải. Không ai ngủ lại được nữa. Nhưng chỉ ít hôm nữa thôi, buồng giam
sẽ đông đúc trở lại với những người tù mới. Người ta nói đây là một bến tạm. Một
bến tạm không ai muốn dừng chân.
Nga(**) mừng ra mặt khi
thấy tôi ở lại:
-May quá, Nghiên không
phải đi đợt này. Chỉ lo Nghiên phải đi.
-Nga không cho Nghiên
đi, muốn Nghiên chịu khổ ở đây à?
Đó là người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu
khó. Trong một cơn ghen, Nga đã cầm dao chém chồng (nghe nói hàng chục nhát)
cho tới chết. Cô không giống một tên sát nhân hay một kẻ đang sám hối giả tạo. Thật
khó diễn tả, nhưng chúng tôi đã chứng kiến những tháng ngày day dứt của Nga khi
còn ở chung trại tạm giam. Không cam chịu bản án 19 năm tù, Nga viết đơn kháng
án và đang chờ phiên phúc thẩm. Không hiểu tại sao Nga lại thương quý tôi đến
thế bất chấp sự cấm đoán. Đôi khi, sự quan tâm thái quá của cô làm tôi khó chịu.
Nhưng tôi thương Nga thật sự. Phần vì cuộc đời lương thiện và bất hạnh của cô,
phần vì sự chân thành mà cô dành cho tôi. Chúng tôi, ngoài sự thương quý còn là
lòng biết ơn dành cho nhau.
Tôi không kháng án, nhưng cũng đã phải ở lại buồng
này hai tháng mười ngày kể từ sau phiên xử 29/1 trong khi nhiều người ra tòa
sau tôi cũng đã lần lượt đi trại. Linh cảm của một tù nhân chính trị mách bảo
tôi sẽ được đưa tới Trại giam số 5, Thanh Hóa nơi đang giam giữ người đồng đội
của tôi, luật sư Lê Thị Công Nhân. Nhưng họ sẽ không bao giờ cho chúng tôi cơ hội
gặp gỡ dù là trong nhà tù. Tức là, phải chờ Công Nhân hết án, họ mới chuyển tôi
đến.
Sáng sớm hôm sau, tôi
đi thật.
Tất cả mọi người đều
không hiểu vì sao lại bị dựng dậy trong lúc này. Người nọ ngơ ngác nhìn người
kia: mới có chuyến đi trại hôm qua mà!
-Các chị cứ ngủ, mình
em đi thôi.
Tôi nói, giọng bình thản.
Lần thứ ba trong thời
gian tạm giam, tôi bỏ lại sau lưng những khuôn mặt buồn lo, thương cảm. Lần đầu
khi tôi đi biệt giam. Lần thứ hai khi tôi ra tòa. Và hôm nay… Tôi nhìn thấy đôi
mắt đỏ hoe trong vẻ rầu rĩ và lo lắng của Nga. Vài giọt nước mắt dù cố giấu vẫn
thấy rơi trên gương mặt chị Hiền, chị Thu. Những chị em mà rất có thể, sẽ không
bao giờ còn gặp lại. Tôi cảm ơn mọi người. Và đi.
Dù rất quý vốn “tài sản”
đã dùng trong mười tám tháng và sẽ gắn bó thêm hai năm rưỡi nữa nhưng tôi vẫn
không đủ sức để mang vác cái túi nội vụ cộng với một “cặp vợ chồng nhà xô chậu”
trên cơ thể nặng chưa đầy bốn mươi ký. Tôi phải kéo lê chúng từ buồng giam ra cổng.
Nhớ ra cái kính, vật bất ly thân vẫn đang nằm trong phòng làm việc của người
cai ngục. Tôi lại đứng chờ người dẫn giải trở vào lấy. Ít phút sau, cái kính được trả về với đôi mắt của tôi. Từ giờ, tôi
và nó chắc không phải gặp nhau định kỳ như trong thời gian tạm giam nữa, tức là
chỉ khi đi cung mới được đeo, còn thì phải gửi lại chỗ cai tù.
Đây là lần thứ hai tôi bị xiềng chân. Đến lúc
này, tôi cũng không hiểu vì sao tôi không phản đối.Tôi không thấy bị thôi thúc
bởi lòng kiêu hãnh. Không thấy thương hại mình. Không có một ý niệm gì hết. Tôi
để người ta xiềng chân mình trong một trạng thái dửng dưng. Lúc đó, hình như
tôi không nhớ tôi là một người tù chính trị và phải bảo vệ nhân quyền của mình
trước một sự vi phạm trắng trợn.
Bây giờ ngồi viết những
giòng này, tôi chỉ có thể lý giải rằng khi đó, tôi đã bị chai sạn hoặc trở nên
dễ dãi, thậm chí có dấu hiệu mệt mỏi sau mười tám tháng phải sống cuộc sống
không hẳn dành cho con người. Và buộc phải chống chọi với những kẻ coi tôi là kẻ
thù. Họ là những điều tra viên, những kiểm sát viên, người của tòa án. Cả những
người mà đến nay tôi cũng chỉ được biết một cách mơ hồ qua lời giới thiệu mập mờ
của điều tra viên với từ “cấp trên”. Đó là những cuộc gặp gỡ, những lần hỏi
cung kéo dài hàng giờ đồng hồ với không dưới một trăm lần tất cả. Những khổ ải
của biết bao thân phận tù nhân cũng làm tôi bị ám ảnh. Tôi chỉ có mong muốn duy
nhất là thoát khỏi cái nơi khỉ gió này càng nhanh càng tốt. Mong muốn đó mạnh
hơn ý chí phản kháng của tôi lúc bấy giờ. Chưa được tự do nhưng ít nhất, cũng
được thoát khỏi cái chỗ “chết tiệt” này dù là để đến một nơi thực sự là nhà tù
trong một chiếc xe thùng kín mít suốt chặng đường dài với mấy giờ đồng hồ di
chuyển.
Tôi đã xỏ bốn đôi tất
phần vì lạnh, phần để khỏi bị đau chân. Vậy mà vẫn như …bơi trong đôi giày
ba-ta. Trời vẫn tối. Tôi lọ mọ soạn sẵn đống túi ni-lông phòng khi bị nôn. Đối
với những người mắc chứng say xe thì đi ôtô thực sự là một điều khủng khiếp. Áp
giải tôi có ba người. Ngoài người lái xe còn có hai người khác. Một người đàn
ông trung niên và một người trạc tuổi tôi. Anh chàng trạc tuổi tôi ghé mặt sát
tấm lưới, vật ngăn cách người tù với những người dẫn giải, bắt chuyện:
- Chị
có lạnh không?
- Cũng
lạnh anh ạ. Nhưng không sao.
- Thế
chị tội gì?
- Tội
nói thật.
Tôi trả lời cộc lốc.
- Chị vui tính nhỉ?
-Anh dẫn giải tôi mà
không biết tôi “tội” gì sao?
-Tôi không biết. Chỉ thấy
cấp trên nói phải dậy sớm, đưa một trường hợp đặc biệt đi trại. Tôi cũng thấy đặc
biệt thật vì từ trước tới nay hầu như không có ai đi một mình một chuyến như chị
cả.
-Tôi nghĩ anh biết
nhưng giả vờ không biết. Các anh phải biết các anh đang làm gì chứ?
-Tôi không biết thật
mà. Thế chị là ai?
-Tôi nói anh đừng giật
mình nhé. Tôi bị đảng của các anh kết tội chống Nhà nước. Khiếp chưa?
Anh ta ra chiều ngạc
nhiên:
-Ồ! thế
chị có quen Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài không?
Câu hỏi
của anh ta làm tôi hưng phấn.
-Họ là đồng đội của tôi.
- Chị là Nguyễn Thanh
Nghiên phải không?
-Tôi họ Phạm. Phạm
Thanh Nghiên.
-Ồ!Tôi có biết chị.
Không ngờ được gặp hôm nay.
-Thế anh nghĩ sao về
chúng tôi?
Tôi bắt đầu dẫn dắt câu
chuyện.
Anh
ta giới thiệu tên Dũng, nhỏ hơn tôi hai tuổi. Suốt chặng đường đi, Dũng là người
duy nhất nói chuyện với tôi. Không biết anh ta có giả vờ đóng kịch hay không,
nhưng ít ra tôi cũng thấy thỏa mái hơn đôi chút. Nó xua đi bầu không khí ngục
tù và rút ngắn khoảng cách giữa những người không mang cùng thân phận.
-Xe ra khỏi thành phố
chưa anh? Tôi hỏi.
-Được một đoạn rồi chị ạ.
-Tôi sẽ đi Thanh Hóa,
đúng không?
-Không, gần đây thôi chị
ạ.
-Anh lại nói dối tôi rồi.
Việc gì phải giấu, đi đâu chả là tù. Anh không thừa nhận, lát tới Trại 5, tôi
không vào đâu đấy.
-Chị thật khéo đùa. Anh
ta cười ngượng.
Cuộc nói chuyện thưa dần
vì tôi bắt đầu bị chứng say xe hành hạ. Hy vọng số túi ni -lông đủ dùng cho tới
khi “cán đích”. Thi thoảng, Dũng lại ngoái ra phía sau, hỏi han tôi. Dũng hỏi
nhiều chuyện nhưng không một lần nhắc đến cái xiềng mà tôi đang mang. Anh ta dí
sát miệng vào tấm lưới chắn và gần như hét lên để tôi nghe thấy. Tiếng gió rít,
tiếng động cơ và nhiều tiếng ồn khác làm chúng tôi không còn muốn trao đổi gì nữa.
Qua Ninh Bình, sang Nam
Định. Và rồi cũng đến đất Thanh Hóa. Tôi định nhắc khéo Dũng về điểm đến cuối
cùng. Nhưng không muốn anh ta ngượng, nên thôi.
Xe liên tục phải dừng lại
để hỏi đường vì rất lâu rồi không có chuyến đi Trại 5, Thanh Hóa. Tôi thực sự
thán phục người tài xế khi anh ta vượt thoát được những con đường đã không còn
là đường nữa. Cảm giác không chỉ mình tôi mà cả ba người kia cũng đang phải chịu
cực hình. Cứ như lục phủ ngũ tạng trong người sắp đổi chỗ cho nhau. Không chỉ vật
lộn với những cơn nôn ói thắt ruột, tôi còn phải liên tục kéo cái túi nội vụ về
vị trí cũ để không cho nó chạm vào mấy cái túi ni-lông bẩn. Đã thế cái xiềng chân
cứ vướng víu, khó chịu, mỗi lần vượt ổ
gà, ổ voi (***) lại một lần tôi bị dúi xuống sàn xe. Tự nhiên tôi nghĩ quẩn:
Giá họ cho mình thêm một năm tù để đổi lấy việc không phải di chuyển bằng ôtô
thì tốt.
Bị lạc đường gần hai
mươi cây số khiến chúng tôi đến muộn hơn so với dự tính. Người dẫn giải trung
tuổi đi làm thủ tục. Không thấy bóng dáng một nữ tù nhân nào. Chỉ thấy họ, những
người tù nam, đi thành hàng đôi (tuy còn lộn xộn) nhìn người mới đến với vẻ lạ
lẫm hơn là giễu cợt hoặc đe dọa. Hình như tôi thấy rờn rợn. Tôi ngồi vắt vẻo
trên tường hoa, cố tình đung đưa chân để giấu cảm xúc. Lúc này, Dũng mới chịu
tháo xiềng cho tôi.
Không hiểu sao xuất hiện
lắm cai tù thế. Họ kéo nhau ra cùng với người dẫn giải trung tuổi. Chắc muốn nhận
mặt và không loại trừ mục đích uy hiếp tinh thần kẻ chống lại lý tưởng của họ.
Có người hỏi tôi đi đường có mệt không, có người hỏi ăn sáng chưa nhưng đa phần
chất vấn tôi tội “chống Nhà nước”. Tôi thấy không cần thiết và cũng không còn sức
để tranh luận với họ nên chỉ trả lời qua quýt mấy câu liên quan đến sức khỏe,
ăn uống. Sau này tôi mới biết đó là Phân trại số 1, nơi “đầu não trung ương” của
Trại giam số 5, Bộ Công an.
Cuối cùng, họ cũng đưa
tôi tới nơi họ muốn: Phân trại số 4, dành cho các nữ tù nhân mà theo cách gọi của
họ là “Phạm nhân nữ”. Lần đầu tiên sau mười tám tháng tầm mắt của tôi được vượt
qúa phạm vi của một căn buồng mấy chục mét vuông. Tiếng gọi của người dẫn giải
trung tuổi chấm dứt vẻ ngơ ngác của tôi. Đây là lần đầu tiên ông ta nói chuyện
với tôi:
-Hình như Nghiên còn tiền
lưu ký ở Trần Phú phải không?
-Dạ còn. Nhưng không
làm được thủ tục để chuyển vì không biết trước ngày đi trại.
-Thế thì để chú ứng trước
vào đây cho mà lấy tiền dùng rồi về kia chú lấy lại số tiền lưu ký sau, đồng ý
không?
-Vâng, nếu vậy thì tốt
quá. Cảm ơn chú.
Sự nhiệt tình của ông
ta làm tôi cảm động. Lần đầu tiên tôi phá vỡ nguyên tắc xưng hô với công an khi
gọi ông ta bằng “chú”. Dũng nói anh ta có quen biết một vài người đang công tác
trong trại này và sẵn sàng “nói với họ một tiếng” để giúp đỡ tôi nếu cần. Anh
ta nói lấy lệ hay thật sự không ý thức được rằng những tù nhân lương tâm chúng
tôi luôn đứng ngoài các cơ chế “ xin-cho” và các ứng xử thông thường của mọi mối
quan hệ không cùng chính kiến. Hai người dẫn giải bắt tay tạm biệt tôi. Họ đi,
tự nhiên một cảm giác khó tả (gần giống sự hụt hẫng) bám lấy tôi.
Tôi sẽ ở lại đây, trong
trại tù mới và khởi đầu một cuộc đầy đọa mới. Không, tôi muốn nó giống với một
cuộc khám phá hơn là một sự đọa đầy. Trong lúc chờ những người cai tù kiểm tra
nội vụ, tôi tranh thủ quan sát “thế giới mới” của mình. Bên trong cánh cổng, lố
nhố những bóng áo kẻ sọc, trang phục mà lát nữa sẽ được khoác lên người tôi.
Nhưng dứt khoát tôi sẽ không bị “trộn lẫn” với họ. Tôi biết rõ về chuyến đi của
mình. Và biết mình sẽ làm gì sau khi kết thúc chuyến đi đó.
(*) Xuân Nguyên: Trại giam nằm ở
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
(**) Vì lý do an ninh, tên các nhân
vật đã được thay đổi.
(***) Ổ gà: chỗ lõm sâu xuống (giống
ổ gà) trên mặt đường do bị lở. Ổ voi: chỗ lõm sâu và rộng hơn ổ gà.
Facebook: báo mạng lớn nhất, đa dạng nhất, nhanh nhất và miễn phí tại Việt Nam
Dẫu là một tài năng ngoại hạng, tay Mark Zuckerberg khi tạo ra facebook hẳn không tưởng tượng được rằng rồi sản phẩm của mình nhanh chóng trở thành một kênh truyền thông số một Việt Nam hiện nay. Thực vậy từ ngày ra đời, facebook đã thay đổi triệt để cách con người giao tiếp với nhau và chưa bao giờ cụm từ “mạng xã hội” quen thuộc như hiện nay tại các đô thị, trường học…Việt Nam. Điều đặc biệt hơn tất thảy, khi tại các nước phát triển, có nền chính trị đa nguyên, tự do báo chí, facebook gần như chỉ là phương tiện để trao đổi thông tin với bạn bè, biểu thị và quảng cáo “cái tôi”, giải trí, kinh doanh… thì tại Việt Nam, trang mạng xã hội này còn làm hơn thế nữa, khi trở thành một tờ báo lớn nhất, đa dạng nhất, đưa thông tin nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.
Điều này quá dễ dàng nhận thấy.
Trong khi tại các nước tư do báo chí, những tờ báo lớn có đầy đủ phương
tiện hiện đại nhất, kể cả máy bay và những thiết bị trực tiếp truyền
hình, nhằm phục vụ cho việc đưa tin, nghĩa là mọi thứ tin tức mà bạn đọc
quan tâm từ ông tổng thống đương nhiệm đi ăn kem đến con chó xấu nhất
thế giới vừa qua đời, thì tại Việt Nam, báo chí hoàn toàn nằm trong sự
kiểm duyệt khắt khe của nhà cầm quyền, không được thông tin không chỉ là
chuyện chính trị ở trong nước, mà ngay cả chuyện giật sụp tượng Lê nin ở
Ukraina tờ Thanh Niên, tờ báo khá lớn có giấy phép của Việt Nam, vừa
đưa lên đã… gỡ xuống!!!
Trong tình thế ấy facebook đã làm thay mọi tờ báo ở Việt Nam, vượt mặt tất thảy và không có đối thủ có thể cạnh tranh. Chúng ta có thể bắt gặp trên facebook gần như tất cả các cây bút viết bằng tiếng Việt trong đủ mọi đề tài từ xã hội, chính trị, văn hóa, sáng tác, tôn giáo, giải trí… trong mọi thời điểm, mọi lĩnh vực với nhiều văn phong, cách miêu tả khác nhau, phù hợp với đủ loại người đọc, thú vị hơn, nó còn là “tờ báo” châm biếm hàng đầu, khi quay hướng đả kích những tờ báo chính thống, thò ra rồi lại rút vào… như chơi!
Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường facebook hiện nay, nếu nhìn và đọc nó như một tờ báo mạng thì đó chính là môi trường tự do báo chí, một nền tự do báo chí ngoài dự liệu và ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền. Tất nhiên nhà nước Việt Nam nhìn thấy sức mạnh của facebook và muốn ngăn chặn nó tương tự như Trung Quốc đang làm là không để nó hoạt động ngoài cái vòng kim cô của mình, nhưng có lẽ điều này là quá muộn một khi internet không thể không là một lựa chọn cần thiết cho một xã hội cần phát triển về kinh tế để mong tồn tại.
Và trong khi chờ đợi một nền báo chí tự do đích thực còn ở tít mù xa, bản thân tôi mỗi ngày khi mở facebook ra, đọc những thông tin thú vị và chân thực, nhận những đường link bổ ích từ bạn bè, tôi lại nghĩ thầm: cám ơn Mark Zuckerberg!
December 10, 2013 at 2:41pm
NGUYỄN ĐÌNH BỔN
Trong tình thế ấy facebook đã làm thay mọi tờ báo ở Việt Nam, vượt mặt tất thảy và không có đối thủ có thể cạnh tranh. Chúng ta có thể bắt gặp trên facebook gần như tất cả các cây bút viết bằng tiếng Việt trong đủ mọi đề tài từ xã hội, chính trị, văn hóa, sáng tác, tôn giáo, giải trí… trong mọi thời điểm, mọi lĩnh vực với nhiều văn phong, cách miêu tả khác nhau, phù hợp với đủ loại người đọc, thú vị hơn, nó còn là “tờ báo” châm biếm hàng đầu, khi quay hướng đả kích những tờ báo chính thống, thò ra rồi lại rút vào… như chơi!
Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường facebook hiện nay, nếu nhìn và đọc nó như một tờ báo mạng thì đó chính là môi trường tự do báo chí, một nền tự do báo chí ngoài dự liệu và ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền. Tất nhiên nhà nước Việt Nam nhìn thấy sức mạnh của facebook và muốn ngăn chặn nó tương tự như Trung Quốc đang làm là không để nó hoạt động ngoài cái vòng kim cô của mình, nhưng có lẽ điều này là quá muộn một khi internet không thể không là một lựa chọn cần thiết cho một xã hội cần phát triển về kinh tế để mong tồn tại.
Và trong khi chờ đợi một nền báo chí tự do đích thực còn ở tít mù xa, bản thân tôi mỗi ngày khi mở facebook ra, đọc những thông tin thú vị và chân thực, nhận những đường link bổ ích từ bạn bè, tôi lại nghĩ thầm: cám ơn Mark Zuckerberg!
December 10, 2013 at 2:41pm
NGUYỄN ĐÌNH BỔN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét