- Điểm tựa của lính nhà giàn (SGGP). – Phụ nữ TPHCM tặng quà tết bộ đội Trường Sa. – Đưa sách về biển đảo làm tài liệu tham khảo trong trường học (ND). =>
- Nhìn lại 2013: Những chặng đường cắm mốc biên giới lịch sử (VNN).
- Giấy Chứng Minh Thư VN Có Cơ Nguy Đưa Gián Điệp TQ Vào; Cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMT cho VN là Jiangsu Huaxin… (Việt báo). – Không có chuyện thẻ CMND mới do Trung Quốc sản xuất (LĐ).
- Báo Ðài Loan: TQ gửi tàu sân bay, máy bay chiến đấu tới Biển Ðông (VOA).
- Video: Tại sao Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không (VTV).
- Bloggers bị đánh đập dã man tại Saigòn: một cái tát vào HĐ Nhân quyền LHQ (RFA) (cái tát là quá nhẹ....). – Các blogger Sài Gòn bị đánh đập trong Ngày Quốc tế Nhân quyền (RFI).
- Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền (VOA). – Các nhà ngoại giao phương Tây kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, – LHQ đánh dấu kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn Nhân quyền. – Tổng thống Putin: Nhà nước và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền có cùng mục tiêu (TNNN).
- Ngày Nhân Quyền Quốc Tế và Ngày Tù Nhân Lương Tâm VN 10-12-2013 (DĐXHDS). – Lực lượng an ninh Việt Nam tùy tiện chà đạp quyền con người trong ngày Quốc Tế Nhân Quyền (Dân Luận). – Nhân quyền có nghiền ra ăn được không? Và lời cảm ơn tới anh Trần Huỳnh Duy Thức nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền (FB Trần Huỳnh Duy Thức/ DL). – Bạo lực ở Sài Gòn trong Ngày Quốc tế Nhân quyền (MLBVN). – Nhà báo Trần Quang Thành: Tố cáo Công an Đà Nẵng giam giữ, đánh đập dã man người tham gia ngày Quốc tế nhân quyền (DĐXHDS).
- Về chuyện cán bộ Thành đoàn Nguyễn Tuấn Anh giựt xấp tài liệu nhân quyền trên tay blogger Nguyễn Hoàng Vi rồi bỏ chạy: Chuyện nhỏ và chuyện lớn (Đồng Phụng Việt). “Nếu
bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được
‘đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình’ thì việc gì phải cải trang, phải
che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ
chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng tên dù ‘thi hành công vụ’.” - Anh Thạc sĩ và anh Công An Kách Mạng (DLB). - Nguyễn Đại – Cướp (Dân Luận). – Nguyễn Duy Vinh – Cách dùng mắm tôm trong văn hóa đàn áp ở Việt Nam (Dân Luận). – Nói và Làm (Boxitvn).
- Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt và tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội (MLBVN). – Bài phát biểu của thành viên MLBVN nhân ngày ra mắt - Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN).
- Bản tin buổi sáng ngày Quốc tế nhân quyền 10.12.2013 (DLB). – Sài Gòn: Máu đã đổ trong ngày Quốc tế Nhân quyền (DLB). - Phát biểu của Jonathan D. London trong dịp ra mắt MLBVN tại Hà Nội (DLB). – Những người đi theo lương tâm mình (DLB).
- DÂN TRÍ VIỆT NAM ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG (Hồ Hải). “… khi
Việt Nam đã vào UBNQLHQ thì hôm nay người dân Việt đã thể hiện dân trí
của mình qua việc dân oan đi kiện ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội về
tình hình chính quyền o ép dân, cướp đất. Rõ ràng người dân Việt có
trình độ dân trí cao. Họ biết chọn đúng cửa để bày tỏ, sau nhiều năm đến
gõ cửa chính quyền, nhưng chưa có kết quả“. – Dân oan tố cáo và kêu cứu trước trụ sở Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Hà Nội (DĐXHDS).
- Công dân VN lại bị từ chối nhập cảnh (BBC). – Audio phỏng vấn ông Phạm Văn Điệp: ‘Không cho nhập cảnh vì lý do chính trị’. “Theo
ý kiến cá nhân của tôi , họ không muốn những tiếng nói về dân chủ, về
quyền của con người được nói một cách mạnh dạn ở Việt Nam. Trong khi đó,
tôi cũng lại là một trong những người ủng hộ cho những tiếng nói trung
thực thẳng thắng về nhân quyền, về quyền tự do.”- Tinh thần hòa giải của Nelson Mandela là ”tấm gương cho Việt Nam” (RFI). Mời xem lại: - J.B Nguyễn Hữu Vinh: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự viếng Nelson Rolihlahla Mandela tại Đại sứ quán Nam Phi (DĐXHDS). - Nelson Mandela và bi kịch của Việt Nam (FB Song Chi). - Nguyễn Trọng Nghĩa: Nelson Mandela : tha thứ và hoà giải (Diễn đàn). – Chủ tịch nước viếng cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (TTXVN). – VN cử ai dự lễ tưởng niệm Mandela? (BBC). – Đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ tang cố Tổng thống Mandela (TTXVN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Đánh giá lãnh tụ (Blog VOA). “Ngoài Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, tất cả những người khác trong giới lãnh đạo đều chỉ biết quay đầu nhìn vào quá khứ, trên đó, người ta xây dựng chiếc ghế và kho tiền của mình”.
- Ai sẽ đi theo bác Lê Hiếu Đằng?! (ĐCV). - Tuyên bố về việc ra khỏi Hội Cựu chiến binh (Nguyễn Tường Thụy).
- THOÁI ĐẢNG ĐỂ ĐƯỢC BÌNH AN (DĐXHDS).
- Chuyển trại (Phạm Thanh Nghiên).
- Qui trình của độc tài và băng hoại (Blog RFA).
- Việt Nam: Phải làm gì để tội ác không ‘chìm xuồng’? (VOA).
- Facebook: báo mạng lớn nhất, đa dạng nhất, nhanh nhất và miễn phí tại Việt Nam (Đào Hiếu).
- Công dân Sài gòn tiếp tục tố cáo quan chức tham nhũng vi phạm pháp luật (Lê Hiền Đức). – Có thể STOP hay giảm thiểu gian tham được không? (Hiệu Minh). - Top phát ngôn gây sốc của quan chức Việt năm 2013 (KT). – Không khởi tố tham ô là… “góp phần ổn định chính trị địa phương” (?!) (ND/DĐXHDS) =)) cái này thì giống câu đầu của truyện cổ tích.......
- Nguyễn Vạn Phú – Đừng đánh giá thấp kinh tế vỉa hè (Dân Luận). “Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động. Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàng rong. Họ không chịu hiểu người dân đang tự xoay xở để sống và nhờ vậy họ bớt đi nhiều gánh nặng phải lo toan“.
- Bút Chì – em có làm gì đâu? (Dân Luận). “Em chẳng còn nhớ chuyện anh bán hàng rong mấy nữa. Hôm nay anh ấy sẽ phải tìm cách khác, hoặc chỗ khác, để mưu sinh. Tổ công tác trật tự đô thị sẽ tiếp tục công tác. Nhưng em vẫn còn ở đây, với câu hỏi ám ảnh của riêng em. Và dường như mọi điều em biết đều dẫn đến chỉ một cách trả lời. Ngày hôm nay, bây giờ, em hãy làm gì đi“. – ‘Không để dân phòng kiêu binh, làm loạn’ (BBC).
- Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Việt Nam (RFI). – Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Việt Nam (VOA). – Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp thăm Việt Nam (BBC). – John Kerry: Hành trình trở lại Việt Nam (VNN). – Luật sư Vũ Đức Khanh: Mỹ không chú ý Hiến pháp VN (BBC).
- Xích Tử – Tổng Bí thư hoàn toàn tỉnh táo (Dân Luận). – Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị-pháp lý vững chắc (CP). – Từ chuyện áo cơm đến Luật Biểu tình.
- Chủ tịch Sang nhắc Thanh tra Chính phủ (BBC).
- TS Trần Đình Bá: ‘Hịch’ Tiến sỹ giao thông vận tải ! (Bùi Văn Bồng). – Lập luận khó hiểu để Bộ GTVT tăng phí đường gấp đôi (ĐV).
- Bỏ họp HĐND, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP HCM bị kiểm điểm (NLĐ).
<- Công an hộ tống dân vác tiền về nhà (NLĐ).
- Hy vọng đón Tết an lành! (NLĐ).
- Minh Diện: MỘT THỜI ĐÃ SỐNG – Kỳ 7: ĐÁM TANG VÀ PHIÊN TÒA (Bùi Văn Bồng).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: “Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi – Kỳ 3 (Nhật Tuấn).
- LS Nguyễn Hữu Thống: Kẻ sĩ dẫn thân vì đại nghĩa (DLB).
- Những người bất đồng chính kiến hôm nay: Salman Rushdie (Da Màu).
- Bắc Kinh bác bỏ kêu gọi của Mỹ đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba (RFI). – Mỹ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba (VOA). – Trung Quốc bỏ tù hai nhân viên CIA 20 năm (NLĐ). – Trung Quốc trùng tu nhà của Tưởng Giới Thạch ở Nam Kinh (RFI).
- Bắc Triều Tiên: Thanh trừng quan nhiếp chính, Kim Jong Un chứng tỏ vai trò chúa tể (RFI). – Báo chí Bắc Triều Tiên kêu gọi đoàn kết sau vụ thanh trừng ông Jang Song-Thaek.
- Triều Tiên đối mặt nguy cơ bất ổn (VnEco). – Seoul lo lắng tình hình Bắc Hàn (BBC). – Nam Triều Tiên: Kim Jong Un ‘cai trị bằng khủng bố’ (VOA). – Xử tử chú của Kim Jong-un: Tiên quân và dịch chuyển quyền (ĐV). – Thế giới 24h: Chú Kim Jong Un đã bị xử tử? (VNN). – Số phận 7 “cánh tay” của Kim Jong Un (VnEco).
- Campuchia: biểu tình lớn Ngày Quốc tế Nhân quyền (RFA). – Hàng ngàn người Cam Bốt tuần hành nhân ngày Quốc tế Nhân quyền (RFI).
- Thái Lan : Bầu cử sớm sẽ không chấm dứt được khủng hoảng (RFI). – Bà Yingluck đòi làm thủ tướng tạm quyền cho tới khi bầu cử (VOA). – Thủ tướng Thái bác kêu gọi từ chức (BBC). – Video: Thủ tướng Thái nghẹn ngào. – Người biểu tình ở Thái Lan muốn chờ đợi điều gì nữa xảy ra? (TTXVN). – Video: Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan (VTV).
- Biểu tượng cộng sản sụp đổ ở Kiev (BBC). – Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin. “biên tập một số tờ báo đã nhận ‘chỉ đạo miệng’ từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về “lật đổ tượng Lenin”". – Ukraine bắt đầu mạnh tay với biểu tình (BBC). – Cảnh sát Ukraina bố ráp các trụ sở của phe đối lập (VOA). – Tổng thống Ukraina gặp những người tiền nhiệm, giới chức EU. – Tổng thống Ukraine tìm cách thỏa hiệp (NLĐ). – Cuộc giành giật giữa Đông và Tây (QĐND). – Mỹ và Châu Âu tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ukraina (RFI).
- Dự đoán kịch bản ‘chiến tranh’ Đông Bắc Á: ‘Đọ’ vũ khí tham chiến của Hải quân Nhật – Trung (VNN). - Bộ trưởng QP Nhật muốn đối thoại với Trung Quốc về khu nhận diện PK (GDVN). - Nhật Bản lên kịch bản đối phó vùng phòng không (TP).
- Phải sửa sai từ các cơ quan Nhà nước (PNTP).
- Truy tố 5 bị can trong vụ tham nhũng tại Công ty CP vận tải dầu khí VN (TN). - Ngày mai, xét xử vụ tham nhũng của Dương Chí Dũng (VOV).
- Không thể để dân phòng, trật tự lạm quyền hành hung dân (DT). - Vụ còng người bán hàng rong: Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo làm rõ (PLTP).
- Kỳ họp HĐND các tỉnh, thành: ‘Mổ xẻ’ nhiều bức xúc của người dân (TN). - Bức xúc với các dự án ‘ở trên’ (TP). - Nóng dân sinh, sốt ruột kinh tế (SGTT).
- KỲ HỌP THỨ 12 HĐND TP.HCM KHÓA VIII: Công an phải đột phá chống tội phạm (PLTP). - HĐND tỉnh Bình Thuận: “Nóng” chuyện titan, vũ trường… (PLTP). - Thông qua 13 dự thảo nghị quyết (PNTP).
- Các ‘ông lớn’ phát đạt, người dân được gì? (TN). - Tại sao người Việt thông minh, mức sống vẫn thấp? (VNN).
- Bệnh nhân gặp bác sĩ xạ trị phải có phong bì! (TN). - 2.000 dịch vụ kỹ thuật y tế tăng giá: Người nghèo thêm nỗi lo (TP).
- Jang Song-thaek bị lật đổ, Trung Quốc “mất người giám sát Kim Jong-un” (GDVN). - Triều Tiên xóa Jang Song Taek khỏi lịch sử (VNN). - Tổng thống Hàn Quốc lo ngại tình hình biến động (PLTP).
- Thủ tướng Thái Lan quyết không từ chức (TN). - Ngày Hiến pháp với cuộc khủng hoảng Thái Lan (VOV).
KINH TẾ- Khái niệm kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước (RFA).
- Kinh tế VN: ‘GDP tăng, dân vẫn chật vật’ (BBC).
- Vào TPP, nhiều CEO DNNN “bỏ của chạy lấy người” (ĐT).
- Giảm nợ xấu từ hiệu quả đầu tư công (GD&TĐ). – TPHCM xin gia hạn doanh nghiệp có nợ xấu được vay mới (TBKTSG).
- Neo tỉ giá: Lợi hay hại? (NLĐ).
- Sẽ kiểm tra cá nhân, tổ chức đổi tiền hưởng chênh lệch (TTXVN).
- Đã đến lúc mua vàng? (ĐT).
- Bộ Tài chính khẳng định điều hành xăng dầu đúng quy định (VnEco). – Lượng xăng dầu nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh (TBKTSG).
- Thị trường BĐS: Dồn dập đón “sóng” (DĐDN).
- Thấp thỏm với giá (NLĐ). – Giá bia… nhảy múa (NLĐ).
- Sản phẩm nông sản: Bị ép đầu ra (CT). – Video: Rau quả Trung Quốc ồ ạt về chợ đầu mối và tràn lan chợ lẻ (VTV).
- Đánh thức tiềm năng ĐBSCL (NLĐ). – Nông dân trồng lúa vẫn quá nghèo (RFA). =>
- Úc không ngưng cung cấp bò sống cho Việt Nam (TBKTSG).
- Hiệp định TPP không thể hoàn tất trước năm 2014 (RFI).
- Nga dùng đòn kinh tế cầm chân Ukraina (RFI).
- Doanh nghiệp nhà nước được thỏa thuận giá bán nợ xấu (ĐV). - 7 ngân hàng tranh chấp kho cà phê: Ai chịu trách nhiệm nợ xấu? (GDVN).
- Ngân hàng dùng luật rừng giành rác bẩn trừ nợ (VNN). - Lừa ngân hàng bằng năm máy nghiền đá (PLTP). - Rủi ro cho vay thế chấp bằng hàng hóa:Khó ai phòng được kẻ gian (LĐ).
- Vàng bứt phá lên mốc cao nhờ lực mua mạnh (VnM). - Tiệm vàng lớn nhất Biên Hòa vỡ nợ- Bài 1: Tiền tỉ “nướng” vào tiệm vàng (MTG).
- Dòng tiền đón “sóng” ETF (ĐTCK).
- Nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu (PLTP).
- Giá sữa cao, chất lượng liệu có đảm bảo? (PNVN).
- Không lo hàng hóa “phi mã” trong dịp tết (PT). - Dồi dào thực phẩm, rau xanh (ANTĐ).
- Bia đang bị làm giá (TN).
- Đàm phán TPP: Vẫn chưa chạm mục tiêu (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Nghệ thuật tuồng-nhìn từ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (QĐND).
- TÂM VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO ? (Bùi Văn Bồng).
- Một nguồn ánh sáng (Vương Trí Nhàn).
- Văn chương & Tư tưởng III-140 (Inrasara).
- Truyện cực ngắn: Tuyệt chủng trí tưởng tượng (Nguyễn Hoa Lư). – Truyện cực ngắn: Thống thiết khóc than
<- Bảo tồn nghề dệt chiếu Định Yên: Bất khả thi! (PNTP).
- Lossless và cuộc chiến mới của nhạc số (NLĐ).
- Có chơi có chịu (PNTP).
- Facebook sẽ có ‘sympathise’ thay cho ‘like’ (BBC).
- U23 Việt Nam thua đau trước Singapore (DV). – Giới chuyên môn trong nước thất vọng về U23 Việt Nam (DT).
- Diễn trò, nhưng đắt đỏ đấy! (Đào Tuấn). “Cái được, không ai thấy. Cái mất, có thể lượng hóa bằng mồ hôi nước mắt của dân. Vậy thì tham dự Sea Games mà làm gì khi mà nụ cười nước mắt diễn trò đấy mà cũng đắt đỏ đấy!”
- Đồng bào Hà Nhì ăn tết sớm (ANTĐ).
- Tản mạn mùa cưới xin (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GS Hoàng Xuân Sính: GD hãy thành thật nhìn lại chính mình (ĐV). – Sát hạch PISA chính xác tới đâu? (BBC).
- Giáo sư Nguyễn Lân – nhà giáo dục mang nhân cách lớn (TTXVN).
- Bộ GD đưa 6 trường sư phạm sang Hàn Quốc… học hỏi (ĐV). =>
- Trẻ mầm non học năng khiếu: Có mà như không (NLĐ).
- Nữ sinh bị buộc thôi học ĐH giữa kỳ đã có trường tiếp nhận (DV).
- TP HCM kiên quyết xử lý các nhà trẻ không đủ tiêu chuẩn (TTXVN).
- Một học sinh lớp 10 mất tích trên đường đi học (TT).
- Cử nhân thất nghiệp nhiều (NLĐ).
- Các giải thưởng Nobel được trao tặng tại Oslo, Stockholm (VOA).
- Con cháu chúng ta giỏi thật! (PT).
- BÁO ĐỘNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO: Cần xóa hệ trung cấp và cao đẳng sư phạm (PT).
- Về nơi học sinh làm chủ lớp học, làm “cô giáo” (Infonet).
- Khoảng 60% học sinh chọn sai ngành học (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG<- CƠ CỰC MIỀN THÙY DƯƠNG: Khi nào biển bắt, mình đi (NLĐ).
- Trẻ sơ sinh chết tại bệnh viện, cơ quan điều tra vào cuộc (TT). – Video: Gia tăng bệnh nhân bị chảy máu khó cầm (VTV). – Đắk Lắk: Côn đồ tác oai tác quái ở bệnh viện (NLĐ).
- Bí thư Hà Nội: Rượu nếp 29 Hà Nội đã “lừa” được lực lượng chức năng (DT). – Vụ ngộ độc rượu làm 6 người chết: Bắt Giám đốc và 2 nhân viên Cty CP XNK 29 Hà nội (LĐ). – 6 người chết vì ngộ độc rượu: Gia đình nạn nhân uất ức đòi công lý (DV).
- Người tự nhận ‘hôi bia’ ở Biên Hòa lên tiếng xin lỗi (Zing). – Đã lập được danh sách người hôi bia ở Biên Hòa (ĐV). – Cướp bia ở Đồng Nai: Lấy một lon bia cũng bị xử lý hình sự (TN). – Cũng là… cướp cạn! (QĐND). – Giúp đỡ tài xế bị cướp bia (TT). – Người dân đã lên tiếng. – Vụ “hôi bia” ở Đồng Nai: Tài xế đã van nài như thế nào (LĐ). – Cậu bé trả lại 30 triệu và ‘cơn bão hôi bia’ (TTVH).
- Đề xuất lập ‘thùng trả bia’ ở Biên Hòa (VNN/DĐXHDS).
- Chuyện hi hữu ở Thanh Hóa: Bốc mộ xong không có đất chôn (TN).
- Nghe tiếng máy bay là sợ nhà mình tốc mái (VNN).
- Về quê làm đẹp đón Tết (NLĐ).
- Đàn em giải cứu “đại ca” ở trung tâm cai nghiện (NLĐ).
- Rượu độc ‘lọt lưới’ 4 cơ quan: Nhiều lần vi phạm nhưng ở mức… nhẹ! (TN). - Rượu nếp 29 Hà Nội: Hàm lượng Methanol cao gấp 2.950 lần mức cho phép (PT). - Hơn 10.000 lít rượu độc được ‘phù phép’ thành rượu an toàn (TP). - Rượu nếp 29 Hà Nội qua mặt cơ quan quản lý (PLVN).
- Giáp Tết,“nóng” việc thời vụ (PLVN).
QUỐC TẾ - Quân chính phủ Syria giành thế áp đảo chiến trường (VOV). =>
- Mỹ đang mất dần kiên nhẫn với Hamid Karzai? (ĐBN).
- Video: Ai Cập: Hoãn xét xử thủ lĩnh phong trào anh em hồi giáo (VTV).
- Tám đại công ty công nghệ Mỹ kêu gọi hạn chế do thám (VOA).
- HÀNG KHÔNG MẪU HẠM KHÔNG LÀ THỨ ĐỂ “TRANG ĐIỂM”… (FB Mạnh Kim).
- Thủ tướng Singapore kêu gọi kiềm chế (BBC). – Singapore khởi tố nhiều người Ấn.
- Nelson Mandela : Biểu tượng thế giới của hòa giải (RFI). – Lãnh đạo thế giới đến Nam Phi tưởng niệm Mandela. – Lễ quốc tang cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (TTXVN). – Lãnh đạo thế giới đến tưởng niệm Mandela (BBC). – Lãnh đạo các nước tới Nam Phi tưởng niệm ông Mandela (VOA). – Hơn 60.000 người dự lễ truy điệu ông Mandela tại Johannesburg. – Tổng thống Mỹ và chủ tịch Cuba bắt tay nhau (TT).
- Iran hoàn thiện độ chính xác cho tên lửa tự chế (Infonet).
-Obama là ‘phiên bản’ của Mandela (VNN).
- Nga tiếp tục chỉ trích kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ (VOV). - Nga sắp triển khai căn cứ không quân tại Belarus (Tin tức).
* Video: + Nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông VN; + Bản tin video sáng 10-12-2013; + Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại VN bị sách nhiễu; + Triều Tiên xác nhận thanh trừng dượng ông Kim Jong-un; + TQ gửi tàu sân bay, máy bay chiến đấu tới Biển Ðông.* VTV: + Chào buổi sáng – 10/12/2013; + Điểm báo – 10/12/2013; + Cuộc sống thường ngày – 10/12/2013; + 360 độ thể thao – 10/11/2013; + Tài chính tiêu dùng – 10/12/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 10/12/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 10/12/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 10/12/2013; + Thời sự 12h – 10/12/2013; + Thời sự 19h – 10/12/2013.
2150. JPMORGAN CHASE VỚI CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀO CON CÁI CÁC QUAN CHỨC TRUNG QUỐC
Thứ Sáu, ngày 6/12/2013
TTXVN (New York 5/12)
Tháng 8/2013, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) và Bộ Tư pháp Mỹ đã mở chiến dịch điều tra về những cáo buộc xung quanh chương trình tuyển dụng nhân viên của ngân hàng hàng đầu nước Mỹ là JPMorgan Chase tại Trung Quốc. Đầu tháng 11/2013, SEC đã mở rộng chiên dịch điều tra về hoạt động tuyển dụng của JPMorgan Chase ra toàn khu vực châu Á.
Ngày 14/11, tờ “Thời báo New York” đăng tải trên trang nhất bài viết có tựa đề: “Các mối quan hệ béo bở của JPMorgan với một thành viên trong giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc”, tiết lộ thêm về chiến lược “đầu tư” của JPMorgan Chase vào con cái của các quan chức Chính phủ Trung Quốc, cụ thể là con gái của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhằm giành được những hợp đồng béo bở. Nội dung bài viết như sau:
Để nâng tầm vị thế của mình tại Trung Quốc, JPMorgan Chase đã quay sang một công ty tư vấn dường như chẳng có chút tiếng tăm nào của một giám đốc điều hành 32 tuổi tên là Lily Chang (Trương Bành Hợp). Công ty của cô Trương chi có hai nhân viên nhưng đã nhận được hợp đồng trị giá 75.000 USD mỗi tháng. Bề ngoài, cô Trương không có ảnh hưởng và sự nổi danh cần thiết để có thể mỏ ra cơ hội kinh doanh cho ngân hàng này.
Nhưng điều mà các giám đốc điều hành của JPMorgan tại Hong Kong, và một số giám đốc điều hành cứa các công ty lớn khác, nhận thức được là “Trương Bành Hợp” không phải là tên thật của cô. Đó chỉ là một cái tên khác của Ôn Như Xuân, con gái rượu của Ôn Gia Bảo, người khi đó là Thủ tướng Trung Quốc với quyền lực giám sát nền kinh tế và các thể chế tài chính.
Mối liên hệ của JPMorgan với cô Ôn Như Xuân – vốn diễn ra vào thời điểm ngân hàng này cũng đầu tư vào một số công ty có mối liên hệ với gia đình ông Ôn Gia Bảo – trước đây chưa từng được công bố. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại các tài liệu mật mà tờ “Thời báo New York” có được, cũng như qua nghiên cứu các tài liệu công khai của Trung Quốc, các cuộc phỏng vấn với những người liên quan tới hợp đồng trên, mối quan hệ này cho thấy một chiến lược lớn hơn của JPMorgan Chase nhằm gia tăng ảnh hưởng tại Trung Quốc: “Đưa những người thân của giới lãnh đạo Trung Quốc vào danh sách trả lương”.
Và ảnh hưởng của gia đình cô Ôn Như Xuân không chỉ là về chính trị. Theo điều tra của tờ “Thời báo New York” đã công bố năm 2012, sau khi bố cô tham gia vòng trong của giới lãnh đạo Trung Quốc với tư cách là Phó Thủ tướng năm 1998, gia đình cô đã tích lũy được một khối tài sản bí mật thông qua một loạt công cụ đầu tư và hợp tác. Giờ đây, các nhà chức trách Mỹ đang xem xét kỹ lưỡng các mối liên hệ của JPMorgan với cô Ôn Như Xuân, người có biệt danh là Trương Bành Hợp đã được chính phủ cho phép, như một phần trong chiến dịch điều tra rộng lớn hơn về việc liệu ngân hàng này có đổi các hợp đồng và các vị trí tuyển dụng để có được các thương vụ làm ăn với các công ty nhà nước của Trung Quốc hay không.
Cuộc điều tra bắt đầu với việc xem xét quyết định tuyển dụng con gái của một quan chức ngành đường sắt và con trai của một cựu quan chức ngân hàng Trung Quốc, người hiện nay đang làm chủ tịch một tập đoàn tài chính do nhà nước kiểm soát. Hợp đồng với công ty tư vấn của cô Ôn Như Xuân cho thấy các hoạt động tuyển dụng của ngân hàng này đã “động chạm” tới giới quyền lực chính trị tại Trung Quốc. Bố của cô là Thủ tướng từ năm 2003 cho tới hồi đầu năm nay. Mẹ cô là một quan chức chính phủ có nhiệm vụ giám sát ngành công nghiệp đá quý và kim cương. Và từ năm 2006, chồng cô Ôn Như Xuân là quan chức tại ủy ban Điều phối Ngân hàng Trung Quốc.
Đối với công ty tư vấn của cô Ôn Như Xuân, Fullmark Consultants, thỏa thuận của JPMorgan khá béo bở. Trong khi nhiều giám đốc ngân hàng đầu tư tại Hong Kong có mức thu nhập chỉ khoảng 250.000 USD mỗi năm thì JPMorgan hàng năm lại trả cho công ty của cô Ôn Như Xuân 900.000 USD từ năm 2006 tới 2008, với tổng số tiền là 1,8 triệu USD. JPMorgan cũng đã hưởng lợi từ mối quan hệ này. Trong một lá thư mật gửi tới ngân hàng này, công ty Fullmark nói rằng họ “giới thiệu và bảo lãnh” thương vụ làm ăn của JPMorgan với Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc, tập đoàn xây dựng nhà nước có nhiệm vụ xây dựng hệ thống đường sắt cho Chính phủ Trung Quốc. JPMorgan cũng “bao tiêu” cho Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc trong vụ phát hành cổ phiếu lần đầu vào năm 2007, mang lại cho tập đoàn này khoảng 5 tỷ USD. Hiện chưa rõ bố của cô Ôn Như Xuân là ông Ôn Gia Bảo có đóng vai trò gì trong thỏa thuận đó hay không. Tuy nhiên, với tư cách là Thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo có trách nhiệm cuối cùng đối với các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan quản lý doanh nghiệp.
Các nỗ lực tiếp cận cô Ôn Như Xuân và các thành viên khác trong gia đình cô của tờ “Thời báo New York” đều không thành công. Phát ngôn viên của JPMorgan cũng từ chối bình luận. Trong hồ sơ văn bản pháp lý trước đây, JPMorgan tiết lộ rằng các nhà chức trách đang xem xét “các mối quan hệ làm ăn với một số khách hàng nhất định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sự can dự của các cố vấn ngân hàng”. Các giám đốc điều hành tại trụ sở chính của JPMorgan ở New York có vẻ như không can dự vào vụ thuê công ty Fullmark – quyết định có vẻ như nằm trong trách nhiệm của các giám đốc điều hành tại Hong Kong. Các tài liệu mà “Thời báo New York” nghiên cứu cũng không xác định mối liên hệ cụ thể nào giữa quyết định thuê con các quan chức Trung Quốc với khả năng đạt được những thỏa thuận làm ăn mà nhiều người thèm muốn – mối liên hệ mà các quan chức điều tra cần có để chứng minh ngân hàng JPMorgan đã vi phạm luật chống hối lộ.
SEC cũng như văn phòng của bộ tư pháp tại quận Brooklyn, New York – hai tổ chức đang dẫn đầu cuộc điều tra này – đều từ chối bình luận về vụ việc. Cơ sở cho cuộc điều tra của họ là Đạo luật về các hành động hối lộ ngoài nước (FCPA) nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ cung cấp “bất cứ vật gì giá trị” cho các quan chức nước ngoài nhằm đạt được “lợi thế không thích hợp” trong việc đạt được các họp đồng kinh doanh. Trong nhũng năm qua, SEC và Bộ Tư pháp Mỹ đã đẩy mạnh việc thực thi đạo luật năm 1977 này và một công ty được cho là vi phạm luật khi có ý định “hối lộ” hoặc có ý định cung cấp việc làm để đối lấy các thỏa thuận cấp chính phủ. Hiện chưa rõ liệu JPMorgan có một thỏa thuận dự chi nào đó như vậy hay không. Tuy nhiên, theo các cuộc phỏng vấn và theo các tài liệu mà JPMorgan cung cấp cho các nhà chức trách liên bang, ngân hàng này từng giữ một tài liệu trong thời gian ngắn có đề cập tới việc một số vụ tuyển dụng tại Trung Quốc có liên quan tới nguồn lợi tức mà ngân hàng này thu được từ các thỏa thuận với các công ty nhà nước của Trung Quốc.
Cuộc điều tra diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với JPMorgan, vốn đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi một số cơ quan tại Washington và ở nước ngoài. Cuộc điều tra hối lộ này có thể kéo dài nhiều năm. SEC và các công tố đã mở rộng điều tra ra một số nước châu Á khác, trong đó có Singapore và Hàn Quốc, xem liệu việc tuyển dụng có trở thành phổ biến tại Phố Wall hay không. Trong hai thập kỷ qua, các ngân hàng tại Phố Wall và các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc đã nỗ lực tìm kiếm cái gọi là “các ông vua con” để tuyển dụng thành nhân viên, cố vấn hoặc đối tác của mình trong các thỏa thuận làm ăn với Trung Quốc. Nhiều ngân hàng đã bàn luận một cách công khai về khả năng mở cánh cửa làm ăn của các “ông vua con” cũng như cung cấp một cái nhìn sâu hơn về các quy định và chính sách của nước sở tại.
Theo các cuộc phỏng vấn của “Thời báo New York” với những người tại Trung Quốc, năm 2006, JPMorgan đã lập và triển khai chương trình mang tên “Con trai và con gái” để có thể kiểm soát tốt hơn các vụ tuyển dụng đó. Tuy nhiên, các tài liệu mà JPMorgan cung cấp cho các nhà điều tra cho thấy rằng các tiêu chuẩn tuyển dụng đối với những ứng cử viên từ các gia đình Trung Quốc nổi trội ít nghiêm ngặt hơn thông thường. Theo các chuyên gia, con cái của giới lãnh đạo Trung Quốc thường sử dụng các tên khác được chính phủ cho phép để bảo vệ sự riêng tư của họ khi đi học hoặc du lịch ở nước ngoài. Cô Ôn Như Xuân đã sử dụng bí danh của mình cho quá trình học và làm ăn. Theo tư liệu của chính phủ, cô Ôn Như Xuân sử dụng hai thẻ chứng minh nhân dân có cùng ngày tháng năm sinh, một được cấp tại Bắc Kinh với tên Ôn Như Xuân và một được cấp tại Đại Liên với tên Trương Bành Hợp.
Trương Bành Hợp là cái tên mà cô sử dụng khi học thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Dalaware, nơi cô tốt nghiệp năm 1998, và cũng trong thời gian này cô sống tại Tòa nhà Trump Place, tổ hợp chung cư cao cấp của tỷ phú Donald Trump bên dòng sông Hudson tại quận trung tâm Manhattan của thành phố New York. Cũng giống như con em của các nhà lãnh đạo cao cấp khác của Trung Quốc, cô Ôn Như Xuân đã được Phố Wall chăm sóc kỹ lưỡng. Sau khi có bằng MBA, cô Ôn được nhận vào làm việc tại ngân hàng Lehman Brothers, và sau đó là Credit Suisse First Boston dưới cái tên Trương Bành Hợp. Ngoài ra, cô Ôn cũng có cổ phần tại một số công ty tư nhân khác.
Việc làm của cô Ôn Như Xuân với JPMorgan gắn chặt với công ty của cô – Fullmark Consultants. Theo các tài liệu mà “Thời báo New York” đã nghiên cứu, Fullinark đặt trụ sở tại tầng 9 của tòa nhà Tower C2 thuộc tổ hợp văn phòng và bán lẻ cao cấp Oriental Plaza nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Trong thập kỷ qua, tổ hợp này cũng là nơi đặt trụ sở của các công ty tư nhân do gia đình ông Ôn kiểm soát hoặc liên doanh. Trong số đó có một số công ty có cổ phần gián tiếp tại trang Baidu, cỗ máy tìm kiếm trên Internet lớn nhất của Trung Quốc, và Ping An Insurance, tập đoàn khổng lồ về dịch vụ tài chính. Đối tác của cô Ôn tại Fullmark, và là người ký các thỏa thuận tư vấn cho JPMorgan là cô Trương Ngọc Hồng, một người bạn thân cận từ lâu và cũng là đối tác kinh doanh của gia đình ông Ôn Gia Bảo, từng giữ lượng cổ phần gián tiếp rất lớn tại Ping An. Cô Trương Ngọc Hồng cũng giúp kiểm soát các tài sản của gia đình ông Ôn trong một số ngành công nghiệp khác, trong đó có kim cương và đá quý.
Có ít người biết về công ty Fullmark cũng như các khách hàng của công ty này. Khi JPMorgan thuê công ty Fullma’rk năm 2006, những người được báo cáo về hợp đồng nói rằng công ty tư vấn đã làm việc với ít nhất một tập đoàn tài chính lớn khác. Theo hợp đồng giữa JPMorgan với Fullmark thì công ty tư vấn này sẽ “thúc đẩy các hoạt động và nâng cao vị thế” của ngân hàng JPMorgan tại Trung Quốc. Theo lá thư mà Fullmark gửi cho JPMorgan, công ty tư vấn này có 3 nhiệm vụ chính. Thứ nhất, giúp JPMorgan đạt được công việc bảo hiểm trong thỏa thuận với Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc. Thứ hai, tư vấn cho JPMorgan về việc thành lập liên doanh với một công ty chứng khoán Trung Quốc. Thứ ba, tư vấn về “chính sách kinh tế vĩ mô tại Trung Quốc đại lục”. Tuy nhiên, cũng trong lá thư này, không đề ngày nhưng có vẻ như được gửi sau khi hợp đồng kết thúc, Fullmark tuyên bố rằng công ty này không có ý định tiếp tục dịch vụ tư vấn, trích dẫn “lý do cá nhân” và được ký dưới hai cái tên Trương Bành Hợp và Trương Ngọc Hồng.
Dưới sự tư vấn của Fullmark, các giám đốc điều hành của JPMorgan đã đạt được một loạt thỏa thuận làm ăn với các công ty có liên hệ chặt chẽ với cô Ôn Như Xuân và gia đình cô. Cũng giống như các ngân hàng lớn khác, JPMorgan có cổ phần tại New Horizon Capital, một công ty chứng khoán tư nhân do anh trai cô Ôn Như Xuân là ông Ôn Vân Tùng đồng sáng lập. JPMorgan cũng đầu tư tiền của các khách hàng của mình vào Ping An và hoạt động với tư cách là cố vấn cho công ty khổng lồ này. Hiện nay, JPMorgan đang sở hữu gần 1 tỷ USD cổ phiếu của Ping An. Năm 2009, JPMorgan cũng giành được hợp đồng bao tiêu cổ phiếu lần đầu của BBMG, công ty cung cấp nguyên vật liệu xây dựng lớn của Trung Quốc. Trong số các cổ đông lớn nhất của BBMG có New Horizon Capital.
Không có bằng chứng nào trong các tài liệu mà “Thời báo New York” có được cho thấy cô Ôn Như Xuân đúng ra môi giới các thỏa thuận hoặc các thương vụ đầu tư của JPMorgan và các công ty có liên doanh với gia đình cô. Và cũng chưa rõ liệu các nhân viên của JPMorgan có biết về các mối quan hệ của gia đình cô với các công ty đó hay không bởi gia đình ông Ôn Gia Bảo thường giữ các cổ phiếu bí mật tại các công ty thông qua các cỗ máy đầu tư mà ít người biết đến. Cô Ôn Như Xuân cũng giữ một khoảng cách nhất định đối với các văn bản của công ty Fullmark. Tên của cô không xuất hiện trong hợp đồng, mặc dù cô là người ký tên trong lá thư không đề ngày nói trên tuyên bố kết thúc mối làm ăn với JPMorgan. Lá thư được gửi trong khoảng thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính này gây ấn tượng với giọng lạc quan rằng: “Chúng tôi hy vọng JPMorgan có thể nắm được các cơ hội và trở thành người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng tài chính”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét