Ý kiến: Mỹ không chú ý Hiến pháp VN
Bản Hiến pháp thứ năm
của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kế thừa các bản Hiến pháp
1946, 1959, 1980 và 1992 được thông qua hôm 28/11 vừa qua được nhiều
nhà bình luận thời sự gọi là 'một bước thụt lùi vĩ đại'.
Truyền thông Nhà nước cũng vừa loan báo Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, sáng 8/12, tại Phủ Chủ tịch, đã ký sắc Lệnh công
bố Hiến pháp 2013, sẽ bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2014.Đọc kỹ thì đây cũng không phải là Hiến pháp 1992 sửa đổi mà là một bản Hiến pháp hoàn toàn mới, mặc dù những nguyên tắc cốt lõi vẫn được duy trì.
Bản Hiến pháp này không có gì để có thể gọi là mới, những cải cách của nó nếu có chỉ để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước, xã hội và cả dân tộc Việt Nam.
Như vậy, chẳng lẽ Hiến pháp 2013 không gây chút phiền hà hoặc sự bận tâm nào của Hoa Kỳ?
Cho đến nay, ngoài Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng về bản Hiến pháp 2013 chưa thấy có bất cứ một phát biểu chính thức nào từ phía hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ.
Tương lai quan hệ Việt-Mỹ
"Washington luôn kiên nhẫn trung thành với chính sách 'tiếp cận tiệm tiến' để khích lệ Hà Nội đến gần "
LS Vũ Đức Khanh
Và thái độ cũng như diễn giải của Tòa Bạch Ốc sẽ ra sao khi có nhiều ý kiến tại Điện Capitol cho rằng Hoa Kỳ đã quá xem nhẹ những hậu quả nghiêm trọng trong việc thỏa thuận để Việt Nam tham gia TPP trong khi thành tích nhân quyền của Việt Nam thì không có gì khả quan, nếu như không muốn nói là quá tồi tệ?
Đó là chưa kể đến những khó khăn nội tại của những quy định về cơ chế của TPP.
Mặc dù hồ sơ nhân quyền của Việt Nam quá tồi tệ nhưng Hoa Kỳ đã làm được gì để thay đổi trong suốt sáu năm qua từ khi Việt Nam được Hoa Kỳ chính thức “bật đèn xanh” cho tham gia WTO, ngoài những lời chỉ trích?
Thực tế là Hoa Kỳ có phê phán và vẫn tiếp tục phê phán trong khi chính phủ Việt Nam tương đối khá an toàn khi tiếp tục "chịu đấm ăn xôi" và xem mọi việc vẫn như bình thường.
Có thể dễ hiểu rằng Hoa Kỳ không muốn mất lòng dư luận khi can thiệp trực tiếp và đơn phương trong các vấn đề nội bộ của một quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, để bỏ qua những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam chỉ đơn giản là cẩu thả.
Vị thế của Hoa kỳ nói riêng, và trong đàm phán TPP nói chung, có cơ hội rất thực tế để Hoa Kỳ có thể gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm yêu cầu chính phủ nước này cải cách thực sự, không chỉ riêng về nhân quyền mà còn ngay cả trong kinh tế.
Điều đáng tiếc là Hoa Kỳ đã không thực hiện đòn bẩy đáng kể này.
Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược xoay trục của Washington trong khu vực.
Nhưng có thể còn do tính “nhạy cảm” của hồ sơ nhân quyền mà quan hệ Việt-Mỹ đã chậm lại, chưa xứng tầm với sự mong đợi của Washington lẫn Hà Nội.
Nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm vận Việt Nam mở đường bình thường hóa quan hệ và thiết lập bang giao Việt-Mỹ, chúng ta thấy rằng Washington luôn kiên nhẫn trung thành với chính sách “tiếp cận tiệm tiến” để khích lệ Hà Nội đến gần với Washington hơn.
Kinh tế và nhân quyền luôn là trọng tâm của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Dùng kinh tế để thúc đẩy nhân quyền và sử dụng nhân quyền để tăng cường giao thương.
Tùy từng thời điểm và mục đích mà Hoa Kỳ sẽ khai thác tối đa hiệu năng của từng công cụ chính sách một.
Tuy nhiên nhìn chung từ Hiệp định Tự do Thương Mại Việt-Mỹ đến WTO và nay TPP, Hoa Kỳ phần lớn thường làm ngơ trước thành tích nhân quyền của Việt Nam, và đây là sự thất bại lớn về mặt chính sách của Mỹ ở Việt Nam.
Vì trong khi Hà Nội biết rõ đâu là “giới hạn” của Washington mà Hoa Kỳ thì hoàn toàn không biết Hà Nội muốn gì và ai thực sự đang nắm quyền.
Bất bình đẳng
Điều này hoàn toàn trái ngược khi tôn chỉ của TPP kêu gọi sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Rõ ràng với một vị trí như vậy, Hà Nội đã đặt Hoa Kỳ vào thế đã rồi.
Sẽ là gì với TPP nếu Việt Nam khẳng định vai trò doanh nghiệp nhà nước “giữ vai trò chủ đạo” trong kinh tế?
Liệu các nước thành viên khác trong TPP sẽ phản ứng ra sao?
Rõ ràng là không thể chấp nhận được trường hợp đặc biệt hoặc ngoại lệ, vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín và sự thành công lâu dài của TPP.
Tuy nhiên, vì TPP chưa kết thúc đàm phán cho nên chúng ta vẫn phải đợi xem kết quả thỏa thuận cuối cùng ra sao.
Khi Hoa Kỳ tiếp tục phát triển và tăng cường quan hệ với Việt Nam, một điều Washington cần nhớ rằng là họ đang đàm phán với Hà Nội, chứ không phải với Nhân dân Việt Nam.
Nếu có ý định duy trì quan hệ gắn bó chiến lược lâu dài với Việt Nam, tốt nhất Washington nên chuyển trục để quan tâm đến nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam hơn là sử dụng Hà Nội như quân bài trong chiến lược xoay trục ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada. BBC sẽ tiếp tục đưa tin về chuyến thăm TPHCM và Hà Nội tháng 12/2013.
Báo VN đồng loạt gỡ bài đập tượng Lenin
Một loạt báo trong nước đã
phải gỡ bài tường thuật về biểu tình hôm 8/12 ở Ukraina, trong
đó có phản ánh việc người dân lật đổ và đập vỡ tượng Lenin.
Các báo như Thanh Niên, Dân Trí, Pháp luật
TP HCM, VietnamPlus... đều đã xóa bài và các đường link dẫn tới
tin này đều báo lỗi.Tuy nhiên các bài báo ngắn về cuộc biểu tình ở Kiev vẫn được lưu lại tại một số diễn đàn và blog riêng.
Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
'Chỉ đạo miệng?'
Trong các bản tin mà báo Việt Nam đăng tải trước khi gỡ xuống, đa phần dịch từ tin của các hãng thông tấn quốc tế và còn bản lưu cache trên mạng, người biểu tình Ukraina bị gọi là "đám đông quá khích".Cũng có báo dẫn lời quan chức địa phương nói đây không phải chủ trương của chính quyền mà chỉ là 'bạo động'.
Tuy nhiên dường như hình ảnh tượng vị lãnh tụ Cộng sản Nga bị đập tan một cách đau thương vẫn bị cho là khó có thể chấp nhận trên mặt các báo chính thống do nhà nước quản lý.
Nguồn tin trong ngành cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.
Đài Loan biết trước 600 bánh heroin qua Việt Nam: Hàng không mù tịt?
Đã
có chín nghi phạm Đài Loan là thành viên các tổ chức tội phạm quốc tế
về ma túy bị bắt giữ. Hiện chưa có bằng chứng về việc dính líu tới người
Việt Nam. Đây được xem là vụ án ma túy đầu tiên vận chuyển bằng
đường hàng không qua Việt Nam.
Thanh tra Yen Chih Chen cho biết thông tin trên. Cùng với nhiều lực lượng khác, thanh tra 35 tuổi này là người trực tiếp phá án...
Hơn 700 ngày theo dõi
“Được sự đồng ý của tòa án, chúng tôi tiến hành theo dõi điện thoại của các nghi can. Hơn hai năm sàng lọc, chúng tôi đã có được những thông tin quý như vàng: Họ sẽ đem ma túy từ Việt Nam về Đài Loan bằng máy bay. Đây là lần đầu tiên ma túy được vận chuyển vào Đài Loan bằng máy bay”. Thanh tra Yen Chih Chen, cho biết.
Nói thì đơn giản, nhưng sau khi xác định được cụ thể các cá nhân, cục điều tra tội phạm Đài Bắc (CIB-Đài Loan) vẫn chưa thể lần ra manh mối vì nhóm người này luôn cảnh giác cao độ.
Ba
tháng trước khi vụ án xảy ra, CIB gần như không biết có bao nhiêu kg
heroin, vận chuyển đến từ đâu và khi nào. Thậm chí một ngày trước khi
600 bánh heroin về sân bay Đào Viên, (ngày 17.11 vụ án xảy ra –PV), các
thanh tra vẫn chưa biết cụ thể. Chỉ vài giờ trước khi máy bay hạ cánh,
CIB mới xác định được ma túy xuống sân bay Đào Viên.
Lệnh bắt khẩn cấp được ban ra. Toàn bộ lực lượng CIB đã phối hợp cùng các đơn vị tinh nhuệ của cảnh sát Đài Loan tiến hành ém quân, bao vây sân bay Đào Viên. Từng thời khắc máy bay hạ cánh trôi qua trong căng thẳng, chỉ một sai lầm nhỏ những con cá lớn sẽ lọt lưới.
Đến khi máy bay dừng hẳn trên đường băng bị cảnh sát bao vây, từ khoang hành lí, 229 kg heroin bị phát hiện, các nhân viên công vụ mới thực sự thở phào. Đồng thời, lệnh bắt được phát ra, các lực lượng đã ém sẵn quân vào cuộc, bập còng vào tay các nghi phạm.
“Theo điều tra ban đầu, số ma túy trên có thể được vận chuyển từ Campuchia, hoặc Tam giác vàng (vùng biên giới ba nước Lào – Thái Lan và Myanmar – PV). Vì vụ việc đang được điều tra nên chúng tôi chưa thể khẳng định được chúng có được chế biến từ Việt Nam hay không."
Phát hiện của phóng viên Một Thế Giới, vụ án này không phải là lần vụ chuyển ma túy đầu tiên đến Đài Loan từ Việt Nam. Ngày 13.10, bằng đường tàu biển, 300kg ma túy và chất gây nghiện cũng từ Việt Nam sang Đài Loan đã bị cảnh sát TP. Cao Hùng bắt giữ trong một container hàng đông lạnh.
"CIB xác định hai vụ án này là riêng biệt”. Thanh tra Yen Chih Chen nói.
Phối hợp chặt chẽ với công an Việt Nam
Thanh tra Cheng Huei Ming cho biết thêm, hiện nay chín nghi can người Đài Loan đang bị tạm giam để phục vụ điều tra. Đây là vụ vụ vận chuyển ma túy lớn nhất trong 25 năm qua tại Đài Loan bị phát hiện.
"Trước đây, tội phạm ma túy sử dụng rất nhiều cách khác nhau để vận chuyển ma túy nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi phá được một vụ án sử dụng đường hàng không để chuyển hàng", thanh tra Cheng Huei Ming, nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Motthegioi.vn, về việc tại sao tội phạm ma túy quốc tế lại chọn Đài Loan làm nơi tập kết heroin và lấy Việt Nam làm nơi trung chuyển, thanh tra Cheng Huei Ming giải thích:
“Vì các đối tượng là người Đài Loan hoạt động trong các tổ chức tội phạm chuyên nghiệp với quy mô rất lớn và lâu đời ở Đài Loan. Ngoài ra, Việt Nam nằm giáp ranh với các quốc gia có vùng nguyên liệu để sản xuất ma túy."
Các thanh tra cũng cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có người Việt Nam dính líu vào vụ án hết sức nghiêm trọng này.
Hiện nay cục điều tra tội phạm Đài Bắc đang phối hợp rất chặt chẽ với cảnh sát Việt Nam. Trước đó, một sĩ quan cảnh sát Đài Loan cũng được cử đến Việt Nam để điều tra vụ án này.
“Cảnh sát Việt Nam rất nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi. Tuy nhiên quá trình điều tra chỉ mới bắt đầu nên chưa có thêm nhiều thông tin. Chúng tôi được biết Việt Nam và Đài Loan đều kiên quyết chống tội phạm ma túy. Ở Đài Loan, luật pháp chỉ tử hình khi người phạm tội sản xuất, vận chuyển, mua bán ma túy số lượng lớn. Các nghi phạm người Đài Loan vì thế sẽ đối mặt với mức án từ chung thân đến tử hình”. Thanh tra Cheng Huei Ming chia sẻ.
(Theo MTG)
1.
Một hôm, Dượng gọi bố mẹ vào phòng riêng, nói nhỏ: “Các em nên tìm đường vượt biên, ở lại với chế độ này không chịu nổi đâu”
…
2.
Những năm đầu của thập niên 80, bố trốn trại, cả nhà lánh thân vào Sài Gòn. Suốt một thời gian dài không có hộ khẩu, phải nương nhờ chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Nhưng thân gì thì thân, cũng không ai dám chứa chấp gia đình mình ở lâu, vả lại cũng không thể để liên lụy cho ai. Cho đến khi chùa không che chở được nữa, quý Thầy lần lượt bị bắt vào tù, và bạn bè của bố mẹ cũng không thể giúp thêm. Ai cũng có những bi kịch riêng trong hoàn cảnh bi kịch chung của một đất nước sau ngày “giải phóng.”
3.
Dượng ít nói, gương mặt lúc nào cũng toát lên vẻ chịu đựng của một người đàn ông luống tuổi. Thuở đó mình không biết Dượng nghĩ gì, nhưng cho dọn sạch và tươm tất cái chuồng gà trên sân thượng để giấu gia đình mình ở đó suốt mấy năm liền. Mới đầu, bố mẹ không ở đây thường xuyên mà chỉ đi đi về về thăm hai con. Sau, Dượng còn tìm cách đổi khai sinh để cho mình được đến trường, đi học…, và chờ dịp vượt biên. Nhưng vượt biên nhiều bận không trót lọt, lại quay trở về. Dượng vẫn mang tấm lòng của một người đàn ông chịu đựng, vì thương Dì Hai và các em.
4.
Sau ngày đi Mỹ rồi, mình có dịp về thăm. Bấy giờ trông Dượng già yếu lắm, nhưng khuôn mặt không còn lộ vẻ hoang mang chịu đựng như hồi Dượng giấu mình trong nhà. Căn nhà năm xưa tuy được các con của Dượng sửa lại, nhưng chẳng bề thế và đẹp sang như nhiều cao ốc của những cán bộ “tầm” ấy. Dượng xin nghỉ hưu giám đốc bệnh viện trong thành phố, những ngày còn khỏe ở nhà khám bệnh cho bà con quanh vùng, cho đến ngày ngã bệnh, hôn mê trầm một thời gian khá dài rồi mất.
Trước đó, Dượng còn tỉnh táo, nhân lúc mình về thăm, Dượng bảo ghé nhà ăn cơm với Dượng. Buổi chiều, mâm cơm Dì Hai dọn lên chỉ có hai người. Từ trên ban công nhìn xuống đường, thấy hai chiều xe lên, xe xuống, khi lần đầu tiên mình nghe Dượng kể nhiều về “sự nghiệp cách mạng bất đắc dĩ;” chuyện của “những người kháng chiến cũ;” và chuyện người ta muốn đưa Dượng ra Hà Nội tiến chức lên “Bộ” nhưng Dượng đã từ chối vì muốn ở lại trong Nam. Rồi chuyện phe Ðảng hai miền Bắc-Nam chấp tranh quyền lực thao túng miền Nam sau ngày “giải phóng,” v.v và v.v… Dượng kết thúc buổi cơm, giọng nghe buồn hẳn: “Tụi con về đây, muốn đóng góp cho đất nước này, vẫn chưa được đâu. Có gì thì hỏi ý Dượng…”
Hơn ba mươi năm trước, Dượng khuyên bố mẹ mình ra đi vì “ở lại sẽ không chịu nổi cái chế độ này,” ba mươi năm sau, Dượng buồn hơn khi nói với cháu: “vẫn chưa làm được gì cho đất nước này đâu” Vì sao?
Vì Ðảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại.
Duy có một điều khi lớn lên, mình tin, chí ít vẫn có một người mà cả đời nhẫn chịu hàm oan, cần mẫn và thanh liêm, vì mong điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho người dân Việt Nam, dù cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa thấy được niềm vui.
Mình ngờ, từ thời khắc Dượng khuyên bố mẹ phải tìm cách “trốn khỏi” đất nước, và ba mươi năm sau cảnh giác cháu đừng nông nổi. Dượng không phải là một Ðảng viên Cộng sản theo kinh điển. Dượng âm thầm bỏ nó, trong tâm thức của một người yêu dân tộc, nó không hề tồn tại, nhưng nhiều người vẫn tương kế cho qua hết cái “thời của vàng thau lẫn lộn,” được miêu tả nghe rên xiết trong mỗi câu chữ của tác phẩm “Xe Lên Xe Xuống,” của Nguyễn Bình Phương.
Tuyên bố bỏ hay không bỏ là điều cần thiết đối với xã hội bị bưng bít đã lâu, giúp nhiều người hứng khởi và động tâm. Nhưng điều quan trọng mình nghĩ, nếu coi nó không tồn tại, nghĩa là không nô lệ chủ nghĩa chính nó, thì thái độ “bỏ” không đặt thành một mệnh đề. Cũng như bà con mình có oan ức gì đâu, mà kêu, mà dãi dầu mưa nắng ở những nơi cửa quyền không tiếng vọng. Ðất của mình bị cướp đi, thì mình đứng lên đòi lại cái của mình bị cướp. Chứ có oan chỗ nào!?
Một ngày còn chờ Ðảng ban phép, ngày đó mình còn mang tâm thức nô lệ cho Ðảng, và không ai có thể cứu mình ra được.
Tuyên bố bỏ, là chấp nhận nó tồn tại, nhưng xấu. Nên tuyên bố bỏ là điều cần thiết, nhưng chưa đủ!
Ngày 7 tháng 12, 2013
UYÊN NGUYÊN
Thanh tra Yen Chih Chen cho biết thông tin trên. Cùng với nhiều lực lượng khác, thanh tra 35 tuổi này là người trực tiếp phá án...
Hơn 700 ngày theo dõi
“Được sự đồng ý của tòa án, chúng tôi tiến hành theo dõi điện thoại của các nghi can. Hơn hai năm sàng lọc, chúng tôi đã có được những thông tin quý như vàng: Họ sẽ đem ma túy từ Việt Nam về Đài Loan bằng máy bay. Đây là lần đầu tiên ma túy được vận chuyển vào Đài Loan bằng máy bay”. Thanh tra Yen Chih Chen, cho biết.
Nói thì đơn giản, nhưng sau khi xác định được cụ thể các cá nhân, cục điều tra tội phạm Đài Bắc (CIB-Đài Loan) vẫn chưa thể lần ra manh mối vì nhóm người này luôn cảnh giác cao độ.
Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện và thu giữ 600 bánh heroin. |
Lệnh bắt khẩn cấp được ban ra. Toàn bộ lực lượng CIB đã phối hợp cùng các đơn vị tinh nhuệ của cảnh sát Đài Loan tiến hành ém quân, bao vây sân bay Đào Viên. Từng thời khắc máy bay hạ cánh trôi qua trong căng thẳng, chỉ một sai lầm nhỏ những con cá lớn sẽ lọt lưới.
Đến khi máy bay dừng hẳn trên đường băng bị cảnh sát bao vây, từ khoang hành lí, 229 kg heroin bị phát hiện, các nhân viên công vụ mới thực sự thở phào. Đồng thời, lệnh bắt được phát ra, các lực lượng đã ém sẵn quân vào cuộc, bập còng vào tay các nghi phạm.
“Theo điều tra ban đầu, số ma túy trên có thể được vận chuyển từ Campuchia, hoặc Tam giác vàng (vùng biên giới ba nước Lào – Thái Lan và Myanmar – PV). Vì vụ việc đang được điều tra nên chúng tôi chưa thể khẳng định được chúng có được chế biến từ Việt Nam hay không."
Phát hiện của phóng viên Một Thế Giới, vụ án này không phải là lần vụ chuyển ma túy đầu tiên đến Đài Loan từ Việt Nam. Ngày 13.10, bằng đường tàu biển, 300kg ma túy và chất gây nghiện cũng từ Việt Nam sang Đài Loan đã bị cảnh sát TP. Cao Hùng bắt giữ trong một container hàng đông lạnh.
"CIB xác định hai vụ án này là riêng biệt”. Thanh tra Yen Chih Chen nói.
Phối hợp chặt chẽ với công an Việt Nam
Thanh tra Cheng Huei Ming cho biết thêm, hiện nay chín nghi can người Đài Loan đang bị tạm giam để phục vụ điều tra. Đây là vụ vụ vận chuyển ma túy lớn nhất trong 25 năm qua tại Đài Loan bị phát hiện.
"Trước đây, tội phạm ma túy sử dụng rất nhiều cách khác nhau để vận chuyển ma túy nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi phá được một vụ án sử dụng đường hàng không để chuyển hàng", thanh tra Cheng Huei Ming, nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Motthegioi.vn, về việc tại sao tội phạm ma túy quốc tế lại chọn Đài Loan làm nơi tập kết heroin và lấy Việt Nam làm nơi trung chuyển, thanh tra Cheng Huei Ming giải thích:
“Vì các đối tượng là người Đài Loan hoạt động trong các tổ chức tội phạm chuyên nghiệp với quy mô rất lớn và lâu đời ở Đài Loan. Ngoài ra, Việt Nam nằm giáp ranh với các quốc gia có vùng nguyên liệu để sản xuất ma túy."
Các thanh tra cũng cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có người Việt Nam dính líu vào vụ án hết sức nghiêm trọng này.
Hiện nay cục điều tra tội phạm Đài Bắc đang phối hợp rất chặt chẽ với cảnh sát Việt Nam. Trước đó, một sĩ quan cảnh sát Đài Loan cũng được cử đến Việt Nam để điều tra vụ án này.
“Cảnh sát Việt Nam rất nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi. Tuy nhiên quá trình điều tra chỉ mới bắt đầu nên chưa có thêm nhiều thông tin. Chúng tôi được biết Việt Nam và Đài Loan đều kiên quyết chống tội phạm ma túy. Ở Đài Loan, luật pháp chỉ tử hình khi người phạm tội sản xuất, vận chuyển, mua bán ma túy số lượng lớn. Các nghi phạm người Đài Loan vì thế sẽ đối mặt với mức án từ chung thân đến tử hình”. Thanh tra Cheng Huei Ming chia sẻ.
(Theo MTG)
Tuyên bố bỏ Ðảng, cần, nhưng chưa đủ!
Một hôm, Dượng gọi bố mẹ vào phòng riêng, nói nhỏ: “Các em nên tìm đường vượt biên, ở lại với chế độ này không chịu nổi đâu”
…
2.
Những năm đầu của thập niên 80, bố trốn trại, cả nhà lánh thân vào Sài Gòn. Suốt một thời gian dài không có hộ khẩu, phải nương nhờ chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Nhưng thân gì thì thân, cũng không ai dám chứa chấp gia đình mình ở lâu, vả lại cũng không thể để liên lụy cho ai. Cho đến khi chùa không che chở được nữa, quý Thầy lần lượt bị bắt vào tù, và bạn bè của bố mẹ cũng không thể giúp thêm. Ai cũng có những bi kịch riêng trong hoàn cảnh bi kịch chung của một đất nước sau ngày “giải phóng.”
3.
Dượng ít nói, gương mặt lúc nào cũng toát lên vẻ chịu đựng của một người đàn ông luống tuổi. Thuở đó mình không biết Dượng nghĩ gì, nhưng cho dọn sạch và tươm tất cái chuồng gà trên sân thượng để giấu gia đình mình ở đó suốt mấy năm liền. Mới đầu, bố mẹ không ở đây thường xuyên mà chỉ đi đi về về thăm hai con. Sau, Dượng còn tìm cách đổi khai sinh để cho mình được đến trường, đi học…, và chờ dịp vượt biên. Nhưng vượt biên nhiều bận không trót lọt, lại quay trở về. Dượng vẫn mang tấm lòng của một người đàn ông chịu đựng, vì thương Dì Hai và các em.
4.
Sau ngày đi Mỹ rồi, mình có dịp về thăm. Bấy giờ trông Dượng già yếu lắm, nhưng khuôn mặt không còn lộ vẻ hoang mang chịu đựng như hồi Dượng giấu mình trong nhà. Căn nhà năm xưa tuy được các con của Dượng sửa lại, nhưng chẳng bề thế và đẹp sang như nhiều cao ốc của những cán bộ “tầm” ấy. Dượng xin nghỉ hưu giám đốc bệnh viện trong thành phố, những ngày còn khỏe ở nhà khám bệnh cho bà con quanh vùng, cho đến ngày ngã bệnh, hôn mê trầm một thời gian khá dài rồi mất.
Trước đó, Dượng còn tỉnh táo, nhân lúc mình về thăm, Dượng bảo ghé nhà ăn cơm với Dượng. Buổi chiều, mâm cơm Dì Hai dọn lên chỉ có hai người. Từ trên ban công nhìn xuống đường, thấy hai chiều xe lên, xe xuống, khi lần đầu tiên mình nghe Dượng kể nhiều về “sự nghiệp cách mạng bất đắc dĩ;” chuyện của “những người kháng chiến cũ;” và chuyện người ta muốn đưa Dượng ra Hà Nội tiến chức lên “Bộ” nhưng Dượng đã từ chối vì muốn ở lại trong Nam. Rồi chuyện phe Ðảng hai miền Bắc-Nam chấp tranh quyền lực thao túng miền Nam sau ngày “giải phóng,” v.v và v.v… Dượng kết thúc buổi cơm, giọng nghe buồn hẳn: “Tụi con về đây, muốn đóng góp cho đất nước này, vẫn chưa được đâu. Có gì thì hỏi ý Dượng…”
Hơn ba mươi năm trước, Dượng khuyên bố mẹ mình ra đi vì “ở lại sẽ không chịu nổi cái chế độ này,” ba mươi năm sau, Dượng buồn hơn khi nói với cháu: “vẫn chưa làm được gì cho đất nước này đâu” Vì sao?
Vì Ðảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại.
Duy có một điều khi lớn lên, mình tin, chí ít vẫn có một người mà cả đời nhẫn chịu hàm oan, cần mẫn và thanh liêm, vì mong điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho người dân Việt Nam, dù cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa thấy được niềm vui.
Mình ngờ, từ thời khắc Dượng khuyên bố mẹ phải tìm cách “trốn khỏi” đất nước, và ba mươi năm sau cảnh giác cháu đừng nông nổi. Dượng không phải là một Ðảng viên Cộng sản theo kinh điển. Dượng âm thầm bỏ nó, trong tâm thức của một người yêu dân tộc, nó không hề tồn tại, nhưng nhiều người vẫn tương kế cho qua hết cái “thời của vàng thau lẫn lộn,” được miêu tả nghe rên xiết trong mỗi câu chữ của tác phẩm “Xe Lên Xe Xuống,” của Nguyễn Bình Phương.
Tuyên bố bỏ hay không bỏ là điều cần thiết đối với xã hội bị bưng bít đã lâu, giúp nhiều người hứng khởi và động tâm. Nhưng điều quan trọng mình nghĩ, nếu coi nó không tồn tại, nghĩa là không nô lệ chủ nghĩa chính nó, thì thái độ “bỏ” không đặt thành một mệnh đề. Cũng như bà con mình có oan ức gì đâu, mà kêu, mà dãi dầu mưa nắng ở những nơi cửa quyền không tiếng vọng. Ðất của mình bị cướp đi, thì mình đứng lên đòi lại cái của mình bị cướp. Chứ có oan chỗ nào!?
Một ngày còn chờ Ðảng ban phép, ngày đó mình còn mang tâm thức nô lệ cho Ðảng, và không ai có thể cứu mình ra được.
Tuyên bố bỏ, là chấp nhận nó tồn tại, nhưng xấu. Nên tuyên bố bỏ là điều cần thiết, nhưng chưa đủ!
Ngày 7 tháng 12, 2013
UYÊN NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét