Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Ngày 10/12/2013 - Thôi sinh hoạt, xóa tên và bỏ Đảng

  • Nguy cơ chiến tranh Trung–Nhật trên biển Hoa Đông ? (RFI) - Vào lúc cả báo giới Pháp tập trung chú ý đến Nam Phi, nơi Nelson Mandela, người hùng của chủ nghĩa chống apartheid vừa qua đời, Le Figaro hôm nay 09/12/2013 không quên nhìn về phía Đông Á, và nêu lên câu hỏi về 'nguy cơ thật sự của một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản'.
  • Bắc Triều Tiên : Thanh toán nội bộ trên thượng tầng Nhà nước (RFI) - Trên đỉnh cao quyền lực của chế độ Bình Nhưỡng, từ gần 10 năm nay, thông tin đồn về việc ông Jang Song Thaek bị cho về vườn thường xuyên được đưa ra, nhưng sau đó lại thấy ông xuất hiện trở lại, mạnh mẽ hơn. Thế nhưng lần này, lịch sử có lẽ không tái diễn, với chiến dịch rầm rộ đang được chính quyền Bắc Triều Tiên tung ra, nhằm xóa bỏ vây cánh cũng như dấu vết của nhân vật chỉ gần đây thôi còn được coi là quyền uy bậc nhất trong chế độ.
  • Singapore bị sốc sau các vụ bạo động (RFI) - Những vụ bạo động xảy ra vào tối Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 09/12/2013 ở Singapore giữa những người lao động ngoại quốc và cảnh sát, đã gây sốc tại đảo ...
  • Thái Lan giải tán Quốc hội (RFI) - Khoảng 140.000 người xuống đường tại Bangkok đòi Thủ tướng Thái Lan từ chức. Bà Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Quốc hội.
  • Thái Lan tạm giảm bớt căng thẳng (BBC) - Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã giải tán nghị viện và chính phủ đề xuất tổ chức bầu cử ngày 2/2 tới để giải quyết khủng hoảng chính trị.
  • Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’ (BBC) - Báo chí Việt Nam cho biết ngành giáo dục trong nước đã chuẩn bị cho học sinh tham gia sát hạch PISA từ 2010 để đạt kết quả tốt.
  • Mỹ lập KH đối phó TQ trong Vùng phòng không (BaoMoi) - Vừa qua, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho hay Mỹ sẽ không tuân thủ tuyên bố của Trung Quốc về Vùng phòng không trên biển Hoa Đông và chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ các máy bay của nước này khi tiến vào khu vực trên.
  • Trung Quốc 'lấy làm tiếc' về vùng phòng không Hàn Quốc (BaoMoi) - (TNO) Sau gần một ngày “im hơi lặng tiếng”, Trung Quốc vào ngày 9.12 đã lên tiếng cho biết nước này “lấy làm tiếc” về việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không chồng lấn lên vùng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
  • ADIZ của Trung Quốc khuấy động Biển Đông? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Các quốc Đông Nam Á hy vọng, trước chỉ trích gay gắt của dư luận quốc tế về ADIZ ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ bỏ ý định lập ra một vùng tương tự ở Biển Đông.
  • ADIZ Hoa Đông khuấy động Biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Tin tức liên quan đến ADIZ của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông khiến các nước ven Biển Đông lo ngại về việc Bắc Kinh lại áp đặt một ADIZ khác trên vùng biển này.
  • Chuyên gia Hồng Kông: "TQ đang chuẩn bị chiến tranh chống Nhật Bản" (BaoMoi) - Chuyên gia quân sự Hồng Kông - Li Fung nhận định Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến vũ trang chống lại Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sau sự kiện Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông.
  • Nhật trả đũa Trung Quốc, ủng hộ Hàn Quốc mở rộng ADIZ (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Ngày 9/12, Chính phủ Nhật tuyên bố ủng hộ việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) để trả đũa Trung Quốc. Trước đó, Nhật tuyên bố sẽ phản đối nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông.
  • Nhật - ASEAN sẽ bàn cách đối phó với Trung Quốc? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông – PV) có thể sẽ được bàn trong Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản vào cuối tuần này tại Tokyo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết hôm nay (9/12).
  • 5 điểm yếu có thể khiến Liêu Ninh bị đánh đắm (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Tờ China Youth Daily (Trung Quốc) hôm 7/12 cảnh báo tàu sân bay Liêu Ninh có 5 điểm yếu lớn khiến nó không thể đương đầu với tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó tàu sân bay Liêu Ninh cũng nhận được sự hỗ trợ từ biên đội tàu hộ tống.
  • Nhật-Philippines có thể ký kết hiệp ước phòng thủ (BaoMoi) - Phát biểu trên truyền hình ngày 9/12, Tổng thống Philippines Aquino cho biết nước này cùng Nhật Bản có thể sẽ thảo luận về một hiệp ước phòng thủ khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhật-ASEAN tại Tokyo vào tuần tới.
  • ADIZ và chiến lược ‘Cây cải bắp’ của Trung Quốc (BaoMoi) - Tuyên bố gây tranh cãi gần đây của Trung Quốc về việc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) bao phủ các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông đã dấy lên lo ngại trong khu vực Đông Nam Á rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt một khu vực tương tự tại Biển Đông.
  • Hàn Quốc mở rộng ADIZ không làm căng tình hình (BaoMoi) - Hàn Quốc mở rộng ADIZ không làm căng tình hình
    4 5 24
    Hàn Quốc mở rộng ADIZ không làm căng tình hình
    Hàn Quốc dự định mở rộng vùng định dạng phòng không của mình để bao gồm cả vùng đại dương đang tranh chấp với Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 15/12.
    TIN LIÊN QUAN Trung Quốc thử thách quan hệ với Hàn Quốc bằng ADIZ (05/12) Mỹ khẳng định vị thế tại châu Á qua chuyến thăm của phó tổng thống Joe Biden (29/07) Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì liên lạc về ADIZ (06/12) Cơ quan Hàn Quốc và Trung Quốc đối thoại chiến lược (07/12) Hàn Quốc mở rộng Vùng nhận dạng phòng không tại khu vực tranh chấp (08/12)
    Hàn Quốc dự định mở rộng vùng định dạng phòng không của mình để bao gồm cả vùng đại dương đang tranh chấp với Trung Quốc. Đây là phản ứng với hành động gần đây của Trung Quốc thiết lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông.
    Việc Bắc Kinh thiết lập vùng phòng không mới đã làm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ nổi giận. Họ coi đây là một bước để Trung Quốc tiến tới xác lập kiểm soát vùng biển Hoa Đông. Nó sẽ củng cố tuyên bố chủ quyền các hòn đảo Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản.
    Khu ADIZ của Hàn Quốc sẽ bao gồm cả vùng không phận bên trên hòn đá ngầm đang tranh chấp giữa Bắc Kinh với Seoul. Hành động này đã được dự đoán từ lâu và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12.
    Seoul đã xây một trạm nghiên cứu hải dương trên hòn đá này từ 2003, cho phép họ kiểm soát thực tế vùng này. Nó nằm tây nam bán đảo Triều Tiên và cách đất liền Hàn Quốc 105 dặm, cách đất liền Trung Quốc 180 dặm.
    Trong tháng 11, Seoul đã kêu gọi Trung Quốc vẽ lại bản đồ phòng không để phản ánh quan ngại của họ. Sau khi yêu cầu đó bị từ chối Hàn Quốc nói sẽ tính tới chuyện mở rộng vùng phòng không của mình.
    Không đe dọa làm tăng căng thẳng
    Hành động này khó có khả năng tăng căng thẳng trong vùng. Trung Quốc đã phản ứng bình tĩnh trước kế hoạch của Hàn Quốc, bên cạnh hai nước khác là Nhật Bản và Mỹ.
    Hôm thứ sáu 6/12 phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Hàn Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc mở rộng
  • ECSADIZ và “sứ mệnh” Biden (BaoMoi) - TTCT - Chuyến đi Tokyo, Bắc Kinh, Seoul của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden - được dự trù từ trước và loan báo từ hôm 4-11, trước khi nổ ra vụ khủng hoảng ECSADIZ (khu vực nhận dạng phòng không biển Hoa Đông) - được kỳ vọng giúp hạ hỏa nguy cơ xung đột được xem là gần kề.
  • Nhật, Australia quan ngại Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông (BaoMoi) - Trong cuộc gặp ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã cùng bày tỏ quan ngại trước khả năng Trung Quốc có thể gây bất ổn ở Biển Đông bằng việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông hôm 23/11.
  • Nhật lôi kéo các nước chống Trung Quốc (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Tokyo hôm nay kêu gọi hành động toàn cầu chống lại tuyên bố của Trung Quốc về Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mới trên Biển Hoa Đông của nước này.
  • Bế mạc Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013 (BaoMoi) - Hơn 100 nghệ nhân của 19 CLB diều đến từ các tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nam Định, Hải Phòng, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã tham dự Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013 do Sở VHTTDL Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức. Sau hai ngày 7 và 8/12 thi đấu tại Khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu), người dân địa phương và du khách đã được chứng kiến rất nhiều tiết mục đặc sắc của gần 200 con diều với rất nhiều chủng loại khác nhau.
  • Liêu Ninh lộ kế hoạch tập trận trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo đó, các cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ được bắt đầu vào năm 2014 trên Biển Đông nhằm kiểm tra năng lực của tàu sân bay Liêu Ninh cùng khả năng không chiến cũng như chống hạm của tiêm kích hạm J-15 và chống tàu ngầm, trang Want China Times ngày 8/12 cho biết.
  • Trung Quốc tiếp tục thách thức Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm qua (8/12), ba tàu Trung Quốc đã tiến vào hải phận đang xảy ra tranh chấp với Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa tàu thuyền tới khu vực này kể từ khi thông báo thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" hồi tháng trước.

Thôi sinh hoạt, xóa tên và bỏ Đảng


Việt Nam có khoảng 3,7 triệu đảng viên cộng sản

Tin về một số nhân vật đấu tranh hoặc cây viết tự do tại Việt Nam công khai tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản vẫn đang thu hút dư luận trên các mạng xã hội.

Tuy nhiên, hiện tượng tự ý bỏ sinh hoạt, ‘lãn Đảng, thoái Đảng’ vì lý do cuộc sống hay chán Đảng lại không phải là mới mà đã diễn ra từ nhiều năm nay ở Việt Nam.

Dù các lãnh đạo ở Việt Nam hay phê phán chuyện ‘suy thoái’ tư tưởng của cán bộ đảng viên, thực tế cuộc sống cũng khiến sinh hoạt Đảng đều đặn trở nên khó khăn, chưa kể còn khó thực hiện khi đảng viên chuyển chỗ ở hoặc ra nước ngoài.

Ngoài ra, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho phép đảng viên ‘miễn sinh hoạt’ trong một số trường hợp cụ thể.

‘Nằm nhà cho khoẻ’

Theo báo Pháp Luật Thành phố HCM (6/2012), thủ tục ‘chuyển sinh hoạt Đảng’ tạo lỗ hổng khiến nhiều đảng viên chỉ cần khi đổi chỗ ở hoặc về hưu không mang giấy giới thiệu và hồ sơ gốc nộp cho nơi mới là xong, không cần sinh hoạt như là đảng viên nữa.

Bài báo bình luận:
"Không nộp giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là hình thức tự ra khỏi Đảng ‘trong sạch’ và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng"
“Quản lý đảng viên như thế thì tình trạng ‘tự ra khỏi Đảng’ sẽ ngày càng nhiều, bởi lẽ: Đảng viên đã nhiều năm công tác, nay được nghỉ hưu có tâm lý không muốn tham gia sinh hoạt Đảng; đảng viên chuyển từ cơ quan, tổ chức nhà nước ra ngoài kinh doanh cũng không muốn là đảng viên nữa, nhất là đối với những người làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài.”

“Việc ‘tự ra khỏi Đảng’ bằng hình thức này không gây ồn ào, bởi họ không ‘mang tiếng’ bị xóa tên hay khai trừ,” bài báo viết.

Nhìn vào cấp cơ sở, chuyện không sinh hoạt Đảng tự ý hoặc được miễn cũng không hiếm và đã có mấy năm nay.

Tạp chí Xây dựng Đảng bản điện tử (15/4/2008) đã có bài nhìn vào thực tế của sinh hoạt Đảng ở một phường của Hà Nội nơi khá đông đảng viên được miễn sinh hoạt:

“Tại chi bộ 1B thuộc Đảng bộ phường Ngọc Hà có 36 đảng viên thì chỉ có 19 đảng viên thuộc diện kiểm điểm, xếp loại, 17 đảng viên được miễn sinh hoạt không phải kiểm điểm, xếp loại chiếm gần 50%.”

“Cuộc họp tổng kết công tác cuối năm của chi bộ 1B, mặc dù tất cả đảng viên miễn sinh hoạt được mời nhưng chỉ có 3/17 đảng viên được miễn sinh hoạt đến họp.“

Bài báo cũng thẳng thắn mô tả lý do và thái độ của một số ‘đảng viên được miễn sinh hoạt’:

“Có đồng chí cả năm không một lần họp chi bộ nhưng quanh năm đi lễ chùa trong nước và du lịch nước ngoài. Khi hỏi một đảng viên được mời mà không đi họp, đồng chí đó trả lời: 'Được miễn rồi đi họp làm gì, nằm nhà cho khoẻ'".


Lao động xa nhà, xa nơi cư trú khiến sinh hoạt Đảng sút giảm

“Một số đồng chí còn không tham gia học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

Bài báo cũng viết: “Tóm lại, không ít đảng viên sau khi được miễn công tác và sinh hoạt rất ít liên lạc với tổ chức đảng, các đồng chí đó hoàn toàn tự do, không được quản lý, giám sát, đi đâu, làm gì tổ chức đảng không biết.”

Xóa tên và gia nhập

Hiện tượng đảng viên cộng sản đi lao động nước ngoài hoặc ra nước ngoài thăm thân, làm ăn sinh sống cũng khiến sinh hoạt Đảng sút giảm.

Chẳng hạn truyền thông Nghệ An hồi tháng 10/2012 có bài ‘Những bất cập trong quản lý đảng viên đi xuất khẩu lao động’ về chuyện phải xóa cả tên đảng viên với người đi lao động nước ngoài.

“Hiện Đảng bộ tỉnh có gần 17.000 đảng viên, trong đó, có khoảng vài nghìn đảng viên đi làm ăn xa và gần 1.000 đảng viên đi xuất khẩu lao động.”

Theo Tỉnh ủy Nghệ An “trong số 659 đảng viên đi xuất khẩu lao động thì chỉ có 96 đồng chí chuyển đảng chính thức, chiếm 14,6%, 23 đồng chí chuyển đảng tạm thời chiếm 3,5%."

"Có đến 540 đồng chí không làm thủ tục chuyển đảng, vi phạm điều lệ Đảng chiếm gần 82%, trong đó, đã xử lý kỷ luật theo hình thức xóa tên đối với 405 đồng chí.”

Vẫn tin từ Nghệ An cho hay “hầu hết, đảng viên đi xuất khẩu lao động đều chấp nhận xóa tên khỏi danh sách đảng viên, rất ít trường hợp hoàn thiện các thủ tục chuyển Đảng theo đúng điều lệ”.

Dù không có con số chính thức trên toàn quốc, truyền thông Nghệ An nói chỉ riêng trong tỉnh “có hàng nghìn đảng viên đi làm ăn ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn mà không chuyển đảng đến nơi tạm trú”, tức là về thực tế không còn sinh hoạt Đảng.

Hiện cũng không rõ tình trạng sinh hoạt Đảng ở nước ngoài mà chính thức là trách nhiệm của các cơ quan lãnh sự, đại sứ quán Việt Nam phụ trách diễn ra như thế nào.

Tuy thế, các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra "những khó khăn, thách thức" cho công tác này.

Trong nước, Nghệ An không phải là tỉnh duy nhất có hiện tượng ‘thoái Đảng’.

Một bài trên Nhân Dân (28/9/2013) về khối kinh tế, công nghiệp của Bắc Giang đã thừa nhận bệnh lơ là với Đảng:

“Nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy không có thời gian nghiên cứu kỹ hết tài liệu, không tham gia hết các cuộc họp, vì vậy việc quán triệt, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của Ðảng đến đảng viên không hết, không sâu.”


Mỗi năm công an Việt Nam có thêm chừng 6000 đảng viên

Tuy thế, Bắc Giang đã khắc phục được thách thức và “kết nạp hơn 500 đảng viên là cán bộ, công nhân, người lao động” tính từ 2010 đến nay, theo báo Nhân Dân.

Một ngành khác có vẻ như đã thu hút thêm đảng viên cộng sản chính là ngành công an.

Vẫn theo Nhân Dân (22/03/2013), đảng bộ toàn ngành công an đã kết nạp được 29.543 đảng viên trong năm năm qua, mỗi năm trung bình có thêm gần 6 nghìn đảng viên mới.

Tính đến hết 2011 cả Việt Nam có 3,7 triệu đảng viên cộng sản.
(BBC)

Thái Lan giải tán Quốc hội

Des manifestants antigouvernementaux à Bangkok, le 9 décembre 213
Des manifestants antigouvernementaux à Bangkok, le 9 décembre 213 (REUTERS)

Thanh Hà (RFI)

Khoảng 140.000 người xuống đường tại Bangkok đòi Thủ tướng Thái Lan từ chức. Bà Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Quốc hội. Cử tri Thái Lan được kêu gọi đi bầu thời hạn vào đầu tháng 2/2014. Đảng Puea Thai đang cầm quyền tiếp tục do bà Yingluck lãnh đạo có nhiều triển vọng thắng cử.

Vào sáng nay 09/12/2013, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra thông báo giải tán Quốc hội để chấm dứt khủng hoảng chính trị đã kéo dài từ một tháng qua. Quyết định trên chưa xoa dịu tình hình. Cảnh sát Bangkok cho biết khoảng 100.000 người biểu tình tại thủ đô Thái Lan vào hôm nay. Họ tiếp tục đòi trục xuất gia đình Shinawatra ra khỏi guồng máy quyền lực.

Đối lập Thái đưa ra con số 140.000 người xuống đường chỉ riêng tại Bangkok. Lãnh đạo phong trào nổi dậy, ông Suthep Thaugsauban, tuyên bố mục tiêu cuối cùng vẫn là lật đổ nội các Yingluck.
Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, chưa lên tiếng sau việc bà Yingluck thông báo giải tán Quốc hội. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đảng cầm quyền Puea Thai của bà Yingluck có nhiều triển vọng vẫn chiếm được đa số rộng rãi, do đảng này được thành phần cử tri ở các tỉnh thành và nông thôn ủng hộ. Trong khi đó, đảng Dân chủ chỉ có sức thuyết phục các thành phần trí thức và tầng lớp trung lưu chủ yếu sống ở thành phố.

Theo phân tích của chuyên gia về Thái Lan Pavin Chachavalpongun, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại đại học Tokyo, giải tán Quốc hội chỉ là một lối thoát « tạm thời » bởi không có gì bảo đảm là đảng Dân chủ sẽ tuân thủ luật chơi và chấp nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Cũng chưa ai biết là đảng đối lập sẽ tẩy chay cuộc bầu cử được dự trù vào đầu tháng 2/2014 hay không.

Trở lại với cuộc xuống đường rầm rộ của người dân ở thủ đô Bangkok hôm nay, thông tín viên đài RFI Frédéric Belge tường thuật :

« Từ nhiều năm qua, thủ đô Bangkok chưa từng trải qua một cuộc tập hợp đông đảo như hôm nay. Khoảng một trăm ngàn người thuộc đủ mọi thành phần tràn ngập đường phố. Từ giới sinh viên, công chức đến các doanh nhân, và còn nhiều thành phần khác trong xã hội dân sự Thái Lan đang tiến về trụ sở chính phủ. Họ muốn chứng minh quyết tâm lật đổ nội các Yingluck, gạt gia đình Shinawatra ra khỏi bộ máy quyền lực Thái Lan. Đây là một chính quyền mà người biểu tình cho là bị ruỗng nát vì nạn tham nhũng.

Một người biểu tình quãng độ 50 tuổi giải thích vì sao ông cho rằng cuộc tuần hành hôm nay vô cùng quan trọng. Ông nói, từ nhiều năm qua, chính quyền do gia đình Thaksin thao túng quá tham ô. Tình hình càng ngày càng tệ.

Thực ra, đòi hỏi bà Yingluck từ chức không còn tính thời sự, bởi vì Thủ tướng Thái Lan vừa thông báo giải tán Quốc hội. Thái Lan có 60 ngày để bầu lại Quốc hội. Phe đối lập chưa mãn nguyện và họ yêu cầu Quốc vương chỉ định một chính phủ lâm thời. Một Hội đồng nhân dân sẽ điều hành đất nước cho đến ngày Thái Lan bầu lại Quốc hội. Đó là điều lãnh đạo phong trào nổi dậy, Suthep Thaugsuban mong muốn ».

Nga đóng cửa hãng tin RIA Novosti


Giới chỉ trích lo ngại diễn biến mới là để ông Putin thắt chặt kiểm soát truyền thông

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đóng cửa hãng tin nhà nước RIA Novosti, thành lập một hãng thông tấn mới.

Trong một nghị định bất ngờ vào hôm 9/12, ông nói nó sẽ được thay bằng một hãng tin có tên Nước Nga Ngày nay.

Dẫn dắt hãng thông tấn mới là Dimitry Kiselev, một người ủng hộ Điện Kremlin nhiệt thành và có quan điểm chống người đồng tính.

Nghị định này hợp nhất RIA Novosti với hãng phát thanh quốc gia Tiếng nói nước Nga để làm thành hãng thông tấn Nước Nga ngày nay.

Đài Tiếng nói nước Nga có ban tiếng Việt, và chưa rõ quyết định mới sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các ban ngôn ngữ tại đây.

RIA Novosti là hãng tin lớn nhất của Nga.

Nhân vật được bổ nhiệm, Dimitry Kiselev, gây tranh cãi vì cáo buộc thân chính phủ và công khai chống người đồng tính.

Ông này được công chúng biết đến qua chương trình điểm tin hàng tuần trên kênh Rossiya, nơi ông công kích phe đối lập.

Phóng viên BBC Daniel Sandford ở Moscow nói trong giai đoạn cầm quyền của ông Putin, RIA Novosti cố gắng có tường thuật cân bằng cho khán giả Nga và quốc tế.

Mặc dù thuộc nhà nước, đài này vẫn phản ánh quan điểm của đối lập và tường thuật nhiều chủ đề khó cho Điện Kremlin.

Nói về sự đóng cửa của chính mình, bản tin của RIA nói “đây là diễn biến mới nhất trong một loạt sự chuyển dịch trong không gian tin tức của Nga, có vẻ là chỉ dấu rằng nhà nước thắt chặt kiểm soát trong khu vực truyền thông vốn đã bị quản lý chặt chẽ”.
(BBC)

Singapore bị sốc sau các vụ bạo động

Bạo động tại khu "Little India", Singapore, đêm 08/12/2013
Bạo động tại khu "Little India", Singapore, đêm 08/12/2013 (© Reuters)

Thụy My (RFI)

Những vụ bạo động xảy ra vào tối Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 09/12/2013 ở Singapore giữa những người lao động ngoại quốc và cảnh sát, đã gây sốc tại đảo quốc đa chủng tộc vốn có tiếng là văn minh.

Mười tám người bị thương và nhiều xe cảnh sát bị đốt cháy trong các vụ bạo động xảy ra lần đầu tiên kể từ năm 1969 đến nay, làm sống lại các kỷ niệm về những vụ bạo động sắc tộc đã từng làm rúng động Singapore.

Theo phía cảnh sát, các vụ nổi dậy đã diễn ra sau khi một người Ấn Độ bị xe buýt cán chết tại khu « Little India », nơi hàng ngàn công nhân xây dựng Ấn vẫn tập họp lại ngày Chủ nhật để thư giãn nhân ngày nghỉ, đôi khi nhậu nhẹt quá trớn. Khoảng 400 người đã tấn công chiếc xe buýt gây tai nạn và các xe cảnh sát, khiến mười nhân viên công lực bị thương. Có 27 người trong đó có 26 người Nam Á bị bắt, 25 chiếc xe bị đốt cháy trong đó có 16 xe cảnh sát.

Những hình cảnh của các vụ bạo động này đã gây sốc cho người dân Singapore, đất nước yên bình đã quen với trật tự tuyệt đối do chính quyền thiết lập.

Các vụ bạo động đã hé lộ mặt trái của thủ đô tài chính giàu có, mà thành công lệ thuộc vào đội ngũ đông đảo người lao động nước ngoài, nhất là người Ấn. Những người này cho rằng họ bị gạt ra bên lề phép lạ kinh tế Singapore. Sự hiện diện của họ thường là mục tiêu chỉ trích của những người Singapore gốc, trái ngược với hình ảnh chính thức lâu nay về một thành phố đa chủng tộc hài hòa.

Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố : « Chúng tôi không từ bỏ một nỗ lực nào để tìm ra các thủ phạm và sẽ thẳng tay áp dụng luật pháp ».

Rất nhiều lời bình trên các trang mạng bày tỏ sự bàng hoàng khi một sự kiện như thế có thể xảy ra tại Singapore. Nhiều người đoán rằng sau các vụ bạo động này có thể diễn ra các vụ nổi dậy sắc tộc khác, nhưng các nhà phân tích tỏ ra thận trọng.

Devadas Kríhnadas, người sáng lập công ty tư vấn rủi ro Future-Moves cho rằng đây chỉ là một « sự cố đơn lẻ ». Theo ông : « Sự kiện có những người lao động nước ngoài liên can là ngẫu nhiên và không phải là trung tâm, không có minh chứng nào cho phép khái quát hóa thành một nhóm, một chủng tộc hay phái tính nào ». Còn Bộ trưởng Giao thông Lui Tuck Yew, đại biểu khu Little India nhận định « rượu có thể là một nhân tố ».

Người Singapore gốc Hoa chiếm đại đa số trong 5,4 triệu dân ; tiếp theo là người gốc Mã Lai theo đạo Hồi, rồi mới đến người gốc Ấn.

Bắc Triều Tiên : Thanh toán nội bộ trên thượng tầng Nhà nước

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (P) và ông Jang Song-taek, Bình Nhưỡng, ngày 16/02/2012
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (P) và ông Jang Song-taek, Bình Nhưỡng, ngày 16/02/2012 (Mandatory Credit REUTERS/Kyodo/Files)

Trọng Nghĩa (RFI)

Trên đỉnh cao quyền lực của chế độ Bình Nhưỡng, từ gần 10 năm nay, thông tin đồn về việc ông Jang Song Thaek bị cho về vườn thường xuyên được đưa ra, nhưng sau đó lại thấy ông xuất hiện trở lại, mạnh mẽ hơn. Thế nhưng lần này, lịch sử có lẽ không tái diễn, với chiến dịch rầm rộ đang được chính quyền Bắc Triều Tiên tung ra, nhằm xóa bỏ vây cánh cũng như dấu vết của nhân vật chỉ gần đây thôi còn được coi là quyền uy bậc nhất trong chế độ.

Dấu hiệu rõ nhất cho thấy ngày tàn của người được mệnh danh là “nhiếp chính vương” của đương kim lãnh đạo Kim Jong Un là thông báo chính thức vào hôm nay 09/12/2013 của hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA về sự kiện ông Jang Song Thaek bị loại trừ.

Theo KCNA, nhân một cuộc họp vào hôm qua (08/12/2013), cơ chế lãnh đạo cao nhất của đảng Lao động Bắc Triều Tiên đã quyết định “loại trừ ông Jang Song Thaek và thanh lọc đồng bọn” của nhân vật này. Trong một thông báo mang tính chất một lời cảnh cáo, chế độ Bình Nhưỡng nói rõ rằng, kẻ bị loại trừ đã thành lập một nhóm nổi loạn bên trong Đảng, bổ nhiệm những người trung thành vào các vị trí then chốt để phục vụ cho tham vọng chính trị của mình.

Cũng theo nguồn tin trên, ngoài tội lập phe nhóm “phản cách mạng”, ông Jang Song Thaek còn bị cáo buộc vào nhiều “tội ác” như “quan hệ không phù hợp” với phụ nữ, “bị tiêm nhiễm lối sống tư bản chủ nghĩa”.

Theo KCNA : “Là một con người bệnh hoạn về mặt ý thức hệ, lại vô công rồi nghề và ù lì, Jang Song Thaek đã sử dụng ma túy và lãng phí ngoại tệ trong sòng bạc khi được ra trị bịnh ở nước ngoài bằng chi phí của Đảng”.

Như vậy, Bình Nhưỡng đã chính thức xác nhận vụ thanh trừng nhân vật mà cho đến gần đây, còn được coi là kẻ quyền thế bậc nhất tại Bắc Triều Tiên từ ngày Kim Jong Un lên kế nhiệm cha mình Kim Jong Il trong cương vị lãnh đạo đất nước hồi tháng 12/2011.

Vốn là chồng của em gái cố lãnh đạo Kim Jong Il, ông Jang Song Thaek, 67 tuổi, được coi là nhân vật thân tín, trợ giúp việc nước cho người cháu trai của mình trong giai đoạn chuyển tiếp. Trong nhiệm vụ được coi là nhiếp chính đó, ông mặc nhiên trở thành nhân vật số hai của chế độ, với rất nhiều quyền hạn trong tay.

Tin tức về việc ông Jang Song Thaek bị thất sủng đã được tình báo Hàn Quốc tiết lộ từ tuần trước với một loạt thông tin về quy mô rầm rộ của chiến dịch thanh trừng ở thượng tầng “vương triều Cộng sản” Bắc Triều Tiên.

Chiến dịch này nhắm vào vây cánh hiện nay của ông Jang Song Thaek. Hai trong số các cố vấn thân cận nhất của ông đã bị xử tử. Một người khác, đã mau mắn trốn qua Trung Quốc và hiện đang được tình báo Hàn Quốc bảo vệ, chờ ngày đưa về Seoul. Người thân của ông đang làm đại sứ ở nước ngoài cũng bị triệu hồi về nước.

Tính chất gay gắt của cuộc thanh trừng còn thể hiện qua các cố gắng của chế độ nhằm xóa bỏ ông Jang Song Thaek và người thân ra khỏi ký ức của người Bắc Triều Tiên.

Theo hãng AFP, đài truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên mới đây đã tìm mọi cách xóa bỏ hình ảnh của ông Jang Song Thaek trong một bộ phim tài liệu về Kim Jong Un, vốn có rất nhiều đoạn cho thấy hình của ông. Mặt khác, bất kỳ thông tin về ông, về vợ ông và hai cố vấn bị xử tử đều đã bị xóa khỏi trang web của hãng tin chính thức KCNA.

Giải thích về nguyên nhân khi ông Jang Song Thaek bị thanh trừng, giới phân tích đều cho rằng, vì nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đã củng cố hoàn toàn được địa vị của mình, do đó không còn chấp nhận được một người nhiếp chính có quyền lực và có khả năng chống lại mình.

Phải nói là Jang Song Thaek đã nhiều lần bị thất sủng, nhưng sau đó ông đều được khôi phục chức vụ, thậm chí còn được thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, với quy mô rầm rộ của chiến dịch thanh trừng nhắm vào ông, khả năng ông trở lại hầu như không có. Paik Hak Soon, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Sejong ở Hàn Quốc thẩm định : “Lần này thì ông ta sẽ phải ra đi vĩnh viễn. Ông ta sẽ không tài nào quay trở lại”.

Cuộc thanh trừng công khai ở Bắc Triều Tiên là dấu hiệu chuyển tiếp lãnh đạo

SEOUL — Bắc Triều Tiên đã xác nhận người chú và cũng là người đỡ đầu của lãnh tụ Kim Jong Un, ông Jang Song Thaek đã bị lật đổ trong một cuộc thanh trừng công khai. Các chuyên gia phân tích chính trị nói việc bãi chức được quảng bá rầm rộ ngụ ý như một lời cảnh cáo để bảo đảm sự trung thành vào lúc nhà lãnh đạo trẻ tuổi củng cố thế lực. Từ Seoul, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên hôm nay xác nhận các bản tin tình báo nói rằng ông Jang Song Thaek đã bị tước hết quyền lực và chức vụ vì tội tham nhũng và bè phái.
Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên KCNA nói ông Jang và những người đồng bọn đã lạm dụng quyền thế trong các hành động chống lại đảng cộng sản và làm lơ trước các mệnh lệnh của lãnh tụ Kim Jong Un, là cháu vợ của ông.
Ông Kim Jong Un và người chú, ông Jang Song Thaek. Ông Jang và những người đồng bọn đã lạm dụng quyền thế trong các hành động chống lại đảng cộng sản

Ông Jang đã bị bãi chức phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng nhiều thế lực của Bắc Triều Tiên, và bị cáo buộc sử dụng ma tuý, cờ bạc, chơi gái và ăn uống xa hoa.
Ðài truyền hình trung ương Triều Tiên chiếu các hình ảnh bị binh sĩ mặc quân phục ông Jang bắt đi tại một cuộc họp tại văn phòng chính trị của Ðảng Lao động với sự tham dự của ông Kim Jong Un. Việc ông bị bãi chức cũng được đưa lên trang nhất của tờ báo chính thức Rodong Sinmun.
Ông Andrei Lankov là giáo sư môn sử Triều Tiên tại trường đại học Kookmin. Ông nói tuy việc thành trừng chính trị ở Bình Nhưỡng không có gì là khác thường, mức độ quảng bá trong trường hợp này là điều chưa từng thấy trước đây.
Ông Kim Jong Un và người chú, ông Jang Song Thaek. Ông Jang và những người đồng bọn đã lạm dụng quyền thế trong các hành động chống lại đảng cộng sảnÔng Kim Jong Un và người chú, ông Jang Song Thaek. Ông Jang và những người đồng bọn đã lạm dụng quyền thế trong các hành động chống lại đảng cộng sản
“Trước đây, hàng trăm và có thể là hàng ngàn giới chức cấp cao đã từng bị thanh lọc. Một số bị hành quyết, một số bị gửi đi sống lưu vong hoặc vào tù. Một số cuối cùng lại quay trở lại chức vụ. Tuy nhiên, với rất ít truờng hợp ngoại lệ ở Bắc Triều Tiên các vụ thanh trừng vẫn luôn luôn cố định. Khác với Liên bang Xô viết chẳng hạn, khi họ bãi chức một giới chức cấp cao thì họ không công khai hóa việc này. Và nêú có, thì cũng chưa bao giờ tới mức độ như lần này.”
Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra cho ông Jang hoặc liệu nhân vật 67 tuổi này có bị truy tố về tội hình sự nào hay không.
Cơ quan tình báo Nam Triều Tiên, Sở Tình báo Quốc gia, tuần trước đã tiết lộ lần đầu việc bãi chức ông Jang, việc hành quyết hai người trợ lý của ông và một cuộc thanh trừng các ủng hộ viên.
Các chuyên gia phân tích chính trị nói các động thái dường như nhắm mục đích cảnh báo các giới chức chống lại lãnh tụ Kim Jong Un rằng ngay cả liên hệ gia cũng không bảo vệ được họ.
Ông Cheong Seong-chang là một giảng viên kỳ cựu tại Viện Sejong của Nam Triều Tiên.
Ông Cheong nói các hoạt động của ông Jang Song Thaek đã trở thành một vấn đề khi ông tìm cách xác lập quyền hành mạnh hơn ông đã có dưới thời ông Kim Jong Il. Hai trong số các trợ lý của ông đã bị hành quyết tại một tòa án binh, và ông đoán là ông Jang Song Thaek sẽ bị gửi đến một trại tập trung hay bị trừng trị nặng hơn nữa.
Ông Jang Song Thaek đã bị thanh trừng một cách thầm lặng hai lần trước đây dưới thời cựu lãnh tụ Kim Jong Il, người anh em rể của ông ta. Nhưng ông Jang đã được giải cứu và phục chức với sự giúp đỡ của bà vợ và người dì của ông Kim Jong Un, là bà Kim Kyong Hui.
Hai vợ chồng ông đã phụ giáo cho ông Kim Jong Un sau cái chết của thân phụ nhưng các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên nói bà Kim Kyong Hui đã bị đau ốm và mất ảnh hưởng.
Phần lớn giới lãnh đạo cấp trung ương của Bắc Triều Tiên là từ thời ông Kim Jong Il và ở độ tuổi 60 và 70, khiến các chuyên gia phân tích đi đến chỗ tranh luận về mức độ trung thành của họ đối với ông Kim Jong Un mới có 30 tuổi.
Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 2 năm, lãnh tụ Kim Jong Un đã thây thế hơn 40 phần trăm các giới chức cấp cao để củng cố sự cai trị của mình bằng một thế hệ trẻ hơn trung thành với ông ta.
Cuộc cải tổ quyền lực đã gây quan ngại về sự ổn định chính trị tại quốc gia nghèo khó có vũ khí hạt nhân này.
Ông Lankov nói rủi ro của việc bãi chức ông Jang có phần chắc mang tính tạm thời trong khi lợi ích về phía lãnh tụ Kim Jong Un mang tính dài hạn.
“Tôi sẽ không đánh giá thấp tác động này bởi vì, cùng lúc, nó chứng tỏ cho giới quan liêu rằng người thanh niên này là một người đáng sợ và tốt hơn là chớ nên gây rắc rối với ông ta. Và rút cuộc thì sự sợ hãi đó có thể làm gia tăng sự ổn định trong nước.”
Trước khi bị bãi chức, ngoài những chức vụ khác, ông Jang Song Thaek phụ trách các đặc khu kinh tế liên doanh với Trung Quốc.
Ông Daniel Pinkston là phó giám đốc vùng Ðông Bắc Á của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế. Ông nói việc thanh trừng ông Jang có phần chắc sẽ không tác động đến bang giao với Bắc Kinh.
“Với ông Jang bị gạt sang một bên, tôi không thấy có thay đổi nào quan trọng trong mối bang giao đó. Và Trung Quốc có động cơ giữ nguyên chế độ và bảo đảm là Bắc Triều Tiên được ổn định. Và theo tôi họ sẽ tiếp tục mức độ hỗ trợ mà chúng ta thấy trước đây.”
Tin tức của giới truyền thông Nam Triều Tiên cho hay một viên trợ lý của ông Jang đã bỏ trốn sang Trung Quốc hồi tháng 11 và hiện đang bị Nam Triều Tiên câu lưu. Các giới chức ở Seoul và Bắc Kinh không xác nhận vụ đào tỵ theo lời cáo buộc này.
Daniel Schearf (Phóng viên V OA tại Seoul)
Theo VOA
 

  • Reviving the maritime Silk Road (Washington Post) - More than 600 years ago, the legendary Ming Dynasty diplomat Admiral Zheng He made seven epic journeys to the West via a route known as the maritime Silk Road.
  • Brew-haha is justified (Washington Post) - Finding a coffee house where you can get an authentic coffee in a third- or fourth-tier city in China can be very difficult.
  • GTI launches new English website (Washington Post) - The Global TD-LTE Initiative (GTI) launched its new English website today, to provide the latest in news and social activities in telecommunication fields.
  • China cultivates plans to boost grain output (Washington Post) - Despite rising imports, China is committed to feeding its people on its own, though it will also take advantage of the global market, Minister of Agriculture Han Changfu reaffirmed on Friday.
  • CSRC to boost IPO reform plan (Washington Post) - The China Securities Regulatory Commission will launch a support system for the nation's IPO reform plan and strictly implement a delisting system, the commission said on Friday.
  • Britain set to OK Huawei cyber center (Washington Post) - Huawei will sink $200m into a new research and development center in the UK and is working with BT Group to expand a national broadband network in UK.
  • Banks not allowed to use Bitcoin (Washington Post) - China's central bank barred financial institutions from handling Bitcoin transactions after investors lost money on fraudulent online platforms for the virtual currency.
  • Fashion fur summer (Washington Post) - While it may be a chilly Beijing winter, world-famous fur and leather provider Kopenhagen Fur hosted a spring/summer fashion show in the city's trendy 751 D Park.
  • The big apple's big carats (Washington Post) - To most people, an obvious show of wealth may come in the form diamonds. But to a few, the style and rarity of jewels transcend the need for the blatant display of wealth.
  • Giving gratitude (Washington Post) - A Thanksgiving feast hosted by China Daily brings together organic food producers and hotels seeking top-quality fare. Wang Kaihao and Sun Ye get into the table talk.
  • Savoring Catalan, bite by bite (Washington Post) - Alongside the Spanish tradition of dining for three or four hours every evening, the city has countless bars with delicious tapas that tempt folks to postpone the dinner hour until well into the night.
  • Nation worked up over days off (Washington Post) - The debate over the length and sum of public holidays belies the deeper causes of a weak private sector and decisions that should be made below the national level.
  • At Mao's Table (Washington Post) - History is in the food at Cheng Fu Yan, literally translated as "Cheng's official banquet". Few people would fail to notice the importance of its location, as they arrive at No 38 Nanchangjie.
  • Smog disrupts daily life in Nanjing (Washington Post) - For many Nanjing residents, the closure of the city's schools, expressways, ferries and airport on Thursday because of heavy smog was just as irritating as the pollution.
  • Finding the green side of crabs (Washington Post) - Liu Yuanju and his wife closed their small rural restaurant in 2004 and started to raise crabs in a small pond in their backyard. Almost 10 years later, their business, in Dongying in East China's Shandong province, has expanded into a crab farm that can bring in 2.5 million yuan ($408,500) a year.
  • Royal care for swans (Washington Post) - If Li Jian were Prince Siegfried in Swan Lake, the princess would be Xiao Xue (Little Snow). Li, 28, is a poultry feeder at the Yellow River Delta National Nature Reserve in Dongying, East China's Shandong province. The young man can be easily spotted on the vast wetlands, not because of his deep sun-tanned skin, but the white swan often clumsily tagging along with him. The swan is one of the birds that the young man takes care of, and it has won much of his attention. "When we found her in 2007, she had serious wing injuries and was left behind by a flock of swans on their way to the south," Li says.
  • 3rd Plenum 'a success': expert (Washington Post) - China watchers should expect "significant movement" from the government in the next six months as the country begins implementing planned reforms detailed in the Third Plenum document, an expert said.
  • Experts interpret the Chinese Dream (Washington Post) - Officials and scholars from around the world offered diverse views of how the Chinese Dream concept championed by President Xi Jinping will benefit the country and the world at a seminar in Shanghai on Saturday.
  • Nations to jointly tap nuclear markets (Washington Post) - China and France will jointly explore the international nuclear power market, while pushing ahead with existing nuclear projects.
  • Xi leads China's tributes to Mandela (Washington Post) - President Xi Jinping expressed deep grief on Friday over the death of former South African presidentNelson Mandela, extending sincere sympathy to Mandela's family on behalf of the Chinese government and people.
  • Broader economic prospects pursued (Washington Post) - Premier Li Keqiang and visiting US Vice-President Joe Biden envisioned broader economic cooperation between the world's top two economies during a meeting on Thursday.
  • Chinese food-delivery workers want NYC e-bike ban repealed (Washington Post) - "Mayor Bloomberg Destroys the Livelihood of Food Delivery Workers," some of the neatly handwritten signs read. Others called on New York Mayor-elect Bill de Blasio to repeal a ban on electric bicycles (e-bikes).
  • Dialogue 'key to relations' (Washington Post) - Strengthening dialogue and cooperation is the "correct choice" for China and the United States, President Xi Jinping told visiting US Vice-President Joe Biden on Wednesday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét