Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Tin ngày 23/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc


Vì sao Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau chuyến công du Trung Quốc hồi trung tuần tháng Sáu, đã vội vã lên lịch đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ngày 25/07/2013 ? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có nhà phân tích cho rằng chính mối đe dọa đến từ Trung Quốc – ghi nhận nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang – đã thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc cử ông qua Mỹ.
Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Vietnam Between Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới búa) đăng ngày 18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không dễ dàng.
Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng sự dè dặt của Mỹ trong việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các nước trong khu vực về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa Kỳ – vốn chỉ được loan báo trước một thời gian ngắn – nơi mà các cựu chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành ngoại giao và quốc phòng.
Ông David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, tự hỏi rằng phải chăng chuyến đi thăm đột ngột này cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn sàng thắt chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ ? »
Sau đây là toàn văn bài phân tích của nhà báo David Brown :
« Các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia thường phải mất vài tháng để tổ chức, nhưng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sắp đến Washington trong một thời gian rất ngắn sau ngày chuyến công du được thông báo, và ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh đạo Trung Quốc. Phải chăng là ông Sang và đồng nghiệp của ông đã quyết định trả cái giá mà Mỹ đã đặt ra cho việc thiết lập một quan hệ “đối tác chiến lược” ?
Vào đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định với một tiểu ban Quốc hội rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bán vũ khí, vẫn chưa thể xúc tiến cho đến khi có được sự « cải thiện liên tục, bền vững và kiểm chứng được về tình hình nhân quyền. »
Các quan chức này đã công khai hóa một thông điệp từng được họ kín đáo nêu lên (với phía Việt Nam) từ một vài năm nay. Cuộc điều trần của quan chức ngoại giao Mỹ trên đây hầu như không được ai chú ý, ngoại trừ các phương tiện truyền thông trực tuyến vốn thêm củi lửa cho phong trào ly khai tại Việt Nam.
Đàn áp giới chống Trung Quốc vì ngả theo Bắc Kinh ?
Một cách trùng hợp, công an Việt Nam đã bắt giữ thêm ông Phạm Viết Đào, một blogger, vào ngày 13/06, và cáo buộc ông « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ». Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm nay, gấp đôi so với tốc độ của năm 2012.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy bộ phận an ninh mạng của công an Việt Nam đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher – do hãng Gamma International, trụ sở tại Anh, làm ra – để cài phần mềm gián điệp vào trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các trang blog bất đồng chính kiến.
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Chiến dịch đàn áp blogger dường như đã phản ánh việc chế độ đang nghiêng về phía Trung Quốc, đối tượng căm ghét của giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến đã đả kích chế độ mà họ cho là đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam chống lại láng giềng khổng lồ của minh. Bằng chứng cụ thể : Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.
Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, dù không phải là không đáng kể, những hoàn toàn không bì kịp Trung Quốc. Thay vì chấp nhận rủi ro xung đột bắt nguồn từ các tranh chấp bãi đá và rạn san hô – và có thể là dầu khí – giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược của Trung Quốc bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình và bằng cách thiết lập các mối « quan hệ chiến lược » với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao rất khiêm tốn.
10 thành viên ASEAN luôn luôn nói đến tính chất « trung tâm » của khối trong các vấn đề khu vực, nhưng lại thất bại trong việc thành lập một mặt trận chung chống lại yêu sách lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc. Trong khi đó, do thận trọng để khỏi bị lôi kéo vào việc bảo vệ các hòn đảo nhỏ của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ « không đứng về phía nào » trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Cũng vì lo ngại trước khả năng bị một siêu cường đang lên trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết các thủ đô ASEAN đã tránh thách thức trực tiếp việc Bắc Kinh đòi quyền bá chủ trên vùng biển nằm giữa Hồng Kông và Singapore.
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi nhận về các chuyến thăm của ngư dân Trung Quốc hàng thế kỷ trước đây. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ quốc tế khác. Giới làm chính sách ở Washington đồng ý rằng các tuyên bố chủ quyền dày đặc liên quan đến Biển Đông cần phải được tháo gỡ bằng cách tham khảo các luật lệ đó. Nhưng lập trường này lại bị suy yếu do việc Mỹ đã nhiều lần thất bại trong việc phê chuẩn UNCLOS, và thất bại của 4 nước ASEAN ở tuyến đầu, không dàn xếp được các mâu thuẫn giữa họ với nhau. Tình trạng này không thể khiến Washington tích cực nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách áp đặt sự đã rồi (tại Biển Đông).
Khi quan hệ Việt Trung căng thẳng vì Biển Đông, người Việt Nam nghĩ ngay đến Mỹ
Khi căng thẳng gia tăng, những người Việt Nam không phải là đảng viên và một nhóm quan trọng trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh kinh tế và quân sự mặc nhiên với Mỹ. Cũng đã có những tiến bộ về khả năng Việt Nam gia nhập khối Quan hệ Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đang hình thành do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ, trong bốn năm gần đây, các cuộc tham vấn với lực lượng vũ trang Mỹ đã được mở rộng đáng kể. Trong tháng Sáu chẳng hạn, các sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã đi một vòng các căn cứ Mỹ.
Cho đến tuần trước, kiểu quan hệ giữa hai quân đội như kể trên – vốn có mục tiêu nhắn nhủ Trung Quốc là Việt Nam cũng có chọn lựa khác – dường như đã đạt đến giới hạn tự nhiên của nó – các chuyến thăm hữu nghị và một chút hợp tác đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như tìm kiếm và cứu hộ. Một năm trước đây, Việt Nam đã từ chối đề nghị của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta muốn Việt Nam tiếp nhận lình và tàu chiến Mỹ luân phiên ghé Việt Nam.
Thế rồi một lần nữa, vào mùa xuân này, Bắc Kinh đã phô trương cơ bắp của họ trên biển. Trái với thông lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Vào tháng Năm, họ đã than phiền chiếu lệ về cách xử lý thô bạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và cải chính một thông tin của tập đoàn Petro Vietnam về vụ tàu Trung Quốc sách nhiễu một tàu khảo sát của Việt Nam. Lý do tại sao đã trở nên rõ ràng vào ngày 14 tháng Sáu, khi Hà Nội loan báo là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước qua Trung Quốc.
Chuyến đi hồi giữa tháng Sáu của ông Sang, chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba, đã mang đậm nghi thức và ý nghĩa của một hoạt động loại này, được tích lũy từ hơn một thiên niên kỷ nay.
Người Việt Nam rất có lý khi tự hào về truyền thống kháng chiến thành công chống Trung Quốc xâm lược. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình, họ đã thường xuyên buộc được Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam bằng cách bày tỏ sự tôn trọng. (Thế nhưng) vào tháng trước, Hà Nội đã khấu đầu mạnh mẽ.
Việc dàn xếp chuyến thăm của ông Sang cho thấy là dù có những xích mích, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục hy vọng rằng ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản bội lại một đảng cầm quyền giống như đảng của họ. Đã có những lời lẽ nhấn mạnh đến mối « quan hệ chiến lược toàn diện » giữa hai nước. Nhiều chữ ký đã được gắn vào một loạt những thỏa thuận thông lệ.
Trung Quốc đối với Việt Nam : Hứa suông về kinh tế, lấn lướt về Biển Đông
(Tuy nhiên) ngoài việc nhận được khá nhiều lời nhắc nhở, ông Sang dường như không thu hoạch được gì nhiều Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Quốc sẽ « tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu và quyết liệt » để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi thương mại song phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây nhưng không mang lại nhiều kết quả. Về hồ sơ Biển Đông, ông Sang không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một đường dây nóng để thảo luận về những sự cố liên quan đến ngư dân.
(Hơn nữa), khi bác bỏ việc nêu lên bản Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả hai nước đều đã ký, cũng như những quy định khác của luật pháp quốc tế, để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến hành đối thoại song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay miền Nam Việt Nam năm 1974. Các cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Khi thừa nhận như vậy, hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang đồng ý là cần phải gia tăng các cuộc thương thảo.
Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang tới Washington cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình và các cộng sự viên đã nói với ông Sang khi gặp riêng, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn.
Ngay trước chuyến công du của ông Sang, đã có thông báo về việc đem ra xét xử một nhà ly khai hàng đầu. Thế nhưng, vụ xử đã được hoãn lại vô thời hạn. Các lãnh đạo Việt Nam hy vọng là Tổng thống Barack Obama sẽ hài lòng với những cử chỉ bề ngoài này. Nếu vậy, thì họ đã lầm.
Như chính quyền Mỹ đã thừa nhận trước Quốc hội vào tháng trước, « nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc cải thiện đáng kể quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ». Trong thực tế, Hoa Kỳ không cần tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam để bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông. Washington có khả năng chấp nhận tầm nhìn về lâu về dài và có thể làm cho những kẻ hoài nghi bất ngờ, khi tỏ lập trường kiên quyết về nhân quyền. Giờ đây, với các cựu chiến binh Việt Nam như John Kerry và Chuck Hagel phụ trách chính sách đối ngoại và quốc phòng, thì Hoa Kỳ sẽ biết chính xác là họ sẽ phải làm gì.
Lời bình của Giáo sư Carl Thayer, trên mạng YaleGlobal ngày 19/07/2013
Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối thúc Hoa Kỳ để có được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có một phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.
Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ, trong nội bộ, chính quyền Việt Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao.
Tôi không nhấn mạnh như ông David Brown rằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Sang không tốt đẹp, và đã thúc đẩy Bộ Chính trị (đảng Cộng sản Việt Nam) bất ngờ quyết định cử ông Sang tới thăm Washington. Ngược lại, ý tôi muốn hỏi là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ chuyển hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của ông Sang ?
Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế được thông qua ngày 13/04 và đã được công bố. Nghị quyết này nói rằng hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu tiên của Việt Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ mục đích này. Chuyến đi của ông Sang chủ yếu nhằm vào hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong tương lai.
Theo RFI

Chiến lược “Đồng Hồ 2013″của Bắc Kinh, thôn tính toàn diện lãnh thổ và biển Đông của Việt Nam

 Ngày 19/6/2013, các nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam đến Bắc Kinh hưởng qui chế ngoại giao liên quốc, sinh hoạt xôn xao theo từng ban bộ của chương trình nghi lễ, khánh tiết… Quan trọng nhất ngày “Tuyên Bố Chung”,nghi lễ ký 10 văn kiện phát triển lợi ích toàn diện của hai đảng anh em CS Trung-Việt.Giới truyền thông tham dự lấy tin và phổ biến rộng rã. Những phóng viên, ký giả nghị trường chuyên nghiệp cho biết:
‒ Quá ngỡ ngàng trước 10 văn kiện đầu hàng vô điều kiện của đảng CS Việt Nam, hai đảng anh em, cố ý đưa người dân vào khoanh vành khổ đau không công bằng, và quá nhiều thiệt thòi.
Trong thời khắc này đang diễn ra lễ ký văn kiện 2. Vẫn theonội dung muôn năm đã cũ, nay soạn lại thêm những từ ngữ mới cho văn kiện Tập Cận Bình hiệu ứng hơn, tuy nhiên lần này có bổ túc vài dữ kiện có tính nuốt trửng lân bang, với một đầu đề chủ ý trước và khẳng định hung hăng toàn diện bằng vũ lực [1]. Nội dung Văn kiện 2:
“‒ Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước 国防部之边境合作协议.
Quốc phòng bộ chi gian đích, biên cảnh hợp tác hiệp nghị
Hai bên đã xem xét mối quan hệ giữa Việt Nam và quá trình phát triển, nhất trí rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc là tài sản chung của nhân dân hai nước, sẽ theo hai nhà lãnh đạo tái khẳng định trong những năm qua về sự phát triển của đạt thân thiện với sự đồng thuận quan trọng. Tiếp tục tuân thủ: “Hữu nghị láng giềng, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tiếp cận phương pháp 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” theo tinh thần, không ngừng nâng cao sự tin cậy chiến lược của Đảng, tăng cường hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực khác nhau và xử lý đúng đắn các vấn đề, tăng cường phối hợp các vấn đề quốc tế và khu vực, và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và sự phát triển lành mạnh và ổn định lâu dài”.
Sau khi công bố “Văn kiện 2″,tại Bắc Kinh đã có lời gần tiếng xa.
Trong văn khế này, từng ấy con chữ lại biến hiện chân dung Cáo già Trung Cộng, nó đứng dậy gây chuyện nổi sóng gió ba đào mùa Hạ, đẩy mạnh kế sách quốc gia khuất phục “chư hầu”,đã thành văn khế lịch sử ngoại giao Trung Quốc. Dĩ nhiên Bắc Kinh đắc thắng, tạo nguồn cảm hứng chính trị, hấp dẫn quân sự đối với những nhà lãnh đạo Trung Cộng. Trái lại đảng CS Việt Nam thể hiện hết chức năng, lấy vũ lực hậm hực với dân, lấy bạc nhược co ro với giặc. Vì muốn Trung Cộng hài lòng, hẵn nhiên nhà nước CS Việt Nam không từ bỏ một vũ lực nào đối phó với nhân dân, khi người dân biết lấy lương tri dân tộc phê phán Trung Cộng.
Ngày lịch sử 19˗20/6/2013, nhân dân Việt Nam khởi đầu cuộc sống mới, theo luật lệ phán quyết của Trung Cộng, nhân dân cả nước phải thực hiện “tài sản chung”. Phi lý thay, nhân dân Trung Quốc-Việt Nam làm gì có “tài sản chung”, thực chất một cách nói mỵ dân, cho người dân một hơi thở sống ảo, kẻ giả tâm, gian trá cũng muốn tránh né phê phán của nhân dân Việt Nam và Quốc tế.
Không còn biện luận nào che giấu cái thi thể đảng CS Việt Nam và Trung Cộng, như hai mà một nhà nước Bắc Kinh, đương nhiên tài sản này, biến thành lợi ích chung của những lãnh đạo đảng CS. Ngày nay CS trị xem người dân Việt Nam không khác nhiên liệu, và lấy dân biến chế thành sản phẩm, cuối cùng qui nạp tài sản về một túi dết của lãnh đạo đảng, cho nên dân gian Trung Hoa có câu: “党领导富的人痛苦“(Đảng lãnh đạo phú đích nhân thống khổ) – Đảng giàu lãnh đạo nhân dân khốn khó” .
Dù che đậy sâu thẳm mọi dối trá trong văn kiện, cũng sớm ngày phơi bày sự thật, như quái vật 16 chữ vàng và 4 tốt không ngoại lệ, nó đã truyền mệnh lệnh buộc Việt Nam phải phục vụ cho lợi ích riêng của đảng, và nó cứ tiếp tục làm thiệt hại vô lường đối với dân tộc Việt Nam.
Vi khuẩn CS Mao không chân dung, thế nhưng biết đứng, biết đi, chúng nó biết tuân thủ mệnh lệnh bằng văn khế và khẩu dụ, nó có khả năng làm băng hoại toàn diện một dân tộc. Đời sống của nó thong thả xâm nhập, phát triển trong bộ máy đảng CS và nhà nước Việt Nam, cho đến ngày nay, nó có đầy đủ sinh lực mạnh, hoạt động rất tích cực, hợp đồng nào cũng hữu hiệu, kết quả tốt, Trung Cộng thành công lớn trong chiến lược áp chế Việt Nam nhờ chiến lược “nuốt mềm con Sứa”theo từng thời gian (1940˗2013).

trungquoc-dongho2013
Kế sách chiến lược “Đồng Hồ 2013″của Bắc Kinh, thôn tính toàn diện lãnh thổ và biển Đông của Việt Nam không phải trả chi phí nào cho một viên đạn, cũng để ngụy tạo liên minh Trung Quốc-Việt Nam chung sống hòa bình. Nguồn: Hải Âu˗Quân đội báo.

Vào những ngày này, vừa phổ biến trong nội bộ lãnh đạo trung ương của đảng về chiến lược “Đồng hồ 2013″. Trung Cộng đã có phương tiện đảng CSVN làm hậu thuẩn tốt cho công cuộc thôn tính Việt Nam, điều này không cần bàn luận đến bởi sự kiện đã hiển nhiên khi ông Trương Tân Sang chính thức chứng đàn lũ, lễ ký 10 văn khế, sau đó nó hành động bằng cách nào, sớm hay muộn thôn tính được Việt Nam, mới là vấn đề hôm nay cần phải biết đến: Văn kiện 2. Nó nổi cộm nhất bởi mở đầu cái tựa đề “Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước ‒ 国防部之间的边境合作协议”.
Tuy nội dung của “văn kiện 2″không đề cặp rõ ràng về lãnh thổ, biển Đông, và phạm trù quốc phòng, thế nhưng nó lại nhấn mạnh tính cách chính trị và quân sự, theo suy nghĩ ngầm của Trung Cộng, trong nội dung bao trùm toàn diện hoạt động lên xã hội đất nước Việt Nam. Trung Cộng khai thác tối đa “16 chữ vàng, và 4 tốt”, tức nhiên trong ẩn dụ ngữ này, nó lấy vũ khí đe dọa kẻ khác và buộc phục tùng.
Để rồi Việt Nam đã bỏ ngõ biên giới, điển hình nhất biên giới Tây Bắc, Đông Bắc và vùng biển Đông. Trung Cộng đã làm chủ và không giới hạn lòng tham, tại biển Đông của Việt Nam, họ đã chiếm cứ gọi chung “biển Nam Trung Quốc”. Niện nay người dân Việt không biết vùng biển Đông của mình còn hay đã mất, hầu như lực lượng Hải quân Việt Nam thu hẹp lại chỉ tuần giang ở sông˗ngòi không thấyhoạt động ngoài khơi vùng biển Đông! Thì ra trong Văn kiện 2, đã khẳng định từ nay Hải quân Việt Nam làm nghĩa vụ công nhân cho Hải quân Trung Cộng!

truongtansang-nguyendinhhue
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và đồng Chủ tịch Bắc triều Tập Cận Bình, cùng nhau chứng kiến ký khế thư, Văn kiện 2. Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước.Ảnh: Hải Âu Toàn Cầu Báo.[1]

Ý nghĩa của phương châm 16 chữ vàng:
‒ “Hữu nghị láng giềng(睦邻友好 ˗ Mục lân hữu hảo) yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.
‒ “Hợp tác toàn diện(全面合作 ˗ Toàn diện hợp tác) không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
‒ “Ổn định lâu dài(长期稳定 ˗ Trường kỳ ổn định)nhấn mạnh tình hữu nghị Trung˗Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau.
‒ “Hướng tới tương lai(面向未来 ˗ Diện hướng vị lai) hiện nay và tương lai, hai đảng kế thừa truyền thống đã có, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung˗Việt[2].
Ý nghĩa tuân thủ 4 tốt:
‒ “Láng giềng tốt” (˗ Hảo lân cư) Tình lân bang, chung sống không phân biệt biên giới lãnh thổ và lãnh hải, biển Đông nay gọi biển Nam Trung Quốc, đã trải qua 14 năm (1999-2013) cùng khai thác tài nguyên đồng hưởng lợi, đã quan hệ láng giềng tốt nay phải phát triển bền vững hơn.
‒ “Bạn bè tốt” (好朋友 ˗ Hảo bằng hữu) Tình bằng hữu sống với nhau cần biết xử lý đúng đắn các vấn đề quyền lợi chung.
‒ “Đồng chí tốt” (好同志 ˗ Hảo đồng chí) Tình đồng chí, tình đồng đảng CS Trung Quốc-Việt Namtăng cường phối hợp các vấn đề nội bộ,quốc tế và khu vực.
‒ “Đối tác tốt” (好伙伴 ˗ Hảo hòa bạn) Việt Nam đối tác tốt, Trung Cộngđầu tư lớn vào lãnh thổ, lãnh hải, thúc đẩy mội khai thác, phát triển lành mạnh nhiều lãnh vực và ổn định lâu dài”.
Cũng nên biết thêm sự khởi xuất “16 chữ vàng và 4 tốt”. Từ lúc diễn ra Hội nghị Việt Nam-Trung Quốc ở Thành đô Tứ Xuyên, vào ngày 3 tháng 9 năm 1990. Đánh dấu đảng CS Việt Nam đầu hàng, chấp nhận dâng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Cộng.Lúc ấy Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã báo động “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!“.Nay hiện thực đã đến, mỗi khi Trung ương đảng CS và nhà nước Việt Nam thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo mới, tức thìcó lệ triều cống, dâng lên cho Trung Cộng những đặc quyền rộng rãi, trưng dụng lãnh thỗ và lãnh hải của Việt Nam. [3]

hoinghithanhdo1
Hàng đầu: Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng đứng giữa. Phía bên phải Giang là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng (chắp tay). Phía bên trái Lý là Thủ tướng Đỗ Mười, Chánh văn phòng TW Hồng Hà, Thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm. Nguồn: Tân Hoa Xã đơn phương công bố, dù 2 bên đã cam kết đây là cuộc họp tuyệt mật.

Sự manh nha đã có từ trước và cũng đến lúc thực hiện chế độ Bắc triều. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1999 Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc Giang Trạch Dân,nguyên cha đẻ của phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Chính ông Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Lê Khả Phiêu hân hoan tiếp nhận và thi hành chung thủy tốt. Đảng CS Việt Namlấy đó làm xác tín “tư tưởng chỉ đạo trên khung tổng thể phát triển quan hệ hai đảng bền vững”. Trung Cộngcòn sáng tạo và biến chế công thức buộc trói Việt Nam phải thi hành “hữu nghị, chung thuỷ ” để làm mẫu mực cho đời sau. Đánh dấu một cuộc chơi chính trị ngoạn mục của Trung Cộng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển (Vàng-tốt) được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong “Tuyên bố chung 1999″.

hoptacquocphong04
Ngày 18 tháng 11 năm 1999 Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Lê Khả Phiêu, tiếp kiếnTổng bí thư đảng CS Trung Quốc Giang Trạch Dân. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Tháng 11 năm 2000, Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nông Đức Mạnh đến Bắc Kinh, yết kiến Tổng bí thư Trung Cộng Giang Trạch Dân, 5 năm sau, ông Giang Trạch Dân khuếch đại mười “16 chữ vàng”, thành chiến thuật “răn đe buá đục”rất quan trọng đối với sự sống còn của Việt Nam. Kết quả ngày nay, nó đã thành chính sách chỉ đạo chư hầu.
hoptacquocphong05
Tháng 11 năm 2000, Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nông Đức Mạnh đến Bắc Kinh, yết kiến Tổng bí thư Trung Cộng Giang Trạch Dân.Nguồn: Tân Hoa Xã.

Bắc Kinh, ngày 19˗20/6/2013.Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, yết kiến Chủ tịch Bắc triều Tập Cận Bình. Tiếp tục thúc đẩy “Tuân thủ 16 chữ vàng, và tiếp cận 4 tốt”. Từ đây các nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam thay nhau nhắc nhở thực hiện truyền thống lời răng của Trung Cộng, và được xem một chiến lược bền vững tồn tại của chế độ.

truongtansang-hocamdao
Ngày 19/6/2013 Bắc Kinh.Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, và Chủ tịch Bắc triều Tập Cận Bình, không quên nghĩa vụ ký kết văn kiện tiếp tục buộc nhau. Nguồn: Tân Hoa Xã.[4]

Trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang viếng thăm Bắc Kinh, 19/6/2013, bỗng sôi động những sinh hoạt thảo luận, trong giới Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân cán chính cao cấp,và cả khoa học xã hội nhân văn. Phiátruyền thông có báo giới, bình luận, biên khảo, và giới làm văn nghệ  tuyên truyền.
Họ tích cực tham gia đào bới, sới móc nội dung văn kiện “Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước”. Có những tiên kiến, lý luận, định nghĩa, nhận định tất cả đều cùng tương kiến ở mức bi quan, và đưa ra những kết luận chung rất phủ phàng cho đất nước Việt Nam, người ta qui trách nhiệm và tội lỗi này do Trung Cộng tạo dựng. Khi ấy Việt Nam tuân thủ thi hành tuyệt đối, họ vô trách nhiệm đối với dân mình, điều quan trọng ở đây, họ chịu trách nhiệm thi hành và bảo đảm tốt đối với Bắc Kinh.[5]
Những buổi thảo luận thế này, ai cũng thừa biết Trung Cộng có những chiến lược quá thâm độc, quen dùng từ ngữ trong một bản văn, ngõ hầu chế ngự đối tác, nó không còn một loại ngôn ngữ xa lạ đối với các nhà lãnh đạo Trung Cộng, kể cả quản lý toàn diện các vấn đế khác nhau không riêng về mặt quân sự. Đã gọi là văn kiện phi ngoại giao thì không bao giờ đề cặp đến đạo lý sống của con người, cũng như chiến tranh không bao giờ nói đến tình yêu nhân loại !
Trong những tuần lễ thảo luận, giới báo chí có nhiều bình phẩm trào phúng cho rằng:
‒ Ông Giang Trạch Dân cha đẻ của “Hai mươi tám từ” (28) được gọi là “Nhị thập bát Giang Hồ”. Quý bạn đừng hiểu lẫn lộn “Nhị thập bát tú” của Kim Dung. Trái lại “Nhị thập bát tú” ở đây có định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi nó có biệt danh “Nhị thập bát cáo già”, ám chỉ 28 nhân vật tinh ranh nhất trong bộ chính trị đảng CS Trung Quốc. Trong 28 từ, chia thành hai cụm từ, cụm 16 từ, được hóa ngữ pháp mâu thuẩn “Hữu nghị láng giềng, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Đặc biệt các nhà lãnh đạo đảng CS nhà nước Việt Nam, ung dung tiếp nhận, rước giặc vào nhà, quảng cáo ồn ào biến thành tư tưởng lớn, bác đảng cả nước thi nhau học tập, theo gương “16 chữ vàng” quí báu.
Theo ngôn ngữ của người Hán con số 16 từ trên, có ý “bạc” (không viết Hoa), ý khinh miệt đối tác, cư xử với nhau bạc bẽo, bạc nhược.. nói chung Giang Trạch Dân có chủ ý trút xuống đầu dân tộc Việt Nam những thứ bạc ấy, thay vì ông nói Việt Nam “man di” như người Hán xưa đã từng khinh miệt người phương Nam.
Còn cụm 12 từ, “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” để đảng CSVN tự hiểu Bắc Kinh là trung tâm mạng trời. Tất cả 12 con giáp của dân tộc Việt Nam (90 triệu dân) cần phải tốt với Bắc Triều, người Hán cho rằng cụm 12 từ, tương đương lãnh thổ nhỏ ở trong lãnh thổ lớn, bởi con số 12 nguyên chủ của những con số cung cấp đời sống. Đảng CSVN hoan hỷ tiếp nhận “4 tốt”, và tự hào bạn Trung Cộng có tình người,ban ân hiện đại hoá cho Việt Nam.
Thực chất những con chữ đến từ Trung Cộng, có tính đặt đâu ngồi đó, một khi văn kiện đã ký rồi, cả dân tộc Việt Nam khó sống, nó còn có khả năng tàn phá khủng khiếp, kinh hoàng và nó phát triển lớn dần từng ngày tháng.[5]
Ngày nay, bộ máy đảng và nhà nước Việt Nam đã bị Trung Cộng khống chế hoàn toàn, yếu huyệt của lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng bị Trung Cộng chiếm cứ, và những chuyến đi Bắc Kinh của các lãnh đạo đảng CSVN để hợp thức hoá những gì đã mất, cướp có hoá đơn.
“Mười sáu chữ vàng, và bốn tốt”khai thác bừa bãi, lòng dân đã trải qua 14 năm kiệt quệ(1999-2013). Nhân dân Việt Nam sống thừa không ra người, hưởng dùng những gì của đảng có để rồi đời sống hụt hơi, chếtdần mòn như tài nguyên Việt Nam cạn kiệt. Thời nay các ông Trọng, Sang, Dũng thay mặt đảng CS Việt Nam tiếp tục thi hành chiến lược “đảng còn dân mất”. Đảng tiến nhanh, tiến mạnhkhông ngừng, quyết tâm nâng caotrung thành với ông anh Trung Cộng, hầu để nhận được tín nhiệm của Bắc triều. Đảng cũng bất cần, bởi đảng phải sống! Dù nay đời sống của nhân dân đến lúc quá khốn khó, tinh thần quằn quại.
ethongluan.org chuyển ngữ
Tham khảo:
[1] – 中国东海霸权主义明显谈判只为拖延时间. (Trung Quốc Đông Hải bá quyền chủ nghĩa minh hiển đàm phán chỉ vị tha duyên thời gian)
[2] – 2013年越中联合声明 . (Niên Việt Trung liên hiệp thanh minh)
[3] – Phương châm 16 chữ vàng .
[4] – 美国称中国某些做法实在阴险不能接受 . (Mỹ quốc xưng Trung quốc mỗ tá tố pháp thực tại âm hiểm bất năng tiếp thu)
[5] – 中国海军准备在海上开战野心已超越太平洋. (Trung Quốc hải quân chuẩn bị tại hải thượng khai chiến dã tâm dĩ siêu hoạt thái bình)

Sự sống là thiêng liêng

Ở đâu cũng có Sự Sống, kể cả trong phố phường chật hẹp nhất.
Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với một dân số khoảng 30 triệu người, Nepal đóng một vai trò rất phụ thuộc trong lịch sử phát triển của hai nền văn hóa tại hai nước lớn đó, vốn là hai nền văn hóa lâu đời nhất của loài người.
Nepal chính là chiếc cầu bắc từ bình nguyên Ấn Độ đi cao nguyên Tây Tạng... 
Thực vậy, trong thời cổ đại, vì biên giới của Nepal cũng không hề được xác định rõ, miền đất này chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai nước lớn nằm hai bên sườn Hy Mã Lạp Sơn, phía nam bên này là Ấn Độ, phía bắc bên kia là Tây Tạng.
Nghe qua, ta có thể tưởng Nepal là một nơi không có gì đáng chú ý. Thế nhưng, những ai đã đến thăm Nepal sẽ thấy đây là một miền đất vô cùng thú vị. Thực tế, Nepal chính là chiếc cầu bắc từ bình nguyên Ấn Độ đi cao nguyên Tây Tạng. Mà Ấn Độ và Tây Tạng đều là hai vùng có truyền thống sâu sắc của Phật giáo. Do đó, đến Nepal, nếu có chút tâm yên tĩnh, ta có thể cảm nhận nhiều điều vô cùng sâu lắng.
Nepal không phải chỉ là một mảnh đất bằng phẳng nối liền hai nước mà là một chiếc cầu thang đi ngược từ dưới lên trên, từ bình nguyên Ấn Độ lên cao nguyên chừng 4.600m của Tây Tạng. Thủ đô Kathmandu của Nepal với độ cao 1.300m vốn chỉ là một thung lũng hiền hòa trong một quốc gia chứa khoảng tám đỉnh núi trên 8.000m và 240 đỉnh trên 6.000m.
Do đó con đường đi từ Kathmandu, vượt biên giới tại núi Hy Mã, lên Tây Tạng là một con đường của núi non hùng vĩ, của thác nước trắng xóa và của băng vạn niên chói lọi. Đây hẳn là một trong những con đường đẹp nhất thế gian, đúng như các sách du lịch đều nhất trí thừa nhận. Con đường len lỏi giữa những thung lũng xanh rì mà hai bên là những ngọn núi nổi tiếng, một bên là ngọn Shashi Pangma với độ cao 8.014m, bên kia là những đỉnh bảy tám ngàn mét mà cách đó chừng 120km là ngọn Everest cao nhất thế giới. Trên độ cao chưa đến 3.000m, ta còn thấy rừng cây cổ thụ xanh mướt với những dòng thác như những dải lụa bạc thả vài trăm mét từ trên núi cao. Cao hơn nữa, rừng nhiệt đới biến mất, nhường chỗ cho thảo nguyên ngút ngàn với vô số bụi cây dại, thấp sát đất, nở đầy hoa. Thiên nhiên mở rộng vô biên, xa xa chỉ còn những đỉnh núi chói lọi tuyết trắng. Trên cao nguyên, bầu trời thường có một màu xanh thẫm như nhung. Lạ thay, bầu trời lại tối trong lúc mặt đất sáng lên một màu đồng của đá và ánh chiếu từ băng vạn niên nằm cao trên đỉnh.
 Thiên nhiên xem ra không phải chỉ có đất và đá, gió và tuyết, nước và lửa
mà hình như là một sự xếp đặt có ý thức.
Đi qua những cảnh thiên nhiên kỳ diệu như thế, con người đô thị như chúng ta sẽ choáng ngợp, tâm sẽ chuyển động cực mạnh. Đến vùng đất vắng người này, con người sẽ chứng kiến sự kỳ diệu của sắc màu và cảnh quan lạ lùng của tạo hóa. Và chỉ cần một chút tâm nhạy cảm, con người sẽ đến với một nhận thức, một tri kiến khác lạ. Đó là thiên nhiên xem ra không phải chỉ có đất và đá, gió và tuyết, nước và lửa mà hình như là một sự xếp đặt có ý thức.
Từ sự nhận biết đó, trong cảnh hùng vĩ của núi sông, của băng tuyết, của mặt trời, của sự vận hành không ngừng trong thiên nhiên, người ta sớm cảm nhận thấy rằng thế giới này do một năng lượng nhất định tạo nên, dù không mấy ai biết năng lượng đó từ đâu đến. Một năng lượng vô tận nhưng vô hình đang vận hành, đó là điều mà con người khi đứng trên cao nguyên Tây Tạng, trên "mái nhà thế giới", sẽ cảm nhận một cách vô cùng rõ nét.
Đứng trước một cảnh quan vĩ đại như thế, con người vừa cảm thấy một lòng kính sợ trước chiều sâu thẳm và sinh động của vũ trụ, mặt khác vừa thấy chính mình cũng là một biểu hiện của sự sống, của năng lượng. Con người vừa thấy mình như là trung tâm, là tiêu điểm, là trục quy chiếu để ngắm nhìn thế giới, đồng thời lại thấy mình là một sự xuất hiện vô cùng nhỏ bé bên cạnh những dạng hình khổng lồ khác của năng lượng. Hai cảm nhận đó thường mâu thuẫn trong đời sống bình thường nhưng nơi đây lạ một điều là chúng không loại bỏ lẫn nhau nữa. Vì nơi đây dạng hình to nhỏ không còn đóng vai trò, dường như chỉ có một dòng năng lượng đang vận hành, nó "ứng" vào đâu thì nơi đó có sự hiện hữu.
Con người bình thường như chúng ta tuy cảm nhận được năng lượng này nhưng không giải thích được, lý trí không nắm bắt được nghịch lý của nó sinh ra. Năng lượng này hầu như vừa nằm bên trong, vừa bên ngoài; vừa tại nơi đây vừa cùng khắp; vừa tạo ra thân mình, vừa tạo ra cảnh vật bên ngoài; vừa vô hình vừa mang đủ thứ dạng hình. Tuy không định nghĩa và gọi tên được nó, nhưng điều chắc chắn là người ta thấy nó kỳ diệu. Chỉ cần nhìn sự cấu tạo và hoạt động của cơ thể chính mình, ta có thể thấy sự kỳ diệu đó. Nhìn vào sự vận hành của thiên thể trong vũ trụ hay trong những cấu trúc nhỏ nhất của vật chất, ta cũng thấy sự kỳ diệu đó.
Xưa nay rất nhiều người đã cảm thấy năng lượng đó. Họ cố tìm một danh tính cho nó. Có người gọi là "Tâm", là "Đạo", là "Tự Tính", là "Tính Không", là "Thượng Đế". Mỗi người cho nó một danh tính riêng mà nội dung và mức độ sâu xa hẳn cũng rất khác nhau. Nhiều người tìm cách "tiếp cận" hay "hòa nhập" với năng lượng đó và cũng vì sự khác biệt trên bước đường tầm cầu đó mà sinh ra rất nhiều môn phái.
Ở đâu cũng có Sự Sống, kể cả trong phố phường chật hẹp nhất.
Lại cũng có nhiều người từ chối những danh tính nói trên. Đối với một số người, những danh tính đó có tính chất mơ hồ, xa lìa khoa học, trực tiếp dẫn vào lĩnh vực tôn giáo thần bí. Thậm chí có một số người dị ứng hẳn với vài từ, thí dụ "Thượng Đế", cho rằng dùng từ này thì chấp nhận có một thể trạng nhất định đã sáng tạo nên thế giới và con người, điều mà khoa học ngày nay cũng như cả một số tôn giáo bác bỏ.
Hãy gác qua một bên những cuộc tranh luận vô tận xuất phát từ ngôn từ. Điều mà phần lớn chúng ta đều cảm thấy là có một năng lượng đang luân lưu vận hành. Hãy tạm gọi năng lượng đó là "Sự Sống" vì tất cả chúng ta đều thấy có "Sự Sống" trong thân mình. Trong thiên nhiên Sự Sống hẳn cũng hiện diện nên sinh vật và cây cối mới có thể tăng trưởng và sống còn. Trong vũ trụ hẳn cũng phải có một thứ năng lượng vĩ đại đang vận động. Liệu năng lượng đó cũng chính là Sự Sống trong thân chúng ta hay không thì đó là điều mà người bình thường như chúng ta không ai dám khẳng định.
Câu hỏi vừa nêu thực ra là một vấn đề trung tâm của ngành Bản thể học. Cuối cùng có lẽ người suy tư sẽ chạm trán với câu hỏi "Có nhiều Sự Sống hay chỉ một". "Một hay nhiều" là thắc mắc muôn thuở của người tầm cầu mà đầu óc lý luận không thể trả lời thỏa đáng.
Lục tìm lại trong quá khứ, chúng ta bắt gặp lời của một số thánh nhân về luận đề này: "Một nhưng nhiều". Muốn hiểu lời này ta có thể hình dung một thanh nam châm. Thanh nam châm có một tính chất, đó là hai cực từ tính của nó ở mỗi vết cắt. Thế nhưng khi ta cắt ở bất cứ điểm nào thì tại điểm đó đều sinh ra từ tính như vết cắt trước cả, chất lượng như nhau, không hơn không kém. Tương tự như thế, chỉ có một Sự Sống nhưng nó hiện hữu trong mỗi cá thể, kỳ diệu như nhau, "thánh không tăng, phàm không giảm". Loại tri kiến "một nhưng nhiều" là một loại nghịch lý đặc trưng mà ta sẽ gặp khi đi sâu vào lĩnh vực bí nhiệm của tâm linh. Trong lĩnh vực này con người có lẽ phải tạm quên khái niệm của không gian xa gần, to nhỏ thì mới có thể lĩnh hội được.
Đối với nhận thức bình thường của chúng ta, Sự Sống xem ra là một cái gì riêng tư của mỗi người, nó là "của tôi và do tôi tạo ra". Nhận thức này là nguyên nhân tại sao con người thấy mình tách biệt với cái còn lại trên thế giới và nói cho cùng nó là nguồn gốc của mọi sự đau khổ của đời người. Nhận thức đó làm ta sẵn sàng làm điều ác với đồng loại và nó cũng là tác nhân sinh ra mọi nỗi đau khổ thất vọng và trầm cảm mà tại phương Đông cũng như Tây con người đều gặp phải.
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên. Người đó tự thấy mình chỉ là một dạng xuất hiện của Sự Sống, cũng bình đẳng như Sự Sống xuất hiện nơi một người khác, một sinh vật khác và thậm chí nơi cả thực vật hay loài "vô sinh". Người đó sẽ thấy liên đới với mọi dạng của Sự Sống, thấy mình nằm trong mạng lưới vĩ đại của cái mà ta gọi là thế giới hiện tượng. Người đó đồng thời cũng thấy mình chứa đầy đủ tính chất và khả năng của Sự Sống nguyên thủy và có trách nhiệm với dạng hình của mình đang được ban phát, với xã hội của mình đang nằm xung quanh.
 Chỉ cần nhớ đến hơi thở hay tiếng đập của trái tim mình là đã "tiếp cận" với cái thiêng liêng.
Chúng ta có lẽ không ai hiểu thấu tất cả những điều nêu trên vì thực ra tri kiến đó quá sâu xa và siêu việt, vượt mọi tầm mức của con người bình thường. Nhưng những ai chỉ cần cảm nhận sơ lược điều này đã thấy mừng run về một điều mà các thánh nhân thời cổ đại đã nói tới. Sự Sống sẽ không những chỉ là "một nhưng nhiều" mà nó còn vô cùng thiêng liêng.
Đối với người đó thì gọi là Sự Sống là "Thượng Đế" hay bất cứ ngôn từ nào khác hay vắng bóng một danh tính đều được cả. Vì có lẽ người đó chỉ cần nhớ đến hơi thở hay tiếng đập của trái tim mình là đã "tiếp cận" với cái thiêng liêng. Đời sống đô thị và một xã hội đầy tranh chấp khó làm ta hiểu ngộ tính chất của Sự Sống. Cảnh quan thiên nhiên có khả năng đánh thức cảm nhận đó của chúng ta, nó đưa đường dẫn lối cho tri kiến lạ lùng và tuyệt diệu đó.
Xuân sắp về, cỏ cây và thiên nhiên như sẵn sàng đón chào nhiều tâm hồn rộng mở. Con đường xuyên núi ở Nepal là một lựa chọn cho những ai đủ điều kiện, nhưng như đã nói, ở đâu cũng có Sự Sống, kể cả trong phố phường chật hẹp nhất.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét