Bộ GD lộ ’bí mật quốc gia’ khống chế trần tốt nghiệp?
(Trái hay Phải)- Lãnh
đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh thành đã tuân theo “chỉ đạo mật” của
Bộ để giữ cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 không được cao hơn tỷ
lệ các năm trước. Bí mật này mới được lộ ra trong hội nghị tổng kết năm
học 2012-2013 mới đây, giống như một quả bom gây sốc cho dư luận.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 tại TP Hà Nội (ảnh minh họa) |
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013
và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ngày 20/7 vừa qua, ngành
giáo dục đã làm cho dư luận một phen té ngửa. Đó là trong phần tổng kết,
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo
dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt
nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám
sát thi cử.
Thêm một thông tin động trời khác nữa là
một lãnh đạo Sở GDĐT đã tỏ thái độ rất bức xúc vì Sở này bị cắt thi đua
do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước thay vì đáng lẽ họ
phải được khen theo lẽ thường.
Đọc những thông tin tường thuật về phiên
tổng kết năm học của ngành giáo dục trên các báo, tôi thực sự choáng
váng đến nỗi không dám tin vào mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo
dục như vậy lại diễn ra ngay trong chính môi trường giáo dục? Tại sao
lại có chuyện ngược đời: bị cắt danh hiệu thi đua vì để cho học sinh đỗ
tốt nghiệp cao hơn năm trước?
Có nền giáo dục của nước nào được (hay
bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như nền giáo dục nước ta không? Tôi tự
hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh
cho kỳ trượt để đảm bảo số lượng học sinh đỗ không “vượt trần” do Bộ quy
định? Bao nhiêu cuộc đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các
thầy cô tôn trọng kết quả thật của bài thi các em?
Theo như báo cáo tổng kết của Bộ, thì
việc “quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt
nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám
sát thi cử”. Nghe thật nực cười, có phải Bộ đã “làm xiếc” với kết quả
thi cử, kìm giữ tỷ lệ đỗ không cho vượt quá cao để chứng minh rằng ngành
mình không chạy đua với căn bệnh thành tích? Nhưng đó chính là bệnh
thành tích nặng đến mức vô phương cứu chữa chứ còn gì?
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là kết quả phản
ánh trung thực nhất tình hình học hành của một lứa học sinh sau 12 năm
đèn sách. Bởi vậy nó không thể đều chằn chặn như những viên gạch đúc
cùng một khuôn, phải có năm thấp, năm cao tùy theo học lực của từng lứa
học trò, vậy mà Bộ lại có một chỉ đạo thật nực cười: quyết không để cho
tỷ lệ đỗ năm nay cao hơn năm trước.
Vậy là đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà
thôi, và học sinh vừa là diễn viên chính, diễn viên phụ kiêm luôn
cascadeur đóng thế và những em bị trượt oan là “vật hy sinh” giúp cho
những vị lãnh đạo ngành giáo dục muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt
nghiệp “ảo” đó để thừa nhận họ đã có một nhiệm kỳ “thành công, hiệu
quả”.
Lãnh đạo Bộ GDĐT, lãnh đạo các Sở GDĐT
sẽ phải trả lời ra sao đây trước những bậc phụ huynh đội mưa đội nắng
thấp thỏm và lo lắng thắt lòng ngoài cổng trường thi, trước những đứa
học trò gò lưng học hành ngày đêm để mong có một kết quả thi tốt nghiệp
như ý? Họ sẽ trả lời sao với những người đã trót đặt niềm tin vào sự
công minh và chính trực của những con điểm được viết vào bài thi, đâu có
ngờ nó là vô nghĩa, khi mà tỷ lệ trần đỗ tốt nghiệp đã bị khống chế
rồi, địa phương nào trót để học sinh đậu cao thì sẽ bị cắt thi đua.
Cứ nhìn vào cái cách người ta điều hành
ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại càng thấy xã hội
một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên dạy vì thành tích
giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố thành tích làm đầu,
những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn bị đánh tráo bằng những
trò mèo.
Càng ngày người dân càng mất lòng tin
vào môi trường giáo dục, còn đâu nghĩa thầy trò cao đẹp khi tiêu cực núp
bóng những chủ trương, chính sách len lỏi vào khắp nơi. Mới đây Sở GDĐT
Hà Nội đã cho phép mô hình “giáo dục chất lượng cao” ngay trong chính
trường công để cho trẻ biết thế nào là sự sung sướng mà chỉ có đồng tiền
mới có thể đem lại. Rồi một trường ở Bà Rịa- Vũng Tàu lọc học sinh
thông qua sổ đỏ, nhà nào chưa có sổ đỏ thì xin mời đem con về, muốn xoay
sở ra sao thì xoay, chúng tôi không cần biết.
Càng nghĩ càng thấy rối bời, hoang mang
và thương cho những đứa trẻ, nhân cách của chúng rồi sẽ ra sao trong một
môi trường giáo dục tiềm ẩn bao nhiêu chuyện có thể khiến tâm hồn non
nớt của chúng bị tổn thương. Nếu biết rằng Sở GDĐT 63 tỉnh thành đã bắt
tay nhau để khống chế tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT một cách vô nhân như vậy,
chúng có còn lòng tin vào xã hội nữa không?
Thế mới biết có nhiều ý kiến đề nghị bỏ
kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng không phải là vô căn cứ, vì cứ điểm ảo, tỷ
lệ ảo, thành tích ảo nhưng tiêu cực thì năm nào cũng thật thế này, tổ
chức làm gì cho hao tiền, tốn của, hại tâm tư của toàn xã hội.
Mà tốt nhất là hàng năm, thay vì tổ chức
cho trò đi thi, nên tổ chức những đợt sát hạch lương tâm của những đấng
bậc làm thầy, lúc ấy chắc là có khối chuyện hay ho để nói.
- Mi An
[Quặn lòng] Ai khóc cho trẻ sơ sinh?
Suốt một tuần thắt lòng với trẻ sơ sinh, 5 cháu bị điều dưỡng làm
rơi trong lúc đẩy xe đi tắm, 3 cháu bị chết sau khi tiêm mũi vắc xin
đầu tiên trong đời. Những người làm cha làm mẹ se thắt trái tim, thấy
sao tính mạng trẻ sơ sinh ở nước mình mong manh thế. Và tại sao đến giờ
mà chúng ta vẫn phải đối mặt với những nỗi đau này?
Khuôn mặt đau khổ của người cha bị mất đứa con trai mới lọt lòng sau 12 năm chờ đợi (ảnh Dân trí)
Có ai cầm lòng nổi khi nhìn thấy những khuôn mặt héo nhàu, đờ dại vì đau đớn của cha mẹ 3 trẻ sơ sinh bị chết sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị)? Họ không thể tin nổi đứa con khỏe mạnh chào đời sau 9 tháng được ấp ủ an lành trong lòng mẹ lại mãi mãi không có cơ hội được sống chỉ vì một mũi tiêm vắc xin, bao nhiêu hy vọng và thương yêu đã chết theo đứa bé. Có nhà phải đợi đến 12 năm mới sinh được con, vậy mà một mũi tiêm đã cướp đi mạng sống của một con người, dễ dàng trong nháy mắt.
Thật không có nỗi đau nào lớn hơn, không có từ ngữ nào diễn tả nổi sự mất mát này. 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, vừa chào đời trong hân hoan tột đỉnh của cha mẹ và người thân, vậy mà giờ đã vĩnh viễn không nhìn thấy ánh mặt trời. Lại là vì vắc xin.
Người mẹ vừa khóc vừa nói chuyện con bị điều dưỡng làm rơi khi đẩy xe đi tắm.
Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau tiêm vắc xin đã tăng nhiều thêm làm thắt lòng những người làm cha làm mẹ. Tháng 5/2013, Bộ Y tế tuyên bố ngưng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng sau khi có 5 trẻ tử vong, chỉ hơn 1 tháng sau, Bộ quyết định cho dùng lại. Dân thì hoang mang chẳng hiểu tại sao, vì ngay cả Hàn Quốc- nước sản xuất loại vắc xin này cũng không dùng cho trẻ em của nước họ mà trẻ em nước ta lại vẫn cứ phải dùng? Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN trả lời: “Vì Hàn Quốc đang sử dụng một loại vắc xin giá thành cao hơn và ít phản ứng phụ hơn”. Thế là rõ rồi, vì nhà nghèo nên cứ phải dùng đồ rẻ thế thôi.
Thật là buồn, vì cho đến giờ này, trẻ em Việt Nam vẫn phải sử dụng những loại vắc xin giá rẻ và có nhiều nguy cơ gây tai biến mà Quinvaxem chỉ là một ví dụ. Tại sao chúng ta không đủ khả năng nhập những loại vắc xin giá thành cao hơn, ít phản ứng phụ hơn để phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng có lẽ là điều mà hàng chục triệu ông bố bà mẹ đang muốn hỏi những người có trách nhiệm lo sức khỏe cho dân.
Sau hàng loạt những cái chết đau đớn này, thiết nghĩ Bộ trưởng Bộ Y tế nên có câu trả lời thẳng thắn trước dân. Giả sử câu trả lời là ngân sách Nhà nước không cho phép thì tôi nghĩ nếu phải huy động thêm nguồn tiền xã hội hóa từ người dân để có nguồn vắc xin tốt hơn, ít tai biến hơn cho trẻ, có lẽ cũng chẳng ai nỡ chối từ.
Chuyện vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chính là thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến sức khỏe người dân, có lẽ đã đến lúc không cần đặt cao tiêu chuẩn “rẻ” nữa. Đó là sinh mạng con người, không thể chỉ vì để đảm bảo mục tiêu tiêm miễn phí mà để ngày xảy ra nhiều cái chết oan nghiệt cho lũ trẻ vô tội như vậy.
Một chuyện buồn lòng khác là việc điều dưỡng ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm rơi 5 trẻ sơ sinh vì trượt chân ngã trong lúc đẩy các cháu đi tắm, tất nhiên trong sâu thẳm tâm can, không ai nghĩ đó là một hành vi cố ý, bởi nếu cô điều dưỡng cố ý làm ngã trẻ, chính cô chứ không ai khác là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Nhưng chuyện từ trước đó mới là vấn đề, người nhà sản phụ cho biết cô điều dưỡng đã có thái độ vùng vằng khi thấy có trẻ không được nhét tiền vào để “bồi dưỡng” công tắm cháu. Xót xa làm sao. Chỉ vì thiếu mấy chục ngàn tiền lẻ “lót tay” mà rất có thể đứa trẻ ngây thơ vô tội vừa mới lọt lòng mẹ bị dằn hắt, bị chà mạnh tay trong quá trình tắm. Để xảy ra tình trạng này, chúng ta có còn là con người nữa hay chăng?
Những chuyện buồn của ngành y tế kể có đến cả đời cũng chẳng hết, sự suy thoái đạo đức của những người khoác áo trắng cũng nằm trong sự suy thoái chung của đạo đức xã hội, nên không thể trách vì ai. Nhưng nhìn một cách rộng hơn, nghĩ một cách sâu hơn, thì những ai là người có lỗi khi để cho cả xã hội vận hành theo cơ chế hễ không có đồng tiền bôi trơn thì những giá trị khác dù cho có sáng rực rỡ như mặt trời cũng đành xếp xó? Và một khi không có đồng tiền đi trước thì những điều tử tế, nghĩa nhân, cao cả cũng đành phải rớt xuống bùn đen?
Tôi cứ nghĩ mãi, thời này là thời nào rồi mà cuối cùng con người- một sinh vật cao quý, với những giá trị cao đẹp nhất lại bị đối xử như vậy, nhân cách bị coi khinh, tính mạng thì coi rẻ. Con người đáng thương khi mới lọt lòng đã phải đối diện với bao nhiêu hiểm trở, một mũi vắc xin gây tai biến có thể đã mãi mãi không còn quyền được sống, một cô điều dưỡng tâm lý xao động vì thiếu tiền lót tay có thể đem đến những tai họa trời ơi.
Ai khóc cho những trẻ sơ sinh đáng thương đó? Những đứa trẻ đã bị đem chôn dưới đất lạnh vì những mũi tiêm ở Hướng Hóa, những đứa trẻ đang đối mặt với một tương lai bấp bênh đầy rủi ro vì bị làm rơi lúc mới chào đời ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ai khóc thương cho chúng ngoài cha mẹ chúng?
Còn những người khác, những người phải chịu trách nhiệm cao hơn, giờ họ đang ở đâu, đang nghĩ gì?
http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201307/ai-khoc-cho-tre-so-sinh-2217530/
Dẹp mịa mấy cái quả đấm thép với công trình ngàn tỷ dùm cái
Khuôn mặt đau khổ của người cha bị mất đứa con trai mới lọt lòng sau 12 năm chờ đợi (ảnh Dân trí)
Có ai cầm lòng nổi khi nhìn thấy những khuôn mặt héo nhàu, đờ dại vì đau đớn của cha mẹ 3 trẻ sơ sinh bị chết sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị)? Họ không thể tin nổi đứa con khỏe mạnh chào đời sau 9 tháng được ấp ủ an lành trong lòng mẹ lại mãi mãi không có cơ hội được sống chỉ vì một mũi tiêm vắc xin, bao nhiêu hy vọng và thương yêu đã chết theo đứa bé. Có nhà phải đợi đến 12 năm mới sinh được con, vậy mà một mũi tiêm đã cướp đi mạng sống của một con người, dễ dàng trong nháy mắt.
Thật không có nỗi đau nào lớn hơn, không có từ ngữ nào diễn tả nổi sự mất mát này. 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, vừa chào đời trong hân hoan tột đỉnh của cha mẹ và người thân, vậy mà giờ đã vĩnh viễn không nhìn thấy ánh mặt trời. Lại là vì vắc xin.
Người mẹ vừa khóc vừa nói chuyện con bị điều dưỡng làm rơi khi đẩy xe đi tắm.
Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau tiêm vắc xin đã tăng nhiều thêm làm thắt lòng những người làm cha làm mẹ. Tháng 5/2013, Bộ Y tế tuyên bố ngưng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng sau khi có 5 trẻ tử vong, chỉ hơn 1 tháng sau, Bộ quyết định cho dùng lại. Dân thì hoang mang chẳng hiểu tại sao, vì ngay cả Hàn Quốc- nước sản xuất loại vắc xin này cũng không dùng cho trẻ em của nước họ mà trẻ em nước ta lại vẫn cứ phải dùng? Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN trả lời: “Vì Hàn Quốc đang sử dụng một loại vắc xin giá thành cao hơn và ít phản ứng phụ hơn”. Thế là rõ rồi, vì nhà nghèo nên cứ phải dùng đồ rẻ thế thôi.
Thật là buồn, vì cho đến giờ này, trẻ em Việt Nam vẫn phải sử dụng những loại vắc xin giá rẻ và có nhiều nguy cơ gây tai biến mà Quinvaxem chỉ là một ví dụ. Tại sao chúng ta không đủ khả năng nhập những loại vắc xin giá thành cao hơn, ít phản ứng phụ hơn để phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng có lẽ là điều mà hàng chục triệu ông bố bà mẹ đang muốn hỏi những người có trách nhiệm lo sức khỏe cho dân.
Sau hàng loạt những cái chết đau đớn này, thiết nghĩ Bộ trưởng Bộ Y tế nên có câu trả lời thẳng thắn trước dân. Giả sử câu trả lời là ngân sách Nhà nước không cho phép thì tôi nghĩ nếu phải huy động thêm nguồn tiền xã hội hóa từ người dân để có nguồn vắc xin tốt hơn, ít tai biến hơn cho trẻ, có lẽ cũng chẳng ai nỡ chối từ.
Chuyện vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chính là thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến sức khỏe người dân, có lẽ đã đến lúc không cần đặt cao tiêu chuẩn “rẻ” nữa. Đó là sinh mạng con người, không thể chỉ vì để đảm bảo mục tiêu tiêm miễn phí mà để ngày xảy ra nhiều cái chết oan nghiệt cho lũ trẻ vô tội như vậy.
Một chuyện buồn lòng khác là việc điều dưỡng ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm rơi 5 trẻ sơ sinh vì trượt chân ngã trong lúc đẩy các cháu đi tắm, tất nhiên trong sâu thẳm tâm can, không ai nghĩ đó là một hành vi cố ý, bởi nếu cô điều dưỡng cố ý làm ngã trẻ, chính cô chứ không ai khác là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Nhưng chuyện từ trước đó mới là vấn đề, người nhà sản phụ cho biết cô điều dưỡng đã có thái độ vùng vằng khi thấy có trẻ không được nhét tiền vào để “bồi dưỡng” công tắm cháu. Xót xa làm sao. Chỉ vì thiếu mấy chục ngàn tiền lẻ “lót tay” mà rất có thể đứa trẻ ngây thơ vô tội vừa mới lọt lòng mẹ bị dằn hắt, bị chà mạnh tay trong quá trình tắm. Để xảy ra tình trạng này, chúng ta có còn là con người nữa hay chăng?
Những chuyện buồn của ngành y tế kể có đến cả đời cũng chẳng hết, sự suy thoái đạo đức của những người khoác áo trắng cũng nằm trong sự suy thoái chung của đạo đức xã hội, nên không thể trách vì ai. Nhưng nhìn một cách rộng hơn, nghĩ một cách sâu hơn, thì những ai là người có lỗi khi để cho cả xã hội vận hành theo cơ chế hễ không có đồng tiền bôi trơn thì những giá trị khác dù cho có sáng rực rỡ như mặt trời cũng đành xếp xó? Và một khi không có đồng tiền đi trước thì những điều tử tế, nghĩa nhân, cao cả cũng đành phải rớt xuống bùn đen?
Tôi cứ nghĩ mãi, thời này là thời nào rồi mà cuối cùng con người- một sinh vật cao quý, với những giá trị cao đẹp nhất lại bị đối xử như vậy, nhân cách bị coi khinh, tính mạng thì coi rẻ. Con người đáng thương khi mới lọt lòng đã phải đối diện với bao nhiêu hiểm trở, một mũi vắc xin gây tai biến có thể đã mãi mãi không còn quyền được sống, một cô điều dưỡng tâm lý xao động vì thiếu tiền lót tay có thể đem đến những tai họa trời ơi.
Ai khóc cho những trẻ sơ sinh đáng thương đó? Những đứa trẻ đã bị đem chôn dưới đất lạnh vì những mũi tiêm ở Hướng Hóa, những đứa trẻ đang đối mặt với một tương lai bấp bênh đầy rủi ro vì bị làm rơi lúc mới chào đời ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ai khóc thương cho chúng ngoài cha mẹ chúng?
Còn những người khác, những người phải chịu trách nhiệm cao hơn, giờ họ đang ở đâu, đang nghĩ gì?
http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201307/ai-khoc-cho-tre-so-sinh-2217530/
Dẹp mịa mấy cái quả đấm thép với công trình ngàn tỷ dùm cái
Khai man "Học 9 tháng, tốt nghiệp… đại học" vẫn lên chức
Làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 22-7, đại diện Thanh tra
Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết cơ quan này từng xác minh, phát hiện việc
khai không đúng với văn bằng thực tế của ông Nguyễn Văn Hoàng và đã gửi
báo cáo tham mưu UBND TP đề nghị Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống tham
nhũng xử lý kỷ luật ông này.
Quyết định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Hậu Giang (cũ) ghi ông Nguyễn Văn Hoàng tốt nghiệp ĐH hệ đào tạo dài hạn tập trung |
Học 9 tháng, tốt nghiệp… đại học!
Năm 2011, Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng (Thành ủy Cần Thơ) đã tiếp nhận
thông tin tố giác ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1967, khi đó giữ chức trưởng
Phòng Hành chính Tổng hợp - BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ) khai
gian hồ sơ bằng cấp.
Trước đó, ngày 7-5-1991, ông Trần Văn Kim, Trưởng Ban Tổ chức Chính
quyền tỉnh Hậu Giang (cũ), đã ký Quyết định số 24/QĐ-TCCQ bổ nhiệm ông
Hoàng vào công tác tại Ban Thanh tra UBND tỉnh Hậu Giang. Dù ông Hoàng
chỉ tốt nghiệp hệ đào tạo ngắn hạn (tương đương trình độ cao đẳng theo
quy định chuẩn hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng trong quyết định
nói trên lại ghi trình độ ông Hoàng là “Đại học dài hạn tập trung”. Đến
năm 2005, ông Hoàng tiếp tục được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
chính. Trong khi đó, tiêu chuẩn bắt buộc để cán bộ công chức dự thi và
được bổ nhiệm vào ngạch này là phải tốt nghiệp ĐH.
Sau đó, qua xác minh của cơ quan chức năng, ông Hoàng chỉ tốt nghiệp
khóa đào tạo ngắn hạn (9 tháng) của Trường ĐH Kinh tế TP HCM (khóa 3,
ngành kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, bế giảng ngày 1-8-1990). Một cán bộ
từng học cùng ông Hoàng cho biết: “Bằng này do Trường ĐH Kinh tế TP HCM
cấp nhưng do chỉ học mấy tháng thôi nên giá trị chỉ ngang trung cấp,
cao đẳng gì đó… Về sau, khi nhà nước có quy định chuẩn hóa, hầu hết
chúng tôi phải học thêm từ 2-3 năm để bổ sung một số học phần mới được
cấp bằng ĐH. Còn chuyện vì sao ông Hoàng không đi học mà lại được công
nhận ĐH và được bổ nhiệm như vậy thì tôi không biết”.
Ưu ái bất thường
Không chỉ vậy, Chi bộ BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ còn làm thủ
tục đề nghị Đảng ủy Dân Chính Đảng công nhận chức danh phó bí thư chi bộ
đối với ông Hoàng. Ngoài ra, cũng trong năm 2011, ông Hoàng còn được
lãnh đạo cơ quan này hỗ trợ, cử đi học cao cấp chính trị. Tuy nhiên, khi
phát hiện dấu hiệu bất thường, cơ quan Đảng ủy cấp trên mới yêu cầu
dừng mọi quy trình đề bạt ông Hoàng để cơ quan quản lý và Sở Nội vụ làm
rõ.
Cuối tháng 5 vừa rồi, BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ chính thức
giải thể để thành lập Ban Nội chính trực thuộc Thành ủy. Điều khiến
nhiều người hoài nghi là không hiểu tại sao đơn vị chuyên xử lý các vấn
đề tiêu cực lại chọn một người từng dính đến tiêu cực như ông Nguyễn Văn
Hoàng vào chức chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ (?!).
Ém nhẹm
Tháng 4-2013, chấp hành ý kiến chỉ đạo của
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (kiêm Trưởng BCĐ Phòng chống tham nhũng), Sở
Nội vụ đã làm việc với Thường trực BCĐ về việc xử lý kỷ luật ông Nguyễn
Văn Hoàng. Tuy nhiên, tất cả thông tin về cuộc họp, trong đó có việc bỏ
phiếu, lấy ý kiến tập thể và tiến hành quy trình kỷ luật ông Hoàng vẫn
chưa được công khai.
Một nguồn tin từ BCĐ Phòng chống tham nhũng cho biết:
Sở Nội vụ đã có cuộc làm việc “chóng vánh” tại BCĐ nhưng chỉ công bố
“miệng” (không cho xem) quyết định kỷ luật khiển trách ông Hoàng. Quyết
định này lại không kèm theo bất kỳ hình thức bổ sung nào để khắc phục
sai trái của ông Hoàng cũng như các cá nhân, tập thể có liên quan đến
việc khai man và bổ nhiệm nói trên.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét