Trần Mạnh Hảo - Bàn qua về sự bất lương
Trên website “Nhân dân” điện tử thứ hai ngày 20-5-2013 , tác giả: Lê Võ Hoài Ân viết về vụ án “Đinh Nguyên Kha & Nguyễn Phương Uyên chống nhà nước” của tòa án tỉnh Long An xử “tội yêu nước” rải truyền đơn chống bọn Trung Quốc xâm lược của hai thanh niên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên có tên “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương”, có đoạn viết như sau:
“Về Ðinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, mọi người lương thiện đều mong
mỏi họ sẽ nhận thức sâu sắc về lỗi lầm, để nhận được sự khoan dung của
pháp luật, từ đó phấn đấu trở thành công dân có ích. Khi còn thiếu bản
lĩnh và sự chín chắn, sai lầm có thể xảy ra; nhưng xã hội luôn rộng
lượng, sẵn sàng giúp họ về với con đường đúng. Vì thế cổ vũ, khuyến
khích họ đi theo cái xấu và có hành vi phạm pháp là việc làm bất lương.”
(Trích bài: “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương” của Lê
Võ Hoài Ân – website “nhân dân” điện tử thứ hai ngày 20-5-2013).
Việc báo chí lề trái (mà phải), lề phải (mà trái) bàn qua tán lại vụ tòa
án tỉnh Long An kết án oan khiên, xử tội hai thanh niên kể trên nặng nề
về "tội yêu nước” mọi người đã tường tận, khỏi phải nhắc lại. Nay,
chúng tôi chỉ bàn qua lời chửi bới của báo Nhân Dân với dư luận các blog
tự do và dư luận toàn thế giới lên án vụ xử án tàn bạo, bất chấp công
lý , xử theo luật rừng, luật phát xít, kết án tù năng nề hai thanh niên
tốt đẹp chỉ vì họ yêu nước, rải truyền đơn chống bọn xâm lược Trung
Quốc.
Hình minh họa |
Nay, chúng tôi chỉ muốn bàn qua với ông (bà) Lê Võ Hoài Ân và báo “Nhân
Dân” về nội hàm của khái niệm "bất lương”, xem ai, những ai là kẻ bất
lương?
Trong cuốn từ điển: “ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ” của HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA
(ấn bản 1895 -1896 tại Sài Gòn) do NXB Trẻ in lại 1998, vào trang 41,
tìm mục “bất”, không thấy có định nghĩa từ "bất lương”, nhưng có từ "bất
nhơn” (tương đương) thay thế như sau:
- “Bất nhơn: không có nhơn đạo, không biết thương xót, cũng là tiếng than trách: “Thằng bất nhơn”
Trong cuốn "Từ điển Việt Nam” do “Ban tu thư Khai Trí”, nhà sách Khai
Trí 62- Lê Lợi Sài Gòn 1971 định nghĩa từ “bất lương” trang 60 như sau:
- “Bất lương” : không lương thiện, gian”
Trong cuốn: “Từ Điển tiếng Việt” của Văn Tân do NXB Khoa học xã hội 1994, định nghĩa từ "Bất lương” trang 64 như sau:
- "Bất lương”: trái với đạo đức: ăn ở bất lương”
Trong cuốn: “Đại từ điển tiếng Việt” NXB Văn hóa-Thông tin in năm 1999, trang 133, định nghĩa từ "bất lương” như sau:
“Bất lương”: không có lương tâm, không lương thiện, kẻ bất lương, hành động bất lương, , nghề bất lương”.
Như vậy, qua các cuốn từ điển trên, ta có thể tổng hợp lại nội hàm ngữ nghĩa từ “bất lương” như sau:
"BẤT LƯƠNG”:
“Không có nhơn đạo, không biết thương xót, không lương thiện, gian, trái với đạo đức: ăn ở bất lương, không có lương tâm…”
Từ ngữ nghĩa rốt ráo của từ "bất lương” trên, chúng ta cùng xét các sự việc sau cho thật khách quan:
- Tòa án tỉnh Long An quy kết hai em: Kha và Uyên tội "tuyên truyền
chống nhà nước CHXHCN VN” là gian dối, vô đạo đức, thiếu lương thiện.
- Kha và Uyên trước tòa không nhận mình có tội chống nhà nước như tòa
tuyên. Hai em chỉ nhận mình yêu nước, chống quân Trung Quốc xâm lược. Mà
quân Trung Quốc xâm lược, cướp đảo, cướp biển, cướp đất của Việt Nam
không phải là nhà nước Việt Nam.
- Kha và Uyên có nhận mình "chống đảng cộng sản Việt Nam ”. Vả, trong
hiến pháp hiện hành không thấy trang nào nói rằng “cấm việc chống đảng
CSVN” cả.
- Tòa án Long An đánh tráo khái niệm: đồng nhất đảng CSVN là nhà nước VN là gian dối phi đạo đức.
SOI VÀO ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ “BẤT LƯƠNG” TRÊN, TA CÓ THỂ KẾT LUẬN PHIÊN XỬ
HAI EM KHA VÀ UYÊN CỦA TÒA ÁN TỈNH LONG AN LÀ MỘT PHIÊN TÒA BẤT LƯƠNG.
Ông (hay bà) Lê Võ Hoài Ân ca ngợi tòa án bất lương trên thì đích thị là
kẻ bất lương rồi. Tờ báo đăng bài báo bất lương liệu có phải là tờ báo
lương thiện?
Báo “Nhân Dân” thực chất là tờ báo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không
phải tờ báo của Nhân Dân; vì Nhân Dân không đọc tờ báo này. Bằng chứng
là hầu hết các sạp báo của Nhân Dân trên các con đường Sài Gòn không hề
có bán tờ báo Nhân Dân. Mạo danh Nhân Dân để phục vụ đảng cầm quyền là
lương thiện hay bất lương?
Nhân Dân có tham nhũng không? – Không! Chỉ chính quyền của đảng cầm
quyền trên đất nước ta tham nhũng mà thôi. Nhà nước Việt Nam là một nhà
nước tham nhũng vào loại nhất thế giới. Hành vi tham nhũng của chính
quyền Việt Nam là hành vi lương thiện hay bất lương thưa ông (hay bà) Lê
Võ Hoài Ân và thưa báo "Nhân Dân”?
Việc các đảng cộng sản trên thế giới dùng bạo lực, dùng súng cướp chính
quyền rồi nói dối lên rằng do dân bầu là việc làm lương thiện hay bất
lương thưa các ông?
Việc các ông cầm quyền bằng bạo lực và độc tài, lại mạo danh là dân chủ là hành vi lương thiện hay bất lương đây?
Việc các ông lừa hàng tỉ người trên thế giới rằng phải quyết sống chết
tìm ra thiên đường trên trái đất là chủ nghĩa cộng sản (một chủ nghĩa ảo
tưởng không có thật) rồi giết sạch (hoặc bỏ tù) những người từ chối
thiên đường lừa phỉnh đó của các ông, là lương thiện hay bất lương đây?
Việc các ông giết oan hàng vạn người yêu nước (địa chủ yêu nước như bà
Nguyễn Thị Năm” trong cải cách ruộng đất là hành vi lương thiện hay bất
lương đây?
Việc các ông bắt giam bỏ tù hàng ngót trăm văn nghệ sĩ đòi tự do sáng
tác trong phong trào "nhân văn giai phẩm”, vu cho họ tội chống chế độ,
chống đảng chống nhà nước (theo đại tá công an Thái Kế Toại, người theo
dõi hồ sơ vụ án oan khiên này của bộ công an khẳng định các văn nghệ sĩ
trong nhóm"nhân văn giai phẩm” chỉ là một nhóm người muốn thay đổi
phương cách sáng tác, tuyệt nhiên không chống chế độ) là hanh vi lương
thiện hay bất lương thưa các ông?
Việc các ông bắt giam bỏ tù hàng ngót trăm cán bộ cao cấp như ông Hoàng
Minh Chính, sĩ quan cao cấp như tướng Lê Liêm…vu cho họ cái tội không có
thật là tội “xét lại” năm 1967 là hành vi lương thiện hay bất lương
đây, thưa các ông?
Việc các ông đã bỏ hẳn chủ nghĩa xã hội năm 1986 bằng cách xây dựng chế
độ tư bản (kinh tế tự do đa thành phần- chủ nghĩa Marx nhìn chung là chủ
thuyết kinh tế) sao vẫn nói dối nhân dân để xưng rằng chế độ các ông là
chế độ xã hội chủ nghĩa, việc này là lương thiện hay bất lương thưa các
ông?
Việc đảng của các ông đứng trên hiến pháp, đứng ngoài hiến pháp, tự các
ông khẳng định mình có quyền tuyệt đối bằng điều 4 trong cái gọi là hiến
pháp, mà vẫn cứ giả vờ bắt dân bầu cử (đảng cử dân bầu), giả dối nói
chế độ của các ông "của dân, do dân, vì dân” là lương thiện hay bất
lương đây?
Chúng tôi- kẻ viết bài này- có thể đặt ra hàng nghìn câu hỏi như trên
với chế độ nói và làm ngược nhau của các ông; nay chỉ nêu ra bằng ấy câu
hỏi nhãn tiền, mong ông (hay bà?) Lê Võ Hoài Ân và báo Nhân Dân trả lời
chúng tôi công khai trên Internet, rằng các ông có lương thiện hay
không? Nếu các ông im lặng, lờ đi theo kiểu "Việt Minh làm thinh đồng ý”
thì coi như các ông đã tự chứng tỏ mình và quan thầy của mình không có
chính nghĩa, không lương thiện. Xin cám ơn các ông .
Sài Gòn ngày 25-5-2013
Trần Mạnh Hảo
(Dân luận)
"Lần đầu tiên VN xác định rõ 3 quyền phân lập của Nhà nước"
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam xác định 3 quyền lập, hành pháp, tư pháp, đó là nguyên tắc hoạt động của bất kỳ nhà nước nào”, ông Thảo nhấn mạnh.
Trao đổi với PV báo điện tử Infonet bên lề Quốc hội chiều 25/5 về những
nét mới của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Đinh Xuân Thảo, Viện
trưởng viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết, dự thảo sửa đổi
Hiến pháp lần này đã có nhiều nội dung rất mới, nhưng cái rõ nét nhất là
vấn đề xác định rõ quyền của nhân dân, nhân dân là chủ thể quyền lực
tối cao, điều đó thể hiện qua việc lấy ý kiến dân để xây dựng Hiến pháp,
Quốc hội chỉ là đại diện thay mặt dân chủ trì.
Điều 2 của dự thảo Hiến pháp lần này đã nói rõ tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân và nhân dân thể hiện quyền lực như thế nào thì ở Điều 6 đã thể
hiện rõ, nhân dân sử dụng quyền lực trực tiếp, tự mình trực tiếp tham
gia điều hành xã hội và sau đó là gián tiếp thông qua đại diện đó là
Quốc hội, HĐND và các cơ quan Nhà nước khác. Điều đó mở ra cái mới thể
hiện cốt lõi việc thể chế hoá cương lĩnh Đại hội 11 của Đảng và tinh
thần dân chủ.
Ông Đinh Xuân Thảo. Ảnh. Xuân Hải. |
Một cái mới và rất quan trọng, Điều 2 so với trước đây ngoài sự bổ sung
thống nhất thì còn thêm sự phân công, phối hợp, kiểm soát 3 quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
Thưa ông, sự phân công chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp được thể hiện cụ thể như thế nào trong sửa đổi Hiến pháp lần này?
Với nguyên tắc của Điều 2 thì các Chương Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm
sát, Toà án trước đây chỉ nói công việc của các cơ quan này thôi chứ
không nói cụ thể cơ quan nào là lập pháp, hành pháp, tư pháp thì lần này
nói rõ Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp. Trước đây Hiến pháp ghi
rõ “Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất” thì nay bỏ từ “duy
nhất” đi thì điều đó chứng tỏ thì ngoài Quốc hội còn có nhân dân có
quyền lập hiến, lập pháp. Còn đối với Chính phủ là cơ quan hành chính
cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Đối với Toà án là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xác định 3 quyền lập, hành
pháp, tư pháp, đó là nguyên tắc hoạt động của bất kỳ nhà nước nào.
Với chức năng như thế thì Hiến pháp cũng có điều chỉnh một số nhiệm vụ
cụ thể của từng cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, để thể hiện rõ
vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. Ví dụ Chính phủ
là cơ quan hành pháp thì sẽ nắm hết quyền năng hành pháp, Quốc hội chủ
lập pháp, lập hiến và tòa án là tư pháp thì quyền năng của từng cơ quan
được phân định rõ ràng. Như vậy quyền lực của Nhà nước đã được phân công
rõ ràng rành mạch để kiểm soát, và kiểm soát bên ngoài rộng nhất, cao
nhất và mạnh nhất là của nhân dân.
Như vậy quyền lực cao nhất của Nhà nước thuộc về nhân dân?
Đúng, không chỉ có vậy, một vấn đề nữa có thể nói là cái được của việc
sửa đổi Hiến pháp lần này xuất phát từ quyền lực của nhân dân được thể
hiện ở Chương II. Đây là cái được nhân dân hoan nghênh đồng tình ủng hộ
và thế giới đánh giá cao, điều đó thể hiện ở việc đưa quyền và nghĩa vụ
của người dân lên Chương 2.
Trong giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước thì chúng ta đưa
vào trong Hiến pháp lần này là tiếp tục khẳng định chủ quyền nhân dân,
nên cái đáng quan tâm nhất là vấn đề xác lập chủ quyền nhân dân trong
Hiến pháp và tạo ra một cơ chế để luật hoá chủ quyền nhân dân.
Thưa ông sửa đổi hiến pháp lần này, vấn đề đất đai luôn được người
dân quan tâm, nhất là vấn đề thu hồi đất, ý kiến của ông về vấn đề này
như thế nào?
Nói về đất đai thì thống nhất cao đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do
nhà nước đại diện chủ sở hữu. Trong sửa đổi Hiếp pháp lần này về vấn đề
đất đai có nội dung thu hồi đất, cái mới là ở Điều 57, 58 là thừa nhận
quyền sử dụng đất, cái quyền này là quyền tài sản. Chính vì vậy đất đai
được pháp luật bảo hộ và phải tôn trọng, nếu anh bị thu hồi thì phải xử
sự đúng là quyền tài sản.
Theo dự thảo ban đầu là có 4 trường hợp thu hồi thì nay thêm trường hợp
5, đó là thu hồi đất phục vụ dự án phát triển kinh tế xã hội thì quan
điểm của tôi nó phải áp loại giá khác, phải sát với giá thị trường. 4
trường hợp thu hồi đất quy định trong Hiến pháp trên là bồi thường theo
giá của Nhà nước còn thu hồi đất thuộc trường hợp 5 để phục vụ dự án
phát triển kinh tế xã hội thì phải thoả thuận với dân và bồi thường sát
với giá thị trường.
Bây giờ vấn đề là nếu trong Hiến pháp không đưa vào cụ thể trường hợp 5
là thu hồi đất phục vụ cho dự án phát triển kinh tế xã hội để thể hiện
rõ những dự án kinh tế nào mang lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng
thì được áp giá đúng theo quy định của lợi ích đó. Còn doanh nghiệp sử
dụng đất để kinh doanh, làm nhà thì phải tính theo giá thị trường và
phải thỏa thuận với người dân.
Nếu chúng ta đưa trường hợp thu hồi đất thứ 5, vì mục đích phát triển kinh tế xã hội, liệu có xảy ra trường hợp các doanh nghiệp thu hồi đất tràn làn không, thưa ông?
Đây cũng là cái mà Quốc hội phải thảo luận kỹ. Bên Chính phủ cũng có
nhiều ý kiến là trường hợp thu hồi để phát triển dự án kinh tế xã hội
nào thì ở tầm lợi ích quốc gia, công cộng, còn loại bình thường vẫn thu
hồi nhưng phải đảm bảo quyền lợi của người có quyền sử dụng đất. ví dụ 1
tỷ đồng/m2 đất ở Hà Nội là đúng nhưng khi đó chưa có quy định đất đai
là quyền tài sản, giờ có rồi thì họ bảo giá đất của tôi 1,2 tỷ đồng/m2
thì anh cũng phải chấp nhận thôi.
Xin cảm ơn ông!
Xuân Hải thực hiện
(Infonet)
Tiền của dân phải để dân giám sát
ĐB Đỗ Mạnh Hùng |
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) khẳng định như vậy tại phiên thảo
luận ở hội trường sáng 25-5 về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng báo cáo quyết toán nêu ra nhiều cái
“không” về nguồn thu, chi như: không đúng thời gian, không phân bổ hết
vốn được giao, không đủ thủ tục, không đúng cơ cấu chương trình được
duyệt, không đúng đối tượng mục tiêu, không sát thực tế. “Những cái
“không” này là mảnh đất tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực phát
triển” - ông Hùng nói.
Thu ngân sách thiếu vững chắc
Phát biểu trước đại biểu Hùng, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) cũng nhận
định ngân sách là tiền của nhân dân nhưng thời gian qua kỷ luật, kỷ
cương trong quản lý sử dụng ngân sách chưa nghiêm, thất thoát ngày càng
tăng trong xây dựng cơ bản, thể hiện ở việc đầu tư dàn trải, kém hiệu
quả. Bà Dung đề nghị: “Quốc hội cần xem xét kỹ, Chính phủ cần xác định
địa chỉ cụ thể để xử lý nghiêm minh những ai làm thất thoát nguồn lực
quốc gia”.
Về nguồn thu ngân sách, dù nguồn thu năm 2011 vượt 126.804 tỉ đồng
(21,3%), tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu tại nghị quyết 11/NQ-CP của
Chính phủ, nhưng chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố khách quan, chiếm tỉ trọng
lớn là do giá cả tăng; điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt
hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng thu từ tài nguyên (dầu thô) và
các khoản về nhà, đất. Yếu tố tăng thu do sản xuất kinh doanh chỉ chiếm
khoảng 20% trong tổng số tăng thu.
"Tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để phiên thảo luận về ngân sách được truyền hình trực tiếp cho người dân giám sát, bởi ngân sách là tiền của dân" - Đại biểu Đỗ MẠNH HÙNG
“Tôi cảm thấy băn khoăn vì nếu ta không tăng thu được từ sản xuất mà chỉ
vì giá cả tăng thì điều đó phản ánh thu ngân sách nhà nước thiếu vững
chắc, chưa bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế” - đại biểu Nguyễn Văn
Phúc (Hà Tĩnh) nói.
Về chi ngân sách, các đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ vấn đề: Vì sao
nghị quyết 11 của Quốc hội đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô nhưng chi cho đầu tư phát triển lại tăng 37%, chi cho đầu tư
xây dựng cơ bản tăng đến 34,5%. “Như vậy, chính sách tài khóa có phối
hợp với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu chung là kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô không, hay mỗi chính sách đi một nẻo?” - đại
biểu Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn
Giải trình các thắc mắc của đại biểu, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho
biết: “Trong năm 2011 có một số khoản không đạt như dự toán đã đề ra,
trong đó có những khoản chi rất quan trọng cho kinh tế, giáo dục, khoa
học. Trong quá trình thực hiện, chúng ta có ban hành một số chính sách,
trong đó có một số chính sách ban hành chậm, chẳng hạn như chính sách hỗ
trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo, chính sách phụ cấp cho giáo viên.
Năm 2011 cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 2011-2015, có một số chương
trình mục tiêu quốc gia được đánh giá, tổng kết và sắp xếp rà soát lại
theo yêu cầu của Quốc hội nên giao dự toán 2011 có chậm. Chính vì vậy,
có một số khoản chi không thực hiện được năm 2011”.
Về số nợ vay, hiện nay vay trong và ngoài nước đều theo kế hoạch được
Quốc hội quyết và nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Cuối năm 2011: nợ
công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia vẫn nằm trong giới hạn. “Theo quy định
thì nợ công được phép tương đương 65% GDP mà chúng ta chưa đến mức này.
Sắp tới Chính phủ sẽ có báo cáo Quốc hội chi tiết hơn về vấn đề nợ công”
- ông Ninh cho hay.
Bỏ thời hạn đăng ký lại của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Ngày 25-5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang
Vinh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật
sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp.
Theo đó, Chính phủ đề nghị sửa đổi khoản 2 điều 170
Luật doanh nghiệp theo hướng bãi bỏ thời hạn đăng ký lại của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để cho phép các doanh nghiệp được lựa
chọn không đăng ký lại hoặc đăng ký lại tại thời điểm thích hợp đối với
doanh nghiệp. Nội dung sửa đổi này nhằm đảm bảo quyền tự chủ của doanh
nghiệp trong việc quyết định phương thức tổ chức quản lý và hoạt động
kinh doanh. Ngoài ra, cho phép doanh nghiệp không đăng ký lại tiếp tục
hoạt động theo giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội
dung không được quy định tại giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp,
doanh nghiệp thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật có liên
quan. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư, điều lệ doanh
nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm
điều chỉnh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập
trước ngày 1-7-2006, đã hết thời hạn hoạt động theo quy định tại giấy
phép đầu tư sau ngày 1-7-2006 và chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh
nghiệp, được thực hiện thủ tục đăng ký lại để tiếp tục hoạt động. Doanh
nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề phát sinh kể từ
ngày hết hạn hoạt động theo quy định tại giấy phép đầu tư cho đến thời
điểm đăng ký lại doanh nghiệp. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày
1-8-2013
* Cùng ngày, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ
nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân
Dũng đã trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp
thu, chỉnh lý dự thảo Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi). Dự thảo mới
đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của nghị quyết 20 là Nhà nước bảo đảm
chi cho khoa học - công nghệ từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà
nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học
- công nghệ. Việc phân bổ ngân sách nhà nước dành cho khoa học - công
nghệ của năm sau được thực hiện trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn và kết
quả sử dụng ngân sách đã được phân bổ.
M.H.
|
Xem xét huy động thêm nguồn lực hỗ trợ kinh tế
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 25-5, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết:
Đúng là nền kinh tế đang hết sức khó khăn và doanh
nghiệp cũng khó khăn, đó là chuyện không ai phủ nhận. Chính vì vậy cho
nên Chính phủ đang suy nghĩ tính toán, trong họp Chính phủ ngày 26-5 sẽ
có bàn. Thứ nhất là xem xét để tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ theo nghị
quyết 02 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hiện nay cũng có ý
kiến nói là chậm thì mình phải làm nhanh hơn. Thứ hai là phải xem xét để
huy động thêm nguồn lực hỗ trợ cho nền kinh tế. Gọi là nới lỏng thì
không chính xác vì mình chưa dùng từ này, nhưng mà cũng phải tạo điều
kiện để nâng tổng cầu của nền kinh tế, cái đó cần thiết phải xem xét một
cách nghiêm túc.
V.V.Thành ghi
|
Lê Phương Dung - Cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc đi ngược lại đường lối của Đảng ?
(Kỷ niệm 34 năm ngày mất cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc)
Hôm nay 26/5/2013, tròn 34 năm ngày mất của Bác Kim Văn Nguộc, tức Kim
Ngọc ( 1917 - 1979 ). Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, ông còn được mệnh
danh" cha đẻ của khoán hộ ", mà người ta còn gọi là " khoán mười ", cha
đẻ của đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Là người khởi xướng việc " khoán hộ ", trong nông nghiệp ở Việt Nan vào
thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc mô
hình tổ chức xã hội của Liên Xô, các đ/c lãnh đạo cấp cao của Đảng ta
khi đó đã không đánh giá đúng về khoán hộ, nên không có sự đồng thuận và
bị hạn chế. Nhưng ông Kim Ngọc đã đưa ra những kiến giải mà chính ông
đã chiêm nghiệm qua thực tiễn cơ sở. Ông cho rằng: chưa thể xây dựng quy
mô sản xuất tập trung, khi nông dân thừa lao động, thiếu xăng dầu, chi
phí sản xuất cao, nông dân không chịu được, không thể áp dụng khoa học
kỹ thuật, cơ giới hoá khi trình độ người dân mới thoát mù chữ, đồng thời
không thể có mô hình văn hoá chung cho tất cả làng xã, khi đình chùa bị
phá huỷ, mà cơ cấu mới chưa ổn định.
Nhà báo Lê Phương Dung ở nhà riêng tại Paris |
Nông thôn cần có thời gian để chuẩn bị, người nông dân cần được tích lũy
tiềm lực kinh tế, một khi có kinh tế thì hãy nói đến học hành và xây
dựng thiết chế văn hoá mới. Chúng ta hiện đang cần nông dân phát huy hết
kinh nghiệm và nội lực của mỗi cá nhân để tạo dựng nền tảng...
Chính vì vậy, khi khoán hộ ra đời, đã thu được những kết quả rất khả
quan, nhờ sự lãnh đạo sâu sát của Bí thư Kim Ngọc cũng như tập thể cán
bộ chủ chốt của tỉnh. Vĩnh Phú đã có những gương lao động nông dân điển
hình tiên tiến.
Sau này việc khoán hộ của Bí thư Kim Ngọc cũng đã được một số những nhà
lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và xem xét nghiêm túc.
Trên thực tế là chưa có một văn bản nào coi Bí thư Kim Ngọc là một người đã đi ngược lại đường lối của Đảng.
Hôm nay, nhân ngày giỗ của ông, tôi bỗng nhớ lại câu nói của luật gia
Kim Nam, Giám đốc sở Tư pháp Vĩnh Phúc, người con trai thứ ba, trong số 6
người con của ông, đó là:
" Lịch sử đã chọn Kim Ngọc vào thời điểm ấy, để thực hiện những nhiệm vụ
của nó. Nếu không có một Kim Ngọc này thì sẽ có một Kim Ngọc khác lên
tiếng. Một mình Kim Ngọc thì cũng không thể có được sự phát hiện lớn lao
ấy. Bởi đằng sau ông là cả truyền thống văn minh nông nghiệp lúa nước
mấy nghìn năm, và đội ngũ đông đảo, đồng chí, bạn bè, trợ giúp việc chân
thành, đắc lực. Tất cả họ cũng đều một tâm nguyện như Kim Ngọc, những
mong dân giàu, nước mạnh ".
Tôi thì vẫn nhớ như in hình ảnh của bác Kim Ngọc, đó là một người đàn
ông cao dỏng, trông gầy mảnh khảnh, với một đôi mắt rất cương nghị,
nhưng ấm áp, gần gũi cho người tiếp cận, cũng như ông là một người cha
luôn tin ở các con, và dạy dỗ các con bằng chính sự nêu gương đến khắc
khổ của bản thân. Cũng như ở vị thế là một cán bộ cấp cao của Đảng và
Nhà nước, mỗi lời nói, mỗi hành động của ông đều ảnh hưởng đến lợi ích
tinh thần của nhiều người.
Ngoài tinh thần trách nhiệm, sự Dũng cảm nói lên chân lý. Bí thư Tỉnh uỷ
Kim Ngọc đã hoàn toàn ý thức được điều mình hành động và tuyệt đối tin
tưởng vào sự sáng suốt của lịch sử.
Đánh giá về những công lao của ông. Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
đã phát biểu:" Công lao anh Kim Ngọc thật lớn, cần phải dựng tượng để tỏ
lòng biết ơn con người như anh Kim Ngọc ".
Còn đây là ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:" Nông dân ta no ấm,
trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất
nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu
trách nhiệm đến cùng trước nhân dân...Đất nước phải biết ơn anh Kim
Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có
phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong ".
- Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự
nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân
chương Độc lập hạng Nhất cho Bí thư Kim Ngọc.
- Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên
Lạc được vinh dự mang tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp
nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng đặt tên ông là đường Kim Ngọc.
- Năm 2004, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã tặng cho gia đình Bí thư Kim Ngọc bức
tượng đồng chân dung ông bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính
trọng ông Kim Ngọc.
- Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Năm 2009, Hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền
hình 50 tập" Bí thư Tỉnh uỷ ", lấy nguyên mẫu cuộc đời ông.
Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về công tác tại tỉnh
Vĩnh Phúc hoặc đi ngang qua đều vào nhà thắp hương cho Bí thư Kim Ngọc.
Các đoàn đại biểu ở các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh phía Nam, có nhiều cụ
Đảng viên lão thành, khi đến thắp hương cho Bí thư Kim Ngọc thì đều bồi
hồi xúc động.
Tôi cũng thường ghé về khi có dịp, bác gái Lê Thị Liên, người vợ, người
bạn đời trung kiên của bác Kim Ngọc, tuổi đời đã ngoài 80, nhưng vẫn mẫn
tiệp và có một trí nhớ tuyệt vời, tôi cùng bạn bè đến đây, sau khi thắp
hương vấn an bác Kim Ngọc xong, bao giờ cũng được bác gái chiêu đãi một
bữa tiệc chè lam, do chính tự tay bác Liên làm, và uống với nước trà
xanh, thứ cây đặc sản của vùng trung du, được bác và các anh chị con bác
trồng xung quanh nhà. Thú thực, là mỗi lần nhớ về đất Tổ, hay có dịp đi
công tác ngang qua thành phố Vĩnh Yên, tôi hay nhớ đến bác Liên, và món
chè lam đặc biệt ngon của bác.
Hôm nay, nhân ngày giỗ bác Kim Ngọc, do điều kiện ở xa, cháu Phương Dung
không thể về trực tiếp được, xin bác Liên và các anh, chị thứ lỗi, cháu
cũng sai hẹn với bác mấy lần rồi. Cho cháu xin được thắp một nén tâm
nhang với lòng thành kính tưởng nhớ tới bác Kim Ngọc, cháu cũng xin kính
chúc bác gái và các anh, các chị luôn luôn mạnh khoẻ, với những điều
tốt đẹp, thành công và phát triển.
Trân trọng kính chúc.
Lê Phương DungBỏ cái hộ khẩu đi cho dân nhờ!
Tại sao không nghĩ theo hướng bỏ hộ khẩu thì người dân sẽ thuận lợi như
thế nào mà cứ nghĩ các cơ quan chức năng sẽ khó khăn như thế nào?
Hàng triệu người nhập cư đóng góp công sức cho sự phát triển của TP nhưng quyền lợi vẫn bị thiệt thòi do không có hộ khẩu. Ảnh: Tấn Thạnh |
Nỗi khổ về hộ khẩu thì ai cũng biết và đã kéo dài nhiều năm rồi. Thời
gian qua, rất nhiều cơ quan, ban ngành, người dân và cả đại biểu quốc
hội nêu ý kiến phải bỏ hộ khẩu nhưng một số cơ quan vẫn “kiên quyết”
giữ. Vấn đề là không nên vì những vướng mắc của ngành mình mà phủ nhận
quyền lợi của số đông người dân. Chính sách nào cũng có thể thay đổi
theo tình hình thực tế và đà phát triển của xã hội.
“Phân loại” cư dân
Cái hộ khẩu nó ám ảnh người dân từ rất lâu, nhất là ở các thành phố lớn.
Nhiều bạn đọc cho biết, dù nhiều năm ở TPHCM nhưng lúc nào họ cũng có
cảm giác mình là “công dân hạng hai”. Cứ đến kỳ phải ra công an phường
làm lại giấy tạm trú, rồi các quyền lợi khác như chuyện học hành của con
cái, xin việc, làm giấy tờ nhà, giấy tờ xe… đều rất khó khăn.
Sự phân biệt hộ khẩu ở TP và các tỉnh đã ăn sâu vào sinh hoạt, cách đối
xử với nhau của cư dân. “Lúc học đại học, lúc nào cũng có sự phân biệt
giữa người thành phố và người tỉnh lẻ trong sinh viên. Khi đi làm việc
cũng vậy, sự phân biệt đôi khi không nói ra bằng lời nhưng nó vẫn tồn
tại trong tâm tưởng nhiều người”, bạn đọc Thành Tâm bộc bạch.
Là người đã từng chịu khổ nhiều về cái hộ khẩu, bạn đọc Phan Hùng, bức
xúc: “Tôi làm việc ở TPHCM đã 20 năm, mua nhà riêng đã 15 năm. Thế nhưng
quyền lợi của gia đình tôi bị hạn chế đủ điều: Con tôi không thể học
đúng tuyến; xe máy của tôi, vợ và của con tôi cũng phải nhờ người bà con
xa đứng tên hộ… Nói thẳng, lương của hai vợ chồng tôi khoảng 40 triệu
đồng/tháng, đóng thuế nghiêm túc và cao hơn rất nhiều người có hộ khẩu ở
thành phố này, tham gia đầy đủ các khoản đóng góp của tổ dân phố,
phường, quận và của TP nhưng quyền lợi của tôi sao bị hạn chế nhiều vậy?
Vô tình, cái hộ khẩu trở thành một thứ giấy tờ “phân loại” dân cư”.
Cùng bức xúc này, bạn đọc Kha Kha, nói thẳng: “Hộ khẩu như "nhát dao"
phân loại người dân. Đơn cử như ở Hà Nội thì có hộ khẩu Hà Nội là “công
dân hạng 1”, còn ở Hà Nội nhưng có hộ khẩu từ các tỉnh lân cận chỉ là
“người nhà quê”. Là công dân Việt Nam tôi nghĩ chỉ cần CMND, muốn đi
đâu, sống ở đâu trên đất nước cũng đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau
mới công bằng và thực sự là tự do cư trú”.
Bất lợi cho dân thì nên bỏ
Bạn đọc Lê Quang, cho biết: “Tôi sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm
nay, thay đổi cư trú vài chục lần nhưng chẳng thấy nơi nào đòi hộ khẩu
cả. Chỉ có bằng lái xe và số an sinh xã hội thì anh có thể sống ở bất cứ
đâu và cảnh sát sẽ dễ dàng biết tất cả lý lịch, quá trình sinh sống của
anh trước đó. Tại sao nước ta còn lòng vòng ba cái hộ khẩu chi cho nó
phiền phức vậy”.
Nhiều bạn đọc cho rằng: Hội nhập lâu rồi sao không chịu học hỏi các nước
tiên tiến. Khi bàn về luật thì cứ “đào xới” câu chữ nhưng khi đưa vào
thực tế thì cứ “hớ hênh” cả ra. Nên học các nước đi: Quản dân cách nào,
quản đất đai ra sao, kiểm soát nguồn thuế như thế nào… họ đều làm rất
tốt. Các cơ quan quản lý của chúng ta quá lỗi thời, cứ bắt dân “ôm” cái
hộ khẩu cả mấy chục năm nay rất khổ. Bỏ cái hộ khẩu đi cho dân nhờ!”.
Rất nhiều người dân không thể làm được hộ khẩu vì vướng quy hoạc "treo".
Bạn đọc Bùi Tuấn Chung, chỉ rõ: “Nỗi khổ vì hộ khẩu của người dân đã
được các phương tiện thông tin đại chúng nói quá nhiều rồi nhưng gần như
mọi sự chưa có chuyển biến gì đáng kể. Hộ khẩu đã và đang tiếp tục dồn
ép rất nhiều người dân vào tình trạng dở khóc, dở cười: Nhiều người sinh
ra không được khai sinh vì bố mẹ không có hộ khẩu; nhiều người không
thể đi học trường công lập, không thể xin việc được tại các cơ quan nhà
nước; cũng có người chết không được khai tử cũng vì... không có hộ khẩu.
Đất nước ta đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước sẽ phát triển rất nhanh
trong những năm tới. Nếu chúng ta không nhìn thấy trước vấn đề và bắt
tay làm ngay từ bây giờ thì sẽ mãi tụt hậu”.
Bạn đọc Bùi Tuấn Chung góp ý thêm: “Hai chữ “hộ khẩu” là nỗi ám ảnh của
người dân, bởi nó từng gắn với quá nhiều nhiêu khê, bức xúc, nhũng
nhiễu, hành hạ, kể cả nỗi sợ hãi. Phát biểu tại buổi thảo luận về dự
thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu quan điểm: “Cơ
quan quản lý không nên chỉ nghĩ theo hướng có lợi cho mình mà làm khó
người dân. Luật ban hành là để đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho
người dân”. Thay vì nghĩ cách siết hộ khẩu thì hãy dành trí tuệ và tâm
huyết để tìm ra cách hợp lý loại trừ hộ khẩu ra khỏi đời sống và thay
bằng phương thức quản lý như các nước tiên tiến”.
Tư duy bao cấp
“Có ai ở ngành công an giải thích giùm vì sao hộ khẩu
lại cần thiết như vậy, trong khi người dân đã nhiều năm chỉ rõ những
lạc hậu của nó. Mỗi lần có ý kiến đề nghị bỏ hộ khẩu là ngành công an
lại phản đối. Tại sao không so sánh bỏ hộ khẩu thì người dân sẽ thuận
lợi như thế nào mà cứ nghĩ ngành công an sẽ khó khăn như thế nào? Hộ
khẩu là tư duy quản lý "thời bao cấp", hiện tại có lẽ nó không còn phù
hợp với thực tế xã hội” - bạn đọc Phạm Trung.
|
Phạm Hồ
(Người Lao động)
Nick Vujicic và ‘văn hóa tranh luận’
Buổi nói chuyện được hàng chục ngàn người theo dõi tại sân vận động.
Anh chàng khuyến tật người Úc Nick Vujicic đã từng gây ra sức chấn động
thu hút trên toàn thế giới về câu chuyện của anh và nghị lực sống. Và kể
từ khi trở thành nhân vật gây chú ý anh đã đi qua gần 50 quốc gia để
diễn thuyết, chia sẻ kinh nghiệm sống của bản thân.
Vào tháng Năm vừa qua, Nick Vujicic đã đến Việt Nam theo lời mời của
công ty Tôn Hoa Sen, phối hợp với một số cơ quan truyền thông ở Việt
Nam. Buổi nói chuyện của anh được bán vé vào cửa, cũng như phát hình
khắp nơi trên toàn quốc.
Câu chuyện mời một người đang nổi danh trên thế giới đến diễn thuyết cho
một chuyên đề nào đó là chuyện bình thường, nhưng câu chuyện của Nick
Vujicic đã trở nên không bình thường và sôi nổi từ cộng đồng mạng đến
báo giấy ở Việt Nam và khắp nơi.
Nó không bình thường bởi số tiền chi phí mà công ty Tôn Hoa Sen đã bỏ ra
để mời được Nick Vujicic đến Việt Nam, gần 36 tỉ đồng Việt Nam (khoảng
hơn 1.7 triệu USD).
Nó càng không bình thường khi Việt Nam gánh chịu hậu quả của chiến tranh
gần 40 năm trước, mà theo đó có quá nhiều người khuyến tật có hoàn cảnh
còn cảm động, gian nan và nhiều nghị lực hơn cả Nick Vujicic, nhưng
không được "công nghệ lăng xê" làm tới nơi tới chốn như Nick Vujicic,
chỉ vì anh là một người ngoại quốc.
Và nó trở nên ồn ào hơn khi người ta đặt câu hỏi về ý nghĩ thật sự
chuyến đến Việt Nam của Nick Vujicic, là kinh doanh lợi nhuận hay mang
tính nhân bản quảng bá cho nghị lực sống, hoặc cả hai.
Dư luận ở khắp nơi trong và ngoài nước đã nói đến khá nhiều về sự kiện này.
'Vô bổ, lãng phí'
Kinh tế khó khăn khiến có nhiều người đặt câu hỏi về chi phí cho sự kiện tốn kém.
Phía chỉ trích cho rằng, bỏ số tiền quá lớn để mời một người khuyết tật
đến Việt Nam nói về nghị lực sống là chuyện vô bổ, lãng phí, vì ở Việt
Nam những tấm gương nghị lực sống còn nhiều hơn cả Nick Vujicic, và nên
dành số tiền đó vào những công việc từ thiện xã hội bổ ích và thực tế
hơn. Phía này còn chỉ trích các cơ sở truyền thông, công ty Tôn Hoa Sen
và những người ủng hộ là có tinh thần vọng ngoại.
Phía bênh vực cho rằng công ty Tôn Hoa Sen không có gì sai trái trong
việc bỏ ra chi phí lớn để mời Nick Vujicic đến Việt Nam, phía này viện
dẫn thông tin cho thấy công ty Tôn Hoa Sen đã kiếm được mối lợi khổng lồ
sau chuyến đi của Nick Vujicic, và số tiền kiếm được vẫn sẽ có một phần
làm các công tác từ thiện xã hội, đồng thời khẳng định chuyến đi của
Nick Vujicic đến Việt Nam đã thành công vì câu chuyện của anh đã làm cảm
động nhiều người, mang đến nghị lực sống cho nhiều người.
Bên ngoài Việt Nam, hầu hết báo chí hải ngoại đều không muốn loan tin về
sự kiện ầm ĩ này, vì đa số không muốn nhìn thấy một điều tích cực nào
của Việt Nam được thông tin rộng rãi trong cộng đồng Việt, do các quan
điểm chính trị khác biệt với nhà nước Việt Nam. Một phần do nhu cầu
thông tin địa phương vẫn quan trọng hơn, và sự kiện của Nick Vujicic chỉ
là thêm phần gia vị cho các trang báo nên có cũng được, không có cũng
không sao.
Bên cạnh đó, một thiểu số cực đoan chống đối nhà nước Việt Nam, thì dùng
sự kiện này, để tri trét bôi nhọ cách điều hành đất nước của đảng Cộng
sản, cho rằng sự quản lý yếu kém dẫn đến các bất công xã hội ngày càng
nhiều, 1.7 triệu USD mời một người khuyến tật, trong khi hàng ngày có
bao nhiêu người Việt Nam không kiếm ra nổi 10 USD.
Họ cũng tri trét bôi nhọ luôn cả nhân vật chính Nick, khi trong bài diễn thuyết của mình, anh có ca ngợi ông Hồ Chí Minh.
Tóm lại, dư âm về chuyến đến Việt Nam của Nick Vujicic vẫn còn đang là
đề tài nóng bỏng trên cộng đồng mạng và nhiều báo in trong Việt Nam và
cái đúng hay sai trong các góc nhìn từ chuyến đi của Nick Vujicic đến
Việt Nam có lẽ vẫn còn là đề tài tranh luận không có đoạn kết.
‘Công kích cá nhân’
Mạng xã hội đang đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng tại Việt Nam.
Nhưng cũng từ sự kiện của Nick Vujicic, người ta nhìn thấy "văn hóa
tranh luận" đã bắt đầu lộ diện ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhất
là kể từ khi người Việt tham gia vào cộng đồng mạng qua Face Book, qua
Twister qua Zing v.v..
Với đà phát triển thần tốc của cộng đồng mạng và các trang xã hội, thế
hệ 8x, 9x, chiếm hơn 60% dân số hiện nay lớp trẻ Việt Nam, đã có những
cuộc tranh luận khá sôi nổi trên nhiều đề tài từ chính trị, xã hội, kinh
tế và văn hóa, vượt qua thói quen bị áp đặt và ít phản kháng và không
còn coi "văn hóa tranh luận" là một thứ xa xí phẩm không cần thiết.
Có nhiều lập trường khá sâu sắc về xã hội họ đang sống, nhưng cũng không
ít cái nhìn hời hợt và bênh vực quan điểm một cách mù quáng, và đôi khi
các cuộc tranh luận trở nên gay gắt và biến thành công kích cá nhân.
Đa phần khi họ tham gia tranh luận với cảm tính và bảo vệ quan điểm cá
nhân, giới trẻ Việt Nam hình như chỉ mới bắt đầu làm quen với "văn hóa
tranh luận" và chưa định nghĩa được ý nghĩa thật sự của việc tranh luận
các quan điểm.
Sự tranh luận sẽ đưa đến cái nhìn từ nhiều phía, nhiều góc cạnh, để rồi
đưa ra được một kết luận tương đối, có thể đáp ứng hoặc hài lòng các
phía tranh luận, và đưa tạo ra một sự đồng nhất nào đó từ các phía tranh
luận.
Nhưng giới trẻ trong Việt Nam tham gia tranh luận hầu như họ chỉ muốn
bảo vệ quan điểm riêng, và tranh "thắng, thua" qua các cuộc tranh luận
nhiều hơn, thỏa mãn cái mà họ nghĩ rằng đúng trong quan điểm.
Nhưng dù biến hóa thế nào, thì "văn hóa tranh luận" đã xuất hiện trong
xã hội Việt Nam dù trên mạng "ảo" hay cuộc sống ngoài thực tế. Nó đã tạo
cho người tham gia bắt đầu biết suy nghĩ khi đứng ở góc nhìn của đối
phương, đây đúng là điều tích cực cho một xã hội đang phát triển như
Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc trả lời chất vấn chứ chưa có tranh luận.
‘Né tránh tranh luận’
Tuy nhiên sự tranh luận vẫn còn đóng khung trên cộng đồng mạng,
và một phần nhỏ ngoài xã hội Việt Nam, nó chưa thật sự mở rộng, đặt biệt
đối với những người đang nắm quyền điều hành chính phủ.
Quốc hội Việt Nam hay Mặt Trận Tổ Quốc, trong những năm gần đây đã bắt
đầu đưa ra tranh luận một số chủ đề tuy không thoát hỏi tính áp đặt và
sắp xếp.
Đã có vài cuộc tranh luận trên quốc hội được trực tiếp cho dân chúng
xem, nhưng kết quả đưa ra vẫn là kết quả đã định sẵn từ khi bắt đầu
tranh luận, mà nó không mang tính kết quả đưa ra từ những cuộc tranh
luận.
Các viên chức lãnh đạo hay điều hành chính phủ lại càng thụ động hơn, họ
hầu như tránh né hoàn toàn những cuộc tranh luận với dân chúng hay cử
tri, có sự kiện hay sự cố nào, họ chỉ ra thông cáo, và những cuộc phỏng
vấn với câu hỏi định sẵn đề giải thích với dư luận.
"Chưa có một viên chức nào trong chính phủ, dám mở ra các cuộc tranh
luận với công chúng hay cử tri, để chứng tỏ bản lãnh, khả năng lãnh đạo
của bản thân"
Hầu như chưa có một viên chức nào trong chính phủ, dám mở ra các cuộc
tranh luận với công chúng hay cử tri, để chứng tỏ bản lãnh, khả năng
lãnh đạo của bản thân.
Ngay cả các cơ quan truyền thông Việt Nam, nơi được xem là nguồn dẫn đạo
thông tin của cả nước, cũng thiếu hẳn trách nhiệm về xã hội. Họ chưa
dám đứng ra tổ chức các cuộc hội luận, tranh luận, đối thoại công khai
cho viên chức chính phủ với công chúng và cử tri.
Do thiếu "văn hóa tranh luận" từ các viên chức chính phủ hay lãnh đạo
các cấp, mà những tiêu cực trong xã hội, trong cơ cấu chính phủ, hay các
nhóm quyền lợi, càng lúc càng có chiều hướng gia tăng. Những tiêu cực
trên được nhắc nhở hàng ngày trên báo chí, thông tin, nhưng chưa bao giờ
được gải quyết một cách rốt ráo.
Sự kiện của Nick Vujicic đến Việt Nam, sau những ồn ào tranh luận trên
cộng đồng mạng, rồi sẽ chìm vào quên lãng như bao nhiêu sự kiện khác,
nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy, "văn hóa tranh luận" đã bắt đầu trở
thành một xu thế không thể ngăn cản.
Phía nhà nước Việt Nam, đặc biệt là những cấp lãnh đạo các ban ngành,
nếu đứng ngoài xu thế nói trên, thì họ sẽ tạo ra sự bất mãn trong dân
chúng ngày càng nhiều hơn, và uy thế của đảng cầm quyền sẽ ngày càng
giảm trong dân chúng.
Trần Nhật Phong
Gửi tới BBC từ California, Hoa Kỳ
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một người hoạt động
trong ngành truyền thông tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
(BBC)
Khôn ngoan như rắn và dịu hiền như bồ câu
Cơn bão truyền thông tại Việt Nam xung quanh Nick Vujicic, nhà truyền bá
Phúc âm đến từ phương Tây, đủ sức khiến ngôi sao diễn giả duy nhất
trong các nhà truyền giáo cộng sản bản địa hiện tại, ông Nguyễn Bá
Thanh, phải ghen tị và báo chí phương Tây phải ngỡ ngàng.
Một bài trên Huffington Post dẫn lời Nick Vujicic nói với bé Linh Chi
trong cuộc giao lưu tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, trước 25.000
người, về tình yêu Chúa: “Do you know why I love God? Because heaven is
real. And one day when we get to heaven, we are going to have arms and
legs. And we are going to run, and we are going play, and we are going
to race.” (Em có biết vì sao tôi yêu Chúa không? Vì thiên đường là có
thật. Và một ngày kia, khi lên thiên đường, chúng ta sẽ có tay có chân.
Và chúng ta sẽ chạy nhảy, vui đùa, chúng ta sẽ chạy thi.) Những lời ấy
chẳng những không bị truyền hình nhà nước kiểm duyệt, mà diễn giả còn
được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng huy hiệu và kỉ niệm chương.
Điều gì đang xảy ra tại quốc gia mà quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ vẫn
đầy căng thẳng này? Bài báo dẫn tiếp lời một tín hữu Thiên chúa, ông
Nguyen Dat An, người tổ chức chuyến đi của Nick Vujicic [i]: “This was a
miracle in Vietnam. God is the general director of this event.” Phép
mầu ở Việt Nam do Chúa trời làm tổng đạo diễn.
Theo kịch bản của Đấng Toàn năng, nhân vật anh hùng Nick Vujicic biết rõ
rằng “ở Việt Nam có những giới hạn về việc nói hay không nói về đức tin
của mình như thế nào” và đến một số nơi thì phải “khôn ngoan như rắn và
dịu hiền như bồ câu”, cũng theo Huffington Post. Chiến lược này giúp ta
hiểu hơn, vì sao chàng trai phi thường ấy khuyên người Việt làm theo
gương Bác Hồ. Hãy kính Bác và yêu Chúa, thông điệp cuối cùng và bí quyết
thủy chung để người Việt Nam đầu thế kỉ 21 vượt qua số phận kém ưu đãi
của mình có thể là như thế, từ chỗ đứng đặc biệt của nhà truyền giáo
Nick Vujicic. Song cho đến giờ phút này anh chưa tiết lộ cho đông đảo
công chúng Việt Nam rằng số phận của anh chính là do ý muốn và sự sắp
đặt của Chúa. Trong cả buổi giao lưu ở sân Mỹ Đình, anh chỉ trực tiếp
truyền bá Phúc âm duy nhất qua mấy lời về tình yêu Chúa đã dẫn.
Song chỉ mấy lời tương đối “bồ câu” ấy cũng đủ khiến người phiên dịch bị
bất ngờ và lúng túng. Và chính tôi cũng bị bất ngờ khi đọc đến chi tiết
này trong bài báo, cho đến khi được biết lí do qua ngả khác, từ thông
tin đáng chú ý của ông Vũ Hữu Hùng, tức Francis Hùng, một chuyên gia
huấn luyện kĩ năng sống nhiều uy tín và quen thuộc với công chúng Việt
Nam, người lẽ ra được chọn làm phiên dịch cho Nick Vujicic nhưng cuối
cùng đã không đóng vai trò ấy. Yêu cầu của Ban Tổ chức là phiên dịch
viên không được dịch lời của nhà truyền bá Phúc âm nói đến danh Chúa hay
nói đến tôn giáo, trong khi Francis Hùng là một tín hữu Thiên chúa.
Tổng đạo diễn vắng mặt, nhưng phép mầu vẫn xảy ra theo cách nào đó. Bằng
sự khôn ngoan của rắn và sự dịu hiền của bồ câu, hay bằng hoặc bất chấp
một điều khoản không chính thức ghi trong hợp đồng? Lạy Chúa, có trời
biết rằng Chúa không phải là thứ duy nhất ở Việt Nam phải chịu kiểm
duyệt.
Tháng 5 26, 2013
Phạm Thị Hoài
_______________
Phụ lục
Bạch hóa của ông Vũ Hữu Hùng (Francis Hùng)
Như đã hứa trả lời cho công chúng lý do tại sao ban tổ chức sự kiện Nick
mời tôi phiên dịch chính thức cho tất cả buổi nói chuyện của Nick nhưng
cuối cùng tôi lại không tham gia. Trước sự kiện tôi có hứa là sẽ trả
lời ngay sau khi sự kiện diễn ra, tối qua nếu các bạn có xem truyền hình
trực tiếp thì đã phần nào biết được lý do. Và đây là sự thật:
Buổi họp cuối cùng trước khi sự kiện diễn ra có đại diện của Nick tại
Việt Nam, công ty truyền thông và ban lãnh đạo Tôn Hoa Sen, có sự tham
dự của anh Vũ người sáng lập Tôn Hoa Sen và là “chủ xị” của sự kiện. Tất
cả phiên dịch viên đều phải dự phỏng vấn và trải qua bài kiểm tra dịch
trực tiếp từ Video trước khi được xác nhận ai là phiên dịch chính trên
sân khấu và ai sẽ là phiên dịch dự phòng. Tôi hoàn thành xuất sắc các
bài kiểm tra, thỏa mãn yêu cầu của ban tổ chức.
Buổi họp cuối cùng tôi đến trễ có thông báo trước, khi bước vào phòng
họp, sau vài câu xã giao thì anh Vũ nói với ban tổ chức: Tôi muốn các
bạn bố trí em Hùng này là phiên dịch chính cho toàn bộ buổi nói chuyện
trên sân khấu của Nick. Tôi thấy em Hùng phù hợp.
Anh quay sang tôi nói tiếp: Hùng phải chuẩn bị lúc nào cũng có 3 bộ đồ
để thay, đồ vest, sơ mi và quần Jean áo thun để phù hợp với bối cảnh,
đây là sự kiện quan trọng mà chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền để sự kiện
được diễn ra”. Tôi nói, “dạ vâng”.
Anh Vũ nói tiếp: Có một điều kiện bắt buộc Hùng phải chấp thuận thì Hùng
mới dịch được, điều kiện đó là “KHÔNG ĐƯỢC NÓI ĐẾN DANH CHÚA, KHÔNG NÓI
ĐẾN TÔN GIÁO, KỂ CẢ TRONG TRƯỜNG HỢP NICK NÓI THÌ ANH CŨNG PHẢI DỊCH
KHÁC ĐI HOẶC LÀM THINH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DỊCH.”
Sau đó anh tiếp tục thảo luận về mức phí tôi đưa ra, tôi nói với anh Vũ
rằng: Em đã giảm một tỷ lệ % rất lớn mức phí để phục vụ cho sự kiện, và
đây là mức phí phiên dịch của em… Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách
ban tổ chức eo hẹp không đủ tiền, thì em sẵn sàng hỗ trợ theo ngân sách
của ban tổ chức.
Anh Vũ nói: Ban tổ chức có thừa tiền, không bao giờ thiếu, tuy nhiên mức
phí của em là không thể chấp nhận được, em làm cái này là vì cộng đồng
hay là vì kinh doanh?
Tôi trả lời: Nếu phục vụ cộng đồng mà kèm theo mức phí tượng trưng thì
vẫn tốt và vui hơn (vì cách em cống hiến cho cộng đồng rất khác so với
cách của anh – tôi nghĩ thầm), anh vừa xác nhận với em là ban tổ chức
thừa tiền chứ không thiếu. Một giờ nói chuyện của em đã là… $, ở sự kiện
này em chỉ nhận tượng trưng… $ cho mỗi bài diễn thuyết của Nick, tuy
nhiên anh đã quyết định ngân sách dành cho phiên dịch chỉ là… $ cho mỗi
bài nói chuyện, em chấp thuận để cho sự thành công của chương trình tốt
hơn.
Anh Vũ hỏi: Lý do nào mà Hùng nghĩ có thể dịch thành công cho Nick?
Tôi trả lời: Trước hết em là một diễn giả chuyên nghiệp, em hiểu cảm xúc
sân khấu của một diễn giả, khả năng ngoại ngữ của em đã qua các vòng
kiểm chứng của ban tổ chức và điều quan trọng nhất là EM CŨNG LÀ NGƯỜI
TIN CHÚA NÊN SẼ DỊCH CHÍNH XÁC KHI NICK NÓI VỀ CHÚA.
Khuôn mặt của anh Vũ biến sắc, anh vội nói: Lần này không hợp tác được
với anh Hùng, lần khác vậy. (Mặc dù trước đó chưa đầy 15 phút anh chỉ
đạo cho ban tổ chức là chọn tôi dịch chính cho sự kiện). Anh Vũ theo đạo
Phật nên tôi có thể hiểu.
Các bạn thân mến,
Là một Cơ-Đốc nhân, tôi muốn làm chứng về việc Chúa cứu tôi khỏi phạm tội trước Ngài thông qua sự kiện này là như thế này:
• Nếu tôi hứa với anh Vũ không được phép dịch Danh của Chúa kể cả trong
trường hợp Nick nói đến Danh của Chúa, mà tôi vẫn dịch thì tôi phạm tội
không trung tín trong lời hứa.
• Nếu tôi đồng ý với anh Vũ là sẽ không dịch, hoặc dịch khác đi khi Nick
nhắc đến Chúa thì tôi sẽ phạm tội chối Chúa trước hàng triệu người. Lời
Đức Chúa Jesus Christ đã nói rõ “Ai chối Ta trước mặt thế gian, Ta sẽ
chối người đó trước mặt Cha”. Điều tuyệt vời Chúa cứu tôi là Ngài khiến
cho anh Vũ không chọn tôi trước khi tôi đưa ra quyết định, lời cầu
nguyện “Xin giữ con khỏi mọi sự dữ” mà Chúa dạy cho chúng ta cầu nguyện,
tôi thấy Ngài thực hiện điều đó (gìn giữ tôi khỏi sự dữ) thật là quá
tuyệt vời. Cảm tạ Cha.
Và sự việc chưa dừng lại ở đây, theo kế hoạch ngày 26/5 (Sáng Chúa
Nhật), Nick muốn đến thăm và có buổi nói chuyện ở nhà thờ Tin Lành Gia
Định, ban tổ chức nói với tôi là nếu Bộ Công An và phía An Ninh cho
phép, họ sẽ mời tôi dịch cho Nick ở nhà thờ Gia Định. Khi ở trong nhà
thờ, thì Nick thoải mái nói về Chúa và tôi thoải mái dịch. Các anh chị
em Cơ-Đốc nhân tiếp lời cầu nguyện cho sự kiện này có thể diễn ra nhé.
Cho đến ngày hôm nay, phía An Ninh vẫn chưa đưa ra quyết định là có cho
phép hay không.
Ai chứng kiến chương trình tối qua thì sẽ thấy Danh Chúa Jesus Christ đã
không được dịch, câu nói của Nick nói sau khi nữ khán giả chơi xong bản
nhạc và Nick chào tạm biệt cô ấy là “God Bless You”, phiên dịch viên đã
không dịch câu này. Người phiên dịch viên không phải là con cái Chúa.
Toàn bộ sự việc đã diễn ra như vậy. Trong chương trình tối qua, khi Nick
bị hạn chế không được diễn đạt đức tin của mình thì Nick “không có gì
nhiều để nói”, nhưng nếu Nick được thoải mái giảng lời Chúa thì bài nói
chuyện sẽ khác đi, sẽ sinh động sẽ đầy sự khôn ngoan. Cho nên sáng Chúa
Nhật này ngày 26/5 từ 6-8 giờ sáng tại nhà thờ Gia Định đường Phan Đăng
Lưu, Phú Nhuận, nếu sự kiện diễn ra bạn sẽ bắt gặp một Nick hoàn toàn
khác, bạn sẽ học được nhiều điều sâu sắc hơn thay vì những câu khẩu hiệu
suông trong chương trình tối qua.
---------------------------
[i] Truyền thông Việt Nam không thấy nhắc đến người mang tên này trong
những người chủ chốt tố chức sự kiện Nick Vujicic, vì thế tôi xin lỗi là
không biết rõ cách viết tên ông trong tiếng Việt.
Theo VietCatholic News
© 2013 pro&contra
Đào Tuấn - Ai đủ can đảm để “thất bại” đến 17 lần trong một năm?
NickNick Vujicic khuyên họ các doanh nhân Việt: “Bạn cần can đảm để thất
bại”. Nhưng liệu ai có thể can đảm để thất bại đến lần thứ 17 trong một
năm! Có thể can đảm thất bại cho đến khi phá sản?!
12 năm trước, một cuộc “kiểm tra thanh tra các đoàn thanh tra kiểm tra”
do Thanh tra Chính phủ và VCCI tiến hành đã công bố bao điều tréo ngoe.
Chẳng hạn trường hợp doanh nghiệp Lê Kháng (Cần Thơ). DN khốn khổ này
cho biết trong chỉ 365 ngày của năm 2000, họ phải “tiếp” đúng 10 đoàn
thanh kiểm tra các loại, trong đó có 5 đoàn là của ngành công an.
Nhắc lại, năm 2000 là thời điểm nghị định 61 về thanh kiểm tra DN có
hiệu lực với quy định rành rành tại điều 3, rằng “Không được tiến hành
trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với
một DN”. Có tới 3 chữ “một” trong một câu.
Nhưng thực tế lại là 10. Lý do, ngành công an thì có an ninh kinh tế,
rồi cũng ngạch kinh tế lại có cảnh sát kinh tế, trong ngạch cảnh sát
ngoài kinh tế còn có cảnh sát điều tra, cảnh sát PCCC, thậm chí cả cảnh
sát khu vực…mà lực lượng nào thì cũng có quyền kiểm tra.
Cuộc kiểm tra các cuộc kiểm tra cho biết lực lượng công an hầu như không
có quyết định mà chỉ chủ yếu dùng giấy giới thiệu hoặc thẻ ngành. Và
các cuộc kiểm tra không có giấy tờ gì rơi đúng vào lực lượng này.
Nhưng Lê Kháng chỉ là trường hợp cá biệt, phản ánh một thực tế không hề
cá biệt là DN bị hành hạ khốn khổ bởi thanh kiểm tra, và nỗi thống khổ
này không chỉ mới bắt đầu từ năm 2000, cũng chưa hề có dấu hiệu dừng
lại. Chẳng qua, DN bất đắc dĩ chỉ dám nói, dám phản ánh theo kiểu “con
giun” bị xéo đến mức không thể chịu nổi.
Tháng 4 năm ngoái, một kỷ lục mới được lập khi Phó Chủ tịch Hội Doanh
nhân trẻ Khánh Hòa cho biết DN của ông phải tiếp 15 đoàn thanh tra trong
một năm. Tình hình “bĩ” đến mức thanh tra thuế moi lại chuyện của 7-8
năm về trước, một vụ việc đã được thanh tra kết luận.
Và đến hôm qua kỷ lục 10 lần thanh kiểm tra của Lê Kháng bị phá sâu. Kỷ
lục 15 lần ở Khánh Hòa cũng chẳng còn đứng vững khi Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước, TS Hoàng Mạnh Bình “nói thẳng”
với các quan chức tỉnh nhà trước tình trạng một DN là Công ty Hùng Nhơn
phải “tiếp” 17 đoàn thanh tra của đủ các ban, ngành từ huyện đến tỉnh.
Mở ngoặc nói thêm, 17 đoàn thanh tra vào trong chỉ 1 tháng, chỉ thanh
tra đúng… 1 nội dung và nội dung này kéo dài từ tháng 6-2011 đến tháng
5-2013 vẫn chưa xong.
Hóa ra, luật là luật, còn thực thi pháp luật là thực thi pháp luật.
Hóa ra nói giúp đỡ DN mà một chuyện, có điều giúp đỡ DN theo cách của những nhà chức trách.
Không cần hỏi cũng biết, việc chính của Hùng Nhơn giờ chỉ là “tiếp” các
đoàn thanh tra. Và cũng chẳng khó đoán về tình hình của DN này sau khi
được các đoàn thanh kiểm tra vào “giúp đỡ”.
200.000 DN phải ngừng hoạt động, phải phá sản. Và ngoài những nỗi khốn
khổ có thể ghi trong báo cáo về tiếp cận vốn, về tồn kho hàng hóa, về
giá cả vật tư đầu vào, về sức ép xăng, dầu, điện, về…Còn có biết bao
nhiêu điều họ không dám hoặc chưa dám nói ra. “Những khoản thực chi
nhưng không được khấu trừ”- lời ĐBQH Trần Du Lịch, khiến khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp họ đóng trong thực tế không phải chỉ 25%. Chẳng hạn
“chi phí không chính thức” mà các DN vận tải phải “rải đường” phải mua
hóa đơn để tính vào giá thành. Và giờ thì là liên miên các cuộc thanh
tra, kiểm tra.
Nhớ trong buổi nói chuyện với các doanh nhân, chàng trai kỳ diệu Nick
Vujicic đã khuyên họ: “Bạn có thể không cần can đảm để chiến thắng.
Nhưng chắc chắn bạn cần can đảm để thất bại. Nếu tôi thất bại, tôi cố
gắng lần nữa, lần nữa và lần nữa…
Còn PCT Bình Phước, sau khi nghe câu chuyện 17 lần thanh tra đã lên tiếng xin lỗi các DN.
Liệu người ta có thể can đảm để thất bại đến lần thứ 17 trong một năm!
Có thể can đảm thất bại cho đến khi phá sản?! Khi mà những lời xin lỗi,
giống y những quy định trong luật chỉ là một câu chuyện không giống tí
ti thực tế?!
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Gò Cỏ May - Vài cảm nghĩ qua bài “Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải” của Huy Đức
BT chống Tàu trước LSQ Tr.Quốc ở Hamburg-Đức, 16.07.2011 – Ảnh: Gocomay |
Suy cho cùng lá cờ là biểu tượng cho một quốc gia đã đành. Nhưng nó còn gắn với nhiều kỷ niệm mà đã là con người ai chả có.
Biểu đạt về tình yêu quê hương đất nước cũng vậy. Không nhất thiết
tất cả mọi người phải hoàn toàn giống nhau. Ở người này là yêu vầng
trăng non bên những ngọn cau hay mái hiên ngôi chùa làng. Những ngọn
tre, cánh diều, những cánh cò trắng phau trên nền cánh đồng lúa xanh mơn
mởn thì con gái cũng là những hình ảnh mà người Việt Nam xa quê nào
không yêư, không nhớ? Tình yêu nước có khi chỉ đơn giản là yêu một giọng
hát ru, một tiếng hò ven sông, ven đê trong một buổi trưa hè oi nồng
hay buổi chiểu tà bảng lảng có khói lam vấn vít trên những mái rạ trong
ngõ nhỏ ven làng.
Ở thị thành, nơi ánh điện và nhà cao lấn át ánh trăng. Tình yêu quê
hương có khi chỉ là những tiếng rao đêm, tiếng còi tàu, tiếng chim gù
trên bankon hay bên khung cửa sổ…
Hình tượng về quốc gia cũng vậy. Ở nơi này thì bao gồm cả dòng sông
và ngọn núi (non sông). Ở nơi khác vùng không có núi, thì là đất và nước
(Land/Country) là thành tố cấu thành đất nước. Đất nước còn là nơi mẹ
ta sinh ra ta (đất mẹ/quê mẹ). Nhưng có khi chỉ là nơi đất lành chim
đậu. Nơi loài chim Đỗ Quyên làm tổ và ra rả thấu tâm can suốt 6 tháng hè
3 tháng đông. Vì thế ta mới gọi là Tổ Quốc!
Tóm lại lòng yêu quê hương đất nước không cứ phải to tát phi thường
gì nhiều. Có khi là cái tình mộc mạc đơn sơ hay chỉ là những khái niệm
mang tính tượng hình, tượng thanh rất cụ thể. Tổ quốc là nơi mà con
người ta từng trải nghiệm, gắn bó. Nơi mọi người sống chung trong một
mái nhà. Có khế ước, đồng thuận chung được mọi thành viên chấp nhận.
Chuyện lá cờ của một quốc gia cũng vậy. Ngoài mục tiêu để phân biệt
vùng miền rộng hơn là nước. Nước này với nước khác. Nó còn bao hàm cả
truyền thống lịch sử và khát vọng (lý tưởng) của các nhóm thành viên
sinh sống trong đó nữa. Chính vì vậy chuyện một quốc gia tồn tại nhiều
lá cờ. Mang dấu ấn của nhiều nhóm người cùng chung sống cũng là chuyện
bình thường. Tuyệt đối hóa lá cờ cùng lý tưởng hay ý thức hệ chưa chắc
đã hay. Đôi khi mang đến những hệ lụy khó lường.
Gần hai năm trước đây, khi nhiều cuộc biểu tình tự phát chống Trung
Cộng gây hấn trên Biển Đông của Việt Nam nổ ra rầm rộ ở cả trong và
ngoài nước. Tôi đã đề cập tới chuyện hai lá cờ (cờ đỏ sao vàng và cờ
vàng 3 sọc đỏ) qua bài: Tản mạn về cờ và lòng người qua các cuộc biểu tình (xem ở đây)
Nay thấy bài viết của Huy Đức tôi lại muốn tìm hiểu thêm xuất xứ và giá trị lịch sử của những lá cờ này.
Về mặt lịch sử. Cả hai lá cờ đều gắn với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Về Lá cờ đỏ sao vàng:
Theo nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc
Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến (còn gọi là
“ông Hai Bắc Kỳ”). Cờ đỏ sao vàng ra đời vào lúc phong trào kháng chiến
chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam Kỳ.
Cụ thể là khi chuẩn bị khởi nghĩa vào cuối tháng 9/1940, một vấn đề được
đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh
chỉ huy và tập hợp quần chúng. Một đảng viên Cộng sản là Nguyễn Hữu
Tiến, được giao nhiệm vụ thể hiện và mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ… chuẩn y ngay
sau đó. Nay tất cả những bậc CS tiền bối đó đã hy sinh hết. Cũng khó xác
định thực hư. Một luồng ý kiến khác lại cho rằng, tác giả của cờ đỏ sao
vàng là ông Lê Quang Sô và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu
tiên. Mặc dù vậy cả hai giả thuyết trên đều không có nguồn tài liệu
chính thống nào chứng minh cả. Chỉ biết nó xuất hiện trong cuộc Khởi
Nghiã (bị lộ/ bị đàn áp dã man) ở Nam Kỳ vào cuối 1940.
Một sự trùng hợp khá thú vị là lá cờ đỏ sao vàng của nước CHXHCN Việt Nam hiện nay lại có hình thức khá giống với hai lá cờ của Chính quyền Nhân Dân tỉnh Phúc Kiến (xem ở đây) và cờ của Đội Thiếu niên Tiền Phong Trung Quốc (xem ở đây).
Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là cờ đỏ sao vàng đương đại của
Việt Nam (có xuất xừ từ lá cờ trong Nam Kỳ khởi nghiã – 1940) có trước
hay hai lá cờ của Chính quyền tỉnh Phúc Kiến và Đội Thiếu niên Tiền
phong của Trung Quốc có trước?
Nếu cờ đỏ sao vàng của VN hiện nay mà có tuổi thọ kém hơn cờ của
người Tàu. Thì dù đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng rất khó thuyết
phục được những người Việt còn có lòng tự trọng, tự tôn thực sự! (xem
ảnh so sánh)
Quốc kỳ của CHXHCN Việt Nam được QH thông qua ngày 2/7/1976 (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Vi%E1%BB%87t_Nam)
Cờ của Chính quyền Nhân Dân tỉnh Phúc Kiến đã được sử dụng từ 1933-1934 (Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Fujian_People%27s_Government)
Cờ của Đội Thiếu niên Tiền Phong Trung Quốc. (Nguồn: http://www.flagcollection.com/itemdetails-print.php?CollectionItem_ID=951)
Về lá cờ vàng 3 sọc đỏ:
Năm 1890, Thành Thái lên ngôi, lá cờ ba sọc mầu đỏ trên nền vàng
mới ra đời, được sử dụng đến năm 1916 – năm hoạt động chống thực dân
Pháp của vua Duy Tân thất bại, ông bị Pháp bắt rồi đày ra đảo La
Réunion… (hết trích)
Lá cờ này (cờ vàng 3 sọc đỏ) được vua Bảo Đại sử dụng lại vào năm
1948. Đây là Quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (do Pháp kiểm soát ở cả miền
bắc và miền nam Việt Nam) từ năm 1949 đến 1955 và sau đó là Việt Nam
Cộng hòa từ 1955 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ý nghiã của lá cờ vàng 3
sọc đỏ được giải thích, là tương trưng cho người Việt “máu đỏ da vàng“.
Màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền
quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương nam, và ba sọc tượng trưng
cho ba miền Bắc, Trung, Nam…
Như vậy xét về mặt lịch sử, cả hai lá cờ (cờ đỏ sao vàng và cờ vàng 3
sọc đỏ) đều gắn liền với cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của Thực dân
Pháp trên đất nước ta. Có khác chăng cờ đỏ sao vàng tuy ra đời muộn hơn
(đúng nửa thế kỷ), lúc ra đời đã bị dìm trong bể máu (cuộc Khởi nghiã
Nam Kỳ – 1940). Nhưng là biểu tượng của “Bên thắng cuộc” (30/4/1975).
Nên hiện vẫn đang ở thế thượng phong. Ngược lại cờ vàng 3 sọc đỏ tuy
được ra đời sớm từ hai triều vua yêu nước nổi tiếng (Thành Thái và Duy
tân) rồi được Quốc trưởng Bảo Đại dùng làm biểu tượng của Quốc gia Việt
Nam. Sau đó được các ông Ngô Đình Diệm cho tới Nguyễn Văn Thiệu kế thừa
cho VNCH. Nhưng hiện nay chính quyền VNCH đã không còn hiện hữu. Nên về
nguyên tắc lá cờ đó đã đi vào lịch sử. Mặc dù vậy, lá cờ vàng 3 sọc đỏ
đã gắn bó với hàng triệu người Việt ở phía Nam Vĩ tuyến 17 trước
30/4/1975. Sau đó lại theo hàng vạn người Việt bất chấp nguy hiểm vượt
biên đi tìm tự do ở khắp nơi trên thế giới. Do vậy, nó trở thành biểu
tượng của khát vọng về tự do, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con
người. Thiết nghĩ điều vô cùng thiêng liêng này đã mang lại diện mạo mới
của lá cờ vàng ba sọc.
Bóng cờ vàng bay trong gió đã khiến nhiều người liên tưởng tới cuộc
khởi nghiã của Hai Bà Trưng và Bà Triệu qua câu diễn ca thân thuộc:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Được sinh ra và lớn lên ở bắc Vĩ tuyến 17, dù không có kỷ niệm gì với
lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Nhưng tôi đã rất cảm động khi nhìn thấy lá đại kỳ
này được một thuyền nhân gương cao bên cạnh những lá cờ đỏ sao vàng
trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn vào ngày 16.07.2011 ở
trước LSQ Trung Quốc ở TP Hamburg-CHLB Đức.
Anh Vũ Thành An – thuyền nhân (cầm cờ vàng 3 sọc đỏ)… |
Hôm đó, tôi có hỏi anh Vũ Thành An, người đem lá cờ vàng ba sọc vào
cuộc biểu tình, anh chân thành cho biết, đó chính là cách bày tỏ lòng
biết ơn đối với 74 tử sỹ hải quân cuả VNCH đã hy sinh anh dũng trong
trận chiến bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19.01.1974. Bên cạnh 64 liệt sỹ
thuộc hải quân QĐND Việt Nam ở đảo chìm Gạc Ma Trường Sa ngày
14.03.1988. Tất cả các anh hùng vị quốc vong thân bảo vệ non sông bờ cõi
của tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Dù dưới màu cờ nào đều xứng
đáng nhận được sự tôn vinh như nhau.
Đây chính là nét son rất đáng suy ngẫm. Bởi như tác giả Huy Đức nhận định:
“Sự khác biệt đó trong cộng đồng Việt Nam có thể là những mối đe
dọa, đồng thời, cũng là nền móng để xây xựng một Việt Nam thống nhất mà
đa dạng. Một quốc gia sẽ trở nên vững mạnh khi sự đa dạng được thừa
nhận. Một quốc gia cũng có thể rơi vào sự hỗn loạn hoặc không thể phát
triển nếu sự thống nhất bị phá vỡ.
Nhưng, thống nhất quốc gia mà không dựa trên nền tảng hòa giải
quốc gia thì sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Thống nhất quốc gia mà
bằng cách ém nhẹm lịch sử và dùng vũ lực để dập tắt sự trỗi dậy của
những sự khác biệt thì chẳng khác nào gài vào thế hệ tương lai một trái
bom”.
Huy Đức còn nêu lên một thực tế đáng buồn:
“Sự khác biệt và đa dạng lúc nào cũng có thể bị kích động bởi các
thế lực cực đoan. Không phải độc tài, toàn trị mà theo kinh nghiệm của
những quốc gia thành công, càng nhiều tự do thì càng tránh cho sự khác
biệt đó trở thành xung đột”.
Thay cho lời kết, xin được chép lại đây ý kiến của một người thuộc phe cờ đỏ sao vàng hiện thị trên ABS với nick name CCB Thành cổ Quảng Trị (25/05/2013 LÚC 11:03) như thế này:
“Tôi từng là người lính miền Bắc bảo vệ thành cổ Quảng Trị 1972, nhưng giờ đây rất dị ứng cờ đỏ sao vàng.
Vì bây giờ lá cờ đó đẫ bị chóp bu đảng bất nhân, vô ơn, bạc bẽo và phản bội dùng làm lá bùa mị dân, nô dịch cả nước.
Cũng như tinh thần bài viết của Huy Đức, tôi yêu tự do, rất khó
chịu khi bị tổ dân phố nhắc phải treo cờ mỗi dịp nhà nước yêu cầu. Treo
hay không là do tôi, tại sao lại cưỡng ép? Chính vì thái độ nô dịch ấy
mà tôi đâm ghét cờ đỏ sao vàng. Nó là cái nhà tù tư tưởng, bình phong
che chắn cho lũ gian tham bán nước đương quyền Ba Đình.
Vì thái độ mất dạy ấy của chóp bu ĐCSVN, tôi bớt dị ứng với cờ
vàng 3 sọc. Phải chăng đảng càng cố đè đầu cưỡi cổ nhân dân bằng các thủ
đoạn tinh vi, càng phản tác dụng?
Hãy xem cờ đỏ búa liềm của Liên Xô đó. Một thời là niềm kiêu hãnh
của đội quân tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Rồi bị ĐCS Liên Xô lợi dụng
để nô dịch nhân dân. Bây giờ người Nga mấy ai thích nó? Chính các đảng
CS đã làm hoen ố màu cờ, khi họ càng ngày càng thủ cựu, vị kỷ, tham
nhũng, độc đoán, nhẫn tâm và ngu độn.”
Dù chưa tán thành với cách diễn đạt bằng những từ ngữ khá gay gắt đó.
Nhưng tôi thấy đó chính là một thực tế cay đắng rất đáng để cho những
người ở Bên thắng cuộc cần xem lại cách hành xử của mình để thu phục
nhân tâm. Nếu họ muốn bắt tay vào một tiến trình hòa giải thực sự!
Gò Cỏ May
Con rể Chủ tịch Vĩnh Phúc không liên quan án giết người
Sau 2 tháng xảy ra vụ mang quan tài diễu phố tại Vĩnh Phúc, cơ quan điều
tra kết luận con rể Chủ tịch UBND tỉnh không liên quan và vụ án sẽ được
đưa ra xử điểm.
Ngày 25/5, Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận vụ án anh Nguyễn Tuấn Anh bị
sát hại ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Cơ quan điều tra đã
đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố 8 người, trong đó 6 người phạm
tội Giết người, một che giấu tội phạm, một không tố giác tội phạm.
Đại tá Đỗ Văn Hoành, Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT cho biết, đây
là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm bởi sau khi cơ quan chức năng
đang điều tra, làm rõ việc anh Tuấn Anh tử vong dưới mương nước, một số
người đã tung tin cái chết của nạn nhân có liên quan đến người nhà Chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Những nghi can có liên quan đến vụ án bị bắt. |
"Sau đó, một số người quá khích tiếp tục tung tin sai lệch, lôi kéo, đẩy
quan tài nạn nhân đến trụ sở cơ quan chức năng gây tắc đường, phức tạp
tình hình an ninh trật tự ở địa phương", ông Hoành nói thêm.
Do đó, các cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc quyết định đưa vụ án ra xét xử điểm.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, ngày 14/3, sau khi hết giờ làm việc,
Nguyễn Tuấn Anh đi uống rượu cùng với một số đồng nghiệp làm ở khu công
nghiệp Khai Quang. Do có hẹn trước với Nguyễn Duy Hiệp nên sau khi uống
rượu, anh Tuấn Anh rủ nhóm bạn đến quán Apolo để hát karaoke và uống
bia.
Trên đường về, anh này rủ Hiệp vào quán để ăn đêm. Đến nơi, hai người
gặp 6 thanh niên đang ngồi ăn ở đó. Họ đều ở tại căn nhà 4 tầng ở đường
Hùng Vương(nơi trước đây con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng ở). Do
mâu thuẫn, anh Tuấn Anh bị cả nhóm đuổi đánh và ngã xuống kênh nước,
sau đó tử vong.
Chiều 15/3, gia đình Tuấn Anh không thấy con về, tìm không được nên đã
gửi đơn đến Công an phường Hội Hợp trình báo. Công an phường cùng chính
quyền địa phương, gia đình tìm kiếm. Cùng với việc truy tìm nạn nhân, cơ
quan điều tra xác minh việc đánh nhau xảy ra trên địa bàn, làm rõ 5
người có liên quan đến việc mất tích của nạn nhân.
Sáng 17/3, xác Tuấn Anh được tìm thấy ở cống kênh 2B trên địa bàn phường
Hội Hợp. Ngay trong ngày, CQĐT Công an Vĩnh Phúc đã khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người. Riêng Nguyễn Văn Bính bỏ trốn.
Ngày 21/3, tên này đã bị bắt theo truy nã.
Liên quan đến vụ án, Nguyễn Duy Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn cũng bị khởi tố
về hành vi không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm. Kết quả điều tra
cũng cho thấy con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc không liên quan đến
vụ án.
(Công an Nhân dân)
Đuối lý, Trung Quốc sợ Toà án Quốc tế
Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở
Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì “một kẻ
bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên
gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện
Buổi sáng Hoa Nam – một tờ báo của Hồng Kông.
Hồi tháng 1, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu
sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung
Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu
vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung
Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các
chuyên gia trên toàn thế giới.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen |
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông
thấy “thất vọng” khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay
quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế. "Giới lãnh
đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác
bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc
Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử
vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường
Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ trở nên có lý hơn” nếu họ trình bày lập luận,
lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những
điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, ông
Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, “lập trường của
họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi
không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết”, ám chỉ đến UNCLOS.
Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngay
sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức
chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng
tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của
chúng tôi có được công nhận hay không?”, chuyên gia luật hàng đầu Mỹ
phát biểu. Theo ông này, “việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết
tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi
trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ
bắt nạt”..
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở
Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án
quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung
Quốc “cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn
quốc tế dù có thích hay không”. Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc
từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rõ ràng đã làm xói mòn
quyền lực mềm của cường quốc Châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không
giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới”, ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh
chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại
tòa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Nhật Bản mới đây đã thể hiện sự
ủng hộ cho việc Manila thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Cụ thể,
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi
Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo.
“Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc
Philippines chọn lối đi pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
để nhằm xác định rõ các vùng lãnh hải và quyền của chúng tôi ở Biển
Đông”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố
năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
hôm 22/5 đã cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc
gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ
Bờ biển Philippines.
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu
tuần tra hiện đại cho phía Philippines. Dự án này sẽ được tài trợ bởi
nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Đây là trường hợp đầu
tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm
ngoái. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ, Nhật đã nhất
trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được
sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương
đang tìm cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đã lần đầu tiên lên
tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho
các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22/1, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này
với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa
Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào
bãi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết
khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là
“vô giá trị” và “phi pháp”.
Kiệt Linh tổng hợp
(VnMedia)
Dương Đình Giao - Chuyện cái ăn ở Hà nội những năm bao cấp
Mấy năm trước, kem Tràng Tiền trở nên rất nổi tiếng và do đó, hay bị làm
giả. Mỗi khi mùa hè đến, kem Tràng Tiền được quảng cáo rất ghê. Thương
hiệu kem này có từ năm 1958. Đúng. Nổi tiếng trong nhiều năm. Đúng. Ti
vi đưa tin và hình ảnh, một ông kể, hồi ấy hai người yêu nhau mà đèo
nhau bằng xe đạp từ Ngã Tư Sở đến Tràng Tiền chỉ để ăn một que kem (hai
người ăn chung một que chứ không có tiền để mỗi người ăn một que đâu!)
Nhưng vì sao nó nổi tiếng thì người ta không nói.
Trước năm 1958, ở Hà Nội có hai hiệu kem nổi tiếng nhất là Long Vân và
Hồng Vân. Hai cửa hàng này nằm cạnh nhau, hai tòa nhà hai tầng trông ra
đài phun nước ở Bờ Hồ (gần đây đã được nâng cấp thành ba tầng). Lúc ấy,
đây là 2 cửa hàng kem duy nhất có bán kem cốc ngoài kem que có ở nhiều
nơi. Mà kem cốc ở đấy cũng chỉ có một màu trắng duy nhất, chưa có nhiều
màu như bây giờ. Ăn kem ở Hồng Vân, Long Vân là một thú ẩm thực sang
trọng, tôi chỉ được vào có một lần. Ngoài ra, còn một số cửa hàng kem
khác, nhưng chỉ sản xuất kem que. Tôi biết kem ngon có ở hai nơi, hiệu
Cẩm Bình ở góc phố Huế và Chợ Đuổi (bây giờ là phố Tuệ Tĩnh). Hiệu này
nổi tiếng về kem đậu xanh. Một hiệu nữa tôi quên tên ở bên dãy nhà số lẻ
giữa phố Thợ Nhuộm (trước gọi là phố Hàng Bông Thợ Nhuộm), đoạn giữa
Tràng Thi và Hai Bà Trưng. Hiệu này nổi tiếng về kem sôcôla. Cả hai hiệu
đều bán lẻ cho khách ăn. Khách mua rồi mang về nhà ăn. “Cơm hàng cháo
chợ” là điều tối kỵ với con nhà tử tế lúc ấy. Tiêu thụ nhiều nhất là lũ
trẻ bán kem rong. Đi bán rong, muốn giữ lạnh, phải có cái phích đựng kem
bằng thuỷ tinh, cấu tạo giống phích nước nóng, nhưng to hơn (đường kính
độ 20 cm, cao khoảng 40 cm), miệng rộng, vỏ bằng sắt. Trẻ bán kem
thường mang một hoặc hai phích kem, đi bán dọc các phố, trên tàu điện,
Cũng chỉ rao: “Kem đi! Ai kem đi!” chứ không cần “trưng” tên… Kem bán lẻ
lúc bấy giờ là 5 xu, có loại kem rẻ tiền, giá có 2 xu, chủ yếu là nước,
không có mùi vị gì.
Hà nội thời bao cấp |
Tràng Tiền là một trong những cửa hàng ăn uống quốc doanh đầu tiên của
Hà Nội. Trước đó là cửa hàng gì tôi không nhớ. Ở phố Hàng Buồm, năm
1958, trong phong trào cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng
có cửa hàng Mỹ Kinh nối tiếng một thời được chuyển thành cửa hàng ăn
uống quốc doanh. Khi mới ra đời, những cửa hàng này nhà cửa khang trang,
bàn ghế đàng hoàng. Nhân viên có đồng phục hẳn hoi. Món ăn cũng tương
đối phong phú. Ai muốn ăn thì đến quầy bán vé, mua một cái vé, cái vé độ
gần bằng hai ngón tay, có hai phần rồi ngồi vào bàn. Có nhân viên phục
vụ đến xé một nửa vé, mang vào bếp. Lát sao bưng bát phở, bát mì ra cho
khách, thu nốt nửa cái vé còn lại. Khách ăn xong không phải trả tiền
(vì trả trước rồi). Giá cả cũng như ở ngoài, nhưng chất lượng thì không
bằng. Cùng là mì mằn thắn, một cửa hàng của người Hoa ở góc Hàng Bún –
Nguyễn Trường Tộ mẹ tôi vẫn cho đi ăn bán 4 hào một bát, cửa hàng Mỹ
Kinh cũng 4 hào, nhưng chất lượng thì kém xa. Ban đầu ăn cũng tạm được,
nhưng kém dần. Nhất là từ khi bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội, các
hàng ăn tư nhân bị cấm thì chất lượng càng xuống. Đến khi có chiến tranh
phá hoại thì xuống thậm tệ. Nhưng khách vẫn đông, ăn phải xếp hàng, xếp
hàng mua vé, xếp hàng lấy phở, rồi nếu cần uống nước thì cũng phải xếp
hàng, mà hàng lại rất dài. Vé bây giờ không còn phải mất công in nữa. Vé
bằng sắt tây, cắt thành miếng độ bằng bao diêm. Nơi thì hình vuông, nơi
hình chữ nhật, nơi hình lục giác, có nơi đơn giản hơn lấy cái nắp chai
bia đập bẹt ra (trẻ con vẫn gọi là “đồng xèng”)… Chắc để chống việc mang
vé mua ở chỗ này đến ăn phở ở chỗ khác. Chất lưọng xuống vì một bát phở
trước chỉ nuôi một gia đình người bán, nay nó phải “cõng” cả một cái
cửa hàng, mà cửa hàng là của chung, ai bớt được cái gì thì bớt để mang
về. Vào ăn một bát phở, bát mì lúc ấy thật thảm hại. Bát đũa không được
sạch, không có giâý lau. Người ta có để một cái khăn lau, nhưng chỉ nhìn
thoáng qua đã không dám đụng tay vào rồi chứ nói gì đến lau! Cái thìa
nhôm cũng bị đục một lỗ để chống mất cắp. (Muốn mua cái thìa múc canh
bấy giờ cũng không có). Múc một thìa nước lên phải húp cho nhanh nếu
chậm, nó chảy hết. Cũng may, nước phở thường nguội ngắt, mấy cái hành
rắc trên bát phở, ăn xong rồi mà vẫn còn xanh ngắt như mới hái ngoài
vườn vào nên khách ăn không thấy bị bỏng bao giờ...
Thường ăn phở, ớt là một gia vị không thể thiếu. Nhưng cửa hàng quốc
doanh hầu như không bao giờ có ớt tươi. Ớt khô thì được trộn khá nhiều
muối. Khách không thể ăn nhiều ớt được, vì trong cái bát ấy, muối là
chính. Để giữ chất lượng cho khách, cấp trên thường bắt cửa hàng bày
một bát phở mẫu (chưa chan nước) để khách đối chiếu. Bát phở này để
“chiêm ngưỡng” nên thật lý tưởng. Bánh phở cũng như mọi bát, nhưng thịt
thì nhiều lắm. Không có ai “ăn gian” mà.
Nhưng đó là trên lý thuyết, thực tế tình hình cũng không khá hơn. Khách
làm sao có thể bưng bát phở len lách qua bao nhiêu người đi lại lộn
xộn trong khi mình đang toát mồ hôi vì chờ đợi và bụng thì đói cồn cào
để mà so sánh. Mà so sánh để làm gì? Có bát phở ăn là may rồi. Trong
những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, nhiều cửa hàng chỉ bán phở, mì
“không người lái” (không có thịt) mà muốn ăn vẫn phải xếp hàng. Có người
bảo, lúc ấy, bán cái gì mà không phải tem phiếu thì có ở trên cây cũng
vô số người chen nhau trèo lên.
Và trong lúc ấy, những Hồng Vân, Long Vân, Cẩm Bình, … phải đóng cửa thì
Tràng Tiền bên cạnh bán phở, mì đã làm thêm kem. (có lẽ vì cửa hàng có
mặt bằng rộng). Chất lượng của nó như thế nào thì cứ xem chất lượng của
những bát phở bát mì của cửa hàng quốc doanh là biết được. Ban đầu ăn
cũng tạm được. Sau kém dần nhất là thời kỳ sau khi ta giúp nhân dân
Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Hồi ấy, tôi có ăn kem Tràng Tiền
một lần. Ăn không phải vì nó là kem Tràng Tiền. Chỉ là do lâu ngày không
ăn kem, một hôm đi qua thấy bán, mà xếp hàng không dài lắm thì ăn
thôi. Mới thoạt trông, cái kem như kem sôcôla. Hí hửng, ăn thử mới phát
hiện ra là kem làm bằng đường đỏ, loại đường người ta thường dùng để nấu
chè đậu đen. Chán ngắt! Từ đấy cho mãi đến sau này không bao giờ ăn kem
nữa.
Ngoài chức năng giải khát, kem Tràng Tiền bán lúc ấy phần nhiều để cho
người ta ăn bánh mì. Lấy đâu ra patê xúc xích, giò, chả, giữa cái thời
buổi “gạo châu củi quế” này! …Người ở xa về Hà Nội đến bữa trưa chẳng có
cái gì ăn. Ăn cơm mậu dịch phải có tem gạo. Đói thì xếp hàng mua cái
bánh mì bán giá cao (giá không có tem gạo). Cái bánh mì khô khốc, cứng
quèo, vì làm từ hôm trước, lại mùa hè. Khó nuốt lắm. Thế là chịu khó xếp
hàng một lần nữa, mua cái kem Tràng Tiền, tách cái bánh ra làm hai,
nhét cái que kem vào giữa, kem tan dần, làm bánh mì mềm ra, dễ ăn hơn.
Đang trong lúc nắng như đổ lửa, miếng bánh mì lạnh lạnh, ngọt ngọt. Ăn
cũng được lắm. Đói mà! Ra ngồi trên ghế đá ở bờ hồ Hoàn Kiếm, dưới tán
cây xanh, vừa thưởng thức món “đặc sản” vừa hưởng cái gió hây hẩy giữa
mùa hè nắng chói chang, thật là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” là đây
chứ còn cần gì tìm ở đâu!”. Một ông bạn tôi kể như thế và cứ tấm tắc
khen lấy khen để: “Ngon lắm! Vừa ngon vừa rẻ ông ạ.”
Hồi ấy miếng ăn luôn là đề tài mở đầu câu chuyện mỗi cuộc gặp gỡ. Ai có
“sáng kiến, phát minh” gì hoặc kế thừa được “giải pháp hữu ích” nào
trong chuyện tìm cái ăn kiểu như chế biến ốc sên, thịt cóc, làm bột mì
thành giò, …đều tìm cách “chuyển giao miễn phí” cho bè bạn, coi như một
món quà thiết thực mà không tốn kém. Thấy tôi có vẻ tán thưởng, ông ấy
còn dặn: “Này, nhưng trước khi ăn phải chú ý bỏ cái que đi nhé! Hôm nọ
tớ quên, cắn một miếng, tý nữa thì gẫy mẹ nó cái răng!”
Kem Tràng Tiền nổi tiếng là vì thế, nó là duy nhất, muốn ăn kem chỉ có
thể ăn ở đấy, những ai có thể cạnh tranh với nó đều đã bị “tiêu diệt”
hết. Cho nên nổi tiếng có phải là điều đáng tự hào? Chẳng phải chỉ có
kem, nhiều thứ khác trên đời cũng thế thôi.
Năm nay cũng như năm ngoái, không thấy Kem Tràng Tiền quảng cáo rùm beng
nữa. Chắc họ cũng thấy “tự sướng” bằng cách đem cái “chiến tích” bất
đắc dĩ từ nửa thế kỷ trước ra khoe chỉ tổ mua lấy cái cười trong thiên
hạ. Thật là may mắn cho mọi người. Giá mà những người giành được độc
quyền có được cái ý thức ấy thì cuộc sống của chúng ta cũng bớt đi được
nhiều bất hạnh.
Tháng 5.2013
Dương Đình Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét