Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tin ngày 27/5/2013

  • Pháp tịch thu hơn một triệu gói aspirine dỏm của Trung Quốc (RFI) - Khoảng 1,2 triệu gói thuốc aspirine dỏm của Trung Quốc đã bị tịch thu vào giữa tháng Năm tại cảng Havre của Pháp. Theo thông cáo của Bộ Kinh tế Pháp hôm qua 25/05/2013, đây là “lượng thuốc giả bị tịch thu kỷ lục chưa từng có tại Hải quan Pháp và Liên hiệp châu Âu”.
  • Cây trồng biến đổi gen : Biểu tình khắp nơi chống Monsanto (RFI) - Theo hãng thông tấn AP, hôm qua, 25/05/2013, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại hàng chục thành phố trên khắp thế giới để phản đối tập đoàn công nghiệp thực phẩm Monsanto, đặc biệt là các cây trồng biến đổi gen, thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa chất khác của hãng này.
  • Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt ? (RFI) - Theo tin từ Thanh Niên online chiều 26/05/2013, blogger Trương Duy Nhất vừa bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ tại Đà Nẵng. Ông Nhất bị bắt về "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự.
  • Bốn chiến hạm Ấn Độ trở lại Biển Đông, ghé cảng Malaysia, Việt Nam và Philippines (RFI) - Trong khuôn khổ đợt tập huấn mang tên "Triển khai tại hải ngoại", bốn chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã ghé cảng Port Klang tại Malaysia vào hôm qua trong một chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Sau Malysia, đội chiến hạm Ấn Độ sẽ ghé Việt Nam kể từ thứ Tư 29/05, trước khi tiếp tục chuyến hải hành qua Philippines.
  • Chủ nghĩa gia đình trị tại Cam Bốt (RFI) - Cam Bốt là một nước theo chế độ quân chủ lập hiến, tức sự có tồn tại của hoàng gia với quyền lực theo kiểu cha truyền con nối. Tuy nhiên, không chỉ ở hoàng gia, mà trong bộ máy hành chính cũng đã và đang thiết lập một sự kế thừa theo kiểu cha truyền con nối.
  • Biểu tình ở Tokyo phản đối báo Hàn Quốc đả kích Nhật (RFI) - Theo AFP, hôm nay 26/05/2013 tại Tokyo, một nhóm cực hữu Nhật Bản đã biểu tình phản đối nhật báo Hàn Quốc Joongan Ilbo đăng bài viết đưa ra nhận định việc ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là « sự trừng phạt thần thánh » đối với Nhật Bản .
  • Bạo động tiếp diễn tại vùng ngoại ô Stockholm (RFI) - Cảnh sát Thụy Điển cho biết, tối hôm qua 25/05/2013 tại các vùng ngoại ô thủ đô Stockholm, nơi có đông dân nghèo nhập cư, các vụ đốt xe hơi, ném đá vào cảnh sát, vẫn tiếp tục xẩy ra.
  • Thủ đô Libăng bị pháo kích (VOA) - Nhà chức trách Libăng cho hay hai quả đạn súng lớn đã rơi xuống một khu vực ở thủ đô Beirut, nơi được xem là căn cứ địa của phe Hezbollah thân với chính phủ Syria
  • Động đất ở Uzbekistan (VOA) - Các nhà địa chấn học báo cáo một trận động đất cỡ trung bình đã xảy ra tại miền tây nam Uzbekistan
  • 'Góa phụ đen' đánh bom tự sát ở Dagestan (VOA) - Một phụ nữ đánh bom tự sát đã cho nổ bom tại khu vực Dagestan miền nam nước Nga hôm thứ Bảy, làm bị thương ít nhất 18 người, trong đó có các trẻ em và cảnh sát viên.
  • Nhật Bản xóa nợ cho Miến Điện (BBC) - Nhật Bản xóa nợ cũ và cấp tài trợ mới cho Miến Điện để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, trong chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe.
  • TQ và Thụy Sỹ ký thỏa thuận khung (BBC) - Trung Quốc ký thỏa thuận khung mậu dịch tự do trị giá hàng chục tỷ USD với Thụy Sỹ, một thỏa thuận lần đầu tiên với phương Tây.
  • Bayern Munich vô địch Champions League (BBC) - Bàn thắng vào phút chót của Arjen Robben giúp Bayern Munich thắng Borussia Dortmund 2-1, đoạt danh hiệu vô địch Champions League 2013 trên sân Wembley.
  • 'Bỏ tù hai sinh viên là vi hiến' (BBC) - Ông Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nói về kiến nghị của các trí thức đòi tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha.
  • Bí ẩn quyết định 20 (BBC) - Hãng tin Pháp dẫn nguồn ngoại giao nói việc kiểm duyệt đài nước ngoài "rõ như bùn".
  • Trung Quốc bắt đầu bán các tour du lịch đến Hoàng Sa (BaoMoi) - (Toquoc)-China Daily ngày 24/5 đưa tin, các tour du lịch (phi pháp) đến quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) đã bắt đầu được bán tại các hãng du lịch lớn sau khi các nhà chức trách Trung Quốc đánh giá họ đã có cái gọi là “một chuyến thử nghiệm thành công” hồi tháng trước.
  • Cận cảnh tàu sân bay Mỹ hoạt động trên biển Đông (BaoMoi) - Ngày 23.5, nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay Mỹ USS Nimitz (CVN 68) hoạt động tại biển Đông. Biên đội CVN-68 được triển khai tới vùng đảm trách của Hạm đội 7 nhằm tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải và phối hợp đảm bảo phục vụ an ninh chiến trường.
  • Tàu cá Nhật đi vào khu vực biển tranh chấp (BaoMoi) - Sáng sớm hôm nay (26/5), 4 tàu đánh cá chở theo gần 30 nhà hoạt động Nhật Bản và ngư dân nước này đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư.
  • Mỹ đang "ngó lơ" tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông (BaoMoi) - Đối với nhiều người Mỹ, các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển giữa một số nước châu Á ở Biển Đông và biển Hoa Đông không phải là vấn đề an ninh quá nghiêm trọng cần chú ý. Tuy nhiên, theo tác giả Donald Gross trên tờ Huffington Post, Mỹ đang bỏ mặc các cuộc tranh chấp này trong khi tình hình đã tiến tới mức độ nguy hiểm.
  • Ngư dân bị thương lái Trung Quốc ép giá hải sản mua rẻ mạt (BaoMoi) - Theo nhiều ngư dân, các thương lái Trung Quốc đứng sau lưng một số tư thương sử dụng chiêu thu mua bằng hết hải sản, nhất là loại đánh bắt gần bờ với giá rẻ, cố tình gây khó dễ cho đội hình đánh bắt xa bờ, với mục đích làm cho ngư dân ta chán nản quay lưng với biển.
  • Máy bay không người lái Việt Nam: bay đêm thành công (BaoMoi) - TTO - Đêm 25-5, hai mẫu máy bay không người lái do Viện Công nghệ không gian (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) chế tạo đã tiếp tục thực hiện thành công chương trình bay đêm với bốn chuyến bay hướng ra biển Đông 50km.
  • Không nên chỉ hô hào ngư dân “hãy ra biển” (BaoMoi) - Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có ít nhất 2 vụ tàu chiến và tàu chấp pháp Trung Quốc đe dọa mạng sống của ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa. Gánh vác những khó khăn này không chỉ dùng lời nói hô hào ngư dân ra biển là đủ, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy bình luận trên tờ Giáo dục Việt Nam.
  • Tàu Trung Quốc đuổi tàu Nhật ở Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - Trang tin chính thức của Cục Hải dương Quốc gia (SOA) Trung Quốc cho biết ba tàu hải giảm Trung Quốc ngày 26/5 đã "xua đuổi" các tàu của Nhật Bản "bị phát hiện đi vào vùng lãnh hải thuộc quần đảo Điếu Ngư".
  • Tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Theo Kyodo, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết vào khoảng 10 giờ 5 phút sáng 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát song phía Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng tuyên bố chủ quyền.
  • [The Big Picture] Tổng kiểm kê số lượng chim hải âu rụt cổ trên quần đảo Farne (BaoMoi) - Cứ mỗi 5 năm, các nhân viên của tổ chức National Trust thực hiện một cuộc tổng kiểm kê số lượng chim hải âu rụt cổ trên quần đảo Farne, ngoài khơi bờ biển Đông Bắc nước Anh. Loài chim xinh đẹp này trở về quần đảo Farne để sinh để trong những chiếc tổ được đào sâu dưới mặt đất. Farne là nơi lý tưởng cho các loài chim biển sinh sản vì nó an toàn, có nguồn thức ăn dồi dào, và ít thú ăn thịt dưới mặt đất. Trong cuộc kiểm kê số lượng năm 2008, người ta đã ghi nhận được 36.500 cặp chim hải âu rụt cổ đang sinh sống trên quần đảo Farne, giảm khoảng 1/3 so với kết quả kiểm kê vào năm 2003. Các nhà nghiên cứu cũng lo sợ rằng thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng xấu tới số lượng đàn chim hải âu rụt cổ. Hồi tháng Ba vừa qua, hàng ngàn con chim đã bị chết do những đợt gió lạnh và mùa Hè năm ngoái, nhiều con chim đã bị nước cuốn trôi khỏi tổ. Hiện tại, các nhân viên của National Trust đã đi kiểm tra từng tổ một của loài chim hải âu rụt cổ để đếm số lượng cá thể loài chim nà, kết quả sẽ có vào tháng Bảy.
  • Trung Quốc đang trả giá cho sự trỗi dậy của mình? (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tờ Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Báo The Liberty Times ngày 25/5 đưa tin Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vừa đưa ra cảnh báo với Trung Quốc trước những động thái của nước này trong các vẫn đề tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông và cho rằng việc Trung Quốc hành xử ra sao trong các tranh chấp sẽ tác động đến cách nhìn của thế giới đối với sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
  • Đài Loan: Khó tuyển tân binh đi đồn trú trái phép tại đảo Ba Bình (BaoMoi) - (Petrotimes) - Cảnh sát biển Đài Loan (CGA) vừa đề nghị chính quyền vùng lãnh thổ này tăng lương, trợ cấp và dành các ưu đãi tốt hơn cho các quân nhân tình nguyện đến đồn trú tại các vùng đảo hiện đang do Đài Loan kiểm soát (trái phép – PV) ở Biển Đông, trong đó có đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Đài Loan nhảy vào tranh giành phi pháp Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - "Bộ Ngoại giao" Đài Loan đã lên tiếng phản đối Philippines điều tàu hải quân đến Bãi Cỏ Mây, một bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan cũng đang tuyên bố "chủ quyền", trong đó Philippines và Trung Quốc đang điều tầu quân sự xâm nhập trái phép và canh chừng nhau tại Bãi Cỏ Mây - PV).
  • Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc đừng gây hấn ở Biển Đông! (BaoMoi) - (GDVN) - Philippines muốn cảnh báo thế giới rằng tuyên bố "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đại diện cho một sự lựa chọn mà thế giới cần phải suy nghĩ bởi nó sẽ dẫn đến một hệ thống quốc tế phần lớn thống trị bằng vũ lực thay vì pháp luật.
  • Trung Quốc càng hung hăng, các nước càng cứng rắn (BaoMoi) - Với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc ngỡ rằng họ có thể sử dụng thế của kẻ mạnh để bắt nạt, dọa dẫm các nước láng giềng nhỏ bé hơn đang có tranh chấp lãnh thổ với họ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, thời gian chứng minh, Trung Quốc càng hiếu chiến, các nước đối đầu với họ càng trở nên cứng rắn và quyết liệt.
  • Đuối lý, Trung Quốc sợ Tòa án Quốc tế (BaoMoi) - Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam – một tờ báo của Hồng Kông.
  • Trung Quốc đẩy châu Á vào xung đột vũ trang (BaoMoi) - Philippines hôm 23/5 cảnh báo, tranh chấp lãnh thổ ở Châu Á “đang gây ra tình hình căng thẳng nghiêm trọng có thể leo thang thành xung đột” khi nhiều nước cùng đối đầu với Trung Quốc.
  • NNC Dương Danh Dy đưa ra các giải pháp bảo vệ ngư dân ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (GDVN) - “Chúng ta không thể cứ hô hào là bà con ta cứ ra biển đi nhưng đến khi họ bị Trung Quốc lấy mất về ngư cụ thì không ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm hỗ trợ cho họ. Bên cạnh đó, tôi nghĩ các phóng viên, nhà báo cũng phải cố gắng đến tận nơi bà con ngư dân, xem họ sinh sống, đánh cá ra sao, từ đó mới có thể phản ánh chính xác tới nhân dân cả nước về những khó khăn mà họ đang phải gánh chịu”, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho biết.
  • Singapore cảnh báo Trung Quốc về biển Đông (BaoMoi) - Báo The Liberty Times ngày 25.5 đưa tin Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vừa cho rằng việc Trung Quốc hành xử ra sao trong các tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tác động đến cách nhìn của thế giới đối với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ông đưa ra cảnh báo trên tại Hội nghị Tương lai châu Á diễn ra ở Tokyo vào ngày 23 - 24.5. Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định Trung Quốc cần phải thông qua hành động và tự kiềm chế để cho thấy họ không có ác ý, mới mong giảm bớt sự nghi ngờ của các quốc gia khác.
  • Biển đảo, ẩm thực Việt vào sách học tiếng Anh (BaoMoi) - Sự ra đời của I am proud to be a Vietnamese (Tôi tự hào là người Việt Nam), cuốn sách học tiếng Anh dành cho độ tuổi tiểu học là nỗ lực đáng quý của những người làm sách, sau vụ ồn ào “cờ Trung quốc cắm trên cổng trường” trong hình vẽ sách học tiếng Anh tiểu học và yêu cầu đưa nội dung biển đảo vào sách giáo khoa trong thời gian qua.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Bản tin tiếng Anh

  • Sany seeks large and localized European presence (Washington Post) - Sany Germany GmbH - the German arm of Changsha, Hunan-based Sany Heavy Industry Co Ltd - aims to surpass 100 million euros ($129 million) in sales in 2015, after it acquired a German company last year, the company's executive told China Daily.
  • FTA would bring benefits to both nations (Washington Post) - A free trade agreement between China and Switzerland would generate long-term benefits for both countries, Swiss Economy Minister Johann N. Schneider-Ammann said.
  • PMI points to slowdown (Washington Post) - China's manufacturing production contracted in May to a seven-month low, suggesting its economic slowdown may deepen in the second half.
  • Picking up a loaf of bread and a Gucci bag (Washington Post) - Chinese shoppers are so hungry for luxury items that they have started snapping up Gucci wallets and made-to-order shirts while grocery shopping.
  • Solar negotiations with EC fail (Washington Post) - A leading trade organization announced that first-round talks between China and the European Commission over a solar trade probe have broken down.
  • Investors upbeat about banks' outlook (Washington Post) - Local investors remain confident of the medium- to long-term performance of leading bank shares, despite the sale of a $1.1 billion stake in ICBC.
  • 10m-yuan bra shines in Shenyang (Washington Post) - A 10 million-yuan bra, which was created by 10 French designers, with 2,500 diamonds and 18k gold, is on display in Shenyang, Liaoning province.
  • Sino-Russian Cultural Festival in Moscow (Washington Post) - A Russian father and son receive a Chinese calligraphic work reading "friendship" as a gift at the Sino-Russian Cultural Festival in Moscow. The event was organized on May 24 Moscow time by the Confucius Institute of Moscow State University to popularize Chinese culture and enhance mutual understanding.
  • Group photos of college graduates (Washington Post) - Graduates wearing academic dresses pose for a group photo at Zhejiang Agriculture and Farming University in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province, May 26, 2013.
  • Loving is giving (Washington Post) - Liang Linlin's wish for the upcoming International Children's Day is some new clothes for her parents.
  • Fish swimming in beer (Washington Post) - The scenery is peerless. The air is fresh and moist, and it's like living in a temperate spa. Being near a cool, clear, clean river definitely has its advantages.
  • Mountains with heart (Washington Post) - Guizhou offers tourists off the beaten track a sense of hospitality, tranquility — and a splendid cuppa.
  • Letting off steam before exam (Washington Post) - Students at Yixian County Senior Middle School in Jinzhou, Liaoning province, who will take the college entrance exam next month, play games on Monday to ease pressure under the guidance of psychology teachers.
  • Special envoy from DPRK arrives (Washington Post) - China underlined its commitment to the denuclearization of the Korean Peninsula as Beijing received one of Pyongyang's top military officials as a special envoy from top leader Kim Jong-un.

Việt Nam: Truyền hình nước ngoài phải trả tiền để bị kiểm duyệt

Đài truyền hình vệ tinh K+ (DR)
Đài truyền hình vệ tinh K+ (DR)

Đức Tâm
Sau khi áp đặt các kênh truyền hình nước ngoài phát chậm 30 phút để có thể cắt bỏ những thông tin được coi là nhậy cảm, chính quyền Việt Nam giờ đây đi xa hơn trong việc kiểm duyệt : Các kênh truyền hình nước ngoài phải làm phụ đề tiếng Việt. Với phương cách độc đáo « rất Việt Nam » này, các đài truyền hình nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam thì phải chi thêm tiền để bị kiểm duyệt.

Kể từ ngày 15/05/2013, quyết định số 20/2011 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền bắt đầu có hiệu lực. Theo quy chế này, các kênh truyền hình nước ngoài phải xin phép biên tập, phải « chuẩn bị » trước các chương trình để phục vụ người xem tại Việt Nam : Đó là phải dịch và làm phụ đề tiếng Việt.
Theo điều 13 của bản Quy chế, thì ngoại trừ các trận thi đấu thể thao, lễ khai mạc và bế mạc của các giải thi đấu thể thao khu vực và thế giới, được phép phát trực tiếp và không cần biên dịch; tất cả nội dung của các kênh phim truyện, tin tức, khoa học giáo dục, các kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, ca nhạc, đều phải được biên dịch hoặc lược dịch 100%, tức là có phụ đề tiếng Việt.
Tuần trước, khi Quyết định 20 bắt đầu có hiệu lực, kênh truyền hình vệ tinh tại Việt Nam là K+ đă tạm ngưng phát hàng chục kênh nước ngoài.
Giới chuyên gia tự hỏi là tại một đất nước cấm truyền thông tư nhân, thì mục đích của Quyết định 20 là gì : Phải chăng đây lại là một chiến dịch tăng cường kiểm duyệt thông tin hay chỉ là một chiêu kế thương mại ?
Nếu văn bản trên đây nhắm vào các kênh truyền hình nước ngoài, thì Việt Nam đứng ngang hàng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực kiểm duyệt các chương trình ngoại quốc.
Theo ông John Medeiros, thuộc CASBAA (Hiệp hội truyền hình cáp và vệ tinh châu Á), được AFP trích dẫn, thì « các kênh truyền hình lo ngại bởi vì quy chế này dường như buộc họ phải ký hợp đồng và trả tiền cho một ai đó để kiểm duyệt nội dung các chương trình của họ ». Cho đến nay, nhiều nước như Trung Quốc hay Singapore kiểm duyệt các chương trình truyền hình vì lý do chính trị hoặc đạo đức, trái với « thuần phong mỹ tục », nhưng chưa có một nước nào lại yêu cầu các kênh truyền hình phải hợp tác và đồng thời lại buộc họ phải chịu phí tổn cho việc kiểm duyệt.
Hiện ở Việt Nam, 16 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có TV5 Monde, có giấy phép hoạt động, nhưng chưa có kênh thông tin nào được cấp phép.
BBC và CNN không cho biết liệu đã được cấp lại giấy phép chưa, nhưng sau 6 ngày ngừng phát, hai kênh này đã quay trở lại hoạt động và vẫn tuân thủ quy định phát chậm 30 phút.
Một quan chức Việt Nam phụ trách các kênh truyền hình trả tiền nói rằng Quy chế mới ban hành không nhằm mục đích kiểm duyệt, mà để ngăn chặn những nội dung « bất hợp pháp ».
Thế nhưng, đại diện các kênh truyền hình nước ngoài cũng như giới ngoại giao làm việc tại Việt Nam tố cáo tình trạng « hỗn loạn » trong lĩnh vực này. Theo phát ngôn viên sứ quán Mỹ ở Việt Nam, Quyết định 20 có thể làm giảm mạnh mẽ sự năng động thương mại và việc phát chương trình của các kênh truyền hình nước ngoài tại Việt Nam.
Quyết định 20 được áp dụng trong bối cảnh chính quyền Việt Nam tìm mọi cách ngăn chặn, kiểm duyệt các blog có ý kiến trái ngược, đối mặt với làn sóng bất bình của người dân bị tước đoạt đất đai, nạn tham nhũng và kinh tế suy thoái. Hiện có ít nhất 38 người đang phải ngồi tù vì đã dám phê phán hoặc tỏ thái độ đối lập với chế độ.     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét