Đáng lo cho Đảng
Trong vòng chỉ bốn ngày trong một tuần đã có đến ba vụ ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam.
Ngày 30/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bỏ tù lần lượt 6 và 4 năm.
Ba ngày sau, tại Bắc Giang, ba nông dân Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng vẫn lãnh đủ mức án từ 4 đến gần 6 năm tù.
Ngày hôm sau nữa, tại Long An, công an mở họp báo về ‘tội trạng’ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và đồng sự là Đinh Nguyên Kha.
‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn dập thế thì chưa từng thấy.
Điều luật chiếc còng
Cả ba vụ việc đều được đóng trong cùng một khung duy nhất: điều 88 Bộ Luật hình sự.
Cùng một tội hình sự mà nhiều người lại cùng phạm một lúc như thế – riết rồi ai cũng thuộc điều 88 mà chẳng cần phải học luật.
Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội, chứ chưa nói gì dám chống lại ‘đầy tớ’.
Ở đâu có cái kiểu đầy tớ như thế?
Thôi ở Việt Nam thì đành chấp nhận chuyện phi ly chứ sao giờ.
Có nói thì đến Tết cũng không hết. Tuyên truyền là nghề ruột của Đảng nên đa phần lời nói của Đảng chỉ có giá trị tuyên truyền.
Tôi không chỉ nghi ngờ tội danh này mà còn nghi ngờ cáo buộc với những bị cáo này.
Ai cũng có quyền nghi ngờ tính công bằng của phiên tòa mà không có vị quan tòa độc lập nào xử cả mà chính bên cáo buộc đứng ra xử.
Chúng ta đã từng nghe nói đến luật sư, nhà bất đồng, cây viết độc lập, các nhà hoạt động dân sự – tức là những người ưa chuyện thế sự – ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nhưng tôi không nhớ đã bao giờ nghệ sỹ, nông dân và sinh viên đã từng bị xử về tội danh này, nhất là trong thời buổi mà ‘chống Nhà nước’ rộ lên như hiện nay.
Ở một đất nước mà chính trị là việc riêng của Đảng mà người dân có
quan tâm cũng bằng thừa thì việc dân đen đụng tới chính trị nghe
như chuyện phim 007.
Bộ máy công an, tòa án và tuyên truyền đồ sộ của Đảng khiến cho người dân trở nên yếu ớt, sợ sệt cộng với áp lực kiếm tiền trong thời buổi kinh tế thị trường khiến con người ta chẳng có tâm trí đâu mà chính với trị.
Tâm ly chung là thôi thì cam phận làm bầy cừu cho Đảng dẫn dắt tới đâu thì tới.
Những người nông dân quanh năm với ruộng vườn liệu có đủ tinh vi như Đảng để tuyên truyền?
Nói xấu Đảng thì họ được lợi lộc gì? Có thể họ tức mình quá nên phải đi nói cho đỡ ấm ức. Cùng lắm họ thấy bất bình nên quyết làm cho ra lẽ.
Cáo trạng lên án những nông dân này bất mãn. Nhà cửa đất đai bị mất,
quyền lợi không đảm bảo mà không cho người ta bất mãn hay sao?
Sinh viên trên dưới đôi mươi, ăn chưa no lo chưa tới, bản lĩnh còn yếu, vốn sống chưa nhiều. Học ở trường nhồi bấy nhiêu chưa đủ thấm về yêu Đảng, mơ chủ nghĩa xã hội hay sao mà đã vội thoát ra cái vòng cương tỏa của Đảng?
Với lại, ở cái tuổi đang nuôi nhiều ước mộng thì chả sinh viên nào dại dột chống chính quyền để rồi bị chính quyền bóp nát tương lai.
Còn nghệ sỹ, vốn mẫn cảm và hay suy nghĩ, thì trước những bức xúc bày ra trước mắt thì làm sao mà không nhức nhối? Cảm xúc có trào ra ngoài thành tác phẩm thì cũng là chuyện thường tình. Họ cũng không thể nào dựa trên những việc ‘xuyên tạc’ hay ‘không đúng sự thật’ mà có cảm xúc viết nhạc được.
Nếu là người khác thấy ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’ hoặc ‘quân nhu nhược bán nước Việt Nam’ thì tôi chắc ai cũng ‘đau từng cơn xót dạ’ như Việt Khang mà thôi.
Có điều người khác ấy không viết thành bài hát nên không bị bắt tội.
Chống đối lan rộng?
Tuy nhiên nếu thật sự một sinh viên, hai nghệ sỹ và ba nông dân này chống chính quyền thì thật đáng lo cho Đảng.
Lo là vì phạm vi chống đối đã lan rộng. Lo nữa là có những thành phần xưa nay vẫn thuộc dạng ‘ngoan ngoãn biết nghe lời’, và lại càng lo hơn khi nông dân và sinh viên là những lực lượng rường cột của nước nhà.
Còn tác động đối với xã hội nữa. Vụ Phương Uyên khiến nhiều người phải suy nghĩ.
VnExpress chạy tít: ‘Nữ sinh bị điều tra tội chống Nhà nước’.
Nghe mà giật mình.
‘Nữ sinh’ nghe có vẻ hiền lành yếu đuối mà được đặt bên cạnh tội nặng có lá gan to.
Phản ứng tự nhiên là thoạt đầu bán tin bán nghi rồi sau đó chuyển qua thương xót và cảm thông cho nữ sinh này.
Đó chính là điều chúng ta đã thấy những ngày qua mà đỉnh điểm là sự rúng động của giới trí thức, cho dù chỉ là những trí thức quen thuộc.
Trong vụ này chính quyền có vẻ đang ở thế không ổn.
Cáo trạng của công an – chưa biết đúng sai thế nào – mô tả hình ảnh
một kẻ nguy hiểm treo cờ vàng sọc đỏ, phát tán truyền đơn và kêu gọi
chống chế độ.
Có điều kẻ thù nguy hiểm đó của Đảng chỉ là một cô gái tròn 20 tuổi có vẻ ngoài hiền lành non nớt.
Rõ ràng những tội lỗi nhằm vào Phương Uyên chỉ càng làm cho người ta cảm thông với cô hơn là tin vào chính quyền.
Theo cơ quan điều tra, động cơ của những hành động liều lĩnh của Phương Uyên là ‘vì tiền’.
Làm gì đến mức phải bán mạng kiếm tiền như thế?
Vụ việc của Phương Uyên biết đâu từ một đốm lửa nhỏ mà có thể lan thành đám cháy to.
Một cô gái nhỏ nhắn mà còn dám hy sinh tuổi thanh xuân như thế chẳng lẽ tôi cứ hèn yếu mãi suốt đời sao?
Đảng bất lực
Do đó, một kịch bản có lẽ nhẹ nhõm hơn cho chính quyền là những bị cáo này đã bị kết tội sai.
Nhưng đối với Đảng, đúng sai không cần biết, chỉ cần ai dám chống đối thì phải bị trừng trị. Để những kẻ khác thấy đó mà sợ.
‘Bàn tay sắt’ này không thể nói là không thành công. Ít nhất là nó vẫn đảm bảo cho Đảng vẫn vững vàng ở ngôi cao cho đến giờ
Nhưng người dân tuy có sợ hơn nhưng cũng đồng thời phẫn uất hơn và một ngày nào đó tức nước sẽ vỡ bờ.
Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch. Ra sức bịt chỗ này thì sẽ bung chỗ khác.
Cho nên giải pháp ‘chống là bắt’ có vẻ thiển cận vì chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc của vấn đề.
Đảng đã chỉ ra nguyên nhân của một số hành vi chống đối là bất mãn. Tuy nhiên có lẽ Đảng coi đó là một cái tội hơn là vấn đề cần giải quyết.
Gần đây, tôi có nghe trên báo Quân đội nhân dân lời than thở về ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’.
Bất mãn chính là điểm khởi đầu của mọi tự diễn biến.
Tờ báo này kêu gọi ‘Giữ vững niềm tin trong cuộc đấu tranh phòng, chống tự diễn biến’.
Dễ suy ra là tình trạng tự diễn biến trong Đảng hiện đang rất đáng lo ngại, cũng như một khu phố căng biểu ngữ ‘Quyết tâm phòng chống tệ nạn ma túy’ thì biết ngay là ở đó nghiện hút rất nhiều.
Suy cho cùng thì tự diễn biến không phải là dịch bệnh hay tệ nạn gì mà phải chống.
Tự trách mình
Ít nhất thì Đảng cũng tạo điều kiện cho tự diễn biến.
Bằng chứng là ở Hội nghị trung ương 6 vừa rồi Đảng đã cho người dân thấy là ‘phạm tội được tha’.
Rõ ràng khi Đảng đi đến quyết định không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì Đảng chỉ hoàn toàn nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không thấy lợi ích của dân đâu cả.
Xử lý một người mà có thể làm nức làm nức lòng muôn dân và những quan chức suy thoái khác lấy đó làm run sợ. Tiếc thay Đảng đã không làm được.
Cho nên dù Đảng có đang ra sức tuyên truyền về kết quả Hội nghị 6 thì lòng dân vẫn không yên. Bất kể là dù nguyên nhân gì, kết quả Hội nghị 6 đã gửi đi một thông điệp sai.
Một lập luận bảo vệ chế độ tôi thường nghe là ‘nước nào mà không có tham nhũng’. Khoan bàn đến chuyện đúng sai của lập luận này thì ít nhất ở Việt Nam tham nhũng không bị trừng trị.
Mọi việc sờ sờ ra trước mắt thế hỏi sao mà người dân không bất mãn và ‘tự diễn biến’.
Đâu có thể nào Đảng chỉ cần nhận lỗi và ‘mong bà con thông cảm’ là xong.
Uy tín của Đảng được đắp xây bằng biết bao máu xương của các lớp đảng viên đi trước đang bị hủy hoại dễ dàng hết sức.
Đảng tồn tại là nhờ tuyên truyền. Tuyên truyền sống khỏe là nhờ chiến tranh. ‘Chính nghĩa’ cuộc chiến đã làm hàng triệu người dân nức lòng theo Đảng.
Giờ đây trong thời bình, vũ khí sống còn của Đảng đã mất đi tính sắc bén.
Khoan nói đến chuyện người dân tự diễn biến, ngay cả cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công chức vốn được nuôi bằng đồng lương mà Nhà nước thừa hiểu là không thể sống nồi trong thời buổi vật giá lên cao thì lấy gì mà ‘giữ vững niềm tin’ như báo Quân đội kêu gọi được?
Có lẽ họ tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở đâu đó. Nhưng để đi được đến đó trước hết họ phải làm sao để sống được cái đã.
Người ăn lương Nhà nước trông chờ mỏi mắt vào mỗi đợt tăng lương định kỳ để rồi đến kỳ họp Quốc hội lần này Chính phủ xin khất vì không biết đào đâu ra tiền để tăng lương cho dân.
Tôi tin đó là điều không mong muốn của Chính phủ nên có thể thông cảm.
Tình hình kinh tế khó khăn nên dẫn đến nguồn thu khó khăn cũng có thể thông cảm. Nhưng hàng chục tỷ đô la tiền mồ hôi nước mắt của dân bị các tập đoàn Nhà nước đổ sông đổ biển thì nhất định không thông cảm được.
Hàng chục tỷ đô la thì tăng được bao nhiêu là lương, đầu tư được bao nhiêu công trình phúc lợi xã hội cho người dân đang trong cơn bĩ cực?
Có tự diễn biến được hay không khi mà người àm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ sống còn kẻ phá hoại thì vẫn bình yên vô sự?
Trong số những bị cáo ‘chống Nhà nước’ kể trên có nông dân Nguyễn Kim Nhàn đã từng hy sinh một phần xương máu cho Đảng?
Đến người của mình cũng không giữ được thì chẳng phải đáng lo lắm sao!
Ngày 30/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bỏ tù lần lượt 6 và 4 năm.
Điều 88 được dùng liên tục để bắt và xử thanh niên
Ngày hôm sau nữa, tại Long An, công an mở họp báo về ‘tội trạng’ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và đồng sự là Đinh Nguyên Kha.
‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn dập thế thì chưa từng thấy.
Điều luật chiếc còng
Cả ba vụ việc đều được đóng trong cùng một khung duy nhất: điều 88 Bộ Luật hình sự.
Cùng một tội hình sự mà nhiều người lại cùng phạm một lúc như thế – riết rồi ai cũng thuộc điều 88 mà chẳng cần phải học luật.
Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội, chứ chưa nói gì dám chống lại ‘đầy tớ’.
Ở đâu có cái kiểu đầy tớ như thế?
Thôi ở Việt Nam thì đành chấp nhận chuyện phi ly chứ sao giờ.
Có nói thì đến Tết cũng không hết. Tuyên truyền là nghề ruột của Đảng nên đa phần lời nói của Đảng chỉ có giá trị tuyên truyền.
Tôi không chỉ nghi ngờ tội danh này mà còn nghi ngờ cáo buộc với những bị cáo này.
Ai cũng có quyền nghi ngờ tính công bằng của phiên tòa mà không có vị quan tòa độc lập nào xử cả mà chính bên cáo buộc đứng ra xử.
Chúng ta đã từng nghe nói đến luật sư, nhà bất đồng, cây viết độc lập, các nhà hoạt động dân sự – tức là những người ưa chuyện thế sự – ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nhưng tôi không nhớ đã bao giờ nghệ sỹ, nông dân và sinh viên đã từng bị xử về tội danh này, nhất là trong thời buổi mà ‘chống Nhà nước’ rộ lên như hiện nay.
“‘Nữ sinh’ nghe có vẻ hiền lành yếu đuối mà được đặt bên cạnh tội nặng có lá gan to”
Bộ máy công an, tòa án và tuyên truyền đồ sộ của Đảng khiến cho người dân trở nên yếu ớt, sợ sệt cộng với áp lực kiếm tiền trong thời buổi kinh tế thị trường khiến con người ta chẳng có tâm trí đâu mà chính với trị.
Tâm ly chung là thôi thì cam phận làm bầy cừu cho Đảng dẫn dắt tới đâu thì tới.
Những người nông dân quanh năm với ruộng vườn liệu có đủ tinh vi như Đảng để tuyên truyền?
Nói xấu Đảng thì họ được lợi lộc gì? Có thể họ tức mình quá nên phải đi nói cho đỡ ấm ức. Cùng lắm họ thấy bất bình nên quyết làm cho ra lẽ.
Các vụ kêu oan và khiếu kiện của dân tiếp tục tăng
Sinh viên trên dưới đôi mươi, ăn chưa no lo chưa tới, bản lĩnh còn yếu, vốn sống chưa nhiều. Học ở trường nhồi bấy nhiêu chưa đủ thấm về yêu Đảng, mơ chủ nghĩa xã hội hay sao mà đã vội thoát ra cái vòng cương tỏa của Đảng?
Với lại, ở cái tuổi đang nuôi nhiều ước mộng thì chả sinh viên nào dại dột chống chính quyền để rồi bị chính quyền bóp nát tương lai.
Còn nghệ sỹ, vốn mẫn cảm và hay suy nghĩ, thì trước những bức xúc bày ra trước mắt thì làm sao mà không nhức nhối? Cảm xúc có trào ra ngoài thành tác phẩm thì cũng là chuyện thường tình. Họ cũng không thể nào dựa trên những việc ‘xuyên tạc’ hay ‘không đúng sự thật’ mà có cảm xúc viết nhạc được.
Nếu là người khác thấy ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’ hoặc ‘quân nhu nhược bán nước Việt Nam’ thì tôi chắc ai cũng ‘đau từng cơn xót dạ’ như Việt Khang mà thôi.
Có điều người khác ấy không viết thành bài hát nên không bị bắt tội.
Chống đối lan rộng?
Tuy nhiên nếu thật sự một sinh viên, hai nghệ sỹ và ba nông dân này chống chính quyền thì thật đáng lo cho Đảng.
Lo là vì phạm vi chống đối đã lan rộng. Lo nữa là có những thành phần xưa nay vẫn thuộc dạng ‘ngoan ngoãn biết nghe lời’, và lại càng lo hơn khi nông dân và sinh viên là những lực lượng rường cột của nước nhà.
Còn tác động đối với xã hội nữa. Vụ Phương Uyên khiến nhiều người phải suy nghĩ.
VnExpress chạy tít: ‘Nữ sinh bị điều tra tội chống Nhà nước’.
Nghe mà giật mình.
‘Nữ sinh’ nghe có vẻ hiền lành yếu đuối mà được đặt bên cạnh tội nặng có lá gan to.
Phản ứng tự nhiên là thoạt đầu bán tin bán nghi rồi sau đó chuyển qua thương xót và cảm thông cho nữ sinh này.
Đó chính là điều chúng ta đã thấy những ngày qua mà đỉnh điểm là sự rúng động của giới trí thức, cho dù chỉ là những trí thức quen thuộc.
Trong vụ này chính quyền có vẻ đang ở thế không ổn.
Lãnh đạo Việt Nam đã chọn hướng đi sau Hội nghị TW 6?
Có điều kẻ thù nguy hiểm đó của Đảng chỉ là một cô gái tròn 20 tuổi có vẻ ngoài hiền lành non nớt.
Rõ ràng những tội lỗi nhằm vào Phương Uyên chỉ càng làm cho người ta cảm thông với cô hơn là tin vào chính quyền.
Theo cơ quan điều tra, động cơ của những hành động liều lĩnh của Phương Uyên là ‘vì tiền’.
Làm gì đến mức phải bán mạng kiếm tiền như thế?
Vụ việc của Phương Uyên biết đâu từ một đốm lửa nhỏ mà có thể lan thành đám cháy to.
Một cô gái nhỏ nhắn mà còn dám hy sinh tuổi thanh xuân như thế chẳng lẽ tôi cứ hèn yếu mãi suốt đời sao?
Đảng bất lực
Do đó, một kịch bản có lẽ nhẹ nhõm hơn cho chính quyền là những bị cáo này đã bị kết tội sai.
Nhưng đối với Đảng, đúng sai không cần biết, chỉ cần ai dám chống đối thì phải bị trừng trị. Để những kẻ khác thấy đó mà sợ.
‘Bàn tay sắt’ này không thể nói là không thành công. Ít nhất là nó vẫn đảm bảo cho Đảng vẫn vững vàng ở ngôi cao cho đến giờ
Nhưng người dân tuy có sợ hơn nhưng cũng đồng thời phẫn uất hơn và một ngày nào đó tức nước sẽ vỡ bờ.
Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch. Ra sức bịt chỗ này thì sẽ bung chỗ khác.
Cho nên giải pháp ‘chống là bắt’ có vẻ thiển cận vì chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc của vấn đề.
Đảng đã chỉ ra nguyên nhân của một số hành vi chống đối là bất mãn. Tuy nhiên có lẽ Đảng coi đó là một cái tội hơn là vấn đề cần giải quyết.
Gần đây, tôi có nghe trên báo Quân đội nhân dân lời than thở về ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’.
Bất mãn chính là điểm khởi đầu của mọi tự diễn biến.
Tờ báo này kêu gọi ‘Giữ vững niềm tin trong cuộc đấu tranh phòng, chống tự diễn biến’.
Dễ suy ra là tình trạng tự diễn biến trong Đảng hiện đang rất đáng lo ngại, cũng như một khu phố căng biểu ngữ ‘Quyết tâm phòng chống tệ nạn ma túy’ thì biết ngay là ở đó nghiện hút rất nhiều.
Suy cho cùng thì tự diễn biến không phải là dịch bệnh hay tệ nạn gì mà phải chống.
Tự trách mình
Nông dân quanh năm với ruộng vườn có đủ tinh vi chống đối như Đảng nói?
Bằng chứng là ở Hội nghị trung ương 6 vừa rồi Đảng đã cho người dân thấy là ‘phạm tội được tha’.
Rõ ràng khi Đảng đi đến quyết định không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì Đảng chỉ hoàn toàn nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không thấy lợi ích của dân đâu cả.
Xử lý một người mà có thể làm nức làm nức lòng muôn dân và những quan chức suy thoái khác lấy đó làm run sợ. Tiếc thay Đảng đã không làm được.
Cho nên dù Đảng có đang ra sức tuyên truyền về kết quả Hội nghị 6 thì lòng dân vẫn không yên. Bất kể là dù nguyên nhân gì, kết quả Hội nghị 6 đã gửi đi một thông điệp sai.
Một lập luận bảo vệ chế độ tôi thường nghe là ‘nước nào mà không có tham nhũng’. Khoan bàn đến chuyện đúng sai của lập luận này thì ít nhất ở Việt Nam tham nhũng không bị trừng trị.
Mọi việc sờ sờ ra trước mắt thế hỏi sao mà người dân không bất mãn và ‘tự diễn biến’.
“Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch”
Uy tín của Đảng được đắp xây bằng biết bao máu xương của các lớp đảng viên đi trước đang bị hủy hoại dễ dàng hết sức.
Đảng tồn tại là nhờ tuyên truyền. Tuyên truyền sống khỏe là nhờ chiến tranh. ‘Chính nghĩa’ cuộc chiến đã làm hàng triệu người dân nức lòng theo Đảng.
Giờ đây trong thời bình, vũ khí sống còn của Đảng đã mất đi tính sắc bén.
Khoan nói đến chuyện người dân tự diễn biến, ngay cả cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công chức vốn được nuôi bằng đồng lương mà Nhà nước thừa hiểu là không thể sống nồi trong thời buổi vật giá lên cao thì lấy gì mà ‘giữ vững niềm tin’ như báo Quân đội kêu gọi được?
Có lẽ họ tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở đâu đó. Nhưng để đi được đến đó trước hết họ phải làm sao để sống được cái đã.
Người ăn lương Nhà nước trông chờ mỏi mắt vào mỗi đợt tăng lương định kỳ để rồi đến kỳ họp Quốc hội lần này Chính phủ xin khất vì không biết đào đâu ra tiền để tăng lương cho dân.
Tôi tin đó là điều không mong muốn của Chính phủ nên có thể thông cảm.
Tình hình kinh tế khó khăn nên dẫn đến nguồn thu khó khăn cũng có thể thông cảm. Nhưng hàng chục tỷ đô la tiền mồ hôi nước mắt của dân bị các tập đoàn Nhà nước đổ sông đổ biển thì nhất định không thông cảm được.
Hàng chục tỷ đô la thì tăng được bao nhiêu là lương, đầu tư được bao nhiêu công trình phúc lợi xã hội cho người dân đang trong cơn bĩ cực?
Có tự diễn biến được hay không khi mà người àm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ sống còn kẻ phá hoại thì vẫn bình yên vô sự?
Trong số những bị cáo ‘chống Nhà nước’ kể trên có nông dân Nguyễn Kim Nhàn đã từng hy sinh một phần xương máu cho Đảng?
Đến người của mình cũng không giữ được thì chẳng phải đáng lo lắm sao!
Alan Phan - Obama, Romney, X, O, Ma, Mao...
Năm 2012, tôi bầu cho Romney. “Thông điệp Obama” đã nhạt mờ theo ngày
tháng, chỉ còn lại một anh chính trị gia nghiệp dư, dù rất thông minh
khôn ngoan, nhưng thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh. Thực ra, tôi cũng chẳng
mong đợi gì nhiều ở Romney. Bản chất ông cũng chỉ là một chính trị gia,
dù biết nhiều hơn Obama về cách kiếm tiền trong một nền kinh tế thực,
vẫn là một “con rối” ham danh tham quyền.
Kể từ năm 1980 khi tôi chánh thức trở thành công dân Mỹ, tính ra tôi đã
đi bầu 16 lần hay nhiều hơn, nếu tính luôn các cuộc bầu cử sơ bộ và địa
phương. Phần lớn, tôi đều hối tiếc cho sự lựa chọn của mình. Những thằng
hay con “chó đẻ” dù có thêm chữ Ngài Tổng Thống, Ngài Nghị Sĩ, Ngài Đô
Thị Trưởng, Ngài Nghị Viên…vẫn hiện nguyên hình là những “chó đẻ”. Nhưng
chúng là những con chó có quyền: sủa nhiều, cắn bậy, ăn càn…và luôn
luôn sử dụng OPM (tiền người khác) với một phong cách rất…yêu nước
thương dân.
Cũng may là tôi sống ở xứ Mỹ, những con chó này bị quyền tự do ngôn luận
và cơ chế phân quyền soi mói 24/7, nên những thói hư tật xấu bị kiềm
chế tối đa. Nếu thả lỏng, với một ngân sách 4 ngàn tỷ đô la, một lực
lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới và một thói quen in tiền bừa bãi,
các con chó này sẽ thành những con quỷ mà các chuyện cổ tích cũng không
hình dung nổi.
Thú thực tôi chưa bao giờ có quyền lực gì trong 67 năm qua, ngoài quyền
“ăn, ngủ, bú, tè”. Cho nên có thể tôi không đồng cảm hay “ghen tị” với
các bạn đầy tớ. Một anh không hút, không nhậu…không thể biết cái “phê”
của rượu thuốc. Một anh sư (tùy loại) không thể hiểu được cái tuyệt vời
của sex. Chưa làm quan và chưa biết cái sung sướng của việc…hành hay
hiếp dân, thì đừng nói vớ vẩn.
Nhưng với kinh nghiệm cá nhân qua nhiều tiếp xúc giao thiệp, tôi đã thấy
“quyền lực” biến thái cá tính và hành xử của con người “thực”như thế
nào. Khi công việc làm ăn phất lên vào thập niên 90’s và 00’s, tôi có
quen nhiều chính trị gia Mỹ cũng như ngoại quốc. Quen vì bắt buộc của
nghề nghiệp (nhất là khi đi bán máy bay cho GE Capital) hay vì xã giao
cần cho networking (làm fund raiser cho các tổ chức hội đoàn). Nhưng
thâm tâm, tôi cũng say mê và bị hấp dẫn bởi những nhà “lãnh đạo” đang
“làm lịch sử” và “tạo tương lai”. Tôi lắng nghe từng chữ từng lời về
những kế hoạch vĩ đại, những toan tính thần kỳ, những ích quốc lợi
dân…và để tưởng tượng bay cao với những “chân thành của con tim nhiệt
tình”. Tôi lăn xả làm rất nhiều việc chùa để giúp các bạn lãnh đạo của
tôi hoàn thành sứ mệnh cao cả. Chỉ sau vài năm, tôi mới nhận rõ tất cả
chỉ là những BS (phân bò) và nhiều cô gái đứng đường còn lương thiện hơn
các bác.
Trong các chánh trị gia Mỹ tôi khá thân với 2 người. Một là Jack Kemp,
từng làm thủ quân đội bóng bầu dục của Buffalo, rồi dân biểu, bộ trưởng
và sau ra tranh cử chức Phó Tổng Thống Mỹ trong liên danh Bob Dole. Jack
nghiêm túc, nhưng chí tình và trung thành với bạn bè. Tôi bỏ suốt 3
tháng theo anh khắp nơi khi anh tranh cử chống Clinton-Gore (và thua).
Tôi luôn nhăn mặt và tránh không nghe các diễn văn và phát biểu mỗi ngày
trên bước đường vận động; vì anh chỉ nói những gì đám đông muốn nghe
theo những khảo sát “thị trường” của các tư vấn. Muốn biết Jack, phải lè
phè thư giãn cùng anh vào những đêm khuya, cạnh vài lon bia và miếng
pizza nguội lạnh. Anh sâu đậm, sống nhiều hiểu rộng, có tính khôi hài
đen và nhiều nghị lực khủng khiếp. Nhưng khi mặt trời mọc mỗi ngày, con
người Jack biến mất, nhường chỗ cho chính trị gia Kemp, nói và làm như
một diễn viên Holywood đại tài.
Joe Biden cũng là một khuôn đúc tương tự. Xuất thân là một luật sư, ông
đã là chính trị gia gần như suốt đời, trong đó, 40 năm làm Thượng Nghị
Sĩ. Tôi quen ông qua người bạn tỷ phú James DeRosa và đã làm cổ động
viên cũng như fund raiser suốt 20 năm vừa qua. Như Jack, Joe là một
người tử tế, lương thiện và vô cùng thông thái về chuyện chánh trị cũng
như liên hệ trên thế giới. Ông có thể kể răm rắp hiện tình của Ukraine
hay Nepal mà không cần hồ sơ bên cạnh. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ ghé
văn phòng hay dự bất cứ cuộc vận động nào của ông vì không muốn nhìn
chính trị gia và diễn viên Biden. Cách đây vài năm, trước khi ông thành
Phó Tổng Thống, tôi cùng ông chạy bộ qua khu rừng cạnh nhà ông ở
Delaware. Mệt và khát nước, ngài Nghị Sĩ chạy vào một nhà lạ, uống nước
qua vòi tưới vườn thật thư thái bình dị. Đó là “Joe” của tôi.
Dĩ nhiên, các quan chức ở Trung Quốc và Đông Nam Á nơi tôi làm ăn cũng
có rất nhiều chất “người” khi thả lỏng và không bị ràng buộc bởi những
lễ nghi phong cách của quyền lực. Với gia đình và bạn bè, tôi chắc chắn
họ cởi mở và thân tình như có thể. Thực ra, tôi đã từng được một ông cựu
bộ trưởng quyền lực nhất của Việt Nam đọc cho nghe vài bài thơ tình
thật tuyệt. Nếu ông làm một thi sĩ như bản ngã, chắc chắn sự đóng góp
của ông cho đất nước sẽ nhiều gấp bội.
Tôi không biết quyền lực có bắt người ta phải mang một mặt nạ để hù dọa,
trấn áp dân đen và giữ “ổn định” cho xã hội? Tôi nhận xét là trong lịch
sử, những người quyền lực nhất lại là những người bình dân nhất, họ
sống, đi và thở chung với đám dân đen nghèo khổ như một người bạn. Tôi
không hình dung nồi Christ, Gandhi, Mandela, Nghiêu Thuấn… quát tháo và
trừng trị những người dân, dù trộm cắp hay vượt đèn đỏ. Có lẽ sự thiếu
tự tin làm các bác phải đeo mặt nạ? Hay đơn giản hơn, các bác chỉ là
những tên khốn?
Tôi chưa bao giờ theo dõi kết quả của các cuộc bầu cử, ngay cả lần với
Jack. Bởi vì nó chẳng thay đổi được gì ngoài ảnh hưởng đến cá nhân và
gia đình của ứng cử viên. Jack là một cận thần khá thân của hai Tổng
Thống Reagan và Bush (cha) nên anh biết rất rõ về những giới hạn của
quyền lực. Ngoại trừ những vấn đề mà dân Mỹ hoàn toàn không quan tâm, vị
Tổng Thống Mỹ thường phải quyết định theo đúng những đường lối, chánh
sách mà phe nhóm ông đã thương thảo, thỏa hiệp với các phe đối lập, đôi
khi ngược hẳn lại những gì ông mong muốn hay hứa hẹn. Với bao nhiêu thỏa
hiệp mỗi ngày, riết rồi vị Tổng Thống không còn nhận ra chương trình
hay quyết định nào là của mình nữa. Một Tổng Thống giỏi là khi mãn nhiệm
kỳ, ông vẫn còn là ông.
Cho nên Obama hay Romney, Hồ hay Tập, X hay O, tôi vẫn là tôi. Mỗi ngày
vẫn cần một viên Carvedilol cho trái tim, một viên Viagra cho trái thận
và một viên Glucosamine cho xương khớp. Chỉ mong rằng vào 2016, Beyonce
Knowles sẽ tranh cử với Megan Fox để thế giới có chút tươi mát. Và chúng
ta sẽ tự hào biết bao nhiêu nếu lãnh đạo của chúng ta được tạp chí
Cosmo bầu chọn là con người sexy nhất hành tinh?
Alan Phan
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Chống tham nhũng: 7 năm qua tựa như “đánh trận giả”
VnEconomyCả Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành cũng như dự thảo luật sửa đổi đều không quy định chi tiết về kiểm soát thu nhập…
Đại biểu Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng kiểm soát tài sản và thu nhập phải là điều, khoản cốt lõi của dự thảo luật.
Để sửa luật lần này phải đánh giá cho đúng luật đã thông qua năm 2005 và nếu dũng cảm nhận rằng đã thất bại thì mới mong sửa thành công, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 9/10.
Trọn ngày thảo luận về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), từ ý kiến đầu tiên đến phát biểu sau cùng của 48 vị đại biểu, nhiều bất cập của dự thảo luật đã được chỉ ra.
“Đánh trận giả”
Nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã được nhắc đến rất nhiều ngay trong lúc Quốc hội thảo luận dự án Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, khi đưa ra cơ chế đứng đầu cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng lại chính là cơ quan hành pháp, đại biểu Quốc than thở, “vậy mà chính Quốc hội khóa ấy vẫn bấm nút thông qua”.
Nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan lập pháp trong sự lãng phí thời gian 7 năm với biết bao nhiêu tổn hại, đại biểu Quốc cho rằng “nếu luật năm 2005 làm tốt thì đã không có Vinashin, Vinaline”.
Theo ví von của vị đại biểu này, thì việc chống tham nhũng 7 năm qua tựa như “đánh trận giả”, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh. Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được, vì đạn không có… đầu.
Lẽ
ra kiểm soát tài sản và thu nhập (điều 65) phải là điều, khoản cốt lõi
của dự thảo luật, quyết định hiệu lực và hiệu quả của luật. Đại biểu
Quốc hội Trần Văn (Cà Mau)
Quan trọng hơn, cũng theo phân tích của đại biểu Quốc thì “quân xanh
hay quân đỏ đều là quân ta cả. Chỉ có một số vị vụng về nên bị lộ hay bị
dư luận báo chí phát hiện mới bị xử lý như là phạt, không những thế
chúng ta từng phải chứng kiến người đã bị kết án vào tù lại trở ra như
người giải oan, người hăng hái đánh phá tham nhũng lại bị phát hiện là
kẻ tội đồ”.Điểm mấu chốt để sửa đổi lần này, theo quan điểm của ông Quốc là “phải có một đầu não trong sạch, kiên cường” và phải củng cố được lòng tin thì mới vào trận được, song “đáng tiếc đó là điều chưa thấy rõ lắm trong dự thảo luật”.
Phải kiểm soát được thu nhập
Bên cạnh sự cần thiết phải lập cơ quan độc lập để chống tham nhũng, kiểm soát và công khai thu nhập cũng là vấn đề được tập trung thảo luận.
Nhiều đại biểu phê phán lâu nay kiểm soát và công khai thu nhập chỉ là hình thức. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phân tích, do chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai, nên anh em công chức thậm chí còn mách nhau một “chiêu” là cứ khai vống lên đến lúc tài sản gia tăng thêm là vừa.
Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) nhận xét, cả luật hiện hành cũng như dự thảo luật sửa đổi đều không quy định chi tiết về việc kiểm soát thu nhập, trong khi kiểm soát được thu nhập thì mới chống được tham nhũng.
“Lẽ ra kiểm soát tài sản và thu nhập (điều 65) phải là điều, khoản cốt lõi của dự thảo luật, quyết định hiệu lực và hiệu quả của luật”, ông Văn nhấn mạnh.
Theo đại biểu Văn, với trên 10 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân đã được cấp và hàng triệu hồ sơ thuế thu nhập cá nhân đã được xác lập các cơ quan phòng, chống, tham nhũng cần yêu cầu từ cơ quan thuế những thông tin về thu nhập cá nhân, về nộp thuế, về lệ phí trước bạ, nhà đất và các phương tiện tài sản có giá trị cao của cán bộ công chức.
Thông qua phần mềm tin học để tích hợp các thông tin về tài sản, về thu nhập cá nhân, theo ông Văn, hoàn toàn có thể phát hiện được các dấu hiệu tham nhũng thông qua sự bất hợp lý hay xung đột về chuỗi số liệu kê khai.
Vị đại biểu này cũng đề nghị bổ sung quy định công khai thông tin về tài sản thu nhập của cán bộ công chức trên trang thông tin điện tử của cơ quan phòng, chống tham nhũng để mọi người dân có thể tiếp cận được, để kiểm tra, giám sát.
Nhiều quan điểm về cơ quan chống tham nhũng
Rất phong phú là các đề xuất về mô hình cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng độc lập và đủ mạnh.
Tôi
đề nghị Quốc hội bầu đại biểu Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam – làm chủ tịch ủy ban quốc gia phòng, chống tham nhũng. Đại
biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM)
Bên cạnh nhiều ý kiến muốn thành lập cơ quan độc lập phòng, chống
tham nhũng trực thuộc Quốc hội, một số vị cho rằng nên trực thuộc Trung
ương Đảng hoặc Chủ tịch nước. Có ý kiến đề nghị, chuyển cơ quan Thanh
tra Chính phủ trở thành cơ quan Thanh tra Nhà nước thuộc Quốc hội.Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) đề nghị lập ủy ban quốc gia về phòng, chống tham nhũng thuộc Quốc hội, là cơ quan phòng, chống tham nhũng tối cao của đất nước, có bộ phận điều tra riêng.
“Tôi đề nghị Quốc hội bầu đại biểu Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – làm chủ tịch ủy ban quốc gia phòng, chống tham nhũng”, ông Nghĩa phát biểu.
Việc Đảng trực tiếp lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, theo đại biểu Nghĩa là chính danh và là hợp pháp. Ủy ban này có thẩm quyền điều tra đặc biệt cả về nhà nước và về đảng. Vị đại biểu này cũng lưu ý đây là điều tra phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn đầu với những thẩm quyền đặc biệt, không phải hoặc không thay thế điều tra vụ án hình sự.
Với không ít bất cập cùng nhiều vấn đề chưa đạt được sự thống nhất cao, một số vị đại biểu đã đề nghị chưa nên thông qua dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) ngay trong kỳ họp lần này như dự kiến.
Trung Quốc thay lãnh đạo, nhưng không đổi chính sách
Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua,
08/11/2012, Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi
quyết liệt chống tham nhũng, mà ông xem là mối đe doạ đối với sự tồn
vong của chế độ Bắc Kinh.
Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói đến cải tổ chính trị, nhưng vẫn giữ độc quyền
lãnh đạo của Đảng. Cho dù thay đổi lãnh đạo, với việc ông Tập Cận Bình
lên làm Tổng bí thư, đảng Cộng sản Trung Quốc có lẽ sẽ không thay đổi
nhiều về chính sách.
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang nhận định:
Gia đình ông Đặng Văn Thành Sacombank chưa bị khởi tố
Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng đã được lái tập trung cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dữ liệu về tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tăng trưởng theo các lĩnh vực ưu tiên và không khuyến khích.
Dữ liệu cập nhật cho thấy, tính đến 25/9/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 2,56% so với 31/12/2011. Trong đó, tín dụng VND tăng 4,49%, tín dụng bằng ngoại tệ và vàng giảm 5,2%.
Giảm dần tín dụng bằng ngoại tệ và vàng cũng là định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua; thậm chí có thể tiến tới ngừng hẳn trong một tương lai gần.
Mặc dù tín dụng tăng trưởng thấp như vậy, nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng là tích cực khi cơ cấu đã có sự dịch chuyển tập trung cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên; và ngược lại, tín dụng bằng ngoại tệ và phi sản xuất được kiểm soát phù hợp với chủ trương của Chính phủ.
Cụ thể, tính đến ngày 31/8/2012, tín dụng xuất khẩu đã tăng 10,76% so với cuối năm 2011; tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 3,82%; tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ tăng 7,15%. Nhóm lĩnh vực này đều có tốc độ cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của hệ thống.
Trong khi đó, tín dụng “phi sản xuất” theo cách gọi trước đây đối với tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản lại giảm 1,1%; chiếm tỷ trọng 14,21% trong tổng dư nợ, giảm 0,49% so với tỷ trọng 14,7% của cuối năm 2011.
Theo lĩnh vực cụ thể, tính đến 31/8/2012 so với cuối năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 3,43%; dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng nhẹ 0,44%; dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 2,22%. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng các nhóm này đều thấp hơn mức tăng trưởng chung toàn hệ thống.
Trên cơ sở quy mô tổng dư nợ của nền kinh tế mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật định kỳ gần đây, với tỷ trọng 14,21% nói trên, ước tính hiện có hơn 400.000 tỷ đồng cho vay ở lĩnh vực “phi sản xuất”.
Bà Nguyệt phân tích, không phải cán bộ, nhân viên trong cơ quan đơn vị không biết ai trong cơ quan, không biết ai là người lãnh đạo, ai là người có chức vụ, tham nhũng hay không và thông qua kê khai tài sản có thể trả lời được những câu hỏi đó mà vấn đề quan trọng là nhân viên không muốn và không dám tố cáo hành vi tham nhũng.
Mặt khác, người tham nhũng rất tinh vi, che chắn kín kẽ được cả hành vi tham nhũng thì việc kê khai tài sản, minh bạch tài sản (nhất là với những người l ãnh đạo chủ chốt trong cơ quan) còn dễ che chắn hơn. Như vậy, việc kê khai minh bạch tài sản thu nhập cũng không có tác dụng.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) hưởng ứng ngay phân tích này.
Ông Cương cũng lập luận, chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai nên anh
em công chức thậm chí còn mách nhau một “chiêu” là cứ khai vống lên đến
lúc tài sản gia tăng thêm là vừa. Nhiều cơ quan đơn vị, cán bộ công chức
cũng đắc thắng chỉ ra kẽ hở của quy định vì chỉ khi tài sản tăng thêm
mới bị dị nghị, mới là có vấn đề còn chưa ai đề cập vấn đề khi tài sản
bị giảm đi.
P.Thảo
SGTT.VN – Hiện chưa có báo cáo nào được công bố về tình trạng thất nghiệp ở nước ta kể từ đầu năm tới giờ, ngoài số liệu về số người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên số liệu đó không thể phản ánh được thực chất về làn sóng thất nghiệp đang tiếp tục gia tăng hiện nay.
Ninh Thị Xuân đang làm kế toán cho một công ty cổ phần chuyên cung cấp văn phòng phẩm có trụ sở tại đường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội thì nhận được thông báo tạm nghỉ việc của công ty. “Trước khi nhận được thông báo, giám đốc công ty cũng họp nhân viên để thông báo tạm thời cắt giảm nhân sự tại một số bộ phận. Khối hành chính, kế toán cắt giảm ba người; các bộ phận khác như giao hàng, bán hàng, mỗi bộ phận cũng tạm thời cắt giảm 2 – 4 người”, Xuân cho biết.
Xuân đã làm kế toán cho công ty được hơn bốn năm, hợp đồng lao động ký ba năm và còn hơn một năm nữa mới hết hạn. Tuy nhiên trước tình hình khó khăn của công ty, doanh số suy giảm, đối tác nợ tiền hàng, công ty nợ tiền các nhà cung cấp, tiền mặt không có để trả lương cho người lao động… công ty cho lao động tạm nghỉ cũng là chuyện phải chấp nhận. “Chúng em không thắc mắc gì vì đó là khó khăn chung, công ty cũng không muốn làm như vậy”, Xuân nói.
Ngày càng nhiều lao động như Xuân, không hoàn toàn rơi vào thất nghiệp nhưng sự thực là không có việc làm và tạm thời không có thu nhập. Công ty không thanh lý hợp đồng với Xuân và nếu trong trường hợp Xuân tìm được việc làm mới công ty sẽ thanh lý hợp đồng lao động, tạo điều kiện để Xuân chuyển công việc. “Nhưng tìm việc ở thời buổi này cũng khó lắm”, Xuân kể.
Chờ đợi các cơ hội tuyển dụng mới ở thời điểm này với những lao động
như Xuân không dễ dàng. Theo sở Lao động – thương binh và xã hội Hà Nội,
trong mười tháng qua ở Hà Nội đã có khoảng 41.000 lao động mất việc
làm. Thực tế có thể còn lớn hơn nhiều khi hiện tại đa số các doanh
nghiệp phải cắt giảm khoảng 40% kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiều
doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Hiện chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp
công nghiệp đủ việc làm trong các tháng cuối năm, còn lại là giãn việc
hoặc ngừng sản xuất.
Tại TP.HCM, theo ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, trong tháng 10 vừa qua có nhiều ngành lượng cung lao động vượt cao hơn so với cầu như xây dựng, kiến trúc, kế toán, quản lý nhân sự, hành chính văn phòng, quản lý điều hành, hoá chất, cơ khí, tài chính – ngân hàng. Một số ngành vẫn thiếu lao động có trình độ như công nghệ thông tin, nhân viên kinh doanh, bán hàng, bảo hiểm, dịch vụ, dược, công nghệ sinh học…
Tại không ít doanh nghiệp, sau khi đã cắt giảm bộ máy, giảm chi phí nhân sự, chỉ để lại những lao động có trình độ, lao động tinh nhuệ của cơ quan nhưng tình hình kinh doanh vẫn khó khăn, cách được lựa chọn là giảm việc, giảm lương.
Tây Giang
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang nhận định:
|
Tin mới nhất về gia đình ông Đặng Văn Thành Sacombank
Gia đình ông Đặng Văn Thành Sacombank chưa bị khởi tố
Nguồn tin của chúng tôi cho biết, hiện tại cơ quan cảnh sát điều tra -
Bộ Công an chưa thực hiện lệnh khởi tố bị can đối với ông Thành cũng
như các thành viên khác trong gia đình ông.
Ngày 5/11, phía cơ quan điều tra chỉ thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Thành.
Trước đó, ông Thành cùng ba thành viên trong gia đình, gồm: vợ và hai
con ông bị cơ quan điều tra tạm giữ và câu lưu để phục vụ công tác điều
tra hành vi cố ý làm trái của ông tại Sacombank. Sau đó, gia đình ông
đã được trả tự do.
(Ba cây gậy)
Brzezinski nói về quan hệ Mỹ – Trung
-BBC
Tiến sĩ Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
thời Tổng thống Jimmy Carter nói về thay đổi trong giới lãnh đạo sau kỳ
Đại hội Đảng 18 này ở Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Trung trước ngày khai mạc Đại hội 18 ở Bắc Kinh, ông Brzezinski, người từng cổ vũ cho chuyện thay đổi chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ vài chục năm trước nói cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang chịu nhiều áp lực từ trong nước.
Theo ông, đây là lý do có những lời nói đao to búa lớn “làm xấu đi quan hệ giữa song phương”.
Nhưng ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc được xác lập, theo ông Brzezinski cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chủ động nỗ lực trong việc trở lại với những trao đổi giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Barack Obama hồi tháng Giêng năm 2011.
Theo ông, hai lãnh đạo đã vạch ra một chương trình nghị sự cho quan hệ đối tác giữa hai quốc gia có quyền lực bậc nhất thế giới
Tiến sỹ Brzezinski nói: “Hoa Kỳ là quốc gia ưu việt nhất trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và chính điều đó đã định hình một số kết luận hợp lý cho cả hai nước.”
“Phải tìm ra giải pháp cho cả hai nước theo những cách thức khác nhau và cuối cùng thì thậm chí phải tiến gần nhau hơn trên phương diện các quan điểm về giá trị cuộc sống. Nó sẽ là một quá trình nỗ lực rất lâu dài phải được cả hai quốc gia cùng chủ động theo đuổi.
“Nó không phải chỉ là trách nhiệm của Hoa Kỳ mà còn là trách nhiệm của cả Trung Quốc nữa.”
‘Chừng mực, thận trọng’
Khi được hỏi đánh giá của ông về giới lãnh đạo tương lai của Trung
Quốc, ông Brzezinski cho rằng cho tới nay mới chỉ biết ai là người có
nhiều khả năng sẽ được chọn vào vị trí Tổng bí thư nhưng ngoài ra còn Ủy
ban thường trực, rồi Ban châp hành trung ương Đảng.
Nói về ông Tập Cận Bình, ông Brzezinski, người đã từng gặp không chỉ một lần, nói ông Tập Cận Bình tạo cho ông cảm tưởng ông ta là “người có chừng mực, thận trọng, khôn ngoan và thông minh”.
“Nhưng tất nhiên là toàn bộ khả năng và quan điểm của ông sẽ chỉ được biết rõ sau khi vị thế của ông đã được củng cố.
“Ngay lúc này ông phải hành xử một cách rất thận trọng, không tạo ra những kẻ thù không cần thiết cho tới khi đã nhận được những ủng hộ cần thiết,”
“Ông Tập tỏ ra là một người thông minh, có sự chuẩn bị kỹ càng ở vị trí mà người ta cho là ông sẽ nắm giữ,” ông Brzezinski nói.
Sinh năm 1928 ở Warsaw, Ba Lan, ông Brzezinski, làm cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ từ 1977 đến 1981.
Đây là thời gian Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, gồm cả vùng Đông Nam Á và Việt Nam.
Ông Brzezinski cũng là người thiết kế cho ông Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ tháng 1/1979, không lâu trước khi Trung Quốc mở cuộc chiến Biên giới tấn công Việt Nam vào tháng 2 năm đó.
Trả lời BBC Tiếng Trung trước ngày khai mạc Đại hội 18 ở Bắc Kinh, ông Brzezinski, người từng cổ vũ cho chuyện thay đổi chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ vài chục năm trước nói cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang chịu nhiều áp lực từ trong nước.
Theo ông, đây là lý do có những lời nói đao to búa lớn “làm xấu đi quan hệ giữa song phương”.
Nhưng ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc được xác lập, theo ông Brzezinski cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chủ động nỗ lực trong việc trở lại với những trao đổi giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Barack Obama hồi tháng Giêng năm 2011.
Theo ông, hai lãnh đạo đã vạch ra một chương trình nghị sự cho quan hệ đối tác giữa hai quốc gia có quyền lực bậc nhất thế giới
Tiến sỹ Brzezinski nói: “Hoa Kỳ là quốc gia ưu việt nhất trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và chính điều đó đã định hình một số kết luận hợp lý cho cả hai nước.”
“Phải tìm ra giải pháp cho cả hai nước theo những cách thức khác nhau và cuối cùng thì thậm chí phải tiến gần nhau hơn trên phương diện các quan điểm về giá trị cuộc sống. Nó sẽ là một quá trình nỗ lực rất lâu dài phải được cả hai quốc gia cùng chủ động theo đuổi.
“Nó không phải chỉ là trách nhiệm của Hoa Kỳ mà còn là trách nhiệm của cả Trung Quốc nữa.”
‘Chừng mực, thận trọng’
Nói về ông Tập Cận Bình, ông Brzezinski, người đã từng gặp không chỉ một lần, nói ông Tập Cận Bình tạo cho ông cảm tưởng ông ta là “người có chừng mực, thận trọng, khôn ngoan và thông minh”.
“Nhưng tất nhiên là toàn bộ khả năng và quan điểm của ông sẽ chỉ được biết rõ sau khi vị thế của ông đã được củng cố.
“Ngay lúc này ông phải hành xử một cách rất thận trọng, không tạo ra những kẻ thù không cần thiết cho tới khi đã nhận được những ủng hộ cần thiết,”
“Ông Tập tỏ ra là một người thông minh, có sự chuẩn bị kỹ càng ở vị trí mà người ta cho là ông sẽ nắm giữ,” ông Brzezinski nói.
Sinh năm 1928 ở Warsaw, Ba Lan, ông Brzezinski, làm cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ từ 1977 đến 1981.
Đây là thời gian Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, gồm cả vùng Đông Nam Á và Việt Nam.
Ông Brzezinski cũng là người thiết kế cho ông Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ tháng 1/1979, không lâu trước khi Trung Quốc mở cuộc chiến Biên giới tấn công Việt Nam vào tháng 2 năm đó.
Hơn 400.000 tỷ đồng cho vay “phi sản xuất”
VnEconomy
Trong tổng dư nợ hiện nay có hơn 400.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực “phi sản xuất” – theo cách gọi trước đây…
Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng đã được lái tập trung cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dữ liệu về tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tăng trưởng theo các lĩnh vực ưu tiên và không khuyến khích.
Dữ liệu cập nhật cho thấy, tính đến 25/9/2012, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 2,56% so với 31/12/2011. Trong đó, tín dụng VND tăng 4,49%, tín dụng bằng ngoại tệ và vàng giảm 5,2%.
Giảm dần tín dụng bằng ngoại tệ và vàng cũng là định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua; thậm chí có thể tiến tới ngừng hẳn trong một tương lai gần.
Mặc dù tín dụng tăng trưởng thấp như vậy, nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng là tích cực khi cơ cấu đã có sự dịch chuyển tập trung cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên; và ngược lại, tín dụng bằng ngoại tệ và phi sản xuất được kiểm soát phù hợp với chủ trương của Chính phủ.
Cụ thể, tính đến ngày 31/8/2012, tín dụng xuất khẩu đã tăng 10,76% so với cuối năm 2011; tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 3,82%; tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ tăng 7,15%. Nhóm lĩnh vực này đều có tốc độ cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của hệ thống.
Trong khi đó, tín dụng “phi sản xuất” theo cách gọi trước đây đối với tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản lại giảm 1,1%; chiếm tỷ trọng 14,21% trong tổng dư nợ, giảm 0,49% so với tỷ trọng 14,7% của cuối năm 2011.
Theo lĩnh vực cụ thể, tính đến 31/8/2012 so với cuối năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 3,43%; dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng nhẹ 0,44%; dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 2,22%. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng các nhóm này đều thấp hơn mức tăng trưởng chung toàn hệ thống.
Trên cơ sở quy mô tổng dư nợ của nền kinh tế mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật định kỳ gần đây, với tỷ trọng 14,21% nói trên, ước tính hiện có hơn 400.000 tỷ đồng cho vay ở lĩnh vực “phi sản xuất”.
Công chức mách nhau khai vống tài sản để lúc tăng thêm là… vừa!”
(Dân trí) – “Chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai nên công chức còn mách nhau khai vống lên đến lúc tài sản gia tăng thêm là vừa. Chỉ tài sản tăng thêm mới có vấn đề, chưa ai đề cập gì khi tài sản bị giảm đi”, đại biểu Bùi Sỹ Cương nói.
Tiếp tục phiên thảo luận về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi chiều ngày 9/11, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng, hướng quy định mở rộng về việc kê khai tài sản vẫn không thể “yên tâm” được. Bà Nguyệt quan ngại, các quy định dù là luật hiện hành hay mở rộng đối tượng như dự thảo luật cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.Bà Nguyệt phân tích, không phải cán bộ, nhân viên trong cơ quan đơn vị không biết ai trong cơ quan, không biết ai là người lãnh đạo, ai là người có chức vụ, tham nhũng hay không và thông qua kê khai tài sản có thể trả lời được những câu hỏi đó mà vấn đề quan trọng là nhân viên không muốn và không dám tố cáo hành vi tham nhũng.
Mặt khác, người tham nhũng rất tinh vi, che chắn kín kẽ được cả hành vi tham nhũng thì việc kê khai tài sản, minh bạch tài sản (nhất là với những người l ãnh đạo chủ chốt trong cơ quan) còn dễ che chắn hơn. Như vậy, việc kê khai minh bạch tài sản thu nhập cũng không có tác dụng.
“Thực tế, trong thời gian thực hiện quy định kê khai này suốt 7 năm
qua nhưng rõ ràng chưa có một vụ án tham nhũng nào được phát hiện từ
việc này” – đại biểu đề nghị tập trung cho các giải pháp khác như quản
lý thu nhập qua tài khoản, kiểm soát thanh toán qua thẻ tín dụng, kiểm
soát vốn góp…
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai tài sản
Ông Cương cũng đề xuất xử lý cán bộ công chức tham nhũng không cần
căn cứ vào mức độ để có các hình thức xử lý khác nhau như luật nêu ra,
cũng không cần xây dựng 4 mức kỷ luật khác nhau, từ hạ bậc lương, giảm
thu nhập, hạ chức vụ…. mà đã phát hiện tham nhũng là buộc thôi việc.
“Trớ trêu là có trường hợp công chức bị phát hiện tham nhũng, bị xử tội,
đi tù về vẫn được tiếp nhận vào cơ quan làm lại” – đại biểu bức xúc.
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) lại nêu quan điểm khác
về đường lối xử lý tham nhũng. Ông Độ không tán thành nhóm ý kiến cho
rằng đối với các tội phạm tham nhũng phải xử lý nghiêm khắc, không cho
hưởng án treo, không giảm án, không tha tù…
Ông Độ cho rằng, tính nghiêm khắc của pháp luật đối với tội tham
nhũng đã thể hiện rất rõ trong BLHS khi trong tất cả các tội chiếm đoạt
tài sản, chỉ nhóm tội tham ô, nhận hối lộ là có hình phạt tử hình. Tội
tham ô còn quy định nặng hơn là tội cướp tài sản, tương đương với tội
giết người.
Vấn đề quan trọng ở đây là tính nghiêm minh của pháp
luật chứ không phải là tính nghiêm khắc. Nghiêm minh nghĩa là tất cả các
vụ việc tham nhũng cần có biện pháp để phát hiện và đưa ra xử lý. Có xử
nặng nhưng 100 vụ mà chỉ đưa ra được 2 vụ để xử thì không công bằng,
không bình đẳng với người được phát hiện, còn những người khác vẫn ở
trong bóng tối.
Đại biểu Lê Thị Nguyệt: “Việc quy định theo hướng tăng cường các cơ
quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng là cần thiết, nhưng các cơ
quan đó cũng chỉ là các cơ quan của nhà nước thuộc khu vực công. Việc
các cơ quan nhà nước chống tham nhũng có thể được ví von như “một người
tự tắm cho mình”. Điều này không có gì đặc biệt đối với mọi quốc gia,
thậm chí không cần phải cổ vũ vì không có bất kỳ Chính phủ nào trên thế
giới lại không muốn xây dựng một bộ máy liêm chính. Tuy nhiên nếu công
chức và bộ máy của anh ta không chịu tắm, không muốn tắm và sợ tắm thì
người dân, xã hội, tất cả với tư cách đương nhiên của mình sẽ phải tắm
cho họ và bắt buộc họ chữa các căn bệnh nan y phát sinh ra khiến họ
không chịu tắm rửa”.
|
Làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng
SGTT.VN – Hiện chưa có báo cáo nào được công bố về tình trạng thất nghiệp ở nước ta kể từ đầu năm tới giờ, ngoài số liệu về số người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên số liệu đó không thể phản ánh được thực chất về làn sóng thất nghiệp đang tiếp tục gia tăng hiện nay.
Ninh Thị Xuân đang làm kế toán cho một công ty cổ phần chuyên cung cấp văn phòng phẩm có trụ sở tại đường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội thì nhận được thông báo tạm nghỉ việc của công ty. “Trước khi nhận được thông báo, giám đốc công ty cũng họp nhân viên để thông báo tạm thời cắt giảm nhân sự tại một số bộ phận. Khối hành chính, kế toán cắt giảm ba người; các bộ phận khác như giao hàng, bán hàng, mỗi bộ phận cũng tạm thời cắt giảm 2 – 4 người”, Xuân cho biết.
Xuân đã làm kế toán cho công ty được hơn bốn năm, hợp đồng lao động ký ba năm và còn hơn một năm nữa mới hết hạn. Tuy nhiên trước tình hình khó khăn của công ty, doanh số suy giảm, đối tác nợ tiền hàng, công ty nợ tiền các nhà cung cấp, tiền mặt không có để trả lương cho người lao động… công ty cho lao động tạm nghỉ cũng là chuyện phải chấp nhận. “Chúng em không thắc mắc gì vì đó là khó khăn chung, công ty cũng không muốn làm như vậy”, Xuân nói.
Ngày càng nhiều lao động như Xuân, không hoàn toàn rơi vào thất nghiệp nhưng sự thực là không có việc làm và tạm thời không có thu nhập. Công ty không thanh lý hợp đồng với Xuân và nếu trong trường hợp Xuân tìm được việc làm mới công ty sẽ thanh lý hợp đồng lao động, tạo điều kiện để Xuân chuyển công việc. “Nhưng tìm việc ở thời buổi này cũng khó lắm”, Xuân kể.
Trong tháng 10 vừa qua có 2.300 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội, gần bằng số đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010. Đến hết tháng 9.2012, cả nước đã có 107.379 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng gần 25.500 người so với cùng kỳ năm trước. (nguồn: bộ Lao động – thương binh và xã hội) |
Tại TP.HCM, theo ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, trong tháng 10 vừa qua có nhiều ngành lượng cung lao động vượt cao hơn so với cầu như xây dựng, kiến trúc, kế toán, quản lý nhân sự, hành chính văn phòng, quản lý điều hành, hoá chất, cơ khí, tài chính – ngân hàng. Một số ngành vẫn thiếu lao động có trình độ như công nghệ thông tin, nhân viên kinh doanh, bán hàng, bảo hiểm, dịch vụ, dược, công nghệ sinh học…
Tại không ít doanh nghiệp, sau khi đã cắt giảm bộ máy, giảm chi phí nhân sự, chỉ để lại những lao động có trình độ, lao động tinh nhuệ của cơ quan nhưng tình hình kinh doanh vẫn khó khăn, cách được lựa chọn là giảm việc, giảm lương.
Tây Giang
Tiếp tục huy động vàng trong tủ dân
Infonet.vn
Về dài hạn cần tiếp tục huy động vàng trong dân, song phải có biện
pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Hiện trên thế giới, các ngân hàng
thương mại vẫn được huy động vàng, tuy nhiên, NHNN phải kiểm soát chặt
việc này.
Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương khẳng định như vậy.
Thời gian qua, các ngân hàng thương mại huy động vàng và sử dụng không đúng với mục đích, chuyển đổi sang tiền đồng cho vay, nên đến nay, khi gần tới hạn chấm dứt huy động, các Ngân hàng phải tăng cường gom vàng để cân đối trạng thái, tạo áp lực lên nguồn cung trong nước, làm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới.
Các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012, theo nguyên tắc thời gian đáo hạn của các chứng chỉ không vượt quá ngày 30/6/2013. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chuyển 300 tấn vàng thành tiền để “bơm” vào sản xuất kinh doanh.
- Việc người dân và các tổ chức tín dụng “đổ xô” chạy sang tiết kiệm vàng sẽ có tác động như thế nào tới nền kinh tế, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Các tổ chức tín dụng găm vàng, người dân lao vào vàng sẽ đẩy các tổ chức tín dụng và người dân gặp rủi ro không đáng có. Nghị định 24 chống vàng hóa của Chính phủ để có một thị trường ổn định không phụ thuộc và thị trường vàng thế giới. Theo ước tính cả nước có 300 tấn vàng, tương đương với 15 tỷ USD, tất cả đều chôn chặt dưới những thỏi vàng, trong khi đó cả nền kinh tế thiếu nguồn lực để phát triển.
Hệ quả những năm qua, nền kinh tế cả nước phát triển quá nóng vì vậy, cuối năm 2012 vừa qua vỡ hàng loạt bong bóng bất động sản, tài chính, chứng khoán, doanh nghiệp… chính những chuỗi vỡ “bong bóng” khiến cho nền kinh tế thiếu tiền một cách trầm trọng, thêm vào đó người dân mua vàng để gửi vào ngân hàng. Vấn đề làm thế nào để vàng chảy thành tiền, để đưa vào nền kinh tế sản xuất kinh doanh.
- Vậy làm thế nào để vàng chuyển thành tiền, rồi bơm vào sản xuất kinh doanh?
Ông Võ Trí Thành: Số vàng huy động được có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay ngoại tệ ở nước ngoài với lãi suất thấp phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tùy từng thời điểm, NHNN trực tiếp nhập vàng để bình ổn giá. Khi thị trường dần ổn định, các yếu tố nhạy cảm về ngoại hối được kiểm soát thì nên cho phép kinh doanh vàng tài khoản, hạn chế tình trạng giao dịch vàng vật chất như hiện nay.
Từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng nhà nước đã mua lại 60 tấn
vàng, tương đương khoảng trên 10 tỷ USD từ thị trường. Việc hút USD và
bơm tiền VNĐ ra tạo thanh khoản trong hệ thống. Vì vậy, tốc độ tăng VND
trong dân cư tăng gần 29%, không kém những năm kinh tế phát triển.
Nguồn lực vàng trong dân được đánh giá là rất lớn nên cần khai thác, và vàng huy động về cần phải sử dụng làm sao cho hiệu quả và tránh được rủi ro.
Vì vậy, về dài hạn cần tiếp tục huy động vàng trong dân, song phải có biện pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Hiện trên thế giới, các ngân hàng thương mại vẫn được huy động vàng, chứ không riêng gì NHNN. Tuy nhiên, NHNN phải kiểm soát chặt việc này. Các ngân hàng huy động vàng phải sử dụng đúng mục đích và minh bạch trong việc sử dụng vốn vàng, thay vì chỉ mang lại quyền lợi cho ngân hàng.
- Việc ra đời Nghị định 24 sẽ chống được vàng hóa, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Nghị định 24 chuyển tải được thông điệp mà nhiều người dân nắm được là nội dung nghị định làm cho việc nắm giữ vàng hiện giờ kém hấp dẫn và việc giao dịch vàng trở lên khó khăn và rủi ro hơn. Chính vì vậy, khi người dân có tiền nhàn rỗi, họ sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn là nắm giữ vàng hay tiền đồng.
Điều này họ thấy giữ vàng thì không có lợi vì không đem gửi vào ngân hàng được, thậm chí nếu đem gửi thì có thể bị mất phí, còn giữ nguyên ở nhà thì sẽ mất chi phí cơ hội. Trong khi, họ bán vàng đó đi, chuyển sang tiền đồng đem gửi vào ngân hàng hoặc họ đem tiền đồng đầu tư vào một kênh sinh lời khác thì sẽ có hiệu quả hơn.
- Theo ông, người dân và các tổ chức tín dụng nắm giữ vàng gặp rủi ro như thế nào?
Ông Võ Trí Thành: Việc các tín dụng huy động và cho vay vốn bằng vàng đã kích thích tâm lý vàng hóa trong nền kinh tế và tâm lý nắm giữ vàng, làm cho một nguồn lực tài chính rất lớn không được đưa vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi các tổ chức huy động và cho vay vốn bằng vàng, chuyển đổi nguồn vàng huy động sang VND để cho vay, cũng như những hoạt động cho vay để đầu tư vào vàng, nhưng khi giá vàng biến động đã làm cho chính hoạt động của các tổ chức tín dụng gặp rủi ro rất lớn, gây mất an toàn của cả hệ thống tín dụng và bản thân người vay vàng cũng gặp rủi ro do giá vàng biến động.
Vì vậy, việc thực hiện chủ trương của NHNN thời gian vừa qua mục đích áp dụng các biện pháp để chống vàng hóa và yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt hoạt động, huy động cho vay vốn bằng vàng để giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng cũng như người vay vốn bằng vàng, để đưa số vàng chuyển đổi sang tiền để đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Theo ông để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững có phụ thuộc nhiều vào vàng?
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy không có huy động và cho vay vốn bằng vàng. Một nền kinh tế không phụ thuộc vào ngoại tệ, giá vàng, người dân tin tưởng vào đồng nội tệ mới là có một nền kinh tế vững chắc.
Thực tế cho thấy, Nghị định 24 mục đích chống vàng hóa, nhưng gặp một số phản ứng phụ từ thị trường vàng như hiện tượng vàng giả, vàng nhái, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới rất cao. Tuy nhiên, việc kiên trì thực hiện Nghị định 24 để chống vàng hóa để có một thị trường vàng minh bạch, phục vụ phát triển nền kinh tế là một bước đi vững chắc.
- Xin cảm ơn ông!
Thời gian qua, các ngân hàng thương mại huy động vàng và sử dụng không đúng với mục đích, chuyển đổi sang tiền đồng cho vay, nên đến nay, khi gần tới hạn chấm dứt huy động, các Ngân hàng phải tăng cường gom vàng để cân đối trạng thái, tạo áp lực lên nguồn cung trong nước, làm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới.
Các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012, theo nguyên tắc thời gian đáo hạn của các chứng chỉ không vượt quá ngày 30/6/2013. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để chuyển 300 tấn vàng thành tiền để “bơm” vào sản xuất kinh doanh.
- Việc người dân và các tổ chức tín dụng “đổ xô” chạy sang tiết kiệm vàng sẽ có tác động như thế nào tới nền kinh tế, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Các tổ chức tín dụng găm vàng, người dân lao vào vàng sẽ đẩy các tổ chức tín dụng và người dân gặp rủi ro không đáng có. Nghị định 24 chống vàng hóa của Chính phủ để có một thị trường ổn định không phụ thuộc và thị trường vàng thế giới. Theo ước tính cả nước có 300 tấn vàng, tương đương với 15 tỷ USD, tất cả đều chôn chặt dưới những thỏi vàng, trong khi đó cả nền kinh tế thiếu nguồn lực để phát triển.
Hệ quả những năm qua, nền kinh tế cả nước phát triển quá nóng vì vậy, cuối năm 2012 vừa qua vỡ hàng loạt bong bóng bất động sản, tài chính, chứng khoán, doanh nghiệp… chính những chuỗi vỡ “bong bóng” khiến cho nền kinh tế thiếu tiền một cách trầm trọng, thêm vào đó người dân mua vàng để gửi vào ngân hàng. Vấn đề làm thế nào để vàng chảy thành tiền, để đưa vào nền kinh tế sản xuất kinh doanh.
- Vậy làm thế nào để vàng chuyển thành tiền, rồi bơm vào sản xuất kinh doanh?
Ông Võ Trí Thành: Số vàng huy động được có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay ngoại tệ ở nước ngoài với lãi suất thấp phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tùy từng thời điểm, NHNN trực tiếp nhập vàng để bình ổn giá. Khi thị trường dần ổn định, các yếu tố nhạy cảm về ngoại hối được kiểm soát thì nên cho phép kinh doanh vàng tài khoản, hạn chế tình trạng giao dịch vàng vật chất như hiện nay.
Chuyển vàng sang tiền sẽ tạo thêm nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh |
Nguồn lực vàng trong dân được đánh giá là rất lớn nên cần khai thác, và vàng huy động về cần phải sử dụng làm sao cho hiệu quả và tránh được rủi ro.
Vì vậy, về dài hạn cần tiếp tục huy động vàng trong dân, song phải có biện pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Hiện trên thế giới, các ngân hàng thương mại vẫn được huy động vàng, chứ không riêng gì NHNN. Tuy nhiên, NHNN phải kiểm soát chặt việc này. Các ngân hàng huy động vàng phải sử dụng đúng mục đích và minh bạch trong việc sử dụng vốn vàng, thay vì chỉ mang lại quyền lợi cho ngân hàng.
- Việc ra đời Nghị định 24 sẽ chống được vàng hóa, thưa ông?
Ông Võ Trí Thành: Nghị định 24 chuyển tải được thông điệp mà nhiều người dân nắm được là nội dung nghị định làm cho việc nắm giữ vàng hiện giờ kém hấp dẫn và việc giao dịch vàng trở lên khó khăn và rủi ro hơn. Chính vì vậy, khi người dân có tiền nhàn rỗi, họ sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn là nắm giữ vàng hay tiền đồng.
Điều này họ thấy giữ vàng thì không có lợi vì không đem gửi vào ngân hàng được, thậm chí nếu đem gửi thì có thể bị mất phí, còn giữ nguyên ở nhà thì sẽ mất chi phí cơ hội. Trong khi, họ bán vàng đó đi, chuyển sang tiền đồng đem gửi vào ngân hàng hoặc họ đem tiền đồng đầu tư vào một kênh sinh lời khác thì sẽ có hiệu quả hơn.
Việc nhiều người dân tiết kiệm bằng vàng sẽ mất cơ hội kinh doanh |
Ông Võ Trí Thành: Việc các tín dụng huy động và cho vay vốn bằng vàng đã kích thích tâm lý vàng hóa trong nền kinh tế và tâm lý nắm giữ vàng, làm cho một nguồn lực tài chính rất lớn không được đưa vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi các tổ chức huy động và cho vay vốn bằng vàng, chuyển đổi nguồn vàng huy động sang VND để cho vay, cũng như những hoạt động cho vay để đầu tư vào vàng, nhưng khi giá vàng biến động đã làm cho chính hoạt động của các tổ chức tín dụng gặp rủi ro rất lớn, gây mất an toàn của cả hệ thống tín dụng và bản thân người vay vàng cũng gặp rủi ro do giá vàng biến động.
Vì vậy, việc thực hiện chủ trương của NHNN thời gian vừa qua mục đích áp dụng các biện pháp để chống vàng hóa và yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt hoạt động, huy động cho vay vốn bằng vàng để giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng cũng như người vay vốn bằng vàng, để đưa số vàng chuyển đổi sang tiền để đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Theo ông để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững có phụ thuộc nhiều vào vàng?
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy không có huy động và cho vay vốn bằng vàng. Một nền kinh tế không phụ thuộc vào ngoại tệ, giá vàng, người dân tin tưởng vào đồng nội tệ mới là có một nền kinh tế vững chắc.
Thực tế cho thấy, Nghị định 24 mục đích chống vàng hóa, nhưng gặp một số phản ứng phụ từ thị trường vàng như hiện tượng vàng giả, vàng nhái, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới rất cao. Tuy nhiên, việc kiên trì thực hiện Nghị định 24 để chống vàng hóa để có một thị trường vàng minh bạch, phục vụ phát triển nền kinh tế là một bước đi vững chắc.
- Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hiếu
TS. NGUYỄN HỒNG KIÊN: TÔI VẪN PHẢN ĐỐI CHUYỆN BẮT GIỮ PHƯƠNG UYÊN
Tễu blog
TS.Nguyễn Hồng Kiên:
NHÀ CHÁU VẪN PHẢN ĐỐI CHUYỆN BẮT GIỮ PHƯƠNG UYÊN
CÁM ƠN BÁO TIN TỨC-TTXVN ĐÃ CUNG CẤP SỰ THẬT !
Hôm Chủ nhật 04/11, nhà cháu ĐỌC nhiều thông tin mâu thuẫn trên các báo có môn bài nên đã nêu 03 câu hỏi https://www.facebook.com/photo.php?fbid=327559610684987&set=pb.100002928529778.-2207520000.1352295174&type=3&theater
Hôm nay, thứ Tư 07/11/2012, lúc 18g08, báo điện tử Tin Tức – Thông tấn xã Việt Nam đưa lên mạng bài “Sự thật về vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên” của tác giả Hoàng Hà.
“Trong những ngày qua, trên các trang mạng và báo nước ngoài rộ lên thông tin xuyên tạc vụ việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, là cán bộ Đoàn trường, phát thanh viên nhà trường, đã tham gia hoạt động chống đối Trung Quốc, bị lực lượng an ninh bắt giữ. Đồng thời, 109 sinh viên của trường này đã đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho Phương Uyên.
Vậy sự thật về vụ việc này như thế nào? “
(http://baotintuc.vn/475N20121107175947895T0/su-that-ve-vu-sinh-vien-nguyen-phuong-uyen.htm)
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu lên một sự thật là hiện nay con cái của các cán bộ, kể cả thành niên hay chưa thành niên đang giàu lên một cách bất minh, bất hợp pháp. Điều đáng nói là tuy con cái rất giàu nhưng trong bản kê khai của các cán bộ này có tài sản rất ít.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) bổ sung: Hiện nay nhiều sinh
viên, học sinh mới ra trường nhưng đã được bố mẹ là cán bộ cho khối tài
sản hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng. Điều đáng nói là phần lớn
khối tài sản này chưa rõ nguồn gốc và chưa được kê khai đầy đủ.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho hay, dù Đảng và Nhà nước đã cố
gắng phòng chống nhưng tình hình tham nhũng không những không giảm mà
ngày càng nhiều. Trước đây tham nhũng chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế
thì nay còn xảy ra cả trong giáo dục, y tế…
“Đau xót hơn tham nhũng còn xảy ra trong cứu trợ, cứu đói”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thành Hóa) dẫn chứng theo xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 121/183 quốc gia.
“Chỉ số xếp hạng này là điều đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Trước đây tham nhũng chỉ diễn ra ở các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, đất đai thì nay tồn tại ở bất cứ lĩnh vực nào”, ông Lợi nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết năm 2005, khi góp ý cho luật Phòng, chống tham nhũng, có ý kiến dự báo luật này sẽ thất bại khi quy định chống tham nhũng là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp. Điều này chẳng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
“Nếu luật Phòng, chống tham nhũng ban hành năm 2005 làm tốt sẽ không có hiện tượng Vinashin, Vinnalines như bây giờ. Điều đáng nói là kẻ tham nhũng đang nằm ngoài vòng pháp luật còn người tố cáo tham nhũng lại đang trở thành tội đồ. Chỉ có một số vụ mà kẻ tham nhũng hồ đồ mới bị phát hiện”, ông Quốc bức xúc.
Công khai tài sản tại nơi cư trú
Đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho biết báo cáo sơ kết 5 năm của ban phòng chống tham nhũng cho thấy biểu hiện tham nhũng vẫn còn phức tạp, tinh vi.
Điều đáng nói, theo ông Cư phần lớn nhiều vụ tham nhũng không được phát hiện từ nơi làm việc mà đến từ phát hiện của người dân. Từ đó, ông Cư kiến nghị cần có quy định phải công khai tài sản của cán bộ tại nơi cư trú để nhân dân giám sát.
Ông Cư kiến nghị cần thành lập ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội, có quyền điều tra, khởi tố và báo cáo trực tiếp trước Quốc hội.
Theo đại biểu Phạm Xuân Thường, cần mở rộng đối tượng kê khai tài sản của cán bộ vì chức vụ của cán bộ liên tục thay đổi.
“Hôm nay cán bộ này chưa làm chức vụ quản lý, nhưng ngày mai có thể làm quản lý và nắm giữ nhiều quyền hạn, dễ phát sinh tiêu cực”, ông Thường nói.
Tuy nhiên, ông Thường lại không đồng tình với ý kiến thành lập ban phòng chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội.
Theo ông Thường, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng là việc của Chính phủ. “Ở một số nước, ban phòng chống tham nhũng thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống và mô hình này rất hiệu quả. Ở ta, ủy ban phòng chống tham nhũng nên thuộc quyền chủ tịch nước”, đại biểu này viện dẫn.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) kiến nghị cần bổ sung hành vi “cố ý làm trái” vào 12 biểu hiện của tham nhũng mà dự án uật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đang lấy ý kiến.
Theo ông Thuyền, vừa qua có nhiều hành vi cố ý làm trái như mua tàu, ký ban hành chuyển đổi sử dụng đất… gây thất thoát tiền của Nhà nước và nhân dân nhưng những hành vi này lại không được xem là tham nhũng là chưa hợp lý.
“Hành vi nhận tiền lối lộ của cảnh sát giao thông ngoài đường chỉ là bức xúc nhỏ. Bức xúc lớn nhất, nguy hiểm nhất chính là tham nhũng liên quan đến chính sách”, ông Thuyền bổ sung.
Ngoài ra, ông Thuyền kiến nghị cần tịch thu nếu phát hiện số tài sản mà cán bộ không kê khai và không chứng minh được nguồn gốc.
Đình Quân
Danh sách những người bị Việt Nam cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tiếp tục tăng. Tiếp sau các nhà hoạt động nhân quyền, những người cổ súy dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà báo, và các blogger, gần đây nhất, hai nhạc sĩ trẻ vừa lãnh án tổng cộng 10 năm tù sau khi sáng tác những ca khúc mà chính quyền cho là ‘phản động’, ‘chống nhà nước’.
Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của các bài hát được nhiều người yêu chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hôm 30/10 bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù vì những lời hát như ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’, ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’, hay ‘dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu, để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?’
Án tù Hà Nội dành cho hai nhạc sĩ này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính phủ Pháp, Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, và giới yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước. Người trẻ quan tâm đến sự kiện này có phản hồi thế nào về các bản nhạc và bản bản án của Việt Khang và Anh Bình?
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 4 bạn trẻ trong nước từ hai miền Nam-Bắc là Việt, Lê, Trang, và Vũ.
Lê Sài Gòn: Mình bắt đầu biết tới nhạc sĩ Việt
Khang từ ca khúc Việt Nam tôi đâu và Anh là ai. Mình biết đến nhạc sĩ
Anh Bình từ khi anh sáng tác ca khúc Rạng ngời nước Nam. Đây là những ca
khúc đã đi vào lòng người. Mình cảm thấy ấn tượng với những ca khúc của
họ nói về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự đàn áp và bất công
của những người công an thẳng tay đàn áp người yêu nước trong những lần
xuống đường chống Trung Quốc xâm lược.
Vũ Hà Nội: Mình chú ý tới các ca khúc đậm tình yêu nước này bắt đầu từ các cuộc biểu tình năm 2011, đặc biệt là ca khúc Anh là ai vì mình cũng từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Việt Nam tôi đâu và Anh là ai phải thừa nhận đó là những ca khúc không thể quên được vì ít ra mình cũng từng là một nhân chứng trong các ngày đó.
Việt Sài Gòn: Tôi biết đến hai ca khúc của Việt Khang từ khi người Việt tị nạn ở Mỹ lên chương trình thỉnh nguyện thư kêu gọi tự do cho Việt Khang. Còn nhạc sĩ Anh Bình tôi biết sau khi anh bị bắt, Dòng Chúa Cứu Thế có đăng các bài hát của anh. Anh bị bắt rồi mới biết là nhiều bài nổi tiếng ca sĩ Đan Trường hát trước đây là của Anh Bình.
Trang Sài Gòn: Nghe các bài hát của Anh Bình, em cảm thấy anh là một người yêu nước, kêu gọi mọi người giữ lại nét văn hóa của Việt Nam.
Trà Mi: Tuy nhiên, hai nhạc sĩ chúng ta đang nói tới đang là tâm điểm chú ý của công luận quốc tế sau bản án tổng cộng 10 năm về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ liên quan trực tiếp tới các ca khúc mà họ là tác giả. Bản án của họ gặp sự phản đối từ quốc tế. Còn các bạn, những người trẻ trong nước có quan tâm đến hai nhạc sĩ này, phản hồi của các bạn thế nào?
Lê Sài Gòn: 4 năm tù cho Việt Khang và 6 năm tù cho Anh Bình là hết sức nặng nề và phi nhân. Nhà cầm quyền đã dựa vào những điều luật của mình tuyên ra những bản án thật sự rất hà khắc đối với văn nghệ sĩ nói riêng và với những người bày tỏ tinh thần yêu nước nói chung.
Việt Sài Gòn: Ở Việt Nam, các bản án thế này coi như là bình thường trong đất nước cộng sản. Khi bị gán ghép vào điều 88 hay 79 thì không bị án nhẹ bao giờ. Ít nhất cũng 3 năm.
Trà Mi: Bạn nói hai bản án này là điều ‘bình thường’ ở Việt Nam. Nếu là điều ‘bình thường’, vì sao các bạn vẫn cảm thấy bất ngờ? Vì sao có nhiều người quan tâm và nhiều người bất ngờ?
Việt Sài Gòn: Nhưng xét lại việc làm của họ đâu có gì đáng bị vậy đâu. Hai bài hát của Việt Khang mà lại dẫn tới 4 năm tù. Đối với những người có lương tri, họ phải phản kháng thôi, không thể chấp nhận, dù là 1 ngày hay 1 giờ tù, chứ đừng nói là đến mấy năm tù.
Lê Sài Gòn: Thật sự mình rất sốc về hai bản án này. Về mặt dân sự, các bài hát này phản ánh tình yêu nước nồng nàn, hát về Tổ quốc, về sự hung hăng xâm chiếm của Trung Quốc. Thế mà nhà cầm quyền rắp tâm áp dụng điều 88 xem đó là những tác phẩm ‘tuyên truyền chống phá’. Đây là một điều cắt cớ và cho thấy tính phản dân tộc, không tôn trọng tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
Trà Mi: Nghe qua các ca khúc đó, các bạn có cảm nhận chút nào về yếu tố ‘chống nhà nước’ phảng phất trong đó không?
Việt Sài Gòn: Thực tế không phải là chống nhà nước mà là chống độc tài, độc đảng, chống sự cai trị rất hà khắc. Ca khúc của Việt Khang cùng với các hình ảnh về (công an) bắt, đánh, và đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc rất có ý nghĩa.
Vũ Hà Nội: Có một cái gì đó thật sự rất nhạy cảm ở đây. Hai ca khúc chống Trung Quốc có thể thấy rõ không xúc phạm gì tới dân tộc Việt Nam mình, mà sao hai nhạc sĩ lại bị bắt? Chúng ta chú ý vào nội dung của nó và nước láng giềng rất hùng mạnh cũng theo một chế độ giống chúng ta, mới thấy điều đáng tiếc cho hai nhạc sĩ.
Lê Sài Gòn: Các ca khúc của hai nhạc sĩ này hoàn toàn không dính líu tới chuyện ‘chống phá nhà nước’, mà chỉ thể hiện tình yêu nước nồng nàn ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’. Nếu dựa vào hai câu hát này mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghép tội họ vào điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, thì rõ ràng họ tự nhận mình là ‘kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam’.
Trà Mi: Những ca từ như ‘sao đang tâm làm tay sai cho Tàu’ bị chính quyền cho là ‘chống nhà nước’. Thế còn cảm nhận từ phía người nghe, những thính giả trẻ như các bạn cảm nhận những lời hát này như thế nào?
Trang Sài Gòn: Mỗi lần nghe những bài hát này không hiểu sao nước mắt em cứ tuôn ra. Em cảm nhận được những gì đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Chính công an phải bảo vệ người dân, ngược lại, họ lại đàn áp chính người dân Việt mình. Rất đau đớn khi nhìn thấy những cảnh như vậy.
Việt Sài Gòn: Nếu đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ đương thời mà làm giống như Philippines thì những bài hát của Việt Khang không có ý nghĩa. Chính phủ Philippines lên tiếng rất mạnh mẽ và ủng hộ người dân phản đối quyết liệt trước sự xâm phạm của Trung Quốc dù rất là nhỏ trên các đảo của Philipppines. Còn chính phủ Việt Nam thì lại bắt bớ, đánh đập, hăm dọa dân nên những bản nhạc của Việt Khang mới có ý nghĩa.
Trà Mi: Một bên chính quyền cho rằng các bài nhạc này thể hiện sự bất bình, chống đối. Một bên những người ủng hộ và quan tâm đến hai nhạc sĩ này thì cho rằng các bài hát đó phản ánh hiện thực xã hội, cảnh báo hiện thực đất nước…
Vũ Hà Nội: Bản thân mình là người trực tiếp có mặt tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mình thấy tính hiện thực trong từng lời bài hát Anh là ai của Việt Khang. Chúng ta có những thước phim ghi lại cảnh nhiều người ở cả Sài Gòn và Hà Nội bị bắt lên xe buýt, bị đàn áp. Những lời hát trong Anh là ai hết sức chân thật. Bài Việt Nam tôi đâu không còn phản ánh tính hiện thực nữa, mà nêu lên những vấn đề thật sự nhức nhối trong lòng người dân, những bức xúc và quan tâm của người dân dành cho đất nước này khi tàu của Trung Quốc nhởn nhơ ngoài khơi còn chính quyền Việt Nam thì đàn áp những người biểu tình. Những bài hát này nói lên thực tế rằng dường như chúng ta đang thấy một sự khiếp nhược của những người cao hơn Ủy ban Nhân dân Hà Nội hay TPHCM.
Trà Mi: Có bạn nào nghe qua các ca khúc này có một chút cảm nhận trong lòng rằng nó cũng thể hiện sự bất bình, chống đối chăng?
Lê Sài Gòn: Những bài hát này rất sâu sát với hiện thực xã hội Việt Nam lúc này.
Trà Mi: Các bài hát mà các bạn cho là phản ánh hiện thực đã dẫn tới kết quả là những bản án tù. Điều này phản ánh điều gì? Bản án đó có ý nghĩa thế nào trong ánh mắt của người trẻ?
Việt Sài Gòn: Kể cả trong trường hợp các bài hát này có nội dung bất bình, chống đối đi chăng nữa, việc kết án tù họ dù một ngày, một giờ, cũng không được vì họ có quyền nói lên chính kiến của họ. Nói những bài hát của hai nhạc sĩ này là chống đối, ghép điều 88 để bỏ tù họ là hành động rất bất công và bất nhân.
Lê Sài Gòn: Điều đó thể hiện sự không tôn trọng pháp luật và mang tính trả đũa. Thế lực cầm quyền răn đe, dọa nạt ngừơi yêu nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức.
Trang Sài Gòn: Những bài hát này là lời kêu gọi từ trong thâm tâm để nhà cầm quyền nhìn lại những nỗi khổ của người dân để có sự công bằng.
Trà Mi: Về tác động và tác dụng của những bài hát và những bản án theo sau, các bạn ghi nhận thế nào?
Việt Sài Gòn: Nghe ca khúc của họ tôi ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận của một người trẻ đối với vận mệnh dân tộc mình trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.
Lê Sài Gòn: Nghe những bài hát này, mình thấy yêu Tổ quốc, đất nước, đồng bào hơn và cảm thấy đau trước hành động xâm lăng (của Trung Quốc) và trước hành động tàn bạo của lực lượng công an Việt Nam đối với người yêu nước.
Trà Mi: Còn về tác động của bản án mà họ đang lãnh chịu?
Lê Sài Gòn: Về bản án, mình đau lòng và xấu hổ thay cho luật pháp Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.
Trang Sài Gòn: Các bài hát này được giới trẻ rất yêu thích và ngày càng được các bạn nghe nhiều hơn.
Các bạn trẻ đã tìm được tới hai bài hát này rồi thì chính các bạn phải đi tìm cho mình sự thật trong xã hội này như thế nào, các bạn sẽ hiểu được tình hình đất nước như thế nào. Chính các bạn phải đứng lên đấu tranh cho sự thật, cho đất nước Việt Nam này.
Việt Sài Gòn: Bản án này đúng là tác dụng ngược. Cho dù nó có nặng thế nào cũng không răn đe được đối với người trẻ và dân Việt có ý thức với dân tộc Việt. Chẳng hạn như chính bản thân tôi và bạn bè tôi cũng chẳng sợ gì, vẫn nghe và loan truyền các bài hát đó bình thường.
Trà Mi: Khi người nhạc sĩ viết ra những tâm tư thổn thức, những bức xúc đó, họ mong muốn được chính quyền, những người hữu trách, lắng nghe những tâm tình của họ, lắng nghe cảm nhận trong lòng dân Việt thế nào trước những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Nhưng những thổn thức đó đã không được lắng nghe mà ngược lại còn bị trừng phạt bằng án tù. Phải chăng mong muốn của hai tác giả Việt Khang và Anh Bình cũng bị tác dụng ngược như chính bản án nhà nước đưa ra cho họ?
Việt Sài Gòn: Một nhà độc tài thì có bao giờ nghe ý kiến của người khác? Nói đúng hay sai gì họ cũng chẳng nghe.
Trà Mi: Trước sự phản tác dụng đó, nên chăng thể hiện tâm tư của mình qua các tác phẩm cho dù bằng hình thức nào đi chăng nữa cũng chỉ có những tác dụng ngược, rước họa vào thân mà thôi?
Vũ Hà Nội: Qua các tác phẩm của họ, ta thấy được nhiệt huyết của họ dành cho đất nước. Sẽ có một Việt Khang hay Trần Vũ Anh Bình thứ hai chăng? Đó cũng là điều tôi trăn trở về đất nước này.
Việt Sài Gòn: Sáng tác của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, giới cầm quyền có nghe hay không, điều đó không quan trọng. Quan trọng là người dân nghe, đó là điều tốt. Hiện tại dân nghe rất nhiều. Cho nên, họ mới sợ và tìm cách bắt, bỏ tù hai nhạc sĩ này.
Trà Mi: Hai nhạc sĩ này ngay sau phiên sơ thẩm đã quyết định không kháng án. Một bản án mà mọi người cho là bất công nhưng chính người trong cuộc lại không kháng cáo, kháng án. Phản hồi của các bạn thế nào trước việc này?
Lê Sài Gòn: Họ không kháng án không phản ánh rằng họ chấp nhận bản án. Đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những chuyện như thế này mình nên hiểu ngược lại. Hai nhạc sĩ viết các bài hát nói lên tình yêu nước, yêu đồng bào nhưng lại bị những bản án nặng nề thế này, mình thấy rất nhục nhã cho nền tư pháp của đất nước.
Trà Mi: Là những người đồng cảm với Việt Khang và Anh Bình, các bạn chia sẻ thông điệp của họ bằng cách nào và như thế nào?
Lê Sài Gòn: Sống trong xã hội Việt Nam lúc này, mình cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của các bài hát này khi vẫn nhan nhản đó sự bất công và đàn áp. Để tiếp bước theo hai nhạc sĩ này, giới trẻ ở Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa rèn luyện tinh thần yêu nước, quan tâm hơn đến đồng bào và hiện tình đất nước để cải thiện thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi vừa gửi đến qúy vị cảm nhận và ý kiến của 4 bạn trẻ trong nước liên quan đến bản án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, tác giả của các ca khúc chống Trung Quốc xâm lược, phản đối cách hành xử của chính quyền và những bất công trong xã hội.
Tạp chí Thanh Niên mời qúy vị và các bạn cùng chia sẻ quan điểm với khách mời của chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Văn kiện Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp vừa nhận được từ Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc nêu rõ UNWGAD yêu cầu Việt Nam sửa sai thể hiện qua việc phóng thích vô điều kiện và đền bù thiệt hại cho các nhà hoạt động vừa kể theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân mà Việt Nam tự nguyện ký kết từ năm 1982.
Tháng giêng năm 2010, 4 nhà dân chủ này bị Hà Nội tuyên án từ 5 tới 16 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ luật Hình sự vì các hoạt động ôn hòa cổ súy dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị và đa đảng tại Việt Nam.
Trường hợp của họ được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam đệ nạp lên Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện tại Geneva.
Chủ tịch Ủy ban, ông Võ Văn Ái cho biết:
“Chúng tôi đệ nạp hồ sơ của 4 vị Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long vào đầu tháng 3/2012.”
Sau khi nhận được hồ sơ vụ việc của Định, Thức, Trung, và Long, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện đã chuyển đạt tới chính quyền Việt Nam hồi giữa tháng ba năm nay.
Đến tháng 7, Hà Nội có thư hồi đáp phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định rằng những người lãnh án tù vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tại cuộc họp hồi cuối tháng 8, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện tuyên bố Việt Nam vi phạm các điều 9, 19, và 21 của Công ước quốc tế khi giam giữ trái phép ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long.
Bác bỏ luận điểm của Việt Nam, UNGWAD nhấn mạnh cho dù việc bắt giam các nhà hoạt động chiếu theo luật pháp Việt Nam, nhưng vấn đề là luật pháp ấy phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà Hà Nội đã tham gia cam kết.
UNGWAD tố cáo một số điều luật về an ninh của Việt Nam mà Hà Nội thường áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến có nội dung mơ hồ, có thể khép tội không chỉ những ai dùng bạo lực cho mục tiêu chính trị mà còn cả những người chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận và quyền tự do bày tỏ quan điểm chính đáng của công dân.
Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc nói quyền được bày tỏ ý kiến kể cả các ý kiến không đồng quan điểm với chính quyền được quy định và bảo vệ bởi điều 19 của Công ước quốc tế.
Ông Võ Văn Ái cho biết những bước kế tiếp có thể diễn ra tiếp sau tuyên bố này của Nhóm Hành động Liên hiệp quốc:
“Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép thông báo cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam rằng họ vừa thông qua ý kiến số 27/2012 tố cáo vi phạm luật quốc tế khi bắt giam các ông Định, Thức, Trung, và Long. Ý kiến này sẽ có phản ánh lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và các báo cáo viên sẽ bắt đầu hoạt động. Qua sự hoạt động đó, tôi chắc chắn rằng họ sẽ có đề xuất yêu cầu Việt Nam chấp nhận sự có mặt của một báo cáo viên đặc nhiệm Liên hiệp quốc đến Việt Nam để điều tra.”
Sau phiên phúc thẩm vào tháng 5/2010, luật sư Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức bị giữ y án lần lượt là 5 và 16 năm tù, ông Lê Thăng Long được giảm từ 5 xuống còn 3 năm rưỡi tù giam. Tháng 6 năm nay, ông Long đã được trả tự do sớm nửa năm trước ngày mãn hạn. Riêng ông Nguyễn Tiến Trung không kháng cáo bản án 7 năm tù giam.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam cho biết đang tiếp tục vận động sự quan tâm của Liên hiệp quốc đối với các nhà bất đồng chính kiến khác đang bị giam cầm tại Việt Nam, mà gần đây nhất là trường hợp của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, nhạc sĩ Việt Khang, và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, những người bị lãnh án từ 4 tới 12 năm tù vì tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=jrM0amG02Hc
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=eg56s7Oo67s
Hôm nay, thứ Tư 07/11/2012, lúc 18g08, báo điện tử Tin Tức – Thông tấn xã Việt Nam đưa lên mạng bài “Sự thật về vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên” của tác giả Hoàng Hà.
“Trong những ngày qua, trên các trang mạng và báo nước ngoài rộ lên thông tin xuyên tạc vụ việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, là cán bộ Đoàn trường, phát thanh viên nhà trường, đã tham gia hoạt động chống đối Trung Quốc, bị lực lượng an ninh bắt giữ. Đồng thời, 109 sinh viên của trường này đã đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho Phương Uyên.
Vậy sự thật về vụ việc này như thế nào? “
(http://baotintuc.vn/475N20121107175947895T0/su-that-ve-vu-sinh-vien-nguyen-phuong-uyen.htm)
ĐỌC NHỮNG SỰ THẬT MỚI CỦA BÁO TIN TỨC- TTXVN, NHÀ CHÁU “SÁNG” HẲN ĐƯỢC 02 VẤN ĐỀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG:
1- VỀ SỐ LƯỢNG TRUYỀN ĐƠN + CỜ ĐƯỢC PHÁT TÁN VÀO THỜI ĐIỂM 7 GIỜ 15 NGÀY 10/10/2012
- THEO VOV:
”Trước đó, 7h15’ ngày 10/10/2012, Công an TP HCM PHÁT HIỆN HÀNG NGÀN TỜ TRUYỀN ĐƠN và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt Quang Trung, TP HCM.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
- THEO BÁO PL.TPHCM:
” cơ quan điều tra cho hay, Kha và Uyên giả làm cặp tình nhân MANG THÙNG ĐỰNG HƠN 2.000 TỜ TRUYỀN ĐƠN dán kèm tiền 5.000 – 20.000 cùng cờ của chế độ cũ ra treo ở Cầu Vượt An Sương. Đến 7h15, chiếc THÙNG TỰ MỞ LÀM SỐ TRUYỀN ĐƠN RƠI XUỐNG ĐƯỜNG.” (http://www.phapluatvn.vn/phapluat/201211/Nu-sinh-vien-bi-dieu-tra-toi-chong-nha-nuoc-2072361/)
- THEO Viẹtnam+
“Uyên và Kha đóng giá là đôi tình nhân, từ Long An chở một thùng cạc tông chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động và cờ ba sọc từ Long An đến Cầu vượt An Sương , TP Hồ Chí Minh, cài điện thoại hẹn giờ để đến 7 giờ 15 phút truyền đơn đã được rải xuống đường dưới cầu” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
(NHƯ CÁCH VIẾT CỦA PL TPHCM VÀ VIETNAM+ THÌ CẢ 2000 TỜ ĐÃ ĐƯỢC TÁN PHÁT.)
- LÚC 3:02 PM, 03/11/2012 VGP New VIẾT: “Sáng 10/10/2012, Công an TP HCM phát hiện NHIỀU TRUYỀN ĐƠN và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt An Sương, TP HCM. (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc-2-doi-tuong-bi-khoi-to-bat-tam-giam/201211/153359.vgp
- BÁO TIN TỨC CHO SỰ THẬT:
“Theo Thượng tá Lê Hồng Hà, Phó thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra TP.Hồ Chí Minh, trước đó vào hồi 7 giờ 15 phút ngày 10/10/2012, một cán bộ công an của Quận 10 đã phát hiện dưới cầu vượt An Sương (TP. Hồ Chí Minh) CÓ MỘT SỐ TRUYỀN ĐƠN mang tên của tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”.”
KHÔNG CÓ CỜ QUẠT NÀO SẤT CẢ !
Note 01:
Ơ, NHƯNG NẾU “O1 cán bộ công an của Quận 10” KHÔNG TÌNH CỜ ĐI NGANG ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÌ SỰ VIỆC… CHẢ AI BIẾT ĐẾN ĐÂU NHẺ.
Note 02:
CHỈ HƠI ĐÁNG TIẾC, LÀ VỚI SỰ THẬT MỚI CỦA “TIN TỨC” THÌ… GS NGÔ BẢO CHÂU CŨNG KHÔNG TÍNH RA SỐ TỜ TRUYỀN ĐƠN CÓ DÁN TIỀN
- VOV CHO BIẾT: “Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng đề đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
NHÀ CHÁU ĐÃ THỬ TÍNH:
+ NẾU DÁN TOÀN TIỀN MỆNH GIÁ NHỎ NHẤT (5.000VNĐ) VÀO TRUYỀN ĐƠN, THÌ 2.500.000Đ CHỈ ĐƯỢC 500 TỜ.
+ CÒN THEO BÁO PL.TPHCM “Ngày 8-10, Uyên giao Kha số tiền đổi được (khoảng 1,6 triệu đồng)” THÌ CHỈ ĐƯỢC 320 TỜ.
- LÚC 13:33:00 NGÀY 03/11/2012, Vietnam + CHO BIẾT: “CÁC TỜ TRUYỀN ĐƠN ĐƯỢC DÁN VỚI MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM với mệnh giá 5.000 đ, 10.000 đ và 20.000 đồng.” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
- BÁO TIN TỨC KHẲNG ĐỊNH CHI TIẾT HƠN:
”Để việc tán phát truyền đơn có hiệu quả, có nhiều người nhặt truyền đơn, KHA Đà GIAO CHO UYÊN 2,5 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ UYÊN ĐỔI TIỀN có nhiều mệnh giá khác nhau, RỒI KHA DÁN VÀO MẶT SAU CỦA HƠN 2.OOO TỜ TRUYỀN ĐƠN, MỖI TỜ MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM CÓ MỆNH GIÁ 20.000Đ, 10.000Đ HOẶC 5.000Đ”
2- TUY NHIÊN, ĐIỀU ĐẶC BIỆT LÀ BÁO TIN TỨC ĐÃ CHO SỰ THẬT MỚI VỀ NHÂN THÂN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN:
- CÁC BÁO ĐÃ KỂ TRÊN CHỈ CHO THÔNG TIN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN LÀ SINH VIÊN (NĂM THỨ BA) CỦA ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TP. HCM
- RIÊNG BÁO Nhân Dân Online (lúc 22:41, Thứ hai, 05/11/2012) CÓ BÀI Bình luận – phê phán: “ Suy ngẫm từ hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên” .
Bài viết có đoạn rất bi thiết:
“Ngắm tấm hình của Nguyễn Phương Uyên, không khỏi đắng lòng xót xa, nuối tiếc, không hiểu vì sao mà cô sinh viên năm thứ 3, hệ cao đẳng trường ÐH Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, MỘT CÁN BỘ ĐOÀN NĂNG ĐỘNG, THÔNG MINH, TƯƠNG LAI NHIỀU HỨA HẸN, lại có thể bột phát manh động và do đó, gây nhiều hệ lụy cả cho bản thân mình, cũng như làm tổn thương lòng yêu nước – một giá trị vốn luôn là niềm tự hào và là sức mạnh tiềm tàng trong mỗi người dân Việt?
Không xót xa sao được, khi Nguyễn Phương Uyên lại ngây thơ tin vào lời dỗ ngon, dỗ ngọt của một kẻ mới chỉ quen biết qua in-tơ-nét, và để làm vừa lòng hắn với hy vọng sẽ nhận được laptop (máy tính xách tay – món quà tặng rất hấp dẫn đối với thanh niên mới lớn) và tiền thưởng, mà chỉ sau vài tháng Nguyễn Phương Uyên đã dễ dàng bị Nguyễn Thiện Thành chiêu dụ, gia nhập tổ chức “tuổi trẻ yêu nước”. Ðể rồi sau đó có hành vi phản bội lại niềm tin và sự mến mộ của bạn bè, đồng chí, thậm chí phản bội lại chính lý tưởng của ÐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH MÀ CÔ LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở CƠ SỞ…”
NHÀ CHÁU CŨNG ĐANG ‘SỐC’ TRƯỚC THÔNG TIN 1 ĐOÀN VIÊN ĐOÀN TNCS HCM LẠI CÓ THỂ NHẸ DẠ, DỄ DÀNG BỊ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH MUA CHUỘC ĐẾN THẾ
- “Do trong thời gian đó tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ học…” (http://baotintuc.vn/475N20121107175947895T0/su-that-ve-vu-sinh-vien-nguyen-phuong-uyen.htm)
- “với hy vọng sẽ nhận được laptop (máy tính xách tay – món quà tặng rất hấp dẫn đối với thanh niên mới lớn) và tiền thưởng” (http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/suy-ng-m-t-hanh-vi-c-a-cong-dan-nguy-n-ph-ng-uyen-1.375841)
MAY QUÁ, BÁO TIN TỨC ĐÃ CHO SỰ THẬT NGƯỢC HẲN VỚI BÁO Nhân Dân:
” THEO PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ – HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM, SINH VIÊN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN KHÔNG PHẢI LÀ CÁN BỘ ĐOÀN VÀ PHÁT THANH VIÊN NHƯ CÁC TRANG MẠNG VÀ BÁO NƯỚC NGOÀI ĐÃ ĐƯA. Hơn thế nữa, theo cơ quan chức năng, danh sách 109 sinh viên của trường này được cho là đã ký đơn gửi lên Chủ tịch nước nhưng mã số của mỗi sinh viên không đúng.”
CÓ NHẼ PHẢI 1 LẦN NỮA CÁM ƠN BÁO TIN TỨC-TTXVN ĐÃ CHO NHÀ CHÁU BIẾT SỰ THẬT MỚI !
Note Cuối: NHÀ CHÁU VẪN PHẢN ĐỐI CHUYỆN BẮT GIỮ CHÁU UYÊN !
- THEO VOV:
”Trước đó, 7h15’ ngày 10/10/2012, Công an TP HCM PHÁT HIỆN HÀNG NGÀN TỜ TRUYỀN ĐƠN và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt Quang Trung, TP HCM.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
- THEO BÁO PL.TPHCM:
” cơ quan điều tra cho hay, Kha và Uyên giả làm cặp tình nhân MANG THÙNG ĐỰNG HƠN 2.000 TỜ TRUYỀN ĐƠN dán kèm tiền 5.000 – 20.000 cùng cờ của chế độ cũ ra treo ở Cầu Vượt An Sương. Đến 7h15, chiếc THÙNG TỰ MỞ LÀM SỐ TRUYỀN ĐƠN RƠI XUỐNG ĐƯỜNG.” (http://www.phapluatvn.vn/phapluat/201211/Nu-sinh-vien-bi-dieu-tra-toi-chong-nha-nuoc-2072361/)
- THEO Viẹtnam+
“Uyên và Kha đóng giá là đôi tình nhân, từ Long An chở một thùng cạc tông chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động và cờ ba sọc từ Long An đến Cầu vượt An Sương , TP Hồ Chí Minh, cài điện thoại hẹn giờ để đến 7 giờ 15 phút truyền đơn đã được rải xuống đường dưới cầu” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
(NHƯ CÁCH VIẾT CỦA PL TPHCM VÀ VIETNAM+ THÌ CẢ 2000 TỜ ĐÃ ĐƯỢC TÁN PHÁT.)
- LÚC 3:02 PM, 03/11/2012 VGP New VIẾT: “Sáng 10/10/2012, Công an TP HCM phát hiện NHIỀU TRUYỀN ĐƠN và cờ 3 sọc của chế độ cũ phát tán tại khu vực cầu vượt An Sương, TP HCM. (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc-2-doi-tuong-bi-khoi-to-bat-tam-giam/201211/153359.vgp
- BÁO TIN TỨC CHO SỰ THẬT:
“Theo Thượng tá Lê Hồng Hà, Phó thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra TP.Hồ Chí Minh, trước đó vào hồi 7 giờ 15 phút ngày 10/10/2012, một cán bộ công an của Quận 10 đã phát hiện dưới cầu vượt An Sương (TP. Hồ Chí Minh) CÓ MỘT SỐ TRUYỀN ĐƠN mang tên của tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”.”
KHÔNG CÓ CỜ QUẠT NÀO SẤT CẢ !
Note 01:
Ơ, NHƯNG NẾU “O1 cán bộ công an của Quận 10” KHÔNG TÌNH CỜ ĐI NGANG ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÌ SỰ VIỆC… CHẢ AI BIẾT ĐẾN ĐÂU NHẺ.
Note 02:
CHỈ HƠI ĐÁNG TIẾC, LÀ VỚI SỰ THẬT MỚI CỦA “TIN TỨC” THÌ… GS NGÔ BẢO CHÂU CŨNG KHÔNG TÍNH RA SỐ TỜ TRUYỀN ĐƠN CÓ DÁN TIỀN
- VOV CHO BIẾT: “Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng đề đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
NHÀ CHÁU ĐÃ THỬ TÍNH:
+ NẾU DÁN TOÀN TIỀN MỆNH GIÁ NHỎ NHẤT (5.000VNĐ) VÀO TRUYỀN ĐƠN, THÌ 2.500.000Đ CHỈ ĐƯỢC 500 TỜ.
+ CÒN THEO BÁO PL.TPHCM “Ngày 8-10, Uyên giao Kha số tiền đổi được (khoảng 1,6 triệu đồng)” THÌ CHỈ ĐƯỢC 320 TỜ.
- LÚC 13:33:00 NGÀY 03/11/2012, Vietnam + CHO BIẾT: “CÁC TỜ TRUYỀN ĐƠN ĐƯỢC DÁN VỚI MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM với mệnh giá 5.000 đ, 10.000 đ và 20.000 đồng.” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
- BÁO TIN TỨC KHẲNG ĐỊNH CHI TIẾT HƠN:
”Để việc tán phát truyền đơn có hiệu quả, có nhiều người nhặt truyền đơn, KHA Đà GIAO CHO UYÊN 2,5 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ UYÊN ĐỔI TIỀN có nhiều mệnh giá khác nhau, RỒI KHA DÁN VÀO MẶT SAU CỦA HƠN 2.OOO TỜ TRUYỀN ĐƠN, MỖI TỜ MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM CÓ MỆNH GIÁ 20.000Đ, 10.000Đ HOẶC 5.000Đ”
2- TUY NHIÊN, ĐIỀU ĐẶC BIỆT LÀ BÁO TIN TỨC ĐÃ CHO SỰ THẬT MỚI VỀ NHÂN THÂN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN:
- CÁC BÁO ĐÃ KỂ TRÊN CHỈ CHO THÔNG TIN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN LÀ SINH VIÊN (NĂM THỨ BA) CỦA ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TP. HCM
- RIÊNG BÁO Nhân Dân Online (lúc 22:41, Thứ hai, 05/11/2012) CÓ BÀI Bình luận – phê phán: “ Suy ngẫm từ hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên” .
Bài viết có đoạn rất bi thiết:
“Ngắm tấm hình của Nguyễn Phương Uyên, không khỏi đắng lòng xót xa, nuối tiếc, không hiểu vì sao mà cô sinh viên năm thứ 3, hệ cao đẳng trường ÐH Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, MỘT CÁN BỘ ĐOÀN NĂNG ĐỘNG, THÔNG MINH, TƯƠNG LAI NHIỀU HỨA HẸN, lại có thể bột phát manh động và do đó, gây nhiều hệ lụy cả cho bản thân mình, cũng như làm tổn thương lòng yêu nước – một giá trị vốn luôn là niềm tự hào và là sức mạnh tiềm tàng trong mỗi người dân Việt?
Không xót xa sao được, khi Nguyễn Phương Uyên lại ngây thơ tin vào lời dỗ ngon, dỗ ngọt của một kẻ mới chỉ quen biết qua in-tơ-nét, và để làm vừa lòng hắn với hy vọng sẽ nhận được laptop (máy tính xách tay – món quà tặng rất hấp dẫn đối với thanh niên mới lớn) và tiền thưởng, mà chỉ sau vài tháng Nguyễn Phương Uyên đã dễ dàng bị Nguyễn Thiện Thành chiêu dụ, gia nhập tổ chức “tuổi trẻ yêu nước”. Ðể rồi sau đó có hành vi phản bội lại niềm tin và sự mến mộ của bạn bè, đồng chí, thậm chí phản bội lại chính lý tưởng của ÐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH MÀ CÔ LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở CƠ SỞ…”
NHÀ CHÁU CŨNG ĐANG ‘SỐC’ TRƯỚC THÔNG TIN 1 ĐOÀN VIÊN ĐOÀN TNCS HCM LẠI CÓ THỂ NHẸ DẠ, DỄ DÀNG BỊ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH MUA CHUỘC ĐẾN THẾ
- “Do trong thời gian đó tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ học…” (http://baotintuc.vn/475N20121107175947895T0/su-that-ve-vu-sinh-vien-nguyen-phuong-uyen.htm)
- “với hy vọng sẽ nhận được laptop (máy tính xách tay – món quà tặng rất hấp dẫn đối với thanh niên mới lớn) và tiền thưởng” (http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/suy-ng-m-t-hanh-vi-c-a-cong-dan-nguy-n-ph-ng-uyen-1.375841)
MAY QUÁ, BÁO TIN TỨC ĐÃ CHO SỰ THẬT NGƯỢC HẲN VỚI BÁO Nhân Dân:
” THEO PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ – HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM, SINH VIÊN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN KHÔNG PHẢI LÀ CÁN BỘ ĐOÀN VÀ PHÁT THANH VIÊN NHƯ CÁC TRANG MẠNG VÀ BÁO NƯỚC NGOÀI ĐÃ ĐƯA. Hơn thế nữa, theo cơ quan chức năng, danh sách 109 sinh viên của trường này được cho là đã ký đơn gửi lên Chủ tịch nước nhưng mã số của mỗi sinh viên không đúng.”
CÓ NHẼ PHẢI 1 LẦN NỮA CÁM ƠN BÁO TIN TỨC-TTXVN ĐÃ CHO NHÀ CHÁU BIẾT SỰ THẬT MỚI !
Note Cuối: NHÀ CHÁU VẪN PHẢN ĐỐI CHUYỆN BẮT GIỮ CHÁU UYÊN !
Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên
“Nhiều con cái của cán bộ giàu một cách bất minh”
(TNO) Thảo luận về dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sáng nay 9.11, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng tham nhũng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn đe dọa sự tồn vong của chế độ, gây bức xúc cho người dân nhưng cách phòng chống còn yếu kém, lúng túng.
Tham nhũng cả trong cứu trợ, cứu đóiĐại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu lên một sự thật là hiện nay con cái của các cán bộ, kể cả thành niên hay chưa thành niên đang giàu lên một cách bất minh, bất hợp pháp. Điều đáng nói là tuy con cái rất giàu nhưng trong bản kê khai của các cán bộ này có tài sản rất ít.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa): “Tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực” – Ảnh: Ngọc Thắng |
Cần có biện pháp đảm bảo quyền, cuộc sống cho người tố cáo tham nhũng. Thực tế hiện nay nhiều trường hợp người tố cáo tham nhũng và người thân bị đe đọa về tính mạng, cuộc sống. Nếu không đảm bảo vấn đề này sẽ rất khó khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng. | ||
Đại biểu Nguyễn Trung Thu (Long An) | ||
“Đau xót hơn tham nhũng còn xảy ra trong cứu trợ, cứu đói”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thành Hóa) dẫn chứng theo xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp thứ 121/183 quốc gia.
“Chỉ số xếp hạng này là điều đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Trước đây tham nhũng chỉ diễn ra ở các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, đất đai thì nay tồn tại ở bất cứ lĩnh vực nào”, ông Lợi nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết năm 2005, khi góp ý cho luật Phòng, chống tham nhũng, có ý kiến dự báo luật này sẽ thất bại khi quy định chống tham nhũng là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp. Điều này chẳng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
“Nếu luật Phòng, chống tham nhũng ban hành năm 2005 làm tốt sẽ không có hiện tượng Vinashin, Vinnalines như bây giờ. Điều đáng nói là kẻ tham nhũng đang nằm ngoài vòng pháp luật còn người tố cáo tham nhũng lại đang trở thành tội đồ. Chỉ có một số vụ mà kẻ tham nhũng hồ đồ mới bị phát hiện”, ông Quốc bức xúc.
Hiện phần lớn phát hiện tham nhũng đến từ người dân và nhà báo nhưng dự luật lại đang phần nào hạn chế quyền hạn của nhà báo.
Điều 99 của dự luật này quy định: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa
tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin,
tài liệu theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh
án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên để phục vụ cho việc
xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Quy định như thế khác nào coi báo chí như cấp dưới của mình và hạn chế vai trò của báo chí trong trong phòng chống tham nhũng. |
||
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) | ||
Đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho biết báo cáo sơ kết 5 năm của ban phòng chống tham nhũng cho thấy biểu hiện tham nhũng vẫn còn phức tạp, tinh vi.
Điều đáng nói, theo ông Cư phần lớn nhiều vụ tham nhũng không được phát hiện từ nơi làm việc mà đến từ phát hiện của người dân. Từ đó, ông Cư kiến nghị cần có quy định phải công khai tài sản của cán bộ tại nơi cư trú để nhân dân giám sát.
Ông Cư kiến nghị cần thành lập ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội, có quyền điều tra, khởi tố và báo cáo trực tiếp trước Quốc hội.
Theo đại biểu Phạm Xuân Thường, cần mở rộng đối tượng kê khai tài sản của cán bộ vì chức vụ của cán bộ liên tục thay đổi.
“Hôm nay cán bộ này chưa làm chức vụ quản lý, nhưng ngày mai có thể làm quản lý và nắm giữ nhiều quyền hạn, dễ phát sinh tiêu cực”, ông Thường nói.
Tuy nhiên, ông Thường lại không đồng tình với ý kiến thành lập ban phòng chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội.
Theo ông Thường, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng là việc của Chính phủ. “Ở một số nước, ban phòng chống tham nhũng thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống và mô hình này rất hiệu quả. Ở ta, ủy ban phòng chống tham nhũng nên thuộc quyền chủ tịch nước”, đại biểu này viện dẫn.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) kiến nghị cần bổ sung hành vi “cố ý làm trái” vào 12 biểu hiện của tham nhũng mà dự án uật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đang lấy ý kiến.
Theo ông Thuyền, vừa qua có nhiều hành vi cố ý làm trái như mua tàu, ký ban hành chuyển đổi sử dụng đất… gây thất thoát tiền của Nhà nước và nhân dân nhưng những hành vi này lại không được xem là tham nhũng là chưa hợp lý.
“Hành vi nhận tiền lối lộ của cảnh sát giao thông ngoài đường chỉ là bức xúc nhỏ. Bức xúc lớn nhất, nguy hiểm nhất chính là tham nhũng liên quan đến chính sách”, ông Thuyền bổ sung.
Ngoài ra, ông Thuyền kiến nghị cần tịch thu nếu phát hiện số tài sản mà cán bộ không kê khai và không chứng minh được nguồn gốc.
Khó thu hồi tài sản thất thoát từ tham nhũng
Theo Thanh tra Chính phủ, số vụ tham nhũng được khởi tố, điều tra, truy tố năm 2012 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm của công an đã thụ lý 551 vụ án, 1.277 bị can phạm tội về tham nhũng. Cùng với đó, đã kết luận điều tra 197 vụ, 521 bị can. Hiện đang điều tra 137 vụ, 295 bị can. Năm 2012, số vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý tuy có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Số tài sản, đất đai sai phạm rất lớn nhưng thu hồi được còn rất ít. Ngoài ra, hầu như không có cơ quan, tổ chức, đơn vị nào phát hiện được vụ việc tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Trung Hiếu (tổng hợp) |
P/V các bạn trẻ trong nước về ‘Nhạc’ và ‘Án’ của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình
09.11.2012
Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.Danh sách những người bị Việt Nam cầm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tiếp tục tăng. Tiếp sau các nhà hoạt động nhân quyền, những người cổ súy dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà báo, và các blogger, gần đây nhất, hai nhạc sĩ trẻ vừa lãnh án tổng cộng 10 năm tù sau khi sáng tác những ca khúc mà chính quyền cho là ‘phản động’, ‘chống nhà nước’.
Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của các bài hát được nhiều người yêu chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hôm 30/10 bị tuyên án lần lượt là 4 và 6 năm tù vì những lời hát như ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’, ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’, hay ‘dân tộc anh ở đâu sao đang tâm làm tay sai cho Tàu, để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào?’
Án tù Hà Nội dành cho hai nhạc sĩ này gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính phủ Pháp, Mỹ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, và giới yêu chuộng dân chủ trong và ngoài nước. Người trẻ quan tâm đến sự kiện này có phản hồi thế nào về các bản nhạc và bản bản án của Việt Khang và Anh Bình?
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với 4 bạn trẻ trong nước từ hai miền Nam-Bắc là Việt, Lê, Trang, và Vũ.
Nhạc sĩ Viet Khang
Vũ Hà Nội: Mình chú ý tới các ca khúc đậm tình yêu nước này bắt đầu từ các cuộc biểu tình năm 2011, đặc biệt là ca khúc Anh là ai vì mình cũng từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Việt Nam tôi đâu và Anh là ai phải thừa nhận đó là những ca khúc không thể quên được vì ít ra mình cũng từng là một nhân chứng trong các ngày đó.
Việt Sài Gòn: Tôi biết đến hai ca khúc của Việt Khang từ khi người Việt tị nạn ở Mỹ lên chương trình thỉnh nguyện thư kêu gọi tự do cho Việt Khang. Còn nhạc sĩ Anh Bình tôi biết sau khi anh bị bắt, Dòng Chúa Cứu Thế có đăng các bài hát của anh. Anh bị bắt rồi mới biết là nhiều bài nổi tiếng ca sĩ Đan Trường hát trước đây là của Anh Bình.
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình
Trang Sài Gòn: Nghe các bài hát của Anh Bình, em cảm thấy anh là một người yêu nước, kêu gọi mọi người giữ lại nét văn hóa của Việt Nam.
Trà Mi: Tuy nhiên, hai nhạc sĩ chúng ta đang nói tới đang là tâm điểm chú ý của công luận quốc tế sau bản án tổng cộng 10 năm về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ liên quan trực tiếp tới các ca khúc mà họ là tác giả. Bản án của họ gặp sự phản đối từ quốc tế. Còn các bạn, những người trẻ trong nước có quan tâm đến hai nhạc sĩ này, phản hồi của các bạn thế nào?
Nghe bài phỏng vấn
Vũ Hà Nội: Mình hết sức bất ngờ và tiếc nuối cho họ.Lê Sài Gòn: 4 năm tù cho Việt Khang và 6 năm tù cho Anh Bình là hết sức nặng nề và phi nhân. Nhà cầm quyền đã dựa vào những điều luật của mình tuyên ra những bản án thật sự rất hà khắc đối với văn nghệ sĩ nói riêng và với những người bày tỏ tinh thần yêu nước nói chung.
Việt Sài Gòn: Ở Việt Nam, các bản án thế này coi như là bình thường trong đất nước cộng sản. Khi bị gán ghép vào điều 88 hay 79 thì không bị án nhẹ bao giờ. Ít nhất cũng 3 năm.
Trà Mi: Bạn nói hai bản án này là điều ‘bình thường’ ở Việt Nam. Nếu là điều ‘bình thường’, vì sao các bạn vẫn cảm thấy bất ngờ? Vì sao có nhiều người quan tâm và nhiều người bất ngờ?
Việt Sài Gòn: Nhưng xét lại việc làm của họ đâu có gì đáng bị vậy đâu. Hai bài hát của Việt Khang mà lại dẫn tới 4 năm tù. Đối với những người có lương tri, họ phải phản kháng thôi, không thể chấp nhận, dù là 1 ngày hay 1 giờ tù, chứ đừng nói là đến mấy năm tù.
Lê Sài Gòn: Thật sự mình rất sốc về hai bản án này. Về mặt dân sự, các bài hát này phản ánh tình yêu nước nồng nàn, hát về Tổ quốc, về sự hung hăng xâm chiếm của Trung Quốc. Thế mà nhà cầm quyền rắp tâm áp dụng điều 88 xem đó là những tác phẩm ‘tuyên truyền chống phá’. Đây là một điều cắt cớ và cho thấy tính phản dân tộc, không tôn trọng tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
Trà Mi: Nghe qua các ca khúc đó, các bạn có cảm nhận chút nào về yếu tố ‘chống nhà nước’ phảng phất trong đó không?
Việt Sài Gòn: Thực tế không phải là chống nhà nước mà là chống độc tài, độc đảng, chống sự cai trị rất hà khắc. Ca khúc của Việt Khang cùng với các hình ảnh về (công an) bắt, đánh, và đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc rất có ý nghĩa.
Vũ Hà Nội: Có một cái gì đó thật sự rất nhạy cảm ở đây. Hai ca khúc chống Trung Quốc có thể thấy rõ không xúc phạm gì tới dân tộc Việt Nam mình, mà sao hai nhạc sĩ lại bị bắt? Chúng ta chú ý vào nội dung của nó và nước láng giềng rất hùng mạnh cũng theo một chế độ giống chúng ta, mới thấy điều đáng tiếc cho hai nhạc sĩ.
Lê Sài Gòn: Các ca khúc của hai nhạc sĩ này hoàn toàn không dính líu tới chuyện ‘chống phá nhà nước’, mà chỉ thể hiện tình yêu nước nồng nàn ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’. Nếu dựa vào hai câu hát này mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghép tội họ vào điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, thì rõ ràng họ tự nhận mình là ‘kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam’.
Trà Mi: Những ca từ như ‘sao đang tâm làm tay sai cho Tàu’ bị chính quyền cho là ‘chống nhà nước’. Thế còn cảm nhận từ phía người nghe, những thính giả trẻ như các bạn cảm nhận những lời hát này như thế nào?
Trang Sài Gòn: Mỗi lần nghe những bài hát này không hiểu sao nước mắt em cứ tuôn ra. Em cảm nhận được những gì đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Chính công an phải bảo vệ người dân, ngược lại, họ lại đàn áp chính người dân Việt mình. Rất đau đớn khi nhìn thấy những cảnh như vậy.
Việt Sài Gòn: Nếu đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ đương thời mà làm giống như Philippines thì những bài hát của Việt Khang không có ý nghĩa. Chính phủ Philippines lên tiếng rất mạnh mẽ và ủng hộ người dân phản đối quyết liệt trước sự xâm phạm của Trung Quốc dù rất là nhỏ trên các đảo của Philipppines. Còn chính phủ Việt Nam thì lại bắt bớ, đánh đập, hăm dọa dân nên những bản nhạc của Việt Khang mới có ý nghĩa.
Trà Mi: Một bên chính quyền cho rằng các bài nhạc này thể hiện sự bất bình, chống đối. Một bên những người ủng hộ và quan tâm đến hai nhạc sĩ này thì cho rằng các bài hát đó phản ánh hiện thực xã hội, cảnh báo hiện thực đất nước…
Vũ Hà Nội: Bản thân mình là người trực tiếp có mặt tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mình thấy tính hiện thực trong từng lời bài hát Anh là ai của Việt Khang. Chúng ta có những thước phim ghi lại cảnh nhiều người ở cả Sài Gòn và Hà Nội bị bắt lên xe buýt, bị đàn áp. Những lời hát trong Anh là ai hết sức chân thật. Bài Việt Nam tôi đâu không còn phản ánh tính hiện thực nữa, mà nêu lên những vấn đề thật sự nhức nhối trong lòng người dân, những bức xúc và quan tâm của người dân dành cho đất nước này khi tàu của Trung Quốc nhởn nhơ ngoài khơi còn chính quyền Việt Nam thì đàn áp những người biểu tình. Những bài hát này nói lên thực tế rằng dường như chúng ta đang thấy một sự khiếp nhược của những người cao hơn Ủy ban Nhân dân Hà Nội hay TPHCM.
Trà Mi: Có bạn nào nghe qua các ca khúc này có một chút cảm nhận trong lòng rằng nó cũng thể hiện sự bất bình, chống đối chăng?
Lê Sài Gòn: Những bài hát này rất sâu sát với hiện thực xã hội Việt Nam lúc này.
Trà Mi: Các bài hát mà các bạn cho là phản ánh hiện thực đã dẫn tới kết quả là những bản án tù. Điều này phản ánh điều gì? Bản án đó có ý nghĩa thế nào trong ánh mắt của người trẻ?
Việt Sài Gòn: Kể cả trong trường hợp các bài hát này có nội dung bất bình, chống đối đi chăng nữa, việc kết án tù họ dù một ngày, một giờ, cũng không được vì họ có quyền nói lên chính kiến của họ. Nói những bài hát của hai nhạc sĩ này là chống đối, ghép điều 88 để bỏ tù họ là hành động rất bất công và bất nhân.
Lê Sài Gòn: Điều đó thể hiện sự không tôn trọng pháp luật và mang tính trả đũa. Thế lực cầm quyền răn đe, dọa nạt ngừơi yêu nước, đặc biệt là giới nhân sĩ, trí thức.
Trang Sài Gòn: Những bài hát này là lời kêu gọi từ trong thâm tâm để nhà cầm quyền nhìn lại những nỗi khổ của người dân để có sự công bằng.
Trà Mi: Về tác động và tác dụng của những bài hát và những bản án theo sau, các bạn ghi nhận thế nào?
Việt Sài Gòn: Nghe ca khúc của họ tôi ý thức hơn về trách nhiệm và bổn phận của một người trẻ đối với vận mệnh dân tộc mình trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.
Lê Sài Gòn: Nghe những bài hát này, mình thấy yêu Tổ quốc, đất nước, đồng bào hơn và cảm thấy đau trước hành động xâm lăng (của Trung Quốc) và trước hành động tàn bạo của lực lượng công an Việt Nam đối với người yêu nước.
Trà Mi: Còn về tác động của bản án mà họ đang lãnh chịu?
Lê Sài Gòn: Về bản án, mình đau lòng và xấu hổ thay cho luật pháp Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam.
Trang Sài Gòn: Các bài hát này được giới trẻ rất yêu thích và ngày càng được các bạn nghe nhiều hơn.
Các bạn trẻ đã tìm được tới hai bài hát này rồi thì chính các bạn phải đi tìm cho mình sự thật trong xã hội này như thế nào, các bạn sẽ hiểu được tình hình đất nước như thế nào. Chính các bạn phải đứng lên đấu tranh cho sự thật, cho đất nước Việt Nam này.
Việt Sài Gòn: Bản án này đúng là tác dụng ngược. Cho dù nó có nặng thế nào cũng không răn đe được đối với người trẻ và dân Việt có ý thức với dân tộc Việt. Chẳng hạn như chính bản thân tôi và bạn bè tôi cũng chẳng sợ gì, vẫn nghe và loan truyền các bài hát đó bình thường.
Trà Mi: Khi người nhạc sĩ viết ra những tâm tư thổn thức, những bức xúc đó, họ mong muốn được chính quyền, những người hữu trách, lắng nghe những tâm tình của họ, lắng nghe cảm nhận trong lòng dân Việt thế nào trước những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Nhưng những thổn thức đó đã không được lắng nghe mà ngược lại còn bị trừng phạt bằng án tù. Phải chăng mong muốn của hai tác giả Việt Khang và Anh Bình cũng bị tác dụng ngược như chính bản án nhà nước đưa ra cho họ?
Việt Sài Gòn: Một nhà độc tài thì có bao giờ nghe ý kiến của người khác? Nói đúng hay sai gì họ cũng chẳng nghe.
Trà Mi: Trước sự phản tác dụng đó, nên chăng thể hiện tâm tư của mình qua các tác phẩm cho dù bằng hình thức nào đi chăng nữa cũng chỉ có những tác dụng ngược, rước họa vào thân mà thôi?
Vũ Hà Nội: Qua các tác phẩm của họ, ta thấy được nhiệt huyết của họ dành cho đất nước. Sẽ có một Việt Khang hay Trần Vũ Anh Bình thứ hai chăng? Đó cũng là điều tôi trăn trở về đất nước này.
Việt Sài Gòn: Sáng tác của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, giới cầm quyền có nghe hay không, điều đó không quan trọng. Quan trọng là người dân nghe, đó là điều tốt. Hiện tại dân nghe rất nhiều. Cho nên, họ mới sợ và tìm cách bắt, bỏ tù hai nhạc sĩ này.
Trà Mi: Hai nhạc sĩ này ngay sau phiên sơ thẩm đã quyết định không kháng án. Một bản án mà mọi người cho là bất công nhưng chính người trong cuộc lại không kháng cáo, kháng án. Phản hồi của các bạn thế nào trước việc này?
Lê Sài Gòn: Họ không kháng án không phản ánh rằng họ chấp nhận bản án. Đối với xã hội Việt Nam hiện tại, những chuyện như thế này mình nên hiểu ngược lại. Hai nhạc sĩ viết các bài hát nói lên tình yêu nước, yêu đồng bào nhưng lại bị những bản án nặng nề thế này, mình thấy rất nhục nhã cho nền tư pháp của đất nước.
Trà Mi: Là những người đồng cảm với Việt Khang và Anh Bình, các bạn chia sẻ thông điệp của họ bằng cách nào và như thế nào?
Lê Sài Gòn: Sống trong xã hội Việt Nam lúc này, mình cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của các bài hát này khi vẫn nhan nhản đó sự bất công và đàn áp. Để tiếp bước theo hai nhạc sĩ này, giới trẻ ở Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa rèn luyện tinh thần yêu nước, quan tâm hơn đến đồng bào và hiện tình đất nước để cải thiện thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi vừa gửi đến qúy vị cảm nhận và ý kiến của 4 bạn trẻ trong nước liên quan đến bản án 10 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dành cho Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, tác giả của các ca khúc chống Trung Quốc xâm lược, phản đối cách hành xử của chính quyền và những bất công trong xã hội.
Tạp chí Thanh Niên mời qúy vị và các bạn cùng chia sẻ quan điểm với khách mời của chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Liên hiệp quốc tố cáo Việt Nam vi phạm luật quốc tế
Posted by ttxcc6 on 10/11/2012
Tran Huynh Duy Thuc, Nguyen Tien Trung, Le Cong Dinh
09.11.2012
Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện (UNWGAD)
xác định việc Hà Nội giam giữ 4 nhà dân chủ gồm Lê Công Định, Trần Huỳnh
Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long là tùy tiện, vi phạm luật
quốc tế về quyền con người.Văn kiện Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp vừa nhận được từ Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc nêu rõ UNWGAD yêu cầu Việt Nam sửa sai thể hiện qua việc phóng thích vô điều kiện và đền bù thiệt hại cho các nhà hoạt động vừa kể theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân mà Việt Nam tự nguyện ký kết từ năm 1982.
Tháng giêng năm 2010, 4 nhà dân chủ này bị Hà Nội tuyên án từ 5 tới 16 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ luật Hình sự vì các hoạt động ôn hòa cổ súy dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị và đa đảng tại Việt Nam.
Trường hợp của họ được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam đệ nạp lên Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện tại Geneva.
Chủ tịch Ủy ban, ông Võ Văn Ái cho biết:
“Chúng tôi đệ nạp hồ sơ của 4 vị Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long vào đầu tháng 3/2012.”
Sau khi nhận được hồ sơ vụ việc của Định, Thức, Trung, và Long, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện đã chuyển đạt tới chính quyền Việt Nam hồi giữa tháng ba năm nay.
Đến tháng 7, Hà Nội có thư hồi đáp phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định rằng những người lãnh án tù vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tại cuộc họp hồi cuối tháng 8, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện tuyên bố Việt Nam vi phạm các điều 9, 19, và 21 của Công ước quốc tế khi giam giữ trái phép ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long.
Bác bỏ luận điểm của Việt Nam, UNGWAD nhấn mạnh cho dù việc bắt giam các nhà hoạt động chiếu theo luật pháp Việt Nam, nhưng vấn đề là luật pháp ấy phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà Hà Nội đã tham gia cam kết.
UNGWAD tố cáo một số điều luật về an ninh của Việt Nam mà Hà Nội thường áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến có nội dung mơ hồ, có thể khép tội không chỉ những ai dùng bạo lực cho mục tiêu chính trị mà còn cả những người chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận và quyền tự do bày tỏ quan điểm chính đáng của công dân.
Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc nói quyền được bày tỏ ý kiến kể cả các ý kiến không đồng quan điểm với chính quyền được quy định và bảo vệ bởi điều 19 của Công ước quốc tế.
Ông Võ Văn Ái cho biết những bước kế tiếp có thể diễn ra tiếp sau tuyên bố này của Nhóm Hành động Liên hiệp quốc:
“Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép thông báo cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam rằng họ vừa thông qua ý kiến số 27/2012 tố cáo vi phạm luật quốc tế khi bắt giam các ông Định, Thức, Trung, và Long. Ý kiến này sẽ có phản ánh lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và các báo cáo viên sẽ bắt đầu hoạt động. Qua sự hoạt động đó, tôi chắc chắn rằng họ sẽ có đề xuất yêu cầu Việt Nam chấp nhận sự có mặt của một báo cáo viên đặc nhiệm Liên hiệp quốc đến Việt Nam để điều tra.”
Sau phiên phúc thẩm vào tháng 5/2010, luật sư Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức bị giữ y án lần lượt là 5 và 16 năm tù, ông Lê Thăng Long được giảm từ 5 xuống còn 3 năm rưỡi tù giam. Tháng 6 năm nay, ông Long đã được trả tự do sớm nửa năm trước ngày mãn hạn. Riêng ông Nguyễn Tiến Trung không kháng cáo bản án 7 năm tù giam.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam cho biết đang tiếp tục vận động sự quan tâm của Liên hiệp quốc đối với các nhà bất đồng chính kiến khác đang bị giam cầm tại Việt Nam, mà gần đây nhất là trường hợp của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, nhạc sĩ Việt Khang, và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, những người bị lãnh án từ 4 tới 12 năm tù vì tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=jrM0amG02Hc
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=eg56s7Oo67s
Chuyện Vui: Giáo Sư Ngô Bảo Châu Đầu Hàng Vì Không Giải Được Một Bài Toán Dễ !
Quanlambao
Gs Ngô Bảo Châu là một trong những nhà toán học danh tiếng trên thế
giới được tờ báo Times vinh danh là Top Ten Khoa học gia vào năm 2009
vì đã khám phá ra những điều mới mẻ trong ngành toán học, ông được trao
tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard
Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita (the
fundamental lemma for unitary groups).
Nếu nói về toán học thì Gs Ngô Bảo Châu rất xuất sắc nhưng hỡi ôi ông
ta không giải nổi một bài toán dễ, một đề thi của Bộ Công An đưa ra.
Bài toán như sau :
(1) Nếu em có 2,000 (hai nghìn) tờ truyền đơn.
(2) Số tiền em có được là 2,500,000 (hai triệu năm trăm nghìn) được đổi ra thành 3 mệnh giá của tiền là 5,000 ; 10,000 và 20,000
(3) Mỗi tờ truyền đơn em buộc phải dán một đồng tiền mệnh giá như đã nêu trên, bất cứ mệnh giá nào của 3 đơn vị là 5,000 ; 10,000 và 20,000
Sau khi tôi đưa bài toán nầy cho Giáo sư Ngô Bảo Châu thì ông ta gãi đầu và suy nghĩ … hum hum … Chưa đầy 1 phút sau thì giáo sư Châu trả lời là bài nầy tôi chịu, tôi giải không được vì nó còn khó hơn bài toán Condoms trước đây.
*Ghi chú bài toán Comdoms trước đây là “Nếu em tìm được 2 condoms chưa qua sử dụng được giấu vào sọt rác, đố em tìm ra được thằng nào bỏ vào trong thùng rác đó mà không cần làm toán”
Như vậy cho tới nay vị Giáo Sư Hàng Đầu Thế Giới đã không giải được 2 bài toán dễ và nhất là bài mới đây của Bộ Công An đưa ra được báo chí trong nước rầm rộ đưa lên.
Bài viết của blogger Nguyễn Hồng Kiên cho biết thì ông ta không tính nổi bài toán dễ của bộ Công An vì nếu chúng ta dùng đồng tiền có mệnh giá thấp nhất là 5,000 đồng, đem dán hết thì chỉ dán được 500 tờ, như vậy số truyền đơn còn lại là trên 1,500 tờ vẫn chưa đủ tiền để dán vào nhưng báo chí của chính phủ CSVN đưa tin là vẫn dán được như thế mới tài .
Tôi đã dùng nhiều loại toán học như không gian 3 chiều, đa chiều để xác định vị trí của mọi điểm trong bài toán nầy vẫn chưa tìm ra được câu giải đáp .
Blogger Nguyễn Hồng Kiên đưa ra sự kiện và than thở :
CHỈ HƠI ĐÁNG TIẾC, LÀ VỚI SỰ THẬT MỚI CỦA “TIN TỨC” THÌ… GS NGÔ BẢO CHÂU CŨNG KHÔNG TÍNH RA SỐ TỜ TRUYỀN ĐƠN CÓ DÁN TIỀN
- VOV CHO BIẾT: “Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng đề đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
NHÀ CHÁU ĐÃ THỬ TÍNH:+ NẾU DÁN TOÀN TIỀN MỆNH GIÁ NHỎ NHẤT (5.000VNĐ) VÀO TRUYỀN ĐƠN, THÌ 2.500.000Đ CHỈ ĐƯỢC 500 TỜ.
+ CÒN THEO BÁO PL.TPHCM “Ngày 8-10, Uyên giao Kha số tiền đổi được (khoảng 1,6 triệu đồng)” THÌ CHỈ ĐƯỢC 320 TỜ.
- LÚC 13:33:00 NGÀY 03/11/2012, Vietnam + CHO BIẾT: “CÁC TỜ TRUYỀN ĐƠN ĐƯỢC DÁN VỚI MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM với mệnh giá 5.000 đ, 10.000 đ và 20.000 đồng.” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
- BÁO TIN TỨC KHẲNG ĐỊNH CHI TIẾT HƠN:
”Để việc tán phát truyền đơn có hiệu quả, có nhiều người nhặt truyền đơn, KHA Đà GIAO CHO UYÊN 2,5 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ UYÊN ĐỔI TIỀN có nhiều mệnh giá khác nhau, RỒI KHA DÁN VÀO MẶT SAU CỦA HƠN 2.OOO TỜ TRUYỀN ĐƠN, MỖI TỜ MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM CÓ MỆNH GIÁ 20.000Đ, 10.000Đ HOẶC 5.000Đ”Trên thế giới có 7 bài toán được mệnh danh là bài toán của thiên niên kỷ đã từng làm bó tay những trí tuệ hàng đầu thế giới trong suốt một thời gian dài. Chỉ cần chứng minh được 1 trong số 7 giả thuyết này, các bạn sẽ có ngay 1 triệu USD. Quí vị biết là những bài toán khó như “Giả thuyết Poincaré” của Henri Poincare do ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20.
Nếu chúng ta đưa 2 bài toán ra so sánh thì bài “Giả thuyết Poincaré” mà các nhà toán trên thế giới cho là bài toán khó của thế kỹ 20 thì không thể nào KHÓ hơn được bài toán của Bộ Công An CSVN vừa đưa ra .
Hương Giang Blog
Bài toán như sau :
(1) Nếu em có 2,000 (hai nghìn) tờ truyền đơn.
(2) Số tiền em có được là 2,500,000 (hai triệu năm trăm nghìn) được đổi ra thành 3 mệnh giá của tiền là 5,000 ; 10,000 và 20,000
(3) Mỗi tờ truyền đơn em buộc phải dán một đồng tiền mệnh giá như đã nêu trên, bất cứ mệnh giá nào của 3 đơn vị là 5,000 ; 10,000 và 20,000
Sau khi tôi đưa bài toán nầy cho Giáo sư Ngô Bảo Châu thì ông ta gãi đầu và suy nghĩ … hum hum … Chưa đầy 1 phút sau thì giáo sư Châu trả lời là bài nầy tôi chịu, tôi giải không được vì nó còn khó hơn bài toán Condoms trước đây.
*Ghi chú bài toán Comdoms trước đây là “Nếu em tìm được 2 condoms chưa qua sử dụng được giấu vào sọt rác, đố em tìm ra được thằng nào bỏ vào trong thùng rác đó mà không cần làm toán”
Như vậy cho tới nay vị Giáo Sư Hàng Đầu Thế Giới đã không giải được 2 bài toán dễ và nhất là bài mới đây của Bộ Công An đưa ra được báo chí trong nước rầm rộ đưa lên.
Bài viết của blogger Nguyễn Hồng Kiên cho biết thì ông ta không tính nổi bài toán dễ của bộ Công An vì nếu chúng ta dùng đồng tiền có mệnh giá thấp nhất là 5,000 đồng, đem dán hết thì chỉ dán được 500 tờ, như vậy số truyền đơn còn lại là trên 1,500 tờ vẫn chưa đủ tiền để dán vào nhưng báo chí của chính phủ CSVN đưa tin là vẫn dán được như thế mới tài .
Tôi đã dùng nhiều loại toán học như không gian 3 chiều, đa chiều để xác định vị trí của mọi điểm trong bài toán nầy vẫn chưa tìm ra được câu giải đáp .
Blogger Nguyễn Hồng Kiên đưa ra sự kiện và than thở :
CHỈ HƠI ĐÁNG TIẾC, LÀ VỚI SỰ THẬT MỚI CỦA “TIN TỨC” THÌ… GS NGÔ BẢO CHÂU CŨNG KHÔNG TÍNH RA SỐ TỜ TRUYỀN ĐƠN CÓ DÁN TIỀN
- VOV CHO BIẾT: “Uyên còn nhận 2,5 triệu đồng đề đổi ra tiền mệnh giá nhỏ, dán vào các tờ truyền đơn này để thu hút sự chú ý của người đi đường.” (http://vov.vn/Phap-luat/Bat-hai-doi-tuong-rai-truyen-don-chong-pha-Nha-nuoc/232669.vov)
NHÀ CHÁU ĐÃ THỬ TÍNH:+ NẾU DÁN TOÀN TIỀN MỆNH GIÁ NHỎ NHẤT (5.000VNĐ) VÀO TRUYỀN ĐƠN, THÌ 2.500.000Đ CHỈ ĐƯỢC 500 TỜ.
+ CÒN THEO BÁO PL.TPHCM “Ngày 8-10, Uyên giao Kha số tiền đổi được (khoảng 1,6 triệu đồng)” THÌ CHỈ ĐƯỢC 320 TỜ.
- LÚC 13:33:00 NGÀY 03/11/2012, Vietnam + CHO BIẾT: “CÁC TỜ TRUYỀN ĐƠN ĐƯỢC DÁN VỚI MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM với mệnh giá 5.000 đ, 10.000 đ và 20.000 đồng.” (http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-2-doi-tuong-tuyen-truyen-chong-Nha-nuoc/201211/166877.vnplus)
- BÁO TIN TỨC KHẲNG ĐỊNH CHI TIẾT HƠN:
”Để việc tán phát truyền đơn có hiệu quả, có nhiều người nhặt truyền đơn, KHA Đà GIAO CHO UYÊN 2,5 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ UYÊN ĐỔI TIỀN có nhiều mệnh giá khác nhau, RỒI KHA DÁN VÀO MẶT SAU CỦA HƠN 2.OOO TỜ TRUYỀN ĐƠN, MỖI TỜ MỘT TỜ TIỀN VIỆT NAM CÓ MỆNH GIÁ 20.000Đ, 10.000Đ HOẶC 5.000Đ”Trên thế giới có 7 bài toán được mệnh danh là bài toán của thiên niên kỷ đã từng làm bó tay những trí tuệ hàng đầu thế giới trong suốt một thời gian dài. Chỉ cần chứng minh được 1 trong số 7 giả thuyết này, các bạn sẽ có ngay 1 triệu USD. Quí vị biết là những bài toán khó như “Giả thuyết Poincaré” của Henri Poincare do ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20.
Nếu chúng ta đưa 2 bài toán ra so sánh thì bài “Giả thuyết Poincaré” mà các nhà toán trên thế giới cho là bài toán khó của thế kỹ 20 thì không thể nào KHÓ hơn được bài toán của Bộ Công An CSVN vừa đưa ra .
Hương Giang Blog
Công nhân khổ vì lương thấp, ăn thiếu chất
(ngày xưa đọc sách giáo khoa sử, hình như đoạn viết về thực dân Pháp nó cũng rưa rứa hỉ?????)
–
Khảo sát thực tế tiền lương và thực trạng bữa ăn ca của người lao động
trong các doanh nghiệp cho thấy, bữa ăn của công nhân rất mất vệ sinh và
lương chưa đủ sống.
15% lao động sống dưới mức tối thiểu
Ông Đặng Quang Hợp, chuyên viên cao cấp của Viện Công nhân công đoàn, cho biết, cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 6/2012 tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đại diện cho bốn vùng lương trong cả nước. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện 2.000 phiếu hỏi đối với người lao động, chủ yếu là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất trên nhiều lĩnh vực (dệt may, da giày, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử… ) để tìm hiểu về tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động và chi phí cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ.
Theo ông Hợp, kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương cơ bản của người lao động cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng từ 39-53%. Trong đó, tiền lương thực nhận trung bình của người lao động thường cao hơn so với lương cơ bản từ 10-20%, đạt mức trung bình 2,86 triệu đồng/tháng. Cụ thể, tiền lương trung bình của vùng I là 3,312 triệu đồng; vùng II là 2,94 triệu đồng; vùng III là 2,75 triệu đồng; vùng IV là 2,45 triệu đồng.
Theo loại hình doanh nghiệp, DNNN có tiền lương trung bình là 3,56 triệu đồng; doanh nghiệp FDI hơn 2,67 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh 2,83 triệu đồng.
Tính về nhóm ngành nghề, lương cao nhất thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng với 3,53 triệu đồng/tháng; thấp nhất là da giày, chỉ 2,58 triệu đồng/tháng.
Tính về tổng thu nhập/tháng, cao nhất là DNNN đạt gần 4,5 triệu đồng;
FDI hơn 3,7 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh gần 3,5 triệu đồng.
Khi được hỏi, liệu người lao động có hài lòng với công việc và thu nhập của mình không? Chỉ có 0,8% trả lời rất hài lòng, trong khi có tới 28,5% nói không hài lòng và hơn 57% nói tạm hài lòng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chi tiêu của một gia đình người lao động (gồm 3 người) khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Với mức chi tiêu này, tiền lương tối thiểu theo vùng mới chỉ đáp ứng từ 40-46% chi tiêu của người lao động. Cụ thể, mức sống tối thiểu để đảm bảo người lao động có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động tính theo vùng: vùng I là 3,76 triệu đồng; vùng II là 3,51 triệu đồng; vùng III là 3,17 triệu đồng; vùng IV là 2,48 triệu đồng.
“Nếu so sánh với mức chi tiêu thực tế, vẫn còn khoảng 14,5% người lao động có mức chi tiêu ở dưới mức sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng được 49-56% mức sống tối thiểu của người lao động. Nếu so với các mức lương tối thiểu do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cũng chỉ đạt được 67%-75,7% (theo phương án một) hoặc 61,5-72,4% (phương án hai) mức sống tối thiểu” – ông Hợp cho biết.
Bữa ăn thiếu chất, mất vệ sinh
Ông Trần Ngọc Ánh – chuyên viên cáo cấp Viện Công nhân công đoàn cho hay,khảo sát thực trạng bữa ăn ca của tại 12 tỉnh, thành phố cho thấy, đa số các doanh nghiệp khảo sát hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động với mức bình quân mỗi suất ăn là 13.900 đồng/hoặc khoảng 368.000 đồng/tháng. Trong đó, có 25% số người lao động cho biết mức ăn giữa ca là 9.000 đồng; 46,5% hỗ trợ mức 13.000 đồng và 28,5% mức 20.000 đồng. Vùng I đạt mức cao nhất là 15.000 đồng trong khi vùng IV chỉ đạt 13.000 đồng/bữa.
“Có 10,4% người lao động được hỗ trợ một nửa tiền ăn ca với mức trung
bình là 8.000 đồng. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp chỉ hỗ trợ 5.000
đồng, còn lại người phải tự đóng góp” – ông Ánh nói.
Về lượng bữa ăn giữa ca, người lao động trong doanh nghiệp FDI và công ty cổ phần phải ăn uống kham khổ so với người lao động làm việc trong các DNNN. Cụ thể, có tới 24,3% số người lao động ở công ty cổ phần và 37,5% người lao động ở doanh nghiệp FDI cho biết bữa ăn của họ thường thiếu thức ăn. Còn về bữa ăn giữa ca, có tới gần 15% người lao động cho rằng thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng.
Xét về hình thức tổ chức bữa ăn, tại các doanh nghiệp thuê dịch vụ ngoài cung cấp bữa ăn, có 22% người lao động cho rằng thức ăn không đảm bảo. Về lượng gạo, tỷ lệ người lao động tại doanh nghiệp thuê ngoài cung cấp cho rằng không đảm bảo cũng cao gấp hai lần tại doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn. Khi được hỏi, đa phần người lao động cho rằng, nếu nấu ăn tại chỗ sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn hẳn so với hình thức thuê dịch vụ bên ngoài.
Đặc biệt, doanh nghiệp FDI bị phàn nàn về bữa ăn mất vệ sinh cao nhất, chiếm tới hơn 41%; công ty cổ phần là hơn 31%. Do đó, tuy số lượng người lao động khảo sát bị nhiễm độc chỉ chiếm khoảng 2,5% song hầu hết họ đều lo sợ nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người lao động tại một số KCN mới chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng. Bữa ăn của người lao động không chỉ thấp về chất lượng mà còn nghèo về giá trị dinh dưỡng. Trong thành phần bữa ăn chỉ có 12% lượng protein, 16% chất béo, còn lại là chất bột (gạo, ngô, khoai).
Còn số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, tại các KCN-KCX những năm gần đây, có từ 11-20 vụ ngộ độc/năm với trung bình 1.500 người mắc ngộ độc. Trong đó, các bếp ăn tập thể ở miền Nam chiếm 1/3 số vụ.
Nguyễn Hà
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/96269/cong-nhan-kho-vi-luong-thap–an-thieu-chat.html
Công nhân kiệt sức vì tăng ca, dinh dưỡng kém
Ngành than ‘đói’ vốn, công nhân đói ăn
Phát hiện giòi trong cơm của công nhân
Cơm công nhân: Giá 15 ngàn đồng còn bị ăn bớt
Đây là kết quả khảo sát do Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) triển kha vài công bố kết quả ngày 9/11.Ngành than ‘đói’ vốn, công nhân đói ăn
Phát hiện giòi trong cơm của công nhân
Cơm công nhân: Giá 15 ngàn đồng còn bị ăn bớt
15% lao động sống dưới mức tối thiểu
Ông Đặng Quang Hợp, chuyên viên cao cấp của Viện Công nhân công đoàn, cho biết, cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 6/2012 tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đại diện cho bốn vùng lương trong cả nước. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện 2.000 phiếu hỏi đối với người lao động, chủ yếu là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất trên nhiều lĩnh vực (dệt may, da giày, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử… ) để tìm hiểu về tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động và chi phí cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ.
Theo ông Hợp, kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương cơ bản của người lao động cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng từ 39-53%. Trong đó, tiền lương thực nhận trung bình của người lao động thường cao hơn so với lương cơ bản từ 10-20%, đạt mức trung bình 2,86 triệu đồng/tháng. Cụ thể, tiền lương trung bình của vùng I là 3,312 triệu đồng; vùng II là 2,94 triệu đồng; vùng III là 2,75 triệu đồng; vùng IV là 2,45 triệu đồng.
Theo loại hình doanh nghiệp, DNNN có tiền lương trung bình là 3,56 triệu đồng; doanh nghiệp FDI hơn 2,67 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh 2,83 triệu đồng.
Tính về nhóm ngành nghề, lương cao nhất thuộc lĩnh vực giao thông, xây dựng với 3,53 triệu đồng/tháng; thấp nhất là da giày, chỉ 2,58 triệu đồng/tháng.
Lương thấp, công nhân dè xẻn chi tiêu (ảnh Phụ nữ TP.HCM) |
Khi được hỏi, liệu người lao động có hài lòng với công việc và thu nhập của mình không? Chỉ có 0,8% trả lời rất hài lòng, trong khi có tới 28,5% nói không hài lòng và hơn 57% nói tạm hài lòng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chi tiêu của một gia đình người lao động (gồm 3 người) khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Với mức chi tiêu này, tiền lương tối thiểu theo vùng mới chỉ đáp ứng từ 40-46% chi tiêu của người lao động. Cụ thể, mức sống tối thiểu để đảm bảo người lao động có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động tính theo vùng: vùng I là 3,76 triệu đồng; vùng II là 3,51 triệu đồng; vùng III là 3,17 triệu đồng; vùng IV là 2,48 triệu đồng.
“Nếu so sánh với mức chi tiêu thực tế, vẫn còn khoảng 14,5% người lao động có mức chi tiêu ở dưới mức sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng được 49-56% mức sống tối thiểu của người lao động. Nếu so với các mức lương tối thiểu do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cũng chỉ đạt được 67%-75,7% (theo phương án một) hoặc 61,5-72,4% (phương án hai) mức sống tối thiểu” – ông Hợp cho biết.
Bữa ăn thiếu chất, mất vệ sinh
Ông Trần Ngọc Ánh – chuyên viên cáo cấp Viện Công nhân công đoàn cho hay,khảo sát thực trạng bữa ăn ca của tại 12 tỉnh, thành phố cho thấy, đa số các doanh nghiệp khảo sát hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động với mức bình quân mỗi suất ăn là 13.900 đồng/hoặc khoảng 368.000 đồng/tháng. Trong đó, có 25% số người lao động cho biết mức ăn giữa ca là 9.000 đồng; 46,5% hỗ trợ mức 13.000 đồng và 28,5% mức 20.000 đồng. Vùng I đạt mức cao nhất là 15.000 đồng trong khi vùng IV chỉ đạt 13.000 đồng/bữa.
Bữa cơm đạm bạc của công nhân (ảnh Phụ nữ TP.HCM) |
Về lượng bữa ăn giữa ca, người lao động trong doanh nghiệp FDI và công ty cổ phần phải ăn uống kham khổ so với người lao động làm việc trong các DNNN. Cụ thể, có tới 24,3% số người lao động ở công ty cổ phần và 37,5% người lao động ở doanh nghiệp FDI cho biết bữa ăn của họ thường thiếu thức ăn. Còn về bữa ăn giữa ca, có tới gần 15% người lao động cho rằng thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng.
Xét về hình thức tổ chức bữa ăn, tại các doanh nghiệp thuê dịch vụ ngoài cung cấp bữa ăn, có 22% người lao động cho rằng thức ăn không đảm bảo. Về lượng gạo, tỷ lệ người lao động tại doanh nghiệp thuê ngoài cung cấp cho rằng không đảm bảo cũng cao gấp hai lần tại doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn. Khi được hỏi, đa phần người lao động cho rằng, nếu nấu ăn tại chỗ sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn hẳn so với hình thức thuê dịch vụ bên ngoài.
Đặc biệt, doanh nghiệp FDI bị phàn nàn về bữa ăn mất vệ sinh cao nhất, chiếm tới hơn 41%; công ty cổ phần là hơn 31%. Do đó, tuy số lượng người lao động khảo sát bị nhiễm độc chỉ chiếm khoảng 2,5% song hầu hết họ đều lo sợ nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người lao động tại một số KCN mới chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng. Bữa ăn của người lao động không chỉ thấp về chất lượng mà còn nghèo về giá trị dinh dưỡng. Trong thành phần bữa ăn chỉ có 12% lượng protein, 16% chất béo, còn lại là chất bột (gạo, ngô, khoai).
Còn số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, tại các KCN-KCX những năm gần đây, có từ 11-20 vụ ngộ độc/năm với trung bình 1.500 người mắc ngộ độc. Trong đó, các bếp ăn tập thể ở miền Nam chiếm 1/3 số vụ.
Nguyễn Hà
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/96269/cong-nhan-kho-vi-luong-thap–an-thieu-chat.html
Học sinh ngất xỉu hàng loạt tại Thành phố hồ chí minh: Học nhiều, ăn ít
(hài vãi với mấy ông bà "tâm thần", đói => xỉu thì ai chả biết, gì gì mà rối loạn phân ly tập thể, ngày xưa mọi thứ đều "tập thể" cả đó!!!!!!!!!)
> Học sinh ngất xỉu hàng loạt
TP – Có tới 80% trong số học sinh THPT ở trường An Nghĩa huyện Cần Giờ (TPHCM) ngất xỉu là do suy dinh dưỡng kèm “hội chứng rối loạn phân ly tập thể”.
Theo thầy Ngô Tấn Hưng, Hiệu trưởng nhà trường, nữ sinh ngất xỉu bắt đầu từ tháng 10 và chỉ lẻ tẻ vài em, đến đầu tháng 11 thì ngất đồng loạt. Đỉnh điểm là buổi chào cờ đầu tuần, sáng 5-11, bất ngờ một nữ sinh lớp 11 ngất xỉu, sau đó khoảng hơn 50 nữ sinh của cả 3 khối 10, 11, 12 đồng loạt ngất theo.
Hiện tượng này kéo dài từ đó tới ngày 9-11, tổng số 75 em. “Chỉ cần một em xỉu tức thì các em khác – dù đang khỏe mạnh – cũng xỉu theo” – thầy Hưng nói.
Bác sĩ Vũ Kim Hoàn – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Tâm thần TPHCM cho biết, quá trình khảo sát cho thấy, một số em có biểu hiện rối loạn tâm thần: “Một số em có tiền sử bệnh động kinh, một số khác có rối loạn tâm lý. Cũng không loại trừ nguyên nhân học sinh thấy bạn mình bị ngất được quan tâm nên mình cũng muốn như vậy, bởi vậy chúng tôi nghĩ đây là hội chứng phân ly tập thể”.
Cô Trần Thị Tâm, giáo viên môn Hóa của trường nói, không chỉ trường An Nghĩa mà tất cả trường ở huyện Cần Giờ đều có học sinh ngất xỉu, nhưng số lượng ít hơn.
“Trong lúc sinh hoạt dưới cờ, bỗng một em ngất xỉu, sau đó các em khác thấy khó thở, tay chân run lên rồi ngất theo” – cô Tâm kể.
Tình trạng này diễn ra đồng loạt ở các khối. Thầy Hưng cho biết, trường đã có biện pháp cách ly khi xảy ra sự cố, đồng thời phát sữa và đồ ăn sáng cho các em bị ngất xỉu có thể trạng yếu, để tránh… ngất dây chuyền.
Theo thầy Hưng, học sinh thường nhịn ăn sáng, hoặc có ăn cũng chỉ là bánh ngọt. Buổi trưa, các em lang thang đâu đó, tới giờ thì vào học.
“Học sinh của trường đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm xa gửi con cho người thân. Phụ huynh cho con tiền mà không biết con có ăn hay không. Có lẽ do các em nhịn ăn nên mới ngất”- bà Thơm bán nước tại cổng trường nói.
“Sáng em ít khi ăn, trưa đói mới ăn. Nếu không đói, bọn em uống trà sữa tới giờ học vào học. Tiền để mua truyện đọc”- em Nguyễn Thu Hương, lớp 12A4, trường An Nghĩa nói.
Học nhiều, ăn ít
Mặc dù các chuyên gia tâm thần cho rằng, bước đầu có thể thấy học sinh ngất xỉu hàng loạt do hội chứng rối loạn phân ly tập thể, song theo khảo sát về chế độ dinh dưỡng của học sinh trường này, bác sĩ Nguyễn Thị Nga Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng thuộc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, có một nửa trong tổng số học sinh bị ngất xỉu không được đáp ứng đủ Kcal trong bữa ăn sáng.
Theo bác sĩ Hương, mỗi học sinh chỉ được đáp ứng 200 – 300Kcal trong
mỗi bữa ăn sáng, trong khi chế độ dinh dưỡng cần cung cấp ở mức 600 –
700Kcal/học sinh/bữa ăn sáng.
Bác sĩ Hương cho biết, ngoài một số em ngất xỉu gầy còm, 4 học sinh bị ngất xỉu phải nằm ở phòng y tế có biểu hiện thiếu máu, mặt xanh xao.
“Khi được hỏi, một số học sinh cho rằng, buổi sáng chỉ ăn mì gói, hoặc nhịn luôn. Ăn mì gói thì cao nhất chỉ cung cấp khoảng 300Kcal, trong khi cơ thể cần 700Kcal/bữa sáng. Sau một đêm ngủ dậy, các em không ăn sáng mà vận dụng trí óc để học và làm bài nên ngất xỉu càng dễ xảy ra hơn” – bác sĩ Hương cho biết.
Trao đổi với Tiền Phong, BS Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM – cho biết, nghiên cứu cũng cho thấy học sinh THPT ở TPHCM bị suy dinh dưỡng ở mức đáng báo động.
“Có gần 1/4 học sinh THPT bỏ bữa ăn sáng vì không kịp thời gian, vào học sớm, bài vở nhiều, nhất là các đợt thi cử, khiến các em bị suy dinh dưỡng” – bác sĩ Diệp nói.
Khảo sát trên 1.404 học sinh THPT tại TPHCM để tìm hiểu khả năng nhận thức vóc dáng bản thân, thói quen ăn uống và kiến thức cơ bản về phòng chống thiếu máu của đối tượng này, các chuyên gia ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, học sinh có thói quen không ăn sáng chiếm gần 18%; không ăn trưa 2,6% và không ăn tối là 2,4%.
“Tỷ lệ học sinh nội thành bỏ bữa ăn sáng chiếm đến 20,3%, cao gấp đôi học sinh ngoại thành là 11,7% và vùng ven là hơn 11%” – bác sĩ Diệp cho hay.
Lê Nguyễn – Gia Huy
http://www.tienphong.vn/giao-duc/599377/Hoc-nhieu-an-it-tpp.html
TP – Có tới 80% trong số học sinh THPT ở trường An Nghĩa huyện Cần Giờ (TPHCM) ngất xỉu là do suy dinh dưỡng kèm “hội chứng rối loạn phân ly tập thể”.
Nhà trường bán đồ ăn đảm bảo vệ sinh cho các em. Ảnh: Gia Huy.
Ngất dây chuyềnTheo thầy Ngô Tấn Hưng, Hiệu trưởng nhà trường, nữ sinh ngất xỉu bắt đầu từ tháng 10 và chỉ lẻ tẻ vài em, đến đầu tháng 11 thì ngất đồng loạt. Đỉnh điểm là buổi chào cờ đầu tuần, sáng 5-11, bất ngờ một nữ sinh lớp 11 ngất xỉu, sau đó khoảng hơn 50 nữ sinh của cả 3 khối 10, 11, 12 đồng loạt ngất theo.
Hiện tượng này kéo dài từ đó tới ngày 9-11, tổng số 75 em. “Chỉ cần một em xỉu tức thì các em khác – dù đang khỏe mạnh – cũng xỉu theo” – thầy Hưng nói.
Bác sĩ Vũ Kim Hoàn – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Tâm thần TPHCM cho biết, quá trình khảo sát cho thấy, một số em có biểu hiện rối loạn tâm thần: “Một số em có tiền sử bệnh động kinh, một số khác có rối loạn tâm lý. Cũng không loại trừ nguyên nhân học sinh thấy bạn mình bị ngất được quan tâm nên mình cũng muốn như vậy, bởi vậy chúng tôi nghĩ đây là hội chứng phân ly tập thể”.
Cô Trần Thị Tâm, giáo viên môn Hóa của trường nói, không chỉ trường An Nghĩa mà tất cả trường ở huyện Cần Giờ đều có học sinh ngất xỉu, nhưng số lượng ít hơn.
“Trong lúc sinh hoạt dưới cờ, bỗng một em ngất xỉu, sau đó các em khác thấy khó thở, tay chân run lên rồi ngất theo” – cô Tâm kể.
Tình trạng này diễn ra đồng loạt ở các khối. Thầy Hưng cho biết, trường đã có biện pháp cách ly khi xảy ra sự cố, đồng thời phát sữa và đồ ăn sáng cho các em bị ngất xỉu có thể trạng yếu, để tránh… ngất dây chuyền.
Theo thầy Hưng, học sinh thường nhịn ăn sáng, hoặc có ăn cũng chỉ là bánh ngọt. Buổi trưa, các em lang thang đâu đó, tới giờ thì vào học.
“Học sinh của trường đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm xa gửi con cho người thân. Phụ huynh cho con tiền mà không biết con có ăn hay không. Có lẽ do các em nhịn ăn nên mới ngất”- bà Thơm bán nước tại cổng trường nói.
“Sáng em ít khi ăn, trưa đói mới ăn. Nếu không đói, bọn em uống trà sữa tới giờ học vào học. Tiền để mua truyện đọc”- em Nguyễn Thu Hương, lớp 12A4, trường An Nghĩa nói.
Học nhiều, ăn ít
Mặc dù các chuyên gia tâm thần cho rằng, bước đầu có thể thấy học sinh ngất xỉu hàng loạt do hội chứng rối loạn phân ly tập thể, song theo khảo sát về chế độ dinh dưỡng của học sinh trường này, bác sĩ Nguyễn Thị Nga Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng thuộc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, có một nửa trong tổng số học sinh bị ngất xỉu không được đáp ứng đủ Kcal trong bữa ăn sáng.
Học sinh bỏ bữa ăn sáng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cơ thể và quá trình học tập. Khi bỏ bữa sáng cơ thể mệt mỏi, ngủ gục, hạ canxi đường huyết, gây suy dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến không đủ chất cho não hoạt động, nhất là đường glucose. |
Bác sĩ Hương cho biết, ngoài một số em ngất xỉu gầy còm, 4 học sinh bị ngất xỉu phải nằm ở phòng y tế có biểu hiện thiếu máu, mặt xanh xao.
“Khi được hỏi, một số học sinh cho rằng, buổi sáng chỉ ăn mì gói, hoặc nhịn luôn. Ăn mì gói thì cao nhất chỉ cung cấp khoảng 300Kcal, trong khi cơ thể cần 700Kcal/bữa sáng. Sau một đêm ngủ dậy, các em không ăn sáng mà vận dụng trí óc để học và làm bài nên ngất xỉu càng dễ xảy ra hơn” – bác sĩ Hương cho biết.
Trao đổi với Tiền Phong, BS Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM – cho biết, nghiên cứu cũng cho thấy học sinh THPT ở TPHCM bị suy dinh dưỡng ở mức đáng báo động.
“Có gần 1/4 học sinh THPT bỏ bữa ăn sáng vì không kịp thời gian, vào học sớm, bài vở nhiều, nhất là các đợt thi cử, khiến các em bị suy dinh dưỡng” – bác sĩ Diệp nói.
Khảo sát trên 1.404 học sinh THPT tại TPHCM để tìm hiểu khả năng nhận thức vóc dáng bản thân, thói quen ăn uống và kiến thức cơ bản về phòng chống thiếu máu của đối tượng này, các chuyên gia ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, học sinh có thói quen không ăn sáng chiếm gần 18%; không ăn trưa 2,6% và không ăn tối là 2,4%.
“Tỷ lệ học sinh nội thành bỏ bữa ăn sáng chiếm đến 20,3%, cao gấp đôi học sinh ngoại thành là 11,7% và vùng ven là hơn 11%” – bác sĩ Diệp cho hay.
Lê Nguyễn – Gia Huy
http://www.tienphong.vn/giao-duc/599377/Hoc-nhieu-an-it-tpp.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét