Đinh tấn Lực :Khủng Bố Đúng Quy Trình
Khủng Bố Đúng Quy Trình
. Đinh Tấn Lực“Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm chủ tương lai đó, vì chúng ta không phải những người ưa bạo lực như vẫn tưởng trong đấu trường chính trị, chúng ta không phải những kẻ chỉ nói chơi như nhiều người vẫn nghĩ…”. Barack Obama – trích Diễn văn Thắng cử Nhiệm kỳ II – 2012.Cái mớ “Nhiều người vẫn nghĩ” đó là những ai?
Chắc chắn vị tổng thống vừa mới tái đắc cử của nước Mỹ không nhắm vào một loài động vật dày mặt hơn mông (bám ghế) ở bên kia nửa vòng trái đất. Họ chẳng là cái đinh gỉ gì trong cuộc bầu cử sít sao đến đứng tim cử tri cả nước Mỹ hôm qua. Vậy cớ sao người Việt đọc/nghe đoạn trích dẫn từ bài diễn văn thắng cử ấy cứ lập tức nghĩ ngay đến dàn lãnh đạo thường xuyên hùng hồn tuyên bố những lời có gắn quạt tai voi khiến cử tọa chết cười?
Có phải những kẻ hay đùa thường bảo người khác “chỉ nói chơi”?
Và ngược lại, cũng chưa bao giờ nhà nước ở đây phải tự thanh minh bằng cụm từ “đúng quy trình” như thời này. Cứ nhấp chuột google thử cụm từ này, bạn sẽ có “About 6,920,000 results (0.21 seconds)”.
Ráp cả hai chiều “nói chơi” và “đúng quy trình” vừa kể, cộng thêm phương thức hữu hiệu hàng đầu để bộ CA tiếp thu ngân sách tưởng thưởng theo nghị định 169-2007-NĐ-CP… có khi lại bật ra đâu đó một nỗ lực mới toanh của công an xứ này: Xuất bản quyển Việt Nam An Ninh Tân Từ Điển.
Qua đó, ngay cả vị tổng thống vừa mới tái đắc cử của Mỹ cũng cần phải học lại những định nghĩa cập nhật của từ khủng bố.
Khủng Bố Thả Chữ
Gần cuối năm 2007, ngay vào lúc Trung Quốc đang thị trấn hóa các quần đảo của ta ngoài biển Đông, và Thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng mới vừa khẳng định nhà nước VN không bắt giữ những người bất đồng chính kiến, thì đến ngày 17-11-2007, bộ CA dồn sức tung quân ra vây bắt sáu tay trùm khủng bố với tang chứng ngay tại hiện trường là 8000 bì thư và 7000 tờ rơi báo động hiểm họa Bắc thuộc lần cuối cùng.Ngày 23-11-2007, CA cửa khẩu Tân Sơn Nhất tự nhét một khẩu Ruger và 1 gấp đạn 13 viên vào ngăn kéo bên ngoài va-li không khóa của một đôi vợ chồng Việt kiều về nước ăn Tết (bị thất lạc hành lý và nhờ CA nỗ lực tìm thấy), để ghép tội đồng lõa khủng bố với sáu người bị bắt vì mấy ngàn tờ giấy và bì thư nói trên.
Các bài báo ra ngày 27, 28 và 29-11-2007, trên các tờ Hà Nội Mới, CAND, CANDonline, CATP, QĐND… mỗi bài đều có đúng 11 từ “khủng bố”. Bài báo Nhân Dân có 5 từ. Bài báo SGGP ngày 27 có 10 từ, ngày 28 có 6 từ. Ngay cả bài báo Anh ngữ của VietnamNet cũng có 7 từ “terrorist”. Sau đó, hệ thống truyền thanh và truyền hình lặp lại các bản tin này nhiều lần, nhiều nơi, với mục đích là để nhấn mạnh tội trạng khủng bố hầu áp dụng điều 84 của Bộ luật hình sự Việt Nam:
“chúng chuyển sang hình thức gửi truyền đơn, huy hiệu mặc dù thực chất hành vi này vẫn chỉ là một trong những hành vi khủng bố…”.
Sau đó là sự chứng kiến của Tổng lãnh sự Mỹ và Pháp, khi đảng và nhà nước này phải long trọng đưa các tay trùm khủng bố bằng tờ rơi ra tận sân bay để quay về xứ tạm dung của họ.
Suýt tí nữa thì kịch bản “khủng bố thả chữ – công an thả súng” này đã đoạt giải Oscar 2007 về loại phim tài liệu dưới phân mục Chứng Cứ Đẻ Rơi.
Khủng Bố Thả Diều
Ngày 19-02-2012, Công an tỉnh Phú Yên đột nhập vào Khu du lịch sinh thái Đá Bia, thuộc Công ty TNHH Quỳnh Long, nhằm thực hiện thắng lợi một “Cuộc tấn công vào căn cứ chỉ huy núi Đá Bia hôm Chủ nhật đã tiêu diệt cơ sở trung ương của tổ chức phản động”.Các bản tin có cùng một số chi tiết từ hồ sơ “chuyên án C611” về số lượng Chứng Cứ Đẻ Rơi như nhau: Hàng trăm tài liệu về nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn, cùng với 19 kíp nổ (loại phá đá núi làm nền nhà), 10 máy bộ đàm, 2 máy tính cầm tay, máy chụp hình, máy thu video, 12 ngàn đô-la và gần 190 triệu đồng Việt Nam.
Ngày 04-04-2012, nhà nước chuyển tội danh của 18 người bị bắt thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn sang “Âm mưu lật đổ chính quyền”.
Ngày 08-10-2012, Viện KSND tỉnh Phú Yên chính thức truy tố 22 người trong vụ “công án Bia Sơn” với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo chiến lược “tiền sinh thái, hậu tổ đình, bất bạo động”, từ năm 2003 đến khi bị bắt.
Đích thị đây là tổ chức Khủng Bố Bất Bạo Động, tất nhiên, không thể đúng quy trình.
Khủng Bố Thả Thơ
Ngày 14-10-2012, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, phát thanh viên Đoàn Thanh Niên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn của lớp, bị CA bắt đi mất tích.Các sinh viên bạn của Uyên cho biết: “Uyên bị bắt vào khoảng hơn 11 giờ sáng ngày 14 /10/1992. Công an khoảng 10 người mặc thường phục và sắc phục vào dẫn Uyên và những bạn trong nhà trọ đi chỉ nói là để xác minh một số vấn đề rồi về… Ban đầu Uyên bị đưa lên công an Phường Tây Thạnh quận Tân Phú TP.HCM, sau Uyên bị giải lên công an Quận Tân Phú TP.HCM rồi mất tích cho đến nay… Lý do công an bắt Uyên là Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận”.
Truyền đơn của Uyên, hóa ra, là những câu thơ yêu nước làm nức lòng dân nhưng mích lòng nhà nước: “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tàu — Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng”.
Ngày 20-10-2012, các bạn của Phương Uyên đã gởi thư cầu cứu khẩn cấp tới CTN Trương Tấn Sang: “Việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ”.
“Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện không ai mà không biết, thì sinh viên, học sinh suy nghĩ như thế, theo tôi không có gì là nghiêm trọng”. Bà Nguyễn Thị Nhung – thân mẫu SV Phương Uyên.
Ngày 22-10-2012, công an phường Tây Thạnh ngưng chối việc bắt cóc Phương Uyên, và xác nhận là đã đưa cô xuống Long An mà không cho biết lý do hoặc cơ quan nào ở Long An đang giam giữ Phương Uyên.
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, cho biết khi bà tìm được tới nơi con gái đang bị giữ ở trại tạm giam 159 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Tân An, tỉnh Long An, bà không được thăm mà chỉ được phép gửi quà. Bà nói: “Xin gặp không được, xin nhìn con từ xa cũng không được. Cuối cùng, tôi chỉ xin gửi cho con ba chữ ‘Mẹ yêu con’ trên tờ giấy gửi quà, nhưng cho dù tôi năn nỉ thế nào, khóc lóc thế nào, họ vẫn hoàn toàn vô cảm và rất tàn nhẫn”.
Ngày 02-11-2012, đã có 144 nhân sĩ trí thức đồng ký tên một kiến nghị gửi CTN Trương Tấn Sang, đề nghị trả tự do cho SV Nguyễn Phương Uyên: “Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu?”.
Ngày 03-11-2012, Sở 4T/TP đã phối hợp với Công an TP và Công an tỉnh Long An tổ chức họp báo để thông báo quyết định khởi tố SV Nguyễn Phương Uyên về tội danh “tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (theo điều 88 Bộ luật Hình sự). Nặng nhất là tội tìm cách chế tạo thuốc nổ nhằm mục đích …khủng bố tượng đài Hồ Chí Minh!!!
“Họ dựng nên [kịch bản này] nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống TQ, [tẩy chay] hàng TQ, là [để] ngăn chặn làn sóng đó”. Ông Nguyễn Duy Linh – thân phụ SV Phương Uyên.
TS Nguyễn Quang A nói với BBC rằng ông tham gia ký tên vào bản kiến nghị này là để phản đối cách chính quyền đối xử với người dân, với một nữ sinh viên còn ít tuổi như thế: “Tôi không biết cô Phương Uyên bị bắt ra sao, nhưng tôi phản đối cách thức bắt người như vậy, một chính quyền đàng hoàng không thể có cách bắt người theo kiểu thiếu đàng hoàng, thiếu minh bạch như thế, dù là họ có biện ra bất cứ nguyên nhân, căn cớ nào”.
Thân phụ của Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, đã trả lời phỏng vấn của BBC: “Sau này mà có gặp cháu, thì… ba mẹ rất cảm phục con có một lòng yêu nước, là ba mẹ rất hãnh diện, vì [con] có một lòng yêu nước vì dân tộc Việt Nam”.
Đã có những bloggers treo status: “Triệu trái tim khâm phục Nguyễn Phương Uyên”, thậm chí, “cả nước khâm phục Nguyễn Phương Uyên”.
Rõ ràng, hành động Khủng Bố Thả Thơ của SV Nguyễn Phương Uyên là loại khủng bố không đúng quy trình.
Khủng Bố Thả Rông
Vậy thì, Khủng Bố Đúng Quy Trình là gì?Wikipedia cần phải khẩn cấp cập nhật ngay tức khắc, cho kịp mức cạnh tranh với các định nghĩa mới toanh trong VN An Ninh Tân Từ Điển:
Khủng bố đúng quy trình là loại khủng bố giết dân, lần mòn hay tức khắc, cục bộ hay diện rộng, quá khứ hay tương lai… nhưng cốt yếu phải hội đủ 2 điều kiện: Một là chẳng ai trách nhiệm; và Hai là phải có tên gọi.
Thí dụ 1: Trí, phú, địa, hào – đào tận gốc trốc tận rễ (1953-1956). “Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong / Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”… Đây là loại khủng bố đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp hàng chục vạn người, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Đấu Tố Giảm Tô - Cải Cách Ruộng Đất.
Thí dụ 2: Ly khách Thần kinh (nick của Tố Hữu từ giữa năm 1945), cùng quyển thơ “Từ Ấy”, đã một mình chinh phạt và tiếm lĩnh mặt trận Văn hóa Cứu quốc bằng mẹo vặt cổ súy phong trào Trăm hoa Đua nở (“mở rộng dân chủ”, “phê bình lãnh đạo”…) để lập Xưởng Đẻ Chứng Cớ cho trận càn đẫm máu sau đó (3 tháng cuối 1956). Đây là loại khủng bố đúng quy trình từng túm gọn/dập đẹp hàng trăm gia đình nghệ nhân lỗi lạc, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Nhân Văn-Giai Phẩm-Đất Mới-Sáng Tạo.
Thí dụ 3: Chủ trương mới của Krushchyuv (tháng 9-1953, về chung sống hòa bình và chống tệ sùng bái cá nhân) được Lê Duẩn/Lê Đức Thọ dán nhãn là “Xét Lại”, vào năm 1963. Chủ yếu nhằm hạ bệ thần tượng Võ Nguyên Giáp. Sau đó, những ai hưởng ứng chủ trương đó được dán thêm tấm nhãn chống đảng, một thứ bản án 2 hồi nhập 1 mà không cần ra tòa: khổ sai chung thân và trù úm ba họ. Đây là loại khủng bố đúng quy trình từng túm gọn/dập đẹp hàng trăm gia đình cán bộ cao cấp, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Xét Lại-Chống Đảng.
Thí dụ 4: Đốt nám Trường Sơn – Dập tan Đồng Tháp – Phá bom/Vá đường/Nối cầu/Thông xe – Hạt gạo bẻ đôi chi viện chiến trường B – Tiếng hát át tiếng bom – Chung một bóng cờ – Bà Mẹ VN anh hùng… “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! / Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng / Tất cả pháo! / Và xông lên, dũng sĩ!” (Tố Hữu). “Trẻ con đói xanh như tàu lá / Cày bừa phụ nữ đảm đang / Chốn thôn trang vắng bóng trai làng / Giấy báo tử bay đầy mái rạ...” (Nguyễn Chí Thiện). “Xứ sở nhân tình / sao thật lắm thương binh đi kiếm ãn đủ kiểu / nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng / mẹ liệt sỹ gọi con đội mồ lên đi kiện / ma cụt đầu phục kích nhà quan” (Nguyễn Duy). “Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” (Lãnh đạo Bắc Kinh). “Tiền tử tuất món tiền nhỏ bé / Mẹ năm con như mẹ một con / Mẹ thương các con thường tiếp khách / Lương mẹ ngang mấy hộp bia lon?” (Xuân Miễn).Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp nhiều triệu gia đình nông dân cả nước, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Tổng Tiến Công – Thống Nhất Đất Nước.
Thí dụ 5: Trả thù đối thủ đã thất trận, đày đi lao cải lên tận Cổng Trời, giết dần bằng đói khát/rét mướt/bệnh tật/cô đơn/uất hận… Gom tài sản choáng mắt của người thất thế chở về Bắc bằng tàu hỏa lẫn tàu há mồm, khiến chủ cũ phẫn chí tự tử hay tìm đường sống chết vượt biên vượt biển. Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp hàng triệu gia đình quân cán chính và doanh nhân miền Nam, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Tù Cải Tạo – Diệt Tư Thương – Bài Hoa – Bán Bãi…
Thí dụ 6: Đày nhân dân thua trận lên rừng làm kinh tế mới… đặc biệt là giết dân hàng loạt bằng chính sách đổi tiền (1985), hoặc chính sách lý lịch/hộ khẩu (kéo dài nhiều thập niên)… Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp hàng trăm ngàn gia đình nhân dân miền Nam, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Giá/Lương/Tiền – Ngăn Sông Cấm Chợ.
Thí dụ 7: Chiến trường Tây Nam (1979). Từ chiến trường B dạt sang chiến trường K. Từ đoàn Tu Vũ thành Hùm xám miền Đông, rồi Hùm xám Siêm Rệp/Ốt Đô Miên Chây… Chỉ riêng trung đoàn E88 đã có 6000 liệt sĩ thực thi chỉ tiêu Lệnh đâu đi đấy – Chỉ đâu đánh đấy – Khó mấy cũng hoàn thành. Quyển “Kinh nghiệm chiến đấu trên biên giới Tây Nam” tường thuật 14 trận đánh tiêu biểu, dù là của kẻ thắng trận (theo lệnh Liên Xô), cũng đã được viết bằng máu và xương ống chân của nhiều vạn bộ đội Việt Nam. Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp nhiều vạn chiến sĩ VN anh hùng, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Tình Nguyện Quân Ngăn Chận Tội Ác Diệt Chủng Của Bè Lũ Pôn-Pốt.
Thí dụ 8: “Cuộc xâm lược bẩn thỉu đó bắt nguồn rất sâu xa từ những tư tưởng, đường lối bành trướng, bá quyền nước lớn mà chúng đã theo đuổi suốt mấy chục năm nay. Âm mưu làm suy yếu tiến đến thôn tính, nô dịch Việt Nam đã có từ lâu, và đã được thi hành bằng rất nhiều thủ đoạn thâm độc cùng những hành động trắng trợn” (Trích Lời nói đầu của quyển Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh, nxb KHXH 30-8-1979). Cuộc chiến Giáo Trừng này của Bắc Kinh đã cướp mất của ta hàng trăm cây số vuông đất dọc biên giới, san bằng 6 tỉnh địa đầu giới tuyến của ta. Chỉ vì lãnh đạo VN bấy giờ chưa hết cơn ngất bởi men say chiến thắng miền Nam. Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp nhiều vạn chiến sĩ VN anh hùng, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Ngăn Chận Những Tội Ác Xâm Lược Của Bọn Bành Trướng Bá Quyền Nước Lớn Bắc Kinh.
Thí dụ 9: Những Hố tử thần / Đập Sông Tranh – Dak Krong / Hồ bùn đỏ Tây Nguyên / Bệnh viện đợi phong bì mới đưa bệnh nhân vào phòng mổ v.v… đều là những phương thức hóa kiếp hữu hiệu người dân Việt. Riêng tai nạn giao thông trong năm 2011 đã khiến hàng sư đoàn người tử thương và 5 sư đoàn người tàn phế. Chỉ vì đảng và nhà nước này còn mải chăm lo dồn sức tư túi từ các tập đoàn kinh tế thả rông. Đây là loại khủng bố quy mô đúng quy trình từng túm gọn/giết đẹp nhiều vạn nhân dân VN anh hùng hàng năm, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể rất hồn nhiên là… Việt Nam Mình Nó Thế!
Thí dụ 10: “Các đồng chí ơi, chúng ta phải kiên nhẫn nhìn về đại cục…”. Đó là lời nhắc nhở lẫn nhau giữa lãnh đạo đảng và nhà nước ở đây, mỗi khi có tin tức về việc TQ ra lệnh cấm đánh cá trên ngư trường truyền thống của ta; hàng chục vạn tàu cá TQ từ Hải Nam tràn xuống phủ sóng ngư trường của ta; tàu TQ đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.; tàu TQ cướp lưới, cướp cá, bắt tàu và thủy thủ của ta để đòi tiền chuộc; tàu TQ tấn công tàu cá VN bằng chất gây cháy; TQ thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta; tàu TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam v.v… Tất cả đều được tế nhị thông báo là tàu lạ và nước lạ… Đây là loại khủng bố quy mô trên biển đúng quy trình từng túm gọn/dứt đẹp hàng vạn gia đình ngư dân VN, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là “Yêu Cho Roi Cho Vọt” (theo lời tuyên bố của Nguyễn Duy Chiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của bộ Ngoại giao Việt Nam – trong buổi trao đổi với các giáo sư tại đại học Hà Nội ngày 14-11-2011).
Thí dụ 11: Nhan nhản khắp nơi, mọi lúc: Nhân dân đột tử trong đồn CA; CA đánh/bắn người trọng thương/tử thương ngoài đường phố; CA giả dạng côn đồ xách nhiễu những người tuần hành khiếu kiện/đòi công lý/chống xâm lược…; CA vất mắm tôm/dầu nhớt/chất thải vào nhà những người dám phản đối các chính sách tai ngược hay ươn hèn của nhà nước; CA núp bóng xã hội đen đánh người/ đập kính xe/chèn xe lọt hố/xịt hơi cay trong lễ nhà thờ/văng tục/mắng chửi cả mọi đấng linh thiêng các tôn giáo…; CA đạp mặt/quặt tay/bắt cóc người/tạm giam/tra khảo/mớm cung/ép cung… Đây là loại khủng bố quy mô trên bờ, được phép và đúng quy trình, từng túm gọn/dứt đẹp hàng vạn gia đình VN, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Hiện Đại Hóa NghiệpVụ An Ninh. Danh xưng nội bộ chính là: Chóng Giải Ngân Cho Nhiệm Vụ Phòng Chống Bạo Loạn.
Thí dụ 12: Khẩu hiệu mới: Yêu nước là yêu cả TQ. Đại cục của TQ là trên hết. Tố cáo quan chức tham nhũng tức là xuyên tạc/nói xấu nhà nước. Chống hiểm họa ngoại xâm lăng cũng là chống nhà nước. Biểu tình/Tuần hành là làm mất thẩm mỹ thủ đô. Dân oan mất đất là lực lượng chính của mấm mống bạo loạn… Đây là loại khủng bố quy mô cấp tỉnh thành thuộc trung ương, được phép và đúng quy trình, từng túm gọn/dứt đẹp hàng vạn gia đình VN, vì không ai trách nhiệm, và nó có tên gọi cụ thể là Nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam rất lớn!!!
Khủng Bố Thả Dàn
Trên thực tế, ngoài bộ công an VN, thì kẻ duy nhất hiện nay có khả năng khủng bố thả dàn trên đất nước VN là đám mật vụ Tàu, tất nhiên cấp thấp.Ở cấp cao, đám khủng bố có khả năng chi phối toàn thể BCT ở mật khu Ba Đình này phải sợ đến mất mật, chính là bọn đầu gấu Trung Nam Hải.
Trần Đại Quang, với tờ trình QH về dự án Luật phòng chống khủng bố vào ngày 29-10-2012 vừa qua, chỉ nhắm mục đích duy nhất là làm tròn vế đối:
Ngân sách tưởng thưởng theo nghị định 169-2007-NĐ-CP rất nhiều – Do đó – “Nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam rất lớn”.
Ngay trong tiềm thức lẫn tàng thức, Trần Đại Quang cùng đồng bọn BCT ắt hẳn dư biết nhân dân VN sẽ không đời nào làm trò khủng bố một khi họ đã chọn phương thức đấu tranh bất bạo động.
Bởi họ biết họ có trong tay sức mạnh của số đông để giành quyền làm chủ tương lai của họ.
Họ không phải là “những kẻ nói chơi như nhiều người vẫn nghĩ”.
Năm 1997, dãy tường trước Viện Kiểm sát huyện Quỳnh Phụ bị dân đạp đổ.
Năm 2010, cổng sắt của UBND tỉnh Bắc Giang cũng bị dân đạp đổ.
Nếu nhà nước vẫn tiếp tục giành đất, tư túi… rồi bắt cóc và áp án nhân dân…
Thì chuyện gì sẽ xảy ra trong năm 2013-2014?
09-11-2012. Kỷ niệm 23 năm ngàyCộng hòa Dân chủ Đức tuyên bố mở cửa biên giới nội bộ Đức và Bức tường Berlin.
Blogger Đinh Tấn Lực
Vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên: Vi phạm thủ tục tố tụng là không thể chối cãi.
Nguyễn Tường Thụy
- Cuộc họp báo này 3/11/2012 do Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM,
Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Cơ quan An ninh điều tra Công an
tỉnh Long An phối hợp tổ chức đã để lại nhiều dấu hỏi về những gì họ
công bố. Tôi cũng đã có bài Khó tin những gì họ đã luận tội Nguyễn Phương Uyên.
Trong đó tôi chỉ đặt ra những giả thiết và bằng những gì tôi hiểu về
cách làm việc của công an để nói lên sự ngờ vực của mình. Tôi cũng như
nhiều người khác không thế khẳng định, với hành vi thực của Phương Uyên
(chứ không phải là những lời buộc tội) nếu căn cứ vào pháp luật thì Uyên
có tội hay không có tội. Mặc dù vậy, trong tâm khảm, tôi vẫn cho là
Uyên không có tội.
Câu chuyện còn thêm yếu tố khôi hài khi cho rằng vụ án có dấu hiệu
của tội khủng bố, âm mưu phá hủy tượng Hồ Chí Minh bằng mấy thứ hóa chất
mua ngoài chợ. Nhưng thôi, chuyện hãy dừng ở đây đã.
Tất cả đều nằm trong hoài nghi. Nhưng có một việc tôi khẳng định
được, đó là việc bắt giữ Phương Uyên là vi phạm qui trình qui định trong
Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tin của Báo Pháp luật TP.HCM có đoạn như sau:
Trả lời với Pháp Luật TP.HCM về thông tin có hay không việc bắt
giữ Uyên nhưng gia đình Uyên không biết và việc cơ quan điều tra không
thực hiện đúng thủ tục tố tụng, Đại tá Nguyễn Sáu khẳng định: “Chúng tôi
thực hiện đúng thủ tục tố tụng. Một ngày sau khi khởi tố và bắt tạm
giam bị can Nguyễn Phương Uyên, cơ quan điều tra gửi thông báo cho gia
đình Uyên ở Bình Thuận. Từ lúc cơ quan điều tra gửi thông báo gia đình
bị can Uyên nhận phải mất vài ngày chứ không phải không thông báo như
một số thông tin trên mạng đã nêu”. Hết trích.
Xin vắn tắt mấy dòng về quá trình bố mẹ, ông bà (họ) cháu Uyên đi tìm con (cháu):
Trong đơn khiếu nại của chị Nguyễn Thị Nhung, mẹ cháu Uyên, chị có
viết con gái chị bị bắt trưa ngày 14/10/2012 sau khi bị một nhóm người
xưng là công an đến phòng trọ của cháu bắt đưa về công an phường Tây
Thạnh quận Tân Phú. Từ đấy họ đưa đi đâu chị không biết và gia đình
không nhận được thông báo gì.
Trả lời phỏng vấn của đài RFI, chị Nhung nói, sau đó, bố cháu, ông
bà họ cháu cũng đã đến công an phường Tây Thạnh hỏi nhưng họ nói là
không có.
Đến ngày 22/10/2012, chị Nhung đi tìm con. Chị đến trường cháu Uyên
học nhưng lúc này nhà trường không hề biết gì về việc cháu Uyên bị bắt.
Chị đến công an phường Tây Thạnh hỏi, lần này họ mới công nhận Uyên bị
bắt và cho biết họ đã đưa cháu đi Long An.
Ngày 23/10/2012, chị Nhung tìm đến trại tạm giam Long An và gửi
được tiền và đồ dùng cho con tuy không được gặp hay gửi thư. Ở đây người
ta giao cho chị cái thông báo bắt bị can để tạm giam, đề ngày
20/10/2012.
Thế mà ông Nguyễn Sáu vẫn cãi bay cãi biến rằng “Chúng tôi thực
hiện đúng thủ tục tố tụng.Một ngày sau khi khởi tố và bắt tạm giam bị
can Nguyễn Phương Uyên, cơ quan điều tra gửi thông báo cho gia đình Uyên
ở Bình Thuận”.
Thôi, hãy bỏ qua chuyện khi bắt Phương Uyên có những ai những ai
chứng kiến, có lập biên bản không, có lệnh bắt không. Thâm chí cứ cho là
chị Nhung nói không đúng đi. Ta hãy xem cái thông báo bắt bị can để tạm
giam sau đây:
Lại công nhận lời ông Nguyễn Sáu: “Từ lúc cơ quan điều tra gửi thông báo gia đình bị can Uyên nhận phải mất vài ngày” (thực
tế là họ giao trực tiếp chứ không gửi qua bưu điện). Ta dễ dàng thấy
ngày ký thông báo là ngày 20/10/2012. Phương Uyên bị bắt hôm 14/10/2012.
Như vậy từ khi Uyên bị bắt đến khi họ làm thông báo mất 6 ngày, chứ
không phải là chỉ “một ngày sau” như ông Sáu nói.
Ông Sáu trả lời ra sao về 6 ngày đó? 6 ngày đó gọi là gì? Công an
Tp HCM và Long An có phải chịu trách nhiệm về 6 ngày đó không? Hay bất
kể ai, họ cũng có quyền bắt đi 6 ngày mà không cần phải thông báo cho ai
biết?
Như vậy, trong việc bắt giữ Nguyễn Phương Uyên, công an đã vi phạm
thủ tục tố tụng là không thể chối cãi, trừ khi bản thông báo trên là…
giả.
Điều này còn bổ sung thêm lý do tại sao người ta không tin những gì
mà Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM, Cơ quan An ninh điều tra
Công an tỉnh Long An đã công bố trong cuộc họp báo ngày 3/11/2012.
9/11/2012
________________________________________________
Những bài viết, thông tin về Nguyễn Phương Uyên:
- Nguyễn Phương Uyên – nạn nhân trong trận đánh “đồng chí X”?- Con dại cái mang – Đừng bóp chết lòng yêu nước của tuổi trẻ
- Khó tin những gì họ đã luận tội Nguyễn Phương Uyên
- Cú trả đòn của công an và chuyên án tự tạo để bôi đen Nguyễn Phương Uyên của an ninh
- Vẫn một điệp khúc cũ lỗi thời
- Vẫn một điệp khúc cũ lỗi thời
- Tâm Thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên
- Em gái Việt Nam, Đại tướng cộng sản và Chủ tịch nước
- Hãy cùng Mẹ Nhung trong hành trình đòi lại con gái Phương Uyên- Em gái Việt Nam, Đại tướng cộng sản và Chủ tịch nước
- Ước gì em là biển lặng
- Thư của các bạn lớp 10CDTP1 gửi “Mèo Lười” Phương Uyên
- Hôm đến trại giam Tân An mẹ khóc!?
- Thư gửi Uyên
- Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?
- Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
- “Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng”
- Thư gửi Nguyễn Phương Uyên từ quần đảo Trường Sa
- SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè
- Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin
- Phương Uyên con gái Sông Phan
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”
- Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ?
- CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
- Lòng Mẹ…
- “Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
- Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
- Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
- “Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
- Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
- Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên ĐHCNTP về trường hợp của Phương Uyên
- Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
- Nguyễn Phương Uyên – Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
- Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
- Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
- Nguyễn Phương Uyên…
- Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ
- Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt
- Hôm đến trại giam Tân An mẹ khóc!?
- Thư gửi Uyên
- Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?
- Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
- “Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng”
- Thư gửi Nguyễn Phương Uyên từ quần đảo Trường Sa
- SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè
- Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin
- Phương Uyên con gái Sông Phan
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”
- Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ?
- CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
- Lòng Mẹ…
- “Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
- Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
- Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
- “Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
- Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
- Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên ĐHCNTP về trường hợp của Phương Uyên
- Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
- Nguyễn Phương Uyên – Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
- Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
- Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
- Nguyễn Phương Uyên…
- Nguyễn Phương Uyên – Mất tích vì làm thơ
- Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt
Tổng thống Mỹ thăm Miến Điện, bản lề trong chiến lược châu Á
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp nhà đối lập Miến Điện Auing San Suu Kyi tại Nhà Trắng ngày 19/9/2012 (REUTERS/Kevin Lamarque)
Vừa tái đắc cử, Tổng thống Barack Obama sẽ đến Rangoon vào trung tuần tháng 11/2012. Trong chuyến viếng thăm lịch sử này, lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, hai đối thủ chính trị, nhưng cùng quyết tâm đưa Miến Điện vào con đường dân chủ thân Tây phương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải dành nhiệm kỳ hai để tập trung vào các hồ sơ quốc tế, sau khi đã mất nhiều tháng dài lo vận động tái tranh cử. Theo thông báo của Nhà Trắng, Đông Nam Á sẽ là địa điểm công du đầu tiên của vị tổng thống vừa tái đắc cử. Lần lượt ông sẽ đến Miến Điện, Thái Lan và sau đó sang Cam Bốt dự thượng đỉnh Đông Á trong chuyến đi 4 ngày từ 17 đến 20/11/2012.
Washington đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của chặng Miến Điện. Trong vài giờ ghé thăm, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi để bày tỏ sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ đối với tiến trình dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Miến Điện.
Báo chí Miến Điện, nhất là của đối lập, không che dấu niềm hy vọng tương lai của quốc gia Đông Nam Á này thoát khỏi gọng kềm của Bắc Kinh . Chủ nhiệm tờ báo uy tín The Irrawaddy, nhà báo Aung Zaw, nhắc nhở, đây là lần đầu tiên một vị Tổng thống Hoa Kỳ đặt chân đến Miến Điện kể từ 50 năm nay. Dù thời gian thăm viếng ngắn ngủi, nhưng sự kiện này mang nhiều giá trị tiêu biểu.
Trước tiên, theo nhà báo Aung Zaw, chiến lược của Hoa Kỳ sử dụng Miến Điện như « bản lề tại Á châu » sẽ được Đông Nam Á quan tâm theo dõi, nhất là những quốc gia muốn chống lại ảnh hưởng bá quyền của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ tiếp tục tạo thế thuận lợi cho Washington. Từ trước đến nay, do Miến Điện bị cấm vận, Trung Quốc là bạn hàng chính yếu của Miến Điện về kinh tế lẫn vũ khí. Tuy nhiên, từ khi Barack Obama lên làm Tổng thống vào tháng 01/ 2009, Washington đã từng bước khuyến khích Miến Điện cải thiện nhân quyền, cải tổ chính trị bằng chính sách giảm nhẹ cấm vận thay vì leo thang trừng phạt theo chính sách của người tiền nhiệm.
Kết quả là vào năm 2011, tập đoàn tướng lãnh bảo thủ rút lui, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị được tự do, đối lập được phục hoạt và đắc cử vẻ vang vào Quốc hội . Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu giảm nhẹ cấm vận.
Quan hệ song phương được cải thiện với hệ quả : Mặc dù Trung Quốc là nguồn cung cấp vũ khí chính yếu cho quân đội Miến Điện, nhưng Washington và Naypyidaw đã nối lại đối thoại quân sự bị cắt đứt thời chế độ quân phiệt. Quân đội Miến Điện đã được mời tham gia cuộc tập trận thường niên Kim Mãng Xà do Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Bắc Kinh tự cho mình là « ân nhân » của Miến Điện từ quân sự, kinh tế đến nỗ lực ngoại giao, nhiều lần dùng quyền phủ quyết bảo vệ tập đoàn quân sự tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cho nên, theo nhà báo Aung Zaw, Bắc Kinh theo dõi rất kỹ diễn tiến quan hệ giữa « con nợ » của họ là Miến Điện với siêu cường Hoa Kỳ như thế nào.
Chiến lược « chinh phục » Miến Điện có thể xem là thành công lớn của chính quyền Obama không những về ngoại giao mà nó còn mở đường xây dựng một chính sách điạ chính trị toàn diện : Tái định vị tại châu Á. Nhà Trắng thông báo : Tổng thống Obama sẽ nhân chuyến công du từ 17 đến 20/11 để thảo luận với các đối tác châu Á toàn bộ các hồ sơ có liên quan từ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, an ninh đến nhân quyền.
Trong khuôn khổ chiến lược mới, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên đã được gửi đến Úc trước khi Tổng thống Obama lên đường sang Miến Điện, Thái Lan và tham dự Thượng đỉnh Đông Á tại Cam Bốt.
Tú Anh (RFI)
Những mối nguy đáng lo cho Đảng
Trong vòng chỉ bốn ngày trong một tuần đã có đến ba vụ ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam.
Ngày 30/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bỏ tù lần lượt 6 và 4 năm.
Ba ngày sau, tại Bắc Giang, ba nông dân Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng vẫn lãnh đủ mức án từ 4 đến gần 6 năm tù.
Ngày hôm sau nữa, tại Long An, công an mở họp báo về ‘tội trạng’ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và đồng sự là Đinh Nguyên Kha.
‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn dập thế thì chưa từng thấy.
Cả ba vụ việc đều được đóng trong cùng một khung duy nhất: điều 88 Bộ Luật hình sự.
Cùng một tội hình sự mà nhiều người lại cùng phạm một lúc như thế - riết rồi ai cũng thuộc điều 88 mà chẳng cần phải học luật.
Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội, chứ chưa nói gì dám chống lại ‘đầy tớ’.
Ở đâu có cái kiểu đầy tớ như thế?
Thôi ở Việt Nam thì đành chấp nhận chuyện phi lý chứ sao giờ.
Có nói thì đến Tết cũng không hết. Tuyên truyền là nghề ruột của Đảng nên đa phần lời nói của Đảng chỉ có giá trị tuyên truyền.
Tôi không chỉ nghi ngờ tội danh này mà còn nghi ngờ cáo buộc với những bị cáo này.
Chúng ta đã từng nghe nói đến luật sư, nhà bất đồng, cây viết độc lập, các nhà hoạt động dân sự – tức là những người ưa chuyện thế sự - ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nhưng tôi không nhớ đã bao giờ nghệ sỹ, nông dân và sinh viên đã từng bị xử về tội danh này, nhất là trong thời buổi mà ‘chống Nhà nước’ rộ lên như hiện nay.
Ở một đất nước mà chính trị là việc riêng của Đảng mà người dân có quan tâm cũng bằng thừa thì việc dân đen đụng tới chính trị nghe như chuyện phim 007.
Bộ máy công an, tòa án và tuyên truyền đồ sộ của Đảng khiến cho người dân trở nên yếu ớt, sợ sệt cộng với áp lực kiếm tiền trong thời buổi kinh tế thị trường khiến con người ta chẳng có tâm trí đâu mà chính với trị.
Tâm ly chung là thôi thì cam phận làm bầy cừu cho Đảng dẫn dắt tới đâu thì tới.
Những người nông dân quanh năm với ruộng vườn liệu có đủ tinh vi như Đảng để tuyên truyền?
Nói xấu Đảng thì họ được lợi lộc gì? Có thể họ tức mình quá nên phải đi nói cho đỡ ấm ức. Cùng lắm họ thấy bất bình nên quyết làm cho ra lẽ.
Cáo trạng lên án những nông dân này bất mãn. Nhà cửa đất đai bị mất, quyền lợi không đảm bảo mà không cho người ta bất mãn hay sao?
Sinh viên trên dưới đôi mươi, ăn chưa no lo chưa tới, bản lĩnh còn yếu, vốn sống chưa nhiều. Học ở trường nhồi bấy nhiêu chưa đủ thấm về yêu Đảng, mơ chủ nghĩa xã hội hay sao mà đã vội thoát ra cái vòng cương tỏa của Đảng?
Với lại, ở cái tuổi đang nuôi nhiều ước mộng thì chả sinh viên nào dại dột chống chính quyền để rồi bị chính quyền bóp nát tương lai.
Còn nghệ sỹ, vốn mẫn cảm và hay suy nghĩ, thì trước những bức xúc bày ra trước mắt thì làm sao mà không nhức nhối? Cảm xúc có trào ra ngoài thành tác phẩm thì cũng là chuyện thường tình. Họ cũng không thể nào dựa trên những việc ‘xuyên tạc’ hay ‘không đúng sự thật’ mà có cảm xúc viết nhạc được.
Nếu là người khác thấy ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’ hoặc ‘quân nhu nhược bán nước Việt Nam’ thì tôi chắc ai cũng ‘đau từng cơn xót dạ’ như Việt Khang mà thôi.
Có điều người khác ấy không viết thành bài hát nên không bị bắt tội.
Tuy nhiên nếu thật sự một sinh viên, hai nghệ sỹ và ba nông dân này chống chính quyền thì thật đáng lo cho Đảng.
Lo là vì phạm vi chống đối đã lan rộng. Lo nữa là có những thành phần xưa nay vẫn thuộc dạng ‘ngoan ngoãn biết nghe lời’, và lại càng lo hơn khi nông dân và sinh viên là những lực lượng rường cột của nước nhà.
Còn tác động đối với xã hội nữa. Vụ Phương Uyên khiến nhiều người phải suy nghĩ.
VnExpress chạy tít: ‘Nữ sinh bị điều tra tội chống Nhà nước’.
Nghe mà giật mình.
‘Nữ sinh’ nghe có vẻ hiền lành yếu đuối mà được đặt bên cạnh tội nặng có lá gan to.
Phản ứng tự nhiên là thoạt đầu bán tin bán nghi rồi sau đó chuyển qua thương xót và cảm thông cho nữ sinh này.
Đó chính là điều chúng ta đã thấy những ngày qua mà đỉnh điểm là sự rúng động của giới trí thức, cho dù chỉ là những trí thức quen thuộc.
Trong vụ này chính quyền có vẻ đang ở thế không ổn.
Cáo trạng của công an – chưa biết đúng sai thế nào – mô tả hình ảnh một kẻ nguy hiểm treo cờ vàng sọc đỏ, phát tán truyền đơn và kêu gọi chống chế độ.
Có điều kẻ thù nguy hiểm đó của Đảng chỉ là một cô gái tròn 20 tuổi có vẻ ngoài hiền lành non nớt.
Rõ ràng những tội lỗi nhằm vào Phương Uyên chỉ càng làm cho người ta cảm thông với cô hơn là tin vào chính quyền.
Theo cơ quan điều tra, động cơ của những hành động liều lĩnh của Phương Uyên là ‘vì tiền’.
Làm gì đến mức phải bán mạng kiếm tiền như thế?
Vụ việc của Phương Uyên biết đâu từ một đốm lửa nhỏ mà có thể lan thành đám cháy to.
Một cô gái nhỏ nhắn mà còn dám hy sinh tuổi thanh xuân như thế chẳng lẽ tôi cứ hèn yếu mãi suốt đời sao?
Nhưng đối với Đảng, đúng sai không cần biết, chỉ cần ai dám chống đối thì phải bị trừng trị. Để những kẻ khác thấy đó mà sợ.
‘Bàn tay sắt’ này không thể nói là không thành công. Ít nhất là nó vẫn đảm bảo cho Đảng vẫn vững vàng ở ngôi cao cho đến giờ.
Nhưng người dân tuy có sợ hơn nhưng cũng đồng thời phẫn uất hơn và một ngày nào đó tức nước sẽ vỡ bờ.
Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch. Ra sức bịt chỗ này thì sẽ bung chỗ khác.
Cho nên giải pháp ‘chống là bắt’ có vẻ thiển cận vì chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc của vấn đề.
Đảng đã chỉ ra nguyên nhân của một số hành vi chống đối là bất mãn. Tuy nhiên có lẽ Đảng coi đó là một cái tội hơn là vấn đề cần giải quyết.
Gần đây, tôi có nghe trên báo Quân đội nhân dân lời than thở về ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’.
Bất mãn chính là điểm khởi đầu của mọi tự diễn biến.
Tờ báo này kêu gọi ‘Giữ vững niềm tin trong cuộc đấu tranh phòng, chống tự diễn biến’.
Dễ suy ra là tình trạng tự diễn biến trong Đảng hiện đang rất đáng lo ngại, cũng như một khu phố căng biểu ngữ ‘Quyết tâm phòng chống tệ nạn ma túy’ thì biết ngay là ở đó nghiện hút rất nhiều.
Suy cho cùng thì tự diễn biến không phải là dịch bệnh hay tệ nạn gì mà phải chống.
Bằng chứng là ở Hội nghị trung ương 6 vừa rồi Đảng đã cho người dân thấy là ‘phạm tội được tha’.
Rõ ràng khi Đảng đi đến quyết định không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì Đảng chỉ hoàn toàn nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không thấy lợi ích của dân đâu cả.
Xử lý một người mà có thể làm nức làm nức lòng muôn dân và những quan chức suy thoái khác lấy đó làm run sợ. Tiếc thay Đảng đã không làm được.
Cho nên dù Đảng có đang ra sức tuyên truyền về kết quả Hội nghị 6 thì lòng dân vẫn không yên. Bất kể là dù nguyên nhân gì, kết quả Hội nghị 6 đã gửi đi một thông điệp sai.
Một lập luận bảo vệ chế độ tôi thường nghe là ‘nước nào mà không có tham nhũng’. Khoan bàn đến chuyện đúng sai của lập luận này thì ít nhất ở Việt Nam tham nhũng không bị trừng trị.
Mọi việc sờ sờ ra trước mắt thế hỏi sao mà người dân không bất mãn và ‘tự diễn biến’.
Đâu có thể nào Đảng chỉ cần nhận lỗi và ‘mong bà con thông cảm’ là xong.
Uy tín của Đảng được đắp xây bằng biết bao máu xương của các lớp đảng viên đi trước đang bị hủy hoại dễ dàng hết sức.
Đảng tồn tại là nhờ tuyên truyền. Tuyên truyền sống khỏe là nhờ chiến tranh. ‘Chính nghĩa’ cuộc chiến đã làm hàng triệu người dân nức lòng theo Đảng.
Giờ đây trong thời bình, vũ khí sống còn của Đảng đã mất đi tính sắc bén.
Khoan nói đến chuyện người dân tự diễn biến, ngay cả cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công chức vốn được nuôi bằng đồng lương mà Nhà nước thừa hiểu là không thể sống nồi trong thời buổi vật giá lên cao thì lấy gì mà ‘giữ vững niềm tin’ như báo Quân đội kêu gọi được?
Có lẽ họ tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở đâu đó. Nhưng để đi được đến đó trước hết họ phải làm sao để sống được cái đã.
Người ăn lương Nhà nước trông chờ mỏi mắt vào mỗi đợt tăng lương định kỳ để rồi đến kỳ họp Quốc hội lần này Chính phủ xin khất vì không biết đào đâu ra tiền để tăng lương cho dân.
Tôi tin đó là điều không mong muốn của Chính phủ nên có thể thông cảm.
Tình hình kinh tế khó khăn nên dẫn đến nguồn thu khó khăn cũng có thể thông cảm. Nhưng hàng chục tỷ đô la tiền mồ hôi nước mắt của dân bị các tập đoàn Nhà nước đổ sông đổ biển thì nhất định không thông cảm được.
Hàng chục tỷ đô la thì tăng được bao nhiêu là lương, đầu tư được bao nhiêu công trình phúc lợi xã hội cho người dân đang trong cơn bĩ cực?
Có tự diễn biến được hay không khi mà người àm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ sống còn kẻ phá hoại thì vẫn bình yên vô sự?
Trong số những bị cáo ‘chống Nhà nước’ kể trên có nông dân Nguyễn Kim Nhàn đã từng hy sinh một phần xương máu cho Đảng?
Đến người của mình cũng không giữ được thì chẳng phải đáng lo lắm sao!
Nguyễn Lễ
BBCVietnamese.com, Bangkok
Ngày 30/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bỏ tù lần lượt 6 và 4 năm.
Ba ngày sau, tại Bắc Giang, ba nông dân Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng vẫn lãnh đủ mức án từ 4 đến gần 6 năm tù.
Ngày hôm sau nữa, tại Long An, công an mở họp báo về ‘tội trạng’ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và đồng sự là Đinh Nguyên Kha.
‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn dập thế thì chưa từng thấy.
Điều luật chiếc còng
Cả ba vụ việc đều được đóng trong cùng một khung duy nhất: điều 88 Bộ Luật hình sự.
Cùng một tội hình sự mà nhiều người lại cùng phạm một lúc như thế - riết rồi ai cũng thuộc điều 88 mà chẳng cần phải học luật.
Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội, chứ chưa nói gì dám chống lại ‘đầy tớ’.
Ở đâu có cái kiểu đầy tớ như thế?
Thôi ở Việt Nam thì đành chấp nhận chuyện phi lý chứ sao giờ.
Có nói thì đến Tết cũng không hết. Tuyên truyền là nghề ruột của Đảng nên đa phần lời nói của Đảng chỉ có giá trị tuyên truyền.
Tôi không chỉ nghi ngờ tội danh này mà còn nghi ngờ cáo buộc với những bị cáo này.
"Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội"Ai cũng có quyền nghi ngờ tính công bằng của phiên tòa mà không có vị quan tòa độc lập nào xử cả mà chính bên cáo buộc đứng ra xử.
Chúng ta đã từng nghe nói đến luật sư, nhà bất đồng, cây viết độc lập, các nhà hoạt động dân sự – tức là những người ưa chuyện thế sự - ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nhưng tôi không nhớ đã bao giờ nghệ sỹ, nông dân và sinh viên đã từng bị xử về tội danh này, nhất là trong thời buổi mà ‘chống Nhà nước’ rộ lên như hiện nay.
Ở một đất nước mà chính trị là việc riêng của Đảng mà người dân có quan tâm cũng bằng thừa thì việc dân đen đụng tới chính trị nghe như chuyện phim 007.
Bộ máy công an, tòa án và tuyên truyền đồ sộ của Đảng khiến cho người dân trở nên yếu ớt, sợ sệt cộng với áp lực kiếm tiền trong thời buổi kinh tế thị trường khiến con người ta chẳng có tâm trí đâu mà chính với trị.
Tâm ly chung là thôi thì cam phận làm bầy cừu cho Đảng dẫn dắt tới đâu thì tới.
Những người nông dân quanh năm với ruộng vườn liệu có đủ tinh vi như Đảng để tuyên truyền?
Nói xấu Đảng thì họ được lợi lộc gì? Có thể họ tức mình quá nên phải đi nói cho đỡ ấm ức. Cùng lắm họ thấy bất bình nên quyết làm cho ra lẽ.
Cáo trạng lên án những nông dân này bất mãn. Nhà cửa đất đai bị mất, quyền lợi không đảm bảo mà không cho người ta bất mãn hay sao?
Sinh viên trên dưới đôi mươi, ăn chưa no lo chưa tới, bản lĩnh còn yếu, vốn sống chưa nhiều. Học ở trường nhồi bấy nhiêu chưa đủ thấm về yêu Đảng, mơ chủ nghĩa xã hội hay sao mà đã vội thoát ra cái vòng cương tỏa của Đảng?
Với lại, ở cái tuổi đang nuôi nhiều ước mộng thì chả sinh viên nào dại dột chống chính quyền để rồi bị chính quyền bóp nát tương lai.
Còn nghệ sỹ, vốn mẫn cảm và hay suy nghĩ, thì trước những bức xúc bày ra trước mắt thì làm sao mà không nhức nhối? Cảm xúc có trào ra ngoài thành tác phẩm thì cũng là chuyện thường tình. Họ cũng không thể nào dựa trên những việc ‘xuyên tạc’ hay ‘không đúng sự thật’ mà có cảm xúc viết nhạc được.
Nếu là người khác thấy ‘người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’ hoặc ‘quân nhu nhược bán nước Việt Nam’ thì tôi chắc ai cũng ‘đau từng cơn xót dạ’ như Việt Khang mà thôi.
Có điều người khác ấy không viết thành bài hát nên không bị bắt tội.
Chống đối lan rộng?
Tuy nhiên nếu thật sự một sinh viên, hai nghệ sỹ và ba nông dân này chống chính quyền thì thật đáng lo cho Đảng.
Lo là vì phạm vi chống đối đã lan rộng. Lo nữa là có những thành phần xưa nay vẫn thuộc dạng ‘ngoan ngoãn biết nghe lời’, và lại càng lo hơn khi nông dân và sinh viên là những lực lượng rường cột của nước nhà.
Còn tác động đối với xã hội nữa. Vụ Phương Uyên khiến nhiều người phải suy nghĩ.
VnExpress chạy tít: ‘Nữ sinh bị điều tra tội chống Nhà nước’.
"Rõ ràng khi Đảng đi đến quyết định không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì Đảng chỉ hoàn toàn nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không thấy lợi ích của dân đâu cả."
Nghe mà giật mình.
‘Nữ sinh’ nghe có vẻ hiền lành yếu đuối mà được đặt bên cạnh tội nặng có lá gan to.
Phản ứng tự nhiên là thoạt đầu bán tin bán nghi rồi sau đó chuyển qua thương xót và cảm thông cho nữ sinh này.
Đó chính là điều chúng ta đã thấy những ngày qua mà đỉnh điểm là sự rúng động của giới trí thức, cho dù chỉ là những trí thức quen thuộc.
Trong vụ này chính quyền có vẻ đang ở thế không ổn.
Cáo trạng của công an – chưa biết đúng sai thế nào – mô tả hình ảnh một kẻ nguy hiểm treo cờ vàng sọc đỏ, phát tán truyền đơn và kêu gọi chống chế độ.
Có điều kẻ thù nguy hiểm đó của Đảng chỉ là một cô gái tròn 20 tuổi có vẻ ngoài hiền lành non nớt.
Rõ ràng những tội lỗi nhằm vào Phương Uyên chỉ càng làm cho người ta cảm thông với cô hơn là tin vào chính quyền.
Theo cơ quan điều tra, động cơ của những hành động liều lĩnh của Phương Uyên là ‘vì tiền’.
Làm gì đến mức phải bán mạng kiếm tiền như thế?
Vụ việc của Phương Uyên biết đâu từ một đốm lửa nhỏ mà có thể lan thành đám cháy to.
Một cô gái nhỏ nhắn mà còn dám hy sinh tuổi thanh xuân như thế chẳng lẽ tôi cứ hèn yếu mãi suốt đời sao?
Đảng bất lực
Do đó, một kịch bản có lẽ nhẹ nhõm hơn cho chính quyền là những bị cáo này đã bị kết tội sai.Nhưng đối với Đảng, đúng sai không cần biết, chỉ cần ai dám chống đối thì phải bị trừng trị. Để những kẻ khác thấy đó mà sợ.
‘Bàn tay sắt’ này không thể nói là không thành công. Ít nhất là nó vẫn đảm bảo cho Đảng vẫn vững vàng ở ngôi cao cho đến giờ.
Nhưng người dân tuy có sợ hơn nhưng cũng đồng thời phẫn uất hơn và một ngày nào đó tức nước sẽ vỡ bờ.
Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch. Ra sức bịt chỗ này thì sẽ bung chỗ khác.
"Ở đâu có cái kiểu đầy tớ như thế?"
Cho nên giải pháp ‘chống là bắt’ có vẻ thiển cận vì chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc của vấn đề.
Đảng đã chỉ ra nguyên nhân của một số hành vi chống đối là bất mãn. Tuy nhiên có lẽ Đảng coi đó là một cái tội hơn là vấn đề cần giải quyết.
Gần đây, tôi có nghe trên báo Quân đội nhân dân lời than thở về ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’.
Bất mãn chính là điểm khởi đầu của mọi tự diễn biến.
Tờ báo này kêu gọi ‘Giữ vững niềm tin trong cuộc đấu tranh phòng, chống tự diễn biến’.
Dễ suy ra là tình trạng tự diễn biến trong Đảng hiện đang rất đáng lo ngại, cũng như một khu phố căng biểu ngữ ‘Quyết tâm phòng chống tệ nạn ma túy’ thì biết ngay là ở đó nghiện hút rất nhiều.
Suy cho cùng thì tự diễn biến không phải là dịch bệnh hay tệ nạn gì mà phải chống.
Tự trách mình
Ít nhất thì Đảng cũng tạo điều kiện cho tự diễn biến.
Bằng chứng là ở Hội nghị trung ương 6 vừa rồi Đảng đã cho người dân thấy là ‘phạm tội được tha’.
Rõ ràng khi Đảng đi đến quyết định không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ thì Đảng chỉ hoàn toàn nghĩ đến lợi ích của mình, chứ không thấy lợi ích của dân đâu cả.
Xử lý một người mà có thể làm nức làm nức lòng muôn dân và những quan chức suy thoái khác lấy đó làm run sợ. Tiếc thay Đảng đã không làm được.
Cho nên dù Đảng có đang ra sức tuyên truyền về kết quả Hội nghị 6 thì lòng dân vẫn không yên. Bất kể là dù nguyên nhân gì, kết quả Hội nghị 6 đã gửi đi một thông điệp sai.
Một lập luận bảo vệ chế độ tôi thường nghe là ‘nước nào mà không có tham nhũng’. Khoan bàn đến chuyện đúng sai của lập luận này thì ít nhất ở Việt Nam tham nhũng không bị trừng trị.
Mọi việc sờ sờ ra trước mắt thế hỏi sao mà người dân không bất mãn và ‘tự diễn biến’.
Đâu có thể nào Đảng chỉ cần nhận lỗi và ‘mong bà con thông cảm’ là xong.
Uy tín của Đảng được đắp xây bằng biết bao máu xương của các lớp đảng viên đi trước đang bị hủy hoại dễ dàng hết sức.
Đảng tồn tại là nhờ tuyên truyền. Tuyên truyền sống khỏe là nhờ chiến tranh. ‘Chính nghĩa’ cuộc chiến đã làm hàng triệu người dân nức lòng theo Đảng.
Giờ đây trong thời bình, vũ khí sống còn của Đảng đã mất đi tính sắc bén.
"Cũng không thể nói là Đảng đã chống thế lực thù địch thành công. Càng chống càng mọc ra thêm thế lực thù địch"
Khoan nói đến chuyện người dân tự diễn biến, ngay cả cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công chức vốn được nuôi bằng đồng lương mà Nhà nước thừa hiểu là không thể sống nồi trong thời buổi vật giá lên cao thì lấy gì mà ‘giữ vững niềm tin’ như báo Quân đội kêu gọi được?
Có lẽ họ tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở đâu đó. Nhưng để đi được đến đó trước hết họ phải làm sao để sống được cái đã.
Người ăn lương Nhà nước trông chờ mỏi mắt vào mỗi đợt tăng lương định kỳ để rồi đến kỳ họp Quốc hội lần này Chính phủ xin khất vì không biết đào đâu ra tiền để tăng lương cho dân.
Tôi tin đó là điều không mong muốn của Chính phủ nên có thể thông cảm.
Tình hình kinh tế khó khăn nên dẫn đến nguồn thu khó khăn cũng có thể thông cảm. Nhưng hàng chục tỷ đô la tiền mồ hôi nước mắt của dân bị các tập đoàn Nhà nước đổ sông đổ biển thì nhất định không thông cảm được.
Hàng chục tỷ đô la thì tăng được bao nhiêu là lương, đầu tư được bao nhiêu công trình phúc lợi xã hội cho người dân đang trong cơn bĩ cực?
Có tự diễn biến được hay không khi mà người àm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ sống còn kẻ phá hoại thì vẫn bình yên vô sự?
Trong số những bị cáo ‘chống Nhà nước’ kể trên có nông dân Nguyễn Kim Nhàn đã từng hy sinh một phần xương máu cho Đảng?
Đến người của mình cũng không giữ được thì chẳng phải đáng lo lắm sao!
Nguyễn Lễ
BBCVietnamese.com, Bangkok
Đất đai: Đại biểu Quốc hội trái ý Đảng
Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái xác định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhưng nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn kiến nghị phải có chế độ đa sở hữu đất đai.
Đất trồng trọt được ưu tiên cho khu đô thị, cao ốc?..RFA/AFP
Có ý kiến ngược lại quan điểm chỉ đạo của Đảng là khuynh hướng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Dù rằng theo thể chế chính trị ở Việt Nam Đảng Cộng sản mới thực sự là người lãnh đạo, Chính phủ và Quốc hội chỉ là người thực hiện thừa hành. Ngoài ra phải thêm rằng, các giới chức chính quyền từ cấp thấp nhất như xã phường cho đến cấp cao nhất như Thủ tướng, Chủ tịch Nước nhất nhất đều là đảng viên. Thành phần Quốc hội cũng vậy, số đại biểu là người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ rất ít và được sàng lọc trước khi chấp nhận cho ứng cử.
Đa sở hữu đất đai là tất yếu
Ngày 6/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã sôi nổi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Khá nhiều đại biểu nêu ý kiến trái ngược với Nghị quyết Trung ương 6 Khóa 11 ban hành ngày 30/10/2012. Các đại biểu trở lại vấn đề phải qui định đa sở hữu đất đai vì “sẽ cởi trói được nhiều vấn đề”. VnEconomy bản tin trên mạng ngày 8/11 trích ý kiến đại biểu Phạm Huy Hùng đơn vị Hà Nội nói rằng, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Tuy nhiên ông Hùng khuyến cáo, trong những năm sắp tới, Đảng và Quốc hội nên chấp thuận sở hữu tư nhân về đất đai đối với một số trường hợp. Vị đại biểu này cho rằng, trên thực tế nhiều nơi được giao đất đã hành xử không khác gì những người chủ đất thực sự, toàn quyền định đoạt và chuyển nhượng tràn lan, gây bức xúc trong xã hội.
Luật Sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM trong dịp trả lời Nam Nguyên nói rằng Việt Nam nên áp dụng đa sở hữu về đất đai:
Phải đưa vào Luật điều khoản qui định quyền của nhân dân với đất đai, đó là quyền định đoạt với tài sản của mình. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không được vi phạm quyền của người sở hữu đất đai là nhân dân - ĐB Trương Trọng Nghĩa/Thanh Niên online“Giai đoạn lịch sử 1945-1975 Việt Nam đã có đất đai đa sở hữu rồi… Nó giống như kinh tế nhiều thành phần, có những loại đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, có những loại đất đai thuộc sở hữu tư nhân, có những loại đất đai thuộc sở hữu tập thể, có những loại đất đai thuộc sở hữu của các doanh nghiệp.”
Cùng tường thuật về các phiên thảo luận của Quốc hội liên quan tới Dự luật Đất đai sửa đổi, báo Thanh Niên Online trích phát biểu của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đơn vị TP.HCM cho rằng có sự bất cập từ Hiến pháp cho tới Luật Đất đai. Theo vị Đại biểu này, Hiến pháp qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng trong luật đất đai chỉ qui định quyền đại diện, không qui định quyền của “ông chủ” là người dân đang sở hữu, dẫn tới “ông chủ” trở thành người sử dụng, không phài chủ sở hữu. Vẫn theo Thanh Niên Online Đại biểu Trương Trọng Nghĩa kêu gọi phải đưa vào Luật điều khoản qui định quyền của nhân dân với đất đai, đó là quyền định đoạt với tài sản của mình. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không được vi phạm quyền của người sở hữu đất đai là nhân dân.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói rằng, sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân chỉ là cách gọi, theo ông điều quan trọng hơn cả là quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ như thế nào, hiện nay vẫn chưa được làm rõ trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông tiếp lời:
“Việc tùy tiện xâm phạm vào quyền sử dụng ấy đã diễn ra tương đối phổ biến, vì vậy chúng tôi đề xuất Quốc hội Việt Nam nên sớm ban hành Luật Tài sản. Trong đó tài sản bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất và khi đã có quyền tài sản rồi thì có cả quyền chiếm hữu sử dụng hưởng lợi định đoạt đối với tài sản đó như là thông lệ quốc tế ở các nước. Như vậy quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, cần đưa ra luật riêng về vấn đề này.”
Cả hai tờ báo điện tử Thanh Niên và Thời báo Kinh tế Việt Nam đều trích lời Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho biết có đến 48% cơ quan Trung ương và 37% cơ quan địa phương đề xuất phải có sở hữu tư nhân về đất đai. Ngay cả Ban sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị có hai hình thức sở hữu, ngoài sở hữu toàn dân còn có sở hữu tư nhân. Tuy vậy các nghị quyết Trung ương từ khóa 9 và nay khóa 11 đều quyết định chỉ có một hình thức duy nhất, đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, vấn đề đa sơ hữu đất đai có nhiều rào cản rất khó vượt qua, đặc biệt là qui định của Hiến pháp. TS Nguyễn Đình lộc nhận định:
Nếu bây giờ chúng ta tuyên bố đất đai không còn thuộc sở hữu toàn dân nữa mà là đa sở hữu thì thế nào, cách nào để mà làm, cách nào để có thể chuyển hóa điều đó, thành luật thì rất dễ nhưng bằng cách nào để làm điều đó thì không đơn giản - TS Nguyễn Đình LộcThực tế bây giờ muốn đa sở hữu đất đai cũng không đơn giản, phải tính đến nó sẽ đưa tới những hậu quả gì cho xã hội, cho người dân. Không đơn giản bây giờ cứ đa sở hữu là vui vẻ với nhau đâu… không phải… Vì hiện nay dù chưa đa sở hữu thì trong tay một số người có tích tụ ruộng đất rất lớn, mà đa sở hữu thì những đất đai đó đối với xã hội sẽ như thế nào đó là vấn đề chưa tính ra được. Cho nên không đơn giản đâu, bây giờ việc phân hóa diện tích đất đai trong tay một số người thì không nhỏ, trong lúc đó nhiều người lại không có. Nếu bây giờ chúng ta tuyên bố đất đai không còn thuộc sở hữu toàn dân nữa mà là đa sở hữu thì thế nào, cách nào để mà làm, cách nào để có thể chuyển hóa điều đó, thành luật thì rất dễ nhưng bằng cách nào để làm điều đó thì không đơn giản.”
Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc
Mỗi năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 120.000 vụ khiếu kiện-tố cáo liên quan đất đai. Thu hồi đất và bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ khiếu kiện, thậm chí tập trung đông người để khiếu kiện tập thể. Theo VnEconomy, nhiều vị đại biểu chỉ ra rằng các dự án thu hồi đất luôn thiếu công khai minh bạch, người dân không được tham gia bàn bạc. Tại rất nhiều dự án, giá đền bù thấp nhưng sau đó bán lại rất cao. Do đó, các đại biểu đề nghị dự luật phải bổ sung cơ chế chia sẽ quyền lợi từ việc thu hồi đất giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất bi thu hồi.
Thanh Niên Online trích lời Đại biểu Lê Trọng Sang đơn vị TP.HCM đề nghị: “cần sửa đổi luật theo hướng nhà nước trưng mua, trưng dụng quyền sử dụng đất. Áp dụng trong trường hợp cần thiết phù hợp với qui định Hiến pháp. Sau đó cần xây dựng luật trưng mua, trưng dụng và tài sản khác gắn liền với đất để bảo đảm quyền lợi của người dân.
Khi tham gia góp ý về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói với chúng tôi là, những người có đất bị thu hồi đem vào sử dụng chung thì phải xem họ là những người có đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cho nên ngoài phần thu hồi bị thiệt hại, thì họ cũng tương tự như những người có tiền bị thu hồi vốn, họ còn phải được hưởng lợi từ kết quả phát triển. Dù kết quả phát triển từ một con đường hay từ một dự án phát triển đô thị. TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh:
“Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi. Bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi. Bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng - TS Phạm Sĩ LiêmMột ngày trước khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hôm 5/11 Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam đã công bố các khuyến nghị chính sách “Sửa đổi Luật Đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.” Hầu hết báo điện tử trong nước đều trích đăng thông tin này. Tiền Phong Online gọi là khuyến nghị sửa Luật Đất đai để kiểm soát tham nhũng. Trong khi Thanh Niên Online đậm nét với việc “Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc.
Khuyến nghị của World Bank và UNDP đã cung cấp những ý tưởng về cải cách đặc biệt quan trọng về chính sách đất đai, chúng tôi trích đọc nội dung tóm lược được Thanh Niên Online đóng khung:
Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị việc thu hồi đất bắt buộc chỉ nên giới hạn vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học... mà không nên áp dụng cho các dự án vì mục đích kinh tế. WB đưa ra 13 khuyến nghị cụ thể như: Áp dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn cho các cá nhân và hộ gia đình; xóa bỏ các hạn mức diện tích sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân và hộ gia đình; việc thu hồi đất bắt buộc của nhà nước cần giới hạn chỉ áp dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học...
Tiền Phong Online gọi là khuyến nghị sửa Luật Đất đai để kiểm soát tham nhũng. Trong khi Thanh Niên Online đậm nét với việc “Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộcÁp dụng quy định bắt buộc giao cho tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất để xác định giá đất phù hợp thị trường. Tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất cần được lựa chọn dựa trên sự đồng thuận giữa những người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan. Giá đền bù đất cần được quyết định thông qua các Hội đồng độc lập cấp tỉnh và cấp T.Ư, dựa trên kết quả định giá đất của tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất; Đưa ra quy định về chia sẻ lợi ích giữa bên hưởng lợi và bên bị ảnh hưởng nhằm phục hồi và phát triển sinh kế lâu dài cho những người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện, khai thác mỏ hay các dự án khác có tính chất tương tự...
Hàng chục cuộc hội nghị hội thảo góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã được thực hiện trong thời gian gần đây, với rất nhiều ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia mọi lãnh vực. Tuy vậy khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam được đánh giá là đầy đủ toàn diện và có hệ thống.
Điều mà các chuyên gia và người dân trông đợi là Đảng, Chính phủ và Quốc hội đúc kết được những phản biện góp ý và khuyến nghị thiết thực này, để Việt Nam sớm có được một Luật Đất đai tiến bộ góp phần vào quá trình phát triển đất nước.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Ông Đặng Hùng Võ: 'Vụ Văn Giang không đơn giản'
Thừa nhận thẩm quyền giao đất là "không đúng" song ông Đặng Hùng Võ cho
rằng, vụ Văn Giang không chỉ đơn giản như vậy. Còn Bộ Tài nguyên Môi
trường khẳng định, cuộc đối thoại của ông Võ không phản ánh quan điểm
của Bộ.
Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Hùng Võ cho biết, cuộc làm việc với
người dân Văn Giang (Hưng Yên) ngày hôm qua "hoàn toàn trên tư cách cá
nhân" vì ông "từng ký 2 văn bản" liên quan tới dự án khu đô thị Văn
Giang. Ông cho hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý
kiến gì với ông.
Ông Đặng Hùng Võ trong cuộc đối thoại ngày 8/11. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Theo ông Đặng Hùng Võ, vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này
là xác định "thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng" trong quyết định
giao đất. Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004
khi tất cả văn bản đều do Thủ tướng ký.
"Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên
cơ sở nào hình thành "thông lệ" này chứ không phải đến dự án này mới có
chuyện ấy", ông Võ nói. Vị cựu Thứ trưởng cho biết, sáng 9/11, ông đã
hỏi Văn phòng Chính phủ và được biết, số lượng quyết định của Thủ tướng
về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ trong giai đoạn này là
trên 3.000 văn bản.
Theo ông Võ, phân tích theo chiều sâu luật pháp thì đây là điều "không
bình thường". "Pháp luật phải rất chặt chẽ, không thể tư duy theo kiểu
luật như thế này mà cơ quan quản lý có thể thực hiện khác đi mà vẫn coi
là được. Đấy là một kinh nghiệm khi nhắc đến việc Thủ tướng quyết tất cả
mọi thứ đối với đất đai trong khi thẩm quyền lại của Chính phủ. Nếu nói
Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng thì cũng chưa đúng với luật. Còn tất
nhiên vi phạm đất đai ở Việt Nam là chuyện cơm bữa", ông Võ nhận xét.
Nói thêm về cuộc đối thoại ngày 8/11, ông Võ cho biết, ông thành tâm
nhận trách nhiệm vì chưa đủ luận cứ để bác lại quan điểm của người dân
và luật sư. Song ông cho rằng, phải xem lại tất cả chứ câu chuyện "không
thể đơn giản như vậy". Trong tuần tới, ông sẽ suy xét lại mọi vấn đề để
có kết luận cuối cùng trước khi gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Tại cuộc đối thoại này, ông Đặng Hùng Võ đã nhận lỗi trước người dân Văn
Giang vì "những gì gây thất thoát cho bà con". Cuộc đối thoại xoay
quanh việc 8 năm trước, khi còn đương chức, ông Võ đã ký hai tờ trình
lên Thủ tướng, đề xuất thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc nối Hưng
Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang
tỉnh Hưng Yên).
Trao đổi với VnExpress sáng nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu
Phạm Ngọc Hiển cho biết, ông không quan tâm và cũng không theo dõi cuộc
đối thoại giữa ông Đặng Hùng Võ và người dân Văn Giang (Hưng Yên) vào
ngày 8/11, dù ông Võ là cựu lãnh đạo Bộ và cuộc đối thoại cũng được tổ
chức ở trụ sở cũ của Bộ.
"Ông Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới
Bộ. Bộ Tài nguyên Môi trường đã đưa ra quan điểm và đối thoại với dân",
ông Hiển nói. Thứ trưởng Hiển cũng từng đối thoại với người dân Văn
Giang vào cuối tháng 8.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công
ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004,
Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô
xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn
Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Đây
là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban
đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng
(Vnexpress)
Minh Diện - Ông Võ đừng múa võ trước dân nữa!
Minh Diện
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Minh Diện - Ông Võ đừng múa võ trước dân nữa!
Cách đây gần bốn năm tôi viết một bài báo về chuyện đất đai ở tỉnh Bình Dương. Chuyện thế này:
Năm 1987 tỉnh Sông Bé tiếp nhận của Lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh
980 héc-ta đất khai hoang trồng cao su, giao cho Văn phòng Huyện ủy Bến
Cát quản lý. Sau đó toàn bộ diện tích đất này được giao cho Công ty
cao su Sông Bé (SOBEXCO ) khai thác kinh doanh. Năm 2001, SOBECO giải
thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương tiến hành cấp đất cho những người
có công và cán bộ hưu, đồng thời tiến hành bán vườn cao su. Việc cấp
đất này khi thực hiện có nhiều mờ ám, vì nói cấp cho gia đình có công,
nhưng thực tế 14 người được cấp đất chỉ có 1 người là cán bộ hưu, 7
người là cán bộ đương chức, còn 6 người "ẩn danh"...
Việc bán cây cao su còn mờ mịt hơn. Họ quy định giá một hec-ta có
50.000.000 đồng, là cái giá mà dân Bình Dương nói là chẳng khác nào một
thứ “đào lộn hột!” (cây điều), bởi vì ai cũng biết, công khai hoang lên
luống một héc-ta đất trồng cao su bình quân 25.000.000 đồng, phân bón
lót lần đầu 8.000.000 đồng, mỗi héc- ta trồng 500 cây giống, mỗi cây
5.000 đồng, vị chi 25.000.000 đồng, tổng chi phí một héc-ta cao su trồng
mới 55.000.000 đồng. Vậy mà họ bán những lô cao su đang khai thác mủ
có 50.000.000 đ/ha?
Bởi giá bèo, cho nên cũng như việc cấp đất, dân không có ai được may mắn
'xía dzô', mà hầu hết là các quan chức đương quyền chia nhau. Chỉ riêng
Cao Minh Huệ, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đã xơi hết 278 héc-
ta rồi. Ông ta là người đứng đầu cơ quan quản lý đất đai tỉnh Bình
Dương, lại là con nuôi một vị quan to, là em ruột Cao Minh Quang , Thứ
trưởng Bộ y tế, thần thế dữ lắm!
Nhưng đối với những nhóm lợi ich đầy tham vọng, nếu chỉ có việc ăn lời
mấy gốc cao su thì chả nhằm nhò gì. Họ chơi nước bài cao hơn, xơi tái cả
cây lẫn đất. Và ván bài này họ thắng đậm nhờ Thứ trưởng Bộ TNMT, Gs.
Đăng Hùng Võ.
Theo văn bản của UBND tỉnh Bình, chỉ bán cây cao su, không bán đất.
Nhưng Cao Minh Huệ và nhóm lợi ích chơi kiểu lập lờ đánh lận con đen.
Khi làm các văn bản thủ tục gửi Bộ Tài nguyên-Môi trường, xin cấp “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất” cho những người đã mua cây cao su, Huệ
và phe nhóm đã tìm cách giấu nhẹm đi phần “không bán đất” theo như UBND
tỉnh đã có văn bản chính thức. Ông Đặng Hùng Võ, chẳng biết thẩm định
thẩm điếc thế nào, mà thay mặt Bộ TNMT, phê vào công văn, cho phép cấp
"Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất". Nhờ cái bút phê ấy, Cao Minh Huệ
và nhóm lợi ích đã biến gần 1000 héc-ta đất lực lượng thanh niên xung
phong thành phố Hồ Chí Minh đổ mồ hôi và máu khai phá, thành những ô
những thừa có sổ đỏ cho từng người.
Đó chưa phải cú “hốt hụi” sau chót! Gần một năm sau, UBND tỉnh Bình
Dương quyết định xây dựng khu công nghiệp trên khu đât vừa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo chấp thuận của Bộ Tài nguyên-Môi
trường, quy định giá đền bù một héc-ta là 800.000.000 đồng. Một năm
trước mua cả cây cả đất 50.000.000 đồng hec-ta, giờ riêng đất đã được
nhà nước bồi thường 800.000.000 đồng héc-ta, lãi gấp 16 lần. Khác gì
buôn ma túy?
Ngày đó tôi đã nhờ một người bạn thân của Đặng Hùng Võ, nói với ông cho
tôi gặp ít phút, hoặc qua điện thoại, để hỏi xem vì sao ông để bọn Cao
Minh Huệ lợi dụng, làm thất thoát của nhà nước gần 1000 tỷ đồng như
vây? Đặng Hùng Võ không gặp tôi, chỉ nhắn qua người bạn, rằng vì ông
ta tin Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương nên không kiểm tra kỹ, ông
rất vô tư.
Hình minh họa |
Tôi nghĩ Giáo sư Đặng Hùng Võ chỉ sơ suất một lần như vậy, nhưng bây
giờ lại rộ lên vụ dự án ECOPRK ở Văn Giang, Hưng Yên, nghiêm trọng hơn.
Thì ra Đặng Hùng Võ không chỉ sơ suất có một lần!
Lục tìm tư liệu từ Đông sang Tây, từ kim chí cổ, tôi chưa thấy ở đâu,
thời nào có một quyết định liên quan đến quyền lợi, sinh mạng hàng ngàn
người dân mà các nhà lãnh đạo lại thực hiện gấp gáp như thế này:
- Ngày 27-6-2004,
Hội đồng thẩm định kỳ văn bản thẩm định.
- Ngày 28-6-2004,
UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình gửi Bộ TNMT
- Ngày 29-6-2004,
Bộ TNMT ký tờ trình Chính phủ
- Ngày 30-6-2004,
Chính phủ ký quyết định thu hồi đất…
Cái gọi là “lộ trình” như cách nói của Võ Đất Đai đã thấy rõ có sự hẹn
hò, thông đồng, cài cắm trước. Ở nước ta, một hồ sơ mà tầm cỡ, mức vốn,
diện tích đất lớn lớn và quan trọng như vậy mà chỉ giải quyết trong 4
ngày liên tục, qua 4 cấp quan trọng, quả là chuyện xưa nay chỉ có Một,
và chỉ Một mà thôi!
Một dự án hàng tỷ đô-la như ECOPARK, tài liệu liên quan hàng đống, lược
giản tối đa cũng vài trăm trang. Chỉ đọc lướt vài trăm trang tài liệu,
thử hỏi hết bao nhiêu thời gian? Ở đây không được phép đọc lướt, mà
phải đọc kỹ để xác định có khả thi không, có đúng pháp luật không? Vậy
mà các vị vừa đọc vừa ký gọn lỏn mỗi một ngày? Các vị thẩm định
bằng cách nào mà tài thế, thưa giáo sư tiên sinh?
Từ Hưng Yên lên Hà Nội một trăm cây số, tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên
ký 28-6 , ngày 29-6 đã trình lên Bộ tài nguyên môi trường. Ngay trong
ngày đó, Bộ Tài nguyên-Môi trường vừa thẩm định cái tờ trình cùa tỉnh
Hưng Yên, vừa làm tờ trình của bộ, chuyển lên chính phủ, và ngay hôm
sau, 29-6, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thu hồi đất số
742-QĐ-TTg. Qúy vị thử nhìn xem, ba tờ trình và tờ quyết định ấy có
phải đều cùng chưa ráo mực không? Làm gì mà gấp gáp còn hơn "cưới
chạy tang" vậy?
Phải nói thẳng ra rằng, nếu Đặng Hùng Võ không ký tờ trình của Bộ TNMT,
thì không có quyết định 742-QĐ-TTg, dẫn tới cuộc giải tỏa đất đai
trái luật ở Văn Giang, gây cảnh tiếng súng ầm vang, khói đạn mù trời 6
tháng trước và khiếu kiện triền miên đến hôm nay chưa dứt?
Ông Đặng Hùng Võ lấy lý do phải làm gấp để lách luật, “cuộc sống cần thì
không thể chở luật”, và nếu không làm thì dự án phải kéo dài một, hai
năm không lợi cho nhà nước (!?).
Ô hay, vậy ra cứ có lợi trước mắt là những người như ông có quyền lách
luật, thậm chí không cần luật à? Ông Võ thừa hiểu, luật do Quốc hội ban
hành, Chính phủ phải tuyệt đối tuân theo, chứ đâu phải thấy có lợi mà
làm theo kiểu “Tôm cờ lộn cứt lên đầu?”. Thử hỏi các ông lách luật, lại
sợ luật mới bất lợi nên vội tranh thủ làm hồ sơ “chạy luật”, làm bừa
phứa như vậy đã thu được kết quả gì? Tám năm sau, cái dự án ECOPARK ấy
chưa nhúc nhích, riêng việc giải phóng mặt bằng đã khó gặm với dân, vì
dân không thuận, phải trả giá bằng một cuộc cưỡng chế long trời lở đất
thêm rắc rối mà vẫn chưa đâu ra đâu. Nếu làm đàng hoàng, chấp nhận chậm
một, hai năm có hơn không? Cái chính là không làm gấp “chiều lòng” đại
gia thì sẽ không được “chia chác kế, phần trăm kế”. Thiên hạ vẫn nghĩ
rằng, đã nhận tiền thì họ phải làm gấp, làm tắp lự cho kỳ xong chứ sao?…
Ông Võ Đất Đai (Đặng Hùng Võ) đã không ngán ai mà bật lên câu nói ấn
tượng đến phát chối là "việc có lợi không cần đợi luật!". Ôi, thế là Võ
Đất Đai đã thừa nhận làm vì lợi rồi còn gì! Lợi cho nước, cho dân hay
cho ai?
Thế bao nhiêu việc có lợi cho dân sao các ông không lách luật giúp dân,
mà động một tý là căn cứ khoản này điều nọ, có cái lạc hậu từ đời tám
hoánh rồi? Trong cuộc sống hàng ngày phơi đầy bất công, người dân khốn
khổ do luật pháp chưa hoàn chỉnh, sao các ông không linh động cho dân
nhờ?
Những điều ông Võ nói, càng nghe càng khó lọt tai!
Ông nói, là các ông lách luật, phải làm ngay trước khi luật mới bổ sung
có hiệu lực, chỉ vì có lợi cho nhà nước? Xin lỗi giáo sư Đặng Hùng Võ,
tôi nghĩ ông không phải là một người trung thực, vô tư và ngây thơ đến
thế? Người dân Văn Giang nói riêng, cả nước nói chung, thừa biết cái
gì, ở đâu có lợi cho đất nước, những chỗ nào đã, đang và sẽ bị nhóm lợi
ích nhân danh nhà nước trục lợi!
Ông Đặng Hùng Võ nên nhớ, để bảo vệ Thủ đô Hà Nội, năm 1967, người dân
Văn Giang đã tự biến những cánh đổng ngô xanh tốt, những ruộng lúa đang
trổ bông của mình thành trận địa pháo phòng không, và dỡ cả nhà mình ra
làm hầm cho bộ đội. Nếu lịch sừ lặp lại, hoặc ngay bây giờ cần biến
cánh đồng Văn Giang thành một trận địa pháo tầm xa bảo vệ biên giới,
biển đảo của Tổ Quốc, tôi tin rằng người dân Văn Giang không một chút
đắn đo. Nhưng, với cái kiểu lách luật, né luật, nhằm mang lại lợi ích
phe nhóm, thì người dân Văn Giang cũng như cả nước trả lời là không! Mỗi
tấc đất nơi đây đều thẫm đẫm mồ hôi và máu người dân, đừng đùa với máu!
Đặng Hùng Võ nói các Bộ như Tài chính, Xây dựng, đều đồng tình cách làm
gấp gáp và Chính phủ hối thúc?! Ô hay, một giáo sư thường đăng đàn dạy
người ta về luật pháp, giải thích Luật Đất đai cho thiên hạ nghe, nhẽ ra
ông phải là người thượng tôn pháp luật, cớ sao lại tìm cách ngụy biện,
che giấu, chặn họng thiên hạ, đồng lõa với máu tham của đại gia? Để
chúng minh mình vô tư, ông Đặng Hùng Võ phân trần rằng, ba năm sau,
2008, ông mới biết cái Công ty có dự án ECOPARK, và nhận lời viết bài
cho họ. Thưa giáo sư tiên sinh, có lẽ tôi không phải nhắc ngài về lòng
tự trọng và cái gọi là “phép biện chứng", "lộ trình" nữa!
Ông Đặng Hùng Võ nhận lỗi trước dân Văn Giang, và họ đã vỗ tay. Người
dân chân lấm tay bùn sờ đầu gối nói thật chúng tôi vốn dễ tính. Nhưng,
chả nhẽ một trí thức tầm cỡ như giáo sư, một người được dư luận coi là
"có chính kiến" như ông, mà chỉ đáp lại dân bằng một cuộc gặp với lời
nhận lỗi qua loa như vậy sao?
Với trách nhiệm và uy tín của mình, ông Đặng Hùng Võ hãy làm những việc
cần phải làm, xin đừng nghĩ cách tiếp tục “múa võ” với dân để lấp liếm
nữa. Tám năm trước ông đã lách luật, né luật, nay GS. Hùng Võ lại tìm
thời cơ giở ra đủ trò "hùng hồn võ miệng" hay sao?
Minh Diện
Đào Tuấn - “Cưỡi ngựa, vạch áo” ở nghị trường
Mới biết Quốc hội cũng giỏi khi vẫn có thể giám sát trong tình trạng ban
bệ bộ ngành tiền hô hậu ủng, đút chân gậm bàn nghe báo cáo, hết giờ thì
về.
“Cưỡi ngựa” ở đây là câu thành ngữ “Cưỡi ngựa xem hoa” mà ối người sẽ
liên tưởng khi nghe ĐBQH Trương Văn Vở “làm thơ” về hoạt động giám sát
của Quốc hội, rằng: “Đến đọc báo cáo, hết giờ thì về”.
ĐBQH Lê Nam thì mô tả một cuộc giám sát với: Vài ba đồng chí lèo tèo. Thành phần không đủ mặt.
Còn “chuyên gia giám sát” Trần Du Lịch thì lấy ngay ví dụ về cuộc giám
sát tối cao trong lĩnh vực đất đai mà Quốc hội vừa báo cáo để khẳng
định: Chúng ta chưa nghe được người dân oan nói thế nào.
Thực ra, hiện thực “nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo
rồi kết luận” đã được ĐBQH Đặng Ngọc Tùng nói tới từ tháng 10.2009 khi
ông đề xuất “Phải đi vào thực tế để xem việc gì đã thực hiện được, việc
gì chưa và cần rút ra kết luận, kiến nghị gì. Phải theo dõi việc thực
hiện, đừng để giám sát của QH, ý kiến của các đoàn giám sát “trôi” đi,
không thực hiện được”.
Ấy vậy đã 4 năm qua, câu chuyện “lèo tèo”, “đọc báo cáo”, “hết giờ về” vẫn được các vị ĐBQH “vạch áo” nói đầy…tự kỷ.
Ngày hôm qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên chỉ
ra thực trạng” Báo cáo giám sát thiếu ý kiến cử tri. Thiếu bằng chứng
độc lập. Không có nghiên cứu đánh giá của một tổ chức Chính phủ, cơ quan
độc lập nào”. Và vì thế “Những số liệu đó che dấu thực tế địa phương”.
Mới biết Quốc hội cũng giỏi khi vẫn có thể giám sát trong tình trạng ban
bệ bộ ngành tiền hô hậu ủng, đút chân gậm bàn nghe báo cáo, hết giờ thì
về. Lại càng giỏi hơn khi giám sát về khiếu tố đất đai nhưng lại “chưa
nghe được dân oan sai nói thế nào”, hoặc “Thiếu ý kiến cử tri”.
Nhưng lỗi thuộc về ai nếu không phải là chính các vị đại biểu? Có một
hình ảnh khác của sự “lèo tèo”, cũng là câu chuyện thời sự ngay trong
ngày hôm qua: Dù kỳ họp thứ 4 mới chỉ được nửa thời gian, đã có 95 đại
biểu, tức khoảng gần 20% ĐBQH “có đơn xin nghỉ” từ 10% đến…90% số ngày
họp. Thật khôi hài, có một ĐBQH làm đơn xin nghỉ phần lớn thời gian kỳ
họp với lý do đi dự… lễ tốt nghiệp đại học của con ở nước ngoài.
Đến “việc nước việc dân” công khai trước sự theo dõi của hàng chục triệu
cử tri còn không bằng một cái lễ tốt nghiệp cho con thì chả trách sự
“lèo tèo” trong các cuộc giám sát. Chả trách sản phẩm của những cuộc
giám sát kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” này là những sai phạm được nêu rất
chung chung “ở một số nơi, có một số việc”. Đó là những sai phạm “không
có địa chỉ”, hoặc chỉ là những địa chỉ đã quá nổi tiếng: Tiên Lãng, Văn
Giang. Đó là những sai phạm “bình bình”, trong một thực tế cuộc sống đầy
bức xúc, như Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn trong phiên họp Ủy ban TVQH
tháng trước đã phàn nàn: Báo cáo (giám sát về đất đai) chỉ ra cơ man
hạn chế mà tổng kết lại vẫn chưa chỉ ra được trách nhiệm từng cá nhân,
từng tập thể”.
ĐBQH Trần Du Lịch đề xuất: Cần bớt quan chức bộ ngành đi theo (đoàn giám sát), tăng cường các chuyên gia độc lập.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thì nói đến việc: “Cần phải vi hành. Gặp dân
trước, gặp quan sau”, để “Có kênh người dân phản ánh, gợi ý vấn đề rồi
mới tính cách giám sát”.
Một cách lạc quan, có thể coi các vị ĐBQH đã tự kỷ đến mức “vạch áo cho
người xem lưng” như vậy thì có thể là một cơn cớ cho sự thay đổi để,
chẳng hạn 4 năm sau, câu chuyện giám sát kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” sẽ
không phải nhắc tới một lần nữa.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
Dưới thời ông Đinh La Thăng, Hàng không Việt nam hãy coi chừng
Ngành Hàng không dân dụng VN (HKVN) ra đời năm 1956 nhưng mãi đến năm
1990 mới trở thành ngành vận tải HK dân sự. Từ đó đến nay HKVN trải qua
nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản là Chính phủ và Bộ giao thông vận
tải(GTVT). Quá trình hoạt động HKVN gặp nhiều hạn chế, trắc trở nhưng
những tai họa nghiêm trọng nhất thường xẩy ra dưới thời bộ GTVT làm chủ
quản “một cổ hai tròng”(tuy bộ GTVT làm chủ quản nhưng nhiều việc vẫn
phải do chính phủ quyết): Ngày 14/11/1992 tai nạn máy bay IAK-40 ở Ô Kha
(Khánh Hòa) chỉ một hành khách Hà Lan sống sót, tai nạn Bell-206 ngày
26/3/1994 ở Sỉn Vàng (Sơn La) tất cả khách và phi hành đoàn thiệt mạng,
vụ kiện cáo ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với Pháp trong vụ liên
doanh giữa hãng Pacific Airlines với hãng HK AOM của Pháp, vụ mua hai
máy bay Fokker-70 quá tai hại, thất sách (thiết kế máy bay lạc hậu, hãng
chế tạo đã phá sản…).v,.v và v.v…Nay ông Đinh La Thăng (ĐLT) vừa lên
chức bộ trưởng GTVT đã “hưa hẹn” một tương lai bất trắc, tai họa cho
ngành này.
Khi ông ĐLT lên bộ trưởng “chủ quản” ngành HKVN tháng 8/2011, ngành GT
đường sắt, đường bộ, đường thủy…đang đối mặt nhiều thách thức cấp bách:
Tai nạn, ùn tắc giao thông, đường sá, cầu cống sập sệ, công trình GT dở
dang ở khắp nơi, tham nhũng, sai phạm đang nhấn chìm các “quả đấm thép”
Vinashin, Vinalines…Thế nhưng, đáng lẽ phải tìm phương sách tối ưu để
từng bước khắc phục những vấn đề “nước sôi, lửa bỏng” thì ông ĐLT lại đi
“sờ gáy” các DN hàng không đang làm ăn bình thường, tốt:
1/-Cuộc sáp nhập các sân bay VN vào “một bị”
Cái ghế bộ trưởng GTVT chưa ấm chỗ, chưa có kinh nghiệm gì về ngành
KT-KT đặc thù hội nhập sâu với HK thế giới nhưng không hiểu “xuất phát
từ cuộc nhậu nhẹt nào” mà ông ĐLT hấp tấp quyết định “cơ cấu” dồn tất cả
ba cụm cảng hàng không gồm hơn 20 sân bay cùng nhiều dự án hàng chục tỷ
đô vào làm một mà dư luận ngành HKVN gọi là vào “một bị”. Theo tuyên bố
của ông bộ trưởng tại cuộc khai trương tổng công ty cảng hàng không
Việt Nam (ACV) thì vụ sáp nhập là “tất yếu” để “ tiến tới thành lập tập
đoàn HK quốc gia” (?). Vâng cứ gộp tất cả các DN lại sẽ thành tập đoàn
như Vinashin, Vinalines, EVN, Sông Đà…Theo dư luận ở ngành HKVN thì đây
là cuộc “phiêu lưu” còn hơn cả Vinashin, Vinalines.., bởi: Do mức sống
của nhân dân ta còn rất thấp trong khi chi phí vận tải HK theo mức quốc
tế (máy bay,vật tư, xăng…đều phải mua bằng USD) nên người đi máy bay còn
chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đó đầu tư một sân bay rất lớn nhưng lại
ít các chuyến bay hoạt động thì việc thu phí, kinh doanh dịch vụ,
thương mại…hạn chế nên ngoài các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân
Sơn Nhất(TSN) đủ hoạt động nhộn nhịp có thể thu bù chi (Đà Nẵng), có lãi
(NB,TSN) còn lại các sân bay địa phương lỗ lớn. Vì vậy, ở ngành HKVN
một nhân viên có chút thâm niên cũng biết nhiệm vụ trước mắt các sân bay
VN là: Dự báo chính xác tốc độ tăng trưởng, quy hoạch khoa học, từng
bước phát triển mạng sân bay hợp lý, hiệu quả (cục HKVN đã làm khá tốt
từ nhiều năm qua), đào tạo nhân viên chuyên nghiệp…đáp ứng kịp thời nhu
cầu giao thông HK của quốc gia trong đó đặt mục tiêu an toàn lên trên
hết rồi mới đến kinh tế, thương mại, làm giàu, “thành phố sân bay” như
các nước phát triển. Cái cấp bách hiện nay của các sân bay VN là tạo
thêm chỗ đỗ máy bay cho sân bay TSN (đang thiếu khoảng 40 chỗ đỗ máy
bay, nhiều chuyến bay đến đây phải bay vòng chờ hạ cánh, nhiều hãng HK
nước ngoài đã chuyển căn cứ đi nơi khác đang triệt tiêu tham vọng biến
TSN thành một điểm trung chuyển HK khu vực (trong khi 157 ha đất nhàn
rỗi liền kề bên quân sự -tài sản quốc gia- được đem làm sân golf…),dẹp
bỏ các chướng ngại vật vi phạm tĩnh không uy hiếp an toàn và hạn chế khả
năng khai thác các CHK. Đặc biệt ông ĐLT nên tạo mọi điều kiện giúp các
hãng HKVN vươn lên sẵn sàng đón nhận sự cạnh tranh khốc liệt của các
hãng HK hùng mạnh trong khu vực khi tự do hóa HK ASEAN vào 2015…chứ
chưa phải sáp nhập, tập đoàn, làm giàu kiểu các Vina…Trước những năm
1990 ngành HKVN chỉ là một đơn vị (hạch toán toàn ngành) dẫn đến quan
liêu, bao cấp, trì trệ…Sau năm 1990 khi các sân bay VN được tách riêng,
chuyển hạch toán kinh doanh độc lập, để duy trì hoạt động của các CHK
địa phương lỗ nặng, ngành HKVN có sáng kiến hay là thành lập 3 cụm cảng
bắc, trung, nam. Các CHK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, TSN hoạt động HK đủ
nhộn nhịp có lãi quản lý, điều hành, điều tiết nhân lực, kỹ thuật, tài
chính “nuôi” các CHK vệ tinh thuộc cụm. Riêng CHK Đà Nẵng thời kỳ bị lỗ
hai cụm CHK TSN, Nội Bài điều tiết chi viện theo chỉ đạo của cấp trên.
Sở dĩ ngành HKVN phải tổ chức các sân bay VN thành ba cụm(sau đổi tên
thành các TCT) vì mỗi địa phương có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên,
xã hội, tập quán, khí hậu, địa hình, điều kiện trang, thiết bị…Đặc biệt
gộp tất cả các CHK vào làm một bộ máy cồng kềnh, quan liêu rất nguy hiểm
với ngành giao thông HK dễ dẫn đến tai nạn và sự ỉ lại, trì trệ…
Dồn ba cụm CHK vào “một bị” bộ máy ACV hiện nay quá cồng kềnh:Có đến 9
người trong ban tổng giám đốc, 23 ban chức năng, 17 “chi nhánh” cấp1,
hàng trăm “chi nhánh cấp 2 và “lạm phát cán bộ to”: sân bay Nội Bài có 6
phó giám đốc, TSN 5 PGĐ…Sau hàng ngũ cán bộ “cỡ lớn” mới hình thành là
“rồng rắn” hàng trăm cái ghế phía sau được đun lên. CBNV các sân bay
đang lo vì quỹ lương dành cho các sếp trước đây đã quá lớn nay càng lớn
hơn khiến “nồi cơm” của họ đã và sẽ vơi đi…
Dồn tất cả các sân bay vào “một bị” chưa thấy hùng mạnh, “tập đoàn” ở
đâu nhưng đã gây ra sự xáo trộn lớn nhất trong lịch sử ngành HKVN,
nhiều cán bộ từ miền Trung, miền Bắc “khăn gói” vào TPHCM tá túc. Họ
phải ra, vào con thoi tốn tiền tỷ của DN vô ích. Đặc biệt, nếu họ xao
nhãng chỉ huy, điều hành thì rất nguy hiểm. Trước sự băn khoăn lo lắng
về an toàn HK đã xuất hiện những tiếng nói “ngoại đạo” từ đâu đó rất
nguy hiểm: “Các anh đừng lấy an toàn ra dọa, chiếc máy bay chỉ đáng vài
km đường chứ là cái gì…”.
Việc ACV đóng trụ sở ở TSN cũng là thất sách lớn.Việc trụ sở DN xa thủ
đô, bộ GTVT, các ban, ngành TƯ nhiều việc sẽ phải ra, vào, họp hành, chi
đạo…tốn thời gian, tiền bạc. Tháng 9/2012 sau hơn nửa năm TCT hoạt động
CBNV vẫn chưa có lương chính thức…
2-Bổ nhiệm cán bộ mang màu sắc “cơ hội, kinh doanh”.
Cuộc “đại cơ cấu” ACV bề ngoài ra vẻ có quy trình chặt chẽ nhưng là cuộc
“ồ ạt lên chức rất kỳ lạ”. Tất cả có 55 chức danh lớn được bổ nhiệm mới
và “nâng cấp” trong đó có những trường hợp “giết chết ý nghĩ của bất cứ
ai có tư tưởng muốn vươn lên sự nghiệp bằng tài năng, tự thân phấn
đấu”.
Đó là các trường hợp lên chức “vượt cấp, siêu tốc” thẳng từ một trưởng
ban “chưa nóng chỗ”, phó trung tâm sân bay (mỗi sân bay lớn có 5-6 ban,
5-6 trung tâm) không nằm trong quy hoạch, chưa có kinh nghiệm quản lý,
không trong cấp ủy sân bay…lên thẳng giám đốc và phó giám đốc hai CHK
quốc tế lớn nhất nước là Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Hai trường hợp này dư
luận gọi là “hai cái ô hạt nhân của sếp” vì tân giám đốc Nội Bài ông Vũ
Thế Phiệt có vợ là bà con với P.thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phó giám đốc
mới TSN bà Lê Thị Diệu Thúy là con gái rượu ông UVBCT Lê Hồng Anh (Đề
nghị cơ quan chức năng xác minh xem dư luận tố cáo có đúng không bảo vệ
uy tín lãnh đạo).
Còn lại 53 trường hợp “nâng cấp”, hàng trăm ghế “ăn theo” kia nếu như dư
luận lâu nay thừa nhận “ thời buổi này không mấy cái ghế được cho
không” thì với “thời giá” hiện nay phải có “doanh thu” cực lớn; rồi dư
luận không ngớt râm ran ông này bao nhiêu, bà kia ngần nào…vì trong
sê-ri lên chức không ít trường hợp rất vô lý “mang màu sắc thương mại,
nó là em tao”...
Đặc biệt, việc lên chức chủ tịch hội đồng thành viên ngành quản lý bay
của ông Hoàng Thành nguyên tổng giám đốc TCT cảng HK miền Trung, ông
Nguyễn Nguyên Hùng(NNH), nguyên tổng giám đốc TCT cảng HK miền Nam lên
chủ tịch hội đồng thành viên(HĐTV) ACV làm dư luận “ngứa cổ” vì vô lý,
nhiều khuất tất…Theo tố cáo của CBNV thì ông Hoàng Thành không hề có
trong quy hoạch chủ tịch HĐTV TCT quản lý bay, hôm trước vừa “bị” là phó
chủ tịch HĐTV ACV nhưng không hiểu “chạy chọt kiểu gì” để ít hôm sau
qua hai lần bỏ phiếu tín nhiệm “gò ép” người đang bị tố cáo tùm lum
nhiều việc ở TCT cảng HK Miền Trung, không có bằng cấp nghiệp vụ lại
nghiễm nhiên ngồi vào cái ghế béo bở bậc nhất ở ngành HKVN. Còn ông NNH
lên chức CTHĐTV ACV khi vụ bị tố cáo cùng em vợ kinh doanh “chui” 275
tỷ đ của DN ở công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2) “nhiều khả năng mất
trắng” chưa được kết luận rõ ràng, minh bạch, trái quy định của đảng.
Cuộc “cơ cấu” này cũng đã xuất hiện sự rạn nứt trong lãnh đạo, mặc dù
tại buổi ra mắt TCT hôm 18/2/2012, ông bộ trưởng ĐLT trấn an: “ tránh
hoang mang trong nội bộ…” nhưng nhiều cán bộ khi được chúc mừng tỏ ra
không được “trọn niềm vui”: “Đốc với đếch gì, tất cả là cầm chim cho ông
Thăng, ông Hùng đái…”. Bởi vì, ông NNH giữ chức CTHĐTV kiêm bí thư đảng
bộ ACV. Trong thường vụ có 11 người thì Nội Bài có 2, Đà Nẵng 1 còn lại
8 người ở TSN là “lính cũ” của ông NNH. Các cơ quan đảng của các cụm
cảng HK trước kia trực thuộc ban kinh tế TƯ, cục HKVN nay đều “cơ cấu”
vào bộ GTVT do ông ĐLT làm “tổng bí thư”. Dư luận khẳng định thực chất
đây là cuộc “cơ cấu” quyền hành, các dự án khổng lồ: Long Thành (hơn 10
tỷ USD), nhà ga T2 Nội Bài(gần 1 tỷ USD), Cát Bi (5.000 tỷ đ) …vào “một
bị”. Một lão thành cán bộ ngành HKVN đã thốt lên: “Chưa có ai liều lĩnh,
coi thường, xúc phạm ngành HK như các ông này…”.
3-Từ “tù trưởng” đến “vua con” ?
Dư luận ngành HKVN rất lo ngại nữa là việc tập trung mọi quyền hành các
cảng HKVN vào tay ông NNH “cùng cạ” với ông ĐLT là một nguy cơ lớn cho
ngành HKVN. Bởi vì, chức đó không phù hợp sở trường, sở đoản của ông
NNH. Ông NNH có nghiệp vụ khí tượng, cuối năm 1999 khi giám đốc TSN Trần
Minh Châu sắp nghỉ hưu ngành HKVN đã tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm cùng
mấy người nữa. Dù ông NNH không được tín nhiệm cao nhất nhưng nghe nói
ông có “ cấp to giới thiệu” nên vẫn ngồi vào ghế giám đốc TSN. Trong quá
trình công tác từ đó đến nay ông NNH đã bộc lộ là một người chỉ giỏi
giành, chi tiêu hào phóng các dự án (dự án Phú Quốc, Cần Thơ…bị tố chi
quá mức cần thiết, rất lãnh phí…) và “cơ cấu người nhà, bà con, con ông,
cháu cha” vào DN khép kín quyền hành ở TSN trong khi bỏ bê công tác hệ
trọng nhất là an ninh, an toàn. Dưới thời ông lãnh đạo cụm cảng HK miền
Nam đã xẩy ra những vụ mất an ninh, an toàn cỡ “quán quân”, hy hữu ở
ngành HKVN. Đêm 22/11/2000 thanh niên Võ Văn Thuận đột nhập sân đỗ chui
vào hộp càng máy bay ATR-72 “đi nhờ” chót lọt ra Nha Trang. Ngày
27/10/2008 nhà ga nội địa TSN cháy dữ dội, nhiều chuyến bay bị ảnh
hưởng, thiệt hại vô kể về vật chất và uy tín ngành HKVN. Ngày 4/4/2011
mưa làm tê liệt nhà ga đông đúc nhất VN, 10 chuyến bay, 600 hành khách
bị ảnh hưởng, sân bay Phú Quốc nhiều lần bị rải đinh...Riêng những vụ uy
hiếp an toàn lớn nhỏ ở đây khó mà thống kê mặc dù “kho thành tích” của
ông NNH luôn “đầy ắp” không thiếu “chủng loại” gì kể cả thành tích, danh
hiệu về an ninh, an toàn…
Điều đặc biệt nhức nhối ở TSN là ông NNH đã biến DN nhà nước thành một
“gia đình trị” được CBNV sân bay gọi ông là “tù trưởng”. Bất cứ ai nhìn
vào bản thống kê trong tố cáo của CBNV sẽ phải “vái lạy” về sự “trơ,
liều” của giám đốc NNH. Chỉ riêng bên vợ sếp đã có cả tá anh, chị, em
ruột rà (trong đó nhiều người bị nghi vấn bằng cấp “lem nhem, mập mờ”…)
đã chiếm “số lượng không nhỏ” trong tổng quỹ ghế của TSN. Em vợ kế toán
trưởng, thành viên HĐQT, em vợ khác giám đốc Cần Thơ, em khác, trưởng
phòng hàng miễn thuế, em nữa trưởng phòng kế hoạch, phó giám đốc công
ty(SAGS), em nữa đội trưởng an ninh…Toàn những chiếc ghế hệ trọng, béo
bở “khép kín quyền hành” ở TCT cảng HK miền nam.
Quá ưu ái với người nhà, ông lại quá tệ bạc với người ngoài bất kể tài
năng, tốt, xấu, nghĩa, tình…Để đưa ông em vợ Phạm Thanh Tâm(từ nhân viên
thương vụ mà dư luận nghi...) lên chức giám đốc sân bay quốc tế Cần
Thơ, đầu tiên ông “dấm” ông Tâm phó giám đốc Phú Quốc, Cần Thơ. Tiếp đó,
ông Phạm Mạnh Khiên giám đốc Rạch Giá chỉ còn hơn năm về hưu được “gài”
về Cần Thơ “dọn dẹp” chờ mở cửa đón em vợ sếp. Ông Trần Văn Đỗ lên sân
bay Đà Lạt làm giám đốc từ khi còn hoang sơ, mang vợ con theo như “đi
khai hoang”. Năm 2008 khi sân bay Đà Lạt đã khang trang, nhộn nhịp, ông
cũng nhận đủ mọi thành tích từ chính phủ đến cơ sở, chỉ còn hơn 3 năm về
hưu thì ông được giám đốc NNH điều đi Rạch Giá. Quá cay đắng, ông xin
nghỉ hưu sớm. Dư luận khẳng định, ông Đỗ bị “đày” đi Rạch Giá ngoài thay
ông Khiên còn để “lấy ghế cho bà Nguyễn Thị Hồng Phượng- nguyên nhân
viên bán vé, đã từng bị kỷ luật do “mưu toan” tham ô tiền vé nhưng biết
thu xếp phục vụ các sếp “chu đáo” khi đến Đà Lạt”.
Do chế độ “gia đình trị” của ông NNH mà “chỉ nửa đầu năm…đã có hàng chục
cán bộ, kỹ sư có năng lực của TCT đã phải nghỉ việc với đầy tâm
trạng…”( Lời tố cáo của ông Hà Minh Hải, nguyên phó giám đốc trung tâm
điều hành bay TSN). Hôm ông NNH lên chức CTHĐTV ACV dân gian thông báo
cho nhau: Hôm nay “vua con đăng quang”...
Vừa lên chức bộ trưởng ông ĐLT cấm các cán bộ thuộc ông quản lý chơi
golf, đề nghị quốc hội dành 40.000 tỷ đ chi tiêu việc không cấp bách,
thiết thực, đề nghị thu phí ô tô, xe máy vô lý với mức “cắt cổ dân” chưa
thi hành đã làm đình trệ ngành SX ô tô, xe máy, nhà nước thất thu thuế
số tiền khổng lồ, đề nghị dành cho bộ GTVT 10.000 tỷ đ, vay vốn ODA để
xây trụ sở, hiện đại hóa văn phòng trong khi nền kinh tế quốc gia khánh
kiệt, mấy triệu người thất nghiệp. Ông liên quan việc bổ nhiệm ông Dương
Chí Dũng “trung tâm mất đoàn kết” ở Vinalines làm cục trưởng cục Hàng
Hải để “cứu Vinalines”, tức ông coi công tác quản lý nhà nước là trò
đùa. Ông lên chức bộ trưởng để lại đơn vị ông đi qua đầy bê bối…
Với trình độ ấy, tầm nhìn ấy, sự thận trọng, nghiêm túc ấy…lại cùng “cạ”
ông NNH như thế, không hiểu các ông sẽ đưa ngành HKVN tới đâu.
Hàng trăm nghìn tỷ bị mất còn có thể làm ra nhưng tổn thất ở ngành HK nhiều khi không thể nào lấy lại.
Ngành HKVNVN hãy coi chừng!
Nguyễn Đình Ấm
* Tác giả Nguyễn Đình Ấm là người đã từng làm việc cho ngành hàng
không. Bài viết do tác giả gởi đến, thể hiện quan điểm riêng của tác
giả.
(Blog HNC) Thưa bác Đinh La Thăng: Chúng cháu chịu thua bác rồi
- Gửi bác Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải
Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe
máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không
có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định
mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông
xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà
còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ.
Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên
đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên
đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra
các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu
thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng,
nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề…
Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có
phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao
nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi?
Sinh viên: 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua 1 chiếc
xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ
thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?
Người đi làm: Có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những
chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có
thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục
sang tên với mình.
Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là
chiếc xe đăng ký ở miền bắc, còn chủ đã bay vào miền Nam sinh sống, lúc
ấy phải tìm họ thế nào?
Người lái xe thuê: Lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người
lái xe tải đâu có tiền tỉ để mua 1 chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự
mua xe và tự lái???
Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như:
Mẹ cháu bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng
ký rẻ hơn, nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở
hữu của ai?
Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?
Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay
được, bác thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có
bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh
úp người dân?
Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài
ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày
mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.
Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng sự bức xúc của hàng
triệu người dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này
là 1 điều vô lý như bao nhiêu luật khác mà bác đã làm, “ngực lép không
được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe máy”, xe máy không được để
xe trên vỉa hè”, “thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông”, “xe tuk
tuk”, …
Bác là 1 người có tài, có ý tưởng và dám táo bạo thực hiện, nhưng những
quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe
riêng như bác, có chức có quyền như bác, có tiếng nói như bác, còn dân
thực hiện ra sao là việc của dân, dân sai ý kiến bác thì có cảnh sát
giao thông xử lý… Cháu thấy đáng buồn thay nếu bác vẫn còn ngồi ở chiếc
ghế này.
Dù sao thì, là dân thì cháu phải thực hiện thôi.
19h ngày 09/11/2012
Nguồn: FB
--------------------
Nào cùng nhau ta hát...
hát với đồng chí Đinh La Thăng
http://www.youtube.com/watch?v=qsUBfbS2dNg&feature=player_embedded
Thâu tóm ngân hàng tăng, trách nhiệm Thống đốc thế nào?
Chính thức được chọn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào đầu
tuần sau, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng là một
trong số các thành viên Chính phủ nhận được nhiều ý kiến của các vị đại
biểu, theo tập hợp chưa đầy đủ của đoàn thư ký kỳ họp.
Một năm trước, ở kỳ họp thứ hai của Quộc hội,
tân Thống đốc cũng đã nhận được những chất vấn bằng văn bản về nhiều
bất cập của hệ thống ngân hàng. Trong đó có việc chạy đua lãi suất, tiêu
cực của cán bộ trong ngành.
Nay, những chất vấn được tập hợp qua 22 ý kiến cho thấy cả độ rộng và sâu hơn của những vấn đề được đề cập.
Đáng chú ý, có đến ba ý kiến cùng nêu quan ngại về tội phạm hình sự
trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm cán bộ ngân hàng và ngoài ngân hàng
liên quan tới vốn tín dụng ngân hàng, việc thâu tóm trong hệ thống ngân
hàng trong thời gian qua tăng đáng kể. Trách nhiệm và các giải pháp
của Thống đốc trong thời gian tới thế nào, đại biểu nêu chất vấn.
Các vị đại diện cho dân cũng muốn nghe Thống đốc báo cáo thêm về tình
hình phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đồng
thời làm rõ trách nhiệm của Thống đốc trong quản lý nhà nước để xẩy ra
tham nhũng trong hệ thống ngân hàng, trong việc thâu tóm đã xẩy ra.
Kết quả thanh tra chuyên ngành ở Ngân hàng Nhà nước về chấp hành pháp
luật ngân hàng, tình hình vi phạm pháp luật ngân hàng? Lợi ích nhóm chi
phối các chủ trương, chính sách, biện pháp của Ngân hàng Nhà nước như
thế nào? Đó cũng là các câu hỏi đặt ra với Thống đốc Bình.
Đại biểu Quốc hội cũng hỏi Thống đốc rằng có nên ổn định quy định mức
tiền lãi suất trong tình hình hiện nay? Việc quản lý lãi suất huy động,
lãi suất cho vay như thế nào?
Nghiên cứu cơ chế quản lý lãi suất sao cho khoảng cách tiền gửi và tiền
vay được rút ngắn lại và giải trình về sự hợp lý của khoảng cách hiện
nay cũng là điều chờ câu trả lời của Thống đốc.
Biện pháp của ngành (giải quyết vốn vay, hỗ trợ lãi suất) nhằm chia sẻ
khó khăn với doanh nghiệp là nội dung chất vấn của ba vị đại biểu.
Cụ thể hơn, đại biểu muốn biết phương án của Thống đốc trong việc xử lý
nợ xấu khoản tiền trên 90 ngàn tỷ đồng do ngân sách nhà nước nợ doanh
nghiệp. Cạnh đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc ban
hành các văn bản tăng cường công tác quản lý để hạn chế tiến tới giảm
nợ xấu của các ngân hàng thương mại; bảo lãnh Chính phủ về nợ xấu. Giải
pháp tháo gỡ tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng có tài sản thế
chấp nhưng không xử lý được tài sản đó, phát sinh nợ xấu mới...
Bản tập hợp của đoàn thư ký kỳ họp cho biết, một số vị đại biểu chất
vấn người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước về căn cứ để ngân hàng phân loại
và bơm tiền cho các ngân hàng thời gian qua cũng như thực trạng cho vay
chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Tỷ lệ huy động tiền gửi tăng, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay thấp, tại sao
ngân hàng vẫn có lãi là nội dung của hai ý kiến, trong khi một vị khác
hỏi về nguyên nhân lãi cao của ngân hàng trong khi kinh tế rất khó
khăn?
Dẫn con số thu nhập của lãnh đạo từ trưởng phòng trở lên quá cao (giám
đốc ngân hàng chi nhánh ở tỉnh có thể gần 70 triệu đồng/tháng), một vị
đại biểu “truy” Thống đốc về việc xếp lương trong hệ thống ngân hàng
thương mại trong khi nợ xấu nhiều.
Liên quan tới quản lý thị trường vàng,
nội dung đã được Thống đốc giải trình khá kỹ tại phiên thảo luận về
kinh tế xã hội vừa qua, có đại biểu đặt vấn đề “quyết định lấy thương
hiệu vàng SJC làm thương hiệu độc quyền có trái với quan điểm phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không?”.
Nguyên nhân giá vàng miếng SJC cao hơn vàng miếng thương hiệu khác và
giá vàng theo thương hiệu mà không theo chất lượng gây khó khăn cho
người dân khi mua bán, xuất hiện vàng nhái; nguồn thu chênh lệch vàng
SJC được quản lý, sử dụng như thế nào? Ý định đánh thuế tài sản cá nhân
của dân được cất giữ bằng vàng? Giải pháp ổn định thị trường vàng
trong nước… cũng nằm trong nội dung chất vấn Thống đốc Bình.
(VnEconomy) Vụ án cố ý làm trái: Bình quân mỗi ngày Thủ tướng ký một văn bản giao đất sẽ ra sao?
Theo ông Đặng Hùng Võ, suốt 11 năm vừa qua, đã có trên 3.000 văn bản về
đất đai thuộc thẩm quyền quyết định của chính phủ, nhưng lại được thủ
tướng ký, dù có sự ủy quyền của chính phủ, thậm chí có một nghị định lúc
nào đó “cho phép” theo kiểu lách luật, thì cũng là trái pháp luật.
Theo ông Đặng Hùng Võ, vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này
là xác định "thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng" trong quyết định
giao đất. Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004
khi tất cả văn bản đều do Thủ tướng ký.
"Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên
cơ sở nào hình thành "thông lệ" này chứ không phải đến dự án này mới có
chuyện ấy", ông Võ nói. Vị cựu Thứ trưởng cho biết, sáng 9/11, ông đã
hỏi Văn phòng Chính phủ và được biết, số lượng quyết định của Thủ tướng
về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ trong giai đoạn này là
trên 3.000 văn bản.
Theo ông Võ, phân tích theo chiều sâu luật pháp thì đây là điều "không bình thường".
"Pháp luật phải rất chặt chẽ, không thể tư duy theo kiểu luật như thế
này mà cơ quan quản lý có thể thực hiện khác đi mà vẫn coi là được. Đấy
là một kinh nghiệm khi nhắc đến việc Thủ tướng quyết tất cả mọi thứ đối
với đất đai trong khi thẩm quyền lại của Chính phủ. Nếu nói Chính phủ
ủy quyền cho Thủ tướng thì cũng chưa đúng với luật. Còn tất nhiên vi
phạm đất đai ở Việt Nam là chuyện cơm bữa", ông Võ nhận xét.
Tóm lại trong 11 năm, có trên 3.000 văn bản giao đất được TTg ký, bình
quân mỗi ngày TTg ký một văn bản. Thử hỏi với hoàn cảnh văn hóa phong bì
ở Việt nam hiện nay thì TTg ăn sao cho hết?
Đay là một vụ án chưa từng thấy, với tội danh “cố ý làm trái, gây hậu quả đặc biệt đặc biệt nghiêm trọng”?
Tình cảnh các nhà bất đồng chính kiến bị giam hiện ra sao?
Sau khi lãnh bản án 12 năm tù giam từ phiên tòa tháng Chín, blogger
Điều Cày Nguyễn Văn Hải bị chuyển đi nhiều nơi trước khi về ở chung với
tù hình sự tại Khám Chí Hòa.
Lực lượng an ninh trước phiên tòa xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong tần và Anhbasaigon tại TPHCM hôm 24/9/2012. AFP photo
Trong khi đó, nhà giáo yêu nước Đinh Đăng Định, lãnh án tù sáu năm cách
đây ba tháng, đang đau nặng nhưng khi xin đi khám bệnh thì đã bị cán bộ
trại giam đánh.
Ngăn cản thăm nuôi
Trước khi ra tòa ngày 24 tháng Chín và bị kêu án 12 năm tù cộng 5 năm
quản chế, blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải bị giam tại trại P34.
Đến ngày 27 tháng Chín, ông được chuyển từ P34 về PA 24. Tháng trước,
ngày 5 tháng Mười, ông được đưa về Khám Chí Hòa và bị nhốt chung với tù
hình sự nơi đây.
Để được thăm gặp ông Điều Cày, vợ ông, bà Dương Thị Tân và con trai ông,
Nguyễn Trí Dũng, phải tốn rất nhiều thời gian và phải đi từ nơi này qua
nơi khác như lời Nguyễn Trí Dũng thuật lại:
“Sau rất nhiều ngày con và mẹ con chạy giấy tờ ở khắp nơi, từ Viện Kiểm
Sát thành phố chỉ về trại giam, nhưng sau đó trại giam chuyển bố con về
Chí Hòa thì phải theo qua Chí Hòa. Trại Chí Hòa bảo họ không có phép
duyệt cho con và mẹ con được thăm gặp, họ lại chỉ sang Tòa Án thành phố.
Đến Tòa Án thành phố thì họ chỉ lên trên Tòa Án Tối Cao.
Con và mẹ con ra Tòa Án Tối Cao thì họ không chấp nhận, bảo phải có giấy
chứng nhận của Tòa Án Nhân Dân thành phố là đã chuyển hồ sơ lên đây
ngày nào. Mẹ con lại tiếp tục xuống Tòa Án thành phố một lần nữa, lúc đó
Tòa Án thành phố mới nói họ chỉ xác nhận xin thăm gặp cấp ở trại giam.”
Thế là bà Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng phải trở về nhà giam Chí Hòa,
xin được giấy thăm nuôi, mang trở qua Tòa Án Nhân Dân thành phố để được
xác nhận. Tiếp đó, phải đi chứng thực ở Phường trước khi mang đến Tòa
Án Tối Cao:
“Qui trình này rất là dài, mỗi người chỉ một hướng cho nên rất khó khăn
cho con và mẹ con. Tờ giấy mà họ cấp cho con và mẹ con thăm gặp chỉ được
một lần thôi, tức là nếu muốn gặp bố tiếp theo thì phải quay lại qui
trình đó một lần nữa, mà những cái này thì cực kỳ khó khăn.”
Theo như đã ghi trong giấy thì thứ Tư vừa qua là ngày vợ con blogger Điều Cày được thăm gặp ông tại khám Chí Hòa:
“Và họ đã gạch tên mẹ con với câu trả lời đơn giản là ở đây họ có trách
nhiệm duyệt lần tiếp theo chứ không phải chỉ có Tòa Tối Cao làm chuyện
đó, trong khi lúc đầu họ đã nói với con và mẹ con rằng họ không có trách
nhiệm. Mà tất cả những gì họ làm khi con và mẹ con hỏi lại họ đều có
chỉ đạo qua điện thoại hết.”
Bị khám xét rà soát rất kỹ trước khi cho vào gặp ông Điều Cày, bốn công
an mặc sắc phục và một công an mặc thường phục được bố trí ngồi canh
chừng cuộc gặp can cha con ông Điều Cày:
“Mà người công an mặc thường phục này con biết tên là Hưng, chuyên chận
bắt mẹ con và đánh đập mẹ con ngoài đường mỗi khi có bất cứ điều gì họ
cần ngăn chận như tham dự phiên tòa hoặc là dịp lễ Hai tháng Chín hay có
phái đoàn nào tới Việt Nam thì người đánh đập mẹ chính là ông Hưng này.
Khi gặp bố con thì bố rất là mừng. Con biết bố thắc mắc là tại sao tới
giờ nhà con mới được vào gặp nên con nói luôn là qui trình xin được thăm
gặp diễn ra rất dài rất khó khăn cho nên con gặp bố lần này nhưng chưa
chắc lần sau có được gặp nữa không.Lúc đó là con đã được nhắc nhở lần
thứ nhất.”
Giam chung với tù hình sự
Kế tiếp, Nguyễn Trí Dũng kể là blogger Điều Cày báo cho anh biết sau
phiên xử ông đã bị chuyển đi những đâu trước khi về đến trại giam Chí
Hòa:
“Và bố nói hiện tại bố đang bị giam với những phạm nhân đã thành án rồi,
bố chỉ vào áo bố đang mặc, sọc trắng sọc đen, nói là áo này bố đã mặc
từ lúc bị bắt ngày 20 tháng Mười 2010 cho tới bây giờ, mà bộ quần áo này
không phải can bị can bị cáo mặc mà của phạm nhân mặc.
Khi bố cập nhật con như vậy thì họ lập tức đứng phát dậy, bảo là vào đây
chỉ được hỏi thăm thôi, bây giờ tôi đọc qui định trại giam cho anh
nghe. Họ đọc rất lâu và con rất bực mình vì những chuyện con hỏi bố
chính là những điều tối thiểu mà một người con hỏi bố ở trong tù nhưng
họ lại ngăn cấm.”
Đọc qui định xong thì công an lại để cho hai bố con ông Điều Cày thêm ít
phút. Tuy nhiên, khi nghe hai người đề cập đến chuyện kháng án và nhờ
luật sư thì:
Anh nói vừa rồi anh xin đi bệnh viện mà cán bộ trại giam không cho đi mà còn bị đánh nữa. Anh bảo họ bóp cổ anh xong rồi còn đánh vào cằm. - Bà Đặng Thị Dinh
“Thì ngay lập tức họ nói là cuộc gặp này vi phạm qui định can trại giam,
họ cho người kéo con và bố con ra khỏi phòng ngay lập tức và người lúc
nãy con nói tên là Hưng chạy lại bẻ tay con để lấy tờ giấy con ghi lại
những cái bố con cập nhật cho con những thông tin đã đi qua những trại
giam nào. Thấy con phản ứng quá mạnh nên ông ngừng và giấy con vẫn giữ
được. Cuộc gặp chỉ diễn ra khoảng năm phút thôi bởi vì giữa thời gian đó
là họ đọc luật rồi, họ không để cho bố và con nói chuyện bình thường
với nhau, hoàn toàn không thể nói chuyện nào khác.”
Với câu hỏi tại sao blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải, đang trong thời
gian kháng cáo, lại bị giam chung với tù hình sự ở Chí Hòa, luật sư Hà
Huy Sơn, từng bào chữa cho ông tại phiên xử tháng Chín vừa qua và đang
tiếp tục bảo vệ pháp lý cho đơn kháng án của ông, trả lời:
“Ở Việt Nam thì người ta không có cái gọi là tù chính trị, người ta chỉ
gọi là hình sự thôi, thế nên ông Hải thì cũng là một trong những trường
hợp gọi là tù hình sự nên người ta giam ông ấy với các tù hình sự. Theo
luật Việt Nam là như thế và bản án chưa có hiệu lực thì chưa được gọi là
tù nhân. Theo qui định thì ông vẫn ở trại tạm giam mà trại Chí Hòa theo
tôi được biết cùng là trại tam giam can công an thành phố Hồ Chí Minh
thôi chứ chưa phải là thi hành án.”
Đó là tin mới nhất về blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải vào khi còn trong tình trạng gọi là chưa thi hành án.
Một tù nhân lương tâm khác, nhà giáo hay còn gọi là nhà báo tự do Định
Đăng Định, thì đang bị bệnh nặng trong tù. Sáng thứ Năm vừa qua, sau khi
đi thăm nuôi chồng, bà Đặng Thị Dinh là vợ ông Đinh Đăng Định báo cho
biết:
“Hôm nay tôi đi thăm chồng tôi thì anh nói là anh bị xuất huyết dạ dày,
anh nói vừa rồi anh xin đi bệnh viện mà cán bộ trại giam không cho đi mà
còn bị đánh nữa. Anh bảo họ bóp cổ anh xong rồi còn đánh vào cằm, sau
đó người ta cho anh lên bệnh xá đâu được ba ngày.
Khi tôi hỏi họ có đông không thì anh bảo khoảng chục người họ bóp cổ anh
và đánh vào cằm anh. Trời ơi tôi muốn khóc luôn. Đợt trước đi thăm tôi
thấy anh đã xanh lắm rồi. Anh vẫn đau dạ dày và đợt thăm nào tôi cũng
gởi thuốc vào cho anh ấy. Lần này anh nói bị xuất huyết dạ dày, tôi nghĩ
cái bệnh ấy rất là nguy hiểm.”
Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định bị bắt ngày 21 tháng Mười
2011. Tháng Tám năm nay, tòa án tỉnh Dak Nông mang ông ra xét xử tội
tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi
phạm Điều 88 bộ luật hình sự vì những bài viết cổ võ dân chủ và lòng yêu
nước. Ông Đinh Đăng Định bị giam giữ tại trại tạm giam công an tỉnh Dak
Nông.
Thanh Trúc, phóng viên - RFA
Trần Huỳnh Duy Thức: Giữ ánh lửa, sau giông bão sẽ bừng sáng
Ông Trần Huỳnh Duy Thức |
Ngày 5/11 vừa qua, bác Trần Văn Huỳnh đã đến trại giam Xuân Lộc (Đồng
Nai) để thăm nuôi định kỳ anh Trần Huỳnh Duy Thức – người tù nhân lương
tâm đang bị giam giữ với bản án 16 năm tù giam.
Sau khi trở về nhà, bác Trần Văn Huỳnh đã giành cho Dân Làm Báo cuộc
phỏng vấn về tình trạng hiện nay của anh Trần Huỳnh Duy Thức, cùng với
các nhận định về tình hình chính trị, xã hội hiện nay tại Việt Nam.
* * *
Danlambao: Trước hết Dân Làm Báo xin được hỏi thăm sức khỏe bác.
Trần Văn Huỳnh: Cảm ơn Dân Làm Báo, tôi vẫn khỏe dù bị sụt ký do phải
làm việc và đi nhiều để vận động cho Trần Huỳnh Duy Thức. Tuy nhiên tôi
vẫn đủ sức khỏe để theo đuổi con đường đòi công lý cho con mình.
DLB: Sức khỏe và tinh thần anh Thức trong những lần gia đình thăm gần đây như thế nào thưa bác?
TVH: Khoảng 3 tháng nay Thức bị chuyển phòng giam và chỉ còn ở một mình
một phòng nhỏ, chứ không ở chung với các anh em tù chính trị như trước
đây nữa. Thời gian được ra sân vườn cũng bị hạn chế lại, mỗi ngày 3 lần
tổng cộng khoảng 1 tiếng rưỡi chứ không như suốt ban ngày như trước.
Điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn nên chắc vì vậy mà Thức cũng ốm hơn.
Nhưng tinh thần Thức vẫn rất tốt, luôn lạc quan và tin rằng đất nước
buộc sắp có những thay đổi lớn.
DLB: Anh Thức có nói rõ những thay đổi đó như thế nào không ạ?
TVH: Cũng như những gì Thức đã dự đoán và cảnh báo từ trước khi bị bắt.
Sự thay đổi của Việt Nam bắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế dẫn đến bất ổn xã
hội rồi buộc phải thay đổi chính trị. Vấn đề là tiến trình này sẽ diễn
ra theo xu hướng tích cực hay tiêu cực.
Việt Nam đã đánh mất cơ hội để kiểm soát khủng hoảng kinh tế như một
thời cơ để cải cách toàn diện một cách chủ động nhằm đưa xã hội phát
triển cân bằng và bền vững.
Hiện nay cả kinh tế, xã hội lẫn chính trị Việt Nam đang rơi vào trạng
thái bất ổn và mất cân bằng trầm trọng nhưng lại bị kiềm nén để tạo nên
một hiện tượng ổn định giả tạo. Điều này khiến cho những mầm mống bất
ổn, những mầm bệnh càng được ủ, càng có môi trường tốt để phát triển.
Đến một lúc chúng sẽ bùng phát mà không có cách gì có thể cản được.
Nếu Việt Nam không dám thừa nhận thực trạng này để chấp nhận những liều
thuốc đắng công hiệu thì đất nước chắc chắn sẽ rơi vào một tương lai tồi
tệ theo kiểu chữ L, tức là tụt xuống đáy rồi đi ngang mãi ở đó. Đây
chính là nguy cơ về cái bẫy thu nhập trung bình mà Thức đã viết cảnh báo
rất nhiều trước khi bị bắt. Thời gian dẫm chân tại cái bẫy này có thể
kéo dài hàng chục năm. Đây là một kiểu ổn định chính trị mà cái giá phải
trả sẽ là tương lai của một thế hệ dân tộc nữa. Kết quả này sẽ xảy ra
nếu sức đề kháng của các bộ phận trong một cơ thể đất nước không đủ sức
phản kháng để cho các mầm bệnh được ủ đánh bại mình, biến mình thành
những bộ phận bệnh hoạn.
DLB: Đó là xu hướng tiêu cực, còn như thế nào là tích cực thưa bác?
TVH: Một tương lai tích cực sẽ là hình chữ V. Làm sao khi khủng hoảng
xuống tới đáy thì nó sẽ tạo nên một sức bật mới. Muốn có sức bật đó thì
phải có được động lực lành mạnh, mà cái này chỉ tạo ra được khi nào các
bộ phận trong một cơ thể đất nước có được sức mạnh của tự do để đề kháng
lại các virus gây bệnh. Nhân danh sự ổn định để kiềm nén sự vận động tự
nhiên chính là bóp chết sức mạnh này và sẽ làm cơ thể đất nước ngày
càng bệnh nặng. Mặt khác nếu không hiểu và thừa nhận các quy luật tự
nhiên mà muốn có đủ thứ thì sẽ chẳng có được thứ nào.
Trong hai lần gặp vừa rồi Thức luôn nhắc đến vấn đề tỷ giá, bất động sản
và ngân hàng. Thức cho rằng ổn định tỷ giá theo kiểu lâu nay sẽ làm cho
bất động sản càng đóng băng. Bất động sản càng chết thì nợ xấu ngân
hàng càng lớn, có thể lên tới 50%. Nhưng chắc chắn nhà nước mọi giá sẽ
cứu ngân hàng nên làm lạm phát càng cao, đến một mức nó sẽ phá vỡ tỷ giá
ở một trạng thái không kiểm soát được, dẫn đến sự đổ vỡ rồi trì trệ kéo
dài ít ra là 10 năm. Trong bài "Khủng hoảng - Cơ hội cuối" Thức viết
hồi tháng 1 năm 2009 trước bị bắt, Thức đã mô tả rõ tình trạng này.
DLB: Nhưng vấn đề là làm sao để xảy ra được xu thế tích cực, anh Thức có nói không bác?
TVH: Trong tất cả những gì Thức viết, nói trước và sau khi bị bắt đều
nhấn mạnh một điều là xu thế tích cực đó chỉ xảy ra khi các lực lượng
tiến bộ trong xã hội liên kết lại được để tạo ra sức mạnh dân tộc, bất
kể đó là những người Cộng sản cấp tiến, những trí thức nhân tài ngoài
Đảng cả trong và ngoài nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái. Tự
thân đảng Cộng sản hiện nay không thể giải quyết được vấn đề quá lớn của
đất nước nữa.
DLB: Nhưng tình hình hiện nay có vẻ như điều ấy không thể hoặc chưa tồn tại?
TVH: Đúng là hiện tình đất nước rất đáng lo ngại như Thức đã từng cảnh
báo là những kẻ cơ hội tham nhũng đang thao túng rất mạnh và được tiếp
tay bởi ngoại bang nên các xu thế và lực lượng tiến bộ, yêu nước dường
như bị yếm thế, có lúc còn bị đàn áp. Tuy nhiên theo Thức thì những tác
nhân tích cực quyết định đều xuất hiện rất bất ngờ vào đúng thời cơ. Đó
là những gì chúng ta đã từng thấy ở Liên Xô, Myanmar. Nên tôi vẫn hy
vọng vào niềm tin của Thức. Lần trước gặp, Thức nói chỉ cần giữ được ánh
lửa sau giông bão thì nó sẽ bừng sáng.
DLB: Vâng, cũng hy vọng như thế. Khi gặp anh Thức bác có bị người ta ngăn cản gây khó khăn khi nói chuyện không ạ?
TVH: Khi nói đến các vấn đề kinh tế, xã hội thì họ không ngăn cản gì vì
những câu chuyện đó cũng liên quan đến thực tế cuộc sống mà gia đình
đang phải trải qua. Còn về chính trị thì chỉ cần Thức nói lướt qua thì
tôi đã nắm được vì những gì Thức viết tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần.
Nhưng khi nói liên quan đến việc các tổ chức quốc tế vận động cho Thức
thì họ can thiệp và đề nghị không được nói. Đã nhiều lần như vậy. Dường
như họ rất ngại để Thức biết những chuyện này.
DLB: Xin cảm ơn bác đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Dân Làm
Báo và mong bác giữ gìn sức khỏe để đi đến cùng con đường đòi công lý
cho con trai và học trò mình.
TVH: Xin cảm ơn Dân làm báo và chúc bạn đọc thôn báo sức khỏe.
(DLB)
Đôi điều về sự tha hóa của Phật giáo [tại Việt Nam] hiện nay
Với tư cách một phật tử, tôi không ngạc nhiên mà cũng chả lấy làm
“shock” trước việc nhà sư “khóa môi” Đàm Vĩnh Hưng. Tôi cũng không có ý
phê phán việc hai nhà sư này thay vì dành thời gian cho việc tu tập,
chăm sóc phần hồn chúng sanh thì lại dùng thời gian đấy cho việc đi xem
ca nhạc và bỏ ra một số tiền lớn để mua rượu (dù mua với mục đích nào đi
chăng nữa cũng khó lòng mà biện hộ). Bởi những điều này cùng với rất
nhiều điều khác nữa sẽ phải xảy ra, không lúc này thì sẽ vào lúc khác,
không chỗ này thì nó sẽ xảy ra ở một chỗ khác như một điều tất yếu phải
đến trong xã hội chúng ta.
Điều này cũng chỉ là một trong rất nhiều chỉ dấu báo hiệu sự tha hóa đến
tận cùng của cái gọi là Phật giáo hiện nay mà nguyên nhân đến từ việc
tiếp thu một cách phiến diện, lệch lạc bản chất tốt đẹp của giáo lý Phật
giáo.
Tất yếu, tính chân xác và những giáo thuyết tốt đẹp của Phật giáo ngày
càng bị khuất lấp, tha hóa và cuối cùng rơi vào tình cảnh như hiện nay.
Việc chính trị hóa Phật giáo đã và sẽ gây nên đủ thứ tai họa. Các nhà sư
bây giờ cũng muốn dành độc quyền trong việc diễn giải kinh sách, bịa ra
những ngụy thuyết phứt tạp như thuyết “nhập thế” để biện hộ cho việc
kết hợp cực kỳ trái khoáy giữa nhà nước và Phật giáo. Khi họ bày đặt
nhiều lễ nghi trọng thể để mê hoặc dân chúng mà phần đông những người
dân bình thường chúng ta đều tự xem mình như những phật tử mà chẳng hề
nghi ngờ dù chỉ một chút xíu về ý nghĩa của Phật giáo chân chính. Cho
nên, tình thương càng ngày càng nguội lạnh thì hẳn nhiên sự tha hóa,
phản trắc, lừa lọc và tàn bạo phải lên ngôi. Nếu tôi có thể nói lên một
tiếng nói của người phật tử chân chính thì việc đầu tiên tôi muốn nói:
các nhà sư-đại biểu quốc hội của chúng ta hoặc nên cởi bộ cánh đạo vàng
mà tham gia cuộc chơi chính trị như những ông nghị bình thường khác hoặc
nên trở về chùa mà tự mình cấm túc, sám hối.
Tư tưởng Phật giáo lấy sự thương yêu, bất bạo động làm căn bản. Giáo lý
Phật giáo đã chỉ ra rằng, việc trả thù và trừng phạt theo kiểu lấy oán
báo oán chỉ làm tăng thêm cái ác và việc sử dụng bạo lực, dù bạo lực đấy
được biện minh cho một mục đích tốt đẹp đến thế nào đi chăng nữa, cũng
chỉ là những cách diễn giải đầy gian trá. Bởi khi cho phép bản thân dùng
bạo lực chống lại người khác thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng
ta chấp nhận bạo lực chống lại mình. Hậu quả của việc tha hóa Phật giáo
như chúng ta đã thấy ngày hôm nay có thể được bắt nguồn từ vài chục năm
về trước khi hòa thượng Thích Quảng Đức lấy thân mình làm đuốc sống để
chống lại bạo quyền của chế độ Ngô Đình Diệm.
Bàn thờ xuống đường (Huế, 1966) |
Tôi không ở vào thời điểm đó để có thể hiểu hết được hoàn cảnh lịch sử
mà hòa thượng phải dùng đến phương pháp cực đoan nhằm phản đối chính
sách của họ Ngô. Nhưng rất rõ ràng, cái hình ảnh đấy đã gieo vào tâm
thức của nhiều thế hệ như là một biểu tượng của bạo lực, hay nói chính
xác hơn một biểu tượng của sự cực đoan tôn giáo, một biểu tượng của sự
chia rẽ như chính sự chia rẽ trong lòng người Việt chúng ta đến tận hôm
nay vậy. Một biểu tượng của đấu tranh theo kiểu như thế luôn đồng nghĩa
với một biểu tượng của bạo lực. Thật mâu thuẫn khi chúng ta vừa ca ngợi,
thán phục thánh Mahatma Gandhi lại vừa ca ngợi sư Thích Quảng Đức.
Chúng ta đã có quá nhiều biểu tượng anh hùng dân tộc gắn liền với chiến
tranh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Những biểu tượng mà dù có tự hào đến mấy thì chúng ta cũng không thể
không thừa nhận rằng chúng gắn liền với tâm thức ưa chiến tranh và bạo
lực của người Việt. Cho nên, chúng ta không cần tốn nhiều tiền để xây
dựng thêm những biểu tượng của sự đau thương và chia rẽ như thế nữa.
Theo một cách không trực tiếp, phong trào đấu tranh Phật giáo dần dần
rơi vào vòng tay của một phong trào đấu tranh khác còn hơn cả bạo lực
cho đến tận ngày hôm nay. Lịch sử đã cho thấy rằng, tự do-bình đẳng-bác
ái không thể nào giành được bằng các phương pháp bạo lực dù bạo lực đó
được biện minh bằng những mục đích cao đẹp như thế nào đi chăng nữa.
Có thể Phật giáo đã bắt đầu trượt dài trong sự tha hóa kể từ đấy khi
những nhà sư lãnh đạo quyết định song hành cùng với cuộc đấu tranh chính
trị hay nói đúng hơn những tư tưởng cổ súy, biện minh cho bạo lực và sử
dụng bạo lực được khoát lớp áo đạo vàng “tư tưởng Phật giáo nhập thế”
hóa thân thành chủ nghĩa dân tộc đã len lỏi vào Phật giáo. Và thay vì
quay trở về với những nguyên lý tốt đẹp ban đầu, sự thương yêu như một
chân lý bất diệt thì Phật giáo Việt Nam lại tiếp tục dùng lý lẽ để biện
minh cho những kết hợp khái khoáy Nhà nước-Phật giáo mà khẩu hiệu “Đạo
pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội” được xem như một khẩu hiệu biểu trưng của
sự tha hóa ấy. Đấy cũng là lý do tại sao trong thực tế vẫn đang có hai
giáo hội khác nhau. Và một giáo hội vẫn đang tiếp tục đấu tranh bền bỉ
cho việc tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị.
Nhìn vào lịch sử tôn giáo của chúng ta, những người Ki-tô ngày nay đang
phải trả giá (sự thù địch giữa chính quyền và cộng đồng Ki-tô) cho sự
kết hợp giữa quyền lực Nhà nước và quyền lực Thiên Chúa giáo trong quá
khứ khi mà cộng đồng Ki-tô cũng đã từng làm trái những điều răn của Chúa
Ki-tô, họ cũng đã từng đào hào, xây dựng chiến lũy... cùng với người
Pháp và chính quyền của ông Ngô Đình Diệm. Rõ ràng, chẳng thể nào có một
kết cục tốt đẹp nếu không muốn nói rằng cái giá phải trả sẽ rất đắt khi
chính trị hóa tôn giáo hoặc ngược lại tôn giáo hóa chính trị. Thế giới
hiện đại không có chỗ cho một sự kết hợp như thế dù biện minh bởi bất cứ
một học thuyết nào. Trong chừng mực nào đó, tôi tán thành quan điểm của
nhà văn Phạm Thị Hoài khi cho rằng,
“Nếu những quan sát của tôi không nhầm thì ngoài ra cộng đồng thiểu số
này còn chứng tỏ những ưu thế khác so với xã hội bao quanh nó mà đa số
là một hỗn hợp của vô thần và mê tín. Nền tảng đạo đức trong giáo dân
dường như vững chắc hơn và ý thức xã hội cao hơn mặt bằng chung, trong
khi những người lãnh đạo họ dường như thua xa giới lãnh đạo xã hội bên
ngoài về thành tích dốt nát, tham nhũng và lộng quyền. Điểm yếu của nhà
thờ, xuất phát từ một giai đoạn quá khứ từng tháp tùng chủ nghĩa thực
dân, là chỗ đứng tương đối chênh vênh của nó trong tình tự dân tộc.”
Việc tách rời khỏi quyền lực nhà nước may thay lại đem đến cho cộng đồng
Thiên Chúa giáo Việt Nam nhiều điều tốt lành. Cá nhân tôi, tôi ủng hộ
quan điểm tách rời tôn giáo khỏi những hệ lụy chính trị. Hãy để tôn giáo
trở về với những giá trị tốt đẹp ban đầu của tôn giáo. Hãy để Phật giáo
đi trên con đường mà tự nó soi sáng chứ không cần sự soi sáng của bất
cứ một thế lực nào khác.
Sài Gòn, 08/11/2012
Đặng Ngữ
(ĐCVo)
'Nhiệm vụ của tôi là phá vỡ huyền thoại người anh hùng Xô-Viết' (1)
“Người chết nhiều vô kể. Mùa thu chúng tôi còn có một ngàn năm trăm
người, tháng 3 khi tôi bị chuyển khỏi trại, chỉ còn năm trăm tù nhân
sống sót. Những người chết đều bị làm mồi cho bầy sói” - Rózsás János,
“Solzhenitsyn của nước Hung” chia sẻ về những năm tháng cực khổ tại
“quần đảo ngục tù” Gulag ở Liên Xô.
Những ai đã đọc tác phẩm “Gulag, quần đảo ngục tù” của văn hào
Aleksander Solzhenitsyn, hẳn còn nhớ đến chàng trai Rózsás János người
Hung, bị Hồng quân Liên Xô bắt từ đất Hung và dẫn độ về Nga như một thứ
nô lệ cho chế độ Stalin.
Trong tác phẩm nổi tiếng đó, nhà văn Nga đã dành những trang sách rất thân tình cho người bạn Hung kém ông tám tuổi mà ông rất quý mến vì tính hiếu học và tình yêu nồng hậu đối với nền văn hóa Nga của anh. Nhưng, chắc bản thân Solzhenitsyn cũng không ngờ rằng Rózsás sau này cũng trở thành một nhà văn, hơn nữa, tác phẩm của ông đã gây tiếng vang lớn ở ngoại quốc, khiến ông thường được nhắc đến bằng cái tên “Solzhenitsyn của nước Hung”.
Rózsás János sinh năm 1926 tại Budapest. Thời niên thiếu, như các bạn bè cùng lứa, ông bị cưỡng bức tham gia tổ chức Levente, một tổ chức của chính phủ thân Hitler, bắt buộc thanh thiếu niên độ tuổi 13-21 phải sống và sinh hoạt theo một chế độ quân sự hà khắc và giáo dục họ theo hệ tư tưởng sô-vanh bá quyền. Năm mười tám tuổi, ông bị bắt khi Hồng quân Liên Xô tràn sang đất Hung, bị tòa án quân sự mặt trận (của Liên Xô) xử mười năm tù giam. Đầu năm 1945, cùng nhiều bạn hữu khác, Rózsás bị đưa sang Liên Xô và trong chín năm tiếp tới, ông đã trải qua thời gian cùng quẫn, cực khổ nhất của cuộc đời trong mười sáu nhà tù và trại tập trung thuộc hệ thống Gulag khét tiếng. Chính vào thời gian đó, Rózsás đã gặp gỡ và làm quen với văn hào Solzhenitsyn, người bạn tù đã giúp đỡ ông làm quen với ngôn ngữ và nền văn học Nga mà ông hằng yêu mến. Hai người còn giữ tình bạn đẹp đẽ đó cho đến cuối đời.
Được trả tự do năm 1953 và được Tòa án Tối cao Liên Xô phục hồi danh dự năm 1962, Rózsás đã tham gia cuộc cách mạng Hung năm 1956, rồi trở thành một nhà văn. “Thời thanh niên cay đắng” (Keserű ifjúság, 1986), cuốn hồi ký dựa trên nhật ký viết trong chín năm tù của ông được ấn hành lần đầu ở München, sau đó được ra mắt tại quê hương ông vào thời kỳ Hungary thay đổi thể chế chính trị, là một tư liệu động lòng và có sức công phá mạnh mẽ về hệ thống tù ngục vô nhân đạo ở Liên Xô. Tác phẩm này đã khiến Rózsás nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Ngày nay, khi khái niệm “Gulag” dường như đã đi vào quá khứ và nhiều người cho rằng đây là một đề tài đã lỗi thời, Rózsás vẫn giữ nguyên quan điểm của ông: phải nêu lên sự thật trần trụi, phải để hậu thế biết đến thứ “sản phẩm” quái đản đó của “CNCS hiện thực”, nơi mà hàng triệu, hàng chục triệu tù nhân vô tội như ông đã là nạn nhân. Thông qua ví dụ bản thân, Rózsás còn muốn công khai phục hồi danh dự cho hàng triệu công dân ngoại quốc, từng là nô lệ khổ sai của thể chế Xô-viết trong suốt bao nhiêu năm trời, sau khi Hồng quân tiến vào “giải phóng” các nước Đông Âu năm 1945. Bằng việc khởi thảo tác phẩm “Bách khoa toàn thư về Gulag” (Gulag-lexikon, 2000), ông còn muốn phá vỡ huyền thoại “anh hùng”, “giải phóng” của quân đội Liên Xô và chế độ Xô-viết.
Nhân sự ra đi của Rózsás János, NCTG xin chuyển ngữ bài nói chuyện sau đây, được thực hiện cách đây mười hai năm với một nhà văn được coi là “pho tự điển bách khoa sống về Gulag”. Hy vọng độc giả Việt Nam cũng có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về một thời kỳ tệ hại và một hệ thống tù ngục khổ sai khét tiếng của cái gọi là “CNCS hiện thực” theo mô hình Stalinist, còn để lại những hậu quả cho đến ngày nay.
Các chú thích trong bài là của người dịch. (NCTG)
Trong tác phẩm nổi tiếng đó, nhà văn Nga đã dành những trang sách rất thân tình cho người bạn Hung kém ông tám tuổi mà ông rất quý mến vì tính hiếu học và tình yêu nồng hậu đối với nền văn hóa Nga của anh. Nhưng, chắc bản thân Solzhenitsyn cũng không ngờ rằng Rózsás sau này cũng trở thành một nhà văn, hơn nữa, tác phẩm của ông đã gây tiếng vang lớn ở ngoại quốc, khiến ông thường được nhắc đến bằng cái tên “Solzhenitsyn của nước Hung”.
Rózsás János sinh năm 1926 tại Budapest. Thời niên thiếu, như các bạn bè cùng lứa, ông bị cưỡng bức tham gia tổ chức Levente, một tổ chức của chính phủ thân Hitler, bắt buộc thanh thiếu niên độ tuổi 13-21 phải sống và sinh hoạt theo một chế độ quân sự hà khắc và giáo dục họ theo hệ tư tưởng sô-vanh bá quyền. Năm mười tám tuổi, ông bị bắt khi Hồng quân Liên Xô tràn sang đất Hung, bị tòa án quân sự mặt trận (của Liên Xô) xử mười năm tù giam. Đầu năm 1945, cùng nhiều bạn hữu khác, Rózsás bị đưa sang Liên Xô và trong chín năm tiếp tới, ông đã trải qua thời gian cùng quẫn, cực khổ nhất của cuộc đời trong mười sáu nhà tù và trại tập trung thuộc hệ thống Gulag khét tiếng. Chính vào thời gian đó, Rózsás đã gặp gỡ và làm quen với văn hào Solzhenitsyn, người bạn tù đã giúp đỡ ông làm quen với ngôn ngữ và nền văn học Nga mà ông hằng yêu mến. Hai người còn giữ tình bạn đẹp đẽ đó cho đến cuối đời.
Được trả tự do năm 1953 và được Tòa án Tối cao Liên Xô phục hồi danh dự năm 1962, Rózsás đã tham gia cuộc cách mạng Hung năm 1956, rồi trở thành một nhà văn. “Thời thanh niên cay đắng” (Keserű ifjúság, 1986), cuốn hồi ký dựa trên nhật ký viết trong chín năm tù của ông được ấn hành lần đầu ở München, sau đó được ra mắt tại quê hương ông vào thời kỳ Hungary thay đổi thể chế chính trị, là một tư liệu động lòng và có sức công phá mạnh mẽ về hệ thống tù ngục vô nhân đạo ở Liên Xô. Tác phẩm này đã khiến Rózsás nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Ngày nay, khi khái niệm “Gulag” dường như đã đi vào quá khứ và nhiều người cho rằng đây là một đề tài đã lỗi thời, Rózsás vẫn giữ nguyên quan điểm của ông: phải nêu lên sự thật trần trụi, phải để hậu thế biết đến thứ “sản phẩm” quái đản đó của “CNCS hiện thực”, nơi mà hàng triệu, hàng chục triệu tù nhân vô tội như ông đã là nạn nhân. Thông qua ví dụ bản thân, Rózsás còn muốn công khai phục hồi danh dự cho hàng triệu công dân ngoại quốc, từng là nô lệ khổ sai của thể chế Xô-viết trong suốt bao nhiêu năm trời, sau khi Hồng quân tiến vào “giải phóng” các nước Đông Âu năm 1945. Bằng việc khởi thảo tác phẩm “Bách khoa toàn thư về Gulag” (Gulag-lexikon, 2000), ông còn muốn phá vỡ huyền thoại “anh hùng”, “giải phóng” của quân đội Liên Xô và chế độ Xô-viết.
Nhân sự ra đi của Rózsás János, NCTG xin chuyển ngữ bài nói chuyện sau đây, được thực hiện cách đây mười hai năm với một nhà văn được coi là “pho tự điển bách khoa sống về Gulag”. Hy vọng độc giả Việt Nam cũng có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về một thời kỳ tệ hại và một hệ thống tù ngục khổ sai khét tiếng của cái gọi là “CNCS hiện thực” theo mô hình Stalinist, còn để lại những hậu quả cho đến ngày nay.
Các chú thích trong bài là của người dịch. (NCTG)
Quần đảo ngục tù Gulag: địa ngục trần gian của những người tù khổ sai
- Cho đến ngày nay, ông đã thu thập tài liệu về hàng vạn bạn tù,
hàng ngày ông vẫn “oanh tạc” các nhà chức trách Moscow bởi hàng tập thư
từ, đòi họ phải cung cấp hồ sơ những vụ án thủa xưa. Điều gì thúc đẩy
ông làm việc đó?
- Mùa thu năm 1944, sau khi Szálasi (1) lên nắm quyền, những thành viên phong trào Levente bị điều động nhập ngũ. Một số người được đưa đi huấn luyện ở Đức, số còn lại tập luyện trong nước, hoặc bị đưa thẳng ra mặt trận, phụ thuộc tình hình biến chuyển của chiến sự. Tháng Chạp 1944, sau ba tuần tập huấn, tôi bị đưa ra trận ở vùng Marcali.
- Giới thanh niên như ông được trang bị vũ khí ra sao?
Sẽ là quá lời nếu bảo chúng tôi được vũ trang! Ra trận trong bộ quần áo dân sự của mình, chúng tôi được nhận một khẩu súng trường hiệu Mauser từ thời Đệ nhất Thế chiến với mười viên đạn, và một khẩu Panzerfaust, tức là súng chống tăng. Có thể nói rằng loại súng này chúng tôi chỉ được thấy lần đầu khi người ta nhét vào tay chúng tôi.
Chúng tôi được trao nhiệm vụ ngăn chặn những đơn vị thiết giáp Xô-viết đang trên đà tấn công. Sự thực, chúng tôi bị tống vào lò sát sinh. Rồi chúng tôi chẳng làm được quái gì cả. Vượt qua trận tuyến, chúng tôi bị bắt giam mà không hề chống cự. Trong chín năm tiếp tới, cha mẹ tôi không hề biết tôi sống hay chết, và tôi cũng không được biết gì về họ.
- Ông và đồng đội chờ đón quân Liên Xô như những hàng binh?
- Chúng tôi không hèn nhát đâu. Kỳ thực, chúng tôi còn là những đứa trẻ. Sau nửa thế kỷ, nhìn lại, có lẽ phải bật cười vì hoàn cảnh chúng tôi bị bắt làm tù binh. Đơn vị chúng tôi bị chia cắt làm đôi. Các chỉ huy của chúng tôi không hề có chút hiểu biết quân sự gì, đã tách khỏi chúng tôi cùng một điện báo viên người Đức. Đó là những thanh niên hơn tuổi chúng tôi, được thăng cấp vội vàng. Như sau này chúng tôi được biết, những kẻ bất hạnh đó cũng bị chạm trán với Hồng quân, chỉ có vài người sống sót.
Trời tối dần, năm mươi tám đứa chúng tôi còn trơ lại trong một khu rừng. Không còn ai chỉ huy, chúng tôi đã rã rời và đói khát đến mức chẳng suy nghĩ gì được nhiều, ai nấy quyết định lăn ra ngủ đến sáng hẵng hay. Đi đâu thì sẽ bàn sau. Rạng sáng, ba người lính Xô-viết đang đi săn thỏ trong rừng, phát hiện ra chúng tôi. Trong số chúng tôi có mấy anh người miền Nam (2), họ biết tiếng Serbia và tìm cách giải thích cho người Nga hiểu rằng chúng tôi hoàn toàn không có ý định đánh đấm gì, chúng tôi bị người Đức dồn ra mặt trận thôi.
Mấy anh lính Nga chế nhạo chúng tôi hồi lâu, họ niềm nở đưa chúng tôi về trụ sở chỉ huy. Tại đó, sự đón tiếp không lấy gì làm thân mật. Chúng tôi bị tước vũ khí, bị giam giữ, rồi bị đưa ra tòa và bị xét xử ngay trong ngày hôm đó.
- Người Nga không đối xử với các ông như với những tù binh?
- Không. Chúng tôi bị coi là những tên phát-xít. Trong cái phiên tòa kéo dài mấy phút ấy, chúng tôi chẳng hiểu chút gì cả. Người ta bắt chúng tôi ký một biên bản gồm mười sáu trang giấy, cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu trong đó có những gì. Một bà cụ người Ukraine ở vùng núi Kárpát (3) phiên dịch cho chúng tôi, bà ta đã không biết một câu tiếng Hung thì chớ, lại còn mù tịt cả tiếng Nga. Quá trình “phiên dịch” chỉ vỏn vẹn như sau: bằng mười ngón tay, bà ra hiệu cho chúng tôi biết chúng tôi bị mấy năm tù. Nhưng cũng có người bị đưa đi xử bắn ngay lập tức. Tất nhiên, để ra vẻ hình thức, người ta cũng hỏi chúng tôi có cần luật sư không?
- Người ta không cho ông và các đồng sự biết rằng tại sao những người Levente lại bị coi là tội phạm chiến tranh, chứ không phải là tù binh?
- Thật bí ẩn, nhưng rốt cục chúng tôi cũng được biết. Người Nga nghĩ rằng độ tuổi tối thiểu để bị gọi nhập ngũ ở Hung là 21, thành thử ai chưa đến lứa tuổi đó đều là những kẻ tự nguyện ra trận. Do đó, họ đều phải là những tên quốc xã, những kẻ thù sẵn sàng làm mọi tội ác để chống lại Hồng quân. Người ta không biết phong trào Levente là gì. Họ tưởng chúng tôi là một tổ chức ở Hung, tương tự như Hitlerjugend (4).
- Tiếp tục ra sao?
- Chúng tôi bị nhồi nhét vào những toa tàu vốn dùng để chở trâu bò, cùng với các quân nhân Xô-viết đã bị kết án. Đó là những kẻ đào ngũ, không tuân lệnh cấp trên, trộm cắp, cướp bóc đủ loại. Khi đến nhà tù Odessa, chúng tôi không mấy khi được nghe tiếng Hung. Mọi dân tộc của Liên Xô đều có “đại diện” ở đây, nói đúng hơn, tù nhân được chuyển về đây từ những vùng đã được Hồng quân “giải phóng” đầu năm 1945.
Sau này, trong trại tập trung, chúng tôi còn gặp gỡ rất nhiều tù binh Đức và Nhật. Và một điều rất đáng chú ý: có khá nhiều tù nhân là những cựu Bạch vệ đã từng trốn chạy chính phủ bôn-sê-vích sang các nước phương Tây, nhưng điều bất hạnh là họ chạy chưa đủ xa! Cơ quan phản gián Xô-viết có những dữ liệu chính xác về những người này. Địa chỉ nhà ở của họ tại Vienna, Praha hay Dresden bị phát giác, họ bị bắt và đưa về từ đấy.
- Khi đoàn tàu chở tù binh đến Odessa đầu năm 1945, ông thấy cảnh tượng ở đó như thế nào?
- Thành phố đổ nát điêu tàn, không có nhà ga, người ta chỉ quét dọn những đống gạch đổ khỏi đường ray xe lửa mà thôi. Sau sáu tuần bị sống cách ly, tôi bị đưa đến một trại tập trung ở Nicolayev, cách Odessa chừng một trăm cây số. Tại đó, chúng tôi phải thu dọn những mảnh vụn đổ nát của một nhà máy đóng tàu, bị quân Đức ném bom tan tành. Mùa thu, chúng tôi bị chở đi một trại tập trung khác ở ngã ba sông Dnieper; các tù binh khác thế chân chúng tôi. Một năm sau, chúng tôi đến vùng Bắc Ural, tôi ở đó hai năm rưỡi tại một công xưởng khai thác cây làm giấy. Các bạn tù của tôi đều bị tản mát đi nhiều nơi, tôi không được biết gì về họ.
- Căn cứ vào yếu tố gì mà người ta phân ông và các bạn tù đi nơi này, nơi khác?
- Tù nhân chủ yếu được phân loại dựa trên trạng thái sức khỏe: người thì bị điều xuống mỏ, người đi làm đường, người đi làm xây dựng, kẻ khác vào nông trường sản xuất trong trại tập trung... Nhưng cũng còn phụ thuộc vào chuyện trong thời gian đó, nền kinh tế quốc dân Liên Xô cần nô lệ làm thứ việc gì. Gulag, cơ quan lãnh đạo và quản lý các trại tập trung trên toàn quốc, chính là một Bộ Lao động, có thẩm quyển xếp đặt, bố trí lao động cho chừng mười, mười lăm triệu tù nhân.
- Hoàn cảnh sống của ông?
- Thay đổi. Ở vùng Ural, chúng tôi phải sống giữa những hoàn cảnh vô nhân đạo đến mức ngay những tù nhân có thể lực tốt nhất cũng bị suy sụp trong chốc lát. Sau một thời gian, người ta chỉ còn biết bắt tôi làm việc trong nhà máy gạch, còn khi tôi đã ở ngưỡng cửa của cuộc sống với cái chết, tôi được chuyển đến một trại “hồi sức”, tại đó tôi được suất ăn nhiều hơn chút đỉnh. Người chết nhiều vô kể. Mùa thu chúng tôi còn có một ngàn năm trăm người, tháng 3 khi tôi bị chuyển khỏi trại, chỉ còn năm trăm tù nhân sống sót. Những người chết đều bị làm mồi cho bầy sói.
- Sao cơ?
- Tôi không thể dùng được từ ngữ nào chính xác hơn. Bởi lẽ không thể đào huyệt trên nền đất băng giá, thành thử những người chết chỉ được phủ tuyết ở một khoảng đất gần trại; ai nấy đều bảo “rồi tới mùa xuân sẽ chôn cất”. Nhưng lũ sói không chờ đến mùa xuân.
Trong trại, nguồn gốc dân tộc và lý do ngồi tù là những việc không ai quan tâm. Chẳng hạn, người ta liệt tôi là người Ukraine vì tôi học tiếng Nga theo thổ ngữ Ukraine trong thời kỳ ở vùng lân cận Odessa. Năm 1949, tôi bị đưa về Kazakhstan. Lý do là bởi có nhiều vụ nổi loạn xảy ra trong thời gian đó tại các trại tập trung vùng cực, và những tù nhân chính trị bị coi là nguy hiểm nhất - như tôi - đều bị chuyển xuống miền Nam. Nặng nhất là những tội số 1, số 6, số 8 và số 9. Tôi thuộc loại số 9.
- Tội sát nhân thuộc số mấy?
- Nói chung, tội sát nhân và những tội hình sự thông thường được coi là tội nhẹ, nhưng người ta cũng đánh số tù thường phạm theo kiểu khác. Hồi sinh thời Stalin, tù chính trị không được hưởng ân xá, ngược lại, tù thường phạm được hưởng mọi dịp ân xá. Sau đây là “thứ hạng” có thể của một bản án chính trị:
1. phản bội tổ quốc, 1/b. phản bội tổ quốc bằng cách làm yếu chính thể Xô-viết - những quân nhân Xô-viết bị Đức bắt làm tù binh bị liệt vào tội này, vì họ “làm yếu” Hồng quân.
2. khởi nghĩa vũ trang.
3. ủng hộ kẻ thù
4. ủng hộ các thế lực tư sản quốc tế - thường thường các nhà tu hành bị tội này.
5. tạo điều kiện cho kẻ thù tấn công Liên Xô - ít người bị kết tội này.
6. làm gián điệp, nhất là gián điệp cho đế quốc - tội này bất cứ ai cũng có thể bị, nếu người ta không thể buộc anh ta vào một tội khác. Dân Hung đa số bị tội này.
7. phá hoại kinh tế, tội này ít bị xử.
8. có hành vi khủng bố.
9. biệt kích.
10. tuyên truyền chống chế độ Xô-viết.
11. tuyên truyền kích động tập thể.
12. không tố cáo những kẻ phạm tội chính trị: đây là một trong những tội trầm trọng nhất.
- Nếu ai đó không làm chỉ điểm, anh ta sẽ phạm vào tội trầm trọng nhất?
- Còn tệ hơn thế nữa. Tôi được biết một vài trường hợp, chẳng hạn các cô gái Hung bị kết tội 12 vì họ đã không tố cáo anh trai họ. Khi Hồng quân tràn vào Hung, ông anh trai ngộ sát một người lính Xô-viết trong khi hai người vật lộn, vì tên lính này đã hãm hiếp em gái anh ta. Người anh bị tử hình, các cô em gái bị kết án mười năm lao động trừng giới.
Tiếp tục về các “tội”: 13. phục vụ chính quyền Nga hoàng - tội này không bị đưa ra vào thời chúng tôi. Ngược lại, tội 14: có hành vi phản cách mạng trong kinh tế - hay được đưa ra, nhất là đối với những tù binh không chịu làm việc. Còn nếu người ta kèm thêm tội 19 vào những tội kể trên thì nghĩa là không phải họ muốn nói đến những tội đã được thực hiện, mà là nói đến chủ định, hoặc khả năng có thể chuẩn bị thực hiện những tội đó.
Các quan tòa diễn giải điều này như sau: dựa trên học thức, thành phần xuất thân, dựa vào cương vị công tác của anh, anh “có thể gây án, nếu muốn”. Nghĩa là, cho dù anh không có ý định gây án đi nữa, cá nhân anh cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với chủ nghĩa cộng sản. Đây là đỉnh cao của nền luật học Xô-viết. Những bản án chính trị thường bắt đầu từ án tù mười năm, đến tận mức án tử hình.
- Mùa thu năm 1944, sau khi Szálasi (1) lên nắm quyền, những thành viên phong trào Levente bị điều động nhập ngũ. Một số người được đưa đi huấn luyện ở Đức, số còn lại tập luyện trong nước, hoặc bị đưa thẳng ra mặt trận, phụ thuộc tình hình biến chuyển của chiến sự. Tháng Chạp 1944, sau ba tuần tập huấn, tôi bị đưa ra trận ở vùng Marcali.
- Giới thanh niên như ông được trang bị vũ khí ra sao?
Sẽ là quá lời nếu bảo chúng tôi được vũ trang! Ra trận trong bộ quần áo dân sự của mình, chúng tôi được nhận một khẩu súng trường hiệu Mauser từ thời Đệ nhất Thế chiến với mười viên đạn, và một khẩu Panzerfaust, tức là súng chống tăng. Có thể nói rằng loại súng này chúng tôi chỉ được thấy lần đầu khi người ta nhét vào tay chúng tôi.
Chúng tôi được trao nhiệm vụ ngăn chặn những đơn vị thiết giáp Xô-viết đang trên đà tấn công. Sự thực, chúng tôi bị tống vào lò sát sinh. Rồi chúng tôi chẳng làm được quái gì cả. Vượt qua trận tuyến, chúng tôi bị bắt giam mà không hề chống cự. Trong chín năm tiếp tới, cha mẹ tôi không hề biết tôi sống hay chết, và tôi cũng không được biết gì về họ.
- Ông và đồng đội chờ đón quân Liên Xô như những hàng binh?
- Chúng tôi không hèn nhát đâu. Kỳ thực, chúng tôi còn là những đứa trẻ. Sau nửa thế kỷ, nhìn lại, có lẽ phải bật cười vì hoàn cảnh chúng tôi bị bắt làm tù binh. Đơn vị chúng tôi bị chia cắt làm đôi. Các chỉ huy của chúng tôi không hề có chút hiểu biết quân sự gì, đã tách khỏi chúng tôi cùng một điện báo viên người Đức. Đó là những thanh niên hơn tuổi chúng tôi, được thăng cấp vội vàng. Như sau này chúng tôi được biết, những kẻ bất hạnh đó cũng bị chạm trán với Hồng quân, chỉ có vài người sống sót.
Trời tối dần, năm mươi tám đứa chúng tôi còn trơ lại trong một khu rừng. Không còn ai chỉ huy, chúng tôi đã rã rời và đói khát đến mức chẳng suy nghĩ gì được nhiều, ai nấy quyết định lăn ra ngủ đến sáng hẵng hay. Đi đâu thì sẽ bàn sau. Rạng sáng, ba người lính Xô-viết đang đi săn thỏ trong rừng, phát hiện ra chúng tôi. Trong số chúng tôi có mấy anh người miền Nam (2), họ biết tiếng Serbia và tìm cách giải thích cho người Nga hiểu rằng chúng tôi hoàn toàn không có ý định đánh đấm gì, chúng tôi bị người Đức dồn ra mặt trận thôi.
Mấy anh lính Nga chế nhạo chúng tôi hồi lâu, họ niềm nở đưa chúng tôi về trụ sở chỉ huy. Tại đó, sự đón tiếp không lấy gì làm thân mật. Chúng tôi bị tước vũ khí, bị giam giữ, rồi bị đưa ra tòa và bị xét xử ngay trong ngày hôm đó.
- Người Nga không đối xử với các ông như với những tù binh?
- Không. Chúng tôi bị coi là những tên phát-xít. Trong cái phiên tòa kéo dài mấy phút ấy, chúng tôi chẳng hiểu chút gì cả. Người ta bắt chúng tôi ký một biên bản gồm mười sáu trang giấy, cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu trong đó có những gì. Một bà cụ người Ukraine ở vùng núi Kárpát (3) phiên dịch cho chúng tôi, bà ta đã không biết một câu tiếng Hung thì chớ, lại còn mù tịt cả tiếng Nga. Quá trình “phiên dịch” chỉ vỏn vẹn như sau: bằng mười ngón tay, bà ra hiệu cho chúng tôi biết chúng tôi bị mấy năm tù. Nhưng cũng có người bị đưa đi xử bắn ngay lập tức. Tất nhiên, để ra vẻ hình thức, người ta cũng hỏi chúng tôi có cần luật sư không?
- Người ta không cho ông và các đồng sự biết rằng tại sao những người Levente lại bị coi là tội phạm chiến tranh, chứ không phải là tù binh?
- Thật bí ẩn, nhưng rốt cục chúng tôi cũng được biết. Người Nga nghĩ rằng độ tuổi tối thiểu để bị gọi nhập ngũ ở Hung là 21, thành thử ai chưa đến lứa tuổi đó đều là những kẻ tự nguyện ra trận. Do đó, họ đều phải là những tên quốc xã, những kẻ thù sẵn sàng làm mọi tội ác để chống lại Hồng quân. Người ta không biết phong trào Levente là gì. Họ tưởng chúng tôi là một tổ chức ở Hung, tương tự như Hitlerjugend (4).
- Tiếp tục ra sao?
- Chúng tôi bị nhồi nhét vào những toa tàu vốn dùng để chở trâu bò, cùng với các quân nhân Xô-viết đã bị kết án. Đó là những kẻ đào ngũ, không tuân lệnh cấp trên, trộm cắp, cướp bóc đủ loại. Khi đến nhà tù Odessa, chúng tôi không mấy khi được nghe tiếng Hung. Mọi dân tộc của Liên Xô đều có “đại diện” ở đây, nói đúng hơn, tù nhân được chuyển về đây từ những vùng đã được Hồng quân “giải phóng” đầu năm 1945.
Sau này, trong trại tập trung, chúng tôi còn gặp gỡ rất nhiều tù binh Đức và Nhật. Và một điều rất đáng chú ý: có khá nhiều tù nhân là những cựu Bạch vệ đã từng trốn chạy chính phủ bôn-sê-vích sang các nước phương Tây, nhưng điều bất hạnh là họ chạy chưa đủ xa! Cơ quan phản gián Xô-viết có những dữ liệu chính xác về những người này. Địa chỉ nhà ở của họ tại Vienna, Praha hay Dresden bị phát giác, họ bị bắt và đưa về từ đấy.
- Khi đoàn tàu chở tù binh đến Odessa đầu năm 1945, ông thấy cảnh tượng ở đó như thế nào?
- Thành phố đổ nát điêu tàn, không có nhà ga, người ta chỉ quét dọn những đống gạch đổ khỏi đường ray xe lửa mà thôi. Sau sáu tuần bị sống cách ly, tôi bị đưa đến một trại tập trung ở Nicolayev, cách Odessa chừng một trăm cây số. Tại đó, chúng tôi phải thu dọn những mảnh vụn đổ nát của một nhà máy đóng tàu, bị quân Đức ném bom tan tành. Mùa thu, chúng tôi bị chở đi một trại tập trung khác ở ngã ba sông Dnieper; các tù binh khác thế chân chúng tôi. Một năm sau, chúng tôi đến vùng Bắc Ural, tôi ở đó hai năm rưỡi tại một công xưởng khai thác cây làm giấy. Các bạn tù của tôi đều bị tản mát đi nhiều nơi, tôi không được biết gì về họ.
- Căn cứ vào yếu tố gì mà người ta phân ông và các bạn tù đi nơi này, nơi khác?
- Tù nhân chủ yếu được phân loại dựa trên trạng thái sức khỏe: người thì bị điều xuống mỏ, người đi làm đường, người đi làm xây dựng, kẻ khác vào nông trường sản xuất trong trại tập trung... Nhưng cũng còn phụ thuộc vào chuyện trong thời gian đó, nền kinh tế quốc dân Liên Xô cần nô lệ làm thứ việc gì. Gulag, cơ quan lãnh đạo và quản lý các trại tập trung trên toàn quốc, chính là một Bộ Lao động, có thẩm quyển xếp đặt, bố trí lao động cho chừng mười, mười lăm triệu tù nhân.
- Hoàn cảnh sống của ông?
- Thay đổi. Ở vùng Ural, chúng tôi phải sống giữa những hoàn cảnh vô nhân đạo đến mức ngay những tù nhân có thể lực tốt nhất cũng bị suy sụp trong chốc lát. Sau một thời gian, người ta chỉ còn biết bắt tôi làm việc trong nhà máy gạch, còn khi tôi đã ở ngưỡng cửa của cuộc sống với cái chết, tôi được chuyển đến một trại “hồi sức”, tại đó tôi được suất ăn nhiều hơn chút đỉnh. Người chết nhiều vô kể. Mùa thu chúng tôi còn có một ngàn năm trăm người, tháng 3 khi tôi bị chuyển khỏi trại, chỉ còn năm trăm tù nhân sống sót. Những người chết đều bị làm mồi cho bầy sói.
- Sao cơ?
- Tôi không thể dùng được từ ngữ nào chính xác hơn. Bởi lẽ không thể đào huyệt trên nền đất băng giá, thành thử những người chết chỉ được phủ tuyết ở một khoảng đất gần trại; ai nấy đều bảo “rồi tới mùa xuân sẽ chôn cất”. Nhưng lũ sói không chờ đến mùa xuân.
Trong trại, nguồn gốc dân tộc và lý do ngồi tù là những việc không ai quan tâm. Chẳng hạn, người ta liệt tôi là người Ukraine vì tôi học tiếng Nga theo thổ ngữ Ukraine trong thời kỳ ở vùng lân cận Odessa. Năm 1949, tôi bị đưa về Kazakhstan. Lý do là bởi có nhiều vụ nổi loạn xảy ra trong thời gian đó tại các trại tập trung vùng cực, và những tù nhân chính trị bị coi là nguy hiểm nhất - như tôi - đều bị chuyển xuống miền Nam. Nặng nhất là những tội số 1, số 6, số 8 và số 9. Tôi thuộc loại số 9.
- Tội sát nhân thuộc số mấy?
- Nói chung, tội sát nhân và những tội hình sự thông thường được coi là tội nhẹ, nhưng người ta cũng đánh số tù thường phạm theo kiểu khác. Hồi sinh thời Stalin, tù chính trị không được hưởng ân xá, ngược lại, tù thường phạm được hưởng mọi dịp ân xá. Sau đây là “thứ hạng” có thể của một bản án chính trị:
1. phản bội tổ quốc, 1/b. phản bội tổ quốc bằng cách làm yếu chính thể Xô-viết - những quân nhân Xô-viết bị Đức bắt làm tù binh bị liệt vào tội này, vì họ “làm yếu” Hồng quân.
2. khởi nghĩa vũ trang.
3. ủng hộ kẻ thù
4. ủng hộ các thế lực tư sản quốc tế - thường thường các nhà tu hành bị tội này.
5. tạo điều kiện cho kẻ thù tấn công Liên Xô - ít người bị kết tội này.
6. làm gián điệp, nhất là gián điệp cho đế quốc - tội này bất cứ ai cũng có thể bị, nếu người ta không thể buộc anh ta vào một tội khác. Dân Hung đa số bị tội này.
7. phá hoại kinh tế, tội này ít bị xử.
8. có hành vi khủng bố.
9. biệt kích.
10. tuyên truyền chống chế độ Xô-viết.
11. tuyên truyền kích động tập thể.
12. không tố cáo những kẻ phạm tội chính trị: đây là một trong những tội trầm trọng nhất.
- Nếu ai đó không làm chỉ điểm, anh ta sẽ phạm vào tội trầm trọng nhất?
- Còn tệ hơn thế nữa. Tôi được biết một vài trường hợp, chẳng hạn các cô gái Hung bị kết tội 12 vì họ đã không tố cáo anh trai họ. Khi Hồng quân tràn vào Hung, ông anh trai ngộ sát một người lính Xô-viết trong khi hai người vật lộn, vì tên lính này đã hãm hiếp em gái anh ta. Người anh bị tử hình, các cô em gái bị kết án mười năm lao động trừng giới.
Tiếp tục về các “tội”: 13. phục vụ chính quyền Nga hoàng - tội này không bị đưa ra vào thời chúng tôi. Ngược lại, tội 14: có hành vi phản cách mạng trong kinh tế - hay được đưa ra, nhất là đối với những tù binh không chịu làm việc. Còn nếu người ta kèm thêm tội 19 vào những tội kể trên thì nghĩa là không phải họ muốn nói đến những tội đã được thực hiện, mà là nói đến chủ định, hoặc khả năng có thể chuẩn bị thực hiện những tội đó.
Các quan tòa diễn giải điều này như sau: dựa trên học thức, thành phần xuất thân, dựa vào cương vị công tác của anh, anh “có thể gây án, nếu muốn”. Nghĩa là, cho dù anh không có ý định gây án đi nữa, cá nhân anh cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với chủ nghĩa cộng sản. Đây là đỉnh cao của nền luật học Xô-viết. Những bản án chính trị thường bắt đầu từ án tù mười năm, đến tận mức án tử hình.
------------
Chú thích:
(1) Szálasi Ferenc (1897-1946): lãnh tụ theo xu hướng dân tộc cực đoan, sáng lập Đảng Quốc xã đầu tiên ở Hungary năm 1935, lên nắm quyền nhờ sự ủng hộ của Hitler ngày 15-10-1944.
(2) Lãnh thổ cực Nam thuộc Vương quốc Hungary thời trước năm 1920, bị nhập vào những quốc gia láng giềng khác sau Hiệp định Trianon.
(3) Dãy núi vùng biên giới Hungary - Ukraine.
(4) Tổ chức thanh niên phát-xít ở Đức.
(1) Szálasi Ferenc (1897-1946): lãnh tụ theo xu hướng dân tộc cực đoan, sáng lập Đảng Quốc xã đầu tiên ở Hungary năm 1935, lên nắm quyền nhờ sự ủng hộ của Hitler ngày 15-10-1944.
(2) Lãnh thổ cực Nam thuộc Vương quốc Hungary thời trước năm 1920, bị nhập vào những quốc gia láng giềng khác sau Hiệp định Trianon.
(3) Dãy núi vùng biên giới Hungary - Ukraine.
(4) Tổ chức thanh niên phát-xít ở Đức.
Nguồn: Nguyễn Hoàng Linh/ NCTG
NSND Trần Văn Thủy - Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế
|
SGTT - Nếu ai đã từng xem Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, và mới đây nhất là Mạn đàm về người man di hiện đại,
sẽ hiểu Trần Văn Thuỷ quay quắt như thế nào với từng số phận con người,
với đời sống thực của những người cùng khổ, với những giá trị thực đang
dần mất đi… Trong ánh chiều le lói, trước bàn thờ tổ tiên, anh kể về
nỗi gian truân sau mỗi thước phim, nghe ly kỳ như chuyện cổ tích…
Điều
gì đã ám ảnh anh khi chọn học giả Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút đầu tiên của
báo chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ, một dịch giả xuất sắc, một nhà văn hóa mang
nặng tinh thần dân tộc là nhân vật chính của Mạn đàm về người man di hiện đại?
Đầu
tiên nên nói rõ ràng rằng ý tưởng và khởi xướng việc làm bộ phim này là
của gia tộc cụ Nguyễn Văn Vĩnh, mà cụ thể là anh Nguyễn Lân Bình, cháu
nội cụ, người lo toan mọi bề, tôi chỉ là một trong những người thực
hiện. Thứ nữa là bản thân tôi luôn bị ám ảnh một điều: chúng ta phải
nhận thức lại những giá trị đích thực của dân tộc, nếu không sẽ rất có
lỗi với tiền nhân. Tôi nghĩ một dân tộc lớn phải có một nền văn hóa xứng
đáng với những danh nhân văn hóa lớn.
Các
cụ ngày xưa giỏi lắm, chuyện xưa còn biết bao điều chúng ta phải học.
Đụng đến Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng thế hệ với cụ ở cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ấy, là đụng đến một vấn đề lịch sử rất trọng đại, để
thấy được tấm lòng của những người yêu nước, nhưng nhiều người trong thế
hệ ấy đã bị hiểu sai, bị xuyên tạc và bôi nhọ. Đọc lại những tài liệu
xưa cũ trong và ngoài nước, sang Pháp tìm lại hồ sơ lưu trữ các nước
thuộc địa Pháp, hồ sơ của các sử gia, nhà nghiên cứu, chúng tôi thật sự
choáng váng. Cuộc đời đầy nghịch cảnh của cụ Nguyễn Văn Vĩnh làm tôi bị
ám ảnh. Là người rất tâm huyết với sự thịnh suy của đất nước, là một
nhân vật thần đồng, kiệt xuất trên mọi phương diện, vậy mà liên tục
trong nhiều thập kỷ, ông đã từng bị cho là tay sai, bồi bút, phản động,
liên luỵ đến mấy đời con cháu sau này. Tôi thường tâm niệm đất nước ta
có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì hậu thế mà
đối xử tử tế với họ, cho dù họ ái quốc theo cái cách của họ. Giáo sư
Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã nói trong phim:
“Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh mà chỉ dừng lại ở việc cụ là thủy tổ của
làng báo tiếng Việt, là người có công phát triển chữ Quốc ngữ và là nhà
dịch thuật xuất sắc thì chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng. Điều xứng đáng
hơn, phải nói rằng đóng góp lớn nhất của cụ chính là về tư tưởng. Đó là
một trong những nhà tư tưởng dân chủ đầu tiên của Việt Nam mang tính
khai sáng”.
Gần bốn giờ với bốn tập phim tài
liệu, người xem vẫn chăm chú từ đầu tới cuối, và không khỏi bàng hoàng
khi hình ảnh cuối cùng chấm dứt. Bí quyết nào giúp anh tạo nên sự hấp
dẫn của bộ phim?
Đất
nước ta có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì
hậu thế mà đối xử tử tế với họ, cho dù họ ái quốc theo cái cách của họ
|
Có một nghịch lý đang diễn ra: sự giàu có về vật chất đang hủy hoại mối quan hệ giữa con người, anh nghĩ gì về điều này?
Năm 1992, khi làm phim Có một làng quê
với đài truyền hình NHK, mô tả đời sống tinh thần thanh bạch, ấm cúng,
đầy tình làng nghĩa xóm của một làng quê nghèo Việt Nam sống bằng nghề
đào đất nặn thành chum vại, tiểu sành, tôi cứ thắc mắc tại sao người
Nhật lại bỏ tiền cho tôi thực hiện bộ phim nói về “cái tôi”, về một làng
nghèo như thế, lại còn cho tôi thuê cả trực thăng để quay. Khi cùng xem
phim ở Tokyo, những người Nhật Bản đã nói rằng: “Đây là chuyện cổ tích
đời nay!” Lúc ấy tôi mới hiểu, người Nhật Bản đã từng nghèo như thế, đã
từng tốt với nhau như thế và họ biết hơn ai hết sự giàu lên có khi làm
quan hệ con người xấu đi, họ muốn cho con cháu họ thấu hiểu điều đó. Đó
là điều mà Việt Nam của chúng ta hình như chưa giác ngộ được.
Chúng
ta đang mải chạy theo sự tăng trưởng về kinh tế, sao nhãng quan tâm đến
tình người, đến đạo đức, đến sự tử tế. Trong thẳm sâu của mình, khi đặt
niềm vui, nỗi buồn vào cái chung, thấy đau đớn lắm. Vào đầu thế kỷ, cụ
Phan Châu Trinh đã chủ trương nâng cao dân trí. Điều đó bây giờ vẫn còn
rất thời sự. Dân trí hiểu theo nghĩa của riêng tôi là sự hiểu biết rộng
lớn, trong đó có sự hiếu hòa, tin cậy, để con người cảm thấy biết sống
và đáng sống, chứ không phải ngổn ngang, bê bối như bây giờ. Nguyên nhân
sâu xa của sự bê bối là sự xuống cấp về nhân cách. Suy cho cùng thì vấn
đề của xã hội Việt Nam bây giờ chính là vấn đề nhân cách. Từ tham
nhũng, mua quan chạy chức, băng đảng… đến chuyện nói một đằng, nghĩ một
nẻo… Tôi nghĩ loài người từ khi sinh ra đã được dạy rằng hãy nói điều
mình nghĩ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ nói dối trở thành bình thường như
bây giờ. Chống sự suy thoái của đời sống chính là chống sự xói mòn của
nhân tính.
Mỗi bộ phim của anh đều gây chấn
động dư luận bởi tính phản biện dữ dội về những vấn đề nhân sinh, và
cũng gây sóng gió không ít cho chính anh. Điều gì giúp anh giữ được bản
lĩnh và sự độc lập một cách bền bỉ như thế?
Tôi
nghĩ loài người từ khi sinh ra đã được dạy rằng hãy nói điều mình nghĩ.
Nhưng có lẽ chưa bao giờ nói dối trở thành bình thường như bây giờ
|
Trong cuốn sách mang tên Nếu đi hết biển,
bằng những cuộc đối thoại thẳng thắn, chân thành, anh đã đụng chạm đến
phần sâu xa nhất của tâm tình người Việt ở Mỹ, những đổ vỡ, ly tán và
đau thương của lịch sử dân tộc?
Thực ra tôi
chưa có điều kiện làm được việc cần làm như chị nói là “đụng chạm đến
phần sâu xa nhất của tâm tình người Việt ở Mỹ”. Tiếp xúc nhiều với cộng
đồng người Việt ở Mỹ, tôi không khỏi băn khoăn về cái điều tôi đã nói
trong Có một làng quê: “… Nếu đi hết biển, qua các đại dương và
các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng
mình…”. Bởi không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu
lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình”
được. Đây gần như là một điều tra xã hội học chân thực và trực tiếp về
cộng đồng người Việt tại Mỹ. Tôi may mắn được đi nhiều, với tâm thế của
một người nhà quê ra tỉnh, tôi thích quan sát đời sống dân chúng, gần
gũi chuyện trò, tìm hiểu những va đập của đời sống bà con hải ngoại ở
Pháp, Đức, Anh, Ý, Bỉ, Úc, Nhật, Mỹ… khám phá những xung đột ý thức hệ
trong thế kỷ qua, để có thể khôi phục lại một mảng tinh thần hầu như đã
vỡ nát vì chiến tranh và những năm tháng khó khăn nối tiếp, giúp cho con
người từ nhiều phía hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
Nhìn lại đời mình, anh nghiệm ra điều gì?
“Có thể nói không ngần ngại rằng anh là người làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất nước ta. Trần Văn Thuỷ có một cái gì hơi giống Trịnh Công Sơn, bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa hình ảnh và lời bình, nâng giá trị của tư liệu lên rất nhiều. Một nhà văn chính luận sâu sắc trong vai trò một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh” “Cái được nhất, và cũng mang lại cho anh nhiều trắc trở nhất, là anh thẳng quá. Sự thẳng thắn là điều đáng trọng nhất của nhân cách người nghệ sĩ. Bao giờ anh cũng đi thẳng vào tâm điểm rất nóng của thời cuộc, với sự nhạy cảm và trách nhiệm công dân rất đáng trân trọng” |
Nhìn
lại những việc mình làm, có những việc lạ lùng, may mắn nhờ thần linh
giúp đỡ, phần lớn cũng đến bờ đến bến. Người đời thường nói, ăn ở thế
nào đời sẽ trả lại cho mình như thế, nhưng soi chiếu vào những khuất tất
trong lịch sử một cách sâu sắc, tôi thấy phần lớn những người có tài,
có công với dân, với nước, thì số phận lại hẩm hiu. Tôi có ước mơ không
tưởng là làm sao để hậu thế không đi vào những vết xe đổ của chúng ta,
làm thế nào hóa giải tất cả những lầm lẫn của chúng ta trong quá vãng,
có như thế mới hóa giải hết những kết uất, để mọi con dân nước Việt được
yêu thương đất nước này một cách ngang bằng.
Làm thế nào để anh có thể nuôi dưỡng niềm tin trong tâm trạng lúc nào cũng sống trên bờ vực như thế?
Nếu
là năm, mười năm trước thì tôi không dám trả lời câu hỏi này. Nhưng bây
giờ, tôi có đủ tự tin để nói rằng tất cả những việc tôi làm đều xuất
phát từ người xem. Làm phim trong hoàn cảnh thiếu thốn về mọi nỗi, giữa
thời kỳ cấm đoán như thế, nhưng tôi chỉ nghĩ đến người xem, chứ không
nghĩ đến cấp trên, đến kiểm duyệt. Khi bắt đầu mỗi bộ phim, tôi cũng
không bao giờ lo mình có đủ tiền không, có đoạt giải gì không… Người đời
thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Trong
đời thường, anh còn là ân nhân của nhiều học sinh nghèo, những em bé
tật nguyền, và đã chắt chiu từng đồng tiền kiếm được để xây bảy cây cầu
nhỏ và xây trường học cho làng mình?
Tôi đã
làm được nhiều hơn thế, chị ạ. Mười bảy năm nay, tám cây cầu to, rộng,
đẹp, bền chắc, xây trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà
trẻ, khu văn hoá, gần một trăm giếng bơm nước sạch, nhiều ngàn mét
vuông bêtông đường làng, trợ cấp cho người nghèo và các cháu bị hậu quả
chất độc da cam, xây dựng lăng mộ tổ, lập ấp, và nhiều việc khác nữa. Từ
một làng quê nghèo khổ, cảnh trí tiêu điều, khó khăn vô cùng mà bây giờ
làng tôi đẹp lắm. Tôi không nghĩ đó là việc từ thiện, vì hai chữ từ
thiện tôi có cảm giác đó là sự ban ơn. Việc tôi làm chỉ là việc hiếu
nghĩa. Làm việc hiếu nghĩa, tôi cũng luôn nghĩ đến thầy tôi (tôi gọi bố
bằng “thầy”). Khi sống, ông chỉ lo cưu mang, giúp đỡ những người cơ nhỡ,
khó khăn, lo cứu đói cho bà con năm Ất Dậu 1945… Tôi làm như vậy, cũng
là một cách để báo hiếu thầy tôi, theo đuổi những việc sinh thời ông
từng tâm huyết. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, tôi không phải là người
giàu có đến mức làm được nhiều việc lớn như vậy. Tôi may mắn có nhiều
bạn bè trong và ngoài nước, các tổ chức nhân đạo, từ thiện quốc tế. Họ
quý mến tôi, thương tôi và nhiệt tình hỗ trợ những việc tôi muốn làm.
Anh nhắc nhiều đến sự tử tế, dường như đó cũng là điều anh day dứt, đau đáu nhất trong các bộ phim?
Chắc chị cũng còn nhớ mở đầu phim Chuyện tử tế,
năm 1985, tôi đã viết: “Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi
dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ
tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có
nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ
vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người,
người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có
quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm…”. Tết năm nay, tôi được một ông
bạn già cho mấy chữ trong bức thư họa: “Con người hoà thuận với nhau
thì mãi mãi là mùa xuân”. Người xưa nói chí phải.
Cảm ơn anh.
thực hiện Kim Yến
chân dung hội hoạ Hoàng Tường
Những giải thưởng đã đạt được – Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường khu Năm, đoạt giải Bồ câu bạc tại LHP Quốc tế Leipzig (1970). – Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980, giải Đạo diễn xuất sắc. – Hà Nội trong mắt ai (bị cấm từ 1982 – 1987), giải vàng LHP Việt Nam 1988, giải Biên kịch xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất. – Chuyện tử tế (1985), giải Bồ câu bạc LHP quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam”, được hơn 10 đài truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền và được chiếu rộng rãi ở châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ… – Chuyện từ góc công viên, Giải vàng LHP hội Điện ảnh năm 1996. – Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (1999), giải vàng LHP châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 43, danh hiệu Chứng nhân của thế giới (Witnessing The World) của hội thảo Điện ảnh quốc tế tại New York 2003, Mỹ. |
Dạo diễn Trần Văn Thủy gửi trực tiếp cho BVN
Tiếp diễn Vụ hối lộ bê bối của Ngân Hàng Dự trữ Úc
Một vụ bê bối đáng xấu hổ ảnh hưởng sâu rộng bên trong ngân hàng trung ương của Úc.
Dù Úc được tổ chức Minh bạch thế giới liệt kê là một trong 10 nước ít bị xem là tham nhũng trên thế giới, nhưng một trường hợp hối lộ đang diễn ra liên quan đến Công ty Securency International và Note Printing Australia, do Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đồng sỡ hữu đang gây bối rối cho chính phủ ở Canberra.
RBA là ngân hàng trung ương của Úc, do đó chịu trách nhiệm cung cấp tiền và định mức lãi suất, một phần quan trọng trong chính sách tiền tệ của bất kỳ nước nào. Từ đó ngân hàng của chính phủ không chỉ phải hành động chính trực, mà còn phải được tin cậy như một tổ chức tuyệt đối không thể bị chê trách nếu muốn được công chúng và hệ thống tài chính tin tưởng.
Note Printing Australia đã phát triển một công nghệ độc đáo về tiền polymer vào những năm 1980 vốn mang đến cho công ty một bước nhảy vọt trong công nghệ và bảo mật có thể chào hàng trên toàn thế giới. Chi nhánh tiếp thị Securency International đã thu được hàng chục triệu đô la trong các đơn đặt hàng từ những chính phủ nước ngoài cho sản phẩm này. Theo các nguồn tin bên trong công ty vào thời điểm đó, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc làm thế nào để công ty có thể gia tăng thị phần của mình trong khu vực châu Á, nơi nhóm quản lý chi phối vào thời điểm đó đã trả tiền cho một số người trung gian bị cáo buộc là mờ ám để hỗ trợ cho việc đảm bảo kinh doanh.
Thậm chí câu chuyện còn có cả một không khí điệp viên James Bond, trong đó người nữ viên chức cao cấp Úc, Elizabeth Masamune, đã có một mối tình bí mật với Lương Ngọc Anh, một đại tá hàng đầu trong mạng tình báo của Nhà nước Việt Nam, người bị cáo buộc đã nhận đến 20 triệu USD tiền bị nghi ngờ là các khoản hối lộ từ các công ty con của ngân hàng dự trữ Úc khi bà phục vụ tại Hà Nội vào đầu những năm 2000. Theo lời khai được các công tố viên đưa ra tại tòa án, đại Tá Lương đã làm việc với công ty Securency của RBA để cố gắng giành được một hợp đồng in tiền lớn. Các cáo buộc của công tố viên cũng cho rằng việc thanh toán nhiều triệu đô la cũng đã được chi trả cho các quan chức ở Malaysia, Indonesia, Nigeria, Nam Phi, Ấn Độ, Nepal, và Uruguay. Rõ ràng là Securency đã thuê một nhà trung gian mua bán vũ khí Malaysia và một tội phạm hình sự Nam Phi để hỗ trợ trong việc chi trả các khoản hối lộ.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Glenn Stevens đã từng liên tục phủ nhận việc RBA biết nhiều về những lời cáo buộc hối lộ cho đến khi lộ ra một ghi chú của Brian Hood, thư ký công ty Note Printing gửi cho Ric Battelino, phó Thống đốc ngân hàng khi ấy, cho thấy chi tiết tham nhũng bên trong công ty in tiền NPA. Dân biểu đảng Xanh Adam Brandt nói rằng sự việc cho thấy vụ tham nhũng này đã được biết đến ở cấp cao nhất của chính phủ.
Tất cả điều này tạo thêm áp lực lên một hội đồng điều tra về những cáo buộc hối lộ, mà có thể không chỉ nhắm đến các viên chức của Ngân hàng Dự trữ Úc, mà còn tạo nên cáo buộc rằng các quan chức cao cấp của Bộ Thương mại (Austrade) Úc cũng có liên quan. Thủ tướng Úc Julia Gillard và Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan, với sự hỗ trợ của các phe đối lập trong quốc hội, đã quyết liệt chống lại bất cứ các yêu cầu điều tra nào của Đảng Xanh Úc vì việc điều tra có thể không chỉ gây nguy hiểm cho uy thế của ngân hàng trung ương, mà còn cho thấy là cả mạng lưới tình báo Úc cũng bị xâm nhập bởi vụ bê bối này.
Các buổi điều trần những hành vi phạm tội cáo buộc hối lộ của tám cựu viên chức Securency International và Note Printing Australia đang diễn ra tại Tòa án Quận Melbourne. Ở một mức độ nào đó, vụ xử án này có thể là một động thái để tạo nên những con dê tế thần khi cho đến nay Cảnh Sát Liên Bang Úc vẫn không điều tra vai trò của các cơ quan chính phủ mặc dù có bằng chứng rõ ràng rằng các quan chức đã biết , hoặc đã tham gia vào một số giao dịch quốc tế của Securency International và Note Printing Australia.
Đây là vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất của Úc có liên quan trực tiếp đến chính phủ. Trường hợp này không phải chỉ là một nhóm các cá nhân bị cáo buộc hối lộ các quan chức nước ngoài cho doanh nghiệp. Trường hợp này là về sự liêm chính của cơ quan tài chính quan trọng nhất ở Úc và về phương cách làm ăn của chính phủ Úc trên trường quốc tế.
Các khoản thanh toán đã được chi trả cho các chính khách của nhiều đảng chính trị với mục đích để trao đổi được sự hỗ trợ. Một số các khoản thanh toán bị cáo buộc là đã được thực hiện như những khoản đóng góp cho các đảng phái chính trị, cho thấy chính phủ Úc đã can thiệp vào chính trị nội bộ trong khu vực với các ý đồ tham nhũng, vốn có thể được hiểu như một sự chế nhạo những nỗ lực diệt trừ nạn tham nhũng trong các công ty và chính phủ của các chính phủ châu Á như Indonesia . Điều này không chỉ vi phạm pháp luật của Úc mà còn tạo nên một ví dụ rất nghèo nàn đối với doanh nghiệp thế giới và các chính phủ khác trong khu vực.
Trong khi chờ đợi phán quyết của tòa án về những người bị cáo buộc. Thật cần thiết để phải mở rộng cuộc điều tra. Hiện nay, dường như chính phủ Úc có một nỗ lực như muốn cố tình che đậy sự thật trong vụ án này. Trừ khi chính phủ giải quyết sự việc một cách trong sạch bởi Ủy ban Hoàng gia, các giao dịch với châu Á và tính liêm chính của các dịch vụ công cộng của Canberra sẽ bị che phủ dưới một đám mây khuất tất.
Trớ trêu thay, trong báo cáo về châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á rằng tham nhũng sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với khu vực, nhưng thậm chí cuốn bạch thư gần đây của Úc về châu Á lại không một lần đề cập đến từ "tham nhũng".
Tối thiểu, hiển nhiên là vụ việc đã bị chính phủ và có thể cả phe đối lập (một số điều như thế này đã từng xảy ra khi phe đối lập nằm trong chính phủ), xử lý sai khiến người dân thất vọng.
Cả hai phe trong nền chính trị tại Úc đang bảo vệ ai?
Dù Úc được tổ chức Minh bạch thế giới liệt kê là một trong 10 nước ít bị xem là tham nhũng trên thế giới, nhưng một trường hợp hối lộ đang diễn ra liên quan đến Công ty Securency International và Note Printing Australia, do Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đồng sỡ hữu đang gây bối rối cho chính phủ ở Canberra.
RBA là ngân hàng trung ương của Úc, do đó chịu trách nhiệm cung cấp tiền và định mức lãi suất, một phần quan trọng trong chính sách tiền tệ của bất kỳ nước nào. Từ đó ngân hàng của chính phủ không chỉ phải hành động chính trực, mà còn phải được tin cậy như một tổ chức tuyệt đối không thể bị chê trách nếu muốn được công chúng và hệ thống tài chính tin tưởng.
Note Printing Australia đã phát triển một công nghệ độc đáo về tiền polymer vào những năm 1980 vốn mang đến cho công ty một bước nhảy vọt trong công nghệ và bảo mật có thể chào hàng trên toàn thế giới. Chi nhánh tiếp thị Securency International đã thu được hàng chục triệu đô la trong các đơn đặt hàng từ những chính phủ nước ngoài cho sản phẩm này. Theo các nguồn tin bên trong công ty vào thời điểm đó, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc làm thế nào để công ty có thể gia tăng thị phần của mình trong khu vực châu Á, nơi nhóm quản lý chi phối vào thời điểm đó đã trả tiền cho một số người trung gian bị cáo buộc là mờ ám để hỗ trợ cho việc đảm bảo kinh doanh.
Thậm chí câu chuyện còn có cả một không khí điệp viên James Bond, trong đó người nữ viên chức cao cấp Úc, Elizabeth Masamune, đã có một mối tình bí mật với Lương Ngọc Anh, một đại tá hàng đầu trong mạng tình báo của Nhà nước Việt Nam, người bị cáo buộc đã nhận đến 20 triệu USD tiền bị nghi ngờ là các khoản hối lộ từ các công ty con của ngân hàng dự trữ Úc khi bà phục vụ tại Hà Nội vào đầu những năm 2000. Theo lời khai được các công tố viên đưa ra tại tòa án, đại Tá Lương đã làm việc với công ty Securency của RBA để cố gắng giành được một hợp đồng in tiền lớn. Các cáo buộc của công tố viên cũng cho rằng việc thanh toán nhiều triệu đô la cũng đã được chi trả cho các quan chức ở Malaysia, Indonesia, Nigeria, Nam Phi, Ấn Độ, Nepal, và Uruguay. Rõ ràng là Securency đã thuê một nhà trung gian mua bán vũ khí Malaysia và một tội phạm hình sự Nam Phi để hỗ trợ trong việc chi trả các khoản hối lộ.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Glenn Stevens đã từng liên tục phủ nhận việc RBA biết nhiều về những lời cáo buộc hối lộ cho đến khi lộ ra một ghi chú của Brian Hood, thư ký công ty Note Printing gửi cho Ric Battelino, phó Thống đốc ngân hàng khi ấy, cho thấy chi tiết tham nhũng bên trong công ty in tiền NPA. Dân biểu đảng Xanh Adam Brandt nói rằng sự việc cho thấy vụ tham nhũng này đã được biết đến ở cấp cao nhất của chính phủ.
Tất cả điều này tạo thêm áp lực lên một hội đồng điều tra về những cáo buộc hối lộ, mà có thể không chỉ nhắm đến các viên chức của Ngân hàng Dự trữ Úc, mà còn tạo nên cáo buộc rằng các quan chức cao cấp của Bộ Thương mại (Austrade) Úc cũng có liên quan. Thủ tướng Úc Julia Gillard và Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan, với sự hỗ trợ của các phe đối lập trong quốc hội, đã quyết liệt chống lại bất cứ các yêu cầu điều tra nào của Đảng Xanh Úc vì việc điều tra có thể không chỉ gây nguy hiểm cho uy thế của ngân hàng trung ương, mà còn cho thấy là cả mạng lưới tình báo Úc cũng bị xâm nhập bởi vụ bê bối này.
Các buổi điều trần những hành vi phạm tội cáo buộc hối lộ của tám cựu viên chức Securency International và Note Printing Australia đang diễn ra tại Tòa án Quận Melbourne. Ở một mức độ nào đó, vụ xử án này có thể là một động thái để tạo nên những con dê tế thần khi cho đến nay Cảnh Sát Liên Bang Úc vẫn không điều tra vai trò của các cơ quan chính phủ mặc dù có bằng chứng rõ ràng rằng các quan chức đã biết , hoặc đã tham gia vào một số giao dịch quốc tế của Securency International và Note Printing Australia.
Đây là vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất của Úc có liên quan trực tiếp đến chính phủ. Trường hợp này không phải chỉ là một nhóm các cá nhân bị cáo buộc hối lộ các quan chức nước ngoài cho doanh nghiệp. Trường hợp này là về sự liêm chính của cơ quan tài chính quan trọng nhất ở Úc và về phương cách làm ăn của chính phủ Úc trên trường quốc tế.
Các khoản thanh toán đã được chi trả cho các chính khách của nhiều đảng chính trị với mục đích để trao đổi được sự hỗ trợ. Một số các khoản thanh toán bị cáo buộc là đã được thực hiện như những khoản đóng góp cho các đảng phái chính trị, cho thấy chính phủ Úc đã can thiệp vào chính trị nội bộ trong khu vực với các ý đồ tham nhũng, vốn có thể được hiểu như một sự chế nhạo những nỗ lực diệt trừ nạn tham nhũng trong các công ty và chính phủ của các chính phủ châu Á như Indonesia . Điều này không chỉ vi phạm pháp luật của Úc mà còn tạo nên một ví dụ rất nghèo nàn đối với doanh nghiệp thế giới và các chính phủ khác trong khu vực.
Trong khi chờ đợi phán quyết của tòa án về những người bị cáo buộc. Thật cần thiết để phải mở rộng cuộc điều tra. Hiện nay, dường như chính phủ Úc có một nỗ lực như muốn cố tình che đậy sự thật trong vụ án này. Trừ khi chính phủ giải quyết sự việc một cách trong sạch bởi Ủy ban Hoàng gia, các giao dịch với châu Á và tính liêm chính của các dịch vụ công cộng của Canberra sẽ bị che phủ dưới một đám mây khuất tất.
Trớ trêu thay, trong báo cáo về châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á rằng tham nhũng sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với khu vực, nhưng thậm chí cuốn bạch thư gần đây của Úc về châu Á lại không một lần đề cập đến từ "tham nhũng".
Tối thiểu, hiển nhiên là vụ việc đã bị chính phủ và có thể cả phe đối lập (một số điều như thế này đã từng xảy ra khi phe đối lập nằm trong chính phủ), xử lý sai khiến người dân thất vọng.
Cả hai phe trong nền chính trị tại Úc đang bảo vệ ai?
Murray Hunter - Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển ngữ
Giải phẫu cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 6/11/2012
Sau 3 tháng tranh cử quyết liệt giữa hai ứng cử viên: cựu thống đốc Mitt
Romney của đảng Cộng Hòa và đương kim tổng thống Barack Obama của đảng
Dân Chủ, cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 đã được kết thúc một cách nhanh
chóng. Vào 1 giờ khuya ngày 6/11, khi tổng thống Obama đạt được 303
phiếu cử tri đoàn, thống đốc Romney, theo đúng truyền thống dân chủ của
Hoa Kỳ, từ hành dinh tranh cử ở Boston gọi điện thọai chúc mừng sự đắc
cử nhiệm kỳ 2 của tổng thống Obama khi đó đang ở Chicago, và hứa hợp tác
với tổng thống để phục vụ quốc gia.
Về phía quốc hội, tuy còn vài bang hay vùng chưa ngã ngũ, kết quả cũng
đã rõ. Đảng Cộng Hòa kiểm soát Hạ nghị viện và đảng Dân Chủ kiểm soát
Thượng nghị viện.
Như vậy kết quả cuộc bầu cử không làm thay đổi sự phân chia quyền lực
trong cơ cấu cầm quyền. Đảng Dân Chủ vẫn nắm Hành pháp và Thượng Viện,
đảng Cộng Hòa nắm Hạ nghị viện.
Tuy vậy thế đứng của hai đảng khác nhau. Tổng thống Obama không còn bị
ràng buộc bởi một cuộc tranh cử nào khác nữa sẽ được tự do hành động
hơn, và có thể thực hiện một số chương trình 4 năm trước đây ông hứa
nhưng dè dặt không đẩy mạnh như chương trình giảm độ nóng khí quyển và
chính sách đối với di dân đang cư ngụ tại Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp.
Bốn năm tới của nhiệm kỳ 2 sẽ cho tổng thống Obama thời gian chỉnh đốn
và thi hành luật bảo hiểm sức khỏe bình dân Affordable Healthcare Act
(còn được gọi là Obamacare) ban hành tháng 3/2000 để nó được gắn chặt
vào sinh hoạt của nhân dân Hoa Kỳ (Affordable_Healthcare_Act).
Nhìn lại, trong 4 năm ông Obama làm tổng thống, nền kinh tế Hoa Kỳ không
vươn lên nổi và nạn thất nghiệp vẫn triền miên, thế thường và tiền lệ
cho thấy ông khó đắc cử nhiệm kỳ 2, thế mà ông vẫn thắng do hai nguyên
nhân.
Thứ nhất, dân chúng Hoa Kỳ ghi nhận tổng thống Obama đã làm được một số
công việc trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như cứu nền kinh tế suy
sụp của Hoa Kỳ do hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq khỏi suy sụp
hơn, giúp bảo vệ kỹ nghệ chế tạo xe hơi, chỉnh đốn sự vận hành các ngân
hàng lớn và quan trọng nhất là thông qua luật bảo hiểm sức khỏe bảo đảm
đến năm 2014 mọi người dân đều có bảo hiểm sức khỏe dưới hình thức này
hay hình thức khác.
Nhưng lý do quan trọng hơn là sai lầm trong sách lược tranh cử của đảng
Cộng Hòa và cá nhân thống đốc Romney. Khi ông Romney tuyên bố ra tranh
cử, dân chúng đặt nhiều hy vọng nơi ông để thay thế tổng thống Obama vì
đường lối trung dung của ông khi làm thống đốc bang Massachusetts. Nếu
ông Romney đã duy trì lập trường đó có lẽ ông đã thắng tổng thống Obama
một cách dễ dàng.
Rất tiếc, đảng Cộng Hòa không giới hạn sự lựa chọn, và đã có quá nhiều
ứng cử viên cực hữu ra tranh với ông Romney. Trước thắng lợi của cuộc
tranh cử quốc hội năm 2010 do sự ra đời của nhóm Tea Party cực hữu, đảng
Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Nghị viện, và nghĩ rằng lập trường cực hữu
đang ăn khách sẽ đưa đảng Cộng Hòa vào toà Bạch Ốc.
Để tranh thủ sự đề cử của đảng, ông Romney trong cuộc tranh cử vòng đầu
đã bỏ lập trường trung dung đối với các vấn đề di dân, hạn chế sinh sản,
bảo hiểm sức khỏe cho người yếu kém và nghiêng hẵn về phía cực hữu. Lập
trường ngã về cực hữu của ông làm cho cử tri thuộc thành phần thiểu số
và phụ nữ thất vọng, nhất là sau khi ông chọn dân biểu cực hữu Paul Ryan
đứng phó. Nên họ đã bất đắc dĩ chọn ông Obama. Đó là cái may của tổng
thống Obama.
Sắc thái khác của cuộc bầu cử là tổng thống Obama tái đắc cử nhưng không
được sự ủng hộ của mọi thành phần trong xã hội. Ông Obama đã thua tại
hai bang Indiana và North Carolina, nơi ông đã thắng năm 2008. Trong số
118 triệu rưỡi cử tri đi bầu cứ 50 người ủng hộ Obama thì có đến 48
người ủng hộ ông Romney. Mặt khác theo thống kê thì đa số người thiểu
số, người da đen, người gốc Mễ, phụ nữ, người nghèo ở trung tâm các
thành phố dồn phiếu cho tổng thống Obama. Trong khi đa số người da
trắng, người theo đạo Thiên chúa, dân sống các vùng sung túc ngoài thành
phố ủng hộ thống đốc Romney. Bức tranh đó cho thấy có sự chia rẽ sâu
đậm trong quần chúng Hoa Kỳ. Trong 2 ngày liên tiếp sau khi tổng thống
Obama tái đắc cử, thị trường chứng khoáng New York đã tụt xuống một cách
thảm hại.
Kết quả cuộc bầu cử cho đảng Cộng Hòa thấy “cực hữu chưa phải là ăn
tiền” và nếu không dung hòa quan điểm với đảng Dân Chủ không có lợi. Kết
quả có thể không khí đảng phái tại quốc hội giảm bớt và quốc hội giải
quyết được các bế tắc về thuế, về cắt giảm chi tiêu, về chính sách đối
với di dân, về chương trình làm sạch không khí …, nhất là dung hòa quan
điểm để chận đứng sự tự động tăng thuế và giảm chi tiêu các chương trình
medicare và quốc phòng kể từ ngày 1/1/2013 (theo tinh thần luật ban
hành ngày 3/8/2011 (cắtgỉam_tựđộng)
Ngoài vấn đề kinh tế và ngân sách, đối ngoại là một ưu tiên và là một khó khăn khác của tổng thống Obama.
Trước hết là chương trình nguyên tử của Iran. Ai cũng biết dù dưới áp
lực nào Iran cũng sẽ đạt đến điểm kỹ thuật sản xuất bom nguyên tử. Vấn
đề là Hoa Kỳ có thể thuyết phục Do Thái chấp nhận thực trạng không. Và
nếu Do Thái đánh bom Iran thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?
Thứ đến là tổng thống Obama có khả năng thuyết phục Do Thái và Palestine
đi đến một giải pháp hòa bình đưa đến sự lập quốc của Palestine và bảo
đảm an ninh của Do thái không?
Thứ ba là Bắc Phi châu. Hoa Kỳ phải thi hành chính sách gì tại đó để bảo
đảm rằng hai nước Hồi giáo Libya và Ai Cập không trở thành quá khích và
không làm nguy hại quyền lợi của Hoa Kỳ.
Và quan trọng nhất là đối sách đối với Trung quốc và những nhà lãnh đạo
mới sắp thay thế chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo. Làm thế
nào để Trung quốc hiểu rằng chọn thái độ ôn hòa tại Á châu Thái Bình
Dương và hợp tác với Hoa Kỳ để cùng giải quyết các vấn nạn thế giới thì
có lợi cho con đường tiến tới siêu cường của Trung quốc hơn.
Khi được tin tổng thống Obama tái đắc cử chủ tịch Hồ Cẩm Đào gởi điện
văn ngoại giao chúc mừng ghi nhận trong 4 năm qua quan hệ giữa hai nước
tốt đẹp và không có một lời bình luận nào về tương lai.
Nov. 9, 2012
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét