Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tin thứ Hai, 04-02-2013

Tin quan trọng: 11h -  Hồi 10h30’ sáng nay, thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Thành phần Đoàn đại biểu gồm:
1- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2- Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội
3- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM
4- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội
5- Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội
6- Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất).
7- Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
8- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
9- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội
10- Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn)
11- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM
12- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
13- Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội
14- Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội
15- Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
16-  Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.
Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Khánh Hòa: Tuyên truyền chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Đại biểu Quốc hội đề nghị tổ chức đi Trường Sa (TN). Tuyệt! Rồi nếu đi … trót lọt thì kế đến bác vị trong “tứ trụ triều đình” cũng phải đi, nha! Hãy xem hình bên mà học tập.
- Vụ Wechat có bản đồ “Đường lưỡi bò”: Nguy cơ rất thật (TN).
3<- GS Carlyle Thayer: Xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan biển Đông (TP).
- Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến (RFI). – Tham vọng biển của Trung Quốc : Nguy cơ chiến tranh khu vực (RFI).
- Vì sao cắt bỏ “Lý do tuyên truyền, phổ biến bản đồ Việt Nam?” (FB Nguyễn Hồng Kiên/ BS). “KHÔNG LẼ BỌN VIỆT GIAN THEO TÀU BÁN NƯỚC ĐÃ ĐÔNG, MẠNH ĐẾN THẾ ? CÓ DLV NÀO CỦA BÁC LỢI VÀ BÁC DOÃN CÓ Í KIẾN GÌ KHÔNG? CỨ ‘ĐỂ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO’ THẾ NÀY, AI YÊN TÂM CHO ĐƯỢC?
- Tàu TQ ‘đánh cá trái phép ở biển Nhật’ (BBC). – Nhật Bản chặn bắt một tàu đánh cá Trung Quốc (VOA). - Nhật “xử” tàu cá Trung Quốc (TT). – Trung-Nhật: Sau đối đầu chiến đấu cơ sẽ là gì? (VnMedia).   – Thủ tướng Shinzo Abe chiếm được niềm tin của dân Nhật (RFI). - “Chiêu” bán cá của Trung Quốc làm “sóng gió” dữ dội hơn (LĐ). - Nhật Bản đã phóng thích 13 ngư dân của Trung Quốc (TTXVN).
- Đài Loan triển khai hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa (RFI).
Bà Clinton cảnh báo tình hình khu vực (TN). – Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn” (PT). – “Trung Quốc gây căng thẳng Đông Á, nhưng nhằm vào Biển Đông” (GDVN).
Nhật-Ấn củng cố chiến lược quân sự (PLTP).
- “Lộ” tàu ngầm hiện đại mới 100% của Hạm đội Nam Hải (KT). – Trung Quốc khoe pháo hạm trên Biển Đông, Philippines: Có gì đáng ngại! (GDVN).
- CHIẾN DỊCH NĂM 1979: VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY (TNM).
- Hoàng Quốc Hải: Lời điếu vĩnh biệt nhà văn Hoàng Tiến (Trần Nhương).
- Chúc tết gia đình Luật sư Lê Quốc Quân (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự tại Việt Nam: Theo quan điểm của Gramsci (VOA’s blog). – Và có lúc chúng ta nghĩ khác nhau… (DLB).
- Huỳnh Văn Úc: Dương Nội quyết tử giữ đất (Nguyễn Tường Thụy). – Dương Nội kiên cường giữ đất (DLB).  – Dũng Huy: Xuân Về đau những người dân (Nguyễn Tường Thụy). – THÔNG BÁO: treo avatar và cover CỜ NHÂN SINH MỪNG XUÂN ngày 10/2/2013 (TTXVA).
- Nguyễn Thị Từ Huy: GÓP Ý CHO DỰ THẢO SỬA ĐỐI HIẾN PHÁP 1992 (BoxitVN).
- Nguyễn Tường Tâm – Sửa Hiến Pháp – Bịp có bằng chứng (Dân Luận). “Trong cuộc tọa đàm trực tuyến đó, ông Phúc đã tuyên bố, ‘… nếu chúng ta thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp tháng 5-2013 thì phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến Pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật đất đai (sửa đổi)’. Lời tuyên bố đó cho thấy rõ ràng việc lấy ý kiến nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này chỉ là bịp bợm”.
2- 2.178 người ký tên trên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do nhóm Boxitvn đề xướng (Chuacuuthe). - Chức sắc và giáo dân Công Giáo ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 (Người Buôn Gió). TGM Ngô Quang Kiệt ký tên vào bản Kiến nghị  =>
- Đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992: GS Nguyễn Minh Thuyết nói về điều 71 và sự tồn tại của người đồng tính (GDVN).
- Về nhóm khởi xướng “Cùng viết Hiến pháp”: Chuyện cũ nhớ lại (Đông A). Chiều qua, chúng tôi đã kịp hoan nghênh trang Cùng viết Hiến pháp vì thấy đã có đăng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992. Vậy là cũng lại có thêm những dấu hỏi và suy đoán mới khi dự tính có những bình luận về GS Ngô Bảo Châu hôm nay. Đành phải cáo lỗi, khất độc giả tới sáng mai.
- TTXVN ĐƯA TIN LỄ KỶ NIỆM 83 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐÃ CẮT CÂU PHÁT BIỂU NHIỀU Ý TỨ CỦA BT LÊ THANH HẢI (Phạm Viết Đào). – ĐƯA CON BẤT HIẾU BẤT NGHĨA- BÀI VIẾT MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG 83 TUỔI (Bùi Hằng). – Ngày sinh của giả dối (DLB). - KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 – 3/2/2013): Bác Hồ bàn về chữ LIÊM (PT).
- Nguyễn Quang Duy, Úc: ‘Tù mù về Chủ nghĩa Marx’ (BBC). – Thương nhau như thế bằng mười giết nhau (Minh Văn). “Khi xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, họ nói là để có một xã hội bác ái, không còn cảnh người bóc lột người. Vậy mà Đảng Cộng sản phân biệt giai cấp và ý thức hệ, giết hại hàng triệu đồng bào, đưa đất nước vào vòng bể dâu. Họ thương con người đến như vậy sao? Cái khẩu hiệu tối nghĩa mà từ khi họ đưa ra đến nay chưa có nhà thông thái nào hiểu được, ấy là: ‘Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ’. Người dân bị đảng lãnh đạo, bị nhà nước quản lý thì không hiểu làm chủ bằng cách nào? Thương nhau như thế bằng mười giết nhau mà!”. – Lạc Nam – Chẳng Duy (Dân Luận).
- Nguyễn Thanh: “XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” CÓ LÀ CHÍNH SÁCH: “CƯỚP NƠI KHỐ RÁCH ĐỂ ĐÃI KẺ QUẦN HỒNG” ? (Phạm Viết Đào). – Ai là kẻ cướp? (Phương Bích). “Chính các anh mới là kẻ cướp đấy, hiểu chưa? Có cần tôi nói tại sao cho các anh biết không? Nếu muốn thu giữ tài sản của bất kỳ ai, các anh phải lập biên bản đàng hoàng. Khi không có biên bản thu giữ, đó vẫn là tài sản của người ta, và các anh cứ giật lấy và bỏ lên xe, thì đó là hành động của kẻ cướp. Có xin thì xin cho đàng hoàng, nhé!
Ban Nội chính có thêm hai phó ban (PLTP). - Ban Nội chính Trung ương sẽ là “cú đấm thép” vào nạn tham nhũng (GDVN). - Hôm nay, Ban Nội chính Trung ương họp phiên đầu tiên (VOV). - Ban Nội chính Trung ương họp phiên thứ nhất (NLĐ). – Hôm nay, ra mắt Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (LĐ). – Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Làm cho kẻ tham nhũng phải biết sợ (LĐ). – Viết cho Ban Nội chính ngày đầu hoạt động (Cầu Nhật Tân). Bài nói về ông Nguyễn Kỳ Cẩm – Trưởng ban Chống tham nhũng “Ông làm gì để có đống vàng to như vậy? Trong khi ông xuất thân từ thành phần bần cố nông, ‘cả đời theo cách mạng’ như ông Chánh Cẩm vẫn tự bạch. Dân thì mỉa mai: cuộc đời cách mạng của ông ăn nhau ở vài năm cuối khi ghế Trưởng ban Chống tham nhũng, tuy muộn mằn, đã kịp đưa vào tay ông cả vài nghìn lạng vàng”.
- Trong bản tin hôm qua, Chủ nhật 3/2/2013, phụ họa lời bình của chúng tôi về ê-kíp của bác Bá đem theo từ Đà Nẵng sao không có “đầu bếp”, một độc giả có nick là Người thứ Sáu có lời bình và một số thông tin thú vị liên quan. Xin trích: “Nếu đội ngũ mà anh Triệu Tử Long dẫn đi đủ 5 người thì có cả “anh nấu ăn” nữa đấy anh BS à … Người thứ 5 là Mai Tài – Trưởng phòng quản trị ủy ban Đà Nẵng, đi chiếc BMW biển 0234. Mai Tài còn có biệt danh là Tài Râu …”
- Càng ‘chạy’ phiếu càng mất uy tín (VNN).
- NGUYỄN ĐĂNG TRÚC – MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA NGÀY NAY (VC+/VCV).
- Nguyễn Hoàng Đức: Thông giải kỹ thuật bằng quyết tâm hội hè (Nguyễn Tường Thụy).
- Theo ông Táo, SANG NHẬT CÁI COI ! (Bùi Văn Bồng). – HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 60): Sàigòn, ngày ông táo chầu trời… (Nhật Tuấn). “Phong tục tập quán con mẹ gì, chẳng qua sợ Táo quân lên trời tố cáo đồng chí X. tham ô tham nhũng, khư khư bám ghế tiếp tục hại dân hại nước nên mới cấm chứ gì ?”. – TÁO QUÂN BỊ ĐUỔI VỀ (Bùi Văn Bồng). “Hứ, cái thứ làm chức Táo rồi mà cũng ưa khiếu kiện. Mặc áo đỏ, cá chép đỏ nữa. Cứ thấy đỏ rực, làm xấu cả bộ mặt nơi Thiên Triều. Không nói nhiều, về đi, chiều mát rồi, đi chậm kẻo tai nạn giao thông…”. – Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo (DT). Nhân tiện, tiễn luôn các quan tham về chầu Trời luôn ông Chủ tịch ơi! – Vui vui: Bà kia đang mời bác Tư món gì thế? (FB Nguyễn Hồng Kiên).
- TS Việt kiều Trần Văn Khoát, Tổng giám đốc Tập đoàn Keystone Global: “Giấc mơ của tôi đã thành hiện thực trên quê hương” (QĐND). “Đảng và Nhà nước đã bắt kịp những mong ước của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như Việt kiều. Từ đó có những thay đổi cho phù hợp nội dung các nghị định hướng dẫn thi hành liên quan”. Ông tiến sĩ Việt kiều coi chừng giống như ông Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” ở Hà Lan, bị lột sạch rồi còn bị bắt bỏ tù. Cũng như ông Trịnh Vĩnh Bình, ông Nguyễn Trung Trực (chồng bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái NS Trịnh Công Sơn), Giám đốc Công ty Peregrine Capital Vietnam Ltd. cũng đã bị vướng trong vụ tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, cũng đã bị lột sạch, bị bắt rồi trốn thoát, năm 2008 mò về VN, rồi bị bắt trở lại: Cuộc đào tẩu ly kỳ của chồng cũ Trịnh Vĩnh Trinh (VNN).
- Mới sáng ra mà đã có một nhà giáo, cũng là độc giả thân thiết, gọi điện với giọng rất phẫn nộ, văng tùm lum, … cho biết lý do là từ một bài viết mới của ông Sử gia Dương Trung Quốc: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại (TT). “Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, “thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên  người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập…”
H1- Video: Hung Thần HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Dối Trá Về Vụ Thảm Sát Huế Mậu Thân (Pastor LOUIS NGO). – Mời xem lại: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG HUNG THẦN MẬU THÂN HUẾ 1968 (VHVN). Một nhân vật khác liên quan tới trận Mậu Thân 1968 là Nguyễn Đắc Xuân. Mời bà con xem lại bức thư của Bằng Phong Đặng Văn Âu, em chú bác với “Con hùm xám đường 4” Đặng văn Việt: Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân (ĐCV). Hình ảnh mới nhất của Nguyễn Đắc Xuân (đội mũ) trong đám tang Phạm Duy mà cư dân mạng gọi là “Nhà huyết học“. Photo: Đốp Catherine =>
- BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG: NHỮNG BÍ MẬT CHƯA TIẾT LỘ -  Trở lại vụ thảm sát Mậu Thân 1968, tại Quận I (HT lớp web). – Bài đã điểm trưa hôm qua: Nhân Chứng Sống Kể Lại Cuộc Thảm Sát Tết Mậu Thân 1968 Tại Huế (NKYN). - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài 5: Tấn công, tấn công liên tục (PLTP).
- Bùi Tín: Thời cơ không thể để mất (VOA’s blog). “Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì?
Sau loạt bài Thực hư về những bất thường tại một trung tâm cai nghiện: Trung tâm đã “qua mặt” (PLTP).
Điều chỉnh quy mô dự án lọc dầu Vũng Rô (TN).
Hà Nội kêu gọi công chức nói không với thịt rừng (TT).
Cán bộ bị tố đòi “chung cổ phần” (TN).
- Phải khép dần sự bức xúc của bà con (PLTP).
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ Xin từ chức vì… đánh bạc (LĐ).
- Một thiếu úy tông xe làm chết bốn người (PLTP). – Xe của thiếu úy Đào Vũ Lâm, thuộc Cục kỹ thuật quân khu 9, Tiền Giang: Ô tô tông chết 4 người (NLĐ).
- Trung úy công an “Làm tiền” cả người chở thuê (TN). - CẢNH SÁT GIAO THÔNG (NCTG).
H2<- Trung Quốc ngăn một học giả Uighur đi Mỹ (VOA).
- Tin tặc Trung Quốc, cơn ác mộng đối với các công ty Mỹ (RFI). – Sếp Google: Trung Quốc sẽ là hacker phức tạp nhất thế giới (GD&TĐ). - Chủ tịch Google Eric Schmidt: Tin tặc Trung Quốc tinh vi nhất thế giới (LĐ).
- Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ đạo chiến lược quân sự mới (RFI). - Bí ẩn hạt nhân Triều Tiên (TN). - CHDCND Triều Tiên không thiết quân luật (PLTP). - Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên có thể diễn ra trước ngày 10.2 (LĐ). - “Trung Quốc không thể ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất” (GDVN).
- Triều Tiên kêu gọi tăng cường sức mạnh nội bộ (VnMedia). – Triều Tiên bất bình về ‘tiêu chuẩn kép’ của Mỹ (VNE).
- Cuba: Tám triệu cử tri đi bầu Quốc hội đã được chỉ định trước (RFI).
- Nga kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad (VOA).
Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia (TVN).
KINH TẾ
- Sau một tháng của năm 2013: Những hy vọng tốt lành (ANTĐ/ Vietstock.
- Mục tiêu tham vọng 2013: Lạm phát thấp, tăng trưởng cao (VnEconomy).
- Trần Văn Thọ: Đạo đức và kinh tế thị trường (TVN).
- Chính sách và phản ứng chính sách (LĐ).
- Vụ việc tại TAS: Trên 15.000 tài khoản của khách hàng bị chiếm đoạt (CafeF). - Nguyên giám đốc Eximbank Bình Dương chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng (Gafin). - Gia đình ông Trần Mộng Hùng đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại ACB? (CafeF).
ATM ngưng hoạt động để ngân hàng tổng kết !? (TN).
Không nhiều cơ hội đầu tư vàng (TN). – Nhà đầu tư lạc quan vào hàng hóa, trừ vàng (CafeF).
Nới “room” nhưng hạn chế (TN). - Vốn vẫn chưa thể khơi thông (LĐ). - Mòn mỏi đợi hạ lãi suất (TP).
- Thị trường bảo hiểm tăng trưởng ổn định (Vietstock).
- Giá trị thương hiệu (Nguyễn Thông). - Cận cảnh những DNNN của Hà Nội – Bài 2: Doanh nghiệp ì ạch cổ phần hóa, thua lỗ liên miên (TP).
H1- Để thắng Starbucks trên sân nhà, cà phê Việt cần sản phẩm nhạt hơn (GDVN). =>
Tập đoàn Mỹ nghiên cứu đầu tư tại sân bay Chu Lai (TN).
Nhiều công ty tăng ca sản xuất hàng tết (TN). - Gà biếu tiền triệu ‘cháy hàng’ (TP). - Hàng Việt lên ngôi ở chợ tết (DV).
- Bột ngọt Trung Quốc “đội lốt” A-One (DT).
8 nhân tố khiến Trung Quốc gặp khó về nông nghiệp (DV).
Davos khuyến cáo triển vọng mong manh của kinh tế thế giới (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Gần 4.000 tỉ đồng bảo tồn địa đạo Kỳ Anh (TN).- Nguy cơ di tích thành phế tích (TP).
Hội An không quy tắc thanh lịch vẫn ’hot’ nhất thế giới (PN Today).
Nhiều biện pháp cải thiện văn minh lễ hội (GD&TĐ).
H3<= Phạm Duy và Lưu Trọng Lư.Các cuộc ‘hạnh ngộ’ của Phạm Duy (BBC). – Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (RFI). – Phạm Duy trong hành trang cuộc đời tôi (TVN). – Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa … (Anh Vũ). - SÀI GÒN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC VỀ VỚI ĐẤT MẸ (NCTG).  - PHẠM DUY, ĐÓA HOA LÒNG THÊNH THANG.
Lưu Văn Vịnh – Từ Ma Âm tới Diệu âm- VănCao-PhạmDuy-TrịnhCôngSơn (DĐTK).
- ‘Tôi may mắn hơn Hàn Mặc Tử’ (TVN).
- Lê Xuân Quang: Huy Cận: “Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”!? (Nguyễn Tường Thụy).
- Trần Mạnh Hảo: Khi hội nuôi ong trao giải thưởng cho cuốn sách viết về hội nuôi bướm (Nguyễn Tường Thụy).
- NHÀ PBVH NGUYỄN HOÀNG ĐỨC ĐỌC ĐỖ HOÀNG DỊCH CHINH PHỤ NGÂM (VC+).
- Võ Phiến – Đọc Thơ Cao Tần (DĐTK).
Cười đủ kiểu với phim truyền hình (TN). - Phim tết không có gì mới (TN). - Phim truyền hình tết: ít lựa chọn (TT).
- Tổng đạo diễn Đỗ Thanh Hải trả lời về việc “giải trình” Táo quân 2013 (DT).
- Nguyễn Đình Chính: Suy nghĩ đầu năm về một nền nghệ thuật mới đích thực (Trần Nhương).
- Ngày Tết Trong Tâm Thức Việt (TNCG). – Đón Tết Việt “Ở hai đầu nỗi nhớ” (Hiệu Minh). – Mang chút tết ta sưởi ấm đêm đông nơi xứ người (Gocomay).
 - KÍ ỨC TẾT (Lê Đức Thịnh).  – Đi chạp (TVN). – Tái hiện tập tục dựng cây Nêu (SGGP).
Chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế gặp gỡ đầu năm (Trần Nhương).
- Công thức viết thư chúc Tết (pro&contra).
- TẾT ĐỘC THÂN THỜI BAO CẤP (Nguyễn Duy Xuân). - Lá số năm Quý Tỵ (Alan Phan). - Tụ hội Mừng công (Nguyễn Vĩnh). – Lễ hội ông Công ông Táo lớn nhất Việt Nam (Tin mới). - Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ (Tin mới).
- Trần Tân: Lễ độ văn chương (Trần Nhương).
- Người “không xương” chinh phục giám khảo Tài năng Việt! (NLĐ).
- THÁM HIỂM THÁNH ĐỊA PHÁP SƯ ĐÔNG NAM Á – KỲ I: XÂM NHẬP ĐỈNH LỤC SƠN LINH THIÊNG  .- THÁM HIỂM THÁNH ĐỊA PHÁP SƯ ĐÔNG NAM Á – KỲ 2: HỘI LUYỆN PHÉP VÀ 36 NGÔI MỘ TRÊN ĐỈNH TÀ LƠN  (VC+/ANTG).
- Khám phá những gương mặt Tây Tạng (DT).
- Ghi chép trên xứ chùa tháp 1 – casino (Nguyễn Văn Tuấn). – Ngẫu hứng Angkor (Trương Duy Nhất).
- Hoàng Nhất Phương – Amour – Love – Tình Yêu (Dân Luận).
Liên hoan văn học Jaipur: Vươn lên tầm toàn cầu (LĐ).
Triết học liên văn hóa: khái niệm và lịch sử (PBVH)
- France Football lật lại hồ sơ đăng cai Cúp bóng đá thế giới của Qatar (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
‘Bộ GD&ĐT có muốn phát triển trường ngoài công lập nữa hay không’? (GDVN). Tỷ lệ chọi ngành Kinh tế sẽ ngất ngưởng? (VNN).
- Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh 2013 của 94 trường ĐH, CĐ (GDVN). – 14 ngành trúng tuyển được hỗ trợ chi phí (TT). - 10 năm vẫn chưa xong đại học (TN).
- Vị “đắng” tất niên sinh viên (LĐ).
H3- Nghỉ Tết, không nên ép trẻ học (DT).
Chàng sinh viên viết truyện đồng thoại (DV). =>

“Lá lành đùm lá rách” đón Tết (DT).
Phụ huynh lo con ăn Tết quên bài vở (DT).
Lương tháng 13 cho giáo viên: Đau đầu lắm! (VTC). - Thủ quỹ trường mầm non giữ tiền rồi biến mất (PLTP). - Thủ quỹ ôm lương, thưởng của giáo viên bỏ trốn (DV). - Cô giáo đầu tiên của tôi (GD&TĐ).
Trái dưa hấu cắn dở (TN).
- Phát triển Đảng trong sinh viên: Những vướng mắc cần tháo gỡ (GD&TĐ). Tha cho các em đi, mấy ông ơi!
- Ngọn lửa trên đỉnh Tà Xi Láng (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thông luồng cửa biển bị bồi lấp ở Quảng Ngãi: Ném tiền qua cửa biển (LĐ).
Bắt xe tải chở 385 kg gà thối (TN). - Hà Nội: 3 mẫu măng khô hàm lượng lưu huỳnh cao (DV).- Làm gì để hạn chế thực phẩm ‘bẩn’? (PT). – Chợ cóc chuyên bán “thịt ế, thịt ôi” ở cửa ngõ Thủ đô (GDVN).
Điệp khúc năm cũ (TN). - Vạ vật trên tàu về quê đón Tết (TP). - Trắng đêm ở phố lá dong Sài Gòn (PT).
- Sập công trình nhà máy giấy, 17 công nhân thương vong (DT).
- Khổ vì mua vé xe về tết (LĐ). – Xe thương hiệu còn vé (SGGP).
- Bệnh viện Việt Nam “hút” bệnh nhân nước ngoài (LĐ).
Bị uống nhầm rượu, bé một tuần tuổi nhập viện (NLĐ).
Trắng đêm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (DV).
Mang tết đến với trẻ mồ côi (PLTP).
Rộ mùa giải hạn, cầu duyên (TP).
Lên biên giới nghe chuyện cười (TP).
- Ông Táo về Trời, túi ni lông ở lại (GD&TĐ). – Đua nhau thả rác tiễn Táo quân (VNE).
H4<- Cụ ông 85 tuổi đánh gục 3 tên cướp trong đêm (VNE). Các cụ xem xong thì bỏ qua, đừng có thử nhé. - Kỹ năng đối phó cướp giật (TN).
- Một cựu giáo viên mất tích bí ẩn (TN). – Tội phạm hình sự ngày càng hung hãn (LĐ). – Nha Trang: Nhức đầu vì khách Tây “quậy” (PLTP).
- Về “độc chiêu” quăng lưới bắt quái xế: Có sáng kiến gì? (LĐ). “Cuộc chiến với lũ điên cần những cái đầu tỉnh táo. Hy vọng CSGT Hà Nội sẽ có sáng kiến của riêng mình“.
- Những câu chuyện bí ẩn về dinh thự Vương ở Sà Phìn (DT). - Gia đình “trời hành” đổi đời (NLĐ).
- ‘Khu đèn đỏ’ đâu đơn giản chỉ ‘ăn bánh trả tiền’ (TVN).
- Chuyện lạ và “quái” bốn phương (NLĐ).
Nhật Bản hứng động đất mạnh (TN).
QUỐC TẾ
- Ông Assad cáo buộc Israel gây bất ổn (BBC). – Israel lên tiếng về vụ không kích ở Syria (VOA). – Nga chấp nhận mở đối thoại với đối lập Syria (RFI). – Kế hoạch của bà Clinton về Syria đã “chết” (Tin mới). - Nga tiếp xúc phe nổi dậy Syria (TN). - Israel thừa nhận không kích Syria (VOV). - Ngày tàn của Tổng thống Syria al-Assad vẫn còn xa? (TTXVN).
- Đánh bom ở Bắc Iraq làm chết 16 người (BBC). – 30 người chết trong một vụ tấn công bằng bom và súng ở Iraq (VOA).
H5- Tây Ban Nha: Biểu tình đòi thủ tướng từ chức vì bị nghi ngờ tham nhũng (RFI). Báo cáo thủ tướng VN, rằng bên đó cũng có “các thế lực thù địch xách động” bà con biểu tình chống thủ tướng. Nhờ thủ tướng giúp đưa lực lượng CA qua bên đó dẹp giúp dùm TT Tây Ban Nha. =>
- Máy bay Pháp tấn công phiến quân Hồi giáo tại Mali (VOA). – Bắt thủ lĩnh số 3 của quân Hồi giáo vũ trang ở Mali (TTXVN).
- Đối lập Ai Cập ủng hộ kêu gọi tổng thống Morsi từ chức (RFI).
- Brazil tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Santa Maria (VOA). – Brazil: cựu chủ tịch thượng viện tham nhũng tái đắc cử (TT).
- Mỹ và NATO thất kinh trước trình độ công nghệ của Iran (PL&XH).
- Thủ tướng Pháp tới Phnom Penh dự lễ hỏa táng cố vương Sihanouk (RFI).
- Hạ viện Pháp thông qua nguyên tắc chấp nhận hôn nhân đồng tính (RFI).
- Chính phủ Mỹ đẩy mạnh cải cách luật di dân (DNSG). - Lính bắn tỉa giỏi nhất của Mỹ bị bắn chết (TP).
5 bị cáo hiếp dâm tập thể Ấn Độ tuyên bố vô tội (LĐ). – Tổng thống Ấn Độ phê chuẩn lệnh tử hình kẻ hiếp dâm (Soha).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/02/2013; + Thời sự 12h – 03/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 03/02/2013 ; + Hãy chọn giá đúng – 03/02/2013; + Siêu đầu bếp – 02/02/2013; + Gương mặt thân quen – 02/02/2013; + Mr & Miss SV 2013 – 03/02/2013 ; + Những điều khán giả nhớ về 10 năm Táo quân; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 03/02/2013; + Thể thao 24/7 – 03/02/2013; + Toàn cảnh thế giới – 03/02/2013; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 03/02/2013; + Thời sự 19h – 03/02/2013.

Kami - Tương lai Nguyễn Bá Thanh: Lành ít, dữ nhiều?

Dù tết nhất đã đến cận kề, song dư luận xã hội vẫn chăm chú theo dõi và kỳ vọng vào một kết quả tốt đẹp của cuộc chiến giữa đồng chí X và đồng chí Bá Thanh. Nhìn ở góc độ quản lý nhà nước, thì đây là một hiện tượng hết sức nguy hiểm mà chưa hề có tiền lệ ở Việt nam, vì một người đứng đầu của một thành phố trực thuộc trung ương (được bảo kê) dám đối đầu với Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Chuyện ông "vua" Đà nẵng Nguyễn Bá Thanh và đồng chí X không ưa nhau thì từ lâu ai cũng biết. Nhưng đó cũng là lý do vì sao một người như Nguyễn Bá Thanh có năng lực, ít tì vết được quảng đại quần chúng cần lao không chỉ riêng xứ Quảng mà trên phạm cả nước yêu mến và kỳ vọng. Nhưng câu hỏi vì sao  một con người như ông Nguyễn Bá Thanh lại không vượt qua cửa ải để lọt vào Bộ Chính trị trong đại hội đảng khóa XI là một vân đề đáng quan tâm. Cho dù trước đại hội XI, dư luận đã nói nhiều về khả năng này. Nhưng kết quả sau đại hội XI không diễn ra như thế, mà kết quả là phe đồng chí X hả hê bao nhiêu thì ngược lại phe của đồng chí Bá Thanh đã ngậm đắng nuốt cay bấy nhiêu. Mâu thuẫn giữa đồng chí X và Bá Thanh bắt đầu cũng chỉ là việc không ưa nhau, cũng như việc một bộ phận không nhỏ các cán bộ lãnh đạo cao cấp có học hành ghét đồng chí X vì ít học, nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Với đồng chí X, sự may mắn của con đường quan lộ quá thênh thang và luôn được sắp đặt bố trí đảm nhận các chức vụ quan trọng theo lối người tìm việc, bỗng hóa trở thành điểm yếu trong nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò người đứng đầu cơ quan hành pháp. Như trường hợp năm 1998, khi được bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng nhà nước mà chuyên môn của đồng chí X không đủ để đọc và hiểu một báo cáo quyết toán tài chính, chứ chưa nói đến các công việc khác ở tầm vĩ mô. Cũng như vốn mang tiếng tốt nghiệp Đại học Luật hệ tại chức, nhưng kiến thức về pháp luật của đồng chí hầu như không hề có, với hàng loạt các quyết định khi ở cương vị người đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng lại vi phạm hiến pháp là những ví dụ điển hình.
Nhưng tiếc rằng, đồng chí X đã không hiểu thực chất của con người mình. Đó là cái như dư luận xã hội đánh giá rằng ngoài cái vẻ phương phi, tốt mã thì ở con người đồng chí X chẳng có cái gì cho ra hồn để xứng tầm một người lãnh đạo cao cấp. Nhưng chết nỗi đồng chí X cứ nghĩ là mình giỏi, khi đưa ra các ý đồ hoang tưởng học mót của người khác, như trường hợp mô hinh các chebol của Hàn quốc là một ví dụ. Trong việc này, nguy hiểm nhất là việc đồng chí X tự ý vô hiệu hóa chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành đổi với các tập đoàn, tổng công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là Thủ tướng trực tiếp điều hành các tập đoàn, tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, những cái mà đồng chí X tự hào là những "quả đấm thép". Để rồi đên hôm nay, kết quả của những "quả đấm thép" mang lại chỉ là những con số âm. Cụ thể trong 6 năm (2006-2012) dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đồng chí X, các quả đấm thép với một khoản lỗ  và khoản nợ khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, lỗ lũy kế của 10 tập đoàn, tổng công ty khoảng 17.730 tỷ đồng. Đáng lưu ý là, tổng nợ phải trả của các DNNN lên tới hơn 1,3 triệu tỷ đồng (khoảng trên 60 tỷ USD), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần). Tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần. v.v... Một phần lý do mà Bộ Chính trị chưa thống nhất cho đồng chí X nghỉ, cũng là để đồng chí X chịu trách nhiệm giải quyết những khoản công nợ khổng lồ do chính mình gây ra. Nghĩa là nói theo kiểu dân dã thì họ không chấp nhận việc "ông ăn ông ỉa rồi để thằng khác dọn thay".
Trong cuộc đọ sức Ba - Bá, tuy không nắm được vai trò chủ động và áp đảo trong cuộc chơi mới này, song trên thực tế phe của đồng chí X vẫn phòng ngự kiên cường và đôi lúc vẫn chủ động ra đòn chọc ngoáy đối phương. Trong khi ông Bá Thanh còn lạc quan, mải mê đánh võ mồm ở Đà nẵng để tranh thủ dư luận. Câu chuỵện bản kết luận thanh tra vấn đề đất đai ở Đà nẵng của Thanh tra Chính phủ, cứ thập thò khi thì bảo không công bố bỗng đùng một cái lại cho công bố là một ví dụ.  Nó cũng không khác gì chuyện của phe kia, vừa hôm thứ tư 23.1.2013 tuyên bố "Ban Nội chính TƯ chưa thể hoạt động ngay", thì cũng đùng một cái lại thành "Ban Nội chính Trung ương bắt đầu hoạt động từ ngày 1.2.2013". Đưa hai dẫn chứng của hai phe để thấy có sự tính toán rất kỹ và thận trọng của mỗi bên, trong lúc đang gầm ghè nhau ở cục diện ngang ngửa. Và việc phe của đồng chí X đã dụng phép "tiên thủ hạ vi cường" vừa qua tuy được coi là động thái thăm dò, nhưng cũng thể hiện cho thấy họ có thể có trong tay một vài cú đòn đủ để đánh một phát chết tươi đồng chí Bá Thanh.
Cá nhân đồng chí Bá Thanh ra trung ương nhận chức Trưởng Ban Nội chính TW lần này cũng chẳng phải ngon ăn, khi mà một bộ phận nhân sự mới của Ban Nội chính TW hiện tại đa phần là con người (80/102), cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trước đây thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vốn đồng chí X là người đứng đầu chuyển sang. Và ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đảm nhiệm chức vụ P. Trưởng Ban Nội chính TW. Sự xuất hiện của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nhân ngày ra mắt của Ban Nội chính TW (01.2.2013) thay ông Nguyễn Bá Thanh hình như có cái gì không ổn lắm (!?). Và không thể không nó đến một nhân vật nặng ký của phe đồng chí X, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc người được dư luận đồn đoán rằng sẽ giữ chức Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng khóa tới.  Đặc biệt là số cán bộ lãnh đạo của ngành Tòa án và Viện Kiểm sát hiện nay vẫn chịu sự "chỉ đạo" (thực chất là vây cánh) của đồng chí X. Không lâu sau khi Trung ương Đảng lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Việt Nam ký ngay quyết định lập Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm trực thuộc chính phủ. Hay việc hôm 21/1/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định đã lập ra Ban chỉ đạo 138 CP do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu. Điều đó cho thấy lực lượng của phe đồng chí X còn đủ mạnh và xung quanh ông Nguyễn Bá Thanh đang có không ít cái bẫy đang rình rập, chỉ chờ thời cơ là chụp xuống. Chính có lẽ vì thế mà ông Nguyễn Bá Thanh không ít lần phải thú nhận rằng  "Địch đang ở trong lòng thì đánh đấm gì nữa?”.
Nhưng quan trọng hơn cả sẽ là vấn đề ai sẽ là người được quyết định về Đà nẵng để kế tục ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ông ra Hà nội? Đây là nút thắt cũng là sự quyết định của cả một vấn đề liên quan đến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh, sẽ thành hay bại. Vì nếu người về thay ông Nguyễn Bá Thanh là  ông Trần Văn Minh là Phó Trưởng Ban Tổ chức TW người ra đi từ Đà nẵng nay trở lại thì là điều may mắn cho ông Nguyễn Bá Thanh. Vì như thế những vấn đề ông Thanh còn để lại sau lưng ở Đà nẵng coi như tạm ổn. Nhưng tin cho biết phương án dự kiến này đến phút chót đã chính thức bị hủy bỏ. Và phương án tiếp theo người đó sẽ là ông Tô Lâm, trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an như đồn đoán. Một người thuộc phe đồng chí X sẽ là người đảm nhận trọng trách đó thì coi như ông Nguyễn Bá Thanh đã xong. Vì khi đó.việc làm rõ các vấn đề sai phạm ở Đà nẵng, thời ông Nguyễn Bá Thanh là người lãnh đạo đứng đầu sẽ ở tình thế "nội công ngoại kích" - trong đánh ra, ngoài đánh vào. Lúc đó thì thế cờ ngày hôm nay sẽ bị lật ngược và khi đó có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được thủ trong một vai khác - kẻ phạm tội.
Khi đó, không cần nói đến những sai phạm mang tính tập thể của ban lãnh đạo TP. Đà nẵng đã gây ra từ năm 2003 đến nay, mà chỉ khoét sâu vào những khuyết điểm của cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh thôi cũng đủ làm cho ông Thanh lên bờ xuống ruộng. Đơn cử ví dụ như cáo buộc về nhận hối lộ 4,4 tỉ đồng hồi năm 2000, trong lúc ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch UBND Thành phố, đã để xảy ra vụ án rút ruột Cầu Sông Hàn đã từng gây chấn động Đà Nẵng. Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có công văn số 77/KSĐT/KT vào tháng 10 năm 2000 gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn, trong đó nói về việc ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. Cho dù năm 2007 đã có văn bản của Thanh tra Chính phủ và ý kiến của đồng chí X không khởi tố vụ án đi chăng nữa. Hay gần đây nhất là vụ ông Nguyễn Bá Thanh bảo lãnh khoản vay 3.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, trong đó Thân Đức Nam (Cienco 5 - 900 tỷ), Thân An (Nam Việt Á - 300 tỷ) và một số đại gia khác thì cũng đủ để ông Nguyễn Bá Thanh chống đỡ được cũng đủ mệt. Vì nghe nói trong vụ này ông Nguyễn Bá Thanh cũng có nhiều chuyện hết sức lình xình về vấn đề tiền bạc. Nhưng khi rờ vào chỗ này thì cũng liên quan đến ông Nguyễn Xuân Phúc, mà cái thông tin ông Phúc liên quan đến “đồ bành” Thân Đức Nam, ngoài vỉa hè người ta kháo nhau tin: “Bây giờ Thân bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi phải đi, bào ỉa là phải rặn ra mà ỉa!”. Trong cái khó lại ló cái dễ đối với Nguyễn Bá Thanh ông là ở chỗ này
Tuy nhiên, cũng xin khuyên ông Nguyễn Bá Thanh là ông cũng phải cẩn thận với ông Tổng Trọng, người đang sử dụng ông Thanh như một quân bài trong trận chiến hạ bệ đồng chí X. Ông Nguyễn Phú Trọng tuy có biệt danh là Trọng "lú", nhưng ông Trọng chỉ lú mồm chứ tính toán mưu mô khá sâu, chứ không phải dạng lú toàn tập. Ông ta cũng có điểm mạnh, đó là sự thâm nho. Cứ xem trọng vụ chỉnh đốn đảng, ông Trọng cứ từ từ, chậm rãi từng bước thít cái thòng lọng vào cổ đồng chí X, đều đều như kiểu con nhện chăng tơ. Riêng vụ "cố ý" rưng rưng nước mắt tuyên bố không xử lý được đồng chí X trong phiên bế mạc Hội nghị TW 6 - Khóa 11 là chiêu khổ nhục kế trên cả tuyệt vời. Sau cú khóc vờ của ông Tổng Trọng đã làm cho đồng chí X thân bại, danh liệt và từ khi đó hình ảnh đồng chí X càng trở nên tồi tệ trong mắt quốc dân đồng bào. Cho nên, đối với ông Nguyễn Bá Thanh cũng cần phải đề phòng với ông Tổng Trọng, biết đâu ông ta dùng chiêu một mũi tên trúng hai đích? Ông Nguyễn Bá Thanh và đồng chí X là hai nhân vật lãnh đạo trẻ hơn, có tư tưởng cải cách và cấp tiến. Cho dù cả hai không phải là đồng minh của nhau trong thời điểm này. Ngược lại, phe chủ chiến của ông Tổng và ông 4S là những nhân vật bảo thủ, thân Tầu. Họ chỉ đồng quan điểm với ông Nguyễn Bá Thanh trong việc hạ bệ đồng chí X, chứ tư tưởng cải cách và chống Trung quốc thì khác nhau. Biết đâu chước của Mao “Giảo thố tử, cẩu tảo thanh” - (Hết mùa săn, chúng tôi giết chó) sẽ được mang ra áp dụng với ông Nguyễn Bá Thanh sau khi đồng chí X chính thức bị hạ bệ?
Cho dù biết rằng cái tên Nguyễn Bá Thanh bây giờ là tên đang hot, đa số dân chúng đang kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm được gì đó ít nhiều trong cái thời buổi nhiễu nhương như hiện nay. Thời của những bầy sâu bọ lên làm người lãnh đạo. Do vậy ai mà nói gì không hay cho ông Bá thì lập tức sẽ bị cho rằng người của đồng chí X (:D). Nhưng tôi vẫn viết, chả để làm gì ngoài việc giúp bạn đọc đọc giải khuây trong những ngày Tết, khi bánh chưng ngán đã đến tận cổ.
Chúc mừng năm mới Xuân Qúy Tỵ!
Cuối năm Rồng, ngày 03 tháng 2 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Những đứa trẻ ‘tím bầm’ trong rét buốt Mộc Châu

Sống trong cảnh rét mướt, thiếu quần áo mặc quá lâu nên Xín và những đứa trẻ khác không bao giờ dám mơ đến sự ấm áp cho bản thân. Chúng mặc nhiên cho rằng mình phải tự chống chọi lại cái lạnh đến đau buốt của núi rừng.

(ĐẢNG - NHẢ NƯỚC ĐÂU RỒI????????)

Nơi thế kỷ 21 chưa ghé thăm
Mộc Châu những ngày đầu năm mới 2013, các đợt giá rét tăng cường thi nhau ùa về khiến nền nhiệt giảm chỉ còn 12 độ C ban ngày và về đêm chỉ dao động 5 - 6 độ C. Trên cung đường đồi núi quanh co với những con dốc dài thăm thẳm, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp cài số 1 của chiếc xe máy để ì ạch chạy.
Mất gần 2 tiếng đồng hồ để đi 40km, chúng tôi đặt chân được đến bản Láy thuộc xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, Sơn La. Trái ngược hẳn với khung cảnh nhộn nhịp dễ nhận thấy ở trung tâm huyện và những khu vực cạnh nông trường Mộc Châu, bản Láy biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Con đường vào bản vẫn chi chit cỏ rậm, ở giữa thành đường bởi những bước chân của bà con dân tộc ngày ngày đi qua đi lại để lên nương làm rẫy hay những bước chân của trẻ nhỏ cùng nhau nô đùa.
Những người dân ở bản Láy biệt lập với thế giới bên ngoài
Nơi đây dường như đã bị sự phát triển lãng quên bởi nét hoang sơ đến tột cùng. Từng nóc nhà sàn thấp lè tè chìm khuất dưới những tán cây rậm rạp, trong mỗi nhà sàn nền đất chẳng có lấy một thứ đồ đạc nào để người ta biết rằng xã hội đã bước sang thế kỷ 21. Những người dân tộc Mông ở đây quanh năm chỉ biết sống bằng nghề nông lạc hậu, mỗi hộ gia đình trồng thêm rau và nuôi gia súc, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp trong khi việc thực hiện kế hoạch hóa chưa tốt nên cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm đói rách khi nhà nào cũng đông con.
Đã nhiều năm nay, bản Láy vẫn chưa hề có điện, cuộc sống vẫn chìm trong tăm tối, những đứa trẻ tội nghiệp hầu hết đều không có điều kiện để được đi học bởi cuộc sống quá khó khăn. Khi cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn thì đâu có thể đi học trong hoàn cảnh như vậy.
Chả vậy mà khi tôi với anh bạn bước chân vào cái vùng đất bị lãng quên này, từ người già cho đến trẻ con đều nhìn bằng ánh mắt ngạc nhiên đến lạ kỳ, có lẽ họ chưa bao giờ được nhìn thấy những người dân tộc kinh, quanh năm họ chỉ quen nhìn thấy hình ảnh con người với những bộ quần áo dân tộc và nhất là những người phụ nữ búi tóc quấn khăn, nhuộm răng đen, ngày ngày đeo gò đi làm rẫy hoặc ngồi trong gian phòng tối om miệt mài ngồi may, thêu trang phục cho gia đình.
Chân trần, tím bầm trong giá lạnh
Trong cái giá lạnh như cắt da cắt thịt của vùng núi tây bắc, mỗi người chúng tôi đều phải đắp lên người đến ba bốn lớp áo dầy cộp vẫn cảm thấy tê tái. Ấy vậy mà, vô số những đứa trẻ ở bản Láy và nhiều bản lân cận thiếu thốn đến mức không có đủ áo ấm để mặc.
Nhìn đứa trẻ chỉ mới 3 tuổi trên mình khoác một manh áo đơn sơ, quần không, dép không, hai bàn chân tím bầm, nứt nẻ vì giá lạnh mà chúng tôi không khỏi xót xa, quặn thắt từ sâu trong tâm khảm. Việc những đứa trẻ nơi đây khi chưa biết đi đã phải theo bố mẹ lên nương làm rẫy là chuyện quá đỗi bình thường. Ngay từ khi sinh ra, những đứa trẻ đã phải đương đầu với những thử thách và phải chịu sự rèn luyện hết sức khắc nghiệt, không phải đứa trẻ nào cũng tốt số để sống sót vượt qua nghịch cảnh, không ít đã phải bỏ mạng vì đói, vì rét, vì bệnh tật nhưng không có tiền để chạy chữa.
Một em bé chân không giữa trời giá lạnh
Đôi chân nứt nẻ, tím bầm
Bé gái bản Láy không có áo mặc giữa mùa đông
Dù cho hàng ngày các em phải làm đủ các công việc như đi lên rừng kiếm củi, hái rau, măng ở rừng hoặc địu những bó cỏ to gấp mấy lần cơ thể nhưng đến mùa đông giá rét cũng chỉ có những manh áo nhàu nát, cũ kĩ không thể đủ sưởi ấm.
Đứng xen lẫn trong đám bạn, cô bé Mùa A Xín, đứa trẻ duy nhất bập bẹ được vài câu tiếng Kinh, khi tôi hỏi 'em có lạnh không', cô bé e ngại ấp úng ‘có’ rồi cười. Nụ cười đẹp hồn nhiên, tinh khôi như thứ vốn có của núi rừng tây bắc. Có lẽ vì đã sống trong cảnh rét mướt quá lâu nên Xín và những đứa trẻ khác không bao giờ dám mơ đến sự ấm áp cho bản thân và chúng mặc nhiên cho rằng mình phải tự chống chọi lại cái lạnh đến đau buốt của núi rừng.
Với những đứa trẻ bản Láy, phải chịu đựng giá rét dường như đã trở thành một điều bắt buộc chúng phải vượt qua
Cái rét đã khốn khổ, khi được tận mắt chứng kiến bữa ăn của những đứa trẻ “tím bầm” càng khiến chúng tôi xót xa. Bữa ăn của những đứa trẻ ở đây không phải bữa nào cũng có cơm trắng để ăn, có bữa phải ăn ngô, ăn sắn. Bữa cơm có thịt cũng là một điều quá xa xỉ, cả năm may ra chỉ trông chờ vào những dịp ngày lễ, ngày tết hoặc giả ngày nào bố mẹ chúng đi bộ ra chợ huyện để buôn bán những vật phẩm gia đình làm được và mua về một chút thức ăn ngon cho gia đình.
Chiều tà, ánh sáng tắt nhanh ở bản Láy, màn sương dày đặc theo gió ủa về giăng đầy khắp lối, rét càng thêm buốt nhói. Từ từ đẩy chiếc xe lên con dốc rồi nổ máy, trước lúc chúng tôi đi, lũ trẻ con vẫn chạy bám theo sau cười khúc khích, bằng những đôi chân ấy, đôi chân tím bầm trong giá rét mùa đông…
 Kinh Vân
Theo Infonet 

Thương nhau như thế bằng mười giết nhau

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết nguyên đán, màn sương bàng bạc che phủ xóm làng một ngày cuối Đông. Không gian yên tĩnh ru mọi người chìm trong giấc ngủ say nồng. Bấy giờ là 5 giờ sáng giờ địa phương. Người dân chợt choàng tỉnh bởi âm thanh chát chúa phát ra từ những chiếc loa công cộng công suất lớn. Người ta càu nhàu rồi kéo lại chiếc chăn ấm vừa bị tung ra do giật mình. Những người già vốn bị bệnh mất ngủ, mới chợp mắt được một lúc cũng bị đánh thức bởi tiếng loa, đành phải nằm chịu trận cho đến sáng. Trận oanh tạc âm thanh bắt đầu bằng bài nhạc hiệu Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, sau đó là bản tin nhà nước được mở to đến nổi không ai có thể làm ngơ, cho dù giấc ngủ đang quyến rũ họ. Phần cuối là thông báo của Ủy ban nhân dân về lịch nông vụ, cùng nhiều thông báo “quan trọng” khác. Buổi phát thanh sáng thường kéo dài một giờ đồng hồ, ngày nào cũng như vậy.
Hôm nay loa phát thanh có một thông báo quan trọng, ấy là việc nhà nước phát gạo cứu đói cho dân trong dịp tết nguyên đán. Theo đó thì do nhà nước quan tâm đến cuộc sống của người dân, mà quyết tâm không để một ai thiếu đói trong dịp tết. Danh sách những “nạn nhân” được cứu đói toàn những Phạm này Trần nọ, nghe cứ như tên của các vị tiền bối cách mạng Cộng Sản vậy. Ấy nhưng con cháu các vị ấy bây giờ ở vị trí phát chẩn, còn người thiếu đói chuyển sang cho dân hết rồi. Mỗi xóm như vậy cũng có dăm hộ được cứu đói, mỗi hộ được lãnh 15 kg gạo. Tuy đang cuộn mình trong chăn, nhưng cụ Mướp cũng phải dỏng tai để nghe thông báo, đến đây cụ chép miệng: “Nhà nước cướp của cả dân tộc, mà chỉ cứu đói cho mấy người thì lãi chán. Ôi dào! Thương nhau như thế bằng mười giết nhau...”.
Kế đó là thông báo của chính quyền về lịch xuống đồng. Ban chỉ đạo nông nghiệp nhắc nhở bà con nông dân lấy nilon che cho mạ để chống rét. Đồng thời họ khuyến cáo bà con chưa được xuống đồng cấy, nếu ai vi phạm lịch nông vụ thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cụ Mướp lại nghĩ bụng: “Ban nông vụ chỉ đạo sai, mất mùa thì chẳng thấy ai nói gì, lúc nào cũng bắt dân chịu trách nhiệm cả. Thời đại bây giờ người ta canh tác bằng máy móc tự động hết rồi, nhà nước vẫn bắt dân mình cấy lúa, trời lại rét như thế này. Thương nhau như thế...”.
Khi chỉ đạo như vậy, hẳn nhà nước muốn mọi người hiểu rằng họ quan tâm và lo lắng cho người dân. Không hiểu những người được cứu đói nghĩ gì, nhưng chắc chắn lúc này họ có nhiều tâm trạng quấn quýt lấy nhau, trong đó có cả bi và hài. Những người Nông dân cũng vậy, họ không biết nên khóc hay nên cười nữa?
Tuy cùng tâm trạng với cụ Mướp, nhưng chúng tôi cũng không ngạc nhiên lắm. Vì từ xưa tới nay, đảng Cộng Sản vẫn thường “thương” dân kiểu đó nhiều rồi.
Mới đây nhất, chúng tôi được chứng kiến sự “thương” dân của nhà nước trong cuộc bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ấy là ti-vi nhà nước chiếu cảnh người của Ủy ban bầu cử bê thùng phiếu đến tận bệnh viện để phục vụ người bệnh. Theo đó, họ giống như những người đầy tớ tận tụy bê tráp cho các quan ngày xưa, người bệnh thì nằm đàng hoàng trên giường, chỉ việc bỏ lá phiếu vào thùng. Ôi, sự phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho người dân như thế cũng thật phi thường, trên thế giới không có nước nào bằng được. Thú thực, chúng tôi đã rơi nước mắt khi xem cảnh này. Đúng là dưới chế độ của Đảng và Bác Hồ, người dân thực sự được “làm chủ” mà. Làm gì có nhà nước nào “thương” dân hơn thế nhỉ?
Xa hơn một chút là chuyện xây dựng hợp tác xã ngày xưa. Nhà nước nói rằng làm như thế là cho công bằng, để xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản gì gì đó. Mọi người cùng làm cùng hưởng, ai cũng được chia phần đều nhau. Kết quả là cả nước đói gần chết, tình trạng bất mãn trong dân tăng cao. Nhà nước hoảng quá mà phải đề xướng công cuộc đổi mới từ năm 1986, nhờ vậy mà chế độ mới thoi thóp được đến hôm nay.
Rồi lại đến chuyện thời bao cấp. Theo đó thì nhà nước quản lý và lo tất cả cho dân, từ lương thực cho đến cái kim sợi chỉ. Mọi thứ đều phải chịu sự phân phối của nhà nước. Chuyện ăn chuyện uống, sự sống cái chết của dân đều do nhà nước nắm giữ cả. Vậy thì nhà nước như cha mẹ còn gì? Vì thế mà người dân luôn phải biết ơn Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Thời này trong dân gian sản sinh ra một câu nói nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay: - “Trông mặt như mất sổ gạo”. Câu này để ám chỉ những ai hốt hoảng, lo sợ một cái gì đó. Đó là tâm trạng của một người bị “mất sổ gạo” thời bao cấp. “Mất sổ gạo” là bị cắt dạ dày, cả nhà coi như chết đói.
Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng: -“Nếu như không có Bác Hồ thì đất nước ta không có thái bình ngày hôm nay”. Trời đất ơi, 30 năm chiến tranh mà Đảng gọi là thái bình sao?. Mấy triệu xương máu của đồng bào đã hy sinh để có một chế độ độc tài khốn kiếp thế này sao? Khi xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, họ nói là để có một xã hội bác ái, không còn cảnh người bóc lột người. Vậy mà Đảng Cộng sản phân biệt giai cấp và ý thức hệ, giết hại hàng triệu đồng bào, đưa đất nước vào vòng bể dâu. Họ thương con người đến như vậy sao? Cái khẩu hiệu tối nghĩa mà từ khi họ đưa ra đến nay chưa có nhà thông thái nào hiểu được, ấy là: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Người dân bị đảng lãnh đạo, bị nhà nước quản lý thì không hiểu làm chủ bằng cách nào?
Thương nhau như thế bằng mười giết nhau mà!
Dùng vũ lực cướp lấy chính quyền, xác lập chế độ độc tài toàn trị. Đó là khởi thủy của đảng Cộng Sản. Cướp lấy mồ hôi xương máu của dân, chặn lấy yết hầu chỉ để dân sống cầm hơi, sau đó bắt họ phải biết ơn đảng. Đó là phương thức xưa nay của đảng Cộng Sản. Làm cho cả dân tộc phải đói khổ, phát chẩn cứu đói lấy lệ rồi tuyên truyền rộng rãi. Đó là công đức xưa nay của đảng Cộng Sản.
Xin toàn thể dân tộc Việt nam hãy nhớ lấy.

Carlyle Thayer - Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (1)

Việt Nam hiện tại với cái tên chính thức là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), được thiết lập từ năm 1976 sau bốn thập niên rưỡi đấu tranh do đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và sự can thiệp của Hoa Kỳ. Khi cuộc chiến tranh chống Pháp chấm dứt vào năm 1954, Việt Nam bị chia đôi, và Bắc Việt Nam trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên tại Đông Nam Á với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc là nguồn viện trợ nước ngoài cũng như là khuôn mẫu phát triển chủ yếu của quốc gia này. Ví dụ, Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950 và đã tái tổ chức vùng nông thôn thành những hợp tác xã nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô thay thế Trung Quốc để trở thành nhà viện trợ và khuôn mẫu phát triển chính của Việt Nam trong cuối thập niên 1950, khi Việt Nam áp dụng nền kinh tế tập trung. Kế hoạch Ba Năm Đầu tiên (1958-1960) và Năm Năm Đầu tiên (1961-1965) tập trung vào việc xây dựng ngành công nghiệp nặng. Sau thập niên 1960, đã có một thế hệ những người cộng sản Việt Nam mới được đào tạo tại Liên Xô, và ngày nay họ đại diện cho một tiếng nói đầy ảnh hưởng bên trong ĐCSVN đó là tiếp tục xem Nga như là một đối tác không thể thiếu trong việc phát triển và hiện đại hoá đất nước.
Khi ĐCSVN tìm cách thống nhất đất nước bằng cách tái lập cuộc chiến tranh vũ trang ở Nam Việt nam từ 1960 đến 1973, nguồn viện trợ chủ yếu của họ đến từ Trung Quốc lẫn Liên Xô. Trong cùng lúc, Bắc Việt Nam cũng tìm kiếm và đạt được hỗ trợ về chính trị lẫn vật chất từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những nhà nước cách mạng và Phong trào Không Liên kết nhằm đạt được mục tiêu thống nhất đất nước của mình.
Kinh nghiệm đã dạy cho Việt Nam giá trị của việc chủ động sử dụng quan hệ ngoại giao quốc tế như là công cụ để đạt được quyền lợi quốc gia. Họ đã tận dụng bài học này để làm lợi thế cho mình khi những dị biệt về học thuyết nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến việc chia rẽ trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Trong khi những diễn tiến này tạo ra trở ngại cho giới lãnh đạo Việt Nam, họ đã nhanh chóng biến khó khăn thành lợi thế, phát động những nỗ lực ngoại giao quốc tế rộng rãi để biến Việt Nam thành trọng tâm của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu.
Ban đầu, cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không muốn bị xem là thiếu ủng hộ một đất nước nhỏ bé nghèo đói đang đấu tranh giành độc lập trước một nước Mỹ hùng mạnh đang can thiệp để hỗ trợ Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Kết quả là các nhà ngoại giao Việt Nam đã biến mối kình địch Trung - Mỹ thành lợi thế của mình để có được vũ khí và những viện trợ khác. Giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay cũng sử dụng một chiến lược tương tự trong việc giữ gìn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bối cảnh chiến lược của Việt Nam đã biến đổi từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy là Richard Nixon tìm cách nối lại quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng Hai năm 1972 của Nixon là thời điểm thay đổi nó, sau đấy Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Việc thay đổi chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt vào lúc cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Những diễn tiến này đã củng cố niềm tin của nhiều người trong ĐCSVN rằmg những cường quốc chỉ biết chạy theo quyền lợi của chính mình. Họ kết luận rằng Việt Nam phải luôn cảnh giác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam tìm cách tái tổ chức nền kinh tế miền nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hà Nội quay lại chính sách kế hoạch tập trung với hàng loạt những kế hoạch 5 năm được khởi xướng vào năm 1976. Liên Xô vẫn là nguồn viện trợ chính từ nước ngoài và cứ sau mỗi kế hoạch 5 năm thành công lại tăng đôi số lượng trợ giúp.
Sự tiến bộ trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô lại trái ngược với mối quan hệ Trung - Việt đang bị xấu đi nhanh chóng, nó đạt đến điểm đáy khi Trung Quốc ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ tại quốc gia láng giềng Cambodia. Vào năm 1977, Khmer Đỏ đã tổ chức những đợt xâm lấn qua biên giới vào miền nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trả đũa với một cuộc tấn công qui mô lớn vào Cambodia, những cuộc xâm lấn của Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn vẫn tiếp tục.
Năm kế tiếp đã đánh dấu một điểm chuyển. Khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế do Liên Xô đứng đầu vào giữa năm 1978, Trung Quốc phản ứng bằng cách cắt đứt chương trình viện trợ và rút hết các cố vấn về nước. Để đáp trả, Việt Nam ngã hoàn toàn về Liên Xô. Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác 25 năm. Từ đó Việt Nam đã xem Liên Xô là điểm tựa của các chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của mình.
Vào tháng Mười hai năm ấy, Việt Nam đã tấn công và chiếm đóng Cambodia. Trung Quốc trả đũa vào đầu năm 1979 với một cuộc tấn công quân sự lớn vào các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam sau đó đã đáp trả bằng cách cho phép Liên Xô được quyền đặt căn cứ tại Vịnh Cam Ranh. Mâu thuẫn Cambodia nhanh chóng chuyển thành một cuộc chiến tranh đại diện giữa Trung Quốc vốn đang hỗ trợ Khmer Đỏ và Liên Xô đang hậu thuẫn Việt Nam.
Vì chiếm đóng Cambodia, Việt Nam đã bị cắt viện trợ quốc tế và cấm vận thương mại. Ví dụ cả Nhật Bản và Úc đều đã phản đối bằng cách đình chỉ những chương trình hỗ trợ phát triển. Các quốc gia Đông nam Á trong tổ chức ASEAN đã đi đầu trong việc gây áp lực ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác nhằm ngăn cản chính phủ lệ thuộc do Việt Nam lập ra là Cộng hoà Nhân dân Kampuchea được chính thức công nhận ngoại giao.
Vấn đề Cambodia cuối cùng cũng đã chấm dứt bằng ba tiến triển quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam nhận ra rằng cái giá phải trả trong việc can thiệp vào Cambodia thì quá nặng đối với công cuộc phát triển của mình. Trong khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng với sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch tập trung theo kiểu Xô Viết, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách quan trọng vào tháng Mười hai năm 1986 được biết với cái tên “đổi mới”. Từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm những lực lượng kinh tế thị trường một cách cẩn trọng trong khi cũng kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Thứ hai, sự xuất hiện của tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1985 đã khởi động những thay đổi có ảnh hưởng rộng rãi trong chính sách của nhà nước Xô Viết, cả trong nước lẫn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những thay đổi này đã tạo thêm áp lực bắt Việt Nam phải thay đổi nền kinh tế của mình và rút quân khỏi Cambodia và họ đã hoàn thành việc rút quân vào tháng Chín năm 1989.
Thứ ba, ngay sau khi Bức màn Sắt sụp đổ ở Đông Âu, năm thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã có được một giai đoạn hợp tác dù ngắn ngủi nhưng chưa từng xảy ra, trong đó bao gồm những nỗ lực củng cố khu vực để đem lại những dàn xếp hoà bình cho Cambodia vào năm 1991.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Xô viết chắc chắn đã làm thay đổi bối cảnh chiến lược của Việt Nam, tạo nền tảng cho Việt Nam bước ra khỏi vòng cô lập và tiếp cận trực tiếp hơn với cộng đồng quốc tế trong khu vực lẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, bất chấp sự đồng thuận trong toàn thể nội bộ ĐCSVN về việc cần thiết phải cải cách nền kinh tế trong nước, đảng vẫn tiếp tục bị chia rẽ trên nền tảng tư tưởng về định hướng chiến lược đối ngoại của đất nước. Giới bảo thủ trong đảng muốn Việt Nam nên nghiêng về Trung Quốc. Họ cho rằng Hoa Kỳ chỉ muốn lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa qua cái gọi là diễn biến hoà bình. Họ cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết được những tranh chấp về hải phận trên biển Đông một cách hoà bình. Trong khi ấy những người cấp tiến trong đảng lại cho rằng Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu và tiến hành quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia bất chấp hệ thống chính trị nào. Đặc biệt là họ muốn tiếp cận với những quốc gia có kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để có được sức bật cho quá trình phát triển và hiện đại hoá của Việt Nam.
Cho đến nay, tình trạng chia rẽ này trong đảng vẫn tiếp tục ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế thị trường và giới hạn mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, Việt Nam vẫn giữ nguyên là một quốc gia độc tài và độc đảng.
Chính sách đối ngoại
Trong suốt 40 năm sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập từ Pháp vào năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam đã chấp nhận một thế giới quan đồng nhất với tư tưởng Mác xít - Lê nin nít đang thịnh hành. Theo quan điểm này, hướng đi của nền chính trị toàn cầu được xác định bởi những mâu thuẫn giữa hai thế giới xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hay nói nôm na là giữa “địch và ta”. Mối tương quan giữa hai thế giới này là một cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Trong suốt giai đoạn 1945-1985, Việt Nam xem mình là tiền đồn của cuộc đấu tranh này. Hệ quả là giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khối xã hội chủ nghĩa đã nợ Việt Nam không chỉ về tinh thần đoàn kết chính trị mà còn về việc ủng hộ vật chất.
Thế giới quan này bắt đầu thay đổi trong từ giữa đến cuối thập niên 1980, tuy nhiên khi những nhà soạn thảo chính sách Việt Nam bắt đầu nhấn mạnh hơn về quyền lợi quốc gia và ngoại giao thực dụng, trong khi cũng thừa nhận sức mạnh của kinh tế toàn cầu cũng như tác động của khoa học kỹ thuật là những yếu tố quyết định sức mạnh. Học thuyết hai thế giới của Việt Nam dần dần phải nhường bước cho một quan điểm tích cực hơn về hội nhập với kinh tế thế giới. Trong khi quan điểm cũ cho rằng mở mang quan hệ kinh tế với các quốc gia tư bản sẽ dẫn đến tình trạng nương tựa kinh tế và hoà nhập, quan điểm mới lại nhấn mạnh tính hội nhập, vốn được xem là tích cực hơn vì nó tạo ra cơ hội lẫn thách thức. Thế giới quan này cũng đón nhận một chính sách an ninh toàn cục hơn so với khái niệm an ninh quân sự cũ hạn hẹp.
Sự chuyển hướng này, vốn là sản phẩm phụ của việc thay đổi hoàn cảnh chiến lược, đã mở ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng và vẫn còn tiếp tục cho đến nay, và khuôn khổ tư tưởng cũ trong quá khứ cũng vẫn chưa được từ bỏ hoàn toàn. Tàn dư của nó có thể thấy được hiện nay qua những ám chỉ về “mối đe doạ diễn biến hoà bình” như là thách thức chủ yếu đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có một cuộc cách mạng trong thế giới quan của Việt Nam, bằng chứng là đã có ba nghị quyết được thông qua bởi Bộ Chính trị ĐCSVN. Nghị quyết đầu tiên số 32, được thông qua vào tháng Bảy 1986, tuyên bố “cần chủ động hơn trong giai đoạn phát triển mới, và chung sống hoà bình với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ, và xây dựng Đông nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.” Theo những chủ trương này, các báo cáo chính trị lên Đại hội Đảng Toàn Quốc lần Sáu vào cuối năm 1986 đã ưu tiên mở rộng và nâng cao tính hiệu quả của các quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Nghị quyết thứ hai, số 2, được thông qua năm 1987, yêu cầu rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam ra khỏi Cambodia và Lào và tiến hành một đợt phục viên khổng lồ trong quân đội thường trực Việt Nam.
Nhưng có lẽ nghị quyết quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện tại là nghị quyết số 13, được thông qua vào tháng Năm 1988. Nghị quyết này kêu gọi một “chính sách ngoại giao đa phương,” ưu tiên cho phát triển kinh tế và lần đầu tiên sử dụng khái niệm “lợi ích dân tộc”. Nghị quyết này báo hiệu một cách rõ ràng sự chấm dứt của quan điểm hai thế giới và chấp thuận Việt Nam nên đón nhận một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam giờ đây đã quyết tâm chuyển toàn bộ chính sách ngoại giao đối đầu sang một chính sách hoà giải với những cựu thù.
Việt Nam hợp nhất chính sách ngoại giao đa phương của mình tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 7 vào tháng Bảy 199. Các tài liệu về chính sách đối ngoại kêu gọi Việt Nam “đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại với tất cả các nước và tổ chức kinh tế bất chấp những hệ thống chính trị xã hội khác biệt.” Chỉ trong bốn năm, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc bắt kịp mục tiêu mới của mình. Vào tháng Mười một 1991, Việt Nam và Trung Quốc chấm dứt mối bất hoà và vào năm 1995, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký kết một hiệp ước hợp tác với Liên Âu và trở thành thành viên thứ bảy trong khối ASEAN.
Chính sách mở cửa của Việt Nam trong việc đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại đã được tái xác định tại những kỳ đại hội đảng kế tiếp. Ví dụ như Đại hội Đảng lần Chín vào năm 2001 đã tuyên bố rằng ‘Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước.” Đại hội lần chín cũng đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một quốc gia công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020. Đại hội Đảng gần đây nhất, đại hội lần thứ 11 vào năm 2011 còn đi xa hơn nữa khi kêu gọi Việt Nam phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới
Là một phần trong việc đẩy mạnh tiếp cận thế giới, vào năm 2001 Việt Nam đã tuyên bố sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với “các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và các quốc gia bạn bè truyền thống,” ám chỉ Trung Quốc, Lào, Cambodia và kế đến là Nga. Kể từ đấy, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược rộng lớn hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ gần gũi với các thành viên vĩnh viễn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và những cường quốc chính ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á và châu Âu, cam kết hợp tác chiến lược với Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Đức. Úc cũng có chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng với Việt Nam, nhưng chỉ muốn dùng khái niệm “đối tác toàn diện”.
Mỗi đối tác chiến lược đều khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh trọng tâm mà Việt Nam đưa ra trong việc xây dựng hàng loạt quan hệ toàn diện rộng rãi kể từ đầu thập niên 1990. Trong đó có bốn đối tác đặc biệt quan trọng và đáng để phân tích chi tiết.
Thoả thuận đối tác chiến lược 2001 giữa Việt Nam và Nga là một trong những thoả thuận đầu tiên ở dạng này. Nó đề ra mối hợp tác rộng rãi trong những lĩnh vực quan trọng bao gồm chính trị và ngoại giao, quân cụ và kỹ thuật, việc phát triển nguồn năng lượng từ khai thác dầu khí đến thuỷ điện và điện hạt nhân, đầu tư thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hoá và du lịch. Vào tháng Bảy 2012, Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ song phương của mình thành đối tác chiến lược toàn diện để phản ánh những đợt mua vũ khí quan trọng gần đây. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế song phương vẫn là một điểm yếu trong mối quan hệ toàn bộ. Thương mại song phương chỉ trị giá ở mức 2 tỉ Mỹ kim trong năm 2011, trong khi Nga vẫn đứng sau những đối tác chiến lược khác của Việt Nam về giá trị đầu tư.
Năm 2006, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác chiến lược với Nhật Bản trong đó kêu gọi những cuộc thăm viếng cấp cao và thiết lập một Uỷ ban Hợp tác Chung cấp bộ. Trong năm kế tiếp, Nhật Bản và Việt Nam đã thông qua một nghị trình 44 điểm bao gồm bảy lĩnh vực hợp tác lâu dài: trao đổi chính sách cấp cao, quan hệ kinh tế, cải cách hành chính và luật pháp, khoa học kỹ thuật, trao đổi nhân sự, hợp tác trên các các diễn đàn đa phương và cam kết trong những vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Nhật hiện đang là nhà cung cấp nguồn tài trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam và là đối tác thương mại thứ nhì với tổng giá trị giao thương song phương đạt đến 21 tỉ Mỹ kim trong năm 2011 và cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam.
Thoả thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam ký kết với Ấn Độ vào năm 2007 đã vạch ra mối hợp tác trong năm lĩnh vực lớn: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và tiếp cận mậu dịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và các vấn đề đa phương và khu vực. Đối tác này vẫn mạnh nhất trong lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trước những thách thức từ sự đi lên của Trung Quốc đặt ra cho hai quốc gia, trong đó Ấn Độ đóng vai nhà cung cấp lớn thứ hai về huấn luyện quân sự và vũ khí sau Nga. Tuy nhiên cũng như đối tác Việt - Nga, đối tác Việt - Ấn vẫn chưa khai thác toàn bộ tiềm năng kinh tế, cả hai bên đều thừa nhận vấn đề này khi chủ tịch Việt Nam thăm viếng Ấn Độ vào tháng Mười 2011. Thương mại hai bên đạt ở mức 3,9 tỉ Mỹ kim trong năm ngoái.
Cuối cùng, đối tác chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc, được thông qua vào năm 2008, đã vượt xa hơn xu hướng dần dần phát triển quan hệ, được kéo dài hai thập niên sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Mội hội nghị vào tháng Ba 1999 giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản đã thông qua cơ cấu 16 chữ vàng, kêu gọi “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Một công bố chung được đưa ra vào năm kế trong đó thiết lập nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia vốn vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã đạt được một thoả thuận phân đường biên giới đất liền và qui định đường lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ, thiết lập một khu vực đánh bắt cá chung. Rồi vào năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc lại tạo ra một Uỷ ban Hướng dẫn Chung về Hợp tác Song phương ở mức thứ trưởng để điều phối mọi khía cạnh trong mối quan hệ song phương.
Mối quan hệ này chính thức được nâng cấp thành một đối tác chiến lược sau một hội nghị các nhà lãnh đạo đảng tại Bắc Kinh vào tháng Sáu 2008, và lại nâng cấp lên thành đối tác hợp tác chiến lược một năm sau đó. Dưới cơ cấu này, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng một mạng lưới dày đặc gồm các cơ chế từ đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý mối quan hệ song phương. Những cơ chế này tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả bất kể những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Thương mại song phương đã vươn lên mạnh mẽ ở mức 36,9 tỉ Mỹ kim vào tháng Mười một 2012.
Quan hệ Việt - Trung còn được biểu hiện qua sự tựu trung quyền lợi trong một loạt vấn đề, cả trong nước và trong khu vực, vượt qua những cơ chế song phương chính thức. Ở mức độ đối nội, cả hai đều tìm cách cải tổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà không gây bất ổn cho chế độ độc đảng. Ở mức độ khu vực, cả hai đều tìm kiếm lợi ích qua việc hội nhập khu vực, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc và Khu vực Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng. Bao quát hơn, cả hai đều chia sẻ mối quan tâm trong việc giữ gìn một môi trường khu vực hoà bình và ổn định.
Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 sau khi chính quyền Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận mậu dịch từ thời Chiến tranh Việt Nam. Quan hệ song phương sau đó đã được phát triển dần, điểm cao trào là vào năm 2000 với bước ngoặt thoả thuận thương mại song phương. Trong năm 2011, tổng số thương mại song phương đã đạt đến 21,8 tỉ Mỹ kim, với việc Việt Nam đạt con số thặng dư kỷ lục 13,1 tỉ. Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 10 tỉ vào Việt Nam, biến Hoa Kỳ thành một trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào nước này.
Một thay đổi quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã xảy ra vào giữa năm 2003, khi hội nghị toàn thể lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN thay đổi hai khái niệm tư tưởng then chốt -- “Đối tượng” và “Đối tác” trong quan hệ ngoại giao, ám chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc theo cùng thứ tự. Nghị quyết của hội nghị tám kêu gọi việc áp dụng một cách tinh tế hơn khi biện chứng hai khái niệm này: “Với các đối tượng, chúng ta có thể tìm kiếm những lĩnh vực để hợp tác, với các đối tác, hiện có những quyền lợi trái ngược với quyền lợi của chúng ta.” Nghị quyết này tạo ra chính sách hợp lý để Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, bao gồm những lĩnh vực nhạy cảm về hợp tác an ninh và quốc phòng. Sau hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên đã đến thăm Washington, và Việt Nam cũng đồng ý cho những chuyến thăm cảng thường niên đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ.
Bên cạnh những đối tác chiến lược, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh vào việc tiếp cận với các cơ quan đa phương trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 1995, Việt Nam đã nổi lên như là một thành viên năng nổ của ASEAN và hệ thống an ninh khu vực mang trọng tâm ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN, quá trình Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào năm 1998 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Năm 2008, trong một thử nghiệm về chính sách ngoại giao được xem là thành công nhất của mình, Việt Nam đã được khối châu Á nhất trí lựa chọn làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được sự ủng hộ nồng nhiệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an từ 2008 đến 2009. Lê Lương Minh, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lúc ấy, đã trở thành tổng thư ký ASEAN vào tháng Giêng 2013 với thời hạn 5 năm.

 Diên Vỹ chuyển ngữ
Theo World Politics Review

Người Việt ăn chuột và hung hăng, bài viết của giáo sư Đại học Stanford gây phẫn nộ trên mạng

 
Một bài viết của một giáo sư trường Đại học Stanford cho rằng “thói hung hăng” của người Việt liên quan đến thói quen ăn thịt -- đặc biệt là chim, chuột và chó -- đã bị người Việt và những người khác trên khắp thế giới phản ứng trên mạng xã hội .
Bài nhận định -- “Mặc dù ngày càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn kỳ dị” -- được viết bởi Joel Brinkley, một người từng thắng giải Pulitzer, cựu phóng viên về vấn đề ngoại quốc của tờ New York Times, được đăng trên trang mạng của tờ Chicago Tribune hôm thứ Ba tuần trước. Kể chuyện chuyến đi Việt Nam của mình, Brinkley nói rằng ông chứng kiến cái chết của những con sóc, chim và chuột. Ông cũng nói rằng “Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.”
Brinkley bắt đầu bài viết của ông rằng: “Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian ở Việt Nam để nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hoặc chuột lục lọi trong những đống rác. Chẳng có con chó nào chạy rông.
Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.”
Bài viết đã gây ra một phản ứng đầy giận dữ từ người Việt cũng như những người khác, một số trong họ nói rằng bài viết mang tính đổ đồng gần đến mức kỳ thị chủng tộc. Cuối hôm thứ Sáu, mục Tribune Media Services của tờ Chicago Tribune tuyên bố rằng bài viết đã không theo đúng tiêu chuẩn báo chí và tất cả những công đoạn biên tập đã “không được thực hiện.
“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng việc này đã xảy ra, và chúng tôi sẽ cảnh giác hơn để bảo đảm rằng quá trình biên tập được hiệu quả hơn trong tương lai,” tờ báo tuyên bố.
Gwen Uyên Nguyễn, đồng sáng lập viên của OneVietnam Network, một cộng đồng trực tuyến ở vùng Bay Area chuyên hỗ trợ các hoạt động bất vụ lợi tại Việt Nam, đã nhận định về bài báo “Mang tính xúc phạm.
“Đây là một tấn công trực tiếp vào nền văn hoá của chúng tôi. Điều làm tôi khó chịu là đây là một bài viết của người từng đoạt giải Pulitzer và một giáo sư Đại học Stanford.”
Trong khi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã chỉ trích những chính sách bảo tồn của Việt Nam đối với hổ, tê giác và voi, những nỗ lực thực thi yếu kém của chính quyền chẳng liên quan gì đến việc tiêu thụ động vật như chó và chuột, Pamela McElwee, trợ lý giáo sư về sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là một chuyên gia về bảo vệ thú hoang tại Việt Nam nói. Bà nói việc mua bán động vật là một vấn đề xảy ra trên nhiều quốc gia.
“Tôi không hiểu được tại sao ông ấy có thể dẫn giải từ chuyện ông không thích người ta ăn thịt chó và chuột sang việc bảo tồn thú hoang ở Việt Nam,” McElwee nói.
McElwee, người từng sống ở Việt Nam trong 5 năm, cũng phê phán Brinkley trong chuyện liên hệ thói quen ăn thịt của người Việt với thái độ hung hăng. “Trong lịch sử Đông nam Á -- tất cả các quốc gia này từng trải qua chiến tranh. Trong khi đó Hoa Kỳ là nước có mật độ dân số ăn thịt cao thứ nhì trên thế giới.”
Trong một phỏng vấn, Brinkley nói ông rút ra nhận xét của mình từ chuyến đi 10 ngày xuyên Việt. “Tôi đi chung với một nhóm và đây là những gì tất cả chúng tôi đều nhận thấy,” ông nói về tình trạng thiếu vắng thú hoang tại Việt Nam.
Trong sáu năm viết xã luận, Brinkley nói rằng ông chưa bao giờ bị phản ứng nhiều như thế trong các bài viết của mình.
Người Việt dường như đặc biệt nhạy cảm với chuyện bị chỉ trích, giống như nhiều người khác trên thế giới,” ông nói. “Một số đã gửi email cho tôi nói rằng bài viết làm họ trông giống như những kẻ man rợ, tôi không có ý định viết như thế.”
Trong một đoan văn đăng trên trang mạng báo chí JimRomenesko.com, Brinkley đã bào chữa cho khẳng định của mình về thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn những người láng giềng Đông nam Á.
“Về vấn đề thịt và tính hung hăng, có lẽ tôi đã không khéo léo lắm trong cách trình bày ý của mình,” ông viết. “Nhưng một chế độ ăn nhiều chất đạm khiến bạn mạnh mẽ hơn người khác, ở Lào, Cambodia và những nước Đông nam Á khác ít ăn thứ gì khác ngoài cơm. Nói cho cùng, phân nửa trẻ em Lào bị bệnh còi, ngay cả hiện nay. Tỉ lệ này là 40% tại Cambodia. Điều này có nghĩa là chúng sẽ trưởng thành thiếu chiều cao và không thông minh lắm. Liệu nó cũng có nghĩa là họ ít hung hăng hơn người Việt? Tôi tin là thế.”
John Boudreau, Mecury News
Diên Vỹ chuyển ngữ
-----------------
Joel Brinkley - Mặc dù ngày càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn kỳ dị
Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian ở Việt Nam để nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hoặc chuột lục lọi trong những đống rác. Chẳng có con chó nào chạy rông.
Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.”
Dĩ nhiên, cũng như đa số các nước trong vùng, hổ, voi, tê giác và những động vật lớn khác đã bị bán sang Trung Quốc. Về vấn đề này, Việt Nam không phải là nước duy nhất -- mặc dù Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.
Nhiều báo cáo khác nhau cho thấy người Việt giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Người Trung Quốc trân quí những chiếc sừng vì phẩm chất dược liệu hoang đường của chúng -- cũng như nhiều bộ phận cơ thể của những động vật quí hiếm khác.
Việc mua bán động vật có thể giải thích được sự tiệt vong của hổ, voi và những con thú lớn khác. Nhưng còn chim và chuột thì sao? Vâng, người ta cũng ăn cả chúng, như với hầu hết các loài động vật khác ở đây. Vào tháng Giêng ở Đà Nẵng tôi đã thấy một người hàng rong bên vệ đường đang bán một chậu chuột chết -- lông đã được vặt hết nhưng thân hình còn nguyên vẹn -- sẵn sàng để nấu.
Mùa xuân trước, tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã báo cáo rằng một số loài vượn Việt Nam, là một họ hàng của giống đười ươi, “đang đứng trước thảm hoạ diệt vong” -- chúng đã bị ăn thịt hết, chỉ còn lại vài con.
Những điều này đưa ra một câu hỏi thú vị. Người Việt từng ăn thịt qua nhiều thế hệ, trong khi những người láng giềng của họ ở phía tây Đông nam Á -- Cambodia, Lào, Thái Lan và Miến Điện --đa số lại không động đến thú hoang của họ.
Tại những nước trên bạn có thể thấy những đàn chim vốn đã vắng mặt ở Việt Nam, cũng như vô số chó và mèo. Ở những nơi ấy, người ta chủ yếu ăn cơm, và đa số người dân ở các nước này thức ăn của họ không có gì hơn thế.
Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Nó đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là thụ động trong những thế kỷ gần đây.
Nhiều nhà nhân loại học và sử học cho rằng sự khác biệt này là từ nguồn gốc của quốc gia. Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia kia -- hai quốc gia với đặc tính vô cùng khác biệt, ngay cả cho đến nay.
Thật rõ ràng đây là một phần nguyên nhân. Nhưng tôi còn cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này -- và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng của nó.
Hiện nay, món ăn được ưa chuộng là thịt chó. Trên thực tế, thịt chó thì rất đắt. Nó được xem là món đặc biệt vì được cho là chứa nhiều châấ đạm hơn những loại thịt khác. Trong truyền thống người Việt, mỗi khi bị xui xẻo, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi thời vận. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng âm lịch vì sẽ làm vận may đảo ngược. Bạn sẽ gặp xui xẻo.
Nhưng giờ đây truyền thống đang đối chọi với thời buổi hiện đại -- và luật lệ cũng thay đổi theo. Ba mươi năm trước, nuôi chó là phạm pháp. Chính quyền cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng nên không được bỏ qua. Quan điểm này vẫn còn phù hợp, mặc dù chính quyền đã bãi bỏ điều luật trên từ nhiều năm qua.
Thực tế là cho đến nay, không là một điều hiếm hoi khi ta thấy dọc theo các xa lộ những chiếc xe vận tải chở những chú chó nằm cuộn trong những chiếc lồng chồng cao đến sáu tầng, rộng tám tầng để đưa ra chợ -- tương tự như cảnh chuyên chở gà đến lò mổ ở phương tây.
Nhưng Việt Nam hiện là một đất nước đang giàu lên nhanh chóng; hơn phân nửa dân số sinh sau cuộc chiến Việt Nam (mà họ gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người là 3.400 Mỹ kim, dù có vẻ không nhiều nhưng lại cao hơn đa số các nước láng giềng. Và một khi giới trung lưu tăng trưởng, ảnh hưởng từ phương Tây cũng tăng theo -- được tiếp thu từ truyền hình, điện ảnh, Facebook, Twitter và những thứ khác.
Điều này làm nảy sinh ra việc một số người muốn nuôi giữ thú vật. Vì thế giờ đây thỉnh thoảng bạn cũng thấy được vày chú chó đang nằm trước hiên nhà ai đó -- dưới con mắt đầy cảnh giác của chủ nhà. Thậm chí giờ đây khi Việt Nam đang trưởng thành và hiện đại hoá nhanh chóng, nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt.
Đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây đã cảm thấy thất vọng. Như một blogger phưong Tây đã nhận định: “Tôi có thể thành thực nói rằng đấy làm một cảnh rùng rợn nhất mà tôi từng chứng kiến.”

Tôi hoàn toàn đồng ý.
Nguồn: Chicago Tribune
Diên Vỹ chuyển ngữ
(Dân luận).
 

Người thứ 6 đã nói

Nếu đội ngũ mà anh Triệu Tử Long dẫn đi đủ 5 người thì có cả “anh nấu ăn” nữa đấy anh Bà Sàm à.
Phan Văn Tâm – Thư ký của Bí thư Nguyễn Bá Thanh trước khi làm Bí thư quận Liên Chiểu là một người may mắn vì hợp tuổi với anh Bá.
Lê Hồng Minh – Chánh văn phòng HĐND, dân gốc Nghệ Tĩnh được coi là quân sư quạt mo. Nhân vật này ít khi lộ diện, kín tiếng, bề ngoài không ai biết đây là đại gia.
Ông Thuận – thư ký hiện nay của ông Thanh là dân gốc Hà Tây – Hà Nội, học ở Anh. Sau khi Phan Văn Tâm đi làm Bí thư Liên Chiểu, ông Thanh tuyển nhân vật này trong thời điểm “nắm chắc” chức Chủ tịch Hà Nội. Ông Thuận tuổi trẻ, học hành đàng hoàng, được đánh giá là người lịch lãm.
Ông Nhe – lái chiếc Toyota Crown biển 0234 sau đổi qua xe Mẹc cũng biển tương tự.
Người thứ 5 là Mai Tài – Trưởng phòng quản trị ủy ban Đà Nẵng, đi chiếc BMW biển 0234. Mai Tài còn có biệt danh là Tài Râu vì có bộ râu rất kỳ quái, anh em ở văn phòng ủy ban còn gọi là Tài Hột Vịt Lộn vì nửa đêm anh Bá muốn ăn hột vịt lộn kêu một tiếng Tài Râu hộc tốc đi mua ngay. Mai Tài là người ông Thanh công khai nói với CLB Thái Phiên là “cơm đưa nước rước cho tôi mà con đi xe BMW được huống hồ gì con tôi”. Cán bộ Đà Nẵng rất ghét Tài Râu vì vô học nhưng ỷ lại. Anh Tài Râu là anh nấu ăn đấy!
Ngoài Thuận, tất cả những nhân vật trên đều là người tâm phúc của anh Triệu Tử Long đi theo anh từ thuở ở Sở Nông Nghiệp tỉnh QN – ĐN. Giang hồ đồn anh Triệu Tử Long luôn sát cánh đội ngũ phò tá này vì hợp tuổi, hợp mạng. Khi anh Tâm đi, anh Triết Bí thư thành Đoàn lên làm Bí thư Liên Chiểu, anh Nguyễn Bá Cảnh con trai vừa trúng cử Ủy viên BCH Trung ương Đoàn lên làm Bí thư thành đoàn Đà Nẵng.
Ngoài những người trên, Trương Duy Nhất, trước đây làm báo Đại Đoàn Kết, giả vờ chống anh Bá để tiếp cận sau thành tâm phúc. Dịp này sao không tuyển Trương Duy Nhất ra làm Tổng biên tập tạp chí Nội Chính luôn?


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Khánh Hòa: Tuyên truyền chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Đại biểu Quốc hội đề nghị tổ chức đi Trường Sa (TN). Tuyệt! Rồi nếu đi … trót lọt thì kế đến bác vị trong “tứ trụ triều đình” cũng phải đi, nha! Hãy xem hình bên mà học tập.
- Vụ Wechat có bản đồ “Đường lưỡi bò”: Nguy cơ rất thật (TN).
<
- SAI (Văn Công Hùng). “Lại nhớ anh cu Vươn tết này chắc chắn ăn tết trong tù. Số phận con người té ra nó mong manh chi lạ. Đi chống sự tấn công trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật, sự tấn công ấy chính thủ tướng kết luận là sai, rơm rạ, bình gas… chống lại vũ khí hiện đại… bị quy tội giết người, bắt giam cả năm không xét xử được. Hay như cu Mai, mấy lần tòa tuyên tử hình, rồi trắng án, rồi tử hình… vừa rồi là chung thân (cho an toàn) nhưng VKS vẫn… không tha, kháng nghị tử hình tiếp”.
- Tội nghiệp cho chị vợ thằng hàng xóm (Đào Tuấn). “Tất nhiên, những người giàu cũng có cái lý của họ. Họ có tiền và họ có tiền tiêu tiền tùy sở thích. Chỉ có điều, miễn những đồng tiền khủng mua ‘đồ chơi khủng’ cho ba ngày tết khủng, không phải là đồng tiền ăn chặn trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Bởi cây đào khủng cho thằng hàng xóm lác mắt hoàn toàn không phải là thứ để bất cứ ai có thể khoe sự giàu có trong tâm hồn. Bởi còn có những người khoe cây đào trăm triệu của là để… khất nợ chục tỷ”.
- http://danluan.org/node/16871&#8243; target=”_blank”>Người Việt ăn chuột và hung hăng, bài viết của giáo sư Đại học Stanford gây phẫn nộ trên mạng (Mercury News/ Chicago Tribune/ Dân Luận).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Chính trị – Xã hội

Tuổi Trẻ -Nhật “xử” tàu cá Trung Quốc  —-Trung Quốc khoe pháo hạm trên Biển Đông, Philippines: Có gì đáng ngại! - (GDVN)   —Philippines ngược dòng ngoạn mục (TVN)— Xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan biển Đông (TP)   –“Lộ” tàu ngầm hiện đại mới 100% của Hạm đội Nam Hải (KT)
“Chiêu” bán cá của Trung Quốc làm “sóng gió” dữ dội hơn - Lao Động   —-Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn” - Petrotimes   —“Trung Quốc gây căng thẳng Đông Á, nhưng nhằm vào Biển Đông” - Báo Giáo dục Việt Nam   —Tàu chiến của Trung Quốc xâm nhập vào Biển Đông - Vietnam Plus
Cú hích của tân Ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam (VNN) - Nguyên Đại sứ Ngô Quang Xuân cho rằng, dưới thời Ngoại trưởng J.Kerry, Việt Nam nói riêng, ASEAN nói chung có nhiều thuận lợi hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.   –Nhật Bản đã phóng thích 13 ngư dân của Trung Quốc (TTXVN)
Đại biểu Quốc hội đề nghị tổ chức đi Trường Sa (TN) -  Vậy sẵn dịp quí Đại biểu “ghé thăm Hoàng sa” luôn nhé,chỗ đ/c anh em hữu hảo đang giữ dùm để “bảo vệ cái sổ hưu” có gì khó Khăn đâu?
Vì sao cắt bỏ “Lý do tuyên truyền, phổ biến bản đồ Việt Nam?” (FB Nguyễn Hồng Kiên/ BS). “KHÔNG LẼ BỌN VIỆT GIAN THEO TÀU BÁN NƯỚC ĐÃ ĐÔNG, MẠNH ĐẾN THẾ ? CÓ DLV NÀO CỦA BÁC LỢI VÀ BÁC DOÃN CÓ Í KIẾN GÌ KHÔNG? CỨ ‘ĐỂ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO’ THẾ NÀY, AI YÊN TÂM CHO ĐƯỢC?”  —Liên quan thông tin Trưng bày bản đồ cổ khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, để hiểu rõ hơn nỗi sợ hãi đã tới đâu và cụ thể ra sao, mời xem bài viết ngắn của nhà báo Võ Văn Tạo: Chẳng lẽ “Không ai cả” chủ trì trưng bày bản đồ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa? (Ba Sàm)
Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về DVD Asia 71 bị cấm  (VOA) -Trong đĩa nhạc có ca khúc của nhạc sĩ Trúc Hồ cùng tên với cuộc vận động chữ ký cho nhân quyền VN ‘Triệu Con tim-Một tiếng nói,’ và nhạc phẩm ‘Bạn Thân’ của Việt Khang
Thời cơ không thể để mất  (Bùi Tín -VOA) -Hiệp định Paris ký đã 40 năm. Lẽ ra đây phải là dịp toàn dân cùng nhau nhìn lại quãng đường dài vừa qua để rút kinh nghiệm thiết thực quý báu nhất cho chặng đường sắp đến. Làm được như vậy chứng tỏ dân tộc ta đã trưởng thành và khôn ngoan.
Xã hội dân sự tại Việt Nam: Theo quan điểm của Gramsci  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Muốn nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam, có một vấn đề cần phải giải quyết trước tiên: Phương pháp luận
‘Tù mù về Chủ nghĩa Marx’  (Nguyễn quang Duy -BBC)
‘Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa’  (BBC/nghe) -Đại biểu Dương Trung Quốc nói về dự án sửa đổi hiến pháp đang được Quốc hội Việt Nam tiến hành và đề nghị lấy ý kiến của người dân.
Dân Trí  “Bản đồ” cấm đường Hà Nội dịp Tết Nguyên đán
Đừng kéo dài thêm nỗi khổ đau trước mùa xuân mới!  (Dân trí) – Sau 195 ngày bị giam giữ, từ một học sinh lớp 9 hoạt bát, nhanh nhẹn, Nhất bị trầm cảm nặng, ngại giao tiếp. Em cũng không thể theo học trở lại vì mặc cảm. Đã 3 năm qua, em không được sống một ngày bình yên, xin đừng để thêm một mùa xuân nữa…  >>  16 tuổi, bị bắt giam oan gần 200 ngày
Hôm nay, ra mắt Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng -Lao Động - Sáng nay (4.2) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) sẽ chính thức ra mắt và có phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng ban Chỉ…   —–Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương - Tiền Phong   —-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi công tác miền Trung bằng tàu hỏa - Báo GTVT
Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá tiễn ông Táo  (VNN) -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bà con kiều bào dự lễ dâng hương hướng về cội nguồn và lễ thả cá chép tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội.
Càng ‘chạy’ phiếu càng mất uy tín (VNN) -  Thì đúng,nhưng “đầy tớ” ở ta toàn là mặt mo đâu có cần uy tín, cứ có ghế đẻ ra tiền là có uy rồi,cần đéo gì tín-Tín không đẻ đô la vàng kim cương ce sang biệt thự….
“Làm tiền” cả người chở thuê  (TN) -Nửa đêm bắt xe ba bánh giữ giấy tờ, hù dọa mức phạt cao, sau đó đòi chủ xe ra quán cà phê chung chi tiền. Nhận đủ tiền, viên trung úy công an dẫn chủ xe ba bánh về biệt thự của mình để… trả giấy tờ.  —Cán bộ bị tố đòi “chung cổ phần” (TN)
Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia (TVN) -  Nhóm nào?phải có đứa trưởng nhóm chớ? thằng nào con nào dám “lũng đoạn chính sách quốc gia” dưới thời XHCN ưu việt???
Sát tết, chợ đêm tràn phố Sài thành (VEF.VN) – Những ngày kinh doanh ít ỏi còn lại của năm cũ và cũng tận dụng luôn các vỉa hè, đường xá, công viên… các chợ đêm ở TP.HCM đang mọc lên ngày một nhiều.
Tôi có bố mẹ sao cứ phải về quê chồng ăn Tết? (VNN)    —Tỉnh đầu tiên ở VN sinh 2 con gái được thưởng (TP)  -”Tôi đánh giá rất cao việc thực hiện chính sách hỗ trợ này ở Thái Bình. Nhân tổng kết công tác dân số năm 2012, mỗi gia đình sinh 2 con gái được hỗ trợ 1 chiếc quạt cây trị giá chưa đến 1 triệu đồng. Khi hai bố mẹ và hai con gái mang quạt về thôn, làng xóm ngỡ ngàng, họ bảo sinh hai con gái nên được thưởng”.
Chế giễu người sinh con một bề: Phạt tới 1 triệu đồng (VNN) -  “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái”.
Ôm hôn có thể bị phạt 75 triệu đồng (NLĐ)  -Chưa có một định nghĩa về hành vi quấy rối tình dục nhưng Bộ LĐ-TB-XH lại “nhanh nhảu” đưa vào dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động (dự thảo) với mức phạt tới 75 triệu đồng
Lạy mấy “đầy tớ”!!!đừng có ra uy mấy chuyện tào lao này- Muốn xã hội tốt đâu phải phạt là ổn,đành rằng phạt cũng cần thiết,nhưng nó tùm lum từ nóc rồi,phạt có ích gì???-Hãy nghiền ngẫm câu “cha nào con nấy” thì nghĩ ra tại sao.Coi chừng thiên hạ bảo là “khùng bầy” đó.
Hiện nay vẫn còn “thâm căn cố đế” là con trai nối dõi tông đường như thằng bạn dzàng-làm sao bỏ được cái này???- Con gái thì qua Tàu Đài Đại hàn….tùm lum,nên nó ít là phải- Vậy thì tại sao? và làm sao??Làm cái gì phải “động não,căn cơ”…ưng thì làm nó càng nát bét-
Điệp khúc năm cũ (TN) -Sáng đi làm, chạy xe ngang quảng trường, thấy sân khấu rực đỏ: Lễ ra quân đảm bảo an toàn giao thông dịp tết, lại hát hò, lại phát biểu, lại “tăng cường”, “quyết tâm”, “nỗ lực”.      -Đến cơ quan mở báo thấy công điện của UBND TP yêu cầu không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường lực lượng tuần tra canh gác trong dịp tết; Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển hàng cấm…

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 11) (Boxitvn)
Giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ là tiền đề phát triển xã hội –Hà Đình Sơn -Boxitvn
Trần Mạnh Hảo – Khi hội nuôi ong trao giải thưởng cho cuốn sách viết về hội nuôi bướm(Danluan)
Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi(Danluan)
Đào Tuấn – Tội nghiệp cho chị vợ thằng hàng xóm(Danluan)
Nguyễn Tiến Dũng – 10 nguyên lý cơ bản của một hiến pháp tiến bộ(Danluan)
Carlyle Thayer – Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (1)(Danluan)

Kinh tế

VnEconomy “Đại gia” Dubai sẽ xây khu đô thị 30 tỷ USD tại Hà Nội   —Tập đoàn Mỹ nghiên cứu đầu tư tại sân bay Chu Lai (TN)
Doanh nghiệp ì ạch cổ phần hóa, thua lỗ liên miên- TP – Chuyện nợ nần, thua lỗ, ì ạch trong cổ phần hóa không chỉ xảy ra tại Haprosimex mà còn diễn ra tại hàng chục doanh nghiệp nhà nước khác của Hà Nội. Thậm…
VIR Vốn ngân hàng vẫn bất thường   —Rùng mình lo lạm phát quay lại (VEF)
3 triệu đồng một cây táo cảnh Phúc Lộc (VEF)   —-Cây hoa giấy hình ‘thác đổ’ giá gần 100 triệu (VNN)   —-Mai 1,5 tỷ đọ với đào 600 triệu (VEF)
Hoa Tết sợ ế! (NLĐ) -Năm nay, chợ hoa đã sẵn sàng nhưng nhiều nhà vườn đang thăm dò thị trường, chưa dám đưa nhiều hàng đến bán
Nhộn nhịp mua sắm Tết (NKĐ) -Hai ngày cuối tuần cận Tết, các siêu thị tại TPHCM đón lượng khách mua sắm tăng vọt. Tại các chợ, sức mua vẫn còn chậm

Thế giới

Máy bay Pháp tấn công phiến quân Hồi giáo tại Mali (VOA)
Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với các nhà lãnh đạo trên thế giới(VOA)   —-Mỹ giúp Mexico điều tra vụ nổ Pemex(VOA)
30 người chết trong một vụ tấn công bằng bom và súng ở Iraq(VOA)  —Đánh bom ở Bắc Iraq làm chết 16 người (BBC)
Ứng cử viên tổng thống Paraguay chết vì máy bay rơi (VOA)  —Nữ sinh Pakistan bị phe Taliban bắn được phẫu thuật thành công(VOA)
Israel gợi ý về trách nhiệm trong vụ không kích ở Syria(VOA)     —-Nga chấp nhận mở đối thoại với đối lập Syria (RFI)   —Ông Assad cáo buộc Israel gây bất ổn (BBC)
Trung Quốc ngăn một học giả Uighur đi Mỹ(VOA)  —Mỹ và NATO thất kinh trước trình độ công nghệ của Iran  -Pháp luật & Xã hội
Brazil tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Santa Maria(VOA)  —Ngoại trưởng Iran: Đàm phán hạt nhân sẽ tái tục ở Kazakhstan (VOA)
Cuba: Tám triệu cử tri đi bầu Quốc hội đã được chỉ định trước  (RFI)  —-Tây Ban Nha: Biểu tình đòi thủ tướng từ chức vì bị nghi ngờ tham nhũng (RFI)   —Đối lập Ai Cập ủng hộ kêu gọi tổng thống Morsi từ chức (RFI)
Sri Lanka cứu 138 người bị đắm tàu (TN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Tỷ lệ chọi ngành Kinh tế sẽ ngất ngưởng? (VNN)   —-Giáo viên nào đi thi cũng được công nhận dạy giỏi ! (TN)
10 năm vẫn chưa xong đại học  (TN) -Đó là thực trạng sinh viên thuộc diện thí sinh cử tuyển đầu vào ở một số trường ĐH, CĐ, học mãi vẫn chưa được ra trường…
Gửi mẫu mô bé mặt già như bà lão sang Mỹ xét nghiệm (TN)

Hà Nội đầy rác sau lễ tiễn ông Táo (TN)   —Gà biếu tiền triệu ‘cháy hàng’  -Tiền Phong -  —Toát mồ hôi khi quý bà “quấy rối tình dục”… quý ông (VNN)   —Gái ế sợ Tết như sợ giặc (VNN)   —-Ma có thật hay không? (VNN)   —Bắt nghi can đốt chết 2 người trong phòng trọ (TN)
Thủ quỹ ôm lương, thưởng của giáo viên bỏ trốn - (Dân Việt) – Thủ quỹ Trường Mầm non Anh Đào (xã Thành Sơn) ôm hàng trăm triệu đồng tiền lương, thưởng của giáo viên trong trường bỏ trốn.
Chợ cóc chuyên bán ‘thịt ế, thịt ôi’ ở cửa ngõ Thủ đô - Zing   —Dắt súng lục và 1 tỷ đồng đi chơi ông Táo - VnMedia   —-24h.com.vn -Sập nhà máy giấy, nhiều người bị thương
Dân Trí -Chốt dân phòng cháy rụi trong đêm  —Sohanews  -Phó công an xã nhậu say, đánh gãy xương người bị động kinh?
Kỹ năng đối phó cướp giật (TN) -Trong các loại cướp, cướp giật là khó phản ứng nhất vì trong tích tắc chúng ta đã thấy kẻ xấu cao chạy xa bay.    —Nở rộ dạy đánh bạc bịp – Kỳ 2: “Thần bài” tung chiêu (TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét