Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tin Chủ Nhật, 03-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Dương đông kích tây, coi chừng Trung Quốc chiếm Trường Sa (BoxitVN). Có lẽ đây cũng là lý do trước mắt giải thích cho thái độ nhũn như chi chi, không rõ ràng của nhà cầm quyền VN trước hành động xâm lấn của TQ gần đây. Họ sợ rằng nếu phản ứng cứng rắn như Philippines và Nhật, lỡ TQ đổ quân chiếm một đảo ở Trường Sa, chắc chắn khắp đất nước VN này lòng dân sẽ sôi sục, sẽ liên tục nổ ra các cuộc biểu tình, và không thể hình dung những gì xảy ra nữa, nếu như đảng CSVN không phản kháng ít nhất bằng những động thái ngoại giao, pháp lý, tuyên truyền mạnh mẽ?
Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng Đường lưỡi bò phi pháp (GDVN). – Vì sao Philippines kiện Trung Quốc? (Đoan Trang).
4<- Liên quan thông tin Trưng bày bản đồ cổ khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, để hiểu rõ hơn nỗi sợ hãi đã tới đâu và cụ thể ra sao, mời xem bài viết ngắn của nhà báo Võ Văn Tạo: Chẳng lẽ “Không ai cả” chủ trì trưng bày bản đồ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa? (BS). - Khánh Hòa: Trưng bày bản đồ khẳng định chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa (SGGP). - Lắp đặt 15 tụ điểm trưng bày bản đồ cổ về Hoàng Sa – Trường Sa (TN). - Đường hoa biển đảo (TN). - Blouse trắng giữa Trường Sa (TP).
- Giá xuân này con được về thăm mẹ (Nguyễn Tường Thụy).
Đài Loan lại phát triển hạ tầng phi pháp ở Trường Sa (TN).
- Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc (GD&TĐ). – Nhật bắt một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi Okinawa (RFI). – Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc đột nhập khai thác trộm san hô (GDVN). - Nhật bắt giữ một tàu cá Trung Quốc (PLTP). - Trung Quốc xác nhận thuyền trưởng tàu cá bị Nhật Bản bắt giữ (VOV). - Hai chọi một (TN). - Nhật, Trung sầm sập lao đến bờ vực chiến tranh (VnMedia).
- Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi châu Âu trợ giúp Hoa Kỳ tại Châu Á (RFI). ông Joe Biden đã kêu gọi các nước châu Âu tăng cường hợp tác hơn nữa với Hoa Kỳ để đảm bảo sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vì theo ông, đó cũng là lợi ích của Châu Âu”. 
- Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Cam Bốt : Điềm xấu cho ASEAN (RFI). Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình.”
Hải quân các nước bảo đảm trang bị kỹ thuật tàu chiến như thế nào? (GDVN) (đọc bài này dường như GDVN đang cổ vũ cho Hải Quân China???).
- CHIẾN DỊCH NĂM 1979: CÁC SỰ BỐ TRÍ BINH SĨ (Gió-o/ TNM).
1-  DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 11) (BoxitVN). Đã có 2.178 người ký tên. Trong đợt 11 này có 436 người, trong đó có 58 nữ tu Công giáo vào 108 sinh viên.  - Tin ngắn qua ảnh. “Trên tường có treo ảnh Ngài Ngô Quang Kiệt đang ký Kiến nghị và dòng chữ “NOI GƯƠNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT CÙNG KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP”. Có lẽ cách tổ chức lấy chữ ký công khai, quy mô như thế này chỉ có ở Nhà thờ Thái Hà? => 
- Kim Ngọc Cương – Đôi lời với “Cùng viết Hiến pháp” (Dân Luận).  - 1590. Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề (BS).  Bài viết kèm thư của ông Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School, gửi những người khởi xướng trang “Cùng viết Hiến pháp“. Và đây là bài mới nhất, cho ta hiểu rõ hơn về trang web này: Thư của Nguyễn Long Việt gửi GS Châu, GS Sơn và cộng sự (BS).
Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào. Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ Việt.”
Vụ này, với sự tham gia khởi xướng của cựu TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, làm ta liên tưởng tới vụ Giải thưởng Trần Nhân Tông năm ngoái mà blog BS đã có những bình luận trong các bản tin ngày 4/10 và 9/10, cả bài viết của cây bút trẻ Huỳnh Thục Vy: Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy  trên DLB với đánh giá của chúng tôi là “Quá sắc sảo!” hay bài nặng nề hơn: Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông (TNCG). Ngẫm ra mới thấy có khi chính những người đầy kinh nghiệm trong truyền thông trên mạng cũng không thể không có lúc quên đi mất sức mạnh lan tỏa của Internet, để mà cẩn trọng với … “tác dụng ngược” của nó!
Qua hai vụ việc trên, liệu có thể cho là ông Tuấn đã quá vụng về? Không khó để trả lời khi chỉ thêm ít ngày nữa thôi, nội dung trang “Cùng viết Hiến pháp” sẽ lộ rõ nó thực sự là trang mạng tự do hay chỉ là cánh tay nối dài được đeo găng của … Ban Tuyên giáo.
Câu hỏi tiếp theo là về GS Ngô Bảo Châu, xin được để sáng mai.
- NÊN SỬA LẠI MẤY KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN (GNLT).
- Gia đình Nghệ sỹ ưu tú Khôi Nguyên ký Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 (LĐSVCG VN).
- Thư của bà Đặng Thị Hoàng Yến gửi QH: ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LÀ THỜI KHẮC LỊCH SỬ CỦA TOÀN THỂ NHÂN DÂN VIỆT NAM! (maya4better).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: ‘Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa’ (BBC).
- Hà Đình Sơn: Giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ là tiền đề phát triển xã hội (BoxitVN).
- Điện mừng 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản VN (TTXVN). Đâu rồi “các nước XHCN anh em” không gửi lời chúc thọ? Chỉ có 2 thằng Lào với Campuchia thôi sao? Hugo Chavez bị bệnh, không giúp ta đi lên CNXH được thì cũng còn bác Fidel Castro, bác ấy dẫu già yếu nhưng vẫn còn gửi điện chúc mừng được mà, rồi chú Ủn bên Bắc Hàn còn trẻ, khỏe, đẹp trai nữa, chưa kể “bạn vàng 4 tốt” mà ta đã từng đánh Mỹ cho họ… đâu hết rồi? – Trung mà sụp thì Việt 24 tiếng sau sẽ tắc thở ” Phụ đi rồi, tử ở với ai ?” (DĐCN).
H1<- Mừng thọ cụ 83 tuổi: Muôn năm là gánh nặng! (Nguyễn Việt Hưng). “Đâu! – cụ thều thào – Ung thư tới tận xương rồi. Giang mai, tim la, lậu đủ cả. Còn những chứng như thấp khớp, u nhọt, viêm nhiễm… thì tính không xuể! Khách nghe xong khẽ lẩm bẩm: Bệnh tật thế thì chết mẹ nó đi, vừa nhẹ thân, mà con cháu cũng đỡ khổ!” Thấy bà con ta thán quá nên BTV tui có mấy câu thơ tặng đảng nhân sinh nhật lần thứ 83: Hôm nay ông Táo về Trời/ Cũng là ngày đảng ra đời năm xưa/ Phải chi đảng biết mình thừa/ Ông Táo sẽ giúp đảng, đưa về Trời.
Đảng, Mùa xuân và Dân tộc (ĐĐK).  - Đảng lãnh đạo, quân đội lãnh đạn, nhân dân lãnh búa (DLB).  - Giao lưu, nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” (TTXVN).
- Hôm qua thấy VTV đưa tin, tương tự VOV: Chủ tịch nước dâng hương nhân ngày thành lập Đảng, chợt nghĩ: không biết có điềm gì, hay là có chủ ý của bác Chủ tịch nước, muốn tới khấn khứa xin với vị cố TBT đầu tiên của đảng cho kẻ  đồng hương (?) hậu sinh này của ông được làm TBT … cuối cùng của đảng? - Cầu nối quan trọng của Đảng với nhân dân (QĐND/GDVN). - “Xa rời nhân dân sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường” (GDVN). - Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Tự phê bình và phê bình… là đền đáp công ơn đối với nhân dân và dân tộc (PT). - Muốn thắng lợi phải biết lắng nghe dân (TN). - Lợi ích của dân làm nên mọi thắng lợi của Đảng (PLTP). - Dũng cảm bảo vệ cái đúng (TT).
- Một món quà dâng đảng: 1593. Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết! (BS). Còn đây là món quà cũng là lời chúc năm ngoái, xin đưa lại cho bà con nào chưa được thưởng lãm:  62. Mừng Đảng, mừng … Đông! (Việt sử ký).
 - Các chính trị gia nói gì về Tân trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh  (GDVN).  – Tân Phó Ban Nội chính TƯ tốt nghiệp ngành điều tra tội phạm (VnMedia). Nói theo văn phong của cụ Bá: Ông tốt nghiệp ngành điều tra tội phạm, ông tưởng ông ngon lắm hả? Tội phạm cỡ thường thì không sao, ông đụng vô cỡ “đồng chí X”, Y, Z… coi thử cái ghế của ông có gãy không thì biết? – Tân Phó Ban Nội chính TƯ: “Là người của Đảng tôi luôn sẵn sàng” vì đảng, chẳng phải vì dân (GDVN).
- Tiếp theo bình luận sáng qua liên quan cuộc “chỉnh đốn” của ĐCSVN, trong đó có câu hỏi: liệu các nhân vật vốn xưa nay “kiên định lập trường” Mác-Lê, đi đầu là ông TBT, có nắm lấy ngọn cờ cải cách dân chủ, để tranh thủ lòng dân, thay vì để cho ông Thủ tướng phất, hòng tái diễn màn “thoát hiểm” ngoạn mục?  
Nếu chỉ theo dõi bề nổi thông qua báo chí gần đây, để trả lời phần nào cho câu hỏi trên thì có thể thấy đang có những “tiếng kèn ngập ngừng”, trong đó khá rõ hiện tượng vừa mạnh dạn cho đăng tải những bài đặt thẳng ra vấn đề về Điều 4 và luật về đảng, nhưng cũng có những bài chỉ trích với nội dung ít gay gắt về ý nguyện muốn bỏ nó. Tại sao “ngập ngừng”? Lại có mấy giả thiết:
1- Sợ thằng “bạn vàng” phương Bắc “thổi còi”. Đây là yếu tố có lẽ quan trọng nhất, trả lời cho bao nhiêu câu chuyện nhiều năm qua về một VN luôn đi sau TQ. 2- Nội bộ đang có những khác biệt quan điểm, đang có những thăm dò nhau. 3- Đã có sự thống nhất cao trong BCT cần phải có thay đổi căn bản trong Hiến pháp, trước hết là về vai trò của ĐCSVN. Vẻ ngoài “ngập ngừng” chỉ là chuyện nhỏ. 
Chính giả thiết thứ 3 này cũng để trả lời cho câu hỏi trên, đó là những người “kiên định lập trường” không thể tự thay đổi, họ cần có sự thống nhất cao độ trong toàn bộ ban lãnh đạo. Làm được điều này, họ cũng hóa giải được mối mâu thuẫn nổi lên chưa giải quyết được qua cuộc “chỉnh đốn”, chống tham nhũng.
Có nghĩa, bằng việc nhất trí phải cải cách chính trị, trước mắt tận dụng việc sửa Hiến pháp, họ sẽ “hạ nhiệt” được đòi hỏi của nhân dân và cán bộ đảng viên là phải nhanh chóng đưa ra kết quả của cuộc “chỉnh đốn” đảng, phải có ngay kẻ chịu trách nhiệm cao nhất cho tình trạng kinh tế nước nhà mấy năm qua. Ý nghĩa thứ hai, cũng rất quan trọng, là bằng sự thống nhất cao độ đó, được nhân dân hậu thuẫn, họ sẽ đủ sức mạnh đương đầu với hành động lấn lướt của Trung Quốc, kẻ luôn tìm mọi cách phân hóa nội bộ ban lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề đè đầu cưỡi cổ.
Có điều, một khó khăn rất lớn cho giả thiết thứ 3 ở trên, là thế lực của những kẻ ngấm ngầm làm tay sai cho Bắc Kinh trong nội bộ ĐCSVN.
- Hà Sĩ Phu: Lai rai Câu đối Tết (BoxitVN).
- TIÊN HẠ THỦ VI CƯỜNG (Bùi Văn Bồng).
- Minh Diện: CẦN DẸP BỎ NHỮNG GÌ? (Bùi Văn Bồng).
- HOÀNG QUỐC HẢI VÀ ĐIẾU VĂN TẠI LỄ TRUY ĐIỆU NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN CHIỀU NGÀY 1 THÁNG 2 NĂM 2013 (VC+). - An ninh gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến (RFA).
- Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Lê Anh Hùng (RFI). Vụ bắt giam anh Lê Anh Hùng cho thấy các quan chức nay trở nên nhạy cảm như thế nào đối với những lời chỉ trích trên mạng”.
Diễn biến phiên xử vụ “Công Án Bia Sơn” (RFA).
- Thêm 6 ca sĩ hải ngoại bị đề nghị cấm hát ở Việt Nam (Người Việt).
- Nguyễn Ngọc Già – Viết cho những người bạn (Dân Luận).
6
- Phép vua và lệ làng (ĐĐK).  – Táo mắc táo (Đào Tuấn). “Một cơ quan văn hóa cần bảo vệ các giá trị văn hóa. Điều đó đúng. Nhưng việc cắt bỏ không thể nhân danh những ‘phản ánh, tỏ ra rất bức xúc’, có thể chỉ của một cá nhân nào đó mà đoạn về ‘đẩu pín’ có khi chỉ là cái cớ. Mong là Táo quân sau kiểm duyệt năm nay sẽ không phải là món khó nuốt khiến người ta xem xong mắc táo”. =>
Sớ Táo Quân Quý Tỵ – 2013 (Lê Nguyên Hồng).
- Vũ Ánh: “Đốt sách, cạo râu, xén quần ống loe”: Nét văn hóa của người “rừng” vào thành phố? (Sống Magazine).
- TP.HCM kỷ niệm 45 năm Tổng tiến công Mậu Thân 68 (TTXVN). – Phan Nhật Nam: Vào một năm Thân như năm nầy… (Sống Magazine). - Đại sứ Mỹ và Mậu Thân 1968 (TN). - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài 4: Đòn tấn công bất ngờ, táo bạo (*) (PLTP). - Hội nghị Paris (Bài 4) (ĐCV).
- THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 26 (Sống Magazine).
Quảng Ninh và câu chuyện đi tìm cán bộ (VOV).
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Quản DNNN: Những khoảng trống còn bỏ ngỏ (VEF).
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Đằng sau việc cao tốc Việt Nam “giá khủng” (DV).
Nguyên giám đốc ngân hàng ôm gần 140 tỉ đồng bỏ trốn (PLTP).  - Sai phạm tại mỏ sắt Phong Hanh: Nhiều sở, ngành bị kiểm điểm (TN). - Kiểm điểm các sở để công ty Trung Quốc tận thu mỏ sắt (PLTP). - Bầu Kiên vào tù, nhà Trần Mộng Hùng thống trị ACB (VNN).
- Dân Hồng Kông biểu lộ tâm trạng oán hờn chế độ Bắc Kinh (RFI). “…người dân tuyệt vọng với chế độ hiện nay và không có niềm tin ở tương lai”.
- Trung Quốc quan ngại về rạn nứt xã hội (RFI). Xã hội Trung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới. Sự phân hóa giàu – nghèo đã chạm đến mức báo động”. - Hệt như Nga, Trung Quốc là nước độc tài với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng (Guardian/ Gốc sân). - Trung Quốc: Thật, giả mỹ nữ hạ gục 11 quan tham (TP).

- Twitter bị tin tặc ‘đóng ở TQ’ tấn công (BBC). – Tin tặc tấn công Twitter : 250.000 tài khoản bị đánh cắp dữ liệu (RFI). – Twitter bị tin tặc tấn công (VOA). - Mỹ sẽ cứng rắn hơn với tin tặc Trung Quốc (PLTP). - Chủ tịch Google gọi TQ là ‘mối đe dọa’ internet (BBC).
- Hải quân Mỹ – Hàn sắp tập trận chung vào lúc bán đảo Triều Tiên căng thẳng (RFI).
- Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad gây tranh cãi (RFI).
- Bạn tôi viết (7): “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi….” (Anh Vũ).

- Bài cúng ông Táo của bọ Lập (Quê Choa). “Một là xin Ngọc Hoàng chỉ thị các cụ nhà con bỏ điều 4 ra ngoài Hiến pháp Hai là xin Ngọc Hoàng chỉ thị  các cụ nhà con rằng quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, không bảo vệ một ai khác Ba là xin Ngọc Hoàng chỉ thị cho  các cụ nhà con bỏ sở hữu (đất đai) toàn dân, chuyển về chế độ đa sở hữu. Bốn là xin Ngọc Hoàng chỉ thị các cụ nhà con đổi tên nước thành Việt Nam dân chủ cộng hòa, hoặc tốt nhất là Cộng hòa Việt Nam”. Ngọc Hoàng trả lời bọ Lập: Con quên rằng chúng lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” à, cả ta cũng phải nằm “dưới sự lãnh đạo của đảng” nữa mà! Chớ có xúi dại, ta nói ra sợ chúng không nghe lại còn cho ta là “tâm thần” rồi đem nhốt chung với Lê Anh Hùng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội, lúc đó khổ thân già của ta vì Ngọc Hoàng phu nhân sẽ không chịu làm đơn bảo lãnh cho ta ra đâu.
- Tấn Hà – Sớ Táo Quân Quý Tỵ 2013 (Dân Luận). “Hãy nghe lệnh ta truyền/ Theo quy luật tự nhiên/ Không Dân Chủ Đa Nguyên/ là đương nhiên mất nước./ Không quyết tâm chống giặc,/ là đương nhiên mất nhà./ Các ngươi mau tỉnh ra/ Phải canh tân đất nước./ Dân Chủ phải có trước/ Tự do sẽ có sau/ Nếu không liệu bảo nhau/ Tất có ‘Ngày Phán Xét’.”
- Hồi âm bài “16 tuổi, bị bắt giam oan gần 200 ngày” : Viện kiểm sát tỉnh Cao Bằng lên kế hoạch xin lỗi công khai (TP).
KINH TẾ
Nhận diện lực cản lạm phát! (VnEco/PT). - Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý (VnEco).
- Chính phủ chỉ đạo thực hiện tăng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm (Gafin).
- Tháng 1: Thị trường bùng nổ, 20 người giàu nhất TTCK “bỏ túi” hơn 7.500 tỷ  (CafeBiz). - Phó chủ tịch UBCK: Năm 2013 có thể sẽ còn nhiều lãnh đạo CTCK bị bắt.
7<- Mệt mỏi với ATM (NLĐ). - Rao bán tài khoản ngân hàng ‘độc’ làm quà Tết (Gafin). - Đã có thể sử dụng thẻ thanh toán Visa tại Myanmar (TTXVN).
Giá gạo xuất khẩu giảm 40 USD/tấn (SGGP).
Hàng vạn lao động bị nợ lương (SGGP).
Chi Cục trưởng quản lý thị trường săn gà lậu (DV).
Những nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất thế giới (VNE).
- Dow Jones đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua (VOA).
- Tajikistan trở thành thành viên thứ 159 của WTO (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Cố đô Hoa Lư: Giang sơn cẩm tú vẫn còn đây (PT).
Sáng lên đèn cổ (TN).
- Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: Đừng nghĩ tổ tiên sẽ vui lòng với đồ lễ lớn (ĐĐK).
- PGS – TS Nguyễn Chí Bền- Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa (Bộ VHTTDL): Quan chức không nên đến lễ hội ! (DV).
- TẾT QUÝ TỴ: CÁC BÀI VĂN CÚNG, TUỔI XÔNG NHÀ VÀ HƯỚNG XUẤT HÀNH (Tễu). - Cúng Táo Quân thế nào cho đúng tục lệ? (VnMedia).  – Nhộn nhịp thị trường cá cho ông Công, ông Táo về trời (GD&TĐ).
NHÀ PBVH HẬU HIỆN ĐẠI ĐỖ HOÀNG NHẬN XÉT: “TRƯỜNG CA CHÂN ĐẤT CỦA THANH THẢO BỐC MÙI BÁC NĂM TRÌ GÃI HÁNG”  .- GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC HỘI NHÀ VĂN 2012: PHẠM ĐƯƠNG ĂN CẮP THƠ HAY KHÔNG ĂN CẮP THƠ (VC+).
- NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH: Suy nghĩ đầu năm (Nhật Tuấn). - Cái nạn mừng tuổi   –   Trao con dao sắc cho trẻ (Vương Trí Nhàn). - Kịch ma đầu năm (TN). - Phù thủy sân khấu (TN).
- Tủ sách: Đồng dao cho người lớn (PBVH) - Đa thức.
10 truyện ngắn đặc sắc của Ngô Tự Lập  (PBVH).
- Ngắm tranh như đọc sách, xem phim: Đặc sắc thủ quyển trong hội họa Trung Hoa (PBVH). 
- Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa (PBVH).
- Hoa mai Việt trên đất Mỹ (Người Việt). – XUÂN MIỆT VƯỜN (Bùi Văn Bồng).
8- Dòng họ Lý tại Hàn Quốc hướng về Tết Việt Nam (TTXVN).
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nam: Sống với chữ Tình (SGGP). NSƯT Thanh Nam nhận giải “Cù Nèo Vàng 2012” =>
Anh hùng Hồ Giáo – Kỳ 7: Như cỏ sạch (TN).
Vượt “ngưỡng văn hóa” (PLTP).
“Kẻ thù của báo mạng Việt Nam không phải tôi” (TP).
- Ði viếng nhạc sĩ Phạm Duy (Người Việt).  - Hình ảnh Phạm Duy ở Việt Nam (BBC). - Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết.
Nếu sửa chữa, chương trình Táo quân 2013 sẽ được phát sóng (PLTP). - Thư của Táo (TP).
- GÃ ĐẦU TRỌC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trường cũ tình xưa (Sống Magazine). – Mưa và Cà phê.
- Ước mơ dân gian! (Quang Đông).
Chuyên nghiệp festival văn học nước ngoài (TP)
Cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại và xa hơn. - Chủ nghĩa Hậu hiện đại phương Tây và phương Đông (PBVH).

- TÂY NGUYÊN ÁM ẢNH (Văn Công Hùng).
- TẾT AI LO (Kha Trà Phương).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hà Văn Thịnh: Chả trách gì xã hội tả tơi!… (VHNA).
Đuổi học là chối bỏ trách nhiệm giáo dục (TT).
Hoàn cảnh éo le của nữ sinh mồ côi (VNN).
Thầy giáo đi bốc vác (TT).
Những trường công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 (VnMedia).
- Nói gì để xin được visa đi Mỹ? (NLĐ). - Du học tại chỗ có chất lượng không? (NLĐ). - Tâm thần vì …du học (TP).
Học sinh làm “hướng dẫn viên” bảo tàng (SGGP).
- Khi con gái bạn quá say mê thần tượng (Today’s Parent/ SM).
- Lặn xuống đáy hồ lạnh nhất Trái Đất vào mùa Đông (TTXVN).
- Iran bịa chuyện đưa khỉ vào vũ trụ? (TTXVN).  – Khỉ hay tên lửa? (TTXVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bệnh viện tặng nhân viên quà tết… hết đát (TN).
Phát hiện 3 mẫu măng khô hàm lượng lưu huỳnh cao (SGGP). - Không có vỏ lạp xưởng bằng nylon (PLTP).
5<- MANH ÁO PHONG PHANH (Mai Thanh Hải).
Theo dấu những kẻ chăn người (TN). Rắc rối vụ án chứng khoán (TN). Cắm biển báo để… cấm lâm tặc (TN). 
- Ôm hôn có thể bị phạt 75 triệu đồng (NLĐ). - “Giả nai” lấy chồng ngoại bị trục xuất về nước (NLĐ). - Phá khối đá hàng trăm tấn, đe dọa người đi đường (NLĐ). - Nở rộ dạy đánh bạc bịp – Kỳ 2: “Thần bài” tung chiêu (TN).
Đường không phải để đi… (PT).
‘Đề xuất lập phố đền đỏ’ ở TP HCM: ‘Quy hoạch’ để quản lý (PT).
Tàu tết bao giờ hết lo? (GD&TĐ).
Cái đẹp mà chúng ta cần theo đuổi (TT).
- WHO cảnh báo tình trạng lơ là đối phó với ung thư (TTXVN).

QUỐC TẾ
- LHQ ‘bối rối’ về lạm dụng bạo lực ở Mali (BBC). – Tổng thống Pháp đến thăm Mali (VOA). – Tổng thống Hollande kêu gọi các nước châu Phi thay thế quân đội Pháp (RFI). - Pháp trao trả sứ mệnh hòa bình tại Mali cho các nước châu Phi (PT).
Syria là trọng tâm của hội nghị ở Đức (VOA). - Syria đang tan rã (TP).
- Taliban giết 23 người ở Bắc Pakistan (BBC). – Pakistan: Phiến quân tấn công giết chết 23 người (VOA).
- Iran trình làng phản lực cơ chế tạo trong nước (VOA). – Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Iran nghiêm túc đàm phán (VOA). - Iran sẽ sớm cho ra mắt tiêm kích thế hệ thứ 3 (GDVN).
9- Ai Cập tăng cường bảo vệ an ninh Phủ tổng thống sau một đêm bạo động (RFI). =>
Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng xoáy bạo lực (PLTP).
Tây Ban Nha chấn động nghi án tham nhũng (SGGP).
- Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân (RFI).
- Ông John Kerry tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ (VOA). - Thách thức cho ông John Kerry (TN). - Bí ẩn việc ông John Kerry trở thành Ngoại trưởng Mỹ (TP). - Công bố ảnh Obama bắn súng thể thao (BBC).
- 33 người chết trong vụ nổ tại trụ sở công ty dầu khí Mexico (VOA). – Mexico để quốc tang 3 ngày vụ nổ tòa nhà dầu khí (TTXVN).
- Quân đội Yemen hạ sát 10 phần tử hiếu chiến (VOA).
- Tin tặc tấn công trang web của Thủ tướng Iraq (VOA).
- Kẻ ám sát Giáo hoàng nói bị giáo chủ Iran sai bảo (TTXVN).
- 5 bị cáo khai vô tội trong vụ án cưỡng hiếp ở Ấn Độ (VOA).
- Hãng hàng không của tỷ phú Nga bị ngưng hoạt động (TTXVN).

* VTV1: + Thời sự 19h – 02/002/2013; + Tài chính tiêu dùng – 02/02/2012.

Thư của Nguyễn Long Việt gửi GS Châu, GS Sơn và cộng sự

Kính gửi: GS Châu, GS Sơn và cộng sự,
Tôi vừa nhân được tin là 2 bài viết của tôi (“Điều 4 là vấn đề của mọi vấn đề” và “Có dám đăng không?”) đã bị tháo gỡ xuống trên trang Cùng viết Hiến pháp. Tôi không biết được vì nguyên nhân gì?
“Cùng viết Hiến pháp ra đời nhằm tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ.”
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai về bài viết của tôi. Tôi cũng không mạt sát, nói năng thô tục trong bài viết. Có thể, bởi vì tôi không muốn viết những lời hoa mỹ trong bài viết, bởi tôi muốn viết ý kiến như những người dân bình thường. (Tôi cố gắng viết, sử dụng từ ngữ như cách nói trên thực tế của người dân, chứ không sử dụng những lời từ các hội nghị).
Xây dựng Hiến pháp là quyền của bất kỳ người dân nào, nên dù là ý kiến như: “tui thấy các ổng lãnh đạo kiểu chi mà dân tui phải đi làm thuê cho các nước láng giềng. Mấy ông quan chức thì lương có 5, 7 triệu mà nhà lầu, biệt thự, con cái đi du học. Con tui đi ra các nước, không thấy nước mô đưa bộ đội, công an cưỡng chế nhà dân. Bầu cử kiểu chi mà, trước bầu cử ai cũng biết là trúng rồi…”
Đó cũng là một ý kiến góp ý, và cũng có quyền bình đẳng như các ý kiến khác (miễn là không văng tục, không vu khống cho người khác). Còn góp ý mang tính xây dựng ư? Đó lại là thiên kiến qua một cái lọc (filter), như vậy đâu có phải là tranh luận dân chủ.
Tôi là người học luật, tính tình thẳng thắn, có sao nói vậy. Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào.
Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ Việt.
Tại sao lại bàn kiểm duyệt (censorship) ở đây? Bởi những người cộng sự của Giáo sư chưa thoát được sự “bám lề”, hay “sợ hãi”. Họ chỉ dám đóng góp “chút nước sơn” có chừng mực bởi họ còn “sợ” bị ảnh hưởng (con cái bị trù dập, gia đình bị sách nhiễu…). Nhưng cái đó không quan trọng lắm, cái lọc (filter) quan trọng hơn nữa là giới hạn kiến thức.
Tôi đã từng bảo là GS Dung được đánh giá là GS đầu ngành luật Hiến pháp Việt Nam, nhưng giới hạn của những bài viết của GS cũng chỉ trong khoảng của Hiến pháp Liên xô cũ chứ không phải là Hiến pháp các nước tiên tiến, dân chủ (Cũng giống như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là GS Triết học Mác – Lê nin chứ không phải là GS triết học nói chung). Tôi có tham khảo qua về mấy bài viết về Hiến pháp Mỹ, hay tam quyền phân lập của GS nhưng tôi thấy GS cũng chưa thực sự mang đến những giá trị đó. Có lẽ vì hạn chế về tiếng Anh, nên GS không thể hiểu 100% nội dung của từng câu chữ, mà GS chỉ viện dẫn các sách đã dịch qua một filter khác. Với lại, GS cũng là đảng viên, cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN nên GS cũng phải bị đè trên mình nhiều áp lực. Ngoài ra, trong số Ban biên tập hay khởi xướng cũng không ít người là Đảng viên trung thành.
Do vậy, những bài viết như của tôi chẳng hạn, kêu gọi không quy định Điều 4 để người dân Việt Nam có được quyền bầu cử như các nước láng giềng, dân chủ trên thế giới, lại qua một cái filter như thế thì tôi nghĩ, bị tháo xuống là đúng thôi.
Nhân tiện đây, tôi cũng không trách các vị trong Ban biên tập bởi ở Mỹ có câu ngạn ngữ rất hay: “We can’t teach an old dog new tricks”.
Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này vẫn tiếp tục quy định Điều 4 thì đó là một sự thất bại, đành phải chờ thế hệ trẻ. Và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ lỡ một cơ hội chuyển đổi từ độc tài (độc đảng sinh ra độc tài) sang dân chủ (dân chủ đa đảng luôn đi kèm với nhau, chứ không bao giờ có dân chủ một đảng). Và tôi cũng lo rằng không chuyển giao trong hòa bình thì sẽ phải chuyển giao trong bạo lực. Tôi không muốn điều đó xảy ra, nhưng đó là một tất yếu.
Tôi cũng xin có một kiến nghị nữa là: Một khi trang Cùng viết Hiến pháp thành lập, thì trang cũng nên hồi âm người gửi bài (trả lời…) như một dạng của trách nhiệm giải trình (accountability), không nên như cách các cơ quan hành chính Việt Nam. Người dân hỏi, không biết bao giờ trả lời. Và GS Châu cũng thấy được điều đó khi GS ký kiến nghị trả tự do cho Phương Uyên rồi. Tiện đây, tôi cũng nói thêm một chút là: Ở Việt Nam, tôi đố người nào ra đường mặc áo có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà không bị chính quyền sách nhiễu. Tôi là người làm việc trong “phòng kính” nhưng cuộc sống luôn theo sát với người dân nên tôi biết điều đó.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị,
Nguyễn Long Việt
 (3/2/2013)

Chẳng lẽ “Không ai cả” (*) chủ trì trưng bày bản đồ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa?

Chẳng lẽ “Không ai cả” (*) chủ trì trưng bày  bản đồ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa?

 Võ Văn Tạo
.
Ngày 2 – 3- 2013
.
Chiều 1 và đầu giờ sáng 2-2, phóng viên nhiều báo thường trú ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được báo tin 8 giờ sáng 2-2 sẽ diễn ra sự kiện trao một số bản đồ cổ, minh chứng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, tại Viện Hải dương học Nha Trang.
.
Khoảng 8 giờ 30, xe chở bản đồ cùng các cán bộ thực hiện mới đến. Không thấy lãnh đạo tỉnh xuất hiện. Phóng viên hỏi lãnh đạo Viện Hải dương học đang chủ trì việc tiếp nhận: “Cơ quan nào đứng đầu chủ trì việc này?” (để có thông tin đăng tải đầy đủ và chính xác), được trả lời đây là dự án do bên quân đội cùng công an phối hợp thực hiện (thực tế không thấy ai mặc sắc phục) và chỉ ra một người mặc thường phục, nói anh ấy là bên an ninh. Anh này đang tất bật sửa soạn các bàn đồ trước lúc treo lên. Hỏi anh, anh bảo UBND tỉnh chủ trì, và lưu ý báo chí tránh đưa tin có công an can dự.
 .
Liền đó, một cán bộ (không xưng danh ở cơ quan nào) đưa cho các phóng viên tờ giấy A4, in 2 mặt, với tiêu đề “TRIỂN KHAI tuyên truyền phổ biến bản đồ Việt Nam góp phần phản bác yêu sách “đường lưỡi bò của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, nói thông tin có trong văn bản này. Tuy nhiên, văn bản này in có vệt mờ, mất một số chữ (vẫn có thể luận được), in sai tên quần đảo Hoàng Sa (Paracel Seu Cát Vàng thành Paracel Sen Cát Vàng), bị gạch bỏ một đoạn dài lên án thủ đoạn của Trung Quốc, nêu đối sách của Việt Nam và gạch xóa cụm từ “UBND tỉnh chỉ đạo” ở hai chỗ khác. Không có tên cơ quan ban hành, không dấu, chữ ký. Anh ta lưu ý nhất thiết không đăng tải câu “UBND tỉnh chỉ đạo”, chỉ được đăng là “các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức…“(!).
 .
Các phóng viên cứ băn khoăn, không biết soạn thế nào cho ra bản tin như thông lệ. Lại nữa, chẳng đưa tin là Tỉnh ủy hay UBND chỉ đạo thì ai chẳng biết, nếu các cơ quan này (thậm chí cấp trên nữa) không chủ trương, chỉ đạo, thách kẹo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp triển khai!
 .
Quá buồn (cả cười)!
.
V.V.T.
2
3
(*) Không ai cả” là kẻ chọc mù mắt gã khổng lồ Goliat, theo lời Davit tí hon
.

1593. Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!

Đôi lời: Như đã từng trình bày trong tham luận “Đặc khu Thông tin” tại Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” và bài “Phản phản biện”, với ý tưởng muốn tìm cách giúp cho các cơ quan tuyên truyền của đảng, chính quyền mở lối thoát, tranh luận một cách sòng phẳng, bớt đi lối quy chụp, một chiều với những phản biện của người dân, chúng tôi mạo muội thử đặt mình vào vị thế của “người nhà nước” để bảo vệ cho những luận điểm của họ, qua các bài viết đề cập tới nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Đương nhiên, trong mỗi bài đều có ít nhiều quan điểm riêng của người viết, được lồng trong những vấn đề mà chính quyền cần có cách đối thoại với dân.
Do chưa mở thêm một blog riêng như đã nói, nên những bài ở dạng này sẽ được chúng tôi lần lượt đăng tải trên trang Ba Sàm. Hy vọng còn có các bài viết khác của “người nhà nước” hoặc “đóng vai”, cùng những tranh luận, ý kiến đóng góp của độc giả.

Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!

Có điều, cái “đúng” của ông chỉ là may rủi.
BS
Trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi hệ thống XHCN sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những lý luận gia ủng hộ nhiệt thành cho chủ thuyết cộng sản của Marx đã dần dần phải hạ giọng, chỉ còn luẩn quẩn với vài ba lời tự an ủi, rằng thoái trào chỉ có tính tạm thời. Họ lại càng lúng túng hơn khi các quốc gia cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam cũng đã phải chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường TBCN, kể cả Cuba quá quẫn bách đã phải thử nghiệm theo với vài bước dò dẫm ban đầu.

Thực ra, nhìn vẻ bên ngoài CNTB hiện đang thắng thế trên toàn cầu, nhưng trong bản chất sâu xa, nó không những đang giãy chết, mà còn kéo theo cả nhân loại lao nhanh vào con đường tuyệt diệt, hay nói đúng hơn là tự sát.
*
Từ buổi ban đầu cách đây cả nửa Thiên niên kỷ cho tới nay, CNTB luôn chứng tỏ sức mạnh vượt trội bằng giải phóng trí tuệ và sức lao động con người, khuyến khích quyền tự do cá nhân, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng giao thương, xây dựng những mô hình nhà nước pháp quyền văn minh dân chủ. Từng con người được khích lệ ghanh đua tài năng, không ngừng chạy theo nhu cầu tiện nghi cao độ. Các nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh thi đua, cạnh tranh khốc liệt để đáp ứng đòi hỏi tăng cao không ngừng của khách hàng. Các chính quyền dân cử đặt lên hàng đầu vấn đề tăng trưởng, nâng cao đời sống, phúc lợi xã hội trong khi gắng che đậy những mặt trái của cuộc chạy đua phát triển này. Giữa các quốc gia cũng là cạnh tranh, chiến tranh, giành giật ảnh hưởng dựa chủ yếu trên nền tảng phát triển kinh tế TBCN. 
Tất cả những hiện thực trên đã làm cho loài người lao vào một cuộc tự hủy hoại nhanh chóng, bằng tàn phá môi trường, cạn kiệt tài nguyên, gây mất cân bằng nghiêm trọng sinh, lý, hóa học, nhân chủng học, … Một trái đất từ chỗ đa dạng sinh học, tài nguyên, chủng tộc trong hàng vạn, triệu năm, nhưng chỉ trong có mấy trăm năm nó đã ngày càng trở nên đơn nhất. Các dân tộc nhỏ bé biến mất dần hoặc bị đồng hóa, các giống loài động, thực vật tuyệt chủng không cách gì kìm hãm nổi; trong khi đó thì dân số tăng ngày càng nhanh, không thể kiểm soát. Trái đất đã trở nên hết sức chịu đựng!  
Nguy hiểm hơn, khi hầu hết các nước nghèo nay cũng vào cuộc ghanh đua. Rồi hệ thống các nước XHCN ra đời, cố giành ưu thế vượt trội hơn mô hình TBCN. Từng bị nước giàu mạnh cướp phá nhân lực, vật lực, nay lạc hậu về công nghệ và quản lý, mô hình tổ chức nhà nước bất hợp lý, dân trí còn rất thấp, nhưng lại phải chạy theo những mô hình cóp nhặt từ các nước TBCN phát triển, trong khi hoàn toàn thiếu những yếu tố nền tảng cần thiết, các quốc gia đi sau này đã phải trả giá nhiều hơn gấp bội, trong đó nghiêm trọng nhất là môi trường và tài nguyên. Các chính phủ ở đó làm như không hiểu một điều đơn giản rằng, để có như ngày hôm nay, các nước TBCN phát triển đã qua hàng trăm năm tích lũy bằng vơ vét tài nguyên, sức lao động của họ – các nước nghèo; khởi đầu là cuộc cướp bóc vĩ đại châu Mỹ 500 năm trước, là tàn sát thổ dân, chiếm hữu nô lệ Phi châu. Còn nay, các nước kém phát triển chỉ có thể “cướp phá” từ chính người dân nghèo khó tăm tối và đất nước đã cạn kiệt của mình, trong lúc bất lực chịu cho hậu duệ của kẻ cướp ngày xưa, khôn ngoan hơn mình gấp bội, tiếp tục tước đoạt theo đủ các phương cách tinh vi.
Gần đây hơn, có thêm chủ nghĩa khủng bố, ít nhiều trong hoàn cảnh như chủ nghĩa cộng sản, đều “đẻ” ra từ đói nghèo mà các nước lớn giàu có và ích kỷ đưa lại. Những trợ giúp từ nước giàu đối với các nước nghèo chẳng là bao so với sự cướp bóc vô độ của cha ông họ để kiến tạo nên CNTB hùng mạnh. Để chiến thắng tuyệt đối những kẻ thù hèn yếu này, CNTB càng dấn sâu hơn vào cuộc chạy đua phát triển khoa học công nghệ, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm cạn kiệt tài nguyên tích tụ từ hàng triệu  triệu năm, và truyền bá lối sống phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ, áp đảo các nền văn hóa khác. Những con người “Tây hóa” không ngớt đòi hỏi quyền tự do cá nhân, cuộc sống tiện nghi, ngốn ngấu đến cả những sinh vật hoang dã còn sót lại, gây sức ép buộc chính phủ nước mình muốn đứng vững phải có đường lối phát triển đất nước bằng mọi giá; nền tảng văn hóa, xã hội được xây dựng, tồn tại từ ngàn đời bị biến dạng theo mà mọi cố gắng níu giữ ngày càng trở nên vô vọng.
Ngay tại Mỹ, kẻ đầu têu cho cuộc chạy đua “hưởng lạc”, lực lượng có thể tạo nên đối trọng, ví như các đảng cánh tả, Xã hội từ lâu không còn chỗ đứng. Quyền lực dân chúng ngày càng lớn, chính phủ yếu đi, tồn tại bằng những lá phiếu và cổ phiếu của những cá thể nghiện cuộc sống tiện nghi, hưởng thụ, trong khi tự xoa dịu lương tâm bằng vài cử chỉ gia ơn cho những kẻ nghèo khốn. Hai đảng thay nhau cầm quyền thực ra chỉ như một. Bên cạnh đó, quyền lực của giới tư bản lại ngày càng lớn hơn nữa, quyết định mọi chính sách phát triển, vì lợi nhuận, bất chấp hậu quả môi trường, văn hóa, lối sống xã hội về lâu dài. Không như mâu thuẫn giữa người với người trong đấu tranh giai cấp, cơ sở cho đối kháng cộng sản – tư bản, mâu thuẫn đang bàn tới ở đây là giữa con người với môi trường sống, “kẻ” không có chính đảng nào đủ mạnh để bảo vệ. 
Những nỗ lực cải thiện môi trường, cải tiến công nghệ xanh sạch, thậm chí mơ tới hành tinh khác, v.v.. chỉ như muối bỏ bể, luẩn quẩn, hoặc mang tính mị dân, tự dối mình. Các nước nghèo lép vế trước những nước giàu, không bao giờ ngóc đầu lên nổi, người dân bị giới chính trị, giới con buôn đạo đức giả lừa phỉnh; vài mô hình “rồng”, “cọp” nhất thời chỉ nuôi thêm ảo tưởng.
Tất cả các quốc gia không ai bảo được ai, tập hợp trong một tổ chức lỏng lẻo có tên là Liên hiệp quốc, khoanh tay trước hai gã khổng lồ đi đầu tận diệt tài nguyên, môi trường là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
*
Bây nhiêu đó có lẽ cũng đủ để thấy CNTB “đang giãy chết” thực sự, nhưng không phải theo lối mà Marx đã “tiên đoán”. Thứ “hủy hoại mang tính sáng tạo” của CNTB, mà người ta từng ca ngợi, ngày nay không còn đáng kể nữa, mà là những “sáng tạo mang tính hủy diệt”. Nó là kẻ đầu têu và dẫn dắt toàn nhân loại vào một lối sống nguy hiểm, chỉ biết có hôm nay, mà hy sinh thế hệ con cháu và sự sống dài lâu của muôn loài trên trái đất, không có cách gì ngăn cản nổi. 
Nếu vậy thì liệu có lối thoát nào không? Xin được bàn tới trong một bài viết khác.
BS

1592. RỦI RO TỪ CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG MỀM ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM

Opinion.huanqiu.com

RỦI RO TỪ CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG MỀM ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM

30.1.2013
Tác giả : Ngũ Tuấn Phi ( nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Thiên Đại think-tank Hongkong)
Người dịch:  XYZ 
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm, hai bên quyết định tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh, kề vai sát cánh đối mặt với những vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc. Theo tin AFP, hai phía Việt-Nhật đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược đôi bên, đồng thời cùng nhau hiệp lực để “đóng vai trò tích cực trong vấn đề hòa bình và an ninh khu vực”.  
 Ở Việt Nam nơi theo đuổi chủ nghĩa độc đoán và kiểm soát chặt chẽ báo cáo tin tức, các phương tiện truyền thông cố tình làm loãng chủ đề an ninh trong cuộc hội đàm giữa hai bên, song lập trường cứng rắn của Hà Nội đối với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ vẫn thấy được nhấn ở nhiều tờ báo, bàn tay sắt hiện ra lờ mờ trong chiếc găng tay nhung. Trong “Luật biển Việt Nam” có hiệu lực vào ngày 1.1, Hà Nội cũng đã công khai tuyên bố quyền có chủ quyền và quyền quản lý đối với các quần đảo Nam Sa[i] và Tây Sa[ii] của Trung Quốc.

Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam theo đuổi chính sách cân bằng mềm (soft balancing) đối với Trung Quốc. Chính sách này khác với các chính sách cân bằng, đi xe và bắt cá hai tay truyền thống, với đặc trưng chủ yếu là đồng minh phi chính thức và duy trì hợp tác an ninh hạn chế, có ý vừa áp dụng chính sách đi xe, làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và tận hưởng các nguồn lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, lại vừa tích cực phát triển mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quan hệ quân sự phi chính thức với các tổ chức quốc tế và các nước khác, mà Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, ASEAN… là những đối tượng quan trọng.
Điều đáng chú ý là, trong khuôn khổ cân bằng mềm đối với Trung Quốc, mấy năm qua, để lôi kéo các lực lượng bên ngoài vào kiềm chế Trung Quốc, ngăn trở Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ đã rơi vào tay Việt Nam, Việt Nam có ý định mở rộng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự, thiết lập mối quan hệ đồng minh tạm thời nhằm vào cuộc xung đột riêng biệt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự coi Mỹ là kẻ giữ cân bằng để kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á, đồng thời lên kế hoạch một khi khai chiến với Trung Quốc là sẽ nâng cấp hợp tác Việt-Mỹ thành mối quan hệ đồng minh.    
Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước Đảng cộng sản cầm quyền, hình thái ý thức của Việt Nam học theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mô hình kinh tế cũng giống về cơ bản với chính sách mở cửa cải cách của Trung Quốc. Thật không may là, xuất phát từ quan điểm lịch sử cực đoan của một bộ phận người Việt Nam, Hà Nội đã có cách nhìn nhận tiêu cực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỷ 21, cho rằng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ hạn chế sự mở rộng lợi ích của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ bằng ý chí đơn phương mà thu hồi lại nhiều đảo ở Nam Hải[iii] đã bị phía Việt Nam chiếm đóng. Một trong những mục tiêu thực hiện chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc chính là bảo vệ những lợi ích lãnh thổ đã có được của Việt Nam.   
          
Tuy nhiên, chính sách của Hà Nội đối với Trung Quốc lại tồn tại mấy rủi ro lớn. Đầu tiên, nhược điểm của đồng minh quân sự phi chính thức là khó lòng ứng phó được với tình huống quân sự bất ngờ gay cấn và với  cuộc chiến tranh tốc chiến tốc thắng mà đối thủ lại là chủ đạo. Tiền đề để đồng minh quân sự phi chính thức có thể vận hành được thành công là, một bên bị tấn công quân sự rồi vẫn còn có lực lượng để tổ chức phòng ngự, bên còn lại thì hoàn thành các thủ tục chính trị, pháp lý và quân sự cần thiết xong sẽ can thiệp vào xung đột, ra tay hỗ trợ.  Cục diện nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt là, nếu Quân giải phóng phát động chiến tranh chớp nhoáng, đồng thời thấy được rồi là rút, thì quân đội Việt Nam sẽ không thể có cơ hội phát triển xung đột thành một cuộc chiến kéo dài, và nước Mỹ với quá trình ra quyết sách chậm chạp thì chỉ còn cách nhìn biển cả mà than.    
  Ngay cả khi tình thế cuộc chiến đi vào mặt phản lại với chí nguyện của Quân giải phóng, hai đội quân rơi vào tình trạng bế tắc, thì liệu cuối cùng Hoa Kỳ có can thiệp vào hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Chỉ cần Trung Quốc kiên trì uy hiếp một cách có hiệu quả đối với Mỹ, đảm bảo được thực lực đánh lại Mỹ, thì Washington thực sự sẽ không dám cuốn vào cuộc tranh chấp Việt-Trung một cách đường đột. Suy cho cùng, Mỹ không muốn hoàn toàn mất đi sự chống đỡ của Trung Quốc trong các lĩnh vực dự trữ đô la và địa vị kết toán tiền tệ, khuếch tán vũ khí quy mô lớn, trái phiếu kho bạc Mỹ… Ngay cả khi Washington có quyết định tham chiến,  thì bộ đội tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ dĩ dật đãi lao[iv], tấn công như vũ bão, quân Mỹ cũng sẽ không thể chiếm được lợi thế.
Thứ đến, xét từ góc độ Trung Quốc, các mục tiêu quân sự và chính trị trong chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam là xung đột lẫn nhau. Các hành động quân sự của Bắc Kinh tất nhiên sẽ kèm theo sự trừng phạt kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc có mối giao lưu kinh tế mật thiết, nếu trừng phạt sẽ đánh mạnh vào cơ cấu phát triển kinh tế và thị trường của Việt Nam, gây sụt giảm mạnh chất lượng sống của dân chúng.    
Trung Quốc đã 7 năm liên tiếp trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho than, gạo, máy tính, cao su tự nhiên, sản phẩm điện tử và phụ kiện… của Việt Nam. Tình trạng mất cân bằng thương mại song phương cũng đang được cải thiện đáng kể. Trong nửa đầu năm 2012, lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 58,6%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 10,6% sang Việt Nam của Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc giúp giảm tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
Sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đẹp, khiến cho người tiêu dùng Việt Nam được lợi thực tế, được tăng thêm thu nhập thực tế. Cùng với việc mở rộng quy mô xuất khẩu các sản phẩm cơ điện tử của Trung Quốc, các nước ASEAN như Việt Nam… có thể  từ Trung Quốc mà có được nguồn tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất rẻ hơn, chẳng hạn như xe máy và ô tô… có giá thấp hơn, khiến cho các doanh nghiệp địa phương được hưởng lợi rất nhiều.
Giảm tỷ lệ lạm phát hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam là hết sức quan trọng. Do sự cạnh tranh khốc liệt, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc có nâng cao hiệu suất sản xuất, thì tiền lương nhân công và lợi nhuận doanh nghiệp cũng khó lòng tăng trưởng được một cách đồng bộ, bởi vì lợi ích của nước này là chuyển dịch ra nước ngoài với quy mô lớn, để người tiêu dùng và doanh nghiệp ở nước ngoài được lợi, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo tin Bloomberg ngày 2.1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết tỷ lệ lạm phát hàng hóa của Việt Nam sẽ vẫn cao trong năm nay. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chứ không phải là từ phương Tây, sẽ là sự lựa chọn không thể được loại bỏ trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Thứ nữa, chính sách cân bằng mềm không thể che đậy được điểm yếu tài chính của Việt Nam. Thị trường tài chính của Việt Nam quy mô không lớn, nhưng lại trăm hoa đua nở và nóng vội, sử dụng vốn nước ngoài quá đà, rất dễ bị tư bản nước ngoài ăn cướp, trong đó dĩ nhiên bao gồm cả các tổ chức tài chính từ Trung Quốc đại lục và Hongkong. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào năm 2000, hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn Hồ Chí Minh[v] và Hà Nội. Trong thời gian 12 năm ngắn ngủi, quy mô thị trường này đã được mở rộng gấp 50 lần, giá trị vốn hóa thị trường năm 2011 đã chiếm 27% GDP của Việt Nam, số lượng các công ty niêm yết đạt gần 800.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006, Việt Nam bắt đầu mở rộng đầu tư trực tiếp các hạng mục vốn ra nước ngoài, giới hạn niêm yết cổ phiếu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nới rộng đến 49%, vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô, nhanh chóng đẩy lên giá trị vốn hóa của Việt Nam, hình thành bong bóng trên diện lớn. Chịu sự giới hạn của các tiêu chuẩn quốc tế hiện có, thị trường tài chính của Việt Nam gần như bất lực trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công có chủ ý của vốn đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc đã đặt Việt Nam  vào vòng nguy hiểm lật đổ chế độ. Thể chế chính trị của Việt Nam khác với phương Tây, tuy Mỹ và Cộng đồng Châu Âu có cái nhìn lạc quan trước thái độ cứng rắn của Việt Nam đối với Trung Quốc, song đôi khi cũng chỉ trích các chính sách và hành động trấn áp những nhà bất đồng chính kiến ​​dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa theo kiểu phương Tây của Việt Nam phù hợp với lợi ích căn bản của Washington, các lực lượng chống chính phủ luôn tìm được chỗ nương náu ở các nước phương Tây. Xa lánh Trung Quốc sẽ khiến cho Việt Nam mất đi tấm chắn của một nước lớn có hình thái ý thức tương đồng, sẽ mở cửa cho một cuộc cách mạng màu.
Đồng thời, các cuộc xung đột quân sự liên quan đến bên ngoài sẽ làm cho lực lượng ly khai của dân tộc Việt Nam thừa cơ xâm nhập. Các lực lượng ly khai của Việt Nam chủ yếu bao gồm tập đoàn “Fulro” cố sức thành lập quốc gia độc lập ở Tây Nguyên, “Phong trào độc lập cho người Hmong” và những người ly khai ở Đồng bằng Sông Cửu Long[vi]. Tổ chức “Fulro” chống lại sự cai trị chủ thể là dân tộc Kinh ở Việt Nam lâu nay, lực lượng vũ trang đã công bố giải thể vào năm 1992, song thủ lĩnh của họ lại di cư tới Mỹ, với sự hỗ trợ của một số cơ quan chính phủ và tập đoàn tài chính phương Tây, vẫn tiếp tục sự nghiệp độc lập cho Tây Nguyên của mình. Nếu Trung Quốc và Việt Nam xung đột vũ trang, thì xét từ các thế lực lớn trên thế giới hiện nay, các lực lượng dân tộc thiểu số Việt Nam nắm giữ các quan niệm giá trị khác nhau chắc chắn sẽ quật khởi, cục diện thống nhất quốc gia e rằng sẽ phó mặc cho dòng nước cuốn trôi.
Do chính sách cân bằng mềm đối với Trung Quốc của Việt Nam tiên thiên bất túc, nên Bắc Kinh có thể lựa chọn nhiều biện pháp để chống trả lại, và gần như đều ở vào thế bất khả chiến bại.
Nguồn: Opinion.huanqiu.com
Bản tiếng Việt © BS 2013

[i]   Tức Trường Sa.
[ii]   Tức Hoàng Sa.
[iii]   Tức Biển Đông.
[iv]   Dĩ dật đãi lao:  Thủ pháp quân sự dùng thế thủ để bồi dưỡng lực lượng, chờ cho quân địch mệt mỏi rồi mới tiến đánh -ND.
[v]   Tức Thành phố Hồ Chí Minh –ND.
[vi]   Nguyên văn:  Hạ Cao Miên.

1591. CUBA VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI THAY ĐỔI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 2/2/2013

CUBA VÀ NHỮNG ĐÒI HI THAY ĐI

TTXVN (Niu Yoóc 31/1)

Tờ “Al-Alam As-Siasya ” (Chính trị thế giới) vừa có bài viết như sau về hệ thng chính trị ở Cuba và một số đòi hỏi liên quan tới hệ thống này: Mặc dù sự độc quyền của Đảng Cộng sản Cuba (CCP) có thể vẫn có chỗ cho một mức độ tự do hóa nào đó, nhất là khi nhà nước đã nới lỏng sự kiểm soát đối với một số khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội, song rõ ràng là sự độc quyền về chính trị vẫn là trở ngại chính đối với công cuộc dân chủ hóa thực sự xã hội Cuba. Quyền lực tối thượng của đảng này là rất rõ ràng. Tổ hợp quản lý công nghiệp (phụ trách kinh tế của quân đội Cuba) Grupo de Administracion Empresarial S.A – do Luis Alberto Rodriguez Lospez-Calleja từng là con rể của Chủ tịch Raul Castro lãnh đạo. Việc làm này càng cho thấy quyền lực kinh tế của đảng là không phải bàn cãi. Việc kiểm soát và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng đối với báo chí chính thức và các phương tiện nghe nhìn do Viện Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Cuba (CTRI) thực hiện, nhưng không vì thế mà các phương tiện thông tin đại chúng không liên quan mật thiết đến sự độc quyền về chính trị của CCP.
Về mặt lịch sử, người ta có thể thấy rằng việc loại bỏ các phương tiện thông tin đại chúng của phe đối lập hoặc độc lập – từ thời Diario de la Marina của phái cực hữu cho đến Lunes de Revolucion thuộc phái tả độc lập – đã được hoàn thành từ năm 1960 đến 1961. Đây là một phần trong những biện pháp khiển cho việc thành lập đảng duy nhất và tư tưởng duy nhất có thể thực hiện được. Trước hết là các tổ chức Cách mạng Hợp nhất (IRO), sau đó là Đảng thống nhất Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (USPR), cuối cùng là CCP vào năm 1965.
Báo chí chính thức luôn biết che giấu những điều chính phủ không muốn mọi người biết. Chẳng hạn, gần đây, báo chí đã che giấu phần lớn các vụ bê bối trong giới lãnh đạo của chính phủ, nhất là vụ bê bối của Hãng hàng không quốc gia Cuba. Báo chí cũng giữ im lặng tuyệt đối về vấn đề thuộc lĩnh vực quốc gia như việc lắp đặt các sợi cáp quang kéo từ Vênêxuêla nhằm tăng cường sự kết nối của đất nước với bên ngoài, điều mà chỉnh phủ đã cam kết cải thiện, Liên quan đến chính sách đối ngoại, thái độ của báo chí chính thức cũng tương tự. Cả Granma lẫn Juventud Rebelde đều làm hết sức có thể để che giấu những thông tin tiêu cực liên quan đến các nhà lãnh đạo nước ngoài có mối quan hệ thân thiết với Chính phủ Cuba như Nga và Trung Quốc, nhất là các đồng minh thân cận như Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez. Không những thế, thái độ của báo chí Cuba đối với “Mùa Xuân Arập” là điều rất đáng nói: Do Hosni Mụbarak của Ai Cập là một đồng minh của Mỹ nên báo chí Cuba đã ủng hộ phong trào đối lập, nhưng vì chế độ Bashar Al-Assad ở Xyri từng là một đồng minh lịch sử của Chính phủ Cuba, Liên Xô và hiện nay là Nga, nên báo chí chính thức Cuba lại nhập nhèm sự thật với những lời nói dối để bảo đảm “lập trường trung gian”, nhưng thực ra là rất có lợi cho Chính phủ Xyri.
Các phương tiện thông tin đại chúng cũng kiểm soát những sự chỉ trích của xã hội thông qua các bức thư của bạn đọc, được đăng trong chuyên mục của tờ Granma hàng tuần. Chuyên mục này muốn thúc đẩy một số sự thay đổi trong nền kinh tế và vì vậy đăng nhiều lời phàn nàn về sự vận hành tồi của những kẻ quan liêu, nhưng chỉ ở cấp thấp và cấp trung bình, còn tuyệt nhiên không đụng đến cấp cao hoặc CCP. Một bài xã luận mới đây đăng trên tạp chí Công giáo Espacio Laical đã thẳng thắn yêu cầu đến năm 2018, thời điểm kết thúc hai nhiệm kỳ liên tiếp của Chủ tịch Raul Castro, chính phủ cần tổ chức cuộc bầu cử trực tiếp để bầu nguyên thủ, theo đó nên giới thiệu các ứng cử viên có những quan điểm chính trị và tư tưởng khác nhau và không nhất thiết phải là đảng viên CCP. Trước đó, nhà trí thức Công giáo Lenier González Medros đã đề nghị cải tổ triệt để các thể chế của Nhà nước và cơ cấu của CCP hiện nay để CCP có thể đón nhận mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Cho dù đây mới chỉ là những lời đề nghị, và dường như không thể thực hiện được, song cũng nói lên nguyện vọng của một bộ phận dân chúng Cuba. Các nhà lãnh đạo của CCP biết rất rõ những đề nghị này sẽ đe dọa quyền lực của họ. Ngay cả trong trường hợp một trong hai đề nghị trên được thực hiện thì điều có khả năng xảy ra nhất là Các lực lượng vũ trang sẽ nắm quyền và CCP sẽ biến thành một đảng khác hẳn với hiện tại. Song, điều đó chỉ có thể diễn ra khi anh em nhà Fidel không còn nữa.
Đề nghị của González Medoros không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì đề nghị này liên quan đến một cách nhìn của xã hội Cuba, đó là phớt lờ những sự khác nhau sâu sắc về quyền lực chính trị, những sự khác nhau về tầng lớp, chủng tộc và tất cả những mâu thuẫn khác của xã hội Cuba, nhưng điều vẫn đang tồn tại trong thực tế. Rõ ràng, để giải quyết các mâu thuẫn trên, mọi người – công nhân, nông dân, người da màu, phụ nữ và cả người đồng tính – đã tự tổ chức các đảng phái, phe nhóm chính trị khi họ thấy thích hợp và cần thiết. Các phong trào xã hội độc lập nổi lên ở hòn đảo này có thể tự coi mình là các đảng phái chính trị để đấu tranh ở cấp nhà nước vì rất khó thực hiện ở cấp địa phương hoặc xã hội.
Mọi người đều thấy sự độc quyền được hiến pháp bảo đảm của CCP đã dẫn đến sự độc quyền tương tự của các tổ chức quần chúng chính thức như Liên đoàn những người lao động Cuba và Liên đoàn phụ nữ Cuba. Nhiều người coi đây là một trở ngại lớn cho tư tưởng muốn bảo vệ một cách độc lập người lao động, phụ nữ và các nhóm khác. Một ví dụ dễ thấy là tổ chức độc lập các phụ nữ Magin (tên của Nathalie Magin người Pháp) bị giải tán vào giữa những năm 1990, bởi vì nhóm này không phái chống đối cũng không phải ly khai cho dù có quan điểm khác với Liên đoàn phụ nữ Cuba về các vấn đề gây tranh cãi như “jineterismo” (gái nhảy) – hình ảnh này thường được nói đến ở Cuba để ám chỉ nạn mại dâm.
Cần phải nói thêm rằng mặc dù có sự đối chiếu giả tạo giữa CCP và Đảng cách mạng Cuba (thành lập năm 1892) do José Martí lãnh đạo, nhưng thực ra hai đảng này chỉ là một, đều là một tổ chức bao trùm lên chính phủ và nhà nước. Tuy nhiên, Đảng cách mạng Cuba của José Martí được tổ chức nhằm một mục đích duy nhất: tiến hành một cuộc chiến tranh cần thiết để giành độc lập cho đất nước và đặt nó dưới sự kiểm soát dân sự. Đảng Cách mạng Cuba chưa bao giờ đòi đại diện cho một tư tưởng duy nhất liên quan đến những vấn đề xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm ở Nam Tư đã chứng tỏ quyền tự quyết ở cấp độ địa phương chỉ có thể được thực hiện một cách đầy đủ nếu có nền dân chủ – không bị chỉ đạo bởi một đảng duy nhất. Muốn thiết lập một chủ nghĩa xã hội tự quản, thì phải loại bỏ sự độc quyền về chính trị.
Một số phương tiện thông tin đại chúng đã mô tả tình hình tại Cuba hiện nay như là một bước ngoặt tiến tới chủ nghĩa tư bản và rời xa chủ nghĩa xã hội. Nhưng phải chăng cơ sở của nhận xét đó xuất phát từ quan điểm cho rằng tình hình đã tồn tại ở Cuba trong 50 năm qua là chủ nghĩa xã hội? Thực ra, nó không liên quan gì đến chủ nghĩa xã hội, bởi vì để có thể gọi là chủ nghĩa xã hội thì xã hội đó phải do người lao động lãnh đạo. Thế nhưng điều này chưa bao giờ diễn ra ở Cuba. Đúng là trong thời gian dài Chế độ Cuba đã chiếm được tình cảm nào đó của người dân bởi vì chế độ đã có thể thực hiện được những sự cải thiện đáng kể mức sống cho người nghèo. Ngoài ra, một nhân tố khác khiến Chế độ Cuba được lòng dân, đó là chế độ ấy cũng đã mang lại nhiều cơ hội thay đổi xã hội. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không chỉ là Nhà nước kiểm soát nền kinh tế bởi vì khi đó sẽ có câu hỏi: Ai kiểm soát Nhà nước? Chắc chắn không phải là người dân Cuba./.

1590. Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề

Kính gửi: Các thành viên khởi xướng và Ban biên tập trang Cùng viết Hiến pháp,
Hôm nay, tôi nhận được email của một người bạn giới thiệu về trang web do các Giáo sư có uy tín khởi xướng và biên tập, như GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Đăng Dung. Tôi rất vui.
Tuy nhiên, có thể do mới khởi xướng nên bài viết cũng chưa nhiều, nhưng những bài viết chỉ được đăng dưới lăng kính một chiều (bởi các bài hiện nay đăng trên Cùng viết Hiến pháp) chỉ là các bài viết trên các báo đã bị kiểm duyệt (Việt nam đứng vị trí 172/179 về tự do báo chí). Việc kiểm duyệt báo chí do Ban tuyên giáo trung ương Đảng, thì nói chung những bài viết này cũng chỉ nằm trong giới hạn ý chí của Đảng.
Hiến pháp là khế ước xã hội (social contract) do người dân lập nên. Vì vậy tôi hy vọng rằng, trang Cùng viết Hiến pháp sẽ đăng những bài viết có quan điểm khác nhau. Hiện nay, các bài như: Hai tử huyệt của chế độ (của GS Hoàng Xuân Phú), Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sỹ, trí thức khởi xướng (đến nay đã có gần 2000 người ký tên) đang được nhiều người ủng hộ.
Cùng viết Hiến pháp có “dám” đăng 2 bài viết đó không?
Xin mạo muội chia sẻ với các GS một điều là: Người sáng lập ra trang web tranh luận dân chủ phải khách quan, hay thoát khỏi sự “bám lề”, hay “sợ hãi” mới có thể đem đến không gian tranh luận dân chủ. Tôi rất ngưỡng mộ những người như Giáo sư Huệ Chi (trang web boxitvn.net), nhà văn Nguyễn Quang Lập (blog Quê Choa) hay TS Nguyễn Xuân Diện (blog xuandienhannom.blogspot.com)… bởi họ đã làm được điều đó.
Tôi từng biết GS Nguyễn Đăng Dung như một trong những người đầu ngành Luật Hiến pháp của Việt Nam. Nhưng dịp sửa Hiến pháp này tôi cũng chưa thấy giới Luật gia nói chung, hay GS nói riêng có những đóng góp mang tính đột phá (ví dụ như bài viết của GS Hoàng Xuân Phú), để người dân ủng hộ và dõi theo.
Là trí thức, theo tôi họ có nghĩa vụ tiên phong trong việc tìm ra con đường phát triển giúp những người không biết, và cho đến thời điểm này thì tôi đang thất vọng về điều đó ở nước ta.
Nhân tiện, tôi cũng muốn chia sẻ với trang Cùng viết Hiến pháp là trọng tâm nhất của lần sửa đổi Hiến pháp lần này là “Điều 4″.

Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề

Nguyễn Long Việt
Bởi việc quy định Điều 4, rõ ràng là những cuộc bầu cử dân chủ đều vô nghĩa. 14 người trong Bộ chính trị quyết định mọi chức danh, từ việc bao nhiêu ghế, ông nào trúng đại biểu quốc hội, ông nào làm thủ tướng… từ đó sinh ra độc tài, lạm quyền, tham nhũng…
Người có quyền chỉ “sợ trách nhiệm trước người giao quyền cho họ”, và việc nếu họ có được quyền lực không phải từ dân thông qua các cuộc bầu cử dân chủ thì họ cũng sẽ không chịu trách nhiệm trước dân, mà họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng (theo nghĩa hẹp hơn, trước những người lãnh đạo Đảng đã “cơ cấu” cho họ).
Việc không quy định Điều 4 là việc trước sau gì cũng phải làm, là xu thế chung của bất kì quốc gia dân chủ nào. Không quy định Điều 4, xây dựng chế độ chính trị đa đảng không phải là xóa bỏ sự hoạt động của Đảng Cộng sản VN, mà khi ấy những người có tài, có đức trong xã hội sẽ trở thành những lãnh đạo do dân chọn. Và đó cũng là con đường mà những người có tài, tâm trong Đảng ra tranh cử. Chứ không phải như việc có vị trí nhờ “cơ cấu” của Đảng thông qua “mối quan hệ, chạy chức chạy quyền” như hiện nay.
Nếu không xóa bỏ được Điều 4, mặc nhiên Đảng CS lãnh đạo thì những góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ như là thay chút nước sơn, chứ không phải là thay cái cột sống.
Chỉ khi đa đảng, mọi vấn đề mới được tháo gỡ, nền tảng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Thông qua các cuộc cạnh tranh chính trị, người dân sẽ chọn những người, Đảng có chính sách tốt cho dân tộc, nhân dân. Các đảng phái đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải tới người dân.
Hiện nay, những tiếng nói phản biện chỉ là đơn lẻ, không đủ sức mạnh để phản biện chính sách do vậy thường bị chính quyền sách nhiễu. Cái quan trọng nhất của phản biện là trong Nghị trường, quyết định tới việc thông qua chính sách. Chỉ khi đó, các quyền lợi của các đảng “chạm với quyền lợi của dân” mới được thông qua.
Bởi khi đó, nhân dân sẽ giám sát những cuộc phản biện minh bạch, và người Nghị sỹ sẽ phải chịu trách nhiệm với dân thông qua cơ chế giải trình.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy có 3 hệ thống cơ quan quyền lực đại diện cho 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng 3 quyền này lại tập trung trong tay Đảng, mà cao nhất là Bộ chính trị. Các lãnh đạo chủ chốt của 3 cơ quan đều là Đảng viên.
 Người làm thẩm phán ở các quốc gia dân chủ không được tham gia đảng phái nào, thì ở Việt Nam, tuy không quy định trong văn bản luật nhưng trên thực tế họ thương là đảng viên. Và cơ chế thủ trưởng chế vẫn còn tồn tại thông qua cách thức bổ nhiệm thẩm phán. Như vậy, Đảng là người “vừa đá bóng, vừa cầm còi”.
Trong khi ở các nước dân chủ, thẩm phán có quyền ra lệnh trát bắt các chính trị gia nếu vi phạm pháp luật, thì ở Việt Nam, giả sử phát hiện ra một lãnh đạo sai phạm (lãnh đạo là Đảng viên), các cơ quan tư pháp bị tước mất quyền tiến hành các thủ tục tố tụng áp dụng đối với những người khác, mà thay vào đó là việc Đảng tiến hành các quy trình riêng của mình (như họp để kỷ luật…), từ đó sẽ sinh ra bao che.
Ngoài ra, khi có ý kiến của Đảng thì các cơ quan tư pháp (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) họp “liên ngành” để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng. Nếu lãnh đạo Đảng cho phép tiến hành tố tụng, hay đưa ra phương hướng xử lý thì các cơ quan này sẽ phải theo. Và phiên tòa chỉ như những “vở kịch”.
Cái khó cho Việt Nam?
Nhiều người cứ nhầm tưởng hoặc “xuyên tạc” rằng Singapore cũng giống Việt Nam, một Đảng lãnh đạo.
Ở Singapore, Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party) được quyền lãnh đạo nhờ nhân dân bầu ra từ cuộc bầu cử dân chủ (chiến thắng trong các nhiệm kỳ, từ 1963 nhờ các chính sách) chứ không phải là do Đảng, hay Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị quyết định như ở Việt Nam. Cũng giống như trong gia đình đông con, thằng A được quyền quản lý gia đình bởi nó tài năng, chính sách tốt, vì lợi ích chung, chứ không phải là nhà có con một như Việt Nam.
Ở Việt Nam, thành quả cách mạng có được cũng nhờ đa đảng (Việt Nam đa đảng đến năm 1988), cho đến khi đó, những người lãnh đạo luôn theo đuổi, hy sinh cho lý tưởng (mặc dù có không ít sai lầm), chỉ đến khi Lê Duẩn chèn ép, và sau này Nguyễn Văn Linh dẹp bỏ đa đảng thì chế độ một Đảng mới sinh ra độc tài, tham nhũng, lạm quyền. Cũng như, trong thời kỳ đó, do hoàn cảnh chiến tranh nên mặc dù đa đảng, nhưng vẫn chưa có dân chủ thực sự.
Và cái quan trọng nhất của chế độ đa đảng là thẩm phán độc lập, không theo đảng phái nào. Một khi, kể cả Lý Hiển Long phạm tội, tòa District cũng có thể ra trát bắt. Một điều khác biệt với VN, quan tòa là đảng viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo tôi, đa đảng là vấn đề mấu chốt, quyết định sự lớn mạnh của quốc gia, chống lại độc tài. Đa đảng là điều kiện cần.
Một khi, chưa xuất hiện đa đảng thì sẽ không có Aung San Suu Kyi, cũng khó xuất hiện Thein Sen như ở Myanmar để tiến tới dân chủ. Bà Aung nếu ở VN, chỉ có thể là những cá nhân phản biện nhỏ lẻ như Luật sư Lê Quốc Quân hay blogger Huỳnh Thục Vy mà thôi. Mọi phản biện từ cá nhân nhỏ lẻ đều bị dập từ trứng nước.
Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School

1589. Hai bài viết về Bên Thắng Cuộc của một nhà báo “tự do” và một “không tự do”

pro&contra

Đọc “Bên thắng cuộc” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai

Tiêu Dao Bảo Cự
01-02-1013
Cuốn sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức vừa mới ra đời đã tạo thành một hiện tượng, nhiều người tìm đọc, giới thiệu cho nhau, ngợi ca và phê phán. Một cơn sốt trong dư luận như thế này là điều hiếm có từ một cuốn sách khá khô khan.
Về bản thân cuốn sách Bên thắng cuộc
Nội dung của Bên thắng cuộc không phải là vấn đề mới. Lịch sử Việt Nam sau 1975, ai đã từng trưởng thành trong giai đoạn này mà không sống trải, chiêm nghiệm hay nghe, biết ít nhiều về những gì đang trào sôi trên đất nước và ảnh hưởng đến từng số phận con người. Cái mới ở chỗ tác giả đã tập trung vào một số chủ đề nổi cộm với cách trình bày sáng sủa, đầy ắp tư liệu để cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể, sinh động và liên tục.
Có người nói cuốn sách không trình bày được toàn bộ sự thật về giai đoạn lịch sử này. Điều ấy tất nhiên và đòi hỏi đó là một yêu cầu vô lý. Ai, cuốn sách nào có thể trình bày được như thế? Không ai cả, nếu không phải là hàng trăm cuốn sách và một độ lùi lịch sử vài ba chục năm nếu tình hình thuận lợi, không còn độc đảng toàn trị, độc quyền viết lịch sử.
Có người ở ngành lịch sử trong nước than: ước gì chúng tôi có thể có tư liệu và tự do để viết như Huy Đức, một người làm báo. Người viết sử chính thức trong hệ thống chỉ được phép sử dụng tư liệu chính thống và viết theo quan điểm chính thống. Làm sao có sự thật lịch sử.
Có người còn nói về thể loại, cho rằng Bên thắng cuộc không phải là sách lịch sử, không có giá trị. Sao lại phải gọt chân cho vừa giày? Thiếu gì sách lịch sử “đúng kiểu” mà lại chẳng có bao nhiêu lịch sử trong đó. Tác phẩm làm ra các thể loại chứ không phải thể loại làm ra tác phẩm. Điều này đúng không phải chỉ cho lịch sử mà còn trong  văn học nghệ thuật. Thí dụ có nên tranh cãi tiểu thuyết và truyện ngắn cần phải có cốt truyện hay không. Đơn giản là cuốn Bên thắng cuộc viết về đất nước thời kỳ sau 1975 và giá trị của nó ở chỗ mang lại điều gì có ích cho người đọc.
Bên thắng cuộc có nhiều điều mới và không mới, đúng và không đúng, đối với người này người khác. Chuyện “tuẫn tiết”, tù cải tạo, vượt biên, không thể nào Huy Đức biết được nhiều, đầy đủ và thấm thía bằng những người trong cuộc, nhất là khi nhiều người trong số họ sau khi ra nước ngoài đã viết bút ký, hồi ký về chuyện của mình và những người đồng cảnh. Cũng những chuyện đó và nhiều chuyện khác, thế mạnh của Huy Đức là người có hiểu biết, có tư liệu đặc biệt của bên thắng cuộc mà nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa được phổ biến công khai. Những cuộc phỏng vấn, chuyện trò cá nhân, các hoàn cảnh và tâm tình riêng tư của giới lãnh đạo được đưa vào không phải là những “chuyện vặt vãnh” mà chính là giúp soi rọi thêm tình hình, vì lịch sử không chỉ là những sự kiện khô khan, những con số, ngày tháng, chủ trương chính sách mà do con người cụ thể tác động, nhất là những người nắm quyền lực.
Có những vấn đề tuy đã chú ý tập trung nhưng  Huy Đức cũng không thể nào giới thiệu đầy đủ như chuyện “cởi” và trói” thời Nguyễn Văn Linh, chỉ riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí. Tác giả đã không đề cập cơn sóng phản kháng đòi tự do dân chủ cuồn cuộn trong giới văn nghệ và báo chí ở nhiều tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Nam, kể cả trong một số báo Đảng và những hệ lụy sau đó. Đây chỉ là một nhận xét, dĩ nhiên không thể đòi hỏi quá nhiều ở tác giả trong một cuốn sách viết toàn diện về một thời kỳ dài phức tạp như thế.
Giá trị nội dung của bản thân Bên thắng cuộc, chính là lịch sử, hay hoàn cảnh đất nước từ sau 1975, được tái hiện một cách công phu, tập trung, với tư liệu phong phú, có thể tin cậy, một cách tương đối khách quan, bằng bút pháp trong sáng của một nhà báo có tâm, có nghề, được chuẩn bị một cách có ý thức và khoa học qua nhiều năm tháng, với ý chí và ý định rõ rệt muốn mang lại sự thực cho một giai đoạn lịch sử hiện tại, đáng lý rõ rệt thì lại quá mù mờ.
Các nguồn tư liệu riêng và chung phong phú, với hàng nghìn chú thích nghiêm túc (cuốn I có 608 chú thích, cuốn II có 654 chú thích), không chỉ về những vấn đề sau 1975 mà còn ngược về quá khứ nhiều năm trong những sự kiện liên quan, cho thấy sự làm việc cẩn trọng, cần mẫn của tác giả. Có thể đã có những sai sót đây đó nhưng có lẽ do vô tình chứ không phải cố ý của tác giả.
Vì mục đích nói về bên thắng cuộc nên những tư liệu đưa ra cũng chủ yếu của bên này. Có những tư liệu chứng tỏ sự dối trá rõ rệt và đó là dối trá của nhà cầm quyền chứ không phải là dối trá của người trích dẫn, như ta có thể thấy khi tác giả đưa ra những tư liệu trái ngược chung quanh chuyện cải tạo. Thí dụ một trích dẫn trên báo Tin Sáng mô tả “không khí trong các trại cải tạo từa tựa như một trại hè” trước khi giới thiệu một lá thư của người chồng là sĩ quan đang cải tạo gởi cho vợ. Người đọc có thể thấy dụng ý mỉa mai của tác giả chứ không phải đồng tình khi cố ý đưa ra trích dẫn đó một cách khách quan và đặt trong bối cảnh bi đát của toàn bộ chuyện cải tạo.
Những cách đọc Bên thắng cuộc
Bên thắng cuộc chắc chắn là một cuốn sách đáng để đọc, nội dung của nó không tranh luận, tranh cãi với ai nhưng vừa mới ra mắt đã tạo nên nhiều dư luận ngược chiều, tranh luận, tranh cãi đến mức cực đoan và chắc chắn chuyện này còn tiếp diễn. Đây là hiệu ứng thành công và đáng mừng của một tác phẩm.
Trừ một số bài viết dù ở bên này hay bên kia, có nhận định một cách khách quan, phần lớn các bài viết chống cuốn sách ở cả hai phía thắng và thua cuộc (kể cả việc biểu tình chống dù chưa đọc sách), đều chứng tỏ “hội chứng chính nghĩa” của cuộc chiến trước đây đến nay vẫn chưa chấm dứt mà còn tiếp diễn một cách gay gắt khi sự ra đời của cuốn sách kích động lên.
Dĩ nhiên có một số sự kiện lịch sử trước và sau 1975 vẫn chưa được soi sáng đầy đủ và chưa có nhận định thống nhất từ nhiều phía do tính chất mù mờ phức tạp của lịch sử và quan điểm, chính kiến của người trong cuộc. Tuy nhiên tâm trạng rõ rệt của những người chống cuốn sách vẫn là phe ta, đường lối chính sách của phe ta có chính nghĩa, ai nói khác đi đều là thứ phản bội, tội đồ của dân tộc. Chính điều này đã góp phần làm lịch sử “giẫm chân tại chỗ” khi đáng lý phải vùng vẫy thoát ra khỏi vũng bùn của máu và nước mắt.
Về tựa đề Bên thắng cuộc và tên hai phần của cuốn sách (Giải phóngQuyền bính), có lẽ tác giả Huy Đức đã nghiền ngẫm sâu xa và sự lựa chọn có sức gợi nhiều ý nghĩa.
Bên thắng cuộc vì sau 1975 đất nước thuộc về bên thắng cuộc, bên phải chịu tránh nhiệm trước dân tộc và  lịch sử, hiện tại và mai sau. Tác giả là người đã trưởng thành, làm việc và chiêm nghiệm trong bộ máy cai trị, có cái nhìn cận cảnh từ bên trong, hi vọng có thể đưa ra một tiếng nói về sự thật, khác với tiếng loa đồng ca một chiều đinh tai nhức óc như hình chụp dùng làm bìa cho tác phẩm.
Giải phóng nhưng những điều diễn ra sau đó với cải tạo, vượt biên, đánh tư sản, ngăn sông cấm chợ… lại không hề mang ý nghĩa giải phóng. Ngược lại  thực tế đã chứng minh nhân dân Miền Nam và cả nước lại đi vào vòng trói buộc, vào cảnh trì trệ thay vì cất cánh như đáng ra phải có sau khi đã “thống nhất đất nước, quy giang sơn về một mối”. Chưa kể đến gợi ý trong lời mở đầu của tác giả, đây là Miền Bắc giải phóng Miền Nam hay ngược lại.
H2Quyền bính bộc lộ bản chất của một tập đoàn khi đã nắm được quyền lực cai trị. Trình độ kém cỏi trong xây dựng đất nước thời bình, bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí và kiêu ngạo cộng sản; sự quyết đoán của những cá nhân lãnh đạo không đủ tầm và tâm; các cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực; “lỗi hệ thống” mang tính bao trùm mà những cá nhân dù có thiện chí và ý chí cũng không sao xoay chuyển…
Trong Quyền bính không phải không có những điều tích cực nói về những người lãnh đạo và những người cộng sản. Sinh ra và trưởng thành trong nô lệ và chiến tranh, nhiều người không được học hành. Họ thường xuất thân là nông dân nghèo, làm thuê, ở đợ rồi “tham gia cách mạng”. Không được học hành không phải lỗi ở họ. Tuy nhiên sau đó họ đã học trong trường đời và đấu tranh cách mạng, với ý chí kiên cường, chịu đựng gian khổ và chấp nhận hi sinh lớn lao. Khi ở vai trò lãnh đạo, nhiều người cũng đã hết sức ưu tư về tình hình đất nước, khiêm tốn học hỏi, lắng nghe các trí thức chuyên gia để tìm ra những quyết sách đúng. Tác giả cũng đã không giấu thiện cảm đối với một số người, đặc biệt đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đội ngũ các chuyên gia và các trí thức tham mưu cũng đã ra sức tìm tòi cái mới của thời đại, học hỏi các nước láng giềng và phương Tây, tham mưu cho lãnh đạo thoát khỏi bế tắc. Nổi bật là vấn đề kinh tế thị trường, cho dù vẫn còn “cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đa phương hóa, từng bước đi vào hội nhập toàn cầu. Kết quả dù quá chậm nhưng đất nước đã không rơi vào vực thẳm.
Tuy nhiên mọi cố gắng đó đều chỉ đạt thành tựu rất thấp, không tương xứng với năng lực của một dân tộc không kém cần cù và thông minh so với bất cứ dân tộc nào khác, sau khi đất nước đã thống nhất. Nguyên nhân chính là “lỗi hệ thống”, bắt nguồn từ sự độc tài đảng trị, bám chặt giáo điều cổ hủ vì sợ “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” và sự vận hành của guồng máy đã đè bẹp mọi cá nhân có ý muốn cưỡng lại, cho dù họ ở cấp cao nhất như Võ Văn Kiệt, Trần Xuân Bách, Trần Độ…
Bên cạnh đó, vì liên minh ý thức hệ và muốn có chỗ dựa để giữ vững độc quyền lãnh đạo, những người cộng sản cầm quyền đã lọt vào gọng kềm của Trung Quốc, trở thành một mối họa lớn cho dân tộc. Đảng Cộng sản rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, loay hoay giữa hai nguy cơ “mất nước hay mất Đảng”.
Tác giả Bên thắng cuộc không minh nhiên nói ra những điều trên nhưng qua những gì được trình bày một cách khách quan, chi tiết, cả chiều rộng và chiều sâu, người đọc có thể cảm nhận rất rõ thông điệp nào đã được gởi đi từ cuốn sách.
Cho dù những điều trên là đúng như thế, tác giả có phải là một kẻ nói xấu Đảng, phản bội đất nước như một số báo chí trong nước quy chụp, hay là một tên cộng sản tay sai tuyên truyền cho Nghị quyết 36 như một số người ở hải ngoại quy kết? Thật nực cười khi có hai kết luận trái ngược nhau như thế về cùng một cuốn sách và một tác giả.
Lịch sử đã qua và đang đi qua từng ngày. Phải nhận rõ quá khứ nhưng càng phải thấy rõ hơn bước đi cho hiện tại và tương lai. Hận thù hay kiêu căng về quá khứ để tranh phần chính nghĩa không ích lợi gì cho số phận và tương lai dân tộc. Thực tế lịch sử, những người cộng sản đã là bên thắng cuộc và cũng thực tế họ đang đưa đất nước vào nguy cơ. Vấn đề là phải làm gì có hiệu quả để giải quyết nguy cơ trước mắt và kiến tạo tương lai chứ không phải nguyền rủa nhau. Đọc Bên thắng cuộc chính là cơ hội để mọi người nhìn lại toàn bộ tình hình một cách tỉnh táo.
Trong những ngày tháng gần đây không ít người thuộc nhiều thành phần, trước hết là trí thức và đảng viên có lương tri thực sự lo cho dân tộc đã đặt ra những vấn đề cấp thiết, đặc biệt mới nhất trong Lời kêu gọi thực thi quyền con người Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992: Dân chủ hóa đất nước, chống độc tài đảng trị, giải quyết nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến tham nhũng, kinh tế suy thoái, văn hóa, đạo đức xã hội trên đà băng hoại, trước mắt cấp bách là chống Trung Quốc xâm lược.
Đây là nhiệm vụ của toàn dân tộc không trừ bất kỳ ai, kể cả Đảng Cộng sản cầm quyền nếu Đảng muốn còn tồn tại dù có cầm quyền hay không. Ai phá hoại nhiệm vụ này mới là kẻ phản bội tổ quốc.
Đà Lạt 31/1/2013
© 2013 Tiêu Dao Bảo Cự & pro&contra
Nguồn: pro&contra
——
Công an Nhân Dân

“Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù

Ngô Kinh Luân
31-01-2013
Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.
Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.
Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. “Bên thắng cuộc”, được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề “Giải phóng” và “Quyền bính”.
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị “Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử”. Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc “Bên thắng cuộc” cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử,  nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc “Việt Nam Sử lược”, “Đại Việt Sử Ký toàn thư”… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam – Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức “đã trả lại sự thật cho lịch sử”, thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào “một sự thật”. Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người “không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt”… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để “theo mục đích riêng mà mình hướng đến”.
2. “Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này, “Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách “nhục mạ rất nhiều người” trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên “Hãy nói hết sự thật với chúng tôi”. Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi “Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ” là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của “kẻ bảo trợ” tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều “phi nghĩa”… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể “khoét sâu vào sai lầm của một thời”, những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều “vô nghĩa” trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy “Cây có cội, người có tông”. Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế.
3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện “một nửa sự thật” mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.
“…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”, lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.
Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: “Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim”. Anh Lưu Đình Triều có trả lời: “Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm”.
Tôi có nói: “Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ”. Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: “Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ”.
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: “Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi”.
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!
Nguồn: Công an Nhân Dân

Trung mà sụp thì Việt 24 tiếng sau sẽ tắc thở " Phụ đi rồi, tử ở với ai ?"


           Tư thợ nề


                              

Muốn biết csVN sẽ sụp đổ hay không, nhìn sang ông bạn láng giềng khốn nạn thì biết ? cái chính sách dở hơi đổi mới kinh tế (tức đổi cũ theo kinh tế tư bản) nhưng cố bảo thủ không đổi mới chính trị, độc đảng tức độc quyền, bắt buộc sinh ra lạm quyền không thuốc chữa, có quyền trong tay con người lòng tham vô đáy, chẳng có Tôn Giáo để cản bớt lòng tham vô độ, thì sinh tham nhũng tràn lan, sinh tham nhũng mới đẻ bất công ? 


Cái chế độ XHCN nầy bản chất của nó là nuôi dưỡng, dung túng tham nhũng, các ông lãnh đạo to mồm, nhưng ông nào cũng tham nhũng, mặt không nhọ nhiều cũng nhọ ít, chẳng thể chối cãi ?

Nền kinh tế bong bóng, phi sản xuất, cứ ông nọ lừa ông kia, cơ quan nọ bán hàng cho cơ quan kia kiếm lời, lừa đảo, chiếm dụng, lấy sự ăn cắp, ăn cướp chiếm dụng làm vốn, cơ quan Quốc doanh là nơi tuồn hàng cho sân sau của con cháu, bà con cán bộ. Bây giờ hầu hết cơ sở Quốc doanh lỗ lã, tái cơ cấu, khiến các cơ sở Kinh doanh tư nhân chết theo, cả một guồng máy kinh tế đổ sụp. Đất cát là nguồn lợi béo bở to lớn nhất. 

Các quan lớn bên Trung cộng theo nền kinh tế tư bản trước VN 20 năm, nên phát triển trước, hiện nay mỗi năm các quan tại chức cũng như đã hạ cánh an toàn xin đi du lịch rồi biến mất không trở về nước, các quan còn lại thi nhau bán biệt thự cho nhanh để chạy trốn sự thanh tra chống tham nhũng của chính phủ, ở Trung Cộng chống tham nhũng quyết liệt hơn ở VN rất nhiều, nhưng dân chúng vẫn ta thán, nổi lên biểu tình các nơi, nhà tù chứa đầy những người dân đòi tự do, dân chủ. 

Chính phủ của Tàu hô hoán tiêu diệt VN để khích động chủ nghĩa Dân tộc bành trướng của dân chúng, chứ đối với VN đâu cần đánh làm gì, các quan lớn của VN xin hàng từ lâu lắm rồi ! vẽ 6 sao trên cờ cho các em nhỏ vẫy đón chào Tập Cận Bình là bằng chứng xin các ngài nhận em VN làm khu tự trị thứ Năm, sau Hán, Tạng, Mông, Hồi...Việt. Chưa biết Việt - Trung ai bị dân lật đổ trước ai ? Việt sụp thì chưa chắc Trung sụp sẽ bị rung rinh, riêng Trung mà sụp thì Việt 24 tiếng sau sẽ tắc thở " Phụ đi rồi, tử ở với ai ?"

Mời bà con xem Blog của kỹ sư Kinh tế trẻ Lê Anh Hùng, anh là một Blogger từng viết nhiều bài báo bình luận về Kinh tế, Chính trị, Văn Hóa, Xã Hội cho DLB và nhiều báo khác trong và ngoài nước : LeAnhHungBlog.Blogspot.Com ngay trên trang chủ có mục riêng "Hồ sơ vụ án Lê Anh Hùng" Vụ án nầy duoc đánh giá là vụ án lớn nhất thế kỷ, liên quan đến quá nhiều viên chức cao cấp nhất của csVN, do đó vụ án nầy không thể có một cơ quan nào ở VN đủ sức, có đủ thẩm quyền thụ án, cần thật nhiều người dân VN biết đến, chính những người dân mới đủ lực để làm quan tòa xử tội những kẻ lãnh đạo cao cấp nhất đất nước can tội Phản Quốc, bán nước, can tâm làm nô lệ quỳ gối thần phục Trung cộng. Từ ngày 24.01.2013 đến nay bọn côn an đã bắt anh LAH đưa vào viện tâm thần, hầu mượn tay nơi giam giữ người tâm thần giết người bịt khẩu.

Cỗ xe chuyên chở tên "Cộng sản VN" đã lỗi thời,hư hoàn toàn không thể sửa được. Máy quá cũ không có đồ thay thế,bình xăng thì bị lủng ,hàn chỗ nọ nó xì chỗ kia,ì ạch leo dốc; xuống dốc thì không thắng được, dân ngồi trong xe hú hồn.Tốt nhất là thay một xe mới hiện đại để vừa khỏe, vừa nhanh thì mới bắt kịp các chuyến xe kinh tế của thế giới

Nước sản xuất ra loại xe mang tên cộng sản ,,,,.,nó đã đẩy xuống vực chôn sống rồi, bới vì nhìn ra kết quả chạy thử mấy chục năm mà để sẩy ra tai nạn chết trên 100 triệu ngưới (bia tưởng niệm ở Washington) ,còn bị thương thì vô kể .Tai sao mấy người lãnh đạo VN đương thời còn giữ khư khư để lừa dân lành của mình đến bao giờ..?

Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy

Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách "đánh tiếng" về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?
Tuy chẳng dám có xét đoán nào về sở học của các vị giáo sư, tiến sĩ trong TNT Academy, nhưng xem qua danh sách nhân sự trong tổ chức này tôi chú ý đến nhiều điểm. Tôi đặc biệt chú tâm đến ông chủ tịch Thomas Patterson- người đã ca ngợi ông Hồ Chí Minh ngang tầm Wasington: "sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington". Sự so sánh khập khiểng đầy dụng ý này chắc chắn không phải xuất phát từ một nhà nghiên cứu vô tư - người có nhiều điều kiện để đạt tri kiến tường minh về sự thật lịch sử hơn phần lớn nhân loại. Trong TNT Academy còn có một số vị học rộng tài cao thuộc hàng ngũ trí thức trưởng thành từ chế độ Cộng Sản hoặc thuộc “thành phần thứ ba” trước năm 1975, cùng các vị trí thức nước ngoài đặc biệt là ở Harvard, Hoa Kỳ. Các vị thuộc thành phần thứ 3 và các vị ở Harvard không hiểu sao cứ làm tôi nghĩ tới phong trào phản chiến, phong trào chống VNCH và ủng hộ Cộng Sản ở Harvard và Hollywood trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Với trình độ tri thức trung bình, một người như tôi, thiển nghĩ, cũng có quyền đặt nghi vấn về những con người này.
Một tổ chức cổ vũ hòa giải mà lại không hề có sự tham gia của thành phần trí thức từng là nạn nhân Cộng Sản. Các vị có thiện chí hòa giải thực sự hay không, tôi chưa dám bàn đến, nhưng khi muốn hòa giải thì điều tối thiểu là phải có đầy đủ các bên liên quan. Ví như có một người A đánh người B bị thương, muốn hòa giải thì trong bàn hòa giải ấy phải có anh A và anh B, cả những người bên A và bên B; chứ không thể chỉ có anh A và những người liên quan đến anh, hay những người bàng quan đứng giữa (thành phần thứ ba) mà thiếu đi sự có mặt của anh B. Chưa nói đến nội dung hòa giải và khả năng hòa giải, thành phần của “hội đồng hòa giải” này cũng khiến người ta ngay từ đầu đã không khỏi nghi ngờ.
Thứ hai, về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt. Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo. 
Nhìn vào cuộc đời vị vua này, tôi nhận thấy một diễn tiến mỹ mãn, một kết thúc có hậu và một lựa chọn đứng trên thiên hạ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những gì ông làm đều đúng và đều có thể áp dụng cho thời đại chúng ta. Tên tuổi Trần Nhân Tông tất nhiên xứng đáng để đặt cho bất cứ học viện nào, nhưng không phải vì “tinh thần Hòa giải” theo cách mà chúng ta gán ghép cho ông (sẽ nói ở phần sau), mà vì công lao thực sự đối với đất nước (như là một vị vua và một nhà văn hóa). 
Con người là luôn sai lầm nên việc ca ngợi ông như một bậc thánh là quá miễn cưởng, ấy là chưa nói đến việc “thánh hóa” ông để làm bình phong che đậy một dụng ý nào đó. Biến ông thành một tấm gương đạo đức cao cả để định hướng cho một ý đồ của chúng ta là một hành vi lợi dụng lịch sử trắng trợn. Ông đã là một nhân vật lịch sử, xin đừng sử dụng ông trong những vấn đề mà thời đại chúng ta phải đối mặt. Cá nhân tôi luôn đề cao việc sử dụng những giá trị đương đại để giải quyết những vấn đề đương đại. Việc sùng bái cá nhân, chẳng có tác dụng giải quyết triệt để vấn đề hôm nay mà còn gây ra những hệ lụy tai hại trong nhận thức của công chúng. Chúng ta không cần bất cứ tượng đài cá nhân “hậu Hồ Chí Minh” nào nữa.
Thứ đến, xin lạm bàn về câu chuyện mà nhà sư Thích Nhất Hạnh kể về vua Trần Nhân Tông. Chuyện kể rằng, sau khi đánh xong giặc Nguyên, nhà vua đã cho đốt tất cả các tài liệu bí mật ghi về việc các cận thần của ông đã hợp tác với quân Nguyên và nói rằng: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Trước tiên, xin đừng nhìn mọi việc dưới nhãn quan luân lý dễ dãi. Bởi luân lý là quan trọng nhưng không phải lúc nào nó cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề của nhân loại.
Thời quân chủ, ông vua chính là luật pháp, là nguyên tắc tối thượng, ông muốn bắt tội ai thì bắt, tha cho ai thì tha. Một khá năng lớn là: những người mà nhà vua không trừng phạt và giấu kín cả hành động phản quốc của họ là hoàng thân quốc thích; cho nên sự ân xá của ông chỉ là để bảo vệ uy danh của hoàng triều. Quả thật, hành động cá nhân tùy tiện của một ông vua chính là đặc trưng của chính thể quân chủ chuyên chế. Ở đây, luật pháp trong tay ông và ý dân có thể là điều ông không cần màng đến. Dù là một vị vua anh minh, có gì đảm bảo quyết định của ông không cảm tính, không phù hợp và không vị nể tình riêng?
Trong thời đại pháp trị này, tất cả mọi người, kể cả một nguyên thủ quốc gia, đều hành xử trong sự điều chỉnh và chế tài của luật pháp. Một vị nguyên thủ dù tài năng xuất sắc cũng không thể đưa ra những quyết định tùy tiện và độc đoán. Một kẻ có tội đáng bị trừng phạt phải do pháp luật quyết định chứ không phải dựa trên quyết định cá nhân của người cầm quyền. 
Không biết câu chuyện ấy có thật hay không và được lấy ra từ tài liệu lịch sử nào, nhưng dẫu nó là thật thì việc này cũng chỉ cho thấy tính chất độc đoán của quyền lực quân chủ. Tôi viết những dòng này không nhằm đả kích cá nhân vua Trần Nhân Tông, mà nhằm chỉ ra cái khiếm khuyết tất yếu của nền chính trị quân chủ. Và từ đó, sẽ thấy thật vô lý nếu lại lấy cái giá trị khiếm khuyết đó để áp dụng cho thời đại này, dù nhân danh Hòa giải hay gì đi nữa. Chúng ta không thể lấy cái luân lý cũ, cái nguyên tắc cai trị cũ ra để áp đặt vào thời đại mới, lấy một câu chuyện mang đầy màu sắc quân chủ để cổ vũ hòa giải trong thời pháp trị. Nếu làm vậy, thì một là chúng ta quá vô lý, hai là chúng ta có ý đồ ám muội.
Còn câu chuyện về hòa giải đã tốn khá nhiều giấy mực và dấy lên nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, tôi không dám bàn đến, chỉ xin nói rằng: Nếu anh A đánh anh B bị thương thì còn bàn đến chuyện hòa giải để mang hai anh lại, cùng ngồi vào bàn nói chuyện với nhau, để anh A nói chuyện xin lỗi và bồi thường cho anh B. Cần phải lưu ý trong chuyện này, anh A phải là người chủ động, có thiện chí thực sự, và phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Anh A phải mang tiền thuốc men và thành khẩn đến nhà anh B nói chuyện hòa giải, để mong anh B khỏi kiện ra tòa; chứ không phải cứ trịch thượng ngồi nhà, rồi cho người ra đánh tiếng trước cổng nhà, rêu rao về hòa giải. Còn trường hợp anh A đánh anh B chết thì theo luật pháp, dù gia đình anh B có muốn tha cho anh A cũng không được, vì hành vi của anh A lúc này là tội phạm hình sự không chỉ lấy đi tính mạng của cá nhân anh B mà còn xâm phạm đạo đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách cư xử bình thường của xã hội. Lúc này, vai trò giải quyết vụ việc phải được giao cho luật pháp, chứ không ai có thẩm quyền bàn đến trừng phạt hay tha thứ. Sau khi Công lý được thực thi thì mới tính đến chuyện hòa giải giữa hai gia đình A và B. Thật vậy, Hòa giải cần một số điều kiện, mà Công lý là điều kiện không thể bỏ quên.
Để kết thức bài viết, tôi xin chia sẻ rằng: học viện Trần Nhân Tông có nhiều nhân sự và cố vấn phương Tây, nhưng điều đó không phải là một bảo chứng hữu hiệu cho uy tín và giá trị của học viện này. Sau buổi trao giải thưởng vắng mặt cho hai chính khách Burma và những phát hiện của công luận về việc đưa thông tin không đúng sự thật của tổ chức này, học viên Trần Nhân Tông xem như đã mở đầu “vở kịch” không được thành công. Và nhân đó, chúng ta cũng cảm nhận được rằng: uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.
Là một người ít học, ít tuổi nhưng lại hay nói thật những điều mình nghĩ, tôi rất mong nhận được cái nhìn bao dung từ độc giả. Thành thật mong rằng, tranh luận không đẩy người ta ra xa nhau mà mang chúng ta đến gần nhau trong tinh thần mưu cầu sự thật.

Tam Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét