Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tin ngày 04/2/2013

  • Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (RFI) - Sáng sớm hôm nay 03/02/2013, hàng ngàn người đã đưa tiễn nhạc sĩ Phạm Duy từ tư gia, ở một phố nhỏ quận 11, thành phố HCM, đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang công viên Bình Dương. Cái chết của người nhạc sĩ tài hoa cao niên, một trong những đỉnh cao của nền âm nhạc Việt Nam, đã để lại rất nhiều xúc động.
  • Nga chấp nhận mở đối thoại với đối lập Syria (RFI) - Lần đầu tiên ngoại trưởng Nga đã gặp gỡ lãnh đạo đối lập Syria và tuyên bố muốn hai bên « tiếp xúc thường xuyên ». Hai ông Serguei Lavrov và Ahmed Moaz al-Khatib hội kiến lần đầu tiên bên lề hội nghị an ninh quốc tế Munchen, Đức.
  • Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về DVD Asia 71 bị cấm (VOA) - Trong đĩa nhạc có ca khúc của nhạc sĩ Trúc Hồ cùng tên với cuộc vận động chữ ký cho nhân quyền VN ‘Triệu Con tim-Một tiếng nói,' và nhạc phẩm ‘Bạn Thân’ của Việt Khang
  • Thời cơ không thể để mất (VOA) - Hiệp định Paris ký đã 40 năm. Lẽ ra đây phải là dịp toàn dân cùng nhau nhìn lại quãng đường dài vừa qua để rút kinh nghiệm
  • Mỹ giúp Mexico điều tra vụ nổ Pemex (VOA) - Các chuyên viên về chất nổ của Hoa Kỳ đang giúp Mexico điều tra vụ nổ tại trụ sở chính của tổng công ty dầu khí Pemex ở Mexico City
  • Công bố ảnh Obama bắn súng thể thao (BBC) - Tòa Bạch Ốc đưa tấm hình chụp tổng thống đang ngắm bắn, dường như để dẹp tranh cãi về việc ông Obama có từng bắn súng hay không.
  • 'Tù mù về Chủ nghĩa Marx' (BBC) - Luận bàn về chủ nghĩa Marx 'từ lý luận tới thực tiễn' và 'thói quen tư duy' của con người từng sống trong thể chế cộng sản.
  • Bà Clinton cảnh báo tình hình khu vực (BaoMoi) - Trong bài phỏng vấn cuối cùng với báo The New York Times trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton cho rằng tình hình tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn”.
  • Cú hích của tân Ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam (BaoMoi) - Nguyên Đại sứ Ngô Quang Xuân cho rằng, dưới thời Ngoại trưởng John Kerry, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi nên tận dụng nhằm hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược.
  • Thủ lĩnh đối lập Đài Loan tới Nhật dù có căng thẳng (BaoMoi) - Ngày 3/2, ông Tô Trinh Xương, Chủ tịch Đảng Dân Tiến (DPP) của Đài Loan (Trung Quốc) đã lên đường thăm Nhật Bản trong "một chuyến thăm thiện chí" bất chấp những tranh cãi về chủ quyền giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đối với quần đảo ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku.
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của đảo núi lửa ở Biển Đông (BaoMoi) - Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), chạy tàu cao tốc theo hướng Đông Bắc chừng hơn 1 giờ đồng hồ, bạn sẽ đến được đảo Lý Sơn, một thiên đường với cát trắng, biển xanh và nắng vàng.
  • Nhật, Trung sầm sập lao đến bờ vực chiến tranh (BaoMoi) - Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đang leo thang chóng mặt, đầu tiên là từ những cuộc “chạm trán” của các tàu phi quân sự, các cuộc đụng độ nguy hiểm của tàu tuần tra, tàu chiến đến những cuộc rượt đuổi nghẹt thở giữa máy bay không được trang bị vũ khí rồi đỉnh cao là cuộc đối đầu lần đầu tiên giữa chiến đấu cơ hai nước.
  • Hai chọi một (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông không những tiếp tục leo thang căng thẳng mà chỉ ra tương quan lực lượng giữa các bên đang thay đổi.
  • Nguy cơ rất thật (BaoMoi) - Vài ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam không ngừng chỉ trích ứng dụng WeChat, dùng trên điện thoại di động, do ngấm ngầm đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ được tích hợp kèm. Đến ngày 31.1, WeChat của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) chính thức phản hồi về vấn đề này trên phần thông tin dịch vụ bằng tiếng Việt.
Bản tin tiếng Anh


  • Rural development remains a top priority (Washington Post) - Efforts will be intensified to accelerate the country's agricultural modernization and enhance developmental vitality in the sector, a central policy document said.
  • Self-developed nuclear reactor ready for export (Washington Post) - China's self-developed nuclear reactor, known as the CAP1400, will be ready for export this year, an executive from State Nuclear Power Technology Corp said on Friday.
  • Chinese to invest more in EU: survey (Washington Post) - Chinese investors generally see the European Union as being open to foreign investment, and are willing to increase investment there.
  • Smog affected more than 800m people: report (Washington Post) - The Chinese Academy of Sciences estimated that the recent smog across China has affected more than 800 million people, China Central Television reported on Thursday.
  • Demand for oil to rise 4.8% (Washington Post) - As China's economy gradually rebounds, its demand for oil will rise at a modest rate of 4.8 percent to 514 million metric tons this year, and imports will continue to grow, the CNPC Economic and Technology Research Institute said on the same day.
  • West gets lesson in Chinese opera (Washington Post) - How difficult is it to sing opera in Mandarin? This was the first question raised by a middle school student at The Dalton School in Manhattan.
  • Paralyzed man gets new ventilator (Washington Post) - The paralyzed man who has been breathing with the help of a respiratory bag and a home-made ventilator for seven years is getting a new "lung".
  • 13 dead, 21 injured in SW China road accident (Washington Post) - Thirteen people died and 21 others were injured, including 11 seriously, after an overloaded coach turned over and crashed along a 100-meter slope in Southwest China's Guizhou province on Sunday, local authorities said.
  • Li urges more mutualtrust with US (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang called for more trust between China and the United States while meeting a visiting US congressional delegation on Thursday.
  • Premier underscores inflation issue (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Wednesday stressed that issues regarding consumer prices should never be underestimated, though the country's inflation has remained moderate.
  • 12 dead in NE China mine accident (Washington Post) - Death toll rose to 12 Wednesday afternoon from a coal mine accident in Northeast China's Heilongjiang province, local authorities said.

Nguyễn Thị Từ Huy - Góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992

Văn bản này được soạn thảo nhằm đáp ứng lời kêu gọi của Quốc hội về việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 (từ đây được viết tắt là Dự thảo). Ở đây chúng tôi phát triển các ý căn bản đã trình bày tại Hội thảo phụ nữ trí thức và doanh nhân góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 1/2/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xuất phát từ quan niệm chung về hiến pháp:
Ý nghĩa của hiến pháp, lý do khiến cho một dân tộc phải có hiến pháp, đó là nó nhằm bảo vệ quyền con người và các quyền tự do công dân, chống lại sự lạm dụng có thể xảy ra của những người nắm giữ các quyền lực. Những quy định về tổ chức nhà nước và sự phân quyền của các bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm đảm bảo cho các quyền con người và tự do công dân được thực hiện một cách tốt nhất. Vì thế mà mệnh đề đầu tiên (tôi nhấn mạnh) của“Lời nói đầu” tức cũng là của toàn bộ Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp là: “Nhân dân Pháp trịnh trọng tuyên bố cam kết thực hiện Quyền Con Người”. Vì thế mà trong điều 1 của hiến pháp nước này (được đặt riêng, trước tất cả các chương) có quy định rằng “nước Pháp phải đảm bảo sự công bằng trước pháp luật cho tất cả mọi công dân không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc hay tôn giáo”. Vì thế mà điều XVI của “Bản tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789”, được đưa vào như một phần của Hiến pháp Cộng hòa Pháp, nói rõ: “MỌI XÃ HỘI trong đó các Quyền con người không được đảm bảo, sự phân lập các Quyền lực [lập pháp, hành pháp, tư pháp] không được xác định, thì không hề có Hiến Pháp (tôi nhấn mạnh)”. Điều này giải thích tại sao thời phong kiến không có hiến pháp mặc dầu có luật pháp. Nó cũng giải thích tại sao hiến pháp chỉ có thể ra đời cùng với cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ trong thể chế dân chủ quyền con người mới được đảm bảo.
Cũng vì thế mà hiến pháp đúng nghĩa phải là sản phẩm của toàn thể nhân dân. Hiến pháp là cam kết của tất cả mọi người trong xã hội về những quy định chung cần phải thực hiện và tôn trọng. Không một ai, không một tổ chức nào được áp đặt ý chí của cá nhân mình, của nhóm mình, của tổ chức mình lên toàn xã hội. Vì thế hiến pháp phải được toàn thể nhân dân thông qua. Nếu hiến pháp không thông qua trưng cầu dân ý, không được toàn thể nhân dân thông qua, nếu hiến pháp chỉ là kết quả bị áp đặt bởi ý chí của một bộ phận nhỏ trong xã hội, thì hiến pháp sẽ đánh mất toàn bộ ý nghĩa của nó.
Trên cơ sở quan niệm chung đó về hiến pháp, tôi phân tích một số chi tiết sau đây của Dự thảo:
1. Về “Lời nói đầu”: Lời nói đầu không nên quá dài dòng như trong Dự thảo và chỉ được đề cập đến một chủ thể duy nhất là nhân dân Việt Nam. Bởi vì trong khái niệm “nhân dân Việt Nam” đã bao hàm toàn bộ những người Việt Nam, dù đứng ở cương vị nào, làm công việc gì, tham gia đoàn hội hay đảng phái nào. Tham khảo các nước khác, chẳng hạn Pháp hay Hoa Kỳ, cũng thấy rằng trong lời mở đầu của hiến pháp chỉ có một chủ thể duy nhất là nhân dân: “nhân dân Pháp”, “nhân dân Hợp chúng quốc”. Lời nói đầu chỉ cần đề cập đến chủ thể nhân dân là đủ, vì chủ thể đó đã bao hàm hết tất cả mọi chủ thể khác trong xã hội. Đó mới đúng là tinh thần của một hiến pháp của dân, do dân, và vì dân. Lời nói đầu của Dự thảo quá dài, với những tuyên dương công trạng không đúng chỗ. Điều đó làm mất ý nghĩa của hiến pháp. Bởi vì hiến pháp phải là nơi không được thể hiện bất kỳ sự thiên vị nào. Người soạn thảo hiến pháp phải đứng từ vị thế của nhân dân. Những người soạn thảo hiến pháp và những người có trách nhiệm đảm bảo cho hiến pháp được thực thi, cần tự nhìn mình từ góc độ là một phần của nhân dân.
2. Nếu quan niệm chung cho rằng hiến pháp là một văn bản được lập ra nhằm bảo vệ quyền con người thì điều 4 của Dự thảo hiến pháp sẽ không cho phép mục đích này được thực hiện. Vì quyền con người chỉ được đảm bảo bởi các nguyên tắc dân chủ. Mặc dù Dự thảo xác định Việt Nam là một nước dân chủ, nhưng các nguyên tắc dân chủ không thể thực hiện được khi chỉ có một lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo và điều hành xã hội. Nếu những người soạn thảo hiến pháp chịu nhìn thẳng vào thực tế sẽ thấy rõ như vậy. Như nhiều người đã phân tích, điều 4 tạo mâu thuẫn với nhiều điều khoản khác trong hiến pháp, sẽ không cho phép những điều khoản khác được thực hiện, vì nó mâu thuẫn với nền tảng của hiến pháp, mâu thuẫn với tinh thần của hiến pháp và mục đích của hiến pháp. Khi các nguyên tắc dân chủ không thể thực hiện được, khi quyết định chỉ nằm trong tay một thiểu số, khi tất cả đều vận hành theo phương thức áp đặt, thì việc quyền con người bị xâm phạm là điều không thể tránh khỏi. Nếu mục đích của hiến pháp là phòng ngừa sự lạm dụng của những người có quyền lực thì điều 4 lại tạo hậu thuẫn cho những người nắm quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp có điều kiện để lạm dụng các quyền mà họ có trong tay, đặc biệt khi tam quyền không phân lập, bị chi phối và bị kiểm soát bởi một quyền lực lãnh đạo duy nhất. Bản thân việc thực hiện bản sửa đổi hiến pháp lần này rất nhiều khả năng sẽ là một ví dụ chứng minh cho điều đó. Sau khi hiến pháp 2013 được công bố, nếu điều khoản này vẫn được duy trì, thì ta sẽ thấy chắc chắn quyền con người sẽ càng bị vi phạm nặng nề hơn nữa. Hiện nay, chúng ta đã không thể phủ nhận được rằng quyền con người luôn là một vấn đề khiến Việt Nam gặp khó khăn trong nhiều hoạt động ở phạm vi quốc tế. Bởi theo đánh giá của thế giới chúng ta là một trong những nước vi phạm nhân quyền nặng nề nhất. Làm sao phủ định được điều đó? Không thể phủ định được thực tế và cũng không thể phủ định được rằng sự vi phạm quyền con người đã bị quy định từ trong hiến pháp cùng với điều khoản về quyền lãnh đạo của một đảng duy nhất. Và như thế, vì không hướng tới bảo vệ quyền con người nên hiến pháp không còn là hiến pháp nữa.
3. Về khoản 2 của điều 15 trong Dự thảo: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khoẻ của cộng đồng”. Khoản 2 này, nếu không thêm vào mệnh đề: “những lý do này được xác định cụ thể trong bộ luật” thì rất có thể sẽ vô hiệu hóa khoản 1 của điều 15: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Khoản 1 này là quy định cốt lõi nhất về quyền con người trong Dự thảo. Nhưng quy định này sẽ bị vô hiệu hóa khi khoản 2 không định nghĩa thế nào là lý do quốc phòng, an ninh quốc gia? Đây rất có thể là những lý do mơ hồ muốn diễn giải như thế nào cũng được và trở thành chỗ dựa để vi phạm quyền con người. Nếu lấy quyền con người là mục đích tối cao của một hiến pháp đích thực, thì khoản 2 của điều 15 trong Dự thảo lại tạo cơ sở để vi phạm mục đích đó. Một hiến pháp không thể nào lại có thể có những điều khoản mâu thuẫn đến như vậy được.
4. Điều 22 của Dự thảo bỏ mất một ý quan trọng của điều 71 Hiến Pháp 1992: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp tội phạm bắt quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”. Cần phải khôi phục lại điều này, nếu không quyền con người sẽ tha hồ bị vi phạm, sẽ bị vi phạm nặng nề. Vì lúc đó bất kỳ ai cũng sẽ bị bắt mà không cần lý do, không cần các thủ tục pháp lý. Lúc đó sẽ không thể nào có một nhà nước pháp quyền, và công dân sẽ hoàn toàn không được bảo vệ.
Trong khi đó Hiến pháp Mỹ quy định cụ thể: “Quyền của con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền này sẽ không được vi phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ”.
5. Điều 26 của Dự thảo quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Liên quan đến nội dung về tự do ngôn luận, hiến pháp Cộng hòa Pháp có hai điều: “Không ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo, miễn là việc trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp”. “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người (tôi nhấn mạnh). Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”. Vì sao nước Pháp quan niệm rằng tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến lại là một trong những quyền quý giá nhất của con người? Vì đó là thứ tự do tạo điều kiện cho con người phát triển hết tất cả các năng lực của mình. Bởi vì tư duy là một năng lực mà chỉ con người mới có. Quốc hội và Ủy ban Dự thảo cần đối diện với thực tế để thấy rằng, mặc dù Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền đó đã không được thực thi trên thực tế. Những cáo buộc của quốc tế về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận.
6. Điều 38 của Dự thảo xóa bỏ các trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với người lao động được quy định ở điều 55 và 56 của Hiến pháp 1992. Như vậy sẽ không còn các chính sách và chế độ bảo hộ lao động, người lao động có thể bị đối xử như thế nào cũng được.
7. Điều 41 của Dự thảo xóa bỏ hầu hết các nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực y tế được quy định trong điều 39 và điều 61 của Hiến Pháp 1992. Cần khôi phục lại các trách nhiệm và các nghĩa vụ đó, nếu không xã hội của chúng ta sẽ là một xã hội vô nhân đạo nhất hành tinh.
8. Điều 42 của Dự thảo xóa bỏ tất cả các trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với nền giáo dục quốc dân đã được quy định rõ trong điều 59 của Hiến pháp 1992. Cần khôi phục lại các trách nhiệm và nghĩa vụ này. Nếu không nền giáo dục đang hết sức khủng hoảng này sẽ còn tồi tệ hơn nữa và sẽ không thể hình dung hết hậu quả.
9. Điều 47 của Dự thảo: “Tội phản bội Tổ Quốc là tội nặng nhất”. Thế nào là tội phản quốc? Và tại sao nặng nhất? Nếu không xác định rõ thế nào là tội phản bội tổ quốc thì điều luật này cũng có nguy cơ, một mặt trở thành cái cớ cho sự vi phạm nhân quyền, mặt khác sẽ dung túng cho những kẻ thực sự phản bội tổ quốc. Hiến pháp Hoa Kỳ nêu rõ: “Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ bao gồm hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ kẻ thù, trợ giúp và úy lạo chúng. Không một ai bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội công khai trước tòa”.
10. Điều 58 của Dự thảo sửa đổi, bổ sung điều 18 của Hiến pháp 1992. Quan điểm quan trọng nhất của việc sửa đổi hiến pháp 1992, được nêu trong “Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của Ủy ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp, ở mục 2.1 là: “Phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan”. Theo tôi đây là một quan điểm rất đúng. Bởi vì phải căn cứ trên thực tế, căn cứ vào vào những vấn đề nảy sinh khi thi hành hiến pháp, để lấy cơ sở cho sự sửa đổi hiến pháp. Điều 18 của Hiến pháp 1992 đã làm nảy sinh quá nhiều bất cập trong thực tế, tạo ra bao nhiêu bi kịch cho người dân, tạo ra những bất ổn trong lòng xã hội. Tiếp tục duy trì điều luật này về đất đai sẽ tiếp tục taọ ra những bất công trầm trọng. Trong khi đó hiến pháp phải là văn bản tạo cơ sở đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người. Ở đây tôi chỉ nói từ góc độ tinh thần hiến pháp, còn những hậu quả khác đã được phân tích rất nhiều.
11. Điều 70 của Dự thảo đã được nhiều người nêu ý kiến vì sự bất cập không thể phủ nhận của nó. Hiến pháp là của nhân dân, của tất cả những người có cùng chung Tổ quốc. Chính Dự thảo cũng không thể bác bỏ được điều này. Vì thế không thể đi ngược lại tinh thần của Hiến pháp, quân đội chỉ có thể bảo vệ Tổ quốc và nhân dân mà thôi. Điều 12 của Bản tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân 1789 ghi rõ: “Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công [cảnh sát, quân đội v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không phải để sử dụng riêng cho mục đích của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực lượng”.
Quốc hội cần phải nhìn thấy trước rằng, nếu bảo vệ Tổ quốc và nhân dân trở thành nhiệm vụ thứ yếu của quân đội Việt Nam thì không những quyền con người có nguy cơ bị vi phạm, mà cả an ninh quốc gia cũng có thể sẽ không được đảm bảo một cách chắc chắc.
Cá nhân tôi không thể nhận xét hết tất cả các điều khoản trong Dự thảo, một công việc đòi hỏi công sức của toàn dân.
Nhận xét chung của tôi là, với Dự thảo lần này, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền con người bị giảm thiểu thái quá. Trong khi đó nhiều điều khoản taọ cơ sở cho sự vi phạm quyền con người. Không chỉ đơn giản là vi phạm quyền con người, mà nó còn tạo cơ sở cho bất công, cho sự bất ổn của xã hội, và sự bấp bênh của an ninh quốc gia. Quốc hội cần cân nhắc.
Nếu lấy điều XVI của “Bản tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789” (mà tôi trích dẫn ở đầu văn bản) làm quy chiếu thì Dự thảo mà chúng ta đang bàn luận ở đây sẽ không được các dân tộc khác coi là hiến pháp. Nguy cơ là khi Dự thảo được thông qua và trở thành Hiến pháp thì xã hội của chúng ta sẽ trở thành một xã hội “không hề có Hiến pháp”. Vậy Quốc hội và Ban soạn thảo có nên cân nhắc lại về công việc mà mình đang làm hay không? Trách nhiệm của quý vị đối với cộng đồng sẽ rất nặng nề khi là tác giả của một bản hiến pháp nhưng lại không phải là hiến pháp như vậy. Chúng ta không ai tránh được sự phán xét của lịch sử. Nhưng điều quan trọng hơn, không phải là bị phán xét hay không, mà chúng ta cần hình dung hậu quả mà hành động của mình sẽ gây ra cho cả cộng đồng trong đó mình tồn tại. Nếu một bản hiến pháp sẽ đẩy cả cộng đồng xuống vực thẳm thì mỗi người chúng ta cũng ít hoặc không có cơ may ở lại được trên bờ vực.
Điều quan trọng là phải có một bản hiến pháp thực sự, một bản hiến pháp bảo vệ được quyền con người và chống lại một cách hiệu quả nguy cơ quyền lực bị lạm dụng bởi những người nắm giữ nó.
Hiện nay có một bản Phác thảo (tôi dùng từ này để phân biệt nó với Dự thảo của Quốc hội) do 72 trí thức Việt Nam chấp bút, với ý thức và trách nhiệm công dân của họ. Quốc hội cần ghi nhận và tham khảo bản Phác thảo hiến pháp này. Trong đó sẽ có một số thay đổi căn bản. Đó là những thay đổi không thể thiếu, những thay đổi bắt buộc phải có, nếu muốn xây dựng một hiến pháp thực sự, một hiến pháp đúng với tinh thần hiến pháp.
Những ý kiến trên đây là của một công dân Việt Nam chưa bao giờ có ý định sống và làm việc ở một nơi nào khác hơn là Việt Nam, chưa bao giờ thôi mong muốn rằng có thể tự hào khi là công dân Việt Nam, chưa bao giờ thôi mơ ước rằng một ngày nào đó Việt Nam có thể bình đẳng với các nước khác trên thế giới.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 1/2/2013
Nguyễn Thị Từ Huy
(Văn bản này đã được gửi tới văn phòng Quốc hội qua thư điện tử)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sửa Hiến Pháp - Bịp có bằng chứng

Ông Nguyễn Văn Phúc
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến đó, ông Phúc đã tuyên bố, "...nếu chúng ta thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp tháng 5-2013 thì phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến Pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật đất đai (sửa đổi)." Lời tuyên bố đó cho thấy rõ ràng việc lấy ý kiến nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này chỉ là bịp bợm. 
Theo báo Tuổi Trẻ, sáng 23-1, trong cuộc tọa đàm trực tuyến của Cổng thông tin điện tử Chính phủ về việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, qua một câu trả lời của ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, người ta đã thấy lộ rõ âm mưu lừa dối của Đảng khi tung ra chiến dịch gọi là vận động dân chúng đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. 
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến đó, ông Phúc đã tuyên bố, "...nếu chúng ta thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp tháng 5-2013 thì phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến Pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật đất đai (sửa đổi)."
Lời tuyên bố đó cho thấy rõ ràng việc lấy ý kiến nhân dân trong việc sửa đổi Hiến Pháp lần này chỉ là bịp bợm. Bởi vì ai cũng biết Hiến Pháp là luật mẹ, phải được soạn thảo và biểu quyết trước rồi mới soạn thảo các đạo luật phù hợp với Hiến Pháp. Không nước nào theo tiến trình lập hiến và lập pháp ngược lại. 
Nguyên lý của Hiến Pháp như sau: "Mục đích của Hiến Pháp là qui định phương cách tổ chức và hoạt động của guồng máy nhà nước và trong đó có những giới hạn nghiêm trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (government) nhằm bảo vệ các quyền căn bản của người dân là quyền Sống (Life), quyền Tự Do (Liberty) và quyền Mưu cầu hạnh phúc (the pursuit of Happiness)." Hiến Pháp chỉ vạch ra những đường lối đại cương, những nguyên tắc căn bản điều hành quốc gia. Hiến Pháp không đi vào chi tiết. Bởi vì, cuộc sống luôn luôn sinh động, có nhiều thay đổi. Khi văn minh kỹ thuật thay đổi, cuộc sống thay đổi, văn hóa, phong tục, tập quán thay đổi, thì luật pháp thay đổi theo, vì luật pháp phải phản ảnh cuộc sống. Bởi thế, nếu đi vào quá chi tiết thì Hiến Pháp sẽ sớm bị cuộc sống vượt qua và sẽ phải liên tục sửa đổi tạo sự bất ổn trong công cuộc điều hành guồng máy nhà nước. Hiến Pháp dành những qui định thường nhật của nhân dân cho những đạo luật được soạn thảo bởi những quốc hội lập pháp về sau. Có như vậy xã hội mới có được những đạo luật hữu ích, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Có những hành vi trước kia là trái luật nhưng ngày nay không còn được coi là trái luật nữa. Ví dụ theo luật Hồng Đức, "để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại không để tang mà nhởn nhơ vui chơi" là yếu tố của tội bất hiếu, nhưng ngày nay những hành vi này không bị kết tội hình sự nữa. 
Ngay cả trong luật Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, những luật lệ về kinh tế thay đổi nhiều trong thời gian 2 thập niên qua. Luật thay đổi nhưng Hiến Pháp có đời sống lâu dài hơn nếu những nhà lập hiến có viễn kiến. Bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ là bản Hiến Pháp đầu tiên của nhân loại và cũng là bản Hiến Pháp tiên tiến nhất vì những nhà lập hiến Hoa Kỳ là những người có viễn kiến. Họ chỉ qui định những nguyên lý căn bản của Hiến Pháp, những nguyên lý lập hiến "bất biến". Những nguyên lý lập hiến đó không có qui định nào hạn chế quyền công dân mà hoàn toàn chỉ là một kế hoạch qui định cách tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước. Bốn nguyên tắc lập hiến cơ bản đó là:  
1- Quyền lực của nhân dân (Rule by the people);  
2- Giới hạn quyền lực của nhà nước (limited powers);  
3- Phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước (Separation of powers); và  
4- Cơ quan bảo vệ Hiến Pháp (Tòa tối cao liên bang) có quyền hủy bỏ những đạo luật vi hiến.
Như vậy các đạo luật phải tuân theo Hiến Pháp, phải hợp hiến, chứ Hiến Pháp không phải "hợp luật". Khi một bản Hiến Pháp mới được ban hành thì các đạo luật có trước sẽ tiếp tục được áp dụng nếu còn phù hợp với hiến pháp mới. Những đạo luật nào trái với hiến pháp mới thì phải hủy bỏ. Không thể có chuyện tréo cẳng ngỗng là Đảng và nhà nước "phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật Đất Đai" như ông Nguyễn Văn Phúc - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã tuyên bố. 
Bài báo trích dẫn trên báo Tuổi Trẻ cho biết bên lề cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Phúc - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phó trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 - đã trao đổi với báo chí xung quanh quy định về thu hồi đất trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi). Bài báo viết nguyên văn câu hỏi của báo chí và trả lời của ông Phúc như sau:
"* Dự kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5, trong khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến phải đến kỳ họp cuối năm mới thông qua. Vậy trong trường hợp giữa hai văn bản này có sự vênh nhau trong quy định về thu hồi đất thì sao?
- Đó là điểm hiện đang được thảo luận, bởi vì nếu chúng ta thông qua dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp tháng 5-2013 thì phải làm thế nào để quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp thông qua sau đó vào tháng 10-2013 không trái với quy định của Luật đất đai (sửa đổi). Nghĩa là phải đảm bảo tính nhất quán về chính sách. Có ý kiến cho rằng vẫn có thể lần lượt thông qua hai văn bản nêu trên nếu đảm bảo được tính nhất quán. Tuy nhiên, có ý kiến khác cũng đề nghị thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai (sửa đổi) cùng thời gian để đảm bảo tính thống nhất của quy định này."
Với chức vụ của ông Phúc, tuyên bố của ông là tuyên bố của Đảng, của chính quyền, của ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Khi ông Phúc tuyên bố như vậy thì người dân suy luận có hai tình huống xảy ra: Hoặc Đảng và chính quyền dốt luật, đặc biệt là luật Hiến Pháp. Hoặc là Đảng và chính quyền muốn bịp dân chúng qua một cuộc sửa Hiến Pháp giả tạo.
Sau bài này, tôi sẽ lần lượt gửi tới độc giả một số bài nghiên cứu về Nguyên tắc và nguyên lý soạn thảo Hiến Pháp và Luật pháp để độc giả và nhân dân tham khảo và để tự bảo vệ chống lại sự sách nhiễu của cơ quan thi hành luật pháp các cấp.

Nguyễn Tường Tâm

Tin hay không tùy bạn - Vụ án ma túy rúng động cách đây 16 năm?

Tòa sơ thẩm  tuyên bản án tử hình.
                  
Bây giờ hắn ngồi đó, trên chiếc ghế băng, giữa hai chiến sỹ công an mang quân hàm thượng sĩ. Thật trớ trêu, mấy tháng trước hai người này so với hắn chỉ là lính lác! Hắn từng đeo lon đại úy chứ đâu phải tầm thường? Một đại uy vai vế chứ không phải đại úy bình thường. 
Nhưng giờ hắn là một tử tội. Khuôn mặt no nê, vênh váo trước kia, giờ tóp lại, dài ngoẵng ra, miệng vêu vao, cặp mắt thâm quầng.
               
Hắn nhìn xuống hai cổ tay bị còng, rồi ngẩng lên nhìn ra khoảng sáng cửa sổ. Ngoài kia là tự do, là hơi thở cuộc sống, là những gì thuộc về quá khứ của hắn. Hắn tự hỏi liệu mình có hy vọng quay về cái quá khứ huy hoàng?  Ngôi nhà khang trang, chiếc xe sang trọng, nghênh ngang, vênh váo trong bộ sắc phục công an kinh tế có quyền hạch sách kết tội người khác, có thể đi bất cứ đâu, ăn uống bất cứ thứ cao lương mỹ vị gì mình muốn, lên giường với những cô gái chân dài nuột nà!
               
Không, dù giàu óc tưởng tượng hắn cũng không dám mơ tới điều đó. Chỉ  vài lạng ma túy đã lãnh án tử hình,  hắn ôm trong người mấy kg Heroin thoát chết sao được. Nhưng hắn vẫn nuôi  hy vọng  tòa phúc thẩm  sẽ  được giảm xuống chung thân.
               
Hắn lại ngẩng mặt nhìn ra cửa sổ. Ngoài kia, không xa lắm hắn có một người  anh em đồng hương, đó niềm hy vọng  của hắn!
               
Vũ Xuân nuốt nước bọt, cố nhớ lại những gì vừa sảy ra trong phiên tòa.
              
Luật sư hỏi hắn:
                - Nhờ ai anh được chuyển công tác từ  một huyện biên giới về Hà Nội?      
               - Thưa, nhờ  đại tá Vũ Hải !
               - Anh có thể nói rõ hơn được không?
               - Dạ !  Vũ Hải đã viết thư giới thiệu tôi với người phụ trách cơ quan  C., đề nghị nhận tôi. Nhờ  lá thư đó tôi đã chuyển từ Tây Trang về Hà Nội.
               - Nhờ đâu mà anh đi chung xe với một lãnh đạo và lợi dụng chiếc xe đó chở  ba bánh Heroin từ  biên giới về Hà Nội?
               -  Dạ thưa, nhờ Vũ Hải!
              -  Vũ  Hải  quan hệ với anh tế nào?
              - Dạ thưa chúng tôi là anh em đồng hương!
              - Vũ Hải giúp anh, anh có giúp gì Vũ Hải không?
              - Dạ có qua lại !
              - Cụ thể qua lại thế nào?
              - Dạ ! Khi Vũ Hải làm nhà tôi cho anh mượn 60 cây vàng bốn số chín, sau đó cho anh 15.000 đô la Mỹ.
              - Anh có nghĩ đó là hành vi hối lộ không?
              - Dạ không! Chúng tôi là anh em!
             
Vũ Xuân tự hỏi  mình khai như vậy đã đúng bàn bài chưa? Có đủ tác động Vũ Hải không ?
              
Vũ Xuân đã giấu nhẹm mối quan hệ với Vũ Hải trong suốt quá trình điều tra, hy vọng Vũ Hải sẽ giải thoát cho mình. Nhưng Vũ Xuân không nhận được bất kỳ tín hiệu giải cứu nào, nên trong phiên sơ thẩm y đã quyết định hé ra ra như vậy. Vũ Xuân muốn rung cây nhát khỉ, buộc Vũ Hải phải cứu mình, cũng là cứu anh ta.
             
Thực ra, 60 cây vàng và 15.000 đô la mới chỉ là một phần tài sản Xuân đã ăn chia cho Vũ Hải từ lợi nhuận buôn ma túy.
            
Mới mùng hai tết vừa qua, Xuân sang chúc tết vợ chồng Vũ  Hải với món quà  đầu năm là phong bao 50.000 đô la Mỹ.
             
Hôm ấy, Xuân lái xe chở vợ chồng Hải về quê. Cả phố huyện  trố mắt nhìn, xôn xao bàn tán. Cái phố huyện  nghèo ấy bao nhiêu người đi bộ đội, thanh niên xung phong, công an. Ngày hòa bình, điểm lại  hy sinh quá nửa.  Những người sống sót quay về  hai bàn tay trắng,  kiếm miếng ăn đổ máu con mắt. Có người  còng lưng vỗ gạch thuê, gánh than thuê, có người lên Hà Nội bán sức lao động ở chợ người bờ đê Yên Phụ.  Người anh cùng họ Vũ với Xuân,  hai  sáu tuổi quân,  mười ba  năm lăn lộn  chiến trường B, nghỉ hưu cấp bậc thiếu tá, sinh  bốn đứa con cả bốn dị dạng, vì di chứng chất độc da cam  anh bị nhiễm ở Tây Nguyên.  Lương thiếu tá không đủ ăn, anh  đẩy chiếc xe ba gác ra lò gạch  xin  sỉ than về nghiền ra,  trộn với cát, xi măng làm gạch lốc,  bán kiếm tiền. Mỗi viên gạch trộn đẫm mồ hôi lời được hai trăm đồng. Phòng thuế đến hỏi giây phép kinh doanh, không có, làm biên bản phạt và đình chỉ kinh doanh, anh cãi, công an tới còng tay...
Những người thành đạt như Hài, như Xuân đếm trên đầu ngón tay. Hai người tỏ ra cao ngạo, vác mặt lên, nhìn mọi người bằng nửa con mắt.
           
Xuân lái xe hơi sang chúc tết bố mẹ Vũ Hải, dù đoạn đường chưa quá ba trăm mét. Xuân móc ví mừng tuổi bố mẹ Hải  mười triệu toàn tiền năm trăm  ngàn đồng vẫn còn niêm ngân hàng. Những người chứng kiến như  nổ con ngươi mắt. Ở thị trấn này hiếm khi nhìn thấy tờ giấy năm trăm ngàn, càng ít thấy số tiền lớn như thế. Đồng tiền của họ kiếm được nhàu nát ướt đẫm mồ hôi! Họ đâu biết chiếc xe hơi sang trọng của Xuân  từng chở ma túy, những đồng tiền nguyên nếp kia từ những cơn phê thuốc điên loạn, làm tan cửa nát nhà bao người,  từ cái chết trắng.
             
Vũ Xuân vênh váo, lên mặt, lên chức bằng chính những đồng tiền ấy.  Hắn  từng  bỏ ra một lần năm, sáu ngàn đô la bao nhậu, bao gái cho các sếp là chuyện thường. Nhất là đối với Vũ Hải, Xuân không tiếc thứ gì. Tuần nào vợ chồng Xuân cũng qua nhà Vũ Hải tiệc tùng. Vợ Hải cũng là sỹ quan công an,  tham chức, tham  tiền  không kém chồng.
             
Mới cách đây không lâu, vợ Vũ Hải nói  với Xuân,  phài lo cho Vũ Hải  đợt  đề bạt sắp tới, vừa làm nhà kẹt tiền.   Lập tức Xuân chạy đi mua cặp rươu Chivas 25,  và bỏ phong bao 20. 000 đô la cho vợ Vũ Hải. Cầm tiền vợ Vũ Hải nói với Xuân : “Anh em chú lo cho nhau còn hơn ruột thịt!”.
            
Khi được điều chuyền từ Tây Trang về Hà Nội, Xuân đưa cho Hải 40.000 đô la chưa kể rượu, thuốc, sâm nhung.
           
Tất cả  đều từ những bánh Heroin buôn lậu mà ra.
           
Tội ác tạo ra tiền, tiền tạo nên mối quan hệ khăng khít  giữa Vũ Xuân và Vũ Hải, mối quan hệ ấy tạo ra tội  ác, tội ác tạo ra tiền! Cái vòng soáy tội lỗi đó làm băng hoại thể chế và xã hội.
           
Xuân không  ngu ngơ,  ít hiểu biết về tác hại của ma túy. Ngược lại, Xuân hiểu cặn kẽ hơn mọi người sự nguy hiểm của cái chết trắng,  thừa biết mình buôn bán ma túy là tội ác tày trời. Nhưng đã bị cuốn vào đường dây tội ác đó không thể thoát ra được. Ma túy  không  chỉ tạo nên những con nghiện ?  Nguy hiểm hơn, nó  tạo nên những băng đảng  tội ác bất chấp tất cả vì mãnh lực của đồng tiền!
         
Người ta nói tiền càng đếm càng thiếu! Khi bị đồng tiến làm chủ, sai khiến con người trở nên quay quắt, dã man,  mù quáng. Xuân là một kẻ như vậy.
             
Khi còn là một sỹ quan công an nghèo, Xuân  ao ước có chiếc xe Dream. Vì  “giấc mơ” ấy, Xuân nhắm mắt cho lọt lưới một tên buôn lậu ma túy. Xuân tự hứa  đó là lần đầu, cũng là lần cuối. Nhưng, Xuân không thể dừng lại được. Tiếng sột soạt, và mùi thơm của những  xấp tiền mới rợi hút Xuân vào lần thứ hai, thứ ba...và  không có điềm dừng.
            
Biết nguy hiểm rình rập, Xuân tìm chỗ che chắn,  và Xuân đã tìm được Vũ Hải, người đồng hương đầy tham lam, thủ đoạn. Hải thửa biết Xuân làm gì, lấy tiền ở đâu, Hải  hứa anh em sống chết đùm bọc nhau với Xuân bên những xấp tiền Xuân kiếm được từ buôn lậu ma túy. Bây giờ Hải còn nhớ lời hứa ấy không,  Hải sẽ cứu thằng em bằng cách nào ?
            
Xuân lại nuốt ngụm nước bọt đắng chát vào cái cổ họng đang khô cháy,  ngẩng mặt nhìn qua cửa sổ.
             
Chiếc xe bịt bùng lùi đít t, hai chiến sỹ công an đầy Vũ Xuân lên. Vũ Xuân vẫn cố ngoái đầu nhìn  xem có thấy Vũ Hải, hay một ám hiệu nào chứng tỏ Vũ Hài quan tâm tới hắn?  Khi con người ta chìm ngập trong tuyệt vọng thì cũng là lúc khát khao hy vọng!
            
Tia hy vọng ấy đến với Vũ Xuân khi phiên tòa phúc thẩm sắp mở. Hắn nhận được lời nhắn: “Đừng bẻ cọc nếu không muốn chết đuối,  tuyên án  chưa hẳn đã chết!”.
           
Mấy đêm liền Vũ Xuân không ngủ, thao thức, trăn trở. Niềm hy vọng tắt ngúm, giờ lóe sáng. Vũ Xuân hiểu lời nhắn  kia  là mệnh lệnh, hắn  phải rút lại những lời khai về mối quan hệ với Vũ Hải trong phiên tòa sơ thẩm, và hắn sẽ được cứu sống bằng  hoãn thi hành án.
            
Trước, quan hệ với Vũ Hải, Xuân có ô che chắn buôn lậu ma túy,  bị bắt, Xuân hy vọng  được giải  thoát,  bị toà sơ thẩm tuyên án tử hình, Xuân hy vọng Vũ Hải tác động rút xuống chung thân. Bây giờ, sau những hy vọng và thất vọng, chỉ còn lại một tia le lói trong đầu Xuân là hoãn thi hành án.
                  
Luật sư bào chữa cho Vũ Xuân hỏi:
                   - Anh còn nhớ những lời khai của anh ở phiên tòa sơ thẩm không?
                   - Thưa còn nhớ!
                 - Anh có tái xác nhận đó là sự thật?
                
Một phút, hai phút trôi qua, lời nhắc nhở: “ Đừng bẻ gãy cọc nếu không muốn chết” vang lên bên tai Vũ Xuân.  Hắn nuốt nước miếng đánh ực, và nói :
                - Tôi xin rút lại lời khai đó!
                 Vị luật sư sững sờ hỏi lại:
               - Anh nói lại một lần nữa được không?
               - Thưa tôi xin rút lại lời khai đó!
              
Vị luật sư cố nén thở dài, xin chấm dứt chất vấn. Tình tiết cuối cùng ông hy vọng có thể làm giảm bớt tội, kéo dài sự sống cho thân chủ của mình, đã bị chính anh ta phủ nhận. Lời khai trước và sau, một khoảng cách ngắn ngủn giữa hai phiên tòa, là sự sâu thẳm của cái chết!
               
Tòa tuyên y án tử hình Vũ Xuân. Hắn tỏ ra bình tĩnh vì nhớ lời dặn cùa Vũ Hải: “Tuyên án chưa hẳn đã chết!”.
                
Ngay hôm sau Vũ Xuân viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước hy vọng đó là thủ tục cuối cùng để  được sống. Vũ Xuân không ngờ đó là lần hy vọng và cũng là tuyệt vọng cuối cùng của mình. Trước và sau chẳng  ai ra tay cứu hắn !
             
Hình như cỏ chưa kịp xanh trên nấm mộ Vũ Xuân,  Vũ Hải được đề bạt lên cấp chức cao hơn.
             
Và tết năm sau, Vũ Hải cũng về thị trấn ăn tết, trên chiếc xe hơi sang trọng hơn, một người em kết nghĩa khác lái. Người em kết nghĩa mới này có làm những phi vụ “nặng đô” như Vũ Xuân không? Và anh ta có biết rằng “cái cọc” trong chiếc xe bóng lộn đó sẽ đâm thủng tim mình bất cứ lúc nào! Còn cái cọc cứ dài thêm, nhọn sắc hơn. Có điều, chẳng ai còn lạ, lần này có “mối mới’ rồi, CÁI CỌC không qua chúc tết bố mẹ người em kết nghĩa Vũ Xuân.
            
Cuối năm tôi lại kể một chuyện buồn. Tôi không bắt mọi người tin là có thật, tin hay không tùy bạn!
             
Chuẩn bị sang năm mới xin kính chúc các bạn An Khang Thịnh Vượng, và muốn vậy hãy tránh xa những kẻ như Vũ Xuân, Vũ Hải.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Phạm Duy - Những Cuộc Hạnh Ngộ

Phạm Duy gặp ông Võ Văn Kiệt trong đêm diễn 'Ngày trở về' hồi năm 2006
Phạm Duy nói ông Võ Văn Kiệt
Một trong những ghi chép cuối đời của cố nhạc sỹ Phạm Duy là về một số cuộc gặp gỡ đáng kể trên đường đời của ông.
Ghi chép mang tên 'Những Cuộc Hạnh Ngộ' được một người bạn thân của nhạc sỹ chia sẻ với BBC và đây là bản đã được rút ngắn.
Ảnh trong bài do chính nhạc sỹ sưu tầm trong khi một số tựa đề phụ do BBC đặt.
Bài viết có hai phần gồm phần một dưới đây và quý vị có thể nhắp chuột vào tựa đề 'Gặp cựu TT Võ Văn Kiệt và những người khác' ở phía bên tay phải của phần một để đọc toàn bài.
Phạm Duy qua đời tại Bệnh viện 115 ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 27/1, hưởng thọ 92 tuổi và được an táng tại nghĩa trang Công viên Bình Dương hôm 3/2/2013
Vua Bảo Đại
Phạm Duy gặp Vua Bảo Đại khi mới ngoài 20
Khi đi hát ở Phan Rang vào năm 1944, có một hôm bỗng có xe hơi của ông tỉnh trưởng Phan Rang là Nguyễn Duy Quang tới rạp hát để đón tôi vào Dinh, giữa sự ngạc nhiên của nhân viên đoàn hát.
Vào trong dinh tôi mới biết là có ông Bảo Đại đang ngồi ở đó. Ông thường trị vì tại Đà Lạt và đi bắn ở trong rừng nhiều hơn là ngồi trên ngai vàng tại Huế.
Hôm nay ông từ một vùng săn bắn nào đó xuống chơi thành phố Phan Rang và nghỉ ngơi trong Dinh Tỉnh Trưởng.
Tôi đã biết tới sự yêu nhạc của ông vua khi thấy ông đem người con trai của Thượng Thư Phạm Quỳnh là Phạm Bích vào làm bí thư riêng chỉ vì anh này đánh đàn guitare rất giỏi.
Đã không còn coi đối tượng là quan trọng nữa, đã chủ trương khi cất lên tiếng hát là hát cho mình nhiều hơn là hát cho người, nên tôi chẳng có một mặc cảm nào khi ngồi ôm đàn hát cho ông vua nghe.
Ông Bảo Đại, rất lịch sự, rất nhã nhặn, sau khi nghe hát xong, ngồi mời tôi ăn bánh ngọt và nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp. Hỏi tôi học nhạc ở đâu ? Từ bao giờ ? Hơi ngạc nhiên khi thấy tôi trả lời là chẳng học ai cả !
Một ông vua yêu nghệ thuật như vậy chắc chắn là đằng sau cặp kính đen mà ông thường đeo, có ẩn nấp một đôi mắt nhân từ. Ừ, đúng như vậy, trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, có nhiều kẻ quai mồm ra phê bình Bảo Đại là thế này thế nọ, nhưng tôi chưa thấy ai dám nói ông ta đã bỏ tù hay đã giết một người Việt Nam."
Hỏi thăm về ông Khiêm, về gia đình tôi. Một ông vua yêu nghệ thuật như vậy chắc chắn là đằng sau cặp kính đen mà ông thường đeo, có ẩn nấp một đôi mắt nhân từ.
Ừ, đúng như vậy, trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, có nhiều kẻ quai mồm ra phê bình Bảo Đại là thế này thế nọ, nhưng tôi chưa thấy ai dám nói ông ta đã bỏ tù hay đã giết một người Việt Nam.
Trong khi qua vài ba cuộc Cách Mạng trên thế giới, có biết bao nhiêu người đã bị thủ tiêu hay bị cầm tù bởi những nhà lãnh đạo mệnh danh là yêu nước thương nòi...
Xong buổi hát ''vo'' (theo tiếng nhà nghề là : hát không lấy tiền) khi tôi ra về, tỉnh trưởng Nguyễn Duy Quang tiễn tôi ra cửa, rất tế nhị, tay cầm sẵn một gói quà là 5 thước vải phin rất tốt để tặng anh ca sĩ trẻ tuổi.
Với số vải này, tôi may được hai cái áo sơ-mi, một cái mặc cho tới khi rách, một cái sẽ tặng anh bạn thi sĩ Nguyễn Bính khi gặp anh ở Saigon một vài tháng sau để anh bán lấy tiền vào nằm tiệm hút.
Về tới rạp và khoe là vừa hát cho vua nghe, cả gánh hát lắc đầu lè lưỡi thán phục...
Với một nghệ sĩ hát rong mới 20 tuổi, được gặp một vị hoàng đế, thật là một hạnh ngộ.
Các chính trị gia Việt Nam Cộng hòa
 Tôi được gặp ông Diệm và chỉ nói chuyện gia đình vì anh Khiêm của tôi lúc đó là Bộ Trưởng, sau đó là Đại Sứ trong chính phủ của ông,
Tới khi có chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vì tôi là Phó Giám Đốc Đài Truyền Hình nên thỉnh thoảng tôi có tiếp đón ông mỗi khi ông tới thu hình.
Riêng Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ thì luôn luôn gặp tôi tại tư gia tướng Lansdale để sinh hoạt văn nghệ tiêu khiển.
Các văn nghệ sỹ Mỹ 
Phạm Duy (ngồi giữa) cùng John Steinbeck và con trai (bên phải)
Cũng tại tư gia tướng Lansdale, tôi được gặp văn hào John Steinbeck khi ông qua VN để thăm người con đang là đệ tử của ông Đạo Dừa.
John Ernst Steinbeck III (1902– 1968) là một tiểu thuyết gia người Mỹ được biết đến như là ngòi bút đã miêu tả sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người phải bám trên mảnh đất của mình để sinh tồn.

John Steinbeck đến Sài Gòn để gặp con trai và nhờ vậy Phạm Duy được gặp mặt
Tác phẩm đầu tiên gây tiếng vang của John Steinbeck là cuốn Of Mice and Men (1937), dựng nên một câu chuyện bi thảm về hai nông dân ít học thức hằng mong mỏi một mảnh đất cho riêng mình để canh tác.
Tác phẩm được đánh giá cao nhất là The Grapes of Wrath (1939; đoạt giải Pulitzer năm1940), dựng nên câu chuyện của gia đình Joad, bị nghèo khó ở vùng hoang hóa Dust Bowl của bangOklahoma, phải chuyển đến California trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930.
Quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi, được xem không những là truyện hư cấu nhưng có tính hiện thực mà còn là lời phản kháng xã hội đầy cảm động, đã trở nên một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Mỹ.
Là một trong những "tượng đài" văn học từ thập kỷ 1930, Steinbeck lấy chủ đề trung tâm là phẩm giá trầm lặng của những người cùng khổ, những người bị áp bức.
Dù những nhân vật của ông thường bị vây bọc trong thế giới thiếu công bằng, họ vẫn giữ mình như là những con người đầy cảm thông và có anh hùng tính, tuy có thể bị khuất phục. John Steinbeck nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Trong những đêm họp mặt để “hát với nhau” như thế, Đại Sứ Cabot Lodge cũng cởi áo veste ra để hát.
Tôi cũng có dịp gặp các nghệ sĩ nổi danh như Pete Seeger, ông vua dân ca Hoa Kỳ :
Peter Seeger (sinh ngày 3 tháng 5 năm 1919), còn được biết đến với tên Pete Seeger, là một nhạc sĩ, ca sĩ nhạc đồng quê và là nhà hoạt động chính trị.
Ông cũng là thành viên của the Weavers, tuy nhiên cũng đã sáng tác nhiều bài hát, trong đó có một bản thu âm "Goodnight Irene" đã đứng đầu bảng xếp hạng trong vòng 13 tuần vào năm 1950.
Ông cũng là cựu thành viên của Đảng Cộng sản Mỹ và là người có công lao đóng góp chính cho nền âm nhạc dân gian và là người tiên phong trong phong trào âm nhạc phản chiến trong những năm của thập kỷ 50 và 60. Ông là tác giả bài hát phản chiến nổi tiếng Where Have All the Flowers Gone?
Ông cũng là tác giả bài hát Teacher Uncle Ho (Bác Hồ - Thày giáo).
Hội ngộ với nghệ sĩ Việt Nam
1944, tôi đang là anh nghệ sĩ Tân Nhạc của gánh Đức Huy. Gánh hát tới Tourane (Đà Nẵng).

Với Lưu Trọng Lư
Phạm Duy nói chưa gặp ai "nên thơ" như Lưu Trọng Lư
Đà Nẵng là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác… Tôi đi thămBảo tàng Chămđể chiêm ngưỡng một nền văn hoá Chăm rực rỡ, những pho tượng cổ, những linh vật thờ, những biểu trưng của một dân tộc phồn thịnh giờ chỉ còn trong quá vãng.
Đây là bảo tàng duy nhất về nền văn hoá Chăm trên thế giới và giá trị của nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Việt Nam.
Thú vị nhất là tôi gặp chàng thi sĩ mà mình yêu qúy vô cùng là Lưu Trọng Lư.
Lúc đó anh Lư đang dạy học tại trường Phan Bội Châu (hay Phan Chu Trinh?), sau khi nghe tôi trình diễn tại rạp hát, ngày hôm sau anh đã nằng nặc lôi tôi lên xe kéo, đưa tôi tới trường học để hát cho học trò của anh nghe. Từ trước tới giờ, tôi chưa gặp ai nên thơ như con người Lưu Trọng Lư.
Chưa gặp anh đã nghe nói anh là người rất lơ đãng. Gặp anh rồi thì nhìn bề ngoài của anh cũng đã thấy anh là một con nai vàng ngơ ngác.
Đã có ai kể cho tôi nghe chuyện anh cầm tiền đi chợ mua đồ cúng nhân ngày giỗ vợ nhưng anh ghé vào tiệm hút rồi quên phứt chuyện đó!
Theo lời kể của Hoài Thanh, đã có lần Lưu Trọng Lư nằm đọc tập thơ TIẾNG THU của mình rồi ngồi dậy cười to :
-- A ha ! thế mà mấy bữa ni cứ tưởng (...) hai câu : ''Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh, mộng đẹp bên chăn đã biến rồi...'' là của Thế Lữ... Hai câu thơ ấy là của Lưu Trọng Lư.
Sau khi tôi hát cho lũ học trò xanh xao và gầy gò nghe bài Buồn Tàn Thu rồi thì nhà giáo Lưu Trọng Lư đầu bù tóc rối, quần áo lôi thôi lếch thếch và nát nhầu, móc ở trong túi ra những mẩu thơ để tặng tôi ngay trong lớp học. Tôi nhớ rất kỹ đó là những đoạn thơ của bài Giang Hồ mà khi in ra thì anh Lư đề tặng Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương :
Mời anh cạn hết chén này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn
Tiếng gà đã rộn trong thôn
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay...
Tôi sẽ có nhiều lần phổ nhạc những bài thơ tuyệt vời của anh Lư để trả ơn sự hạnh ngộ nửa đường phiêu lãng này. Từ bài Tiếng Thu qua Vần Thơ Sầu Rụng tới Thú Đau ThươngCòn Chi Nữa (bài này tôi mạn phép đổi tên là Hoa Rụng Ven Sông).
Lê Thương, Trần Văn Trạch và Đức Quỳnh
Vào năm 1951, khi tôi vào sinh sống tại Saigon, tôi có ba người bạn là Lê Thương, Trần Văn Trạch và Đức Quỳnh.

Với Lê Thương
Lê Thương (phải) 'làm thơ bay bướm nhưng sống giản dị'
Lê Thương rời Bến Tre, anh về Saigon làm nghề thầy giáo. Căn nhà nhỏ của anh đường Võ Tánh là nơi tôi đến chơi hàng ngày, hoặc rủ anh đi mua báo Pháp như PARIS MATCH, CANARD ENCHAINÉ ở hiệu sách PORTAIL đường Catinat... hoặc rủ anh đi ăn, đi chơi. Lê Thương làm thơ, làm nhạc rất bay bướm nhưng anh có cuộc sống rất giản dị.
Trước đây, tôi chỉ biết Lê Thương qua những bài hát tình yêu rất hay như Bản Đàn Xuân, Thu Trên Đảo Kinh Châu, Một Ngày Xanh, Nàng Hà Tiên... và Phần I của truyện ca bất hủ Hòn Vọng Phu. Bây giờ, tôi được biết thêm những bài Bà Tư Bán Hàng, Bài Hoà Bình 48, Liên Hiệp Quốc, Làng Báo Sài Thành, Đốt Hay Không Đốt Téléphone, Cái Đồng Hồ, Chuyến Xe Lửa Mùng Năm...
*
Trần Văn Trạch là một ca sĩ chanteur de charme, hát những bài ca “mùi mẫn”, chưa có những tiết mục bắn súng, phi cơ bay và dội bom bằng mồm, hoặc những bài ca hài hước như sau này. Tại dancing Théophile, Trạch thường hát nhiều bài Tây và một vài bài ta.
*
Đức Quỳnh, có giọng hát ồ ồ, có mái tóc bồng bềnh và hàm răng thô. Nhưng lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt, lúc nào cũng mặc veston, đeo nơ… dù trời Saigon rất là nóng bức.
Đức Quỳnh có soạn ra một bài hát nhan đề Ba Giờ Khuya mà Trạch hát tại Dancing Théophile. Rồi còn viết ra Thoi Tơ (thơ Nguyễn Bính) Người Kỹ Nữ Với Cung Đàn, Hỏi Em, Hò Khoan, Trả Lại Anh… Anh còn soạn hai bài hát cho tuổi thơ là Chim Chích ChòeRước Đèn Tháng Tám.
*
Rồi tôi tới Saigon thì hạnh ngộ là được gặp hai nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Trương...
Tại đàm trường Viễn Kiến, Nguyễn Đức Quỳnh dạy tôi làm người hiền. Trong tiệm hút, Lê Văn Trương dạy tôi làm người hùng.
Còn hạnh ngộ nào lớn lao hơn là sự gặp gỡ giữa tôi và hai thi sĩ Hữu Loan, Hoàng Cầm khi trở lại Việt Nam.

Phạm Duy gặp ông Võ Văn Kiệt trong đêm diễn 'Ngày trở về' hồi năm 2006
Với Võ Văn Kiệt
Phạm Duy nói ông Võ Văn Kiệt là một trong những người ông gặp nhiều nhất
Để tôi sáng tác được những bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà, Tình Cầm
*
Biết bao nhiêu hạnh ngộ khi tôi gặp Bùi Công Kỳ, Cung Trầm Tưởng.

Gặp Bùi Công Kỳ thì tôi học được lối sống bất cần đời của anh. Gặp Cung Trầm Tưởng thì tôi phổ thơ của anh thành những tình ca Mùa Thu Paris, Tiễn Em, Bên Ni Bên Nớ v.v…

*
Quen biết các nhạc sĩ Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ là những hạnh ngộ chắc chắn.
*
Bây giờ là người bạn chí thân nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Với Nguyễn Văn Tý
Nguyễn Văn Tý là tác giả Dáng đứng Bến Tre
Quen nhau từ 1947, tới khi tôi trở về VN vào năm 2005, chúng tôi lại được bắt tay nhau trên sân khấu hay ngoài đời.
Nguyễn Văn Tý (5 tháng 3 năm 1935 - ) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc như Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ... Nguyễn Văn Tý là một nhạc sĩ thành công với chất liệu dân ca.
Những sáng tác của ông được chắt chiu và nghiền ngẫm qua những chuyến đi thực tế trong thời gian dài, nhiều sáng tác đã sử dụng khéo léo chất liệu dân ca của nhiều vùng miền (Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con...).
Một đề tài quen thuộc trong nhiều sáng tác của ông là phụ nữ với những ca khúc như Bài ca phụ nữ Việt Nam, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa... Nguyễn Văn Tý cũng là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác "ngành ca": Em đi làm tín dụng, Anh đi tìm tôm trên biển cả, Chim hót trên cánh đồng đay, Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca năm tấn.
*
Cũng như với Nguyễn Văn Tý, tôi quen nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ 1944. Thật là hạnh phúc cho tôi khi gặp lại Nguyễn Văn Thương.
Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Anh là tác giả của những ca khúc tiền chiến bất hủ như Đêm đông, Trên sông Hương và những ca khúc kháng chiến như Bình Trị Thiên khói lửa. Anh còn có nhiều tác phẩm khí nhạc khác.
*
Tôi gặp Ái Vân tại Paris khi nàng vừa vượt biên qua Đức. Rồi nàng qua sống tại San Jose. Chúng tôi có rất nhiều hoạt động âm nhạc trên sân khấu cũng như trên địa hạt DVD.
Ái Vân được nhiều hãng phát hành DVD như Thúy Nga Paris, Thế Giới Nghệ Thuật… những nhạc cảnh của tôi như Người Ðẹp Trong Tranh, Thị Mầu Lên Chùa, Trên Ðồi Xuân, Chum Vàng, Mài Dao Dạy Vợ, Mối Tình Sơn Nữ
*
Tôi và Nguyễn Đình Thi quen nhau từ ngày Cách Mạng Tháng 8. Anh là người có nhiều tài và là một cán bộ cao cấp của Nhà Nước.
Anh sinh năm1924 ở Luông Phabăng (Lào). Cha là viên chức Sở bưu điện Đông Dươngcó sang làm việc ở Lào. Anh thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
Anh viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Anh được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minhvề văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kýHội Văn hóa cứu quốc. Từ năm1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, Anh là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật. Anh mất năm 2003 tại Hà Nội.
*
Lại có thêm một hội ngộ tốt đẹp. Vừa trở về VN, tôi được mời tới gặp ông Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Ông Phạm Thế Duyệt (sinh ngày10 tháng 8 năm1936) là một nhà chính trị Việt Nam.
Ông từng là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namcác khóa VII và VIII, từng là Bí thư thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) khóa V, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namkhóa V, đại biểu Quốc hội từ khóa đến khóa XI.
*
Phạm Duy, Tố Hữu và Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Trần Hoàn (phải)
Với Tố Hữu
Phạm Duy biết ông Tố Hữu từ những ngày Cách mạng tháng Tám
Tôi quen anh Tố Hữu từ ngày Cách Mạng thành công và có nhiều dịp công tác với anh tại Huế và tại Việt Bắc trong ngày Đại Hội Văn Hóa.
Trở về quê hương năm 2001, tôi đã tới thăm một “đồng chí” xưa. Hai người đều vui vì có được môt hội ngộ không ngờ...
Chúng tôi không đả động gì tới chuyện “chính chị, chính em”, tới chuyện “đấu tranh, đánh trâu” chỉ nói chuyện “trời mưa, trời nắng, con cắng đánh nhau, bồ câu đi chữa, chốc nữa lại tạnh”.
Rồi anh Tố Hữu tự tay mở gói bánh đậu xanh Hải Dương ra mời tôi ăn… Chia tay ra về, tôi không ngờ chỉ một năm sau, anh Tố Hữu qua đời. Trong buổi gặp gỡ này, có mặt Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông Tin Trần Hoàn.
Anh Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, các thể thơ dân tộc và thơ mới. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm. Những bài “Việt Bắc”, “Nước non ngàn dặm”, “Theo chân Bác”… là những bài thơ tuyệt bút củaTố Hữu.
*
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà mà tôi quen từ ngày gặp nhau tại Paris năm 1973 lúc đó đang là trưởng Ban Việt Kiều TP HCM, đưa tôi tới thăm ông Trần Bạch Đằng.
Tuy trước đây ông tuyên bố : “Phạm Duy hãy tự sát đi, chúng tôi sẽ cho phổ biến nhạc của ông ta”, nhưng tôi đã về VN mà chưa chết. Vậy thì tôi phải tới thăm ông ta chứ !
Ông Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926—16 tháng 4 năm 2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam.
Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm1945.
Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.
*
Có lẽ người mà tôi gặp gỡ nhiều nhất là cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và chúng tôi đã có nhiều điều để nói với nhau.
Tiếc thay, ông đã nghỉ hưu và đã qua đời trước khi công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam được hoàn toàn thực hiện.
Ông Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm1922 –11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là mộtnhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó làThủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới.
*
Thế là trong suốt một đời người, tôi vô tình được quen biết khá nhiều người. Vào lúc tuổi già, sau khi hoàn tất MINH HỌA TRUYỆN KIỀU giữa năm 2009, tôi không còn hứng thú sáng tác nữa nhưng có thời giờ để ngồi viết bút ký, tùy bút và bài NHỮNG CUỘC HẠNH NGỘ này là một tùy bút có tính chất hồi tưởng.
Tôi không có ý định làm công việc khoe khoang, “thấy người sang bắt quàng làm họ” mà chỉ tâm sự với độc giả rằng : quen biết những nhân vật có nhiều chính kiến khác nhau như thế, nhưng tôi vẫn là một nghệ sĩ độc lập, không bao giờ lợi dụng phục vụ ai cả.
Nghĩ mà thương cho cậu em Đỗ Ngọc Yến ở khu Bolsa, chỉ vì với tư cách của một chủ báo, chót chụp ảnh chung với ông Nguyễn Tấn Dũng ở San Francico mà bị một lũ quá khích đào mả và nguyền rủa.
Tôi rất hân hạnh là người quen của các nhân vật chính trị, văn nghệ sĩ thế giới và không hề có một chút mặc cảm nào cả. Chỉ vì tôi là một nghệ sĩ rất muốn là bạn của tất cả mọi người, là vua quan hay là người dân bình thường.

Nhạc sỹ Phạm Duy
1921 - 2013
 

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ đạo chiến lược quân sự mới

Kim Jong Un chủ trì một cuộc họp Quân ủy Trung ương. Ảnh do KCNA đăng tải ngày 27/01/2013.
Kim Jong Un chủ trì một cuộc họp Quân ủy Trung ương. Ảnh do KCNA đăng tải ngày 27/01/2013.

Trong cuộc họp cấp cao của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong Un đề ra một đường hướng mới «tăng cường sức mạnh quân đội và bảo vệ chủ quyền». Giới phân tích xem đây là tín hiệu Bình Nhưỡng sắp thử nghiệm hạt nhân.

Trong bản tin ngày 03/02/2013, hãng thông tấn chính thức KCNA của Bắc Triều Tiên cho biết lãnh đạo Kim Jong Un đã chủ trì một phiên họp « lịch sử » của Quân ủy trung ương, chuẩn bị một « bước ngoặt » trong chính sách quốc phòng. KCNA như thông lệ không cho biết cuộc họp diễn ra lúc nào nhưng khẳng định « ghi dấu ấn cực kỳ quan trọng trong việc cải tiến khả năng quân sự » của Bắc Triều Tiên.

Theo nhà phân tích Hàn Quốc Hong Hyun-Ik, chỉ đạo của Kim Jong Il ám chỉ đến vũ khí hạt nhân và có lẽ là tiến trình chuẩn bị một vụ nổ thử nghiệm thứ ba đã hoàn tất. Mặc khác, sự kiện cuộc họp của Quân ủy Trung ương được loan báo cũng nhằm mục đích « gây sức ép với tây phương và đoàn kết nhân dân Bắc Triều Tiên sau lưng lãnh đạo ».

Theo hãng AFP, giới tình báo Tây phương thẩm định chắc chắn Bình nhưỡng sẽ thử hạt nhân lần thứ ba để trả đũa nghị quyết trừng phạt của Hội Đồng Bảo An sau vụ phóng tên lửa hồi tháng 12/2012.

Hình ảnh do vệ tinh gián điệp cung cấp cho thấy Bình Nhưỡng chuẩn bị xong một con đường hầm đào sâu trong núi. Giới chuyên gia Hàn Quốc tin rằng vụ thử nghiệm lần ba này sẽ xảy ra trước ngày đầu năm âm lịch tức 10/02/2013. Hai lần thử đầu đã xảy ra vào năm 2006 và 2009.

Tú Anh (RFI)

Hải quân Trung Quốc kéo vào Biển Đông diễn tập tác chiến

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010 (© AFP/ Park Yeong-Dae)

Truyền hình Trung Quốc phô trương và báo chí Philippines báo động ba tàu chiến Trung Quốc thuộc hạm đội Bắc hải đã vượt 1200 hải lý đi ngang qua eo biển Ba Sĩ, tiến vào « Nam hải » để « thực tập tác chiến » bằng đạn thật . Động thái biểu dương lực lượng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tranh giành biển đảo gây căng thẳng với nhiều nước láng giềng.

Theo Tân hoa xã, ba tàu chiến Trung Quốc gồm khu trục hạm Thanh Đảo và hai tàu hộ tống từ Bắc hải kéo xuống Nam Hải ( mà Việt Nam gọi là Biển Đông ) vừa di hành vừa tập tác chiến. Ba chiến hạm này rời cảng Thanh Đảo từ ngày 29/01/2013 xuống Hoa đông, từ đó đi ngang eo biển Miyako ra Thái Bình dương thực tập tác chiến bằng đạn thật trên đường di chuyển.

Từ Thái Bình dương , ba chiến hạm nói trên tiến về phương nam, qua eo biển Ba Sĩ nằm giữa đảo Hoa Lan của Đài Loan và đảo Luzon của Philippines xâm nhập Biển Đông vào lúc 3 giờ 40 giờ quốc tế hôm nay 03/01/2013. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho biết thêm là nhóm chiến hạm này có chương trình thao dợt trong hai ngày tới đây mà họ gọi là « trong khuôn khổ chương trình tập trận và tuần tra đường xa trong vùng biển quốc gia ».

Báo chí Philippines tỏ ra rất quan ngại về động thái không bình thường của hải quân Trung Quốc. Nhật báo Philippines Star nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng do Trung Quốc tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Malaisia cũng như chính sách tăng cường võ trang của Bắc Kinh để làm bá chủ khu vực mà giới lãnh đạo Trung Quốc gọi là « ao nhà ».

Sự kiên hạm đội Bắc Hải có địa bàn hoạt động ở Hoàng Hải, Bột Hải nhưng lại kéo xuống phương nam thuộc vùng trách nhiệm của hạm đội Nam hải cũng nêu lên nghi vấn. Bắc Kinh âm mưu gì tại Biển Đông của Việt Nam và biển tây Philippines ? Phải chăng Trung Quốc chuẩn bị tình huống phải huy động hạm đội Bắc Hải và Đông Hải xuống tăng cường ?

Tú Anh (RFI)
 

Vì sao cắt bỏ “Lý do tuyên truyền, phổ biến bản đồ Việt Nam?”



(FB Nguyễn Hồng Kiên) 

Kinh tế quốc doanh: Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi

"Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ." - Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược
Trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP.
Mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất đã bỏ khái niệm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (xem TBKTSG số 3-2013), những chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách vẫn lo ngại cho sức ì của khu vực này sẽ ảnh hưởng đến cả toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tới nay chưa được khởi động một cách có thực chất.
Khi chủ tọa nhắc đến tên Trương Đình Tuyển, ông đã được đón nhận bằng những tràng pháo tay rộn rã của các nhà kinh tế tham dự hội nghị do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức cuối tuần trước. Là người dẫn đầu nhóm 14 nhà kinh tế thường họp hàng tháng để đưa ra những kiến nghị giúp các nhà điều hành kinh tế, ông Tuyển hiểu hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan hiện nay. Ông giải thích: “Chính phủ đang phải giải quyết vấn đề doanh nghiệp đang kiệt quệ mà lạm phát (tháng 1) đã lại cao, dù tháng 2 mới là tháng Tết. Chính phủ không thể không giải quyết vấn đề ngắn hạn, nhưng giải quyết cách nào để không phá vỡ dài hạn?”.

Trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP.
“Dài hạn”, như ông ám chỉ, đó là cam kết ổn định lại kinh tế vĩ mô vốn đã trở nên dễ tổn thương suốt nhiều năm qua do “vung tay quá trán”. Thế nhưng, khi sự ổn định đã có dấu hiệu trở lại bởi những chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đến khắc nghiệt, thì cái giá phải trả là “quá đắt” cho nhiều khu vực kinh tế, theo Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Chương nói: “Chính sách của Chính phủ đã mang lại sự ổn định vĩ mô nhưng cũng mang lại tiêu cực là sự đình trệ. Liệu Chính phủ kéo dài những chính sách này được bao lâu?”. Hơn nữa, ông nhận xét tiếp, kinh tế Việt Nam vẫn còn nguyên những tồn tại lâu dài chưa được giải quyết.
Một trong những điểm “còn tồn tại” đó chính là khu vực DNNN đang giữ nguồn lực lớn của quốc gia và đang được gắn mác “giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế”. Ông Tuyển nói: “Tôi không đồng ý quan điểm DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nó chiếm tỷ lệ lớn trong tín dụng và đầu tư công, nên phải coi tái cơ cấu DNNN là trụ cột để tái cơ cấu kinh tế”.
Đánh giá của ông Tuyển nay đã nhẹ nhàng hơn các nhà kinh tế khác. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân, nói: “Nếu không có sự thay đổi về quan điểm và tư tưởng thì việc tái cấu trúc khu vực kinh tế đang nợ tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng vẫn còn “luẩn quẩn””. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược đồng tình: “Chúng ta không thể tái cơ cấu kinh tế trên nền tảng tư duy cũ. Làm sao tái cơ cấu khi vẫn giữ DNNN làm chủ đạo”. Theo ông Lược, nếu để DNNN thuê đất, tiếp cận vốn vay như khu vực doanh nghiệp tư nhân thì chắc chắn là 100% thua lỗ. “Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ”, ông nói với vẻ xót xa.
Ông Võ Đại Lược nhận xét, trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực DNNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP. Ông nói đầy vẻ lo lắng: “Trên thế giới không có nền kinh tế thị trường nào có khu vực nhà nước khổng lồ như vậy”. Theo ông, người ta đang lờ hai điểm quan trọng nhất khi tái cơ cấu DNNN, đó là dẹp bớt về số lượng và quản trị theo chuẩn quốc tế. “Chúng ta không thể lấy yếu tố đặc thù của Việt Nam để loại bỏ những yếu tố tiên tiến, hiện đại mà nhân loại đã phát hiện ra hàng trăm năm trước khi có nền kinh tế thị trường tự do”.
Ông Phạm Hồng Chương lo ngại, kinh tế Việt Nam sẽ cứ loay hoay mãi trong một vòng xoáy đã hình thành. Lượng vốn quá lớn đã đổ vào thị trường bất động sản, mà ông ước tính thu hút được sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa. Lợi nhuận dễ dàng làm họ không chú tâm đến lĩnh vực kinh doanh chính, làm triệt tiêu động lực kinh doanh. Khi thị trường bất động sản xì hơi, hệ thống doanh nghiệp đổ dốc và không cho thấy lợi thế cạnh tranh nào thực sự. Vòng xoáy của thị trường này lên doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu cơ... sẽ còn kéo dài 5-7 năm nữa. “Vấn đề là niềm tin vào thị trường này hầu như không còn nữa”, ông Chương nói. Ông cho rằng, Nhà nước không tin doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp không tin vào sự ổn định của chính sách và tính minh bạch của Nhà nước. Ngân hàng không tin vào doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân. Kết cục là tín dụng thắt chặt, nợ xấu tăng nhanh, thị trường đóng băng. Ông Tuyển cũng lo ngại, nợ xấu sẽ làm kinh tế ngưng trệ. “Doanh nghiệp có dự án tốt cũng không vay được; còn ngân hàng cũng không sao giảm lãi suất được. Các ngân hàng đều phải lách trần huy động để bù vào khoản nợ xấu. Thống đốc cứ nói là giảm lãi suất, giảm làm sao được”.
Câu hỏi đặt ra, liệu có những tín hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ thay đổi, ít nhất là về dài hạn? Trả lời câu hỏi này không dễ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá than thở, cơ quan ông vừa được yêu cầu xây dựng một đề án tái cơ cấu DNNN khác, sau khi Bộ Tài chính đã có Đề án 929. Ông nói: “Chúng tôi đến khổ vì đề án tái cơ cấu có quá nhiều ý kiến khác nhau. Một dạng ý kiến vẫn cho rằng, đề án phải định được tỷ lệ bao nhiêu sắt, thép, xi măng, phân bón. Còn dạng ý kiến thứ hai là để thị trường phân bổ lại nguồn lực. Tôi theo trường phái này”.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phàn nàn, ông không biết chương trình tái cấu trúc làm như thế nào. Ông nói: “Chúng ta lúc nào cũng hô khẩu hiệu chung chung là tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhưng báo cáo Quốc hội xong rồi thôi, để đấy”. Ông nói, cả thế giới đang chuyển động, mà Việt Nam hoàn toàn không để ý gì đến nó cả.
Liệu những ý kiến của các nhà kinh tế tại hội thảo này có tác dụng? Ông Vũ Khoan tỏ vẻ không tin tưởng: “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”.

Tư Hoàng (TBKTSG) 

Tiến Sĩ Trần Nhơn - Nghĩ về Quốc hội, Đảng và... thời cuộc

TS Trần Nhơn: Ngày 21/1/2013, bài viết đã được kính gửi, kính biếu đến GS Trần Phương (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 1982 - 1986), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sự thật - là những điều gian dối
Đươc lặp đi lặp lại, quen dần?!
“Quốc hội” - từ lâu thành “Đảng hội”,
Vẫn tưởng là Nghị viện nhân dân!?

Sự tồn tại thế lực đối lập
Giúp hệ thống chính trị cân bằng;
Tự vận động phát triển bền vững,
Thuận mệnh trời, hòa hợp nhân văn.

Hệ thống chính trị vắng đối lập
Như hình nhân tập tễnh chân què,
Những gã hề độc diễn độc thoại,
Chuyện bi hài thời đại Ba Đ (3d)!

Sai lầm căn bản của Lê nin
(Tội đồ diệt chủng nửa hành tinh):
Trừ khử đối lập trong trứng nước,
Nên ông cũng sập bẫy chính mình!

“Đảng chủ” xuyên thế kỷ Lê Mao
Dối lừa đồng chí, bịp đồng bào.
Khoác áo dân, lên gân cách mạng,
Bỏ tù nhà nước, cướp ngôi cao.

Bảo rằng ngoài nhân dân, Tổ quốc,
“Đảng chủ” không có lợi ích nào!
Ai chạm chút móng tay quyền lực,
Liền cho đi bóc lịch nhà lao!

Một mình nắm giữ quyền đầy tớ,
Không cho phép ai được đỡ đần.
Vô cảm, trịch thượng và gàn dở,
Chuyên đè đầu, cưỡi cổ chủ nhân.

“Dân chủ” giãy mãi mà không chết,
“Đảng chủ” Đông Âu chết bất ngờ.
Hậu toàn trị Lê tàn Mao hết,
Thuyền ai còn trôi giữa cơn mơ?

Triết gia Ấn Độ Krishnamurti
Đã khẳng nhận sức sống diệu kỳ
Những sự kiện tạc vào lịch sử
Của một thời hưng thịnh, suy vi.

Không thể bưng bít, dìm sự kiện,
Qua lăng kính, cách nhìn chủ quan,
Cố nhào nặn, luận bình thiên kiến,
Xuyên tạc, bóp méo sự thật vàng.

Sự kiện sụp đổ tường Béc lanh,
Trường thành Xô viết vỡ tan tành.
Cả nhân loại giật mình thức tỉnh,
“Hội đồng lú lẫn” vẫn... loanh quanh?!

Di sản đỏ Mao Đặng Giang Hồ,
Đảng trị công thành triệu cốt khô.
Kim tam đại, Phi đel, Pol pot,
Những quái thai toàn trị khổng lồ!

Khi nền tảng đạo đức sụp đổ
Ngay dưới chân và xung quanh ta,
Cùng với trào lưu tư tưởng mở,
Đầu óc bắt đầu kịp nhận ra:

“Đảng chủ” là tai họa khủng khiếp
Ập lên đầu dân tộc Việt Nam.
Sáu thập niên tương tàn huynh đệ,
Bảy mươi năm ý thức hệ giam cầm!

Đất nước một trăm năm nhìn lại,
Bao giờ khốn khổ thế này chăng?
Loạn xã hội, ngoại xâm, nội gián,
Từ cội nguồn “đảng chủ” lai căng!

Ngàn năm minh triết vị nhân dân,
Khoan dung, bất khuất Lý, Lê, Trần...
Từ ngày “đảng chủ” thay quân chủ,
Mở kỷ nguyên quốc nhược dân bần!

Quân chủ giữ vẹn toàn đất nước,
Không nhường một tấc đất cho Tàu.
“Đảng chủ” đuổi sói ra cổng trước,
Rước voi giày mả tổ vườn sau.

Lỗi hệ thống là hệ thống lỗi
Sinh ra từ “quốc tội độc tài”.
“Đảng chủ” ngồi xổm trên Quốc hội,
Ăn mày quá khứ, nhốt tương lai!

Đảng – bốn phần trăm ngoài xã hội,
Trong Quốc hội chiếm chín phần mười.
Số còn lại cũng là “con rối”,
Để có năm trăm giống một người?

Đảng lãnh đạo cần trọng về chất,
Nói điều phải củ cải cũng nghe.
“Lấy thịt đè người” là hạ sách,
Dân ưu phiền, nhân loại cười chê!

(Các chính sách “đảng chủ” truyền thống
Sùng bạo chúa, coi rẻ mạng người.
Được làm vua, thua phải là giặc,
Bất khoan dung, đối nghịch đạo trời.

Những cái đầu biện chứng duy vật
Đã nhận chân lạc lối, sai đường.
Hãy dũng cảm nói lên sự thật,
Vượt qua sợ hãi để “hoàn lương”!)

Cạnh các vị Tâm, Tài, Trí, Dũng,
Quá nhiều dân biểu “vị thành niên”.
Chuyên nghe hóng, nói leo, học hớt,
Dạ vâng và “ngậm miệng ăn tiền”.

Dân biểu phải ngang tầm “tỉnh trưởng”,
Dám truy vấn “Tổng đốc”, “Thượng thư”.
Cán bộ sơ trung làm dân biểu,
Là đầu sai tung hứng, gật gù!

Hạ viện không cần số lượng lớn,
Một dân biểu – ba trăm ngàn dân.
Đều phải là chuyên nghiệp, chuyên trách,
Không ngồi hai ghế, đá hai sân.(1)

Thượng viện sáu mươi ba Nghị sĩ,
Chia đều sáu mươi ba tỉnh, thành.
Chính khách lớn ngang tầm Bộ trưởng,
Những hiền nhân, chí sĩ tài danh.

Dân biểu, Nghị sĩ có văn phòng,
Tổ chuyên gia, trợ lý tinh thông.
Triện tròn đỏ khắc danh dân biểu,
Ngân sách thường niên sáu tỷ đồng.(2)

Trưởng đoàn cũng chỉ là dân biểu,
Không được phép tự biện, tự biên
Thay mặt cho cả đoàn Nghị sĩ
Phát ngôn điều không được ủy quyền.

(Trưởng phó đoàn chỉ lo “tạp vụ”,
Không phải là “dân biểu cấp trên”.
Không lạm quyền “chế biến” tổng hợp
Ý kiến chung “Nghị sĩ đoàn viên”).

Dân biểu phải đọc tin “lề trái”,
Thấu lòng dân, đoán được thiên cơ.
Tham góp nhiều ý hay, điều phải,
Không cam phận dân biểu giả vờ!

Quốc hội không thể là “quốc lủi”,
Né tránh điều phải nói, cần làm.
Quốc hội không thể là “quốc trái”,
Nợ điều sai mà chẳng hề lầm!

Từng đoàn người dân oan ngoài phố
Bị kiêu binh xua đuổi, bạo hành.
Dân biểu làm Luật bên mâm cổ,
Dân khóc than, Quốc hội làm thinh?

Biển Đông vẫn ngày đêm dậy sóng,
Lãnh đạo vờ chưa tỉnh cơn mơ.
Quốc hội rình thông qua Luật Biển,
Rồi ngậm tăm cho tới bây giờ?!

Quốc hội “hèn” và “vô trách nhiệm”,
Ai giật dây điều khiển sau lưng?
Ủy ban Thường vụ chưa kiểm điểm,
Nghe giải trình Chủ tịch Sinh Hùng?

Quốc hội bàn sửa Luật Đất đai,
Sở hữu toàn dân một cái gai,
Còn vướng víu chưa đành gỡ bỏ,
Danh sách dân oan lại nối dài!

(Mác từng nói sức hút lợi nhuận
Khiến con người phải nổi máu tham.
Sẵn sàng chui vào giá treo cổ,
Nếu lãi suất hai trăm phần trăm!

Nay cướp đất bờ xôi ruộng mật,
Kiếm lợi cả ngàn, vạn phần trăm.
Tư bản đỏ thay vì treo cổ,
Dùng đô la mua dấu quan tham!)

Chấp nhận đất đai đa sở hữu,
Giảm cường hào, địa tặc, dân oan.
Sở hữu đất đa nguyên đa dạng
Như mọi sự đời trên thế gian!

Khi cần chuyển mục đích sử dụng,
Thực hiện luật trưng mua đất đai.
Tùy tiện áp đặt “thu hồi đất”,
Luật sai, sai sửa...vẫn sai dài!

Sở hữu đất đai: quan trọng thật!
Xét cho cùng, cũng chỉ tượng trưng.
Cốt lõi: thực quyền sử dụng đất,
Dân có bị áp dụng luật rừng?

Chế tài cứ “chung chung, ba phải”,
Tư bản đỏ ngoặc với quan tham.
“Đảng chủ” lách kiểu gì chẳng được,
Biết làm sai, chỉ giả vờ lầm.

Nếu chưa có nhà nước pháp quyền,
Pháp luật nằm dướí, Đảng ngồi trên.
Luật Đất đai dù sửa hay mấy,
Dân oan đến hẹn lại vùng lên!

Quốc hội – Quyền tối cao giám sát,
Cưỡi ô tô máy lạnh xem hoa.
Mê mải nghe “con khen mẹ hát”,
Bỏ ngoài tai ý kiến chuyên gia!?

Đại diện cho dân là Quốc hội
Và các cấp Hội đồng nhân dân.
Cam phận “Đảng hội”, “Hội đồng chuột”,
Khác nào những con nộm hình nhân!

(Nước ta lắm cử tri chuyên nghiệp,
Lại rất nhiều “Nghị sĩ” không chuyên.
Dân biểu - trên biểu sao nghe vậy,
Cử tri theo định hướng tuyên truyền.)

Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội
Tổng hợp các ý kiến cử tri.
Mặt trận sao phải “xía” vào đó
Để “ăn phần giây máu” nâng bi?

Quốc hội là cơ quan quyền lực,
Được nuôi bằng tiền thuế của dân.
Đủ vị thế thực thi nhiệm vụ,
Cần chi Mặt trận chạy lăng xăng!(3)

Các Bộ không chủ biên Dự Luật,
Chính phủ lo hành pháp thâm chuyên.
Quốc hội tăng cường khâu lập pháp,
Dân biểu chuyên nghiệp và thực quyền.

Tạo môi trường Tam quyền phân lập,
Công vi thượng, pháp bất vị thân.
Tòa Bảo hiến, Hội đồng Hiến pháp,
Quyền tự do báo chí công dân.

(Các Bộ và Chính phủ soạn Luật,
Thường bị cài số tới số lùi.
Chừa kẽ hở xin – cho, múc – rót,
Khó soi tìm, bóc tách, phanh phui!)

Có rất nhiều Điều Luật vi hiến,
Quốc hội biết mà vẫn làm ngơ.
Lại “khua khoắng” sửa đổi Hiến pháp,
Có thật lòng hay chỉ giả vờ?

Thực trạng đó khiến dân suy nghĩ
Sửa Hiến pháp để siết chặt thêm
Nền chuyên chính Lê Mao toàn trị,
Vòng kim cô “nhất lập tam quyền”.

Nếu thực tâm sửa đổi Hiến pháp
Hòa nhập vào thế giới văn minh,
Sửa ngay các Điều Luật vi hiến:
Cấm tự do ngôn luân, biểu tình...

Hai chiếc bẫy lùa dân vào khám:
Điều Bảy chín, Tám tám mơ hồ,(4)
Mâu thuẫn Điều Sáu chín Hiến pháp,(5)
Biến người yêu nước thành tội đồ.

Tái khởi động bộ Luật về Hội,
Đảng chính trị là hội cấp cao.
Nhà nước hóa công an, quân đội,
“Đảng vi tối thượng” – chuyện “tầm phào”!

(Các đảng phái vũ trang tự phát
Lập quyền dân, phế bỏ ngai vàng.
Đều hợp nhất dưới cờ Tổ quốc,
Sau ngày mừng chiến thắng vinh quang.

Một số đảng không chịu giải giáp,
Như Hamas hay Hecbola...
[Lực lượng vũ trang bất hợp pháp],
Chính phủ yếu thế đành bỏ qua.

Không giao quân đội cho nhà nước,
Hậu khải hoàn cưỡng chiếm ngôi cao.
“Đảng chủ” ngồi xổm trên Tổ quốc,
Là loạn luân thảo khấu Lê Mao!

Mấy ông tướng dốt, tiến sĩ nát,
Văn nô, bồi bút viết tào lao.
Quân đội nằm trong tay “đảng chủ”:
Ăn cơm dân chống lại đồng bào.)

Luật hóa Điều Bốn Đảng lãnh đạo,
Đảng viên là công bộc âm thầm.
Loại bỏ cụm từ “Đảng, Nhà nước”
Trong câu văn lời thoại Việt Nam!

Đã từ lâu nhà thơ Việt Phương,
Giáo sư triết học Phạm Như Cương (6)
Đề nghị sớm luật hóa Điều Bốn,
Nhưng trung ương lúng túng, ngập ngừng.

Bởi tự thân Điều Bốn - mâu thuẫn (7)
Với rất nhiều Điều trong các Chương.(8)
Luật hóa - hoặc khó thành hiện thực,
Hoặc trò cười “đảng chủ” cởi truồng!

Bỏ Điều Bốn là nhổ cái gai,
Tháo gỡ nghẽn nút thắt cổ chai.
Đảng hồi sinh về với dân tộc,
Tránh xa đường tự sát độc tài!

Người cộng sản tự tin, khoáng đạt
Coi Điều Bốn là sỉ nhục mình.
Bản lĩnh, trí tuệ như người khác,
Sao phải bám vào “phao cứu sinh”!

Chính Điều Bốn đang hủy hoại Đảng,
Chưa có nó Đảng đã hư rồi.
Quyết giữ nó sẽ là quốc nạn,
Đảng càng nhanh mục nát mà thôi!

Còn luyến tiếc chi nữa Điều Bốn!
Tự nó là một khối u thừa.
Vốn là khối u... mê lành tính,
Đang chuyển sang ác tính từng giờ!

Nói bỏ Điều Bốn là tự sát,
Có nghĩa uy tín Đảng không còn!
Loại Điều Bốn – tôn trọng sự thật,
Đảng và dân gắn bó nhau hơn!

Chớ nghe đám “thầy dùi” lẩm cẩm,
Bày người lớn làm chuyện trẻ con.
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”,(9)
Cầm bằng cơm tẻ ghế khoai môn!

Thực sự vì nhân dân, Tổ quốc,
Bỏ Điều Bốn, Đảng vẫn “trường sinh”.
Không ngăn được thoái hóa biến chất,
Ôm Điều Bốn lĩnh “án tử hình”!

Cho nên Điều Bốn là vô nghĩa,
Giữ nó lại chỉ làm trò cười.
Thêm vết nhơ bôi vào lịch sử
Việt Nam, và cho cả loài người!

Điều Sáu cũng không giúp Liên Xô
Cản ngăn “đảng chủ” tới nhà mồ.
Chỉ có con đường đa nguyên hóa,
Cứu độc tài thoát khỏi tội đồ!

Đại suy thoái toàn trị cộng sản
Dạy ta bài “Đổi mới Tư duy”!
Chẳng ai đòi đa nguyên, đa đảng,
Đó chính là mệnh lệnh lương tri!

(Chế độ đa chính đảng Trung Quốc,
Cộng sản vẫn chèn ép, lấn sân.
Nhưng có thể coi là một bước
Trên con đường đa đảng canh tân!) (10)

“Đảng chủ” tự hào đã nghĩ ra
Tam đầu chế “toàn trị cộng hòa”:
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ” nước non ta.

Cái công thức áp đặt vô lối,
Không thấy đâu trên trái đất này.
Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối,
Phạm sai lầm – xin lỗi, phủi tay!

Đảng đã vậy, Thủ tướng cũng thế,
Mọi việc “vua tập thể” cầm càng.
Thành công - cùng hoan ca vui vẻ,
Thất bại – cha chung... khóc cả làng!

Cài Tam đầu chế vào Điều Bốn
(Vẽ thêm rồng rắn, nối thêm chân),
Nhốt tự do vào nhà tù lớn,
Thành Hiến pháp “dân chủ triệu lần”?!

Ba mươi năm Điều Bốn chế ngự,
Hình ảnh Đảng ngày một nhạt nhòa.
Nên kết thúc “vai trò lịch sử”,
Mở đường các chính đảng thăng hoa!

Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hỏi người đồng nhiệm Liên bang Nga,
Sẽ nghe Ziuganov báo động
Về tình trạng độc tài Đảng ta!

Ziuganov từng chồng Gorbachev,
Đối đầu với Boris Yeltsin.
Nay thành người cộng sản tử tế,
Biết nói câu đạt lý thấu tình:

Tài sản, quyền lực và chân lý,
“Đảng chủ” lũng đoạn bảy thập niên
Là nguyên nhân Liên Xô sụp đổ,(11)
Việt Nam mang gien độc di truyền!

Không sợ cách mạng Nhung hay Hoa,
Đảng biết điều dân sẽ ngợi ca.
Giữ Điều Bốn dân xa lánh Đảng,
Bỏ nó đi, tình nghĩa đậm đà.

Hiến pháp Cụ Hồ không Điều Bốn,
Đảng đi trước làng nước theo sau.
Phải chăng bây giờ Đảng hư đốn,
Cắm cài Điều Bốn hưởng sang giàu?

Các anh chị đảng viên tử tế!
Điều Bốn là thiển ý, ngu mưu.
“Tối kiến” và thiểu năng trí tuệ,
Biến dân thành “cháu thỏ con cừu”.

Đừng ảo tưởng giữ lại Điều Bốn,
Con cháu anh chị sẽ lên tiên!
Điều Bốn củng cố nhà tù lớn,
Giặc tim đen thẻ đỏ lộng quyền.

(Nếu thật lòng học tập Cụ Hồ,
“Tất cả vì độc lâp, tự do”.
Phải bàn xóa bỏ ngay Điều Bốn,
Giải tỏa vòng đảng trị kim cô!)

Hiến pháp là đứa con tinh thần,
Kết tinh trí tuệ của nhân dân.
Giao cho giới tinh hoa chấp bút,
Không đảng nào được phép lấn sân!

Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt
Quá trình soạn thảo và thông qua.
Lãnh đạo không đồng nghĩa áp đặt
Bản Hiến pháp “đảng trị cộng hòa”!

Cần thành lập Ủy ban Lập hiến,(8)
Phân nửa là “Nghị sĩ đương triều”,
Hai lăm phần trăm người ngoài Đảng,
Mười phần trăm trí thức Việt kiều.

Quyền lập hiến cao hơn lập pháp,
Phải rạch ròi không thể à uôm.(8)
Giao Quốc hội “tự biên tự diễn”,
Chỉ là trò cơm nguội chấm cơm!

Hai phần ba Đại biểu Quốc Hội
Chấp thuận bản dự thảo trình ra,
Trước khi được toàn dân phúc quyết,
Hơn năm mươi phần trăm thông qua.

Tu hiến lần này là cuộc chiến
Đòi Đảng trả quyền lực cho dân!
Lãnh đạo né tránh, chưa tự nguyện,
Dù sửa hay viết lại, chẳng cần!

Tên “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa”
Chuyển đổi thành “Dân chủ Cộng hòa”.
Quy Trí Dũng, khoan dung, hòa giải,
Nối vòng tay Quốc cộng, Quốc gia.

(Bộ gien độc Xã hội chủ nghĩa,
Bảy thập niên toàn trị Nga Xô.
Dân Chính Đảng hoàn hồn, hú vía,
Hai mốt năm chôn chặt đáy mồ!

“Đảng chủ” diệt các đảng đồng hành,
Tự xưng là “đạo đức, văn minh”.
“Gằn bó với dân như máu thịt”,
“Đảng tiền phong”, dù chỉ một mình!

Chẳng cần đua với “trung phong”, “hậu phong”,
Đảng khoan thai đi nước kiệu thong dong.
Một bước tiến, hai bước lùi,... tuột dốc,
Tự khen, tự sướng Đảng anh hùng!

Tiền thuế dân Đảng tiêu xả láng,
Nuôi bộ máy “đảng chủ” khổng lồ:
Trung ương, tỉnh, huyện đến chi bộ;
Hệ thống Đoàn, Hội cuội “bưng bô”.

Hiến pháp mới giao Đảng “tự túc,
Hội, Đoàn tự cân đối thu chi.(12)
Nhà nước giúp đất đai, bất động sản,
Chọn rượu mời, rượu phạt, rượu quy y?

Thế giới có “quân chủ lập hiến”,
“Dân chủ lập hiến” - đều rất hay!
Đại thảm họa “đảng chủ lập hiến”
Lê Mao toàn trị đã phơi bày!

(Độc tài nên ngu tối, lỗi lầm,
Hủy hoại nguồn nhân bảo tài tâm;
Đẩy nước nhà xuống hố cả nút,
Sống đời nô lệ điếc mù câm.)

Nay sọt rác bảo tàng nhân loại
Đã chôn sâu “đảng chủ Tháng Mười”.
Chín mươi lăm năm khúc quanh lịch sử
Ôm nỗi đau, nỗi nhục loài người!

“Đảng chủ lập hiến” phản phát triển,
Nửa hành tinh máu đổ xương rơi.
Với Việt Nam “dân chủ lập hiến”:
Hợp nhân tâm, địa lợi, thiên thời!

Sáu tiểu bang và hai thành phố,
Việt Nam là nhà nước liên bang.
Quản lý trực tiếp tám đầu mối,
Công viêc trung ương rất “nhẹ nhàng”.(13)

Không phải bận tâm lo sự vụ,
Tập trung vào kinh tế vĩ mô;
Bàn an ninh, quốc phòng, đối ngoại,
Trừ quan liêu, tham nhũng tội đồ.

(“Chăn dắt” sáu mươi ba tỉnh, thành phố,
Theo cơ chế tập trung, tập quyền.
Nạn quan liêu, tham ô, lãng phí
Thành “cao trào” là chuyện đương nhiên!)

Tập trung chống tham nhũng? - Lạc hướng!
Dồn sức “đánh” Thủ tướng? - Lạc đề!
Căn nguyên: ý thức hệ tư tưởng,
Phải đâu vì Tư S, Ba D?

“Thanh toán” vài cán bộ ăn bẩn,
Đảng sẽ trong sạch và mạnh lên?
Hay mượn cớ tiêu diệt đối thủ,
Tổng Bí thư thâu tóm độc quyền?

Đó chính là cách làm thiển cận,
Đã và đang “chuốc oán gây thù”.
Điều ông Trọng hoàn toàn không muốn,
Trót nghe lời “xúi bẩy” tham mưu!

Tái lập các Ban phò “đảng chủ”,
Thay Tam quyền phân lập văn minh.
Là bước đi sai lầm “đổi cũ”
Về thời kỳ “Đồ Đảng” Lê nin!

Ở các nước văn minh phát triển,
Cựu Chủ tịch Quốc hội như ông,
Làm Tổng Bí thư là xuống chức,
Nhưng nước ta luôn lội ngược dòng!?

Ông Trọng cần để lại dấu ấn,
Phế bỏ “đảng chủ” lập quyền dân.
Chưa vượt chính mình – còn lú lẫn,
Lạc vào mê hồn trận “ngu quân”.

“Đảng chủ” phải “chăm sóc” tham nhũng,
Bởi nó là nguồn lưc dưỡng nuôi.
Đánh tham nhũng chỉ là làm xiếc
Để loại trừ đối thủ mà thôi!

Chọn lũ mèo con ngoài “đường dây”,
Lập phương án đẹp, đánh cho hay.
Các ông ba mươi vồ lợn béo,
Hồ sơ đóng dấu mật chờ ngày!

Tranh quyền lực phải đặt ưu tiên
(Tranh ăn”, trước hết phải tranh quyền).
“Đảng chủ” mạt triều là như thế?!
Cháy nhà ra mặt... “đảng thiêng liêng”?!

Ngày nay siêu sức mạnh quyền, tiền
Đánh chết nhân nghĩa, diệt hồng, chuyên;
Nuôi dưỡng bầy sứ quân cát cứ
Ngay trong “sào huyệt” đảng cầm quyền!

Bệnh tình nguy cấp đến như vậy,
Nắm thuốc lá phê, tự phê bình,
Sao tẩm lại chia nhau cùng uống,
Có thể nào cứu được Đảng mình?

Thay đổi thể chế hay là chết,
Ông Trọng dường chưa tỉnh cơn mê.
Tân trang bộ đồ cổ chỉnh Đảng,
Ông Phiêu từng thất bại ê chề!

(Ông Phiêu nhượng đất, biển cho Tàu,
Vụ việc này hư thực ra sao?
Trung ương, Quốc hội đừng im lặng,
Công khai với đồng chí, đồng bào!)

Tự chỉnh đốn, càng chỉnh càng nát,
Ai một tay túm được tóc mình,
Nhấc người lên, chân không chạm đất?
Chỉ phép mầu phù thủy Lê nin!?

Đề nghị Trung ương khóa Mười một
Họp bàn phân tích rõ căn nguyên
Nghị quyết Sáu (lần Hai) chết yểu
Sau vài năm, không trống không kèn!(14)

Có phải “tân vương tân chính sách”,
Khả Phiêu đi, chỉnh Đảng cũng “hòa tan”?
Đức Mạnh tới, bày trò “học Bác”,
Đua nhau mang tiền tỉ hóa vàng!

Hay Nghị quyết chỉ giải phần ngọn,
“Đảng vì dân” gốc đã lụi tàn.
Đau lòng nhìn Đảng càng hư đốn,
Ăn trên ngồi trốc nhốt dân oan!

Ông Trọng tưởng “hiền” và “tốt bụng”,
Đang lừ lừ siết chặt kim cô.
Rao giảng những giáo điều xơ cứng,(15)
Hàng phục Tàu, bức hại Ki tô.(16)

Ông bác bỏ yêu sách Nguyễn Ái Quốc,
Thỉnh nguyện thư gửi hội nghị Versailles.(17)
Thiết lập hệ thống vòi bạch tuộc,
“Còn Đảng còn mình” trị thẳng tay!

Đừng đổ cho Tòa án, Công an,
Cũng không phải Ba Dũng, Tư Sang!
Việc đàn áp, bỏ tù vi hiến,
Tổng Bí thư chịu trách nhiệm hoàn toàn!

Không thể đổ cho Đinh Thế Huynh,
Phùng Quang Thanh hay Phạm bình Minh.
Mọi biểu hiện yếu mềm, khuất phục,
Trách nhiệm ông phải nhận về mình!

Hình ảnh Đảng, Tổng Bí thư hung bạo,
Tự đánh rơi mặt nạ “mẹ hiền”.
“Vua tập thể” bàng hoàng, lơ láo,
Con tin ý thức hệ gông xiềng?!

Ông vận động gạt bỏ Ba Dũng,
Một vị lão thành phản ứng ngay:
Nếu kỷ luật? – Trước tiên: Tổng Trọng,
Không phải là Ba Dũng hôm nay!

Cùng là thành viên Bộ Chính trị,
Ông rình lật cánh đánh phủ đầu!
Nên chăng tách ra thành hai đảng,
Công khai, bình đẳng cạnh tranh nhau!

(Một đảng to luôn mất đoàn kết,
Cưỡi đầu dân, đấm đá... húc nhau.
Nhiều đảng nhỏ theo nhóm lợi ích,(18)
Chung tay xây nước mạnh dân giàu.)

Ông “hồn nhiên” nghe lời “xui dại”,
Đánh Ba Dũng: “cốc mò cò xơi”.
Tiếp theo, ông là người bị loại,
Bẻ đũa, phải bẻ từng chiếc rời!

Ông nghĩ mang Ba Dũng “tế thần”
Để Đảng tiếp tục đè đầu dân,
Là tính toán sai lầm chiến lược,
Nước cờ tàn “đảng chủ” di căn?

Từ khi ông làm Tổng Bí thơ,
Vì những lý do rất vu vơ,
Bắt nhốt mấy chục người yêu nước?
Lụt dân oan “tức nước vỡ bờ”!?

Còn hơn ba năm ngồi nhiệm sở,
Ông định bỏ tù thêm mấy ngàn?
Có nên cho mở trang sổ đỏ,
Ghi chiến công “bốn tốt, chữ vàng”?

Ông có nghĩ phải sống giằn vặt
Những tháng năm khi đã về vườn.
Những giáo điều, sai lầm, tội ác,
Trước khi tìm đến gặp Diêm vương?

Nếu cho rằng mình uyển chuyển, khôn ngoan,
(Đừng hiểu nhầm khuất phục, đầu hàng!)
Hãy báo cáo ra Bộ chính trị,
Trung ương và Quốc hội luận bàn!

Họp xong thông báo cho dân biết,
Như Cụ Hồ ngày xưa đã làm:
Hồ Chí Minh này không phản quốc,
Xin đồng bào đồng chí yên tâm!

Chuẩn bị cho “Hội nghị Diên Hồng”,
Bàn quốc phòng, kinh tế... Biển Đông.
Không phải cực đoan “hòa” hay “chiến”,
Đường lối chung trên dưới một lòng!

Không thể điều hành trong bóng tối
Những công việc trọng đại nước nhà!
Gây ra bao sai lầm, tội lỗi,
Hại người yêu nước mấy năm qua!

Tìm bọn “cõng rắn cắn gà nhà”,(19)
Đưa chúng ra xét xử tại tòa.
Bắn súng không nên phải đền đạn,
Dân chờ xem thái độ Đảng ta!

Hãy nhét từng chữ vào đầu chúng:
“Diệt hết thỏ giết bỏ chó săn”
Lúc đó mới ngộ ra, e quá muộn,
Ngay bây giờ nên sám hối, ăn năn!

Tập Cận Bình là người “biết điều”,
Nhưng cũng chịu sức ép rất nhiều.
Không tương kế chớp thời cơ mới,
Trượt dài vết xe đổ Mạnh Phiêu!

Ông Tập nhờ rèn luyện trưởng thành
Thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn.
Nhưng chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
Luôn cản đường Trung Quốc cách tân!

Đại Hán mưu dùng ý thức hệ
Sáp nhập Lạc Việt vào Trung Hoa.
Cục Tình báo Hoa Nam cắm rễ,
Tung hoành hơn bảy thập niên qua!

Thả bầy săn sắt bắt cá rô,
Lừa Linh, Mười vào rọ Thành Đô.
Đồng, Kiệt kịp nhìn ra sự thật,
Trước khi đi tìm gặp cụ Hồ.

Ông Tập hiểu “đảng chủ” Bắc Kinh,
Gã “ăn cháo đái bát” nhất hành tinh!
Đang ấp ủ sửa sai, cải cách,
Bá quyền thành nước lớn văn minh.(20)

Chúc ông Tập vượt qua ghềnh thác,
Lái con thuyền cải cách Trung Hoa.
Đối nội, đối ngoại đều thành đạt,
Gặp thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Nếu Việt Nam vẫn đớn hèn, bạc nhược,
Vẫn cúi luồn, dại chợ khôn nhà;
Ông Tập, lãnh đạo mới Trung Quốc
Không thể giúp được gì cho ta!

Việt Nam còn “ngu lâu dốt bền”,
Vẫn hèn với giặc, ác với dân,
Bắc Kinh dẫu chân tình “Bốn tốt”,
Điên gì không đạp giậu lấn sân?

Nếu chỉ đánh võ mồm phản đối
Ở các cấp ngoại giao song phương,
Không kiện Bắc Kinh ra thế giới,
“Ngu” nào còn có thể “ngu” hơn?

Xưa sứ thần công du Trung Quốc,
Những anh tài túc trí, cao mưu.
Nay Xuân Sơn, Bình Quân, Chí Vịnh...
Những đầu sai “cháu thỏ, con cừu”!

Óc thông thái cũng thành “bã đậu”,
Bởi chỉ làm con rối ngoại giao.
Dám ứng biến thông minh sáng tạo,
Sứ thần bị sứt trán u đầu!

Đó là lỗi “tập trung đảng chủ”,
Lỡ thời cơ, nối tiếp sai lầm.
Dẫu Linh, Mười, Phiêu hay Mạnh, Trọng,
Chạy một vòng về vạch số âm!

(Đã lao vào vòng xoáy “đảng chủ”
Khó trở về tìm lại chính mình.
Lầm lỗi không biết dừng, biết đủ,
Hoăc nát nghiền trong cối xay Lê nin!)

Mong chờ một nhà nước pháp trị,
Sợi chỉ đỏ phân lập tứ quyền.(21)
Là lòng dân, cũng là thiên ý,
Nhưng vẫn là mơ ước hão huyền!

“Cộng đồng” chứ không phải “cộng sản”,
Xưa người Tàu đã trót dịch nhầm.
Ta cóp nhặt nguyên văn chữ Hán
Thành từ Việt ngữ ngót trăm năm!

Cái tên “cộng sản” đã lỗi thời,
Nghe dân tình ngao ngán lắm rồi!
Nên trở về với “Đảng Lao động”,
Không vấn vương mùi vị tanh hôi!

Lúc Đảng ngót năm nghìn đảng viên,
Hô một tiếng cả nước theo liền!
Nay độc chiếm ngai vàng, xã tắc,
Xây nhà tù lớn, siết gông xiềng (!?)

Chẳng có ai đủ sức phỉ báng,
Làm suy sụp “đảng chủ” ngày nay
Bằng “các nhóm lợi ích cộng sản”
Trát trấu bôi tro chế độ này!

Có nghe thiên hạ chửi: cộng sản
Là cộng tài sản của nhân dân.
Biến thành vốn “quan tham cách mạng”,
Kinh doanh bán Tổ quốc ăn dần?

Đã đến lúc đổi tên, thay máu,
Đảng cách tân, làm lại từ đầu!
Cái tên vàng một thời tranh đấu,
Bị thị trường khai tử từ lâu!

Có mấy người cộng sản chân chính
Thấm nỗi đau giằng xé tâm can
Hòa giải và hòa hợp dân tộc,
Đảng còn mắc nợ lớn nhân dân?

Đâu phải ngồi ở thế thượng phong
Ban ơn hòa giải chủ nhân ông,
Cao ngạo Mác Lê Mao vô địch,
Vênh vang bên thắng cuộc anh hùng!

Ai chấp nhận kiểu hòa giải vô lối:
Nối “khúc ruột ngàn dặm” gặm đô la.
Đồng bào thương phế binh nghèo quốc nội,
Vẫn là... “lính ngụy” như... Ngụy văn Thà!?(22)

Hòa giải – biêt cúi đầu xin lỗi,
Hòa hợp – biết chia sẻ nỗi niềm.
Không phân biệt Quốc gia Quốc cộng,
Đều chung dòng máu mủ Rồng Tiên!

Diễn biến hòa bình, tại sao không?
Có thể tắm hai lần trên một dòng sông? (23)
Cuồn cuộn chảy dòng đời hối hả,
Đổi thay, diễn biến để thành công.

Chỉ khi đối mặt với xâm lăng,
Mới cần tới Đống Đa, Bạch Đằng.
Mọi chuyển giao quyền lực quốc nội,
Hòa bình là phương thức nhân văn.(24)

Học thuyết dùng bạo lực, khủng bố
Cướp chính quyền, và củng cố, bảo trì.
Là tà đạo Lê Mao man rợ,
Bắt nguồn từ chủ nghĩa Blanqui.(25)

Tín đồ duy bạo lực Lê nin
Vì sao sợ diễn biến hòa bình,
Đấu tranh bất bạo động, hợp pháp,
Phát tờ rơi, diễn thuyết, biểu tình?

Bởi tự thấy không còn chính nghĩa,
Mặt nạ rơi, lộ diện gian hùng,
Sợ khúc hát hay, lời nói phải
Thổi bùng lên ngọn lửa cộng đồng!

Diễn biến bạo lực là hạ sách,
Lấy oán trả oán, oán chất chồng.
Bạo lực gây vô vàn tội ác,
Di lụy ngàn năm chẳng rửa xong.

Diễn biến hòa bình là tuyệt sách,
Tự do ngôn luận diệt bầy sâu.
Tự do báo chí trừ tham nhũng,
Lập quyền dân, hội nhập toàn cầu.

Đừng ngụy biện lý do khác biệt
Giữa hai nền văn hóa Tây Đông,
Nên không thể “sao chép máy móc”,
Quyết “ngu trung toàn trị đến cùng”!

“Trò mèo” tư bản đỏ hoang dã
Sao Việt Nam lại học rất nhanh?
Còn văn minh “Tam quyền phân lập”
Cứ vòng vo tự diễn, độc hành?

Hãy nghiên cứu mô hình nhà nước
Của Việt Nam Cộng hòa trước đây,
Vị trí và vai trò Quốc hội
Nhiều điều còn học được hôm nay!

(Tỉnh trưởng bắt nhốt người cộng sản,
Dân biểu yêu cầu phải thả ngay!
Thiếu căn cứ, bằng chứng ihuyết phục,
Tỉnh trưởng đành “quy hàng”, bó tay!)

Có cơ quan Quốc hội như thế,
Thực quyền, thực lực, vị nhân dân.
Không Chính phủ nào dám qua mặt,
Đảng phái nào chèn ép, lấn sân!

Bao giờ Quốc hội được cởi trói,
Đất nước mùa xuân mới bắt đầu.
Cương lĩnh Mười một (2011) chưa giải tỏa,
Việt Nam còn “đổi cũ” dài lâu!

Đất nước vẫn chưa qua vận hạn,
Người dại khôn ẩn tích nơi đâu?
Trông nhan nhản một bầy khôn dại,
Phường túi cơm giá áo hoạt đầu!

Hiến pháp mới đại quy trí dũng
Trừ tà quyền, băng đảng, ma phi-a.
Nối vòng tay Quốc gia Quốc cộng,
Xây Liên bang Dân chủ Cộng hòa.

Trên tinh thần đó sửa Hiến pháp,
Năm trăm ngày dự thảo thông qua.
Hai trăm ngày toàn dân phúc quyết,
Hiến pháp Hai mười lăm (2015) nở hoa!

Theo lộ trình “dục tốc bất đạt”
Và quan điểm bảo thủ hiện nay,
Lịch sử sẽ vứt vào sọt rác
Hiến pháp Hai mười ba (2013) giả cầy.

Bởi nó được sửa theo định hướng
Siết độc tài “đảng chủ” Lê Mao.
Một màn ảo thuật chính trị lớn,
Tiếp tục nhốt dân vào đại lao!?

Sự thật luôn vẫn là sự thật,
Né tránh nên cứ phải vòng vo!
Nắm quy luật, làm theo quy luật,(26)
Vượt chính mình, tìm thấy tự do!

Sự thật là cây kim sắc nhon,
Dấu sâu trong bọc vẫn lòi ra!
Bưng bít sự thật là phản động,
Tương tàn huynh đệ dựng can qua.

Nói sự thật không phải cực đoan,
“Ác ý” phủ định “quá khứ vàng”.
Mà góp phần nhận chân lịch sử,
Trả lại công bằng cho thế gian!

Dẫu gắn một phần đời vào quá khứ,
Dám đối mặt với tội ác, sai lầm!
Chưa trả sự thật cho lịch sử,
Nỗi đau còn giằng xé lương tâm!

Độc tài đảng, cá nhân, quân phiệt
Sợ sự thật như cú sợ mặt trời.
Sự thật không chống đối ai hết,
Chỉ vạch trần dối trá mà thôi!

Quốc hội không nhìn thẳng sự thật,
Hội nhập vào thế giới văn minh;
Khai dân chủ, tứ quyền phân lập,(21)
Chẳng qua là “Quốc cuội bù nhìn”!

Đôi lời tâm huyết gửi Quốc Hội,
Mong cơ quan quyền lực tối cao
Giã từ phận chậu hoa chim cảnh,
Về với dân, đồng chí, đồng bào!

Tháng 12/2012

TS Trần Nhơn

__________________________________________

Chú thích:

(1) Có thể trừ một số ít trường hợp đặc biệt.
(2) Đại thể là như vậy, dành cho chi phí thường xuyên, không kể kinh phí cho các dự án luật và dự án khác có liên quan.
(3) Nếu Mặt trận có một Bản Tổng hợp các ý kiến cử tri do cơ quan mình thực hiện thì chuyển tài liệu đó báo cáo đến UBTV Quốc hội, và có thể có cuộc làm việc trực tiếp trình bày thêm với UBTV Quốc hội (hoặc VP Quốc hội). VP Quốc hội (hoặc Ban Dân nguyện) chịu trách nhiệm tổng hợp chung và báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
(4) Điều 79 (Bộ luật Hình sự): Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
- Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 88 (Bộ luật Hình sự): Tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Hai Điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình sự đều vi hiến (đối chiếu với Điều 69 của HP 1992, trích dẫn ở chú thích số 5 dưới đây).
(5) Điều 69 (HP 1992): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
(6) Ông Đặng Quốc Bảo, tác giả, và nhiêu ký giả, thức giả khác.
(7) Nếu không muốn nói là “phủ định” (có thể dùng từ “phủ định” thay cho từ “mâu thuẫn”).
(8) Tham khảo bài viết “Sửa đổi Hiến Pháp như thế nào? – Vì sao phải hủy bỏ điều 4?” của TS Nguyễn Thanh Giang trên Bán nguyệt san Tổ Quốc số 149 (1/1/2013)
(9) Thơ Hồ xuâng Hương: “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.
(10) Một vài thông tin về chế độ đa đảng ở Trung Quốc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2007, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc phát hành sách trắng về chế độ chính đảng ở Trung Quốc. Chế độ chính đảng được đề câp trong sách này là chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong phần mở đầu, sách trắng viện dẫn một điều khoản của Hiến pháp hiện nay của Trung Quốc viết rằng: "Chế độ đa đảng hợp tác và tham khảo chính trị lẫn nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục và phát huy cao độ trong tương lai" (The multi-party cooperation and political consultation system under the leadership of the communist Party of China shall continue exist and develop for a long time to come).
Ngoài Đảng Cộng sản là Đảng giữ vai trò lãnh đạo, các đảng dân chủ khác gồm 8 Đảng được liệt kê trong phần mở đầu của sách trắng như sau:
1/ Ủy ban Cách mạng Trung Quốc Quốc dân đảng (Revolutionary Committee of the Chinese Kuomintang)
2/ Liên minh Dân chủ Trung Quốc (China Democratic League)
3/ Hiệp hội Quốc gia Xây dựng Dân chủ Trung Quốc (China National Democratic Construction Association)
4/ Hiệp hội Xiển dương Dân chủ Trung Quốc (China Association for Promoting Democracy)
5/ Đảng Công Nông Dân chủ Trung Quốc (Chinese Peasants and Workers Democratic Party)
6/ Đảng Zhi Gong Trung Quốc (Chinese Zhi Gong Dang)
7/ Hội Jiu San (Jiu San Society)
8/ Liên minh Tự trị Dân chủ Đài Loan (Taiwan democratic Self-Government League)
Sách trắng gồm 7 chương (ngoài phần mở đầu):
Chương I. Một sự lựa chọn không tránh được của xã hội Trung Quốc.
Chương II. Hệ thống chính trị căn bản của Trung Quốc.
Chương III. Các mặt nổi bật của nền dân chủ xã hội (Socialist Democracy).
Chương IV. Tham khảo chính trị trong một hệ thống chính trị đa đảng.
Chương V. Hệ thống chính trị đa đảng và sụ xây dựng quyền lực nhà nước.
Chương VI. Hệ thống chính trị đa đảng và hội nghị tư vấn chính trị của nhân dân Trung Quốc.
Chương VII. Hệ thống đa đảng hợp tác nhau và sự canh tân đất nước.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Hệ thống chính trị đa đảng ở Trung Quốc tuy còn nhiều mặt hạn chế (Đảng Cộng sản khống chế, chèn ép các Đảng khác), nhưng dù sao Nhà nước TQ đã viết thành sách trắng, công bố cho cả nước và toàn thế giới biết. Nếu Việt Nam chúng ta chịu khó nghiên cứu, học hỏi và thực tâm làm (ít nhất) được như vậy, chăc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận trong xã hội.
Sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ (tại Đại hội 18, tháng 11/2012), Tập Cận Bình đã gặp gỡ với đại diện tám đảng chính trị dân chủ trong nước. Ông Tập đã lắng nghe hết các đề nghị về các vấn đề chủ yếu như cải thiện điều kiện lao động và cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Ông cam kết rằng ĐCS TQ sẽ cải thiện hệ thống hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị.
Theo các thông tin của "Tân Hoa Xã", vào cuối năm 2011, số đảng viên của tám đảng Trung Quốc là 800 nghìn người.
(11) Đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên bang Nga (từ năm 1993) Gennady Ziuganov đã tổng kết bài học cô đọng, rất sâu sắc: “Nguyên nhân cơ bản khiến Liên Xô và Đảng cộng sản sụp đổ là sự lũng đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân lý”. G. Ziuganov không đổ tội cho âm mưu diễn biến hòa bình hay thế lực thù địch nào cả. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN hiện thực hoàn toàn do chính sai lầm chủ quan của chế độ gây nên! Đó là hậu quả tất yếu của thể chế độc tài đảng trị đã “lũng đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân lý” (nên đã giết chết niềm tin của nhân dân!), như G. Ziuganov khẳng nhận. Cho nên đa nguyên, đa đảng (thành tựu văn minh nhân loại) là giải pháp (không phải là mục tiêu) vàng, khả dĩ cứu các cá nhân và tập đoàn độc tài khỏi bị chui vào ống cống như Gaddafi hoặc khỏi phải dựa cột ở pháp trường như Ceausescu. Không ai đòi đa nguyên đa đảng cả. Đó là mệnh lệnh của lương tri thời đại, là lối thoát của “đảng chủ” độc tài!
(12) Tháng 1/2007, tác giả đã gửi đến nhà chức trách và cơ quan hữu quan bản kiến nghị “Đổi mới hệ thống chính trị - Cơ sở lý luận, bức xúc cuộc sống và lộ trình khả thi”, trong đó có kiền nghị về việc “cơ quan chuyên trách Đảng tiến tới tự lo trang trải kinh phi từ ngày 1/1/2011”, tức là 4 năm sau ngày bản kiến nghị dược gửi (tháng 1/2007) đến các cơ quan hữu quan.(lộ trình chuẩn bị với thời gian 3 năm rưỡi). Trong đó bắt đầu với việc giảm biên chế cán bộ chuyên trách đảng toàn quốc xuống còn 2500 người (trung ương: 262; tỉnh, TP trực thuộc: 896; huyện, thị xã: 1342; xã, phường, thị trấn: 0) vào cuối năm 2008. Và kiến nghị cán bộ chuyên trách đảng không phải là công chức. Công chức là cán bộ cơ quan công quyền. Đảng là tổ chức tự nguyện, tổ chức chính trị. Sửa lại các Luật, Pháp lệnh có liên quan cho phù hợp.
(13) Cũng trong bản kiến nghị “Đổi mới hệ thống chính trị - Cơ sở lý luận, bức xúc cuộc sống và lộ trình khả thi”, có đề xuất mô hình Liên bang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 2 thành phố lớn trực thuộc trung ương (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và 6 tiểu bang:
Tiểu bang 1 gồm 15 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,). Diện tích: 69.575,1 km2. Dân số: 14.371.200 người.
Tiểu bang 2 gồm 9 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Sơn la, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình). Diện tích: 44.992,9 km2. Dân số: 12.176.900 người.
Tiểu bang 3 gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế). Diện tích: 51.174 km2. Dân số: 10.602.000 người.
Tiểu bang 4 gồm 9 tỉnh, thành phố (TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon tum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Đak Lắc). Diện tích: 73.203,1 km2. Dân số: 10.250.200 người.
Tiểu bang 5 gồm 9 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu). Diện tích: 49.265,5 km2. Dân số: 9.127.500 người.
Tiểu bang 6 gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) ). Diện tích: 39.668,9 km2. Dân số: 17.267.400 người.
(14) Nghị quyết 6 (lần 2) khóa VIII “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” thông qua tháng 2/1999, tổ chức triển khai rầm rộ tháng 5/1999 (nhân dip kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 109).
(15) Dấu ấn Nguyễn Phú Trọng tại Cu ba (trường Đảng Cao cấp Nico Lopez.): “Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế...” (tháng 4/2012).
(16) Và tín đồ các tôn giáo khác.
(17) “Yêu sách của nhân dân An Nam”, còn gọi là “Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam”, là bản yêu sách được gửi ngày 19 tháng 6 năm 1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc" và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles.
Bản yêu sách gồm 8 điểm:
• Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
• Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
• Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
• Tự do lập hội và hội họp.
• Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
• Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
• Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
• Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
(18) Nhóm lợi ích theo nghĩa lành mạnh.
(19) “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”...” (trích trong bài viết “Phải biết hỗ thẹn với tiền nhân” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đăng trên báo Tuổi Trẻ nhân ngày 2/9/2012).
(20) Đối với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, thách thức/cơ hội = 50/50. Ông Tập có thể vượt qua thử thách một cách ngoạn mục. Có thể vẫn tiếp tục lao theo vết xe đổ Đại Hán toàn trị bá quyền. Cũng có thể bị “nghiền nát” (nhưng không uổng phí) vì những đóng góp to lớn cho một Trung Quốc tương lai: văn minh, hiện đai, được cả loài người ngưỡng mộ.
(21) Tứ quyền phân lập: Tam quyền phân lập và quyền tự do báo chí.
(22) Ngụy Văn Thà (1943 - 1974): Thiếu tá Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng (cùng với 73 chiến sĩ khác) trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 chống quân xâm lược Tàu Mao, và được truy phong hàm Trung tá Hải quân.
(23) Dưới con mắt của Heraclitus, triết gia Hy Lạp (~ 535 TCN – 475 TCN), mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát triển không ngừng. Thế giới như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi. Từ đó, ông đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Không có gì thường xuyên biến đổi như một dòng sông nhưng cũng không có gì ổn định như dòng sông. Bởi khi nó vận động cũng là khi nó đứng im. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im, tức là cái mà nhờ đó dòng sông là xác định, ổn định và bất biến.
(24) Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và Phan Chu Trinh (1872 - 1926) cho rằng: Kể cả với xâm lăng ngoại bang, cũng nên tận dụng phương thức phi bạo lực. Và M. Gandhi đã thành công rực rỡ trong đường lối bất bạo động dẫn dắt nhân dân Ấn Độ giành đốc lập cho nước nhà từ tay thực dân Anh (1947). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động.
(25) Chủ nghĩa Lenin là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Blanqui. L.A Blanqui (1805- 1881) là người lãnh đạo tổ chức bí mật Pháp thế kỷ 19, thuộc phái bạo lực trong Quốc tế 1, lãnh tụ quân sự của Công xã Paris. Chủ nghĩa Blanqui tin chắc rằng bất kể sự phát triển của lực lượng sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo một thế giới mới không có bóc lột và áp bức. Ăng-ghen những năm cuối đời đã chán ngấy chủ nghĩa Blanqui. Ông nói:
“Do Blanqui tưởng tượng mọi cuộc cách mạng đều là những biến đổi đột ngột do số ít nhà cách mạng thực hiện, tự nhiên cũng nảy sinh tính tất yếu thực hiện chuyên chính sau khi khởi nghĩa thành công, đương nhiên, đây không phải là nền chuyên chính của toàn bộ giai cấp cách mạng tức giai cấp vô sản mà là chuyên chính của số ít người thực hiện biến đổi ấy, mà số người này lại phục tùng chuyên chính của một người hoặc vài người. (Toàn tập Mác-Ăng-ghen, quyển 18, trang 580-581).
Nguồn: Mao Trạch Đông Ngàn năm công tội (Lời kết)
(26) NQ Đại hội VI
* Bài viết do tác giả gửi tới TTHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét