Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tin ngày 03/2/2013 - Cuộc chiến nội bộ và các vấn đề lịch sử

  • Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad gây tranh cãi (RFI) - Hôm nay thành phố Volgograd của Nga được đổi thành Stalingrad, tên của nhà độc tài Liên bang Xô viết cũ, trong vòng 24 giờ. Thành phố này là nơi cách nay 70 năm kết thúc một trong những trận đánh đẫm máu nhất của Đệ nhị thế chiến giữa Hồng quân Liên Xô và Đức Quốc Xã kéo dài từ tháng 7/1942 đến 02/02/1943 với 2 triệu người chết.
  • Trung Quốc quan ngại về rạn nứt xã hội (RFI) - Thời sự châu Á, nhất là vùng Đông Bắc Á được các báo Pháp hôm nay khai thác nhiều dưới nhiều chủ đề khác nhau. Về mặt xã hội, các báo Pháp lần lượt quan tâm đến nạn phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn và nạn ô nhiễm không khí nặng nề tại Bắc Kinh. Về mặt chính trị, Nhật Bản gia tăng sức mạnh quốc phòng để đối phó với Trung Quốc.
  • Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi châu Âu trợ giúp Hoa Kỳ tại Châu Á (RFI) - Trước đông đảo lãnh đạo châu Âu hiện diện tại Hội nghi An ninh Munich (Đức) Phó tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm nay 02/02/2013, đã xác định rằng Châu Âu vẫn là đối tác không thể thiếu vắng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông cũng cho rằng trong vai trò đối tác, Châu Âu cũng phải tăng cường hợp tác với Mỹ để bảo đảm ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
  • Hải quân Mỹ - Hàn sắp tập trận chung vào lúc bán đảo Triều Tiên căng thẳng (RFI) - Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay, 02/02/2013, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ mở một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp kể từ thứ Hai vào tuần tới. Sự kiện này được xem là một tín hiệu cảnh cáo gởi đến Bắc Triều Tiên vào lúc Bình Nhưỡng được cho là đang chuẩn bị một vụ thử hạt nhân lần thứ ba.
  • Nhật bắt một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi Okinawa (RFI) - Một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản đã bị bắt vào hôm nay 02/02/2013. Tàu cá gồm 12 thuyền viên và thuyền tưởng bị đưa về đảo Miyako, thuộc Okinawa. Cũng tại Okinawa, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ trả đũa mọi hành động "khiêu khích" tranh giành chủ quyền tại Senkaku/ Điếu Ngư.
  • Bài 48 : Tai nạn (RFI) - Trong lúc đang đi dạo với Nadia trên đường phố Paris vào ban đêm, Lưu Quang lại bị tai nạn, khi chiếc xe của Gérard làm cho anh té nhào.
  • Dân Hồng Kông biểu lộ tâm trạng oán hờn chế độ Bắc Kinh (RFI) - Phong trào tranh đấu bảo vệ tự do dân chủ tại Hồng Kông sử dụng một biểu tượng « hoài cổ » không ngờ. Hình ảnh lá cờ Liên Hiệp Anh phất phới trong các cuộc xuống đường lên án lãnh đạo địa phương làm « tay sai » cho Bắc Kinh đã hiển thị tâm lý bất mãn cao độ của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Tin tặc tấn công Twitter : 250.000 tài khoản bị đánh cắp dữ liệu (RFI) - Tại Hoa Kỳ, sau các tờ báo lớn, đến phiên một mạng xã hội quan trọng bị tin tặc tấn công. Vào hôm qua, 01/02/2013, quan chức phụ trách bảo mật thông tin cho mạng xã hội Twitter đã xác nhận rằng mạng thông tin có hàng trăm triệu người sử dụng trên thế giới này vừa phải chịu một cuộc tấn công "tinh vi".
  • Tổng thống Hollande kêu gọi các nước châu Phi thay thế quân đội Pháp (RFI) - Sáng nay, 02/02/2013, tổng thống Pháp François Hollande đã đến Tombouctou, chặng đầu trong chuyến viếng thăm tại Mali. Trong chuyến đi này, ông Hollande sẽ kêu gọi các nước châu Phi thay nước Pháp trợ giúp quân đội Mali, sau ba tuần tấn công vào các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan.
  • Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân (RFI) - Hiện đã là thị trường hàng đầu thế giới về hạt nhân dân sự, Trung Quốc vừa cho biết sẵn sàng xuất khẩu một lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba do Trung Quốc thiết kế, mang tên CAP1400, mà trong tương lai gần có thể cạnh tranh với lò phản ứng AP1000 của Mỹ và EPR của Pháp.
  • Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Lê Anh Hùng (RFI) - Hôm qua, 01/02/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) đã ra một thông cáo tại Bangkok lên án Việt Nam về vụ bắt giữ blogger độc lập Lê Anh Hùng, đưa về giam trong một trại tâm thần. Tổ chức CPJ kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho anh Hùng và những nhà báo khác đang bị giam giữ với những tội danh « ngụy tạo ».
  • Tổng thống Pháp đến thăm Mali (VOA) - Chuyến công du của Tổng thống François Hollande diễn ra trong lúc các lực lượng Mali được Pháp hậu thuẫn đang củng cố vị trí ở thị trấn Kidal, cứ địa cuối cùng của những phần tử Hồi giáo hiếu chiến ở miền bắc.
  • Super Bowl XLVII (VOA) - Baltimore Ravesn giành được Super Bowl một lần vào năm 2000; San Francisco 49ers giành được Super Bowl tổng cộng là năm lần, lần sau cùng cách đây 18 năm.
  • Syria là trọng tâm của hội nghị ở Đức (VOA) - Hồi đầu tuần này, người đứng đầu phe đối lập Syria, ông Moaz al-Khatib, cho biết ông sẵn sàng thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
  • "Dồn bắt thú hoang" (BBC) - Vườn thú ở Tokyo huấn luyện nhân viên cách đối phó với việc thú hoang bị sổng trong trường hợp có động đất lớn.
  • 'Độc quyền khiến Đảng chủ quan' (BBC) - Một hội thảo chẩn bệnh nói về thói 'tự mãn, độc quyền thay chân lý' trong bộ máy chính trị Việt Nam nhưng các kiến nghị được báo Đảng đưa tin ít ỏi.
  • Nguyễn Bá Thanh 'lên cao' trên Google (BBC) - Tên của vị tân Trưởng Ban nội chính Trung ương ở Việt Nam được tìm kiếm nhiều một cách 'đột biến' trên Google thời gian qua.
  • Hai chọi một (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông không những tiếp tục leo thang căng thẳng mà chỉ ra tương quan lực lượng giữa các bên đang thay đổi.
  • Nguy cơ rất thật (BaoMoi) - Vài ngày qua, cộng đồng mạng Việt Nam không ngừng chỉ trích ứng dụng WeChat, dùng trên điện thoại di động, do ngấm ngầm đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ được tích hợp kèm. Đến ngày 31.1, WeChat của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) chính thức phản hồi về vấn đề này trên phần thông tin dịch vụ bằng tiếng Việt.
  • Tencent né tránh giải trình về đường lưỡi bò xuất hiện trong ứng dụng WeChat (BaoMoi) - Trước phản ứng dữ dội của truyền thông, ngày 2/2, đại diện của Tencent tại Việt Nam hiện đang sở hữu và phát triển phần mềm WeChat đã trả lời trên báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN). Tuy nhiên, vấn đề nóng nhất là vì sao “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ tiếng Trung đã không hề được Tencent đề cập đến.
  • Lắp đặt 15 tụ điểm trưng bày bản đồ cổ về Hoàng Sa - Trường Sa (BaoMoi) - QĐND Online - Nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông, ngày 2-2, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phối hợp triển khai lắp đặt tại 15 tụ điểm công cộng các phiên bản cỡ lớn của 4 bản đồ tư liệu cổ, do nhà Nguyễn (Việt Nam), nhà Thanh (Trung Quốc) và Pháp ấn hành, gồm:
  • Đến lượt Bảo Thy dính "nghi án" quảng bá cho WeChat (BaoMoi) - (iHay) Sự nhiệt tình trong việc dùng WeChat và kêu gọi các fan cùng sử dụng khiến “Công chúa bong bóng” Bảo Thy dính "nghi án" quảng bá cho ứng dụng vốn bị cộng đồng mạng Việt Nam tẩy chay.
  • Quảng bá 4 bản đồ cổ minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - TTO - Ngày 2-2, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa triển khai lắp đặt tại 15 tụ điểm công cộng các phiên bản cỡ lớn bốn bản đồ tư liệu cổ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, do Việt Nam (triều Nguyễn), Trung Quốc (triều Thanh) và Pháp ấn hành.
  • Mỹ, Trung ra sức ve vãn Indonesia (BaoMoi) - Mỹ và Trung Quốc đang ra sức chèo kéo Indonesia, có lẽ vì nước này giữ vai trò quan trọng trên cương vị cường quốc khu vực.
  • Hạm đội hải quân TQ tiến vào Biển Đông (BaoMoi) - Một hạm đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông - vùng biển mà Bắc Kinh đang có tranh chấp căng thẳng với một số quốc gia Đông Nam Á - để thực hiện các sứ mệnh tuần tra và huấn luyện nhằm khẳng định chủ quyền mà Bắc Kinh yêu sách với vùng biển này.
  • Trung Quốc biên chế thêm chiến hạm khủng đối đầu Nhật (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hôm 31/1 vừa qua, Trung Quốc vừa chính thức biên chế thêm một tàu khu trục tên lửa Trường Xuân, thuộc lớp Type 052C vào Hạm đội Đông Hải để tăng cường sức mạnh chiến đấu trước những căng thẳng với Nhật Bản trên Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nói không với sản phẩm truyền thông số “lưỡi bò” (BaoMoi) - Không chỉ tranh chấp trên trường chính trị, ngoại giao, Trung Quốc còn chủ trương cho đường “lưỡi bò” liếm qua các sản phẩm truyền thông số như một thứ bẫy đối với người dùng Việt Nam và các nước nhằm qua đó hợp thức hóa tư tưởng bành trướng của mình trong dư luận thế giới.
  • Miền Bắc vẫn rét đậm trước và sau tết (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định trong tháng 2-2013, các tỉnh phía Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây gió mạnh trên biển Đông.
  • Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”! (BaoMoi) - (Dân trí) - Khi Trung Quốc không ngừng lăm le xâm lấn biển Đông, khi mà mùa xuân sắp gõ cửa mỗi căn nhà thì hiếm có từ nào gần gũi và thiêng liêng như 4 tiếng: Hoàng Sa – Trường Sa! Đó là đường chân trời - Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”…
  • “Trung Quốc hiếu chiến nguy hiểm hơn Iran” (BaoMoi) - Sự hiếu chiến gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và lập trường đối đầu của nước này trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng được các chuyên gia miêu tả là một cuộc khủng hoảng có mức độ nghiêm trọng hơn là vấn đề có đánh bom các cơ sở hạt nhân của Iran hay không. Đây là nhận định vừa được Bản tin G2 của nhà phân tích Mỹ Joseph Farah đưa ra.
  • Tàu chiến Trung Quốc rầm rập kéo ra Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân hoa xã dẫn nguồn tin quân sự cho biết một đội tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã kéo đến "tập trận và tuần tra" ở vùng Biển Đông từ hôm qua (1/2).
Bản tin tiếng Anh

  • Rural development remains a top priority (Washington Post) - Efforts will be intensified to accelerate the country's agricultural modernization and enhance developmental vitality in the sector, a central policy document said.
  • Self-developed nuclear reactor ready for export (Washington Post) - China's self-developed nuclear reactor, known as the CAP1400, will be ready for export this year, an executive from State Nuclear Power Technology Corp said on Friday.
  • Chinese to invest more in EU: survey (Washington Post) - Chinese investors generally see the European Union as being open to foreign investment, and are willing to increase investment there.
  • Smog affected more than 800m people: report (Washington Post) - The Chinese Academy of Sciences estimated that the recent smog across China has affected more than 800 million people, China Central Television reported on Thursday.
  • Demand for oil to rise 4.8% (Washington Post) - As China's economy gradually rebounds, its demand for oil will rise at a modest rate of 4.8 percent to 514 million metric tons this year, and imports will continue to grow, the CNPC Economic and Technology Research Institute said on the same day.
  • China's first luxury cruise liner ready to make waves (Washington Post) - China's first luxury cruise liner, the Henna, left the southern resort island province of Hainan for her maiden voyage on Saturday, marking what experts say is a major breakthrough for the cruise industry.
  • Deals signed for yuan loans (Washington Post) - The first batch of cross-border yuan loans agreements were signed after the Chinese government approved the Qianhai area in Shenzhen to test a freer yuan.
  • Paralyzed man gets new ventilator (Washington Post) - The paralyzed man who has been breathing with the help of a respiratory bag and a home-made ventilator for seven years is getting a new "lung".
  • 13 dead, 21 injured in SW China road accident (Washington Post) - Thirteen people died and 21 others were injured, including 11 seriously, after an overloaded coach turned over and crashed along a 100-meter slope in Southwest China's Guizhou province on Sunday, local authorities said.
  • Li urges more mutualtrust with US (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang called for more trust between China and the United States while meeting a visiting US congressional delegation on Thursday.
  • Premier underscores inflation issue (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Wednesday stressed that issues regarding consumer prices should never be underestimated, though the country's inflation has remained moderate.
  • 12 dead in NE China mine accident (Washington Post) - Death toll rose to 12 Wednesday afternoon from a coal mine accident in Northeast China's Heilongjiang province, local authorities said.
  • China willing to consolidate trust with ROK (Washington Post) - China is willing to further consolidate mutual trust with the Republic of Korea and work together to maintain peace and stability in Northeast Asia, said a senior Chinese leader.

Vì sao ông Trần Đại Quang, BT Bộ Công an bay từ Hà Nội vào để tham dự Lễ kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng?

Báo Tuổi trẻ vừa đưa tin trong bản tin hôm nay, được đăng kèm dưới đây có cái tiêu đề khá mùi mẫn:Xa rời nhân dân sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường - lấy một câu trong bài phát biểu của BT thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; Lần đầu tiên trong đời, Phúc Lộc Thọ cảm thấy mát lòng từ cái câu nói sặc mùi “ mỵ dân” của ông này, một ông quan nổi tiếng về đức tính “ phụ mẫu chi dân” từ cử chỉ đến lời ăn tiếng nói…Đúng ngày thành lập Đảng lần thứ 83, ông Lê Thanh Hải đột nhiên quay ngoắt nịnh dân, bùi ngùi nói ra được một câu dày dặn lập trường thân dân ? Không mát lòng sao được khi một vị từ vị trí " cha " dân bây giờ quay sang nói lời đường mật, tỏ vẻ đề cao dân ???
Thượng tướng Trần Đại Quang, BT Bộ Công an tại Lễ kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng
Đọc bản tin của báo Tuổi trẻ thấy nổi lên 2 vấn đề:
1/ Ông Lê Thanh Hải lần đầu tiên bắt đầu giở học nói mỵ dân, nịnh dân;
2/ Thượng tướng Trần Đại Quang, BT Bộ Công an bay từ Hà Nội vào để tham dự Lễ kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng?
Vì sao vậy?
Có một số lý giải mà dân vỉa hè bàn tán về những thông tin trên:
1/ Sắp tới ông Lê Thanh Hải sẽ rời chức vụ Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh để ra Hà Nội thay chân bà Hà Thị Khiết Trưởng Ban dân vận TW; Bà Hà Thị Khiết vẫn đương là ủy viên Ban Bí thư TW Đảng khóa VIII; ( Có tin vỉa hè đồn: Bà Hà Thị Khiết là con riêng của ông Trường Chinh hay tướng Giáp gì đó nên con đường hoạn lộ khá hanh thông)…Song vào thời điểm hiện nay thì những cái ô đó xem chừng nhạt màu nên bà đành phải nhường bớt cái ghế Trưởng Ban dân vận cho ông Lê Thanh Hải để chuyên sâu vào cái cái ghế Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam? Và bài phát biểu với câu “Xa rời nhân dân sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường” mà ông Lê Thanh Hải gióng lên đó như một bộ cánh trang sức dọn đường, để ông Lê Thanh Hải đương là Ủy viên Bộ chính trị kèm chức trách của một thành viên Ban Bí thư trong chức trách vận động dân đừng chống lại Đảng và Nhà nước? Người Việt Nam thường có cái tính: thích cái gì, muốn cái gì, muốn lừa ai thì người ta đổ xô vào nịnh cái đó ?!
Vậy ông Hải được “đá” lên hay “đá” xuống? Về vị thế của chiến lược trong chính trường Việt hiện tại thì cái ghế này cũng lợi hại vì nó có đại diện cho dân có quyền ăn quyền nói trong những cuộc so găng quan trọng; Nhưng chắc chắn về quyền lợi kinh tế thì BT thành ủy thành phố Hồ Chí Minh mạnh hơn, được cói là một ông “ Vua anh “, một con người có cặp môi kẻ chỉ: cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan; Ông Hải trụ trì tại TP Hồ Chí Minh mấy chục năm qua từ chủ tịch quận, chủ tịch thành phố leo lên tới Bí thư thành ủy; chắc ông Hải cũng no rồi, do vậy nên giờ đây yên tâm vững bước mà lên đường ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới thôi?
Do vậy, câu nói thâm nho của ông Lê Thanh Hải bề nổi là đề cao dân nhưng thực chất là đề cao cái ghế Trưởng ban dân vận TW của ổng; Sắp tới mà các bác xa em, cho em ngồi chơi xơi nước thì các bác sẽ phải nhận cái hậu quả khó lường đấy, không nói chơi đâu...Do là ủy viên BCT nên ông Hải biết cách nịnh và dọa người khác cao cấp hơn những ông như ông La Thăng bởi bề nổi là " nịnh" nhưng thâm ý lại là "dọa" ; với dân là "nịnh" nhưng với "đồng đảng" là "dọa"-Thế mới tài bởi kẻ khác thường chỉ có thể nói ý nào ra ý ấy ?!.
2/ Thế tại sao ông tướng Trần Đại Quang lại có mặt tại TP Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm quan trọng này như là một đặc phái viên cao cấp của TW ?
Phải chăng Tướng Trần Đại Quang vào để trực tiếp chỉ huy cái đám 600 cảnh sát cơ động của Bộ Công an được phái vào tăng viện; đội quân này giúp TP Hồ Chí Minh trấn áp bon cướp ngày đang hoành hàng hung tợn: ngang nhiên vác dao kiếm ra chém người, cướp tài sản trên đường phố ? Chắc không phải ?!
Theo một vài đồn đoán vỉa hè: Tướng Trần Đại Quang sẽ ra mắt dần để trong thời gian tới, chắc cuối năm 2013 sẽ thay thế cái ghế Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh ? Vậy đây là một sự điều chuyển chiến lược: hạ phóng để thăng tiến lên theo sơ đồ chiến thuật: lùi một bước tiến dăm bước…
BT Trần Đại Quang sinh năm 1956, chắc sẽ là người tiếp tục ở lại Bộ Chính trị khóa sau và sẽ lên các vị trí trên BT Bộ Công an chí ít cũng phải vào bộ tứ. Theo cơ chế, muốn vào bộ tứ thì phải là Bí thư một thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh…Trước đây, có í kiến đồn đoán nhiều về vai trò của Tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một ông tướng ngang sao với Trần Đại Quang sẽ ở tiếp khóa sau vào ban tứ trụ vì ông này có số phiếu cao trong Đại hội VIII vừa qua? Nhưng hình như sau hội nghị TW 11 vừa qua vai trò Tướng Thanh có vẻ bị phai nhạt dần, nghe đâu có chuyện gì đó bên trong liên quan tới yếu tố Trung Quốc?
Dư luận lấy làm bất ngờ khi sau Hội nghị TW 11, người ta nghe Tướng Trần Đại Quang phát biểu một câu lạnh gáy trong một bài viết đăng trên báo Đại Đoàn kết: “Thống nhất nhận thức, hành động phối hợp giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…".
Khi Tướng Quang buộc phải viết ra những lời chua chát kể trên có thể có một vài suy đoán sau:
-Đã xảy ra tình trạng chưa có sự thống nhất nhận thức, hành động dưới sự lãnh đạo của Đảng ( ông Nguyễn Phúc Trọng ) và Nhà nước ( ông Trương Tấn Sang ) trong việc thực hiện tốt, ( chắc chưa đến nỗi xấu ) một mục tiêu an ninh, quốc phòng nào đó nên Tướng Quang phải viết lên báo Đại Đoàn Kết để cảnh báo, công khai kêu gọi?
-Cũng có thể ngay trong Bộ Công an do ông Quang phụ trách đã xảy ra tình trạng “ chưa thống nhất nhận thức và hành động” tốt khi thực hiện một mục tiêu nào đó của ông Trọng, ông Sang chăng ?
Theo tin vỉa hè: Trong hội nghị TW vừa qua, sở dĩ không đi đến được sự nhất trí kỷ luật đồng chí X. là do có sự phân tâm tại BCT; nghe nói chỉ có 5 vị bỏ phiếu tán thành, chưa quá bán; một trong 5 phiếu tán thành nghe nói có phiếu của Tướng Quang… Trong khi đó thì theo Blog Beo, tại Hội nghị toàn Ban chấp hành TW, các vị Nguyễn Kim Ngân, Phùng Quang Thanh đã đứng ra bảo lãnh cho đồng chí X.???
Một câu hỏi đặt ra: vậy thì thế cờ chính trị sắp tới sẽ thế nào về các cuộc đấu tranh nội bộ giữa các phe phái, nếu Tướng Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an ? Ai sẽ lên thay Tướng Quang và sẽ là người thuộc cánh nào? Chắc đây cũng là một vấn đề hóc hiểm và dư luận vỉa hè đang đồn đoán lung tung, chưa ngã ngũ…
Nhân nói về cuộc đấu tranh nội bộ: có thông tin nói rằng Thống đốc Bình sẽ thôi Thống đốc Ngân hàng và đảm nhận Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận; chắc cũng với danh nghĩa, sơ đồ chiến thuật: hạ phóng để thăng tiến lên ? Nếu Bình ruồi bị hay được “ hạ phóng” thì đây cũng là một ẩn số của cuộc chiến trên sân cỏ chính trường ? Ai sẽ thay Đốc Bình và chắc chắn vị trị người nắm tay hòm chìa khóa này cũng sẽ là một mắt xích quan trọng của chiến cuộc đấu đá nội bộ, trong sạch Đảng vì Đảng ta là Đảng cầm tiền?
Còn bất ngờ mới là Bí thư Nghệ An, vốn xuất thân ngành an ninh, Giám đốc Công an Nghệ An Phan Đinh Trạc, nghe nói ông này là người đã có chiến tích hạ bệ được Bí thư Trung, Bí thư Nghệ An sau Lê Doãn Hợp và trước Trần Văn Hằng; Ồng Trung đã đã bật đèn xanh cho việc liên doanh đất đai với Trung Quốc 50 năm tại một số địa bàn chiến lược quan trọng của Nghệ An…
Việc điều chuyển 2 ông xuất thân là dân đất Hoan Diễn: Vương Đình Huệ và Phan Đình Trạc, một vùng đất thang mộc mà trong Nghệ An phong thổ chí Bùi Dương Lịch viết từ thế kỷ XVII đã từng đúc kết đại ý: Hoan Diễn là đất thang mộc sinh ra những anh hùng của thời loạn; Thời Lý, thời Trần, thời Lê gặp lúc loạn ly thường vẫn sử dụng binh lính ở vùng đất thang mộc này nên có hiệu quả; “ Cối Kê cửu sự quân tu ký; Hoan Diễn do tồn thập van binh…”
Liệu 2 ông đất thang mộc có hiệp đồng tác chiến được với ông Bá dân Quảng xoay chuyển được tình thế gì không khi mà các đối thủ có vẻ như đang chèn nhau từng nước cờ, từng quân cờ ?
Xem hồi sau mới biết…
Phúc Lộc Thọ.
(Blog Phạm Viết Đào)

Cuộc chiến Ba - Tư và vận đảng theo sấm Trạng Trình

I. Câu đối mừng tết truyền thống
Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, mỗi độ tết đến - xuân về, thường có nhiều câu đối mừng xuân đón tết. Ngày 3 tháng 2 năm 2013, ngày Lập Xuân, nhằm ngày 23 âm lịch - ngày ông Táo chầu Giời và cũng là ngày chính thức khởi đầu cho một kỳ ăn tết. Phỏng theo truyền thống ấy, Sinh tôi vốn không thạo đối ứng nhưng cũng cất công sưu tầm vài câu đối như sau:
* Nghe nói rằng, thuở khai sinh lập đảng cộng sản Việt Nam cũng trùng vào ngày Lập Xuân. Nay, dù ghét dù yêu thì đảng Cộng sản Việt Nam cũng vẫn đang là lực lượng lãnh đạo toàn diện và duy nhất, độc chiếm chính quyền Việt Nam. Vì vậy, năm hết tết đến, trước tiên phải làm một đôi câu đối với những ngôn từ và chữ nghĩa trang trọng nhất để kính dâng lên đảng cộng sản Việt Nam nay bước sang tuổi 84, nó thế này:
Cả nước mong chờ ngày vĩnh biệt
Toàn dân ngóng đợi phút chia ly
* Năm 2013, theo âm lịch là năm Tị, tức là năm con rắn. Mới đầu năm mà đã có người dân "bỗng dưng muốn chết" trong đồn công an (ở Hải Dương), nối dài thêm danh sách những nạn nhân bị "công an bạn dân" hành hung đến mức không chịu nổi chốn nhân gian, đành phải gặp Diêm Vương làm thủ tục chuyển khẩu xuống cửu tuyền. Xin gởi đến toàn thể nhân dân Việt Nam câu đối như thế này:
Giữ mình lúc qua hang rắn độc
Phòng thân khi đến bốt công an
* Vài năm gần đây, người dân Việt Nam nói chung, trí thức Việt Nam nói riêng đã và đang có rất nhiều tiến bộ trong việc vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin để chuyển tải đến toàn xã hội những bức xúc, bất công trong đời sống, những cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và những suy nghĩ, khát vọng về tự do dân chủ nhân quyền và cũng đã tạo được những thành công nhất định, khiến bọn giặc tội phạm (tức giặc nội xâm) phải run sợ. Mong rằng, thời gian tới, những thành công và tiến bộ ấy tiếp tục được phát huy. Xin gởi đến lực lượng dân chủ tiến bộ Việt Nam đôi câu đối, như thế này này:
Khí tràn khắp núi sông, dân chủ nở hoa, vui! vui bất tận
Tinh văng đầy thiên hạ, tự do kết quả, sứ ... ướng! sướng vô cùng
(Khí ở đây là khí thế, tinh là tinh hoa trí tuệ. Phải ghi chú rõ như vậy, đề phòng những sự suy luận quá sâu xa rồi ném đá theo kiểu "hai bao cao su đã qua sử dụng" ...)
* Tiến bộ xã hội thì ai cũng mong muốn, nhất là những người có tri thức và lương tâm. Tuy nhiên, cũng như cài đặt một phần mềm cho máy tính, mỗi một nền văn hóa và chính trị của một xã hội đều phải tương hợp với con người và kinh tế của xã hội ấy thì mới tốt. Cho nên, muốn xã hội tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, thì, số đông con người trong xã hội phải là những con người của kinh tế thị trường, bởi vì mức độ tự do dân chủ trong xã hội luôn tỉ lệ thuận với tỉ lệ của sô lượng người kinh doanh và sản xuất thành đạt trên tổng số dân. Nay là thời kinh tế tri thức và thị trường toàn cầu hóa, "trí thức cần rành chơi chứng khoán, nhà thơ cũng phải biết bán buôn", xin gởi đến các doanh nhân và trí thức Việt Nam câu đối sau:
KIẾN NGHIỆP TỀ GIA CHÂN TRÍ THỨC
KINH DOANH TRỊ QUỐC THỊ ANH HÙNG
II- Vận đảng cộng sản Việt Nam theo Sấm Trạng Trình
Đón tết mừng xuân, ngoài việc chơi câu đối, người Việt Nam ta cũng thường ngâm đọc, bình luận nhưng tác phẩm văn chương đặc sắc của dân tộc. Vừa rồi, trong phim tài liệu về Mậu Thân 1968 và hiệp định Paris 1973, có đoạn quay cảnh ông Mai Chí Thọ (một quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam) nói chuyện và trong câu chuyện ông cũng có nhắc đến "thực tế cứ như Sấm Trạng Trình". Nhân việc này, Lưu Sinh tôi nảy ra ý định làm một bài luận về vận đảng. Mấy năm gần đây, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về Sấm Trạng Trình được đưa lên mạng. Những gì viết dưới đây là tổng hợp từ những ý kiến đó.
1. Trong bài sấm 487 câu (là bài phổ biến nhất), đoạn từ câu "chờ cho động đất chuyển trời" đến câu "Chấn đoài cương bất trường" được cho là ứng với chủ tịch Hồ Chí Minh và chế độ hiện nay, từ thời điểm Văn Ba Nguyễn Tất Thành xuất dương tính cho đến hồi 1988 - 1991. Đoạn cuối của bài sấm này, gồm 22 câu, được cho là ứng với hiện tại và tương lai của Việt Nam. Ngẫm ra, đoạn từ câu 466 đến 473 có nhiều điểm trùng hợp với những gì đã diễn ra trong thực tế từ năm 1992 đến nay.
    Quần gian đạo danh tự: Bọn gian tà tiếm nhận danh xưng, tức là "nói dzậy mà hổng phải dzậy".
- Đảng cộng sản nhưng có đến "một bộ phận không nhỏ" là "địa chủ đỏ", "tư bản đỏ". Còn lại thì phần đông mũ ni che tai, ngậm miệng ăn tiền, mặc sức để "giặc nội xâm" tung hoành. Các quan chức của đảng mang tên cộng sản nhưng không ai là vô sản và rất ít thấy đảng viên cộng sản mang tài sản của mình ra đóng góp cho cộng đồng, chỉ thấy ngược lại.
- Chính quyền nhân dân nhưng thủ tục hành chính có nghĩa "hành dân là chính". Người dân cũng không thực sự có quyền chọn lựa lãnh đạo chính quyền hoặc người đại diện cho mình, việc bầu cử chỉ là hình thức. Trong chính quyền, toàn thấy người của độc một đảng nắm giữ các vị trí chỉ huy lãnh đạo từ thấp đến cao.
- Cán bộ là đầy tớ của nhân dân nhưng thực tế được nhân dân diễn tả thế này:
Đày tớ ngồi Toyota
Ông chủ đi bộ ra ga đợi tàu
Đày tớ ở trong nhà lầu
Ông chủ tá túc gầm cầu bãi hoang
Đày tớ quát nạt oang oang
Ông chủ, bà chủ vội vàng làm theo
- Công an là bạn dân nhưng gần đây có nhiều người dân nếu lỡ tin bạn là mất mạng.
- Hô hào chống tham nhũng nhưng ai thực sự chống tham nhũng là toi liền.
- Kêu gọi nói thật, nói thẳng nhưng ai thật và thẳng là hỏng người ngay lập tức.
- Tuyên truyền về nhà nước pháp quyền văn minh ưu việt, nhưng liên tục nhiều luật sư bị rũ tù bởi "luật rừng".
- Kinh tế nhà nước là chủ đạo nhưng hoàn toàn không có năng lực chủ đạo để ổn định giá cả hàng hóa. Tập đoàn kinh tế nhà nước là "quả đấm thép" nhưng hầu như không cạnh tranh được với ai, lại tạo ra cả núi nợ.
- Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng không người dân nào có quyền sở hữu ruộng đất.
- Kẻ thù truyền kiếp và đang trực tiếp gây tác hại, trực tiếp xâm lược lãnh thổ lãnh hải, cướp của và đánh dân Việt Nam ... lại được tôn vinh là Bạn Vàng.
- Tuyên truyền "chế độ xã hội XHCN dân chủ triệu lần hơn xã hội tư bản" nhưng thực tế xã hội xã hội chủ nghĩa tuy gọi là tươi đẹp nhưng không dân chủ bằng xã hội tư bản. Thậm chí ngay trong đảng cũng không có dân chủ trong sinh hoạt đảng và bầu cử đảng ủy các cấp (có lẽ do sợ sinh hoạt và bầu cử dân chủ thì không còn là cộng sản nữa?).
* Bách tính khổ tai ương: Cái nay rất rõ, báo chí cả lề trái và lề phải đều nói nhiều. Nếu chưa thật tin, cứ đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) hoặc các điểm tiếp dân ở khắp ba miền, khắp các tỉnh là thấy ngay. Ngoài ra, còn có những bức xúc do đủ thứ qui định, luật định rất là ẩm ương, gần đây nhất là "lái xe phải chính chủ", "chứng minh thư phải có tên bố, mẹ" ...
* Can qua tranh đấu khởi: Dân chúng khiếu kiện, phản kháng khắp nơi. Điển hình là những vụ "quan tài cho chế độ", "hoa cải Tiên Lãng", "hai mẹ con khỏa thân giữ đất", "Văn Giang lửa ngút trời", "Thạch Thất hun khói ủy ban" ... mới nhất là "Dương Nội hỏa công giữ đất".
* Phạm địch tính hung hoang: Phạm địch nghĩa là "giặc tội phạm". Tham nhũng, lạm quyền là một dạng tội phạm, nước nào cũng có hoặc ít hoặc nhiều. Tuy nhiên, ngó khắp thế giới, hình như chỉ ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, loại tội phạm này mới được nâng lên thành "giặc nội xâm" (đã ghi trong văn kiện chính thức của đảng cộng sản Việt Nam).
Càng hô hào chống tham nhũng, tham nhũng càng nảy nở nhiều hơn, trộm ngân sách tinh vị hơn, cướp đất hung hăng hơn, ăn hối lộ trắng trợn hơn, tạo nhiều dự án lãng phí lớn hơn, đào tài nguyên cạn kiệt hơn, phá hoại môi trường hoang tàn hơn ...
Khi những người có lương tâm lên án, cản trở những điều tai hại kể trên thì bị qui là "phản động", "lợi dụng dân chủ chống phá nhà nước". Người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì bị qui là "chống người thi hành công vụ", "nghe theo xúi dục của bọn phản động và các thế lục thù địch". Mang lực lượng áp đảo cùng phương tiện hiện đại đánh dân cướp đất, bị dân (thân cô, thế cô, trang bị thô sơ) đánh cho tơi tả, nhưng vẫn huênh hoang khoác lác "đây là trận đánh đẹp có thể viết thành sách" ...

(Còn tiếp)
Lưu Trần Sinh
(Dân Luận)

Minh Diện - Cần dẹp bỏ những gì?

Nhà báo Minh Diện
Trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, bàn về tăng mức lương tối thiểu từ 1.030.000 lên 1.300.000 đồng từ tháng 5-2013, Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ nói rất khó thực hiện, trừ khi Quốc hội cho phép in thêm tiền. Nhiều đại biều phản ứng: “Thế thì thà đừng tăng lương!”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hiến kế: “Hạn chế mua xe, bớt hội hè lấy tiền tăng lương!”.
Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng có sáng kiến: “Bớt một nửa số chuyến đi nước ngoài cũng được kha khá”.
Thế mới biết tiền chi tiệc tùng, xe pháo, lễ hội, đi nước ngoài lớn cỡ nào? Tất nhiên đảng biết, chính phủ biết, còn dân vẫn bị mù tịt.
Nhưng xem ra, sáng kiến của ông Hùng, bà Phóng chẳng qua cũng chỉ là chuyện quá vụn vặt! Tưởng “đỉnh cao trí tuệ” có kế hoạch dài hơi, ai ngờ lại theo kiểu “giật gấu vá vai” như vậy?
Thử hỏi, nếu cắt giảm hết chi phí công, bỏ hết các chuyến công du nước ngoài thì được bao nhiêu tiền? Có đủ thêm mỗi công chức 100.000, hơn nữa thỉ 300.000 đồng ăn tết chứ đừng nói thường xuyên liên tục? Hãy lấy 26 triệu người ăn lương nhân với 100.000-300.000 sẽ thấy con số lớn cỡ nào?
Không quốc gia nào trên thế giới đội ngũ công chức ăn lương nhà nước hùng hậu như Việt Nam.
Ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương thừa nhận: “Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sự cồng kềnh bộ máy công chức từ cấp xã đến trung ương. Ngân sách mỗi năm đã phải chi một khoản quá lớn để trả lương cho bộ máy đó mà cuối cùng lương lại quá thấp!” (Tham luận tại Hội thảo “Đổi mới hệ thống chính trị” tại Học viện Nguyễn Ái Quốc 31-1-2013).
Nước Pháp dân số 64.044.000 người, tổng thu nhập quốc dân (GDP) 2.700 tỷ đô la, có 5.300.000 công chức, chiếm 0.8%.
Việt Nam dân số 88.780.000 người, tổng thu nhập quốc dân 106 triệu đô la, có 26 triệu chức, chiếm 2,95% .
Thu nhập kém người ta 25, 47 lần, số lượng người ăn lương hơn người ta 3,6 lần, công chức không chết đói mới là chuyện lạ!
Ở Pháp, cũng như các nước khác, khái niệm về lương là tiền công và lợi ích người sử dụng lao động trả cho người lao động. Người sử dụng lao động được hiểu theo nghĩa rộng, là nhân dân, người lao động là toàn bộ hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương. Tiền thuế của dân và tiền khai thác tài nguyên cùa đất nước được dùng làm ngân sách chi cho an ninh quốc phòng, kiến thiết đất nước, và trả công cho bộ máy chính phủ điều hành đất nước theo hiến pháp và pháp luật. Chính phủ là người làm thuê, phải hoàn thành công việc của Chủ là nhân dân giao cho, tương xứng với mức lương đã được thỏa thuận. Người dân không đóng thuế để nuôi báo cô bất kể tổ chức chính trị xã hội nào.
Một nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới như Pháp, chỉ phải nuôi một bộ máy nhà nước chiếm tỷ lệ khiêm tốn 5,3% đã chật vật, công chức biểu tình, đình công rần rần. Việt Nam chưa thoát nghèo, càng nghèo hơn khi phải nuôi bộ máy công chức khổng lồ 26 triệu người, bình quân cứ bảy người dân phải nuôi hai cán bộ ngổi trên đầu trên cổ mình.
Nhà bào lão thành Thái Duy có lần viết trên báo Đại Đoàn Kết: “Không ở đâu như dân ta, phải è lưng đóng thuế nuôi ba bộ máy đảng, nhà nước, và đoàn thể”.
Nói thế chưa đúng, vì Việt Nam chẳng đào đâu ra ba bộ máy, mà chỉ có một bộ máy lãnh đạo duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà nước của đảng, chính phủ của đảng, các đoàn thể của đảng. Thử hỏi có tổ chức, hội, đoàn nào đảng không nắm quyền lãnh đạo? Chỉ nhỏ xíu như cái “Hội người mù” cũng phải có người của đảng lãnh đạo mới không đi trệch đường lối, và tất nhiên dân phải trả lương lãnh đạo hội đó.
Quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam bao trùm lên toàn bộ đất nước, dù toàn bộ đảng viên chỉ chiếm 4% dân số. Quốc hội với danh nghĩa cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho nhân dân, nhưng 95% đại biểu là đảng viên.
Tiến sỹ Tống Đức Thảo phát biểu trong hội thảo đổi mới hệ thống chính trị: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, của dân, nhưng là đảng cử, dân bầu. Bầu cho những ứng viên đã được định trước theo sắp xếp của cấp ủy, của đảng. Thực chất là hình thức, ai ngồi ghê snào đã sắp sẵn trước cả rồi, như ‘bỏ cối không trật”, dân chả có quyền hành gì!”.
Để duy trì quyền lãnh đạo độc tôn, Đảng cộng sản đã phát triển hệ thống quyền lực từ trung ương đến địa phương với một lực lượng hùng hậu chưa tứng có trong lịch sử.
Dân “chả có quyền hành gì” mà phải còng lưng nuôi bộ máy quyền lực đó. Người bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên đồng ruộng, người đằm mình trong gió bão ngoài biển khơi, người vắt kiệt mồ hôi trong các nhà máy xí nghiệp, người ra nước ngoài làm thuê...Từ bà bán ve chai vé số đến nhà doanh nghiệp, từ đứa trẻ ẵm ngửa đến người chết, đều phải đóng thuế nuôi bộ máy của đảng. Tiền thuế không đủ thì bán tài nguyên, bán rừng bán biển, thì vay nợ đời sau con cháu trả.
Bộ máy khổng lồ ấy đã làm gì cho dân cho nước? Lạm phát tăng, GDP giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, phúc lợi xã hội giảm, tỷ lệ người nghèo tăng, tội phạm tăng. Một bộ máy quá đông, đông như “quân tàu ô”. Nguy hại hơn cả là trong bộ máy đó có đội ngũ nắm quyền lực bao trùm đất nước nhưng lại có “Một bộ phận không nhỏ đã suy thoái chính trị, thoái hòa đạo đức, lối sống” đã thành “một bầy sâu ăn hết phần của dân”.
Thượng bất chính hạ tắc loạn, trên thối một, dưới thối mười, nạn mua chức mua quyền lấy lương, ăn bổng, tạo cửa tham những, bỏ bê công việc tràn lan như nấm.
Ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương nói: “Có nơi tỏ ra chủ quan nói 70-80 % công chức làm việc, có nơi bi quan bảo 30%, nhưng tỷ lệ thực tế 50 % người làm, 50% người ngồi chơi ăn lương!”.
Nhận định ấy cũng đã có cách đây hơn hai chục năm rồi. Ngày đó nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiêt đã tỏ ra kiên quyết xử lý nạn cán bộ “chân trong chân ngoài” và ông nói: “Phải cải cách chế độ công chức và tiền lương, để công chức sống được bằng lương, tận tâm làm việc!”.
Như hình như càng cải cách bộ máy càng phình ra.
Trong nhiệm kỳ X, cơ quan lãnh đạo của đảng giảm được hai ban nội chính và kinh tế; nhiệm kỳ XI lại tái thành lập. Bởi khi tinh giảm bộ máy, đinh vít lỏng lẻo, đảng thấy quyền lực bị lung lay, lại phải gia cố thêm, và bộ máy lại phình ra. Càng phình ra càng đẻ thêm nhiều cán bộ, và cái nghề “kinh doanh quyền lực” phát triển.
Nhiệm kỳ V của Đảng cộng sản Việt Nam có 101 Ủy viên trung ương, nhiệm kỳ XI tăng lên gấp đôi gồm 175 ủy viên chính thức, 25 dự khuyết.
Trước kia, một Bộ nhiều lắm 3 thứ trưởng, giờ tăng hai, ba lần. Cụ thể, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương 10 thứ trưởng, Bộ tài nguyên môi trường, Bộ nội vụ, Bộ xây dựng 7 thứ trưởng, các bộ khác từ 5 đến 6 thứ trưởng. Các ban của đảng cũng không kém, trung bình mỗi ban 5 phó ban, cá biệt có ban 9 cấp phó, các vụ thì một vụ trưởng kèm bảy, tám vụ phó. Có những cục thuộc loại làng nhàng cũng có đến 6 cục phó. Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì có 6 Phó Chủ nhiệm…
Ở tỉnh Thanh Hóa có xã vài ngàn dân mà 500 cán bộ, ở Nghệ An có phòng 3 sếp mà chỉ có một nhân viên, thậm chí có ban toàn cán bộ không có nhân viên. Ví dụ, Sở nội vụ 31 biên chế thì 1 giàm đốc, 4 phó giám đốc, 14 trưởng phó phòng, vị chi 19 cán bộ lãnh đạo 12 nhân viên, phòng công chức viên chức 4 người thì một trưởng phòng, hai phó phòng một nhân viên, phòng kế hoạch sở nông nghiêp phát triển nông thôn 1 trưởng phòng, 6 phó phòng 2 nhân viên...
Các trụ sở đảng, chính quyền đoàn thể và các các cơ quan mấy năm gần đây đều được xây dựng mới đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Như như ông Trần Đình Nghiên phát biểu là: “ Vẫn chật không có chỗ cho dân len chân vì nhiều quan quá! Nhiều quan nhưng việc không chạy, cứ ì ra, làm khổ dân”.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% công chức không dùng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả nào!”.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nói như thế là vẫn khiếm tốn. Trong diễn đàn hội nghị “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị” tại Học viện Nguyễn Ái Quốc 31-1- 2013 vừa qua, nhiều đại biểu nhận định số công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về” là 50%.
Nhưng chỉ cần dẹp đi 30% công chức “không dùng được” như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, thì những công chức tử tế đã được tăng 30% lương rồi.
Hãy dẹp bỏ cái bọn không dùng được ấy, cùng những hội, đoàn thể “ăn theo nói leo” tự khắc đời sống công chức sẽ khá hơn và chúng ta có quyền đòi hỏi họ làm việc tốt hơn. Nhưng, biết là khó, dù là những công chức không làm được việc, biên chế thừa, bộ máy ồng kềnh nhưng cũng không nguy hại bằng “bộ phận lớn trong số chức lớn to quyền” mà vơ vét tham nhũng, trong mấy năm mà khui rỗng quốc khố hàng triệu tỉ đồng. Họ cũng là đầu têu và đầu mối mua quan bán tước, tuyển chọn công chức để vơ vét cho đầy tràn túi tham.

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Kami - Tương lai Nguyễn Bá Thanh: Lành ít, dữ nhiều?

Dù tết nhất đã đến cận kề, song dư luận xã hội vẫn chăm chú theo dõi và kỳ vọng vào một kết quả tốt đẹp của cuộc chiến giữa đồng chí X và đồng chí Bá Thanh. Nhìn ở góc độ quản lý nhà nước, thì đây là một hiện tượng hết sức nguy hiểm mà chưa hề có tiền lệ ở Việt nam, vì một người đứng đầu của một thành phố trực thuộc trung ương (được bảo kê) dám đối đầu với Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Chuyện ông "vua" Đà nẵng Nguyễn Bá Thanh và đồng chí X không ưa nhau thì từ lâu ai cũng biết. Nhưng đó cũng là lý do vì sao một người như Nguyễn Bá Thanh có năng lực, ít tì vết được quảng đại quần chúng cần lao không chỉ riêng xứ Quảng mà trên phạm cả nước yêu mến và kỳ vọng. Nhưng câu hỏi vì sao  một con người như ông Nguyễn Bá Thanh lại không vượt qua cửa ải để lọt vào Bộ Chính trị trong đại hội đảng khóa XI là một vân đề đáng quan tâm. Cho dù trước đại hội XI, dư luận đã nói nhiều về khả năng này. Nhưng kết quả sau đại hội XI không diễn ra như thế, mà kết quả là phe đồng chí X hả hê bao nhiêu thì ngược lại phe của đồng chí Bá Thanh đã ngậm đắng nuốt cay bấy nhiêu. Mâu thuẫn giữa đồng chí X và Bá Thanh bắt đầu cũng chỉ là việc không ưa nhau, cũng như việc một bộ phận không nhỏ các cán bộ lãnh đạo cao cấp có học hành ghét đồng chí X vì ít học, nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Với đồng chí X, sự may mắn của con đường quan lộ quá thênh thang và luôn được sắp đặt bố trí đảm nhận các chức vụ quan trọng theo lối người tìm việc, bỗng hóa trở thành điểm yếu trong nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò người đứng đầu cơ quan hành pháp. Như trường hợp năm 1998, khi được bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng nhà nước mà chuyên môn của đồng chí X không đủ để đọc và hiểu một báo cáo quyết toán tài chính, chứ chưa nói đến các công việc khác ở tầm vĩ mô. Cũng như vốn mang tiếng tốt nghiệp Đại học Luật hệ tại chức, nhưng kiến thức về pháp luật của đồng chí hầu như không hề có, với hàng loạt các quyết định khi ở cương vị người đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng lại vi phạm hiến pháp là những ví dụ điển hình.
Nhưng tiếc rằng, đồng chí X đã không hiểu thực chất của con người mình. Đó là cái như dư luận xã hội đánh giá rằng ngoài cái vẻ phương phi, tốt mã thì ở con người đồng chí X chẳng có cái gì cho ra hồn để xứng tầm một người lãnh đạo cao cấp. Nhưng chết nỗi đồng chí X cứ nghĩ là mình giỏi, khi đưa ra các ý đồ hoang tưởng học mót của người khác, như trường hợp mô hinh các chebol của Hàn quốc là một ví dụ. Trong việc này, nguy hiểm nhất là việc đồng chí X tự ý vô hiệu hóa chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành đổi với các tập đoàn, tổng công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là Thủ tướng trực tiếp điều hành các tập đoàn, tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, những cái mà đồng chí X tự hào là những "quả đấm thép". Để rồi đên hôm nay, kết quả của những "quả đấm thép" mang lại chỉ là những con số âm. Cụ thể trong 6 năm (2006-2012) dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đồng chí X, các quả đấm thép với một khoản lỗ  và khoản nợ khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, lỗ lũy kế của 10 tập đoàn, tổng công ty khoảng 17.730 tỷ đồng. Đáng lưu ý là, tổng nợ phải trả của các DNNN lên tới hơn 1,3 triệu tỷ đồng (khoảng trên 60 tỷ USD), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần). Tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần. v.v... Một phần lý do mà Bộ Chính trị chưa thống nhất cho đồng chí X nghỉ, cũng là để đồng chí X chịu trách nhiệm giải quyết những khoản công nợ khổng lồ do chính mình gây ra. Nghĩa là nói theo kiểu dân dã thì họ không chấp nhận việc "ông ăn ông ỉa rồi để thằng khác dọn thay".
Trong cuộc đọ sức Ba - Bá, tuy không nắm được vai trò chủ động và áp đảo trong cuộc chơi mới này, song trên thực tế phe của đồng chí X vẫn phòng ngự kiên cường và đôi lúc vẫn chủ động ra đòn chọc ngoáy đối phương. Trong khi ông Bá Thanh còn lạc quan, mải mê đánh võ mồm ở Đà nẵng để tranh thủ dư luận. Câu chuỵện bản kết luận thanh tra vấn đề đất đai ở Đà nẵng của Thanh tra Chính phủ, cứ thập thò khi thì bảo không công bố bỗng đùng một cái lại cho công bố là một ví dụ.  Nó cũng không khác gì chuyện của phe kia, vừa hôm thứ tư 23.1.2013 tuyên bố "Ban Nội chính TƯ chưa thể hoạt động ngay", thì cũng đùng một cái lại thành "Ban Nội chính Trung ương bắt đầu hoạt động từ ngày 1.2.2013". Đưa hai dẫn chứng của hai phe để thấy có sự tính toán rất kỹ và thận trọng của mỗi bên, trong lúc đang gầm ghè nhau ở cục diện ngang ngửa. Và việc phe của đồng chí X đã dụng phép "tiên thủ hạ vi cường" vừa qua tuy được coi là động thái thăm dò, nhưng cũng thể hiện cho thấy họ có thể có trong tay một vài cú đòn đủ để đánh một phát chết tươi đồng chí Bá Thanh.
Cá nhân đồng chí Bá Thanh ra trung ương nhận chức Trưởng Ban Nội chính TW lần này cũng chẳng phải ngon ăn, khi mà một bộ phận nhân sự mới của Ban Nội chính TW hiện tại đa phần là con người (80/102), cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trước đây thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vốn đồng chí X là người đứng đầu chuyển sang. Và ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đảm nhiệm chức vụ P. Trưởng Ban Nội chính TW. Sự xuất hiện của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nhân ngày ra mắt của Ban Nội chính TW (01.2.2013) thay ông Nguyễn Bá Thanh hình như có cái gì không ổn lắm (!?). Và không thể không nó đến một nhân vật nặng ký của phe đồng chí X, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc người được dư luận đồn đoán rằng sẽ giữ chức Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng khóa tới.  Đặc biệt là số cán bộ lãnh đạo của ngành Tòa án và Viện Kiểm sát hiện nay vẫn chịu sự "chỉ đạo" (thực chất là vây cánh) của đồng chí X. Không lâu sau khi Trung ương Đảng lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Việt Nam ký ngay quyết định lập Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm trực thuộc chính phủ. Hay việc hôm 21/1/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định đã lập ra Ban chỉ đạo 138 CP do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu. Điều đó cho thấy lực lượng của phe đồng chí X còn đủ mạnh và xung quanh ông Nguyễn Bá Thanh đang có không ít cái bẫy đang rình rập, chỉ chờ thời cơ là chụp xuống. Chính có lẽ vì thế mà ông Nguyễn Bá Thanh không ít lần phải thú nhận rằng  "Địch đang ở trong lòng thì đánh đấm gì nữa?”.
Nhưng quan trọng hơn cả sẽ là vấn đề ai sẽ là người được quyết định về Đà nẵng để kế tục ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ông ra Hà nội? Đây là nút thắt cũng là sự quyết định của cả một vấn đề liên quan đến sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh, sẽ thành hay bại. Vì nếu người về thay ông Nguyễn Bá Thanh là  ông Trần Văn Minh là Phó Trưởng Ban Tổ chức TW người ra đi từ Đà nẵng nay trở lại thì là điều may mắn cho ông Nguyễn Bá Thanh. Vì như thế những vấn đề ông Thanh còn để lại sau lưng ở Đà nẵng coi như tạm ổn. Nhưng tin cho biết phương án dự kiến này đến phút chót đã chính thức bị hủy bỏ. Và phương án tiếp theo người đó sẽ là ông Tô Lâm, trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an như đồn đoán. Một người thuộc phe đồng chí X sẽ là người đảm nhận trọng trách đó thì coi như ông Nguyễn Bá Thanh đã xong. Vì khi đó.việc làm rõ các vấn đề sai phạm ở Đà nẵng, thời ông Nguyễn Bá Thanh là người lãnh đạo đứng đầu sẽ ở tình thế "nội công ngoại kích" - trong đánh ra, ngoài đánh vào. Lúc đó thì thế cờ ngày hôm nay sẽ bị lật ngược và khi đó có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được thủ trong một vai khác - kẻ phạm tội.
Khi đó, không cần nói đến những sai phạm mang tính tập thể của ban lãnh đạo TP. Đà nẵng đã gây ra từ năm 2003 đến nay, mà chỉ khoét sâu vào những khuyết điểm của cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh thôi cũng đủ làm cho ông Thanh lên bờ xuống ruộng. Đơn cử ví dụ như cáo buộc về nhận hối lộ 4,4 tỉ đồng hồi năm 2000, trong lúc ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch UBND Thành phố, đã để xảy ra vụ án rút ruột Cầu Sông Hàn đã từng gây chấn động Đà Nẵng. Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có công văn số 77/KSĐT/KT vào tháng 10 năm 2000 gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn, trong đó nói về việc ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. Cho dù năm 2007 đã có văn bản của Thanh tra Chính phủ và ý kiến của đồng chí X không khởi tố vụ án đi chăng nữa. Hay gần đây nhất là vụ ông Nguyễn Bá Thanh bảo lãnh khoản vay 3.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, trong đó Thân Đức Nam (Cienco 5 - 900 tỷ), Thân An (Nam Việt Á - 300 tỷ) và một số đại gia khác thì cũng đủ để ông Nguyễn Bá Thanh chống đỡ được cũng đủ mệt. Vì nghe nói trong vụ này ông Nguyễn Bá Thanh cũng có nhiều chuyện hết sức lình xình về vấn đề tiền bạc. Nhưng khi rờ vào chỗ này thì cũng liên quan đến ông Nguyễn Xuân Phúc, mà cái thông tin ông Phúc liên quan đến “đồ bành” Thân Đức Nam, ngoài vỉa hè người ta kháo nhau tin: “Bây giờ Thân bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi phải đi, bào ỉa là phải rặn ra mà ỉa!”. Trong cái khó lại ló cái dễ đối với Nguyễn Bá Thanh ông là ở chỗ này
Tuy nhiên, cũng xin khuyên ông Nguyễn Bá Thanh là ông cũng phải cẩn thận với ông Tổng Trọng, người đang sử dụng ông Thanh như một quân bài trong trận chiến hạ bệ đồng chí X. Ông Nguyễn Phú Trọng tuy có biệt danh là Trọng "lú", nhưng ông Trọng chỉ lú mồm chứ tính toán mưu mô khá sâu, chứ không phải dạng lú toàn tập. Ông ta cũng có điểm mạnh, đó là sự thâm nho. Cứ xem trọng vụ chỉnh đốn đảng, ông Trọng cứ từ từ, chậm rãi từng bước thít cái thòng lọng vào cổ đồng chí X, đều đều như kiểu con nhện chăng tơ. Riêng vụ "cố ý" rưng rưng nước mắt tuyên bố không xử lý được đồng chí X trong phiên bế mạc Hội nghị TW 6 - Khóa 11 là chiêu khổ nhục kế trên cả tuyệt vời. Sau cú khóc vờ của ông Tổng Trọng đã làm cho đồng chí X thân bại, danh liệt và từ khi đó hình ảnh đồng chí X càng trở nên tồi tệ trong mắt quốc dân đồng bào. Cho nên, đối với ông Nguyễn Bá Thanh cũng cần phải đề phòng với ông Tổng Trọng, biết đâu ông ta dùng chiêu một mũi tên trúng hai đích? Ông Nguyễn Bá Thanh và đồng chí X là hai nhân vật lãnh đạo trẻ hơn, có tư tưởng cải cách và cấp tiến. Cho dù cả hai không phải là đồng minh của nhau trong thời điểm này. Ngược lại, phe chủ chiến của ông Tổng và ông 4S là những nhân vật bảo thủ, thân Tầu. Họ chỉ đồng quan điểm với ông Nguyễn Bá Thanh trong việc hạ bệ đồng chí X, chứ tư tưởng cải cách và chống Trung quốc thì khác nhau. Biết đâu chước của Mao “Giảo thố tử, cẩu tảo thanh” - (Hết mùa săn, chúng tôi giết chó) sẽ được mang ra áp dụng với ông Nguyễn Bá Thanh sau khi đồng chí X chính thức bị hạ bệ?
Cho dù biết rằng cái tên Nguyễn Bá Thanh bây giờ là tên đang hot, đa số dân chúng đang kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm được gì đó ít nhiều trong cái thời buổi nhiễu nhương như hiện nay. Thời của những bầy sâu bọ lên làm người lãnh đạo. Do vậy ai mà nói gì không hay cho ông Bá thì lập tức sẽ bị cho rằng người của đồng chí X (:D). Nhưng tôi vẫn viết, chả để làm gì ngoài việc giúp bạn đọc đọc giải khuây trong những ngày Tết, khi bánh chưng ngán đã đến tận cổ.
Chúc mừng năm mới Xuân Qúy Tỵ!
Cuối năm Rồng, ngày 03 tháng 2 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Thư của bà Đặng Thị Hoàng Yến: “Đóng góp sửa đổi hiến pháp là thời khắc lịch sử của toàn thể nhân dân Việt Nam”

Cựu Dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến
Kính gửi:
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng – UV Bộ Chính Trị, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992
  • Các Ông, Bà Ủy viên Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992
Tôi tên là: Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, Chủ tịch Trường Đại học Tân Tạo (ttu.edu.vn) và là cựu đại biểu Quốc Hội KHóa 13 bị bãi miễn tại kỳ họp thứ 3. Mặc dù đang trong thời gian chữa bệnh, song tôi với mong muốn được đóng góp vào việc Sửa đổi Hiến Pháp – Một Thời khắc lịch sử của mỗi người dân Việt Nam, vì vậy tôi vẫn cố gắng viết và gởi đến Các Quý Ông Bà những điều tâm huyết của tôi:
I. QUYỀN CON NGƯỜI
Hiến pháp hiện nay quy định “Mọi người có quyền sống” (Điều 21, Chương II, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013). Nhưng sống như thế nào, quyền được sống được cụ thể bao gồm những quyền gì, thì Hiến Pháp chưa nêu rõ ràng và đầy đủ. Bất cứ một đất nước tiến bộ nào, nhất là một chế độ tốt đẹp cần phải có quy định rõ ràng và bảo vệ các quyền cơ bản mà không ai có quyền tước bỏ đó là: Quyền tự do ngôn luận, Quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, Quyền tự do tôn giáo, Quyền tự do hội họp và đặc biệt là Quyền tự do kiện Chính phủ sẽ cho phép nhân dân thực sự làm chủ, giám sát mọi hoạt động của Chính Phủ từ địa phương đến Trung Ương. Nếu người dân có Quyền tự do kiện Chính phủ sẽ là động lực khiến Chính phủ phải thực sự do dân, vì dân, hạn chế tham nhũng và ban hành các văn bản không hợp hiến. Hiện nay, do Hiến pháp chưa quy định về Quyền này nên có nhiều trường hợp người dân kiện Chính phủ nhưng Tòa án không nhận đơn.
Do vậy, để thể hiện được tính ưu việt của chế độ, thực hiện đúng mục đích về một chế độ do dân và thật sự vì dân, tôi đề nghị bổ sung và quy định rõ trong Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân những quyền con người cơ bản sau:
- Quyền tự do ngôn luận
- Quyền tự do mưu cầu hạnh phúc
- Quyền tự do tôn giáo
- Quyền tự do hội họp
- Quyền tự do kiện Chính phủ
II. DÂN CHỦ
Đề nghị bổ sung và quy định rõ, công dân có quyền tự do thành lập và gia nhập Đảng phái và những Đảng phái này được quyền thành lập, tham gia vào Quốc hội và Chính phủ để điều hành đất nước nếu được sự tín nhiệm của nhân dân thông qua bầu cử.
Hiện nay, Trung Quốc đang có những bước tiến nhanh và vững mạnh trên nhiều mọi lĩnh vực, và không thể phủ nhận vai trò quan trọng và công lao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong sự phát triển đó. Dù Trung Quốc là một nước mà Đảng Cộng Sản cầm quyền như Việt Nam, nhưng thực tế, Trung Quốc hiện nay có 09 Đảng, trong đó có Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn không hề mất vai trò lãnh đạo của họ. Do vậy, dựa trên bài học của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy rằng, nếu Đảng Cộng Sản có năng lực, được sự tin tưởng của nhân dân, thì dù cho tự do thành lập Đảng, Đảng Cộng Sản vẫn không mất vai trò lãnh đạo đất nước.
Đồng thời ngay chúng ta cũng có thể học tập kinh nghiệm ngay từ các nước Tư bản tiên tiến để đưa ra những quy định Cần và Đủ để được phép nộp đơn xin thành lập Đảng, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người nộp đơn thành lập Đảng phải là người có quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam;
- Đảng hoạt động bằng tiền Đảng phí, các khoản tài trợ của cá nhân hoặc các tổ chức của Việt Nam, và hoạt động tại Việt Nam;
- Đảng phải cam kết hoạt động đúng Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam
- Đảng phải cam kết không được nhận tài trợ của cá nhân và các tổ chức của nước ngoài.
- Việc thành lập Đảng không thỏa mãn các đìều kiện trên đều là Vi Hiến và sẽ bị xét xử với tội danh chống phá nhà nước.
Nếu Hiến pháp được bổ sung những điều trên, chắc chắn đất nước sẽ bước trên con đường dân chủ thực sự, cho phép Nhân dân được quyền tự do lựa chọn Đảng phái. Đảng Cộng Sản cũng sẽ có động lực thúc đẩy để tự đổi mới, đại diện cho nhân dân và được nhân dân ủng hộ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng Cộng Sản nhiều năm, quy tụ được mọi ngọn cờ Đảng phái dưới ngọn cờ của mình.
Như vậy, Đảng Cộng Sản nếu vẫn thật sự “do dân và vì dân” thì sẽ vẫn được nhân dân tín nhiệm, vẫn nắm được vai trò lãnh đạo khi được nhân dân tín nhiệm và sẽ thực sự biến các Đảng phái ở nước ngoài trở thành vi hiến và các nước không thể lợi dụng để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Hiện nay, việc chỉ có một Đảng đã khiến cả thế giới lên án; và theo xu thế tiến bộ của Thời đại, nếu tiếp tục không sửa đổi thì việc này sẽ trở thành quá muộn, các Đảng viên Đảng Cộng Sản sẽ không có sự cạnh tranh, không nhận thấy áp lực cần phải đổi mới, tạo ra sự độc quyền không lành mạnh.
III. QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
Điều 54 Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.” thì tất yếu phải có đa sở hữu trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, đề nghị sửa đổi Điều 57 và 58, Chương III, Dự thảo Hiến pháp Sửa đổi 2013.
Thực tế, hàng năm có tới 70 – 80% khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai chỉ vì Chế độ sở hữu đất đai không tương thích với nhiều thành phần kinh tế đã dược Luật pháp công nhận đang vận hành và phát triển khá tốt.
Hãy cho người dân được quyền lựa chọn: nếu họ muốn được giao đất sở hữu thì họ phải trả tiền, nếu muốn thuê thì quy định tiền thuê. Như vậy, sẽ giúp cho Nhà nước có khoản thu lớn cho Ngân sách, và hơn hết giúp cho chấm dứt được khiếu kiện kéo dài và tham nhũng hoành hành trong lĩnh vực đất đai.
Ví dụ về chính sách Hóa giá nhà: Từ những năm 1985 – 1990, khi tôi đang công tác tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia kiến nghị xin thực hiện thí điểm thực hiện đề án hóa giá nhà và đã được Thành Phố và Trung Ương cho thực hiện thí điểm đầu tiên trên cả nước. Sau khi áp dụng thành công, chính sách hóa giá nhà đã được áp dụng trên cả nước rất thành công. Chính điều này đã khiến nhiều cán bộ công nhân viên phấn khởi, nhà nước thu đựợc lượng tiền lớn và các nhà hóa giá được bảo quản, nâng cấp để làm đẹp đẽ cả quang cảnh chung của cả thành phố…
Do vậy, nếu cho người dân có quyền sở hữu đất đai, nhân dân cả nước sẽ phấn khởi, sử dụng đất có hiệu quả, tránh được khiếu kiện và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai và có khoản thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
Trên đây là một số ý kiến và kiến nghị bổ sung và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các ý kiến thể hiện tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao nhất đối với việc sửa đổi Hiến pháp, một sự kiện hệ trọng, có ảnh hưởng lớn đến tương lai của đất nước. Kính mong các đồng chí trong Ban Sửa đổi Hiến pháp sẽ có một sự xem xét khách quan và chính xác nhất, để đảm bảo việc Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!
Người đóng góp ý kiến
Đặng Thị Hoàng Yến
(Quê Choa)

Đảng phải chấp nhận cạnh tranh để ngày càng trong sạch

"Một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận góp ý sửa Hiến pháp.
Ngày 1/2, tại TP.HCM, Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật (Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam

Nhiều ý kiến góp ý và khuyến nghị của nhân sĩ, trí thức đã tập trung ở tất cả các điều khoản của dự thảo này, đặc biệt là điều 4.
Khoản 1 điều 4 dự thảo ghi rõ “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Ông Phạm Vĩnh Thái - ủy viên Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật cho rằng, về nguyên tắc trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì nhân dân là chủ thể quyền lực. Vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội về bản chất là do nhân dân ủy thác cho Đảng. Sự ủy thác đó có thể được ghi nhận trong Hiến pháp thông qua thủ tục lập hiến. 
“Với tinh thần đó, điều khoản về Đảng trong Hiến pháp không nên thể hiện nguyên văn như Điều lệ Đảng. Không đưa vào điều khoản này những nội dung không thuộc đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Hiến pháp và pháp luật. Những nội dung đó chịu sự điều chỉnh của Điều lệ Đảng và các qui định nội bộ của Đảng”, ông Thái nói.

Luật sư Nguyễn Hữu Danh

Theo ông, để thể hiện quyền giám sát của nhân dân (khoản 2 điều 4 của dự thảo) thì cần xây dựng luật về Đảng. “Vấn đề này là minh bạch, cần thiết với cả đất nước và Đảng. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ đơn thuần dựa vào giám sát nội bộ, tự cho phép mình đứng ngoài sự giám sát của nhân dân và pháp luật thì Đảng càng có nguy cơ suy thoái, biến chất nhiều hơn và không còn giữ được vai trò lãnh đạo”, ông Thái lý giải.
Ông Lê Hiếu Đằng - Phó Chủ nhiệm Hội đồng chia sẻ: “Tôi thấy Bác Hồ có một câu nói rất hay là “Đảng chỉ trở thành người lãnh đạo các đảng viên gương mẫu khi các tổ chức đảng gương mẫu và nhất là khi Đảng đưa ra các đường lối chủ trương đúng đắn và phù hợp với lòng dân thì lúc đó Đảng mới là Đảng lãnh đạo”. 
Đồng tình, luật sư Nguyễn Hữu Danh khẳng định: “Không thể nói Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nếu nhân dân không trao quyền lãnh đạo Nhà nước cho đảng viên qua các cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện theo điều 6 của dự thảo Hiến pháp này”, luật sư Danh nói.
Luật sư Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, dự thảo đã có sự tiến bộ khi bổ sung quyền con người. Tuy nhiên, theo ông, dự thảo vẫn phản ánh sự áp đặt ý chí, quan niệm cũ về Hiến pháp, quan tâm nhiều đến sự ổn định chế độ hơn là tự do và hạnh phúc của nhân dân và một số điều khoản mang tính tuyên ngôn thiếu nội hàm cụ thể.
Theo ông Thuận, một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử “suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng”.

(VNN)

Cơn giận vì bị tước đoạt quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao ở Việt Nam

(AP) - KIM SƠN, Việt Nam - Phải đối diện với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của mình cho một dự án xây dựng nhà ở, các quan chức đàm phán của Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp: Họ đến ngân hàng mở các tài khoản dưới tên của những người khiếu kiện rồi ký quỹ vào đấy số tiền mà họ cho là một món bồi thường công bằng. Sau đó, họ đến lấy đi đất đai của nông dân.
Trong tháng mươi hai, các nông dân, giận dữ với số tiền được đền bù và hiện phải tìm kiếm công ăn việc làm trong hoàn cảnh  kinh tế khập khiễng, đã chặn con đường chính nối liền thủ đô đến phía bắc của đất nước trong nhiều giờ. Trong một biểu hiện ghê rợn, một số vào nằm trong những chiếc quan tài. Công an đến giải tán cuộc chống đối này đã bị ném đá. Nhiều người đã bị bắt giữ.
"Đây là một sự bất công", Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ 2.000 mét vuông (215.000 feet vuông) đất mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm nói "Số tiền bồi thường sẽ giúp chúng tôi sống được vài năm, nhưng sau đó, chúng tôi ra sao ?"
Những vụ cưỡng chiếm đất đai là nguyên nhân chính cho cơn giận dữ của công chúng chống lại chính phủ độc đảng của Việt Nam. Cưỡng chiếm đất đai thường đi song song với nạn tham nhũng, các viên chức cao cấp Đảng Cộng sản ở các địa phương có được sự độc quyền về những giao dịch đất đai, và nhiều người bị tố cáo là đã sử dụng quyền hạn này để làm giàu cho mình.
Cơn giận dữ, bất mãn này đã đoàn kết được giới thành thị và nông thôn Việt Nam trong một một cách thức mà những mối bất mãn từ đàn áp chính trị có xu hướng không hình thành nổi.
Tranh chấp đất đai đã nổ ra ở nhiều nơi khác tại châu Á, đặc biệt là ngay tại đất nước Trung Quốc kề bên, nhưng ở Việt Nam, nơi các cuộc chiến tranh và  cách mạng từng được làm nên nhân danh giai cấp nông dân những tranh chấp này có sự cộng hưởng đặc biệt, để bảo đảm quyền sở hữu tập thể của đất.
Các nông dân chặn đường đã dẫn lời Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo cách mạng của đất nước trong các biểu ngữ dương lên tại lán trại của họ. Một biểu ngữ viết "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", biểu ngữ khác:  "Chúng ta thà chết chứ không để mất đất".
Chính phủ nhận thức được rằng những cơn giận lan rộng nơi nông thôn đang đe dọa đến tính hợp pháp của mình và đã cam kết sửa đổi luật đất đai trong năm nay cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, việc xác lập rõ ràng các quyền sở hữu và việc thực thi pháp luật để bảo vệ chúng sẽ phải đi kèm với các biến chứng về ý thức hệ trong một đất nước vẫn còn công khai cam kết là đất đai thuộc sở hữu của nhà nước ngay cả khi chính pjhủ này muốn đi theo một chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nền nông nghiệp tập thể kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu đi theo chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, đất nước đã thông qua một luật đất đai sửa đổi, cho người dân quyền sử dụng đất trong 20 năm, nhưng đã ngưng lại, không cho phép quyền sở hữu tư nhân. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể cưỡng chiếm đất đai, không chỉ đối với các dự án lợi ích công cộng như cầu đường mà còn cho cả các nhà đầu tư tư nhân xây dựng bất động sản nhà ở và các cơ sở công nghiệp giải trí.
Các khiếu kiện về tham nhũng khi chuyển đổi quy hoạch đất nông nghiệp thành đất công nghiệp đắt tiền đang lan tràn. Cũng như, ngày càng nhiều những cáo buộc rằng chính phủ trả tiền cho nông dân chỉ bằng một phần mười giá trị thị trường của nước họ, hoặc ít hơn.
Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người thủ dắc được đất đai hưởng lợi nhuận rất lớn", Phạm Chi Lan, nhà kinh tế và cựu cố vấn cho Thủ tướng cho biết. "Luật về đất đai nhiều sơ hở đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những người, nhờ vàohỗ trợ của chính quyền địa phương, đã cướp đất của dân chúng cho các lợi ích cá nhân của họ."
Các nhóm nông dân nhỏ, nhiều người là phụ nữ, thường xuyên biểu tình tại Hà Nội bên ngoài các tòa nhà chính phủ vì các tịch thu cưỡng chế đất. Họ mời gọi mọi người chụp ảnh hoặc đến nói chuyện với mình nhưng các lực lượng an ninh lập tức xua đuổi du khách ra khỏi hiện trường.
Các vụ tranh chấp đã được phổ biến trong nhiều năm, nhưng ngày càng tăng về tần số khi giới nông dân trở nên ý thức hơn về các quyền của mình và khi kinh tế gia tăng nhu cầu phát triển cho đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê 20-năm được cấp vào năm 1993 đang hết hạn trong năm nay, mang đến các cơ hội mới cho việc tái quy hoạch đất và nhiều cơ hội hơn cho cuộc xung đột.
Con số báo cáo lên quốc hội của chính phủ vào tháng Mười cho thấy các khiếu nại của công dân đã tăng lên đến 4.200 trong năm 2011, nhiều gấp đôi tổng số khiếu nại từ năm 2005-2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng tham nhũng trong cán bộ đảng địa phương là một vấn đề.
Theo báo cáo của báci chí nhà nước tại thời điểm đó, bà cho biết rằng "Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép".
Chính phủ đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật về đất đai để giảm bớt các xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép các cưỡng chế phục vụ các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình thực hiện cưỡng chế phải minh bạch và công bằng.
Các quan chức Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Ninh, các Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông đã  cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo đã được hộ tống bởi các quan chức bên trong làng. Họ đã nói chuyện vớinhững người chống đối qua các cuộc phỏng vấn bằng điện thoại
Các quan chức khẳng định họ đã theo đúng các quy tắc lấy đất phục vụ dự án nhà ở, mà họ nói là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ thành một thị trấn.
"Chúng tôi đang cùng làm việc để xây dựng một Kim Sơn thịnh vượng hơn", ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương nói.
Ông cho biết, dự án sử dụng vùng đất thuộc sở hữu của 852 hộ gia đình, và không đầy 10% trong số ấy không đồng ý với tỷ lệ bồi thường khoảng $ 6 mỗi mét vuông của chính phủ. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận bồi thường ấy.
Hiện nay, dân làng cáo buộc rằng đất của họ đã được bán lại là $ 310 cho mỗi mét vuông. Học phủ nhận điều này và tuyên bố rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông tuyên bố, ông từng hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào tài khoản ngân hàng bằng tên của người dân làng, "vấn đề này có thể được giải quyết." Người loại bỏ cuộc biểu tình chống đối vào cuối tháng Mười Hai vì xem đó như một công việc của "những dân làng cực đoan toan cố gắng thuyết phục những dân làng khác" tham gia chống đối.
Những phim video chống đối đã được ghi lại bằng điện thoại di động của người dân và được đăng tải trên Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến, vốn đang tìm cách tận dụng cơn giận của công chúng từ các cuộc xung đột.
Trong hai phút video, người công an co rúm lại đàng sau khiên bảo vệ khi các thanh niên ném gạch đá vào họ, nhưng cuối cùng, các viên chức công an đã dành lại sư kiểm soát.
Báo chí truyền thông nhà nước báo cáo rằng có 12 người đã bị bắt giữ. Trong nhiều tuần sau đó, chỉ huy công an vẫn từ chối không cho biêt danh tính hoặc tin tức gì về những người bị bắt.
Đảng Cộng sản địa phương chở năm người dân làng không khiếu nại về các gói bồi thường để nói chuyện với các phóng viên đến thăm và chỉ cho họ xem các khu đất, trên đó đã có một công ty địa phương xây dựng đường giao thông và hệ thống thoát nước. Không như những người dân phản đối việc bồi thường, những người dân làng này rõ ràng có tiền của ở đâu đó, hoặc là những hộ  gia đình trẻ có công ăn việc làm.
Mạc Thị Thục, một người dân 50 tuổi tham dự cuộc biểu tình, người có gia đình là một trong bảy gia đình khiếu kiện, cho biết rằng chính quyền đã cắt nguồn nước dẫn vào ruộng của mình trong năm 2010, khiến đất không thể canh tác được. Bà cho biết rằng các nhà đầu tư kế hoạch nhà nên đàm phán trực tiếp với mình chứ không phải là chính phủ.
"Hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm", bà nói. "Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê vì chúng tôi lớn tuổi. Chúng tôi không có tiền, đói và không biết làm thế nào để có thể tồn tại trong những tháng tới."
Có một nguồn tiền tiềm năng: số tiền mà các quan chức địa phương gửi vào tài khỏan để bồi thường. Thục nói rằng gia đình bà không động đến số tiền ấy.

Chris Brummitt - The Atlanta Journal-Constitution
Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển ngữ

Danlambao 2/2/2013

Đảng lãnh đạo, quân đội lãnh đạn, nhân dân lãnh búa
Dân Làm Báo“Thực tiễn sự nghiệp quốc phòng của nhân dân ta từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay đã chứng minh và khẳng định: Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của sự nghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Đó là cái ý (đồ) chính của các đồng chí QĐND trong bài chính luận cùi bắp vừa mới ra lò trong cái xưởng bánh mì có tên gọi là Tiếng nói của Lực lượng Vũ trang và  Nhân dân Việt Nam (đề nghị xóa bỏ, không được tiếm danh).

Về Hiệp định Paris – Xã luận báo Nhân Dân ngày 26/10/1972- Những kẻ điên cuồng hiếu chiến nhất định sẽ bị lật đổ

Trần Quốc Việt (Danlambao) – Trong lời mở đầu cho chuyên đề về Hiệp định Hòa bình Paris tôi viết “Lịch sử phải được nhìn qua nhiều phía, qua nhiều lăng kính.” Cho nên tôi dịch bài xã luận của báo Nhân Dân nhằm cung cấp thêm bạn đọc cái nhìn của Cộng sản về Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.
Bài này là bài cuối cùng của chuyên đề. Chúng tôi hẹn gặp các bạn đọc ở chuyên đề kế tiếp về Mậu Thân.

Ai ném đá vào Hội nhà văn hay chính Hội nhà văn đã ném đá vào nền văn học Việt Nam, ném đá vào lịch sử Việt Nam

Trong lễ trao giải thưởng và kết nạp hội viên mới, ngày 29-01-2013, nhà thơ Hữu Thỉnh (HT) – chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã phát biểu (web Phạm Viết Đào đưa lên một video clip bài nói vo của ông HT) khẳng định lập trường chính trị kiên định của Hội rằng văn học là để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tức phục vụ đảng, nhất là trong tình hình nhậy cảm này, ca ngợi các tác giả đoạt giải lên mây.

Sửa đổi Hiến Pháp, đảng CS bịt mắt người dân

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)“…Nếu ví CS/XHCN như một món ăn mà 20 năm qua thiên hạ đã “nôn thốc, nôn tháo” ra ngoài, thì sao lại bắt cả dân tộc Việt Nam cứ tiếp tục nuốt nó qua cái động tác “Sửa đổi Hiến Pháp”? 
Nhà nước, đảng “ta” đang huy động toàn dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp, cũng có nghĩa, một số các điều khoản trong Hiến Pháp đã lạc hậu lỗi thời cần phải thay đổi cho thích nghi, nếu không nó sẽ là gánh nặng tạo nên sức ì níu kéo đà phát triển của quốc gia. Cần phải lấy ý kiến tổng hợp từ toàn dân một cách trung thực trong quang minh chính đại là chuyện phải và nên làm, tất yếu, từ một nhà nước của một quốc gia nếu còn dân chủ.

Một thoáng Hoàng Tiến

Thùy Linh (Buudoan.com)Bác cũng là một trong những nhà văn đầu tiên đấu tranh cho dân chủ. Một nhà dân chủ sớm bậc nhất nước như nhiều người đánh giá. Vì chính bác thường lấy câu của nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu viết trong một bức thư gửi bạn trước lúc qua đời để răn mình: “Làm một thằng nhà văn Việt Nam lúc này mà lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách…”

World Report 2013: Việt Nam – Báo cáo của Cơ quan Theo dõi Nhân Quyền

Human Rights Watch – Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ. Công an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia.

Quân đội nhân dân phản pháo Human Rights Watch

Báo cáo thế giới 2013 của Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW – Cách nhìn quá lỗi thời, sai lệch 
QĐND – Ngày 31-1, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York đã công bố bản báo cáo tình hình thế giới dày 660 trang, trong đó phần báo cáo về Việt Nam dài 8 trang. Một lần nữa, phần nội dung chính trong 8 trang liên quan đến Việt Nam này lại là kết quả của cách nhìn méo mó, thiên kiến và đơn giản là sự sắp xếp, tập hợp những thông tin cắt xén, bịa đặt của các tác giả báo cáo HRW.

Vietnam: Crackdown on Critics Escalates – Việt Nam: Leo thang đàn áp những người phê phán chính quyền

Các chính sách tụt hậu và việc trấn áp các nhà hoạt động đang kìm hãm sự phát triển 
Human Rights Watch - (Luân Đôn) — Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét trong bản Phúc trình Toàn cầu 2013, chính quyền Việt Nam đang đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phanh phui các vụ tham nhũng của giới quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng.

Không cấp phép cho nghệ sĩ chống đối!

Hoàng Lan Anh (NLĐ) – Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, khi trả lời phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 31-1.
Truyền thống văn hóa của người Việt Nam ta là “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Chúng ta luôn mở rộng vòng tay, đón nhận các nghệ sĩ để họ hiểu rõ trách nhiệm của mình trước lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, cần phải làm gì để mang đến cho khán giả những món ăn tinh thần ngon, sạch. Trong quá trình đó, nếu các nghệ sĩ vẫn còn những sai phạm thì đương nhiên cơ quan quản lý phải xử lý và tôi cho là khán giả cũng sẽ tẩy chay họ. Tôi ví dụ trường hợp của Bằng Kiều. Anh ấy đã biết được cái sai của mình, đã làm việc với an ninh văn hóa, đã ăn năn hối cải và có sự cam kết nên chúng tôi mở rộng cửa để anh ấy trở về.

45 năm sau Mậu Thân – Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế

Phạm Trần (Danlambao) – Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế…
 
“Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là “cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.” - Đạo diễn Lê Phong Lan.

Vì sao Philippines kiện Trung Quốc?

Chiều 22-1-2013, Bộ Ngoại giao Philippines chính thức bắt đầu tiến trình khởi kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc tế. Ngày 25-1, Bộ Ngoại giao Philippines đã công bố một “tài liệu vỡ lòng” (primer) về sự kiện này và các khía cạnh liên quan, nhằm giúp người dân có thông tin và hiểu biết về tình hình. Tài liệu được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, gồm 27 câu hỏi và trả lời, và được đăng tải trên tờ báo thuộc hàng lớn nhất của Philippines – The Philippine Star.
Để góp phần làm “rộng đường dư luận”, xin dịch và đăng lại bài “Vì sao Philippines chống lại yêu sách biển của Trung Quốc” (Q&A: Why Phl Challenged China's Sea Claim, The Philippine Star, 25-1-2013). Trong bài, các từ “we” đều có thể được hiểu là “chúng tôi” hoặc “chúng ta”; từ “biển Tây Philippines” là để chỉ Biển Đông trong tiếng Việt.
Bàn thêm: Cá nhân tôi thích câu hỏi số 11, “tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?”, và câu trả lời “Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác”.
Không biết đến bao giờ thì Bộ Ngoại giao Việt Nam làm được một công việc có tính chất “phổ biến kiến thức”, “minh bạch thông tin” tương tự? thay vì mọi chuyện chỉ giới hạn ở vài cuộc họp báo định kỳ trong đó người phát ngôn nói đều đều vài câu theo một công thức có sẵn; hay NXB Chính trị Quốc gia lẳng lặng in được vài ngàn cuốn sách về biển đảo rồi cất vào kho; hay những “chủ trương”, “nghị quyết” dài dằng dặc với lời lẽ mơ hồ, ai muốn hiểu thì phải nghiền ngẫm rất kỹ, cố mà “đọc giữa hai hàng chữ”, như thế này:
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
* * *
VÌ SAO PHILIPPINES CHỐNG LẠI YÊU SÁCH BIỂN CỦA TRUNG QUỐC?
(Bộ Ngoại giao Philippines phát hành tài liệu vỡ lòng sau về động thái gần đây của chính phủ nhằm xúc tiến thủ tục trọng tài đối với yêu sách của Trung Quốc về các lãnh thổ mà Philippines đang nắm giữ, trong đó có cả bãi cạn Panatag ngoài khơi Zambales).
1. Tại sao chúng ta đưa Trung Quốc ra toà trọng tài?
Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc bao phủ trên thực tế lên toàn bộ Biển Tây Philippines. Chúng ta phải chống lại yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc dưới chiêu bài đường chín đoạn của họ, để bảo vệ lãnh thổ quốc gia và chủ quyền biển của chúng ta.
2. Tại sao lại phải làm điều đó vào lúc này?
Đã sử dụng hết tất cả các sang kiến khả dĩ rồi, giờ đây chúng ta cảm thấy đã đến lúc phải hành động. Nếu không hành động vào lúc này, chúng ta sẽ thua.
3. Cơ sở cho hành động pháp lý này của chúng ta là gì?
Hành động pháp lý này căn cứ vào mệnh lệnh hợp hiến của Tổng thống là phục vụ lợi ích quốc gia và bảo vệ lãnh thổ cùng chủ quyền biển của Philippines. Nó cũng theo đuổi chính sách tiếp cận trên cơ sở luật pháp, dựa vào công pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Tây Philippines.
4. Chúng ta trông đợi gì từ toà trọng tài?
Chúng ta hy vọng rằng toà trọng tài sẽ ban hành một quyết định trên cơ sở công pháp quốc tế, trong đó yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng các quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, vùng nước tiếp giáp, và lãnh hải của chúng ta trên biển Tây Philippines, và chấm dứt các hành động bất hợp pháp, xâm phạm đến các quyền của chúng ta.
5. Tiến trình tố tụng của toà trọng tài như thế nào?
Theo Phụ lục số 7 của UNCLOS, tiến trình tố tụng bắt đầu bằng việc thông báo cho phía bên kia về tranh chấp, và đưa ra một bản công bố các dữ liệu làm cơ sở cho thông báo đó.
Tuân theo thủ tục này, Philippines thông qua DFA (Bộ Ngoại giao Philippines – ND) đã trao giác thư (note verbale) cho đại sứ Trung Quốc ở Manila vào buổi chiều ngày 22 tháng 1 năm 2013, thông báo cho phía Trung Quốc rằng Philippines chuẩn bị đưa tranh chấp biển Tây Philippines ra trước toà trọng tài theo Phụ lục 7 của UNCLOS.
Bước tiếp theo là thành lập một tổ trọng tài 5 thành viên. Khi nào tổ này được thành lập, các bên sẽ trình tài liệu để giải thích rõ thêm về vụ việc của mình.
6. Con đường pháp lý có phải lựa chọn duy nhất không?
Chúng ta đã áp dụng ba con đường, là chính trị, ngoại giao và pháp lý. Trong giai đoạn này, con đường pháp lý đem đến lựa chọn bền vững nhất để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.
7. Ai nộp hồ sơ, và nộp ở đâu?
Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra toà trọng tài. Các bên sẽ phải thống nhất về địa điểm, nơi toà trọng tài sẽ tổ chức phiên điều trần về vụ việc.
Theo UNCLOS, các bên trong một tranh chấp có quyền chọn nơi gửi hồ sơ tới, tại một trong các nơi: Toà án Công lý Quốc tế, Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), toà trọng tài, và toà trọng tài đặc biệt. Philippines chọn phương án đệ đơn ra toà trọng tài, bởi vì Philippines tin rằng đây là cơ quan thích hợp để nghe các khiếu nại của Philippines về Trung Quốc.
8. Tiến trình trọng tài sẽ kéo dài bao lâu?
Căn cứ các vụ việc từ trước tới nay do toà quốc tế về tranh chấp biển xử lý, thì vụ này sẽ kéo dài từ ba đến bốn năm.
9. Liệu chúng ta có thắng không?
Chúng ta tin rằng chúng ta đang ở trong điều kiện rất tốt theo luật quốc tế. Tuy nhiên, trong bất cứ hành động pháp lý nào, cũng có rất nhiều yếu tố khác nhau phải xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể kiện Trung Quốc và bảo vệ lợi ích quốc gia cùng chủ quyền biển của chúng ta trước một toà quốc tế độc lập. Chúng ta hy vọng luật pháp quốc tế sẽ là vị trọng tài tốt.
10. Những ai là thành viên của uỷ ban pháp lý bên Philippines?
Luật sư (Solicitor General) Francis Jardeleza là đại lý hay là đại diện về mặt pháp luật của Philippines trong vụ này. Paul Reichler, thành viên công ty luật Foley and Hoag ở Washington, là luật sư trưởng.
11. Tại sao các nước khác không đệ đơn kiện Trung Quốc?
Philippines hành động theo lợi ích quốc gia của mình chứ không căn cứ vào sự hành động hoặc không hành động của các nước khác.
12. Nếu Trung Quốc từ chối ra toà trọng tài thì sao?
Philippines sẽ theo đuổi các thủ tục và giải pháp khả thi theo Phụ lục 7 của UNCLOS, nhằm đạt được kết quả đã phác thảo trong Tuyên bố Kiện.
Phụ lục 7 của UNCLOS thiết lập các thủ tục mang tính cưỡng chế, với quyết định có tính ràng buộc.
13. Việc tiếp theo Philippines cần làm là gì?
Philippines sẽ chuẩn bị cho việc thành lập tổ trọng tài 5 thành viên, và thống nhất về lộ trình.
14. Bộ Ngoại giao Philippines có được sự ủng hộ của các nhánh khác trong chính quyền không?
Có, cả ba nhánh của chính quyền Philippines đều ủng hộ quyết định của Tổng thống đưa tranh chấp biển Tây Philippines ra toà trọng tài UNCLOS.
15. Việc kiện sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ kinh tế Philippines-Trung Quốc?
Trọng tài là một cơ quan thân thiện và ôn hoà, do đó, chúng ta hy vọng rằng sẽ không có tác động tiêu cực nào đến mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc. Tổng thống Aquino và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhất trí rằng quan hệ song phương sẽ được xúc tiến trong khi các vấn đề còn bất đồng sẽ được tách riêng để xử lý.
Chúng ta hoàn toàn tán thành việc phát triển quan hệ kinh tế của Philippines với Trung Quốc, nhưng điều đó không thể bị trả giá bằng sự hy sinh chủ quyền quốc gia.
16. Sẽ có ảnh hưởng gì tới du lịch?
Philippines và Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ ở cấp nhân dân. Chúng ta mong sẽ phát triển điều này thông qua một chương trình du lịch hiệu quả.
17. Điều gì sẽ xảy ra cho người lao động của chúng ta ở nước ngoài (OFW – Oversea Filipino Worker) – những người có thể bị ảnh hưởng vì hành động pháp lý của Philippines?
Chính quyền Philippines sẽ có mạng lưới bảo vệ phù hợp dành cho người lao động Philippines ở nước ngoài.
18. Mỹ và Nhật Bản có tác động gì tới quyết định khởi kiện này của Philippines không?
Không. Philippines hành động độc lập.
19. Các thành phần khác trong xã hội Philippines có ý kiến gì?
Có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc tranh chấp, tuy nhiên, tất cả người dân Philippines nên đoàn kết ủng hộ mệnh lệnh hợp hiến của Tổng thống là bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của Philippines.
20. Việc này có dẫn đến xung đột quân sự không?
Trung Quốc là người bạn tốt. Trọng tài là một cơ chế ôn hoà, mang tính thoả thuận (amicable) để xử lý tranh chấp giữa những người bạn.
21. Điều gì sẽ xảy ra cho quan hệ Philippines-Trung Quốc?
Chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi việc phát triển quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
22. Hành động này có ảnh hưởng tới ASEAN không?
Chúng ta cần đến sự ủng hộ của ASEAN trong việc tìm ra một giải pháp hoà bình và bền vững cho tranh chấp. Philippines phải bảo vệ lợi ích quốc gia của chính mình trong diễn đàn khu vực này cũng như tại các diễn đàn khác, để gia tăng sự tôn trọng của các đối tác quốc tế - những người ủng hộ sự nghiệp của chúng ta.
23. Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) sẽ còn tiếp tục hay không?
Còn, Philippines sẽ tiếp tục phối hợp với ASEAN và Trung Quốc trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và thực hiện những cam kết của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên biển Hoa Nam (DOC).
24. Tại sao chúng ta không thể khai thác chung với Trung Quốc?
Khai thác chung, theo mô hình Trung Quốc, là vi phạm Hiến pháp Philippines. “Cùng phát triển” phải phù hợp với luật pháp Philippines.
25. Việc này sẽ làm cho người dân Philippines thiệt hại bao nhiêu tiền?
Không thể quy ra tiền những nỗ lực chung của nhân dân và chính quyền Philippines trong việc bảo vệ tài sản, chủ quyền, lợi ích quốc gia và danh dự quốc gia của chúng ta.
26. Tại sao người Philippines nên ủng hộ hành động pháp lý này?
Nếu có ai đó xộc vào nhà bạn và tìm cách lấy đi, một cách bất hợp pháp, những gì thuộc về bạn, thì bạn có nên hành động chống lại kẻ xâm nhập đó không? Hành động của chúng ta là để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền biển của chúng ta.
27. Toàn thể nhân dân Philippines có thể tham gia như thế nào vào việc thúc đẩy một kết quả tích cực cho sáng kiến pháp lý này?
Tất cả những người dân Philippines nên hậu thuẫn cho Tổng thống bảo vệ những gì thuộc sở hữu của chúng ta theo Hiến pháp Philippines. Chúng ta phải thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước. Chúng ta phải đoàn kết muôn người như một trước toàn thế giới, để biểu thị vai trò lãnh đạo của Tổng thống trong vấn đề này. 
Phạm Đoan Trang dịch
 

Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Cam Bốt : Điềm xấu cho ASEAN

cambodia buy weapon china Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)
Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)

Ngày 23/01/2013 vừa qua, Trung Quốc và Cam Bốt đã ký kết một thoả thuận quân sự, theo đó Bắc Kinh sẽ huấn luyện binh lính và cung cấp trang thiết bị, vũ khí cho quân đội Cam Bốt. 12 chiếc trực thăng, trong đó có 4 trực thăng chiến đấu, được giao ngay lập tức. Thoả thuận trên đã gây lo ngại nơi nhiều láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan.

Theo thông tín viên Arnaud Dubus, phụ trách khu vực Đông Nam Á, và thường trú tại Bangkok, trục hợp tác quân sự Bắc Kinh – Phnom Penh được củng cố không chỉ gây lo ngại tại Thái Lan mà còn đe dọa sự đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN đã từng bị chính Cam Bốt làm sứt mẻ vào năm ngoái khi họ kiên quyết bênh vực quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông. Trước tiên hết, Arnaud Dubus phác họa lại toàn cảnh bang giao Phnom Penh - Bắc Kinh :

Arnaud Dubus : Ai cũng biết rõ lịch sử khu vực trong những thập niên vừa qua. Trung Quốc đã trợ giúp lực lượng Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, rồi sau đó tiếp tục hỗ trợ du kích quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới Thái Lan cho đến thời hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991.

Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, và từ khi ông Hun Sen nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 1997, Phnom Penh đã chơi ván bài cân bằng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt rất chặt chẽ, cho dù tinh thần bài Việt Nam khá phổ biến trong dân chúng Cam Bốt. Tuy nhiên, cùng lúc Phnom Penh cũng dần dần xích lại gần Bắc Kinh hơn, tránh né những quan điểm, lập trường có thể làm Bắc Kinh phật ý, như trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn.

Về mặt kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng mang tính chất thống trị. Chỉ riêng trong năm 2011, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên đến 8 tỷ đô la. Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường dài 400 cây số, phần lớn sẽ chạy dọc theo biên giới với Thái Lan.

Mới đây, Phnom Penh đã hành động như một người thừa lệnh Bắc Kinh, đặc biệt là khi Cam Bốt làm chủ trì luân phiên khối ASEAN vào năm 2012. Phnom Penh đã ngăn chặn mọi cố gắng đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận, mặc dù vấn đề liên quan đến 4 quốc gia trong Hiệp hội Đông Nam Á : Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Trên bình diện quân sự, từ nhiều năm qua quân đội Cam Bốt đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt thiết bị và huấn luyện. Do việc chính quyền Hun Sen vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ vào năm 2010 đã hủy bỏ một hợp đồng chuyển giao xe vận tải và xe jeep. Trung Quốc đã điền ngay vào chỗ trống, và hiện đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí hàng đầu cho quân đội Cam Bốt.

RFI : Hệ quả của việc Trung Quốc và Cam Bốt tăng cường hợp tác quân sự có thể ra sao đối với khu vực ?

Arnaud Dubus : Thái Lan là nước hết sức quan ngại do tình hình căng thẳng chung quanh đền Preah Vihear ở vùng biên giới với Cam Bốt. Càng gần đến ngày Toà án Quốc tế ra phán quyết - dự kiến vào tháng 10 sắp tới – về việc nước nào có chủ quyền trên vùng đất chung quanh đền thờ, quan hệ Bangkok- Phnom Penh càng xấu đi.

Trong những ngày qua lãnh đạo quân đội Thái Lan còn gợi lên « khả năng một cuộc chiến tranh », nhưng khẳng định đấy chỉ là « giải pháp tối hậu ».

Trong bối cảnh căng thẳng như thế, việc Cam Bốt tăng cường tiềm lực quân sự với sự tiếp sức của Trung Quốc, đang đặt Thái Lan vào trong một tình thế khó khăn và tế nhị, nhất là khi mà Bangkok, vốn có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, lại không thể chỉ trích hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc cho Cam Bốt.

Ngoài ra, còn có vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận quân sự Cam Bốt-Trung Quốc là một đòn chế nhạo đối với Philippines và Việt Nam, hai nước luôn luôn chỉ trích thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.

Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình. Đấy là một cách tiếp cận thiển cận, hàm chứa nhiều rủi ro cho tương lai.

RFI : Còn hậu quả của tình hình trên đối với tổ chức ASEAN có thể là như thế nào ?

Arnaud Dubus : Tình hình đó sẽ làm suy yếu Hiệp hội Đông Nam Á. Thái độ của Cam Bốt trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2012 đã cho thấy là nguyên tắc đồng thuận, luôn được khối Đông Nam Á đề cao, chỉ là một điều giả tạo. Nguyên tắc này không vận hành được khi nẩy sinh những vấn đề thực thụ.
Trên thực tế, trong ASEAN đã xuất hiện hai cực : một bên là Cam Bốt và bên kia là Philippines và Việt Nam, Brunei. Còn Thái Lan, với thói quen cố hữu, thì ngồi ở giữa.

Nghịch lý là thái độ hoàn toàn thần phục Trung Quốc một cách thẳng thừng của Cam Bốt, đã rõ ràng tạo ra một tâm lý nghi kỵ đối với Trung Quốc bên trong khối ASEAN, cho dù thái độ đó không được tất cả các quốc gia công khai bộc lộ.
Thành công mà Nhật Bản gặt hái được nhân chuyến công du mới đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe qua Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng như chuyến đi thăm Philippines, Singapore và Brunei của ngoại trưởng Fumio Kishida, có thể được giải thích bằng tâm lý đó.
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa (RFI)

Đụng độ tại Dinh tổng thống Ai Cập


Người biểu tình đã ném bom xăng vào tường Dinh tổng thống

Người biểu tình Ai Cập đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài dinh tổng thống ở Cairo, sau một tuần bạo lực khiến hơn 60 người thiệt mạng.

Cảnh sát chống bạo động đã dùng hơi cay và vòi rồng để cố đẩy lùi đám đông ném đá và bom xăng.

Hàng ngàn người cũng tuần hành ở Port Said - một năm sau khi xảy ra các cuộc bạo loạn từ trận bóng đá ở thành phố này làm chết 74 người.

Những người biểu tình cáo buộc vị tổng thống theo đường lối Hồi giáo cực đoan Mohammed Morsi là đã phản bội cuộc nổi dậy năm 2011 – điều mà ông bác bỏ.

Trong một tuyên bố trên trang Facebook của mình, Tổng thống cảnh báo rằng các lực lượng an ninh sẽ "hành động quyết liệt" để bảo vệ các cơ quan nhà nước, và những nhóm đứng đằng sau tình trạng bạo lực sẽ phải "chịu trách nhiệm chính trị".

Những người ủng hộ ông Morsi nói rằng những người biểu tình đang cố sử dụng sức mạnh đường phố để lật đổ tổng thống đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ của đất nước, phóng viên BBC Yolande tường thuật từ Cairo.

Tấn công tình dục

Hôm thứ Sáu, hàng ngàn người hô vang "Hãy ra đi, hãy ra đi, Morsi!" khi họ tụ tập bên ngoài dinh tổng thống ở phía bắc thủ đô.
Tổng thống Morsi cảnh báo rằng các lực lượng an ninh sẽ có hành động quyết liệt

Một số người biểu tình sau đó bắt đầu ném chai xăng lên các bức tường dinh thự và phóng hỏa trên các đường phố.

Tin cho hay các cuộc giao tranh đã diễn ra ở gần Quảng trường Tahrir của thủ đô, nơi hàng ngàn người khác đã tới diễu hành, thúc giục ông Morsi ra đi.

Một cuộc biểu tình cũng đã được tổ chức tại Port Said, thành phố nằm ở mạn cuối phía bắc kênh đào Suez.

Thành phố này đã trải qua một tuần bạo lực tồi tệ nhất, với các cuộc đụng đổ bùng lên từ các án tử hình được tuyên đối với 21 người dân địa phương, liên quan tới các cuộc bạo loạn bóng đá.

Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo của một số phe phái chính trị chính đã lên án bạo lực. Tuy nhiên, các nhóm thanh niên sau đó vẫn kêu gọi có thêm các cuộc biểu tình đường phố.

Trong một diễn biến khác, các quan chức nhân quyền đã cảnh báo về sự gia tăng bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở Cairo.

Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, 25 phụ nữ đã bị tấn công tình dục, chủ yếu ở Quảng trường Tahrir, kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra.

Bà Michelle Bachelet từ Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Nâng cao Năng lực Lãnh đạo cho Phụ nữ, cho biết bà đã "thực sự quan ngại về các cuộc tấn công gần đây".

Tình trạng tấn công tình dục đối với phụ nữ xung quanh Quảng trường Tahrir đã được tường thuật rộng rãi trong cuộc nổi dậy vốn đã lật đổ ông Hosni Mubarak.

‘Sự sụp đổ của nhà nước'

Tình trạng bất ổn hiện nay bắt đầu vào ngày 24/1 tại Cairo, vào đêm trước ngày kỷ niệm hai năm cuộc cách mạng nổ ra, và đã lan sang một số thành phố.

Những người biểu tình cáo buộc Tổng thống Morsi, một thành viên của Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, theo đường lối Hồi giáo cực đoan, là đã áp đặt một hình thức chủ nghĩa độc đoán mới, và đã phản bội các giá trị của cuộc nổi dậy hai năm về trước.

Hôm thứ Ba, chỉ huy quân đội Ai Cập, Tướng Abdul Fattah al-Sisi cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng chính trị có thể dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước.
(BBC)
 

Chủ tịch Google gọi TQ là 'mối đe dọa' internet

Eric Schmidt được cho là đã gọi Trung Quốc là kẻ tin tặc tấn công dồn dập nhất vào các công ty nước ngoài

Chủ tịch của Google, Eric Schmidt, dùng một cuốn sách mới để gọi Trung Quốc là một mối đe dọa trên internet, chuyên hậu thuẫn tội phạm mạng vì mục đích kinh tế và chính trị.

The New Digital Age – sẽ được công bố Tư – gọi Trung Quốc là “kiểm soát thông tin tích cực và cuồng nhiệt nhất”.

Trung Quốc là kẻ tin tặc tấn công “phức tạp và dồn dập nhất” vào các công ty nước ngoài, theo bài nhận định mà Wall Street Journal (WSJ) có được.

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc tin tặc.

Bắc Kinh đã bị một số chính phủ, các công ty và các tổ chức nước ngoài cáo buộc là đã tiến hành gián điệp trên mạng trong nhiều năm, nhằm thu thập các thông tin và nhằm kiểm soát hình ảnh Trung Quốc.

The New Digital Age phân tích việc Trung Quốc khai thác internet một cách nguy hiểm ra sao, nay lan sang cả chính trị, kinh doanh, văn hóa và các lĩnh vực khác của cuộc sống, WSJ nói.

Hãng trích từ cuốn sách nói: “Sự khác biệt giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc và các chiến thuật của họ sẽ khiến cho cả chính phủ lẫn các công ty Mỹ bị rơi vào thế bất lợi.”

Hãng nói điều này là bởi Washington “sẽ không áp dụng cùng hướng đi, làm gián điệp kỹ thuật số, bởi quy định pháp luật của nước này chặt chẽ hơn nhiều (và được thực thi tốt hơn) và bởi việc cạnh tranh bất hợp pháp là vi phạm nguyên tắc công bằng của Mỹ .”

Cuốn sách nói rằng chính phủ các nước phương Tây có thể làm nhiều hơn nữa theo mô hình của Trung Quốc, theo đó phát triển mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ giữa nhà nước và các công ty công nghệ.

Các nhà nước sẽ được lợi nếu như sử dụng phần mềm và công nghệ do các công ty đáng tin cậy làm ra, cuốn sách viết.

“Khi Huawei giành được thị phần, ảnh hưởng và tầm vươn ra của Trung Quốc cũng mạnh lên,” WSJ trích lời tác giả cuốn sách.

WSJ tuần này nói hệ thống máy tính của báo đã bị các tin tặc lành nghề tại Trung Quốc tấn công, nhằm cố gắng kiểm soát việc đưa tin về Trung Quốc.

Đây là vụ tấn công lần thứ hai nhắm vào một tờ báo lớn của Hoa Kỳ, với New York Times trước đó nói các hacker Trung Quốc đã “liên tục” xâm nhập hệ thống máy tính của báo trong suốt bốn tháng qua.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các cáo buộc của New York Times là "vô căn cứ" và "hoàn toàn vô trách nhiệm".
(BBC)

Thương binh kêu cứu vì bị cưỡng chế đất

Một thương binh ở Bình Dương, ông Ngô Duy Trợ, lên tiếng kêu cứu và cho hay sẽ làm đơn khiếu nại vụ công an bất thần kéo đến cưa hết cây trồng và ủi đất nhà ông để làm đường cho trường Đại Học Hồ Chí Minh mà không báo trước cũng như không có giấy quyết định cưỡng chế từ cấp trên.


Ông Trợ ôm cây thương tiếc nhưng đành bó tay trước chính quyền

Cưỡng chế không bồi thường?

Trình bày với Thanh Trúc về hoàn cảnh mà ông gọi là trơ trọi và bị áp bức, thương binh Ngô Duy Trợ nói:

Ông Ngô Duy Trợ : Tôi ở tổ 6, ấp Tân Hòa, phường Đông Hòa, xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Rạng sáng ngày 25, 8 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2013 bên Đại học Quốc gia  do ông Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc khu đô thị TP.HCM, ngang nhiên dùng hai máy cẩu, một xe ủi, hai xe  ô-tô chở đất ùn ùn đến lấp san phần đất của tôi.

Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi mất 400 mét vuông đất, và đồng thời người ta cưa đi của tôi 35 cây gỗ mang đi tiêu thụ chỗ khác. Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường, nhưng đưa lên phường lại không giải quyết, lại thả tôi về. Buổi chiều chúng lại tiếp tục cưa cây của tôi mang đi.

Thanh Trúc : Thưa ông Ngô Duy Trợ, xin ông cho biết họ có trả cho ông đồng nào không?

Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Họ không có trả cho tôi một đồng nào và đồng thời không có  một quyết định gì thu hồi  đất, và không có một cái gì thông báo để cho gia đình tôi yên tâm.

Thanh Trúc : Trước đó bên chính quyền địa phương có báo cho ông biết là sẽ trưng thu miếng đất đó của ông?
Phần đất đó đã có ranh giới từ hồi chính quyền Sài Gòn, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi... Lúc đó tôi ra can thiệp thì công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM
Ông Trợ (bên trái) thân một mình cố níu kéo giữ lại những cây mình trồng nhưng không được. Courtesy DienDanCTM

Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Thưa với nhà báo nước ngoài là tôi không nhận được một thông báo gì trước đó và tôi cũng không có một cái gì là vấn đề hưởng bồi thường. Không thông báo cho nên bây giờ thế này ạ, ngay những người làm trong chính quyền người ta cũng bảo tôi viết đơn để kiện việc này cho nó “ra măng ra tre” những kẻ làm sai trái và những kẻ này là những kẻ cướp quyền công dân của tôi.

Thanh Trúc : Được biết ông là thương binh, ông còn bị nhiễm độc da cam ở chiến trường nữa, phải không?

Ông Ngô Duy Trợ : Có ạ. Báo cáo với lại nhà báo nước ngoài, tôi đi bộ đội từ năm 68, nhưng chiến tranh đã qua rồi ta không nói nữa, bởi vì bây giờ ngay Mỹ cũng bắt tay với Việt Nam và đồng thời người ta cũng bồi thường vấn đề chất độc màu da cam cho chúng tôi thì chúng tôi cũng cảm thấy  hài lòng. Thế còn chiến tranh ta không nói nữa mà bây giờ chúng ta nói thực trạng trong vấn đề sinh sống bây giờ. Nói chung là tôi ở đây cũng chỉ là nuôi cá thêm cái hồ để sống thôi ạ. Cuộc sống cũng khó khăn, vất vả, hai vợ chồng lam lũ.

Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng
Hai vợ chồng thương binh Ngô Duy Trợ trước căn nhà xây dựng bằng môi hôi nước trong hàng chục năm, đang trong nguy cơ bị san bằng. Courtesy DienDanCTM

Thanh Trúc : Nếu mà họ cưa của ông mấy chục cây gỗ chở đi là tài sản của ông mất trắng hay sao?

Ông Ngô Duy Trợ : Tài sản của tôi coi như mất trắng. Và tất cả sinh viên cho đến người dân thì người ta cũng đều phê phán cái việc làm này là việc làm sai trái, là việc bất công của xã hội, một việc làm ăn cướp của cải của tôi giữa ban ngày.

Thanh Trúc : Đã bao giờ ông Ngô Duy Trợ giáp mặt với ông Huỳnh Ngọc Sang để mà trinh bày sự việc cũng như để cho ông ta thấy được hoàn cảnh của gia đình ông chưa ?

Luật rừng ở Bình Dương?

Ông Ngô Duy Trợ : Dạ. Tôi đã giáp mặt rồi và đồng thời có nói chuyện rồi, thế nhưng ông ấy nói là cái quyền của ông ấy là ông ấy làm. Huỳnh Ngọc Sang là giám đốc khu đô thị Trường Đại học Hô Chí Minh.

Thanh Trúc : Và trước đó thì ông Huỳnh Ngọc Sang không có báo với ông, hay là không có nói rõ ràng với ông là sẽ lấy miếng đất của ông?
Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.
Ô. Ngô Duy Trợ
Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định gì ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.

Thanh Trúc : Thưa ông, ngày 25-1-2013 khi công an và những người ở bên Đại Học Hồ Chí Minh đến khu đất nhà ông thì bên phía công an có đánh đập gì ông không, hay là họ chỉ bắt ông đi thôi?

Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ bắt tôi đi thôi ạ. Đồng thời họ trói đưa tôi lên xe và đồng thời đưa về ủy ban. Nhưng về ủy ban thì người ta cũng chẳng giải quyết một cái gì và họ lại thả tôi về.

Thanh Trúc : Công an có giải thích cho ông vì sao họ bắt ông đi không?

Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ nói là tôi chống người thi hành công vụ. Nhưng tôi bảo tôi không có làm gì chống người thi hành công vụ, bởi vì khi một việc làm nó phải có quyết định từ trên xuống và ban ngành vào cuộc thì mới đúng.

Thanh Trúc : Họ không có trưng ra cái giấy tờ gì, thí dụ như trát bắt hay là trát mời lên công an làm việc?

Ông Ngô Duy Trợ : Nó ở cái chỗ đó. Nếu người ta muốn lấy của tôi thì người ta phải có một cái sự mời tôi lên làm việc, ra thông báo này ra thông báo kia, rồi là cưỡng chế. Nó phải có đủ các ban ngành vào cuộc cưỡng chế. Ở huyện người ta cũng nói rằng ông có quyết định gì thu hồi không? Không, không có quyết định gì.Cưỡng chế cũng không có các ban ngành vào cuộc, chỉ có công an với lại bảo vệ nhà trường thu gỗ của tôi ban ngày đó ạ, và số gỗ đó mang đi tiêu thụ, chỗ tiêu thụ tôi đã nắm được rồi. Tất cả các hình ảnh tôi quay được, có nghĩa là rõ  như ban ngày rồi.

Thế này ạ, tôi xem như quyền công dân của tôi mất hết.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn về thời giờ của ông và cầu chúc mội sự lành đến với gia đình ông.
Thanh trúc, phóng viên RFA
 

An ninh gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến

Đám tang của nhà văn Hoàng Tiến, một người bất đồng chính kiến, thành viên của Khối 8406, diễn ra hôm nay tại Hà Nội theo như lịch. Tuy nhiên những người đấu tranh cùng chí hướng với ông muốn tham gia đám tang đã bị cơ quan an ninh cản trở.

Ông Nguyễn Khắc Toàn, một người tham gia đám tang trong ngày hôm nay, từ Hà Nội cho biết một số thông tin liên quan như sau.

Tịch thu vòng hoa, băng tang

hoang-tien-200.jpg
Bàn thờ ở nhà tang lễ của nhà văn Hoàng Tiến. Photo courtesy of Thùy Linh's blog.

Ông Nguyễn Khắc Toàn: Vòng hoa có nội dung và băng tang được gắn trên đó là những người “Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội” – “Kính viếng hương hồn nhà văn Hoàng Tiến” thì cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất.

Một bức trướng khác của nhóm cựu đảng viên Đảng CSVN là ông Nguyễn Quang Khuê mà tôi xin đọc như sau: “Danh lợi xem khinh, trải tấm lòng son cùng chính khí - Nghĩa tình coi trọng tấm tám dân thấm với nhân văn”. Tấm trướng này cũng đã bị ngăn cản không cho vào.

Vòng hoa của nhóm thân hữu từ Đà Lạt gửi ra viếng nhà văn Hoàng Tiến gồm có nhà thơ Bùi Minh Quốc, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và ông Mai Thái Lĩnh thì cũng bị ngăn cản.

Một vòng hoa chúng tôi dự định lấy dòng chữ “Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam kính viếng GS nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa khác lấy tên là  “Tập San Tự Do Dân Chủ kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa nữa do tôi mua để hỗ trợ đồng bào dân oan viết là “Đồng bào dân oan Việt Nam và các tỉnh Việt Nam kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, thì tất cả những nội dung này đều bị công an không cho phép.
Vòng hoa có nội dung và băng tang được gắn trên đó là những người “Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội” – “Kính viếng hương hồn nhà văn Hoàng Tiến” thì cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất.
Ô. Nguyễn Khắc Toàn
Nói chung, chiều hôm qua đại tá lãnh đạo phòng PA 42 của công an Hà Nội đã trực tiếp đến tận nhà để triệu tập tôi ra làm việc, và đã răn đe là nếu mà để phát hiện những dòng chữ này trên các vòng hoa, trên các băng tang và đến kính viếng, thì sẽ xử lý thôi.

Và cuối cùng thưa với anh là chúng tôi đã phải sửa chữa cho phù hợp để mà làm sao cho phía công an và phía chính quyền Việt Nam không gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến.

Gia Minh: Dạ vâng. Hoàng Tiến là người đã có đóng góp cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ trước đây thì phía chính quyền, có những ai đến để tham dự buổi lễ tang hôm nay không?

Ông Nguyễn Khắc Toàn: Để đề phòng việc chính quyền có thể can thiệp vào làm hỏng tang lễ này và có thể họ sẽ xen kẽ vào những câu chữ, những đoạn từ, những cụm từ, vân vân, hay trong nội dung của điếu văn, cho nên gia đình đã không hề nhờ chính quyền và kể cả Hội Nhà Văn đứng ra tổ chức tang lễ, mà gia đình đã tự tổ chức, tuy nhiên có kết hợp với một số những nhà văn yêu mến tấm gương đấu tranh vì dân vì nước, giải phóng dân tộc trong kháng chiến chống Pháp trước đây và đấu tranh cho dân chủ sau này của nhà văn Hoàng Tiến, cho nên đã để cho nhà văn Hoàng Quốc Hải (là bạn rất thân của nhà văn khi còn sống) đọc bài điếu văn rất hùng hồn, biểu dương tấm gương đấu tranh, sự nghiệp sáng tác văn học và cũng như là những gian truân mà nhà văn đã gặp phải khi sáng tác văn học và có những tác phẩm nhạy cảm.

Phá, không cho nghe điếu văn

hoang-tien-2-200.jpg
Tang lễ của nhà văn Hoàng Tiến. Photo courtesy of Thùy Linh's blog.

Trong khi nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc bài điếu văn khá dài, khoảng 4 trang, thì đến đoạn biểu dương tấm gương đấu tranh vì dân chủ của nhà văn Hoàng Tiến thì đã bị micro của phía an ninh khống chế đã vặn nhỏ xuống đến mức độ mà các nhân viên của chính nhà tang lễ đã phải vào sửa chữa và vặn to lên. Đến phút cuối của lễ truy điệu và đọc điếu văn của nhà văn Hoàng Quốc Hải thì có thấy ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn VN, đã hớt hải đi đến vội vàng và có ghi vào sổ tang. Và một số hội viên hội nhà văn khác rất yêu mến và có tên tuổi như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, rồi một vài vị khác cũng có mặt ở đây.
Gia Minh: Trong số nội dung những điều mà người ta nêu ra, những sáng tác của nhà văn Hoàng Tiến mà người ta nêu ra trong điếu văn thì đó là những sáng tác nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Khắc Toàn: Đến đoạn đó là bị an ninh can thiệp cho điều chỉnh micro và loa nhỏ xuống cho nên hầu hết mọi người không nghe được rõ, trừ những người đứng gần. Nhưng mà cũng rất may là các bạn hữu của nhà văn Hoàng Tiến đã nhanh chóng photocopy bản điếu văn do nhà văn Hoàng Quốc Hải (hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam) đọc thành hàng trăm bản và phát ra tại chỗ và phát trên xe ô-tô cho mọi người đến dự tang lễ. Và chắc chắn là văn bản này sẽ được phổ biến trên mạng internet.
đến đoạn biểu dương tấm gương đấu tranh vì dân chủ của nhà văn Hoàng Tiến thì đã bị micro của phía an ninh khống chế đã vặn nhỏ xuống đến mức độ mà các nhân viên của chính nhà tang lễ đã phải vào sửa chữa và vặn to lên.
Ô. Nguyễn Khắc Toàn
Gia Minh: Thưa ông, ông đã đi đưa tang nhà văn Hoàng Tiến về, xin ông chia sẻ những điều mà ông cũng như những người khác trong phong trào đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đã có được với nhà văn Hoàng Tiến trong thời gần đây trước khi ông qua đời.

Ông Nguyễn Khắc Toàn: Nhà văn Hoàng Tiến là một tấm gương đấu tranh rất mẫu mực và sáng chói cho anh chị em chúng tôi học tập và noi theo. Ngoài chuyện ông đấu tranh lên tiếng đòi tự do sáng tác, và cũng vì chuyện này mà ông đã lên tiếng chỉ trích những vấn nạn của chế độ từ rất sớm.

Theo điếu văn của nhà văn Hoàng Quốc Hải nói thì năm 39 tuổi ông đã phải về hưu non chỉ vì ông sáng tác ra một tác phẩm văn học mà trong điếu văn nêu rất là rõ. Ba mươi tuổi ông đã có tác phẩm đầu tay mang tên “Bóng đêm và ánh sáng” vào năm 1958 và là hội viên rất trẻ tuổi của Hội Nhà Văn Việt Nam từ sớm.

Trong quá trình đấu tranh thì thưa với anh, mười lăm tuổi ông đã tham gia cuộc cách mạng của đảng cộng sản, thế nhưng sau khi đảng cộng sản đã giành được chính quyền từ năm 1954 ở Miền Bắc thì ông mới vỡ lẽ ra, những cái gì lý tưởng của tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng, của xã hội công dân, thì đảng cộng sản đã không hề đem lại, mà thực chất chỉ là một chế độ độc tài, toàn trị, thủ tiêu hết tất cả những quyền tự do của con người, tự do dân chủ của người dân. Vì thế cho nên thưa với quý vị là ông ly khai rất là sớm cái thể chế này và hàng ngũ những người công chức phục vụ chế độ.

Thưa với anh, một điểm nữa mà anh chị em đấu tranh dân chủ thế hệ chúng tôi cũng hết sức ngưỡng mộ và biểu dương ông, đó là ngoài việc đấu tranh cho những quyền con người, quyền công dân cơ bản, thì nhà văn Hoàng Tiến là người tiên phong trong việc đấu tranh trong sạch hóa nội bộ hàng ngũ đấu tranh cho dân chủ.

Gia Minh: Cảm ơn ông Nguyễn Khắc Toàn là người vừa đi dự đám tang nhà văn Hoàng Tiến, đã có những chia sẻ liên quan đến tang lễ này.
Gia Minh, biên tập viên RFA

Diễn biến phiên xử vụ “Công Án Bia Sơn”

Phiên tòa kéo dài từ ngày 28 tháng giêng đến hôm qua 1 tháng hai, xử 22 người trong vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên kết thúc mọi phần thủ tục và tranh tụng trước tòa, rồi phía Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.


(Photo courtesy of Dân Làm Báo) Các bị cáo trong phiên xử vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên.

Một người tham dự phiên xử từ đầu đến ngày hôm qua, không muốn nêu danh, tường thuật lại những diễn biến mà người này theo dõi được trong 5 ngày xử án. Trước hết người này cho biết những mức án mà phía Viện Kiểm sát đề nghị.

Người dự tòa: Ông Phan Văn Thu tù chung thân, còn những bác lớn tuổi theo ông trước đây theo khung chênh lệch từ 13 đến 20 năm, như ông Vương Tấn Sơn, Lê Huy Lộc từ 19 đến 20 năm; và thấp xuống từ 16-17 năm, 13-14 năm cho những thanh niên trẻ.

Gia Minh: Các luật sư bào chữa có đưa ra những lập luận gì để bào chữa cho những người đó không?

Người dự tòa: Trong quá trình xét xử, sự bào chữa của luật sư rất ít, chỉ có hỏi một hai câu. Theo tôi thấy mang tính chất bào chữa ít lắm, không tích cực trong bào chữa. Sau khi Viện Kiểm sát đưa ra mức án, các luật sư đưa ra một số tình tiết để giảm nhẹ thôi. Không có bào chữa, mà chấp nhận tội danh đó là âm mưu lật đổ; nhưng do tính chất tôn giáo, và một số mê muội, chưa nhận thức rõ để làm tình tiết giảm nhẹ. Còn tội danh vẫn là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Gia Minh: Bản thân những người bị buộc tội, trước tòa họ có được phát biểu gì không?

Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.


Người dự tòa: Vẫn đảm bảo được quyền và nghĩa vụ trước tòa là họ được tự bào chữa cho họ sau phần Viện Kiểm sát đưa ra, và họ được nói lời sau cùng. Trong tinh thần một tôn giáo, họ rất hiền lành, không có kháng cự gì hết.

Nói chung, trong kinh họ thuyết đầu tiên chỉ là một tôn giáo đơn thuần. Sau đó xuất hiện Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nên họ vô tình bình luận, bàn luận Bộ Sấm đó. Có những vấn đề đụng đến chính trị, nhưng trên tinh thần dựa theo Sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Họ khẳng định việc họ bị như hôm nay là do Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra. Nếu nói họ làm chính trị thì đó là chính trị thiên mệnh chứ không phải chính trị nhân mệnh. Họ là những người diễn giải, diễn bày Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả những từ ngữ mà phía chính quyền gọi họ ‘phản động’ chính là những từ ngữ trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra.

Gia Minh: Chứ họ không phản bác lại tội ghép cho họ là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’?

Người dự tòa: Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Tất cả đều thể hiện ra họ là những con người rất trung thực trước tòa. Họ khai báo không có điều gì đụng đến chính trị cả, động cơ từ đầu vào làm thuê làm mướn; sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người. Họ cũng là những người chân tu, có gốc tu sẵn nên khi nghe Phật Pháp từ một con người như vậy nên họ thích nghe.
Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người.
Người dự tòa
Chủ trương của họ cũng là ‘tiền sinh thái, hậu tổ đình’. Xây dựng một khu sinh thái đó cho tất cả mọi người. Ông Phan Văn Thu có nói là không làm gì nguy hại đến cho ai cả. Khu sinh thái đem lại giải trí, vui chơi cho mọi người trong cảnh đẹp đó. Ông cũng thành khẩn trước tòa: nếu tòa thương phần nào thì thương, chứ ông không có việc làm chính trị nào hết.

Nói chung là một phiên tòa rất cảm động, đượm màu tôn giáo. Ai cũng nói về Phật Pháp, từ nhỏ đi tu, xuất gia vào chùa. Tất cả chỉ là Phật Pháp, chỉ có một số từ đụng đến chính trị là những từ mà họ luận trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm; ví dụ như Đại Nam Kinh Châu, Cửu Quốc Trùng Chính.

Phía chính quyền nói Đại Nam Kinh Châu là nước mà những người này muốn thành lập; những người đó thì nói ‘Đại Nam Kinh Châu’ trong Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến một nước Việt Nam sau này tốt đẹp hơn chứ không có gì lật đổ cả. Bản thân họ không có chuẩn bị cho một địa điểm, căn cứ, không có vũ khí. Họ chỉ vô tình bàn luận mà phải dính vào tội phải ra tòa như vậy.

Gia Minh: Phía luật sư có nói, trong trại có người khai rằng ông Phan Văn Thu có hứa trong năm 2013 này nếu thành công sẽ thưởng trâu vàng, bổng lộc; thì trước tòa họ có nói lại những điều đó thế nào không?

Người dự tòa: Phần này thì ‘con trâu’ là biểu tượng thưởng cho người nào có công.Tình cờ có người mua hay đặt đâu đó một số trâu vàng giá trị mỗi con là 700 ngàn đem về tặng cho ông Phan Văn Thu. Ông này mới lấy ra làm quà tặng cho những người nhiệt tình đóng góp vào công cuộc xây dựng khu sinh thái Đá Bia đó.

Việc thưởng đó là nhằm cổ vũ động viên tinh thần để mọi người làm việc. Theo luật nhân quả thì mình bỏ ra công sức bao nhiêu mình sẽ thu vào bấy nhiêu chứ không có gì mình trồng lên mà không hái quả được. Bây giờ cố gắng làm cho tất cả mọi người thì sau này mình cũng được sung sướng, vì bớt khổ thì được sướng vậy đó.

Gia Minh: Cám ơn.
Gia Minh, biên tập viên RFA

Tranh chấp đất đai: Một vấn đề nan giải của Việt Nam

Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến người dân càng ngày càng gia tăng phẫn nộ đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam.


Cảnh sát trong đội hình phòng thủ chống gạch đá

Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa phương có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng, cưỡng chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để làm giàu. Nhiều người đã cực giàu.

Giải pháp tức thời

Đối diện với những nông dân từ chối giao đất để chính quyền làm dự án nhà ở, các cán bộ cộng sản có nhiệm vụ thương lượng liền có một giải pháp: tới ngân hàng, mở tài khoản dưới tên những người đang chống lệnh lấy đất, bỏ vào đó số tiền đền bù mà họ cho là thỏa đáng. Xong rồi là lấy đất.

Người dân nổi giận vì số tiền đền bù đó, nay phải chen chân tìm việc làm trong nền kinh tế lao đao, bèn kéo ra con đường chính nối thủ đô Hà Nội với phía bắc, chặn con đường trong nhiều giờ, (hôm 21) tháng 12 năm ngoái. Một số người còn tạo nên khung cảnh rùng rợn khi leo vào nằm trong những cỗ quan tài thô sơ, tự coi như đã chết. Cảnh sát chống bạo động kéo tới giải tán. Thanh niên ném đá túi bụi. Gần chục người bị bắt.

counter-attack
Cảnh sát chống bạo động bung ra phản công - RFA screen capture

Nông dân Nguyễn Đức Hùng phải giao nộp 2 ngàn mét vuông đất mà anh đã làm lụng hơn 15 năm nay. Anh nói:

Thế này là bất công. Tiền đền bù giúp sống được mấy năm, nhưng sau đó làm sao kiếm sống?”

Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến càng ngày sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam càng gia tăng. Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa phương có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng, cưỡng chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để làm giàu.

Những sự kiện này đã đoàn kết thành thị với nông thôn Việt Nam, theo cách mà sự bất mãn vì đàn áp chính trị không làm được.

Cách mạng vì đất cho nông dân?

Tranh chấp đất đai cũng nổ ra đây đó ở châu Á, rõ nhất là ở nước láng giềng Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam tình trạng này vang động đặc biệt, vì đó là xứ sở mà cuộc chiến đấu trong chiến tranh và cách mạng được nhân danh giai cấp nông dân, để bảo đảm quyền sở hữu tập thể về ruộng đất.

Những nông dân chống chiếm đất ở Kim Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh) nhắc lại lời lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh trong biểu ngữ họ treo trong trại “Không có gỉ quý hơn độc lập tự do”. Một người dân nói họ thà chết hơn là mất đất.

Chính quyền nhìn nhận rằng sự phẫn uất khắp vùng nông thôn đang đe dọa tính cách hợp pháp của nhà cầm quyền, và đã cam kết sửa đổi luật đất đai trong năm nay để vấn đề này được hành xử công bằng và hợp lý  hơn. Tuy nhiên việc xác lập quyền sở hữu tài sản và cưỡng hành luật pháp để bảo vệ quyền sở hữu đã gặp phải những phức tạp về ý thức hệ trong một quốc gia vẫn còn công khai và nhất quyết giành quyền sở hữu đất đai cho Nhà nước, dù rằng Việt Nam đón nhận thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.

block-the-road
Dân giăng biểu ngữ chặn đường - vozforum photo

Việt Nam đã bỏ đường lối canh tác tập thể kiểu Xô Viết thời thập niên 1980, bắt đầu đón nhận chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, Việt Nam thông qua luật đất đai sửa đổi, cho công dân quyền sử dụng đất trong 20 năm, nhưng không cho quyền sở hữu riêng. Viên chức đảng Cộng sản ở địa phương có quyền cưỡng chế đất, không phải chỉ dành cho các dự án có lợi ích công như cầu, đường, mà còn cho các nhà đầu tư tư nhân xây dựng những khu nhà ở và các cơ sở công nghiệp hay cơ sở giải trí.

Những than phiền, khiếu kiện lan tràn khắp nơi vì nạn tham nhũng vào khi chính quyền tái quy hoạch đất nông nghiệp thành những khu đất công nghiệp đắt tiền. Những cáo buộc cũng lan khắp nơi về việc Nhà nước chỉ trả cho nông dân có một phần mười trị giá thị trường mảnh đất của họ, nhiều khi còn ít hơn thế.

“Giá đền bù rất thấp, ai chiếm được đất là được lời vô số kể,” nhà kinh tế Phạm Chi Lan, cựu cố vấn của Thủ tướng nói. “Luật đất đai quá nhiều khe hở, tạo nên chỗ màu mỡ cho những ai được chính quyền địa phương hỗ trợ để lấy đất từ tay người dân, hầu kiếm lợi riêng.”

Những nhóm nông dân lẻ tẻ, nhiều người là phụ nữ, thường ngày khiếu kiện ở Hà Nội, bên ngoài những tòa nhà chính phủ, kêu gào việc bị cưỡng chế đất. Họ chào đón những người đến chụp hình họ, hoặc cố tìm cách nói chuyện (để phân trần với người ngoài cuộc), nhưng lực lượng an ninh lập tức xua đuổi du  khách hay người đến xem ra khỏi khu vực biểu tình.

Chuyện khiếu kiện đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gia tăng nhịp độ, khi nông dân ý thức được quyền của họ. Tuy nhiên cùng lúc, sự phát triển kinh tế cũng làm tăng nhu cầu đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng cho thuê đất 20 năm ký từ năm 1993 đang hết hạn trong năm nay, đem lại những cơ hội mới cho việc tái quy hoạch –đồng thời cũng thêm những cơ hội xung đột.

Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi

Số liệu được chính phủ báo cáo trước quốc hội hồi tháng 9 cho thấy những vụ khiếu nại, kiện tụng công cộng đã gia tăng lên 4 ngàn 200 vụ năm 2011, hơn gấp đôi tổng số đơn khiếu nại từ 2005 đến 2009. Đại biểu quốc hội Hồ Thị Thủy nhìn nhận rằng nạn tham nhũng của các đảng viên Cộng Sản ở địa phương là cả một vấn đề.

“Nhiều người đã lợi dụng các chính sách của Nhà nước để làm lợi bất hợp pháp” bà nói, theo truyền thông Nhà nước tường trình vào thời gian đó.

Chính phủ nhờ Ngân hàng Thế Giới giúp đỡ xem xét lại luật đất đai để giảm xung khắc. World Bank cùng nhiều cơ sở kinh tế tài chính ngoại quốc đã kêu gọi chính quyền chỉ cho phép trục xuất (để lấy đất) cho những công trình đem lại lợi ích công cộng, không phải cho những dự án thương mại, và cần phải tiến hành việc đó minh bạch hơn, công bằng và hợp lý hơn.

Viên chức đảng Cộng sản ở tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 90 km về hướng đông, cho nhóm ký giả của hãng thông tấn AP thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo đi cùng với các cán bộ đảng tới làng. Họ phỏng vấn những người phản đối qua điện thoại.

Cán bộ đảng ở địa phương xác quyết là họ đã làm theo đúng luật lệ khi lấy đất để tiến hành dự án gia cư, mà họ nói là nhằm nâng cấp cái làng nhỏ này lên thành một khu đô thị.

“Chúng tôi hợp tác với nhau để xây dựng một (thị trấn) Kim Sơn giàu có hơn,” Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Vũ Văn Học nói.

coffin
Phản đối: nằm vào quan tài, tự coi như đã chết - vozforum photo

Ông cho biết thêm dự án này sử dụng đất sở hữu của 852 gia đình, và chỉ có dưới 10% không đồng ý với khoản đền bù của Nhà nước, khoảng 6 đô la mỗi mét vuông. Ông Học nói chỉ có 7 gia đình vẫn tiếp tục từ chối. (Hình ảnh cho thấy khá đông người chống lại cảnh sát)

Dân làng Kim Sơn ngày nay cho rằng đất đai đã được bán lại với giá 310 đô la một mét vuông.  Chủ tịch Vũ Văn Học bác bỏ điều đó, nói là đất vẫn chưa bán. Ông ngỏ ý hy vọng khi bỏ tiền vào ngân hàng dưới tên của nông dân thì vấn đề sẽ được giải quyết. Ông bác bỏ cuộc phản đối cuối tháng 12, coi đó là việc làm của những dân làng cực đoan cố tìm cách thuyết phục những người khác tham gia chống đối.

Trong vòng hai phút, cảnh sát chống bạo động phải núp sau những tấm khiên khi các thanh niên ném gạch đá, mảnh bê tông về phía họ, nhưng sau cùng lực lượng cảnh sát chiếm lại quyền kiểm soát.  Truyền thông Nhà nước loan tin 12 người bị bắt. Trưởng công an không nói tên, nhiều tuần sau cũng không cho biết còn giam họ hay không.

Cán bộ đảng viên Cộng Sản địa phương chở nhà báo tới gặp 5 dân làng không khiếu nại về khoản đền bù, để họ nói chuyện với nhà báo và chỉ cho thấy khu đất bị trưng thu. (Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân nói chưa bán, nhưng) trên đó một công ty địa phương đã kiến thiết xong đường xá và cống rãnh. Khác với những người dân phản đối sự đền bù, những dân làng này có vẻ như còn có đất canh tác thuê được ở đâu đó, hay những gia đình trẻ có công việc làm.

Bà Mạc Thị Thục, 50 tuổi, thuộc 7 gia đình chống đối, nói rằng chính quyền cắt đứt nước tưới ruộng của bà từ năm 2010, khiến không thể canh tác. Bà nói những người đầu tư trong kế hoạch gia cư đáng lẽ phải thương lượng trực tiếp với bà, không phải là nói chuyện với Nhà nước.

“Chồng con tôi không có việc làm đã hai tháng qua” Bà Thục nói. “Gia đình tôi vẫn cố tìm việc nhưng không ai thuê vì chúng tôi đã già. Không có tiền bạc, đói tới nơi, chúng tôi không biết làm sao sống còn trong những tháng sắp tới.”
Việt-Long, RFA- Theo bài của Chris Brummit, Associated Press

Dương đông kích tây, coi chừng Trung Quốc chiếm Trường Sa

Con đường Nam tiến của Trung Quốc đã thay đổi

Thời đại toàn cầu hóa cũng có nhiều cái lợi do các nước gần nhau hơn trong trao đổi kinh tế. Sự gần nhau qua đối tác kinh tế đã thúc đẩy lên một bước sự gần nhau trong ngoại giao. Liên Hiệp Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm vùng đệm giữa các quốc gia, đồng thời điều hòa các cuộc xung đột đa quốc gia qua diễn đàn của mình, và nếu cần có thể dùng lực lượng quân sự để ngăn chặn các cuộc chiến tranh. Với sự can dự và là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, không một cuộc chiến tranh nào giữa hai quốc gia thành viên có thể kéo dài lâu. Điều này giải thích tại sao Do Thái, để tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ nước láng giềng, tìm mọi cách ngăn chận Palestine trở thành nước thành viên mới của Liên Hiệp Quốc.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc có nhiều khả năng phải từ bỏ quan niệm chiến tranh cục bộ chiếm đóng lãnh thổ nước khác, trước mắt là Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc cũng không đem lại lợi ích gì cho Trung Quốc vì cuối cùng Trung Quốc cũng phải rút quân mặc dù phía Việt nam không phản đối trước Liên Hiệp Quốc hoặc yêu cầu sự can thiệp của tổ chức này. Các nước khác thì lờ đi vì họ xem là cuộc chiến nội bộ giữa hai nước cộng sản đồng chí nên không ai giúp Việt Nam đem ra diễn đàn quốc tế.

Tuy nhiên, để tiếp tục mộng bá quyền,Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phù hợp với tình hình mới vì không thể nào chiếm và sát nhập theo kiểu Tây Tạng, Tân Cương như trước kia. Vì vậy mục tiêu chiếm và đồng hóa Việt Nam đã bị “yếu tố thời đại” xóa bỏ.

Con đường Nam tiến của họ đã từ bỏ đất liền để vươn ra vùng biển Đông, nơi được xem là có trữ lượng dầu thô và khí đốt quan trọng, đồng thời cũng là nơi phần lớn tàu chở dầu với trọng tải lớn qua lại. Đất liền chỉ còn giữ vai trò bảo vệ Biển Đông, bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà nhờ đó Trung Quốc khẳng định và củng cố đường lưỡi bò trên biển.

Để quy phục Việt Nam, theo tôi Trung Quốc sẽ mở ra hai mặt trận:

- Trên đất liền: vì không thể chiếm đóng, nên mục tiêu là làm cho Việt nam ngày càng yếu đi, nằm trong vòng kiềm tỏa Trung Quốc và không thể phát triển được (tiếp tục việc đã làm từ thời Mao).

Điều kiện vô cùng thuận lợi của họ là có “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, cho phép dùng kinh tế để làm đòn bẩy thực hiện mộng bá quyền:

1- Hàng hóa kém chất lượng nhưng giá lại quá rẻ, lậu hay không lậu, sẽ đánh bại hạ tầng kinh tế còn èo uột của đối phương;

2- Con bài tham nhũng, một điểm rất mạnh của người Tàu, như những con sâu chui lỗ nào cũng lọt, tàn phá những gì còn lại.

Với gần một tỷ rưỡi dân số, họ có nhiều tiền để mua chuộc những người sẵn sàng bán mất lương tâm. Nếu những người này nắm quyền thì chính quyền hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Một quân đội được điều khiển bởi một chính quyền đã bị khuynh loát như thế, chỉ còn khả năng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và là một lá bài xuất sắc trên mặt trận đất liền này.

Phải làm thế nào để chính quyền Việt Nam luôn luôn là “đồng chí sông liền sông núi liền núi” của Trung Quốc, bằng mọi cách, trong đó có những “đại cục”, những “16 chữ vàng”.
                                   
Huyện đảo Trường Sa
Huyện đảo Trường Sa
Đối với biển đảo: đây là vùng được xem là tranh chấp chủ quyền nên nếu chiến tranh trên các quần đảo này được khoanh vùng lại thì Liên Hiệp Quốc cũng không có cơ sở can thiệp.

Mặt khác do diện tích các đảo rất hẹp, các cuộc tấn công và phòng thủ đều xảy ra trên biển và khi đó, lực lượng hải quân và không quân sẽ chiếm ưu thế.

Để bảo vệ đuợc các đảo này, việc đánh tan ý chí của đối phương là điều quyết định vì một khi biển đảo đã bị chiếm đóng quân sự, rất khó lòng chiếm lại bằng quân sự.

Trường hợp Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa là một thí dụ. Chính quyền Việt Nam dấu nhẹm  dân tin tức mất Hoàng Sa, đến khi không giấu được nữa, vì bị đối phương tháu cáy, thì chỉ có phản đối bằng những tuyên bố “ngoại giao”. Do không có trở ngại nào, tình hình Hoàng Sa luôn ổn định, nên Trung Quốc  ngang nhiên xây dựng lâu dài những công trình về quân sự cũng như du lịch. Hoàng Sa được xem là mất đứt về tay Trung Quốc.

Với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng chẳng cần đánh bằng quân sự. Họ đem tàu hải giám có máy bay trực thăng và tàu cá ra tràn ngập vùng biển, họ sẽ đuổi tàu cá của chúng ta. Chúng ta làm gì? Khuyến khích ngư dân bám biển để bảo vệ tổ quốc ư? Đó là xúi trẻ con đi ăn cắp trứng gà! Lực lượng hải quân của ta còn chưa ló mặt thì làm sao xúi ngư dân đi lên phía trước? Tàu cảnh sát biển của ta mới chỉ hoạt động từ Vịnh Bắc bộ xuống đến Thanh Hóa, là vùng không còn tranh chấp nữa vì đã ký hiệp định phân vùng Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “với chiến lược độc chiếm Biển Đông song lại không muốn đánh rơi “mặt nạ hòa bình”, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xua “đội quân” tàu cá hàng chục nghìn chiếc xuống Biển Đông, đặc biệt là các vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của các nước. Đội quân này luôn đi thành từng đoàn lớn khiến các tàu cá vốn đã nhỏ, mã lực yếu như của Việt Nam không thể nào cạnh tranh nổi dù hoạt động trên vùng biển chủ quyền của nước mình.

Đây gọi là lấy thịt đè người, không đánh, không dùng đến lực lượng vũ trang mà vẫn độc chiếm được các vùng đặc quyền kinh tế, cướp được tài sản của các nước khác trong đó có Việt Nam. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển theo hướng này“.

Hôm nay, Trung Quốc đang làm sôi động trên Biển Đông với Philippines, quen thói vào vùng biển Việt Nam như chỗ không người nên Trung Quốc đưa máy bay, tàu hải giám đến vùng đảo Senkaku của Nhật, nhưng có dám vào đâu. Cứ lẩn quẩn chung quanh và dọa thế thôi, nhưng vào là Nhật đuổi ra ngay.

Coi chừng Trung Quốc làm rối lên như thế để dương đông kích tây rồi bất thần xua tàu cá, quân đội đổ bộ lên huyện đảo Trường Sa và xem như chuyện đã rồi. Khi đó nếu Việt Nam cũng chỉ phản đối như thường lệ thì ai thèm bảo vệ Việt Nam? Mà dù làm thế nào đi nữa thì cũng muộn rồi, việc chiếm đóng Trường Sa cũng là chuyện đã rồi. “Con cháu đời sau sẽ lo chiếm lại” như lời Tuyên giáo từng nói!

Chiếm Hoàng Sa, và chiếm luôn Trường Sa, đối với Trung Quốc là đường lưỡi bò đã được đặt cơ sở.

Chỉ còn cách là làm triệt tiêu ý chí xâm lược của Trung Quốc mới mong giữ những gì còn lại trên quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo ta biết thừa phải làm gì để triệt tiêu ý chí xâm lược của Trung Quốc, nhưng họ không làm vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là “đồng chí núi liền núi, sông liền sông”.

Núi liền núi, sông liền sông

Cũng trong một bài phỏng vấn, Thiếu tướngLê Văn Cươnggiải thích tại sao Việt Nam chưa làm được như Philippines, quan điểm này chắc chắn là quan điểm của Đảng và Chính phủ. Ông nêu ra ba điều để biện hộ cho việc “ta chưa làm như Philippines được”:

Thứ 1: “núi liền núi, sông liền sông” với người hàng xóm.

“Người ta có thể thay đổi bạn bè nhưng láng giềng thì không. Điều này không bao giờ được phép lãng quên trong quan hệ Việt – Trung.”

Thứ 2: ân nghĩa với người hàng xóm.

“Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, rồi sau đó là kháng chiến trường kỳ chống Mỹ đến năm 1975, chúng ta được Đảng và nhân dân Trung Quốc ủng hộ rất tuyệt vời, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, an ninh, văn hóa… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ân tình này”.

Thứ 3: đồng chí với người hàng xóm.

“Việt Nam và Trung Quốc nằm trong hệ thống chính trị gần gũi nhau”.

Nghe những điều trên tôi nghĩ rằng Trung Quốc có số bọc điều mới có được những người lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam. Nghĩ ra mà tủi cho Việt Nam chúng ta khi nhìn về phía Campuchia.

Campuchia với ta cũng “núi liền núi, sông liền sông” rất dài, Hun Sen mang ân sâu nghĩa nặng với ta. Nếu không có Việt Nam thì Hun Sen có lẽ đã bị tàn sát cùng với hàng triệu người Miên bởi bọn Khmer Đỏ, mà người ủng hộ Khmer Đỏ là Trung Quốc. Trung Quốc đã tiếp tay cho bọn đồ tể Pôn Pốt trong âm mưu diệt chủng. Có thể nói Việt Nam có công mang đau đẻ nặng Hun Sen, cho Hun Sen tá túc và dựng lên chính quyền Hun Sen.

Đảng của Hun Sen với Việt Nam có tình đồng chí từ năm 1930 dưới thời Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm nào Đảng ta cũng ca ngợi tình đồng chí khắng khít giữa hai đảng.

Thế mà ở hội nghị Phnom Penh vừa qua, Hun Sen đã chọn Trung Quốc, người đồng chí không có “núi liền núi, sông liền sông” sau khi được tặng 400 triệu đô la để phá ASEAN và Việt Nam. Hun Sen còn đặt lại vấn đề biên giới với Việt Nam.

Tôi không trách Hun Sen, ông ta có quyền chọn lựa lợi ích của dân tộc ông. Tôi chỉ trách những người đưa ra 3 chiêu bài nói trên để biện hộ cho sự… Tôi ngao ngán không biết nói là “sự” gì nữa, ngoài cái “sự” rất nhẹ tội là ngây thơ, vô tình làm cho dân tộc ta hèn. Những “sự” khác chắc bạn đọc đoán ra cũng biết rồi.

Bỏ qua những bá láp

Thời chiến tranh lạnh đã qua đi bằng sự tự sụp đổ của hầu hết các nước cộng sản. Ngay trong thời hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện hữu, Tiệp Khắc là nước sản xuất thép có hạng, họ cũng không bao giờ tiết lộ kỹ thuật chế thép cho đồng chí Việt Nam. Những máy kéo gọi là “con trâu sắt” do Việt Nam chế ra, chất lượng rất kém và hiện nay ,cùng với nhà máy gang thép Thái Nguyên, không còn được ai nhắc tới.

Ở Hà Nội cho đến năm 1977, thời còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, có những con đường còn mang tấm bảng “cấm người ngoại quốc”. Ngoại quốc là ai? Đó là những ông tây bà đầm của khối xã hội chủ nghĩa, làm gì thời đó đã có tư bản đi lang thang trên thành phố Hà Nội.

Thế mới biết rằng giữa các quốc gia chỉ có quan hệ đối tác. Mặc dù giữa người với người, lãnh đạo với lãnh đạo, còn có quan hệ bạn bè, cá nhân. Nhưng giữa hai quốc gia không thể có đồng chí. Hiểu sâu xa chữ đồng chí là gì? Là “mình với ta tuy hai mà một”. Đất nước biển đảo mà đưa “đồng chí” vào chỉ có nước yếu bị thiệt.

Chúng ta đã có bài học năm 1958, bài học năm 1974. Lại nữa đồng chí được hiểu là cộng sản, là 3 triệu đảng viên ở Việt Nam hiện nay. Làm sao họ có thể nhân danh cho 90 triệu người, nhân danh tổ tiên, nhân danh một ngàn năm nô lệ để “mình với ta tuy hai mà một” với bá quyền Trung Quốc được? Không ai được phép làm như thế!

Không đồng chí thì đồng gì?

Như trên đã nói phải “làm triệt tiêu ý chí xâm lược của Trung Quốc mới mong giữ những gì còn lại trên quần đảo Trường Sa”.

Trung Quốc rất sợ Việt Nam đồng minh với Mỹ, cũng như sợ Triều Tiên thống nhất với Hàn Quốc. Họ sợ vì thâm tâm họ cứ muốn đi xâm chiếm nên phải bảo vệ biên giới cho kỹ. Vì sao khi Trung Quốc càng mạnh thì nỗi lo ngại của thế giới càng cao, trong khi Mỹ, Nhật, Đức, Pháp càng mạnh thì thế giới càng chào đón? Chính vì ai cũng nhìn thấy rõ mộng bá quyền nơi lãnh đạo Trung Quốc. Hitler và phát xít đã cho thế giới một bài học đẫm máu và cả nước mắt.

Bạn thù phải rõ rệt

Khi Trung Quốc tìm cách xâm lấn biển đảo của Việt Nam thì làm sao có thể xem Trung Quốc là bạn được chứ đừng nói đồng chí.

Không nói dài dòng nữa: chỉ có kết chặt đồng minh với Mỹ, Nhật, Cộng đồng Âu châu thì mới có thế đối trọng được với Trung Quốc. Ý chí xâm lược của Trung Quốc dù không bị triệt tiêu cũng sẽ nhờn đi. Nhất là Mỹ đang quay lại và đặt trọng tâm vào Châu Á thì một tàu sân bay của Trung Quốc cũng chẳng là cái gì trước lực lượng hải quân Mỹ.

Gần đây, Việt Nam cũng tìm cách mua tàu ngầm, phô trương tập diễn quân sự, nhưng thực chất là để trấn an lòng dân. Dân đâu có ngu đến thế, dù tướng có thanh bảo kiếm trong tay nhưng vua run sợ ra lịnh chùn thì tướng làm sao dám đánh?

Lại nữa những tuyên bố gần đây của Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại tá tuyên giáo Trần Đăng Thanh cho thấy tình sâu nghĩa nặng đối với Trung Quốc cao hơn tất cả. Nhưng cho ai thấy? Chính là dấu hiệu muốn cho Trung Quốc thấy hầu mong Trung Quốc thương tình.

Nhưng mộng bá quyền của Trung Quốc làm gì có chỗ cho “thương tình”!

N.T.C.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 * * *
TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TIẾN VÀO BIỂN ĐÔNG

Trọng Giáp

Một đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc vừa tiến vào Biển Đông nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự.
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Xinhua dẫn lời các nguồn tin quân sự hôm qua cho biết đội tàu gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo cùng các tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Diêm Thành tiến vào khu vực Biển Đông lúc 11h40 sáng, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi.

Nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon của Philippines, kênh Bashi là một tuyến hàng hải quốc tế nối Biển Đông với Thái Bình Dương.

Ba tàu chiến dự kiến tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự đa chủng loại trên Biển Đông trong vài ngày tới, bài báo cho biết. Tàu Thanh Đảo rời cảng phía đông Trung Quốc hôm 29/1 để thực hiện các bài tập ở khu vực biển cả và các nhiệm vụ tuần tra. Đội tàu này sáng 31/1 thực hiện cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển cả đầu tiên trong năm 2013, ở Tây Thái Bình Dương, sau khi đi qua eo Miyako như dự kiến. Đến nay, đội tàu đã đi được chặng đường hơn 1.200 hải lý.

Tại Biển Đông, Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

T.G.
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/02/tau-chien-trung-quoc-tien-vao-bien-dong/

Dương Trung Quốc - 'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'

Đại biểu Dương Trung Quốc nói về dự án sửa đổi hiến pháp đang được Quốc hội Việt Nam tiến hành và đề nghị lấy ý kiến của người dân.
Ông cho rằng lần sửa đổi này có thể vẫn chưa đặt ra hoặc giải quyết hết một số vấn đề cơ bản mà cử tri, các giới và các tầng lớp nhân dân trong nước kỳ vọng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, đại biểu bình luận một số ý kiến muốn đòi hỏi tiến hành trưng cầu dân ý về nội dung, cách thức và chính việc có nên sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992 hay không hay cần soạn thảo và phúc quyết sau đó một hiến pháp mới với việc gỡ bỏ điều bốn, hay các quy định về chế độ sở hữu tư nhân trong đó có quy định quyền sở hữu tư nhân về đất đai mà nhà nước và chính quyền được cho là đang 'độc quyền' định đoạt.
Ông cũng bình luận tới việc làm thế nào đảm bảo cho hiến pháp sửa đổi lần này thực sự đảm bảo các quyền của người dân mà không rơi vào tình trạng một hiến pháp có tính hình thức và cho hay trong một trình bày tại Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở trong nước gần đây, ông đã đề cập kỳ vọng cá nhân của mình, mà theo đó ông mong muốn Việt Nam trở lại với "chế độ dân chủ cộng hòa."
(BBC) 

Hà Đình Sơn - Giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ là tiền đề phát triển xã hội

Xã hội Việt Nam cũng như mọi xã hội cá biệt khác trong cộng đồng nhân loại đều là cái riêng chứa đựng cái chung. Quy luật phát triển xã hội trong lịch sử nhân loại là từ dân chủ tự phát đến độc tài và từ độc tài đến dân chủ tự giác. Một xã hội phát triển đến giai đoạn dân chủ tự giác thì quá trình phát triển của xã hội đó sẽ chủ yếu là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại của xã hội dân chủ tự giác.

Xã hội Việt Nam đang là một xã hội đi sau, một xã hội chậm phát triển so với cộng đồng quốc tế. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội hiện nay là mối quan hệ giữa độc đoán và dân chủ. Đặc tính của quy luật là khách quan. Không một cá nhân, không một tổ chức nào có thể mãi cố tình phủ nhận hoặc chống lại quy luật khách quan. Vì vậy, yêu cầu của cuộc sống là phải thừa nhận quy luật, nếu không xã hội sẽ phải trả giá; việc đi ngược lại quy luật chỉ phục vụ cho lợi ích của một số ít – một bộ phận xã hội, nhưng đa số – xã hội phải trả giá. Cái giá mà xã hội phải trả đó là sự lạc hậu, là mất tự do, mất quyền con người; là nội chiến, chiến tranh phi nghĩa và tồi tệ hơn nữa là mất độc lập chủ quyền, dân tộc bị đồng hóa.

Biểu hiện của một xã hội đi ngược lại quy luật phát triển khách quan là vấn nạn giả dối lan tràn. Sự giả dối bắt đầu từ chính trị đến giáo dục, văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng và ăn sâu vào mọi mặt của xã hội; sản phẩm mà xã hội đó tạo ra là những con người giả dối, thiếu nhân cách. Con người trong xã hội là động lực phát triển của xã hội; ngược lại văn hóa xã hội (bao gồm chính trị, giáo dục, đạo đức, tín ngưỡng…) là môi trường nuôi dưỡng sự phát triển. Một xã hội không có động lực, không có môi trường xã hội lành mạnh thì xã hội đó không thể phát triển được.

Cho nên việc xây dựng hiến pháp mới là chủ trương của Đảng, nhà nước hay ý nguyện của nhân dân cũng không ngoài mục đích làm cho đất nước Việt Nam phát triển thì tiền đề là phải giải quyết được cái mâu thuẫn cơ bản giữa độc đoán và dân chủ.

Hà Nội, ngày 03/02/2013

Hà Đình Sơn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Bầu Kiên vào tù, nhà Trần Mộng Hùng thống trị ACB

Số cổ phiếu mà cá nhân ông Hùng và vợ con đang nắm giữ có giá trị lên tới hơn 1.386 tỷ đồng. Người nhà ông Hùng và người nhà bà Thủy đang nắm giữ tổng cộng gần 11,5% vốn điều lệ ACB.
Năm 2012 qua đi với nhiều sóng gió xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Sự việc nguyên 6 lãnh đạo của ngân hàng bị khởi tố cùng với việc phải đóng trạng thái vàng khiến cho hoạt động bị ảnh hưởng nặng nề. Kết quả là, cả năm vừa qua ngân hàng chỉ đạt lợi nhuận xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 so với năm 2011 và chỉ đạt hơn 20% kế hoạch đề ra ban đầu.
Hồi cuối tháng 12, ngân hàng đã tổ chức ĐHCĐ bất thường và bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT. Đáng chú ý, một trong số đó là cái tên Trần Mộng Hùng – nguyên chủ tịch của ngân hàng. Sự trở lại của ông Hùng đồng nghĩa với việc gia đình này có 3 người nằm trong HĐQT: con trai Trần Hùng Huy giữ chức chủ tịch và bố mẹ là thành viên HĐQT.
Theo số liệu mới nhất do ngân hàng cung cấp, 5 người nhà ông Hùng đang nắm giữ tổng cộng 78.350.716 cổ phần, tương đương 8,36% vốn điều lệ của ACB. Trong đó ông Trần Mộng Hùng có 16.523.854 cổ phần, tỷ lệ 1,76%; bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Hùng) có 10.978.656 cổ phần, chiếm 1,17%; con gái Trần Đặng Thu Thảo giữ tỷ lệ 1,13% với 10.572.256 cổ phần; con trai Trần Hùng Huy nắm giữ 28.772.070 cổ phần, tỷ lệ 3,07%; và con trai Trần Minh Hoàng giữ 11.503.880 cổ phần với tỷ lệ 1,23%.
Với giá cổ phiếu đóng cửa ngày 1/2 ở mức 17.700 đồng/cp, số cổ phiếu mà ông Hùng cùng vợ con đang nắm giữ có giá trị lên tới hơn 1.386 tỷ đồng.
Không chỉ vợ con cùng có cổ phần tại ngân hàng, các em của ông Hùng cũng đang nắm giữ lượng không nhỏ cổ phiếu ACB. Theo số liệu mới nhất thì 6 người em bao gồm em ruột, em dâu, em rể của ông Hùng đang nắm giữ tổng cộng 1,39% vốn điều lệ của ACB.
Như vậy, người có liên quan đến ông Hùng và cá nhân ông đang có tổng cộng 9,75% vốn điều lệ của ngân hàng ACB.
Còn về phía họ hàng nhà bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Hùng), các em ruột của bà Thủy cũng nắm giữ ít nhiều cổ phiếu với tỷ lệ tổng cộng 1,74%. Hai em của bà Thủy là ĐặngThu Hà và Đặng Thị Thu Vân cùng làm Giám đốc PGD của ngân hàng, trong đó bà Hà có 9.444.189 cổ phần với tỷ lệ 1,01% và bà Vân có 315.908 cổ phần với tỷ lệ 0,03%. Ông Đặng Văn Phú em trai bà Thủy có 3.191.526 cổ phần với tỷ lệ 0,34% và một người em khác là Đặng Phú Vinh có 3.368.664 cổ phần, tỷ lệ 0,36%.
Như vậy, bà Đặng Thu Thủy và những người liên quan đang nắm giữ tổng cộng 10,1% cổ phần của ngân hàng ACB.
Tóm lại, gia đình vợ chồng ông Hùng cùng các anh chị em hai bên nội ngoại đang giữ 11,49% vốn điều lệ của ACB.
Trong ban điều hành, ông Đỗ Minh Toàn tổng giám đốc ngân hàng cùng vợ chỉ nắm giữ tỷ lệ rất nhỏ là 0,02%
Trong số 4 cựu thành viên HĐQT của ACB đã từ nhiệm và bị khởi tố là ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải và Trịnh Kim Quang thì ông Trần Xuân Giá và người nhà không có cổ phần nào tại ngân hàng.
Ông Lê Vũ Kỳ có 1.304.002 cổ phần, chiếm 0,14% vốn điều lệ, vợ ông Kỳ là bà Nguyễn Lê Mai Thi có 0,01% với 96.794 cổ phần, con gái Lê Nguyệt Ánh có 2.484.094 cổ phần với tỷ lệ 0,26% và con trai Lê Duy Khương với 624.258 cổ phần, tỷ lệ 0,27%. Tổng cộng gia đình ông Lê Vũ Kỳ đang giữ tỷ lệ 0,68% vốn điều lệ của ACB.
Ông Trịnh Kim Quang và vợ cùng nhau nắm giữ 0,16% vốn điều lệ ACB với hơn 1,5 triệu cổ phần.
Ông Lý Xuân Hải giữ 588.863 cổ phần của ngân hàng với 0,06% vốn điều lệ. Người nhà ông Hải không nắm giữ chút cổ phần nào của ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng và cũng đã bị khởi tố, bắt giam hồi tháng 8 năm ngoái cũng là cổ đông khá lớn của ngân hàng tính tới thời điểm cuối năm 2011. Tuy nhiên, cá nhân ông Kiên có cổ phần dưới 5% nên không thuộc dạng phải công bố thông tin về tình hình giao dịch cổ phiếu năm qua. Theo dữ liệu cũ thì tính đến thời điểm cuối năm 2011, ông Kiên và vợ Đặng Ngọc Lan cùng nhau giữ 7,86% cổ phần của ACB.
(TTVN) 

Mở hàng 2013, bầu Đức, đại gia Tâm bỏ túi ngàn tỷ



Tháng 1: Thị trường bùng nổ, 20 người giàu nhất TTCK "bỏ túi" hơn 7.500 tỷ đồng Khối tài sản của ông Đặng Thành Tâm tăng gấp rưỡi trong tháng 1 Khối tài sản của ông Đặng Thành Tâm tăng gấp rưỡi trong tháng 1.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng liên tục từ đầu năm 2013 cũng như từ đầu tháng 12 đến nay. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tài sản của những người giàu nhất trên TTCK cũng tăng lên đáng kể.
Tính đến hết ngày 31/1, tổng giá trị cổ phiếu của 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng 7.570 tỷ (17%) so với phiên cuối năm 2012, nhỉnh hơn một chút so với mức tăng của chỉ số Vn-Index (16%).
Về mức tăng tuyệt đối, bầu Đức vẫn dẫn đầu với tài sản tăng 1.870 tỷ đồng lên 7.479 tỷ đồng. Năm ngoái, tài sản của bầu Đức cũng tăng nhiều nhất, đạt mức 1.260 tỷ đồng.
Cổ phiếu HAG tăng 33% từ đầu năm trước thông tin có thể lãi lớn khi đầu tư vào thị trường địa ốc Myanmar. Ngoài ra, từ năm nay, Hoàng Anh Gia Lai sẽ có nguồn thu đáng kể từ cao su và mía đường.
HAGL cũng chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Xét về mức tăng tương đối, quán quân thuộc về nghị sỹ Đặng Thành Tâm với mức tăng 53,3% lên 1.375 tỷ đồng. Hai cổ phiếu KBC và ITA đã “thăng hoa” trong nửa cuối tháng 1 kéo tài sản của ông Tâm phục hồi rất mạnh.
Mới đây thì vợ ông Tâm đã thoái phần lớn lượng cổ phiếu Navibank đang nắm giữ.
Tất cả mọi người trong Top 20 đều có tài sản tăng; tổng cộng có 24 người có tài sản tăng hơn 100 tỷ đồng so với cuối năm 2012.
Hiện có 14 người có tổng tài sản trên 1.000 tỷ đồng, bốn người mới gia nhập “top nghìn tỷ” trong năm nay là ông Lê Phước Vũ, Đặng Thành Tâm, Trần Phát Minh và Trầm Trọng Ngân.
Trong top người giàu, những đại gia thủy sản là kém vui nhất khi cổ phiếu của họ giảm trong khi thị trường đi lên. Gia đình Lê Văn Quang – chủ tịch Minh Phú và gia đình ông Doãn Tới – Chủ tịch thủy sản Nam Việt đều mất hơn 100 tỷ đồng.
(Theo TTVN) 

Chả trách gì xã hội tả tơi!…

Đọc Danh sách 161 ngành đào tạo thạc sĩ vừa bị Bộ GD&ĐT ra Quyết định Dừng tuyển sinh (VNN, 29.12.2012), không dám tin vào mắt mình: Chuyện không phải động trời mà phải nói là long trời, lở đất bởi sai phạm như thế, kéo dài như thế, hậu quả cho xã hội nhiều không kể xiết, mãi đến bây giờ một phần sự thật mới được phanh phui…

Những con số xót xa…

Danh sách trên cho biết khá đầy đủ về năm được giao nhiệm vụ (có quyền tuyển sinh), số lượng học viên và số lượng giảng viên cơ hữu cùng ngành; số lượng PGS, GS, TSKH; giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành – sau đây sẽ ghi là (0-0-0) - tức là cả 3 yêu cầu trên đều bằng không (0).Theo Danh sách (DS) trên, ngành đào tạo Ths sớm nhất được mở từ năm 1987 (Hồi sức CC và chống độc, Đại học Y HN 4-2-4), muộn nhất là 2011 (Quyền Con người 4-4-0), Quản lý Giáo dục (6-0-0), Chính sách Công (6-2-1) thuộc Học viện KHXH; Kỹ thuật Hàng không, ĐHBK – ĐHQG TP.HCM (0-0-0); Lý luận và Lịch sử sân khấu (0-0-0), Lý luận, lịch sử và Phê bình Điện ảnh-Truyền hình (0-0-0), thuộc Đại học SK-ĐA HN…

Có thể nói không quá rằng 161 ngành học bị tạm dừng đào tạo là 161 nỗi đau khó tìm ra ngôn ngữ để diễn tả thành lời. Nó đủ hình, đủ dạng; nó vừa như là sự bi hài lại vừa như là sự báng bổ Nữ Thần Thông thái Athéna; nó giống với sự đùa dai của sự thật trước bóng đêm u ám của sự dối lừa; nó vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của tất cả những gì trì trệ, kém cỏi, nhiễu nhương của nền giáo dục thời nay…

Thử đọc qua, ta sẽ thấy những điều khó hiểu đến tột cùng. Chẳng hạn, ở phần trên, ta thấy là Bộ GD&ĐT đã cấp phép cho mở 3 ngành đào tạo THS năm 2011 là Kỹ thuật Hàng không và 2 ngành SK-ĐA – cả ba đều có “cấu trúc” 0-0-0(!) Tại sao cả ba đều không thể lớn hơn KHÔNG mà vẫn cho phép mở, để đến nỗi bây giờ bút ký chưa ráo mực đã phải dừng? Ai phải chịu trách nhiệm về chữ ký đó và, dư luận có thể nghi ngờ về việc đã có mùi tiền trong việc chạy dự án mở cao học hay không?

Bây giờ, từ thực tế cuộc sống về “Lời than vãn của bà Athéna” (học theo cách đặt tên một bài báo của Bác Hồ - Lời than vãn của Bà Trưng Trắc), rằng quản lý giáo dục kém, rằng đạo đức xã hội có nhiều suy thoái, rằng học không đi đôi với hành, rằng 50% (hoặc hơn) sinh viên ra trường phải đào tạo lại, rằng các công trình xây dựng chưa nghiệm thu đã hỏng…; chúng ta thử tìm xem những yếu kém và xa xót ấy, chương trình đào tạo cao học “đóng góp” cho xã hội thế nào?

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia TP HCM (2, số TT trong DS), mặc dù có cơ cấu giảng viên 5-1-0 nhưng đã và đang đào tạo 125 ThS Hồ Chí Minh Học từ cách đây… 10 năm (2002). Khoa Quản trị Kinh doanh ĐHQG HN (17), cơ cấu 10-2-0, đã, đang đào tạo 1.148 vị ThS QTKD từ… năm… 1995(!)? Đại học Bách khoa ĐHQG TP HCM, mở ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng (29), cơ cấu là 7-0-2, đào tạo 253 học viên. Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG HN (158), mở ngành Đo lường và Đánh giá Giáo dục, đào tạo 127 học viên từ 2005, với cơ cấu là 1-1-1. Đại học SP TP HCM, mở ngành Đại số và Lý thuyết số (127), đào tạo 87 học viên, cơ cấu giảng viên là 0-0-0. Đại học SP Huế, mở ngành Quản lý Giáo dục (112), cơ cấu 2-1-0, đào tạo 168 ThS. Đại học KT QD, mở ngành Quản lý Kinh tế (82), đào tạo 244 học viên, cơ cấu là 9-4-0. Đại học KH&XHNV – ĐHQG TP HCM, mở ngành Văn hóa học (78), đào tạo 175 THS Văn hóa, với cơ cấu 6-2-0… v.v và v.v…

Những ai quan tâm đến chương trình đào tạo cao học đều có trình độ nên thiết nghĩ, không cần thiết phải phân tích, mổ xẻ sâu các ví dụ nêu trên bởi ai cũng biết rằng giảng viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Văn hóa học, Quản lý Giáo dục là… KHÔNG thì làm sao có thể đào tạo ra những ThS CÓ chất lượng về những ngành khoa học đóng vai trò rường cột của tư tưởng, văn hóa, quản lý giáo dục?...

Nói “hậu quả nghiêm trọng” vẫn là chưa đủ

Không thể tính hết về số, về lượng của những sai lầm trong đào tạo ThS nói riêng, trong nền giáo dục, xã hội, đất nước nói chung. Lý do cũng giản dị: Sai về bán buôn, đầu tư có thể tính ra lỗ, lãi chỉ sau một chuyến “ăn” hàng; còn cái sai về giáo dục thì hậu quả sau 5 hay 10 năm vẫn chỉ là số ít, vì nó còn kéo dài hệ lụy cả trăm năm!

Những ThS của 20-30 năm trước, giờ đây trong số họ có không ít người là TS, PGS, GS. Không phủ nhận khả năng vươn lên của một số rất nhỏ tài năng bị bó buộc bởi hoàn cảnh, còn đa số vẫn trượt dài trên con đường dởm chính chủ hóa. Bên cạnh đó, hàng ngàn người đã trở thành lãnh đạo, ít thì PGĐ sở, Phó CT huyện, nhiều thì… không đếm xuể.

Về mặt đạo đức học đường thì cái lỗ đen của thảm họa thật khó lường. Điều rất đáng nói là suốt thời gian dài, các thầy (Bộ GD&ĐT, trường đại học, các học viện, thầy cô giáo) cứ lên lớp giảng bài, tha hồ bàn về đạo đức, cái trung thực của sự học, các bổn phận làm người nhưng, TẤT CẢ sinh viên, học viên đều biết rằng đó là những điều không giống với sự thật(!) Làm sao việc đào tạo thạc sĩ – một trong những tiêu chuẩn đáng trọng của khoa học, cấp độ thứ nhất của học vấn cao sang lại bị làm dối, vay mượn, giả vờ như thế, thử hỏi rằng có thể thuyết phục được ai? Thầy có quyền tráo trở trước sự thật một, trò “được phép” dối trá gấp 5, gấp 10 là “nguyên tắc” của cái lẽ đương nhiên. Khoa học bị biến thành trò hề của cuộc đời, thành nụ cười xót xa của kiến thức, thành bài học tàn nhẫn của đạo đức, làm sao xã hội, học vấn, văn hóa, tư tưởng, nếp nghĩ không rách nát, không tả tơi?

Một nhà hiền triết có nói rằng một khi các đấng “thần linh” của học vấn tha hóa, tức trí thức tham tiền, quân nhân sợ chết thì sự băng hoại đạo đức là điều không thể nào tránh khỏi. Đào tạo ThS, TS dởm, suy cho đến tận cùng thì cũng chỉ vì tất cả đều nhảy múa xung quanh đồng tiền mà thôi. Người viết bài này đã được nghe không dưới một lần lãnh đạo các trường đại học nói rằng “sống được” là nhờ tại chức, cao học chứ chính quy – “may lắm khỏi lỗ chứ ăn nhằm gì”. Quả thật, tuyển sinh viên vào 2.000, trong đó có đến gần 1.000 thuộc diện chính sách, nhà trường phải miễn, giảm học phí thì đúng là ăn không thể nên, làm không thể ra. Nhưng, đào tạo cao học là “đắt xắt ra miếng” – không có chuyện miễn giảm, phần lớn là cán bộ đi học đều có chức quyền (hoặc sắp có chức quyền cao hơn), nghĩa là khả năng chi trả, “đầu tư” vô cùng lớn; các thầy cô tha hồ được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, ôi chao là chuyện của cái sự đời, có ngàn vạn biến thiên của CAO HỌC thời nay. Có thể có rất nhiều lý do nữa nhưng người viết bài này khẳng định rằng: Tôi đã học xong chương trình cao học, đủ tất cả mọi điều kiện nhưng không bảo vệ luận văn tốt nghiệp bởi vì đau đớn quá – có không ít “bạn cùng lớp”, sinh viên tại chức ngày xưa, tôi dạy, cùng nhau trở thành sang trọng, trong khi tôi biết rõ kiến thức của họ vẫn ‘thông minh như thuở nào”(!)

Như thế, đào tạo cao học trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận với vô vàn cái “lợi” theo nghĩa đen trần trụi nhất của khái niệm đong, đếm.  Nơi đào tạo tha hồ thu học phí, ăn chia; thầy cô giáo liên hoan và nhận phong bì, quà biếu mệt nghỉ; học viên lo kiếm tiền đủ mọi cách sao cho đầu tư sinh ra bằng khá, bằng giỏi mà lại phải học ít nhất; sau đó, có cái bằng ThS rồi sẽ được bổ nhiệm chức vụ, tiền bạc lại như nước lũ tràn về... Chỗ nào cũng thấy tiền và, dẫu tiền bạc không có mùi nhưng các loại bằng cấp thì có đủ thứ mùi không thể nào chịu nổi. Không ai không biết điều đó; nhưng, tại sao người ta cứ mặc nhiên coi đó như chuyện bình thường, đến mức, nếu mở cao học mà ‘đầu vào’ ít, sẽ bị coi là kém khôn ngoan như “chấm thi chặt quá”, “chương trình nặng quá”, “học phí đắt quá”... Tuyệt nhiên không hề thấy ai nói rằng học khó, ít người tài, thực sự mới đúng là cái đáng giá làm nên hai chữ sự học. Thử ngẫm mà xem: Có đất nước nào, thời nào như ở ta: Học đại học tại chức, hay tốt nghiệp chính quy, xin không được việc đều... “rủ nhau” trở thành ThS, TS…(!?)

Danh sách tạm dừng tuyển sinh đào tạo cao học chỉ mới cho dư luận biết phần nổi của tảng băng từ mù từ những con số khó biện minh, nhưng, rất cần nhấn mạnh rằng còn có vô khối những điều đáng buồn khác nằm sau chúng, hay đang bị khuất lấp từ chúng. Chẳng hạn, Các chương trình đào tạo có hàng chục năm “phát triển” nhưng tại sao đến tận bây giờ, giảng viên cơ hữu (TS) bắt buộc phải có, cũng chỉ một vài người? Phải chăng cái tâm lý chây ỳ, để lâu hóa bùn đã nhiễm nặng vào “máu thịt” của nền giáo dục nước ta?

Việc thiếu giảng viên cơ hữu tất yếu sẽ đưa đến chuyện mời giảng viên thỉnh giảng. Cái “sự tích” mời nhau vòng quanh thì không ai là không biết. Mời để “tạo điều kiện” thuận lợi cho học viên và cho cả… thầy, cô. Các thầy cô đang ngấp nghé PGS luôn “quan tâm” mời GS có tên trong Hội đồng phong học hàm; thành thử, mỗi môn học 30 tiết, dạy vài buổi, mỗi buổi 2-3 tiết cho có là chuyện thường ngày. Đó là chưa nói chuyện, các môn học chỉ mới về tên gọi chứ nội dung thì hầu hết, 70-80% trùng với chương trình cũng thầy ấy, cô ấy, dạy khi còn học đại học(!) Thử nhìn vào Danh sách Tạm dừng sẽ thấy: Từ Hà Nội đến Huế, TP HCM; đâu đâu cũng mở ngành Quản lý Giáo dục nhưng thực chất, chỉ có 2 giảng viên cơ hữu (TS) công tác ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và 1 ở Viện Đảm bảo CLGD-ĐHQG HN mà thôi. 3 giảng viên đó tha hồ dạy cho học viên cao học cả nước về… nghệ thuật… quản lý!

 Một câu hỏi nữa cũng cần đặt ra là số tiền “khủng” mà các chương trình đào tạo cao học thu về được “ăn chia”, phân bổ như thế nào? Ví dụ, lớp Cao học ngành Văn do Đại học Đ. vừa mới mở, tuyển sinh 30 học viên (có tin cho biết mới vào nhập học thêm 5 học viên nữa); học phí và các chi phí “khác” trong 2-3 năm học hàng chục triệu/người. Trong buổi họp lớp đầu tiên, các học viên được thông báo, “theo kinh nghiệm từ nhiều khóa trước”, tổng các khoản chi cho đến khi lấy được bằng ThS là từ 60-70 triệu đồng(!?); trong khi chi phí đào tạo không thể lớn hơn con số 300 triệu đồng(! Có nghĩa là chỉ một lớp cao học thôi, nhà trường, các thầy cô giáo đã thu được lợi nhuận… vài trăm %(!) Điều này giải thích vì sao bất chấp mọi rào cản, quy chế, các trường đại học, học viện lại coi đào tạo cao học như “lẽ sống” của chính mình. Chắc hẳn, nếu Marx sống lại, ông cũng phải bất lực trong việc lý giải siêu lợi nhuận của CNTB tại sao có thể thua xa chính nó thời kinh tế thị trường theo định hướng XHCN… Chỉ tính sơ sơ vậy, sẽ hiểu ngay rằng lâu nay trường trường cao học, người người thạc sĩ; bất chấp văn hóa lung lay, đạo đức xuống cấp, giáo dục lạc hậu, phản khoa học; còn xã hội thì biến đổi khôn lường…

 Theo Thông báo của Quyết định Tạm dừng Tuyển sinh ThS, đến 31.12.2014, nếu các cơ sở đào tạo không đáp ứng hay đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, Bộ GD&ĐT sẽ có công bố chính thức và, cũng theo Quyết định trên, những ngành học đã “LỠ” tuyển sinh, vẫn được tiếp tục đào tạo(?) Nói như thế thì dư luận phải hỏi rằng, cách chém nhưng không cho đứt ấy liệu có phải là giải pháp đúng bởi sai phạm cách gì cũng có “lối thoát”, trầm trọng đến khủng khiếp vẫn có “đường ra”? “Kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” chẳng bao giờ là con đường tốt đẹp cho một dân tộc muốn chuyển mình, đi lên bằng tài năng và hiểu biết đích thực, đúng như sự đòi hỏi không khoan nhượng, của cuộc đời…

 Huế, 2.2.2013.

Hà Văn Thịnh
(Văn hóa Nghệ An)

Thông tin mới nhất về bà Tạ Phong Tần

Chiều ngày 02 /02/2013 có thông tin từ người nhà của anh chị em tù nhân chính trị thăm nuôi tại trại giam Z30A Xuân Lộc, thuộc phân trại 05 Long Khánh, cho biết rằng Chị Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại giam cách đây 2 ngày từ trại Bố Lá đến K5 trại Z30A thuộc Thị xã Long Khánh - Đồng Nai.
Hiện nay chị Tần đang bị giam riêng, nhiều chị em cho biết có nhiều tiếng la cầu cứu của chị Tần vang vọng ở trên lầu, chứng minh cho thấy chị Tần bị giam riêng có thể là trong phòng đặc biệt, vì các trại giam ở Z30A của các phân trại không nghe tù nhân nói có buồng giam trên lầu. Trong mấy ngày qua các thông tin về chị Tần được báo chí theo dõi trên các trang mạng lề Dân và Quốc tế, có thể đây là động thái di chuyển Chị Tần nhằm tránh dư luận.
Thông tin cũng cho biết thêm là hiện nay phân trại 05 thuộc trại Z30A tại thị xã Long Khánh có nhiều tù nhân nữ của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy và đấu tranh cho Dân Chủ VN như chị Dương Thị Tròn, Phạm Thị Phượng, Mai Thị Dung, Trần Thị Thúy, nay là chị Tạ Phong Tần và cùng vài người nữ tù nhân chính trị từ khu vực Tây nguyên thuộc tỉnh Đắc Nông đưa xuống.
Thân nhân cũng cho biết thêm trong tuần vừa qua nhiều tù nhân bị tiêu chảy do trại cung cấp nước bẩn bơm từ ao hồ, giếng không được lọc, có nhiều bệnh nhân đang kêu cứu nhưng vô vọng trong bốn bức tường và kẽm gai.

Trương Minh Đức
(DLB) 

Trận tấn công Tết Mậu Thân (Kết)

Những người lính Mỹ có thống trị các thành phố và căn cứ đi chăng nữa, vùng đồng bằng với khoảng 10 triệu người nông dân vẫn nằm trong tay của Việt Cộng. Người Mỹ đã không thành công trong việc làm giảm thiểu con số của

- những ngôi làng do Việt Cộng thống trị
- những người lính được Việt Cộng tuyển mộ ở bên ngoài vùng ảnh hưởng của họ
- người Việt bị Việt Cộng giết chết.

Người Mỹ gửi đến đất nước này nhiều quân lính hơn nữa, và trước hết là thiết bị còn tốt hơn nữa: họ không muốn tin rằng du kích quân với vũ khí cá nhân có thể chống cự lại được với lực lượng chiến đấu lớn nhất được tập trung lại kể từ Đệ nhị thế chiến mà hỏa lực của nó lớn gấp tám lần hỏa lực của Đồng minh LHQ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Thế nhưng cuộc chiến khủng khiếp ở châu Á đã làm tiêu tan những thành công của người Mỹ.


Trong cơn mưa bom của những chiếc máy bay Mỹ, trong hỏa lực của đại bác và hỏa tiễn Mỹ, hàng chục ngàn người đã ngã xuống – nhưng không chỉ quân du kích. Với mỗi một quả bom rơi trúng một ngôi làng, với mỗi một thường dân tử thương, sự ngờ vực, sự căm phẫn của người dân Nam Việt Nam lại tăng lên.

Vì thế mà khi những người đồng minh bảo vệ Sài Gòn và Huế yêu cầu ném bom xuống một vài khu phố trong tuần trước nữa, thì người Mỹ cũng không thực hiện những phi vụ đó. Từ nỗi lo sợ, giết chết người dân thường nhiều hơn nữa, họ dứt khoát yêu cầu phi công Nam Việt Nam hãy ném bom xuống các thành phố Nam Việt Nam.

Nhưng ở những nơi mà Việt Cộng về phần mình tiến hành khủng bố thì sự khủng bố đó lại có tác động tâm lý chống Mỹ: cho tới chừng nào mà những con người xa lạ đó còn ở trong đất nước này thì không có hòa bình – người Việt Nam hẳn cho rằng là như thế. Việt Cộng thu nhận được tân binh trong thành thị và ở nông thôn.

Theo thông tin của Thiếu tướng Sidle từ bộ tham mưu của Westmoreland, trong tháng 11 năm
1967 có tổng cộng tròn 248.000 người chiến đấu cho Việt Cộng:

- 118.000 người trong các đơn vị chính quy
- 90.000 người trong du kích quân tuy ở địa phương nhưng hoạt động chiến đấu
- 40.000 người trong hành chính và cung cấp

Tướng Sidle không tính vào lực lượng vũ trang của Việt Cộng:

- 85.000 cán bộ, trưởng làng và nhân viên thâu thuế cũng như
- 50.000 dân quân, những người không tiến hành các chiến dịch mà chỉ bảo vệ làng của họ.

Theo thông tin từ Hà Nội, toàn bộ Việt Cộng – tức là kể cả cán bộ vả dân quân – tạo thành bảy sư đoàn và bảy lữ đoàn. Nhiều sĩ quan của họ đã từng chiến đấu chống người Pháp. Họ xuất thân từ Nam Việt Nam, nhưng được đào tạo trong quân đội Bắc Việt Nam của Giáp.

Tuyên úy Mỹ cứu cụ già ra khỏi vùng bom đạn (Huế, 1868)
Nguồn ảnh: Don McCullin
Đồng thời, du kích quân của Giáp khai thác những nguồn thu nhập mới: những khách sạn quán rượu mà muốn Việt Cộng dung tha phải trả tiền “an ninh” hàng tháng. Và khi nhiều cô gái Việt chiều chuộng những anh chàng lính Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh, Việt Cộng cũng cùng thâu tiền.

Nông nghiệp trong những vùng do Việt Cộng kiểm soát bị thâu thuế có hiệu quả nhất. Từ 15 đến 40 Mark một hecta, thêm vào đó, khi bán người nông dân phải đưa từ hai đến bốn phần trăm tiền thuế cho những người thâu tiền của Việt Cộng. Nếu một thành viên gia đình chiến đấu cho Việt Cộng thì tiền thuế ít hơn. Cho mỗi một người con trai trong quân đội Sài Gòn, tiền thuế sẽ tăng lên để trừng phạt.

Việt Cộng luôn xuất hiện ở nơi không có người Mỹ, họ bắt buộc Tướng Westmoreland luôn luôn phải di chuyển lực lượng của mình – trung thành với học thuyết của Mao, rằng phải làm cho địch thủ kiệt quệ trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh du kích.

Năm 1946, Hồ Chí Minh của Việt Nam đã kể lại một câu chuyện ngụ ngôn: “Có một cuộc chiến giữa hổ và voi. Nếu con hổ chỉ đứng yên trong khoảng khắc, con voi sẽ dùng ngà húc nó. Nhưng con hổ nhảy lên con voi và xé rách lưng nó mỗi lúc một nhiều hơn, cho tới khi con voi chết vì mất máu.”

Tướng Giáp của ông ấy nói ít thơ mộng hơn: “Kẻ địch đứng trước một vấn đề. Nếu chúng không phân tán lực lượng của chúng ra trên khắp nước thì chúng không bao giờ có thể chiếm cứ được những vùng do chúng ta kiểm soát. Nhưng nếu chúng phân tán lực lượng ra trên khắp nước thì rồi chính chúng sẽ gặp khó khăn.”

Vì: “Địch thủ có thể mạnh hơn chúng ta gấp mười lần. Nhưng khi chúng ta bắt buộc chúng phải rải lực lượng của chúng ra trên khắp nước, thì ở nơi mà chúng ta muốn tấn công chúng, chúng ta có thể mạnh gấp mười lần chúng.”

Trong giai đoạn thứ ba của chiến tranh du kích, đoàn máy bay trực thăng của Mỹ đã bắt được Việt Cộng đang chuyển sang đánh trận chính quy. Sau khi lui về giai đoạn hai, kẻ địch thường thoát được trước khi các chiếc máy bay trực thăng đổ xuống.

Nó vẫn mạnh và vẫn cơ động cao cho tới mức người bảo vệ Việt Nam của Mỹ, Westmoreland, phải yêu cầu ngày càng nhiều lính Mỹ hơn từ Hoa Kỳ. Ngày nay là trên 500.000.

Người đóng thuế của Mỹ phải chi trong năm trên 100 tỉ Mark – nhiều hơn ngân sách nhà nước của Bonn rất nhiều – cho chi phí của một cuộc chiến tranh mà cho tới ngày nay vẫn không được tuyên bố và các triển vọng cho một chiến thắng quân sự trong đó xấu hơn bao giờ hết.

Vì bây giờ Hồ Chí Minh của Bắc Việt Nam còn gửi cả nhiều sư đoàn qua Lào vào Nam Việt Nam. Sư đoàn mới nhất của Bắc Việt xuất hiện trong tuần trước nữa ở phía Nam của căn cứ Mỹ ở Đà Nẵng, tức là gần bờ biển, cách xa mặt trận Bắc Việt ở đường biên giới.

Và khi những chiếc máy bay ném bom Mỹ bắt đầu xới tung đất nước của Hồ Chí Minh thì các nước khối Đông Âu tổ chức một chiến dịch giúp đỡ cho các đồng chí đỏ.

Cho tới năm 1965, người Xô viết – người Albania lên án họ như thế – chỉ cung cấp dược phẩm, 200 cái xe đạp và năm cái đàn accordéon. Nhưng trong năm vừa rồi, Moscow đã chi bốn tỉ Mark. Phi công và học viên phi công được đào tạo trong Liên bang Xô viết, hỏa tiển SAM hay máy bay phản lực MIG bị phá hủy đều luôn được thay thế.

DDR [Cộng hòa Dân chủ Đức] cũng đào tạo phi công Bắc Việt (ở Zwickau và Dessau). Ở Hà Nội, hàng trăm bác sĩ từ vương quốc của Ulbricht đang băng bó các vết thương cho các đồng chí Việt Nam của họ.

Những trận ném bom rải thảm lên Bắc Việt Nam và sự phá hoại những cái được cho là đường tiếp tế đã gây thiệt hại cho Việt Cộng còn ít hơn là cho các sư đoàn chính quy đỏ. Vì người Xô viết và người Bắc Việt Nam tuy có cung cấp vũ khí và đạn dược cho du kích quân, nhưng không nhiều như các tướng lĩnh của Mỹ tin là như thế trong lúc tìm kiếm các mục tiêu ném bom mới.

Hơn phân nửa tất cả vũ khí, những cái chĩa vào người Mỹ và đồng minh của họ, chưa từng bao giờ vượt qua vĩ tuyến 17. Bây giờ, nhà chính trị học Richard J. Barnet, dưới thời Kennedy là nhà ngoại giao trong State Department, đã phát hiện ra việc đấy. Những vũ khí đấy là do Việt Cộng chiếm được, tự sản xuất lấy hay mua trên chợ đen trong Sài Gòn.

Barnet cũng bác bỏ điều mà các nhà ngoại giao Mỹ khẳng định từ nhiều năm nay: rằng Việt Cộng của miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị Hà Nội chỉ huy về chính trị. “Mặt trận", người từng là phó của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ George W. Ball năm 1966 khẳng định như thế, “là một mặt tiền do Hà Nội dựng lên để hỗ trợ cho truyện hoang đường rằng cuộc nổi dậy ở Việt Nam không phải là một cuộc nổi loạn được điều khiển từ bên ngoài.”

Thật sự thì MTDTGP là một lực lượng chính trị độc lập – ngay khi có liên kết chặt chẽ với Hà Nội.(2) Trong Nam Việt Nam bị chia rẽ với nhiều nhóm chính trị của nó, có lẽ họ là đơn vị lớn nhất và đoàn kết nhất. Họ có đại diện trong tất cả các quốc gia của khối Đông Âu và trong một vài nước của thế giới thứ ba – và đấu tranh cho một chương trình chính trị có những điểm khác biệt về cơ bản với kế hoạch tương lai của Hồ Chí Minh cho Việt Nam.

Hồ muốn thống nhất toàn thể Việt Nam trở thành một nhà nước Cộng Sản có trật tự kinh tế và xã hội Xã hội Chủ nghĩa ngay sau khi người Mỹ rút quân (“Con cái chúng ta rồi sẽ ca hát và rắc hoa”).

Ngược lại, đối với MTDTGP, tái thống nhất đất nước đứng mãi ở hàng thứ năm trong chương trình của họ, sau hòa bình, độc lập, dân chủ và trung lập về chính trị. “Chúng tôi sống trong miền Nam, chúng tôi thực hiện một chính sách cho miền Nam”, các nhà lãnh đạo MTDTGP bảo đảm. Họ muốn tránh trở thành một vệ tinh của Hà Nội sau khi chiến thắng (3).

Tất nhiên là những người anh em bất cân xứng ở Hà Nội và trên những cánh đồng lúa của miền Nam, những người trong đất nước chia cắt cũng thực hành Chủ nghĩa Cộng Sản chia cắt, có một điểm chung: nổi dậy chống lại sự hiện diện của người Mỹ ở Việt Nam. Và trong cuộc đấu tranh này, Việt Cộng cũng để cho Hà Nội, chính xác hơn: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Giáp, điều khiển.

Giáp và cố vấn của ông ấy đã tập giai đoạn thứ ba của cuộc chiến tranh du kích, trận phản công lớn, hàng tháng liền trên hộp cát – người Mỹ tin rằng mình đang có an toàn.

Ở Dak To, sau một cuộc chiến kéo dài nhiều ngày, các tướng lĩnh Hoa Kỳ đã đạt được thành công một phần, đã chiến thắng các trận đánh và tin rằng quân địch đang dần dần chuẩn bị cho các cuộc thương lượng hòa bình trong danh dự.

Phía sau tấm khiên của kho vũ khí khổng lồ của họ, họ chờ đợi những hơi thở cuối cùng của đối thủ và để cho những người đào ngũ lừa đối họ với những câu chuyện cổ tích sợ rùn mình về tinh thần chiến đấu tồi tệ của các đơn vị Việt Cộng.

“Đã có thể nhìn thấy kết thúc của cuộc chiến”, Tướng Westmoreland hứa hẹn. Sếp chương trình bình định của ông ấy, Komer, ca ngợi tiến trình bình định đang diễn ra trong đất nước.

67% của Nam Việt Nam, người Mỹ được giải thích như thế, đã không còn có Việt Cộng nữa.


Hồi chánh viên Tám HàNguồn ảnh: psywarrior.com

Westmoreland chờ đợi một trận tấn công cuối cùng trong miền Nam. Thế nhưng Giáp lại tập trung 40.000 người Bắc Việt Nam trước Khe Sanh. Người Mỹ phải điều những lực lượng lớn đến biên giới Bắc. Giáp lén đưa Việt Cộng của ông ấy vào những chỗ trống thành hình. Pháo mừng năm mới cũng là phát súng hiệu của trận đánh tập trung lớn nhất của cuộc chiến.

Với lần tấn công vào các thành phố, Giáp “đã đạt được một chiến thắng chính trị nổi bật” (thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Edward Kennedy): nó cung cấp bằng chứng cho việc rằng Việt Cộng có thể tấn công bất cứ lúc nào và ở nơi nào mà họ muốn. Họ cho những người nông dân thấy tận mắt rằng sự bảo vệ là đáng nghi ngại cho tới đâu, sự bảo vệ mà nước Mỹ có thể thực hiện ở nông thôn một khi mà còn chẳng có khả năng giữ được các thành phố.

Giới quân sự Hoa Kỳ nói về một “hành động tuyệt vọng” và đếm được hơn 25.000 xác chết của đối phương – nhưng trong những câu chuyện cá nhân thì họ thừa nhận rằng chỉ lấy được có 5228 vũ khí của đối phương, và con số này cho thấy một con số tổn thất thấp hơn nhiều.

Những người chết còn lại hẳn là thường dân.

Ở Washington, người bạn thân cận của Kennedy lúc trước, Arthur Schlesinger, yêu cầu triệu hồi Westmoreland – ngay giữa trong trận đánh: “Tôi đau buồn khi nghĩ rằng cuộc sống của hàng ngàn người Mỹ trẻ tuổi hàng ngày được giao phó cho một người với khả năng phán đoán của Westmoreland.”

Nhưng phán đoán của Westy vẫn lạc quan, cả về Khe Sanh: Tuy là quân địch mạnh hơn những người bảo vệ cứ điểm đến gấp năm lần, nhưng họ chỉ có thể tấn công vào căn cứ Hoa Kỳ sau khi “xuyên qua một hẽm núi sâu, bùn lầy, bao bọc lấy Khe Sanh. Khi quân Đỏ bị kẹt lại trong bùn lầy thì người Mỹ sẽ ném bom từ trên không và đánh tan họ.”

Tất nhiên: người Bắc Việt chẳng cần phải xung phong vào Khe Sanh, họ có thể bắn nát nó ra. Những khẩu đại bác 152 milimét của họ có tầm xa gần 20 kilômét – qua bùn lầy và rừng rậm. Ngay khi chỉ bị bắn phá ở mức độ vừa phải, những người đang bị bao vây đã mất 21 người trong thứ năm vừa rồi.

Quân Đỏ đã tràn ngập cứ điểm Lang Vei quan trọng, nằm trước Khe Sanh bảy kilômét, trong tuần vừa rồi – cũng như Việt Minh chiếm tiền đồn “Beatrice” trước Điện Biên Phủ trong lần tấn công đầu tiên năm 1954. Lần đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kéo dài 22 năm, nhà chiến lược Giáp đã để cho xe tăng xuất phát – chín chiếc PT-76 của Xô viết.

Trong lúc đấy, thiện xạ của Việt Cộng vẫn còn gìm chặt lính Mỹ và đồng minh trong các thành phố của miền Nam. Trên Đại Nội của Huế, lá cờ của Việt Cộng vẫn còn tung bay. Cuộc tranh đường phố vẫn còn diễn ra ác liệt trong khu người Hoa Chợ Lớn của Sài Gòn
Các nhà chiến lược Mỹ chỉ còn sự lựa chọn tập trung quân lực để giải tỏa các thành phố hay tụ họp mọi lực lượng để giải vây cho Khe Sanh.

Giới quân đội Nam Việt đứng bất lực trước cuộc tổng tấn công của những người đồng hương trong bí mật. Ai bị Việt Cộng ép buộc phải cung cấp đồ ăn thức uống, cuối cùng họ khuyên như thế, thì hãy bỏ thuốc ngủ vào trong thức ăn cho họ rồi tước lấy vũ khí của kẻ địch.

Trong lúc đấy, đạn của quân địch nổ tung trên phi đạo của căn cứ không quân Mỹ ở Đà Nẵng. Chiếm phi trường này là tiền đề để 5000 người Mỹ đang bị bao vây ở Khe Sanh từ giữa tháng 1 có thể chống cự lại được. Vì từ Đà Nẵng, máy bay Hoa Kỳ mang thuốc men, vũ khí và đạn dược đến đấy hàng ngày.

Chúng cũng mang cả bom đến. Nhưng một phần bom rơi xuống các vị trí của Mỹ – cũng như xuống các vị trí của Pháp ở Điện Biên Phủ. Vì chiến tuyến chính của Khe Sanh bao gồm một vùng chỉ hai kilômét vuông.

Thêm vào đó, mùa mưa để cho những quả bom tiếp tế cũng như lính nhảy dù dễ dàng đáp xuống ở phía đối phương – cũng như ở Điện Biên Phủ.

Nhưng giới quân sự Mỹ tin chắc rằng họ sẽ không trải qua một Điện Biên Phủ thứ hai ở Khe Sanh. Họ tin chắc tới mức họ còn ký kết điều đấy với người tổng tư lệnh của họ: bị Johnson thúc giục, các tham mưu của Liên Quân Hoa Kỳ đã bảo đảm giữ Khe Sanh bằng chữ ký của họ.

Westmoreland, được Johnson đích thân gọi điện nhiều lần, bảo đảm qua điện thoại. Tổng thống trong tuần trước nữa: “Tôi không muốn một Điện Biên Phủ khốn kiếp!”

Vào thời điểm đó, Khe Sanh mới bị nã pháo có 15 ngày. Trận đánh Điện Biên Phủ kéo dài 169 ngày.


Nguồn: Những tội phạm dũng cảm | Phan Ba | dịch từ Der Spiegel số 7 năm 1968 (12.02.1968).


---------------------------
(2) Rất nhiều tài liệu lịch sử cho thấy nhận xét “Thật sự thì MTDTGP là một lực lượng chính trị độc lập – ngay khi có liên kết chặt chẽ với Hà Nội” của tạp chí Spiegel không phản ảnh thực tế. Một tài liệu tiêu biểu chứng minh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) là công cụ của chính quyền Hà Nội là cuộc phỏng vấn ngày 17/02/1981 của đài truyền hình WGBN (Open Vault) với Trung tướng CSVN Trần Độ - người đã xâm nhập miền Nam năm 1965 theo lệnh của TƯ Đảng Lao Động (CSVN) tham gia chỉ huy quân VC trong Bộ Chỉ huy quân giải phóng Miền Nam thuộc Trung ương Cục, R - một cơ quan của Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN. Trong cuộc phỏng vấn này ông Trần Độ, bất chấp bằng chứng và phim ảnh, đã chối bỏ trách nhiệm của VC trong cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế. Ông Trần Độ nói, “Tất cả cái chuyện mà Mỹ và chính quyền ngụy Sai Gòn lúc ấy nói rằng quân giải phóng tàn sát nhân dân Huế thì đều là một sự vu cáo. Tất cả những cái hình ảnh ấy họ đều có thể làm giả được cả.”
(3) Ngày 3 tháng 5, 1975 tổ chức nắm chính quyền ở Saigon không phải là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam mà là Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định do Thượng tướng VC Trần Văn Trà làm Chủ tịch. Ngày 2 tháng 7, 1976 hai miền thống nhất trở thành nước CHXHCN Việt Nam cũng là ngày Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giải thể.
DCVOnline đề tựa, chú thích và minh họa.
 

Đề nghị xử lý trách nhiệm chủ tịch UBND TP Cam Ranh và các cá nhân

“Phù phép” đất đai ở Cam Ranh
Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xử lý trách nhiệm chủ tịch UBND TP Cam Ranh và các cá nhân, tập thể đã để xảy ra hàng loạt sai phạm về đất đai trong nhiều năm qua
Sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định ngày 23-9-2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu sân golf, nghỉ dưỡng, câu lạc bộ du thuyền, khu du lịch tại xã Cam Lập (TP Cam Ranh - Khánh Hòa), hàng loạt nhà đầu tư từ các tỉnh đổ về mua đất khiến tình trạng lấn chiếm, sang nhượng đất đai diễn ra phức tạp.
Tùy tiện cấp đất
Năm 2010, bà Trương Thị Minh Chiêu (ngụ thôn Bình Lập, xã Cam Lập, thị xã Cam Ranh - nay là TP Cam Ranh) bỗng dưng nghe tin ông Lâm An Dậu (ngụ phường 14, quận 5 - TPHCM) được chính quyền địa phương cấp quyền sử dụng một phần thửa đất của gia đình bà. Mảnh đất này đã được gia đình bà Chiêu khai hoang từ trước năm 1993, được chính quyền địa phương xác nhận và ghi số thửa là 267. Bà Chiêu còn phát hiện có người giả chữ ký của bà trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ ở thửa đất 284 bên cạnh để xác nhận ranh giới. Bức xúc, bà Chiêu làm đơn tố cáo.

Hồ sơ thửa đất này bị giả mạo chữ ký để được cấp sổ đỏ ở xã Cam Lập
Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã làm rõ, chữ ký của bà Trương Thị Minh Chiêu trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho thửa đất số 284 là chữ ký giả. Với hồ sơ này, ngày 15-7-2010, ông Hồ Văn Sáng và bà Nguyễn Thị Nữ được UBND TP Cam Ranh cấp sổ đỏ thửa 284 với diện tích 38.384 m2. Ngày 22-7-2010, ông Sáng và bà Nữ  chuyển nhượng thửa đất trên cho ông Lâm An Dậu với giá 16 tỉ đồng. Việc giả chữ ký do nhân viên Hoàng Văn Khương của Công ty TNHH Nhật Tùng thực hiện khi đo vẽ hiện trạng khu đất vào ngày 26-4-2010. Bản vẽ này được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP Cam Ranh xác nhận ngày 6-5-2010.
Ngoài thửa đất trên, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cũng phát hiện từ năm 2008 đến năm 2011, UBND xã Cam Lập, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP Cam Ranh và Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP Cam Ranh đã lập, tham mưu cấp sổ đỏ sai cho 24 hồ sơ với diện tích lên đến hàng chục hecta tại xã Cam Lập.
Đề nghị xử lý hàng loạt cán bộ
Theo kết luận thanh tra, trong  24 sổ đỏ được cấp cho các cá nhân, hộ gia đình có những sai phạm rất nghiêm trọng như: 10 trường hợp lấy đất của những hộ này cấp cho các hộ khác với diện tích gần 98.000 m2, trong đó 8 trường hợp đã bán lại hơn 45.000 m2 với tổng số tiền  41,47 tỉ đồng. Có 8 trường hợp UBND xã lấy hơn 81.853 m2 đất công cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, trong đó có 6 hộ đã chuyển nhượng cho người khác với diện tích 63.500 m2, giá 18,8 tỉ đồng. Có 7 trường hợp cấp sổ đỏ không đúng quy hoạch, 3 trường hợp cấp không đúng đối tượng…
Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cũng xác định UBND xã Cam Lập đã không lập tổ xác minh đối với đất có nguồn gốc không rõ ràng, thậm chí cố tình cấp sai. Ngoài ra, Phòng TN-MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ địa chính xã Cam Lập không cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kịp thời  với hiện trạng sử dụng đất…
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, cho biết: Sự việc này kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được báo cáo lên Tỉnh ủy. Còn ông Đào Văn Hòa, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh, cho rằng chưa thể thông tin phản hồi về các vấn đề Thanh tra tỉnh Khánh Hòa nêu.
Hiện Thanh tra tỉnh Khánh Hòa kiến nghị UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Tấn Hưng - nguyên chủ tịch UBND thị xã Cam Ranh, ông Đào Văn Hòa - nguyên phó chủ tịch UBND thị xã Cam Ranh (nay là Chủ tịch UBND TP Cam Ranh), ông Trần Đăng Đệ - nguyên trưởng Phòng TN-MT thị xã Cam Ranh, ông Văn Thành Phương - nguyên phó Phòng TN-MT thị xã Cam Ranh, ông Bùi Thanh Nhì - cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP Cam Ranh, ông Bùi Thanh Phòng - Chủ tịch UBND xã Cam Lập... Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cũng kiến nghị thu hồi 23 sổ đỏ đã cấp sai.
Khu vực trọng yếu về quân sự
Bà Đỗ Thị Hậu, cư trú tại bang Texas (Mỹ), đã nhờ người khác đứng tên mua 5 thửa đất tại xã Cam Lập có tổng diện tích hơn 82.000 m2 với giá gần 1,7 tỉ đồng và cũng đã được cấp sổ đỏ. Trong khi đó, xã Cam Lập nằm trong khu vực vịnh Cam Ranh là cửa biển chính của quân cảng và thương cảng Cam Ranh. Đây là khu vực có vị trí trọng yếu về quân sự, được quy định là không cho thuê, không cấp quyền sử dụng đất cho người nước ngoài.
(Người Lao động) .

Trưởng Ban Chống tham nhũng Nguyễn Kỳ Cẩm: Ông Vua tham nhũng

Cam1
Ông Nguyễn Kỳ Cẩm
 
(Viết cho Ban Nội chính ngày đầu hoạt động)

Bày đặt ra ban bệ chống tham nhũng là chuyện không mới. Ban bệ sinh ra rồi lại tham nhũng ác hơn cũng là chuyện quá cũ. Năm xưa, khi nạn tham nhũng lên đến độ ác liệt, Ban Chống tham nhũng được thành lập với ông Nguyễn Kỳ Cẩm tức Chánh “Cẩm”, được đặt lên ghế Trưởng ban. Lúc đó ông Chánh là Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Chánh thanh tra nhà nước. Trong mắt các đồng chí, ông là người nổi tiếng liêm khiết và trong sạch lúc bấy giờ. Ai cũng sợ ông này một phép. Ông rất khó tính, mặt sắt đen sì rất kỳ dị. Người thường nhìn vào đã thấy khiếp. Chắc bọn tham nhũng nhìn ông còn khiếp hơn. Ông không đi nhậu nhẹt, liêm khiết từ cử chỉ đến lời nói. Tên ông là Kỳ Cẩm nhưng đám nhân viên thường gọi là Kỳ Cục với lý do như vậy.

Vài năm ngồi ghế này, tháng 9/1996, nhà ông Nguyễn Kỳ Cẩm – Trưởng ban Chống tham nhũng của CP bị cháy (cơ sở 2 ở Sài Gòn). Phải nêu rõ như vậy vì ông có rất nhiều “cơ sở” trên toàn quốc. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhiệt tình thế nào mà khi dập xong đám cháy nhà thì vợ ông làm đơn kêu mất 200 lạng vàng. Phải nhờ cậy Bộ Công an vào điều tra mới xong. Ra là mấy lính thấy đống vàng, hoa cả mắt, nhanh tay đút một mớ vào túi. Chỉ một cái quơ tay thôi đã khiến ông Chánh Cẩm mất 200 lạng vàng. Số còn lại gấp 5 lần như vậy.

Trong những năm Chánh Cẩm  ngồi ghế Trưởng ban chống tham nhũng, ông có thành tích là không đưa được vụ nào ra ánh sáng trong khi tham nhũng hoành hành dữ dội khắp cả nước. Thậm chí Phó Chủ tịch QH Mai Thúc Lân buộc phải chất vấn trước QH thì Chánh Cẩm nhanh miệng đổ do cơ chế.

Ông Chánh Cẩm ra đi không kèn, không trống cùng với quyết định giải thể cái ban vô tích sự. Nhiều người nói, nó ra đời chỉ tiếp tay tham nhũng chứ làm được việc gì. Đẻ ra nó, dân lại phải nuôi thêm một thằng tham nhũng.

Sở dĩ ông phải ra đi vì chính các đồng chí trước kia đã giới thiệu và ủng hộ Chánh Cẩm lại là những người đả phá ông mạnh nhất. Ông làm gì để có đống vàng to như vậy? Trong khi ông xuất thân từ thành phần bần cố nông, “cả đời theo cách mạng” như ông Chánh Cẩm vẫn tự bạch. Nói đúng ra, ông đã theo cách mạng gần cả đời. Chỉ vài năm cuối, khi ngồi ghế Trưởng ban Chống tham nhũng, ông mới tự cho phép mình tạm thời không theo cách mạng. Quyết định bẻ ghi sự nghiệp cuối đời của ông Chánh Cẩm đã kịp đưa vào tay ông cả nghìn lạng vàng.
(Cầu Nhật tân)

Báo QĐND lại nói sai về ông Nguyễn Minh Cần

Tình cờ, mình được đọc bài trên báo Quân đội nhân dân trong chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình” có tựa đề Một cách nhìn chủ quan, phiến diện, phê phán ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần, trong đó có một đoạn làm mình chú ý:“Ông Nguyễn Minh Cần là người như thế nào mà cố tình bóp méo lịch sử, ngoảnh mặt, quay lưng lại với đất nước, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc như vậy?
Được biết, ông Nguyễn Minh Cần sinh ra ở Huế, năm nay 85 tuổi, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà nội… Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dốc lòng, dốc sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc, Nguyễn Minh Cần được Nhà nước ta cử ra nước ngoài học tập để trở về phục vụ đất nước, nhưng với những toan tính cá nhân, cơ hội, thực dụng, ông ta đã xin cư trú tại nước ngoài từ đó đến nay”.
Bbài trên báo Quân đội nhân dân
Mình không biết ông Nguyễn Minh Cần là ai mà bị lên án, chỉ trích dữ vậy, bèn tra Google, thấy thông tin trong Wikipedia như sau:Nguyễn Minh Cần là nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhân vật trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, vào Đảng Cộng sảng Đông Dương năm 1946, làm Ủ viên Thường vụ Thành ủy Huế.Năm 1947-1951 là Bí thư Huyện ủy Hương Trà, sau đó là Tỉnh ủy viên và Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên.Năm 1951-1962 làm Bí thư Quận ủy Ngoại thành, sau là Thành ủy viên và Ủy viên Thường vụ Thành ủy Ha Nội, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội.
Năm 1962, đi học ở Trường đảng cao cấp của Liên Xô.
Bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên, viết báo
”.Thấy lý lịch của ông Nguyễn Minh Cần quá đặc biệt, mình gõ tiếp vào mấy chữ “Vụ án Xét lại Chống Đảng” thì lại có thêm những thông tin mới về rất nhiều nhân vật là nạn nhân của vụ án như thế này:“Nghiên cứu gần đây nhất về sự kiện này, được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11-2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính[5]; Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoaị giao Vũ Đình Huỳnh[6]; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá Lê Trọng Nghĩa[7]; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại táLê Minh Nghĩa; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên[8]; Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh Ủy viên tỉnh Ủy Quảng Bình Nguyễn Kiến Giang; giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh[9]; phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội Trần Minh Việt; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết[10]; phó tổng biên tập tạp chí Học Tập Phạm Kỳ Vân[11]; Tổng thư kí toà báo Quân Đội Nhân Dân Trần Thư[12]; nhà báo Vũ Thư Hiên...
Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm; thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm [13]; thiếu tướng Đặng Kim Giang; thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nướcBùi Công Trừng
Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại táLê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn...
Một vụ án quá lớn như thế mà sao lâu nay mình lại không biết gì nhỉ, quả là kém thật.
Trở lại với ông Nguyễn Minh Cần, thì ra nếu ông về nước thì sẽ bị bắt ngay, do đó ông đã buộc phải xin tị nạn chính trị tại Liên Xô, nước đứng đầu trong phe xã hội chủ nghĩa lúc đó. Có phải ông Cần chạy sang xin tị nạn chính trị ở một nước thuộc phe tư bản đế quốc, để hưởng bơ thừa sữa cặn của bọn chúng do những toan tính cá nhân, cơ hội, thực dụng đâu. Tương đồng ý thức hệ mà cũng phải tị nạn chính trị thế này ư? Thật lạ quá !
Về những ý kiến của ông Cần, mình không bàn ở đây vì đó là chuyện của ông ấy. Tuy nhiên, một tờ báo lớn như báo QĐND lại đăng những chi tiết rất sai mà lại quan trọng như những dòng tô đậm phía trên, về cuộc đời của một con người, trong một vụ án còn hết sức bí mật, là điều  không thể chấp nhận. Có lẽ nào nhân danh Chống diễn biến hòa bình thì được quyền đưa thông tin sai sự thật, miễn là để đạt mục đích triệt hạ được đối thủ? Nếu vậy, khỏi bàn nữa.
(Blog TSYG)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét