Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Tin ngày 05/2/2013 - Tranh đấu nội bộ

  • Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á (RFI) - Nhân tang lễ của cố quốc vương Sihanouk, hai tờ La Croix và Le Figaro quan tâm đến tình hình Cam Bốt. Đáng chú ý nhất là nhận định của Le Figaro về sự kiện : "Cam Bốt, đầu cầu của Trung Quốc tại châu Á », tựa bài báo của đặc phái viên Arnaud de la Grange tại Phnom Penh.
  • Chính phủ Miến Điện và phe nổi dậy Kachin mở đàm phán (RFI) - Cuộc họp diễn ra tại Trung Quốc. Đôi bên đề ra mục tiêu đạt thỏa thuận ngừng bắn lâu bền ở khu vực miền Bắc. Bắc Kinh xác nhận là đối thoại giữa Naypyidaw với lực lượng nổi dậy người Kachin KIA diễn ra tốt đẹp. Chính phủ Miến Điện và phe nổi dậy Kachin đã gặp nhau tại một thị trấn sát biên giới Miến Điện nhưng trên lãnh thổ Trung Quốc vào hôm nay 04/02/2013.
  • Thứ trưởng Ngoại giao Syria viếng thăm Trung Quốc (RFI) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo chuyến công tác của thứ trưởng Ngoại giao Syria tại Bắc Kinh diễn ra từ ngày 4 đến 07/02/2013. Chương trình làm việc của ông Faycal Mokdad nằm trong khuôn khổ nỗ lực của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng Syria.
  • Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm (RFI) - Từ hai tuần nay, Bắc kinh và các tỉnh miền bắc Trung Quốc bị khói mù bao phủ mà thực chất là hạt bụi cực nhỏ do các nhà máy ô nhiễm thải ra với nồng độ gấp ba lần mức độ nguy hiểm. Giao thông trên không, trên bộ bị xáo trộn nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại cho sức khỏe con người.
  • Trung Quốc bác bỏ cáo buộc có dính líu đến các vụ tin tặc (RFI) - Ngày hôm nay, 04/02/2013, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc của truyền thông Hoa Kỳ, theo đó, tin tặc Trung Quốc đã tấn công hệ thống tin học của nhiều tờ báo Mỹ trong thời gian qua.
  • Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp (RFI) - Nhân dịp sang Phnom Penh, dự lễ hỏa táng cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault, vào ngày hôm nay, 04/02/2013, đã gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo thủ tướng Pháp, trong cuộc gặp, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn là hai nước tiến hành đàm phán ký kết một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược.
  • Việt Nam : 22 thành viên đối lập bị kết án từ 10 năm tù đến chung thân (RFI) - 22 thành viên một tổ chức bị xem là « phản động » đã bị chính quyền Viêt Nam tuyên án nặng nề. Bị quy tội « âm mưu lật đổ chính quyền », lãnh đạo nhóm là ông Phạm văn Thu, 65 tuổi, lãnh bản án chung thân. 21 người còn lại bị án tù từ 10 đến 17 năm kèm theo 5 năm quản chế theo bản án công bố hôm nay 04/02/2013 tại tỉnh Phú Yên.
  • Campuchia đưa tang vua Sihanouk (BBC) - Người dân Campuchia đưa tang vị vua có nhiều ảnh hưởng chính trị với đất nước, quốc vương Norodom Sihanouk.
  • Công bố ảnh Obama bắn súng thể thao (BBC) - Tòa Bạch Ốc đưa tấm hình chụp tổng thống đang ngắm bắn, dường như để dẹp tranh cãi về việc ông Obama có từng bắn súng hay không.
  • 'Tù mù về Chủ nghĩa Marx' (BBC) - Luận bàn về chủ nghĩa Marx 'từ lý luận tới thực tiễn' và 'thói quen tư duy' của con người từng sống trong thể chế cộng sản.
  • Tòa Phú Yên xử nặng tội 'lật đổ' (BBC) - Tòa án tỉnh Phú Yên xử 22 người thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từ 10 năm tù giam tới án chung thân tội Âm mưu lật đổ chính quyền.
  • Ủng hộ sản phẩm truyền thông số VN đối trọng với Chinh Đồ, WeChat (BaoMoi) - Hai vụ “đường lưỡi bò” điển hình trong sản phẩm truyền thông số (TTS) của Trung Quốc là Chinh Đồ và WeChat đang đặt người dùng Việt Nam trước câu hỏi: Tẩy chay chúng, nhưng dùng sản phẩm nào thay thế? Và hơn thế nữa, phải làm gì để có những sản phẩm TTS “made in Vietnam” đủ mạnh để tuyên truyền cho quan điểm về lãnh thổ biển đảo chính nghĩa của chúng ta?
  • Tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - TTO - Chỉ hai ngày sau khi Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) thông báo bắt giữ một tàu cá Trung Quốc, hai tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xuất hiện ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trực thăng, tàu chiến Trung Quốc diễn tập "diệt tàu ngầm" ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Các máy bay trực thăng hải quân Trung Quốc được cho là đã xác định chính xác các mục tiêu trên không và trên biển trước khi gửi tín hiệu về tàu khu trục, tàu hộ vệ để phóng tên lửa tiêu diệt. Trung Quốc đã thử nghiệm tối đa các ứng dụng của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu
  • Tàu chiến Trung Quốc đang coi Biển Đông như ao nhà (BaoMoi) - Sau khi 3 tàu khu trục Thanh Đảo, Yên Đài, Diêm Thành diễu võ dương oai tại eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon (Philippines), hôm nay, ngày 4/2/2013, Tân Hoa xã lại đưa tin về cuộc tập trận chống tàu ngầm rầm rộ của Hải quân nước này tại Biển Đông.
  • Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO – Hai tàu tuần tra của Trung Quốc hôm nay (4–2) đã đi vào vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, tin của Global Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát Biển Nhật Bản.
    Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng vào tàu cá Trung Quốc hồi tháng trước.
  • Biển Hoa Đông 'phập phồng' trước nguy cơ đại chiến Nhật - Trung (BaoMoi) - Trong những ngày vừa qua, các nhà lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc liên tục có các động thái nhằm làm xoa dịu căng thẳng do cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột không vì thế mà giảm đi.
  • Tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Theo AFP, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết hai tàu hải giám của Trung Quốc ngày 4/2 đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku hiện do Tokyo quản lý song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
  • Tàu hải giám Trung Quốc đột kích bất ngờ (BaoMoi) - (NLĐO) – Hai tàu Hải giám Trung Quốc vừa xuất hiện tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong bối cảnh căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn chưa có lối thoát.
  • Nhật trả tự do cho 13 ngư dân Trung Quốc (BaoMoi) - TPO- Hôm chủ nhật, 3-2, Nhật Bản đã trả tự do cho 13 thuyền trưởng và thuyền viên một tàu cá Trung Quốc bị bắt vì cáo buộc đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển nước này, Tân Hoa Xã đưa tin.
    Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật - Trung không muốn gia tăng căng thẳng (BaoMoi) - THX tối 3-2 đưa tin Nhật Bản đã trả tự do cho thuyền trưởng và các thuyền viên của một tàu cá Trung Quốc bị Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ ngày 2-2 do hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Theo giới phân tích, trong bối cảnh Nhật - Trung căng thẳng thời gian qua do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo phía Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi Điếu Ngư, động thái của Nhật Bản là hết sức cần thiết.
  • Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông là một đòn chính trị (BaoMoi) - GS Carlyle Thayer. TP - Lép vế trước Trung Quốc, Philippines phải dùng đến vũ khí của kẻ yếu là luật pháp quốc tế: Khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc, GS Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) trao đổi với Tiền Phong ngày 1-2 qua email.
  • Nhật Bản đã phóng thích 13 ngư dân của Trung Quốc (BaoMoi) - Tân Hoa xã đưa tin Nhật Bản ngày 3/2 đã trả tự do cho thuyền trưởng và các thuyền viên của một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng tuần duyên Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc đánh bắt hải sản trái phép, trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư mà phía Nhật Bản gọi là Senkaku.
  • Chợ phiên dân tộc Tày tại Vũng Tàu (BaoMoi) - (PL)- Ngày 3-2, Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết trong dịp tết Nguyên đán, công ty sẽ phối hợp tổ chức Lễ hội văn hóa “Chợ phiên dân tộc Tày” tại KDL Biển Đông (đường Thùy Vân, TP Vũng Tàu).
  • “Chiêu” bán cá của Trung Quốc làm “sóng gió” dữ dội hơn (BaoMoi) - Căng thẳng tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Trung Quốc (TQ) lại đưa ra “chiêu trò mới” nhằm khơi dậy lòng yêu nước, khi “tung” 4.000kg cá, mà họ gọi là “cá tươi quần đảo Điếu Ngư”, ra bán ở Thượng Hải. Đúng lúc, Nhật bắt giữ được một tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải. Sự việc khiến Thủ tướng Nhật nổi giận khẳng định: “Bằng mọi giá bảo vệ lãnh hải quốc gia…”.
  • Bà Clinton cảnh báo tình hình khu vực (BaoMoi) - Trong bài phỏng vấn cuối cùng với báo The New York Times trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton cho rằng tình hình tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ “diễn biến khó khăn”.
Bản tin tiếng Anh


  • Ministry acts on dairy safety (Washington Post) - China's food safety watchdog plans to introduce tougher regulations on the import and export of dairy products, following a series of scandals.
  • Rural development remains a top priority (Washington Post) - Efforts will be intensified to accelerate the country's agricultural modernization and enhance developmental vitality in the sector, a central policy document said.
  • Self-developed nuclear reactor ready for export (Washington Post) - China's self-developed nuclear reactor, known as the CAP1400, will be ready for export this year, an executive from State Nuclear Power Technology Corp said on Friday.
  • Chinese to invest more in EU: survey (Washington Post) - Chinese investors generally see the European Union as being open to foreign investment, and are willing to increase investment there.
  • Smog affected more than 800m people: report (Washington Post) - The Chinese Academy of Sciences estimated that the recent smog across China has affected more than 800 million people, China Central Television reported on Thursday.
  • Demand for oil to rise 4.8% (Washington Post) - As China's economy gradually rebounds, its demand for oil will rise at a modest rate of 4.8 percent to 514 million metric tons this year, and imports will continue to grow, the CNPC Economic and Technology Research Institute said on the same day.
  • Hey, big cosmetics spender (Washington Post) - Few modern women can do without moisturizers and makeup, but do they all work as advertised?
  • West gets lesson in Chinese opera (Washington Post) - How difficult is it to sing opera in Mandarin? This was the first question raised by a middle school student at The Dalton School in Manhattan.
  • Paralyzed man gets new ventilator (Washington Post) - The paralyzed man who has been breathing with the help of a respiratory bag and a home-made ventilator for seven years is getting a new "lung".
  • China talkswith India on cross-border river issue (Washington Post) - A Foreign Ministry spokeswoman said Monday that China is maintaining "communication and cooperation" with India on the issue of a cross-border river and ensure that no negative impact is caused on the river's lower reaches.
  • Cancer in China influenced by pollution, poverty (Washington Post) - Cancer and its treatment in China is influenced by air pollution, poverty and a fledgling medical insurance system, the Health News, an affiliate newspaper of the Health Ministry, reported Monday.
  • Political advisers tougher on local govt (Washington Post) - Although many see long beards as emblems of wisdom and old age, a south China political advisor is using his beard as a weapon to prod the government to unveil a controversial document.
  • 13 dead, 21 injured in SW China road accident (Washington Post) - Thirteen people died and 21 others were injured, including 11 seriously, after an overloaded coach turned over and crashed along a 100-meter slope in Southwest China's Guizhou province on Sunday, local authorities said.
  • Li urges more mutualtrust with US (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang called for more trust between China and the United States while meeting a visiting US congressional delegation on Thursday.

Cơ cấu nhân sự Ban PCTN: “Nhóm lợi ích” của đ/c X suy yếu nghiêm trọng

Sáng 4/2/2013, TBT Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Sau phần khai mạc, ông Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1-2 của Bộ Chính trị ĐCSVN về thành phần Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. Nhìn vào thành phần và quan sát một số động thái diễn ra thì thấy sự suy yếu bước đầu của “Nhóm lợi ích”.
Theo QĐ 162, Ban này được đặt trực thuộc trực tiếp Bộ Chính trị ĐCSVN, gồm 16 thành viên sau:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
5 Phó Trưởng ban gồm:
Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ;
Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (Phó thường trực, làm việc và báo cáo trự tiếp TBT)

CTN

Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm:
- Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
- Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
- Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Trước đó, vượt qua những bùng nhùng và vật cản cố tình giăng ra, hai trụ cột tin cẩn và thuộc loại “cứng” đã được điều về bọc lót cho ông Thanh, đó là các ông Phan Đình Trạc (Bí thư Nghệ An) và Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Phú Thọ). Theo nguồn tin bên trong, hai ông này đã bỏ phiếu xử lý đồng chí X trong Hội nghị TW6 vừa qua.
Trong một nỗ lực nhằm làm “trong sạch địa bàn”, Nguyễn Đình Phách, tức Phách “chột”, Ủy viên Trung ương đảng CSVN, Phó ban Kiểm tra Trung ương, kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên, đã nhận được quyết định trái ý muốn là đi làm Bí thư Thái Nguyên. Ông Phách được coi là tay trợ thủ đắc lực giúp con gái đồng chí X có được dự án Ecopark tại Văn Giang đầy tai tiếng. Dư luận đồn rằng đây chính là đặc tình đồng chí X cài trong cơ quan Kiểm tra Đảng và cơ quan chống tham nhũng. Đồng chí Phách còn được biết đến bởi lá phiếu chống xử lý đồng chí X tại Hội nghị TW6.
Một dấu hiệu bất bình thường nữa là sự vắng mặt của Đại tướng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh trong cơ cấu một cơ quan tối quan trọng như trên. Dự luận đang gắn sự vắng mặt này với việc Đại tướng ra mặt ủng hộ đồng chí X trong thời gian qua, cũng như đích thân bỏ một phiếu cứu đồng chí X tại Hội nghị TW6.
Tất nhiên, trong Ban vẫn còn có một số cá nhân trước đây đã ủng hộ đồng chí X. Nay, số này sẵn sàng hoặc đã trở cờ, hoặc nếu không thì rơi vào thế thiểu số bị cô lập.
Không biết có phải đã có thông tin bên trong “dích” ra hay không, nhưng  vài tuần qua, một số bố già cỡ bự đã bắt đầu co vòi, rút vốn trong nỗ lực nhằm sẵn sàng rút chạy nếu ông Thanh dám chơi mạnh tay như ông tuyên bố. Mặc dù đã có nỗ lực phản pháo vài tuần qua nhưng những bê bối, tiêu cực nghiêm trọng mà Thanh tra CP (dưới sự chỉ đạo của đồng chí X) từng vạch ra tại Đà Nẵng được coi là có liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh thì nay đã bị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gạt ra ngoài chương trình công tác. Điều này đồng nghĩa với việc bố bảo thì các cơ quan bên dưới cũng không dám tiếp tục chõ mũi vào chuyện này. Có tin thêm là, giữa những cáo buộc như vậy, ông Thanh vẫn được ưu ái “đề cử” người kế nhiệm làm Bí thư Đà Nẵng. Đây cũng có thể coi là sự suy yếu thêm của đồng chí X, đồng thời là thắng lợi chính trị bước đầu ông Trưởng ban Nội chính nhằm dọn đường cho ông này vào Bộ Chính trị tới đây.
(Cầu Nhật tân)

Vắng lời chúc sinh nhật Đảng ở VN?


Những ngày qua, trong nước tưng bừng diễn ra các hoạt động mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chỉ Campuchia và Lào gửi điện mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi Trung Quốc, Cuba và Bắc Hàn đều không có động thái nào.

Nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2013), các báo trong nước ngày 3/2 đồng loạt đăng tin Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được điện mừng từ các quốc gia láng giềng.

Tuy nhiên, danh sách các Đảng đã gửi điện mừng được công bố chỉ bao gồm Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Campuchia.

Cho tới nay vẫn không có nguồn tin nào về điện mừng từ các quốc gia cộng sản Bắc Hàn hay Cuba, vốn là những quốc gia mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng gọi là các nước 'cộng sản đồng chí'.

Theo Ban tiếng Tây Ban Nha của BBC tìm hiểu, trên trang Granma của Nhà nước Cuba cũng không có tin hay bài gì về Đảng Cộng sản Việt Nam trong mấy ngày qua.

Năm ngoái, cũng chỉ có hai Ban chấp hành của đảng cầm quyền tại Campuchia và Lào gửi điện mừng kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đúng ngày 3/2.

"Lỗi thời"

Trung Quốc không những không gửi điện mừng, mà ngày 4/2, trang Hoàn Cầu Thời báo có bài trích báo tiếng Anh có ý chê rằng lễ kỷ niệm sinh nhật Đảng tại Việt Nam không còn tính thời sự.

Bài trên Hoàn Cầu, ấn bản có xu hướng dân tộc chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bản Bấm tiếng Trung nhắc rằng vào ngày 3/2/1930, ông Hồ Chí Minh đã lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng và trích dẫn các văn kiện của Đảng ở Việt Nam về ý nghĩa ngày Sinh nhật Đảng với nước láng giềng.

Nhưng Hoàn Cầu đã kết thúc bài viết bằng đoạn trích dẫn từ báo Anh, tờ The Economist, trong một dịp không phải trong ngày, bằng câu rằng:

“Việt Nam làm lễ Sinh Nhật Đảng, báo Anh nhạo ngày lễ là lỗi thời.”
"Sự kiểm soát báo chí và quyền tự do ngôn luận một cách nghiêm ngặt đang khiến Việt Nam ngày càng trở nên lỗi thời so với các nước láng giềng, ví dụ như Myanmar."

Vẫn theo tìm hiểu của BBC Tiếng Trung ở London, trang Hoàn Cầu bản tiếng Anh tức Global Times không có bài nói trên về Việt Nam.

(BBC)

Hiến pháp 2013 cần “giải cứu” giáo dục

Học sinh biểu diễn văn nghệ
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang trong thời điểm lấy ý kiến nhân dân trở nên rạo rực với những ai có sự trăn trở đối với tình hình đất nước.

Mở đầu bằng kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức đã thu hút hàng ngàn người đồng ý ký tên chỉ vài ngày sau đó.

Dự thảo Hiến pháp 2013, do nhóm này soạn thảo, tuy chỉ mang giá trị tham khảo, nhưng với lời mở đầu súc tích, ngắn ngọn với 81 điều, làm những ai có ý kiến cho rằng kỹ năng Lập Hiến ở Việt Nam yếu kém phải thay đổi quan điểm của mình.

Nó đã giải quyết được những hạn chế, bất cập từ thực tiễn thực hiện Hiến pháp 1992, đạt đến trình độ thượng thừa trong việc đảm bảo tự do dân chủ, hướng đất nước đến sự phát triển bền vững trong tương lai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người triệt để, xây dựng cơ chế vận hành quyền lực nhà nước rạch ròi và minh bạch.

Nhưng chắc có lẽ nó sẽ không được đoái hoài tới vì nó đã vượt ra khỏi ý chí của giới cầm quyền, tạo nên những biến đổi to lớn trong việc xây dựng mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, về quan hệ về sỡ hữu, và đa nguyên chính trị.

Bất cập

Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Ủy ban sửa đổi Hiến Pháp 1992 soạn thảo, không cần nói tới chuyện “sức sống” ở tương lai sau này, mà ngay cả các vấn đề nổi cộm trước mắt như tư hữu đất đai, quyền tự do dân chủ, chế độ kinh tế, cơ chế giám sát và chế ngự quyền lực nhà nước vẫn chưa giải quyết được.
"Không phải lúc nào cái tốt hơn cũng thắng thế, mà cái cũ, dù dở vẫn tiếp tục lên ngôi để đảm bảo ổn định hiện trạng."

Nếu được thông qua, nó sẽ tiếp tục báo hiệu cho những hình ảnh người nông dân ùn ùn kéo nhau đi kiếu kiện đất đai, bất đồng chính kiến lần lược rủ nhau vào tù vì đe dọa cho an ninh quốc gia và trật tự công cộng, cho đến việc người dân phải oằn lưng gánh nợ cho sự thua lỗ của các tập đoàn nhà nước, và rồi chúng ta sẽ tiếp tục được nghe những điệp khúc tự chỉnh đốn, phê bình và tự phê bình lên một tầm cao mới.

So sánh hai bản Dự thảo, không khó để chúng ta nhận ra cái nào ưu việt hơn. Một bên nêu cao tinh thần “khế ước xã hội” và một bên thể hiện cho thông điệp của “quyết tâm chính trị”.

Không phải lúc nào cái tốt hơn cũng thắng thế, mà cái cũ, dù dở vẫn tiếp tục lên ngôi để đảm bảo ổn định hiện trạng.

Hiến pháp 2013 sắp được ra đời, như đã được dự báo trước, sẽ không có gì thay đổi ngoài những cái vụn vặt trong câu từ của Hiến pháp 1992, nội dung cốt lõi vẫn thể hiện tinh thần tiếp tục “định hướng XHCN”, với chế độ nhất nguyên chính trị, quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Vì sao không thay đổi?

Sự chậm chuyển biến về chính trị cho chúng ta được hai giả thuyết: có thể lãnh đạo hiện nay muốn cải cách chính trị nhưng e dè vì sợ biến động xã hội, hoặc họ không muốn thay đổi để tiếp tục đảm bảo vị trí độc tôn của mình.

Nếu như tiếp cận từ giả thiết “không muốn thay đổi”, bất chấp những yếu kém của mình, vẫn tiếp tục bám víu vào quyền lực để duy trì nhóm lợi ích riêng , thì chính những người có trách nhiệm hiện nay đang bán rẻ tiền đồ dân tộc, phó mặc tương lai, là lực cản để dân tộc theo dòng chảy tiến bộ nhân loại.

Nhưng cũng có thể những người lãnh đạo có thực tâm cải cách, vì lý do khách quan, e ngại biến động xã hội mà quyết định giữ nguyên hiện trạng.

Áp phích tuyên truyền cho Đảng Cộng sản
Việt Nam chưa có dân chủ đa nguyên

Lý do được đưa ra rất đơn giản, dân trí chưa đáp ứng được những đợt cải cách chính trị theo hướng dân chủ và đa nguyên.

Lo ngại này cũng có cơ sở, khi thực tế đã cho thấy, nếu không thực hiện các hoạt động khai hóa dân trí (giáo dục và làm gương về văn hóa pháp trị, về đạo đức diễn ngôn, về cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt v.v...) mà tạo ra sự thay đổi cấu trúc xã hội theo hướng dân chủ, đa nguyên thì thật khốn đốn như thể chúng ta cho người cổ đại sống trong căn nhà sử dụng toàn dụng cụ bằng điện và điện tử.

Khi thay đổi cấu trúc xã hội mà xã hội dân sự chưa kịp tái tạo bù lấp vào khoản trống quyền lực, cân bằng quyền lực với các lực lượng chính trị thì cũng chỉ tạo ra một thể chế dân chủ không hoàn bị.

Và cũng không loại trừ lý do nhà cầm quyền cảm thấy mất an toàn trước một cuộc cải tổ chính trị.

Lộ trình dân chủ

Do đó sẽ rất khó lòng để giới lãnh đạo tự giác chấp nhận cải tổ chính trị vào lúc này.

Các nhà cách mạng dân chủ thì chưa xây dựng được nền tảng tâm thức xã hội, để đảm bảo sự ổn định và phát triển khi có một cuộc cách mạng chính trị theo hướng dân chủ, đa nguyên.

Vì thế thật khó lòng có sự thay đổi hệ thống theo đề xuất như bản Dự thảo Hiến Pháp 2013.

Theo tác giả, để khả dĩ hơn, các nhà cách mạng dân chủ cần đề xuất một lộ trình dài hơi hơn để có sự đồng thuận với Đảng cầm quyền.

Nếu như không thể bắt đầu lộ trình dân chủ bằng việc cải tổ hệ thống chính trị thì có thể làm từ lãnh vực Giáo duc.

Dùng giáo dục để thực hiện chính sách đại khai hóa, đại thức tỉnh, xây dựng nên con người dân chủ và xã hội dân sự, từng bước một, hướng nhà nước và xã hội đến dân chủ, pháp quyền, đa nguyên chính trị , và qua đó cũng tạo tiền đề cần thiết để xây dựng và bảo vệ nền dân chủ non trẻ sau này.

Muốn làm được điều này thì Hiến pháp 2013 cần phải “giải cứu” cho nền giáo dục hiện nay. Trả lại cho giáo dục một môi trường và không gian tự do phát triển, không còn sự áp đặt và chi phối từ chính trị.

Học sinh Việt Nam

Chính trị tha hóa giáo dục

Không khó để nhận ra nền giáo dục hiện nay đang bị lệ thuộc vào chính trị như thế nào.

Từ cơ sở giáo dục các cấp, cho đến những nhà quản lý giáo dục, và cả người học lẫn người dạy đang bị kìm kẹp bởi một hệ thống chính trị tập trung cao độ.

Nội dung giảng dạy mang nặng chất tuyên truyền chính trị, mà xem nhẹ việc phát triển tư duy và tri thức.

Không khó để bắt gặp hình ảnh các chính trị gia lên giọng “giáo huấn” cho các nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục, các thầy cô và sinh viên-học sinh.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội không còn biết đâu là tuyên truyền chính trị, đâu là tri thức khoa học. Mang danh trí thức mà phải đợi quan điểm chính thống từ nhà cầm quyền ban ra thì mặc nhiên xem đó là chân lý và uốn lưỡi hùa theo.

Có thể nói cả hệ thống chính trị đang bủa vây vào giáo dục, nhưng không thể làm cho nó tốt hơn, mà trái lại chỉ làm cho nền giáo dục ngày càng tê liệt, hư hỏng và tha hóa.

Dù Hiến pháp qua các thời kỳ vẫn khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng nhìn vào thực trạng nền giáo dục hiện nay để nói đến những bi hài của nó thì cũng giống như kể câu chuyện “ngàn lẻ một đêm” mới hết.

Một nền giáo dục vốn bị tước đoạt đi tự do bởi chính trị thì tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng giá trị con người, hèn hạ trước tri thức, và đểu cán trong khoa học.
Tác động của lực lượng chính trị đã dẫn dến cái sai cơ bản nhất của nền giáo dục của chúng ta hiện nay là đi nhào nặn con người bằng một khuôn đúc của một hệ tư tưởng để sản sanh ra những “con người chính trị”.

Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Nền giáo dục bao nhiêu năm qua vẫn miệt mài “định hướng chính trị” nhằm đào tạo ra những con người XHCN.

Thật lạ khi nền giáo dục mang đậm chất giáo dục chính trị cho con người ngay từ lúc còn trẻ thơ, cố gắng tạo nên những con người XHCN , sống vì lý tưởng cống hiến cho cộng đồng , dấn thân đấu tranh vì tiến bộ xã hội, lại không được như chúng ta kỳ vọng, mà chỉ thấy nổi lên một một thế hệ vô cảm, chỉ biết vơ vét riêng cho mình, thờ ơ trước thời cuộc, dân trí thì thui chột, nhân cách con người xuống cấp, văn hóa thì thấp kém…

Giải phóng giáo dục

Điều đáng nói là giáo dục đã trở nên bất lực và bạc nhược không thể tự vực dậy, tự cứu mình trong tình hình hiện nay.

Không còn cách nào khác, Hiến pháp 2013 cần phải “giải phóng” nền giáo dục ra khỏi sự áp đặt thô bạo của các lực lượng chính trị, trả lại tự do cho giáo dục, để giáo dục phát triển đúng với chức năng của nó.
"Giáo dục tiên tiến không mang chức năng định hướng chính trị, mà là đào luyện nên những con người tự do trước các kiểu thể chế và khuynh hướng chính trị."

Giáo dục tiên tiến không mang chức năng định hướng chính trị, mà là đào luyện nên những con người tự do trước các kiểu thể chế và khuynh hướng chính trị.

Nền giáo dục không phải mang nghĩa vụ phải tuyên truyền cho bất kỳ một đảng phái hay lực lượng chính trị nào, mà nó chỉ mang sứ mạng phát triển tri thức và gìn giữ phẩm giá con người.

Để làm được điều này, Hiến pháp 2013 cần phải có các điều khoản bảo vệ cho nền giáo dục tự do.

Bằng việc Hiến định về Tự do học thuật và tính “tự trị” của các cơ sở giáo dục đại học.

Duy trì không gian tự do học thuật bao gồm quyền được tìm kiếm thông tin không giới hạn, quyền được trình bày quan điểm, phổ biến tri thức mà không bị rào cản hay áp đặt từ bất kỳ lực lượng chính trị nào.

Chỉ khi có được tự do học thuật thì chân lý và tri thức không còn là sản phẩm độc quyền của các lực lượng thống trị, khi đó mới sản sinh ra con người độc lập trong tư duy, sáng tạo trong tư tưởng, và qua đó mới mở lối tri thức để làm nên những cuộc Cách mạng Đại dân trí.

Có thể nói, tự do học thuật có giá trị cao trong nấc thang giá trị quyền con người mà Hiến pháp phải có trách nhiệm ghi nhận và bảo vệ dưới điều khoản “Quyền tự do học thuật”.

Bên cạnh đó, hiến pháp cần bảo đảm cho tính “tự trị” của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Cần bãi bỏ Bộ chủ quản đối với giáo dục đại học. Chuyển đổi môi trường giáo dục thuộc về không gian của xã hội dân sự chứ không phải môi trường hành chính như hiện nay.

Nếu như Hiến pháp 2013 sắp được thông qua thể hiện được tinh thần Tự do giáo dục, thì đây như là một cuộc Cách mạng Khai minh, cởi trói cho tri thức, đúc nên nền móng vững chắc trong việc làm nên một lột trình, mở ra những con đường hướng nhà nước và xã hội đến dân chủ, pháp quyền và đa nguyên một cách ổn định và bền vững trong tương lai.

Ngược lại, nếu Hiến pháp 2013 bỏ lỡ thời cơ này, xã hội Việt Nam sẽ không có lối thoát cho sự trì trệ và khủng hoảng trên nhiều phương diện như hiện nay.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, hiện đang là sinh viên luật năm thứ 3, trường ĐH Luật TP.HCM.

Phạm Lê Vương Các
gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM
 

Con Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Đoàn

Ông Nguyễn Bá Cảnh (ảnh của Tuổi Trẻ)
Ông Nguyễn Bá Cảnh là con cả của ông Nguyễn Bá Thanh

Con trưởng của ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Bá Cảnh, vừa được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng.

Theo báo Tuổi Trẻ, Thành đoàn Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị bất thường của ban chấp hành để bầu chọn người thay ông Lương Nguyễn Minh Triết trong vị trí bí thư thành đoàn.

Phó bí thư thường trực Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi, được bầu làm Bí thư với 100% số phiếu, Tuổi Trẻ cho hay.

Ông Cảnh là con trai cả của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Được biết ông Cảnh có trình độ thạc sỹ ngành quản lý công, cao cấp chính trị.
Người tiền nhiệm của ông Nguyễn Bá Cảnh, ông Lương Nguyễn Minh Triết, trước đó được điều động giữ chức bí thư Quận ủy Liên Chiểu thay cho ông Phan Văn Tâm, người đã chuyển lên làm việc tại Ban Nội chính Trung ương.

Hiện trong Ban Nội chính, ông Nguyễn Bá Thanh có hai cộng sự của ông từ Đà Nẵng được phân công công tác cùng ông là ông Phan Văn Tâm và ông Lê Hồng Minh, nguyên Chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Tiến thân từ cán bộ Đoàn

Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện cả nước có khoảng sáu triệu Đoàn viên, những người được cho là 'phấn đấu cho lý tưởng của Đảng Cộng sản'.

Đoàn Thanh niên cũng được cho là tổ chức hậu bị của Đảng, với nhiều lãnh đạo trong bộ máy chính trị hiện thời xuất thân từ hàng ngũ Đoàn.

Ông Nguyễn Bá Cảnh không phải là người duy nhất trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam theo con đường cán bộ Đoàn.

Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cũng quyết định từ Anh trở về làm cán bộ Đoàn cơ sở/

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.

Ông có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Con đường làm cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở như phường, xã, được cho là giúp các lãnh đạo tương lai thâm nhập cuộc sống và hiểu biết tường tận hơn về cuộc sống xã hội và nguyện vọng của người dân.
(BBC)

'Tay nhúng chàm đừng chống tham nhũng'

Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh được điều từ Đà Nẵng ra để trở thành nhân vật chủ chốt của ban chống tham nhũng sau Tổng bí thư

Ban chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị đã họp phiên đầu tiên mà không có sự tham gia của Thủ tướng, người từng giữ chức trưởng ban.

Ban này nay do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, Nguyễn Bá Thanh, Tân trưởng ban Nội chính làm Phó trưởng ban thường trực.

Các Phó trưởng ban khác gồm có Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Trung ương Đảng và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Ngô Văn Dụ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Tất cả các thành viên chủ chốt này đều là Ủy viên Bộ Chính trị trừ ông Lưu chỉ là Ủy viên trung ương Đảng.

Ngoài ra Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng còn có Bấm 10 ủy viên trong đó có trưởng ban tổ chức trung ương, bộ trưởng công an, chủ nhiệm Tổng cục chính trị, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng thanh tra chính phủ và Chủ nhiệm ủy ban tư pháp Quốc hội.

Việc xóa bỏ ban chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban được xem như động thái nhằm "xén cánh" người đứng đầu Chính phủ.

Nhưng nhiều người ngay lập tức đã tỏ ý hoài nghi hiệu quả của ban phòng chống tham nhũng mới.

'Không thể nóng vội'

Trong khi nhiều chuyên gia tư vấn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống tư pháp độc lập và sự giám sát của báo chí, ban chống tham nhũng mới sẽ đóng vai trò kiểm soát cả hai 'quyền lực này'.
"Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ."
Một trong những nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng

Bản tin trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam nói về chín nhiệm vụ của ban trong đó có:

"Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.

Ngoài ra, trang web này cũng nói Đảng đã chỉ đạo các ban ngành "xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm".

Ông Nguyễn Bá Thanh, một trong những nhân vật chủ chốt của ban này, được cho là đã đưa ra phân công nhiệm vụ dự kiến của ban nhưng hiện chưa có thông tin thêm.

Ban này cũng đã bàn về chương trình làm việc của năm 2013 và "một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giải quyết," theo trang web của Đảng.

Trong khi đó Trưởng ban Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời nói:

"Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

"Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền.

"Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội."

'Tay nhúng chàm'

Ông Trọng cũng được trích lời thúc giục các thành viên của ban nêu gương trong việc chống tham nhũng trong tư cách cá nhân và cả đối với gia đình và người thân của họ:

Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng thúc giục các thành viên ban chống tham nhũng gương mẫu trong tư cách cá nhân và đối với cả gia đình và người thân

"Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực.

"Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được."

Ông Trọng cũng thúc giục các thành viên của ban chống tham nhũng mới "không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào".

Ban chống tham nhũng dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng bị chỉ trích để tình trạng hối lộ, đút lót gia tăng mặc dù cũng đưa ra xử lý một số vụ trong đó có PMU 18, đề án 112, vụ hối lộ quan chức Việt Nam của PCI, bê bối tại Vinashin, Vinalines, Vụ tiền Polymer, vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên cũng như khởi tố ông Trần Xuân Giá và một số quan chức ngân hàng khác.

Trong bảng xếp hạng về độ trong sạch của 176 nước trên thế giới trong năm 2012 do Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) đưa ra, Việt Nam đứng thứ 123.

Năm ngành được người dân Việt Nam cho là có nhiều tham nhũng nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan, xây dựng và giao thông.

(BBC)

Nguyễn Hưng Quốc - Xã hội dân sự tại Việt Nam: Theo quan điểm của Gramsci

Muốn nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam, có một vấn đề cần phải giải quyết trước tiên: Phương pháp luận.

Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Malaysia (1), P. Ramasamy nêu lên một nhận xét đáng chú ý: Các quan điểm của các lý thuyết gia tự do, từ Locke đến Kant, Mill và Adam Smith, xem xã hội dân sự như một không gian riêng và độc lập với nhà nước và là một dấu chỉ của dân chủ dường như chỉ thích hợp với Tây phương. Rồi ông đề nghị: Với các nước Đông Nam Á, khung lý thuyết về xã hội dân sự của Antonio Gramsci có vẻ hữu ích hơn. Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Campuchia và Việt Nam, Ingrid Landau tán đồng quan điểm ấy (2). Tôi cũng tán đồng. Nhưng xin nhấn mạnh: Tôi chỉ tán đồng việc sử dụng lý thuyết của Gramsci như một công cụ phân tích để nghiên cứu về bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt, để hiểu quan niệm và từ đó, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam.

Gramsci, sinh năm 1891 tại Ý, là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực: ngôn ngữ học, văn học, xã hội học và chính trị học. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản tại Ý, ông bị nhà cầm quyền Mussolini bắt bỏ tù từ năm 1926 đến năm 1934. Ba năm sau ngày được tự do, ông mất lúc mới 46 tuổi. Trong thời gian ở tù (hơn tám năm), ông viết trên 30 cuốn sổ tay và 3000 trang sách về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Tất cả đều theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.

Gramsci chia xã hội thành hai lãnh vực: xã hội chính trị (political society, bao gồm chính phủ, cảnh sát, quân đội, hệ thống luật pháp…) và xã hội dân sự (civil society, bao gồm từ gia đình đến giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp…). Gramsci, giống Marx, cho, một, hai lãnh vực này đều gắn liền với việc phân chia giai cấp và quan hệ sản xuất; hai, dưới chế độ tư bản, đều là công cụ của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, Gramsci có một số điểm khác với Marx. Trước hết, ông đi sâu hơn Marx trong việc phân tích bản chất chính trị của cái gọi là nhà nước tư bản. Gramsci cho nhà nước tư bản cai trị bằng cả lực lượng lẫn sự đồng thuận: xã hội chính trị là lãnh giới của lực lượng (cả quân sự, cảnh sát lẫn kinh tế) trong khi xã hội dân sự là lãnh giới của sự đồng thuận. Trong khi với Marx, việc giải quyết hai lãnh vực này của chế độ tư bản tương đối đơn giản: triệt tiêu; với Gramsci, sau khi nhà nước tư bản sụp đổ, xã hội dân sự vẫn tiếp tục là một trận địa, một vùng tranh chấp giữa các ý tưởng và lý tưởng khác nhau, mâu thuẫn với nhau, không ngừng xung đột với nhau. Đó cũng là nơi nhà nước phải chiến thắng để bảo vệ vai trò thống trị của mình. Nói cách khác, đó là nơi để nhà nước tuyên truyền và vận động quần chúng.

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác hiểu rất rõ và áp dụng một cách rất triệt để các quan niệm của Gramsci.

Thứ nhất, trước thời đổi mới, họ hoàn toàn cấm đoán mọi hình thức xã hội dân sự. Trên hiến pháp, họ vẫn thừa nhận quyền lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của dân chúng, nhưng trên thực tế, họ không cho phép bất cứ một tổ chức nào được hoạt động mà không nằm dưới sự chỉ đạo cũng như quản lý của họ.

Thứ hai, họ tạo nên một thứ xã hội dân sự giả để, một, chứng tỏ với thế giới là họ có dân chủ; hai, để làm thành một vùng độn giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Hình thức giả ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (3), bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
  4. Hội nông dân Việt Nam
  5. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  7. Hội cựu chiến binh Việt Nam
  8. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
  9. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
  10. Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị Việt Nam
  11. Hội luật gia Việt Nam
  12. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
  13. Hội nhà báo Việt Nam
  14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
  15. Tổng hội y dược học Việt Nam
  16. Hội Đông y Việt Nam
  17. Hội khoa học lịch sử Việt Nam
  18. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
  19. Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  20. Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam
  21. Hội người mù Việt Nam
  22. Hội làm vườn Việt Nam
  23. Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt Nam
  24. Hội sinh vật cảnh Việt Nam
  25. Hội dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
  26. Hội người cao tuổi Việt Nam
  27. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
  28. Hội khuyến học Việt Nam
  29. Hội châm cứu Việt Nam
  30. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
  31. Phòng thương mại và công nghiệp
  32. Hội nạn nhân chất độc da cam – dioxin (4)

Nhìn vào danh sách trên cũng như đọc các điều khoản trong bộ Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ví dụ: khoản 2, điều 1 “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân mới…” (5), chúng ta thấy ngay Mặt trận Tổ Quốc cũng như tất cả các tổ chức con của nó không phải, tuyệt đối không phải là xã hội dân sự. Đó chỉ là một tổ chức chính trị nằm trong bộ máy nhà nước: Tất cả các thành viên ở đó đều là cán bộ nhà nước và tất cả những người lãnh đạo của nó đều do đảng cầm quyền bổ nhiệm, hơn nữa, bao giờ cũng phải nằm trong Trung ương đảng.

Thứ ba, từ thời đổi mới, dưới áp lực từ cả quốc tế lẫn quốc nội, nhà cầm quyền Việt Nam phải ít nhiều mở cửa cho xã hội dân sự. Chỉ mở he hé ở hai khía cạnh: Một, cho phép một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đặt văn phòng tại Việt Nam (vừa để nhận tiền viện trợ vừa để ve vãn thế giới); hai, cho phép, một cách hạn chế, một số tổ chức vô thưởng vô phạt như các hội nuôi chim, chơi cá cảnh, các câu lạc bộ thơ văn của người già, hội doanh nhân, v.v. hoạt động. Kết quả là trong hơn hai thập niên vừa qua, số lượng các tổ chức phi lợi nhuận có vẻ như nở rộ ở Việt Nam. Năm 1990, số hội đoàn đăng ký ở cấp địa phương là trên 300, cấp quốc gia là 124; mười năm sau, vào năm 2000, thuộc loại trên là hơn 1400, loại dưới là hơn 200 (6). Tổ chức Asia Foundation ước tính ở thời điểm từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, ở Việt Nam có khoảng từ 1700 đến 2000 tổ chức xã hội dân sự (7). Tuy nhiên, dù nở rộ, những con số lớn lao ấy cũng không làm thay đổi diện mạo xã hội dân sự tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để vô hiệu hóa các tổ chức phi chính phủ đang có mặt trong nước: Họ giới hạn chức năng của các tổ chức ấy vào việc hỗ trợ thay vì phê phán hay thách thức quyền lực của nhà nước (8). Về mặt tuyên truyền, với dân chúng Việt Nam, họ vẫn xem xã hội dân sự là một âm mưu “diễn tiến hoà bình” do các “thế lực thù địch ở nước ngoài” giật dây (9).

Hầu hết những người nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam đều đi đến kết luận giống nhau: Cái gọi là xã hội dân sự hiểu theo nghĩa một khu vực thứ ba, như một thiết chế chính thức, tồn tại một cách độc lập với cả thị trường lẫn nhà nước, được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, chưa thực sự hiện hữu tại Việt Nam.

Chú thích:
  1. “Civil Society in Malaysia: An Arena of Contestations?” in trong cuốn Civil Society in Southeast Asia do Lee Hock Guan biên tập (2004), Institute of Southeast Asian Studies xuất bản tại Singapore. (Trong cuốn này có một bài về Việt Nam: “Civil Society Effectiveness and the Vietnamese State – Despite or Because of the Lack of Autonomy của Russell Hiang-Khng Heng.)
  2. Đăng trên Journal of Comtemporary Asia số 38, 2008, tr. 244-258.
  3. Trong bài “Civil Society in Vietnam, Social Organisations and Approaches to New Concepts” đăng trên ASIEN số 105 (10/2007), Irene Norlund xem Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự (tr. 74) nên có một con số đầy “lạc quan”: 74% công dân Việt Nam là thành viên của ít nhất một tổ chức xã hội dân sự (tr. 78).
  4. Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, những chặng đường lịch sử, Hà Nội: nxb Lao Động, tr. 371-7.
  5. Như trên, tr. 394.
  6. Ingrid Lanlau, bài đã dẫn, tr. 250.
  7. William Taylor, “Survey Reveals Increasing Diversity of Civil Society in Vietnam” đăng trên In Asia ngày 31/10/2012. http://asiafoundation.org/in-asia/2012/10/31/survey-reveals-increasing-diversity-of-civil-society-in-vietnam/  
  8. Ingrid Lanlau (2008), bài đã dẫn, tr. 252. Xem thêm bài “Creating Civil Society? The Emergence of NGOs in Vietnam” của Michael L. Gray trên Development and Change, số tháng 10, 1999.
  9. Xem bài "Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến hoà bình” của Dương Văn Cừ trên báo Nhân Dân ngày 31/8/2012: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/x-h-i-dan-s-m-t-th-o-n-c-a-di-n-bi-n-hoa-binh-1.365283
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Quang A - 'Cần đảng đối lập để chống tham nhũng'



Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chỉ nhổ được 'lá trên cành' mà không giải quyết được gốc rễ của tham nhũng.
Trả lời BBC tiếng Việt trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng Hai, ông A cho rằng vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là do cơ chế hiện tại.
"Vấn đề trừng trị một ông A,B,C chỉ là chữa trên cành, trên lá chứ không phải ở gốc," ông nói với BBC qua điện thoại hôm 1/2/2013.
"Bảo ông (Thanh) xoay chuyển được điều gì đấy, tôi không tin."
Theo vị tiến sỹ này, cần "một đảng đối lập, hoạt động một cách dân chủ, lúc nào cũng soi mói đảng cầm quyền và nếu không làm được thì đến kỳ sau các ông xuống".
"Dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, luật pháp nghiêm túc, đấy mới là gốc."
Về kết luận của Thanh tra chính phủ thời gian gần đây về 'sai phạm gây thất thoát 3400 tỷ đồng' của Đà Nẵng trong thời gian ông Thanh làm Bí thư thành ủy, ông A cho rằng đây là đây là một sự "đấu tranh chia sẻ lại quyền lực trong nội bộ Đảng."
"Nếu theo những luật lệ hiện hành thì đứa trẻ con sinh ra một cái thì người ta muốn quy cho tội gì cũng thành tội đấy," ông nói.
(BBC)

Đôi nét về Nghệ An và ông Phan Đình Trạc: Tân Phó trưởng ban Nội Chính Trung Ương

Phan Đình Trạc sinh năm 1958, người gốc Diễn Lộc, Diễn Châu Nghệ An. Ông này tốt nghiệp đại học An Ninh là Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (Aka tỉnh Trưởng), ngày 17/10/2010, ông Trạc được bầu làm Bí Thư Tỉnh ủy Nghệ An. Gần đây, Ban Nội Chính Trung ương được tái lập, ông Trạc được BCT chỉ định làm Phó Trưởng Ban, phụ tá cho Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh như một nước đi khá toàn vẹn và giàu dụng ý.
Trong thời kỳ ông Trạc nắm giữ cương vị người đứng đầu Nghệ An, tỉnh này đã xác quyết mục đích trở thành một trung tâm kinh tế của Khu vực Bắc Trung Bộ, xây dựng thành phố Vinh thành thành phố trung tâm vùng, mở rộng nâng cấp sân bay Vinh, xây dựng Cảng nước sâu Nghi Thiết.

Ông Phan Đình Trạc tại lễ Khởi công xây dựng Cảng nước sâu Cửa Lò (photo by Sông Hàn)
Thường thì cứ ra tết mấy ngày, Nghệ An lại tổ chức gặp mặt báo giới, nhà đầu tư, chuyên gia kinh tế. Trong hội nghị đầu xuân này, chém gió thì nhiều, nhưng rốt cuộc vẫn không làm được bao nhiêu. Quan chức trong tỉnh thì nhiều, có Sở số nhân viên chỉ đếm trên đầu ngón tay còn lại toàn Trưởng phó phòng, chí ít cũng là chuyên viên phòng.
Nghệ An được coi là một tỉnh khá thành công trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải và là tỉnh có nền kinh tế lớn nhất của khu vực, sản vật trong tỉnh phong phú. Nhân tài nhiều, nhưng người Nghệ An toàn là lập cơ nghiệp ở ngoài, chứ ít khi về quê quán, cũng không mấy người thành công ở tỉnh.
Tương lai không xa, Nghệ An với trung tâm là thành phố Vinh sẽ bị Hà Tĩnh bỏ qua.
Trong nhiệm kỳ của ông Trạc, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nhìn chung là khá ổn định, tuy nhiên các dự án liên quan tới Thái Hương thì không được xuôn xẻ như kỳ vọng. Riêng dự án bò sữa TH được mệnh danh trang trại bò sữa lớn nhất Đông Nam Á từng bị nhiều người nghi ngờ đó là dự án buôn đất tại thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn.
Thời kỳ của ông, Nghệ An cũng xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm báo chí Nghệ An - Trung tâm này hoạt động như một trung tâm báo chí của toàn khu vực Bắc Trung Bộ, nơi đóng rất nhiều văn phòng đại diện của các báo Trung ương. Tuy thế ông Trạc lại không phải là người biết cách "sử dụng" báo chí Trung ương cho các cuộc PR về danh tiếng hay sự phát triển của Nghệ An.
Ông tuy lịch lãm nhưng khá xa với đại diện báo Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.


Nghệ An cũng hay có sự nọ, việc kia, ví như việc biểu tình chống cướp đất ngay ở UBND tỉnh. Có thời kỳ giải tỏa đất ở Khu Kinh Tế Đông Nam, dân gần như bạo động, đánh bị thương công an. Tỉnh tiến hành khởi tố, bắt tạm giam mấy người, nhưng giải tỏa xong, thì án cũng bỏ qua, dân đi biểu tình được thả hết, lý là: Có lẽ nào niềm vui giải phóng mặt bằng lại đi đôi với nỗi buồn người dân bị bắt tống tù.
Có thời kỳ người ta còn kéo đến tận nhà cổng nhà ông Trạc để biểu tình và cả chửi bới. Thậm chí có một nhóm nhỏ biểu tình ngay trước cổng UBND tỉnh đòi trở về với tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chứ không chịu để tên là CHXH CN Việt Nam.
Giáo dân hay đi biểu tình, có ngày còn kéo tới Trung tâm báo chí Nghệ An (vì cớ báo Nghệ An đưa tin sai sự thực). Cảnh sát được điều đến, họ đóng trong trung tâm báo chí chủ yếu là để phòng vệ đề phòng những người quá khích xông vào hành hung giới phóng viên. Cư xử của họ khá nhã nhặn, không gây nên điều tiếng gì.
Ở Nghệ An, ông Trạc xuất thân từ dân An Ninh, nhưng không phải là người mưu mô, quyền biến; hay có tài khuynh loát, quyết đoán như ông Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy Đà Nẵng, tân Trưởng ban Nội chính Trung ương). Trái lại ông được biết đến như một người luôn có phong thái trí thức, lịch lãm và khá thân thiện.
Nghệ An thì không gần với Thủ tướng, Vừa rồi ngài Nguyễn Tấn Dũng có về thăm Hà Tĩnh nhân đó ghé qua Nghệ An, làm việc trong chốc lát rồi đi luôn. Cũng nghe nói Nghệ An, nằm trong thiểu số BCH Trung ương Đảng bỏ phiếu đòi kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng không rõ thực hư thế nào?
Hồi cuối năm ngoái, Nghệ An làm cái nhà tưởng niệm liệt sỹ Truông Bồn, nâng cấp mở rộng quốc lộ 15A, quan chức Trung ương về rất nhiều. Đại khái có Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, ông Lê Khả Phiêu (người được đồn rằng là thủ lĩnh tinh thần của chiến dịch Chấn), ông Hồ Đức Việt (người đã bị thất sủng tại BCT).
Trước khi ông Phan Đình Trạc làm Phó ban Nội chính Trung ương, bọn phụ lão trong tỉnh, cánh phóng viên bảo với Trạc rằng: Đi làm quái gì? Ở nhà vui hơn, có anh em, lại chả phải lo đấu đá?  Trạc bảo: Cũng nên đi, cho cánh trẻ nó lên.
Đại khái Trạc làm quan đầu tỉnh, nhưng rất là thân thiện, mến khách, khi có việc phải thăm hỏi ai đó, Trạc thường hỏi rất là ân cần, khá tận tình chứ không xáo rỗng; điều tiếng cũng không có gì, dân Nghệ An nhiều người quý Trạc.
Nhân tài xứ Nghệ, xưa nay là mưu thần giỏi, không phải là đất đế vương, đại khái khá là ngang nghạnh, bảo thủ, nhưng cần kiệm riêng về Phan Đình Trạc thì lại khá là khiêm hòa.
HanTimes
(Blog HanTimes)

Báo Người Lao Động đưa tin về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 của các nhân sĩ trí thức: Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc

Sửa Hiến pháp là cơ hội lớn để tạo ra sức mạnh dân tộc, vượt qua khó khăn. Cần để tri thức, văn hóa Hiến pháp lan rộng trong dân như một làn sóng
Sáng 4-2, 15 vị nhân sĩ trí thức đã gửi bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đến Văn phòng Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Ủy ban).
Thay mặt Ủy ban, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Biên tập Ủy ban,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Lê Minh Thông  tiếp đón đoàn, gồm các ông, bà: Nguyễn Quang A, Lê Công Giàu, Phan Hồng Giang, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, Tương Lai, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyên Ngọc, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Trung, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Chi Lan.
Ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp, trưởng đoàn, nhấn mạnh bản kiến nghị cùng Hiến pháp mẫu gửi tới Ủy ban là sự tham gia đóng góp của hàng chục nhân sĩ, trí thức đã được đăng tải trên mạng internet và được sự ủng hộ của hàng ngàn người dân. “Mong muốn của chúng tôi là đóng góp trí tuệ vào bản Hiến pháp do dân, vì dân và cũng làm rõ nhiều nội dung rất mới mẻ.

15 vị nhân sĩ trí thức đã gửi bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đến Văn phòng Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Rất mong Ủy ban công bố bản tóm tắt kiến nghị và Hiến pháp mẫu trên báo chí để nhân dân góp thêm ý kiến”- ông Lộc mong muốn. GS Phạm Duy Hiển, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nói: “Chúng tôi kỳ vọng nhận được phản hồi đối với bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu.
Ông Lộc cho rằng đây là sinh hoạt chính trị bình thường và “trước lạ, sau quen”, những hoạt động này sẽ dần dà tạo được không khí dân chủ để mọi tiếng nói có thể bộc bạch.
Còn ông Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, khẳng định Hiến pháp có vai trò tối quan trọng, quyết định vận mệnh quốc gia. Đất nước đang đứng trước nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để phát triển, vững mạnh nên việc sửa Hiến pháp là cơ hội lớn để đất nước tạo ra sức mạnh dân tộc, vượt qua khó khăn. “Dân tộc này đủ trưởng thành để tổ chức một diễn đàn công khai, cởi mở để phát huy trí tuệ của nhân dân như một hội nghị Diên Hồng mới” - ông Trung bày tỏ.
“Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp là cơ hội tuyên truyền rộng rãi cho dân về kiến thức cơ bản của Hiến pháp” - ông Lộc nói. Theo ông Lộc, Quốc hội nên là cơ quan đi đầu trong việc thông tin rộng rãi cho dân hiểu về Hiến pháp với tư cách đạo luật cơ bản; cần để tri thức, văn hóa Hiến pháp lan rộng ra trong dân như một làn sóng.
Để có thêm thời gian tiếp nhận ý kiến của người dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Lê Công Giàu, nguyên phó bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đề nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến dự thảo Hiến pháp khoảng 1 năm. “Phải có thời gian để thảo luận, nghiên cứu kỹ. Nếu thời gian ngắn như thế thì sẽ qua loa, hình thức” - ông Giàu lưu ý.
Tiếp nhận bản kiến nghị và Hiến pháp mẫu, thay mặt Ủy ban, ông Lê Minh Thông nói: “Ủy ban rất trân trọng được tiếp các bác cũng như ý kiến đóng góp của mọi người dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi chân thành cảm ơn các bác và sẽ gửi văn bản đến tận tay Ban Biên tập”.
(Người Lao động)

Nông dân Dương Nội sẵn sàng xả thân vì đất

Ngày trước, “thi bá” Tố Hữu qua bài “Bà Má Hậu Giang” mô tả cảnh giặc “mắt xanh mũi lõ” cùng “lũ tớ” đàn áp dân lành:

(Photo courtesy of nguyenxuandienblog) Những hình nộm kèm theo những khẩu hiệu đòi trả lại hài cốt cho các mồ mả bị chính quyền ủi phá được nông dân Dương Nội dựng lên

“Một tán quỷ rần rần rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!
Chúng rảo bước. Lính quan nện gót
Mắt nhìn quanh lục mót dạng người”

Ngày nay, khi xảy ra nhiều vụ đàn áp dân oan khốc liệt như ở Văn Giang, Vụ Bản, Tiên Lãng, Cần Thơ…,  cảnh “tán quỷ rần rần rộ rộ”, “khét nồng khí chết” – như lời ông Tố Hữu mô tả năm xưa – vừa tái diễn ở xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, khi giới cầm quyền tung ra  “hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông với vũ khí nóng, lạnh hiện đại” nhằm ra sức cưỡng chiếm đất ruộng giữa lúc bà con Dương Nội phản công quyết liệt, đánh sáp lá cà, sử dụng trống kẻng, hoả công… – một cuộc đấu tranh  “ít ai cầm được nước mắt”. Một dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, cho biết:

Dạ, ruộng đấy bị họ ủi phá thu hồi vào tháng 3 năm 2010. Khi mà họ ủi phá cánh đồng lúa thì họ ủi phá cả mồ mả của cha ông bà con lên. Trong suốt mấy năm trời chị em khiếu kiện từ cấp quận cho đến cấp thành phố, cấp trung ương nhưng đến bây giờ thì họ lại dự kiến thu hồi…

Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất. Nếu họ cố tình thực hiện như quân ăn cướp thì nhân dân sẽ xử sự với họ như đối với quân kẻ cướp. Bà con cũng nói rõ trong đơn là lần này “ai có súng dùng súng, ai không có súng thì dùng gươm dáo, cuốc xẻng, gậy gộc để vùng lên chiến đấu với quân cướp đất.
Nếu họ cố tình thực hiện như quân ăn cướp thì nhân dân sẽ xử sự với họ như đối với quân kẻ cướp.
Chị Cấn Thị Thêu
Biến cố Dương Nội khiến blogger Quê Choa “thấy buồn nẫu ruột”, và than rằng “ sao ra nông nỗi này hở trời !”.

Trên blog Quê Choa, blogger Mai Xuân Dũng có bài tựa đề “Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà”, mở đầu rằng đã lâu lắm rồi, chợt hôm nay trên cánh đồng Dương Nội lại nghe nông dân “nhại thơ” Tố Hữu rằng “Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà”. Rồi tác giả nêu lên câu hỏi rằng cánh đồng Dương Nội với mấy cái lều giữ đất, giữ mồ mả tổ tiên sao lại có đồn Mang Cá, nơi quân lính Triều Đình Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tập kích quân Pháp ngày nào ? Và “Chiến tranh dẫu chưa phai mờ trong ký ức hàng triệu người, Đất nước dẫu đã im tiếng súng, im tiếng gào rú của bom đạn thì hà cớ gì lại có cái ‘đồn Mang Cá’ ở giữa vùng đất bờ xôi ruộng mật, giữa nơi mồ mả tổ tiên của người nông dân trong cái thành phố Hà nội vì Hòa bình này?”. Nhưng quả có hình thức đồn Mang Cá tại cánh đồng dân oan Dương Nội, như blogger Mai Xuân Dũng nhận xét:

Quả thật khi nhìn thấy quang cảnh khu ruộng xã Dương nội la liệt khẩu hiệu màu máu trên nền vải gai tang trắng: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, Nhân dân Dương nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất không chịu thất nghiệp đói nghèo, Quyết tử giữ đất cho con cháu sau này, Đốt chết quân cướp đất…”, khắp nơi la liệt bùi nhùi, chai xăng…để tự vệ thì mới thấy bà con ví cái lều canh giữ mồ mả là “đồn mang cá” ngày Huế đổ máu năm xưa không có gì quá đáng.

Nhưng đồn Mang Cá đổ máu năm xưa không được như cánh đồng dân oan Dương Nội bây giờ là cánh đồng oan khuất này có bài vị hương án và hình nhân thế mạng lặng câm bên bờ ruộng – một dấu hiệu quá rõ ràng của “ sự thất vọng vô bờ bến khi công lý đã chết và người nông dân phải viện đến cả cõi âm để giữ đất trước các chủ dự án tham lam được bảo kê bởi chính quyền địa phương”. Và bà con dân oan Dương Nội còn trương lên các tấm vải gai tang viết chữ đỏ ngầu những lời kêu cứu và cả dòng chữ “Giết quân cướp đất” một cách hận thù, cho thấy – nói theo lời blogger Mai Xuân Dũng – “ rõ ràng người nông dân đã bị dồn đến bờ tuyệt vọng và buộc phải chọn giải pháp cuối cùng: Chiến đấu để tồn tại. Nông dân không có ai bảo vệ, luật pháp không phải là thứ để bảo vệ họ”.

Dân chấp nhận đổ máu

nguyenxuandien-250.jpg
Khẩu hiệu "Nông dân Dương nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất không chịu thất nghiệp đói nghèo". Photo courtesy of nguyenxuandienblog

Dân oan Dương Nội, theo blogger Mai Xuân Dũng, “ vui vẻ chấp nhận đổ máu trong trận cuối cùng này để bảo vệ đất. Họ không còn là tiểu nông ích kỉ “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nữa mà họ đã quây quần bên nhau thân ái một lòng không ngại gió rét giữa đồng, không sợ trận cướp ngày sắp tới”. Do đó, họ “Ở đồn Mang cá thích hơn ở nhà”.
Qua bài “Giỡn mặt nhân dân”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh có đoạn lưu ý rằng:
Việc cưỡng đoạt đất đai, phá hoại nhà cửa và cướp đoạt tài sản của người dân lành ở trên đất nước nầy hay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và ở vào bất kỳ thời đại nào đều bị liệt vào loại tội ác nghiêm trọng. Kẻ gây ra tội ác ấy phải bị trừng trị đích đáng vì đích thị chúng là bọn cướp. Vì phản ứng lại tội ác tày đình đó mà nạn nhân mới tìm cách chống trả tự vệ. Đạo lý muôn đời và nền pháp luật công minh luôn đứng về phía nạn nhân trong trường hợp nầy.

Blog Bauxite VN cách nay chưa lâu phổ biến một bản tuyên bố, lưu ý rằng hành động cưỡng chế giải toả đất đai bằng võ lực “gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người VN có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước”. GS Nguyễn Huệ Chi, người phụ trách trang mạng Bauxite VN, giải thích:
Chúng tôi làm bản tuyên bố này vì quá phẫn uất trước một hiện tượng một đội ngũ cơ quan chức năng vũ trang đến tận răng để đàn áp những người mà mình coi là gốc, đã đi đầu trong cuộc chiến tranh kéo dài nhằm giành lại độc lập cho tổ quốc.
GS Nguyễn Huệ Chi
Chúng tôi làm bản tuyên bố này vì quá phẫn uất trước một hiện tượng một đội ngũ cơ quan chức năng vũ trang đến tận răng để đàn áp những người mà mình coi là gốc, là lực lượng cơ bản, đã đi đầu trong cuộc cách mạng và cuộc chiến tranh kéo dài nhằm giành lại độc lập cho tổ quốc. Bây giờ họ bị bỏ rơi một cách thê thảm và có thể nói là với sự đối xử bằng tất cả những thủ đoạn như là đối với kẻ thù thì đó là tội ác trời không dung, đất không tha.

Theo luật gia Lê Hiếu Đằng thì tình hình nghiêm trọng nhất hiện nay là trong lãnh vực đất đai khi “nhà nước đã dung túng cho các chính quyền địa phương giải tỏa, đền bù đất đai của dân với giá rẻ mạt, hay nói thẳng ra là làm tay sai cho các chủ đầu tư, bọn làm giàu bất chính cướp đất của dân”.

Chính quyền coi dân như thù địch

Trước cảnh nhiễu nhương cưỡng chiếm đất dân oan để “phát triển kinh tế, xã hội”, blogger Nguyễn Hữu Vinh lưu ý rằng quan chức Hà Nội nói riêng và quan chức VN nói chung luôn quy trách mọi chuyện phức tạp đều do dân, hay nói cụ thể hơn là do “thế lực thù địch” từ dân mà ra, trong khi các quan chức thì lúc nào cũng “tuyệt vời”, ngoại trừ “một bộ phận không nhỏ” biến chất, hư hỏng khiến thành “cả bầy sâu” đục khoét, tước đoạt đất đai của dân. Blogger Nguyễn Hữu Vinh lưu ý:

Nếu như dân cứ im lặng, nhà nước muốn lấy bao nhiêu đất, dù là đất hương hỏa ngàn đời, mồ mả cha ông, dù là mảnh ruộng cày cuối cùng nuôi đàn con dại, dù là nơi an nghỉ cuối cùng của người chết hay đất nhà thờ, tu viện, nơi thờ tự… dân cứ thế câm miệng mà chấp nhận. Nếu nhà nước hô hào góp vàng, góp bạc, góp cửa nhà hay mạng sống, cứ thế mà góp, đừng một lời kêu ca, đói ráng chịu, khổ đừng kêu… thì đâu có những chuyện biểu tình, làm “xấu hình ảnh thủ đô”. Tiếc rằng, dân cũng là con người, cũng cần sống, cần ăn, cần ở, cũng cần nuôi con cái. Cũng chính vì dân là con người, nên mới có thể làm lụng, chắt chiu, chịu thương chịu khó đổ mồi hôi sôi nước mắt làm nên của cải vật chất nuôi một “bầy sâu không nhỏ”. Chính vì vậy mà họ có nhận thức, họ biết phân biệt đúng, sai, ân, oán và họ hiểu được ai vì họ và ai đang nô lệ hóa cuộc đời họ. Và chính cũng vì vậy, từ chỗ được coi là liên minh của giai cấp tiên tiến, là cha mẹ của quan chức, nuôi nấng quan chức, người nông dân bỗng nhiên được chuyển đổi thành thế lực thù địch rất nhanh chóng và bị đối xử như thù địch.
Từ chỗ được coi là liên minh của giai cấp tiên tiến, là cha mẹ của quan chức, nuôi nấng quan chức, người nông dân bỗng nhiên được chuyển đổi thành thế lực thù địch rất nhanh chóng và bị đối xử như thù địch.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Theo blogger Đoan Trang thì trong các biến cố đất đai, điều mà giới cầm quyền ngại nhất chính là luật pháp. Blogger Đoan Trang dẫn chứng rằng lâu nay họ đâu bao giờ làm theo luật mà chỉ dùng phương cách khủng bố, đàn áp qua việc huy động hệ thống công an, an ninh, dân phòng và cả bộ máy truyền thông cùng nhau đưa dân oan vào “bước đường cùng” – thậm chí bị mất mạng, như trường hợp cụ bà Hà Thị Nhung. Vẫn theo blogger này thì “họ làm vậy bởi vì, và để che đậy một điều, rằng điểm yếu của họ, cái khiến họ khó đấu lại được với xã hội, là luật pháp”.

Tác giả Phạm Đình Trọng báo động “Đất Gọi”, qua đó “cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai”. Tác giả Phạm Đình Trọng lưu ý:

Đất đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên (và bây giờ là Dương Nội) mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối. Đất đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỷ cương phép nước. Vì đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lý xã hội. Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật…”

Thanh Quang, phóng viên RFA

Tường thuật cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu các nhân sĩ trí thức với đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội

Tường thuật cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu các nhân sĩ trí thức kí tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội


9
*Hàng thứ nhất, từ trái: Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Nguyễn Minh Thuyết, Tô Nhuận Vỹ.
*Hàng thứ hai, từ trái: Lê Công Giàu, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Duy Hiển, Hoàng Xuân Phú, Phan Hồng Giang. (Ảnh: Lê Kiên).

Bình luận của Huy Đức: Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (1992-2002) hiểu rõ lịch sử sao chép (từ phe xã hội chủ nghĩa) của Hiến pháp 1959, 1980, ông là Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, Trưởng ban soạn thảo Bộ luật Dân sự… Việc ông làm Trưởng đoàn đại biểu trí thức trình bản kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về dân chủ của những đảng viên cao cấp và đặc biệt cho thấy, những ai có trách nhiệm với đất nước sẽ không thể ngồi yên để những tư duy đã chết chi phốitiến trình hình thành nền tảng pháp lý cho tương lai của Việt Nam.
Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.
Thành phần Đoàn đại biểu gồm: Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất); Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An; Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.
 Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và một số cán bộ trong Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Phóng viên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, VietnamNet đều có mặt.
Sau đây là một số hình ảnh và nội dung phát biểu:
DSC01103
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Trưởng đoàn, ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ông Lê Minh Thông: Thay mặt cho Ban biên tập, chúng tôi nhiệt liệt chào mừng các bác đến Văn phòng của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để thăm và trao đổi công tác. Tôi xin giới thiệu tôi là Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phó trưởng ban thường trực Ban biên tập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Xin được thay mặt Ban biên tập một lần nữa xin được kính chào các bác, chúc các bác sức khỏe (vỗ tay). Và thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin được rất hân hạnh lắng nghe ý kiến các bác. Làm việc với các bác hôm nay có tôi và các đồng chí chuyên viên của Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. 
Ông Chu Hảo: Có lẽ anh Thông cho phép tôi được giới thiệu các thành viên trong đoàn (Nội dung như ở trên). Sau đây chúng tôi xin được mời Trưởng đoàn của chúng tôi phát biểu.
2 (1)

Ông Nguyễn Đình Lộc: Thực ra tôi và các anh bên Quốc hội cũng rất là quen, vì tôi … (cười) … Nhưng có lẽ theo tôi là chúng ta nên bình thường hóa cái quan hệ này đi, xem đây là một sinh hoạt rất bình thường, sinh hoạt dân chủ. Nhưng mà dù sao thì tôi cũng phải có vài lời cho rõ: 
Kính gửi Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Chúng tôi những công dân có tên trong danh sách 16 người kèm theo đại diện cho 72 người đã trực tiếp ký tên vào “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” và hàng ngàn người khác đã tham gia ký tên tiếp. Hôm nay đến địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương để trao Bản Kiến nghị cho quý Ủy Ban.
Việc chuẩn bị cho Bản kiến nghị đã được thực hiện một cách công phu lấy ý kiến nhiều chuyên gia pháp luật, các vị nhân sĩ nguyên là lãnh đạo Quốc hội, Đảng, Chính phủ, các nhân sĩ tri thức đã từng tham gia nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để sửa lỗi Hiến pháp trong những năm qua. 72 người đã đi đến nhất trí về ký tên ban đầu vào Bản Kiến nghị thể hiện ý thức trách nhiệm của mình đối với vận nước. Ngày 22 tháng 01 năm 2013, chúng tôi đã chính thức công bố toàn văn Bản Kiến nghị và Dự thảo trên trang mạng boxit để lấy ý kiến đóng góp của mọi người dân khắp trong và ngoài nước. Có hơn 2000 chữ ký nhất trí với nội dung Bản Kiến nghị, ngoài ra còn rất nhiều ý kiến đóng góp chân tình, có giá trị của người dân. Với mong muốn đem trí tuệ của mình, kiến thức tập thể, ý nguyện đông đảo người dân tới người có trách nhiệm nhất góp phần cho Bản Hiến pháp mới thực sự của dân, do dân, vì dân, những người tham gia xây dựng Bản Kiến nghị thống nhất cử một số đại diện đảm bảo Kiến nghị này trực tiếp gửi tới Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ngoài bản Kiến nghị này, có tài liệu tham khảo là Bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013 làm rõ các nội dung rất mới mẻ trong đó. Cũng để tăng cường hơn nữa ý kiến đóng góp của người dân, mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi. Đấy là tôi nói vắn tắt. (Ông Nguyễn Đình Lộc trao bản Kiến nghị cho ông Lê Minh Thông. Vỗ tay).
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Thêm chú thích
Ông Lê Minh Thông: Trước hết là thay mặt cho Ban biên tập, tôi xin được nhận Bản Kiến nghị của các bác. Và trách nhiệm của Ban biên tập là chúng tôi sẽ báo cáo với Ủy ban sửa đổi Hiến pháp về Kiến nghị của các bác, còn việc lắng nghe cái ý kiến kiến nghị như thế nào thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp. Trách nhiệm của chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay các đồng chí trong Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp. Xin được cám ơn các bác! Các bác còn có ý kiến gì nữa không ạ?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi thì … tôi nghĩ những buổi như thế này thì cũng nên là ngồi lâu lâu tí chăng? Chúng ta tạo cái sinh hoạt dân chủ trong … của đất nước. Nên xem đây là sinh hoạt dân chủ, vì chúng tôi với tất cả thành tâm mà đến đây, không có một ý đồ nào khác. Và chắc các anh tiếp chúng tôi cũng vì … đây là những người thành tâm đến với chúng ta.  Nhưng mà … là sự ban đầu. Mọi sư ban đầu bao giờ cũng có cái bỡ ngỡ của nó. Nhưng mà ,trước lạ sau quen, tôi nghĩ rằng dần dần rồi chúng ta tạo ra cái không khí dân chủ, để mọi tiếng nói dân chủ đều có thể bọc bạch ra được.  Cho nên tôi nghĩ là … anh Trung xem có ý kiến gì thêm nói thêm nữa ? …
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Thêm chú thích
Ông Nguyễn Trung: Trước hết tôi rất hoan nghênh việc đồng chí đã đại diện cho Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tiếp chúng tôi và tiếp nhận chính thức Bản Kiến nghị của chúng tôi và đồng thời tiếp nhận luôn cả cái Hiến pháp mẫu để tham khảo.
Cho tôi xin nói một vài suy nghĩ thế này. Hiến pháp là một việc cực kỳ hệ trọng, quyết định vận mệnh của một quốc gia, nó lại là một văn bản thiêng liêng nhất, tối cao nhất đối với cả nước. Cho nên tôi nghĩ rằng cái việc lần này tiến hành sửa đổi Hiến pháp là một cái sinh hoạt chính trị cực kỳ quan trọng của đất nước. Xin cho phép tôi nói thế này, một cách rất thẳng thắn: hiện nay phải nói rằng dư luận trong nước đã rất sôi nổi xung quanh vấn đề này. Rất không may là tự nhiên nó hình thành ra hai cái loại, xưa nay vẫn có một cái danh từ tôi không biết ai đặt cho, một bên là dư luận của báo chí “lề phải”, một bên là dư luận của báo chí “lề trái”. Tôi nghĩ rằng là cái sự phân chia như vậy nó rất không nên và tôi nghĩ rằng về phía nhà nước là những người đang trực tiếp được dân ủy nhiệm tiến hành những cái việc như thế này nên làm sao có một cái thống nhất hay là một cái trao đổi giữa các báo chí, giữa các luồng dư luận khác nhau để mà đừng có cái chuyện lề trái, lề phải nữa. Lề trái hay lề phải, nhưng mà vấn đề Hiến pháp là Hiến pháp của cả nước. Cho nên việc đầu tiên tôi xin đề nghị nên có một cái cách gì đó làm sao để mà có một cái thực sự một cái diễn đàn của nhân dân bàn về những vấn đề vận mệnh của đất nước. Đó là ý kiến thứ nhất.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Ý kiến thứ hai tôi cũng thấy rằng, tiếc rằng cho đến nay tất cả những báo chí chính thống của chúng ta hầu như là đứng ngoài cuộc. Và thậm chí là có những cái gì mà đưa lên thì lại đưa lên một chiều thôi. Còn rất nhiều cái ý kiến khác thì tôi thấy rằng là hầu như là vắng bóng, tôi nghĩ rằng là bây giờ nên giao nhiệm vụ cho các báo chí chính thống đang được nhà nước ủy nhiệm vai trò báo chí làm sao cũng phải sưu tầm những cái tiếng nói xây dựng chung quanh cái chuyện sửa đổi Hiến pháp này để thực sự nó trở thành một vấn đề thảo luận, chứ đừng để cho cái việc xây dựng Hiến pháp nó chỉ là một bên nói, một bên không nghe hoặc ngược lại. Thì như thế là nó không thể nào hình thành được một cái diễn đàn mà nhất là vấn đề xây dựng Hiến pháp bây giờ lại là vấn đề hết sức hệ trọng đối với đất nước.
Ý thứ ba cho phép tôi nói thế này, sự thực ra tình hình đất nước của chúng ta hiện nay đang có rất nhiều vấn đề vừa là những cái thách thức cực kỳ lớn, rất nguy hiểm nhưng mà đồng thời cũng là những cơ hội rất lớn. Cho nên tôi nghĩ rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này hoặc là cái việc viết lại, viết Hiến pháp mới nó là cái cơ hội vô cùng lớn. Có thể từ cái chỗ này chúng ta tạo ra được một cái sức mạnh của dân tộc, cái ý chí của dân tộc để mà giải quyết những các thách thức đất nước bây giờ đang phải đối mặt cũng như là để giải quyết những các nhiệm vụ bây giờ đất nước phải làm.
Cho nên bây giờ chúng tôi rất thiết tha đề nghị với Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp quan tâm đến chuyện này và lưu ý đến những các đề nghị của chúng tôi. Nhất là chúng tôi thiết tha đề nghị nên có một diễn đàn công khai, cởi mở. Một cái diễn đàn này mà tôi nghĩ rằng là hoàn toàn trong tầm tay tổ chức chứ không phải là có vấn đề gì trừ phi là chúng ta sợ cái sự thảo luận công khai thì chúng ta không dám làm. Còn nếu chúng ta thật sự vì quan tâm đến vận mệnh của đất nước, thực sự là vì muốn cần phát huy cái ý chí của nhân dân, thực sự cần một cái sự đồng tâm nhất trí rất cao độ, nó gần như là một cái dạng Diên Hồng mới cho một thời điểm vô cùng quan trọng của đất nước, thì tôi đề nghị một cái diễn đàn như vậy. Dân tộc này hoàn toàn đủ trưởng thành để mà có một cái diễn đàn như vậy. Tôi không nghĩ rằng chúng ta làm được một cái diễn đàn như thế, những cái người nào xấu, những cái người nào mà muốn lật đổ cái đất nước Việt Nam này có thể có chân trong cái diễn đàn đó được. Đấy là một cái đề nghị rất thiết tha của chúng tôi. Xin hết.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Ông Lê Công Giàu: Tôi xin có ý kiến! Mấy hôm nay trong TP HCM cũng có một số cuộc họp, Câu lạc bộ Hưu trí, rồi vân vân … Một số anh em ngồi lại với nhau cũng có trao đổi về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Có một điều mà anh em đề nghị tôi rất là cấp bách đó là vấn đề kéo dài thời gian góp ý. Vì hiện nay quy định là 3 tháng mà “tháng giêng là tháng ăn chơi”, hết một tháng rồi. Mà ngay cái việc triển khai xuống cho đến tận tay người dân đến giờ này vẫn chưa có nhiều cái thông tin. Ngay Bản Dự thảo thì cũng chỉ mới đưa xuống một vài nơi. Cho nên tôi đề nghị cái này là … cái này là rất cấp bách: đề nghị gia hạn thời gian cho góp ý Hiến pháp, mà chúng tôi đề nghị, trong cái bản đề nghị chung này chúng tôi cũng đã có rồi đấy, rất nhiều anh em nhắc đi nhắc lại là nếu có dịp thì anh phải nói đề nghị Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp rồi trình ra cho cấp có thẩm quyền kéo dài cái này ra 1 năm thì mới đủ thời gian để anh em và dân chúng góp ý. Chứ đâu phải Hiến pháp là ai cũng có thể móc từ bụng ra nói được ngay mà phải trao đổi thảo luận và phải có thời gian để mà suy nghĩ, nghiên cứu. Thì tôi xin đề nghị là nhấn mạnh cái điểm thời gian là 3 tháng, mà trừ tháng tết là còn có 2 tháng rất là gấp. Không thể nào là một cái Hiến pháp mà có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa mới thay đổi mà lại chỉ có thể làm trong 2 tháng thì có lẽ đối với chúng ta ai cũng thấy cái điều đó nó quá cấp bách, rất là khó thực hiện. Và nếu như thế là sẽ làm qua loa, làm cho nó có hình thức thôi chứ không thể nào nó có chiều sâu được. Tôi xin hết.
7

Ông Phạm Duy Hiển: Tôi xin có một ý kiến, ngắn thôi. Chúng tôi ở đây cũng nhiều lần là cũng được các ban của Quốc hội mời đến để mà tham vấn về chuyện này chuyện khác, lần này thì không được mời nhưng mà chúng tôi tự động có cái ý kiến gửi. Tôi chỉ rất mong là làm thế nào những ý kiến này được phản hồi, mà tốt nhất là được phản hồi trong một cái cuộc ngồi lại giữa những người Sửa đổi Hiến pháp và những người lãnh đạo Quốc hội cùng đối thoại với chúng tôi để xem chúng tôi sai ở chỗ nào. Rất mong!
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi xin phát biểu thêm một ý kiến. Hôm nay chúng ta nói đến Hiến pháp mà Hiến pháp thì chúng ta biết được về mặt lý luận chúng ta xác định rõ, mà ngay Tư sản cũng đã xác định rõ là luật cơ bản. Vừa rồi tôi cũng đột nhiên được đọc một tác phẩm về Mác, chính ông Mác cũng nói: Hiến pháp là luật cơ bản … Cái chữ “cơ bản” của ông ấy rõ lắm. Nhưng mà hiểu như thế nào được đầy đủ các từ đó, rồi tính đến cái việc vận dụng vào xã hội ta như thế nào? Thì có một điều mà tôi băn khoăn như thế này:
Thật ra, nhân dân đã quan tâm đến Hiến pháp chưa? Bao nhiêu người quan tâm? Người nông dân ai nghĩ đến Hiến pháp? Cho nên làm thế nào những cái dịp như chúng ta tổ chức lấy ý kiến hiện nay phải là một cái cơ hội để làm thế nào để tuyên truyền thật rộng rãi đến những kiến thức rất là cơ bản nhưng cũng là tối thiểu có thể đến được đối với người nông dân. Không thì người dân vẫn cứ dửng dưng mà mình thấy hơi lo, hơi lo là vì cơ bản như thế mà mình xem thường thì tức là tai họa rồi. Thật ra đấy là một sự lãng phí rất lớn trong quá trình phát triển cái nền văn bản pháp luật, nền văn bản Hiến pháp. Đấy là một sự lãng phí rất lớn. Nhưng mà vì tình hình nó như thế cho nên chúng ta có vẻ như là chấp nhận nó và xem đó như là một việc bình thường trong sinh hoạt của chúng ta. Cho nên rõ ràng đó là một tai họa. Vì vậy những dịp như chúng ta đang thực hiện hiện nay, thì phải thấy rằng đây là một thời cơ, cơ hội rất lớn cho chúng ta và các cơ quan có trách nhiệm, mà tôi nghĩ rằng là chính Quốc hội của chúng ta chứ không phải ai khác, phải là cơ quan đi đầu trong việc như vậy. Vì vậy tôi thấy rằng là nếu mà Quốc hội chúng ta lại lặng lẽ như thế này như hiện nay ý thì thực ra cũng là đáng tiếc. Nên như thế là một sự lãng phí rất lớn vì loài người đã đi đến cái Hiến pháp hàng 2, 3 thế kỷ nay rồi. Thế mà bây giờ chúng ta cứ lẽo đẽo chạy theo mà chạy không kịp chứ không phải chạy đuổi. Thường thường anh đi sau phải nhanh hơn anh đi trước thì thực tế bây giờ chúng ta lại lẽo đẽo đi sau. Và vì vậy mà cái kiến thức Hiến pháp rất cơ bản đó, hết sức thiêng liêng đó, hết sức quý giá đó, hết sức giá trị đó lại thật ra treo lơ lửng, ai cũng nhìn thấy được nhưng không ai thấy nó phải làm gì cả.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Cho nên tôi nghĩ rằng là không biết làm thế nào đây, phải chăng vừa rồi như anh Trung nêu ý kiến, phải chăng là phải biến những cái dịp này tổ chức nhiều hội thảo và tìm ra những cái ý kiến nó mạnh mẽ đối với nhau, để tìm ra cái… Và tôi nghĩ rằng anh em phải nói rằng là phía Nam mạnh hơn ở chỗ này, vì miền Bắc chúng ta có một thời gian dài là theo Hiến pháp Sô viết, mà Hiến pháp Sô viết là Hiến pháp Stalin, mà Hiến pháp Stalin, Hiến pháp Lênin là nói chuyên chính thôi. Bây giờ thì không khí khác hẳn. Nói đến Hiến pháp thì không thể nói đến chuyên chính. Đương nhiên đó là công cụ quan trọng nhưng mà nó chủ yếu không phải để chuyên chính, để mà thay đổi xã hội, để mà phát triển xã hội. Nhưng mà bây giờ ý kiến ấy chúng ta nói được với nhau, thuyết phục không đơn giản. Cho nên … không biết là … Có anh Thông chủ trì thế này là may quá, cho nên nêu vấn đề này để rồi làm thế nào để  tri thức Hiến pháp, văn hóa Hiến pháp nó lan rộng trong nhân dân như là làn sóng. Tôi nghĩ là rằng là một thuận lợi rất cơ bản, nếu bỏ qua là một sự lãng phí, đáng trách và đáng phê phán. 
Ông Tương Lai: Tôi thì cũng có dịp theo dõi và biết được anh Thông cũng đã có phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, trên báo chí. Thế nó có một cái tình cờ thế này, ở trong đoàn hôm nay đi là có 3 người, trước hết là có anh Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, trưởng Ủy ban mà do Quốc hội và Bộ Khoa học công nghệ thành lập gọi là Ủy ban … gì nhỉ … duyệt về thảo luận Hiến pháp do anh Lộc làm trưởng ban (ông Lộc: cũ rồi) và anh Vũ Đức Khiển và tôi cũng có dịp được tham gia vào trong … Tôi nghĩ cách đây cũng 5 năm rồi anh Lộc ạ, và hôm ấy ông Lộc có một cái kết luận tôi nhớ mãi sau đó ông Nguyễn Khánh cũng là thành viên của Ban ấy cũng nhấn mạnh là các anh lưu ý ý anh Lộc là cái đề tài mà Bộ Khoa học công nghệ trao hồi ấy cho cái viện của anh Đường, sau này là anh Thảo phụ trách đấy, là lập một cái đề tài cấp nhà nước về sửa đổi Hiến pháp. Mà phải thành đề tài cấp nhà nước và làm trong mấy năm, một cái chi phí khá lớn, cái số tiền bỏ ra khá lớn nhưng mà vấn đề là làm thế nào để qua cái này nâng cao hiểu biết về pháp luật, về dân trí. Bởi vì muốn nói thực thi dân chủ mà dân, trình độ dân không am hiểu về luật pháp, không có tinh thần thượng tôn luật pháp thì rất khó để mà thực thi dân chủ.
Từ bấy đến nay thì vô hình chung hôm nay cả 3 thành viên đó có mặt trong đoàn đến đây để mà đưa cái kiến nghị ra. Thì chúng tôi nghĩ như thế này, tại sao chúng tôi làm cái việc kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và trong một thời gian vắn tập trung cao độ trí tuệ của một nhóm người. Bên cạnh cái kiến nghị là đưa ra một cái dự thảo Hiến pháp mới dựa trên những cái thành tựu mà như là anh Lộc đã trình bày, vượt qua cái thời kỳ, cái tư duy của Stalinit, Maoit về chuyên chính vô sản. Và đã gọi là chuyên chính vô sản thì không thể có một cái Hiến pháp là công cụ của dân để mà kiểm soát nhà nước.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Thực chất Hiến pháp là Bộ luật cơ bản để mà ai kiểm soát ai, là dân kiểm sát cái quyền lực, để dân trao quyền mà không bị mất quyền. Đó là cái bi kịch lớn nhất của loài người từ xưa đến nay mà đến bây giờ vẫn chưa vượt qua được. Nhưng mà dù sao những thành tựu của văn minh nó cũng đã bước những cái bước tiến để nó đạt tới cái chỗ là dân qua công cụ của pháp luật mà trước hết là qua Hiến pháp – cái đạo luật cơ bản mà anh Nguyễn Đình Lộc vừa nói để mà kiểm soát quyền lực của nhà nước, để nhà nước không phải muốn làm gì thì làm mà nhà nước chỉ làm được những cái việc mà luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả những việc gì mà luật pháp không cấm. Và như vậy thì không thể có khái niệm về chuyên chính vô sản được, cho nên cái đó phải loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của đất nước thì mới có thể bàn tới chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái tư duy ấy, chừng ấy không thể có Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn vặt đều trở nên vô nghĩa. Cái tinh thần ấy chính là tinh thần chúng tôi đưa ra trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Và đó cũng là tinh thần mà trí tuệ dồn vào để đưa ra như là một tài liệu tham khảo về Hiến pháp sắp tới của một nước Việt Nam dân chủ.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để giành được độc lập, nhưng mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì. Điều này thì nó trở thành câu nói cửa miệng của mọi người rồi. Nhưng mà trên thực tế chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do. Trên thực tế cho đến hiện nay là nông dân, bà con Dương Nội vẫn đang ngồi biểu tình và trên những cái video mà phi chính thức đó, ngoài luồng đó thì vẫn thấy là dân… Mặc dầu là trong những cái diễn văn thì chưa bao giờ những cái từ “vì dân”, “phục vụ dân”, “gần dân” nó lại nhiều như bây giờ. Và dân nói là gần dân, phục vụ dân và đừng thụi dân như người ta đang thụi dân trên, ngay cả vấn đề đối với bà con Dương Nội, bà con Văn Giang. Cho nên cái Hiến pháp này tôi đề nghị, nhân ở đây thì đề nghị là các vị ở trong cái … tiếp nhận ý kiến sửa đổi Hiến pháp làm sao để lắng nghe cho được cái tiếng nói của dân. Và trong tiếng nói của dân thì có tiếng nói của cái nhóm trí thức mà chúng tôi đã kiến nghị, thì chúng tôi xin có ý kiến thêm là như vậy.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Ông Nguyễn Đình Lộc: Thôi như thế có lẽ cũng là … Mở đầu tôi nghĩ cũng là tốt rồi. Mong có thể được gặp lại. Và thay mặt cho các đồng chí anh em ở đây xin được cám ơn đồng chí Thông và tất cả anh em ở Ủy ban đã giành thời gian ưu tiên cho chúng tôi trong những ngày bận rộn này của các anh để tiếp chúng tôi, tuy cũng không được dài lắm nhưng cũng đậm đà rồi đấy. Tin xin chia tay, cám ơn. 
Ông Lê Minh Thông: Một lần nữa tôi xin thay mặt cho Ban biên tập chúng tôi xin cám ơn các bác đã bố trí thời gian đến trực tiếp gặp Ban biên tập và chúng tôi sẽ chuyển Kiến nghị của các bác đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét các Kiến nghị của các bác. Tết Nguyên đán sắp tới, xin thay mặt Ban biên tập chúc sức khỏe các bác, chúc cho một Năm mới các bác và gia đình dồi dào sức khỏe và đón Mùa Xuân hết sức an lành. Xin tạm biệt các bác. (Vỗ tay).
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Ông Nguyễn Đình Lộc bắt tay ông Lê Minh Thông

Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)
Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng 2/2013. Cuốn sách có tựa đề: “ Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc” (Les Franc-maçons au Vietnam), (The Story of freemasons in Vietnam).

Tác giả cuốn sách này là tiến sĩ văn chương Trần Thu Dung, hiện sống tại Paris. Cuốn sách được phát hành bởi một nhà xuất bản vừa mới ra đời tại Paris, đó là Nhà xuất bản SÁNG.

Tiến sĩ Trần Thu Dung từng là tác giả của công trình nghiên cứu “Đạo Cao Đài và Victor Hugo”, đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa đối chiếu và nhà thơ. Để viết cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam, bà Trần Thu Dung đã bỏ nhiều năm để tra cứu các tài liệu quý hiếm của các Hội Tam Điểm và của nhiều thư viện Pháp, cũng như phỏng vấn một số người có liên quan.

Như lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, chủ tịch Hội Interface Francophone Paris và cũng là giám đốc Nhà xuất bản SÁNG, những thành viên người Việt đầu tiên của Hội Tam Điểm đã biết “ vượt qua nhiều khó khăn của hoàn cảnh, kiên nhẫn và tương kế tựu kế, tích cực tham gia vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc và phong trào giành độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân và đất nước”, trung thành với những giá trị của Hội Tam Điểm : tự do, bình đẳng, tình huynh đệ bác ái, bốn biển đều là anh em.

Cũng xin nói thêm là tác giả Trần Thu Dung đã muốn cuốn sách của bà được xuất bản ở Việt Nam, nhưng cho tới nay vẫn không được cấp giấy phép. Nhân dịp cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam sắp ra mắt độc giả, RFI Việt ngữ đã phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung.
.
RFI : Xin chào tiến sĩ Trần Thu Dung, trước hết xin bà nói sơ sơ lược vài nét về lịch sử của Hội Tam Điểm nói chung và Hội Tam Điểm Pháp ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Hội Tam Điểm mang tính chất huyền bí, nên nhiều chi tiết nguồn gốc cũng mang tính huyền thoại. Hội xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ, Giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người kiến trúc xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ luôn được nhà vua và Giáo hội ân sủng cho hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng lấy tên những người thợ xây tự do ( tiếng Pháp là Franc Maçonnerie). Sau này hội mở rộng thu nạp những người xuất sắc trên mọi lĩnh vực.

Tam Điểm là cách gọi sáng tạo thông minh của người Việt dựa trên ba dấu chấm trong các văn bản chữ ký của các bậc đại sư. Ba chấm thể hiện ba góc hình tam giác tượng trưng sự hoàn hảo -có nghĩa là ba cấp bậc (Tập sự - Thợ - Thầy), cả ba đều đóng vai trò chủ thể như nhau trong việc tạo dựng thế giới và ba tiêu chí “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Tất cả mọi cấp bậc đều bình đẳng dù ở góc độ nào. Cách dịch Tam Điểm vừa mang tính chất huyền bí vừa mang đúng ý nghĩa của hội.

Tự do, công bằng, huynh đệ bác ái là khát vọng muôn thuở của con người, trở thành ba nguyên tắc chính của hội và trong hiến pháp của nước Pháp. Ba điểm chính là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Hội trở thành một hội triết lý và bác ái.

Các biểu tượng phong phú và đa dạng như mắt, ê ke, thước thợ, compas, kim tự tháp của hội dựa trên chân lý ham muốn hiểu biết. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng cho chính bản thân mình ra khỏi sự lệ thuộc. Nhiều người nhầm lẫn, đồng hóa Tam Điểm với tôn giáo. Tam Điểm không phải tôn giáo, cũng không phải là một đảng phái.

Thành viên của hội Tam Điểm được quyền tham gia bất kỳ tôn giáo nào và sinh hoạt bất kỳ ở tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp vì quan điểm của hội là tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân. Song hội là một hội kín không mở rộng cửa như các nhà thờ nên nhiều người nghĩ nhầm là một hình thức giáo phái.
Hiện nay hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người theo hội trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực. Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là thành viên của hội như Washington, Lincoln, Churchill, Allende, Napoléon; Voltaire, Montesquieu, Kipling, Pouskin, …; Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội.

RFI : Vậy thì Hội Tam Điểm Pháp đã đến Việt Nam như thế nào và đã có tác động ra sao trong chính sách khai hóa thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Việc thành lập chi hội trực thuộc ở Đông Dương là sự thiết yếu để các thành viên Tam Điểm có điều kiện sinh hoạt tiếp tục và phát triển hội viên mới. Hội gắn liền với thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các thuộc địa. Nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của hội ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực.

Hội gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân. Do đó chính sách khai hóa thuộc địa của hội chính là chính sách của chính quyền thuộc địa. Nhân danh đi khai sáng văn minh, và nhân danh nước Pháp« tự do, bình đẳng, bác ái », ở Việt Nam, họ đã đóng góp trong việc mở các trường học, xóa bỏ kỳ thi kiểu ảnh hưởng Tàu, báo chí, nhà in, kiến trúc, xây dựng, phát triển chữ quốc ngữ, ...

Tất nhiên các thành viên Tam Điểm Pháp không bao giờ quên quyền lợi của họ khi đến khai phá thuộc địa (như các đồn điền cà phê, cao su, nhà máy xi măng, thuế, thuốc phiện, rượu... đã đem lại cho nước Pháp và cho chính họ một lợi nhuận đáng kể).

RFI : Ai là các nhân vật nổi tiếng trong số những thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội Tam Điểm ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Có thể nói họ đều là những người xuất sắc thành công trong xã hội trong nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, tôn giáo như Nguyễn Văn Vĩnh, Vua Duy Tân, Nguyễn Ái Quốc, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Mịnh Giám, ... Một phần lớn được kết nạp tại Pháp khi du học.

Trường hợp đặc biệt nhất thể hiện tài năng xuất chúng là Nguyễn Văn Vĩnh, ông xuất thân từ nhà nghèo, không đi du học Pháp, chỉ được mời sang triển lãm hội chợ Đông Dương (1908), ông được mời ở lại thêm hơn hai tháng nhằm mục đich kết nạp ông vào hội Tam Điểm, vượt qua một số quy chế ngặt nghèo của hội và những rào ngăn cản ở Đông Dương khi kết nạp người bản xứ. Lúc đó hội chưa kết nạp người Việt Nam tại bản địa.

RFI : Ông Nguyễn Ái Quốc tại sao được vào hội Tam Điểm, và sau đó ông lại theo Cộng sản ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào hội Tam Điểm, vì ông Nguyễn Ái Quốc lúc đó là quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường... những người sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng « giải phóng thuộc địa », lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau.

Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các huynh đệ thành viên TĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. NAQ nhận thấy hội TĐ là một tổ chức mang tư tưởng tiến bộ và có tinh thần bác ái huynh đệ, nên NAQ xin tham gia năm 1922.
Nhưng Tình huynh đệ bác ái thực sự không thể có được giữa người bị áp bức, và người áp bức, giữa người đi thực dân và người bị đô hộ, nên năm 1923, với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã sang Nga tìm hiểu về Cộng sản khi ông thấy cách mạng Nga thành công rực rỡ vào năm 1917.

Qua Nga, NAQ đã nhận thấy chỉ có con đường CS mới giải quyết được vấn đề giải phóng thuộc địa. Đảng CS mới thu hút mọi tầng lớp xã hội. Giải phóng thuộc địa là phải giải phóng toàn bộ những người bị áp bức. Trong khi hội Tam Điểm chỉ kết nạp những thành viên xuất sắc của xã hội.

Do đó, NAQ với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã chọn con đường Cộng sản. Giải phóng thuộc địa, giành độc lập là khát vọng chung của cả dân tộc. Nhiều trí thức công chức Việt Nam thời đó cùng chung khát vọng đã lên rừng tham gia Việt Minh kháng chiến giành độc lập trong đó có một số thành viên Tam Điểm như Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Minh Giám...

RFI : Các thành viên Việt Nam Hội Tam Điểm đã có những đóng góp gì vào công cuộc bảo tồn văn hóa và giải phóng thuộc địa?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, họ đã dám vượt lên trên được ý thức tư tưởng hệ ngoại lai, tham gia hội với khát vọng mở mang dân trí và giải phóng thuộc địa. Đó là một trong những mưu kế để bảo tồn dân tộc. Khi những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bị Pháp vô hiệu hóa bắt giam và Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực bị giết, họ đã ý thức được phải vào hội và nhân danh « Bình đẳng, tự do, huynh đệ bác ái,» đòi độc lập khi VN chưa đủ khả năng về quân sự, nếu chống lại, nổi loạn đất nước sẽ bị diệt vong xóa sổ như Inca.

Đóng góp đầu tiên của những thành viên VN TĐ chủ yếu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc qua báo chí, mở trường. Văn hóa và ngôn ngữ dân tộc chính là một vũ khí để giành độc lập. Phạm Quỳnh nói một câu nổi tiếng« Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn là nước ta còn ».

Họ đã mở mang dân trí bằng con đường dịch các tác phẩm mang tư tưởng tự do, nhân đạo, dân chủ đặc biệt thời kỳ ánh sángcủa Pháp ra tiếng Việt, giới thiệu, dịch một số tác phẩm VN ra chữ quốc ngữ, và tiếng Pháp.

Với tinh thần ái quốc, họ lập đảng, lập hội, lập đạo để thu hút mọi tầng lớp tham gia. Qua báo chí, họ khơi dậy tinh thần ái quốc và thổi luồng tư tưởng đòi tự do độc lập. Tên các tờ báo mà họ làm chủ bút, hoặc phụ trách thể hiện tinh thần ái quốc và khát khao giành độc lập : Tiếng vọng An Nam, Đông Dương hành động ,Việt Nam hồn, Phục quốc, An Nam Mới. Tương lai Bắc kỳ. Đuốc nhà Nam, Phục sinh,...

Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ. Dựa trên tình huynh đệ bác ái, tự do bình đẳng, họ đã lập Đảng, lập hội như Đảng Lập hiến, Đảng Lao động, - Đảng Việt Nam Độc lập.- Hội hỗ trợ những người Đông Dương - Hội Khai trí Tiến Đức, ..

Một số thành viên chọn con đường hòa bình khác bằng cách lập đạo. Đạo CĐ thu hút nhiều trí thức và 2 triệu tín đồ, tồn tại đến tận ngày nay vì lý tưởng cao đẹp "Hòa hợp tôn giáo, hòa hợp Đông Tây, hòa hợp mọi dân tộc". Ngô Văn Chiêu sáng lập viên đầu tiên của đạo Cao Đài và Lê Văn Trung giữ chức Giáo tông đều là thành viên TĐ. Nói chung họ tham gia các hoạt động chính trị với tinh thần ái quốc. Một số đã tham gia Việt minh giành độc lập.

RFI : Để viết công trình nghiên cứu này, bà đã thu thập tài liệu, chứng cứ từ những nguồn nào ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Tài liệu thu thập rất đa dạng. Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của hội Tam Điểm tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.

Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật.

Khó khăn thứ hai, khi phỏng vấn và xin tài liệu. Một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Có chức sắc Cao Đài rất nhiệt tình giúp nhưng bảo tôi hãy thề « không nói xấu đạo », tôi đã hứa « tôi chỉ viết đúng như tài liệu và sẽ kiểm chứng ở mức độ văn bản cho phép».

Tất nhiên, trong quá trình đó, có thể có sai sót, tôi mong tất cả bạn đọc, gia đình con cháu họ hãy giúp tôi hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách.

RFI : Khi cho phát hành cuốn sách này, mong muốn của bà là gì ?

Tiến sĩ Trần Thu Dung : Cuốn sách mang hai thông điệp : Hãy nhìn lại khái niệm yêu nước. Thánh Gióng nằm yên câm không đồng nghĩa là Gióng không yêu nước. Sự im lặng thể hiện khát vọng hòa bình với các nước láng giềng, với kẻ thù.

Thỏa hiệp không đồng nghĩa là chấp nhận, là đầu hàng và không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép, sức yếu buộc một số người phải im lặng, hoặc phải thỏa hiệp đề cứu dân bằng cách giáo dục dân trí và đòi tự trị bằng con đường không bạo động.

Thời kỳ Pháp thuộc, nhiều trí thức Việt Nam như thánh Gióng, đã thức tỉnh. Lòng ái quốc tiềm ẩn trỗi dậy thể hiện rất đa dạng và phong phú. Ông cha chúng ta đã thông minh tương kế tựu kế, hợp nhau lại để giành độc lập. Chúng ta theo gương ông cha phải giữ lấy độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Dù theo đảng nào, tư tưởng nào, Việt Nam nghèo, hay bị mất nước, là người Việt Nam chúng ta đều xấu hổ. Hãy xóa bỏ hận thù, vì lợi ích dân tộc, người Việt Nam hãy liên minh để bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam tự cường và hạnh phúc như khát vọng của ông cha và khát vọng chung của toàn người Việt Nam trên quả địa cầu. Chiến tranh không ai ca ngợi, không ai muốn tham gia, nhưng cuộc chiến tranh bảo vệ nước, giành độc lập dưới mọi hình thức đều đáng khâm phục và xứng đáng ca ngợi.

Thông điệp thứ hai mong người Việt Nam dù ở đâu trên trái đất theo gương ông cha luôn ý thức bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Đó là một vũ khí để bảo vệ tổ quốc bằng con đường hòa bình và cao sang. Hiện nay tiếng Việt mà ông cha chúng ta bao công sức bảo tồn cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới có xu hướng bị tiếng Anh áp đảo.

Các chương trình phát trên vô tuyến Việt Nam xen rất nhiều tiếng Anh, trong khi tiếng Việt rất phong phú để diễn đạt. Hòa đồng cùng thế giới không có nghĩa xóa bỏ ngôn ngữ dân tộc. Thế giới đa sắc màu, như hoa đa sắc. Bản sắc dân tộc sẽ làm phong phú sự đa dạng trên thế giới và một hình thức bảo vệ độc lập.
Nhân đây, tôi xin trân trọng cám ơn Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, hiệp hội Interface Paris, nhà xuất bản « Sáng » với mục đích vì phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và nâng cao dân trí đặc biệt ở Việt Nam, vì một lý tưởng cao đẹp « thế giới huynh đệ bác ái » đã nhiệt tình ủng hộ cho cuốn sách ra đời, và cám ơn đài RFI đã giúp giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Trần Thu Dung.
Thanh Phương (RFI)

Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á

Lãnh đạo Tập Cận Bình chia buồn với hoàng hậu Monineath, vợ của quốc vương Norodom Sihanouk (REUTERS)
Lãnh đạo Tập Cận Bình chia buồn với hoàng hậu Monineath, vợ của quốc vương Norodom Sihanouk (REUTERS)

Nhân tang lễ của cố quốc vương Sihanouk, hai tờ La Croix và Le Figaro quan tâm đến tình hình Cam Bốt. Đáng chú ý nhất là nhận định của Le Figaro về sự kiện : "Cam Bốt, đầu cầu của Trung Quốc tại châu Á », tựa bài báo của đặc phái viên Arnaud de la Grange tại Phnom Penh.

Nhận xét đầu tiên của Le Figaro là Cam Bốt ngày nay, cũng như cố quốc vương Sihanouk của đất nước này, đã trở nên người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á. Việc xích lại gần nhau này đã thúc đẩy kinh tế Cam Bốt, nhưng không mấy được các nước láng giềng ưa thích.

Tác giả bài viết trở lại thời điểm lúc tin quốc vương Sihanouk qua đời vào tháng 10 năm ngoái. Khi ấy, Bắc Kinh đã treo cờ rũ ở quãng trường Thiên An Môn, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã thay đổi chương trình, phát trực tiếp cảnh đoàn xe tang đi qua các đuờng phố với ghi nhận : « Một người bạn lớn » của Trung Quốc đã ra đi.

Ông Đới Bỉnh Quốc, người thiết kế chủ chốt chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đã tiễn đưa thi hài vị "vua cha" đến tận Phnom Penh. Sau đó không lâu, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thông báo tặng 500.000 đô la cho việc tổ chức tang lễ.

Theo Le Figaro, Bắc Kinh muốn cho thấy rằng Cam Bốt và Trung Quốc là hai người bạn chí cốt, vương quốc bé nhỏ này là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, một khu vực nơi mà Bắc Kinh không còn bao nhiêu bạn bè.
Về phiá Cam Bốt, tình bạn này được thấy rõ từ thành thị cho đến nông thôn, tại những xưởng vải sợi với hàng ngàn công nhân ở ngoại ô Phnom Penh, với các hàng chữ tiếng Hoa đập mắt trên các tấm vách bằng tôn, hay là qua những con đường tráng nhựa mà Trung Quốc xây dựng, đi vào tận các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Bài báo nhắc lại khối lượng đầu tư to lớn chưa từng thấy mà cường quốc phương Bắc đổ vào Cam Bốt - 11 tỷ đô la - để xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép. Theo giới chuyên gia, Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng.

Cam Bốt : « Sân sau » của Trung Quốc

Theo ông Chheang Vannarith, giám đốc viện Cam Bốt vì Hợp tác và Hoà bình (Cambodian Institute for Cooperation and Peace), đây là một quan hệ song phương độc nhất vô nhị, nhắm vào một đất nước được Trung Quốc xem là sân sau của họ : « Ảnh hưởng Trung Quốc tại đây lớn lên một cách đáng kể, đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.

Le Figaro ghi nhận : Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cam Bốt không chỉ được thấy trên mặt kinh tế, mà cả trên mặt văn hóa. Tiếng Hoa hiện là ngoại ngữ chiếm vị trí thứ hai ở Cam Bốt sau tiếng Anh, còn các chương trình truyền hình, trên 70 kênh mà người Cam Bốt có thể xem, có đến 50 kênh nói tiếng Hoa.

Theo bài báo, tại Cam Bốt Trung Quốc có lợi thế là cộng đồng người Hoa rất quan trọng - khoảng 700.000 người Cam Bốt gốc Hoa, tức là khoảng 5% dân số - và họ nắm giữ 80% hoạt động kinh tế xứ chùa Tháp.

Tác giả bài báo nhìn thấy là Bắc Kinh – dựa vào Cam Bốt - đã giành được những thắng lợi ngoại giao rất quan trọng mà người ta không ngờ nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng của Cam Bốt. Đó là đã phá vỡ được sự đồng thuận của ASEAN trên vấn đề Biển Đông. Đây là một thắng lợi lớn của Trung Quốc vốn có lôgíc có thể gọi là « chia để chiếm ». Nhiều nhà quan sát, theo bài báo, đã lo ngại là sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN tác hại đến an ninh khu vực.

Nhưng không phải chỉ mới bây giờ, Le Figaro nhắc lại quan hệ Cam Bốt -Trung Quốc thiết lập vào năm 1958. Ngay từ lúc ấy, Bắc Kinh đã luôn luôn bảo vệ được ảnh hưởng của mình tại Cam Bốt bằng cách ủng hộ các tác nhân trên chính trường Cam Bốt : ông Sihanouk vào thập niên 1960, Khờ Me Đỏ trong thập niên 1970, rồi đến Hun Sen sau đó, nhất là vào năm 1997, khi tình bạn Bắc Kinh -Hun Sen chuyển qua một khúc quanh mới.

Vào năm đó, theo bài báo, Bắc Kinh không một chút do dự, đã ủng hộ Hun Sen lên nắm toàn quyền tại Cam Bốt sau một cuộc ‘đảo chính’ nhỏ.

Các năm tháng trăng mật giữa Bắc Kinh và Phnom Penh sẽ còn tiếp diễn. Le Figaro ghi nhận : Để đánh dấu 55 năm bang giao, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã quyết định chọn năm 2013 này là năm hữu nghị Cam Bốt-Trung Quốc.

Ngoài Le Figaro, tình hình Cam Bốt cũng được nhật báo Công giáo La Croix chú ý với bài phân tích về thể chế chính trị mà theo tờ báo, chỉ là một chế độ « quân chủ bề ngoài », tựa bài báo trang quốc tế. La Croix giải thích : Quốc vương Cam Bốt hoàn toàn không có bất kỳ quyền hạn gì.

François Hollande trong tư thế vị tướng cầm quân tại Mali

Về chuyến ghé thăm Mali cuối tuần qua của Tổng thống Pháp François Hollande, chủ đề chính các tờ báo Pháp hôm nay, Le Monde đã đăng trên trang nhất ảnh màu cho thấy cảnh người dân thành phố Tombouctou vừa được giải phóng, nhảy múa để « đón mừng sự tự do vừa được giành lại ».

Libération thì đã thốt lên : « Hãy tiến bước ». Theo tờ báo, mọi người không nên phá hỏng niềm vui của ông Hollande vào lúc này... Đối với Libération, « Papa François Hollande có quyền tận hưởng chiến thắng của Pháp giữa các đám đông đầy nhiệt tình (ở Mali) ; tại Pháp, ít khi ông được đám đông thể hiện lòng ái mộ như vậy. »

Trong lúc đó, Le Figaro đăng ảnh tổng thống Pháp, với hàng tít « Hollande tận hưởng chiến thắng của Pháp ở Bamako ». Ngay bên cạnh bức ảnh, Le Figaro đã trích lời phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong dòng tít lớn : « Hoa Kỳ hỗ trợ Pháp ở Mali, không một chút ngần ngại », và cho biết là Phó Tổng thống Mỹ sẽ được nghênh tiếp tại điện Elysée vào hôm nay.

Trong bài phỏng vấn được Le Figaro trích đăng, đương kim Phó tổng thống Mỹ xác định : « Lịch sử của hai nước chúng ta luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Pháp quốc là đồng minh lâu đời nhất của chúng tôi, và tôi đến thăm Pháp ngày hôm nay bởi vì số phận và lợi ích của chúng ta hòa quyện sâu sắc với nhau. Từ Afghanistan cho tới Libya, từ Iran qua Mali, từ vấn đề kinh tế toàn cầu đến biến đổi khí hậu, Hoa Kỳ luôn luôn cùng với Pháp đối phó với những thách thức của thời đại chúng ta (...)

Riêng về Mali, ông Joe Biden khẳng định : « Chúng tôi không hề do dự. Chúng tôi chia sẻ các mục tiêu của cộng đồng quốc tế, quyết tâm không để cho những kẻ khủng bố thánh lập bất kỳ một thánh địa nào, và khôi phục lại chính quyền dân chủ ở Mali. »

Trong bài báo về tình hình Mali, Le Figaro tuy nhiên đã có một đánh giá chung tương tự như điều đã được tờ Le Monde nêu bật trong tựa đề bài xã luận trang nhất : « Hollande ở Mali : Cái khó khăn nhất đang chờ trước mắt ». Báo La Croix cũng gợi lên vấn đề này qua hàng tựa lớn : « Những mặt trận mới trong cuộc chiến ở Mali ».

Nhật Bản : Tân thủ tướng Abe bớt "dân tộc chủ nghĩa"

Trở lại tình hình châu Á, Le Monde chú ý đến Nhật Bản với ý muốn sửa đổi Hiến Pháp của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bài báo tựa đề : « Nhật Bản : Hướng tới một cuộc sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa », Le Monde nhìn thấy sự thận trọng của thủ tướng Abe, được xem là diều hâu, và thuộc dòng dõi những người nặng tâm lý dân tộc chủ nghiã.

Ông Abe đã nêu lên tình hình nguy hiểm trong khu vực - tranh chấp biển đảo, sự tăng cường quân sự của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, bên cạnh nguy cơ khủng bố - để giải thích sự cần thiết phải sửa đổi Hiến Pháp mà theo điều 9, nhân dân Nhật từ bỏ chiến tranh, và không có quân đội thực thụ.

Tuy nhiên Le Monde nhận thấy qua một loạt sự kiện, là thủ tướng Abe đã uyển chuyển hơn, khác xa với lập luận dân tộc chủ nghiã mà ông đã đưa ra trong cuộc vận động tranh cử.

Le Monde nêu lên một số ví dụ như về vai trò của Nhật trong chiến tranh. Hôm thứ Sáu tuần trước, ông Abe cho biết sẽ có thông cáo mới vào năm 2015, kỷ niệm lần thứ 70 chiến tranh kết thúc. Ông cũng không quên nhắc lại là chính phủ ông chia sẻ quan điểm của nhũng chính phủ tiền nhiệm, trên việc « Nhật đã gây đau khổ cho dân chúng nhiều quốc gia, nhất là ở Châu Á ».

Theo Le Monde khi được hỏi về Hiến pháp Nhật, Thủ tướng Abe đã tỏ ra dè dặt. Tuy vẫn muốn sửa đổi Hiến Pháp năm 1947, nhưng tờ báo nhận thấy ông Abe đã ý thức về tác động mà việc sửa đổi này có thế gây ra ở Nhật Bản cũng như ở các nước láng giềng.

Bài báo nhắc lại một sự kiện khác chứng minh cho nhận định trên : Trong bài diễn văn về chính sách của ông cuối tháng giêng (28/01), cho dù đã quyết định tăng nhẹ ngân sách Quốc phòng, và cho thành lập một lực lượng đặc trách bảo vệ các đảo Senkaku/Điếu ngư, ông Abe chủ yếu tập trung trên vấn đề kinh tế, mối quan tâm hàng đầu của người Nhật.

Vả lại theo Le Monde trong tháng giêng, thủ tướng Nhật cũng đã phái người sang Bắc Kinh và Seoul để tìm cách sưởi ấm quan hệ với hai láng giềng này.

Chính quyền Anh cũng muốn giành phiếu của dân nhập cư

Trên bình diện chính trị, báo kinh tế Les Echos, hôm nay liếc mắt sang Anh Quốc, nơi cánh hữu đang chiêu dụ phiếu bầu từ các cộng đồng thiểu số. Theo tờ báo, đảng Bảo thủ Anh đã nhận ra một điều là họ đã không thu hút những người cộng đồng nước ngoài, da màu. Đảng này đã thấy đây là vấn đề then chốt cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2015, do đó ngay từ bây giờ phải tìm cách giải quyết.

Đối với tác giả bài báo, cánh hữu ở Anh đang lo ngại sẽ bị tình cảnh như cánh hữu tại Mỹ : nếu không chinh phục được cộng đồng thiểu số, giành được phiếu của các tầng lớp này, thì sự sống còn của cánh bảo thủ sẽ bị đe doạ.

Les Echos cho là nếu đúng như tờ Times đã nêu, thì chính Andrew Cooper, cố vấn về chiến lược của thủ tướng Anh David Cameron, vừa qua đã chứng minh cho các bộ trưởng là tình hinh rất cấp bách : 37% người da trắng đã bỏ phiếu cho cánh hữu vào năm 2010, còn tỷ lệ người da màu chỉ là 16%. Đây là vấn đề cần giải quyết trước cuộc bỏ phiếu dự kiến năm 2015.

Nhìn vào thành phần xã hội Anh, Les Echos thấy là người da trắng chiếm 86%. Còn lại là cộng đồng thiểu số, đứng đầu là người châu Á chiếm 7,5%, người da đen châu phi và Caribê, 3,3%, các cộng đồng khác 3,2%. Cho nên lá phiếu cộng đồng có thể làm nghiêng cán cân tại hơn một nửa trong số 80 đơn vị bầu cử được coi là chưa nghiêng hẳn về bên nào.

Nhưng theo Les Echos, vấn đề không phải chỉ là trước mắt, mà còn về lâu về dài nữa vì tỷ lệ người da trắng đang tuột giảm dần. Tại Luân Đôn chẳng hạn, những người Anh da trắng, theo số liệu năm 2011, không còn là đa số nữa. Còn nhìn chung toàn nước Anh, nếu năm 1991, họ là 94%, thì năm 2011, họ đã giảm xuống còn 86%.

Theo một nhà chính trị học, Anthony Wells, đảng bảo thủ Anh không được người da đen, người châu Á theo đạo Hồi ưa thích. Đối với người Ấn và người Sikhs thì đỡ hơn. Trong khi đó Công Đảng Anh (tức đảng Lao Động) từng bị ghét bỏ sau cuộc chiến Irak, nhất là trong cộng đồng người Hồi giáo, nay đã bắt đầu vươn lên. Trong kỳ bầu cử vừa qua thì họ giành được 2/3 phiếu từ các cộng đồng thiểu số.

Cho nên Thủ tướng Cameron đã giải thích với nội các của ông rằng đây là vấn đề tối quan trọng.

Theo Les Echos khó khăn đối với đảng cánh hữu là vấn đề hình ảnh như một bản nghiên cứu cho thấy : Họ bị xem là đảng người da trắng, phục vụ quyền lợi của người da trắng. Những phát biểu kỳ thị của một dân biểu Enoch Powell năm 1968 vẫn còn in đậm trong trí nhớ.

Nhưng les Echos nhận thấy có một nghịch lý như giải thích của ông Anthony Wells : Không phải là chính sách của đảng Bảo thủ khiến họ bị ghét bỏ - thậm chí nhiều người trong cộng đồng còn tán đồng chính sách khắt khe về nhập cư của chính phủ - mà chính các lập luận của đảng này bị cảm nhận như là kỳ thị chủng tộc.

Mai Vân (RFI)

Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm

Khói mù tràn phủ xa lộ Bắc Kinh : tầm nhìn của người lái xe bị giới hạn trong 50 thước (REUTERS /Jason Lee)
Khói mù tràn phủ xa lộ Bắc Kinh : tầm nhìn của người lái xe bị giới hạn trong 50 thước (REUTERS /Jason Lee)

Từ hai tuần nay, Bắc kinh và các tỉnh miền bắc Trung Quốc bị khói mù bao phủ mà thực chất là hạt bụi cực nhỏ do các nhà máy ô nhiễm thải ra với nồng độ gấp ba lần mức độ nguy hiểm. Giao thông trên không, trên bộ bị xáo trộn nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại cho sức khỏe con người.

Qua mạng internet, công luận bày tỏ phẫn nộ về một chính sách tăng trưởng kinh tế vô trách nhiệm. Giáo sư Chung Nam Sơn, đứng đầu Viện nghiên cứu bệnh phổi Trung Quốc tại Quảng Châu báo động một cách bi quan : « chúng ta có thể điều trị các bệnh truyền nhiễm nhưng không thể thoát ra khỏi khói mù ».

Lời tuyên bố bất lực của chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về dịch viêm phổi cấp tính SARS , phát xuất từ Trung Quốc và cuối năm 2002 và gây tử vong cho 774 nạn nhân được đưa ra vào lúc Bắc Kinh và nhiều tỉnh phía bắc chìm trong khói mù, từ trung tuần tháng giêng.

Vào thời điểm dịch viêm phổi cấp tính SARS lan nhiẫm, mọi thông tin đều bị chính quyền Trung Quốc che giấu. Lần này, truyền thông Trung Quốc quảng bá rộng rãi nhận định báo động nạn ô nhiễm không khí của giáo sư Chung Nam Sơn, cho thấy : một là mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không thể che giấu được, hai là phản ứng bất bình của người dân Trung Quốc đối với chính sách chạy theo tỷ số tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả cho môi trường và con người.

Từ giữa tháng giêng , nhiều ngày bụi mù với nồng độ từ 340 đến 360 microgram bao phủ Bắc Kinh và nhiều thành phố phía bắc tức là cao hơn gấp 4 lần mức độ ô nhiễm được xem là nghiêm trọng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo một nhật báo ở Bắc Kinh, hơn 50% trẻ em nhập viện trong thời gian này là do vấn đề hô hấp. Giới bác sĩ tại thủ đô đặt tên triệu chứng này là « bệnh ho Bắc Kinh ». Chính quyền thành phố bất lực kêu gọi dân chúng « tránh ra ngoài đường » và « không nên mở cửa sổ » nếu không cấn thiết.

Thất vọng vì chính quyền chỉ phản ứng thụ động ban hành biện pháp cho có lệ, người dân Trung Quốc phê phán bằng những lời nghiêm khắc nhất : mở cửa sổ, tôi chết ngạt vì bụi mù, đóng cửa tôi chịu đựng hóa chất độc hại formaldehyde. Phải chăng đây là cái giá phải trả cho chỉ số tăng trưởng GDP ?

Đây không phải là một phản ứng bất bình phóng đại. Theo chuyên gia bệnh SARS Chung Nam Sơn thì trong trường hợp bệnh truyền nhiễm viêm phổi cấp tính thì mỗi cá nhân có thể tránh được siêu vi bằng các biện pháp như tránh tiếp xúc với bệnh nhân, tránh đến nơi công cộng… nhưng làm cách nào tránh ô nhiễm công nghệ, ngoài đường phố, hay bên trong nhà nơi nào cũng có ?

Nếu ô nhiễm nguồn nước tác hại trực tiếp đến sức khỏe dân nông thôn thì khói bụi mù đã đe dọa sức khỏe và gây bất bình cho dân thành thị. Nếu chính quyền Trung Quốc tìm cách giảm nhẹ thậm chí che giấu hay trừng phạt các nhà báo đưa tin về nạn ô nhiễm nguồn nước và nguồn thủy sản do các nhà máy thải chất phế thải ra sông, thì đối với tình trạng nạn ô nhiễm không khí guồng máy kiểm duyệt bị bó tay.

Trong tháng giêng vừa qua, trong nhiều ngày, hoạt động tại phi trường Bắc Kinh sụt giảm vì máy bay không cất cánh được. Sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh mỗi ngày đều cung cấp số liệu về mức độ ô nhiễm rất được người dân Trung Quốc theo dõi và tin cậy. Ngay cả tờ báo chính thức China Daily, bản tiếng Anh của tờ báo đảng Nhân Dân nhật báo cũng phải thúc giục chính phủ công bố số liệu chính xác, hàm ý thống kê của nhà nước không đáng tin cậy.

Ô nhiễm không chỉ giới hạn tại Trung Quốc mà còn lan rộng sang Nhật Bản. Theo dự báo của các chuyên gia Nhật thì chỉ trong ngày hôm nay hay chậm lắm là ngày mai, đám mây bụi sẽ bay đến Kyushu, miền nam Nhật Bản với mức độ nghiêm trọng.

Để đối phó với căn nguyên nguồn cội của vấn đề, chính phủ Trung Quốc dường như phải đầu hàng áp lực của các nhóm lợi ích. Theo hãng tin Reuters, bộ Môi trường Trung Quốc biết rõ hai công ty dầu khí quốc gia không tuân thủ chuẩn mực sản xuất xăng dầu nhưng bất lực không làm được gì. Còn Asia News nhận định : Trung Quốc là nạn nhân của hai vấn đề không có giải đáp : tham ô và ô nhiễm.

Tú Anh (RFI)
 

Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp

Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault  (Reuters/Gonzalo Fuentes)
Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault (Reuters/Gonzalo Fuentes)

Nhân dịp sang Phnom Penh, dự lễ hỏa táng cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault, vào ngày hôm nay, 04/02/2013, đã gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo thủ tướng Pháp, trong cuộc gặp, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn là hai nước tiến hành đàm phán ký kết một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược.

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước cũng cho rằng, Pháp và Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ tổ chức các sự kiện củng cố quan hệ song phương, trong năm nay và năm tới.

Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Phnom Penh, thủ tướng Pháp cho biết :
« Việt Nam và Pháp đều có một quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác. Thủ tướng Việt Nam đã nhắc lại với tôi mong muốn của Việt Nam đàm phán với Pháp một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Đương nhiên, điều này đòi hỏi phải đề cập đến nhiều vấn đề, kinh tế, chính trị, kể cả những vấn đề nhân quyền. Không được bỏ qua vấn đề nào cả.

Đúng là về mặt lịch sử, nước Pháp củng cố quan hệ với tất cả các nước trong khu vực, những quốc gia thành viên ASEAN, đó là trường hợp Cam Bốt, Thái Lan và các nước khác. Gần đây, trong khuôn khổ ASEM, tổng thống Pháp đã có dịp gặp thủ tướng Việt Nam.


Do vậy, chúng tôi sẽ tăng cường mối quan hệ thẳng thắn và hữu nghị. 2013 và 2014 là các năm được giành cho mối quan hệ song phương tại Pháp và Việt Nam. Đó là một sự kiện, một giai đoạn quan trọng để cùng nhau xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau ».
Đức Tâm (RFI)

Xuân về với Thương Phế Binh

2013-02-04
Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao?


(Photo courtesy opf viendongdaily.com) Một thương phế binh đang bán vé số dạo mưu sinh.

Thương Phế Binh VNCH

Xuân đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.

Phố phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón Tết như một người khách lạ qua đường.

Không có Tết cho người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù không còn nghĩ đến Tết :

“Mất hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !"

Những ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn 100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy!
Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt
“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền thì mình không có khả năng để mua sắm !"

Những chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị Tết:

“Đứa con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”

Thương Phế Binh Bộ Đội

TPB-duoi-mai-tranh-ngheo2-nanggo-250.jpg
Một Thương Phế Binh dưới mái tranh nhà mình. Photo courtesy of nanggo

Nếu cuộc sống của các Thương phế binh VNCH  là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một mảnh nhà tơi tả:
“Hoàn cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt  là để cho các cháu ăn Tết thôi chị ạ.”

Với 40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay, đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:

“Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay rồi, hầu như tôi chả có Tết.”

Với chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390 tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.

Gia đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:

“Mỗi tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.”

Cũng trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho biết:

“Nói thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu 8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”

Tuy nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.
Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi
“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi.”

Đó là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “ Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3 con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo hải ngoại:

“Chính quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ -RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11 được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”

Ước nguyện cho năm mới

000_Hkg8233676-200.jpg
Biểu tượng năm mới Quý Tỵ sau một gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội. AFP photo

Đầu năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình. Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ:
“Tôi có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”

Xuân về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới. Không ai có thì giờ  để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền. Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể  Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát . Xin gửi đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ...
Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long
“Xuân về không chỉ Việt Nam
Tết đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý Tị đem đến mọi người
Gia đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật nguyền tàn phế mình ta
Cuộc đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn đôi tay cụt chạy liền thật xa.”

Tường
 

Chuyên gia phong thủy Quảng Đức gợi ý về năm Quý Tỵ

Nhân cuộc viếng thăm đài ACTD của chuyên gia phong thủy Quảng Đức, Hòa Ái có cuộc trò chuyện ngắn với chuyên gia phong thủy về năm mới Quý Tỵ. Mời quý thính giả cùng theo dõi.

(Courtesy vectordep.com) Năm Quý Tỵ, 2013

Năm Quý Tỵ tốt hay xấu?
Hòa Ái: Thưa quý khán thính giả, trong tất cả những hoạt động của năm mới thì người VN hay thích đi bói quẻ đầu năm, hay cũng quan tâm đến việc xuất hành và xông đất như thế nào thậm chí trong việc cưới gả trong năm mới ra sao? Hôm nay Hòa Ái có được cơ hội tiếp chuyện với chuyên gia phong thủy Quảng Đức và hy vọng rằng quý vị sẽ có những phút giây rất là thú vị cùng với chúng tôi. Xin phép được chào chuyên gia phong thủy Quảng Đức.

Ông Quảng Đức: Thưa tôi là Quảng Đức. Xin chào chị Hòa Ái và chào tất cả quý khán thính giả của đài ACTD.

Hòa Ái: Trước tiên, Hòa Ái xin phép được hỏi trong năm mới Quý Tỵ này, dưới góc nhìn của một chuyên gia phong thủy, ông thấy rằng năm nay là một năm tốt lành hay không?

Ông Quảng Đức: Thông thường người ta căn cứ vào ngày đầu năm thì người ta sẽ biết năm đó tốt hay xấu và còn vận hạn của năm đó nữa. Mặc dù ngày đầu năm của năm nay rất tốt nhưng năm Quý Tỵ không phải là năm tốt, thưa cô.
Năm nay không phải là một năm tốt vì lý do ngũ hoàng nhập trong cung. Mà ngũ hoàng nhập trong cung thì trong phong thủy gọi là phục ngâm. Phục ngâm nghĩa là tiến thì không tiến và lùi thì cũng không lùi. Vì vậy năm nay yếu tố trang hoàng hay đi đứng có tác động rất là lớn
Ông Quảng Đức
Hòa Ái: Hòa Ái thấy là người VN rất chú trọng đến việc chuẩn bị nhà cửa, sửa sang trang hoàng thì trong lãnh vực phong thủy có tác động như thế nào đến việc trang trí cho năm mới này không, thưa ông?

Phóng viên Hoa Ái phỏng vấn của chuyên gia phong thủy Quảng Đức
Phóng viên Hoa Ái phỏng vấn của chuyên gia phong thủy Quảng Đức. RFA

Ông Quảng Đức: Năm nay không phải là một năm tốt vì lý do ngũ hoàng nhập trong cung. Mà ngũ hoàng nhập trong cung thì trong phong thủy gọi là phục ngâm. Phục ngâm nghĩa là tiến thì không tiến và lùi thì cũng không lùi. Vì vậy năm nay yếu tố trang hoàng hay đi đứng có tác động rất là lớn. Tôi xin nói rằng trang hoàng có ảnh hưởng rất lớn vì lý do năm nay là một năm xấu, không tốt.

Hòa Ái: Và người VN cũng rất chú trọng đến việc đi đứng trong xuất hành và xông đất. Ông thấy trong năm nay có điểm gì đặc biệt nên chú ý tới?

Ông Quảng Đức: Năm nay sách vở nói rằng là xuất hành hướng Đông nhưng cũng có sách nói xuất hành hướng Tây. Có sách nói “sinh Đông tử Tây” nhưng cũng có sách nói “sinh Tây tử Đông”. Vậy không biết sách nào nói đúng cả. Sách nào cũng có thể sai và cũng có thể đúng. Vì vậy phải tính lại một chút xíu. Chúng ta thấy, năm nay ở hướng Đông thì “sát” nằm ở hướng đó nhiều quá: kiếp sát, tai sát và tuế sát. Hướng Đông Nam thì gặp thái tuế sát nữa. Như vậy hướng Đông không thể là hướng tốt để xuất hành được. Còn sách nói hướng Tây xuất hành thì đúng. Tại vì ngày đầu năm nằm tại hướng Tây. Thế nhưng mà hướng Tây gặp “phá” và “đại hao”, 2 ngôi sao đó có cầu tài thì cuối cùng cũng trắng tay thôi. Nên 2 hướng đó cũng không xuất hành được. Đó là điều lưu ý đầu năm mà chúng tôi xin phép thưa cùng với quý vị.
Chúng ta thấy, năm nay ở hướng Đông thì “sát” nằm ở hướng đó nhiều quá: kiếp sát, tai sát và tuế sát. Hướng Đông Nam thì gặp thái tuế sát nữa. Như vậy hướng Đông không thể là hướng tốt để xuất hành được
Ông Quảng Đức
Hòa Ái: Còn một câu hỏi nữa mà theo Hòa Ái rất quan trọng cho mọi người cũng như cho Hòa Ái. Thường thì trong năm mới, người ta muốn trong gia đình con cháu phải lập gia đình. Theo như Hòa Ái nghe người ta nói “dần thân tỵ hợi tứ hành xung”, vậy trong năm Tỵ này, những người tuổi dần, tuổi thân, tuổi hợi có kết hôn được hay không, thưa ông?

Ông Quảng Đức: Đó là chỉ nói gọn thôi, không phải như vậy đâu. Dần hình Tỵ-Tỵ hình Thân. Phải có 3 yếu tố đó. Còn nếu Tỵ với Thân không thì lại là nhị hợp với nhau, mà Tỵ với Hợi thì xung với nhau. Do đó không thể nói như vậy. Chỉ là một cách nói ngắn gọn thôi. Nếu như năm nay là năm Hợi thì việc gá chồng cưới vợ thì không được tốt lành cho lắm. Năm Tỵ, những người năm tuổi nhưng lại là năm xây dựng mới. Hãy xem thử lại như công việc mới, hay nhà mới hay sửa chửa nhà đều trong năm tuổi cả. Vì vậy nếu nói năm nay năm tuổi sẽ tốn nhiều do lấy tiền xây nhà, sửa nhà cửa. Năm nay chỉ có Tỵ và Thân hoặc Tỵ-Dậu-Sửu tam hợp thì mới tốt. Còn Dần-Thân-Tỵ hợp lại thì gọi là tam hình.

Hòa Ái: Hòa Ái hỏi thêm một câu hỏi nhỏ thôi, là những chị em tuổi Thìn như Hòa Ái thì năm nay có lên xe hoa được không dạ?

Ông Quảng Đức: Năm nay, hướng Nam rất tốt. Hướng này có “hỷ” và “đào hoa” ở đó nữa. Vì vậy, những người nào chưa có mối tình lận lưng thì hãy xuất hành hướng đó. Hướng đó là hướng tốt lành, thưa cô.

Hòa Ái: Vừa rồi là cuộc trò chuyện của chuyên gia phong Thủy Quảng Đức dành cho quý vị. Hy vọng rằng, tất cả chúng ta có một năm Quý Tỵ thật bình an và hạnh phúc. Và theo như Hòa Ái nghe được, ông bà thường nói rằng “ở hiền gặp lành” và có “công chính” thì mới “bình an”. Hòa Ái tin rằng bất kỳ ai sống theo đạo lý này thì sẽ có một năm an lành và vui vẻ. Hòa Ái xin khép lại cuộc trò chuyện ở đây và xin nói lời cảm ơn đến chuyên gia phong thủy Quảng Đức đã dành thời gian cho đài.

Ông Quảng Đức: Cảm ơn chị Hòa Ái và quý khán thính giả. Kính chúc quý khán thính giả năm mới an khang và thịnh vượng.

Hoà Ái, phóng viên RFA

Người Buôn Gió - Đại Vệ Chí Dị

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Bấy giờ nước Vệ nhìn bên ngoài tưởng bình yên, thực ra bên trong nhiều mối lo lắm. Nợ quốc khố đầm đìa, năm ấy tiêu chí chọn quan nhà Sản chỉ có hai tiêu chí. Một là người nghĩ cách thu nhiều tiền từ dân, hai là thu nhiều tiền từ quan lại tham nhũng.
Vệ Kính Vương cho người vào xứ Quảng, lệnh cho trấn thủ Quảng Đà là Trăm Xanh gấp phục mệnh về triều. 
Xanh nhận mật chỉ, dẫn vài tuỳ tùng thân tín ở quê nhà, ngày đêm vượt đường gấp về kinh thành lãnh ấn tín mới. Khi đến kinh thành, Xanh đứng giữa sân triều, đi một bài quyền múa võ thể hiện uy lực. Các quan ai cũng nể phục, một số còn có vẻ e dè sợ hãi.
Tể tướng Bạo nhìn Xanh múa võ , chỉ nheo cái mắt bên tả, cười khẩy một cái. Rồi rũ tay áo đi về phủ. Đám bộ hạ Bạo lo lắng, hỏi Bạo rằng chuyện Xanh có đáng lo không. Bạo ung dung nói.
- Xứ Bắc không có đất dung những kẻ to mồm, xưa kia ta từ trong Nam ra đây nhậm chức, phải âm thầm suốt mười mấy năm, thu thập thân tín, tìm điểm yếu những kẻ có thể là đối thủ. Tích lương để nuôi môn khách, gia nhân, chiêu đãi kẻ tâm phúc, thâu tóm binh quyền, ra sức nắm chặt mọi nguồn lương thảo. Nhẫn nhịn  đợi lúc có thời cơ, mới xưng là Chúa. Kẻ kia chân ướt , chân ráo, làm trấn thủ một xứ, sao mà phải lo.
Tuỳ tướng tâu.
- Thưa Chúa Công, Xanh tướng mạo hùng dũng, tiếng nói sang sảng, võ nghệ phi thường, một mình trấn một xứ Quảng Đà có tiếng là cứng cổ, thế mà khuất phục dân chúng đâu ra đấy. Dân chúng Quảng Đà ra đường nghe tên Xanh cúi đầu mà thì thào khen ngợi, đến khen mà còn vậy thì rõ cái uy của Xanh lớn từng nào. Xin Chúa Công chớ coi thường.
Bạo cười lại nhếch mép cười khẩy, nheo con mắt bên hữu, phất tay áo gọi bộ tướng là Tra đến gần lệnh thế này, thế này.
Ngày nọ, Vệ Kính Vương đi giao hảo bên ngoài nước. Tra cầm lệnh bài phủ Chúa, điểm binh mã, nhằm hướng Quảng Đà tiến quân không kể ngày đêm. Vào đến xư Quảng Đà đột ngột cho quân vây phủ Quảng Đà, rà soát sổ sách, tìm nhân chứng, vật chứng. Được ba hôm thì thông báo về triều rằng - Quan lại phủ Quảng Đà làm thất thoát của triều đình hàng ngàn lượng bạc, xin chuyển sang cho bộ Hình điều tra xét tội.
Tin dữ từ phủ Quảng Đà bay về triều, lúc Xanh đang chờ nhận ấn tín Đại thần ban Nội, ban Nội quyền to hơn cả Bộ, cho lên phải đích thân đợi Vệ Kính Vương ban mới được. Lúc này Vệ Kính Vương chưa về. Xanh vò đầu sợ hãi, im thin thít không dám bước chân ra khỏi thư phòng. May sao Vệ Kính Vương về kịp trấn an, Xanh mới bớt lo phần nào. Ngay sau đó đám tay chân của Xanh ở xứ Quảng Đà làm sớ tâu về triều là xứ Quảng Đà không có chuyện thất thu , thất thoát ngân sách.
Vương thấy chuyện đã êm, bèn gọi Xanh lại bàn ngày nhận ấn tín. Xanh thưa.
- Chuyện này không cần làm lớn, xin cho thần cứ đơn giản mà làm lễ nhận ấn là được.
Vương biết Xanh còn e ngại, mới độ lượng nói.
- Xưa kia nhà Lê suy, phải dựa vào Trịnh, nào ngờ Trịnh xưng Chúa rồi, tiếm quyền át cả nhà Lê. Lúc ấy may mà có Nguyễn Kim vượt Bắc vào Nam xưng Chúa, tạo thế cân bằng. Phủ Trịnh vì thế phải giữ nhà Lê , không cũng thoán nghịch rồi. Nay khanh vượt dãy Hoành Sơn ngược ra đây, không thể không làm Chúa để giữ thế cuộc ấy. Ta ban cho con trai người làm thế tử, cho tập sự bây giờ là vừa.
Xanh được lời ấy của Vương, biết là Vương có bụng tin dùng mình thật. Bèn vui vẻ nhận ấn tín, con trai Xanh là Kiểng lập tức được phong nắm trọn quân thanh thiếu niên ở xứ Quảng. Xanh yên lòng, hôm sau bèn lớn tiếng đe doạ sẽ thanh trừng tất cả những quan lại tham nhũng, bất kể quyền chức nghiêng thành , khuynh đảo đến đâu.
Lời bàn ;
Phàm các triều đại khi hết vận số, thường sinh lắm chuyện. Trộm cướp như rươi, cướp bóc hoành hành, quan lại nhũng nhiễu, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh triền miên. Lại có lắm chuyện lạ như đất chảy máu, núi nứt, đập lở, rắn trắng, lợn gà quái thai...
Lúc ấy,để gian thần hoành hành có khi lại tốt hơn trung thần. Bởi gian thần làm cho khí số triều đại ấy mau tận hơn. Trung thần chỉ là kẻ níu kéo mù quáng một triều đại đã tận khí số mà thôi. Nếu trung thần là loại gian hùng trá hình mưu sự cho mình ,thì chả khác nào nhà Hán lúc tam phân, nhà Lê lúc mạt để Trịnh, Nguyễn phân tranh. Nhân dân lại lầm than vì nội chiến liên miên.
Hay Vệ Kính Vương thấu hiểu cơ trời, nên cứ để con Chúa là thế tử. Còn ngôi thái tử vẫn để trống không, phải chăng Vương không muốn con mình vào chính sự lúc vận khí nhà Sản đã tàn.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
 

Bùa phép của hai ông chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Thanh Cung

(Phần 2) - Như đã viết trong phần 1 “9 Tháng Tù Như Một Giấc Ngủ Trưa” để nói về dân oan Trần Thị Hài, tôi đã cung cấp cho quý độc giả biết về những hồ sơ tráo trở để cướp đất không trả tiền của bà Cựu Phó Chủ Tịch Trần Thị Kim Vân. Thật ra bà Vân cũng không phải là người lạ đối với tôi. Tôi biết bà ta khi còn là một nhân viên quèn trong Sở Giáo Dục tỉnh Bình Dương, lính của ông Ba Danh, Giám Đốc Sở Giáo Dục. Vì dòng dõi cộng sản nòi và cha cũng thuộc loại có máu mặt “biết ăn, biết nhậu” nên lên chức vù vù. Bà Trần Thị Kim Vân có lần gặp tôi mặt lạnh như tiền. Làm dân thì dễ thương, nịnh hót, bợ đỡ làm quan thì mặt như to như cái đình. Cỡ Huỳnh Đình, con ông Sáu Phát mà tôi còn không coi ra cái thá gì, huống chi một cái chức giữa đám hổn quan, hổn quân.

Ai đã ký quyết định thu hồi đất của bà Trần Thị Hài?

Nếu ai đã từng làm công ty Thương Nghiệp tỉnh Bình Dương chắc sẽ biết danh ông Nguyễn Hoàng Sơn. Một tay kinh bang tế thế về tài dời chợ, một năm vài lần làm cho tiểu thương khổ sở, điên đầu. Quy hoạch xây dựng nhà lồng chợ, xây xong không chất lượng phơi nắng, phơi sương để cho chó “ị” khai mùi nước tiểu vì không ai dám vào đó mướn. Sau đó, đập bỏ và xây lại cũng y như cũ, rồi lại đập bỏ... Cứ mỗi lần như vậy thì vừa hốt của nhà nước, vừa hốt tiền của tiểu thương xài mệt nghĩ. Bởi từ trên xuống dưới có đám quan chi mẫu có chấm mút, ăn chia hẳn hoi nên ông Sơn giàu nức tiếng, có xe hơi, nhà lầu lộng lẫy. Người dân cho rằng ông Sơn có họ hàng với ông Nguyễn Minh Triết, cựu Chủ Tịch nước nên lên nhanh như diều gặp gió. Khoảng năm 2006, ông Sơn đã bao che cho đám âm binh của Xã Lai Uyên, Huyện Bến Cát chiếm đất của gia đình bà Trần Thị Hài chia chát nhau bán, cấp giấy tờ trái phép, làm mưa làm gió một cõi. Vợ chồng bà Hài đi kiện thì ông Chủ Tịch Nguyễn Hoàng Sơn đã ký quyết định số 84/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2006 (*)

Điều 1: “Bãi bỏ quyết định số 84/QĐ-UB ngày 26/06/1991 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ trắng) số 79/1991/GCN-SB ngày 26/06/1991 do UBND tỉnh sông Bé Cấp cho ông Đỗ Thành Huấn.”

Ngoài ra, trong bản quyết định còn nêu ra lý do ông Huấn không còn giữ biên lai mua đất nên không có chứng cứ trả tiền sòng phẳng? Ngày cả bây giờ, ông Bửu, Thượng Tướng Công An. tỉnh Bình Dương, người theo dõi gia đình bà Hài cũng nói thẳng với ông Huấn rằng “Chừng nào ông bà đưa giấy tờ biên lai chứng minh đã trả tiền về phần đất đã mua trên thì Tỉnh Uỷ Tỉnh Bình Dương mới trả đất lại cho bà Hài.”

Kẻ ngu dân nầy xin được hỏi 3 câu yêu cầu hai ông Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Thanh Cung trả lời trên báo Bình Dương cho dân cũng như gia đình bà Trần Thị Hài được rõ:

1. Tỉnh Uỷ Tỉnh Bình Dương có cơ cấu tổ chức, có ban ngành trực thuộc trước khi ký giấy tờ bán đất cho vợ chồng bà Trần Thị Hài sử dụng trong 50 năm, nay họ đang ở đâu? Họ đã chết hết rồi sao? Họ không thể chứng minh là vợ chồng bà Hài không có trả tiền đàng hoàng thì ai đã ký giấy giao đất? Vậy thì, Công Ty Cơ Khí của ông Đỗ Thành Huấn họp bàn bán đất để trả nợ ngân hàng trước khi giải thể mà không có ai trả tiền thì lấy đâu trả nợ ngân hàng? Như vậy, người trước tiên chịu trách nhiệm trước chính quyền các cấp sẽ là ông Đỗ Thành Huấn vì ông làm giám đốc. Và chắc chắn ông sẽ bị đi tù?! Và nếu, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp ngu muội đến mức cho không ông Huấn thì tiền Công Ty Cơ Khí mượn ngân hàng để sản xuất ai sẽ trả cái nợ nầy? Tôi nhớ rất rõ rằng lúc đó ông Nguyễn Minh Triết còn là Bí thư Tỉnh Uỷ tỉnh Sông Bé.

2. Khi ông Chủ Tịch Nguyễn Hoàng Sơn ra cái quyết định “cướp đất hợp pháp” của bà Hài ông có “chửi” những người lãnh đạo trước là những “thằng ngu dốt” nên ký cái quyết định bán đất sai không? Ông chửi đi và bảo những thằng ngu đó phải trả tiền lại cho bà Hài cả vốn lẫn lời và sự chênh lệch giá trị đồng tiền? Nếu lãnh đạo trước của ông không ký giấy tờ bán đất và không lấy tiền thì làm sao vợ chồng ông Huấn có thể mua để bây giờ phải khổ sở vì bị cướp trắng cả xương máu và nước mắt?

3. Cùng thời điểm ông Đỗ Thành Huấn mua đất có cả bà Chủ Tịch Trần Thị Kim Vân. Bà đang sở hữu 36 ha. Vậy ông Chủ Tịch Nguyễn Hoàng Sơn có ra cái quyết định “tịch thu, vô hiệu hoá” miếng đất đó vì “cấp sai luật không?” Vì 36 ha nầy cấp cùng một lúc với ông Huấn và bà Vân đã ăn cướp của vợ chồng bà Hài 11 ha. Theo lời bà con tỉnh Bình Dương nói thì bà nầy, ông Sơn, ông Cung có mấy trăm mẫu cao su có đúng không? Và hiện nay có ai dám đụng tới sợi lông của bà?!

Tại sao ông Nguyễn Hoàng Sơn làm như thế? Xin trả lời bằng văn bản hẳn hoi rằng “Vì ông Lê Thanh Cung, đương kim Chủ Tịch tỉnh Bình Dương, trước kia là Phó Chủ Tịch Huyện Bến Cát, sau đó lên chức Phó Chủ Tịch UBNND tỉnh Bình Dương đã ký khống giấy chứng nhận sở hữu đất cho ông Nguyễn Công Tinh Trung chiếm đoạt 5,2 ha điều của bà Trần Thị Hài (**) (Xin xem văn bản kèm theo). Ông ta có ăn hối lộ, bán chát gì với ông Nguyễn Công Trung không thì xin quý vị thẩm định tư cách ông ta. Vì ông Nguyễn Công Tinh Trung, sinh năm 1947, thường trú tại số 5/15 Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, không phải dân địa phương.

Vì tin chính quyền không bao giờ nói ngược, nói xuôi như bọn điếm thúi ở chợ Cầu Muối nên ông bà Đỗ Thành Huấn đã mất biên lai tờ giấy thanh toán tiền. Và dựa vào đó bọn quan lại, sâu dân mọt nước. Bọn chăn trâu ở đợ ở vùng khỉ ho cò gáy, dốt nát, ngu si, lưu manh có hạng đã tráo trở chiếm đoạt, sang nhượng để lấy tiền và trồng cây cao su làm giàu.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn nghĩ rằng ở trong nước có quyền lực là bóp nghẹt bỏ tù, bịt họng dân vì dám đụng tới cái danh dự “thối tha của ông ta”. Bọn chăn trâu ở đợ được thời nhảy tót lên bàn độc rồi đòi người ta trọng vọng?

Đâu phải kẻ ngu dân nầy nói xấu ông Sơn hay bà Hài dám tố cáo ông, hoặc viết lên áo đòi bà Trần Thị Kim Vân trả đất nên ông ra lệnh cho công an bắt bà Hài bỏ tù 5 tháng 24 ngày, mà ngay cả báo chí trong nước là tờ Việt Báo, cũng đã lột mặt nạ của đám Bến Cát ăn cướp, tham nhũng, thối tha trong vụ án 700 ha đất công. Báo Việt Báo, ngày 30 tháng 7 năm 2007 viết về “Vụ 700 ha đất công:Chủ tịch tỉnh Bình Dương nói gì?” Trong đó có đoạn viết: “Mỗi ha đất cao su được “biếu” không cho các quan chức bỏ túi gần 1 tỷ đồng tiền ngân hàng. (http://vietbao.vn/)

“Chiều ngày 27/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn đã chủ trì cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương với một số báo giới về vụ “khuyến mãi” hơn 700 ha đất công ở huyện Bến Cát cho gia đình các quan chức...” (ngưng trích)

Trong cuộc họp báo nầy, ông Chủ Tịch nói vòng vo tam quốc để tránh việc rút ruột ngân hàng và buôn bán đất trái phép để chia chát với nhau. Tờ Việt Báo kết luận:

“Quá nhiều khuất tất

“Tại buổi tiếp xúc với báo chí, hàng loạt câu hỏi của các phóng viên xung quanh các mờ ám, khuất tất việc quy hoạch KCN An Tây đã không được Chủ tịch UBND tỉnh BD trả lời thoả đáng. Thí dụ: KCN An Tây mở rộng 450ha, hiện chưa được Chính phủ phê duyệt, cấp phép, tại sao UBND tỉnh dám cho Cty SX-XNK BD chi hàng trăm tỉ đồng ra bồi thường?

Ông Sơn cho rằng, khi giai đoạn 1 (500ha) đền bù, xây dựng xong, giá đất tăng, sẽ khó thu hồi, bồi thường 450ha mở rộng, nên tỉnh quyết định cho Cty bồi thường trọn gói 1.350ha (gồm cả khu dịch vụ 400ha) KCN An Tây. Một diện tích KCN mở rộng (450ha), mới là ở chủ trương, định hướng; vậy mà UBND tỉnh BD đã ghép luôn với phương án đền bù của một diện tích KCN khác (500ha), để rồi xuất hàng trăm tỉ đồng tiền nhà nước ra bồi thường cho tư nhân.” (ngưng trích).

Chưa hết, cái danh của đám quan chức Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh có thơm hay không thì thử đọc hàng loạt bài có liên quan đến từ khoá Khu Công Nghiệp An Tây: “Khu công nghiệp-dịch vụ An Tây được quy hoạch… chui” (http://vietbao.vn) Về “Việc UBND tỉnh Bình Dương gấp rút cho triển khai dự án xây dựng KCNDV An Tây với quy mô lên tới 1.350 ha (gấp gần 3 lần so với quy mô đến năm 2015) rõ ràng đã không tuân thủ quy hoạch của chính phủ…” thì sẽ biết chân tướng của đám âm binh nầy.

Đất của chính phủ mà còn lợi dụng chức quyền làm bậy thì thử hỏi làm sao ông Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Thanh Cung và băng đảng không cướp trắng đất của gia đình bà Hài.

Trung Ương chưa kịp rút kinh nghiệm về hiện tượng của dân Bến Cát làm quan to đầu tỉnh làm bậy, tham ô, bè đảng... nên lượm thêm một tay “lùn mã tử” của Huyện Bến Cát về trám vào cái lổ hỏng đã mục rửa và bay mùi xú quế của ông Sơn: Đó là Lê Thanh Cung. Tác giả Mai Thanh Hải đã viết “ca ngợi” tới bến cái tài khoe giàu, tài ăn nhậu bu bù bằng rượu thượng hạng, tài phô trương rỡm, giả vờ quan tâm đến các chiến sĩ giữ đảo trong bài viết: “CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎI TRƯỜNG SA VÀ XUẤT XỨ DÀN ÂM THANH TRÊN TÀU HQ-936.” Ông Mai Thanh Hải viết rằng:

“Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung người thấp, nhưng to ngang lịch bịch rất ngộ.

Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự... kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.

Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: "Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!" và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương...

Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn raTrường Sa (Blog của Mai thanh Hải)

Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: "Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa" và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.

Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương "lắm tiền nhiều của".

Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ - diễn viên - nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy….”

Đến ngày thứ 4 thì đúng là... vỡ trận. Buổi tối, đang thiu thiu trong phòng, bống thấy chiêng trống dập ầm ầm, cả bọn bực quá định thò đầu ra rủa: "Bọn điên, ngủ đi" mới tẻ ngửa là Đoàn Bình Dương đang nhậu nhẹt, làm lễ chia tay để sáng mai... vào lại Bình Dương.

Mình lại thấy Chủ tịch Cung chân ngắn, quần đùi, áo ba lỗ lạch bạch không dép từ bàn này sang bàn nọ, hô: "Chia tay! Dô! Dô!". Cánh Hải quân, từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, mặt dài như cái bơm, thi nhau thuyết phục: "Có lịch phê duyệt từ Chính phủ xuống Bộ, Quân chủng, anh đợi 1-2 ngày nữa thời tiết tốt, rồi xuất phát!". Chủ tịch Cung vẫn ngúng nguẩy cái đầu hói: "Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!".

Cánh Hải quân quen kỷ luật, mặt xạm lại nhưng vẫn nín nhịn: "Nếu không thì anh để Đoàn ở lại, nhất là Văn công để phục vụ bộ đội!". Cung Chủ tịch vẫn: "Hông! Hông! Tui zìa thì chúng nó phải zìa!".

Và sáng sớm hôm sau Đoàn Cung Chủ tịch về thật, mấy cái xe chất đầy người, ai nấy mặt buồn xo tiếc nuối, trên xe vẫn chật cả trăm lít rượu ngâm và đồ nhậu, bên thành xe vẫn sót lại mảnh giấy của bảng khẩu hiệu: "Đoàn tỉnh Bình Dương đi thăm và làm việc tại Trường Sa", cậu lái xe mới bóc, vì xấu hổ…” (ngưng trích). (Xin xem website nầy để biết dân nói về về đám âm binh của UBND Tỉnh Bình Dương http://maithanhhaiddk.blogspot.com)

Với cung cách sống của những người đứng đầu tỉnh Bình Dương mà như thế thì làm sao mà nhà nước lại cho phép mở thành phố mang tên “Đông Đô Đại Phố”. Cái tên nghe hách xì xằng lắm vì nó rất Tàu, sặc mùi tiền bạc trong lúc dân không có đất để canh tác, không có đất để chôn cất người thân. Bác họ tôi chôn xuống xác chưa tan mà phải đào lên để làm quy hoạch. Rồi nhà của cán bộ lớn bé đều là nhà lầu ba bốn tầng nằm ở mặt tiền. Người Bình Dương gọi ông Chủ Tịch Lê Thanh Cung là “Chín Cung”. Nghe nói phe Chín Cung rất oai, vững vàng vì vây cánh ăn rơ rất mạnh, ngon lành nắm toàn bộ lãnh đạo Tỉnh như ông vua một cõi. Tiền cứ chảy vào nhà như nước. Ăn nhậu thì số một. Tôi có thằng bạn cơ hàn ngày xưa, mỗi lần thấy tôi trốn mất, nay làm trên Tỉnh Uỷ Tỉnh Bình Dương, gặp lại nó thấy tối ngày ăn nhậu, phát ngôn thì dơ bẩn và toàn là gái gú với sex nghe bẩn cả tai. Tôi rất thất vọng, Không hiểu tại sao cái chế độ đó lại giáo dục nó tốt đến như vậy?

Ai đi công tác, làm ăn hay du lịch nước ngoài về đều phải mua về biếu Chín Cung và nhóm ông ta loại rượu thượng hạng. Mỗi chai khoảng 70 - 80 triệu. Trước đó làm Phó Chủ Tịch Huyện Bến Cát, Chín Cung đã ký khống giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của bà Hài cho ông Nguyễn Công Tinh Trung chiếm đất của bà hài bất hợp pháp. Sau đó lên chức PCT Tỉnh Ủy rồi CT Tỉnh Ủy nên được nhiều oai quyền. Ông ta cho xây ngôi biệt thự sang trọng, hoành tráng. Xung quanh toàn là những cây kiểng quý hiếm, nhập từ nước ngoài về.trị giá bạc tỉ. Một tác giả ẩn danh đã viết trong Blog rằng: “... Tiệc tùng thì toàn rượu ngoại, vừa uống vừa đổ là thói quen của các bác. Những người được mời đến nhà riêng thì toàn những DN cỡ bự, đại diện như anh Thắng Becamex mới đủ tư cách tham gia. Gần đây, cả tỉnh lại đồn rằng mấy anh lãnh đạo giờ họ “Mai” hết rồi. Vì M.T.T (Mai Thế Trung, Bí Thư Tỉnh Uỷ tỉnh Bình Dương) đã qua mặt cả anh Sáu, lộng quyền lâu rồi. Vì M.T.T nói gì cũng phải đúng. Sự thật còn nhiều sự thật đau lòng lắm. Nếu quý vị nào muốn biết thực hư thì hãy tìm hiểu sẽ rõ về sự thật. Còn nói về tình cảm thì anh Cung có hàng tá em út nhưng mối tình lâu năm nhất là khi anh Cung chưa về làm chủ tịch tỉnh, là cô người yêu tên “Nụ”, vợ ông Thanh No. 1. Cả tỉnh ai cũng biết, nhìn thấy riết rồi quen mắt và cho là có gì đâu mà lạ. Vài điều cho các quý vị xem xét, tìm hiểu và kết luận, xem tư cách của ông ta và một số quan chức đầu tỉnh đủ tư cách, đủ đạo đức hay chỉ dùng quyền lực lăm le đe dọa đến các DN và nỗi bất bình của dân BD. Khi sự thật chỉ mới được hé mở phần nào, họ có những quy luật riêng ngoài những quy của pháp luật quy định. Ai thấp cổ bé họng thì tự xử, vì các bác rất đồng lòng với nhau cho nên dân chúng bất bình mà không dám lên tiếng. Mốt số luật riêng mà chỉ có các DN mới hiểu rõ quy luật là gì và tại sao quy luật đó ra đời. Để chứng tỏ toàn thể lãnh đạo là “một lòng” cho nên nếu thấy bất công không chịu được thì…thì…thì “nhấn nút biến” hoặc phá sản. Còn DN nào biết điều, biết nghe ngoan ngoãn thì sẽ được cưng nhiều như Becamex chẳng hạn. Becamex là đứa con cưng của tỉnh. Mà ông bà ta thường nói “con cưng là con hư”, hiện nay cũng đang ôm 1 khối nợ to đùng, nhưng chưa ai dám “sờ” vào vì còn nể trọng “con anh 5, cháu anh 6”. Nhưng tôi tin sự thật không sớm muộn gì thì cũng được phanh phui. Các bác ấy cũng bẻ mặt vì cục cưng nó đã làm ra trò trống gì đâu, càng cố gắng xây dựng cho hoành tráng nhưng bên trong là phá hoại. Họ đang diễn tuồng rất hay, nhưng vỡ kịch hay dỡ đều có lúc phải hạ màn. Hãy chờ xem mà đau đớn!!” (Ngưng trích)

Dân đen như tôi thì biết gì thế giới của các quan. Tướng tá, mặt mày, đạo đức của các quan lớn tỉnh Bình Dương như thế làm sao mà dân đen như tôi hãnh diện. Chuyện bà Trần thị Hài yêu cầu Chủ Tịch Lê Thanh Cung ra đối thoại là chuyện mà quan lớn bé từ Trung Ương đến địa phương rêu rao mình là công bộc của dân, dân làm chủ, dân có quyền... Vậy tại sao dân đi yêu cầu quan đối thoại quan lợi sợ? Chẳng những vậy còn bắt bỏ tù?!

Chín Cung và Nguyễn Hoàng Sơn chỉ là một. Cá mè một lứa, vì cùng là dân Bến Cát có ăn chia hẳn hoi nên đã dùng quyền uy để lấp liếm hành vi sai trái, bậy bạ của mình và tiếp tục khẳng định quyết định thu hồi đất của bà Trần Thị Hài là “ĐÚNG 100%) (**)

Chưa hết, Xã Lai Uyên còn có ông Nguyễn Thành Tốt, Nguyên Chủ Tịch UBND Xã Lai Uyên, sau đó là Bí Thư Đảng Ủy, Chủ Tịch HĐND Xã Lai Uyên, Huyện Bết Cát cũng bảo kê bán buôn, chia chat đất đai của bà Hài (***)

Ở trong nước những tên tham quan, dốt nát, ngu muội ham ăn ham nhậu nầy lên mặt với dân. Và cho rằng dân bôi nhọ danh dự của chúng. Chúng có danh dự sao vậy cà? Nguồn gốc chăn trâu, ở đợ, ngày xưa ăn lá cây rừng để sống nay được thời làm quan rồi xoá sạch cái cốt khỉ đó sao?

Nay oai danh lừng lẫy đó được tung lên liên mạng cho bà con khắp thế giới chiêm ngưỡng đây. Có ngon ra oai coi thử?

(Còn tiếp)

Người Bình Dương
 ---------------
Chú thích:
Đọc chi tiết phía dưới để tìm hiểu sự lắc léo của những nghị quyết như tờ giấy lộn của đám quan quân UBND tỉnh Bình Dương, quê ông Chủ Tịc nước Nguyễn Minh Triết. 
(*) Quyết định số 5183/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2006 của ông cựu CTUBND Tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Sơn. 

(**) Đơn tố cáo Chủ Tịch Lê Thanh Cung ký khống giấy tờ sử dụng đất cho ông Nguyễn Cung Tinh Trung. 
Thêm chú thích
Thêm chú thích

(***) Đơn tố cáo ông Chủ Tịch Xã Lai Uyên Nguyễn Thành Tốt.
Thêm chú thích

Đào Tuấn - 3 xu cafe

Star 
Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng, chờ đợi 2-3 tiếng đồng hồ trong nắng gắt, thậm chí hỗn loạn trong sự can thiệp của “sắc phục”. Thậm chí, kịch tính hơn, còn có người ngất xỉu.
Nhưng không phải đó là những hình ảnh trắng đen của một thời bao cấp, thủa từng chứng kiến sự kiên nhẫn vô hạn của người Việt trước…miếng ăn. Đó là những gì mà báo chí đã mô tả vào ngày 1-2-2013, khi cửa hàng café Starbucks đầu tiên khai trương tại Việt Nam. Bây giờ thì nhiều người mới hiểu nỗi cay đắng của Đặng Lê Nguyên Vũ, “CEO café số 1 Việt Nam”, khi ông nói Starbucks là thứ “nước đường có pha cafe”. Thật buồn cho ông Vũ. Thật buồn cho Đăk Lăk. Thật buồn cho Việt Nam. Khi mà thứ “nước đường có hương vị café” đó, cũng vẫn chỉ là một cái gạch đầu dòng được gạch thêm trong chi chít những liệt kê về sự thất bại của sản phẩm Việt trên sân nhà.
Năm 1890, lần đầu tiên cây cafe được người Pháp đưa tới Việt Nam. 4 thập kỷ sau đó, café Buôn Ma Thuột trở thành một trong những loại cafe nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2011, 81 năm sau đó, trong chính cái năm chúng ta đưa ra một con số thống kê hân hoan, rằng “Cứ 10,5 ly café mà người dân trên thế giới uống”, có 1,5 ly từ Việt Nam”, thì một luật sư, chứ không phải những người kinh doanh café, vô tình phát hiện thương hiệu café hàng đầu thế giới “Buôn ma thuột” đã bị đăng ký mất. Bởi những người Trung Quốc. Hoàn toàn chẳng liên quan gì đến Buôn Ma Thuột. Và điều còn đáng nói hơn, ngay cả thủ phủ café Đăk Lăk, cũng mất thương hiệu từ năm 1997. Thật hài hước, ngay năm ngoái, thương hiệu “café chồn” của “đế chế Trung Nguyên”, cũng đã bị một ông Alexander nào đó đăng ký trước, tại Mỹ. Thật nực cười, ngay thương hiệu Trung Nguyên của người đàn ông “muốn lãnh đạo café thế giới” cũng đã từng bị đăng ký bảo hộ thương hiệu, vẫn là tại Mỹ. Người đăng ký, tất nhiên cũng không phải người đàn ông “muốn lãnh đạo café thế giới”. Và thật tệ, chi phí đăng kí bản quyền Legendee Coffee tại Mỹ chỉ 165 USD, tương đương với hơn 3 triệu đồng.
Khi quyết định thị trường thứ 62 sẽ là Việt Nam, quốc gia xuất khẩu café Robusta hàng đầu thế giới thì hoặc là Starbucks bị điên, hoặc họ đã nhìn thấy trong đó một thị trường tiềm năng đang bị bỏ trống. “Có một nhu cầu bị dồn nén đối với Starbucks tại Việt Nam”, lời tuyên bố của người lãnh đạo Starbucks, thương hiệu mới khai sinh từ 1971, là cực ngoa ngôn. Nhưng những người đã, đang, và sẽ lấm lưng trắng bụng ngay trên sân nhà mà vẫn nói cứng, đại loại “Đẳng cấp một người không phải nằm ở chỗ anh ta có bao nhiêu tiền mà là ở văn hóa, nền tảng tri thức của anh ta”, thì không phải là ngoa ngôn nữa. Mà là chém gió. Còn có một điều nữa chẳng cần phải nghi ngờ. Đó là chiến thắng, rút cục, vẫn thuộc về những người sở hữu thứ “nước đường”. Đơn giản thôi, bởi các doanh nhân hàng đầu Việt Nam, thậm chí còn chẳng bao giờ đặt ra và trả lời câu hỏi: Tại sao thứ “nước đường có hương vị café” với giá bán đắt gấp 10 lần café nội địa, lại gây “giông bão” tại 61 thị trường trước đó và giờ là ở Việt Nam, nơi café, chứ không phải nước đường- “tuyệt hảo nhất thế giới”, nơi từng có những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Một câu hỏi cực sốc liên quan đến thứ “nước đường” này đã được tờ Doanh nhân Sài Gòn đặt ra. Đó là “Starbucks mang café Trung Quốc vào Việt Nam”? Câu hỏi này dẫn tiếp đến câu hỏi thứ 2: “Chúng ta sẽ uống cà phê “made in China” ngay tại nơi đang là vựa cà phê của thế giới?”.
Câu đầu tiên xuất hiện trên màn hình trong bộ phim “Vàng Đen” của đạo diễn Mark Francis và Nick Francis là: “Với một tách cà phê 3 đô la, nông dân kiếm được chỉ ba xu”. Chỉ có điều, với cái cách hàng Việt lấm lưng trắng bụng trên sân nhà, e là ba xu này cũng thuộc về nông dân ở đâu đó chứ không phải là nông dân Việt Nam.

Đào Tuấn

(Blog Đào Tuấn) 

Mậu Thân 1968, và những điều gian trá

... “Xin gọi trăng soi Khe Ðá Mài

Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai

Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội

Phú Thứ tóc vương trảng cát dài...”


(Huế Oan Khiên)

Dù thời gian 45 năm đã trôi qua, mỗi lần nhắc đến Huế, tôi nghe như tiếng “Tết” và tiếng “Mậu Thân” đi liền theo sau đó. Tôi có mặt ở Huế từ ngày 28 Tháng Chạp và rời Huế vào chiều ngày 23 Tháng Giêng, năm Mậu Thân trên một chuyến tuần giang của Hải Quân Mỹ, từ bến tàu Tòa Khâm trước trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế để vào Ðà Nẵng.
Khi từ vùng Chợ Cống chạy về lánh nạn trong khuôn viên trường học, nhìn về phía thành nội, tôi đã thấy cảnh lửa cháy bốn góc thành trong đêm, cũng như nhận chịu hơi bom cay, theo gió thổi bạt về phía bên ngày tả ngạn sông Hương và chứng kiến những xác người được chôn vùi sơ sài trong khu vườn của ngôi trường học.
Nói tôi là nạn nhân là sống sót cũng có phần đúng. Khi chưa chạy về được nơi tạm cư lánh nạn thì Việt Cộng đã có lần đứng trước cửa nhà, nơi đền thờ của An Thường Công Chúa, chúng không vào nhà lục soát nhưng đứng ngoài sân quát nạt: “Tất cả ai trong nhà ra hết!” Gia đình ông chú già, đàn bà, trẻ con đều ra tập họp trước sân, trừ hai đứa chúng tôi, cậu em, một sĩ quan thuộc Trung Ðoàn I Bộ Binh và tôi, sau những ngày đói khát, lo sợ rã rời, đang nằm ngủ mê mệt dưới gầm giường, lọt giữa những bao cát chống pháo kích, không nghe, không biết gì cả. Nếu vào lúc ấy, chúng tôi thức giấc hay tỉnh táo, sẽ có phản ứng ra sao? Nếu vào lúc ấy, chỉ một tiếng gọi: “Ba ơi” của một trong những đứa con tôi, thì tôi đã không còn hạnh phúc, may mắn hôm nay, 45 năm sau, ngồi viết những dòng chữ này.

Trên “Chiếc Cầu Ðã Gãy”. Hình ảnh chạy loạn trong giai đoạn Mậu Thân 1968 tại Huế.
Tôi xin nói thêm, tuyệt vọng và sợ hãi nằm trong hầm trú ẩn, tôi ôm cái máy thu thanh nhỏ áp thẳng vào tai, vào khoảng ngày mồng năm Tết, nghe qua đài phát thanh quân đội Saigon, hai phóng viên Phạm Huấn và Dương Phục đang tường trình về mặt trận Chợ Lớn, để thấy mình chưa hoàn toàn tuyệt vọng, và may ra có thể sống sót.
Phải một thời gian dài sau khi Việt Cộng rút ra khỏi thành phố người ta mới tìm ra hầm chôn tập thể đầu tiên, rồi từ đó những hố chôn tập thể khác ở ngay trong thành phố, ra ngoại ô, rồi ở xa hơn như Khe Ðá Mài. Tất cả các nạn nhân đều bị trói khuỷu bằng tre lạt, dây điện thoại, nhiều người xương sọ bị vỡ, phần lớn nguyên vẹn, hay trong tư thế tuyệt vọng vì bị chôn sống. Nhân chứng Phan Văn Tuấn, năm Mậu Thân mới 16 tuổi là một học sinh trường Bồ Ðề Huế, về sau là sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện sống tại Sydney, Úc, người đã bị Việt Cộng bắt đưa đi làm công tác lấp đất chôn người, trong lần được ký giả Nam Dao tại Adelaide phỏng vấn, đã lên cơn hoảng loạn khóc nức nở vì những ấn tượng không phai mờ, ám ảnh anh trong nhiều năm.
Sau khi về Saigon và tên Việt Cộng cuối cùng ra khỏi Huế, tôi đã có dịp trở lại đây một đôi lần theo Ủy Ban Truy Tầm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân để chứng kiến những chuyện có thật như trên. Bản thân tôi cũng được Tổng Cục CTCT giao công tác trở lại Huế để sưu tập tài liệu thảm sát Mậu Thân, để có thể hoàn thành một tập sách tương tự như Bạch Thư. Cách sắp xếp của tôi là tiếp xúc với những gia đình của nạn nhân điển hình, lấy hình ảnh lúc còn sống, tiểu sử nạn nhân, sau đó lấy đúng hình ảnh của nạn nhân đã bị thảm sát, thi thể đã đánh số sau khi được đào lên với giây trói hay sọ bị vỡ, ghi nhận chi tiết do Ủy Ban Truy Tầm cung cấp, ghi số thứ tự từ 1 đến 100. Tiếc thay, tập sách (hay tờ trình) với đầy đủ hình ảnh minh chứng, được đệ trình lên tổng cục trưởng, đã bị bỏ quên trong một xó xỉnh nào đó, mà với một sĩ quan thuộc cấp như tôi không có quyền thắc mắc.
Bốn mươi lăm năm sau, Việt Cộng còn ca tụng cái gọi là chiến thắng Mậu Thân, và đổ tội cho hơn 6,000 cái chết của dân Huế là do bom đạn, phi pháo của phía Việt Nam và Mỹ tàn sát. Chúng trả lời làm sao về những cái chết của các giáo sư y khoa Tây Ðức, những linh mục, sinh viên, học sinh, người buôn bán và ngay cả những viên chức chính phủ VNCH bị “bom đạn” Mỹ giết lại được người “cách mạng” chôn cất tử tế trong mấy mươi hầm tập thể trước khi rút lui.
Ủy Ban Truy Tầm và Cải Táng có sự chứng kiến của các phái đoàn ký giả quốc tế thường trực chẳng bao giờ tìm thấy trong các hầm tập thể này một đôi dép râu hay một cái nón cối, hoặc tai bèo!
Vậy mà 45 năm sau vụ thảm sát này, những tên đồ tể tắm máu đồng bào Huế còn can đảm dựng lên một cuốn phim 12 tập, phỏng vấn những nhân vật gian trá, để lừa dối lớp trẻ mới lên và cả lớp người nhẹ dạ, u mê dưới bóng tối của chế độ cộng sản rằng hoàn toàn không có vụ gọi là “thảm sát Mậu Thân”.
Cộng sản gian dối và luôn luôn lặp lại gian dối, ngay cả những điều mà chúng biết là gian dối vì nhu cầu tuyên truyền chính trị và ngay cả vì nhu cầu miếng ăn. Cuốn phim “Mậu Thân 1968” do bà Lê Phong Lan bỏ tiền túi ra thực hiện, nhưng khi làm xong thì đài truyền hình CSVN đã mua ngay để chiếu trong dịp Tết Quý Tỵ 2013.
Tết Mậu Thân, gia đình nào ở Huế lại không có tang chế. Bảy năm sau, xương mục nạn nhân chưa tan rã hết, Việt Cộng vào, nhưng đau buồn và nước mắt, đồng bào Huế đành phải nuốt ngược vào lòng.
Ăn ngang, nói ngược, “một lời nói là một đọi (bát) máu” như một thành ngữ của Huế, liệu cái chế độ vừa tàn ác vừa gian trá ấy còn sống bao lâu nữa giữa những lời nguyền rủa của người sống và nỗi oan khuất của người chết.
Hãy nghe bốn câu thơ này của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“Những chiều Bến Ngự giăng mưa

Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi

Tôi ra mở cửa đón người

Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang!
(Ðịa Chỉ Buồn)
Còn ai đó nữa, nếu không là những linh hồn oan khuất của Huế Mậu Thân đang kêu gào đòi nợ máu!
(Người Việt) 
 

HSBC: Cứu BĐS bằng tiền không giải quyết được vấn đề của kinh tế Việt Nam

Đây là một trong những kết luận của HSBC trong bản báo cáo tổng hợp về kinh tế Việt Nam đầu năm 2013. Theo đó, để giải quyết các vấn đề then chốt của nền kinh tế, trước hết chính phủ Việt Nam phải xử lý được nợ xấu và nâng cao hiệu quả khối doanh nghiệp Nhà nước.
Sau khi sử dụng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do chính HSBC triển khai tính toán, kết hợp với một số thống kê vĩ mô, HSBC cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu có một số dấu hiệu đúng hướng, song quá trình phục hồi còn mong manh, đầy khó khăn. HSBC cho rằng mặc dù PMI có sự cải thiện nhỏ về mặt tổng thể, sức sản xuất hồi phục phần nào, nhưng lạm phát lại nổi lên như một thách thức rất lớn khiến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt. Điều này khiến các doanh nghiệp vốn đã chịu áp lực bởi lượng cầu trên mọi lĩnh vực đều rất yếu trong những năm qua, nay càng gặp nhiều khó khăn hơn.


Để giải quyết những vấn đề về cầu trong nước, HSBC cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực tìm ra giải pháp đểgiảm nợ xấu, đồng thời nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ khi nào làm được điều này mới hy vọng sưởi ấm niềm tin của người tiêu dùng lên đôi chút. Ngoài ra, các chuyên gia của HSBC cho rằng ưu tiên ổn định vĩ mô hơn mục tiêu tăng trưởng nhanh là định hướng đúng đắn, song phải được thực hiện một cách kiên định, gắn với việc nâng cao năng lực sản xuất tổng thể.
HSBC dự báo tăng trưởng GDP 2013 của Việt Nam khoảng 5,5%, lạm phát 9,5% trong bối cảnh Chính phủ có khả năng sớm đưa ra những cải cách cụ thể để tăng hiệu quả đầu tư công và cải thiện môi trường kinh doanh.
HSBC cũng nhìn nhận các cơ quan quản lý của Việt Nam đang sử dụng các nguồn lực một cách thiếu hiệu quả trong nỗ lực kích thích một số thị trường èo uột, đặc biệt là thị trường BĐS, thông qua hàng loạt thông điệp về giảm lãi suất, bơm vốn. Trong khi đó, vấn đề cốt tử như nợ xấu và sức cạnh tranh của khu vực Nhà nước lại chưa được cải thiện. HSBC đánh giá việc hạ lãi suất hoặc bơm tiền vào thị trường BĐS không phải là giải pháp tối cho nền kinh tế Việt Nam, bởi nhẽ nó không giải quyết được các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Không chỉ có vậy, những thông điệp về hạ lãi suất không những vấp phải nhiều khó khăn trong tăng trưởng tín dụng, mà còn gây ra nhiều rủi ro cho các hoạt động kinh tế vĩ mô khác, mà điển hình là lạm phát.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc Hội, ông Mai Xuân Hùng, cũng cho rằng các giải pháp tháo gỡ khó khăn của thị trường BĐS mà Chính phủ vừa đề ra trong Nghị quyết 02 chưa hoàn toàn “trúng” và không cẩn trọng, lại là đổ tiền cứu cho “nhà giàu”. Còn theo TS Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW), nếu không giải quyết tận gốc của vấn đề, thị trường BĐS sẽ càng ngày càng méo mó. TS Doanh nhận định rằng điều quan trọng là phải thay đổi được cơ chế của thị trường BĐS Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy, các thông điệp giải cứu thị trường BĐS tuy có được phát ra một cách khá đều đặn, ổn định, song phần lớn trong số đó thiếu căn cứ thực tiễn, và khó có thể trở thành hiện thực. Cụ thể như nền kinh tế vĩ mô cũng đang rơi vào suy thoái triền miên, cả trăm ngàn doanh nghiệp phá sản trong năm qua khiến ngân sách Nhà nước thất thu nặng nề. Trong khi đó, ngành ngân hàng hoạt động ngày một kém hiệu quả và lộ ra nhiều khiếm khuyết mang tính hệ thống mà nếu được xử lý nghiêm, có thể “đi” một bộ phận không nhỏ. Có muốn thì việc huy động hàng trăm ngàn tỷ để giải cứu cho thị trường BĐS vốn đã rất méo mó cũng gần như bất khả thi vào thời điểm hiện tại.
(Sống mới) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét