Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Tin thứ Hai, 09-06-2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2<= Photo: TTXVN. – Tàu cá Trung Quốc tham gia ngăn cản tàu cá Việt Nam (QĐND). – “Nóng” từ Hoàng Sa ngày 8.6: Tàu cá Trung Quốc có biển hiện manh động, ngăn cản quyết liệt tàu kiểm ngư Việt Nam  (LĐ). – Tàu cá Trung Quốc ngày càng hung hãn, manh động hơn (DT).  – Trung Quốc nham hiểm, chỉ đạo tàu cá tấn công (GDVN). – Được tàu hải cảnh yểm hộ, tàu cá Trung Quốc manh động hơn (NLĐ). – Tin tức Biển Đông mới nhất: 40 tàu thép của TQ vây ép tàu cá VN (ĐS&PL). – Hoàng Sa ngày 8/6: Tàu kéo Trung Quốc hung hăng trên biển (VTV/ TP). – HOÀNG SA tối 8/6: Cậy đông, tàu TQ thêm manh động (TG).  – Tàu Trung Quốc ‘dàn trận’ thành từng nhóm cản tàu Việt Nam (VTC). – Nhóm tàu TQ manh động đẩy tàu VN ra xa giàn khoan (VNN). – Tàu Trung Quốc manh động ép tàu cá Việt Nam xa giàn khoan (VNE).
- Vụ tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam: Yêu cầu ĐSQ Trung Quốc cung cấp thông tin về chủ tàu vỏ sắt (LĐ).  – Trung Quốc có dám cung cấp danh tính tàu sắt đâm chìm tàu cá VN? (Infonet). – Con tàu ĐNa 90152 và người đàn bà biển (NLĐ). – Báo ANTĐ và một số DN “tiếp sức” 10.000 lít dầu để ngư dân vươn khơi, bám biển (ANTĐ). - Trung Quốc đưa tàu tiếp tế lớn nhất tới biển Đông (TT). - Mục đích Trung Quốc triển khai tàu tiếp tế đến Biển Đông? (ĐV). – Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt (DT).  – Trung Quốc lộ rõ âm mưu lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (CAĐN).  – Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định trong các mối quan hệ quốc tế (TTXVN/ QĐND). – Không chịu xuống thang! (Petro Times). – Trung Quốc tự chuốc họa ở biển Đông (TP).
- Báo Hồng Kông dọa, Trung Quốc sẽ cho Việt Nam “nếm mùi đau đớn”?! (GDVN). “Tờ Văn Hối, một tờ báo thân Bắc Kinh tại Hồng Kông ngày 9/6 có bài xã luận sặc mùi đế quốc, đe dọa nhằm vào Việt Nam với tiêu đề xấc xược: ‘Việt Nam nếu không ghìm cương trước vực sẽ phải trả giá đau đớn’?!” – Phỏng vấn Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình: Trung Quốc luôn thể hiện tư tưởng bá quyền nước lớn (TG).  – Tình hình biển Đông, có thể sẽ nguy hiểm hơn (TG). – Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng (SK&ĐS). -  Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ): Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng thực lực của chính mình (HNM). – Biển Đông tuần qua: Phẩm giá dân tộc không cho phép đánh đổi (VNN).
- Đối Thoại Quốc phòng: Trung Quốc Lộng Ngôn, nhưng Vụng Tính (ĐKN). “Theo ông Fisher, một nhà nghiên cứu quốc phòng thì mục đích không phải là chiến thắng trong tranh luận hợp pháp. Trung Quốc phản đối quá trình kiện tụng quốc tế của Philippines, cho thấy rõ điều này. Thay vào đó, họ ‘sử dụng lối lộng ngôn thù địch để hăm dọa Tokyo và Washington’.”
- Cường quốc gì? (TN). “Có người bảo Trung Quốc là cường quốc chơi xấu khắp thế giới, nhất là với các nước láng giềng mà đặc biệt Việt Nam với vô vàn trò đểu. Nếu Liên Hiệp Quốc có cuộc thống kê thì chắc chắn Trung Quốc là cường quốc bị thiên hạ ghét nhất? Chẳng có cường quốc nào lại hành xử hạ cấp như Trung Quốc“.
- Lập luận vô lý về ‘đường 9 đoạn’” của Trung Quốc  (TTXVN/ Tin Tức).  – Kỳ 1: Giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoàng Sa – Một quan điểm sai trái (QĐND). – Cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong duy trì hòa bình và an ninh trên biển Đông – Bài cuối: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (Tin Tức).
H4- Phỏng vấn NNC Đinh Kim Phúc: “Chơi bài ngửa” – Trung Quốc muốn cái gì? (PLTP). “Những diễn biến suốt hơn tháng qua cho thấy mục đích của TQ trong sự vụ này không phải là dầu mà TQ đang cố bày ra cho thế giới thấy rằng họ đang thực thi chủ quyền trên cái mà họ tự cho là lãnh thổ của mình ở vùng biển Hoàng Sa và hợp thức hóa cho cái lưỡi bò phi pháp họ áp đặt trên biển Đông. Họ đã dàn binh bố trận để chứng minh cho thế giới thấy mình đang có hoạt động kinh tế và đủ lực lượng để bảo vệ hoạt động ấy”. Mưu mô thâm hiểm của Bắc Kinh (Nguyễn Vĩnh).  – “Giàn khoan 981 mới chỉ là khúc dạo đầu” (GDVN).  

- Tầu Cộng xâm lược leo thang, chó nào cùng đường không dứt giậu? (BĐX). “Rõ ràng, xâm lược biển Đông của Tầu Cộng đã thực sự leo thang và tiếp tục còn leo thang, thực sự đẩy đất nước Việt Nam vào thế cùng phải phòng vệ. Một tháng nay, lãnh đạo Việt Nam đã ngăn cản Tầu Cộng xâm lược bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình. Biện pháp này dường như đã tới giới hạn…”
- Nâng Niu Niềm Tự Hào Rất Việt (Đinh Tấn Lực). “Nó đâm bể tàu ta mà ta nhất quyết im lặng, nhất quyết không trả đũa, bởi đó là sức mạnh và tính nhân đạo của VN Ta. Ta là con kiến nhưng có thể vặn con voi là tại sao nó đè Ta, đâm lật ngửa (hay úp?) tàu Ta mà không quăng cho nổi một chiếc phao.  Ta đã văn minh và nhẹ nhàng nhắc nhau về mối tương quan ‘hữu nghị viển vông/lệ thuộc’, trước khi công khai nhắc nhau ‘duy trì mọi quan hệ’, bất kể viển vông hay lệ thuộc“.
- Nguyễn Trần Sâm: Tương lai nào cho một dân tộc dưới chính thể thân Tàu? (Lề Trái). “Một khi đã mua được giới cầm quyền ở một nước, Trung Nam Hải sẽ tiếp tục nuôi dưỡng bọn này để cai trị dân tộc đó bằng bàn tay sắt. Mọi sự phản kháng đều sẽ bị đè bẹp. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng nói chung sẽ bị dập tắt. (Tuy nhiên, đôi khi chính người Tàu cũng có thể mua bọn côn đồ, yêu cầu chúng kích động biểu tình để chuyển hướng thành những cuộc bạo loạn, nhằm nhiều ý đồ khác nhau.)
- Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Không thể “Thoát Trung” mà không “Thoát Cộng”! (BS). “Chính cái chủ nghĩa Cộng sản, đảng Cộng sản là yếu tố cản trở cái việc thoát Trung hiện nay, vì thế trước mắt không thể thoát Trung mà lại không tấn công vào cái yếu tố Cộng sản được, vẫn còn thể chế Cộng sản này mà muốn thoát Trung thì khó, cực kỳ khó. Ví dụ đơn giản thế này, muốn biểu tình chống Trung Quốc thôi, một việc quá nhỏ trong chuyện thoát Trung, mà cũng bị cấm“.
- THƠ TRẦN MAI HƯỞNG: MẶT THẬT (Nguyễn Trọng Tạo). “Lạ lùng thay ngọt ngào ‘đồng chí’/ Trục lợi chiến tranh trên sinh mạng của người/ B52 đánh giữa lòng Hà Nội/ Bắt tay Nixon , lạnh ngắt miệng ai cười ?/ Hoàng Sa ơi, nỗi đau khắc khoải/ Mộ gió người đi thao thiết trùng khơi/ Gạc Ma, Trường Sa sóng cồn bão nổi/ Máu của bao đời người Việt đã rơi…”
- BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG THÉT GÀO (Đặng Huy Văn). “Bởi ai mất biển, mất trời?/ Bởi ai đau đớn giống nòi Việt Nam?/ Bởi ai Tàu cộng nghênh ngang/ Bắn dân, cướp cá, xâm lăng biển nhà?/ Bởi ai dâng hiến Hoàng Sa?/ Bởi ai Tàu cướp đảo ta dễ dàng?
H5- CÓ LẼ “PHÓ THƯỜNG DÂN” NÓI KHÔNG SAI: CÓ NÊN RA ĐỜI  MỘT HIỆP ƯỚC QUÂN SỰ  ĐÔNG – NAM Á ? (Lê Khả Sỹ). “Ở châu Âu người ta biết tập hợp các nước thành một cộng đồng to lớn, vững mạnh là Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương với mục đích phòng thủ, cam kết bảo vệ cho nhau. Tại sao các nước Đông – Nam Á không làm như vậy ?
- Philippines chính thức điều tra Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi ngầm ở Trường Sa (CNA/ DV). – Trung Quốc : Trường Sa « không phải là chuyện của » Philippines (RFI). – Philippines bóc trần tuyên bố chủ quyền Biển Đông dựa trên lịch sử của Trung Quốc (DT).
- VN Philippines đấu thể thao ở Trường Sa (BBC). – Hải quân Việt Nam – Philippines lần đầu giao lưu trên đảo Song Tử Tây (VNE). – VN-Philippines giao lưu trên đảo Song Tử Tây (VNN). – Hải quân VN, Philippines giao lưu trên đảo Song Tử Tây (TT).
- BẮC KINH, MỘT MÌNH CHỐNG LẠI G7 ? (SCMP/ Huỳnh Ngọc Chênh).  – Nhật – Úc tiến tới hợp tác quân sự đương đầu với hiểm hoạ Trung Quốc (RFI). – Indonesia: Trung Quốc đã buộc chúng tôi phải hành động (Infonet). – Củng cố chế độ pháp trị trên biển (Project Syndicate/ DCVOnline).
- Đề nghị Liên minh nghị viện thế giới yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan (Infonet). – Người Việt tại LB Nga hướng về biển đảo Tổ quốc (TTXVN/ TN). – Người Việt tại LB Nga mít tinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép (VOV).
- Cần thoát khỏi sự bất lợi trong làm ăn với Trung Quốc (DNSG). – Việt Nam có cơ hội tránh tác động về kinh tế từ Trung Quốc (CP/ DV).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 109 – 08/06/14 (Thành).
- CON ĐƯỜNG DÀI VÀ ĐẪM MÁU NHẤT (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Nếu ở Tây phương, sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung ở Đông Âu, người ta nhận định: ‘Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đẫm máu nhất từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản’ thì ở Việt Nam… chúng ta cũng có thể nói: Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đẫm máu nhất từ chế độ phong kiến đến… chế độ phong kiến”.
H1- Mất nước là chết (FB Sương Quỳnh/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Bắt đầu lớn tiếng với nhau, bạn này rút ngay hai bảng viết chữ: ‘MẤT NƯỚC LÀ CHẾT’ ‘NƯỚC NHÀ KHÔNG BÁN’ – chỉ mời lấy thôi” và nói: Tôi có buôn bán gì đâu, sợ mọi người làm mệt bị mất nước thì tôi mang đến cho mọi người uống đỡ khát chứ có làm sao?  Rồi 2 -3 người bảo vệ xúm lại đòi tịch thu mấy biểu ngữ, bắt bạn này về văn phòng. Bạn ‘Mất Nước Là Chết’ kiên quyết: Mấy từ này có gì là phản động? là nhạy cảm? Các ông trả lời tôi xem nào?” – Độc chiêu chống bán nước tại Sài Gòn (DLB). – Nước nhà không bán – Mất nước là chết! (quyenconnguoi). – PHẢN ĐỘNG! : Thơ Huy Tập (Trần Mỹ Giống).
- Sửa luật để chống bức cung, nhục hình (TN). Ông Manfred Nowak, cựu báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn: “Tại một số nước châu Âu, khi xảy ra việc người bị tạm giam tạm giữ bị thương thì cảnh sát phải chứng minh họ không sử dụng biện pháp tra tấn, nếu không chứng minh được thì đương nhiên bị khép tội tra tấn”.
- Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam (BS).
- TUYÊN BỐ CHUNG của GHPGVNTN ÂU CHÂU, ÚC ĐẠI LỢI – TÂN TÂY LAN, HOA KỲ VÀ GIA NÃ ĐẠI (DTD).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI: Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 3 (Nhật Tuấn).
- Thomas E. Ricks: Năm sự kiện chưa được biết về Khe Sanh (ĐCV). Dịch từ bài điểm sách “Last Stand at Khe Sanh” của Gregg Jones.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với đào tạo nhân lực có tay nghề cao (ND). Giặc đã vào tới nhà rồi, người đứng đầu đảng thì im như thóc, không dám mở miệng nói một lời, trong khi đó đảng lại đòi “Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với đào tạo nhân lực có tay nghề cao“! Lại còn bày trò lấy phiếu tín nhiệm, mấy ông, bà tín nhiệm với nhau thì cứ đóng cửa mà làm. Còn đối với dân, người dân có tín nhiệm mấy ông, bà nữa hay không, hãy nhìn vào phản ứng của họ đối với đảng thì sẽ biết. Khi sự kiện nghiêm trọng đang xảy ra ngoài biển Đông, ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc, người dân trông chờ một tiếng nói cất lên từ ông TBT, mà cũng không nói nổi, thế mà vẫn tự sướng với chuyện lấy phiếu tín nhiệm.  – Dân mong người đứng đầu trực tiếp nói về Biển Đông (VNN).
- “Chỉ có Việt Nam mới thực hiện lấy phiếu tín nhiệm” (Infonet). Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc: “Hiện chỉ có Việt Nam mới thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. Ở nước ngoài họ bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn, bỏ phiếu thì dứt khoát chỉ có 2 mức tín nhiệm hay không“.  Ở nhiều nước, khi những cái sai của lãnh đạo bị công luận nêu ra, thì những người lãnh đạo đó phải từ chức, không chờ họp hành bỏ phiếu như ở xứ ta đâu. Có lẽ không cần lấy phiếu tín nhiệm ở VN, chỉ cần khôi phục lại các sợi dây thần kinh mắc cỡ, làm cho nó hoạt động bình thường, để những người làm sai tự động từ chức, đỡ mất thời gian họp hành, bỏ phiếu, báo chí tốn giấy mực, người dân tốn thời gian theo dõi, cuối cùng thì chẳng thấy ai từ chức.
H6- Tổng – Bí thư: Quanh năm chỉ bận lấy phiếu thì còn làm được gì nữa?  (Infonet).  – ‘CÁI ‘Ô THOÁNG’ QÚA RỘNG ! (Bùi Văn Bồng). “Đưa ra Quốc hội chỉ là hình thức, gọi là có ‘dân chủ’, khách quan. Có điều, không ít người cho rằng: ‘Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt’, nhất là công tác tổ chức cán bộ, ai suy thoái, biến chất, tham nhũng, năng lực kém, …đảng biết hết. Đảng giám sát thường xuyên từ chi bộ trở lên, ai tín nhiệm hay không đảng biết cả, cứ làm theo nguyên tắc, điều lệ đảng, điều chuyển hoặc cho thôi giữ chức, việc gì phải lấy phiếu tín nhiệm…” – Mời xem lại: Nhận thức mới: Lấy là bỏ, bỏ là lấy (Hoàng Xuân Phú).
- “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!” (TBKTSG).”Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách“.
- Về vụ kiện đòi Vinashin trả nợ ở Anh: Bài 1: “Thuyền trưởng” ra tòa án quốc tế cứu tàu (QĐND). “Trong hai năm ấy, điện thoại tôi nhiều lúc ‘cháy’ các cuộc gọi đòi nợ. Nhiều khi họ gọi điện chửi mắng tôi đủ kiểu. Tôi phải kìm nén, bình tĩnh bảo họ không nên “chửi” tôi mà hãy để tôi xử lý, đưa ra được giải pháp hiệu quả. Nếu không tình hình xấu đi thì họ có thể mất tất cả”.
- Hãy Nhớ Thiên An Môn (Việt Báo). “Hãy nhìn cho kỹ những ước mơ dân chủ tự do đang bị xe tăng trấn áp.  Và cũng đừng bao giờ quên, đã và đang có những Thiên An Môn cỡ nhỏ cũng đã và đang bị trấn áp một cách bí mật ở VN — nhưng không có máy ảnh nào ghi kịp“.
- Kỷ niệm 25 năm Thảm sát Lục tứ – ĐCSTQ bắt bớ quy mô lớn (TQ không KD). “Theo thống kê có 70 nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt trong 1 tháng nay.  Lần đàn áp này đã leo thang vượt quá những gì được thấy trong 20 năm qua.  Có ý kiến cho rằng đàn áp và bắt bớ thế này sẽ chỉ dẫn đến một cuộc biểu tình lớn hơn“.
- ĐCSTQ phái 1500 điệp viên sang Đài Loan năm 1949 (TQ không KD). “Năm 1949, hơn 1.500 nhân viên tình báo được đưa vào Đài Loan trong vai doanh nhân, tị nạn, người bán hàng rong và lính bại trận cùng với hàng triệu lính Quốc Dân Đảng. Những người này sẵn sàng phối hợp với hồng quân Trung Quốc trong cuộc xâm lược Đài Loan“.
- Quá Hao Tâm Tổn Trí Đàn Áp Pháp Luân Công, Trung Cộng Thất Bại trong Công Tác Tình Báo Chống (ĐKN).
- Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo kiểu Mao và mãi mãi theo kiểu Mao (Foreign Affair). – Tại sao các cuộc cải tổ của Trung Quốc đều thất bại? (Diplomat/ Văn Việt).
H3- Tăng Khánh Hồng – Quan Chức Cấp Cao của Đảng – bị ‘Quản Thúc Nội Bộ’ (ĐKN).
- 866 “quan” Trung Quốc thà bị giáng chức chứ không đưa vợ con về nước (BizLive). – Vợ con quan chức TQ ‘phải về nước’ (BBC).
- Đối lập Đài Loan muốn đối thoại trực tiếp với Bắc Kinh (RFI).
- Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar (Infonet).
- Người đẹp để ngực trần và trình diễn đóng cọc vào Putin (Dân News). =>

- Phỏng vấn thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng: Tâm tình của ngư dân Hoàng Sa (VOA). “Chuyện tàu Trung Quốc phun vòi rồng từ lâu rồi, cách đây 5-10 năm đã có rồi, chứ không phải bây giờ mới có đâu… Bây giờ lắm lúc mình không dám ra gần Hoàng Sa vì ở đó tàu chiến, hải giám, hải cảnh Trung Quốc nhiều. Mình sợ lắm. Ví dụ hồi xưa đi cách Hoàng Sa 50 hải lý, giờ phải cách 70, 80 hải lý để tránh Trung Quốc“. – Tàu cá vỏ thép lột xác hoàn toàn giúp ngư dân bám biển (GTVT). – Hỗ trợ ngư dân Lý Sơn vươn khơi bám biển (HQ).
- Tướng Phạm Văn Dỹ: 6 lần Trung Quốc ra đòn với Việt Nam (TT). “Người Trung Quốc từng năm lần xâm chiếm biển đảo của chúng ta và đây là lần thứ sáu trong khi đất nước ta ở trong các thể chế khác nhau. Tại mỗi thời kỳ như vậy chúng ta lại có những phương lược, sách lược khác nhau“.
- Luận điệu TQ khi vu cáo ‘bị tàu VN đâm 1.200 lần’ (VNN).  – TQ – VN: 1200 = 4 tốt x 300 lần đâm tầu  (Hiệu Minh). “Nếu chia cho 16 chữ vàng ta cũng được 300 “Láng giềng hữu nghị”, 300 “Hợp tác toàn diện”, 300 “Ổn định lâu dài”, và 300 năm “Hướng tới tương lai”. Nếu lấy số 1200 này chia cho 4 chữ TỐT, có kết quả 300 “Láng giềng tốt”, 300 “Bạn bè tốt”, 300 “Đồng chí tốt”, và 300 “Đối tác tốt”. Kết quả tầu cá VN chìm, 24 tầu cảnh sát biển VN bị hư hại nặng“. – Nực cười cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần (VnMedia).
- Nhà văn Nguyên Ngọc: “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi… rồi mọi chuyện chìm“ (KT). – Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa (BVN). “Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc“.
- Những ‘thiên tài’ bất hiếu (Người Việt). “Trong bản nhạc “Ðảng Ðã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng!” Phạm Tuyên đã reo vui, ca ngợi: ‘Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng! Ðảng ta ơi, cám ơn người dạy dỗ.’ Chỉ tiếc rằng, thân phụ ông đã chết oan khuất dưới bàn tay của đảng, không biết gia đình này có ngày giỗ cha hay không?
- Nhà văn ĐỖ PHƯƠNG KHANH – Chuyến hải hành may mắn – Hồi ký (Nhật Tuấn). “Sau Tiền Nhân Tổ Tiên, tôi muốn dâng lên lời cảm tạ sâu xa tới những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, dù đã qua đời hoặc còn sống, qu‎ý‎ vị đã xông pha trận mạc, hy sinh thân mạng để giữ cho đất nước Miền Nam được sống tự do hạnh phúc suốt trong mấy chục năm trường, từ 1954 cho tới 1975, trước khi Saigon sụp đổ“.
- Thống đốc Ngân hàng: Không lo lòng dân hẹp, chỉ sợ không đủ tài (VTC). Dân có làm được gì đâu đối với chuyện đi hay ở của ông thống đốc? Ông giữ được cái ghế đó nào phải nhờ dân?
KINH TẾ
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình: ‘USD tăng do kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá’ (VNE). – Thống đốc: Thị trường ngoại hối sẽ ổn định từ nay đến cuối năm (TTXVN/ Vietstock).
- Chính sách tiền tệ: Tạo sự ổn định và niềm tin cho thị trường (TTXVN).
- 8 thông tin kinh tế nổi bật tuần từ 02/05 – 07/05 (CafeF).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/6 (ĐTCK/ NĐH).
- Ngành bảo hiểm rủi ro vì điều khoản miễn phí (TBKTSG).
- Trung Quốc ghìm giá đồng tiền, kích thích xuất khẩu (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn TẠ DUY ANH : Mr. Ban – (tiếp theo và hết) (Nhật Tuấn). – YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 134
- Nguyễn Tường Thiết – Gió cuốn về đâu (Where the wind leads) (DĐTK).
- GS Vĩnh Sính: Một người trí thức có tâm huyết (FB Huỳnh Duy Lộc).
- CÒN KHÔNG CÁI THUỞ OAI HÙNG ẤY (Văn Công Hùng).
- THÓI QUEN / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống). – VỚI NGƯỜI VỀ CỐ LÝ : Tùy bút HẢI NHƯ ().
- GIẢI TỎA MẤY NGỘ NHẬN VỀ “BA DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI” CỦA VIỆT NAM (GNLT). “Hồi đó chẳng mấy ai biết văn bản gốc của UNESCO ở đâu. Do đó người dân không nghi ngờ các ông nhà nước đã dịch bừa, lại cố ý nói mập mờ về một cái ‘danh hiệu’ không tồn tại… Báo chí tuyên truyền Việt Nam thường nói ‘Danh nhân văn hóa thế giới’ (?!). Đó là một sự khoa trương cường điệu hư danh. Thực chất các nhân vật ấy chỉ là danh nhân văn hóa tầm cỡ quốc gia thôi“.
- Ngôi Sao Đang Lên ở Do Thái: Nhà thơ gốc Việt (VĐ Daily/ Alan Phan).
- Khẳng định chủ quyền biển đảo bằng âm nhạc (RFA). – Thư bạn đọc: ca khúc Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam (BVN). – Thơ về biển đảo Việt Nam (Văn Việt). – THƯƠNG NHỚ TRƯỜNG SA : Bút ký: Vũ Thành Chung (Trần Mỹ Giống).
- CHUYỆN TÔN MIẾU Ở HUẾ (FB Lê Nguyễn). – NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ CỰU HOÀNG DUY TÂN
- Săn tìm “hậu duệ khủng long”  (Báo QN/ Infonet).
- Bí mật “rùng mình” dưới hầm mộ hàng trăm năm tuổi (DT).
- Phát Hiện Hoá Thạch Giống Kappa (Quỷ Nước) trong Thần Thoại Nhật Bản (ĐKN).
- Những bức ảnh có sức mạnh hơn mọi lời nói (DT). – Kinh ngạc những bức tranh 3D đánh lừa ngoạn mục (DT).
- Lịch sử chữ thập ngoặc (BHC).
- Recife, thành phố bãi biển (BBC). – Brasilia, thủ đô hiện đại (BBC). – Đảo Helgoland  (Phan Ba).
- Bóng đá bắt nguồn từ thời Chiến quốc trên đất Trung Hoa? (FB Mạnh Kim).
- Chủ tịch FIFA S.Blatter tiếc thương cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang (ANTĐ).
- ‘World Cup đầu tiên của tôi’ (BBC).  – World Cup Brazil 2014: Đánh giá tình hình bảng C (RFA). – Hazard sẵn sàng bùng nổ cùng đội Bỉ (BBC).

- BỆNH PHU TÀU PHÙ (Phọt Phẹt).
- Thơ A. Puskin (Văn Việt).
- Vương Trí Nhàn: Nghĩ lại về chính… sự nghĩ (Chúng Ta).
- NỖI LÒNG NGƯỜI CHA (Tương Tri).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chất lượng giáo dục ĐH kém do đầu tư quá thấp (TT). – Đổi mới tài chính để nâng chất giáo dục đại học VN (TT).
- Thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH: Sửa gốc hay sửa ngọn? (SK&ĐS).
- “Ơn đảng, ơn bác”: Từ ngày 15/7, học sinh tiểu học công lập không phải đóng học phí (SK&ĐS).
- SAT và ACT: Chứng chỉ đầu vào khi du học Mỹ (DNSG).
- Đánh giá học sinh giỏi: Chưa dựa vào năng lực thật! (PLTP).
- Cơ hội nào cho giảng viên làm khoa học? (Bautx).
- Học tiếng Anh sớm: Nên hay không? (THĐP).
- Facebook đôi khi cũng giúp tăng hiệu quả học tập (Kênh 14).
- Kinh thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công  (THĐP).
- 9 Loại Thực Phẩm Chống Ung Thư (ĐKN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Người lao động thờ ơ với quyền lợi của chính mình (LĐ).
- Thương hai anh em hàng ngày đau đớn vì bệnh “lột da ếch” (DT).
- Thanh Hóa: Tử hình kẻ đưa hơn 400 triệu nhờ mua 3 bánh heroin (LĐ).
- Chỉ vì “trêu gái”, 4 thiếu niên lĩnh 94 tháng tù giam (LĐ). “Điều lạ ở đây là cả gia đình bị hại và bị cáo đều gửi đơn… cầu cứu cho các bị cáo“.
- Bi hài chuyện cưới lại… để cải số (!)  (ANHP/ Infonet).
- “Nghiện hút không được công nhận hộ nghèo” (Infonet).
- Dân quân đóng giả CSHS cưỡng đoạt tài sản người đi đường (ANTĐ).
- Nghệ An: Công ty Chế biến bột cá đầu độc khu dân cư (LĐ).
- Rùng mình với hải sản khô (CATP).
- “Bắt” hổ phải đẻ (DT).
- Động đất mạnh làm rung chuyển Sông Tranh 2 (VNN). - Động đất mạnh nhất từ đầu năm tại thủy điện Sông Tranh 2 (DT).   – Động đất mạnh nhất trong năm tại Sông Tranh 2 (TT). – Động đất mạnh tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 – Quảng Nam (LĐ). – Động đất 2,9 độ richter ở Sông Tranh 2 (VNE). – Động đất 2,9 độ richter tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (TT).
- Trung Quốc: Nổ nhà hàng, 2 cảnh sát bị thương (DT).
- Lũ quét tại Afghanistan, hơn 80 người thiệt mạng (VOA).
- Mỹ: Kế hoạch cắt giảm khí thải để cứu môi trường (RFA).

QUỐC TẾ
- Poroshenko đòi lại Crimea, Putin lệnh tăng cường an ninh biên giới (GDVN). – Quan hệ Nga-Ukraine sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết vấn đề ly khai (GDVN). – Nga ra điều kiện đàm phán với Ukraine (VNE).  – Mỹ cam kết “rót” thêm hàng triệu USD viện trợ cho các quốc gia giáp biên giới với Nga (LĐ).
- Mỹ, Iran mở đàm phán trực tiếp về vấn đề hạt nhân (VOA). – Hạt nhân Iran: Teheran đàm phán trực tiếp với Nga- Mỹ (RFI).
- Ngoại trưởng Trung Quốc, Ấn Ðộ gặp nhau tại New Delhi (VOA). – Trung Quốc nhanh chóng tiếp xúc với Tân thủ tướng Ấn Độ (RFI). – Trung Quốc đang “ve vãn” Ấn Độ (DT).
- Ông El-Sissi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Ai Cập (VOA). – Tướng Sisi nhậm chức Tổng thống Ai Cập (BBC). – Thống chế Sissi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Ai cập (RFI).
- Mỹ: Quân Thánh Chiến Jihad Tăng Gấp Đôi Trong 3 Năm Qua; Số lượng tổ chức jihad tăng 58%, số các vụ tấn công tăng gấp 3 lần (Việt Báo).
- Đánh bom kép tại Iraq, ít nhất 17 người thiệt mạng (VOA). – Irak : Bạo động tràn lan (RFI).
- Siêu tiêm kích F-35C chuẩn bị thử nghiệm trên tàu sân bay (ANTĐ).
- Hải quân Mỹ cứu 282 thuyền nhân ở Ðịa Trung hải (VOA).
- Thái Lan: Triển khai quân rộng khắp do lo sợ biểu tình bùng nổ (PLTP). – Thailand: Bí mật công khai của bất ổn (TBKTSG).
- Tổng tuyển cử tại Kosovo (VOA).
- Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?  (NCQT).
- Colombia : tiến bước trên con đường hòa bình (RFI).

* RFA: + Sáng 08-06-2014; + Tối 08-06-2014
* RFI: 08-06-2014

2315. Sam Bateman bút chiến với học giả Việt Nam về Hoàng Sa

Đoan Trang

08-6-2014
Lời dịch giả: Vào ngày 15/5/2014, Sam Bateman, nghiên cứu viên cấp cao của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), đã có bài phân tích đăng trên Eurasia Review, nhan đề “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”.
Đại ý Sam Bateman cho rằng: Do Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc và từ đó đến năm 1975, Việt Nam cũng không phản đối gì; cho nên nếu bây giờ Việt Nam đòi chủ quyền đối với Hoàng Sa thì sẽ yếu thế. Do quần đảo Hoàng Sa không phải của Việt Nam, cho nên giàn khoan Haiyang 981 đặt gần đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa thì cũng không vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, Sam Bateman cho rằng các nước ASEAN tham gia tranh chấp không nên “thiển cận”, mà nên nhìn xa hơn để chấp nhận hợp tác với Trung Quốc, ví dụ Việt Nam nên đồng ý khai thác chung nguồn lợi hải sản trong khu vực biển tranh chấp.
Ngày 26/5, hai học giả Việt Nam là TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn đã có bài viết phản bác tác giả Sam Bateman. Hai ông chỉ ra rằng Bateman quá thiên vị Trung Quốc, đồng thời, ở vị trí hiện tại, giàn khoan phải bị coi là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (tính từ bờ biển đất liền Việt Nam), chứ không phải của Hoàng Sa, bất luận Hoàng Sa thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc.
Ngay sau đó, Sam Bateman viết bài đáp trả (bản dịch dưới đây). Bạn đọc có thể thấy trong bài này, tác giả Sam Bateman vẫn tiếp tục lập luận theo hướng bênh vực Trung Quốc và quan điểm “gác tranh chấp cùng khai thác” của Bắc Kinh, với lý do (rất không thuyết phục) rằng như thế “có lợi chung”.
* * *
AI CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA? XIN ĐÁP LỜI
  • Sam Bateman
Tóm tắt
Thay vì sa vào một cuộc tranh luận vô bổ về các vấn đề chi tiết, bài viết này nhằm đáp lại một bài phê bình, và sẽ nhìn sâu vào tác động nguy hiểm của các lập luận liên quan đến chủ quyền và vấn đề quản lý Biển Đông cũng như các nguồn lực của nó.
Bình luận
Trong bài báo viết chung, đăng trên RSIS, số 099/2014, mang tựa đề “Chủ quyền đối với Hoàng Sa: Về một bài báo thiên vị Trung Quốc”, TS. Huy Duong và TS. Tuan Pham (tức TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn – ND) đã phê phán quan điểm của tôi trong bài “Về những căng thẳng mới đây trên biển Hoa Đông: Ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa” (RSIS, số 088/2014).
Bài phản biện của họ làm nổi bật hơn hai vấn đề căn bản trong cuộc tranh luận về Biển Đông. Thứ nhất, những tranh chấp và tác động của chúng đến các biên giới trên biển là chuyện rất phức tạp và hầu như không có khả năng được giải quyết trong tương lai gần. Yếu tố này đã trở thành vật cản chính trong việc quản lý Biển Đông một cách hiệu quả.
Thứ hai, các yêu sách chủ quyền gay gắt đều không ích lợi gì và chẳng làm sao tạo ra được những cơ chế cần thiết cho việc quản lý Biển Đông và nguồn lực của nó. Trong khi đó thì nguồn cá đang bị khai thác quá mức, môi trường biển bị phá hoại, thiếu vắng trật tự an ninh trên biển, và không có đủ tri thức khoa học phù hợp để phát triển nguồn lực biển.
Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa
Giàn khoan dầu của Trung Quốc có nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hay không, điều đó chủ yếu phụ thuộc vào việc nước nào có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hai tác giả đã phê phán bình luận của tôi về lập luận rất yếu của phía Việt Nam. Khi làm như vậy, họ quên mất một sự thật rằng đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa – ND) đã bị chiếm đóng liên tục bởi Trung Quốc kể từ ngay sau Thế Chiến II; có thể họ sẽ viết dòng này bởi vì như thế là “nhầm lẫn giữa chiếm đóng và có chủ quyền” – nhưng hơn 60 năm đã qua, không có phản đối nào hiệu quả trong phần lớn khoảng thời gian ấy, thì là quá lâu.
Hai tác giả đã hiểu sai bình luận của tôi, là “gần gũi về địa lý không thôi thì không phải là một cơ sở rõ ràng cho việc ra yêu sách chủ quyền hay quyền chủ quyền”. Khi tôi viết như vậy, không có nghĩa là tôi lẫn lộn hai khái niệm chủ quyền và quyền chủ quyền. Thay vì thế, bình luận của tôi nhằm vào cái tuyên bố đơn giản, được lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng giàn khoan dầu của Trung Quốc “nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trên cơ sở gần gũi về mặt địa lý với đất liền Việt Nam”. “Các quyền chủ quyền” trong bối cảnh này tất nhiên đã tham chiếu đến một thực tế là, trong vùng đặc quyền kinh tế, một quốc gia chỉ có thể thực thi các quyền của họ đối với tài nguyên của khu vực đó, chứ không có chủ quyền tuyệt đối.
Việt Nam có thể có những lập luận vững để biện hộ cho yêu sách chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng cũng chỉ là các lý lẽ mà thôi. Trung Quốc cũng có. Lý lẽ của mỗi bên dứt khoát phải được kiểm nghiệm, hoặc là thông qua quá trình đàm phán song phương, hoặc là trước một tòa án quốc tế. Trong khi đó thì tại vùng biển này lại vốn chẳng có đường biên giới nào được các bên cùng thỏa thuận cả, và những tranh chấp như cuộc tranh chấp mà chúng ta đang chứng kiến đây hiện đang trở nên phổ biến hơn.
Khẳng định chủ quyền
Trong mấy năm qua, những tuyên bố khẳng định chủ quyền đang ngày càng gay gắt hơn. Các nước có chung đường biên đều tránh hợp tác, vì sợ là nếu hợp tác thì, cách này cách khác, họ có thể sẽ phải nhân nhượng về yêu sách chủ quyền của mình.
Được dẫn dắt chủ yếu nhờ các hội thảo do Indonesia tổ chức xoay quanh việc giải quyết xung đột trên Biển Đông, các quốc gia trong khu vực có vẻ như đã từng tiến tới một quá trình hợp tác hiệu quả vào những năm 1990 và đầu thập niên 2000. Có thể thấy rõ điều này trong Tuyên bố năm 2002 về Cách ứng xử của các bên (DOC), một văn bản liệt kê đầy đủ các lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, gần đây, quá trình này đã bế tắc vì những yêu sách chủ quyền dân tộc chủ nghĩa.
Những yêu sách đó càng được đà nhờ sự nhiệt tình của công chúng và nhờ quan niệm cho rằng mỗi hòn đảo đều là một phần không thể chia cắt của đất nước mình. Hậu quả của những điều này đã bộc lộ rất rõ ràng trong các cuộc biểu tình bạo lực, đầy tính dân tộc chủ nghĩa, của Việt Nam chống Trung Quốc.
Mặc dù có nguy cơ là lại gây một cơn bão ý kiến phản đối từ các học giả Việt Nam, nhưng tôi vẫn muốn cả gan nói rằng: Trong số các nước ven biển (littoral nation, tức là những quốc gia có bờ biển – ND), Việt Nam cũng là một nước vi phạm chẳng kém gì ai, với những tuyên bố chủ quyền gay gắt và sự thiếu quyết tâm thực hiện những nghĩa vụ của họ theo luật biển quốc tế, đặc biệt là Phần IX của UNCLOS (là phần “Biển kín hay biển nửa kín” – ND). (Trong khi đó) Ít nhất thì Trung Quốc đã đề nghị Quỹ Hợp tác Hàng hải Trung Quốc-ASEAN hỗ trợ quá trình hợp tác.
Tôi vui vẻ thừa nhận rằng, khi dựa vào các nguồn tư liệu thứ cấp trích dẫn những số liệu khác nhau, tôi có thể đã đưa ra một số khoảng cách không đúng. Nhưng sự thiếu sót đó chỉ gây ảnh hưởng không mấy quan trọng, và không làm thay đổi những lo ngại mấu chốt của tôi. Các lập luận kia đi vào tiểu tiết đến mức “thấy cây mà không thấy rừng”, trong đó cơ chế hợp tác hiệu quả chính là “rừng”.
Ngay cả vấn đề kích thước của đảo Phú Lâm cũng không thật có ý nghĩa. Phú Lâm đủ lớn để thỏa mãn yêu cầu “là một đảo”, theo quy chế về đảo trong UNCLOS, và sẽ phải được cân nhắc đến khi phân định ranh giới trên biển. Việt Nam, được hưởng đường bờ biển kéo dài trên Biển Đông, quan niệm rằng trong Biển Đông chẳng có hòn đảo nào chỉ trừ phi đảo ấy là một yếu tố được tính tới trong các cuộc đàm phán về biên giới trên biển.
gozilla 981
Tác giả chế ảnh: Họa sĩ Trí Tuệ

Con đường phía trước
Tình hình trên Biển Đông sẽ chỉ được giải quyết khi các quốc gia có chung biên giới thay đổi nếp nghĩ của họ, chuyển từ thứ tư duy nặng về chủ quyền, sở hữu độc quyền các nguồn lực và xây dựng “hàng rào trên biển” (tức là, thiết lập các biên giới hàng hải giữa các nước láng giềng với nhau), sang tư duy về hợp tác cùng có lợi và phối hợp quản lý. Điều này sẽ phù hợp cả với các nghĩa vụ theo Phần IX UNCLOS lẫn theo tinh thần của DOC 2002.
Hai tác giả kết luận bài viết phê bình của họ dành cho tôi bằng tuyên bố rằng tôi “có thể có đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và hợp tác bằng cách khuyến khích Trung Quốc chịu khó tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được cụ thể hóa trong UNCLOS”.
Tôi có thể cũng nói như thế về Việt Nam chứ?
Đóng góp chân thành của tôi cho hòa bình và hợp tác trong khu vực là viết về vụ tranh chấp này theo hướng thúc đẩy một sự thay đổi tư duy, từ quan điểm bảo vệ chủ quyền, sở hữu độc quyền các nguồn lực và xây dựng “hàng rào trên biển”, sang tư duy về hợp tác cùng có lợi và phối hợp quản lý Biển Đông và nguồn lực của nó. Những yêu sách chủ quyền gay gắt, thậm chí còn thể hiện rõ ràng hơn trong cách viết của hai tác giả, đang trở nên ngày càng phản tác dụng và chẳng đi tới đâu.
Về lâu dài, tất cả các bên đều sẽ thiệt thòi vì sự tiếp tục thiếu vắng những cơ chế hiệu quả về quản lý nguồn lực, nghiên cứu khoa học hàng hải, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an ninh cho tàu thuyền đi qua khu vực, và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên biển. Cuối cùng thì, lợi ích quốc gia của tất cả các bên đều đòi hỏi họ phải hợp tác như vậy.
Bài gốc (tiếng Anh): RSIS

2316. Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam

08-06-2014
Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.
Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong tháng qua. Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra.
Quyền lên tiếng
Quyền được lên tiếng để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam!
Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Một khi đã không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Phải thành lập Công đoàn độc lập
Truyền thống quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và quyền lợi người lao động của những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiến Nhà nước Việt Nam phải đối diện với một điều kiện bất khả kháng: muốn vào TPP, Việt Nam phải chấp nhận mô hình Công đoàn độc lập.
Những tổ chức nghiệp đoàn lao động có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ như  American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đều đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, nếu nhà nước này không thỏa mãn điều kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù.
Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn:
1.     Công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành.
2.     Giới thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên.
3.     Vận động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ.
Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam ký tên:
  1. Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
  2. Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng
  3. Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
  4. Con Đường Việt Nam: Ông Hoàng Văn Dũng
  5. Công Giáo: Lm. Đinh Hữu Thoại
  6. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
  7. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ
  8. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, Ls. Nguyễn Bắc Truyển
  9. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài, Ký giả Trương Minh Đức
  10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
  11. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
  12. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy
  13. Khối 8406: Lm Phan Văn Lợi
  14. Phật Giáo Hòa Hảo: Cụ Lê Quang Liêm, Tu sĩ Lê Minh Triết
  15. Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
  16. Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
  17. Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng

2317. Tương lai nào cho một dân tộc dưới chính thể thân Tàu?

Lề Trái
NGUYỄN TRẦN SÂM
08-06-2014
Trong những thế lực lớn có ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc trong thế giới ngày nay, Mỹ và Tàu Cộng là hai thế lực điển hình, đại diện cho hai mô hình xã hội và hai xu thế “phát triển”. Các quốc gia thân Mỹ và các quốc gia thân Tàu đi theo hai đường hướng khác nhau và có tốc độ “phát triển” cũng rất khác nhau.
Ví dụ điển hình nhất để so sánh xã hội thân Mỹ với xã hội thân Tàu là hai miền Cao Ly. Đây là hai quốc gia, phía nam được gọi là Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk), và phía bắc là Triều Tiên Dân Chủ Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (theo đúng thứ tự như người Chosŏn đọc: Chosŏn Minjuŭi Inmin Konghwaguk). Chúng vốn là hai nửa của cùng một đất nước, bị tách ra do sự chiếm đóng của hai thế lực ngoại bang, phía bắc là quân Nga Xô rồi tiếp sau là Tàu Cộng, phía nam là quân Mỹ.
Dù sau này các thế lực ngoại bang rút đi, nhưng hai chính thể đối kháng được các thế lực đó ủng hộ hoặc dung dưỡng ở hai miền đã đưa hai nửa dân tộc đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc phát triển theo mô hình dân chủ đa đảng và đạt được những thành tựu vẻ vang, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao (bình quân thu nhập năm hiện nay là hơn 20 ngàn US$). Trong khi đó, chính quyền cộng sản ở Triều Tiên đã đẩy hơn 20 triệu nhân mạng vào một thứ địa ngục thuộc loại khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người (con người phải nhai nuốt bất cứ thứ gì kể cả các loại cỏ dại, với hy vọng đủ sống vật vờ để làm cái công việc quan trọng nhất là ca ngợi công đức các “lãnh tụ vĩ đại” cha truyền con nối).
Việt Nam ta cũng đã từng bị chia làm hai miền bởi chính các thế lực đó, theo cách gần giống hệt Cao Ly. Chỉ khác là chính quyền phía bắc, với sự trợ giúp của Nga Xô và Tàu Cộng, đã tìm cách đánh chiếm (hay “giải phóng”) bằng được miền Nam, và đã thành công vào năm 1975. Đến khi đó thì dân hai miền có điều kiện để so sánh hai chế độ. Và phải nói rằng nếu vì một nguyên nhân nào đó mà chưa xảy ra cuộc “thống nhất” Bắc-Nam thì đến nay chắc miền Bắc cũng giống Triều Tiên của các đồng chí lãnh tụ vĩ đại họ Kim, còn miền Nam thì giống như Hàn Quốc.
Một trường hợp tương tự: Đông và Tây Đức. Phía đông bị chiếm đóng bởi một đội quân tuy không phải Tàu Cộng nhưng cũng là cộng sản (Liên Xô), phía tây bởi quân đồng minh mà chủ yếu là Mỹ. Đến đây thì sự so sánh có phần hơi khập khễnh. Với tiềm năng của một dân tộc văn minh, và do sự cai trị của Liên Xô cũng đỡ man rợ hơn của Trung Cộng, người Đông Đức đã xây dựng được một nền kinh tế và khoa học – công nghệ vượt trội hơn cả “thiên đường CS” Liên Xô. Tuy nhiên, so với Tây Đức, dân Đông Đức vẫn chỉ là dân nghèo và ít được hưởng những quyền tự do cơ bản (bây giờ, sau 25 năm thống nhất, mức sống hai miền đã khá cân bằng).
Hãy xem trong khối ASEAN. Myanmar đã từng thân Tàu, và nước này là quốc gia có mức thu nhập thấp gần nhất trong khối. Campuchia, đặc biệt thời Pol Pot, đã từng là đồ đệ của Tàu, học làm “cách mạng” theo hình mẫu “CM văn hóa vô sản” của lãnh tụ Mao. Cuộc sống ở đó ra sao thì ai cũng đã được biết. Hãy hình dung, nếu chính quyền theo Tàu của nước này vẫn tồn tại đến bây giờ thì sao? Trong khi đó, ở những nước thân Mỹ và phương Tây như Malaysia, Singapore, cuộc sống của người dân tại đó đang là niềm mơ ước của hàng triệu người Việt Nam. Thậm chí hàng vạn người Việt đang muốn nộp hàng chục triệu đồng để được sang các nước đó lao động phổ thông. Đó là một thực tế không thể bác bỏ, và không thể giải thích được bằng lý luận Marxist-Leninist.
Tất nhiên, chính quyền Mỹ không đổ tiền ra nuôi dân các nước thân Mỹ. Không những thế, trong quan hệ với các nước khác, Mỹ cũng có những toan tính riêng. Là con người, là một dân tộc, không thể ngồi trông chờ sự bố thí của một dân tộc khác. Không thể hy vọng chính phủ một nước giàu và mạnh làm hộ cách mạng dân chủ cho dân tộc mình. Tuy nhiên, chỉ riêng việc chính quyền một nước lạc hậu mở cửa đón nhận những thành tựu của văn minh phương Tây với nền pháp trị cũng đã mở ra những tiềm năng của chính dân tộc đó, làm nó phát triển theo quỹ đạo chung mà nhân loại tiến bộ đang đi.
Còn đối với các nước thân Tàu thì chỉ có một kịch bản. Với “giấc mơ Trung Hoa”, ngoài việc thôn tính dần tài nguyên, đất đai và biển đảo, chính quyền Đại Hán tìm mọi cách mua chuộc giới cầm quyền các nước này. Tiền và gái là hai chiêu mà mọi thế hệ vua chúa Trung Hoa, kể cả vua chúa “đỏ”, luôn dùng, và dùng với tay nghề bậc nhất thiên hạ. Khi đã mua được quá nửa trong số những nhân vật có thế lực nhất, những kẻ còn lại không chịu theo Tàu sẽ dần dần bị loại bằng đủ mọi cách. Những chuyến thăm “không chính thức” hay đi nghỉ tại những khách sạn kín cực kỳ xa hoa của các chính khách hàng đầu các nước theo gợi ý của Trung Nam Hải chính là để phục vụ mục đích đó. (Tất nhiên, đối với các chính khách ở các nước có những đảng đối lập mạnh thì việc mua chuộc như vậy khó khăn hơn rất nhiều so với cánh đến từ các thể chế độc đảng.) 
Một khi đã mua được giới cầm quyền ở một nước, Trung Nam Hải sẽ tiếp tục nuôi dưỡng bọn này để cai trị dân tộc đó bằng bàn tay sắt. Mọi sự phản kháng đều sẽ bị đè bẹp. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng nói chung sẽ bị dập tắt. (Tuy nhiên, đôi khi chính người Tàu cũng có thể mua bọn côn đồ, yêu cầu chúng kích động biểu tình để chuyển hướng thành những cuộc bạo loạn, nhằm nhiều ý đồ khác nhau.)
Một trong những việc mà Bắc Kinh sẽ yêu cầu chính quyền thân Tàu phải làm là chống Mỹ và phương Tây nói chung. Dân và cả vua quan nước đó sẽ bị biến thành những tên lính xung kích trên “tuyến đầu chống Mỹ”, và sẽ được phỉnh nịnh như được “lịch sử chọn làm điểm tựa”. Bắc Việt, vốn cũng có quyết tâm lấy lại cả miền Nam, đã bị Tàu Cộng (và Nga Xô) lợi dụng để biến thành tên lính xung kích như vậy. Họ Kim ở Bình Nhưỡng đã được cho ăn để thực thi nhiệm vụ quấy rối Mỹ và Hàn Quốc. Mục đích cuối cùng của Tàu Cộng là tiêu diệt Hoa Kỳ, sau đó đến các cường quốc văn minh khác, đặng làm bá chủ toàn thế giới. Đó là nội dung chính của “giấc mơ Trung Hoa” mà họ Tập đã thay mặt cho các đời lãnh tụ Trung Quốc nói ra trước toàn thế giới. Và cố nhiên, tương lai dân tộc ở nước chư hầu của Trung Quốc là con đường hầm càng vào sâu càng đen tối.
Cho nên, cần thấu hiểu được cái tai họa khôn lường của việc làm chư hầu cho Tàu Cộng.
*   
Hãy nhìn lại Việt Nam ta. Trước 1986, nhà nước ta được xây dựng theo mô hình gần giống Trung Quốc của Mao, nghĩa là khá giống với Triều Tiên (tạm gọi là thái cực A). Không thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, vì nó được coi là một cái gì đó cực kỳ xấu xa tồi tệ mà chỉ chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn “giãy chết” mới có. Quá trình “đổi mới” đã chấp nhận thị trường, kể cả thị trường chứng khoán. Dù cắm thêm cái đuôi “định hướng XHCN” thì việc chấp nhận kinh tế thị trường và tiến hành một vài cải cách nho nhỏ về chính trị và tư pháp vẫn là một bước đi rời khỏi thái cực A, hướng về phía thái cực Z, tức là mô hình các nước tư bản phát triển. Như vậy, nếu coi bước đi này là đúng thì phải thừa nhận rằng phía thái cực Z là phía văn minh, thái cực A là lạc hậu, phản động. Còn nếu không công nhận như vậy thì phải thừa nhận “đổi mới” là sai lầm, là có tội. Chỉ một bộ não chưa có hoạt động nhận thức, chưa tập tư duy, mới không rút ra được kết luận sơ đẳng như vậy.
Tuy nhiên, chút thành tựu mà dân tộc ta vừa có được sau gần 3 thập niên đổi mới ì ạch đang có nguy cơ bị xóa sổ! Vào những ngày này, mặc dù các phương tiện truyền thông đang hàng giờ nói về những hành động gây hấn của Tàu Cộng, mặc dù một vài quan chức quan trọng của chính phủ đã thể hiện thái độ kiên quyết phản đối Trung Quốc và mặc dù các chính phủ Nhật, Mỹ cũng lên tiếng về tự do hàng hải ở biển Đông, nhưng tất cả chỉ có vậy. Niềm hy vọng vào việc “thoát Hán” và những thay đổi của xã hội Việt Nam theo hướng dân chủ hóa tỏ ra có khả năng là hão huyền! Nguy cơ đó được thể hiện ở các hiện tượng sau.
Một là sự im lặng khó hiểu của hầu hết những nhân vật trong nhóm quyền lực hàng đầu (đặc biệt là những nhân vật xuất thân từ ngành tuyên huấn). Tai hại hơn nữa, những lời lẽ khẳng định việc kiên trì “tình hữu nghị” còn phát ra từ miệng người đứng đầu quân đội, lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước trước mọi sự đe dọa từ bên ngoài. Bài phát biểu của nhân vật này vừa qua tại Shangri-La chắc chắn phải được khá nhiều nhân vật có thế lực ủng hộ.
Hai là việc lợi dụng những sự lộn xộn trong biểu tình ở một số nơi để cấm đoán và dập tắt biểu tình chống Tàu Cộng, đe dọa đàn áp tàn bạo tất cả những người dám tự tổ chức biểu tình, và việc tiếp tục bắt bớ, hành hung những người nêu ý kiến “trái chiều” với nhà cầm quyền.
Ba là sự thất thế của một vài nhân vật quan trọng có tiếng nói mạnh mẽ lên án việc Tàu Cộng gây hấn. Lý do thất thế rất tiếc là liên quan đến những vụ tham nhũng vô độ, vượt mặt những nhân vật có vị thế cao hơn nhưng không trực tiếp quản lý ngân khố và tài sản quốc gia.
Bốn là việc cố tình trì hoãn quá trình pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế. Mặc dù nội dung và các bước đi đã được chuẩn bị xong từ lâu, nhưng những người chủ trương kiện TQ vẫn phải chờ một sự cho phép nào đó, và có vẻ như những nhân vật có quyền “cho phép” không hề muốn kiện vì sợ sứt mẻ “tình anh em” và vì nhiều lý do “tế nhị” khác nữa.
Suốt một tháng qua, mấy chục triệu con dân nước Việt đã chờ đợi một động thái dứt khoát của những người có quyền hành đối với việc gây hấn của tập đoàn Đại Hán. Thế nhưng, có vẻ như sự chờ đợi này sẽ không được đáp ứng. Có vẻ như nhà cầm quyền TQ đang nổi cơn điên vì đám người thân họ vẫn chưa trị được một vài nhân vật cứng đầu. Họ đang làm những động thái quyết liệt để ép nhóm người kia thực hiện những bước đi cuối cùng để VN hoặc quy phục TQ hoàn toàn, hoặc sẽ phải “hứng chịu sự trừng phạt” từ phía họ.
Nếu kịch bản thứ nhất xảy ra, nghĩa là nhóm quyền lực của VN không thể rời bỏ được “phương châm 16 chữ vàng”, thì một thời kỳ đen tối nhất đối với dân tộc Việt Nam đang chờ ở phía trước!
Tuy nhiên, tôi tin vào tính quy luật của tiến trình lịch sử. Vận mệnh dân tộc sẽ thay đổi, và đang có những dấu hiệu thay đổi. Những thế lực đưa đất nước vào tình trạng lệ thuộc Tàu Cộng sẽ đến lúc bị dân tộc loại bỏ. Những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống dù có quỳ mọp dưới chân vua chúa “thiên triều” thì cũng không thể giữ được địa vị thống trị. Thậm chí, bọn họ phải sống những năm tháng cuối đời trong sự ô nhục tận cùng!
Muốn thoát khỏi sự ô nhục, chỉ có một con đường duy nhất là bỏ bọn Đại Hán, quay lại với dân tộc!

2318. BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG LÒNG NGƯỜI

Viet-studies 
Đặng Kiên Trung      
08-06-2014
Gần 40 ngày nay, sự phản ứng của quốc tế và nhà cầm quyền Việt Nam đối với hành động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam xem chừng không hiệu quả, Trung Quốc leo thang ngày càng nguy hiểm, lòng người dân Việt trong nước và nước ngoài dâng trào cơn sóng ngầm sôi sục căm hờn Trung Quốc xâm phạm nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc!
Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam yêu nước, không thể “mũ ni che tai” ngồi nhìn thế sự! Với vốn sống của người trọn đời gắn bó với đất nước, với chế độ dù ở tuổi gần đất xa trời, tôi vẫn đủ tỉnh táo và sự hiểu biết cần thiết đóng góp ý kiến cùng công luận qua những trang viết nầy, với tinh thần thẳng thắng xây dựng mong được các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng lắng nghe, xem xét điều chỉnh chủ trương, chánh sách đối nội, đối ngoại hợp lòng người, hợp xu thế thời đại. Trước mắt, tập trung ứng phó bằng những giải pháp tổng hợp cấp bách có hiệu quả, chặn đứng dã tâm bành trướng, xâm lược của Trung Quốc trên vùng biển Tổ quốc.
Để làm được như vậy, thiết tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân và Quân đội Nhân dân Việt Nam đến lúc gạt qua một bên “ý thực hệ cộng sản” với Trung Quốc, dứt khoát trong tư tưởng và hành động đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, đánh giá đúng Trung Quốc là ai và chúng muốn gì ở Việt Nam?
Nhìn lại những gì Trung Quốc gây ra ở Việt Nam không lâu: Năm 1972 bắt tay với Mỹ trên lưng nhân dân Việt Nam khi cuộc chiến Việt Nam với Mỹ đang diễn ra khốc liệt nhất; năm 1974 đánh chiếm Hoàng Sa trong tay chính quyền Việt Nam Cộng hoà; năm 1977 xúi giục Khmer đỏ gây chiến tranh biên giới Tây Nam chống Việt Nam; năm 1979 xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc “dạy cho Việt Nam một bài học” ; năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa; nay ngang nhiên xâm lấn vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa… Thực tiễn lịch sử chứng minh, xưa nay chưa bao giờ Trung Quốc thực sự là người “bạn tốt” của Việt Nam, kể cả khi “giúp” Việt Nam trong hai cuộc chiến với Pháp và Mỹ đâu phải vô tư vì “tinh thần quốc tế vô sản cao cả” như không ít người lầm tưởng, không nghe cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói “Việt Nam đánh Pháp, Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” đó sao!
Xâu chuỗi hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam như vậy, không thể nói gì khác hơn Trung Quốc chính là kẻ thù của Việt Nam, nếu nói xa hơn trong lịch sử Việt Nam từ ngàn năm Bắc thuộc, thì Trung quốc phải chỉ đích danh là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam!
Rủi thay, số phận đặt để nước Việt Nam nhỏ bé phải ở sát nách người khổng lồ Trung Quốc – kẻ thù truyền kiếp – luôn muốn “ăn tươi nuốt sống” mình, nên ta phải nâng cao cảnh giác, khôn khéo ứng phó trong mọi tình huống và trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của đất nước, không để mắc lừa Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng, bá quyền, xâm lược bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm từ biển đảo, vùng trời, đến đất liền giử vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Nhưng không gì thế mà chịu nhịn nhục chấp nhận một thứ hữu nghị viển vong, lệ thuộc nào đó như lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; đồng thời ta phải cố tránh chọc giận Trung Quốc gây chiến tranh dìm đất nước ta vào biển lửa!
Buồn thay, Việt Nam và Trung Quốc lại cùng “ý thức hệ cộng sản”, Trung Quốc ma giáo tròng vào Việt Nam thòng lọng “16 chữ vàng” và “4 tốt”, khiến các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng mơ hồ  lấy thù làm bạn. Những gì các đồng chí nói và làm từ hội nghị Thành Đô năm 1990, cho đến ngày nay trong quan hệ với Trung Quốc chứng minh điều đó có lẻ không phải nhắc lại!
Tôi lấy làm lạ, từ khi xảy ra sự kiện nầy đến nay, Đảng và Nhà nước ta tỏ ra không coi trọng yếu tố lòng dân, thể hiện quan điểm quần chúng “lấy dân làm gốc” của Đảng. Tạp chí Cộng sản số ra ngày 4/6/2014 đăng bài “Giải quyết những vấn đề cấp bách để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển” của Đại tá, PGS, TSKHQS Trần Nam Chuân. Đây là tạp chí lý luận của Đảng, bài viết của ông Chuân không còn thể hiện quan điểm riêng ông. Khi đánh giá sự phản ứng của quốc tế và trong nước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ông Chuân viết: “… Trong những ngày qua, chính phủ, các nhà khoa học quân sự – chính trị, giới học giả và các hãng thông tấn báo chí trong nước và quốc tế đã đồng loạt lên án các hành động của Trung Quốc…”. Ông không nói một câu một chữ nào về lòng người dân Việt các giới trong và ngoài nước sôi sục căm hờn Trung Quốc xâm lược, biểu hiện bằng hành động yêu nước từ biểu tình ôn hoà, gởi thơ ngỏ, cho tới tự thiêu và mới đây có một vụ sắp tự thiêu được kịp thời ngăn chặn!
Đọc đoạn tiếp theo viết: “Trước các hành động xâm phạm của Trung Quốc, Đảng và Chánh phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để giử gìn mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp sẳn có Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế…”. Thật là nhún nhường quá thể! Có ai “hy vọng” nhà cầm quyền Trung Quốc đọc đoạn này đem lòng “thương cãm” Việt Nam rút dàn khoan và đội hạm tàu về nước chăng?!
Sau cùng bài viết:“Để giải quyết những vấn đề cấp bách về bảo vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:”. Bài viết đề ra 4 giải pháp vẫn “xào nấu các món cũ” , tuyệt nhiên không có giải pháp nào động viên sức mạnh tổng hợp toàn dân đoàn kết chung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam chống Trung Quốc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia như trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược ngày xưa!
Đến đây, tôi bổng nhớ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu hùng hồn tại Manila như mọi người biết, được dư luận người dân trong nước và nước ngoài đón nhận rất hoan nghênh. Thế nhưng ngay sau đó, ngày 17/5 Thủ tướng gởi tin nhắn toàn quốc “Đề nghị mọi người dân thể hiện lòng yêu nước đúng pháp luật, không nghe kích động và không tham gia biểu tình trái pháp luật…” và một tin nhắn khác Thủ tướng chỉ thị: “Bộ Công an, các cơ quan chức năng và lãnh đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp, kiên quyết không để biểu tình trái pháp luật…”.
Tôi không hiểu nổi vì sao trong lúc đất nước trong cơn nước sôi lửa bỏng mà Đảng không tin dân, dường như lúc nào cũng sợ dân nổi dậy “bạo loạn lật đổ” chế độ, tỏ thái độ đối lập với dân, ngăn cấm dân thể hiện lòng yêu nước bằng biểu tình ôn hoà; ký tên thơ ngỏ, kiến nghị… nhằm tạo hậu thuẫn chính trị cho Đảng, cùng Đảng chống Trung Quốc. Phải chăng Đảng xem Trung Quốc thù thành bạn, xem dân bạn thành thù? Vậy làm sao dân tin Đảng? Thử hỏi chỉ với 4 triệu đảng viên của Đảng, không có sức mạnh toàn dân liệu Đảng có chống được Trung Quốc? Và, nếu một khi đất nước lâm vào tình thế Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược như năm 1979 – điều đó có ai dám chắc không xảy ra –  Đảng đối với dân như vậy, dân có chung lòng chung sức cùng Đảng chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược?
Chúng ta luôn nghe thấy trên các văn bản hay các diễn đàn, Đảng hô hào “đấu tranh chống diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá nước ta”… ; trong nội bộ thì “đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”… Trời ơi! Tôi nghe mãi điệp khúc nầy đến phát ngán! Không biết có đồng chí lãnh đạo cấp cao nào của Đảng tự hỏi: Vì sao dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước xây dựng phát triển hoà bình gần 40 năm –  thời gian nầy đâu phải ngắn –  mà lòng người không yên, mối quan hệ Đảng với dân với Đảng ngày càng xấu? Vì sao? Trách nhiệm nầy do Đảng, do dân, hay do các “thế lực thù địch” viễn vong nào đó?
Đến lúc Việt Nam cần có giải pháp quyết liệt, thích ứng có hiệu quả hơn, không thể ngồi nói chuyện cù cưa cù nhằn với Trung Quốc, “thí chốt” những đội tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư và những chiếc tàu gổ đánh cá mong manh của ngư dân đương đầu với hạm đội tàu hùng hậu của Trung Quốc mà gọi là thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước! Nhưng, giải pháp nào quyết liệt, thích ứng có hiệu quả, một khi Ban lãnh đạo cấp cao đương thời của đất nước nhận dạng đúng ai là thù, ai là bạn trong cuộc chạm trán này với Trung Quốc, với bản lĩnh chính trị và tài thao lược của các đồng chí tôi tin sẽ tìm ra không khó./-
Mùa Hè năm 2014 – Biển Đông dậy sóng
Đ.K.T
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 8-6-14

2319. Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo kiểu Mao và mãi mãi theo kiểu Mao

Foreign Affair
Tác giả: Peter MartinDavid Cohen
Người dịch: Huỳnh Phan
03-06-2014
H7
Một năm rưỡi sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (TCB) cầm quyền, ông là ai và ông muốn gì vẫn còn là một bí ẩn. Đôi khi ông có vẻ như là một nhà cải cách theo khuôn mẫu của Đặng Tiểu Bình; một trong những hành động đầu tiên của TCB khi nắm quyền là diễn lại chuyến “Nam du” của nhà cải cách vĩ đại đó, khởi động cho cải cách thị trường sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.Có lúc ông lại có vẻ như luyến tiếc chủ nghĩa xã hội cách mạng của Mao Trạch Đông. Vài tháng sau chuyến nam du, TCB đã có chuyến thăm tới Tây Bách Pha (Xibaibo), chỗ đóng cuối cùng của Bộ Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ trong cuộc nội chiến Trung Quốc và một địa điểm thiêng liêng cho phe cánh tả của Mao.
Chính sách của TCB cũng mâu thuẫn như hình ảnh của ông. Ông ta đã đưa ra các lực đẩy mạnh để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và ngăn chặn tham nhũng. Nhưng ông lại kèm chúng với cam kết giữ doanh nghiệp nhà nước như là “cốt lõi” của nền kinh tế và đàn áp sâu rộng giới bất đồng chính kiến. Vì vậy, liệu TCB có ý định mở ra một kỷ nguyên mới cho cải cách đưa Trung Quốc vào thế giới hiện đại trọn vẹn, hay có ý định tăng gấp đôi nền cai trị độc đoán tập quyền và làm sống lại chủ nghĩa Mác dân tuý theo kiểu Mao?

Nói tóm lại, tất cả các điều bên trên, cải cách kinh tế của TCB và xu hướng chính trị theo chủ nghĩa Mao của ông đều là các chiến thuật trong một chiến lược với ý nghĩa là giữ nguyên hệ thống độc đảng qua việc cải cách nó. Phương pháp của ông minh chứng sự thừa nhận của ông về vấn đề lớn nhất hiện nay của Trung Quốc: tham nhũng tràn lan, hệ thống chính trị xơ cứng, và mô hình kinh tế đang nhanh chóng mất hết lực đẩy. Để giải quyết những điều đó mà không huỷ bỏ hệ thống đã đưa cho ông lên quyền lực, TCB hứa hẹn hòa giải các công ty nhà nước kiểu Mao và sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một nền kinh tế năng động và cởi mở. Ông sẽ làm điều đó bằng cách thực hiện điều mà ông gọi là “hai tay”, nhà nước và thị trường, cùng nhau làm việc và tạo cảm hứng cho đảng tin vào chính mình và sứ mệnh phục vụ người dân Trung Quốc.
BÀN TAY CỦA TCB
Trong thập kỷ qua, TCB đã tham dự vào một cuộc tranh luận dữ dội về vai trò của nhà nước và thị trường ở cấp cao nhất của đảng. Một bên là những người cho rằng tinh thần cải cách được hình thành dưới thời Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư đảng từ năm 1989 đến năm 2002, đã bị mất đi do bế tắc chính trị và các nhóm lợi ích có thế lực không chấp nhận cải cách thêm nữa. Bên khác là những người cho rằng việc theo đuổi hấp tấp thị trường hóa đã khiến đảng mất cảm giác về mục đích và tạo ra mức độ bất bình đẳng và tham nhũng không kham nổi.
TCB tìm ra một cách để tách rời sự khác biệt này. Ông lập luận rằng nhà nước và thị trường không buộc phải đối chọi nhau. Ông nói “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữu hình” của nhà nước có thể củng cố lẫn nhau. Như ông giải thích trong cột báo thường xuyên trên tờ Chiết Giang Hàng ngày, bàn tay thị trường nên “điều chỉnh” nền kinh tế, phát huy hiệu quả, và hướng dẫn việc phát triển đô thị, trong khi bàn tay nhà nước nên tập trung vào quản lý xã hội, dịch vụ công cộng, công bằng và phát triển nông thôn. Lý thuyết này cho phép ông tự định vị mình vừa là một nhà cổ vũ cho khu vực nhà nước, vừa là một đồ đệ của Adam Smith: “Khái niệm về thị trường hóa được giải thích rất rõ ràng trong quyển Wealth of Nations của Adam Smith mà ông đưa ra lý thuyết về hai bàn tay ở đó”, TCB nói với CCTV, đài truyền hình chính của Trung Quốc, vào năm 2006.
TCB đưa mô hình của mình vào thực hiện ở Chiết Giang, nơi ông là bí thư từ năm 2002 đến năm 2007. Tại tỉnh đó, ông nhắm tới việc hậu thuẫn doanh nghiệp tư nhân, gồm cả việc giảm bớt rất nhiều thói quan liêu hành chính (danh sách các thứ đòi hỏi chính phủ phê duyệt đã giảm từ 3.000 xuống chỉ còn 800). Đồng thời, ông cố hết sức để trấn an công chúng, quan chức rằng doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ là quan trọng. Ông bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vốn bị phe tự do kinh tế xem như tội lỗi nhất trong mô hình nhà nước đầu tư quá mức không kham nổi của Trung Quốc. Ông giải thích rằng việc chính phủ hậu thuẫn nhiều hơn cho các công ty tư nhân có thể cải thiện khu vực nhà nước qua việc làm cho nó có tính cạnh tranh. Rồi thì doanh nghiệp nhà nước cũng có thể được hưởng lợi nhờ đầu tư tư nhân nhiều hơn, và chính phủ sẽ có được thuế doanh thu nhiều hơn.
Kinh nghiệm của TCB ở Chiết Giang dường như biện minh cho mô hình của ông. TCB tự hào rằng, trong các năm 1978-2004, 71,4 % tăng trưởng GDP của Chiết Giang là từ các doanh nghiệp tư nhân, ngay cả khi tổng kích cỡ tài sản nhà nước của nó đã tăng lên 42 lần.
Mô hình TCB cũng đã tỏ ra hữu hiệu cho ông ta. Trong giai đoạn làm bí thư ở Chiết Giang, TCB chắt lọc công trình về kinh tế thành hai cuốn sách, được xuất bản trong tháng 12 năm 2006 và tháng 8 năm 2007: Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầuNhững Suy tư từ sông Dương Tử. Cả hai đều góp phần giúp ông ta giành chiến thắng một trong những cuộc bầu cử bí ẩn nhất thế giới – chọn ra người đứng đầu chính phủ lần đầu thực hiện bởi “ban lãnh đạo tập thể” của Trung Quốc trong những năm dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Hai người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đều được Đặng Tiểu Bình chọn ra. Trước khi nghỉ hưu và cuối cùng mất năm 1997, Đặng Tiểu Bình thiết lập một hệ thống – mờ đục và khó hiểu với người ngoài đảng – cho tầng lớp chủ chốt đảng đồng ý về một nhà lãnh đạo tối cao mà không có sự hướng dẫn của các thế hệ cách mạng ban đầu. Hệ thống đó có nghĩa là TCB phải giành chiến thắng trên một nhóm chủ chốt đông đảo để được lựa chọn. Trong một chừng mức nào đó, quan hệ gia đình, đỡ đầu chính trị, thông đồng, liên minh, và những người ủng hộ giúp làm công việc đó. Nhưng TCB cũng phải chứng tỏ rằng ông có thể tin cậy được với một trong những mục tiêu mà tất cả mọi người đã thống nhất: giữ cho đảng được tiếp tục nắm quyền. Và ở đó, lý thuyết của ông cho thấy là có tính thuyết phục.
Sau khi giành được quyền lực đất nước, TCB được ủy nhiệm để thực hiện chiến lược “hai tay” trên một quy mô lớn hơn. Là chủ tịch Trung Quốc, ông đã cố hậu thuẫn thị trường bằng cách bãi bỏ việc phê duyệt của chính phủ đối với nhiều loại hoạt động kinh tế và kinh doanh; cải cách khu vực tài chính, bao gồm cả việc cho phép ngân hàng tư nhân; tạo dễ dàng cho việc thiết lập các công ty mới; và đưa nhiều khu vực kinh tế hơn vào môi trường cạnh tranh. Ông cũng đã cố gắng áp đặt kỷ luật tài chính lên doanh nghiệp nhà nước bằng cách đưa chúng vào môi trường cạnh tranh lớn hơn và khuyến khích đầu tư tư nhân trong khu vực nhà nước. Như TCB nói tại Quốc hội hồi tháng Ba, ông hy vọng những cải cách này “không những không làm suy yếu mà còn tăng cường” doanh nghiệp nhà nước. Do đó hai tay đã trở thành phương cách trung tâm mà chính quyền TCB tóm tắt cách tiếp cận nền kinh tế. Ngày 27/05, TCB chủ trì một “buổi nghiên cứu tập thể” của Bộ Chính trị, trong đó nêu cụ thể rằng “hai tay” cần làm việc với nhau theo cách “thống nhất, bổ sung và phối hợp lẫn nhau”. Cơ quan ngôn luận của đảng, tờ Nhân Dân Nhật báo, đã gọi sự kiện hai tay như “mệnh đề cốt lõi của quá trình cải cách”.
TCB cũng đã đưa lý thuyết kinh tế của mình vào lĩnh vực xã hội. Ông lập luận rằng, giống như thị trường có thể hậu thuẫn một nền kinh tế tập quyền thì xã hội dân sự cũng có thể làm việc với một nhà nước áp bức để hậu thuẫn trật tự xã hội. Ở nước Trung Quốc của TCB, người dân có thể đóng góp như những “lực lượng xã hội tích cực”. TCB đã thúc đẩy ban hành các quy định mới làm cho việc đăng ký các tổ chức phi chính phủ dễ dàng hơn và cho các tổ chức phi chính phủ phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ xã hội. Ông cũng đã hạn chế hoặc bãi bỏ các thói lạm dụng công khai, chẳng hạn như cải tạo lao động. Nhưng đồng thời, chính phủ của ông đã tăng cường đàn áp. Ông không thay đổi ý kiến về tự do bày tỏ hoặc lập hội, và ông đã ban hành luật mới chống các tội mơ hồ như “lan truyền tin đồn”.
TRỞ LẠI TƯƠNG LAI CỦA MAO
Trong những năm tới, TCB sẽ phải đối mặt với những gì ông và các tiền nhiệm đã mô tả như là một mối đe doạ huỷ diệt tiềm tàng cho tính chính đáng của đảng: tham nhũng. Ông sẽ phải tìm ra cách để kiểm soát sự lạm dụng quyền lực thường ngày vốn kích động sự phẫn nộ và phản đối của công chúng- hối lộ, phá bỏ cưỡng bức, và sự thờ ơ cố ý đến sức khỏe và an toàn công cộng. Các chiến dịch do các tiền nhiệm TCB phát động thử nghiệm và thất bại trong việc giải quyết những vấn đề này, vì các quan chức địa phương chỉ đơn giản là từ chối thay đổi thói quen của họ, tin tưởng rằng “núi thì cao còn hoàng đế thì ở xa.” Tuy nhiên, lần này TCB đã hướng về Mao để tìm câu trả lời.
Mao biết cách để thu được sự chú ý của người dân: động viên và khủng bố tư tưởng. Ông có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc đấu tranh cho sự thay đổi, ngay cả khi thay đổi đó là các mưu đồ chỉ có ý nghĩa với chính ông ta và dẫn đến chết chóc hàng loạt và đau khổ. Bây giờ, phải đối mặt với hàng triệu cán bộ miễn cưỡng chấp nhận cải cách, TCB hy vọng sẽ khai thác loại sức mạnh đó để làm trong sạch nội bộ đảng. TCB từng là một người ủng hộ việc tự phê bình kiểu Mao kể từ năm 2004 và đường lối quần chúng ít nhất là từ năm 2006. Từ lâu, ông là người ủng hộ một lập trường cứng rắn của đảng về tham nhũng.
Từ khi trở thành chủ tịch nước, TCB đã yêu cầu các quan chức nghiên cứu chủ nghĩa Mao, đặc biệt là “đường lối quần chúng” của Mao cho rằng đảng phải vừa là một bộ phận của nhân dân vừa có khả năng lãnh đạo họ. Tới lượt mình, TCB đã đặt ra giới hạn cho các tiệc tùng chính thức, tặng quà, và sử dụng xe công, và đã khuyến khích các quan chức đối thoại với công chúng. Ông đã xuất hiện tại các nhà hàng ở Bắc Kinh, ở các phố xá mua bán sầm uất, và cùng với các thành viên trong ban lãnh đạo, ông cũng đã chỉ thị nhiều phiên “tự phê bình”, trong đó cán bộ đảng công khai đánh giá thành công của họ trong việc kết nối với người dân.
TCB đã yêu cầu các quan chức dưới quyền ông từ bỏ nhiều đặc quyền chức vụ. Ông nói, nguyên tắc đó là sự sống còn của đảng. Một chiến dịch giáo dục dựa trên “Tài liệu số 9″ nổi tiếng đã thúc đẩy điều mà lý thuyết đảng gọi là “cảm nhận mối nguy” về nỗi đe dọa sụp đổ của đảng do lật đổ nội bộ và nỗ lực phá hoại của nước ngoài. Đối với nhiều quan chức, điều đó quá đủ: các quan chức địa phương than phiền về sự sụt giảm đáng kể quà tặng chính thức trên cả nước, và khu vực sang trọng cuối cùng cũng đã bị ảnh hưởng nặng.
Đối với những ai không chấp nhận theo dự án của TCB, thì ông phát động cuộc thanh trừng lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Vũ khí chọn lựa của ông là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tổ chức chống tham nhũng của đảng, mà TCB đã tăng cường rất nhiều dưới sự lãnh đạo của người bạn lâu dài và đồng minh Vương Kỳ Sơn. Ông Sơn đã chủ trì việc tạm giữ hàng trăm quan chức trong đảng, chính phủ, ngành công nghiệp, và giới học thuật. Những ai bị điều tra đều hoàn toàn biến mất và phải chịu nỗi kinh hoàng. Một người sống sót gần đây mô tả với hãng tin AP là “địa ngục trần gian.
Dù vậy, việc TCB sử dụng nền chính trị kiểu Mao là có giới hạn. Không giống như Mao, TCB đã nỗ lực để giữ cho các chiến dịch chính trị và đàn áp trong vòng kiểm soát. Mao yêu cầu công chúng tham gia vào cuộc thanh trừng, tạo nên sự hỗn loạn trong Cách mạng Văn hóa. Ngược lại, các chiến dịch chính trị và thanh trừng của TCB được các cơ quan trung ương của đảng tổ chức và được ông và các uỷ viên Bộ Chính trị lãnh đạo. Họ có ý định tăng cường các tổ chức đảng hơn là phá huỷ chúng – vừa làm cho quyền lực của “bàn tay hữu hình” bảo đảm đủ trung thực để được chấp nhận vừa tranh thủ các quan chức cấp thấp thực hiện những thay đổi kinh tế mà TCB kêu gọi.
TẦM NHÌN TRONG ĐƯỜNG HẦM?

Ngay cả khi TCB cố khắc phục tham nhũng, ông cũng phải tìm mọi cách để kết thúc bế tắc chính trị. Trong nhiều năm qua, phương thức kiểm tra và cân bằng được Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện lại nền độc tài kiểu Mao rốt cuộc tạo nên quy tắc thiếu quyết đoán của ban thường vụ. Đồng thời, đối tượng hưởng lợi của cải cách trước đây đã đứng lên chống lại thay đổi thêm nữa. Để bắt đầu chỉnh sửa chính trị, TCB đã rà soát toàn bộ bộ máy ra quyết định của đảng, nâng cao vị thế của nó để vượt qua bế tắc. Không ngạc nhiên, ông cũng đã tự dành cho mình rất nhiều khoảng trống để dẫn ở phía trước.
Trong hơn một thập kỷ, TCB đã lập luận rằng Trung Quốc cần một lãnh đạo mạnh mẽ và có tầm nhìn. Ở Chiết Giang vào năm 2003, ông đã viết rất nhiều về vai trò của nhân vật “số một” trong hệ thống lãnh đạo tập thể. Ông cho biết, bí thư phải là “hiện thân của cấp ủy Đảng và chính quyền” và vai trò của ông ta sẽ là dùng các tiếng nói khác nhau trong ban lãnh đạo và “biến chúng thành một bài hát.” Đổi lại, các nhà lãnh đạo khác phải luôn luôn “chú tâm đến việc nâng cao quyền hạn của Bí thư Đảng”.
Cố gắng ngoi lên trong một hệ thống quyền lực tập trung đầy ám muội, TCB phải cẩn thận khi bàn luận về những ý tưởng này. Và ông đã tránh nói trực tiếp về việc lãnh đạo quốc gia mà chỉ dùng các tiểu luận về chính quyền địa phương để giải thích kế hoạch của mình. Ông cũng cam chịu đau đớn để nhấn mạnh cam kết của ông với các nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo tập thể. Ông viết nhân vật số một phải “không được hơn là một ngón tay, nhiều nhất là ngón tay cái” trong bàn tay của lãnh đạo.
Dù vậy, kể từ khi nắm quyền, TCB đã tập trung quyền hành vào các lãnh đạo chóp bu của đảng, đặc biệt là vào chính mình. Đáng chú ý nhất, ông đã tạo ra một loạt các nhóm lãnh đạo nhỏ và các ủy ban về cải cách kinh tế, an ninh quốc gia, an ninh mạng, và cải cách quân sự. Các tổ chức này không phụ thuộc vào chính phủ và do TCB chủ trì. Các nhóm này đặt ông ở trung tâm của hầu hết các hoạch định chính sách và tạo cho ông một nền tảng vững để ra quyết định mà không thể bị các nhóm lợi ích trong bộ máy quan liêu của Trung Quốc cản trở.
TCB cũng đã triển khai một vũ khí mà kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa và bỏ việc sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông đã làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó chịu: tầm nhìn. Chỉ vài ngày sau khi nắm quyền, ông đưa Ban Thường vụ mới tới cuộc triển lãm “Con đường hồi sinh” tại Bảo tàng quốc gia của Trung Quốc. Đứng trong phòng triển lãm, ông hỏi “giấc mơ Trung Quốc là gì?” và sau đó đã đưa ra câu trả lời: “Tôi tin rằng thực hiện việc trẻ hóa đất nước Trung Quốc là ước mơ lớn nhất của đất nước hiện nay.” Ngoài ra, không giống các tiền nhiệm mà các bài phát biểu của họ đầy các thuật ngữ chỉ những người trong đảng mới hiểu được, TCB đã dùng dáng vẻ bề ngoài của mình để nói với người dân, khai thác chủ nghĩa dân tộc được dân chúng quan tâm và trình bày những cải cách của mình như là chìa khóa cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Lời lẽ của ông ngầm tô vẽ các đối thủ của ông là không yêu nước.
Nhóm chủ chốt những người đã chọn TCB dường như đã thừa nhận ý tưởng của ông về ban lãnh đạo mạnh mẽ. Ông chắc chắn được giao cho các công cụ sắc bén hơn để thúc đẩy chương trình của mình mà những người tiền nhiệm của ông chưa từng có được. Ông thừa kế một Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã được sắp xếp – cơ quan đầu não ra quyết định của đảng – đã được giảm xuống còn bảy thành viên ngay trước khi ông tiếp nhận. Ông cũng đã gần như được trao ngay lập tức các vị trí đứng đầu trong đảng, quân đội, chính phủ, mà người tiền nhiệm của ông đã phải chờ đợi nhiều năm mới nắm được. Tuy nhiên, cán cân quyền lực thực tế trong các tổ chức bí mật này là không rõ ràng với bên ngoài. Điều chắc chắn là để sử dụng hai tay cân bằng lại nền kinh tế, TCB đã thu tóm rất nhiều quyền lực. Can thiệp vào cán cân quyền lực trong các hệ thống độc đoán luôn luôn là điều nguy hiểm, vì vậy ông phải tìm những cách để làm điều đó mà không làm những đảng viên lão thành và các đồng nghiệp thù ghét.
NÂNG LÊN VÀ SAN BẰNG
TCB tin rằng cuộc tranh luận lớn về hệ thống chính trị của Trung Quốc đã kết thúc. Như ông nói với cử toạ châu Âu hồi tháng Ba, Trung Quốc đã “thử nghiệm chế độ quân chủ lập hiến, phục hồi đế chế, chế độ đại nghị, hệ thống đa đảng và chính phủ với tổng thống, nhưng không có thứ gì thực sự được việc. Cuối cùng, Trung Quốc đã đi trên con đường của chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù có một số va vấp trên đường đi, “Sự độc đáo trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, lịch sử và hoàn cảnh quy định rằng Trung Quốc cần phải theo một con đường phát triển phù hợp với thực tế của riêng mình. Thực tế là chúng tôi đã tìm thấy một con đường như vậy và đã đạt được thành công trên con đường này”.
TCB đã thuyết phục Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng ông biết cách bước đi tiếp. Ông đã được trao quyền rộng rãi để thực hiện nền kinh tế “hai tay” và nền chính trị theo chủ nghĩa Mao mới, thống nhất bởi ban lãnh đạo mạnh mẽ và chủ nghĩa dân tộc có uy lực. Để kéo dài chế độ đảng trị, chính phủ của ông đã hứa sẽ chỉnh sửa nó. Điều này có nghĩa là tạo ra những cải tiến thực sự cho cuộc sống của người dân qua việc cải cách nền kinh tế và ngăn chặn các quan chức nhỏ tranh thủ cướp đi. Nhưng một khu vực nhà nước mạnh mẽ và một bộ máy đàn áp mạnh mẽ cũng nằm ở trung tâm tầm nhìn của ông.
Cách tiếp cận “tất cả các thứ bên trên” của TCB được giữ với nhau bằng một ý tưởng đơn giản: giữ đảng ở vị trí cầm quyền. Nhưng để làm điều đó ông đang áp đặt những cải cách đau đớn, đưa các ngành công nghiệp nhà nước vào trong môi trường cạnh tranh, tấn công vào nhiều đặc quyền của đảng viên, và thay đổi cán cân quyền lực ở cấp chóp bu. Nếu dự án này mất niềm tin của giới chủ chốt Trung Quốc, nó có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực vốn giữ hệ thống lại với nhau và kích động một cuộc khủng hoảng. Trong lịch sử Liên Xô, hai nhà lãnh đạo đã cố gắng để thực hiện cải cách rộng lớn như vậy để hồi sinh một hệ thống trì trệ. Người thứ nhất, Nikita Khruschev, tạo ra một làn sóng các cuộc nổi dậy khắp Đông Âu và gần như bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Người thứ hai, Mikhail Gorbachev, đem tới sự tan rã của nhà nước-đảng Liên Xô. Cải cách một hệ thống độc tài là trò đánh bạc to vốn. Dự án này được vạch ra nhằm bảo đảm sự sống còn của hệ thống chính trị của Trung Quốc trong thế kỷ 21 – nhưng nếu nó không thành công, nó có thể gây đổ vỡ mọi thứ.
PETER MARTIN là Phó Giám đốc APCO Worldwide. DAVID COHEN là biên tập viên của tạp chí trực tuyến The Jamestown Foundation China Brief.

2320. Không thể “Thoát Trung” mà không “Thoát Cộng”!

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Từ hơn một tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế, tạo sự phẫn nộ và lo lắng cho người Việt khắp nơi.
Vào chiều ngày 5/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh tổ chức.
Về sự kiện này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã bình luận như sau:

Trần Quang Thành: Thưa tiến sĩ Hà Sĩ Phu, mấy ngày hôm nay dư luận rất quan tâm đến một cuộc hội thảo tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà nội về vấn đề làm sao để thoát Trung, riêng tiến sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này?
Hà Sĩ Phu: Bây giờ thì thoát Trung trở thành ý nghĩ chung của nhiều người rồi, Thấy mình bị phụ thuộc vào Tàu nhiều quá, bọn nó đè nén mình, thậm chí sẽ là một cuộc Bắc thuộc kiểu mới. Nó đến nơi rồi, gần quá rồi, cho nên kể cả những người từ những phía khác nhau cũng gặp nhau ở chỗ “thoát Trung”!
Thế nhưng đi vào cụ thể cũng còn khác nhau rất nhiều đấy. Thứ nhất về nội dung thoát Trung là thoát những gì thì cũng dễ hiểu thôi, thoát Trung là phải thoát cả từ ngày xưa cơ, trước khi có Cộng sản mình cũng đã bị ảnh hưởng Trung Quốc rất nhiều, Phong kiến ngày xưa cũng chịu ảnh hưởng Trung Quôc rất nặng chứ không phải chỉ từ chủ nghĩa cộng sản ta mới bị Trung Quốc đè nén như thế đâu, Điều đó là rất đúng. Thoát Trung là cả một vấn đề rất lớn, nó kéo dài rất nhiều thế kỷ rồi.
Nhưng thoát Trung liên quan đến thoát Cộng như thế nào thì tôi thấy trong cuộc hội thảo đó chưa được đặt ra một cách cụ thể rõ ràng, tuy cũng có người nhắc đến. Nhưng quan trọng là thế này, bây giờ muốn thoát Trung thì gặp trở ngại gì? Chính cái chủ nghĩa Cộng sản, đảng Cộng sản là yếu tố cản trở cái việc thoát Trung hiện nay, vì thế trước mắt không thể thoát Trung mà lại không tấn công vào cái yếu tố Cộng sản được, vẫn còn thể chế Cộng sản này mà muốn thoát Trung thì khó, cực kỳ khó. Ví dụ đơn giản thế này, muốn biểu tình chống Trung Quốc thôi, một việc quá nhỏ trong chuyện thoát Trung, mà cũng bị cấm. Nhân ngày kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, báo chí cũng muốn đưa một cái tin về sự kiện cách đây 25 năm rồi, ôn lại lịch sử Trung Quốc thôi, cũng phải rút bài xuống. Những việc nhỏ như thế cũng không làm được huống chi là một việc quá to lớn như việc thoát Trung? Tôi đồng ý thế này, thoát Trung là một vấn đề lớn kéo dài và liên quan rất nhiều, còn thoát Cộng chỉ liên quan đến một giai đoạn ngắn hơn, nhưng cái ngắn hơn này lại đang là trở ngại như cái núi Thái sơn nó chặn cái đường thoát Trung, cho nên không thể thoát Trung mà lại không cần thoát Cộng! Tôi mới đọc bài của ông Ngô Nhân Dụng, tôi rất thích là sau khi đã giải thích nhiều ở phần trên rồi ông ấy mới kết luận rằng: vậy thời phải thanh toán chủ nghĩa cộng sản mới thoát Trung được. Tôi rất đồng ý với kết luận rất rõ ràng đó.
TQT: Thưa tiến sĩ Hà Sĩ Phu, ông đã khẳng định là “muốn thoát Trung trước hết phải thoát Cộng, vậy làm thế nào để thoát được Cộng?
HSP: Hiện nay đây mới là bài toán khó nhất đấy, nói thoát Trung thì rất dễ nhưng nói đến chuyện thoát Cộng thì lại rất rắc rối, ý kiến lại phân tán rất ghê. Trong cuộc hội thảo vừa rồi không phải là không có người nghĩ đến cái điều là muốn thoát Trung thì phải thoát Cộng bởi vì Cộng chính là một cái núi Thái sơn nó chặn đứng quá trình thoát Trung, không thể tiến hành cái gì hết. Nhưng mà nói hết sự thật ấy ra bây giờ là rất khó. Chuyện đấu tranh dân chủ trong nước chính là chuyện thoát Cộng đấy. Đấu tranh để giành lấy độc lập dân tộc, giành chính quyền thì đó là chống ngoại xâm, còn thoát Cộng chính là chống nội xâm. Đây là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm.
Trước đây, khi Trung Quốc nó chưa thò cái nanh vuốt quá lộ liễu ra thì vấn đề dân chủ trong nước là rất khó, khộng biết làm thế nào, không biết phất cái lá cờ gì để tiến hành việc dân chủ trong nước được. Vì vừa thò ra cái tư tưởng phê phán Đảng, đòi thanh toán cái độc tài Đảng trị, thì bị đàn áp dễ như không. Thế nhưng bây giờ rất hay, Trung Cộng nó chơi những trò vỗ mặt mình, thế nên nhà nước này cũng không thể im tiếng như trước được nữa cho nên cũng phải đồng thuận với nhân dân lên án Trung Cộng. Thêm một lá cờ chống ngoại xâm thì cái chống nội xâm mới phát triển lên được. Cho nên cái anh Tàu nó lại giúp mình, mặc dù nó chơi đểu thế. Nó làm cho mình cũng dễ đấu tranh cho cái dân chủ. Tóm lại là thế này: quan hệ giữa thoát Cộng và thoát Trung chính là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm đấy.
Thế thì làm cái gì trước và sẽ làm như thế nào? Tôi nghĩ hai cái đó nó nhịp nhàng, tức là không thể nói làm cái này xong rồi mới làm cái kia được. Tôi biết nhiều anh em ở hải ngoại cho rằng phải thanh toán xong cộng sản trong nước thì mới tính đến chuyện chống Tàu được, nhưng như vậy thì làm không nổi đâu. Vì thứ nhất không biết bao giờ mới thanh toán được cái nội xâm, nội gián, trong khi chưa chống được cái nội xâm ấy thì ngoại xâm đã tấn công ta rồi , trong nước chưa có dân chủ thì lãnh thổ Tổ quốc đã mất rồi! Thế thì không thể nói cái nào trước cái nào sau được đâu mà hai cái phải đồng thời, nhịp nhàng và  tùy theo tình hình. Nếu Trung Quốc gây hấn thêm nữa, thì ngay cả Trường sa cũng đang bị đe dọa, lúc nào cũng có thể bên miệng hố chiến tranh. Theo ý kiến của anh Ngô Nhân Dụng cũng không cần phải lo âu quá mà cũng đừng có ảo tưởng quá. Nhưng tôi nghĩ cũng phải nhịp nhàng mà tùy theo tình hình, không thể nói dứt khoát phải thoát Cộng trước hay thoát Trung trước, hai việc đó phải làm đồng thời nhịp nhàng và tùy theo tình hình.
TQT: Trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược hiện nay nổi lên một nhân vật là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông có nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề chống Trung Quốc xâm lược. Ông nói tình hữu nghị không thể viển vông, ông còn nhắm vấn đề phải kiện Trung Quốc ra quốc tế. Nhưng cũng có một vị cách mạng lão thành là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nói không hiểu được lời ấy nói thật hay giả, tiến sĩ Hà Sĩ Phu nghĩ thế nào?
HSP: Cái này cũng không mới gì: Bác Tấn Dũng thì cũng nói nhiều điều hay rồi nhưng mà đúng là nói xong lại chưa làm được cái đó, dù rất có cảm tình với thủ tướng thì cũng không thể bênh vực vì ông ấy nói mà không làm gì cả. Tôi nghĩ thế này, trong tình hình hiện nay cả giới lãnh đạo họ quá kém về mọi mặt, kém về dân chủ đã đành rồi mà còn kém cả vấn đề chống ngoại xâm. Họ rất là nhu nhược, rất là hèn. Thế thì ai nói ra điều gì tốt một tý ta vẫn phải túm lấy những câu đó để ta động viên đã. Tất nhiên phải phân biệt lời nói với con người. Lời nói đó hay thì ta cũng ghi nhận, động viên, rồi ta yêu cầu là nói rồi thì phải làm. Thái độ hơi cực đoan là xổ toẹt, tức là bất cứ câu nói nào hay dở cũng xổ toẹt hết. Đã đành xổ toẹt cũng có cơ sở bởi ông này nói hay nhiều quá nhưng chẳng làm gì. Có khi ông cũng nhằm giành ghế trong Đại hội Đảng sắp tới thôi. Thế nhưng cũng cứ động viên để gợi mở một khả năng khác, có khi vì đang bị cả một cái hệ thống o ép nên ông ấy cũng bó tay chưa làm được? Dù sao nói ra một lời tốt cũng hơn là hèn mạt hoặc im lặng không nói gì hết. Thế nhưng mình cũng không thể nhẹ dạ để bị lừa hết cái nọ đến cái kia. Cho nên phải nói như cụ Vĩnh (Nguyễn Trọng Vĩnh), nói thẳng cũng rất cần thiết. Cụ phê bình ông Nguyễn Tấn Dũng nói dối, phê bình luôn cả ông Phùng Quang Thanh với tư cách một ông tướng cha dạy một ông tướng con, tôi thấy những thái độ như thế là đều có ích cả.  
TQT: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là kiên quyết chống, Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Thế nhưng đại tướng Phùng Quang Thanh thì bảo cái việc giàn khoan chỉ là việc nhỏ thôi chứ tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam vẫn rất là đẹp đẽ. Vẫn là 16 chữ vàng, Vậy có phải là trống đánh xuôi kèn thổi ngược không?
HSP: Thì đúng quá,ở cái hội nghị Shangrila rất lạ là thủ tướng thì coi như là quan văn nhưng vẫn nói mạnh, thế còn quan võ thì rất kém phải nói là cái câu của ông Phùng Quang Thanh kém, kém nhất! Thứ nhất là muốn xem có kiện hay không lại phải chờ xem thái độ của họ thế nào đã, thứ hai là vẫn còn ôm cái 16 chữ vàng là cái mà cả thiên hạ họ chửi hết cỡ rồi , nên thái độ ông Phùng Quang Thanh này là không chấp nhận được.
Tôi xin mở ngoặc nói thêm thế này, anh có đọc bài của ông Phạm Đình Trọng, là người đồng đội với ông Phùng Quang Thanh trước đây? Trong một trận đánh ông Phạm Đình Trọng mô tả Phùng Quang Thanh cũng là một chiến sỹ dũng cảm cho nên mới được lên chức, tức là người cũng yêu nước và dũng cảm, vốn không phải là người hèn, tôi thấy chuyện ấy rất hay. Cái hèn, cái tồi tệ của một người vốn hèn vốn tồi tệ thì thực ra không có gì đáng quan tâm. Nhưng cái hèn, cái tồi tệ của người trước đây vốn không hèn không tồi tệ mới nói lên rằng cái hèn cái tồi tệ này không phải là của cá nhân nữa mà của cả một hệ thống , đã nằm ở trong cơ chế đó thì cũng phải tồi tệ thôi. Cái tồi tệ của cơ chế đã đến mức độ làm cho những người vốn tử tế cũng không tử tế được nữa, trước đây không hèn giờ cũng không thể không hèn, chứng tỏ cái hèn mạt tồi tệ không còn là của cá nhân nữa mà nó là của cái hệ thống. Tướng Phùng Quang Thanh nếu không phải nằm trong cái hệ thống này, cái Bộ Chính trị này, chắc ông ấy cũng không đến nỗi hèn như thế.
TQT: Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vừa nói vấn đề cải cách cơ chế thì thông điệp đầu năm 2014 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất mạnh vấn đề cải cách cơ chế nhưng mà gần 6 tháng của năm 2014 đã trôi qua tiến sĩ thấy vấn đề cải cách cơ chế như thế nào?
HSP: Nghe cái vấn đề cải cách cơ chế của ổng thì cũng nhiều người bàn đấy. Có phải là cải cách cái “thể chế chính trị” không hay là cải cách thể chế một cách chung chung? Mà cải cách thể chế chính trị thật tức là phải cải cách hệ thống, là hệ thống Cộng Sản, hệ thống Mác Lê nin! Cải cách hệ thống thật sự thì phải bỏ cái chủ nghĩa Mác Lê nin, bỏ được CS thì thành một nước dân chủ văn minh như các nước bình thường! Nhưng tôi nghĩ nói như thế thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chưa thể làm được, không thể làm được, vì muốn làm được thì dũng khí cá nhân rồi phải có tổ chức, mà bao quanh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chả có một lực lượng nào có thể tin cậy được, hoặc cùng là một cánh tham nhũng, cũng phi dân chủ đàn áp biểu tình. Còn có một cánh không nhỏ Đảng viên có tiến bộ, người ta gọi là cánh “cải lương”, cũng hy vọng vào ông ấy, nay cũng mất lòng tín với ông Dũng rồi nên không có lực lượng nào đáng tin cậy đứng đằng sau thủ tướng cả, vậy thì cá nhân thủ tướng dẫu có những thiện ý cũng không có cái bối cảnh để mà triển khai.
Nhưng quan trọng nhất là bên cạnh vẫn có một thằng Tàu rất to, ta công nhận là Tàu hiện nay cũng không phải là mạnh đâu, nó cũng đang có rất nhiều khó khăn nội bộ, nhưng sức mạnh của nó vẫn đủ để kiềm chế VN, bởi VN hiện nay đang nằm trong tay nó rồi mọi thứ nằm trong ống tay áo của nó rồi! Dù đồng ý rằng TRUNG QUỐC không hề mạnh như chúng ta tưởng nhưng trong tình trạng yếu nó vẫn đủ sức kiềm chế VN! Ví dụ ông Dũng đòi cải cách thể chế mà bỏ cái CNCS này đi để khỏi có tình trạng hai đảng làm việc với nhau để quyết định số phận đất nước thì Tàu nó sẽ hủy ngay cái “chỗ” (nhân vật) đó. Nếu ông Dũng muốn thành Pu tin, bỏ cái Trung Cộng đi mà đi với nhân dân thì mới có một Pu tin thật, mới thoát Trung hoàn toàn, nhưng ở VN trong những điều kiện cụ thể hiện nay thì làm sao làm được như vậy? Thế nên những câu “cải cách thể chế” của ông Dũng cũng không ra ngoài cái quy luật chung (của ông) là chỉ nói thế chứ không làm được.
TQT: Như vậy thủ tướng có thể thoát Trung được không để nhân dân đứng sau thủ tướng thưa tiến sĩ?
HSP: thì tôi vừa nói rồi, nếu quả thật thủ tướng mà muốn thoát Trung thật, không có ôm ấp một cái hữu nghị viển vông, nhân dân sẽ đứng sau ông ngay. Nhưng mà ông cũng chỉ nói thế chứ làm thì không làm, ví dụ ông nói là chống Tàu thì tại sao những người biểu tình yêu nước thôi ông lại bắt, ông lại không cho biểu tình diễu hành? Hiện ông là thủ tướng ông điều khiển chứ ai nữa, dù tổng bí thư thì đang nắm bí thư tổng quân ủy, thì thôi ông Dũng chưa tác động được vào mạng quân đội, nhưng ông vẫn đang điều hành chính phủ…, nhưng vừa nói xong thì ông làm ngược lại, thế thì có ai tin nữa? Mặc dù chúng ta rất là rộng lòng, sẵn sàng chờ đón những thay đổi nên ai nói lời nói tốt thì ta cũng muốn động viên ngay, thế nhưng một lần bất tín vạn sự bất tin, bất quá tam thì đâu có tin được? Đến cụ Vĩnh cũng là người rất rộng lòng nhưng cũng không thể tin nổi.
TQT: Xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Hà Sĩ Phu đã có những ý kiến rất thẳng thắn và quan tâm đến tình hình đất nước.

2321. Tâm tình của ngư dân Hoàng Sa

VOA
Trà Mi
08-06-2014

Chuyện tàu Trung Quốc phun vòi rồng từ lâu rồi, cách đây 5-10 năm đã có rồi, chứ không phải bây giờ mới có đâu… Bây giờ lắm lúc mình không dám ra gần Hoàng Sa vì ở đó tàu chiến, hải giám, hải cảnh Trung Quốc nhiều. Mình sợ lắm. Ví dụ hồi xưa đi cách Hoàng Sa 50 hải lý, giờ phải cách 70, 80 hải lý để tránh Trung Quốc.
Số tàu Việt bị tàu Trung Quốc đâm va, tấn công ở Hoàng Sa không ngừng gia tăng giữa lúc giàn khoan 981 của Trung Quốc vẫn chưa rút khỏi khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Sau trường hợp một tàu cá Việt bị đâm chìm hồi tháng trước mà tới nay Bắc Kinh chưa nhận trách nhiệm, các vụ phun vòi rồng hay lao húc tại điểm nóng này tiếp tục gây chú ý truyền thông quốc tế với việc một tàu cảnh sát biển của Việt Nam bị đâm thủng hôm 1/6 và thêm một tàu cá nữa vừa bị húc chìm hôm 5/6.  
Va chạm liên tục và đều đặn trên khu vực ngư trường truyền thống lâu nay của Việt Nam đang đe dọa miếng cơm manh áo của ngư dân Việt và khiến nhiều người ngày càng cảm thấy bất an.
Trong câu chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng), chia sẻ tâm tình và những ghi nhận từ ánh mắt một ngư dân nối nghiệp tổ tiên trên 30 năm nay hành nghề đánh bắt trên ngư trường gần quần đảo Hoàng Sa. Cuộc trao đổi được thực hiện khi tàu của anh đang trên đường trở về đất liền sau chuyến đánh bắt đầy hiểm nguy mà một tàu cùng đoàn với anh đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 26/5 vừa qua.
 Lê Văn Xinh: Chuyến này tôi đi 24 ngày. Tùy theo lúc có hải sản nhiều thì 17, 18 ngày. Còn hải sản ít thì cả tháng. Về nghỉ 5-6 ngày đi chuyến khác.
Trà Mi: Tàu anh trọng tải bao nhiêu, mỗi chuyến đi đánh bắt trung bình bao nhiêu?
Lê Văn Xinh: Tàu tôi 20 tấn, trung bình đánh được 12 tấn mỗi chuyến, kiếm được chừng 250 đến 300 triệu. Trừ chi phí còn 100-150 triệu. Mỗi chuyến đi 10 người. Ngư dân thu nhập trung bình 4-5 triệu/tháng. Công việc này nhiều cái khó lắm, chịu bão tố sóng gió rồi bây giờ chiến trường Biển Đông dậy sóng với Trung Quốc. Cho nên, bà con ngư dân vừa làm ăn vừa bấp bênh lo sợ. Cũng lo lắm nhưng phải đi làm chứ sao giờ.
Trà Mi: Ba mươi mấy năm bám biển ở vùng này, anh đã gặp những hiểm nguy nào từ phía Trung Quốc?
Lê Văn Xinh: Có chứ, lâu lâu gặp tàu quân sự Trung Quốc phun vòi rồng, mình sợ mình bỏ chạy.  Chuyện tàu Trung Quốc phun vòi rồng từ lâu rồi, cách đây 5-10 năm đã có rồi, chứ không phải bây giờ mới có đâu.
Trà Mi: Đi biển anh ghi nhận thực tế ra sao?
Lê Văn Xinh: Đúng ra chuyện phun vòi rồng trước đây cũng ít lắm, nhưng từ khi giàn khoan 981 vào Biển Đông thì ngư dân ra đó làm bị nó thị uy, ví dụ 2 tàu nó mở vòi rồng phun cho mình sợ mình bỏ chạy. Ngay cả tàu cá của nó cũng đàn áp tàu mình. Tàu cá của nó chưa thấy phun vòi rồng nhưng để trấn áp mình. Tàu cá nó vỏ sắt, công suất lớn, chạy nhanh. Nó lùa mình vào một chỗ như chiếc 90152 vừa rồi bị tàu Trung Quốc tông chìm. Còn mấy chiếc khác bị hư hại. Trong đoàn của tôi đi cũng có một hai chiếc bị phun vòi rồng. Cho nên, mình làm cách xa nhau mỗi chiếc chừng 10 cây số để giữ an toàn cho anh em về tài sản và tính mạng. Bây giờ lắm lúc mình không dám ra gần Hoàng Sa vì ở đó tàu chiến, hải giám, hải cảnh Trung Quốc nhiều. Mình sợ lắm. Ví dụ hồi xưa đi cách Hoàng Sa 50 hải lý, giờ phải cách 70, 80 hải lý để tránh Trung Quốc.
Trà Mi: Tránh như vậy có an toàn hơn nhiều không hay vẫn gặp họ?
Lê Văn Xinh: Cũng gặp nhưng thỉnh thoảng, chứ không gặp nhiều như ngoài Hoàng Sa.
Trà Mi: Việc này ảnh hưởng thiệt hại kinh tế thế nào cho anh?
Lê Văn Xinh: Ở Hoàng Sa thì hải sản nhiều hơn trong này. Trong này mình làm ít hơn nhưng an toàn hơn.
Trà Mi: Thường mỗi chuyến ra khơi anh chuẩn bị cho mình thế nào để tự vệ đối phó với những sự nguy hiểm đó?
Lê Văn Xinh: Giờ nhà nước cũng hỗ trợ cho ngư dân máy liên lạc để có gì  mình gọi về cho biên phòng hay bên cứu nạn-cứu hộ. Trước đây mình đi làm nghề không thôi, nhưng giờ phải trang bị phao cứu sinh và vật liệu nổi để có chuyện bám víu vào chờ tàu cứu hộ. Mình là ngư dân có chi đâu mà chống trả, tàu sắt của họ lớn hơn, nhanh hơn. Mình tàu gỗ sao chống chọi nó được?
Trà Mi: Từ ngày được trang bị máy có đỡ hơn phần nào không?
Lê Văn Xinh: Cũng giúp ích, ví dụ mình liên lạc cứu hộ-cứu nạn chạy ra không kịp thì liên lạc với các thuyền gần mình. Đồng đội mình cách nhau 5-10 cây số họ tới cứu mình. Bây giờ đã thành lập các tổ đội có gì hỗ trợ lẫn nhau. Nếu chiếc nào có chuyện gì mấy chiếc còn lại giúp.
Trà Mi: Tổ đội này là do ngư dân tự lập ra?
Lê Văn Xinh: Vâng ngư dân tự lập, nhưng có sự hỗ trợ của chính quyền. Họ hỗ trợ ngân sách chẳng hạn. Giờ riêng thành phố Đà Nẵng có chừng 60 tổ đội rồi.
Trà Mi: Với tình hình tàu cá Việt bị tấn công liên tục, anh có nghĩ đến chuyện chuyển nghề, đổi hướng muu sinh?
Lê Văn Xinh: Không, làm nghề này mấy chục năm rồi, không thể chuyển nghề khác. Mấy mươi năm nay tích góp hùn vốn làm một con tàu để nuôi sống gia đình. Biển cả đã ăn vào máu thịt mình rồi, không thể nào làm nghề khác. Khi nào cảm thấy đi không được nữa mới nghỉ. Mình phải bảo vệ vùng biển của Việt Nam còn cho đời con cháu sau này nữa. Bây giờ mình bỏ thì con cháu mình sau này không còn chỗ nào để làm ăn nữa hết.
Trà Mi: Sự nguy hiểm từ phía Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
Lê Văn Xinh: Nguy hiểm thì lâu rồi, nhưng giàn khoan xuất hiện thì nóng nhất, bây giờ nó gây hấn nhiều quá nên bà con khó khăn nhiều. Kiểm ngư, cảnh sát biển cũng giúp mình nhưng Trung Quốc mạnh quá. Chúng tôi vừa đi chuyến này cỡ 30 chiếc tàu trong một tổ đội hoạt động gần giàn khoan 10-12 hải lý, cho nên gặp tàu cá Trung Quốc ra gây hấn. Nó dí mình chạy rồi, nó còn ép, còn tông bể tàu luôn, lật chìm luôn. Chiếc tàu bị chìm hôm 26/5 đó, khi thấy vậy mấy chục chiếc còn lại trong chúng tôi quay tới cứu. Có chết thì chết chung chứ không thể nào để nó làm mất người của mình được. Cuối cùng cứu được các thuyền viên trên tàu đó. Ngoài chiếc chìm còn 2 chiếc bị Trung Quốc tông sụp cabin và mấy chiếc bị gãy ống khói. Nó lùa mình lại một chỗ như bầy chuột, nó xung quanh dí cho mình chạy, tạo điều kiện cho mình tông nó, nhưng mình sợ không dám đụng vào nó. Cho nên, nó dí xong, nó lụi tàu chìm luôn.
Trà Mi: Trung Quốc nói tàu Việt chìm là do tự xâm nhập vào khu vực cấm đó, lao vào tàu Trung Quốc, và tự chìm.
Lê Văn Xinh: Tàu Việt không bao giờ dám lụi vào tàu Trung Quốc. Mình sợ nó mình đã bỏ chạy rồi nhưng nó vẫn đuổi theo, nó e lại không cho chạy nữa để nó quần, nó tông. Lúc đó mình có kêu cứu nhưng lực lượng kiểm ngư họ ở xa. Bà con tự lay dắt xuống một khu vực khác tránh xa giàn khoan đó rồi tàu kiểm ngư mới đến giúp, kéo vô bờ dùm. Khi giàn khoan đóng ở vị trí cũ, tôi đánh bắt cách đó cỡ 12 hải lý. Giờ nó dời giàn khoan ra hai mươi mấy hải lý nữa thì chúng tôi đánh bắt cách đó ba mươi mấy gần bốn chục hải lý. Ở vị trí cũ, tàu cá Trung Quốc vẫn ở đó để xua đuổi mình. Mình cũng sợ nên cách đó rất xa.
Trà Mi: Chuyến này anh có thu hoạch được gì không?
Lê Văn Xinh: Chuyến này Trung Quốc làm quá, tôi thu hoạch cũng đủ chi phí thôi. Chuyến này được có 5 tấn cá , khoảng 100 triệu đủ chi phí hoặc lỗ vài triệu, chẳng có gì cho anh em thuyền viên.
Trà Mi: Anh liệu chuyến sau sẽ như thế nào?
Lê Văn Xinh: Nếu gặp luồng cá thì vẫn đến đó, nếu không gặp luồng cá thì mình tránh xa đó cỡ 10 hải lý.
Trà Mi: Ngư dân có bày tỏ nguyện vọng với giới hữu trách yêu cầu được trợ giúp, bảo vệ thêm?
Lê Văn Xinh: Cũng có kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố. Giờ họ hỗ trợ cho mình một năm được mấy chuyến nhiên liệu tùy theo công suất máy tàu để anh em bám biển hoạt động. Nếu không có chắc làm biển tiếp không nổi.
Trà Mi: Ngư dân có yêu cầu được kiểm ngư hay cảnh sát biển tăng cường bảo vệ hơn nữa?
Lê Văn Xinh: Bà con cũng có ý kiến nhờ lãnh đạo các ban ngành giúp cho bà con được an toàn làm ăn trên biển. Nguyện vọng của tôi là chính phủ Việt-Trung làm sao cố gắng đàm phán để ngư dân được bình yên làm ăn trên vùng biển của mình, chứ đừng bao giờ gây hấn khổ cả người dân hai nước. Mong hai bên ngồi lại bắt tay nhau làm cho Biển Đông hòa bình, không chỉ cho hai nước mà cho các tuyến hàng hải quốc tế được nhộn nhịp như xưa, đừng để xảy ra vướng mắc gì hết.
Trà Mi: Giữa lúc Trung Quốc không nhượng bộ, quyết tâm dành chủ quyền trên vùng biển đó, ngư dân Việt có kiến nghị gì liên quan đến chuyện bảo vệ an toàn tính mạng cho ngư dân?
Lê Văn Xinh: Ngư dân ai cũng mong được bảo vệ an toàn để làm ăn trên biển lâu dài.
Trà Mi: Anh có suy nghĩ thế nào về cách đối phó của Việt Nam trước các hành động gia tăng gây hấn của Trung Quốc?
Lê Văn Xinh: Việt Nam là nước nhỏ, Trung Quốc là nước lớn. Việt Nam hoàn toàn thua Trung Quốc hết, không thể nào chống cự trực tiếp với Trung Quốc được. Cho nên, Việt Nam làm giải pháp hòa bình là rất hay cho chính quyền và cho cả người dân. Nó tạo điều kiện bình ổn để dân làm ăn lâu dài một tí. Nó gây hấn vậy mà Việt Nam thẳng thắn thì hai bên đối chọi với nhau, ngư dân như mình có thể khó làm ăn. Tính hòa bình thế giới Việt Nam đang theo đuổi, tôi thấy cũng hay. Tụi tôi làm cách Hoàng Sa 5-7 chục hải lý còn đỡ, chứ ngư dân Quãng Ngãi họ làm ngang qua đó, gần đó nên hay bị hải cảnh Trung Quốc bắt lắm. Ngư dân Lý Sơn, Quãng Ngãi hay bị mất tàu, bị đánh đập, có nhiều người bị trọng thương luôn. Ngư dân làm ở Trường Sa thì đỡ hơn ở Hoàng Sa nhiều vì tại Trường Sa Việt Nam có sự hiện diện của quân sự, dân sự. Kiểu này chắc có lẽ hoạt động của ngư dân Việt ở Hoàng Sa sẽ bị mai một lần đi. Cho nên, chúng tôi mong chính quyền có nhiều  giúp đỡ cho ngư dân để mình bám ngư trường vì vùng biển và Tổ quốc của mình. Giờ mình không làm ở đó thì con cháu đời sau của mình sẽ không còn biển để làm nghề nữa. Tôi mong chính phủ Việt Nam cố gắng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương để bà con ngư dân còn ngư trường để tiếp tục làm ăn.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

‘Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần’

Tàu tuần duyên Trung Quốc chạm trán với tàu Việt Nam trên Biển Đông

Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đâm vào tàu của họ hơn 1.000 lần trên Biển Đông và nói rằng họ sẽ không từ bỏ nguyên tắc của mình mặc dù họ muốn có quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng này, hãng tin Anh Reuters cho biết.

Reuters dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 8/6 cho biết kể từ khi nước này đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông thì Việt Nam đã triển khai rất nhiều tàu cùng người nhái và đã thả xuống biển nhiều chướng ngại vật, trong đó có lưới cá.

“Kể từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rõ.

“Đối diện với các hành động khiêu khích của Việt Nam trên biển, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và đã có các biện pháp ngăn ngừa,” thông cáo viết và cho biết Trung Quốc đưa tàu ra khu vực để đảm bảo an toàn cho hoạt động của giàn khoan.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nước này ‘đã liên lạc với phía Việt Nam hơn 30 lần ở nhiều cấp khác nhau’ để yêu cầu họ ‘chấm dứt các hành động phi pháp’.

“Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn để mở.”

Trong khi đó, phía Việt Nam cho biết kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra khu vực quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng đều bị cự tuyệt.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc nhiều lần đâm trực diện vào tàu của họ tại khu vực dẫn đến một tàu đánh cá bị chìm và 10 ngư dân bị rơi xuống biển hôm 26/5. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét