Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa

  • Thoát Trung hay thoát Cộng? (RFA) - Cuộc hội thảo làm thế nào để thoát Trung được một số trí thức trong nước tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng sáu năm 2014, mặc dù không được báo chí trong nước đưa tin nhưng cũng gây được sự chú ý nơi công luận.
  • Thoát Ngụy (RFA) - Gần 70 năm qua, một thời gian đủ dài để toàn thế giới nhìn về người Nhật với sự tôn trọng và kính nể trong tư cách một quốc gia - nói được và làm đúng với "trái tim pha lê" thật trong suốt và "khối óc kim cương" đầy trí tuệ.
  • ‘VN đâm tàu TQ hơn 1.400 lần’ (BBC) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc tàu Việt Nam ‘đâm vào tàu’ của họ ở khu vực giàn khoan ‘tổng cộng 1.416 lần’.
  • Tâm thư gửi thủ tướng Việt Nam (RFA) - Hiện giờ Trung Quốc vẫn đang tăng cường lực lượng và uy hiếp chúng ta trên biển lẫn trên đất liền. Điều gì sẽ xảy ra nếu căng thẳng leo thang dẫn tới không thể kiểm soát và có bên nổ súng trước ? Nếu chiến tranh xảy ra, đó thật sự sẽ là một thảm họa.
  • Việt Nam đang cân nhắc thời điểm kiện Trung Quốc (RFA) - Mới đây một buổi hội thảo về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được Trung tâm Wilson Center tổ chức ở Washington DC. Diễn giả từ Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao đã có bài phát biểu tại hội thảo.
  • Ký ức tuổi thơ với World Cup 1998 (BBC) - "Trận chung kết, cả xóm quây quần bên nhau, người góp vịt, người góp gạo, góp trứng để liên hoan" là kỷ niệm của bạn Đỗ Đông Nam.
  • Trung Quốc : Báo Đảng chống nền dân chủ Tây phương (RFI) - Bài xã luận của Nhân Dân Nhật Báo ra ngày hôm nay 09/06/2014 báo động rằng« Dân chủ là chiếc bẫy của các thế lực Tây phương». Đây là nội dung lời tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc một tuần sau khi ngày tưởng niệm Phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 trôi qua.
  • Công đoàn độc lập : Nhu cầu bức bách của công nhân Việt Nam (RFI) - Ngày 08/06/2014, các hội đoàn dân sự tại Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi thành lập Công đoàn độc lập. Theo đó, Công đoàn độc lập phải là một tổ chức xã hội do chính công nhân lập ra và thực sự bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Tuyên bố được 17 tổ chức xã hội dân sự và đại diện các tôn giáo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo ký tên. 
  • Tổng thống Pháp hoàn thành sứ mệnh ngoại giao (RFI) - Nhật báo Le Monde hôm nay (09/06/2014) tiếp tục nhận định về buổi lễ kỷ niệm D- Day, 70 năm ngày quân đồng minh đổ bộ xuống vùng Normandie của Pháp qua bài xã luận đề tựa :« Hollande ngoại giao : sứ mạng thành công».
  • Hungary : Chiến tranh giữa truyền thông và chính phủ (RFI) - Tại một quốc gia ngày càng bị chính trị hóa, lần đầu tiên truyền thông Hungary đã đồng loạt nổi dậy chống một dự luật thuế quảng cáo bị xem là thủ đoạn trấnáp báo chí. Thứ năm tuần trước 05/06/2014, hàng chục đài truyền thanh, truyền hình đều ngưng phát sóng trong khi báo giấy bôi đen trang nhất. Tổng cộng, hơn 60 cơ quan truyền thông tham gia cuộc chiến chống bàn tay của nhà nước.
  • Tân tổng thống Ukraina : Một tuần lễ để bình định miền Đông (RFI) - Ukraina và Nga tiếp tục đàm phán một thỏa hiệp về khí đốt để tránh nguy cơ bị cắt nguồn năng lượng vào thứ tư 11/06/2014 này. Còn tại miền Đông, súng vẫn nổ nhưng quân đội chính phủ có vẻ giữ vững các vị trí chiến lược như phi trường Lugansk. Tân tổng thống Petro Porochenko tuyên bố mục tiêu từ nay đến cuối tuần là sẽ hết xung đột vũ trang.
  • Bắc Kinh đình chỉ đàm phán hợp tác với Đài Bắc (RFI) - Biểu lộ thái độ bất bình vì Đài Loan trì hoãn phê chuẩn hiệp ước tự do mậu dịch song phương , chính quyền Trung Quốc ngưng các cuộc thương lượng hợp tác với hải đảo. Thứ trưởng kinh tế Đài Loan hôm nay 09/06/2014, xác nhận tin này và kêu gọi quốc hội nhanh chóng đưa vào chương trình nghị sự.
  • Trung Quốc tập trận trên biển chung với Mỹ (RFI) - Ngày 09/06/2014 Bắc Kinh xác nhận lần đầu tiên tham gia tập trận trên biển chung với Hoa Kỳ trong khuôn khổ chương trình RIMPAC–Vành đai Thái Bình Dương. Đợt thao diễn dự trù bắt đầu vào giữa tháng 6/2014 tại vùng biển gần đảo Guam.
  • Trung Quốc biện hộ việc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam (RFI) - Hôm qua, 08/06/2014, trong một thông cáo dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra các lập luận giải thích việc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam, kể từ đầu tháng Năm vừa qua. Hành động đơn phương này của Trung Quốc đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ phía Việt Nam và làm cho tình hình tại Biển Đông thêm căng thẳng.
  • Scarborough với Việt Nam? Trung Quốc đừng tưởng bở! (BaoMoi) - Quen ăn từ "nước cờ Scarborough" đã sử dụng với Philippines, Trung Quốc muốn áp tiếp cho Việt Nam khi đưa giàn khoan trái phép cùng đội tàu hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam. Bước đầu Trung Quốc đã phải nếm trái đắng.
  • Trung Quốc đã 6 lần xâm chiếm biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - (Seatimes) Trung tướng Phạm Văn Dỹ, chính ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7 khẳng định thông tin trên trong cuộc phỏng vấn trên Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM sáng 7/6. Theo Trung tướng Phạm Văn Dỹ, kể từ lần thứ nhất năm 1946, Trung Quốc đã 5 lần xâm chiếm biển đảo Việt Nam, và đây là lần thứ 6.
  • Bài học giải quyết xung đột biển Đông (BaoMoi) - Phán quyết của tòa án quốc tế lâu nay đã đem lại những hiệu lực gì cho các vụ việc xung đột hàng hải có liên quan tới Trung Quốc? GĐ Viện Luật Mỹ - Châu Á thuộc ĐH New York (Mỹ) vừa có bài viết phân tích câu chuyện này.
  • Treo bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - Tại phòng chờ ga đi sân bay quốc tế Đà Nẵng có treo 3 tấm bản đồ cổ khổ lớn khẳng định chủ quyền Việt Nam, gây chú ý cho nhiều hành khách trong nước và quốc tế (ảnh). Trong đó có bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ được ghi trang trọng bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Nhìn tấm bản đồ này chúng ta thấy ngay được nguyên gốc của tác giả là giám mục Teberd, xuất bản tại Seramporo (Ấn Độ) năm 1838. Bản đồ ghi khá đầy đủ địa danh của nước Việt Nam lúc bấy giờ với các nội dung khẳng định rõ hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
  • Quốc tế hướng về biển Đông (BaoMoi) - Ngày 9-6, Hội nghị quan chức cấp cao Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra sôi nổi tại Yangon, Myanmar với sự quan tâm đổ dồn về tình hình căng thẳng trên biển Đông. Trung Quốc tiếp tục hứng chịu những chỉ trích gay gắt và lập luận cứng rắn, hợp lý của cộng đồng quốc tế.
  • Quá trình gây hấn thực hiện âm mưu của Trung Quốc (BaoMoi) - Trước mỗi kỳ đối thoại Shangri-La, Trung Quốc đều có những hành động mang tính chất gây hấn, từng bước một những hành động này đã khiến cho tình hình Biển Đông trở nên đặc biệt nguy hiểm.
  • Trung Quốc cấm các doanh nghiệp nhà nước đấu thầu tại Việt Nam (RFI) - Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhật báo South China Morning Post số ra ngày 06/06/2014 cho biết nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được chỉ đạo cấm tham gia đấu thầu các dựán mới tại Việt Nam. Đại diện Ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam từ chối bình luận tin trên.
  • Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách xích lại gần nhưng vẫn còn nghi kỵ. (RFI) - Chưa đầy một tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhậm chức, Bắc Kinh đã cử Ngoại trưởng Vương Nghị sang New Delhi và hôm qua, 08/06/2014, Ngoại trưởng hai nước đông dân nhất hành tinh đã đàm phán với nhau. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, các cuộc thảo luận, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế,« mang tính xây dựng và thực chất»,« tất cả các vấn đề quan trọng đã được đề cập và thảo luận một cách thẳng thắn và thân mật». Vẫn theo New Dehli, đây là bước khởi đầu tích cực trong quan hệ giữa tân chính phủ Ấn Độ và chính phủ Trung Quốc.
  • Các khoa học gia phản đối kế hoạch của NASA (VOA) - Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia khuyến cáo NASA thám hiểm mặt trăng trở lại, sẽ giúp phát triển và trắc nghiệm các thiết bị cần thiết để thực hiện một phi vụ lên Sao Hỏa
  • Tổng thống Israel và Palestine cùng cầu nguyện tại Vatican (RFI) - Lần đầu tiên, tổng thống Israel và Palestine cùng cầu nguyện bên cạnh Đức Giáo hoàng Phanxico trong ngày hôm qua 08/06/2014 tại Vatican. Cách đây hai tuần, Ngài đã có lời mời hai vị nguyên thủ đến Vatican nhân chuyến công du Trung Cận Đông.
  • Pakistan : Taliban tấn công sân bay Karachi, 28 người chết (RFI) - Chính quyền Pakistan thông báo kết thúc chiến dịch tấn công dành lại phi trường quốc tế Karachi. 28 người thiệt mạng, trong đó có 10 thủ phạm khủng bố. Sau 12 giờ giao tranh, quân đội làm chủ lại tình hình. Lực lượng Taliban tại Pakistan TTP nhận là tác giả vụ tấn công khủng bố diễn ra từ 23 giờ tối hôm qua, 08/06/2014, giờ địa phương.
  • HOA KỲ - IRAN: Hạt nhân : Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran (RFI) - Lần đầu tiên, phái đoàn Mỹ và Iran trực tiếp đối thoại trong hai ngày 9 và 10/06/2014 tại Genève. Xóa bỏ trừng phạt quốc tế nhắm vào chính quyền Teheran trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận toàn bộ về hạt nhân Iran là trọng tâm cuộc họp.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Du khách đi dạo trong vườn hoa Shibazakura nhân mùa Lễ hội Fuji tại chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản hôm 08/5/2014. Lễ hội sẽ được tổ chức cho đến đầu tháng Sáu.
  • World Cup Brazil 2014: Đánh giá tình hình bảng D (RFA) - Dàn trung ứng của Uruguay được coi là khá vững, khá nhịp nhàng, nhưng dàn hậu vệ vẫn bị chỉ trích vì thường phạm phải những lỗi lầm, tạo sơ hở ngay trước khung thành. Vì thế Uruguay có thể vượt vòng bảng, nhưng đi sâu tới bán kết là điều không nên tính tới ngay trong lúc này.
  • Tàu Việt Nam sách nhiễu và đâm tàu TQ hàng ngàn lần? (RFA) - Từ Bắc Kinh, một bản thông cáo do Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phổ biến hồi khuya hôm qua nói rằng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động ở Hoàng Sa, phía Việt Nam đã đâm vào tầu của họ hơn 1,400 lần.
  • Ukraine, Nga nối lại đàm phán về khíđốt (VOA) - Ukraine và Nga hôm thứ Hai họp để giải quyết vụ tranh chấp về khí đốt thiên nhiên sau khi Moscow dọa cắt đứt nguồn tiếp liệu nếu Ukraine không trả các khoản nợ còn thiếu
  • Hỏi đáp y học: Tóc bạc sớm (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp y học tuần này, thính giả Trần Văn Phương, ở Sài Gòn thắc mắc về nguyên nhân và cách chữa trị tóc bạc sớm
  • Thời sự trong ngày: Bắn người náo loạn khu phố (BaoMoi) - - Dân mong người đứng đầu trực tiếp nói về Biển Đông; Thêm nhiều tiết lộ gây sốc về 'hoa hậu trả vương miện'; Bầu Kiên nhận mức án 30 năm, nộp phạt 75 tỷ; Tỷ phú thế giới bí mật đến VN ăn chơi chớp nhoáng; Du lịch bằng thủy phi cơ, 'mốt' mới của dân giàu Việt; Thêm một nạn nhân của kiều nữ Hải Dương...là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 9/6.
  • Củng cố lòng tin nhà đầu tư (BaoMoi) - Trước những diễn biến trên biển Đông, đã có một số ý kiến lo ngại kinh tế năm 2014 của Việt Nam có thể sẽ không đạt được kế hoạch đề ra từ đầu năm. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trả lời phỏng vấn Báo SGGP về triển vọng kinh tế từ nay đến cuối năm.
  • TQ mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông vào 2020 (BaoMoi) - Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Biển Đông (Bộ Ngoại giao), TQ đã có những biện pháp để thực thi yêu sách của mình một cách có hệ thống và có sự chỉ đạo nhất quán từ cấp cao nhất của TQ.
  • Tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Hòa chung tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước đấu tranh phản đối các hành vi sai trái, ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, liên tục đâm va, gây thiệt hại lớn cho ngư dân cùng các lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngày 8/6, ở thủ đô Moskva, hơn 1.000 người Việt tại Liên bang Nga đã tiến hành mít tinh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và Khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
  • Giàn khoan Hải Dương-981 - toan tính và hệ quả trên Biển Đông (BaoMoi) - Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được toan tính kỹ lưỡng trong thời gian dài cho mục tiêu độc chiếm Biển Đông, tạo vị trí siêu cường ngang hàng với Mỹ.
  • An ninh Biển Đông là tâm điểm của ARF (BaoMoi) - PNO - Ngày 9/6 tại Yangon, Myanmar đã diễn ra Hội nghị quan chức cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tâm điểm của hội nghị xoáy vào tình hình an ninh trên biển Đông.
  • Đề thi mở và đáp áp “đếm ý cho điểm” (BaoMoi) - Hơn một tháng qua, chuyện ngoài biển Đông trở thành đề tài nóng bỏng của đời sống người Việt khắp nơi. Hành vi leo thang gây hấn của Trung Quốc trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam khiến cho mọi tầng lớp người dân phẫn nộ. Nỗi lo âu về sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và cả đối sách với nước láng giềng phương Bắc được dư luận phân tích mổ xẻ.
  • Trung Quốc gia tăng gây hấn ở Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc gây hấn với hầu hết các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như: Việt Nam, Philippines, Malaysia và đặc biệt Indonesia dù ở rất xa so với đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa

Giữa lúc dư luận thế giới quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc chung quanh sự kiện giàn khoan HD 981 cắm sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dư luận thế giới cũng không quên cảnh báo việc Trung Quốc đang ráo riết tiếp tục thực hiện các dự án có trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đá ngầm Gạc Ma và Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1988, để sẽ hình thành một hệ thống các căn cứ quân sự nổi trên Biển Đông, lì lợm đẩy tới việc thực hiện “cái lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông.

Nhìn lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây, ai cũng thấy những bước đi ầm ỹ, rất hiếu chiến và đe dọa xâm lược của Trung Quốc trên biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật, rồi đến việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng Bắc Biển Đông. Song về nhiều mặt những bước đi này đồng thời nhằm tạo thế cho Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh việc bành trướng trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông, cụ thể là những hoạt động tiếp tục lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, giờ đây là sự kiện giàn khoan HD 981 và việc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam như đã trình bầy trên. Đây là những bước đi của Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng, vừa nhằm phân tán sự chú ý của dư luận, phô trương thanh thế để uy hiếp các nước trong khu vực, nhưng đồng thời vừa tranh thủ đi những bước xa hơn trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông để tận dụng lợi thế có sức mạnh quân sự áp đảo tại chỗ của Trung Quốc.
Song song với những hành động quân sự trắng trợn và được thực hiện có hệ thống như vậy tại nhiều nơi trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc không nhân nhượng, trong khi đó ngoại giao Trung Quốc ra sức xuyên tạc sự thật và vu cáo các hoạt động hòa bình bảo vệ chủ quyền của phía Việt Nam.
Có thể nói kể từ sau vụ đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, sự uy hiếp của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam trên Biển Đông đang leo thang ở mức cao nhất, bất chấp thỏa thuận cấp cao Việt – Trung (Trương Tấn Sang – Tập Cận Bình) ngày 21-06-2013, trong đó ghi rõ: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Những sự việc trên một lần nữa tái khẳng định thực tiễn ngoại giao truyền thống của đại Trung Hoa “đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây”, nói một đằng làm một nẻo, tận dụng mọi quyền lực và cơ hội, chỉ để thực hiện nhất quán trước sau mục tiêu chiến lược bành trướng. Việt Nam đã được nếm đủ cay đắng của thứ ngoại giao này của Trung Quốc suốt từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2-1979 cho đến hôm nay.
Cũng xin đừng quên: Tuyên bố chung cấp cao 21-06-2013 nêu trên thật ra chỉ là một trong nhiều cam kết đầu lưỡi mà phía Trung Quốc đã không dưới một lần dành cho phía Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao như vậy kể từ Thành Đô 1990. Có bao nhiêu tuyên bố cấp cao như thế thì có bằng nấy lời nói đường mật chỉ để gây hỏa mù. Nhân đây cũng phải nhắc lại, quan hệ hợp tác hữu nghị với 4 tốt và 16 chữ vàng từ Hội nghị Thành Đô 1990 để bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh đã dẫn tới kết cục hôm nay. Không thể nói quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cơ bản là tốt đẹp như tướng Phùng Quang Thanh phát biểu và làm cho dư luận trong nước cũng như trên thế giới sững sờ.
Không phải ngẫu nhiên nhiều thức giả Việt Nam, trong đó có Nguyễn Khắc Mai và Nguyên Ngọc, đã lên tiếng cảnh báo: Đừng để cho sự kiện giàn khoan HD 981 che khuất các căn cứ quân sự nổi của Trung Quốc đang hình thành ở bãi đá Gạc Ma, ở bãi đá Chữ Thập; đừng để cho một cử chỉ lừa mị nào của phía Trung Quốc có thể dấy lên ý nghĩ cầu xin kẻ xâm lược trả lại những gì đã bị chiếm. Càng không thể đánh đổi độc lập và chủ quyền quốc gia lấy thứ quan hệ hòa hiếu viễn vông!
Kinh nghiệm thất bại vô cùng đau đớn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ Thành Đô đến nay là đảng và nhà nước đã bưng bít nhân dân ta sự thật về quan hệ giữa hai nước, qua đó phía ta luôn phải đàm phán với Trung Quốc trên thế yếu và không tranh thủ được sự hậu thuẫn không thể thiếu của nhân dân, dẫn tới nhiều thất bại trong thực hiện các thỏa thuận.
Thực tế cũng chỉ ra mọi hứa hẹn tốt đẹp của phía Trung Quốc về phát triển quan hệ 2 nước chỉ là lời nói suông, mọi thỏa thuận ngoại giao bí mật chẳng những là vô nghĩa mà còn gây ra nhiều tác hại nhiều chiều và rất nguy hiểm cho nước ta. Cho đến nay, bất kể một bố thí hòa hoãn nào của phía Trung Quốc cũng đều chung một mục đích chuẩn bị cho bước leo thang cao hơn trong lấn chiếm lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của nước ta, không có một ngoại lệ.
Quan hệ hai nước Việt – Trung chỉ thừa nhận một sự thật duy nhất: Việt Nam có bản lĩnh đến đâu thì bảo vệ được chủ quyền của mình và phát triển được quan hệ bình thường đến đấy, chẳng có quà tặng nào của lòng tốt dành cho ta cả. Kinh nghiệm còn luôn luôn thẳng thắn chỉ ra: Ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới, ta không có cách gì thỏa mãn được đòi hỏi của bành trướng.
Việt Nam tất nhiên mong muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc. Đây là đòi hỏi bất di bất dịch. Song cuộc sống đến nay cho thấy mong muốn này chỉ có thể trở thành hiện thực cho một Việt Nam có gan bảo vệ độc lập chủ quyền và phẩm giá của mình. Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy chưa một Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc nào có thể làm dịu được khát vọng bá quyền của Trung Quốc.
Tình hình leo thang bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ra cho nước ta ngày càng nhiều thách thức nguy hiểm, nhất thiết mọi bước đi trên mặt trận đối ngoại phải kiên định lập trường bảo vệ độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phải có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của toàn dân, phải góp phần vào tranh thủ sự liên kết tự vệ chung của các nước hữu quan trong khu vực, cùng nhau ngăn chặn khát vọng “lưỡi bò” của Trung Quốc.
Khát vọng bành trướng của Trung Quốc để trở thành siêu cường, để vươn lên làm đế chế đại dương, đang thách thức nghiêm trọng hòa bình và an ninh trong khu vực, uy hiếp con đường giao lưu hàng hải huyết mạch của thế giới. Vì lẽ này Trung Quốc bành trướng đang trở thành vấn đề của cả thế giới. Thực tế này đặt ra cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, phải cùng nhau nỗ lực có được đối sách thỏa đáng giữ Trung Quốc trong quỹ đạo phát triển chung của cả thế giới. Các nước trên thế giới chia sẻ cách nhìn này, chắc chắn nỗ lực chung đáng mong đợi này sẽ trở thành hiện thực./.
Hà Nội, ngày 10-06-2014
Nguyễn Trung
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-6-14

Thoát Trung hay thoát Cộng?

Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân (T) bắt tay với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc họp tại Nam Hải, Bắc Kinh vào ngày 10 Tháng 5 năm 2013



Thoát Trung hay thoát Cộng?



Cuộc hội thảo làm thế nào để thoát Trung được một số trí thức trong nước tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng sáu năm 2014, mặc dù không được báo chí trong nước đưa tin nhưng cũng gây được sự chú ý nơi công luận. Có nhiều ý kiến cho rằng khuôn khổ của hội thảo đã rất bị hạn chế.

Thoát Á và Thoát Trung

Giữa thế kỷ 19, Hoàng đế Minh Trị của Nhật Bản khởi động phong trào Duy tân canh tân nước Nhật theo mô hình phương Tây. Nền tảng của công cuộc Duy Tân này chính là những suy nghĩ, biện giải, tìm tòi của các trí thức Nhật bản trong buổi giao thời ở Châu Á khi chứng kiến sức mạnh của các cường quốc phương Tây. Những suy nghĩ, biện giải này đã cho ra đời một học thuyết nổi tiếng gọi là Thoát Á luận (Good bye Asia) của Nhật Bản, theo đó, nước Nhật từ bỏ những cản trở có nguồn gốc từ truyền thống Á châu trên con đường tương lai của mình.

Nước Nhật hiện nay là một cường quốc trên thế giới với một xã hội tôn trọng dân chủ và nhân quyền.

Cảm hứng từ nước Nhật cũng không ít thì nhiều gợi nên ý tưởng duy tân cho nhiều người Việt Nam trong quá khứ. Và những toan tính duy tân trong thế kỷ 20 đều thất bại.

Một học thuyết không phải là Thoát Á lại đến Việt Nam từ phương Tây tên gọi là Cộng sản. Và trớ trêu thay nó lại là cơ sở tư trưởng chung cho hai quốc gia có hàng ngàn năm lấn cấn với nhau đó là Việt Nam và Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cả hai quốc gia đều không “thoát Á” như Nhật Bản mà lại du nhập thêm những ý tưởng toàn trị như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp,…

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 người ta chứng kiến sự xung đột giữa hai quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng, mà trong đó ưu thế có vẻ nghiêng về cường quốc Trung Hoa.

Đối diện với sự kềm chế của nước Trung Hoa cộng sản, nhiều người Việt Nam nghĩ cách thoát ra khỏi nó. Từ đó mà những ý nghĩ về Thoát Trung tức là thoát khỏi Trung Quốc đã nhen nhóm trong mấy năm nay, và nó đã chính thức ra mắt vào một ngày đầu tháng sáu 2014 tại Hà Nội trong một cuộc hội thảo tên là Làm thế nào để thoát Trung.

Văn Hóa hay Chính trị?

Trong buổi hội thảo nhiều diễn giả lên tiếng nói rằng thoát Trung ở đây không phải là bài Trung Quốc, mà là chống lại tư tưởng bá quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện tại. Một điểm quan trọng nữa mà nhiều người tham dự hội thảo cũng nêu lên là muốn thoát khỏi Trung Quốc thì phải tự chủ tự cường về nhiều mặt.

Một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đồng ý rằng thoát Trung không phải là chống lại văn hóa Trung Hoa mà hàng ngàn năm nay nước Việt Nam chịu ảnh hưởng.

“Trong những dân tộc mà giống Việt Nam thì Trung Quốc giống Việt Nam nhất. Thậm chí hai cái nước bên cạnh mình là Lào và Cam Pu Chia cũng không giống mình bằng người Tàu đâu. Tôi nghĩ là văn hóa là tri thức, đó là một nền văn hóa cao của nhân loại, thì mình tiếp thu cũng giống như tiếp thu văn hóa Hy Lạp hay châu Âu vậy.”




Muốn thoát Trung được thì phải thoát Cộng được. Cái gì là trở lực, nó hạn chế nó ngăn cản cái việc thoát Trung? Thì chính là cái việc mình chung ý thức hệ.

- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Về vấn đề văn hóa này thì cũng có nhiều người nói rằng cũng phải thoát ra khỏi sự ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa. Ông Nguyễn Gia Kiểng, một trí thức Việt nam tại Pháp, người sáng lập Tập hợp dân chủ đa nguyên đấu tranh cho một nền dân chủ tương lai của Việt Nam nói:

“Cái điều đó theo tôi là cái điều quan trọng nhất là mình phải thoát khỏi cái văn hóa của Trung Quốc. Đó là cái văn hóa Khổng giáo. Cái văn hóa đó nó tha hóa người trí thức, nó không nhìn nhận sự suy nghĩ và hành động độc lập của cá nhân như là một giá trị. Trái lại nó coi cái chữ trung, là trung thành với nhà cầm quyền như một giá trị cơ bản.

Nhưng vấn đề bây giờ không phải như vậy. Hiện nay khi người ta nói đến chữ Thoát Trung là người ta nói đến sự thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc.”


Thoát Trung hay Thoát Cộng?

Sự thoát ra khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc cũng chính là việc chống lại tư tưởng bá quyền của Trung Quốc như những người tham dự hội thảo nêu lên. Và khi đề cập đến vấn đề này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng hội thảo đã không nêu lên được một điểm quan trọng:

“Muốn thoát Trung được thì phải thoát Cộng được. Cái gì là trở lực, nó hạn chế nó ngăn cản cái việc thoát Trung? Thì chính là cái việc mình chung ý thức hệ.”

Cái từ Cộng ở đây được Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nêu ra chính là ý thức hệ Cộng sản mà cả hai quốc gia Việt nam và Trung quốc đều lấy làm nền tảng tư tưởng cho mình.

Không giống như ý tưởng Thoát Á của những người Nhật bản cách đây gần hai trăm năm là thoát ra khỏi những thói quen cũ kỹ ràng buộc, cản trở xã hội đi lên của chính người châu Á, nay sự thoát Cộng mà Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đề ra lại là thoát khỏi những sự trói buộc của một giáo điều nhập về từ phương Tây, và những giáo điều ấy cũng không được chính phương Tây chấp nhận sau sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cách đây 25 năm.

Với ý kiến cho rằng cuộc hội thảo Thoát Trung mang ý nghĩa chính trị, ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng nó không phù hợp với các tổ chức dân sự như những người đứng ra tổ chức hội thảo. Hơn nữa ông còn trích lời ông Chu Hảo nói rằng cuộc hội thảo lại không bàn đến chính sách. Mà theo ông Kiểng thì chính trị không có chính sách thì không có ý nghĩa. Ông cũng nói thêm là dường như các trí thức trong nước thiên về việc ủng hộ những phe phái mà họ coi là chống lại Trung Quốc.

“Những người lãnh đạo cộng sản Việt nam họ có thể chống nhau, xung khắc nhau về quyền lợi, về chỗ đứng cá nhân nhưng mà họ đều đồng ý với nhau về một điểm là phải lệ thuộc vào Trung Quốc, phải gắn bó với Trung Quốc để giữ cái chổ đứng, sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam.”

Như vậy ở đây ông Nguyễn Gia Kiểng lại có đồng quan điểm với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu rằng muốn thoát khỏi Trung quốc trong trạng huống hiện nay là thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Cũng trong những ngày đầu tháng sáu năm 2014 này, thế giới chứng kiến chính quyền cộng sản Bắc kinh sử dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để ngăn cấm việc kỷ niệm 25 năm ngày phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn bị đàn áp một cái đẫm máu.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói:

“Tôi nói là cả hai dân tộc đều có một kẻ thù chung, cản trở tiến bộ, cản trở dân chủ, thậm chí cản trở cả tình hữu nghị giữa hai dân tộc nữa là chủ nghĩa cộng sản.”

Như vậy thuật ngữ Thóat Trung được đề ra trong cuộc hội thảo cũng đã gây không ít nhiều tranh cãi. Mà tranh cãi lớn nhất có lẽ là theo như mô tả của một người đến tham dự hội thảo rằng trong hội trường số 53 Phố Nguyễn Du, Hà nội, nơi tổ chức hội thảo, dòng chữ Làm thế nào để thoát Trung lại đứng bên dưới khẩu hiệu lớn nhất là Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, bên cạnh cờ đỏ búa liềm.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét