Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Tương lai nào cho một dân tộc dưới chính thể thân Tàu?

Tương lai nào cho một dân tộc dưới chính thể thân Tàu?

Trong những thế lực lớn có ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc trong thế giới ngày nay, Mỹ và Tàu Cộng là hai thế lực điển hình, đại diện cho hai mô hình xã hội và hai xu thế “phát triển”. Các quốc gia thân Mỹ và các quốc gia thân Tàu đi theo hai đường hướng khác nhau và có tốc độ “phát triển” cũng rất khác nhau.

Ví dụ điển hình nhất để so sánh xã hội thân Mỹ với xã hội thân Tàu là hai miền Cao Ly. Đây là hai quốc gia, phía nam được gọi là Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk), và phía bắc là Triều Tiên Dân Chủ Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (theo đúng thứ tự như người Chosŏn đọc: Chosŏn Minjuŭi Inmin Konghwaguk). Chúng vốn là hai nửa của cùng một đất nước, bị tách ra do sự chiếm đóng của hai thế lực ngoại bang, phía bắc là quân Nga Xô rồi tiếp sau là Tàu Cộng, phía nam là quân Mỹ. Dù sau này các thế lực ngoại bang rút đi, nhưng hai chính thể đối kháng được các thế lực đó ủng hộ hoặc dung dưỡng ở hai miền đã đưa hai nửa dân tộc đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc phát triển theo mô hình dân chủ đa đảng và đạt được những thành tựu vẻ vang, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao (bình quân thu nhập năm hiện nay là hơn 20 ngàn US$). Trong khi đó, chính quyền cộng sản ở Triều Tiên đã đẩy hơn 20 triệu nhân mạng vào một thứ địa ngục thuộc loại khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người (con người phải nhai nuốt bất cứ thứ gì kể cả các loại cỏ dại, với hy vọng đủ sống vật vờ để làm cái công việc quan trọng nhất là ca ngợi công đức các “lãnh tụ vĩ đại” cha truyền con nối).
Việt Nam ta cũng đã từng bị chia làm hai miền bởi chính các thế lực đó, theo cách gần giống hệt Cao Ly. Chỉ khác là chính quyền phía bắc, với sự trợ giúp của Nga Xô và Tàu Cộng, đã tìm cách đánh chiếm (hay “giải phóng”) bằng được miền Nam, và đã thành công vào năm 1975. Đến khi đó thì dân hai miền có điều kiện để so sánh hai chế độ. Và phải nói rằng nếu vì một nguyên nhân nào đó mà chưa xảy ra cuộc “thống nhất” Bắc-Nam thì đến nay chắc miền Bắc cũng giống Triều Tiên của các đồng chí lãnh tụ vĩ đại họ Kim, còn miền Nam thì giống như Hàn Quốc.
Một trường hợp tương tự: Đông và Tây Đức. Phía đông bị chiếm đóng bởi một đội quân tuy không phải Tàu Cộng nhưng cũng là cộng sản (Liên Xô), phía tây bởi quân đồng minh mà chủ yếu là Mỹ. Đến đây thì sự so sánh có phần hơi khập khễnh. Với tiềm năng của một dân tộc văn minh, và do sự cai trị của Liên Xô cũng đỡ man rợ hơn của Trung Cộng, người Đông Đức đã xây dựng được một nền kinh tế và khoa học – công nghệ vượt trội hơn cả “thiên đường CS” Liên Xô. Tuy nhiên, so với Tây Đức, dân Đông Đức vẫn chỉ là dân nghèo và ít được hưởng những quyền tự do cơ bản (bây giờ, sau 25 năm thống nhất, mức sống hai miền đã khá cân bằng).
Hãy xem trong khối ASEAN. Myanmar đã từng thân Tàu, và nước này là quốc gia có mức thu nhập thấp gần nhất trong khối. Campuchia, đặc biệt thời Pol Pot, đã từng là đồ đệ của Tàu, học làm “cách mạng” theo hình mẫu “CM văn hóa vô sản” của lãnh tụ Mao. Cuộc sống ở đó ra sao thì ai cũng đã được biết. Hãy hình dung, nếu chính quyền theo Tàu của nước này vẫn tồn tại đến bây giờ thì sao? Trong khi đó, ở những nước thân Mỹ và phương Tây như Malaysia, Singapore, cuộc sống của người dân tại đó đang là niềm mơ ước của hàng triệu người Việt Nam. Thậm chí hàng vạn người Việt đang muốn nộp hàng chục triệu đồng để được sang các nước đó lao động phổ thông. Đó là một thực tế không thể bác bỏ, và không thể giải thích được bằng lý luận Marxist-Leninist.
Tất nhiên, chính quyền Mỹ không đổ tiền ra nuôi dân các nước thân Mỹ. Không những thế, trong quan hệ với các nước khác, Mỹ cũng có những toan tính riêng. Là con người, là một dân tộc, không thể ngồi trông chờ sự bố thí của một dân tộc khác. Không thể hy vọng chính phủ một nước giàu và mạnh làm hộ cách mạng dân chủ cho dân tộc mình. Tuy nhiên, chỉ riêng việc chính quyền một nước lạc hậu mở cửa đón nhận những thành tựu của văn minh phương Tây với nền pháp trị cũng đã mở ra những tiềm năng của chính dân tộc đó, làm nó phát triển theo quỹ đạo chung mà nhân loại tiến bộ đang đi.
Còn đối với các nước thân Tàu thì chỉ có một kịch bản. Với “giấc mơ Trung Hoa”, ngoài việc thôn tính dần tài nguyên, đất đai và biển đảo, chính quyền Đại Hán tìm mọi cách mua chuộc giới cầm quyền các nước này. Tiền và gái là hai chiêu mà mọi thế hệ vua chúa Trung Hoa, kể cả vua chúa “đỏ”, luôn dùng, và dùng với tay nghề bậc nhất thiên hạ. Khi đã mua được quá nửa trong số những nhân vật có thế lực nhất, những kẻ còn lại không chịu theo Tàu sẽ dần dần bị loại bằng đủ mọi cách. Những chuyến thăm “không chính thức” hay đi nghỉ tại những khách sạn kín cực kỳ xa hoa của các chính khách hàng đầu các nước theo gợi ý của Trung Nam Hải chính là để phục vụ mục đích đó. (Tất nhiên, đối với các chính khách ở các nước có những đảng đối lập mạnh thì việc mua chuộc như vậy khó khăn hơn rất nhiều so với cánh đến từ các thể chế độc đảng.)
Một khi đã mua được giới cầm quyền ở một nước, Trung Nam Hải sẽ tiếp tục nuôi dưỡng bọn này để cai trị dân tộc đó bằng bàn tay sắt. Mọi sự phản kháng đều sẽ bị đè bẹp. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng nói chung sẽ bị dập tắt. (Tuy nhiên, đôi khi chính người Tàu cũng có thể mua bọn côn đồ, yêu cầu chúng kích động biểu tình để chuyển hướng thành những cuộc bạo loạn, nhằm nhiều ý đồ khác nhau.)
Một trong những việc mà Bắc Kinh sẽ yêu cầu chính quyền thân Tàu phải làm là chống Mỹ và phương Tây nói chung. Dân và cả vua quan nước đó sẽ bị biến thành những tên lính xung kích trên “tuyến đầu chống Mỹ”, và sẽ được phỉnh nịnh như được “lịch sử chọn làm điểm tựa”. Bắc Việt, vốn cũng có quyết tâm lấy lại cả miền Nam, đã bị Tàu Cộng (và Nga Xô) lợi dụng để biến thành tên lính xung kích như vậy. Họ Kim ở Bình Nhưỡng đã được cho ăn để thực thi nhiệm vụ quấy rối Mỹ và Hàn Quốc. Mục đích cuối cùng của Tàu Cộng là tiêu diệt Hoa Kỳ, sau đó đến các cường quốc văn minh khác, đặng làm bá chủ toàn thế giới. Đó là nội dung chính của “giấc mơ Trung Hoa” mà họ Tập đã thay mặt cho các đời lãnh tụ Trung Quốc nói ra trước toàn thế giới. Và cố nhiên, tương lai dân tộc ở nước chư hầu của Trung Quốc là con đường hầm càng vào sâu càng đen tối.
Cho nên, cần thấu hiểu được cái tai họa khôn lường của việc làm chư hầu cho Tàu Cộng.
*
Hãy nhìn lại Việt Nam ta. Trước 1986, nhà nước ta được xây dựng theo mô hình gần giống Trung Quốc của Mao, nghĩa là khá giống với Triều Tiên (tạm gọi là thái cực A). Không thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, vì nó được coi là một cái gì đó cực kỳ xấu xa tồi tệ mà chỉ chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn “giãy chết” mới có. Quá trình “đổi mới” đã chấp nhận thị trường, kể cả thị trường chứng khoán. Dù cắm thêm cái đuôi “định hướng XHCN” thì việc chấp nhận kinh tế thị trường và tiến hành một vài cải cách nho nhỏ về chính trị và tư pháp vẫn là một bước đi rời khỏi thái cực A, hướng về phía thái cực Z, tức là mô hình các nước tư bản phát triển. Như vậy, nếu coi bước đi này là đúng thì phải thừa nhận rằng phía thái cực Z là phía văn minh, thái cực A là lạc hậu, phản động. Còn nếu không công nhận như vậy thì phải thừa nhận “đổi mới” là sai lầm, là có tội. Chỉ một bộ não chưa có hoạt động nhận thức, chưa tập tư duy, mới không rút ra được kết luận sơ đẳng như vậy.
Tuy nhiên, chút thành tựu mà dân tộc ta vừa có được sau gần 3 thập niên đổi mới ì ạch đang có nguy cơ bị xóa sổ! Vào những ngày này, mặc dù các phương tiện truyền thông đang hàng giờ nói về những hành động gây hấn của Tàu Cộng, mặc dù một vài quan chức quan trọng của chính phủ đã thể hiện thái độ kiên quyết phản đối Trung Quốc và mặc dù các chính phủ Nhật, Mỹ cũng lên tiếng về tự do hàng hải ở biển Đông, nhưng tất cả chỉ có vậy. Niềm hy vọng vào việc “thoát Hán” và những thay đổi của xã hội Việt Nam theo hướng dân chủ hóa tỏ ra có khả năng là hão huyền! Nguy cơ đó được thể hiện ở các hiện tượng sau.
Một là sự im lặng khó hiểu của hầu hết những nhân vật trong nhóm quyền lực hàng đầu (đặc biệt là những nhân vật xuất thân từ ngành tuyên huấn). Tai hại hơn nữa, những lời lẽ khẳng định việc kiên trì “tình hữu nghị” còn phát ra từ miệng người đứng đầu quân đội, lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước trước mọi sự đe dọa từ bên ngoài. Bài phát biểu của nhân vật này vừa qua tại Shangri-La chắc chắn phải được khá nhiều nhân vật có thế lực ủng hộ.
Hai là việc lợi dụng những sự lộn xộn trong biểu tình ở một số nơi để cấm đoán và dập tắt biểu tình chống Tàu Cộng, đe dọa đàn áp tàn bạo tất cả những người dám tự tổ chức biểu tình, và việc tiếp tục bắt bớ, hành hung những người nêu ý kiến “trái chiều” với nhà cầm quyền.
Ba là sự thất thế của một vài nhân vật quan trọng có tiếng nói mạnh mẽ lên án việc Tàu Cộng gây hấn. Lý do thất thế rất tiếc là liên quan đến những vụ tham nhũng vô độ, vượt mặt những nhân vật có vị thế cao hơn nhưng không trực tiếp quản lý ngân khố và tài sản quốc gia.
Bốn là việc cố tình trì hoãn quá trình pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế. Mặc dù nội dung và các bước đi đã được chuẩn bị xong từ lâu, nhưng những người chủ trương kiện TQ vẫn phải chờ một sự cho phép nào đó, và có vẻ như những nhân vật có quyền “cho phép” không hề muốn kiện vì sợ sứt mẻ “tình anh em” và vì nhiều lý do “tế nhị” khác nữa.
Suốt một tháng qua, mấy chục triệu con dân nước Việt đã chờ đợi một động thái dứt khoát của những người có quyền hành đối với việc gây hấn của tập đoàn Đại Hán. Thế nhưng, có vẻ như sự chờ đợi này sẽ không được đáp ứng. Có vẻ như nhà cầm quyền TQ đang nổi cơn điên vì đám người thân họ vẫn chưa trị được một vài nhân vật cứng đầu. Họ đang làm những động thái quyết liệt để ép nhóm người kia thực hiện những bước đi cuối cùng để VN hoặc quy phục TQ hoàn toàn, hoặc sẽ phải “hứng chịu sự trừng phạt” từ phía họ.
Nếu kịch bản thứ nhất xảy ra, nghĩa là nhóm quyền lực của VN không thể rời bỏ được “phương châm 16 chữ vàng”, thì một thời kỳ đen tối nhất đối với dân tộc Việt Nam đang chờ ở phía trước!
Tuy nhiên, tôi tin vào tính quy luật của tiến trình lịch sử. Vận mệnh dân tộc sẽ thay đổi, và đang có những dấu hiệu thay đổi. Những thế lực đưa đất nước vào tình trạng lệ thuộc Tàu Cộng sẽ đến lúc bị dân tộc loại bỏ. Những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống dù có quỳ mọp dưới chân vua chúa “thiên triều” thì cũng không thể giữ được địa vị thống trị. Thậm chí, bọn họ phải sống những năm tháng cuối đời trong sự ô nhục tận cùng!
Muốn thoát khỏi sự ô nhục, chỉ có một con đường duy nhất là bỏ bọn Đại Hán, quay lại với dân tộc!
Nguyễn Trần Sâm
(Blog Đào Hiếu)

Quá Hao Tâm Tổn Trí Đàn Áp Pháp Luân Công, Trung Cộng Thất Bại trong Công Tác Tình Báo Chống Khủng Bố

Ngày 30 tháng 5 , phương tiện truyền thông Trung Quốc báo cáo, thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tại cuộc hội nghị “chống khủng bố” ngày 30, đã đề xuất “sẽ cải cách cơ chế và thể chế công tác tình báo”, điều này cũng tương đương với việc công khai thừa nhận rằng hệ thống tình báo của Trung Quốc đã thất bại. Bức hình cho thấy toàn bộ quân cảnh được trang bị vũ trang sau vụ nổ trên đường phố ở Urumqi. ( Ảnh internet)

Bởi: Tôn Kỳ Kiêu, Dajiyuan 9 Tháng Sáu, 2014

[Tin tức Đại Kỷ Nguyên ngày 31/5/2014] (phóng viên Đại Kỷ Nguyên Tôn Kỳ Kiêu tổng hợp báo cáo) Ngày 30 tháng 5, phương tiện truyền thông Trung Quốc báo cáo, thư ký Ủy ban Chính trị và pháp Luật Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tại cuộc hội nghị “chống khủng bố” ngày 30, đã đề xuất “sẽ cải cách cơ chế và thể chế công tác tình báo”, qua đó gián tiếp công khai thừa nhận rằng hệ thống tình báo của Trung Quốc đã thất bại. Trong những năm qua, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh vào chính sách bức hại Pháp Luân Công, khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến các vụ bạo lực khủng bố xảy ra triền miên tại Tân Cương, khiến hệ thống tình báo Trung Quốc căn bản là lực bất tòng tâm.

Ngày 30 tháng 4, tại phía Nam của Ga Urumqi phát sinh một vụ nổ lớn, cùng sự kiện một nhóm người dùng dao chém người. Sau đó, có báo cáo trích dẫn lời nói của nhà nghiên cứu Phan Đồ Kỳ tại Viện nghiên cứu quân sự liên hợp Hoàng gia (Rusi), đề cập đến việc sau sự cố năm 2009 tại Urumqi, cũng là xuất hiện các vụ tấn công khủng bố diễn ra tại nhà ga xe lửa, vấn đề chắc chắn xuất phát ra “những sai lầm trong phương diện tình báo.”

Ngày 22 tháng 5, một vụ nổ lớn tại chợ phiên buổi sáng xảy ra tại Urumqi. Hôm sau, báo chí Hồng Kông bình luận rằng, một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Urumqi, những kẻ tấn công tại một nhà ga xe lửa trong thời điểm đông đúc, ném bom trong chợ, gây ra thương vong nghiêm trọng, càng làm nổi bật rõ ràng những lỗ hổng nghiêm trọng tồn tại trong các biện pháp chống khủng bố của các nhà chức trách Trung Quốc, ĐCSTQ kiểm soát phương tiện truyền thông, thu thập các thông tin tình báo, phân phối lực lượng cảnh sát, định hướng chính trị và các khía cạnh khác đều tồn tại những sai lầm nghiêm trọng.

Một Loạt các vụ bạo lực khủng bố liên tiếp phát sinh tại Đại Lục, ĐCSTQ không có cách nào để ứng phó.

10 giờ tối ngày 1 tháng 3, tại Ga Côn Minh đã xảy ra cuộc tấn công khủng bố bằng bạo lực, kết quả khiến 32 người chết, 143 người bị thương.

Khoảng 7h10’ tối ngày 30 tháng 4 , tại Ga Urumqi lại tiếp tục xảy ra vụ tấn công khủng bố , kết quả là 3 người chết và 79 người bị thương.

Buổi sáng ngày 6 tháng 5, lại xuất hiện kẻ tấn công khủng bố tay trang bị dao chém người loạn xạ tại ga Quảng gây thương tích , khiến 6 người bị thương.

Vào lúc 7h50’ sáng sớm ngày 22 tháng 5, tại cung văn hóa công viên Urumqi Tân Cương đã xảy ra một vụ nổ lớn , kết quả là 39 người chết, 94 người bị thương.

Các vụ Bạo lực khủng bố xảy ra với tần suất thường xuyên hơn ở Trung Quốc, cùng với những hành động lạ thường của công an, cảnh sát vũ trang và toàn bộ hệ thống tình báo, dẫn tới sự hoảng loạn cực độ và sự phẫn nộ mạnh mẽ từ người dân. Dân cư mạng liên tục đặt ra những câu hỏi chất vấn: Khi bạo lực khủng bố xảy ra, thì hàng triệu cảnh sát vũ trang và công an đang làm cái gì ?

ĐCSTQ đầu tư một lượng lớn tài chính vào việc đàn áp Pháp Luân Công

15 năm qua, ĐCSTQ đã tiêu hao một lượng lớn tài chính, trong Ủy ban Chính trị và Pháp Luật mà thành lập một hệ thống cơ sở phòng ” 6.10 ” sử dụng  công an, kiểm soát, xét xử, nhà tù, gián điệp, kinh tế , ngoại giao, tình báo , báo chí, tin thời sự xuất bản , giáo dục, khoa học và công nghệ , văn hóa , y tế và các khía cạnh nguồn lực khác nhằm nỗ lực để đàn áp Pháp Luân Công. Khi sự tấn công của bạo lực khủng bố xảy tới , chính quyền Trung Quốc tự nhiên cảm thấy mọi việc dần bị bại lộ, không thể ứng phó .

Năm 2002, sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, phát hiện Giang Trạch Dân khi còn đương quyền đã đàn áp Pháp Luân Công trên một phạm vi rất rộng, quy mô lớn đến mức khiến người ta phải hoảng sợ, nguồn đầu tư tài chính to lớn khiến cho ngân khố quốc gia không thể gánh nổi.

Có nguồn tin tiết lộ rằng trước Đại hội thứ 17, Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh thành lập đội điều tra đặc biệt để nắm rõ những bí mật về việc đầu tư nguồn vốn tài chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang khi còn đang nắm quyền, qua đó đã phát hiện nguồn tài chính bị tiêu hao vào thời kỳ cao điểm khi đàn áp Pháp Luân Công (1999-2002 ) ước tính bằng khoảng một nửa GDP của tổng tài sản xã hội Trung Quốc, những thời điểm khác thì cũng đã sử dụng đến 1/3 hay 1/4 nguồn lực tài chính quốc gia.

Một quan chức trong ủy ban kế hoạch đại lục đã bí mật tiết lộ, chi phí mà ĐCSTQ dùng để đàn áp và khủng bố Pháp Luân Công đã nhiều hơn nhiều so với chi tiêu quân phí quốc phòng, lúc sử dụng nhiều nhất tương đương với 3/4 các nguồn lực GDP của toàn dân, khiến cho nền kinh tế Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng .

Một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp ở tỉnh Liêu Ninh , đã công khai cho biết: ” Số tiền đầu tư tài chính để đối phó với Pháp Luân Công đã vượt quá số tiền tài trợ cho một cuộc chiến tranh. “

Theo số liệu của Bộ Tài chính ĐCSTQ công bố, chi phí hàng năm của việc duy trì sự ổn định trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công được công khai như là nhiệm vụ chính của ủy ban Chính trị và Luật pháp, trong năm 2011 là 624 tỷ 4 trăm triệu nhân dân tệ, vào năm 2012 là 701 tỷ 8 trăm triệu, vào năm 2013 để 769 tỷ nhân dân tệ , liên tiếp 3 năm đều vượt qua chi phí cho quân sự.

Chi phí để ” duy trì sự ổn định ” này là quá nhiều , cho thấy một sai lầm hết sức to lớn, vì vậy vào năm 2014 ĐCSTQ khi công bố dự toán ngân sách toàn năm , chính phủ đã hữu ý ” bỏ qua ” không đề cập đến vấn đề này.
( Biên tập: Tạ Đông Duyên )
Đại Kỷ Nguyên

Giải tỏa mấy ngộ nhận về "Ba danh nhân Văn hóa thê giới" của VN

Từ trước đến nay, có lẽ bắt đầu từ 1965,  thông tin nhà nước (qua báo chí, đi vào sách vở và thực tiễn) đều nói ba vị Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO  tôn vinh là  “Danh nhân văn hóa thế giới”.
 Dân chúng nói theo. Nhà trường nói theo. Thầy nói, trò tin. Ai cũng tin hết.

Rồi một thời gian sau lại có ý kiến nói “sự việc không phải như vậy”.

 Sự thật thế nào?

 Không có danh hiệu “danh nhân văn hóa thế giới” do UNESCO tôn vinh, mà chỉ có danh sách những buổi lễ kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của các danh nhân do chính các nước thành viên UNESCO đề nghị lên, nội dung thuyết minh công tích được ghi nguyên văn theo nước đề nghị. Đó là một trong những hoạt động thường xuyên của UNESCO với mục đích thúc đẩy hiểu biết giữa các dân tộc. Điều này không giống như việc công nhận Di sản văn hóa thế giới, có bằng chứng nhận là một tờ chứng chỉ của UNESCO, công nhận xong là có ý nghĩa lâu dài và được đầu tư bảo tồn, phát huy.



Việc tổ chức lễ kỷ niệm như vậy đã được UNESCO thực hiện từ năm 1954, và từ năm 1962 thì UNESCO lên kế hoạch kỷ niệm từng 2 năm một. Việc chọn kỷ niệm ai hoặc cái gì là do các nước thành viên của UNESCO đề nghị, UNESCO xét hồ sơ  hợp lệ thì chấp thuận.

 Xem tài liệu gốc của UNESCO sau đây để hiểu rõ hơn về qui cách, tiêu chuẩn về việc vinh danh:

 :http://unesdoc.unesco.org/images/0012/001277/127747EB.pdf.

 Hồi đó chẳng mấy ai biết văn bản gốc của UNESCO ở đâu. Do đó người dân không nghi ngờ các ông nhà nước đã dịch bừa, lại cố ý nói mập mờ về một cái “danh hiệu” không tồn tại.

Chính xác “danh hiệu” ấy theo tiếng Anh là “great personalities”, tức “nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất”. Nhân vật do các nước đề nghị lên, UNESCO chỉ việc đưa vào danh sách hàng năm, rồi gửi cho các nước thành viên LHQ để biết. UNESCO không cấp cái “danh hiệu” nào cả, họ chỉ làm đầu mối trung gian, chuyển hồ sơ nhân vật đó cho các nước thành viên để giao lưu, tìm hiểu và khuyến khích tổ chức kỷ niệm (theo ngày tháng năm sinh hoặc năm mất vào các năm chẵn bội số 50 hoặc 100, nếu là các danh nhân thì chỉ tổ chức sau khi họ đã qua đời). Riêng với nước có danh nhân, UNESCO có tài trợ một phần để tổ chức lễ. Bên cạnh đó, cơ quan UNESCO cũng tổ chức kỷ niệm riêng tại trụ sở của họ.

 Báo chí tuyên truyền Việt Nam thường nói “Danh nhân văn hóa thế giới” (?!). Đó là một sự khoa trương cường điệu hư danh. Thực chất các nhân vật ấy chỉ là danh nhân văn hóa tầm cỡ quốc gia thôi.

Lẽ thường ai cũng biết, “danh nhân thế giới” phải là người có công lao đóng góp chung, tạo ảnh hưởng tốt đến toàn nhân loại. Giả sử UNESCO đặt ra danh hiệu ấy để tôn vinh thì ắt hẳn phải đạt tiêu chí như trên. Ví dụ, nếu muốn, chúng ta sẽ tôn vinh ông Máy chữ, bà Máy in, ông Điện thoại di động, anh Internet. v.v… là các Danh nhân văn hóa thế giới mà ai cũng tâm phục khẩu phục, bởi thấy rõ ảnh hưởng tốt đến toàn thế giới. Và nếu như vậy thì hầu hết các nhà bác học, đặc biệt về khoa học kỹ thuật, y học đóng góp chung cho cả loài người đều được phong “Danh nhân văn hóa thế giới” mới phải lẽ.

 Nếu là “danh nhân văn hóa thế giới” thì bản gốc tiếng Anh ắt phải có tính từ như “Global” hoặc “World” (chỉ ra tầm mức đẳng cấp quốc tế, khác với quốc gia: “national”), chẳng hạn “Ho Chi Minh, global great man of culture

 Qua trao đổi với blogger Anh Vũ, chị đã cất công tìm ra tài liệu gốc gửi cho chúng tôi tham khảo. Đó là tài liệu gốc chụp nguyên vẹn bản tiếng Anh dạng pdf của tổ chức UNESCO.

 1/ VỀ NGUYỄN DU

 Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là nhân vật văn hóa và ra quyết định kỷ niệm nhân dịp 200 năm năm sinh của ông (Wikipedia)

 Thông tin mới nhất về việc thi hào Nguyễn Du được UNESCO tổ chức kỷ niệm đăng trên trang Di sản thế giới của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch,

Link ở đây: http://disanthegioi.info/ArticleDetail.aspx?articleid=60953&sitepageid=277

đăng ngày 10 Tháng Mười Một 2013 , tuy nhiên cách diễn đạt lại không chính xác.

 Xin đọc phần trích sau đây:

Cùng với một số nhân vật khác trên thế giới, đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam chính thức được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới trong kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 của Tổ chức Unesco đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.

 Quyết định trên được Đại hội đồng đưa ra sau khi đã đối chiếu với các quy định chặt chẽ về việc vinh danh và biểu quyết Nghị quyết 191/EX32 của Hội đồng chấp hành về việc kêu gọi các quốc gia cùng vinh danh trong 2 năm 2014-2015 một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong khu vực cũng như trên thế giới. Một trong số đó là đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam.

 Nhiều năm qua, qua tác phẩm truyện Kiều, thế giới đã phần nào biết thêm về lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Cũng vì lý do đó, mới có sự nhầm lẫn về việc Nguyễn Du đã được vinh danh Danh nhân văn hóa từ lâu. Thực tế năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du và một số nhân vật của các quốc gia khác nhưng đấy chỉ đơn thuần là một hình thức tưởng nhớ những nhân vật có đóng góp và ảnh hưởng với thế giới. Phải chờ tới kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 này, đại thi hào Nguyễn Du mới thực sự được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Trước đó, Việt Nam đã có Nguyễn Trãi được vinh danh là Danh nhân văn hóa và Chủ tịch Hồ Chí Minh được vinh danh Anh hùng giải phóng dân tộc.

 Còn tài liệu gốc của UNESCO về Nguyễn Du như sau, xem trang web của Unesco:

http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002261/226162e.pdf 

 - Các văn bản lưu liên quan đến các cuộc họp của Đại hội đồng năm 2013.

 - Ở các trang 59-62, mục 68 về việc tổ chức các lễ kỷ niệm trong 2 năm 2014-2015 có nêu danh sách 108 sự kiện sẽ được tổ chức kỷ niệm, trong đó tên Nguyễn Du được nêu cuối cùng (vì danh sách xếp theo thứ tự tên nước).

 (…) (số thứ tự 108): 250th anniversary of the birth of Nguyễn Du, poet (1765-1820),Vietnam.

 dịch: Kỷ niệm lần thứ 250 năm sinh Nguyễn Du, nhà thơ (1765-1820), Việt Nam.

 Ba cái sai lầm của Bộ văn hóa TT&DL trong đoạn văn trên trang web di sản thế giới:

 Sai lầm 1: “…năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du”, thực ra là “Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965”, chứ không phải UNESCO.

 Năm 1965, chúng ta từng được nghe thông tin: “Hội đồng hòa bình thế giới” (một tổ chức phản đế do Liên Xô chủ yếu lãnh đạo) vinh danh và kỷ niệm thi hào Nguyễn Du. (Vài chục năm nay không còn nghe thấy tăm hơi “Hội đồng hoà bình thế giới” hoạt động gì nữa, có lẽ tổ chức này cũng đã nghỉ hưu theo Liên Xô cũ). Lễ kỷ niệm đó được tổ thức ở Hà Nội năm 1965 không dính dáng tới tổ chức UNESCO. Giai đoạn ấy Việt Nam ta chưa “chơi” với UNESCO vì coi họ là tổ chức thuộc “phe đế quốc tư bản”.

 Sai lầm 2: Nói  “danh hiệu” là không đúng.

Không có “danh hiệu” ! chỉ có Danh sách các nhân vật và sự kiện cùng kỷ niệm trong một năm nào đó.

 Sai lầm 3: Không có “danh nhân văn hóa thế giới”. Chỉ có danh nhân của mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tự gửi đến cho UNESCO tập hợp lại, lên danh sách chung, gửi thông báo đến các quốc gia thành viên.

 (Báo Nhân Dân điện tử đã nhận ra sai lầm hệ thống, cố tránh cái danh hiệu ảo tưởng “danh nhân văn hóa thế giới”qua bản tin sau :Tại kỳ họp thứ 37 Đại hội đồng UNESCO ở Pa-ri (Pháp) ngày 25-10-2013, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) nhà văn hóa, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của Việt Nam đã được chọn là nhân vật văn hóa do thế giới vinh danh, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào vào năm 2015”.

 2/ VỀ NGUYỄN TRÃI

  Trích Danh sách năm 1979-1980, văn bản gốc, dòng về Nguyễn Trãi, như sau:

 Danh sách đề nghị năm  1978:

Trích nguyên văn

 Paris 30/10/ 1978

UNESCO

ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS

 “Nguyen Trai – Vietnamese poet and scholar – 600 th Anniversary of Birth – Proposed by German Democratic Republic” (ghi nhầm nước giới thiệu là CHDC Đức) .

 Dịch:

Paris 30/10/1978

UNESCO

Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.

Nguyễn Trãi- Nhà thơ, học giả Việt Nam, kỷ niệm 600 năm sinh- được đề nghị bởi Cộng hòa Dân chủ Đức). Văn bản năm 1978 UNESCO ghi nhầm là Nguyễn Trãi thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Đức- điều này cho thấy việc tôn vinh này cũng được làm qua loa đại khái, chẳng quan trọng gì lắm). Văn bản sau đây sửa lại sai sót trên.

 Danh sách chính thức năm 1979:

 Paris 5/6/ 1979

UNESCO

ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS

 Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.

Nguyen Trai- Poet, creator of Vietnamese classical literature and national hero of Vietnam. Vietnam.

(Nguyễn Trãi, nhà thơ, người sáng lập văn học cổ điển Việt Nam, anh hùng dân tộc Việt Nam. Việt Nam).

 3/ VỀ HỔ CHÍ MINH

  Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh đã được UNESCO chấp thuận vào năm 1987,  được ghi vào nghị quyết. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó (chẳng hạn nhiều người Việt ở nước ngoài phản đối tới UNESCO), việc tổ chức lễ kỷ niệm này sau đó đã không được UNESCO đưa vào hoạt động chính thức.Việc này thể hiện trong văn bản của UNESCO năm 1989.

 * Nguyên văn Nghị quyết của UNESCO có ghi danh Hồ Chí Minh:

 Records of the General Conference

Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987

(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization: UNESCO)

nguồn: http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995e.pdf

Trang 135.

 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh

 The General Conference,

 Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,

 Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anniversaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,

Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture.

 Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress,

 Considering that the important and many-sided contribution of Chi Minh in the fields of culture, education and the lizes the cultural tradition of the Vietnamese stretches back several thousand years, and that his President Ho arts crystal–people which ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding.

 Trong đoạn văn trên, ghi rằng “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam”(President Ho Chi Minh,Vietnamese hero of national liberation and great man of culture).

 Xin lưu ý rằng toàn bộ lời văn nói về phẩm chất, công lao của nhân vật đều do quốc gia đề cử tự viết tự chịu trách nhiệm, UNESCO chỉ ghi lại nguyên văn.

 * Khi tổ chức thực hiện nghị quyết Unesco, danh sách không có tên của Hồ Chí Minh nữa

(Danh mục các hoạt động kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của các danh nhân và các sự kiện lịch sử trong 2 năm 1990-1991 do UNESCO xuất bản năm 1989)

Đường dẫn ở đây: http://unesdoc.unesco.org/images/0008/000844/084401EB.pdf.

Trang 3, ở đầu trang là những ngày lễ kỷ niệm tổ chức vào tháng 5/1990. Chỉ có 1 người và hai sự kiện, không có Hồ Chí Minh.

Kết luận

Xét cho cùng, việc tổ chức kỷ niệm danh nhân của các nước trên thế giới vốn là một hoạt động bình thường của UNESCO. Trước đây có lẽ họ cũng không coi trọng việc ấy lắm nên mới có những nhầm lẫn lung tung (như vụ Nguyễn Trãi văn bản 1978 ghi là Cộng hòa Dân chủ Đức, văn bản 1979 sửa lại là Việt Nam) hoặc bất nhất, thay đổi (như vụ danh nhân HCM đã đưa vô Nghị quyết lại không thực hiện ?). riêng Nguyễn Du thì năm 2013 mới là lần đầu được UNESCO đề cập, nhưng bao chí Việt Nam lại nhầm lẫn với Hội đồng hòa bình thế giới kỷ niệm năm 1965.

Do hạn chế của thời đại thiếu phương tiện thông tin, các nhà nước cộng sản giữ độc quyền thông tin theo “định hướng”, lại phù hợp với thói háo danh, hư danh và tuyên truyền trục lợi chính trị, Nhà nước đã gây nhiễu, nghi ngờ cho dân chúng và xã hội. Hi vọng thời đại “thế giới phẳng” với hệ thống internet hoành tráng sẽ không cho phép họ làm ăn như thế nữa.
  Phùng Hoài Ngọc
  (GNLT) 

Đã đến lúc đảng viên phải ra khỏi "đa số thầm lặng" để lên tiếng cứu nước!

Trong những ngày Trung Quốc xâm lấn lãnh hải của chúng ta, đã hơn tháng nay các chiến sĩ trên các tàu tuần dương, cảnh sát biển đang kiên cường thực hiện nhiệm vụ vừa của một người lính, vừa của một công dân trước sự hung hăng của bọn xâm lược.
Là người lính, họ phải theo lịnh cấp trên mà cao nhất là Quân ủy Trung ương dưới quyền TBT Nguyễn Phú Trọng. Bỏ qua những lời hoa mỹ trang điểm, lịnh đó là tay không đối đầu với các đồng chí Trung Quốc, nếu găng quá hãy bỏ chạy.
Lịnh đó có thể ví như tại một đấu trường thời đại trung cổ, một tù nhân tay không đối đầu với hổ để các lãnh chúa ngọa kiến.

Đem chiến sĩ tay không ra trước họng súng của Trung Quốc là đưa tính mạng của họ ra đùa với súng đạn. Càng tệ hại hơn nữa là khích động ngư dân tay không bám biển thay vì đem lực lượng để bảo vệ họ làm ăn, nếu cần thiết phải yêu cầu họ không ra những vùng nguy hiểm hiện nay. Bổn phận bảo vệ tổ quốc trước hết là của quân đội, nuôi quân ba năm dùng quân một giờ, chứ không phải đẩy ngư dân ra trước súng đạn.
Trước ý chí "bỏ chạy" của lịnh trên cho các chiến sĩ tuần dương, Trung Quốc chưa cần đến súng đạn, họ chỉ cần dùng biện pháp côn đồ cũng đủ rồi.
Trong các năm gần đây, lãnh đạo đảng cũng đã dùng những biện pháp côn đồ đối với những người biểu tình chống Trung Quốc, những người này chỉ được trang bị bằng lòng yêu nước của mình, thì giờ đây Trung Quốc cũng áp dụng cùng một chiến thuật trên biển với các chiến sĩ tay không của ta.
Càng thương các chiến sĩ biển, các ngư dân , lại càng căm giận bọn tay sai Trần Ích Tắc hiện đại đang leo cao, len sâu vào trong đảng cầm quyền.
Chắc chắn lòng căm giận đã thúc đẫy bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu trong sự tuyệt vọng của người dân chỉ còn mạng sống của mình trước Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập ở Sài Gòn trước kia) vào sáng 23/5 để phản đối xâm lược Trung Quốc mà ba trong 4 vị quyền thế cao nhất nước miệng vẫn ngậm tăm, chém vè chờ qua cơn gió lốc.
Lập trường thân Trung Quốc của đảng lãnh đạo đã phá sản
Chỉ cần đọc một số bài viết gần đây được site của Nguyễn Tấn Dũng đăng lại (chắc chắn không phải của lực lượng thù địch) cũng thấy rằng càng mềm mỏng với người tưởng là đồng chí Phương Bắc thì nó càng lấn tới một cách "hòa bình, không có tiếng súng khi chưa cần thiết", và cứ thế Trung Quốc chiếm dần các đảo của Việt Nam, dọa nạt ngư dân làm ăn trên vùng biển của mình, thậm chí vừa qua một tàu cá đánh bắt gần bờ cũng bị đâm chìm với một ngư dân thiệt mạng.
Hiện nay có thể khẳng định rằng đường lối "vừa là đồng chí, vừa là anh em" của đảng với Trung Quốc đồng nghĩa với bán nước.
Cũng chỉ cần đọc một số bài viết nói trên cũng thấy rằng không thể che dấu được sự rạn nứt trong 4 lãnh đạo cao nhất hiện nay. Dù những bài viết nói trên lúc nào cũng được đăng đồng đều cùng giờ cùng phút trên 4 sites của các ông lãnh đạo nhằm che giấu sự rạn nứt nhưng trên thực tế ai cũng thấy rằng chỉ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là có những tuyên bố chấp nhận được trước sự xâm lược của Trung Quốc.
Tuy nhiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa dám vượt qua cái bóng của chính mình, hay nói đúng hơn là cái bóng của đảng. Một mặt ông cho đăng những bài có nội dung chống xâm lược Trung Quốc rất mạnh: "Không khởi kiện Trung Quốc, chúng ta sẽ mắc tội lớn với dân tộc ; Cản trở đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế là phản bội dân tộc! "; Khởi kiện Trung Quốc – Một lựa chọn tất yếu không cần bàn cãi ; Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? ; Việt Nam không cương quyết, Trung Quốc nay cướp biển… mai nhảy lên bờ ; Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định! ; Bài học cho những ai còn mơ hồ về “16 chữ vàng”, về “4 tốt“ ; ; Với Trung Quốc chúng ta đừng lo bát nước hắt đi… ; Gửi những ai còn mơ hồ viển vông: Bài học từ những cuộc chiến tranh ; Mọi thứ đã kích hoạt ;...
Thậm chí trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg mới đây tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, "Việt Nam đã chuẩn bị bằng chứng cho vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam và đang xem xét thời gian thích hợp để đệ đơn kiện."
Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết tâm thực sự thì phải chấm dứt việc kêu gọi người dân không đi biểu tình, kiện ngay Trung Quốc vì việc kiện này là do Chính phủ đứng ra thay mặt Việt Nam chứ không phải là đảng của ông, nhất là khi một số lãnh đạo cao nhất của đảng này ra sức ngăn chặn với luận điệu "đừng để bát nước hắt đi". Luận điệu như thế cũng không che mắt được thái độ vì Trung Quốc hơn là vì đất nước của những lãnh đạo này.
Trong tình hình hiện nay, nếu Thủ tướng có những tuyên bố không dứt khoát vả không kiện Trung Quốc ngay thì chỉ càng làm cho người dân hoang mang, khi đó tội của Thủ Tướng còn nặng hơn tất cả những người khác.
Không làm bạn với kẻ cướp
Quyết tâm của TQ độc chiếm biển đông đã rõ rồi, thương lượng với nó đồng nghĩa với việc ta rút lui từ từ, đồng nghĩa với việc ta chấp nhận hiện trạng xâm chiếm của TQ. Phải nhớ rằng cha ông ta không sợ tình trạng yếu kém trước TQ để khởi nghĩa đánh lại nó. Lịch sử cận đại cũng cho thấy độc lập của đất nước có được từ tầm vong vạt nhọn. Trong đầu đã nhượng bộ thì có tàu ngầm tên lửa cũng không dám xử dụng, luận điệu " không đẩy dân chúng vào hòn tên lửa đạn" chỉ thể hiện sự ngụy biện của những cái đầu hèn, thực tế trên biển hiện nay là đảng đẩy ngư dân và các chiến sĩ biển vào sự hung hăng côn đồ của TQ, súng trên các tàu của nó đã mở bạt rồi, chỉ chờ chúng bóp cò bất cứ lúc nào trước những chiến sĩ và ngư dân tay không. Sinh mạng của chiến sĩ, ngư dân đang treo trên ngón tay bóp cò của TQ.
Hiện nay, phải phân định rõ trong đảng ai là bạn của kẻ cướp, ai là kẻ muốn chống lại chúng. Nếu Thủ tướng không chịu loại những tên Trần Ích Tắc để làm sạch đảng thì có ngày chúng sẽ theo chỉ thị kẻ cướp để loại Thủ tướng. Không cần ai chỉ bảo, Thủ tướng ắt biết rõ điều này.
Phải liên minh
Để che giấu việc bám vào Trung Quốc của mình, lãnh đạo đảng thường tuyên bố Việt Nam là bạn với tất cả các nước, không tham gia liên minh để chống ai. Đây là một sự lừa bịp vì rằng trong tình hình hiện nay khi chúng ta yếu, phải liên minh để chống kẻ cướp là điều cần thiết, mọi người đã nói rồi. Không thể là bạn với kẻ cướp, không thể xem kẻ cướp là bộ phận của gia đình, càng không thể điều đình với kẻ cướp để chia chác.
Biển đảo như một giàn khoan cố định, rất ít nơi có nước ngọt, diện tích lại không to lớn, dân số không đáng kể. Biển đảo chỉ có thể được bảo vệ từ xa như giàn khoan HD981 hiện nay, trong thế yếu, chúng ta chỉ bảo vệ được biển đảo bằng thế liên minh chống lại kẻ cướp.
Đài Loan liên minh với Mỹ nên TQ không dám ra tay, Nhật liên minh với Mỹ nên TQ không dám tấn công, Phi sau khi yêu cầu Mỹ rút hết căn cứ quân sự, nay phải liên minh với Mỹ làm cho TQ e dè.
Hiện nay Nhật, Phi đã chìa tay sẵn sàng liên minh với Việt Nam, Mỹ đã làm mọi cố gắng để giúp VN. Chỉ có Việt Nam là chưa thoát khỏi sự kềm kẹp của TQ nên chưa thẳng thắn bắt tay với những người bạn không có ý đồ cướp nước ta như Trung Quốc.
Đừng sợ khi liên minh thì đảng sẽ mất, nếu đảng với dân là một thì làm sao mất được, còn nếu đảng với dân là hai thì đảng có mất cũng đừng nên thương tiếc vì quyền lợi dân tộc.
Trước mắt phải kiện TQ đã xâm phạm chủ quyền, chiếm biển đảo của ta bằng vũ lực, để đánh động lương tâm thế giới, đồng thời cho thế giới thấy chúng ta tuy nhỏ nhưng không chịu khuất phục như cha ông ta trước kia, sẵn sàng chiến đấu nếu bị bắt buộc để bảo vệ bờ cõi. Đồng thời nhanh chóng bắt tay với các nước để có được một liên minh đủ sức răn đe TQ, đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Đó là cách hay nhất hiện nay để bảo vệ đất nước và bảo vệ hòa bình và nếu chiến tranh xảy ta chúng ta không đơn độc.
Hiện trạng của đảng cầm quyền
Đường lối xem Trung Quốc "vừa là đồng chí, vừa là anh em" từ trước đến nay làm cho chúng ta mất từ từ: biển đảo, độc lập, kinh tế... đến lệ thuộc thẳng vào TQ chứ không còn là thân thiết gì nữa cả.
Nếu cứ để đảng tiếp tục ngã theo kẻ xâm lược Trung Quốc thì đảng trở thành "lực lượng thù địch" của đất nước mà tất cả đảng viên phải cùng chịu trách nhiệm.
Theo đảng để phục vụ dân tộc hay để có quyền có chức? Nếu là để phục vụ dân tộc thì rõ ràng đảng không còn phục vụ dân tộc nữa mà đang phục vụ quyền lợi của Trung Quốc và nhóm lãnh đạo theo Trung Quốc. Đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: giữ đảng hay giữ nước?
Hiện nay sự mâu thuẫn nơi 4 lãnh đạo cao nhất đã quá rõ, đảng viên không thể cứ giữ vai trò "đa số thầm lặng" để lãnh đạo xỏ mũi dắt đi đâu thì đi mãi. Đã đến lúc mỗi đảng viên phải thúc đẩy lãnh đạo tận dụng cơ hội này để thoát Hán. Tôi tin rằng thế giới sẽ hỗ trợ chúng ta trong những khó khăn tạm thời nhưng cho phép vĩnh viển thoát khỏi nanh vuốt của bọn mang danh đồng chí nhưng tâm địa xâm lược thường trực đã quá rõ ràng.
Các bạn nên nhìn hành động của từng nhân vật lãnh đạo trước việc xâm lược của Trung Quốc mà đánh giá chứ không thể chì nghe lãnh đạo nói vì họ quen thói để "đèn chớp quẹo phải nhưng lại quẹo trái" từ lâu nay. Chỉ cần nhìn việc 4 sites của 4 lãnh đạo đăng cùng ngày cùng giờ các bài viết có nội dung chống xâm lược Trung Quốc rất mạnh nói ở trên, hoặc đăng và gỡ bỏ cùng ngày cùng giờ các bảng khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược, cũng đủ thấy họ đang hùa nhau lừa bịp dân chúng, lừa bịp đảng viên.
Các bạn phải công khai làm bất cứ việc gì để thoát ra tình trạng đảng ù lỳ, ngậm tăm, trước xâm lược Trung Quốc hiện nay. Hãy ra kiến nghị, phản biện, thậm chí biểu tình đòi 4 lãnh đạo cao nhất làm rõ trắng đen trước nguy cơ mất biển đảo. Chúng ta đoàn kết để chống xâm lược nhưng nhất thiết không đoàn kết để duy trì một định hướng đã thất bại toàn diện, một mưu đồ làm mất từ từ biển đảo vào tay người đồng chí Trung Quốc.
Chỉ cần nhìn sự kiện Nguyễn Phú Trọng không được dùng đường dây nóng để nói chuyện với Tập Cận Bình trong tình hình rất nóng thì tất cả đảng viên phải biết hổ thẹn. Phải hổ thẹn để yêu nước thường trực chứ không phải ngồi chờ đảng bấm nút mới yêu nước.
Trước mắt các bạn có thể ký tên trong "Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước " do mạng Dân Quyền đề xướng, hoặc các bạn làm kiến nghị riêng thu thập chữ ký của các đảng viên đòi đảng bạch hóa mọi khúc mắc liên quan đến vận mạng của đất nước. Đảng là của các bạn, nhưng vì đảng lãnh đạo toàn xã hội nên các bạn và chúng tôi cùng chung một rọ, có thể cùng nhau lên tiếng. Các bạn hãy làm đi. Tôi tin rằng mạng Dân Quyền (Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự) sẽ là nơi giúp các bạn làm kiến nghị nếu các báo chính quyền không chịu giúp đỡ các bạn.
Các bạn là đảng viên, các bạn phải cùng chịu trách nhiệm đã để cho tình trạng Trung Quốc khinh bỉ đảng của các bạn và đất nước của chúng tôi, của chúng ta. Nếu các bạn không thoát ra khỏi "đa số thầm lặng" lúc này để những lãnh đạo của các bạn tự do theo Trung Quốc là các bạn sẽ mang tội với dân tộc.
Nguyễn Trung Chính
07/06/2014
(Dân quyền)

Xe tải làm vỡ nắp mương thoát nước, lộ bêtông cốt tre

Một công trình vừa bị người dân tình cờ phát hiện sai phạm sau sự cố xe tải đi qua làm vỡ tấm đan hệ thống mương thoát nước.

Hiện trường nắp mương thoát nước bị vỡ - Ảnh: Ngô Thiên Phúc

Thay vì bằng bêtông cốt thép thì tấm đan trên chỉ lèo tèo vài thanh tre đã khô, mục.

Theo người dân trong khu vực tổ 25B, ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), vào sáng 6-6, một chiếc xe tải 5 tấn khi đi vào khu tái định cư cùng ấp thì làm vỡ hai tấm đan mương thoát nước được làm bằng bêtông. Trong đó có một tấm đan dày khoảng 7cm bị vỡ ở giữa một lỗ lớn, bên trong lõi bêtông thấy nhiều thanh tre đã khô, mục. Do sợ nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại khu vực này nên một số người đã lấy cây xanh làm tín hiệu để kịp phòng tránh. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy hệ thống mương thoát nước trên dài khoảng 100m, ngoài tấm đan bị vỡ lòi thanh tre ra còn nhiều tấm đan mương thoát nước có dấu hiệu nứt nẻ.

Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi chiều 7-6, một cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi xã Bàu Hàm 2 cho biết đây là công trình do nhân dân đóng góp tiền làm, UBND xã chỉ chịu trách nhiệm kêu người đến xây dựng. Sau khi nhận được thông tin, UBND xã đã đến hiện trường quan sát và có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Khi hỏi thông tin thêm về chất lượng và giám sát công trình này thì vị cán bộ trên từ chối, và cho biết UBND xã sẽ làm việc với báo về vụ việc trên vào ngày 9-6.

Tuổi Trẻ



Xe tải cán bể nắp mương, lòi cốt tre

ĐỒNG NAI 8-6 - Khi bị một xe tải cán qua, nắp mương thoát nước bị vỡ mới lộ ra cốt tre nhỏ bé bên trong đã khô mục chứ không phải là bê tông cốt sắt một cách bình thường.

Đây là chuyện mới xảy ra ở khu vực tổ 25B, ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai mà người dân mới tình cờ khám phá ra sự gian dối trong công trình xây dựng công cộng ở địa phương. Cái đau cho người dân ở đây là cái công trình “bê tông cốt tre” này được thực hiện với tiền mà nhà cầm quyền xã bắt dân đóng góp, các quan thuê người thực hiện.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật thì buổi sáng ngày 6/6/2014, “một chiếc xe tải 5 tấn khi đi vào khu tái định cư cùng ấp thì làm vỡ hai tấm đan mương thoát nước được làm bằng bêtông. Trong đó có một tấm đan dày khoảng 7cm bị vỡ ở giữa một lỗ lớn, bên trong lõi bêtông thấy nhiều thanh tre đã khô, mục.”

Vì sợ nguy hiểm cho mọi người dân khi đi qua lại khu vực này nên “một số người đã lấy cây xanh làm tín hiệu để kịp phòng tránh”, báo Tuổi Trẻ nói. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy hệ thống mương thoát nước trên dài khoảng 100m, ngoài tấm đan bị vỡ lòi thanh tre ra còn nhiều tấm đan mương thoát nước có dấu hiệu nứt nẻ. Và cũng không biết chúng đều có “cốt tre” bên trong hay cái cốt gì khác.

Nói chuyện với ký giả báo Tuổi Trẻ qua điện thoại chiều 7-6, một cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi xã Bàu Hàm 2 xác nhận “đây là công trình do nhân dân đóng góp tiền làm, UBND xã chỉ chịu trách nhiệm kêu người đến xây dựng. Sau khi nhận được thông tin, UBND xã đã đến hiện trường quan sát và có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.”

Nguồn tin nói rằng khi hỏi thông tin thêm về chất lượng và giám sát công trình này thì “vị cán bộ trên từ chối, và cho biết UBND xã sẽ làm việc với báo về vụ việc trên vào ngày 9-6-2014”

Nhiều công trình xây dựng lớn như sử dụng vốn vay ngoại quốc ODA cho đến các công trình nhỏ bé của các địa phương đều đầy những gian dối để đám quan chức các bộ các cấp rút ruột hay ăn hối lộ. “Bê tông cốt tre” từng thấy tại nhiều dự án từ bắc chí nam suốt nhiều năm qua.

Ngày 15/5/2013, người dân khu vực 10, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ liên tục chứng kiến đơn vị thi công công trình xây dựng hệ thống cống thoát nước thải lớn nhất Cần Thơ làm rớt bể tấm đan. Người ta ngạc nhiên thấy, khi bị rớt xuống vỡ thì bên trong các tấm đan này là hai miếng cốt tre mỏng manh.

Theo sự tường thuật của tờ Tuổi Trẻ ngày 17/5/2013, hàng chục tấm đan như vậy đã được hối hả chở đi nhưng khi khiêng lên khiêng xuống thì đều nứt vỡ, lòi cốt tre bên trong.

Công trình xây dựng hệ thống cống trên thuộc dự án gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ có công suất xử lý 30,000 m³/ngày đêm, xử lý nước thải cho quận Ninh Kiều. Đây là dự án do Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước của nhà cầm quyền Cần Thơ làm chủ đầu tư, ký hiệp định vay vốn từ Ngân hàng Tái thiết của CHLB Đức.

Theo hiệp định vay vốn, dự án có vốn đầu tư 14.3 triệu euro (220 tỉ đồng), trong đó vốn đối ứng của thành phố chiếm 30%. Tuy nhiên do thi công chậm chạp, đến năm 2006 dự án được điều chỉnh tăng vốn lên 363 tỉ đồng, tăng hơn 140 tỉ đồng so với mức phê duyệt ban đầu.

Ngày 19/3/2010, báo Tuổi Trẻ cho biết Cầu Khe Dầu được xây dựng với số tiền 1.45 tỉ đồng từ nguồn vốn ADB của Dự án giảm nghèo khu vực Miền Trung tỉnh Quảng Bình. Dù mới đưa vào sử dụng từ tháng 8-2008 nhưng hiện nay cầu này đã bị hư hỏng nặng nề.

Tờ Tuổi Trẻ kể: “Từ đầu tháng 3-2010, người dân địa phương lại cho biết ở phía dưới gầm cầu, đặc biệt là dầm cầu có nhiều chỗ bê tông bị bong tróc, nứt ra làm lộ cả cốt thép. Nhiều chỗ bê tông không có độ kết dính cao nên chỉ cần dùng tay bẻ vào là bê tông đã rã ra khỏi khối. Nhiều chỗ mặt bê tông bị nứt tạo ra khoảng rỗng với độ sâu 30-40cm. Tại một vài chỗ rỗng như vậy, chúng tôi đã quan sát và thấy phía bên trong khối bê tông có những thanh tre và cót ép...”

Không thấy có ông bà quan chức lớn nhỏ nào liên quan đến các vụ việc bị mất chức hay bị truy tố. (TN)
Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét