Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa
Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.
Lãnh đạo hai nước Việt - Trung tại HN Thành đô (9.1990) |
Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.
BA SAI LẦM
1. Sự hoảng hốt lịch sử
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.
Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn.
2. Ảo tưởng về chế độ
Sai lầm thứ hai là ảo tưởng về chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lý ra sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu phải là vấn đề lý luận nghiêm túc để các nhà lãnh đạo Việt Nam phân tích suy ngẫm. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do kẻ thù bên ngoài, mà do chính các nguyên nhân phát triển nội tại của mô hình chủ nghĩa xã hội. Qua thực tiễn tồn tại, không khó khăn để nhận ra rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lỗi hệ thống mang tính nguyên tắc, quyết định sự sống còn của mô hình. Muốn sửa đổi các lỗi hệ thống đó thì phải thay đổi mô hình. Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, tuy dày dạn kinh nghiệm kháng chiến chống ngoại xâm – mà thắng lợi giành được là do lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân quyết định – lại chưa để tâm cần thiết đến mặt nghiên cứu lý luận.
3. Nhầm lẫn về Trung Quốc
Nhưng sai lầm đáng buồn hơn cả là nhận thức không nhất quán về Trung Quốc. Trung Quốc công khai tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Trung Quốc gây ra cho Việt Nam những tổn thất to lớn trong Hiệp định Genève. Trung Quốc phá hoại cản trở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp bao nhiêu năm “cùng phe xã hội chủ nghĩa”, từng “anh em bè bạn”, nhưng năm 1979 Trung Quốc đã ngang ngược mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam. Trong suốt 10 năm tiếp theo Trung Quốc liên tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Vô vàn cay đắng thâm thù từ Trung Quốc, làm sao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, trong thời khắc sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, lại có thể cả tin rằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là phép màu hoàn lương được dòng máu bá quyền Tần Thủy Hoàng - Mao Trạch Đông, để Việt Nam và Trung Quốc lại là “anh em”, cùng chống kẻ thù ý thức hệ?
BỐN HẬU QUẢ THẢM HỌA
I. Lệ thuộc về chính trị
Thỏa thuận Thành Đô gây ra những hậu quả thảm họa to lớn mà chính những người ký Thỏa thuận đã không ngờ tới. Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau.
1. Gây ảnh hưởng về nhân sự lãnh đạo
Gây ảnh hưởng lên nhân sự lãnh đạo là nhân tố nguy hiểm số một trong chiến lược bắt Việt Nam lệ thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách loại bỏ, vô hiệu hóa hay giảm ảnh hưởng của tất cả những ai không theo hoặc không ủng hộ Trung Quốc. Sự can thiệp vào công việc nhân sự lãnh đạo Việt Nam của Trung Quốc rất trực diện, thô bạo. Việc yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị trong Hội nghị Thành Đô là một ví dụ kinh điển. Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không dám đưa ông Phạm Bình Minh (con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch) vào chức vụ Ngoại trưởng vì Trung Quốc không chấp nhận. Gần đây Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cuộc viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường phủ bóng tối.
2. Gây ảnh hưởng về chính sách song phương và đối ngoại
Có được ảnh hưởng nhân sự, tổng hợp với các thế mạnh về kinh tế quốc phòng địa lý, và các mánh khóe thâm độc gian xảo, Trung Quốc gây áp lực lên các cuộc đàm phán song phương và chi phối lên quan hệ bang giao quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc trong Hiệp định biên giới đất liền năm 1999, cũng như trong thỏa thuận phân chia đường biên giới trên biển năm 2000. Việt Nam không dám công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Việt Nam được lợi từ vụ kiện này. Việt Nam không thân mật đến mức liên minh với các nước lớn bởi e dè Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để chống nước thứ ba thực chất là để thanh minh với Trung Quốc.
3. Gây ảnh hưởng về kinh tế
Dùng ảnh hưởng về chính trị, dùng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc quyết tâm giành thắng lợi trong đấu thầu các dự án kinh tế chủ chốt của Việt Nam và biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.
Khi đã có được ảnh hưởng kinh tế, tiến đến lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam và gây áp lực lại về chính trị, bắt lệ thuộc về chính trị. Vòng xoay đó luân hồi kiềm tỏa Việt Nam, bắt Việt Nam không thể rời quỹ đạo xoay quanh Trung Quốc.
II. Lệ thuộc về kinh tế
Bị lệ thuộc chính trị, nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện. Sự phụ thuộc toàn diện của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chủ chốt sau đây.
1. Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc
Từ các thiết bị máy móc cho đến hàng tiêu dùng, khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Cay đắng hơn đến các mặt hàng nông sản đời sống thường ngày nhỏ nhặt như quả trứng, trái cam, củ tỏi… mà Việt Nam tự sản xuất được thì nay cũng bị hàng Trung Quốc lấn át.
Để biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn nữa, Trung Quốc thúc đẩy mở cửa biên giới để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích cho phép buôn lậu qua biên giới những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Đi xa hơn, Trung Quốc thiết lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và đưa cả người Trung Quốc sang sinh sống bán hàng tại Việt Nam.
Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường thuộc địa hàng hóa của Trung Quốc. Trong quan hệ buôn bán hai chiều, Việt Nam còn kém vị thế một tỉnh của Trung Quốc. Bởi lẽ một tỉnh của Trung Quốc còn bán được thiết bị máy móc cho tỉnh khác của Trung Quốc, còn Việt Nam thì chỉ thuàn túy mua, mà không bán lại được cho Trung Quốc máy móc thiết bị công nghệ.
2. Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án xương sống trụ cột của Việt Nam
Trong đấu thầu xây dựng các công trình kinh tế chủ chốt của Việt Nam, Trung Quốc là nước thắng thầu nhiều nhất. Trung Quốc tiến hành một chiến lược giản đơn với chủ trương chào thầu thấp để thắng thầu. Sau đó bằng mọi cách đội giá thầu lên, khiến cho chi phí xây dựng công trình đắt lên rất nhiều, đắt hơn cả giá chào thầu ban đầu của các đối tác khác.
Điều nguy hại hơn là, tuy giá thành rất đắt, nhưng Việt Nam lại bị phải sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, năng thuất thấp, chất lượng kém, độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, nhanh hư hỏng.
Tất cả các công trình mà nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng, không có công trình nào có chất lượng đảm bảo như của các nước hàng đầu G7, và tai họa hơn là hiệu quả kinh tế rất thấp.
3. Trung Quốc khai thác thu mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Việt Nam
Với chính sách “Dùng của người, để dành của nhà” Trung Quốc đã tiến hành chính sách thu mua khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước khi giá còn thấp, để dành tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc cho tương lai. Trung Quốc đã tập trung vào các nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên càng bị Trung Quốc tận thu hết công suất. Việt Nam không phải là nước có nhiều khoáng sản, nhưng tất cả những khoáng sản tiềm năng chủ chốt của Việt Nam đều bị Trung Quốc thâu tóm. Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam về than. Hai dự án lớn về bôxít ở Tây Nguyên cũng nhường thầu xây dựng trọn gói cho Trung Quốc, và sẽ bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Dự án thép ở Vũng Áng cũng bị Trung Quốc mua lại. Riêng dầu khí ở Biển Đông, không hợp tác khai thác được,Trung Quốc trắng trợn mang giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam để tự khai thác. Thâm hiểm ngang ngược đến thế là cùng.
4. Trung Quốc đầu tư kinh doanh hầu khắp các huyện tỉnh thành Việt Nam
Công nghệ lạc hậu, ô nhiễm độc hại, chất lượng tồi, giá thành rẻ, Trung Quốc ồ ạt đầu tư khắp các huyện tỉnh thành của Việt Nam. Đi xa hơn Trung Quốc lập các công ty, cửa hàng đại lý thương mại khắp nơi nơi, tạo nên các làng phố người Hoa khắp cả nước Việt Nam. Bằng cách này Trung Quốc đã hình thành một mạng lưới kinh tế riêng của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, cả hàng hóa lẫn con người.
III. An ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng
Chưa bao giờ an ninh của Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như bậy giờ. Có thể lược nêu một số hiểm họa an ninh quốc gia sau đây.
1. Đội quân người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam
Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa người lao động đến khắp sơn cùng thủy tận của Việt Nam, lấy vợ đẻ con, lập nên nhan nhản các làng phố người Hoa. Đây là mối hiểm họa bậc nhất cho an ninh guốc gia.
2. Mạng lưới gián điệp dày đặc
Với làng phố người Hoa khắp mọi nơi, với sự thâu tóm các công trình yết hầu kinh tế, mạng lưới gián điệp là ưu thế đặc biệt của Trung Quốc không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi đối phó ứng xử với Việt Nam.
3. Nguy cơ bị đánh sập nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các công trình do Trung Quốc đầu tư cũng như do Trung Quốc thắng thầu xây dựng đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tê liệt toàn bộ khi xung đột với Trung Quốc xẩy ra.
4. Các cơ sở quốc phòng của Trung Quốc trên đất Việt Nam
Dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh và nhà thầu, Trung Quốc có thể bí mật xây dựng những công trình quân sự, cài đặt những thiết bị phá hủy khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Các vật tư thiết bị Trung Quốc bán cho các công ty Mỹ đã từng bị Mỹ phát hiện về những chip gián điệp, thì tất cả những điều đã nêu là hoàn toàn thực tế.
Chẳng hạn, tử huyệt xung yếu như Đèo Ngang với chiều dài Đông Tây khoảng 50Km đã bị Trung Quốc án ngự bằng dự án cảng Vũng Áng trong 70 năm. Trước đây cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nhận định vùngThanh Nghệ Tĩnh là căn cứ địa khi Trung Quốc huy động 2 triệu quân tấn công Việt Nam từ phía Bắc. Nhưng bây giờ với cảng Vũng Áng và rừng phía Lào đã được Trung Quốc thuê lâu dài, thì việc chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang, nếu không đề phòng trước, đối với Trung Quốc có thể là dễ như “trở bàn tay”. Điều tương tự cũng có thể xẩy ra ở Tây Nguyên khi Trung Quốc tham gia khai thác bôxít và rừng Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã được Trung Quốc thuê đến 99 năm.
Phải một lần nữa nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ an ninh của Việt Nam lại mong manh đến vậy từ mối đe dọa Trung Quốc.
VI. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm
Bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế thì độc lập Dân tộc bị đe dọa là điều đương nhiên. Không chỉ thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã bị xâm phạm. Thực tế cho thấy Việt Nam đã phải nhân nhượng cho Trung Quốc một phần lãnh thổ trên đất liền trong Hiệp ước biên giới Việt –Trung năm 1999. Trong Hiệp ước phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam cũng phải nhường lại cho Trung Quốc một phần lãnh hải so với Công ước Pháp –Thanh năm 1887.
Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 và tàu chiến vào sâu lãnh hải Việt Nam và đang xây sân bay ở đảo Gạc Ma cũng là hệ quả của Thỏa thuận Thành Đô. Dã tâm xâm lược Biển Đông của Trung Quốc là công khai ngang ngược trắng trợn. Phải khởi kiện Trung Quốc ngay ra Tòa án quốc tế, dựa vào sự ủng hộ quốc tế để vạch mặt và làm chùn bước chân xâm lược của Trung Quốc. Nếu không hành động cương quyết, lãnh hải sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa.
Thỏa thuận Thành Đô, đúng như cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nhận xét: Một thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm.
NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT
I. Từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô
Lịch sử nhắc đến Nỏ thần và sơ đồ Loa thành mà Trọng Thủy có được. Lịch sử nhắc đến Hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Lịch sử sẽ nhắc đến Thỏa thuận Thành Đô. Đó là điều chắc chắn.
Bởi vậy, muốn giảm bớt hậu quả tai hại của Thỏa thuận Thành Đô trước lịch sử, thì điều cần làm là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô. Thực ra vấn đề cứu vớt sai lầm cho những người đã ký Thỏa thuận Thành Đô chỉ là vấn đề thứ yếu. Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
II. Xóa bỏ tư duy tương đồng thể chế
Hiện nay một số người Việt Nam, và ngay cả một số tướng lĩnh, vẫn cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là cùng thể chế xã hội chủ nghĩa, cùng tương đồng ý thức hệ. Và bởi vậy Trung Quốc sẽ thân tình ưu ái với Việt Nam, Việt Nam với Trung Quốc là cùng một phe. Đây là một điều lầm tưởng vô cùng nguy hiểm.
Bản thân Trung Quốc đã tự xưng là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với các nước khác. Chủ nghĩa Marx hay bất cứ học thuyết bất kỳ nào khác được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng đều bị “Hán hóa” hoàn toàn. Chủ nghĩa Đại Hán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc, dù có được trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào.
Việc Việt Nam và Trung Quốc đều do độc đảng lãnh đạo không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc là anh em, là cùng chung mục đích lý tưởng. Mục đích của Trung Quốc là bá chủ thế giới, bành trướng quyền lực và lãnh thổ, là chiếm được càng nhiều lãnh thổ của Việt Nam càng tốt, và bắt Việt Nam phải hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục đích này đã được Mao Trạch Đông trắng trợn công khai tuyên bố với cố Tổng bí thư Lê Duẩn, và được giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành không khoan nhượng ngày càng hung tợn hơn trong suốt mấy chục năm qua.
Không có tương đồng thể chế, không có tương đồng ý thức hệ, không phải cùng một phe. Việt Nam là miếng mồi của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Lời phát biểu tại Philippines ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” phải biến thành hành động. Một trong những hành động thực tế là xóa bỏ tư duy đồng thể chế cùng phe với Trung Quốc để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc.
III. Đặt quyền lợi Dân tộc trên quyền lợi của thể chế
Ngay cả cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người hiểu âm mưu xâm lược thâm độc của lãnh đạo Trung Quốc, buộc phải cương quyết chống lãnh đạo Trung Quốc, vẫn đã có lúc nghĩ rằng, khi chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới, thì mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ mất đi.
Chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ thành công trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội, mặc dù trên lý thuyết chứa đựng những ý tưởng cao đẹp, nhưng trên thực tiễn tồn tại, là một mô hình què quặt không khoa học. Bởi vậy, vừa mới ra đời chưa lâu, chủ nghĩa xã hội đã bị tiến trình phát triển của xã hội loài người đào thải. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ngay ở nước Nga, nơi đã sinh ra mô hình chủ nghĩa xã hội, sau 74 năm. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ở Đông Âu sau 40 năm.
Đối với một nước, mô hình chủ nghĩa xã hội có tồn tại trong một thời gian nào đó, thì đấy chỉ là vấn đề tồn tại của một thể chế, một mô hình nhà nước. Một thể chế chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của một Dân tộc. Thay đổi thể chế chỉ liên quan đến thay đổi chính sách, đường lối và quyền lợi của một bộ phận thuộc Dân tộc. Không nhóm người này lên cầm quyền thì sẽ có nhóm người khác lên nắm quyền. Nhưng tất cả họ đều thuộc một đất nước. Khi đề cập đến thể chế là nói đến vấn đề nội bộ. Còn khi nói đến độc lập Dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là đề cập đến mối quan hệ với các nước khác. Bởi vậy không thể đặt quyền lợi của thể chế trên quyền lợi Dân tộc.
Từ đó suy ra: Bất cứ điều gì có lợi cho thể chế mà không có lợi cho Dân tộc thì dứt khoát không làm. Điều gì có lợi cho Dân tộc nhưng không có lợi cho thể chế thì cũng cứ làm.
Dân tộc trường tồn hơn thể chế. Nhắc đến Dân tộc trên bình diện quốc tế là đề cập đến vấn đề quan hệ Quốc gia. Bởi vậy, bất luận có chủ nghĩa xã hội hay không, mối đe dọa từ Trung Quốc không bao giờ triệt tiêu, chí ít là cho đến khi triệt tiêu phạm trù Dân tộc.
VI. Cách mạng thể chế
Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến phải Đổi mới thể chế trong thông điệp 2014. Đổi mới hoàn toàn thể chế tức là đã Cách mạng thể chế. Một thể chế mới văn minh dân chủ tiến bộ sẽ có nội dung hoàn toàn khác biệt với thể chế Trung Quốc hiện hành, và tự nó là một phép thoát Trung màu nhiệm hiệu quả nhất.
Việt Nam cần Đổi mới thể chế nhanh, vì bản thân nhân dân Trung Quốc cũng muốn Thay đổi thể chế, và dứt khoát nhân dân Trung Quốc sẽ làm được điều đó. Vấn đề chỉ ở thời gian. Việt Nam cần thoát Trung trước khi Trung “thoát Việt”.
V. Hòa nhập thế giới dân chủ văn minh
Xây dựng một nhà nước dân chủ văn minh, hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh hiện đại là biện pháp tốt nhất để bảo đảm nền độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Một mình một đường không giống ai, không phải là sáng tạo độc đáo, mà là tự tụt hậu yếu nghèo, tự cô lập chính mình. Mà đã nghèo khó thì sẽ bị ức hiếp phụ thuộc, sẽ mất đi độc lập Dân tộc và không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Khăng khăng duy trì một thể chế lạc lõng để bảo toàn quyền lực, làm đất nước bị tụt hậu yếu nghèo, sẽ có tội trước Dân tộc, có lỗi với cháu con, và sẽ không tránh được sự phán xét khắc nghiệt của hậu thế.
Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ cho phép xây dựng được một nước Việt Nam thực sự giàu có hùng cường – nhân tố quyết định sự thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ huy động tổng hợp được sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch trước mọi kẻ thù.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có, lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo còn sang sảng núi sông. Chắc chắn những Hào kiệt mới sẽ xuất hiện để từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô, Cách mạnh thể chế, và đưa Đất nước hòa nhập với thế giới văn minh dân chủ hiện đại.
Vương Trí Dũng
Tác giả gửi BVN.
Tạp Chí Cộng sản: “Cần có sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông”
“Cần có sự can thiệp của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong những tranh
chấp ở Biển Đông” là quan điểm của ông Andrea Margeletti, Chủ tịch Trung
tâm nghiên cứu quốc tế của Italy (CeSI), một trong những cơ quan nghiên
cứu địa chính trị thế giới hàng đầu của nước này, trong cuộc trả lời
phỏng vấn ngắn với phóng viên về những căng thẳng trên Biển Đông trong
thời gian qua và vai trò của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Dưới đây là
nội dung của cuộc phỏng vấn.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã tăng lên đáng kể sau khi
Chính phủ Bắc Kinh quyết định đưa một giàn khoan dầu khổng lồ vào Biển
Đông, tại khu vực mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Theo ông, Trung
Quốc đang có mưu đồ gì bằng hành động ấy?
Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Theo góc nhìn của châu Âu, quan hệ giữa
Trung Quốc và Việt Nam không đến mức xấu đi như trên thực tế. Trong quá
khứ, giữa hai nước đã từng có những giai đoạn vô cùng căng thẳng, dẫn
đến đối đầu về mặt quân sự.
Trong những năm qua, trong khi quan hệ thương mại được củng cố, điều
thay đổi lớn giữa hai nước là quan hệ chính trị, do tình hình ở Đông Nam
Á có những biến động. Việt Nam hiện tại đã trở thành một quyền lực tầm
trung và mang tính khu vực, với những mối quan hệ ngày càng mở rộng ra
phương Tây. Trong khi ấy, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong
vòng 15 năm qua và trở thành một quyền lực lớn về kinh tế, thứ vũ khí
mà họ dựa vào đó để buộc không chỉ Việt Nam và cả khu vực phải phụ thuộc
mạnh mẽ vào họ. Điều này có những tác động không nhỏ đối với vấn đề
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nếu như những năm trước, các tranh cãi hầu hết được giới hạn
trên bàn đàm phán ngoại giao và các biện pháp gây áp lực nhằm tăng phụ
thuộc về kinh tế, thì nay với sức mạnh quân sự được tăng cường đáng kể,
Bắc Kinh bắt đầu sử dụng chúng để đối đầu với tất cả những ai đang có
tranh chấp với họ. Điều này tạo ra căng thẳng không chỉ với Việt Nam mà
toàn khu vực.
Tôi cho rằng trong tương lai, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng
sẽ là một khu vực có ý quan trọng đối với thế giới, đặc biệt là có vai
trò lớn đối với Phương Tây. Do đó, nếu xét về những tranh chấp giữa các
bên, trong đó có cả những đối đầu trong quá khứ, với những cuộc đối đầu
có thể xảy ra và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp trong khu vực, thì
cần phải lưu ý rằng, đây không chỉ là cuộc đấu giữa Việt Nam và Trung
Quốc, mà còn là vấn đề lớn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, như
Philippines hay Nhật Bản. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp này cũng
cần phải khác so với quá khứ, nghĩa là không chỉ bằng con đường ngoại
giao giữa các nước tranh chấp, mà cần có sự can thiệp của phương Tây.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc có phải là do sự suy yếu về ảnh hưởng của
Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến một khoảng trống quyền lực? Ngài có
cho rằng một trật tự thế giới mới đang được Trung Quốc tìm cách tạo nên ở
châu Á không?
Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu.
Nhưng ở châu Âu, chúng tôi có những cách nhìn tương đối khác với cách mà
nhà báo các anh nhìn nhận vấn đề.
Ở châu Âu cũng như Trung Đông, những can dự của Mỹ cũng đã có nhiều thay
đổi theo hướng ổn định hơn nhiều theo tình hình. Trên biển Địa Trung
Hải cũng như ở các nước Arab, vai trò của Mỹ vẫn rất lớn và không thể bị
tranh chấp.
Trong khi đó, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ vẫn duy trì một nửa
lực lượng quân sự của họ để cố gắng tiếp tục bảo đảm sức mạnh của một
siêu cường duy nhất mang tính toàn cầu.
Tôi không tin rằng, ở châu Á đang tồn tại một khoảng trống quyền lực nào
đó, xét trên khía cạnh an ninh khu vực, khi quân đội của họ vẫn đóng
trong các căn cứ quân sự ở đây, nhưng vấn đề khiến cho nhiều người ở
châu Á và cả các chính phủ châu Âu lo ngại là sự thiếu chắc chắn trong
chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chính phủ Mỹ phải tỏ ra mạnh mẽ và cứng rắn trong đối ngoại với Trung
Quốc và điều đó không chỉ dừng lại ở những tuyên bố, mà phải bằng các
hành động cụ thể sau khi xảy ra những vấn đề trên Biển Đông. Tương lai
của khu vực này phụ thuộc nhiều vào họ.
Chúng ta còn nhớ là cách đây chưa lâu sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết
lập Vùng nhận dạng phòng không ở Bắc Á, Mỹ đã phản ứng bằng cách cho máy
bay B-52 bay qua. Đấy là câu trả lời cho thấy rằng Mỹ không muốn nhìn
thấy Trung Quốc ngày càng phát triển và rằng Mỹ vẫn còn có mặt ở khu vực
này.
Cũng nên nhớ rằng, người Mỹ có nhiều vũ khí chiến lược ở châu Á, nhưng
nhiều vũ khí không đồng nghĩa sẽ phải sử dụng chúng và biết sử dụng
chúng. Người Mỹ cũng rất có truyền thống và kinh nghiệm trong việc đối
đầu với các quyền lực mới nổi bằng khả năng hiện có của họ. Hãy tin
tưởng vào họ.
Vậy, theo ông, đâu là lựa chọn cho chính quyền Obama ở Đông Nam Á,
đặc biệt là sau những đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam? Ông có nhìn
thấy một sự nhích lại gần nhau mang tính chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ
không?
Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Tôi không nhận thấy có nhiều bước tiến
tham vọng của Tổng thống Obama trong vấn đề này, nhất là khi ông chỉ còn
có hai năm trong nhiệm kỳ. Tôi cho là những tuyên bố gần đây của họ
liên quan đến những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác cho thấy
Mỹ rất quan tâm đến tình hình, dường như Mỹ chỉ muốn cố gắng duy trì
hiện trạng.
Tình hình căng thẳng ở châu Á không chỉ là mối lo của riêng Mỹ mà còn
của cả châu Âu khi nền kinh tế của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Italy cũng
rất chú ý theo dõi tình hình và có thể sẽ được Thủ tướng Matteo Renzi đề
cập đến trong chuyến thăm Trung Quốc trong tháng này.
Đối với châu Âu, việc duy trì hòa bình trong khu vực này có ý nghĩa quan
trọng bởi trao đổi thương mại đa chiều giữa châu Âu và Đông Nam Á đang
tăng nhanh trong những năm qua.
Trong khi Nhật Bản ở Bắc Á và Philippines ở Đông Nam Á đều có những hiệp
định quân sự bền chặt và mạnh mẽ với Mỹ thì Việt Nam không có những
điều này.
Quá khứ chiến tranh Việt Nam vẫn còn sống động, nhưng tình hình hiện tại
ở khu vực có thể khiến những kẻ thù cũ trở thành bạn bè. Việt Nam có
nhiều mối quan hệ với các nước phương Tây, trong đó có Italy chúng tôi.
Không ngạc nhiên, khi tình hình trở nên căng thẳng, Mỹ là một trong
những quốc gia phương Tây đầu tiên xích lại gần Việt Nam, một phần vì
đang kiếm tìm liên minh trong việc kìm hãm Trung Quốc, phần vì tức giận
trước hành động của Bắc Kinh.
Cả Việt Nam và Mỹ chắc chắn đều sẽ tiến hành các hoạt động ngoại giao để
từ đó xác định các ưu tiên nhằm xem xét mối quan hệ của họ có thể
chuyển hướng như thế nào theo hướng tạo ra một nghị định thư hợp tác
song phương hoặc đa phương nhằm đối phó với Trung Quốc. Nhưng hãy nhớ
rằng, sẽ không thể làm gì được nếu như không có thiện chí./.
Theo: TTXVN
“Chơi bài ngửa” - Trung Quốc muốn cái gì?
LTS: Trung Quốc (TQ) không những không rút giàn khoan mà còn tiếp tục di chuyển đặt ở vị trí mới (vẫn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam), đồng thời vẫn duy trì một lực lượng rất lớn các tàu bảo vệ giàn khoan (có cả tàu quân sự) trái phép này. Tàu của TQ ngày càng bạo ngược, sẵn sàng đâm trực diện các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam và tấn công cả tàu cá ngư dân. Tất cả điều đó đã bộc lộ âm mưu gì của TQ?
Pháp Luật TP.HCM có cuộc phỏng vấn đầu tuần với nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc để nhận thấy rõ “cách chơi bài ngửa” của TQ trong việc ngày càng bạo ngược ở khu vực giàn khoan trái phép và cả trên mặt trận truyền thông.
TQ đang cố tình tạo ra bằng chứng chủ quyền?
. Phóng viên: Thưa ông, rất nhiều ý kiến cho rằng khả năng có dầu ở khu vực TQ đang đặt giàn khoan trái phép là rất thấp và việc TQ tiếp tục di chuyển giàn khoan tới vị trí khác không phải là để thăm dò dầu khí gì cả?
+ Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Theo tôi biết, mỗi lần khoan thăm dò như thế là tốn rất nhiều tiền, hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đôla. Và khả năng rất lớn là không có dầu ở khu vực TQ đã và đang đặt giàn khoan. Vì thế việc TQ kéo lê cái giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam là nằm trong một nước cờ thâm hiểm hơn.
. Theo ông, nước cờ thâm hiểm đó là gì?
+ Những diễn biến suốt hơn tháng qua cho thấy mục đích của TQ trong sự vụ này không phải là dầu mà TQ đang cố bày ra cho thế giới thấy rằng họ đang thực thi chủ quyền trên cái mà họ tự cho là lãnh thổ của mình ở vùng biển Hoàng Sa và hợp thức hóa cho cái lưỡi bò phi pháp họ áp đặt trên biển Đông (trong khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định khu vực này là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam). Họ đã dàn binh bố trận để chứng minh cho thế giới thấy mình đang có hoạt động kinh tế và đủ lực lượng để bảo vệ hoạt động ấy. TQ cho rằng đây sẽ là bằng chứng rất có lợi cho họ sau này. Vì thế, ta hết sức cảnh giác mưu đồ đầy thâm độc này của TQ.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: “TQ đang cố
ngụy tạo bằng chứng cho cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ ở
vùng biển vốn đã đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam”. Ảnh: PN
TQ đang diễn tuồng có lớp lang
. Tức là TQ đang cố tạo ra một hình ảnh là chính họ mới là kẻ thực thi chủ quyền, còn ta đang quấy rối như luận điệu của các quan chức ngoại giao TQ phát ngôn trong thời gian gần đây?
+ Đúng, một mặt trên thực địa TQ cho tàu của họ giăng tầng tầng lớp lớp để cản đường và chẳng ngần ngại gì khi tiến hành đâm húc tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình. Điều ấy để làm gì? Chẳng phải là để chứng tỏ cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ sao? Mặt khác, họ cố ngụy tạo những bằng chứng cho thấy Việt Nam đang gây hấn và họ đóng vai là kẻ “bị hại”. Chúng ta thấy rồi đấy, TQ đang diễn tuồng hết sức có lớp lang.
. Phải chăng thời gian gần đây, các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ ra mặt thừa nhận luôn là tàu cá của họ có đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, tàu của họ có đâm húc vào tàu cảnh sát biển của ta chính là muốn “chơi bài ngửa” để chứng tỏ mình đang có chủ quyền ở khu vực này?
+ Thật như vậy. TQ đang sẵn sàng “chơi bài ngửa” với Việt Nam, không phải giấu giếm nữa. Mọi chuyện đến nước này thì đã quá rõ ràng. TQ đang muốn khẳng định cho cái gọi là thực thi chủ quyền trên biển Đông theo đường lưỡi bò của họ công bố và lấp liếm cho cái gọi là chủ quyền của họ ở Hoàng Sa mà họ đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam hơn 40 năm qua. Đây không phải là tham vọng mới gì cả, đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được các nhà lãnh đạo TQ đưa ra những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là “chủ quyền thuộc ngã”, “gác tranh chấp cùng khai thác” và “biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp”.
Thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ ngư dân
. Trước cách “chơi bài ngửa” này, ông nói Việt Nam cần hết sức cảnh giác. vậy chúng ta cần phải cảnh giác cái gì?
+ Tôi nghĩ chúng ta phải luôn thống nhất quan điểm xuyên suốt rằng đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây cả. TQ đang có hành vi đầy ngạo ngược, cố tình xâm phạm chủ quyền của ta một cách trắng trợn, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982. Vì thế chúng ta đấu tranh là để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc chứ không có tranh chấp trong vụ này. Việt Nam cần duy trì một cách liên tục lực lượng thực thi pháp luật trên biển để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình theo đường lối hòa bình nhưng phải hết sức kiên quyết, ở tư thế người làm chủ.
Mặt khác, hiện nay ngư dân ta đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, đây là hoạt động sản xuất kinh tế rất quan trọng để khẳng định chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam trên vùng biển của mình, vì thế các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cần phải có phương án bảo vệ ngư dân một cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản của bà con.
. Từ những diễn biến trên biển cũng như trên các diễn đàn ngoại giao cho thấy TQ đang bộc lộ những điểm yếu nào, thưa ông?
+ Nói về đường lưỡi bò phi pháp, TQ đang rất đuối lý. Cách trả lời của các quan chức TQ tham dự tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi đã chứng minh rất rõ điều này. Phương cách ngoại giao của họ cũng đang bộc lộ sự hung hăng của một nước lớn và tự thân nó bộc lộ cái mà TQ đang cố giấu đi, đó chính là sự bạo ngược và phi pháp. Điều này trên thực địa TQ càng thể hiện rõ ràng hơn khi họ mang nhiều tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo vệ giàn khoan trái phép. Việc các tàu chấp pháp của TQ tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công tàu cá ngư dân Việt một cách thô bạo cũng như những tàu cá của họ đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt là những hành vi hết sức vô nhân đạo, trái ngược với các nguyên tắc hành xử quốc tế. Chính điều đó sẽ là bằng chứng tố họ trước dư luận quốc tế và bộc lộ rõ sự phi nghĩa, phi pháp, vô nhân đạo của họ ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
. Xin cảm ơn ông.
MINH CƯỜNG thực hiện
. Tức là TQ đang cố tạo ra một hình ảnh là chính họ mới là kẻ thực thi chủ quyền, còn ta đang quấy rối như luận điệu của các quan chức ngoại giao TQ phát ngôn trong thời gian gần đây?
+ Đúng, một mặt trên thực địa TQ cho tàu của họ giăng tầng tầng lớp lớp để cản đường và chẳng ngần ngại gì khi tiến hành đâm húc tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình. Điều ấy để làm gì? Chẳng phải là để chứng tỏ cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ sao? Mặt khác, họ cố ngụy tạo những bằng chứng cho thấy Việt Nam đang gây hấn và họ đóng vai là kẻ “bị hại”. Chúng ta thấy rồi đấy, TQ đang diễn tuồng hết sức có lớp lang.
. Phải chăng thời gian gần đây, các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ ra mặt thừa nhận luôn là tàu cá của họ có đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, tàu của họ có đâm húc vào tàu cảnh sát biển của ta chính là muốn “chơi bài ngửa” để chứng tỏ mình đang có chủ quyền ở khu vực này?
+ Thật như vậy. TQ đang sẵn sàng “chơi bài ngửa” với Việt Nam, không phải giấu giếm nữa. Mọi chuyện đến nước này thì đã quá rõ ràng. TQ đang muốn khẳng định cho cái gọi là thực thi chủ quyền trên biển Đông theo đường lưỡi bò của họ công bố và lấp liếm cho cái gọi là chủ quyền của họ ở Hoàng Sa mà họ đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam hơn 40 năm qua. Đây không phải là tham vọng mới gì cả, đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được các nhà lãnh đạo TQ đưa ra những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là “chủ quyền thuộc ngã”, “gác tranh chấp cùng khai thác” và “biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp”.
Thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ ngư dân
. Trước cách “chơi bài ngửa” này, ông nói Việt Nam cần hết sức cảnh giác. vậy chúng ta cần phải cảnh giác cái gì?
+ Tôi nghĩ chúng ta phải luôn thống nhất quan điểm xuyên suốt rằng đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây cả. TQ đang có hành vi đầy ngạo ngược, cố tình xâm phạm chủ quyền của ta một cách trắng trợn, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982. Vì thế chúng ta đấu tranh là để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc chứ không có tranh chấp trong vụ này. Việt Nam cần duy trì một cách liên tục lực lượng thực thi pháp luật trên biển để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình theo đường lối hòa bình nhưng phải hết sức kiên quyết, ở tư thế người làm chủ.
Mặt khác, hiện nay ngư dân ta đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, đây là hoạt động sản xuất kinh tế rất quan trọng để khẳng định chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam trên vùng biển của mình, vì thế các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cần phải có phương án bảo vệ ngư dân một cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản của bà con.
. Từ những diễn biến trên biển cũng như trên các diễn đàn ngoại giao cho thấy TQ đang bộc lộ những điểm yếu nào, thưa ông?
+ Nói về đường lưỡi bò phi pháp, TQ đang rất đuối lý. Cách trả lời của các quan chức TQ tham dự tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi đã chứng minh rất rõ điều này. Phương cách ngoại giao của họ cũng đang bộc lộ sự hung hăng của một nước lớn và tự thân nó bộc lộ cái mà TQ đang cố giấu đi, đó chính là sự bạo ngược và phi pháp. Điều này trên thực địa TQ càng thể hiện rõ ràng hơn khi họ mang nhiều tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo vệ giàn khoan trái phép. Việc các tàu chấp pháp của TQ tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công tàu cá ngư dân Việt một cách thô bạo cũng như những tàu cá của họ đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt là những hành vi hết sức vô nhân đạo, trái ngược với các nguyên tắc hành xử quốc tế. Chính điều đó sẽ là bằng chứng tố họ trước dư luận quốc tế và bộc lộ rõ sự phi nghĩa, phi pháp, vô nhân đạo của họ ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
. Xin cảm ơn ông.
MINH CƯỜNG thực hiện
(PLTP)
Ngoài mưu đồ đầy thâm độc là đang cố ngụy tạo bằng chứng thực thi chủ quyền cho cái mà TQ tự gọi là lãnh thổ của mình ở khu vực giàn khoan trái phép, TQ còn đang thăm dò thái độ của các cường quốc cũng như của ASEAN để tính toán bước đi của họ trong thời gian tới.Song song đó, họ muốn thử phản ứng của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Phản ứng của người dân Việt trong và ngoài nước thì họ đã rõ. Về phía lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đanh thép tuyên bố không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Theo tôi, bất cứ một thỏa hiệp nào với TQ trong trường hợp này đều sẽ bị trả giá rất lớn vì tham vọng độc chiếm biển Đông của TQ không bao giờ thay đổi.
Vốn đầu tư Trung Quốc vẫn ồ ạt 'chảy' vào Việt Nam
Tuy
mức độ căng thẳng trong quan hệ Việt Trung gia tăng nhưng vốn đầu tư từ
Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may.
Công nhân của một công ty sản xuất quần áo do Hồng Kông làm chủ đang làm việc. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn) |
Từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư của ngoại quốc vào Việt Nam (FDI) giảm
đáng kể nhưng nguồn FDI từ Trung Quốc lại tăng. Cục Đầu tư nước
ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư Việt Nam, cho biết, trong năm tháng
đầu năm 2014, doanh nghiệp Trung Quốc xin đầu tư $300 triệu (tăng
$226 triệu so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh nghiệp Hồng Kông xin
đầu tư $630 triệu (tăng $550 triệu so với cùng kỳ năm ngoái).
Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện có 1,029 dự án của Trung Quốc, tổng vốn dự trù đầu tư khoảng $7.8 tỉ. Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, nguồn FDI từ Trung Quốc đổ vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam đã tăng từ năm 2012 và nay tiếp tục tăng.
Tập đoàn Yulun ở Giang Tô, Trung Quốc đã được chính quyền tỉnh Nam Định cấp giấy phép đầu tư một nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm có tổng vốn đầu tư $68 triệu.
Tập đoàn Huafu ở Hồng Kông cũng vừa nhận được giấy phép phát triển một dự án dệt nhuộm tại Khu Công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, trị giá $136 triệu. Theo dự kiến, dự án vừa kể của Huafu sử dụng 20 mẫu đất, mỗi năm sản xuất 30,000 tấn sợi và nhuộm 20,000 tấn bông.
Tại Sài Gòn, Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International của Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện dự án phát triển Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp của trị giá 140 triệu Mỹ kim.
Những doanh nghiệp dệt may khác của Trung Quốc và Hồng Kông đã đầu tư vào Việt Nam trước đây như Texhong, TAL... đều đã tăng vốn đầu tư, tăng quy mô hoạt động.
Ngoài dệt may, các tập đoàn của Trung Quốc, Hồng Kông còn dồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Tập đoàn Sun Wah của Hồng Kông nay là một bên trong dự án xây dựng chung cư kết hợp trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Sài Gòn. Ngoài Bắc, Sun Wah cũng là một bên trong dự án xây dựng một khu công nghiệp ở Hà Nội và một khu du lịch sinh thái ở Vĩnh Phúc.
Tập đoàn Texhong của Trung Quốc vừa nhận được giấy phép đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Hà Ở Quảng Ninh, diện tích 660 mẫu. Texhong dự trù rót vào đó $950 triệu.
Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho biết, cùng với giới đầu tư Nhật, Nam Hàn, Singapore, giới đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền mua lại các dự án bất động sản ở miền Trung, đặc biệt là những dự án nghỉ ngơi, giải trí.
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, nhiều doanh nhân Việt Nam không bất ngờ trước việc doanh giới Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may. Theo họ, doanh giới Trung Quốc đang chuẩn bị trước để có thể khai thác ngay cơ hội hưởng thuế suất xuất cảng 0% khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành hiện thực. Chưa kể, Việt Nam vẫn là quốc gia dễ dãi trong quản lý môi trường nên có thể giảm chi phí đầu tư, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ.
Hồi thập niên 1990, dòng vốn FDI từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã từng ồ ạt chảy vào Việt Nam để phát triển các dự án dệt may vì những lý do tương tư. Tuy dòng vốn đó mang đến cho Việt Nam một khoản ngoại tệ, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người nhưng nhiều người nhanh chóng nhận ra, các dự án dệt may sử dụng rất nhiều đất, rất nhiều lao động, song chỉ là gia công, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, sinh thái.
Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện có 1,029 dự án của Trung Quốc, tổng vốn dự trù đầu tư khoảng $7.8 tỉ. Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, nguồn FDI từ Trung Quốc đổ vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam đã tăng từ năm 2012 và nay tiếp tục tăng.
Tập đoàn Yulun ở Giang Tô, Trung Quốc đã được chính quyền tỉnh Nam Định cấp giấy phép đầu tư một nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm có tổng vốn đầu tư $68 triệu.
Tập đoàn Huafu ở Hồng Kông cũng vừa nhận được giấy phép phát triển một dự án dệt nhuộm tại Khu Công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, trị giá $136 triệu. Theo dự kiến, dự án vừa kể của Huafu sử dụng 20 mẫu đất, mỗi năm sản xuất 30,000 tấn sợi và nhuộm 20,000 tấn bông.
Tại Sài Gòn, Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International của Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện dự án phát triển Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp của trị giá 140 triệu Mỹ kim.
Những doanh nghiệp dệt may khác của Trung Quốc và Hồng Kông đã đầu tư vào Việt Nam trước đây như Texhong, TAL... đều đã tăng vốn đầu tư, tăng quy mô hoạt động.
Ngoài dệt may, các tập đoàn của Trung Quốc, Hồng Kông còn dồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Tập đoàn Sun Wah của Hồng Kông nay là một bên trong dự án xây dựng chung cư kết hợp trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Sài Gòn. Ngoài Bắc, Sun Wah cũng là một bên trong dự án xây dựng một khu công nghiệp ở Hà Nội và một khu du lịch sinh thái ở Vĩnh Phúc.
Tập đoàn Texhong của Trung Quốc vừa nhận được giấy phép đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hải Hà Ở Quảng Ninh, diện tích 660 mẫu. Texhong dự trù rót vào đó $950 triệu.
Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho biết, cùng với giới đầu tư Nhật, Nam Hàn, Singapore, giới đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền mua lại các dự án bất động sản ở miền Trung, đặc biệt là những dự án nghỉ ngơi, giải trí.
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, nhiều doanh nhân Việt Nam không bất ngờ trước việc doanh giới Trung Quốc đổ tiền đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may. Theo họ, doanh giới Trung Quốc đang chuẩn bị trước để có thể khai thác ngay cơ hội hưởng thuế suất xuất cảng 0% khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trở thành hiện thực. Chưa kể, Việt Nam vẫn là quốc gia dễ dãi trong quản lý môi trường nên có thể giảm chi phí đầu tư, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ.
Hồi thập niên 1990, dòng vốn FDI từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã từng ồ ạt chảy vào Việt Nam để phát triển các dự án dệt may vì những lý do tương tư. Tuy dòng vốn đó mang đến cho Việt Nam một khoản ngoại tệ, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người nhưng nhiều người nhanh chóng nhận ra, các dự án dệt may sử dụng rất nhiều đất, rất nhiều lao động, song chỉ là gia công, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, sinh thái.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét