Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

-Có nên để dân góp tiền trả nợ xấu?

-Có phải đã đến lúc chúng ta cần tỏ rõ thái độ với nhà cầm quyền?

Nguyễn phương Uyên FB


Xin Giới Thiệu Bài Viết Quyền Dân Quyền Nước. – Nguyễn Phương Uyên.
Ở thế kỷ 18 các triết gia như Locke, Hobbes đều cho rằng việc hình thành quyền lực quốc gia xuất phát từ sự trao quyền tự nguyện của người dân cho nhà cai trị dựa trên “Khế ước xã hội” mặc nhiên. Thuở sơ khai loài người sống hợp quần thành các cộng đồng nhỏ, hoặc theo bầy đàn, hoặc theo bộ tộc. Sự tư hữu tài sản xuất hiện đã khiến một nhóm thiểu số trong cộng đồng nảy sinh ý định và thực hiện hành động thâu tóm quyền lực trên số đông cư dân. Thêm vào đó chiến tranh giữa các bộ tộc khiến một cộng đồng phải tự kiện toàn sức mạnh nội tại thông qua một tổ chức quản lý chặt chẽ để điều khiển bộ máy chiến tranh của cộng đồng ấy, cũng là yếu tố giúp hình thành nên quyền lực quốc gia.

Theo triết gia Aristotle và Rousseau, khi kết hợp với một hoặc nhiều người để tạo thành cộng đồng xã hội, con người đã hy sinh sự tự do tuyệt đối của cá nhân nhằm đổi lấy một sự tự do khác, và sự tự do này bị hạn chế hơn trong khuôn khổ một loại pháp luật vốn khởi đầu bằng các giao ước, từ đó dẫn đến nhu cầu về một thực thể đủ quyền lực điều hành cộng đồng xã hội với mục đích bảo đảm phúc lợi và tự do cho mọi người dân trong cộng đồng đó.
Như vậy, con người đã miễn cưỡng từ bỏ quyền tự do nguyên thủy để nhận được quyền tự do hạn chế hơn, thông qua việc nhượng lại nhiều quyền cho một thực thể khác mang tên “chính quyền”. Thực thể này ấn định những điều được mọi người trong cộng đồng “thỏa thuận”, mà Rousseau gọi đó là “Khế ước xã hội”. Trên cơ sở đó một bộ máy chính quyền được hình thành dưới sự điều khiển của ý nguyện chung trong toàn dân, do đó toàn dân có chủ quyền tối cao, còn những người nắm chính quyền chỉ là những nhân viên được trả lương để thực hành giao ước trong “Khế ước xã hội”.
Trong xã hội văn minh “Khế ước xã hội” hiện diện dưới dạng Hiến pháp, do quốc hội lập hiến biên soạn và được toàn dân thông qua. Tuy nhiên, lòng tham của con người là vô hạn trong khi quyền lực lại mang đến quyền lợi, nên những người nắm quyền thường lạm dụng quyền hành và thâu tóm quyền lực nhằm tư lợi riêng. Để hạn chế tình trạng này, những người soạn thảo hiến pháp đã cân nhắc cần trao quyền lực tương xứng cho những người đã ủy thác quyền cho chính quyền bằng cách trao cho họ quyền phủ quyết nhằm thi hành cưỡng bức, và thu hồi quyền lực qua các cuộc bầu cử tự do, trường hợp nếu chính quyền không chịu từ bỏ quyền lực đã bị nhân dân thu hồi qua bầu cử hoặc các hình thức khác trong ôn hòa thì “khế ước xã hội” đó vô tình đã bị chính quyền giũ bỏ, cũng như một hợp đồng xã hội đã bị xé bỏ nhân dân không cần phải tôn trọng nó nữa và họ có quyền lập nên chính quyền khác bằng các cuộc cách mạng hoặc thay thế những viên chức không còn được ủng hộ thông qua đảo chánh.
Trong lịch sử Việt Nam qua các chế độ chính trị, suy cho cùng người dân chưa từng làm chủ đất nước của mình, trái lại họ chỉ là nô bộc và nạn nhân của quyền hành chính trị. Đặc biệt dưới chế độ cai trị của Đảng cộng sản, quyền lực của nhân dân càng bị chế tài. Đảng cộng sản Việt Nam dùng điều 4 trong hiến pháp để khẳng định quyền lãnh đạo của đảng bởi theo lập luận của Lenin: “vì đảng là đảng của giai cấp tiên phong nên đương nhiên có quyền lãnh đạo đất nước mà không cần sự đồng ý của quần chúng thông qua bầu cử.”.
Hơn nữa các nhà lý luận của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã cố tình nhập nhằng quan niệm về chế độ chính trị với quốc gia dân tộc để biện minh sự duy trì quyền lực độc tôn của đảng cộng sản và dễ dàng bắt dân chúng phục tùng. Hiến pháp và quốc hội trở thành công cụ để đảng cầm quyền nhân danh toàn dân để áp đặt ý chí riêng của mình lên toàn xã hội.
Bản hiến pháp gần đây được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại Chương V, Điều 69, quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”. Có một số vấn đề cần suy ngẫm.
Thứ nhất nếu quả thật Quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân thì tại sao Quốc hội không có lấy một nhân vật nào không phải là thành viên của Đảng cộng sản hay thực chất quốc hội này chỉ là cơ quan đại diện của Đảng cộng sản mà thôi? Điều này dẫn đến quyền phủ quyết của cơ quan hành pháp trở nên vô nghĩa khi trao cho thủ tướng, vì thủ tướng do đa số trong quốc hội bầu ra nên dĩ nhiên không thể bác bỏ một điều luật nào do quốc hội thông qua.
Thứ hai, nếu Quốc hội là cơ quan duy nhất vừa có quyền lập hiến, lập pháp vừa có quyền sửa đổi hiến pháp, sửa đổi luật trong khi chính hiến pháp là bản khế ước khởi sự khai sinh ra quyền lực của chính quyền thì việc chính quyền thông qua Quốc hội tự ban hành và sửa đổi nó liệu có mâu thuẫn với nhau không? Quốc hội tạo ra những công cụ là các điều khoản trấn áp, cưỡng chế sự phục tùng dân chúng đối với chế độ để bảo vệ lợi ích cho họ là việc hiển nhiên. Để giải thích vì sao Việt Nam không có quốc hội lập hiến họ đã trưng ra lý do vì điều kiện chiến tranh nên chính quyền cộng sản đã xác nhập hai Quốc hội lại. Tuy nhiên gần 40 năm trôi qua vẫn không hề có một sự thay đổi nào nữa trong thủ tục lập hiến. Trưng cầu dân ý hay những gì tương tự như thế đều mang tính hình thức.
Một ví dụ điển hình là sự kiện sửa đổi hiến pháp năm 2013 vừa qua. Nếu tồn tại thực sự “người dân làm chủ đất nước” rõ ràng điều 4 đã không còn nằm trong hiến pháp nữa… Ở những nước văn minh, chỉ có Quốc hội lập hiến mới có quyền lập hiến. Quốc hội này do nhân dân trực tiếp bầu chọn ra những vị đại diện cho họ theo từng vùng và Quốc hội này chỉ có chức năng soạn thảo hiến pháp.
Quốc hội đã không hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của nó bởi vì mọi hoạt động đều bị Đảng cầm quyền chế tài. Trong khi quốc hội chỉ là bù nhìn thì chúng ta thử xét xem chính quyền cộng sản đã thực hiện đúng chức năng của nó hay chưa? So sánh chính quyền cộng sản Việt Nam với các chính quyền hợp pháp và hữu hiệu trong tổng quan về ba chức năng của chính quyền, ta dễ dàng nhận thấy:
• Chính quyền không thực hiện được chức năng giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tự do, tài sản và tính mạng của người dân. Một vài ví dụ cử thị là: Trường hợp của cô Thúy Nga, nhà cô thường xuyên bị công an rải truyền đơn đe dọa truy sát và đốt nhà kèm theo những lời tục tĩu. Cô cho biết tất cả những lần như thế cô đều làm đơn trình báo với lực lượng công an nhưng bị công an làm ngơ, ngày 10/06/2014 cô bị an ninh mật vụ mặc thường phục, đeo khẩu trang dùng gậy sắt đánh gãy tay và chân. Trường hợp của anh Trịnh Xuân Tình là một người bán hàng rong, bị dân phòng và Trật tự quản lý đô thị phường 25, quận Bình Thạnh còng tay và đánh dã man đến ngất khi đang bán hàng sáng ngày 9/12/2013. Một ví dụ điển hình khác về việc chính quyền cộng sản không thể thực hiện chức năng bảo vệ tự do, tài sản, tính mạng của người dân là những cái chết bí ẩn trong đồn côn an như chị Trần Hải Yến chết trong đồn công an Phú Yên (tháng 10/2013), ông Trần Văn Tân chết tại đồn công an xã Kim Xuyên – Kim Thành – Hải Dương (01/2013), anh Đỗ Văn Bình chết tại nhà tạm giam Công an Huyện Hòa Vang – Đà Nẵng (04/2014). – theo Rfa đưa tin.
• Chính quyền không bảo đảm thực hiện chức năng phục vụ phúc lợi xã hội: tỷ lệ trẻ em nhóm 6 – 17 tuổi không được đi học chiếm con số khá cao gần 10% – theo báo cáo của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) Việt Nam năm 2012. – Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề bất cập khác như không có cầu bắc qua sông Re, suối Nậm Pồ người dân phải đu dây thừng thay thế, hay chui vào túi nilon đầy mạo hiểm, hay chuyện những cây cầu kém chất lượng không biết cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng người dân trong các vụ sập cầu ở Cần Thơ, Lai Châu…
• Chính quyền không thực hiện được chức năng bảo vệ quyền lợi dân tộc và lãnh thổ trước cộng đồng quốc tế. Nhà cầm quyền đã tỏ ra lúng túng khi Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò và càng lúng túng hơn khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động ở vùng thềm lục địa Việt Nam ngày 02/05/2014. Phản ứng của nhà cầm quyền quá yếu ớt nếu như không muốn nói là vô hiệu. Thay vì đưa ra những biện pháp hữu hiệu như kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, thì nhà cầm quyền lại ngăn cản quyền tự do ngôn luận bằng cách bỏ tù những người có những bài viết được cho là nhạy cảm với quan hệ ngoại giao Việt – Trung như Nguyễn Hữu Vinh có nick name là Anh Ba Sàm, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2014 cũng bị ngăn chặn và đàn áp. Cho đến nay, nhà cầm quyền vẫn không có một động thái nào được cho là tích cực. Công hàm năm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng lại càng chứng minh rõ ràng hơn về sự bất lực không thể thực thi chức năng của nhà cầm quyền ngay từ đầu với nội dung chuyển nhượng lãnh thổ, thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Ngoài ra, gần đây nhiều lãnh đạo trong quân đội nhân dân Việt Nam và người dân đòi hỏi việc minh bạch hóa một hội nghị được tổ chức tại Tứ Xuyên – Trung Quốc vào năm tháng 9/1990 đó là hội nghị Thành Đô. Theo đài RFA (ngày 8/06/2014) hội nghị này liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc nhưng bị lại bưng bít, tài liệu về nó rất hiếm, tờ Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã đã công bố “Kỷ yếu hội nghị”, nội dung như sau: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….”. Trung quốc chấp thuận đề nghị này và cho Việt Nam thời hạn 30 năm để sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền vẫn chọn giải pháp im lặng chưa thể hiện thái độ hay giải thích nào về công bố này.
Như vậy, chính quyền cộng sản vừa không thể thực hiện các chức năng cơ bản của nó, vừa lãng phí tài nguyên quốc gia, làm tiêu tốn tiền của của nhân dân và còn là mối hiểm họa để đất nước bị bắc thuộc.
Khi chính quyền hiện tại đã không còn hữu dụng và người dân không thể trao “khế ước xã hội” cho chính quyền được nữa mà họ vẫn cố thủ bám víu vào quyền lực bằng đủ mọi phương cách thì người dân phải làm gì? Triết gia Rousseau cho rằng người dân có quyền làm cách mạng để bảo vệ ý nghiã ban đầu của “Khế ước xã hội” và có quyền lập nên một chính quyền khác hợp pháp và hữu dụng hơn. Một chính quyền hợp pháp và hữu dụng là một chính quyền phải được tạo nên trên nền tảng là sự ưng thuận của toàn dân và chính quyền đó phải đảm bảo thực hiện được các chức năng của nó. Có phải đã đến lúc chúng ta cần tỏ rõ thái độ với nhà cầm quyền?

Hồng Kông: Phong trào phản kháng và hệ lụy kinh tế

media
Hồng Kông : Sinh viên biểu tình lập rào cản chặn đường . Ảnh tối 02/10/2014.
Mới qua chưa được một tuần, phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kong đã bắt đầu có tác động đến kinh tế địa phương và có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với Hồng Kông, trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu ở khu vực.
Phong trào phản kháng của sinh viên học sinh Hồng Kông bắt đầu tăng nhiệt từ hôm Chủ nhật vừa qua với sự tham gia của hàng chục nghìn người biểu tình đòi được quyền bầu cử tự do thực sự qua phương thức phổ thông đầu phiếu.
Đến giờ cuộc đấu tranh này đã gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ khi mảnh đất thuộc địa Anh này được trả về cho Trung Quốc năm 1997 và được hưởng quy chế một đặc khu hành chính.
Giao thông ách tắc rối loạn, các chi nhánh ngân hàng đóng cửa, các chuyến công cán làm ăn của giới doanh nhân bị đình hoãn, đó chỉ là một vài ảnh hưởng có thể cảm nhận thấy ngay trong hoạt động của vùng lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền đông nam Trung Quốc có 7 triệu dân, nhưng lại có một tiềm lực kinh tế tương đương với một số quốc gia như Chilê, Philippines hoặc thậm chí gần ngang bằng với Ai Cập.
Chuyên gia Gareth Leather thuộc trung tâm Capital Economics nhận định, nếu các cuộc biểu tình kéo dài « du lịch và thương mại, hai nghành hiện chiếm tỷ trọng 10% thu nhập nội địa của Hồng Kông, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề « và khi đó kinh tế Hồng Kông sẽ rơi vào suy thoái là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên hậu quả về mặt tài chính trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng và kéo dài mới là mối bận tâm đang lo ngại. Hồng Kông được cho là một mắt xích quan trọng trong guồng máy tư bản không chỉ khu vực châu Á.
Hàng trăm tỷ đô la mỗi ngày được giao dịch tại nơi đây qua các thị trường trao đổi tiền tệ, mua bán nguyên 
vật liệu cơ bản, vốn liên ngân hàng và nhất là thị trường chứng khoán Hồng Kông là nơi niêm yết vốn của các tập đoàn kinh tế trọng yếu của Trung Quốc ; như về tài chính có ngân hàng HSBC, các tập đoàn viễn thông thì có China Mobil hay về năng lượng có PetroChina.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông được coi là thị trường hoạt động hiệu quả đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau New Yorrk và Luân Đôn.
Singapore hưởng lợi.
Vị thế của Hồng Kông trên thị trường tài chính đã được xây dựng lên từ nửa sau của thế kỷ 20 bởi người Hồng Kông, những người Anh, người phương Tây và chính bởi những người Trung Quốc đã bỏ chạy khỏi Hoa lục khi Cộng sản lên nắm quyền 1949.
Nhà phân tích độc lập Howard Wheeldon nhắc lại, « trong thời kỳ thuộc địa Anh, Hồng Kông đã có một thời kỳ thái bình, giúp cho vùng đất này trở nên phồn thịnh như thế kỷ trước ».
Việc vùng đất thuộc địa này trở về nằm dưới trướng của Bắc Kinh cách đây 17 năm đã không phá vỡ được sự ổng định của Hồng Kông, cho dù từ đó trở đi thường xuyên xảy ra các căng thẳng giữa lực lượng ủng hộ dân chủ và những người chủ trương giữ đường lối chính thức của Trung Quốc.
Theo ông Ivan Tselichtchev, giáo sư kinh tế Đại học quản lý Nigata Nhậ Bản cũng như nhiều chuyên gia khác trong vùng thì vị thế mạnh của Hồng Kông trong bàn cờ tiền tệ chỉ bị đe dọa ở bên ngoài lề vì chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông có đủ quyền lực và nguồn lực để có thể kiềm chế được những rối ren lớn ».
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định thêm : « Các cuộc phản kháng này đã làm nổi bật mối nguy hiểm của chính sách trong việc áp dụng « một đất nước hai chế độ » do Bắc Kinh tạo lập ra từ năm 1997.
Tất cả phụ thuộc vào cách thức chính quyền xử lý thế nào phong trào phản kháng. Bắc Kinh thừa biết nếu đàn áp dữ dội phong trào phản kháng lần này thì sẽ gây hậu quả tai hại ra sao đối với nền kinh tế Hồng Kông cũng như với hình ảnh của Hoa Lục.
Chuyên gia Leather thuộc Capital Economics, nhấn mạnh : « Chính quyền Hồng Kông chắc hẳn sẽ không dung thứ lâu việc chiếm đóng các trục huyết mạch thương mại chính và có thể sẽ huy động cảnh sát giải tán đám đông trong phố. Và người ta cũng không thể loại trừ khả năng chính phủ Trung Quốc điều quân đội tới » tham gia giải tán biểu tình.
Vẫn theo chuyên gia Leather, “một kịch bản như vậy sẽ là cú đánh mạnh vào hình ảnh Hồng Kông, một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vẫn duy trì ít nhiều Nhà nước pháp quyền, một Hồng Kông có chính quyền ổn định, chất lượng cuộc sống thuộc vào loại dễ chịu ...
Và người được hưởng lợi từ cú ngã của Hồng Kông chắc hẳn sẽ là Singapore. Đảo quốc này sẽ là nơi đón tiếp những ngân hàng, dịch vụ tài chính nếu phải bỏ Hồng Kông. Xa hơn, cuộc khủng hoảng Hồng K ông còn có thể kéo theo hệ lụy không nhỏ đối với các trung tâm tài chính của Hoa lục như Thâm Quyến hay Thượng Hải.
Anh Vũ
(RFI)

Alan Phan - Hong Kong Qua Tháng Ngày

 Năm 1967, khi làm quen với Hong Kong lần đầu, tôi không may mắn lắm.
Trong Hoa Lục, nhóm Hồng Vệ Binh đang xáo tung xã hội, tìm kiếm và hủy diệt mọi tàn dư của “đế quốc tư bản” (thật hay ảo) theo phong trào “Cách Mạng Văn Hóa” do Mao Trạch Đông đề xướng. Dù vẫn còn do chính quyền Anh quản lý, Hong Kong có đủ bang hội trẻ theo Mao và Cục Tình Báo Hoa Nam để tạo nên những biểu tình bạo động (riots) nhỏ liên tục tại nhiều khu phố. Các thanh niên này, tay cầm cuốn sách đỏ nhỏ xíu của Mao, tay thì xách can xăng…xuất hiện bất ngờ tại nhiều nơi chơi trò cút bắt với cảnh sát Hoàng Gia. Cả thành phố nồng nặc hơi cay, báo động, nhiều ngọn lửa nhỏ, phần lớn tiệm bán hàng và quán ăn cửa đóng then cài.
hongkong May cho tôi, anh du khách trẻ, làm quen được một cô gái bán bar từ Phi Luật Tân, đang ế khách vì cách mạng, cho tôi tá túc trong căn hộ tồi tàn nàng thuê ở Wan Chai (lúc đó là khu ăn chơi của những lính Mỹ từ Việt Nam qua R&R – rest & recreation – ở Hong Kong). Có thể nói tôi ngắm nhìn lịch sử đang diễn biến từ một nhà thổ.
&&&&&
Năm 1995, tôi dọn hẳn qua Hong Kong đi tìm cơ hội mới từ Hoa Lục cho sự nghiệp kinh doanh đang lung túng tại châu Mỹ.
Sau gần 30 năm, Hong Kong đã đi những bước dài. Từ một thành phố trung bình cạnh biển, Hong Kong đã sử dụng vị trí chiến lược của mình cạnh các siêu cường, để phát triển thành một trung tâm tài chánh  quốc tế ngang hàng với Tokyo. Dân giàu sinh lễ nghĩa, người Hong Kong lại có truyền thống văn hóa hấp thụ từ Anh, ngoài Nho giáo, nên tôi cho rằng đây là một thành phố rất đáng sống trên thế giới về nhiều phương diện.
Dú phải qua Hoa Lục thường xuyên, dù thán phục sự bành trướng mạnh mẽ của Shanghai, tôi vẫn tìm cách về Hong Kong chơi cuối tuần để hưởng chút không khí…văn minh. Mỗi sáng, lấy chiếc ferry từ Discovery Bay, qua Central, với ly cà phê chuếnh choáng trên boong tàu và tờ South China Morning Post, tôi thấy thanh bình và hạnh phúc cùng cơn gió lành lạnh của eo biển. Hong Kong không nóng bỏng, nhưng là người vợ hiền biết ý chồng và thích chiều chuộng.
Người Hong Kong cũng có nếp sống nhiều tương phản. Ra đường, ai cũng hối hả bước thật nhanh để cạnh tranh kiếm tiền, lúc nhúc trong những chuyến MTR khắp thành phố, lướt smartphones như không quan tâm đến thế giới bên ngoài. Nhưng sống ở Hong Kong một thời gian, mới nhận ra là môi trường sống ở Hong Kong cho người dân rất nhiều khoảng xanh công viên, phong cách lịch sự, tiếng chim hót líu lo khắp nơi và tiếng cười nói trong các căn hộ cho thấy nhiều tình thân gắn bó chứ không nhạt nhẽo như quan hệ Âu Mỹ.
Nhưng người Hong Kong vẫn quay mặt âm thầm khó chịu, mỗi khi du khách hay di dân Hoa Lục đến gần.
Họ vẫn thì thầm…những con khỉ Cộng Sản…
&&&&&
Tuần rồi, tôi ghé ngang Hong Kong có chút công việc. Cạnh văn phòng của quỹ Viasa là những nhóm biểu tình đông nghẹt, đường phố nhiều lúc nồng nặc hơi cay. Chuyện business bị đình trệ nhất là những dịch vụ ngân hàng lớn vì mọi người…muốn chờ. Khác với 1967, mọi thứ vẫn yên tĩnh bình thường. Không có rượt đuổi hay bạo động, không có căng thẳng…từ những quan chức Cộng Sản cứng ngắc đến những sinh viên trẻ hăng say, ai cũng cố giữ vẻ mặt bình thản như đang hội họp đàm phán một phi vụ kinh doanh.
Ngay cả những con khỉ Cộng Sản vẫn nhiễm chút văn minh…của Hong Kong.
Tôi nhớ một buổi tiếp tân cách đây 2 năm được AnCham tổ chức để tiếp đón một quan chức cao cấp nào đó đến từ Trung Ương Đảng ở Bắc Kinh. Bà Anson Chan, một đại biểu quốc hội Hong Kong, được báo chí phong chức là “iron lady”, chất vấn quan này về quyền bầu cử trực tiếp của người dân Hong Kong. Ông này có vẻ yếu thế nhất là về lời hứa hẹn của Hoa Lục trong văn bản bàn giao Hong Kong, nên xuề xòa cho qua chuyện rồi rút lui nhanh chóng.
Sau bữa tiệc, các đồng nghiệp bao quanh chúc mừng “chiến thắng’ của bà Chan. Khi bà hỏi ý tôi, tôi thành thực,” Không ai có thể ‘chiến thắng’ CS. Khi yếu thế, họ lùi; nhưng sau đó, họ sẽ dùng mọi mưu mô thủ đoạn, trong bóng tối nếu cần,  để lấy lại những gì vừa nhượng bộ; cộng thêm ít nhiều nữa”.
Một anh bạn khác phản biện tôi,” dù sao các quan chức CS cũng là người yêu nước Hoa và họ lại là những tinh hoa trí thức”. Tôi cười,” chữ trí thức CS có vẻ là một phản từ (oxymoron). Cha đẻ Mao vẫn coi trí thức là đống phân đấy nhé.”
Về lại Discovery Bay, anh bạn hàng xóm của tôi sau khi say hello, lại hỏi về cuộc biểu tình đang xẩy ra? Tôi không biết có nên lập lại những gì tôi đã nói với bà Chan vài năm trước?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)

-Có nên để dân góp tiền trả nợ xấu?

Anh Vũ, thông tín viên RFA

2014-10-03

000_Hkg9232519.jpg
Một chung cư cũ kỹ tại TPHCM chụp năm 2013 AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu cho nhà nước. Dư luận xã hội nói gì về phát biểu này?
Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng ở VN.

Đánh giá chung về tình hình nợ xấu của VN hiện nay, TS. Ngô Trí Long nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều cái đáng bàn. Và đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn. Thực tế số liệu này thì cũng có nhiều nguồn tin khác nhau, ngay bản thân Ngân hàng, cơ quan chính phát ngôn ra cái thông tin về nợ xấu thì mỗi thời điểm khác nhau cũng hoàn toàn toàn khác nhau.”
Theo Báo cáo triển vọng hệ thống NH năm 2014 của hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Moody’s thì nợ xấu của NH Việt nam ở mức khoảng 15% tương đương 350.000 tỷ đồng.
Ngày 1.10.2014, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi nói về phương hướng giải quyết nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu cho rằng “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”.
Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi cực lực phản đối cái ý tưởng này.
– Ông Đinh Quang Tuyến
Bình luận về phát biểu này, ông Đinh Quang Tuyến một nhà hoạt động xã hội thấy rằng, nợ xấu là do lỗi của chính quyền cùng các doanh nghiệp gây ra thì chính quyền tự chịu trách nhiệm giải quyết, liên quan gì đến dân?
Từ Sài gòn, ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Khi mà chính sách của Chính phủ đưa ra mà nhân dân không đồng tình, họ biểu tình phản đối thì Chính phủ nói rằng đây là việc của Chính phủ, rồi bắt bỏ tù những ai lên tiếng phản đối. Vậy tại sao bây giờ lại bảo dân nên trả? Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi cực lực phản đối cái ý tưởng này.”
Nhà báo Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội cũng không đồng ý với ý kiến của ông Phan Trung Lý:
“Tôi phản đối chủ trương kêu gọi người dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu trách nhiệm về những khoản nợ xấu này. Hiện tại cái sưu thuế, các mức đóng góp và chi phí dịch vụ công của người dân đã quá cao rồi, cho nên người dân không thể gánh những cái hậu quả mà không do mình gây ra. Ngày xưa cũng đã có tuần lễ Vàng, nhân dân đã đóng góp cho chính quyền này, nhưng tôi nghĩ người dân bây giờ họ không còn ngây thơ nữa, vì lịch sử đã cho họ biết rằng ở chế độ này không có gì là tự nguyên, tất cả là bắt buộc hết.”
000_Hkg8230443-400.jpg
Xích lô chờ khách bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/1/2013. AFP photo
Trong bài “Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn!” trên báo Dân trí có đoạn viết: “Họ làm ăn, quản lý kém cỏi, tham ô, tham nhũng… thì họ phải chịu chứ sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” trả nợ thay cho họ? Nói trắng ra, họ tham ô, tham nhũng, kém cỏi… để lại khối nợ xấu không lồ thì họ phải chịu, sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” thay cho họ? Khi ngành ngân hàng có mức thu nhập cũng “khủng khiếp”, hỏi họ đã chia sẻ gì cho người dân hay họ chỉ chăm chăm tăng lãi suất để hưởng lợi nhuận cho ngành mình, cho bản thân mình? Thế nhưng với những gì đã diễn ra, lại kêu gọi người dân “đóng góp” quả là rất phi lý.”
Khi dân không còn tin nhà nước
Khi được hỏi ý kiến về chuyện trong quá khứ, chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã từng nhận được sự ủng hộ của người dân trong Tuần lễ Vàng, ông Đinh Quang Tuyến cho biết:
“Vấn đề này trên thực tế người ủng hộ nhiều nhất đã bị bắn trước tiên, cho nên bây giờ dân có tiền thì ông cố nội họ cũng không dám đưa tiền cho nhà nước này nữa. Bây giờ tôi đưa tiền cho ông, xong ông mang tôi ra bắn thì sao? Cái cách hành xử của các ông như vậy, cho nên bây giờ tôi có tiền tôi cũng không đưa cho ông nữa. Thế là chắc cú, chắc ăn!”
Đối với so sánh mà ông Phan Trung Lý đưa ra về việc dân chúng Hàn Quốc đã từng giúp chính quyền của họ trong việc giải quyết nợ xấu, ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng Hàn Quốc là một xã hội minh bạch, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng. Họ có thể cũng có tham nhũng nhưng hình như không có những vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát với số tiền cả nghìn tỉ đồng như ở Việt Nam và hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có lẽ cũng không có cái gọi là “lợi ích nhóm”…
Ông Vũ Quốc Ngữ trình bày:
“Hàn Quốc dù sao họ cũng trải qua thời gian là một chế độ Dân chủ, cho nên những lỗi như nợ xấu là do một nguyên nhân khách quan nào đó, chứ không hẳn là do họ quản lý yếu kém. Còn ở VN thì bên ngoài họ cứ nói là chế độ của dân, do dân, vì dân nhưng tôi thấy là họ chưa làm được cái gì để chứng minh điều đó. Chuyện phát sinh nợ xấu của VN tôi nghĩ là do nguyên nhân chủ quan của các ngân hàng, các doanh nghiệp thậm chí là do chính sách vĩ mô của Chính phủ chứ không phải do người dân gây ra. Cho nên không thể áp dụng như Hàn Quốc, vì Hàn quốc và VN có hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau ”
Tôi phản đối chủ trương kêu gọi người dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu trách nhiệm về những khoản nợ xấu này.
– Nhà báo Vũ Quốc Ngữ
Ông Đinh Quang Tuyến thấy rằng giải quyết nợ xấu là vấn đề cần thiết, người dân sẵn sàng giúp nhà nước giải quyết tình trạng này nếu chính quyền biết coi trọng ý kiến của người dân.
Ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Nợ thì cũng nợ rồi, dân có phản đối thì nhà nước vẫn cứ nợ, vấn đề là làm sao giải quyết được cái nợ đó sao cho nó phải đạo. Thế thì tôi có một kiến nghị tạo lối thoát cho Chính phủ, đó là nếu Chính phủ bế tắc không trả nổi thì Chính phủ phải trả lại quyền cho nhân dân. Bây giờ cái gợi ý của tôi là: Chính phủ thông báo chuyển trả quyền lực cho nhân dân thông qua sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc. Khi Liên Hợp quốc họ vào chứng nhận sự chuyển giao quyền lực và  tổ chức bầu cử tự do, công bằng trên cơ sở Đảng CSVN từ bỏ độc quyền chính trị. Một khi mình thể hiện thiện chí thì là lúc Liên Hợp Quốc họ sẽ có thể giúp VN tái vay nợ hoặc giãn nợ”
“Nâng thuyền cũng là Dân, lật thuyền cũng là Dân”, một chính quyền thực sự của dân, do nhân dân bầu ra và hành động với mục tiêu cao cả nhất là vì hạnh phúc của toàn dân thì không có bất kỳ trở ngại nào mà nó không có thể vượt qua. Khi ấy vấn đề nợ xấu chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên trong thực tế, những Đại biểu Quốc hội như ông Phan Trung Lý là người của Đảng cử ra nên ý kiến đề xuất của ông ngược hẳn với suy nghĩ của người dân như ông Đinh Quang Tuyến và Vũ Quốc Ngữ.

Chuyện gì sẽ đến nếu Mỹ tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam ?

Những tác động ngắn hạn của việc Mỹ tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là gì?
Tuần trước, tôi có niềm vui được tham dự trong một cuộc tranh luận bảng tại Asia Society với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao  Việt Nam Phạm Bình Minh, người đã đến New York để dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong phần Hỏi Đáp của sự kiện này, Minh đã mô tả lệnh cấm vận là "bất thường" và kêu gọi Mỹ hãy tháo gỡ lệnh cấm vận bán vũ khí gây sát thương này tại Việt Nam. Ông cũng đã tiếp tục bày tỏ ngụ ý rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ là bình thường khi lệnh vấn vận này được dỡ bỏ:
"Gần 20 năm trước, chúng ta đã bình thường hóa mối quan hệ với Mỹ và đã thiết lập một quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ vào năm 2013. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai nước là bình thường và lệnh cấm bán các loại vũ khí gây sát thương cho Việt Nam là không bình thường."
Minh đang chuẩn bị đi Washington DC vào đầu tháng Mười để hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ChuckHagel có kế hoạch đi Việt Nam vào cuối năm nay.
Nhận xét của Minh được đưa ra chưa đầy 24 giờ sau bài viết độc quyền của Reuters trích dẫn lời bình luận của một quan chức cao cấp Mỹ cho thấy rằng lệnh cấm vận sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong chuyến đi của Minh sang Hoa Kỳ. Theo bài viết ấy, trinh sát cơ P-3 Orion của hãng Lockheed có thể là một trong những mặt hàng đầu tiên trong danh sách mong muốn của Việt Nam.P-3 là một nâng cấp quan trọng cho hải quân Việt Nam khi họ muốn tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát. P-3 cũng là một phi cơ chuyên môn có khả năng chiến đấu trên mặt nước cũng như chống tàu ngầm dưới mặt nước. Trinh sát cơ P-3 có trị giá ước tính là 36 triệu mỹ kim một chiếc. Trong nội bộ Hoa Kỳ, có sự ủng hộ rộng rãi trong cả hành pháp và lập pháp để đưa mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tính quyết đoán ở Biển Đông.Việc tháo gỡ lệnh cấm vận sẽ tiêu biểu cho một trong những phương cách chắc chắn nhất đối với Hoa Kỳ để gặt hái được các lợi thế quan trọng về ngoại giao với Việt Nam trong khu vực khi tìm cách thúc đẩy trục chuyển về châu Á. Một lĩnh vựcquan trọng khác trong việc tăng cường hợp tác là tiềm năng tham dự của Việt Namtrong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, vốn vẫn còn đang tiến triển.
Khi được hỏi nếu việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ có gây khó chịu Trung Quốc, Minh có vẻ thoải mái khi nhận xét "Nếu không mua vũ khí từ Mỹ, chúng tôi cũng sẽ phải mua từ các nướckhác. Vì vậy, tại sao Trung Quốc lại cảm thấy phiền phức ?” Ông cũng không hề chối từ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trị giá nhiều tỉ mỹ kim vốn nhằmvào việc chống lại Trung Quốc tại Biển Đông. Đầu tháng Năm năm nay, Trung Quốc đã đặt giàn khoan dầu trong vùng biển đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) của Việt Nam. Sự kiện này phô bày khác biệt ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia từng một thời tận hưởng mối quan hệ chặt chẽ nhờ tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản (Thật vậy, sau sự cố giànkhoan dầu, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam mô tả sự việc ấy như một bất đồng nhỏgiữa các "anh em").
Trong khi Minh nói đến vấn đề của lệnh cấm vận vũ khí trong bối cảnh quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, ông đã cẩn thận nhấn mạnh rằng đất nước ông xem luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương là cách giải quyết trong vùng biển Đông.
"Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy một nguy cơ lớn hơn khi việc tính toán sai lầm và những sự cố có thể leo thang thành xung đột quânsự như trong vài tháng qua", ông nói. Tuy nhiên, trong nhận xét mở đầu của mình, ông lưu ý rằng "Việt Nam tìm cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đôngbằng các biện pháp hòa bình sẵn có, dựa trên nguyên tắc của pháp luật quốc tế."
Đối với Việt Nam, dù Mỹ có thể là một đối tác thu hút cho việc mua sắm quốc phòng, vẫn còn những đối tác hấp dẫn khác, bao gồm cả Nga và Ấn Độ. Trong một chuyến thăm Hà Nội trước đó vào tháng Chín, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã ký một biên bản ghi nhớ đó bao gồm việc mở rộng hạn mức tín dụng 100 triệu Mỹ kim để tạo thuận lợi cho việc mua sắm quốc phòng của ViệtNam. Nghiêm túc hơn, Việt Nam tiếp nhận sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến từ Nga để bổ sung vào hạm đội có nguồn từ thời Xô Viết của hải quân. Việt Nam cũnglưu ý đến việc mua tàu tên lửa siêu âm do BrahMos của Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Thoả thuận này chỉ chờ sự ưng thuận cuối cùng từ phía Moscow. Ngoài ra, đầu năm nay, Nhật Bản cho thấy nhiệt tình muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Dù hợp tác giữa hai nước vẫn còn đang phát triển, cũng sẽ là dễ dàng cho Việt Nam tìm nguồn cung ứng thiết bị quốc phòng từ Nhật Bản trong bối cảnh thư giãnlệnh cấm vận vũ khí. Đúng như nhận xét của Phó Thủ tướng Minh ở New York tuần trước, Việt Nam thực sự có các đối tác khác nữa để tìm nguồn thiết bị quốc phòng. Ngoại trừ Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn được xem là nguồn đáng kể thực sự giúp đượcViệt Nam vốn vẫn còn dựa vào các thiết bị từ thời Liên Xô, để hiện đại hóa quânsự của mình.
Một cách nghiêm túc, Minh nhấn mạnh rõ rằng các nhận xét của ông về lệnh cấm vận và mối quan hệ Mỹ Việt nên được nhìn nhận đúng như thực tại chứ không ám chỉ gì đến dấu hiệu phát triển của một liên minh nào khác.Trong mục đích này, Minh đã nhắc lại chính sách quốc phòng "ba không"của Việt Nam: không liên minh quân sự, không căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không dựa vào bất kỳ nước nào để hỗ trợ mình chiến đấu. Không câu chữ nào trong bài phát biểu của Minh nói đến chương trình hiện đại hóa quân sự của ViệtNam hoặc nhìn thấy việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ sẽ dẫn đến sự thay đổi các nguyên tắc cơ bản vốn đang hướng dẫn chính sách đối ngoại. Mặc dù với chính sách "ba không", nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Việt Nam sẽ đến gần hơn để tự hoà mình vào cuộc hòa nhạc của các nền dân chủ châu Á-Thái Bình Dương bao gồm cả Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vốn vẫn đang lo ngại về chủ thuyết phục hồi lãnh thổ và sự quyết đoán ở Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ như Hà Nội Vẫn còn kiên quyết duy trì chiến lược tự trị của mình- họ chỉ muốn hành động như vậy với cấu hình thiết bị quân sự hiện đại nhất mà mình có thể đạt được..
Nếu và khi Mỹ quyết định tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí, các hậu quả có khả năng sẽ không sâu rộng trong khu vực. Sự việc này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của mối quan hệ song phương sâu sắc hơn giữa Washington và một cựuthù, nhưng sẽ không nghiêm trọng làm thay đổi tình trạng an ninh hàng hải tiến thoái lưỡng nan hay cán cân quyền lực đang định hình các động lực an ninh hiện nay ở Biển Đông. Hà Nội sẽ không lập tức bạo gan đối đầu với Bắc Kinh, cũng sẽ không thay đổi hành vi của mình như Mỹ mong đợi (ví dụ như về nhân quyền).
Đối với Hoa Kỳ, tăng cường khả năng của tuần tra giám sát hải phận cho Việt Nam để sẽ giúp duy trì được hiện trạng của khu vực phù hợp vớimục tiêu của công cuộc chuyển trục sang châu Á. Trên tất cả, quyết định tháo gỡlệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mỹ có lẽ báo hiệu một dòng hợp lưu lớn dần của các quyền lợi giữa hai nước. Do đó, sự nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Minh về việc bình thường hóa là phù hợp với bối cảnh - khi cho đến nay Mỹ và Việt Nam chỉ có thể ở mức ấy với lệnh cấm vận vũ khí vẫn còn đó.
Ankit Panda/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
(FB. Lê Quốc Tuấn)

-Chính quyền VN chấm dứt đàn áp nhân quyền là điều kiện để Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí

Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay hải giám P-3.
Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay hải giám P-3.

TS Luật Cù Huy Hà Vũ  -VOA

Phát biểu tại Lầu Năm góc hôm 25/9 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết chính phủ Việt Nam đang thương thảo để mua vũ khí của Mỹ. Phát biểu này đã gián tiếp xác nhận tin chính quyền Việt Nam muốn mua 6 máy bay săn tàu ngầm P-3 Orion của Mỹ. Vậy tại sao có chuyện này?
Trước hết cần nhắc lại rằng chính quyền hiện nay ở Việt Nam không đại diện cho nhân dân Việt Nam vì dưới chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam không có bầu cử tự do và công bằng – nền tảng cho một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Trên thực tế, chính quyền này gây tội ác với nhân dân mà các cuộc cướp đất tràn lan diễn ra hàng ngày và các cuộc đàn áp tàn bạo những người yêu nước và những người đòi hỏi thực thi nhân quyền là những bằng chứng không thể bác bỏ.

Đối với Trung Quốc, từ sau Hội đàm Thành Đô năm 1990 giữa lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và Nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã liên tục thi hành chính sách đầu hàng.
Thực vậy, chính quyền này đã để mất nhiều lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc khi ký với nước này Hiệp định biên giới năm 1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ 2000, không dám bảo vệ ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc liên tục tấn công ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông, không dám dùng ngay cả biện pháp đấu tranh hòa bình là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế do có các hành vi xâm chiếm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam cũng ở biển Đông và rõ ràng hơn cả, đàn áp, bỏ tù những người dân chống các hành vi xâm lược ấy của Trung Quốc.
Chính sách và thực tế đầu hàng Trung Quốc nói trên của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đã khiến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống nồng nàn yêu nước vô cùng phẫn nộ; điều này đặt chính quyền Việt Nam vào thế phải có những hành động trấn an người dân nhằm tránh một cuộc nổi dậy đồng loạt của họ, thậm chí của cả  quân đội. Điều này giải thích vì sao năm 2009 chính quyền Việt Nam lần đầu tiên đặt mua tàu ngầm của Nga, cụ thể là 6 tàu ngầm lớp Kilo mà sự chuyển giao sẽ kết thúc vào 2016.
Thế nhưng việc chính quyền Việt Nam mua tàu ngầm của Nga đã không làm Trung Quốc chùn bước trong tham vọng thôn tính biển Đông mà việc nước này ngang nhiên cắm dàn khoan dầu HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và cũng là thềm lục địa của Việt Nam trong hơn 2 tháng, từ đầu tháng 5 cho đến giữa tháng 7 năm nay, là bằng chứng. Sở dĩ như vậy là vì chỉ tính lực lượng tàu ngầm thì Trung Quốc đã áp đảo Việt Nam với hơn 60 chiếc trong đó có 12 chiếc lớp Kilo. Không những thế, Trung Quốc đã chế tạo được máy bay săn tàu ngầm mà loại mới nhất là GX6 trong khi Việt Nam hoàn toàn không có năng lực sản xuất máy bay đã đành mà cũng chưa mua được máy bay săn tàu ngầm tiên tiến nào. Do đó, để khả dĩ đối phó với số lượng tàu ngầm áp đảo của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam buộc phải có máy bay săn tàu ngầm tiên tiến.
Vậy Việt Nam có thể mua máy bay săn tàu ngầm từ Nga không? Câu trả lời là “không” với 2 căn cứ sau:
Thứ nhất, Nga phải giữ vai trò trung lập trong xung đột Việt – Trung để có thể bán được vũ khí cho cả hai bên, điều này có nghĩa khi Nga quyết định không bán cho Trung Quốc hoặc Việt Nam loại vũ khí nào đó thì nước kia cũng không mua được loại vũ khí này từ Nga. Thực tế cho thấy Nga đã không bán cho Trung Quốc máy bay săn tàu ngầm hiện đại nào bởi Trung Quốc luôn là kẻ thù tiềm tàng của Nga mà cuộc chiến tranh biên giới do Trung Quốc gây ra với nước này năm 1969 đã cho thấy. Đó là chưa nói tới việc Nga chắc chắn sẽ bị Trung Quốc cạnh tranh trong việc bán máy bay săn tàu ngầm nếu như Nga bán cho Trung Quốc phương tiện chiến tranh này vì năng lực sao chép công nghệ của Trung Quốc rất cao. Tóm lại, Nga sẽ không dại gì bán máy bay săn tàu ngầm cho Việt Nam để mà đánh mất Trung Quốc như là khách hàng mua tàu ngầm quan trọng bậc nhất.
Thứ hai, dẫu Trung Quốc được Nga xác định là kẻ thù tiềm tàng thì điều này không ngăn Nga cần Trung Quốc như một đồng minh tiềm tàng nhằm chống lại sức ép quân sự của Mỹ cũng như của NATO trong khi Việt Nam không bao giờ có thể đóng một vai trò như vậy. Nói cách khác, Nga không thể vì làm hài lòng Việt Nam mà làm mếch lòng Trung Quốc.
Tình hình trên buộc chính quyền Việt Nam phải tìm nguồn khác cung ứng máy bay săn tàu ngầm. Vấn đề đặt ra là tại sao Việt Nam lại chọn Mỹ chứ không phải là Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển cũng là những nước sản xuất máy bay săn tàu ngầm? Có ba lý do cho sự lựa chọn này.
Một là, việc mua máy bay săn tàu ngầm P-3 Orion đa năng của Mỹ rất thích hợp với ngân sách rất hạn chế của Việt Nam. Thực vậy, máy bay này không chỉ có uy lực chống tàu ngầm vào bậc nhất mà còn chống chiến hạm cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển và trinh sát vô tuyến trên không, điều mà các máy bay săn tàu ngầm của các nước khác không có.
Hai là, chính quyền Việt Nam muốn thông qua đơn đặt hàng này với Mỹ để hù Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc rút dàn khoan dầu HD 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế đồng thời là thềm lục địa của Việt Nam chỉ 4 hôm sau khi Thượng viện Mỹ hôm 10 tháng 7 vừa qua ra Nghị quyết S. Res 412 lên án những hành vi của Trung Quốc gây hấn trên biển Đông đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu HD 981; điều này đã làm cho chính quyền Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng Mỹ là nước duy nhất có thể làm Trung Quốc chùn bước trong toan tính thôn tính biển Đông được cụ thể hóa bằng bản đồ lãnh thổ tự vẽ gồm chín đoạn bao chiếm 80% biển này. Tóm lại, Trung Quốc hoàn toàn không sợ Việt Nam chạy đua vũ trang vì biết rõ năng lực tài chính của Việt Nam chẳng thấm tháp gì so với Trung Quốc mà chỉ sợ Việt Nam được Mỹ chống lưng về quân sự trong khuôn khổ của một liên minh quân sự giữa hai nước mà việc Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí một khi xảy ra là động thái đầu tiên.
Ba là, bằng việc mua vũ khí của Mỹ chính quyền Việt Nam hy vọng đổi lấy được việc Mỹ giảm sức ép về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để từ đó lập lờ là Mỹ cần chính quyền cộng sản để chống bành trướng Trung Quốc hơn là ủng hộ dân chủ hóa Việt Nam nhằm giảm nguy cơ của một cuộc nổi dậy của người dân đang vô cùng bất mãn với chế độ cộng sản và ít nhiều được cổ võ bởi các cuộc cách mạng chống độc tài xảy ra trong thời gian vừa qua tại Bắc Phi và Trung Đông.
Như vậy, tại thời điểm hiện nay chính quyền Việt Nam rất cần Mỹ chìa bàn tay quân sự dù chỉ là tượng trưng để giảm bớt sự hung hăng của Trung Quốc trong hành động xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông nhằm tránh một cuộc nổi dậy đồng loạt chống chính quyền để cứu nước từ phía người dân và không loại trừ của cả quân đội.
Vấn đề còn lại là Mỹ có nên nới lỏng cấm vận vũ khí bằng cách bán máy bay săn tàu ngầm P-3 Orion cho chính quyền Việt Nam như một hình thức nới lỏng cấm vận vũ khí đối với chính quyền này hay không. Nghĩa là phải xem Mỹ sẽ được gì và mất gì trong việc bán vũ khí tối tân này cho chính quyền Việt Nam để từ đó siêu cường này có lựa chọn chính xác nhất.
Tôi khẳng định rằng nếu Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí trong khi chính quyền Việt Nam vẫn đàn áp nhân quyền, thậm chí ngày càng nghiêm trọng, thì Mỹ chỉ được một tý lợi về thương mại nhưng sẽ thất bại cả về quân sự lẫn chính trị. Thực vậy, như tôi đã từng đề cập trong diễn văn đọc tại Quốc Hội Mỹ ngày 16 tháng 7 vừa qua (*), Mỹ chỉ có thể thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc thôn tính biển Đông – cốt lõi của chiến lược “xoay trục quân sự” sang châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama – nếu có một Việt Nam đồng minh quân sự mà điều này là không thể chừng nào còn chế độ cộng sản ở Việt Nam vốn là kẻ thù của lý tưởng Tự do và Dân chủ của Mỹ. Bản thân chính quyền Việt Nam loại trừ liên minh quân sự với Mỹ khi luôn khẳng định chính sách “3 không” của chính quyền này là “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống lại nước khác”.
Phân tích như thế để nói việc Mỹ bán vũ khí cho chính quyền Việt Nam ở thời điểm này không những không phục vụ chiến lược quân sự mới của Mỹ ở biển Đông mà còn gây hại cho việc dân chủ hóa Việt Nam bởi một thương vụ như vậy có tác dụng giải cứu chế độ cộng sản Việt Nam đang trong tình thế bị người dân xóa bỏ để cứu nước và giữ nước một cách bền vững. Do đó, Mỹ phải làm mọi cách để giúp chuyển hóa Việt Nam từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ – đa đảng. Vả lại, một Việt Nam dân chủ – đa đảng nhất định sẽ chiếm được lòng tin của giới đầu tư quốc tế; điều này tất dẫn đến kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với thu nhập quốc dân tăng đáng kể và với năng lực tài chính như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành khách hàng quan trọng của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí.
Với cách nhìn như vậy, việc nới lỏng cấm vận vũ khí cũng như chấp nhận cho Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ có thể được Mỹ cứu xét nếu như những điều này thúc đẩy dân chủ hóa Việt Nam. Cụ thể là Mỹ yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền bằng cách bãi bỏ không chậm trễ các điều luật phản nhân quyền (các điều 79, 88, 258 Bộ luật hình sự) và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị – tù nhân lương tâm như khởi đầu của lộ trình dân chủ hóa như điều kiện để Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí cũng như chấp nhận Việt Nam tham gia TPP.
Nếu chính quyền Việt Nam không chấp nhận điều kiện tiên quyết nói trên của Mỹ – điều chắc chắn xảy ra – đồng nghĩa với triển vọng Việt Nam được Mỹ chống lưng về quân sự bị triệt tiêu. Trong trường hợp đó Trung Quốc tất đánh chiếm nốt Trường Sa cũng như thôn tính toàn bộ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông và như hệ quả tất yếu, nhân dân Việt Nam sẽ phải nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản để liên minh quân sự với Mỹ nhằm cứu nước.
Tóm lại, việc Mỹ không nới lỏng cấm vận vũ khí đối với chính quyền Việt Nam cũng sớm dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản đồng nhất với sự ra đời của Nhà nước dân chủ thực thi đầy đủ quyền con người ở Việt Nam, mở đường cho việc hình thành liên minh quân sự với Mỹ chống bành trướng Trung Quốc ở vị trí chiến lược bậc nhất Đông Nam Á này như kêu gọi mà tôi đã đưa tra cách đây 4 năm, vào năm 2010: “Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” (**).
————————————————————————————————————
(*) TS Cù Huy Hà Vũ – Dân chủ hóa Việt Nam và lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở biển Đông.
(**) TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Sáu, ngày 03 tháng 10 năm 2014

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.

Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.

Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.


Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.

Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học Baltimore nằm ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày nay, nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm theo đuổi phương pháp hóa trị liệu như là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu cho rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu.
Theo đó, cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được. Đọc toàn bài tại đây.
Diệp Thanh
(Người Đưa Tin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét