Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

KỸ THUẬT LIÊN LẠC MỚI MÀ CÁC BẠO QUYỀN ĐỘC TÀI LO SỢ

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

-Lộ bằng chứng TQ lại ‘xây’ thêm đảo mới tại Trường Sa

PLTP / Baomoi Pháp luật TPHCM – 03/10/2014 11:36
(PLO) – Không chỉ cố tình xây dựng trái phép nhiều công trình tại Gạc Ma, tạp chí quân sự HIS Jane’s (Vương quốc Anh) mới đây công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh, chứng minh Trung Quốc đã cố tình xây thêm đảo mới tại quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh này cho thấy, đã có một hòn đảo “mọc lên” trên bãi Đá Lạc của Việt Nam (tên quốc tế là Gaven Reefs). Bãi đá này được Philippines gọi là Burgos Reefs, còn Trung Quốc thì tự đặt tên là Nanxun Jiao và Xinan Jiao.
Trung Quốc trước đó đã xây dựng một công trình bằng bê tông ở phía tây bãi đá. Công trình này còn được trang bị thêm hệ thống thông tin liên lạc, các súng phòng không và chống hạm.

So sánh ảnh chụp từ vệ tinh ngày 31-3 và ngày 7-8, một hòn đảo mới đã “mọc lên” tại bãi Đá Lạc (Nguồn: IHS Jane’s)


Tàu hút bùn lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc, Tian Jing Hao

Tuy nhiên, ảnh chụp vệ tinh của trung tâm Quốc phòng và Vũ trụ Airbus chụp vào ngày 31-3 và 7-8 cho thấy, một hòn đảo đã bất ngờ mọc lên với kích thước từ 300m đến 250m. Diện tích dất nhân tạo mới xây được xác định vào khoảng 114.000 m2.
Không những thế, tương tự như ở các bãi đá Gạc Ma (Johnson South) và Châu Viên (Cuateron), Trung Quốc cũng đã xây dựng các đê bao bằng bê tông vây kín khu vực này.
Việc nạo vét và cải tạo ở đảo Đá Lạc có khả năng được thực hiện bằng Tian Jing Hao, một tàu hút bùn hơn 6.017 tấn, dài 127m, được cho là tàu hút bùn lớn nhất ở châu Á – Thái Bình Dương. IHS Jane’s trước đó từng đưa tin Tian Jing Hao xuất hiện ở Đá Lạc từ ngày 24/5 đến 15/6.
Phân tích từ hình ảnh chụp ngày 7-8, tờ IHS Jane’s đánh giá tiến độ “mọc” của hòn đảo này không nhanh như những gì Trung Quốc từng làm tại Johnson South và Cuateron.
Hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu Trung Quốc xây dựng xong cầu tàu hay đặt nền móng xây nhà tại hòn đảo. Tuy nhiên, có thể xác định được sự hiện diện của các doanh trại quân đội, các công-ten-nơ và vật liệu xây dựng trên hòn đảo.
Các bức tường biển tại các bãi Đá Lạc, Johnson South và Cuateron cho thấy Trung Quốc đang ưu tiên hoàn tất công tác chống bão tại các đảo nhân tạo trước khi bắt tay vào việc xây dựng các đường băng tại Biển Đông.
Biện hộ cho các hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại một số đảo trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ ngoại giao nước này, trong buổi họp báo hồi 9-9, bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố “các công trình này nhằm cải thiện các điều kiện làm việc và sinh sống của người dân trên đảo”. Thế nhưng, khi phóng viên quốc tế hỏi “đảo mới xây không hề có người ở thì không thể nói là cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc?”, bà Hoa Xuân Oánh đã từ chối trả lời.
Kiệt Anh (Theo IHS Jane’s)

-Báo chí nóng tin Hong Kong: một lá bài mới

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-10-03

vn-hk-305.jpg
Tin tức về biểu tình ở Hong Kong đăng tải trên báo VNExpress hôm 3/10/2014. Screen capture
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Thay đổi cách ứng xử?

Báo chí Việt Nam được rộng cửa đưa tin bài và hình ảnh về các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Điều này trái với thông lệ trong quá khứ là không đưa tin nhạy cảm mà Bắc Kinh không hài lòng. Phải chăng Chính quyền thay đổi cách ứng xử và cũng đủ tự tin vì đã kiểm soát chặt chẽ giới thanh niên sinh viên học sinh.

Có gì bất thường qua sự kiện báo chí Việt Nam sôi nổi với phong trào dân chủ Hong Kong và những hình ảnh đầy ấn tượng của cuộc “cách mạng cây dù,” hàng chục ngàn người biểu tình chiếm lĩnh khu trung tâm Hong Kong và họ đã dương cao những chiếc ô để chống lựu đạn cay khỏi rơi trúng đầu hoặc để cản hơi cay, hơi hồ tiêu khi cảnh sát xịt thẳng vào đám đông. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội nhận định:
“Không phải là bất thường nếu xét tới những sự thay đổi trong 4-5 tháng vừa qua. Tôi nghĩ nếu so với thời gian trước kia thì có thể coi là bất thường bởi vì người ta tránh đụng tới chuyện mà Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh coi là nhạy cảm trong báo chí Việt Nam. Nhưng từ tháng 5 đến giờ tình hình đã khác xa rồi.”
Nếu so với thời gian trước kia thì có thể coi là bất thường bởi vì người ta tránh đụng tới chuyện mà TQ và nhà cầm quyền Bắc Kinh coi là nhạy cảm trong báo chí VN.
-TS Nguyễn Quang A
Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư Ký Báo Doanh Nghiệp, một người có nhiều kinh nghiệm hoạt động báo chí, từ Saigon nhận định:
“Không có tờ báo nào ở Việt Nam là của tư nhân cả, tất cả báo đều là của một đoàn thể nào đó và do nhà nước chỉ đạo. Vì thế hiện tượng báo chí đưa tin Hong Kong như vậy nếu không được sự đồng ý của lãnh đạo cụ thể là Ban Văn hóa Tư tưởng thì không một tờ báo nào được đưa tin một cách rộng rãi như vậy đâu.”
Trong khi đó nhà báo Phạm Thành ở Hà Nội, người từng nhiều năm phục vụ truyền thông nhà nước có cách nhìn nhận khác về báo chí lề phải và tình hình Hong Kong. Ông nói:
“Một số báo nhà nước đưa tin dè dặt, đưa tin trong tình trạng lương tri của các nhà báo, của những người quản lý tờ báo được thức tỉnh, cộng với việc không có chỉ đạo của Ban Tuyên giáo là cấm đưa tin về biểu tình ở Hong Kong…”
vn-hk-400.jpg
Tin tức về ẩu đả giữa người biểu tình và chống biểu tình ở Hồng Kông trên báo Thanh Niên hôm 3/10/2014. Screen capture.
Phần lớn các báo lề phải do nhà nước quản lý đều có tin bài về phong trào đòi dân chủ trong bầu cử ở Hong Kong, từ các tờ báo hoạt động tự túc ngân sách cho đến Thông tấn xã Nhà nước, thể hiện qua trang mạng truy cập miễn phí là Vietnam Plus. Trang mạng VnExpress là một điển hình về đưa tin và hình ảnh nhanh chóng về phong trào dân chủ Hong Kong. Ngay từ ngày 22/9 trang mạng này đã có những tin bài và hình ảnh về cuộc biểu tình của hàng ngàn sinh viên học sinh ở khu Trung Hoàn và sau đó là sự tiếp sức của Phong trào Ocuppy Central đưa qui mô cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày lên hàng chục ngàn người với đủ mọi thành phần dân chúng tham gia.
Thanh Niên, một tờ báo của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa có bản in và bản điện tử, có vẻ là tờ báo đi đầu trong phong trào Hong Kong đòi dân chủ với nhiều tin bài, hình ảnh nhưng ở đỉnh điểm ngày 2/10, tờ báo có bài tường trình tại chổ “ Tường thuật từ điểm nóng Hồng Kông” với nhà báo Nguyễn Thành Trung. Blog Quê Choa khi đưa lại tin này đã có lời dẫn của chủ blog nhà báo, nhà văn Nguyễn Quang Lập, xin trích nguyên văn : “Hoan hô báo Thanh Niên! Thế mới gọi là làm báo. Ngồi thúc thủ trong lô cốt, nhặt nhạnh thông tin từ FB và ngửa mặt chờ chỉ thị của Ban Tuyên giáo…thì đó không phải là làm báo mà là đi ăn mày.”

“Tự do báo chí”

Trong câu chuyện với chúng tôi, liên quan đến vấn nhà nước Việt Nam dựa vào đâu mà không ngại phong trào đòi hỏi dân chủ ở Hong Kong có thể gây ảnh hưởng đến giới trẻ trong nước. TS Nguyễn Quang A nhận định:
Nhà nước phải biết rằng không phải những điều diễn ra ở Hong Kong sinh viên học sinh Việt Nam họ không nhìn thấy, họ không suy nghĩ hay không có ý tưởng của họ.
-Nguyễn Quốc Thái
“Tình hình của Việt Nam và Hong Kong là khác, cũng giống hệt như tình hình của Hồng Kông với tình hình của Đại lục là khác nhau một trời một vực. Ở Hong Kong giới sinh viên ít ra cũng đã được hưởng một mức độ tự do đáng kể, do chế độ thuộc địa của Anh để lại và trong thời gian vừa qua với chính sách một nước hai chế độ thì người dân vẫn được hưởng tự do gấp rất nhiều lần người dân Việt Nam ở đây cũng như người dân Trung Quốc ở Đại lục. Cả ở Trung Quốc lẫn ở Việt nam này Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt chẽ, họ có những mạng lưới vô cùng tinh vi và rộng khắp để quản lý giới học sinh sinh viên. Tôi nói ở đây không chỉ nói đến các tổ chức Đảng, không chỉ nói đến Đoàn Thanh niên Cộng sản, đến Hiệp hội Sinh viên mà đến rất nhiều thứ khác đụng đến khả năng học hành của các bạn trẻ, đụng đến khả năng kiếm việc, khả năng thăng tiến của các bạn trẻ. Tất cả những mối dây trói buộc ấy được siết rất là chặt đối với giới sinh viên. Tôi nghĩ họ có lo chứ không phải không lo giới sinh viên Việt Nam rồi cũng sẽ được gây cảm hứng của sinh viên Hong Kong đòi cái này cái kia…”
Theo TS Nguyễn Quang A nhà nước có lực lượng công an hùng hậu và mạng lưới kiểm soát chằng chịt, tuy họ có quan ngại nhưng mọi việc đối với họ vẫn ở trong vòng kiểm soát và họ để cho báo chí tương đối thoải mái về tình hình Hong Kong. Và cũng có thể đây là một tính toán của họ để cho quốc tế thấy rằng Việt Nam cũng có tự do báo chí. Đây là thứ tự do báo chí mà TS Nguyễn Quang A nói là cần đặt trong ngoặc kép.
vn-hk-2-400.jpg
Tin tức về biểu tình ở Hồng Kông đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm 3/10/2014. Screen capture.
Phải chăng tất cả những rào chắn của chế độ toàn trị đã làm thui chột khát vọng dân chủ của giới trẻ Việt Nam. Thực tế cho thấy những nhà hoạt động trẻ ra công khai chỉ đếm trên đầu ngón tay và dễ dàng bị chính quyền kiểm soát hay đàn áp thẳng tay. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Nhà nước kiểm soát rất chặt và sẽ còn kiểm soát rất chặt, sự khao khát dân chủ của sinh viên học sinh không phải không tiềm ẩn trong con người của họ. Nhưng không phải không có sợ hãi, ngăn trở, không phải không có những đe dọa. Trong hoàn cảnh nào đó sự ngăn cản, sự sợ hãi đó có thể chấp nhận được. Nhưng đến một lúc không thể chấp nhận được nữa thì mọi chuyện sẽ xảy ra. Nhà nước phải biết rằng không phải những điều diễn ra ở Hong Kong sinh viên học sinh Việt Nam họ không nhìn thấy, họ không suy nghĩ hay không có ý tưởng của họ…trong hoàn cảnh bị ràng buộc bị che chắn bởi nhiều thứ, kể cả sự sợ hãi của một số đông. Nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra được, nếu tất cả những điều đó nó ở trong một hoàn cảnh thích hợp phù hợp với những nguyện vọng tha thiết của họ.”
Chúng tôi ghi nhận một luồng ý kiến cho rằng, trong giai đoạn này chuyện gì làm Trung Quốc nhức đầu thì Việt Nam sẽ tận dụng bằng cách này hay cách khác. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái trình bày ý kiến của ông:
“Chắc ông có đọc truyện Kim Dung, có một miếng võ của nhà Cô Tô Mộ Dung là ‘gậy ông đập lưng ông’. Tôi nghĩ đây cũng có thể là một thăm dò, thực sự chuyện hôm nay và ngày mai ở Việt Nam, hôm nay nói thế này ngày mai nói khác xảy ra bình thường; bạn đọc họ cũng thấy chuyện đó là bình thường. Có thể là vài ngày nữa thì những luận điểm về Hong Kong trên báo chí Việt Nam sẽ khác đi chăng?”
Tính đến ngày 2/10 biểu tình đòi dân chủ trong bầu cử ở Hong Kong đã được hai tuần khởi đầu từ cuộc bãi khóa ngày 22/9 của hàng nghìn sinh viên. Theo ghi nhận của Đài chúng tôi một số sinh viên Việt nam đang du học ở Hong Kong đã tham gia các cuộc biểu tình. Theo VnExpress, trong cuộc họp báo chiều 2/10/2014 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Hong Kong tránh nơi có biểu tình để tránh tình huống phức tạp. Về mặt chính thức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đây là công việc nội bộ của Trung Quốc, hy vọng phiá Hong Kong sẽ có biện pháp cần thiết và tích cực để bảo vệ người và tài sản của công dân Việt Nam đang ở Hong Kong.”
Có những ý kiến cho rằng, trong những ngày qua báo chí Việt Nam đã tận dụng được cơ hội thoải mái đưa tin biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Các nhà báo đã làm hết sức mình chỉ tránh một vấn đề duy nhất không nói tới. Đó là việc giới trẻ thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam cũng tiềm ẩn những khát vọng dân chủ của thế giới văn minh. Nhưng những khát vọng này chưa có cơ hội để biểu tỏ hay nói cách khác là vẫn còn bị đè nén và che dấu.
 https://www.youtube.com/watch?v=B-bvNRnZrvk

KỸ THUẬT LIÊN LẠC MỚI MÀ CÁC BẠO QUYỀN ĐỘC TÀI LO SỢ

Vàng Anh 
2-10-2014
Làm thế nào người biểu tình tại Hồng Kông liên lạc khi không có sóng điện thoại di động hoặc mạng Wi-Fi? 

Khi cuộc biểu tình đòi dân chủ tiếp tục tại trung tâm thương mại của Hồng Kông, rất nhiều người đã gửi tin nhắn thông qua một mạng lưới mà không đòi hỏi các tháp điện thoại di động hoặc sóng Wi-Fi. Họ đang xử dụng một phương thức (ứng dụng) gọi là FireChat vừa ra đời trong tháng Ba, được củng cố bởi mạng lưới Mesh Networking, cho phép các điện thoại liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới toàn cầu tạm thời (nhưng rất hữu ích).


Cho đến nay, mạng lưới “tạm” này đã chứng minh khá hữu hiệu và nhanh chóng được xử dụng trong thời gian khẩn cấp hoặc tình trạng bất ổn chính trị, vì chúng không phụ thuộc vào các loại mạng thông thường như “cáp” (cable) và vô tuyến (wireless) hiện nay. Tại Iraq, hàng chục ngàn người đã tải xuống chương trình FireChat để kết nối với nhau khi chính phủ giới hạn mạng thông tin để ngăn chặn thông tin liên lạc của nhóm ISIS. Những người biểu tình tại Đài Loan vào mùa xuân này đã dùng FireChat khi các tín hiệu điện thoại cầm tay quá yếu hoặc không có sóng thông tin.




Mọi người kiểm soát điện thoại của mình tại cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông ngày thứ Hai. - 
People check their phones at a pro-democracy demonstration in Hong Kong on Monday. (Alex Ogle/AFP/Getty Images)
Sự phổ biến FireChat đang gia tăng ở Hồng Kông. Khoảng 100.000 người đã tải xuống chương trình ứng dụng miễn phí FireChat này vào sáng chủ nhật và thứ Hai, theo The Wall Street Journal. Trong khi chưa có sự mất mạng thông tin, nhóm lãnh đạo sinh viên được xử dụng FireChat vì lo ngại chính quyền có thể dập tắt các mạng thông tin liên lạc.

Gizmodo giải thích lý do tại sao các mạng lưới “tạm” rất quan trọng khi có sự căng thẳng với chính quyền:
"Các mạng lưới “tạm” là công cụ đặc biệt có tính co giãn; chính quyền (độc tài) không dễ dẹp tắt được chúng, cũng không thể chặn được sự tiếp nhận sóng của điện thoại di động hoặc một địa chỉ của trang web. Mạng Lưới tạm này giống như câu chuyện Voldemort sau khi phân thân linh hồn mình vào cõi Trường Sinh Linh Giá, do đó nếu chỉ phá hoại một phần hồn sẽ không tiêu diệt hẳn được anh ta, trừ khi tiêu diệt mỗi điểm xâm nhập (access) hoặc tắt được Bluetooth trên tất cả các điện thoại đang xử dụng FireChat mới có thể hoàn toàn phá vỡ sự kết nối này. Tính khó-phá-vỡ này không là quá quan trọng cho các cuộc trò chuyện thông thường, nhưng vào lúc khẩn cấp và căng thẳng chính trị, nó trở thành con đường “sinh tử” (cho những lực lượng đối nghịch)."
Và như chúng tôi đã trình bày trước đó, OpenGarden (mở cửa vườn), tên công ty đã tạo ra FireChat và một ứng dụng mạng lưới Android cũng gọi là Open Garden, có tham vọng lớn hơn cho mạng lưới:
"Một khi bạn tạo được mạng lưới (Mesh Network), bạn đã có một mạng có tính co giãn, tự sửa chữa, không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức trung ương nào, không bị đóng cửa và luôn luôn hoạt động," Christophe Daligault, phó chủ tịch Open Garden đặc trách thị trường nói. "Tôi nghĩ rằng điều này có thể giải quyết được nhiều sự hạn chế hoặc những thách thức của Internet băng rộng hiện nay."
Ông nói không thể có được những điều kể trên nếu không có sự phát triển nhanh chóng điện thoại thông minh, có nghĩa là không cần phải có thêm máy móc (phần cứng) khác.

"Mỗi [điện thoại] sẽ trở thành một bộ phát sóng (router) và bạn có cảm giác bạn đang phát triển Internet - tất cả những người tham gia trong mạng lưới tạo ra sự mở rộng của Internet," Daligault nói. "Trong một hoặc hai năm sắp tới, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ không còn nhớ là bạn đã từng xử dụng Wi-Fi hoặc tín hiệu điện thoại di động để có thể giao dịch bằng vô tuyến (wireless)."


Trí Nhân Media

-LỜI KÊU GỌI

Lê hiền Đức

LỜI KÊU GỌI
Kính thưa đồng bào cả nước!
Kính thưa toàn thể bà con dân oan!
Kính thưa các bạn học sinh, sinh viên và những bạn trẻ yêu tổ quốc Việt Nam!

Tôi vô cùng phẫn uất trước sự việc chính quyền Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa khắp nơi nhân ngày kỷ niệm 10/10 giải phóng thủ đô trong dịp này. Là một người đi theo cách mạng từ lúc còn tuổi trăng tròn, đến nay tuổi đã quá bát thập, tôi không có mong muốn gì hơn là đất nước ta được ấm no, nhân dân ta được giàu mạnh. Ngày xưa khi đất nước còn nằm trong tay thực dân Pháp, Việt Minh đã hiệu triệu lòng dân, trong đó có tôi, bằng khẩu hiệu vô cùng đẹp đẽ: NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG… Dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu và của cải để đi theo Việt Minh chỉ vì khẩu hiệu đó. Vậy mà đến nay, chúng ta đã phải chứng kiến bao cảnh trái ngang cơ cực trên khắp đất nước này, đặc biệt là bà con dân oan. Ruộng đất của nông dân bị cướp hết để làm dự án, công nhân nghèo đói quá đi bán dâm, sinh viên ra trường thất nghiệp, tiểu thương bị cướp chợ, doanh nghiệp chịu đủ thứ sưu cao thuế nặng, trí thức thì ngủ quên, hoặc nếu nhỡ có thức thì lại đi tù… Trong cảnh nhân dân lầm than như vậy, tôi tự hỏi chính quyền vui sướng gì để lại đốt bao nhiêu tiền, mà đó chính là tiền thuế của chúng ta vào một cuộc vui lúc này. Thủ đô giải phóng ư? Đất nước độc lập ư? Những điều đó còn có ý nghĩa gì khi chúng ta không có tự do, không có hạnh phúc.
Tôi, công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức chính thức kêu gọi toàn thể nhân dân xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa này. Đến đúng ngày 10/10/2014, nếu chính quyền Hà Nội không huỷ bỏ ngay việc bắn pháo hoa vô cùng tốn kém, chúng ta hãy cùng nhau xuống đường diễu hành vòng quanh Bờ Hồ để phản đối việc này.
Nếu tôi gục ngã xuống, xin các bạn cứ tiến lên!
Lê Hiền Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét