Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Còn thứ gì quý hơn tiền bạc?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Còn thứ gì quý hơn tiền bạc?

Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm mà không có sự lựa chọn nào khác.
Tiền không phải là thứ quý nhất
Trong biết bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đương đại, đối mặt với thực tế là nhiều giá trị nhân văn bị đang bị đe dọa, điều đáng trân trọng là  nhiều cá nhân, toor chức đang có những nỗ lực kêu gọi, cổ súy cho một xã hội tử tế hơn.

Đã có một vài ý kiến đặt ra rằng cần phải hiểu thế nào là tử tế và để sống tử tế người ta cần phải bắt đầu từ đâu hay làm thế nào để nhận diện, đo lường được mức độ tử tế trong xã hội? Đây là những câu hỏi quan trọng, cần phải làm rõ về mặt khái niệm, dù rằng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn, khuôn mẫu bởi tính phức hợp, đa nghĩa, nhiều chiều kích của vấn đề. Chính vì thế, mỗi cá nhân có thể tự tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp, những gì bàn luận dưới đây chỉ nên coi là một cách nhìn.
tử tế, giá trị, xã hội

Tử tế không có gì là mới
Có nhiều cách để lần dở những quan niệm về lối sống tử tế của người xưa và việc nhìn vào tục ngữ, ca dao là một công cụ hữu hiệu. Đã có nhiều thông điệp, lời răn, chuẩn mực được  đúc kết  nhằm cổ súy cho tâm thế ứng xử kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung, biết cho đi, biết ghi nhận cái tốt của người xung quanh và rộng hơn là cả trong cộng đồng.
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo khác cũng có nhiều lời răn, động viên, hướng người ta làm việc thiện, đề cao tính nhân văn, tinh thần bác ái, đặc biệt là những người thiệt thòi, nhóm yếu thế.
Suốt vài thập kỉ trở lại đây, bộn về vì cuộc sống quá mà chúng ta xao nhãng đến độ sẽ là quá muộn nếu không thức tỉnh những giá trị sống vốn rất con người này. 

Tử tế là biết xấu hổ
Phải chăng đây là điều kiện tối quan trọng trước khi người ta có thể bàn luận đến những biểu hiện cụ thể khác. Người ta có thể làm gì tốt nếu như không biết xấu hổ trước những việc làm sai trái, trước những toan tính đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước những gian dối vụ lợi?
Điều kiện tưởng chừng như rất tối thiểu này tiếc thay ngày càng trở thành "của hiếm". Ngày càng ít người xấu hổ khi vi phạm giao thông, vứt rác, chen lấn, vô cảm trước người già hay người khuyết tật...
Xấu hổ dường như trở thành một cái gì đó xa lạ không có trong đời sống thường nhật. Người ta chẳng ngần ngại làm những việc vụ lợi, sặc mùi toan tính trước con trẻ khi "chạy trường".v.v.v.
Bệnh thành tích, gian dối vi phạm quyền tác giả hiện diện khắp nơi...
Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm mà không có lựa chọn nào khác. Khi người ta càng cố gắng biện hộ cho việc làm sai của mình, đó là một biểu hiện cụ thể của xu thế ngày càng xa xỉ khi nói về xấu hổ. Khi ấy, người ta đánh mất đi lòng tự trọng.
Mà khi đến mình không trọng, người ta còn trọng được ai hay cái gì khác trong cuộc đời này?
Tử tế là chấp nhận sự khác biệt
Những khác biệt về học vấn, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, kinh tế, quan điểm, lối sống... luôn hiện hữu trong bất kì quốc gia nào. Chúng bị chi phối bởi vô vàn lí do bởi không phải ai cũng có đủ năng lực, điều kiện hay cùng có chung sở thích để quyết định mình nên là ai và sống như thế nào.
Người tử tế là người biết tôn trọng, không bài xích những khác biệt ấy, chừng nào chúng không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này biểu hiện sự thừa nhận người khác thay vì khư khư đề cao bản thân, những giá trị, quan điểm sống của mình.
Biết lắng nghe, không kì thị những gì khác biệt với mình là một việc làm khó, nó đòi hỏi người ta không chỉ cần có một nền giáo dục toàn diện, đúng đắn mà còn cả phông văn hóa đầy tính hướng thiện, "vị nhân sinh". Thái độ với người đồng tính vẫn hiện hữu khá đậm nét và đây là biểu hiện rõ nhất của việc người ta chưa dũng cảm, chưa đủ tâm, trí, lực để "bước qua chính mình", đặt người khác trí ít là ngang bằng mình.
Tử tế là không im lặng vụ lợi
Báo chí đã cảnh báo nhiều về xu thế phổ biển của căn bệnh vô cảm. Người ta không chỉ thờ ơ, im lặng, sợ hãi cái sai mà còn dè dặt cổ vũ cái tốt.
Nhiều lúc, cái sai đã thắng thế. Đó có thể là sự thản nhiên, tự đặt mình ra ngoài cuộc một cách tàn nhẫn của nhiều người xung quanh trước một vụ hành hung, ức hiếp người yếu. Đó có thể là sự nhẫn nhục trước bạo hành của công quyền bởi người ta hèn nhát, né tránh vì sợ lợi ích của mình bị tổn hại. Đó có thể là việc a dua, hùa theo quyền lực, chức tước, tiền bạc, danh vọng dẫu biết rằng con đường mình đang đi nhuốm màu phi pháp, ngược với đạo lí.
Cũng không hiếm khi người ta dè dặt ca ngợi cái tốt, nhất là khi việc đó chẳng đem lại cho người ta lợi ích nào. Tôi cũng đồ rằng không ít người tốt bị cô đơn ngay chính trong môi trường của mình, việc làm của họ bị lãng quên, thậm chí bị cố tình không thừa nhận chỉ vì có người không bước qua được tấm chăn vị kỉ, trái tim đố kị nhỏ nhoi.
Dám lên tiếng trước cái sai, ca ngợi việc làm tốt cũng là một cách cho thấy sự tử tế. Nó chứng tỏ người ta không chỉ đủ năng lực nhận diện trắng đen mà còn thừa dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối, công khai lên tiếng về một giá trị cụ thể. Nó cho thấy người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị nhân bản cho cộng đồng bởi đấu tranh với cái sai nhiều khi tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền tài, sức lực và thậm chí đe dọa đến cả tương lai hay sinh mạng.
Tử tế là dám cho đi không chỉ để nhận về!
Vẫn còn đó không ít tấm lòng vàng, luôn mở lòng với bao cảnh đời thiệt thòi. Nhưng phải cay đắng mà thừa nhận rằng việc "cho đi" với toan tính "nhận về" là cách hành xử ngày càng  phổ biến hơn.
Không ít người cung kính, mâm cao lễ đầy nơi đền, chùa chỉ vì họ có niềm tin sẽ được trả ơn gấp bội phần số "vốn" bỏ ra.Không ít người sẵn lòng bỏ một lá phiếu, "cho" đi một tiếng nói để chờ đợi "nhận" về đặc ân, đặc quyền cụ thể nào đó. Đáng buồn thay, người ta thậm chí còn toan tính khi cho đi từng cái "like" trên dòng facebook.
Tiền bạc không phải là thứ quý và duy nhất để cho đi dẫu rằng không phải ai cũng có đủ điều kiện để thi ân bằng cách này. Vẫn còn đó niềm tin, sự trân trọng, thừa nhận, tình yêu, sự đồng cảm, lòng bao dung...mà bao mảnh đời đang chờ đợi để được đón nhận.
Hãy bắt đầu tử tế với chính bản thân mình!
Nguyễn Công Thảo
(Tuần Việt Nam) 

-Biển Đông : Philippines hoãn nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ

media
Máy bay vận tải quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ, Trường SaẨnh tư liệu : paf.mil.ph
Chính quyền Manila vào hôm nay, 04/10/2014 xác nhận : Kế hoạch nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa, đã được tạm hoãn. Lý do là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc Liên Hiệp Quốc xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Phát biểu trên một đài phát thanh Nhà nước, bà Abigail Valte, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, giải thích là việc tạm dừng công trình nâng cấp đường băng quân sự trên đảo Thị Tứ – mà Philippines gọi là Pag Asa – nhằm mục tiêu tăng cơ may cho một phán quyết thuận lợi tại Liên Hiệp Quốc về đơn kiện Trung Quốc của Philippines.
Theo bà Valte, kế hoạch này đã được chính Tổng thống Aquino ra lệnh tạm dừng « vào một thời điểm nào đó vào giữa năm 2014 này ».
Philippines chủ trương « giảm bớt căng thẳng và tránh bất kỳ sự cố nào có thể bị hiểu lầm là tạo thêm căng thẳng hoặc cố tình khiêu khích các nước tranh chấp khác ».
Đảo Thị Tứ là đảo lớn nhất trong một số đảo và rạn san hô mà Philippines đang kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa. Trên đảo này hiện có một số ít cư dân Philippines sinh sống, cùng với một đơn vị quân đội Philippines có nhiệm vụ canh giữ đảo cũng như một số bãi đá gần đấy. Phi đạo trên đảo Thị Tứ chủ yếu dùng cho phi cơ quân sự mang đồ tiếp tế đến cho những người sinh sống trên đảo.
Hòn đảo này hiện là đối tượng tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam, Đài Loan, và nhất là Trung Quốc, nước đã đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và không ngần ngại sử dụng sức mạnh để áp đặt yêu sách chủ quyền của mình.
Đòi hỏi quá đáng và các hành vi quyết đoán của Trung Quốc đã thúc đẩy Manila đệ đơn kiện Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, đồng thời cảnh cáo Philippines là đơn kiện sẽ làm tổn hại quan hệ song phương.
 

Nếu P-3C về Việt Nam... Hai câu hỏi và những lời giải đáp


P-3C Orion sẽ tự bảo vệ như thế nào nếu phải đối đầu với kẻ địch có lực lượng không quân và hải quân mạnh?
Theo hãng tin AFP và Reuters, ngày 2/10 trong một thông báo ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trong gần 4 thập kỷ qua với Việt Nam. Với động thái mới này việc Việt Nam và Mỹ ký hợp đồng mua bán máy bay săn ngầm P-3C Orion vào cuối năm nay như một số thông tin trước đó càng gần hơn với hiện thực.
Việc Mỹ bán máy bay săn ngầm P-3C Orion cho Việt Nam đã sắp trở thành hiện thực
Trước đây, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin, ông Clay Fearnow, từng cho biết, những máy bay P-3C Mỹ bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí mặc dù vẫn có đầy đủ hệ thống trinh sát biển và một số thiết bị bổ sung khác.
Thông tin này có thể đã gây băn khoăn cho một số người. Nhưng do đặc trưng của tác chiến chống ngầm, việc phát hiện ra tàu ngầm là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định và nếu cần thiết Việt Nam cũng có thể mua vũ khí từ một số quốc gia khác để trang bị cho P-3C nên vấn đề trên gần như đã có lời giải.
Quốc gia nào có thể giúp Việt Nam vũ trang máy bay P-3C Orion? Quốc gia nào có thể giúp Việt Nam vũ trang máy bay P-3C Orion?
Những máy bay P-3C Orion Mỹ bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí, liệu điều này có ảnh hưởng đến năng lực tác chiến của chúng?
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến băn khoăn về khả năng tự bảo vệ của P-3C. Băn khoăn này xuất phát từ nhận định cho rằng, P-3C Orion là loại máy bay tuần tra săn ngầm chuyên dụng có kích thước to lớn và tốc độ khá chậm, vũ khí chính của nó là các loại ngư lôi như Mk46/50/54 dùng để tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn. P-3C đảm nhiệm rất tốt nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm lén lút xâm nhập lãnh hải, nhưng sẽ gặp khó khăn khi phải chống đỡ lại đòn tấn công từ máy bay tiêm kích hay tàu chiến đối phương.
Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể gặp khó khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?
Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể "gặp khó" khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?
Trên thực tế, khi xem xét vấn đề này chúng ta phải thấy rằng Hải quân Mỹ hay Hải quân Nhật Bản là những lực lượng viễn dương, không quân của họ rất mạnh, đủ sức làm chủ vùng trời ở bất cứ nơi đâu trong tầm hoạt động cho nên các máy bay săn ngầm của họ mới được triển khai tại những vùng biển quốc tế, cách rất xa căn cứ.
Đối với Việt Nam, trong tương lai gần Hải quân Việt Nam vẫn là một lực lượng hoạt động gần bờ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, nhiệm vụ chính của các máy bay săn ngầm P-3C nếu được Việt Nam mua về là hoạt động tuần tra ở vùng ven bờ chứ không được triển khai ở vùng biển xa như P-3C của Mỹ hay Nhật. Ở cự ly đó, P-3C sẽ nằm hoàn toàn trong chiếc ô bảo vệ của tiêm kích Su-27/30 thuộc không quân nên gần như không phải lo ngại nhiều về việc sẽ bị tiêm kích địch “đánh úp”.
P-3C bắn tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon
Bên cạnh nhiệm vụ chống ngầm, P-3C còn có thể thực hiện cả nhiệm vụ chống hạm nếu được trang bị tên lửa AGM-84 Harpoon. Loại tên lửa không đối hạm có tầm bắn tối đa lên tới 180 km này kết hợp với radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 sẽ cho P-3C khả năng tiêu diệt tàu chiến địch từ ngoài tầm phòng không hiệu quả, P-3C sẽ không chỉ là khắc tinh với tàu ngầm mà còn có thể trở thành một sát thủ diệt hạm đáng gờm.
Những vũ khí Mỹ có thể bán cho VN kèm máy bay P-3C Orion Những vũ khí Mỹ có thể bán cho VN kèm máy bay P-3C Orion
Những vũ khí sau đây có thể sẽ được Mỹ bán cho Việt Nam để trang bị trên các máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước có bước tiến triển.
Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam là điều rất cần thiết, đây là một công cụ đầy sức mạnh trong thế trận tác chiến nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo trong thời kỳ mới.
Tuấn Trung
(Đại Lộ)

Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi Bình Nhưỡng?

Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi Bình Nhưỡng?

 Jang Jin-sung – cựu quan chức tuyên giáo cho lãnh tụ Kim Jong-il, đã cho CNN biết rằng Kim Jong-un đã không còn là “lãnh tụ tối cao” của Triều Tiên từ năm 2013 trong khi một chuyên gia về Triều Tiên cho biết "đã nhận được tin Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi thủ đô Bình Nhưỡng"
 Jin-sung trốn khỏi Triều Tiên cách đây 10 năm, cho biết them là “nhiều nguồn tin từ lãnh đạo cao cấp” cho biết quyền lực thực sự tại Triều Tiên đang thuộc về Phòng Tổ chức – Hướng dẫn (OGD).
Các bản báo cho hay OGD có quyền hạn trong việc tuyển chọn và giáng chức các quan chức lãnh đạo của Triều Tiên. Tổ chức này trước đây rất gần với ông Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, nhưng Jin-sung nhận định với CNN rằng, OGD không tha thiết với người kế nhiệm của Kim Jong-il.

Trong khi đó, báo The Inquistr tường thuật rằng em gái của Kim Jong-un mới chính là người đang nắm giữ quyền lực tại Triều Tiên trong lúc anh trai mình “đang ốm”. Hiện tại, thủ đô Bình Nhưỡng vẫn đang ở trong tình trạng “khóa cửa”.

Tờ Headlines & Global News loan tải nhận định của chuyên gia về Triều Tiên – ông Toshimitsu Shiemura, rằng: “Những gì đang diễn ra cho thấy có hai khả năng đang xảy ra ở Bình Nhưỡng: hoặc là đã có một nỗ lực đảo chính hoặc là đang có những động thái che giấu một âm mưu nhắm vào lãnh đạo. Nếu đó là cuộc đảo chính do quân đội hậu thuẫn thì tình hình ở Bình Nhưỡng là rất nguy hiểm. Và tôi cũng có nghe một số thông tin cho rằng Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi thủ đô”.

Kênh truyền hình Al Jazeera nhận định rằng các quan chức hàng đầu Triều Tiên bất ngờ tham dự lễ bế mạc Asian Games hôm qua tại Hàn Quốc là một “chỉ dấu cực kỳ hiếm hoi”.

Ký giả Alex Jensen nói với Al Jazeera rằng: “Với những quan chức cấp cao như thế này (viếng thăm Hàn Quốc), bạn phải điều vào những chỗ trống. Các bạn chứng kiến 2 nhân vật từng giữ vị trí số 2 Triều Tiên đến Hàn Quốc thì mới thấy sự việc lớn như thế nào khi không có Kim Jong-un ở đây”.
  Lê Huỳnh Lê
(Một Thế Giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét