Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tin ngày 16/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Dư nợ Chính phủ tiếp tục tăng

Kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 đã được tính toán chặt chẽ và dự kiến dư nợ sẽ tiếp tục tăng. Dù vậy, Bộ Tài chính khẳng định ngưỡng dư nợ này vẫn trong giới hạn an toàn.
Theo ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, vấn đề nợ công và quản lý nợ không chỉ là mối quan tâm ở Việt Nam mà còn là chủ đề “nóng” của nhiều chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới.
Ở Việt Nam khái niệm nợ công mới được sử dụng từ năm 2009 sau khi có Luật Quản lý nợ công. Tuy nhiên, cách tiếp cận khái niệm nợ công còn nhiều khác nhau giữa Việt Nam và một số tổ chức quốc tế. Yêu cầu về quản lý nợ công hiện nay đòi hỏi phải đáp ứng được các nhu cầu phát triển của đất nước nhưng phải đảm bảo khả năng trả nợ, các cân đối trong cán cân kinh tế vĩ mô cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay.

Giám sát chặt nợ của doanh nghiệp nhà nước

Một trong những điểm còn tranh cãi trong cách tính nợ công của Việt Nam là nợ doanh nghiệp nhà nước. Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hiện có ý kiến cho rằng, tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước phải tính vào nợ công, vì suy cho cùng chủ sở hữu thực sự của các doanh nghiệp nhà nước chính là nhà nước. Trong khi đó, Bộ Tài chính căn cứ vào Luật Nợ công không tính các khoản vay này vào nợ công.
Đồng tình với quan điểm nợ doanh nghiệp nhà nước không nên tính vào nợ công nhưng theo vị phó chủ tịch này, dù về mặt kỹ thuật không nên thống kê nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ công, nhưng về mặt quản lý độ rủi ro, các khoản nợ này cần được giám sát một cách chặt chẽ, không chỉ khâu nợ mà cả khâu đi vay.
“Nếu không, đây vẫn là hệ quả mà ngân sách nhà nước phải xử lý”, ông Tuấn nhấn mạnh. Hơn nữa, trên thị trường vốn quốc tế nếu các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước mà nhiều thì các khoản vay của Chính phủ sẽ khó khăn hơn do tất cả những rủi ro sẽ được tính cộng vào lãi suất vay.
Chính vì vậy, theo ông Tuấn, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan cần quan tâm đến khoản vay của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xem xét, giám sát chặt chẽ như một khoản vay của Chính phủ.
Đánh giá về vấn đề nợ công Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Deepak Mishra cho rằng tình trạng nợ Việt Nam không căng thẳng và ít rủi ro do chất lượng chính sách và thể chế (CPIA) tốt. Tuy nhiên, nếu CPIA của Việt Nam không giữ được mức độ tốt trong thời gian tới thì mức độ rủi ro này sẽ tăng lên.

2015: Dư nợ Chính phủ khoảng 2.220 tỷ đồng

Về kế hoạch vay và trả nợ trong giai đoạn trước mắt, Bộ Tài chính cho rằng, giai đoạn 2011-2015 vẫn cần nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội để tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực này.
Nhiều công trình, dự án đã và đang được đầu tư từ nguồn vốn vay của Chính phủ, trong bối cảnh nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) dành cho Việt Nam sẽ giảm dần, vì vậy, cần tiếp tục vay trong nước để đảm bảo vốn đầu tư các cho các công trình, dự án này, hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ cũng góp phần thúc đẩy phát triển và lành mạnh hóa các thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường vốn trong nước; đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đưa vào đầu tư phát triển, khuyến khích thực hành tiết kiệm.
Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, tổng nhiệm vụ huy động vốn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khoảng 1.021,1 nghìn tỷ đồng.
Trong số này, dự kiến vay ngoài nước khoảng 152,7 nghìn tỷ đồng; vay trong nước khoảng 868,4 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ chi trả nợ gốc, tổng nhiệm vụ vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả trái phiếu chính phủ) khoảng 694,5 nghìn tỷ đồng, trong đó vay trong nước khoảng 628,3 nghìn tỷ đồng.
Trong tổng số vay nợ trong nước 868,4 nghìn tỷ đồng, dự kiến phát hành trái phiếu chính phủ khoảng 660,4 nghìn tỷ đồng còn lại 208 nghìn tỷ đồng sẽ huy động từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước khác. Dự kiến tổng chi trả nợ trong cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 khoảng 583,6 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến chi trả nợ ngoài nước khoảng 125,6 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay trong nước khoảng 458 nghìn tỷ đồng. Loại trừ chi trả nợ gốc, dự kiến chi trả nợ lãi khoảng 257,3 nghìn tỷ đồng; trong đó chi trả nợ lãi vay trong nước khoảng 216 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, với dự kiến về vay và trả nợ như trên, dư nợ Chính phủ sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù vẫn trong giới hạn an toàn.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

Làn sóng ông lớn thoái vốn khỏi ngân hàng

Published on July 16, 2013   ·   No Comments   Sóng thoái vốn ngân hàng mới bắt đầu, nhưng xem ra sẽ kéo dài rất lâu mới hoàn tất.
Động thái thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Hàng không và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác khỏi lĩnh vực ngân hàng đã được khởi động tuần qua. Dù thị trường đang biến động thất thường, quy mô rất lớn của các lệnh chào bán trong lĩnh vực tài chính vẫn tạo ra “sức nóng” và mối quan tâm lớn của giới đầu tư.

Ai bán, ai mua?

Ngày 9/8, Sở GDCK Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức đấu giá 25,2 triệu cổ phần của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank). ABBank hiện có vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng, trong đó room ngoại (30%) đã kín với 2 cổ đông là Maybank và IFC, bởi vậy NĐT nước ngoài sẽ không được tham gia đấu giá đợt này. Tính đến thời điểm hiện nay, EVN sở hữu xấp xỉ 22% cổ phần, bởi vậy đợt chào bán này chỉ chiếm khoảng 25% số cổ phần Tập đoàn đang nắm giữ tại ABBank.
Theo kế hoạch, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) sẽ bán toàn bộ 24 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,7% tại Techcombank bằng hình thức đấu giá. Hay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang đứng trước sức ép thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là khoản đầu tư vào OceanBank. PVN hiện sở hữu 80 triệu cổ phần, chiếm 20% cổ phần tại ngân hàng có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng này.
Với các lệnh chào bán rất lớn như trên, nhà đầu tư tham gia mua cổ phần có cơ hội trở thành cổ đông lớn của các ngân hàng và có thể tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của những đơn vị này, bởi vậy, quyết định thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty được các ông chủ ngân hàng quan tâm đặc biệt.
Đề cập đến sức cầu của các đợt thoái vốn này, lãnh đạo một quỹ đầu tư trước đây từng bỏ vốn vào một số ngân hàng lớn cho biết, nếu chỉ đầu tư tài chính đơn thuần, cơ hội không mấy hấp dẫn và bản thân Quỹ cũng không còn quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng nữa. Quả thực, nếu nhìn lại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, rõ ràng là không cạnh tranh với doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác. Đơn cử, năm 2012, OceanBank có lợi nhuận sau thuế 243 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2011; Techcombank, một trong những ngân hàng tư nhân được đánh giá có hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam có lợi nhuận sau thuế 765 tỷ đồng, giảm mạnh so với 3.153 tỷ đồng năm 2011.
Bên cạnh đó, với đặc thù hoạt động có cơ cấu cổ đông cô đặc và diễn biến về sức cầu trên thị trường vốn hiện nay, tính đại chúng của các đợt đấu giá thoái vốn ngân hàng được nhìn nhận ở mức thấp. Đơn cử, tại Techcombank, cổ đông cá nhân chiếm tỷ lệ 33,9%, trong đó cổ đông cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên chiếm tới 30,4%; trong số tổ chức chiếm tỷ lệ 66,1%, có HSBC chiếm 19,5%, Masan 19,6%. Tại OceanBank, 4 cổ đông tổ chức chiếm tới 66,65% cổ phần gồm CTCP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà hiện sở hữu 26,6 triệu cổ phần, tương ứng 6,65%; CTCP Tập đoàn Đại Dương sở hữu 80 triệu cổ phần, chiếm 20%; Công ty TNHH VNT chiếm 20%; PVN chiếm 20%.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội dài hạn hoặc mong muốn tham gia đầu tư, kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những ngành nghề khác, đây lại là cơ hội có thể xem xét. Maybank từng mua cổ phiếu ABBank với giá 5 chấm, IFC chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu ABBank với giá cao hơn mệnh giá, bởi vậy, giá khởi điểm EVN đưa ra trong đợt chào bán tới đây là 10.000 đồng/CP không hẳn quá cao. Đành rằng trên thị trường, thị giá cổ phiếu ABBank chỉ 7.000-8.000 đồng/CP, song không dễ mua được CP số lượng lớn.
“Chúng tôi cũng muốn gia tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng, nhưng bị giới hạn”, một cổ đông thuộc nhóm Geleximco (hiện sở hữu 20%, mức tối đa theo quy định) cho biết.

Hậu thoái vốn

Với vai trò là cổ đông lớn, các tập đoàn, tổng công ty từng được coi là chỗ dựa về tài chính, khách hàng và thương hiệu của các ngân hàng.
Dù lượng cổ phần tại Techcombank không còn lớn, ở thời điểm cuối năm 2012, tiền gửi của Vietnam Airlines và các công ty ngành hàng không ở ngân hàng này đạt gần 300 tỷ đồng; các cổ đông khác như Masan gửi xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, HSBC là 502 tỷ đồng.
Với lợi thế có vốn góp của PVN, OceanBank có thể triển khai các thỏa thuận hợp tác toàn diện với các đơn vị trong ngành dầu khí, cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khối DN được coi là rất giàu tiềm năng như các đại lý/tổng đại lý của Đạm Phú Mỹ, Petec, các ban quản lý các dự án trọng điểm ngành dầu khí…
Tương tự, ABBank có cơ hội phát triển các sản phẩm đặc thù, nhằm đáp ứng nhu cầu từ EVN, các đơn vị thành viên, đơn vị liên kết cũng như các nhà thầu thi công các dự án điện như nguồn vốn tín dụng dịch vụ thu chi hộ đầu tư tài chính, phát triển thương hiệu thẻ thanh toán tiền điện…
Bởi vậy, nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn, sẽ chẳng có ngân hàng nào muốn cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty rút vốn. Ở chiều ngược lại, với mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, các doanh nghiệp nhà nước cũng không muốn rút chân khỏi lĩnh vực ngân hàng. “Sóng” thoái vốn ngân hàng mới bắt đầu, nhưng xem ra sẽ kéo dài rất lâu mới hoàn tất.
Theo Đầu tư Chứng Khoán

Chỉ giỏi cãi

 Đúng ra thì không cần nhắc lại cái vụ cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng nữa, chôn sâu vào quá khứ vết nhơ của những người chức việc ngu xuẩn được rồi, nhưng thấy họ cứ cãi chày cãi cối mãi, đâm tức.
Và càng tức hơn sau khi đọc mấy dòng tin tường thuật chuyện bà tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đứng ra xin lỗi quốc dân về tai nạn máy bay Boeing 777 của hàng Asiana Airlines ở sân bay San Francisco (Mỹ) làm 3 người thiệt mạng, dù rằng chính phủ của bà chẳng có lỗi gì. Bà Park nhận lỗi bởi theo bà vụ việc đó làm giảm thanh danh và uy tín của Hàn Quốc trên thế giới. Xin lưu ý rằng Asiana Airlines chỉ là hãng hàng không tư nhân thuộc tập đoàn Kumho Asiana (nhà tư bản này có tòa nhà hoành tráng cao ngất ngưởng ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Duẩn, Q.1, Sài Gòn), và trên chuyến bay đó có hơn hai trăm mấy chục hành khách nhưng chỉ chết 3 người bởi đội lái và các tiếp viên đã cực kỳ mau lẹ, dũng cảm tổ chức cứu người trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, đáng ra phải tuyên dương họ. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo đừng so sánh người Hàn người Nhật với cán bộ quan chức nhà mình làm gì, họ luôn biết cúi đầu trước dân và xin lỗi khi cần thiết.
Cũng không hẳn tất cả những ai đọc cái thông tư số 24 của Bộ GD-ĐT do ông thứ trưởng Bùi Văn Ga ký đó đều phản đối. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi nó đụng đến những phần nhạy cảm của đời sống tinh thần: sự quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, đến các vị lão thành đã tham gia cách mạng từ trước năm 1945, rộng ra là với những người có công với dân với nước; vấn đề học tập suốt đời, động viên mọi người học tập. Cộng thêm 2 điểm cho các bà mẹ anh hùng đi thi chứ 20 điểm hoặc đặc cách tuyển thẳng, chả ai thắc mắc làm chi. Con dứt ruột đẻ ra các mẹ còn chả tiếc, nhẽ nào người thụ hưởng sự hy sinh lại so đo tính toán với mẹ. Đạo lý ở đời là vậy.
Nhưng vấn đề là ở chỗ khác. Mấy ông làm chính sách ở bộ GD là những vị ngồi trên trời, trong phòng lạnh, chả khác những cái máy được lập trình theo công thức lỗi thời, lâu lâu lại tung ra vài sản phẩm chỉ đáng vứt vào sọt rác.
Tôi cam đoan rằng các ông ấy rất máy móc áp dụng nghị định của chính phủ về người có công với cách mạng, khi thấy chưa có người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong nhóm đối tượng ưu tiên tuyển sinh thì lật đật vội vàng cho vào danh sách thôi. Và để tỏ sự quan tâm cụ thể, phải ưu tiên 2 điểm, giống như đã từng có những ưu tiên nhất định cho con liệt sĩ, người thiểu số, người vùng sâu vùng xa… Khổ nỗi, cái óc họ quá khô cứng nên không thèm biết vào thời điểm này con liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, người vùng sâu vẫn có vẫn còn và có thể thi cử, nhưng bà mẹ VN anh hùng thì không thể nào đi thi được nữa. Đơn giản, vì đã quá già. Già đến mức không đủ sức cầm muỗng đút sữa vào miệng, làm sao mà cầm bút; đi lại không vững, làm sao đến trường. Ông hàng xóm nhà tôi giận lắm, bảo rằng các cụ chí ít cũng 80 trở lên rồi, cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị sang thế giới bên kia yên bình, sao lũ ấy còn bới họ ra rồi ban cho 2 cái điểm ngu xuẩn đó. Khùng nó vừa vừa chứ, giành hết cả phần ngu của thiên hạ. Thấy ông ấy nóng quá, tôi không dám tiết lộ thêm là ông Ngô Kim Khôi phụ trách khảo thí của bộ Học và ông thứ trưởng Bùi Văn Ga người trực tiếp ký thông tư ấy lại còn vừa lên tivi, báo đài phân bua giãi bày vòng vo đèn cù, không chịu nhận sai, thậm chí cứ một mực mình đúng mình hay. Ông Khôi thì tiên đoán VN sẽ còn nhiều mẹ VN anh hùng rất trẻ, mà đã trẻ thì thế nào cũng đi thi, mà đã thi thì phải ưu tiên cộng điểm. Ông ấy còn táo bạo đến nỗi thay cho cả quốc hội quy định rằng hễ cứ là mẹ liệt sĩ (con duy nhất hoặc 2 con) thì được phong tặng mẹ VN anh hùng. Phải công nhận quan chức ta dạo này phát ngôn rất liều.
Ông thứ trưởng Ga có bình tĩnh hơn nhưng vẫn vòng vo tam quốc, lý sự rằng già thì già nhưng chả ai cấm học cấm đi thi, chúng ta chủ trương học tập suốt đời cơ mà. Thôi ông thứ trưởng ạ, ông hiểu sai rồi, học tập suốt đời không có nghĩa là suốt đời đi học đâu, ông cần nghiêm túc xem lại tư duy của mình. Vả lại thông tư ông ký còn đề cập đến cả những đối tượng lão thành cách mạng U.100 kia nữa, các cụ có thể lều chõng đi thi được hay không, sao chả thấy ông nhắc lại.
Nói tóm lại, các ông chỉ giỏi cãi. Dù chống chế tinh vi lằng nhằng thế nào chăng nữa thì cũng vẫn phát lộ ra cho bàn dân thiên hạ thấy thứ sản phẩm giáo điều vô cùng xa rời thực tế, không có tính khả thi của các ông. Giá như làm sai, các ông biết phục thiện, nhận sai sót, hứa sửa chữa thì dân dễ thông cảm tha thứ, đằng này lại cố chứng tỏ không ai mặt dày hơn, thật chả hay ho gì.
Các ông ngồi được ở ghế hiện tại là do bộ máy, cơ chế thôi, chứ nếu để dân xử, các ông và những vị như các ông đã knock-out lâu rồi.
Theo Nguyễn Thông

Ngân hàng nhà nước ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU vàng?

Published on July 11, 2013   ·   No Comments TTXVA.ORG
gold-auction

1. ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU?


Tôi thấy nhiều phóng viên trẻ của các phương tiện thông tin đại chúng không phân biệt nổi hai khái niệm ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU nhưng TTXVA là nơi có nhiều trí thức tham gia, tôi đề nghị TTXVA nên viết cho đúng bản chất của sự việc.
Đấu thầu là khi nhà đầu tư cần mua một hàng hoá hay dịch vụ gì, thí dụ ta cần trang bị mạng máy tính cho đơn vị hay xây một nhà máy thuỷ điện, ta kêu gọi và những người có khả năng cung cấp hàng hoá (máy tính) hay dịch vụ (xây dựng)sẽ gửi hồ sơ dự thầu. Nhà đầu tư sẽ xét ai chào giá rẻ thì mua.
Bản chất của ĐẤU THẦU là mua công khai với giá RẺ NHẤT.
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Còn ĐẤU GIÁ là bán công khai cho ai trả giá cao nhất, thí dụ Nhà đấu giá Sortheby bán đấu giá tranh của Picassco cho ai trả giá cao nhất.
Việc Ngân hàng nhà nước BÁN vàng cho ai trả GIÁ CAO là cuộc (việc, sự) ĐẤU GIÁ chứ không phải ĐẤU THẦU.
Vậy đề nghị TTX từ nay dùng đúng khái niệm, việc này rất dễ, khi bán công khai thì gọi là Đấu giá, mua công khai thì gọi là Đấu thầu. Còn tất nhiên đã bán thì ai cũng muốn bán đắt và mua thì muốn mua rẻ.
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất. Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá). Trong ngữ cảnh của cuộc đấu giá, một từ vựng tiếng Anh thường được dùng là bid hay auction, nghĩa là giá đề nghị. Đấu giá có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ cổ, bộ sưu tập (tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã qua sử dụng, sản phẩm thương mại (cá, tôm), giống ngựa đua thuần chủng và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát mãi)
Xin trân trọng cảm ơn.

2.  ĐẤU GIÁ KÍN

daugia-kin
Bỏ phiếu đấu thầu vàng.

TTXVA xin cám ơn phản ánh xác đáng của tác giả.
Thời gian vừa qua, TTXVA đã trích đăng NGUYÊN VĂN các bài báo, nên không thể tự ý chỉnh sửa tựa bài viết khác với khái niệm mà nhân dân bị tuyên truyền.
Đơn giản bằng 1 thủ thuật thay đổi ngôn ngữ, khái niệm kinh tế đã được đánh tráo.
A.  Bản chất của việc ĐẤU GIÁ VÀNG
Mục đích của đấu giá vàng là nâng giá đến mức cực trần, đem về lợi nhuận cao nhất cho Ngân Hàng Nhà Nước.  Nhất là khi NHNN đã sử dụng phương thức ĐẤU GIÁ KÍN là thủ thuật kích động tâm lý đẩy giá lên mức cao nhất.  Theo đó, tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời, nhưng không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất mới là người được mua vàng.
Dựa vào hạn ngạch giới hạn về cung của nguồn vàng độc quyền, NHNN đã tạo ra cơn khát khan hiếm căng thẳng qua phiên đấu giá vàng, theo đó thị trường đầu cơ đã nhanh chóng nắm bắt thông điệp ngầm mà đẩy giá và nâng giá vàng, đồng thời tập trung nguồn lực để vét cạn máng vàng hiếm hoi trước khi cạn kiệt trong những lần đấu giá tiếp theo.
Bản chất việc nâng giá vàng của NHNN đã đẩy giá vàng tăng vọt ngay sau khi phiên đấu giá đầu tiên được thực hiện.
B.  Đánh tráo khái niệm kinh tế về ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU
Đúng như phân tích của tác giả Phan Ngọc, thuật ngữ ĐẤU THẦU đã được sử dụng SAI BẢN CHẤT về cuộc đấu TĂNG GIÁ VÀNG để phục vụ mục đích tuyên truyền, có tác dụng như 1 liều thuốc an thần, tạo sự ngộ nhận mục tiêu ổn định thị trường theo ”chính sách vĩ mô” của NHNN.  Chính việc dùng từ ngữ sai đã tạo tâm lý mong đợi lượng cung vàng lớn tung ra với mục đích MUA RẺ.  
Vì vậy, khi tham gia cuộc “đấu thầu” được quảng cáo rầm rĩ “BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG”, so sánh với thị trường tự do đang gây cấn với cơn sốt với giá cao chất ngất,  các nhà kinh doanh vàng bạc đã bị bất ngờ khi giá sàn vàng đi ngược dự đoán “bình ổn giá” trong phiên đấu giá đầu tiên.
Khi hiểu bản chất vấn đề thì sẽ không bị hụt hẫng khi NHNN đưa ra giá “đấu thầu” đẩy giá vàng kịch trần.
Đây không phải là lần đầu NHÀ NƯỚC dùng sai từ ngữ hay không thể hiện đúng BẢN CHẨT.
Mọi việc không chỉ là CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN :-)

vang-daugia1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét