Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tin ngày 16/7/2013 - ĐỚN ĐAU: Có lẽ tôi muốn là người Trung Quốc & Tham nhũng đang dần thành "Quốc Sách"

  • Đài Loan tập trận ảo đề phòng Trung Quốc tấn công (RFI) - Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo, trong 5 ngày kể từ hôm nay (15/07/2013) Đài Loan tiến hành đợt tập trận ảo trên máy vi tính, căn cứ vào kịch bản bị Trung Quốc tấn công và đổ bộ vào năm 2017. Đài Bắc không giải thích thêm về kịch bản tập trận ảo nói trên, nhưng theo các nhà phân tích thì thời điểm 2017 có vẻ hợp lý do Trung Quốc liên tục phát triển quân sự, lại đang tranh chấp chủ quyên với nhiều nước láng giềng.
  • Nhật Bản có thể quốc hữu hóa các đảo chưa có chủ (RFI) - Trong số báo ra ngày hôm nay, 15/07/2013, tờ Yomiuri Shimbun cho biết là chính phủ Nhật có thể sẽ quốc hữu hóa toàn bộ các đảo chưa có sở hữu chủ nằm trong vùng biển của nước này. Mục đích là nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản. Vẫn theo nguồn tin này, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ lập một đội công tác liên ngành để tìm hiểu về các sở hữu chủ và tên của khoảng 400 hòn đảo xa bờ Nhật Bản.
  • Tầng lớp trung lưu kêu cứu! (VOA) - Tầng lớp trung lưu là một khái niệm thường được đề cập đến trong các giáo trình xã hội – kinh tế của các trường đại học
  • Bạn học cũ (VOA) - Cách đây mấy tuần, Mùi, một cô bạn cũ từ thời trung học tình cờ tìm ra email của tôi nên gửi thư cho tôi. Qua Mùi, tôi bắt liên lạc lại được với 2 người bạn khác
  • LHQ muốn ông Rainsy trở lại (BBC) - LHQ thúc giục Campuchia hãy để chính trị gia đối lập mới được ân xá Sam Rainsy tham gia đời sống chính trị.
  • TQ nói GSK vi phạm pháp luật (BBC) - Trung Quốc nói công ty dược của Anh, GlaxoSmithKline, dính líu cáo buộc hối lộ, kể cả tình dục, để nâng doanh thu.
  • Tranh thời cách mạng ở Mexico (BBC) - Thời cách mạng ở Mexico cũng là giai đoạn nghệ thuật phát triển phong phú và có tầm ảnh hưởng ra nhiều nước khác trên thế giới.
  • Kinh tế Trung Quốc giảm nhiệt (BBC) - Mô hình tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã để lại những thành phố ma và những xưởng đóng tàu không đủ sức chi trả cho công nhân.
  • Philippines tiếp tục công kích Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 15/7, Manila tiếp tục lên tiếng chỉ trích các cáo buộc “vô căn cứ” mà Bắc Kinh vừa đưa ra hồi tuần trước về những phát ngôn của Ngoại trưởng Philippines, tiếp nối chuỗi ngày khẩu chiến qua lại giữa Bộ Ngoại giao hai nước về những tranh chấp Biển Đông suốt thời gian qua.
  • Philippines "phản pháo" Trung Quốc về Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bộ Ngoại giao Philippines cực lực bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng, Manila chưa tận dụng mọi biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
  • Đòn tâm lý mới của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Báo TQ ‘khuyên’ Manila nên theo Bắc Kinh hơn là trông chờ Mỹ, Philippines vạch “kế hoạch đề phòng” TQ đánh úp Bãi Cỏ Mây, Nhật Bản sắp quốc hữu hóa hơn 400 hòn đảo...là tin tức thời sự chính ngày 15/7.
  • Hoàn Cầu: Philippines đang ảo tưởng về Mỹ trên Biển Đông (BaoMoi) - Theo đó, bài xã luận của một học giả Trung Quốc tại đại học Thượng Hải đã "khuyến cáo" Philippines, tốt nhất là hãy quay lại đàm phán tay đôi với Trung Quốc thay vì tìm kiếm sự trợ giúp quân sự từ Mỹ tại Biển Đông.
  • Xu hướng và cơ hội cho các cảng biển Đông Nam Á (BaoMoi) - Accenture, công ty cung cấp dịch vụ công nghệ và tư vấn quản trị toàn cầu, đã xác định các xu hướng và cơ hội đang nổi lên nhằm giúp các nhà khai thác cảng cải tiến và tổ chức lại việc kinh doanh, tạo ra những doanh nghiệp chi phí thấp có thể đem lại nhiều danh mục sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn hơn cho các tuyến vận tải biển.
  • Nhật Bản sắp quốc hữu hóa hơn 400 hòn đảo (BaoMoi) - Nhật Bản đang nghiêm túc xem xét việc quốc hữu hóa khoảng 400 hòn đảo chưa có ai tuyên bố chủ quyền, nằm rải rác ở các vùng biển nước này nhằm thúc đẩy nguồn tài nguyên hàng hải, trong bối cảnh đang có căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Philippines vạch “kế hoạch đề phòng” Trung Quốc đánh úp Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Petrotimes) – Theo một tài liệu mật của chính phủ Philippines mà hãng tin Kyodo (Nhật Bản) tiếp cận được, Manila đang cảnh giác trước những ý đồ rõ ràng của Trung Quốc nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông, đặc biệt là Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Biển đảo đã đi vào đề thi Cao đẳng năm nay (BaoMoi) - Sáng nay, 15/7, các thí sinh chính thức bước vào kỳ thi Cao đẳng trong đó đề thi môn Địa lý khối C đã đặt thí sinh vào những vùng nóng thời sự đang diễn ra ngoài Biển Đông như: dầu khí, tài nguyên biển hay tiềm năng du lịch biển của Việt Nam.
  • Hoàn Cầu: Mỹ sẽ không tham chiến nếu nổ ra xung đột ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Hoàn Cầu cho rằng, đối với Mỹ trong kịch bản chiến lược toàn cầu của mình, Trung Quốc luôn luôn quan trọng hơn Philippines. Sự tham gia của Mỹ trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc (ở Biển Đông) là ngoài sức tưởng tượng của cộng đồng quốc tế.
  • Nhật Bản cân nhắc quốc hữu hóa hàng trăm đảo xa (BaoMoi) - Tờ Yomiuri Shimbun số ra ngày 15/7 đưa tin Nhật Bản có thể quốc hữu hóa bất cứ hòn đảo chưa tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển của nước này trong một nỗ lực nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, giữa lúc căng thẳng leo thang xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông với Trung Quốc.
  • Thời báo Hoàn Cầu: "Philippines nên bỏ Mỹ để thân với Trung Quốc" (BaoMoi) - Mới đây, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc đã có một bài bình luận về mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền biển đảo đang dâng cao trong khu vực, nơi mà lợi ích của Bắc Kinh đang đối đầu với Washington.
  • Tại sao chiến hạm 'tia chớp' nguy hiểm ở Biển Đông? (BaoMoi) - TPO - Molniya thực sự là mũi tấn công chớp nhoáng, có thể hủy diệt các chiến hạm đối phương có lượng giãn nước lớn hơn như tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục và tuần dương. Uy lực tốc độ và hỏa lực dồn dập của Molniya sẽ là sát thủ của mọi chiến hạm kẻ thù trên biển Việt Nam.
  • Philippines lên kế hoạch nếu Trung Quốc đánh úp Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - Một văn bản mật của chính phủ Philippines mà hãng Kyodo News tiếp cận được hôm 14/7 cho biết nước này đang cảnh giác trước những ý định rõ ràng của Trung Quốc nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông, đặc biệt tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Mỹ tăng cường quân sự ở Philippines để chế ngự TQ ở biển Đông (BaoMoi) - Mỹ và Philippines đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại đảo quốc này vì lợi ích của cả 2 bên. Đối với Philippines là đối phó với sự chèn ép của Trung Quốc ở biển Đông, đối với Mỹ là phục vụ đắc lực cho chiến lược quay trở lại châu Á - Thái bình dương.
  • Plitvice, Croatia - lạc vào cõi mơ (BaoMoi) - Châu Âu có vô số địa điểm du lịch hấp dẫn hay những công trình kiến trúc nổi tiếng với vẻ đẹp trường tồn. Nếu như Dalmatian lừng danh là một bãi biển đông khách nhất thì Plitvicka Jezera cũng không kém phần tuyệt vời với những cánh rừng xanh mướt.
  • Philippines đề phòng Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Một văn bản mật của chính phủ Philippines mà hãng Kyodo News tiếp cận được hôm 14.7 cho biết nước này đang cảnh giác trước những ý định rõ ràng của Trung Quốc nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông, đặc biệt tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Philippines lo TQ bao vây bãi cạn ở Biển Đông (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo dẫn tài liệu mật của chính phủ Philippines cho biết, nước này thận trọng theo dõi chặt chẽ “mục tiêu rõ ràng” của Trung Quốc trong việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông, nhất là ở bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
  • Hạm đội tàu chiến Trung Quốc trêu ngươi Nhật Bản (BaoMoi) - Một loạt tàu chiến Trung Quốc đã lần đầu tiên đi qua eo biển hẹp chia cắt giữa phía bắc Nhật Bản và Nga, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (14/7) cho hay. Một số người tin rằng, đây là hành động trêu ngươi của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong bối cảnh hai nước đang có cuộc tranh giành chủ quyền quyết liệt ở biển Hoa Đông.

Ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc thì ... sống?

Hôm mùng 9 tháng Bảy vừa rồi, 2 chiếc tàu đánh cá của ngư dân VN từ vùng Hoàng Sa của VN trở về cập bến huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong tình trạng mà báo chí trong nước mô tả là “tả tơi” do bị TQ hành hung, trấn lột, chặt cờ vứt xuống biển….như một nạn nhân là ông Võ Minh Vương, chủ tàu kiêm thuyền trưởng của 1 trong hai chiếc tàu cá lâm nạn vừa nói cho biết:
Họ dùng dùi cui bắt chúng tôi cúi đầu, ai mà có hành động gì là bị, khiến nhức mình, nhức mẩy hết…Họ lấy hết trang thiết bị, dụng cụ đánh bắt, hải sản bị lấy cũng hơn 1 tấn…Họ lên chặt 2 cây cờ của tàu tôi vứt xuống nước. Tôi nhảy xuống lấy cờ lên thì bị họ đánh ngất xỉu luôn…
000_Hkg7832033-305.jpg
Ngư dân Lý Sơn chuẩn bị ra khơi, ảnh minh họa.
AFP photo
Bị tấn công, chặt cờ
Qua bài “Chặt cờ và treo cờ”, blogger Hà Văn Thịnh từ cố đô Huế kể lại rằng một người bạn được mời dự Hội thảo về Biển Đông ở Quảng Ngãi cách đây ít lâu có tâm sự với ông rằng “điều đau đớn và nhục nhã nhất là khi biết chuyện ngư dân ta, mỗi lần đi đánh bắt xa bờ, muốn sống, an toàn, phải treo cờ Tàu (!)?. Khi GS Hà Văn Thịnh hỏi tại sao chẳng thấy báo chí nói gì về chuyện này, thì ông “bị ngộ tiếp” là cuộc “hội thảo đó có cho báo chí tham dự đâu mà tin với tức!”.
Thế là câu chuyện khó tin ấy cứ ám ảnh GS Hà Văn Thịnh, làm ông băn khoăn mãi cho đến mới đây diễn ra tàu cá Việt Nam “bị tấn công, chặt cờ” bởi chiếc tàu TQ màu trắng mang biển số 306 - theo lời kể của ngư dân bị nạn, thì GS Hà Văn Thịnh báo động rằng “cái sự thật kinh hoàng” mà bạn ông đề cập đến đã “bị bưng bít để (VN) hóa thành ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với kẻ láng giềng tham lam, độc ác, tráo trở, rất có thể là chuyện thường ngày…”. GS Hà Văn Thịnh khẳng định:
Chắc chắn, không một lương tri nào của Trái tim Việt, Hồn Việt có thể chịu nổi sự thật kinh hoàng về nỗi đau đớn nhãn tiền: Muốn đánh cá trên biển trời của ta thì phải hạ cờ ta, treo cờ Tàu; không hạ thì bị chặt, vứt xuống nước; muốn không bị sỉ nhục để lấy cờ lên thì thân tàn, ma dại! Có còn gì để nói nữa không về cái đểu cáng, thâm độc của 4 tốt, 16 chữ vàng; về sự im lặng lì lợm của các quan chức có trách nhiệm trước vận nước, lòng dân? Làm sao có thể biện minh nỗi khi sự thật đắng cay rành rành như thế mà vẫn khua mép, cong môi bảo vệ cho cái gọi là “tình hữu nghị”; vẫn đàn áp bất cứ ai dám đau nỗi đau quốc thể bị sỉ nhục, hiểm họa mất biển, mất nước cận kề ?
Từ Thanh Hoá, MS Nguyễn Trung Tôn cũng vừa phổ biến một bài viết tựa đề “Không đau không phải là người VN!”, qua đó, ông bày tỏ “lòng đau như cắt” khi tàu 306 của TQ  “Đối xử nhân đạo” với ngư dân lao động hòa bình trên biển bằng cách đập phá tàu và cướp hết hải sản cùng những thứ khác, đồng thời đánh ngư dân Việt ngất xỉu, chặt cờ đỏ sao vàng…Theo MS Nguyễn Trung Tôn, ông thấy vừa đau vừa nhục mặc dù những ngư dân này không phải là họ hàng ruột thịt của ông, nhưng họ là người Việt Nam, là đồng bào, là hình ảnh của tất cả người Việt Nam trên vùng biển, vùng trời quê hương. MS Nguyễn Trung Tôn cũng không khỏi giật mình và nhớ lại cách đây chỉ trong vòng vài tháng thôi đã diễn những cảnh trớ trêu, từ “Lòng tin chiến lược” được thủ thướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại tại Hội nghị Shangri-La  An ninh châu Á lần thứ 12 ở Singapore cho đến việc chủ tịch Trương Tấn Sang Hoa du với 29 lần “nhất trí”.
MS Nguyễn Trung Tôn nêu lên câu hỏi rằng có phải cái “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Dũng là đây ? Hay đây là “thành tích” ngoại giao của chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến công du vừa qua của ông tại Trung Quốc? Hoặc đây có phải là kết quả của "Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần 4" của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ? Vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn thì mặc dù đất nước VN nhỏ bé, nhưng đã qua bao nhiêu ngàn năm lịch sử, Tổ Tiên chúng ta đã phải dầy công xây dựng, đổ ra bao nhiêu máu xương để giành độc lập. Nếu Tổ Tiên chúng ta không anh hùng, không kiên cường, thì chắc VN hiện giờ đã trở thành một tỉnh của TQ từ lâu rồi. Tuy nhiên, hiện nay, MS Nguyễn Trung Tôn không khỏi xót xa:
Sau khi nắm quyền, đảng CSVN đã đem tất cả mọi thứ mà Tổ Tiên đã gầy dựng nên để dâng cho TQ một cách vô điều kiện. Đó là điều mà tất cả người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được, không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu ? Lương tâm của họ để vào tiền bạc, vào đèn xanh đèn mờ, vào chức vụ, địa vị gì mà họ không quan tâm đến đất nước ? Cho nên lòng tôi rất là đau.
Lãnh đạo ở đâu?
MS Nguyễn Trung Tôn cũng không quên lưu ý rằng khi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì giới cầm quyền bắt bớ đàn áp vì cho rằng đảng và nhà nước sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao, cho rằng việc biểu tình chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm. MS Nguyễn Trung Tôn nêu lên câu hỏi rằng vậy hiện nay giới cầm quyền VN giải quyết bằng con đường ngoại giao đã đạt kết quả như thế nào ? Tại sao ngư dân Việt bị đánh, bị cướp, quốc thể bị sĩ nhục như vậy thì các ông vẫn “trơ mặt”, không có hành động nào? Hay lại phải chạy sang Trung Quốc để xin họ đối xử nhân đạo với ngư dân, để rồi sau mỗi lần được  “đối xử nhân đạo” như trường hợp ngư dân Lý Sơn vừa rồi thì không còn ai dám ra khơi, và vậy là Trung Quốc thoãi mái tung hoành trên vùng Biển của tổ quốc chúng ta? Đây là nỗi đau của toàn dân tộc Việt!
Qua bài “Những câu hỏi bức thiết”, blogger Bùi Tín đặt nghi vấn rằng có phải chăng cứ mỗi lần bị “quan thầy mắng mỏ”, thì nhóm “tay sai” lại quay sang trừng phạt, đàn áp những người dân Việt yêu nước dám đứng dậy chống sự bành trướng xâm lược để mong xoa dịu cơn giận dữ của quan thầy phương Bắc ?
Nhà báo Bùi Tín nhân tiện lưu ý rằng Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị áp đặt án tù nặng nề chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta, cũng như ông dám đứng ra kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt Quốc hội; và nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu khựa, cô và sinh viên Đinh Nguyên Kha cùng nhiều người yêu nước khác, từ blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon cho tới những bloggers bị bắt gần đây như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, bị nhà cầm quyền VN trả thù để xoa dịu “sự nổi giận của Bắc Kinh” mà lẽ ra, khi Tổ quốc lâm nguy như hiện nay, những người yêu nước, chống TQ xâm lược, cần được quý trọng chứ không phải bị đàn áp tàn bạo như đang diễn ra.
Nhà báo Bùi Tín nhấn mạnh rằng hành động như vậy là “một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo, phi pháp” mà toàn xã hội cần thể hiện cụ thể “thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập tức cho các chiến sỹ yêu nước”.
Khi nêu lên câu hỏi rằng có phải “VN thiếu vắng lãnh tụ ?”, blogger Phạm Dzũng nhận thấy hành động của giới cầm quyền trong nước liên tục trấn áp người dân và liên tiếp nhượng bộ phương Bắc một cách vừa lén lút, vừa công khai chứng tỏ rằng Bắc Kinh đã nắm được giới cầm quyền Hà Nội, mà nổi bật nhất hiện nay là bộ máy công an… Như vậy, theo tác giả, “chính là Tàu đang cai trị VN”. Và mọi phản đối máy móc, chiếu lệ của nhà cầm quyền VN đối với hành vi xâm lược, ngang ngược của TQ ở biển Đông và biên giới phía Bắc chỉ là để “che mắt thiên hạ nhằm chuẩn bị giao hết căn nhà VN cho chủ mới….”.
Blogger Gò Cỏ May thì lưu ý rằng mặc dù hai nước CS anh em Việt-Trung từ lâu đã bình thường hoá bang giao và hợp tác chặt chẽ, không ngừng nâng mối quan hệ chiến lược giữa 2 đảng, 2 nhà nước lên “tầm cao mới”, nhưng
“thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối, chứ giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô ‘đại cuộc’ mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm”.
Blogger Phạm Dzũng báo động thêm rằng “Trong cuộc chiến Tàu-Việt từ ngàn xưa tới nay, sách lược muôn đời của Tàu vẫn là tàn hại nguyên khí của dân Việt, và chúng ra tay rất sớm -‘tiên hạ thủ vi cường’ ”. Vẫn theo tác giả thì “Hiện tượng bế tắc tương lai và suy yếu toàn diện vừa về lãnh đạo, vừa về văn hóa, xã hội, kinh tế và quốc phòng của Việt Nam chứng tỏ rằng TQ đã thành công trong sách lược làm Việt Nam suy thoái triệt để. Mối nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bọn xâm lược không cần phải trực tiếp ra mặt, mà lại sai khiến được chính nhà cầm quyền Việt Nam…”
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-15 

Đề nghị mới nhất cho sửa đổi hiến pháp

Đợt góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp từ ngày 2 tháng giêng cho đến ngày 31 tháng 3 vừa qua đã kết thúc và những ý kiến của những nhóm và tổ chức trong xã hội vẫn không được lắng nghe; thế nhưng hồi ngày 8 tháng 5, một công dân đảng viên 93 tuổi, từng là một trung đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một cán bộ với chức vụ cao nhất là Cục trưởng- ông Đặng Văn Việt, lại có thư ngỏ góp ý về sửa đổi hiến pháp Việt Nam kỳ này.
Bức thư ngỏ của ông nhận được nhiều phản hồi tích cực cả trong và ngoài nước.
“Con hùm xám” Đặng Văn Việt thời trai trẻ, và lúc về già
“Con hùm xám” Đặng Văn Việt thời trai trẻ, và lúc về già
Courtesy Congly.com
Điểm không tiến bộ của hiến pháp
Gia Minh hỏi chuyện ông Đặng Văn Việt về một số ý chính trong thư ngỏ góp ý của ông. Trước hết ông cho biết nhận xét về những điểm tích cực trong hiến pháp đầu tiên của Việt Nam so với hiến pháp 1992:
Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không đi sâu vào vấn đề chính trị nhưng tôi có đọc bản hiến pháp đầu tiên của Việt nam và thấy thế này: thời kỳ đó Bác Hồ và một số người nghiên cứu soạn ra hiến pháp đó và thông qua quốc hội; hiến pháp đó có đặt vấn đề một cách sâu sắc về vấn đề đảng can thiệp vào nội bộ của hiến pháp. Nhưng từ năm 1992 trở đi vai trò của đảng ở trong nước càng mạnh, cho nên những nhà lãnh đạo đảng cộng sản thêm điều 4 vào hiến pháp, và đặt quốc hội dưới sự kiểm soát của đảng.
Điều nghiêm trọng của hiến pháp năm 1992 có điều nghiêm trọng ở chỗ: tự nhiên hiến pháp của một nước là luật chung cho cả một thời đại của cả một nước ở một giai đoạn dài lại có một đảng chen vào và khống chế mọi hoạt động của quốc hội. Đó là điểm không tiến bộ của hiến pháp sau so với hiến pháp đầu là ở chỗ ấy.Trong bài tham luận của tôi vừa rồi tôi có nói: bỏ điều 4 đi vì điều 4 không hợp hiến và không hợp pháp. Vì lòng thành thực đối với chế độ và tương lai của đất nước mà tôi đã góp ý cho sửa đổi hiến pháp.
Gia Minh: Theo ông vì sao người ta lại đưa ra lời kêu gọi mọi người dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này?
Ông Đặng Văn Việt: Về mặt bề sâu tôi không rõ; nhưng theo tôi nghĩ đây là một chủ trương của đảng và nhà nước khi mà tình hình trong nước có những thay đổi, biến động, nhiều dư luận trong quần chúng, cho nên những người lãnh đạo nhà nước đặt vấn đề bổ sung và sửa đổi hiến pháp. Vấn đề chính là thế thôi: vấn đề chính trị đòi hỏi phải có những thay đổi trong hiến pháp.
Gia Minh: Nhưng sau một thời gian thu thập ý kiến đóng góp, bản dự thảo sửa đổi trình cho quốc hội đợt vừa rồi không có gì thay đổi hết, thậm chí còn có những điểm còn bị cho là lạc hậu hơn hiến pháp cũ. Vậy theo ông, chuyện thực tâm nghe ngóng các ý kiến đóng góp là thế nào?
Ông Đặng Văn Việt: Theo tôi dân chủ, một đất nước có dân chủ là rất quan trọng. Dân chủ tức lấy ý kiến của đông đảo mọi người, những trí tuệ lớn nhất của dân tộc góp ý cho sửa đổi hiến pháp. Những người lãnh đạo phải có đầu óc sáng suốt nghiên cứu và tiếp thu vận dụng. Còn nếu như góp hằng triệu ý kiến mà đâu lại vào đấy thì thật là vô duyên, làm một việc lãng phí vô ích, không coi trọng cá ý kiến. Tất nhiên, đa số những người không biết gì vẫn không biết gì; nhưng đối với thiểu số những người có trí tuệ nhất phải suy nghĩ cái nào đáng tiếp thu, cái nào không đáng tiếp thu.
Nếu nói ý kiến của đa số đồng ý như cũ, mà đa số đó là những công nhân, nông dân. Họ là những người không có kiến thức gì mấy về hiến pháp. Nếu kết luận ý kiến đa số đồng ý như cũ; không nên làm việc này làm gì; vừa mất thì giờ, vừa tốn tiền, tốn của, tốn sức!
Sự tồn tại của chế độ này là có biết tiếp thu tiến bộ để sửa đổi hay không. Nếu không tiếp thu nổi, tự mình đi vào con đường tiêu hủy, diệt vong. Xã hội có qui luật chứ không phải ai muốn gì cũng được đâu. Những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn đều có những ông vua khai quốc công thần là những vị anh hùng hào kiệt; đến cuối triều đại do những người thừa hưởng không qua rèn luyện, không qua thử thách, rồi hưởng thụ nhiều quá, biến chất thoái hóa.
Chế độ càng thoái hóa, càng suy sụp và đi đến chỗ sụp đổ. Như nhà Lê, nhà Lý rất thịnh vượng, nhân dân rất sùng bái. Nhưng cuối triều Lê, Lê Chiêu Thống mời quân Thanh sang xâm lăng đất nước; thì Quang Trung phất cờ giải phóng dân tộc; nhân dân quay sang ủng hộ Nguyễn Huệ mà không ủng hộ nhà Lê nữa. Đó là qui luật, và thời đại ngày nay cũng vậy. Chế độ cộng sản có nhiều công trong việc giải phóng dân tộc; nhưng hiện nay có nhiều điều lạc hậu và thoái hóa; nhân dân góp ý để đảng sửa đổi những điều lạc hậu để giữ được vai trò lãnh đạo; chứ không phải tự rời vai trò, ‘ghế’ lãnh đạo. Nếu những người lãnh đạo có ý thức muốn giữ vai trò lãnh đạo thì phải nghe những ý kiến đúng, tiếp thu những ý kiến đúng để sửa đổi. Và là một cơ hội cho đất nước Việt Nam từ lạc hậu thành một nước tiền tiến về chính trị và đưa đất nước tiến lên.
Gia Minh: Xin cám ơn ông.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-15
 

TS Lê Đăng Doanh: Cần đổi mới lần hai mạnh mẽ

Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 12/7, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm 5,3%, lạm phát cao tới 8,2% và đối diện nhiều thách thức. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề liên quan, từ Hà Nội trước hết TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra một nhận xét khá nghiêm khắc đối với kinh tế Việt Nam. Đó là kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tương đối chậm, trong khi lạm phát lại cao hơn tốc độ tăng trưởng. Nhận xét này cũng phù hợp với những ý kiến của các chuyên gia độc lập của Việt Nam, trong đó những vấn đề được nêu lên là vấn đề doanh nghiệp nhà nước, đó là vấn đề đầu tư công, đó là vấn đề hiệu lực của các chính sách và bộ máy quản lý nhà nước. Đó là những vấn đề sắp tới đây Việt Nam cần phải chú ý có sự cải cách mạnh mẽ nếu không tình hình đó có thể diễn biến phức tạp.
000_Hkg8718969-305.jpg
Người dân lưu thông trên đường gần các tòa nhà đang xây dựng tại Hà Nội hôm 21/6/2013 AFP photo
Nam Nguyên: Những thách thức mà Việt Nam đang đối diện nếu đặt theo thứ tự ưu tiên sẽ như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm. Thí dụ như cơ quan thống kê cũng phải hoạt động độc lập tương tự như cơ quan kiểm toán. Ngân hàng Nhà nước cũng phải độc lập hơn nữa, tránh trở thành nơi ứng trước tiền cho các chi tiêu của chính phủ và điều ấy rất bất lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Ngoài ra việc giám sát việc thực thi chính sách, việc hoàn thành nhiệm vụ cũng như chế độ công khai minh bạch phải được  thực hiện một cách rõ rệt.
Điểm thứ hai đó là phải tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó phải chú ý thực hiện qui chế quản trị doanh nghiệp một cách hiện đại; thực hiện việc bổ nhiệm nhân sự công khai minh bạch qua tuyển chọn và bổ nhiệm theo hợp đồng có thời hạn với những điều kiện nhất định tránh chuyện bổ nhiệm trong nội bộ và không rõ các điều kiện cũng như không ràng buộc là nếu anh làm được thì anh được cái gì và nếu không làm được thì có việc gì không.
Điểm thứ ba, phải có một công cuộc cải tổ mạnh mẽ, tái cấu trúc đầu tư công, hiện nay Nhà nước Việt Nam đầu tư vào quá nhiều lãnh vực trong đó có những lãnh vực mà tư nhân có thể thực hiện được. Thí dụ như dệt may, da giày hay là công ty sữa. Những lãnh vực đó không phải là những lãnh vực có tính quyết định với nền kinh tế. Nhà nước có thể hoàn toàn thoái vốn để các doanh nghiệp này hoạt động hoàn toàn như một công ty cổ phần mà trong đó cổ phần của Nhà nước hoàn toàn không cần thiết nữa.
Điểm cuối cùng, Việt Nam cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai rất mạnh mẽ trong đó kể cả lãnh vực kinh tế tư nhân cũng phải có cải cách. Dĩ nhiên trước mắt Việt Nam phải giải quyết vấn đề nợ xấu, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, cũng như vấn đề bong bóng bất động sản. Đấy là các vấn đề Việt Nam cần phải làm trong vòng từ 3 năm đến 5 năm sắp tới để có thể ổn định kinh tế cũng như đưa nền kinh tế đến một mức độ phát triển cao hơn.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận xét là Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) hay công ty xử lý nợ được hình thành theo một kế hoạch mà Ngân hàng Thế giới cho là xa lạ với những cách thức mà tổ chức này cho là tốt. Tiến sĩ nhận định gì?
TS Lê Đăng Doanh: Với việc tạo lập Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) với vốn pháp định chỉ có 500 tỷ đồng so với nợ xấu cần phải giải quyết mà có con số đưa ra vào khoảng 400.000 tỷ cho đến 500.000 tỷ thì đấy là một công việc rất khó khả thi. Thứ hai nữa, những qui chế khác về việc xử lý nợ xấu như thế nào, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào, vai trò của các công ty tư vấn đánh giá độc lập như thế nào, thứ tự ưu tiên của việc giải quyết như thế nào và sự quyết tâm chính trị để bảo vệ các nhà đầu tư nếu như họ đầu tư vào để giải quyết các nợ xấu đó, thì hiện nay hàng loạt vấn đề chưa rõ ràng.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ có thể đưa ra một vài thí dụ về vấn đề này.
TS Lê Đăng Doanh: Trường hợp ở Hàn Quốc, hay Thái Lan, Malaysia, các nhà đầu tư đã mua đến 65% hoặc 50% tổng số nợ xấu. Tức là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài rất là quan trọng. Nhưng bây giờ ở Việt Nam nếu muốn mua tài sản hay là nợ xấu của một doanh nghiệp nhà nước thì tài sản đó phải được mua theo giá sổ sách và giá đó rất xa với giá thực tế. Đấy là các vấn đề mà Ngân hàng Thế giới có nói đến là cách xử lý của Việt Nam xa lạ với các mô hình của thế giới.
Việc này thì cũng đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn quyết định như vậy. Chỉ có sự thật sẽ là người thầy để giúp Việt Nam xem mình thực hiện được đến đâu. Nhưng nếu như vậy thì thời gian để học bài học đó có thể lâu hơn và đấy là thời gian mất mát không cần thiết để xử lý vấn đề nợ xấu đang gây ứ đọng bế tắc trong tín dụng làm cho kinh tế Việt Nam không tăng trưởng được.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành thời gian trả lời đài RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-07-15 

Có lẽ tôi muốn là người Trung Quốc

Tôi đã đọc bài “Bạn không thành người Trung Quốc được đâu” đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam, nhưng có lẽ tôi vẫn muốn trở thành người Trung Quốc, vì nếu không thể trở thành công dân của các nước văn minh như Âu, Mỹ, Nhật, hay ít ra là Thái Lan, thì làm công dân của nước Trung Quốc chắc chắn sẽ sung sướng hơn là làm công dân Việt Nam.

Nói những điều kể trên, chắc chắn sẽ có nhiều người phản đối, thậm chí sẽ có nhiều người lên án tôi không có lòng tự tôn dân tộc. Nhưng mọi người cứ thật công tâm và bình tĩnh suy nghĩ thử xem:

Này nhé, Việt Nam và Trung Quốc đều có chung một thể chế và đều đi chung một con đường lên “Chủ nghĩa xã hội” dài vô tận. Đều có chung một nền kinh tế thị trường có định hướng “xã hội chủ nghĩa”. Và đều là một nhà nước không có dân chủ, chỉ do một đảng cộng sản cầm quyền.

Nhưng nếu là công dân Trung Quốc, tôi có thể tự hào là công dân của một siêu cường trên thế giới, đi khắp nơi trên thế giới có thể bị chê cười ở nơi công cộng nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ bị khinh rẻ và phân biệt đối xử như là người Việt Nam. Và tôi cũng có thể tự hào là đất nước tôi có tên lửa hạt nhân, có tàu vũ trụ, sắp có trạm vũ trụ Thiên Cung, có một nền kinh tế hùng mạnh với các ngành công nghiệp khá phát triển.

Nếu là người Trung Quốc, thì tôi sẽ được mua ô tô, xe máy với giá siêu rẻ chỉ bằng 1/3 ở Việt Nam, sẽ chỉ phải bỏ ra 2/3 số tiền làm đường trên 1 km so với Việt Nam mà chất lượng chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều. Thu nhập của tôi cũng hơn Việt Nam rất nhiều lần, và nước tôi cũng có rất nhiều tiền đi viện trợ cho nhiều đất nước khác.

Tôi cũng sẽ tự hào là đất nước Trung Quốc của tôi có tốc độ phát triển thường xuyên trong 20 năm liền tăng gấp đôi so với Việt Nam. Hơn nữa, cứ theo đà này, chúng tôi sẽ hoàn toàn làm chủ cả biển Đông trong một ngày không xa.

Ở Trung Quốc, môi trường cũng xuống cấp thảm hại, trong tình trạng ô nhiễm không khí và cạn kiệt nguồn nước nặng như ở Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc đã sớm phát hiện và có nhiều biện pháp quyết liệt để khắc phục, Trung Quốc không tận diệt rừng như ở Việt Nam. Thông minh hơn, Trung Quốc lại đang đẩy mạnh xuất khẩu các ngành công nghiệp ô nhiễm, tốn năng lượng sang Việt Nam như công nghiệp Boxit. Ở Việt Nam bạn sẽ có nguy cơ sống trong đất nước là bãi rác thải công nghiệp và thị trường hàng hóa giá rẻ, độc hại của Trung Quốc.

Nếu là người Trung Quốc, tôi cũng sẽ đỡ cảm thấy nhức nhối vì nạn tham nhũng hơn Việt Nam rất nhiều, vì ở đó tham nhũng cũng là quốc nạn khủng khiếp như Việt Nam, nhưng dù sao vẫn còn có công đạo, và nếu chẳng may có một vị nào đấy “bị lộ”, thì chí ít là kẻ kẻ phạm tội sẽ bị tịch thu tài sản, tù tội kéo dài hoặc có thể bị xử bắn. Như Phó chủ tịch Quốc hội Thành Khắc Kiệt bị xử bắn, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ bị xử 20 năm tù, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng bị xử 8 năm tù vì các tội tham nhũng… Chứ các vị này “không bị” cho về hưu hoặc “đá ngược” kiểu thăng chức như ở Việt Nam. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, chưa bao giờ có một vị đầu tỉnh chứ chưa nói gì đến các vị ở Trung ương bị tù tội về tham nhũng bao giờ. Nói thế thì hơi bị oan uổng cho Việt Nam, vì hình như đã có một ông bộ trưởng ngành điện trong vụ đường dây 500KV Bắc - Nam bị án treo 3 năm tù cách đây đã rất lâu rồi.

Ở Trung Quốc, bạn sẽ không bị nhức mắt, chối tai vì các báo đài nhà nước luôn đăng tải các tin cướp, hiếp, giết (Có rất nhiều vụ con cháu giết bố mẹ, cháu chắt giết ông bà hoặc ngược lại chỉ vì một vài chục nghìn hay vài triệu hay giết người vì những lý do rất “trời ơi” như nhìn đểu hoặc tai nạn xe cộ...)

Và đặc biệt, nếu tất cả người Việt Nam đều là công dân Trung Quốc thì các bạn sẽ thấy được lợi biết chừng nào.

Trước hết là lương của các công chức, viên chức sẽ được tăng gấp đôi hoặc ba lần vì sẽ giảm được hàng chục vạn biên chế trong bộ máy chính quyền và các cơ quan đoàn thể tại Trung ương và địa phương. Vì khi đó Việt Nam sẽ chỉ tương đương 1 hoặc 2 tỉnh của Trung Quốc, và các tỉnh của Việt Nam sẽ chỉ bằng các huyện của Trung Quốc mà thôi.

Chúng ta sẽ giảm được nhiều chục vạn sỹ quan, binh sĩ trong quân đội cùng với nguồn kinh phí quốc phòng khổng lồ để nuôi nó mà chưa chắc đã bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Và kể đến cả người nông dân cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều vì không phải cạnh tranh với hàng nông sản giá rẻ như cho của Trung Quốc, cũng không phải bán lúa xuất khẩu với giá rẻ nhất thế giới.

Tóm lại, nếu là người Trung Quốc, chúng ta sẽ có lợi rất nhiều, và chắc chắn sẽ sống tốt hơn là công dân Việt Nam hiện nay.

Đọc những dòng viết như trên, chắc là phần đông người Việt Nam sẽ nguyền rủa và lên án người viết bài này là không yêu nước hay phản quốc. Nhưng thành thật xin lỗi bạn đọc, vì tất cả những điều trên đều là sự thật 100%. Và nếu tất cả những người dân đất Việt còn thờ ơ, còn bàng quan với tình trạng đất nước như hiện nay. Nếu tất cả các Đảng viên cộng sản Việt Nam, đặc biệt là ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không tỉnh ngộ để từ bỏ các quyền lợi ích kỷ của mình, có các bước đi và hành động thích hợp, thì một ngày rất không xa, nếu người Trung Quốc muốn, có lẽ họ sẽ không phải tốn nhiều xương máu để đất nước Việt Nam trở thành một tỉnh của họ do không còn ai muốn chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc nữa. Hoặc là biết đâu, khi đó, đa phần người Việt Nam vì quá chán ghét chế độ hiện hành mà biểu quyết tán thành Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc.

B.S.N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Bùi Tín - Tầng lớp trung lưu kêu cứu!

Tầng lớp trung lưu là một khái niệm thường được đề cập đến trong các giáo trình xã hội – kinh tế của các trường đại học. Những năm gần đây, trong các bài bình luận thời sự Việt Nam, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng nhắc đến khái niệm «tầng lớp trung lưu».
Thế nào là tầng lớp trung lưu (TLTL)? Phải chăng đó là một tầng lớp xã hội đứng ở giữa - giữa thượng lưu và hạ lưu - không giàu mà cũng chẳng nghèo, thường thường bậc trung. Xưa kia có người gọi tầng lớp ấy là tầng lớp «tạch tạch xè», tiểu tư sản.
TLTL, về lý thuyết cũng như trên thực tế, có vai trò và ví trí nhất định trong xã hội, đặc biệt là trong một xã hội có nền kinh tế thị trường đang phát triển. Phải chăng trong xã hội có tốc độ phát triển cao, hiện tượng tốt đẹp đáng mừng là số người giàu càng ngày càng đông, số triệu phú USD, rồi số tỷ phú USD xuất hiện ngày càng nhiều, như sự xuất hiện số tư sản đỏ ở Trung Quốc và Việt Nam trong 20, 25 năm nay? Hay như ở Nga, số người giàu sụ tăng lên nhanh chóng, đang đổ sang trung Âu và tây Âu, mua biệt thự sang, mua cả lâu đài cổ ở vùng sông Loire của nước Pháp?
Không phải như vậy. Việc một thiểu số 10 % nắm đến 50% tài sản chung và đa số 90 % chia nhau 50% tài sản còn lại là một tình hình cực kỳ nguy hiểm. Nó báo hiệu một hiện tượng  không bình thường, dẫn đến xã hội phân hóa, đầy bất công, xáo trộn, mất ổn định.
Ở Trung Quốc và Việt Nam, hiện nay TLTL bị kiềm chế chặt chẽ, gần như là bị cầm tù bởi các phe nhóm lãnh đạo cầm quyền mang danh cách mạng nhưng bị tha hóa bởi quyền lực, bởi đặc quyền đặc lợi. Có thể nói TLTL nước ta rất đông nhưng còn tản mạn, bao gồm hàng triệu tiểu nông và trung nông đã bị mất đất do hậu quả của chế độ sở hữu toàn dân do đảng Cộng sản áp đặt, cùng với hàng triệu tiểu thương, tiểu chủ bị các công ty quốc doanh khống chế, và lực lượng trí thức tiểu tư sản đông đảo, gồm có giáo viên, bác sỹ, dược sỹ, luật sư, sinh viên, viên chức công và tư….
Sinh ra từ lao động, chưa nhiễm phải lòng tham vô hạn của bọn trọc phú mới, lại có chút vốn vật chất cũng như tinh thần, tri thức, TLTL chính là tinh hoa của dân tộc, là hy vọng chính của đất nước.

Có thể nói hơn nửa thế kỷ trước, đông đảo tầng lớp tiểu tư sản nước ta ở thành thị cũng như ở nông thôn đã ủng hộ và gia nhập đảng Cộng sản (đặc biệt là ở miền Bắc) với lòng yêu nước truyền thống trong một xã hội thuộc địa bị thực dân Pháp thống trị. Từ khi đổi mới và mở cửa hòa nhập với thế giới, đảng CS dần dần suy thoái nghiêm trọng và phân hóa rất nhanh thành một tầng lớp tư bản đỏ mới, phất lên do tham nhũng, biển thủ tài sản quốc gia trên quy mô lớn, đoạn tuyệt với giai cấp vô sản mà họ tự nhận là đại diện, đồng thời xa rời các đồng chí của họ ở cơ sở, trong đó có không ít trung nông mất đất và trí thức ở thành thị. TLTL đến nay  bị đảng khinh thị, bỏ rơi, thậm chí đàn áp trong quá trình tư bản hóa bản thân, trọc phú hóa phe nhóm, thượng lưu hóa gia đình theo tốc độ tên lửa.
Trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, TLTL với các giai cấp công nhân và nông dân có vai trò quan trọng. Kinh nhiệm phổ biến chỉ ra rằng sở dĩ chủ nghĩa tư bản đạt tốc độ phát triển cao là do chế độ tư hữu hợp pháp được tôn trọng và quy luật cạnh tranh bình đẳng được thi hành triệt để, giải phóng mọi sáng kiến cá nhân và quy mô kinh doanh. Nền tảng vững mạnh nhất của nền kinh tế tư bản từ khởi đầu không phải là các đại công ty tư bản độc quyền từng ngành, mà bao giờ cũng là hàng triệu nhà kinh doanh vừa và nhỏ, như những tế bào sống trong nền kinh tế cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới mức tập trung cao độ, có mối quan hệ chằng chịt toàn cầu, mà ở Pháp, Đức, Anh, Ý hay ở Hoa Kỳ, Canada trong chính phủ vẫn có một bộ quan trọng chuyên lo đến sự phát triển mạnh của các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa.
Sau khi trúng cử  lần thứ 2, trong diễn văn nhậm chức tháng giêng năm 2013, Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama có một câu nói rất đáng nhớ : «Chúng ta tin tưởng rằng phồn vình của nước Mỹ phải được đặt trên bờ vai rộng của tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển» (We believe that America ‘s prosperity must rest on the broad shoulders of a rising middle class).  Đây vừa là sự thật, là quy luật, vừa là yêu cầu của cuộc sống và phát triển bền vững trong một đất nước văn minh.
Trong một nước phát triển lành mạnh, dù nền công nghiệp có tập trung đến mức rất cao, xuất hiện những ngành công nghiệp nhà nước, những tổng công ty quốc doanh  lo về điện lực, giao thông, hàng không, công nghiệp quốc phòng… thì nhìn chung giá trị sản lượng của tư nhân trong các xí nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm phần áp đảo. Ngay trong sản lượng của các tổng công ty quốc doanh, phần các công ty tư nhân vừa và nhỏ đóng góp cũng chiếm phần quan trọng, khi nhận làm những sản phẩm phụ, những chi tiết thiết bị, những dự án nhỏ của những công trình quốc gia.
Ở nước ta đang có tình hình ngược lại. TLTL bị hạn chế, kìm hãm và cản trở. Hai nguyên tắc lớn nhất trong kinh tế thị trường là quyền sở hữu phương tiện sản xuất và quyền tự do cạnh tranh không được khẳng định và bảo vệ bằng luật pháp. Trong cuộc họp Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu báo động là số công ty tư nhân vừa và nhỏ bị phá sản mỗi năm lên đến trên dưới 100 ngàn.
Phương châm lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế còn dẫn đến các tổng công ty quốc doanh được nuông chiều quá mức, sinh ra hư hỏng lỗ lã, cũng bị phá sản hàng loạt, lãng phí và tham nhũng hoành hành trên quy mô lớn. Đó là nguyên nhân, nguồn gốc của thảm họa kinh tế - xã hộ.
Đã vậy, ở nước ta các nhà chính trị mù tịt về khoa học kinh doanh lại hăng hái lao vào đảm nhận các chức vụ tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước có vốn hàng chục, hàng trăm triệu cho đến vài tỷ đôla.
Khi còn sống ông Võ Văn Kiệt đã nhìn ra nguy cơ trên và nghiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được kiêm nhiêm các chức vụ kinh doanh. Các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ quản lý về luật pháp và chính sách, cấm không được vừa đá bóng vừa thổi còi. Thế nhưng không một ai tuân hành. Tất cả, từ thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng cho đến các vụ trưởng các bộ, đều nhất loạt nắm pháp luật, chính sách ở cổng trước cơ quan, còn kiêm nhiệm hàng loạt chức vụ kinh doanh trực tiếp cực kỳ béo bở ở sân sau. Và chính cái sân sau ăn vụng, bất hợp pháp mới là nơi tấp nập, sôi động  ra vào, lót tay các dự án, chia chác hoa hồng, chia lãi, chia phần thưởng kết thúc dự án hết sức hào phóng cho các quan lớn.
Không phải ngẫunhiên mà Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh Vốn Nhà nước (State Capital Investment Corporation) là con bạch tuộc khổng lồ, toàn do các quan chức cấp cao nhất của Phủ thủ tướng và các bộ Kế hoạch, Kinh tế, Tài chính… điều hành và nắm quyền quản trị là cơ quan kém cỏi nhất về quản lý, nhưng lại tệ hại nhất về nhũng lạm và chia chác bổng lộc.  
Cả làng báo hàng chục ngàn người  bị bịt mồm, bịt mắt, luật gia bị răn đe, vào tù hàng loạt, các blogger bị truy bức đe dọa khẩn cấp cũng đều thuộc TLTL, bị coi là "đối tượng, là phần tử nguy hiểm, là tay chân của bọn phản động ở nước ngoài", khi vạch trần tình hình trên.
Cho nên một việc làm cấp bách là cả TLTL Việt Nam cần nhìn lại mình, xác định mình là những ai, có vai trò lịch sử ra sao, bị kềm chế đàn áp đến mức nào, vì sao có hại cho đất nước, để đoàn kết, bênh vực nhau, tạo nên lực lượng xã hội chống độc đoán bất công, khẳng định vai trò lịch sử của mình, đưa đất nước phát triển đúng quỹ đạo cần thiết, đạt phát triển phồn vinh cho toàn xã hội chung hưởng. Một cuộc đấu tranh quyết liệt đang mở ra để nền kinh tế đất nước thật sự nằm trên đôi vai rộng lớn của TLTL Việt Nam, trên nền tảng kinh doanh và cạnh tranh theo luật pháp, tạo nên triệu triệu tế bào kinh doanh khỏe khoắn trong toàn xã hội.
Bùi Tín
15.07.2013
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Trần Kỳ Trung - Tự xử

Không biết câu “tự xử” ra đời từ lúc nào? Nguyên nhân vì đâu? Nhưng, theo tôi, câu “ tự xử” được dùng phổ biến nhất, có lẽ, trong thời gian gần đây.
Giả như, cậy chức to, quyền lớn, kẻ đó với lòng tham vô đáy, gây ra những vụ tham nhũng cực lớn gây tổn thất vô cùng tệ hại cho tài sản nhà nước. Nếu công khai minh bạch, cho nhân dân biết, sử dụng công cụ luật pháp thật nghiêm minh, cho báo chí, đài, ti vi… đưa tin một cách trung thực, rõ ràng… thì những kẻ đó phải chịu những bản án nghiêm khắc nhất, sự ổn định xã hội sẽ được khôi phục, củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền. Tất nhiên, lúc đó, với sự nghiêm minh của pháp luật, những vụ án tham nhũng lớn được xử công khai sẽ là sự cảnh tỉnh cho những kẻ có chức lớn, quyền to chuẩn bị tham nhũng.
Nhưng không, ngay ở cấp cao nhất, hình như chuyện đó không có mà họ tiến hành… tự xử. Họp trung ương có nội dung bàn chuyện chống tham nhũng thì kín như bưng, báo chí, đài, ti vi, các cơ quan truyền thông khác, nhân dân không hề biết nội dung sẽ thảo luận vấn đề gì? Ý kiến của mọi người ra sao? Kẻ bị kiểm điểm thái độ, trách nhiệm như thế nào? Tất cả mọi người chỉ biết báo cáo phiên khai mạc, tổng kết phiên bế mạc với những dòng chữ chung chung: “…Nghiêm túc trong kiểm điểm…”, “…thành khẩn nhận thiếu sót…”, “…trong công tác điều hành còn chủ quan duy ý chí…” v.v… và v.v… Rồi cuối cùng, hòa cả làng. Kinh tế suy sụp chưa thấy lối ra, xã hội bất ổn, lòng dân không yên… ai cũng có thể thấy rõ nguyên nhân, nhìn thấy rõ những kẻ gây ra thảm cảnh đó. Thế nhưng, do “tự xử” trong những cuộc “hội nghị kín” nên không thể đưa những thủ phạm chính ra trước vành móng ngựa, hay nhẹ hơn cách chức những kẻ đó. Đáng buồn hơn, giải thích cho dân biết về chuyện “tự xử” này mà cũng không dám nói rõ tên người bị kiểm điểm đó là ai??? Cứ “đồng chí X, đồng chí Y” để dân muốn hiểu thế nào thì hiểu.
Kẻ ăn cắp chó bị dân tự động đánh chết
Rõ ràng chính “tự xử” trong những kỳ họp trung ương vừa rồi, người dân có quyền nghi ngờ đến tính chất nghiêm minh, trung thực của đảng, nhà nước.
Nhiều vụ án tham nhũng lớn mang ra xét xử, tưởng là “công khai”, nhưng… mọi người đều biết gần như đã có “tự xử” từ trước rồi. Làm thất thoát, tham ô đến cả mấy chục ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân, tiền nhà nước vay nợ nước ngoài mà kẻ cầm đầu chỉ có tù hai chục năm như vụ Vinashin… Kẻ đưa ra chủ trương để Vinashin thực hiện không bị làm sao!!!
Cách xử án mà thực chất là “tự xử” như vậy, không hề mang lại yếu tố tích cực cho xã hội, ngược lại, chỉ càng đẩy xã hội vào chỗ người dân không tin vào luật pháp, chính quyền.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để người dân không tin vào luật pháp nữa, dẫn đến cách “tự xử” riêng.
Ví như: Kẻ trộm chó, không cần công an dẫn giải, không cần luật pháp nghiêm trị, nhân dân tự động dùng gậy gộc… đập chết kẻ đó. Hay như, chỉ vì chuyện tranh giành nhà đất, lẽ ra đưa ra cơ quan pháp luật xử lý nhưng nhiều trường hợp, không có chuyện đó mà “tự xử”, trong gia đình, họ hàng đâm chém nhau, gây ra bao nhiêu thảm cảnh người chết, người bị thương. Ra đường, chỉ cần va chạm, xích mích nhỏ thế nào cũng có chuyện “tự xử” đánh nhau dẫn đến chết người còn hơn cả phim hành động. Ngỏ lời yêu, không được đáp trả, điên tiết “tự xử” lấy mấy lít xăng, đổ vào người kia rồi châm lửa đốt. Nghiêm trọng hơn, mang danh trí thức, có hiểu biết mà một ông tổng biên tập một tờ báo lớn ở Hà Nội bị tố cáo có hành vi tiêu cực, liền trả thù bằng cách “tự xử” cho thôi việc người tố cáo ông ta, bất chấp sự phản đối của tập thể, công luận. Đó là chưa kể nhiều hình ảnh của học sinh, sinh viên Việt Nam “tự xử” bằng cách chửi nhau, đánh nhau dã man ngay giữa lớp, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa chốn đông người… không ngày nào trên các trang mạng như Youtube, facebook… là không có…
Còn nhiều chuyện “tự xử” nữa, tôi không nêu ra đây, bạn đọc có khi còn biết nhiều hơn tôi.
Một đất nước có luật pháp, có chính quyền, có công cụ bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ luật pháp mà tại sao vẫn tồn tại những kiểu “tự xử” từ trên xuống dưới vô luật pháp!!!
Chung quy lại cũng do cách “tự xử” của những người lãnh đạo lãnh đạo trong đảng và nhà nước. Trên, đứng trên luật pháp, coi thường dư luận, nhất là coi thường ý nguyện của nhân dân thì bên dưới, tất yếu sẽ nảy nòi ra hình ảnh “tự xử” đau lòng trên!
Một chế độ còn tồn tại kiểu “tự xử” như thế làm sao có thể gọi là “văn minh, tiến bộ, được nhân dân tin tưởng”? Và cứ kiểu “tự xử” như mấy hội nghị trung ương vừa rồi, đảng có thể có đủ uy tín để đảm bảo vai trò lãnh đạo độc tôn của mình không?
Trần Kỳ Trung
(Blog Trần Kỳ Trung)

Tham nhũng đang dần thành "Quốc Sách"

Chuyện nghe có vẻ lạ và buồn cười nhưng rất tiếc đó lại là sự thật, khi mà tham nhũng, bao che cho tham nhũng không còn là hành vi của một vài cá nhân có tính chất ăn mảnh. Mà đã trở thành có tổ chức trong hệ thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phươg.

Lịch sử quốc hội còn ghi nhớ, tại kỳ họp thứ X, khóa XI ngày 26/11/2006, được truyền hình trực tiếp trên VTV1. Nóng bỏng phiên chất vấn ủy viên TW Đảng, chánh án tòa án NDTC Nguyễn Văn Hiện về việc đã lũng đoạn ngành tòa án, gây ra hơn 9000 vụ án oan sai trong một năm. Sử dụng thẩm phán theo kiểu "Vơ vét" và để xét xử tốt, bị can, bị cáo, đương sự phải... "Tốt".

Trả lời chất vấn với thái độ hỗng hách, trịnh thượng, đến nỗi các đại biểu quốc hội bức xúc: "Nghe chánh án trả lời thì thấy ông đã không khiêm tốn, không tự nhận trách nhiệm về những vấn đề còn tồn tại trong ngành. Lời lẽ của ông xin nói thẳng, có chỗ như ngoài đường phố chứ không phải của một chính khách trả lời trước QH, trước cử tri cả nước".

Chủ tọa kỳ họp, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đã phải nhắc nhở ông chánh án: Yêu cầu thái độ cởi mở, cầu thị hơn của người trả lời chất vấn.

Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng BCĐ TW về PC tham nhũng, ít ra cũng đã có công văn số 773/VPBCĐ-V.III ngày 09/10/2008. Gửi Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng. Về việc giải quyết đơn tố cáo hành vi tham nhũng của Nguyễn Văn Hiện. Trong vụ án oan sai tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Theo quy định kèm theo quyết định số 190-QĐ/TW ngày 29/9/2008 của Bộ chính trị: Giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện TW quản lý.

Tưởng rằng sẽ bớt đi được một con sâu bự, thế nhưng sau một nhiệm kỳ "Ngồi chơi xơi nước", Nguyễn Văn Hiện quay trở lại chính trường, phản ánh một thực tế: Tham nhũng để tồn tại, tồn tại để tham nhũng, cũng là để chứng minh: THAM NHŨNG LÀ QUỐC SÁCH là lẽ sống của quan chức nhà nước cộng sản VN.

TBT Nguyễn Phú Trọng khi đi dân vận đã nói đến cái tinh thần "Nhân văn Việt Nam" trong xử lý kỷ luật đảng: ‘Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ". (Báo Tuổi Trẻ 1/12/2012).

Lời phát ngôn của TBT rõ ràng trái với tinh thần NQ TW III, khóa X: "Không được dung túng, bao che. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ hưu".


Đồng thời lại mang tính chất thỏa thuận, thông đồng với nhau để cùng tồn tại. Nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Đó chính là tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động nằm ngay trong lòng chế độ.

Vậy Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, NS Việt Khang, các Blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, 14 thanh niên công giáo và nhiều người khác có được hưởng cái "Tinh thần nhân văn" như TBT nói hay không? Trong khi đó "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" (Điều 52 HP).

Khi làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc ngày 25/2/2013. TBT Nguyễn Phú Trọng đã láy lại nhiều lần từ "Muốn" và áp đặt luôn "Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!". Rồi lại đặt câu hỏi: "... Thì đó là cái gì"? Là người dân bình thường, ai cũng thừa hiểu: Lời nói đó đã bao hàm ý vu khống, đe dọa, khủng bố tinh thần người dân của một quan cai trị. Là TBT với học hàm tiến sỹ mà không hiểu được rằng: Đó là QUYỀN CON NGƯỜI.

Với điều lệ Đảng cùng bộ máy khổng lồ của các cơ quan kiểm tra, thanh tra và điều tra, thừa sức để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng. Thế nhưng tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển, dẫn đến chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (CPI) vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, Việt Nam đứng thứ 123 trong số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, tụt 11 bậc so với năm ngoái.

Việc TBT Nguyễn Phú Trọng với tư cách là trưởng BCĐ TW về PC tham nhũng lại bao che cho hành vi tham nhũng của UV BCĐ Nguyễn Văn Hiện bằng sự im lặng, cố tình đánh "Chìm xuồng" vụ tham nhũng nổi cộm này. Tức là TBT đã vi phạm điều 132, 313 LHS. Đây lại thêm bằng chứng: Tham nhũng đang ngầm trở thành quốc sách.

Đàn áp bắt bớ người biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm chủ quyền quốc gia; Bóc lột, đầy đọa dân oan; Sách nhiễu, cản trở sinh hoạt tôn giáo; Hoãn phiên tòa vì bị cáo chưa bị đình chỉ sinh hoạt đảng... "Thì đó là cái gì"?. Cũng xin trả lời hộ Ông: Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!

Với trọng trách là người đứng đầu chế độ, lời nói và việc làm của TBT và những người như ông, nhẽ ra phải như "Khuôn vàng, thước ngọc" để lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhưng rất tiếc Ông đã tự bôi nhọ, tự hạ thấp uy tín của mình xuống ngang hàng với các loại tội pham. Trái với luân thường đạo lý, thậm chí vi phạm pháp luật.

Hành vi đó như mảnh đất tốt, cho những mầm độc sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân. Đã vô hiệu các nghị quyết của trung ương Đảng và pháp luật của nhà nước về chống tham nhũng, dẫn đến hậu quả nặng nề đang diễn ra như hiện nay.

Dường như tham nhũng đã trở thành quốc sách, là sản phẩm của chế độ độc tài, ở đó "Hình thức cai trị độc đoán do các kẻ hay một đảng cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc" (Wikipedia).

Tham nhũng và độc tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà nước pháp quyền. Muốn chống tham nhũng không có cách nào khác là sửa đổi điều 4 Hiến pháp và thực thi quyền con người.

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2013,
Blogger Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo - Cựu chiến binh

Nơi nhận:
- TW Đảng và nhà nước
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra

Người Buôn Gió - Guơng nguời tốt việc tốt giờ ở đâu?

Mấy chục năm trước trên báo chí hay dành một mục để ca ngợi người tốt, việc tốt. Thời đó nhà cầm quyền hay có trò phát động thi đua tăng gia, sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch quý, năm...Gương người tốt việc tốt cứ nhan nhản. Người tốt có thể là một cô công nhân làm việc ở nhà máy dệt mùng 8-3 hay Nam Định đã hoàn thành kế hoạch  và vượt cả định mức kế hoạch. Hoặc là anh công nhân lái mày cày, chị nông dân...người tốt, việc tốt là những điểm son để cho thấy kế hoạch, đường lối của Đảng và chính phủ được nhân dân tin tưởng , gia sức chấp hành.
Bẵng đi mấy chục năm nay, không thấy báo chí còn mục người tốt việc tốt nữa. Cứ nghĩ hay là trò ấy bây giờ xưa quá rồi nên chả ai tuyên truyền. Hóa ra là vẫn có đầy các bạn ạ. 
Người tốt việc tốt bây giờ khéo lắm, họ ẩn mình sau những tâm sự trên báo chí để ủng hộ chính sách nhà nước. Ví dụ này nhé, khi mà lạm phát dâng cao ngất, bà con nội trợ méo mặt khi cầm tiền đi chợ. Đo đếm cân đóng từng mớ rau, con cá. Những người nội trợ phẫn uất mà than vãn. Lập tức có một phụ nữ tên Nguyễn XY làm nghề văn phòng cho một công ty trung trung. XY bao giờ cũng trong tầng lớp không cao lắm nhưng cũng không thấp lắm, vì bọn cao lắm thì nó chả kêu ca giá cả làm gì, nhà chúng đầy tiền và ta gặp chúng trên những chuyến bay cuối tuần sang Sing, Hồng Kông chỉ để đi chợ mua thức ăn cho cả tuần. Bọn thấp quá thì biết gì mà lên báo chí kêu ca. Chỉ có chị XY là ở tầng chung chung mà thường lên tiếng ở các diễn đàn như Làm Cha Mẹ, Wentretho..
Chị XY sẽ lên báo thổ lộ rằng với đồng lương khiêm tốn như bao người, nhờ toan tính khéo chị vẫn đảm bảo cho gia đình chị những bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng. Chị đưa ra những thực đơn mùa nào thức ấy, chỗ này mua rẻ, chỗ kia mua ngon. Và chế biến như này, rồi chồng con chị ăn ngon miệng lắm....tâm sự của chị XY khiến bao phụ nữ, bà mẹ trẻ khác ngẩn ngơ tự hỏi không biết mình có vụng quá hay không, hoặc người ta khéo quá...thế là các chị bỏ chuyện phàn nàn lạm phát mà cố gắng phấn đấu làm sao để đảm như chị XY cho chồng con phải nể phục. Đôi khi chị XY còn là bác sĩ khi chị phân tích hàm lượng đạm, đường, sắt, xơ...trong các củ quả, rau cỏ.
Ai tinh ra thấy chị XY cũng như các giáo sư ngày xưa ca ngợi ăn khoai, sắn có chất bổ . Ănn rau , củ còn nhiều chất đạm hơn ăn thịt. Có điều cách thức ca ngợi xưa và nay cũng khác nhau thế thôi.
Chị XY có mặt ngay khi thiên hạ than vãn giá xăng, điện tăng. Chị lại có bài trên báo về vợ chồng chị tính toán khéo, đi làm thế nào, đón con ra sao, vợ chồng sắp xếp sao cho đoạn đường đi hợp lý...thế là chị XY tổng kết gia đình chị không ảnh hửong gì việc giá xăng, điện tăng. Khối bà mẹ trẻ lại ngậm ngùi thấy mình thua xa chị XY, họ gắng nén uất ức để tằn tiện cho khỏi mang tiếng là vụng hay khongo khéo lo toan.
Ngoài chị XY còn anh YZ nữa, anh YZ  thì lo việc lớn như nhà, xe mới đúng vài trò. Chuyện cơm nước là phần chị XY rồi. Anh YZ khi thấy dân không mua bất động sản vì không đủ tiền, không muốn mua. Bất động sản của các doanh nghiệp con cưng nhà nuớc đóng băng, tình thế gay go quá. Anh YZ nhảy lên báo chí kể về chỉ với mức luơng khiêm tốn 10 triệu một tháng như bao người khác. ( anh YZ cũng giống chị XY là anh cũng chung chung như bao ông chồng, ông bố khác ) anh kể vay tiền thế này, cắt giảm tiền thuê nhà thay lãi ngân hàng vay, mượn họ hàng rồi trả dần, rồi xây nhà thế này thế nọ. Trong vòng mấy năm anh đã có nhà ở đàng hoàng. Khối ông bố trẻ, ông chồng trẻ  nguợng ngập nhìn vợ con xấu hổ vì người ta cũng bình thuờng như mình mà họ lo nhà cửa được, thế mà mình chật vật đi tìm nhà thuê, vợ con dắt díu chui rúc ở nhà nhờ bên ngoại, bên nội. Anh YZ tính giỏi y hệt anh là nhà kinh tế học, khỏan nào ra khỏan đó hẳn hoi, tuy rằng anh nói anh là một kỹ sư tin học gì đó.
Đây là hai trường hợp nguời tốt việc tốt hiện nay. Cũng như ngày xưa trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa, tiến lên CNXH với kế hoạch 5 năm có những người như vậy. Thì bây giờ ở thởi kinh tế thị truờng, định hướng CNXH lại có con người mới hợp thời cuộc. Cho nên đừng nghĩ là người tốt , việc tốt trước có giờ không có. Còn Đảng CS lãnh đạo thì bất kỳ ở thời thế nào cũng có những tấm gương nguời tốt, việc tốt như vậy để minh họa cho chế độ là tốt đẹp, con người đều hạnh phúc, còn không hạnh phúc là do cá nhân đó chưa hết sức mà thôi.
Ví dụ thêm thì người tốt, việc tốt có khắp mọi mặt trận văn hóa, kinh tế, chính trị. Khi mà Trung Quốc đánh phá tàu cá ngư dân VN. Nhân dân VN bức xúc thì một số người tốt đăng đàn kể lể là yêu nước phải như tôi, có tấm lòng mỗi tháng dành 20 nghìn góp đá xây đảo, tin tuởng Đảng và chính phủ có chiến lược giữ chủ quyền, nhất quyết không sa đà , bức xúc đi biểu tình gây mất trật tự cho kẻ địch lợi dụng phá hoại. Người tốt loại này về hưu, ruợu suốt, quay quắt với thơ ''trạng đề'' mỗi ngày là thứ duy nhất ông ta nghiên cứu, thế nhưng lên báo đài lại tuôn ra tràng giang đại hải toàn lời lẽ của bét nhất cỡ ủy viên trung ương Đảng CSVN.
Nào các bà mẹ , các chị phụ nữ đang đi chợ hàng ngày, các chị có tin là chị XY có thật không.?
Và các ông bố, chồng đang ở thuê, đang ở nhờ bố mẹ có tin anh YZ có thật không.?
Nói thật với các bạn, tôi đi chợ thường xuyên, chợ ven thủ đô, mặc dù rất khéo nấu và chịu khó mặc cả. Tôi thấy chuyện của chị XY khó mà tin. Còn ở vai ông bố, tham khảo nhiều bạn bè, tôi cũng chưa thấy thằng bạn nào kiếm 10 tháng mà mua nhà được như anh YZ cả.
Như ngày xưa tôi bé, đi tìm gương nguời tốt việc tốt mãi không thấy. Sau có chị công nhân gần nhà, chị ấy bảo có thật như ở xí nghiệp chị ấy. Nhưng cô công nhân đó đứng cái máy tốt nhất, vật liệu cho cô ấy cũng tốt nhất, cả nhà máy tập trung ư ái cô ấy để có tấm gương người tốt, việc tốt trình lên cấp trên mà thôi.
Tôi đâm ra không biết nên tin thế nào. Hôm nay ở Paris mùa hè, chợt nhớ mình cũng từng ở đây mùa đông đầy tuyết. Mà cục gạch còn suởi ấm được cả mùa đông giá rét thì có cái gì mà người Việt Nam không làm được nhỉ.
Thế nên tôi lại lạc quan, người Việt ta giỏi và khéo chịu đựng lắm, cục gạch còn chống chọi được cả mùa đông thì 2 triệu lo ăn cho gia đình cả tháng, 10 triệu mua đuợc nhà chả có gì là không đúng cả. Phải thế không các ông bố bà mẹ trẻ.?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Chuyện chưa biết về vụ nguyên thiếu tá cố hãm hiếp doanh nhân

Nhiều luồng dư luận cho rằng mức án 2 năm hơi nhẹ so với hành vi bỉ ổi của một sĩ quan công an khi cố tình cưỡng hiếp phụ nữ ngay trên ô tô.
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa tuyên phạt Ngô Tuấn Dũng (SN 1974), nguyên thiếu tá công an công tác tại Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương về tội hiếp dâm nữ doanh nhân Vũ Thị Kim Luyến (SN 1980, giám đốc một doanh nghiệp ở Hải Dương) 2 năm tù.
Nhiều luồng dư luận cho rằng mức án này hơi nhẹ so với hành vi bỉ ổi của một sĩ quan công an khi cố tình cưỡng hiếp phụ nữ ngay trên ô tô. Thế nhưng ít người biết rằng vụ án này từng chạy “lòng vòng” một cách khó hiểu và suýt nữa rơi vào im lặng.
Nguyễn Tuấn Dũng tại tòa
Cưỡng bức nạn nhân ngay trên ô tô
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Quảng Ninh nêu rõ: Trưa ngày 29.8.2012, Dũng (khi đó là thiếu tá CSGT thuộc Công an tỉnh Hải Dương) đang hát karaoke cùng bạn ở nhà hàng Long Hải (thị trấn Mạo Khê, Đông Triều) đã điện thoại cho chị Luyến đến hát nhưng bị từ chối. Khi chuẩn bị ra về, Dũng lại gọi điện nhờ chị Luyến chở Dũng về đội CSGT ở huyện Chí Linh (Hải Dương). Chị Luyến đã đi ô tô Toyota Fortuner đến quán karaoke đón Dũng. Khi đó, Dũng bảo để Dũng cầm vô-lăng và chị Luyến đã đồng ý ngồi bên ghế phụ.
Trên đường, Dũng liên tiếp rủ chị Luyến vào nhà nghỉ nhưng bị từ chối. Khi đến thôn Đạm Thủy, Thủy An, Đông Triều, Dũng lái xe thẳng vào khu vực sân nhà nghỉ Hương Lan bắt chị Luyến lên phòng để quan hệ tình dục. Vẫn bị từ chối, Dũng liền khóa cửa ô tô, khống chế hiếp dâm chị Luyến nhưng bị nạn nhân chống cự quyết liệt. Lúc đó, chị Luyến nói khó thở, bị tụt huyết áp và đòi bật điều hòa trong xe rồi nhân cơ hội Dũng sơ hở đã tông cửa ô tô lao vào nhà nghỉ kêu cứu. Chủ nhà nghỉ cùng nhân viên nhà nghỉ đã đưa nạn nhân vào phòng nghỉ và lấy quần áo cho nạn nhân. Lúc này, Dũng ở trong xe mặc lại quần áo. Ngay sau đó, Công an huyện Đông Triều, Công an xã Thủy An đã có mặt lập biên bản.
Dũng nghe cáo trạng, vẫn với thái độ bình thản như để chứng tỏ rằng sự cáo buộc đó là vô căn cứ. Dũng chỉ nhận có điện thoại rủ chị Luyến đến nhà hàng Long Hải hát karaoke sau đó say quá không nhớ gì. Tỉnh lại thì thấy mình nằm... trên ô tô. Tuy nhiên, sự bình thản của Dũng lập tức thay đổi khi chị L. bị hại của vụ án kể tường tận từng chi tiết quá trình phạm tội đê hèn của gã. Nhiều người chứng kiến phiên xử cũng không khỏi lợm giọng vì những hành vi nhớp nháp của một người lúc đó đang là sĩ quan công an.
Chị Luyến kể có quen Dũng trong một lần vi phạm giao thông. Hai người chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại vài lần. Ngay lần gặp thứ hai, Dũng đã giở trò đồi bại. Chị Luyến đã kêu cứu nhưng do cửa đóng kín nên không ai nghe thấy. Dũng dọa nếu không im mồm thì sẽ bắn chết. Cảm thấy không phải Dũng gí súng vào mang tai nên chị đã đẩy gã về phía trước và nhảy ra ghế sau. Không tha cho chị Luyến, Dũng tiếp tục tóm váy giữ lại và một lần nữa đòi… “yêu”... Chị Luyến phải dùng kế vờ lừa Dũng bật điều hòa kẻo bị tụt huyết áp mới có cơ hội vùng thoát được gã yêu râu xanh đốn mạt.
Phần lời khai của các nhân chứng càng khẳng định rõ hơn việc Dũng đã có hành vi cưỡng hiếp nạn nhân. Nhân viên dọn phòng nhà nghỉ Hương Lan cho biết chị đi đổ rác thì thấy xe đậu ở sân. Đổ rác xong quay về, chị đi sát xe nên thấy ở hàng ghế sau có người đàn ông mình trần đang cúi sấp người. Nghĩ người ta quan hệ tình cảm với nhau nên chị đi thẳng vào trong. Một lúc sau thấy chị Luyến chạy vào kêu cứu, nói là bị giật quần áo, hãm hiếp trên xe. Nhân viên này lấy đồ cho chị Luyến mượn nhưng không vừa, phải đưa cho nạn nhân mượn áo chống nắng quấn quanh váy.
Một nhân chứng khác, ông Nguyễn Hữu Trống - là bảo vệ nhà nghỉ - khai thấy chiếc ô tô bảy chỗ chạy vào, đỗ trong sân nhà nghỉ nhưng không có ai bước xuống. Chừng 30 phút sau, nhân viên nhà nghỉ thấy cửa xe bật mở, chị Luyến áo váy xộc xệch chạy ra khỏi xe kêu cứu rồi chạy vào trong quầy lễ tân mượn quần áo lót mặc. Bảo vệ đến cạnh chiếc xe thấy Dũng ở trần, đang kéo chiếc quần lót từ đầu gối lên. “Thấy tôi tới, anh ta hỏi: “Sao mất lịch sự thế?”. Sau khi mặc quần áo vào, anh ta xuống xe quát tháo tôi” - bảo vệ nhà nghỉ nói.
Nhiều nhân viên khác của nhà nghỉ Hương Lan còn cho biết sau khi chị Luyến hớt hải chạy vào ít lâu, Dũng còn chạy theo nói với vào rất trơ trẽn: “Luyến ơi bỏ qua cho Dũng nhé. Đàn ông ai không có lúc này lúc kia”. Dù Dũng một mực chối tội nhưng căn cứ vào các lời khai của bị hại, nhân chứng, HĐXX khẳng định Ngô Tuấn Dũng phạm tội hiếp dâm và tuyên phạt hắn 2 năm tù giam.
Án hình sự nhưng xử lý nhì nhằng
Án đã được tuyên, nạn nhân Luyến như cởi bỏ được rất nhiều gánh nặng. Dù bản án, theo nhiều người, là quá nhẹ so với hành vi của Dũng, nhưng cũng đã giúp chị giành lại được sự công bằng sau thời gian dài “đuổi bắt” công lý, có lúc tưởng chừng đuối sức. Thậm chí trước đây, có người còn hồ nghi chị vu khống. Không ai tin suýt nữa chị đã bị Dũng làm nhục ngay trên ô tô của mình. Vụ việc ngay sau đó được công an xã lấy lời khai của người bị hại, nhân chứng, thu thập bộ đồ lót phụ nữ, kẹp tóc, thắt lưng và lập biên bản ban đầu, đồng thời chuyển hồ sơ cho công an huyện.
Vụ việc đã rõ ràng nhưng mãi không thấy cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Khi Công an huyện Đông Triều đang thụ lý vụ việc thì ngày 13.9.2012, Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị cung cấp thông tin vụ việc để xử lý nên Công an huyện Đông Triều chuyển hồ sơ. Điều bất ngờ là Công an Hải Dương nhận hồ sơ không phải để xem xét yếu tố hình sự mà chỉ để... nghiên cứu đưa ra hình thức kỷ luật nội bộ. Sau đó, Công an tỉnh Hải Dương đã tạm đình chỉ công tác một tháng đối với Dũng để xác minh.
Mất hơn một tháng nghiên cứu hồ sơ một vụ án hình sự khá nghiêm trọng, Công an Hải Dương kết luận: Thiếu tá Dũng đã vi phạm kỷ luật, bỏ ca trực trong giờ làm việc, uống rượu say, phát ngôn thiếu văn hóa (chửi nhân viên nhà nghỉ Hương Lan, Công an xã Thủy An, Công an huyện Đông Triều). Ngày 17.10.212, Công an tỉnh Hải Dương đã có quyết định kỷ luật giáng cấp Nguyễn Tuấn Dũng từ thiếu tá xuống đại úy, hạ một bậc lương, điều chuyển công tác từ Phòng CSGT tỉnh về Công an huyện Thanh Hà.
Quyết định kỷ luật nội bộ xong, Công an tỉnh Hải Dương mới giải thích rằng việc khởi tố điều tra vụ án hình sự không xảy ra ở địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh nên không thuộc thẩm quyền của mình. Nếu công an huyện Đông Triều yêu cầu trả hồ sơ, công an Hải Dương sẽ chuyển trả. Đại tá Nguyễn Trọng Khả, Trưởng công an huyện Đông Triều lúc đó mới giật mình nói: “Xét cả bị hại và đương sự đều là dân Hải Dương, xét đề nghị của Công an Hải Dương nên Công an huyện đã bàn giao hồ sơ cho Công an Hải Dương xử lý.
Thời gian bàn giao đã hơn một tháng nhưng phía Hải Dương không có thông tin lại”. Thì ra, một vụ việc hình sự nghiêm trọng như vậy nhưng công an hai tỉnh không hiểu vì sao cứ đá qua đá lại, chưa bên nào điều tra xử lý. Còn nhớ sau hai tháng kêu cứu không kết quả, gặp phóng viên, chị Luyến không giấu được nỗi thất vọng, thậm chí còn uất ức. “Bây giờ tôi biết kêu ai? Chỗ nọ bảo chỗ kia chẳng biết tin vào đâu nữa” - chị nói. Càng bức xúc hơn khi kẻ làm nhục chị chỉ nhận hình thức kỷ luật nhẹ, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thậm chí vẫn còn đang là sĩ quan công an.
Dũng nhiều lần liên lạc với chị Luyến năn nỉ chị bỏ qua nếu không thì sẽ “mất đi một người bạn”. “Tôi nói rõ với anh ta là tôi không thể có một người bạn hèn hạ như vậy. Gia đình thấy vụ việc có nguy cơ chìm xuồng cũng khuyên tôi bỏ qua nhưng quá tủi hổ và nhục nhã, tôi không thể bỏ qua được” - chị nói trong nước mắt.
Sau nhiều tháng trì hoãn vì hồ sơ chạy lòng vòng, cuối cùng ngày 23.10.2012, sau khi nhận được đơn tố cáo trực tiếp của chị Luyến, Công an tỉnh Quảng Ninh đã quyết định khởi tố vụ án và ngay lập tức lấy lời khai của chị để điều tra. Đến ngày 11.12.2012, Nguyễn Tuấn Dũng bị khởi tố, bắt giam về hành vi hiếp dâm. Cùng ngày đó, Công an Hải Dương ra quyết định tước quân tịch đối với Dũng. Đến nay thì Dũng đã phải trả giá cho hành vi đê hèn của mình.
(Dòng Đời)

Trần Thành Nam - Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?

Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm.
Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ.

Thêm chú thích
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…

Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!

Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ… Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…

Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.

Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở… 

Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.

Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường… 

Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.

Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”. Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…

Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.

Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.

Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?

Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...

Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi. 
Mọi người  !  Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Trần Thành Nam
(Quê choa) 

Việt Nam ‘hợp thức hóa’ bóc lột lao động trẻ em

Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam vừa ban hành một thông tư cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi làm các công việc “nhẹ”. Loại công việc được coi là “nhẹ” này bao gồm việc vẽ tranh sơn mài, chấm men gốm, chằm nón, thêu ren, mộc mỹ nghệ, đan lát, sản xuất hàng gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi tằm, gói kẹo, v.v.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, trẻ 13 tuổi cũng được phép lao động tại các cơ sở sản xuất. Ðể trở thành người lao động sản xuất “nhẹ” nói trên, các trẻ vị thành niên ở Việt Nam chỉ cần xuất trình một giấy chứng nhận “có đầy đủ sức khỏe”. Thông tư này, theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 8, 2013 tới.
Trước đó, việc thuê mướn nhân công vị thành niên, tức trẻ chưa đủ 18 tuổi, bị coi là hành động thách thức, bởi xã hội Việt Nam chưa kiểm soát được tình trạng ngược đãi, bóc lột trẻ em trong khu vực kinh doanh. Một phúc trình của ILO - Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế phối hợp với Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam hồi năm 2009 nói rằng Việt Nam có ít nhất 1.3 triệu trẻ em dưới 18 tuổi đang phải bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ cha mẹ.
Trẻ khiêng gạch tại một cơ sở sản xuất. (Hình: Báo Gia Ðình-Thời Ðại)
Cũng theo phúc trình này, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng Việt Nam nhìn nhận rằng tình trạng lao động của tuổi nhỏ ở Việt Nam đáng được chú ý, bởi trẻ làm thuê thường bị nhốt chặt trong một môi trường khép kín, thời gian làm việc kéo dài, không được pháp luật bảo vệ.
Mới đây, trong ngày Thế Giới Chống Lao Ðộng Trẻ Em, hôm 12 tháng 6, ông Gyorgy Sziraczki, tổng giám đốc ILO tại Việt Nam cảnh cáo rằng “Trẻ em làm thuê tại các gia đình có nguy cơ bị phân biệt đối xử, bị bóc lột và lạm dụng.”
Phúc trình trên cũng cho rằng sự nghèo đói đẩy trẻ em vào đường mưu sinh sớm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro cho thế hệ nhỏ tuổi tại Việt Nam.
Một phúc trình khác cũng của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam cho biết, tuy có lệnh cấm thuê trẻ dưới 18 tuổi làm việc, người ta vẫn thấy tình trạng trẻ em làm việc sớm diễn ra tại nhiều địa phương. Ở các tỉnh: Lào Cai, Gia Rai, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Hà Nội, Ninh Bình, Ðồng Nai, Sài Gòn... đều có nạn trẻ em bỏ học để đến các nhà máy, làm cả những việc
nặng nhọc, độc hại...
Phúc trình trên thừa nhận 50% trẻ em dưới 18 tuổi lao động “chui” đã phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, thiếu ánh sáng, đầy bụi bẩn lẫn với chất độc hại, tiếng ồn... Ðã vậy, hầu hết các em còn bị trả công thấp, bị la mắng thậm tệ, sống xa gia đình, và dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu của người lớn.
Theo báo Giáo Dục-Thời Ðại, năm địa phương được biết đang diễn ra tình trạng trẻ em làm việc sớm trong môi trường tồi tệ nhất là Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Ðồng Nai và Quảng Nam.
Còn theo dư luận, trong khi chưa giải quyết được tình trạng nói trên, Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam đã vội vã cho phép các cơ sở sản xuất thuê mướn lao động dưới 15 tuổi. Dư luận cho rằng thông tư này nhằm hợp thức hóa tình trạng bóc lột lao động trẻ em tại Việt Nam.
(Người Việt)

Thiết lập nền tảng cho mối quan hệ Việt-Mỹ

Tin tức về chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 25 tháng 7 tới đây đã được một số cơ quan truyền thông quốc tế đưa tin trong vài ngày vừa qua. Đây là lần thứ hai Chủ tịch nước Việt Nam chính thức thăm Hoa Kỳ sau lần thăm đầu tiên dưới thời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi năm 2007.
Các chủ đề sẽ mang ra thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm vấn đề nhân quyền, an ninh khu vực, thương mại và biến đổi khí hậu. Những vấn đề lớn của khu vực như thương mại và biến đổi khí hậu có thể sẽ không gây nhiều trở ngại trong các cuộc đàm phám giữa hai nước. Tuy nhiên, nút thắt lớn nhất trong mối quan hệ Việt–Mỹ là tình trạng nhân quyền chưa một lần được cải thiện từ rất nhiều năm qua tại Việt Nam.
Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam đã dẫn đến việc trì trệ trong các cuộc đàm phán cũng như tiến đến mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Mối quan hệ không cân xứng
Đối với Việt Nam, Đảng Cộng sản đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội để nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ lên thành đối tác chiến lược. Trong khi đó, Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, hệ thống pháp quyền và mở ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy quan hệ giữa hai nước đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian qua nhưng trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, thì việc xây dựng mối quan hệ lòng tin chiến lược Việt–Mỹ vẫn còn khá nhiều khó khăn và chông gai đang chờ phiá trước.
Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một đối tác tiềm năng trong chính sách châu Á–Thái Bình Dương. Vị trí địa-chính trị cũng như vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN đã giúp nâng cao tầm quan trọng của nước này, do đó thông qua ‘trục châu Á’ Hoa Kỳ muốn tìm cơ hội hợp tác với Việt Nam để gia tăng sự hiện diện của họ trong khu vực.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đơn thuần là một nước có tiềm năng chứ chưa hẳn là một giải pháp tối ưu của Hoa Kỳ.
Với sự khác biệt này, Tổng thống Obama có rất ít lý do để mời Việt Nam ngồi vào bàn thảo luận sâu hơn, trừ khi Chủ tịch Sang chuẩn bị các chính sách và hành động cụ thể để cải thiện tình trạng nhân quyền thay vì những lời hứa suông như trong nhiều năm qua.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang có thể sẽ trao đổi và tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề phức tạp này mà không phải áp đặt bất kỳ nước nào vào thế tiến thoái lưỡng nan. Do đó, nếu hai nước tiến tới thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược thì việc ký kết có nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Hà Nội thay vì Washington.
Mặc dù vậy, việc chấp nhận lời mời của Tổng thống Obama ít ra cũng cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng ngồi vào bàn thảo luận, không chỉ riêng về những vấn đề an ninh-quốc phòng, kinh tế-thương mại mà còn bao gồm cả chủ đề nhân quyền – mối quan tâm cốt lõi của Hoa Kỳ. Tuy đây là một bước tiến nhỏ và cũng là bước đầu tiên, nhưng là bước quan trọng để giúp hai nước vượt qua những nghi ngại và đặt ra các mục tiêu chung.
Hợp tác cùng có lợi
Trong khi Hoa Kỳ có thể không đặt nặng tầm quan trọng của Việt Nam trong các chính sách đối ngoại của Washington, thì ngược lại Hoa Kỳ có khả năng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Về mặt ngoại giao, dù các lãnh đạo cộng sản Hà Nội có ý định tôn trọng mối quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam của Hoa Kỳ hay không thì họ cũng không có nhiều lựa chọn. Nếu các lãnh đạo Việt Nam hy vọng sẽ có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía Hoa Kỳ thì ít nhiều họ phải đáp ứng một số yêu cầu của Washington, đặc biệt là vấn đề nhân quyền và tù nhân chính trị.
Dù các lãnh đạo Việt Nam nghĩ thế nào về Hoa Kỳ đi chăng nữa thì Washington cũng không phải là mối đe dọa tiềm tàng đối với Việt Nam. Thay vào đó, mối nguy trước mặt cũng như trong tương lai của Việt Nam là nước láng giềng phương Bắc.
Trung Quốc đang gây nhiều sức ép cũng như ảnh hưởng lên nền chính trị của Việt Nam. Hai nước có mấy nghìn năm lịch sử chiến tranh và hiện nay vẫn tiếp tục tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khi Hoa Kỳ chỉ đứng hạng thứ hai.
Về mặt kinh tế, Việt Nam có lợi hơn khi hợp tác thương mại với Hoa Kỳ. Trong năm 2012, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại 15,6 tỷ USD với Hoa Kỳ, trong khi đó trong cùng một năm, Việt Nam lại bị thâm hụt thương mại 16,4 tỷ USD với Trung Quốc. Nếu không có lý do khác, Hoa Kỳ vẫn là lựa chọn hàng đầu để Việt Nam đối trọng lại đà gia tăng của Trung Quốc trong các chính sách ngoại giao, quốc phòng cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc tuy đã ký kết quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện nhưng hiện vẫn còn nhiều điều bất cập. Về thể chế chính trị, ý thức hệ cộng sản đã góp phần lợi thế cho Trung Quốc để khuynh loát nền chính trị lẫn kinh tế ở Việt Nam.
Trong bối cảnh này, hợp tác và tiến đến quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ ít nhiều vẫn làm giới lãnh đạo Việt Nam yên tâm hơn. Tuy nhiên, tính hữu ích của sự hợp tác như vậy phần lớn phụ thuộc vào các chi tiết hành động của Việt Nam cũng như sự nhượng bộ của cả hai nước.
Lợi ích của Việt Nam trong mối quan hệ Việt–Mỹ hiện nay đã vượt qua vấn đề kinh tế, vì đây không chỉ mang lại lợi ích cho các lãnh đạo chóp bu mà còn mang lại nhiều lợi chung cho cả nhân dân Việt Nam.
Nút thắt nhân quyền
Nhưng để tiến tới những thỏa thuận kinh tế cũng như các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên-Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership hay TPP), ‘kinh tế quốc doanh là chủ đạo’ vẫn còn là rào cản khá lớn không những gây trở ngại trong mối quan hệ Việt–Mỹ mà còn gây bất bình đẳng trong nền kinh tế nội địa dẫn đến những thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước.
Để xây dựng và chia sẻ những giá trị chung, Việt Nam nên tôn trọng quyền chính trị của nhân dân Việt Nam bằng cách xây dựng cơ chế nhà nước minh bạch với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
Các cuộc thảo luận gần đây về cải cách hiến pháp ở Việt Nam cũng đã cho thấy vấn đề mà nhiều người dân quan tâm chính là dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn nhất quyết duy trì quyền lực tuyệt đối. Họ vẫn né tránh không thông qua bất kỳ sự trao quyền chính thức nào từ nhân dân qua việc tổ chức các cuộc bầu cử công bằng, tự do.
Hệ thống chính trị không chính danh của Việt Nam đã dẫn đến tình trạng không một lãnh đạo nào đứng ra chịu trách nhiệm về những chính sách sai lầm. Nhiều vấn nạn vẫn làm xã hội nhức nhối, bao gồm việc chính phủ quản lý nền kinh tế kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan và đàn áp, như bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Bản án 7 năm tù của đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam Nguyễn Tiến Trung, bản án 16 năm tù của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, hay gần đây nhất là bản án 14 năm tù cho hai bạn sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những trường hợp cụ thể.
Xây dựng các giá trị phổ quát về quyền con người hay tinh thần thượng tôn pháp luật rất khó thực hiện nếu Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa.Việt Nam cần cải thiện tình trạng này và sớm trả tự do cho những nhà báo tự do, những thanh niên công giáo yêu nước, và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ, chính trị đối kháng.
Thiết lập nền tảng
Hiện nay các lãnh đạo cộng sảnViệt Nam đang phải đối mặt với nhiều sự bất mãn trong xã hội, từ kinh tế đến giáo dục cũng như chính trị. Trong nỗ lực để vượt qua cơn bão, có thể trong chuyến công du này Chủ tịch Sang sẽ đưa ra một vài nhượng bộ về vấn đề nhân quyền bằng cách trả hoặc hứa hẹn trả tự do cho một số tù nhân chính trị. Hoặc có thể Chủ tịch Sang hy vọng sẽ sử dụng chuyến thăm này nhằm xoa dịu sự bất mãn đối với dư luận trong nước cũng như quốc tế.
Tuy nhiên, nếu thông qua cuộc gặp này chỉ để Việt Nam trả tự do cho một vài nhân vật bất đồng chính kiến thì vẫn chưa đủ. Vì suy cho cùng, một tù nhân chính trị cũng đã quá nhiều trong một xã hội luôn đề cao xã hội công bằng và tự do.
Vấn đề dân chủ luôn là nỗi ám ảnh đối với các lãnh đạo Việt Nam vì họ luôn lo sợ rằng việc này sẽ gieo mầm và mở ra một thế chế đa đảng tại Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam có ý định muốn đảm bảo mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, hoặc có ý định chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh từ Trung Quốc, thì họ buộc phải cải tiến bằng những hành động cụ thể. Trì trệ việc cải cách chỉ làm Việt Nam mất thêm những cơ hội hợp tác cũng như sự ủng hộ của nhân dân.
Xây dựng thế chế dân chủ đích thực khởi đầu bằng nền tảng hiến pháp toàn dân và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân là cần thiết, và như vậy Việt Nam mới có thể phát triển toàn diện và bền vững.
Vũ Đức Khanh và Võ Tấn Huân
* Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Võ Tấn Huân là Bác sỹ Dược khoa tại Hoa Kỳ.
(VOA)

Chủ tịch nước VN sẽ sang Mỹ mua máy bay P-3 Orion?

Nhà Trắng vừa ra thông báo hôm 11/7 rằng, Tổng thống Barack Obama sẽ mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam sang thăm Mỹ vào cuối tháng 7 này nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng song phương và có thể là đặt nền móng cho việc gia tăng mua bán thiết bị quân sự giữa hai nước.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt

Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt
Tạp chí quốc phòng Jane Defense Weekly của Anh trích dẫn một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ hội đàm tại Washington vào ngày 25/7 tới và Tổng thống Obama khẳng định đây là cơ hội để thảo luận cùng với Chủ tịch nước Việt Nam về việc làm thế nào để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương về các vấn đề trong khu vực và đẩy mạnh hợp tác với cộng đồng Asean.
Theo Jane, Nhà Trắng không đề cập đến vấn đề quốc phòng, nhưng điều đáng chú ý là chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ diễn ra chưa đầy 1 tháng sau chuyến đi của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đến thăm Lầu Năm Góc cùng với những người đứng đầu của Quân đội Việt Nam, lực lượng không quân, hải quân và phó tổng cục trường cục Tình báo Bộ Quốc phòng.
Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu diễn ra các cuộc thảo luận về việc mua bán quốc phòng giữa Hà Nội và Washington trong chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước, nhiều khả năng sẽ có các cuộc thảo luận về việc Việt Nam muốn mua loại máy bay tuần tra hải quân và chống ngầm P-3C Orion đã qua sử dụng của Mỹ.
Nhận định này hoàn toàn có căn cứ, bởi tại triển lãm An ninh và Quốc phòng LAAD 2013 diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil vừa qua, Giám đốc các chương trình tuần tra hải quân của Lockheed Martin, ông Clay Fearnow nói rằng, Hải quân Việt Nam quan tâm đến việc mua được 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion mà hiện Hải quân Mỹ đang "còn dư" để tăng cường khả năng tuần tra và chống tàu ngầm dọc theo đường bờ biển dài gần 3.500 km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng khoảng 1.396299 km2.
"Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm lớn đến các máy bay P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thỏa thuận mới được tiến triển", ông Fearnow cho biết.
Theo vị quan chứ này, những máy bay P-3 Orion được bán cho Việt Nam bởi chính phủ Mỹ sẽ là trường hợp đầu tiên không được bán kèm vũ khí, các máy bay này đang được trang bị độc quyền với kit nhiệm vụ MPA như các cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại (FLIR) và các hệ thống khác.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng nếu các cuộc thảo luận giữa Hà Nội và Washington tiến triển tốt thì khả năng xa hơn là trong tương lai, các hệ thống vũ khí trang bị cho máy bay sẽ được cung cấp.
Ông Fearnow nói rằng, công ty Lockheed Martin sẽ đề xuất cho Việt Nam nên lựa chọn những máy bay P-3C mới nhất, bởi đây là những máy bay trang bị công nghệ tiên tiến nhất.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ khoảng 750 km/h, tầm bay hơn 4.000 km, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người.

P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người.
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người. Máy bay có khả năng mang hơn 9 tấn vũ khí trong khoang thân và cánh gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon; bom chống tàu ngầm; bom thông thường; ngư lôi chống ngầm; thủy lôi… Với khối lượng vũ khí này, P-3C Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.
   Hoàng Thu
( Phunutoday ) 
 
Bản tin tiếng Anh

  • Internet spurs home-made cartoons (Washington Post) - A domestic cartoon has raised 1.19 million yuan ($194,000) through online donations and payments, illustrating the power of the Internet and its role in the cartoon industry.
  • Companies 'need self-defense strategy' (Washington Post) - Trade remedy investigations against China are at a peak this year. So Chinese companies should safeguard their interests by actively defending themselves through effective measures.
  • Rate-reporting rule on horizon (Washington Post) - Authorities are mulling new measures to give the shipping industry a shot in the arm and prevent foreign industrial giants from creating unfair competition.
  • China's economy caught in balancing act (Washington Post) - Attempting to balance economic growth amid global meltdown with reform efforts that will likely slow the economy is proving to be difficult for Chinese authorities.
  • Chinainvestigates GSK executives for bribery (Washington Post) - Some senior executives from multinational pharmaceutical company GlaxoSmithKline (GSK) are being investigated for suspected bribery and tax-related violations, Chinese police said Thursday.
  • Summer camp tackles child obesity in China (Washington Post) - The 20-day "fat camp", organized by Zhengzhou Children's Hospital, aims at helping overweight children aged 8-14 to reduce weight and lead a healthy lifestyle.
  • Inscriptions may predate oracle bones (Washington Post) - Archaeologists have discovered written characters in Zhejiang province dating back 5,000 years, potentially the earliest found in China.
  • Summer lights (Washington Post) - In the hot, humid summer, appetites flag and even the most delicious offerings on the table can go untouched. It takes an exceptional chef to tempt them, and Pauline D. Loh meets one.
  • Pathfinder pianist (Washington Post) - Lang Lang is at the top of the world — not just the world of classical music, but a wider world where his impact is felt, such as music education.
  • Surviving students hosted by consulate (Washington Post) - About 70 students who survived the Asiana Flight 214 crash landing in San Francisco gathered on Wednesday at the Chinese general consulate in the city.
  • China announces rules for food safety (Washington Post) - A fresh regulation on the safety assessment of foodstuff was released by the National Health and Family Planning Commission on Monday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét