Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tin ngày 23/8/2013 - Không thể lừa Nhân dân mãi

  • Bạc Hy Lai phủ nhận ngôi biệt thự sang trọng ở Pháp (RFI) - Trong phiên tòa hôm nay 22/08/2013 cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai khẳng định << hoàn toàn không biết gì >> về ngôi biệt thự nằm trong một khu phố sang trọng ở thành phố Cannes (đông nam nước Pháp), mà theo công tố viên là một món hối lộ.
  • Wikileaks : người tù Manning muốn trở thành phụ nữ (RFI) - Hôm nay, 13/06/2013, Reuters đưa tin người quân nhân Bradley Manning, 25 tuổi, vừa bị kết án 35 năm tù hôm qua, vì tội tiết lộ một khối lượng tài liệu mật rất lớn qua trang mạng Wikileaks, vừa đưa ra một tuyên bố bất ngờ. Anh đề nghị được chuyển giới tính và yêu cầu được gọi là 'Chelsea'. Tuần tới luật sư của Manning sẽ chuyển đơn xin ân xá đến tổng thống Obama.
  • Trung Quốc : Xây chùa trên nóc nhà cao tầng (RFI) - Mái bằng ngói tráng men có hình chim phượng, ngôi chùa ở miền nam Trung Quốc có vẻ ngoài hoàn toàn cổ điển. Chỉ khác có một chi tiết : ngôi chùa này nằm vắt vẻo trên đỉnh một cao ốc 21 tầng. Được những tàn lá bao quanh, ngôi chùa với mái hiên điêu khắc hình những con thú huyền thoại, ngự trị trên một tòa cao ốc ở Thâm Quyến.
  • Bạc Hy Lai phản cung mạnh mẽ trong phiên tòa thế kỷ (RFI) - Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong phiên tòa khai mạc hôm nay 22/08/2013 tại Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, đã mạnh mẽ phản bác cáo buộc nhận hối lộ. Vụ án này là trung tâm của xì-căng-đan đầu tiên từ ba thập kỷ qua đã làm rung chuyển đảng Cộng sản Trung Quốc, diễn tiến của phiên xử được tòa án đưa lên mạng xã hội.
  • Bài học Ai Cập (VOA) - Ai Cập đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Tin tức dồn dập xuất hiện trên báo chí khắp nơi
  • Bradley Manning bị kết án 35 năm tù (VOA) - Thẩm phán Lind nói Manning, một cựu phân tích gia tình báo 25 tuổi, sẽ bị trục xuất ra khỏi quân ngũ trong điều kiện mất danh dự, và sẽ không được trả lương
  • Ông Bạc Hy Lai phủ nhận cáo trạng (BBC) - Ra tòa ở Tế Nam, ông Bạc Hy Lai bác bỏ cáo trạng 'tham nhũng và lạm dụng quyền lực' trong ngày đầu phiên xử được cập nhật qua mạng xã hội.
  • Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ (BBC) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn chính phủ Việt Nam thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ 21/8-30/8, có nhiều tiếp xúc với chính giới nước này.
  • Manning bị 35 năm tù vì Wikileaks (BBC) - Tòa án binh Mỹ kết án 35 năm tù với quân nhân Hoa Kỳ, bị kết tội đã trao tài liệu mật của chính phủ cho trang mạng Wikileaks.
  • Tòa Ai Cập ra lệnh thả Mubarak (BBC) - Tòa án ở Ai Cập quyết định trả tự do cho cựu tổng thống Hosni Mubarak, người bị lật đổ sau cuộc nổi dậy năm 2011.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 4 nước ASEAN (BaoMoi) - Vấn đề tranh chấp ở biển Đông dự kiến là một trong những nội dung thảo luận hàng đầu tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các hội nghị liên quan ở Brunei vào tuần sau
  • Gần 10.000 tàu cá Trung Quốc túa ra biển Đông (BaoMoi) - Theo tờ Hoàn Cầu, chính quyền tỉnh Hải Nam đã điều động gần 10.000 tàu cá tiến sâu về phía Nam biển Đông khai thác trái phép hải sản trên vùng lãnh hải của các nước khác, đồng thời điều động nhiều tàu giám sát và tàu chiến đi theo để "bảo vệ ngư dân".
  • Nhật Bản - Philippines "hợp sức" đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Việc bị Trung Quốc chèn ép, đe dọa trên biển Đông và Hoa Đông đã làm cho Nhật Bản và Philippines "bỏ qua quá khứ, hướng tới tương lai", bắt tay hợp tác "chiến lược" để cùng nhau đối phó với Bắc Kinh.
  • Nhật, Philippines 'đoàn kết' đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - Theo Julius Cesar I. Trajano, chuyên gia phân tích cao cấp tại Ban nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, chuyến thăm gần đây Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Manila đã tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và Philippines và hai nước đã xích lại gần nhau hơn cùng phản ứng với sự quyết đoán của Trung Quốc cũng như có chung lợi ích về kinh tế.
  • Biển Đông: Trung Quốc lại khó chịu với Mỹ (BaoMoi) - (Petrotimes) – Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Guan Youfei vừa lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đã tăng cường các hoạt động giám sát trên biển và trên không ở các vùng biển gần Trung Quốc.
  • Khai mạc Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Sáng 22/8, Văn phòng Chính phủ, Bộ TTTT và UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.
  • Triển lãm những bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của VN (BaoMoi) - TTO - Ngày 22-8, tại hội trường Thống Nhất TP.HCM, triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” do Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức đã chính thức khai mạc.
  • Trung Quốc "nổi cáu" vì Mỹ tăng giám sát trên Biển Đông (BaoMoi) - Việc Mỹ tăng cường hoạt động trinh thám hàng hải và hàng không trên vùng lãnh hải gần Trung Quốc khiến Bắc Kinh coi đó là một động thái nguy hiểm và ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng quan hệ giữa 2 nước, một quan chức cấp cao Trung Quốc cảnh báo.
  • NATO cũng "nhảy" vào biển Đông vì đồng minh (BaoMoi) - Theo tạp chí quốc phòng Kanwa số tháng 8, NATO rất có thể sẽ nhảy vào những tranh chấp trên Biển Đông khi khu vực này đang trở thành một thùng thuốc súng có thể phát nổ bất kỳ lúc nào. Bởi Anh, Pháp và Mỹ - 3 thành viên quan trọng của NATO - đều đang vướng vào những những căng thẳng trong tuyến đường hàng hải quan trọng vào bậc nhất thế giới này.
  • Trung Quốc táo tợn vơ vét các ngư trường trên Biển Đông (BaoMoi) - Trước việc hơn 9.000 tàu cá Trung Quốc tràn vào sục sạo Biển Đông nhằm củng cố tham vọng độc chiếm vùng biển này cũng như thỏa mãn cơn khát thủy sản của Bắc Kinh, Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/8 đã cho đăng tải bài viết tuyên truyền một cách trắng trợn rằng: Trung Quốc là nước lớn nhất nên đương nhiên là độc tôn trong “cuộc chơi” này!
  • Tàu khủng 'hồn nhiên' đổ bộ bãi biển đông nghịt người (BaoMoi) - Chiếc tàu đệm khí khổng lồ đã phải đổ bộ khẩn cấp vào bãi biển đông nghịt với hàng trăm người đang vui vẻ dưới ánh nắng mặt trời tại Nga. May mắn không có người bị thương, các nhân chứng cho biết những người đi biển đã được chỉ dẫn đảm bảo an toàn bởi lực lượng quân đội.
  • BĐBP Quảng Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật biển (BaoMoi) - Từ ngày 16 đến 21-8, Đồn BP Lý Hòa, BĐBP Quảng Bình đã chủ trì và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tổ chức đợt tuyên truyền và phát tờ rơi về những nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982 và tình hình trên biển Đông. Đợt tuyên truyền này đã thu hút trên 1.200 người dân trong địa phương tham gia.
  • LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai Luật Biển Việt Nam (BaoMoi) - Vừa qua, tại TP.Bà Rịa, LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị triển khai Luật Biển Việt Nam cho gần 60 cán bộ CĐ các cấp trong tỉnh. Tại đây, báo cáo viên đã triển khai về Luật Biển Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013; những quy định chung về Luật Biển Việt Nam; vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển...
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo và công tác DS-KHHGĐ (BaoMoi) - Ngày 21-8, BĐBP Nam Định phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức Hội nghị tuyên truyền về tình hình biển đảo, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và phòng chống HIV-AIDS cho gần 200 hội viên hội phụ nữ thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định).
  • 10 ngàn tàu cá TQ ra Biển Đông xí phần, đòi "chia sẻ" tài nguyên (BaoMoi) - (GDVN) - Đinh Cương bàn về "hợp tác nghề cá" và "chia sẻ tài nguyên" trên Biển Đông nhưng không quên thòng vào đó cái tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp của Trung Quốc khi nói rằng, "ngư dân Trung Quốc không thể bị coi là có lỗi khi đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của Trung Quốc".
  • Nhật Bản-Philippines rũ bỏ quá khứ cùng hợp sức đối đầu Trung Quốc (BaoMoi) - Trong khi vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippines đối với Trung Quốc vẫn đang trong quá trình… chờ xét xử thì chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Manila được coi như một chất xúc tác làm gia cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Nhật-Philippines. Kết quả, hai nước đã cùng nhau hợp tác, quyết tâm chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông.

Hồ Quang Huy - Không thể lừa Nhân dân mãi

Ngày 18/8/2013, trên báo mạng Quân đội nhân dân, ở mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” có bài viết tiêu đề “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”” của tác giả Đức Trọng. Bài báo này đã công kích quan điểm của Luật gia Lê Hiếu Đằng về việc lập đảng đối lập được thể hiện trong bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh”.

Bài viết này cũng như rất nhiều bài viết khác của báo QĐND nhằm bảo vệ chế độ nhưng luận điểm thiếu thuyết phục, bất chấp lẽ phải và sự thật. Sự thật vẫn là sự thật và chỉ có một, người dân bây giờ có nhận thức nên không phải lừa dễ như cách đây vài chục năm trước.

Bài viết cố tỏ ra chân thành và xây dựng, nhưng không thể che dấu tính chất ngụy biện.

1. Để biện minh cho việc không phân biệt đối xử với người bị tù, để nói chế độ này là tốt đẹp, tác giả viết: “Nhưng với những người vi phạm pháp luật, bị phạt tù và đã chấp hành xong hình phạt tù, pháp luật Việt Nam, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam không cấm họ dự thi đại học. Chàng trai Phan Hợi (sinh năm 1983, quê ở Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi đỗ đại học sau khi ra tù mà báo chí đã nhắc tới là ví dụ cụ thể nhất minh chứng cho điều này.”. Nếu ai chưa biết Phan Hợi phạm tội gì thì dễ bị lừa, nhưng xin thưa, anh ấy là tội trộm cướp, bảo kê, tội hình sự thông thường. Tội này thì chỉ nguy hiểm cho người dân, chứ có đe dọa đến mấy cái ghế, bổng lộc của lãnh đạo đâu, nên mới được như thế. Nếu nhà đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh với những việc làm sai trái của chế độ thì có được như thế không? Cứ xem vụ LS Nguyễn Văn Đài hết hạn tù còn bị quấy rối, cấm đi gặp Đại sứ Hoa Kỳ và nhiều lắm sự đe dọa, bắt cóc bị những người bất đồng chính kiến tố cáo không kể hết trong một bài viết ngắn (chỉ nói những trường hợp người tố cáo có địa chỉ, có hình ảnh, có gửi cơ quan chức năng). Sao không thấy báo nhắc mà cố tình lờ đi.

2. Bài báo viết tiếp: “Nếu nhìn vào cơ cấu đại biểu Quốc hội sẽ thấy, các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội đều có đại diện của mình trong Quốc hội.” Xin thưa, kiểu dân chủ này chính là kiểu bonsai chính trị. Ai cũng biết trong 500 ĐBQH thì có khoảng 450 là ĐV ĐCSVN và phần nhiều là lãnh đạo của bộ máy đảng hoặc hành pháp, tư pháp. Như vậy thì tiếng nói của Quốc hội thực chất là tiếng nói của đảng viên và vừa đá bóng vừa thổi còi. Thêm vào đó, 19 điều cấm của đảng lại quy định, đảng viên không được nói, viết… trái với nghị quyết, quy định, chỉ thị, đường lối… của đảng. Vậy nên đại biểu Quốc hội là đảng viên khó mà nói khác với đảng. Ngoài ra muốn ứng cử thì phải qua Mặt trận lựa chọn, mà Mặt trận lại dưới sự lãnh đạo của đảng, như vậy những người không được lòng đảng liệu có được đưa vào danh sách ứng cử không? Câu trả lời điển hình là trường hợp của LS Lê Quốc Quân. LS Lê Quốc Quân từng ứng cử ĐBQH khóa 13 và bị “đánh” te tua. Theo ông thì đó là cuộc đấu tố. Xưa nay đã có câu “đảng cử dân bầu” ai ai cũng biết rồi.

3. Để ngụy biện cho việc độc đảng ở Việt Nam hiện nay vẫn có dân chủ, bài báo viết: “Về vấn đề “đa đảng và dân chủ”, báo chí gần đây đã phân tích khá kỹ cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Đồng ý là dân chủ phụ thuộc vào bản chất chế độ. Nhưng cũng cần phải khẳng định rằng, muốn cho một chế độ có dân chủ thì quyền lực phải được kiểm soát từ bên trong hệ thống chính trị và kiểm soát từ bên ngoài đối với hệ thống chính trị đó (kiểm soát của nhân dân, các tổ chức dân sự, báo chí độc lập, các đảng chính trị…), đồng thời nhân dân có toàn quyền quyết định lực lượng nào lãnh đạo mình. Những yếu tố đó chính là động lực làm cho đảng (nào) muốn lãnh đạo cũng phải phấn đấu để được lòng dân (trong đó có yếu tố dân chủ). Còn độc đảng thì không có các yếu tố đó (hoặc có nhưng rất yếu) nên không còn động lực để phấn đấu, mà chỉ còn yếu tố tự giác. Một cá nhân tự giác, trong nhiều trường hợp đã là khó, huống gì một chính đảng cầm quyền. Một cách khái quát, muốn cho chế độ nào đó dân chủ thì có 2 yếu tố cần và đủ đó là kết cấu (cấu trúc) của hệ thống chính trị và hệ thống Hiến pháp, Pháp luật (vì đang bàn chế độ của cùng một quốc gia, nên các thành phần khác của kết cấu thượng tầng và con người là các yếu tố mặc định nên không tính đến). Như trên đã phân tích thì đa nguyên, đa đảng là điều kiện cần để có dân chủ, mặt khác thì đó cũng là một biểu hiện của dân chủ. Cả lý luận lẫn thực tiến đã chứng minh quyền lực nếu không được kiểm soát sẽ bị tha hóa. Chúng ta đều biết tham nhũng là những đối tượng nào, rõ ràng là cán bộ, đảng viên chứ ai nữa! Ban đầu họ là những người tốt (cứ cho là như thế) thì mới được vào đảng và làm lãnh đạo, nhưng rồi ở vị trí đó, quyền lực và lợi ích kích thích lòng tham và họ trở thành tham nhũng, hư hỏng. Đảng thì cũng là tập hợp một nhóm người, mà người (của đảng) đã tha hóa thì đảng cũng tha hóa.

4. Bài báo viết: “Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Vậy tại sao ông phải hô hào thành lập đảng đối lập vào lúc này?”. Xin hỏi, đất nước chúng ta vững mạnh thì tại sao Trung Quốc làm mưa làm gió ở biển Đông, chúng ta không dám làm gì, không có đối sách gì mạnh mẽ? Tại sao người dân lo sợ mất nước xuống đường biểu tình lại đàn áp? Tại sao thanh niên yêu nước viết HS-TS-VN lại bị bắt hoặc cấm đoán? Quốc hội đã cho phép Chính phủ ban hành Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 (theo lời TTg Nguyễn Tấn Dũng) về một số biện pháp đảm bảo trật tự nơi công cộng một cách vi hiến. Bản thân tôi đã yêu cầu Quốc hội bãi bỏ NĐ này nhưng không có hồi âm. Ngay ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu chế độ mà lại đòi xử lý những người dân thực thi quyền công dân. Việc làm này của ông ta vừa vi hiến lại phi pháp, vi phạm 3 trong 5 tiêu chuẩn của người Đại biểu Quốc hội. Một người đứng đầu đảng, đầu chế độ mà phản dân chủ như vậy thì nói lên cái gì? Sửa đổi Hiến pháp là việc của toàn dân vậy mà những ý kiến trái quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam đều bị các phương tiện tuyên truyền của đảng, nhà nước “đánh hội đồng” (chứ không phải tranh luận sòng phẳng, tử tế), bị coi như kẻ thù của nhân dân cần đánh bại (“làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”!). Trong đó báo Quân đội nhân dân là một trong hai tờ báo hung hăng nhất. Tại sao đảng cộng sản Việt Nam có quyền đưa ra quan điểm của mình mà quan điểm nhân dân lại bị “đánh” hội đồng như thế?

Hiện trạng Việt Nam: nạn tham nhũng được xếp vào loại cao của thế giới, đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động, có những cán bộ cấp tỉnh trưởng, thứ trưởng hiếp dâm hoặc mua dâm học sinh, trẻ em, bệnh viện nhân bản hàng nghìn xét nghiệm, lừa đảo, vỡ nợ tín dụng chui nhiều trăm tỷ đồng, giáo dục yếu kém, nạn chạy chức, chạy quyền, chạy việc làm đã trở thành bệnh “di căn” (đến nỗi có vị PGS – TS có “sáng kiến” luật hóa việc này), tai nạn giao thông ở mức rất nghiêm trọng, trộm cướp hoành hành, hàng Trung quốc độc hại khắp nơi, thậm chí nhiều loại hàng hóa người dân không có lựa chọn nào khác ngoài hàng độc hại của Trung Quốc, tình trạng xâm phạm quyền công dân có hệ thống và không còn là sự kiện hiếm, khiếu kiện đông người, kéo dài… tóm lại, như một số chuyên gia nói là khủng hoảng toàn diện.

Về đối ngoại thì nguy cơ mất nước, nguy cơ nô lệ là rất lớn, không thể xem nhẹ. Ngay ông Trung tướng Phạm Văn Dĩ cũng thừa nhận điều đó.

Từ những dữ liệu trên, mỗi người hãy tự đưa ra câu trả lời của mình về sức mạnh của đất nước, về quyền cơ bản của con người, của công dân Việt Nam ngày nay có đúng như bài báo nói hay không.

Kể cả xã hội ta mọi thứ đều như ý thì việc thành lập đảng mới cũng chẳng có gì là xấu xa hay sai trái cả. Nếu đảng cộng sản Việt Nam làm tốt nhiệm vụ của mình thì chẳng có gì phải bận tâm với đảng mới. Nếu đảng cộng sản Việt Nam thật sự được lòng dân thì chẳng có gì phải bận tâm nếu có đảng mới ra đời.

5. Bài báo cảnh báo và buộc tội về việc đa nguyên, đa đảng:“Hay sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đổ vỡ nền kinh tế như đã từng xảy ra ở một số nước mà người gánh chịu những hậu quả ấy, không ai khác chính là nhân dân? Thực chất các lời khuyên “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” đưa ra gần đây một cách rất “tâm huyết”, chẳng qua chỉ nhằm tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà thôi”. Xin đừng hù dọa chúng tôi bằng cảnh đổ vỡ như thế, bởi chúng tôi cũng biết bản chất và cái giá của sự đổi thay này.

Thực ra có 2 con đường để thay đổi chế độ: con đường ôn hòa và con đường bạo lực. Khi mâu thuẫn giữa chế độ độc tài với nhân dân thì sẽ phát sinh đấu tranh, ban đầu là ôn hòa. Khi đấu tranh bằng con đường này không giải quyết được và nếu mâu thuẫn tích tụ đến một mức độ nào đó, bất đắc dĩ họ (nhân dân) mới dùng đến bạo lực lật đổ như ở một số nước Trung Đông – Bắc Phi vừa qua. Nếu thay đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ bằng con đường từ trên xuống (như Myanmar chẳng hạn) thì đó là thắng lợi của tất cả các bên, hoàn toàn không xảy ra đổ vỡ.

Thực trạng đất nước như đã nói trên chứng tỏ hệ thống chính trị nói riêng, kiến trúc thượng tầng nói chung không phù hợp, không đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống (cơ sở hạ tầng) thì phải thay đổi là điều hiển nhiên. Đó là quy luật của sự tiến hóa không thể cưỡng lại. Ngoài ra, ông Lê Hiếu Đằng nói rất rõ rằng, thành lập đảng Dân chủ xã hội để đối trọng với đảng cộng sản Việt Nam, chứ có lật đổ đâu mà bài báo lại kết tội cho ông ấy là tước bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, là gây đổ vỡ? Bài báo nói mà không lý giải được, tức nói không có cơ sở.

6. Bài báo viết rằng lựa chọn tam quyền phân lập hay không “là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia”. Đúng là quyền lựa chọn của mối quốc gia mà cụ thể phải là quyền lựa chọn của nhân dân bằng trưng cầu ý dân, tức nhân dân bỏ phiếu phúc quyết Hiến pháp chứ không phải do đảng hay bất cứ tổ chức nào tự định đoạt. Bài báo viết tiếp : “Việt Nam lựa chọn nguyên tắc thể hiện được cao nhất quyền lực của nhân dân, nguyên tắc “tập trung quyền lực”. Theo đó, ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Đây là lập luật sai trái có tính ngụy biện, vì nói mọi quyền lực thuộc về nhân dân nhưng dự thảo sửa đổi Hiến pháp về bản chất là một bản ủy quyền quyền lực của nhân dân cho Nhà nước. Do đó hiển nhiên, trước khi có hiệu lực phải được người chủ là nhân dân xác quyết, thế nhưng họ lại đánh tráo từ quyền của nhân dân thành chỉ được khi Nhà nước cho phép, mà thực ra là bị tước đoạt. Ngay Hiến pháp 1992, quy định công dân có rất nhiều quyền nhưng người dân thực thi thì bị đàn áp, ví dụ biểu tình chẳng hạn. Hiến pháp là khởi đầu của quyền lực Nhà nước, vậy mà nhân dân cũng bị “ra rìa” (không được quyết định) thì làm sao nói mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?!

Tác giả thật liều lĩnh khi nói:” Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của mình”. Không biết ban biên tập và tác giả Đức Trọng đã bao giờ đọc Hiến pháp 1992 hay chưa mà nói bừa như thế?

Trong Hiến pháp 1992 tuy có quy định đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhưng không nói là duy nhất, hơn nữa như trên đã nói, hiến pháp là bản ủy quyền quyền lực của nhân dân cho nhà nước, hệ thống chính trị nên trước khi có hiệu lực phải được nhân dân xác quyết mới hợp pháp, hợp logic. Bản hiến pháp 1992 không thực hiện việc này thì không thể nói nhân dân lựa chọn đảng cộng sản Việt Nam làm lãnh đạo.

7. Bài báo viết tiếp: “Cũng phải nói thêm, điều đó không có nghĩa hệ thống tư pháp, cụ thể là tòa án, không có quyền độc lập trong phán quyết. Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, tòa án nhân dân Việt Nam khi xét xử chỉ nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xét xử theo quy định của pháp luật, không chịu sự chỉ đạo của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.” Luật quy định là một chuyện, có thực hiện như luật hay không lại là chuyện khác. Các quan tòa đều là đảng viên, việc bổ nhiệm phải thông qua đảng, như vậy chắc chắn rằng các quan tòa muốn tồn tại thì phải được lòng đảng, mà không ai có thể dám khẳng định được lòng đảng thì đúng pháp luật. Nhiều ví dụ tòa án xử người bất đồng chính kiến, kết tội họ rất sai trái như vụ TS Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… Một ví dụ mới nhất là vụ Nguyễn Phương Uyên bị bắt từ ngày 14/10 vậy mà tòa án xét xử cháu với cáo trạng nói bắt cháu ngày 19/10. Như vậy có phải có sự đồng lõa của các cơ quan tố tụng không? Đó là chưa nói mẹ cháu còn tố cáo Uyên bị nhốt 5 ngày trong khách sạn như xã hội đen để 12 an ninh ép cung.

Còn rất nhiều điều muốn nói nhưng có lẽ như vậy cũng đã quá đủ thấy bản chất của vấn đề.

Cuối cùng cũng cần nói thêm là việc một số công dân thành lập đảng là quyền của họ, hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp. Vậy thì có lý do gì để chụp mũ là âm mưu tước bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam?

Là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nhưng tôi ủng hộ ra đời các đảng khác tồn tại song song cùng đảng cộng sản để đấu tranh ôn hòa với những sai trái hoặc lệnh lạc của hệ thống chính trị, điều đó chỉ có lợi cho nhân dân.

Nha Trang, ngày 21/8/2013

Hồ Quang Huy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–

ĐỀ NGHỊ CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ

THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)


  Tôi là Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Vị và xin được trình bày như sau:
Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý Vị để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này.
Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, Quý Vị sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề quan trọng này và những ý kiến này cần được công bố trên các phương tiện truyền thông.

Trân trọng.
Công dân Trần Vũ Hải

——————–

BẢN Ý KIẾN

VỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA ĐẢNG PHÁI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Dự thảo)

                                                                                                                         Hà Nội, ngày 22/8/2013

Từ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có 03 chính đảng hoạt động hợp pháp là Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là Đảng Lao động Việt Nam và tên gọi tại miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng), Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã Hội Việt Nam hoạt động. Đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán. Từ đó đến nay, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chưa có đảng nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài ĐCSVN.
Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý. Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản sau:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi 2001);
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và các luật sửa đổi, bổ sung bộ luật này;
4. Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1984);
5. Luật về quyền lập hội 1957;
6. Một số luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn 2012; Luật Thanh niên; Pháp lệnh về Cựu chiến binh….;
7. Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP; các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản này, chúng tôi có những ý kiến như sau:
1. Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN.
2. Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp.
3. Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền… hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.
4. Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; (ii) tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên.
5. Chúng tôi cho rằng một đảng phái hoặc một liên minh chính trị là tổ chức chính trị theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, không có điều khoản nào của Hiến pháp, các Luật, Điều lệ ĐCSVN khẳng định ĐCSVN là một tổ chức chính trị. Điều 9 Hiến pháp quy định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu… Luật Mặt trận Tổ quốc cũng có quy định tương tự, nhưng không khẳng định Mặt trận tổ quốc là tổ chức chính trị (theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự). Các tổ chức chính trị – xã hội ở Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các công đoàn (theo Luật Công đoàn), Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam (theo Luật Thanh niên), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (theo Pháp lệnh Cựu chiến binh),Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (theo Điều lệ của hội này), Hội Nông dân Việt Nam (theo Điều lệ của hội này).
6. Có vẻ như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không được coi là hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật về Quyền lập hội 1957 hiện đang còn hiệu lực (mặc dù một số điều khoản trong Luật này thực tế đã không còn hiệu lực do không phù hợp với một số luật khác ban hành sau đó hoặc không phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng Nghị định 45/2010/NĐ-CP vẫn căn cứ vào Luật này, tức Chính phủ vẫn coi Luật này còn hiệu lực). Điều 9 Luật về quyền lập hội quy định: Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) quy định không áp dụng đối với các tổ chức chính trị – xã hội (nêu ở mục 5 trên), các tổ chức giáo hội. Không thấy Nghị định này quy định rõ loại trừ ĐCSVN và tổ chức chính trị ra khỏi đối tượng áp dụng. Nhưng Điều 2 định nghĩa hội như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hiểu theo quy định này, đảng phái (tổ chức chính trị) không được coi là Hội. Như vậy, có thể cho rằng Luật về quyền lập hội, Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) không áp dụng cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
7. Trong khi Công đoàn, Mặt trận có luật riêng, chưa thấy có luật nào về đảng, kể cả luật về ĐCSVN. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đảng là một tổ chức chính trị, một loại pháp nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự. Do đó, những quy định về pháp nhân, tổ chức chính trị trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng nếu xem xét về thành lập, tham gia một đảng chính trị.
8. Pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự được quy định như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thế nào là thành lập hợp pháp không được định nghĩa rõ trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên Điều 85 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có 02 loại pháp nhân được thành lập: (i) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.
9. Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên? (Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)
Điều 88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định: Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó, đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều khoản trong Bộ luật Dân sự.
Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước công nhận điều lệ và cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này. Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị – xã hội) phải có điều lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định: đảng phái (tổ chức chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua.
10. Tóm lại, theo chúng tôi đảng phái (tổ chức chính trị) được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và cần lưu ý những điểm chính sau:
a. Có sáng kiến của những cá nhân (công dân Việt Nam) đề nghị thành lập đảng.
b. Mục tiêu của đảng dự kiến thành lập không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
c. Các sáng lập viên (những người sáng kiến) thông qua điều lệ đảng hoặc đại hội thành lập thông qua điều lệ đảng. Đảng phải có cơ quan điều hành (Ban chấp hành), người đại diện (người đứng đầu) và trụ sở (các điều 88,89, 90, 91 Bộ luật Dân sự).
d. Việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần sự cho phép, công nhận từ Nhà nước.
11. Tuy nhiên những ý kiến trên là những ý kiến cá nhân của chúng tôi, dựa trên nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Điều 91 Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu bản ý kiến này của chúng tôi. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với bản ý kiến này và có cách giải thích khác về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và những luật liên quan khác về vấn đề này, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố sớm ý kiến của mình.
Văn bản này cũng được gửi đến một số cơ quan liên quan và một số giáo sư, nhà khoa học luật hàng đầu Việt Nam (có danh sách kèm theo dưới đây) để tham khảo, xin ý kiến.
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của các cơ quan hữu quan, các nhà luật học. Sau 30 ngày kể từ ngày công bố bản ý kiến (dự thảo) này, những ý kiến (nếu có) của các cơ quan hữu quan và các nhà luật học sẽ được chúng tôi công bố và tham khảo để đưa ra văn bản ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
Trân trọng.
Ký tên
Trần Vũ Hải
(Hành nghề luật sư tại 81 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)
Dự thảo Bản ý kiến này được gửi đến:
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
3. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu
4. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (Ông Trương Hòa Bình)
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Ông Nguyễn Hòa Bình)
6. Bộ Công an (Ông Trần Đại Quang)
7. Bộ Tư pháp (Ông Hà Hùng Cường)
8. Bộ Nội vụ (Ông Nguyễn Thái Bình)
9. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ông Phan Trung Lý)
10. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Ông Nguyễn Văn Hiện)
11. Ông Nguyễn Như Phát – Viện trưởng ViệnNhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
12. Ông Nguyễn Đăng Dung – Giáo sư Luật Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Ông Đào Trí Úc – Giáo sư Luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Bà Mai Hồng Quỳ – Giáo sư Luật – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
15. Ông Lê Hồng Hạnh – Giáo sư Luật, Hội luật gia Việt Nam
_____________________
(BS)

Phiên tòa xử Bạc Hy Lai: Tuồng hề hay phép thử nghiêm túc cho cải cách của Trung Quốc?

Tuần rồi, chính quyền Trung Quốc đã thông báo chính khách thất sủng Bạc Hy Lai sẽ hầu tòa về các tội tham nhũng vào ngày thứ Năm 22/8. Xì căng đan Bạc Hy Lai nổ ra hồi tháng Ba năm ngoái, chỉ mấy tháng trước khi cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra mười năm một lần đưa Tập Cận Bình lên thay Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư và chủ tịch.
Lúc đó, bí thư Trùng Khánh được xem là một nhân vật đang lên và nhiều tham vọng trong hệ thống tôn ti phức tạp của chính trị Trung Quốc. Đà thăng tiến của ông chấm dứt khi thuộc hạ thân cận của ông lánh nạn tại lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô. Hơn một năm sau, Bạc Hy Lai bị buộc tội hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Từ ngôi sao đang lên đến vòng lao lý

Bạc Hy Lai cùng vợ Cốc Khai Lai và con trai Bạc Qua Qua
Bạc Hy Lai cùng vợ Cốc Khai Lai và con trai Bạc Qua Qua
Ở đất nước mà hình ảnh của Mao Trạch Đông vẫn còn được tôn kính và giới tài xế tắc-xi treo huy hiệu Mao trên kiếng chiếu hậu làm bùa cầu may, chiến dịch hồi sinh ‘văn hóa đỏ’ của Bạc Hy Lai luôn có người ủng hộ.

Ở Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã khởi xướng phong trào “hồng ca, đả hắc” tung hô văn hóa Trung Cộng bằng những đợt hát nhạc đỏ của cộng sản, đồng thời triệt phá tội ác có tổ chức. Từ tháng 6/2009, Bạc Hy Lai đã chỉ đạo một chiến dịch an ninh trật tự, bắt giữ hàng ngàn nghi can thuộc các băng đảng xã hội đen, nhưng giới phê bình cho rằng chiến dịch này cũng nhắm vào các kẻ thù chính trị của ông.

Đợt càn quét này có thể đã làm hài lòng nhiều người ở thành phố Trùng Khánh với 32,8 triệu dân (gần 4 triệu trong số đó là dân nông thôn lên thành thị tìm việc), nhưng chiến dịch đả hắc này đã chạm đến một trong những vết rạn nứt xã hội và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong khi nhiều người trở nên giàu sụ ở nước Trung Quốc mới, hàng triệu người khác cảm thấy họ không hưởng được thành quả của quá trình biến đổi kinh tế của đất nước.

Các chính sách kinh tế đượm sắc hồng của Bạc Hy Lai (trong đó có hàng triệu nhân dân tệ chi tiêu cho nhà xã hội) có thể đã khiến ông nổi tiếng như siêu sao ở Trùng Khánh, nhưng cách thành phố ven sông Dương Tử này gần ngàn cây số, một số lãnh tụ đảng tại Bắc Kinh lại có quan điểm khác. Các chính sách dân túy và phong cách cá nhân thích phô trương đình đám của ông bị xem là mối thách thức đối với phe chủ trương tự do kinh tế và định hướng cải cách bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sự chia rẽ này thể hiện rõ trong cuộc tranh luận “lý thuyết cái bánh” nổi tiếng giữa Bạc Hy Lai và Uông Dương, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, vào năm 2011. Lúc đó, Uông Dương cho rằng Trung Quốc cần phấn đấu tăng trưởng kinh tế trước khi lo đến chuyện phân chia của cải; ông nói: “ta phải làm một cái bánh lớn hơn trước khi chia bánh”.

Được biết Bạc Hy Lai đã đáp lại: “Một số người nghĩ rằng ta phải làm một cái bánh lớn hơn trước khi chia bánh; nhưng như vậy là sai lầm trên thực tế. Nếu chia bánh không công bằng, những người làm bánh sẽ không muốn làm bánh”. Giới phân tích chính trị nhận định rằng cuộc tranh cãi này (được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc hồi năm ngoái) đánh trúng trọng tâm tình trạng chia rẽ bè phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những chia rẽ chính trị đó lên đến đỉnh điểm vào tháng 3/2012 khi quốc hội Trung Quốc nhóm họp thường niên ở Bắc Kinh. Phát biểu với các ký giả hôm 9/3/2012 bên lề một cuộc thảo luận nhóm của đoàn đại biểu Trùng Khánh, Bạc Hy Lai biện hộ cho các chính sách của mình. Ông hớn hở khoe: “Thử hỏi bất cứ người dân thường nào xem họ có ủng hộ chống tham nhũng hay không, thì họ sẽ nói ‘có’”. Bàn về sự phân hóa giàu nghèo, ông nói: “Nếu chỉ vài người giàu lên, thì chúng ta là tư sản rồi, chúng ta đã thất bại”.
Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân
Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân
Đó có thể là lần kháng cự cuối cùng của ông. Vài tuần trước đó, Vương Lập Quân, giám đốc công an Trùng Khánh, lánh nạn tại lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên lân cận, gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị làm rúng động giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.Ngày 14/3, thủ tướng Ôn Gia Bảo cạnh khóe phê phán lãnh đạo Trùng Khánh về vụ Vương Lập Quân trong cuộc họp báo thường niên của thủ tướng. Ôn Gia Bảo cũng nhắc đến tác hại do Cách Mạng Văn Hóa đưa ra, ám chỉ đến phong trào hồng ca ở Trùng Khánh, và nói rằng thành tựu kinh tế xuất sắc với tỉ lệ tăng trưởng hai chữ số của thành phố này là kết quả của nhiều đời lãnh đạo chứ không chỉ là công lao riêng của Bạc Hy Lai.

Ngày 15/3, Tân Hoa Xã thông báo Bạc Hy Lai đã bị cách chức bí thư Trùng Khánh, và gần một tháng sau, ông bị đình chỉ chức vụ trong Trung ương Đảng và Bộ Chính Trị trước khi diễn ra các cuộc điều tra về những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Vụ cách chức Bạc Hy Lai là xì căng đan chính trị đình đám nhất của Trung Cộng trong những năm gần đây.

Là “thái tử đảng”, Bạc Hy Lai được xem có nhiều khả năng lọt vào Thường vụ Bộ Chính Trị gồm 9 ủy viên có quyền ra quyết định điều hành Trung Quốc. Cha của ông, Bạc Nhất Ba, hoạt động cùng thời với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, và thuộc nhóm “Bát đại nguyên lão”, tức các lão thành cách mạng nắm giữ những chức vụ chóp bu của Trung Cộng trong thập niên 1980 và 1990. Bạc Nhất Ba từng bị tống giam và tra tấn trong thời Cách Mạng Văn Hóa vì bị cáo buộc là “tẩu tư phái” (chịu áp lực của tư sản và có thiên hướng đưa cách mạng theo con đường tư bản chủ nghĩa).

Bạc Nhất Ba chủ trương cải cách kinh tế, và tiếng tăm đó được củng cố vào thập niên 1980 trong một chuyến đi thăm nhà máy Boeing ở Mỹ. Thấy chỉ có hai chiếc máy bay trên đường băng, Bạc Nhất Ba hỏi có phải nhà máy chỉ định sản xuất hai chiếc đó thôi. Khi nhận được câu trả lời Boeing chỉ sản xuất máy bay đã có đơn đặt hàng, ông lập tức nhận ra những vấn đề của nền kinh tế kế hoạch tập trung của Trung Quốc: sản xuất hàng hóa bất kể có thị trường hay không.

Bản thân Bạc Hy Lai cũng nằm tù 5 năm trong thời Cách Mạng Văn Hóa và được biết là đã tố giác cha mình trong giai đoạn biến động chính trị kinh hoàng đó. Có người cho rằng hành động đó có thể đã khiến ông mất nhiều đồng minh chính trị trong một nền văn hóa đề cao các mối quan hệ gia đình.

Sau khi ra tù, năm 1977 Bạc Hy Lai vào học khoa lịch sử ở Đại học Bắc Kinh, và hai năm sau, sau khi lấy bằng, ông học chương trình thạc sĩ báo chí (đầu tiên ở Trung Quốc) tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. Một bạn học và bạn thân của ông cho biết hoài bão lớn nhất của ông lúc đó là làm ký giả ở nước ngoài.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, ông không theo đuổi hoài bão đó mà làm cán bộ đảng và chính quyền địa phương để tiến thân. Ông làm việc 17 năm ở Đại Liên thuộc đông bắc Trung Quốc. Ông trở thành chủ tịch Đại Liên năm 1993 và biến thành phố này thành một địa điểm đầu tư và du lịch nổi tiếng.

Năm 1999, Bạc Hy Lai dự kiến sẽ chuyển lên Bắc Kinh làm bộ trưởng nhưng bất thành vì không được bầu vào Trung ương Đảng. Ông làm chủ tịch tỉnh và về sau là bí thư tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc. Ở Liêu Ninh, một tỉnh có nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn nhưng thường thua lỗ, ông giải quyết nạn thất nghiệp cao và tình trạng tham nhũng lan tràn. Năm 2004, khi được bầu vào trung ương, ông lên Bắc Kinh làm bộ trưởng thương mại. Năm 2007, ông được bầu vào Bộ Chính Trị, và được bổ nhiệm bí thư Trùng Khánh.

Trong nhiều thập niên, Bạc Hy Lai là một trong những chính khách năng động nhất trên chính trường Trung Quốc. Wenfang Tang, giáo sư chính trị học tại Đại học Iowa, nhận xét: “Ông có cơ hội thành lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc nếu nước này có bầu cử trực tiếp. Nhưng ông lại thể hiện cá tính và sức thu hút quá nhiều trong nền văn hóa chính trị hậu Mao Trạch Đông vốn nhấn mạnh sự lãnh đạo tập thể”.

Trong chiến dịch chống tham nhũng, Bạc Hy Lai dựa rất nhiều vào Vương Lập Quân, giám đốc công an Trùng Khánh từ năm 2009 đến 2011. Chiến dịch này đã dẫn đến hàng ngàn vụ bắt bớ và nhiều vụ xử tử. Vương Lập Quân được thưởng công bằng chức phó chủ tịch thành phố.

Oái ăm thay, cũng chính Vương là người phá hủy sự nghiệp của Bạc. Ngày 8/2/2012, báo chí bất ngờ đưa tin Vương “nghỉ phép” vì lý do sức khỏe. Mấy ngày sau Vương bí mật trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, cách Trùng Khánh sáu giờ lái xe. Ngày hôm sau, giới chức Mỹ cho biết Vương tự ý rời khỏi lãnh sự quán và bị cơ quan an ninh bắt giữ.

Đến nay vẫn chưa rõ tại sạo Vương muốn lánh nạn ở lãnh sự quán Mỹ, và hành động đó gây nên những hậu quả gì. Kể từ khi đó chưa ai nghe nói gì hay thấy ông ở nơi công cộng. Biến cố Vương Lập Quân dẫn đến một cuộc điều tra vụ giết người liên quan đến gia đình Bạc Hy Lai.

Hồi tháng tư, vợ ông, Cốc Khai Lai, và trợ lý của gia đình bị bắt vì bị nghi đã sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Hai tháng sau, họ bị buộc tội “cố ý giết người”. Sau một phiên tòa chỉ diễn ra trong một ngày 9/8, tòa phán quyết Cốc Khai Lai phạm tội giết Neil Heywood. Bà nhận án tử hình treo, dự kiến sẽ giảm xuống thành chung thân.

Trong phiên tòa, bà Cốc nói rằng bà không bác bỏ những lời buộc tội đối với bà mà “chấp nhận mọi sự thật viết trong cáo trạng” (trong đó có đầu độc Heywood khi bà nghĩ tính mạng con trai bà, Bạc Qua Qua, bị nguy hiểm). Trợ lý của gia đình, Trương Hiểu Quân, cũng bị phán quyết phạm tội trong cái chết của Heywood và nhận án chín năm tù.

Ván cờ chính trị?

Nhưng vẫn còn đó câu hỏi liệu phiên tòa và hình phạt dành cho ông sẽ chuyển thông điệp gì cho quốc dân vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đẩy mạnh chủ trương chống tham nhũng và chống lãng phí.

Joseph Cheng, giáo sư chính trị học tại Đại học City University of Hong Kong, nhận định rằng phiên tòa này không nhất thiết đem lại công lý, mà chỉ là một dàn xếp chính trị. Theo giáo sư này, Bạc Hy Lai bị trừng phạt một phần là để trả đũa việc ông cả gan thách thức Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình và các lãnh đạo hàng đầu của Trung Cộng khi cổ xúy “mô hình Trùng Khánh” của ông và tìm cách lấy lòng dân chúng.

Giáo sư Cheng cho rằng đây là một ván cờ chính trị. “Lâu nay có nhiều tin đồn là nhiều lãnh đạo cấp cao khác đã ủng hộ Bạc, và Bạc có tham vọng thay thế Tập Cận Bình. Ngay cả sau khi Tập chính thức được bầu làm tổng bí thư hồi tháng 11 năm ngoái, màn mặc cả chính trị vẫn tiếp diễn và trong đó có vấn đề làm sao xử lý vụ Bạc Hy Lai”. Giáo sư Cheng nhận định rằng Tập muốn nhanh chóng kết thúc vụ này để chuẩn bị cho hội nghị đảng dự kiến nhóm họp vào cuối năm nay để bắt đầu cải cách và thảo luận vấn đề kinh tế và các vấn đề quan trọng khác.

Giới lãnh đạo Trung Quốc muốn giải quyết xong và quên đi vụ này, nhưng một số chuyên gia cho rằng hình phạt dành cho Bạc Hy Lai có thể thể hiện rõ chính quyền nghiêm túc đến đâu trong việc chống tham nhũng chính trị. Tuy cáo trạng không nêu con số cụ thể, nguồn tin của Đài CNN cho biết Bạc Hy Lai bị cáo nhận hối lộ 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu Mỹ kim) và biển thủ 6 triệu nhân dân tệ (1 triệu Mỹ kim).

Luật sư Shang Baojun cho rằng vụ Bạc Hy Lai mang tính cá nhân; ông bị đưa ra xử chỉ vì cá tính và phong trào hồng ca đả hắc, chứ chưa hẳn vì tội tham nhũng. Theo luật sư này, vụ án này không có ý nghĩa gì đối với chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc, mà chỉ là lời cảnh báo đối với những người như Bạc sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu.

Mo Shaoping, một luật sư ở Bắc Kinh từng biện hộ cho những nhà bất đồng chính kiến, cũng nghi ngờ tương tự. “Tôi tin rằng chống tham nhũng ở Trung Quốc là một vấn đề mang tính hệ thống, chứ không chỉ một vụ cụ thể. Nhiều người dân thường tin rằng tất cả các cán bộ nhà nước đều tham nhũng, và không ai được phép thoát”.

Báo chí Trung Quốc mô tả phiên tòa sắp tới là bằng chứng cho thấy lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm chống tham nhũng. Một số công dân mạng Trung Quốc đồng ý, ví dụ trên mạng Vi Bác có người cho rằng vụ xử Bạc Hy Lai là một bước cải thiện cho hệ thống pháp lý Trung Quốc, có người hồ hởi phát biểu đây là một ví dụ của nguyên tắc quân pháp bất vị thân.

Nhưng cũng có người nghi ngờ. Họ cho rằng đây là cuộc đấu đá giữa các nhóm lợi ích, mà không phải là lần đầu tiên. Trên mạng Vi Bác, Riyuezhiguangjushi viết: “Khi Giang Trạch Dân cầm quyền, ông trừ khử (cựu chủ tịch Bắc Kinh) Trần Hy Đồng. Cũng dễ hiểu là Tập muốn trừ khử Bạc Hy Lai, ngay cả Đặng Tiểu Bình cũng từng trừ khử Hoa Quốc Phong. Đây là chuyện chính trị, không có đúng sai. Chỉ có được làm vua, thua làm giặc”.

Phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ được tổ chức ở thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông ở miền đông Trung Quốc, cách xa trung tâm quyền lực của Bạc ở Trùng Khánh, nơi ông vẫn còn ảnh hưởng. Chính quyền Trung Quốc chắc sẽ quản lý chặt chẽ diễn tiến, trừ phi Bạc Hy Lai không chịu làm theo kịch bản soạn sẵn.

Một nguồn tin thân cận với gia đình Bạc Hy Lai nói với Đài CNN rằng Bạc Hy Lai phủ nhận các cáo buộc và mong có cơ hội tự biện hộ trước tòa – nếu ông được phép phát biểu công khai. Xem chừng khó có khả năng đó. Ban Tuyên huấn Trung ương Trung Quốc đã ra chỉ thị: “Khi đưa tin về phiên tòa Bạc Hy Lai, các cơ quan báo chí phải sử dụng bản tin của Tân Hoa Xã, không có ngoại lệ nào cả. Không được điều tra độc lập và và không sử dụng tư liệu từ các nguồn khác”.
(Bản lược dịch tiếng Việt, ký tên Khương An, đăng trên Thời Mới Canada, ngày 21/8/2013.)

---------------------------
Tham khảo:
  1. Jaime A. FlorCruz, China’s Bo Xilai trial: A show or serious test of Communist Party reforms?, CNN 18/8/2013
  2. Jaime A. FlorCruz and Peter Shadbolt, China’s Bo Xilai: From rising star to scandal, CNN 25/7/2013
Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ

Nguyễn Vạn Phú - Ai có thẩm quyền cho phép cờ bạc?

Đọc tin Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai dự thảo nghị định kinh doanh đặt cược, đua ngựa, đua chó, bóng đá quốc tế và nghị định về hoạt động kinh doanh casino, không khỏi nảy sinh thắc mắc: Các nghị định thường do Chính phủ chủ động soạn thảo và ban hành, vì sao với hai nghị định này lại phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Hóa ra Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu một ngoại lệ, tức có một loại nghị định đặc biệt mà việc ban hành phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là các nghị định của Chính phủ được ban hành để “Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. Loại nghị định không dùng để hướng dẫn thi hành một đạo luật nào đó được gọi là “nghị định tiên phát”.

Chuyện kinh doanh cá cược và chuyện đánh bạc có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nên chắc chắn thuộc loại “nghị định tiên phát”. Nhưng liệu việc Ủy ban Thường vụ họp, cho vài ý kiến rồi đồng ý cho Chính phủ ban hành hai nghị định này như thế đã chặt chẽ chưa? Liệu hoạt động mang tính cờ bạc này được điều chỉnh bởi một nghị định là đủ chưa hay nên được chi phối bởi một luật hay ít nhất là một pháp lệnh?

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ như trên nên quy trình mà Bộ Tài chính đại diện Chính phủ soạn hai nghị định là đúng thủ tục và trình tự nhưng nếu nhìn rộng ra thì việc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển giao một phần quyền lập pháp cho Chính phủ như thế là chưa ổn trong một số trường hợp, đặc biệt ở trường hợp kinh doanh cá cược và casino cụ thể này.

Lẽ ra cần phải có những nghiên cứu tác động xã hội, những điều tra xã hội học, những khảo sát các mẫu dân số để trả lời các câu hỏi vẫn đang bỏ ngỏ: cho kinh doanh cá cược như thế liệu có dẫn đến các tệ nạn xã hội hay không; làm sao để hạn chế người nghèo, người đang nhận trợ cấp xã hội tham gia cá cược; đưa cá cược vào kinh doanh liệu có ảnh hưởng đến hoạt động xổ số hiện đang là nguồn thu ngân sách quan trọng của nhiều tỉnh?

Không thể phát biểu cảm tính kiểu mức cược tối thiểu 10.000 đồng là quá thấp, ai mà chơi; mức tối đa 1 triệu đồng không đáp ứng nhu cầu nên vẫn sẽ có cá độ ngầm… Tất cả những con số đó phải lượng hóa bằng các nghiên cứu khoa học, nghiêm túc và có hệ thống.

Vấn đề cho phép hay không cho phép người Việt vào chơi ở các sòng bài casino trong nước cũng vậy. Vừa dựa vào kinh nghiệm của các nước như Singapore, vừa phải nghiên cứu tâm lý ưa cờ bạc của dân ta để từ đó đưa ra những khuyến cáo khách quan, khoa học. Lãnh vực kinh doanh cá cược và nhất là kinh doanh casino có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn. Từ đó hoạt động vận động hành lang để tác động lên chính sách chắc chắn là có và không thể tránh được. Chuyển văn bản chi phối hoạt động của loại hình kinh doanh này từ một nghị định (dù loại đặc biệt phải có ý kiến đồng ý của Thường vụ Quốc hội) sang pháp lệnh hay luật là nhằm có sự bàn bạc rộng rãi hơn, tránh được các tác động vận động hành lang này.
 
 Nguyễn Vạn Phú
  Bản tin tiếng Anh

  • Is China really ready for Napa's higher-end wines? (Washington Post) - As the newly affluent Chinese have become consumers of vintage wines, California wine makers are not only eager to tap into the demand, they're also eager to get a foothold in the fine wine market in China.
  • Economy heals as companies revive (Washington Post) - The economy appears to have staged a modest rebound last month that will continue through the second half, driven by better corporate conditions along the eastern coast.
  • Preparation starts on 13th Five-Year Plan (Washington Post) - China may be bracing for structural slowdown in its 13th Five-Year Plan as the country's top economic planner starts its mid-stage assessment of the 12th Five-Year Plan.
  • Bank's position to stay 'prudent' in H2 (Washington Post) - No major falls will be allowed in China's economic growth rate, and no major changes will have to be made in its monetary policy either.
  • Go online to reap the harvest (Washington Post) - With revenues of $210B last year and a steadily growing customer base of more than 500 million, the e-commerce industry in China is fast catching the fancy of big names.
  • Private sector to care for the elderly (Washington Post) - The Chinese government will make major policy adjustments to enable the private sector to play a leading role in providing services for aging population.
  • Center of hope and support (Washington Post) - When the Big C strikes, it is often what happens afterwards that is crucial to the patient and the patient's family. In Hong Kong, an inspirational concept has launched a place where the sick can learn to heal themselves.
  • Pieces of the past (Washington Post) - Her father was a young American fighter pilot who crash-landed in a remote village in China. Now the daughter has revived the connection with villagers who saved her parent.
  • Poetry with power (Washington Post) - In the information age, when poetry has been crowded out of the public sphere by the Internet, television, films and novels, Syrian-born poet Adonis is still enthusiastically greeted by Chinese fans.
  • PLA aerobatic team's overseas debut (Washington Post) - The team will join its Russian counterpart at the 11th Moscow Airshow at the Ramenskoye Airport between Aug 27 and Sept 1.
  • A cocktail that's a treat for the eyes (Washington Post) - The 32-year-old Swede wants to build a niche for Dienastie, his new sunglasses brand, by offering it at open-air bars, beach events and pool parties.
  • Golf has green future in China (Washington Post) - Golf may be the next big thing in China thanks to the fact that it will be an official medal sport in the next Olympics in Brazil.
  • Taking the corner (Washington Post) - Italian driver Federico Sceriffo won the Red Bull Heavens Road Drifting Challenge in Zhangjiajie, Hunan province on Saturday.
  • Officials investigate villa in shape of temple (Washington Post) - An investigation has been launched into a temple-shaped villa on top of an apartment building in Shenzhen, Guangdong province, a week after a massive rooftop structure in Beijing was ordered to be demolished.
  • Chinese fleet sets sail for joint drills (Washington Post) - Three Chinese naval vessels set sail for the United States, Australia and New Zealand on Tuesday to take part in a series of military drills.
  • PLA aerobatic team to perform in Russia (Washington Post) - China's first and best-known aerobatic flight display team will stage its first overseas show in Moscow with J-10 jet fighters, which will fly outside China for the first time.
  • Beijing, Moscow cooperate on floods (Washington Post) - China and Russia are working well together to fight flooding that is affecting both countries, the central government said on Sunday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét