VN ‘đang có động thái’ để khởi kiện TQ
Một nhà nghiên cứu về Biển
Đông từ trong nước nói với BBC rằng chính quyền Việt Nam đang
xúc tiến việc khởi kiện Trung Quốc xung quanh việc nước này đưa
giàn khoan ra Biển Đông chứ ‘không nói suông’.
Trong lúc này, Chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng vừa ký hiệp định về việc hợp tác giữa hai bên, trang chủ của Chính phủ Việt Nam tường thuật.
Trong lúc này, Chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng vừa ký hiệp định về việc hợp tác giữa hai bên, trang chủ của Chính phủ Việt Nam tường thuật.
Với việc ký kết này thì Việt
Nam cho phép PCA có thể tham gia giải quyết các tranh chấp quốc
tế có liên quan đến nước này bằng biện pháp hòa bình.
Việc ký kết đã diễn ra hôm thứ Hai ngày 23/6 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz.
Văn bản mà hai bên ký kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành, theo trang chủ chính phủ.
Tòa Trọng tài thường trực có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác.
Hiện tại PCA có 115 nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.
‘Quá trình lâu dài’Việc ký kết đã diễn ra hôm thứ Hai ngày 23/6 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz.
Văn bản mà hai bên ký kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành, theo trang chủ chính phủ.
Tòa Trọng tài thường trực có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác.
Hiện tại PCA có 115 nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.
Trao đổi với BBC, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt
cho biết chính quyền Việt Nam ‘có quyết tâm’ trong việc sử
dụng các biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc.
“Nhiều lãnh đạo Việt Nam từ thủ tướng và nhiều nhân vật cấp cao khác đã khẳng định Việt Nam sẵn sàng sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích đất nước trên Biển Đông,” ông Việt nói.
Ông cho biết trong hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa diễn ra ở Đà Nẵng, các quan chức Việt Nam đã đặt vấn đề với các chuyên gia về ‘các bước khởi kiện là gì, căn cứ khởi kiện như thế nào’.
“Khởi kiện là một vấn đề cân nhắc rất lâu dài,” ông nói và cho biết ‘Việt Nam sẽ hành động cụ thể’.
“Từ lúc Trung Quốc bắt đầu thâm nhập và lấn chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines thì Philippines cũng đã đe dọa khởi kiện,” ông nói thêm, “Ít nhất sau hai, ba lần tuyên bố thì đến năm 2013 họ mới chính thức khởi kiện.”
Thạc sỹ Hoàng Việt nói khởi kiện Trung Quố̃c là một 'công việc khó khăn'
“Đây là vấn đề khó khăn nên cũng phải cân nhắc và có những bước đi rất thận trọng,” ông giải thích.
Về khả năng thắng kiện của Việt Nam, Thạc sỹ Việt cho biết đây là ‘một vấn đề phức tap chưa thể nói được’.
“Phán quyết của tòa dù có lợi cho Việt Nam đi chăng nữa thì cũng không có cơ quan tài phán quốc tế nào buộc Trung Quốc phải thi hành.”
“Tuy nhiên việc này cho thấy quyết tâm của Việt Nam để thế giới có thái độ ủng hộ rõ ràng hơn đối với Việt Nam,” ông nói thêm.
Ông Việt cũng dự đoán rằng nếu Việt Nam kiện thì việc Trung Quốc trả đũa ‘là điều chắc chắn sẽ xảy ra’.
“Hậu quả chắc chắn là lớn,” ông nói.
“Ngay từ trường hợp Philippines đã bị Trung Quốc đe dọa rất nhiều. Họ áp lực cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Hơn nữa Việt Nam còn nằm sát với Trung Quốc và có quan hệ với Trung Quốc về nhiều mặt,” ông nói thêm.
“Nhiều lãnh đạo Việt Nam từ thủ tướng và nhiều nhân vật cấp cao khác đã khẳng định Việt Nam sẵn sàng sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích đất nước trên Biển Đông,” ông Việt nói.
Ông cho biết trong hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa diễn ra ở Đà Nẵng, các quan chức Việt Nam đã đặt vấn đề với các chuyên gia về ‘các bước khởi kiện là gì, căn cứ khởi kiện như thế nào’.
“Khởi kiện là một vấn đề cân nhắc rất lâu dài,” ông nói và cho biết ‘Việt Nam sẽ hành động cụ thể’.
“Từ lúc Trung Quốc bắt đầu thâm nhập và lấn chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines thì Philippines cũng đã đe dọa khởi kiện,” ông nói thêm, “Ít nhất sau hai, ba lần tuyên bố thì đến năm 2013 họ mới chính thức khởi kiện.”
Thạc sỹ Hoàng Việt nói khởi kiện Trung Quố̃c là một 'công việc khó khăn'
“Đây là vấn đề khó khăn nên cũng phải cân nhắc và có những bước đi rất thận trọng,” ông giải thích.
Về khả năng thắng kiện của Việt Nam, Thạc sỹ Việt cho biết đây là ‘một vấn đề phức tap chưa thể nói được’.
“Phán quyết của tòa dù có lợi cho Việt Nam đi chăng nữa thì cũng không có cơ quan tài phán quốc tế nào buộc Trung Quốc phải thi hành.”
“Tuy nhiên việc này cho thấy quyết tâm của Việt Nam để thế giới có thái độ ủng hộ rõ ràng hơn đối với Việt Nam,” ông nói thêm.
Ông Việt cũng dự đoán rằng nếu Việt Nam kiện thì việc Trung Quốc trả đũa ‘là điều chắc chắn sẽ xảy ra’.
“Hậu quả chắc chắn là lớn,” ông nói.
“Ngay từ trường hợp Philippines đã bị Trung Quốc đe dọa rất nhiều. Họ áp lực cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Hơn nữa Việt Nam còn nằm sát với Trung Quốc và có quan hệ với Trung Quốc về nhiều mặt,” ông nói thêm.
(BBC)
Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?
Những
năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam có hai mặt đặc biệt
quan trọng. Về kinh tế, họ là một đối tác ngày càng lớn của Việt Nam,
xét cả về mặt thương mại và đầu tư, và xu thế nổi bật nhất trong quan hệ
kinh tế giữa hai nước là vấn đề nhập siêu đặc biệt lớn của Việt Nam. Về
chính trị, Trung Quốc là một đối tác đặc biệt của Việt Nam nhưng xu thế
nổi bật nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là chủ trương lấn
tới trong việc khẳng định chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc ở Biển
Đông.
Hai mặt này tạo ra một cặp đối lập đặc biệt thú vị xét về khía cạnh phân tích chính sách. Vì Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, Việt Nam cần Trung Quốc để phát triển (và dĩ nhiên Trung Quốc cũng hưởng lợi đáng kể từ quan hệ kinh tế này). Thế nhưng chính sách thù địch của Trung Quốc đối với Biển Đông lại đẩy Việt Nam vào thế không thể coi Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, nếu không muốn nói là đối thủ cần phải cảnh giác / đề phòng cao độ. Chính cặp đối lập này khiến những người Việt có tâm huyết với đất nước không khỏi đau đáu câu hỏi làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Không nên cô lập Trung Quốc
Làm thế nào để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là một câu hỏi hay và quan trọng không chỉ đối với Việt Nam. Ngay cả những cường quốc lớn như Hoa Kỳ cũng vẫn phải đặt ra câu hỏi này. Thế nhưng giả sử tạm gác câu chuyện riêng của Việt Nam sang một bên, và giả sử rằng phần còn lại của thế giới đang cân nhắc ảnh hưởng của Trung Quốc, thì câu hỏi đầu tiên có phải là “có nên giảm lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc và kiềm chế Trung Quốc về mặt chính trị hay không?”
Câu trả lời có lẽ là không. Vì sao? Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, một quy luật mang tính bản lề của kinh tế thế giới là thương mại tự do đem lại lợi ích cho tất cả các bên, mặc dù có những bên được lợi nhiều hơn và có những bên được lợi ít hơn. Cho dù chê trách kinh tế Trung Quốc như thế nào thì cũng ít ai phủ nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung của kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ qua, và có ít doanh nghiệp nào làm ngơ với mối lợi khi làm ăn với Trung Quốc. Đây là sự thật. Cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế không có lợi cho phần còn lại của thế giới, và dĩ nhiên rất không có lợi cho Trung Quốc.
Về mặt chính trị, việc cô lập Trung Quốc cũng không có lợi. Tư duy cô lập theo kiểu chiến tranh lạnh sẽ đẩy đất nước này lún sâu vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hận thù đối với các nước khác. Kết hợp với sự cô lập về kinh tế, hai gọng kìm này có thể biến Trung Quốc thành một con thú bị thương và trở nên hung hăng hơn với phần còn lại của thế giới.
Vì thế, cho tới nay học thuyết ngoại giao của các nước lớn đối với Trung Quốc vẫn là vừa hợp tác phát triển vừa tìm cách kiềm chế giống như mô hình cây gậy và củ cà rốt. Về lâu dài là khuyến khích sự phát triển của các xu hướng tiến bộ trong nội tại đất nước Trung Quốc, giúp cho tầng lớp trung lưu ở đây phát triển, mở rộng nhận thức, và hòa nhập với thế giới. Dĩ nhiên có nhiều người phê phán học thuyết này, nhưng ít ra, trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn mang tính hòa bình (dù rằng có vẻ như về ngoại giao họ ngày càng trở nên cứng rắn và mang màu sắc bá quyền hơn).
Tiền của họ nhưng chủ quyền của ta
Quay lại câu chuyện của Việt Nam, Việt Nam có được lợi từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc hay không? Dĩ nhiên là có, và ngược lại Trung Quốc cũng vậy. Việt Nam có chịu thiệt hại từ đường lối ngoại giao mang tính bành trướng và “cá lớn nuốt cá bé” của Trung Quốc hay không? Đương nhiên là Việt Nam đã và đang phải chịu thiệt hại rất nhiều, nhất là câu chuyện chủ quyền trên Biển Đông.
Nếu giảm thiểu các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc có giúp gì cho Việt Nam trong vấn đề khẳng định và xác lập chủ quyền thực tế của Việt Nam trên Biển Đông hay không? Theo chúng tôi, câu trả lời là không. Trung Quốc đang được lợi từ quan hệ kinh tế bình thường với Việt Nam. Nếu giảm quan hệ kinh tế giữa hai nước, lợi ích đến từ quan hệ này với Việt Nam sẽ ít đi, và Trung Quốc sẽ có ít lý do hơn phải thỏa hiệp với Việt Nam, và vì vậy chắc chắn sẽ trở nên hiếu chiến hơn nữa. Điều này không có lợi cho cả Trung Quốc và Việt Nam.
Điều đó có nghĩa gì? Chẳng lẽ Việt Nam phải nhân nhượng chủ quyền để đổi lấy quan hệ kinh tế với Trung Quốc? Câu trả lời theo chúng tôi cũng là không nốt. Đứng trên khía cạnh quyền lợi dân tộc, Việt Nam phải có lập trường kiên quyết về vấn đề chủ quyền. Khi chủ quyền bị xâm hại, Việt Nam phải phản ứng bằng mọi cách có thể. Dù Việt Nam chắc chắn không bao giờ đơn phương sử dụng vũ lực trước, Việt Nam phải đáp trả khi đối phương sử dụng vũ lực. Thế nhưng trước khi bị đẩy vào nước cờ chiến tranh này, Việt Nam không có lý do gì phải chấm dứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ngược lại, trong thời bình, thậm chí Việt Nam nên đẩy mạnh các quan hệ kinh tế này.
Nếu người Trung Quốc đổ tiền vào Việt Nam đầu tư, hãy cứ để họ làm vậy. Các khoản đầu tư này sẽ tạo ra các tài sản trên đất nước Việt Nam. Nói một cách bóng bẩy như một chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam thì “tiền là của họ nhưng chủ quyền là của chúng ta”. Người Trung Quốc càng có nhiều tài sản ở Việt Nam thì họ càng chịu thiệt nếu có xung đột giữa hai nước dẫn tới việc tài sản của họ bị đóng băng hoặc biến mất. Tương tự như vậy, người Trung Quốc càng có lợi khi giao thương với Việt Nam thì họ càng không muốn quan hệ này biến mất vì căng thẳng leo thang.
Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào
Vậy có nên giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc? Ở đây không phải là câu chuyện giảm bớt quan hệ kinh tế, mà là thay đổi về chất lượng các quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, trong đó có vấn đề cán cân mậu dịch, và tái cân bằng sức ảnh hưởng tương đối của Trung Quốc ở Việt Nam. Nói cách khác, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nên ngày một tăng lên, nhưng với chất lượng khác đi, và bên cạnh đó Việt Nam cần đẩy mạnh các quan hệ kinh tế với nước khác để xét về mặt tương đối, vai trò của Trung Quốc có thể giảm dần.
Về mặt chất lượng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đối với Trung Quốc là vấn đề lớn. Đáng tiếc là việc xóa bỏ thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là việc không dễ làm, và không thể làm một sớm một chiều. Nó liên quan đến hàng loạt các vấn đề lớn của nền kinh tế, trong đó có câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để làm được việc này thì phải tạo dựng các gốc dễ để thay đổi được cơ cấu kinh tế về dài hạn. Thí dụ các doanh nghiệp Việt Nam luôn phàn nàn rằng đấu thầu với các doanh nghiệp Trung Quốc luôn bị thua vì họ bỏ thầu rẻ hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quay sang chỉ trích rằng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu rẻ nhưng khi làm thì chất lượng thấp. Điều đó có thể đúng. Nhưng điều quan trọng hơn là liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể hạ thấp chi phí sản xuất xuống nữa hay không? Đây là một câu hỏi khó, ngoài câu chuyện trực tiếp của doanh nghiệp, nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề của hệ thống chính trị, trong đó có câu chuyện tham nhũng, nhũng nhiễu, và không minh bạch.
Hay một câu chuyện khác là vấn đề xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tài nguyên, và nhập vào chủ yếu là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, và máy móc. Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về sản xuất máy móc công nghiệp, đơn giản vì Trung Quốc có lợi thế kinh tế nhờ quy mô (có nghĩa là có thị trường lớn, vì thế có thể có quy mô sản xuất lớn, và nhờ đó giá thành hạ). Thế nhưng nếu Việt Nam có thể tạo được các sản phẩm có trí tuệ cao thì vấn đề lợi thế nhờ quy mô (vốn gắn liên với sản xuất công nghiệp truyền thống) không còn quá quan trọng nữa. Đáng tiếc là điều này còn lâu mới thành hiện thực. Và lý do là chúng ta đang có nút thắt cổ chai về giáo dục trong nhiều thập kỷ nay và cho đến giờ vẫn không có lời giải ngoài một số chủ trương hay dự án “trên trời” theo kiểu bỏ 35 nghìn tỷ đồng mua sắm thiết bị giáo dục (để rồi vứt xó) như một đề xuất mới đây của quan chức Bộ Giáo dục.
Những giải pháp ngắn hạn kiểu như thay đổi chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam dễ trúng thầu hơn có thể là những viên thuốc giảm đau nhưng không phải là loại kháng sinh để chữa dứt bệnh. Trái lại nó có thể tạo nên những “hố đen lobby” mới đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số thạo lobby chính sách, và gây hại cho nền kinh tế về lâu dài.
Khi thay đổi được nền tảng bên dưới, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển theo hướng hiện đại hơn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự khắc tìm đến các nhà cung cấp chất lượng cao từ các nước khác thay vì từ Trung Quốc. Khi quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới tăng nhanh hơn so với quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, người Việt sẽ cảm thấy Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn. Câu chuyện thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có vẻ như nên nhìn theo hướng này thay vì các động tác lobby chính sách mang tính bơm vá của một số doanh nghiệp và nhóm lợi ích.
Trần Vinh Dự
Nguồn:voatiengviet.com
Phạm Chí Dũng - Ðối thoại nhân quyền Việt-Mỹ: Làm sao để hơi nóng thoát ra?
Bình nước sôi
Mùa Hè năm 2014, cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ diễn ra vào trung
tuần Tháng Năm đã không có mặt Dan Baer - viên trợ lý điển trai của
ngoại trưởng Hoa Kỳ, người dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ tại cuộc đối thoại
cùng tên vào Tháng Tư năm 2013, cũng là nhân vật được giới quan sát đánh
giá là rất nhiệt tình cho công cuộc phục hồi các giá trị dân chủ và
nhân quyền cho Việt Nam.
Tuy thế, cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay lại được dẫn
dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ
năm ngoái: Tom Malinowski. Cũng như Dan Baer, ông Malinowski phụ trách
về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không
thú vị chút nào.
Song những gì mà ông Malinowski lan truyền cho giới truyền thông quốc tế
sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần này lại thú vị hơn hẳn lần
trước. Cho dù xuất hiện với độ trễ đến ba tuần sau thời điểm đối thoại,
nhưng điểm đáng ghi nhận đầu tiên chính là sự có mặt trực tiếp của chính
Tom Malinowski, chứ không phải chỉ là một phát ngôn viên Nhà Trắng như
ông Patrick Ventrell chỉ để đưa ra vài tuyên bố chung nhất theo cách
“hữu nghị viển vông” trong cuộc họp báo sau cuộc đối thoại nhân quyền
Việt-Mỹ vào năm trước, trong khi Dan Baer có vẻ cô mình trong tâm thế
thất vọng tràn trề vì không thể đến thăm những nhân vật bất đồng chính
kiến mà ông muốn gặp.
“Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng
thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn
hơn” - khác hẳn với không khí rất trầm lắng trong đối thoại nhân quyền
năm ngoái, vào năm nay thậm chí Tom Malinowski còn nêu ra một ví von ẩn
dụ rất tượng hình và mang phong cách thường xuất hiện trong hoàn cảnh tự
tin của giới chính trị gia phương Tây. Ðây là điểm thứ hai đáng ghi
nhận.
Bối cảnh người Mỹ có vẻ tự tin hơn hẳn như vậy lại diễn ra cùng thời
điểm mà giới lãnh đạo Trung Nam Hải biếu không cho Việt Nam một món quà
đắt giá: giàn khoan HD 981. Ngay sau chiến dịch được xem như bước đầu
tái nô thuộc Việt Nam như thế, hàng loạt sự kiện từ việc người đứng đầu
đảng Nguyễn Phú Trọng bị Tập Cận Bình từ chối tiếp ở Bắc Kinh theo tiết
lộ của tờ The New York Times, những cuộc bạo động ở Bình Dương, Ðồng Nai
và Hà Tĩnh, đến thái độ không thể lừng chừng hơn của Bộ Chính Trị Hà
Nội đối với việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đã cho thấy chưa bao
giờ từ năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam phải chứng kiến một nhà nước
Việt Nam cô đơn và chia rẽ đến thế, bất chấp phương châm “Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước” và hàng chục đối tác chiến lược toàn diện
mà nhà nước này đã “dày công vun đắp” suốt hàng chục năm qua.
Phỏng theo tục ngữ “tham thì thâm,” món quà không thể giá trị hơn của
“đối tác chiến lược toàn diện” giá trị nhất là Trung Quốc đã khiến chiến
thuật “đu dây” của Việt Nam hầu như phá sản. Hệ lụy còn lại không phải
là Hà Nội dung hòa mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” như thế nào, mà sẽ
phải đối phó với những đòn tấn công tổng lực từ chính trị, kinh tế và cả
quân sự của Bắc Kinh trong những năm tới ra sao.
Nâng ly chúc mừng
“Nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ
hiện nay giữa căng thẳng Biển Ðông, chính sách tái cân bằng của
Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng hiệp định tự do thương mại
xuyên Thái Bình Dương TPP” - một hãng tin quốc tế tiếp tục thuật lại
câu chuyện với Malinowski. Cần chú ý, trạng từ “hết sức” như thế đã rất
ít khi được phía Mỹ nêu ra trên các bàn đàm phán từ nhân quyền đến TPP
với Việt Nam. Dù chưa có thông tin cụ thể nào từ cuộc đối thoại nhân
quyền Việt-Mỹ tháng 5, 2014 được công bố, nhưng ai cũng hiểu là bất kỳ
vào thời điểm bế tắc nào của Hà Nội, những người hướng đến tầm nhìn
“xoay trục” ở Washington đều hiểu rõ ưu thế mà họ nắm được so với một
đối tác đã hầu như “hết sức.”
“Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất
phát từ đối thoại TPP. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà
qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần
thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm
nay” - không phải từ bất kỳ thành viên nào trong chính phủ Việt Nam, mà
Tom Malinowski mới là người phát ra tín hiệu về một triển vọng mà vào
năm ngoái đã không hề nhận ra tương lai.
Bắt đầu có thể nâng ly chúc mừng nhà nước Việt Nam. Mặc cho các vòng đàm
phán về TPP vẫn chưa đi đến kết thúc và vẫn còn “vô số việc phải làm”
như lời nhắn nhủ của bộ trưởng thương mại Mỹ trong cuộc gặp với Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9, 2013 tại New York, nhưng lần gặp gỡ
của Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Penny Pritzker cũng với ông Dũng tại Hà
Nội vào đầu tháng 6, 2014 - một tháng sau đối thoại nhân quyền - đã phác
ra một bức tranh không đến nỗi quá xấu xí: TPP có cơ hội được kết thúc
vào cuối năm nay, và do đó người Việt cũng có thể tạm gột rửa vết dơ
Trung Quốc trên mặt mình.
Trong một khoảnh khắc nồng nàn hơi thái quá, Tom Malinowski còn cho
rằng, “Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự.” Quả thật, nửa cuối năm
nay có vẻ là cơ hội gần cuối cho giới đàm phán Hà Nội, vì nếu đến năm
sau khi tất cả các ứng cử viên Hoa Kỳ đều phải tất bật bởi chuyện vận
động tranh cử, sẽ chẳng còn mấy ai tha thiết vận động cho Việt Nam vào
TPP nữa.
Tuy nhiên, người Mỹ không hẳn trầm lặng này vẫn không quên thòng lời tự
sự: “Nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để
nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ
được.”
Rất đúng. Không ai có thể trả lời thay và làm thay cho người Việt, nếu
bản thân giới lãnh đạo quá thiếu quả quyết ở đất nước “ngàn năm Bắc
thuộc” này không tự xác quyết được tư thế “hãy cố gắng ký khi còn có thể
đứng.”
Hãy chờ xem
Một lần nữa, dư luận trên dải đất chữ S lại nổi lên bão tố về những nghi
biến quá tiềm tàng trong Hội Nghị Thành Ðô giữa Việt Nam và Trung Quốc
vào năm 1990 - sự kiện đánh dấu nguy cơ vong quốc đậm đà nhất kể từ sau
cuộc chiến năm 1979 giữa “hai nước xã hội chủ nghĩa anh em.” Kể từ đó
đến nay, điều mà không ít trí thức và người dân cho là “chính sách ngoại
giao đầu gối” quả đã phát huy hiệu năng xuất thần của nó: Việt Nam đang
đối diện với nguy cơ có thể bị biến thành một tỉnh lỵ của chủ nghĩa Ðại
Hán.
Trước tình thế “nước mất nhà tan” ấy, không quá khó hiểu trước lời nhận
xét của Tom Malinowski: “Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt
Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối
quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.” Lẽ dĩ
nhiên ở vào thời điểm quá nhạy cảm này, những gì mà chính phủ Việt Nam
và ông Nguyễn Tấn Dũng chưa thực hiện hoặc chưa muốn thực hiện từ trước
khi quốc gia này được chấp thuận vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
tháng 11, 2013 cho đến cuộc Kiểm Ðiểm Ðịnh Kỳ Phổ Quát Về Nhân Quyền
Việt Nam vào tháng 2, 2014 sẽ có cơ hội để biểu tả.
Lần đầu tiên kể từ động tác của Trương Tấn Sang trao bản sao lá thư của
Hồ Chí Minh gửi Harry Truman cho Barack Obama vào tháng 7, 2013, người
Mỹ mới hé lộ về khả năng “đối tác chiến lược” với Việt Nam. Cũng là lần
đầu tiên trong các cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, trưởng đoàn Hoa Kỳ
nhắc tới từ “quân sự” nhằm khẳng định quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn
nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Còn hơn cả TPP, vai trò xung yếu của hạm đội 7 Hoa Kỳ cho đến lúc này
mới hiển thị rõ hơn lúc nào hết trong con mắt yếu đuối của giới lãnh đạo
Hà Nội. Nếu Trung Quốc đang phung phí tin đồn về chuyện có thể độc
chiếm Biển Ðông đến năm 2020, có lẽ không ít tướng lĩnh quân đội Việt
Nam lại tin rằng chỉ có hạm đội 7 mới đủ sức hóa giải nỗi đe dọa từ hạm
đội Nam Hải của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, “Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất
lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới”
- Tom Malinowski kết luận. Ðó cũng là ván bài lật ngửa theo thế không
thể còn đi dây của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam, nếu quả thực họ muốn
“xoay trục” sang phương Tây.
Lẽ đương nhiên, đó cũng là triển vọng đang hé cửa hơn cho ít nhất vài ba
chục tù nhân lương tâm như Ðỗ Thị Minh Hạnh đang bị lấp kín bởi cánh
cửa nhà tù; cho vài ba thứ quyền tối thiểu của người dân Việt Nam như
lập hội, công đoàn độc lập và biểu tình; và trên hết là cho nền tảng dân
quyền thực sự trong một xã hội dân sự đang khát dân chủ đến khô cả
họng.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Đoan Trang - Thư gửi một nhân viên an ninh (2)
Những người đi biểu tình ở Hà Nội, không biết có để ý đến ngày
5/8/2012? Đó là ngày đầu tiên lực lượng “chống phản động” (bao gồm cả an
ninh, công an và dân phòng) có sáng kiến bắt người biểu tình, gom về
trại lưu trú, tức trung tâm phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ngoại thành Hà
Nội.
Riêng tôi, tôi rất nhớ 5/8/2012 là một ngày hè nóng bức, nắng vàng ong ong và mọi người – cả công an lẫn người bị bắt, lẫn những người đứng chờ ngoài cổng trại – đều nhễ nhại mồ hôi. Và tôi rất nhớ ánh mắt mệt mỏi của một anh công an trẻ, ngồi ở một góc phòng hỏi cung, trong lúc “đám biểu tình” đang bị “làm việc” đồng loạt. Khi buổi thẩm vấn tập thể kết thúc, căn phòng trở lại yên ắng. Nắng chiều đổ vào chỗ anh ta ngồi, nóng gay gắt. Anh bỏ mũ xuống cái bàn trước mặt, gục xuống một lúc rồi lại ngồi thẳng lên, ngáp dài, đôi mắt đỏ ngầu thiếu ngủ.
- Anh có mệt lắm không? – Tôi hỏi.
- Mệt mỏi lắm chị Trang ơi! Đấy chị xem, tuần nào cũng thế này. Tuần nào mấy người cũng đi biểu tình. Mà có thấy thằng Trung Quốc nào đâu cơ chứ…
Tôi cũng chỉ biết mỉm cười. Thật khó nói để anh hiểu, rằng việc người dân biểu tình ôn hòa chống những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm tốt, thể hiện lòng yêu nước, chính kiến của người dân, hình thành một mặt trận ngoại giao nhân dân, cùng với nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngay kể cả nó không có mục đích ấy, hoặc không đạt được mục đích ấy đi chăng nữa, thì biểu tình, tự do tập hợp và biểu đạt chính kiến, vẫn là quyền tự do căn bản của công dân; và nhiệm vụ của lực lượng công an là phải bảo vệ biểu tình chứ không phải là đánh đập, bắt bớ người biểu tình, rồi còn có các biện pháp “đánh nguội” sau đó như đe dọa, miệt thị, bôi nhọ họ trên truyền thông.
Nhưng, nói sao anh hiểu? Suy cho cùng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia chính trị, v.v. của người dân là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với anh và những công an viên như anh. Còn trước mắt là chuyện tuần nào anh cũng phải ra đường bêu nắng, chụp bắt và sau đó “làm việc” với những người mà cấp trên của anh (đại diện cho “Nhà nước”) luôn bảo là phản động, là Việt Tân trá hình, lợi dụng lòng yêu nước để gây rối trật tự công cộng và chống phá chế độ.
“Tuần nào cũng thế này!”. Nghĩa là chủ nhật tuần nào, anh cũng phải bỏ vợ con, gia đình ở nhà, lếch thếch ra đường đấu tranh với “bọn biểu tình”, trong cái nóng nực, trong sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Rồi phải bắt chúng lên xe buýt, đưa về đồn hoặc về trại phục hồi nhân phẩm, nghe chúng chửi mắng, rồi cũng không quyết định được gì cả, hơi một tí lại phải gọi điện báo cáo, chờ cấp trên cho chỉ thị…
Nghĩ như vậy, làm sao không thấy thương anh?
Riêng tôi, tôi rất nhớ 5/8/2012 là một ngày hè nóng bức, nắng vàng ong ong và mọi người – cả công an lẫn người bị bắt, lẫn những người đứng chờ ngoài cổng trại – đều nhễ nhại mồ hôi. Và tôi rất nhớ ánh mắt mệt mỏi của một anh công an trẻ, ngồi ở một góc phòng hỏi cung, trong lúc “đám biểu tình” đang bị “làm việc” đồng loạt. Khi buổi thẩm vấn tập thể kết thúc, căn phòng trở lại yên ắng. Nắng chiều đổ vào chỗ anh ta ngồi, nóng gay gắt. Anh bỏ mũ xuống cái bàn trước mặt, gục xuống một lúc rồi lại ngồi thẳng lên, ngáp dài, đôi mắt đỏ ngầu thiếu ngủ.
- Anh có mệt lắm không? – Tôi hỏi.
- Mệt mỏi lắm chị Trang ơi! Đấy chị xem, tuần nào cũng thế này. Tuần nào mấy người cũng đi biểu tình. Mà có thấy thằng Trung Quốc nào đâu cơ chứ…
Tôi cũng chỉ biết mỉm cười. Thật khó nói để anh hiểu, rằng việc người dân biểu tình ôn hòa chống những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm tốt, thể hiện lòng yêu nước, chính kiến của người dân, hình thành một mặt trận ngoại giao nhân dân, cùng với nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngay kể cả nó không có mục đích ấy, hoặc không đạt được mục đích ấy đi chăng nữa, thì biểu tình, tự do tập hợp và biểu đạt chính kiến, vẫn là quyền tự do căn bản của công dân; và nhiệm vụ của lực lượng công an là phải bảo vệ biểu tình chứ không phải là đánh đập, bắt bớ người biểu tình, rồi còn có các biện pháp “đánh nguội” sau đó như đe dọa, miệt thị, bôi nhọ họ trên truyền thông.
Nhưng, nói sao anh hiểu? Suy cho cùng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia chính trị, v.v. của người dân là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với anh và những công an viên như anh. Còn trước mắt là chuyện tuần nào anh cũng phải ra đường bêu nắng, chụp bắt và sau đó “làm việc” với những người mà cấp trên của anh (đại diện cho “Nhà nước”) luôn bảo là phản động, là Việt Tân trá hình, lợi dụng lòng yêu nước để gây rối trật tự công cộng và chống phá chế độ.
“Tuần nào cũng thế này!”. Nghĩa là chủ nhật tuần nào, anh cũng phải bỏ vợ con, gia đình ở nhà, lếch thếch ra đường đấu tranh với “bọn biểu tình”, trong cái nóng nực, trong sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Rồi phải bắt chúng lên xe buýt, đưa về đồn hoặc về trại phục hồi nhân phẩm, nghe chúng chửi mắng, rồi cũng không quyết định được gì cả, hơi một tí lại phải gọi điện báo cáo, chờ cấp trên cho chỉ thị…
Nghĩ như vậy, làm sao không thấy thương anh?
Nếu là người yêu nước đi biểu tình mà bị đối xử thế này, bạn có ôn hòa được không?
Truyền thống của ngành an ninh
Nhưng thành thực mà nói, lực lượng an ninh-công an Việt Nam có một đặc điểm kỳ lạ, là: Đối với họ, không hiểu sao, có muốn thương cũng không được.
Từ lâu nay ở Việt Nam, vẫn có một lực lượng đông đảo những người mà tôi gọi là “thành phần thứ ba” hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Đó là những người hiểu về các giá trị của dân chủ, hiểu rằng chính thể hiện nay của Việt Nam là một chính quyền tồi tệ, được lãnh đạo bởi một đảng độc tài tồi tệ. Nhưng họ hoàn toàn ngờ vực, không tin, thậm chí ghét bỏ những người đấu tranh cho dân chủ hay nói chung là “phong trào đối lập”, vì thấy phe đối lập có quá nhiều điều bất ổn. Một trong những điểm bất ổn là sự đối đầu gay gắt với lực lượng bảo vệ chế độ và bạ ai, bạ cái gì cũng chửi; ví dụ, gọi công an là “chó”, “lợn”, gọi đảng cộng sản là “bọn bán nước”, “tay sai Bắc Kinh”, v.v.
Nhưng có một điều khổ tâm cho phe đối lập, mà “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” không hiểu cho: Ấy là, với lực lượng an ninh, thật sự có muốn thương yêu, muốn nghĩ tốt về họ, muốn ôn hòa với họ, cũng rất khó. Xin lưu ý là điều này đặc biệt đúng với những cán bộ an ninh cấp cao, những đồng chí ngồi ở vị trí lãnh đạo và/hoặc tham mưu cho lãnh đạo. Chứ còn những người đã phải ra đường trực tiếp “đấu tranh với bọn phản động” thì là cấp thấp rồi, không hẳn đại diện cho bộ mặt của an ninh Việt Nam.
Dẫu ta có ôn hòa, lịch thiệp với họ, thì cũng chỉ được vài câu là lại thấy cái đặc thù công an Việt Nam ở họ bộc lộ: Lại là giọng khiêu khích, mỉa mai, châm chọc, kiểu: “Thế nào, đi biểu tình được bao nhiêu tiền”, “Bây giờ cho ra Hoàng Sa chiến đấu bảo vệ đất nước nhé”, “Được giải nhân quyền vui chứ hả, anh em bạn bè chúc mừng chưa”… Lại là giọng răn dạy, “định hướng”, tóm lại là muốn “quản lý” dân, coi dân như lũ ngu, không có thông tin, chẳng biết gì, chứ không thèm đối thoại, càng không cần nghe. Lại là giọng nói xấu, “dìm hàng”, bôi nhọ người thứ ba (vắng mặt):
- Lúc bắt đầu biểu tình, thấy H. hô hào to lắm. Đến lúc thấy công an đến, H. lại chạy ra một chỗ khuất giả vờ gọi điện thoại, hí hí… Bỏ mặc anh em, hí hí…
- Tay T. đó bọn tôi lạ gì. Trình độ văn hóa lớp 3, chữ không đầy cái lá mít mà viết lách gì.
- Bà đó làm ăn thua lỗ, mất tiền, sinh ra điên điên dở dở thế rồi đi biểu tình, rồi được bọn trên mạng nó bơm lên thôi. Khổ…
Trong mắt họ, đặc biệt là các cán bộ của ngành an ninh, dường như ngoài lãnh đạo Đảng, lãnh đạo ngành ra, chẳng còn ai là người tốt, phàm là dân thì ai cũng xấu xa, nhất là “phản động” thì còn xấu nữa. Người nào cũng bần tiện, lưu manh, ít hiểu biết, còn nếu có chút kiến thức hay bằng cấp thì lại là phường cơ hội, háo danh, hoặc hoang tưởng.
Nói về luật sư Trịnh Hội, người có bằng thạc sĩ luật nhân quyền ở ĐH Oxford, một tờ báo của ngành công an viết: “Đó là những danh xưng hão, nhiều kẻ học đòi nghe lớp lý lịch của Hội thì át vía chứ chẳng tài cán gì. Cái danh ấy có được chủ yếu cũng đến từ “ngoại” – như cái cách mà Hội làm ở hải ngoại, ấy là nấp dưới mác bố vợ Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống ngụy”. Than ôi, họ tưởng Oxford cũng giống như trường đại học ở Việt Nam, có thể nhận “chỉ đạo” từ ông Nguyễn Cao Kỳ, gửi gắm con cái vào học hay sao? Họ tưởng các đại học ở phương Tây đều giống như ĐH Kiến trúc TP.HCM, nơi Ban Giám hiệu “giật mình” khi biết “có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình” ư?
Khi tôi viết những dòng này, tôi biết rằng nếu có đọc được, họ sẽ lại ngay lập tức bật cái cơ chế tự động nói xấu và bôi nhọ người khác trong não của họ lên, để bảo rằng “Đoan Trang viết bài bênh vực cho quan thầy Trịnh Hội, ông chủ của Trang ở Việt Tân”. Nói sao để họ hiểu?
Quen lối suy nghĩ xấu xa về người dân, về xã hội, làm sao họ tin được trên đời này, có những người đi biểu tình thực sự vì yêu nước? Có những người bỏ công việc trị giá vài nghìn USD mỗi tháng để dấn thân vào con đường xây dựng xã hội dân sự, tạo nền móng cho một nền dân chủ bền vững ở Việt Nam trong tương lai? Làm sao họ hiểu được xã hội dân sự thực chất là gì, nhân quyền là gì, tự do-dân chủ là gì?
Đã thành một thứ truyền thống của ngành, đó là: An ninh Việt Nam không bao giờ nghĩ được cái gì tốt đẹp. Không bao giờ.
Truyền thống của ngành an ninh
Nhưng thành thực mà nói, lực lượng an ninh-công an Việt Nam có một đặc điểm kỳ lạ, là: Đối với họ, không hiểu sao, có muốn thương cũng không được.
Từ lâu nay ở Việt Nam, vẫn có một lực lượng đông đảo những người mà tôi gọi là “thành phần thứ ba” hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Đó là những người hiểu về các giá trị của dân chủ, hiểu rằng chính thể hiện nay của Việt Nam là một chính quyền tồi tệ, được lãnh đạo bởi một đảng độc tài tồi tệ. Nhưng họ hoàn toàn ngờ vực, không tin, thậm chí ghét bỏ những người đấu tranh cho dân chủ hay nói chung là “phong trào đối lập”, vì thấy phe đối lập có quá nhiều điều bất ổn. Một trong những điểm bất ổn là sự đối đầu gay gắt với lực lượng bảo vệ chế độ và bạ ai, bạ cái gì cũng chửi; ví dụ, gọi công an là “chó”, “lợn”, gọi đảng cộng sản là “bọn bán nước”, “tay sai Bắc Kinh”, v.v.
Nhưng có một điều khổ tâm cho phe đối lập, mà “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” không hiểu cho: Ấy là, với lực lượng an ninh, thật sự có muốn thương yêu, muốn nghĩ tốt về họ, muốn ôn hòa với họ, cũng rất khó. Xin lưu ý là điều này đặc biệt đúng với những cán bộ an ninh cấp cao, những đồng chí ngồi ở vị trí lãnh đạo và/hoặc tham mưu cho lãnh đạo. Chứ còn những người đã phải ra đường trực tiếp “đấu tranh với bọn phản động” thì là cấp thấp rồi, không hẳn đại diện cho bộ mặt của an ninh Việt Nam.
Dẫu ta có ôn hòa, lịch thiệp với họ, thì cũng chỉ được vài câu là lại thấy cái đặc thù công an Việt Nam ở họ bộc lộ: Lại là giọng khiêu khích, mỉa mai, châm chọc, kiểu: “Thế nào, đi biểu tình được bao nhiêu tiền”, “Bây giờ cho ra Hoàng Sa chiến đấu bảo vệ đất nước nhé”, “Được giải nhân quyền vui chứ hả, anh em bạn bè chúc mừng chưa”… Lại là giọng răn dạy, “định hướng”, tóm lại là muốn “quản lý” dân, coi dân như lũ ngu, không có thông tin, chẳng biết gì, chứ không thèm đối thoại, càng không cần nghe. Lại là giọng nói xấu, “dìm hàng”, bôi nhọ người thứ ba (vắng mặt):
- Lúc bắt đầu biểu tình, thấy H. hô hào to lắm. Đến lúc thấy công an đến, H. lại chạy ra một chỗ khuất giả vờ gọi điện thoại, hí hí… Bỏ mặc anh em, hí hí…
- Tay T. đó bọn tôi lạ gì. Trình độ văn hóa lớp 3, chữ không đầy cái lá mít mà viết lách gì.
- Bà đó làm ăn thua lỗ, mất tiền, sinh ra điên điên dở dở thế rồi đi biểu tình, rồi được bọn trên mạng nó bơm lên thôi. Khổ…
Trong mắt họ, đặc biệt là các cán bộ của ngành an ninh, dường như ngoài lãnh đạo Đảng, lãnh đạo ngành ra, chẳng còn ai là người tốt, phàm là dân thì ai cũng xấu xa, nhất là “phản động” thì còn xấu nữa. Người nào cũng bần tiện, lưu manh, ít hiểu biết, còn nếu có chút kiến thức hay bằng cấp thì lại là phường cơ hội, háo danh, hoặc hoang tưởng.
Nói về luật sư Trịnh Hội, người có bằng thạc sĩ luật nhân quyền ở ĐH Oxford, một tờ báo của ngành công an viết: “Đó là những danh xưng hão, nhiều kẻ học đòi nghe lớp lý lịch của Hội thì át vía chứ chẳng tài cán gì. Cái danh ấy có được chủ yếu cũng đến từ “ngoại” – như cái cách mà Hội làm ở hải ngoại, ấy là nấp dưới mác bố vợ Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống ngụy”. Than ôi, họ tưởng Oxford cũng giống như trường đại học ở Việt Nam, có thể nhận “chỉ đạo” từ ông Nguyễn Cao Kỳ, gửi gắm con cái vào học hay sao? Họ tưởng các đại học ở phương Tây đều giống như ĐH Kiến trúc TP.HCM, nơi Ban Giám hiệu “giật mình” khi biết “có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình” ư?
Khi tôi viết những dòng này, tôi biết rằng nếu có đọc được, họ sẽ lại ngay lập tức bật cái cơ chế tự động nói xấu và bôi nhọ người khác trong não của họ lên, để bảo rằng “Đoan Trang viết bài bênh vực cho quan thầy Trịnh Hội, ông chủ của Trang ở Việt Tân”. Nói sao để họ hiểu?
Quen lối suy nghĩ xấu xa về người dân, về xã hội, làm sao họ tin được trên đời này, có những người đi biểu tình thực sự vì yêu nước? Có những người bỏ công việc trị giá vài nghìn USD mỗi tháng để dấn thân vào con đường xây dựng xã hội dân sự, tạo nền móng cho một nền dân chủ bền vững ở Việt Nam trong tương lai? Làm sao họ hiểu được xã hội dân sự thực chất là gì, nhân quyền là gì, tự do-dân chủ là gì?
Đã thành một thứ truyền thống của ngành, đó là: An ninh Việt Nam không bao giờ nghĩ được cái gì tốt đẹp. Không bao giờ.
Anh ấy du học ở một nước phương Tây.
Và anh ấy được báo chí quốc doanh ca ngợi là "đi lên bằng chính đôi chân mình".
Ai cần tình thương yêu?
Điều khủng khiếp mà tôi nhận ra trong quá trình cố gắng tìm hiểu lực lượng an ninh và thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là: Chính quyền công an trị ở Việt Nam không cần người dân yêu thương họ, mà thật ra cũng không cần người dân thương yêu ai cả. Đối với chính quyền, tốt nhất là dân chúng Việt Nam đừng yêu thương ai/cái gì hết, kể cả yêu Đảng Cộng sản, bởi vì yêu Đảng rồi lại ý kiến ý cò, đòi Đảng phải cải cách, phải đổi mới, phải làm cái nọ cái kia để xứng đáng với tình yêu ấy, phức tạp lắm, mệt lắm.
Bản thân lực lượng an ninh cũng có nhiệm vụ khiêu khích, chọc ngoáy, cốt làm sao cho các gương mặt đối lập “nổi điên” lên, phản ứng lại, mà tất nhiên là chẳng làm gì được, rồi thành ra ức chế, bí bức và rốt cục là sống trong thù hằn. Nói cách khác, chính quyền chỉ sợ các nhà đấu tranh trở thành những nhân cách lớn, tràn đầy tình yêu thương, cao thượng, thu hút quần chúng; chứ sợ gì những kẻ hằn học, bất mãn, thất bại.
Dân ghét Đảng ư? Tốt, không cần dân yêu, chỉ cần nghe lời – tức là chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng – là được.
Dân ghét “phong trào dân chủ”, “lực lượng đối lập” ư? Quá tốt.
Dân ghét nhau ư? Càng tốt, để khỏi “chung tay xây dựng xã hội dân sự”, khỏi thành lập những “No-U xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc”, “Cơm có thịt”, “Hội bầu bí tương thân”, v.v.
Cái khó đối với chúng ta bây giờ, là phải làm gì trong một xã hội có một chính quyền và một lực lượng an ninh chỉ chăm chăm gieo rắc những suy nghĩ xấu xa và lòng thù hận như thế? Mà chúng ta thì không phải là thánh để có thể đem yêu thương đối đãi hận thù…
Bài liên quan: Thư gửi một nhân viên an ninh
Và anh ấy được báo chí quốc doanh ca ngợi là "đi lên bằng chính đôi chân mình".
Ai cần tình thương yêu?
Điều khủng khiếp mà tôi nhận ra trong quá trình cố gắng tìm hiểu lực lượng an ninh và thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là: Chính quyền công an trị ở Việt Nam không cần người dân yêu thương họ, mà thật ra cũng không cần người dân thương yêu ai cả. Đối với chính quyền, tốt nhất là dân chúng Việt Nam đừng yêu thương ai/cái gì hết, kể cả yêu Đảng Cộng sản, bởi vì yêu Đảng rồi lại ý kiến ý cò, đòi Đảng phải cải cách, phải đổi mới, phải làm cái nọ cái kia để xứng đáng với tình yêu ấy, phức tạp lắm, mệt lắm.
Bản thân lực lượng an ninh cũng có nhiệm vụ khiêu khích, chọc ngoáy, cốt làm sao cho các gương mặt đối lập “nổi điên” lên, phản ứng lại, mà tất nhiên là chẳng làm gì được, rồi thành ra ức chế, bí bức và rốt cục là sống trong thù hằn. Nói cách khác, chính quyền chỉ sợ các nhà đấu tranh trở thành những nhân cách lớn, tràn đầy tình yêu thương, cao thượng, thu hút quần chúng; chứ sợ gì những kẻ hằn học, bất mãn, thất bại.
Dân ghét Đảng ư? Tốt, không cần dân yêu, chỉ cần nghe lời – tức là chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng – là được.
Dân ghét “phong trào dân chủ”, “lực lượng đối lập” ư? Quá tốt.
Dân ghét nhau ư? Càng tốt, để khỏi “chung tay xây dựng xã hội dân sự”, khỏi thành lập những “No-U xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc”, “Cơm có thịt”, “Hội bầu bí tương thân”, v.v.
Cái khó đối với chúng ta bây giờ, là phải làm gì trong một xã hội có một chính quyền và một lực lượng an ninh chỉ chăm chăm gieo rắc những suy nghĩ xấu xa và lòng thù hận như thế? Mà chúng ta thì không phải là thánh để có thể đem yêu thương đối đãi hận thù…
Bài liên quan: Thư gửi một nhân viên an ninh
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét