Tìm hiểu vì sao
khí hậu Trái Đất biến đổi trước Hội nghị Paris bàn về cách cứu
nguy tình thế.
Vấn đề là gì?
Thế giới đang
nóng dần lên
Nhiệt độ trung
bình của bề mặt Trái Đất đã tăng 0,85 độ C trong 100 năm qua. 13/14 năm
nóng nhất được ghi nhận trong thế kỷ 21 và có cả năm 2015.
Các năm so sánh với
thế kỷ 20
Chuyện gì đang
xảy ra?
Khí nhà kính,
chủ yếu là CO2
Các khoa học gia tin
rằng khí nhà kính do công nghiệp và nông nghiệp thải ra đang góp phần
cùng hiệu ứng nhà kính tự nhiên, vốn là cách bầu khí quyển giữ một
phần năng lượng từ Mặt Trời.
Hoạt động của con
người như đốt than đá, dầu lửa và khí đốt tự nhiên đang làm gia tăng lượng khí
CO2, khí nhà kính chính gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Những cánh rừng hấp
thụ khí carbon cũng đang bị chặt phá.
CO2 tích tụ trong
khí quyển nay cao hơn lượng tích tụ trong 800 nghìn năm qua và đã đạt
mức kỷ lục hồi tháng 5/2015.
Lượng CO2 tích tụ
tính trung bình bằng triệu mỗi tháng
Chương trình Scripps
CO2, số liệu từ Đài Quan sát Mauna Loa
Hiệu ứng gây ra
là gì?
Bắc Băng Dương tan
chảy
Nhiệt độ tăng,
thời tiết biến động mạnh, bất thường, nước biển dâng và có thể ảnh
hưởng đến các vùng địa lý.
Từ 1900, mực nước
biển đã tăng trung bình 19cm trên toàn cầu. Tốc độ tăng gia tốc trong
vài thập niên qua, khiến nhiều vùng đảo và đất thấp bị đe dọa.
Khối băng ở địa
cực giảm diện tích cũng góp phần làm nước biển tăng.
Biển phủ băng gần
bằng 10 lần diện tích Anh Quốc đã bị tan chảy so với mức
trung bình vào đầu thập niên 1980.
Tương lai sẽ ra
sao?
Nhiệt độ tăng và
thời tiết bất thường
Tầm vóc của tác
động còn chưa rõ
Các biến đổi
cũng làm nguồn nước ngọt giảm đi, gây khó khăn cho sản xuất lương
thực, khiến tăng con số thương vong vì bão tố, lụt lội, những đợt nóng nắng
và hạn hán.
Biến đổi khí hậu
sẽ tăng cường độ của thời tiết bất thường nhưng xác định quan hệ nhân
quả giữa một sự kiện đơn lẻ nào đó với tình trạng ấm nóng toàn cầu là vấn
đề phức tạp.
Dự phóng về
nhiệt độ biến thiên (1986 -2005 đến 2081-2100)
Nếu khí thải đạt
mức cao nhất giữa 2010 -2020 và sau đó giảm đáng kể (RCP2.6)
Nếu khí thải vẫn
tăng trong suốt thế kỷ 21 (RCP8.5)
Cần phải làm gì?
Hạn chế thiệt
hại
146 nước đã trình
kế hoạch quốc gia cắt giảm CO2 và đây là cột mốc cho việc tạo dựng
một hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Theo một báo cáo hồi
tháng Mười của LHQ, đệ trình hiện tại của các nước cho thấy tới năm 2100 biến
đổi khí hậu tăng 2,7 độ C so với mức trước thời công nghiệp hóa.
Giới khoa học dự
tính rằng nếu nhiệt độ tăng quá 2 độ C thì hậu quả nghiêm trọng về
biến đổi khí hậu sẽ rất lớn và đánh mạnh nhất vào người nghèo.
Ấm nóng trung
bình (độ C) dự phóng vào 2100
Climate
Action Tracker, số liệu của Climate Analytics, ECOFYS, Viện Khí hậu Mới và
Viện Potsdam về Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét