Bộ trưởng
12 nước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức một cuộc họp báo để
thảo luận về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ở Lahaina, Maui, Hawaii,
ngày 31/7/2015.
Sáng ngày
22/11, thay mặt các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Najib Razak
của Malaysia - nước chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần 27, đã tuyên bố
thành lập Cộng đồng ASEAN (gọi tắt là AC) vào ngày 31/12 năm 2015. Sự
kiện này, sau việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương, mang đến sự phấn khởi, nhưng cũng gợi lên nhiều nỗi lo cho Việt
Nam.
Cơ hội đa dạng hóa thị trường
AC ra đời
có nghĩa là 10 nước ASEAN sẽ giảm mạnh, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế
quan, tạo điều kiện cho dòng vốn và hàng hóa dịch chuyển mạnh mẽ nội
khối, kích thích thương mại và đầu tư phát triển. Các chuyên gia nhận
định AC sẽ trở thành một trong những trung tâm sáng giá và năng động
nhất tại khu vực châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Hãy thử
hình dung, rào cản thuế quan giảm, thị trường hàng hóa được kích thích,
mỗi quốc gia sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc xuất và nhập khẩu, từ
đó kích thích giao thương giữa các quốc gia. Thủ tướng Najib Razak phát
biểu: “GDP của ASEAN dự kiến sẽ đạt 4,7 nghìn tỉ USD vào năm 2020. Theo
một dự báo, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế
giới vào năm 2030. Có rất nhiều lợi ích kinh tế mà chúng ta sẽ gặt hái
được, qua đó mang lại cuộc sống sung túc hơn cho tất cả người dân
ASEAN”.
Ngoài
việc mở rộng thị trường nội khối, AC còn mang lại khả năng kết nối
thương mại ngoại khối mạnh hơn. Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm
22-11, Trung Cộngvà
nhiều nước đối tác trong khối ASEAN+ cũng khẳng định sẽ đồng hành cùng
quá trình xây dựng, hoàn thiện AC trong thời gian tới. AC chính là động
lực để các cơ chế thương mại ASEAN+ được thúc đẩy, giúp quá trình hội
nhập khu vực châu Á và toàn cầu của các nước ASEAN trở nên nhanh chóng
và hiệu quả hơn.
AC còn có
ý nghĩa với Việt Nam hơn bao giờ hết khi thời gian qua, thị trường xuất
nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào người láng giềng “khó
chơi” Trung Cộng.
Trung Cộng
hiện vẫn là thị trường xuất khẩu lẫn nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Việc AC ra đời, mà cốt yếu là cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC)
sẽ là động lực và môi trường để Việt Nam thực tế hóa chủ trương chuyển
hướng đầu tư và thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hạn
chế tối đa những phụ thuộc một chiều “lợi bất cập hại” đối với Việt Nam
trong quá trình tổ chức giao thương.
Và nỗi lo tụt hậu
Chính Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng phát biểu rằng “Chắc chúng ta đã nghe
thấy tiếng kêu của doanh nghiệp, của người dân đối với chúng ta trong
lĩnh vực cải cách hành chính. Không phải chúng ta không quan tâm mà có
quan tâm, có tiến bộ nhưng chúng ta chỉ so với chúng ta không là không
được. Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN-6, có cái còn thấp hơn Lào,
Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận
được”.
Nỗi lo
tụt hậu kinh tế đã xuất hiện nhiều năm qua, trên các văn bản chính thức,
phát ngôn của quan chức, báo chí, truyền thông, chuyên gia... Kèm theo
đó là sự lo lắng trước tốc độ phát triển như vũ bão của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và việc phá sản hàng loạt công ty theo hiệu
ứng domino, sự yếu kém trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước... Nhiều
chuyên gia còn lo ngại thế hệ doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chẳng có cơ
hội “ngoi lên” ở Việt Nam, bởi lẽ sức cạnh tranh quá yếu. Doanh nghiệp
nào phát triển một chút thì bị doanh nghiệp nước ngoài mua lại, còn
không thì đua nhau phá sản vì không thể tồn tại được trên thị trường đầy
cạnh tranh. Những nỗi lo này, khi AC mà đặc biệt là AEC hình thành, sẽ
càng tăng lên bội phần vì sự xuất hiện ngày càng mãnh liệt của các đối
thủ đến từ nội khối và các quốc gia thuộc khối đối tác đối thoại với
ASEAN.
Cần lưu ý
rằng, khi AEC thành lập, bên cạnh Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa thị
trường xuất nhập khẩu, thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng cơ hội
lựa chọn đầu tư. Tức là các doanh nghiệp có thể chọn Lào, Campuchia,
Myanmar, Philippines... để đến đầu tư hậu AEC thay vì vẫn chọn Việt Nam.
Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam không nhanh chóng cải cách và hoàn
thiện một số vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng giáo dục
và nguồn lao động, các khâu chuỗi cung ứng hàng hóa theo chuẩn khu vực
thì các khoản lợi từ AC sẽ trôi theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”,
chỗ nào tốt, lợi ích ắt theo.
Việc làm: lo nhiều hơn phấn khởi
Một trong
những nội dung của AEC chính là dịch chuyển việc làm. AEC cho phép
nguồn lao động dịch chuyển tự do hơn, thoải mái hơn, cởi mở hơn trong
khu vực nội khối. Hiện AC đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất
là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam , Lào, Campuchia...
Các cơ chế AEC cho phép người lao động có tay nghề có nhiều chọn lựa
hơn, tức là các lao động tay nghề thấp sẽ có ít cơ hội hơn. Với khả năng
chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ về ngoại ngữ nằm ở mức áp
chót trong khu vực, lao động thất nghiệp hay làm việc trái tay sẽ là
những nỗi lo dài hạn cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh ngành giáo dục
những năm qua chưa có những dấu hiệu được cải thiện đáng kể.
Cao Huy Huân
Không để ý thức hệ giáo điều cản trở
Việt Nam nói là theo nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
Một cây
bút hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết trên Tạp chí
Cộng sản kêu gọi Đảng 'không biệt phái, giáo điều' và đừng để ý thức
hệ cản trở nguồn lực dân tộc 'sáng tạo, phát triển'.
Bài viết
của Giáo sư Hoàng Chí Bảo từ Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng cầm
quyền hiện nay tại Việt Nam có tựa đề theo thông lệ là 'Xây dựng Đảng
về đạo đức' nhưng nêu ra một số nội dung khác thường lệ.
Trong
cuộc tranh luận về đường lối vốn thường diễn ra trước kỳ đại hội
Đảng, ông Hoàng Chí Bảo nêu ra quan điểm đã được giới xã hội dân sự và
nhiều trí thức Việt Nam đề cập, là đổi mới không thể chỉ có kinh tế.
Ông viết:
"Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung."
"Phải
vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, đơn trị,
chỉ phát triển quan hệ hợp tác trong một hệ thống (xã hội chủ nghĩa),
theo mô hình Xô-viết, tự tách mình khỏi phần còn lại rộng lớn của thế
giới, không có quan hệ với phương Tây tư bản chủ nghĩa."
Có vẻ như
đây là sự xác tín lại các đường lối hội nhập ngày càng tăng tốc sau
khi Việt Nam ký Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
gần đây, khi ý thức hệ không còn đóng vai trò như trước.
Không biệt phái và giáo điều
GS Hoàng Chí Bảo cho rằng:
"Trước
biến động dữ dội của thế giới toàn cầu hóa, với cách mạng khoa học -
công nghệ và sự bùng nổ thông tin và công nghệ thông tin, kiểu phát
triển “khép kín”, “ốc đảo” đó đã tỏ ra lỗi thời, hoàn toàn mất tính
triển vọng."
Tác giả nhắc lại 'đạo đức Hồ Chí Minh'
"Do đó, đổi mới tất yếu phải gắn liền với hội nhập, hợp tác song phương và đa phương để phát triển."
Trong bài viết hôm 20/11/2015, tác giả còn cho là không thể để ý thức hệ cản trở hợp tác:
"...Việt
Nam, là bạn của tất cả các nước, không biệt phái và giáo điều, không để
sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác, hiểu rõ hợp tác đi
liền với cạnh tranh và đấu tranh..."
Tuy nói
Việt Nam vẫn "giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa để kiên định lý
tưởng" tác giả nhấn mạnh đến "phong cách lãnh đạo trí thức của Đảng trên
tinh thần Đổi mới - Dân chủ - Khoa học - Nhân văn để Sáng tạo và Phát
triển", theo lời trong bài.
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến lợi ích dân tộc và cho rằng:
"Cần phải
phát huy ý thức dân tộc, sức mạnh của cộng đồng dân tộc thống nhất,
động lực của lòng yêu nước để bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường
thịnh vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân."
"Đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị, các nguồn lực nội sinh của phát triển bền vững."
Tuy nhiên, về giải pháp, tác giả vẫn nêu lại một số tiêu chí về 'đạo đức cách mạng' đã được cố chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra.
Ông cũng
phê phán chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm chứ chưa đề cập tới nhu cầu
xây dựng hệ thống pháp luật công bằng cho tất cả mọi công dân, kể cả
các đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản.
Nếu như
Việt Nam đang đưa ra những kêu gọi chưa cụ thể về đạo đức cá nhân và
tinh thần chí công vô tư bị xói mòn trong kinh tế thị trường thì lãnh
đạo Tập Cận Bình ở Trung Cộng đã tấn công thẳng vào các thành trì của
bè phái trong chiến dịch Đả hổ diệt ruồi.
Dù vậy,
như một số nhà quan sát phương Tây gồm GS Sebastian Veg từ Paris nhận
định, nếu truy quét các phái 'tham nhũng' quá mạnh trong Đảng, ông Tập
sẽ 'tạo ra khủng hoảng chính trị ở cấp cao nhất'.
GS Hoàng
Chí Bảo ở Việt Nam cũng nêu ra nguy cơ cho 'sinh mệnh của Đảng và sự
tồn vong của chế độ' một khi các căn bệnh "suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, xa dân, thói vô trách
nhiệm..." không chữa được.
"Tham
nhũng vừa là nguy cơ, vừa là quốc nạn bởi nó đã trở nên phổ biến, ở mọi
nơi, với những mức độ, hậu quả khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu
làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với
Đảng. Thực trạng này đang đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong
của chế độ như Đảng đã cảnh báo", ông Hoàng Chí Bảo cảnh báo.
Dù tình
hình nghiêm trọng như vậy, ông chỉ dừng lại ở mức đề xuất "xây dựng
Đảng về đạo đức, lối sống" và tăng cường giáo dục và thực hành đạo đức
sâu rộng, thường xuyên trong toàn Đảng"...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét