Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ - Chưa xong vụ “Ụ nổi” đã nổi lên một … “Ụ chìm”?

Chưa xong vụ “Ụ nổi” đã nổi lên một … “Ụ chìm”?

Đôi lời: Nghe xôn xao trên mạng bức hình Thủ tướng “thị sát” chiếu tàu ngầm mới coong, nhưng lại đầy những vết tích nhem nhuốc, han rỉ của một chiếc tàu cũ mèm. Vội vàng tìm xem, quả tình nếu chỉ thấy hình mà không chú thích, sẽ dễ nhầm tưởng Thủ tướng đang đi thăm tàu … cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị Trung Quốc cướp phá.
1
Hai bức hình khác cũng cho thấy có vẻ như trang bị bên trong có từ … vài chục năm thể kỷ trước, khi các bảng điều khiển điện tử phải dùng phím bấm thô kệch, không tinh xảo như ngày nay, mà trong bản tin cho là “hệ thống thiết bị quản lý thông tin liên lạc tự động tối tân”.
Nghĩ cũng có lý! Nước mình còn nghèo, tiền đâu mà sắm ào ào một lúc cả 6 chiếc tàu ngầm mới. Phải mua đồ cũ thôi, nhiều nước giàu cũng phải làm vậy.
Có điều, chớ lừa dối nhau, kể cả (hy vọng là chỉ do) cách “lừa” của truyền thông, khi (tháng 5/2013) chưa thăm tàu mới được, thì xuống tạm tàu cũ nào đó, rồi đưa tin, ảnh bảo là tàu của ta cho nó oai.
BT
Thể thao & Văn hóa
01/01/2014 11:00

Toàn cảnh ‘hành trình’ tàu ngầm Kilo Hà Nội về tới Cam Ranh

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 31/12, tàu vận tải Rolldock Sea (quốc tịch Hà Lan) chở tàu ngầm lớp kilo mang tên Hà Nội đã chính thức vào cửa vịnh Cam Ranh neo đậu.
2
Trong sáng nay, các cán bộ Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Khu vực III đã hoàn tất việc điều khiển con tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea, chở theo tàu ngầm kilo HQ 182 Hà Nội vào đến vị trí neo đậu an toàn trong vùng nước thuộc quân cảng Cam Ranh. Đúng 6 giờ 30 phút ngày 1/1, tàu Rolldock Sea đã vượt qua Cửa Hẹp để vào neo đậu trong vịnh Cam Ranh.
Từ nay đến ngày 3/1, việc bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo của tàu ngầm Hà Nội trên tàu Rolldock Sea sẽ được tiến hành trước, sau đó là quá trình hạ chìm một phần tàu vận tải để tàu ngầm thoát ra ngoài.
Tàu Kilo Hà Nội thuộc loại tàu ngầm tấn công hiện đại (có khả năng tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy đối phương), chạy động cơ diesel – điện 5.900 mã lực thuộc loại êm nhất thế giới.
3
Thân tàu dài 73,8m, rộng 9,9m. Tốc độ tối đa 12 hải lý khi nổi và 19 hải lý khi lặn. Thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có nhiều tính năng vượt trội so với các tàu ngầm hiện hữu của các nước trong khu vực như hiệu suất tác chiến cao, khả năng lặn sâu 300m, tầm hoạt động 7.500 hải lý, liên tục trong 45 ngày, hỏa lực mạnh (hệ thống tên lửa hành trình đối hạm Klub-S, sử dụng tên lửa 3M-54E1 với đầu đạn nổ 450kg, tầm bắn hiệu dụng 220km; hệ thống 8 tên lửa phòng không Strela-3, tầm bắn tối đa 6km và 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm), hệ thống thiết bị quản lý thông tin liên lạc tự động tối tân, có khả năng tìm diệt mục tiêu cực kỳ hiệu quả (xa gấp 3-4 lần khoảng cách có thể bị đối phương phát hiện) và đặc biệt là khả năng “tàng hình”.
Kilo Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên được Việt Nam đặt Nga chế tạo tại Nhà máy Admiraltei Verfi từ tháng 12/2009, theo hợp đồng gói 6 chiếc (cùng lớp kilo), tổng trị giá xấp xỉ 2 tỷ USD. Dự kiến, khoảng 3 tháng nữa, tàu ngầm kilo thứ 2 mang tên HQ 183 TP.HCM sẽ về đến quân cảng Cam Ranh.
PV – TTXVN

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?
Xét trên góc độ phân tâm học, khi con người, hay một cộng đồng người có đi đến chuyển hóa vùng đất mới lạ trở thành quê hương thứ hai của mình hay không, phải xét trên ba yếu tố: Tâm linh; Văn hóa chính trị và; Kinh tế.
Ba yếu tố này là tam giác đều đảm bảo sự gắn kết bền vững của con người với miền đất mới đó. Nếu một trong ba cạnh của tam giác này bị thiếu hụt, điều đó cũng đồng nghĩa với vấn đề cộng đồng người đó vẫn chưa thật sự gắn kết với miền đất mới của họ.
Thử đặt một hệ qui chiếu căn cứ trên ba yếu tố này để phân tích và đánh giá mức độ gắn kết của người Việt Nam trên đất Mỹ, câu trả lời dễ dàng nhận biết đó là người Việt Nam đã thật sự gắn kết với nước Mỹ và xem đây là quê hương thứ hai của mình.
Về yếu tố tâm linh, có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng người Việt hơn ba triệu người ở Mỹ, nếu họ không phải là những Phật Tử thì cũng là những con chiên ngoan đạo, nhà thờ và nhà chùa cùng những mái ấm tôn giáo khác luôn là nơi dung hòa, gắn kết tâm linh của phần đông người dân Việt với dân Việt, dân Việt với các sắc dân khác trên đất Mỹ.
Và, những sinh hoạt tôn giáo, những hoạt động tâm linh luôn đóng vai trò chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa mặc cảm và xóa tan những biên kiến về dân tộc cũng như dị biệt văn hóa, ngôn ngữ bất đồng. Yếu tố tâm linh, tôn giáo dễ dàng dung hòa mọi sắc tộc, ngôn ngữ, biên kiến vào một bầu không khí chung dưới ánh sáng tâm linh và sự dẫn dắt của các bậc giáo chủ, các bậc hiền minh và biểu tượng minh triết của họ.
Yếu tố văn hóa, chính trị tuy được xét sau yếu tố tâm linh nhưng lại đóng vai trò cốt lõi, quyết định có hay không có một sinh quyển trong lành để phát triển tâm linh. Điều này thể hiện trên khía cạnh dân chủ và văn minh của miền đất mới. Một nước Mỹ với nền dân chủ bậc nhất thế giới cùng hệ thống chính trị tiến bộ, văn minh của nó bao giờ cũng đảm bảo cho cư dân Mỹ một nền tảng tự do, nhân quyền để sáng tạo và phát triển mọi mặt. Đây là yếu tố thứ hai quyết định người Việt Nam dễ dàng gắn kết và chuyển hóa nước Mỹ thành quê hương thứ hai của mình.
Yếu tố văn hóa và chính trị cởi mở sẽ dễ dàng chấp nhận một bộ phận cư dân mới sinh sôi, phát triển cùng những hoạt động bảo tồn văn hóa bản quán cũng như những mối liên hệ cật ruột với quê nhà thông qua chia sẻ, cảm thông và hướng về của họ. Những hoạt động kết nối đồng hương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng Việt ở Mỹ, đón Tết Việt, hội chợ Tết sinh viên, treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên đất Mỹ (ở Little Sài Gòn) là minh chứng của sự cởi mở về văn hóa và chính trị của nước Mỹ.
Yếu tố kinh tế, bao giờ cũng là lực đẩy, nó thể hiện bao gồm sự cởi mở về chính trị và tầm cao về văn hóa của một quốc gia. Đương nhiên, một quốc gia với tầm nhìn hạn hẹp, một hệ thống chính trị lạc hậu, bảo thủ sẽ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng cường được. Và một khi nền kinh tế què quặt bởi sự chi phối của hệ thống chính trị sẽ dẫn đến ý thức thực dân, khai thác ở những cư dân mới nhiều hơn là gắn kết cuộc đời và tương lai của mình vào đó. Đất Mỹ hoàn toàn đảm bảo những phúc lợi xã hội chính đáng cũng như sự vững chãi về kinh tế để hấp dẫn bất kỳ cư dân mới nào.
Và đương nhiên, đất Mỹ nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Việt lưu vong. Một miền đất mà những con người không chịu nổi chế độ Cộng sản độc tài, hà khắc và tàn nhẫn đã vượt biển, vượt biên để tìm cách lưu trú trên đất này. Vùng đất mới đã mở ra một quê hương mới cho hơn ba triệu con người, hơn ba triệu con tim khao khát dân chủ, tiến bộ và tự do. Đất Mỹ là quê hương thứ hai của người Việt Nam tị nạn sau 30 tháng Tư năm 1975, đây là một hiển nhiên.
Người Trung Quốc với bề dày hơn ba trăm năm sống ở Việt Nam và một số người Trung Quốc mới sang Việt Nam trong thời gian gần đây, có bao giờ họ xem quê Việt Nam là quê hương thứ hai của họ? Câu trả lời là đã có một thời gian ngắn dưới sự thống lãnh của triều đình nhà Nguyễn, người Tàu Minh Hương đã xem Việt Nam là quê hương, nhưng thời gian ấy kéo dài không bao lâu. Vì sao?
Vì dưới triều đình nhà Nguyễn, thời mà biên giới nước Việt đang dần mở rộng về phía Nam với hàng loạt vùng lãnh thổ mới được mở ra nhưng cư dân thưa thớt. Một đoàn người do vị tướng “phản Thanh phục Minh” đang trốn chạy triều đình Mãn Thanh, sang xin tá túc trên đất Việt, gặp được sự thông cảm và che chở cũng như dung nạp của vua nhà Nguyễn, họ dễ dàng sinh sống, phát triển và hòa nhập với cư dân bản địa để trở thành một tập hợp Minh Hương trên xứ Việt.
Xét về khía cạnh tâm linh, trong thời điểm này, không có chính sách đàn áp về tôn giáo ở cả hai miền đất nước, xét về góc độ kinh tế, đây là mảnh đất màu mỡ mà người Minh Hương dễ dàng hội nhập, làm ăn, kinh doanh và phát huy những giá trị văn hóa bản quán của họ, đạo Phật chưa nằm trong hệ thống Phật Giáo Nhà Nước cũng là một chiếc nôi tâm linh rộng thoáng, dễ dung hợp các sắc tộc, các nền văn minh, văn hóa. Hơn nữa, đây là thời điểm Thiên Chúa Giáo du nhập Việt Nam, tư tưởng phương Tây đang sinh sôi nảy nở trên đất Việt cùng tư tưởng rộng thoáng, cởi mở và hấp dẫn.
Có thể nói, dưới thời nhà Nguyễn, người Minh Hương đã thật sự xem nước Nam là quê hương thứ hai của họ. Nhưng đến những năm 1975 trở về sau, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi này xoay quanh trục phát triển của tâm linh, văn hóa, chính trị và kinh tế.
Một nền chính trị độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa với hàng loạt chính sách hà khắc, không có tự do tôn giáo, không có tự do kinh tế, văn hóa và mọi yếu tố liên đới đều bị bóp nghẹt dưới bàn tay bao cấp, quản lý nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền bị giết chết, dân chủ là một khái niệm phù phiếm dưới thời nhà nước Cộng sản. Như vậy, mọi yêu cầu để giao thoa và chuyển hóa từ bản quán đến quê hương thứ hai đã hoàn toàn bị cắt đứt.
Rời xa một nước (triều đình Mãn Thanh trước đây và Trung Quốc Cộng sản hiện tại) để sang một nước Việt Nam Cộng sản đàn em, vừa độc tài lại vừa nhược tiểu, thử nghĩ, người ta sẽ chọn đâu là quê hương của họ? Đương nhiên, người Trung Quốc hiển nhiên và được quyền xem Việt Nam là một thuộc địa mới, là mảnh đất màu mỡ để họ khai thác tài nguyên, khai thác mọi thứ tài sản kể cả sức lao động con người và nhân tính Việt để biến thành một thứ sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Bởi vì ngoài khả năng cho phép khai thác thuộc địa ra, Việt Nam chẳng có yếu tố nào đủ hấp dẫn để người Trung Quốc chuyển hóa thành quê hương thứ hai của họ.
Người Việt bỏ trốn một chế độ độc tài để tìm sang một thể chế dân chủ, người Trung Quốc rời khỏi Trung Quốc Cộng sản để sang một nước Việt Nam cũng là Cộng sản độc tài, hội tụ đủ yếu tố tàn nhẫn và lạc hậu của chế độ chính trị nơi bản quán, cộng thêm yếu tố nhược tiểu. Đương nhiên, với thể chế Cộng sản, Việt Nam chẳng bao giờ đủ hấp dẫn để người Trung Quốc xem đây là quê hương của mình cả!
Và, khi nào Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố dân chủ, nhân quyền, tự do, cởi mở, chí ít cũng ngang hàng với Đại Hàn Dân Quốc thì lúc đó, Việt Nam nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Trung Quốc. Bằng chứng là người Trung Quốc sống ở Hàn Quốc chẳng bao giờ khai thác nước Hàn Quốc như một thuộc địa của Trung Quốc được. Nhưng với Việt Nam, đây là một thuộc địa mới của người Trung Quốc. Và một khi khai thác thuộc địa đạt được những lợi nhuận nhất định, cấp độ của nó sẽ nâng lên tầm thống trị, lúc đó, Việt Nam dễ dàng trở thành một tỉnh lị trực thuộc Trung Quốc.
Vấn đề hiện tại, nếu chế độ Cộng sản độc tài còn tồn tại, thì tương lai thuộc địa, nô lệ của Việt Nam đối với Trung Quốc chỉ là chuyện thời gian!

Trị căn hơn trị chứng

Bùi Văn Nam Sơn
Bạo động không phải là của hiếm trong xã hội Việt Nam ngày nay. Cướp ruộng đất của nông dân. Giết người trong đồn Công an. Trấn áp quần chúng yêu nước bằng lực lượng “còn Đảng còn mình” chính danh hay “quần chúng tự phát”. Vân vân. Nhưng nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn còn thấy bạo động với nghĩa rộng hơn: “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động.” Hiểu như thế, thì bạo động còn kinh khủng hơn nhiều so với những gì người ta thông thường vẫn nghĩ. Và như thế, phải chăng sự thống trị của bạo động là sự thống trị của kẻ mạnh? Không, nhà nghiên cứu triết học dẫn câu sau đây của J. J. Rousseau: “Đứa trẻ chỉ tai ác vì nó yếu đuối”.
Bạo động là sự thể hiện căn tính của kẻ yếu. Càng yếu càng nghiêng về giải pháp bạo động.
Bauxite Việt Nam
clip_image001
Ông Bùi Văn Nam Sơn - Ảnh: Gia Tiến
Trước những hiện tượng suy hoại về đạo đức đang gây bất an cho xã hội và làm đau lòng nhức óc những ai có lương tri, ta không khỏi nhớ đến câu nổi tiếng của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” (Họa phúc có đầu mối, không phải một ngày). Cụ Nguyễn cô đọng ý tưởng đã có từ rất xa xưa: “Tôi giết vua, con giết cha không phải chuyện đột biến trong sớm chiều, mà có nguyên do được tích tụ dần dần” (Thần thí kỳ quân, tử sát kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai dã tiệm hĩ).
Tuy giản đơn nhưng đó là một nhận định đúng đắn, bởi ai cũng đồng ý rằng những tệ trạng xã hội cần phải “trị căn” hơn là “trị chứng”, nếu không muốn bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực bất tận, gây thêm bao đổ vỡ, khổ đau.
Ta thử hỏi tại sao người dân các nước Bắc Âu ngày nay nổi tiếng văn minh, hiền hòa, “dễ thương”, trong khi tổ tiên họ vốn là những “hải tặc Viking” khét tiếng hung dữ? Tại sao nước Đức, nước Nhật từng gây bao tội ác chiến tranh, nay nhìn chung là những nước quy củ, cởi mở, có cuộc sống thịnh vượng, an bình? Ai cũng biết đó là nhờ họ đã sáng suốt tự vấn, dày công theo đuổi nền giáo dục hòa bình, phi bạo lực suốt hơn hai thế hệ và thiết lập được thể chế, định chế chính trị, xã hội tương ứng.
Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động. Không đợi đến “cướp, giết, hiếp”, muôn mặt tinh vi và hiểm ác của bạo lực hằng ngày hằng giờ đang chung tay làm suy nhược thần kinh, giảm thiểu năng lực tự phòng vệ của con người, vì chúng xâm hấn vào vùng tinh anh nhất và cũng dễ tổn thương nhất.
Vậy, phải chăng bạo lực và thói quen bạo lực là toàn năng, vô phương cứu chữa? Thưa không! Tâm lý học xã hội và tâm lý học giáo dục ngày nay rất thấm thía nhận định tinh tường và quý giá sau đây của J. J. Rousseau: “Khi Hobbes gọi kẻ tai ác là một đứa trẻ cường tráng, thì ông đã nói một điều mâu thuẫn tuyệt đối. Bất kỳ kẻ tai ác nào cũng từ sự yếu đuối mà ra. Đứa trẻ chỉ tai ác vì nó yếu đuối; hãy làm cho nó mạnh, nó sẽ tốt; người nào có thể thực hiện được mọi điều sẽ không bao giờ làm điều ác” (Emile hay Về giáo dục). “Mạnh” là thấy mình không bị kiềm tỏa trong vòng sợ hãi và cấm đoán. “Có thể thực hiện được mọi điều” là biết rằng với năng lực tự thân, ta có quyền và có thể thực hiện mọi nguyện vọng chính đáng trong môi trường công bằng và tự do, do đó không cần và không buộc phải xâm phạm đến quyền hạn và lợi ích của người khác.
Giáo dục phi bạo lực và xã hội phi bạo lực làm con người “mạnh” lên trong tự do, chứ đâu phải làm yếu hèn, nhu nhược, càng không đồng nghĩa với việc thủ tiêu óc tự cường, chí bất khuất và sức mạnh đề kháng trước cường quyền ngoại xâm.
Bốn mươi năm sống ở nước Đức thua trận và từng bị chia cắt, tôi thấy họ học rất giỏi bài học này của Rousseau!
B. V. N. S.
Nguồn: tuoitre.vn

Hiện tượng Phanxicô, vị Giáo hoàng làm xoay chuyển thế giới

Thụy My
clip_image001
Đức Giáo hoàng Phanxicô được đám đông tín hữu nồng nhiệt chào đón lại Rio de Janeiro, Brazil hôm 22/07/2013. REUTERS/Ricardo Moraes
Mới cách đây chưa đầy một năm chưa ai biết đến, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trở thành một nhân vật được đông đảo người trên thế giới mến chuộng, thậm chí đã tạo nên một làn sóng ái mộ, dù là người Công giáo hay ngoại đạo. Nhật báo Le Figaro nhận xét, ngay cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị trước đây cũng không tạo được vầng hào quang toàn cầu nhanh chóng như thế.
Le Figaro đã bắt đầu bằng từ tiếng Tây Ban Nha “fenomenal” (phi thường). Đây không phải là lời bình về một bàn thắng của đội bóng đá Achentina, mà là tiếng nói từ trái tim của nhiều người trên hành tinh dành cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhân vật đã thu hút đông đảo người trên thế giới chỉ trong vòng chín tháng.
Chín tháng, hãy còn quá ngắn ngủi để trở thành Giáo hoàng. Nhất là tại Vatican, nơi các vị Giáo hoàng tập sự thường phải mất nhiều năm trời trong bộ máy Tòa Thánh. Giáo hội tìm kiếm một làn gió mới trong thiên niên kỷ mới, và Mật nghị Hồng y hôm 13/3 đã chọn ra một vị Hồng y Mỹ latinh vô danh, nay đã trở thành thần tượng được nhiều người ngưỡng mộ.
Đức Giáo hoàng Phanxicô, 77 tuổi, tuổi cao và sức lại yếu do đã bị cắt bỏ một thùy phổi vào năm 21 tuổi, đã từng bị loại một lần trong Mật nghị Hồng y năm 2005 một phần cũng vì lý do “sức khỏe không tốt”. Nay ngài đã chứng minh ngược lại, một cách hết sức ngoạn mục. Hôm 4/12 tại Roma, vị Hồng y thân tín người Honduras của ngài là Oscar Maradiaga đã nhận xét: “Đó là một ngọn núi lửa”. Tuy vậy Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 4/7 tại Sardaigne vẫn khẳng định: “Tôi không phải là Tarzan!”
Nhà truyền giảng tin mừng thích thêm vào chất hài hước, những câu nói độc đáo trong những thông điệp của mình. Nhưng ngài tìm cách làm giảm bớt sự cuồng nhiệt của đám đông, của hàng triệu người đã xa rời Giáo hội, đang trông đợi rất nhiều ở ngài vào cuối một năm khá âm u. Chưa có một Giáo hoàng nào kể cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được thế giới ngưỡng mộ đến thế, với sự nhiệt thành như thế.
Nhân vật “tỉnh lẻ” siêu năng động, vừa huyền ảo vừa thực tiễn lần lượt ghi nhiều bàn thắng, làm đầy các hội trường, thu hút vô số ống kính truyền hình, hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm. Dư luận – cho đến nay rất thiện cảm – hoàn toàn có thể đổi chiều. Nhưng sau chín tháng trở thành Giáo hoàng, “hiện tượng Phanxicô” lại càng sôi nổi hơn.
Nhân vật của năm, một trong những người quyền lực nhất thế giới
Sự thừa nhận có thể coi là ngoạn mục nhất đến từ tạp chí Time uy tín của Mỹ. Ngày 11/12, Time đã chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô là “Nhân vật của năm 2013”. Đây là vị Giáo hoàng thứ ba được vinh dự này kể từ năm 1927, năm mà Time bắt đầu chọn lựa các nhân vật trong năm. Đức Giáo hoàng đầu tiên được trao danh hiệu này là Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã tổ chức Công đồng Vatican II, và tiếp đó là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, nhưng phải chờ đến tận năm 1994, tức là 16 năm sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng, trong khi Giáo hoàng Phanxicô mới cách đây một năm còn chưa được ai biết đến. Time nhận xét: “Điều quan trọng ở Giáo hoàng Phanxicô là Ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu người trước đây đã không còn hy vọng nào nơi Giáo hội”.
Hôm 30/10, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào hàng thứ tư trong danh sách các nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau nguyên thủ các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm ở Roma nhận xét: “Người ta không còn lắng nghe Đức Giáo hoàng tiền nhiệm là Benedicto 16. Với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hội lại được coi là một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Các nguyên thủ quốc gia lại quan tâm đến Vatican”.
Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Obama công khai tuyên bố “vô cùng ấn tượng” bởi vị Giáo hoàng. Một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn có cha là một mục sư Tin Lành, đã tuyên bố bà là “fan” của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Còn Tổng thống Pháp François Hollande tuy không hào hứng mấy với cuộc hội kiến Giáo hoàng Benedicto 16, nay đã đến gõ cửa Vatican. Ủy ban châu Âu cũng không ngoại lệ: hôm 13/12 đã trao cho Giáo hoàng Phanxicô giải Người truyền thông toàn cầu của năm 2013.
Đặc biệt tạp chí uy tín của cộng đồng người đồng giới The Avocate hôm 16/12 đã dành cho trang nhất cho Đức Giáo hoàng Phanxicô với câu nói nổi tiếng của ngài: “Tôi là ai mà phán xử ?”
Công ty Mỹ The Global Language Monitor chuyên thu thập thông tin trên internet cho biết cái tên được sử dụng nhiều nhất trên mạng bằng tiếng Anh trong năm 2013 là “Pope Francis” (Đức Giáo hoàng Phanxicô). Tương tự, đây là chủ đề được thảo luận nhiều nhất của 1,2 tỉ người sử dụng Facebook trong năm nay.
Ngài cũng thành công trên mạng Twitter: tài khoản của Đức Giáo hoàng tại Twitter có đến 11 triệu người theo dõi, gấp bốn lần so với người tiền nhiệm. Vatican ước tính mỗi một tweet (tin nhắn Twitter) của ngài có ảnh hưởng đến “ít nhất 60 triệu người” vì được truyền đi hầu như vô tận.
Một làn sóng ái mộ chưa từng thấy, được khẳng định với hai cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Hoa Kỳ. Thăm dò thứ nhất do Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC tổ chức, công bố hôm 11/12, cho biết 57% người Mỹ có ấn tượng tích cực về Đức Giáo hoàng Phanxicô. Kết quả một cuộc thăm dò khác của Washington Post và kênh truyền hình ABC công bố cùng ngày loan báo tỉ lệ này là 64%, và nói thêm, chưa bao giờ ý kiến tích cực đối với Giáo hội Công giáo lại cao như thế: đến 62%.
Tại Ý, hiện tượng Phanxicô có thể thấy rõ qua số lượng người tham dự các buổi lễ ngày thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 30 đến 60.000 người, gấp bồn lần so với trước đây. Bưu điện của quốc gia nhỏ nhất thế giới này bị tràn ngập với hai ngàn lá thư mỗi ngày gởi riêng cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, chưa kể đến thư điện tử. Nhiều tín đồ để lại số điện thoại, hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được một cuộc gọi từ người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Cơ quan du lịch thành phố Roma ghi nhận số khách từ châu Mỹ latinh đến viếng Tòa Thánh tăng 20% trong năm 2013, trong khi đây là năm ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng.
Cơn sốt mộ đạo bất ngờ
Nhưng đối với Giáo hội, lại có một ngạc nhiên khác: đó là cơn sốt mộ đạo bất ngờ. Một nghiên cứu xã hội học tiến hành với 250 linh mục Ý và được công bố vào tháng 11 cho biết gần phân nửa ghi nhận “hiện tượng Phanxicô”, với sự gia tăng đáng kể số người đi lễ. Ở cấp quốc gia, kết quả này cho phép các nhà xã hội học khẳng định: “Nếu phân nửa các giáo xứ chịu ảnh hưởng của ‘hiện tượng Phanxicô’, có thể nói hàng trăm ngàn người đã bắt đầu trở lại nhà thờ”.
Khuynh hướng này, theo người chủ trì nghiên cứu là Massimo Introvigne “không những không giảm đi mà ngày càng mạnh mẽ hơn”. Đức Giám mục Giovanni d’Ercole nhận thấy: “Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gây xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời việc đạo. Họ đi xưng tội nhiều hơn và quay lại với nhà thờ”.
Theo Le Figaro, đây là khuynh hướng toàn cầu chứ không chỉ tại Ý quốc. Tại Anh, trong tháng 11 số người thường xuyên đến các giáo xứ tăng 20%, với nhiều “con chiên lạc” quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Tương tự, Tây Ban Nha và Achentina có tỉ lệ người năng đi lễ tăng 12%...
Rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra tại Ý trong năm nay đã được đặt tên là Phanxicô, đây là cái tên được chọn lựa nhiều nhất trong năm 2013. Vị Giáo hoàng nổi tiếng cũng đã được đưa vào bảo tàng sáp ở Roma, và dưới dạng tượng trang trí máng cỏ Giáng sinh trong các hang đá Ý.
Một huyền thoại đã được hình thành, nhưng người làm nên huyền thoại không hề quan tâm. Phát ngôn viên của ngài là Cha Lombardi khẳng định: “Đức Giáo hoàng Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất”.
T. M.
Nguồn: Viet.rfi.fr

2014: Khởi đầu cao trào nói thật

-Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng.  Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở,doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc.
Tại diễn đàn những kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu, các cơ quan và quan chức có trách nhiệm đã công khai phê phán chất lượng, tính logic và độ chính xác của các báo cáo thống kê về kinh tế xã hội và nghi ngờ các số liệu đưa ra không sát với thực tế. Thực trạng này đang trở thành một mối lo của nhiều người, trở thành căn bệnh kéo dài ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân:
Bệnh thành tích luôn đẩy số liệu lên cao để được khen thưởng, cân nhắc, đề bạt. Như bệnh tăng trưởng GDP, hộ giàu, thu nhập bình quân đầu người...
Cơ chế xin và cho lại hạ thấp số liệu phù hợp các tiêu chí để được xin và cho dễ dàng, như số hộ đói nghèo, nợ xấu, thiệt hại do hỏa hoạn, thiên tai..
Hậu quả:
Nói dối kéo dài trở thành căn bệnh nan y, làm cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô không chính xác gây hậu quả khôn lường.
Thực hiện các chủ trương, chính sách như đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và tài trợ, đầu tư... không đúng đối tượng, gây bất bình trong các tầng lớp dân cư.
Niềm tin của nhân dân vào tính trung thực, minh bạch của các cơ quan công quyền bị xói mòn nghiêm trọng. Tổn thương lớn đến sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước từ TW đến địa phương và cơ sở.
Lê Doãn Hợp, số liệu, báo cáo, trung thực, tổng kết
Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng. 
Hướng khắc phục:
Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với sự thật, dù xót xa, cay lòng, nhưng suy đến cùng sự thật bao giờ cũng có sức thuyết phục cao nhất. Vì thế nguyên TBT Đảng cộng sản Bungary Todor Zhivkov đã từng nói: "Điều quý giá nhất của thế giới và hành tinh chúng ta là niềm tin cậy và sự thật. Sự thật sẽ sáng tạo thế giới, và mọi sự giả dối đều phá hoại thế giới".
Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng.  Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở,doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc đối với người báo cáo, người duyệt số liệu và người đứng đầu, nhất là những số liệu cốt lõi của nền kinh tế như: số hộ giàu nghèo, nợ  xấu, lạm phát, trượt giá, tồn đọng BĐS, thu nhập bình quân, hiệu quả SXKD của DNNN ..v.v..
Cần điều chỉnh một số tiêu chí thông kê cho sát với thực tế để dễ cân đong, đo đếm hơn, ví dụ: Thước đó GDP hiện nay tỉnh thành nào cũng tăng trên 10% mà cả nước chỉ tăng trên 5%, thật là khó hiểu. Hay như năm 2013, chỉ tiêu nào cũng tăng (vì dễ nói dối) nhưng thu ngân sách lại giảm, vì tiền được "điểm danh" qua Kho bạc Nhà nước nên khó nói dối hơn.
Phải coi bệnh nói dối kéo dài đã đến hồi phải kết. Thà kết thúc bằng một nỗi đau để làm lại từ đầu còn hơn tiếp tục kéo dài nỗi đau mà chưa biết khi nào kết thúc. Nói dối kéo dài, bản chất cũng là lừa đảo. Phải xử tội nói dối như tội danh lừa đảo thì mới nghiêm túc, triệt để.
Điều quan trọng hơn là biết sai và chủ động sửa sai. Đó là tư duy cần có của một Đảng cầm quyền chân chính. Tôi tin Đảng, Nhà nước ta khi đã biết sai và quyết tâm khắc phục thì sẽ thành công, đó là cách tốt nhất để lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân.
Nhìn lại 2013, ngó qua 2014
Nhìn lại 2013, với năm điều vui, ba điều chưa vui và ba điều cần nhớ:
Bốn điều vui:
1. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta dồn dập, sôi động, hiệu quả, nâng cao vị thế của đất nước để hợp tác và hội nhập quốc tế thành công hơn.
2. Nông dân tiếp tục được mùa, xuất khẩu nông sản, thủy hải sản tăng cứu cách cho nhiều ngành kinh tế khác
3. Nhiều đề án phát triển giao thông cao tốc được triển khai, tạo thế phát triển nhanh cho đất nước trong thời gian tới.
4. Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, biểu thị sức mạnh toàn dân, trong khát vọng tôn vinh những nhà lãnh đạo có đức, có tài thực sự vì đất nước, vì dân.
Ba điều chưa vui: 1. Nhiều doanh nghiệp sa sút, đổ vỡ, phá sản, đẩy hàng loạt người lao động vào hoàn cảnh nghèo khổ hơn.
2. Thiên tai, hỏa hoạn nhiều gây thiệt hại cho một số vùng dân cư vốn đã nghèo, càng nghèo khổ hơn.
3. Nhiều kiến nghị, bức xúc của dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cơ sở chậm giải quyết đang làm cho lòng dân chưa vui.
Ba điều cần nhớ:
1. Phải dũng cảm so mình với thế giới, xem ta là ai? Ta đang ở đâu và ta phải làm gì để không thua em, kém bạn, sớm sánh vui cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
2. Tất cả vì cơ sở, với 3 nền tảng cơ bản: Kinh tế là doanh nghiệp; Đơn vị hành chính là cấp xã, phường, thị trấn và nền tảng toàn dân là kinh tế hộ gia đình.
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy dân chủ toàn dân, giải phóng lực lượng sản xuất để cho mọi người thi đua xóa đói giảm nghèo, làm giàu chân chính, chấn hưng đất nước nhanh hơn.
Ba mong muốn với năm 2014:
1. Trời đất thuận hòa để hộ gia đình và doanh nghiệp làm giàu dễ hơn, chấn hưng kinh tế đất nước nhanh hơn.
2. Lãnh đạo gương mẫu, tham mưu tận tụy vì dân và doanh nghiệp nhằm giảm tiêu cực, tăng hợp lực để khơi trong, hút ngoài vì một nước Việt Nam yên bình là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch và các nhà đầu tư quốc tế.
3. Kinh tế phục hồi nhanh, tiến bộ xã hội bền vững, để lòng dân vui hơn, đời sống và thu nhập của công nhân và nông dân được cải thiện tốt hơn.
 
  • Lê Doãn Hợp
Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam

Kỳ vọng 2014: Cùng tất biến, biến tất thông



- 2013 đi qua với muôn vàn khó khăn trong kinh tế và đời sống, hy vọng năm 2014 đến với nhiều điều lạc quan hơn. Đó là suy nghĩ chung của mọi tầng lớp trong xã hội.
Chia sẻ suy nghĩ về thời điểm bước sang năm mới, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng nói ngắn gọn: Bản tính người Việt là lạc quan. Năm 2013 đã hết sức khó khăn, cuối năm có vẻ khởi sắc, ta có thể lạc quan một cách thận trọng là năm 2014 mọi việc sẽ suôn sẻ hơn.
2014, Giáp Ngọ, kỳ vọng, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Thị Quyết Tâm
Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Trong năm 2013, khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản, nợ công... dường như đã đến bước cùng, vì thế trong năm 2014, cùng tất biến, biến tất thông", ông Nguyễn Sĩ Dũng nói.
Đừng "phớt lờ"
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chỉ ra: Người dân lo nhiều thứ lắm, bất an và cả bất bình với tình hình tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội, đạo đức xuống cấp...
Trước tình hình sản xuất kinh doanh còn rất khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm đầu vào đầu ra cho sản phẩm… đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, bà Tâm cho rằng kinh tế sẽ còn tiếp tục khó khăn.
"Bây giờ làm sao đo được sự bất bình của nhân dân đối với các chính sách của chúng ta, bao nhiêu chính sách ra đời không được người dân ủng hộ. Những cái không công bằng, không minh bạch trong chính sách đang làm cho người dân giảm lòng tin", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Chính vì vậy, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM kêu gọi các cấp chính quyền không chủ quan, đừng phớt lờ dư luận.
2014, Giáp Ngọ, kỳ vọng, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Thị Quyết Tâm
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. 
Ảnh: Lê Anh Dũng
Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng Trần Ngọc Vinh nhận thấy năm qua nhiều lĩnh vực để phát triển "quá nóng" không lường được hậu quả mà xây dựng nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ là một ví dụ điển hình.
Ông Vinh lo khi thấy nông sản Việt Nam sản lượng cao nhưng giá trị vẫn thấp vì chất lượng còn thua kém nhiều đối thủ cạnh tranh.
Nhìn vào tình hình hiện tại, ông Lê Thanh Lương, cán bộ hưu trí phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình) lại trăn trở vấn đề tiết kiệm.
"Không nên lãng phí, cái gì đáng tiêu thì tiêu, không nên sĩ diện, ném tiền qua cửa sổ. Tiết kiệm là việc của cả người dân và nhà nước", ông Lương nói.
Chị Đỗ Thị Nụ (nhân viên kế toán tại Hà Nội) thì chia sẻ nỗi lo "lương không đủ sống".
"Là sinh viên mới ra trường, lương chỉ 3 triệu đồng/tháng ở một nơi mức sống cao như Hà Nội, tôi phải chắt chiu từng đồng, e dè chi tiêu, hạn chế mua sắm", chị Nụ nói.
Mong kinh tế phục hồi
Với năm 2014, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt lòng tin vào sự cần cù, chịu khó, kiên trì của người Việt Nam.
"Có thể nói rằng, tính chịu đựng của người dân mặt nào đó cũng làm cho tình hình kinh tế - xã hội bớt khó khăn. Tôi tin rằng sự đoàn kết vượt khó của người Việt sẽ là một động lực nếu Đảng và Chính phủ biết khơi nguồn đúng mạch", Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
Ông Trần Ngọc Vinh bày tỏ hy vọng trong năm tới kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi: "Các doanh nghiệp sẽ trở lại ngày một đông, thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống, giảm tệ nạn xã hội".
Phó đoàn ĐBQH Hải Phòng nhận định: "Trong một năm ta không thể mong làm được toàn diện, nhưng phải khắc phục được những cái cơ bản, những cái lớn".
2014, Giáp Ngọ, kỳ vọng, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Thị Quyết Tâm
Chị Đỗ Thị Nụ. Ảnh: Hồng Nhì
Cán bộ hưu trí Lê Thanh Lương chia sẻ "kỳ vọng lớn nhất của mình, gia đình, nhân dân trong phường và chắc cũng là của cả nước": Chúng ta sẽ quản lý đất nước một cách tốt đẹp hơn, đừng để có các hiện tượng tiêu cực.
"Dù biết là không thể tiêu diệt được hết tiêu cực, nhưng tôi mong nhà nước quản lý chặt chẽ hơn, giám sát cẩn thận hơn", ông Lương nói.
Chị Đỗ Thị Nụ có một mong muốn đơn giản: Năm mới kinh tế khá hơn, tạo thêm nhiều việc làm, để các sinh viên mới ra trường bớt nỗi lo tìm việc làm, có thu nhập.
H.Nhì - T.Lâm - C.Hoàng

Thư tố cáo công an

Lê Thị Công Nhân, ô. Huỳnh Ngọc Tuấn và một số bạn hữu tới thăm ông Trội
Lê Thị Công Nhân, ô. Huỳnh Ngọc Tuấn và một số bạn hữu tới thăm ông Trội
Kính gửi:
- Toàn thể người dân Việt Nam;
- Các cơ quan truyền thông;
- Các tổ chức bảo vệ nhân quyền;
- Chính quyền các nước quan tâm tới hiện trạng chính trị-nhân quyền của Việt Nam;
- Cơ quan công an huyện Thường Tín, công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an.
Tôi là Lê thị Công Nhân, sinh năm 1979, sống tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết thư này tố cáo và yêu cầu giải quyết vụ việc chúng tôi bị khủng bố và đánh đập dã man ngày 31.12.2013 tại công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín-Hà Nội. Sự việc như sau:
Khoảng 10h30 sáng ngày 31.12.2013, tôi và anh Ngô Duy Quyền-chồng tôi, bé Lucas-con gái chúng tôi 26 tháng tuổi đưa chú nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn (sinh năm 1959, sống tại huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam), anh Phạm Bá Hải (sinh năm 1968, sống tại Hóc Môn-Sài Gòn) đến thăm anh Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương huyện Thường Tín-cách Hà Nội 30km, nhân dịp chú Tuấn và anh Hải ra Hà Nội.
Vừa mở cửa xuống xe, một nam thanh niên trẻ chạy tới hỏi tôi giọng xấc xược “Này, chị là người ở đâu đến đây?”. Biết đây là những công an mặc thường phục luôn rình rập theo dõi nhà anh Trội, theo lẽ thường chúng tôi không bao giờ chấp nhận cách hành xử của nhân viên nhà nước che giấu tung tích đầy ám muội như vậy nên không đáp lời. Khi anh Trội mở cửa cho chúng tôi vào thì có nhiều công an đều mặc thường phục đã ập đến rất nhanh. Vừa đến họ đã văng tục chửi bậy. Anh Trội nhận ngay ra bộ mặt quá quen thuộc của họ-đều là công an xã trụ sở cách nhà anh gần 200m. Một tên công an khoảng hơn 50 tuổi, cao lớn, ngang nhiên xông vào nhà anh Trội, lượn lờ một vòng quanh nhà rồi sau đó đi ra. Anh Trội nói đó là Lê Văn Điệp-Phó công an xã. Sau đó người nhà anh Trội ra khóa cổng lại.
Chúng tôi ăn cơm trưa cùng gia đình anh Trội, đang ăn thì nghe công an đập cửa gọi anh Trội ầm ĩ bên ngoài, réo gọi điện thoại liên tục. Anh Trội đi ra hỏi có việc gì, họ đòi vào nhà làm việc, anh nói chúng tôi đang ăn cơm, không ai làm việc giờ này cả và bảo họ đợi. Anh dặn chúng tôi chuẩn bị tinh thần bị bắt ra công an xã như hồi tháng 5 vừa rồi khi các anh Phạm Hồng Sơn, Mai Xuân Dũng và Đỗ Việt Khoa đến thăm anh. Một lúc sau, đám công an này lại đập cửa, chúng tôi cũng quyết định chào gia đình anh Trội và ra về. Anh Trội vừa mở cổng thì bọn họ hùng hổ xông vào, miệng không ngớt chửi rủa văng tục.
Chú Tuấn nói họ không được làm vậy, chúng tôi là công dân Việt Nam, đi thăm viếng nhau là điều tự nhiên, Hiến Pháp và pháp luật cũng bảo vệ. Không để chú nói hết câu, bọn chúng đã vây lấy chú mà chửi bới đe dọa, xông vào định đánh chú. Tôi bám chặt vào tay chú, cố không cho bọn chúng đánh. Sau đó mấy người chúng tôi bị chúng vây bắt về công an xã, anh Trội cũng bị bắt đi, về phía anh đương nhiên cũng muốn đi cùng vì muốn chia sẻ với chúng tôi trong hoàn cảnh đáng sợ này.
Thấy những công an viên xã đều khá già, trên 50 tuổi nhưng lại rất côn đồ, ác ôn, tôi rùng mình ghê sợ, nghĩ “Trời ơi, họ đã đến tuổi làm ông nội ông ngoại mà lại cư xử mất dạy và hung ác vậy sao !” Khi ấy khoảng 12h30, ngày mùa đông hanh khô nắng chiếu vàng rực rỡ.
Trên đường, đám công an không ngớt mồm chửi rủa rất tục tĩu, vu khống chúng tôi “Chúng mày tụ tập uống rượu say, định chống đối bọn tao àh?”. Đến nơi, hóa ra công an xã, ủy ban xã, hội đồng xã, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên ..v..v.. đều ở trong một khuôn viên 3 khối nhà 2 tầng trên một diện tích khoảng 2000m vuông. Giữa trưa, trụ sở vắng lặng. Chúng định tách chúng tôi ra nhưng cả 4 chúng tôi và anh Trội đều bảo chúng tôi đi cùng nhau thì cùng vào làm việc. Chúng dùng số đông tách được chúng tôi ra, đẩy chú Tuấn và anh Hải, anh Trội vào trước. Một lúc lâu sau, chúng bắt vợ chồng tôi vào, anh Trội vẫn ngồi đó, chú Tuấn và anh Hải đã ra ngoài. Chúng bắt chúng tôi khai mình là ai, trình giấy tờ tùy thân. Hai vợ chồng tôi vẫn bế bé Lucas, không chấp nhận được hành xử côn đồ, mất dạy của đám người này nên nói “Chúng tôi đi thăm nhau, bị các anh bắt vào đây lại bảo khai mình là ai, trình giấy tờ cho các anh. Làm sao chúng tôi chấp nhận được cách làm việc đó. Chính các anh mới là kẻ vi phạm pháp luật. Chúng tôi không hợp tác gì với các anh cả.” Tôi còn gợi ý “Muốn làm việc nhanh, anh có thể hỏi tôi chị có phải là X không, nếu phải tôi đáp phải, không tôi bảo không.” Một công an trẻ mặc thường phục (anh Trội nói là an ninh trên công an huyện) có vẻ là người cấp cao nhất lúc đó thấy chúng tôi nói vậy thì ngoan cố nói “Chúng tôi có quyền bắt các anh chị vì đến thăm anh Trội, là đối tượng tiền án tội an ninh quốc gia đang bị quản chế.” Thấy chúng tôi mãi không nói gì, anh ta bảo chúng tôi ra ngoài. Tên Điệp là người ghi chép biên bản, vừa ghi vừa chửi dọa đánh chúng tôi. Trong phòng khi ấy còn có Trưởng công an xã (anh Trội chỉ cho chúng tôi nhưng tôi không nhớ tên). Anh này ngồi im ghi chép không nói năng câu gì, là Trưởng công an xã nhưng để mặc cho Phó công an xã tha hồ thi triển tính côn đồ mất dạy ngay trước mặt mình.
Vợ chồng tôi bế bé Lucas đi ra ngoài, thấy nhiều người cả nam và nữ mặc các loại quần áo màu xanh của dân phòng, dân quân tự vệ ra vào liên tục, rồi anh Trội chỉ cho tôi xe ô tô màu đen của bí thư xã về đến. Lúc ấy nhân viên các ban nghành đoàn thể xã quay về trụ sở làm việc. Thấy chúng tôi đi lại ngoài sân, tên Điệp điên cuồng chửi rủa oang oang “Đ.c.m Bố mày đéo có khái niệm thuyết phục đứa nào hết. Thuyết phục cái đầu b… Bố mày đánh chết hết chúng mày. Thích hiến pháp àh, luật àh, nhân quyền àh, bố mày dí c… vào. Đất này là của tao. Luật là tao.” Rất đông nhân viên xã cũng như một số người dân đến làm việc chứng kiến việc này, nhưng sự khiếp sợ và vô cảm đã khiến họ như điếc như câm. Tên Điệp người to lớn, giọng nói rất to không cần loa. Hắn lệnh cho đám công an xã bắt chúng tôi nhốt vào một căn phòng cạnh phòng chú Tuấn anh Hải đang bị giữ bên trong.
Trước sự thờ ơ bỏ mặc của các cấp nhân viên xã để cho một tên Phó công an thể hiện sự điên cuồng ác ôn của mình, chúng tôi nghĩ mình có thể bị chúng đánh nội thương mà chết, thậm chí đánh chết tại chỗ. Đẩy chúng tôi vào phóng chúng đòi đóng cửa lại, chúng tôi phản đổi kịch liệt nói “Đóng cửa để đánh người àh.” thì chúng không đóng nữa và đứng bên ngoài canh. Một lúc sau, bỗng dưng có một anh nhân viên xã vào phòng, cao giọng nói “Các anh chị phải biết là, đất nước ta, dân tộc ta là .. là .. là một” Trời! Chúng tôi đáp “Vâng. Đúng vậy.” Nói xong anh ta loay hoay ngượng nghịu một hồi, rót nước cho chúng tôi uống rồi bảo chúng tôi có muốn cho Lucas đi ngủ không thì lên trên kia có phòng có ghế dài. Chúng tôi khiếp đảm nghĩ nếu lại bị chia ra một lần nữa, lên trên tầng hai kia thì dám chắc đám công an xã đánh chết chúng tôi trên ấy, nên kiên quyết từ chối.
Khá lâu sau, hơn 3h tôi thấy chú Tuấn ra khỏi phòng, đám người canh nhốt chúng tôi cũng đi chỗ khác. Chúng tôi đi ra, thấy chú cầm một tờ biên bản đóng dấu đỏ. Anh Hải vẫn ngồi im trong phòng với đám công an, im lặng nhắm mắt, tôi đoán là anh cầu nguyện. Có lẽ lúc ấy đám công an bàn cách chia chúng tôi để đánh sao cho hiệu quả nhất, nên chúng để chúng tôi yên được một lúc. Khi ấy anh Trội mới có chút thời gian tranh thủ hỏi thăm mẹ tôi sức khỏe có tiến triển gì không (mẹ tôi bị tai biến não, bị liệt và câm). Thấy chú Tuấn có tờ biên bản, anh Trội dùng điện thoại chụp lại. Đi cùng ra công an xã với chúng tôi suốt từ trưa, anh Trội chỉ mặc quần áo mặc nhà, chân không tất, trời lạnh se sắt, anh quyết định về nhà mặc thêm quần áo và mang chăn, sữa, kẹo vitamin vào cho chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đám công an hoàn toàn dám nhốt chúng tôi qua đêm, như tên Điệp không ngớt gào rú “Nhốt hết bọn này lại, tạm giữ hành chính luôn.”.
Đám công an xã côn đồ đến nỗi chúng tôi không thể nói với chúng bất kỳ một lý lẽ nào, dù là tối thiểu nhất. Sau này, anh Quyền nói với tôi “Mỗi giây phút anh đều chuẩn bị tinh thần phủ phục để che cho Lucas, để mặc chúng đánh chết anh.”
Chúng để cho anh Trội đi về. Vợ chồng tôi đứng hành lang ngay cạnh phòng anh Hải đang bị nhốt. Lúc này, người Trưởng công an xã ra nói chuyện với chúng tôi. Anh ta ăn nói tử tế, vẻ hơi ngượng ngùng. Chúng tôi đáp lời anh ta hỏi thăm chuyện nọ, chuyện kia. Cuộc nói chuyện kéo dài không đến 10 phút thì anh ta đi. Trong lúc nói chuyện, tên Điệp và đám công an tay sai lờn vờn xung quanh nhìn chúng tôi và anh Trưởng công an xã với ánh mắt đầy căm ghét, tôi không hiểu tại sao !?
Sau này mới biết Trưởng công an xã là em họ xa của chị Trang-vợ anh Trội, trước đây là cán bộ Đoàn thanh niên chuyển sang làm Trưởng công an xã. Thảo nào, anh ta gần như đơn độc so với tên Điệp-Phó công an xã và đám công an viên đã làm lâu năm lập phe cánh với nhau.
Để thị uy với Trưởng Công an xã, để chứng tỏ ta đây không sợ anh an ninh trên huyện về, để thỏa mãn thú tính say máu đánh người, tên Điệp và đám công an xã lao đến chú Tuấn đòi chú đưa lại biên bản, không thể chống cự lại chú đành đưa chúng tờ biên bản. Sau đó bọn chúng túm người chú Tuấn đẩy đi. Chúng tôi biết bọn chúng lôi chú đi để đánh nên chạy theo. Thật không ngờ chúng đẩy chú Tuấn vào phòng tiếp dân (treo biển hiệu) – là căn phòng đầu tiên của tòa nhà bên tay trái nhìn từ đường vào, ngay cạnh phòng trả hồ sơ hành chính. Tôi bám chặt lấy chú, lòng kinh hãi vô cùng, nhưng không làm gì được. Tên Điệp và 4,5 tên công an viên già tay sai của hắn cực kỳ hung hãn lôi tôi ra, đóng sập cửa phòng lại và ngay lập tức lao vào đánh đấm, đạp chú Tuấn. Tôi kêu gào lên “Công an giết người, công an đánh người.” thì bọn chúng ở ngoài bâu lại chửi tôi “Ah, áh, con này mày dám vu khống tao àh. Tao đánh chết mày bây giờ.” Lúc đó khoảng 4h chiều.
Thật ghê tởm! Không ngôn từ nào có thể tả được cảm giác của tôi lúc ấy, địa ngục là đây, quỷ dữ là đây, chúng có bộ mặt và hình dáng của con người nhưng nếu tinh ý sẽ nhận ra đó chỉ là vẻ ngoài, còn thần sắc thì là của ma quỷ. Anh Quyền chồng tôi kinh hãi đến độ không còn nói được gì nữa ôm chặt Lucas, cảm tạ Chúa khi ấy bé lại đang ngủ. Sau này anh nói với tôi, anh áy náy vô cùng vì đã không dám kêu gào lên. Anh chỉ còn nghĩ đến việc bảo vệ Lucas vì nếu anh kêu lên chúng sẽ đánh anh mà gây hại cho Lucas thậm chí là tử vong. Tôi cố kêu cứu một lần nữa ngay giữa sân nhưng tuyệt vọng trước sự vô cảm của các nhân viên xã và người dân đến làm việc xung quanh. Đám công an lôi đẩy chúng tôi vào căn buồng treo đầy cờ thi đua và bằng khen đỏ chói đối diện phòng nhốt anh Hải. Khi vào phòng chúng tôi hãi hùng chỉ còn biết cầu nguyện. Ở phòng bên bọn chúng không ngớt chửi rủa khích bác anh Hải để anh phản ứng “Đ.c.m thằng trọc, mày điếc àh, mày mù àh. Thích chết bố mày cho mày chết.” Anh vẫn im lặng nhắm mắt cầu nguyện. Sau này anh kể lúc đó anh đã chờ chúng đánh anh ngã xuống đất thì anh cũng đành để mặc vì chúng quá đông, không thể nào một mình chống lại bạo lực của đám ma quỷ đó được.
Rất có thể khi ấy tên Điệp và đám công an tay sai vì căm thù thái độ ôn hòa tuyệt đối của anh Hải, nên đẩy chúng tôi đi để đánh anh. nhưng rồi thấy đánh chú Tuấn tiện hơn nên đánh luôn, còn vợ chồng tôi luôn đi cùng nhau thì để sau.
Khi ấy tôi phát hiện mật vụ trẻ trên huyện không còn ở đó nữa, Trưởng công an xã cũng biến mất, tất cả trong lòng bàn tay tên Điệp và đám công an tay sai. Khả năng tên Điệp tự tung tự tác và khả năng an ninh huyện và Trường công an xã ra lệnh ngầm rồi đóng kịch bỏ đi để cho tên Điệp đánh đập chúng tôi là 50/50.
Khoảng 20 phút sau anh Trội quay lại, đã mặc đủ quần áo ấm. Tôi nói chú Tuấn đã bị bắt nhốt đánh ở phòng tiếp dân, anh chạy đi tìm. Một lúc lâu sau, bỗng dưng tôi nghe tên Điệp nói “Mang thằng Quyền ra.” Tôi vội nói với chồng tôi khi ấy đang nhắm mắt cầu nguyện “Nó định tách mình ra để đánh em đấy.” Vừa nói xong, một tên công an viên già đi vào hẳn bên trong phòng tìm cách đứng chắn giữa tôi và chồng tôi, nói “Thằng Quyền ra ngoài, con Công Nhân ở lại” Một tay hắn túm mạnh cánh tay tôi, tay kia cầm sẵn tay nắm cánh cửa chuẩn bị đẩy được chồng tôi ra là đóng sập cửa lại để nhốt đánh tôi. Cảm tạ Chúa lúc ấy, anh Trội quay lại, dõng dạc nói “Cả hai vợ chồng đều ra.” Tên công an già bối rối thoáng qua 2 giây, tôi bám chặt tay anh Quyền lách qua cánh cửa ra ngoài. Là người tin Chúa, tôi xác quyết giây phút ấy Chúa đã cứu tôi!
Tên Điệp thấy vợ chồng tôi ra ngoài với anh Trội, thì điên cuồng chửi rủa “Đ.c.m con Lê Công Nhân, bố mày là Điệp-Phó công an xã đây. Tao tát vỡ mặt mày, tao đánh chết mày. Mày thích loa lên àh (ý nói lúc tôi kêu gào chú Tuấn bị đánh). Đ.c.m chúng mày kiện thoải mái đi, chụp ảnh ghi âm thoải mái đi. Bố mày là người đàng hoàng tử tế nhá, bố mày làm bố mày đéo thèm chối. Chúng mày kiện mẹ nó lên Bộ công an, lên chủ tịch nước luôn đi, để xem bố mày có làm sao không, nhá?” Tên Điệp nhảy nhót trước mặt chúng tôi như một kẻ mất trí, dí sát bộ mặt quỷ của hắn vào mặt tôi (cách mặt tôi 30cm), chửi “Đ.c.m nhìn kỹ mặt bố mày đi. Hãy nhớ đây là đất của tao, luật là tao.”
Ra ngoài sân, tôi thấy chú Tuấn đứng run rẩy, gương mặt khắc khổ trở nên tím tái. Lòng tôi quặn đau, phẫn uất cùng cực, tôi hỏi chú bị đánh thế nào. Chú nói rất nhỏ “4,5 đưa chúng nó cùng đánh chú, đánh dã man lắm, giờ chú rất đau.” Lúc này hơn 5h, nhân viên xã đã về hết, cũng không còn người dân nào, chỉ còn chúng tôi với bọn quỷ dữ-công an xã Chương Dương.
Tên Điệp vừa chửi, vừa dọa ra lệnh cho anh tài xế taxi (tên Đào Quang Huy lái xe 7 chỗ số hiệu 737 của hãng taxi Thành công) “Đ.c.m thằng Huy. Tao bảo mở (cửa xe) là mở, đóng là đóng, đi là đi, dừng là dừng, rõ chưa. Nếu không bố mày xì lốp xe, hết đường về.” Rồi bảo chúng tôi “Thằng Tuấn vào xe, vợ chồng con Công Nhân vào xe. Bố mày thương chúng mày trời lạnh cho chúng mày vào xe ngồi. Thằng Hải, thằng Trội đi vào đây (vào lại trong phòng).” Chú Tuấn bị chúng đẩy vào xe ngồi ở ghế trên cùng với lái xe, chú rất đau và yếu ớt không nói được lời nào. Vợ chồng tôi kiên quyết không vào xe. Tôi nói xe không đi, cửa lại đóng kín mít sao lại bắt vào xe (tôi bị say xe nặng). Biết chắc bọn chúng chia chúng tôi ra để tìm cách đánh anh Hải bằng được thì thôi, vì chúng đánh chú Tuấn như thế vẫn chưa thỏa cơn say máu. Thấy chúng tôi không vào xe, anh Hải cũng không quay vào phòng, bọn chúng điên cuồng chửi chúng tôi “Đ.c.m chúng mày thích chết ở đây àh (vì chúng định đánh chết chúng tôi ở trong phòng cơ mà !). Chúng mày muốn đập đầu tự tử ở đây thì chúng mày cứ việc. Lũ phản động bán nước chúng mày là lũ chó, phải giết hết chúng mày.”
Sau đó chúng bắt anh Trội quay lại phòng làm việc, lúc này mới thấy tay an ninh trẻ trên huyện quay lại, chị Trang vợ anh Trội cũng đi làm về ra ngay chỗ chúng tôi. Chị rất phẫn nộ, không thể tưởng tượng nổi công an lại đánh người giữa ban ngày, đánh người dã man như vậy ngay tại trụ sở ủy ban. Khoảng nửa tiếng sau, chúng gọi chúng tôi vào phòng anh Trội đang ngồi. Bọn chúng định lôi cả chú Tuấn đang ngồi trong xe ra thì chị Trang đứng giữa ngăn lại, chị kêu to lên “Các anh không thấy chú ấy đang ốm àh, đau không nói được gì nữa.” Đám công an bảo “Ốm cái đéo gì?” chị Trang đáp “Các anh thừa biết tại sao chú ấy ốm. Các anh không còn chút tính người nào nữa àh?” Trước phản ứng mạnh mẽ quyết liệt của chị Trang bọn chúng bỏ đi.
Khi vào phòng, tay an ninh trẻ trên huyện rất đạo mạo nói “Các anh chị ở nơi khác đến đây, chúng tôi có quyền kiểm tra các anh chị, các anh chị đều là tội phạm có tiền án tiền sự, chúng tôi cấm các anh chị không được quay lại nhà anh Trội.” Anh Trội nói, “Tôi báo với anh việc tôi không chứng kiến nhưng tôi nghe các bạn tôi kể lại là chú Tuấn đã bị công an ở đây đánh đập.” Tôi nói tôi có ý kiến thì anh an ninh này nhỏ nhen gạt phắt đi, nói “Hồi nãy mời chị làm việc, chị bất hợp tác, giờ chị không được có ý kiến gì nữa.” Tôi nói “Anh là công an, dân nộp thuế trả lương cho các anh, anh phải nghe tôi tố giác tội phạm. Chính mắt tôi trông thấy chú Tuấn bị 4 công an đánh đập dã man trong phòng tiếp dân đằng kia.” Anh Quyền cũng tố cáo “Chính mắt tôi cũng trông thấy chú Tuấn bị nhiều công an đánh đập trong phòng đằng kia.” Tay an ninh trẻ luống cuống nói “Tôi ghi nhận việc này và sẽ báo cáo lên cấp trên.” rồi vội vàng ra khỏi phòng trước cả chúng tôi.
Lúc đó khoảng 6h30, trời mùa đông lạnh buốt tối đen. Chúng tôi ra về quyết định đưa chú Tuấn đi khám ngay tại một bệnh viện tư nhân có tiếng ở Hà Nội là bệnh viện Hồng Ngọc. Trên đường đi nhiều người gọi điện hỏi thăm chúng tôi đều nói đưa chú Tuấn đi khám luôn trước khi về. Hơn 1 tiếng sau chúng tôi về đến bệnh viện Hồng Ngọc thì hỡi ôi, mật vụ đã vây kín, đóng vai nhân viên bệnh viện, khách đến khám. Chú Tuấn được khám ở phòng cấp cứu ngoài cùng tầng 1 ngay lối ra vào. Chúng tôi đứng ngoài quan sát thì thấy người bác sỹ cư xử thật lạ lùng, hỏi han bệnh nhân với thái độ rất lạnh lùng và xấc xược.
Tôi nhận ra bộ mật tròn vo nhẵn thín của một mật vụ trẻ mà tôi gặp nhiều lần trước đây. Khi mật vụ này xưng là bảo vệ bệnh viện ngăn cản chúng tôi chụp ảnh, tôi đứng ngay cạnh anh ta, cách chỉ 50cm, tôi nói to“Thôi đi anh mật vụ àh. Thưa mọi người anh này là mật vụ, Công Nhân nhẵn mặt rồi. (cầm vào cánh tay anh bảo vệ thật của bệnh viện cũng đứng ngay bên cạnh, tôi bảo). Đây mới là bảo vệ thật của bệnh viện.” Các bảo vệ và nhân viên thật của bệnh viện không nói lại điều gì. Mật vụ trẻ này vẫn ngoan cố lố bịch khăng khăng mình là nhân viên bệnh viện.
Thật vui mừng vì kết quả ban đầu khám ở phòng cấp cứu, kết luận chú Tuấn không bị gì, cái gì cũng tốt, cái gì cũng bình thường !
Thật nực cười sau khi vào phòng khám siêu âm, X-quang, kết quả ghi “đám phổi không đồng nhất, kèm theo dải xơ, do tổn thương cũ.” Chú Tuấn nói “Trời! Chú không hề có bệnh phổi trước đây, họ cũng không hề hỏi gì chú về bệnh phổi.” Vậy là sao? Vậy là phổi có hình ảnh bị tổn thương, nhưng vì một lý do bất chính nào đó mà các bác sỹ ở đây liều mạng vu cho là “tổn thương cũ” trong khi không hề hỏi han bệnh nhân một lời nào về việc này, và cũng không dám khám xét kỹ hơn. Thật vô trách nhiệm và hèn nhát! Bác sỹ-nghề trí thức trong những nghề trí thức mà lại hành xử tối tăm như vậy thì đúng là đất nước này đến hồi kết của mạt vận rồi!
Chú Tuấn và chúng tôi đều thống nhất rằng với đám mật vụ dày đặc như thế này thì khám chữa bệnh ở đây chẳng có kết quả gì nghiêm túc, nên quyết định ra về. Hội Bầu Bí Tương Thân đã đón chúng tôi ngay khi về đến bệnh viện Hồng Ngọc. Chú Lê Hùng – Trưởng Ban Điều hành hội và anh Trương Dũng đã chia sẻ an ủi chú Tuấn, gửi chú Tuấn 2 triệu đồng để góp phần hỗ trợ việc khám chữa bệnh. Ngoài ra có nhiều bạn bè đã đón chúng tôi tại bệnh viện như anh Phạm Hồng Sơn, vợ chồng anh Nguyễn Lân Thắng, vợ chồng anh Lã Việt Dũng, chị Thanh Trần, chị Hạnh Hồ Tây …
Gần 10h tối vợ chồng chúng tôi về đến nhà. Hai vai và cánh tay tôi đau nhức. Chúng tôi mệt mỏi và căng thẳng đến mức không thể ăn được cơm, cảm giác như vừa thoát ra khỏi một cái địa ngục mang tên “công an xã Chương Dương” mà ở đó có những con quỷ tên là Lê Văn Điệp-Phó công an xã và đám công an già tay sai bá chủ toàn quyền coi dân như rơm như rác, coi người lên tiếng đòi tự do, dân chủ nhân quyền là thế lực thù địch.
Sáng nay hỏi thăm anh Hải (vì sim điện thoại của chú Tuấn đã bị đám Điệp cướp mất) được biết chú còn đau hơn hôm qua, bạn bè đang ở bên chăm sóc chú cho đến sáng mai chú về lại quê nhà ở Tam Kỳ, Quảng Nam.
Tôi tố cáo sự việc này lên công an Việt Nam các cấp và ra công luận quốc tế. Những điều tôi viết là hoàn toàn đúng sự thật, thậm chí mức độ của những hành vi côn đồ ác ôn vi phạm pháp luật của đám công an xã Chương dương chỉ bằng 70% so với sự thật do những hạn chế của ngôn từ không thể viết hết ra.
Nếu kẻ ác không sám hối, nếu người có thẩm quyền không giải quyết thì cái ác càng đắc ý tung hoành, xã hội đại loạn, người tốt lúc ấy cũng sẽ không còn sức lực để cứu người khác, đất nước sẽ sụp đổ, dân tộc sẽ diệt vong. Xin hãy làm một điều gì đó là đạo đức, là tử tế, là đúng thẩm quyền cho chính quý vị và cho quê hương Việt Nam.
Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi,
Kính thư
Lê Thị Công Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét