Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Thứ Năm, 02-01-2013 - VỀ VIỆC MỸ CHỐNG LẠI SYRIA

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2- Phỏng vấn TS Trần Công Trục: Sự thật về hải chiến Hoàng Sa (RFA). =>
- Thông tin “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” cũng đã bị gỡ bỏ (DĐXHDS).
- Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ (Blog RFA).
- Lễ Chào cờ đầu năm mới ở Trường Sa (VOV). – Đón năm mới ở đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa (TT).  – Video: Việt Nam – Đất nước – Con người: Trường Sa tổ quốc phía mặt trời (VTV).  – Ra mắt tập 2, truyện tranh về chủ quyền biển đảo (PNTP).

- Tàu ngầm Kilo đầu tiên đã về đến VN (BBC).  – Video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội về đến Việt Nam (VTV).  – Cận cảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh (TTXVN).  – Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam được bốc dỡ thế nào?  – Tàu ngầm Hà Nội ra Biển Đông vào ngày 3/1 (SM).
- Chưa xong vụ “Ụ nổi” đã nổi lên một … “Ụ chìm”? (TTVH/DĐXHDS).
- Cựu Trung Tá Hải Quân VNCH Nguyễn Mạnh Trí: TÌNH HÌNH BIỂN HOA ĐÔNG VÀ BIỂN ĐÔNG 2013 (Việt báo).
- Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông ra sao với tư cách chủ tịch ASEAN ? (RFI).
- Tàu sân bay Liêu Ninh đã rời khỏi Biển Đông (KT).
- Trung Quốc cải tổ quân đội, Nhật tung phi đội khủng (NLĐ).
- Thủ tướng Nhật : Hiến pháp sẽ được sửa đổi từ nay đến năm 2020 (RFI). – Thêm một Bộ trưởng Nhật viếng đền Yasukuni. – Trung Quốc cải tổ các quân khu để đối phó với Nhật Bản. – Thủ tướng Nhật lại kêu gọi sửa đổi hiến pháp chủ hòa (VOA).  – Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản đến viếng đền Yasukuni (TTXVN).  – Hàn công bố video khẳng định chủ quyền đảo tranh chấp.  – Đông Bắc Á 2013: Năm của những bất ổn (ĐBND).
- Công an sách nhiễu cựu tù chính trị Ngô Quỳnh (RFA).
- Huynh trưởng Lê Công Cầu bị bắt giữ tại Huế (RFA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhìn lại năm 2013: Buồn (Blog VOA). “Không những buồn, còn đau nữa. Không những chỉ có những người bị bắt bớ và giam cầm đau, cả những người ở ngoài tù ngục, thậm chí, ở hải ngoại, rất xa tù ngục, cũng thấy rất đau”.
- Người dân huyện Thanh Liêm, Hà Nam mang Quan Tài đi đấu tranh (Dân oan HN). – Hình ảnh “trung thực” chỉ có trên BÁO MẠNG TỰ DO (Bùi Hằng). – Công an, côn đồ hợp tác ăn cướp (Mẹ Phú/ Bùi Hằng). – Chủ tịch hội dân oan Lê Hiền Đức trao quà và phát biểu ngày 1/1/2014 (Long Hoang).
- Mời xem lại (có bổ sung video): + Nhà báo Trần Quang Thành: Dân oan biểu tình tại Sài Gòn sáng 1-1-2014 (DĐXHDS). “Nó cướp của rồi để cho dân chết bờ chết bụi, không giải quyết…. Tàn ác còn hơn phát xít nữa… Đất nước này không tồn tại được đâu…  Quốc tế ơi, cứu dân oan Việt Nam! Tổng thống Obama ơi, cứu dân oan Việt Nam chúng tôi, Quốc hội Hoa Kỳ cứu dân oan Việt Nam!“. - Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014 (DLB). – Chả coi nhân dân ra “cái chó” gì (Phương Bích).
- Hé lộ danh sách những viên an ninh đẩy bà Đặng Thị Kim Liêng – mẹ chị Tạ Phong Tần phải uất ức tự thiêu (FB Đinh Hữu Thoại/ DLB). “Thừa nước đục thả câu. Mượn gió bẻ măng. Đưa tôi vào con đường chết.  Chúc các người sống vui vẻ hưởng thụ trên cái chết của tôi – Đặng Thị Kim Liêng“.
- Tưởng Năng Tiến: Đến Bước Đường Cùng (Blog RFA). Paulo Thành Nguyễn: “Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình“.
- Thiên Lôi mắc lừa (Minh Văn). Thiên Lôi: “Thần đã điều tra kỹ lưỡng, dưới đó người Việt Nam sống ấm no hạnh phúc. Thần đã tận mắt chứng kiến những người khổ nhất, họ là đầy tớ của dân. Những người đầy tớ này ai cũng ăn sung mặc sướng, họp hành nơi cung điện xa hoa, ăn uống thì toàn cao lương mỹ vị, không thiếu thức gì. Dạ, đầy tớ mà như vậy thì chủ của họ (tức là người dân) chắc còn phải sướng gấp vạn lần như thế…” – Cái chết của loa phường (FB Cún Nguyên Con/ Quê Choa).
Lê Thị Công Nhân – Bị hành hung ở Chương Dương (Dân Luận). – Đỗ Anh Tuấn – Đơn khởi kiện vụ án hành chính phạt tiền và tịch thu Cẩm Nang Thực Thi Quyền Làm Người. – Nguyễn Văn Thạnh – Bá Kiến, Chí Phèo và chuyện kiện thủy điện.
- Khép lại một năm 2013, bạn sẽ nhớ những gì, những ai? (FB Song Chi/ Huỳnh Ngọc Chênh). – Cuối năm, đầy những vết thương (Blog RFA).
- Một năm đầy tai tiếng của Tập đoàn Nam Cường (Infonet/ Bùi Văn Bồng). – Vụ án buôn lậu 2000 tấn xăng dầu của Công ty TNHH Hoàng Sơn sắp bị đưa ra truy tố
- Hoàng Xuân Phú – Bảng vàng thành tích oanh liệt 80 năm của “đảng ta” (Dân Luận).  Bài này của Một độc giả” trên Diễn đàn Xã hội Dân sự, được đăng từ ngày 6/11/2013. “… là phản hồi của một độc giả khuyết danh, trả lời cho Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Hoàng Đăng Quang, tác giả bài trên báo “Đại biểu nhân dân”: Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi được ghi nhận trong Hiến pháp với tư cách là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Diễn đàn XHDS biên tập và đặt tựa.”

- Nguyễn Khắc Mai: Hiến Pháp 2013-Kính chào (Quê Choa). “Đã không biết đi đằng nào mà vẫn cứ đi. Thì chỉ có hai cách. Một là làm theo phương thức tiền sử, mà người Trung Hoa gọi là ‘dò đá qua sông’, vừa đi vừa mò mẫm, mà đã mò mẫm theo một định hướng sai, thì càng đi càng chệch hướng, càng kiên trì càng bối rối. Cách thứ hai là ở vào thời đại tin học, phải tập hợp nhau lại, không được biệt phái, tự mình cô lập...” – Thi hành Hiến pháp, chặng đường còn gian nan (VnEco).
- Thủ Tướng Việt Nam cam kết đổi mới và phát huy dân chủ (VOA).  – Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (CP).
- Kỳ vọng 2014: Cùng tất biến, biến tất thông (VNN).
- Câu chuyện đằng sau bức ảnh John Kerry – Phạm Bình Minh (TT).
- Án dân sự tồn năm 2013 tương ứng gần 42.000 tỉ đồng (TBKTSG).  – Thủ tục thi hành án dân sự: Phức tạp, nhiều công đoạn và thi hành kéo dài (ĐBND).
- Quảng Nam: Kỷ luật Chủ tịch thị trấn Hà Lam trù dập người tố cáo (PNTP).
- Phú Yên: Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ bị kiện vì nợ 751 triệu đồng (QĐND).
2<- Một học sinh chết bất thường (NLĐ).
- Nhà Phó bí thư xã bị phóng hỏa lúc nửa đêm (VnM).
- HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 135) : Nó trên tivi kia chứ đâu ? (Nhật Tuấn).
- Người Ta Thấy Gì Từ Nam Vang? (Đinh Tấn Lực).
- Dân Hồng Kông biểu tình đầu năm đòi dân chủ (VOA). – Hồng Kông đón năm 2014 bằng một cuộc biểu tình đòi dân chủ (RFI).
- Hành hình Chang là ‘loại bỏ cặn bã’ (BBC).  – Audio phỏng vấn ông Lê Quảng Ba, đại sứ Việt Nam tại Bình Nhưỡng: Bình Nhưỡng hậu Chang Song-thaek.  – Kim Jong Un kêu gọi đoàn kết sau vụ thanh trừng lãnh đạo (VOA).  – Kim Jong-Un cảnh báo thảm họa hạt nhân nếu có chiến tranh (TTXVN).  – Năm 2014, Triều Tiên nguy hiểm đến mức nào? (TQ).
- Kim Jong Un đe dọa thảm họa hạt nhân trong năm mới (RFI).
- Nữ Thủ tướng Thái phát huy “vũ khí” thế mạnh (VnM).  – Thủ tướng Thái Lan trở về thủ đô (NLĐ).
- Ukraina : 200.000 người đối lập đón Năm mới tại Quảng trường Độc lập (RFI).


- Đinh Tuấn Minh: Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại (Phạm Nguyên Trường).
- CHỒNG LẠI DỖ VỢ: VÀNG ĐÂU? (Nguyễn Tường Thụy).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014 (RFA). – Video: 2014 – Kinh tế hứa hẹn phát triển khả quan (VTV).
- Nợ xấu và “cứu cánh” VAMC: Nếu có cơ trời hửng… (VnEco).  – VAMC đã mua gần 39.000 tỷ đồng nợ xấu (SGGP).
- Còn nhiều dư địa cải cách để phát triển (TBKTSG).  – Quá trình đổi mới đòi hỏi chúng ta sự minh bạch (ĐT).
- Việt Nam thu hút được 11 tỷ USD kiều hối trong năm 2013 (TTXVN).
- ĐÃ ĐẾN LÚC THÁO CHẠY KHỎI NƠI TRÚ ẨN VÀNG? (Hồ Hải). – Thị trường vàng ra sao sau khi bán gần 70 tấn vàng? (ĐT).
2- Chuyên gia cảnh báo về nới lỏng cổ phiếu (BBC).
- Thành phố Hội An đón du khách thứ 1,6 triệu (VOA).
- Bắt tay liên kết sản xuất, tiêu thụ gạo : Vẫn chưa xóa được tâm lý bất an (DĐDN). =>
- Năm 2013: Xuất khẩu tôm thắng lớn (SGGP).
- Cà phê 2013: Một năm nhìn lại (TBKTSG).
- Đặc sản chờ Tết (NLĐ).
- Không minh bạch trong việc tính cước 3G (SGGP).
- Các địa phương TQ vay nợ quá nhiều (BBC).
- Giá địa ốc tăng làm thay đổi bộ mặt Chinatown ở New York (VOA).
- Tổng thống Pháp đề nghị một “thỏa ước trách nhiệm” với doanh nghiệp (RFI).
- Thế giới 2014 : Rủi ro kinh tế cao ? (RFI).


- Dịch vụ viễn thông Việt Nam: Sự im lặng khó hiểu (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tan nát di tích (NLĐ).
- Kéo co sẽ là di sản văn hóa của nhân loại? (KP).
- Trưng bày 103 bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TTXVN).
- Nỗi buồn sênh phách… (SGGP).
8-Votacthien<- Cải lương nhộn nhịp đón năm mới (PNTP).
- NSƯT Quốc Hưng và Những bản tình ca đỏ (SGGP).
- Khôn Ngoan Ngày Đầu Năm (Alan Phan). – Phản hồi Góc nhìn Alan (Hiệu Minh).
- ĐẦU NĂM KỂ CHUYỆN BÓI TOÁN (FB Mạnh Kim).
- Khai bút và bản dịch truyện ngắn “Đam Mê” (GNLT).
- Nguyễn Quang Vinh: Hồi ức thời thơ bé (Quê Choa).
- MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN (Văn Công Hùng).
- Tom Hanks: Ngôi sao đáng kính (PNTP).
- 10 sự cố nói hớ vô duyên của MC Việt (Zing).
- Thế giới đón mừng năm mới 2014 (VOA).   – Video: Sydney bắn pháo bông đón năm mới (BBC).  – Các khu vui chơi quá tải trong ngày Tết Dương lịch (TN).
- Chuyện nhỏ của nền điện ảnh lớn (ĐBND).
- Vịt khổng lồ Đài Loan ‘hết hơi’ (BBC).
- Albert Camus : Đam mê viết báo và “4 phẩm chất của một nhà báo tự do” (RFI).


- MÁI TÓC EM (Lê Nhật).
- Chiều đầu năm (Phi Vũ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Với lịch sử, chúng ta đến đúng lúc (ĐBND).
- Video: Những quan niệm giáo dục tiên tiến ở quốc gia phát triển (VTV).
- Học đường Việt 2013 – những dấu ấn khó quên (Tiin).
2- VỠ BỤNG NGAY TRONG NGÀY ĐẦU NĂM: HỌC SINH VIỆT TẬP LÀM VĂN (Tễu).
- Những người thầy đi trên… “lửa” (QĐND).
- Kế hoạch cuộc đời của một học sinh lớp 10 (TT).
- Chấm dứt hợp đồng hai đơn vị đưa rước học sinh bằng xe buýt (SGGP).
- Sinh viên nhộn nhịp làm thêm cuối năm (CP). – Sinh viên đua nhau kiếm tiền bằng nghề kinh doanh (VnM).  =>
- Dạy học sinh kiểu Nhật: Học sinh tự nấu ăn bán trú, trường không thuê lao công (GĐ).
- CHỮA VIÊM DẠ DÀY VÀ ĐẠI TRÀNG BẰNG DẦU VỪNG (DẦU MÈ) (Phương Bích).


- 3 bài toán đố mừng năm mới (Nguyễn Tiến Dũng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Ngành Y – Người dân mong đợi gì trong năm 2014? (VTV).  – Khởi tố bác sỹ, nữ hộ sinh làm sản phụ, thai nhi tử vong (TTXVN).
2- Video: 2014 – Hi vọng một năm bám biển thành công của ngư dân (VTV).  – Tàu Biên phòng cứu 6 ngư dân trong đêm giao thừa (SGGP).
<- Tan mộng sang Nga đổi đời (NLĐ).
- Vé xe Tết: Vừa mở bán đã hết vé ngày cao điểm? (TN).
- Câu chuyện về sự hy sinh giữa thời bình của chàng trai xứ Nghệ (GĐ).  – “Đánh thức” những mảnh đời bất hạnh đêm giao thừa (VNN).
- Thảm án đầu năm: Con chết, mẹ nguy kịch (TN).
- “Khủng bố” để đòi nợ: Khó xử lý hình sự (NLĐ).
- Đánh bạc trên điện thoại (NLĐ).   – Đột kích, bắt giữ 4 chủ chứa cùng nhiều gái mại dâm (TN).  – Bắt vụ buôn ma túy, thu 120.000 viên ma túy tổng hợp (TT).
- Phát hiện ma túy trong lô hàng quà tặng gởi đi Úc (VOA).
- Cá mập nặng gần 200kg xuất hiện tại bãi biển Nha Trang (VOA).
- Bác sỹ TQ nhận tội bán trẻ sơ sinh (BBC).


QUỐC TẾ 
vnm_2014_6079184
- LHQ không di tản kịp kỳ hạn kho vũ khí hóa học Syria (RFI). – Lỡ hạn chót cho việc dỡ bỏ vũ khí hóa học Syria (VOA).  – Việc bốc vũ khí hóa học Syria lên tàu bị trì hoãn đột ngột (Bizlive).  – Khốc liệt cuộc chiến Syria: 130.000 người chết (VnM). =>
- Iran nêu lên những tiến bộ trong đàm phán hạt nhân (VOA).
- Liban bắt giữ thủ lĩnh nhóm đánh bom Đại sứ quán Iran (TTXVN).
- Hy Lạp nắm ghế chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu (RFI).
- Các phe ở Nam Sudan ‘sắp đàm phán’ (BBC).  – Chính phủ Nam Sudan, phe nổi dậy đàm phán để chấm dứt bạo lực (VOA).
- Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf sắp ra tòa về tội mưu phản (VOA).
- Ông Putin: Không thể biện minh cho các vụ nổ bom ở Volvograd (VOA).  – An ninh, vấn đề hàng đầu của Thế vận hội ở Sochi.  – Mỹ giúp Nga bảo vệ an ninh Thế vận hội mùa đông (TBKTSG).
- Luật bảo hiểm y tế mới của Mỹ bắt đầu có hiệu lực (RFI).
- Video: 2014 – Nước Mỹ và mối đe dọa khủng bố (VTV).
- Có hay không Mùa xuân Âu châu? (ĐBND).
- Năm 2014: Nóng bỏng, khó đoán (NLĐ).
- Vật giá leo thang, dân Malaysia xuống đường (RFI). – Hàng nghìn người dân Malaysia biểu tình đòi giảm giá xăng (SM).
- Hàng trăm người bị thương ở Philippines (BBC).  – Philippines: Nổ bom tại tiệc giao thừa, 6 người thiệt mạng (VOA).
- Nhiều đạo luật trên thế giới có hiệu lực đầu năm 2014 (VOA).
- Cần sa được bán hợp pháp ở Colorado, Mỹ (BBC).


- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trần Quang Tiêu, triệu phú Trung Quốc mua được tờ New York Times? (FB Mạnh Kim).”Hồi tháng 8-2012, nhân vật này là người bỏ ra 30.000 USD mua nửa trang quảng cáo New York Times để tuyên bố Senkaku thuộc về Trung Quốc“.

* Video: + Bản tin video tối 31-12-2013; + Bản tin video sáng 01-01-2014;

* VTV: + Chào buổi sáng: Buổi sáng đầu tiên – Phần 1;  + Chào buổi sáng: Buổi sáng đầu tiên – Phần 2;  + Điểm báo – 01/01/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 01/01/2014;  + 360 độ Thể thao – 01/01/2014;  + Thế giới góc nhìn – 01/01/2014;  + Bản tin quốc tế 17h – 01/01/2014;  + Thời sự 12h – 01/01/2014;  + Thời sự 19h – 01/01/2014.

2187. VỀ VIỆC MỸ CHỐNG LẠI SYRIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 31/12/2013
TTXVN (Pretoria 30/12)
Theo trang “77/7 Trung Đông” mới đây, chính phủ liên bang Mỹ cùng nhiều cơ quan, các tổ chức truyền thông, cá nhân, chính phủ các nước, tổ chức phi chính phủ, lực lượng vận động hành lang hậu trường, quân đội… đã làm tất cả mọi thứ trong phạm vi quyền lực của mình để che giấu những chi tiết đằng sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học diễn ra tại Syria vào ngày 21/8/2013. Mục đích của vụ tấn công này là để biện minh cho chiến dịch can thiệp quân sự nước ngoài do Mỹ phát động chống Syria được thực hiện từ năm 2011, đổ lỗi cho Chính quyền Assad là thủ phạm gây nên những tội lỗi đau thương. Vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào Ghouta giờ đây đã làm sáng tỏ mấu chốt của âm mưu này.

Ngay từ đầu, có hai vấn đề đáng nói về Mỹ và đồng minh phương Tây khi đề cập đến những gì xảy ra ở Ghouta. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama và phương Tây đã cố tình bỏ qua thực tế rằng vũ khí hóa học từng được sử dụng tại Syria trước ngày 21/8/2013. Họ giả vờ rằng nhóm điều tra của Liên hợp quốc đến Syria khi vũ khí hóa học được sử dụng tại Ghouta một cách tình cờ, có chủ đích nhằm “kiểm tra” các kho vũ khí hóa học của Chính phủ Syria.
Bỏ qua báo cáo ban đầu của các thanh sát viên Liên hợp quốc
Trên thực tế, nhóm thanh sát Liên hợp quốc đến Syria trong tháng 8/2013 không phải là thanh sát viên vũ khí. Đó chỉ là một nhóm các nhân viên thông thường. Trước đó, Chính phủ Syria đã mời nhóm điều tra của Liên hợp quốc đến Syria từ tháng 3/2013. Sở dĩ có điều này bởi vì lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công ngày 19/3/2013. Mỹ và đồng minh tìm cách đổ trách nhiệm lên Syria, nhưng sau đó chính họ đã bị bẽ mặt trước cáo buộc do mình đưa ra hoàn toàn mâu thuẫn với kết luận của Carla Del Ponte, Trưởng nhóm điều tra của Liên họp quốc, chịu trách nhiệm về Syria. Theo tuyên bố của Carla Del Ponte, tất cả bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy chứ không phải Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Mặc dù Carla Del Ponte có bằng chứng thực tế chứng minh cho tuyên bố của mình, nhưng sau đó bà đã bị Mỹ, NATO sa thải, thậm chí còn đưa ra nhiều tuyên bố bất thường để chống lại kết luận của bà. Đáng chú ý hơn nữa, cũng trong thời điểm đó, một số phần tử nổi dậy bị lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ khi đang tìm cách vận chuyển khí độc sarin vào Syria từ tháng 5/2013.
Chính vì lực lượng nổi dậy đứng đằng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng 3/2013, nên giới chức trong Chính phủ Syria ngay từ đầu đã muốn các nhà điều tra Liên hợp quốc có thẩm quyền công bố kết quả, xác nhận chính thức phe nào trong cuộc nội chiến đã sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, Mỹ đã tạo ra nhiều chướng ngại vật để ngăn chặn Liên hợp quốc công bố báo cáo lực lượng nổi dậy (được Mỹ hậu thuẫn) đã sử dụng vũ khí hóa học. Mỹ, Anh và Pháp đã ngăn chặn các nhà điều tra Liên hợp quốc kết luận chính thức bên nào phải chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Thay vào đó, Mỹ và phương Tây muốn chính trị hóa đội ngũ điều tra của Liên hợp quốc, đổ lỗi cho Chính quyền Damascus là thủ phạm và công bố báo cáo bất lợi cho Chính quyền Assad. Điều này đã dẫn đến sự bế tắc trong Liên hợp quốc về việc cử chuyên gia nào đến Syria. Cuối cùng, một giải pháp đã đạt được, Mỹ và đồng minh giảm thiểu nhiệm vụ của các nhà điều tra Liên hợp quốc xuống thành một sứ mệnh duy nhất, đó là xác định có hay không việc vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria. Nhóm điều tra của Liên hợp quốc thậm chí còn giải thích rõ ràng rằng trước đó họ từng đến Syria để điều tra vụ tấn công vũ khí hóa học xảy ra hồi tháng 3 trong bản báo cáo gần đây nhất vào tháng 9/2013 trước Liên hợp quốc với chữ ký của những người có trách nhiệm như Ake Sellstrom, Trưởng nhóm điều tra của Liên hợp quốc; Scott Cairns thuộc Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW); Maurizio Barbeschi, Chuyên gia về y tế và an ninh thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (tất cả đều là cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc). Đội ngũ điều tra Liên hợp quốc đã tuyên bố cụ thể tại trang thứ ba của bản báo cáo như sau: “Đến Syria vào ngày 18/8/2013, chúng tôi đã có mặt tại Damascus vào ngày 21/8 để chuẩn bị thực hiện kiểm tra hiện trường, địa điểm liên quan đến những cáo buộc sử dụng vũ khí học ở Khan al-Assal, Sheik Maqsood, Saraqueb. Căn cứ vào những tin tức cáo buộc có sử dụng vũ khí hóa học ở khu vực Ghouta thuộc Damascus ngày 21/8/2013, Syria đã chỉ dẫn chúng tôi tập trung nỗ lực điều tra vào những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Ghouta. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh sát địa điểm Moadamiyah ở Tây Ghouta và Ein Tarma, Zamalka ở Đông Ghouta”.
Những ngụy tạo của tình báo Mỹ và câu chuyện đáng ng của Nhà Trắng
Câu chuyện mà Chính phủ Mỹ cùng đồng minh công bố về Ghouta hoàn toàn phi lý và rất đáng ngờ. Thêm vào đó là thực tế rằng Mỹ có lịch sử về việc lừa dối, ngụy tạo cớ để thực hiện hành động xâm lược nên những tuyên bố nói trên của Washington càng cần phải được xem xét cẩn trọng. Ngoài ra, cũng cần đánh giá lại những tổ chức phi chính phủ từng liên tục ủng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ, theo đuôi phát ngôn của Chính quvền Washington để ngay lập tức tung ra báo cáo, tài liệu biện hộ cho chính sách đối ngoại và chiến tranh của Mỹ.
Tổng thống Obama, Ngoại trướng John Kerry tuyên bố quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công phủ đầu trước khi vào giải phóng Ghouta. Điều này hoàn toàn trái ngược với trình tự, chiến thuật quân sự của một lực lượng quân đội có tổ chức. Tấn công quân sự phủ đầu bằng khí độc vào một khu vực không thể nào diễn ra trước khi chính quân đội chính phủ sẽ phải tiến vào đó. Trong khi đó, Obama, Kerry lại ngụy biện vô lý rằng quân đội Syria quyết định giảm số lượng binh sĩ nôei dậy bằng cách tiêu diệt họ.
Hơn nữa, quân đội chính phủ không cần phải dùng đến chiến thuật sử dụng vũ khí hóa học ở Ghouta. Ghouta không phải mục tiêu có nhiều chiến binh chiến đấu chống chính phủ cũng như không nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng nổi dậy. Dù lâm vào tình cảnh tồi tệ, nhưng quân đội Syria đã và sẽ không bao giờ có kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nổi dậy ngay cả khi tình hình diễn ra theo hướng bất lợi nghiêm trọng cho Tổng thống Assad.
Ngược lại, sử dụng vũ khí hóa học có thể là hành động tự hủy hoại và tiêu diệt chính mình của Assad. Tại sao Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học khi đội ngũ chuyên gia liên ngành của Liên hợp quốc gồm OPCW, WHO đã đến Syria để điều tra ai là người sử dụng vũ khí hóa học? Hơn thế nữa, tại sao quân đội Syria lại quyết định sử dụng vũ khí hóa học một cách không cần thiết? Không có bằng chứng nào được đưa ra chứng tỏ Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công vũ khí hóa học tại Ghouta. Ngược lại, Mỹ chỉ đưa ra tuyên bố suông và một loạt báo cáo mâu thuẫn với nhau. Sử dụng bằng chứng ngụy tạo của Israel, Washington tuyên bố họ đã thu được các chỉ thị Chính phủ Syria ra lệnh cho quân đội sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây lại không thể cung cấp bất cứ bằng chứng nào chứng minh (băng ghi âm, tài liệu) chỉ đích danh quan chức Syria đã ra lệnh. Trong báo cáo tình báo của Mỹ, Chính quyền Obama cũng từng tuyên bố mình biết trước tấn công bằng hóa học sẽ xảy ra. Nếu Chính phủ Mỹ thực sự đáng tin tưởng thì điều này có nghĩa, cho dù có biết, nhưng Mỹ không đề cập đến vấn đề đó, thậm chí không làm gì đểngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học xảy ra dù rằng biết trước điều đó.
Ngược lại, trước đó, Chính phủ Mỹ đã được Iran cảnh báo về khả năng xảy ra tấn công vũ khí hóa học tại Syria. Tuy nhiên, cảnh báo đó lại nói về lực lượng nổi dậy đang lên kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học. Điều này cũng phù hợp với tuyên bố trước đó của lực lượng nổi dậy cho biết Saudi Arabia cung cấp vũ khí cho phe đối lập. Các quan chức Nga cũng đánh giá vụ tấn công hóa học Ghouta là một phần trong chiến dịch tình báo do Riyadh thực hiện.
Sự đạo đức giả về vũ khí hóa học
Điều không đúng sự thật ở đây là Chính phủ Syria nói dối về việc không có vũ khí hóa học. Mặc dù được nhiều người biết về vấn đề này nhưng Damascus chưa từng bao giờ phủ nhận hay thừa nhận rằng mình sở hữu vũ khí hóa học. Chính phủ Syria luôn thực hiện chiến lược nhập nhằng, mơ hồ một cách có chủ ý, không bao giờ khẳng định hay phủ nhận Syria có vũ khí hóa học trong các kho vũ khí của mình. Nhưng dù sao, chính các quan chức Syria sau đó lại phải thừa nhận rằng Damascus sở hữu vũ khí hóa học khi họ tuyên bố mình rất lo ngại lực lượng nổi dậy có thể chiếm giữ các kho vũ khí hóa học tại Syria hay sử dụng vũ khí hóa học để đổ lỗi lên Chính quyền Assad.
Bên cạnh việc Thủ tướng Ehud Olmert thừa nhận Israel có vũ khí hóa học vào năm 2006, sự nhập nhằng về vũ khí hóa học của Syria cũng là chính sách tương tự, điều mà Israel từng cố gắng thực hiện liên quan đến vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân của Tel Aviv. Cho dù Damascus và Tel Aviv cùng sử dụng chính sách như nhau nhưng chính phủ và giới truyền thông Mỹ lại thực hiện chính sách hai mặt khi cáo buộc Syria nói dối về việc sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, họ lại chẳng nói gì đến Israel. Thay vào đó, cả chính phủ cùng giới truyền thông Mỹ từ chối bình luận hay thừa nhận thực tế rằng Syria đang áp dụng chính sách mơ hồ như Israel nói trên.
Tổng thống Obama thậm chí còn gọi vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8/2013 tại Syria là vụ tấn công hóa học tồi tệ nhất của thế kỷ 21. Ông đã phớt lờ việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại chiến binh, thường dân Iraq tại Fallujah và vụ tấn công vũ khí hóa học của Israel vào Liban, Gaza. Nếu xem hành động tấn công bằng vũ khí hóa học vào Ghouta là tội ác hay tội phạm thì còn có nhiều người dân Iraq hơn đã bị Mỹ giết hại trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Fallujah.
Quay trở lại lịch sử trước đó, chính Mỹ và Anh đã trang bị vũ khí hóa học cho Saddam Husein và cung cấp cho ông ta vật liệu, công nghệ cần thiết để sản xuất khí độc giết hại người Kurd ở Iraq và quân đội Iran. Mỹ không lần nào lên án việc chính quyền Iraq sử dụng vũ khí hóa học trong những năm 1980 khi Baghdad còn quan hệ thân thiết với Washington. Bộ Quốc phòng Anh thậm chí còn trực tiếp giúp Chính quyền Saddam Hussein phát triển vũ khí hóa học, sinh học của mình tại Iraq trong khi Lầu Năm Góc giúp Iraq tổ chức tấn công Iran, cử quan chức quân đội Mỹ đến để kiểm tra sự thành công của cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hóa học của Iraq chống lại Iran. Thay vào đó, Mỹ cố tình thực thi chính sách của mình khi đổ lỗi lên chính các nạn nhân Iran phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Rõ ràng, sự giải thích mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga trong Thông cáo cuối cùng của nhóm hành động vì Syria được đưa ra tại Geneva vào ngày 30/9/2012 cho thấy Washington cố tình tự đưa ra diễn giải của riêng mình chẳng phục vụ điều gì cho luật pháp quốc tế và những thỏa thuận đa phương. Mặc dù đạt được đồng thuận trong thông cáo cuối cùng tại Geneva năm 2012 kêu gọi một giải pháp hòa bình, dân chủ đối với xung đột Syria nhưng Mỹ cùng đồng minh cố tình chọn cách giả vờ rằng chương trình nghị sự chung chỉ
được Nga, Trung Quốc và các nước còn lại thông qua. Bằng cách này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và hàng loạt ngoại trưởng các nước ủng hộ thay đổi chế độ Damascus đã tuyên bố giả dối về cái gọi là Nhóm hành động vì Syria kêu gọi một chính phủ chuyển tiếp, trong đó không có vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad.
Vụ việc trên tương tự như báo cáo hồi tháng 9/2013 của nhóm điều tra Liên họp quốc về bản chất cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Ghouta. Báo cáo ban đầu của Liên hợp quốc đã được diễn giải theo nhiều cách phục vụ cho lợi ích của Mỹ và đồng minh của mình. Thực tế, một đầu đạn cũ do Liên Xô sản xuất, được sử dụng trong vụ tấn công ngày 21/8, đã được nhấn mạnh là lỗi của Chính phủ Syria bởi vì quân đội Syria sử dụng vũ khí do Liên Xô trước đây (nay là Nga) chế tạo.
Dù rằng có vũ khí của Liên Xô được sử dụng nhưng không có nghĩa quân đội Syria đứng đằng sau vụ tấn công. Vũ khí của Liên Xô trước đây cũng được lực lượng nổi dậy ở Syria sử dụng rộng rãi. Quan trọng hơn đầu đạn tên lửa ký hiệu BM-14 do Liên Xô sản xuất chưa từng có trong kho vũ khí của Syria. Hơn thế nữa, Liên Xô chưa bao giờ xuất khẩu loại vũ khí này cho Syria hay các quan chức Liên Xô cũng chưa từng bao giờ cung cấp vũ khí có chứa đầu đạn sarin cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Cũng có tin tức cho biết ba nước Arập đã nhận được loại đầu đạn này là Ai Cập, Nam Yemen và Syria.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), từng tích cực vận động hành lang cho một cuộc chiến tranh chống lại Syria, thậm chí còn tạo ra chứng cứ kết tội Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Tài liệu đó được in trong báo cáo do HRW công bố hồi tháng 9/2013, cho rằng chính Lữ đoàn 104 của Lực lượng vệ binh Cộng hòa Syria đã thực hiện vụ tấn công hóa học. Điều này thật phi lý và đã bị bác bỏ, bởi thực tế chỉ có những đơn vị đặc biệt mới có thể sử dụng hoặc sở hữu vũ khí hóa học ở Syria. Và Lữ đoàn 104 không nằm trong số này. Hơn thế, có hàng loạt điều kiện, hướng dẫn cần phải tuân thủ khi sử dụng vũ khí hóa học. Đồng thời, loại vũ khí này chỉ có thể sử dụng với các mệnh lệnh rõ ràng và sự phê chuẩn từ chỉ huy cấp cao nhất của Syria.
Chính phủ Mỹ đã cố gắng ngụy tạo chứng cứ để đánh đồng báo cáo điều tra của Liên hợp quốc về việc một số loại khí độc sarin đã được sử dụng và Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về việc đó. Trong khi các mẫu sarin có được sử dụng hay không đã được Liên hợp quốc xác nhận thì tính xác thực của bằng chứng mà Chính phủ Mỹ cung cấp rằng quân đội Syria phải chịu trách nhiệm về tấn công bằng vũ khí hóa học cần phải được đánh giá lại.
Video do lực lượng nổi dậy (được Washington ủng hộ) cung cấp đã được tình báo Mỹ đánh giá là xác thực và được Chính phủ Mỹ công bố trước toàn thế giới như là bằng chứng, trên thực tế lại chưa được kiểm chứng. Những đoạn video này quay không rõ ràng, không đồng nhất với các địa điểm mà các thanh sát viên Liên hợp quốc đến điều tra.
Từ chiến lược ngăn chặn đến trách nhiệm pháp lý
Chính quyền Obama đã cố tình che giấu sự thật đằng sau ngôn từ “quy định” và như là công cụ thay thế cho hiện tượng thoáng qua và tính hợp pháp bề ngoài khi tuyên bố Syria đang vi phạm các quy định quốc tế. Quy định chỉ là một phần dự kiến của hành động và không có phải là luật pháp bắt buộc cộng đồng quốc tế phải thực thi. Hơn thế nữa, nếu Mỹ muốn tuân theo quy định của luật pháp quốc tế thì nước này sẽ phải tuân theo những gì Công ước quốc tế về vũ khí hóa học quy định, trong đó nhấn mạnh nếu có hành động vi phạm Công ước thì tất cả các bên ký kết tham gia Công ước sẽ phải đoàn kết và quyết định tập thể. Không có quy định nào của luật pháp quốc tế cho phép Mỹ đơn phương quyết định phải làm gì hoặc cho phép Mỹ là nước duy nhất được phép thực thi các quy định của luật pháp quốc tế.
Syria chưa bao giờ vi phạm luật pháp quốc tế thông qua quan điểm của nước này về vũ khí hóa học. Sở dĩ có điều này bởi vì giống như Ai Cập, Syria chưa bao giờ ký vào Công ước vũ khí hóa học. Đây là lý do đằng sau quyết định mà cả quân đội Ai Cập và Syria đều quyết tâm nắm giữ vũ khí hóa học như là chiến lược răn đe, đối trọng với vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân hủy diệt của Israel. Mặc dù Israel đã tham gia ký kết Công ước vũ khí hóa học năm 1993, nhưng giống như Myanmar, Israel không phê chuẩn Công ước vũ khí hóa học. Đó là lý do tại sao Syria không ký kết Công ước vũ khí hóa học cho đến tận sau cuộc tấn công hóa học tại Ghouta.
Điều trở nên rõ ràng cho Chính phủ Syria là vào năm 2013, trách nhiệm về kho vũ khí hóa học của Syria trở nên nặng nề hơn khi nước này sử dụng nó như công cụ răn đe chiến lược. Hậu quả kéo theo của cuộc nội chiến là vũ khí hóa học của Syria cũng trở nên ít còn khả năng ngăn chặn một cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài vào nước này. Trách nhiệm đã trở thành quá lớn và kết quả là Chính phủ Syria quyết định từ bỏ kho vũ khí của mình, đặt nó dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế. Điều này làm hài lòng cả Mỹ và Israel bởi vì nó đã đã tạo thêm lợi thế chiến lược cho họ trước Syria và đồng minh ở khu vực. Giờ đây, Damascus đã tham gia Công ước vũ khí hóa học nên cần phải nhấn mạnh rằng Chính phủ Syria không phải chịu trách nhiệm tiêu hủy các kho vũ khí theo thỏa thuận giữa Damascus với OPCW. Chính OPCW và Liên hợp quốc mới phải chịu trách nhiệm với các bên. Trách nhiệm của Syria là xác định, công bố tất cả địa điểm có kho vũ khí hóa học của mình, tạo điều kiện cho OPCW tiếp cận kho vũ khí để tiêu hủy chúng.
Mục tiêu của Mỹ là đè bẹp Syria trong cuộc chiến tranh gián tiếp tiêu hao lực lưng
Chính phủ Mỹ không quan tâm đến làm thế nào để thế giới trở nên an toàn hơn. Vũ khí hóa học của Syria được sử dụng để tung hỏa mù che đậy chiến lược này. Phát biểu trên kênh truyền hình lớn nhất của Nga Perviy Kanal, Ngoại trưởng Sergei Lavrov thẳng thừng tuyên bố trước công luận rằng Mỹ đang đe dọa chấm dứt hợp tác làm việc với OPCW và phá hoại thỏa thuận tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của Syria nếu Nga từ chối bồi thường chính trị cho Mỹ. Những gì Washington muốn đổi lấy cho thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria là Nga, Trung Quốc đồng ý với Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho phép sử dụng vũ lực đối với Syria trong trường hợp Damascus vi phạm Công ước.
Trước khi xảy ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào Ghouta, lực lượng nổi dậy tại Syria đã hứng chịu thất bại lớn trước quân đội Syria. Trước áp lực nội bộ chống lại Syria bắt đầu giảm, áp lực bên ngoài lại bắt đầu gia tăng. Các cuộc không kích của Israel vào lãnh thổ Syria, bất ổn xung đột xảy ra tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỹ và tăng dần các mối đe dọa để ngăn chặn đà chiến thắng của quân đội Syria đã được thực hiện. Động thái của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm thay đổi cán cân quyền lực, điều chỉnh tình hình chiến trường tại Syria. Mục đích của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ là để gây mất phương hướng, làm suy yếu quân đội, Chính phủ Syria bằng sự tê liệt vì sợ hãi khi thúc đẩy, khuyến khích lực lượng nổi dậy tăng cường thực hiện các cuộc tấn công.
Nỗ lực tâm lý để thúc đẩy lực lượng nổi dậy chống chính phủ, quân đội Syria và những người ủng hộ Damascus đã bị thất bại. Chiến thắng vang dội của quân đội Syria tiếp tục diễn ra trong suốt năm 2013. Mọi cuộc đột kích của phe nổi dậy vào Latakia cũng như nỗ lực tăng cường tấn công từ khu vực biên giới Jordan đã bị quân đội Syria ngăn chặn. Hezbollah cũng can thiệp để giúp thanh trừng lực lượng nổi dậy Syria ở khu vực biên giới Liban-Syria. Điều này khiến Mỹ và đồng minh xích lại gần nhau hơn theo hướng đối đầu trực tiếp thay vì gián tiếp tấn công Syria thông qua lực lượng ủy nhiệm của họ. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ thích đảm bảo đạt được mục tiêu của mình mà không sử dụng đến nhân lực hoặc khiến bản thân phải chi phí tốn kém. Đó là lý do tại sao lựa chọn hàng đầu của Washington là đe dọa, tạo ra khả năng sẵn sàng tấn công trước khi thực sự sử dụng lực lượng quân sự.
Chiến lược của Mỹ ở Syria là một cuộc chiến tranh gián tiếp gây tiêu hao nhân lực địch. Mỹ sẽ thua thiệt rất nhiều nếu một trong hai bên tại Syria giành chiến thắng. Chính phủ Mỹ và Israel muốn nội chiến giữa các bên tại Syria diễn ra càng lâu càng tốt. Washington và Tel Aviv đều không muốn chứng kiến bất kỳ bên nào giành thắng lợi. Điều này thậm chí còn được các chuyên gia phân tích cấp cao của Mỹ có quan hệ thân thiết với Chính phủ Mỹ và Lầu Năm Góc thừa nhận. Mục tiêu này của Mỹ được chuyên gia phân tích quân sự tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Edward N. Luttwak chỉ rõ trong bài viết đăng trên tờ New York Times ngày 24/8/2013.
Mục tiêu thực sự của chiến dịch do Mỹ lãnh đạo ở Syria là quốc gia Syria, không chỉ đơn thuần là Chính quyền Damascus. Chính quyền Assad chỉ là thứ yếu. Mục tiêu của Mỹ và Israel ở Syria là tiêu diệt quốc gia Syria, thậm chí ngay cả khi lực lượng nổi dậy, đồng minh của Mỹ và Israel hoặc Hội đồng dân tộc Syria (SNC), đại diện chính thức cho phe nổi dậy, giành chiến thắng và thành lập chính phủ mới tại Damascus.
***
Với những ai có chút kiến thức am hiểu về nước Mỹ hay Anh đều biết đến thành ngữ “chơi công bằng”. Điều này thể hiện quan điểm cơ bản của người Anglo-Saxon trong kinh doanh, cho dù đó là vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày hay điều gì quan trọng. Thuật ngữ này có nghĩa cho dù bất kỳ điều gì họ làm, dù là vấn đề quốc tế quan trọng, đều áp dụng theo phương châm đó. Lời nói chỉ là lời nói, thực tế cuộc sống mới chứng tỏ điều đó là gì. Và chơi công bằng theo kiểu Anglo-Saxon là điều hoàn toàn khác khi đưa nó vào thực tế. Và đây là ví dụ điển hình mới nhất.
Ngày 16/9/2013, phái đoàn thanh sát của Liên hợp quốc đã đệ trình báo cáo lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. Tài liệu này tóm tắt kết quả điều tra vụ tấn công ngày 21/8/2013 với cáo buộc vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria. Bản báo cáo khẳng định, khí độc sarin được sử dụng ở các vùng lân cận Damascus. Các thanh sát viên không được giao nhiệm vụ tìm ra bên nào đã sử dụng vũ khí hóa học và điều này cũng không được đề cập trong báo cáo của Liên hợp quốc. Theo Tổng thư ký Ban Ki-moon, Liên hợp quốc cần phải thực hiện một cuộc điều tra mới để tìm ra ai là người phải chịu trách nhiệm cho hành động phạm tội trên.
Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh đều cho rằng bản báo cáo đã chứng minh thực tế rằng Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Ngoại trưởng Nga Lavrov ngay lập tức phản bác cáo buộc mang tính quy chụp đó, ông cho rằng không có căn cứ nào cho thấy Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời đẩy nghi ngờ sang phía lực lượng nổi dậy và buộc tội chính lực lượng này phải chịu trách nhiệm cho hành động nêu trên. Sau đó, Washington đã phản ứng với phản bác của Ngoại trưởng Nga như sau: “Ông ấy đang bơi ngược dòng với dư luận quốc tế, nhưng điều quan trọng hơn đó vẫn là thực tế”, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Psaki đã nói như vậy khi bình luận về quan điểm phía Lavrov đưa ra. Nhưng sự kiện thực tế lại chứng tỏ điều hoàn toàn khác với những gì mà Mỹ mong muốn.
Thứ nhất, sự kiện nói trên xảy ra bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc điều tra là không nêu rõ ai phải chịu trách nhiệm trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Do đó, không bên nào được phép giải thích, suy luận một cách bừa bãi. Nếu không đó đã không phải là cuộc chơi công bằng.
Thứ hai, cho dù các chính trị gia Anglo-Saxon ngạc nhiên đến mức nào thì thực tế cuộc sổng sẽ chứng tỏ cho họ thấy rõ sự thật, ngay cả khi những sự kiện đó không mấy dễ chịu, cho dù họ có thích hay không. Carla Del Ponte, Trưởng đoàn thanh sát viên Liên hợp quốc, từng bày tỏ quan điểm của mình về việc chính lực lượng nổi dậy đã sử dụng vũ khí hóa học gần Aleppo hồi tháng 3 vừa qua. Theo Carla Del Ponte, nhóm thanh sát viên đã thẩm vấn các nạn nhân, bác sỹ điều trị tại bệnh viện dã chiến. Và bà đã khẳng định có nhiều cơ sở vững chắc để tin rằng các nhóm vũ trang đối lập (hay lực lượng nổi dậy) đã sử dụng chất độc hóa học sarin. Tuyên bố của bà sau đó được khẳng định trong bản cáo cáo (do các chuyên gia Nga tiến hành điều tra) đệ trình lên Liên hợp quốc. Những người ủng hộ cuộc chơi công bằng (Mỹ, phương Tây) thích bỏ qua mọi kết luận nhưng lại biên soạn một tài liệu đặc biệt “Đánh giá về việc sử dụng vũ khí hóa học của Chính phủ Syria ngày 21/8/2013”, trong đó có một số trang tài liệu cố gắng xuyên tạc, hướng lái, tập trung chứng minh rằng Chính quyền Bashar Assad đã thực hiện hành vi sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công ngày 21/8. Tuy nhiên, công luận thế giới đang ngày càng thoát khỏi sự định hướng, quy chụp của giới chính trị gia phương Tây. Các chuyên gia quốc tế
khẳng định bản báo cáo trên không có bất kỳ nội dung đáng tin cậy nào chứng tỏ vững chắc rằng Chính phủ Syria hay quân đội nước này là thủ phạm.
Sự lập lờ bí ẩn chẳng dẫn đến đâu. Giờ đây, Anglo-Saxon và Pháp (dù chẳng có chuyện gì) cũng đang làm rối lên hy vọng sẽ gây áp lực tâm lý lên Nga để Kremlin đứng về phía họ. Phương Tây làm điều đó một cách nghiêm túc, tập trung hết sức lực chỉ vì một ai đó cần phải loại bỏ Bashar Assad khỏi chính trường.
Với thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng, sáng tỏ những tài liệu, giả mạo do bộ ba Mỹ-Anh-Pháp tạo ra. Nhật báo Mạng lưới Thế giới (WND) đã đăng tải bài viết của tác giả Michael Maloof trong đó cho biết trong một tài liệu mật do WND thu được, quân đội Mỹ khẳng định ngay từ đầu năm, người ta đã thu được khí độc sarin từ các thành viên Mặt trận al- Nursa, một phe nhóm có ảnh hưởng nhất trong lực lượng chiến binh Hồi giáo ở Syria. Tài liệu trên cho biết, khí độc sarin từ al-Qaeda ở Iraq (AQI) đã được chuyển vào Thổ Nhĩ Kỳ và một phần trong số đó đã bị thu giữ. Hơn thế nữa, sarin có thể đã được sử dụng trong cuộc tấn công hồi cuối tháng 3/2013 vào thường dân và binh lính quân đội Syria ở Aleppo. Tài liệu mật có tên “Tài liệu mật/Norfon-không dành phổ biến cho người nước ngoài” có nguồn gốc từ cộng đồng tình báo Mỹ, hiện nằm trong tay WND. Tài liệu này tiết lộ AQI đã sản xuất một dạng thức như khí độc sarin ở Iraq và sau đó chuyển vào Thổ Nhĩ Kỳ. Điều thú vị nhất trong tài liệu này tiết lộ rằng: “Đây là tài liệu mô tả đánh giá của chúng tôi về tình trạng nỗ lực cao nhất (chủ yếu là hoại động nghiên cứu và mua sắm khi thẩm vấn một số đối tượng quan trọng bị bắt giữ vào cuối tháng 5/2013 tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ). Những tin tức, sự kiện chưa từng được biết trước đây cho thấy các nỗ lực chế tạo vũ khí hóa học sẽ được tiếp tục thúc đẩy thực hiện, bất chấp các vụ bắt giữ”. Tháng 5/2013, vụ bắt giữ nói trên xảy ra khi lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện 2 kg khí độc sarin được đóng gói khi khám xét nơi ẩn náu của các chiến binh nổi dậy Syria thuộc Mặt trận al-Nursa có quan hệ với al-Qaeda sạu khi tạm giữ các đối tượng nghi ngờ. Khí độc sarin được tìm thấy trong nhà nghi phạm cực đoan Hồi giáo Syria bị bắt giữ tại tỉnh phía Nam Adana và Mersia. Có 12 nghi phạm trong Mặt trận al-Nusra đã bị bắt giữ liên quan đến vụ việc này. Tại thời điểm đó, số này được lực lượng đặc biệt chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá là “cánh tay đắc lực và hiếu chiến nhất” của phe nổi dậy Syria. Trong vụ bắt giữ này, lực lượng an ninh chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm thấy một kho vũ khí, nhiều tài liệu và dữ liệu kỹ thuật số. Cũng tại thời điểm bắt giữ số nghi phạm trên, Nga đã kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra toàn diện, chi tiết về việc nghi phạm nổi dậy Syria có khí độc sarin. Vụ bắt giữ này diễn ra sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng 3/2013 vào khu vực Khan al- Assal ở ngoại ô Aleppo, Syria. Trong vụ tấn công đó, 26 thường dân và binh lính quân đội Syria đã bị thiệt mạng. Theo kết luận điều tra xác định sau đó, khí độc sarin, được bắn trong vụ tấn công tên lửa, là thủ phạm gây nên cái chết của họ. Chính phủ Syria kêu gọi Liên hợp quốc mở cuộc điều tra về vụ tấn công này. Damascus tuyên bố các chiến binh al-Qaeda đứng đằng sau vụ tấn công, đồng thời cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cũng có liên quan. “Tên lửa được bắn từ địa điểm do lực lượng khủng bố kiểm soát, gần khu vực lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Một điều có thể khẳng định rằng vũ khí được bắn từ Thổ Nhĩ Kỳ”. Bản báo cáo của NGIC thuộc cộng đồng tình báo Mỹ càng củng cố kết luận điều tra sơ bộ trước đó của Liên hợp quốc về vụ tấn công tại Aleppo, trong đó nêu rõ các bằng chứng cho thấy chính lực lựợng nổi dậy Syria là thủ phạm. Điều này cũng được củng cố thêm bằng bản báo cáo dài trên 100 trang do nhóm điều tra của Nga thực hiện. Báo cáo kết luận phe nổi dậy Syria (không phải Chính quyền Assad) đã sử dụng khí độc thần kinh sarin trong vụ tấn công vũ khí hóa học hồi tháng 3 tại Aleppo. Trong khi nội dung của bản báo cáo vẫn chưa được công bố, thì nhiều nguồn tin của WND cho thấy khí độc sarin nguy hiểm chết người được sản xuất ở khu vực do người Sunni kiểm soát tại Iraq, sau đó được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ cho lực lượng nổi dậy Syria sử dụng. Đó là những phe nhóm ngày càng có quan hệ mật thiết với al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác. Báo MintPress News đã đăng bài phỏng vấn một số người dân sống sót sau vụ tấn công bằng khí độc sarin ở Eastern Guta. Kết luận của bài báo đó khá rõ ràng như sau: “Có lẽ Mỹ và đồng minh đang tìm kiểm thủ phạm một cách sai lầm”.
Một cú bồi thêm phản bác bằng chứng ngụy tạo do bộ ba Pháp-Mỹ- Anh thực hiện chống Syria là bài viết của nhà báo người Italy Domenico Quirico và giáo viên người Bỉ Pierre Piccinin, những người bị lực lượng nổi dậy bắt và giam giữ một vài tháng trước đó. Họ đã chứng kiến lực lượng chiến binh chuẩn bị tấn công bằng vũ khí hóa học. Theo họ, Bandar bin Sultan, Giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia, là người có dính líu đến vụ tấn công này. Pierre Piccinin cho biết điều này làm ông tổn thương và buộc phải nói lên sự thật này vì ông là người ủng hộ tích cực Quân đội Syria Tự do (FSA) trong cuộc chiến đấu vì nền dân chủ từ năm 2012. Tất cả những bằng chứng này đã bị phương Tây lờ đi và dàn dựng lên vở kịch thiếu đạo đức như trên. Mọi người đều biết Quốc hội Mỹ có truyền thống lắng nghe nhân chứng nói về các vấn đề quốc tế nổi cộm nhất. Ví dụ năm 2002, Quốc hội Mỹ mở phiên điều trần cho một nhân chứng nói lên bằng chứng sự thật về tội ác nghiêm trọng của cựu lãnh đạo độc tài Iraq Saddam Hussein. Và sự thật phũ phàng là nhân chứng đó chưa từng bao giờ sống ở Iraq. Và sau đó là những bằng chứng của một người Bỉ và người Italy (những công dân phương Tây thực sự).
Phù hợp với quy tắc cứng nhắc và nhanh chóng của kiểu chơi công bằng của Mỹ là thủ phạm của các tội ác ở Syria đã được công luận biết, điều duy nhất để lại là để thử phản ứng công luận. Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Ngày càng ít người tin vào vở kịch thực sự mà phương Tây đang dựng lên. Giờ đây, Nga và đồng minh đang yêu cầu Liên hợp quốc tiến hành một cuộc điều tra riêng về tội ác quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học. Những báo cáo của nhân chứng, việc kiểm tra các đoạn băng ghi hình, so sánh dữ liệu thực tế, kiểm tra nhân chứng sẽ cho ta biết sự thật của vở kịch được dàn dựng trên quy mô lớn và đầy khiêu khích dẫn đến đổ máu – điều mà Nhà Trắng thực sự rất sợ hãi.
* * *
Cũng theo Tạp chí “Tin Trung Đông” mới đây, báo Washington Post (Mỹ) ngày 3/10 đã đăng tải nhiều thông tin đáng chú ý, trong đó có chi tiết do một quan chức Mỹ cung cấp cho biết Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang mở rộng chương trình đào tạo bí mật cho lực lượng nổi dậy Syria. Theo đó, Nhà Trắng đã giao nhiệm vụ cho CIA tìm ra một giải pháp chính trị dựa trên sự bế tắc của các phe phái tham chiến, thay vì có chiến thắng rõ ràng của bất kỳ bên nào. Do vậy, CIA có trách nhiệm cung cấp hỗ trợ đủ để đảm bảo rằng lực lượng nổi dậy theo phái ôn hòa, hay những chiến binh được Mỹ ủng hộ, không bị đánh bại nhưng cũng không thể giành chiến thắng. Theo báo Washington Post, gần đây CIA đã cử đội ngũ chuyên gia bán quân sự bổ sung cho căn cứ bí mật ở Jordan với nỗ lực huấn luyện tăng cường gấp đôi số chiến binh nổi dậy và hướng dẫn lực lượng này cách sử dụng vũ khí do CIA cung cấp trước khi được đưa trở lại Syria. Nỗ lực của CIA được đánh giá là “hành động khẩn cấp” để hỗ trợ lực lượng nổi dậy Syria ôn hòa, vốn không đủ khả năng tạo nên thách thức nghiêm trọng cho Chính quyền Assad. CIA đang “khởi động và mở rộng nỗ lực của mình” trong các hoạt động ở Syria bởi vì “rõ ràng lực lượng đối lập đã mất lợi thế không chỉ về khả năng chiến thuật mà còn cả chiến lược chiến đấu trên thực địa”.
Tháng 6/2013, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng không tên lửa Patriot, máy bay chiến đấu F-16 tại Jordan. Đây là một phần của cuộc tập trận quân sự thường niên với tên gọi Eager Lion 2013 kéo dài 12 ngày, có sự tham gia của 8.000 quân nhân đến từ 19 nước, chủ yếu thuộc các nước Arập và châu Âu nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ bùng nổ xung đột từ nước láng giềng Syria. Sau khi kết thúc, Mỹ để lại 700 binh lính chiến đấu cùng 200 chuyên gia hoạch định chiến lược quân sự đồn trú lại Jordan để hỗ trợ quân đội nước này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng vũ khí hóa học hay cứu trợ nhân đạo trên quy mô lớn. Đồng thời, Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng nổi dậy Syria. Tháng 9/2013, tờ New York Times đăng tải bài viết đáng chú ý nhận định Tổng thống Mỹ hưởng lợi từ sự hậu thuẫn của Thượng nghị sĩ McCain với kế hoạch tấn công quân sự Syria. Bài viết phân tích như sau: “Các quan chức cho biết, trong cuộc trò chuyện với Thượng nghị sỹ Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa, Tổng thống Barack Obama đã tiết lộ về nỗ lực bí mật của Mỹ trong việc trang bị, huấn luyện cho lực lượng nổi dậy Syria bước đầu đã đem lại kết quả, khoảng 50 chiến binh lão luyện do CIA đào tạo đã được đưa trở lại Syria”. Vào tháng 5/2013, có nhiều tin tức cho biết chương trình huấn luyện này đã được tiến hành trong một thòi gian trước đó. Tờ LA Times đã nắm bắt được thông tin này và đăng tải từ tháng 6/2013 rằng chương trình do CIA huấn luyện chiến binh Syria bắt đầu từ tháng 11/2012 tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 23/8/2013, báo Le Figaro của Pháp công bố các phần tử nổi dậy được CIA huấn luyện ở các căn cứ dọc theo theo biên giới Syria và Jordan, số này được chuyên gia CIA, biệt kích của Israel và Jordan huấn luyện vài tháng trong các trại huấn luyện ở khu vực biên giới Jordan-Syria. Nhóm đầu tiên gồm 300 binh sĩ được tuyển chọn trong lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) đã được đưa trở lại Syria, qua đường biên giới vào khu vực Deraa ngày 17/8. Nhóm thứ hai được triển khai vào ngày 19/8. Bài báo cũng trích dẫn đánh giá của chuyên gia phân tích chiến lược tại Viện phân tích chiến lược của Pháp nhận định các nhóm nổi dậy được huấn luyện đang trên đường đi qua Ghouta đến Damascus.
Các hoạt động của CIA hiện tại
Hoạt động huấn luyện của CIA đặt căn cứ chính tại Jordan. Mục đích của chương trình này nhằm củng cố sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị trực thuộc Hội đồng quân sự tối cao, tổ chức do Tướng Idris lãnh đạo mà FSA là nòng cốt, lực lượng chính thức nhận nguồn viện trợ của Mỹ. Hoạt động huấn luyện do một nhóm nhỏ thuộc Đơn vị hành động đặc biệt của CIA đảm trách. Đây là đơn vị bán quân sự tập hợp chủ yếu các nhà thầu hay cựu thành viên Lực lượng hành động đặc biệt của Mỹ. Các quan chức cho biết hoạt động huấn luyện rất căn bản và kéo dài từ 4-6 tuần. Chính quyền Obama đã khai thác ý tưởng sử dụng quân đội Mỹ để mở rộng chương trình đào tạo mà theo như những gì họ mô tả thì đó là “sức mạnh công nghiệp”. Không rõ liệu Jordan có hoan nghênh dấu ấn quân sự nói trên hay không, điều này đồng nghĩa với chuyển đổi chương trình đào tạo từ bí mật sang chính thức công khai được Mỹ thừa nhận. Ngoài ra, cũng có những trở ngại pháp lý, một trong số đó là Luật Leahy. Theo đạo luật này, trong số các điều kiện đòi hỏi để nước khác được nhận viện trợ quân sự của Mỹ phải có cam kết không vi phạm nhân quyền. Giới chức Mỹ cũng cho biết CIA mới đây đã cử thêm các nhóm huấn luyện bán quân sự đến căn cứ bí mật ở Jordan nhằm thúc đẩy tăng cường huấn luyện các chiến binh nổi dậy Syria, hướng dẫn cách sử dụng vũ khí trước khi được đưa trở lại Syria. CIA đang “khởi động và mở rộng nỗ lực của mình”, giống như đang thực hiện hành động tại Syria vì quân nổi dậy đang thất thế không chỉ về chiến thuật mà còn cả về kỹ thuật tác chiến. CIA đã từ chối bình luận về những thông tin trong bài viết trên. Sự thất bại gần đây nhất xảy ra cách đây vài tháng khi các phe nhóm vũ trang lớn nhất ở Syria, trong đó có cả một số nhóm được Mỹ hậu thuẫn, tuyên bố liên minh với nhau để thành lập Nhà nước Hồi giáo.
Xu hướng trong hàng ngũ lực lượng ni dậy
Ngày 24/9/2013, tiếng chuông báo tử dành cho lực lượng nổi dậy vũ trang Syria được phương Tây hậu thuẫn đã reo. Có 13 phe nhóm vũ trang chống đối hàng đầu tại Syria quyết định liên minh với nhau dưới khẩu hiệu “Hồi giáo cực đoan thánh chiến”, tuyên bố thành lập “Liên minh những người Hồi giáo” và khẳng định tổ chức này tập hợp hơn 75% lực lượng nổi dậy chiến đấu chống Chính quyền Assad. Liên minh nói trên truyền bá luật Sharia hà khắc trên khắp lãnh thổ Syria, chính thức phủ nhận lực lượng chủ chốt Liên minh quốc gia Syria (SNC) được phương Tây hậu thuẫn là đại diện hợp pháp cho mình. Đáng chú ý, Liên minh những người Hồi giáo còn thu phục một số đơn vị thuộc FSA ôn hòa cũng như các tổ chức có liên kết với al-Qaeda. Lãnh đạo tối cao của al-Qaeda đã nhiệt liệt chào đón Liên minh mới trong một thông cáo đặc biệt. “Một nhóm đơn vị chiến binh thánh chiến hùng mạnh đã phủ nhận thẩm quyền của phe lãnh đạo đối lập Syria được phương Tây hậu thuẫn và tập hợp lại thành một tổ chức trong khuôn khổ Hồi giáo”. Đó không chỉ là bước thụt lùi nghiêm trọng mà còn là thất bại hoàn toàn của Mỹ và phương Tây trong việc gây ảnh hưởng đến phe đối lập cũng như toàn bộ chính sách của số này đối với Syria. Đồng thời đó cũng là thách thức đối với những nhân vật chóp bu (trong đó có Ngoại trưởng John Kerry), những người từng đưa ra quan điểm rằng phần lớn các phe nổi dậy ở Syria là theo xu hướng tự do và ôn hòa. Chính phủ Mỹ đã hướng lái lệch lạc công luận và Quốc hội về thành phần lực lượng nổi dậy Syria; cố tình giảm thiểu vai trò của các nhóm Hồi giáo cực đoan trong lực lượng nổi dậy.
Sự thống nhất của các nhóm cực đoan là một xu thế rõ ràng. Quân đội Hồi giáo đã được thành lập như nhân tố Hồi giáo khác. Lữ đoàn nổi dậy chiến đấu ở trong và xung quanh Damascus này tuyên bố hồi cuối tháng 9 vừa qua rằng họ đã đoàn kết thành một sư đoàn duy nhất bao gồm 50 nhóm nổi dậy và tập hợp hàng nghìn tay súng chiến đấu. Việc thành lập quân đội Hồi giáo tại Syria đã làm gia tăng sức mạnh cho chiến binh thánh chiến Salafi, chịu ảnh hưởng của Saudi Arabia và nhóm Hồi giáo cực đoan “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông-ISIS”, một chi nhánh của al-Qaeda mà mới đây đã nắm quyền kiểm soát lãnh thổ từ tay các lực lượng Hồi giáo khác ở miền Bắc và miền Đông Syria. Tất cả các nhóm Hồi giáo đều chính thức cam kết Luật Hồi giáo Sharia là “nguồn luật pháp duy nhất”. Nhìn chung, tất cả đều là Hồi giáo “từ đầu đến chân”. Đây là điều mà Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây.
Tóm lại, chính sách thiển cận về Syria của phương Tây, đi đầu là Mỹ, đã tạo điều kiện cho phe Hồi giáo cực đoan đạt được thế thượng phong trước phe nổi dậy ôn hòa Syria, gây nguy hiểm cho châu Âu và toàn bộ Trung Đông. Một thiên đường an toàn mới cho các chiến binh thánh chiến có quan hệ với aAl-Qaeda đã được thành lập ở phía Bắc và phía Đông Syria, đe dọa quốc gia láng giềng Iraq. Mục tiêu của số này là thành lập tiểu vương quốc Sunni trên bờ Địa Trung Hải và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Các chiến binh thánh chiến thời vụ một ngày nào đó sẽ rời khỏi Syria, trở lại các nước phương Tây hoặc khu vực Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Tại Iraq, lực lượng cực đoan đang cố gắng khôi phục lại cuộc nội chiến Sunni-Shiite với làn sóng đánh bom tự sát, điều đã trở thành tin tức hàng ngày xuất hiện trên truyền hình. Lực lượng thánh chiến cũng đang khuấy động căng thẳng tại các nước láng giềng Liban, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, đe dọa đến Mỹ, NATO, EU, Nga và nhiều quốc gia khác. Đó cũng là thời điểm mà CIA đã nhúng tay vào tình hình Syria nhằm biến nơi này trở thành thiên đường và căn
cứ trú ẩn an toàn cho al-Qaeda. Dù muốn hay không vẫn có một thực tế rằng chính quyền của Tổng thống Assad hiện tại là lực lượng duy nhất có khả năng đương đầu với các phần tử cực đoan ở Syria. Nga và Mỹ sẽ thảo luận về vấn đề này ở cấp ngoại trưởng bên lề các hội nghị quốc tế. Và không rõ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể nói gì về những khẳng định trước đó của ông về việc phe nổi dậy Syria chủ yếu là ôn hòa hay hoạt động của CIA nhằm tăng cường khả năng tiềm lực của lực lượng Hồi giáo tại đất nước này. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa cần thảo luận thêm là mối đe dọa đến hoạt động của Liên hợp quốc chống lại những gì CIA đang làm. Ngày 3/10/2013, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov tuyên bố Nga lo ngại lực lượng nổi dậy cực đoan ở Syria có thể thực hiện hành động khiêu khích trong giai đoạn các chuyên gia Liên hợp quốc đang giải trừ vũ khí hóa học ở Syria. “Khách quan mà nói, điều này là không thể tránh khỏi. Trong lĩnh vực này, chúng tôi có những hiểu biết nhất định về đối tác phương Tây của mình. Có nhiều rủi ro thực sự cũng như những hình thức khác nhau của sự khiêu khích bởi các phần tử khủng bố, cực đoan không mấy hứng thú với giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Syria, số này có thể tạo ra trở ngại khác nhau, thậm chí nghiêm trọng cho quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học”. Ông cũng lý giải rằng: “người ta chỉ có thể đến các kho vũ khí do chính phủ kiểm soát bằng cách duy nhất là đi qua những khu vực đang nằm dưới sự chiếm đóng của lực lượng nổi dậy. Đó là lý do giải thích tại sao vấn đề đặt ra là phải đi qua những khu vực trên và đảm bảo sự an toàn cho các chuyên gia của Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học, những người sẽ làm việc tại đó bằng cách nào”. Và chính CIA đang giúp đỡ những phần tử khủng bố tạo ra mối nguy hiểm này.
* * *
Mỗi chuyên gia có đánh giá riêng về nguyên nhân, động thái khiến Washington chống lại Syria và đưa ra lập luận riêng dựa trên kiến thức hiểu biết của mình để bảo vệ luận điểm. Dưới đây là một số đánh giá tiêu biểu về nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ phát động chiến tranh với Syria:
1. Tạo nguồn cung cấp năng lượng cho Mỹ;
2. Gây “hỗn loạn có kiểm soát” nhằm chi phối toàn bộ khu vực Trung Đông;
3. Bảo vệ lợi ích của đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực là Israel;
4. Sử dụng Syria làm mồi lửa nhằm khuấy động ngọn lửa chiến tranh khu vực mà sau đó sẽ biến thành cuộc chiến tranh thế giới;
5. Nâng cao uy tín đang bị giảm sút nghiêm trọng của Tổng thống Mỹ;
6. Tạo cho Washington sự kiểm soát hiệu quả hơn đối với Trung Quốc và các nước châu Âu; vốn phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Trung Đông;
7. Chiếm đóng Syria để hướng đến việc tiêu diệt kẻ thù quan trọng hơn của Mỹ, đó là Iran;
8. Đảm bảo hợp đồng cho ngành công nghiệp quốc phòng và làm giàu cho các ông trùm vũ khí;
9. Kích thích phát triển nền kinh tế trì trệ của Mỹ thông qua chi tiêu quốc phòng;
10. Hướng công luận khỏi sự thất bại trong chính sách đối ngoại và đối nội của Mỹ (thất nghiệp, đói nghèo); biện minh cho hành động của cơ quan tình báo Mỹ khi giám sát người dân….
Để làm rõ mục đích thực sự của Mỹ khi gia tăng áp lực lên Syria, có rất nhiều chuyên gia đưa ra phân tích khác nhau. Tuy nhiên, không thể bỏ qua và xem nhẹ những tuyên bố nghiêm túc của Obama. Theo đánh giá của giới phân tích, Tổng thống Mỹ không hoạch định kế hoạch tổng thể đối với Syria. Và Lầu Năm Góc cũng không có kế hoạch quân sự cụ thể đối với chiến trường này. Trong phiên điều trần gần đây tại Quốc hội Mỹ, tướng bốn sao Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã trả lời thẳng thắn và trung thực chất vấn của Thượng nghị sỹ Bob Corker về những gì ông đang cố tìm cách đạt được trong chiến dịch Syria: “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó vì đó là những gì chúng tôi đang suy nghĩ và tìm cách”.
“Hòa bình và an toàn” thông qua chiến tranh
Theo đánh giá, có ba mục tiêu chiến lược xuyên suốt của Mỹ khi dự định can thiệp vào Syria:
1. Dọn đường cho Mỹ tiến đến gần biên giới của Nga;
2. Tạo điều kiện để bắt đầu chiến tranh thế giới thứ ba;
3. Bảo vệ hệ thống đơn vị tiền tệ đồng USD dầu mỏ.
Đối với mục tiêu thứ nhất, thực tế từng được nhắc đến nhiều lần chính là Syria là một mắt xích kết nối trung gian trong kế hoạch hiếu chiến của Mỹ. Sau Syria, mục tiêu tiếp theo sẽ là Iran. Và sau Iran, Mỹ sẽ dừng lại ở khu vực biên giới phía Nam của Nga?
Với mục tiêu chiến lược thứ hai, cần phải lưu ý rằng quan điểm nêu trên không nói bắt đầu chiến tranh thế giới thứ ba mà là tạo ra điều kiện để bắt đầu cuộc chiến tranh đó. Vấn đề ở đây là Mỹ không cần chiến tranh thế giới thứ ba vào lúc này. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đó có thể là điều cần thiết trong tương lai gần. Để làm gì? Điều này nghe có vẻ không hợp lý lắm nhưng câu trả lời cho vấn đề nằm ở lĩnh vực “tâm linh huyền bí”: không có câu trả lời hoàn toàn hợp lý. Trọng tâm của vấn đề là ông chủ của Ngân hàng dự trữ liên bang (FED), người truyền tải ý muốn của họ cho Chính phủ Mỹ, đã giận dữ với cảm giác tâm linh: họ tự coi mình là tiền thân của Đấng cứu thế (Messiah) và hy vọng rằng Đấng cứu thế sẽ lên ngai vàng ở Đền thờ Jerusalem, nơi đến nay vẫn chưa được xây dựng lại. Một cuộc chiến tranh khu vực Trung Đông là điều cần thiết cho các ông chủ FED trong tính toán của họ, điều có thể giúp xây dựng lại Ngôi đền thứ ba ở Jerusalem. Một cuộc chiến tranh (bắt đầu tại một trong những khu vực là điểm nóng của thế giới) sẽ dễ dàng phát triển, lan rộng thành một cuộc chiến tranh rộng khắp, tạo ra sự hỗn loạn trên toàn thế giới. Đây là một loại hình hỗn loạn buộc tất cả các quốc gia, khi chứng kiến nó, phải cầu nguyện cho ‘‘hòa bình và an toàn” sẽ được thiết lập trên toàn thế giới.
Chiến tranh là một cách để vô hiệu hóa các khoản nợ
Thật tình cờ, có một lời giải thích đơn giản hóa cho lý do tại sao Mỹ cần đến chiến tranh thế giới thứ ba. Đó là học thuyết tài chính, vốn thích nghi với ý thức vô thần của tầng lớp cầm quyền phương Tây. Một cuộc chiến tranh như trên sẽ vô hiệu hóa các khoản nợ khổng lồ do Mỹ và phương Tây tạo ra cho ngân hàng phố Wall và thành phố London, vốn đang nợ nần toàn thể nhân loại. Nợ công của Mỹ đã vượt mức 100% GDP và nợ nước ngoài cũng vượt trên 100% GDP. Châu Âu đã phải gánh chịu các khoản nợ nần trầm trọng trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu về khả năng trả nợ trong tương lai gần. Nợ công của các nước châu Âu cũng xấp xỉ gần 100% GDP. Tình trạng nợ nước ngoài thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Anh, nợ nước ngoài đã vượt mức 500% GDP. Những khoản nợ ngập đầu ngập cổ như trên làm cho châu Âu trở thành đồng minh bất đẳc dĩ của Mỹ trong liên minh quân sự mạo hiểm. Cuộc chiến tranh, giống như các ngân hàng lấy lãi suất cắt cổ giải thích cho các chính trị gia, sẽ xóa sạch mọi khoản nợ. Nếu không có chiến tranh, nợ nần sẽ kết liễu số phận của của các ngân hàng cũng như nhiều quốc gia trong “khoản nợ nhiều tỷ bằng vàng”. Cơ chế xóa sạch mọi khoản nợ rất đa dạng. Một số con nợ có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới hoàn toàn do kết quả của cuộc chiến tranh. Có một câu nói nổi tiếng trong giới cho vay nặng lãi (ngân hàng) như sau: “Nếu không có con nợ, sẽ không có khoản nợ”. Đối với nhiều người khác, họ có thể giải thích rằng quyền đòi nợ của họ với Mỹ đã được hủy bỏ để trang trải chi phí cho Washington trong việc “bảo vệ dân chủ” trên quy mô toàn thế giới. Đến nay, nhiều người đã bị chuyển từ vị trí chủ nợ sang thành con nợ bằng cách áp đặt họ là người phải bồi thường chiến tranh do họ là kẻ thù hay kẻ kích động kẻ thù của “thế giới dân chủ”, về cơ bản, Mỹ phải thoát khỏi cuộc chiến tranh nợ nần. Đó cũng là điều mà đồng minh thân cận nhất của Mỹ là Anh nên làm. Và sau đó, Washington mơ mộng tham gia vào “dòng sông lịch sử” một lần nữa với tư cách là người chiến thắng (như trong Chiến tranh Thế giới lớn Nhất) với tất cả lợi thế có thể. Tuy nhiên, kịch bản chiến tranh thế giới sẽ chỉ được đưa ra nếu Mỹ không còn khả năng duy trì kim tự tháp nợ. Giờ đây, quân đội Mỹ và hệ thống ngân hàng đang sử dụng tất cả sức mạnh của mình để duy trì và mở rộng nó.
Washington cần đồng USD dầu mỏ chứ không phải dầu mỏ
Và bây giờ, mục tiêu chiến lược thứ ba là bảo tồn hệ thống đồng USD dầu mỏ. Một thực tế mọi người đều biết là 40 năm trước đây, hệ thống bản vị vàng đã được thay thế bằng dầu mỏ. Năm 1971, Mỹ tuyên bố chấm dứt chuyển đổi đồng USD sang vàng. Hai năm sau, để hỗ trợ nhu cầu của thế giới với đồng USD, vốn không còn được hậu thuẫn bởi bất cứ điều gì, một hệ thống mới đã được tạo ra: Đồng USD dầu mỏ. Năm 1973, một thỏa thuận giữa Mỹ và Saudi Arabia được ký kết, theo đó mỗi thùng dầu mua từ Saudi Arabia sẽ được định giá bằng USD. Theo thỏa thuận mới này, bất kỳ nước nào có nhu cầu mua dầu từ Saudi Arabia đầu tiên phải chuyển đổi đơn vị tiền tệ quốc gia của mình sang USD. Để đổi lại thiện chí của Saudi Arabia trong tiến hành giao dịch độc quyền bằng USD, Mỹ đã cung cấp vũ khí và bảo vệ mỏ dầu của Riyadh khỏi sự xâm chiếm của các nước láng giềng, trong đó có Israel. Năm 1975, tất cả các nước OPEC đồng ý giá dầu mỏ độc quyền bằng đồng USD và nhận USD đổi lấy dầu. Đổi lại, các nước OPEC được Mỹ cam kết cung cấp vũ khí và bảo vệ quân sự.
Hệ thống đồng USD dầu mỏ từ 40 năm trước đã làm gia tăng gấp đôi lợi nhuận cho Washington. Thứ nhất, FED thu lợi từ việc in ấn, lưu hành (trên hết là tiền tín dụng vốn tạo ra các khoản nợ). Do đó, ngân hàng này thu về khoản lợi nhuận tuyệt vời. Thứ hai, tất cả các giao dịch bằng đồng USD được thực hiện thông qua ngân hàng Mỹ, theo đó Washington có một cơ chế hiệu quả để kiểm soát các nước đồng minh như là một phần của hệ thống USD dầu mỏ trên thế giới.
Một số người cho rằng tại Trung Đông, Mỹ đang can dự để bảo đảm nguồn cung cấp dầu cho nền kinh tế của mình không bị gián đoạn. Liên quan đến các vấn đề xung quanh tình hình Syria năm 2013, lý thuyết này đơn giản là không đúng mặc dù nó vẫn còn hợp lý tại thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Iraq. Trong hồi ký của mình xuất bản năm 2007, cựu Giám đốc FED Alan Greenspan, đã viết như sau: “Tôi thực sự đau buồn khi phải nói rằng thật sự là đê tiện về chính trị khi thừa nhận những gì mọi người đều biết: Cuộc chiến tranh Iraq phần lớn là về dầu mỏ”. Cũng trong năm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện giờ, lúc đó là Thượng nghị sỹ Chuck Hagel đã thừa nhận: “Mọi người nói rằng chúng ta đang chiến đấu vì dầu mỏ. Tất nhiên đó chính là điều chúng ta đang làm”.
Trong nhiều năm qua, Mỹ đã giải quyết vấn đề năng lượng của mình khá hiệu quả thông qua cái gọi là “cuộc cách mạng đá phiến”. Sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ bên ngoài đã thấp hơn hẳn theo từng năm. Mỹ không còn cố gắng tạo ra sự kiểm soát của mình trong thế giới Arập với nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt sang Mỹ không bị gián đoạn. Hiện nay, lượng dầu nhập khẩu từ Bắc Phi và Trung Đông chỉ chiếm 10% tổng sản lượng dầu tiêu thụ ở Mỹ và trong vài năm tới, con số này còn có thể giảm xuống bằng không. Washington đang đấu tranh với nhiều nguồn lực để duy trì giao dịch thương mại trên thế giới bằng đồng USD. Các ông chủ của FED có lợi ích trực tiếp trong vấn đề này. Ví dụ, hiện nay Trung Quốc đang thiết lập quan hệ ngày càng chặt chẽ với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt. Điều gây kích động đối với Washington (hay đúng hơn là ông chủ của FED) là phần lớn giao dịch thương mại giữa hai nước này được thực hiện không phải bằng USD mà trên cơ sở trao đổi hàng hóa và đơn vị tiền tệ từng nước. Không ai tự nguyện muốn giao dịch thương mại bằng USD nữa. Và bây giờ chỉ có thể được thực hiện việc này bằng áp lực mạnh mẽ: chủ yếu của các nhà sản xuất và xuất khẩu.
Cuộc chiến vì đồng USD dầu mỏ đang leo thang
Iraq, Libya, Syria, Iran là những mắt xích liên kết trong cuộc chiến của Washington để bảo vệ đồng USD dầu mỏ. Chúng ta hãy nhớ lại một số sự kiện gần như đã bị quên lãng. Đầu năm 2011, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố bắt đầu hợp tác với Nga và Trung Quốc, theo đó tất cả các giao dịch dầu mỏ được thực hiện bằng đồng rúp hay nhân dân tệ. Tháng 3/2011, phong trào nổi dậy lật đổ chính phủ nổi lên và ngày 15/11 năm đó, lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ đối với Syria có hiệu lực thi hành. Ngày 1/6/2012, lệnh cấm vận áp đặt lên dầu mỏ xuất khẩu của Iran có hiệu lực, khi đó Tehran bắt đầu bán dầu bằng đồng euro và rial, tập trung vào giao dịch nội bộ.
Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng cho các ông chủ của FED khi đầu năm 2013, tỷ lệ đồng USD trong giao dịch quốc tế giảm xuống dưới mốc quan trọng 50%. Đây là một tín hiệu nghiêm trọng cho các ông chủ của FED. Nhiều quốc gia khác cũng trở thành mục tiêu trong danh sách trừng phạt của Washington. Đó là quốc gia sử dụng giao dịch thương mại bằng: (a) trao đổi hàng hóa, (b) thanh toán bù trừ, (c) vàng, (d) sử dụng đồng tiền nội tệ của quốc gia đó. Ví dụ, Trung Quốc, Ấn Độ mua dầu từ Iran bằng vàng. Washington không thể buộc Ấn Độ và Trung Quốc phải chấm dứt hình thức giao dịch thương mại này. Một điều cũng khiến Washington khó chịu là Moskva ngày càng tự tin sử dụng đồng rúp trong giao dịch thương mại với các nước láng giềng. Nga tăng cường quan hệ giao dịch thương mại với Trung Quốc bằng đồng rúp và đồng nhân dân tệ. Trung Quốc đang chuyển sang giao dịch bằng đồng nhân dân tệ thậm chí ngay cả với các nước Tây Âu. Liệu đây phải chăng là lý do khiến Washington coi Nga và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng với mình? Phải chăng Mỹ đang cố gắng dọn đường đến sát biên giới Nga thông qua Syria, Iran không phải chỉ vì lý do địa chính trị đơn thuần mà hoàn toàn về lý do tài chính. Tất cả những ai làm suy yếu đồng USD dầu mỏ đều phải bị trừng phạt.
Và chỉ khi cuộc chiến của Washington bảo vệ hệ thống đồng USD dầu mỏ trở nên vô vọng, Mỹ mới thực hiện đến kế hoạch B hay còn gọi là “Chiến tranh Thế giới thứ Ba”. Và ngòi nổ cho cuộc chiến tranh này nằm ở Trung Đông, chính xác là tại Syria và Iran.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét