Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-10-19Tay không bảo vệ tổ quốc
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.
Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.
Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:
“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.
Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:
“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:
Anh Dương Văn Dũng
“Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”
Trung Quốc tấn công và chiếm đảo
Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.
Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.
Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.
Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:
“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”
Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.
Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:
“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.
Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:
“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”
Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:
“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.
Tàn sát lính Việt Nam
Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.
Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:
“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.
Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.
Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này.
Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói:
Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên.“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”.
Anh Lê Minh Thoa
Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?
Cuộc chiến tại Gạc Ma kết thúc, nhưng trận chiến của những người còn sống sót còn chưa đến hồi kết. Số phận chín người còn sống sót như thế nào? Mời quý vị đón nghe vào kỳ tới.
Jonathan London - Những ngày không quên
Trong cộng đồng quốc tế, “lịch chính trị” (political calendar) ở Việt
Nam gần như không được thảo luận. Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng khu
vực đang gia tăng và các nỗ lực giải quyết căng thẳng thì thật mong
manh, cả thế giới nên biết rằng tháng giêng, tháng 2, và tháng 3 mỗi năm
là những tháng mà cảm xúc chính trị của người dân Việt Nam đối với
Trung Quốc đặc biệt gay gắt. Hiểu rõ các lý do của điều này sẽ giúp cả
thế giới hiểu rõ góc nhìn của Việt Nam đối với xu hướng bành trướng của
Trung Quốc hiện nay và những khó khăn mà Hà Nội phải đối mặt trong việc
xử lý chuyện đó.
Mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải dài hàng nghìn năm và có những bất hòa gay gắt trong hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên, căng thẳng hiện nay giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mới xuất phát từ rất gần đây. Khi Bắc Kinh len lén xúc tiến thực thi các yêu sách về chủ quyền vừa thái quá vừa không có cơ sở pháp lý của mình, thì trong lịch Việt Nam, có ba ngày nổi bật lên.
Ngày thứ nhất là ngày 19/1. Vào ngày này năm 1974, quân đội Trung Hoa lục địa đã tổ chức một cuộc tấn công thảm sát và cướp những hòn đảo chính trong chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền suốt hàng thế kỷ, cho đến tận thời kỳ thực dân và hậu thực dân. Dù chọc điên tiết về hành vi của Bắc Kinh, sự phụ thuộc vào Trung Quốc của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Tổng Bí thư Lê Duẩn khiến cho im lặng và kiềm chế trở thành gần như là lựa chọn duy nhất.
Ngày nay, 74 người lính trẻ của Việt Nam Cộng hòa, những người đã hy sinh khi bảo vệ quần đảo của Việt Nam, được coi như anh hùng dân tộc cả nước Việt Nam, nhưng không chính thức. Bất kể điều đó có khôn ngoan hay không, trước sự phẫn nộ của nhiều người Việt Nam, Hà Nội nói chung vẫn trấn áp các hoạt động tưởng niệm ở nơi công cộng.
Sau đó tới ngày 17/2. Ngày này năm 1979, Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn nhưng đầy rủi ro, vào miền bắc Việt Nam. Trong một cuộc hội đàm Mỹ-Trung, Bắc Kinh tiết lộ ý định ”dạy cho Việt Nam một bài học”, xuất phát từ việc Hà Nội đem quân vào Campuchia vào năm 1978 – hành động xâm lược mà, như chúng ta có thể nhớ, nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thất bại về mặt quân sự, cuộc chiến còn gây ra cái chết vô nghĩa của hàng trăm nghìn người Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bối cảnh của hiện nay, lúc Washington đang lo ngại về việc Trung Quốc phát triển quân sự, cần nhớ rằng sự xâm lược của Bắc Kinh vào Việt Nam phần lớn là có ý đồ ám chỉ họ sẵn sàng làm đồng minh với Mỹ để cô lập Việt Nam và để đương đầu với mối nguy từ Liên Xô mà họ nhận thức được. Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng xuất phát điểm của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự như bây giờ là do một mối lo ngại mang tính hoang tưởng, ám ảnh – hậu quả của thất bại ê chề trong cuộc chinh chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979 vẫn được người ta tưởng nhớ, nhưng lại cũng không chính thức. Năm nay, không đếm được có mấy nghìn người Việt Nam đeo huy hiệu hoa sim và đặt làm hình nền trên Facebook hình ảnh bông hoa sim – vốn là loài hoa ở nơi mà hàng trăm nghìn người Việt Nam đã chết hồi đó.
Cuối cùng, chính ngày hôm nay 14/3, năm 1988, là ngày Bắc Kinh đã tiến hành cuộc bỏ thầu bất chính gần đây nhất của họ, lần này là một nỗ lực nhằm cướp đảo trong chuỗi đảo Trường Sa, kể cả những hòn đảo mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lịch sử rõ ràng. Vào cái ngày đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã nã súng vào ”những người anh em xã hội chủ nghĩa” của họ trước khi đứng nhìn hàng chục người chết chìm, với một thái độ tàn ác không thể chối cãi.
Tính đến nay, số giấy báo tử chính thức của Hà Nội về vụ này vẫn dừng ở con số 64 người. Mặc dù có một số ý kiến ở Hà Nội cho rằng con số thực phải lên đến gần 200 nhân mạng. Những nhân chứng trực tiếp kể lại rằng vào cái ngày đó, quân đội Trung Quốc đã bao vây vài chục lính hải quân Việt Nam đang trôi dạt khỏi chiếc tàu bị đánh chìm của họ, xả súng bắn vào họ, không cho họ bơi đi thoát, và đứng nhìn họ chìm dần sau vài giờ.
Những vết thương đó không bị lãng quên ở Hà Nội, kể cả trong bộ mấy đảng và nhà nước; Nhưng, cũng không ai được nói tới chúng. Và cả sự phẫn nộ với lối hành xử trên biển của Bắc Kinh cũng vậy, rất ít khi được nói tới. Dù kể từ năm 1988, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt với vô số lần bị đánh đập, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị sát hại.
Sự im lặng chính thức của Hà Nội, tại một trong những quốc gia đã chiến đấu vì độc lập dữ dội nhất thế giới, là điều đáng kể. Nó cũng thống nhất với một loạt những lý thuyết đã có từ lâu nhưng rất gây tranh cãi, về cách ứng xử với Trung Hoa như thế nào là tốt nhất. Từ một góc nhìn nọ, để giữ gìn độc lập và chủ quyền thì cần phải im lặng, phải tỏ sự tôn trọng Bắc Kinh, và phải giữ cách hành xử của ”thằng em bé nhỏ”, hay thậm chí của một nước chư hầu.
Không có gì ngạc nhiên, quan điểm này bị nhiều cộng đồng người Việt ở Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới khinh bỉ. Quan trọng hơn, đối với Hà Nội, vào thời điểm này, có lẽ đó là một cách tiếp cận không còn tác dụng nữa.
Xin nhắn các bạn đọc của tôi: bài này vốn được viết bằng tiếng Anh nhằm giúp một tập thể độc giả quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng của Việt Nam. Bài này sẽ được đang trên trang web của Trung Tâm Chiến Lược và Quốc tế học (Washington Mỹ) vào đúng ngày 14/3. Xin đừng ném đá về “tội” không nói gì đến 4 tốt 16 chữ vàng!
Mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải dài hàng nghìn năm và có những bất hòa gay gắt trong hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên, căng thẳng hiện nay giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mới xuất phát từ rất gần đây. Khi Bắc Kinh len lén xúc tiến thực thi các yêu sách về chủ quyền vừa thái quá vừa không có cơ sở pháp lý của mình, thì trong lịch Việt Nam, có ba ngày nổi bật lên.
Ngày thứ nhất là ngày 19/1. Vào ngày này năm 1974, quân đội Trung Hoa lục địa đã tổ chức một cuộc tấn công thảm sát và cướp những hòn đảo chính trong chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền suốt hàng thế kỷ, cho đến tận thời kỳ thực dân và hậu thực dân. Dù chọc điên tiết về hành vi của Bắc Kinh, sự phụ thuộc vào Trung Quốc của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Tổng Bí thư Lê Duẩn khiến cho im lặng và kiềm chế trở thành gần như là lựa chọn duy nhất.
Ngày nay, 74 người lính trẻ của Việt Nam Cộng hòa, những người đã hy sinh khi bảo vệ quần đảo của Việt Nam, được coi như anh hùng dân tộc cả nước Việt Nam, nhưng không chính thức. Bất kể điều đó có khôn ngoan hay không, trước sự phẫn nộ của nhiều người Việt Nam, Hà Nội nói chung vẫn trấn áp các hoạt động tưởng niệm ở nơi công cộng.
Sau đó tới ngày 17/2. Ngày này năm 1979, Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn nhưng đầy rủi ro, vào miền bắc Việt Nam. Trong một cuộc hội đàm Mỹ-Trung, Bắc Kinh tiết lộ ý định ”dạy cho Việt Nam một bài học”, xuất phát từ việc Hà Nội đem quân vào Campuchia vào năm 1978 – hành động xâm lược mà, như chúng ta có thể nhớ, nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thất bại về mặt quân sự, cuộc chiến còn gây ra cái chết vô nghĩa của hàng trăm nghìn người Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bối cảnh của hiện nay, lúc Washington đang lo ngại về việc Trung Quốc phát triển quân sự, cần nhớ rằng sự xâm lược của Bắc Kinh vào Việt Nam phần lớn là có ý đồ ám chỉ họ sẵn sàng làm đồng minh với Mỹ để cô lập Việt Nam và để đương đầu với mối nguy từ Liên Xô mà họ nhận thức được. Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng xuất phát điểm của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự như bây giờ là do một mối lo ngại mang tính hoang tưởng, ám ảnh – hậu quả của thất bại ê chề trong cuộc chinh chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979 vẫn được người ta tưởng nhớ, nhưng lại cũng không chính thức. Năm nay, không đếm được có mấy nghìn người Việt Nam đeo huy hiệu hoa sim và đặt làm hình nền trên Facebook hình ảnh bông hoa sim – vốn là loài hoa ở nơi mà hàng trăm nghìn người Việt Nam đã chết hồi đó.
Cuối cùng, chính ngày hôm nay 14/3, năm 1988, là ngày Bắc Kinh đã tiến hành cuộc bỏ thầu bất chính gần đây nhất của họ, lần này là một nỗ lực nhằm cướp đảo trong chuỗi đảo Trường Sa, kể cả những hòn đảo mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lịch sử rõ ràng. Vào cái ngày đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã nã súng vào ”những người anh em xã hội chủ nghĩa” của họ trước khi đứng nhìn hàng chục người chết chìm, với một thái độ tàn ác không thể chối cãi.
Tính đến nay, số giấy báo tử chính thức của Hà Nội về vụ này vẫn dừng ở con số 64 người. Mặc dù có một số ý kiến ở Hà Nội cho rằng con số thực phải lên đến gần 200 nhân mạng. Những nhân chứng trực tiếp kể lại rằng vào cái ngày đó, quân đội Trung Quốc đã bao vây vài chục lính hải quân Việt Nam đang trôi dạt khỏi chiếc tàu bị đánh chìm của họ, xả súng bắn vào họ, không cho họ bơi đi thoát, và đứng nhìn họ chìm dần sau vài giờ.
Những vết thương đó không bị lãng quên ở Hà Nội, kể cả trong bộ mấy đảng và nhà nước; Nhưng, cũng không ai được nói tới chúng. Và cả sự phẫn nộ với lối hành xử trên biển của Bắc Kinh cũng vậy, rất ít khi được nói tới. Dù kể từ năm 1988, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt với vô số lần bị đánh đập, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị sát hại.
Sự im lặng chính thức của Hà Nội, tại một trong những quốc gia đã chiến đấu vì độc lập dữ dội nhất thế giới, là điều đáng kể. Nó cũng thống nhất với một loạt những lý thuyết đã có từ lâu nhưng rất gây tranh cãi, về cách ứng xử với Trung Hoa như thế nào là tốt nhất. Từ một góc nhìn nọ, để giữ gìn độc lập và chủ quyền thì cần phải im lặng, phải tỏ sự tôn trọng Bắc Kinh, và phải giữ cách hành xử của ”thằng em bé nhỏ”, hay thậm chí của một nước chư hầu.
Không có gì ngạc nhiên, quan điểm này bị nhiều cộng đồng người Việt ở Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới khinh bỉ. Quan trọng hơn, đối với Hà Nội, vào thời điểm này, có lẽ đó là một cách tiếp cận không còn tác dụng nữa.
Jonathan London
Xin nhắn các bạn đọc của tôi: bài này vốn được viết bằng tiếng Anh nhằm giúp một tập thể độc giả quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng của Việt Nam. Bài này sẽ được đang trên trang web của Trung Tâm Chiến Lược và Quốc tế học (Washington Mỹ) vào đúng ngày 14/3. Xin đừng ném đá về “tội” không nói gì đến 4 tốt 16 chữ vàng!
(Blog Xin Lỗi Ông)
Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?
Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012 -REUTERS
Thụy My -RFI
Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3, một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên hai năm tù, cũng với tội danh tương tự.
Vụ xử blogger Phạm Viết Đào là vụ cuối cùng đối với các nhà bất đồng
chính kiến bị bắt trong năm 2013. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình
luận Phạm Chí Dũng nhận định :
Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.
Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.
Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những nhân vật Y hay Z nào.
Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.
Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn nữa là tội danh “gián điệp”.
Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan ninh điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.
Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.
Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ, nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối với các vụ việc liên quan đến điều 258.
Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã “chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7 năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù giam.
Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:
Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.
Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2 án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2 có xác suất cao hơn so với khả năng 1.
Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả tự do ngay tại tòa.
Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.
Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ” và “bị lạm dụng”.
Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.
Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.
Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.
Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những nhân vật Y hay Z nào.
Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.
Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn nữa là tội danh “gián điệp”.
Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan ninh điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.
Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.
Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ, nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối với các vụ việc liên quan đến điều 258.
Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã “chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7 năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù giam.
Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:
Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.
Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2 án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2 có xác suất cao hơn so với khả năng 1.
Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả tự do ngay tại tòa.
Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.
Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ” và “bị lạm dụng”.
Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.
Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
Danlambao 14/3/2014.
Cựu Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bá Đăng bị an ninh Bắt giữ trái phép
Ông Nguyễn Bá Đăng (trái) và ông Vi Đức Hồi (phải) trong đám tang cụ Hoàng Minh Chính
Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) -
Trưa qua vào lúc khoảng 12h/13/3/2014 Lực lương công an huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương gồm 4 xe không rõ bao nhiêu người, đã ập vào gia đình
anh Nguyễn Bá Đăng, một cựu tù nhân lương tâm mới ra tù năm 2013. Lực
lượng này đã dùng số đông ép anh Đăng lên xe giải về đồn công an huyện
Nam Sách mà không hề có một lệnh bắt hay giấy tờ gì.
Bùi Thị Minh Hằng & các thủ đoạn quen thuộc của công an
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) – Sau kỳ UPR, “món nợ” 227 khuyến nghị đang chờ giới cầm quyền Việt Nam trả, thì tình hình nhân quyền tại quốc gia này ngày thêm tồi tệ. Đó như là sự “giỡn mặt” với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuyên Quang: Người H’Mông bị đưa ra tòa vì điều 258
Ông Hoàng Văn Sang
CTV Danlambao
– Theo thông tin từ gia đình, vào lúc 8 giờ sáng nay ngày 14/03/2014,
ông Hoàng Văn Sang – một người dân tộc H’Mông sẽ bị đem ra xét xử tại
TAND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự
do dân chủ’ theo điều 258 BLHS.
Ông Sang bị bắt vào ngày 10/10/2013
cùng với một số người khác sau khi cùng một đoàn người H Mông ở khắp các
tỉnh biên giới phía Bắc như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Cao
Bằng xuống Hà Nội kêu cứu vì bị chính quyền địa phương o ép, đàn áp việc
thay đổi tập tục, thói quen sinh hoạt cũ.
Trường Sa – Lưỡi câu Trung Cộng trong họng Việt Nam
Phạm Trần (Danlambao) – Chưa có nước nào trên Thế giới như Cộng sản Việt Nam muốn xóa đi những di tích và bằng chứng lịch sử của ba cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng ở cuối Thế kỷ 20 để được yên thân.
Rủi Ro của Việt Nam: không được vào TPP vì vi phạm quyền lao động * Vietnam risks TPP slot on labor reality
>
Khai Nguyen (Asia Times) / Bản dịch: Nguyễn Quốc Khải - Hiệp
ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership
– TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo và đang được thương thuyết giữa 12 nước bao
gồm Việt Nam, đòi hỏi rằng những hội viên chấp nhận và bảo vệ những điều
lệ về lao động, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể
và tuyệt đối không cho phép lao động trẻ em và cưỡng bức. Nếu những nhà
thương thuyết giữ vững những đòi hỏi này, Việt Nam cần phải bị cấm
không cho vào hiệp ước này.
Khi lãnh đạo chột mù nói tận tâm cứu người
Le Nguyen (Danlambao) - Có một số yếu tố tiêu cực lẫn tích cực tác động gây ra cũng như phát sinh hiện tượng “xứ mù thằng chột làm vua” và câu nói này của người xưa khá “linh ứng” vào trường hợp tổ chức lãnh đạo các cấp của đảng cộng sản Việt Nam. Phải công nhận rằng các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là rặt ròng từ chột tới mù đui và chột mù của căn bệnh cộng sản là một phần do nguồn gốc “bất hảo” phát sinh tự bẩm sinh, một số khác là tự chọc vào mắt để chấp nhận thương tật chột mù. Qua thời gian dài quan sát, ai cũng thấy tập thể lãnh đạo từ to tới bé của đảng cộng sản việt Nam từ đời đầu, đời giữa cho đến đời nay, không chỉ là tập thể của những tên chột mù mà còn là tập thể của bọn xã hội đen chuyên nghề cướp, giết, hiếp… độc ác man rợ, dối trá ở cả hai nghĩa đen và bóng.
Giới thiệu bản nhạc: Tiếng Gọi
Doanh nghiệp nhà nước: Viettel chỉ là bọn lừa đảo
Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) -
Trước tết nguyên đán năm 2014, tôi có liên hệ với số điện thoại số
0989198198 của Viettel, một doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ viễn
thông, trình bày về nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của Viettel, công
ty vui vẻ tiếp nhận, xin địa chỉ của tôi và ngày 8/1/2014 công ty đã cho
nhân viên đến nhà để kí hợp đồng, tôi đã nộp tiền phí lắp đặt và các
khoản chi phí khác theo yêu cầu của công ty.
Tên tội đồ ngây thơ
Minh Dân (Danlambao) - Đánh dấu 26 năm ngày thảm sát Gạc Ma – Trường Sa, việc làm duy nhất nổi cộm của tên tội đồ chỉ có thể là tổ chức buổi giao lưu bình thường tại Đà Nẵng 13-3 giữa các người lính, thân nhân Gạc Ma, quan chức kết hợp phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”.
Bản Lên Tiếng của các Hội Quảng Nam – Đà Nẵng và Liên Trường Trung Học Quảng Nam Đà Nẵng hải ngoại về việc nhà cầm quyền CSVN liên tục sách nhiễu và khủng bố gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Trước sự đàn áp thô bạo tất cả những
nhà đấu tranh dân chủ trong nước từ trước đến nay có một trường hợp
riêng xảy ra tại Quảng Nam đối với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn với những chi
tiết sau đây mà các Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng chúng tôi cần phải
lên tiếng thêm.
Tản mạn: Vợ chồng tôi đi hội lớp
Thỏa thuận tay đôi
Đang ngồi dưới bóng mát ở cổng nhà,
tính làm gì đó trong vườn thì tôi thấy vợ le te dắt xe ra: “Anh! Em đi
ra bến xe đón con bạn về chơi đây!”. Tôi ngoan ngoãn: “Ừ, em đi đi, anh
gác cổng đợi”. Nhưng vợ tôi vẫn chưa đi, cứ đứng nhìn xéo tôi rồi hỏi
xéo: “Cởi trần à? Định khoe à?!” Tôi phì cười: “Sao em không ra lệnh
‘Vào mặc áo đã!’, mà hỏi vòng vo thế? Anh khép cổng rồi đi mặc áo đây…”
Bụng thì nghĩ: Có uống mấy tấn thuốc liều tôi cũng không dám “khiêu
khích” mấy bà! Bạn học của vợ tôi đều đang ở cái tuổi mới năm chục
“nhú”, có khả năng bẻ gẫy mọi loại sừng voi, nhan sắc thì là “hoa cuối
mùa sặc sỡ đến lo âu”… tôi sợ lắm, sợ chân thành! Chả là vợ tôi và các
bạn đang chuẩn bị hội lớp phổ thông, mà theo “thỏa thuận tay đôi”, tôi
sẽ “được” đi dự các buổi họp hội lớp ấy của nàng, và đổi lại, nàng sẽ
“phải” đi dự các buổi họp/hội lớp của tôi. Và đó là cả một “tấn” bi hài
kịch nho nhỏ của chúng tôi.
Blogger Tạ Phong Tần bị đánh trong phòng giam
VRNs (14.03.2014) – Sài Gòn – “Từ trại giam Thanh Hóa, chị Tần gọi điện thoại về cho tôi, chị nói là, chị đang bị bệnh và ho rất nhiều. Có một số tù nhân mới vào ở chung phòng chị Tần, họ sỉ nhục chị Tần, nếu chị Tần chống cự lại thì sẽ bị họ đánh. Họ [có hành vi phỉ báng lên] di ảnh của mẹ [bà Đặng Thị Kim Liêng]. Chị Tần đã làm đơn khiếu nại. Chị Tần nói, nếu tháng sau chị Tần không điện thoại về nhà [tức là] tụi nó đánh chị”. Cô Tạ Minh Tú, em gái Blogger Tạ Phong Tần cho VRNs hay.
Cô Tú phẫn uất: “Tôi buồn với chế độ
này. Người đã khuất rồi mà không để yên. Thử hỏi nếu không có người
chống lưng tù nhân thì tù nhân nào dám hành sự như thế?”
Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân
Cập nhật danh sách đợt 4
40 năm ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (19/1/1974), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam (17/2/1979) với biết bao chiến sĩ và đồng bào ngã xuống. Máu xương và anh linh những người con đất Việt vẫn còn đấy… Thế mà cũng những tháng năm ấy, máu xương và anh linh những người con đất Việt đã bị cố tình quên lãng. Không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức chính thức để tri ân những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Thậm chí mọi sự tưởng nhớ do nhân dân thực hiện còn bị nhà cầm quyền vùi dập. Hành động phá đám sai khiến công an giả dạng cưa đá và phóng loa đỏ CAND ồn ào gây bụi mù mịt, và cho người nhảy nhót trơ trẽn theo điệu nhạc Trung Quốc dưới tượng đài Lý Thái Tổ linh thiêng đã lập công nơi chốn Thăng Long ngàn năm văn vận này là một điều không thể hiểu và không thể giải thích nổi, nhất là với một quốc gia vẫn còn nắm trong tay chủ quyền và có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Cri – mê vác đá ghè chân mình?
Trưng cầu dân ý tại Cri – mê
Là vở tuồng kệch cỡm vụng về.
Vi hiến, vi phạm luật quốc tế,
Cả thế giới phản đối, cười chê!
Paul Trần Minh Nhật: Nhà tù việt Nam tước đoạt quyền giữ đạo của tù nhân
VRNs (14.03.2014)
– Thái Nguyên – Tù nhân không bị tước đoạt toàn bộ quyền con người,
nhất là quyền tự do tôn giáo, nhưng hiện này, tất cả các nhà tù ở Việt
Nam, kể cả các trại tạm giam cũng không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của tù
nhân về tôn giáo như cho gởi các sách tôn giáo, cho phép linh mục ban
bí tích cho các tù nhân Công giáo,… Đây là điều tù nhân lương tâm Paul
Trần Minh Nhật nêu lên trong lá thư gởi Đức tổng giám mục Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Sinh nhật Đỗ Thị Minh Hạnh
13 tháng 3. Ngày một người con gái Việt
Nam dũng cảm nhưng nhân ái ra đời. Lòng nhân ái ấy đã biến thành hành
động tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Lòng dũng cảm ấy đã phải trả
giá bằng bản án 7 năm tù ở vào lứa tuổi thanh xuân.
Ngày sinh nhật của Đỗ Thị Minh Hạnh,
bạn bè Danlambao thân gửi đến Hạnh niềm thương nhớ và lời chúc bình an
cho bạn trong chốn lao tù.
Đỗ Thị Minh Hạnh: Anh thư nước Việt.
Ngày hôm nay, 13/3/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh sẽ đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù tại Phân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nhân dịp Hạnh bước sang tuổi 29, mời bạn đọc xem lại một bài viết được viết từ năm 2011 của anh Nguyễn Bắc Truyển kể lại những kỷ niệm đáng nhớ về Đỗ Thị Minh Hạnh:
Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) - Thời thế tạo Anh hùng hay Anh hùng tạo thời thế.
Khoảng giữa năm 2006, qua những người bạn có cùng sở thích đi du lịch, tôi được biết một bạn gái trẻ, phải nói là rất trẻ, cô gái này cũng thích được đi khắp nơi để chiêm ngưỡng non sơn gấm vóc vẽ đẹp hùng vỹ của Việt Nam. Cô là một sinh viên, tuổi còn ăn học nên khi thấy tôi và các bạn ngao du sơn thủy vào dịp cuối tuần, cô rất là hâm mộ, nhưng chuyện học hành đã không cho phép cô du hành cùng với chúng tôi.
Bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh
Trần Trung Đạo (Danlambao)
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?Mâm mồi các cụ (tập 3)
Thất Sỹ (Danlambao) - Dạo này thời buổi khó khan, chả có cỗ bàn đình đám, các ông rủ nhau ra quán rượu rìa làng để giải khuây.
Đường làng ngõ xóm đã được bê
tông hóa thay cho con đường gạch cổ, nhưng bằng thứ bê tông đặc
biệt của nhà thầu xã, nên chẳng được mấy ngày đã lở loét,
lại được trang điểm bằng những bãi phân bò, phân chó. Các ông
phải bước tránh, bước né mới đến được nơi hò hẹn.
Lại một trò hề
Vũ Bất Khuất (Danlambao) -
Mấy ngày nay báo chí ở VN cùng loan tin ông Đặng Ngọc Tùng. Chủ tịch
Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam kêu gọi lập “Quỹ nghĩa tình Hoàng Sa –
Trường Sa” và vận động xây “Đền Tưởng Niệm 64 Anh Hùng Gạc Ma”.
Mỹ tố cáo hành động « khiêu khích » mới của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki,
đã bày tỏ thái độ quan ngại trước một hành động nhằm phá vỡ nguyên trạng
trong vùng Biển Đông.
Theo bà Psaki : « Đó là một động thái khiêu khích làm gia tăng căng
thẳng. Trong khi chờ đợi giải pháp cho các đòi hỏi chủ quyền chồng chéo
tại Biển Đông, không ai được quyền xen vào các nỗ lực của các bên tranh
chấp nhằm duy trì nguyên trạng ».
Ngày 11/03 vừa qua, Philippines đã triệu đại biện sứ quán Trung Quốc tại
Manila lên để phản đối vụ chặn tàu. Manila tố cáo một hành động « đe
dọa rõ ràng và cấp bách nhắm vào các quyền và lợi ích của Philippines ».
Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ lập luận
của Philippines, tố cáo ngược lại là hai chiếc tàu Philippines đã « vi
phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc » và « vi phạm » bản Tuyên bố về
ứng xử tại Biển Đông ký kết năm 2002.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào hôm qua, đã lên tiếng bênh vực Philippines và
bác bỏ lập luận của Trung Quốc khi cho rằng mọi quốc gia đều có quyền «
thường xuyên tiếp tế và luân chuyển nhân sự » đến các địa điểm họ nắm
giữ ở Biển Đông từ trước khi có bản tuyên bố năm 2002.
Tuyên bố của Mỹ về sự cố Second Thomas Shoal là dấu hiệu mới nhất cho
thấy là Washington ngày càng công khai thể hiện rõ ràng lập trường ủng
hộ đồng minh Philippines.
Trong thời gian một vài tháng gần đây, các giới chức lãnh đạo quân sự và
ngoại giao Mỹ đã liên tiếp lên tiếng ủng hộ vụ Philippines kiện Trung
Quốc ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, đồng thời xác định trở
lại giá trị của Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi.
Việc tăng cường hậu thuẫn cho Philippines diễn ra song song với một thái
độ kiên quyết trở lại trong hồ sơ Biển Đông, cứng rắn hơn với Trung
Quốc, tương tự như vào thời bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khẳng định là họ không đứng về bên nào
trong cuộc tranh chấp Biển Đông, thế nhưng, những lời chỉ trích Trung
Quốc đã cứng rắn hẳn lên, tương tự như những gì phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Mỹ đã nói vào hôm qua.
Chiến dịch có thể gọi là phản công Trung Quốc của Mỹ nhấn mạnh trên hai
hướng. Trước hết là trên bình diện pháp lý, với những đòn tấn công liên
tiếp đánh vào tính chất không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển 1982 của đường lưỡi bò vốn được Bắc Kinh dùng làm cơ sở cho
đòi hỏi chủ quyền của họ.
Ngoài ra, sau khi có tin là Trung Quốc sẵn sàng lập thêm một vùng nhận
dạng phòng không mới trên Biển Đông, tương tự như khu vực mà họ đã tuyên
bố trên Biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến lên tuyến đầu
trong việc cảnh cáo Trung Quốc là không nên lập vùng phòng không ở Biển
Đông.
(RFI)
Hoàng Đức Doanh - Chuyện ngụ ngôn và giặc phương bắc
|
Chuyện ngụ ngôn và giặc phương bắc
Nhẹ nhàng bay tựa con ong
Đã vào tay áo khó lòng nó ra.
Khác chi cái chuyện nước nhà
Người ngoài nội trú như là cùng quê.
Sói kia giả bộ đê mê
Gửi chân vào cửa nhà Dê ngủ nhờ
Cáo già và lũ gà mờ
Chờ khi đói bụng, đến giờ Cáo xơi.
Cũng như nước bạn xa xôi,
Cho nhờ, cho gửi để rồi mất không.
Tổ tiên cùng với cha ông
Xây chuyện, viết sách dày công dặn dò :
Gửi chân vào cửa đừng cho,
Cáo già đừng để lò mò quanh đây,
Con ong dù có nhẹ bay
Đừng để nó lọt vào tay áo mình.
Quốc dân trên, dưới đồng tình
Ông cha ta đã chứng minh nhiều đời
Lũ giặc phương bắc làm rồi,
Lăm le, dòm ngó, chưa thôi bao giờ.
Rập rình rồi chớp thời cơ
Nội công, ngoại ứng là cờ phất lên.
U-crai-na đấy nhãn tiền
Tấm gương tày liếp còn nguyên giữa đời .
Ngày 14/3/2014
Hoàng Đức Doanh
Nhẹ nhàng bay tựa con ong
Đã vào tay áo khó lòng nó ra.
Khác chi cái chuyện nước nhà
Người ngoài nội trú như là cùng quê.
Sói kia giả bộ đê mê
Gửi chân vào cửa nhà Dê ngủ nhờ
Cáo già và lũ gà mờ
Chờ khi đói bụng, đến giờ Cáo xơi.
Cũng như nước bạn xa xôi,
Cho nhờ, cho gửi để rồi mất không.
Tổ tiên cùng với cha ông
Xây chuyện, viết sách dày công dặn dò :
Gửi chân vào cửa đừng cho,
Cáo già đừng để lò mò quanh đây,
Con ong dù có nhẹ bay
Đừng để nó lọt vào tay áo mình.
Quốc dân trên, dưới đồng tình
Ông cha ta đã chứng minh nhiều đời
Lũ giặc phương bắc làm rồi,
Lăm le, dòm ngó, chưa thôi bao giờ.
Rập rình rồi chớp thời cơ
Nội công, ngoại ứng là cờ phất lên.
U-crai-na đấy nhãn tiền
Tấm gương tày liếp còn nguyên giữa đời .
Ngày 14/3/2014
Hoàng Đức Doanh
Thất bại nhục nhã của giặc phương Bắc trước Việt Nam. Hưng Đạo Vương chém đầu tên giặc Toa Đô trên sông Bạch Đằng. (Ảnh: Internet) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét