Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 5) - Có 3 loại gián nguy hiểm của Trung Quốc: Gián điệp, nội gián và gián đất

Có 3 loại gián nguy hiểm của Trung Quốc: Gián điệp, nội gián và gián đất

Trong bài 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (5), có đưa lại một bài báo từ 30 năm trước về phiên tòa xử gián điệp Trung Quốc. Từ đó đến nay, nhất là trong nhiều năm gần đây, không thấy báo đưa tin xử vụ nào tương tự nữa. Phải chăng chúng … quá sợ, không dám sang nữa?

Ngược lại thì có loáng thoáng thông tin từ một số tù nhân lương tâm mới được ra tù cho biết, trong trại giam họ gặp khá nhiều tù nhân từng là gián điệp Trung Quốc. Vậy có thể đặt một dấu hỏi, phải chăng cơ quan an ninh VN cũng có bắt được bọn này, nhưng đảng lại chỉ đạo là phải … xử kín, để giữ bộ mặt cho “bạn vàng” của đảng, để dân khỏi ngày càng nguyền rủa đảng kết thân với kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, để dần dần tính đường bán nước phòng có ngày bị sụp đổ?
Đó là một loại gián. Còn một loại nguy hiểm hơn nhiều, đó là nội gián của Trung Quốc. Loại này không lang thang ngoài đường thu thập tin tức, hoặc kể cả có là người nhà nước VN thì nó cũng không cần làm cái việc thu thập tin tức đơn thuần, mà đóng vai trò quan trọng hơn nhiều: chúng khuynh đảo đường lối, chính sách và tổ chức của giới chức đảng, nhà nước VN. Loại này thì chưa bao giờ nghe đến, ngoại trừ có thời người ta cho là Hoàng Văn Hoan cùng một số đồng chí thân cận, nhưng chưa có căn cứ gì rõ ràng.
Phải chăng do vấn đề “nhạy cảm” còn hơn cả với gián điệp, nên loại này cơ quan an ninh cũng đã phát hiện, bỏ tù, nhưng đảng cấm xử công khai, cấm báo đưa tin? Vì ngoài việc giữ bộ mặt cho “bạn vàng”, đảng còn phải giữ cả cho mình; ai lại để cho cán bộ cấp cao làm tay sai cho “các thế lực thù địch … của nhân dân” thì còn mặt mũi nào nữa. 
Giả thiết trên được minh chứng phần nào bởi một câu chuyện độc đáo có lẽ thuộc hàng … Số 1 thế giới. Đó là những tố cáo của Blogger Lê Anh Hùng về ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và nhiều nhân vật chóp bu khác trong đảng CSVN. Bao nhiêu năm nay, vợ chồng Lê Anh Hùng gửi đơn từ khắp nơi, đưa lên mạng, kể những câu chuyện động trời, giật gân hơn cả tiểu thuyết trinh thám về các nhân vật này, nhất là liên quan tới Trung Quốc, ấy thế mà chẳng có cơ quan nào giải quyết cả. Nếu bảo anh ta “tâm thần” thì hãy công khai công bố một số bằng chứng chứng minh là anh ta đã đưa thông tin sai về các vị lãnh đạo, cho nó xong chuyện đi? Xử tù anh ta tội “bôi nhọ” lãnh đạo như với Trương Duy Nhất đi, nặng hơn là “vu cáo”? Ấy thế mà cứ lúng ta lúng túng, dân sẽ nghĩ là không có lửa làm sao có khói, vì “nhạy cảm” quá nên buộc phải im đi như vậy. Thế là các vị càng dễ bị “bạn vàng” nó khống chế, sẽ ngày càng nhiều … nội gián hơn.
Như một kế hoạch hoàn hảo, bọn nội gián này sẽ tác động vào chính sách một cách cực kỳ tinh vi, làm nền kinh tế VN ngày càng phụ thuộc TQ, văn hóa thì lai căng Tàu, tạo ra ngày càng nhiều những cơ sở kinh tế có người TQ ăn ở, lấy vợ, có con lâu dài ở VN. Chúng sẽ là đội quân thứ năm, hơn cả bọn gián điệp một khi cần can thiệp quân sự. Kinh nghiệm “nạn kiều” đúng 35 năm trước đã quá rõ, còn ngày nay là kinh nghiệm Ukraine với “nạn kiều” Nga.
Bọn nội gián của TQ còn nguy hiểm tới mức có thể không bao giờ bị phát hiện, trong khi chúng thực hiện cả những hành động kìm chế, trù dập, hãm hại bất cứ nhân vật quan trọng nào trong đảng, chính quyền có tư tưởng chống TQ bành trướng, bởi vì chúng “nhận việc” theo kiểu tự nguyện. Ngoài ra, chúng còn tìm mọi cách gây chia rẽ trong nội bộ đảng, chính quyền VN theo hướng có lợi cho TQ. Tức là chúng tự hiểu ý đồ của quan thầy phương Bắc, thế là cứ hành động theo ý đồ đó, biết rằng quan thầy sẽ có những biện pháp “chống lưng” kín đáo, tinh vi để giúp chúng tiếp tục thăng tiến, nhất là mỗi khi có những biến cố quan trọng, như Hội nghị TƯ, Đại hội đảng CSVN. 
Tất cả những hành động làm yếu đi lòng yêu nước của dân trước họa Tàu Cộng, từ xuyên tạc, che đậy lịch sử cho tới trấn áp báo chí, người biểu tình, blogger chống TQ bành trướng … đều có thể có bàn tay bọn “nội gián tự nguyện” này.
Còn loại gián thứ ba, là gián đất, từ Trung Quốc. Nghe buồn cười, có vẻ vớ vẩn tầm thường, làm sao so được với hai bọn gián kia. Ấy thế mà chúng lại có quan hệ với nhau rất … “biện chứng”. Vì nếu không có bọn gián điệp, nội gián hoành hành, thì làm sao bọn gián đất nguy hiểm của Trung Quốc dễ được nuôi cấy phát triển. Và vô số những thể loại tương tự thứ gián đất này, nào là ốc bươu vàng, rồi rắn rết, đỉa, chuột hải ly, rùa tai đỏ Trung Quốc … và cuối cùng là bọn gian thương người Tàu tràn ngập, mà chẳng thấy có chỉ đạo hay giải pháp “quyết liệt” nào cả.
Và cuối cùng là vô vàn những thứ “vô hình” khác cũng được bọn gián điệp, nội gián Trung Quốc này vâng lệnh trên cho phép hoặc làm lơ từ việc thông qua chính sách vĩ mô cho tới khâu thực thi pháp luật. Đó là thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, đồ chơi, v.v.. 
Đả đảo tất cả các loại gián Trung Quốc!

Tuổi trẻ
15/03/2014 04:23 (GMT + 7)

Cấm nhập khẩu và nuôi gián đất

TT – Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xử lý nghiêm hành vi nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, kiểm điểm các đơn vị và cá nhân liên quan.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện chưa có tài liệu nào chứng minh lợi ích của gián đất, trong khi việc nuôi gián đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và đây có thể là vật trung gian truyền bệnh qua đường tiêu hóa như dịch tả, tiêu chảy… cho người.
Trước đó, tại huyện Gia Bình và Lương Tài (Bắc Ninh) xuất hiện một số “trang trại” nhân nuôi gián đất từ nguồn trứng gián nhập từ Trung Quốc, có người Trung Quốc đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cam kết sẽ… thu mua hết gián khô thành phẩm. Sau khi nhận được thông tin, Sở NN&PTNT Bắc Ninh đã yêu cầu các hộ nuôi gián đất tạm dừng nhân giống tiếp, đồng thời có văn bản gửi Bộ NN&PTNT xin ý kiến xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng – giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, gián đất không có trong danh sách vật nuôi được nhập khẩu vào VN, qua xem thực tế thấy loài gián này không có cánh, to gấp đôi gián thông thường và có khả năng lây truyền các bệnh đường tiêu hóa sang người do đặc tính ăn tạp, giống loại gián thông thường. Nếu hợp đồng thu mua bị đổ bể, gián không được nuôi tiếp mà thả ra môi trường sẽ gây tác hại rất lớn. Cũng theo ông Hồng, việc nhập khẩu… trứng gián về VN trót lọt cũng chứng tỏ khâu kiểm soát hải quan lỏng lẻo.
L.ANH
—————-
Lao động
(LĐO) THÀNH AN - 7:0 PM, 14/03/2014

Cận cảnh con gián đất Trung Quốc bị cấm nuôi ở Bắc Ninh

1
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hai hộ dân tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất có nguồn gốc từ Trung Quốc, gây ra nhiều thắc mắc và hoang mang cho người dân. Đây là việc làm bị nghiêm cấm do gián đất chưa có trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh. Gần đây, Bộ NN&PTNT đã ra văn bản yêu cầu tỉnh Bắc Ninh cấm cho người dân sản xuất, kinh doanh gián đất. Do đến nay vẫn chưa có tài liệu chính thức khẳng định tính có lợi của gián và hiệu quả của việc nuôi gián.
Gián đất có hai loại, với tên khoa học là kim biên (thân dài dài) và địa miết trùng (thân tròn), được nuôi nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô của Trung Quốc.
Gián đất có hai loại, với tên khoa học là kim biên (thân dài dài) và địa miết trùng (thân tròn), được nuôi nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô của Trung Quốc.
Gián đất chủ yếu sống ở trong đất, nếu nuôi bằng thủ công thì cần phải chuẩn bị, xử lý tốt thì gián đất mới có thể giữ ấm được trong mùa đông. Đối với mùa hè, cần chú ý đất tốt để gián đất hấp thụ được nước và thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể.
Gián đất chủ yếu sống ở trong đất, nếu nuôi bằng thủ công thì cần phải chuẩn bị, xử lý tốt thì gián đất mới có thể giữ ấm được trong mùa đông. Đối với mùa hè, cần chú ý đất tốt để gián đất hấp thụ được nước và thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể.
Năm 2012, do người bạn đi Đài Loan về giới thiệu, gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên ở (Lương Tài, Bắc Ninh) đầu tư xây dựng khu nhà xưởng nuôi gián rộng gần 200m2 và chia làm 3 chuồng - chuồng được xây dựng bằng khung ống thép có chu vi 3m2 chắc chắn, khoảng cách mỗi chuồng gần 20m, mỗi chuồng lại được xây thành 3 tầng xếp chồng lên nhau.
Năm 2012, do người bạn đi Đài Loan về giới thiệu, gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên ở (Lương Tài, Bắc Ninh) đầu tư xây dựng khu nhà xưởng nuôi gián rộng gần 200m2 và chia làm 3 chuồng – chuồng được xây dựng bằng khung ống thép có chu vi 3m2 chắc chắn, khoảng cách mỗi chuồng gần 20m, mỗi chuồng lại được xây thành 3 tầng xếp chồng lên nhau.
Gián đất có 3 giai đoạn sinh trưởng như loại hình hạt vừng; loại có hình hạt dưa hấu và khi trưởng thành to như củ lạc. Gián khi ở giai đoạn hạt vừng là loại con non được sinh ra từ trứng có màu trắng, có độ to nhỏ giống như hạt vừng. Từ khi ươm sau vài tháng, trứng sẽ nở thành con và phát triển dần trong vòng 6-7 tháng và trải qua 11 lần lột xác thì mới bỏ vào bể (hộp) để nuôi.
Gián đất có 3 giai đoạn sinh trưởng như loại hình hạt vừng; loại có hình hạt dưa hấu và khi trưởng thành to như củ lạc. Gián khi ở giai đoạn hạt vừng là loại con non được sinh ra từ trứng có màu trắng, có độ to nhỏ giống như hạt vừng. Từ khi ươm sau vài tháng, trứng sẽ nở thành con và phát triển dần trong vòng 6-7 tháng và trải qua 11 lần lột xác thì mới bỏ vào bể (hộp) để nuôi.
Gián đất là loài ăn tạp nên có thể kết hợp giữa các loại cám ngô, gạo, rau xanh và bí ngô... ...
Gián đất là loài ăn tạp nên có thể kết hợp giữa các loại cám ngô, gạo, rau xanh và bí ngô… …
... xay nhỏ vài ngày lại cho ăn một lần.
… xay nhỏ vài ngày lại cho ăn một lần.
Hiện tại, gia đình ông Nguyên nuôi hơn 1 tạ trứng giống, mỗi 1kg trứng gián tương đương 2.000 kén trứng, mỗi kén sẽ nở ra được 7-8 con, như vậy mỗi kilôgram trứng gián có khả năng sinh sôi ra tới 16.000 con gián đất. Và từ mỗi kilôgram trứng gián đó có thể thu được tới 40-50kg gián khô.
Hiện tại, gia đình ông Nguyên nuôi hơn 1 tạ trứng giống, mỗi 1kg trứng gián tương đương 2.000 kén trứng, mỗi kén sẽ nở ra được 7-8 con, như vậy mỗi kilôgram trứng gián có khả năng sinh sôi ra tới 16.000 con gián đất. Và từ mỗi kilôgram trứng gián đó có thể thu được tới 40-50kg gián khô.
Khi trưởng thành, gián đất thường được sơ chế theo dạng lấy phôi khô rồi tiếp tục sấy khô, sau khi thu hoạch, phơi khô rồi chuyển qua Trung Quốc ngay lập tức vì để lâu sẽ bị mọt và ẩm mốc.
Khi trưởng thành, gián đất thường được sơ chế theo dạng lấy phôi khô rồi tiếp tục sấy khô, sau khi thu hoạch, phơi khô rồi chuyển qua Trung Quốc ngay lập tức vì để lâu sẽ bị mọt và ẩm mốc.
Theo chuyên gia nuôi gián đất người Trung Quốc gốc - Việt Giang Triệu Vinh (58 tuổi), hiện đang giúp gia đình ông Nguyên chăm sóc loài gián này, ở bên Trung Quốc người ta dùng gián đất để làm thuốc, có thể giúp chữa được gần 100 loại bệnh khác nhau như ngăn ngừa ung thư, chống đau bụng, đầy
Theo chuyên gia nuôi gián đất người Trung Quốc gốc – Việt Giang Triệu Vinh (58 tuổi), hiện đang giúp gia đình ông Nguyên chăm sóc loài gián này, ở bên Trung Quốc người ta dùng gián đất để làm thuốc, có thể giúp chữa được gần 100 loại bệnh khác nhau như ngăn ngừa ung thư, chống đau bụng, đầy
Gián đất là một loài vật nuôi còn mới mẻ ở Việt Nam nên nguy cơ ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại, rủi ro cho sức khỏe và đời sống người dân. Gần đây, Bộ NN&PTNT đã ra văn bản yêu cầu tỉnh Bắc Ninh cho dừng ngay hoạt động nuôi giống côn trùng ngoại lai này.
Gián đất là một loài vật nuôi còn mới mẻ ở Việt Nam nên nguy cơ ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại, rủi ro cho sức khỏe và đời sống người dân. Gần đây, Bộ NN&PTNT đã ra văn bản yêu cầu tỉnh Bắc Ninh cho dừng ngay hoạt động nuôi giống côn trùng ngoại lai này.
Gián là loài côn trùng có thể làm trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả và là thủ phạm gặm nhấm, làm hư hỏng các vật dụng như quần áo, sách vở. Bộ Y tế đã công bố các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng , theo đó có tới 4/10 chế phẩm dùng dể diệt gián.
Gián là loài côn trùng có thể làm trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả và là thủ phạm gặm nhấm, làm hư hỏng các vật dụng như quần áo, sách vở. Bộ Y tế đã công bố các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng , theo đó có tới 4/10 chế phẩm dùng dể diệt gián.

Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 5)

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 5): Vụ đâm thuê chém mướn của báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An

Hai chục năm đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút, tung hoành trên đất Nghệ, nhưng phải nói là từ lúc về với báo tuổi trẻ (2002), và đặc biệt là từ khi Phạm Đức Hải về làm TBT và cất nhắc Vũ Xuân Toàn lên “chức” Trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An thì Toàn mới thực sự phất lên nhanh chóng, như sói gặp được bầy, như “hạt giống” được “gieo vào đất tốt”, Vũ Toàn phát huy tác dụng, đã sáng tác ra không biết bao nhiêu là bài báo tưởng tượng, đã tham gia vào rất nhiều phi vụ đâm thuê chém mướn, đánh “ông” này, “đâm chọt” ông kia, “đưa” ông này lên, “hạ” ông kia xuống (chúng tôi sẽ kể từ từ sau). Toàn đã “kiếm được” rất nhiều tiền bằng những phương pháp ti tiện (theo đúng kiểu của báo Tuổi trẻ) chứ không phải bằng “đồng lương” như báo Tuổi trẻ thường đặt dấu hỏi cho các quan chức (như vụ ông Truyền chẳng hạn). Nhờ đó, Vũ Toàn đã được hưởng thụ một cuộc sống trưởng giả với nhà lầu, xe hơi hạng sang, tiền bạc lúc nào cũng đầy túi, điều mà một nhà báo chân chính cả đời cũng không thể có được với vài đồng nhuận bút, nhất là lại tác nghiệp nghề báo ở vùng đất xứ Nghệ.

Người dân Nghệ An, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ và kể cả quan chức đều biết đến những thành tích bất hảo của Vũ Toàn, những kẻ nào mà bị Toàn nắm được “thóp” thì coi như xong, hoặc là tự tìm cách giải nghệ, về vườn, hoặc nộp một khoản “án phí” cho Toàn và tham gia vào đội quân ô hợp của Toàn, thực hiện phương châm “hai bên cùng có lợi” để lợi dụng lẫn nhau trong trận thế “Quyền - Tiền”. Ông Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An Thái Huy Vinh (sinh năm 1958) là một trong những trường hợp đó.

Chân dung Thái Huy Vinh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An

Trong những lúc trà dư tửu hậu mừng công sau mỗi lần “hiệp đồng tác chiến”, Phó Vinh (Phó GĐ Sở Thái Huy Vinh) nhiều lần tỉ tê với Vũ Toàn nguyện ước “cuối cùng” trong sự nghiệp chính trị là được leo lên ghế Giám đốc sở. Cuối năm 2013, Phó Vinh tiếp tục khệ nệ bưng phần quà, tất nhiên là không thể thiếu bao phong bì dày cộp đến trụ sở Văn phòng báo Tuổi Trẻ (TP. Vinh, Nghệ An) để “cống nạp” cho Vũ Toàn, lúc này Toàn mới cho Thái Huy Vinh biết rằng cơ hội đã tới, phải tận dụng ngay, đã đến lúc cần phải “tung hê” những sai phạm của tay GĐ Sở Lê Văn Ngọ, tháng 6 năm nay Ngọ đến tuổi nghỉ hưu, chỉ cần hạ uy tín, để hắn khỏi suy nghĩ chuyện nán lại lâu hơn, ngoài ra cũng phải tìm cách “dìm hàng” các PGĐ Sở khác là xong, nói chung là cần làm bung bét hết cái Sở này, ai cũng mất uy tín chỉ còn mình Phó GĐ Thái Huy Vinh phụ trách công tác chỉnh đốn Đảng cơ quan thì ngoài Vinh ra ai còn dám bén mảng tới cái ghế kia nữa?
Kế hoạch “hỏa tốc” được vạch ra, Phó Vinh phụ trách rà soát lại hồ sơ của Sở GD, tìm các sai phạm của GĐ Sở Lê Văn Ngọ và phe cánh để cung cấp cho Vũ Toàn phân tích, đánh giá và “xử lý”. Hàng loạt hồ sơ có chữ ký của GĐ Sở Lê Văn Ngọ đã được Phó Vinh chuyển cho Vũ Toàn. Sau khi nghiên cứu, Toàn đánh giá những hồ sơ “có giá trị” gồm có gói thầu “Mua sắm thiết bị tin học cấp cho cơ sở giáo dục năm 2013” thuộc đề án “Đưa tin học vào Nhà trường” mà ông Ngọ mới ký hồi cuối tháng 9/2013, kế đó là việc tuyển dụng giáo viên mà ông Ngọ lỡ ký sai quy trình theo đề xuất của một số vị Phó GĐ Sở khác (tất nhiên là không có Phó Vinh trong số này) và việc khuất tất trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 trường PTTH chuyên Phan Bội Châu niên khóa 2012-2013. Ngoài ra, dù không liên quan đến GĐ Sở Ngọ nhưng Phó Vinh cũng cung cấp thêm một số thông tin cán bộ thuộc huyện Thanh Chương gian lận bằng cấp, thi cử để Vũ Toàn tính toán khuấy động dư luận ngành giáo dục Nghệ An.

Ông Lê Văn Ngọ, GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An, con chốt thí của PGĐ Thái Huy Vinh

Vụ việc Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn “đánh” ban giám hiệu trường tiểu học Thanh Văn thực tế chỉ là “tiện tay dắt bò” để kiếm thêm thu nhập nhưng bất thành, không vòi được tiền từ thầy hiệu trưởng Võ Bá Phượng nên Vũ Toàn cay cú, biến thành bước đầu trong mắt xích kế hoạch “tiếm ghế” phục vụ cho Phó Vinh. Tuy nhiên quá sơ suất và nôn nóng, ngay trận đầu ra quân đã bị thất bại thảm hại, uy tín của báo Tuổi Trẻ một lần nữa lại được Vũ Toàn “hạ xuống một tầm thấp mới”. Rút kinh nghiệm đợt một, Vũ Toàn phân tích tư liệu vụ gian lận bằng cấp của hàng chục cán bộ huyện Thanh Chương, chấp bút và chuyển toàn bộ cho “đồng nghiệp” là phóng viên Việt Thắng (báo Người Lao Động), nhờ những tư liệu này mà đầu tháng 3/2014, báo Người Lao Động tung ra bài báo “Hàng chục cán bộ dùng bằng giả để tiến thân” tiếp tục xoáy sâu vào ngành giáo dục Nghệ An.

Quay lại chiến trường chính mà mục tiêu là GĐ Sở Lê Văn Ngọ, Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn đã soạn 3 đơn tố cáo nặc danh và huy động thêm 3 tay chân “chính danh” gồm Nguyễn Văn Hà (Khối 5, phường Hồng Sơn, TP Vinh), Phạm Văn Mạnh (GĐ Công ty Đức Anh – Thanh Hóa) và Trần Hoàng Hải (GĐ Công ty Hải Nam – 65 Đặng Thái Thân, Cửa Nam, TP Vinh), thế là tất cả các sai phạm liên quan đến GĐ Sở Lê Văn Ngọ đã bị hàng loạt đơn tố cáo dồn dập gửi đến Thường trực Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lâm, GĐ CA Tỉnh Nghệ An. Sau khi vào cuộc xác minh, PC46, công an Nghệ An có kết luận đánh giá đây chỉ là những sai phạm về mặt hành chính liên quan đến tuyển sinh, tuyển dụng và công tác cán bộ, toàn bộ hồ sơ đã được chuyển cho Thanh tra tỉnh Nghệ An để tiếp tục xử lý. Trận này “cáo già” Vũ Toàn đã tiếp tục “bơm tin” cho “người anh em” Việt Thắng ở báo Người Lao Động làm “chủ công” phụ trách mảng truyền thông, tung hê lên mặt báo, “đuổi cùng giết tận” Lê Văn Ngọ và phe nhóm. Ngược lại, báo Tuổi Trẻ đánh lạc hướng bằng cách “thủ vai” kẻ ngoài cuộc, chỉ đưa những dòng tin rất ngắn, nhằm bảo vệ “uy tín” đang trên đà mất hết.

Phía sau mảng dây nhợ lòng thòng là Sở GD-ĐT Nghệ An, nơi đang diễn ra trận chiến khốc liệt cho ghế GĐ Sở - Cuộc cờ thao túng chính trị của Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn

Dù chỉ bị khiển trách về mặt “hành chính, nhân sự” thì uy tín của GĐ Sở Lê Văn Ngọ chẳng còn gì, dù có “hạ cánh an toàn” thì cũng khó mà tránh những điều tiếng, các Phó GĐ Sở Nguyễn Hoàng, Nguyễn Thị Kim Chi cũng không tránh khỏi liên lụy trong vụ bê bối này. Phó GĐ Sở Thái Huy Vinh đã cầm chắc trong tay ghế Giám đốc sở, thỏa mãn tham vọng bấy lâu. 

Phen này Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn chắc mẩm lại “gom” thêm một khoản không nhỏ, câu hỏi “Xe sang, tiền nớ mô ra?” của nhà thơ Nhật Minh đã có lời giải đáp. Dù rằng đây chỉ là vụ chính trị “cò con” so với cuộc chơi trên tầm thượng đỉnh của Đức Hải, Hữu Phong và bộ sậu báo Tuổi Trẻ.

Người Trong Cuộc
Theo nhungthangnhamhiem

Rủi Ro của Việt Nam: không được vào TPP vì vi phạm quyền lao động

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang thọ án 7 năm tù vì giúp bảo vệ quyền công nhân Việt Nam.
Hiệp ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo và đang được thương thuyết giữa 12 nước bao gồm Việt Nam, đòi hỏi rằng những hội viên chấp nhận và bảo vệ những điều lệ về lao động, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể và tuyệt đối không cho phép lao động trẻ em và cưỡng bức. Nếu những nhà thương thuyết giữ vững những đòi hỏi này, Việt Nam cần phải bị cấm không cho vào hiệp ước này.
Tính cách chính danh của chế độ độc đảng tại Việt Nam ngày nay hoàn toàn dựa trên thành tích giảm nghèo và tiến bộ về kinh tế. Do đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền hiện nay đặt ưu tiên vào việc gia nhập TPP. Vì Trung Quốc bị loại ra khỏi hiệp ước này, Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung cấp lao động rẻ nhất chính trong khối thương mại này. Công ty dịch vụ tài chánh và ngân hàng đa quốc gia Hong Kong – Shanghai Banking Corporation (HSBC) của Anh quốc ước tính rằng gia nhập vào TPP sẽ làm tăng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tới 20% vào năm 2020. Vòng đàm phán tại Singapore vào tuần này đã không đạt được thỏa hiệp sau cùng.
unnamed_6.jpg
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang
thọ án 7 năm tù vì giúp
bảo vệ quyền công nhân VN.
Những tổ chức nghiệp đoàn mạnh tại Hoa Kỳ, bao gồm American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc gia nhập của Việt Nam vào TPP. Những tổ chức ở Hoa Kỳ tham gia vào chiến dịch chống việc gia nhập của Việt Nam vào TPP bao gồm Citizens Trade Campaign, United Here và United Students against Sweatshops.
Những than phiền chống lại những tiêu chuẩn lao động tồi tệ quá mức rất có lý. Chánh phủ Hoa Kỳ không chấp thuận yêu cầu của Việt Nam được tham gia vào Hệ Thống Ưu Đãi Phổ Quát (Generlized System of Preferences) viết tắt là GSP, từ 2008, chính vì những vi phạm quyền lao động có hệ thống của Hà Nội. Hoa Kỳ cũng duy trì cấm vận võ khí đối với Việt Nam vì hồ sơ nhân quyền xấu của quốc gia này, bao gồm những cấm đoán thô bạo về mọi hình thức bất đồng chính kiến.
Việc bảo vệ các quyền tự do công dân về mặt luật pháp của Việt Nam trái ngược với sự đàn áp trên thực tế. Điều 25 của Hiến Pháp 2013 của Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Điều này cũng tôn trọng những quyền hội họp, lập hội, biểu tình.
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền tự do như vậy. Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức, có hiệu lực vào ngày 4-7-1950. Bất cứ một cuộc tập họp nào từ năm người trở lên phải có giấy phép của chính quyền địa phương. Một nghị định ban hành vào 2005 cấm tập họp trước các cơ quan nhà nước, các hội nghị quốc tế, và Quốc Hội.
Việt Nam có nhiều tổ chức bảo trợ bởi chánh phủ, nhưng không có những tổ chức độc lập phi chánh phủ. Những tổ chức do chánh phủ bảo trợ, bao gồm những tổ chức tôn giáo, phải thuộc chánh phủ hoặc liên hệ với nhà nước. Một số ít tổ chức liên tục bị công an phá rỗi chỉ vì thế độc lập của những tổ chức này.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một nghiệp đoàn duy nhất tại quốc gia này. Tất cả các công đoàn ở Việt Nam bị đòi hỏi phải gia nhập vào TLĐLĐVN, một trong những phong trào quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc của nhà nước.
Những lãnh tụ của TLĐLĐVN ở cấp quốc gia hay địa phương đều phải là đảng viên Cộng Sản. Những nhà phê bình nói rằng họ được trả lương cao vì phục vụ chủ nhân các công ty và bảo vệ quyền lợi của đảng cầm quyền thay vì quyền lợi của công nhân. Tiến Sĩ Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn.
Theo luật pháp, bất cứ một cuộc đình công nào trước hết phải được TLĐLĐVN chấp thuận. Tuy nhiên, TLĐLĐVN trong lịch sử chưa bao giờ tổ chức hay hỗ trợ bất cứ một cuộc đình công nào. Do đó tất cả những cuộc đình công ở Việt Nam là tự phát và bất hợp pháp về mặt kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam gần đây ban hành một nghị định chống công nhân. Nó đòi hỏi công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân về những thiệt hại do đình công gây ra.
Ngoài những giới hạn luật pháp này, những sự bóc lột lao động thô bạo là những chuyện thường ở Việt Nam, bao gồm những tường thuật phổ biến rộng rãi về cưỡng bức lao động và lao động trẻ em. Tình trạng này tiếp tục xẩy ra mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn những công ước lao động quốc tế về lao động trẻ em và mức lương tối thiểu lần lượt vào năm 2000 và 2003.
Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Biến chế hạt điều trong điều kiện nhà tù thô bạo là một trường hợp nổi tiếng về lạm dụng lao động.
Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
Communications Workers of America (CWA) chỉ trích việc dùng lao động trẻ em ở Việt Nam. Trong một tài liệu về TPP, CWA viết “buôn trẻ em từ thôn quê về vùng thành phố vẫn là một vấn đề quan trọng. Theo những tường thuật của báo chí, chủ nhân các công ty may quần áo trả cho cha mẹ khoảng 50-100 Mỹ kim để đưa các trẻ em của họ lên thành phố làm việc. Chính phủ Hoa Kỳ chứng thực về điều này khi xác định rằng Việt Nam sử dụng lao động trẻ em trong việc sản xuất quần áo.”
Luật Việt Nam quy định rằng tuổi tối thiểu để làm việc là 18. Tuy nhiên trẻ em trong lứa tuổi 16-18 có thể làm việc nếu chủ nhân có giấy phép của cha mẹ và của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Tuy nhiên bộ này không đủ phương tiện để bắt thi hành luật. Do đó xẩy ra tình trạng lạm dụng rộng lớn. Trong khi giáo dục bắt buộc và miễn phí qua hết tuổi 14, các viên chức nhà nước hiếm bắt tôn trọng luật.
Cũng giống như Hiến Pháp 1992 trước đây, Hiến Pháp 2013 bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, bao gồm đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới.Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
Làn sóng đình công đầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng bắt đầu vào năm 2009. Cho tới 2011, số đình công tăng lên đến 978, buộc các chủ nhân, bao gồm những nhà đầu tư ngoại quốc trong ngành dệt may phải trả lương cao hơn. Tuy nhiên, một công nhân Việt Nam trung bình vẫn phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày trong sáu ngày mỗi tuần để chỉ được lãnh trung bình 70 Mỹ kim mỗi tháng.
Việt Nam trông đợi được hưởng lợi rất nhiều từ TPP nhờ cấu trúc lương thấp và một lực lượng lao động trẻ có học gồm 53 triệu người, chiếm vào khoảng 60% dân số. TPP sẽ mang nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sẽ tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam để đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách chuyển từ xuất cảng nguyên liệu và những sản phẩm sử dụng tối đa lao động sang những hàng hóa chế biến có trị giá gia tăng cao.
Những biện pháp bảo vệ lao động của TPP sẽ làm TPP trở thành một mẫu mực cho những hiệp định thương mại tự do trên toàn thế giới. Việt Nam không thể được phép gia nhập vào TPP cho đến khi quốc gia này thi hành những cải tổ đáng kể về lao động và tự do công dân.
Nguyễn Quốc Khải 
(Dân luận)

Day dứt những lá thư không hồi âm

Trần Phan Yến Nhi, cháu nội tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu
Hôm mùng 9 tháng Ba vừa rồi, cháu nội người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu là Trần Phan Yến Nhi lại viết thư, rất cảm động, gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, xin cứu xét thả ông nội của cháu. Lá thư vừa được gởi đi hôm thứ Hai (10 tháng Ba) sau hơn một tháng công an hứa mà vẫn chưa thấy thả ông nội cháu Yến Nhi về ăn Tết với gia đình.

Nghe tường trình
Thanh Quang: khi được hỏi về lá thư này của cháu Yến Nhi, từ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang, cha của cháu Yến Nhi là Trần Ngọc Bích, con của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, không giấu được nỗi xúc động.

Trần ngọc Bích: Cháu thấy con gái của cháu nó viết thư cho ông nội mà cháu đọc thư cháu khóc !
Thanh Quang: Đây là bức thư thứ tư của cháu Yến Nhi kể từ khi cháu đi thăm ông nội lần đầu tiên hồi tháng 6 năm ngóai. Trước đó, bà cố của cháu – tức mẹ tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, rồi con gái ông là Nguyễn Thị Anh Thư, con trai ông lấy họ bố dượng là Trần Ngọc Bích và cả ông, đã gởi hơn 500 thư kêu oan cho ông, nhưng tất cả đều chìm vào im lặng !

Qua bức thư vừa nói, cháu Yến Nhi bày tỏ lo ngại cho sức khỏe ông nội vốn đang mang nhiều chứng bệnh: “Máu không lên não nên thường hay bị xỉu, đau dạ dày thường xuyên, mắt trái bị mù, mắt phải đã lòa, răng chỉ còn 1 cái. Lại bị suy tim khi nói chuyện phải dùng một tay đỡ lấy ngực”. Và cháu yến Nhi than rằng:

Yến Nhi: Với bao nhiêu bệnh tật như thế mà Ông nội cháu tuổi đã cao, sức đã kiệt, cháu rất lo sợ là Ông của cháu sẽ để lại nắm xương tàn ở chốn lao tù.

Thanh Quang: Cha cháu Yến Nhi là Trần Ngọc Bích vừa nói cũng đề cập tới tình trạng sức khỏe của cha mình là ông Nguyễn Hữu Cầu:

Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu (ảnh gia đình cung cấp)
Trần ngọc Bích: Con gái của cháu nói hồi Tết (Giáp Ngọ) công an hứa thả ông nội mà ông nội không thấy về; một tháng nay rồi mà cũng không thấy ông nội về. Trong khi nó gởi thư cho ông nội thì ông nội nói là ông nội bị nhiều bệnh tật. Giờ ông bị thêm bệnh suy tim, khi nói chuyện phải lấy tay đỡ ngực. Cháu đi thăm ba cháu hồi tuần trước thì thấy cũng vậy. Cháu buồn quá !

Thanh Quang: Qua thư vừa nói, cháu Trần Phan Yến Nhi cũng bày tỏ nỗi đau trước bản án “ nặng hơn chữ ‘nặng’ ” khiến ông nội Nguyễn Hữu Cầu cùng người thân với nhiều thế hệ gặp hệ lụy đau thương. Cháu Yến Nhi kể tình cảnh này:

Yến Nhi: Cũng vì bản án nay mà bà nội của cháu đi lấy chồng khác làm cho gia đình ly tán vì không nuôi nổi 2 con là Cha và Cô cháu. Cũng vì bản án này mà Bà Cố cháu trông con mòn mỏi để rồi lại ra đi mãi mãi. Cũng vì bản án này mà Ông của cháu đánh mất tuổi thanh xuân. Cũng vì bản án này mà làm cho gia đình cội nguồn của cháu ly tán 30 năm. Đúng 30 năm Cha của cháu mới biết được Ông của cháu đang ở tù và Cô ruột của cháu đang sống ở xa do sự giấu diếm của Bà Nội cháu. Cũng vì bản án này mà làm cho những giọt máu của Ông lại mất đi cội nguồn. Ông Nội ruột họ Nguyễn, con trai ruột,  hai cháu nội ruột lại mang họ Trần…đau và thật đau khi nghĩ đến cuộc đời Ông. Ông nội an tâm cháu rất tự hào về Ông Nội của Cháu.

Thanh Quang: Qua bức thư, cháu Yến Nhi cũng nói lên sự sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu ông nội nếu cháu được cái quyền đó, đó là xin được “ở tù thay cho ông nội” và chịu “giảm tuổi thọ của cháu” để ông nội được sống lâu hơn.

Thưa quý vị, kể từ sự “bội ước” của công an, thân nhân người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, luôn trong tâm trạng lo âu và buồn bã vì cha, ông nội của họ phải tiếp tục cảnh đọa đày 39 năm nay. Con trai ông là Trần Ngọc Bích than rằng:

Trần ngọc Bích: Từ Tết tới giờ, gia đình chúng cháu, từ chị hai Anh Thư cho tới cháu, đặc biệt là con của cháu là Yến Nhi mỏi mòn tiếp tục trông ông nội về. Cháu Yến Nhi có nói là ông nội giờ già và bệnh nhiều lắm rồi, giam ông nội nữa thì ông nội sống không nỗi ! Nói chung gia đình cháu từ chị Anh Thư cho tới vợ chồng cháu và con, ai cũng rất là buồn ! Buồn vì ba không được về. Mỗi năm ba lại thêm một tuổi già yếu nữa. Riêng bản thân cháu thì cháu sợ ba sẽ mất ở trong tù như chú Sương ( tù nhân Trương Văn Sương) và chú Trại ( tù nhân Nguyễn Văn Trại ) thôi ! Nhưng cháu không dám nói chuyện đó cho con gái cháu, sợ nó buồn, thêm đau lòng, thì tội nó lắm !

Thanh Quang: Trở lại bức thư vừa nói, cháu Trần Phan Yến Nhi cũng cầu mong quý “Ông/ Bà cộng đồng người Việt ở trong nước và ở nước ngoài cùng các quý Tổ Chức Nhân Quyền lên tiếng tiếp thêm cho cháu để cứu giúp cho Ông Nội của cháu sớm thoát khỏi chốn lao tù.

Thanh Quang,
phóng viên RFA
========
Nghe bài này

Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam

Hôm 16/2/2014, người dân Hà Nội đặt hoa hồng trắng tại một ngôi đền tưởng niệm 35 năm TQ xâm lược biên giới Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc.
Thời gian gần đây có nhiều nhân sĩ trí thức kêu gọi Bộ giáo dục Việt Nam cần phải đưa các sự kiện lịch sử một cách chân thật về việc Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược Việt Nam trên đất liền và biển đảo ở cuối thế kỷ 20 vào sách giáo.
Không hấp dẫn SV
Báo chí trong nước vừa qua đã cho biết có hàng ngàn học sinh trung học đã bỏ đăng ký thi môn lịch sử trong kỳ thi đại học năm nay và hàng ngàn sinh viên có điểm thi bằng 0 với môn này. Học sinh trung học lẫn sinh viên đa số khi hỏi đến lịch sử Việt Nam đều cho biết là rất chán học môn sử, không thích tìm hiểu, với lại các Thầy Cô đều giảng qua loa, không có tính minh họa. Có bạn muốn tìm hiểu nhưng cũng không biết tìm hiểu ở đâu, vì tài liệu ở trường rất ít.

Nghe tường trình
Ngày 14/3/1988 đánh dấu 26 năm cuộc chiến tranh xâm lược các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ phía Trung Quốc đã gây ra cái chết cho 64 chiến sĩ và bắt đi một số bộ đội hải quân khác.
Chúng tôi có nói chuyện với nhiều bạn sinh viên đang học tại các trường Đại Học Việt Nam, hầu như tất cả các bạn sinh viên đều không biết sự kiện lịch sử này cho dù các bạn là những người rất quan tâm đến mạng xã hội, bạn sinh viên tên Như năm cuối trường Đại Học Kinh Tế cho biết về sự kiện mà mình nhớ nhất đó là:
“Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ, chắc có lẽ nhớ nguyên cái đọan Bác ra đi tìm đường cứu nước, và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế, mấy cái thời điểm gì của nhà nước tùm lum đó, mấy cái kế hoạch phát triển năm năm.”
Nữ sinh viên tên Loan đang học năm cuối tại trường Sư Phạm ở TP. Hồ Chí Minh và đang làm gia sư cho chúng tôi biết khi hỏi về cuộc chiến trên biển đảo Gạc Ma 1988:
“Em cũng không quan tâm đến vấn đề đó lắm, em biết, theo em thì mình là người Viêt Nam phải biết lịch sử Việt Nam nhưng mà nhiều lúc nó cũng không yêu thích cho lắm. Lịch sử của mình bị che đậy, theo em thì mấy cái cuộc chiến đó chắc nó có uẩn khúc gì đó hoặc là nó được học ở lớp dưới rồi cho nên người ta không có đưa lên lớp trên nữa; với lại em chỉ nghe là mấy cuộc bạo động sau khi hòa bình thôi, sau năm 75 thôi, hoặc là mấy cuộc chiến Trung Quốc đánh mình, mấy cuộc chiến "Lá tre" gì đó, thì em cũng nghe thấy nhưng không thấy người ta đào sâu lắm.”




Nói chung học lịch sử mà nhớ nhiều nhất có lẽ là học ở cái phần Bác Hồ ..., và nhớ thêm một số là sau năm 1975 có một số chiến lược kinh tế...

- Như, SV Đại Học Kinh Tế
Khác với những sinh viên đang ngồi ghế nhà trường, Anh Từ Anh Tú một facebooker trẻ từng là sinh viên trường Cao đẳng Y ở Thái Nguyên bị nhà trường đuổi học vì tìm hiểu các thông tin trên mạng, cho chúng tôi biết về cuộc chiến ngày 14/3:
“Em biết được những thông tin này chủ yếu là qua mạng Internet, qua những cuộc nói chuyện với bạn bè và hay là những người lớn tuổi. Ở Việt Nam thì những cuộc chiến như là cuộc chiến không biên giới hay là hỏa chiến Hoàng Sa năm 74 và kể cả những cuộc chiến năm 88 đấy thì hình như là gốc sách đấy thì lịch sử Việt Nam họ không nhắc đến. Tức là muốn biết thông tin này chủ yếu là mình phải lên mạng tìm hiểu và thậm chí là kể cả mình hỏi, mình không lên mạng mình hỏi thì thường thường người ta cũng không nhớ đến cuộc chiến ấy đâu.”
Vì sao?

Hôm 16/2/2014, người dân Hà Nội biểu tình tưởng niệm 35 năm ngày chiến tranh biên giới với Trung Quốc. AFP photo
Đất nước và con người Việt Nam được hình thành có trên 4,000 năm lịch sử, nhưng vẫn không thể nào hấp dẫn được sinh viên - học sinh. Nhìn qua các trang sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Việt Nam ấn hành thì chúng ta có thể thấy chỉ nhấn mạnh, sự lặp đi lặp lại từ giai đọan1911 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, giai đọan Đảng Cộng Sản Việt Nam hình thành và các anh hùng do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên mà học sinh, sinh viên phải học suốt từ cấp 2 lên đến Đại Học. Trong khi đó các công trạng của các tiền nhân như là: Hai Bà Trưng, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Lê Lai,Vua Gia Long…thì lại bị hạn chế đưa vào học đường. Anh Từ Anh Tú cho chúng tôi biết lịch sử cần phải chân thật trong vấn đề giữ nước, như các Anh hùng đã ngã xuống, vì biển đảo Việt Nam ngày 14/3/1988:
“Em nghĩ rằng đây là cái chuyện thiếu sót rất lớn của chính quyền, họ đã không nhắc đến cuộc chiến đấy. Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan. Ở Việt Nam thì các vấn đề liên quan đến Trung Quốc thì thường được chính quyền cho là nhạy cảm, ít khi họ đề cập đến những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Như các sách giáo khoa dành cho học sinh lớp học thì cái cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm phương Bắc thì họ cũng chỉ nói một cách rất mập mờ và chung chung. Đấy là một điều không cần thiết. Về nguyên nhân sâu xa thì em nghĩ là chính quyền Việt Nam muốn lấy lòng Trung Quốc, nhưng mà em nghĩ rằng là dù cho bất kỳ lí do gì đi chăng nữa thì dù ít dù nhiều gì cũng được tôn trọng”
Anh Tú chia sẻ tiếp :
“Theo như em vừa chia sẻ thì lịch sử cần phải được viết một cách khách quan, chính bản thân những người viết sách không viết khách quan thì những học sinh sinh viên nhàm chán thì cũng là điều dễ hiểu. Em nghĩ rằng trong giai đoạn đấy, lịch sử còn rất nhiều điều chưa rõ ràng, và cái điều đấy thì mình có thể tìm hiểu rất nhiều ở trên các mạng internet, sách báo ở Việt Nam thì tất nhiên là nó chỉ có một chiều. Tất nhiên là em có tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống ngày 14/3/1988”
Cũng phải xác nhận rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh, sinh viên chán môn học này, nữ sinh viên tên Như cho chúng tôi biết :




Theo em thì trước hết lịch sử thì cần phải được tôn trọng, dù đúng hay sai thì cũng cần phải viết lại một cách khách quan.

- Anh Từ Anh Tú
“Chắc có lẽ là nó khó nhớ, những ngày tháng nó lộn xộn khó nhớ, nhiều khi nghe giảng bài cũng thích học lịch sử lắm, nhưng mà những ngày tháng học khó nhớ lắm, thuộc với lại học xong một phần dễ quên, có khi về giáo viên đó, có nhiều người dạy theo cách của người ta mình khó hiểu, nói có khi lạc đề làm cho mình không chú tâm theo. Để ý bây giờ thấy học sinh nói về lịch sử Trung Quốc hay là của những nước khác đó thì nó nhờ nhiều hơn lịch sử của Việt Nam, như là chúng nó coi phim Trung Quốc thì nó nhớ, còn Việt Nam mình thì coi phim lịch sử thấy nó ít quá, với lại coi phim của mình thấy nó không hấp dẫn bằng các phim đó, đa số người ta coi thấy ít hấp dẫn bằng các phim nước ngoài.”
Đất nước Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian chiến tranh quá dài như lời của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày...”
Trách nhiệm của người viết sử, sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự chân thật và khách quan. Sự thật là trên hết và càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì cái lợi càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu.
An Nhiên,
thông tín viên RFA
  • Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ? (RFI) - Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòaán Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩmông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh« lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợiích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, công dân» theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3, một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòaán Đà Nẵng tuyên hai năm tù, cũng với tội danh tương tự.
  • Bùi Thị Minh Hằng (RFA) - Sau kỳ UPR, "món nợ" 227 khuyến nghị đang chờ giới cầm quyền Việt Nam trả, thì tình hình nhân quyền tại quốc gia này ngày thêm tồi tệ. Đó như là sự "giỡn mặt" với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
  • Tranh chấp Biển Đông và vai trò của VN (BBC) - Việt Nam nên làm những gì để tạo sự đột phá, không những cho riêng mình, mà còn cho cả khu vực, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc?
  • Đạt tiến bộ về thoả thuận tăng cường lực lượng Mỹ tại Philippines (RFI) -  Hoa Kỳ sẽ cho quân đội Philippines tiếp cận dễ dàng các cơ sở mà Mỹ sẽ xây dựng bên trong các căn cứ quân sự của Philippines. Đây là yếu tố quan trọng vừa được hai nước chấp thuận trong khuôn khổ một thỏa thuận đang đàm phán về kế hoạch tăng cường lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines. 
  • Philippines quyết trụ lại trên Bãi Cỏ Mây bất chấp áp lực Trung Quốc (RFI) -  Trong một động thái công khai thách thức Trung Quốc, Manila vào hôm nay 14/03/2014, đã tái khẳng định chủ quyền của mình trên bãi Second Thomas - mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây– vùng quần đảo Trường Sa.Chính quyền Manila tỏ lập trường kiên quyết vào lúc Bắc Kinh nhắc lại luận điệu theo đó Philippines đã đồngý rút chiếc tàu cũ dùng làm nơi đóng quân đi khỏi bãi đá này, và không ngần ngại dùng sức mạnh phong tỏa lực lượng Philippines đồn trú trên bãi. 
  • Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam (RFA) - Trách nhiệm của người viết sử, sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự chân thật và khách quan. Sự thật là trên hết và càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì cái lợi càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu.
  • Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng (RFA) - Có người nhận định rằng Việt Nam đang là con gà rừng bị con trăn khổng lồ Trung Quốc quấn chặt và siết đến ngạt thở, chẳng sớm thì muộn, con trăn này cũng nuốt chửng con gà rừng vào bụng.
  • Bị công an thẩm vấn vì tưởng niệm trận Gạc Ma (RFA) - Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bá Đăng bị công an bắt đi thẩm vấn trong hai ngày 13 và 14 tháng 3 vì ông này có ý định tổ chức cuộc tưởng niệm 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988.
  • Thêm cảnh báo về hiểm họa đập Don Sahong đối với Cam Bốt và Việt Nam (RFI) - Phải hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch xây dựng đập thủy điện Don Sahong ở miền Nam Lào vì công trình này sẽ tác hại nghiêm trọng đến thủy sản, đa dạng sinh học và sinh kế người dân tại Cam Bốt và Việt Nam. Một tổ chức phi chính phủ Cam Bốt, đã kêu gọi như trên vào hôm qua, 13/03/2014. Lời kêu gọi này được chúý vì đây là một hiệp hội vừa đi thị sát địa điểm xây con đập trở về.
  • Hoảng loạn trong giới điệp viên Hàn Quốc (RFI) - Giới điệp viên Hàn Quốc đang trong tình trạng hoảng loạn. Ngày 10/04 vừa qua, trụ sở cơ quan mật vụ Hàn Quốc bị khám xét vì bị tư pháp nước này nghi ngờ là tạo bằng chứng giả trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ một người tỵ nạn Bắc Triều Tiên bị cáo buộc làm gián điệp. Từ nhiều ngày qua, vụ bê bối tạo bằng chứng giả được đưa lên trang nhất nhiều tờ báo tại Hàn Quốc và làm cho chính quyền Seoul lo ngại vì chỉ còn ba tháng nữa là có bầu cử Quốc hội.
  • Khúc bi tráng của vòng tròn bất tử Gạc Ma (BaoMoi) - Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ công binh của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kết thành vòng tròn bảo vệ đảo chìm Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa. Dù hy sinh, nhưng hình ảnh vòng tròn bất tử thể hiện ý chí sắt đá quyết bảo vệ chủ quyền của những người tham gia trận chiến năm 1988 vẫn còn vang vọng tới bây giờ.
  • Viếng liệt sĩ hi sinh bảo vệ chủ quyền Trường Sa (BaoMoi) - TTO - Sáng 14-3, nhiều đoàn khách đã đến tượng đài tưởng niệm quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam hi sinh vì hòa bình, ổn định khu vực ở TP Cam Ranh để thắp nén nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh tại đảo Gạc Ma vào đúng thời điểm này cách đây 26 năm (14-3-1988 – 14-3-2014).
  • Ngọn lửa Gạc Ma bất tử (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Nước mắt rơi, trên khuôn mặt của người mẹ, người cha của những liệt sĩ Gạc Ma, trên khóe mắt của những đồng đội và cả những bạn trẻ. Những câu chuyện bi hùng về người chiến sĩ hải quân đã ngã xuống trong ngày 14-3-1988 trên đảo Gạc Ma bồi đắp, thắp lên trong mỗi người ngọn lửa tình yêu biển đảo quê hương...
  • Máy bay Malaysia mất tích: Chuyển hướng tìm kiếm qua Ấn Độ Dương (RFI) - Việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia Airlines hôm nay 14/03/2014 được chuyển về phía Ấn Độ Dương, sau khi có các thông tin của Nhà Trắng, cho rằng chiếc phi cơ số hiệu MH370 vẫn tiếp tục bay nhiều tiếng đồng hồ sau khi biến mất trên màn hình radar cách đây sáu ngày. Việt Nam đã giảm quy mô tìm kiếm từ« khẩn cấp» xuống« bình thường».
  • Trung Quốc : Lãnh đạo dân Ô Khảm nổi dậy năm 2011 bị bắt về tội tham ô (RFI) - Công an Trung Quốc vừa bắt giam Phó trưởng thôn của làngÔ Khảm, tỉnh Quảng Đông, một thị trấn đã thu hút sự chúý của quốc tế khi người dân nổi dậy chống giới lãnh đạo cướp đất đai của họ. Theo Tân Hoa Xã, được AFP trích dẫn,ông Dương Sắc Mậu (Yang Semao) đã bị bắt hôm 13/04/2014 với tội danh nhận hối lộ.
  • Cái giá mà Nga phải trả nếu thôn tính Crimée (RFI) - Dù tựa trang nhất các báo Pháp đều dành cho những chủ đề khá khác nhau, nhưng hồ sơ được theo dõi nhất hôm 14/03/2014 vẫn là Ukraina, với vùng Crimée sẽ tổ chức trưng cầu dâný vào Chủ nhật 16/03 về việc sát nhập vào Nga hay ở lại Ukraina. Các báo đều thiên về giả thuyết Ukraina sẽ mất Crimée, nhưng cái giá mà Mátxcơva phải trả sẽ rất cao, đặc biệt về kinh tế.
  • Putin được Crimée nhưng đưa nước Nga vào ngõ hẹp (RFI) - Từ khi trở lại điện Kremli vào năm 2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác : Từ thành công bịt miệng đối lập trong nước đến làm thất bại Tây phương ở Syria và chuẩn bị sáp nhập Crimée. Lãnh đạo Nga ngày càng tự tin nhưng nước Nga có nguy cơ phải trả giá đắt.
  • Ngoại trưởng Mỹ- Nga gặp nhau trước trưng cầu dân ý tại Crimée (RFI) - 48 giờ trước cuộc trưng cầu dâný đưa Crimée của Ukraina sáp nhập vào Nga, các nước Tây phương nỗ lực lần cuối thuyết phục Nga đổiý định. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Luân Đôn để gặp đồng sự Nga Serguei Lavrov trong khi quân Nga tập trận và dàn binh sát biên giới Ukraina.
  • Pháp : Hàng ngàn cảnh trí độc đáo cho thuê để quay phim (RFI) - Từ lâu đài, tàu điện ngầm cho đến tòaán, bệnh viện…nước Pháp tỏ ra hấp dẫn ngành điện ảnh với nhiều cảnh trí sang trọng lẫn độc đáo sẵn sàng cho thuê, nhằm thu hút các đạo diễn nước ngoài đến quay phim.
  • Quân đội Thái bị tố sát hại thợ rừng Cam Bốt (RFI) - Quân đội Cam Bốt hôm nay 14/03/2014 tố cáo lực lượng Thái Lan bắn chết 15 dân làng đã vượt qua biên giới bất hợp pháp nhằm đốn những cây rừng có giá trị lớn. Bangkok thẳng thừng bác bỏ lời tố cáo trên đây. 
  • Thái Lan phát hiện 200 người Duy Ngô Nhĩ nhập cư lậu (RFI) - Một khu trại bí mật tập trung 200 người nhập cư lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị cảnh sát phát hiện trong một khu rừng ở miền nam Thái Lan. Những người này khai là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng theo nguồn tin RFI có được thì những người nhập cư này chắc chắn thuộc sắc tộc Duy ngô Nhĩ đến từ tỉnh Tân Cương,Trung Quốc đang trên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ tỵ nạn. Nếu được xác định là người Duy ngô Nhĩ, chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản ứng yêu cầu Bangkok trả họ về Trung Quốc.
  • Indonesia: Đô trưởng Jakarta được đề cử chức tổng thống (RFA) - Đảng đối lập chính ở Indonesia hôm qua đã đề cử Đô trưởng Jakarta rất được lòng dân, là ông Joko Widodo, làm ứng cử viên tranh chức tổng thống, mở đường cho ông trở thành ứng viên hàng đầu tranh chức vụ này trong cuộc bầu cử vào tháng Bảy năm nay.
  • Sản lượng cà phê giảm mạnh do thời tiết quá lạnh (RFA) - tiết trời quá lạnh và khô hạn khiến sản lượng cà phê trong niên vụ 2013-2014 sụt giảm 8%, trong khi đó, hạt cà phê Arabica phẩm chất tốt hơn cũng bị ảnh hưởng vì nhiệt độ tiếp tục xuống thấp ở Miền Bắc VN.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) - Sự kiện chiếc máy bay boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 hành khách và nhân viên phi hành đoàn bị mất tích từ hôm 8/3 cho đến nay vẫn là tin hàng đầu trên thế giới. Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến và suy luận của quý khán thính giả cùng độc giả v/v VN tham gia công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
  • Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Philippines (RFA) - Hôm nay, Philippines tuyên bố rằng thỏa thuận cho phép lực lượng Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Phi có thể được ký kết vào tháng tới, trong nỗ lực xúc tiến quốc phòng kịp thời của Manila giữa lúc cuộc tranh chấp lãnh hải Hoa-Phi ngày càng đáng ngại.
  • Bắc Bộ tiếp tục mưa rét, Nam Bộ nắng nóng (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Do tác động của không khí lạnh, nhiệt độ tại các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm đáng kể trong ngày hôm nay (15/3).
  • Trung Quốc: Lại đâm chém giữa phố (BaoMoi) - Các nhà chức trách TP Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc, cho biết có 6 người chết trong vụ tấn công bằng dao sáng 14-3.
  • Philippines cho phép Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự (BaoMoi) - (NLĐO) – Philippines đã đồng ý cho Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự theo một thỏa thuận an ninh mới được ký kết giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng bành trướng tại khu vực tranh chấp ở biển Đông
  • Mỹ, Trung lại “đấu” nhau ở Biển Đông (BaoMoi) - Mỹ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông khi chặn tàu Philippines. Đáp lại, Bắc Kinh cảnh báo Washington đừng có dính vào các tranh chấp của nước này ở Biển Đông. Cuộc khẩu chiến qua lại giữa quan chức hai nước lại khiến Biển Đông “nổi sóng” dữ.
  • Mỹ được xây cơ sở hạ tầng tại căn cứ quân sự Philippines (BaoMoi) - Philippines sẽ cho phép Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các căn cứ quân sự của nước này, dựa trên một thỏa thuận có thể thúc đẩy sự hiện diện của lính Mỹ ở Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông.
  • Trút 'mưa dao' giữa chợ, 3 người chết (BaoMoi) - TPO - Ít nhất 3 người bị đâm chết và 1 người bị thương khi một nhóm người bán bánh rong dùng dao tấn công điên cuồng tại một khu chợ ở Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc vào sáng nay.
  • Philippines phải thả dù tiếp tế cho lính trên Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (PetroTimes) - Bị Trung Quốc phong tỏa đường biển, Philippines đã phải dùng đến đường hàng không để tiếp tế lương thực cho binh lính nước này đang đồn trú trên Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi pháp – PV).

Kiên Giang: Vụ truy xét Đoàn Hữu Hậu Tòa lại tuyên tội "LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT" Lừa gì, lừa ai?

Ngày 9/4/2012 Cơ quan Điều tra tỉnh Kiên Giang khởi tố ông Đoàn Hữu Hậu ( số nhà 509/17 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang) tội “ Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ… Điều 291BLHS” Đúng 1 năm sau, Tòa án xét xử tuyên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt…Điều 139BLHS” phạt 2 năm tù, buộc bồi thường 29 triệu đồng. Ngày 24/6/2013 Tòa án Nhân dân Tối Cao xử phúc thẩm tuyên hủy án. Cơ quan Điều tra “ sữa lại” kết luận điều tra. Ngày 16/01/2014 Tòa án tỉnh xử lần 2, cũng lại tuyên án giống như trước (buộc bồi thường thêm 3 triệu đồng)

nhà báo Đoàn Hữu Hậu
Qua 2 năm tham gia xét xử, căn cứ chứng cứ, hành vi trong hồ sơ vụ án, thì đây không đủ yếu tố cấu thành tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…” mà chỉ có lừa gạt, lừa dối trong giao dịch dân sự. Và người có hành vi lừa gạt đó không phải là ông Hậu.

Yếu tố tội lừa đảo chiếm đoạt…

Tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Điều 139 BLHS quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác….” Tùy theo mức độ số tiền chiếm đoạt mà bị khung hình phạt khác nhau. Theo Điều Điều luật nầy thì yếu tố cấu thành tội lừa đảo là phải có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước và bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin và giao tài sản. Một yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội lừa đảo là phải có người bị hại, có thiệt hại xảy ra.

Từ đơn yêu cầu của người “ bị hại”…

Bà Đinh Ngọc Diễm người “ bị hại” trong vụ án, gửi đơn yêu cầu đến Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Kiên Giang, đề ngày 29/11/2013 nêu: “ ông Đoàn Hữu Hậu cũng nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm thủ tục khiếu kiện cho tôi thời gian xét xử sơ thẩm ở Tòa án huyện Phú Quốc… Trước đó Công an TP Rạch Giá đã có công văn trả lời với tôi là vụ việc tôi với ông Hậu không có dấu hiệu phạm tội hình sự, bảo tôi có khiếu nại thưa đến Tòa Dân sự để được xem xét. ( những chữ in nghiêng là nguyên văn)

Tiếp theo, trong đơn yêu cầu, đề ngày 08/01/2014 bà Đinh Ngọc Diễm ghi: “Tôi xin khẳng định trong lúc tôi bế tắt, không cơ quan nào giải quyết trong vụ khiếu nại đòi đất, thì ông Đoàn Hữu Hậu đã giúp đỡ đăng báo, hướng dẫn tôi làm thủ tục khiếu kiện và thắng kiện 50% bản án số 42/ 2010/ DTST ngày 16/8/2010 Tòa án huyện Phú Quốc. Tôi đã trả tiền bồi dưỡng cho ông Hậu tổng cộng 70 triệu đồng. Nhưng vì ông Hậu không tiếp tục giúp đỡ tôi, nên tôi đòi tiền lại.

Lời trong đơn hoàn toàn đúng thực tế. Bản án số 42/2010/DSST ngày 16/8/2010 Tòa án huyện Phú Quốc tuyên xử bà Diễm được hưởng 50% giá trị QSDĐ, tương đương với số tiền 523.000.000 đồng…(BL 80,81,82,83,84)

Chính bà Diễm thừa nhận trả ông Hậu 70 triệu đồng tiền bồi dưỡng. Nghĩa là tiền thù lao, tiền trả công khi đã xong công việc. Nhưng sau đó bà Diễm đòi tiền lại với lý do“ vì ông Hậu không tiếp tục giúp đỡ tôi”. Đã trả công rồi, thì không thể nói chuyện đòi lại. Lấy lý do “ không tiếp tục giúp đỡ tôi” để đòi tiền “trả nợ” cũ, là không thể chấp nhận được.

Mặt khác, về số tiền bà Diễm chuyển hai lần được là chuyển ông Hậu, không có căn cứ. Gửi lần đầu 20.000.000 đồng qua tài khoản của Đoàn Lâm Đoan Thùy vào ngày 01-09-2010, nội dung gửi tiền không ghi rõ là cho ai, tiền gì, làm gì ( BL 95). Lần thứ hai 50.000.000 đồng, chuyển cho Nguyễn Đinh Thục Quyên, vào ngày 14-09-2010 qua ngân hàng Sacombank, cũng không ghi rõ nội dung chuyển tiền gì, cho ai (BL 94). Vậy thì căn cứ vào đâu mà Tòa án tỉnh Kiên Giang lại khẳng định ông Hậu phạm tội, buộc hoàn trả tiền lại (?!)

Đến công văn trả lời của Công an

Ngày 29-10-2010 Tòa án tỉnh Kiên Giang xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa án huyện Phú Quốc, bà Diễm đòi lại tiền đã bồi dưỡng cho ông Hậu. Sau đó bà gửi đơn khiếu nại đến Công an TP Rạch Giá.

Tại Công văn số 30 / CV-CATP (AN) ngày 25/01/2011 do Trưởng Công an TP Rạch Giá, Trung tá Phan Bữu Đường ký trả lời đơn khiếu nại bà Trần Thị Điệp và bà Đinh Ngọc Diễm. Phần đầu trả lời việc bà Điệp tố cáo ông Hậu là không có cơ sở. Phần thứ hai trả lời khiếu nại bà Diễm: “ Tuy nhiên xét thấy đây là tranh chấp dân sự, CATP Rạch Giá yêu cầu bà Diễm và ông Hậu tự thỏa thuận giải quyết, nếu không giải quyết được thì bà có thể khởi kiện lên Tòa án giải quyết ”

Sau khi nhận được công văn trả lời của CATP Rạch Giá, bà Diễm không kiện cáo gì nửa. Gần một năm sau, đến khi “ ông Trần Đức Long – Công an tỉnh Kiên Giang gặp tôi nêu vấn đề,” theo bà thì “tôi chỉ nêu yêu cầu lấy lại tiền mà thôi” .

Thượng tá Nguyễn Văn Luyện, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra trả lời với báo chí : “Nếu Hậu nhận tiền mà không gặp những người có chức trách để lo, sẽ bị truy tố tội “lừa đảo”. Nhưng đây, Hậu có lo nhưng không thành, nên truy tố tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” (Báo NDO ngày 16-4- 2012)

Bà Đinh Ngọc Diễm gạt?

Qua ba lần tham dự phiên Tòa, bà Diễm ghi trong đơn “ Nhưng không ngờ sự việc diễn ra ngoài sức tưởng tượng của tôi…Thật ra tôi không phải là nguyên đơn trong vụ án... ”

Bà không phải nguyên đơn, thì làm gì có bị đơn? Bà không tố cáo, lấy cớ gì Cơ quan Tố Tụng khởi tố, truy tố, xét xử ? Cũng có thể là “ngoài sức tưởng tượng…” của bà. Vì việc vận dụng pháp luật vào sự vụ cụ thể, còn tùy thuộc thái độ “thương ghét” của từng người. Nhưng chẳng lẽ bà không hình dung sự đau khổ của người bị oan sai đứng trước vành “móng ngựa” ? Bà Diễm nêu: “ xin quý cơ quan chức năng cho tôi nhận lại 50 triệu đồng mà vợ ông Hậu đã nộp cho cơ quan điều tra. Và xin được không tham dự phiên Tòa xét xử ông Hậu tới đây”.

Số tiền 50 triệu đồng mà bà Diễm “ xin nhận lại” là do chính bà điện thoại cho chị Lâm Kỹ Loan vợ ông Hậu, nói rằng Công an kêu nộp tiền rồi sẽ hướng dẫn làm đơn bãi nại ( ghi âm cuộc nói chuyện). Chưa biết thực hư thế nào, lo sợ chồng con bị vướng vào vòng lao lý, dù gia cảnh rất khó khăn, chị Loan phải đi vay mượn để được yên thân. Ngày 20/4/2012 chị Loan đem 50 triệu đồng nộp cho CQĐT. Nhưng khi giao tiền xong thì nhận được câu trả lời là “ đã khởi tố rồi”. Và số tiền đó được CQĐT ghi trong biên bản là “ tang vật vụ án” đồng thời ra lệnh nhập kho ( BL 96, 100).

Khi nhận ra mình bị lừa gạt, chị Loan làm đơn xin nhận lại số tiền đã nộp, nhưng CQĐT nói là “tang vật” không thể trả lại. Gửi đơn đến VKS yêu cầu can thiệp giúp đỡ, thì được VKS hướng dẫn gửi đơn qua CQĐT.

Vậy có phải chăng bà Diễm đã “ gài bẩy” cho CQĐT có tang chứng vật chứng kết tội ông Hậu, để bà được nhận lại số tiền đó ?

Nội dung trong 2 tờ yêu cầu của bà Diễm gửi Viện Kiểm sát và Tòa án tỉnh Kiên Giang thời điểm Tòa án sắp xử, khác xa những gì bà khai báo với CQĐT trước đó. Ngay tại Tòa bà Diễm cũng không nói rõ là sự thật những điều ghi trong đơn, mà lại lòng vòng “ nói xuôi nói ngược cho được phần mình” để được nhận lại tiền. Nhưng bà không thể nói khác được những gì nêu trong đơn. Nó đã là chứng cứ rồi. Với những chứng cứ này, đối chiếu với bản khai trước đó với CQĐT trong vụ án, có thể quy bà Diễm tội vu khống.

Các tờ trình của các nhân chứng gửi đến Tòa án tỉnh các ông Nguyễn văn Toàn, Phù Đôn Tùng ở huyện Phú Quốc, ông Đỗ Thanh Nam ở TP Rạch Giá, ông Trương Thanh Hùng ( Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Kiên Giang) đã trình bày rõ việc bà Diễm có nhờ ông Hậu giúp đỡ làm hồ sơ, hướng dẫn thủ tục khởi kiện ở huyện Phú Quốc, với thỏa thuận thưởng 10% kết quả xử án ở huyện và chịu mọi chi phí trong quá trình làm thủ tục (BL 42,48, 67,68,69) . Đối chiếu những tờ trình này với nội dung bà nêu trong đơn yêu cầu là hoàn toàn hợp lý, đã phơi bày sự thật của vụ việc, đã rõ ai lừa dối ai.

ông Bùi văn Tạo gạt ?

Ông Bùi văn Tạo ở ấp Hòa B xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đánh ông Trần Như ý bị thương ở đầu. Trung tâm Pháp y tỉnh Kiên Giang giám định tổn hại sức khỏe 62%, phạm vào Điều 104 BLHS.

Trích Điều104 BLHS: “ Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người…, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Ông Tạo cùng anh vợ là Cao văn Kiện tìm đến ông Hậu, trình bày về việc đánh người. Cho rằng vết thương người bị đánh là do té xe, và không có tỷ lệ cao như vậy. Ông Tạo nhờ Hậu xác minh, hướng dẫn làm thủ tục giám định lại, để làm sao tránh oan sai, để có thể giảm được án mức thấp nhất. Đến lần thứ 3, ông Hậu mới nhận lời.

Ông Tạo đưa tiền 3 lần, tổng cộng 28 triệu đồng, để ông Hậu đi lại, giao dịch, tìm chứng cứ, gặp người có trách nhiệm hỏi phương thức thủ tục, làm đơn xin giám định lại, hướng dẫn Tạo nộp đơn, soạn thảo bản tự bào chữa trước Tòa.

Được sự tư vấn, làm thủ tục của ông Hậu, Tòa án huyện Giồng đồng ý cho giám định lại.

Ngày 9/5/2011,Phân viện khoa học hình sự, ra bản kết luận giám định số 1480/C54B …giám định Trần Như Ý có tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 48,65%. Do tỷ lệ thương tật giảm, khung hình phạt cũng được giảm xuống.

Ngày 15/6/2011 Tòa án huyện Giồng Riềng tuyên xử phạt Tạo 3 năm tù. Phía người bị hại kháng án, đề nghị tăng mức hình phạt. Ông Hậu soạn cho Tạo bài tự bào chữa trước Tòa.

Tòa án tỉnh xử phúc thẩm y án. Ông Tạo không toại nguyện như ý muốn là được “án treo” nên đòi tiền lại.

Việc đưa và nhận tiền giữa ông Tạo và Hậu diễn chỉ có 2 người, không có giấy tờ chứng cứ gì cả, và chỉ thỏa thuận với nhau bằng miệng. Thế nhưng ông Hậu có thừa nhận Tạo đã đưa trước sau 28 triệu đồng.

Ông Tạo tự nguyện trừ chi phí 8 triệu đồng, đòi lại 20 triệu đồng. Để tránh phiền hà rắc rối, ảnh hưởng đến uy tín, dù không chứng cứ, nhưng ông Hậu đã gửi trả lại cho ông Tạo 16 triệu đồng cho êm chuyện ( trước khi CQĐT làm việc) còn thiếu lại 4 triệu đồng.

Ông Tạo không nhận ra rằng chính nhờ ông Hậu mà mình đã giảm ít nhất 5 năm tù. Mà giá trị của 5 năm tù là bao nhiêu tiền(?!). Không thể tính được bằng tiền.Trong lúc cùng đường bế tắc sắp bị khung hình phạt từ 5 năm đến 15 năm, ông đã năn nỉ cầu cạnh nhờ ông Hậu ( nhà báo) như thế nào. Nếu không có sự “ra tay” của ông Hậu, thì làm gì có việc ông chỉ nhận 3 năm tù, trong khi tỷ lệ thương tật 62% ( chỉ cần 61% thì đã bị tù từ 5 năm- 15 năm). Ông Hậu giúp đỡ ông Tạo trong khuôn khổ pháp luật, với những gì pháp luật không cấm, không có việc hối lộ “chạy án” . Với số tiền 28 triệu đồng mà từ người bị phạt tù từ 5 năm- đến 15 năm, có thể hưởng được án treo được không? Việc cho rằng ông Hậu nhận 28 triệu đồng để cho ông Tạo được hưởng án treo là hoàn toàn phí lý, không có một chứng cứ nào xác định sự giao ước đó. Rõ ràng ông Hậu không có “ lừa đảo chiếm đoạt…” Chỉ có ai đó lừa dối khi khai báo với CQĐT.

Khi nhận lời giúp ông Tạo, ông Hậu có hướng “nhắm” tới Điều 106 BLHS : (trích)Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Như vậy vẫn còn “ có cửa” để ông Tạo giảm đến mức “không giam giữ”. Chứ không phải không căn cứ, làm lều. Thề nhưng kết quả không đạt được như mong muốn. Vì là do Tòa án phán quyết, không ai thay thế định đoạt được.

Đây là quan hệ giao dịch dân sự. Không có gì là “ lừa đảo chiếm đoạt…” Nếu không có sự tiếp giúp hướng dẫn, làm thủ tục hợp pháp của ông Hậu, thì ông Tạo đã bị xử ít nhất là 5 năm tù theo khung quy định của pháp luật.

Công an gạt?

Vụ bà Diễm và ông Tạo nhờ ông Hậu cách nhau 3 năm. Cả 2 sự việc như bà Diễm trình bày trong đơn “ông… Long – Công an tỉnh Kiên Giang gặp tôi nêu vấn đề” . Cũng chính Ông Long đến tận nhà ông Tạo “động viên” bà Võ thị Thôi, vợ ông Tạo “làm đơn” để lấy tiền lại giùm (?!) Sau khi “động viên” và có đơn khiếu nại, Công an tỉnh tiến hành điều tra khởi tố.

Ngày 13/6 / 2012 ra Bản kết luận điều tra số 03 KLĐT-PC46, nhận xét và đề nghị:

(Trích):“… Sau đó ông Hậu lợi dụng ảnh hưởng của mình tìm đền những người có chức vụ quyền hạn nhờ những người này giảm nhẹ hình phạt cho Bùi văn Tạo, xử cho bà Đinh Ngọc Diễm thắng kiện. Việc ông Tạo không được giảm nhẹ hình phạt, bà Diễm không thắng kiện là kết quả ngoài ý muốn của Đoàn Hữu Hậu.

Hành vi nói trên của bị can phạm vào tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, được quy định tại Điều 291…”

Ngày 8/4/2013 Tòa án tỉnh Kiên Giang xét xử, Viện Kiểm sát chuyển đổi tội danh“ Lừa đảo chiếm đoạt…” Tòa tuyên phạm tội. Ngày 24/6/2013 Tòa án Tối cao tuyên hủy án. Ngày 03/9/2013 Cơ quan CSĐT “ viết lại” Bản kết luận điều tra số 09/KLĐT-PC46 (Trích) “ Vì tin nhầm Hậu có thể lo giúp được mình nên khi Hậu yêu cầu Bùi văn tạo và Đinh Ngọc Diễm đưa tiền cho Hậu để Hậu chạy án thì Tạo và Diễm đưa tiền ngay cho Hậu. Từ đó Hậu đã chiếm đoạt Tạo và Diễm số tiền 98.000.000 đồng . Hành vi nói trên của Đoàn Hữu Hậu đã phạm vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS …”

Kết luận trước thì cho rằng “Việc ông Tạo không được giảm nhẹ hình phạt, bà Diễm không thắng kiện là kết quả ngoài ý muốn của Đoàn Hữu Hậu” Nghĩa là ông Hậu có ý chí làm cho bằng được. Đã có quyết tâm như vậy sao gọi là là đảo? Thấy “ nuốt không trôi” CQĐT “viết lại” kết luận sau“ vì tin nhầm Hậu…”

Cũng là một vụ việc, một bản chất vấn đề, cũng là Điều tra viên Võ Văn Đoàn, cũng là Phó Thủ trưởng CQCSĐT Nguyễn văn Luyện ký, nhưng 2 bản kết luận, trước sau gần như đối lập nhau. Tại sao có việc “ tiền hậu bất nhất” như thế này? Hai kết luận khác nhau này, đâu là sự thật? Công an TP Rạch Giá sau khi đã điều tra xác minh, kết luận là giao dịch dân sự, không phạm tội. Nhưng Công an tỉnh kết luận phạm tội. Tại sao cùng một hệ thống pháp luật mà kết luận trái ngược nhau?

Có sự lừa dối trong này không? Trên đời này không thể có hai sự thật khác nhau.

Không có việc lừa đảo chiếm đoạt

∇ Ghi âm Diễm gọi Loan
Trước Tòa, phiên xét xử sơ thẩm lần 2, bà Đinh Ngọc Diễm và ông Bùi văn Tạo người “bị hại” thừa nhận là ông Hậu có hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ làm thủ tục cho mình và xin giảm nhẹ cho ông Hậu không phải tù tội. Cả hai sự việc đều thỏa thuận hợp đồng bằng miệng với nhau, không có giấy tờ, chứng cứ nào. Về phía hai người “ bị hại” chỉ có lời khai, không nhân chứng. Trong khi ông Đoàn Hữu Hậu có những chứng cứ, nhân chứng chứng minh, đặc biệt là từ đơn yêu cầu của người bị hại, vậy mà không được Cơ quan Tố tụng, Tòa án tỉnh Kiên Giang xem xét, vẫn tiếp tục tuyên xử phạt tù. Thật trớ trêu người bị lừa dối, lừa gạt lại bị Tòa án tuyên phạm tội “ Lừa đảo…” Còn kẻ gạt, lừa là người chiến thắng (?!) Chứng cứ, hành vi trong vụ án không đủ yếu tố cấu thành và cũng không có việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS”. Nếu xét cho kỷ thì chỉ có lừa dối, lừa gạt. Còn ai lừa ai, ai gạt ai như trên đã trình bày, có lẽ ai cũng biết. Ông Hậu đã kháng án, và đang chờ sự phán xét công minh lần thứ hai, của Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh./.

TƯỜNG VI VÀ CỘNG SỰ



PS Gửi kèm hình ảnh chứng cứ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét