Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Thứ Sáu, 14-03-2014 - Kỷ niệm ngày Trung Hoa chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam - Ngày Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN! - Những khoảng thời gian và tội ác

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Bộ sử biên niên của Viện Sử học không ghi lại sự kiện Gạc Ma 1988 (Chép sử Việt). – Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma (RFA).
<- Trước ngày tưởng niệm trận chiến Gạc Ma (RFA). – Những lá thư xúc động quanh trận chiến Gạc Ma (Soha). – Phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” (CP).
Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88 (TP). - Trào nước mắt nhớ về trận chiến Gạc Ma năm xưa (DT). - Kỷ vật Gạc Ma: Hai chiếc đài để lại (Soha). - Trường Sa 1988: Lá thư không người nhận… (Soha). - Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 – Nước mắt mẹ không còn… (Soha). – Thời bình của cựu binh trận hải chiến Gạc Ma (VNE).

- Pháo đài Cô Lin và cây xương rồng Trường Sa (Đào Tuấn). – Nước mắt nào hào hùng, nước mắt nào đau thương
- Anh em dân chủ Miền Trung tưởng niệm 26 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam (Lê Anh Hùng). – Những khoảng thời gian và tội ác (Blog RFA). “40 năm hải chiến Hoàng Sa 1974 và 35 năm cuộc chiến biên giới năm 1979 và hôm nay 26 năm kỷ niệm cuộc chiến Trường Sa 1988… Triều đại cộng sản Việt Nam tồn tại được bao lâu nữa để giấu giếm những sự kiện trên? Nhưng dù thế nào thì nhân dân cũng không bao giờ quên. Bởi vì, vì danh lợi mà quên máu xương của những người đã nằm xuống bảo vệ non sông gấm vóc là tội ác“.
- Trường Sa – Lưỡi Câu Trung Cộng Trong Họng Việt Nam (DCCT).  – Lại một trò hề (DLB). “Lại một trò hề được dàn dựng một cách thô lậu, khi mà trước đó ngày 17.2 cái trò nhún nhẩy tung tăng theo điệu nhạc Tàu Khựa trước tượng đài vua Lý Thái Tổ nhằm phá lễ tưởng niệm 20 vạn quân nhân hy sinh trong trận chiến bào vệ biên giới Việt Trung và 40 vạn người dân bị Tàu Khựa tàn sát dã man trong cuộc chiến 1979 do nhân dân cả nước tự động tổ chức“.
- Bùi Minh Quốc: Thư ngỏ gửi nhà thơ Thuận Hữu (Quê Choa). “Tác giả ‘Những phút xao lòng’ vào trung ương, làm tổng biên tập báo Đảng đã hơn một năm.Trong huyết quản tổng biên tập Thuận Hữu, liệu còn bao nhiêu độ thắm của dòng máu người lính Trường Sa ? Trên báo Nhân Dân, dưới mỗi dòng chữ, liệu có còn đập trái tim của người lính Trường Sa ?
- Nguyễn Mộng Hoài: Xâm lấn kiểu ” Bốn tốt” (Quê Choa). “Mai kia, khi người ta ‘bốc lên’ có thể cho ‘ông bạn vàng bốn tốt’ ở lại làm ăn ở Việt Nam mấy chục thế kỷ cũng nên. Nhiều khi nghe thông tin mà thấy rợn cả tóc gáy. Không biết rồi đây còn làm những trò gì nữa, cuối cùng là đất nước nằm gọn trong tay họ, mới ngã ngửa người ra, mà cũng không còn đất mà ‘ngã ngửa’ nữa“.
3.000 lá cờ Tổ quốc và tặng phẩm gửi tới Trường Sa (TTXVN). - Khát vọng biển (Tin tức). - Ra mắt bộ sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” (Tin tức). - Cấu tạo địa chất và thổ nhưỡng của quần đảo Hoàng Sa (Tin tức).
- Không quân Hải quân rút ngắn khoảng cách với Trường Sa (Tin tức).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần hỗ trợ đối đa hơn 1 triệu ngư dân ‘giữ vững chủ quyền’ (VOA).
- Thiết lập đường dây nóng Việt – Trung (RFA).
Pháp muốn bán tàu chiến cho Việt Nam? (Soha).
- Lê Trung Tĩnh: Việt Nam cần đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế (Quỹ NCBĐ/DĐXHDS).
- Philippines thả dù tiếp tế cho lính trên Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa (RFI).
- Mỹ tố cáo hành động « khiêu khích » mới của Trung Quốc ở Biển Đông (RFI).
- Jakarta cảnh giác trước việc ‘lưỡi bò’ Trung Quốc ăn vào vùng biển Natuna (RFI).
- Thay cho lời giã biệt (Quê Choa). “Tôi xin gửi lời tri ân đến toàn thể các tổ chức quốc tế, các nước luôn bênh vực và quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam nói chung của cá nhân tôi nói riêng, xin gửi lời tri ân và xin giã biệt trước đến toàn thể anh chị em xa gần đã hướng về tôi, đã quan tâm và nghĩ đến tôi … tôi có thể ra đi mãi trong một ngày gần đây, nhưng tôi hài lòng với những gì tôi đã làm, hài lòng vì sự tin yêu của cộng đồng đối với tôi và gia đình tôi...” – Bức Tâm Thư của người tù chính trị lão thành – ông Lê Văn Tính (DCCT).
- Bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB). - Đỗ Thị Minh Hạnh sinh nhật trong tù (Nguyễn Tường Thụy).  – Đỗ Thị Minh Hạnh: Anh thư nước Việt
- Ngày mai sẽ diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử ông Hoàng Văn Sang, Dân tộc H’Mông (DCCT). – Việt Nam Hôm Nay, ngày 13.03.2014
- Họat động dân chủ ngày càng bị trấn áp mạnh hơn (RFA).
- RSF gọi Bộ Thông tin Việt Nam là ‘kẻ thù Internet’ (VOA). – RSF: Việt Nam giới hạn tự do Internet bằng luật pháp (RFA). – Báo chí với nền dân chủ (Nguyễn Văn Thạnh).
- Mâm mồi các cụ (tập 3) (DLB). – Ai bảo vào đảng là không tốt nhỉ? (Phương Bích).
- Đại Vệ Chí Dị- Chuyển ngôi (FB Người buôn gió).
- ‘Chuẩn bị đại hội Đảng cập rập, vội vã’ (BBC). – Con trai thủ tướng Việt Nam được ‘điều động công tác’ (VOA). – ‘Thiếu minh bạch về luân chuyển cán bộ’ (BBC). - Thanh Hóa: Sẽ hủy quyết định bổ nhiệm cán bộ sai quy định (VOV).
- Cảnh sát vũ trang VN có chế độ chính ủy (BBC).
- Nguyễn Thông – Chuyện về bà Cát Hanh Long (Dân Luận). “Cụ Năm là người đầu tiên bị xử bắn khi cuộc cải cách ruộng đất ‘long trời lở đất’ năm 1953 mở màn, cái chết của ‘bà địa chủ’ này đã thành tấn bi kịch không chỉ của một con người, một gia đình mà của cả một thời kỳ lịch sử“.
Ăn lương dân mà làm việc thế sao? (Nguyễn Văn Thạnh). – Chó sủa bóng (Minh Văn). “Hãy một lần chịu khó nghe hết bản tin thời sự của nhà nước, cảm nhận bằng tất cả trí tuệ và cái tâm của mình, bạn sẽ thấy được chân tướng của sự việc. Chắc chắn rằng bạn sẽ rút ra được nhiều nhận xét độc đáo và thú vị, vì nó không giống với một bản tin thời sự bình thường“.
“Cảnh sát tư tưởng” trên báo Nhân dân trong vai khán giả để chỉ trích “Giai điệu tự hào” của VTV (ND/Chép sử Việt). “Lại sực nhớ tới hai bài trước cũng của tờ báo này báo hiệu mở đầu một chiến dịch “đánh” những người khởi xướng Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập VN. Có vẻ như đây là bài thứ ba, khi trong những người được “đánh” có Nhà văn Trang Hạ (nhưng được tác giả rất “tính toán” khi đưa tên kiểu xách mé mà không đưa danh hiệu), một trong 61 người ký tên khởi xướng tổ chức này.”
Ngoài Cửa McDonald’s (Blog RFA).  – Phượng Yêu (Tập 36) (DLB).
- Vĩnh Thức – Giải Pháp Triệt Tiêu Vấn Nạn Hối Lộ (CSGT) (Dân Luận).
- Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN! (Blog RFA). “Trong mắt họ, hành động của nhà cầm có cái gì đó như phô diễn, muốn chứng tỏ với các nước, thậm chí, muốn ‘lấy điểm’ với Trung Quốc, quốc gia có nhiều người nhất đi trên chuyến bay định mệnh. Và đáng nói nhất, cuộc trình diễn này lại không hề rẻ!
- MÁU NÀO CŨNG LÀ MÁU (Văn Công Hùng). “… ta có quyền so sánh giữa việc sốt sắng cứu nạn của chúng ta trong vụ tàu bay Malaysia và vụ cháu bé ở TP HCM… Kinh thật, giữa thành phố lớn nhất nước, bắt người rồi giết còn ghê hơn giết ngóe, thế mà gần tuần lễ mới biết?
- “Xin” việc và “Mua” việc? (Phương Bích). “Ở các công ty dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ yếu chỉ nộp hồ sơ xin việc và có thể có phỏng vấn và thử việc 1 cách công khai. Nhưng ở các cơ quan nhà nước, và công ty quốc doanh thì chủ yếu là nộp xèng (tiền) để mua việc, sau khi nộp hồ sơ và sẽ được xét tuyển 1 cách bí mật sau khi kiểm tra các phong bì xèng dự tuyển ở nhà“.
- Thẻ căn cước công dân thay hộ khẩu? (BBC).
Sẵn sàng đi vào hoạt động (ND).
- Những ngày buồn của ông Giá (TBKTSG).
Kết thúc “đại án tham nhũng” tại Đắk Nông: 1 án tử hình, 3 án chung thân (SGGP). - Nguyên GĐ Ngân hàng có nhà 40 tỷ bị tịch thu nhà, đất (KT). - Giám đốc ngân hàng nhận “quà” là xế hộp 3,2 tỷ lãnh án tử (CATP).
- Hàng ngàn công nhân công ty Shilla bags đình công (RFA).
2Phớt lờ bức xúc của dân (NLĐ).
Cầu mới xây đã lở, chờ sập (NLĐ). =>
- Bộ trưởng chỉ thẳng lý do “đường VN đắt gấp 3 Mỹ” (ĐV).
Tuyển người buôn lậu đi chống buôn lậu (NLĐ).
- Thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt: Bộ Công Thương lên tiếng cảnh báo (LĐ).
- Việt Nam gia nhập Công ước 187 (RFA). – VN tham dự hội thảo Chính sách An ninh Quốc phòng ASEAN – EU (RFA).
- Phạm Chí Dũng: Kịch bản chính trị dành cho Trung Quốc: Xấu hay rất xấu? (Boxitvn). – Trung Quốc định soạn luật chống khủng bố (BBC). - Vì sao người Duy Ngô Nhĩ trở thành nỗi ám ảnh khủng bố? (P3) (Soha).
- Người Tây Tạng bị tấn công ở Nepal (DCCT).
Hai miền Triều Tiên họp ban xử lý tranh chấp ở Kaesong (TTXVN).
- LHQ : Quá trình chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện còn « mong manh » (RFI).
- Biểu tình tiếp diễn ở Venezuela (BBC). - Venezuela chưa yên (NLĐ).

- Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88 – Bài 2: Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng (TP). - Ai viết những dòng tin đầu tiên về sự kiện Gạc Ma? (Soha). - Gạc Ma, 26 năm chờ đợi (TT).
- Vụ bổ nhiệm lái xe làm Phó chánh Văn phòng: Lãnh đạo muốn cho tôi nghỉ ngơi nên mới bổ nhiệm (GDVN).
- Xét xử vụ lừa đảo hàng nghìn tỉ đồng ở Tây nguyên: Tuyên tử hình nguyên Giám đốc VDB Đắk Lắk – Đắk Nông (TN).
- Siết thu mua nông sản lạ: Nhiều thương lái Trung Quốc “lặn mất tăm” (TP).

- Răng rứa hè ? (Nguyễn Duy Xuân).
- Bruce Rottman – Nhân trị hay pháp trị? (Phạm Nguyên Trường).

KINH TẾ
- Việt Nam bội chi ngân sách 20 ngàn tỷ đồng (RFA).
Vốn đầu tư gián tiếp không được chuyển sang gửi tiết kiệm (VOV).
Nhận định chứng khoán ngày 14/3: “Chu kỳ tăng giá mới” (VnEco).
Được thế chấp chính căn hộ mua khi vay gói 30.000 tỷ (VnEco). - TPHCM: Mới giải ngân được 300 tỉ trong gói 30.000 tỉ đồng (TBKTSG). - Người mua căn hộ bị thiệt (NLĐ).
Cổ phần hóa Cienco 5: “Thời nay không còn ăn xổi ở thì” (VnEco).
Áp trần giá sữa và câu chuyện “dọa” doanh nghiệp! (CL).
3<- Người nuôi gà điêu đứng (NLĐ). -Không để người chăn nuôi chịu thiệt (NLĐ).
Mở rộng “kênh” bán hàng trực tiếp (ND).
- Giới kinh doanh Mỹ lạc quan về môi trường đầu tư VN (RFA).
- Thách thức kinh tế của Trung Quốc (RFI). - Lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc đã đến hồi kết? (Tin tức).
Mỹ tiến hành điều tra dân sự đối với Herbalife (NĐT). - Mỹ đe Nga tháo “ngòi nổ” Crimea, vàng tuột khỏi mức cao 6 tháng (ĐTCK).



VĂN HÓA-THỂ THAO
4Bức bình phong có ‘quái thú’ chắn lăng Vua đã bị đập bỏ (VOV). =>
Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn còn ở một số lễ hội (HQ).
Loại hình sáng tạo độc đáo (NLĐ).
Nguyễn Ngọc Tư phiêu dạt với Đảo (NLĐ).
- Đỗ Kh (MDTD).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: “Thuở mơ làm văn sĩ” – KỲ 13 (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Hải – Phóng sự: Tôi đi Tây – Phần II (Dân Luận).
- Phong lưu NGUYỄN QUANG SÁNG (Lê Thiếu Nhơn).
- XÓM NÚI BÀI THƠ / Lưu Tuấn Hùng. ĐỐI THOẠI VỚI CỤ GIÀ BÁN VÉ SỐ / Trần Văn Thuyên (Trần Mỹ Giống).
- TẠI SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN MỘT GIẢI THƯỞNG MANG TÊN “NGUYỄN DU” DÀNH RIÊNG CHO VĂN CHƯƠNG? (Hợp Lưu).
- Vũ Bằng – Cuộc đời phức tạp, trang văn trong sáng (PBVH).
- TỬU LUẬN (Phọt Phẹt).
- Lòng biết ơn và ranh giới giữa thiên đường, trần gian và địa ngục (THĐP).
- Changzo: Còn Ghur Krong đang ra sao? (Inrasara).
- HỌA SĨ ĐẶNG SƠN NAM MỜI ĐẤU GIÁ TRANH LÀM TỪ THIỆN. NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỒNG NGỌC HOA RA MẮT TUYỂN TẬP… (Trần Mỹ Giống).
- THÀNH PHỐ CHÌM DƯỚI BIỂN (Sơn Trung).
- Phim Việt Nam tranh giải tại Festival Créteil (RFI).
- Trường Lâm – Lỗi Lầm “Chết Người” Trong Phim Gravity (2013) (Dân Luận).


- TÍM NHỚ  -   KHUYA – TẤU KHÚC  –   NHỮNG VÒNG TAY (Tương Tri).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trả Tự Do cho Giáo Dục (FB Huy Đức/ QC). – Đào Dục Tú: Tạp luận: Nỗi khổ của trí thức Việt (Bà Đầm Xòe).
Các trường ĐH, CĐ ủng hộ chủ trương bỏ điểm sàn (VOV). - Bỏ điểm sàn: Bộ GĐ-ĐT chiều theo các trường đại học? (HQ).
Chọn nghề khi… không có sở thích (PNTP).
5Quản lý điểm số “tay 3” (GD&TĐ).
<- TP HCM: Đề xuất thu phí bán trú tiểu học 25.000 đồng/ngày (GD&TĐ).
Phát hiện thi thể 5 học sinh trong hố đất bên bờ suối (VOV).
- SCA 5 gây xôn xao dư luận cộng đồng Việt ở Little Saigon (Người Việt).
- Xì-căng-đan lớn trong khoa học Nhật Bản (Nguyễn Đình Đăng).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
6- Xét nghiệm ‘sinh vật lạ’ trong khăn lông Trung Quốc (TN). =>
Loại tài xế nghiện khỏi vô lăng (NLĐ).
Rừng phòng hộ phía tây TP HCM cháy dữ dội nhiều giờ liền (VTC).
- Nổ chết người tại khu Harlem, New York (BBC). – Sập tòa nhà ở New York, 2 người chết, hàng chục người bị thương (VOA). - Ít nhất đã có 6 người chết trong vụ nổ ở New York (VOV). - Rò rỉ gas gây nổ 2 tòa nhà New York (NLĐ).


- Vụ sát hại bạn thân rồi ném xác trôi sông tại TP.HCM: Bí ẩn tiếng xì xầm trong điện thoại của nạn nhân (MTG).
Malaysia mở rộng khu vực tìm MH370 hướng tới Ấn Độ (TTXVN). - Máy bay Malaysia mất tích có thể bay tới Tây Australia? (KT). - Sự thật về hành khách Duy Ngô Nhĩ trên chuyến MH370  (VNN). - Bắt được xung điện tử từ máy bay mất tích (VNN). - Malaysia coi pháp sư ở sân bay là diễn viên hài (PLTP). - MH370 liên lạc với vệ tinh 5 lần sau khi mất tích (PLTP). - Máy bay mất tích: Chuyển từ tìm kiếm khẩn cấp sang thường xuyên (MTG). - Mỹ: Hệ thống liên lạc trên chuyến bay MH370 bị tắt có chủ ý? (TTVH). - Boeing 777 -200 của chuyến bay MH370 có thể sẽ không bao giờ được tìm thấy (TTVH). – 9 Vụ Mất Tích Máy Bay Chở Khách Chưa Có Lời Giải (ĐKN).
- Ai đã xóa sổ 130.000 ha rừng Tây Nguyên?: Kỳ 3: Quá nhiều đối tượng đang ‘cấu xé’ rừng (MTG).
Diễn biến mới vụ máy bay Malaysia mất tích: Có người cố ý đổi hướng bay (TN). - Malaysia lên tiếng về khả năng MH370 nằm ở Ấn Độ Dương (TTXVN). - Nhiều bằng chứng cho thấy MH370 bị không tặc khống chế (TTXVN). - Tìm từ Vịnh Thái Lan ra Ấn Độ Dương? (PT). - Quân đội Indonesia tham gia tìm kiếm máy bay mất tích (TTXVN). - 4 giờ bay 1.320 km cùng AN26 tìm máy bay Malaysia mất tích (NLĐ). - Malaysia lên tiếng về khả năng MH370 nằm ở Ấn Độ Dương (TTXVN). - Máy bay MH370 phát tín hiệu cuối ở Ấn Độ Dương (ANTĐ). - Hàn Quốc gửi máy bay tham gia tìm kiếm MH370 của Malaysia (TTXVN). - Vệ tinh ‘bắt’ được tín hiệu MH370 mất tích (VTC). - Tiết lộ mới về vụ máy bay Malaysia mất tích (KT).
QUỐC TẾ
Xy-ri đóng cửa sứ quán tại một số nước vùng Vịnh (ND).
- Thủ tướng Anh tuyên bố ủng hộ Israel, cảnh cáo Iran (VOA). - Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố sát cánh cùng Israel (TTXVN).
7<- Người biểu tình Sudan kêu gọi ‘cách mạng’ (VOA).
- Hàng ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình vì cái chết của 1 thiếu niên (VOA).
Mỹ hủy cáo trạng đối với quan chức ngoại giao Ấn Độ (TTXVN/Tin tức).
Báo Trung Quốc chê Nga bán công nghệ vũ khí quá đắt so với Ukraine (DV).
Hải quân Mỹ đóng thêm 4 chiến hạm tác chiến ven bờ (Soha).
Tai hại (NLĐ).
Cộng hòa Séc ủng hộ thành lập quân đội chung châu Âu (TTXVN).
- Thượng đỉnh Nhật –Hàn vẫn xa vời (RFI).
- Bình Nhưỡng phủ nhận trách nhiệm với tàu chở dầu lậu tại Libya (RFI).



- Tiếp vụ tiết lộ bí mật của cựu nhân viên CIA Edward Snowden: Nhà Trắng làm trung gian hoà giải giữa Thượng viện và CIA (PT).

* Video: + Bản tin video tối 11-03-2014 (RFA); + Bản tin video sáng 12-03-2014 (RFA); + Những con số trong tuần 11-03-2014 (RFA); + VN bác tin giảm bớt hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích (VOA);

* VTV: + Chào buổi sáng – 13/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 13/03/2014; + Điểm báo – 13/03/2014; + Thời sự 12h – 13/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 13/03/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 13/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 13/03/2014; + Thời sự 19h – 13/03/2014.

2091. TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN HỢP LỆ Ở BIỂN ĐÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
Mới đây, mục “Bình luận” của Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) đã đăng tải bài viết của các tác giả Robert Beckman – Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, và Giáo sư Clive Schofield thuộc trường Đại học Wollongong (Australia), đưa ra một đề xuất gây tranh cãi về cách thức để Trung Quốc có thể “đưa các tuyên bố chủ quyền lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế trong khi vẫn bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông”. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị ông Raul Pedrozo, Giáo sư Khoa Luật Quốc tế, Đại học Hải quân Mỹ, lên tiếng phản bác.

Theo ông Pedrozo, Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp lệ đối với các quần đảo ở Biển Đông. Do vậy, ý tưởng cho rằng Bắc Kinh nên được phép đưa ra một tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ những đảo này là phản động và sẽ đưa Trung Quốc tiến một bước gần hơn đến mục tiêu kiểm soát tạm thời Biển Đông. Ông Pedrozo khẳng định một đề xuất như thế sẽ không đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhượng bộ Trung Quốc theo thái độ như vậy không chỉ là phản động, mà còn cho phép Bắc Kinh thúc đẩy hơn nữa chiến lược cắt lát mỏng ở Biển Đông, gây hại cho các nước có tuyên bố chủ quyền khác.
Ông Pedrozo cho rằng có 6 lý do để giải thích tại sao đề xuất nói trên không hữu ích. Trước tiên, nó giả định Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền hợp pháp với các đảo ở Biển Đông. Ngoại trừ Trung Sa, Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp lệ đối với bất kì đảo nào trên Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là lãnh thổ của Pháp cho đến khi Nhật Bản xâm chiếm các đảo này trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản từ bỏ quyền của mình đối với các quần đảo này và chúng trở lại với Pháp. Nam Việt Nam đã có chủ quyền đối với các quần đảo này bằng quyền nhượng lại sau Chiến tranh Pháp-Đông Dương. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, CHXHCN Việt Nam thừa hưởng chủ quyền của Nam Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Thứ hai, đề xuất nói trên tán đồng hành động chiếm đóng trái phép của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai, quân đội Trung Quốc đã được cử tới đến đảo Itu Aba (Việt Nam gọi là Ba Bình, Philippines gọi là Ligaw, Trung Quốc và Đài Loan gọi là Thái Bình) và đảo Woody (Việt Nam gọi là Phú Lâm, Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) để giải giáp vũ khí và tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, Quân lệnh số 1 không chuyển chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Căn cứ vào một trao đổi công hàm, Trung Quốc đã đồng ý rằng quân đội Pháp sẽ thay thế quân Trung Quốc đồn trú ở phía Bắc Đông Dương 16 độ vĩ bắc (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ ngày 31/3/1946.
Thực tế, việc lực lượng Trung Quốc vẫn đồn trú bất hợp pháp tại các đảo Itu Aba và Woody sau khi lực lượng Đồng minh chấm dứt chiếm đóng Đông Dương vào năm 1946 là sự vi phạm rõ ràng Điều 2 (4) Hiến chương Liên hợp quốc, và vì thế, không trao cho Trung Quốc chủ quyền rõ ràng đối với hai quần đảo này. Các hành động xâm lược tiếp theo của Trung Quốc vào năm 1974 (quần đảo Hoàng Sa), năm 1988 (quần đảo Trường Sa), năm 1995 (bãi Mischief – Bãi Vành Khăn), và năm 2012 (bãi cạn Scarborough) do đó cũng vi phạm điều khoản cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của Hiến chương Liên hợp quốc.
Thứ ba, đề xuất cho rằng Trung Quốc nên được phép tuyên bố EEZ từ 12 đảo lớn nhất ở Trường Sa là bởi “tất cả đều có thực vật và tại một số đảo, đường sá và công trình đã được xây dựng”. Từ đó, các tác giả cho rằng Trung Quốc có thể tranh luận có “cơ sở rằng đây là các ‘đảo’ để tuyên bố EEZ chiếu theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS)”. Trên thực tế, một đảo nhỏ có thực vật hay một bên tuyên bố chủ quyền cải tiến nó, không phải là cách thức xác định hiện trạng vùng đất theo UNCLOS. Chỉ vùng đất nào có thể “duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế của họ” mới có quyền yêu cầu đưa ra tuyên bố EEZ.
Các tác giả dường như đề xuất rằng các nước nên được cho phép biến những gì nếu không phải là “tảng đá” hay “cấu trúc nhô cao hơn mức thủy triều dâng” thành “đảo” để tối đa hóa những tuyên bố lãnh hải của họ. Một đề xuất như vậy không chỉ mâu thuẫn với UNCLOS, mà còn dẫn đến việc bắt chước làm gia tăng số lượng lớn các “đảo” rải rác trên Biển Đông. Điều này chỉ có thể làm gia tăng căng thẳng và tiếp tục gây bất ổn cho tranh chấp hiện tại.
Thứ tư, đề xuất cho phép Trung Quốc sử dụng một “đường cách đều đầy đủ hiệu lực” từ các đảo lớn nhất đến vùng duyên hải xung quanh của nước ven Biển Đông. Tuy nhiên, ngay cả các tác giả cũng thừa nhận rằng một đường cách đều đầy đủ hiệu lực là “không công bằng và không phù hợp với hiệu ứng giảm bớt thường được tòa án quốc tế áp dụng cho các đảo nhỏ ngoài khơi”. Trên thực tế, lý do căn bản cấp bách nhất cho việc tạo ra EEZ không phải để phóng đại mục đích chính trị của các quốc gia ven biển, mà là để bảo vệ ngư dân.
Thứ năm, đề xuất giả định Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Tuy nhiên, quy định đánh cá mới của Trung Quốc, yêu cầu tàu nước ngoài phải có sự chấp thuận trước của Trung Quốc để hoạt động trong vùng biển trong “đường 9 đoạn” đang chứng tỏ giả định đó sai. Hơn nữa, hồ sơ của Trung Quốc khi đề cập đến các dự án phát triển chung là yếu kém. Năm 2008, Trung Quốc và Nhật Bản đã đồng ý để cùng nhau phát triển các mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông. Thỏa thuận này được cho là một mô hình hợp tác. Song đến nay, chưa hề có sự phát triển chung nào diễn ra, và có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang khai thác nguồn tài nguyên về phía đường trung tuyến của mình. Khi đề cập đến phát triển chung, Trung Quốc hành động theo nguyên tắc “những gì của tôi là của tôi, những gì của bạn cũng là của tôi, nhưng tôi sẵn sàng chia sẻ phần của bạn”.
Cuối cùng, các tác giả tin rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ nghĩa vụ của mình theo UNCLOS để tránh hành động đơn phương tại các khu vực chồng lấn có hại cho một thỏa thuận phân định cuối cùng. Việc Trung Quốc không tuân thủ các cam kết của mình theo Tuyên bố ASEAN về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) là một minh chứng. Bất chấp việc đã ký DOC, Bắc Kinh đã có một loạt hành động kể từ năm 2002 mà rõ ràng mâu thuẫn với cam kết tự kiềm chế trong việc đưa ra các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp ở Biển Đông.
Những ví dụ gần đây cho thấy hành động không thay đổi của Trung Quốc như: sự cố tàu Viking II, sự cố bãi Reed (bãi cỏ Rong), sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 2, việc thành lập thành phố Tam Sa, sự cố bãi cạn Scarborough, áp đặt các quy định an ninh hàng hải và quy định đánh cá mới của của tỉnh Hải Nam, và hải quân tuần tra bãi James.
Được thực hiện nhằm thay đổi hiện trạng thông qua các hành động đe dọa bất hợp pháp, mỗi hành vi này sẽ đưa Trung Quốc tiến gần hơn một bước tới mục tiêu kiểm soát thực tế Biển Đông. Niềm tin rằng Trung Quốc sẵn sàng cùng tồn tại trên cơ sở bình đẳng với các nước láng giềng là huyễn tưởng. ASEAN có thể chùn bước và cho phép Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình ở Biển Đông thông qua ép buộc, hoặc ASEAN cũng có thể, cùng với các nước chung quan điểm, đứng lên chống lại chiến lược bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc trước khi quá muộn./.

2092. SỰ IM LẶNG TRƯỚC “NẠN DIỆT CHỦNG” Ở MYANMAR?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
Theo Thời báo châu Á Trực tuyến, vào ngày 23/1 vừa qua, báo cáo viên chuyên trách của Liên hợp quốc về nhân quyền tại Myanmar và các tổ chức nhân đạo đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước những thông tin về “các cấp độ bạo lực đáng báo động” chống lại dân tộc thiểu số Rohingya ở bang Rakhine thuộc miền Tây của Myanmar. Theo những thông tin này, khi bị cướp mất nhà cửa tại ngôi làng DuChiraDan, Maungdaw, người dân Rohingya đã cầu cứu sự giúp đỡ. Tuy nhiên, họ đã bỏ chạy khi nhận thấy trong số những tên cướp có cả cảnh sát và các phần tử cực đoan người Rakhine.

3 giờ sáng ngày hôm đó, một nhóm binh sĩ quân đội, cùng cảnh sát và các lực lượng an ninh khác của Myanmar đã đột kích ngôi làng, phong tỏa lối vào làng và xả súng bừa bãi vào những người đàn ông, phụ nữ cũng như những đứa trẻ đang tìm cách chạy trốn. ít nhất 40 người đã thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương. Những người dân làng còn lại đã bị vây bắt và bị tống lên hai chiếc xe tải. Họ bị đưa đến một địa điểm bí mật. Sau đó, nhà chức trách đã tuyên bố ngôi làng này là một “khu vực cấm xâm nhập”.
Báo cáo viên của Liên hợp quốc đã yêu cầu Chính phủ Myanmar điều tra ngay những thông tin về vụ việc này. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị phớt lờ, giống như tất cả những lời kêu gọi hành động “khẩn cấp” của các tổ chức quốc tế khác. Thay vào đó, Bộ Thông tin Myanmar đã tuyên bố rằng các nhà báo đưa những thông tin về vụ bạo lực sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ “sự bất ổn” nào xảy ra do những thông tin của họ ở bang Rakhine.
Tờ New Light, cơ quan ngôn luận của Chính phủ Myanmar, đã đăng một bài báo tuyên bố rằng những thông tin về vụ bạo lực là sai sự thật, đồng thời dẫn lời một cảnh sát Maungdaw, phủ nhận rằng không xảy ra bất kỳ vụ bạo lực nào. Bài báo kết luận: “những thông tin về các vụ giết người liên quan đến những cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo dường như nhằm mục đích kích động bất ổn”.
Người Hồi giáo Rohingya không được công nhận là một trong 135 “chủng tộc quốc gia chính thức” của Myanmar. Theo Liên hợp quốc, người Rohingya là một trong những tộc người thiểu số bị ngược đãi nhất trên thế giới. Năm 2011, Liên hợp quốc đã bác bỏ yêu cầu của một bộ trưởng Myanmar về vấn đề tái định cư khoảng 800.000 người Rohingya đang sinh sống tại Myanmar sang các quốc gia thứ hai.
Trong khi đó, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã từ chối việc sửa đổi luật năm 1982, một văn kiện không công nhận người Rohingya là công dân Myanmar. Gần đây, ông Thein Sein khẳng định: “luật này là để bảo vệ đất nước và chính phủ không có kế hoạch nào về việc sửa đổi luật này”. Một cuộc điều tra dân số sẽ được hoàn thành trong năm 2014 không có mục nào về người Rohingya, mà chỉ đề cập tới người Bengal, một động thái sẽ thực sự loại bỏ sự tồn tại của người thiểu số Rohingya khỏi đất nước Myanmar.
Tình trạng thiếu địa vị pháp lý của người Rohingya thực sự khiến cho họ bị nhà nước Myanmar phân biệt đối xử. Tổng thống Thein Sein tuyên bố những căng thẳng phe phái, tôn giáo hay sắc tộc là một “sản phẩm phụ không được hoan nghênh” của việc tự do hóa chính trị. Tư tưởng lệch lạc chính thức như vậy phủ nhận sự liên quan của nhà nước Myanmar trong nạn diệt chủng đang diễn ra tại đất nước này.
Chúng cũng phát triển dựa trên các yếu tố tâm lý và tư tưởng nguy hiểm – những yếu tố đã gây ra các phản ứng dữ dội của người dân đối với những tin đồn về nạn phân biệt chủng tộc và những tuyên bố chống lại người Rohingya. Tạp chí Progress, một tờ báo chính thức của đảng Phát triển các dân tộc Rakhine, đã đăng bài viết công khai (hồi tháng 11/2012) về việc Myanmar chối bỏ người Rohingya, trong đó có đoạn viết:
“(Adolf) Hitler và (Adolf) Eichmann là hai kẻ thù của người Do Thái, nhưng có lẽ lại là những anh hùng đối với người Đức. Đối với sự tồn tại của một đất nước, sự sống còn của một chủng tộc hoặc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các tội ác chống lại loài người hay những hành vi vô nhân đạo có thể bị coi như Hitler và nạn diêt chủng người Do Thái. Nếu nguyên tắc sống còn hay lời biện minh đó được áp dụng tương tự (trong trường hợp đất nước Myanmar của chúng tôi) thì những nỗ lực bảo vệ dòng dõi người Rakhine và bảo vệ chủ quyền cùng ‘tuổi thọ’ của Liên bang Myanmar không thể bị gán mác là ‘các tội ác chống lại loài người’, hoặc ‘vô nhân đạo’, hay ‘tàn độc’. Chúng tôi không mong muốn phải thường xuyên quan ngại về dân tộc Bengal nữa. Chúng tôi chỉ muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này”.
Cùng với lập trường của bài báo đó, Myanmar đã chứng kiến những cuộc tàn sát chưa từng có đối với người Rohingya kể từ mùa Hè năm 2012. Họ đã bị “tróc tận gốc rễ” một cách có hệ thống, với khoảng 140.000 người bị giữ ở trong các trại dành cho người mất chỗ ở tại Myanmar, và con số hàng nghìn người chưa xác định đã phải chạy trốn bằng đường biển như người tị nạn. Nhà cửa, công việc làm ăn và các nhà thờ Hồi giáo của họ đã bị phá hủy. Trong sự tàn phá đó, nhiều người Rohingya đã bị bắt giam một cách bất công, trong đó một số người còn bị tra tấn đến chết ở trong tù.
Báo cáo viên của Liên hợp quốc đã kêu gọi Tổng thống Thein Sein thả hai tù nhân lương tâm người Rohingya nổi tiếng – các nhà lãnh đạo cộng đồng này là tiến sĩ, bác sĩ Tun Aung và Kyaw Hyaw Aung. Cả hai người này đều đã bị dựng tội, bác bỏ quyền mời luật sư bào chữa, không được chăm sóc y tế, bị biệt giam và được đề cập là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, Tổng thống Thein Sein đã bác bỏ những cáo buộc của Liên hợp quốc và các nhóm sắc tộc khác về những hành vi bạo lực phổ biến, có hệ thống và có sự hậu thuẫn của chính quyền nhằm chống lại người Rohingya. Nhà lãnh đạo này đã không tiến hành bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào đối với tình hình bạo lực tràn lan, không bắt ai phải chịu trách nhiệm về những cái chết và sự tàn phá nói trên, đồng thời phủ nhận việc đang giam giữ các tù nhân lương tâm.
Ông Gregory Stanton, Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Theo dõi nạn phân biệt chủng tộc (Genocide Watch), mô tả tội ác diệt chủng là một quá trình phát triển trong 10 giai đoạn không nhất thiết phải diễn ra tuần tự, với nhiều điều xảy ra cùng một lúc. Như được định nghĩa theo hệ quy chiếu 10 giai đoạn này và được xác định bởi Dự án Ngăn chặn Nạn phân biệt Chủng tộc có trụ sở ở Toronto (Canada), nguy cơ nạn phân biệt chủng tộc phát triển mạnh ở Myanmar là cực kỳ cao.
Ví dụ, tại bang Rakhine, số lượng các trại dành cho người bị mất chỗ ở (IDP) trong nước ngày càng tăng. Những khu ổ chuột bị cô lập hình thành bên trong các khu vực thành thị là do một số sự xác định ranh giới mang tính phân biệt chủng tộc bởi sự cô lập, nghèo đói và thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tình trạng này có lẽ là diễn ra với mục đích tàn phá nhóm người này. Người Rohingya đang bị thanh trừng một cách có hệ thống, từ các thị trấn, làng mạc và thành phố ở toàn bang Rakhine cho đến khắp mọi nơi trên đất nưóc Myanmar.
Sự thanh trừng sắc tộc này đang bị che giấu khỏi thế giới bên ngoài. Chính phủ Myanmar yêu cầu được hỗ trợ với chiêu bài giúp đỡ nhân đạo cho người Rohingya và đã nhận các khoản hỗ trợ quốc tế, nhưng không cho phép các nhân viên cứu trợ đến thăm tất cả các trại IDP. Vào tháng 11/2013, khi ủy ban châu Âu (EC) cam kết tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, họ đã đưa ra một tuyên bố so sánh những điều kiện dành cho người Rohingya bị giữ trong các trại IDP ở bang Rakhine với những điều kiện dành cho người Do Thái ở trong các khu ổ chuột được thiết lập ở Đức dưới thời Đức Quốc xã. Australia là quốc gia cung cấp viện trợ nhân đạo lớn nhất cho Myanmar với khoản viện trợ trị giá 8.410.411 USD tính đến tháng 1/2014.
Trong cuốn sách nhan đề “Nạn diệt chủng: Một sự hồi tưởng về những điều quan trọng”, tác giả Leo Kuper giải thích rằng các quốc gia sẽ tiếp tục thể hiện sự lạc quan của họ về những cuộc cải cách nào đó của chính phủ, bất chấp bằng chứng rõ ràng về sự đàn áp có hệ thống vẫn đang tiếp điễn. Những chính sách lợi dụng của Tổng thống Thein Sein, núp dưới chiêu bài dân chủ hóa và cải cách chính trị, đã được nhiều chính phủ các nước phương Tây công khai ủng hộ.
Thuật ngữ “quốc gia ngoài cuộc” ban đầu đã được sử dụng để mô tả tình trạng thiếu sự phản ứng của chính quyền các nước đồng minh đối với điều mà họ đã biết từ lâu là sự phát triển của nạn diệt chủng người Do Thái ở châu Âu, và sự miễn cưỡng của họ trong việc tin vào những cáo buộc về nạn diệt chủng, cũng như việc họ từ chối thực hiện các chính sách hành động. Ngày nay, nạn diệt chủng là một thực tế đang diễn ra ở Myanmar và sự im lặng mang tính đồng lõa của các quốc gia phương Tây tài trợ cho Chính phủ Myanmar đã bị làm ngơ./.

2093. LÝ DO TRUNG QUỐC “QUAY LƯNG” VỚI NGA TRONG VẤN ĐỀ UKRAINE

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
Theo báo “Thư tín địa cầu” (Canada) ngày 5/3, Nga không phải là quốc gia duy nhất có lợi ích thương mại và quân sự tại Ukraine. Trung Quốc đang theo dõi những động thái đe dọa Kiev của Moskva với sự “bứt rứt” ngày càng tăng, nhưng ít người chú ý rằng Bắc Kinh không hoàn toàn là một nhà quan sát vô tư. Điều này đã trở nên rõ ràng vào ngày 3/3 khi Chính phủ Trung Quốc làm bẽ mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau khi được các quan chức Kremlin yêu cầu đảm bảo rằng Trung Quốc ủng hộ sự can thiệp của Nga tại Ukraine, Bắc Kinh đã từ chối và tuyên bố ủng hộ “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Chắc chắn rằng ông Putin đã hy vọng sẽ được Trung Quốc ủng hộ việc tiến quân vào Krym. Nếu đúng như vậy thì ông Putin đã được cố vấn sai. Sự mâu thuẫn và đối xử lạnh nhạt của Trung Quốc với Nga không phải do sự trung lập hay sự đối đầu lịch sử giữa hai nước, mà bởi vì Trung Quốc đang có lợi ích thương mại và chính trị lớn tại Ukraine, như các thỏa thuận mua vũ khí, lương thực và những khoản vay lớn cho quốc gia Đông Âu đang sắp phá sản này.
Ukraine nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí thông thường lớn nhất thế giới, một di sản của ngành sản xuất vũ khí Xô viết trước đây. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Ukraine đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu vũ khí trong năm 2012. Trung Quốc đang mong muốn tiếp cận công nghệ Nga và phát hiện ra rằng Ukraine là cửa sau hữu ích để khám phá các xưởng sản xuất vũ khí cũ thời Liên Xô. Trong khi Nga ngày càng ít nhiệt tình trong việc cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, Ukraine rất vui lòng lấp đầy khoảng trống này. Mối quan hệ cung cấp vũ khí Trung Quốc-Ukraine được bắt đầu từ năm 1998, khi Ukraine bán tàu sân bay cũ thời Liên Xô “Varyag” cho Trung Quốc, bề ngoài là để Trung Quốc cải tạo thành một sòng bạc nổi. Tàu sân bay này đã được đưa về Đại Liên, trang bị lại, đổi tên thành Liêu Ninh và trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.
Sự quan tâm của Trung Quốc tại Ukraine đi xa hơn việc mua vũ khí. Bắc Kinh quan tâm hơn tới lương thực và tiềm năng nông nghiệp lớn của Ukraine. Năm 2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng một công ty Trung Quốc đã giành được một hợp đồng thuê 5% diện tích đất nông nghiệp của Ukraine để sản xuất thực phẩm, ngũ cốc và nuôi lợn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc- Ukraine đã tăng lên 10 tỷ USD, khiến hai nước trở thành những đối tác thương mại lớn của nhau. Hai nước cũng đã ký một loạt hiệp định thương mại và cho vay lớn, có liên quan đến cơ sở hạ tầng, các cảng xuất khẩu khí đốt và cảng mới tại Krym.
Năm 2012, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận đổi nợ lấy lương thực với Ukraine, theo đó Trung Quốc cung cấp khoản tín dụng trị giá 3 tỷ USD, sẽ được thanh toán bằng ngô. Tuy nhiên thỏa thuận này cũng bất thành như hầu hết những dàn xếp tài trợ khác với Ukraine. Mới đây có tin Trung Quốc đang kiện đòi Ukraine trả lại khoản vay 3 tỷ USD này do Ukraine không chịu cung cấp cho Trung Quốc số ngô trị giá hơn 150 triệu USD. Người ta tin rằng Chính phủ Ukraine đang mắc nợ Trung Quốc khá nhiều. Trong lúc tuyệt vọng tìm kiếm những giải pháp cho những hóa đơn năng lượng chưa được thanh toán của nước này, tháng 12/2013, Tổng thống Ukraine lúc đó là Yanukovych đã tới Bắc Kinh và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn cho vay thêm 8 tỷ USD, ngoài khoản tín dụng 10 tỷ USD trước đó.
Việc Trung Quốc tích cực lôi kéo Ukraine và mong muốn cung cấp tiền cho một quốc gia sắp phá sản dường như đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên điều đó đang phản ánh quyết tâm của Trung Quốc nhằm đảm bảo các nguồn cung cấp lâu dài những mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, ngũ cốc và kim loại. Điều đó giải thích lý do Bắc Kinh đang “lo sốt vó” khi chứng kiến một kịch bản Chiến tranh Lạnh giữa các nước NATO và Nga vì một quốc gia Đông Âu.
Trung Quốc không quan tâm đến bản chất chính phủ tại Kiev, mà họ chỉ muốn mua lương thực và chuẩn bị trả nhiều tiền cho việc đó. Trung Quốc đang có những thỏa thuận khác với Nga về việc cung cấp dầu mỏ và khí đốt. Vì thế họ không muốn thấy nước Nga láng giềng giàu năng lượng thôn tính Ukraine, một nguồn cung cấp lương thực có tiềm năng lớn. Một tình huống như vậy sẽ không có lợi cho Trung Quốc và Bắc Kinh đã quyết định làm ông Putin bẽ mặt./.

2094. CÁC VÙNG LÃNH HẢI HỖN LOẠN Ở ĐÔNG BẮC Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
(Trang mạng worldaffairsjournal.org – Tháng 1,2/2014)
Nhật Bản và Trung Quốc đã giám sát nhất cử nhất động của nhau ở biển Hoa Đông trong hơn một năm qua. Kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012, “các đội tàu thực thi luật hàng hải” của Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra ở các vùng biển tranh chấp gần quần đảo này. Trung Quốc tuyên bố rằng các hoạt động tuần tra thường xuyên này là theo thường lệ và bình thường. Các tàu lớn của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã phải hoạt động quá mức để giám sát và theo dấu mọi hoạt động xâm nhập của Trung Quốc để chứng tỏ Tokyo không thừa nhận các tuyên bố về quyền tài phán của Bắc Kinh.

Trước khi cuộc khủng hoảng cho đến nay vẫn ở mức độ thấp này bắt đầu, dường như không chắc rằng Trung Quốc có ý định tranh giành với Tokyo về chủ quyền đối với những hòn đảo không có người sinh sống nói trên – “các đảo nhỏ” quả thực là một thuật ngữ phù hợp hơn để mô tả những hòn đảo này – và quyền kiểm soát hành chính đối với các vùng lãnh hải xung quanh. Và thậm chí càng có ít ý kiến cho rằng Nhật Bản sẽ cố gắng hết sức để đưa ra một phản ứng thích hợp. Đó là một bằng chứng cho các giả định hay thay đổi về những tham vọng đang gia tăng của Trung Quốc rằng phép thử ý chí kéo dài này đã không được báo chí phương Tây đưa tin rộng rãi. Trò chơi mèo đuổi chuột này dường như đã trở thành điều bình thường mới mẻ ở châu Á hải đảo.
Cuộc đối đầu âm ỉ này được cho là do các tuyên bố chủ quyền xung đột nhau cũng như sự cạnh tranh về các nguồn dầu khí (hydrocarbon) và quyền đánh bắt cá. Nhưng giá trị chiến lược về địa lý, một sự mất cân bằng quyền lực mới trên biển và các môn đồ cạnh tranh về trật tự khu vực đã làm gia tăng các mối nguy. Các vấn đề này không những kéo dài cuộc đọ sức mà còn mở rộng phạm vi và ý nghĩa của cuộc xung đột, điều hiện giờ sẽ kéo theo không gì hơn ngoài vị thế trong tương lai của Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực châu Á hải đảo. Cho đến nay, Nhật Bản dường như đang ở thế bất lợi trong cuộc ganh đua này, vì thế, việc hiểu được những nguyên nhân cơ bản của cuộc cạnh tranh và đánh giá những lựa chọn chiến lược mà Nhật Bản có thể sử dụng là rất quan trọng đối với Tokyo cũng như với Mỹ bởi mối quan hệ mật thiết giữa hai nước.
về địa lý, Nhật Bản và Trung Quốc bị trói chặt với nhau vào một tình thế khó xử – một cường quốc trên đất liền và một quốc đảo nằm gần nhau, lãnh thổ nước này lại cản trở lối tiếp cận ra biển của nước kia. Nhìn lướt qua bản đồ ta có thể thấy một chuỗi dài các hòn đảo – chạy dọc xuống phía Nam từ Nhật Bản đến Phillippines – nằm ngay ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Quần đảo Nhật Bản nằm gần biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, với hòn đảo ở cực Nam chỉ cách bờ biển phía Đông của Đài Loan 8
hải lý. Đối với Trung Quốc, thực tế địa lý khắc nghiệt ở đây là các tuyến đường thẳng nhất tới vùng biển khơi của Thái Bình Dương lại đi xuyên qua những điểm nút thắt vốn được tạo thành bởi các hòn đảo của Nhật Bản. Đối với nhiều chiến lược gia Trung Quốc, Nhật Bản là một chướng ngại vật cản trở Trung Quốc tiếp cận “đại lộ” trên biển, giới hạn những tham vọng hàng hải hợp pháp của quốc gia này.
Khi lực lượng hải quân đang được hiện đại hóa của Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động, việc các đội tàu hải giám Trung Quốc đi qua các vùng lãnh hải nhỏ hẹp và tuần tra dọc bờ biển phía Đông của Nhật Bản đã trở thành một điều rất đỗi bình thường. Bắt đầu chỉ cách đây 5 năm khi các vụ xâm nhập vào khu vực biển Thái Bình Dương diễn ra lác đác, những cuộc “thám hiểm” như vậy giờ đây được tiến hành thường xuyên quanh năm. Vào tháng 7/2013, một đội tàu chiến mặt nước của Trung Quốc đã băng qua Eo biển Soya (lần đầu tiên các đơn vị Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hay PLAN, thực hiện một cuộc chuyến hành trình như vậy), đi vòng quanh Nhật Bản, và vòng trở lại cảng xuất phát qua tuyến eo biển quốc tế giữa hai hòn đảo Okinawa và Miyako. Các máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom và máy bay không người lái của Trung Quốc cũng đã bắt đầu tuần tra khắp không phận biển Hoa Đông. Các vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Hoa Đông hồi tháng 11/2013, yêu cầu tất cả máy bay nước ngoài khi đi vào khu vực này phải báo cáo lộ trình bay cho các nhà chức trách ngành hàng không Trung Quốc. Động thái gây bất ổn này một phần nhằm mục đích nâng cao năng lực tuần tra của Bắc Kinh tại các vùng lãnh hải tranh chấp trong khi giữ không cho các bên khác tiếp cận. ADIZ của Trung Quốc cũng nằm chồng lên ADIZ của Nhật Bản và mở rộng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Xét việc Trung Quốc quyết tâm biến hoạt động tăng cường này thành nguyên trạng mới, những vụ đụng độ thường xuyên giữa các lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản trong những không gian tương đối hẹp ở các vùng biển Đông Á có thể sẽ là quy phạm cho những năm tới.
Đầu những năm 1990, không có tàu khu trục, tàu chiến hay tàu ngầm nào của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn “hiện đại” theo các chuẩn mực của phương Tây. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1990, Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu chuyển mình khi một loạt tàu lớn hiện đại liên tiếp gia nhập vào quân chủng này. Thập kỷ tiếp theo đã chứng kiến việc PLA đưa vào sử dụng hàng loạt tàu chiến mới. Giữa năm 2000 và 2010, hạm đội tàu ngầm tấn công hiện đại của Trung Quốc đã tăng hơn 6 lần, trong khi số lượng tàu khu trục và khu trục hạm hạng nhỏ mới được đưa vào hoạt động đã lần lượt tăng gấp ba và gấp đôi. Tất cả những tàu hiện đại này được đóng để phục vụ trong vòng 20 đến 30 năm, hứa hẹn một sự hiện diện kéo dài trong nhiều thập kỷ ở các vùng lãnh hải của Nhật Bản.
Nhật Bản sẽ khó có thể bắt kịp Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh đã đạt mức tăng trưởng 2 con số qua hơn hai thập kỷ, một quỹ đạo sẽ còn tiếp diễn bất chấp những dấu hiệu về một nền kinh tế đang chậm lại. Trái lại, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản đã suy giảm 11 năm liền cho đến khi Thủ tướng Shinzo Abe đảo ngược đà tuột dốc này hồi năm 2013. Mặc dù sự đảo chiều này về mặt biểu tượng là quan trọng, nhưng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng mà ông Abe đã thực hiện – ít hơn 1% – không phải là một nỗ lực cạnh tranh nghiêm túc. Trừ phi có sự đảo ngược kịch tính về chính sách tài khóa, một viễn cảnh khó có thể xảy ra, Nhật Bản không thể hy vọng xây dựng sức mạnh trên biển lớn mạnh hơn Trung Quốc.
Sự phát triển của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc (CCG), quân chủng gần đây đã thống nhất việc giám sát và thực thi luật pháp và được giao phó nhiệm vụ bảo vệ các tuyến bố hàng hải của Bắc Kinh, là mũi nhọn của cây đinh ba Trung Quốc. Mặc dù Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) không phải là một đối thủ dễ chơi, hệ thống bán quân sự của Trung Quốc đang được tăng cường đều đặn về số lượng các tàu vũ trang cỡ nhỏ mới. Có tin nói, một chương trình đóng tàu mang tính gây hấn được bắt đầu cách đây vài năm sẽ cho hạ thủy hơn 30 tàu vào năm 2015. Vào tháng 8 và tháng 9/2013, Trung Quốc đã hạ thủy tàu Hải Cảnh 3401 và Hải Cảnh 2401, cả hai tàu này đều có trọng lượng đáng kinh ngạc, lên tới 4000 tấn. Việc bổ sung tàu hạng nặng, mới này đảm bảo rằng Bắc Kinh có thể duy trì một sự hiện diện rõ rệt ở các vùng lãnh hải nơi Bắc Kinh đòi quyền tài phán.
Việc xây dựng lực lượng đang tỏ ra có hiệu quả. Tính đến lễ kỷ niệm lần đầu tiên của cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư, các tàu hải giám Trung Quốc đã thực hiện 59 cuộc tuần tra ở các vùng lãnh hải tranh chấp. Mỗi lần các tàu Trung Quốc xâm nhập, JCG đã ngay lập tức điều động các tàu của mình để cảnh cáo các tàu Trung Quốc, đồng thời thử thách khả năng chịu đựng cũng như quyết tâm của quân chủng hải quân này. Năng lực đang gia tăng của Trung Quốc trong việc gây nên áp lực dai dẳng như vậy đã buộc JCG phải từ bỏ các kế hoạch loại thải những tàu chiến cũ kỹ vốn đã sẵn sàng ngừng hoạt động. Liệu các kế hoạch mới đây của JCG nhằm bổ sung thêm tàu và binh sỹ có làm chậm lại độ nghiêng của cán cân sức mạnh về phía Trung Quốc hay không vẫn còn phải chờ xem.
Tính bền vững của năng lực hàng hải mới của Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: Tokyo phải học cách chung sống với sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Để củng cố quan điểm này, ngay cả khi các tàu hải giám của Trung Quốc cư xử hung hăng ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh thường xuyên công khai tuyên bố rằng đây chỉ đơn thuần là việc làm thường lệ. Chẳng hạn, hồi tháng 9/2013, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã khẳng định: “Các tàu và máy bay quân sự Trung Quốc đến các vùng lãnh hải có liên quan ở phía Tây Thái Bình Dương để thực hiện hoạt động huấn luyện thường xuyên là phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế. Không bên nào được phản ứng thái quá đối với các hoạt động bình thường và hợp pháp của quân đội Trung Quốc”. Quả đấm sắt bọc nhung này rõ ràng là đang nhằm về phía Nhật Bản.
Bất cứ khi nào CCG điều động các tàu tuần tra của mình tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc điều động đều được công bố trên các trang mạng của chính phủ và được đưa tin nghiêm túc trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Một bản tin chính thức được phát hành vào tháng 9/2013 đã tán dương việc thành lập CCG để “duy trì các cuộc tuần tra tại các vùng lãnh hải ở quần đảo Điếu Ngư của đất nước chúng ta, trong khi bảo vệ các quyền và thực thi luật pháp theo các quy định và điều luật có liên quan của đất nước chúng ta”. Vào tháng 12/2012, sau khi một máy bay do thám của Trung Quốc bay qua quần đảo này, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã tuyên bố rằng cái mà Nhật Bản xem là một sự vi phạm không phận là điều “hoàn toàn bình thường”. Các tờ báo của Chính phủ Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng bảo vệ ADIZ, lập luận rằng khu vực ADIZ này là phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của Trung Quốc.
Những tuyên bố công khai như vậy báo hiệu cho quyết tâm của Trung Quốc. Nhưng, bằng cách dựng Senkaku/Điếu Ngư lên thành một vấn đề về thực thi pháp luật trong nước, Bắc Kinh lại làm gia tăng các mối nguy. Một vấn đề nội bộ đơn giản là không thể thương lượng. Để phủ nhận, Nhật Bản về phần mình từ chối thừa nhận rằng một cuộc tranh chấp thậm chí đang tồn tại. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không thể rút lại những lập trường không thể hòa giải như vậy. Bất kể tình huống nào ngoại trừ thắng lợi hoàn toàn cũng đều sẽ được xem như là một sự nhượng bộ không thể chấp nhận được cho cả hai phía. Nếu không có một bước đột phá ngoại giao, các hoạt động tuần tra và chống tuần tra xung quanh quần đảo này có thể sẽ tiếp tục, đẩy cả hai bên vào thế đối đầu triền miên nhưng ở cấp độ thấp. Trung Quốc có thể đủ khả năng để chơi trò chờ đợi như vậy và Trung Quốc biết rằng mình thực sự đang thắng thế trong cuộc đấu này bởi các đường xu hướng về sức mạnh hữu hình hiện đang rất có lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn thông điệp của Bắc Kinh vốn cho rằng Tokyo nên quen với khuynh hướng tiến ra biển của Trung Quốc đó là sự bất bình đang gia tăng của Trung Quốc đối với trật tự hàng hải châu Á và vai trò của Nhật Bản trong đó. Với việc chỉ trích chủ nghĩa quốc tế tự do phương Tây, những nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong quân đội và chính giới Trung Quốc bày tỏ sự ngờ vực về cương vị quản lý của Mỹ ở các vùng lãnh hải này và mong muốn Bắc Kinh xem xét lại trật tự có lợi cho Bắc Kinh. Nếu một thế giới quan như vậy kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạch định chính sách, khi đó các cuộc đối đầu hàng hải gần đây nhất liên quan đến Trung Quốc có thể là một dấu hiệu cho những gì sắp xảy ra. Quan điểm của những người muốn thúc đẩy sự vượt trội của Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ ngay sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Một số nhà trí thức công chúng có đường lối cứng rắn nói trên đã chĩa đích nhắm của họ vào Nhật Bản như là một mục tiêu trong nỗ lực bá quyền khu vực biển châu Á. Ye Hailin, một học giả thuộc Học viện Khoa học Xã hội uy tín của Trung Quốc, lập luận rằng giải pháp cho cuộc tranh chấp này sẽ không những giải quyết vấn đề chủ quyền, mà còn định rõ “địa vị chiến lược” trong dài hạn của Trung Quốc, Nhật Bản, và Mỹ. Ông cho rằng:
Nếu Nhật Bản cuối cùng buộc Trung Quốc phải từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Điếu Ngư nhờ sự ủng hộ của Mỹ, khi đó trật tự châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo vốn được củng cố bởi liên minh Mỹ-Nhật chắc chắn sẽ được tái khẳng định. Đồng thời, việc Trung Quốc hiện thực hóa giấc mơ của mình theo đó biến đổi từ một quốc gia lục địa thành một quốc gia hàng hải sẽ không được thực hiện. Mặt khác, nếu Trung Quốc thành công trong việc thực hiện các tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Điếu Ngư, khi đó nó sẽ có nghĩa rằng thời đại Mỹ thống trị trật tự hàng hải châu Á – Thái Bình Dương vì những lợi ích và thậm chí là ưu tiên của mình sẽ kết thúc ngay lập tức. Trung Quốc khi đó sẽ trở thành một bên tham gia quan trọng trong việc phát triển và duy trì trật tự hàng hải Thái Bình Dương.
Mặc dù Ye cường điệu lý lẽ của mình, nhưng ông ta rõ ràng nhận thấy cuộc tranh giành quần đảo này là một trận đấu tập để chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh lớn hơn giữa các nước lớn. Nếu lập luận này trở thành chính sách chính thức ở Bắc Kinh, khi đó vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể vượt ra khỏi phạm vi của cuộc tranh chấp lãnh thổ, và sự khuất phục của Nhật Bản trước việc sử dụng biển Hoa Đông mang tính chiến lược của Trung Quốc có thể chỉ là khúc dạo đầu của một biến cố lớn hơn.
Một thập kỷ trước, sự thờ ơ, nếu không nói là hợm mình, chính là thái độ của Nhật Bản đối với sức mạnh hàng hải của Trung Quốc. Khi đó, quan điểm phổ biến cho rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục tận hưởng một sự vượt trội định tính mà Trung Quốc gần như không thể vượt qua trong tương lai gần. Ngày nay thì không phải như vậy. Các sách trắng quốc phòng thường niên mới đây nhất của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã dành ngày càng nhiều trang để đề cập đến Hải quân Trung Quốc. Kể từ năm 2011, nhóm nghiên cứu nội bộ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố các báo cáo hàng năm về chính sách an ninh của Trung Quốc, đặc biệt lưu ý đến các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Các đô đốc Hải quân về hưu cũng đã tham gia vào cuộc tranh luận này, cảnh báo về sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc trên các tờ báo cũng như các tạp chí quân sự phổ biến. Một sự ý thức về tình hình cấp bách giờ đây đang cổ vũ cho cộng đồng chiến lược của Nhật Bản, vốn tham gia khá muộn vào cuộc cạnh tranh hàng hải trong dài hạn với Trung Quốc.
Thứ nhất, Tokyo đang “xoay trục” vốn hướng Bắc về phía Nga – một di sản lỗi thời của cuộc Chiến tranh Lạnh – sang bên sườn phía Nam của mình. Nhật Bản do vậy đã dịch chuyển sự chú ý và các nguồn tài nguyên của mình sang hướng Tây Nam hay quần đảo Ryukyu, một chuỗi các hòn đảo rộng 600 dặm trải dài từ đảo Kyushu của Nhật Bản tới Đài Loan. Tokyo dự định triển khai thêm các đơn vị không và hải quân cũng như bộ binh đồn trú mặt đất ở trên quần đảo Ryukyu. Tokyo tin rằng bằng cách tăng cường phòng thủ dọc quần đảo Ryukyu, Tokyo có thể có được một ưu thế địa lý lâu dài theo đó chuỗi đảo này sẽ cho Tokyo cơ hội cắt đứt lối tiếp cận của Trung Quốc vào các vùng biển khơi – giống như quần đảo Nhật Bản đã từng giam chân Hải quân Xôviết ở Biển Nhật Bản (Biển Đông theo cách gọi của Hàn Quốc) – và cung cấp một hình thái đòn bẩy chiến lược.
Thứ hai, Nhật Bản đang giải quyết tình trạng xuống cấp của các tài sản hàng hải của mình. Vào năm 2010, Tokyo đã bắt đầu mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm đáng gờm của mình từ 16 tàu lên 22 tàu. Động thái này tạo đòn bẩy cho một sức mạnh lâu đời của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trong khi lại khai thác được tình trạng yếu kém hiện thời về năng lực chống tàu ngầm (ASW) của Hải quân Trung Quốc, một lĩnh vực mà các chỉ huy quân sự của PLAN đã sao lãng trong nhiều năm. Để bù đắp cho yếu điểm này, Bắc Kinh sẽ phải dành nhiều sự chú ý hơn cho năng lực săn ngầm của Hải quân nước này so với trước đây. Việc tăng chi tiêu cho ASW đến lượt nó có thể làm giảm bớt các nguồn tài nguyên mà Hải quân Trung Quốc sử dụng để xây dựng lực lượng tàu ngầm và các loại vũ khí tấn công khác. Vì thế, việc Nhật Bản sở hữu ngày càng nhiều tàu ngầm buộc Trung Quốc phải có những lựa chọn cứng rắn.
Thứ ba, vị thế của Nhật Bản có thể được củng cố nếu Tokyo, Washington và các bên tham gia khác tiếp tục công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trật tự hàng hải hiện nay. Chiều hướng này đã bắt đầu vào 3/10/2013, khi ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ-Nhật tái xác nhận cam kết của mình đối với vấn đề an ninh hàng hải. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, ủy ban này đã xác định “các hành vi cưỡng ép và gây bất ổn ở lĩnh vực hàng hải” như là một trong “những thách thức đối với các quy tắc quốc tế”, ủy ban này cũng đã nhắc lại mục tiêu khuyến khích Trung Quốc “tôn trọng triệt để các quy tắc hành xử quốc tế”. Vào ngày tiếp theo, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã thẳng thừng đưa ra một tuyên bố tay ba gây sửng sốt rằng các nước này “phản đối bất kỳ hành động cưỡng ép hay đơn phương nào có thể làm thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông”. Trên thực tế, ba quốc gia hàng hải này đã định rõ những thỏa thuận hiện thời như là thực tế trong tương lai. Quan trọng hơn, liên minh có cùng mục đích này đã báo hiệu một quyết tâm ngăn chặn sự xói mòn hay thoái lui của trật tự hàng hải hiện nay.
Cuối cùng, Tokyo đang chống lại Trung Quốc trong khuôn khổ của liên minh Mỹ-Nhật. Trong một động thái chưa từng có tiền lệ hồi tháng 6/2013, các lực lượng mặt đất, không quân và hải quân Nhật Bản đã tham gia một cuộc tập trận đổ bộ có quy mô lớn cùng với các lực lượng Mỹ lãnh thổ của Mỹ. Thủ tướng Abe cũng đã thúc giục bãi bỏ lệnh cấm vận thực hiện “quyền tự vệ tập thể”, vốn cấm Nhật Bản trợ giúp các lực lượng Mỹ trong trường hợp quân Mỹ bị tấn công. Trong số các kịch bản được sử dụng nhằm ủng hộ sáng kiến của Thủ tướng Abe, một kịch bản đòi hỏi hành động của hải quân là nổi trội hơn cả. Hãy tưởng tượng nếu một tàu chiến Nhật Bản ở vào một tình thế phải giúp đỡ một đơn vị hải quân của Mỹ vốn đang bị kẻ địch tấn công, nhưng lại không có hành động thích đáng nào do các hạn chế về hiến pháp. Liên minh này có thể không tồn tại sau một tình thế không hành động như vậy. Xu hướng mới của Nhật Bản theo đó hành động cùng với quân đội Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe của liên minh.
Những tín hiệu như vậy không qua được mắt Trung Quốc. Những bước đi ban đầu này ám chỉ rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang bắt đầu nhận ra, dù miễn cưỡng, rằng Nhật Bản dần dần sẽ yếu hơn Bắc Kinh nếu Tokyo không hành động. Những giả định lạc quan trước đây về việc người Trung Quốc hài lòng rằng Trung Quốc là một cường quốc đất liền ghê gớm hiện không còn có giá trị nữa. Tokyo cuối cùng đã hiểu ra rằng họ chỉ có hai lựa chọn thay thế – giúp đỡ Bắc Kinh, hoặc phản ứng nhanh nhẹn và tham gia vào một trò chơi rủi ro mà dự kiến sẽ kéo dài./.

Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN!

Song Chi.  -RFA

Báo chí trong nước và quốc tế mấy ngày nay liên tục đưa tin về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, cất cánh rời Kuala Lumpur vào lúc 0h41 ngày 8.3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày. Một cuộc tìm kiếm quy mô với đủ loại máy bay, tàu cứu hộ của 10 quốc gia khác nhau được triển khai, nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cũng như bất cứ dấu hiệu nào của chiếc máy bay mất tích.
Trong vụ này, nhà nước VN đã tỏ ra rất tích cực. VN huy động 10 máy bay các loại, 8 tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, chưa kể trực thăng, thủy phi cơ…, với sự tham gia của các bộ phận khác nhau từ lực lượng hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân, Cục Hàng không VN, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, lực lượng QĐND Việt Nam…, sự có mặt của hàng chục ông tướng tá, thứ trưởng, chuẩn đô đốc, chính ủy…, lập Sở chỉ huy trực tiếp chỉ đạo cuộc tìm kiếm ngay tại Phú Quốc v.v…
Vẫn biết VN phải có trách nhiệm chia sẻ việc tìm kiếm với các nước láng giềng, nhất là khi chiếc máy bay được cho là đã mất tích trong không phận, hải phận VN. Vẫn biết trước những sự việc như thế này, mỗi hành động tích cực hay không của VN đều có nước khác nhìn vào. Nhưng là người VN, chứng kiến sự nhiệt tình, không tiếc công tiếc sức, huy động lực lượng tối đa của nhà cầm quyền trong chuyện này, rồi nhìn lại mới đây, ngày 8.3, một tàu cá của ngư dân VN lại bị “tàu lạ” (hai chữ “tàu lạ” hèn hạ quen dùng) tấn công, khống chế, cướp tài sản vì không được bất cứ lực lượng nào bảo vệ khi ra khơi mà chạnh lòng.
Và đây không phải lần đầu tiên. Từ nhiều năm qua, khi sự tranh chấp biển, đảo giữa TQ và các nước láng giềng, đáng nói nhất là VN, trở nên căng thẳng, khi TQ ngày càng hung hăng trên biển Đông, thì việc ngư dân VN bị tàu TQ rượt đuổi, bắn hỏng tàu, cướp ngư cụ, hải sản, bị đánh đập, bị bắt cóc đòi tiền chuộc…cũng thường xuyên diễn ra.
Phải nói thẳng, TQ trong lời nói thì như một ông chủ lớn, tự cho vùng biển này là hoàn toàn thuộc về họ, còn khi đụng độ trên biển, đối với những ngư dân Việt tay không tất sắt, họ đã hành xử như một bọn cướp biển!
Trong tất cả những lần như vậy, có mấy khi ngư dân được các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, tàu chiến VN hỗ trợ, hoặc cứu hộ? Hay như bài báo trên Thanh Niên “Ngư dân phải tự thuê tàu đi cứu nạn?”. Hay khi chuyện xảy ra, ngư dân một mặt phải gánh chịu tổn thất nặng nề, nợ nần chồng chất, mặt khác, cứ việc báo cáo, cầu cứu lên các cấp chính quyền, nhưng mọi chuyện vẫn cứ để đó, rồi lần sau ngư dân lại tiếp tục ra khơi trong tâm trạng bất an, sợ hãi?
Những câu chuyện về ngư dân VN chỉ là một trong vô số ví dụ cho thấy nhà cầm quyền không thực sự biết quý trọng con người, quý trọng sinh mạng nhân dân. Hàng ngày hàng giờ, trên khắp mọi lĩnh vực, mọi miền đất nước, chúng ta đều có thể nghe, xem, đọc, hoặc tận mắt chứng kiến, hoặc từ trải nghiệm của chính bản thân, về tình trạng tính mạng người VN đang bị rẻ rúng như thế nào.
Nếu nói đến tai nạn máy bay, sự tổn thất về sinh mạng thường rất lớn vì trên mỗi chuyến bay thường có vài trăm hành khách trở lên chưa kể phi hành đoàn, và khi xảy ra chuyện gì, việc có người sống sót rất hy hữu. Nhưng cứ thử so sánh với tai nạn giao thông đường bộ ở VN, mỗi năm có bao nhiêu người chết? Con số dao động từ 10,000-13,000 người. Thật kinh khủng! Trong đó ngoài nguyên nhân chủ quan do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém, đi sai luật, phóng nhanh phóng ẩu, có bao nhiêu phần trăm do những nguyên nhân bên ngoài như mật độ xe cộ giao thông trên đường quá đông, chất lượng đường xá quá tệ hại v.v…?
Vậy nhưng nhà nước đã làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông trong những năm qua?
Các thành phố lớn nhất nước như Hà Nội, Sài Gòn với dân số từ 5,6-10 triệu người mà vẫn cứ xe gắn máy chạy loạn xạ trên đường, bao nhiêu năm rồi vẫn không phát triển nổi hệ thống giao thông công cộng hiện đại với metro, xe điện…Đi đường dài thì hàng không và đường bộ là chủ yếu, một việc nhà nước có thể làm được trong khả năng là mở rộng khổ đường ray, nâng cấp xe lửa để giảm bớt gánh nặng cho giao thông đường bộ, vẫn không được tiến hành…Và tai nạn giao thông tiếp tục xảy ra hàng ngày, cướp đi bao cuộc đời đang hạnh phúc, để lại bao nỗi đau cho người ở lại.
Ngay trong một lĩnh vực lẽ ra phải hết sức quý trọng sinh mạng con người như y tế, thời gian qua chúng ta đã quá bội thực với những thông tin không lấy gì làm vui về cách ứng xử của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ công nhân viên ngành y đối với người bệnh, những vụ chết người do sai sót trong nghiệp vụ chuyên môn hoặc do thờ ơ, tắc trách, nạn “phong bì”, tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn, bệnh viện trung ương trong khi các bệnh viện nhỏ, trạm xá địa phương thì điều kiện chữa chạy quá thiếu thốn, yếu kém…
Ngành y đã mang một diện mạo “xấu xí” với hàng loạt sự cố nghiêm trọng: hàng chục trẻ chết oan sau khi tiêm vaccine Quinvaxem 5 trong 1, nhưng Bộ Y tế vẫn cho là không phải tại vaccine và sau một thời gian tạm ngưng, lại quyết định cho tiêm và lại có thêm những em bé vô tội tử vong; vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm” tại BV Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội; vụ tráo thủy tinh thể tại BV Mắt, Hà Nội cho tới vụ bác sĩ làm chết người xong ném xác xuống sông Hồng để thủ tiêu…
Tất cả những sự cố này một phần do đạo đức ngành y bị xuống cấp nghiêm trọng, một số thầy thuốc, cán bộ nhân viên y tế thời nay làm việc chỉ biết có tiền, nhưng trên hết, là từ một nếp nghĩ, thái độ hết sức coi thường sinh mạng con người.
Nhưng không có lĩnh vực nào mà danh dự, mạng sống con người lại bị coi rẻ như ngành công an và tòa án ở VN. Công an VN chưa bao giờ được xem là bạn dân mà ngược lại, ngày càng trở thành “hung thần” của dân. Công an giao thông là một trong mấy ngành tham nhũng, hối lộ hàng đầu ở VN. Ngày càng nhiều những thông tin người dân sau khi được “mời”về đồn công an làm việc để điều tra, xét hỏi một vụ việc nào đó, đã bị công an đánh đập thậm chí đến chết, sau đó đổ cho là tự tử chẳng hạn.
Đây chỉ là một số vụ việc xảy ra trong vòng vài tháng qua: “Bốn công an dùng nhục hình, xát ớt bột vào hạ bộ một thanh niên” (Pháp luật VN), Vụ “Ói ra máu sau khi bị công an làm việc”: Công an nói nạn nhân tự té” (Pháp luật TP.HCM), “Trưởng công an xã gọi ra ủy ban rồi đóng cửa đánh dân tụ máu não” (Soha), “Một nghi can hiếp dâm bị chết tức tưởi trong trại tạm giam” (Giáo dục VN), “Học sinh chết bất thường ở đồn công an, dân vây quốc lộ phản ứng” (Một thế giới), “Thêm một người chết sau khi làm việc với công an” (Tuổi Trẻ) tại trụ sở Công an xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là nạn nhân thứ tư chết trong tay công an từ đầu năm 2014 đến nay…
Và sau tất cả những vụ việc như vậy, chỉ có vài trường hợp là được đem ra xử với bản án giơ cao đánh khẽ (như vụ nguyên trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào tháng 2.2011, chỉ bị 4 năm tù).
Khi câu chuyện về vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang “nổ” ra trên báo chí như một trái bom, dư luận bàng hoàng trước cung cách điều tra cẩu thả, dùng nhục hình bức cung, phá án nhanh cốt lấy thành tích, sự vô cảm đến tàn nhẫn trước số phận một con người của cơ quan điều tra cho tới tòa án các cấp ở Bắc Giang. Nhưng câu chuyện của ông Chấn không phải là ngoại lệ.
Báo chí tiếp tục khui ra bao nhiêu vụ việc khác, từ trước đó “Những vụ án oan rúng động VN” (VNExpress) cho đến hiện tại: “Vụ Hàn Đức Long: 8 năm nghiệt ngã người vợ kêu oan cho chồng bị án tử” (Đời sống và Pháp luật), “Thả 7 thanh niên giam cầm nhờ có người khác tự thú” (Một thế giới), “Kỳ án Vườn Mít: cha Lê Bá Mai ra Hà Nội kêu oan cho con” (Tiền Phong), “Sóc Trăng: thêm một vụ tố điều tra bức cung, có dấu hiệu oan sai” (vụ án giết người liên quan đến một thanh niên bị bệnh tâm thần bị giam suốt 18 tháng nay, báo Một thế giới) v.v…
Điều đáng sợ là khi những người trong cuộc gặp phải những oan sai tày trời, bản thân họ và gia đình cất tiếng kêu oan thống thiết, gửi hàng trăm, ngàn bức thư đi khắp nơi, gõ cửa bao nhiêu cơ quan công quyền từ dưới lên trên, nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng lạnh lùng, tàn nhẫn. Đôi khi, may mắn đến với họ nhưng không phải từ sự hồi tâm nghĩ lại, điều tra lại của các cơ quan có thẩm quyền, mà từ sự ra đầu thú của kẻ thủ ác, như vụ ông Chấn hoặc 7 thanh niên bị giam ở Sóc Trăng chằng hạn.
Với “thành tích” lẫy lừng trong việc chà đạp nhân quyền, coi thường sinh mạng người dân như vậy, chẳng trách gì những ngày qua, khi nhà cầm quyền VN tỏ ra tích cực, thậm chí “ồn ào” trong việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, nhiều người dân, thông qua các trang blog, trang mạng xã hội, đã lên tiếng chỉ trích. Trong mắt họ, hành động của nhà cầm quyền có cái gì đó như phô diễn, muốn chứng tỏ với các nước, thậm chí, muốn “lấy điểm” với Trung Quốc, quốc gia có nhiều người nhất đi trên chuyến bay định mệnh. Và đáng nói nhất, cuộc trình diễn này lại không hề rẻ!

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Những khoảng thời gian và tội ác

Lê Diễn Đức  -RFA

Những chiến sĩ VN tay không đang làm mục tiêu cho quân Trung Quốc, ngày 14 tháng 3, 1988. =>
Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, những khoảng cách xa mà rất gần. Tính từ năm 1974 đến năm 1979 là 5 năm, từ năm 1979 tới 1988 là 8 năm, nhưng các biến cố lịch sử diễn ra trong ba tháng đầu năm.
Từ gần 30 năm nay, sau kỷ niệm về cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, thì tiếp đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 và cuối cùng là cuộc chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, pháo từ các chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hoà nã đạn vào tàu chiến của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, mở màn cho cuộc hải chiến không cân sức, trong đó 74 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam. Đây là cuộc chiến khốc liệt với mục đích “dạy cho Viêt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình. 600 ngàn quân Trung Quốc ào ạt lấy thịt đè người, đã tàn phá tan tành 6 tỉnh biên giới. Nhưng sự tấn công của Trung Quốc đã gặp lại sự phản công mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 Trung Quốc đã phải rút quân kéo theo sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng, ước tính 26.000 người chết (theo báo chí phương Tây) hay 62.500 người (theo báo Việt Nam). Hàng vạn binh sĩ và dân thường của phía Việt Nam bị tử vong.
Cùng với các cuộc xung đột biên giới cục bộ tiếp theo, ngày 13 tháng 3 năm 1988, quân Trung Quốc đưa quân xâm chiếm các bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ. Ba tàu vận tải của  Việt Nam bị đánh chìm, 64 chiến sĩ thiệt mạng. Thực tế đây chẳng phải là một cuộc hải chiến. Những chiến sĩ Việt Nam tay không bị súng đại liên 25mm của Tàu nã thẳng vào cho đến lúc chìm xuống biển. Kể từ đó Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đảo đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Tưởng niệm ba sự kiện liên tiếp trong ba tháng đầu năm, người Việt không khỏi uẩn ức, căm thù. Không phải chỉ vì ba sự kiện này là bằng chứng cho thấy dã tâm bành trướng lãnh thổ của Trung Nam Hải xuống phía Nam và Biển Đông không lúc nào thay đổi suốt từ hai thiên niên kỷ nay. Mà là, thế cuộc xoay vần, lịch sử bị đánh cắp, tập đoàn cai trị cộng sản Hà Nội hiện nguyên hình là kẻ nối giáo cho giặc, rước voi dày mả tổ.
Bất kỳ người Việt yêu nước nào cũng cảm thấy bị xấu hổ và đau xót trước một tập đoàn cai trị hèn nhát, nhu nhược, vì cái ghế quyền lực mà chà đạp lên lòng kiêu hãnh và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của tổ tiên. Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã định hướng lòng yêu nước của người dân theo thân phận của một kẻ nộ lệ, chư hầu.
Năm 1989-1990, hệ thống cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô phá sản, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn. Để có thể duy trì độc quyền cai trị, ĐCSVN không còn cách nào khác là quay đầu trở lại đeo bám Trung Quốc.
Ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư ĐCSVN, Đỗ Mười, Thủ tướng Chính phủ và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, đã ký kỷ yếu hội nghị đồng thuận tại Thành Đô với Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc và Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc, mở đầu một trang sử tối tăm, nhục nhã trong quan hệ Việt- Trung.
Loại bỏ cụm từ “kẻ thù truyền kiếp” ra khỏi bản Hiến pháp 1980, gắn bảng hiệu “4 Tốt” và “16 chữ vàng”, bất chấp lợi ích dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, những cú bắt tay tại Hội nghị Thành Đô là chính sách nhất quán của ĐCSVN. Điều này được thể hiện trong thái độ cư xử với các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và trong kinh tế.
74 chiến sĩ của Quân lực VNCH tử trận ở Hoàng Sa cho đến nay vẫn bị xem là “lính ngụy”, không được tôn vinh, tưởng niệm, gia đình của họ bị phân biệt đối xử.
Từ hội nghị Thành Đô cuộc chiến chống quân xâm lược của Trung quốc hầu như không còn được nhắc đến trên báo chí, truyền thông nhà nước tại Việt Nam nữa. Cuộc tượng niệm ngày 16 tháng 2 năm 2014 tại Hà Nội của những người yêu nước dưới chân tượng đài Lý Thái tổ bị nhà cầm quyền ngăn chặn bằng mở nhạc ầm ĩ và một đám đông khiêu vũ “mừng đảng mừng xuân”! Những người đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 đã bị lãng quên một cách có ý thức. Trong khi đó, một tác phẩm nói về lính Trung Quốc chết trong cuộc chiến của nhà văn Mạc Ngôn do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009. Những tên lính xâm lược thậm chí còn được gọi là “liệt sĩ”, mồ mả được tôn tạo ngay trên đất Việt.
Trong ngày 1 tháng 1 năm 2013, trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ Online Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói:
“Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Trong cái “ủng hộ và hợp tác cùng có lợi cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” đó, đến hơn 90% các dự án trọng điểm của Việt Nam lọt vào tay tổng thầu Trung Quốc. Lấy lý do giá chào thầu rẻ, nhưng thực tế tiến độ thi công của dự án nào cũng chậm trễ, công nghệ đưa vào Việt Nam lạc hậu.
Trung Quốc còn tham gia vào dự án nhạy cảm, như thuê 50 năm gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn để “trồng rừng”, dự án Bauxite Tây Nguyên, các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, v.v…
Cùng với các dự án là đội quân lao động Trung Quốc lên tới hàng chục ngàn kéo qua sống và làm việc, rải khắp từ Bắc chí Nam.
Nguồn khoáng sản của Việt Nam bị Trung Quốc khai thác ồ ạt, trực tiếp, hoặc đứng phía sau. Ở các tỉnh miền Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu hiệu của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc còn giết chết hàng hoá Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch. Nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, chạy theo mẫu mã, thị hiếu, rẻ tiền và độc hại tràn lan, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, không hề được kiểm soát, ngăn chặn. Việt Nam trở thành thùng đổ rác khổng lồ của các ngành công nghiệp địa phương Trung Quốc.
Gần đây, số lượng các công ty Trung Quốc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày một nhiều. Trong năm 2014-2015, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có kế hoạch cổ phần hoá 500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, là cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào. Nếu như họ mua nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị thì cái vỏ là Việt Nam nhưng thực chất là công ty Trung Quốc.
Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê năm 2013, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, chủ yếu nguyên liệu, khoáng sản thô, chỉ đạt 13,1 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam hiện rõ là một bức tranh lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc. Tờ Global Times trong ngày 10 tháng 02, 2014, đã đe doạ “không có Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam có thể bị lung lay”.
Trong khi ôm chân Trung Quốc, tập đoàn Hà Nội vẫn phải bám riết lấy thị trường Mỹ, hiện đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu qua Mỹ năm 2013 đạt trên 25 tỷ USD, trong khi nhập khẩu khoảng 5 tỷ USD. Thặng dư bao nhiêu trong cán cân thương mại Việt+Mỹ thì tâp đoàn Hà Nội mang đi vỗ béo hết cho hàng hoá của Trung Quốc.
Thời gian trôi qua, nhưng những khoảnh khắc sống động của lịch sử con người vẫn khắc vào tâm khảm. Gần 2000 năm sau, nhân dân và lịch sử vẫn nhớ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40; hơn một thiên niên kỷ sau vẫn nhớ trận Bạch Đằng Giang dìm quân Nam Hán của Ngô Quyền vào năm 939; hơn 600 năm sau vẫn nhớ Lê Lợi đánh tan tác quân Minh và 4 thế kỷ sau vẫn nhớ đại thắng quân Thanh của Nguyễn Huệ.
40 năm hải chiến Hoàng Sa 1974 và 35 năm cuộc chiến biên giới năm 1979 và hôm nay 26 năm kỷ niệm cuộc chiến Trường Sa 1988. Những khoảng thời gian rất ngắn trong trang sử hào hùng của dân tộc, vĩnh viễn và vô tận.
Triều đại cộng sản Việt Nam tồn tại được bao lâu nữa để giấu giếm những sự kiện trên? Nhưng dù thế nào thì nhân dân cũng không bao giờ quên. Bởi vì, vì danh lợi mà quên máu xương của những người đã nằm xuống bảo vệ non sông gấm vóc là tội ác.
© Lê Diễn Đức 

Ông Thủ tướng Dũng và câu chuyện “Con Vua thì lại làm Vua”

Lâu lâu trên mạng internet người ta lại xầm xì chuyện con anh Sáu, cháu anh Năm được luân chuyển về nhận một trọng trách ở một địa phương nào đó theo kiểu đưa lên. Thật ra đó là chuyện bình thường trong công tác tổ chức cán bộ, khi đó cái gọi là cơ cấu là nước cờ chuẩn bị nhân sự cần thiết cho các thành phần 4C (con các cụ cả) vươn lên để đảm nhận các trọng trách kế cận để bảo vệ sự nghiệp của cha ông họ.
Đầu tháng 3.2014 vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo công văn số 7314-CV/VPTW về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ kế cận, nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở Trung ương nhiệm kỳ tới. Đây là chủ trương của Bộ Chính trị để tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố. Theo báo chí trong nước gần đây cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 đồng chí. Trong đó, 25 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 02 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 đồng chí thứ trưởng và tương đương, 25 đồng chí cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ. Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 đồng chí được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Trong số 44 người được luân chuyển lần này, thì dư luận chú ý đến trường hợp của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị 38 tuổi, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Theo thông tin báo chí cho biết, trước khi công tác tại Bộ Xây dựng, ông Nghị là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Tháng 1/2011được bầu vào Ban chấp hành Trung ương khóa XI và là Uỷ viên Trung ương Đảng có tuổi đời trẻ nhất – 35 tuổi và cuối 2011, ông nhận quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Sở dĩ dư luận chú ý đến trường hợp này không chỉ vì ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà một phần cũng vì sự thăng tiến trên con đường quan lộ của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị hết sức nhanh chóng ngoài sự tưởng tượng. Năm 2006 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học George Washington (Hoa Kỳ), chỉ 02 năm sau – năm 2008 ông được bổ nhiệm Hiệu phó trường Đại học Kiến trúc TP. HCM. Rồi cũng chỉ 3 năm sau – năm 2011 sau khi được bầu vào chức Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng ông được bổ nhiệm vào ghế thứ trưởng Bộ Xây dựng. Và cho đến nay, cũng chỉ mới 3 năm ông lại phải luân chuyển một lần nữa khi về nhận chứ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên giang. Nhìn lại sự nghiệp của ông trong 8 năm qua (2008-2014) thì thấy lần lượt ở các chức vụ mà ông đảm trách thì không chức vụ quan trọng nào ông giữ quá 3 năm. Trong vòng chỉ có 8 năm mà ông Nguyễn Thanh Nghị được điều chuyển với nhiều chức vụ ở những cương vị khác nhau. Đáng chú ý lúc này ông Nghị còn quá trẻ và ít nhiều chưa có kinh nghiệm làm việc trong các chức vụ mà ông đang đảm nhiệm và mới được bổ nhiệm. Và việc liên tiếp bổ nhiệm và điều chuyển công tác như thế không biết ông Nguyễn Thanh Nghị lấy đâu thời gian để làm việc và học hỏi nhằm nâng cao năng lực của cá nhân mình trong công việc?
Không những thế, dư luận còn cho rằng từ nay đến trước Đại hội Đảng lần thứ XII đầu năm 2016, chắc chắn đồng chí Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang hiện nay sẽ bị luân chuyển đi đâu đó, để ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ thế chân để đảm nhiệm chức vụ này. Trường hợp có trục trặc thì  ông Nguyễn Thanh Nghị lại lộn ra làm Bộ trưởng Xây dựng, chức vụ kể ra cũng tạm được. Vì có nhiều ý kiến cho rằng tỉnh Kiên Giang là cái nôi quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là nơi ông Dũng từng bắt đầu đi lên trên các nấc thang quyền lực trước khi ra Hà Nội rồi cuối cùng trở thành Thủ tướng. Ttrước đây, tại Kiên Giang, ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm bí thư Huyện Hà Tiên, sau thăng chức làm Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy và ông Dũng cũng từng là Chủ tịch tỉnh Kiên Giang. Nơi đây được cho là có nhiều thành phần ủng hộ ông Dũng và bản thân ông Dũng cũng từng cất nhắc nhiều các bộ từ Kiên Giang ra trung ương. Đây được coi là việc dọn đường để đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tới đây, ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ chắc chắn trúng ghế Ủy viên trung ương chính thức. Tạo tiền đề cho ông Nghị tiến tới những chức vụ cao hơn nữa trong tương lai, điều mà dư luận đồn đoán rằng mục tiêu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa con trai cả của mình vào Bộ chính trị trong Đại hội đảng lần thứ XIV.
Trước thông tin đó dư luận xã hội cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, có một luồng ý kiến cho rằng, đối với một con người bình thường chỉ cần đạt được một trong những bước tiến như của ông Nguyễn Thanh Nghị thì xem ra cũng là sự mãn nguyện lớn lao của một con người. Thì trường hợp như của ông Nguyễn Thanh Nghị họ cho rằng là sự không công bằng cho lắm. Vì theo họ, những người có năng lực, học vị như ông Nguyễn Thanh Nghị ở Việt nam không phải là hiếm, có lẽ ông Nguyễn Thanh Nghị được ưu ái hơn người cũng bởi ông Nghị là con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ đó là lý do vì sao chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, ông Nguyễn Thanh Nghị có những bước tiến phi thường và vượt bậc như vậy.
Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng việc con Vua thì lại làm Vua là chuyện đương nhiên, ai có con cái mà không lo cho con cái của mình. Người ta cho rằng, nên hiểu đây là vấn đề quyền lực chính trị, một thứ quyền lực lớn nhất trong mọi thứ quyền lực. Một khi ai có quyền lực chính trị thì nghiễm nhiên họ sẽ có đủ mọi thứ, kể cả những thứ không thể mua được bằng tiền. Họ còn cho rằng, hơn ai hết những chính trị gia không chỉ ở Việt nam, mà hầu hết ở các quốc gia, kể cả các quốc gia dân chủ họ cũng đều nghĩ như thế. Cứ xem ở Singapore, Thái lan hay ngay cả xứ Dân chủ đa đảng hàng đầu như Hoa kỳ cũng vậy. Ở đâu chẳng như nhau. (!?) Họ bảo vệ quan điểm của mình bằng một ví dụ khá thuyết phục, nếu hình dung trong tình huống có hai đứa trẻ cùng trong hoàn cảnh sắp bị chết đuối, một trong hai đứa đó có một đứa là con của bạn thì bạn sẽ quyết định cứu đứa trẻ nào trước? Chắc chắn là bạn sẽ cứu con mình, vì đấy là điều đã trở thành phản xạ có điều kiện của con người: Con mình ai không thương, không xót?
Họ nói như thế để biện minh cho việc xuất hiện hiện tượng một số thái tử đỏ thăng tiến nhanh chóng một cách bất ngờ ở Việt nam trong thời gian qua. Như trường hợp ông Nông Quốc Tuấn  ủy viên Trung ương dự khuyết con trai của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, hiện là Phó Ban Dân tộc TW. Hay như ông Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu ủy viên Bộ chính trị, trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi, cũng đã được đề bạt là phó chủ tịch Đà Nẵng cách nay không lâu. Ngoài ra còn con trai lớn của ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, là Lê Trương Hải Hiếu cũng đã được bổ nhiệm là phó bí thư Quận 1, một quận trung tâm của thành phố lớn nhất Việt nam. v.v… Mà theo họ nó cũng chẳng khác gì một ông Thủ tướng Lý Hiển Long, một bà Thủ tướng Yingluck Shinnawatra hay một Tổng thống Geogre W. Bush v.v…
Nhưng những người đó không biết rằng ở nước ngoài, để nối nghiệp những người trong gia đình thì bản thân những người đó phải có đủ năng lực một cách thực sự, họ phải có khả năng lãnh đạo một cách rõ rệt hơn người. Ngoài ra, ngoài việc thừa hưởng uy tín chính trị của gia đình, thì bản thân những người đó phải vật lộn với các cuộc cọ xát tranh cử với không ít các ửng cử viên sáng giá có năng lực không hề thua kém họ. Mà không phải là một, mà là nhiều vòng tranh cử khác nhau với các quy định nghiệt ngã, song cuối cùng là họ phải nhận được một sự ủng hộ của đa số dân chúng trong một cuộc bầu cử công bằng. Điều đó là sự khác biệt cơ bản.
Nói thế để thấy, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy, ông ta là một con người rất thực dụng và không phải là một ông thánh. Nếu chúng ta biết rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có 02 người con khác, là bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, và ông Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990. Bà Nguyễn Thanh Phượng, hiện cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty quản lý quỹ Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt. Còn chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là một Việt kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam và là người gần đây mới khai trương của hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam. Còn ông Nguyễn Minh Triết, vốn là Thạc sĩ nghành Hàng không tốt nghiệp ở Anh, hiện ông là một trong những cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất. Điều mà dư luận đánh giá rằng ông Triết đang hoạt động công tác Đoàn là nơi đào tạo lực lượng lãnh đạo kế cận của đảng trong tương lai. Về vấn đề này có ý kiến cho rằng những người con của ông Nguyễn Tấn Dũng hầu hết không sử dụng bằng cấp được đào tạo của mình cho công việc chuyên môn. Mà những học vị ấy chỉ phục vụ cho mục đích thăng tiến, mà bằng chứng là “Gia đình thủ tướng ngộ thiệt: Con trai có tiến sĩ kỹ thuật xây dựng thì đi làm Phó Bi thư, con rể là bác sĩ y khoa thì đi mở tiệm bán hamburger” - (GS. Trần Hữu Dũng – Vietstudies).
Qua đó người ta có thể rút ra một điều rằng mọi hành động, lời nói hay việc làm của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều xuất phát từ mục tiêu chính trị, vì lợi ích của cá nhân và gia đình. Ở ông Thủ tướng Dũng, người ta để ý thấy ông luôn mắc lỗi lời nói không đi đôi với việc làm và điều đó thể hiện ông ta chẳng có cái gì là vì nước, hay vì dân cả. Cũng chỉ là con người cơ hội, chụp giật và không thể hiện là một tấm gương cho thuộc cấp tôn trọng và học tập. Việc ông Thủ tướng đưa con trai cả của mình về nhận chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên giang trái ngược hẳn với lời kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền và tôn trọng quyền làm chủ của người dân trong nội dung thông điệp đầu năm 2014 là một minh chứng cụ thể.
Thông qua việc cơ cấu cho con trai và bản thông điệp đầu năm 2014 được truyền thông loan tải rầm rộ cũng cho thấy, hình như ông Thủ tướng Dũng đang muốn khuếch trương rằng ông đang nắm thế chủ động và làm chủ cuộc chơi trong bàn cờ chính trị của đảng CSVN trong thời điểm này. Đây được coi là một nước cờ công khai trong một cuộc chạy đua nước rút giành quyền lực chính trị hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2016 sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật được dư luận đánh giá là một nhân vật cải cách và có khả năng sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN trong nhiệm kỳ tới.
Nhưng có một điều mà nhiều người băn khoăn, đó là nếu tất cả lãnh đạo cao cấp trong ban lãnh đạo Đảng CSVN đều chỉ biết lo thu vén cho gia đình, con cái của mình như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Thanh Hải thì điều gì sẽ xảy ra cho chế độ này? Quan trọng hơn là khi những điều ông nói thì hay, nhưng người dân mất lòng tin ở ông, cũng vì ông cũng chuyên nói một đường nhưng làm một nẻo. Có lẽ đây chính là lý do vì sao GS. Trần Hữu Dũng đã bình luận  về tin luân chuyển con trai của Thủ tướng, và cho rằng không có lẽ: “Mấy người này có vẻ tin rằng chế độ của họ sẽ tồn tại nhiều năm nữa?”.
Đó cũng là suy nghĩ nghiêm túc, đáng lưu tâm của không ít người và bản thân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cần suy nghĩ.
Ngày 13 tháng 03 năm 2014
© Kami

Chính trị – Xã hội

“Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông”  -(GDVN)
Philippines thả dù tiếp tế cho lính trên Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa    -(RFI)    —   Jakarta cảnh giác trước việc ‘lưỡi bò’ Trung Quốc ăn vào vùng biển Natuna    -(RFI)   —   Mỹ tố cáo hành động « khiêu khích » mới của Trung Quốc ở Biển Đông   -(RFI)
Gạc Ma, Trường Sa, Hải chiến Trường Sa 1988, anh hùng, liệt sĩ, Tổ quốc, chủ quyền, biển đảo quê hương, Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa, tri ân, tưởng niệm
‘Vòng tròn bất tử’ không bao giờ bị lãng quên  -(TVN) – 26 năm sau trận Hải chiến Hoàng Sa, nhiệm vụ dang dở của các anh sẽ được nối tiếp thực hiện trong điều kiện mới, để ‘Vòng tròn bất tử’ không bị lãng quên.
Thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma. Ảnh: T.T.D/ Tuổi trẻ==>>
Gạc Ma, 26 năm chờ đợi -(TT)    –   Không xa đâu, Trường Sa ơi…  -(TVN)   —-  Hơn 60 tham luận về chiến thắng Điện Biên Phủ  -(VNN) – Hơn 60 vạn Mạng Người Việt nam bị Trung cộng vô cơ giết và làm thương vong 1979 không có tham luận nào! Cho nên chống Tây chống Mỹ thì chống, Trung cộng có ngồi trên đầu cũng cúc cung 16-4 cho vẹn trung thần với Thiên triều Hán cẩu.    —  “Về cho má thấy mặt một lần”  -(TT)
Gạc Ma, Cô Lin: Những cuộc trùng phùng  -(TN)   —    Thắp sáng biển Đông  -(NLĐ)   >>>  Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Tổ quốc mãi ghi ơn   >>>  Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Tri ân những người con đất Việt   — Một nén nhang tri ân 64 liệt sĩ Gạc Ma  -(DT)  >>>   “Tổ quốc đón anh về”: giai âm hào sảng từ Gạc Ma
Mời Bà con đọc bài bưng bô liếm đít Trung cộng của tên Việt gian ở Hà nội mà rất nhiều Bà con biết mặt do thường xuyên theo quấy phá và theo dõi Bà con Biểu tình chống Trung cộng, mới thấy dược cái ngu xuẩn bán nước do mê muội và bị nhồi sọ lâu dài về CS , dù bài viết rất ẹ, nhưng Bà con nên đọc và Cần Đọc ở giai đoạn diễn biến tình hình hiện nay:  BỌN PHẢN ĐỘNG CHỚ HOANG TƯỞNG PHÁ HOẠI TÌNH ĐỒNG CHÍ HAI NƯỚC VIỆT – TRUNG  -(Phương Bích FB)
Góc nhìn mới về chiến tranh biên giới, hải đảo trong SGK    -(ĐV)   —  Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma  -(RFA)
Người lớn chúng ta đang bất lực?  -(TVN)   – Đuổi một thầy giáo thì đơn giản. Còn để có một nền giáo dục chiếm được niềm tin xã hội, thì… bao giờ đây?  -Trẻ em phản ứng ngày càng tự nhiên và bản năng?
Sẽ thu hồi quyết định bổ nhiệm lái xe làm Phó chánh văn phòng huyện ủy  -(NLĐ)  –    Tuyển người buôn lậu đi chống buôn lậu  -(NLĐ) – Từng bị truy nã, chưa được xóa án buôn lậu nhưng một phụ nữ vẫn được tuyển dụng vào Chi cục QLTT tỉnh Bình Định  -Đó là trường hợp của bà Vũ Thị Thu Hương (SN 1976), kiểm soát viên thị trường Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Chi cục QLTT tỉnh Bình Định.
Lãnh đạo muốn cho tôi nghỉ ngơi nên mới bổ nhiệm  – (GDVN) – Liên quan đến việc bổ nhiệm lái xe lên làm Phó Chánh Văn Phòng, ông Nguyễn Văn Hiệp phân trần: “ Tôi sẵn sàng từ nhiệm nếu lãnh…- Chuyện tiếu lâm xã nghĩa!!!
Bài 6: Chủ tịch xã Bình Yên nhận thiếu sót dẫn đến vụ cưỡng chế chấn động sát Tết   – (Dân trí)   —  Hà Nội phê bình nhiều quận, huyện “lờ” phí sử dụng đường bộ   – (Dân trí)
Ông Thủ tướng Dũng và câu chuyện “Con Vua thì lại làm Vua”  -(Kami -RFA)
Nước Nga và dân Nga của Putin  -(Nguoiviet)   –   Đại Vệ Chí Dị  :  Chuyển ngôi  -(Nguoibuongio FB)
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/03/89f43-u3.jpg
Tuyên Quang: Người H’Mông bị đưa ra tòa vì điều 258  -(DLB)  – Ông Hoàng Văn Sang===>>
Đỗ Thị Minh Hạnh: Anh thư nước Việt. -(DLB)
Mâm mồi các cụ (tập 3) -(DLB)    —   Lại một trò hề -(DLB)     —Chó sủa bóng -(DLB)
Bức Tâm Thư của người tù chính trị lão thành – ông Lê Văn Tính-(DLB)
Trả tự do cho Giáo dục  – Huy Đức   – (Boxitvn)   –   Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp  – Tô Văn Trường – (Boxitvn)
Kịch bản chính trị dành cho Trung Quốc: Xấu hay rất xấu?  – Phạm Chí Dũng – (Boxitvn)

Điều chuyển rồi thăng tiến ?  -(Quechoa)   >>> Gạc Ma, Crimea – chiếm đảo nhỏ, mất việc lớn

NHÂN DÂN KHẮP NƠI TƯỞNG NHỚ 64 LIỆT SĨ GẠC MA ANH HÙNG  – (Tễu)

Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?  -(RFA)   —   Tranh chấp Biển Đông và vai trò của VN  -(BBC)
‘Tưởng niệm Trường Sa diễn ra thuận lợi’  -(BBC / nghe)  – Trả lời BBC ngày 14/3, ông Lê Hùng, một trong những người có mặt tại đây, cho biết dù bị lực lượng an ninh theo dõi, nhóm của ông, bao gồm các thành viên từ Câu lạc bộ No-U, hội Bầu bí tương thân, Diễn đàn dân sự, vẫn được hai bộ đội canh gác đưa vào để dâng hoa tại tượng đài.  Ông cho biết khác với những lần trước, buổi tưởng niệm lần này diễn ra “khá thuận lợi” và lực lượng an ninh, mặc dù xuất hiện khá đông, nhưng cũng tỏ ra “rất ôn hòa”.
Philippines đạt đồng thuận về cơ sở quân sự tạm thời của Mỹ  -(VOA)   –   Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Philippines  -(RFA)
Đạt tiến bộ về thoả thuận tăng cường lực lượng Mỹ tại Philippines  -(RFI)   >>>  Philippines quyết trụ lại trên Bãi Cỏ Mây bất chấp áp lực Trung Quốc
Day dứt những lá thư không hồi âm  -(RFA)  – Hôm mùng 9 tháng Ba vừa rồi, cháu nội người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu là Trần Phan Yến Nhi lại viết thư, rất cảm động, gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, xin cứu xét thả ông nội của cháu.
Phiên tòa xử ông Hoàng Văn Sang, dân tộc H’Mông theo đạo Dương Văn Mình  -(RFA)
Campuchia bắt giữ 15 người Việt khai thác gỗ trái phép   -(RFA)
Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?   -(RFI)

Kinh tế

Việt Nam bội chi ngân sách 20 ngàn tỷ đồng  -(RFA)    —   Giới kinh doanh Mỹ lạc quan về môi trường đầu tư VN  -(RFA)
Mỹ là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam  -(NV)    —   Gạo ế, nông dân chết vì chính sách nhà nước  -(NV)
Vì sao thương lái Trung Quốc chỉ “lừa” tại Việt Nam?    -(ĐV)    —   Nhà máy 81 triệu USD bỏ hoang ở Bình Phước  -(VEF)   —   Tìm mua chung cư, ôm tiền chờ hàng hot ra sàn  -(VEF)    —   Đầu tư gián tiếp phải dùng VND  -(TN)
Cấm cho nghiêm   -(TN) -Bị cấm gần 4 năm, nhưng thực tế hoạt động vàng tài khoản vẫn luôn duy trì và ngày càng nở rộ. Cái khác duy nhất có lẽ là khi chưa cấm nhà nước còn thu được thuế. Còn hiện nay, bao nhiêu lợi nhuận “chui” vào túi các chủ sàn.

Thế giới

Giáo Hoàng Phanxico : Một năm cải cách sâu rộng Giáo hội Thiên chúa giáo -(RFI)    –  ĐGH Francis kỷ niệm một năm đăng quang rất đơn giản -(RFA)
‘Mãnh hổ nghiệp đoàn’ -(BBC)   – Cựu đảng viên cộng sản trở thành thủ lĩnh công nhân ở Anh.
Máy bay MH370 đã gởi xung động điện tử sau khi mất tích  -(TT)   >>>   Nhờ Việt Nam tìm kiếm máy bay ở vùng biển Malaysia   >>>   Máy bay VN tới nơi “thấy máy bay rơi” chưa phát hiện gì   >>>   Malaysia vẫn “không biết gì hơn”  >>>  3 máy bay, 7 tàu VN vẫn truy tìm máy bay mất tích    —   Mỹ: Có dấu hiệu máy bay Malaysia rơi ở Ấn Độ Dương   -(NLĐO)
Bạo động chống chính phủ ở Venezuela, 3 người chết  -(NV)    —      Biểu tình tiếp diễn ở Venezuela  -(BBC)    —   LHQ : Quá trình chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện còn « mong manh » -(RFI)
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ ủng hộ đề nghị giảm án cho tội phạm về ma tuý   -(VOA)    — Số tử vong gia tăng trong vụ nổ chung cư ở New York  -(VOA)
Thái Lan phát hiện trại tị nạn bí mật  -(TN)    —   Rò rỉ gas gây nổ 2 tòa nhà New York  -(NLĐ)

Ngoại trưởng Mỹ, Nga hội đàm về vấn đề Crimea  -(VOA)   —   Thủ tướng Ukraina mưu tìm sự trợ giúp Quốc tế -(VOA)   —  Putin được Crimée nhưng đưa nước Nga vào ngõ hẹp  -(RFI)
Mở rộng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia bị mất tích  -(VOA)   —  Mỹ: Có thể mở rộng tìm kiếm máy bay mất tích ra Ấn Độ Dương -(VOA)   —  Tìm kiếm máy bay mất tích trên Ấn Độ Dương  -(BBC)   >>>   Nga – Mỹ đối thoại về Crimea ở London   >>>   Phe thân – chống Nga đụng độ ở Donetsk
Thái Lan phát hiện người Duy Ngô Nhĩ nhập cư lậu  -(RFI)   —   Quân đội Thái bị tố sát hại thợ rừng Cam Bốt  -(RFI)
Syria thông qua luật bầu cử Tổng thống mới loại trừ đối lập  -(RFI)
Hai triệu người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình sau khi một thiếu niên chết vì cảnh sát  -(RFI)
Thủ tướng Abe khẳng định lời xin lỗi của Nhật đối với « phụ nữ giải sầu »  -(RFI)

Văn hóa -Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

Tương lai không tươi sáng của đại học Hoa Kỳ -(RFI)    —   Thường vụ Đảng ủy ĐH Kinh tế Quốc dân bị lừa?  -(GDVN)
Tên tiếng Anh của các trường Đại học VN:  Muốn ra quốc tế, hãy cẩn thận từ cái tên   -(TVN)
ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN: Tuyển thẳng không hạn chế số lượng  – (Dân trí)
Cảnh sắc bình dị của Việt Nam những năm 1901-1903  -(Dân trí)

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/322/695322.jpg
“Giá bán hàng ở sân bay là giá cắt cổ”  -(TT)===>>>
Tìm thấy thi thể 5 học sinh mất tích nằm chồng lên nhau  -(NV) -  ÐẮK LẮK (VN) - Dư luận huyện Krong Bong, tỉnh Ðắk Lắk đang xôn xao về cái chết đột ngột của cùng một lúc 5 học sinh hai trường trung học của huyện này. Trước đó ba ngày, các em được báo là mất tích không rõ nguyên nhân.    —   Đắk Lắk: 5 học sinh nghi mất tích do tắm suối  -(ĐS&PL)   —     Năm thi thể học sinh vùi trong cát, đang phân hủy  -(ĐV)
Người ngoại quốc dùng thẻ ATM giả rút cả valise tiền   -(NV)    —  Dùng thẻ ATM giả rút cả vali tiền  -(VTC)   —  Cười và mếu với tên doanh nghiệp -(TT)
Công an bỏ người bị nạn: Tước danh hiệu, tự kiểm điểm    -(ĐV)    >>>   Hoang mang nạn rạch quần nữ sinh tái xuất   >>>   Phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh tại Sài Gòn   >>>  Nghi án mẹ buồn chán cuộc sống giết con tự tử    >>>    Mang người đến nhà cậu, chém người đứt gân, tét đầu     >>>    Lẻn vào trường học trộm đồ, uống… sữa rồi ngủ quên
Đại án lừa 1000 tỷ: Cựu GĐ ngân hàng nhận án tử  -(VNN)   >>>   Ăn kẹo của người lạ, học sinh lớp 5 bị bắt cóc   >>>   Đường dây mua bán trẻ sơ sinh rúng động ở Sài Gòn    >>>   Hà Nội: Bốt thông tin du lịch tiền tỷ thành đồng nát?
Bắt nguyên đại úy công an buôn lậu xe hơi  -(TT)   >>>   Cháy trụi xưởng gỗ, kho giấy, thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Bị chém chết vì bạn cãi nhau trên mạng Zalo  -(NLĐ)     >>>   2 xe máy đối đầu, 1 người chết, 2 nguy kịch   >>>   Phát hiện thi thể nữ trôi sông đang phân huỷ   >>>   Cháy gây thiệt hại lớn ở nhiều địa phương   >>>  Chạy lấn đường, rút dao đâm chết người
Nhóm teen rình cướp tài sản của các đôi tình nhân  -(PLTP)   —  Người Hà Nội liều mạng sinh nhai cạnh trạm biến áp  -(GDVN)

Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-14
cong_nhan_TQ-305
Công nhân Trung Quốc tham gia thi công Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng giờ tan ca.
Courtesy BHP


Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?

Kinh tế hay chính trị?

Trả lời Nam Nguyên tối 13/3/2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:
“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!
Và nhân kinh nghiệm ở Ukraina làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?”
Nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy TQ lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?
-TS Lê Đăng Doanh
Mô tả thực chất các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mà dư luận cho là bất thường, có thể tiềm ẩn những toan tính khó hiểu. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì không lớn nhưng mà Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam xây nhà máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc công nghệ Trung Quốc. Thứ hai nữa, Trung Quốc có những cách làm không phù hợp với luật pháp của bất kỳ nước nào là đút lót để mua lại của các doanh nghiệp Việt Nam các mỏ các khoáng sản là cái mà Trung Quốc hiện nay đang rất cần và thứ ba là Trung Quốc cũng mua lại công ty CP là công ty hiện nay chiếm 70% thị trường thức ăn gia súc của Việt Nam. Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc có những dự án ở Tây Nguyên là vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, khác với các nước khác Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây.”
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với  công luận. Theo đó, về mặt kinh tế thì Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc khá nhiều mặt, nhất là tình trạng nhập siêu nặng nề. Từ trước đến nay có khá nhiều dự án của Trung Quốc vào Việt Nam không qua kênh đầu tư trực tiếp mà qua đấu thầu, trúng thầu EPC cho các nhà máy quan trọng của Việt Nam như điện, cảng biển, hóa chất….Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:

cong_nhan_TQ-2-250
Công nhân TQ thuộc tập đoàn điện khí Dong Fang đang thi công tại VN. File photo.
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.
Ngoài ra lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy các công trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Thí dụ báo chí gần đây nói, họ vào một nhà máy điện, chính quyền địa phương yêu cầu phải làm thủ tục để xin visa làm việc, xin phép cho người lao động của Trung Quốc ở đó. Nhưng người ta cứ thản nhiên bỏ mặc tất cả những yêu cầu của chính quyền cứ để người của người ta vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Tất cả những chuyện đó cộng với tất cả những vấn đề về biên giới về biển đảo mà Trung Quốc càng ngày càng lấn và tỏ thái độ ngang ngược hơn thì chắc chắn nó gây mối lo ngại cho người việt Nam. Điều lo ngại của người Việt Nam là hoàn toàn chính đáng và cảnh báo ngay là điều hết sức cần thiết hiện nay.”

Cần có hành động gì?

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đứng trước những sự báo động cả về kinh tế lẫn chính trị mà công luận quan tâm, người Việt Nam sẽ phải có hành động gì. TS Lê Đăng Doanh phát biểu:
Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì.
-TS Lê Đăng Doanh
“Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì, những người nào có phép, những người nào không có phép và nếu như họ vào đây mà họ dựng hàng rào, họ không cho công an vào kiểm soát, chúng ta không biết họ ở trong đó họ xây dựng nhà máy hay họ đào công sự thì đấy là điều hết sức nguy hiểm. Tôi rất mong Quốc hội kỳ này họp sẽ có ý kiến và sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo về những tình hình đó và công bố công khai cho dân biết… Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.”
Báo Đất Việt Online ngày 11/3 đưa lên mạng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? Theo đó, UBND tỉnh Nam Định vừa cấp chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD tương đương 1.400 tỷ đồng tại khu công nghiệp Bảo Minh huyện Vụ Bản. Dự án này có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm. Tập đoàn Yulun Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét vải/năm; nhuộm 24 triệu mét/ năm. Ngoài dự án của Yulun, tỉnh Nam Định cũng đang xem xét để trình Chính phủ dự án khu công nghiệp dệt may sử dụng tới 1.000 héc-ta đất tại huyện Nghĩa Hưng. Tờ báo trích một loạt ý kiến chuyên gia quan ngại Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường Việt Nam.
cong_nhan_TQ-250
Lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. File photo.
Bên cạnh sự xâm nhập nhiều lãnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc được cho là sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào ngành may mặc, một phần nhỏ vào ngành dệt nhuộm. Chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may là đón đầu cơ hội Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bản thân Trung Quốc không tham gia. Theo dự kiến sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện gọi là “tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có xuất xứ các nước thành viên TPP. Trong bối cảnh doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là gia công, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, thì họ sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh khi hiệp định TPP trở thành hiện thực.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngành dệt may Việt Nam trông chờ nước ngoài đầu tư vào lãnh vực sản xuất bông sợi, dệt nhuộm để có thể đáp ứng điều kiện “tính từ sợi” của TPP, nhưng nay dư luận lại rất lo lắng khi có yếu tố Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Khi mà Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam, tôi cho là một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nếu như những nhà máy dệt họ đưa vào thực sự hiện đại, tốt cả về hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Nhưng phía Việt Nam phải có được cơ chế kiểm soát tốt về giá trị của đầu tư như thế nào, trình độ công nghệ như thế nào, lượng nhân công làm việc ở nhà máy là người nào. Còn nếu họ đầu tư theo kiểu một số trường hợp đã diễn ra, họ đưa nhân công của họ vào làm việc tất cả các khâu, kể cả lao động bình thường rất giản đơn không cần kỹ thuật gì cả mà không sử dụng người Việt Nam thì đấy lại là vấn đề khác.
Tôi cho là một mặt là được nhưng mặt khác vào giai đoạn này Việt Nam cũng rất cần tự mình phát triển ngành dệt của mình và có thể tìm kiếm con đường hợp tác đối với các đối tác khác nữa chứ không nhất thiết chỉ có Trung Quốc. Tôi cho là để tránh phụ thuộc lâu dài thì cần tránh phụ thuộc chỉ vào một đối tác cung cấp dệt ở Việt Nam, thí dụ như nhà đầu tư từ Trung Quốc. Nên có một số nhà đầu tư khác nhau từ các nước khác nhau, ví dụ có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác để tránh sự phụ thuộc vào nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi vì khi vào Việt Nam quá nhiều họ nắm phần khống chế của ngành dệt Việt Nam thì vẫn đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc họ.”
Theo các chuyên gia, luật pháp của Việt Nam có thể chưa đầy đủ, nhưng chỉ với những qui định hiện hành, cũng có thể kiểm soát sự lũng đoạn kinh tế xã hội Việt Nam từ phía người Trung Quốc. Có chăng là các cấp chính quyền từ cao xuống thấp đã không thực thi pháp luật một cách đúng mực. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp đồng tiền hối lộ đã thể hiện giá trị siêu đẳng của nó.

Gạc Ma, Crimea – chiếm đảo nhỏ, mất việc lớn

Hiệu Minh
Theo blog Hiệu Minh 
Chiến trận Gạc Ma. Tranh cổ động.
Gạc Ma của Việt Nam bị xâm lược với đại liên Trung Quốc bắn thằng vào 73 người lính công binh không có vũ khí. Crimea bị Nga chiếm không có tiếng súng, lính Ukraine được lệnh cất vũ khí vào kho. Ở hai nơi rất khác nhau, hoàn cành khác nhau, nhưng có một điểm chung, đó là khả năng biến bạn thành thù của các nước lớn chỉ vì lợi ích ngắn hạn.
Những dân tộc giống nhau như đúc

Ukraine và Nga chung một bầu trời. Việt Nam và Trung Quốc cũng thế, ngoài ra còn chung biển Đông. Gọi là các dân tộc “đội trời chung” không ngoa.
Nếu người Việt hay người Hoa gặp người Nga và Ukraine sẽ thấy họ giống nhau như đúc, xì xồ giống nhau. Tóc vàng, nâu, đủ mầu, mũi lõ, “Mắt xanh, da trắng, lông nâu//Mới nhìn thì thích, nhìn lâu lại thèm”.
Tương tự, người Nga, người Ukraine cho rằng Việt và Hoa là cùng một mẹ, một cha. Dân tây nghe từ đơn âm không thể phân biệt đâu là tiếng Hoa, đâu là tiếng Việt, cùng lủng xủng xoảng. Tóc đen, mắt đen, mũi tẹt, da vàng, lông đen “Mới thấy không thích, nhìn lâu cũng thèm”.
Dân Nga và Ukraine dùng thìa dĩa, ăn bánh mỳ, khoai tây, bơ sữa, rượu vodka nhắm với cá sống. Vừa ăn vừa uống. Khi ăn thì ai có đĩa riêng của người đó, của ai người đó chén, không mời mọc nhau.
Người Việt và Hoa dùng đũa, bát, lùa cơm vào mồm, ăn xong mới uống. Đĩa thức ăn để chung, dùng đũa gắp cho mình, mút đũa rồi gắp cho bạn, cũng là bình thường. Có bát canh cả nhà rửa đũa vào đó để vớt thức ăn cũng chẳng sợ lây bệnh. Chủ không gắp thức ăn mời khách bị chê là ky bo, không hiếu khách.
Nga và Ukraine cùng hiểu ngôn ngữ của nhau vì có rất nhiều từ na ná. Dân Ukraine nói được tiếng Nga, nhưng dân Nga ít khi nói tiếng Ukraine. Học 3 tháng là thạo.
Việt và Hoa cũng thế. Người Hoa nói Việt Nam tủng sản đảng trong tiếng Trung thì dân Việt nghe hiểu ngay là đảng cộng sản Việt Nam, chỉ có điều thứ tự hơi bị đảo lộn. Học tiếng của nhau cũng cần 3 tháng sẽ đỡ…mỏi tay.
Cùng nguồn gốc cộng sản, CNXH, nhưng họ lại đánh nhau dù từng là bạn chí cốt, từng là đồng chí, anh em, nay đã và đang thành kẻ thù. Quan hệ Ukraine và Nga, Việt Nam và Trung Hoa không khác nhau về bản chất, bề ngoài là hữu nghị, nhưng trong thực tế là cá lớn nuốt cá bé.
Crimea và Gạc Ma là một ví dụ
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về bán đảo Crimea thuộc chủ quyền của Ukraine, nhập vào Nga hay ở lại với Ukraine. Trừ phi Putin đổi ý vào phút chót thì chuyện Crimea về với Nga mới không xảy ra. Kịch bản thôn tính Crimea và cả Ukraine về lâu dài đã nằm trong tư tưởng đại đế Nga của Putin.
Crimea. Ảnh: Internet
Dù không có tiếng súng, nhưng hệ lụy lâu dài giữa hai dân tộc Ukraine và Nga này để lại sẽ rất lớn. Từ bạn thân thiết thành thù hận, thay vì sống trong hòa bình, hữu nghị, phát triển, hai bên cùng có lợi, Putin đã chọn cách thống trị.
Ngày hôm nay (14-3-2014) khi entry này lên trang, 26 năm trước, hải quân Trung Quốc đã tàn sát đẫm máu 74 lính công binh Việt nam. Phía Trung Quốc đã dùng đại liên và 12 ly 7 bắn thẳng vào những người lính ngâm mình dưới nước biển chỉ có xẻng cuốc và hai khẩu AK.
Lính công binh Việt Nam được lệnh không được nổ súng trong bất gì giá nào, bởi nghĩ đơn giản, Trung Quốc không thể bắn thẳng vào người không có vũ khí.
Nhưng người ra lệnh đó đã nhầm. Một đất nước mà lãnh đạo từng ra lệnh giết từ cấp cao nhất đến dùng xe tăng nghiền nát người biểu tình trên Thiên An Môn, thì họ coi mấy người lính Việt nam chỉ là bia tập bắn cho hải quân Trung Quốc.
Nếu người ra lệnh nhớ rằng, cách đó gần 10 năm, tháng 2-1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân chiếm 6 tỉnh biên giới, phá tan tành thành phố làng mạc, tàn sát 6 vạn người Việt, thì có lẽ họ đã hành xử kiểu khác.
Cả hai trường hợp, Crimea và Gạc Ma, một nơi đổ máu, một nơi không, chung qui là ý đồ xâm lược của nước lớn đã có từ lâu.
Đẩy bạn bè sang phe đối phương
Nếu ai hỏi, trong 40 năm qua (1974-2014) trong các sự kiện quốc tế ảnh hưởng đối với Việt Nam, điều gì làm bạn đọc nhớ nhất.
Có thể là, chiến tranh Mỹ-Việt vừa kết thúc (5-1975) thì tiếng súng Việt-Trung lại nổ (2-1979), bắt đầu từ Campuchia. Công cuộc hàn gắn Mỹ-Việt bắt đầu thì tình hữu nghị Việt Trung đã thành thù hận.
Kẻ thù cũ “không đợi trời chung” Hoa Kỳ tìm cách xích lại và làm bạn với Việt Nam: bỏ embargo (1994), bình thường hóa quan hệ. Trong 20 năm (1994-2014), kim ngạch thương mại từ số không nay đã là 20 tỷ, Mỹ nhập siêu từ Việt Nam. Mỹ – Việt “đội trời chung” mới hy vọng có WTO, WB, TPP, 16 ngàn sinh viên Việt du học tại Hoa Kỳ, trong đó có rất nhiều con ông cháu cha, và cả chuyện nhỏ như McDonald vào Sài Gòn, và con rể của thủ tướng Việt Nam là người Mỹ.
Trong lúc đó, vô sản quốc tế Trung Hoa biến bạn thành thù. Chiếm Hoàng Sa, đứng sau lưng Campuchia, gây ra cuộc chiến biên giới phía Nam, rồi trả thù ở biên giới phía Bắc, tấn công chiếm đảo lúc thuận tiện.
McDonald ở VN. Ảnh: VNE
Dù có bình thường bằng 16 chữ vàng, 4 tốt, nhưng với đường lưỡi bò chín đoạn, gây hấn và tạo sức ép ở biển Đông, những đòn kinh tế hiểm, hàng hóa tràn ngập, VN siêu nhập từ láng giềng, cộng sản Trung Hoa đang thay cho đế quốc tư bản Mỹ, biến Việt Nam thành “kẻ thù không đợi trời chung” của chính họ.
Putin tha hóa hàng ngũ lãnh đạo của Ukraine làm dân chúng nổi giận, các phe phái chính trị thi nhau lợi dụng chuyện này để kiếm lời. Nếu chế độ Yanukovych trong sạch, tạo ra một xã hội công bằng, dân chủ, thì cho dù có thân Nga, dân Ukraine cũng không đổ ra đường biểu tình.
Nga thúc ép đòi đánh chiếm Ukraine thì dân nước này phải tìm chỗ dựa. Chẳng ai ngồi im đợi kẻ xâm lược “bịt mặt kiểu mafia” đến.
Chiếm Gạc Ma hay Crimea, dù cách này hay cách khác, hai nước lớn Nga và Trung Quốc đã đẩy bạn bè thân hữu vào vòng tay của đối phương. Nước bé dù phải tìm một quốc gia ở rất xa, cách nửa vòng trái đất để “đội trời chung”, thì sự lựa chọn ấy không đến từ chính họ, mà chỉ là giải pháp cuối cùng “bán láng giềng gần mua anh em ở xa”.
Lãnh đạo thông minh, có tâm, có tầm toàn cầu thì những dân tộc “chung trời, chung đất, chung mây” sẽ được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Chiếm đảo nhỏ nhưng mất việc lớn là điều nên tránh. Bị o ép, láng giềng bé nhỏ sẽ nhập khẩu bánh mỳ kẹp thị McDonald, Coke và phim Hollywood, kết thúc là tên lửa đánh chặn Patriot để bao vây những người bạn từng “môi hở răng lạnh”.
Hiệu Minh. 14-3-2014. Kỷ niệm 26 năm đảo Gạc Ma.

Huy Đức - Trả Tự Do cho Giáo Dục

Thành lập và đứng đầu Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục là một lựa chọn rất khôn ngoan của Thủ tướng. Nhưng, một nền giáo dục bị giam hãm qua nhiều thập niên không thể thay đổi nếu công việc từ nay tới 2020 chỉ là "xây dựng chương trình môn họcvà biên soạn các sách giáo khoa" như Hội đồng giáo dục đưa ra hôm 25-2 [1]. Biên soạn sách giáo khoa là công việc có thể đảm đương bởi những tổ chức dân lập như "Cánh Buồn". Điều mà đất nước cần ở một vị thủ tướng có tầm nhìn là ngay bây giờ phải "trả tự do" cho Giáo dục.

Giáo Dục
Ngày nay, không ai có thể đặt quốc gia, dân tộc trong những không gian riêng biệt. Một nền giáo dục có tương lai là một nền giáo dục tạo ra được những giá trị có thể chia sẻ toàn cầu, chuẩn bị được một nguồn nhân lực giàu tính nhân văn và khả năng sáng tạo.
Không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự tồn vong của Chế độ. Cũng không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự hùng cường đơn lẻ của một quốc gia. Không thể cải cách giáo dục, nếu không nghĩ đến việc chuẩn bị những thế hệ người Việt có thể tìm chỗ đứng bên ngoài biên giới Việt.
Cải cách là để xây dựng một nền giáo dục mà những người làm chính sách cũng có thể yên tâm để trao gửi con em chứ không phải là để trục lợi rồi lặng lẽ đưa con cháu mình đi "tị nạn" bằng con đường du học.
Tách Bạch Hành Chính & Chính Sách
Không thể bắt đầu một chiến lược cải cách bằng việc xây dựng "chương trình môn học và biên soạn các sách giáo khoa". Để tránh những chính sách "sặc mùi ngân sách" và để đảm bảo khi duy trì một thủ tục hành chánh nào đó (đăng ký, giấy phép...) là vì nó cần chứ không phải vì sẽ thu được phong bì. Do vậy, trước hết, phải tách bạch chức năng hành pháp chính trị và chức năng hành chính công vụ của ngành giáo dục.
Những người đã tham gia vào quy trình ban hành chính sách thì không được dính líu tới lợi ích khi thi hành. Cha đẻ của các giấy phép thì không bao giờ được nắm quyền cấp phép.
Thay vì tiêu tốn quá nhiều ngân sách và can thiệp vào mọi ngóc ngách như hiện nay. Bộ Giáo dục chỉ cần giữ lại vai trò ban hành chính sách: Chính sách khuyến khích khu vực tư tham gia đầu tư giáo dục; chính sách để môi trường đại học thực sự sáng tạo, để nhà trường tự quyết và tự chịu trách nhiệm với các sản phẩm giáo dục của mình...
Bộ có thể đưa ra các chuẩn giáo dục cho bậc phổ thông (học sinh tiểu học, trung học cần được trang bị kiến thức toán, lý, hóa, địa lý, văn chương và lịch sử ở chuẩn nào). Dựa trên những "chuẩn giáo dục" này, các trung tâm khảo thí sẽ ra đề thi và các trường có điều kiện hoặc các trung tâm nghiên cứu giáo dục sẽ viết sách giáo khoa. Thay vì, Bộ "ôm thầu" từ việc viết sách cho đến in và kinh doanh sách.
Với những môn học như ngoại ngữ thì cách tốt nhất là mua (hoặc xin) bản quyền giáo trình ngoại ngữ của nước ngoài. Phần nào họ viết không đúng về Việt Nam thì chỉ cần cắt bỏ hay biên tập.
Bộ xây dựng quy chế để các trung tâm khảo thí ra đời. Những trung tâm này có thể nhận chuyển giao công nghệ thi cử từ các quốc gia có nền giáo dục thành công. Trung tâm khảo thí có thể do Bộ lập ra cũng có thể giao cho tư nhân (thu phí từ các thí sinh). Có thể có vài, ba trung tâm, nơi nào có uy tín, các trường đại học sẽ sử dụng kết quả thi nhiều hơn, thí sinh sẽ đăng ký thi nhiều hơn.
Với mô hình này thì bộ máy "quản lý giáo dục" sẽ giảm tới mức tối đa, các chức năng phân loại, đánh giá chất lượng trường, ngay cả chức năng thanh tra giáo dục cũng có thể được tiến hành thông qua hiệp hội các trường ở trong và ngoài nước.
Trả Các Cở Sở Giáo Dục cho Giáo Hội
Không nên coi đây là chính sách mới vì nó chỉ là một phần trong chính sách "xã hội hóa giáo dục" mà "Đảng và Nhà nước" đã chủ trương [2]. Năm 2005, Chính phủ đề ra các mục tiêu tham vọng, tới năm 2010, tỉ lệ học sinh ngoài công lập phải đạt: Nhà trẻ 80%; mẫu giáo 70%; trung học phổ thông 40%; trung học chuyên nghiệp 30%; các cơ sở dạy nghề 60%; đại học, cao đẳng khoảng 40%.
Tuy nhiên, tới năm 2011, theo số liệu thống kê của Bộ, tỉ lệ học sinh ngoài công lập cao nhất (ở bậc mẫu giáo) cũng chỉ đạt 48,2%; thấp nhất (ở bậc trung học cơ sở) chỉ đạt 0,6%; bậc đại học chỉ có 13,2%; cao đẳng gần 20%. Không chỉ vì thủ tục hành chánh quan liêu, một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ "xã hội hóa" chưa cao là bởi các tôn giáo, nguồn lực tiềm năng nhất, chưa được tham gia đầu tư giáo dục (từ bậc phổ thông cơ sở).
Ở miền Nam trước ngày 30-4-1975, sở dĩ hệ thống công lập khá mạnh là nhờ các trường tư thục đã gánh cho Chính phủ một phần quan trọng[3]. Phần lớn các trường tư thục là do các hiệp hội, đặc biệt, các tôn giáo đầu tư [4]. Sau ngày 30-4-1975, Chế độ mới đã công hữu hóa 1.087 trường tư, trong đó gồm tất cả trường học của Giáo hội công giáo và các trường Bồ Đề của Giáo hội Phật giáo.
Một nhà nước pháp quyền không thể "bảo kê" cho một tôn giáo nào, kể cả những tôn giáo đã đồng hành kể từ khi lập quốc. Không thể không coi gần 6 triệu giáo dân đang sống ở Việt Nam (6,87%) là công dân. Có thể, nếu trao các cơ sở giáo dục cho tôn giáo sẽ làm tăng tỷ lệ công dân "có đạo" trong tương lai. Nhưng điều đó chỉ giúp cho có nhiều hơn những người Việt Nam được học về luân lý.
Nên nhớ, các cố đạo là cha đẻ của chữ Quốc ngữ. Một chế độ tự tin không sợ sự đa dạng trong văn hóa và giáo dục. Không có Nhà nước nào có nhiều công cụ để trừng trị những ai muốn dùng trường học để "kích động bạo lực" hay "chia rẽ khối đoàn kết dân tộc" như Nhà nước hiện hành.
Hơn 90% các cơ sở giáo dục của Giáo hội nằm ở những thành phố lớn. Đa số đều là những trường lớn. Nếu những trường lớn này được trả lại cho giáo hội (công giáo và phật giáo) hoặc tư thục hóa thì nguồn ngân sách, thay vì tập trung cho những vùng mà người dân có khả năng chi trả cho con em mình, chia sẻ cho những vùng mà con em của chúng ta đang cần những bữa "cơm có thịt", đang cần những mái trường không rách, dột.
Để Các Trường Đại Học Tự Chịu Trách Nhiệm
Một cơ sở giáo dục không thể tồn tại nếu người lập ra và quản trị nó không coi đó là một hoạt động kinh doanh vấn đề là sử dụng lợi nhuận để ăn chia hay đầu tư trở lại cho giáo dục.
Chúng ta chưa có nhiều những cơ sở giáo dục phi lợi nhuận. Một trong những lý do là gần như những người không nghĩ tới lợi nhuận rất khó xin giấy phép mở trường. Chính phủ cần có nghị định hướng dẫn, bất cứ ai mở trường (kể cả trường đại học) đều chỉ cần đăng ký với bộ máy hành chánh địa phương theo thủ tục hình thành doanh nghiệp (loại có điều kiện).
Thật phi lý khi việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư lại lệ thuộc vào cái gọi là "hội đồng quốc gia" bao gồm những người có những chuyên môn khác nhau, đa số rất xa lạ với chuyên môn của người mà họ ngồi xét duyệt. Bộ phải để cho các trường chịu trách nhiệm về các sản phẩm của mình. Chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng biết rằng, bằng giả chỉ có thể chui vào "nhà nước" chứ" thị trường lao động" không bao giờ chấp nhận. Thị trường biết sự khác nhau giữa một "tiến sỹ Yale" với "tiến sỹ "La Sella"; giữa một "giáo sư Bách khoa" với một "giáo sư hàng huyện".
Tuyển sinh là công việc của nhà trường, Bộ đặt ra điểm chuẩn là vừa lạm quyền vừa vô trách nhiệm con em và xã hội. Về nguyên tắc, một một người đã học 12 năm mà không đủ khả năng học đại học thì hệ thống giáo dục phổ thông tồn tại để làm gì. Kỳ thi chỉ là cách để các trường tên tuổi tìm kiếm cho mình những sinh viên giỏi.
Với cách thi như hiện nay, không phải những ai trượt đại học đều vì học lực. Đừng để các em bỏ lỡ cơ hội vào đời. Đừng để các em sớm rơi vào một môi trường xã hội có quá nhiều tệ nạn.
Hiện chỉ mới có 40% học sinh tốt nghiệp phổ thông được học trong các trường đại học hay cao đẳng. Phụ huynh của 60% học sinh còn lại sẽ yên tâm hơn nếu, những ai chưa thể đi làm ngay, có một môi trường nhà trường dừng chân trong vài năm, trước khi con em họ chọn đúng ngành học và tìm được việc làm thích hợp.
Đừng tuyệt đối hóa môi trường đại học mà nên coi đó là một chặng dừng chân chuẩn bị của các em. Nên để cho các trường đại học được mở dễ dàng hơn. Đừng buộc các nhà đầu tư giáo dục phải có những điều kiện quá gắt gao. Thật phi lý khi yêu cầu những người mở trường đại học phải có 5 hecta đất trở lên bởi có những sự nghiệp giáo dục lớn lại chỉ bắt đầu từ một phòng học nhỏ.
Đừng đòi hỏi giáo viên phải có bằng thạc sỹ, tiến sỹ mà hãy để các trường tìm đúng những người mà sinh viên của họ cần. Đừng sợ các trường đại học "mọc ra như nấm". Người học và thị trường lao động sẽ điều chỉnh chất lượng và phân loại các trường.
Lịch Sử và Chính Trị Là Các Môn Khoa Học
Với một quốc gia như Việt Nam thì việc tiếp tục dạy "chủ nghĩa Marx - Lenin" là cần thiết. Các thế hệ tiếp theo cần biết "ý thức hệ" đã dẫn dắt dân tộc ta đi qua những "bước ngoặt" nào. Vấn đề là "Marx -Lenin" phải được tiếp thu không phải như một "giáo lý" mà phải như một môn khoa học và trở thành một phần của bộ môn triết học.
Thủ tướng cũng không nên quá lo ngại khi đụng chạm đến việc dạy và học "Marx -Lenin". Vấn đề quan tâm lớn nhất trong Đảng hiện nay là quyền lực chứ không còn là lý luận. Ông có thể gặp phản ứng gay gắt một cách công khai nhưng ông sẽ có sự ủng hộ ngầm của tất cả học sinh, sinh viên và đặc biệt là của một thế hệ cán bộ ở hàng trung, cao cấp.
Cũng cần khảo sát để biết sinh viên đang "tiêu hóa" lịch sử Đảng và "triết học Marx - Lenin" ra sao. Thủ tướng nên bỏ thời gian chạy lên khuôn viên Học viện Chính trị Quốc gia. Không có sân trường nào có nhiều xe hơi hơn nơi đây. Ở đâu học sinh bị buộc phải có bằng chứng nhận cho một thứ kiến thức mà cuộc sống không còn cần ở đó các "cơ chế" sẽ vận hành bằng tiền bạc. Đa số cán bộ trong Đảng sẽ bỏ phiếu cho Thủ tướng nếu nhờ ông mà từ nay họ không phải xa nhà cả năm, "hầu hạ" các thầy để lấy bằng "cao cấp lý luận" trước khi đề bạt.
Nhà trường hiện đại không thể khép kín như một giáo đường. Anh không thể xây dựng một nền giáo dục mà không biết rằng học sinh, sinh viên từ lâu đã không chỉ học từ thầy mà còn có thể học từ internet. Lịch sử và chính trị là những môn khoa học, không thể tiếp tục bắt người học đón nhận theo cách của một tín đồ.
Nếu trong một môi trường giáo dục mà học sinh không thể tư duy độc lập và tập dượt khả năng suy xét (critical thinking) thì cho dù cả nước tốt nghiệp đại học và hàng triệu người có bằng tiến sỹ, dân trí ở đó cũng không thể được tính là cao được.
Cải cách giáo dục vì thế không thể lấy mục tiêu cho kỳ đại hội đang tới gần mà phải đặt nền móng cho tương lai của nhiều thế hệ.
Huy Đức
_________________________________________
[1] Sáng 25-2-2014, Thủ tướng chủ trì phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, tại phiên họp, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày dự thảo quyết định về việc thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục. Thủ tướng thống nhất thành lập Ủy ban.
[2] Nghị quyết số 05/2005/NQ–CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao ban hàng ngày18/5/2005: “Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề NCL; chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình NCL. Hạn chế mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển. Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công”.
[3] Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học.
[4] Từ năm 1961-1975, Giáo Hội Công Giáo tại miền Nam có 145 trường trung học với 62.324 học sinh và 1.060 trường tiểu học với 209.283 học sinh (riêng tại giáo phận Sài Gòn có 56 trường trung học với 30.748 học sinh và 338 trường tiểu học với 91.870 học sinh). Tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.
(FB Osin Huy Đức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét