Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ - Bịt mắt bắt…máy bay - PHÊN GIẬU CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC PHÂN TRANH

UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ

Bài đọc liên quan:
Bắt đầu từ chính sách phên giậu của nước Nga, Vitor Yanukovic đã hạ bệ nữ thủ tướng đẹp nhất thế giới, và bỏ tù bà Yulia Tymoshenko. Mới chỉ năm quyền chỉ 4 năm - tháng 02/2010 đến tháng 02/2014 - nhưng Yanukovic đã trở thành một tay tham nhũng khét tiếng lên đến 70 tỷ đô la Mỹ, đã bị FBI tịch thu, cũng nhờ chính sách làm phên giậu cho Nga. Kinh tế Ukraina sụp đổ, mọi nổ lực của dân Ukraina gia nhập EU để thoát cảnh đớn hèn của một chư hầu kiểu mới của Nga theo kiểu phên giậu mà tôi đã viết một bài vào tháng 01/2014 này.
Tâm sự với các bạn trẻ có bộ óc khủng là những du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ đã từng là phái đoàn đại diện cho mô hình Liên Hiệp Quốc của các trường đại học Hoa Kỳ hằng năm tham gia cuộc thi Model United Nations. Họ nói, thế giới có tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - các nhược tiểu lâng bang hay cường quốc cùng phe của 3 cường quốc này là những đồng minh hay chư hầu thực sự. Nhưng trong các chư hầu đó, chỉ có vài quốc gia là phên giậu, vùng đệm để cho ba cường quốc kia thực hiện những ý đồ lợi ích trong chiến lược toàn cầu và xuất khẩu chiến tranh.
Những phên giậu thực sự mà 3 cường quốc này không thể nào buông đó là: 
Hoa Kỳ chỉ có duy nhất Israel là đồng minh vĩnh viễn, mặc dù Israel ở xa Hoa Kỳ, nhưng lại là quốc gia nắm yết hầu ở Trung Đông - giếng dầu toàn cầu - mặt nhìn ra Địa Trung Hải, mặt nhìn vào Trung Đông và Bắc Phi. Hễ đọng đến bất kỳ quốc gia nào cũng được, nhưng động đến Israel, thì Hoa Kỳ sẵn sàng sống chết để bảo vệ. Trong các phên giậu của các cường quốc, Israel là quốc gia hùng cường và độc lập tự chủ nhất, vì có khi Israel còn điều khiển cả Hoa Kỳ phải bảo vệ họ. Bằng chứng là, khi các quốc gia Ả Rập vây nhau hủy diệt Israel 1970, thì Hoa Kỳ buộc phải bỏ Đông Dương để ký hiệp định Paris rút quân khỏi miền Nam Việt Nam để chuyển trục sang Trung Đông, bảo vệ Israel và nắm giếng dầu của thế giới. Khi Israel đủ mạnh kiềm chế Trung Đông, Iran và Nga suy yếu, trong khi đó Trung Hoa hung hăng thì Hoa Kỳ chuyển trục lại Châu Á Thái Bình Dương - TPP: TransPacific Partnership.
Trung Hoa có Bắc Hàn và Đông Dương được xem là chư hầu và phên giậu không thể để mất. Dù Hoa Kỳ có thay chân Pháp ở Đông Dương, nhưng dưới chiến lược trường kỳ kháng chiến, và nướng quân kéo dài, Trung Hoa đã điều khiển được Bắc Việt Nam làm nản lòng Hoa Kỳ, và phải rút lui khỏi Thái Bình Dương, lo cho Israel như đã viết ở trên. Câu chuyện này sẽ bàn ở một lần khác. Bây giờ ta nói chuyện Ukraina và Crimea.
Nga thì có Ukraina, Georgia(còn gọi là Gruzia) và Kazakhstan. Ba quốc gia này là đồng minh và là chư hầu vĩnh viễn của Nga, vì có biên giới tiếp giáp với Nga, mà nhìn ra Biển Đen và biển Caspian. Còn nhớ năm 2008, Georgia muốn thoát ra khỏi Nga, chỉ tuyên bố chia sẻ thông tin Rada với NATO thì cuộc chiến Nam Ossetia nổ ra, và cuối cùng Georgia phải thần phục Nga. 
Những đặc điểm chung của các "đồng minh" không thể bỏ của 3 cường quốc đều có địa chính trị quan trọng không thể bỏ. Nếu Trung Hoa dùng Bắc Hàn và Đông Dương để làm bàn đạp nắm châu Á và Thái Bình Dương, thì Nga dùng 3 quốc gia này để nắm Địa Trung Hải, Tây Âu, Đông Âu, và Bắc Phi. 
Riêng Ukraina là một quốc gia lắm lận đận trong lịch sử. Cùng lập quốc với Nga vào thế kỷ thứ 9 sau Tây Lịch, nhưng lại trải qua nhiều thời kỳ bị làm thuộc địa và phân chia. Đầu tiên là thuộc địa của Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn. Sau khi Mông Cổ suy tàn, thì Ukraina lại bị Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ xâu xé. Mãi đến thế kỷ 19, Đế chế Nga hùng cường lấn chiến quanh vùng, Ukraina nằm lọt thỏm giữa Nga. Cho nên sau Cách mạng tháng 10 Nga, thì năm 1922 Ukraina chủ động liên kết với Nga trở thành 2 thành viên chính thức để đồng sáng lập ra Liên Bang Xô Viết, nhằm tránh họa chiến tranh. Mãi đến 1991, sau khi gia nhập Liên Bang Xô Viết 69 năm, Ukraina độc lập ly khia Nga nhờ vào Liên Xô sụp đổ.
Bây giờ nói đến Ukraina, nhưng không phải trọn bộ quốc gia này, mà chỉ khu tự trị Crimea. Thực ra trước thế kỷ 15 Crimea thuộc Ý, và sau đó, từ thế kỷ 15 đến 18 Crimea thuộc đế chế Ottoman. Kể từ sau thế kỷ 18, thuộc Đế chế Nga, song với chính sách bành trướng dân Nga sang Ukraina, Nikita Sergeyevich Khrushchyov - tổng bí thư kế nhiệm Stalin - cho phép Crimea sáp nhập vào Ukraina theo thể chế cộng hòa tự trị. Có nghĩa là, hiến pháp của Crimea riêng, nhưng theo luật pháp của Ukraina.
Nước Nga hậu Xô Viết là một con gấu bị thương. Nga đã mất sức mạnh cường quốc dẫn đầu cánh tả về cả thế lẫn lực. Vì dân Nga và cơ sở hạ tầng Nga chưa quen với nền kinh tế thị trường tự do sau 70 năm tàn phá dưới chế độ cộng sản do Lenin vẽ ra theo chủ thuyết Marx phi khoa học. Cho nên thời tổng thống Elsin là một bi kịch của nước Nga, như một trọc phú chân đất lên phố thị làm ăn sạch cả gia sản. Nhưng Elsin sáng suốt tìm ra một Putin sắc máu để gầy dựng lại nước Nga. Đến hôm nay vết thương Gấu Nga đã lành, nhưng nước Nga như con gấu đã già. Nga vẫn chưa là quốc gia của sáng tạo, nên chỉ biết mỗi việc bán tài nguyên để ăn, và xuất khẩu vũ khí để duy trì sức mạnh vai u thịt bắp.
Tài nguyên nước Nga là to lớn nhất thế giới ở vùng Siberia - Tây Bá Lợi Á cũ của Mông Cổ - mà đế chế Nga xâm chiếm sau khi Mông cổ suy tàn. Cả Tây, Đông Âu lệ thuộc vào khí gas của Nga để sưởi ấm vào mùa đông đến. Nên việc bán tài nguyên của Nga lại là một quyền lực mềm mà Nga nắn gân đối với châu Âu.
Hai sức mạnh cứng và mềm thời Putin được phát huy đến đỉnh điểm, nhưng khả năng của Nga hậu Xô Viết có hạn. Nên 2011, cuộc cách mạng Hoa Nhài mà Nga không đủ sức để giữ phên giậu Bắc Phi của mình như Libya, và đang ốm yếu với Syria không biết ngày nào phải buông? Giờ lại mất Ukraina, nhưng phải giữ Crimea.
Nga buộc phải giữ Crimea để còn kiềm chế Ukraina - một "đồng minh" không thể để mất. Với lý do, nhân dân Crimea tự quyết là lý lẽ có vẻ chân chính nhất. Nhưng nó là cái xương hóc trong họng nước Nga vì nhiều lý lẽ.
Thứ nhất, sức mạnh mềm nước Nga lại là tử huyệt của Nga một khi quốc hội Hoa Kỳ cho phép thông qua việc xuất khẩu công nghệ vắt đá phiến sét - shale - thành khí gas và dầu hỏa sang từng quốc gia của châu Âu. Lúc đó, 80% thu nhập của nước Nga từ khí gas và dầu hỏa chỉ còn lại thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Hoa. Nó cũng giống như Iraq của Saddam Hussein chết đói trên những giếng dầu. Khi mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia sản xuất dầu hỏa và khí gas lớn nhất thế giới vào 2015. Vì cho đến nay đã có 4 quốc gia Đông Âu đăng ký mua khí gas Hoa Kỳ, để tẩy chay Nga.
Lý lẽ thứ hai nước Nga hóc xương khi cả châu Âu và Hoa Kỳ cùng tẩy chay Nga, hôm nay EU đã tuyên bố rằng, EU không muốn đối đầu với Nga trong câu chuyện Crimea, nhưng EU buộc phải chuẩn bị hồ sơ danh sách đen để phong tỏa và đóng băng tài sản các nhân vật chủ chốt khi cần thiết. Trong đó có các nhân vật của Nga,EU và Hoa Kỳ cùng tuyên bố. Một sức mạnh mềm xem như vô tận của bọn tư bản giãy đành đạch mãi mà không chết, lại lớn mạnh từng ngày, mà phe cánh tả cả trăm năm nữa chưa chắc đã có được.
Cuối cùng là, nhân dân Ukraina không muốn phải lầm than cực khổ làm chư hầu và phên giậu của Nga. Nga biết phận mình, sức mình, Nga chỉ đòi lại Crimea, không đủ sức cán đán cả Ukraina là một điều cho thấy nước Nga ngày nay không còn là con Gấu vĩ đại, một tay ôm cả bầu trời cộng sản tàn ác.

Với tay sang Ukraina có cùng đường biên giới còn không đủ sức với của Nga, nói chi các chính khách Việt Nam đang mong Nga với tay đến tận Thái Bình Dương - cụ thể là quân cảng Cam Ranh - để cứu mình trước thảm họa Trung Hoa?

Nhưng dù đánh đổi bất kỳ cái gì thì, chắc chắn bằng mọi giá Putin phải lấy lại Crimea từ Ukraina, như đã chiếm South Ossetia từ Georgia năm 2008. Vì không lấy lại Crimea thì ông Putin biết ăn nói làm sao với dân Nga trong nước, và 70% dân Nga ở Crimea, mặc dù sáp nhập Crimea vào Nga chưa chắc gì dân Nga ở Crimea tốt hơn là Crimea tự trị thuộc Ukraina.
Hãy nghĩ mà xem, khi 3 lý lẽ trên cùng tấn công nước Nga, thì bao lâu nữa chiếc ghế của Putin sẽ sụp như Gaddafi đã sụp cách nay 3 năm, khi nhân dân Nga cùng khổ trên đống tài nguyên, họ nổi dậy đánh đổ Putin? Cả phương Tây Hoa Kỳ và Nga đừng tưởng bở!

Trở lại tương lai ở Ukraine và châu Á

Jamie Metzl
Phạm Nguyên Trường dịch
Cùng với việc quân đội Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraina và Hải quân Trung Quốc thả neo ở vùng lãnh hải Philippines trong biển Nam Trung Hoa [biển Đông – ND], thế giới hiện đang bước vào giai đoạn nguy hiểm.
Về mặt địa chính trị, Nga và Trung Quốc đang tái lập các tiêu chuẩn của thế kỷ XIX, đấy là khi các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách tích lũy sức mạnh cứng trong hệ thống của chủ nghĩa dân tộc không kiềm chế và chủ quyền quốc gia cứng nhắc. Thật vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang tìm cách tái lập bản đồ thế kỷ XIX của thời Sa hoàng, bằng cách nắm chặt Crimea, Abkhazia, Nam Ossetia, và những khu vực khác của đế chế cũ bằng mọi giá.
Tương tự như vậy, Trung Quốc, dựa vào cơ sở lịch sử mơ hồ của đế chế đã chết từ lâu, đang đặt cược việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trong khi vi phạm toàn bộ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Cả hai nước hiện đang hành xử như thể sức mạnh là một trò chơi tổng bằng không, được quyết định bởi các quy tắc của chính sách thực dụng xưa cũ.
Nhưng, mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo rằng việc Nga chiếm Crimea “không phải là hành vi của thế kỷ XXI, của G -8, và của nước lớn”, Hoa Kỳ và các đồng minh đang đấu tranh để giữ bằng được thế giới hậu chiến của thế kỷ XXI.
Đối với Mỹ, những tàn phá do chủ nghĩa dân tộc tham lam của châu Âu gây ra, thể hiện trong chủ nghĩa thực dân và hai cuộc chiến tranh thế giới, đã chấm dứt vào năm 1945. Những nhà lập kế hoạch thời hậu chiến của Mỹ đã kết luận rằng nếu chủ nghĩa dân tộc cực đoan là vấn đề thì tinh thần xuyên quốc gia là lời giải. Mỹ đã dẫn đầu trong việc xây dựng một hệ thống luật pháp quốc tế, tạo dựng Liên Hiệp Quốc, và thúc đẩy thương mại tự do và mở cửa thị trường trên toàn thế giới, trong khi vẫn duy trì công tác bảo trợ an ninh, tạo điều kiện cho các tổ chức xuyên quốc gia như Liên minh châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á phát triển.
Trong quá trình này, Mỹ còn xa mới nhất quán hay hoàn hảo, đôi khi nước này đã gây ra những ảnh hưởng chết người ở những nơi như Việt Nam. Nhưng bảo vệ vững chắc hệ thống quốc tế, một hệ thống mà đôi bên cùng có lợi hơn là bất kỳ hệ thống nào từng có trước đó đánh dấu sự mở đầu trong bảy thập kỷ đổi mới, phát triển và cải thiện vĩ đại nhất mà loài người chúng ta từng biết.
Nhưng, bây giờ, với sự ngóc đầu dậy của Trung Quốc, tái cân bằng quyền lực toàn cầu, và Mỹ suy giảm bởi hai thập kỷ chiến tranh đã làm xói mòn uy tín của mình, trật tự quốc tế hậu chiến lại rơi vào trạng thái căng thẳng dữ dội.
Nhật Bản hiện nay, một người ủng hộ kiên quyết của hệ thống hậu chiến do Mỹ dẫn dắt, cũng đã thay đổi. Khi thuyền trưởng người Mỹ là Matthew Perry tiến vào cảng Tokyo vào năm 1854, ông đã thấy ở đây một quốc gia yếu ớt, bị cô lập, và có công nghệ lạc hậu. Mười bốn năm sau, Nhật Bản bắt đầu khởi động quá trình hiện đại hóa quy mô lớn dưới thời hoàng đế Minh Trị; ba mươi bảy năm sau đó, việc họ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã làm cả thế giới chấn động. Tiếp thu một cách nhanh chóng những bài học của châu Âu thế kỷ XIX, năm 1894, Nhật Bản đã phát động một thập kỷ nỗ lực nhằm thống trị Châu Á và đảm bảo những nguồn lực của mình, và họ chỉ dừng lại khi những quả bom nguyên tử của Mỹ san phẳng Hiroshima và Nagasaki.
Sau chiến tranh, dưới sự bảo vệ và hướng dẫn ban đầu của Mỹ, Nhật Bản đã nổi lên như một nhà vô địch của một hệ thống quốc tế dựa trên nền tảng là luật pháp. Theo các tiêu chuẩn tương đối, Nhật Bản đã tài trợ cho Liên Hợp Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nước này cũng tham gia một cách có ý nghĩa vào các định chế quốc tế khác, và hỗ trợ sự phát triển của các nước láng giềng châu Á, trong đó có Trung Quốc .
Nhưng, với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay tìm mọi cách bêu xấu hình ảnh của Nhật Bản và áp lực những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp lãnh hải một cách quyết liệt hơn bao giờ hết, đất nước này đang bị đẩy theo hướng mà Thủ tướng Shinzo Abe, với thiên hướng nhằm xét lại lịch sử của mình và nhấn mạnh quá khứ dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản, có thể trong một số khía cạnh đã ủng hộ: quay lại với thế kỷ XIX .
Châu Âu cũng chấp nhận hệ thống quốc tế sau chiến tranh. Với việc để nước Mỹ làm công tác an ninh, các chính phủ châu Âu chuyển trọng tâm chú ý vào những khoản chi cho lĩnh vực phúc lợi xã hội và xây dựng không tưởng hậu-chủ quyền của thế kỷ XXI, tức là làm lu mờ sự chia rẽ giữa các quốc gia và thay thế những vụ gây hấn và lòng hận thù bằng đàm phán và thỏa hiệp.
Nhưng bây giờ, giấc mơ thế kỷ XXI của châu Âu lại phải đối mặt con gấu Sa hoàng thế kỷ XIX, đang đặt móng vuốt của nó lên biên giới Nga-Ukraine. Và, cũng như các nước ASEAN, không thể và không muốn đứng lên chống lại việc Trung Quốc xâm lấn trên Biển Đông, EU đã phát hiện ra các giới hạn của quyền lực mềm của mình, giới hạn của phương cách tiếp cận theo lối đồng thuận với Nga.
Nếu một hệ thống hậu chủ quyền của thế kỷ XXI vẫn chỉ là một giấc mơ không thể đạt được trong thế giới của những nhà nước đầy quyền lực của chúng ta (dịch thoát ý từ Hobbesian – ND), và việc quay trở lại với những tiêu chuẩn của thế kỷ XIX bằng cách coi hành vi hung hăng của Nga và Trung Quốc là không thể chấp nhận được thì bảo vệ hệ thống quốc tế thời hậu chiến có thể là phương án tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn.
Trớ trêu là, phản ứng theo kiểu thế kỷ XIX, với đặc điểm là chính trị dựa trên sức mạnh và tái vũ trang của Châu Âu và Nhật Bản, có thể là một phần của những gì là mà chúng ta cần phải làm.
Jamie Metzl, thành viên của một hãng đầu tư toàn cầu có trụ sở ở New York và là cộng tác viên cao cấp của Asia Society, ông từng làm cho Ủy ban an ninh quốc gia và Bộ ngoại giao Mĩ thời chính phủ Clinton.
Nguồn nguyên bản: project-syndicate.org
P.N.T.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
 

RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet

Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
DR

Đức Tâm
Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo « Những kẻ thù của internet ». Trong báo cáo 2014, RSF tố cáo những thủ đoạn kiểm duyệt internet, bưng bít thông tin, của 32 định chế tại nhiều quốc gia, kể cả ở phương Tây.

Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cho dù chính quyền và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.
Để làm việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất những văn bản pháp luật cho phép chính quyền dựa vào đó để tiến hành truy tố các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet. Nhằm tránh phải trình bầy tại Quốc hội với nguy cơ bị các đại biểu chất vấn hoặc thậm chí bác bỏ các văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo các nghị định và trình Thủ tướng ký.
Đó là trường hợp nghị định 97 được ban hành năm 2009. Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung « tuyên truyền chống Nhà nước » hoặc « các tư tưởng phản động » trên mạng xã hội.
RSF nêu ra một văn bản khác : Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc « phổ biến » hoặc « chia sẻ » thông tin « cá nhân ». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí.
Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam.
Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. Đồng thời, chính quyền còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.
Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, RSF đặc biệt chú ý đến những kẻ thù của internet khác như Cơ quan quản lý Viễn thông của Pakistan, Cơ quan an ninh liên bang Nga – FSB, Trung tâm khai thác và phân tích thông tin của Belarus, Cơ quan quản lý thông tin điện tử Nhà nước của Trung Quốc hay Cơ quan thông tin khoa học và kỹ thuật trung ương của Bắc Triều Tiên.
Ba định chế tại các quốc gia dân chủ cũng bị RSF coi là kẻ thù của internet, như Cơ quan an ninh quốc gia - NSA - Hoa Kỳ, Cơ quan tình báo điện tử - GCHQ của Anh Quốc và Trung tâm phát triển phần mềm tin học - CDOT - của Ấn Độ.
 

Bịt mắt bắt…máy bay.

 

Tại một quán cà phê cóc nhỏ xíu ven đường thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Huyền tỉnh Cà Mau một nhóm thanh niên khoảng 5 người ngồi chồm hổm trên những chiếc ghế xập xệ mắt nhìn không chớp vào chiếc TV của chiếc quán nghèo để nghe tin tức về chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất từ mấy ngày nay.
Những tiếng vỗ đùi, chửi thề, cười vang thích thú khiến chiếc quán vốn yên ả nhiều năm qua bỗng dưng rộn rịp lạ thường.
Thế nhưng chương trình tin tức trên kênh truyền hình Cà Mau hình như quá thiếu cho họ khi sự nôn nao tìm hiểu số phận của 239 hành khách đã khiến những chàng trai chất phác trở thành những quan sát viên đói tin nơi cái xã cuối cùng của đất nước này. Trong khi cách đó hơn 400 cây số, tất cả các quán cà phê Sài Gòn lại thừa mứa tin tức về chuyến bay này một cách tội nghiệp. Cái thừa thải ấy không nói lên được khả năng chuyên môn của báo chí hay sự chuyên nghiệp của các cơ quan cứu hộ bao gồm Phòng không, Không quân, Hải quân, Bộ binh, Cảnh sát biển hay Cục Viễn thám và rồi có luôn cả Bộ giao thông vận tải, mặc dù không ai hiểu vai trò của cái bộ cầu sụp, đường hư, tàu chìm liên tiếp này như thế nào.
Qua sự kiện máy bay Malaysia người dân Sài Gòn học được nhiều bài học, mà bài học thứ nhất là cái điều gọi là khoa học kỹ thuật của Việt Nam quá tệ hại, đến nỗi khó mà tin nỗi trong thế kỷ 21 mà bộ phận tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Việt Nam không khác gì vào đầu thể kỷ 20 lúc người ta mơ ước hệ thống định vị toàn cầu qua những máy móc hiện đại của không quân và hải quân, hai cơ quan xung yếu nhất trong việc bảo vệ quốc gia cũng như cứu hộ cứu nạn.
Nói vậy cũng oan, không hẳn đội chuyên cơ của Việt Nam là không có gì, ít nhất họ cũng có một cái I-pad để trên đùi cho phi công nhìn mà tìm chiếc phi cơ bị nạn trên khu vực mênh mông của Biển Đông. Hình ảnh này bị quốc tế nhạo báng, có luôn một bà xẩm lớn tiếng trước ống kính truyển hình quốc tế rằng bà không tin tưởng chút nào vào khả năng tìm kiếm của Việt Nam.
Báo chí công khai hơn, họ không rào đón như vậy. Phóng viên Nga Phạm của BBC tường trình trực tiếp có đoạn nói về Việt Nam rằng, mặc dù đất nước này có sự nỗ lực lớn lao nhưng phương tiện kỹ thuật của họ quá tệ. Việt Nam sử dụng những chiếc phi cơ già cỗi từ thời Liên Xô để lại và không được trang bị những phương tiện tối tân để điều tra trên chặng đường dài.
Thuốc đắng đả tật, sự thật mất lòng.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi được tờ báo Soha hỏi ý kiến của ông về nhận định này thì ngay lập tức ông phản ứng rất…dễ thương: "Việc họ đánh giá thế nào là quyền của họ. Thậm chí, dù chúng ta chỉ có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ.
Vấn đề ở đây là trách nhiệm của chúng ta thế nào. Họ có thể giàu có, đó là việc của họ nhưng chúng ta bằng cái tâm của mình thì chúng ta vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ. Và thực tế, chúng ta đang thực hiện rất tốt việc đó.”
“Một cái thuyền cứu hộ thôi” nói lên mức độ duy ý chí không có điểm dừng. “Bằng cái tâm của minh” phô diễn sự ngoan cố không còn giới hạn.
Một chiếc thuyền có đại diện cho tự hào Việt Nam hay không? Mặc dù đất nước vẫn còn nghèo nhưng lòng tự trọng dân tộc không cho phép một cán bộ cấp cao nắm trong tay nguồn khí tài quan trọng chống xâm lăng lại “hờn dỗi” một cách dễ thương như vậy. Không ai giận ông khi nói lên sự thực, người ta chỉ cười cho cái sự so sánh khá …cộng sản của ông.
Cái tâm mà ông nói là điệp khúc của cả nước hiện nay đang đồng ca. Khi thất bại họ lấy cái tâm ra chống chế. Khi đổ vỡ cũng lấy tâm ra biện luận và nhất là khi thua kém ai thì cái tâm luôn là vũ khí sau cùng để chống lại đối thủ.
Chiếc máy bay bị nạn của Malaysia cần kết quả của sự tìm kiếm và do đó mọi cái được gọi là “tâm” xem ra không mấy phù hợp với xã hội chuộng sự thật ông ạ.
Có tất cả 31 tàu tham gia tìm kiếm, trong đó, Việt Nam 9 tàu, Malaysia 9 tàu, Trung Quốc 6 tàu, Mỹ 3 tàu, Singapore 3 tàu, Thái Lan 1 tàu. Về máy bay, tất cả 23 chiếc, trong đó, Việt Nam 9, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia: mỗi nước 4 máy bay và Singapore: 2
Danh sách này cho thấy Việt Nam không ngại tốn kém và đây sẽ là đề tài còn lâu mới chấm dứt khi có sự cố nào xảy ra cho chính nhân dân sau này, một vụ đắm thuyển của ngư dân chẳng hạn.
Ông Phạm Quý Tiêu Thứ trưởng Bộ GTVT nói với báo chí: "Cho đến bây giờ, mọi đánh giá tiên liệu đều cho thấy chúng ta rất ít có hi vọng tốt đẹp dù đó là một chút mảy may. Chúng tôi quyết tâm nỗ lực mọi khả năng tìm kiếm được để giải đáp câu hỏi cho thân nhân người bị nạn”.
Có thật không vậy? Ông Tiêu ơi, Việt Nam đâu có cái bổn phận ấy mà ông tự ôm vào mình. Tìm được, thế giới khen ngợi nhưng không phải là sự khen ngợi ngất trời đâu vì quan niệm cứu nạn trong hàng hải và hàng không là trách nhiệm chung toàn thế giới. Malaysia mới là nơi trách nhiệm giải thích cho thân nhân người bị nạn chứ không phải Việt Nam ông ạ.
Tất cả các phát ngôn của những người trách nhiệm cho thấy một điều là sự thiệt thành vượt lên trên mức bình thường không thể cho là phát suất từ trách nhiệm quốc tế. Theo nhiều comment trên mạng xã hội nó đang được thi hành với một quyết tâm chính trị cao nhằm thỏa mãn cho một thế lực nào đó phía sau.
Nhìn vào danh sách cán bộ cao cấp này không thể nghĩ khác đi cái giả thuyết … đầy thành kiến ấy. Vừa nhiều vừa tập trung đầy đủ những khuôn mặt cộm cán như thế này thì bảo sao người ta không nghi ngờ, đàm tiếu:
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam / Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng / Trung tướng Võ Quốc Tuấn – phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam/Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân/ Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân/ Đại tá Trần Văn Lâm - Sư đoàn Phó Sư đoàn 370/ Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy hải quân vùng 5/ Đại tá Lê Văn Minh, chỉ huy trưởng cảnh sát biển vùng 4/ Thượng tá Nguyễn Hữu Nhịp, hải đoàn phó, tham mưu trưởng hải đoàn 28 biên phòng / Trung tá Phạm Hồng Soi, Trưởng ban tuyên huấn Vùng 5 Hải quân/ Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển vùng 4/ Thượng tá Nguyễn Trí Thức Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 ….
Kể cả Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải người chủ trì cuộc họp tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn VN về các phương án tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích và ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu.
Gần như toàn bộ nhân sự cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đều khẩn trương, hết lòng hết sức tập trung vào công tác tìm kiếm và có thể vì vậy mà sự tốn kém lên tới 20 tỷ mỗi ngày tức là 1 triệu Mỹ kim, thật không thể nói là không cố gắng.
Mỗi người một việc và việc nào cũng có vẻ khẩn trương, không có không được. Từ việc phát hiện ra vết khói tưởng là …dầu cho tới sự nghi ngở một cánh cửa máy bay rơi gần đảo Thổ Chu. Chưa kịp vui khi nghĩ rằng là công trạng nào ngờ chính cái điều gọi là nghi ngờ đó đã hại lấy mình. Malaysia chính thức nói với tờ Wahington Post hôm nay rằng Việt Nam đã quá vội vã khi tung ra những tin tức chưa được kiểm chứng làm cho dư luận bất lợi cho cuộc điều tra.
Bao nhiêu đó cũng đủ ê mình. Tiền mình bỏ ra bạc triệu mà nước chủ nhà chẳng những không biết một tiếng cám ơn lại còn nói bóng nói gió là mình …nhanh nhẩu đoảng. Thế có tức không chứ?
Báo chí đăng tin: “Khi bay ở tầm thấp, thủy phi cơ của Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích. Mảnh vỡ được xác định là composite, nghi là miếng ốp bên trong cửa sổ máy bay. Phi công lái chiếc thủy phi cơ có chụp được ảnh nhưng không rõ.”
Cái máy dùng để chụp vật thể này là một chiếc máy ảnh Nikon S300 bình thường ai cũng có như chiếc I-pad vậy. Chiếc máy ảnh được báo chí cố tình ghi nhận trên người các cán bộ ngồi trên chuyên cơ đã làm công dân mạng khắp nơi, nhất là Trung Quốc dè bỉu. Những chiếc máy ảnh ấy không thể chụp xa quá 800 mét thì đem theo làm gì trong một hành trình dài hàng trăm cây số với chiều cao lớn gấp chục lần khả năng của một chiếc máy ảnh không chuyên?
Báo chí phấn khởi đến nỗi đi đâu cũng để ý tới bất cứ vật gì liên quan đến máy bay. Khi ngang qua chiếc phi cơ riêng của Đoàn Nguyên Đức, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai đậu tại cảng hàng không Phú Quốc, đã câu view bằng cách đưa tin gống như là ông Đức cũng đang góp phần vào việc tìm kiếm máy bay bị nạn! hết ý kiến!
Cuối cùng thì cuộc chơi bịt mắt bắt…máy bay thời hiện đại cũng phải kết thúc. Sáng 12-3, Việt Nam chính thức tuyên bố tạm dừng toàn bộ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay Malaysia MH370.
Có thể tự ái, cũng có thể hết tiền và cái có thể nhất là không lẽ cứ bay vòng vòng hết ngày này sang ngày khác như kẻ mù trên vòm trời bao la của biển cả để đổi lấy lời chì chiết nhức xương của mấy tên thối mồm hóng chuyện?
Chỉ có điều mấy triệu Mỹ kim chi phí không biết đòi ai đây nhỉ?

Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam chỉ trích lẫn nhau trong khi tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích

William Wan | Washington Post | 12.3.2014

Người dịch: Lê Anh Hùng
(BẮC KINH) — Khi nỗi thất vọng dâng cao, những lời chỉ trích nhằm vào nhau đã bắt đầu vang lên trong bối cảnh cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn đang diễn ra. Trung Quốc phê phán cuộc điều tra do Malaysia dẫn dắt là nước này đã không tìm kiếm đủ nhanh chóng và quyết liệt. Malaysia chỉ trích Việt Nam vì đã công bố (quá sớm, Malaysia nhấn mạnh) những bức ảnh có thể là về các mảnh vỡ của chiếc máy bay bị mất tích.
Trong khi đó, một số gia đình của những hành khách trên chiếc máy bay kia lại phê phán cả ba nước về tình trạng thiếu thông tin liên lạc, đồng thời tố cáo họ về sự yếu kém nói chung, cũng như việc họ chủ yếu quan tâm đến hình ảnh của mình thay vì số phận của những người sống sót. 

Trung Quốc là quốc gia lớn tiếng nhất trong 10 nước đã gửi tàu thuyền và máy bay đến hỗ trợ cuộc tìm kiếm.
Trong số 239 hành khách trên máy bay thì 154 người là người Trung Quốc hoặc Đài Loan, nhưng chính phủ Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm trước vụ việc bởi dư luận trong nước những năm qua vẫn phê phán họ là đã làm chưa đủ để bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài.
Các quan chức Trung Quốc từ Chủ tịch Tập Cận Bình trở xuống liên tiếp đưa ra những tuyên bố nhấn mạnh cả số lượng máy móc thiết bị và nhân lực mà họ đã triển khai, lẫn mức độ chỉ trích mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm vào các đối tác Malaysia những ngày qua.
Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hối thúc nhà chức trách Malaysia “tăng cường nỗ lực và đẩy mạnh cuộc điều tra”, đồng thời đảm bảo rằng Trung Quốc và thân nhân của những hành khách người Trung Quốc “biết được sự thật của vụ việc càng sớm càng tốt”.
Truyền thông Trung Quốc, vốn thường bị chính quyền kiểm soát và kiểm duyệt, lên tiếng chỉ trích khá gay gắt.
Cho đến nay, Trung Quốc đã triển khai 9 tàu thuỷ và 4 máy bay trực thăng. Họ cũng đã triển khai 10 vệ tinh, gác những nhiệm vụ thường ngày để hướng vào việc hỗ trợ hoạt động tìm kiếm.
Chính phủ Malaysia loan báo là họ đã mở rộng phạm vi tìm kiếm về phía tây, sang Biển Andaman,cách xa lộ trình theo hướng đông bắc tới Trung Quốc của chiếc máy bay mất tích.
Ngoài ra, Trung Quốc còn gửi một tổ công tác đến Malaysia, bao gồm các quan chức từ Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan hàng không dân dụng.
Malaysia phải hứng chịu phần lớn sự chỉ trích, chủ yếu nhằm vào chiến lược tìm kiếm của họ và thất bại của giới chức sân bay trong việc đối chiếu hộ chiếu của hai hành khách với dữ liệu của Interpol về giấy tờ đi lại bị mất cắp.
Đáp lại, các quan chức Malaysia đã công khai bảo vệ nỗ lực của mình, và đưa ra lời nhận xét tích cực của đại sứ Trung Quốc tại Malaysia về sự điều phối của họ.
Với một số người trên mạng thì không một chính phủ nào của cả ba nước phản ứng đặc biệt thành công.
Một bài đăng phổ biến được chuyển tiếp hàng ngàn lần trên phiên bản Twitter của Trung Quốc đã chế nhạo một số nước vì tìm cách chỉ trích lẫn nhau thay vì tìm kiếm chiếc máy bay: “Việt Nam thì cứ tìm kiếm. Malaysia thì cứ phủ nhận. Trung Quốc thì cứ điều tới hết thứ này đến thứ nọ. Các phóng viên thì cứ ngồi chờ tại khách sạng Lido [nơi thân nhân các  hành khách đang tập trung]… Còn chiếc máy bay mất tích kia thì đang ở đâu?”
Điều trớ trêu trong nỗ lực đa quốc gia này là ở chỗ, một số nước liên quan lại mắc míu vào những tranh chấp lãnh thổ căng thẳng, bao gồm cả Biển Đông, gần với khu vực tìm kiếm về phía đông.
Còn Trung Quốc thì được các nước trong khu vực cảm nhận như một quốc gia gây hấn đặc biệt trắng trợn trong những năm gần đây.
Sự trách cứ lẫn nhau phản ảnh tình trạng thiếu hợp tác bên trong do những căng thẳng khu vực như thế, Zhang Mingliang - chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam ở Quảng Châu - nhận xét.
Thay vì chỉ trích lẫn nhau trong cuộc tìm kiếm cứu nạn, “các bên liên quan có thể rút ra bài học từ vụ việc về sự cần thiết của hợp tác. …Điều đó có thể hữu ích cho quan hệ ngoại giao trong tương lai”, ông nói.
Bài viết có sự đóng góp của Gu Jing Lu và Xu Jing.
Nguồn: Washington Post

PHÊN GIẬU CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC PHÂN TRANH

Bài đọc liên quan:
+ Thoát Trung luận 1
+ Thoát Trung luận 2
+ Thoát Trung luận 3
+ Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu
+ Bản chất của kinh tế chính trị toàn cầu nửa thế kỷ qua và tương lai
+ Vật thế chấp của các cường quốc
+ Vật thế chấp chính trị
+ Quân bài đã chia - Vấn đề còn lại là ta

Mặc dù lý thuyết cho một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền đặt nền tảng cho chế độ Phong Kiến lui vào quá khứ được ra đời từ cựu lục địa châu Âu vào 1750. Nhưng trong khi châu Âu ngụp lặn với thời kỳ suy tàn của các đế chế đi xâm lược và vơ vét tài nguyên khắp thế giới, thì chỉ 16 năm sau - 1776 - Hoa Kỳ, một tân thế giới đã hình thành một quốc gia non trẻ đầu tiên về một thể chế chính trị đa nguyên, tản quyền hoàn hảo nhất.
Sau Hoa Kỳ 13 năm, mãi đến 1789, Pháp, nơi đã đẻ ra lý thuyết đa nguyên tản quyền mới có cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở cựu lục địa. Thế nhưng, vì quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Pháp đã đẻ ra một Napoleon Bonaparte níu kéo quốc gia này trở lại chế độ Phong kiến một lần nữa, và kinh qua với những cái gọi là các nền Đệ nhất, nhị, tam, tứ Cộng hòa Pháp, song dưới hình thái xã hội quân chủ phong kiến chuyên quyền, kể cả đến chính phủ Vichy do Thống chế Philippe Pétain nắm quyền độc tài từ tháng 7/1940 đến tháng 8/1944 cũng chưa được xem là một nền chính trị đa nguyên tản quyền, mặc dù cũng có tam đầu chế - hành pháp, tư pháp và lập pháp nhưng tất cả các quyền này do Philippe Pétain nắm trọn. Mãi đến khi tướng Charles de Gaulle nắm quyền thành lập nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, nước Pháp mới có được hiến pháp 1958, và thực sự là một quốc gia có chế độ chính trị đa nguyên, tản quyền. Có nghĩa là, châu Âu đi sau Hoa Kỳ đến những 182 năm về sự tiến hóa về chế độ chính trị, nếu lấy Pháp làm mốc!
Khi chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ đa nguyên tản quyền, các đế quốc chuyển hình thức đi xâm lược, và bóc lột tài nguyên các thuộc địa sang hình thức tạo ra phên giậu cho họ. Họ không còn áp đặt con người của mẫu quốc lên ngay trên thuộc địa của mình, mà họ biến thuộc địa thành cái gọi là, đồng minh chiến lược. Họ điều khiển các phên giậu của họ bằng quyền lực mềm - kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị giống hoặc một kiểu biến thể chính trị của họ.

Sau Thế chiến thứ II, thế giới thành chân vạc tam cường quốc phân tranh - Hoa Kỳ, Trung Hoa và Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, 3 quốc gia chính phân tranh vẫn còn, với Nga thay thế Liên Xô cũ. Các phên giậu của 3 cường quốc cũng thay đổi theo thời gian.
Cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia áp đặt phên giậu rộng khắp thế giới ngay sau Thế chiến thứ II. Bằng cách tạo ra Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, phên giậu châu Âu của Hoa Kỳ nhằm canh chừng, và tấn công cộng sản châu Âu gồm Liên Xô và Đông Âu. Liên Xô cũng không kém cạnh, khi họ lập ra một phên giậu Đông Âu sau Thế chiến II.
Ở châu Á cũng vậy, Hoa Kỳ thay thế Pháp và miền Nam Việt Nam, Đông Dương và các quốc gia đồng minh ở Đông Nám Á và Đông Bắc Á, để làm phên giậu cho mình và thế giới tự do, nhằm ngăn cản sự bành trướng cộng sản từ Trung Hoa. Trung Hoa cũng không chịu ngồi yên, họ lập ra những phên giậu cho mình: Bắc Hàn, Bắc Việt, Pakistan và cả Lào lẫn Cambodia, trong khi khống chế và răn đe Miến Điện. Nhưng chưa bao giờ chế độ quân chủ độc tài chuyên chế ở Miến Điện chịu khuất phục Trung Hoa, ngay cả trong những lúc nền kinh tế quốc gia này suy sụp nhất, do cấm vận kinh tế lẫn chính trị của Hoa Kỳ và phương Tây.
Phên giậu của một căn nhà là để đề phòng trộm cướp và quy định quyền lãnh thổ của một gia đình. Phên giậu của một quốc gia - một cách nói khác của từ chư hầu - là nơi dùng để truyền bá tư tưởng, văn hóa, kinh tế, chính trị, và nếu cần là tuyên bố chủ quyền bằng vũ lực, bằng cách xuất khẩu chiến tranh sang phên giậu. Khác với phên giậu của một gia đình là, phên giậu của một cường quốc cũng là nơi mà cường quốc lấn chiếm khi có cơ hội.

Những lấn chiếm hoặc mua bán, hoặc ra hiến pháp cho phép sáp nhập những vùng phên giậu cho các cường quốc nới rộng lãnh thổ không thiếu những minh chứng trong lịch sử thế giới cận đại. Ví dụ với Hoa Kỳ thì, Texas, New Mexico, v.v... là những phên giậu đã được sáp nhập theo hiến pháp và chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Với Liên Xô thì nhờ vào Thế chiến II mà, họ nắm cả Đông Âu, kể cả một nửa nước Đức, và lấy cả vùng Siberia rộng lớn giàu tài nguyên mà trước đây là Tây Bá Lợi Á của Mông Cổ. Với Trung Hoa, họ chiếm Tây Tạng của người Tây Tạng; chiếm Tân Cương và Nội Mông của Mông Cổ; lấn chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo, đá ngầm Trường Sa của Việt Nam vào lúc Việt Nam yếu thế và cô độc của những năm 1974 từ Việt Nam Cộng Hòa và năm 1988 của Việt Nam Cộng Sản.

Trong một phỏng vấn với đài BBC Luân Đôn, bà phu nhân của cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã trung thực nói ra là Bắc Việt đã ký kết và giao Hoàng Sa cho Trung Hoa!

Từ những điểm lịch sử trên, ngày nay 2 cường quốc Nga và Trung Hoa có phên giậu yếu thế hơn Hoa Kỳ rất nhiều. Hai cường quốc này chỉ còn sử dụng vũ khí tối tân, và một phần kinh tế, tài nguyên của họ để kiềm chế Hoa Kỳ.

Sau sụp đổ Liên Xô và Đông Âu làm cho nước Nga mất đi hơn 10 quốc gia Đông Âu làm phên giậu cho mình. Nền kinh tế Nga chỉ còn dựa vào bán tài nguyên giàu có nhất thế giới là khí gas và dầu hỏa ở vùng Siberia chiếm từ Mông Cổ, và quốc phòng Nga tiếp nhận sự hùng cường của Liên Xô cũ để răn đe láng giềng - xưa là phên giậu của mình - hòng phòng thủ và tấn công đến Tây Âu khi cần.

Sau khi lên nắm Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có công lớn cho Trung Hoa khi tăng diện tích lãnh thổ nước này gấp 3 lần so với thời nhà Thanh trở về trước, với lấn chiến Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Nhưng phên giậu của Trung Hoa chỉ rất ít ỏi, yếu hèn, và nghèo khó: Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Cambodia, và Hồi Quốc - Pakistan. Mặc dù vài thập niên gần đây Trung Hoa cố gắng tạo ra phên giậu cho mình ở các châu lục như, Phi, Mỹ La Tinh, nhưng khả năng kiểm soát các phên giậu này của Trung Hoa là ngoài tầm kiểm soát. Điều này được minh chứng khi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Trung Đông xảy ra, Trung Hoa đã mất trắng những gì họ đã cố công đầu tư suốt 2 thập niên qua.

Đối với Hoa Kỳ, phên giậu của họ có khắp mọi nơi, và khả năng kiểm soát của họ cũng chưa bao giờ thất bại, nếu họ không muốn từ bỏ phên giậu như đã từ bỏ Việt Nam Cộng Hòa, biến VNCH và Bắc Việt thành vật thế chấp của ngoại gao bóng bàn thông qua Thông Cáo Thượng Hải 1972 và Hiệp Định Paris 1973, để được cái lớn hơn là Trung Đông, và sụp đổ khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu sau đó 17 năm.

Sau cái gọi là "thắng lợi" tại Hiệp Định Paris ngày 27/01/1973, thí ngày 19 Tháng 11 năm 1973, Mao Trạch Đông đã tiếp Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Bình Bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Văn phòng Trung ương để ăn mừng phên giậu của mình đã hoàn thành nhiệm vụ được giao! (Hình của Science Human)

Sự khác biệt giữa quyền lực kiểm soát phên giậu của 3 cường quốc - hay nói cách khác là giữa Hoa Kỳ và 2 nước còn lại là Nga và Trung Hoa - là ở quyền lực mềm, và cái cách mà Hoa Kỳ chọn lựa phên giậu trong chiến lược toàn cầu của mình. Nếu Trung Hoa và Nga sử dụng quyền lực mềm là làm sao cho các phên giậu nghèo, hèn, và những lợi ích của chế độ chính trị quay về thời phong kiến, hòng gắn liền với sự ban phát lợi ích cho giai cấp cầm quyền, để ép cho phên giậu trung thành, thì Hoa Kỳ sử dụng tự do, dân chủ và giàu mạnh bằng cách chia bài cho các phên giậu được hưởng, để các phên giậu tự lực tự cường dưới sự bảo trợ an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ.

Hay nói cho dễ hiểu là quyền lực mềm của Hoa Kỳ mang đến cho các phên giậu của mình là cho nhân dân, và cái chung của đất nước đó. Ngược lại quyền lực mềm của Nga và Trung Hoa là mang lại lợi ích cho cái riêng và của giai cấp cầm quyền của quốc gia mà họ chọn làm chư hầu.

Chính vì 2 cách tạo ra phên giậu khác nhau này mà, ngày nay và tương lai xa Hoa Kỳ sẽ ngày càng có nhiều phên giậu đi theo, và sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ là siêu cường số 1 toàn cầu, mà 2 cường quốc còn lại sẽ không thể cạnh tranh. Một minh chừng hùng hồn dễ thấy là, Hoa Kỳ luôn có phên giậu Israel để cai quản Trung Đông Bắc Phi, nhưng ngược lại Trung Hoa trắng tay ở Libya, và Nga cũng khắc khổ với Syria hoặc Ukraina trong hiện tại và tương lai.

Vấn đề đáng lo ngại cho các phên giậu của Nga và Trung Hoa là, 2 cường quốc này sẽ không bao giờ buông các phên giậu ít ỏi của mình, và cũng không bao giờ đủ khả năng tạo điều kiện cho các phên giậu của mình giàu mạnh, mà bòn rút cho các phên giậu thêm nghèo hèn qua chính sách xuất khẩu hàng hóa và vũ khí. Và 2 cường quốc này còn dùng cách làm nghèo kinh tế, và nền chính trị tạo ra lợi ích cho nhóm cầm quyền các phên giậu của mình, để làm cho các phên giậu này không dám bỏ họ. Nhưng khi tức nước vỡ bờ, thì hầu như các phên giậu này phải giải quyết bằng cách các chính khách lấy nhân dân ra làm vật thế chấp chính trị, hoặc đổ máu bằng chính đồng bào của mình như ở Libya hay Syria, mà không thể có cuộc cách mạng êm đẹp như ở Miến Điện hay Nam Phi. Một điều đáng mừng là, Liên Xô cũ đã có một Gorbachev quá nhân bản và xuất chúng, nên phên giậu của Liên Xô đã làm được chuyện thần kỳ trong cuối thập niên 1980s bằng những cuộc cách mạng Hoa Hồng.

Như vậy, trong tương lai gần và xa làm sao những phên giậu của Trung Hoa có thể thoát được Trung Hoa là một vấn đề vô cùng cam go và khó khăn. Vì ba yếu tố, kinh tế nghèo đói, tư tưởng văn hóa lệ thuộc, chế độ chính trị độc tài, và tạo điều kiện cho nhóm cầm quyền giữ súng và nhà tù để kiếm ăn, là ba yếu tố trói buộc phên giậu của Trung Hoa hầu như không có lối thoát.

Những người đi đến Hội nghị bí mật ở Thành Đô 1990: Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Thông dịch viên không rõ tên, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng(từ trái sang phải) - Ảnh của Xinghua)
Lịch sử của Việt Nam đã từng có nhiều lần Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng cũng phải quay trở lại làm phên giậu cho Trung Hoa. Lần gần đây nhất là từ 1976 đến 1990, Việt Nam đã cố vùng vẫy để Thoát Trung Hoa, nhưng cuối cùng phải chịu làm phên giậu cho Trung Hoa trở lại từ Hội Nghị Thành Đô vào hai ngày 03 và 04/9/1990!

Có chuyên gia cho rằng, muốn thoát Trung Hoa chỉ còn có cách vào đất nước Trung Hoa để đấu tranh, chứ không thể đấu tranh ở tại quốc gia đang là phên giậu của Trung Hoa. Chuyện này còn khó hơn hái sao trên trời! 

Khủng hoảng ở Crimea: Tổng thống Obama ‘yếu đuối’ hay ‘thực dụng’?

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Miodrag Soric, DW
Trong khi việc Hoa Kỳ trừng phạt Nga chủ yếu chỉ mang tính tượng trưng và hành động can thiệp quân sự vẫn còn đặt dấu hỏi thì tác giả Miodrag Soric cho rằng đây không phải là khía cạnh lãnh đạo yếu kém của Tổng thống Obama. Thay vào đó, đây là một phần trong cách tiếp cận chính sách thực dụng của Washington.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina và bán bảo Crimea. Ảnh: White House
Tổng thống Barack Obama và Vladimir Putin hầu như không có điểm gì khá hơn. Khi trao đổi qua điện thoại hồi cuối tuần trước, cả đôi bên đều không lãng phí thời gian với cách nói chuyện ngoại giao mà đi thẳng vào vấn đề chính. Điều này rất đúng khi nói đến Ukraina. Tại thời điểm này, ông Obama có thể đáp trả mạnh tay hơn nếu trong trường hợp Nga xâm chiếm Crimea. Ông đã đe dọa cô lập Nga trong cộng đồng quốc tế và báo hiệu sự sẵn sàng trong việc tăng cường vũ khí phòng thủ tại các quốc gia vùng Baltic cũng như tại Ba Lan và Hungary. Tuy nhiên, bất kể ông nói hay hành động như thế nào thì nhiều người Mỹ vẫn cho là chưa đủ.
Washington sẽ không phải là Washington nếu không có các chính trị gia ra sức cố gắng bảo đảm tính chính trị từ cuộc khủng hoảng ở Crimea. Sự đe dọa từ điện Kremlin đến vào đúng thời điểm mà ông Obama đề nghị cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc.
Thượng nghị sĩ John McCain một lần nữa cáo buộc ông Obama là yếu đuối và nói rằng Tổng thống đã không nhìn thấy bản chất thật sự của cựu gián điệp KGB, tức Vladimir Putin. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice cũng đã có những ý kiến ​​tương tự. Giữa những căng thẳng đang diễn ra ở khu vực châu Âu, bà Rice cũng như nhiều nhân vật khác lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ thể hiện sức mạnh lãnh đạo cứng rắng hơn.
‘Lãnh đạo mạnh mẽ’
Nếu nghe cách lập luận của Washington thì nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ rằng Chiến tranh Lạnh đã bất ngờ tái diễn. Nhưng hầu hết người Mỹ nhìn thấy nhiều điều khác biệt so với một bộ phận chính trị gia ở thủ đô Washington. Nói chung thì hiện nay chỉ có một thiểu số nhỏ muốn Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng ở Crimea. Họ không muốn sự “lãnh đạo mạnh mẽ” như Tổng thống George W. Bush đang đặt ra – đi cùng với nhiều biện pháp can thiệp và chính sách đối ngoại đen và trắng. Nếu nói đến vấn đề chính sách đối ngoại mà người Mỹ quan tâm nhiều nhất thì phải nhắc đến Trung Đông.
Tái lập hòa bình, chấm dứt sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan, đối chiếu lại việc “chống Bush” thì rõ ràng đây là một phần trong di sản chính trị của Tổng thống Obama. Đó là cách mà ông Obama nhìn thấy vấn đề và ông cũng đang có những hành động cho sao phù hợp. Ông Obama đang tìm kiếm sự thỏa hiệp với Putin về cuộc khủng hoảng ở bán đảo Crimea. Các biện pháp trừng phạt hiện nay đối với các chính trị gia và quân sự của Nga chủ yếu chỉ mang tính tượng trưng. Hành động quân sự tất nhiên không phải là giáp pháp tối ưu. Ông Obama vẫn còn đang rất thận trọng đối với vấn đề này. Ông muốn tiếp tục chồng chất các hình phạt kinh tế nếu Nga chiếm miền đông Ukraina. Ông đang kỹ lưỡng tính toán các chiến thuật và đưa ra quyết định từng ngày một.
Đó không phải là sự yếu đuối. Đó là chính sách thực dụng. Tổng thống Hoa Kỳ đang thừa nhận khả năng can thiệp của điện Kremlin, cho dù trong cuộc xung đột ở Syria hay trong vấn đề Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Afghanistan hoặc trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Nga không phải là mối đe dọa
Nhiều người ở miền tây Ukraina, Ba Lan, Georgia hoặc các nước Baltic khác có thể không muốn nghe điều này nhưng thực tế thì ông Obama chủ yếu đang theo đuổi lợi ích của Hoa Kỳ ở vùng này. Nga không phải là mối đe dọa của Hoa Kỳ và NATO. Đối thủ thực sự của Hoa Kỳ trong lúc này là Trung Quốc. Một phần có thể do quá trình lớn lên của ông nhưng chủ yếu các tính toán trong lúc này đều được cân nhắc cẩn thận – đặc biệt về lĩnh vực kinh tế – ông Obama muốn tiếp tục tập trung vào khu vực châu Á hơn là châu Âu.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các chính sách đối ngoại khác của ông Obama sẽ không được giải quyết. Mục tiêu khởi động lại quan hệ với các nước Ả–Rập và Nga sẽ tiếp tục được tiến hành.
Nước Mỹ của ông Obama hiện đang hết sức quan ngại với nhiều chính sách đối nội. Đối với nhiều người Mỹ, Crimea vẫn còn là một vấn đề xa vời.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Cựu binh Việt đi tìm ‘cựu thù”

BBC

Cựu binh Ngô Nhật Đăng vừa kể lại hành trình từ Hà Nội tới Vân Nam để tìm gặp cựu binh Trung Quốc của cuộc chiến 1979 trong những ngày đầu tháng Ba nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới.
Ông Đăng nói một số cựu chiến binh Trung Quốc mà ông tiếp cận đều ngại gặp gỡ.
“Suốt trong một tuần chúng tôi gặp rất nhiều người nhưng họ đều né, họ sợ.
“Họ nói là nếu nói ra những điều mất mặt chính phủ [Trung Quốc] thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, gia đình của họ, công việc của họ.
“Nói chung họ vẫn còn sợ hãi chính quyền.”
Một số cựu binh Trung Quôc, theo ông Đăng, rất ngạc nhiên khi biết có cựu binh Việt Nam đi tìm gặp cựu binh Trung Quốc và nói họ “chưa chuẩn bị được tinh thần cho tình huống xảy ra như thế.”

Gặp gỡ tình cờ

Nhưng cuối cùng ông Đăng và hai người bạn cũng tìm gặp được những cựu thù năm xưa.
Ông kể lại:
“Trên cùng chuyến xe [chúng tôi] gặp một cậu kỹ sư trẻ cậu ấy biết là cách đấy khoảng 200 cây số có một người thợ ảnh đã từng là cựu chiến binh và người thợ đấy chuyên môn chụp ảnh cho tất cả cựu chiến binh tham gia trận Mạo Sơn quanh vùng đấy và đưa lên internet nhiều năm nay rồi.
“Cậu kỹ sư đó cung cấp địa chỉ cho chúng tôi và chúng tôi quyết định tới vùng Ma Lật Pha để tìm người thợ ảnh đó.
Ông Đăng nói cuối cùng ông tìm ra người thợ ảnh và đã có cuộc nói chuyện “thân mật” và “trao đổi được nhiều điều.
Người cựu binh Trung Quốc cũng cung cấp cho ông Đăng một cuốn tư liệu 300 trang với ảnh và nhật ký từng ngày chiến tranh của một đơn vị Trung Quốc.
“Trước khi về thì người thợ ảnh Trung Quốc có nói với tôi một câu như thế này, cũng đáng để chúng ta suy nghĩ, tuy nhiên là quan điểm của cá nhân anh ấy thôi,” ông Đăng kể lại.
“Anh ấy nói là ‘Thôi, bây giờ chúng ta không bàn đến chuyện đúng sai nhưng tất cả những người, kể cả hai bên, ngã xuống cần được nhắc tới, cần được tưởng niệm. Nếu tôi có dịp sang Việt Nam tôi cũng sẽ tìm đến nghĩa trang của người Việt Nam để tưởng niệm những người lính đã ngã xuống.’
“Tôi thấy dù sao họ cũng đã có bước tiến rất dài.
“Chuyến đi này cho tôi thấy niềm kỳ vọng vào tương lai.”

Khủng hoảng Ukraine sẽ đi về đâu?


Ông Putin có viễn kiến về một liên minh Âu Á do Nga dẫn đầu
Hai năm trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraine đã có bình luận từ cây bút người Nga về nhiệm kỳ ‘sẽ nhiều sóng gió’ của ông Putin khi ông tái đắc cử tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga.
Trong bài ‘Putin and Ukraine: the calm before the storm’ 03/2012, ngay sau khi ông Putin được bầu lại làm tổng thống, bà Olga Shumylo-Tapiola thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie đã dự đoán rằng quan hệ Nga-Ukraine sẽ có nhiều sóng gió.
Nhưng dù biết rằng mối quan hệ Moscow – Kiev từ khi Ukraine độc lập năm 1991 luôn phức tạp và thay đổi thất thường, ít ai có thể đoán trước được rằng quan hệ này rơi vào tình trạng đối đầu, xung đột như hiện nay.
Mới cách đây chưa đầy ba tháng, ông Putin đã gọi Ukraine là ‘một nước anh em’ và sẵn sàng cứu Ukraine khỏi vỡ nợ.
Giờ ông không chỉ chấm dứt những hứa hẹn hỗ trợ hậu hĩnh rất ‘huynh đệ’ ấy mà còn cho xâm chiếm Crimea – một vùng tự trị thuộc chủ quyền của Ukraine.
Những hành động mạnh bạo ấy của Kremlin làm giới quan sát cho rằng ông Putin có thể còn có những toan tính khác ngoài Crimea.

Không dừng lại ở Crimea?

Một bài viết của The Economist hôm 08/03 nhận định rằng có thể ông Putin không muốn sáp nhập Crimea vào Nga nhưng dùng nó như là một yếu tố gây bất ổn và công cụ để chia rẽ thêm Ukraine.
Theo tuần báo kinh tế của Anh, mục đích tối thượng của ông có thể là biến Ukraine thành một liên bang trong đó Nga có thể kiểm soát các tỉnh miền Đông của Ukraine và qua đó ngăn ngừa quốc gia này tiến gần với phương Tây.
Trong ‘A Memo on Russia and Ukraine’, James Sherr, một chuyên gia về Nga tại Chatham House – Viện nghiên cứu về các vấn đề quốc tế tại London – cũng nhận xét rằng mục đích của Nga là chi phối toàn bộ Ukraine, chứ không phải Crimea – một lãnh thổ chỉ đóng vai trò công cụ.
Trả lời Euronews ngày 07/03, cựu Cố vấn an ninh Mỹ Zbigniew Brzezinski cho rằng khi đưa quân vào Crimea có thể ông Putin tính sẽ can thiệp sâu vào Ukraine.
Kremlin dự tính lập một khối các quốc gia chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây
Theo ông, nếu người dân Ukraine và phương Tây không phản ứng, có thể Nga sẽ chiếm từng địa bàn một của Ukraine và chia cắt quốc gia này rồi sau đó dựng lên một chính phủ thân Nga tại Kiev.
Nhưng – như nhận định của Brzezinski – ông Putin tìm mọi cách và bằng mọi giá để đưa Ukraine vào quỹ đạo của mình vì ông còn muốn hồi sinh Liên Xô và ông chỉ đạt được tham vọng đó nếu có được Ukraine.
Một bài viết cho CNN hôm 04/03 của Ulrich Speck nói vấn đề Crimea còn liên quan đến trật tự thế giới.
Theo đó, Kremlin dự tính sẽ thiết lập một khối các quốc gia chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây nhằm tăng vị thế địa chính trị của Nga.
Và Ukraine là hòn đá tảng của kế hoạch này.
Tương tự trong bài ‘After Crimea: will Kazakhstan be next in Putin’s reintegration project?’ Martha Brill Olcott, một giáo sư về chính trị học, tự hỏi phải chăng sau Crimea, ông Putin có xâm chiếm các nước cộng hòa cựu Xô Viết khác?
Theo chuyên gia này, chuyện Moscow viện cớ bảo vệ người Nga và những người nói tiếng Nga ở Crimea để cho quân vào vùng tự trị này rất đáng quan ngại vì ông có thể lấy cớ tương tự để can thiệp vào Kazakhstan – một quốc gia có khá đông người Nga và tiếng Nga cũng đang từ từ bị loại khỏi đời sống xã hội tại đây.
Hơn nữa, bà cũng cho rằng mục đích thực sự của ông Putin – người coi sự sụp đổ của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20 – là thực hiện được kế hoạch thống nhất các lãnh thổ thuộc Liên Xô trước đây.
Putin coi đây là sứ mệnh của mình và tin rằng nếu thành công ông sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử Nga.
Câu hỏi khác được đặt ra là tại sao và từ đâu Tổng thống Nga lại có một tham vọng như thế?
Trong bài bình luận trên tờ The Washington Post hôm 02/03, Maria Snegovaya cho hay một trong những cuốn sách mà ông Putin yêu thích là ‘Third Empire: the Russia that ought to be’ của Michael Yuriev xuất bản năm 2006.
Cuốn tiểu thuyết huyền ảo này mô tả cách trật tự thế giới được tái thiết lập vào năm 2054 và trình tự đó được diễn ra gần giống với những gì xẩy ra tại Ukraine.
Trong sách có mô tả cảnh miền Đông Ukraine nổi loạn chống lại Cách mạng Cam do người miền Tây khởi xướng và theo yêu cầu của họ Vladimir II đã cho miền Đông sáp nhập vào một Liên Minh Nga vốn hình thành từ Liên bang Nga nhưng gồm có cả Belarus, Kazakhstan, Turkmenistan, Nam Ossetia và Abkhazia.
Cũng theo Snegovaya, lập trường và hành động của Putin chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của một số triết gia Nga có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa như Nikolai Berdyaev (1874-1948), Vladimir Solovyov (1853-1900), Ivan Ilyin (1883-1954).

Sẽ đạt được tham vọng?


Nhóm vũ trang tự nhận là ‘dân quân tự vệ Crimea’ nhưng theo Nga đang làm chủ bán đảo này trước trưng cầu dân ý 16/3/2014
Các động thái gần đây của Nga ở Crimea và cả những tham vọng, toan tính ẩn chứa sau những hành động đó đang đặt ra nhiều câu hỏi và thách đố cho giới lãnh đạo mới ở Kiev và các nước phương Tây.
Dù đến giờ vẫn chưa rõ việc Tổng thống Nga cho quân vào Crimea và đang toan tình sáp nhập vùng này vào Nga chỉ là bước đầu để Nga tiếp tục xâm chiếm các tỉnh khác thuộc miền Đông-Nam Ukraine, nhưng chắc chắn là Nga sẽ không rời Crimea sớm trong thời gian tới.
Cụ thể, Moscow không chỉ không chùn bước mà ngày càng tỏ ra hung hăng hơn tại Crimea và việc các nước phương Tây chờ đợi, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao đã khuyến khích ông Putin mạnh bạo như thế.
Theo Ulrich Speck sự bất đồng của phương Tây về cách trừng phạt Nga có thể khiến ông Putin sáp nhập Crimea và lôi kéo các tỉnh khác rời Ukraine. Nhưng nếu Nga làm vậy thì có thể dẫn đến một cuộc chiến lớn với Ukraine vì không một chính phủ nào có thể đứng yên nhìn một quốc gia khác xâm chiếm lãnh thổ của mình.
Ulrich Speck cũng cho rằng nếu thành công tại Ukraine, giới lãnh đạo ở Moscow sẽ nghĩ rằng giờ Nga có thể hành động như một đế chế. Một đế chế thì không có biên giới và cũng chẳng cần tôn trọng biên giới của nước khác.
Trong khi đó James Sherr nhận định rằng nếu Nga đạt được những mục đích của mình khi can thiệp vào Ukraine, trật tự tại châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh sẽ thay đổi và sự sống còn của NATO cũng bị đe dọa, buộc tổ chức này cũng như phương Tây phải xem xét lại sự sẵn sàng và khả năng hành động của mình tại những nơi khác.
Trái lại, nếu Moscow không đạt được những mục đích của mình tại Ukraine, Nga và chính ông Putin cũng phải trả những cái giá rất đắt.
Nếu Nga không hòa giải ở Crimea đa số người Ukraine hiện tại không có thái độ bài Nga sẽ trở nên ghét
Cụ thể, thất bại của Nga sẽ giáng một đòn đau vào nền tảng ý thức hệ của hệ thống chính trị hiện tại ở Nga – cho rằng Nga có những giá trị chính thống và Slavic khác và vượt trội – và làm suy yếu vị thế của ông Putin.
Dù hiện tại có vẻ các nước EU và phương Tây bị yếu thế – như không tìm được tiếng nói chung trong việc đối phó với Moscow hay không có khả năng và cũng không muốn dùng quân sự để đáp trả Nga – điều đó không có nghĩa là ông Putin dễ dàng đạt được những tham vọng của mình.
Trong bài phân tích trên Washington Post hôm 08/03, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice viết rằng trừng phạt kinh tế sẽ tạo nhiều áp lực với Nga vì Nga nay không còn như Liên Xô trước đây. Nga cần đầu tư nước ngoài, các đại gia Nga thích đi Paris, London và họ luôn giữ nhiều tài khoản ở nước ngoài.
Zbigniew Brzezinski cho rằng nếu Nga không hòa giải ở Crimea đa số người Ukraine hiện tại không có thái độ bài Nga sẽ trở nên ghét và chống lại Nga.
Hơn nữa, thái độ mạnh bạo, nặng chủ nghĩa dân tộc, bất chấp luật pháp quốc tế và can thiệp vào nội bộ một quốc gia khác khi nước đó đang rơi vào khủng hoảng của Moscow sẽ làm công luận và cộng đồng quốc tế khinh thường Nga.
Martha Brill Olcott cho rằng tất cả mọi quốc gia và các nền văn hóa lớn đều muốn phục hưng, đều muốn lớn mạnh. Nhưng không nên dùng hay đe dọa vũ lực hoặc bắt các quốc gia, dân tộc khác phải hy sinh để đạt được ước mơ của chính minh.

Giải pháp nào?

Giới phân tích và các nhà chính sách đều cho rằng nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine – đặc biết dùng vũ lực đánh chiếm nước này – không chỉ Ukraine mà cả Nga và châu Âu sẽ rơi vào bất ổn.
Trong bài viết ‘Welcome to Cold War II’ trên tạp chí Forein Policy hôm 04/03 Dmitri Trenin cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine đã có thể dẫn đến Chiến tranh Lạnh thứ hai.

Ông Kissinger, 90 tuổi vừa nêu ra bốn nguyên tắc để giải quyết khủng hoảng Ukraine
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng có lập luận tương tự.
Trong bài trên The Washington Post (05/03), ông đã đưa ra bốn nguyên tắc giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng ở Ukraine để thế giới tránh được một Chiến tranh Lạnh mới.
Hai trong những nguyên tắc đó là Ukraine nên được quyền tự do quyết định các thỏa thuận hợp tác chính trị, kinh tế của mình trong đó có thỏa thuận với châu Âu và quốc gia này cũng không nên gia nhập NATO.
Nguyên tắc thứ ba là Ukraine nên được tự do thành lập bất cứ một chính phủ nào hợp với nguyện vọng của người dân. Về chính sách đối ngoại, Ukraine nên chọn một lập trường trung lập giống như Phần Lan.
Và cuối cùng Nga nên công nhận chủ quyền của Ukraine ở Crimea nhưng Ukraine cũng nên trao cho vùng này thêm quyền tự trị.
Tuy thế, nhà ngoại giao kỳ cựu này cũng biết rằng trong bối cảnh hiện tại bốn nguyên tắc đó khó được các bên chấp nhận.
Tất cả đang chờ xem động thái tới đây của ông Putin sẽ là gì.
Bài do Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc tổng hợp cho BBC Tiếng Việt.

Crimea ‘sẽ là Hoàng Sa’ của Ukraine

Nguyễn Hùng


Bản đồ Crimea với biểu tượng Phát Xít và với cờ Nga cùng chữ ‘hoặc’ ở giữa tại Crimea
Một nhà nghiên cứu người Úc chuyên về Việt Nam dự đoán số phận của Crimea thuộc Ukraine rồi sẽ giống như quần đảo Hoàng Sa.
Giáo sư Carl Thayer, người cũng từng giảng dạy ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng cũng như Đại học Quốc phòng Australia, cho rằng:
“Ở chừng mực nào đó bẫy đã sập xuống rồi,” ông Thayer nói và chỉ ra rằng đã có binh lính và xe tải quân đội vượt biên giới vào Crimea.
Vị giáo sư nói đã có một phong trào ủng hộ Nga ở Crimea từ những người nói tiếng Nga, các dân quân và cả Tư lệnh Hải quân cũng đào ngũ sang phía thân Nga.
Ông Thayer nói ông không tin là Nga sẽ phủ nhận kết quả trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới và cũng không loại trừ khả năng 20% người Ukraine ở Crimea có thể bị trục xuất một khi Crimea về với Nga.
“Nó giống như Hoàng Sa của Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua Trung Quốc lại củng cố thêm vai trò quản lý của họ và Việt Nam không thể thắng được về mặt pháp lý.
“Trung Quốc tiếp tục xây dựng và phát triển Tam Á, Hải Nam, Phú Lâm, tiếp tục sản xuất thêm tàu hải quân.
“Việt Nam sẽ chẳng thể làm gì được.”
Ông Thayer nói cũng giống như Ukraine trước một Crimea bị chiếm đóng, Việt Nam sẽ không thể dùng vũ lực lấy lại Hoàng Sa và cũng không thể tuyên bố trao Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Điều duy nhất Hà Nội có thể làm là tiếp tục ra các tuyên bố phản đối.
Giáo sư Thayer nói ông hy vọng sẽ đến lúc hai bên có thể có quan hệ cho phép ngư dân Việt Nam có thể ra Hoàng Sa đánh cá và người Việt Nam có thể du lịch tới đây.

‘Đối sách Monroe’

So sánh quyết định của cựu Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev tặng Crimea cho Ukraine hồi năm 1954 và công hàm hồi năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “tán thành” một tuyên bố của chính phủ Trung Quốc mà theo đó Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc về Bắc Kinh, ông Thayer nói:
“Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ có một trang thôi, nó không đề cập cụ thể tới Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và thừa nhận rằng chính phủ Việt Nam thông báo để các cơ quan liên quan tôn trọng phạm vi hàng hải mới của Trung Quốc.
Mỗi lần tôi tới Moscow tôi đều nhận thấy không ở đâu mà giới học giả lại nghi ngờ quá đáng và luôn có thuyết âm mưu về Hoa Kỳ như thế.
Giáo sư Carl Thayer
“Một yếu tố phức tạp khác là [công hàm] có từ trước khi có luật biển quốc tế và một số người ở Việt Nam nói với tôi họ [các chính trị gia Việt Nam thời ông Đồng] quá ngờ nghệch và không hiểu được hệ lụy của công hàm. Trung Quốc coi Hoàng Sa là của họ nhưng Việt Nam lại không làm thế.”
Bình về phản ứng hiện nay của Nga trước các diễn biến ở Ukraine, giáo sư Thayer nói nó có vẻ giống như ‘Đối sách Monroe’ mà Hoa Kỳ dùng hồi Thế kỷ 19 khi họ coi bất kỳ cố gắng nào của các quốc gia châu Âu trong việc chiếm thuộc địa hay can thiệp vào các quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ là “hành vi gây hấn” và buộc Hoa Kỳ phải ra tay can thiệp.
Ông bình luận thêm:
“Mỗi lần tôi tới Moscow tôi đều nhận thấy không ở đâu mà giới học giả lại nghi ngờ quá đáng và luôn có thuyết âm mưu về Hoa Kỳ như thế.
“Tôi có cảm giác tôi đang ở hành tinh khác,” ông Thayer nói.
Nhưng vị giáo sư cũng nói giống như George, Ukraine là “sân sau” của Nga và Moscow sẽ luôn cố gắng để có ảnh hưởng.
Ông nói để hiểu được sự xấu đi của quan hệ giữa Nga và Ukraine, người ta hãy hình dung ông Hugo Chavez là Tổng thống Mexico, ngay sát nách Hoa Kỳ, và xem Washington sẽ phản ứng như thế nào.
“Đó là sự thôn tính thầm lặng [Crimea] và Hoa Kỳ không làm gì được. Ông Vladimir Putin biết như thế.”

 

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét