Hé lộ mặt tội đồ trong “LỜI HỨA CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH Ở TRƯỜNG SA LỚN”
Đã có những nguồn thông tin đáng tin cậy về vụ việc này, mà trong bài Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ đã viết:
“Có thông
tin cho là trước đó, Tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh
cho bộ đội VN không được nổ súng. Trong cuộc họp Bộ chính trị sau đó,
Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vô cùng tức giận, đập bàn lớn tiếng hạch
hỏi ai ra lệnh cho bộ đội buông súng, vì sao … nhưng nhiều ủy viên BCT
khi đó chỉ im lặng, vì nhiều lý do.”
Dù sao đó cũng chỉ là thông tin miệng, chưa có tài liệu nào để kiểm chứng.
Thế rồi sáng nay, đọc một bài báo trên VietnamNet, với cái tựa như ca ngợi tướng Lê Đức Anh trong trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Trường Sa, nhưng đọc vào thì … không hẳn. Đặc biệt, nó đã góp phần giải mã cho nghi vấn nói trên.
Đó là bài phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, đọc tại đảo Trường Sa lớn. Tuy không ghi rõ ngày, nhưng nó được thực hiện nhân dịp ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988), có nghĩa gần như chắc chắn là phải vào tháng 5 hoặc ít nhất là cuối tháng 4, sau khi xảy ra trận Gạc Ma, 64 chiến sĩ ta hy sinh, Trung Quốc chiếm đảo, ngày 14/3/1988.
Ấy thế mà trong toàn bài diễn văn, không có một lời Tướng Lê Đức Anh nhắc tới trận chiến đó, cả trận Hải chiến Hoàng Sa 1974. Nguy hiểm hơn, bài diễn văn còn nhấn mạnh rằng “Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình” trong cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Nguy hiểm nữa, khi Lê Đức Anh nhắc lại lời nói lừa phỉnh của “người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ”, rằng “Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc”.
Không nhắc tới 3 cuộc xâm lăng liên tiếp chỉ trong hai thập kỷ của kẻ được gọi là “anh em môi răng”, Lê Đức Anh đổ hết “những tội lỗi” cho “các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đô hộ.”
Đó là cái gì nếu như không phải là một hành động lừa dối, đánh lạc hướng của một vị chỉ huy quân đội cao nhất với cấp dưới của mình, không phải chỉ về kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất, mà còn cả về tội lỗi tày trời mà mình đã phạm phải?
Còn nếu như chuyến thăm và bài diễn văn được thực hiện ngay trước khi xảy ra trận Gạc Ma (khả năng này rất ít), thì nó lại dễ dàng được coi là một hành động “nhắc nhở” bộ đội để chuẩn bị tinh thần chấp nhận đầu hàng khi có lệnh trên. Thậm chí còn có thể thêm nghi vấn rằng Lê Đức Anh đã biết trước cuộc xâm lăng đó, và hành động ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng là sự “phối hợp nhịp nhàng” với quân Trung Quốc theo một “mệnh lệnh” ngầm nào đó.
-
VietnamNet
LỜI HỨA CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH Ở TRƯỜNG SA LỚN
- Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988) do Quân chủng Hải quân tổ chức tại đảo Trường Sa lớn. Đại tướng đã có bài phát biểu quan trọng:“Cùng với các lực lượng, các đơn vị của Hải quân nhân dân Việt Nam, hôm nay, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức mít tinh kỷ niệm lần thứ 33 ngày truyền thống vinh quang của Quân chủng (7/5/1955-7/5/1988) trên quần đảo Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Thay mặt Bộ Quốc phòng, tôi chuyển tới các đồng chí cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân lời chúc sức khỏe.
Hải quân ta ra đời trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt, vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng sức lao động thông minh và sáng tạo, từ những chiếc thuyền gỗ có gắn máy mà đi lên, Hải quân ta đã tích cực trên các mặt trận chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
Từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Hải quân nhân dân ta đã nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí quyết chiến, quyết thắng và đã lập nhiều chiến công oanh liệt. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ ven biển miền Bắc, Hải quân nhân dân ta còn có nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng là đưa cán bộ, súng đạn vào miền Nam bằng loại tàu đi biển do Hải quân tự thiết kế. Loại tàu nhỏ này đã vượt biển khơi đi qua vùng biển dưới sự kiểm soát của không quân và hải quân thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, của hạm đội tuần tiễu của quân đội ngụy Sài Gòn.
Nhưng Hải quân nhân dân ta vừa làm nhiệm vụ bảo vệ ven biển miền Bắc, chống lại sự phong tỏa của địch, đồng thời vận chuyển được hàng vạn tấn hàng hóa, vũ khí, đạn dược và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần xứng đáng giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.
Nhân dịp kỉ niệm ngày truyền thống của Quân chủng, tôi nhắc lại điều đó để nói lên tinh thần dũng cảm và sự thông minh sáng tạo của cán bộ Hải quân ta trong thời kỳ đánh Mỹ. Đó là sự thông minh và dũng cảm tuyệt vời, nó được nối tiếp mãi cho đến ngày nay và mãi mãi đến các thế hệ mai sau. Thông minh dũng cảm là sức mạnh. Niềm tin là sức mạnh. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế là sức mạnh.
Mở đầu thời kỳ đánh Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trước một tên đầu sỏ hùng mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc; Đảng ta đã có một vũ khí cực mạnh, đó là niềm tin, niềm tin ở chính nghĩa độc lập tự do, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân khi đã quyết tâm thì sẽ sáng tạo muôn vàn cách đấu tranh để giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Chính niềm tin sắt đá đó đã động viên và đoàn kết toàn dân tộc nhất tề đứng dậy đấu tranh với đế quốc cực mạnh và đã từng bước thu hút sự chú ý và sự ủng hộ của loài người tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới đã góp phần quan trọng giành thắng lợi trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Đoàn kết dân tộc, đoàn kết với bạn bè quốc tế, đó là sức mạnh, đó là đại nghĩa, đó là lẽ sống của cách mạng Việt Nam, của nhân dân Việt Nam.
Với mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc: Trong những năm 50 và những năm 60 quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong những năm từ 1965 đến 1970 là rất to lớn và hiệu quả. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình.
Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ đã nói: Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc”.
Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm. Chúng ta đinh ninh rằng tình sâu nghĩa nặng đó sẽ kéo dài mãi mãi và nhất định nó sẽ xóa nhòa, đi đến xóa hẳn trong ký ức của dân tộc Việt Nam những tội lỗi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đô hộ.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thật sự trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, với đạo lý quốc tế.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam dù chế độ xã hội khác nhau qua các thời đại, xu hướng chính trị khác nhau, tôn giáo khác nhau, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta.
Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các Tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
VietNamNet
Hóa ra cưỡng chế Vụ Bản, cướp đất của dân là để rước Tàu vào!
Bà con Vụ Bản chít khăn tang giữ đất. Giờ đất bị cướp để giao cho Tàu.
Trước hết mời bạn đọc xem lại hồ sơ vụ cưỡng chế rất khốc liệt
tại huyện Vụ Bản, ngày 9.5.2012:
_______________
Báo Vietnam+ của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin:
Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 68 triệu USD vào Nam Định
Nguyễn Trường (TTXVN) lúc : 10/03/14 20:39
.
Ủy
ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty
TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản
xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn
1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).
Ông
Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch - Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư,
Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố
Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy
trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản
xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.
Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cũng
theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang
quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng
1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang
xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Tỉnh
Nam Định hiện có 3 khu công nghiệp (Hòa Xá, Bảo Minh và Mỹ Trung) đi
vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 70%. Đến nay, đã có 127 doanh nghiệp
đang hoạt động tại ba khu công nghiệp với số lao động gần 25.000 người,
thu nhập bình quân 3,5 đến 3,8 triệu đồng/lao động/tháng./.
.
Nguồn: Vietnam +
___________________
.
Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo?
(Doanh nghiệp)
- Trung Quốc đầu tư 1.400 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt
tại Nam Định và không ngừng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
TTXVN
đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng
nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương
đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).
Ông
Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch - Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư,
Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố
Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy
trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản
xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.
Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Cũng
theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang
quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng
1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang
xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Cụ
thể, trên TBKTSG vị đại diện Vinatex cho biết lý do là doanh nghiệp
Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt
khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào
Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia Hiệp định
Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông
này dự đoán, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào
ngành may mặc, ngành dệt nhuộm cũng sẽ có nhưng sẽ không nhiều. Vì vậy
việc này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó khăn hơn trong cạnh tranh
khi có hiệp định TPP.
Trong khi đó, hiện sức
cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam rất yếu, vì chủ yếu vẫn là
gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường?
Trước
thực tế, Trung Quốc đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam, không chỉ lĩnh
vực may mặc, TS Alan Phan từng lý giải điều này là do Trung Quốc đang
tìm con đường để đầu tư do kinh tế Trung Quốc được dự báo là không có gì
khả quan so với năm ngoái.
"Họ có sẵn tiền để
đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là nước láng giềng kế bên cũng giống
như Việt Nam khi có sẵn tiền sẽ mang sang các nước như Lào, Campuchia,
Myanmar để đầu tư. Tức là đầu tư ở nước gần trước", TS Alan Phan nói.
TS
Lê Đăng Doanh cũng giải thích lý do việc doanh nghiệp Trung Quốc tham
gia mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều vì nhiều
doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính, để cải
thiện tình hình đó một số doanh nghiệp tìm cách đa dạng hóa sở hữu, bán
một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy
nhiên, TS Lê Đăng Doanh lo ngại, sau một thời gian công ty sẽ biến thành
công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam nếu như họ mua được
nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
"Đây
là điều đáng chú ý vì chúng ta là nước láng giềng với Trung Quốc nếu để
công ty Trung Quốc thao túng rất có thể thành công cụ cho một chính
sách để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát thị trường ở nước ta”, TS Lê Đăng
Doanh nói.
Không chỉ sự xuất hiện ngày càng
nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, hiện
các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền
kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát
biểu tại hội thảo "Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014"
mới đây, cũng đặt vấn đề về hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi
trước mắt nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các
nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan phân
tích, nếu lĩnh vực bất động sản cũng mong người nước ngoài được tự do
mua bán bất động sản Việt Nam thì có lẽ 5-10 năm tới Việt Nam sẽ là nước
sẽ là của những họ Kim, họ Lee của Hàn Quốc, họ Tập, họ Đặng của Trung
Quốc chứ không phải của người Việt Nam và chúng ta sẽ lại là những người
làm thuê, làm thuê ở dạng gia công. Thậm chí thay vì mua nhà bằng gói
30.000 tỷ không được thì lại đi thuê nhà của nhà đầu tư nước ngoài.
"Lần
này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua,
mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm
đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội", bà Lan nói.
Thu Phương
Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét