Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Thứ Năm, 13-03-2014 - Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Việt Nam - KỊCH BẢN UKRAINA CHO VIỆT NAM

Hé lộ mặt tội đồ trong “LỜI HỨA CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH Ở TRƯỜNG SA LỚN” (VNN/Chép sử Việt).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 phơi trần dã tâm xâm lược cuả giới bá quyền, bành trướng Đại Hán (DĐXHDS). – Máu của những người con đất Việt (TT).
- Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (Kỳ 1) (Soha). – Hải chiến Trường Sa 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (Kỳ 2) (Soha). – Hải chiến Trường Sa 1988: Cá mập (Kỳ 3) (Soha). – Hải chiến Trường Sa 1988: Những tàu chiến mang dã tâm Trung Quốc (Soha). – Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Tri ân những người con đất Việt (NLĐ). – Đảo Cô Lin ngay sau Hải chiến Trường Sa năm 1988 (Soha). – Phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa-Trường Sa” (VOH).
1<- “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”: Vong linh các anh CHƯA ấm áp (TT/Chép sử Việt). – Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Xóa dần những khoảng cách – mong lắm thay (LĐ).

- Cần xác định lại đúng tên gọi các cuộc chiến biên giới và hải đảo với Trung Quốc (DĐXHDS).
- Việt Nam-Trung Quốc họp về quốc phòng tại Móng Cái (RFA).
- Hóa ra cưỡng chế Vụ Bản, cướp đất của dân là để rước Tàu vào! (Boxitvn).
- Họ vẫn làm chui! (NLĐ). – Lao động Trung Quốc làm chui: Đổ lỗi do quy định (NLĐ). – Lại phát hiện bác sĩ Trung Quốc hành nghề chui (TT).
- Tạm giữ 3.600 tấm đồ chơi trẻ em in cờ Trung Quốc (TT).
- Tàu cá Việt Nam lại bị tấn công ở Hoàng Sa (RFA).

- Tướng Trung Quốc đòi lập sân bay, bến cảng ở Trường Sa (RFA).
- Manila phản đối TQ ngăn tàu tiếp tế (BBC). – Philippines phản đối Trung Quốc cản trở tàu ở biển Đông (VOA).
- Nguyễn Thanh Giang: Kịch bản Ukraina cho Việt Nam. “So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh …, đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác. Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những ‘con rệp’, những ‘con ong trong tay áo’ và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam“. – UKRAINA ĐỪNG TƯỞNG BỞ (Hồ Hải).
- Đôi lời với anh Nguyễn Trung sau khi đọc loạt bài viết mới đây của anh (Lương Kháu Lão). “Chả nhẽ ở thế kỉ thứ 21 rồi mà chúng ta lại trở lại thành nô lệ của thời kì Bắc thuộc một nghìn năm trước ? Chúng ta ‘đi dây’ để có thể tránh được đổ máu trước mắt nhưng chúng ta sẽ có tội rất lớn khi để cho thế hệ con cháu mai sau phải đổ máu để bảo vệ Tổ quốc mà cha ông nó tức chúng ta hôm nay đã không bảo vệ được !
- Bàn về chữ “Hậu” với ông Cẩm Khê (Boxitvn).
- Đa nguyên – Hòa giải – Hòa hợp (DLB).
- Tiễn anh lần cuối – Viết cho anh Lê Hiếu Đằng (11/3/2014) (Anh Vũ). – Hà Sĩ Phu: Yêu nước thì sống mãi trong lòng dân tộc (DĐXHDS). – Tương Lai: “Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương” – mấy lời với Lê Hiếu Đằng nhân 49 ngày mất anh (Boxitvn).
- Ai là thế lực thù địch? (RFA).
- Công an Lấp Vò ép cung nhân chứng như thế nào? (RFA).
- Chiều nay Nguyễn Lân Thắng bị công an mời (DĐXHDS).
- Cực lực phản đối việc “RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet” (RFI/Chép sử Việt). “Thủ phạm hàng đầu cản trở người VN sử dụng Internet phải là Ban Tuyên giáo, kế đến là Bộ Công an, hai tên ‘cảnh sát tư tưởng’ của đảng, còn Bộ Thông tin Truyền thông chỉ như kẻ “đầu sai”. Còn nói cho chính xác hơn nữa, thì phải là một cái “Bộ” quyền to khủng khiếp, nó tên là … Bộ Chính trị, mà ông “Bộ trưởng” thì ai cũng biết rồi.”
- MS Hồng Trung: Vài suy nghĩ về vụ án Trương Duy Nhất (ĐVDVN).
- Chế Vỹ Tân: Đất nghĩa trang của người Chăm Bà-ni lại bị lấn chiếm (Inrasara).
- Con thủ tướng chuyển về Kiên Giang (BBC).
- Việt Nam ngưng cấp phép ra báo mới (RFA).
- Bịt mắt bắt…máy bay (Blog RFA). – Nguyễn Quang Tuấn: Việt Nam “quan ngại” về “vật thể lạ”! (Quê Choa). “Nếu chỉ dựa vào sự nhiệt tình thái quá mà khoa học, kỹ thuật, công nghệ non kém, chưa đủ tầm và sẵn sàng đưa ra những nhận định trời hỡi, chỉ tội là làm trò cho thiên hạ giải trí, cười chê“. – Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam chỉ trích lẫn nhau trong khi tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích (WP/ Lê Anh Hùng).
- Nguyễn Minh Hòa: Nghe đắng trong lòng (Quê Choa). “Nhưng hỡi ôi, nếu anh vào làm chỗ tôi thì lương anh nhận được cho 2 tháng thử việc là 2.535.110 đồng tiền Việt Nam/ 1 tháng, và sau đó là 1 năm lương tạm tuyển với mức 85% là 2.987.067/ tháng, sau 1 năm lương chính thức (100%) là 3.967.167 đồng/ tháng cho một thạc sĩ, giảng viên đại học… trong khi một công ty khác sẵn sàng trả cho anh 15.000.000/ tháng“. Mời xem lại: Dũng cảm nhìn vào sự thật (PBVH). – Can đảm nhìn vào sự thật (Nguyễn Văn Tuấn).
- Đầu tư công: Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm (HQ).
2- Cầu treo sập vì ‘không đúng thiết kế’ (BBC). – Ác neo tăng đơ chế tạo sai làm sập cầu Chu Va 6, Lai Châu (RFA). =>
- Một thanh niên treo cổ chết trong nhà tạm giữ (TT).
- 3 thiếu sót của CA trong vụ xác HS trong bao tải (ĐV).
- Trầy trật thi hành án dân sự (NLĐ).
- Nguyên GĐ ngân hàng có nhà 40 tỷ đối mặt án tử (KT).
- 80% người dân Nhật Bản phản đối nhà máy điện nguyên tử (Kichbu).
- 9 người bị bắt trong vụ mưu sát tổng biên tập ở Hong Kong (VOA).
- Tại sao Trung Quốc – nhất thời – sẽ không dân chủ (Phan Ba).
- Bắc Kinh sẽ thúc đẩy truy bắt quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài (RFI). – Trung Quốc lùng “quan chức trần trụi” (NLĐ).
- Nghị sĩ Đài hỗn chiến vì Trung Quốc (NLĐ).
- ‘Bắc Triều Tiên dùng các phương tiện tinh vi để tránh né chế tài’ (VOA).
- Chính phủ Thái Lan tiếp tục bị phán quyết bất lợi (VOV).
- Campuchia: CNRP dọa ngừng đàm phán, tiếp tục biểu tình (TTXVN).
- Lãnh tụ sinh viên bị bắn chết tại Venezuela (VOA).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: “Không chấp” các nước nhỏ! (PT).
- Nhiều sai phạm trong quản lý đất đai tại TP Vũng Tàu: Bài 3: “Ăn” cả đất rừng 327 (SGGP).

- Ngọc Thu: Xóa dấu vết ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, phải chăng Chính phủ VN đã công khai từ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? (FB Tin Không Lề). “Khi search cụm từ ‘Hoàng Sa’, toàn bộ trên Thư viện Báo chí chỉ còn đúng 5 bài có chứa cụm từ này, nhưng là những bài đã được đăng từ năm 1949 trở về trước, với 4 bài đăng ở báo Vịt Đực và một bài đăng ở báo Tiểu thuyết Thứ Bảy… Toàn bộ các báo Cứu Quốc, Nhân Dân, QĐND, Sự Thật, Độc Lập… không còn thấy bài báo nào có cụm từ ‘Hoàng Sa’, ‘Trường Sa’.
- Thương cho Phạm Viết Đào, ngậm ngùi lòng tôi quá! (Bà Đầm Xòe). – Viết cho vợ 1 người Tù Nhân Lương Tâm năm 2006, lúc đó chồng chị bị kết án 3 năm tù giam: VỮNG SÁNG NIỀM TIN (Khuyết Danh/ FB NLT). – Gửi Xuân Nghĩa (Nguyễn Tường Thụy).
- Bài ca tự do (THĐP). – Thơ viết trên một phần thân thể (DCCT). “Trái tim tôi là một trái tim Việt Nam tự do/ bên ngoài tổ quốc/ đang đi tìm nhặt tự do của dân tôi bên trong tổ quốc/ trên khung điện toán mỗi ngày/ tôi nhìn thấy một mảnh tự do đang bị kéo lê trên phố/ một mảnh tự do viết trên biểu ngữ/ bị xé rách làm đôi vứt ở vỉa hè/ chữ tự và chữ do lăn về hai phía khác nhau…
- Xét xử “đại án” tham nhũng tại VDB Đắk Lắk – Đắk Nông: Nhắm mắt ký bừa những cam kết vay tiền trăm tỷ (TP).
- Phó Giám đốc Công an TP.HCM Phan Anh Minh: Không thể đòi hỏi trình độ công an quận như của tôi! (MTG).
- Từ cái ắc neo (ĐĐK).
KINH TẾ
- Ngân khố “mỉm cười” (TBKTSG). – Lợi nhuận ngành hàng không dự kiến đạt gần 19 tỷ USD (TTXVN).
- Bitcoin không được công nhận ở Việt Nam (RFA).
- TTCK phái sinh đã có lộ trình phát triển chính thức (HQ). – Nhận định thị trường ngày 13/3: Khả năng điều chỉnh cao (ĐTCK). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/3 (ĐTCK). – TTCK ngày 13/3: Nhiều khả năng vượt đỉnh ngắn hạn (DNSG).
- Nợ “khủng” của các đại gia bất động sản (GDVN).
- Sự thất bại của gói 30 ngàn tỷ (RFA). – Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ủng hộ việc Quốc hội “lấy lại” gói 30.000 tỉ (MTG).
- Thanh tra 5 công ty sữa tại Việt Nam (VnM). – Các doanh nghiệp có sợ thanh tra giá sữa? (SM).
- Giá cá hố ở Khánh Hòa tăng mạnh, ngư dân thu lãi cao (TTXVN).
3<- Quảng Nam: Đề xuất thành lập Trung tâm Thiết kế sản phẩm thủ công (LĐ).
- Đồng Nai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa (TTXVN).
- “Giải cứu” gia cầm sạch (NLĐ).
- Air Mekong trước nguy cơ bị rút phép bay (DT).
- Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ giảm mạnh do giá cao (TTXVN).
- Hé lộ xu hướng đầu tư của các gia đình Trung Quốc năm 2014 (Tin tức).
- Đông – Tây hợp sức đẩy giá vàng (ĐTCK).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Ra mắt loạt sách kỷ niệm ngày lễ lớn (NLĐ).
4- Lễ hội Xuân 2014: bức tranh còn chưa trọn vẹn (TQ). – Tưng bừng lễ hội văn hóa Buôn Đôn và Hội Voi Đắk Lắk (TTXVN). =>
- Tân cổ giao duyên: Ai là người khởi xướng? (NLĐ).
- Nhã Ca và Cổng trường vôi tím (Blog VOA).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 96 (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Công Hoan và cuốn hồi ký “Đời viết văn của tôi” (Vương Trí Nhàn).
- MANG XUỐNG TUYỀN ĐÀI (Hoàng Hải Thủy).
- Nguyễn Khắc Mai: Bàn về chữ “Hậu” với ông Cẩm Khê (Quê Choa).
- Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 5 (Quê Choa).
- Nói về “sợ hãi” – Được, mất và cách đối mặt với nỗi sợ (THĐP).
- Những người lớn mộng du (Guu). “Những người lớn mộng du, vì chưa hiểu được sự khốc liệt của cuộc sống nhưng luôn lên lớp khuyên bảo người khác phải làm cái này, nên làm cái kia. Những người lớn mộng du, bất cứ điều gì cũng không hiểu, nhưng đều muốn sống hộ của đời của người khác“.
- Hồi Ký Đi Làm (Đào Hiếu).
- Sắc Tộc/Giai Cấp/Giới Tính trong Cái nhìn điện ảnh và Cuộc đời của Đạo diễn Khoa Đỗ (Da Màu).
- Vì sao trang phục ban nhạc ABBA lại kỳ quặc đến như vậy ? (RFI).
- Trải nghiệm lạ ở Brazil (NLĐ).

- Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 – Những quyền pháp nổi danh: Nội gia quyền – Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên (DV).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguyễn Quang A: “Ôm việc” và “xin – cho” (DV).
5<- Xích Tử – Cần gì học môn lịch sử (Dân Luận). – Lưu Trọng Văn: Con số “không” và câu chuyện lịch sử (MTG). – Khi không còn những bài sử điểm 0… (ND).
- Ngổn ngang mô hình trường chất lượng cao (HQ).
- Nhiều trường TCCN tại Đà Nẵng tạm dừng hoạt động (GD&TĐ).
- Ngày càng nhiều học sinh chọn các ngành công nghệ (TTXVN).
- Mùa tuyển sinh ĐH, chú ý ngành Logistics (GD&TĐ).
- 2 yếu tố sống còn của các trung tâm giáo dục thường xuyên (GD&TĐ).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
6- Gốc cây tiền tỷ ở Quảng Bình là sưa quý hiếm (TTXVN). =>
- Phát hiện một công ty sản xuất, buôn bán tân dược giả (PNTP).
- Từ cà phê treo ở Ý đến cơm treo ở Việt Nam (RFI).
- Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ (VOA).
- Phụ nữ có gene BRCA 1 có thể phải mổ bỏ buồng trứng ở tuổi 35 (RFA).
- Nội dung liên lạc cuối cùng từ MH370 (BBC). – Vụ MH370: Malaysia ‘chưa trả lời’ VN (BBC). – Tranh luận về các thiết bị ghi và truyền dữ liệu của máy bay (RFI).
- ‘Phát hiện máy bay, VN mới ngưng tìm’ (BBC). – Vụ máy bay Boeing mất tích : Việt Nam ngừng tìm kiếm trên không (RFI). – Malaysia phủ nhận tin MH370 bay ngược về eo biển Malacca (VOA).
- Malaysia bác bỏ cáo buộc đưa ra thông tin mâu thuẫn về máy bay mất tích (VOA). – Truyền thông TQ chỉ trích Malaysia (BBC). – Vụ máy bay mất tích: Vùng tìm kiếm được mở rộng, Malaysia bị chỉ trích (RFI).
- Người dùng Internet giúp tìm máy bay Malaysia mất tích (VOA).
- “Ít có khả năng máy bay gặp nạn trên vùng biển Việt Nam” (TTXVN). – MH370 mất tích là sự cố hàng không hết sức bí ẩn (TP). – Đủ trò né cửa an ninh (NLĐ). – Tìm máy bay Malaysia mất tích: Quá rối! (NLĐ). – Malaysia im lặng trước đề nghị cung cấp thông tin của Việt Nam (NLĐ). – Sau vụ máy bay Malaysia mất tích, sân bay Tân Sơn Nhất rà hành khách từng cm (NLĐ).
- “Malaysia chưa tích cực hợp tác” trong vụ máy bay mất tích (VOV). – Pin hộp đen MH370 sẽ ngừng hoạt động sau 30 ngày (TTXVN). – Malaysia xác nhận quân đội bắt được tín hiệu ở Malacca (TTXVN). – Quân đội Malaysia lại nghi máy bay mất tích ở Ấn Độ Dương (KT). – Đền bù ra sao nếu máy bay Malaysia gặp tai nạn thật sự? (TN). – Trung Quốc cảm ơn Nhật Bản tìm kiếm máy bay mất tích (VOV).
- TRỰC TIẾP: Nổ lớn ở New York, sập hai tòa nhà (TP). – Nổ lớn tại New York, tòa nhà dân sinh 6 tầng đổ sập (TTXVN).
- Thông điệp Hòa bình từ lễ tưởng niệm nạn nhân thảm họa kép (Tin tức).


QUỐC TẾ
- Ayn Rand – Nguồn gốc của chiến tranh (THĐP).
- Nhiều kẻ đánh bom tự sát tấn công thị trấn người Kurd ở Syria (VOA). – Chiến tranh Syria gây thiệt hại nặng nề cho trẻ em (VOA).
- Nga thoả thuận xây thêm hai nhà máy điện hạt nhân cho Iran (RFI).
- Iraq lần đầu tiên tổ chức hội nghị quốc tế chống khủng bố (TTXVN).
- Một nhà báo bị bắn chết ở thủ đô Afghanistan (VOA).
7<- Hàng chục ngàn người lánh bạo động ở Darfur (VOA).
- Lãnh đạo sinh viên Chile ‘trưởng thành’ (BBC).
- Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ : Hơn 150 người bị bắt (RFI).
- Quốc hội Libya phế truất Thủ tướng vì vụ tranh chấp dầu hỏa (VOA).
- ‘CIA xâm nhập máy tính Thượng viện Mỹ’ (CIA). – Gà nhà đá nhau (NLĐ).
- Mỹ chuyển 429 triệu USD cho Israel mua Vòm Sắt (ĐV).
- Nhà thầu Mỹ đưa bí mật cho bạn gái Trung Quốc (NLĐ).
- Một tử tù ở Mỹ được trả tự do sau 3 thập niên chờ bị hành quyết (VOA). – Mỹ: Tử tù được trả tự do sau gần 30 năm tù oan (DT).
- Hạ viện Italy thông qua dự luật bầu cử mới (VOV).
- AU ra thời hạn chót đối với tình hình bất ổn ở Sudan (TTXVN).
- Nhật, Nam Triều Tiên họp cấp cao để cải thiện quan hệ căng thẳng (VOA). – Hàn Quốc và Nhật Bản cố hàn gắn quan hệ dưới áp lực của Mỹ (RFI).



* Video: + Bản tin video tối 10-03-2014 (RFA) + Bản tin video sáng 11-03-2014 (RFA); + Lòng đố kỵ của người Việt (RFA).

* VTV: + Điểm báo – 12/03/2014; + Chào buổi sáng – 12/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/03/2014; + Thời sự 12h – 12/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/03/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 12/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 12/03/2014; + Thời sự 19h – 12/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 12/03/2014.

2087. QUAN ĐIỂM CỦA PUTIN TRONG VẤN ĐỀ UKRAINE

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 08/03/2014
(Đài BBC 5/3)
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc gặp gỡ báo chí vào ngày 4/3, trong đó ông trả lời các câu hỏi liên quan tới tình hình Ukraine.

Theo tường thuật của hãng thông tấn Nga Ria Novosti, cuộc họp báo này được thực hiện bằng tiếng Nga. Sau đây là một số ý chính trích từ phát biểu của ông Putin:
Tình hình Ukraine
Chỉ có thể có một đánh giá: đây là một cuộc đảo chính có vũ trang. Không ai có thể tranh cãi về điều này. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là: mục đích để làm gì? Ông Yanukovych, thông qua sự trung gian của các bộ trưởng ngoại giao, ngày 21/2 đã ký thỏa thuận, mà theo đó ông gần như đã trao chính quyền, ông đồng ý với tất cả những gì phe đối lập đòi hỏi, cả bầu cử Tổng thống và Quốc hội trước thời hạn và quay trở lại Hiến pháp 2004.
Ông Yanukovych cũng đã đồng ý không sử dụng vũ lực. Hơn thế nữa, ông ra lệnh cho lực lượng cảnh sát rút lui. Thế mà ông vừa lên đường đi Kharkov thì người ta chiếm luôn nhà của ông. ông Yanukovych không còn có cơ hội nào để tái cử. Thế thì tại sao lại phải đẩy cả nước Ukraine vào tình trạng hỗn loạn hiện nay? Không có câu trả lời nào cho câu hỏi này.
Phô diễn quyền lực là hành động ngu dốt. Người ta đã làm rung chuyển phía Nam và Đông Nam Ukraine bằng những hành động kiểu này.
Những người lính đặc nhiệm Berkut lúc đó chỉ có lá chắn, mà người ta bắn súng vào họ. Ai ra lệnh thì tôi không biết. Tôi chỉ biết những gì Yanukovych nói với tôi, và ông nói với tôi rằng ông không ra lệnh nào như thế. Hơn thế nữa, ông đã gọi điện cho tôi, và tôi đã bảo ông ấy không nên làm như vậy.
Tôi đã nói với họ (chính quyền mới tại Ukraine) hàng nghìn lần, rằng “các quý vị làm xáo động đất nước để làm gì?”, “các quý vị đang làm gì đây?”. Nói chung, cần phải thông qua Hiến pháp mới, mang nó ra trưng cầu dân ý, làm sao để mọi công dân Ukraine đều cảm thấy rằng họ có ảnh hưởng tới sự hình thành các nguyên tắc cơ bản cho xã hội. Nhưng đây không phải việc của chúng ta.
Rõ ràng đây là hành động chiếm chính quyền bằng vũ trang, phải vậy không? Vi phạm Hiến pháp, có phải không? Vậy thì tại sao khi chúng ta chứng minh rằng đây là đảo chính trái Hiến pháp, người ta lại nói “không, đây là cách mạng”.
Nếu đây là cách mạng thì tôi thấy khó có thể không đồng ý với một số chuyên gia nói rằng trong lãnh thổ này đang nảy sinh một chính quyền mới mà chúng ta chưa ký kết một văn bản ràng buộc nào hết.
Tình hình cách mạng như thế này đã hình thành từ những ngày đầu độc lập của Ukraine. Người dân thường Ukraine đã phải chịu đựng suốt các thời Nikolai đẫm máu, thời Kravchuk, thời Yushchenko.
Người dân muốn thay đổi, nhưng không thể khuyến khích các thay đổi bất hợp pháp. Nền kinh tế tại các nước hậu Xô viết còn yếu ớt, hành động bằng phương thức trái Hiến pháp là không nên.
Tôi thậm chí không hình dung ra (ai có thể trở thành tổng thống mới của Ukraine). Sau các diễn biến như vừa rồi, thật khó có thể dự đoán điều gì. Có thể xảy ra những phương án bất ngờ nhất. Khi mà người dân đòi hỏi một cách chính đáng những thay đổi sâu rộng trong nền chính trị và người mới lên cầm quvền cũng có thể nảy sinh tâm lý dân tộc chủ nghĩa, bài Do Thái, tư duy cực đoan…
Tất cả các mối quan hệ kinh tế và nhân đạo của chúng ta chỉ có thể phát triển sau khi tình hình được bình ổn và bầu cử tổng thống.
Khả năng ảnh hưởng của nước ngoài
Mọi việc đều đã được chuẩn bị kỹ càng (nói về chiếm chính quyền ở Kiev). Các huấn luyện viên phương Tây đã rất cố gắng. Nhưng nếu như chính quyền mà mạnh thì các phần tử dân tộc chủ nghĩa đã không thể thực hiện được những cuộc sát hại, mà bây giờ chúng ta đang chứng kiến. Đôi khi tôi cảm thấy rằng có ai đó đang ngồi đâu đó ở nước Mỹ và làm thí nghiệm mà không hiểu rõ hậu quả của những gì họ đang làm.
Họ làm thế để làm gì thì không có câu trả lời. Họ đã biến đời sống chính trị ở Ukraine thành một tấn bi hài kịch.
Chúng ta đang để người dân làm quen với suy luận rằng người ta có thể vi phạm được thì mình cũng có thể, để rồi chỉ có hỗn loạn. Hành xử như con voi trong cửa hàng đồ sứ thì thật là nguy hiểm. Thay đổi chính quyền cần được thực hiện bằng con đường hợp pháp, trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành.
Tính chính danh
Quốc hội hiện nay chỉ một phần là hợp pháp, còn lại thì không. Người hiện đang làm tổng thống tạm quyền không có tính chính danh gì hết. Chỉ có một vị tổng thống mà thôi, tuy ông ta không có quyền gì nhưng từ khía cạnh luật pháp thì tổng thống hợp pháp của Ukraine vẫn là Yanukovych.
Ở thành phố Dnepropetrovsk người ta đã đưa Kolomoisky lên nắm quyền, mà ông ta là một tay lừa đảo, mấy năm trước còn chơi khăm cả nhà tài phiệt Abramovich của chúng ta. Đưa một người như thế lên làm thống đốc thì tất nhiên sẽ làm người dân không hài lòng, cần phải cho người dân quyền quyết định số phận của gia đình mình, khu vực của mình. Họ phải được tham gia định đoạt số phận đất nước của mình.
Ở mức cao nhất thì tại Ukraine không có người tương nhiệm với tôi vì không có tổng thống được bầu cử toàn dân. Nếu như bầu cử diễn ra trong bối cảnh khủng bố như bây giờ thì tất nhiên chúng tôi sẽ không công nhận kết quả.
Quốc hội Krym theo đúng quy trình và luật pháp tại kỳ họp của Hội đồng tối cao đã bầu chọn ra thủ tướng mới. Đây là điều hợp pháp, theo đúng trình tự và không có vi phạm.
Khả năng đưa quân vào Ukraine
Hiện thì chưa cần thiết, nhưng vẫn có khả năng. Các cuộc tập trận mới của chúng tôi hoàn toàn không có liên quan gì tới các sự kiện ở Ukraine.
Sử dụng quân sự là chuyện bất đắc dĩ. Nhưng chúng tôi có yêu cầu của tổng thống hợp pháp của Ukraine, ông Yanukovych, xin trợ giúp quân sự để bảo vệ công dân Ukraine.
Chúng ta thấy sự lộng hành của những kẻ tân phát xít, dân tộc chủ nghĩa, bài Do Thái, tại một số nơi ở Ukraine, kể cả Kiev. Đưa quân vào là hành động bất đắc dĩ.
Chúng tôi cho rằng Ukraine là láng giềng gần gũi nhất, nước cộng hòa anh em của Nga. Lực lượnq vũ trang của hai nước chúng ta là bạn bè, là đồng ngũ. Tôi tin chắc rằng binh lính Ukraine và binh lính Nga sẽ luôn chung một chiến hào. Chính điều đó hiện đang diễn ra ở Krym. Không có đụng độ gì, không có nổ súng gì cả.
Chúng tôi chỉ làm đúng một điều là tăng cường bảo vệ công dân của chúng tôi. Chúng tôi không định can thiệp, nhưng chúng tôi cho rằng tất cả công dân Ukraine phải được quyền tham gia cuộc sống của đất nước và định đoạt tương lai của đất nước giống như nhau.
Đó là lực lượng tự vệ địa phương (tại khu vực Krym). Chúng tôi không tham gia huấn luyện họ. Chúng tôi sẽ không chiến đấu với nhân dân Ukraine. Nếu như chúng tôi quyết định mang quân vào thì chỉ có mục đích là bảo vệ công dân. Chúng tôi không hành động để ép buộc, chỉ bảo người khác làm việc gì nhưng tất nhiên chúng tôi không thể đứng yên nhìn người dân nói tiếng Nga bị truy bức, tiêu diệt, nhục mạ. Tôi mong rằng chuyện đó sẽ không xảy ra.
Về ông Viktor Yanukovych
Ông ta không còn tương lai chính trị gì nữa. Chúng tôi liên quan tới ông ta hoàn toàn là vì lý do nhân đạo. Tôi cho là nếu ông ta còn ở đó thì chắc sẽ bị thủ tiêu.
Ông ta không từ chối ký thỏa thuận về hội nhập châu Âu và hành động trong khuôn khổ hiểu biết của mình. Tôi có gặp ông ta mấy ngày trước, ông ta còn sống, khỏe mạnh.
Về Yulia Tymoshenko
Tình hình trước kia khác bây giờ, trước kia chúng tôi có quan hệ bởi các hoạt động chung. Cũng có tranh cãi nhưng nói chung là quan hệ công tác có tính xây dựng. Nếu bà ấy muốn thì cứ tới Nga, nhưng nay bà ấy không còn là đại diện chính quyền nữa.
Giá khí đốt
Gazprom sẽ không quay lại giá cũ nữa, tập đoàn này không muốn tiếp tục chính sách giảm giá hiện thời, vốn đã thỏa thuận là sẽ áp thực hiện hay không theo từng quý một. Gazprom giảm giá, chính phủ Nga cho chịu đợt đầu nhưng chính thức thì đó không phải là cho vay mà là bảo đảm mua hàng. Phía Ukraine phải trả hết nợ, bắt đầu từ nửa cuối năm 2013, cũng như trả các khoản hiện nay.
Nợ cũ chưa trả được, các khoản hiện nay cũng chưa trả hết. Dĩ nhiên là trong hoàn cảnh này, Gazprom phải nói là nếu đằng nào các quý vị cũng không trả nợ thì hãy quay lại giá bình thường. Đây hoàn toàn là việc làm ăn của Gazprom.
Trọ- giúp tài chính cho Ukraine
Về nguyên tắc chúng tôi sẵn sàng cân nhắc các bước tiếp theo về các khoản cho vay, nhưng các đối tác phương Tây của chúng tôi yêu cầu không làm như vậy. Họ yêu cầu chúng tôi cùng hợp tác nhằm thúc giục chính phủ Ukraine thực hiện cải cách vực dậy nền kinh tế. Chính phủ hiện đang nghiên cứu các phương án khác nhau. Tất nhiên là chúng tôi cũng sẽ trợ giúp tài chính cho Krym.
Về số phận Krym
Câu hỏi về sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga không, được đề ra. Người dân Krym có quyền quyết định vận mệnh của mình trong điều kiện tự do biểu đạt. Không ai có thể tước quyền tự định đoạt của một dân tộc. Chúng tôi không bao giờ khiêu khích hay kích động tâm lý. Chỉ có người dân sống tại những nơi đó có quyền quyết định số phận của mình.
Phản ứng quốc tế
Người ta cáo buộc hành động của chúng tôi là bất hợp pháp, nhưng cần phải nhớ lại hành động của Mỹ ở Iraq, Libya, nơi họ hành xử hoặc không có sự phê chuẩn nào hoặc xuyên tạc các phê chuẩn của quốc tế. Các đối tác của chúng tôi luôn vạch ra rất rõ các mục tiêu địa chính trị của mình. Rồi sau đó họ bắt cả thế giới đi theo mình, ai không chịu cheo thì họ chế nhạo.
Hành động của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, bởi chúng tôi có lời thính cầu của vị tổng thống hợp pháp, phù hợp với những lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi giúp đỡ những người gắn bó với chúng tôi về cả phương diện văn hóa và lịch sử.
Khả năng trừng phạt Nga
Những ai đang nghĩ đến việc trừng phạt Nga cần cân nhắc các hậu quả của chúng. Trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên, cần nghĩ tới điều này. Các đối tác của chúng tôi đã ủng hộ việc chiếm chính quyền bằng vũ lực, công nhận tính chính danh của những người chiếm chính quyền. Chúng tôi cho rằng tất cả các đe dọa hướng tới chúng tôi là vô tác dụng và nguy hại.
Về nhóm G8, tôi không rõ. Chúng tôi đang chuẩn bị cho Hội nghị G8 (ở Sochi), chúng tôi sẵn sàng tiếp đón các đồng nghiệp. Nhưng nếu họ không muốn đến thì chúng tôi cũng chẳng cần.
Về khả năng triệu hồi đại sứ từ Mỹ
Chúng tôi thấy tuyên bố của các chính trị gia khác nhau, triệu hồi đại sứ là biện pháp bất đắc dĩ nhưng nếu cần thì có thể sẽ được sử dụng. Tôi khống muốn điều đó. Trong hợp tác quốc tế không chỉ có nước Nga, mà các đối tác của chúng tôi cũng quan tâm tới hợp tác với chúng tôi và điều này không dễ gì mà vi phạm được./.

2088. MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU: AI SẴN SÀNG HY SINH VÌ UKRAINE?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 08/03/2014
Nga đã triển khai hàng nghìn binh sĩ tại bán đảo Krym thuộc Ukraine, đặt phương Tây trước việc đã rồi và bất chấp lời cảnh báo của phương Tây. Sau giai đoạn đầu thể hiện sức mạnh, quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của mình tại Ukraine, Nga chấp nhận đối thoại để tìm giải pháp lâu dài và bền vững cho cuộc khủng hoảng với hy vọng giữ được Ukraine ở ngoài vòng tay phương Tây. Ớ phía bên kia, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cố gắng bằng mọi cách lôi kéo chính quyền mới ở Kiev đi với mình. Liệu EU có phương tiện – và quyết tâm – để đọ sức với Nga nhằm bảo vệ chủ quyền của một nước láng giềng không? Mỹ hay EU sẽ sẵn sàng hy sinh vì Ukraine?

Trả lời câu hỏi nếu tình hình ở Krym xấu đi, Mỹ và EU có thể phản ứng như thế nào, ông Guillaume Lagane, viên chức cấp cao Pháp, khẳng định trên tạp chí “Đại Tây Dương” rằng khuynh hướng chủ yếu của Chính quyền Obama cho đến lúc này là bị động, nghĩa là đế cho các nước ít nhiều thù địch với phương Tây thực hiện chính sách tương đối hung hăng. Người ta đã thấy điều đó diễn ra với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku và hiện nay là với Nga. Hơn nữa, các ví dụ trong quá khứ khiến người ta không thể lạc quan được. Chính Nga là nước xâm lược Gruzia năm 2008 và, thông qua hai nhà nước bù nhìn (Nam Ossetia và Abkhazia), hiện vẫn tiếp tục chiếm đóng gần 1/3 lãnh thổ của nước này. Quốc tế thời đó không có phản ứng gì.
Như vậy, ai có thể đi đến mức “hy sinh vì Kiev” được? Theo chuyên gia Guillaume Lagane, với tình hình như hiện nay, một cuộc xâm lược quân Sự – vì dường như hàng nghìn lính Nga đang được triển khai trên lãnh thổ Ukraine, phản ứng đầu tiên có thể được chờ đợi là từ lực lượng quân đội Ukraine.
Chính phủ mới của Ukraine đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu, huy động quân dự bị và khẩn cấp thành lập các trung tâm chỉ huy, đồng thời tăng cường an ninh tại các địa điểm trọng yếu như các nhà máy điện hạt nhân trong cả nước. Nhưng Chính phủ Ukraine còn phải tìm được nguồn lực tài chính mới có thể đặt quân độì vào trạng thái tác chiến được. Trong lúc đó ở Krym, binh lính Nga chiếm một số căn
cứ của quân đội Ukraine, kể cả một phần căn cứ phóng tên lửa đạn đạo, tịch thu vũ khí tại nhiều căn cứ khác và gây áp lực buộc binh lính ở đây phải đi theo các nhà lãnh đạo “hợp pháp” của nước cộng hòa tự trị.
Nhưng, một mặt, quân đội Ukraine không phái là lực lượng vũ trang hạng nhất. Theo tờ “New York Times”, tại Krym, quân đội Ukraine chỉ có một trung đoàn hạng nhẹ với 3.500 quân, một hạm đội ở dạng phối thải và trên thực tế được gắn vào hạm đội của Nga, một căn cứ không quân duy nhất và không có vũ khí hạng nặng, cụ thể là xe tăng chiến đấu. Quân đội Ukraine dường như cũng bị mất tổ chức. Tham mưu trưởng, tướng Mykhailo Kutsyn, vừa nhận chức ngày 28/2 sau khi người tiền nhiệm, Đô đốc Yuriy Ilyin, bị cách chức ngay sau khi đi thăm Krym về. Năng lực và thậm chí lòng trung thành của quân đội Ukraine đối với chính phủ mới hiện đang là vấn đề đáng nghi ngờ. Một số đơn vị của Ukraine dường như đã đầu hàng quân Nga. Khinh hạm Hetman-Sahaydachniy, tàu đô đốc của hạm đội Ukraine, đã đào ngũ, kéo cờ Nga và không tuân lệnh của Chính quyền Kiev.
Giả sử nổ ra xung đột trên bộ với quân Nga ở phía Đông bán đảo Krym, quân đội Ukraine không được tổ chức tốt, cũng không có động cơ. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lưọc và công nghệ Moskva, phần lớn các căn cứ của quân đội Ukraine đều hướng về phía Tây, một di sản từ thời Liên Xô và Chiến tranh Lạnh. Cho dù tỏ ra bất lực tại Krym và không được chuẩn bị tốt, song quân đội Ukraine cũng không phải là lực lượng đáng kể, kể cả khi quân lính trung thành với Chính quyền Kiev. ông Matthew Clements, chủ tạp chí “Jane Intelligence Revievv”, giải thích rằng tuy thiếu trang thiết bị và đặc biệt là nguồn tài chính, song trong một cuộc chiến trên bộ, quân đội Ukraine có thể chiến đấu một cách đáng kể.
Mặt khác, quân đội Ukraine dĩ nhiên còn phải chờ phản ứng của Mỹ và EU. Quân đội Ukraine không đủ trình độ như của lực lượng phương Tây, họ có thể nhận được hỗ trợ dưới hình thức nào? Mỹ và EU có phương tiện quân sự ở Biển Đen. Nhưng Mỹ liệu có nhảy vào một cuộc đọ sức với Nga không? ông Guillaume Lagane, đồng thời là chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, nói thẳng thừng: “Gần như là không.”
về phần mình, EU có hai vấn đề. Một mặt, đó là phương tiện quân sự vốn không đầy đủ và EU không thể một mình bảo đảm tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, như đã thấy được ở Mali hay Cộng hòa Trung Phi. Liên minh châu Âu còn có vấn đề gắn kết: tất cả các nước thành viên tổ chức này không phải đều có lập trường giống nhau. Chính phủ Hà Lan quả thực tỏ thái độ phê phán Nga, nhưng có thể đặt câu hỏi Đức, chẳng hạn, liệu có ủng hộ việc sử dụng quân đội để bảo vệ chủ quyền của Ukraine, không? Người ta nghi ngờ điều đó.
Tuy nhiên, Ukraine đang bị đe dọa về đường biên giới, về chủ quyền. Liên minh châu Âu được gì khi thực hiện sự thống nhất thiêng liêng nhân danh tư tưởng dân chủ của mình không? Đó có thể là một cuộc khủng hoảng giúp EU thấy được một số điều, từ đó có thể khiển tổ chức này thay đổi lập trường. Đây cũng có thể là một điều tốt trong lúc nhiều người dân châu Âu nghi ngờ tính hữu hiệu của liên minh và quên những lợi thế mà tổ chức này mang lại. Nhưng cho đến lúc này, EU đúng hơn là ưu tiên quyền lực mềm – hợp tác kinh tế và ảnh hưởng văn hóa – để thu hút các nước này hơn là triển khai lực lượng quân sự.
Trả lời câu hỏi liệu chính quyền mới ở Ukraine có tìm cách thiết lập đối thoại với Nga đồng thời mở rộng hợp tác với EU không, ông Philippe Migault, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), cho rằng Ukraine không thể một mình đối phó với ván cá cược đó mà cần được giúp đỡ, nhưng lại rất khó tìm. Một mặt vì Nga chắc chắn sẽ không cho Ukraine vay tiền vì thỏa thuận ký với Yanukovych không còn hiệu lực đối với chính quyền lâm thời mới và Kiev có một món nợ không nhỏ đối với Nga, một món nợ phải trả. Mặt khác, do Ukraine cũng nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên có nguy cơ thể chế tài chính này không đồng ý lại cho Kiev vay tiền nếu không chấp nhận các biện pháp ngặt nghèo tác động đến dân chúng, điều kiện mà nước này khó có thể chấp nhận được. Cuối cùng là giải pháp của EU. Nhưng Ukraine muốn vay 35 tỷ USD để vượt qua được ngưỡng 2014-2015, trong khi EU không có khả năng. Liên minh châu Âu sẽ không làm cho Ukraine điều mà tổ chức này đã phải rất khó khăn mới làm được cho Hy Lạp vốn là một nước thành viên. Brussels không thể để vấn đề đó trở thành trò đàm tiếu đổi với dư luận của một EU đang giữa thời kỳ ảm đạm.
Về chính sách của chính phủ mới ở Ukraine, Kiev chắc chắn sẽ tìm cách tiến hành đối thoại với Nga, đồng thời tìm cách hợp tác với châu Âu. Kiev không thể ngay lập tức quay lưng lại với Nga, thị trường thương mại chính của mình, mà không phải trả giá về kinh tế, thậm chí về lãnh thổ, nếu các vùng của Nga và nói tiếng Nga quyết định không theo chính phủ mới. Hơn nữạ, từ khi được độc lập, các nhà lãnh đạo kế tiếp nhau ở Ukraine luôn thực hiện chính sách dao động giữa Brussels và Moskva. Liên minh châu Âu cũng như Nga có thể sẽ yêu cầu chấm dứt chính sách lúc nào cũng “không… cũng không…” và Kiev phải cam kết trước khi thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ. Nhưng Ukraine chưa bao giờ muốn làm điều đó – hơn nữa chắc chắn cũng không thể làm được – và trong tương lai sẽ tiếp tục tìm cách để có thể nhận được tối đa của -cả bên này lẫn bên kia mà không phải can dự, từ đó sẽ dẫn đen hệ quả, nhự đã từng xảy ra cách đây gần 25 năm, là không bao giờ nhận được cái gì bền vững từ bất kỳ bên nào.
Theo chuyên gia Philippe Migault, giảng dạy tại trường Đại học Science Po Paris (Pháp), gần như Ukraine không có khả năng trả được nợ. Hoặc EU và IMF hợp sức với nhau hỗ trợ Ukraine để nước này không bị rơi quá nhanh vào vòng tay Nga trong khi đây là một mục tiêu chiến lược của Brussels và WasKỉngton. Nhưng cũng không nên ảo tưởng về số tiền viện trợ: chắc chắn sẽ không có kế hoạch Marshall cho Ukraine.
Về quân sự, trước đây lực lượng của châu Âu từng được triển khai tại vùng Balkans vào năm 1990, nhưng đó là sau khi diễn ra chiến dịch quân sự thực sự do NATO tiến hành. Hiện nay, EU có mặt về quân sự ở Gruzia, nhưng trên quy mô nhỏ, với các quan sát viên được triển khai sau cuộc khủng hoảng năm 2008, song chí ở phía Gruzia vì Nga không chấp nhận cho lực lượng này triển khai ở Nam Ossetia và Abkhazia. Phần còn lại trong cuộc can thiệp của châu Âu vào vùng này chỉ gói gọn ở việc ký các thòa thuận hợp tác và thương mại, với một số nước như Moldovia, Ukraine và Gruzia, những thỏa thuận thương mại không cho phép các nước này gia nhập EU để khỏi làm phật ý Nga.
Một cuộc can thiệp của Nga rõ ràng như đang diễn ra vào lúc này có thể khiến các nước châu Âu phản ứng, nhưng sự việc chưa đến mức đó. Như vậy NATO phải chăng vẫn là ứng cử viên tiềm tàng cuối cùng để phản ứng? Trong những năm 1990, Ukraine đã đề nghị được gia nhập NATO. Việc gia nhập được đẩy lùi đến hội nghị thượng đỉnh Bucarest vào năm 2008, cụ thể là theo đề nghị của Pháp và Đức, hai nước không muốn làm phật ý Nga. Đề nghị đó sau đó bị Yanukovych hủy bỏ. Gruzia cũng là ứng cử viên vào cùng thời kỳ đó. Vấn đề được đặt ra tiếp theo là gia nhập NATO có bảo vệ được chủ quyền khi phải đối mặt với Nga, vì một nước bị xâm lược có thể yêu cầu tình đoàn kết của các đồng minh, không? Hiện nay, cũng vẫn câu hỏi đó được đặt ra. Ukraine không thể đưa ra yêu cầu đó vì không phải là thành viên NATO, nhưng tổ chức quân sự này có thể cho rằng an ninh của Ukraine nằm trong lợi ích của mình, vì mối quan hệ đối tác đã được thiết lập. Kiểu tình hình đó là có thể diễn ra, hơn nữa vì Ukraine nằm giữa một số nước thành viên NATO như Ba Lan, Hungary, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một vấn đề được đặt ra: vì Nga có chỗ dựa ở Krym, một cuộc can thiệp của châu Âu liệu có được hoan nghênh ở vùng này không? vấn đề, theo chuyên gia Guillaume Lagane, là cần thực sự đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một cuộc can thiệp. Cách thức Chính phủ Ukraine bị lật đổ không đáp ứng chuẩn mực của các nền dân chủ phương Tây, đồng thời chính quyền mới của nước này cũng đưa ra một số quyết định mang tính tượng trưng nhưng vụng về, cụ thể là cấm nói tiếng Nga như ngôn ngữ thứ hai và, như vậy, có thể khiến dân chúng nói tiếng Nga không thoải mái.
Đồng thời, có thể EU sẽ là thiếu thận trọng nếu để Nga vẽ lại đường biên giới của châu Âu nhân danh các thiểu số ngôn ngữ bản địa. Điều đó có thể mở đường cho các thiểu số ở các nước khác đưa ra yêu sách theo kiểu này. Quyền tự trị của Krym nên được củng cố, nhưng phải trong khuôn khổ thương lưọng chứ không phải bằng chính sách sức mạnh. Người ta có cảm giác rằng EU tìm cách thiết lập mối quan hệ đối tác bình đẳng với Nga, nhưng đó là một nhà nước độc đoán chỉ biết đến chính sách sức mạnh.
Về khả năng EU đang bị giằng xé từ hai phía: phải bảo vệ Ukraine với nguy cơ gây ra xung đột và vuốt ve con gấu để nó không xù lông lên, hay nhe răng ra dọa nó, ông Guillaume Lagane khẳng định mọi chính sách của phương Tây đều bị chia rẽ giữa hai cách tiếp cận này. Giờ không phải là thời Chiến tranh Lạnh nữa, nhưng lại rất giống Chiến tranh Lạnh: một bên là chính sách đối đầu của Mỹ ở một số thời kỳ, cụ thể là với Reagan, và vào một số thời điểm khác là chính sách đối thoại, như chính sách hòa dịu với Kissinger. Mối quan hệ với Nga là phức tạp: các nước châu Âu nhập 40% lượng khí đốt của mình từ Nga, như vậy được lợi nếu mối quan hệ tốt. Đồng thời, chính sách quá ôn hòa sẽ thúc đẩy Nga chiếm giữ mọi lợi thế mà họ có thể nắm giữ. Nhưng đừng nên quên rằng Nga là một người khổng lồ chân đất sét. Đó là một nước cũng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khí đốt, nguồn thu nhập chính của nước này, và như vậy không có lợi nếu làm mình làm mẩy với khách hàng chính của mình là EU. Cũng cần ghi nhận ràng Nga thực hiện chính sách sức mạnh với một số nước hạng hai như Moldovia hay Gruzia, và quân đội Nga chắc chắn không có khả năng đương đầu được với quân đội của phương Tây.
Còn với quân đội châu Âu, một quân đội vẫn có hạn chế như người ta đã nói, thì sao? Châu Âu có thể gây xung đột với Nga không? Theo ông Guillaume Lagane, tác giả cuốn “Các vấn đề quốc tế qua tư liệu” (Nhà xuất bản Ellipses, năm 2013, tái bản lần hai) và “Những bước đi đầu tiên trong địa chính trị” (Nhà xuất bản Ellipses, năm 2012), mọi thứ phụ thuộc vào cuộc xung đột mà người ta nghĩ đến. Nếu đó là một cuộc xung đột tống thế, Nga vẫn là nước có vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới. Nhưng khi nhìn vào các cuộc xung đột thông thường, giá trị của quân đội Nga chỉ là rất tương đối. Hồng quân đã suy tàn rất mạnh sau khi Liên Xô tan rã. Trong những năm 2000, ngân sách dành cho quân đội Nga được Tổng thống Putin tăng 50% chỉ đề hiện đại hóa và giúp quân đội có khả năng tác chiến mà thôi. Người ta biết rằng quân đội Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột Gruzia năm 2008, nhưng không phải không có khó khăn, trước quân đội Gruzia không phải là quân đội hạng một. Vũ khí của Nga không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru. Người Nga hơn nữa lại bắt đầu thực hiện chính sách mua vũ khí của phương Tây, trong đó Pháp là nước được lợi nhiều nhất, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang đã quá lỗi thời.
Được hỏi nguy cơ đối với EU là gì nếu can thiệp vào Ukraine, chuyên gia Guillaume Lagane cho rằng có ba nguy cơ. Cuộc can thiệp quân sự có thể khiến EU can dự vào tình hình nội bộ vốn phức tạp của Ukraine: có thể phương Tây sẽ đứng về phía Ukraine chống lại thiểu số nói tiếng Nga. Thứ hai, có thể đi đến đối đầu ở quy mô lớn hơn với Nga, với tất cả những gì liên quan đến hợp tác kinh tế, vấn đề Syria hay Iran, thậm chí rộng hơn với tình hình lên tới đỉnh điểm và Nga, vốn rất coi trọng an ninh quốc gia, bị đe dọa. Cuối cùng, đó có thể là một cuộc xung đột có giới hạn về không gian dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Nhưng tình hình vẫn chưa đến mức đó. Các nhà lãnh đạo Nga dẫu sao cũng tương đối hợp lý và lúc này họ tính toán rằng chính sách sức mạnh sẽ không khiến phương Tây phải phản úng và có thể thực hiện được mà không sợ phải hứng chịu phản ứng tiêu cực. Như vậy, tình hình là tương đối đáng lo ngại vì nếu không phản ứng sẽ trao cho Nga và, dĩ nhiên, cả một số nước khác nữa một tấm séc không. Nhưng nếu phản ứng thì… Nga vẫn là Nga chứ không phải là Cộng hòa Trung Phi./.
 

2089. KỊCH BẢN UKRAINA CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thanh Giang
Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đoán và liên hệ với Việt Nam.
Những biến cố lịch sử Ukraina
Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: KievSevastopol.

Cách mạng Cam lẽ ra đã có thể đưa Ukraina vào buớc ngoặt lịch sử để tiến mạnh trên đường dân chủ hóa. Tiếc rằng do đấu đá tranh giành quyền lực giữa ông Viktor Yanukovych, ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko, chính trường Ukraina đã trở nên rối loạn.
Năm 2004, thủ tướng Viktor Yanukovych tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử để trở thành Tổng thống. Dựa vào phán xét kết quả bầu cử là gian lận của Toà án Tối cao Ukraina, Viktor Yushchenko đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cam và cùng bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Cuộc đấu đá tiếp diễn, năm 2006 Yanukovych được trở lại làm Thủ tướng cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 thì phải nhường ghế cho Tymoshenko. Đến cuộc bầu cử 2010, Viktor Yanukovych lại đánh bại Tymoshenko để trở lại ghế tổng thống.
Nắm được quyền lực, không chăm lo xây dựng chính quyền do dân, vì dân mà V. Yanukovych tha hóa biến chất rất nhanh. Bất mãn trước một chính quyền độc tài, độc đoán với nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế sa sút và chênh lệch giầu nghèo dõang rất xa, hàng loạt cuộc biểu tình nổi lên ngày một nhiều nhưng chính quyền đã không những không biết soi vào đấy để chỉnh đốn, cải tạo mà ra tay đàn áp. Cuộc đàn áp dã man sinh viên biểu tình ở thủ đô Kiev đầu tháng 2 năm 2014 đã như đổ dầu vào lửa làm bùng phát quyết liệt tinh thần phản kháng uy hiếp mạnh đến mức Tổng thống phải bỏ dinh thự chạy trốn rồi chuồn khỏi đất nước.
Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bãi chức tổng thống vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 với tỷ lệ phiếu thuận là 328 trên 340.
Nguyên nhân sụp đổ chính quyền Yanukovych
Mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ trong nhiều tháng, nhiều năm nhưng nó chỉ bùng phát dữ dội đủ làm cho chính quyền Yanukovych sụp đổ tuồng như bất ngờ khi Tổng thống từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga.
Ukraina như tấm bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều rất kiêng cữ đối với Nga. Ukraina lại có bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, nơi được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải Nga.
Trong bán đảo Crimea, Nga có căn cứ hải quân đóng tại Sébastopol. Tại đây lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn : 1/ từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) để vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái Bình dương.
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042.Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm cho tới 2042 với giá chưa đến 100 triệu USD/ năm.
Để mua chuộc và “gìn giữ” Ukraina, năm 2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraina như một cách giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ. Không chỉ “cứu đói”, Nga còn ra tay “cứu rét” cho Ukraina khi tuyên bố sẽ giảm giá khí đốt 30%. Cử chỉ nghĩa hiệp – như bầy trải bữa cơm thịnh soạn trước cơn đói lòng như vậy – nhẽ ra phải được nhân dân Ukraina hồ hởi đón nhận nhưng không ngờ cánh tay người biểu tình càng giơ cao hơn, tiếng thét càng lớn hơn cả khi người dân Ukraina gia nhập vào các đoàn biểu tình chống tham nhũng từng nổ ra. Phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe rất rõ ở đây những khẩu hiệu thiêng liêng đòi Tự do, Độc lập, Dân chủ.
Các nước xung quanh trước kia xem Nga như trung tâm của nền văn minh Chính Thống Giáo để rồi từ đấy họ bị Nga lôi kéo vào chủ nghĩa Mác. Hậu quả mà họ được nếm trải là một xã hội độc tài, bất công; tình trạng tham nhũng lan tràn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tài nguyên môi trường trong nước bị phung phí hủy hoại; kinh tế kém phát triển; đời sống khó khăn.
Để khống chế “con tin”, một mặt Nga dùng mọi phương kế ngăn chận ảnh hưởng của Phương Tây với những giá trị tinh thần nhân bản cao cả; một mặt dùng con bài năng lượng cùng với bộ máy quân sự hùng mạnh để đe doạ lân bang.
Những diễn biến bên trong Ucraina hoàn toàn là vấn đề nội bộ. Chưa ai cầu mà tổng thống Putin đã khẩn trương ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraina. Ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công nước láng giềng. 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea. Truyền hình Ukraine vào tối 4/3 cho biết nhiều tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ tên lửa phòng không ở phía Bắc thành phố Sevastopol.
Liên hệ với Việt Nam
Sau Chiến tranh Thế giới II (1939–1945), cuộc Chiến tranh Lạnh đã dấy lên chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 1991, Chiến tranh Lạnh biến tướng và tiếp diễn trong cuộc chạy đua vươn tới bá chủ của ba đại cường quốc: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ba đại cường quốc này thi nhau thành lập các liên minh liên kết và ép buộc các nước nhỏ, đặc biệt là các lân bang trở thành chư hầu để tăng cường thanh thế, mở rộng tầm ảnh hưởng, áp đảo đối phương.
Một số nước nhỏ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Tại đây, việc chọn nước nào trong ba nước trên làm đối tác chiến lược ưu tiên số một có ý nghĩa trọng đại và nhiều khi trở thành mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ.
Ở Ukraina, như đã thấy, việc chọn Nga hay Phương Tây đã trở thành yếu tố quyết định để nhân dân ủng hộ hay phế truất lãnh đạo. Miếng mồi thơm 15 tỷ USD của ông Putin không xua tan được nỗi cay cực của nhân dân Ucraina vì đã ghi sâu trong tâm khảm rằng chính họ là nạn nhân của Stalin khi bị dùng làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói.
Tất nhiên, yếu tố quyết định đó không phài là duy nhất. Bên cạnh đó còn nhiều nhiều yếu tố khác thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là tham nhũng.
Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố Ukraina khuếch đại.
Tuy lâm cảnh nghèo khó nhưng Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 USD so với con số 1.800 của Việt Nam.
Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Minh bạch Quốc tế tính cho năm 2013, nếu Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước thì thứ hạng của Việt Nam cũng đến 116.
Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ở Việt Nam quyết liệt hơn ở Ucraina rất nhiều. Nó thường trực. Nó thiên biến văn hóa, xẩy ra mọi chốn mọi nơi. ĐCSVN gọi nó là cuộc đấu tranh “Chống Diễn biến Hòa bình” và là nỗi ám ảnh gây bệnh tâm thần, đến nỗi Đảng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Chọn hướng ưu tiên ở phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang là mâu thuẫn dễ dãn đến xung đột ngày càng lớn giữa nhân dân Việt Nam, đại đa số đảng viên CSVN với một bộ phận lãnh đạo ĐCSVN. (Hy vọng rằng không phải tất cả, chỉ một bộ phận thôi, mà bộ phận này cũng đang nhỏ dần).
Rước Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite đã là tội lỗi tầy đình thời Nông Đức Mạnh. Sao lại tiếp tục bán rừng đầu nguồn cho họ và kéo họ vào Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng … để mọc lên nhan nhản những làng Trung Quốc, những phố đèn lồng đỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương …!
Có thể biểu dương thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi hôm qua (11-3-2014), trong buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng lao động ngoài Biển Đông.
Nhưng, sao những biểu hiện dù chỉ dè dặt như vậy còn hiếm hoi quá. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng mà miệng như ngậm hột thị, hầu như không thấy hé răng đề cập đến vấn đề hệ trọng hàng đầu của đất nước hiện nay bao giờ.
Tệ đến mức, khi Trung Quốc đã ngang ngược thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa và trên biển của ta, Quốc hôi yêu cầu cho nghe báo cáo tình hình thì ông Chủ tịch Quốc hội dám trâng tráo tuyên bố “Biển Đông không có gì mới”.
Càng tệ haị hơn khi TBT ĐCSVN chủ trương mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam dẹp loạn.
(Văn bản ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011 ghi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. Và tôi đã chất vấn: “Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau” trong cái gọi là “giũ gìn ổn định trong nước” của ta?).
Giữa nhân dân và một bộ phận trong lãnh đạo Đảng, những nhận định và chủ trương ứng phó với Trung Quốc dường như khác biệt nhau đến mức đối nghịch. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn đều bị ngăn trở hoặc đàn áp dã man. Dẫu sao chắc chắn sẽ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc.
So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh …, đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.
Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những “con rệp”, những “con ong trong tay áo” và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam.
Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0984 724 185

2090. Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Việt Nam

Diễn Đàn
THÁI VĂN CẦU
Năm 2014 đánh dấu hai sự kiện lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc : Kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hoà hy sinh, và kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược chống Việt Nam. 
Ngày 14 tháng 3 năm nay cũng đánh dấu 26 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, khiến 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh. 
Qua nguồn tư liệu do nhà nước Việt Nam phổ biến công khai sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc và qua đối chiếu với nguồn tư liệu độc lập để kiểm chứng, ba điểm mốc thời gian của năm 1974, 1979, và 1988 phản ánh các mắt xích trong một chiến lược lâu dài, nhất quán, của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam : Bắt đầu từ thập niên 1950 cho đến ngày nay, bằng những mưu đồ, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau, thay đổi tùy tình huống, Trung Quốc luôn luôn muốn kiềm chế Việt Nam, giữ Việt Nam ở vị thế nước yếu kém, lệ thuộc vào Trung Quốc. 
Mặc dù vào năm 1979, Trung Quốc thất bại thảm hại trong việc sử dụng hàng trăm ngàn quân tinh nhuệ và hoả lực hùng hậu để “dạy” cho Việt Nam một bài học, kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, Trung Quốc thành công đáng kể trong nỗ lực kiềm chế Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. 
Do Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa rõ ràng, vững chắc, và do hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều năm trước, người viết đề nghị Việt Nam kiện toàn hồ sơ chủ quyền, tham vấn chuyên gia người nước ngoài, tranh thủ ủng hộ của khu vực và thế giới trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. 
Thực tế cho thấy, trong gần 20 năm, lãnh đạo Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hòa bình”, trên tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, và trên cơ sở “16 chữ vàng, 4 tốt”. Việt Nam hoàn toàn bị động, tiêu cực, không có một phương án nào khác biệt với lập trường của Trung Quốc cho Biển Đông.
(Xem thêm Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc giữa Tổng bí thư hai đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh – Hồ Cẩm Đào, tháng 6 năm 2008). 
Trong cùng thời gian, Trung Quốc tích cực xây dựng sức mạnh trong cả hai lãnh vực quyền lực mềm và quyền lực cứng về Biển Đông :
  • ban hành “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” bao gồm quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa năm 1992 (20 năm trước khi Luật Biển Việt Nam được ban hành) ;
  • kể từ giữa thập niên 1990, đầu tư vào các học viện, trung tâm nghiên cứu chiến lược, quy mô lớn, thu hút sự tham gia của giới nghiên cứu, chuyên gia người nước ngoài ;
  • vận động để có quan toà Trung Quốc trong hai cơ chế luật pháp quốc tế: Toà án Quốc tế (ICJ) và Toà án Luật Biển (ITLOS) ;
  • kể từ năm 1999, ban hành lệnh cấm đánh cá ba tháng mỗi năm, bao gồm vùng biển của Việt Nam ;
  • hiện đại hoá lực lượng hải quân để gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông ;
  • lôi kéo đồng minh trong khối ASEAN ;
  • nâng cấp đơn vị hành chính quản lý các đảo chiếm đóng bất hợp pháp thuộc Hoàng Sa-Trường Sa, v.v. 
Mãi cho đến đầu năm 2013, lãnh đạo Việt Nam mới lần đầu tiên đề cập đến sử dụng công cụ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. 
Vài diễn biến đáng ghi nhận trong ba tháng đầu năm 2014 là việc nhà nước cho kỷ niệm một cách giới hạn 40 năm trận đánh Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà và hải quân Trung Quốc, cho thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu biển Đông để thúc đẩy việc nghiên cứu, và trong một cuộc gặp chính thức, Đại sứ Việt Nam tại Philippines thông báo cho phó Tổng thống nước bạn biết là Việt Nam ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. 
Các bước đi này, dù muộn màng nhưng đúng hướng, cần thiết phải có cho quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa và bảo vệ quyền lợi đất nước trên Biển Đông. 
Những bước đi khác mà Việt Nam nên khẩn trương thực hiện song song là:
  • hoàn chỉnh một cách khoa học, nghiêm túc, hồ sơ bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa – Trương Sa qua đóng góp của giới nghiên cứu (độc lập cũng như trực thuộc bộ máy chính quyền) và qua tham vấn chuyên gia luật pháp quốc tế người nước ngoài
  • trong khi hiện đại hóa quốc phòng là điều không thể thiếu trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, là nước yêu chuộng hoà bình, Việt Nam tiếp tục phát huy mặt thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước, trong và ngoài khu vực
  • do điều kiện đảo, đá, do nhu cầu giảm thiểu mức độ xung đột, tranh thủ ủng hộ của quốc tế, và do khả năng vô hiệu hoá đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam chủ trương quy định ngay cả đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa và Trường Sa có lãnh hải 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa
 Việt Nam nên năng động, tích cực trình bày cho thế giới thấy rõ rằng, do vị thế chiến lược của các đảo này, Hoàng Sa-Trường Sa đóng vai trò then chốt trong đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc. 
Quyết tâm của Việt Nam nhằm thúc đẩy sử dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc không chỉ để giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải giữa những bên liên hệ mà còn để mang lại ổn định cho tất cả các nước có giao thông hàng hải đi ngang qua một khu vực quan trọng hàng đầu thế giới và có diện tích rộng bằng một phần ba diện tích nước Mỹ. 
Nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào giữa tháng 2 năm 2014, Trung Quốc tuyên bố tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương, trên cơ sở chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế. 
Để tạo đột phá trong bế tắc hiện nay và để tranh thủ thuận lợi hiện có, xét từ góc độ luật pháp quốc tế và tình hình khu vực, Việt Nam nên hoặc tự mình, trong trường hợp Hoàng Sa, hoặc cùng Philippines, Malaysia, trong trường hợp Trường Sa, hoặc một kết hợp khéo léo của cả hai phương án, công khai kêu gọi Trung Quốc đồng ý để cơ chế luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông. 
Trung Quốc có quan toà đại diện trong Toà án Quốc tế và Toà án Luật Biển; Trung Quốc cũng luôn luôn khẳng định trước dư luận thế giới là họ có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý hậu thuẫn cho đòi hỏi đường lưỡi bò nói chung và quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nói riêng. 
Nếu khẳng định chủ quyền của Trung Quốc là dựa trên cơ sở sự thật, khó có bất kỳ lý do chính đáng nào cho Trung Quốc viện dẫn để từ chối vai trò giải quyết tranh chấp giữa các nước mà Toà án Quốc tế đã và đang hành xử hữu hiệu trong hơn 60 năm nay. 
Việt Nam đang thật sự đối diện với một trách nhiệm to lớn mà lịch sử giao phó: sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để duy trì an ninh và trật tự trong một khu vực trọng yếu của thế giới.

Trái thơm trăm mắt

Tạp ghi Huy Phương  – Nguoiviet

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/184121-DP-140307-TapGhi-400.jpg

(Hình minh họa: Issouf Sanogo/AFP/GettyImages)
“Trái thơm trăm mắt” là hình ảnh mà cán bộ cộng sản Việt Nam thường đem ra để hăm dọa răn đe những người tù trong trại tập trung, với cả dân chúng, đồng bào, vì họ cho rằng, không có gì che giấu hay thoát khỏi những con mắt nhòm ngó, rình mò của người khác, những người chỉ điểm, lập công mà họ gọi là nhân dân: “Nhân dân như trái thơm trăm mắt, không có gì qua khỏi con mắt nhân dân.”
Ðảng cộng sản nhân danh nhân dân để đàn áp nhân dân. Với chế độ công an trị, công an khu phố, công an phường để theo dõi hành động và tư tưởng của quần chúng chưa đủ, họ còn tạo ra một màng lưới chỉ điểm, tố cáo những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ. Trong chế độ cộng sản, sự sợ hãi bao trùm, ai cũng nghĩ mình đang bị nhòm ngó, tố cáo, và bản năng sống còn lại đi nhòm ngó tố cáo người khác. Ðó là những người chỉ điểm không công, vì nghĩ rằng mình không tố cáo người khác, thì cũng bị người khác, dò xét, tố cáo mình. Những người này dưới chế độ cộng sản có thể là vợ chồng, anh em, bạn bè. Họ tỉnh táo trong khi bạn say, ghé tai qua vách lá hay đang chui dưới gầm giường của bạn. Cũng có thể họ là các em “khăn quàng đỏ,” “thiếu nhi Bác Hồ” đã được đào tạo, vinh danh thành những thần đồng chỉ điểm.
Ngày trước, trong những vùng xôi đậu, ngày là quốc gia, đêm là cộng sản, họ triệt để khai thác việc tố cáo nhau, làm tê liệt ý chí, gây đòn cân não trong quần chúng, tạo ra một sự sợ hãi bao trùm, và không thiếu gì người đã yếu đuối, sợ sệt quy hàng, đi tố cáo người khác. Do đó, trong họ hàng thân thích, giữa vợ chồng, anh em đều nghi kỵ và sẵn sàng tố cáo, điềm chỉ nhau. Và chính sách giết lầm hơn tha lầm bắt đầu, như là một đợt khủng bố quy mô, làm tê liệt sự đối kháng bất bình của người dân đối với đảng và nhà nước. Một người chỉ than phiền, thốt ra một lời chỉ trích Việt Minh trong một số bạn bè nhỏ là đêm đó bị chém đứt lìa cổ vứt ngoài bờ ruộng. Một người dân khác, trong phạm vi gia đình chỉ vì mắng con “theo cộng sản thì có cạp đất mà ăn!” thì sáng hôm sau người ta thấy ông chết bên ngõ nhà, miệng bị nhét đầy đất cát! Hầu hết các nước bị cộng sản, hay các chế độ độc tài, đều áp dụng lối tố cáo lẫn nhau để kiểm soát những ai có tư tưởng, lời nói và hành động chống lại nhà nước, lãnh tụ. Công khai thì có những buổi họp phê bình, kiểm thảo cả đám đông tập thể tại chỗ, trong bóng tối thì có đảng khuyến khích chỉ điểm, tố giác, bằng thư rơi. Không cần phải lập tòa án, cũng không cần phải tự biện hộ, minh oan, một lời tố cáo vu vơ của ai đó cũng đủ yếu tố cho một bản án chung thẩm.
Câu chuyện cải cách ruộng đất khi mà kẻ chịu ơn mắng nhiếc xỉ vả người ơn, gây nên bao cảnh tương tàn, làm cho con người mất hết nhân tính, trở thành những con thú nhe răng gầm gừ, mắt đỏ ngầu những tia máu.
Trong nhà tù tập trung, cộng sản chiêu dụ, ve vãn những ai hợp tác với họ để làm thành một mạng lưới điềm chỉ? Ðó là những thành phần chúng nghĩ là bất mãn với chế độ VNCH, những gia đình nghèo khó, vô sản, và nhất là những gia đình có dính líu đến “cách mạng” căn cứ vào những bản lý lịch tự khai. Hồi ở trại Cẩm Nhân, Hoàng Liên Sơn, nằm cạnh tôi là một vị đại úy tuyên úy Phật Giáo. Ông xuất gia từ thuở nhỏ, nhà quá nghèo nên cha mẹ phải gửi ông vào chùa nương thân. Ông tu học, chay tịnh suốt 20 năm, chăm học, đỗ tú tài nên được bổ dụng đi làm tuyên úy Phật Giáo. Ông cho tôi biết, trại tù nhắm vào thành phần giai cấp thuở nhỏ của ông, gọi ông lên làm việc và dụ dỗ ông làm chỉ điểm để tố giác những bạn đồng tù, nhưng ông từ chối. Tôi biết ông nói thật qua tư cách đáng quý hằng ngày của ông mà tôi đã được biết. (1)
Ngay tại trại Công Binh Hốc Môn, chỉ sau một tháng bị tập trung, một ông bạn tù chỉ vì khai báo có một ông anh ruột tập kết ra Bắc, giữ một chức vụ trưởng trong Bộ Giáo Dục, đã được “kết nạp” ngay, và từ đó người quản giáo phụ trách đội ra rả lên án, “anh này không an tâm học tập, anh kia còn tư tưởng mơ màng đến Mỹ.”
Nhân dân dưới chế độ độc tài sợ chính quyền độc ác thì chính quyền cũng sợ và coi nhân dân như kẻ thù, lúc nào cũng nghĩ có người chống đối, thù ghét mình, sẵn sàng đàn áp không nương tay những mầm mống chống đối. Cộng sản tạo nên một bộ máy công an đầy uy quyền, đặc lợi, gần như đứng trên luật pháp như “có quyền bắn người khi thi hành công vụ” chưa đủ trấn an nỗi sợ hãi, mới đây CSVN đã cho con người, sau gần 40 năm “giải phóng” trở lại thời kỳ đấu tố, điềm chỉ của miền Bắc thời mới tiếp thu Hà Nội, của thời “cải cách ruộng đất.”
Ðừng cho chuyện nhà cầm quyền cộng sản Quận 4, Sài Gòn, vừa phân phối “phiếu tố giác tội phạm” đến quần chúng là chuyện sai trái của cấp nhỏ, chứ không phải là chủ trương đường lối của đảng, mà phải hiểu rằng đây là một thí điểm bắt đầu. Nếu với những tội danh vu vơ như “kích động, nói xấu chế độ,” thì có khác chi những tội trạng đã bị Việt Minh chặt đầu, thả trôi sông thời 1945 đối với những người bất mãn. Tố giác chuyện “vận động khiếu kiện tập thể” là chính quyền muốn diệt chuyện dân oan, ngày nay đã lan tràn khắp nước, từ Nam ra Bắc. Bất bình vì tham nhũng, chiếm đất, cưỡng chế, người dân phải dùng đến vũ khí như súng bắn đạn hoa cải, bom xăng, mìn tự chế để đối kháng, hay kéo nhau đi khiếu kiện, ăn chực nằm chờ, đói khát ở công viên, bờ đường, dù biết rằng tuyệt vọng. Chính vì nỗi lo sợ các phong trào này lan rộng, cộng sản muốn truy tìm những người lãnh đạo những phong trào dân oan, để đánh rắn dập đầu, giết họ từ trong trứng nước.
Khi người dân bắt đầu đẩy lùi sự sợ hãi can đảm đứng lên thì chính quyền bắt đầu biết sợ hãi, chẳng khác nào người sợ ma đi trong bóng đêm huơ ngọn đuốc trước mặt, nhưng sợ bóng tối sau lưng. Họ khuyến khích mọi người dân tố giác, lấy bàn tay ma quỷ vô minh để tiêu diệt người ngay thẳng, yêu nước. Cộng sản cũng dùng “phiếu tố giác tội phạm” để hãm hại người trung chính, vì chính quyền không công bố tên tuổi những người tố cáo, mà họ chỉ là những bóng ma không lộ mặt. Từ những chi tiết trong “phiếu tố giác tội phạm” dân chúng có thể trở thành những nạn nhân bị kết tội “chống phá, mưu toan lật đổ nhà nước” hay “làm gián điệp cho nước ngoài!”
Tôi cho đây là dấu hiệu suy yếu của chế độ, khi cộng sản tự cho là vững mạnh nhưng dùng thủ đoạn của những toán phiến quân khủng bố ngày trước.
(1) Cựu đại úy Tuyên Úy Phật Giáo Nguyễn Hữu Hoàng, bây giờ ông ở đâu?

-Ô hô! Báo Công an Đà Nẵng khen Kim Jong Ủn “đắc cử chăm phần chăm” là “Chiến thắng của lòng dân”

Chepsuviet

1Chẳng cần bàn gì thêm nữa! Mời đọc: 
Báo Công an Đà Nẵng

Chiến thắng của lòng dân

Thứ ba, 11/3/2014 – 9h28′
(Cadn.com.vn) – Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên ở Triều Tiên dưới triều đại nhà lãnh đạo Kim Jong-Un diễn ra hôm 9-3 kết thúc thành công với thắng lợi quan trọng dành cho vị lãnh đạo trẻ này.
Theo đó, nhà lãnh đạo họ Kim giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử mà không hề có phiếu trắng nào, tức là 100% số phiếu đồng ý. “Toàn bộ cử tri của khu vực bầu cử đều đi bầu và 100% cử tri bỏ phiếu ủng hộ nhà lãnh đạo Kim Jong-Un. Đây là biểu lộ sự ủng hộ tuyệt đối và tin tưởng hoàn toàn của nhân dân dành cho nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-Un do họ vẫn luôn trung thành và kính trọng ông”, KCNA đưa tin.
Kết quả này cho thấy, ông Kim Jong-Un rất được lòng dân. Và mỗi lá phiếu bầu dành cho “người thừa kế” này chắc chắn sẽ càng củng cố quyền lực của ông, gia tăng ảnh hưởng của Triều Tiên về một đất nước đoàn kết. Đây rõ ràng là điều rất quan trọng trong bối cảnh quan hệ liên Triều vẫn lạnh lẽo quanh những vụ thử hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên tổ chức bầu Quốc hội 5 năm một lần và đây là cuộc bầu cử rất quan trọng, như thước đo quyền lực và vị thế của mỗi vị quan chức. Cùng với chiến thắng này, ông Kim Jong-Un bổ sung thêm chức danh đại biểu quốc hội vào danh sách các chức vụ mà ông nắm giữ, trong đó có Tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực.
Và với tỷ lệ 100% tròn trĩnh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã bước thêm một nấc thang danh vọng của gia tộc họ Kim, đặc biệt là sau khi người em gái Kim Yo-Jong, khoảng 26 tuổi -27 tuổi, chính thức xuất hiện tại một điểm bầu cử Quốc hội hôm 9-3 tại Đại học Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Theo giới phân tích, bà Kim Yo-Jong đang được chuẩn bị để giữ vai trò hỗ trợ giống như người cô ruột Kim Kyong-Hui.
Thanh Văn

Hơn 44% lao động nước ngoài không phép ở một dự án nhiệt điện

...cc: Nước ngoài là nước nào??? hay là nước LẠ – không dám nêu tên chúng ra???
http://plo.vn/viec-lam/hon-44-lao-dong-nuoc-ngoai-khong-phep-o-mot-du-an-nhiet-dien-453395.html
Thứ Tư, ngày 12/3/2014 – 02:25
Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, hiện nay tổng số lao động nước ngoài tại các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải là 1.026 người.

Trong đó, có 552 lao động được cấp phép, năm lao động miễn cấp phép, còn lại 469 lao động chưa được cấp phép.

Trước tình hình trên, cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh yêu cầu các nhà thầu phải nhanh chóng hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc đưa lao động là người nước ngoài đến làm việc tại đây. Đến ngày 13-3, nếu không được sự chấp thuận của chính quyền thì số lao động chưa được cấp phép sẽ không được vào công trường làm việc.

HOÀNG DŨNG

Thanh Oai (Hà Nội): Chuyện lạ: Cưỡng chế bắt dân dồn điền đổi thửa

– Hôm 11.3, hàng chục hộ dân ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai gọi về đường dây nóng của Dân Việt phản ánh việc chính quyền ở đây đã dùng công an “ép” dân phải dồn điền đổi thửa.
Phá lúa, cưỡng chế người dân
Ông Nguyễn Văn Hảo ở thôn Trường Xuân cho biết, sáng 11.3 vợ ông là bà Lê Thị Thoa ra ruộng chân mạ cấy, thì bị 4 công an viên đến ngăn cản, rồi đẩy ngã xuống ruộng.
“Họ cưỡng chế, khiêng vợ tôi lên bờ và dùng trâu bò xuống bừa nát đám ruộng vợ tôi vừa cấy xong” – vừa nói ông Hảo vừa mò tay xuống bùn vơ mấy cọng mạ còn sót lại cho chúng tôi xem.
Rồi ông chua chát nói: “Đây chú xem, có mấy thước ruộng chân mạ, khu này thôn thống nhất không chia lại, ruộng nhà ai người đó dùng, nhưng lãnh đạo xã vẫn chỉ đạo lực lượng công an xuống để ép chúng tôi phải dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Rõ là chính quyền xã đã có dấu hiệu phá lúa, hủy hoại tài sản của dân”.
Khu ruộng ngập sâu đến bụng, nhưng lãnh đạo xã vẫn ép dân bốc thăm để nhận ruộng.
Khu ruộng ngập sâu đến bụng, nhưng lãnh đạo xã vẫn ép dân bốc thăm để nhận ruộng.
Ông Hảo cho biết thêm, khi con gái ông là Nguyễn Thị Lan nghe tin mẹ bị đẩy ngã xuống ruộng và chạy vội ra, thì ngay lập tức bị ông Trần Văn Hiếu và Phùng Văn Thanh là công an viên xã đẩy ngã đập đầu xuống đường. Chị Lan ngất xỉu tại chỗ, người dân phải đưa đi cấp cứu.
Có mặt tại Trạm Y tế xã Xuân Dương, khi gặp chúng tôi chị Lan vẫn đang rất bàng hoàng, không hiểu vì sao mình lại bị công an đối xử như vậy. Lan ôm đầu nói: “Khi tôi chạy ra gần ruộng thì bị mấy anh công an giằng co, đẩy tôi ngã xuống đất, tôi ngất đi rồi không biết gì nữa”.
Cũng theo lời kể của ông Hảo, khi thấy sự việc đó anh Vũ Văn Huề đã dùng điện thoại quay lại sự việc. Khi anh từ trên tường rào nhảy xuống đất, anh bị lực lượng công an nói là chống đối lực lượng công an, rồi bắt anh giải về công an huyện tạm giữ…
Để làm rõ những thông tin này, chúng tôi đã tìm gặp ông Hoàng Bá Long – Chủ tịch UBND xã Xuân Dương, nhưng ông Long một mực khước từ trả lời, với lý do bận tiếp công an huyện, hẹn chúng tôi khi khác (?).
Hàng loạt sai phạm trong dồn điền đổi thửa

Sáng 11.3, hàng trăm người dân thôn Trường Xuân đã kéo về nhà văn hóa thôn để phán ánh việc chính quyền xã dùng lực lượng an ninh, công an xã để “ép” người dân DĐĐT.
Trong DĐĐT, thôn đều làm theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên. Hiện đã có 80% số hộ bốc phiếu, còn 20% sẽ bốc vào sáng 12.3”. Tuy nhiên, trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, mới chỉ có khoảng 20 – 30% hộ bốc phiếu, còn lại chưa bốc.
Ông Nguyễn Văn Tiến – Trưởng thôn Trường Xuân
Ông Nguyễn Văn Tiu – một đảng viên ở thôn cho biết, trong các cuộc họp về DĐĐT, thôn đã thống nhất chia ruộng từ Đông sang Tây theo thứ tự bốc thăm. Thôn, xã phải chịu trách nhiệm san gạt mặt ruộng bằng phẳng, đắp bờ cho người dân. Tuy nhiên, thôn, xã mới chỉ đắp bờ, mà chưa san phẳng mặt ruộng, hơn nữa đặc điểm ruộng của thôn là cao và trũng, nên người dân không đồng tình gắp phiếu nhận ruộng. Song không vì lợi ích chung, tiếp thu phản ánh của đa số hộ dân để san gạt lại cho hợp lý, cán bộ xã, thôn lại “vận động” anh em họ hàng, người thân… đi bốc trước, rồi chia theo thứ tự (1, 2, 3…), mặc dù họ bốc được bất kỳ số phiếu nào.
Chị Đỗ Thị Duyên nói: “Nhà bà Lê Thị Liềm bốc được số 300, nhưng thôn, xã vẫn chia cho bà số 2, lại chia từ Tây sang Đông (từ khu đất đẹp sang khu xấu). Họ chia vậy để “dụ” các hộ chưa bốc phiếu đi bốc, nếu muốn có ruộng đẹp, chứ họ không chia theo phương án mà thôn đã họp”.
Ông Vũ Hồng Thành có 8 sào ruộng, cũng bức xúc cho hay: “Mặc dù thôn không nhất trí xã lấy ra mỗi sào 20,5m2, nhưng xã vẫn lấy ra tới 26m2, sau khi chúng tôi kiến nghị và sau hai lần đo lại thì giảm từ 21m2 xuống còn 20,5m2. Nhà tôi có 8 sào, tính ra mất gần 200m2 đất, trong khi đó xã còn rất nhiều nguồn đất quỹ 2 và đất từ việc phá bờ liền thửa”.
Cũng theo người dân phản ánh, khi DĐĐT thôn, xã còn cho máy lấp mất 2 con mương ở khu đồng Rùa và Địa Phận 2 đã tồn tại bao đời nay, khiến cho việc lấy nước tưới tiêu của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Họ còn phá các bờ ruộng ngang, đắp bờ ruộng dọc, khiến trong cùng một thửa ruộng trên thì khô, mà dưới thì úng, người dân rất khó có thể canh tác được”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phùng Tiến Dũng – cán bộ Văn phòng UBND xã cho biết, việc các hộ bốc phiếu đến đâu chia ruộng đến đó, mặc dù số phiếu các hộ bốc không theo thứ tự nhưng vẫn chia theo thứ tự là để cho… kín ruộng. “Chúng tôi “linh động”, tạo điều kiện cho các hộ bốc trước nhận ruộng trước, còn các hộ bốc sau sẽ nhận sau. Còn việc xã lấy ra mỗi sào 20,5m2 là để đắp bờ, đường giao thông nội đồng. Việc này không thể dùng đất quỹ 2 được” – ông Dũng nói.
Dẫn chúng tôi ra thăm ruộng, anh Nguyễn Văn Hưng (thôn Trường Xuân) cho biết, trong cuộc họp dân hồi tháng 2.2014 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Yên – Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai về dự đã hứa, đối với các khu ruộng trũng sẽ yêu cầu xã san phằng ruộng mới cho người dân bốc thăm chia ruộng. Nhưng hiện ruộng của thôn vẫn chưa được san, có chỗ ruộng sâu tới bụng vẫn “ép” dân bốc phiếu để chia ruộng. Khi chúng tôi không đồng ý, họ lại cho công an xã, huyện xuống ép dân phải DĐĐT”.
Nông Thôn Ngày Nay – Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này trong những số báo tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét