Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Ngày 16/9/2013 - Tư duy độc lập - ngoại lệ

  • Dân Trung Quốc háu ăn rùa hiếm, Đài Loan phải lập khu bảo tồn (RFI) - Đài Loan sắp phải thiết lập một khu bảo tồn rùa đầu tiên của mình vào tháng Mười tới đây. Các quan chức chính quyền Đài Bắc đã xác nhận kế hoạch này vào hôm nay, 15/09/2013. Lý do là vì dân nhậu và dân bệnh Trung Quốc háu tiêu thụ một số loại rùa quý hiếm hiện diện ở Đài Loan đến mức làm cho tệ nạn buôn lậu loại động vật này qua Lục địa tăng vọt, buộc chính quyền Đài Bắc phải tìm cách bảo vệ.
  • Tổng thống Pháp trình bày chính sách Syria (RFI) - Vào 20 giờ tối nay chủ nhật 15/09/2013, Tổng thống François Hollande sẽ lên đài truyền hình tư nhân TF1 để trả lời các câu hỏi có liên quan đến tình hình kinh tế xã hội Pháp, nhưng đặc biệt là hồ sơ Syria. Paris dường như mất thế chủ động sau khi Mỹ-Nga đàm phán trực tiếp.
  • Việt Nam : Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tố cáo an ninh sách nhiễu (RFI) - Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng. Điều khiến nhà bất đồng chính kiến phẫn nộ nhất là cùng lúc đó, cơ quan an ninh tiến hành một loạt các biện pháp để ngăn chặn các bạn hữu tới chung vui dịp kỷ niệm 7 năm thành lập Tập san Tổ Quốc.
  • Ấn Độ thử tên lửa có tầm bay đến Bắc Kinh (RFI) - Lần thứ hai, Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa tầm xa 5000 km, có thể mang đầu đạn nguyên tử bay đến tận thủ đô Trung Quốc và một phần châu Âu. Gần như toàn bộ linh kiện của tên lửa được chế tạo trong nước. Giới quan sát xem đây là một bước tiến mới cho phép New Delhi đủ sức đương đầu với láng giềng tây bắc.
  • Quốc ca Hàn Quốc lần đầu cất lên tại Bắc Triều Tiên (RFI) - Phải chăng một dấu hiệu trời quang mây tạnh đang đến với bán đảo Triều Tiên ? Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ Bắc Triều Tiên cho phép cử quốc ca và kéo cờ Hàn Quốc trên lãnh thổ miền Bắc. Lý do là thủ đô Bình Nhưỡng được chọn làm nước chủ nhà cho giải cử tạ của Châu Á. Ngày 14/9/2013, hai vận động viên Hàn Quốc giành huy chương vàng và bạc trong thi đấu, lễ kéo cờ và xướng quốc ca của người chiến thắng buộc phải có.
  • Báo Nhật cực lực đả kích cách Tokyo xử lý vụ Fukushima (RFI) -
    • Quốc tế hoan nghênh thỏa thuận về Syria (RFI) - Thỏa thuận Mỹ-Nga về giải trừ vũ khí hóa học của Syria được cộng đồng quốc tế nhất loạt hoan nghênh. Liên Hiệp Châu Âu, Liên đoàn Ả Rập và Trung Quốc đều bày tỏ thái độ tích cực với thỏa thuận vừa được hoàn tất tối qua 14/09/2013 giữa Washington và Matxcơva, hai thế lực có vai trò lớn nhất trong cuộc khủng hoảng Syria.
    • Syria : Nga-Mỹ hiệp đầu hòa 1-1 (RFI) - Thỏa thuận Mỹ-Nga giải trừ vũ khí hóa học của Syria chứng tỏ Washington và Matxcơva ưu tiên bảo vệ quyền lợi song phương của mình trước đã. Mỗi bên đều ghi được một bàn thắng
    • Nỗ lực cứu hộ tiếp tục tại bang Colorado (VOA) - Nhân viên cứu hộ trong tiểu bang Colorado miền tây Hoa Kỳ đang vất vả để đến được những người vẫn còn kẹt trong vụ lụt tệ hại nhất của tiểu bang từ mấy chục năm qua
    • Cờ Nam Triều Tiên bay tại Bình Nhưỡng (VOA) - Quốc kỳ và quốc ca của Nam Triều Tiên được nghe thấy tại Bình Nhưỡng hôm thứ Bảy sau khi các vận động viên cử tạ của Nam Triều Tiên thắng giải vô địch châu Á
    • Syria 'mừng' vì thỏa thuận Mỹ-Nga (BBC) - Một bộ trưởng Syria gọi thỏa thuận Mỹ - Nga nhằm loại bỏ vũ khí hóa học của Syria là 'thắng lợi' giúp tránh chiến tranh.
    • Philippines bàn ngừng bắn với phiến quân (BBC) - Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay chuẩn bị đối thoại với phiến quân Hồi giáo để chấm dứt xung đột đẫm máu năm ngày qua tại thành phố Zamboanga.
    • Cái giá của độc đảng (BBC) - Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam không xem đa đảng chính là trả quyền lực về cho nhân dân?
    • Putin, Obama và Syria (BBC) - Tại sao Hoa Kỳ muốn can dự vào Syria, một quốc gia cách xa nước Mỹ cả vạn cây số?
    • Tiến tới được COC vẫn còn nhiều trắc trở (BaoMoi) - Kết thúc hai ngày làm việc tại Tô Châu (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN và chính quyền Bắc Kinh đã thống nhất tích cực tham vấn và đẩy mạnh tham vấn chính thức giữa hai bên về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh cũng như tự do hàng hải trên khu vực. Song, cách tiếp cận này không hề dễ dàng.
    • Video clip: Tàu Nhật - Trung 1 kèm 1 vờn nhau ngoài Senkaku (BaoMoi) - Máy bay Nhật Bản chở phóng viên hãng Kyodo News đã ghi lại cảnh này. 8 chiếc tàu tuần tra của 2 bên chạy vòng quanh nhóm đảo Senkaku và 2 bên chĩa loa, gióng màn hình điện tử về phía nhau để khẳng định chủ quyền.
    • Thêm cơ sở nghiêm trị xâm phạm chủ quyền Biển Đông (BaoMoi) - (Đời sống) – Mới đây , vào ngày 12/9, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản. Như vậy là, chỉ trong vòng 1 tháng, Việt Nam đã ban hành hai văn bản về chỉ đạo xử lý vi phạm chủ quyền.
    • Mỹ "can ngăn" Nhật – Trung về Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm qua (14/9), một nhà ngoại giao cấp cao Mỹ cho hay Washington hi vọng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    • Trung Quốc tạo bóng đen che khuất sự hiện diện của ‘đường lưỡi bò’ (BaoMoi) - Liên tiếp công kích và chèn ép Philippines trên khu vực, nhưng lại có xu hướng mềm mỏng với một số thành viên ASEAN, Trung Quốc đang cho thấy chính sách ngoại giao nhiều mặt song sóng với nhiều hoạt động từ âm thầm đến công khai nhằm duy trì “đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông.
    • Mỹ kiềm chế Nhật-Trung ‘bớt nóng’ trên Hoa Đông (BaoMoi) - Trong lúc Mỹ “bận rộn” ở Syria thì Trung Quốc liên tục tạo ra những diễn biến khó lường trên Biển Đông và Hoa Đông. Như thể muốn trấn an các đồng minh rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi “trục chiến lược châu Á-Thái Bình Dương” dù bị “kẹt” ở Trung Đông, ngày 14/9, một quan chức cấp cao của Mỹ tuyên bố Nhà Trắng mong muốn các bên “bình tĩnh và theo đuổi các chính sách ngoại giao thân thiện”.
    • ASEAN - Trung Quốc bắt đầu đàm phán về COC (BaoMoi) - Ngày 14/9, tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô thuộc miền đông Trung Quốc, các quan chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài hai ngày nhằm tiến tới thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý để giúp giảm căng thẳng trên Biển Đông.
    • Trung Quốc - ASEAN đàm phán về COC (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, ngày 14-9, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) nhằm thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý. Các quan chức cấp chuyên viên của 2 bên sẽ thảo luận chi tiết của COC trong ngày đầu tiên, sau đó chuyển kết luận họ thu được lên các quan chức cấp cao của 2 bên để xem xét và thông qua trong ngày thứ hai.
    • "Kết nối Biển Đông" cùng Bộ Thông tin vả Truyền thông (BaoMoi) - Nhiều hoạt động của ngành Thông tin và Truyền thông nổi bật trong tuần qua như chính thức phát động chiến dịch “Kết nối Biển Đông”, sẽ tổ chức thi thiết kế logo số hóa truyền hình, các nhà mạng áp quy định mới về chính sách cước thoại di động.
    • ASEAN-Trung Quốc khởi động thảo luận COC (BaoMoi) - Ngày 14-9, hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ sáu và hội nghị lần thứ chín của nhóm công tác ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã khai mạc tại TP Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).
    • ASEAN - Trung Quốc bàn về COC (BaoMoi) - Giới chức ASEAN - Trung Quốc đang bàn về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), giữa lúc tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này đang căng thẳng.
     

    Tư duy độc lập - ngoại lệ

    Trong một lớp hai học sinh được thầy hỏi cho biết cách sang đường an toàn khi đến lớp.

    Mọi học sinh đều trả lời những cách qua đường mà gia đình cũng như xã hội đã dạy và được sử dụng rất hiệu quả: qua đường ở nơi có kẽ lằn, ở đèn giao thông, qua cầu dành cho người đi bộ, giới hạn tốc độ, vân vân. "Đúng, đúng cả" thầy giáo rất hài lòng vì đây là những câu trả lời mà thầy muốn nghe và cũng là kiến thức phổ thông.

    Duy chỉ có 1 em, em Tèo. Em đề nghị sở Giáo dục bán quách nhà trường và đem lớp học lên internet. "Cái này?" thầy giáo ngẫn ngơ vì đây là câu trả lời mà thầy không có trong giáo án và cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.

    Nếu tôi hỏi bạn là em Tèo ngây ngô, ngớ ngẩn hay điên khùng muốn trốn học ở nhà chơi game, tôi dám chắc dư luận xã hội sẽ lên án em Tèo. Không ai nhìn thấy cái nhìn của em Tèo.

    Ở đời ta phải chấp nhận những ý kiến trái chiều và phải xem xét và phân tích rõ trước khi lên tiếng. Nhiều người, và ngay cả tôi, rất giỏi phê phán kẽ khác và không thấy những ngoại lệ, những cơ hội mà những ý kiến trái chiều này đem lại. Chính những ngoại lệ đã đem lại những phát minh, cuộc sống đa nguyên, sung túc mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay.

    Ta thử đọc bài "Tư duy sáng tạo của Đảng về bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới" rồi phân tích xem tư duy của đảng ta thế nào.

    Trong bài này tôi thấy câu này là ăn ý nhất "Nội dung bảo vệ Tổ quốc trong tư duy chiến lược của Đảng ta đã có sự phát triển rất mới, vượt qua tư duy thuần tuý về vũ trang bảo vệ Tổ quốc trước đây. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nội dung rất toàn diện, phong phú, hài hoà, tổng hợp nhiều nhân tố cấu thành của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cần phải bảo vệ, không được phép bỏ qua hoặc xem nhẹ bất kỳ một nhân tố nào."

    Tôi xin đố các bạn nội dung trên nói gì, có gì ngoại lệ không, có mở ra sáng kiến gì không và nhất là có mở ra cơ hội gì cho nhân dân và đất nước không? Theo tôi thấy thì không, chẳng những không mà con vơ luôn toàn xã hội vào để công an và quân đội trấn áp.

    Ngoại lệ trong xã hội ta có nhiều nhiều lắm. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh là con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt, có mấy ai trong chúng ta biết đến. GS Tương Lai, nhà triết học Lữ Phương, luật gia Lê Hiếu Đằng, Lê Thăng Long, Trương Duy Nhất và Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, Phương Uyên - Nguyên Kha, Việt Khang vân vân (còn nhiều nhiều ngoại lệ lắm) là những nhân tài vì họ thấy được cái mà chúng ta không thấy, họ làm được cái mà chúng ta không có gan để làm.

    Phạm Anh Tuấn
    Sydney, Úc, 16/09/2013

    Chấn chỉnh thủ tục bồi thường, thu hồi đất

    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ký ban hành quyết định số 28 quy định về “trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất, giao, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP”.
    Theo đó quyết định này sẽ thay thế quyết định số 47 tồn tại suốt bảy năm qua.
    Theo ông Nguyễn Quang Vinh - phó trưởng Phòng quản lý đất đai Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, quyết định 28 có một số thay đổi, điều chỉnh về quy trình thực hiện đền bù, giải tỏa. Đơn cử như trước đây TP Đà Nẵng thường ban hành quy định thu hồi đất trước khi cho tiến hành kiểm kê tài sản thì nay với quyết định 28 buộc phải kiểm kê, sau đó mới ra quyết định thu hồi đất. Hay như việc bố trí tái định cư lâu nay không được các tổ chức lập phương án thẩm định, xem xét... thì nay buộc phải lên phương án thẩm định...
    Cũng theo ông Vinh, quyết định 28 chỉ áp dụng đối với những dự án mới triển khai (bắt đầu từ ngày 6-9-2013 trở đi), với những dự án đang triển khai dang dở thì vẫn tiếp tục áp dụng theo quyết định số 47.
    (Tuổi trẻ)

    Trần Văn Huỳnh - Xuyên Mộc: ba tháng cách ly – nhớ sinh nhật Lê Công Định

    Kính gửi: BBT báoTTHN
    Nhân buổi thăm Thức tháng 9 vừa qua tại đội 25 phân trại 3 trại giam T345 Xuyên Mộc, Bà rịa – Vũng tàu. Tôi muốn gửi bài viết này đến BBT báo TTHN nhờ phổ biến
    Rất mong BBT báo TTHN quan tâm và chia sẻ cho cộng đồng.
    Xin chân thành cảm ơn và mến chúc BBT báo TTHN phát triển và thành công!
    Trần Văn Huỳnh.

    Chủ Nhật 8/9 vừa qua gia đình đi thăm Thức theo định kỳ hàng tháng. Đây là lần thứ 3 chúng tôi đến trại giam Xuyên Mộc, cả 3 lần chúng tôi đều được bố trí ngồi nói chuyện trong phòng thăm gặp chỉ có mình Thức và các cán bộ trại giam.

    Thức trông vẫn khỏe, tinh thần vững vàng, dẫu vậy ánh mắt vẫn có chút mệt mỏi, âu lo. Thức cho biết từ lúc chuyển về đây đến giờ mình và các anh Cường, Hùng, Trí, Tuấn vẫn bị giam riêng, mỗi người một phòng. Nay khoảng cách giữa các phòng lại càng xa hơn, nên không có cách nào trò chuyện với họ. Trại giam cho mở cửa phòng nhưng hạn chế không cho ra ngoài phạm vi sân rào xung quanh. Vì vậy, để tránh cảm giác tù túng và tình trạng trầm cảm do không tiếp xúc với người khác, Thức nói mình vẫn thiền và tập thể dục thường xuyên.

    Trại Xuyên Mộc nghiêm ngặt trong việc gửi đồ ăn, vật dụng hơn nhiều so với trại Xuân Lộc như chúng tôi từng biết trước đây. Các túi đồ gia đình mang đến đều phải mở ra tại chỗ và kiểm tra rất chi li. Tại đây mấy anh em không còn được tự nấu ăn như trước nữa, mà nhận suất ăn do trại giam phát hoặc mua ở căn-tin. Thức nói đa phần phải mua thêm từ căn-tin. Vì không được đi ra khỏi phạm vi hạn chế nên hầu hết anh em chỉ đặt và nhận đồ ăn khi có người từ căn-tin đến. Do lần thăm trước Thức cho biết nước chín trại giam cung cấp không đủ nóng cho mì gói và cà phê, nên đợt này gia đình có chuẩn bị 1 ấm đun nước bằng nhựa gửi vào. Nhưng đáng tiếc là trại giam không cho phép. Cán bộ chuyên phụ trách việc thăm nuôi giải thích với chúng tôi rằng ấm đun nước tuy bằng nhựa nhưng có thể trở thành vũ khí gây thương tích. Chúng tôi dẫn chứng trước đây ở trại Xuân Lộc mấy anh em vẫn được dùng ấm đun nước, thì cán bộ này nói từ sau vụ nổi dậy của tù thường phạm Xuân Lộc cuối tháng 6, lãnh đạo có chỉ thị việc quản lý an ninh tại các trại giam phải thắt chặt hơn, nên bây giờ quy định ở Xuân Lộc hay Xuyên Mộc cũng đều như nhau.

    Tôi có hỏi về các tin tức thời sự đương thời, nhưng Thức cho biết chỉ đọc được tin trên báo Nhân Dân và xem thời sự của đài truyền hình Việt Nam. Dù vậy, Thức cũng có biết sơ lược về sáng kiến của anh Lê Hiếu Đằng những ngày gần đây. Thức bảo sau chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, không khí ngoài đó chắc là sôi nổi lắm, có cả diễn biến tích cực lẫn tiêu cực. Thức nhận định rằng dù TPP và FTA (với EU) chỉ là những cứu cánh tạm thời cho kinh tế trong nước, nhưng đó lại là “cái phao” cần kíp vào lúc này. Các nhóm lợi ích và cơ hội vẫn còn đó không ít trong hàng ngũ chính quyền, vì vậy về cuối năm sẽ có những diễn biến trái chiều. Việt Nam trong thời gian tới sẽ có viễn cảnh sáng hơn hay tối hơn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của những lãnh đạo có lòng, và quan trọng không kém là niềm tin lẫn trách nhiệm từ người dân.

    Có một điều khiến chúng tôi phiền lòng là thời gian thăm gặp chỉ được 30 phút so với trước là 45 phút, dù số lượng người đi thăm ngày hôm đó rất vắng. Lúc ra về, Thức và gia đình ôm hôn trước khi từ giã. Sau đó một cán bộ cao cấp (quân hàm Thiếu tá) nói gia đình đi thăm là quá nhiều (8-9 người một lượt thăm), và cảnh cáo việc ôm hôn lần sau sẽ không giải quyết. Gia đình rất không hài lòng và phản ứng mạnh việc này. Họ không nói gì thêm nữa. Ngoài ra, sách báo từ thư viện cho mấy anh em đọc cũng khá khan hiếm và thường phải chờ đợi khá lâu.

    Khi ra về, vì không được gửi thư nên Thức có nhờ gia đình chuyển lời chúc mừng sinh nhật cháu Lê Công Định vào ngày 23/9 tới.
    Trần Văn Huỳnh - 09/2013

    Nhật đóng cửa lò hạt nhân cuối cùng


    Lò phản ứng số 4 ở Ohi là lò hạt nhân cuối cùng đang còn hoạt động ở Nhật

    Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng, và không rõ khi nào mới cho hoạt động trở lại.

    Lò phản ứng 4 ở Ohi, miền tây nước này, sẽ ngừng phát điện vào sáng thứ Hai.

    Giới phân tích nói sớm nhất là tháng 12 Nhật Bản mới có điện hạt nhân trở lại – lần đóng cửa lâu nhất từ thập niên 1960.

    Công chúng Nhật đã quay sang chống đối điện hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra hồi năm 2011

    Trước vụ này, xảy ra do động đất và sóng thần, các nhà máy hạt nhân cung cấp 30% điện cho Nhật.

    Nhưng sau sự cố, các nhà máy phải đóng cửa để bảo dưỡng hoặc do lo ngại an toàn.

    Tháng Năm và Sáu năm ngoái, Nhật Bản không dùng điện hạt nhân, nhưng công ty Tepco sau đó được phép tái khởi động các lò ở Ohi.

    Chính phủ Nhật gặp sức ép phải thắt chặt tiêu chuẩn an toàn để trấn an công chúng.

    Theo giới phân tích, sẽ mất chừng sáu tháng để hoàn tất kiểm tra an toàn và pháp lý trước khi lò được khởi động lại.

    Các công ty điện đã nộp đơn xin tái khởi động khoảng hơn 10 lò phản ứng trong tổng số 50 lò.

    Từ khi xảy ra sự cố Fukushima, Nhật phải nhập than, khí tự nhiên hóa lỏng và các loại nhiên liệu khác.

    Chính phủ thủ tướng Shinzo Abe nói việc nhập khẩu khiến xảy ra thâm hụt thương mại khổng lồ.

    (BBC)
  • Bản tin tiếng Anh

    • Time of opportunities, challenges (Washington Post) - The Shanghai Free Trade Zone, a pilot project approved by the State Council, is expected to pave the way for China's business hub to become one of the world's leading financial, trade and logistics centers.
    • Developing nations need shift to balanced growth (Washington Post) - Developing and transitional economies need to move toward more balanced growth and emphasize domestic demand, a report by the United Nations Conference on Trade and Development said.
    • An alluring natural and investment environment (Washington Post) - Big domestic companies, banks and multinationals are rarely tempted to take a plunge in China's southwestern hinterland due to the lack of modern infrastructure, human resources and services.
    • Wang tops Hurun wealthy list (Washington Post) - Wang Jianlin, chairman and president of Dalian Wanda Group Corp Ltd, overtook Zong Qinghou to become the richest man in China, according to the Hurun Rich List 2013, which was released on Wednesday.
    • Family networks (Washington Post) - Lin Zhishan's greatest joy is browsing her son's micro blog. Her 24-year-old son has no inkling his mother monitors his online social networks.
    • Artist brings world together (Washington Post) - At 68, Lin Xiangxiong, also spelled Lim Siang Hiong, a Chinese-born Singaporean, has already accomplished enough to be proud of.
    • Chinese designer graces stage at London fashion show (Washington Post) - Chinese young fashion designer He Ping received applauses and acclaims on Friday at the London Fashion Week show, impressing the audience with her unique style of a dark romance and exposing her love for architecture.
    • 180 pupils sick on milk and cookies (Washington Post) - As of Friday afternoon, 180 pupils in Central China's Hunan province had been hospitalized after showing adverse symptoms after having meals at school, local authorities said on Saturday.
    • Plenty of fizz (Washington Post) - Together for more than a decade, Taiwan rockers Sodagreen can still pull in sell-out crowds. Chen Nan chats to the band members about why their new album focuses on Beijing in fall.
    • Top 10 universities in the world 2013 (Washington Post) - The Massachusetts Institute of Technology, the world-famous university, continues to rank first. Harvard University moved up one place from last year and is now ranked No 2.
    • Chinese navy chief cruises into DC (Washington Post) - Chinese People's Liberation Army Navy's commander-in-chief Wu Shengli was welcomed on Thursday morning to the Washington Navy Yard by his US counterpart Jonathan Greenert.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét