Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Chủ nhật, 15-09-2013 - Gửi những người đang sắp tự sát ở Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Chủ nhật, đọc bài bình “Lương Châu Từ” (Anh Vũ). - Facebooker Ngọc Thu: “Ngày xưa đọc bài Lương Châu Từ, mình tưởng Vương Hàn chôm của ông cụ vì mình biết cụ có bài thơ ‘Tặng đồng chí Trần Canh’ như sau: Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi/ Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi/ Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu/ Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi. Cả trang báo điện tử Chính phủ cũng ghi là của cụ tặng tướng Trần Canh bên Tàu“.
Hòa giải và cải cách (Jonathan London). “1. Hòa giải có nghĩa gì? 2. Hòa giải dân tộc ở Việt Nam phải có những yếu tố nào?  3. Quá trình hòa giải nên diễn ra như thế nào nếu bắt đầu từ năm này? 4. Cụ thể, làm sao để có thể thu hút sự tham gia từ mọi phía? 5. Nên có những bước đi như thế nào trong một tương lai gần?
- Vũ Mão: Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để thực hiện sứ mệnh của Đảng đối với nhân dân và Quốc hội (ĐBND). “… trong quá trình lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cũng có một số ý kiến trái chiều về vai trò lãnh đạo của Đảng, thậm chí đề nghị đa đảng… Nhưng với tình hình của chúng ta hiện nay và cả truyền thống lịch sử cách mạng trong gần thế kỷ vừa qua, dứt khoát phải giữ vai trò của Đảng là lực lượng lãnh đạo toàn diện và duy nhất.”
- Blogger Nguyễn Bắc Truyển làm chứng về những khó khăn mà anh trải qua khi thực hiện quyền tự do ngôn luận: Testimony of a Vietnamese blogger on the difficulties to exercise his right to freedom of expression (FIDH). - Sưu tầm trên mạng (Phương Bích).
Giá trị ảo (Cu Vinh).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Đình Sử: Bản chất đa dạng của văn hóa (VHNA).
Tọa đàm khoa học về thi sĩ và triết gia Bùi Giáng (PT). – Thơ Bùi Giáng: Rượu uống (Phước béo).
Mai Hoa rất gần và rất xa (Quê choa). - Anh Chi Yêu Dấu (14) (Tương tri). - CHUYỆN VUI ĐÀ NẴNG (Văn Công Hùng). - Dưới bóng cây mùa hạ (Văn chương Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
GỬI ÔNG PUTIN ! (TSYG).
-Lầu Năm Góc vẫn sẵn sàng cho cuộc tấn công Syria (TTXVN). - Lầu Năm Góc vẫn kè sát Syria (NLĐ). - Mỹ – Nga đạt thỏa thuận về Syria (TT). - Thỏa thuận Nga-Mỹ tồn tại nhiều nghi vấn (KT). - Nga, Mỹ đạt thỏa thuận bước ngoặt về vũ khí của Syria (VNN). - Obama hoan nghênh thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria (KP). - Phe đối lập Syria cay cú với thỏa thuận Nga – Mỹ (TTXVN). - Ủy ban Quân sự NATO bàn đối sách chung về Syria (TTXVN). - Tổng thống Syria tự hít khí sarin để thử cảm giác (Soha). - Syria có một tuần để công khai vị trí các kho vũ khí hóa học (TN). - Phe đối lập Syria bầu thủ tướng lâm thời, phản đối thỏa thuận giải giáp vũ khí (DT).

Tại sao lại nổ súng?

Tháng 9 13, 2013
Phạm Hồng Sơn
Cách đây hai hôm, ngày 11/09/2013, ông Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, người Thái Bình đã tự sát sau khi xông vào trụ sở chính quyền thành phố, nã đạn vào đầu 5 viên chức, làm 3 người bị thương và một người đã tử thương. Theo các thông tin do báo chí nhà nước công bố, ông Viết đã làm sẵn tấm di ảnh kèm cả tờ lịch ngày chết cho mình trước khi cầm súng đi bắn các viên chức nhà nước liên quan đến vấn đề đất của gia đình ông. Báo chí thuật, ông Viết, trước đó là một người lương thiện, từng đi làm ở Nga, đã bắn vào ngực mình và chết ngay dưới chân bức tượng Phật bà Quan Âm trong một ngôi chùa gần nhà vào chập tối ngày 11/09. Như vậy, việc tự sát của ông Đặng Ngọc Viết đã được chuẩn bị rất kỹ và quyết liệt.
Tự sát là một hiện tượng không mới của xã hội loài người và là một chủ đề được chú ý từ hơn 100 năm qua trong giới khoa học. Năm 1897, Émile Durkheim (1818-1917), một trong những ông tổ của ngành xã hội học, đã cho ra mắt công trình nghiên cứu mang tên Tự sát (Le Suicide). Qua thu thập và khảo sát gần 26.000 ca tự sát, Durkheim đã phân tự sát ra làm bốn loại khác nhau. Loại thứ nhất, Durkheim đặt tên là Tự sát vị kỷ (suicide égoïste), đây là những trường hợp tự sát ở những người có ít liên kết với xã hội như những người già bị bỏ rơi, người độc thân. Loại thứ hai, Tự sát vị tha (suicide altruiste), ở những người có rất nhiều liên kết và rất sâu sắc với xã hội như những chỉ huy quân sự tự bắn vào đầu mình khi bị thua trận, những chính trị gia tự sát khi bị mất tín nhiệm. Loại thứ ba, Tự sát tan rã (suicide anomique), ở những người thấy thiếu hoặc mất phương hướng do những biến đổi quá nhanh về các chuẩn mực, qui ước, đạo đức của xã hội như các thanh niên tự sát trong giai đoạn xã hội có những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa cho dù điều kiện gia đình thuộc loại đầy đủ. Loại thứ tư, Tự sát định mệnh (suicide fataliste), ở những người cảm thấy các ràng buộc, áp chế của xã hội đè lên mình quá nặng, sự tự do cá nhân bị ép quá chặt như tự sát ở những người nô lệ, công nhân bị vắt sức lao động, những người bị ngược đãi, bất công.
Ngày nay ngành khoa học xã hội đã có những bước phát triển xa hơn tác phẩm Le Suicide của Émile Durkheim trong việc lý giải hiện tượng tự sát. Ví dụ, dưới nhãn quan của lý thuyết xung đột (conflict perspectives), mà ông tổ của Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx luôn được viện dẫn hàng đầu, thì tự sát là kết quả của những xung đột quan hệ xã hội gay gắt nhưng không được giải quyết. Hoặc theo lý thuyết biểu tượng tương tác (symbolic interactionist perspectives) tự sát là biểu hiện của một tiếng kêu cứu hay một sự đánh động cho một vấn đề cá nhân/xã hội.
Việc tìm hiểu sâu hơn và lý giải vụ tự sát, kèm theo vụ sát hại, của ông Viết xin được dành cho quí vị độc giả và giới chuyên môn như các nhà xã hội học, tâm lý học hay tội phạm học,… Nhưng chỉ nhìn vào những cơ sở lý thuyết sơ lược kể trên, chúng ta có thể thấy sẽ có nhiều cách lý giải và giả thuyết khác nhau về nguyên nhân, động cơ căn bản dẫn đến hành động quyết liệt bi thương của ông Đặng Ngọc Viết.
Cái chết nào cũng gây cho người ta đau buồn, ngậm ngùi, dù là cái chết do tự sát hay do bị sát hại, dù là cái chết của thủ phạm hay nạn nhân.
Nhưng trong cái chết của ông Viết có ít nhất một sự an ủi. Vì nếu ông Viết không tự sát (hoặc tự sát không thành) chắc chắn ông sẽ phải hầu tòa vì tội “cố ý giết người”, giống như anh em ông Đoàn Văn Vươn mới đây phải ra tòa. Và một người như ông Viết, tôi tin, sẽ rất đau đớn nếu bị những ông bà thẩm phán là đảng viên cộng sản ngồi trên ghế quan tòa giật giọng hỏi: “Tại sao lại nổ súng bắn cán bộ mà không đi kêu oan?”
Cái đau đó chắc sẽ không thua cái đau do viên đạn ông đã tự bắn thẳng vào ngực mình trong cái tối định mệnh ngày 11 tháng Chín vừa qua.
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra

Gửi những người đang sắp tự sát ở Việt Nam

Lê Nguyên Hồng

Đây là những lời thật gửi cho những con người có thật đang nung nấu ý định tự sát ở Việt nam bằng tự thiêu, bằng súng đạn và bằng vô vàn cách khác. Thông thường, khi bị dồn vào đường cùng, con người ta mới phải tìm đến cái chết để đòi sự công bằng, giải tỏa nỗi oan ức, đó là điều phải đến khi người ta bị bế tắc hoàn toàn…

Sự việc anh Đặng Ngọc Viết nổ súng tiêu diệt những tên cán bộ đảng viên Đảng Cộng Sản mà anh căm thù ở Thái Bình và đã tự sát ngay sau đó trong ngày 11/09/2013, chính thức gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn tự sát của người dân thấp cổ bé miệng, họ không còn gì để mất, sẵn sàng tự thiêu để kêu oan, đổi mạng bằng cách trực tiếp nổ súng vào kẻ cầm quyền để tự đòi công lý cho mình.

Trước hết, người viết bài này xin có một lời khuyên: Bạn không nên tự sát vì không có bất cứ thứ gì quý hơn cuộc sống của chính bạn. Nhưng nếu một khi bạn không còn cách nào khác, không còn con đường nào khác thì bạn hãy chọn cho mình một cái chết có ý nghĩa – đó chính là cách đánh đổi với giá cao nhất  – Và bạn có thể thanh thản vì cuối cùng nếu có phải hy sinh mạng sống thì bạn vẫn là người chiến thắng!

Con giun xéo lắm cũng quằn – người xưa đã nói như vậy. Sức chịu đựng của con người có hạn, không thể làm con sâu cái kiến mãi được. Đến nước đường cùng, những người liều thân sẽ nghĩ: Đời người chẳng ai sống mãi được, đến khi quá già ắt con người phải chết, chết trước chết sau chẳng khác nhau là mấy, và họ sẽ làm liều…

Trường hợp anh Viết lại tương đối khác, anh đã chọn con đường phản kháng bằng bạo lực và chấp nhận đánh đổi mạng sống của bản thân với vài viên cán bộ nhà nước. Đây có lẽ là một kế hoạch có tính toán nghiêm túc nhiều ngày của anh Viết trước khi hành động, và đó chắc chắn là một hành động có logic hợp lý, nhưng chưa hoàn toàn thông minh.  


Những người như anh Đặng Ngọc Viết cần phải nhìn thấy rõ đâu là căn nguyên gây nên sự bất công của gia đình anh, kẻ xứng đáng phải bị anh giết chết là kẻ nào? Cứ cho là anh Viết đã  giết chết được dăm mười tên cán bộ tham nhũng áp bức nhân dân tại Thái Bình, nhưng còn hàng trăm ngàn kẻ khác từ Bộ chính trị Trung ương ĐCSVN đến cấp thôn xã, phường ấp, khắp cả nước, vẫn đang sống nhởn nhơ trên mồ hôi xương máu đồng bào thì làm sao mà giết hết được chúng?

Một khi đã dám chết như anh Viết thì nên chọn cho mình một cách đấu tranh khác có thể chết, nhưng rất nhiều khả năng không bị chết mà chỉ bị đàn áp, tù đày, nhưng cơ may chiến thắng là rất lớn đang rộng mở, đó là nhắm vào chế độ, nhắm vào cái nguồn gốc sinh ra những tên cán bộ tham lam tàn ác, là Đảng Cộng Sản Việt Nam, là nhà nước Việt Nam hiện nay do họ lãnh đạo.

Những người gánh chịu bất công nếu nổi loạn làm liều, nổ súng vào bọn cướp nhà cướp đất, cướp miếng cơm manh áo của người dân cùng khổ như gia đình anh Đoàn Văn Vươn hồi năm 2011 hay anh Đặng Ngọc Viết vừa qua, chỉ có thể giết được vài con tép riu, trong khi đó những con cá mập đáng chết lại nhởn nhơ ngoài tầm với của các anh, và chúng mới chính là kẻ đáng phải ăn đạn nếu không thể khác.

Đúng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nguồn gốc của mọi nguồn gốc dẫn đến bất công, bất bình đẳng, kẻ ăn không hết người lần không ra, đó chính là nước ta có sự cầm quyền của một tập đoàn độc tài độc đảng, là bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương gồm toàn cán bộ là những kẻ sâu dân mọt nước!

Nếu ai đó bị oan ức, bị hà hiếp, bị cướp nhà cướp đất, bị ngược đãi.., hãy đừng làm đơn xin xỏ chính quyền làm gì cho mất công tốn sức vì rốt cuộc sẽ chẳng đòi được sự công bằng. Cán bộ nhà nước các cấp công khai bao che cho nhau vì chúng là một guồng máy Mafia gồm 100% đảng viên Đảng Cộng Sản từ trung ương đến địa phương. Chúng không thể triệt hạ nhau vì quan hệ móc xích “tiền – quyền” đã gắn chặt chúng với nhau thành một thể thống nhất…

Vậy người dân phải nhắm vào những nhóm đầu sỏ, những kẻ có khả năng tác động vào hệ thống pháp luật và hệ thống công quyền ở thượng tầng bộ máy nhà nước. Muốn hạ đo ván chúng người dân phải làm gì, đây là câu hỏi rất dễ trả lời: Phải có đông người ủng hộ mình, phải có quốc tế ủng hộ mình và mình phải cương quyết, khôn khéo mới được…

Nhìn lại những phản kháng thành công tại một loạt các nước Cộng Sản Đông Âu cách nay trên dưới 20 năm, ta thấy chỉ khi có hàng trăm ngàn, hàng triệu người nhất tề đứng lên thì chế độ Cộng Sản mới chịu sụp đổ. Nhưng nói thì dễ còn khi hành động lại nảy sinh muôn vàn cái khó, một khi những người đấu tranh chưa có sự ủng hộ của số đông.

Những người đang có suy nghĩ trả thù rồi tự sát như anh Đặng Ngọc Viết hãy cố nghĩ rằng: Nếu dùng cái tay, ta chỉ diệt được vài con rận, còn nếu dùng cái đầu ta có thể giết được hàng trăm con hổ dữ. Và muốn làm vậy thì hoàn toàn không thể nóng vội. Đầu tiên ta hãy nói với những người anh em của ta, bạn bè của ta, người quen của ta (tất nhiên là nhất là cả những người ta quen trên mạng Internet) rằng hãy ủng hộ ta vì ta ghét lũ cán bộ ăn trên ngồi chốc, ghét những kẻ giàu có ngạo mạn khinh người, ta sẽ lên án bọn chúng mọi nơi mọi lúc có thể…

Bước thứ hai, ta hãy nói với mọi người là ta sẽ đòi thay đổi chế độ, ta bí mật đi rải truyền đơn tố cáo nhà nước cầm quyền, kêu gọi người dân cất tiếng nói chống áp bức bất công… Những việc làm đó thực ra là quyền bất khả xâm phạm của con người, nhưng với chế độ Cộng Sản thì chúng quy kết là tội “tuyên truyền chống nhà nước”, vì vậy phải khéo léo mà hoạt động.

Nhiều năm qua đã có những con người mạnh mẽ, dám hy sinh mạng sống, đã dũng cảm chống lại cường quyền như blogger Điếu Cày, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Phạm Thanh Nghiên, cô Hồ Thị Bích Khương, sinh viên Phương Uyên, Nguyên Kha vv… Thực tế chứng minh rằng họ là những người hoàn toàn không sợ chết giống như anh Đặng Ngọc Viết. Nhưng họ đã chọn con đường khác thông minh hơn…

Có người sẽ nói rằng làm như anh Viết mới đúng, còn làm như những nhà đấu tranh dân chủ kể trên chẳng bõ gãi ngứa cho chế độ. Đây là quan điểm rất sai lầm, vì những người như anh Viết chỉ giải tỏa cho bản thân chút căm giận ngắn ngủi, báo chí làm ồn ào lên, rồi sự việc sẽ lại chìm vào quên lãng. 
Nhưng chọn phương án hành động như các nhà đấu tranh ôn hòa đang làm mới khiến cho chế độ khiếp sợ và chỉ có con đường đó mới có thể thay đổi được gốc rễ vấn đề…

Tuy nhiên nếu trong tay bạn đang có hàng chục ngàn tay súng, có vũ khí khí tài hiện đại để “chiến” thì vấn đề lại khác. Vậy những việc làm nhỏ lẻ như của anh Viết rất ít giá trị. Mặc dù có thể nó cũng khiến cho nhà cầm quyền phải có những phương án đối phó, đôi khi là nhả ra cho dân (người liên quan trong vụ việc) đôi chút quyền lợi. Nhưng về cơ bản trên toàn quốc thì đâu vẫn hoàn đấy mà thôi. Bằng chứng về vụ án Đoàn Văn Vươn còn đó, nghĩa là chẳng thể thay đổi được gì nhiều. Ấy là chưa nói đến chuyện nếu anh em nhà anh Đoàn Văn Vươn ngày đó mà bắn chết vài ba viên cán bộ công quyền thì chắc chắn có người trong nhóm của họ sẽ phải lãnh án tử hình…

Mấy ngày gần đây trên mạng Internet cũng đã có nhiều phát biểu tung hô anh Đặng Ngọc Viết: Nào là anh hùng, nào là dũng cảm, nào là ghi tên vào lịch sử vv… Những hãy thử nhìn ra những nước và khu vực như Apganixtan, Iraq, miền nam Thái Lan, Pakistan vv.., liên tục có những vụ giết người hàng loạt nhằm vào cảnh sát, quân đội, chính quyền, nhưng họ không thể làm gì được hơn là vô tình giết hại những thường dân vô tội là chính, nhà cầm quyền tại các nước đó lại càng có cơ sở để lên án những người chống đối là những kẻ khủng bố…

Nếu hàng loạt những vụ bắn giết xảy ra như anh Viết đã làm thì cũng chỉ làm xáo trộn chút nào xã hội và gây hoang mang cho bản thân những người dân lành vô tội, còn những kẻ có thực quyền thì chúng có đủ lực lượng bảo vệ đến từng cọng tóc, chẳng ai làm gì chúng được. Điều đó còn tạo cơ hội cho nhà cầm quyền có cớ thẳng tay giết hại những người đấu tranh.

Như vậy nếu ai đã dám quên mạng sống của mình thì hãy dấn thân, vì họ coi như mình đã chết (thậm chí chẳng cần phải đến mức như vậy) nên hãy mạnh mẽ đương đầu với nhà cầm quyền. Họ chỉ cần biết học hỏi một số phương cách đấu tranh bất bạo động là sẽ có thể trở thành một ngôi sao thực thụ. Trong trường hợp bị bắt bớ tù tội thì đó vẫn sẽ là cơ hội cho họ tiếp tục đấu tranh tại các phiên tòa và ngay trong nhà tù như các anh Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày đã từng làm thành công…

Những người sắp tự tử vì thất bại, vì bị áp bức, vì bị cướp bóc, vì bế tắc trong cuộc sống, hãy chọn cho mình con đường hành động dài hơi có ích cho đất nước là hơn. Không những họ sẽ không chết vì ngày nay chẳng ai có thể kết tội tử hình cho một người đấu tranh ôn hòa, mà họ còn có cơ hội ghi tên mình vào lịch sử. Rồi mai đây, khi nước nhà có tự do dân chủ, những con người như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Phương Uyên, Nguyên Kha vv.., sẽ được xã hội tấn phong.

Vẫn biết mọi người đều có quyền hành động theo ý mình muốn, ngay cả trong trường hợp tự sát. Nhưng theo bạn, giữa việc nổ súng giết vài tên cán bộ hạng ruồi muỗi và dấn thân vào con đường tranh đấu không bạo lực nắm chắc phần thắng, bạn nên chọn cách nào?

Lê Nguyên Hồng


Bản đồ mốc giới trên biên giới Việt – Trung

Trích thư của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy gửi BVN:
“Gần đây anh Phan Văn Song (một cộng tác viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đôn) và tôi có điểm các cột mốc lên bản đồ dùng tọa độ đã được công bố (http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-(5924)?cbid=6117).
Chúng tôi tính làm thêm một số phiên bản có nhiều chi tiết hơn, nhưng vì dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ, chúng tôi sẽ công bố phiên bản này trước.
Tôi đã đề nghị với anh Song gửi phiên bản này tới BVN, và anh ấy đã đồng ý. Đây sẽ là bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh cao biên giới.
(Trên bản đồ cũng có biên giới theo CIA World DataBank II. Đó là biên giới do chính phủ Mỹ vẽ từ trước, và có thể có giá trị tham khảo.)”
BVN xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song thể hiện trong việc gửi gắm cho BVN công bố công trình công phu này, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.clip_image002

Hòa giải và cải cách

Khi mới lập blog này, tôi đã gây tranh cãi khi đề cập đến vấn đề quốc kì. Cụ thể, tôi đã lý luận rằng người Việt Nam nên tập trung nỗ lực để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất hiện nay nếu không sẽ trở thành tù nhân của lịch sử.
Với đề nghị như vậy, có không ít người cho rằng tôi là người “yêu chế độ”. Vài hôm sau, sau khi thừa nhận bài viết của tôi có lẽ chưa đủ nhạy cảm đối với những quan điểm trái ngược, tôi lại bị tố là “phản động”. Khổ thế không biết!
Đến bây giờ, tôi có rất nhiều bạn từ mọi phía. Vì nghiên cứu nhiều về chính sách của nhà nước Việt Nam, tôi có nhiều bạn làm trong những cơ quan nhà nước ở các cấp trên mọi miền của đất nước. Qua quan sát và nghiên cứu, tôi thấy hoàn cảnh xã hội của những người bạn của tôi thật là đa dạng. Thực vậy, một trong những điều thích nhất ở Việt Nam là được tiếp xúc với nhiều người dân.
Nhưng chỉ qua những thảo luận gay gắt (đặc biệt trong thời điểm mới lập blog này), tôi đã hoàn toàn hiểu ra rằng nhiều vấn đề ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề hòa giải. Hơn nữa, tôi có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa vấn đề hòa giải dân tộc và cải cách. Vì vậy, tôi đã quyết định bắt đầu một dự án nghiên cứu để làm rõ những quan điểm về vấn đề này từ phạm trù chính trị, ở cả trong và ngoài Việt Nam.
Giả định là một nghiên cứu kiểu này về vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn có tính thời sự như hòa giải dân tộc có thể góp phần làm rõ những vấn đề lâu nay được thừa nhận bởi người Việt Nam ở khắp mọi nơi qua nhiều cách khác nhau.
Lịch làm việc quốc tế của tôi trong những tháng tới cũng sẽ giúp tôi thực hiện nghiên cứu này. Trong tuần tới sẽ có những thảo luận cá nhân và bàn tròn ở Trung và Tây Âu; ở Úc, Mỹ vào mùa thu và mùa đông này và vài nơi ở Việt Nam. Trong suốt thời gian này tôi sẽ thỉnh thoảng chỉa sẻ, đưa ra tài liệu, cập nhật những ý tưởng hay nổi lên trong những cuộc thảo luận. Đồng thời, tôi sẽ thu thập ý kiến từ những bạn đọc khác nhau.
Sau đây xin nêu lên năm câu hỏi:
  1. Hòa giải có nghĩa là gì?
  2. Hòa giải dân tộc ở Việt Nam phải có những yếu tố nào?
  3. Quá trình hòa giải nên diễn ra như thế nào nếu bắt đầu từ năm này?
  4. Cụ thể, làm sao để có thể thu hút sự tham gia từ mọi phía?
  5. Nên có những bước đi như thế nào trong một tương lai gần?
Xin các bạn cho biết quan điểm và ý kiến cũng như những câu hỏi cốt yếu mà tôi có thể chưa nhận ra.
  • Xin gửi tới địa chỉ jlondontraloi@gmail.com
  • Có thể dấu tên nhưng làm ơn cho biết một chút về bản thân mình
  • Không viết bài quá dài; nên ngắn gọn, súc tích nhưng chất lượng
  • Không gửi tập tin đính kèm nào, viết ngay vào mục tin nhắn
Vào đầu tháng 10 tôi sẽ chia sẻ những bài, những ý tưởng hay nhất trong thời điểm ban đầu và thảo luận thêm về những bước đi tiếp theo của công trình này. Qua đó cũng có thể cho ra đời một số kết quả có giá trị như bài thảo luận, sách vở hay trang web cố định (established).
Mục tiêu chủ yếu là cải thiện một quá trình mà sẽ đẩy mạnh hòa giải lẫn khuyến khích những thảo luận thiết yếu về những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu hiện nay.Tôi biết nhiều người Việt giỏi hơn minh đã đề cập những vấn đề này. Hi vọng vị trí bất thường của tôi sẽ cho phép một thảo luận có thể tránh được những trở ngại xưa. Hi vọng những nỗ lực này sẽ có ích cho Việt Nam.
JL

GỬI ÔNG PUTIN !

Mấy ngày nay, “bức tâm thư” của Putin đăng trên báo New York Times bị dư luận Mỹ phản ứng dữ dội vì những lời rao giảng cao ngạo về đạo đức dành cho nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Robert Menedez thuộc đảng dân chủ đã phải thốt lên: “Tôi thật sự buồn nôn!”, còn nhà phân tích chính trị Sarah Rumf ở Texas thì bình luận ngắn gọn trong một từ: “Thô lỗ!”. Và có lẽ ông Putin đã phải chi bộn tiền mới được New York Times cho đăng bức “tâm thư” này.
Chính sự tức giận của những người Mỹ đã làm cho mình nhìn kỹ vào gương mặt của Putin. Và mình kinh ngạc nhận ra rằng gương mặt của Putin theo thời gian đã bị biến đổi quá nhiều, đạc biệt là vùng xung quanh đôi mắt.
Theo nhân tướng học, trong quá trình trưởng thành từ nhỏ cho đến khi về già, gương mặt con người ta có thể có những thay đổi, nhưng đôi mắt thì không gì làm thay đổi được, ngoại trừ dao kéo. Trước đây, hai bọng dưới hai mí mắt của Putin rất rõ ràng. Và theo qui luật thời gian, hai bọng này ngày càng chứa nhiều mỡ nên càng phình ra. Nhưng ở Putin thì ngược lại. Hình ảnh gần đây cho thấy da vùng mắt nói riêng và cả vùng mặt nói chung của Putin trơn phẳng một cách bất thường. Cả mí trên và mí dưới của Putin đều khác hẳn so với trước đây.
Nguyên nhân của sự bất thường này là gì? Có đến 99% là Putin đã phải dùng đến dao kéo để “căng da mặt’! Qua theo dõi hình ảnh của Putin trên báo chí quốc tế, có thể dự đoán Putin đã giải phẫu thẩm mỹ vào khoảng thời gian tháng 9/2010.
























Putin năm 2000


























Putin năm 2007




Putin, tháng 10/2010



Putin, tháng 7/2013
Nhân sự kiện "dao kéo" này, TSYG có mấy “nhời” theo phong cách dân dã gửi ông Putin:
Ông Putin ở nước Nga
Sao ông lại nỡ “căng da” thế này,
Làm cho biến dạng mặt mày
Vợ không chịu thấu, chia tay mất rồi.
Ông Putin ơi, ông Putin ơi!
Tham quyền cố vị, độc tài mà chi
Hút-xen  với Gã-đa-phi *
Chết trong nhục nhã, ê chề, đớn đau!
Át-xát chẳng được bao lâu **
Nay mai cũng bước lên đầu đài thôi.
Làm sao thoát khỏi lưới Trời,
Mấy ai thương tiếc những người bạn ông?
                                 *
Giuộc giằng cùng hội cùng phường
Có ngày rồi sẽ lên đường theo nhau!

* Saddam Hussein (tổng thống Iraq, đã bị tử hình), Gaddafi (tổng thống Libya, đã bị giết)
** Bashar al Assad: tổng thống Syria

Tiếng Việt có nghĩa là : chim sinh ra trong lồng, nghĩ việc bay là đồi bại (bệnh hoạn)







Tương tự, tui nghĩ kẻ chỉ biết tuân thủ thì cho việc phản kháng là đồi bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét