- Lấy tiền mừng “đám cưới” xây nhà bán trú, ủng hộ Trường Sa (TN). - Tết Trung thu đầy ý nghĩa của thiếu nhi dân tộc thiểu số và huyện đảo Trường Sa (Tầm nhìn). - Phim tài liệu: Ngư phủ nơi đảo xa (VTV). - Người 35 năm bảo vệ cột mốc biên giới (VNE). =>
- Lại là cái logo cắt đường lưỡi bò (Thành). Câu chuyện làm việc thiện xã hội, nhưng lại liên quan, đáng biết và nghĩ về chủ quyền biển đảo.
- COC VÀ CON ‘BÀI CÀO’ 16+4 (Bùi Văn Bồng). - ASEAN cùng Trung Quốc bắt đầu đàm phán về COC (TTXVN).
- Chuyên viên Mỹ gợi ý với chính phủ về quan hệ Trung Quốc-ASEAN (VOA). - Tổng thống Mỹ Obama công du bốn nước Đông Nam Á đầu tháng 10 (RFI). - Trung Quốc cảnh cáo Mỹ trên biển Đông (PNT).
- Mỹ hy vọng Trung, Nhật giải quyết bằng ngoại giao (TTXVN).
- TS Nguyễn Thanh Giang: Bị CA sách nhiễu vì động tới Tổng bí thư? (BBC).
- Vợ của ông Ngô Hào kêu cứu sau phiên xử ngày 11/09 (RFI).
- LS Lê Quốc Quân được báo Pháp vinh danh (RFA). - DÂN BIỂU SANCHEZ CHÚC MỪNG SINH NHẬT LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN LÊ QUỐC QUÂN VÀ KÊU GỌI THẢ ÔNG (DTD).
- Giáo xứ Văn Hạnh quyết tâm sát cánh với Giáo xứ Mỹ Yên, lên án bạo tàn và bất công (NVCL). - Đỗ Như Ly: ỚI HAI ÔNG NHÀ THƠ ƠI! (BS).
- Pháp : Cuộc đi bộ cho nhân quyền ở Việt Nam (RFI).
- Dự Luật 1897: Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2013 (FB Nguyễn Lân Thắng/ Dân Luận).
- Tưởng Năng Tiến: Về Lại Núi Rừng (RFA’s blog).
- LS Nguyễn Lệnh: Pháp luật nào dành cho đảng chính trị ở Việt Nam ? (BS). - Peter Möller – Vấn đề của Học thuyết marxist về Nhà nước (Dân luận).
- Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản (ĐHLV). “Tôi có lời cảnh tỉnh chân thành với bạn đọc mà thực ra là của những tiến bối đi trước đã từng nhắc:
1) Đối với những người từng là nạn
nhân của CS, bị CS dụ nhiều lần hãy khắc sâu trong tâm khảm câu nói bất
hủ của cố tống thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu: ‘Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm’
2) Đối với các thành phần trí thức,
những người chưa bị CS bức hại đã đang và sẽ đấu tranh cho dân chủ hãy
đọc kỹ những bài viết của bác Nguyễn Minh Cần…”
<- Thái Bình: Hé lộ căn nguyên vụ nổ súng tại Thái Bình (DT). - Bài học sau vụ xả súng tại UBND TP Thái Bình (KT). - Vụ nổ súng ở Thái Bình có thể lại do vi phạm luật đất đai? (Tầm nhìn). - Do không thống nhất được phương án bồi thường (QĐND). - Chính quyền không tới đám tang người xả súng ở Thái Bình (ĐV).- Tư Ếch: Chính sách đất đai: Không biết đâu mà lường (BS). - Văn Công Mỹ: THÁI BÌNH. - Mẹ Nấm: Đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình (RFA’s blog). – Hồ Phú Bông: Đặng Ngọc Viết và tấm bia chế độ (DLB). - Tiếng súng Thái Bình và vấn đề an sinh xã hội (FB Huỳnh Minh Tú). – Bữa qua có bình luận về một lối khích lệ rất không nên hành động của anh Viết, bữa nay lại có người đi xa hơn bằng việc “vinh danh” như thế này: TIẾC THƯƠNG ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐẶNG NGỌC VIẾT (FB Thùy Trang Nguyễn).- Chùm thơ của Ô.Tú Khuê chung vui với Người-Nổi-Giận, tiện thể chia buồn lo cùng Lũ-Vua-Meo và Bọn-Thí-Sĩ-Cầm-Tinh-Con-Cáy (QLB).
- Chủ nhân sắp xuống lỗ nhẫn nại xin, đày tớ vẫn nhẹ nhàng, tươi cười từ chối! (Chúa Cứu Thế). - Bắt đối tượng ném mìn vào nhà Chủ tịch UBND xã (TTXVN).
- Tô Văn Trường: TS Tô Văn Trường: NHÌN LẠI TỔNG THỂ BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN (Người lót gạch). - Thủy điện: Sau bùng nổ là… trả giá! (NLĐ). - Ăn thịt chính mình.
- Nhiều chính sách mới về lương, trợ cấp (NLĐ).
- Đà Nẵng dẹp dự án “rùa” (NLĐ).
- Việt Nam: Tám lãnh đạo công ty công ích bị sa thải vì tham nhũng (VOA). - VỤ LƯƠNG “KHỦNG”: Phải trả lại đầy đủ quyền lợi cho người lao động (NLĐ).
- “Bầu Kiên” và “quyền lực đen” (VLB).
- Café sáng thứ 7 (#15): Thượng bất chính, hạ tắc loạn! (TM&CN).
- Vụ “tiết lộ động trời của một chủ dự án”: Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ (DT). - DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ DÂN PHÁ ĐƯỜNG LÀNG TÔI (Khatraphuong).
- Đồng Nai: Kiểm tra việc xử lý tham nhũng nghiêm trọng (DV).
- Đám cưới con trưởng phòng GD-ĐT huyện, cho học sinh nghỉ học? (TN). - Trưởng phòng giáo dục tổ chức tiệc cưới cho con trong sân trường (VNE).
- ‘Nhân bản’ nhà tình nghĩa lấy tiền trả nợ (VNN).
- Phản đối nhà máy ô nhiễm, bị công an đánh trọng thương (VTC/BM).
- Tòa án quận Hoàng Mai bị cụm dân cư Bằng A “tố” vi phạm luật tố tụng (DT).
- Đề nghị xét tặng cột điện danh hiệu ‘Công dân ưu tú’ (PNT).
- Nguyễn Huệ Chi: Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ (Diễn đàn).
- CUỐI TUẦN BÊN TRỜI MỸ (Alan Phan).
- Đạt Lai Lạt Ma : Trung Quốc đã thực tế hơn về Tây Tạng (RFI). - Trung tâm kiểm duyệt của site microblog lớn nhất Trung Quốc hoạt động như thế nào (Kichbu).
- Trung Quốc : Liệu chống tham nhũng có dẫn đến nhà nước pháp quyền ? - Con gái của nhà hoạt động chính trị Trung Quốc tới Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới (ĐKN). =>
- Một người Nam Triều Tiên trốn khỏi miền Bắc sau 41 năm bị bắt cóc (VOA).
- Quốc vương Cam Bốt thất bại trong nỗ lực hòa giải (RFI). - Cuộc họp với Quốc vương CPC không đạt kết quả (TTXVN).
- Thái Lan chống tham nhũng bằng ứng dụng di động (VOA)
- Hàng trăm ngàn người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ (RFI).
- GỬI ÔNG PUTIN ! (TSYG).
- Báo TQ: Bộ trưởng QP Nhật sẽ khảo sát các cơ sở của Hải quân Việt Nam (GDVN). - Trung Quốc tăng cường hoạt động tìm kiếm, nghiên cứu khoa học trái phép tại Biển Đông (PT).
- ASEAN – Trung Quốc bàn về COC (TN).
- Không đưa phong bì, DN không yên tâm (VEF).
- HCM: Kỷ luật 7 lãnh đạo xã để xảy ra xây dựng trái phép (TT).
- Dân “tố” bị một công an đánh (PLTP). - Bắt giữ đối tượng ném mìn vào nhà Chủ tịch UBND xã Trường Sơn (Tầm nhìn).
- ‘Chỉ có vành móng ngựa cũng xử’ (TN).
- Hàn Quốc: Nơi nào có lãnh đạo giỏi, tận tâm (TVN).
KINH TẾ- Xếp hạng năng lực cạnh tranh: Việt Nam công khai hay minh bạch (DĐDN).
- Đừng để dòng vốn FDI đổi hướng! (CT).
- Thông tin nội bộ: Tài sản dễ bị đánh cắp (DĐDN).
- Chống vàng hóa không thể ngày một, ngày hai (ĐT). - Tuần giao dịch tệ nhất của vàng trong 2 tháng qua (TTXVN). - Giá vàng tuần tới liệu có tiếp tục giảm? (TBNH).
- Lãi khủng, xăng dầu đòi xin giãn, nợ thuế (ĐV).
- Nông dân hoài nghi tái cơ cấu nông nghiệp (RFA).
<- “Đừng bao giờ nói về cá tra nữa!” (ĐBND). - Khó kiểm soát chặt cá tôm ở chợ vì luật (TBKTSG).
- Cuối mùa, giá cà phê vẫn rớt sâu (TBKTSG).
- Hàng Việt trắc trở đường vào Campuchia (NLĐ).
- DN Việt tại châu Âu: Sáng tạo, mở hướng đi mới vượt thách thức (VNN).
- 5 năm sau khủng hoảng, giá hàng hóa thay đổi ra sao? (VnEco).
- Đánh thuế có hiệu quả Pareto và các hàm phúc lợi xã hội (Vietfin).
- Kinh tế Ấn Độ khốn đốn vì đồng rupee sụt giá mạnh, tiêu thụ giảm (VOA).
- Thị trường điện máy chưa hết lo (TT).
- Vụ mía mới ở ĐBSCL: Áp lực đè nặng nông dân và nhà máy (SGGP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Lam Kinh đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt (VOV).
- Bùi Văn Nam Sơn: TRIẾT GIA VÀ THI SĨ (Diễn đàn). Tham luận tại Tọa đàm Khoa học về Bùi Giáng (TĐH KHXH&NV, TP. HCM, ngày 14-9-2013). - Bùi Giáng đi… bộ đội với thầy hội đồng (Khải Đơn). - Bùi Giáng: Kỳ lạ, ngang tàng, tận hiến (NLĐ).
- Thơ của những kẻ “rừng đời lạc lối”. Về hai thi sĩ thường bị lãng quên, Thâm Tâm & Trần Huyền Trân (Vương Trí Nhàn).
- Những dòng nham thạch trong thơ Chiêu Anh (RFA).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 103) : ĐINH THỊ NHƯ THÚY (Nhật Tuấn).
- Thư giãn cuối tuần: ĐỒNG CHÍ NGÔ THÌ NHẬM (1746 – 1803) (Tễu). - Cười cuối tuần (Quê choa). - ĐÔI LỜI GỬI LẠI TRĂNG THƯƠNG NHỚ (Đặng Huy Văn).
- GIÁ TRỊ ẢO (Cu Vinh).
- Đào Tuấn: Giới siêu giàu, tỉ phú Việt sẽ phải ăn gà bằng kéo? (LĐ).
- Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai Trí (Nguyễn Ngọc Chính).
- Hà Mỹ Xuân lập hội bảo tồn cải lương “Về Nguồn” (RFI).
- Chuyện soạn giả cưới vợ đào hát (RFA).
- Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ: Cơ hội nhìn lại sân khấu Việt Nam (QĐND). - Thất vọng với “anh hàng thịt” Quốc Khánh (NLĐ). =>
- Vương Văn Quang – Mối quan hệ giữa múa Ballett, Văn chương, và Rắm (Fart) 1 (Dân luận).
- “Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc” (TT). - Nhạc sĩ Anh Quân: “Ngồi cùng thuyền mà chê nhau là không sòng phẳng” (LĐ).
- Hàng nghìn tác phẩm khắc trên bút chì (VNE).
- Âm gốc của khoái trá là quái chá (An Chi Huệ Thiên – Năng Lượng Mới số 238, 12-7-2013) (THTN).
- Video: Câu chuyện văn hóa – 14/09/2013 (VTV). - Video: Vui trung thu tại “Nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật Thụy An – Ba Vì – Hà Nội” (Cường Hoàng).
- Tên các nước châu Âu được dịch ra tiếng Việt như thế nào? (Twisted Sifter/ FB Ngọc Thu). “Bồ Đào Nha: Grape tooth = Portugal; Tây Ban Nha: West Class Tooth = Spain; Ý Đại Lợi: Meaning Big Profit =Italy; Áo Địa Lợi: Oh Ground Profit = Austria; Ái Nhĩ Lan: Love Your Orchid = Ireland; Phần Lan: Orchid Fragrance = Finland; Hung Gia Lợi: Huns’ Tooth Profit = Hungary; Thổ Nhĩ Kỳ = Earth Ear It’s = Turkey…”
- 3 phim ngắn Việt Nam tham gia Cuộc thi làm phim quốc tế dành cho trẻ em châu Á 2013 (Tầm nhìn).
- Pháp : Nhiều hoạt động thú vị nhân Ngày Di sản lần thứ 30 (RFI).
- Hoàng Nhất Phương – Adore – Luyến Ái (Dân luận).
- Võ Sĩ Mỹ Gốc Việt Lê Cung Hạ Võ Sĩ Na Shun Của Trung Cộng – Cung Le Mixed Martial Arts Champion (Việt thức).
- ĐẠI HỘI VFF NHIỆM KỲ VII: UBND TP HCM không cho ông Lê Hùng Dũng tranh cử? (NLĐ).
- Ấn tượng Bùi Giáng (TN). - Giải mã Bùi Giáng hoài không xong (PLTP). - 15 năm Bùi Giáng về trời: Một người điên kỳ dị (TTVH).
- Thằng trộm chó & ông nhà văn già (TT).
- Cải lương miễn vé cho trẻ em nghèo (TTVH).
- Con nhà nòi (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Một cảnh báo toàn diện với giới tri thức cao cấp (VNN).
- Các trường ĐH tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 bổ sung (VOV).
- Hà Nội: Kiểm tra các khoản thu, chi và dạy thêm học thêm đầu năm học (DT).
- Ký sự: Thầy giáo của những học sinh giỏi toán – Đỗ Quốc Anh (P1) (Học thế nào).
- Lào Cai thông đường để học sinh tới trường an toàn (TTXVN).
- SỰ CÔNG BẰNG LUÔN GÂY RA TRANH CÃI (Nguyễn Văn Tuấn).
- Nhật phóng hỏa tiễn không gian Epsilon (BBC). - Nhật Bản phóng hỏa tiễn loại mới (VOA).
- Tokyo khai mở thời đại phóng vệ tinh giá rẻ (RFI).
- Lấy sân trường tổ chức đám cưới con (SGGP).
- ĐH Quốc gia Singapore tốt nhất châu Á (PLTP).
- Trung Quốc: Video: Cô giáo ác nhân lấy thước vụt đầu, đạp trẻ văng xa nửa mét (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Sản phụ hốt hoảng vì bị run, giật sau tiêm thuốc (TN). - Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm (VOA).
- Video: Xây dựng nông thôn mới – 14/09/2013 (VTV).
- Hỗ trợ người lao động Syria về nước (VTV).
- Náo loạn vì đám cưới vợ già chồng trẻ (TN).
- Trắng đêm ở chợ âm phủ (NLĐ).
- Thái Nguyên: Ai “xẻ” rừng Ngàn Me? (QĐND).
- Hàng trăm xe máy bỏ hoang ở Bệnh viện Bạch Mai (KT).
- Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo (Bảo Mai).
- Nhận diện hoa lá tử thần trong thiên nhiên (Hữu Nguyên).
- Cháy tại một bệnh viện ở Nga, 37 người thiệt mạng (VOA).
- Mỹ: Lũ lụt ở Colorado buộc nhiều người phải di tản (VOA). - Bão Ingrid hoành hành ở Vịnh Mexico.
- Afghanistan: Sập mỏ than, hàng chục người mắc kẹt (VOV).
- Hãng hàng không Mỹ chấp nhận vé miễn phí đã bán lầm (VOA).
- Có lẽ, từ nhiều kiếp trước, hắn đã sinh ra và lớn lên… ở đây (Đỗ Doãn Hoàng).
- Đại họa lang “vườn” (PT).
- Nỗi khổ ở… phố cổ (Kỳ cuối) (PT).
- Việt Nam – “điểm nóng” của sừng tê giác (PLTP).
QUỐC TẾ - Nga Mỹ đạt thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria (RFI). - Tổng thư ký LHQ : Bachar al-Assad phạm “tội ác chống nhân loại”. - Nga – Mỹ thỏa thuận kế hoạch loại bỏ vũ khí hóa học của Syria (RFA). - Mỹ sẵn sàng tấn công Syria nếu ngoại giao thất bại (TTXVN). - Những cột mốc nhằm tìm giải pháp hòa bình Syria. - Ngoại trưởng Nga, Mỹ nêu ra những việc Syria phải thực hiện (VOA). - Đàm phán về vũ khí hóa học có thể đưa tới chuyển tiếp chính trị ở Syria. - Mỹ, Nga đồng ý tổ chức hội nghị hòa bình Syria. - TT Obama: TT Assad phải chứng tỏ ‘hành động cụ thể’ về vũ khí hóa học. - Bashar al-Assad: Nhà độc tài bất đắc dĩ.
- Putin, Obama và Syria (BBC). - Nga: Hội đồng bảo an sẽ hành động nếu Syria trở mặt (TT). - Nhà Trắng “nóng mặt” vì Putin (TT). - Đòn judo mang tên Putin (NLĐ). - DAMASCUS NHẪN NẠI CHỜ BOM: Xả stress!. - FSA bác thỏa thuận Mỹ-Nga về vũ khí hóa học Syria (TTXVN). - Canh Phé Của Vladimir Putin (dainamax tribune).
- Khủng hoảng Syria (6): Lược sử vấn đề cấm sử dụng vũ khí hóa học (PVLH).
- Tái diễn biểu tình quy mô lớn trên khắp Ai Cập (QĐND). - Tòa án Ai Cập hoãn phiên xét xử lại cựu Tổng thống Mubarak (VOV).
- Philippines bàn ngừng bắn với phiến quân (BBC). - Phó TT Philippines bàn việc hưu chiến với phiến quân (VOA). - Manila cố đạt thoả thuận ngừng bắn với phiến quân Hồi giáo miền Nam (RFI). - Philippines: Phiến quân đồng ý ngừng bắn (NLĐ).
- Cuộc diễn tập đa quốc chống khủng bố kết thúc ở Indonesia (VOA).
- Cảnh sát Mexico dẹp cuộc biểu tình ngồi lỳ của giáo chức (VOA).
- Vũ khí hóa học của Syria sẽ bị hủy vào giữa năm 2014 (TTVH). - Video: Phe Assad pháo kích phiến quân Syria ở ngoại ô Damascus (GDVN).
- Chuyện của những chiến binh ngoại quốc tại Syria (VNN). - Chiến hạm tối tân của Mỹ ở Syria từng bị vũ khí thô sơ hạ gục (Soha). - Gia hạn ‘phi thực tế’ cho Syria, Mỹ sẽ tấn công? (PNT). - Hàng loạt tàu chiến Nga tiến đến sát Syria (VnM).
- CIA vất vả truy lùng và tiêu diệt “kẻ đáng ngại nhất” nước Mỹ (DV). - Al-Qaeda muốn làm suy yếu kinh tế Mỹ (PT).
* RFA: Audio: + Sáng 14-9-2013; + ; Video: + Bản tin video sáng 14-09-2013; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 14.09.2013.* RFI:
* VTV: + Chào buổi sáng – 14/09/2013; + Cà phê sáng cuối tuần – 14/09/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 14/09/2013; + Cuộc sống thường ngày – 14/09/2013; + 360 độ Thể thao – 14/09/2013; + Tài chính tiêu dùng – 14/09/2013; + Sự kiện và bình luận – 14/09/2013; + Thời sự 12h – 14/09/2013; + Thời sự 19h – 14/09/2013.
2033. Pháp luật nào dành cho đảng chính trị ở Việt Nam ?
14-09-2013
Trong khi chờ đợi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời kiến nghị của một vị luật sư ở Hà Nội về câu hỏi có nội dung tương tự, tôi mạn phép kiến giải vấn đề theo cách hiểu riêng như sau:
Theo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 9/11/1946, tại Điều 10 có quy định:“Công dân Việt Nam có quyền: … Tự do tổ chức và hội họp …”. Tuy không có văn bản giải thích thế nào là “tự do tổ chức” nhưng trong bối cảnh nước nhà vừa giành được độc lập từ ngoại bang thì cụm từ đó có thể được hiểu hết sức rộng rãi: Công dân Việt Nam có quyền tự do thành lập tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội … trong khuôn khổ của pháp luật.
1/ Luật quy định quyền lập hội ngày 20/5/1957 là văn bản luật dành cho “tổ chức chính trị”.
Ngày 20/5/1957 Chủ tịch nước VNDCCH ra Sắc lệnh ban bố Luật quy định quyền lập hội đã được Quốc hội biểu quyết trong khóa họp thứ VI.
Điều 10 của Luật quy định quyền lập hội ghi rằng: “Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này”. Tức là luật này chỉ áp dụng cho những hội có mục đích không phải là kinh tế như chính trị, xã hội… Việc loại bỏ những hội có mục đích kinh tế trong luật này là hệ quả từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 2 năm 1951 tại Tuyên Quang với chủ trương, chính sách “tiến hành cải cách ruộng đất” và “chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công” – đã không thừa nhận tổ chức kinh tế tư nhân. Bắt đầu từ sau khi Luật về quyền lập hội năm 1957 được áp dụng thì “Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại” (Điều 4). Quy định “phải xin phép lại” này khiến cho khoảng gần 30 các liên minh và đảng phái chính trị VN dưới các tên gọi là đảng, hội, mặt trận, liên đoàn, liên minh, liên hiệp… chỉ còn lại 3 đảng là Đảng Cộng sản VN, Đảng Xã hội VN và Đảng Dân chủ VN (tính đến năm 1988). Xin lưu ý là trong toàn bộ lời văn của Luật quy định quyền lập hội 1957 không hề có một từ “đảng” hoặc “tổ chức chính trị” nào cả nhưng vẫn có hiệu lực thi hành với các đảng phái chính trị.
Điều 4 Luật quy định quyền lập hội 1957 ghi: “…lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định”. Hệ quả của quy định này là những ai muốn lập hội mới phải chờ Chính phủ ban hành “thể lệ lập hội”… và trên thực tế phải đợi 46 năm sau, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Từ khi có Luật quy định quyền lập hội năm 1957 thì các bản Hiến pháp 1959, HP 1980 và HP 1992 đều sử dụng cụm từ “tự do lập hội” thay cho “tự do tổ chức” ghi trong Hiến pháp 1946.
Cần đặc biệt lưu ý về quy định tại Điều 1 của Luật này: “Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta”. Quy định mang tính chất định nghĩa của Điều 1 này kết hợp với quy định tại Điều 10 Luật quy định quyền lập hội 1957 có thể tổng hợp thành một định nghĩa về hội như sau: Hội là một tổ chức của công dân VN, có mục đích chính trị, xã hội. Mục đích của hội phải chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ. Hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
“Mục đích hoạt động” của hội chính là tiêu chí dùng để định nghĩa trong Luật quy định quyền lập hội năm 1957 (Điều 1) và dùng để phân loại các loại pháp nhân trong Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều 110, khoản 2).
2/ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 được thay thế bởi Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là văn bản dưới luật dành cho “tổ chức chính trị”.
Cả 2 Nghị định này đều căn cứ trên Luật quy định quyền lập hội ngày 20/5/1957. Nghị định 88/2003 căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995; còn Nghị định 45/2010 căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005. Vì vậy, chỉ cần phân tích và tổng hợp các quy định trong 3 văn bản pháp luật là: Luật quy định quyền lập hội 1957, Bộ luật Dân sự và Nghị định Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho tựa đề bài này, đó là:
a/ Trước hết xin nêu nhận xét: Các nhà soạn thảo Nghị định Chính phủ số 88/2003 và số 45/2010 đều cố ý đưa ra một định nghĩa “khó hiểu” làm người đọc dễ “lạc đường” khi tìm hiểu bởi sự đánh đố của câu chữ, lời văn. Điều 2, khoản 1 của Nghị định Chính phủ số 45/2010 đã định nghĩa về hội như sau: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hổ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Định nghĩa này đã không lấy mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân làm tiêu chí như: mục đích chính trị, xã hội hay nghề nghiệp để xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động như quy định ở Bộ luật Dân sự năm 1995 tại khoản 2 Điều 110 “Các loại pháp nhân” mà lại thay bằng những mục đích “rườm rà” khác nhằm tránh né khái niệm “hội cũng bao gồm cả tổ chức có mục đích chính trị” hoặc “một hội có mục đích hoạt động chính trị còn gọi là đảng”.
Một nguyên tắc trong hệ cấp pháp lý là trong trường hợp một nghị định – văn bản dưới luật, có quy định mâu thuẫn hoặc sai lệch so với luật thì theo hệ cấp văn bản pháp luật cần phải hủy bỏ hoặc sửa đổi quy định trong nghị định cho phù hợp với luật. Vì vậy, theo tôi, có thể tổng hợp định nghĩa về hội của Luật quy định quyền lập hội ngày 20/5/1957 và của Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2012 có căn cứ vào các Bộ luật Dân sự như sau: Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có mục đích hoạt động chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Mục đích của hội phải chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ. Hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
b/ Nghị định của Chính phủ có quy định tại Điều 2, khoản 2 về các tên gọi khác nhau của hội như sau: “Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)”. Như vậy, hội có thể còn có “các tên gọi khác” ví dụ như đảng, mặt trận v.v…
c/ Nghị định của Chính phủ quy định tại Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” chỉ liệt kê những tổ chức mà Nghị đinh không áp dụng:
Điều 1, khoàn 2 Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 không áp dụng với các tổ chức sau:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổ chức này có Luật mặt trận Tổ quốc 1999.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Tổ chức này có Luật Công đoàn 1990.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức này có Luật Thanh niên 2005.
- Hội Nông dân Việt Nam: Tổ chức này có Điều lệ được Chính phủ công nhận.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Tổ chức này có Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Tổ chức này có Điều lệ được Chính phủ công nhận.
- Các tổ chức giáo hội: Các tổ chức này có Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo 2004.
d/ Các nhà soạn thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã cố ý “đánh đố” người dân khi quy định tại Điều 1, khoản 1 trong “Phạm vi điều chỉnh” rằng: “Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội”, rồi liệt kê danh sách những tổ chức không áp dụng Nghị định này chớ không chỉ ra, kể ra những tổ chức thuộc loại nào trong Bộ luật Dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Chính phủ đã giao việc tìm hiểu và xác định những loại tổ chức nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định cho người dân khi họ muốn lập hội. Biên soạn một nghị định như vậy, chẳng phải Chính phủ đã tiếp tục đánh đố với người dân sau 46 năm chờ đợi Chính phủ ban hành “thể lệ lập hội” được ghi tại Điều 3 Luật quy định quyền lập hội năm 1957 sao ? Vậy, liệu công dân Việt Nam có thể tìm thấy trong Nghị định của Chính phủ những căn cứ pháp lý chỉ ra những loại tổ chức nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hay không ?
3/ Các căn cứ pháp lý và các loại tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội:
- Trước hết, Chính phủ đã căn cứ vào Luật quy định quyền lập hội năm 1957 và Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 để ban hành Nghị định này.
- Điều 4, khoản 2 của Nghị định quy định : “Hội có tư cách pháp nhân”. Những quy định về pháp nhân đã được Bộ luật Dân sự thể hiện rất đầy đủ tại Chương IV gồm có 22 Điều và được Chính phủ dùng làm căn cứ pháp lý cho các nội dung liên quan trong Nghị định. Câu hỏi đặt ra là: Những loại pháp nhân nào trong Bộ luật Dân sự 2005 sẽ là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này ?
- Điều 100 Bộ luật Dân sự 2005 đã liệt kê “Các loại pháp nhân” như sau:
“1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
3. Tổ chức kinh tế.
4. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.”
Bằng cách loại ra những pháp nhân nào đã được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật riêng, chúng ta sẽ còn lại những pháp nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
1. Cơ quan nhà nước đã có Luật tổ chức Chính phủ 2001. Đơn vị vũ trang nhân dân đã có Luật quốc phòng 2005.
3. Tổ chức kinh tế đã có Luật doanh nghiệp 2005.
5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã có Nghị định Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Như vậy, chỉ còn lại những loại pháp nhân ở Điều 100 Bộ luật Dân sự 2005 thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 là:
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
4. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Tức là có tất cả 5 loại pháp nhân được quy định tại Điều 100 Bộ luật Dân sự 2005 thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định Chính phủ, trong đó có “tổ chức chính trị” tức là đảng hoạt động có mục đích chính trị, ví dụ như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Có thể dẫn chứng một chi tiết mà các nhà biên soạn Nghị định Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 đã “để lộ” cho biết 2 trong số 5 loại pháp nhân trong Bộ luật Dân sự 2005 thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Đó là quy định tại Điều 4 Nghị định 2003: “Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hội” có ghi tại khoản 2 rằng: “Hội được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách Nhà nước hổ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
Cuối cùng, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội không trả lời câu hỏi trong kiến nghị của vị luật sư ở Hà Nội thì một người dân nào đó vẫn có thể tìm thấy “đáp án” của câu hỏi trên bằng cách căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 nộp đơn xin thành lập ban vận động thành lập hội – là một tổ chức chính trị, ví dụ một đảng tên x chẳng hạn. Trong trường hợp Bộ Nội vụ “không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do” (Điều 6, khoản 5, điểm d). Nếu Bộ Nội vụ không trả lời sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp; hoặc nếu văn bản trả lời của Bộ Nội vụ không đồng ý mà lý do nêu ra không được người nộp đơn chấp nhận thì người nộp đơn có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 5 Luật tố tụng hành chính ngày 24/11/2010 do hành vi hành chính là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ Nội vụ hoặc do quyết định hành chính là văn bản trả lời không đồng ý của Bộ Nội vụ (Điều 3, khoản 2 Luật tố tụng hành chính). “Đáp án” chính thức sẽ được đưa ra từ Tòa án thay vì từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Chính sách đất đai: Không biết đâu mà lường
Tư Ếch
Đây là một câu chuyện có thật.Gia đình ông Sáu Tánh có hơn 10 công ruộng, ông sinh được 4 người con. Mảnh đất mà ông đang ở có từ thời xa xưa, từ cái thời ông tổ nhà ông khai khẩn đất hoang mà có, trải qua từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp, thời đế quốc Mỹ, ông chẳng mắt thẻo đất nào dù có lúc gia đình ông chạy loạn mấy năm mới tìm về. Ông chia cho 4 người con của ông mỗi người chừng hơn 2 công ruộng. Phần còn lại chừng khoảng 1 công đất có ngôi nhà ông đang ở, ông giữ lại cho mình.
Vào năm 2003, chính quyền có dư án xây dựng khu dân cư tại vùng đất mà gia đình ông đang cư ngụ. ban đầu, chủ đầu tư ra giá, bồi thường mỗi công đất là 35 triệu đồng, tính cụ thể là 35 nghìn/m2. Tiền sẽ trả làm 3 đợt. Chế độ hậu mãi là, sau khi xây dựng khu dân cư, mỗi đầu hộ dân sẽ được mua một nền đất tái định cư trị giá bằng 50% giá bán thực tế. Họ đoán chừng 20 triệu đồng/nền đất khoảng 80-100m2. Họ họp dân với một buổi họp diễn ra hết sức vui vẻ và cởi mở có bánh kẹo, hoa quả và mỗi người dự họp được tặng theo 1 phong bì có 50 nghìn đồng, 2 ký xà bông, 0.5 ký bột ngọt, hai chai nước mắm hiệu “nước mắm cá cơm Quốc Hải”, 1 ký đường cát trắng nhãn hiệu “đường Biên Hòa”.
Trong buổi họp đó, đa phần mọi người đều vui vẻ. Tính ra, mua một nền nhà có đầy đủ đường xá đi lại, hệ thống điện nước, cô sở hạ tầng….nếu làm tạm một căn nhà cấp 4 khỏang 40 triệu đồng nữa thì coi như “an cư lạc nghiệp”.
Buổi họp đó, trong gia đình ông Sáu Tánh chỉ có hai người con trong 4 người tới dự. Một người bị ốm còn cậu út Mót thì đi làm công ở xa không về kịp.
Hai người con của ông Sáu sau khi đi họp về, họ nhận phần bồi hoàn giống như hàng trăm hộ nông dân khác nhưng món tiền so với họ quả là to lớn. Hàng loạt gia đình mua xe máy chạy rầm rầm, sắm ti vi, đầu hát karaoke rộn ràng cả khu xóm…..quả là bộ mặt xã hội đã khá lên thấy rõ sau vụ bồi thường.
Một số rất nhỏ các hộ gia đình, họ không đồng ý nhận bồi thường theo giá nhà đầu tư đưa ra. Sau hơn một năm cù cưa, ban quản lý dự án mời riêng từng hộ lên thương lượng. Theo quan sát, cứ ai đến sau thì giá sẽ được bồi thường cao hơn người đến trước đó…..Và anh con trai út Mót của ông Sáu là một trong những người cuối cùng nhận giá bồi thường để họ giải toả mặt bằng thi công. Giá thoả thuận được đưa ra là 98 triệu/ 1000m3; gấp 2,8 lần so với số tiền mà anh chị em của anh nhận được.
Ai cũng thấy kỳ cục, nhưng không ai đủ chữ nghĩa để viết đơn thưa gửi….. Chẳng ai làm thế cả.
Và ai cũng thấy qua dự án này đã xuất hiện một mỹ ngôn “đại gia Lợi”, người trước đây là chủ lò heo quay, buôn bán gà vịt. Anh ta giàu lên một cách chóng mặt.
Cũng từ khi đó, người con trai thứ hai của ông Sáu là anh Hai Lép phải quay về ở cùng cha mẹ. Dân cả vùng đó dù có được mua nền đất tái định cư thì họ cũng sang nhượng “bán non” vì họ không quen cuộc sống thiếu đất nông nghiệp. Miếng đất nhỏ và căn nhà ông Sáu không nằm trong khu quy hoạch, nguồn gốc ghi trong tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất vườn, có một con đường nhựa chừng 6 m ngang chay qua trước căn nhà.
Sau khi nhận tiền bồi thường đợt 3, anh Hai Lép lại được cha mẹ cho “ra riêng” lần thứ hai khi làm giấy xẻ 150 m2 đất cạnh bên, cho gia đình nhỏ của anh. Anh Hai Lép muốn cất nhà với số tiền trong tay còn lại khoảng 50 triệu đồng. Khi lên làm thủ tục xin cất nhà, cán bộ địa chính phường nói rằng, trước tiên phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất nhà ở, nếu không thì anh phạm luật và có thể bị phá nhà bất cứ lúc nào. Số tiền theo tính toán khoảng 24 triệu đồng.
Anh Hai Lép không thể làm giấy chuyển mục đích sử dụng được vì số tiền đó quá khả năng của anh. Cán bộ điạ chính đã “bày” một kế giúp anh là: dùng một số tiền nhỏ thôi (khoảng 3 triệu đồng) bồi dưỡng cho mấy “ổng”, họ sẽ làm lơ cho anh làm nhà. Sau khi làm xong rồi, họ sẽ tiến hành kiểm tra và sẽ phạt (khoảng 2 triệu đồng nữa) thì coi như xong, anh Hai Lép khỏe re, cứ thế mà ở trong một ngôi nhà trên nền đất vườn trong một khu dân cư mới. Cả vùng đó, chẳng còn ai có đất để canh tác nữa, nó đương nhiên phải là đất ở đô thị nhưng chủ sở hữu vẫn sở hữu đất vườn. Muốn danh chính ngôn thuận được công nhận là đất nhà ở, họ phải đóng tiền cho nhà nước dù rằng mảnh đất đó vẫn nằm đó chẳng có thay đổi gì. Tự nhiên, cán bộ xã phường trở thành “ân nhân” của anh Hai Lép, vì họ biết “lách luật”, đã giúp anh đỡ mất một khoản tiền rất lớn mà anh vẫn xây được nhà.
Đây chỉ là câu chuyện trong một nghìn lẻ một câu chuyện xảy ra trong một gia đình nông dân làm lúa tới 6-7 đời. Tác giả xin không kể những diễn biến sau đó, nghĩa là họ làm gì để sống, kiếm tiền bằng cách nào, số phận họ ra sao, ai còn ai mất…..
Nếu chính quyền nào, địa phương nào chịu khó điểm danh/điều tra thì không khó để nắm được số lượng nhà/nhà trọ/công xưởng/nhà kho,….xây dựng trên đất sản xuất chứ không phải đất ở đô thị (đặc biệt xảy ra ở những vùng vừa mới nâng lên khu dân cư/đô thị hay sát nhập với thành phố/thị xã/huyện lị). Đó là lý do mà tại sao khi nhà nước có kế họach thu hồi đất khu này khu khác sẽ có trường hợp hàng trăm ngôi nhà trái phép bị phá bỏ.
Tác giả xin dừng lại, dành lời bàn cho những ông/bà ngồi trong Quốc hội đang manh nha bàn lại chuyện về sửa đổi luật đất đai.
- ỚI HAI ÔNG NHÀ THƠ ƠI!
Đỗ Như LyMấy ngày nay, Sài gòn không thấy mặt trời,âm âm u u lại còn “mưa cái kiểu Bắc kỳ” nên chẳng ra vỉa hè được,đành ở nhà leo lên trời đọc chơi.Đang theo dõi vụ Mỹ Yên thì tiếng chát chúa,rền rĩ,ngoa ngoắt của bà xã vang lên từ đầu hẻm vào tới nhà :Ới hai ông nhà thơ ơi ! Ới hai ông nhà thơ ơi!
Vào đến nhà,thở hổn hển nhưng miệng vẫn Ới hai ông nhà thơ ơi!Ới hai ông nhà thơ ơi!…
–Cái gì mà tru tréo lên ầm cả xóm giềng vậy? Hai ông nhà thơ nào?
–Thì còn nhà thơ nào nữa! Một là cái ông..ông Tào ,Tạo gì mà làm cả bài hát…úp…úp mặt vào……
–…sông quê.Là bài :” Khúc hát sông quê” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
–Thế còn ông nhà thơ thứ hai?
–Ông gì mà…sỏi đã cũng thành cơm ấy!
–Trời ơi! nhà thơ nổi tiếng thời đánh thực dân Pháp Hoàng Trung Thông,cùng quê với bà mà cũng không nhớ nữa!
–Ừa..ừa,đúng rồi Hoàng Trung Thông..Hoàng Trung Thông…hoàng…hoàng…thông…thông
–Thế thì mần răng? (Tôi phải chuyển tông sang ngôn ngữ quê bả để bả dễ hiểu)
–Hai ông nhà thơ hứa răng rứa để dân họ la quá trời!
–Hứa gì ?Ông nhà thơ Hoàng Trung Thông đã về thế giới bên kia mấy chục năm rồi,còn hứa hẹn gì được nữa!
–Thế há? Còn ông Tạo?
–Nhưng mà hứa cái gì?
–Thấy dân họ nói hai ông đã ký cam kết hứa “sẽ đề nghị Công an tỉnh thả người trước 16 giờ ngày 4 tháng 9″;nhưng đến trưa 4-9 cảnh sát cơ động lại dùng dùi cui trả lời những người dân đến trước UBND xã Nghi Phương để chuẩn bị đón hai người vô tội bị Công an tỉnh Nghệ An giam giữ hàng tháng trời.
–Trời ơi ! Không phải hai ông Hoàng Trung Thông ,Nguyễn Trọng Tạo nhà thơ mà ông Hoàng Trung Thông này là phó bí thư Đảng Ủy Xã,còn ông Nguyễn Trọng Tạo này là Chủ tịch UBND xã.
–Các ông chính quyền không hiểu người dân đâu có điên, vô công rồi nghề,bỏ công ăn việc làm để tập “trung đông người” gây khó cho các ông ấy làm gì nhỉ?
–Vì trong số đông ấy nhiều người bị “thế lực thù địch lợi dụng”.
–Thù địch cái gì?Toàn bà con chân lấm tay bùn mình cả.Chả lẽ các ông chính quyền hiện nay coi người dân là kẻ thù cả hay sao?
–Hổng dám khẳng định,nhưng trái ý các ổng là “hốt liền
–Ôi mệt quá ! Mai kia tôi với ông cũng bị hốt liền,cùng cơm tù cho đỡ cơm nhà.
Đến đây tôi thấy cần kết thúc, vì việc thanh minh cho hai ông nhà thơ xứ Nghệ đã hoàn thành một cách “xúc sắc”.Cuộc đấu khẩu về ỚI HAI ÔNG NHÀ THƠ ƠI kết thúc.
Đỗ Như Ly, Sài gòn
Những ngày có vụ Mỹ yên.Nghi Phương,Nghi xuân,Nhệ An 9-2013
Chính trị – Xã hội
Tổng thống Mỹ Obama công du bốn nước Đông Nam Á đầu tháng 10 (RFI) —Washington coi Việt Nam là tiếng nói rất quan trọng trong ASEAN (ĐV)Không quân Thái Lan vượt Việt Nam, Singapore đứng đầu ĐNA? (ĐV)
Báo TQ: Bộ trưởng QP Nhật sẽ khảo sát các cơ sở của Hải quân Việt Nam (GDVN) — Lấy tiền mừng “đám cưới” xây nhà bán trú, ủng hộ Trường Sa (TN)
Chống tham nhũng bằng tự do thông tin (ĐV) <<<<<<Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Tự do ngôn luận không phải là vô hạn” (Infonet)
LS Lê Quốc Quân được báo Pháp vinh danh (RFA) -Luật sư đấu tranh cho nhân quyền Lê Quốc Quân vừa được tuần báo Nouvel Observateurs vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai.====>>>>
<<<===Bị CA đe dọa vì động tới Tổng bí thư? (BBC /nghe) - Một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam vừa lên tiếng cáo buộc an ninh và công an VN có hành vi sách nhiễu thô bạo với ông nhằm ngăn chặn việc kỷ niệm ngày ra đời Bấm Tập san Tổ Quốc (15/9/2006) có xu hướng bất đồng chính kiến.
‘Đã nghèo lại trả lắm lương, nhiều bổng’ (BBC/ nghe) - Hệ thống lương bổng và đãi ngộ được cho là chứa đựng nhiều bất cập, bất hợp lý ở khu vực biên chế nhà nước, hệ thống các cơ quan Đảng đoàn, đoàn thể và lực lượng vũ trang, đặc biệt các chế độ với đội ngũ sỹ quan trung, cao cấp từ cấp tá trở lên, đang trở thành một gánh nặng cho ngân sách công của Việt Nam, theo nhà quan sát từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, từ Học viện Chính sách và Phát triển (APD) cho rằng ngân sách công của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay đang gặp thách thức rất lớn vì phải giải quyết các vấn đề từ quỹ lương, chế độ chính sách, không chỉ với người về hưu, mà còn với các đối tượng trong biên chế, đương chức.=====>>>>
Vợ của ông Ngô Hào kêu cứu sau phiên xử ngày 11/09 (RFI) —-Pháp : Cuộc đi bộ cho nhân quyền ở Việt Nam (RFI)
Không đưa phong bì, DN không yên tâm (VEF) —-Quy hoạch treo đời người (TN) —-Tòa sai lầm vì xử nhẹ ‘quan’ (TN)
Thủy điện: Sau bùng nổ là… trả giá! (NLĐ) —-Ăn thịt chính mình (NLĐ)
Đại gia siêu giàu và người Việt siêu nghèo cùng tăng mạnh (ĐV) —–Khách Trung Quốc đến Việt Nam nhiều nhưng chẳng tiêu nhiều (ĐV)
Hàng trăm người bỏ gặt lúa tiếp tục canh hiện trường ở công ty Nicotex (GDVN) — Tòa án quận Hoàng Mai bị cụm dân cư Bằng A “tố” vi phạm luật tố tụng (DT)
______________________________________________________________________________________________
CUỐI TUẦN BÊN TRỜI MỸ (AlanPhan)
KẺ NÃ ĐẠN Ở THÁI BÌNH ‘NHÁT NHƯ CÁY’ (Huynhngocchenh)
DÂN BIỂU SANCHEZ CHÚC MỪNG SINH NHẬT LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN LÊ QUỐC QUÂN VÀ KÊU GỌI THẢ ÔNG -(Defend the Defenders)Ông Võ Văn Ái lên tiếng cho các Bloggers & Tôn giáo tại LHQ Geneve -(Defend the Defenders)
Chúc mừng sinh nhật Lê Quốc Quân! -(Defend the Defenders)
Những tiếng nói bị đàn áp ở Đông Nam Á: Các tổ chức phi chính phủ đoàn kết chống hình sự hoá tự do ngôn luận trên Internet -PEN Iternational -Bản dịch của Lê Anh Hùng -(Defend the Defenders)
COC VÀ CON ‘BÀI CÀO’ 16+4 (Bùi Văn Bồng)
Lại là cái logo cắt đường lưỡi bò (Thành)
Tôi tiếp nhận thông tin và nói với đại diện trung tâm theo ba ý sau:
- Chúng tôi đã bị dẹp banner nhiều rồi
nên đã quen và các anh đừng ngại vì những hình ảnh cần thiết đã được lan
truyền đi khắp nơi trên hành tinh này, vậy nên tháo hay để giờ không
quan trọng.
- Các anh nói với đối tác “tôi biết là
ai nhưng có hỏi các anh cũng sẽ chẳng dám nói ra” nơi đề nghị các anh
rằng nếu cần cứ thẳng thắn trao đổi với chúng tôi, đừng làm trò mà
“chẳng ai còn lạ” ấy nữa – cũ quá rồi. Điều quan trọng họ chê xấu và thè
lè là cái logo NO-U kia cơ. Cái lưỡi bò thò ra biển Đông bị cắt làm họ sợ!!!!!!!!
- Tấm ảnh em bé chính là em bé đang sinh sống ở trung tâm này đấy. Nó rất đẹp và nhân văn, tôi nghĩ vậy, còn các bạn thì sao?
Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản (ĐHLV). “Tôi
có lời cảnh tỉnh chân thành với bạn đọc mà thực ra là của những tiến
bối đi trước đã từng nhắc: 1) Đối với những người từng là nạn nhân
của CS, bị CS dụ nhiều lần hãy khắc sâu trong tâm khảm câu nói bất hủ
của cố tống thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu: ‘Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm’ -2)
Đối với các thành phần trí thức, những người chưa bị CS bức hại đã đang
và sẽ đấu tranh cho dân chủ hãy đọc kỹ những bài viết của bác Nguyễn
Minh Cần…”Đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình (Menam -RFA)
Mỹ Yên: chính sách cũ với những tội ác mới (J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA)
Về Lại Núi Rừng (Tưởng năng Tiến -RFA)
TS Tô Văn Trường: NHÌN LẠI TỔNG THỂ BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN (Nguoilotgach)
Café sáng thứ 7 (#15): Thượng bất chính, hạ tắc loạn ( Tản mạn và Cảm nhận blog)
Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam : Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 – Nguyễn huệ Chi – (Diễn đàn Forrum)
GỬI ÔNG PUTIN ! (TSYG)
Bản đồ mốc giới trên biên giới Việt – Trung —Trích thư của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy gửi BVN: -(Boxitvn)
Mấy
nhận xét qua bài trả lời của tiến sỹ Trần Công Trực về “Sự thật về Thác
Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đăng trên Báo Giáo dục VN ngày
11/09/2013. -Thái Bình -(Boxitvn)
Đôi điều cần nói lại về thác Bản Giốc – Hàn Vĩnh Diệp -(Boxitvn)
Cái dụ này cãi hoài , có lẽ không bao giờ dứt- Chỉ cách duy nhất là Nhà nước ta in hai cái 1999 và 2000 ra đầy đủ : Văn bản ,bản đồ, phụ lục đính kèm – Phát cho mỗi gia đình là chu . Hơn 10 năm rồi , QH cũng đã thông qua…để cho “Dân biết Dân bàn Dân làm Dân kiểm tra” là xong ngay – Chuyện Quốc gia đại sự là của toàn thể Đồng Bào VN mà– Tiền chứ gì , đầu Dân đóng 50.000 VNĐ thôi là ổn.Kinh tế
Nông dân hoài nghi tái cơ cấu nông nghiệp (RFA) -Giá lúa đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm sâu trong nỗi ngán ngẩm của nông dân, cùng lúc Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo giảm xuất khẩu 300.000 tấn gạo so với năm ngoái.‘Chơi kiểu gì cũng chết’, rủ nhau bỏ chứng khoán (VEF) —Thị trường BĐS cao cấp sắp có làn sóng giảm giá mới? (GDVN)
Nhâp lậu rồi xuất lậu vàng? (TN)
Cuối mùa, giá cà phê vẫn rớt sâu (TBKTSG) —- “Đừng bao giờ nói về cá tra nữa!” (ĐBND) —Vụ mía mới ở ĐBSCL: Áp lực đè nặng nông dân và nhà máy (SGGP)
Thế giới
Nga Mỹ đạt thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria (RFI) —-Nga – Mỹ thỏa thuận kế hoạch loại bỏ vũ khí hóa học của Syria (RFA) —- Thế giới phản ứng thuận lợi đối với kế hoạch của Mỹ-Nga về Syria (VOA)
Khi nào Mỹ sẽ tấn công Syria? (ĐV)
Hàng trăm ngàn người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ (RFI)
Các công đoàn tổ chức biểu tình phản đối chính sách xã hội của ông Donald Tusk – Reuters ===>>>
Nhật sẽ khảo sát ô nhiễm phóng xạ khu vực Fukushima (RFA)
Mỹ hy vọng vào mối quan hệ với tân TT Úc Tony Abbott (RFA) —Viện Bảo Tàng Quốc gia 11 tháng 9 sắp mở cửa (VOA)
Đám tang bị tấn công tại Iraq làm 23 người thiệt mạng (VOA) ====Cảnh sát Mexico dẹp cuộc biểu tình ngồi lỳ của giáo chức (VOA)
Cty TQ bị đuổi khỏi triển lãm vũ khí lớn nhất TG (ĐV) —-Trung Quốc sẽ dốc sức đóng tàu chiến thực hiện âm mưu, tham vọng lớn (GDVN)
Trung Quốc điều tàu chiến và quân tới ngoài khơi Syria (TTXVN)
Con gái của nhà hoạt động chính trị Trung Quốc tới Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới (ĐKN)
Bị tách khỏi cha của mình và không được tiếp tục cho đi học, Trương An Ni 10 tuổi, con gái của Trương Lâm , tù nhân bất đồng chính kiến với chính quyền Trung Quốc, đã tới Mỹ với chị gái của mình. Hai cô bé rời khỏi Trung Quốc vào ngày 7 tháng 9.(Từ trái qua phải) Trương An Ni, chị của cô là Trương Như Lý và Reggie Littlejohn, chủ tịch Nữ quyền không biên giới, một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề vi phạm quyền con người với phụ nữ ở Trung Quốc. Anni đã không được cho đến trường học tại Trung Quốc vì cha cô là một người hoạt động nhân quyền, đã nhập cư đến Mỹ. (theo Reggie Littlejohn)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường
Một cảnh báo toàn diện với giới tri thức cao cấp (VNN) -Giáo sư Deborah Rhode đã sử dụng một cụm từ mạnh – “băng hoại” – khi đề cập đến mặt tối trong việc theo đuổi tri thức tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.TS Phạm Quốc Lộc (ngành Văn học so sánh của ĐH Massachusetts, hiện là Giám đốc chương trình Giáo dục tổng quát ĐH Hoa Sen) cho rằng: “Giáo dục Việt Nam đang cần một sự phản biện toàn diện, khoa học, và đến nơi đến chốn như Rhode đã làm cho giáo dục Mỹ, chứ không phải chỉ là những phát biểu cảm nghĩ manh mún phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang blog cá nhân, các mạng xã hội”.
Ông TS Việt mà ” xúi dại”- Chắc Ông ở bên Mỹ – So sánh làm sao mà “cái xứ đỉnh cao trí tuệ” với lại ” xứ Tư bản giãy chết” được, so sánh thế thì nó mất cái ” ưu việt” đi đấy , đang trên đà tiến tới thiên đường nay mai rồi- Bọn Tư bản đang dần chết hết. Mỹ có thay cũ đổi mới không?…ta thì làm hoài để “cập nhật” tiến bộ mà.
Trường Mỹ xuất khẩu danh tiếng, liệu còn tự do học thuật? (VNN) -Các
lớp học của ĐH New York ở Thượng Hải đã bắt đầu đi vào hoạt động. Có
thể nói đây là nỗ lực mới nhất của một trường đại học Mỹ nhằm xuất khẩu
danh tiếng và phương pháp giảng dạy ra nước ngoài.
Kiểu này là chết rồi- Sao lại để “thằng Đế quốc tư
bản đầu sỏ” qua khai hóa Dân của CHNDTQ??? nó tuyên truyền hay dạy cái
bóc lột thì sao??? chết rồi!!!
Các trường chịu trách nhiệm trước nhà nước về tự trị đại học (GDVN)Náo loạn vì đám cưới vợ già chồng trẻ(TNO) Tối 14.9, nhiều người hiếu kỳ đến xem đám cưới giữa một phụ nữ tên K.L và người đàn ông tên T.S tại nhà hàng Trầu Cau (trên đường Lê Duẩn, TP.Quy Nhơn, Bình Định) dẫn đến việc náo loạn tại khu vực này. ====>>>
Cột điện gây choáng, trai đẹp gây ‘ồn’ (TVN) —–10 clip “nóng”: Hotgirl ngực trần trên xe đua (VNN) —-Rôm rả cà phê với… chó mèo (VNN)
Con đường doanh nhân thành nhà ngoại cảm (VNN) —-Chân dung nữ sát thủ máu lạnh ở Hải Phòng (VNN) —–Sản phụ hốt hoảng vì bị run, giật sau tiêm thuốc (TN) —- Mất con vì bác sĩ thờ ơ (NLĐ)
Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức lại bị dọa giết (TN) —–Sáu tên côn đồ chém một sinh viên dã man (NLĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét