- Pháp : Nhiều hoạt động thú vị nhân Ngày Di sản lần thứ 30 (RFI) - Vào cuối tuần này, nhiều lâu đài, dinh thự chính phủ và những công trình được xếp hạng di sản của nước Pháp mở cửa cho công chúng vào tham quan miễn phí, nhân Ngày di sản lần thứ 30. Hôm nay 14/09/2013, dưới cơn mưa tầm tã, hàng người vẫn nối dài trước các dinh thự nổi tiếng như điện Elysée tức Dinh Tổng thống Pháp, trụ sở Hạ viện và Thượng viện.
- Hàng trăm ngàn người Ba Lan biểu tình phản đối chính phủ (RFI) - Hàng mấy chục ngàn thành viên công đoàn sáng nay 14/09/2013 đã đến Vacsava để tham gia biểu tình chống chính phủ cánh trung của ông Donald Tusk, mà tỉ lệ tín nhiệm đang đi xuống trong lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
- Vợ của ông Ngô Hào kêu cứu sau phiên xử ngày 11/09 (RFI) - Trong lá đơn đề ngày 12/09/2013, gởi đi từ Phú Yên cho quốc tế và các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, bà Nguyễn Thị Kim Lan kêu cứu về trường hợp của chồng bà ông Ngô Hào, vừa ra toà với tội danh << hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân >>.
- Trung Quốc : Liệu chống tham nhũng có dẫn đến nhà nước pháp quyền ? (RFI) - Tờ báo Le Figaro, trong mục 'Tranh luận' quan tâm đến chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc có thể dẫn đến một nhà nuớc pháp quyền hay không ? Tờ báo trích bài viết của bà Ngô Thị Minh Hoàng, nhà sử học và chuyên gia về Hán học tại Viện nghiên cứu Á châu - trường đại học Aix Marseille của Pháp đề tựa : << Cuộc cách mạng đang âm ỉ tại Trung Quốc không phải là một cuộc cách mạng tự do >>.
- Tokyo khai mở thời đại phóng vệ tinh giá rẻ (RFI) - Hỏa tiễn Epsilon của Nhật đã thành công đưa vào quỹ đạo viễn vọng kính vệ tinh quan sát Thái Dương hệ. Như tên gọi, Epsilon là hỏa tiển loại nhỏ, cho phép thực hiện các phi vụ phóng vệ tinh với giá thấp nhờ tiết kiệm nhân lực và chi phí chuẩn bị.
- Đạt Lai Lạt Ma : Trung Quốc đã thực tế hơn về Tây Tạng (RFI) - Hôm qua 14/09/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định rằng Trung Quốc bây giờ đã 'thực tế hơn' về Tây Tạng, sau một thời gian dài theo đuổi chính sách đàn áp. 'Chính sách cứng rắn của Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại !'. Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố như trên nhân chuyến viếng thăm Litva, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu.
- Quốc vương Cam Bốt thất bại trong nỗ lực hòa giải (RFI) - Sáng nay 14/09/2013, Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy được Quốc vương Cam Bốt tiếp tại hoàng cung. Quốc vương Sihamoni muốn tạo cơ hội cho xứ Chùa Tháp thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị từ sau cuộc bầu cử bị tai tiếng gian lận.
- Manila cố đạt thoả thuận ngừng bắn với phiến quân Hồi giáo miền Nam (RFI) - Hôm nay, 14/09/2013, phó tổng thống Philippines Jejomar Binay đến thành phố Zamboanga ở miền Nam để cố đạt đến một thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng phiến quân Hồi giáo, hiện còn bắt giữ nhiều thường dân làm con tin.
- Tổng thư ký LHQ : Bachar al-Assad phạm "tội ác chống nhân loại" (RFI) - Bản báo cáo của chuyên gia Liên Hiệp Quốc sẽ kết luận với những bằng chứng rõ ràng xác nhận có một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08/2013 tại ngoại ô Damas. Trên đây là thông báo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon vào chiều hôm qua 13/09/2013.
- Pháp : Cuộc đi bộ cho nhân quyền ở Việt Nam (RFI) - Ngày thứ hai tới, 16/09/2013, một đoàn đại diện cho Cộng đồng người Việt tự do tại Pháp sẽ bắt đầu một cuộc đi bộ cho nhân quyền ở Việt Nam từ thành phố Nantes đến thủ đô Paris.
- Nga Mỹ đạt thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria (RFI) - Hôm nay, 14/09/2013, tại Genève, Hoa Kỳ và Nga đã đạt được thỏa thuận về một kế hoạch tiêu hũy vũ khí hóa học của Syria, gia hạn cho chính quyền Damas một tuần để đệ trình danh sách các vũ khí này và dự trù thông qua một nghị quyết Liên hiệp quốc de dọa dùng vũ lực đối với chế độ Bachar al-Assad, nếu lãnh đạo Syria không thực hiện đúng cam kết.
- Tổng thống Mỹ Obama công du bốn nước Đông Nam Á đầu tháng 10 (RFI) - Nhà Trắng hôm qua 13/09/2013 loan báo, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ thực hiện vòng công du một tuần vào đầu tháng 10 tại bốn nước Đông Nam Á là Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines.
- Thế giới phản ứng thuận lợi đối với kế hoạch của Mỹ-Nga về Syria (VOA) - Một thỏa thuận Mỹ-Nga về một khung sườn nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hóa học của Syria nhanh chóng được sự ủng hộ của những cường quốc chính phương Tây
- Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak ra tòa trở lại (VOA) - Một thẩm phán Ai Cập đã ra lệnh cho những cựu viên chức an ninh cao cấp làm chứng trong vụ xử lại Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak
- Đối lập Syria bầu thủ tướng lâm thời (VOA) - Tổ chức đối lập chính Syria được phương Tây hậu thuẫn đã bầu một thủ tướng lâm thời nhằm củng cố vị thế là một lực lượng chính trị thay thế đáng tin cậy
- Hàn Quốc nhắm đến năng lượng sạch trong khi tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân (VOA) - Nam Triều Tiên có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân, nhưng 1 số thành phố tin là năng lượng tái tạo là con đường tốt nhất để tiến đến độc lập về năng lượng
- Đám tang bị tấn công tại Iraq làm 23 người thiệt mạng (VOA) - Một tay đánh bom tự sát cho nổ bom tại một đám tang của một người thuộc sắc tộc thiểu số Shabak ở miền bắc Iraq làm ít nhất 23 người thiệt mạng
- Những điểm chính trong kế hoạch Mỹ-Nga về Syria (VOA) - Nga và Hoa Kỳ đã đồng ý về 'tầm quan trọng của việc tiêu hủy nhanh chóng' các trang thiết bị có thể được sử dụng để sản xuất hay pha trộn các chất của vũ khí hóa học
- Nhiệm vụ HLV Klinsmann: Không phải chỉ đến, mà đến đâu ở World Cup (VOA) - Bóng đá Mỹ không thuê ông Klinsmann chỉ để đoạt suất đi dự World Cup mà thôi vì đội tuyển Mỹ đã làm được việc đó 6 kỳ World Cup liên tiếp trước khi ông Klinsmann đến.
- Viện Bảo Tàng Quốc gia 11 tháng 9 sắp mở cửa (VOA) - Câu chuyện về ngày 11/9 sẽ trở nên phức tạp hơn, và quan trọng hơn, giữa lúc các diễn biến trên toàn cầu thay đổi mức độ phức tạp và những đối thoại về vai trò của Mỹ trong một thế giới chính trị đầy hiểm nguy.
- Giao tranh ở miền nam Philippines gia tăng cường độ (VOA) - Vụ giao tranh mới nhất rõ ràng đã phá vỡ một thỏa thuận ngưng bắn mà Phó TT Philippines Jejomar Binay nói đã đạt được với lãnh tụ phiến quân Nur Misuari hồi tối thứ sáu.
- TT Obama: TT Assad phải chứng tỏ 'hành động cụ thể' về vũ khí hóa học (VOA) - Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện trong khu vực gần Syria cho tới khi nào quốc gia Trung Đông này từ bỏ vũ khí hóa học.
- Phó TT Philippines bàn việc hưu chiến với phiến quân (VOA) - Phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro bắt giữ khoảng 100 con tin mà giới hữu trách nói là đang được dùng làm bia đỡ đạn.
- Cuộc diễn tập đa quốc chống khủng bố kết thúc ở Indonesia (VOA) - Cuộc thao dượt qui tụ 872 binh sĩ của 10 nước ASEAN cùng với Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Nam Triều Tiên.
- Nhật Bản phóng hỏa tiễn loại mới (VOA) - Hỏa tiễn Epsilon mang theo viễn vọng kính SPRINT A, viễn vọng kính không gian đầu tiên được thiết kế để quan sát các hành tinh khác.
- Bão Ingrid hoành hành ở Vịnh Mexico (VOA) - Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng bão Ingrid có thể mạnh lên để trở thành bão lớn trước khi ập vào bờ vào tối Chủ nhật hoặc sáng thứ Hai.
- Ngoại trưởng Nga, Mỹ nêu ra những việc Syria phải thực hiện (VOA) - Mỹ và Nga đồng ý với nhau về những biện pháp mà Syria phải thực hiện để xác minh là họ đang loại bỏ các loại vũ khí giết người hàng loạt, kể cả vũ khí hóa học.
- Cảnh sát Mexico dẹp cuộc biểu tình ngồi lỳ của giáo chức (VOA) - Những người chỉ trích nói rằng nghiệp đoàn giáo chức Mexico lạm dụng quyền hạn để bảo vệ lợi ích riêng của giáo chức.
- Mỹ và Nga đạt thỏa thuận về vũ khí Syria (BBC) - Nga và Hoa Kỳ nhất trí rằng Syria phải hủy vũ khí hóa học vào giữa năm sau và sẽ dùng vũ lực nếu không tuân thủ.
- Nhật phóng hỏa tiễn không gian Epsilon (BBC) - Nhật Bản phóng hỏa tiễn không gian thế hệ mới được cho là tiết kiệm hơn về kinh phí chế tạo, phóng và vận hành.
- Philippines bàn ngừng bắn với phiến quân (BBC) - Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay chuẩn bị đối thoại với phiến quân Hồi giáo để chấm dứt xung đột đẫm máu năm ngày qua tại thành phố Zamboanga.
- TQ cảnh báo Mỹ về tranh chấp biển đảo (BBC) - Trung Quốc cảnh báo Mỹ đứng ngoài tranh chấp biển đảo giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng.
- Ấn Độ tử hình nhóm hiếp dâm tập thể (BBC) - Tòa án Ấn Độ kết án tử hình bốn người vì tội hãm hiếp tập thể làm chết một sinh viên ở Delhi.
- Mỹ - Nga bàn về vũ khí hóa học tại Syria (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ và Nga đối thoại về kế hoạch đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế.
- Tòa lãnh sự Mỹ ở Afghanistan bị tấn công (BBC) - Một quả bom xe phát nổ bên ngoài tòa lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Herat, Afghanistan, được tiếp nối bằng cuộc tấn công của các tay súng Taliban.
- Nhắc lại cuộc đảo chính 1973 ở Chile (BBC) - Chile vẫn chia rẽ về cuộc đảo chính được CIA ủng hộ tháng 9/1973 làm chết Tổng thống Marxist, Salvador Allende.
- Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát (BBC) - Một người đàn ông gốc Việt ở Mỹ thừa nhận ý định mưu sát một số người thân ở Việt Nam.
- Quốc hội VN tổng kết bỏ phiếu tín nhiệm (BBC) - Quốc hội Việt Nam tổng kết bỏ phiếu tín nhiệm trong lúc có tin nói cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng sẽ không diễn ra.
- 'Đã nghèo lại trả nhiều lương, lắm bổng' (BBC) - Bất hợp lý, áp lực của lương bổng ở khu vực nhà nước, hệ thống Đảng đoàn và lực lượng vũ trang đối với ngân sách công ở Việt Nam.
- Bị CA sách nhiễu vì động tới Tổng bí thư? (BBC) - TS Nguyễn Thanh Giang cáo buộc công an VN sách nhiễu, đe dọa thô bạo vì ông mới lên tiếng phê phán ông Nguyễn Phú Trọng và nghi vấn về ông Hồ Chí Minh.
- 'Hành động không nên nhưng tất yếu' (BBC) - Một blogger trong nước đi dự lễ tang ông Đặng Ngọc Viết cho biết một số suy nghĩ về vụ nổ súng tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình.
- Ông Viết 'gây án vì bị thách thức'? (BBC) - Người nhà ông Đặng Ngọc Viết tiết lộ về cú điện thoại ông nhận được từ một cán bộ tỉnh trước khi vụ nổ súng xảy ra ở Thái Bình.
- Putin, Obama và Syria (BBC) - Tại sao Hoa Kỳ muốn can dự vào Syria, một quốc gia cách xa nước Mỹ cả vạn cây số?
- Những kỷ lục kỳ quặc của Guinness 2014 (BBC) - Từ người có móng tay dài nhất tới cô gái pha trà bằng chân, hay dê biết trượt ván.
- ASEAN bắt đầu tham vấn COC, Hoàn Cầu thời báo bôi xấu Mỹ, Nhật (BaoMoi) - Ngày 14/9, phái đoàn 10 nước ASEAN và Trung Quốc bắt đầu tiến hành tham vấn chính thức Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) tại Tổ Châu - một tỉnh thuộc miền Đông Trung Quốc.
- Mỹ hy vọng Trung, Nhật giải quyết bằng ngoại giao (BaoMoi) - Theo Reuters, ngày 14/9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ hy vọng cam kết ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh tranh chấp quần đảo tại Biển Hoa Đông sẽ mang lại kết quả vì cả hai bên đều không muốn tình hình leo thang.
- Hơn 10.000 ngư dân sẽ được hỗ trợ thiết bị thông tin liên lạc qua chương trình “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - Ngày 13/9, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu chiến dịch “Kết nối biển Đông” kêu gọi các tổ chức, cá nhân quyên góp, ủng hộ kinh phí để trang bị thiết bị thông tin liên lạc cho tàu cá của ngư dân vùng biển.
- Chiến dịch vận động “Kết nối Biển Đông” (BaoMoi) - Ngày 13/9/2013, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, cung cấp thông tin về chiến dịch vận động “Kết nối Biển Đông” thông qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia.
- Trung Quốc cảnh cáo Mỹ trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tàu Trung Quốc tiếp tục tiến ra gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc báo Mỹ đừng can thiệp vào việc tranh chấp, Thủ tướng Nhật tuyên bố nêu cao cảnh giác, Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về Syria... là những tin tức thời sự chính ngày 14/9.
- Thực tế khách quan dạy cho kẻ khuấy Biển Đông bài học (BaoMoi) - Trong các Hội thảo Quốc tế về Biển Đông, các học giả Bắc Kinh rơi vào tình trạng mất tiếng nói, mọi quan điểm đều bị chỉ trích, phản bác thậm tệ. Nguyên cớ nào khiến người Trung Quốc rơi vào tình cảnh này khi thực tế và khoa học luôn khách quan?
- ASEAN cùng Trung Quốc bắt đầu đàm phán về COC (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 14/9, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại miền Đông Trung Quốc để thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý nhằm xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông.
- TQ dồn dập tặng 'quà sinh nhật' ở Senkaku cho Nhật Bản (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Một năm khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc vẫn thường xuyên leo thang, chọc ngoáy khu vực này để đòi lại cái mà Trung Quốc gọi là lợi ích cốt lõi.
- Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ làm bên thứ 3 ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong cuộc thương lượng về công việc quốc phòng Bộ Quốc phòng Trung-Mỹ lần thứ 14 tại Bắc Kinh ngày 13/9, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) đã cảnh báo Mỹ không nên trở thành bên thứ 3 trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như không gửi đi tín hiệu sai lầm.
- Trung Quốc hành xử tại Biển Đông bị ví như một doanh nhân “trở mặt” (BaoMoi) - Dùng phép so sánh với vụ nữ doanh nhân nổi tiếng Janet Lim Napoles bị cáo buộc biển thủ 230 triệu USD của Chính phủ Philippines, Inquirer cho rằng: chính quyền Bắc Kinh đang có cách hành xử khó lường trên Biển Đông.
- Triển vọng nào cho tiến trình COC? (BaoMoi) - Cuộc họp “tham vấn chính thức” về Quy tắc ứng xử biển Đông bắt đầu hôm nay giữa lúc Trung Quốc được cho là “bớt cứng rắn” đối với ASEAN.
- Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - AFP đưa tin, ngày 14/9, bốn tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
- Mở chiến dịch “Kết nối Biển Đông” (BaoMoi) - Ngày 13.9, Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT) đã công bố Chiến dịch “Kết nối Biển Đông”. Chiến dịch do Bộ TTTT, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức.
- Trung Quốc yêu cầu Mỹ chớ can thiệp vào tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc ngày 13/9 cảnh cáo Mỹ chớ có ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
- Mỹ giật mình sửa sai vì bỏ quên Biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Sau gần 1 tháng mải mê với tình hình Syria, có lẽ người Mỹ mới giật mình nhận ra rằng họ đã bỏ quên tình hình châu Á- Thái Bình Dương thời gian qua trong khi Trung Quốc có một loạt động thái mới ở khu vực này. Theo đó, tổng thống Obama sẽ đi thăm 4 nước Đông Nam Á trong tháng tới.
- Biển Đông: Việt Nam bảo vệ “mắt thần” trước hiểm họa YJ-91 TQ (BaoMoi) - (Soha.vn) - Việt Nam đã có những chiến lược hiệu quả nào để bảo vệ hệ thống radar trên các tàu chiến ở biển Đông và các đài radar mặt đất trước tên lửa chống bức xạ YJ-91?
- Ông Obama tiếp tục công du Đông Nam Á duy trì hiện diện tại Biển Đông (BaoMoi) - Mặc dù căng thẳng tại Syria có nguy cơ kéo dài, tuy nhiên từ 6-12/10 tới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến công du 4 nước Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines.
- Biển Đông: Những ngôi mộ trên đảo đẹp bậc nhất Trường Sa (BaoMoi) - Trên hòn đảo đẹp bậc nhất Trường Sa này, chiều chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại giữa muôn trùng khơi Biển Đông.
- Trung Quốc yêu cầu Mỹ “đứng sang một bên” trong tranh chấp Senkakư/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 13-9, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, họ đã yêu cầu Mỹ không ủng hộ Nhật Bản, cũng như không để cho nước này muốn làm gì thì làm, đối với một nhóm đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.
- Obama sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (BaoMoi) - (GDVN) - Diễn biến mới nhất này cho thấy cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đang ngày càng rõ rệt. Không có chuyện Bắc Kinh có thể dọa nạt hay dụ dỗ được Washington từ bỏ mối quan tâm cũng như lợi ích chiến lược của mình ở Biển Đông.
- Thủ đô Hà Nội nắng đẹp (BaoMoi) - Sau nhiều ngày mưa liên tiếp, đến ngày hôm nay Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ thời tiết chuyển tốt dần, trời hửng nắng nhẹ, không khí mát mẻ, dễ chịu.
- Hạm đội 7 Mỹ và cuộc chiến ở Biển Đông (BaoMoi) - TPO-Cuộc chiến tranh phức tạp, kéo dài với những tổn thất nặng nề của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam có những giá trị vô cùng to lớn cả về ý nghĩa chính trị lẫn các bài học kinh nghiệm về tổ chức và điều hành tác chiến trong chiến tranh hiện đại.
- Thủ tướng Nhật: Sẽ kiên quyết với mọi hành động khiêu khích (BaoMoi) - Phát biểu tại cuộc gặp với các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ tăng cường khả năng quốc phòng và sẽ kiên quyết với bất kỳ "hành động khiêu khích" nào trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng .
- Biển Đông: Tướng Trung Quốc ra lệnh sẵn sàng chiến đấu (BaoMoi) - Một tư lệnh Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa chỉ thị cho hải quân nước này tăng cường rèn luyện và cải tiến kĩ thuật để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu trong một môi trường an ninh “phức tạp và khó khăn”.
- Tướng Trung Quốc kêu gọi hải quân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu (BaoMoi) - (Petrotimes) – Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc vừa ra lệnh cho lực lượng hải quân nước này nhanh chóng phát triển, thúc đẩy công tác huấn luyện, nâng cấp kỹ thuật để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với một môi trường an ninh “phức tạp và khó khăn”.
- Nhắn tin “Kết nối biển Đông” (BaoMoi) - (SGGP).- Chiều 13-9, Bộ TT-TT, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã giới thiệu chiến dịch nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (cổng 1400) với chủ đề “Kết nối biển Đông”.
- Trung Quốc đang de dọa môi trường Biển Đông (BaoMoi) - Không những “gặm” sâu vào phần lãnh thổ của các nước trong khu vực, chính trên những vùng biển mà Trung Quốc tự nhận “chủ quyền” tại Biển Đông, nước này cũng đang tàn phá và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách nghiêm trọng.
- Chiến dịch “Kết nối Biển Đông” hỗ trợ ngư dân bám biển (BaoMoi) - (HNM) - Chiều 13-9, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức họp báo giới thiệu chiến dịch "Kết nối Biển Đông" thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia.
- Quảng Bình: Tuyên truyền cho ngư dân về nguy cơ bị "tàu lạ" đe dọa tính mạng, tài sản (BaoMoi) - Vừa qua, Đồn Biên phòng Lý Hòa (BĐBP Quảng Bình) đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch) tổ chức đợt tuyên truyền và phát tờ rơi về những nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982 và tình hình trên Biển Đông. Đợt tuyên truyền này đã thu hút trên 1.200 người dân trong địa phương tham gia.
- TQ yêu cầu Mỹ không can thiệp vào Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ có ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Kẻ nã đạn ở Thái Bình ‘nhát như cáy’
Sáng 13/9, dẫn con trai 10 tuổi của Đặng Ngọc Viết (nghi can xả súng vào
5 cán bộ tại Thái Bình) về nhà sau đám tang, bà Bùi Thị Kim (mẹ vợ cũ
của Viết) kể đã phải cưu mang vợ chồng Viết trong những ngày mới kết
hôn. Bà lo tiền cho vợ chồng con gái sang Nga. Hai con của Viết ở lại
với ông bà nội ngoại. Một năm sau, vợ chồng Viết gửi tiền về cho bà trả
hết nợ.
Theo bà, năm 2008, khi kinh tế dư dả, Viết muốn về Việt Nam nhưng vợ
thích ở lại. Không ai chịu nghe ai, 2 năm xa nhau, vợ chồng Viết ly dị.
Tòa giao hai con cho vợ Viết nuôi. Bọn trẻ sống cùng với bà ngoại. Theo
phán quyết, mỗi tháng Viết chu cấp một triệu đồng nuôi con.
Bà Kim biết Viết không công ăn việc làm ổn định nên cũng chẳng đòi hỏi.
Không đều đặn chu cấp nuôi con nhưng mỗi khi có tiền Viết đều gửi bà vài
ba triệu. Các con thi thoảng được Viết mua quà, sắm đồ. Việc hiếu lễ
trong gia đình, Viết được bà Kim đánh giá “chu toàn”.
“Viết không rượu chè, tôi chẳng chê nó được điểm nào trong hơn 10 năm
làm rể. Tôi quý như con đẻ”, bà Kim nói và cho hay Viết cũng tâm sự với
mọi người rằng quý mẹ vợ. Điều bà Kim phiền lòng là nhiều lần nhắc Viết
bỏ cờ bạc nhưng không được. “Tôi cũng biết nó không ham mê quá đà. Con
người ta đâu phải ai cũng 10 phân vẹn 10”, bà nói.
Hai tháng trước, bà thấy Viết phàn nàn về việc đền bù nhà đất, bảo “đang
rất đau đầu”. Hơn 180 m2 trong tổng số gần 220m2 diện tích đất của nhà
Viết bị thu hồi. Số còn lại hơn 30 m2 nhưng chiều rộng chỉ gần 2m, không
đủ xây nhà.
Khi khu vực nhà Viết tại phường Kỳ Bá chuẩn bị giải tỏa, Viết gửi người
bố bị liệt về quê nhờ người thân thăm nom. Anh ta ở lại cùng người anh
trai tên Công bị nhiễm chất độc da cam, thần kinh không bình thường.
Theo bà Kim hơn một tháng trước, Viết có khoe đã rửa ảnh chân dung để làm ảnh thờ. Ảnh: Hoàng Thùy |
Bà kể trong lúc tâm sự, chàng rể cũ bảo rất lo lắng cho tương lai của
hai đứa trẻ khi nhà không có. “Nó bảo đã phóng một cái ảnh thờ. Nếu bị
dồn đến đường cùng sẽ bắn mấy phát rồi tự tử luôn”, bà Kim nói. Nghĩ con
do ức chế mà suy nghĩ vậy, bà mắng vài câu can ngăn song cũng chẳng
nghĩ ngợi nhiều. “Tôi biết nó nhát như cáy”, bà nói.
Khoảng 7h ngày 11/9, Viết đến nhà bà với gương mặt phờ phạc. Nếu như mọi
lần, vừa đến cổng Viết đã oang oang “công ty của mẹ vẫn tồn tại à” (ý
nói quán bán đồ ăn sáng của bà) thì lần này lại buồn bã. Ăn xong bát bún
bà đưa, Viết hỏi em vợ cũ và hai con. Bà thấy lạ nên hỏi, Viết bảo muốn
tâm sự với mọi người một chút. Ngồi đợi một lúc không thấy ai về, Viết
phóng xe rời nhà. Bà không ngờ sau đó Viết đi gây án.
Khoảng 15h, bà được người con nuôi gọi điện báo tin Viết vào trụ sở UBND
thành phố bắn 5 người. “Tôi sững người, không hiểu tại sao nó dám làm
thế”, bà nói. Đến 20h, gia đình hay tin Viết tự sát ở quê. Lúc đó, Linh
(con gái của Viết) không tin đó là sự thật. Cô gái vội về quê ngay trong
đêm. Bà Kim cũng báo tin cho con gái đang ở Nga.
Trước đó, chiều 11/9, Viết xông vào phòng làm việc của Trung tâm phát
triển quỹ đất thành phố Thái Bình nằm trong trụ sở UBND thành phố bắn 5
cán bộ giải phóng mặt bằng làm một người tử vong, 3 bị thương. Viết bỏ
trốn về quê, và tối cùng ngày đã tự sát trong một ngôi chùa. Tối 12/9,
Công an tỉnh Thái Bình đã đình chỉ điều tra vụ án giết, do xác định nghi
can duy nhất là Viết là tử vong.
Theo nhà chức trách, gia đình Viết có 70 m2 được bồi thường 50% giá đất
ở; hơn 110 m2 bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp. Tiền bồi thường hỗ trợ
về đất hơn 300 triệu đồng; bồi thường hỗ trợ tài sản hơn 190 triệu đồng…
Viết đã nhận 504 triệu đồng. Trong 18 người nhận tiền đền bù của dự án
khu dân cư, tái định cư và công trình công cộng tại phường Kỳ Bá, phường
Trần Lãm (thành phố Thái Bình), gia đình Viết có diện tích bị thu hồi
nhiều nhất.
Đại diện UBND thành phố Thái Bình cho hay sau khi nhận tiền đền bù, Viết
thay đổi ý định nói muốn chuyển sang nhận đất đền bù, song chưa có văn
bản yêu cầu chính thức. Còn anh trai của Viết (sống tại nhà bên cạnh)
cho hay Viết đã 5 lần gửi đơn nhưng chưa nhận được trả lời.
Đinh Minh Đạo - Đọc “Bên Thắng Cuộc”, nghĩ về những người CS
Trong một lần gặp gỡ chuyện trò với chúng tôi – những người hoạt động
ủng hộ tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam – ông Mirek Chojecki,
một người hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan (C Đ Đ K –
SOLIDARNOSC) trước đây đã nói: ”Những người cộng sản là những người
không bình thường. Những người đấu tranh cho tự do dân chủ của Ba Lan
chúng tôi đã phải mất gần nửa thế kỷ để đấu tranh, thuyết phục họ từ bỏ
chế độ độc tài cộng sản. Nhưng chỉ đến khi họ đã đưa Ba Lan đến thảm
kịch về kinh tế và chính trị, với sức ép của C Đ Đ K, họ mới chịu ngồi
vào bàn thương lượng”.
Câu nói của ông đã gây một ấn tượng rất mạnh đối với chúng tôi, nhất là một vài người đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đ C S V N), sau thức tỉnh đã dời bỏ đảng.
„Những người cộng sản là những người không bình thường”. Liệu những người cộng sản Việt Nam có là những người không bình thường? Câu hỏi này cứ đeo đẳng, ám ảnh tôi . Tôi chưa tìm được câu trả lời , chưa tìm ra những minh chứng rõ ràng.
Cho đến khi tôi đọc „Bên Thắng Cuộc”( BTC) của nhà báo Huy Đức. Hai tập sách là một kho tư liệu khá đầy đủ, tin cậy về những hoạt động chính trị, quân sự, về cuộc sống riêng tư, về quan hệ đồng chí… của những người cộng sản Việt Nam. Nó đã giải đáp cho tôi, nó như lời khẳng định, rằng „Những người cộng sản Việt Nam là những người không bình thường”.
Chúng ta thường nghe những người cộng sản ca ngợi về tình đồng chí của họ. Theo họ, chỉ những người cộng sản mới có tình đồng chí thiêng liêng cao cả. Trong hoạt động cách mạng, trong chiến đấu, họ sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng chí, trong đời thường, họ yêu thương nhau hết mực, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo. Những người cộng sản giữ các chức vụ càng cao, thì tình đồng chí của họ càng trong sáng, tin cậy, đầy tình nghĩa, là mẫu mực về quan hệ giữa người với người.
BTC đã cho chúng ta biết khá đầy đủ về mối quan hệ giữa hai người lãnh đạo quan trọng của ĐCSVN : Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Cả hai đã cùng „nằm gai, nếm mật”trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam. Sau khi „thắng cuộc” cùng trở về Sài Gòn nắm các chức vụ quan trọng. Ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh kể :”Vừa nghe ông Linh nói chọn ông Mười tôi thắc mắc ngay sao không chọn ông Kiệt. Ông Linh kể một loạt cái xấu của ông Kiệt rồi nói: Khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”. Còn nhiều những nhân chứng gần gũi với cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt kể về quan hệ giữa hai người, nhưng đây có lẽ là lời kể lột tả đầy đủ mối quan hệ giữa họ. „Từ khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”, nghĩa là Sáu Dân chỉ gặp Mười Cúc khi Mười Cúc còn là ủy viên bộ chính trị, còn là cấp cao hơn và còn giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chính trị tiếp theo của mình. Chắc lúc đó, Sáu Dân đã không nghĩ rằng, sau này Mười Cúc không những quay lại bộ chính trị, mà còn trở thành tổng bí thư, quyết định con đường thăng tiến của mình. Nếu dự đoán được, chắc ông đã đến thăm và an ủi Mười Cúc dài dài!
Chúng ta thật kinh ngac về những lý do Nguyễn Văn Linh đưa ra tại sao lại chọn Đỗ Mười làm thủ tướng. Chắc chắn Nguyền Văn Linh đã biết quá rõ về Đỗ Mười qua cuộc đánh tư sản tại Sài Gòn sau 30-04-1975, lúc đó ông là bí thư thành ủy . Đó là một con người kém hiểu biết về mọi mặt, giáo điều và có triệu chứng bệnh thần kinh như ông đã từng thừa nhận. Xuất thân từ một người không được học hành, ông không có khả năng tiếp thu những kiến thức về xã hội, về kinh tế, về chính trị. „Thành tích” nổi bật nhất của Đỗ Mười là „phá”và „đánh”. Sau năm 1954, ông đã phá tan các cơ sở sản xuất, thương mại tư nhân trong cuộc cải tạo tư sản ở miền Bắc bằng các chính sách trưng thu (tịch thu), trưng mua (mua chịu không bao giờ trả), công tư hợp doanh. Ông đã đánh các tư sản miền Nam không còn „mảnh áo”, đưa kinh tế miền Nam „tiến kịp” miền Bắc sau năm 1975, cùng nhau ăn bo bo thay gạo.
Anh bạn tôi, một kỹ sư đã làm việc tại Công Ty Điện Lực Miền Nam kể lại, thời ông Đỗ Mười làm thủ tướng, trong một lần vào miền Nam công tác, lúc đó điện đang là vấn đề „nước xôi, lửa bỏng”, cắt điện trở thành „quốc sách”. Cũng là nhân dịp cuối năm âm lịch, một cuộc họp mặt của các cán bộ chủ chốt của công ty với thủ tướng được tổ chức. Diễn giả – thủ tướng – nói không ngừng nghỉ. Một tiếng, hai tiếng…bốn tiếng…Giờ làm việc buổi chiều đã hết, mọi người đang rất bận rộn vì chỉ còn mấy ngày nữa là tết âm lịch, trong hội trường đã nhiều người ngủ gật, nhiều người ngồi ở cuối hội trường đã lẳng lặng bỏ về, trên hàng ghế đầu, các cán bộ lãnh đạo công ty cũng ngán ngẩm nhưng vẫn phải yên vị. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ „hùng biện”, chắc người đứng đầu chính phủ cũng mệt, buổi gặp gỡ đã kết thúc. Hàng trăm cán bộ, kỹ sư bỏ làm việc để nghe một bài nói chuyện nhạt nhẽo, lộn xộn , chẳng giúp gì cho những khó khăn của ngành điện đang gặp phải, thật là uổng phí! Chỉ có một ông thủ tướng không bình thường mới nói dông dài như vậy.
Trở lại lý do mà Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười vào chức thủ tướng. Vẫn ông Bùi Văn Giao kể: „Sau khi ông Phạm Hùng chết, anh Linh lên Hồ Tây họp bàn trước với hai ông cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Họp xong, ông Linh kêu tôi qua nói: Giao à, bọn tôi bàn để Đỗ Mười thay Phạm Hùng. Tôi kêu lên: Trời ơi, sao lại Đỗ Mười. Ông Linh: Tôi biết, nhưng từ khi làm tổng bí thư tôi nói Đỗ Mười nghe rồi” . Thật là ngoài sức tưởng tượng, Chọn một người đứng đầu một chính phủ, nắm vận mệnh của một quốc gia với 80 triệu dân, đâu phải chọn một người giúp việc trong nhà mà chỉ cần người biết nghe lời. Cũng qua đây, chúng ta hiểu được, vì sao ĐCSVN lại có những tổng bí thư chỉ có trình độ cấp huyện như Nông Đức Mạnh, đi về tỉnh nào cũng chỉ biết „giao giảng”: „ Nuôi con gì, trồng cây gì?”.
Nhưng câu hỏi được đặt ra, tại sao Nguyễn Văn Linh lại không chọn Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Những lý do ông đưa ra đều là sự ngụy biện. Ông biết rất rõ là Võ Văn Kiệt làm thủ tướng sẽ hơn hẳn Đỗ Mười. Nếu ông nghĩ đến lợi ích của đất nước, đến những đòi hỏi của tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam lúc đó, thì lựa chọn Võ Văn Kiệt như là việc đương nhiên. Với các nhà chính trị bình thường ở mọi quốc gia, việc lựa chọn người vào các vị trí trong bộ máy nhà nước phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là năng lực làm viêc. Nguyễn Văn Linh đã chọn Đỗ Mười vì hiềm khích cá nhân với Võ Văn Kiệt. Đây là con người thực của Nguyên Văn Linh, với bản tính chấp nhặt, thiển cận, thiếu hiểu biết, giáo điều, không có tầm nhìn của một người lãnh đạo, đã mang họa đến cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại tội lỗi đối với đất nườc, đối với dân tộc của Nguyễn Văn Linh qua Hội nghị Thành Đô ngày 02-09-1991. Vì muốn „cứu CNXH”, mà thực chất là muốn cứu Đảng, Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận mọi yêu sách của chính quyền Bắc Kinh, mở đầu thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong quan hệ với người láng giềng phương bắc. Từ đây, những chính quyền „hèn với giặc, ác với dân” kế tiếp nhau nhượng đất, nhượng biển, ra tay đàn áp những người yêu nước, những người dám đứng lên phản đối các hành động xâm lược của những kẻ theo chủ nghĩa „Đại Hán”.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của nhà văn Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày: „Người đầu tiên muốn thức tỉnh tôi là cô ruột tôi lấy chồng ở phủ Xuân Trường. Chồng bà, một ông chưởng bạ, là một người yêu nước không cộng sản. Ông ủng hộ cách mạng từ hồi bí mật, tham gia tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp vừa làm trong ban hội tề để giữ thế công khai vừa làm chủ nhiệm Việt Minh xã. Trong Cải cách ruộng đất, ông bị đưa ra đấu, bị vu là phản động, nhà cửa bị tịch thu, gia đình bị khủng bố. Đến khi Đảng sửa sai, ông chỉ còn kịp lết về đến nhà để tắt thở trong vòng tay vợ con. Những việc xẩy ra với cô tôi tôi không biết. Tôi đang học ở Liên Xô. Trở về Việt Nam, năm 1957, làm phim Ánh Sáng Tháng Mười nhân dịp kỷ niệm 40 năm cách mạng Nga, tôi mới gặp cô. Cô tôi khuyên tôi : – Cháu phải tỉnh trí, chớ có nghe cộng sản. Cộng sản bất nhân lắm. Mình là người tử tế, phải biết chọn bạn mà chơi. Nghe ngon ngọt lắm vào rồi đi theo họ, hối không kịp!”.
Lời khuyên nhủ thốt ra từ tâm can của người phụ nữ nông dân chân thật, là lời cảnh tỉnh đối với những trí thức, những người tử tế đi theo cộng sản. Nó cũng là lời kết tội xác thực nhất đối với những người cộng sản Việt Nam.
Trong BTC, chúng ta còn gặp nhiều những hành động bất nhân của những người cộng sản. Bà Nguyễn Thị Năm là người trước cách mạng tháng 8 đã che giấu, nuôi dưỡng các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhà như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…. Trong tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ Việt Nam mới thành lập sau Cách mạng 08-1945, gia đình bà đã ủng hộ 100 lạng vàng. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con là trung đoàn trưởng. Nhưng trong cải cách ruộng đất, bà đã bị quy là địa chủ cường hào gian ác, bị đoàn cải cách kết án tử hình. Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất đã bắn vào đầu người phụ nữ yêu nước. Một người Việt Nam bình thường, đều cư xử theo lời dậy của ông cha ta „uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ đối xử tệ bạc với những người đã giúp đỡ, cưu mang mình. Nhưng những người cộng sản kể trên, trong đó có Trường Chinh, lúc đó là trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất , người đã phê duyệt bản án bà Nguyễn Thị Năm, như những đứa con bất hiếu, đã giết người phụ nữ lương thiện, người mẹ đã yêu thương và hết lòng vì mình.
Những người cộng sản không chỉ đối xử bất nhân với những người ngoài đảng, với những đống chí của họ, họ cũng đối xử tệ bạc. Ông Trần Xuân Bách là ủy viên bộ chính trị. Nhiều năm hoạt động trong đảng ông đã thấy rõ vai trò lịch sử của đảng cộng sản đã đến giai đoạn cuối. Nếu đảng không muốn sụp đổ, nếu đảng còn mong muốn mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đảng phải thay đổi. Phải chấp nhân thể chế tự do dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng . Ông đã công khai phát biểu quan điểm của mình, ông đã bị đảng tước hết mọi chức vụ. Bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông kể lại: „Năm ngày sau Hội nghị trung ương 8, tiêu chuẩn sữa tươi cho ủy viên bộ chính trị 2 lít/ngày, mà Ban Tài chính Quản trị Trung ương vẫn cung cấp cho ông bị cắt. Tôi không để anh ấy biết, tôi không muốn anh ấy bị hẫng. Tôi tự đi mua sữa tươi, vẫn ngày 2 lít. Anh tưởng tôi vẫn lấy sữa của Trung ương, kiên quyết bảo tôi phải từ chối. Suốt 3 năm người ta không trả lương cho anh, còn tôi thì cả năm không được giao việc”.
Trung tướng, nhà văn Trần Độ là một trong những lão tướng của quân đội Việt Nam, ông đã cống hiến gần như trọn cuộc đời cho ĐCSVN. Bạn bè, đồng chí, những người đã cùng làm việc với ông đều thừa nhận, rằng ông là một trong những người lãnh đạo hiếm hoi, vừa có tài, vừa là người đức độ. Cuối đời, ông đã nhận ra những sai lầm, những suy thoái của cái Đảng mà ông đã phụng sự. Ông đã viết, đã cảnh báo các đồng chí của mình, với mong muốn họ thay đổi, tỉnh ngộ để tránh mang đến những tai họa cho đất nước. Các đồng chí của ông đã bỏ ngoài tai. Họ cho người theo dõi, quấy nhiễu ông, chặn đường, cướp các bản thảo, các tài liệu của ông. Đám tang của ông, họ bắt những người đến viếng phải bỏ các dòng chữ „Vô cùng thương tiếc”và „trung tướng” trên vòng hoa, họ còn kể tội ông trong điếu văn. Đây là cách cư xử „cạn tầu giáo máng”, bất chấp đạo lý „nghĩa tử là nghĩa tận” mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng không hành xử như vậy.
Những người cộng sản thuộc thế hệ lão thành là những người không có khả năng và không muốn tiếp thu những cái mới. Bản thân họ là những người cứng rắn, tuy có lòng yêu nước nhưng do tiếp thu một học thuyết sai lệch Mark-Lenin, học thuyết lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực, lấy chiến tranh làm phương tiện để giải quyết mọi mâu thuẫn . Chủ nghĩa tôn thờ bạo lực, cùng những năm tháng chiến tranh đã biến họ thành những những con người kiêu ngạo, công thần, chủ quan, độc quyền, duy ý chí và cạn kiệt lòng nhân đạo. Họ tin tưởng không có cơ sở rằng,”cách mạng thành công hết khổ, hết nghèo”. Nhưng xã hội dưới quyền cai trị của họ, được xây dựng trái với quy luật phát triển tự nhiên. Nền kinh tế tập trung bao cấp giống như chiếc thuyền buồm không có gió, chính trị thì bị cả thế giới xa lánh, cô lập, họ buộc phải „đổi mới”. Các thế hệ đảng viên kế tiếp thế hệ lão thành họ vào Đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, họ vào Đảng vì mục đích riêng, để được thăng quan, tiến chức. Họ biết rất rõ sẽ chẳng có tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ chẳng có CNXH, sẽ chẳng có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chỉ có chế độ đảng trị với kinh tế tư bản rừng rú giúp họ vơ vét tài nguyên đất nước, trở thành các tư bản đỏ.
Đọc BTC, chúng ta không thể bỏ qua những bi hài kịch về sức khỏe của các quan chức cộng sản trên sân khấu chính trị trước mỗi kỳ đại hội. Với tất cả những người bình thường, sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để tồn tại, sống, học hành, làm việc, hoạt động văn hóa, khoa học,chính trị…. Bệnh tật, ốm đau cũng có thể đến với bất cứ ai, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ, nơi cư trú…Vì vậy khám, chữa bệnh là việc thường xuyên, công khai của mỗi con người. Nhưng đối với những người cộng sản, quan trọng nhất đối với họ là quyền lực và địa vị. Họ giấu giếm tình trạng sức khỏe của mình, trước hết vì đó là những lý do dễ bị những cán bộ tổ chức gạt họ ra khỏi danh sách dự kiến, cơ cấu cho mỗi kỳ đại hội, mỗi đợt quy hoạch, đề bạt cán bộ. Lý do thứ hai họ phải giấu giếm vì các đối thủ của họ luôn nhăm nhe tìm các điểm yếu của họ để loại họ, dành lấy cái địa vị mà họ đang theo đuổi, đang mơ ước.
Trong „ Sức khỏe Trung ương”, tác giả thuật lại: ”Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm các hồ sơ các nhà lãnh đạo, cả hồ sơ về sức khỏe, trong bộ chính trị xuất hiện một số „ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng, sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đừờng nặng. Ông Đoàn Khuê giấu ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn Bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện của đại hội”.
„Ứng cử viên Tổng bí thư” Đào Duy Tung , ngồi nghe dự thảo báo cáo đại hội, mắt lim dim chẳng hiểu gì, lẽ ra phải đi chữa bệnh, vẫn xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố, đang phát biểu thì đột quỵ, hôn mê cho đến lúc qua đời. Không biết sang thế giới bên kia ông có thực hiện được mơ ước làm tổng bí thư (!)
Ông Nguyễn Văn An kể: „ Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, Ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mưới nói : Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo : thưa anh, theo chuyên môn thì đó là khối u nó chạy chứ không phải nó tan đâu ạ.”
Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y viện 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương kể : „Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch, tôi đích thân trên dưới mười lần đến nằn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông : nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng bảo vệ sức khỏe trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.
Bác sỹ Đình và các đồng nghiệp Nguyễn Thế Khánh đã phải bí mật báo cao lên Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Văn An kể: „Sau khi anh em đưa bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn 3, chỉ kéo dài được cuộc sống không quá một năm, họp thường vụ bộ chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: „ Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”.
Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: „ Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ „lỡ cơ hội”trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán, Ngày 16-01-1998, tướng Đoàn Khuê chết.
Những câu truyện kể trên giống như đã xẩy ra trong triều đại phong kiến nào đó, cách đây nhiều thế kỷ. Đức vua thì bạc nhược, bất tài, không cai quản nổi triều chính. Trong triều đình, các quan tham, quan gian mặc sức lộng hành, dối trá, lừa gạt nhau, bức hại cả những ngự y , những bầy tôi trung thành, coi xóc sức khỏe cho mình.
Xã hội tại Việt Nam hôm nay là một xã hội không bình thường:
-Đạo đức xã hội suy đồi. Một xã hội vô cảm, cái ác, cái giả dối xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Văn hóa, giáo dục, y tế…đều xuống cấp nghiêm trọng.
Khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng xa, ”kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
-Nền kinh tế „đầu Ngô mình Sở”, kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực chất là nền kinh tế tư bản rừng rú, bóc lột nhân công, khai thác tối đa tài nguyên, phá hủy môi trường.
-Những người dân yêu nước thì bị đàn áp, bị tù đầy. Kẻ xâm lược thì được vinh danh bằng „bốn tốt” và „mười sáu chữ vàng”.
-Quan chức với những kẻ „cùng hội, cùng thuyền” tham nhũng, vơ vét, chiếm dụng tài sản quốc gia, trở thành những tư bản đỏ.
-Luật đất đai quy định đất đai là sở hữu toàn dân, đã tiếp tay cho những quan chức bất lương cướp đất, cướp nhà của người dân lương thiện.
-Những người đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ, bảo vệ quyền con người bị đàn áp, bị nền luật pháp vô liêm sỉ bỏ tù với những bản án mà thế giới văn minh phải ghê tởm.
-…..
Ai chịu trách nhiêm về một xã hội Việt Nam không bình thừơng kể trên?
Câu trả lời thật rõ ràng: những người cộng sản – những người không bình thường – đã cai quản xã hội hơn nửa thế kỷ nay.
Để có một xã hội bình thường như xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới, phải thay những người quản lý xã hội hiện tại bằng những người bình thường do người dân lựa chọn. Những người cộng sản muốn được người dân lựa chọn, họ phải trở lại làm con người bình thường.
Nếu những người cộng sản không còn khả năng để thức tỉnh, trở về làm một con người bình thường, chẳng sớm thì muộn, xã hội sẽ đào thải họ khỏi những cương vị hiện nay họ đang nắm giữ.
Ngày ấy, chắc chắn sẽ đến!
Warszawa 09-2013
© Đàn Chim Việt
Câu nói của ông đã gây một ấn tượng rất mạnh đối với chúng tôi, nhất là một vài người đã từng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đ C S V N), sau thức tỉnh đã dời bỏ đảng.
„Những người cộng sản là những người không bình thường”. Liệu những người cộng sản Việt Nam có là những người không bình thường? Câu hỏi này cứ đeo đẳng, ám ảnh tôi . Tôi chưa tìm được câu trả lời , chưa tìm ra những minh chứng rõ ràng.
Cho đến khi tôi đọc „Bên Thắng Cuộc”( BTC) của nhà báo Huy Đức. Hai tập sách là một kho tư liệu khá đầy đủ, tin cậy về những hoạt động chính trị, quân sự, về cuộc sống riêng tư, về quan hệ đồng chí… của những người cộng sản Việt Nam. Nó đã giải đáp cho tôi, nó như lời khẳng định, rằng „Những người cộng sản Việt Nam là những người không bình thường”.
Chúng ta thường nghe những người cộng sản ca ngợi về tình đồng chí của họ. Theo họ, chỉ những người cộng sản mới có tình đồng chí thiêng liêng cao cả. Trong hoạt động cách mạng, trong chiến đấu, họ sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu đồng chí, trong đời thường, họ yêu thương nhau hết mực, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo. Những người cộng sản giữ các chức vụ càng cao, thì tình đồng chí của họ càng trong sáng, tin cậy, đầy tình nghĩa, là mẫu mực về quan hệ giữa người với người.
BTC đã cho chúng ta biết khá đầy đủ về mối quan hệ giữa hai người lãnh đạo quan trọng của ĐCSVN : Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Cả hai đã cùng „nằm gai, nếm mật”trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam. Sau khi „thắng cuộc” cùng trở về Sài Gòn nắm các chức vụ quan trọng. Ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh kể :”Vừa nghe ông Linh nói chọn ông Mười tôi thắc mắc ngay sao không chọn ông Kiệt. Ông Linh kể một loạt cái xấu của ông Kiệt rồi nói: Khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”. Còn nhiều những nhân chứng gần gũi với cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt kể về quan hệ giữa hai người, nhưng đây có lẽ là lời kể lột tả đầy đủ mối quan hệ giữa họ. „Từ khi tôi mất bộ chính trị, về Sài Gòn, Sáu Dân không bao giờ gặp tôi”, nghĩa là Sáu Dân chỉ gặp Mười Cúc khi Mười Cúc còn là ủy viên bộ chính trị, còn là cấp cao hơn và còn giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chính trị tiếp theo của mình. Chắc lúc đó, Sáu Dân đã không nghĩ rằng, sau này Mười Cúc không những quay lại bộ chính trị, mà còn trở thành tổng bí thư, quyết định con đường thăng tiến của mình. Nếu dự đoán được, chắc ông đã đến thăm và an ủi Mười Cúc dài dài!
Chúng ta thật kinh ngac về những lý do Nguyễn Văn Linh đưa ra tại sao lại chọn Đỗ Mười làm thủ tướng. Chắc chắn Nguyền Văn Linh đã biết quá rõ về Đỗ Mười qua cuộc đánh tư sản tại Sài Gòn sau 30-04-1975, lúc đó ông là bí thư thành ủy . Đó là một con người kém hiểu biết về mọi mặt, giáo điều và có triệu chứng bệnh thần kinh như ông đã từng thừa nhận. Xuất thân từ một người không được học hành, ông không có khả năng tiếp thu những kiến thức về xã hội, về kinh tế, về chính trị. „Thành tích” nổi bật nhất của Đỗ Mười là „phá”và „đánh”. Sau năm 1954, ông đã phá tan các cơ sở sản xuất, thương mại tư nhân trong cuộc cải tạo tư sản ở miền Bắc bằng các chính sách trưng thu (tịch thu), trưng mua (mua chịu không bao giờ trả), công tư hợp doanh. Ông đã đánh các tư sản miền Nam không còn „mảnh áo”, đưa kinh tế miền Nam „tiến kịp” miền Bắc sau năm 1975, cùng nhau ăn bo bo thay gạo.
Anh bạn tôi, một kỹ sư đã làm việc tại Công Ty Điện Lực Miền Nam kể lại, thời ông Đỗ Mười làm thủ tướng, trong một lần vào miền Nam công tác, lúc đó điện đang là vấn đề „nước xôi, lửa bỏng”, cắt điện trở thành „quốc sách”. Cũng là nhân dịp cuối năm âm lịch, một cuộc họp mặt của các cán bộ chủ chốt của công ty với thủ tướng được tổ chức. Diễn giả – thủ tướng – nói không ngừng nghỉ. Một tiếng, hai tiếng…bốn tiếng…Giờ làm việc buổi chiều đã hết, mọi người đang rất bận rộn vì chỉ còn mấy ngày nữa là tết âm lịch, trong hội trường đã nhiều người ngủ gật, nhiều người ngồi ở cuối hội trường đã lẳng lặng bỏ về, trên hàng ghế đầu, các cán bộ lãnh đạo công ty cũng ngán ngẩm nhưng vẫn phải yên vị. Sau hơn 4 tiếng đồng hồ „hùng biện”, chắc người đứng đầu chính phủ cũng mệt, buổi gặp gỡ đã kết thúc. Hàng trăm cán bộ, kỹ sư bỏ làm việc để nghe một bài nói chuyện nhạt nhẽo, lộn xộn , chẳng giúp gì cho những khó khăn của ngành điện đang gặp phải, thật là uổng phí! Chỉ có một ông thủ tướng không bình thường mới nói dông dài như vậy.
Trở lại lý do mà Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười vào chức thủ tướng. Vẫn ông Bùi Văn Giao kể: „Sau khi ông Phạm Hùng chết, anh Linh lên Hồ Tây họp bàn trước với hai ông cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Họp xong, ông Linh kêu tôi qua nói: Giao à, bọn tôi bàn để Đỗ Mười thay Phạm Hùng. Tôi kêu lên: Trời ơi, sao lại Đỗ Mười. Ông Linh: Tôi biết, nhưng từ khi làm tổng bí thư tôi nói Đỗ Mười nghe rồi” . Thật là ngoài sức tưởng tượng, Chọn một người đứng đầu một chính phủ, nắm vận mệnh của một quốc gia với 80 triệu dân, đâu phải chọn một người giúp việc trong nhà mà chỉ cần người biết nghe lời. Cũng qua đây, chúng ta hiểu được, vì sao ĐCSVN lại có những tổng bí thư chỉ có trình độ cấp huyện như Nông Đức Mạnh, đi về tỉnh nào cũng chỉ biết „giao giảng”: „ Nuôi con gì, trồng cây gì?”.
Nhưng câu hỏi được đặt ra, tại sao Nguyễn Văn Linh lại không chọn Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Những lý do ông đưa ra đều là sự ngụy biện. Ông biết rất rõ là Võ Văn Kiệt làm thủ tướng sẽ hơn hẳn Đỗ Mười. Nếu ông nghĩ đến lợi ích của đất nước, đến những đòi hỏi của tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam lúc đó, thì lựa chọn Võ Văn Kiệt như là việc đương nhiên. Với các nhà chính trị bình thường ở mọi quốc gia, việc lựa chọn người vào các vị trí trong bộ máy nhà nước phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là năng lực làm viêc. Nguyễn Văn Linh đã chọn Đỗ Mười vì hiềm khích cá nhân với Võ Văn Kiệt. Đây là con người thực của Nguyên Văn Linh, với bản tính chấp nhặt, thiển cận, thiếu hiểu biết, giáo điều, không có tầm nhìn của một người lãnh đạo, đã mang họa đến cho đất nước. Lịch sử sẽ ghi lại tội lỗi đối với đất nườc, đối với dân tộc của Nguyễn Văn Linh qua Hội nghị Thành Đô ngày 02-09-1991. Vì muốn „cứu CNXH”, mà thực chất là muốn cứu Đảng, Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận mọi yêu sách của chính quyền Bắc Kinh, mở đầu thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam trong quan hệ với người láng giềng phương bắc. Từ đây, những chính quyền „hèn với giặc, ác với dân” kế tiếp nhau nhượng đất, nhượng biển, ra tay đàn áp những người yêu nước, những người dám đứng lên phản đối các hành động xâm lược của những kẻ theo chủ nghĩa „Đại Hán”.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện của nhà văn Vũ Thư Hiên kể trong Đêm Giữa Ban Ngày: „Người đầu tiên muốn thức tỉnh tôi là cô ruột tôi lấy chồng ở phủ Xuân Trường. Chồng bà, một ông chưởng bạ, là một người yêu nước không cộng sản. Ông ủng hộ cách mạng từ hồi bí mật, tham gia tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp vừa làm trong ban hội tề để giữ thế công khai vừa làm chủ nhiệm Việt Minh xã. Trong Cải cách ruộng đất, ông bị đưa ra đấu, bị vu là phản động, nhà cửa bị tịch thu, gia đình bị khủng bố. Đến khi Đảng sửa sai, ông chỉ còn kịp lết về đến nhà để tắt thở trong vòng tay vợ con. Những việc xẩy ra với cô tôi tôi không biết. Tôi đang học ở Liên Xô. Trở về Việt Nam, năm 1957, làm phim Ánh Sáng Tháng Mười nhân dịp kỷ niệm 40 năm cách mạng Nga, tôi mới gặp cô. Cô tôi khuyên tôi : – Cháu phải tỉnh trí, chớ có nghe cộng sản. Cộng sản bất nhân lắm. Mình là người tử tế, phải biết chọn bạn mà chơi. Nghe ngon ngọt lắm vào rồi đi theo họ, hối không kịp!”.
Lời khuyên nhủ thốt ra từ tâm can của người phụ nữ nông dân chân thật, là lời cảnh tỉnh đối với những trí thức, những người tử tế đi theo cộng sản. Nó cũng là lời kết tội xác thực nhất đối với những người cộng sản Việt Nam.
Trong BTC, chúng ta còn gặp nhiều những hành động bất nhân của những người cộng sản. Bà Nguyễn Thị Năm là người trước cách mạng tháng 8 đã che giấu, nuôi dưỡng các cán bộ chủ chốt của Đảng trong nhà như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…. Trong tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ Việt Nam mới thành lập sau Cách mạng 08-1945, gia đình bà đã ủng hộ 100 lạng vàng. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con là trung đoàn trưởng. Nhưng trong cải cách ruộng đất, bà đã bị quy là địa chủ cường hào gian ác, bị đoàn cải cách kết án tử hình. Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất đã bắn vào đầu người phụ nữ yêu nước. Một người Việt Nam bình thường, đều cư xử theo lời dậy của ông cha ta „uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ đối xử tệ bạc với những người đã giúp đỡ, cưu mang mình. Nhưng những người cộng sản kể trên, trong đó có Trường Chinh, lúc đó là trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất , người đã phê duyệt bản án bà Nguyễn Thị Năm, như những đứa con bất hiếu, đã giết người phụ nữ lương thiện, người mẹ đã yêu thương và hết lòng vì mình.
Những người cộng sản không chỉ đối xử bất nhân với những người ngoài đảng, với những đống chí của họ, họ cũng đối xử tệ bạc. Ông Trần Xuân Bách là ủy viên bộ chính trị. Nhiều năm hoạt động trong đảng ông đã thấy rõ vai trò lịch sử của đảng cộng sản đã đến giai đoạn cuối. Nếu đảng không muốn sụp đổ, nếu đảng còn mong muốn mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đảng phải thay đổi. Phải chấp nhân thể chế tự do dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng . Ông đã công khai phát biểu quan điểm của mình, ông đã bị đảng tước hết mọi chức vụ. Bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông kể lại: „Năm ngày sau Hội nghị trung ương 8, tiêu chuẩn sữa tươi cho ủy viên bộ chính trị 2 lít/ngày, mà Ban Tài chính Quản trị Trung ương vẫn cung cấp cho ông bị cắt. Tôi không để anh ấy biết, tôi không muốn anh ấy bị hẫng. Tôi tự đi mua sữa tươi, vẫn ngày 2 lít. Anh tưởng tôi vẫn lấy sữa của Trung ương, kiên quyết bảo tôi phải từ chối. Suốt 3 năm người ta không trả lương cho anh, còn tôi thì cả năm không được giao việc”.
Trung tướng, nhà văn Trần Độ là một trong những lão tướng của quân đội Việt Nam, ông đã cống hiến gần như trọn cuộc đời cho ĐCSVN. Bạn bè, đồng chí, những người đã cùng làm việc với ông đều thừa nhận, rằng ông là một trong những người lãnh đạo hiếm hoi, vừa có tài, vừa là người đức độ. Cuối đời, ông đã nhận ra những sai lầm, những suy thoái của cái Đảng mà ông đã phụng sự. Ông đã viết, đã cảnh báo các đồng chí của mình, với mong muốn họ thay đổi, tỉnh ngộ để tránh mang đến những tai họa cho đất nước. Các đồng chí của ông đã bỏ ngoài tai. Họ cho người theo dõi, quấy nhiễu ông, chặn đường, cướp các bản thảo, các tài liệu của ông. Đám tang của ông, họ bắt những người đến viếng phải bỏ các dòng chữ „Vô cùng thương tiếc”và „trung tướng” trên vòng hoa, họ còn kể tội ông trong điếu văn. Đây là cách cư xử „cạn tầu giáo máng”, bất chấp đạo lý „nghĩa tử là nghĩa tận” mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng không hành xử như vậy.
Những người cộng sản thuộc thế hệ lão thành là những người không có khả năng và không muốn tiếp thu những cái mới. Bản thân họ là những người cứng rắn, tuy có lòng yêu nước nhưng do tiếp thu một học thuyết sai lệch Mark-Lenin, học thuyết lấy đấu tranh giai cấp, lấy bạo lực, lấy chiến tranh làm phương tiện để giải quyết mọi mâu thuẫn . Chủ nghĩa tôn thờ bạo lực, cùng những năm tháng chiến tranh đã biến họ thành những những con người kiêu ngạo, công thần, chủ quan, độc quyền, duy ý chí và cạn kiệt lòng nhân đạo. Họ tin tưởng không có cơ sở rằng,”cách mạng thành công hết khổ, hết nghèo”. Nhưng xã hội dưới quyền cai trị của họ, được xây dựng trái với quy luật phát triển tự nhiên. Nền kinh tế tập trung bao cấp giống như chiếc thuyền buồm không có gió, chính trị thì bị cả thế giới xa lánh, cô lập, họ buộc phải „đổi mới”. Các thế hệ đảng viên kế tiếp thế hệ lão thành họ vào Đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, họ vào Đảng vì mục đích riêng, để được thăng quan, tiến chức. Họ biết rất rõ sẽ chẳng có tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ chẳng có CNXH, sẽ chẳng có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chỉ có chế độ đảng trị với kinh tế tư bản rừng rú giúp họ vơ vét tài nguyên đất nước, trở thành các tư bản đỏ.
Đọc BTC, chúng ta không thể bỏ qua những bi hài kịch về sức khỏe của các quan chức cộng sản trên sân khấu chính trị trước mỗi kỳ đại hội. Với tất cả những người bình thường, sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để tồn tại, sống, học hành, làm việc, hoạt động văn hóa, khoa học,chính trị…. Bệnh tật, ốm đau cũng có thể đến với bất cứ ai, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ, nơi cư trú…Vì vậy khám, chữa bệnh là việc thường xuyên, công khai của mỗi con người. Nhưng đối với những người cộng sản, quan trọng nhất đối với họ là quyền lực và địa vị. Họ giấu giếm tình trạng sức khỏe của mình, trước hết vì đó là những lý do dễ bị những cán bộ tổ chức gạt họ ra khỏi danh sách dự kiến, cơ cấu cho mỗi kỳ đại hội, mỗi đợt quy hoạch, đề bạt cán bộ. Lý do thứ hai họ phải giấu giếm vì các đối thủ của họ luôn nhăm nhe tìm các điểm yếu của họ để loại họ, dành lấy cái địa vị mà họ đang theo đuổi, đang mơ ước.
Trong „ Sức khỏe Trung ương”, tác giả thuật lại: ”Từ trước Đại hội VIII, khi công việc cơ cấu nhân sự bắt đầu, theo ông Nguyễn Văn An, người có trách nhiệm nắm các hồ sơ các nhà lãnh đạo, cả hồ sơ về sức khỏe, trong bộ chính trị xuất hiện một số „ông giấu bệnh”. Ông Lê Xuân Tùng, sau khi bị tai biến, một chân gần như bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đừờng nặng. Ông Đoàn Khuê giấu ung thư hạch. Ông Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn Bám giữ chức Trưởng Ban Văn kiện của đại hội”.
„Ứng cử viên Tổng bí thư” Đào Duy Tung , ngồi nghe dự thảo báo cáo đại hội, mắt lim dim chẳng hiểu gì, lẽ ra phải đi chữa bệnh, vẫn xuống Hải Phòng dự đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố, đang phát biểu thì đột quỵ, hôn mê cho đến lúc qua đời. Không biết sang thế giới bên kia ông có thực hiện được mơ ước làm tổng bí thư (!)
Ông Nguyễn Văn An kể: „ Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, Ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mưới nói : Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo : thưa anh, theo chuyên môn thì đó là khối u nó chạy chứ không phải nó tan đâu ạ.”
Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y viện 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương kể : „Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch, tôi đích thân trên dưới mười lần đến nằn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông : nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng bảo vệ sức khỏe trung ương là ông chỉ bị viêm hạch”.
Bác sỹ Đình và các đồng nghiệp Nguyễn Thế Khánh đã phải bí mật báo cao lên Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Văn An kể: „Sau khi anh em đưa bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn 3, chỉ kéo dài được cuộc sống không quá một năm, họp thường vụ bộ chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: „ Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”.
Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: „ Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ „lỡ cơ hội”trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán, Ngày 16-01-1998, tướng Đoàn Khuê chết.
Những câu truyện kể trên giống như đã xẩy ra trong triều đại phong kiến nào đó, cách đây nhiều thế kỷ. Đức vua thì bạc nhược, bất tài, không cai quản nổi triều chính. Trong triều đình, các quan tham, quan gian mặc sức lộng hành, dối trá, lừa gạt nhau, bức hại cả những ngự y , những bầy tôi trung thành, coi xóc sức khỏe cho mình.
Xã hội tại Việt Nam hôm nay là một xã hội không bình thường:
-Đạo đức xã hội suy đồi. Một xã hội vô cảm, cái ác, cái giả dối xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Văn hóa, giáo dục, y tế…đều xuống cấp nghiêm trọng.
Khoảng cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng xa, ”kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
-Nền kinh tế „đầu Ngô mình Sở”, kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực chất là nền kinh tế tư bản rừng rú, bóc lột nhân công, khai thác tối đa tài nguyên, phá hủy môi trường.
-Những người dân yêu nước thì bị đàn áp, bị tù đầy. Kẻ xâm lược thì được vinh danh bằng „bốn tốt” và „mười sáu chữ vàng”.
-Quan chức với những kẻ „cùng hội, cùng thuyền” tham nhũng, vơ vét, chiếm dụng tài sản quốc gia, trở thành những tư bản đỏ.
-Luật đất đai quy định đất đai là sở hữu toàn dân, đã tiếp tay cho những quan chức bất lương cướp đất, cướp nhà của người dân lương thiện.
-Những người đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ, bảo vệ quyền con người bị đàn áp, bị nền luật pháp vô liêm sỉ bỏ tù với những bản án mà thế giới văn minh phải ghê tởm.
-…..
Ai chịu trách nhiêm về một xã hội Việt Nam không bình thừơng kể trên?
Câu trả lời thật rõ ràng: những người cộng sản – những người không bình thường – đã cai quản xã hội hơn nửa thế kỷ nay.
Để có một xã hội bình thường như xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay trên thế giới, phải thay những người quản lý xã hội hiện tại bằng những người bình thường do người dân lựa chọn. Những người cộng sản muốn được người dân lựa chọn, họ phải trở lại làm con người bình thường.
Nếu những người cộng sản không còn khả năng để thức tỉnh, trở về làm một con người bình thường, chẳng sớm thì muộn, xã hội sẽ đào thải họ khỏi những cương vị hiện nay họ đang nắm giữ.
Ngày ấy, chắc chắn sẽ đến!
Warszawa 09-2013
© Đàn Chim Việt
Tổng thống Mỹ Obama công du bốn nước Đông Nam Á đầu tháng 10
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị G20 ngày 05/09/2013. |
Nhà Trắng hôm qua 13/09/2013 loan báo, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ
thực hiện vòng công du một tuần vào đầu tháng 10 tại bốn nước Đông Nam Á
là Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines.
Phát ngôn viên chính quyền Mỹ Jay Camey cho biết, ông Obama sẽ đến lần lượt Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines từ ngày 6 đến 12/10 tới.
Tại Indonesia, đất nước mà ông Obama đã trải qua một phần thời thơ ấu và đã đến thăm hai lần kể từ khi lên làm tổng thống, nguyên thủ Mỹ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và hội đàm với người đồng nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.
Ở Brunei, Barack Obama sẽ tham gia các buổi làm việc trong hai hội nghị thượng đỉnh khác. Đó là thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN và thượng đỉnh Đông Á (EAS), tập hợp các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Cam Bốt) cộng thêm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ và Nga.
Tổng thống Mỹ cũng dự kiến gặp gỡ Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, mà ông đã tiếp kiến hôm 12/3 tại Nhà Trắng. Ngoài ra hai nhà lãnh đạo cũng đã tham gia hội nghị G20 tại Saint-Petersbourg (Nga) tuần rồi.
Tại Malaysia, ông Obama vốn ngay từ đầu nhiệm kỳ đã nhấn mạnh việc tái tập trung các nỗ lực ngoại giao và thương mại của Hoa Kỳ về phía châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đọc một bài diễn văn trước các chủ doanh nghiệp và hội đàm với Thủ tướng Najib Razak.
Tổng thống Hoa Kỳ sẽ kết thúc vòng công du ở Manila, Philippines. Theo Jay Camey, ông Obama sẽ gặp gỡ Tổng thống Benigno Aquino.
AFP nhận xét, ông Barack Obama thường công du châu Á vào mùa thu. Nhưng đây là lần đầu tiên ông đến thăm Malaysia, Brunei và Philippines kể từ khi lên làm tổng thống vào tháng 1/2009.
Phát ngôn viên chính quyền Mỹ Jay Camey cho biết, ông Obama sẽ đến lần lượt Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines từ ngày 6 đến 12/10 tới.
Tại Indonesia, đất nước mà ông Obama đã trải qua một phần thời thơ ấu và đã đến thăm hai lần kể từ khi lên làm tổng thống, nguyên thủ Mỹ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và hội đàm với người đồng nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.
Ở Brunei, Barack Obama sẽ tham gia các buổi làm việc trong hai hội nghị thượng đỉnh khác. Đó là thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN và thượng đỉnh Đông Á (EAS), tập hợp các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Cam Bốt) cộng thêm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ và Nga.
Tổng thống Mỹ cũng dự kiến gặp gỡ Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, mà ông đã tiếp kiến hôm 12/3 tại Nhà Trắng. Ngoài ra hai nhà lãnh đạo cũng đã tham gia hội nghị G20 tại Saint-Petersbourg (Nga) tuần rồi.
Tại Malaysia, ông Obama vốn ngay từ đầu nhiệm kỳ đã nhấn mạnh việc tái tập trung các nỗ lực ngoại giao và thương mại của Hoa Kỳ về phía châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đọc một bài diễn văn trước các chủ doanh nghiệp và hội đàm với Thủ tướng Najib Razak.
Tổng thống Hoa Kỳ sẽ kết thúc vòng công du ở Manila, Philippines. Theo Jay Camey, ông Obama sẽ gặp gỡ Tổng thống Benigno Aquino.
AFP nhận xét, ông Barack Obama thường công du châu Á vào mùa thu. Nhưng đây là lần đầu tiên ông đến thăm Malaysia, Brunei và Philippines kể từ khi lên làm tổng thống vào tháng 1/2009.
Thụy My
(RFI)
(RFI)
Bản tin tiếng Anh
- Silk Road pit stop seen as link to Arab states (Washington Post) - The first China-Arab States Expo will open on Sept 15 in Yinchuan, capital city of the Ningxia Hui autonomous region.
- Developing nations need shift to balanced growth (Washington Post) - Developing and transitional economies need to move toward more balanced growth and emphasize domestic demand, a report by the United Nations Conference on Trade and Development said.
- Guiyang increasingly favored by multinationals (Washington Post) - At a bustling national industrial park in Guiyang, the capital of Guizhou province, technicians with badges take a break for lunch in a crowded canteen.
- An alluring natural and investment environment (Washington Post) - Big domestic companies, banks and multinationals are rarely tempted to take a plunge in China's southwestern hinterland due to the lack of modern infrastructure, human resources and services.
- Wang tops Hurun wealthy list (Washington Post) - Wang Jianlin, chairman and president of Dalian Wanda Group Corp Ltd, overtook Zong Qinghou to become the richest man in China, according to the Hurun Rich List 2013, which was released on Wednesday.
- Apple's low-end phone price disappointing (Washington Post) - Almost 90% of Chinese users in an online survey complained the iPhone 5C said they have no interest in the new gadget. Early launch squeezes smugglers, Dim stories related to iPhone
China reacts with fury to new iPhone launch
- China's global firms face 'trust gap' (Washington Post) - China's multinational corporations face a wide gap between how they are trusted at home and abroad, according to a survey.
- StanChartered, HSBC 'poised to enter FTZ' (Washington Post) - British banks HSBC and Standard Chartered are tipped to become the first two foreign banks to set up a presence in Shanghai's planned free trade zone.
- New iPhones a dud in China, so far (Washington Post)
- Apple Inc finally lifted the curtain on its long awaited new devices,
including a cheaper model of iPhone 5, but Chinese consumers are
already calling the offering a disappointment.
Early China iPhone launch squeezes smugglers
- Africa looks to the Orient for lessons (Washington Post) - Nobody questionsAfrica's industrialization process - only how it should Happen, where and with whom.
- Energy is priority, leaders agree (Washington Post) - China and Uzbekistan pledged on Monday to deepen cooperation on energy and anti-terrorism.
Region urged to facilitate tourism Chinese-learning fervor on rise in Uzbekistan Xi tables proposal on co-op with Uzbekistan
- Small cheer for high-end wine sales during economic slump (Washington Post) - Sales of high-end imported wines have cooled because of China's slowing economy and the government's crackdown on lavish spending with public funds, industry insiders said on Monday at the three-day China-Guizhou International Alcoholic Beverages Expo.
- Delta and neighbors told to join hands (Washington Post) - Cooperation will boost growth, Vice-Premier Wang Yang said
- Plenty of fizz (Washington Post) - Together for more than a decade, Taiwan rockers Sodagreen can still pull in sell-out crowds. Chen Nan chats to the band members about why their new album focuses on Beijing in fall.
- Top 10 universities in the world 2013 (Washington Post) - The Massachusetts Institute of Technology, the world-famous university, continues to rank first. Harvard University moved up one place from last year and is now ranked No 2.
- China's Christian churches reduce leaders' age ceiling (Washington Post) - China's top Christian authority has decided to lower the age ceiling for its senior religious leaders as part of efforts to include more energetic minds in the leadership.
- Implant surgery for boy's eyes a success (Washington Post) - The ocular prosthesis implant surgery for Guo Bin, the 6-year-old boy whose eyes were gouged out last month in Shanxi province, went very well, a doctor said.
- Silk Road to take on a new look (Washington Post) - President Xi Jinping's proposal to build a "Silk Road Economic Belt" is a huge economic opportunity for the region, observers said.
- Expo helps Guizhou liquor go global (Washington Post) - The ongoing international wine and liquor expo in Guiyang, capital city of Guizhou, has built a bridge between the province and the world, said industry insiders.
- Xi welcomes talks on Iran nuclear issue (Washington Post) - President Xi Jinping said he welcomed Iran's openness to begin talks with world powers over its nuclear program.Iran to improve transparency, but not to give up nuclear right
- China gets tough on air pollution (Washington Post) - The toughest-ever measures to tackle China's worsening air pollution have been announced.
Key points of the action plan
- Ties with Kyrgyzstan upgraded (Washington Post)
- China and Kyrgyzstan agreed on Wednesday to upgrade their ties to a
strategic partnership and also to increase cooperation on security
issues.
China, Kyrgyzstan agree on security cooperation
Student's rare blood bonds Kazakhstan and China
Comment: SCO shows the Shanghai Spirit
- Premier stresses transformation of the economy (Washington Post)
- China must push forward economic transformation and structural reform
to achieve sustainable and healthy growth, Premier Li said.
Li holds meetings with world leaders
Growth range leaves leeway for reforms
Comment: New growth foundation
- Li vows to provide more jobs (Washington Post) - China will generate more jobs in coming years by launching additional reform policies, Premier Li said.
Jobs outlook positive across entire nation
China needs reforms for economic development
Li to counter concerns about China's economy
- Former railways official pleads guilty (Washington Post) - A former high-ranking official in China's high-speed railway system pleaded guilty to charges of accepting 47.55 million yuan ($7.77 million) in bribes.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét