Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Ngày 14/9/2013

  • Hủy hoại môi trường, một dự án mỏ vàng Rumani có thể bị bác bỏ (RFI) - Chính phủ Rumani đã thông qua kế hoạch khai thác quặng vàng và bạc tại khu di tích lịch sử Rosia Montana. Nhưng dự án này có khả năng bị Quốc hội bác bỏ. Tập đoàn khai thác Canada dọa đòi bồi thường 4 tỷ đô la. Thông tín viên Hoàng Nguyễn tường trình từ Budapest
  • Vũ khí hóa học của Syria: Mỹ-Nga tiếp tục thảo luận tại Geneve (RFI) - Các cuộc thương lượng giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, đã bắt đầu từ chiều hôm qua, 12/09/2013, tại Geneve. Trước khi cùng ăn tối làm việc, lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Nga, cùng với phái đoàn của hai nước đã gặp nhau, trong một bầu không khí được phía Mỹ đánh giá là << mang tính xây dựng >>.
  • Syria đệ đơn xin tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học (RFI) - Ngày 12/09/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo đã nhận được đơn của Syria xin tham gia Công ước 1993, cấm vũ khí hóa học. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon hoan nghênh sáng kiến này và đã << bày tỏ hy vọng là các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ (giữa Nga và Hoa Kỳ về kế hoạch dỡ bỏ hệ thống vũ khí hóa học của Syria), nhanh chóng đạt được một thỏa thuận >>.
  • Hỏi đáp y học: U mạch bạch huyết (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả của đài là cháu Tùng Nguyễn, email tới với câu hỏi về u mạch bạch huyết bẩm sinh gần miệng
  • Ân xá Quốc tế: 'Vi phạm nhân quyền ở Somalia' (VOA) - Hội Ân xá Quốc tế nói các vụ trục xuất bằng vũ lực tăng trong những tháng gần đây dù chính quyền Somalia không tìm được nơi cư ngụ an toàn cho những người bị trục xuất
  • Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm (VOA) - Một phúc trình mới cho biết số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu chỉ bằng gần một nửa so với cách đây 22 năm. Một báo cáo chung của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới cho thấy khoảng 6,6 triệu trẻ em tử vong trước sinh nhật thứ năm của các em năm 2012 so với 12 triệu trẻ em tử vong năm 1990. Thông tín viên Lisa Schlein tường trình cho đài VOA từ Geneva.

    ...
  • Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình (BBC) - GS Tương Lai cho rằng nếu không giải quyết cơ bản các vấn đề về Luật Đất đai thì không thể bảo đảm ổn định chính trị-xã hội ở trong nước.
  • 'Hành động không nên nhưng tất yếu' (BBC) - Một blogger trong nước đi dự lễ tang ông Đặng Ngọc Viết cho biết một số suy nghĩ về vụ nổ súng tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình.
  • Ông Viết 'gây án vì bị thách thức'? (BBC) - Người nhà ông Đặng Ngọc Viết tiết lộ về cú điện thoại ông nhận được từ một cán bộ tỉnh trước khi vụ nổ súng xảy ra ở Thái Bình.
  • Cựu thủ tướng Anh 'chưa cố vấn cho VN' (BBC) - Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ thông tin nói ông Tony Blair làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam, và hình thức hợp tác vẫn còn đang được thảo luận.
  • Vận động ủng hộ 100 tỷ đồng mua thiết bị liên lạc cho 10.000 ngư dân (BaoMoi) - ICTnews - Chiến dịch "Kết nối Biển Đông" sẽ được triển khai từ 15/9 - 14/10/2013 nhằm vận động hộ khoảng 100 tỷ đồng để mua thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ khoảng 10.000 ngư dân phòng tránh và ứng phó thiên tai, bám biển để phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  • Trung Quốc xây trung tâm cảnh báo trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung - Nhật nỗ lực đàm phán các vấn đề trên biển, Trung Quốc xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần trên biển Đông, chính phủ Syria tham gia Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân... là tin tức thời sự chính ngày 13/9.
  • Khởi động chiến dịch “Kết nối biển Đông” ủng hộ ngư dân (BaoMoi) - Chiều ngày 13/9, tại Hà Nội, TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, VTV, VOV tổ chức họp báo công bố tổ chức chiến dịch "Kết nối biển Đông" nhằm vận động sự đóng góp của người dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để mua thiết bị thông tin liên lạc cho ngư dân vùng biển đảo phục vụ thông tin liên lạc trong việc phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, ổn định cuộc sống và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  • Phát động chiến dịch “Kết nối biển Đông” ủng hộ ngư dân (BaoMoi) - Chiều 13.9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phối hợp với TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng Nói Việt Nam tổ chức họp báo về việc tổ chức phát động chiến dịch “Kết nối Biển Đông” nhằm vận động quyên góp, ủng hộ ngư dân vùng biển đảo.
  • Nhắn tin ủng hộ "Kết nối Biển Đông" (BaoMoi) - Chiều nay (13/9), Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu Chiến dịch “Kết nối biển Đông”.
  • 'Kết nối biển Đông' (BaoMoi) - TPO - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Trung ương Hội chữ thập đỏ, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát động chiến dịch vận động “Kết nối biển Đông”.
  • Cấm nhập khẩu tem Trung Quốc in hình quần đảo Hoàng Sa (BaoMoi) - (HQ Online)- Tổng cục Hải quan vừa có công văn chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm soát chặt chẽ, không cho phép các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (NK) bộ tem Trung Quốc phát hành về quần đảo Hoàng Sa và các ấn phẩm kèm theo dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Biển Đông: Đến Đảo Cô Lin hồi tưởng trận Gạc Ma năm 1988 (BaoMoi) - Năm 1988, Tàu Hải quân HQ 505 lao lên thềm đá san hô để giữ vững chủ quyền Cô Lin trên Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Quốc. Câu chuyện về Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đã ủi bãi, dưới mưa đạn của kẻ địch và bảo vệ thành công đảo sẽ còn được kể mãi như một huyền thoại không thể nào quên- Huyền thoại đảo Cô Lin.
  • Hải quân ASEAN ủng hộ xây dựng COC (BaoMoi) - Hải quân Philippines ngày 12/9 cho hay: các nhà lãnh đạo Hải quân ASEAN đã ra tuyên bố chung ủng hộ việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm giảm nguy cơ xung đột trên khu vực.
  • Tướng Trung Quốc: Hải quân phải chuẩn bị đấu tranh quân sự trên biển (BaoMoi) - (GDVN) - Những động thái này khiến các bên liên quan không khỏi quan ngại về khả năng xung đột, căng thẳng leo thang dẫn tới nguy cơ mất kiểm soát một khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách bành trướng sức mạnh quân sự trên biển, khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông thông qua tăng cường sức mạnh và hoạt động hải quân.
  • Hải quân ASEAN nhất trí ủng hộ COC (BaoMoi) - Lãnh đạo Hải quân các nước ASEAN bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực xây dựng và đàm phán về Bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC), giúp giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình.
  • Biển Đông căng thẳng: Sinh Tồn nơi đầu sóng ngọn gió (BaoMoi) - Thông tin về Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông liên tục được các cơ quan truyền thông phát đi. Điều đó càng nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam ý thức sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo quê hương. Ở Trường Sa, trong sóng gió ngàn khơi, trước những âm mưu toan tính của thế lực nước ngoài, đảo Sinh Tồn vẫn như bức thành đồng của Tổ quốc...
  • Nhật bình tĩnh "giăng lưới" đợi Trung Quốc tại Senkaku (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 12-09 vừa qua, tờ Sankei Shimbun đã đưa ra dự đoán kịch bản cuộc chiến tranh chấp Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời còn xây dựng một kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh cho lực lượng tự vệ Nhật Bản.
  • Nhật Bản thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 12/9 thông báo Bộ trưởng Itsunori Onodera sẽ có chuyến công du 5 ngày tới Việt Nam và Thái Lan nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái gây hấn trên Biển Đông trước khi ký kết COC với ASEAN.
  • Căng thẳng và thách thức (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc trong nỗ lực hạ nhiệt bế tắc leo thang giữa hai nước liên quan đến các đảo tranh chấp ở biển Đông.
  • Hoa Kỳ khẳng định tái cân bằng hướng tới châu Á (BaoMoi) - Tại Hội thảo “Cấu trúc khu vực châu Á” tổ chức sáng ngày 12/9 tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết đối với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á và tầm quan trọng của việc xây dựng một cấu trúc khu vực đang định hình để góp phần giải quyết các thách thức đặt ra.

Tuấn Trần - Ái quốc hay Phản quốc?

Trong nhà trường, chúng tôi luôn được dạy dỗ rằng dân tộc Việt chúng ta có tinh thần yêu nước nồng nàn. Có người viết "lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc". Trước khi có điều kiện đi đây, đi đó, tôi thực sự cũng không biết rõ đất nước ta tươi đẹp như thế nào, cũng chẳng biết rừng vàng ra sao, nhưng tôi biết rất Biển quê tôi không phải là "bạc - silver" như người ta vẫn nói. Mỗi lần ra biển, tôi chỉ thấy những tấm lưng trần cháy nắng oằn mình kéo lưới. Thế nhưng, có lẽ rất nhiều người ở thế hệ chúng tôi luôn mang trong mình niềm tự hào cao độ về đất nước mình, dân tộc mình và chúng tôi luôn tin rằng, dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng nhất trên thế giới, và trên hết chúng ta đều yêu nước.

Ảnh: người Việt Nam luôn tỏ lòng yêu nước cuồng nhiệt (nguồn: internet)

Khi đi nhiều hơn, tôi tự rút ra được một chút kinh nghiệm thực tiễn là ở đâu con người ta cũng tự hào về quê hương mình, cộng đồng mình và đất nước của mình. Có vẻ như khi con người tụ hợp lại cùng chung sống, và có những mối quan tâm chung thì dần dần lòng yêu mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên sẽ hình thành. Đặc biệt với những cộng đồng làm nông nghiệp, ít di chuyển thì tình yêu đó càng sâu đậm hơn, bởi vì họ không có cơ hội biết nhiều về các vùng đất khác.
Đó là tình yêu quê hương, còn lòng ái quốc thì như thế nào? Đến đây tôi chợt nhớ đến bộ phim Hollywood "Patriot" do Mel Gibson thủ vai chính nói về một người Mỹ đứng lên chống lại thực dân Anh trong những năm 1776. Một chi tiết thú vị trong bộ phim này, đó là nhân vật chính, vốn là cựu chiến binh góa vợ, người trước đó không hề có lòng hận thù gì với Mẫu quốc cả. Anh ta cũng không hề có trong mình cái được gọi là "chủ nghĩa ái quốc" như nhiều người vẫn nói. Anh ta chỉ cùng mấy người con trai đứng lên chống lại binh lính Anh khi một trong bảy người con của mình bị lính Anh bắn chết. Có thể vì thế mà anh ta bắt buộc phải trở lại cuộc đời quân ngũ, cùng những người bạn chiến đấu cũ, đấu tranh chống lại thực dân Anh và góp phần giành độc lập cho nước Mỹ.
Có thể câu chuyện trong bộ phim trên đã bị những cái nhìn không giống ai của người Mỹ hiện đại làm cho méo mó đi, nhưng bên cạnh đó nó cũng cho chúng ta một thông điệp và quan điểm của họ - những người được gọi là ái quốc đó không phải lúc nào cũng có sẵn tấm lòng ái quốc (lúc đó đã có nước Mỹ đâu mà bảo ông ta yêu nước). Đôi khi do hoàn cảnh đưa đẩy, họ trở thành nạn nhân của thời đại và bị gán cho hay bắt buộc trở thành người ái quốc. Rất đơn giản để có thể nói rằng người cựu chiến binh nêu trên được coi là "Patriot" đối với nước Mỹ non trẻ nhưng có thể bị người Anh gọi là kẻ phản quốc theo lăng kính của họ.
Câu chuyện trong phim làm tôi liên tưởng đến đất nước mình - một đất nước được coi là luôn bất khuất trước ngoại xâm và kẻ thù. So với Mỹ, chắc chúng ta thua họ về sự giàu có chứ chắc không thể thua họ về lòng ái quốc. Vậy tại sao tinh thần ái quốc của chúng ta lại cao đến vậy? Tôi cho rằng, ở mức độ cơ bản, nhiều người Việt chúng ta trước tiên có lẽ yêu quê (hương) hơn là yêu nước. Nhân dân thường đứng lên chống ngoại xâm là do cộng đồng của họ, làng xã của họ bị tàn phá, chứ chưa hẳn là vì đại nghĩa Quốc gia như chúng ta vẫn nói.
Có người cho rằng, khái niệm về đất nước hay tổ quốc chỉ xuất hiện trong tầng lớp bình dân thời gian gần đây (thời Pháp thuộc) khi nhiều người có cơ hội được biết về một cái gì đó rộng, lớn hơn cái làng cùng mấy vị chức sắc nơi họ đang sống (thời nhà Nguyễn, dân trong làng chỉ biết có Lý trưởng, chứ không biết quan trên hay vua là ai cả). Đối với tầng lớp quan lại, thì có lẽ ý niệm về ái quốc được hình thành sau khi Việt Nam giành độc lập từ phương Bắc. Để đảm bảo tính chính danh cho mình, các triều đại đều cố gắng củng cố các bằng chứng về lịch sử và văn hóa để chứng minh là chúng ta không phải là họ, chúng ta không giống họ. Cách tốt nhất để tách hẳn ra khỏi ảnh hưởng quá lớn của phương bắc là tạo cho dân chúng mà cụ thể là quan lại và quý tộc lòng tự tôn và tự hào riêng về đất nước mình. Tôi cho rằng, một khi tinh thần này bị thử thách nhiều thì nó càng trở nên mạnh hơn. Bên cạnh đó một đất nước càng bị xâm lược nhiều thì tinh thần này lại càng được tôi luyện và củng cố - có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến tình thần phản kháng trước ngoại xâm của dân ta lớn như vậy.
Quay lại câu hỏi, như thế nào được gọi là một người ái quốc? Tôi cho rằng hầu hết người Việt đều tự cho mình là ái quốc, tuy vậy xã hội (chính xác là nhà cầm quyền) có công nhận lòng ái quốc của bạn không lại là chuyện khác. Bởi vì, cũng giống như câu chuyện trong bộ phim “Patriot”, một người có thể gọi là ái quốc đối với thể chế này nhưng có thể lại là "kẻ phản bội" hay là "giặc" đối với thể chế khác hay nước đối lập. Trong sách sử hiện nay Gia Long bị cho là "cõng rắn cắn gà nhà", nhưng đối với nhiều người, Ngài lại được cho là người có tinh thần dân tộc rất cao. Cũng theo đó mà xét thì Nhà Nguyễn không hề hèn yếu như trong sách sử nhà trường dậy tôi, mà ngược lại chúng ta có thể tự hào là vào thời vua Minh Mạng, đất nước ta (gọi là Đại Nam lúc đó) thật sự là "lớn" nhất về lãnh thổ từ trước tới nay.
Như vậy, chữ ái quốc nhiều khi không do các cá nhân quyết định, mà do triều đại hoặc quốc gia liên quan phán xét tùy trên lăng kính họ dùng. Một người “ái quốc” hay “phản quốc” cần xét trên động cơ họ làm có vì quốc gia dân tộc hay không. Chúng ta phải tỉnh táo suy xét ngọn nguồn, tìm tòi căn nguyên, và học hỏi từ chiến thắng cũng như thất bại, từ quyết định sai lầm cũng như quyết định đúng đắn. Chỉ khi đó, chúng ta mới biết được cái sự đã xảy ra từ đời trước, dùng nó soi rọi cho cái sự hiện tại và tương lai.
Tuấn Trần
(Diễn ngôn)

Luật đất đai: Tu từ, nhóm lợi ích, hay súng nổ?

Co-Nhue-1-305.jpg
Vụ cưỡng chế và san ủi mặt bằng xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm hôm 22/9/2008. File photo
Sở hữu toàn dân
Một vụ nổ súng có liên quan đến đất đai tại tỉnh Thái Bình là một người chết và hung thủ tự sát. Nguyên nhân sâu xa của sự việc là bộ luật đất đai của Việt Nam không công nhận quyền sỡ hữu tư nhân.
Năm 1997 nông dân tỉnh Thái Bình nổi loạn tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ. Trong một đêm cuối tháng sáu, hàng ngàn người kéo nhau đập phá ủy ban hành chính xã, trụ sở đảng cộng sản cùng nhà của các cán bộ xã. Nguyên nhân của vụ nổi loạn này được cho là do những cán bộ nắm quyền tham nhũng, sử dụng những khoản tiền đóng góp cho mục tiêu công ích làm của riêng.
Mười sáu năm sau, một người dân tỉnh Thái Bình là Đặng Ngọc Viết dùng súng bắn các cán bộ của tỉnh rồi tự sát. Các cán bộ này làm việc cho Trung tâm phát triển quỹ đất. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do sự bất đồng giữa Trung tâm này và gia đình hung thủ về việc bù tiền cho căn nhà của anh ta sẽ bị giải tỏa.
Luật đất đai ở Việt Nam không cho phép người dân được sở hữu mảnh đất của mình, và do vậy không thể quyết định bán mảnh đất ấy theo giá mình muốn, mà giá ấy được quy định bởi Nhà nước, và Nhà nước trong câu chuyện nổ súng này chính là những viên cán bộ làm việc trong Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Thái Bình.
Năm 1997, Việt Nam đã thực hiện chương trình cải cách kinh tế được gần 10 năm kể từ khi Đảng cộng sản chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng vẫn duy trì sự độc tôn lãnh đạo. Do kinh tế thị trường mà các cán bộ xã An ninh vừa kể trên có thể làm giàu dựa trên quyền lực độc tôn của mình ở xã trong vai trò đại diện của đảng cộng sản cầm quyền. Theo một nghiên cứu của Giáo sư Tương Lai ngay sau cuộc nổi loạn xảy ra, thì sự phân hóa xã hội giữa một bên là các cán bộ giàu có do tham nhũng và những người nông dân vẫn còn nghèo khó là một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc đập phá vào đêm cuối tháng sáu ấy.
Trong 13 năm qua, kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Nhiều công ty tư nhân ăn nên làm ra, nhiều nông dân đổ xô vào thành thị tìm việc làm, nhiều vùng quê biến thành phố xá, nhà máy, công ty… Tuy vậy có những điều vẫn không đổi. Luật đất đai quy định sở hữu toàn dân vẫn không đổi, và sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản vẫn không đổi.
Nếu năm 1997 các quan chức địa phương tại Thái Bình tham nhũng một cách đơn giản là lấy tiền từ công quỹ dùng cho gia đình mình, thì mười mấy năm sau, sự nhũng lạm là tinh vi và phức tạp hơn. Bây giờ xuất hiện các nhà tài phiệt giàu có, cần đất đai để làm ăn. Sự thông đồng của họ với các quan chức phụ trách đất đai ở địa phương đã tận dụng tối đa nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân để thu lợi. Họ cùng nhau lấy đất của người nông dân với một giá rẻ rồi bán lại với giá đắt cho giới có tiền.
Sự tranh cãi về tiền đền bù đất đai giữa nông dân và chính quyền tỏ ra rất mất cân sức vì nông dân không có quyền về mặt pháp lý trên mảnh đất của mình. Trong những nổ lực vô vọng của sự sống còn, người ta chứng kiến hàng đoàn nông dân mất đất lê la từ trong nam ra ngoài bắc, đến bất cứ cửa quan cửa đảng nào mà họ hy vọng đòi lại được đất.
Đất đã thấm máu
Nhà cầm quyền Việt Nam không phải là không biết vấn đề này, và họ đã lập ra các Ban giải phóng mặt bằng, hay Trung tâm phát triển quỹ đất như trường hợp tỉnh Thái Bình, hy vọng tạo ra được… “đất sạch,” tức là loại đất không có người nông dân nào đòi hỏi tiền bạc của mình nữa. Song, quyền lực vẫn là tuyệt đối, và đất đai vẫn là của chung mà không thể sạch được. Không những không sạch mà bây giờ còn thấm máu.

bt-qn-305.jpg
Công an trấn áp người dân phản đối cưỡng chế đất xây dựng khu đô thị tại xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, hôm 21-12-2012.
Nhiều người đã lên tiếng đòi phải thay đổi luật đất đai với việc công nhận đa sở hữu tức là có sở hữu tư nhân. Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi:
“Khi đã công nhận sở hữu tư nhân thì cứ thuận mua vừa bán thôi. Chứ còn cái sở hữu toàn dân nó gây bao nhiêu là cảnh khốn cùng cho người dân.”
Những đòi hỏi sửa đổi luật đất đai này đã không được lắng nghe vì đảng cộng sản cho rằng nếu công nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân thì nước Việt Nam không còn theo định hướng xã hội chủ nghĩa nữa.
Thực sự cái định hướng xã hội chủ nghĩa ấy với chế độ công hữu về đất đai như những nhà thành lập học thuyết cộng sản chủ trương, có tầm quan trọng đến thế chăng trong cái không khí làm ăn rộn ràng hiện nay của xã hội Việt Nam?
Nhiều nhà quan sát cho rằng đã hình thành các nhóm lợi ích trong xã hội Việt Nam hiện tại, các lợi ích ấy bao gồm cả lợi ích đất đai ở các địa phương. Và chính các nhóm này đã tác động lên việc làm chính sách của quốc gia.
Việc can dự của các nhóm lợi ích này vào chính sách và luật lệ về đất đai thấy rất rõ trong một đề nghị gần đây là thêm vào luật đất đai việc cưỡng chế trưng dụng đất đai cho cả các dự án kinh tế xã hội, thay vì chỉ vì lợi ích công cộng và quốc phòng như trước. Và việc kiềm chế sự tác động của các nhóm lợi ích này chỉ có thể giải quyết theo một cơ chế thị trường thuận mua vừa bán như luật gia Lê Hiếu Đằng đề cập, vì khi đó người nông dân mới có quyền quyết định trên mảnh đất của mình, đương đầu bằng pháp lý với các nhóm lợi ích.
Một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, nơi đang xảy ra giằng co giữa dân làng và chính quyền về việc trưng dụng đất đai, sau khi nghe vụ nổ súng ở Thái Bình nói với chúng tôi như sau:
“Cái việc này nó xảy ra vì pháp lý không rõ ràng, làm con người ta ức chế, từ ức chế bộc phát thành hành động thôi. Quyền lợi của người ta là chính đáng, mà cứ đè người ta ra mà cướp đất. Đằng nào cũng chết, mà chết rồi cũng xong.”
Không xa Thái Bình là huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, nông dân Đoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải bắn vào những người đến “cưỡng chế giải tỏa” khu đất của gia đình. Vụ việc vẫn còn nóng và bản án dành cho anh Vươn vẫn đang được công luận bàn cãi, thì nay lại xảy ra vụ nổ súng tại Thái Bình. Lần này, mặc dù sẽ không đưa đến một phiên tòa nào nhưng để lại hai xác chết.
Khi được hỏi vấn đề sở hữu đất đai, người nông dân ấy trả lời:
“Tôi là một người dân, những vấn đề chính trị tôi không biết gì và tôi cũng không có quyền. Nhưng tôi nghĩ là người dân cần trước hết là sự bình yên, rồi sau đó là quyền lợi của một con người.”
Trách nhiệm nằm ở những người cầm quyền, họ muốn duy trì câu chữ của lý thuyết cộng sản công hữu về đất đai mà dung dưỡng sự lộng hành của các nhóm lợi ích, như Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi trong một lần phỏng vấn:
“Bây giờ mà cứ lấn cấn câu chữ, chế độ này chế độ nọ thì không đổi mới được gì.”
Hay là đáp ứng quyền lợi của một con người cho người dân như câu nói của người nông dân làng Trịnh Nguyễn.
Những người nông dân rõ ràng là không hề biết tới các lý thuyết chính trị xã hội như sở hữu toàn dân, hay là sự chi phối của các nhóm lợi ích tuy nhiên họ biết mảnh đất của họ bị mất do ai và từ đó vụ nổ súng Đặng Ngọc Viết xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-12 

Nguyễn Trọng Vĩnh - Thực tiễn là chân lý

Trước hết phải nói rằng không ai có thể phủ nhận công lao của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 trở về trước. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng tháng 8/1945 mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành độc lập thống nhất nước nhà. Thời kỳ đó, tuy có sai lầm trong cải cách ruộng đất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai tự phê bình và xin lỗi dân, Tổng bí thư Trường Chinh đã nhận trách nhiệm và xin từ chức, nhân dân vẫn tin tưởng, tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng mà không cần có “Điều 4”. Nếu dùng cụm từ “Đảng quang vinh” thì phải dành cho Đảng của thời kỳ ấy, chứ không phải cho bây giờ, vì Đảng bây giờ đã khác rồi. Bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hóa biến chất, suy thoái về đạo đức, lối sống, tham nhũng tràn lan từ dưới lên trên, phần lớn lại nằm trong những đảng viên có chức có quyền, càng cao thì tham nhũng càng lớn, uy tín của Đảng giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng mất dần. Nhà nước và nhân dân tôn vinh Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, chứ không ai tôn vinh Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.
Sau đổi mới năm 1986, “Kinh tế có bước phát triển, nhưng đó là so với điểm xuất phát thấp của chúng ta, nếu so với bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì còn chậm phát triển và còn nghèo lắm”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói. Tôi xin nói thêm là: Tụt hậu khá xa. Đời sống nói chung có cải thiện so với thời bao cấp, có một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, chỉnh trang đô thị, có một số khá ngoạn mục như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, … Tuy nhiên, so thành tựu với sai lầm, tổn hại thì sai lầm tổn hại nhiều gấp mấy lần, làm cho dân nghèo, nước yếu.
Từ Hội nghị Thành Đô, nhất là từ Đại hội IX đến nay, lãnh đạo, điều hành kinh tế biểu hiện nhiều sai lầm yếu kém: cho Trung Quốc vào khai thác boxit Tây Nguyên, phá nát môi trường, gây ô nhiễm di hại lâu dài cho dân, đương gặp khó khăn về vận chuyển, sống dở chết dở; bán rừng và để chặt phá tan hoang rừng đầu nguồn gây lũ lụt lớn thường xuyên; cưỡng chế lấy đất của nông dân quá nhiều giao cho giới đầu tư địa ốc làm giầu, hàng vạn nông dân mất ruộng, thất nghiệp sống vật vờ; nay hàng vạn căn hộ thừa ế; hàng chục vạn doanh nghiệp tư nhân phá sản hoặc ngừng sản xuất, hàng triệu lao động không có việc làm; các Tập đoàn kinh tế nhà nước đại đa số vừa thua lỗ vừa tham ô thất thoát của nhà nước hàng trăm ngàn tỉ đồng; mỗi năm nhập siêu hàng chục tỉ USD; nợ xấu ngân hàng rất lớn; nợ công và nợ nước ngoài chồng chất đến mức nguy hiểm. Có chuyên gia kinh tế nổi tiếng người nước ngoài nói: “Kinh tế Việt Nam đã tụt xuống đến đáy”. Thêm vào đó, văn hóa đạo đức suy đồi, trật tự xã hội hỗn loạn.
Không có tự do, dân chủ: cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, cấm tụ tập đông người (từ 5 người trở lên!), cấm biểu tình yêu nước, cấm công nhân đình công tự phát, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm trí thức phản biện, cấm báo tư nhân, cấm đảng viên cùng ký khiếu kiện cùng với dân dù quyền lợi cũng bị xâm phạm như dân, cấm đảng viên không được tự do ứng cử vào Quốc hội và các cơ quan dân cử, không cho người trên 60 tuổi được ứng cử vào Quốc hội (trừ quan chức cao cấp trong Đảng và chính quyền), hạn chế công dân ngoài Đảng chỉ được 15% trong Quốc hội, còn lại toàn là đảng viên, chủ yếu là đảng viên là người có chức quyền các cấp, hóa ra Quốc hội là “Đảng hội”. Phá, quấy rầy, uy hiếp những chủ trang mạng mà nhiều người truy cập, nghị định 72 cấm thông tin trên các trang mạng internet, bắt bớ, bỏ tù các “bloggers” dám phê phán sai trái của chính quyền, dám đấu tranh đòi dân chủ, đòi đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi bỏ Điều 4, quy chụp cho họ là chống nhà nước v.v… Phần lớn những điều cấm ấy là vi phạm Hiến pháp. Thế mà bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói rằng: “Xã hội ta dân chủ gấp vạn lần xã hội tư bản”, trong khi bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói rất đúng rằng: “Hòa bình và độc lập rồi, trong xây dựng đất nước phải có tự do dân chủ thì mới có điều kiện phát triển đất nước mang lại hạnh phúc cho mọi người”. Tình hình không có tự do, dân chủ như kể trên là cơ sở để ông Lê Hiếu Đằng và nhiều nhân sĩ trí thức nói: “Đảng Cộng sản độc tài toàn trị”.
Từ Đại hội IX đến nay, trong lãnh đạo thiếu ý chí, tự chủ tự cường, bị Trung Quốc khống chế, lệ thuộc họ.
Với thủ đoạn lừa phỉnh “16 chữ, 4 tốt” và sợi dây trói “cùng chung ý thức hệ”, nhà cầm quyền Trung Quốc cấm ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979, tàn phá và giết hại đồng bào các tỉnh biên giới của ta; hàng năm không được tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong trận chiến đó và hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hi sinh năm 1988 trong trận đánh của Trung Quốc để cướp các bãi đá trong quần đảo Trường Sa của chúng ta; trong đàm phán biên giới và vịnh Bắc bộ, họ ép ta và ăn lấn được rất nhiều đất và biển của chúng ta; họ tùy tiện can thiệp vào nhân sự nội bộ của ta.
Trên biển Đông, họ mặc sức hành động ngang ngược, bắt, đánh đắm tàu cá, xua đuổi, bắn ngư dân ta trong vùng đặc quyền kinh tế và trong ngư trường truyền thống quanh quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II hoạt động trong lãnh hải của chúng ta, cho người vào “nuôi cá” trong vịnh Cam Ranh để nghiên cứu khảo sát quân cảng quan trọng bậc nhất Đông Nam Á và là địa bàn xung yếu của ta. Mỗi khi Trung Quốc có hành động bạo ngược ở biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta cũng phản đối lấy lệ, không dám triệu tập Đại sứ của họ lên Bộ ngoại giao để trao công hàm phản đối mà chỉ trao cho cán bộ sứ quán của họ, không như họ làm đối với tôi khi tôi làm Đại sứ nước ta bên nước họ. Trên tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc thỉnh thoảng có bài lăng mạ và dọa đánh Việt Nam mà báo chí phía ta cũng im. Điều gì mà Trung Quốc không muốn thì lãnh đạo ngại không dám làm. Biểu tình yêu nước đông người hay cá nhân chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của tổ quốc lại bị đàn áp. Ta có đầy đủ tư liệu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam không giáo dục rộng rãi cho toàn dân biết, không in ra nhiều thứ tiếng, trình lên LHQ và phổ biến cho thế giới đề dư luận ủng hộ ta.
Nội lực nước ta quá yếu
Nội lực của một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố, thông thường là 3 yếu tố chính: Lực lược kinh tế, lực lược quốc phòng, sức dân và lòng dân. Ở nước ta hiện nay thì kinh tế quá yếu kém, quốc phòng là bí mật quốc gia tôi không dám lạm bàn. Ở đây, tôi chỉ nói đến yếu tố sức dân và lòng dân. Muốn xây dựng nội lực thì phải gắn bó với dân, dựa vào khối đại đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống cho dân, thực hiện dân chủ. Lâu nay lại làm ngược lại, nào là tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, giá nước, tăng học phí, tăng viện phí, tăng đóng góp, quyên góp, mọi thứ đổ lên đầu dân, tăng khó khăn cho đời sống của nhân dân, lại còn tước đoạt quyền lợi của dân, đàn áp dân. Như thế thì làm sao phát huy được sức mạnh của dân, xây dựng thành nội lực. Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói rất đúng: “Không có nội lực sẽ khó giữ chủ quyền.”
Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: “… Sự hưng vong , thịnh suy phụ thuộc rất lớn vào trí tuệ và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo là những người ở vị trí nắm quyền lực tối cao”. Đó chính là ông muốn nói đến trách nhiệm của những nhà lãnh đạo hiện nay.
Trước tình hình kinh tế sa sút, đất nước suy yếu, xã hội không có dân chủ tự do, lệ thuộc, ông Lê Hiếu Đằng một người cách mạng chân chính, trên giường bệnh với tinh thần yêu nước và xây dựng, nêu vấn đề lập một đảng mới (Đảng Dân chủ xã hội chẳng hạn) là “đòi hỏi khẩn thiết của cuộc sống”, để cho có sự cải biến tích cực làm cho đất nước phát triển nhanh. Có một đảng mới, có chính danh để đấu tranh nhằm hạn chế những sai lầm của Đảng Cộng sản, để Đảng Cộng sản tự điều chỉnh tốt lên, để có tự do, dân chủ, xã hội lành mạnh là một điều hay.
Chính ông Lê Hiếu Đằng đã viết “Chúng ta đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực, khiêu khích, gây chiến tranh” và ông cũng viết “Tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xóa bỏ Đảng Cộng sản”. Vậy có gì là “náo động thiên cung” đâu, mà các vị tiến sĩ, giáo sư, các nhà “bảo hoàng, bảo thủ” nhao nhao phê phán, phản bác lên án ông Đằng bằng cách cắt xén, xuyên tạc, suy diễn, bất chấp sự thật, với những lý luận gượng gạo, nặng về quy chụp theo kiểu “bỏ bóng đá người” thế!
Đề nghị các vị cho đăng toàn văn bài “Viết trên gường bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng và những bài của các tác giả đồng tình với ông Đằng lên các báo “lề Đảng” song song với các bài phản bác của các vị, để công chúng bàn luận xem chân lý thuộc về ai. Có thế mới công bằng.
Nguyễn Trọng Vĩnh
* Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên là Ủy viên BCHTƯ ĐCSVN, Đại sứ VN tại TQ (xem thêm trên Wikipedia).
(ABS)

Báo mạng - hình thức giết người không gươm giáo

Một ví dụ điển hình:

Có một gia đình hạnh phúc, với một cô con gái xinh đẹp nhưng vì yêu quá sớm nên mới chỉ 14 tuổi, T đã có thai với một thanh niên 20 tuổi. Khi chuyện vỡ lở, cha mẹ T tức giận tố cáo bạn trai con gái với công an. Những tưởng mọi chuyện sẽ nguôi ngoai theo thời gian, ai ngờ đến ngày hôm sau, cô gái 14 tuổi đòi tử tự bằng được.

“Hỏi ra mới biết, trong cuộc xét xử cậu bạn trai, gia đình tôi đã yêu cầu tòa xử kín rồi mà không hiểu sao vẫn có một phóng viên của một tờ báo mạng lớn tới chụp hình và để rõ mặt cậu bạn trai trên báo. Khi đến lớp, bạn bè cháu ai cũng truyền thông tin này với tốc độ chóng mặt. Thế là cả lớp biết, cả trường biết chuyện cháu nó có thai và bạn trai phải đi tù. Người nói ra, người nói vào, không chịu được áp lực, nó đã uống thuốc ngủ tự tử. May mà tôi phát hiện kịp thời nhưng nó cứ đòi nghỉ học và giờ thì nghỉ thật”, mẹ T than thở.

Mới đây nhất là câu chuyện về Chàng trai thạc sĩ đã phát biểu câu "Trong những giờ phút quyết định, tôi ít niềm tin vào phụ nữ". Nhưng để gây sự chú ý, tựa đề được viết theo kiểu "Gặp mặt chàng tai KHÔNG tin vào phụ nữ". Nó đi lệch hẳn với nội dung, sẽ dễ dàng ảnh hưởng tác động đến người đọc.

Tôi chắc rằng không ít lần bạn gặp phải những bài báo kiểu như ngoài tựa đề là "Cháy nhà rồi" nhưng khi đọc hết bài báo thì chỉ biết được chuyện "vài đứa trẻ đốt đèn lồng đêm Trung Thu". Đó là những người viết báo mạng quá tầm thường, tầm thường đến mức chỉ vì câu view rẻ tiền, chỉ vì và đồng tiền bạc có thể phóng đại cậu chuyện, bẻ cong sự thật. Hay thậm chí viết bài theo dạng cho có mà chẳng quan tâm những tác động do bài viết tạo ra.

Và sau đó là những kẻ săn tin:

Những kẻ tác nghiệp với cái máy ảnh và theo dõi chuyện đời tư của người khác. Nếu ngày xưa nghề báo là nghề phanh khui những sự thật dối trá để đem ra ánh sáng, những người viết báo phải lặn lội thậm chí là mạo hiểm tính mạng để đưa đến công lý. Thì bây giờ chỉ toàn là những kẻ theo dõi, soi mói những cái không đâu. Có những người nổi tiếng ăn mặc rất bình thường. Nhưng những tên này thì bám theo sát, canh những lúc chuẩn nhất kiểu như "ngồi xuống, ăn uống" rồi lén chụp một tấm. Chụp xong thấy rất bình thường, nhưng cũng ráng zoom vào những chỗ kín, soi mói. Hành động thế thì có khác gì một tên theo bám biến thái. Kế đến nếu vẫn thấy quá bình thường thì bắt đầu dùng tới photoshop và hiệu ứng làm mờ để tạo sự tò mò. Và cuối cùng chỉ việc đăng lên mạng với tiêu đề kiểu như "Sốc vì..., a b c hớ hênh,... xu hướng suy đồi của xã hội... etc".

Kiểu như :

Trường hợp của M, 13 tuổi có thai. Sự kiện này nhanh chóng được báo chí đưa tin và lan truyền trên mạng. Từ bài báo này, ai cũng biết được M mấy tuổi, học ở đâu, con ai, có thai ra sao, mặt mũi như thế nào… khiến đời sống của em bị xáo trộn, bà con làng xóm dị nghị. Kết quả cả M và bạn trai đều tự tử nhưng được cứu sống. Báo chí vẫn chưa dừng lại mà “truy sát” đến cùng ngay sau khi M sinh con. Cuối cùng, cả hai đứa trẻ đành dắt díu nhau rời bỏ quê hương.

Nhiều lúc tôi cảm thấy nghi ngờ về trình độ học vấn lẫn viết báo của những người này.

Họ làm thế sẽ có được rất nhiều view, và thù lao đương nhiên sẽ rất cao nhưng ngược lại họ đã có thể phá hủy cả một cuộc đời, một sự nghiệp của một con người. Áp đặt lên người đọc những hình ảnh xấu về khổ chủ.

Người nổi tiếng hay người bình thường gì thì cũng đều là con người, ai cũng như ai cả. Nếu bây giờ có một tên đeo bám mình, chụp những tấm hình những lúc bản thân vô tình không để ý. Thì chuyện hớ hênh là chuyện không thể tránh khỏi dù bạn có mặc kín đến mức nào đi nữa.

Viết báo bỏ qua cả cái lương tâm.

Họ chỉ biết tìm được đối tương, săn tin và bắt đầu tạo nên những tựa đề gây chú ý, mặc kệ hậu quả mà đối tượng sẽ phải gánh chịu. Cho dù chuyện không có gì to tác cũng bị họ thổi phồng và bịa đặt thêm, thông tin bị sai sự thật thì họ cũng chẳng thèm đưa ra đôi lôi đính chính. Một trang báo viết sai, trang khác lại nhắm mắt copy pasta về trang của mình. Chẳng khác gì một đám ếch mù ngồi đáy giếng. Họ làm tất mọi thứ chỉ mong nhận được thù lao cao.

Và điển hình nhất là cái "mương 14"... Một thiết bị tẩy não đa năng mà hằng ngày vẫn có hàng ngàn con thiêu thân lao đầu vào.
  Changeurmind

Mặt trận Tổ quốc hay tổ gì ?

Từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, ủy viên Bộ Chính trị đã được Đảng Cộng sản Việt Nam “đặt vào ghế chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” thay ông Huỳnh Đảm đến tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 05/09 (2013).
Ông Nhân là người thứ hai của Bộ Chính trị, sau ông Phạm Thế Duyệt, được ngồi vào ghế này từ sau 1975. Vì vậy, theo lời người ra đi là ông Huỳnh Đảm thì việc này có ý nghĩa “thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Bộ Chính trị đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Tuy nhiên, đối với giáo sư Tương Lai, một trí thức nổi tiếng của Mặt trận đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chủ trương lấn chiếm biển đảo Việt Nam và chống đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông của Trung Quốc, và đã từng viết nhiều bài bị coi là “trái chiều” với đường lối của đảng thì việc đảng bổ nhiệm một ủy viên Bộ Chính trị cầm đầu Mặt trận sẽ vô nghĩa nếu đảng không có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức chíngh trị-xã hội này.
Ông nói tại lễ nhận chức của ông Nguyễn Thiện Nhân : “Một ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, về sứ mệnh của Mặt trận.
Đó là sứ mệnh tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến Mặt trận là nói đến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng”.
Trước sự im lặng của chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang và hàng trăm người, giáo sư Tương Lai nói thẳng : “Dân là nước, Đảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay. Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn Đảng là còn mình”. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng : “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi bay”. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại. Đã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt trận”.
Phía sau lưng Mặt trận
Tại sao đã có những lời nói thẳng, nói thật của một trí thức của Mặt trận như giáo sự Tương Lai ? Tại vì từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.
Không hơn không kém các đoàn viên của Mặt trận, thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã đóng góp trí và lực cho đảng kìm kẹp dân và tước bỏ mọi quyền tự do của dân đã quy định trong 4 Hiến pháp (1946,1959,1980 và 1992), tiêu biểu như các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, lập hội và biểu tình v.v…
Đáng lẽ ra khi dân đòi các quyền nảy thì Mặt trận phải giúp dân đòi cho bằng được, nhưng Mặt trận đã không có bất cứ hành động nào mà còn bằng lòng với sự phản bội của mình dù có vi phạm Điều I của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
Điều này viết nguyên văn : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Rất tiếc cho đến bây giờ dù Việt Nam sắp có bản Hiến pháp thứ 5, dự trù sẽ ban hành vào cuối năm 2013, vẫn chưa có một đại biểu quốc hội hay bất cứ một lãnh đạo nào của Mặt trận dám chỉ cho dân thấy “quyền làm chủ đất nước” của họ ở đâu ?
Thế mà đảng và nhà nước vẫn cứ ngang nhiên đề cao khẩu hiệu “đảng lãnh đạo, nhà nước qủan lý, nhân dân làm chủ”, hay “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” !
Ngay chính người đứng đầu Mặt trận cho đến ngày nghỉ hưu năm 2008, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt cũng băn khoăn về quyền “làm chủ” của dân vẫn còn mù mờ.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 04/02/2013 liên quan đến chuyện sửa Hiến pháp 1992, người Phóng viên hỏi ông : “Thưa ông, trong tình hình hiện nay, vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân được đề cập nhiều. Ông có suy nghĩ gì về điều này?”.
Ông Phạm Thế Duyệt : “Điều này tôi rất quan tâm. Nhân dân làm chủ là ai, điều này phải thể hiện cho rõ ràng trong sửa đổi Hiến pháp lần này. Không phải tôi từng làm công tác Mặt trận mà nói thế đâu. Nhưng rõ ràng Mặt trận đã được khẳng định là một liên minh chính trị, một liên hiệp tự nguyện của Đảng với mấy chục tổ chức thành viên, những người tiêu biểu ở trong và ngoài nước, các tôn giáo, dân tộc. Như vậy, Mặt trận theo tôi hiểu phải đại diện cho nhân dân làm chủ và Hiến pháp cần khẳng định điều đó. Trong các hoạt động chính trị lớn, chúng ta bao giờ cũng khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Nhưng Mặt trận có đại diện được cho dân hay không, cần khẳng định vấn đề này rõ ràng hơn. Như vậy mới vừa phát huy quyền lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa để Mặt trận là chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước.
Tôi muốn lần sửa Hiến pháp này, phải đề cập rõ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nhân dân làm chủ cũng phải nói rõ hơn. Có phải tất cả mấy chục triệu dân đứng ra làm chủ hay Quốc hội ? Quốc hội đại diện cho nhân dân nhưng là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp. Thế nên Quốc hội muốn lắng nghe được các tầng lớp nhân dân chỉ có thể dựa vào Mặt trận. Lần sửa Hiến pháp này phải làm rõ về quyền làm chủ của nhân dân”.
Nói như thế phải chăng ông Duyệt đã nhìn nhận đảng chưa tôn trọng “quyền thay mặt nhân dân” của Mặt trận, hay Mặt trận cũng chẳng là lãnh đạo của đảng nên đảng chẳng thèm để ý đến vì đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nướcvà xã hội” (Điều 4 Hiến pháp) cơ mà ?
Đã làm được gì ?
Nhưng chẳng nhẽ ông Duyệt không có trách nhiệm gì trong 4 năm giữ chức chủ tịch Mặt trận (2004-2008) vì ông đã bất lực trước việc đảng không trao quyền làm chủ cho dân ?
Không chỉ có bấy nhiêu thôi mà Mặt trận còn mất cả hai quyền “phản biện” và “giám sát” với đảng và nhà nước. Có rất ít việc Mặt trận thành công sau khi đã chuyển đạt kiến nghị lên Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong hai lĩnh vực “cải tổ hành chính” và “phòng, chống tham nhũng”.
Tại mỗi kỳ họp của Quốc hội, ít ra cũng có vài ngàn ý kiến đóng góp thì có tới 2/3 số này ta thán về nạn tham nhũng mỗi ngày một nghiêm trọng vì việc thì hành luật pháp chưa nghiêm hay cấp lãnh đạo không dám hành động mà còn chẻ dấu hay bênh che cho cấp dưới phạm pháp.
Và khi nói đến nhiệm vụ giám sát cán bộ, nhà nước thì chưa thấy khi nào Mặt trận dám xông pha vào các vụ án nghiêm trọng hay các dự án kinh tế quốc gia như Dự án Khai thác Bauxite trên Tây Nguyên đang đe dọa thua lỗ rất lớn.
Về các vụ khiếu kiện đông người, oan sai, giải phóng mặt bằng, tiếm dụng đất đai vào các Dự án Kinh tế rồi bỏ hoang hay chia bán bất hợp pháp bởi các Nhóm Lợi Ích cũng không thấy Mặt trận dám dòm ngó tới.
Mặt trận cũng đã tự ý trốn trách nhiệm đã duy định trong Luật Mặt trận phải “Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” như đã xẩy ra trong vụ tranh tụng đất đai đến có đổ máu trong các vụ gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Văn Giang ở Hưng Yên, Vụ Bản ở Nam Định v.v…
Mặt trận cũng đã “vô cảm đến lạnh máu” trước các vụ Côn đồ, Công an, Dân phòng và Bộ đội đã vô cớ hay lạm dụng quyền hành để tấn công người dân vô tội, kể cả vô số giáo dân Công giáo tại Thái Hà, giáo phận Vinh và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Cửu Long.
Thậm chí các viên chức Mặt trận cũng “mũ ni che tai” và “che cả hai con mắt” trước các hành động phá đạo, đập phá tượng ảnh tôn giáo của một số giáo xứ như Mỹ Yên và giáo điểm Con Cuông v.v… thuộc Giáo phận Vinh mới đây.
Nhưng trong khi không đứng về phiá người dân bị bọn Cường Hào Ác Bá và Có chức có quyền áp chế thì Mặt trận lại rất tích cực và rất chu đáo tham gia Công tác Tổ chức Bầu cử Quy định ở Điều 8 (Luật Mặt trận).
Điều này viết nguyên văn : “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử ; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử ; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Khi thi hành điều này, Mặt trận đã công khai ly khai khỏi nhân dân để làm tay sai, bù nhìn cho đảng sai khiến và tước “quyền làm chủ” vận mệnh chính trị đất nước của dân.
Bởi vì nếu không có bàn tay chọn lựa, nhưng gọi mỹ miều là “hiệp thương” của Mặt trận thì không có 500 đại biều quốc hội và hàng trăm ngàn ủy viên Hội đồng Nhân dân trong cả nước chỉ làm được rất ít việc có lợi cho dân cho nước.
Trong số những người được gọi là “đảng cử dân bầu” này, thử hỏi có được bao nhiều người “ngòai đảng” , chưa vội nói đến nếu có ai “dám đối lập” với đảng Cộng sản của Mặt trận ?
Vì vậy mà trong dân gian đã có câu “nghị gật” và “nghị lắc” để gọi những đại biểu dân chỉ biết “gọi dạ bảo vâng” đã thấy diễn ra trong các khóa họp của Quốc hội.
Thậm chí có nhiều đại biểu quốc hội còn “không dám phát biểu ý kiến” trong tòan khóa hay phải xin phép thủ trưởng hoặc phải có ý kiến của trưởng đoàn quốc hội trước khi giơ tay ?
Đó là hậu qủa chính trị bi thảm mà Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã gây ra cho đất nước và cũng là nguyên nhân chận đứng mọi khả năng xây dựng một nhà nước pháp quyền có tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Mặt trận Tổ Quốc cũng chưa bao giờ dám lên tiếng chống chủ trương chiếm giữ biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Tổ chức này cũng chỉ biết thực hiện các cuộc ủy lạo ngư dân sau khi họ đã bị lính Trung Quốc gỉa danh cảnh sát biển đi trên các tầu Hải Giám giết hại, đánh đập, tấn công, xua đuổi không cho đánh bắt trên vùng biển truyền thống của Việt Nam ở Biển Đông.
Và Quốc hội, thành phần do Mặt trận “nhào lặn” để làm “đại diện dân” cũng không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc đã xâm chiếm biển đảo và không ngừng vi phạm chủ quyền của Việt Nam để tiếp tục khống chế và đe dọa sẽ đánh chiếm trọn các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa.
Hiện nay Trung Quốc đã “làm chủ” 8 đảo đá ngầm trong Trường Sa chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến năm1988. Trung Quốc cũng từ chối nói chuyện hòan trả Quần đảo Hòang Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam tháng 1/1974.
Quốc hội do bàn tay nhào nặn của Mặt trận cũng không dám lên tiếng đòi lại các phần đất bị quân Trung Quốc đánh chiếm sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1990.
Tệ hại hơn, Mặt trận Tổ Quốc còn tìm cách ngăn chặn nhiều “thành viên thức thời” ở Sài Gòn thực hiện các cuộc thảo luận về chủ quyền trên các quần đảo và biểu tình chống Trung Quốc trên đường phố, hay tổ chức các cuộc tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh tại chiến trường Trường Sa và Hoàng Sa.
Như vậy thì Mặt trận này có phải là “đại biểu của dân” không, hay họ chính là “tay sai” của những Lãnh đạo đảng không dám chạm đến lỗ chân lông của Trung Quốc để được yên thân ?
Đó phải chăng là lý do mà giáo sư Tương Lai đã nói tại lễ nhận chức chủ tịch Mặt trận của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân rằng : “Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy nó mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của mình” ?
Chắc chắn ông Nhân đã nghe rõ và phải suy nghĩ vì ông là giáo sư tiến sỹ đã từng du học ở nước ngoài, kể cả ở Hoa Kỳ là nơi đích thực có một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
Phạm Trần (09/013)
(Thông luận)

Trung Quốc tử hình ba người vì 'khủng bố gây bạo động' tại Tân Cương


An ninh thắt chặt sau vụ bạo động hôm 5 tháng Bảy năm 2009 ở khu tự trị Tân Cương giữa người thiểu số Hồi giáo Uighur và người Hán, làm bị thương hơn 1.600 người. REUTERS/David Gray

12.09.2013
Tòa án trong tỉnh Tân Cương Trung Quốc hôm thứ Năm đã phạt tử hình ba người thuộc sắc tộc Uighur can tội “khủng bố gây bạo động,” giết người và là thành viên của một tổ chức khủng bố.

Một bị can thứ tư bị phạt 25 năm tù.

Theo Tân Hoa Xã, cả bốn người đã tham gia các vụ bạo động hồi tháng 6.

Trung Quốc gọi vụ náo loạn hồi tháng Sáu, làm 35 người chết, là một vụ khủng bố do một nhóm có “những hoạt động cực đoan dựa trên tôn giáo.”

Vụ tháng Sáu là vụ lớn nhất tại Tân Cương, kể từ khi xảy ra vụ xáo trộn hồi tháng Bảy năm 2009, làm gần 200 người chết sau những cuộc xô xát giữa người Uighur và người Hán tại Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương.

Tân Hoa Xã nói rằng các bị cáo đã can dự vào những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, tuyên truyền tư tưởng cực đoan tôn giáo, kết hợp thành một tổ khủng bố và ra tay hành động.

(Reuters, AFP)
(VOA)
  Bản tin tiếng Anh
  • Developing nations need shift to balanced growth (Washington Post) - Developing and transitional economies need to move toward more balanced growth and emphasize domestic demand, a report by the United Nations Conference on Trade and Development said.
  • An alluring natural and investment environment (Washington Post) - Big domestic companies, banks and multinationals are rarely tempted to take a plunge in China's southwestern hinterland due to the lack of modern infrastructure, human resources and services.
  • Wang tops Hurun wealthy list (Washington Post) - Wang Jianlin, chairman and president of Dalian Wanda Group Corp Ltd, overtook Zong Qinghou to become the richest man in China, according to the Hurun Rich List 2013, which was released on Wednesday.
  • StanChartered, HSBC 'poised to enter FTZ' (Washington Post) - British banks HSBC and Standard Chartered are tipped to become the first two foreign banks to set up a presence in Shanghai's planned free trade zone.
  • Small cheer for high-end wine sales during economic slump (Washington Post) - Sales of high-end imported wines have cooled because of China's slowing economy and the government's crackdown on lavish spending with public funds, industry insiders said on Monday at the three-day China-Guizhou International Alcoholic Beverages Expo.
  • Diamonds are this nation's best friend (Washington Post) - China is the leading importer of polished diamonds from Antwerp. In 2012, 31.3 percent of Antwerp's polished diamonds headed to China.
  • Exports expand in Aug amid signs of recovery (Washington Post) - Exports jumped in August by 7.2 percent from a year earlier to $190.73 billion, compared with 5.1 percent growth in July, according to data released on Sunday.
  • Guizhou bets on becoming 'green' province (Washington Post) - Guizhou province is betting on scientific and technological innovation to achieve a leapfrog development of green economy through cooperating with Zhongguancun in Beijing, dubbed China's Silicon Valley, the province's governor said on Sunday.
  • Plenty of fizz (Washington Post) - Together for more than a decade, Taiwan rockers Sodagreen can still pull in sell-out crowds. Chen Nan chats to the band members about why their new album focuses on Beijing in fall.
  • Top 10 universities in the world 2013 (Washington Post) - The Massachusetts Institute of Technology, the world-famous university, continues to rank first. Harvard University moved up one place from last year and is now ranked No 2.
  • Implant surgery for boy's eyes a success (Washington Post) - The ocular prosthesis implant surgery for Guo Bin, the 6-year-old boy whose eyes were gouged out last month in Shanxi province, went very well, a doctor said.
  • Silk Road to take on a new look (Washington Post) - President Xi Jinping's proposal to build a "Silk Road Economic Belt" is a huge economic opportunity for the region, observers said.
  • Bucket blast kills 2, injures 44 (Washington Post) - A massive explosion about 10 meters from a major county school in Guangxi, killed two people and seriously injured at least 44 on Monday morning.
  • Sisters are stars at Xi'an college (Washington Post) - Kazakh sisters Usmanova Kamila Hasanovna and Usmanova Nargiza Hasanovna are star students at Xi'an Jiaotong University in Shaanxi province.
  • Expo helps Guizhou liquor go global (Washington Post) - The ongoing international wine and liquor expo in Guiyang, capital city of Guizhou, has built a bridge between the province and the world, said industry insiders.
  • The write experience (Washington Post) - A program brings foreign writers to Shanghai in hopes that the city would help shape their works. Some came with specific goals: To find good places to kill time, to get lost or to discover new characters.
  • Guizhou aims to be destination, not pit stop (Washington Post) - Chen Jun initially planned to drive to Yunnan province after a quick stopover at the Huangguoshu Waterfall in Guizhou, but in nearby Huashishao village, he found reason to stick around.
  • Former railways official pleads guilty (Washington Post) - A former high-ranking official in China's high-speed railway system pleaded guilty to charges of accepting 47.55 million yuan ($7.77 million) in bribes.
  • Assad warns US over strike (Washington Post) - Syrian President Bashar al-Assad has warned that there will be "repercussions" against any US military strike against his country.
  • Li urges education equality (Washington Post) - Premier Li has called for promoting education equality during a visit to students from the Xinjiang Uygur autonomous region who are studying in Dalian.
  • From DC to Pearl, China-US military ties deepen (Washington Post) - Wu Shengli, commander-in-chief of the Chinese People's Liberation Army Navy, started his visit to the US, an indication of increasing high-level military visits between the two countries.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét