CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Dương Hoài Linh – Tổ quốc bao giờ “nhục” thế này chăng? (Dân Luận). “Tổ quốc bao giờ ‘nhục’ thế này chăng?/ Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày nhục nhất./… Những ngày tôi sống đây là nhục hơn cả./ Ngàn năm sau cũng chẳng thể nào hơn./ Uẩn khúc dân oan có bút nào đặc tả?/ Tham nhũng, quan tham ăn hết của dân lành./ Giặc Tàu đến, Đảng cúi đầu vâng dạ./ Phó mặc đất trời, biển đảo quê hương“. – QUA ĐÈO NGANG NHỚ BÀ HUYỆN THANH QUAN (Đặng Huy Văn).
- Lệnh Tổng động viên: Việt Nam đúng 35 năm trước và Ukriane hôm nay (VTC/VNN/Chép sử Việt). “Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân.”
- Tàu cá Việt lại bị tấn công ở Hoàng Sa (BBC). – Tàu cá Quảng Ngãi lại bị Trung Quốc tấn công (RFA).
- VN và Malaysia hỗ trợ Philippines trong tranh chấp biển với TQ (RFA). – Philippines nâng cấp căn cứ hải quân để đối phó với Trung Quốc (RFI).
- Tư lệnh quốc phòng AEAN kêu gọi Quy tắc ứng xử Biển Đông (VOA).
- Bà Bùi Hằng ‘tuyệt thực trong trại giam’ (BBC). – ‘Mẹ tôi tuyệt thực từ ngày bị bắt’ (BBC). – Những tội danh kỳ lạ (RFA). – Chuyện Bùi Hằng: KHÔNG SA BẪY MÀ CŨNG CHẲNG CÀI BẪY (Nguyễn Tường Thụy). “Với Bùi Hằng thì cho dù có biết công an đón lõng trên đường đến thăm và chia sẻ với gia đình Nguyễn Bắc Truyển, Bùi Thị Kim Phượng thì chị vẫn đi như thường. Vậy nên không thể nói về cái bẫy nào đó trong vụ bắt Bùi Hằng vô pháp“.
- Việt Nam bỏ tù nhà báo ‘Một góc nhìn khác’ (AP/ TCPT). – Tội bẻ cong luật pháp (pro & contra). “Thật khó hình dung, mười, hai mươi năm, ba mươi năm hay năm mươi năm nữa chúng ta sẽ làm gì với di sản của nền tư pháp Việt Nam hiện tại. Những thẩm phán, đại diện Viện Kiểm sát và các nhân viên tư pháp tham gia các vụ xét xử những người bất đồng chính kiến, mới hôm kia là blogger Trương Duy Nhất, bằng những bản án bỏ túi rồi sẽ phải chịu trách nhiệm gì?” – Lý thuyết con chuột nhắt và bloger Trương Duy Nhất (Nguyễn Hoa Lư). – Nguyễn Văn Tuấn – Ngôn ngữ của lưỡi cây (Dân Luận).
- Pháp lên án VN bỏ tù Trương Duy Nhất (BBC). – Vụ xử Trương Duy Nhất : Pháp kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI). – Pháp kêu gọi VN thực thi quyền tự do ngôn luận (RFA). – Lật ngược vụ án Trương Duy Nhất (RFA).
- Xúc động và cảm phục nữ dân oan Trần Thị Ngọc Anh (DCCT).
<- ‘Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á’ (VOA).
- Mỹ thảo luận nhân quyền với thành viên xã hội dân sự (Người Việt). – Phạm Trần: Quyền con người ở Việt Nam – Đám cháy đã hết thuốc chữa (DLB). – Việt Nam khẳng định nỗ lực của ASEAN về nhân quyền (TTXVN).
- Văn đoàn độc lập, một bước tiến của xã hội dân sự (RFA).
- Từ Giấy Vụn đến Dân khí: Mừng nền văn học nghệ thuật chân chính bắt đầu tái sinh (Bà Đầm Xòe).
- Nguyễn Đăng Quang: THỦ PHẠM GIẾT SỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ! (DĐXHDS). – Đừng sống trong ảo tưởng cộng sản (DLB).
- Nguyễn Hoàng Đức: Việt Nam cường quốc tốp mười dân số nhưng là thiểu quốc tinh thần (Bà Đầm Xòe).
- Một thứ giáo dục vong bản, nô lệ và… dối trá (DLB).
- Dương Hoài Linh – Tại sao nói “Hiến pháp Hoa Kỳ 1787″ là “đỉnh cao của trí tuệ loài người”? (Dân Luận). “Với mục tiêu bảo vệ quyền con người và quyền công dân, Hiến pháp Mỹ hoàn toàn không đưa ra đòi hỏi nào đối với người dân, mà chỉ tập trung vào việc tổ chức và khống chế bộ máy Nhà nước. Tức là Nhân dân Mỹ xây dựng Hiến pháp Mỹ, không phải để ràng buộc chính mình, mà nhằm ràng buộc Nhà nước, để Nhà nước làm tốt nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ Nhân dân“.
- Vài suy nghĩ nhỏ về cuộc chiến sau cuộc chiến (pro&contra).
- Tại sao? (Quê Choa). “Tại sao nước mình nhiều người còn nghèo khổ/ Mà hạnh phúc thứ hai hành tinh ?/ Ba sợ mình nhiều lúc phải lặng thinh/ Mỗi câu hỏi như một bài toán khó/ Lời giải có khi phải mất nhiều thế hệ/ Con có chờ được không ?” – Nhà sản cố ý giết người hàng loạt ! (FB Sơn Nguyễn/ Xuân VN).
- Tổ quốc ghi… có (Dân News). “Trước giờ, thiên hạ chỉ biết ‘Tổ quốc ghi công’. Nhờ lối vận hành ‘công lý xã hội chủ nghĩa’ như vậy, phải đưa thêm vào kho thành ngữ Việt Nam câu ‘Tổ quốc ghi có’. Có một thời không thể hiểu công lý theo nghĩa giống như lẽ ra phải hiểu!”
- Tha La xóm đạo (DLB).
- Hạo Kỳ – Dùng nhục hình muốn gì mà không được (Dân Luận). – CSGT, anh là ai? (DLB).
- Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị (con trai TT) lại phải “luân chuyển” (?), không biết nên mừng hay nên lo (Chép sử Việt). – Tập huấn 19 thứ trưởng được luân chuyển về địa phương (VNN).
- Bộ trưởng Bộ KHĐT: “10 tỉnh xin làm casino, tôi mệt mỏi vô cùng” (TBKTSG).
- Hiền Lương: Bức thư ngỏ kính gửi bác Trần Văn Truyền nguyên tổng thanh tra Nhà nước (Quê Choa). – Phó Tổng Thanh tra CP lên tiếng về tài sản ‘khủng’ (VNN). – Vợ con ông Truyền vất vả vì không có biệt thự Sài Gòn (VNN). – Không thể im lặng (TT). – Ông Truyền có quyền lực gì khi đương nhiệm Tổng thanh tra CP? (Soha). – Kê khai tài sản ‘khủng’: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lên tiếng (PLVN/VTC).
- Xét xử thêm đại án tham nhũng (NLĐ).
- TỬ HÌNH VỢ BÍ THƯ TRONG TIẾNG VỖ TAY RẦM RẦM ĐỒNG THUẬN (Tân Châu).
- Ai chịu trách nhiệm vụ sập cầu treo Chu Va 6? (RFA). – Bộ GTVT sẽ sớm đề nghị khởi tố vụ án lật cầu treo Chu Va (VOV).
- Vụ dỡ gỗ sưa đình làng đem bán: Sư thầy mua rồi bán lại (TN).
- Vụ xử “quan tài diễu phố” kết thúc thế nào? (KT). – Hủy vụ “quan tài diễu phố” vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng (MTG).
- Ngày 7-3, xét xử vụ nhân bản kết quả xét nghiệm (TT).
- Xác xơ trong vùng ô nhiễm (NLĐ).
- Lên phương án giảm thiệt hại nếu vỡ đập sông Tranh (XD).
- Ngưng xây cảng Kê Gà, bô-xít tịt đầu ra? (TTXVN/Chép sử Việt). – Chính thức dừng đầu tư cảng 20.000 tỷ phục vụ dự án bauxite (MTG).
- Thuyền nhân Việt ở Bắc Ireland (BBC). =>
- Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn lễ cầu nguyện ở Thượng viện Mỹ (VOA).
- Thảm sát Côn Minh: Chính Quyền Kiểm Soát Đưa Tin làm Dấy Lên Nghi Vấn (ĐKN). – Phạm Chí Dũng: Thảm sát Côn Minh: Điềm báo không thể hạ cánh mềm (Boxtivn).
- Lãnh Đạo Hồng Kông cho Người Giả Dạng để Phỉ Báng Pháp Luân Công (ĐKN).
- Khi nào Trung Quốc thực sự thay đổi? (BBC). – Báo chí Trung Quốc : Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (RFI).
- TQ phản ứng cầm chừng về Ukraine (BBC).
- Bắc Kinh quan ngại sau vụ Bình Nhưỡng bắn rocket (RFI).
- Bắc Triều Tiên bác đề nghị đàm phán về đoàn tụ gia đình (VOA).
- Phe đối lập yêu cầu công tố không bảo vệ thủ tướng Thái (TT). – Thái Lan: Sẽ thông báo về một âm mưu của ông Suthep (TTXVN).
- Ukraine – VN: 7 điểm giống và khác (BBC). – Châu Văn Thi: Hãy cho người Việt Nam tại Ukraine hồi hương (DLB).
- Ngày giải phóng Ucraina (TopWar/ Kichbu). – Truyện ngắn Ukraine (Người Việt).
- Ukraina : Crimée đề nghị được sáp nhập với Nga (RFI). - Quốc hội Crimea muốn trưng cầu dân ý (DCVOnline). – Quốc Hội Crimea bỏ phiếu sát nhập vào Nga, sẽ trưng cầu dân ý (Người Việt). - Crimea ‘hỏi ý dân về gia nhập Nga’ (BBC). - Người dân Crimea sẽ quyết định việc gia nhập Nga (MTG). – Nghị viện Crimea bỏ phiếu quyết định sáp nhập vào Nga (VOA). – Ngày 16/3, Crimea trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga (VOV). – Crimea quyết định sát nhập vào Nga (TT).
- Thế giới ngày 06.3: Cuộc đàm phán của những ‘ông lớn’ về khủng hoảng Ukraine (DCCT). – Ông Turchinov: Chính quyền Crimea “làm việc dưới thùng súng” (TTXVN). – Thế trận giằng co ở Ukraine (NLĐ). – Nga thẳng thừng loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO (TTXVN). – Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình? (VOV). – Ông Putin họp khẩn về việc Crimea xin sáp nhập Nga (NLĐ). – Nga tự đánh chìm tàu chiến cũ để chặn Hải quân Ukraine (Soha). – ‘Nga không muốn xung đột với Ukraine’ (BBC). – Nhà báo kênh TV Nga thôi việc vì Ukraine (BBC).
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi họp trực tiếp giữa đặc sứ Nga và Ukraina (VOA). – Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở New York lo lắng theo dõi tin nhà (VOA). – Mỹ cấm cấp thị thực cho một số quan chức Nga và Crimea (VOV). – “Điểm nóng” Ukraine: Vì sao Mỹ không thể tranh hùng với Nga? (DV). – Tổng thống Mỹ ký lệnh đóng băng tài sản, ngưng cấp visa một số người Nga (Tin nóng). – Lavrov: Không có thỏa thuận Nga-Mỹ về Ukraine (TTXVN). – Báo Mỹ: Putin đã thắng trên ván cờ Ukraine (KP).
- Quan sát viên quân sự quốc tế bị ngăn không cho vào Crimea (TN). – EU mạnh đến đâu trong cuộc khủng hoảng Ukraine? (Tin tức). – EU làm gì tại “Hội nghị thượng đỉnh Ukraine”? (ĐS&PL). – EU muốn có phản ứng chung với cuộc khủng hoảng Ukraine (VOV). – Châu Á theo sát cuộc đối đầu Nga – Mỹ (nlđ). – Châu Âu họp Thượng đỉnh bàn cách trợ giúp Ukraina và đối phó với Nga (RFI). – Nga một mình chống lại phương Tây (RFI). – EU đóng băng tài sản của 18 người Ukraina (VOA).
- Venezuela: Diễu hành, biểu tình đánh dấu một năm ông Chavez qua đời (VOA). – Người dân Mỹ Latinh tưởng nhớ cố Tổng thống Chavez (TTXVN).
- Video sức mạnh Bộ đội Phòng không-Không quân VN (Infonet).
- Vụ tài sản hai lãnh đạo TTCP: của Chờ đợi tiếng nói chính thức từ Tổng Thanh tra Chính phủ (LĐ). - Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu “sếp” cấp Vụ? (Infonet).
- Để nói “vì dân” không ngượng miệng (VNN).
- Phải hiểu thế nào về cảnh sát giao thông? (LĐ). - Bạn đọc “chỉ mặt đặt tên” hàng chục điểm nóng mãi lộ ở Sài Gòn (CL). - Người vi phạm bị thương nặng, CSGT truy đuổi có thể bị khởi tố (Soha). - Vụ “Ói ra máu sau khi bị công an làm việc”: Công an khẳng định: Nạn nhân tự té (PLTP).
- Lái xe cá thối yêu cầu CSGT xin lỗi (PLTP).
- Bùi Hoàng Tám: Chả lẽ đạo đức xã hội đã đến mức này sao? (DT). - Cõng đình làng đi bán (TN).
- Đề nghị khởi tố vụ án sập cầu Chu Va 6 (TTXVN). - Tâm sự cầu treo! (PLTP). - Sập cầu Lai Châu: Chưa rõ tội ắc neo, sẽ khởi tố (ĐV)
- Thu hồi tiền chi sai ở dự án chống ngập (PLTP).
- Crimea đòi nhập vào Nga (TN). - Nghị viện Cộng hòa tự trị Crimea bỏ phiếu nhất trí sáp nhập vào LB Nga (SGGP). - Ukraina: Kế ‘giữ thể diện’ cho Nga và phương Tây (TVN). - Ukraine chuẩn bị thủ tục giải tán Nghị viện Crimea (TTXVN). - Tiêm kích Ukraine tuần tra khi căn cứ không quân ‘đầu hàng’ (ĐV).
- Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố về tình hình Ukraine (TTXVN). - Tình báo Mỹ hứng chỉ trích trong vụ Ukraine (TN). - Mỹ dồn dập điều quân và máy bay sang Ba Lan, Litva (TTXVN). - Tổng thống Obama tuyên bố về tình hình Ukraine (VOV). - Mỹ áp đặt trừng phạt visa đối với các quan chức Nga, Crimea (GDVN). - Trung Quốc đồng ý với Mỹ, phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraine (GDVN). - Hạ viện Mỹ nhất trí viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine (TTXVN). - Obama: Trưng cầu dân ý ở Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế! (Soha). - Ukraine căng thẳng, Mỹ đưa tàu khu trục tới Biển Đen (Infonet).
- Những ai “chịu trận” nếu Nga trả đũa cấm vận? (VNN). - Phương Tây khó cản bước Putin? (VNN). - Những kịch bản đáng sợ nếu Nga – Mỹ chiến tranh (Infonet). - Putin tăng tốc sáp nhập Crimea, đặt phương Tây trước sự đã rồi (GDVN). - Tình hình Ukraine: Nga dùng ‘khổ nhục kế’ (ĐV). - Tổng thống Nga Putin và câu nói quyết định vận mệnh của Crimea (ANTĐ).
KINH TẾ
- Sau 22 năm, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam 21 tỷ USD vốn ODA (VOV).
- Ông Alan Phan: Đầu tư ở VN phải lãi 10-15% mới đáng làm (TTXVN).
- Tín dụng vẫn chảy vào các “ông lớn” (TBKTSG).
- Southern Bank về với Sacombank (NLĐ).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/3 (ĐTCK). – Nhận định thị trường ngày 7/3: Nghi ngờ kịch bản kéo – xả! (ĐTCK). – Nhận định chứng khoán ngày 7/3: “Nên nắm giữ tỷ trọng thấp” (VnEco).
- Gói 30.000 tỉ đồng nhỏ giọt vì thiếu nhà (!) (NLĐ). – Luật Nhà ở (sửa đổi) cần chú trọng nhà cho người nghèo (ND). – Tiếp tục xử lý các khu đất “vàng” để hoang (ND).
- Một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (TTXVN).
- Xâm nhập “tập đoàn” trồng rừng đa cấp: Đánh thức lòng tham và ru ngủ niềm tin (LĐ).
- Tiết kiệm chi 10% để tăng lương (HQ).
<- Lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam (HQ).
- Xuất khẩu và FDI là “trụ đỡ” của nền kinh tế (HQ).
- Newsweek: Tìm ra cha đẻ người Nhật của đồng tiền Bitcoin (TTXVN).
- Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về khả năng tham gia TPP (TTXVN).
- « Mất trộm tiền ảo » Bitcoin (RFI).
- Tìm hướng phát triển kinh tế xanh (Tin tức).
- Vietcombank Bình Dương : Đổi mới, tăng trưởng, chất lượng (CT). - Southern Bank có đề nghị muốn sáp nhập vào Sacombank (ĐTCK).
- Nới lỏng điều kiện cho vay gói 30.000 tỉ đồng (PLTP). - Truy gói 30.000 tỷ:Bộ Xây dựng mò đâu ra tiền để trả? (ĐV). - “Chả có nước nào hạn chế người nước ngoài mua nhà” (VnEco).
- Bộ Tài chính yêu cầu giữ giá xăng dầu (PLTP).
- Sản lượng cà phê sẽ giảm mạnh vì “cúm” (PLTP).
- Khó tham vấn hàng hóa XK (HQ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguy cơ từ vụ dỡ đình bán gỗ sưa đến ‘quái thú’ vào lăng Vua (VOV). =>
- “Nước mắt” đền chùa giữa lòng phố cổ Hà thành (ANTĐ).
- Trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (TTXVN).
- Chuyện ông “Trạng Bịu” đục tường…“tán gái” (DV).
- “Chuyện của chợ”: chợ xưa, chợ nay và chợ tương lai (DV).
- Đến hội sách mới “lên”? (nlđ).
- Nhớ bạn Nguyễn Hải Kế (VHNA).
- Người viếng hoa tạ lỗi, kẻ đặt phong bì cho xong (MTG).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: “Thuở mơ làm văn sĩ” – KỲ 12 (Nhật Tuấn).
- Nhóm Xuân Thu Nhã Tập và câu hỏi ‘Thơ Là Gì?’ (Người Việt).
- ‘Những việc vô công làm miết miết’ (Da Màu).
- Uống nước nhớ nguồn, Quảng Bình quê ta ơi? (Gocomay).
- Sống làm sao giữa đời bao biến động? – Nếu… Lỡ một nhịp sống – Tôi Góp Nhặt Niềm Vui Cho Mình (THĐP).
- Ngày còn rất trẻ (THĐP).
- Có một “triết lý” đang chi phối cuộc kiếm sống hàng ngày của chúng ta (Vương Trí Nhàn).
- 10 Nguyên Tắc Để Trở Thành Quý Ông Thời Hiện Đại (THĐP). – Viết về những người phụ nữ tôi yêu
- Phô Mai Lâu Đời Nhất Được Phát Hiện Trên Xác Ướp Cổ Đại Ở Trung Quốc (ĐKN).
- Bắc Ninh: Lễ hội Thủy tổ Quan họ ở làng Diềm (Giadinh.net).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bàn về cải cách giáo dục (THĐP).
- 24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì? (VNN).
- Giáo viên và học sinh đều mừng (ND).
- Chế tài kiểu đóng cửa bảo nhau (NLĐ).
- Ba tiêu chí đề xuất thay thế điểm sàn của VIPUA (PLTP).
- Loạn ký hiệu ngôn ngữ cho người câm điếc (PLTP).
<- Bó tay trước bạo lực học đường? (NLĐ).
- Hơn 5.500 nhóm trẻ mầm non hoạt động không phép (TT).
- Những người biến giấc mơ du học thành sự thật (RFA).
Số vô tỷ và bi kịch của Pythagoras (Nguyễn Hoa Lư).
- Đánh giá một nhà khoa học qua những thước đo nào? (Nguyễn Văn Tuấn). – Ngộ nhận về “công bố quốc tế”
- Đề xuất tốt nghiệp THPT là “điều kiện cần” để vào đại học (SGGP). - Phát triển hình tháp ngược (ANTĐ).
- Nỗi buồn mang tên… Lịch sử? (PT). - Ít HS thi tốt nghiệp môn Sử: Bộ GD&ĐT lên tiếng (Infonet).
- Thừa tiến sĩ, thiếu người làm (PLTP). - Hiến kế diệt “tiến sĩ rởm”… cho vui (VNN). - “Nước rút” đạt 20.000 TS: Có tấm bằng cũng tốn tiền lắm… (ĐV).
- Quên dạy học sinh lòng nhân ái (TT).
- Khó đóng cửa mầm non không phép (TN). - Giáo dục mầm non: Bức tranh ảm đạm (TQ). - TP.HCM: Khó giữ chân giáo viên mầm non (LĐ).
- Bó tay trước bạo lực học đường? (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Khẩn trương cứu 13 ngư dân bị nạn (TTXVN).
- Ngày thầy thuốc VN và những người lao công bệnh viện (RFA).
- Cúm gia cầm lây lan ra 22 tỉnh thành Việt Nam (VOA). – Hà Nội lên kế hoạch diễn tập cúm gia cầm lây sang người (VOV). – Xuất hiện chủng virus cúm gia cầm mới ở Đồng Nai (TTXVN).
- Xe không qua hầm vẫn bị thu phí (NLĐ).
- Lai Châu rà soát hệ thống cầu treo trong toàn tỉnh (TTXVN). – Cầu Đà Rằng rung lắc mạnh (ĐS&PL). – Cầu dài nhất miền Trung xê dịch (NLĐ). =>
- Xe tải tông xe máy, nữ du khách nước ngoài thiệt mạng (MTG).
- Xử lý nghiêm tình trạng ô tô khách chở quá số người (VOV).
- Thú chơi điện thoại – 1 tỉ USD là số tiền mà người Việt hàng năm bỏ ra để mua các loại smartphone mới dù là dân một nước nghèo (Sống News).
- Đường dây mại dâm Việt ở Singapore nay sinh thêm nghề bán vé số và vé xem phim (Sống News).
- Phụ nữ đầu tiên điều hành một ngân hàng Nhật Bản (RFI).
- Trả tiền khám bệnh bằng… rác (BBC).
- Virut bại liệt bí ẩn EVN 68 xuất hiện tại California (VOA).
- Trăn Úc nuốt chửng cá sấu sau hơn 5 giờ chiến đấu sinh tử (ĐKN).
- Xe bẹp đầu đăng kiểm vẫn cho qua (ANTĐ).
- Khốn khổ vì chung cư tệ hại (TN).
- Lén lút bán gà cấm (Infonet).
QUỐC TẾ
- LHQ: Vũ khí hóa học sử dụng ở Syria là của quân đội (VOA).
- Hải quân Israel chặn vũ khí Iran trên đường tới Gaza (VOA).
- Con trai Gaddafi bị trục xuất về Libya (BBC). – Con trai Gaddafi bị dẫn độ về Lybia (TT).
<- Ai Cập tiếp tục xử các phóng viên đài Al Jazeera (VOA).
- Ấn Độ công bố ngày tổng tuyển cử (BBC).
- Venezuela cắt quan hệ với Panama (BBC).
- LHQ nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Xô-ma-li-a (ND).
- Tunisia ban bố sắc lệnh chấm dứt 3 năm tình trạng khẩn cấp (VOV).
- “Mỹ không nên hối thúc Afghanistan hoàn tất BSA” (TTXVN).
- CIA điều tra vụ theo dõi nhân viên Thượng viện Mỹ (VOA).
- Mỹ buộc tội vụ gián điệp công nghiệp cho Trung Quốc đầu tiên (RFI).
- Mỹ tăng yểm trợ quân sự cho Ba Lan và các nước vùng Baltic (RFI).
- Cựu phó Thủ tướng Anwar của Malaysia ra tòa trở lại (VOA).
- Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy và vợ kiện cố vấn Buisson xâm phạm đời tư (RFI).
* VTV: + Điểm báo – 06/03/2014; + Chào buổi sáng – 06/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 06/03/2014; + Thời sự 12h – 06/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 06/03/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 06/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 06/03/2014; + Thời sự 19h – 06/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 06/03/2014; + Thế giới trong ngày – 06/03/2014.
2059. Hiệp định “123” về Luật Năng lượng Nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, thiệt hư ra sao?
Điều khoản số “123” của Luật năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ là gì mà các nước có nhà máy điện nguyên tử đều cần phải thương thảo với chính phủ Hoa Kỳ để đạt được hiệp định “123” về năng lượng nguyên tử với Hoa Kỳ?
Điều khoản số “123” của Luật năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ yêu cầu các nước đạt được một thỏa thuận cụ thể về việc chuyển giao vật liệu hạt nhân, thiết bị, hoặc các cơ phần từ Hoa Kỳ đến một quốc gia khác. Hiệp định về tuân thủ Điều khoản số “123” của Luật năng lượng nguyên tử của Hoa Kỳ là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy các nguyên tắc về phổ biến hạt nhân của Mỹ. Những Hiệp định này kết hợp với các công cụ phổ biến hạt nhân khác, đặc biệt là Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, tác động đến sự thiết lập khuôn khổ pháp lý cho chương trình hợp tác hạt nhân quan trọng giữa Hoa Kỳ với các nước khác. Hơn nữa, Hiệp định cho phép hợp tác trong các lĩnh vực khác liên quan đến nguyên tử , chẳng hạn như trao đổi kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, và thảo luận biện pháp bảo vệ an toàn hạt nhân. Để cho một quốc gia được phép tham gia vào Hiệp định này với Hoa Kỳ, quốc gia đó phải cam kết tôn trọng và bắt buộc phải tuân hành những tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân của Hoa kỳ.
Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận với hầu hết những nước và tổ chức cộng đồng các nước như cộng đồng Âu Châu có chương trình nguyên tử phục vụ dân sự. Việt Nam là quốc gia mới nhất vừa được Tổng Thống hoa Kỳ ông Obama phê chuẩn Hiệp định “123”.
Điều khoản số 123 của Luật năng lượng nguyên tử thực chất là nhằm ngăn chặn việc các nước phát triển vũ khí hạt nhân qua chương trình điện nguyên tử của họ.
Việc một nước cùng ký với Hoa Kỳ Hiệp định “123”, như Tổng Thống Obama vừa thông qua bản thỏa thuận Hiệp định “123” với Việt Nam, không có nghĩa là Hoa Kỳ ủng hộ dự án điện nguyên tử của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam như báo chí trong nước đưa tin. Thí dụ báo Người Lao Động ngày 02/03/2014 đã đưa tin với tựa rất giật gân” “Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ” trong khi dự án này bây giờ vừa được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố sẽ hoãn triển khai cho đến sớm nhất năm 2020 và có nhiều triển vọng sẽ vĩnh viễn ngừng dự án điện hạt nhân trên toàn cỏi Việt Nam.
Chi tiết của Hiệp định “123” được Hoa Kỳ ký với các nước đều khác nhau. Có nước với nhiều điều kiện thật khắc khe, có nước dể dãi. Ngay cả Nam Hàn, nước đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ bảo vệ chống lại nước cộng sản cực đoan cha truyền con nối Bắc Triều Tiên- nước vừa là đồng chí thân thiết và là đồng minh của đảng cộng sản Việt Nam, không được phép tự tinh chế làm giàu chất Uranium từ những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng; trong khi đó Nhật được toàn quyền tinh chế những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng.
Chi tiết của hiệp định mà Hoa Kỳ và chính phủ không mấy thân thiện với Hoa Kỳ của đảng cộng sản Việt Nam độc-tài chuyên-quyền đạt được sau nhiều năm thương thảo tuy chưa được công bố và đang chờ Quốc Hội Hoa Kỳ phê duyệt chính thức nhưng chắc chắn hiệp định này bao gồm những điều kiện gắt gao hơn là hiệp định “123” ký kết giữa Hoa Kỳ và nước đồng minh Nam Hàn có cùng thể chế đa đảng tôn trọng nhân quyền và quyền tự do dân chủ thật sự.
Thật ra chính quyền cộng sản Việt Nam bắt buộc phải thương lượng với Hoa Kỳ để đạt được Hiệp định “123”. Nếu không ký được Hiệp định “123” thì dự án điện hạt nhân của Việt Nam không thể thực hiện được dù cho họ có ngoan cố làm bất chấp những lời can ngăn phản đối của rất nhiều trí thức và chuyên gia trong ngoài nước, vì luật của Hoa Kỳ rất gắt, cấm các công ty có gốc từ Hoa Kỳ không được phép mua bán các thiết bị dùng cho nhà máy điện hạt nhân, hay mua bán vật liệu nguyên tử, hay chuyển giao kỹ thuật hạt nhân có nguồn gốc từ các công ty Hoa Kỳ. Tuy dự án nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận 1 có kế hoạch sẽ do Nga cho vay và xây dựng còn Ninh Thuận 2 sẽ do Nhật cho vay và xây dựng nhưng nhiều bộ phận quan trọng của các thiết bị dùng trong các lò phản ứng nguyên tử cần phải dùng kỹ thuật hạt nhân hiện đại xuất phát từ các công ty của Hoa Kỳ.
Sự thật là với Hiệp định “123” liên quan đến hạt nhân/nguyên tử, Việt Nam đã được Hoa Kỳ tặng cho cặp còng số 8 mà chìa khóa mở hay khoá còng do Hoa Kỳ nắm trong tay hơn là những củ cà rốt. Việt Nam từ đây luôn luôn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Hoa Kỳ về chương trình điện nguyên tử của mình. Việt Nam phải chấp hành đòi hỏi của Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến hạt nhân. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không thể cải chày về Hiệp định “123” như họ luôn lật lọng trong những hiệp định mà họ đã đặt bút ký với quốc tế liên quan đến quyền con người và những quyền tự do dân chủ khác.
Ngày 06/03/2014
—
Tham khảo:
Section 123 Agreement
The U.S. Atomic Energy Act Section 123 At a Glance
TT Obama phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam
Báo Người Lao Động: Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hoãn khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020
GS Phạm Duy Hiển : « Hoãn dự án hạt nhân sẽ là quyết định sáng suốt »
Điện nguyên tử: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng hoãn, Rosatom của Nga thúc giục làm liền. Ai là chủ đích thực của Việt Nam?
2060. TẠI SAO TRUNG QUỐC KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN COC ?
Thứ Hai, ngày 03/03/2014
Theo hãng tin Reuters, giới chức ASEAN thông báo sẽ gặp đại sứ Trung Quốc ở Singapore từ ngày 18/3 tới để tìm cách đạt được tiến triển trong quá trình đàm phán thiết lập một “bộ quy tắc ứng xử” (COC) trên Biển Đông Trung Quốc đã nhất trí thảo luận về COC tại diễn đàn ASEAN hồi tháng 7/2013, một động thái nhận được nhiều hoan nghênh trong khu vực. Vòng thảo luận đầu tiên diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 9/2013 và kết thúc với nhất trí tìm kiếm “tiến triển và đồng thuận dần dần thông qua tham vấn”.
Tuy nhiên, nhà phân tích Shannon Tiezzi trên trang mạng Diplomat cho rằng tiến triển đạt được trong đàm phán hiện nay là chậm chạp còn sự đồng thuận gần như không tồn tại. Việc đàm phán COC là phức tạp một thực tế đơn giản là không phải mọi quốc gia thành viên ASEAN đều tranh chấp lãnh thổ tại đây. Trong 10 nước ASEAN, chỉ Việt,Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền nằm trong “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Thậm chí, ngay cả 4 nước này cũng không có chung mức độ, với Việt Nam và Philippines lớn tiếng phản đối sự “gây hấn “ của Trung Quốc trong khi Malaysia và Brunei kín tiếng hơn.
Trong số những nước còn lại, Indonesia, đôi khi là cả Singapo thường tự đặt mình vào vị trí trung gian hòa giải. Các nước khác Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan có lợi ích rất ít nếu bị lôi kéo tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt khi Trung Quốc đang chiếm hơn 12% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Trung Quốc một đối tác lợi ích đặc biệt ở Campuchia, với cam kết hỗ trợ gần 550 triệu USD hồi năm ngoái, và tại Myanmar, nơi Trung Quốc chiếm 1/3 tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trên thực tế, Trung Quốc và ASEAN đã có một thỏa thuận về Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Văn kiện này bày tỏ mong muốn “củng cố các điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và lâu dài cho những khác biệt và tranh giữa các nước có liên quan”. Trong tuyên bố năm 2002, ASEAN và Trung Quốc tái khẳng định cam kết với luật pháp quốc tế gồm cả Công ước liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và với tự do hàng hải ở Biển Đông, cả các bên cũng nhất trí “giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài nguyên bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”. Ngoài ra, hai bên nhất trí “tự kiềm chế” trong việc đưa ra hành động có thể “làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng”.
Cuối cùng, trong tuyên bố chung, ASEAN và Trung Quốc nhấ thông qua một “bộ quy tắc ứng xứ” chính thức sẽ “thúc đẩy hòa bình và ổn định”. Tuy nhiên, kể từ năm 2002, có rất ít tiến triển đạt được hướng đến thực hiện bước tiếp theo đó. Trên thực tế, những bất đồng liên quan đến làm thế nào giải quyết các đề xuất COC đã khiến Hội nghị bộ trưởng ASEAN 2012 diễn ra tại Campuchia bị chệch hướng. Mỹ được cho là đã thúc ép mạnh mẽ đề đạt được một COC, với sự ủng hộ của Việt Nam và Philippines. nước ASEAN khác, đặc biệt là chủ nhà Campuchia, đã từ chối ủng hộ đề xuất này. Hội nghị thậm chí đã kết thúc mà không đưa ra được một thông ngoại giao chung như thường lệ.
Nhiều nước trông đợi Indonesia, được xem là nhà lãnh đạo danh dự ASEAN, kết nối giữa các nước thành viên. Thực tế Indonesia đã đảm nhận trò trung gian hòa giải một cách nghiêm túc. Sau thất bại của hội nghị trương ASEAN 2012, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã đến Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Singapore. Chuyến ngoại giao con thoi này đã dẫn đến “Nguyên tắc 6 điểm” được đưa ra vào ngày 20/7/2012, được xem là một thắng lợi ngoại giao từ đống tro tàn của Hội bộ trưởng ASEAN.
Indonesia cũng được cho là chịu trách nhiệm về một dự thảo “bộ quy tắc ứng xử” tiềm tàng. Theo Reuters, văn bản sơ bộ này kêu gọi chấm dứt tập quân sự ở vùng biển tranh chấp và tái khẳng định tự do hàng hải hoàn toàn trong khu vực. Dự thảo này được cho là cũng đưa ra các quy tắc để tránh ra sự cố trên biển. Trung Quôc hiện phản đối bước vào đàm phán với một thảo mẫu, và với đề xuất của Indonesia, không khó để biết lí do. Hải quân Trung Quốc thường xuyên diễn tập định kì tại khu vực tranh chấp, và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng tuần tra vùng biển này như một xác nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc. Nếu một bộ quy tắc ứng xử những hành động như vậy là vi phạm, rất khó để Trung Quốc kí vào đó.
Về phía mình, Trung Quốc cũng có những yêu cầu riêng cho một COC, như đã được Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra hồi năm ngoái, ông Vương khẳng định “sự đồng thuận thông qua đàm phán”, cho rằng quá trình đàm phán nên “làm tất cả các bên thoải mái về tư tưởng”. Từ quan điềm của Trung Quốc, điều này đồng nghĩa các nước có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh không nên bị gây áp lực ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn. Dường như Bắc Kinh chẳng mấy quan tâm đến sự “thoải mái” cúa Việt Nam và Philippines vi phạm bởi một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.
Ông Vương cũng kêu gọi “loại trừ sự can thiệp”, khẳng định ASEAN và Trung Quốc không đạt được tiến triển về COC là do sự can thiệp bên ngoài. Ngoại trưởng Trung Quốc ám chỉ tới những nỗ lực khuyến khích một COC của Mỹ. Bắc Kinh đã liên tục chỉ trích sự can dự của Mỹ trong các hội nghị ASEAN là can thiệp vào cái mà cựu Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã gọi là cấu trúc khu vực “Thuần Á”. Tờ China Daily viết “chỉ người châu Á mới nên dẫn dắt quá trình giải quyết các vấn đề khu vực”, sau khi Mỹ nêu Biển Đông là một vấn đề luận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2010. Nói cách khác,Trung Quốc muốn Mỹ bị loại khỏi các cuộc đối thoại khu vực, và sẽ không đẩy một COC chừng nào Mỹ còn can thiệp.
Thực tế cho thấy đồng thuận sẽ rất khó đạt được trong ASEAN , tuy nhiên không quốc gia thành viên nào khuyến nghị thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử mà không có sự đồng thuận. Bên cạnh đó, một điều kiện chính ông Vương dường như không thể được đáp ứng. Kể từ khi Mỹ liên tục công bố rằng mình có lợi ích với giải pháp hòa bình trong tranh chấp tại Biển ở “sự can thiệp” như vậy dường như sẽ không thể bị loại bỏ sớm. Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ một COC, mà Trung Quốc sẽ diễn dịch là sự can thiệp không mong muốn. Việc Mỹ can dự vào tiến trình sẽ cho phép một số người ở Trung Quốc phủ nhận việc bản thân ASEAN quan tâm đên COC, và tạo cái cớ Bắc Kinh kéo dài tiến trình này.
Cuối cùng, Bắc Kinh sẽ là bên thiệt hại nhất từ COC. Một thỏa thuận như vậy sẽ hạn chế hoạt động của nước này tại vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và kiểm soát tạm thời (như Hoàng Sa và, ngày càng n là bãi cạn Scarborough), trong khi cũng cản trở chiến lược của Trung Quốc tăng cường vùng kiểm soát tạm thời thông qua các chuyến tuần tra biển, nước nhìn chung sẽ không từ bỏ lợi thế quốc gia (trên thực tế và trong suy nghĩ) để đổi lấy sự ổn định có được từ luật pháp quốc tế. Chẳng hạn như đến nay vẫn chưa tán thành UNCLOS. Trung Quốc dường như cũng không phải là ngoại lệ. Nước này sẽ mất ít và lợi nhiều từ việc kéo dài đàm phán COC, hoặc ít nhất đảm bảo rằng dự thảo cuối cùng sẽ bị làm loãng đến chẳng có ý nghĩa về thực chất./.
2061. AI SẼ CẤP 35 TỶ USD CHO UKRAINE?
Thứ Hai, ngày 03/03/2014
(Hãng tin Itar-tass, ngày 25/2)
Đúng 3 ngày trước đây, ban lãnh đạo mới ở Ukraine phải xác định tiền mà nước này cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Và, Bộ trưởng Tài chính thời Yury Kolobov đã đưa ra con số cụ thể. Theo ông Kolobov, “để hiện đại hóa và tiến hành cải cách nền kinh tế Ukraine, cũng như thực hiện Hiệp liên kết với Liên minh châu Âu (EU) thì trong vòng 2 năm tới Ukraine cần 35 tỷ USD”. Tiếc rằng, vào thời điểm công bố số tiền này, những ống kính máy ảnh không chĩa vào những khuôn mặt của các nhân vật cốt cán ủng hộ phe đối lập hai bên bờ Đại Tây Dương.
Khi đề cập đến con số mà trên thực tế có thể so sánh với khối tiền cần thiết cho gói cứu trợ quốc tế thứ 3 dành cho Hy Lạp, mà Eurogroup đang nỗ lực hết mình để trì hoãn khởi động thảo luận, số tiền Ukraine yêu cầu còn cao hơn gấp đôi khoản tín dụng 15 tỷ USD mà Moskva hứa cung cấp cho Kiev, trong đó đã giải ngân 3 tỷ USD để mua trái phiếu châu Âu của Ukraine, số còn lại đã bị đóng băng cho đến khi đạt được rõ ràng về chính trị ở Ukraine.
Ai sẽ cung cấp số tiền này? EU sẽ không cung cấp, thậm chí chỉ 10% trong số đó. Cao Ủy châu Âu phụ trách các vấn đề tài chính và kinh tế Olli Rehn tuyên bố mới đây rằng sự giúp đỡ của châu Âu dành cho Ukraine đạt “tiền tỷ, chứ không phải vài trăm triệu euro”. ông ta không đưa ra con số chính xác. Các chuyên gia châu Âu cho rằng trong kịch bản lạc quan nhất số tiền mà châu Âu giúp Ukraine cũng không vượt quá con số 2 tỷ euro.
Chủ tịch ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu Elmar Brok tuyên bố ngay tại Kiev về kế hoạch của “các đối tác quốc tế cung cấp viện trợ cho Ukraine số tiền lên tới gần 20 tỷ euro (tương đương 27 tỷ euro)”. Tuy nhiên, ông này cũng không nói rõ sẽ lấy số tiền này từ đâu và thời hạn cụ thể để giải ngân số tiền này.
Trước đó, Cao ủy châu Âu phụ trách chính sách láng giềng và mở rộng Stefan Fule cũng đưa ra con số tương tự, song cũng không nêu rõ thời điểm và điều kiện để nhận được số tiền này. Tuy nhiên, thủ trưởng trực tiếp của ông ta là Chủ tịch ủy ban châu Âu (EC) Jose Mauel Barroso hoàn toàn chỉ bổ sung một thiếu sót của thuộc cấp… là lờ đi số tiền cụ thể. ông Barroso chỉ nêu số tiền mà Kiev có thể hy vọng vào EC với tư cách là bồi thường cho việc nước này ký kết Hiệp định liên kết với EU. Tổng tiền có thể lên tới 600 triệu euro. Số tiền còn lại bao gồm “bảo đảm đầu tư của châu Âu vào nền kinh tế Ukraine , cũng như lợi nhuận thu được trong vòng 10 năm tới nhờ tự do hóa thương mại sau khi ký Hiệp định liên kết và thành lập khu vực thương mại tự do với EU. Còn số tiền 20 tỷ euro nằm ngoài khả năng EU, Brussels hy vọng sẽ nhận từ các đối tác quốc tế đứng đầu là Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng những tính toán của EC về những kết quả cực kỳ thuận lợi đối với Ukraine khi thực hiện Hiệp định liên kết và thương mại luôn luôn quá lạc quan. Các chuyên gia độc lập nhấn mạnh trước hết trong giai đoạn đầu Ukraine sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề do hàng hóa công nghiệp của nước này sẽ bị hất cẳng ngay trên thị trường nội địa bởi hàng hóa cùng chủng loại đến từ châu Âu, trong khi hàng hóa xuất sang Nga bị giảm mạnh do thay đổi những qui định của Liên minh hải quan sau khi Ukraine tự do hóa thương mại với EU, thị trường mà ngay cả nền kinh tế lớn mạnh như Nga đến nay cũng chưa sẵn sàng tự do hóa thương mại. Ukraine chưa chắc có thể nhanh chóng tận dụng được lợi thế khi thị trường EU mở cửa do hạn chế lớn về mặt chất lượng của các nhà sản xuất trong nước, không có khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp chất lượng châu Âu, cũng thị trường nông nghiệp châu Âu được bảo hộ ở mức độ rất cao, dẫn đến tình trạng ế đọng hàng hóa hàng loạt trong nhiều lĩnh vực sản xuất trong nước.
Còn có một chữ “nhưng”. Để các nguồn hỗ trợ của châu Âu được khai thông, Ukraine cần phải ký kết Hiệp định liên kết. Những nhà lãnh đạo Ukraine mới, bỏ qua chi tiết khá quan trọng, kỳ vọng nhanh chóng gia nhập EU. Về phần mình, EU thường xuyên nhắc nhở sự cần thiết phải tuân theo trình tự và ký kết văn kiện này. Mới đây, EC đã đưa ra một tuyên bố rất rõ ràng rằng trong thời gian tới vấn đề tiến hành hội nghị thượng đỉnh EU- Ukraine “không được đưa vào chương trình nghị sự”, vì vậy việc ký kết Hiệp định liên kết hiện chưa được thảo luận. Điều này hoàn toàn hợp lôgích, một văn kiện chiến lược không thể ký với một chính phủ chuyển tiếp, mà chưa rõ đại diện lợi ích cho bộ phận nào trong xã hội Ukraine, và nhiệm vụ quan trọng của chính phủ hiện nay là tiến hành bầu cử các cấp, rồi sau đó mới có thể nói về hội nghị thượng đỉnh EU-Ukraine…
Về mặt lý thuyết, để ủng hộ tinh thần cho những người ủng hộ hội nhập châu Âu ở Ukraine, EU có thể tìm cách biện minh để ký kết Hiệp định liên kết, thậm chí với chính phủ lâm thời. Để văn kiện này có hiệu lực, thì đòi hỏi phải có sự phê chuẩn tại Nghị viện châu Âu (EP). Nhiệm kỳ hiện nay của EP sắp kết thúc, đến cuối tháng 5 này các cuộc bầu cử đang chờ đợi không chỉ Ukraine, mà còn cả toàn EU, nơi sẽ bầu nghị sĩ EP khóa mới. Tiếp đến thành lập EC khoá mới. Trong bối cảnh đó, trên thực tế không còn bất cứ có cơ hội nào để EC kịp ký và phê chuẩn Hiệp định liên kết với Ukraine trong mấy tháng tới. Vì thế, mùa Thu năm nay (sau kỳ nghỉ của EP) – đó là điểm sớm nhất mà Hiệp định liên kết có thể có hiệu lực.
EU còn có một cơ hội khác là sự hỗ trợ trực tiếp của 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, hướng này khó có thể kỳ vọng nhận được đầu tư lớn. Như đã nói ở trên sắp tới tại châu Âu sẽ diễn ra nhiều cuộc bầu cử, trong khi người đóng thuế ở các quốc gia thành viên EU, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng đồng euro, đang phản ứng rất gay gắt với các khoản chi tiêu ngân sách nằm ngoài kế hoạch cho những quốc gia mà không biết khi nào có thể trả lại số tiền đã vay, ví dụ nhũng cuộc đàm phán dai dẳng về việc giải ngân khoản hỗ trợ tài chính cho quốc gia thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung euro là Hy Lạp.
Trên thực tế, Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho Ukraine, theo giới chuyên gia châu Âu, với khối lượng từ 1,5 đến 8 tỷ USD. Tuy nhiên, Washington cũng hiểu rõ rằng trong bối cảnh tình hình ở Ukraine chưa rõ ràng như hiện nay thì việc cung cấp tín dụng cho Kiev là quyết định mang tính chính trị thuần túy, chứ không nhằm mục đích kinh tế. Hơn nữa, nếu trong trường hợp Ukraine vỡ nợ hoặc tái diễn chấn động xã hội mới sẽ không thể đề nghị bất cứ quốc gia nào hỗ trợ tài chính, rồi khi đó sẽ không còn có bảo đảm rằng tiền không đơn thuần chỉ được chi cho các nhu cầu thiết yếu của chiến dịch tranh cử dân túy. Thực tế, không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Mỹ quyết hỗ trợ tài chính cho Ukraine, thậm chí Washington ngay lập tức công bố quyết định này, thì phần lớn số tiền sẽ được giải ngân sau bầu cử, thậm chí cho tới khi Chính phủ mới của Ukraine chứng minh được chính sách kinh tế của mình phát huy hiệu quả.
Quy mô gói hỗ trợ trực tiếp của Mỹ dành cho Ukraine tương đương với số tiền mà Mỹ chấp nhận mất trong trường hợp Ukraine bị vỡ nợ hoặc bị những chấn động khác và tỷ lệ thuận với niềm tin của Washington vào thực tế những món lợi trong tương lai nhờ có sự hội nhập kinh tế của Ukraine với thị trường châu Âu. Lưu ý đến việc nâng trần nợ công của Mỹ thì khó có thể hy vọng Mỹ sẽ đầu tư số tiền lớn vào dự án tài chính đầy mạo hiểm như Ukraine. Rất có thể phần lớn số tiền trợ giúp tài chính của Mỹ sẽ thông qua các cơ chế của IMF. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cũng đã xác nhận sẵn sàng khôi phục sự hỗ trợ cho Ukraine. Sau khi tính toán tất cả những khả năng của Mỹ và châu Âu thì trên thực tế IMF có thể hỗ trợ với số tiền hơn 15 tỷ USD. Đó là trên lý thuyết. Tuy nhiên, để tiến hành đàm phán với IMF, theo bà Lagarde, “cần thiết phải có người đối thoại”, điều này có nghĩa là Ukraine phải có một chính phủ ổn định và đáng tin cậy. IMF đã có kinh nghiệm đàm phán không mấy dễ chịu với Kiev, hơn nữa không chỉ với khoảng thời gian Tổng thống Viktor Yanukovych nắm quyền, mà còn cả trong những năm cầm quyền của bộ đôi “Cách mạng cam” là Yushchenko và Tymoshenko, thời điểm đó các cuộc đàm phán và giải ngân khoản cứu trợ đã bị đóng băng do Kiev không thực hiện các yêu cầu của IMF một cách có hệ thống.
IMF là phương án khó chịu nhất đối với Ukraine. Cứ mỗi xu nhận được từ IMF, Ukraine buộc phải chuẩn bị những cuộc cải cách đau đớn, đồng thời thực hiện những khuyến cáo của IMF về cải cách cấu trúc nền kinh tế. Có thể tranh luận tính hiệu quả của IMF, tuy nhiên, thể chế tài chính quốc tế này, ít nhất cũng không cho phép “ngồi ăn” tiền viện trợ, mà đòi hỏi phải khôi phục khả năng cạnh tranh và tín dụng của nền kinh, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chính những yêu cầu ngặt nghèo của IMF, bao gồm cả việc chậm trả lương và nâng cao giá bán năng lượng trong nước khiến Kiev từ chối ký Hiệp định liên kết với EU hồi tháng 11/2013.
Lưu ý rằng so với Mỹ và các nước thành viên EU thì IMF phải chịu sức ép chính trị ít nhất trong việc thông qua các quyết định hỗ trợ tài chính, vì thế việc đàm phán với IMF đối với chính quyền mới ở Ukraine hứa hẹn sẽ hết sức phức tạp. Đó là chưa kể đến việc tín nhiệm tín dụng và thực trạng nền kinh tế Ukraine đã sụt giảm nghiêm trọng sau 3 tháng bạo loạn trên Quảng trường Độc lập.
Tổng kết những khó khăn, phức tạp nói trên có thể khẳng định rằng trong tương lai gần Ukraine sẽ không nhận được sự ủng hộ tài chính ồ ạt từ nước ngoài để “duy trì nền dân chủ”, còn các chương trình hỗ trợ tài chính dài hạn dựa trên nền tảng IMF đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính phủ mới trong lĩnh vực kinh tế và chắc chắn sẽ kéo theo sự sụt giảm mức sống của người dân bình thường. Triển vọng trung hạn hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Ukraine, tiến trình ổn định đất nước sẽ như thế nào và bằng biện pháp gì? Với tất cả những gì đang diễn ra ở Ukraine, hiện phương Tây không có đủ nguồn tiền nhàn rồi để cung cấp cho Kiev mà có những bảo đảm rõ ràng. Hiện, Kiev chỉ có thể kỳ vọng vào những khoản hỗ trợ tài chính nhỏ ngắn hạn để bù đắp lỗ thủng ngân sách đang ngày càng lớn. Còn triển vọng phát triển đất nước dài hạn sẽ rất mờ mịt nếu không có mối quan hệ ổn định với Nga và khôi phục lòng tin của giới đầu tư đối với nền kinh tế Ukraine.
* * *
(Đài RFI 26/2)Trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, châu Âu đã gia tăng các hoạt động ngoại giao, song không dự tính đến việc khẩn cấp giúp đỡ về tài chính cho đất nước hiện đang ở bên bờ vực thẳm kinh tế này. Châu Âu không muốn và nếu có muốn thì cũng không thể cung cấp một khoản viện trợ tài chính khổng lồ mà Ukraine đang rất cần. Brussels muốn đẩy gánh nặng này sang phía Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ và Nga.
Nợ nước ngoài của Ukraine lên tới 73 tỷ USD. Trong năm 2014, Ukraine phải thanh toán 12 tỷ. Thế nhưng Pháp sẽ không cung cấp một khoản viện trợ nào cho Ukraine. Các nước lớn trong Liên minh châu Âu, như Đức, cũng thận trọng, chờ đợi cho đến khi có một chính phủ chuyển tiếp “ổn định và chính đáng” tại Kiev, trước khi quyết định tài trợ hay không.
Theo Paris, Ukraine “đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính, nhưng không ở bên bờ vực phá sản”, khoản thanh toán nợ đầu tiên trong năm nay là vào tháng Sáu. Như vậy, vẫn còn vài tháng để Ukraine thành lập một chính phủ chuyển tiếp mà các nhà tài trợ quốc tế có thể chấp nhận được. Các khoản tài chính rất mờ ám và nạn tham nhũng trầm trọng của giới lãnh đạo Ukraine làm cho châu Âu thiếu tin tưởng vào nước này. Tại Kiev, các quan chức Ukraine tuyên bố cần 35 tỷ USD từ nay cho đến 2015 để nước này không bị phá sản. Giới chuyên gia cho rằng con số này được thổi phồng và thẩm định là Ukraine chỉ cần tới 25 tỷ USD, tức là cái giá để cứu Ukraine còn nhẹ hơn rất nhiều so với 340 tỷ euro, (hơn 400 tỷ USD), trong chương trình cứu trợ của châu Âu và IMF dành cho Hy Lạp. Tuy vậy, bị kiệt quệ do cuộc khủng hoảng kéo dài trong Khu vực đồng euro, các nước châu Âu đã thẳng thừng chuyển gánh nặng Ukraine cho IMF. Ông Timothy Ash, chuyên gia kinh tế tại Standard Bank, ở London, Anh, được báo Le Figaro trích dẫn, nhắc lại: “IMF có những cái túi khá sâu và to để có thể một mình giúp đỡ Ukraine. IMF đã có 3 chuyến công tác trong thời gian xảy ra khủng họảng nhưng không mang lại kết quả, bởi vì Ukraine đã không chấp nhận các cải cách”.
Trong những ngày qua, cả Washington lẫn Brussels đều ca ngợi IMF như là nhà tài trợ quốc tế duy nhất có khả năng áp đặt các điều kiện cho Ukraine. Theo một chuyên gia, thì ngay cả Nga cũng đồng ý để cho IMF can thiệp, với điều kiện là những cải cách mà tổ chức này đưa ra không đi ngược lại lợi ích của Moskva. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew kêu gọi IMF nhanh chóng giúp đỡ Ukraine. Đại diện Ngoại giao Châu Âu, bà Catherine Ashton, cũng đề cao vai trò của IMF và không loại trừ việc tổ chức một hội nghị quốc tế các nhà tài trợ cho Ukraine, cho phép huy động nhanh chóng một khoản viện trợ, nếu tình hình trở nên khẩn cấp.
Do không có khả năng tài chính, các nước châu Âu không thể đi xa hơn, ngoài việc cung cấp một số tín dụng, thông qua Ngân hàng Đầu tư châu Âu, và trợ giúp về kỹ thuật để hiện đại hóa bộ máy nhà nước Ukraine. Như vậy, kịch bản sắp tới có thể là châu Âu tiếp tục tăng cường hoạt động ngoại giao, nhưng để cho IMF, Mỹ và Nga thanh toán hóa đơn.
Theo nhận định của giới chuyên gia, hỗ trợ tài chính của Nga đối với Ukraine đóng vai trò chủ chốt, nhưng rất khó quản lý về mặt chính trị. Trong khuôn khổ viện trợ 15 tỷ USD đã cam kết với Tổng thống Ukraine Vikior Yanukovych, hồi tháng 12 năm ngoái, Nga đã giải ngân 3 tỷ và đình chỉ khoản giải ngân thứ hai trị giá 2 tỷ, sau khi ông Yanukovych chạy trốn. Một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng việc ngừng giải ngân là dễ hiểu vì Moskva muốn biết xem họ đưa tiền cho ai ở Kiev. Kể từ khi ông Yanukovych bị hạ bệ, các nước châu Âu và Mỹ liên tục tuyên bố là việc cứu giúp Ukraine nhất thiết phải có Nga. Theo Paris, “Nga có các nguồn tài chính cần thiết và những đòn bẩy kinh tế vĩ mô quan trọng, nhất là về giá khí đốt. Nga còn ký hiệp định tự do thương mại với Ukraine. Không thể nào tính tới một tương lai ổn định cho Ukraine mà không có Nga và không thể nào diễn lại kịch bản chiến tranh lạnh. Điều đó là phi thực tế”. Một số nhà quan sát tỏ ra lo ngại về viện trợ song phương Nga-Ukraine. Ông Timothy Ash nhận định: “Nếu Nga cấp một khoản tín dụng song phương, thì đương nhiên, họ sẽ đưa ra những điều kiện chính trị để kìm hãm hoặc ngăn cản Ukraine hội nhập vào châu Âu. Điều này sẽ nuôi dưỡng sự bất ổn”./.
2062. PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC ĐANG CÔNG KHAI CHỈ HUY THẾ GIỚI?
Thứ Hai, ngày 03/03/2014
Việc Trung Quốc gần đây thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm cả quần đảo Senkaku chính thức do Nhật Bản quản lý là một dấu hiệu mới cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh muốn có vai trò hàng đầu trong cân bằng địa chính trị trong tương lai.
Nhận xét trên được đưa ra bởi tướng không quân Jean Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), và ông Emmanuel Lincot, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Trung Hoa đương đại thuộc Viện Thiên chúa giáo Paris. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của hai chuyên gia này trên tạp chí “Đại Tây Dương “, về ý đồ và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Hỏi: Trung Quốc mới đây có cơ hội để dấn thêm trong bầu không khí căng thẳng ngoại giao với Nhật Bản khi thông báo thiết lập ADIZ bao gồm cả quần đảo Senkaku do nước này chính thức quản lý. Bắc Kinh bảo đảm rằng cách làm đó là “phù hợp với luật pháp quốc tế”, song việc thiết lập một vùng như vậy rõ ràng nằm trong khuôn khổ nước này ngày càng tự khẳng định mình trong tương quan lực lượng quốc tế. Khi nhiều người nói đến “mối nguy Trung Quốc”, có thể họ có ý định xác định rõ vai trò mà Trung Quốc muốn có được trong cân bằng địa chính trị tương lai chăng?
Jean-Vincent Brisset: Việc thiết lập ADIZ bao gồm cả quần đảo Senkaku cũng như một phần không phận của Hàn Quốc là một bước tiến nữa trong việc Trung Quốc khẳng định quyết tâm kiểm soát và minh chứng cho sự có mặt trong không gian nằm giữa bờ biển nước mình và “chuỗi đảo thứ nhất”. Đó cũng là một biểu hiện nữa cho thấy sự lựa chọn chiến lược “chống tiếp cận” được hình thành từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cần tương đối hóa quy mô của việc thực hiện một biện pháp như vậy.
Trước hết, cũng giống như mọi ADIZ khác (khoảng hai chục nước, trong đó có Mỹ, có các ADIZ đang hoạt động), đó là việc đơn phương thành lập, với các quy định hoàn toàn không được ghi trong văn bản quốc tế. Tiếp đó, các ADIZ còn có đặc tính riêng là bao gồm cả một phần không gian nằm dưới sự quản lý của một số nước khác đang đòi chủ quyền. Chắng hạn, ADIZ của Trung Quốc nằm chồng lấn lên các ADIZ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng, trong tất cả những tuyên bố sau khi ADIZ được thiết lập, Chính phủ Trung Quốc thận trọng – cho đến lúc này – giữ mập mờ giữa vùng nhận dạng phòng không và không phận quốc gia. Điều trớ trêu là việc thiết lập một vùng như vậy không phải là tuyên bố mang tính chủ quyền.
Có điều cần lưu ý là Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc không có phương tiện kỹ thuật và tác chiến để buộc các nước khác phải tôn trọng quy định chống tiếp cận. Người ta không thể bắt giữ một chiếc máy bay. Máy bay có thể bị kiểm soát, nhưng nếu chiếc máy bay đó từ chối tuân lệnh, giải pháp duy nhất là bắn hạ nó. Nếu đó là máy bay dân sự, Trung Quốc chắc chắn sẽ không muốn lặp lại sai lầm “thảm kịch” của lực lượng phòng không Liên Xô khi họ bắn hạ chiếc máy bay mang số hiệu KAL 007 vào năm 1983. Máy bay quân sự có thể có liên quan, dù đó là của Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, song không phải là miếng mồi ngon. Cho đến lúc này, và có thể trong nhiều năm nữa, chất lượng tác chiến của lực lượng phòng không Trung Quốc vẫn còn thấp.
Có thể đơn giản nghĩ rằng Bắc Kinh đang ở trong lôgích khẳng định về phương diện vùng, và đang sắp xếp quân bài với ý định không đi quá xa, nhưng với hy vọng có thể tiếp tục lấn tới.
Emmanuel Lincot: Tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản là cực kỳ đáng lo ngại vì nó khuấy động trở lại các cuộc xung đột trong tiềm thức làm thui chột ý kiến cho đến nay được thừa nhận rộng rãi – mặc dù không đúng – theo đó sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể khiến một cuộc đối đầu có bản chất quân sự không thể xảy ra. Khả năng đó cách đây vài năm vẫn không ai nghĩ tới, song lúc này có thể xảy ra.
Có rất nhiều dấu hiệu khiến tôi nghĩ rằng thế giới đang bước vào một thời kỳ bất ổn nguy hiếm giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Một mặt, mối quan hệ hợp tác giữa Tokyo và các nước thành viên ASEAN, những nước có cùng nỗi lo sợ Trung Quốc bành trướng trong khu vực của mình, không ngừng được mở rộng. Việt Nam, nước phải đối mặt với những bất đồng với Trung Quốc liên quan đến quy chế của các quần đảo Spratleys (Trường Sa) và Paracels (Hoàng Sa), dường như đặc biệt nhạy cảm với những tiến triển trong mối quan hệ ưu đãi với Nhật Bản trong lĩnh vực chiến lược. Mặt khác, tuy ở xa hơn và mặc dù là yếu tố sống còn đối với việc bảo đảm an ninh cho việc vận chuyển dầu mỏ từ châu Phi đến, Ấn Độ trở thành một tác nhân cơ bản đối với Nhật Bản ở châu Á. New Delhi và Nhật Bản năm 2000 đã ký hợp tác chiến lược toàn diện và hàng năm, quân đội hai nước tiến hành tập trận hải quân chung. Cuối cùng và đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ được tăng cường trong thời gian qua.
Ngày 3/10/2013, một thỏa thuận lịch sử đã được ký kết trong cuộc gặp gỡ giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, John Kerry và Chuck Hagel, với những người đồng nhiệm Nhật Bản, Fumio Kishida và Itsunori Onodera, nhằm tăng cường liên minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Phương tiện cảnh giới thế hệ mới và số quân Mỹ được tăng cường tại căn cứ trên đảo Guam và quần đảo Mariannes, với chi phí được Nhật Bản bảo đảm một phần: tất cả nhằm thiết lập một vành đai an toàn xung quanh Trung Quốc.
Kích động chủ nghĩa dân tộc không báo hiệu điều gì tốt lành cho tương lai giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Không một công tác hòa giải nào được tiến hành giữa hai dân tộc kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay. Một cách chung hơn, tôi có thể nói rằng Trung Quốc có ý định thiết lập lãnh địa của mình thông qua một loạt sáng kiến cả về phương diện song phương lẫn đa phương. Hoặc với Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) với hội nghị được diễn ra vào tháng 9/2013 tại Bishkek (Kyrgyzstan), hoặc tại các hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN một tháng sau đó tại Đông Nam Á, nơi nhiều cuộc tiếp xúc được tiến hành nhằm ngăn chặn hành động của Mỹ và các đồng minh của nước này tại các khu vực có liên quan.
Việc Trung Quốc là một cường quốc có sức mạnh răn đe trở thành hiện thực kể từ năm 1964, nghĩa là từ khi Mao Trạch Đông và các nhà cộng sản thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, cần nhắc lại rằng thực tế đó đã khiến Tướng De Gaulle chuyển hướng trong việc công nhận Bắc Kinh mà bỏ qua Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) và lợi ích của họ. Giờ đây, có nên cho rằng Trung Quốc đang nói lên một tiếng nói chung, tiếng nói của Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của nước này không ? Dĩ nhiên, Hội nghị trung ương ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy khả năng tập trung toàn bộ quyền lực của nhân vật này. Và về điều đó, tình hình là rất khác so với Hồ cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông. Các vụ việc rắc rối xung quanh vụ Chu Vĩnh Khang – nguyên Bí thư ủy ban Chính trị pháp luật trung ương và là người gần gũi với Bạc Hy Lai – và việc Tập Cận Bình dường như một mình kiểm soát vấn đề này cho thấy đó là một con người đang áp đặt mình một cách mạnh mẽ. Có nên sợ chế độ Bắc Kinh sẽ có những hành vi quá đà kiểu Putin không? Cho đến lúc này và trong Đảng đang hiện hữu sự đoàn kết giữa những người có cùng dòng máu mà Tập Cận Bình không thể làm ngơ, kể cả trong việc đưa ra những quyết sách về đối ngoại.
Hỏi: Có thể nói rằng chế độ của Tập Cận Bình nhìn nhận Trung Quốc như một cường quốc bá quyền trong tương lai, trong một thời gian ngắn sẽ thay thế Washington, hay như một tác nhân chủ chốt trong một thế giới đa cực cân bằng không?
Jean-Vincent Brisset: Tôi tin chắc Tập Cận Bình vẫn chưa thành công trong việc tự khẳng định mình như một “ông chủ” không thể bác bỏ được của chế độ. Bằng chứng là chính quyền hiện nay không đưa ra được các quyết định quan trọng cần thiết để kiểm soát tình hình ở trong nước, do đó đang tìm cách trước hết tập trung vào các chủ đề tạo được sự đồng thuận. Tất cả các phe phái đang tranh giành nhau quyền lực thực tế và đặc biệt là dân chúng, có được một chỗ dựa có bảo đảm khi họ nói về cuộc chiến chống tham nhũng và biểu dương sức mạnh đối với Nhật Bản. Trong lúc đó, Bắc Kinh chưa tìm ra được giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm hay tăng sức mạnh ở trong nước vì cần phải làm sao để một bộ phận trong giới lãnh đạo chấp thuận và điều đó dường như còn chưa nằm trong tầm tay của Tập Cận Bình.
Ngoài lợi ích vật chất của các tác nhân khác nhau và sự khác biệt về tư tưởng, còn có nhiều nhãn quan địa chiến lược đối lập nhau ở trong nước. Tất cả người Trung Quốc đều muốn nước họ ở trong thế mạnh trong khu vực “của mình”, bao gồm – ngoài vùng phụ cận sát sườn – cả Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đang trở thành chiếc ao nhà, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc kiểm soát các không gian biển nằm ở phía sau “chuỗi đảo thứ hai” cũng nằm trong nhãn quan chung này.
Thế giới nằm ở ngoài “vùng” đó được nhìn nhận một cách mập mờ hơn. Tuyên bố chính thức nói đến một thế giới đa cực trong đó Trung Quốc có thể là một trong những tác nhân lớn. Có thể đó là điều mà các nhà lãnh đạo mong muốn một cách công khai nhất. Đối mặt với họ là một số khác muốn Trung Quốc cố thủ ở trung tâm một vùng dễ kiểm soát đối với mình. Ngược lại, một số khác, những người nói đến thế hệ thứ hai nhiều nhất, có thể thích Trung Quốc đánh bật Mỹ khỏi vị trí cường quốc thống trị thế giới để nhảy vào thay thế.
Emmanueỉ Lincot: Điều chắc chắn là con người có tham vọng. Nhưng từ đó để khẳng định con người có những ý định như được nói đến xem chừng không đáng tin cậy lắm. Rồi có thêm những thế lực lớn khác đang chuẩn bị để nhảy vào cuộc cạnh tranh trên thế giới. Đặc biệt tôi nghĩ đến Iran, và cả châu Phi nữa… Trung Quốc không thể một mình một ngựa để kiểm soát các vấn đề quốc tế được. Liệu Trung Quốc có muốn điều đó khiến họ có thể sẽ phải trả giá quá đắt không? Thế giới không còn ở trong lôgích thực dân tập trung vào các cuộc chinh phạt lãnh thổ nữa. Nơi Trung Quốc làm đảo lộn những dự kiến của phương Tây có từ thời Chiến tranh Lạnh, là khả năng của họ trong việc sáng tạo trong những lĩnh vực công nghệ trình độ rất cao và phát triển bền vững. Trung Quốc sẽ nộp một số lượng bằng sáng chế lớn nhất và sẽ có ý định áp đặt những chuẩn mực mới. Cuộc chiến đang bắt đầu diễn ra trước hết là thách thức đối với tri thức.
Hỏi: Một số nhà Trung Quốc học đôi khi nói đến tâm lý trả thù đang tác động vào tiềm thức tập thể của người Trung Quốc, luôn bị nhục nhã trong hai cuộc Chiến tranh Nha phiến. Thực sự có thể nói Trung Quốc có ác cảm thực sự đối với phương Tây không?
Jean-Vincent Brisset: Các cuộc Chiến tranh Nha phiến chỉ là một phần rất nhỏ trong các sự kiện quá khứ hiện vẫn nuôi dưỡng tâm lý trả thù trong tiềm thức của người Trung Quốc. Nếu như các cuộc xung đột đó đánh dấu hồi kết của một thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Trung Hoa, cũng không nên quên rằng triều đại trị vì ở Trung Quốc thời đó không phải là Trung Quốc, mà là Mãn Châu. Tiếp đó, các vụ “cưỡng đoạt” không những gia tăng, đặc biệt với các hiệp ước không bình đẳng, mà sau đó còn tiếp tục diễn ra. Một trong những chiếc gai nhọn tồi tệ nhất là sự chiếm đóng của Nhật Bản. bắt đầu từ năm 1931 với việc xâm lược Mãn Châu và tiếp đó là cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1937 đến năm 1945. Thất bại ở Triều Tiên, sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan, thất bại của “chiến dịch trừng phạt” chống Việt Nam còn là những nỗi nhục khác.
Tuy nhiên, không thể nói rằng có một mối ác cảm thực sự đối với phương Tây. Trái lại, giao thương mở ra khiến tất cả những người Trung Quốc có khả năng đều muốn đi du lịch và tìm hiểu một lối sống thường thôi miên họ. Lối sống của phương Tây, với nghĩa rộng nhất của thuật ngữ đó, là lý tưởng của tất cả giới trẻ, điều thường bị than phiền bởi những người thấy truyền thống bị mai một và cũng lo sợ mất đi nền văn hóa. Trái lại, cho dù hình mẫu Nhật Bản được nhiều người ưa thích, song không hề có ảnh hưởng tương tự. Và khi các chính phủ quyết định kích động dư luận nước mình chống lại Nhật Bản, họ không phải không gặp khó khăn, kể cả trong các tầng lớp có học hành nhất trong dân chúng.
Emmanuel Lincot: Đó là thứ mặc cảm tồn tại trong đông đảo người dân và được chế độ duy trì. Nhưng có phải phương Tây đang tự để mình bị cuốn vào tâm lý nạn nhân không? Một số rất đông chính khách ở phương Tây coi Trung Quốc như một vật hy sinh trong khi họ chưa bao giờ đặt chân đến nước đó. Thế nhưng, về nhiều mặt, Trung Quốc có thể làm gương cho các nước khác. Đó là về khả năng sức bền: dân tộc khổ cực đó nhờ làm việc đã thành công – và chỉ trong vòng ba thập kỷ – trong việc trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Thành công đó khiến các nước khác thấy sợ và khuấy động trở lại một ảo tưởng cũ: đó là “mối nguy vàng”. Cách duy nhất để thoát khỏi tâm lý đó là học cách hiểu về Trung Quốc và người dân nước này, nghĩa là ngôn ngữ và nền văn hóa của họ. Nỗ lực đó không phải là vô ích, mà sẽ giúp tiếp cận được hơn 1/4 dân số thế giới.
Hỏi: Đế chế Trung Hoa không ngừng lớn mạnh, song vẫn còn là một nước hạng hai đúng rất xa so với Mỹ với ngân sách quân sự hàng năm xấp xỉ 700 tỷ USD. Theo một số chuyên gia Mỹ, ngân sách không chính thức của Bắc Kinh chỉ vào khoảng 300 tỷ/năm. Có thể nghĩ rằng Trung Quốc có khả năng “đuổi kịp” cường quốc hàng đầu thế giới về phương diện quân sự không?
Jean-Vincent Brisset: cần rất thận trọng khi xem xét những đánh giá của một số “chuyên gia” Mỹ về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Trong thời kỳ ngân sách quân sự giảm, trong đó kẻ thù Liên Xô đã không còn và “trục” của Chính quyền Obama được chuyển dịch về châu Á không thể hiện bằng việc tăng cường phương tiện ở khu vực Thái Bình Dương, giới vận động hành lang trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Mỹ có đầy đủ lý do để đánh giá mối đe dọa Trung Quốc cao hơn thực tế. Con số được Bắc Kinh chính thức công bố cho năm 2012 là 114 tỷ USD, và chi phí quốc phòng, nếu muốn so sánh một cách tương đương với chi phí của Mỹ, có thể sẽ vào khoảng 150-200 tỷ USD, kể cả nghiên cứu, lực lượng hạt nhân và lương hưu. Đối với một quân đội hiện vẫn còn tới 2,5 triệu người, tối đa một quân nhân cũng chỉ được 80.000 USD, so với gần 500.000 USD cho một quân nhân Mỹ.
Khó có thể thấy Trung Quốc sẽ đi theo hình mẫu nào trong hai thập kỷ tới. Hải quân được tạo thuận lợi trong những năm gần đây, phương tiện chiến đấu được hiện đại hóa nhiều, song năng lực tác chiến vẫn còn hạn chế ngoài một lực lượng nòng cốt rất nhỏ. Không quân cũng đang chờ để được trang bị máy bay thực sự hiện đại, nhưng số máy bay này còn đang ở thời kỳ mẫu chế tạo và dường như tiến trình phát triển không được nhanh như mong muốn. Còn Lục quân đến lúc này vẫn không được hưởng lợi từ những nỗ lực nói trên.
Quân đội Trung Quốc, vốn ra đời trong một cuộc nội chiến và trong một thời gian dài bị bó chặt trong những giáo điều chiến tranh nhân dân, cũng phải đặt lại vấn đề đối với toàn bộ học thuyết của mình và trang bị một văn hóa tác chiến hiện vẫn chưa có trong tay.Về phương diện trang thiết bị, người ta thấy rằng mặc dù có nhiều nỗ lực, song ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn tiếp tục gặp khó khăn khiến nước này không thể đuổi kịp được Mỹ, nước với ngân sách hơn 80 tỷ USD/năm dành cho công tác nghiên cứu, vẫn tiếp tục ngày càng bỏ xa không những Trung Quốc mà cả các nước khác trên thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét