Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Ngày 07/3/2014 - Tàu cá Việt lại bị tàu lạ tấn công ở Hoàng Sa

  • Bà Bùi Hằng 'tuyệt thực trong trại giam' (BBC) - Bà Bùi Thị Minh Hằng, người tham gia nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực tại trại tạm giam của công an Đồng Tháp để phản đối việc bắt giữ, gia đình bà cho biết.
  • Mỹ tăng yểm trợ quân sự cho Ba Lan và các nước vùng Baltic (RFI) - Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ không phận các nước vùng Baltic. Qua quyết định này, Washington muốn đưa ra những bảo đảm về an ninh cho các đồng minh ĐôngÂu trong khối NATO, hiện đang rất lo ngại trước những hành động quân sự của Nga tại Ukraina.
  • Kim Jong Un lại ra tay hành quyết đợt mới ? (RFI) - Ba tháng sau khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra lệnh hành quyết một cách lạnh lùng và nhanh chóngông chú rể Jang Song Thaek, những ngày qua tại Hàn Quốc, lại rộ lên thông tin Kim Jong Un ra lệnh hành quyết 33 người liên quan đến hoạt động lật đổ chính quyền.
  • Phụ nữ đầu tiên điều hành một ngân hàng Nhật Bản (RFI) - Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, một phụ nữ được chỉ định để điều hành một chi nhánh của ngân hàng Nomura. Tốt nghiệp đại học nổi tiếng Waseda, năm 1989, bà Chie Shinpo 48 tuổi bắt đầu làm việc cho tập đoàn Nomura và từng bước đảm nhận các chức vụ lãnh đạo. 
  • Những người biến giấc mơ du học thành sự thật (RFA) - Tiếp tục bài kỳ trước về VEF, Quĩ giáo dục Việt Nam, mục Đời sống người việt khắp nơi kỳ này giới thiệu những bạn trẻ đã tốt nghiệp và về nước hoặc đang còn là nghiên cứu sinh ở Mỹ qua tài trợ của VEF.
  • Biển Đông, nhìn từ hai phía (VOA) - Nói chung, nhà cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị cho trận chiến trên Biển Đông rất kỹ lưỡng và chu đáo
  • Làm sống lại virus cổ đại (BaoMoi) - Các nhà khoa học Pháp đã làm sống lại một virus thuộc loại lớn từng sống cách đây khoảng 30.000 năm, nhưng không có hại đối với con người ngày nay.
  • Tội Nói Thật (RFA) - Với người Việt ta, ở tù không phải sự lạ. Thiên hạ gặp nhau thấy ngờ ngợ thì không hỏi quê quán, họ hàng mà hỏi: mình gặp nhau ở trại nào nhỉ?
  • Người dân Trung Quốc bất lực trước đại họa thực phẩm bẩn (RFI) - Nhật báo Le Figaro hôm nay quan tâm đến« Thực phẩm bẩn : Sự ngao ngán của người Trung Quốc». Từ sữa nhiễm mélamine, bắp cải có formol cho đến thịt có chứa thuốc trừ sâu, những xì-căng-đan thực phẩm liên tục nổ ra tại đất nước bịám ảnh bởi những hồi ức về nạn đói trước đây. Ngày nay người dâný thức được rằng thực phẩm bày bán và nạnô nhiễm đất nông nghiệp gây nguy hại cho sức khỏe của họ.
  • Các Tổng tham mưu trưởng ASEAN thúc đẩy COC (BaoMoi) - (GDVN) - Tướng Aung Hlaing cho biết: "Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình giữa hai nước hoặc giữa các bên liên quan đến tranh chấp
  • TQ sẽ bắt giữ tàu nước (RFA) - Lực lượng tuần duyên Trung Quốc theo quy định mới về đánh bắt hải sản của nước này hiện đang bắt giữ tàu nước ngoài trên cơ sở hằng tuần.
  • Báo chí Trung Quốc : Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (RFI) - Sau khi Bắc Kinh thông báo tăng ngân sách quốc phòng 12,2% trong năm 2014, Hoàn cầu Thời báo số đề ngày 06/03/2013 khẳng định Trung Quốc sẽ« không ngừng tăng ngân sách quốc phòng", với lý do là chi phí quân sự của nước này hiện còn thấp hơn so với« nhu cầu cơ bản» về quốc phòng.
  • Báo chí TQ trấn an việc tăng ngân sách quốc phòng (RFA) - Liên quan đến việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, giới truyền thông Nhật Bản nêu thắc mắc tại sao Bắc Kinh lại phải làm điều này, trong khi những bài bình luận được phổ biến trên báo chí ở Hoa Lục đưa ra lời trấn an, nói rằng chủ trương của Trung Quốc luôn luôn là bảo vệ ổn định và xây dựng hòa bình cho thế giới.
  • 'Mẹ tôi tuyệt thực từ ngày bị bắt' (BBC) - Chị Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng, nói mẹ mình đã tuyệt thực kể từ ngày bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ cách đây 24 ngày.
  • Ukraina : Crimée đề nghị được sáp nhập với Nga (RFI) - AFP dẫn nguồn tin của một nghị sĩ Crimée cho biết, hôm nay 06/03/2014, Quốc hội nước Cộng hoà tự trị này với thành phần đa số thân Nga, đã đề nghị Tổng thống Vladimir Putin cho sáp nhập nước cộng hoà tự trị của Ukraina này về với Nga. Đồng thời Quốc hội cũng thông báo tổ chức trưng cầu dâný vào ngày 16/3 tới để có quyết định cuối cùng.
  • Nga một mình chống lại phương Tây (RFI) - Ukraina vẫn tiếp tục là chủ đề chính của báo Pháp ra hôm nay. Hầu như không một nhật báo nào vắng bóng các bài viết liên quan đến những diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraina. Các nhật báo lớn le Monde, Le Figaro thậm chí dành nhiều trang báo đề cập đến đủ mọi góc cạnh của cuộc khủng hoảng Ukraina. Nhất là, hôm qua, tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên lên tiếng trước báo giới về quan điểm và hành động đối với Ukraina, theo đó lãnh đạo Nga tỏ rõ thái độ cứng rắn quyết tâm không lùi. Le Figarro chạy tựa :« Putin ra khỏi im lặng để biện minh mà không làm sáng rõ mục đích».
  • Nga - Hoa Kỳ chưa đạt đồng thuận về Ukraine (RFA) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho biết Matxcova và Washington vẫn chưa đạt được đồng thuận nào về tình hình Ukraine sau khi hai phía gặp nhau nói chuyện tại Rome, Italia.
  • Khủng hoảng Ukraine và Đế quốc Nga (RFA) - Diễn đàn bạn trẻ hôm nay thảo luận một sự kiện đang là thời sự lớn trên thế giới là tình hình Ukraine, với sự tham dự của bạn Ngọc Nhi từ Brisbane nước Úc, cùng với Nhật từ Đà Nẵng và Ngọc từ Vĩnh Long.
  • Ấn Độ công bố ngày tổng tuyển cử (BBC) - Cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ sẽ được tiến hành qua chín giai đoạn, kéo dài từ tháng Tư đến tháng Năm, Ủy ban Bầu cử nước này thông báo.
  • Venezuela cắt quan hệ với Panama (BBC) - Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cắt quan hệ ngoại giao với Panama sau khi nước này đòi thảo luận về khủng hoảng Venezuela tại Tổ chức các nước châu Mỹ.
  • Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy và vợ kiện cố vấn Buisson xâm phạm đời tư (RFI) - Sau vụ lộ các băng ghiâm củaông Patrick Buisson, nguyên là cố vấn cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, liên quan đến nhiều cuộc họp tại điện Elysée và các cuộc nói chuyện riêng của vợ chồng lãnh đạo Pháp,ông Sarkozy và vợ là ca sĩ Carla Bruni đệ đơn kiện theo thủ tục khẩn cấp, đòi cấm tiết lộ nội dung các cuộc băng ghiâm nói trên. Lý do : Các cuộc đối thoại đó là thuộc lĩnh vực đời tư của cựu lãnh đạo Pháp.
  • Bắc Kinh quan ngại sau vụ Bình Nhưỡng bắn rocket (RFI) - Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 06/03/2014 nhấn mạnh cần phải đặt an toàn của hành khách máy bay lên hàng đầu và cảnh cáo Bắc Triều Tiên về khả năng can thiệp trong trường hợp cần thiết. Tuyên bố trên được đưa ra hai ngày sau khi Bắc Triều Tiên bắn rocket từ cảng Wonsan hướng ra biển Nhật Bản. Hành động này nhằm trả đũa cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đang diễn ra.
  • Trung Quốc tăng cường mua vũ khí của Nga (BaoMoi) - (GenK.vn) - Do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, Trung Quốc hiện đang tăng cường đàm phán với Nga để mua các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất.
  • Trung Quốc lo ngại Hongkong rơi vào "bẫy dân chủ" (RFA) - Chủ tịch Quốc hội Nhân dân Trung Hoa, ông Trương Đức Giang hôm qua lên tiếng cho rằng nếu Hồng Kông du nhập cách thức bầu cử của nước ngoài thì sẽ đưa đến những “hậu quả tai hại”.
  • « Mất trộm tiền ảo » Bitcoin (RFI) - Mất trộm« tiền ảo» nhưng đe dọa phá sản và khủng hoảng tài chính của đồng Bitcoin là có thực. Đơn vị tiền ảo Bitcoin đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trộng nhất kể từ khi đi vào hoạt động cách nay bốn năm. Một« sự cố tin học» khiến 500 triệu đô la của MtGox, sàn giao dịch tiền ảo quan trọng nhất của thế giới, không cánh mà bay. Thân chủ của MtGox không hy vọng thu về được vốn.
  • Thủ tướng Pakistan họp với phe Taliban (VOA) - Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif hôm ngay gặp các đại diện của phe Taliban trong một nỗ lực nhằm tiến hành cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc nổi dậy
  • Philippines và Đài Loan đều dè chừng Trung Quốc (BaoMoi) - Theo hãng tin CNA (Đài Loan), ngày 6-3, trả lời trước Ủy ban Ngoại giao và Phòng vệ thuộc cơ quan lập pháp lãnh thổ Đài Loan, người đứng đầu cơ quan phòng vệ Nghiêm Minh nhận định Đài Loan có thể cầm cự ít nhất một tháng nếu bị Trung Quốc tấn công quy mô.

Chứng cứ "Rửa Tiền" ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Sau khi trang Dân Luận đăng liên tiếp 4 bài báo tố cáo tiêu cực ở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) với những số liệu cụ thể, chính xác đến từng dấu phẩy, thì hầu ban chuyên môn nào trong cơ quan cũng bị lãnh đạo LHHVN theo dõi, rình mò. Bất kỳ ai bên cạnh cũng có thể là người bẩm báo lãnh đạo khiến cán bộ ở đây không còn dám trao đổi trò chuyện, dù là những chuyện tào lao, bởi chỉ cần túm tụm dăm ba người với nhau là lập tức bị nghi ngờ rồi. Một chuyên viên IT của LHHVN, người mà Tổng thư ký Phạm Văn Tân mới đưa về, đang khẩn trương làm việc như “cớm”, anh này được lệnh theo dõi và đánh cắp dữ liệu máy tính của mọi người. Thậm chí có tin đồn là lãnh đạo LHHVN còn thuê

công an để nghe lén điện thoại của những cán bộ nghi vấn (nếu quả thật như vậy thì đây là một việc phạm pháp hình sự nghiêm trọng). Những số liệu của bài “Hé lộ vụ tham nhũng 9 tỷ đồng ở LHHVN” mà Dân Luận cho đăng đang làm “bè lũ bốn tên” lo cuống, nhất là ông Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, chủ tài khoản, người “ăn dầy” nhất. Đã có mấy tờ báo “lề phải” dựa theo số liệu được Dân Luận cung cấp đã đến tìm hiểu để viết bài, nhưng toàn thể lãnh đạo LHHVN trốn tránh trả lời, người nọ “đá bóng” cho người kia. Chúng tôi đã chứng kiến một phóng viên báo DT xin gặp ông Đặng Vũ Minh để hỏi về những sai phạm được nêu đích danh, ông Minh “ban chuyền” xuống ông Trần Việt Hùng là Phó Chủ tịch, ông Trần Việt Hùng lại “đá” xuống một ông Trưởng ban, ông Trưởng ban này cáo bận không tiếp phóng viên nọ. Được biết, có cán bộ bức xúc quá đã gửi đơn tố cáo sai phạm ở LHHVN lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hy vọng ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, (quan chức hiếm hoi mà dư luận gần đây khen là người tích cực, mạnh mẽ trong việc chống đầu tư dàn trải, không hiệu quả) sẽ sớm cho thanh tra để phanh phui những khuất tất ở cái cơ quan trí thức xôi thịt này.

Một hoạt động vô bổ của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng mạng hãy bảo vệ những cán bộ của LHHVN, nếu thấy va chạm giao thông, đâm chém do “nhầm lẫn”, có thể cả tạt axit, hay cháy, nổ… có thể hiểu là mafia ở LHHVN đã ra tay trừ khử kẻ bị nghi kỵ. Tiền lệ đã có, trước đại hội lần thứ VI của LHHVN, ông Phạm Văn Tân đã đe doạ những người chống đối ông ứng cử chức Tổng thư ký. Gần chục cán bộ Tạp chí Khoa học và Tổ quốc – Cơ quan ngôn luận của LHHVN đã bị mất việc, phòng bị niêm phong, không cho vào làm việc, không được trả tiền lương chỉ vì “dám” ngăn chặn sự sai phạm của người nhà ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch LHHVN. (Đánh đuổi tập thể cán bộ, phóng viên tạp chí Khoa học và Tổ quốc là hình thức lãnh đạo LHHVN dằn mặt toàn thể cơ quan, một lũ nhà báo mà họ còn đuổi được thì họ còn kiêng nể gì ai). Phòng của Tạp chí đã bị niêm phong 6 tháng nay, bất cứ cán bộ nào ra vào cơ quan cũng rùng mình khi nghĩ đến tương lai đen tối của mình một khi dám trái ý lãnh đạo.

“Bè lũ bốn tên” của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam kẻ nào cũng tham lam, tàn nhẫn như nhau, lần lượt chúng tôi sẽ đưa thông tin đến bạn đọc. Trong bài viết lần này, chúng tôi chỉ nói đến vai trò của Tổng thư ký Phạm Văn Tân, những vụ chia chác tiền, tham ô, tham nhũng do ông này đầu trò.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội, nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội đặc thù. Về hành chính, LHHVN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, thông qua Ban Tuyên giáo và Ban Tổ chức trung ương Đảng (đây là kẽ hở dễ lách các thủ tục chi tiêu, vì các ban Đảng thiếu chuyên môn nghiệp vụ tài chính nên dễ bị qua mặt).

Ngân sách chi hoạt động KH&CN của cả giới trí thức khoa học và công nghệ thông qua LHHVN không nhỏ chút nào. Số liệu công bố công khai cho thấy trong 6 năm qua, ngân sách cấp cho cơ quan này là 267 tỷ đồng (lấy tròn số), trung bình 44 tỷ/năm, với biên chế 29 người cho đến năm 2012, năm 2013 là 33 người. Trong đó ngân sách sự nghiệp KH&CN là 185 tỷ; hành chính sự nghiệp 30 tỷ. Mỗi năm ngân sách lại tăng thêm, không phải do họ làm được việc ích nước lợi dân mà vì độ “chịu chơi” “chịu chi” của các anh tài LHHVN. Ai hưởng? chắc chắn không phải các nhà khoa học với những công trình khoa học mang lợi ích quốc gia.

Công bằng mà nói, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng có giai đoạn huy hoàng khi người lãnh đạo là những nhà khoa học đầy tâm huyết như: Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Hà Học Trạc, Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng. Ngay khi Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng vừa mất, Phạm Văn Tân đã muốn tâu tóm tài chính, nhưng lại gặp “vật cản” là ông Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng ban Khoa học công nghệ, là người sắc sảo, có tài, một công thần của LHHVN ngăn chặn nên bọn chúng không làm gì được. Nhưng khi ông Nguyễn Mạnh Đôn vừa nghỉ hưu thì Phạm Văn Tân đã mau chóng kéo bè kết đảng, đưa người đồng hương vào các vị trí trọng yếu để thâu tóm quyền lực, ăn chia trắng trợn tiền Nhà nước.

Tiền ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ, đúng ra là cần chi cho các hoạt động hội chuyên ngành, các tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc LHHVN để phát triển nền KHCN nước nhà, giúp ích cho nền kinh tế quốc gia và đời sống nhân dân. Nhưng ngược lại, các đơn vị được số tiền rất nhỏ, nếu đề tài thì cắt nghiến 5%, với đơn vị KHCN trực thuộc thì bị thu 7,2 triệu tiền phí hoạt động/năm (LHHVN có 382 đơn vị KHCN trực thuộc). Với vị trí và quyền lực trong tay, ông Phạm Văn Tân và bộ sậu đã chia và rửa trót lọt hàng trăm tỷ đồng ngân sách thuộc các mục như sau:

1/ Chia cho Quỹ Hỗ Trợ Sáng Tạo Kỹ Thuật Việt Nam (Vifotec)

Vifotec khi mới thành lập là đơn vị sự nghiệp, tự chủ, tự hạch toán, trực thuộc LHHVN với chức năng thúc đẩy hoạt động thi đua sáng tạo KHKT. Sau khi VS. Vũ Tuyên Hoàng mất, dưới đầu óc thủ đoạn, bàn tay phù thuỷ của ông Tân cũng như lãnh đạo LHHVN, Quỹ đã biến tướng trao giải từ hội thi “Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc” 2 năm/lần, thành “Giải thưởng Vifotec”, hội thi tổ chức nhan nhản như nấm sau mưa để mua bán giải (nhờ vậy mà “nhà khoa học nhớn” Đặng Vũ Minh, trùm sò LHHVN suốt ngày được đi trao Bằng khen). Ông Tân mặc cả với ông Lê Duy Tiến - Giám đốc Quỹ Vifotec “nhường” chức này cho một người đồng hương Thái Bình của ông ta (người đồng hương này đã 60 tuổi, hết tuổi bổ nhiệm rồi nhưng họ vẫn phớt lờ mọi quy định của Nhà nước). Đổi lại, ông Tiến được đưa lên làm Trưởng ban Kế hoạch tài chính của LHHVN (tương đương Vụ trưởng). Điều cần lưu ý là ông Tiến là người ngoài biên chế, theo quy định thì không thể làm Trưởng ban ở một tổ chức chính trị xã hội (theo quy định bắt buộc phải là viên chức nhà nước). Chính do sự mặc cả này mà tiền ngân sách tăng ào ào rót về Vifotec: từ 2,3 tỷ năm 2008, lên 6,6 tỷ năm 2013 và 6,9 tỷ năm 2014 (ai mà chẳng hiểu lại quả ra sao với người vừa phê chuẩn, vừa quyết toán Phạm Văn Tân).

2/ Chi qua kênh “Tuyên truyền, phổ biến thông tin kiến thức KH&CN”

Mảng này, do ông Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch LHHVN nắm. Ông Mậu vốn là “cánh hẩu” của ông Tân nên được phân bổ hậu hĩ. Riêng mảng này mỗi năm chi vài tỷ đồng. Kết quả công việc cho ra cái “cổng thông tin điện tử” trị giá 9 tỷ, chưa sử dụng đã “liệt” như các bài trước đã viết. Biển thủ qua kênh này rất dễ tạo chứng từ, chẳng hiểu phổ biến kiến thức gì, cho ai, dân được gì, chẳng có tiêu chuẩn cân đo đong đếm, nhưng quan thì chắc chắn có lợi. Phân bổ ngân sách hàng năm cũng tăng chóng mặt.

3/ Chi cho “Hoạt động phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ”

Đố ai biết chi này là chi gì? Lại quả, hay hoạt động tầm nguyên tử nên không thể công khai? Chỉ biết mỗi năm quyết toán được từ 2-3 tỷ đồng trong tổng ngân sách KH&CN của LHHVN. Người trần mắt thịt thì không nhìn thấy công trình. Phối hợp gì để tiêu hàng tỷ đồng thì chỉ có Ban Nội chính hay Thanh tra Chính phủ vào cuộc tìm hiểu may ra mới rõ được.
Cũng có thể coi là nhỏ, không tách mục làm gì, đó là chi phí ngoại giao hàng năm của LHHVN theo báo cáo là trên 300 triệu đồng.

4/ Chi qua “hoạt động của Đoàn Chủ tịch”

Mỗi năm ông Phạm Văn Tân chi cho hoạt động này theo số liệu ghi là 3 tỷ đồng. Đoàn Chủ tịch là ai? Đúng là toàn những nhà khoa học, phần lớn hoặc về hưu, hoặc đang ở các tổ chức khác. Tôi nêu tên cụ thể:

1. Đặng Vũ Minh
2. Phạm Văn Tân
3. Trần Việt Hùng
4. Phan Tùng Mậu
5. Vũ Ngọc Hoàng
6. Nguyễn Văn Cư
7. Nguyễn Văn Đúng
8. Nguyễn Ngọc Giao
9. Chu Hảo
10. Lê Tuấn Hoa
11.Trần Ngọc Hùng
12. Nguyễn Đình Hương
13. Phan Thị Kim
14. Đỗ Nam
15. Nguyễn Hữu Ninh
16. Y Ghi Nie
17.Dương Trung Quốc
18. Phạm Bích San
19. Đặng Văn Thanh
20. Lê Xuân Thảo
21. Lê Đình Tiến
22. Lương Đức Trụ
23. Đỗ Thị Vân

Tổng số có 23 thành viên Đoàn Chủ tịch, một năm họp khoảng dăm lần, không hiểu chi gì hết 3 tỷ đồng? Tôi nêu tên cụ thể của từng vị trong Đoàn chủ tịch để các vị tự vấn lương tâm, cũng như các bạn đọc nào quen các vị này thì hỏi giúp, các vị chỉ họp rồi ra phán quyết, chỉ thị gì đấy cho LHHVN hoạt động, mà nó hoạt động hiệu quả ra sao thì cũng rõ rồi, vậy mà bổ chung đầu người mỗi người hơn 130 triệu một năm, giời ạ?

5/ Chi qua “Hợp tác quốc tế”

Gần 1 tỷ đồng ngân sách một năm để ông Phạm Văn Tân cùng bộ sậu đi công cán nước ngoài. Hợp tác ra sản phẩm gì, được gì cho đất nước thì chưa một ai ở LHHVN được biết. Có lần trong một cuộc họp báo cáo sau chuyến đi Mỹ, cán bộ ở LHHVN hỏi lãnh đạo đi Mỹ học được những gì, ông Tân trả lời thật “hồn nhiên”: Đi có 2 tuần, “cưỡi ngựa xem hoa” nên cũng chưa biết được gì nhiều. Hỡi ôi, tiêu mấy trăm triệu của Nhà nước cho một chuyến đi công tác mà “chả học được gì”. Hài hơn nữa, Ban hợp tác quốc tế được ông Tân trả ơn đã tạo điều kiện cho ông đi vui thú nước ngoài bằng hàng trăm triệu cho đề tài nghiên cứu khoa học có tên: “Nghiên cứu Luật Bảo hiểm xã hội”. Chắc kết quả nghiên cứu trên làm xong đem bán được cho nông dân quá?

6/ Chi qua “thuê mướn lao động”

Về mặt tổ chức, ai cũng hiểu cơ quan định biên người để tương ứng với khối lượng công việc. Nhà nước cho cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 29 biên chế, tăng thêm 5 người năm 2013. Một thời gian dài, không sử dụng hết biên chế, vì cũng có mấy việc đâu mà đòi hỏi nhiều người. Nhưng thời ông Tân thì không, nhận người vào là có tiền. Lương trả thì phù phép lấy từ các nguồn khác sang. Khi kiểm toán vào, dù đã trám kỹ vẫn bị yêu cầu xuất toán hơn 100 triệu. Hiện nay người lao động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là 63 người. Số người làm việc thì ít, số là “vườn trẻ” thì nhiều, và còn một số khác thừa ra đập vào. Muốn hả, đập dăm chục triệu ra để vào làm đi, khi nào chán thì ra, càng nhiều người bỏ càng hay, vì lại có chỗ trống để nhận người, ăn tiền. Đến trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ở 53 Nguyễn Du thì thấy, anh em thì quán xá, chị em thì mua sắm, số đang ngồi trong phòng làm việc có vẻ rất nghiêm túc hóa ra là đang chơi game!

Lời kết

Con số 44 tỷ/năm, hiệu quả công việc thế nào, tự bạn đọc đã rút ra được. Đây là con số biết nói. Đằng sau con số này sẽ còn sự biến tấu đảo tài khoản để dễ bề rút, sẽ được giới thiệu với bạn đọc sau.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đại diện cho hơn 1,2 triệu trí thức cả nước, với 74 hội ngành Trung ương, 60 LHH địa phương, 382 tổ chức KHCN sao lại để thảm hoạ thế này.

Nếu ai cũng im lặng vì lo sợ thì ai vì cái chung. Sự hưng vong của quốc gia là do mỗi con người góp vào, trong đó lực lượng trí thức phải là nòng cốt. Vậy mà ở LHHVN toàn trí thức cả, sao nỡ cướp cơm chim của dân thế, hỡi ôi!

Trực Ngôn
Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam
(Dân Luận)

Tàu cá Việt lại bị tàu lạ tấn công ở Hoàng Sa

Báo trong nước cho hay một tàu cá tỉnh Quảng Ngãi với 14 ngư dân bị Trung Quốc tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Ông Võ Văn Lựu trên tàu cá bị Trung Quốc tấn công
Báo An ninh Thủ đô nói đây là tàu cá số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

Tàu cá này về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng "mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng".

Được biết chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.

Vụ tấn công, theo báo An ninh Thủ đô, xảy ra khoảng 15h ngày 1/3.

Một tàu sắt của Trung Quốc với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá Việt Nam.

Ông Võ Văn Lựu cũng cáo buộc đã bị "đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích".

Ông được dẫn lời cho biết: "Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu".

Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người Trung Quốc, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không.

Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.

10 năm Vùng Cảnh sát biển 2

Trong khi đó, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vùng Cảnh sát biển 2 vào ngày thứ Tư 5/3.

Tại lễ kỷ niệm, Vùng Cảnh sát biển 2 thông báo trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ trên biển và xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.

Như vậy trung bình mỗi tháng có trên 10 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có nhiều tàu Trung Quốc.

Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định), có trụ sở tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Khu vực này được cho là tối quan trọng vì có các vùng biển Trung Quốc cũng nhận là của họ.

Năm 2013, trong chuyến thăm nơi này, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói "Vùng Cảnh sát biển 2 là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng... phải đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lên hàng đầu, trên cơ sở nhận thức đúng và đủ về chủ quyền lãnh thổ".

Nhân viên lực lượng cảnh sát biển cũng được khuyến cáo "kiên quyết bảo vệ ngư dân, tuyên truyền, vận động ngư dân bám ngư trường, không từ bỏ ngư trường, tích cực cứu hộ, cứu nạn và Tham gia giữ an toàn hàng hải, coi trọng công tác chống cướp biển".
(BBC)

Ai chịu trách nhiệm vụ sập cầu treo Chu Va 6?

Hiện trường vụ tai nạn sập cầu treo tại Lai Châu làm thiệt mạng 8 người hôm 24/02/2014.
Dư luận trong nước mấy ngày qua đang bức xúc vụ đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 - xã Sơn Bình - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 38 người bị thương trong đó có 20 người bị thương rất nặng. Đến nay cũng chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ này.

Công trình kém chất lượng

Nghe tường trình
Cầu treo Chu Va 6 là một trong những dự án do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng. Nhưng các thông số kỹ thuật và đơn vị thi công, giám sát đều do phía chính quyền Việt Nam tự tiến hành và giám định. Cầu được khởi công xây dựng vào tháng 8/2012 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2012, tính đến ngày cầu bị đứt dây treo thì được hơn một năm.

Mục sư Vàng Pao, người Hmong đang phụ trách tất cả các hội thánh, điểm nhóm cả phía Bắc kể cho chúng tôi biết chuyện xảy ra lại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường vào sáng khoảng 8h30 ngày 24/2/2014:




Nói về quá trọng tải thì tôi không đồng tình, tôi nghĩ là cái neo, cái chốt hay còn gọi là cái tăng đơ cần xem xét lại, nó chịu được lực đến hai tấn cơ mà, nhìn nó nhỏ như thế thì sao chịu đựng được.

-Một kỹ sư
“Có Anh phó chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Xã ở Sơn Bình, đi liên hoan về, uống rượu, sỉn rồi đâm vào một cái cột điện, thì bị tai nạn chết nên được mang về, Ông này là cán bộ chính quyền xã Sơn Bình, nhưng lại là tín đồ theo đạo Tin Lành, tín đồ của Bản Chu Va 6, thì mang Ông ấy về Bản để làm theo lễ tang của Tin Lành, sau khi Lễ tang xong thì sáng ngày 24 lúc 8 giờ sáng, người ta khiêng cái quan tài đi qua cái cây cầu, người ta đi trên đó tổng cộng là trên khoảng 43 người, đi đến giữa cầu thì bị đứt cái neo, cái neo chốt ở cái cáp quan.”

Sau khi tai nạn xảy ra được một tuần thì nhiều chuyên gia xây dựng cầu đường đã cho rằng công trình thi công quá ẩu, quá kém chất lượng dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Một Anh kỹ sư trẻ bên ngành xây dựng cầu đường đang làm việc tại Hà Nội rất bức xúc và không đồng tình khi đọc báo thấy lý do cây cầu treo bị đứt là do quá trọng tải, Anh cho chúng tôi biết việc thi công chắc chắn đã bị lỗi, từ cái cột trụ bên trong đến cái cáp treo:

“Nói về quá trọng tải thì tôi không đồng tình, tôi nghĩ là cái neo, cái chốt hay còn gọi là cái tăng đơ cần xem xét lại, nó chịu được lực đến hai tấn cơ mà, nhìn nó nhỏ như thế thì sao chịu đựng được.”

Ông Giàng A Chu đang cư ngụ tại xã Sơn Bình - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, nhà cách cây cầu treo gần 1 km cho chúng tôi biết chất lượng của các tăng đơ:

“Chúng tôi rất là bức xúc khi thấy cái neo đó đứt, thuôc một loại sắt và gang, nhưng loại gang giòn cho nên khi cái lương cầu nó kéo căng lên nó sẽ bị nứt và đứt, theo người dân chúng tôi thấy là như vậy, vì cái tăng đơ móc dây này không đồng bộ với cái dây cáp treo của cầu.”

Ông cho biết thêm về chất lương cái trụ của cây cầu treo và đã có báo cho trình quyền xã nhưng không ai tin lời của người dân Hmong nói:

Hiện trường vụ tai nạn sập cầu treo tại Lai Châu hôm 24/02/2014. AFP PHOTO.
“Cột thép bê tông của hai cái trụ cầu, đợt trước thi công người ta đúc không được chuẩn, không đủ kích cỡ nên người ta xây thêm một hàng gạch. Khi họ xây thêm một hàng gạch xung quanh trụ, Anh Em người ta nhìn thấy mà không dám nói gì, cho nên là bây giờ dân người ta mới bức xúc bảo là: Cái cầu này không phải là tăng đơ móc neo mà còn liên quan đến cả cái trụ cột bê tông, cán bộ xã họ không tin là người ta làm gạch trong đó, mới đố người Hmong, Anh Em mới đập ra và thấy trong trụ cột có hàng gạch.”

Theo báo điện tử Dân Trí vào sáng ngày 3/3/14, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình Ông Phong Vĩnh Cường khẳng định.

“Kích thước của trụ bê tông cầu treo và việc xây bằng gạch nung có nằm trong bản vẽ thiết kế hay không phải căn cứ theo hồ sơ xây dựng cây cầu. Rất có thể đơn vị thi công đã đúc cột trụ bê tông nhỏ hơn rồi cho xây gạch nung bao quanh cho đủ kích thước. Tuy nhiên kết luận chính thức phải chờ phía cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng điều tra, giải quyết vụ việc.”

Xem thường tính mạng người dân?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có công văn khẩn cấp đến cấp Tỉnh, chính quyền địa phương tìm hiểu nguyên nhân đứt dây cầu treo Cha Va 6 và tìm cách khắc phục hậu quả. Qua sự việc này chúng ta thấy đến nay cũng chưa có ai nhận phần trách nhiệm. Cách quản lí công trình từ Tỉnh – thành phố xuống địa phương còn quá lỏng lẻo, không ai kiểm soát. Nếu được chính quyền quản lý một cách chặt chẽ thì lúc xảy ra sự cố đã xác định được trách nhiệm thuộc về ai, nhưng hơn một tuần nay cũng chưa có cơ quan nào chính thức xin lỗi người dân, đứng ra nhận trách nhiêm. Quá bức xúc, Ông Giàng A Chu đã cho chúng tôi biết:




Bà con đang bức xúc nói là, tại sao làm cái cầu làm hơn 1 tỷ đồng mới sử dụng được có một năm mà đứt lại như thế, do cái nhà thiết kế thi công này là không tính đến cái mạng người.

-Ô. Giàng A Chu
“Bà con đang bức xúc nói là, tại sao làm cái cầu làm hơn 1 tỷ đồng mới sử dụng được có một năm mà đứt lại như thế, do cái nhà thiết kế thi công này là không tính đến cái mạng người, bây giờ Anh Em muốn làm một cái đơn trình lên ủy Ban Tỉnh và chính phủ xem xét mạng người như thế nào thì bắt buộc cái doanh nghiệp đó phải đến bù.”

Ông cũng cho biết chính quyền tỉnh Lai Châu và huyện Tam Đường có hỗ trợ cho những gia đình bị mất người thân nhưng đồng thời chính quyền cũng trách người dân ở nơi đây và họ đã không xin lỗi bất cứ ai:

“Nơi công trình thi công, doanh nghiệp thi công người chịu trách nhiệm về cái cầu thì người ta chưa đến tận nhà người dân để xin lỗi, chỉ có cái đoàn giao thông vận tải của Đinh La Thăng, họ chỉ đến xem cầu rồi về. Nhiều người cán bộ họ trách người dân, biển để là 1,5 tấn, Bà con do không hiểu đi đông quá, nên không có từ gì xin lỗi cả. Bên tỉnh thì hỗ trợ 5 triệu 3 trăm nghìn đồng cho một nhà cho thân nhân bị chết và bên huyện hỗ trợ cho một quan tài cho một người chết.”

Anh Kỹ Sư trẻ nói trên cho chúng tôi biết chính quyền địa phương nơi cây cầu xảy ra cũng phải chịu trách nhiệm:

“Cây cầu nào cũng có quá trình thử tải, cho dù người ta cấm biển 1,5 tấn thì người dân biết là bao nhiêu, phải cấm biển người qua mới hợp lý hơn, toàn người dân tộc không à, với lại thứ hai tôi nghĩ là bên tư vấn giám sát mỗi lần làm gì đó phải có biên bản kiểm tra chất lương, biên bản đầu vào đầu ra, thí nghiệm vật liệu thế nào đấy.”

Các chuyên gia kỹ sư xây dựng cầu đường tại Việt Nam chắc chắn rằng sẽ còn rất nhiều cây cầu tại các khu vực hẻo lánh kém chất lương và điều đáng tiếc sẽ còn xảy ra nữa, do đó cần phải có các đội công tác quản lí của chính quyền kiểm tra hướng dẫn, cảnh báo nguy hiểm… để người dân hiểu và có thể tránh được những tai nạn thương tâm. Điều đó có thể dễ dàng thấy điển hình qua các cây cầu nghìn tỷ tại Hà Nội và Thành phổ Hồ Chí Mình đang có nhiều dấu hiệu nứt dù mới xây dựng được một, hai năm.

Được biết Chủ đầu tư dự án Cầu treo Cha Va 6 là UBND huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai là Tư vấn thiết kế; Nhà thầu thi công là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa; Tư vấn giám sát là Ban QLDA huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai Châu.
An Nhiên,
thông tín viên RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét