Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Ngày 07/3/2014 - Dùng nhục hình muốn gì mà không được

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Hạo Kỳ - Dùng nhục hình muốn gì mà không được

Những ai đã từng xem phim cổ trang của Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng, khi xử án quan phủ thường cho dùng hình (tra tấn) đối với các nghi phạm, hình thức tra tấn rất đa dạng và khốc liệt, nếu người nào đó có tội thì cũng nhanh chóng nhận tội, còn những người không có tội cũng nhận vì không thể chịu đựng nổi phải nhận bừa cho xong, chính vì vậy nên có rất nhiều các vụ án oan.

Đó là chuyện của xã hội dưới chế độ phong kiến, còn dưới chế độ của chúng ta thì sao ?Một chế độ XHCN mà chúng ta luôn vỗ ngực xưng là “ưu việt” công bằng, dân chủ văn minh tại sao mới ở khâu điều tra lại dùng nhục hình, mướn cung dẫn đến nhiều vụ án oan như vậy?

Lấy ví dụ ở tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nơi có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can.



Theo tin báo chí ngày 13-5-2012, tại cơ quan Công an TP Tuy Hòa, trong quá trình xét hỏi nghi can Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về hành vi trộm cắp tài sản, năm công an nói trên đã đánh anh Kiều. Chiều cùng ngày, khi được đưa đến Công an tỉnh Phú Yên để làm việc thì anh Kiều choáng và chết trên đường đưa đi cấp cứu.

Tại Khánh Hòa, các cơ quan pháp luật ở huyện Vạn Ninh cũng đã khởi tố, bắt giam bị can Lê Minh Phát, nguyên công an viên xã Vạn Long, vì có hành vi truy bắt, đánh đập em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) tại trụ sở công an xã khiến em này tử vong ngày 31-12-2013. Trước đó, trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với Lang Thành Dũng, nguyên trung úy Công an TP Nha Trang, vì đã bắt nhầm hai ông Nguyễn Trường Vũ và Trương Chí Bình về trụ sở do nghi trộm cắp, rồi đánh đập đến mức ông Vũ phải đi cấp cứu. Cũng trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt hai nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang là trung úy Nguyễn Đình Quyết 9 tháng tù cho hưởng án treo, đại úy Trần Bá Tuấn mức cảnh cáo vì đã dùng nhục hình đối với bà Trần Thị Lan….

Báo pháp luật đưa tin Huỳnh Thế Anh (SN 1990, ngụ ấp 7, xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tường trình trong đơn tố cáo anh đã bị 4 công an huyện Đức Hoà dùng nhiều hành vi tra tấn, ép cung. Người đứng đơn cho rằng, trước tiên anh bị công an dùng tay đánh vào vùng đầu, hai bên má trong tình trạng bị khoá tay khống chế.

Tôi ngồi trên ghế, một tay bị còng vào chiếc xe máy. Rồi cứ thế mấy ảnh bạt tai, dùng cùi chỏ đánh vào ngực, lưng. Khi tỉnh dậy, tôi bị chích điện vào đầu ngón tay, ngón chân mấy lần nữa”, người này nói. Anh còn cho rằng bị dùng gậy cao su đánh liên tiếp vào hai đầu gối. Chưa hết, những người lấy lời khai còn dùng giày đạp vào chân, đập dập trái ớt rồi banh mắt chấm vào mắt nghi phạm?

Tôi đau quá chỉ biết kêu rên, gục đầu xuống bàn nhưng mấy anh đổ thừa rằng tôi say xỉn và tiếp tục đánh. Có anh công an vừa đánh vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”. Họ còn lấy ớt xát vào vùng bộ hạ của tôi nữa, nhục lắm anh ơi, đau mà không kêu được”, người tố cáo nói.

Đó là những vụ mới ở gai đoan hỏi cung, còn những vụ đã thành bản án thì sao? ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang được trả tự do sau 10 năm thi hành bản án chung thân về tội ‘giết người’. Ông Chấn, người được tòa tuyên bố vô tội sau khi thủ phạm thật sự ra đầu thú, nói ông buộc phải ‘nhận tội’ vì bị cán bộ điều tra tra tấn, ép cung. Rồi Vụ án Hàn Đức Long được bị kết án tử hình vì tội giết mà nạn nhân một mực kêu oan. Hàn Đức Long khai: Trong các lần đi cung, bị cáo đều bị đánh bằng các hung khí là gậy lim dài 70cm bản rộng bằng 3 ngón tay (thước thợ xây) và cờ lê, bật lửa (đốt râu) và bút bi (đập, bẻ ngón tay)… rồi vụ án vườn điều (Bình Thuận) Vụ án vườn mít (Bình Phước) các bị cáo điều khai trước toà là bị mướn cung, nhục hình nhưng khi ra toà thì điều bị bác bỏ. Các bản án dành cho họ luôn là dấu chấm hỏi, Liệu họ có bị oan hay không?

Khi bị tố là bị dùng nhục hình đối với nghi phạm thì cơ quan điều tra nói “bị cáo tố cơ quan điều tra bức cung, nhục hình là không có căn cứ”. Chỉ những trường hợp gây chết người, khi đó chứng cứ rõ ràng không thể chối cãi được thì họ mới bị đưa ra xét sử như các vụ ở Phú Yên, Khánh Hoà.

Pháp luật đã quy định, công dân được nhà nước bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Bộ luật Tố tụng hình sự nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng tại sao người biết luật mà vẫn phạm luật? Khi được tòa hỏi vì sao lại dùng nhục hình, ba nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang đều lấy lý do nôn nóng phá án và không kiềm chế được sự nóng giận khi các nghi can khai báo mâu thuẫn, lòng vòng!...
Hạo Kỳ
(Dân luận)

Phó Tổng Thanh tra CP lên tiếng về tài sản ‘khủng’

Về số tài sản “khủng” của mình mà dư luận đang xôn xao gần đây, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho rằng đó là chuyện của cơ quan (Thanh tra Chính phủ – PV) chứ không còn là của riêng cá nhân.
Trao đổi với báo Pháp luật Việt Nam, ông Ngô Văn Khánh cho biết, trong sự việc mà dư luận đang bàn tán trên, ông đã xin ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
“Sau đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đã cho ý kiến rằng: Đây không không phải chuyện của riêng cá nhân tôi nữa. Vì vậy, cơ quan Thanh tra Chính phủ nói riêng và cơ quan chức năng của nhà nước liên quan nói chung sẽ có trả lời chính thức về việc này”- ông Khánh cho biết thêm.
Ông Khánh hiện không muốn phát ngôn với tư cách cá nhân về việc này nữa. Theo đó, muốn tìm hiểu các thông tin liên quan, ông Khánh đề nghị các cơ quan báo chí đặt vấn đề với cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Qua trao đổi, ông Khánh không quên nhấn mạnh: Thanh tra Chính phủ là cơ quan cao nhất trong việc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo tuân thủ pháp luật về kê khai và công khai tài sản. Tức là, chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ là phòng chống tham những nói chung, trong đó có mảng nội dung kê khai thế nào, công khai thế nào và hiện đang hướng dẫn cả nước về việc này.
“Tôi nghĩ là đi vào trường hợp cụ thể thì có khi nó lại mang tính cá nhân. Vậy thì đối chiếu lại, soi rọi lại bảng kê khai tài sản của của tôi được người lên báo chí thì nó phù hợp hay không phù hợp và nên phải làm thế nào thì anh phải đặt vấn đề với Thanh tra Chính Phủ và đặc biệt là đồng chí Tổng Thanh tra” – ông Khánh trả lời.
Ông Khánh khẳng định mọi việc ông vẫn đang làm đúng theo quy định của pháp luật.
Được biết, trước khi được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai như sau:
Về bất động sản: Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2.
Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10-15 triệu đồng/m2 – PV).
Ngoài ra, ông Khánh còn là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Ximăng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7,18 tỷ đồng.
THEO PLVN

Hải Dương: Ai giúp người vay “tẩu tán” tài sản thế chấp tại BIDV

Được sự ủy quyền của em trai Phạm Văn Kháng, ông Kha tố cáo lãnh đạo Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương có “dấu hiệu câu kết để cùng lừa đảo” em trai mình.

Do hoảng sợ vì bị mất việc, một nhân viên ngân hàng đi vay tiền và “đập vào” khoản vay quá hạn của một khách hàng. Đáp lại lòng tốt của nhân viên ngân hàng, cặp vợ chồng “con nợ” đó nhanh chóng chạy đến Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Bắc Hải Dương để rút sổ đỏ và được lãnh đạo Ngân hàng này nhanh chóng ủng hộ.
Hậu quả, người nhân viên bỏ tiền cho vay “ăn quả đắng”. Vụ việc có dấu hiệu thông đồng để ăn chặn số tiền 1 tỷ đồng của nhân viên Phạm Văn Kháng.
 
Cú lừa ngoạn mục Trao đổi với phóng viên, Ông Phạm Minh Kha (sinh 1975), là giáo viên trường THPT Nam Sách, hiện trú: Số 148 Nguyễn Đăng Lành, thị trấn Nam Sách tố cáo: Được sự ủy quyền của em trai Phạm Văn Kháng, ông Kha tố cáo lãnh đạo Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương có “dấu hiệu câu kết để cùng lừa đảo” em trai mình.
Theo đó, vợ chồng Ông Nguyễn Quốc Tuấn và bà Nguyễn Thị Tiện trú tại số nhà 255 khu Hoàng Hanh, thị trấn Nam Sách đã ký hợp đồng vay số 559/2012 HDTDP2, ngày 21/07/2012 với ông Nguyễn Văn Công, Phó giám đốc Ngân hàng. Thời hạn 1 năm, tức ngày 21/07/2013 là hết hạn. Tài sản vay thế chấp là bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ngôi nhà 2 tầng đang ở, trong thửa đất trên. Tổng số tiền phải trả là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng).
Đến ngày trả tiền, ông Tuấn bà Tiện không có khả năng thanh toán, không đến ngân hàng. Trước tình hình đó, ngày 31/07/2013, Ban giám đốc ngân hàng triệu tập khách hàng đến làm việc tại phòng ông Công (Phó GĐ). Trong buổi làm việc ông Tuấn, bà Tiện trình bày do tình hình gia đình gặp khó khăn trong quá trình vay kinh doanh và khẩn thiết mong muốn ngân hàng gia hạn 6 tháng; ông Công giải thích quy trình cho vay của ngân hàng theo hợp tín dụng bắt buộc khách hàng phải tất toán (sau 01 năm ), sau một thời gian có thể tiếp tục cho vay. Nhưng trước tình hình trên ông Công đã nhất trí cho khách hàng làm thủ tục đáo hạn như các món vay khác.
Sau đó, Ông Công lại “ép” cấp dưới là Phạm Văn Kháng đã phải “lo đủ” số tiền 1 tỷ trên để nộp vào ngân hàng nhằm nộp vào xử lý nợ, sau đó với ngụ ý sau khi nộp vào sẽ được đáo hạn thì lại rút tiền về. Trước sự thúc ép của lãnh đạo, cùng với sự tin tưởng cấp trên, nhân viên ngân hàng Phạm Văn Kháng đã nhờ ông Phan Hữu Độ (hộ kinh doanh ô tô ở khu Nguyễn Thái Học, là anh em cùng quê) vay hộ số tiền trên để nộp cho hoàn thành công việc. Đến tận 17h 11 phút ngày 31/07/2013, ông Kháng đã nộp đủ giúp cho vợ chồng Tuấn – Tiện.
Sau đó, phòng giao dịch số 02 đã làm xong hồ sơ đáo hạn giao cho ông Kháng giao dịch tín dụng với khách hàng thì vợ chồng ông Tuấn bà Tiện trở mặt, tìm mọi lý do không đến ký hồ sơ ngày 01/08/2013 và các ngày tiếp theo. Bản thân bà Tiện đã nhắn 09 tin nhắn từ số máy 0975721468 (số máy của ông Tuấn có trong hồ sơ vay, hiện bà Tiện đang dùng) cho ông Kháng, các tin nhắn có nội dung bà Tiện không thuyết phục được chồng sang ký hồ sơ, bà đồng ý để ngân hàng làm thủ tục phát mại tài sản theo quy định pháp luật. Trước sự việc trên, ông Kháng đã có đơn đề nghị Lãnh đạo ngân hàng hủy giao dịch để trả lại tiền cho ông đã đi vay nhưng lãnh đạo ngân hàng đã họp không chấp nhận đề nghị.
Thông đồng nhau, tẩu tán tài sản?
Đứng trước nguy cơ mất tiền như vậy, ông Kháng liên tục yêu cầu lãnh đạo ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương hủy giao dịch, nhưng Ban Giám đốc phớt lờ. Quyết tâm quỵt tiền. Ngày 23/08/2013 vợ chồng Tuấn – Tiệm đã đến phòng Phó Giám đốc Nguyễn Văn Công yêu cầu trả tài sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Công hẹn ngày 27/08 trả tài sản cho gia đình Tuấn – Tiệm, thực tế vợ chồng này vẫn đang là con nợ và số tiền ứng vào đáo hạn là của anh nhân viên “quèn” đi vay gá vào. Cực chẳng đã, ông Phạm Văn Kháng đã phải làm đơn tố cáo hành vi “lừa đảo” của vợ chồng Tuấn – Tiệm ra Công an TX Chí Linh.
Trao đổi với PV, Luật sư kinh tế Hà Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) nhìn nhận: Theo quy trình cho đáo hạn thì khách hàng phải tất toán món vay vào 21/07/2013 mới cho làm hồ sơ đáo hạn. Thực tế, sự việc khách hàng để quá hạn 10 ngày là vi phạm hợp đồng vay chuyển sang nợ xấu. Như vậy việc ông Công đồng ý cho làm thủ tục đáo hạn vào ngày 01/08/2013 là vi phạm luật tín dụng ngân hàng, trốn tránh việc xử lý nợ xấu, đồng thời mục đích ban đầu trong việc thực hiện “ thủ đoạn xảo quyệt” dựa vào việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình.
Luật sư Thanh cũng nhìn nhận, Ngày 05/11/2013 ông Công gọi ông Tuấn bà Tiện sang phòng làm việc trả tài sản do ông trực tiếp quản lý, bất chấp đơn kiến nghị giữ tài sản của gia đình ông Kha, khi trả tài sản cũng không báo cho cán bộ tín dụng của món vay là ông Kháng biết, gây sốc cho nhiều người.
Rộng đường dư luận, Phóng viên đã có buổi làm việc với Phó giám đốc Ngân hàng BIDV Bắc Hải Dương. Ông Công thừa nhận có sự việc đó xảy ra, ông Công khẳng định lúc trả tài sản cho vợ chồng Tuấn – Tiệm đã có cuộc họp đầy đủ giữa Ban Giám đốc và nhân viên cho vay, cuộc họp có biên bản hẳn hoi. Tuy nhiên khi hỏi đến bằng chứng thì ông Công không đưa ra được. Sau đó, ông Công liên tục gọi điện thoại lên Giám đốc BIDV Bắc Hải Dương xin ý kiến chỉ đạo rồi nói lòng vòng, không thực tế.
Cực chẳng đó, anh Phạm Văn Kha (anh trai nạn nhân) đó làm đơn tố cáo Lãnh đạo BIDV Bắc Hải Dương lên các cấp trung ương. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Theo Báo Xây Dựng

Hé lộ khối tài sản trị giá hơn 6.700 tỷ của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát

Sở hữu rất nhiều công ty lớn với hàng loạt dự án khủng nhưng các thông tin về Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan khá ít ỏi.

Bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011 khi 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa tiến hành hợp nhất với nhau.
Mặc dù không xuất hiện chính thức nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng này. Rất nhiều thành viên ban lãnh đạo SCB hiện nay đã từng làm việc cho các công ty thành viên của Vạn Thịnh Phát.

VIPD Group – doanh nghiệp đã chi ra 470 triệu USD để mua lại trung tâm thương mại Vincom Center A – cũng được cho là có liên quan đến Vạn Thịnh Phát dù không có thông nào chính thức. Trụ sở của VIPD Group đặt tại cao ốc VTP Office Build số 8 Nguyễn Huệ, nơi đặt trụ sở của nhiều công ty khác trong hệ thống Vạn Thịnh Phát.
Cuối năm 2013, nhạc sĩ Thanh Bùi đã kết hôn với Trương Huệ Văn, cháu gái của bà Lan. Hôn lễ được tổ chức tại Saigon Times Square, dự án mới nhất đi vào vận hành của Vạn Thịnh Phát. Với chiều cao hơn 160m, đây là tòa nhà cao thứ 3 tại Tp.HCM.
Ngoài cao ốc trên, hệ thống Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt dự án bất động sản khác như Sherwood Residence, trung tâm dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát, Khách sạn Windsor – An Đông Plaza, Thuận Kiều Plaza, dự án Saigon Peninsula…
Van Thinh Phat (2)
Saigon Times Square vào ban đêm
Sở hữu rất nhiều công ty lớn với hàng loạt dự án khủng nhưng các thông tin về Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan khá ít ỏi. Bà Lan còn có tên gọi khác là Trương Muội, là một người gốc Hoa. Các thông tin về bà Lan chủ yếu là thành tích về các hoạt động của bà trong công tác xã hội. Năm 2011, bà Lan được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.
Theo giới thiệu trên website của Vạn Thịnh Phát, tập đoàn này được thành lập từ năm 1992 với lĩnh vực kinh doanh thương mại và nhà hàng, sau đó mở rộng sang lĩnh vực bất động sản. Theo tìm hiểu của CafeBiz, trong cơ cấu tổ chức của Vạn Thịnh Phát, thì có 2 pháp nhân mang tên “Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.
Công ty thứ nhất là Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Đây có thể coi là công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát.
Tại VTP Group Holdings, bà Lan sở hữu 80% cổ phần, tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng.
Trương Huệ Vân, vợ Thanh Bùi cùng bố của cô, ông Trương Chí Trung, sở hữu 500 tỷ đồng vốn góp, tương đương 8,33% cổ phần. Theo thông tin trên báo chí thì ông Trương Chí Trung là anh của bà Lan.
Công ty thứ hai là CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group. Đây chính là công ty có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng được đề cập trên website của Vạn Thịnh Phát.
VTP Group Holdings góp hơn 5.200 tỷ đồng vào công ty này và là cổ đông chính sở hữu 41% cổ phần.
Cá nhân bà Trương Mỹ Lan cũng góp 1.920 tỷ đồng, tương đương 15% cổ phần của VTP Group.
Van Thinh Phat (1)
Như vậy, chỉ riêng tại 2 công ty trên, bà Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường. Tất nhiên, đây chỉ là con số tính theo mệnh giá.
Không ít tập đoàn lớn có giá cổ phiếu dưới mệnh giá như Tập đoàn Tân Tạo, Quốc Cường Gia Lai… nhưng nếu định giá cao hơn mệnh giá, con số tài sản thực sẽ lớn hơn nhiều lần.
Hệ thống Vạn Thịnh Phát còn có 3 công ty liên quan nữa là CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam, CTCP Đầu tư An Đông và CTCP Tập đoàn Saigon Peninsula (tên cũ CTCP Đại Trường Sơn).
Đặc điểm chung của hệ thống Vạn Thịnh Phát là có vốn điều lệ đăng ký “siêu khủng”: VTP Groups Holdings: 6.000 tỷ đồng; VTP Group: 12.000 tỷ; An Đông: 9.000 tỷ; Saigon Peninsula: 12.000 tỷ.
Theo SaiGonTimes

Tiết lộ về Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (Tiếp)

Kỳ II: Những “âm mưu” còn dang dở!

Nếu ông Vũ Tiến Lộc mà thành công trong việc bỏ tiền chạy ở lại được chức Chủ tịch VCCI (nhiệm kỳ III) này thì chắc chắn sẽ có 2 bi kịch sẽ xảy ra, đó là: Lộc sẽ “thanh trừng” ngay những người dám chống đối lại mình trong suốt hai năm qua và sẽ bán nốt số tài sản bất động sản còn lại của VCCI để tư lợi cá nhân.
Mối thâm thù không thể quên
Có lẽ một tổ chức nho nhỏ như VCCI mà trong vài năm qua lại xảy ra quá nhiều chuyện “ầm ỉ” khiến cho các cơ quan thông tấn phải nhảy vào cuộc phanh phui và đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ “thanh tra đột xuất” VCCI đã khiến cho dư luận đặt nhiều câu hỏi và nghi ngờ về tổ chức này.
Chuyện ầm ỉ cũng xuất phát từ cá nhân của người đứng đầu VCCI Vũ Tiến Lộc.
Đầu tiên là chuyện bầu bán “lem nhem” chức Tổng Thư ký cho bà Phạm Thị Thu Hằng chỉ trong vòng 1 ngày; thứ hai là chuyện chi tiêu tài chính “mờ ám”; thứ ba là bổ nhiệm cán bộ không cần bằng cấp vào các vị trí quan trọng; thứ tư là trù dập cán bộ; thứ năm là mất dân chủ trong đảng… Những việc làm này của Vũ Tiến Lộc khiến cho cán bộ công nhân viên VCCI bức xúc. Báo chí vào cuộc, Bộ công an, các cơ quan Trung ương thanh tra kiểm tra…
Con đường quan lộ của Lộc vì thế bị lung lay dữ dội, chính vì lẽ đó Lộc luôn “thề độc” với phe cánh của mình trong VCCI như: Hoàng Quang Phòng, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Văn Hoán, Hồ Lan, Thuỳ Dương, Nguyễn Kim Hạnh, Phạm Thị Thu Hằng… rằng: “nếu tao mà làm chủ tịch 1 khoá nữa thì tao thề sẽ “thanh trừng” mấy kẻ dám phá tao”.
Do đó, trước đại hội VCCI khoá VI diễn ra vào thời gian tới đích thân Lộc đã soạn sẵn một chương trình, kế hoạch rất tỉ mỉ và hoàn hảo, đó là “sửa đổi” Điều lệ VCCI. Trong đó nhấn mạnh vào mục “sẽ luân chuyển cán bộ hàng năm”, vì đây là vấn đề nhạy cảm mà suốt 2 nhiệm kỳ qua Lộc chưa thể làm được trong việc trù dập nhiều người ở VCCI (VCCI chưa có điều lệ luân chuyển cán bộ) nên vài năm gần đây Lộc bị cấp dưới phản ứng rất quyết liệt và còn nhận lại những đòn phản công “chí mạng” dành cho những việc làm bẩn thỉu mà Lộc gây ra.
Nếu Lộc ở lại VCCI thêm nhiệm kỳ 3, cũng đồng nghĩa nhiều người sẽ phải đón nhận Lộc trả thù tàn bạo như thế nào? Chờ xem nhé!
Bán nốt số bất động sản còn lại
Nói về 2 nhiệm kỳ Chủ tịch VCCI của Lộc hơn 10 năm đã trôi qua, nhiều cán bộ lão thành – những người gây dựng cơ ngơi, uy tín, thương hiệu VCCI để cho Lộc thụ hưởng phải thở dài, than phiền và oán trách. Vì những hành động của Lộc không chỉ tàn bạo trong việc trù dập, đàn áp cán bộ công nhân viên mà còn “thẳng tay” bán tài sản cơ quan để lấy tiền đút túi.
vcci

Đó là việc Lộc đã biến tấu, hợp pháp hoá trong việc bán đi “mộ tổ”, đó là trụ sở VCCI đầu tiên với gần 1000m2, toạ lạc tại khu đất Vàng 33 phố Bà Triệu. Toàn bộ khu đất này Lộc đã bán với thời hạn lên đến 49 năm cho Cty Anphanam xây cao ốc. Số tiền từ việc bán “mộ tổ” này được khoảng 400 tỷ đồng và Lộc đã đút túi khoảng 50 tỷ. Cũng với chiêu bài 49 năm, mới đây Lộc đã ký và bán cho tư nhân khu đất rộng gần 2 nghìn m2 đằng sau toà nhà 9 tầng để xây dựng cao ốc 22 tầng. Theo thoả thuận của vụ làm ăn này, VCCI sẽ được sử dụng 3 tầng, 19 tầng còn lại thuộc doanh nghiệp. Với trò ma thuật này, một lần nữa Lộc lại kiếm chác ít nhất cũng được 30 tỷ đồng.
Vụ việc đình đám này hiện Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và sắp có kết luận chính thức về sai phạm của VCCI và của cá nhân Vũ Tiến Lộc. Dư luận đang rất chờ đợi về sự công tâm của Thanh tra Chính phủ về những phán quyết cuối cùng xem tội của ông Chủ tịch VCCI đến đâu?
Nhưng có lẽ đến thời điểm này, hàng trăm cán bộ công nhân viên VCCI đang còn tại vị cũng như những cán bộ đã về nghỉ hưu vẫn chưa thể biết và lường hết được những âm mưu, toan tính “ma quỷ” của ô Vũ Tiến Lộc sẽ thực hiện nếu đắc cử thêm nhiệm kỳ nữa, đó là: ô Lộc sẽ cho sửa lại toà nhà 9 tầng (cũ) và bán lại cho tư nhân 49 năm. Đồng thời Khu trung cư VCCI ở đường Thái Hà, quận Đống Đa cũng được Lộc âm mưu bán cho Công ty N&G (đứng đằng sau là Sơn mượt, Phú DoJi) làm Chủ đầu tư để cải tạo lại. Mục tiêu của Lộc là sẽ “bố thí” cho mỗi hộ gia đình khoảng 60m2/căn hộ, và hàng chục tầng có với diện tích sàn hàng chục nghìn m2 còn lại đương nhiên Lộc được chia vài căn hộ, mỗi căn rộng từ 100 -150m2, kèm theo đó là số tiền lót tay vài chục tỷ đồng như đã thoả thuận “ngầm”.
Từ sự bắt tay hợp tác và mang lại lợi nhuận đầy béo bỡ theo kiểu “ăn cướp” này, do đó chúng ta có thể hiểu được tại sao những đại gia như Sơn mượt, Phú DoJi, Bình hanel… những con người nổi tiếng là “ky bo” lại chịu bỏ rất nhiều tiền để chạy các cơ quan Trung ương cho Lộc ở lại Chủ tịch VCCI thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Bởi trong đầu các doanh nhân có số má, chai sạn này thì không bao giờ chịu bỏ tiền ra cho ai bao giờ, vì họ là dân buôn bán kinh doanh nên chỉ có thu chứ không có chi và chi cũng phải như thế nào. VCCI không phải là tổ chức công quyền mà chỉ là một Tổ chức Hội nghề nghiệp đặc thù (tổ chức phi chính phủ) và nghiễm nhiên ô Vũ Tiến Lộc không phải là quan chức để ký ra tiền nên không ai dại gì tốn công, hao của để lo lót tận tình đến như vậy.
Một quan chức Trung ương có thân quen với Vũ Tiến Lộc còn không ngần ngại cho biết, may mà thằng Lộc nó làm ở VCCI, chứ nếu nó mà làm Quan to thì còn xảy ra nhiều chuyện kinh thiên động địa khác. Có khi nó còn dám bán cả Khu Ba Đình luôn chứ chẳng chơi.
Còn nhiều chuyện đồng trời khác về Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và các thành phần phe cánh sẽ được cung cấp tới bạn đọc trong thời gian tới.
BẠN ĐỌC GỬI TTXVA

Hủy vụ “quan tài diễu phố” vì vi phạm tố tụng nghiêm trọng


HĐXX chấp nhận đề nghị của VKS, tuyên bố hủy bản án của TAND tỉnh Vĩnh Phúc, trả hồ sơ điều tra lại vì cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Cạnh đó, luật sư của người bị hại cho rằng của con rể Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc có dấu hiệu phạm tội không tố giác tội phạm và che dấu tội phạm.

Ngày 6.3, tại Phú Thọ, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án "quan tài diễu phố" từng gây chấn động dư luận tại địa phương này.

Tại phiên tòa, đại diện gia đình bị hại Nguyễn Tuấn Anh đề nghị HĐXX làm rõ vai trò của ông Trần Khánh Dũng (con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc) và đặt câu hỏi tại sao các bị cáo lại ở trong ngôi nhà của ông Dũng.
Chị Huyền yêu cầu làm rõ vai trò của con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc trong vụ án.

Đại diện VKS cho rằng, hồ sơ vụ án giết người xảy ra tại phường Hội Hợp (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có rất nhiều bút lục của điều tra viên đã bị tẩy xóa, sửa nội dung; nhiều biên bản liên quan đến vụ án không phải do điều tra viên lập; nhiều bút lục lấy lời khai nhân chứng và người liên quan không có chữ ký của điều tra viên.

8 bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm.

Cũng theo đại diện VKS, qua xem xét hồ sơ và các bút lục có thể thấy nhiều bản tự khai của bị cáo bị truy tố về tội giết người được chép ra từ biên bản lấy lời khai mà điều tra viên thực hiện.

Lời khai các bị cáo trùng lặp nhau biểu hiện của sự sao chép. Ngoài ra, mặc dù lời khai của các bị cáo bị truy tố về tội giết người có mâu thuẫn, nhưng không được cơ quan tố tụng tiến hành xác minh.

"Cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng về quy trình điều tra, tố tụng. Cần hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu”, đại diện VKS khẳng định. Luật sư của các bị cáo cũng đồng tình với đề nghị này của VKS

Bổ sung, luật sư Lê Thị Oanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia định bị hại cho rằng trong vụ án này, không chỉ cơ quan điều tra mà cả VKS và tòa án đều vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.


Luật sư Lê Thị Oanh đưa ra những sai phạm của các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm.

Cụ thể, theo luật sư Oanh, cơ quan điều tra đã có 11 sai phạm, VKS có 5 và Tòa án có 6 sai phạm dẫn tới việc điều tra, truy tố, xét xử không không khách quan. Ví dụ những sai phạm của VKS như: không phân công KS viên điều tra trong quá trình dẫn đến quá trình điều tra không có giá trị; VKS không có người kiểm tra trong việc khám nghiệm hiện trường nhưng lại có 3 bản khám nghiệm hiện trường có chữ ký của 3 KSV không được phân công; khi thực hiện việc khám nghiệm tử thi, không phải là KSV được phân công...

Các sai phạm của tòa án như định định sẵn nội dung điều tra, bỏ lọt tội phạm, giám định không khách quan, không đúng quy định, mẫu nghiệm nhiều hơn mẫu thu...

Theo luật sư Oanh, một số bút lục có dấu hiệu tẩy xóa, một số bản khám nghiệm hiện trường chỉ có bản ảnh mà không có sơ đồ; kết quả giám định không khách quan (mẫu gửi và mẫu thu không thống nhất; mẫu gửi đi nhiều gấp đôi mẫu thu). Chính vì thế, luật sư Oanh đặt câu hỏi: "không biết mẫu thu về có phải là của nạn nhân Tuấn Anh hay không?".

Cũng theo luật sư Oanh, việc cơ quan điều tra không dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra trong khi chứng cứ khác của vụ án chưa chắc chắn khiến việc điều tra không khách quan, đầy đủ.

Cạnh đó, luật sư Oanh cho rằng ông Trần Khánh Dũng, giám đốc công ty Linh Giang, con rể Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc có dấu hiệu phạm tội không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm.

Luật sư Oanh đề nghị, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, trả lại hồ sơ vụ án để điều tra lại từ đầu để làm sáng tỏ vụ án, không vì con ông cháu cha mà bỏ lọt tội phạm.

Kết luận, tòa cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có phản ứng của nhân dân thành phố Vĩnh Yên. Tòa đồng ý với một số điểm của VKS, luật sư đại diện cho bị hại và bị cáo. HĐXX thấy rằng các sai của các cấp nói trên là sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng. Vì lẽ đó, tòa tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm của TAND Tỉnh Vĩnh Phúc, trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Theo cáo trạng, khoảng 23h30 ngày 14.3.2013, anh Tuấn Anh và Nguyễn Duy Hiệp vào quán ăn đêm ở Quán Tiên. Tại đây, Tuấn Anh đã xảy ra xích mích với 6 thanh niên và bị cả nhóm đuổi đánh. 6 thanh niên này đều ở căn nhà 4 tầng - nơi con gái và con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng ở.
Khi bị truy đuổi, anh Tuấn Anh đã bỏ chạy ra ngã tư Quán Tiên, chạy vào bờ kênh bên phải của kênh 2A song song với tỉnh lộ 305 hướng đi huyện Yên Lạc. Chạy được 10m, anh Tuấn Anh bị các đối tượng đuổi kịp và đánh, đẩy anh xuống kênh nước dẫn đến chết ngạt.
Người chứng kiến sự việc là Nguyễn Duy Hiệp - em họ của nạn nhân đi cùng đã chứng kiến toàn bộ sự việc nhưng không báo cho gia đình nạn nhân cũng như cơ quan chức năng. Do đó, Hiệp cũng bị truy tố về tội không tố giác tội phạm. Một bị cáo khác bị truy tố về tội che giấu tội phạm. 6 bị cáo đánh chết anh Tuấn Anh bị truy tố về tội giết người.
Nam Phong
(Một thế giới)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét