Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Vàng, định luật Gresham và Đồng Việt Nam Bài viết đang trên trang Vietnamica, ngày 11 tháng Năm năm 2011, nguồn: http://www.vietnamica.

Vàng, định luật Gresham và Đồng Việt Nam

Bài viết đang trên trang Vietnamica, ngày 11 tháng Năm năm 2011, nguồn: http://www.vietnamica.net/gold-greshams-law-the-dong/

Vàng, định luật Gresham và Đồng (VNĐ)

Ngày 11 tháng Năm năm 2011(tác giả Ben Traynor, Bullion Vault, tái bản bpưởi Vietnamica.net) - Điều gì sẽ xảy ra nếu như người dân chủ động từ bỏ đồng tiền chính thức của mình?

Chính phủ các nước thường bị "ru ngủ" để quên đi điều này. Ngày nay, nó có nghĩa là các khoản nợ quốc gia và buông lỏng tiền tệ. Nhưng cách đây vài trăm năm, nó có nghĩa là làm giảm chất lượng đồng xu.

Các đồng bạc và vàng có thể bị cắt xén bớt, với một lương rất nhỏ kim loại bị bào mòn các cạnh khi đi qua bàn tay của Chính phủ - hoặc chúng có thể được đúc với hàm lượng kim loại quý thấp hơn so với giá trị nó mang. Điều này cho phép cơ quan tiền tệ sản xuất được nhiều tiền hơn trên cùng một lượng kim loại, làm tăng sức mạnh chi tiêu của chính phủ trên thị trường.

Kết quả là các đồng xu đó giá trị ghi trên bề mặt tuy bằng nhau nhưng chưa chắc đã chứa giá trị vật chất bên trong giống nhau. Và điều này thường dẫn đến một hiện tượng thú vị hơn. Khi mọi người biết được có 2 loại đồng xu "tốt" và "xấu" đang lưu thông, họ quay sang tiêu xài đồng xu "xấu" và tích trữ đồng xu "tốt". Rất nhanh sau đó, tất cả các đồng xu tốt biến mất vào trong các két tích trữ. Chỉ còn các đồng tiền "xấu" lưu thông.

Điều này được gọi là định luật Gresham, đặt theo tên của một nhà tài chính thế kỷ 16, Sir Thomas Gresham. Trong một dạng đơn giản nhất, định luật Greham được phát biểu như sau: "Tiền xấu hất cẳng tiền tốt" và đó không chỉ là câu chuyện lịch sử. Định luật Gresham vẫn sống và tồn tại tới ngày hôm nay, không đâu rõ ràng hơn ở Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam ngày nay sử dụng 3 loại tiền tệ khác nhau. Đó là đồng tiền chính thức: Việt Nam Đồng. Đó cũng là Đô la Mỹ, loại tiền mà người Việt quay sang tin tưởng nhiều hơn. Và cuối cùng là vàng.

Vàng là một câu chuyện lớn tại Việt Nam. Trung bình người Việt chi tiêu mỗi đồng Đô la kiếm được cho vàng nhiều hơn bất cứ đâu trên Trái đất. Tổng lượng vàng được mua lên đến 3.1% GDP trong năm trước.(Để dễ so sánh, số lượng vàng được mua cho mục đích cá nhân của Ấn Độ là 2.5% và Trung Quốc là 0.4%)

Tất cả nói lên rằng, dự kiến có 500 tấn vàng - hơn 24 tỷ USD trị giá - đang được cất trữ, theo tính toán của Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hội đồng kinh doanh Vàng Việt Nam. Nó được cất dưới đầu giường và chôn ngoài vườn. Nhưng vàng không chỉ là phương tiện tích trữ giá trị ở Việt Nam, nó còn là phương tiện trao đổi, nó giải thích vì sao, trong sinh hoạt hàng ngày, nó cũng có chức năng như một loại tiền tệ.

Ở Việt Nam, bạn có thể gửi vàng vào ngân hàng và hưởng lãi suất. Người dân trưng giá nhà bằng vàng và thanh toán với nhau bằng các lượng vàng miếng - mỗi miếng cân nặng xấp sỉ 1,2 ao-xơ tơ-rôi (troy ounce, đơn vị đo lường vàng ở Anh). Điều này trở nên có ý nghĩa khi bạn nhận ra Việt Nam là một xã hội phần lớn sử dụng tiền mặt. Một đơn vị bất động sản có thể có giá lên tới 4 tỷ Đồng, quả là một số lượng tiền giấy cần kiểm đếm.

Nhưng nếu như người dân Việt Nam thích sở hữu vàng thì ngân hàng nhà nước lại không nói như vậy. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị định và Thông tư có hiệu lực kết hợp, cho dù là giải pháp tình thế hay có chủ đích, đã làm suy yếu vai trò tiền tệ của vàng, như:

- Tháng Sáu-2008: Cấm nhập khẩu vàng (mặc dù nạn buôn lậu vẫn còn tiếp diễn);
- Tháng Ba - 2010: Đóng tất cả các sàn giao dịch vàng;
- Tháng Mười - 2010: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22, cấm các ngân hàng giao dich với nhà sản xuất và kinh doanh vàng miếng.
- Tháng Năm - 2011 - Ngân hàng Nhà nước cấm toàn bộ hoạt động cho vay vàng.

Nghị định mới nhất là một nỗ lực nhằm chấm dứt nghiệp vụ trả lãi suất cho vàng của các ngân hàng (có lẽ với hy vọng rằng người dân sẽ dùng tiền giấy thay cho vàng). Cho tới nay, các ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất cho việc gửi tiết kiệm bằng vàng vật chất. Họ bán đi các vàng này lấy tiền Đồng để cho khách hàng vay và rồi mua một lượng tương đương vàng đặt trước từ các ngân hàng vàng quốc tế.

Việc này vẫn có thể tạo ra lợi nhuận do lãi suất (cho vay) trong nước có xu hướng cao đủ để bù đắp chi phí mua bán kỳ hạn và lãi suất phải trả cho khách hàng gửi vàng. Về cơ bản, đó là carry trade (không biết dịch là gì :-D), mượn vàng (từ người gửi) với giá thấp, cho vay với giá cao.

Tuy nhiên, từ ngày 1 tháng Năm, các ngân hàng sẽ bị cấm không được thực hiện các hoạt động cho vay vàng và từ tháng Năm năm 2013 sẽ phải chấm dứt việc trả lãi cho các khoản gửi vàng.

Giải pháp muộn màng này có thể gây ra một cuộc tranh cãi lớn sau đó. Như bạn có thể dự đoán, với kênh cho vay bị khóa, sẽ không còn tiền trong đó nữa. Lãi suất vàng tiết kiệm tất nhiên đã giảm mạnh.

Vậy tại sao tất cả luật chơi lại thay đổi? Rõ ràng các cơ quan chức năng coi vàng như một "ảnh hưởng xấu", một nhân tố gây bất ổn trong một bức tranh kinh tế vốn đã lộn xộn.

Hãy xem xét các vấn đề nhức nhối sau của Việt nam:

#1. Thâm hụt thương mại lớn và ngày càng gia tăng - Thâm hụt thương mại năm 2010 vào khoảng 12% GDP, thậm chí còn tệ hơn, nó còn tăng thêm trong 4 tháng đầu năm.

#2. Lạm phát gia tăng - Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI lạm phát đã đạt con số khổng lồ 17.5% - dù cho chính sách thắt chặt tiền tệ đã được tung ra.

#3. Sự tụt giá của đồng tiền - Đồng Việt Nam đã mất giá sáu lần kể từ tháng Sáu năm 2008. Lần gần đây nhất là ngày 11 tháng Hai năm nay, nó tụt mất 8.5%.

Tất cả nghe có vẻ quen thuộc? Theo cách nhìn của Ngân hàng Nhà nước, xu hướng mua vàng của người dân Việt Nam làm cho vấn đề trở nên xấu đi. Nhập khẩu vàng làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại (nó không có đầu ra cho khai khoáng nội địa). Do đó, việc mua vàng làm suy yếu đồng nội tệ, đồng thời đẩy áp lực lên lạm phát. Việc sở hữu vàng (mà thực ra là cả USD) cũng làm suy yếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, do đó họ chỉ áp lãi suất trên Đồng Việt Nam.

Nhưng bạn không thể đổ lỗi một cách cứng nhắc cho người dân Việt Nam vì việc mua và tích trữ vàng. Không phải khi mà lãi suất cơ bản công bố ở mức 9%, cao hơn so với mức tiêu chuẩn ở phương Tây gần như 0%, mà còn tệ hơn khi bạn nhớ rằng lạm phát của Việt Nam đang tăng cao ở mức 17.5%.

Điều đó có nghĩa lãi suất thật của tiền Đồng là âm 8.5%. Thật là ma quái khi nó đúng bằng tỷ lệ mất giá gần đây nhất của tiền Đồng.

Về vấn đề này, việc sở hữu vàng là hậu quả trực tiếp của các điều kiện kinh tế. Cách duy nhất mà Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp cho người dân Việt Nam với một động lực cho việc gửi tiết kiệm tiền Đồng sẽ là tăng lãi suất danh nghĩa lên cao hơn mức lạm phát, và do đó cung cấp một mức lãi suất thực nhận hợp lý. Nhưng điều này có nghĩa là lãi suất ít nhất phải ở khoảng 20%. Việc này không chỉ làm cho nền kinh tế nội địa gặp khó khăn, nó gần như chắc chắn đẩy tiền Đồng lên, dẫn đến thâm hụt thương mại thậm chí còn tệ hơn.

Không khả thi, do đó, để trực tiếp thuyết phục mọi người tiếp tục giữ tiền giấy, nhà chức trách đã tung ra kế sách thay thế làm mất đi dần chức năng tiền tệ của vàng. Nhưng việc này rồi cũng sẽ không khả thi. Người dân vẫn sẽ ưu tiên tích trữ vàng vì tiền Đồng không đáp ứng được một tính năng cơ bản nhất của tiền tệ. Đó là bảo toàn giá trị.

Đó là lý do tại sao người dân Việt Nam vẫn tiếp tục tích trữ "tiền tốt" (là vàng) trong khi bỏ qua những thứ không tốt khác xung quang. Đúng như định luật Gresham đã chỉ ra.

Việt Nam đang bị kẹt trong vòng tròn lạm phát - mất giá. Người dân bình thường không tin tưởng vào tiền giấy và họ bán nó để lấy những thứ tốt hơn. Điều này làm giảm đi của nó với các loại tiền tệ khác. Nó cũng giảm giá trị so với các sản phẩm và dịch vụ, hình thành nên việc tăng CPI. Tất cả điều này khiến cho tiền Đồng trở nên kém phổ biến.

Có khi nào vòng tròn luẩn quẩn này tấn công đồng USD, bảng Anh, hay đồng EUR? Có thể nó đã bắt đầu. Giá vàng và bạc đã tăng mạnh trong một thập kỷ qua với tất cả các đồng tiền, đặc biệt là so với đồng Đô la trong năm 2011. Điều này cho chúng ta thấy, người phương Tây - cũng như người Việt Nam- đều muốn hoán đổi tiền giấy lấy tiền vàng.

Nếu đồng Đô la và các đồn tiền anh em của nó tiếp tục mất giá, sẽ có rất nhiều các nhà giữ tiền mặt khác xem xét chuyển sang giữ tiền vàng.

*Lưu ý: Bài viết này nhằm thông báo để bạn suy nghĩ, không phải khuyên bạn làm theo. Chính bạn là người quyết định nơi nào tốt nhất cho tiền của bạn, và bất kỳ quyết định nào của bạn cũng sẽ đặt tiền của bạn vào rủi ro. Thông tin hoặc dữ liệu trong bài viết có thể bị lạc hậu bởi các sự kiện nào đó, bạn phải kiểm tra lại nó và lựa chọn hành động dựa trên đó. Để biết thêm thông tin về vàng, vui lòng truy cập http://www.bullionvault.com/
===========

Về tác giả:Ben Traynor là biên tập viên của Gold News, trang phân tích và nghiên cứu đầu tư của nhà cung cấp dịch vụ vàng hàng đầu thế giới BullionVault, trước đây từng là biên tập viên của Fleet Street Letter. Tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Cambridge, Ben Traynor là một cây viết và biên tập viên chuyên nghiệp đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế tiền tệ. Email:twocents@bullionvault.com

Tuesday, May 10, 2011

Những thành phố ma ở Trung Hoa


Bài dịch từ trang dailymail của Anh, được đăng ngày 18 tháng Mười hai năm 2010, nguồn: http://www.dailymail.co.uk/news/article-1339536/Ghost-towns-China-Satellite-images-cities-lying-completely-deserted.html#ixzz1Lu0G6xAU

Những thành phố ma ở Trung Hoa: Những hình ảnh hãi hùng từ vệ tinh cho thấy các thành phố được cho là nơi an cư của hàng triệu hộ gia đình đang bị bỏ hoang.

Những hình ảnh vệ tinh này cho thấy các thành phố trải dài tới các vùng xa của Trung Hoa đã bị bỏ hoang hoàn toàn, chỉ vài năm sau khi chúng được xây dựng.

Các công trình xây dựng công cộng và không gian mở hoàn toàn không được sử dụng, ngoại trừ một số phương tiện của chính phủ hoạt động gần các văn phòng của chính quyền cộng sản.

Một số ước tính cho rằng số các căn hộ bỏ trống là khoảng 64 triệu, có tới khoảng 20 thành phố mới đang được xây dựng hàng năm trên các vùng đất trống rộng lớn trải dài khắp đất nước.

Các bức ảnh đã như minh chứng cho lời một cố vấn chính phủ Trung Hoa về vấn đề bong bóng bất động sản của quốc gia ngày một tệ hơn, với giá bất động sản ở các thành phố lớn tăng vượt quá giá trị thực đến 70%


Thành phố ma: Kangbashi đã được xây dựng để trở thành trung tâm đô thị của cộng đồng khai khoáng giàu có Ordos và là nơi định cư của hơn một triệu công nhân, nhưng những con đường của nó vắng vẻ 1 cách kỳ lạ và những ngôi nhà thì trống rỗng.

Thành phố Bayannao?er gần như trống rỗng, tự hào có một quảng trường thành phố xinh đẹp và một công tình xử lý nước do Worldbank tài trợ.

Trong số 35 thành phố được khảo sát, giá bất động sản tại 11 thành phố bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải đã vượt giá trị thực từ 30%-50%, tờ China Daily cho hay, trích dẫn từ Viện Khoa học Xã hội Trung Hoa.

Giá ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh miền đông nam Phúc Kiến, có mức bóng bóng bất động sản tồi tệ nhất, với giá nhà trung bình cao hơn 70% so với giá trị thực, theo một khảo sát được thực hiện trong tháng Chín.

Giá trung bình của 35 thành phố được khảo sát cao hơn 30% so với giá trị thực, báo cáo cho biết.

Giá bất động sản vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao chót vót mặc cho chính phủ áp dụng một loạt các biện pháp từ tháng Tư, bao gồm cả việc tăng mức đặt cọc lên đến 30% và yêu cầu các ngân hàng không cung cấp tín dụng cho việc mua căn nhà thứ 3.

Giá ở 70 thành phố lớn tăng 0.2% trong tháng Mười so với tháng trước và tăng 8.6% so với năm trước, số liệu chính thức cho thấy.
Việc tăng giá bắt đầu từ lần tăng 0.5% trong tháng Chín, lần tăng đầu tiên kể từ tháng Năm.


Trịnh Châu Mới, thành phố ma lớn nhất, hoàn chỉnh với toàn bộ các tòa nhà cùng các căn hộ hoàn toàn trống rỗng.
Bong bóng BĐS: Trịnh Châu Mới, các tòa nhà công cộng, công trình chức năng rộng lớn chưa từng được sử dụng.
Một nửa của thành phố Erenhot trống rỗng, nửa còn lại vẫn chưa hoàn thành
Và đây là Bangbashi, thành phố với sức chứa 300,000 dân - kia là 30,000 ngôi nhà

Các biện pháp kích thích khổng lồ được tung ra để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bơm một lượng lớn tiền ra thị trường, đây được cho là nguyên nhân chính đẩy giá bất động sản lên cao.

"Mục tiêu của chính phủ là không rõ ràng và các chính sách là không mạch lạc", Ni Pengfei, nghiên cứu viên cao cấp của CASS cho biết.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Time, đầu tư vào tài sản cố định tại các quốc gia châu Á chiếm hơn 90% tổng tăng trưởng, trong đó đầu tư vào bất động sản dân cư và bất động sản thương mại chiếm một phần tư số đó.

Các chính quyền địa phương trên toàn Trung Hoa đã và đang xây dựng các dự án bất động sản lớn, bao gồm Kangbashi ở Nội Mông và Trịnh Châu Mới, mặc cho chúng vẫn đang trống rống vì mức giá cao cũng như lợi nhuận đầu tư.

Kangbashi, được xây dựng mới chỉ 5 năm, được coi như trung tâm đô thị của thành phố Ordos, cửa ngõ vùng khai khoáng giàu có với khoảng 1,5 triệu dân.

Nó được lấp đầy các tòa cao ốc văn phòng, trung tâm hành chính, viện bảo tàng, nhà hát và trung tâm thể thao cũng như hàng ngàn căn nhà nhưng vẫn như bỏ hoang hoàn toàn.

Thành phố ma Dantu, bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ qua
Khu vực màu cam phía đông bắc Xinyang vẫn chưa được đưa vào sử dụng
Không 1 chiếc xe hơi nào ngoại trừ khoảng 100 chiếc đậu quanh khu vực văn phòng chính quyền
Các tòa nhà dân cư không 1 bóng người thành phố Trịnh Châu Mới,

Giá cả vẫn tiếp tục bay cao, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào bất đông sản càng thúc đẩy bong bóng bất động sản.

Sự khởi đầu của vụ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ việc vỡ bong bóng bất động sản tại Mỹ và các chuyên gia lo ngại rằng tình huống tương tự tại Trung Hoa có thể chứng minh thảm họa của cuộc chiến đang tiếp diễn của các nền kinh tế và các hệ thống ngân hàng.

Bắc Kinh vừa tung ra giải pháp làm nguội giá bất động sản đang tăng cao 1 cách vô lý nhưng những nguy cơ của việc đổ vỡ làm cho chiến dịch gần như không thể dễ dàng triển khai trong năm tới.

Sự bất mãn của công chúng dâng lên bởi giá bất động sản tăng cao ở các thành phố của Trung Hoa cùng các giải pháp, được tung ra trong tháng Tư, cũng như việc hạn chế cho vay đã làm tăng thêm khó khăn cho các nhà đầu tư, xây dựng đầu cơ đất đai và đẩy giá lên.

Wang Shi, Chủ tịch Vanke China - tập đoàn xây dựng bất động sản lớn nhất Trung Hoa cho biết:
"Các biện pháp thắt chặt sẽ không được nới lỏng trong năm tới. Nếu chúng ta kiểm soát được mức độ tăng giá trong một khoảng hợp lý, đó đã là một thành tích".

Hầu hết khu vực xung quanh thành phố Dantu, không một bóng xe hơi, không có dấu hiệu của cuộc sống
Một khách sạn khổng lồ bỏ hoang tọa lạc trong thành phố Erenhot
Thành phố này được xây dựng giữa hoang mạc: Erenhot, Xilin Gol, Nội Mông

Doanh số bất động sản của Vanke đã vượt mức 15 tỷ USD trong năm nay, nhưng ông Shi khẳng định, Trung Hoa sẽ không kết thúc tồi tệ hơn Dubai - nơi mà giá bong bóng bất động sản đã nổ tung trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông nói: "Nó có thể thành rất rất tệ nếu không có các can thiệp của chính phủ. Nếu bong bóng nổ, nước Nhật của quá khứ sẽ là Trung Hoa hiện tại"

Nhưng nhà đầu cơ Jim Chanos lại vừa đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng hơn, ông dự báo rằng nền kinh tế Trung Hoa sẽ làm nổ bong bóng bất động sản.

Ông cho rằng, một quốc gia đang "trên một guồng máy kinh tế dẫn xuống địa ngục" và quả bóng bất động sản của đất nước sẽ "gấp 1000 lần Dubai".

Trong những năm 1980, Tolyo đã chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của bất động sản và một sự đổ vỡ như là 1 hậu quả tất yếu. Thị trường bất động sản Hongkong cũng đã trải qua một hiện tượng tương tự vào năm 1990.

Khu phát triển trị giá 19 tỷ USD được bao phủ bởi các khối nhà bỏ hoang
Khu vực phát triển này thậm chí còn chưa được đặt tên

Friday, May 6, 2011

Không hiểu có chuyện gì mà 2 ngày hôm nay chú Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ gặp cả Thủ tướng lẫn Tổng bí thư. Gặp TT thì bàn chuyện hợp tác Quốc phòng, gặp TBT thì phàn nàn là mới gặp TT hôm qua, tiến độ xây nhà máy thép chậm quá, đề nghị TBT nói thêm vào để đẩy nhanh tiến độ. Thế là thế nào nhỉ? để Bộ trưởng TC nó ép như ép mía thế à?



Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee hôm nay trước khi bắt đầu chuyến quay về. Trong cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính cho rằng Việt Nam và Ấn Độ có một quan hệ văn hóa chính trị rất lâu đời, được ghi nhận từ thời cựu thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này được tiếp nối bởi cựu Thủ tướng Ấn Độ Indria Gandhi và cựu Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng. Ngài Bộ trưởng Tài chính thông báo rằng mối quan hệ chiến lược giữa 2 quốc gia được triển khai từ năm 2007 là một bước ngoặt trong việc cải thiện quan hệ song phương. Mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và hội tụ lợi ích giữa 2 bên bao gồm cả lĩnh lực Quốc phòng.

Ông Trọng thông báo rằng Việt Nam và Ấn Độ thắt chặt quan hệ bằng cách trao đổi các chuyến thăm ở cấp cao hơn và có rất nhiều cơ hội để cải thiện hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Ông cũng hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiên tiến với nền công nghiệp hiện đại trong năm 2020 đồng thời đề nghị Ấn Độ hỗ trợ để Việt Nam đáp ứng được những thách thức này.

Bộ trưởng Tài chính Shri Mukherjee nói rằng ông đã gặp Thủ tướng Việt Nam vào hôm qua và có đề nghị Thủ tướng xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng bao gồm cả dự án nhà máy thép tại Việt Nam được thành lập bởi tập đoàn Công nghiệp Tata. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết ông sẽ thảo luận với Thủ tướng tất cả các vấn đề tồn đọng để đưa ra giải pháp. Ông Trọng cũng được Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ mời sang thăm Ấn Độ trong thời gian tới nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.

Thursday, May 5, 2011

Ấn Độ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quan đội


Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết, Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội đặc biệt là Không quân và Hải quân.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, Mukherjee cho hay: "Ấn Độ cũng đã chuẩn bị để tăng cường hợp tác tình báo với Việt Nam". Ông gặp Thủ tướng Việt Nam vào ngày 4 tháng Năm. Mukherjee cho biết việc thiết lập mối quan hệ chiến lược giữa 2 đất nước hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự hội tụ lợi ích chung bao gồm lĩnh vực an ninh quốc phòng và các tiếp cận tương đồng nhau về các vấn đề toàn cầu cũng như trong khu vực.

Là hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động của Châu Á, nỗ lực của chúng tôi là bổ sung nội dung lớn hơn, thông qua các chương trình và dự án cụ thể cho quan hệ chiến lược giữa 2 nước" Ông bổ sung.

Năm 1994, cả 2 quốc gia đã ký kết Nghị định thư về hợp tác Quốc phòng. Qua nhiều năm, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Ấn đã trưởng thành vững mạnh thông qua các cuộc gặp giữa các phái đoàn quân đội, những chuyến viếng thăm tàu của Ấn Độ và các khóa đào tạo cán bộ Quốc phòng Việt Nam tại Ấn Độ. Cả hai nước cũng đã tổ chức hàng loạt các cuộc Đối thoại An ninh Việt -Ấn.

Ngày 18 tháng Mười Hai năm 2007, Đại tướng Phùng Quang Thanh trong bài phát biểu (với Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony) đưa ra nhiều đề xuất khác nhau bao gồm việc đào tạo cán bộ Quốc phòng Việt Nam, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn, mở rộng hợp tác đào tạo và phối hợp giữa công nghiệp quốc phòng giữa 2 nước. Ông cũng đề nghị gia tăng tần suất các chuyến thăm thiện chí của các tàu hải quân, ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng cũng như công nghệ điện tử và hỗ trợ công nghệ cho hải quân Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm ơn tới Ấn Độ vì đã cung cấp các khóa đào tạo cho sỹ quan quân đội trong nhiều lĩnh vực, ông nói "chúng đang mang lại kiến thức có giá trị và các kỹ năng cho công việc của họ". Cho đến nay, có tổng cộng 49 sỹ quan tham dự các khóa học khác nhau của Quân đội và Hải quân và 64 sỹ quan tham dự các khóa học tiếng Anh

Ngân hàng Banco Intesa (Ý) ký kết thương vụ tại Việt Nam


Ngày 5 tháng Năm năm 2011 - Banca Intesa SanPaolo, Ngân hàng bán lẻ có tổng tài sản lớn nhất nước Ý ngày thứ Tư vừa qua đã ký thỏa thuận đầu tiên với một ngân hàng của Việt Nam, Vietcombank, nhằm hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp đầu tư ở cả hai nước.

Theo thỏa thuận, Intesa sẽ hợp tác với VCB thông qua bộ phận ngân hàng đầu tư và bán buôn cung cấp dịch vụ ngân hàng và tư vấn cho các khách hàng muốn khởi tạo kinh doanh hoặc mở rộng doanh nghiệp tại Việt Nam. Tương tự như vậy, thỏa thuận cũng sẽ hỗ trợ các công ty Việt Nam muốn đầu tư vào Ý.

"Tâm điểm nỗ lực của chúng tôi tại một quốc gia như Việt Nam chắc chắn là không bình thường, một quốc gia với sức mạnh và sự năng động của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong khu vực này. Các doanh nghiệp Ý phải nắm bắt lấy cơ hội này và chúng tôi đang ở đây để thực hiện điều đó", Marcello Sala, Phó chủ tịch điều hành Intesa cho biết, ông cũng là người ký văn bản thỏa thuận tại Hà Nội với Phạm Quang Dzũng, phó tổng giám đốc của Vietcombank.

Hiện đã có nhiều công ty của Ý đầu tư vào Việt Nam, bao gồm Piaggio, nhà sản xuất xe máy tay ga, Ariston, nhà sản xuất.... Nhiều công ty khác như Iveco, nhà sản xuất xe tải, UniCredit một ngân hàng cũng đã có văn phòng đại diện.

Cuối tháng Tư, Generali, công ty bảo hiểm lớn nhất Italia, đã nhận được giấy phép hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ, nới rộng sự có mặt của công ty tại 8 nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo thống kê từ ICE, Phòng thương mại Italia, kim ngạch xuất khẩu từ Italia sang Việt Nam đạt giá trị 585 triệu EUR trong năm 2010. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 885 triệu EUR, trong đó tập trung vào các sản phẩm da giày và nông sản.

Intesa đã thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 nhưng chưa có giấy phép hoạt động. Từ khi tới Việt Nam, Intesa đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ thương mại và cơ sở hạ tầng, trong năm vừa qua Intesa cũng đã tham gia vào các hoạt động thị trường vốn liên quan đến VNPT và Petro Việt Nam.

Vietcombank là ngân hàng quốc doanh, nhà nước nắm 90% vốn và là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 3 tại Việt Nam. Trong tháng Tư, VCB công bố lợi nhuận Quý I là 1,34 ngàn tỷ đồng tăng 20% chủ yếu do các hoạt động ngoại hối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét