Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Tin thứ Tư, 04-04-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- André Menras – Hồ Cương Quyết: Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng   –   (Diễn Đàn).  – Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn). “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành động hải tặc’, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt – phải đứng mũi ‘xua đuổi’, ‘ngăn cản’ những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là ‘tàu lạ’.” Sói biển Mai Phụng Lưu. =>
- Phan Tất Thành: Thật may cho anh chàng AQ (BoxitVN). BTV: “Sói” phải ra biển để có người còn ở lại trong bờ mà khủng bố những người yêu nước: “Trong khi một chút bày tỏ lòng yêu nước thì bị chặn bắt, ngăn cấm, cứ như là những chị Nga, những ông Khang, ông Diện, ông Môn… đang buôn lậu – mà buôn lậu lòng yêu nước ư?” – Bắc Phong – Ngư dân lại khổ như thường lệ   –  (Dân Luận). “mấy năm đó như thường lệ/ lúc đầu nhà nước ta im bắng/ không dám phản đối nước cộng sản đàn anh/ phải gọi tàu Trung Quốc là tàu lạ/ đến khi bị dư luận lề trái chê cười/ hèn nhát không bảo vệ chủ quyền/ bảo vệ sinh mạng ngư dân/ Bộ Ngoại giao mới lên tiếng phản đối lấy lệ”. – HOÀNG SA-TRƯỜNG SA   –   (Sơn Thi Thư). - Cảnh sát biển cứu ngư dân ở Hoàng Sa (TN). - Kiều bào ở Mỹ ủng hộ quân dân huyện đảo Trường Sa (TTXVN).
- Trung Quốc khai trương tuyến du lịch Hải Nam – Yunsin quần đảo Sisha (Hoàng Sa) (NDNB/ Kichbu).  – “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với Mặt Trăng” – sử gia Hoa Thanh Tàu(Tin khó tin). – Bùi Văn Bồng: “ỔN THỎA” HAY KHÔNG LÀ DO CHÍNH TRUNG QUỐC!   –   (Người Lót Gạch).  – DUY TRÌ 2 TRIỀU ĐẠI LÊ, MẠC ĐỂ CHIA RẼ NHẰM LÀM SUY YẾU NƯỚC TA, MƯU ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC TỪ TRIỀU MINH ĐẾN THANH  –   (Văn chương +).
-  Đẩy mạnh hợp tác địa phương Việt Nam-Vân Nam. TTXVN chỉ mới đưa tin chủ tịch Sang tiếp tỉnh trưởng Vân Nam, còn báo Nhân dân lấy lại tin từ TTXVN thì có bổ sung thêm cả nội dung Phó TT Nhân tiếp nữa. Không biết còn có thêm bác lãnh đạo nào tiếp nữa đây? – Quách Gia – Trung Quốc: con rồng già đang thức giấc   –  (Dân Luận).
- Sự thiếu tin tưởng giữa Mỹ, Trung Quốc ngày càng tăng    –   (VOA). – Phỏng vấn Scott Harold, chuyên gia quốc phòng Mỹ: Hoa Kỳ – Asean trong tranh chấp Biển Đông   –   (BBC).
Hội nghị cấp cao ASEAN ra Tuyên bố chung Phnom Penh- Biển Đông: vấn đề “nóng” của nghị sự(TT). - ASEAN muốn giữ ‘đà’ giải quyết tranh chấp Biển Đông (VNN).    – Thượng đỉnh Asean 20 khai mạc tại Phnom Penh   –   (RFI).  - Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 ra Tuyên bố Phnom Penh (TTXVN). - ASEAN thông qua tuyên bố Phnom Penh (PLTP).  - Xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh (NLĐ). - ASEAN khẳng định tiến tới COC (TN).
- Không có biển Đông trong chương trình hội nghị ASEAN   –   (RFA). – Biển Đông lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN 20   –   (RFA). – VN có thể đề cập Biển Đông tại Asean   –   (BBC).  – Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN    –   (VOA).  – Nhiều tổ chức xã hội dân sự tẩy chay đối thoại với các lãnh đạo ASEAN   –   (RFI).  – Ông Lê Lương Minh sẽ là Tổng thư ký Asean   –   (BBC). – Manila muốn tổ chức ‘du lịch Trường Sa’   –   (BBC).
- VN – Campuchia vẫn vướng mắc biên giới   –   (BBC).  - Hội đàm thủ tướng hai nước Việt Nam và Singapore (TTXVN).
- Tự sướng hay tự trấn an? Việt Nam sắp mua radar mà Trung Quốc mơ ước (ĐV).
<= Đoàn Thanh tra tiến hành mở niêm phong máy móc tịch thu của gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn hôm 8.11.2011. Photo: TTXVA. – Gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị cưỡng chế   –   (RFA). “Ông Trần Minh Thái, trưởng đoàn thanh tra nói với tôi là: ‘tôi đồng ý với anh là chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Nhưng chúng tôi không trực tiếp áp dụng công ước quốc tế đó vào sinh hoạt của người dân’.” – Phản ứng tập thể của người dân   –   (RFA).
- Việt Nam: Cải tổ để ổn định kinh tế    –   (VOA).  – Kinh tế VN: ‘Cải cách để tồn tại’   –   (BBC).  – Mời xem lại bài đã điểm tối qua: Thủ tướng: “Sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước” (VnEconomy) và  Vietnam: Reform to Stabilize Economy (WSJ). Bài này TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal bằng hình thức viết, không phải nói trực tiếp (qua thông dịch).
- Hiến pháp như cái bàn thờ phải được tôn trọng (PLTP). - Lực lượng công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ(TTXVN/ VNE). - Cảnh sát liên bang Australia: Trao tặng 2 cán bộ cao cấp Bộ Công an Huân chương ưu tú (ANTĐ).
- “BỌN MÌNH KHI ĐƯƠNG CHỨC CŨNG MẦN ĂN NHƯ Ẻ” – (Faxuca).
Toàn văn thông cáo của UBND Hải Phòng (Cổng TTĐT Hải Phòng/Ba Sàm). Cho đến lúc này, 6h30’ sáng 4/4/2012, chưa thấy trang web của đảng bộ HP và của ủy  ban Tiên Lãng đăng nội dung này.  – Hải Phòng công bố kết luận tổng thể vụ cưỡng chế đầm tôm (Dân Trí). BTV: Có quá nhiều mâu thuẫn trong kết luận này, mời độc giả tham gia thảo luận để làm rõ thêm một số điểm mà UBND Hải Phòng đã nêu. - Hải Phòng kết luận tổng thể vụ cưỡng chế đầm tôm (VNN).  Mời xem lại: Hậu Tiên Lãng: Dân chủ thâm trầm  (TC Phía Trước)
- Vụ Tiên Lãng: sớm xét xử vụ phá nhà ông Vươn  (Tuổi Trẻ). – Hải Phòng vẫn chưa xử lý xong vụ Tiên Lãng (VNE). Nhưng cái tựa đã được đổi thành “Đã làm rõ hành vi của những người phá nhà ông Vươn”, mặc dù cái gọi là “đã làm rõ” vẫn chưa rõ là “AI?”. Vì công an đang giữ bí mật, hay vì phải nói vậy cho yên chuyện, để “câu giờ” trong lúc đang cố … “tìm”? Chỉ ngó sơ trong bản thông cáo báo chí, việc dùng từ ngữ đã thể hiện thái độ cầu thị của “tập đoàn” Hải Phòng này tới đâu. Đó là cùng 1 vụ án hình sự, cùng phải khởi tố, nhưng một bên được gọi là “vụ án ‘giết người…’ ”, còn bên kia lại là “việc phá dỡ nhà coi đầm…” chứ không phải là “vụ án phá hoại tài sản …” - Sớm kết luận điều tra, xét xử vụ phá nhà ông Vươn (TN).  – Làm rõ hành vi của những người phá nhà ông Vươn(VTC). –  Vụ Tiên Lãng: “Ông Vươn cũng có nhiều cái sai” sau khi báo chí bị nhắc nhở có những cái “sai” (Bee).
Ông Vươn được xin bảo lãnh tại ngoại (ĐV).  – Ông Vươn bị bác đơn xin bảo lãnh   –   (BBC).  – Phỏng vấn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng: Công an bác đơn bảo lãnh ông Vươn   –   (BBC).
- Nhà thơ Thanh Thảo: VVT HAY DVV PARIS – Võ Văn Thận hay  Đoàn Văn Vươn Paris   –   (Diễn Đàn).
-  Phòng, chống “diễn biến hòa bình”-Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động … cái gì ta? (QĐND).
- Làm giấy giả chiếm đất công, không bị xử lý! (PLTP).
- Bộ Giao thông Vận tải làm rõ vấn đề thu phí (VOV). - Bộ trưởng Thăng: “Tôi không ngại phiếu tín nhiệm cao hay thấp vì đề xuất thu phí” (DT). “Tôi làm mọi việc vì đại đa số người dân nên không ngại phiếu tín nhiệm cao hay thấp”. – Bộ trưởng Thăng: “Tôi làm, không sợ tín nhiệm cao hay thấp” (GDVN). – Bài trả lời phỏng vấn của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết rất hay, đã điểm hôm qua : ‘Ép dân không phải là cách phục vụ dân’ (VNE).
- Chi tiết các câu hỏi của các báo với BT Thăng:  Nộp phí để đi lại thuận lợi hơn? (TT). - Chuyên gia kinh tế – TS. Vũ Thành Tự Anh: Chính sách chưa tới nơi tới chốn (ANTĐ). - Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Đóng phí, người dân sẽ hưởng lợi” (PLTP).  - Bộ trưởng Thăng: 600.000 chủ ô tô có thể tự hào… (Bee). - Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi người đi ô tô (TN). - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Tôi chịu trách nhiệm việc đề xuất mức thu phí (SGGP). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Thu phí xe máy sau ô tô ít nhất 6 tháng’ (Zing). – Bộ trưởng Thăng: ‘Tôi đã làm phải quyết liệt’ (VNE).
- Nộp phí giao thông là thể hiện sự yêu nước, còn Petro Times liên tục đăng những bài bênh chằm chặp kiểu này là thể hiện sự yêu … nhau? Hề hề! Trước những thông tin sai lệch về các loại phí mới này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thừa nhận thông tin từ Bộ là chưa rõ ràng, chưa đầy đủ nên có hiểu chưa đúng trong dân.  Mới thấy hôm 1/4 tuyên bố “chưa thu trong năm nay”, tưởng láu cá tìm cách hạ nhiệt dư luận, hóa ra cũng không ráng được quá 2 ngày. - Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đóng phí là yêu nước (!?) (NLĐ).
- Phân làn giao thông ở Đà Nẵng – Ngành giao thông muốn gì?   –   (Hồ Trung Tú).”… cảm nghĩ của tôi là, đây thực sự như đứa trẻ không thuộc bài bị thầy cô gọi lên bảng, lảm nhảm lí nhí cho có mà không biết mình nói gì. Như đã nói trong bài ‘Ngành giao thông hãy trách mình trước’, tổ chức giao thông là một ngành khoa học cần phải học và cập nhật những kiến thức mới, nó không tùy tiện hoặc đoán mò, và nên giao cho những người thông minh…“.
- Đà Nẵng: “Người ngoài” cũng được dự tuyển lãnh đạo (PLTP).
Sông Tranh 2: Tiếp tục hạ mực nước để xử lý (VTC). - Xả nước ở thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Ngày 31-7, khắc phục xong sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). – Nông Viết Lù: Đập thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không? (BoxitVN).  – Tống Văn Công: Chịu trách nhiệm?   –   (viet-studies).
- Vụ xử Vinashin: Đệ của anh Ba nhận án   –   (Phan Thế Hải). “Bị kết án 20 năm, nhưng đồng chí Bình vẫn có thể hy vọng ra tù sau vài năm, bởi điều này đã có tiền lệ. Năm 1993, đồng chí Ngô Đình Quý, Tổng GĐ Liên hiệp đóng tàu Việt Nam, bị bắt vì tội tham ô, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước bị kết án 20 năm tù nhưng được tự do sau 5 năm”.  – Đồng tiền của dân không được quý trọng  (Dân Việt).
<- Mua rẻ bán đắt, doanh thu EVN tăng mạnh (24h).  – Doanh thu của EVN 2011 lên đến 100.000 tỷ đồng (Xã luận).  - “Mức tăng doanh thu “khủng” của EVN là hợp lý!” (DT).  - Báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm điểm ông Đào Văn Hưng (TN).
Truy tố 10 quan chức ‘ăn’ tiền dự án hợp tác nước ngoài (DT). - Truy tố nguyên giám đốc và 9 cán bộ Sở TN-MT Phú Yên (TN). - Tham ô, cựu giám đốc Sở Tài nguyên Phú Yên bị truy tố (VNE). - Hạn chế cơ hội tham nhũng bằng công nghệ thông tin (PLTP).
- 2.400 công nhân nhà máy “nữ đại gia nợ tiền cá” bơ vơ (VTC/ Tintuc.me). – Đại gia thuỷ sản Bình An tiếp tục khất nợ (VOV). – Công ty Bình An cho công nhân nghỉ không thời hạn (Tuổi Trẻ). – Ngành thủy sản miền Tây “thoi thóp” – Bài 3: Chết vì quá tham! (PLTP). Mời xem lại bài 1: Doanh nghiệp cạn vốn, thiếu nguyên liệu – Bài 2: Nông dân: “Không bán chịu nữa”.
Xô xát trong trụ sở Tổng cục Hải quan và nghi vấn kết luận giám định “ảo” (Công Lý).
Một bí thư-chủ tịch xã bị khởi tố về tội đánh bạc (PLTP). - Bị kỷ luật vì mang dầu gió vào phòng cho vợ người khác (SGGP).
- Muốn lượm cục đá cũng phải trình, xin!? (PLTP).
Hà Nội “mổ xẻ” những bất cập trong y tế và giáo dục (VTC).

- Phát hiện đại lý bán gạo giả ở Hà Nội (VEF). “Loại gạo này trông bề ngoài cũng giống như gạo thật, dài, to, màu trắng đục, nhưng khi vo gạo và nấu, không có mùi thơm mà chỉ có mùi ni long, không thể ăn được“. – Dân thủ đô hoảng hồn với gạo bốc mùi… nhựa (DT/ DV). – Kiểm tra đại lý bị nghi bán gạo giả (DT). Chắc “gạo lạ” này đến từ “nước lạ”?
- Hồ Bạch Thảo: Giặc khách: Ngô Côn   –   (Diễn Đàn).
- NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN BỊ BỨC TỬ TRONG MÙA XUÂN NĂM 1975   –   (Phạm Viết Đào). – NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TỔNG THỒNG NGUYỄN VĂN THIỆU Ở SÀI GÒN ( Phần 1 )   –   (Phạm Viết Đào). – Tịt Tuốt: T h ế (Hiệu Minh).
- Phát hiện mồ chôn tập thể của 23 bộ đội Việt Nam ở miền trung    –   (VOA).  – CHÙM THƠ TRẦN MẠNH HẢO (Nguyễn Tường Thụy). “tôi đến thắp nhang/ thương bốn nấm mồ hoang/ của hai mươi ba người lính hai bên chiến tuyến/ không được đưa vào nghĩa trang/  những kẻ thù xưa/ giờ ôm nhau ngủ/ thân xác xưa sao Việt cộng, Cộng hòa/ để xương lính trộn vào cốt lính”.
Nga sẽ tăng cường giúp Việt Nam về khoa học kỹ thuật (TTXVN/VOV). - Việt Nam- Nga tăng cường hợp tác về lập pháp (VOV).
- Nhật Bản hoãn quyết định khởi động lại các lò hạt nhân   –   (RFI).
Triều Tiên “phát triển tên lửa mới” (TN). – Bắc Triều Tiên không chịu hủy bỏ vụ phóng phi đạn    –   (VOA).   - Nhật Bản gia hạn cấm vận CHDCND Triều Tiên (SGGP).  – Nhật không cử quan sát viên đến Bắc Triều Tiên theo dõi phóng vệ tinh   –   (RFI). – Con đường gây hấn với thế giới   –   (Cu Làng Cát). – Triều Tiên có khoảng 10.000 chuyên gia về tên lửa (TTXVN).
- Một tổ chức nhân quyền yêu cầu LHQ điều tra các trại tù ở Bắc Triều Tiên   –   (RFI).  – Chương mở đầu tác phẩm hồi ký “Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục”: Tháng Chạp năm 1997 : Cái chết ở tuổi mười một   –   (Thụy My).
- Liên đoàn Quốc gia vì Dân Chủ Miến Điện giành 43 ghế tại Quốc hội   –   (RFI). – Phương Tây sẵn sàng hỗ trợ phe cải cách tại Miến Điện   –   (RFI).  – ASEAN thúc đẩy việc hủy bỏ các biện pháp chế tài Miến Điện    –   (VOA).  – Phương Tây cân nhắc làm gì với Miến Điện   –   (BBC).  – Miến Điện hy vọng vào một tương lai xán lạn (Spiegel/ Phan Ba). - Kỷ nguyên mới nào cho kinh tế Myanmar? (WSJ/BW/VEF). – Vai trò của bà Aung San Suu Kyi sau cuộc bầu cử   –   (RFA).
- Trung Quốc: Công an đàn áp biểu tình chống trưng thu đất đai tại Nội Mông   –   (RFI). “Từ Tân Cương cho đến Tây Tạng và Nội Mông, nơi nào Bắc Kinh cũng bị chống đối”.
- Ngải Vị Vị đặt webcam trong phòng ngủ công khai sinh hoạt cá nhân   –   (RFI).
- Dịch vụ nhắn tin tại TQ ‘được phục hồi’   –   (BBC).  – Tỷ phú thân cận với Bạc Hy Lai bị điều tra (VNE/ PLTP).  – Billionaire Linked to Toppled Chinese Official Is Said to Be Under Investigation(NYT).  – Nhờ Mao Mà Chết Vì Nước   –   (Dainamax).


TT Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông   –   (VOA). “Ông Aquino… đã lên tiếng trước những nguyên thủ quốc gia khác rằng khối này phải ‘duy trì một lập trường chung’ trong việc đối phó với Bắc Kinh”. - Biển Đông: ngoài nghị sự, song vẫn nóng (SGTT).
Kiều bào ở Mỹ ủng hộ quân dân huyện đảo Trường Sa (TTXVN). Tiếng là có phóng viên của chính TTXVN ngay tại Washington, lại ở thời buổi văn minh hiện đại này, vậy mà đưa tin không có được một bức hình, người ta tưởng tin … vịt.  - Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động ủng hộ Trường Sa (VOV).  - Mưa trên đảo nhỏ Trường Sa (ĐV).  - Lý Sơn: Chuẩn bị cho lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (LĐ).
CS biển Việt Nam ra Hoàng Sa cứu ngư dân   –   (Phair Zios). “Đây có lẽ là bản tin hiếm hoi nói về việc Cảnh sát Biển Việt Nam hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa. Một tin mừng!
- Vụ Đoàn Văn Vươn: Đã sáng rõ hay vẫn tù mù? (Quê Choa). “… từ việc gọi nhà anh Vươn là cái chòi bị thiên hạ phản ứng dữ dội, sau gọi là nhà chòi cũng bị phản ứng dữ dội, thông báo không dùng từ nhà chòi nữa và gọi đó là nhà coi đầm… Bỏ qua cách gọi ‘vụ án phá hoại tài sản’ để gọi nó là vụ án ‘phá dở nhà coi đầm’ là cả một sự khôn khéo được tính toán rất kĩ lưỡng để cứu đồng đội trong lúc lâm nguy. Chỉ có người mù mới không nhìn thấy điều đó”.
Vụ Tiên Lãng: Xin bảo lãnh cho ông Vươn cùng thân nhân tại ngoại (NLĐ).  - Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng Xin bảo lãnh cho ông Đoàn Văn Vươn (TP).  - Vụ cưỡng chế thu hồi đất: Người nhà các bị can xin bảo lĩnh cho các đối tượng trong vụ án (PL&XH). - Xin bảo lãnh tại ngoại cho anh em ông Đoàn Văn Vươn (DT).  - Vụ Tiên Lãng: Công bố kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng (DV).  - UBND thành phố Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng (QĐND).  - Vụ cưỡng chế thu hồi đất Hải Phòng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính Phủ (PL&XH).  - Vụ Tiên Lãng: Bị can cuối cùng được tiếp xúc Luật sư (Infonet).  - Đã làm rõ hành vi phá nhà ông Vươn (LĐ). - Những việc “cơ bản xong“ về vụ cưỡng chế thu đất ở Hải Phòng (PLVN).  - Vụ Đoàn Văn Vươn: Bí thư, chủ tịch xã Vinh Quang trở lại làm việc (GDVN).
- Dỗ con nít! “600.000 xe cá nhân sẽ tự hào được đóng góp phí” (TTXVN).   - Phí chồng phí và cứu cánh xe buýt? (TVN).  - Cú “bẻ lái” ngoạn mục của Bộ trưởng Thăng? (PL&XH). “… các “món” phí này thì sao? Có thu không? Thu bao nhiêu? Bao giờ thu? Xem chừng còn “ú tim” dài dài và đương nhiên là chỉ người dân phải “sống trong sợ hãi?” Như thế thì, tội lắm!”.  - Thu phí chỉ hiệu quả khi người dân vẫn “sống” được và phát triển… (DT).  - Không thu phí xe máy của người nghèo (DV).

KINH TẾ
- Chuẩn bị triển khai tổ hợp hóa dầu 4 tỷ USD (VnEconomy).
- Tái cấu trúc: Nhiều lãnh đạo ngân hàng “ra đi” ? (PLTP). - Ngân hàng nhỏ đã thoát cơn khủng hoảng? (VEF). - Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới (TN).  - “Hôn nhân” SHB – Habubank đã tiến hành đến đâu? (VnEconomy).
- Kinh tế còn ì ạch, lạm phát tháng 4 còn thấp (DT). - Đầu tàu kinh tế Việt Nam chạy đà chậm chạp (VEF). - TP.HCM: Kiểm soát giá cả, gỡ vốn vay cho DN (PLTP).
<- Đằng sau thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo (VnEconomy).
Mua lại chung cư ế: Massage hồi sức cho DN? (VEF).
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới (TN).
Bất ổn cổ phiếu “lội ngược dòng” (NLĐ).
Thị trường vàng tại châu Á vẫn “dậm chân tại chỗ” (TTXVN).
Doanh nghiệp cạnh tranh - nông dân hưởng lợi (TVN).
Hết DN đến đại lý làm giá gas (VEF).
- 14 cửa hàng xăng dầu bị rút giấy phép trong quý I  (TTXVN).
- Vinamilk có nhà máy sản xuất sữa do robot vận hành (TTXVN).
Thiếu liên kết – Điểm yếu của du lịch Việt Nam (VTV).
Doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác (TBKTSG).
- Samsung đầu tư 7 tỷ đôla vào TQ   –   (BBC).
- Ngân hàng BRICS một dự án khó hoàn tất    –   (RFI).
- Thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong khu vực đồng euro   –   (RFI).
- Tây Ban Nha dẫn đầu mức thất nghiệp tăng vọt trong khối EU   –   (VOA).
Fed nhiều khả năng không tăng thêm kích thích kinh tế (Gafin).



VĂN HÓA-THỂ THAO
Công bố kết quả xét giải thưởng Hồ Chí Minh (TT).  – DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC 2011 ĐÃ QUA HỘI ĐỒNG CẤP NHÀ NƯỚC (Nguyễn Trọng Tạo). - 13 cụm tác phẩm được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (TN). - Nhạc sĩ Phạm Tuyên chính thức được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (DT).
- Về thông tin mẫu tượng Thánh Gióng bằng thạch cao bị dỡ bỏ ở Sóc Sơn: Không thể “lập lờ” để gây nhiễu thông tin (HNM). Xem lại: – Phỏng vấn Giám đốc Sở Văn-Thể-Du Hà Nội Phạm Quang Long: Về thông tin bản gốc Tượng đài Thánh Gióng bị phá hủy: Không chuẩn xác, khiến dư luận hiểu lầm (HNM) và mời bình của BS “Trả lời nhăng nhít, càng gây nghi ngờ thêm”. -  Hà Nội: Kiểm tra bản gốc tượng đài Thánh Gióng bị phá (DT). - Phá hoại mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng (TN). - Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội nhầm lẫn ? (TN). - Vụ phá tượng Thánh Dóng: Phải làm rõ ai phá bản gốc (TP).
- Số hoá hơn 70.000 trang tài liệu Hán-Nôm quý hiếm (TTXVN).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 24)   –   (Nhật Tuấn).
- Trọng Khôi – Buồn thân phận “Kép” (VNCS).
- Vĩnh biệt nhà văn Đinh Công Diệp (Trần Nhương). =>
- Lời rao nghẹn ngào: 2000 đồng một tập thơ đây! (Lê Thiếu Nhơn).
- “DỊ NHÂN” VỚI KỲ CHIÊU ĐẠO VĂN DỄ DÀNG TÂNG BÓNG QUA ĐẦU CÁC THI THỦ Ở TẠP CHÍ THƠ – HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM !?  –   NGUYỄN NGỌC HƯNG CÓ “ĐẠO THƠ” HAY KHÔNG?  –   (Văn chương +).
- Giới thiệu sách: Anh yêu em và Em yêu anh, của nhiều tác giả: Men của cuộc đời (Trần Nhương). – 3 BÀI THƠ TÌNH TRONG TUYỂN TẬP THƠ “ANH YÊU EM” (Nguyễn Trọng Tạo).
- ĐỖ NGỌC YÊN: TẬP THƠ “HOAN CA” VÀ “NGÀY LINH HƯƠNG NỞ SÁNG” CHỈ CÓ MỘT SỐ BÀI ĐỌC ĐƯỢC, CÒN LẠI PHẦN LỚN CHỈ Ở MỨC TRUNG BÌNH   –   (Văn chương +).
- NHƯ BÌNH mười năm với những ẩn khuất (Lê Thiếu Nhơn).
Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế rất “chịu chơi” đối với văn nghệ (TT). - Đội phục vụ lý tưởng (TN).
- Guitarist Lê Thu: NGƯỜI “LẮNG NGHE VÀ CHẠM TỚI SỰ ÐỒNG CẢM CỦA KHÁN GIẢ” (NCTG).
- ĐÊM “NHẠC RƯỢU” ĐẦY VƠI NỖI NHỚ (Nguyễn Trọng Tạo). – Hội chứng phan cuồng: Hàng chục ngàn người đội mưa nghe nhạc thần tượng (Tin khó tin).
- Ô tô, biểu trưng quyền lực (Lê Thiếu Nhơn).
- Lý Lan: Nhà thơ nữ quyền  (Tia Sáng).
Vào thẳng chung kết Got Talent, cặp đôi nhí òa khóc vui sướng (DV).
Đêm thi thứ ba “Bước nhảy hoàn vũ” (TN).
Simple Plan tham gia MTV Exit Việt Nam (TT).
Về miền Tây ăn cá lóc chổng ngược (DV).
- 10 biệt thự siêu sang đắt nhất thế giới (PLTP).


- Thu nhập nghệ sĩ – kẻ khóc người cười: Kỳ 1: Choáng váng khoảng cách catsê;   – Kỳ 2: Đa năng như nghệ sĩ Việt;  Kỳ 3: Vua trên sân khấu, xe ôm ngoài đời (TT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 – Nặng gánh với khối thi và cụm thi (SGGP).
ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM thông báo xét tuyển thẳng (DT). - Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH Y dược TP.HCM (TN).
- Thất bại là chuyện thường trong toán học (Tia Sáng).
- Tiến sĩ trình độ… trẻ con (Dân Việt).
Công khai vì người học (TN).
Hà Nội: Sẽ xây nhiều trường học ở các khu đất ‘vàng’ (VTC).
Cách chức trưởng bộ môn “làm tiền” sinh viên (TT).
Thực hư chuyện ĐHSP Hà Nội bị “tố” thu tiền không có hóa đơn (GDVN).
<= Hà Anh có thành tích học tập ấn tượng tại ngôi trường danh tiếng Harvard. - Nữ sinh Việt đạt điểm xuất sắc tại ĐH Harvard (DT).
Một giáo sư được trả lương bao nhiêu? (NYT/VNN).
Khó đạt phổ cập mầm non (NLĐ).
- Trường mẫu giáo đóng cửa vì bệnh… tay chân miệng (GDVN).
Khoa học qua lăng kính trẻ thơ (TT).
Làm cơ bắp nhân tạo từ sợi tổng hợp (VTV).
Thử nghiệm thành công xe bay (TN).
- Chuyên gia cao cấp về tự kỷ của Mỹ đến VN (Tia Sáng).
- Nga lần đầu tiên giải mã ADN của thân cây cổ đại (TTXVN).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
3 tỉ đồng cho hoạt động công tác xã hội (TT).
- Hội Chữ Thập Ðỏ quảng bá chống dịch bệnh ở Việt Nam    –   (VOA).
Câu chuyện nghĩa tình ở quán cơm 2000 Cần Thơ (TT).
- Tiến tới hình sự hóa tội làm thuốc giả (Nature News).
- Chưa thống nhất giá, Keangnam vẫn phải cung cấp dịch vụ (TT).
- Đại gia bất động sản bị tố đánh con gái trật xương cổ (Dân Việt).
“Nữ đại gia hột xoàn” lãnh án tù chung thân (TN). - Tạo ‘hiện trường’ giả để lừa đảo hơn 131 tỷ đồng (VTC). - Nữ “tỉ phủ hột xoàn” lãnh án chung thân (NLĐ).
Bắt giam chủ doanh nghiệp địa ốc lừa bán căn hộ (TN).
Ra lệnh bắt 4 nghi can trong vụ ẩu đả lớn (TN). - Nhóm côn đồ hỗn chiến trên bờ đê bị bắt giữ (ĐV).
- 1 người Úc gốc Việt bị bắt vì buôn ma túy giấu trong 3 pho tượng đồng   –   (VOA).
Nổ mìn đào vàng, uy hiếp hệ thống thủy nông lớn nhất Phú Yên (PLTP).
- Bến Tre: Hai cụ 91 tuổi muốn được đăng kí kết hôn (TTXVN). Cụ bà là Bùi Thị Vinh. Ảnh: Hưng Thịnh. =>
- Nỗi đau dòng họ 4 đời bị bệnh mù lòa di truyền  (GDVN).
- Hình ảnh xuyên từ Tây sang Đông (Bắc) (Phạm Ngọc Tiến).
- Thực hư hang “quan tài bay” trên vách núi ở Sơn La (GDVN).
Vườn quốc gia Bù Gia Mập – Nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (SGGP).
- Nạn đói khiến các bà mẹ sinh con gái  (Nature News/ Tia Sáng).
Trung Quốc phá nhóm làm dầu ăn bẩn (TN).
Nhật Bản: Bão làm 98 người thương vong (TN). - Viễn cảnh siêu sóng thần ở Nhật Bản (TN).
- Ấn Độ: Bái phục trước tài thiện xạ của bà già 78 tuổi (PLTP).
- Sát thủ vụ xả súng trong trường học ở California là người gốc Triều Tiên   –   (RFI).  – Thủ phạm gốc Hàn tự thú sau vụ nổ súng giết chết 7 người ở California    –   (VOA).



QUỐC TẾ
- Nhóm tiền trạm Liên Hiệp Quốc sẽ tới Syria trong vòng 48 giờ   –   (VOA). – Chính quyền Syria cam kết ngưng bắn vào ngày 10/04    –   (RFI). - Syria chấp nhận thời hạn rút quân (TN). - Giao tranh tiếp diễn tại Syria (SGGP).
Tướng Iran đe dọa tấn công lãnh thổ Mỹ để trả đũa (TTXVN).
- Hội đồng Bảo an LHQ mở phiên họp đặc biệt về Mali   –   (VOA). - Pháp hối thúc Hội đồng Bảo an phản ứng về Mali (VOV/Reuters).
Libya: Nhiều thương vong do đụng độ tại miền Tây (TTXVN).
- Quân đội Thái phải đối mặt với hơn 3.000 chiến binh Hồi giáo ly khai   –   (RFI).
<= Cảnh sát Afghanistan canh gác trước cổng chính của một cơ sở quân sự ở Lashkar Gah, tỉnh Helmand, miền nam Afghanistan. Hình: AP.Phe chủ chiến Afghanistan đầu độc cảnh sát, tấn công chốt kiểm soát    –   (VOA).
- Phiến quân Colombia thả 10 con tin bị giam giữ từ hơn 1 thập niên qua    –   (VOA).
- Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Mỹ thảo luận về kinh tế, bạo động ma túy    –   (VOA).
- Ðảng Cộng hòa tổ chức bầu sơ bộ ở 2 bang và thủ đô Hoa Kỳ    –   (VOA).
Thảm sát trên sân trường đại học (TT).
Lái buôn vũ khí giá rẻ: Tiền nào của nấy (TN).
- Vụ scandal nghe lén điện thoại ở Anh: James Murdoch từ chức chủ tịch BskyB   –   (BBC).
- Trung Quốc : Ô nhiễm chì trở thành hiểm họa y tế công cộng   –   (RFI).


Nga cử 4 tàu chiến tập trận với Trung Quốc (NLĐ/RIA Novosti, Tân Hoa Xã).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/04/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 03/04/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/04/2012.

 

Twitter và vai trò đối với các cuộc cách mạng


Triệu Phong
-
Năm 2008, một sinh viên ngành báo chí trường đại học UC Berkeley, tên James Buck, sang Ai Cập với mục đích chứng kiến cuộc đấu tranh chống áp bức. Tại đây anh kết nối được với một mạng lưới thân hữu chặt chẽ nhưng thoạt đầu anh chỉ biết được sự kiện sau khi mọi sự đã qua. James ngạc nhiên nhận thấy trong cuộc phản kháng, dân chúng ở đây tập họp cũng như giải tán thật nhanh trước khi cảnh sát xuất hiện, nên có rất ít người bị bắt và gây tác động lớn đến nhiều nơi khác.
Nhờ đâu mà họ làm được như thế? Hỏi ra mới được nghe nói: “Chúng tôi ai cũng có điện thoại di động để gửi tin nhắn miễn phí qua Twitter.”
Thanh niên Ai Cập tụ tập ở quảng trường Tahrir ở Cairo vào tháng 2 năm 2011, mang chân dung những người bị thiệt mạng trong cuộc đàn áp. Dùng Twitter – một trang microblog chỉ cho dùng 140 chữ cái – và Facebook để kêu gọi nhau, thanh niên Ai Cập vùng lên lật đổ Tổng Thống Hosni Mubarak. (Hình: Marco Longari/AFP/Getty Images)
Giải cứu bằng Twitter, cách nửa vòng trái đất
Vào bấy giờ, Twitter chỉ mới thành lập được hơn một năm, ít ai nghe nói đến. Không những vậy nếu có biết, người ta cũng cho là xài nó chỉ thêm phí thì giờ.
Theo lời khuyên của bạn bè, James mở một trương mục của Twitter, nhờ vậy anh có thể nhận và gửi Tweet, tức một bản văn dài không quá 140 chữ cái, qua điện thoại di động tầm thường của mình. Hằng ngày James tường thuật diễn tiến từng chặng phiêu lưu về cho bạn bè ở Berkeley. Quan trọng hơn nữa, anh bắt đầu trao đổi Tweet với nhiều người tranh đấu ở nơi đây.
Ngày 10 Tháng Tư, James khăn gói đi Mahalla, một thành phố trung tâm của ngành dệt may, lớn bậc nhất vùng Trung Ðông, nằm trên lưu vực sông Nile. Lực lượng lao động ở đây có đến 27,000 công nhân và cuộc đấu tranh của họ đang đến hồi quyết liệt. Mahalla cũng là nơi mở màn cho cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập từ Tunisia đến Yemen sau này.
Vừa đến chưa được bao lâu, James và người bạn đồng hành bị lực lượng an ninh bắt. May thay họ không bị tịch thu điện thoại di động. Trước khi người tài xế ngồi vào xe chở họ về trụ sở, James có đủ thì giờ để gửi đi một lời nhắn ngắn nhất nhưng cũng là một cái Tweet lịch sử nhất từ khi kỹ thuật này được phát minh. Cái Tweet chỉ chuyển đi có một chữ: “Arrested,” tức bị bắt.
Blogger Hossam el-Hamalawy ở UC Berkeley thấy được Tweet của James. Anh lập tức phổ biến rộng rãi tin James bị bắt. Trong khi James đang bị thẩm vấn ở bộ chỉ huy cảnh sát, nỗi hiểm nguy của anh được loan truyền nhanh chóng qua Twitter và xa hơn nữa. Không mấy chốc, nhiều bạn bè khác của James ở Berkeley biết tin, rồi đến khoa trưởng, kế đó là Tòa Lãnh Sự Ai Cập. Vài giờ sau, James được thả, và lần này anh cũng gửi độc nhất một chữ trên Tweet: “Free,” có nghĩa là tự do hay được phóng thích.
Nhóm thành lập Twitter ở San Francisco lúc mới nghe tin về nỗi nhọc nhằn mà James phải chịu đựng kể cả vai trò của Twitter giúp gióng lên cho anh một tiếng vang quốc tế, để rồi đem lại tự do cho anh. Họ không ngờ Twitter có một hiệu năng lớn lao đến như vậy.
140 chữ cái làm nên dư luận
Twitter do Jack Dorsey, Biz Stone và Evan Williams thành lập vào Tháng Ba 2006. Twitter là một mạng truyền thông xã hội và dịch vụ microblog, tức tiểu nhật ký. Người sử dụng có thể đưa lên mạng cập nhật mới nhất của mình, giới hạn chỉ trong 140 ký tự. Người sử dụng có trang đặc trưng riêng, trên đó trình bày những cập nhật của mình. Twitter, vốn là một dịch vụ miễn phí, trở thành một công cụ cá nhân để diễn đạt, tiếp cận với các xu hướng về văn hóa, quan điểm và thông tin.
Twitter tiếp tục tăng trưởng trên khắp toàn cầu ở mức kỷ lục. Năm 2010, có khoảng 150,000 người ghi danh sử dụng và mỗi ngày có 65 triệu Tweet được truyền đi. Ðến Tháng Tám 2011 con số vượt quá 200 triệu với hơn 1 triệu người nối kết với Twitter. Cũng trong thời kỳ đó, số nhân viên làm việc cho Twitter cũng tăng từ 250 người lên đến trên 600.
Vì Twitter có thể dùng dễ dàng trên computer hoặc các dụng cụ điện tử di động như điện thoại di động, kể cả điện thoại thường không phải smartphone, và cũng vì nó chỉ cho phép gửi được một thông điệp ngắn từ 140 chữ cái trở xuống, nên Twitter trở thành công cụ thuận tiện nhất thế giới để số đông người có thể cùng chia sẻ dữ kiện ngay tức thời. Nhờ Twitter mà các công ty có thể dồn nỗ lực để tiếp xúc với khách hàng. Ðồng thời khách hàng chọn lựa công ty nào mình ưa chuộng để nhận thông báo trực tiếp.
Nhiều nhà bình luận trên thế giới cho cuộc cách mạng Ả Rập năm 2011 là cuộc cách mạng của Internet, hay cụ thể hơn, của mạng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook và YouTube. Nhờ chúng mà những người dân vô danh bình thường, không đảng phái, không người lãnh đạo nhưng lật đổ được các chế độ độc tài, thực hiện được cuộc cách mạng “Hoa Lài” ở Trung Ðông lẫn Bắc Phi, vang lừng khắp thế giới.

Hàng chữ “twitter” được xịt lên cửa một tiệm ở quảng trường Tahrir sau khi
chính quyền Ai Cập cắt Internet hồi tháng 2 năm 2011.
(Hình: Peter Macdiarmid/Getty Images)
Dân Tunisia, người Ai Cập, đồng loạt kéo ra đường, hợp sức phản kháng chống đàn áp nhờ có Twitter và Facebook. Toàn thể Trung Ðông lẫn Bắc Phi tuồng như theo lời kêu gọi trên Internet để nổi dậy chống bạo quyền, thực hiện cuộc “Cách Mạng Hoa Lài.” Tuy nhiên nhiều giới chuyên môn vẫn bác bỏ vai trò của mạng truyền thông xã hội đối với cuộc cách mạng. Theo họ, kỹ thuật không làm nên cuộc cách mạng mà yếu tố quan trọng chính là ý chí của quần chúng. Ðể gây nên cuộc nổi dậy trước hết cần phải có một thời gian lâu cả hằng mấy thập niên mới đủ để nung nấu, làm sôi sục sự bất mãn.
Vào thời gian có cuộc nổi dậy ở Tunisia, Ben Wedeman phóng viên của CNN có mặt trên đất nước này, gửi về Hoa Kỳ một Tweet trả lời thắc mắc, rằng những gì xảy ra ở Tunisia có phải là một cuộc cách mạng Twitter không. Nội dung nói: “Không một ai ở Tunis tôi nói chuyện hôm nay đá động gì đến Twitter, Facebook hay WikiLeaks gì cả. Tất cả đều do ở tình trạng thất nghiệp, tham nhũng thối nát, và áp bức bất công.” Dan Murphy làm việc cho Christian Science Monitor gửi về tòa báo mình nội dung như sau: “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisia được thúc đẩy bằng máu thịt và tình trạng tồi tệ; không phải nhờ WikiLeaks ‘tiết lộ’ cho dân Tunisia biết rõ bộ mặt thật của một chính quyền mà họ từng chung sống suốt trọn đời.”
Mạng xã hội giúp chuyển tin tức
Tuy nhiên không thể phủ nhận mạng truyền thông xã hội đã góp phần làm dấy nên làn sóng cách mạng bằng sự sinh động và dễ dàng của nó. Trên thực tế Twitter là một hệ thống phân phối tin tức không khác gì điện thoại hay email hoặc gửi tin nhắn, ngoại trừ tính tức thời (real-time) và khả năng phân bố hằng loạt của nó. Nói rõ hơn, một thông điệp do một blogger đưa lên có thể được lập lại đến hằng ngàn lần, đồng thời gửi đi khắp thế giới chỉ trong một nháy mắt. Tiềm năng của Twitter là ở chỗ đó. Vì đối với tin tức, nếu được lan truyền đi càng nhanh, động năng do nó tạo nên càng lớn.
Khác với biến cố ở Ba Lan vào năm 1989 được xem là cuộc cách mạng của điện thoại. Thực tế của truyền thông hiện nay là, Twitter và Facebook cùng các công cụ truyền thông xã hội khác có thể hết sức hữu dụng trong việc loan truyền tin tức về những cuộc cách mạng, vì chúng mang đến tiếng nói cho mọi người, theo ý kiến của nhà sáng lập mạng Twitter, Evan Williams, đồng thời có thể giúp họ khai triển và đạt đến một hiệu ứng nào đó. Twitter là một phương tiện tuyệt vời giúp truyền đi một thông điệp, giúp thúc đẩy truyền thông dòng chính chú ý đến để góp tay quảng bá rộng hơn, và để nối kết các nhà tranh đấu với Tây phương ở tốc độ cấp số nhân. Truyền thông xã hội không chỉ là công cụ để giao tiếp và phối hợp hành động, mà còn là một công cụ để thu hút được sự ủng hộ ở khắp nơi chỉ trong một thời gian ngắn.
Dân Tunisia dùng Twitter để tiếp tế, để báo động địa điểm nơi có các xạ thủ bắn sẻ đang mai phục, để kêu gọi hiến tặng máu, và tập hợp các cuộc phản kháng. Phải chăng điều này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong việc sử dụng Twitter, khi người ta dùng nó để tránh nơi hiểm nguy và cứu được sinh mạng trong những tình huống hỗn loạn.
Như trong cuộc Cách Mạng Xanh ở Iran, chức năng chính của truyền thông xã hội là giúp luồn lách khỏi sự siết chặt, chận không để dòng thông tin tuôn chảy của chính quyền. Truyền thông xã hội, cùng SMS và với lối truyền miệng theo truyền thống, cũng từng là phương tiện quan trọng giúp kết hợp những cuộc phản kháng của quần chúng, vốn chưa có ai lãnh đạo. Không có đảng chính trị hay một nhân vật độc nhất nào đứng đằng sau các cuộc xuống đường, vốn kéo dài cả tháng trời rồi thế giới mới bắt đầu chú ý đến.
Phải chăng như vậy có nghĩa là thế giới sẽ được nhìn thấy có thêm nhiều cuộc cách mạng khác nữa, hay chỉ đơn thuần cách mạng có thể xảy ra nhanh hơn, hoặc được loan báo có hiệu quả hơn. Hãy chờ xem.
–––––––-
Liên lạc tác giả: trieu.phong@nguoi-viet.com
Theo: Người Việt.

 

Đôi điều thưa thốt về phong bì và y đức



Dr. Nikonian

Hơn một lần, với tư cách bệnh nhân hay người nhà, tôi mang quà đến biếu một đồng nghiệp nào đó mà không hề xấu hổ. Vì những món quà nhỏ bé đó xuất phát từ lòng thành, sự biết ơn với lòng tận tuỵ mà những người thầy thuốc đó đã dành cho thân nhân của tôi. Chắc chắn đó không phải là sự mua chuộc, vì ngoài việc xuất phát từ lòng thành, sự biếu xén này chỉ xảy ra sau khi “xong việc”, người nhà tôi đã khỏi bệnh.

Việc tôi làm, rất nhiều người bệnh Việt Nam ắt cũng làm như thế với người thầy thuốc của họ. Cũng như những tấm thiệp, bó hoa, cặp vé xem hoà nhạc… mà người bệnh Âu Mỹ gởi đến bác sĩ của họ, người bệnh Việt Nam cũng có những cách rất dễ thương để thể hiện tình cảm của mình: Từ nải chuối, buồng dừa, ký tôm, chai nước mắm, ổ bánh nhà làm…
Biếu xén, chia sẻ với người thầy thuốc của mình theo những phương cách ấy, chắc không có dư luận, qui phạm xã hội nào nỡ lòng lên án, hay dùng hai từ “y đức” rất to tát để chụp mũ, xuyên tạc.
Nhưng tiền bạc, phong bì thì khác. Phải nói thẳng đó là sự đút lót, mua chuộc. Nhất là khi nó xảy ra trong một ngữ cảnh rất chua chát là thái độ của người thầy thuốc sẽ thay đổi trong chớp nhoáng khi đã nhận phong bao. Càng đáng lên án hơn, khi chứng kiến thái độ bạc ác, hất hủi… của nhân viên y tế dành cho những người khốn khổ không thể vét túi cho chút của vi thiền nơi bệnh viện.
Gây áp lực, nhũng nhiễu để đòi hỏi phong bì theo cách như thế, rõ ràng là việc đáng lên án và không thể chấp nhận dưới mọi hình thức.
Bộ Y tế không sai khi phát động phong trào “nói không với phong bì” tại năm bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, một phong trào mang tính quốc gia ở cấp Bộ như thế có vẻ là một sự “vơ đũa cả nắm” rất không công bằng. Vì không phải bệnh viện nào, tỉnh thành nào… thì phong bì cũng trở thành một tệ nạn như ở các bệnh viện mà Bộ đã phát động phong trào. Tôi phản đối nếu như có bất cứ ai cho rằng hiện tượng phong bì là một tệ nạn phổ biến ở các bệnh viện tại Sài Gòn, nơi tôi đã làm việc trong nhiều năm. Nó có, nhưng ở một mức độ nhỏ hơn rất nhiều và là thiểu số. Và ít nhất, nó chưa biến thái đến mức độ tàn nhẫn theo kiểu không có tiền thì hất hủi, chửi mắng, bỏ phế không thèm chăm sóc. (tôi đã chứng kiến tận mắt những điều xấu hổ này ở một trong năm bệnh viện nói trên)
Rõ ràng, người bệnh Việt Nam tội nghiệp đã phải chịu nhiều áp lực để bắt buộc phải chung chi trong môi trường bệnh viện. Y đức đã suy đồi từ những người tạo ra áp lực ấy, những người luôn đon đả với kẻ có tiền và sẵn sàng ghẻ lạnh với những thân phận khốn cùng. Họ có lựa chọn nào khác ngoài việc xuỳ ra dăm tờ giấy bạc, để đổi lấy một chiếc giường để ngả lưng, để được thay băng nhẹ nhàng, để không bị quát mắng, la rầy… về những nhu cầu rất chính đáng của một người bệnh. Thậm chí, phải kẹp tiền vào sổ khám bệnh để được kê toa thêm dăm thứ thuốc bảo hiểm…
Trong một chuyến kinh lý bệnh viện, bà tân Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu lộ thái độ “choáng”, sửng sốt khi mục kích cảnh quá tải, lúc nhúc người trong bệnh viện. Cho dù thảm cảnh ấy đang xảy ra mỗi ngày ở rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Cho dù tuổi nghề của bà Bộ trưởng không hề non trẻ. Cho dù không phải là lần đầu tiên mà bà tân Bộ trưởng bước chân vào bệnh viện.
Ngày hôm nay, đến lượt rất nhiều người bệnh và thầy thuốc Việt Nam lại “choáng” khi nghe câu phát biểu của bà Bộ trưởng: “Chúng tôi nghĩ rằng, nhân dân, người nhà bệnh nhân không đưa phong bì, không đưa quà khi vào khám bệnh thì thái độ và y đức của cán bộ y tế sẽ dần được cải thiện”.
Thưa bà, cho phép tôi được nói thẳng: đây là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, gian lận và là một phát biểu quàng xiên. Vì những bệnh nhân khốn khổ của tôi, của bà không có nhiệm vụ xây dựng và duy trì y đức. Y đức, hay nghĩa vụ luận y khoa ấy là do chính mỗi thầy thuốc chúng ta phải chiêm nghiệm và tuân thủ khi bước vào y nghiệp. Hiện tượng đút lót, mua chuộc… là dịp để chúng ta nhìn lại sự đổ vỡ của ngành mình mà đấm ngực ăn năn, thay vì đổ lỗi cho bệnh nhân.
Tôi tin chắc, không một bệnh nhân nào muốn dấm dúi phong bì cho thầy thuốc nếu như không có những tín hiệu, những gợi ý, hay những hắt hủi nhãn tiền do việc không có phong bì mang lại.
Đá quả bóng y đức đã rất nhàu nát về cho bệnh nhân, hoá ra việc này lại phản y đức lắm ru?
Người bệnh, nhất là những người khốn khổ phải vét túi để bỏ phong bao cho thầy thuốc của mình, không có nhiệm vụ kiến tạo và duy trì y đức cho mỗi thầy thuốc chúng ta, thưa bà.
Theo danluan

 

Nghệ An: Hai học sinh bị công an xã giam giữ, đánh đập tàn nhẫn



Hai em Hải và Lâm bức xúc vì bị giam giữ, đánh đập tàn nhẫn.

Quang Đại – Hà Vy

Chỉ vì 10 m dây điện, 2 học sinh trường THCS bị công an xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) triệu tập lên trụ sở giam giữ hơn 6 tiếng đồng hồ, đánh đập tàn nhẫn.
Sự việc xẩy ra đã hơn 3 ngày, nhưng khi kể lại, 2 em học sinh là Nguyễn Văn Hải (lớp 8C trường THCS Nghi Lâm, nhà tại xóm 19 xã Nghi Lâm) và Nguyễn Tú Lâm (lớp 7C trường THCS Nghi Lâm, nhà tại xóm 19 xã Nghi Lâm) vẫn chưa hết bàng hoàng, bức xúc.

Theo lời kể của 2 em, sáng ngày 25/3/2012, vào ngày nghỉ học, 2 em đi lên bứt cỏ. Trên đường đi lên núi qua mỏ đá của Công ty Lâm Lộc đóng trên địa bàn xã, 2 em bắt gặp 1 đoạn dây điện khoảng 10 m một đầu đã bị đứt, một đầu còn buộc vào cọc. Nghĩ rằng đoạn dây điện ai đó vứt đi không sử dụng, 2 em liền kéo xuống, bật lửa đốt để lấy lõi đồng. Đang đốt thì có tiếng người quát hỏi, 2 em sợ hãi bỏ chạy, vứt lại cả cái liềm.

Dù đã 3 ngày trôi qua, Nguyễn Tú Lâm vẫn cảm thấy má và đầu đau nhức vì bị công an xã tát nhiều lần.
Sau đó, bảo vệ công ty Lâm Lộc đến báo với gia đình em Hải, bố em Hải  là anh Nguyễn Văn Phúc đã trách mắng và đưa con đến xin lỗi và thông cảm với công ty. Đến ngày 27/3, khoảng 9 giờ, 2 em đang học thì cô Thư, Phó Hiệu trưởng xuống gọi 2 em lên văn phòng. Tại đó, ông Dương, công an xã đã yêu cầu 2 em lấy xe đạp về trụ sở xã để làm việc.
Đến nơi, công an xã Nghi Lâm cho mỗi em vào một phòng riêng, buộc các em khai ra sự việc đã ăn cắp dây điện của công ty Lâm Lộc, nhưng 2 em chỉ kể lại sự việc như trên. Ông Dương đã xách tóc mai em Lâm, xách tai Hải và tát 2 em nhiều cái, buộc phải khai. Đến trưa, 2 em bị nhốt vào 2 phòng. Khoảng giữa trưa thì ông Mão, công an xã xuất hiện, người nồng nặc hơi men, liên tục tát túi bụi vào đầu, vào mặt 2 em.
Hải đang ngồi trên ghế, bị ông Mão tát ngã đập đầu xuống nhà, cằm bị sứt chảy máu đến nay còn bị dấu vết. Ông Mão còn kẹp chân hai chân vào cổ Lâm rồi tát, làm em chảy cả máu miệng.
Quá đau đớn và sợ hãi, hai em van xin “đừng đánh đập cháu nữa, cháu đau quá”, nhưng ông Mão vẫn liên tục đánh, tát.
Buổi trưa, 2 em được ăn một gói mì tôm và bị giam giữ trong phòng. Quá đau bụng, Lâm xin ra ngoài nhưng không được. Dù bị đánh đập, đe dọa nhiều giờ liền, nhưng hai em chỉ biết kể lại nội dung sự việc như đã nói ở trên. Đến chiều, công an xã mới thả 2 em về nhà.
Anh Phúc, bố em Hải kể: “Cháu đi học buổi sáng, trưa không về, cứ nghĩ là đi chơi với bạn bè nên tôi không để ý, đến chiều có người báo ra ủy ban đưa con về. Tôi bực định cho cháu đi bộ nhưng thấy cháu kêu đau, choáng, đi không được nên chở về. Cháu nói bị giam giữ và đánh đập từ sáng đến chiều. Hôm sau cháu đau không đi học được. Tôi quá bức xúc đến hỏi ông Dương tại sao lại đánh đập con tôi thì ông này chối, nói chỉ “dọa”.
Còn Lâm, khi về nhà kêu đau, không dám rửa mặt vì chỉ cần chạm nhẹ vào là đau không chịu nổi, bỏ cả bữa ăn tối.
Kể từ khi bị triệu tập lên trụ sở công an xã là 9 giờ sáng đến khi được thả về là 4 giờ chiều, tính ra 2 em đã bị giam giữ trái phép 7 tiếng đồng hồ liền mà không được thông báo với cha mẹ. Kể cả ngày bị bắt, bị đánh đập và ngày hôm sau phải nghỉ học vì đau, 2 em đã bỏ mất 4 buổi học.
Sau ba ngày bị đánh, em Lâm cảm thấy hai bên má và trên đầu vẫn đau ê ẩm, má vẫn còn dấu vết bị đánh. Hai em rất bức xúc trước hành động vô cớ đánh đập tàn nhẫn của công an xã và sẵn sàng đối chất nếu những người này không thừa nhận hành vi đánh đập 2 em.
Chị Nguyễn Thị Thắng, mẹ em Nguyễn Tú Lâm bức xúc: “Nếu con tôi có lỡ lấy đi vài mét dây điện của ai đó thì tôi sẵn sàng bồi thường, chứ sao lại bắt giữ con tôi mà không báo cho cha mẹ biết, rồi lại đánh đập làm con tôi đau đớn? Tôi sẽ viết đơn kiện yêu cầu làm rõ sự việc”.
Chị Thắng cho biết nguyên nhân sâu xa của sự việc là do Công ty Lâm Lộc có sẵn mối hiềm khích với người dân xóm 19 vì đã ngăn cản không cho họ khai thác đá, nên họ tìm cách làm “chuyện bé xé ra to”.
Chỉ vì khoảng chục mét dây diện chưa rõ nguồn gốc mà công an xã Nghi Lâm đã tỏ ra quá “nhiệt tình”. Hành vi giam giữ, đánh đập 2 em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành của công an xã Nghi Lâm là vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và thân thể công dân, cần được xử lý nghiêm minh.
Theo: Tamnhin.net

 

Gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị cưỡng chế


Công an ập vào nơi ở của ba cha con ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Hòa Ái
-
Hôm 6/1 vừa qua, blogger Huỳnh Thục Vy cùng em trai Huỳnh Trọng Hiếu không đồng ý ký vào biên bản giải quyết đơn khiếu nại của gia đình về số tiền phạt 270 triệu đồng do vi phạm hành chính về công nghệ thông tin.
Mới đây nhất, ngày 29/3, chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh chuyển đến cho gia đình quyết định cưỡng chế, sẽ thực hiện sau 10 ngày kể từ ngày ra quyết định. Hòa Ái liên lạc và trao đổi về thông tin này với ông Huỳnh Ngọc Tuấn, ba của của blogger Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu.
Áp đặt, chụp mũ
Hòa Ái: Thưa ông Huỳnh Ngọc Tuấn, một tuần sau khi hai con của ông là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu không đồng ý ký vào biên bản giải quyết đơn khiếu nại của gia đình về số tiền phạt 270 triệu đồng, ông đã có cuộc gặp gỡ với phái đoàn thanh tra tỉnh Quảng Nam. Và cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi đã lên làm việc với thanh tra tỉnh Quảng Nam. Đoàn thanh tra gồm có 5 người. Đúng lý ra đoàn thanh tra là họ đứng trung gian giữa tôi và ông chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh để làm sáng tỏ khiếu nại của tôi và quyết định xử phạt của ông Lê Phước Thanh, thử xem xét coi bên nào đúng bên nào sai và đúng sai ở mức độ nào. Như vậy thì mới đúng vai trò và chức năng của thanh tra. Nhưng khi tôi lên đó thì không khí làm việc hoàn toàn khác. Tức là họ đã có kết luận là tôi vi phạm pháp luật rồi. Họ đứng hẳn về phía ông Lê Phước Thanh, tức là chính quyền tỉnh Quảng Nam. Và khi họ nói chuyện với tôi thì rõ ràng họ chụp mũ, quy kết tôi, chứ không phải tìm hiểu xem quan điểm của tôi như thế nào.
Hòa Ái: Được biết ông đã gửi một văn bản trích dẫn những điều luật như điều 69 hiến pháp, điều 19 của công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, điều 19 của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Theo quy định khi Việt Nam tham gia các công ước quốc tế, nếu có những điều luật của Việt Nam không tương thích hay đi ngược lại thì lấy công ước quốc tế làm chuẩn. Ông cho là việc kết tội này là vi phạm công ước quốc tế theo điều 19, khoảng 1 và 2 về quyền dân sự và chính trị. Vậy thì, đoàn tranh tra trả lời ông như thế nào?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Ông Trần Minh Thái, trưởng đoàn thanh tra nói với tôi là: “tôi đồng ý với anh là chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Nhưng chúng tôi không trực tiếp áp dụng công ước quốc tế đó vào sinh hoạt của người dân.”
Tôi nói tiếp là vấn đề về công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị là một luật pháp quốc tế mang tính cưỡng hành. Tức là khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia ký kết thì nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ và bổn phận phải thực hiện công ước đó, chứ không nói là trực tiếp hay gián tiếp gì hết. Cho nên điều luật của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa. Cho nên việc làm của ba cha con tôi, chúng tôi chỉ hành xử cái quyền của một công dân Việt Nam theo điều 69 hiến pháp và hành xử cái quyền công dân của thế giới này chiếu theo công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cho nên tôi không có một sai phạm nào hết.
Yêu cầu ông Lê Phước Thanh phải rút lại quyết định xử phạt chúng tôi. Việc làm của ông Lê Phước Thanh và chính quyền tỉnh Quảng Nam là vô tình đã đẩy Nhà nước Việt Nam vô một tình thế không có lợi. Có nghĩa là anh là một thành viên quốc tế nhưng anh không thực hiện nghĩa vụ của anh. Là một thành viên quốc tế có thể nói là không khả tín. Tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam rút ra khỏi công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, và gỡ bỏ điều 69 hiến pháp thì lúc đó tôi sẽ bẻ bút, tôi không phát biểu quan điểm của tôi nữa, tôi không viết lách gì nữa.
Hòa Ái: Từ sau khi gặp phái đoàn thanh tra cho đến ngày gia đình ông nhận được thông báo sẽ bị cưỡng chế vào ngày 29/3 này, gia đình ông có gặp những khó khăn nào hay không?
Họ đứng hẳn về phía ông Lê Phước Thanh, tức là chính quyền tỉnh Quảng Nam. Và khi họ nói chuyện với tôi thì rõ ràng họ chụp mũ, quy kết tôi, chứ không phải tìm hiểu xem quan điểm của tôi như thế nào.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn:  Họ cũng gây một số phiền phức, rắc rối cho mình. Ví dụ như là họ gây áp lực với bà chủ nhà của Khánh Vy là em Thục Vy không cho thuê nhà nữa. Không biết sao nữa, nhà cửa thì rất cẩn thận, nhưng có kẻ trộm đột nhập vô lấy đi mấy cái laptop của chồng Khánh Vy vì nghi có tài liệu nên họ lấy đi. Rồi họ áp lực trường Duy Tân không cho Khánh Vy tốt nghiệp chương trình cử nhân tiếng Anh. Cháu đã qua thời gian thực tập và làm luận án rồi. Nên là khó và bất hợp lý nữa nên họ không thực hiện được.
Họ mang lực lượng công an của họ đi qua đi lại trước nhà mình. Rồi họ đến từng gia đình bên cạnh nhà mình để vận động cái gì đó. Nhưng những người dân xung quanh vẫn đối xử với mình bình thường thôi. Họ hiểu mình ở đây mình sống như thế nào. Mối quan hệ với làng xóm láng giềng thì bình thường, có thể nói là tốt nữa. Không biết họ vận động cái gì, vận động để thăm dò tin tức hay là vận động để cô lập mình, nhưng tôi thấy cái đó không có tác dụng gì mấy. Sinh hoạt vẫn bình thường.
Tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền

Đoàn Thanh tra tiến hành mở niêm phong máy móc tịch thu của gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn hôm 8.11.2011. Photo courtesy of ttxva
Hòa Ái: Thưa ông, trong thông báo về lệnh cưỡng chế có ghi rõ sẽ tiến hành cưỡng chế như thế nào không?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Thưa cô Hòa Ái, có. Ghi là hình thức thứ nhất là họ sẽ khấu trừ tiền lương của mình, rồi sẽ khấu trừ tài khoản trong ngân hàng của mình. Hình thức thứ hai là họ sẽ tịch biên một phần tài sản trong gia đình mình tương đương với số tiền là 270 triệu. Về biện pháp thứ nhất là trừ tiền lương và chiết trừ tài khoản ngân hàng, thì ba bố con tôi không có lương cũng không có tài khoản ngân hàng. Cho nên biện pháp thứ nhất là không thể thực hiện được.
Còn biện pháp thứ hai là tịch biên một số tài sản tương đương 270 triệu thì ba cha con tôi cũng không có tài sản gì hết. Cái nhà tôi đang ở là cái nhà của cô em gái tôi là cô Huỳnh Thị Hường và của mẹ tôi là bà Mai Thị Yến. Còn tôi đi tù về, nhà cửa và cơ sở ba tôi đã bán hết cách đây mười mấy năm rồi để nuôi tôi trong tù và nuôi các cháu. Còn tôi chỉ về ở đây tạm thời thôi. Cho nên tôi không có nhà. Cho nên không biết tịch biên cái gì vì ba cha con tôi là vô sản, không có cái gì hết thì tịch biên làm sao?
Hòa Ái: Theo như ông nói là gia đình ông không có tài sản chi hết. Và việc cưỡng chế sẽ diễn ra sau 10 ngày nữa. Vậy gia đình có ý định sẽ khiếu nại hay sẽ chỉ chờ đợi xem việc gì sẽ diễn ra?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi không khiếu nại nữa tại vì lá đơn khiếu nại của tôi là ba cha con tôi viết chung một lá đơn thì người ta không chịu, người ta nói mỗi người mỗi lá. Tôi nói chuyện ba cha con viết chung lá đơn cho đơn giản với lại chẳng có việc gì vi phạm luật pháp. Nhưng người ta nói là không chấp nhận đơn viết chung.
Ban đầu người ta thông báo cho biết là người ta chấp nhận lá đơn của mình, nhưng sau đó người ta lại cho biết là người ta không chấp nhận. Có nghĩa là người ta thay đổi quyết định và người ta không cứu xét lá đơn viết chung. Nhưng chuyện đó là chuyện phụ.
Tôi thì tôi cho chuyện này là vi phạm luật pháp. Nhưng mà với tư cách là một người chủ trương đấu tranh ôn hòa thì việc làm sai trái của chính quyền thì tôi không đồng ý nhưng tôi không có chống bằng vũ lực. Có nghĩa họ xuống đây cưỡng chế tịch thu cái gì, tôi để họ tịch thu cái đó và tôi sẽ kiện họ sau. Đó là cái thứ nhất. Lý do thứ hai, gia đình tôi không có cái gì đáng giá để cho họ tịch thu hết. Vấn đề ở chỗ là họ có tịch thu hay không và tịch thu như thế nào.
Hòa Ái: Trước đây ông đã từng thụ án 10 năm tù về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Khi mãn hạn tù về, ông vẫn tiếp tục theo đuổi đấu tranh trong ôn hòa. Và lần này, trường hợp xấu nhất xảy ra, căn nhà mà gia đình ông đang trú ngụ, dù 3 cha con ông không sở hữu căn nhà này, bị cưỡng chế, thì ông vẫn tiếp tục theo đuổi con đường ông đã chọn hay không? 
Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để cải thiện tình hình Việt Nam và thay đổi Việt Nam để Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ. Đó là mục tiêu tôi sẽ theo đuổi suốt đời.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Chuyện đấu tranh của tôi năm 1992 với bản án 10 năm thì ý thức của tôi lúc đó cũng giống như bây giờ thôi. Tức là tôi muốn tôi có được một cuộc sống của một người công dân bình thường trong một đất nước tự do và dân chủ. Và bây giờ, ao ước đó càng lớn hơn. Bây giờ tôi lại muốn các con tôi và các cháu tôi cũng được sống trong một nhà nước dân chủ và pháp trị và nhân quyền của nó cũng như nhân phẩm con người được tôn trọng thì tôi mới yên tâm được mới sống được.
Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản người ta toàn quyền quyết định hết tất cả mọi việc. Công an người ta có quyền sinh sát trong tay. Cho nên tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để cải thiện tình hình Việt Nam và thay đổi Việt Nam để Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, pháp trị và mọi người trong đó có những người cộng sản và gia đình của họ được sống trong một xã hội bình đẳng, một xã hội ổn định, văn minh và nhân quyền được tôn trọng. Đó là mục tiêu tôi sẽ theo đuổi suốt đời.
Hòa Ái: Xin cảm ơn ông Huỳnh Ngọc Tuấn. http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Bo0cG_KUF9g

Hoa Kỳ – Asean trong tranh chấp Biển Đông



Chiến hạm Gregorio del Pilar
BBC
-
Đợt tập trận thường niên có tên Balikatan giữa Hoa Kỳ và Philippines sẽ diễn ra từ giữa tháng Tư.
Nhân dịp dự một hội thảo ở Hong Kong, Lê Quỳnh của BBC đã phỏng vấn chuyên gia quốc phòng người Mỹ Scott Harold về ý kiến cho rằng lần tập trận này là một phần trong các nỗ lực nhằm “kiềm chế” Trung Quốc.
Tiến sĩ Scott Harold, từ Rand Corporation, là chuyên gia về an ninh và quan hệ ngoại giao của châu Á. Gần đây, ông chủ biên cho một số đặc biệt của tạp chí China Perspectives, nói về sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc.
Scott Harold: Tôi không tin rằng tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Philippines là một cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.
Sự kiện này là để rèn luyện quân lực cùng với đồng minh Hoa Kỳ lâu năm. Nó có thể bao gồm cả của các bên khác trong khu vực, những quốc gia có cùng lợi ích trong sự bình ổn và giải quyết một cách hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ dựa theo luật pháp quốc tế ở khu vực Biển Đông.
Nếu tất cả các quốc gia đồng ý giải quyết tranh chấp lãnh hải theo luật pháp quốc tế, thì vấn đề “mở rộng” hoặc “kiềm chế” sẽ không xuất hiện.
BBC:Vào thời điểm này, liệu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có đủ tự tin nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông?
Tôi cho rằng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, một tổ chức rộng lớn, có nhiều luồng suy nghĩ khác biệt về những điều mà họ có khả năng làm được ở Biển Đông. Một số phân tích gia và nhà hoạch định cảm thấy lạc quan hay tự tin hơn, trong khi một số khác lại tỏ ra thận trọng.
Rõ ràng, Trung Quốc có lợi ích to lớn trong việc tránh quân sự hoá tranh chấp chủ quyền, mà bằng chứng được đưa ra trên thực tế là họ vẫn chưa sử dụng đến vũ lực.
Hơn nữa, một cuộc xung đột vũ trang đối với các quốc gia láng giềng sẽ gây phản tác dụng đối với lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong “sự trỗi dậy hoà bình” và việc theo đuổi một “thế giới hài hòa”.
Nên nhớ là nếu xung đột xảy ra, mà lại liên quan đến Philippines, có thể nó sẽ dẫn tới xung đột với Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ Trung Quốc lại muốn chiến tranh nổ ra xung quanh vấn đề chủ quyền ở một số đảo san hô và đá ngầm.
BBC:Chính quyền Obama đã thu hút rất nhiều sự chú ý thông qua chiến lược quốc phòng mới tập trung vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Liệu Trung Quốc có một “đại chiến lược” để đáp lại?
Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc có một “đại chiến lược” để đối chọi lại chiến lược “chuyển hướng” của Hoa Kỳ vốn chỉ được công bố gần đây.
Nhiều người ở Trung Quốc thậm chí không chắc rằng “sự chuyển hướng” này là sự thực, trong khi một số khác đặt câu hỏi liệu sự “xoay trục” này sẽ duy trì được sức mạnh lâu dài hay không..
Do đó, tôi không nghĩ Trung Quốc đã có thể công bố một kế hoạch phản kích. Họ sẽ chỉ tiếp tục nhấn mạnh vào “phát triển hoà bình”, “chính sách láng giềng tốt” và khao khát về một “thế giới hài hòa”.
BBC:Theo ông, chiến lược mới của Hoa Kỳ có ý nghĩa gì đối với các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam, một đất nước theo chế độ cộng sản giống Trung Quốc nhưng cũng là đối thủ gay gắt trong tranh chấp Biển Đông?
Chiến lược “xoay trục” rõ ràng ám chỉ rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự hợp tác đối với các quốc gia khác trong khu vực. Đó là những quốc gia phản đối giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng vũ lực hoặc tuyên bố dựa trên “chủ quyền từ ngàn xưa”.
“Những hạn chế đối với mối quan hệ Việt- Hoa Kỳ phần lớn là vì chế độ độc tài một đảng do đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Mặt khác, cơ hội dành cho sự hợp tác chặt chẽ hơn bắt nguồn từ việc các bên cùng có lợi để đảm bảo rằng Trung Quốc không sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để thúc ép các quốc gia Đông Nam Á. “
Tiến sĩ Scott Harold
Kể từ năm 1996, phía Hoa Kỳ đã và đang cố gắng tiếp cận Việt Nam, giúp quốc gia này đóng vai trò rộng lớn hơn trong khu vực kinh tế toàn cầu cùng lúc nỗ lực khích lệ nhà cầm quyền chuyển biến theo hướng pháp quyền và tiến tới dân chủ hóa.
Những hạn chế đối với mối quan hệ Việt- Hoa Kỳ phần lớn là vì chế độ độc tài một đảng do đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Mặt khác, cơ hội dành cho sự hợp tác chặt chẽ hơn bắt nguồn từ việc các bên cùng có lợi để đảm bảo rằng Trung Quốc không sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để thúc ép các quốc gia Đông Nam Á. Các nước muốn Trung Quốc phải giải quyết các bất đồng một cách hoà bình và tuân thủ luật quốc tế.
BBC:Các chính trị gia Hoa Kỳ luôn khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là trung lập và không ngả về bên nào trong các tranh chấp ở Biển Đông. Theo ông, về lâu dài lập trường này có thể được duy trì nữa không?
Tôi nghĩ rằng lập trường của Hoa Kỳ dựa trên luật pháp quốc tế là khôn khéo và bền chắc.
Các quan chức Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đều muốn có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính hợp pháp to lớn và ảnh hưởng lớn nhất của Hoa Kỳ bắt nguồn từ việc không ủng hộ bất kỳ một bên tuyên bố cụ thể nào.
Hoa Kỳ ủng hộ một tiến trình cụ thể trong việc giải quyết tranh chấp, một quá trình công bằng cho tất cả các bên và nếu có thể được ủng hộ đúng cách, thì quá trình đó sẽ cho phép giải quyết tranh chấp mà không cần đến việc sử dụng sức mạnh quân sự hay chèn ép kinh tế.

 

Con hổ nguy hiểm


Nguyễn Hưng Quốc
-
Trung Quốc là một con hổ cô đơn nhưng cũng là một con hổ cực kỳ nguy hiểm. Chuyện Trung Quốc có tấn công, xâm lược hay lấn đất (kể cả đảo) của nước nào hay không thì còn chờ xem. Trước mắt, tính chất nguy hiểm của Trung Quốc nằm ở chỗ: nó thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á và Thái Bình Dương.

Trước, thời chiến tranh lạnh, cả thế giới cũng đã từng chạy đua vũ trang. Nhưng thời đó, chạy đua ráo riết nhất là ở châu Âu và Mỹ. Ở châu Á, nơi có nhiều điểm nóng với những cuộc chiến tranh đã bùng nổ và kéo dài dữ dội (như ở ba nước Đông Dương) hoặc chỉ ngấm ngầm âm ỉ (như ở Philippines, Indonesia, Malaysia…), phần lớn chỉ nhận vũ khí viện trợ từ các siêu cường hoặc bên này hoặc bên kia.
Bây giờ thì khác. Hầu hết các quốc gia phải tự bỏ tiền ra mua vũ khí. Theo số liệu điều tra do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) công bố, so với bốn năm 2002-2006, chi tiêu cho việc nhập khẩu vũ khí ở châu Á trong bốn năm 2007-2011 tăng đến 185%. Trong cuộc chạy đua vũ trang ấy, đứng đầu là Trung Quốc, kế đến là Ấn Độ và Nhật Bản. Tiếp theo là Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia. Đặc biệt, ngay cả Việt Nam cũng tham gia vào cuộc chạy đua vô cùng tốn kém ấy.
Một sự khác biệt nữa giữa hai cuộc chạy đua vũ trang là, nếu cuộc chạy đua vũ trang thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô chủ yếu là cuộc chạy đua chiếm lĩnh không gian (space race) với những vũ khí như vệ tinh hay hỏa tiễn liên lục địa – kể cả chuyện bay lên mặt trăng – thì cuộc chạy đua vũ trang lần này chủ yếu nhắm đến việc hoặc khống chế hoặc kháng cự trên mặt biển (sea race).
Trong các loại vũ khí trên biển, nổi bật nhất là tàu ngầm (submarine). Vai trò của tàu ngầm càng ngày càng trở nên quan trọng. Ví dụ, theo kế hoạch cho thập niên tới, Úc có cả thảy 23 chiến thuyền; 12 trong số 23 chiến thuyền ấy sẽ là tàu ngầm. Nói cách khác, sắp tới, tàu ngầm chiếm hơn một nửa tổng số chiến thuyền của Úc. Đó cũng là chiều hướng phát triển chung của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam lên kế hoạch mỗi nước mua 6 chiếc tàu ngầm cho mình. Nhật Bản cũng mới quyết định sắm thêm 5 chiếc tàu ngầm ngoài những chiếc họ đã có. Singapore, Malaysia và Indonesia mỗi nước sẽ mua thêm hai chiếc. Theo dự tính, trong vòng 20 năm tới, toàn bộ các nước Á châu sẽ có cả thảy khoảng 111 chiếc tàu ngầm.
Nằm ngoài rìa Á châu, nước Úc cũng tham dự vào cuộc chạy đua sắm sửa tàu ngầm. Hiện nay Úc đã có 6 chiếc; tất cả đều đã cũ. Chính phủ Úc mới quyết định sẽ mua thêm 12 chiếc tàu ngầm mới để thay thế cho sáu chiếc cũ ấy.
Xin lưu ý tàu ngầm rất mắc tiền. Số tiền Việt Nam bỏ ra để mua mấy chiếc tàu ngầm của Nga lên đến 2.4 tỉ đô-la. Ngân sách cho dự án sắm thêm 12 chiếc tàu ngầm cùng với các loại vũ khí ở mặt trận trên biển của Úc là 279 tỉ đô-la. Tiền bảo trì lại càng đắt. Chi phí bảo trì cho sáu chiếc tàu ngầm của Úc hiện nay, chẳng hạn, trung bình là 630 triệu mỗi năm, tức khoảng 105 triệu đô-la cho mỗi chiếc. Chi phí vận hành và hỗ trợ cũng bằng chừng ấy nữa.
Có thể nói một cách tóm tắt, hiện nay hầu như tất cả các nước châu Á và phần nào, Thái Bình Dương – trung tâm là Úc – đang thi nhau đổ cả hàng tỉ Mỹ kim vào cuộc chạy đua vũ trang, chủ yếu là trên mặt biển. Ngay Ấn Độ vốn thường xuyên đương đầu với các cuộc tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan trên đất liền cũng bắt đầu gia tăng tiềm lực quân sự trên đường biển, một điều chưa từng có trong quá khứ. Họ không những mua tàu ngầm mà còn chi ra trên 2.1 tỉ đô-la để mua các loại vũ khí chống tàu ngầm trong năm 2009. Mới đây, họ còn quyết định mua them một số chiếc nữa.
Tại sao như vậy?
Thật ra, trước mắt, chưa có quốc gia nào thực sự bị đe dọa. Ngày trước, thời chiến tranh lạnh, hầu như nước nào cũng bị đe dọa. Các nước cộng sản lúc nào cũng hăm he đòi xuất khẩu cách mạng. Ai cũng sống trong tâm thế chực chờ nổ súng. Chỉ cần một chút bất cẩn là có thể bị mất nước ngay tức khắc. Còn bây giờ thì khác. Ở châu Á, trừ Ấn Độ và Pakistan, hầu như không có nước nào dương oai diễu võ với nước khác. Ngay quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dù vẫn thường xảy ra hục hặc trên Biển Đông nhưng hai chính phủ vẫn nhắc đi nhắc lại những chữ như “hòa bình” và “hữu nghị”.
Hơn nữa, cuộc chạy đua vũ trang ấy lại diễn ra khi Mỹ công bố quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng đến 78 tỉ đô-la trong vòng năm năm tới.
Vậy tại sao người ta đua nhau trang bị tàu ngầm và hỏa tiễn?
Lý do rất đơn giản: Vì sợ Trung Quốc! Theo tin tình báo Mỹ, hiện nay Trung Quốc đã có 62 tàu ngầm; 15 chiếc khác cũng sẽ được đưa vào hoạt động trong vài năm tới. Như vậy, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có tổng cộng 77 chiếc tàu ngầm. Với con số đó, Trung Quốc có tham vọng tung hoành trên các đường biển ở khu vực, không chế toàn bộ các tuyến đường hàng hải thương mại, và có thể tiến hành các cuộc tấn công vào rất nhiều nước thuộc châu Á và Thái Bình Dương.
Không có nước nào có ảo tưởng là mình có thể cạnh tranh được với Trung Quốc ở mặt trận này. Ngay cả những nước giàu có như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc cũng không thể hy vọng có số lượng tàu ngầm ngang hàng với Trung Quốc. Các nước có ảnh hưởng trực tiếp từ tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên đường biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia… lại càng không hy vọng gì.
Thế nhưng tất cả vẫn tham gia vào cuộc đua. Để chỉ chứng tỏ một điều: Họ đang cảnh giác. Vậy thôi.
Mà trước một con hổ hung dữ như Trung Quốc, không có sự cảnh giác nào là không cần thiết.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo Nguyễn Hưng Quốc’s blog

 

Đệ của anh Ba nhận án



Đồng chí Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Vinashin
Phan Thế Hải
-
Bị kết án 20 năm, nhưng đồng chí Bình vẫn có thể hy vọng ra tù sau vài năm, bởi điều này đã có tiền lệ. Năm 1993, đồng chí Ngô Đình Quý, Tổng GĐ Liên hiệp đóng tàu Việt Nam, bị bắt vì tội tham ô, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước bị kết án 20 năm tù nhưng được tự do sau 5 năm
Bằng việc tuyên án mức tối đa cho đồng chí Phạm Thanh Bình và những bị cáo khác, CP của anh Ba như muốn gửi đi thông điệp mạnh tới các tập đoàn DN nhà nước đã và đang được ưu đãi về nhiều mặt, rằng sự cưu mang của anh là có hạn, anh cũng không đỡ được hết nếu các chú cứ mần bậy.
Bằng cách đó, CP của anh Ba muốn trấn an giới đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài về nỗ lực tái cơ cấu nền KT, đặc biệt là cam kết cải cách DN nhà nước, khu vực tiếp tục đóng vai “chủ đạo” trong nền KT. Tuy nhiên mức độ nghiêm túc của nỗ lực này đến đâu lại là chuyện khác vì Tiệc ta vẫn có thói quen đùa dai.
Đường lối KT của Tiệc vẫn kiên trì đặt nền KT nhà nước làm chủ đạo, điều này có ý nghĩa rất lớn về chính trị. Tiệc ta vốn không ưa sự minh bạch, nếu không có sân sau, kiếm đâu ra tiền để chi tiêu, kiếm đâu ra tiền để to tiếng với dân chúng?
Chính vì chủ đạo nên những DN Nhà nước như Vinashin được ưu ãi hết cỡ về vốn liếng, đất đai, tài nguyên và các nghĩa vụ nộp ngân sách. Khi cần chi tiêu, các đệ của anh Ba ở các cơ quan công quyền phải lo xoay xở để đưa tiền vào đến tận nơi.
Trong lời cuối trước tòa, đồng chí Phạm Thanh Bình nói: có những lúc nóng vội, thậm chí có những lúc xé rào làm sai quy định của Chính phủ nhưng tất cả đều vì lợi ích chung của tập thể, không vì tính cá nhân nào. Câu này nghe quen quen!
Chúng ta chia sẻ với đồng chí Bình điểm này, bởi đồng chí Bình khi còn đương chức đã từng bổ nhiệm người thân trong gia đình đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn. Trước hết, con trai đồng chí Bình là Phạm Bình Minh (sinh 1980), chỉ trong vòng 5 năm liên tiếp được thăng chức, từ một nhân viên tập sự trở thành Viện phó Viện KH công nghệ tàu thủy, kiêm GĐ Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy.
Trong năm 2009, đồng chí Bình đã ký quyết định bổ nhiệm con trai đến ba lần: ngày 27/03, bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp; ngày 16/07, bổ nhiệm kiêm chức GĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy; ngày 22/12, bổ nhiệm kiêm Phó tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Việc bổ nhiệm các chức vụ trên, vì lợi ích chung của tập thể nên đồng chí Bình không thông qua ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Em ruột đồng chí Bình là Phạm Thanh Phong, tốt nghiệp tại chức ĐH Xây dựng năm 2000, khi về công tác tại Vinashin, được đồng chí Bình cất nhắc dần lên giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin. Sau khi được cử làm đại diện góp vốn của Tập đoàn cho Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư, đ/c Bình bổ nhiệm em trai mình giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc.
Vì lợi ích tập thể, đồng chí Bình còn ưu tiên san sẻ vốn nhà nước trong Tập đoàn để cho người trong gia đình mình đứng tên làm đại diện như con trai Phạm Bình Minh được cử làm đại diện 10% vốn của Tập đoàn Vinashin trong Công ty Cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin, hoặc em trai Phạm Thanh Phong được cử làm đại diện 51% vốn của Tập đoàn Vinashin và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin tại Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư.
Bị kết án 20 năm, nhưng đồng chí Bình vẫn có thể hy vọng ra tù sau vài năm, bởi điều này đã có tiền lệ. Năm 1993, đồng chí Ngô Đình Quý, Tổng GĐ Liên hiệp đóng tàu Việt Nam, bị bắt vì tội tham ô, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước bị kết án 20 năm tù nhưng được tự do sau 5 năm.
Tháng 12/2011, anh Ba đã chân thành nhận trách nhiệm trên VTV, anh nói: “Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”. Việc đệ của anh phải nhận mức án cao cho thấy, anh Ba rất nghiêm khắc với các đệ.
(Tổng hợp từ các nguồn)
Theo: Blog PTH

 

Nộp phí giao thông là thể hiện sự yêu nước !


Thiên Minh
“Tôi nghĩ việc thu phí này, 100% người dân được hưởng, kể cả người phải nộp phí. Thu phí có tiền đầu tư hạ tầng, khi phương tiện bớt đi, chúng ta có khả năng tăng xe buýt, phương tiện vận tải công cộng lên, môi trường trong sạch hơn, đường đẹp hơn, đi lại thuận tiện hơn, ít tai nạn hơn…” – Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Chiều 3/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã chủ trì buổi họp giao ban báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 3 và quý I/2012 của Bộ Giao thông Vận tải.
Tham gia giao thông có nghĩa vụ đóng góp kinh phí…
Tại buổi họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định về nguồn gốc 3 loại phí. Phí bảo trì đường bộ bắt đầu thực hiện từ ngày 1/6 tới đây theo Nghị định của Chính phủ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ từ năm 2009. “Đáng lẽ phải có hướng dẫn để thu loại phí này sớm hơn nhưng phần lỗi của Bộ Giao thông Vận tải là chậm ra các văn bản hướng dẫn cũng như tuyên truyền thiếu đầy đủ nên người dân hiểu rằng đây là loại phí mà Bộ Giao thông Vận tải mới nghĩ ra” – Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích.
Trước những thông tin sai lệch về các loại phí mới này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thừa nhận thông tin từ Bộ là chưa rõ ràng, chưa đầy đủ nên có hiểu chưa đúng trong dân. Về phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí hạn chế vào nội đô giờ cao điểm đang nhận được nhiều dư luận không đồng tình, Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn giải: “Hai loại phí này được đề xuất dựa trên Nghị quyết số 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII) về chất vấn và trả lời chất vấn, “tán thành với chủ trương, biện pháp của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông, trong đó có các biện pháp chống ùn tắc giao thông, tăng mức xử phạt các hành vi về vi phạm an toàn giao thông, thu phí…”

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích thêm: “Trong văn bản số 256, ngày 25/11/2011 báo cáo Quốc hội về các giải pháp mạnh mẽ chống ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông tại các thành phố lớn, Chính phủ cũng đã đề xuất rõ các giải pháp thu phí nói trên. Ngay cả Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng kỳ họp thứ 4 vừa qua cũng khẳng định những người tham gia giao thông phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp kinh phí để góp phần có nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ. Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng các giải pháp này”.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã trình lên Chính phủ đề xuất thu phí dựa trên cơ sở đã tiếp thu và giải trình các ý kiến từ Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch – Đầu tư… Hiện nay, Chính phủ chưa họp, vì vậy phí này không thu ngay, vì Bộ chưa trình lộ trình thực hiện. Còn căn cứ vào quy định vào luật ban hành, có trình tự thời gian, không phải cứ trình là thực hiện được ngay.

Lý giải về việc thu phí này, Bộ trưởng Đinh La Thăng, cho rằng: “Phí mang tính chất gián tiếp, đường bộ Việt Nam hiện nay khoảng 28.000km mà phí thu bằng trạm thu phí mới được 2.500 km, tức khoảng 0,7%. Các tỉnh lộ, quốc lộ chúng ta mới thu được 5%, phần lớn đường do Nhà nước bỏ vốn ra đầu tư và chưa thu phí. Quan điểm của Bộ, Chính phủ đã thống nhất và được Quốc hội đã thông qua là ai sử dụng nhiều hạ tầng người đó phải nộp tiền nhiều hơn, ô tô phải hơn xe máy, xe máy phải nhiều tiền hơn xe đạp…”.
Thu phí toàn dân đều được hưởng lợi
Tại buổi họp giao ban báo chí, rất nhiều câu hỏi xung quanh việc thu phí, như: Tại sao chỉ chọn thu phí, có phải dễ thì làm trước…?. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng: “Chúng tôi triển khai các giải pháp một cách đồng bộ, như: quy hoạch, tổ chức lại giao thông, điều chỉnh sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị tăng cường xử phạt, truyên truyền, làm thêm nhiều dự án… việc thu phí là đa mục tiêu, hạn chế được phương tiện thì mới có đường dành cho xe buýt, giao thông công cộng, các giải pháp đảm bảo ATGT khác cũng được thực hiện hiệu quả hơn. Việc thu phí gắn với một giai đoạn phát triển nhất định, tình hình tốt hơn sẽ bỏ”.
Theo đó, trong các giải pháp đề ra phải thực hiện đồng bộ, vừa phát triển phương tiện vận tải công cộng vừa hạn chế phương tiện cá nhân. Việc thu phí, Bộ Giao thông Vận tải thực hiện theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, chứ không phải thích làm hay không thích không làm.
“Bất kỳ chính sách nào ra cũng phải động chạm tới đối tượng bị tác động. Tôi nghĩ việc thu phí này, 100% người dân được hưởng, kể cả người phải nộp phí. Thu phí có tiền đầu tư hạ tầng, khi phương tiện bớt đi, chúng ta có khả năng tăng xe buýt, phương tiện vận tải công cộng lên, môi trường trong sạch hơn, đường đẹp hơn, đi lại thuận tiện hơn, ít tai nạn hơn…” – Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, dư luận cho rằng ít người mua xe khi có thông tin thu phí, tuy nhiên, thống kê cho thấy, quý I lượng ô tô đăng ký mới vẫn tăng 11,4% và xe máy tăng 13,76% so với năm ngoái. Điều này cho thấy, người dân có nhu cầu và có điều kiện vẫn mua xe, vẫn sẵn sàng đóng phí. Và thu phí thì mới có thêm nguồn thu để tổ chức giao thông tốt hơn, xây thêm cầu vượt để hết cảnh tắc đường.
Theo Bộ trưởng, đa số người có ô tô sẽ ủng hộ việc thu phí này, họ được đi đường tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, ùn tắc giảm… thể hiện sự yêu nước. Dù chưa hoàn toàn khách quan, chưa hoàn toàn công bằng, nhưng trong số 600.000 người có xe ô tô phải đóng góp hoàn toàn tự hào vì họ tham gia đóng góp cho đất nước.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Tôi sẵn sàng làm vì đất nước, vì mục tiêu chung, nếu Quốc hội không tín nhiệm thì tôi chấp nhận, còn nếu vẫn tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm. Khi vẫn còn ở vị trí Bộ trưởng thì tôi vẫn sẽ cùng ngành giao thông làm hết mình đạt được mục tiêu mà Nghị quyết TW 4 đề ra là đến năm 2020 đưa đất nước trở thành một nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Mà trước hết, giao thông, hạ tầng phải đi trước một bước”.
Theo: Petrotimes

 

Lực lượng công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ Đảng và chế độ

TTXVN
-
Sáng 2/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.
Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân đã báo cáo Tổng Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm lực lượng CAND. Ảnh: CAND
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm lực lượng CAND. Ảnh: CAND
Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định trong thời gian tới lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, nêu cao tinh thần tận tụy trong công tác, vượt mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vừa tham mưu, đề xuất, vừa tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương về các lĩnh vực công tác Đảng, công tác xây dựng tư tưởng chính trị, công tác cán bộ…
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân ngày càng nặng nề hơn, tính chất phức tạp. Lực lượng Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.
Về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, lực lượng công an phải giữ vững lập trường tư tưởng, phát huy cao độ ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh, đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép, ứng xử có văn hóa…
Theo: VnExpress .

 

Phương Tây sẵn sàng hỗ trợ phe cải cách tại Miến Điện



Những người ủng hộ Phong trào Quốc gia vì Dân chủ (LND) chào mừng thắng lợi
Đức Tâm
-
Sau cuộc bẩu cử bán phần mang tính lịch sử được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đánh giá là một bước tiến tích cực trong quá trình dân chủ hóa Miến Điện, giờ đây, phương Tây dường như sẵn sàng giảm nhẹ các trừng phạt để hỗ trợ các nhà cải cách trong chính quyền Naypyidaw. Nhưng, hiện nay, chưa đến lúc xóa bỏ toàn bộ lệnh cấm vận.
Với cuộc bỏ phiếu ngày ngày 01/04, lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi trở thành nghị sĩ. Đây là một sự kiện mang tính biểu tượng rất cao.
AFP hôm nay, 03/04/2012, cho biết, theo kết quả của kiểm phiếu chưa đầy đủ, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành được ít nhất 40 trong tổng số 45 ghế trong cuộc bầu cử bổ sung này. Tuy nhiên, thắng lợi của bà Aung San Suu Kyi cũng như của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ không hề đe dọa cán cân quyền lực: Giới tướng lãnh và các đồng minh của họ vẫn nắm quyền lãnh đạo trong chính phủ và chiếm đa số tại Thượng và Hạ viện Miến Điện.
Do vậy, theo giới phân tích, Hoa Kỳ cũng như Liên Hiệp Châu Âu cần phải giữ lại một số phương tiện gây áp lực để buộc chính quyền Miến Điện tiếp tục thực hiện các cải cách đã được khởi động từ hơn một năm nay, với việc chế độ quân sự độc tài tự giải thể. Ngược lại, nếu phương Tây không làm gì cả thì điều này có nguy cơ làm suy yếu vị thế của tổng thống Thein Sein, người chủ trương thúc đẩy cải cách, đối mặt với phe bảo thủ trong chế độ.
Chuyên gia Win Min, thuộc đại học Mỹ Havard, nhận định: « Một số nhân vật thuộc đường lối cứng rắn sẽ nổi giận. Kết quả cuộc bỏ phiếu giúp tăng cường vị thế những nhân vật ôn hòa và có thể dẫn đến việc xóa bỏ một phần lớn các biện pháp trừng phạt », ví dụ Hoa Kỳ bãi bỏ một phần các trừng phạt tài chính.
Kể từ năm 2009, Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách chìa bàn tay thân thiện với Miến Điện, thay cho chiến lược cô lập nước này. Cuộc bầu cử hôm Chủ nhật được Washington đánh giá là một « giai đoạn quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa ». Thế nhưng, việc bãi bỏ lệnh cấm vận phải có được sự chấp thuận của Nghị viện Hoa Kỳ và nhiều nghị sĩ Mỹ kêu gọi cần thận trọng, một số chính khách khác đòi phải có thêm các tiến bộ mới, đặc biệt trong việc giải quyết cuộc xung đột vũ trang với các sắc tộc thiểu số ở Miến Điện.
Hoa Kỳ rất coi trọng ý kiến của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi trong việc đưa ra những quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, Washington phải có một cử chỉ nào đó. Ông Sean Turnell, đại học Macquarie Sydney, Úc nhận định: « Sẽ có bước khởi đầu trong việc xóa bỏ một số trừng phạt để tỏ thiện chí và để hỗ trợ các nhà cải cách ». Ông nhấn mạnh, châu Âu có thể hành động nhanh hơn vì họ lạc quan hơn và có ý muốn bãi bỏ cấm vận hơn Hoa Kỳ.
Hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu đã cho biết là trong cuộc họp của các Ngoại trưởng vào cuối tháng Tư, để đánh giá lại các biện pháp trừng phạt Miến Điện, khối này sẽ đưa ra một « tín hiệu tích cực ». Đầu năm nay, Liên Hiệp Châu Âu đã đình chỉ lệnh cấm cấp giấy phép nhập cảnh đối với 87 quan chức Miến Điện, trong đó có tổng thống Thein Sein. Vấn đề đối với Liên Hiệp Châu Âu là xác định nhịp độ bãi bỏ các trừng phạt, sao cho vẫn giữ được áp lực, tránh nguy cơ chính quyền Naypyidaw thụt lùi trong tiến trình cải cách.
Theo giới quan sát, các trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhắm vào những nhân vật thân cận với chế độ quân sự độc tài trước đây, như phong tỏa tài sản, có thể sẽ được bãi bỏ sau cùng. Trong khi chờ đợi, châu Âu mong muốn đưa ra những biện pháp giúp cải thiện đời sống người dân Miến Điện, được đánh giá là một trong những cộng đồng cư dân nghèo nhất thế giới.
Ngày hôm nay, lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Phnom Penh, Cam Bốt và kêu gọi bãi bỏ tất cả các trừng phạt đối với Miến Điện. ASEAN coi đây là một biện pháp « đóng góp tích cực vào tiến trình dân chủ và đặc biệt là đối với phát triển kinh tế của Miến Điện ».
Theo RFI

 

Vai trò của bà Aung San Suu Kyi sau cuộc bầu cử



Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi được treo nhiều nơi trong thành phố.
Quỳnh Chi
-
Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu – Ông Aung Din
Bà Aung San Suu Kyi vừa tuyên bố Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà vừa giành chiến thắng 43 ghế Quốc hội trong tổng số 44 ghế mà đảng này tham dự tranh cử. Vai trò của bà được sau cuộc bầu cử và tương lai Miến Điện sẽ như thế nào?
Mời quý thính giả nghe cuộc trò chuyện giữa Quỳnh Chi và ông Aung Din, Giám  đốc chính sách của Chiến dịch Hoa Kỳ cho Miến Điện, có trụ sở tại Washington.
Mới chỉ là một bước mở đầu
Quỳnh Chi: Trước tiên xin ông cho biết là đây có phải là một cuộc bầu cử  tự do và công bằng không?
Aung Din: “Nếu mà so với cuộc bầu cử năm 2010 thì cuộc bầu cử bổ sung này tốt hơn và có sự cải thiện. Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn này rất thấp. Trước cuộc bầu cử diễn ra, một ứng cử viên bị tấn công, bà Aung San Suu Kyi cũng bị quấy nhiễu. Và đã có một số nhân vật vận động tranh cử sai Hiến pháp”.
Quỳnh Chi: Nhiều người gọi đây là một chiến thắng lịch sử sau mấy thập kỷ Miến Điện đặt dưới chế độ quân phiệt. Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào?
Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu
ông Aung Din

Trong một phòng bỏ phiếu tại Miến Điện. RFA
Aung Din: “Đây là một chiến thắng cho người dân Miến Điện. Mặc dù có những áp lực nhưng người dân từ phía chính quyền nhưng người dân đã hô rất to là họ không cần  Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP), chính đảng được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện mà họ muốn Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ NLD. Họ muốn bà Aung San Suu Kyi. Đây là một thông điệp rõ ràng cho thấy người dân đồng thuận với chiến thắng của bà. Chiến thắng này rất quan trọng bởi vì bà Suu Kyi đã làm thay đổi sân khấu chính trị nơi đây khi chống lại thể chế quân đội trong quốc hội. Cho nên có thể gọi đây là chiến thắng lịch sử. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc mà chỉ là một bước mở đầu trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ của người dân Miến Điện”.
Quỳnh Chi: Nhiều người rất vui vẻ về chiến thắng này nhưng lại cũng có nhiều người dè dặt. Phản ứng của ông là như thế nào?
Aung Din: “Họ có quyền dè dặt bởi vì mặc dù thắng 43 ghế trong tổng số 45 ghế tranh cử  ở Quốc hội, sự cân bằng quyền lực trong Quốc hội không thay đổi. Quân đội Miến vẫn giữ 25% số ghế, Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) vẫn giữ 55% số ghế. Hai nhóm này cộng lại đã chiếm hơn 80% số ghế trong Quốc hội. Điều này có nghĩa khi bà Aung San Suu Kyi kêu gọi thay đổi Hiến pháp hay kêu gọi ra những luật mới cho đất nước, bà sẽ gặp khó khăn. Một lý do nữa là chính phủ và Đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển (USDP) đã cố tình gây khó khăn trong thời gian vận động bầu cử thì họ cũng sẽ cố gắng đàn áp những sáng kiến của bà Aung San Suu Kyi nếu có”.

Lạc quan một cách dè dặt:

Quỳnh Chi: Và theo Hiến pháp Miến Điện thì phải có ít nhất là 75% số phiếu trong Quốc hội để có thể thay đổi Hiến pháp phải không?
Aung Din: Đúng vậy.
Những người nào ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ Miến Điện đều biết rằng bà luôn muốn thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để bà làm điều đó mà có thể thay đổi sân khấu chính trị thôi.
ông Aung Din

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu sau khi thắng cử với số phiếu áp đảo.RFA
Quỳnh Chi: Tôi hiểu rằng cũng có những ý kiến dè dặt, nhưng mà ông có nghĩ là Miến Điện phần nào đó lấy được lòng tin từ phương Tây sau cuộc bầu cử này không?
Aung Din: “Những người nào ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ủng hộ công cuộc đấu tranh cho dân chủ Miến Điện đều biết rằng bà luôn muốn thay đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện tại rất khó để bà làm điều đó mà có thể thay đổi sân khấu chính trị thôi. Bà Suu Kyi vẫn đang kêu gọi dân chủ và thay đổi Hiến pháp. Các nước phương Tây và những ai ủng hộ dân chủ vẫn phải tiếp tục ủng hộ bà Suu Kyi khi bà vào được Quốc hội với mục tiêu là thực sự dẹp đi sự hậu thuẩn của quân đội. Đó mới chính là sự thay đổi thực sự và tạo lòng tin thật sự”.
Quỳnh Chi: Tương lai của Miến Điện sẽ như thế nào?
Aung Din: “Tôi thấy người dân Miến Điện ngày càng tự tin hơn trước. Lúc trước, họ rất sợ vì không có ai đại diện cho mình. Nhưng bây giờ họ cảm thấy có người đại diện cho họ trong Quốc hội. Một phần nữa là người dân Miến Điện cũng có tổ chức hơn. Cho nên tôi tin tưởng là người dân Miến Điện sẽ mang đến những thay đổi cho đất nước trong tương lai”.
Quỳnh Chi: Vậy thì trong tương lai thì vai trò của bà Aung San Suu Kyi là quan trọng như thế nào?
Aung Din: “Dĩ nhiên là bà ta sẽ là một nhân tố quan trọng. Mặc dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn và tiếng nói của bà sẽ không đủ mạnh trong Quốc hội. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng bà sẽ dần trở thành một nhân tố quan trọng trong Quốc hội”.
Họ chưa thuyết phục được tôi là những thay đổi này sẽ không bị đảo ngược. Đã có vài trăm tù nhân chính trị được thả nhưng họ có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, vẫn còn hàng trăm tù nhân chính trị bị bắt. Nói chung là những gì mà chính quyền đang thay đổi thì là một nửa thôi
ông Aung Din
Quỳnh Chi: Ông là một trong  những người thuộc thế hệ sinh viên Miến Điện 1988, ông có thấy sự khác biệt nào giữa lần chiến thắng này và lần vào năm 1990 của đảng NLD?
Aung Din: “Tôi bị bắt vào tháng 6 năm 1988 nên không thể trả lời câu hỏi đó”.
Quỳnh Chi: Ông đánh giá thế nào về những thay đổi của Miến Điện trong thời gian gần đây?
Aung Din: “Họ chưa thuyết phục được tôi là những thay đổi này sẽ không bị đảo ngược. Đã có vài trăm tù nhân chính trị được thả nhưng họ có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, vẫn còn hàng trăm tù nhân chính trị bị bắt. Nói chung là những gì mà chính quyền đang thay đổi thì là một nửa thôi”.
Quỳnh Chi: Ông có nghĩ là những thay đổi của Miến Điện sẽ có một sự ảnh hưởng nào đó đối với các nước trong khu vực?
Aung Din: “Có thể lắm vì tất cả các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là các nước ĐNA đang chú ý kỹ càng đến Miến Điện. Cho nên, tất cả những động thái nào của Miến Điện cũng có thể ảnh hưởng đến khối ASEAN”.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Theo:  RFA

 

Cựu ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết: “Ép dân không phải là cách phục vụ dân”


Hoàng Thùy thực hiện
-
“Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân”, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế – xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
Kết quả vote đến ngày 3/4.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore… cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách… Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.
- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Theo: VnExpress

 

Chống DBHB: Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động


Kim Ngọc
-
Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, những năm gần đây đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp giữa lao động Việt Nam ở nước ngoài với chủ sử dụng lao động. Hầu hết các sự việc trên, được các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đối tác, chủ sử dụng lao động nước sở tại giải quyết ổn thỏa.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện một vài tổ chức phản động ở nước ngoài đã lợi dụng những tranh chấp đó để chống phá Việt Nam. Một trong những vụ việc điển hình cho thấy rõ sự giật dây, tiếp sức của các tổ chức phản động là vụ đình công của 167 lao động Việt Nam ở Jordan trước đây. Trong vụ việc này, những bức xúc của người lao động Việt Nam đối với chủ doanh nghiệp đã bị Nguyễn Đình Thắng – kẻ cầm đầu cái gọi là Ủy ban Cứu trợ thuyền nhân (Boat People SOS) ở Mỹ và cũng là người sáng lập tổ chức Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á – Mỹ (CAMSA) can thiệp. Dùng chiêu thức “bảo vệ quyền lợi” hay “trợ giúp nhân đạo” làm tấm bình phong, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật ở nước sở tại của người lao động Việt Nam, Nguyễn Đình Thắng đã kích động, lôi kéo họ đình công, bỏ việc về nước… Sau đó thông qua một số cơ quan báo chí ở nước ngoài, Nguyễn Đình Thắng tung tin tuyên truyền xuyên tạc chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam, kích động người lao động ở các quốc gia khác chống phá quan hệ hợp tác lao động và quan hệ hữu nghị giữa nước Việt Nam với các nước. Thâm độc hơn, Nguyễn Đình Thắng còn vu cáo rằng, Nhà nước Việt Nam “buôn người” thông qua hình thức xuất khẩu lao động… Việc này đều nằm trong ý đồ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Ngoài mục đích trên, Nguyễn Đình Thắng còn lợi dụng chính những sự việc ấy để vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài “quyên góp” tiền “ủng hộ lao động Việt Nam”, nhưng thực chất là lòe bịp, lừa tiền của đồng bào ở hải ngoại vào mục đích vụ lợi cá nhân… Vẫn bằng chiêu thức ấy, thời gian gần đây Nguyễn Đình Thắng đã đến Ma-lai-xi-a tiếp cận công nhân Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ tương tự.
Nhìn nhận khách quan về những sự việc trên có thể thấy rõ, ngoài sự kích động, lôi kéo của các tổ chức phản động, để xảy ra tình trạng trên có trách nhiệm của các doanh nghiệp được giao tổ chức đưa lao động ra nước ngoài. Cùng với các biện pháp đấu tranh ngăn chặn những hành động can thiệp, phản bác những luận điệu sai trái, bịa đặt của các thế lực thù địch, vấn đề đáng quan tâm hiện nay với chúng ta là cần phải coi trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức công dân, tinh thần tự tôn dân tộc đối với người lao động khi ra nước ngoài làm việc. Mặt khác, cần kịp thời thông tin, cảnh báo đến người lao động những âm mưu thủ đoạn của các tổ chức phản động để không mắc mưu, tiếp tay cho chúng. Khi sự việc xảy ra, cần chủ động phối hợp với nước sở tại, kịp thời hỗ trợ người lao động không để kẻ xấu tiếp cận, kích động, lôi kéo đình công, gây rối…
Theo: Báo QĐND

 

Thực thà tự phê bình


Kim Phương Bình
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác xây dựng Ðảng, đặc biệt là tự phê bình và phê bình. Theo Người: Tự phê bình và phê bình phải được thực hiện như cơm ăn, nước uống, như không khí để thở của người cách mạng. Mục đích là cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ.
Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay” đang trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Ðảng, được cả xã hội quan tâm. Nghị quyết được quan tâm vì đã mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại trong nội bộ Ðảng để tìm cách khắc phục, sửa chữa.
Nghị quyết T.Ư 4 nêu rõ, có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, và nguyên nhân thì có nhiều, nhưng căn bản nhất là do công tác tự phê bình và phê bình của các cá nhân, tập thể bị buông lỏng, nếu có thì cũng hời hợt, hình thức, nể nang, né tránh. Trên thực tế, việc thực hiện tự phê bình, phê bình là rất khó và nhạy cảm. Khó là vì con người ta không dễ vượt qua chính mình, chưa kể nhỡ thực thà tự phê bình lại là cơ hội để người khác gây bất lợi cho tiền đồ của chính bản thân mình…
Còn nhạy cảm là bởi dại gì mà đi “gây thù chuốc oán” với người khác, rồi cũng phải tính đến người ta phê bình lại mình, vì ai chẳng có khuyết điểm, không nhiều thì ít…
Kiểu tư duy này đã “ăn” khá sâu vào tiềm thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và hậu quả là những yếu kém, khuyết điểm trong đời sống và công việc hằng ngày bị tồn đọng hết năm này qua năm khác mà không được chỉ ra để sửa chữa. Trước thực tế này, Nghị quyết T.Ư 4 đã cảnh báo, những yếu kém, khuyết điểm trong nội bộ Ðảng, nhất là công tác tự phê bình và phê bình nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác xây dựng Ðảng, đặc biệt là tự phê bình và phê bình. Theo Người: Tự phê bình và phê bình phải được thực hiện như cơm ăn, nước uống, như không khí để thở của người cách mạng. Mục đích là cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ.
Ðể Nghị quyết T.Ư 4 thật sự đi vào cuộc sống và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tự phê bình và phê bình, hằng ngày mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo cần thực thà tự phê bình, mà trước hết là tự phê bình trước chính bản thân mình, sau đó là trước tập thể để đồng chí, đồng nghiệp của mình góp ý thêm nhằm kịp thời sửa chữa yếu kém, khuyết điểm.
Xét về tâm lý bình thường của con người, nếu bản thân thực thà tự phê bình tốt hằng ngày nhằm khắc phục khuyết điểm thì sẽ thấy thoải mái, rồi đồng chí, đồng nghiệp của mình cũng không nhắc lại nữa và chính họ cũng sẽ tự giác thực thà tự phê bình bản thân mà không cảm thấy áy náy, lo lắng, đặc biệt sẽ tạo nên không khí sinh hoạt cơ quan, đơn vị nhẹ nhàng nhưng không kém phần nghiêm túc, hiệu quả. Xét về lô-gic, nếu thực thà tự phê bình tốt hằng ngày, nhất là được đồng chí, đồng nghiệp góp ý thêm thì mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta sẽ dần được hoàn thiện và ít mắc phải những khuyết điểm trầm trọng trong đời sống và công việc.
Dưới ánh sáng Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay” và việc thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tin tưởng rằng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta sẽ góp sức quyết định vào việc khẳng định vai trò lãnh đạo trường tồn của Ðảng Cộng sản Việt Nam với dân tộc nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo: TC Tuyên giáo

 

Trí thức, kẻ tự do bất trị!


Phạm Toàn
-
Ngày 4 tháng 4 và Cù Huy Hà Vũ
Một phiên tòa và một người hồn nhiên bất trị
 1.    Lao động và lao động trí óc
Những điều bàn luận về khái niệm trí thức, về người trí thức, giới trí thức, về sự dấn thân của người trí thức …  dường như có thể trở thành bất tận … Nếu không thay đổi cách thảo luận, nếu cứ tiếp tục viết những lời áp đặt theo kiểu “trí thức là thế này …” hoặc “trí thức thì phải thế này …” hoặc “nước ta chưa có giới trí thức” cùng vế đối của nó “nước ta chỉ có trí thức cận thần” … thì rất khó gặp gỡ nhau, là mục đích của mọi cuộc luận bàn.
Nghĩ rằng sở dĩ có những cuộc “thảo luận đẻ ra thảo luận”  thay vì “thảo luận đẻ ra chân lý” lâu nay là vì ta chưa mổ xẻ chính đối tượng trí thức đang cần được mổ xẻ, phân tích.
Bài viết này thử thay thế khái niệm trí thức bằng khái niệm người lao đông trí óc rồi thử xem xét điều lâu nay vẫn gọi là “vấn đề trí thức” theo cách phân tích đặc tính những người lao động trí óc trong mối quan hệ với lao động chân tay – hoặc lao động xuông thôi –  nghĩ rằng có khi lại thuận tiện hơn cho việc nhận chân một giá trị.
Lao động …
Nếu tra từ travail trong từ điển Robert (bản của Tàu chụp in năm 1972, trang 1824) thì thấy tác giả giải nghĩa như sau. Chữ travail bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ Pháp từ năm 1210. Từ này có nguồn gốc từ tiếng latin trepalium, một biến thái của chữ tripalium, có nghĩa là “công cụ tra tấn”.  Cái công cụ tra tấn này lại có gốc gác từ chữ tripalis có nghĩa là “công cụ ba chân cọc”. Cái công cụ có ba chân cọc này là một thiết bị dùng để giữ chặt những con vật to lớn như ngựa, bò (không đến mức to như voi) khi cần tiến hành những việc gì đó liên quan tới con vật to xác kia: khi đóng móng cho nó chẳng hạn, còn khi thiến chẳng rõ thiết bị đó có dùng được không!
Thứ lao động phái sinh trong lịch sử từ quan điểm “tra tấn” như thế có thể là sự mô tả trung thực lao động nói chung của con người. Thứ lao động đó có ít nhất mấy đặc điểm sau. Một là, bao giờ nó cũng nặng nhọc, nặng nhọc như bị “tra tấn”. Ngay như nó có là “lao động nhẹ” mà cứ bị cầm tù vào nó ngày lại ngày, thì quả tình đó cũng là một thứ tra tấn! Sau này, nhất hạng là ở những nước có danh hiệu là xã hội chủ nghĩa, sự mị dân là hết sức cần thiết để việc lao động có bản chất vất vả nặng nhọc được chấp nhận như một niềm vui! Vui đấy, vinh quang đấy, hết lòng thi đua đấy, nhưng vẫn thích được tăng lương và nâng bậc – do đó, ta sẽ thấy trong khái niệm lao động còn có một đặc điểm thứ hai, hễ đã lao động thì phải được trả công.
Chỉ cần mở cuốn sách xưa cũ nhất của loài người là Kinh Thánh của đạo Gia-Tô là thấy ngay từ chương đầu đã nói đến nỗi cực nhọc của lao động mà loài người không sao vùng vẫy thoát ra được.
Chàng Adam dại dột nghe vợ ăn vụng quả táo cấm, chàng liền bị Chúa đuổi ra khỏi Khu Vườn Cực Lạc, và Người chỉ phát lệnh miệng không kèm theo văn bản như sau: “Vì ngươi đã nghe lời vợ nên đã ăn trái cây ta ra lệnh cho ngươi không được ăn, nên từ đây vì ngươi mà đất cũng bị nguyền rủa theo. Kể từ nay, ngươi phải làm lụng cật lực mới có cái ăn và phải làm lụng như thế trong suốt đời mình, mà ngay như vậy thì đất cũng chỉ mọc lên cho ngươi những cỏ cùng gai thôi, ngươi phải ăn cỏ mọc trên đồng. Ngươi đổ mồ hôi sôi nước mắt để có miếng bánh mì mà ăn cho tới khi thân ngươi từ cát bụi lại trở về với cát bụi”. (Kinh Thánh, bản tiếng Pháp của Louis Second, Khải nguyên, 3:17, 18,)
Lao động vất vả khổ sai mà loài người vẫn không xa rời lao động, cái ấy mới lạ! Hình như có lần tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy nhắc cho tôi ý kiến nhà triết học Nietzsche hoặc Deleuze chi đó mà chị để tâm nghiên cứu, từ nguồn sách này mà có nhận xét rằng “lao động trả công là ông cảnh sát bậc thượng thặng để duy trì trật tự xã hội (…)  nó là dây cương kìm giữ con người,  nó ngăn chặn hết sức mạnh mẽ sự phát triển năng lực tư duy, năng lực và ý chí sống độc lập của con người”.
Lao động trí óc…
Thế mà, người lao động trí óc tuy cũng là kẻ làm công ăn lương, có khi đó còn là người lao động nô lệ nữa, nhưng thân phận lại hoàn toàn khác nếu không nói là hoàn toàn ngược lại với hoàn cảnh lao động mô tả như khổ sai suốt đời nói trên.
Đặc điểm thấy ngay của người lao động trí óc ấy là họ tự giao việc cho mình, không nề hà, không toan tính.
Chẳng ai ra lệnh cho nhà vật lý học Marie Curie phải làm việc trong hoàn cảnh bị hạt phóng xạ bắn phá – hình chụp cuốn sổ tay trong hộc bàn của bà bị “bắn” lỗ chỗ làm ta xúc động ngưỡng mộ cái vầng trán thanh khiết thiên thần của người phụ nữ nhỏ nhắn ấy.
Chẳng ai ra lệnh cho chàng nô lệ xấu xí Aesope cả, và ngay trong khi lao động khổ sai chàng vẫn quan sát cuộc đời và nghĩ thầm trong đầu rồi kể ra những câu chuyện ngụ ngôn tồn tại cả chục thế kỷ sau khi chàng qua đời – và ta có thể nói không sợ sai rằng có Aesope thì mới có nhà làm thơ ngụ ngôn La Fontaine nước Pháp, và nếu không có Aesope và La Fontaine thì cũng không có nốt dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh của Việt Nam.
Trong hàng ngũ những người lao động trí óc ấy, rất lạ kỳ là những nhà thơ! Và cũng rất lạ kỳ là họ hay lắng nghe tiếng đêm, lắng nghe tiếng mưa. Nguyễn Trãi trằn trọc cả đêm nghe mưa (Thính vũ) – Trương Kế thì cả đêm không ngủ ngồi nhìn những ngọn lửa thuyền chài và những ngọn gió trên sông (giang phong, ngư hỏa đối sầu miên) – Trần Tế Xương thì nửa đêm vẫn “vẳng nghe tiếng ếch bên tai, giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò” ở bến con sông đã bị lấp … Đến đời sau, một Hoàng Cầm cũng đau đáu nghe Mưa Thuận Thành, nghe mưa của lịch sử những cung phi những hoang phế và những nỗi đau quê nhà … Không ai giao việc vò võ mất ngủ ấy cả. Họ tự giao việc cho mình.
Nếm náp một vài thí dụ về người lao động trí óc cốt để thấy căn cốt của họ không gì khác hơn là một thứ tinh thần tự do. Những người lao động sau này được thu gom vào giai cấp vô sản không có thứ tinh thần tự do ấy. Người nông dân muôn thuở lụi cụi trên mảnh đất tiểu nông không thể có thứ tinh thần tự do ấy.
Thật viển vông khi suy diễn việc những nhà văn tập hợp quanh Emile Zola để cứu Dreyfus là sự khởi đầu cho việc dùng từ “intellectuel” hay là “trí thức”! Người trí thức không có thời điểm ra đời tập thể. Tinh thần tự do ra đời với từng cá nhân. Vì thế mà rất khó tập hợp các ông trí thức thành một giới trí thức. Cũng không nên dùng sự xuất hiện chữ “intelligentsa” gốc tiếng Nga để “mở rộng” khái niệm người trí thức và giới trí thức vào một sự chuẩn mực là sự dấn thân trí thức. Không! Người trí thức đã có từ rất xa xưa, từ khi kẻ nô lệ như Aesope có tinh thần tự do. Chàng nô lệ Spartacus chắc cũng nhiều đêm nghe mưa như Nguyễn Trãi nước Việt nên mới có cuộc đại khởi nghĩa ở Roma xưa lập nên một “nước cộng hòa” ảo tưởng đầu tiên của người nô lệ có tên Thành bang Mặt trời, cũng đầy tinh thần tự do như cuộc “lên đàng” của Nguyễn Trãi khi trốn khỏi thành Đông Quan để lên rừng tìm Lê Lợi. Người trí thức chỉ làm được cái việc riêng mình thích thú do đó mà tự ra lệnh cho mình thực hiện. Người trí thức đích thực là con người cá thể. Cái người đi xin đề tài nghiên cứu, xin luôn cả đề cương nghiên cứu, xin luôn cả một hội đồng … thì sau đó dù có “bảo vệ thành công” rực rỡ thì cũng chỉ là anh thư lại đi giành giật mảnh bằng đóng mác khoa học, không phải người trí thức.
Nếu bây giờ muốn thay lao động trí óc bằng thuật ngữ trí thức thì chắc là ta vẫn phải giữ cái điều cốt lõi tinh thần tự do mà nếu thiếu nó thì sẽ chẳng có gì hết, chẳng có trí thức, chẳng có dấn thân, xin nhắc lại: chẳng có gì hết.
Người trí thức không bao giờ đòi kẻ khác cho mình “được cởi trói”, “được” tự do – người trí thức tự nó là tinh thần tự do. Người trí thức không bao giờ thèm khát vật chất như trong câu chuyện tiếu lâm hiện đại “Phở là gì” – một câu chuyện được đặt ra sau khi cất giọng run run nhớ nhung Chiều Mát-xít-cơ-va để xin xỏ tí phở, tí bậc lương, tí giáo sư, tí xe, tí nhà công vụ … Hoàn toàn không thấy trong “chuyện vui” ấy một chút gì tinh thần tự do của người trí thức. Vui ấy bao nhiêu đau bấy nhiêu.
Vậy lấy tiêu chí gì để đo tinh thần tự do của người trí thức?
Chỉ có một câu trả lời: thành tựu công việc theo chuyên môn hẹp mà người trí thức đã chọn. Thành quả nhiều ít to nhỏ, danh tiếng đồn gần đồn xa bao nhiêu cũng được. Giải Nobel không phải là sung chín để lúc nào cũng hái một cách dễ dàng. Cốt ở công việc làm đều đặn, kiên trì, một lòng một dạ. Cốt ở công việc trước lạ sau quen, trước sai nhiều đúng ít sau sai ít đúng nhiều, trước màu mè hoa hòe hoa sói sau ngày càng gắn với thực tiễn cuộc sống và càng gần với lòng dân.
Trí thức gắn với những ngành nghề đặc biệt, khi khoa học khi công nghệ, khi nụ cười khi nước mắt, khi tinh vi khi lại sần sùi cuộc đời thậm chí có cả mùi bùn và mùi thuốc súng, gì cũng được, miễn đã là người trí thức thì nhất định phải có chút gì đó chính tay mình dâng lên nhân dân và dâng lên dân tộc.
Trí thức là như vậy. Không phải cái danh.
 2.    Phản biện xã hội
 Ở trên kia, có nói tới đặc điểm của người trí thức là anh ta tự giao việc cho mình. Nay phải nói thêm: việc mà anh ta tự giao cho mình bao giờ cũng là việc lớn, có tầm vĩ mô. Nói thêm nữa: hễ đã tự giao việc cho mình, anh ta bao giờ cũng tin chắc như đanh đóng cột rằng đó là việc lớn, có tầm vĩ mô. Cuộc sống sẽ phán xét cái việc tự giao đó vĩ mô tới đâu, lớn tới đâu … và thành tựu tới đâu. Nhiều khi đánh giá trái với sự tự đánh giá của chủ thể tự giao việc lớn, việc vĩ mô! Vì thế mà minh triết cộng với trí thức Pháp có câu l’homme propose, Dieu dispose để sẻ bớt gánh nặng cho bề trên!
Vì nhãn giới do học và trải nghiệm mà có, và vì tinh thần tự do cố hữu có thể là từ khi chào đời, mà người trí thức thường sớm nhận ra những điều bất thường trong xã hội thuộc các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhiều địa hạt chi tiết khác nữa. Có đặc điểm là, hễ người trí thức phát hiện thấy điều gì khác lạ trong xã hội, thì bao giờ họ cũng nhìn vấn đề tốt xấu theo một viễn cảnh xa và rộng như thói quen nghiên cứu của họ. Nhiều người có ý kiến sai, nhiều người có ý kiến đúng, nhiều người gửi đầy những ảo tưởng trong giải pháp họ đưa ra, nhưng có đặc điểm này cần phải ghi nhận: người trí thức không bao giờ nhìn nhận vấn đề và đưa ra giải pháp nhằm thu gom tư lợi.
Giải pháp của Einstein gửi tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt về việc làm bom nguyên tử là một thí dụ luôn luôn nhỡn tiền dù cả gần một trăm năm đã trôi đi! Nguyễn Trường Tộ hoàn toàn không tơ hào chút lợi lộc gì khi đề nghị canh tân đất nước, sao cho cả nước đầy như sao sa những ngọn đèn treo ngược. Nhuận bút của Truyện Kiều rõ ràng không rơi vào túi Nguyễn Du. Tranh Tô Ngọc Vân chỉ làm đẹp nhà Bảo tàng chứ không làm cho tài khoản của người họa sĩ tài hoa đó căng phồng. Những cuộc chấn hưng văn hóa (dù thất bại) thời Pháp thuộc do Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe … và biết bao nhà trí thức khác đứng ra chủ trương đều cho thấy tính chất “phi lợi nhuận” của các công trình họ là tác giả. Thơ của Tản Đà và Tú Xương đầy những ý tưởng giúp đời, nhưng chúng chưa bao giờ giúp các ông hết nợ – và trong khi Nguyễn Văn Vĩnh chết vì nợ nần và vì sốt rét ở đất Lào xa cố hương, thì Nguyễn Bính cũng chết bên cầu ao nhà một người bạn ông tới vay tiền vào một chiều ba mươi Tết.
Khổ thế ấy, vậy mà các nhà trí thức vẫn không bao giờ nản. Một mặt, họ phản biện xã hội bằng các kiến nghị này khác, sự nở rộ của báo chí dưới thời thuộc Pháp là một thí dụ. Nhưng một mặt khác, và là điều quan trọng hơn, ấy là người trí thức còn dùng chính công trình khoa học, nghệ thuật, kinh tế, và xã hội của họ như là những cái mẫu cho sự tiến bộ trình ra cho xã hội – làm việc đó với tâm lý không tin tưởng vào những nhà cầm quyền, dù là nhà cầm quyền biết học cách cười mỉm với họ. Phản biện xã hội của Hoàng Xuân Hãn nằm ngay trong công việc nhà bác học này nghiên cứu cách đánh vần chữ quốc ngữ cho Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng. Nhà cầm quyền Pháp chưa bao giờ khuyến khích các hoạt động chấn hưng văn hóa này, trái lại có nhiều chiến sĩ trong phong trào dạy cho toàn dân biết chữ đã bị bọn mật thám quấy rầy – sắp tới Cách mạng tháng Tám 1945, tức là gần tới ngày bọn phản động cảm nhận được chung cục tất yếu của chúng, khi đó ngay cả những chiến sĩ Truyền bá chữ Quốc ngữ cũng bị bắt giam!
Tinh thần tự do của người trí thức luôn luôn cảnh báo cho họ rằng một Nhà nước toàn trị, nói trắng là một Nhà nước độc tài, dù đóng dấu Minh Mạng hay Hitler-Stalin, dù đóng dấu Pétain-Decoux hay đóng triện son kiểu Mao Trạch Đông-Gaddafi, thì bao giờ cũng bưng tai bịt mắt trước mọi ý kiến đóng góp. Các nhà cầm quyền kiểu đó đều giống nhau ở ngôn từ tử tế, ở những khẩu hiệu ngày càng biết làm cho bớt sỗ sàng, nhưng lúc nào ta cũng vẫn có thể thấy dấu hiệu của sự khước từ “giao thiệp” với giới trí thức ở chỗ có hay không có trong xã hội những cơ chế cho sự tiếp nhận ý kiến phản biện, có hay không có những đối thoại xây dựng giữa nhà trí thức phản biện và giới cầm quyền ngoan cố.
 3.    Kết luận gì đây …
 Nếu thực sự là người trí thức thì lúc nào và ở đâu kẻ ấy đều cồng kềnh vụng dại. Vì tập trung vào chuyên môn hẹp và sâu, nên kẻ đó bao giờ cũng mang một thiên kiến rằng mình đúng hơn, cao hơn, xa hơn, nhanh hơn và sáng giá hơn. Vì lúc nào cũng lo xa cho những triển vọng hụt hơi nên kẻ đó bao giờ cũng thấy những kẻ khác là cận thị, tụt hậu, lạc hướng, và thiếu giải pháp. Vì tập trung vào hiệu quả nên kẻ đó thấy đâu đâu cũng toàn là những chuyện tào lao. Và vì rất chân thành nên kẻ đó bao giờ cũng hay vô tình làm người khác mất thể diện – nhất hạng là khi chê người khác … nói nhịu, nói ngọng.
Giá ví thử những nết hư tật xấu tốt đẹp đó, hoặc giá như cái tinh thần tự do thể hiện như những tật xấu đó mà lại là thuộc tính của một tên cơ hội dẻo mỏ, và nếu cơ sự đó là phổ biến, thì …
Thì sao?
Thì sẽ là điều hoàn toàn dễ hiểu khi mở trang báo ra chả thấy có gì đáng đọc, khi bật máy lên toàn thấy những điều thấy mặt tắt ti vi như dân gian đang huyên truyền ồn ào và kín đáo, khi trai thanh gái lịch chẳng có thơ hay chép tặng nhau, chẳng có sách hay tặng nhau ngày sinh nhật …
Lúc đó, vâng chính lúc đó, ta sẽ thấy cần thiết biết bao nhiêu là những kẻ tự do bất trị bị người đời gọi là trí thức chỉ vì một sơ sểnh ngờ nghệch mang tính chất như là tội tổ tông của Adam: tinh thần tự do và tự do đến tuyệt đối.
P.T. 2-4-2012

 

Cúp Đua Thuyền Hoàng Trung Hải


Mai Xuân Dũng
-
“Trong khi “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên” thì ngay tại Hải nam, nơi diễn ra cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang có sự hiện diện của ông Phó Thủ Tướng Việt nam Hoàng Trung Hải cùng ông bạn vàng 16 chữ Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường”
Báo Tuổi trẻ online – Ngày 30-3, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tổ chức cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Về việc này, ngày 31-3 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
Ông Nghị nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC), đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”. (Hết trích).
Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) – Nhân dịp dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 (Hải Nam – Trung Quốc), chiều 31/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Phó Thủ tường Hoàng Trung Hải và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đều đánh giá cao tiến triển đạt được gần đây trong quan hệ Việt – Trung, nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011 và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 12/2011. Hai Phó Thủ tướng bày tỏ cùng nhau quán triệt và thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không ngừng cố gắng để duy trì xu thế phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước hiện nay.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, để xử lý thỏa đáng các tranh chấp và vấn đề nảy sinh trên biển. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phía Trung Quốc sớm thả vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam hiện đang bị phía Trung Quốc giam giữ và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. (Hết trích).
Đọc hai cái tin trên thấy thương chú Lương Thanh Nghị quá. Trước kia cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao là em Nguyễn Phương Nga đã bị coi là cái loa xóm nay chú em Lương Thanh Nghị cũng bị sếp Hoàng Trung Hải biến thành cái mõ làng.
Trong khi chú Nghị gõ mõ bài “phản đối ca”: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên” thì ngay tại Hải nam, nơi diễn ra cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang có sự hiện diện của ông Phó Thủ Tướng Việt nam Hoàng Trung Hải cùng ông bạn vàng 16 chữ Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mà có thấy ông Phó Thủ tướng Việt nam hó hé “phản đối” cái gì đâu.
Thôi nhé chú Lương Thanh Nghị, có lẽ cái cúp “Ty Nam” kia nên đổi là cúp “Hoàng Trung Hải” để chú khỏi mất công gõ mõ “phản đối” nghe nhàm lắm.
Nguồn: Blog Xích Lô

 

Nhân chiến dich Thỉnh Nguyện Thư, bàn về yếu tố Đảng Phái Chính Trị


Trường Giang
-
Người Việt Hải ngoại tại Mỹ, trong nỗ lực lật đổ Cộng Sản, đã có nhiều chiến dịch, nhưng phải vô tư công nhận, Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vừa qua là một thành công đáng kể.  Với một thời gian ngắn, hơn 140 ngàn người đã ký tên trong thỉnh nguyên thư.  Phong trào Thỉnh Nguyện Thư đã vực dậy lòng yêu nước, sự khao khát tự do, nhân quyền cho Việt Nam tưởng như đã ngủ quên trong nhiều người. Với kết quả hơn 140 ngàn chữ ký, Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ đã tiếp phái đoàn người Việt để lắng nghe ý kiến.
Hoan hô nhạc sĩ Trúc Hồ, nhạc sĩ Việt Dzũng, đài SBTN, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng,  những người có sáng kiến và đầu óc tổ chức.
Trong buổi họp với Tòa Bạch Ốc, ban tổ chức Thỉnh Nguyện Thư đưa ra ba bạn trẻ đại diện đồng bào phát biểu (ứng đáp) với nhân viên tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao. Lâu nay trong các cuộc vận động với chính phủ Hoa Kỳ, phần lớn do các vị cao niên hoặc chức sắc trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũ gánh vác. Lần này, giao cho ba bạn trẻ đảm trách, ấy cũng là một sáng kiến. Tuy nhiên, sau đó có một số ý kiến không hài lòng xoay quanh vấn đề này. Trong bài trả lời phỏng vấn với tờ Bút Tre ở Arizona, có lẽ do tế nhị, TS Nguyễn Đình Thắng đã né tránh “để tránh những tranh cãi vô bổ”.  Tôi nghĩ đây là vấn đề nên làm sáng tỏ, nếu không sẽ làm nhụt chí những người trẻ và gây ngộ nhận cho các đảng phái chính trị, và như vậy sẽ không có lợi cho công cuộc đấu tranh.
Nhạc sĩ Trúc Hồ sau cuộc tiêp xúc ở Washington, tỏ ý không mấy hài lòng vì ban tổ chức đã chọn lầm một bạn trẻ đại diện có lý lịch không “trong sáng”. Dường như sự “trong sáng” mà ban tổ chức chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư muốn là một người trẻ không có liên quan, dính dáng gì tới các đảng phái, tổ chức chính trị. Tôi nghĩ điều này thật khó! Người trẻ có khả năng chuyên môn trong xã hội thì nhan nhãn, nhưng tìm một bạn trẻ vừa có khả năng, vừa có tinh thần đấu tranh cho Đất Nước không đâu hơn là phải nhìn vào các đảng phái, các tổ chức chính trị. Đảng phái, tổ chức chính trị là nơi đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ để đấu tranh trong hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Đất Nước .  Đảng phái, tổ chức chính trị là môi trường cho các bạn trẻ tập dấn thân, học hỏi kinh nghiệm và có thể trở thành những nhà lãnh đạo sau này.  Ban tổ chức chọn ba người đại diện. (Vô tình) Một người thuộc đảng phái, một người thuộc hội đoàn, và một người nghệ sĩ không đảng phái, không hội đoàn.  Hãy tạm không nói đến những lãnh vực như tuổi tác, thế hệ, ba vị này cũng đã đại diện cho ba thành phần khác nhau trong xã hội. Sự đại diện như vậy cũng khá bao quát. Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái? Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh? Trong công cuộc đấu tranh nhằm giải thể đảng CSVN nhiều chiến sĩ  Việt Tân đã bị đàn áp, bị tù tội. Nhiều đảng viên Việt Tân đã ngã xuống.Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch đã chết cho ai? Tôi không phải là đảng viên, cảm tình viên của Việt Tân.  Tôi không quen biết anh Billy Lê.  Nhưng tôi đã từng đì học, đã từng tham gia hội Sinh Viên Việt Nam trong trường đại học. Tôi khâm phục anh Billy Lê. Anh là một người trẻ năng nổ . Vừa đi học vừa tham gia chính trị, hội đoàn, vừa là một chủ tịch hội sinh viên.  Đây là một sự hy sinh mà chỉ có những người có lòng thao thức với Dân tộc mới làm được!
Có người nói rằng các đảng phái chính trị đấu tranh nhằm cướp chính quyền .  Thật ra, trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã học và áp dụng thủ đoạn cướp chính quyền từ đảng Cộng Sản Nga để đạt mục đích. Điều này khiến nhiều người hiểu nôm na rằng “chính trị là đi đôi với thủ đoạn”.  Trong khi đó, các đảng phái Cách Mạng khác vì mục đích tối thượng là giải phóng dân tộc nên đã bị CS ám hại, loại trừ. Thời kỳ chống Pháp là giai đoạn các đảng Cách Mạng Việt Nam hy sinh nhiều công lao và xương máu cho dân tộc.  Đây cũng là thời gian sản sinh ra những nhà Cách Mạng dân tộc như  Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ. Qua thời kỳ Quốc Gia, các đảng phái chuyển đổi từ đấu tranh cách mạng qua sinh hoạt chính trị, đóng góp cho sự hình thành nền Công hòa miền Nam Việt Nam.  Cho đến hôm nay, nhiều đảng phái, tổ chức chính trị trẻ trung trong cũng như ngoài nước, nối tiếp con đường của cha anh, không ngừng đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, công bằng và thịnh vượng. Vì vậy, không thể vơ vào cả nắm mà cho rằng mục đích của các đảng phái cách mạng là “dùng thủ đoạn để cướp chính quyền” hoặc “chính trị là đi đôi với thủ đoạn”.  Điều này chỉ đúng với đảng CS mà thôi . Chúng ta không thể dùng mô hình đảng CS để áp đặt lên các đảng phái VN chân chính.
Đảng phái chính trị luôn có tổ chức chặt chẽ, hoạt đông dài hạn, một chết một sống đối đầu với CS. Các đảng phái chính trị Việt Nam hoạt động theo cương lĩnh hẳn hoi.  Khác với đảng phái chính trị, phong trào quần chúng thường là thiếu tổ chức, không dài hạn. Cách mạng Ai Cập là một một ví dụ. Phong trào nổi lên rất mạnh đưa đến sự sụp đổ nhà độc tài Hosni Mubarak nhưng không làm thay đổi chế độ. Dĩ nhiên chúng ta không muốn thay chế độ Cộng Sản Việt Nam bằng một chế độ độc tài, độc đảng khác.  Chúng ta không thể né tránh yếu tố đảng cách mạng, đảng chính trị trong cuộc đấu tranh này. Không thể chỉ thuần dựa vào phong trào quần chúng mà thay đổi được chế chộ cộng sản. Thật ra, với sự trưởng thành trong đấu tranh của các đảng phái và với thời đại thông tin, một khi thay đổi được chế độ cộng sản, khó có thể cho một đảng nào có thể khống chế và dùng thủ đoạn để cướp công và độc quyền lãnh đạo đất nước như đảng cộng sản Việt Nam đã làm.
Vì vây, chẳng có gì phải lo ngại khi cần kết hợp với các đảng phái chính trị trong các phong trào, chiến dịch vận động tự do, nhân quyền. Các đảng phái chính trị là nhân tố thiết yếu không thể thiếu trong công cuộc đấu tranh nhằm giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Tháng 3, 2012
Trường Giang gửi tới
© Đàn Chim Việt

 

 Maybank lên tiếng về khoản nợ của Vinashin

--Các khoản nợ đã quá hạn của Vinashin đều đã được các chủ nợ là ngân hàng, công ty tài chính xếp vào nợ xấu và trích lập dự phòng rũi ro. Ảnh: Thanh Tao.
-Maybank lên tiếng về khoản nợ của Vinashin (04/04) Theo đại diện ngân hàng Maybank của Malaysia, số tiền mà ngân hàng này cho Vinashin là không đáng kể so với tài sản Maybank.
Theo Vneconomy, thông tin trên do Tổng Giám đốc Datuk Seri Wahid Omar của Maybank cho biết tại một cuộc họp báo cách đây ít ngày.
Trước đó, Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Elliott đã chấm dứt vụ kiện Vinashin tại Anh.

Maybank và Elliott là hai trong số các trái chủ tham gia cung cấp vốn vay cho Vinashin hồi năm 2007 trong khoản vay 600 triệu USD, cùng với các ngân hàng khác như Credit Suisse của Pháp, Standard Chartered của Anh, Depfa của Ireland…

Đến tháng 12/2010, Vinashin lẽ ra phải thanh toán khoản đầu tiên trị giá 60 triệu USD của gói vay này, nhưng không thực hiện được nghĩa vụ.

Tính đến năm ngoái, Vinashin đã 3 lần bỏ qua thời hạn thanh toán nợ.

Maybank hiện là là ngân hàng lớn nhất của Malaysia. Lợi nhuận ròng trong 6 tháng cuối năm 2011 của Maybank tăng 20% lên mức kỷ lục 2,58 tỷ Ringgit, tương đương trên 850 triệu USD. Doanh thu của nhà băng này trong 6 tháng cuối năm ngoái tăng 26,4%, đạt mức 12,88 tỷ Ringgit, tương đương 4,25 tỷ USD.
Nguồn Vneconomy
-Công ty Elliot Advisors Ltd hủy vụ kiện Vinashin    –   (VOA).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét