Toàn cảnh bức tranh ngân hàng Việt Nam
Qlb - Số liệu do NHNN công bố, độc giả quan tâm cần đối chiếu
với Báo cáo của Uỷ Ban giám sát Tài chính Quốc gia mà chúng tôi sẽ lần
lượt công bố.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố các số liệu về bức tranh tổng thể của các tổ chức tín dụng.
Một số chỉ tiêu tài chính
của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 - Nguồn: Ngân hàng Nhà
nước; Báo cáo Thống đốc gửi đại biểu Quốc hội.
Tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Vốn tự có của các nhóm
tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội và Công ty
Tài chính Tàu thủy) tính đến 30/4/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Ngân
hàng Nhà nước.
|
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các nhóm tổ chức tín dụng quý 1/2012 (Đơn vị:%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các nhóm tổ chức tín dụng quý 1/2012 (Đơn vị:%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu của các nhóm tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân hàng Chính sách
xã hội và Công ty Tài chính Tàu thủy) đến 30/4/2012 - Nguồn: Ngân hàng
Nhà nước.
|
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho
vay trung, dài hạn của các nhóm tổ chức tín dụng (không bao gồm Ngân
hàng Chính sách xã hội và Công ty Tài chính Tàu thủy) đến 30/4/2012 -
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TTI) của các nhóm tổ chức tín dụng đến 30/4/2012 – Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
|
Theo: Vneconomy
TẠI SAO BẢN BÁO CÁO CỦA UBGSTCQG BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CÔNG BỐ
Qlb
- Chúng tôi đã lần lượt cho đang tải
toàn bộ Báo cáo của Uỷ Ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (UBGSTCQG) do
ông Vũ Viết Ngoạn làm trưởng ban. Đây là một bản báo cáo khá công phu,
được
hoàn thành vào cuối Quý 1/2012 phản ánh thực trạng của hệ thống tài
chính -
ngân hàng Việt Nam, song đã bị Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm tiệt KHÔNG
ĐƯỢC
PHÉP CÔNG BỐ. Tại sao vậy? Một lý do đơn giản: Nếu theo Báo cáo này thì
toàn
bộ kế hoạch buộc phải tái cấu trúc 06 ngân hàng hiện nay do trực tiếp
Thủ Tướng
ký buộc NHNN thực hiện là bất bình thường! Cả 06 ngân hàng này theo đánh
giá của
UBGSTCQG thuộc nhóm 4 - Là nhóm mà các ngân hàng có thể tự tái cấu trúc
để phát
triển và CHỈ CÓ NHÓM 5 GỒM 9 NGÂN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC UBGSTCQG KHUYẾN CÁO PHẢI
ĐƯỢC
NHNN THAM GIA TÁI CẤU TRÚC
" Nhóm 5 gồm các NH
yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt qua khó
khăn. Đây là các ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tổng
tài sản giảm hoặc tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; hầu hết trong nhóm này là
có các công ty con, cty “sân sau” hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư cho vay nhiều
vào các dự án BĐS; mất thanh khoản trong thời gian dài, khó có khả năng hồi phục,
phụ thuộc nhiểu vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời kém hoặc thua lỗ; các ngân
hàng quy mô nhỏ, không có thương hiệu trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro
kém.". Đó là những ngân hàng: (Trích báo cáo của UBGSTCQG:
'
39
|
Ngân hàng liên doanh VIỆT - NGA
|
5
|
Ổn định
|
40
|
Ngân hàng liên doanh VIỆT THÁI
|
5
|
Tiêu cực
|
41
|
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
|
5
|
Ổn định
|
42
|
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
|
5
|
Tiêu cực
|
43
|
Ngân hàng TMCP Phương Nam
|
5
|
Tiêu cực
|
44
|
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí
|
5
|
Tiêu cực
|
45
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam tín nghĩa
|
5
|
Ổn định
|
46
|
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
|
5
|
Ổn định
|
47
|
Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu
|
5
|
Ổn định
|
Theo đánh giá của UBGSTCQG, trong nhóm 5 có 03 ngân hàng TMCP
Sài Gòn, Tín Nghĩa và Đệ Nhất đã phải sáp nhập và hiện đang được báo chí trong
nước đặt tên ‘Một cái chết tốn kém’, BIDV đã rót 20.000 tỷ đồng, song 03 ngân
hang này hiện vẫn đang chết lâm sang và đang thực hiện huy động tiền gửi bằng
cách chi ngoài đến 4.5% cho số tiền gửi…. Song điều làm mọi người giật
mình chính là NH TMCP Phương Nam, theo
đánh giá của UBGSTCQG thì NH này nằm trong danh sách nhóm 5 với vị trí 43/47
ngân hàng của cả nước, không những đã là
‘TOP 5 LỘN NGƯỢC TỪ DƯỚI LÊN TRÊN’! mà còn bị ghi chú 'Tiêu cực', có nghĩa
trong tình trạng có thể đổ bể bất cứ lúc nào . Rõ ràng theo đánh giá của
UBGSTCQG thì NH TMCP Phương Nam còn tồi tệ hơn cả NH TMCP Đệ Nhất...
Vậy mà thực tế đã diễn ra thế nào? Từ
chỗ chính NHNN công bố NH PN trong danh sách mất thanh khoản vào tháng 10/2011
thì sang tháng 11/2012 cũng chính NHNN đã rót 5.000 tỷ đồng giải cứu, rồi đến
tháng 1/2012 lại làm trò rót vòng qua BIDV 5.000 tỷ với chỉ đạo buộc phải chuyển cho
NH Phương Nam vay! Rồi ngay sau đó cũng chính NHNN đã ra văn bản công nhận NH
TMCP Phương Nam được xếp hạng nhóm 2 để được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
15%, từ đó mặc sức vay liên ngân hàng và phát hành chứng từ có giá lên đến trên
40.000 ngàn tỷ và kết quả ĐÃ THÔN TÍNH THÀNH CÔNG NH SAMCOMBANK – NH đã được
UBGSTCQG đánh giá là nhóm 1 và xếp hạng ‘TOP 5’ TRONG 47 NH THƯƠNG MẠI CỦA CẢ
NƯỚC! Thật nực cười, một NH áp chót đã thôn tính NH đứng đầu bảng của Việt Nam
với sự tiếp tay của bao kẻ quyền lực, vậy mà KHÔNG một cơ quan chức năng nào
vào cuộc???? Việc NHNN, Bộ Tài Chính, Thanh Tra Chính Phủ là nhưng cánh tay nối
dài của Thủ Tướng Dũng thì nhân dân không thể trông đợi gì được. Còn cái gọi là
Uỷ ban chứng khoán, tại sao cứ thản nhiên như không hay biết gì? Nếu vụ việc
tương tự xảy ra tại bất cứ thị trường chứng khoán nào, ngay cả tại Singapore,
Hongkong .. thì chắc chắn sẽ có hàng loạt quan chức ít nhất phải ra điều trần
và cũng sẽ không ít kẻ phải vào bóc lịc hoạc ít nhất từ chức… Vậy mà ở Việt Nam, xem như ai cũng vô can!
Cả cái Ban Chỉ đạo chống tham nhũng của Đảng CS cũng ở đâu không hề thấy có ý
kiến? Trong khi các ông chủ thực sự của NH PN đang tiếp tục thực hiện mưu đồ
sáp nhập vào với Samcombank để xoá dấu vết khoản 20.000 tỷ đồng bị mất trắng do
cho 41 công ty của chính Trầm Bê vay không có khả năng trả nợ vì toàn bộ số tiền
này là ăn cắp tiền của người dân để đi hối lộ Nguyễn Thanh Phượng 1.500 tỷ lấy
lý do tư vấn tái cấu trúc ngân hàng, trả cho 1750 tỷ đồng cho Nguyễn Đức Kiên để
hối lộ quan chức Ngân hàng nhà nước và trả công Nguyễn Đức Kiên môi giới và
đánh bạc! Đến đây thì có lẽ chúng ta đã có thể lý giải tại sao Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã cấm không cho UBGSTCQG công bố báo cáo của mình để tránh bị Quốc Hội
và nhân dân chất vấn câu hỏi mà chắc chắn NHNN sẽ không thể trả lời được!
Chưa hết, một điều chắc chắn thầy trò Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng sẽ KHÔNG thể trả lời được rất
nhiều câu hỏi, có thể đơn cử vài câu:
- Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa Chính Phủ và UBGSTCQG về sự đánh giá về các NH thương mại yếu kém cần tái cấu trúc? Tại sao sự khác biệt này không được phân tích làm rõ, thậm chí mời các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ đánh giá để đi đến thống nhất nếu Thủ Tướng vẫn luôn miệng khẳng định mong muốn tái cấu trúc để đưa hệ thống NHVN phát triển theo chuẩn mực Quốc Tế?
- Tại sao 06 ngân hàng hiện NHNN đang buộc phải tái cấu trúc và buộc sáp nhập lại không phải là những NH nằm trong nhóm 05? Vậy Thủ Tướng trả lời thế nào về lời đồn rằng Thủ Tướng đang chọn các ngân hàng bị cho là sân sau của kẻ đối lập để ‘đánh dằn mặt’?
- Thầy trò Nguyễn Tấn Dũng trả lời thế nào cho câu hỏi: Tại sao những ngân hàng thương mại khiến NHNN đã phải rót tiền chi viện nhiều năm như Techcombank (Mỗi năm ít nhất từ 3.000 đến 10.000 tỷ đồng suốt hàng chục năm qua!), Eximbank, NH Phương Nam, NH Bắc Á song không bị đưa vào danh sách tái câu trúc? Phải chăng đây là những NH của nhóm thôn tính đang lũng đạo hê thống tài chính – tiền tệ của Việt Nam có lợi ích gắn bó với Nguyễn Thanh phượng?
- Thực tế hiện nay thầy trò Nguyễn Tấn Dũng đang CHỨNG MINH Một sự đảo ngược về tiêu chuẩn đạo đức cũng như tiêu chuẩn về hành vi phạm tội của Bộ Luật Hình sự Việt Nam: Những đứa con phải sống ăn bám vào cha mẹ như những NH như Phương Nam, Techcombank, Eximbank, Bắc Á mà NHNN phải rót hàng chục ngàn tỷ đồng để cứu trợ là những đứa con ngoan ngoãn, khoẻ mạnh và những đứa con sống tự lập trên đôi chân của chính mình như những NH khác KHÔNG được ‘hân hạnh’ của NHNN rót tiền và không hề bị mất thanh khoản là NHỮNG ĐỨA CON HƯ HỎNG, YẾU KÉM? Các Tập đoàn nhà nước thì Chính Phủ còn lấy cớ thực hiện nhiệm vụ chính trị để bao che cho những thua lỗ, song Techcombank, Eximbank, Phương Nam, Bắc Á đều là NH Thương mại cổ phần cua tư nhân 100%, vậy tại sao trong khi NHNN vẫn phải nuôi mà lại vẫn được khen ngợi, hay vì những ngân hang này đã xây dựng trường học tặng cho quê hương Thủ Tướng nên cũng là nhiệm vụ chính trị? Bằng không, tại sao Thủ Tướng không trình ra Quốc Hội xin sửa từ điển ngôn ngữ và sửa đổi Bộ Luật hình sự của Việt Nam?
BẢN BÁO CÁO BỊ THỦ TƯỚNG CẤM CỐNG BỐ ( Tiếp theo 1)
Ø Thị trường mất cân đối lớn
khi các công ty niêm yết chủ yếu có quy mô nhỏ, chất lượng hàng hóa chưa
cao;
Ø Quá nửa số cổ phiếu
trên cả 2 sàn có giá dưới mệnh giá và giá trị sổ sách. Thanh khoản trên cả
2 sàn giao dịch chứng khoán giảm mạnh;
|
1.1.
Số lượng công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
(i) Thị trường chứng
khoán đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thừa CTCK, mất cân đối về thị phần, vốn
điều lệ.
Đến
cuối tháng 12/2011, thị trường chứng khoán có 105 CTCK, trong đó có 27 công ty
niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. 10 CTCK hàng đầu đã chiếm tới
54,39% thị phần môi giới tại HSX và 51,12% thị phần môi giới tại HNX. Một nửa
thị trường còn lại, 94 CTCK phải cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó các thị trường
chứng khoán Thái Lan có quy mô vốn hóa gấp 8 lần Việt Nam nhưng chỉ có 41 CTCK[1]
thì rõ ràng Việt Nam đang khủng hoảng thừa CTCK.
Quy mô vốn của các CTCK cũng mất cân đối lớn. Vốn điều lệ của 20 công ty lớn nhất chiếm 58,96% tổng vốn điều lệ của các CTCK, 27/105 công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, công ty lớn nhất có vốn điều lệ là 3.526 tỷ đồng, bằng 176 lần vốn điều lệ của công ty nhỏ nhất. Các CTCK có quy mô nhỏ khó huy động vốn từ nhà đầu tư cũng như ngân hàng, tiềm lực tài chính hạn chế, thị phần rất nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, ít có khả năng đổi mới hạ tầng công nghệ.
(ii)
Các công ty quản lý quỹ có quy mô nhỏ, khó khăn trong việc huy động nguồn vốn.
Đến
31/12/2011, thị trường chứng khoán có 47 công ty quản lý quỹ. Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ
chỉ từ 25 đến 50 tỷ đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng,
công ty có vốn điều lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các
công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu
tư trong nước cũng như nước ngoài. Phần lớn các quỹ (64%) đã giải ngân gần hết
vốn huy động. Các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu từ 29% đến 45% trên cả thị trường
quốc tế và thị trường trong nước cũng làm nhà đầu tư chùn bước khi quyết định
góp thêm vốn vào công ty quản lý quỹ.
Hoạt
động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ rệt. Những
công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt động cầm chừng. Những
công ty do các định chế tài chính lớn thành lập được sự hỗ trợ vốn của công ty
mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể nên có thể trụ lại. Xu hướng hình
thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ
quỹ đóng sang quỹ mở Do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn
thành lập quỹ càng khó khăn.
1.3. Số lượng công ty niêm yết
1.3. Số lượng công ty niêm yết
Thị trường mất cân đối lớn
khi phần lớn công ty niêm yết có quy mô nhỏ, chất lượng hàng hóa kém.
Đến
31/12/2011, có 699 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HSX và
HNX. Thị trường mất cân đối lớn khi có ít công ty có quy mô lớn (vốn hóa thị
trường trên 1.000 tỷ đồng), trong khi có có quá nhiều công ty có quy mô nhỏ (vốn
điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp
hàng đầu chiếm hơn 69% vốn hóa thị trường của mỗi sàn giao dịch. Đến cuối năm
2011, chỉ có 16 công ty có vốn hóa thị trường trên 5.000 tỷ đồng, trong đó 4
công ty mà tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài đã chạm ngưỡng tối đa. Sự
mất cân đối này tạo điều kiện cho việc thao túng, làm giá cổ phiếu và làm thị
trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Một
hiện tượng đáng báo động của năm 2011 là việc một số công ty niêm yết dự kiến hủy
niêm yết hoặc tạm ngừng kế hoạch niêm yết. Giá hàng loạt cổ phiếu xuống dưới mệnh
giá đã ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp. Việc thị trường chứng khoán có xu
hướng đi xuống kéo dài và giá nhiều cổ phiếu sụt giảm mạnh đã tác động xấu tới
quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết.
Chất
lượng cổ phiếu niêm yết đi xuống khi có 16% công ty niêm yết bị thua lỗ năm
2011, khoảng 60% công ty niêm yết có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước. Theo
HSX, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết tại đây giảm đáng kể với lợi
nhuận giảm 13,22%, ROE năm 2011 giảm xuống 14,82% từ mức 20,09% trong năm 2010.
62% công ty niêm yết có thị giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, 81% công ty niêm yết
có thị giá cổ phiếu dưới giá trị sổ sách.
1.4.
Mức vốn hóa thị trường
Thị
trường chứng khoán Việt Nam có mức vốn hóa thị trường/GDP và chỉ số P/E gần như thấp nhất trong khu vực.
Mặc dù có thêm 55 công ty niêm yết
trong năm 2011 nhưng do thị trường suy giảm kéo dài nên mức vốn hóa thị trường
tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 539.000 tỷ đồng, giảm 187.000 tỷ
đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Mức vốn hóa thị trường/GDP
giảm từ mức 36,6% cuối năm 2010 xuống 21,3% vào cuối năm 2011. So với các nước
trong khu vực, mức vốn hóa thị trường/GDP của thị trường chứng khoán Việt Nam
vào loại thấp nhất. Thị trường chứng khoán vẫn chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong việc
huy động vốn trong nền kinh tế.
Tại thời điểm 31/12/2011, P/E tính chung
cho các cổ phiếu niêm yết tại HSX là 7,19, tại HNX là 6,78. Với mức giá cổ phiếu
ở vùng hấp dẫn, chỉ số P/E gần thấp nhất trong các thị trường mới nổi thì thị
trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn đối
với nhà đầu tư trong thời gian tới.
1.5.
Thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu
chưa phát triển với tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực. Thị trường TPCP phân mảnh còn thị trường TPDN thanh khoản thấp
Tại
thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ trái phiếu khoảng 500.000 tỷ đồng[1],
trong đó dư nợ TPDN chiếm tỷ lệ 31%, dư nợ TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ 69%. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP
cuối năm 2011 là 19,8% vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (phần lớn
trên 34%).
Phần lớn TPCP và trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh đã được niêm yết trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX
(502 mã trái phiếu tại thời điểm 31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là
279.000 tỷ đồng. Trong đó, 105 mã trái phiếu (21%) có khối lượng niêm yết dưới
100 tỷ đồng. Việc có quá nhiều mã trái phiếu niêm yết và khối lượng niêm yết nhỏ
dẫn đến tình trạng phân mảnh trên thị trường với rất nhiều mã thanh khoản thấp
và thậm chí không có giao dịch. Điều này cũng gây khó khăn cho việc xây dựng đường
cong lãi suất chuẩn.
Phần lớn TPDN được phát hành riêng lẻ
cho người mua thường là các ngân hàng và công ty tài chính, chưa được niêm yết
và rất ít giao dịch trên thị trường thứ cấp vì
người mua trái phiếu thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
2.1.1. Thị trường trái phiếu
2.1.1.1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
(i) Thị trường sơ cấp và thứ cấp đều giảm nhẹ trong năm
2011.
Đối với thị trường sơ cấp, huy động vốn
thông qua TPCP và TPCP bảo lãnh trong năm 2011 đạt khoảng 115.500 tỷ đồng, xấp
xỉ mức phát hành năm 2010. Mặc dù chịu tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt
nhưng giá trị TPCP huy động hầu như không suy giảm do các ngân hàng vẫn ưu tiên
đầu tư TPCP vì có độ an toàn cao và thanh khoản tốt hơn hẳn so với hoạt động
tín dụng hay cho vay liên ngân hàng.
Đối với thị trường thứ cấp, trong năm
2011, giá trị giao dịch TPCP tại HNX đạt khoảng 90.379 tỷ đồng, giảm 3,6% so với
cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch TPCP suy giảm không đáng kể do TPCP có độ
an toàn cao và thanh khoản tốt như đã đề cập.
(ii) Một số nguy cơ đối với thị trường TPCP.
- Mặc dù năm 2011 Chính phủ
chủ trương thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhưng giá trị phát hành TPCP
và TPCP bảo lãnh chỉ giảm không đáng kể nên ảnh hưởng đến việc cắt giảm nợ công.
- Nguồn vốn từ TPCP bị sử dụng kém hiệu quả và không được giám sát chặt chẽ dẫn
đến thất thoát, thâm hụt NSNN và kết quả là khả năng trả nợ của Chính phủ ngày
càng khó khăn.
- Nhà đầu tư ít quan tâm đến TPCP kỳ hạn trên 5 năm do lo ngại về sự bất ổn của
tiền đồng nên khó huy động vốn dài hạn.
2.1.1.2. Thị
trường trái phiếu doanh nghiệp
(i) Trái phiếu
doanh nghiệp phát hành sụt giảm mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các doanh nghiệp đã huy động được khoảng
17.350 tỷ đồng từ TPDN trong năm 2011, bằng 30% năm 2010. Nguyên nhân của
sự giảm sút này là trong năm 2011 lạm phát cao, nhiều ngân hàng gặp khó khăn về
thanh khoản, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút, nợ xấu gia
tăng nên TPDN trở thành một tài sản có độ rủi ro cao. Thực
chất phần lớn TPDN phát hành trong năm 2011 là các khoản tín dụng của ngân hàng
cho doanh nghiệp để tránh quy định về hạn mức cho vay phi sản xuất dưới 16% tổng
dư nợ hoặc được sử dụng để đảo nợ cho doanh nghiệp.
Phần lớn trái phiếu này là trái phiếu
do công ty BĐS hay CTCK phát hành nên tiềm ẩn rủi ro cao. Ước tính có đến 51% giá trị TPDN do công ty BĐS phát hành và 40% trái phiếu do các CTCK phát hành trong khi chỉ có 9% do doanh nghiệp sản xuất phát hành. Mặc
dù trái phiếu do các CTCK và BĐS phát hành có rủi ro cao nhưng nhiều trái phiếu
loại này vẫn có lãi suất thấp chỉ tương đương với lãi suất tiền gửi từ
13,5%/năm đến 18,0%/năm. Điều này cho thấy sự hỗ trợ phi thị trường của ngân
hàng đối với TPDN. Nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý, ngân hàng thường
ủy thác cho một ngân hàng bạn hoặc TCKT khác mua TPDN.
Từ sau ngày 20/10/2011 khi Thông tư 28
của NHNN quy định đầu tư TPDN được tính vào tổng mức dư nợ tín dụng thì việc
phát hành TPDN gần như chấm dứt.
TPDN có rủi ro cao
hơn khoản cho vay của ngân hàng do khó kiểm soát các doanh nghiệp sử dụng vốn
có đúng mục đích hay không. Vốn huy động từ trái phiếu phần lớn được chuyển thẳng
cho tổ chức phát hành để đơn vị chủ động sử dụng mà không bị giám sát bởi bên
thứ ba. Toàn bộ nợ gốc chỉ phải thanh toán một lần khi trái phiếu đáo hạn nên
thay vì trả nợ định kỳ như các khoản vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể quay
vòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao.
Lạm
phát cao, môi trường kinh doanh đầy khó khăn thì nguy cơ TPDN trở thành các khoản
nợ quá hạn hoặc mất khả năng thanh toán càng trở nên rõ nét khi hàng loạt công
ty bị thua lỗ, phá sản. Các tập đoàn quốc doanh lớn như Vinashin, EVN,
Vinalines đã bị thua lỗ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng năm 2011 trong khi các
đơn vị này đã phát hành hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu trong những năm gần
đây (EVN: 5.000 tỷ đồng (2009), 5.000 tỷ đồng (2010); Vinashin: 7.500 tỷ đồng
(2007), 650 tỷ đồng (2009); Vinalines: 1.000 tỷ đồng (2010)) là tín hiệu báo động
về rủi ro đối với TPDN. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước này có thể được nhà
nước hỗ trợ để trả nợ thì trái chủ của trái phiếu do công ty cổ phần phát hành
đối mặt với rủi ro mất vốn rất lớn. Năm 2011, CTCK Sacombank bị lỗ 788 tỷ
đồng trong khi giá trị trái phiếu phát hành là 1.490 tỷ đồng, CTCK Sài Gòn - Hà
Nội lỗ 381 tỷ đồng với giá trị trái phiếu phát hành là 250 tỷ đồng, Công ty
thép Vạn Lợi phát hành trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng năm 2010 và đang phải bán
tài sản để trả nợ.
(ii)
Chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu cũng như xếp hạng
trái phiếu.
Việc chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành
trái phiếu cũng như xếp hạng trái phiếu làm tăng rủi ro cho người mua TPDN trên
cả thị trường thứ cấp cũng như thị trường sơ cấp khi thiếu khả năng đánh giá rủi
ro của trái phiếu cũng như tổ chức phát hành, lệ thuộc vào tổ chức tư vấn phát
hành hay tổ chức môi giới giao dịch trái phiếu.
2.1.2. Thị trường cổ phiếu
2.1.2.1. Diễn biến thị
trường
Thị
trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất
trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và
phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp
khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh
thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm
48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh
giá. Đặc biệt trong 2 tháng cuối năm khi các ngân hàng gặp khó khăn về thanh
khoản và phải tuân thủ quy định về hạn mức cho vay phi sản xuất dưới 16% tổng
dư nợ nên đã bán giải chấp hàng chứng khoán trong khi nhà đầu tư cá nhân ngừng
giao dịch để chuẩn bị Tết âm lịch thì mức độ sụt giảm càng mạnh mẽ.
2.1.2.2. Những nguy cơ đối với thị trường cổ phiếu niêm yết
(i) Thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn
trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Thị
trường chứng khoán sụt giảm và khả năng hồi phục yếu nên phần lớn nhà đầu tư
không giao dịch và rút tiền khỏi thị trường. Giá trị và khối lượng giao dịch
bình quân 1 phiên tính chung cả HNX và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong
năm 2011 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm
trước. Rất nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch chỉ ở mức vài trăm, vài nghìn
đơn vị trong cả phiên giao dịch, thậm chí có phiên không có giao dịch.
(ii)
Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân dẫn
đến những biến động mạnh về giá cổ phiếu cũng như khối lượng, giá trị giao dịch
và đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đi xuống.
Khi thị trường tăng trưởng thì giá cổ phiếu tăng trần nhiều phiên liên tiếp
nhưng khi thị trường đi xuống giá giảm sàn nhiều phiên làm nhà đầu tư sử dụng
đòn bẩy tài chính bị thua lỗ, thậm chí mất hết toàn bộ vốn đầu tư. Khi chính
sách thắt chặt tiền tệ được thực thi và một loạt ngân hàng gặp
khó khăn thanh khoản thì các ngân hàng bán giải chấp cổ phiếu gây nên làn sóng bán tháo cổ
phiếu để trả nợ làm cho thị trường đi xuống và mất thanh khoản.
(iii)
Tiêu chuẩn niêm yết bị buông lỏng, các Sở giao dịch lại không
được chủ động trong việc nâng cao tiêu chuẩn niêm yết.
Việc buông lỏng tiêu chuẩn niêm yết cũng như xác định giá cổ phiếu trong
phiên giao dịch đầu tiên là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường đi xuống.
Nhiều cổ phiếu niêm yết mới trong năm 2011 giảm giá tới 50% kể từ khi niêm yết
tới cuối năm 2011. Ước tính có 16% số công ty niêm yết bị thua lỗ trong năm
2011. Theo HSX có đến 60% công ty niêm yết không đạt được kế hoạch doanh thu và
lợi nhuận đặt ra. Một số doanh nghiệp bị thua lỗ trong nhiều năm, không trích lập
dự phòng đầy đủ, định giá tài sản quá cao. Các cổ phiếu này vẫn được đầu cơ,
thao túng giá cả và lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia nhằm mục đích giúp cổ
đông lớn thoái vốn.
Các Sở giao dịch không được linh hoạt quyết định tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
Những quy định về hủy niêm yết đối với công ty niêm yết trên sàn còn đóng, chưa
có sự linh hoạt, chưa đủ bao trùm các tình huống có thể xảy ra[1].
(iv)
Vai trò tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức còn hết sức nhỏ bé nên thị
trường thiếu ổn định, dễ biến động mạnh theo tâm lý đám đông. Luồng vốn đổ vào thị trường chủ yếu là ngắn hạn và nhà đầu tư cá nhân.
Theo báo cáo của HSX, đối với giao dịch của nhà đầu tư trong nước, giao dịch tự
doanh của CTCK chiếm 5,62%, nhà đầu tư tổ chức trong nước giao dịch chiếm 14%
còn nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới 67% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Mặc dù chiếm
tỷ trọng chi phối song các nhà đầu tư cá nhân thường
giao dịch theo kiểu lướt sóng kiếm lời nhanh làm thị trường có thể hứng
chịu những cú “shock” với biến động rất lớn về giá cổ phiếu cũng như giá trị và
khối lượng giao dịch khi nhà đầu tư tranh mua hoặc tranh bán cổ phiếu.
(v)
Vai trò huy động vốn trong nền kinh tế của thị trường chứng khoán bị giám
sút nghiêm trọng. Ngân hàng vẫn là ngành huy động vốn chủ
yếu cho nền kinh tế còn chứng khoán vẫn chỉ là một kênh huy động vốn thứ yếu.
Theo báo cáo của UBCKNN thì vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ
phần hóa trong năm 2011 đạt 17.500 tỷ đồng bằng 22% so với năm 2010.
(vi)
Báo cáo tài chính sai lệch, báo cáo kiểm toán không
phản ánh đủ những rủi ro trọng yếu.
Báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp
trước và sau soát xét của kiểm toán có sự chênh lệch lớn (tăng, giảm hàng trăm
tỷ đồng lợi nhuận). Doanh nghiệp công bố lợi nhuận thấp hơn thực tế để gìm giá
cổ phiếu và mua lại với giá rẻ hoặc công bố lợi nhuận cao hơn thực tế để đẩy
giá cổ phiếu. Báo cáo tài chính quý của doanh nghiệp
niêm yết không cần phải được kiểm toán, do vậy một số doanh nghiệp đã lợi
dụng để kết chuyển phần lớn chi phí vào sau đó, làm tăng lợi nhuận các quý trước
nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu, do đó nhiều doanh nghiệp sau khi có mức lãi lớn
trong quý 3/2011 thì có những khoản lỗ hay tụt giảm lợi nhuận đáng kể vào quý
4/2011.
Chất lượng kiểm toán yếu kém càng thể hiện
rõ trong thời gian gần đây, báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn không phản ánh
đầy đủ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trên báo cáo kiểm toán xuất hiện
những khoản mục như phải thu khác, phải trả khác, đầu tư có giá trị rất lớn
nhưng không được liệt kê chi tiết. Đạo đức của công ty kiểm toán đi xuống khi
mà các công ty này cạnh tranh để có hợp đồng kiểm toán nên phải dễ dãi với
doanh nghiệp, tỷ lệ hoa hồng chi thưởng cho kế toán trưởng của các công ty kiểm
toán nhỏ lên đến 10% giá trị hợp đồng kiểm toán. Thậm chí những công ty kiểm
toán có điểm số cao theo kết quả kiểm tra định kỳ năm 2011 của Hội kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam như Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y)
và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) cũng đang phải làm rõ trách nhiệm
khi kiểm toán cho Dược Viễn Đông (DVD). Trên cơ sở báo cáo tài chính được kiểm
toán đến 30/6/2010 của DVD đã được 2 công ty này kiểm toán nhà đầu tư rất khó
có thể nhận định DVD là công ty có vấn đề về tài chính.
(vii)
Cổ đông nhỏ ít được bảo vệ và cũng kém quan tâm đến
quyền lợi của chính mình.
Tại một số công ty, nhóm cổ đông lớn liên kết có đủ số phiếu biểu quyết cần
thiết (tối thiểu cần 51%-65% tổng số cổ phiếu) và đưa ra các quyết định gây bất
lợi cho cổ đông nhỏ lẻ như phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ,
hủy niêm yết hay thay đổi ngành nghề kinh doanh[2].
Bên cạnh đó, nhiều cổ đông nhỏ cũng chưa nhận thức và quan tâm đến quyền lợi
của mình với tư cách là cổ đông mà chỉ là nhà đầu cơ ngắn hạn. Một số cuộc họp
đại hội cổ đông không thể thực hiện do thiếu cổ phiếu đủ quyền biểu quyết vì
nhà đầu tư không tham dự. Nhiều cổ đông nhỏ không quan tâm đến quyền lợi của
mình với tư cách là cổ đông nên đã tỏ ra qua dễ dãi, không thực hiện các quyền
của minh khi biểu quyết đối với các quyết định lớn tại tại đại hội cổ đông, tạo
ra kẽ hở để một số cổ đông lớn, hội đồng quản trị lạm dụng, đặc biệt khi doanh
nghiệp tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi.
(viii) Việc chưa tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi CTCK để nhà đầu tư mở
tài khoản tài khoản trực tiếp tại NHTM tạo điều kiện cho việc chiếm
dụng và sử dụng tiền của nhà đầu tư nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong thời gian gần
đây đã có tình trạng một số CTCK không có khả năng thanh toán một số giao dịch
chỉ vài tỷ đồng và bị Trung tâm lưu ký chứng khoán nhắc nhở công khai. Trong mấy năm qua
đã xuất hiện tình trạng nhiều nhân viên của CTCK, thậm chí là chủ tịch HĐQT, Tổng
giám đốc chiếm dụng vốn của nhà đầu tư, của ngân hàng rồi kinh doanh thua lỗ,
không có khả năng trả nợ.
(ix)
Vi phạm về công bố thông
tin vẫn tiếp diễn khi mà có tới 215 công ty (chiếm 69,6% số công ty và quỹ niêm
yết tại HSX) vi phạm quy định này. Vi phạm về công bố thông tin báo cáo tài
chính đứng thứ nhất (49,79%), vi phạm về báo cáo thường niên đúng thứ 2
(12,62%), vi phạm về báo cáo tình hình quản trị công ty đứng thứ 3 (26,78%),vi
phạm về công bố thông tin bất thường (nghị quyết ĐHCĐ, nghị quyết HĐQT, thay đổi
nhân sự..) đứng thứ 4 (11,4%). Doanh nghiệp không chủ động công bố thông tin hoặc
công bố thông tin chậm làm cho nhà đầu tư không nắm được thực trạng tình hình
hoạt động của doanh nghiệp để có quyết định đầu tư đúng đắn.
(x)
Phương thức giao dịch T+4
là rào cản lớn nhất đối với thanh khoản, gây rủi ro cho các nhà đầu tư khi
không thể bán cổ phiếu sớm để cắt lỗ, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, đến nay giao dịch T+2 vẫn chưa được
triển khai mặc dù theo lộ trình cần triển khai phương thức này từ năm 2009.
Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà ngay cả các quỹ đầu tư, các CTCK cũng đòi hỏi
được bán sớm cổ phiếu, thậm chí là giao dịch trong ngày để hạn chế rủi ro giảm
giá. Việc cơ quan quản lý đưa ra những khó khăn về kỹ thuật để trì hoãn việc áp
dụng T+2 là không thỏa đáng khi mà theo các quỹ đầu tư, CTCK thì phần lớn các
thị trường chứng khoán trên thế giới cho phép mua bán cổ phiếu trong cùng ngày.
Đồng thời theo các nhà đầu tư tổ chức thì việc cho phép mua bán cổ phiếu trong
cùng ngày là một trong những điều kiện cần
thiết để triển khai các sản phẩm phái sinh.
Thị trường chứng khoán ra đời đã trên
10 năm nhưng nhà đầu tư không được sử dụng các sản phẩm phái sinh như quyền chọn
mua, quyền chọn bán, bán khống, hợp đồng tương lai, đầu tư chỉ số. Những trở ngại
này làm giảm đáng kể tính thanh khoản của thị trường chứng khoán do nhà đầu tư
không được sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán.
2.1.2.3. Những nguy cơ đối với thị trường
UPCOM và OTC
(i)
Năm 2011 tiếp tục là năm mất thanh khoản đối với thị trường OTC và UPCOM. Thị trường OTC vẫn ảm đạm khi ngày càng bị thu hẹp cả về thanh khoản và giá
trị. Hàng loạt cổ phiếu bị thị trường lãng quên và mất thanh khoản.
Thị
trường UPCOM cũng hầu như mất thanh khoản do nhà đầu tư hầu như không quan tâm
đến thị trường này. Khối lượng và giá trị giao dịch của toàn bộ sàn UPCOM nhiều
khi thấp hơn khối lượng và giá trị giao dịch của chỉ 1 cổ phiếu niêm yết trên
HSX hay HNX và chỉ ở mức vài trăm nghìn cổ phiếu/phiên. Nhiều cổ phiếu không có
giao dịch trong một thời gian dài. Hàng hóa nghèo nàn, kém hấp dẫn, thông tin
không minh bạch là lý do mà phần lớn nhà đầu tư ít quan tâm đến UPCOM.
(ii)
Doanh nghiệp chậm công bố hoặc công bố thông tin không đầy đủ. Do không có chế tài xử phạt nên phần lớn doanh nghiệp không chủ động công
bố các thông tin cơ bản như báo cáo tài chính, giao dịch cổ phiếu của các cổ
đông lớn, thành viên ban giám đốc,… Thậm chí cả đối với doanh
nghiệp niêm yết trên UPCOM cũng không công bố đầy đủ báo cáo tài chính theo quý
mà chỉ công bố báo cáo tài chính năm.
2.2.1.
Các hành vi trục lợi phổ biến
Theo HSX, các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực chứng khoán ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Trong năm 2011, số vụ việc
vi phạm có xu hướng tăng so với năm trước, đáng chú ý là các vi phạm về giao dịch
cổ đông nội bộ và người có liên quan.
(i) Thao túng chỉ số VN Index.
Chỉ số VN Index không phản ánh đúng thực chất thị trường.
Trong khi HNX Index giảm mạnh tới 48,6% thì VN Index chỉ giảm 27,5% do sự can
thiệp của các nhà đầu tư lớn bằng cách tác động đến giá của các cổ phiếu có vốn
hóa lớn trên thị trường nhưng có khối lượng cổ phiếu lưu hành tự do thấp. Trong
phiên giao dịch khi phần lớn các cổ phiếu giảm giá thì chỉ nhờ việc tác động
vào giá các cổ phiếu lớn như BVH, MSN, VIC (chiếm 25% vốn hóa thị trường của
HSX) cũng làm chỉ số VN Index tăng điểm nên phản ánh sai lệch diễn biến thị trường
và tạo ra hiện tượng "xanh vỏ, đỏ lòng" khi VN Index biến động ngược
chiều với giá phần lớn cổ phiếu. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư cũng như CTCK từ
Q4/2010 đến nay thường sử dụng chỉ số HNX Index để phân tích, đánh giá diễn biến
thị trường thay vì sử dụng chỉ số VN Index. Mặc dù chỉ số VN 30 đã ra đời nhưng
chưa thu hút được sự chú ý của giới phân tích cũng như đầu tư.
(ii) Làm giá cổ phiếu.
Việc thao túng, làm giá cổ phiếu vẫn tiếp
diễn và lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia. Một số công ty kinh doanh thua lỗ,
tình hình tài chính nguy cập nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần nhiều phiên liên tiếp
do bị làm giá. Kết cục cuối cùng là cổ đông lớn của các công ty này âm thầm
thoái phần lớn vốn khỏi công ty thua lỗ còn nhà đầu tư nhỏ lẻ theo phong trào
trở thành các nhà đầu tư bất đắc dĩ của các công ty yếu kém này. Điển hình tiêu
biểu như cổ phiếu CTCK SME tăng nhiều phiên liên tiếp trong 1 tháng trước khi
những khó khăn về thanh khoản của CTCK này bị phát hiện. Thậm chí cổ phiếu Công
ty vận tải biển và BĐS Việt Hải - VSP, được mệnh danh là con tàu ma của sàn
HNX, là một trong những quán quân tăng giá của thị trường từ tháng 8/2011 đến
tháng 9/2011 mặc dù công ty bị thua lỗ liên tiếp từ năm 2009 đến nay (mức lợi
nhuận trong năm 2010 chỉ là tượng trưng 2,32 tỷ đồng).
Quy định công ty phải giải trình về việc
cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp chỉ là hình thức khi phần lớn
doanh nghiệp chỉ giải trình là biến động giá cổ phiếu do thị trường còn tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp diễn biến bình thường. Hơn thế nữa, để tránh bị
phát hiện và giải trình giới đầu cơ đẩy giá bằng cách chỉ đẩy giá tăng trần
trong 4 phiên liên tiếp rồi làm giá tăng trong phiên thứ 5, sau đó lại tiếp tục
chu trình đẩy giá.
Một số cổ phiếu mặc dù vẫn có giao dịch
hàng ngày bình thường với khối lượng giao dịch nhỏ nhưng thực chất chỉ là những
giao dịch giữa các tài khoản cùng thuộc về nhóm cổ đông lớn của công ty. Cổ
đông lớn của các công ty này đã cầm cố phần lớn cổ phiếu cho ngân hàng và thực
hiện các giao dịch kiểu này nhằm giữ giá cổ phiếu ổn định không bị giảm giá như
phần lớn thị trường và tránh được phải giải chấp bán cổ phiếu trả nợ cho ngân
hàng.
(iii) Giao dịch nội gián.
Lãnh đạo, cổ đông lớn các công ty sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, tiết lộ thông tin nội bộ
cho người thân mua bán chứng khoán. Có những trường hợp giao dịch nội gián mua,
bán hàng trăm nghìn cổ phiếu hay thay đổi tỷ lệ lớn sở hữu cổ phiếu tuy nhiên mức
phạt lại quá thấp so với lợi nhuận mà các giao dịch này mang lại và không đủ mạnh
để ngăn chặn, răn đe các hành vi này. Liên minh giữa thành viên hội đồng quản
trị của công ty niêm yết, các môi giới chứng khoán và một số “đội lái” giúp tạo
nên những con sóng lớn trên thị trường.
(iv) Đăng ký vừa mua, vừa bán cùng một lượng cổ
phiếu.
Một
số nhà đầu tư, tổ chức lớn đã lách luật bằng việc đăng ký vừa mua vừa bán cùng
một lượng cổ phiếu trong cùng một giai đoạn nhất định. Điều này giúp họ đối phó
được với việc phải công bố thông tin mà các nhà đầu tư khác không thể dự đoán
được thực chất họ sẽ mua hay bán cổ phiếu trong thời gian này.
2.2.2.
Đánh giá việc giám sát của cơ quan quản lý
Theo đánh giá của Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội, UBCKNN chưa chủ động trong việc giám sát các hành vi
thao túng chứng khoán và lệ thuộc vào báo cáo của các sở giao dịch, không có sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin giám sát tự động. UBCKNN mới chỉ phát hiện được
những vi phạm giản đơn, dễ thấy như vi phạm về CTCK, quy chế giao dịch mà chưa
phát hiện có hiệu quả và kịp thời những vi phạm tinh vi như giao dịch nội gián,
thao túng giá. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), thanh tra của
UBCKNN đã trải qua hơn 11 năm hoạt động nhưng vai trò còn hạn chế, chỉ chủ động
phát hiện và xử lý một số vi phạm nhỏ. Những vụ án lớn đều do thông tin nội bộ
cung cấp buộc phải xử lý hoặc do cơ quan
an ninh phát hiện. UBCKNN cũng mới chỉ có thẩm quyền thu thập thông tin trong
lĩnh vực chứng khoán, phương tiện thực hiện giám sát, kiểm tra còn hạn chế.
Chế tài xử phạt chưa
đủ mạnh để răn đe các vi phạm, văn bản hướng dẫn việc xử lý hình sự chưa được
ban hành, việc tính toán thu lời bất chính còn gặp nhiều khó khăn. Trong năm
2011 UBCKNN đã ban hành 164 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số
tiền xử phạt lên đến 11 tỷ đồng, mức xử phạt lớn nhất theo quy định cũng chỉ là
500 triệu đồng. Mức xử phạt này vẫn không đáng kể so với thu nhập từ các hành vi vi phạm.
Trong khi đó tại các thị trường chứng khoán phát triển, hàng loạt nhà đầu tư lớn
cũng như tổ chức đầu tư, doanh nghiệp lớn đã bị phạt tù hay phạt tiền rất nặng,
thậm chí bị ngừng kinh doanh trong một thời gian do các hành vi trục lợi.
2.3.1. Mức đủ vốn
Mức
đủ vốn của các CTCK giảm sút mạnh trong năm 2011, nhiều công ty thua lỗ trên
30% vốn chủ sở hữu.
Thị trường chứng khoán đi xuống từ
cuối năm 2009 nên hàng loạt CTCK (CTCK) bị thua lỗ dẫn tới lỗ lũy kế cũng như lỗ
lũy kế/vốn chủ sở hữu của toàn ngành tăng dần qua từng năm.
Bảng 2.18: Mức đủ vốn lĩnh vực chứng khoán từ 2009 đến 2011
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2011 (đánh giá lại)
|
|
Lợi nhuận(Lỗ) lũy kế/
Vốn chủ sở hữu
|
3,36%
|
2,88%
|
-6,71%
|
-24,56%
|
Lợi nhuận(Lỗ) lũy kế
(tỷ đồng)
|
1.072
|
1.098
|
-2.705
|
-9.901
|
Nguồn: UBGSTCQG
Mức đủ vốn của hệ thống các CTCK giảm
sút nghiêm trọng khi số công ty có lợi nhuận lũy kế giảm còn số công ty bị lỗ
lũy kế đang tăng dần, đặc biệt nhiều công ty thua lỗ trên 30% vốn chủ sở hữu
(VCSH). Theo phương pháp đánh giá lại của, trên 50% CTCK bị lỗ lũy kế trên 30%
vốn chủ sở hữu.
2.3.2.
Đòn bẩy tài chính
Một số CTCK cho phép khách hàng sử dụng mức
đòn bẩy tài chính lớn mặc dù chứng khoán là lĩnh vực có rủi ro cao, đặc biệt trong bối
cảnh năm 2011, thị trường chứng khoán sụt
giảm mạnh (về cả giá và tính thanh khoản).
Trên góc độ tổng hợp toàn ngành thì
mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các CTCK vẫn ở mức an toàn khi tỷ lệ nợ/vốn
chủ sở hữu ở mức dưới 2 lần trong 3 năm qua.
Tuy nhiên,
tại thời điểm 31/12/2011, theo số liệu báo cáo có đến 16% số CTCK có tỷ lệ Nợ/Vốn
chủ sở hữu trên 3 lần, thậm chí có công ty có Nợ/Vốn chủ sở hữu trên 6 lần[1].
Theo đánh giá lại của UBGSTCQG thì mức sử dụng đòn bẩy tài chính thực tế (1,47
lần) của các CTCK cao hơn số liệu báo cáo (1,19 lần). Đáng chú ý khi phần lớn CTCK có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trên 3 lần lại
không nằm trong nhóm 10 công ty có thị phần môi giới hàng đầu trên thị trường cổ
phiếu và trái phiếu niêm yết tại HSX và HNX. Các CTCK này chủ yếu thực hiện chức
năng trung gian cung cấp vốn từ NHTM đến cổ đông lớn của các ngân hàng cũng như
giúp các ngân hàng này đảo nợ hoặc cho vay các lĩnh vực bị hạn chế (chi tiết
xem phần Rủi ro chéo giữa thị trường chứng khoán và ngân hàng).
2.3.4. Chất lượng tài sản
2.3.4.1. Cơ cấu tài sản
(ii)
Cơ cấu tài sản của toàn
ngành tập trung chủ yếu vào các tài sản thanh khoản cao. Tuy nhiên, các khoản
phải thu, đầu tư vào cổ phiếu OTC và TPDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản.
(iii)
Đầu tư tài chính ngắn hạn
và các khoản phải thu ngắn hạn được cắt giảm mạnh nhưng đầu tư tài chính dài hạn
lại gia tăng, tiềm ẩn rủi ro cao.
Đến cuối năm 2011, các tài sản có
tính thanh khoản cao như tiền và đầu tư cổ phiếu niêm yết cùng chiếm tỷ lệ 27%.
Tuy nhiên các tài sản có độ rủi ro cao, khó định giá và kém thanh khoản vẫn chiếm
tỷ trọng lớn: các khoản phải thu (27%); đầu tư và repo cổ phiếu OTC, TPDN
(17%).
Bảng 2.19: Cơ cấu đầu tư các CTCK từ 2009 đến 2011
Đơn
vị: tỷ đồng
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2011 (đánh giá lại)
|
|
TS Ngắn hạn
|
65.022
|
91.108
|
65.173
|
59.427
|
TS Ngắn hạn/Tổng TS
|
81,44%
|
84,61%
|
78,98%
|
79,00%
|
Tiền
|
20.767
|
21.425
|
24.215
|
24.215
|
Đầu tư TC Ngắn hạn
|
16.247
|
24.426
|
13.658
|
11.944
|
Phải thu ngắn hạn
|
27.260
|
44.740
|
26.658
|
22.698
|
TS Dài hạn
|
14.817
|
16.577
|
17.342
|
15.796
|
TS Dài
hạn/Tổng TS
|
18,56%
|
15,39%
|
21,02%
|
21,00%
|
`TSCĐ & BĐS
|
1.593
|
1.634
|
1.799
|
1.799
|
Đầu tư TC Dài hạn
|
12.552
|
14.049
|
14.439
|
13.013
|
Tổng tài sản
|
79.839
|
107.685
|
82.515
|
75.223
|
Nguồn: UBGSTCQG
Các
CTCK đã đẩy mạnh cắt giảm đầu tư tài chính ngắn hạn và thu hồi các khoản phải
thu từ khách hàng nhằm đáp ứng quy định về an toàn tài chính của cơ quan quản
lý và sức ép của các ngân hàng tài trợ vốn. Tuy nhiên các khoản đầu tư tài
chính dài hạn không giảm mà thậm chí còn tăng nhẹ, trong đó có đến 35% là đầu
tư vào cổ phiếu OTC và TPDN là những tài sản rủi ro cao, kém thanh khoản và khó
định giá.
2.3.4.2. Chất lượng tài
sản Có
a) Các khoản phải thu
Đến cuối tháng 12/2011, giá trị các khoản
phải thu (trước trích lập dự phòng nợ khó đòi) đối với khách hàng là 27.618 tỷ đồng.
Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, giá trị các khoản phải thu đối với khách hàng
tăng thêm 23,5% ( 6.502 tỷ đồng) so với số liệu báo cáo, lên tới 34.120 tỷ đồng
do một số CTCK tìm các che giấu bằng cách hạch toán vào khoản mục đầu tư tài
chính để tránh việc xác định thời hạn cho vay. Theo đánh giá lại của UBGSTCQG,
nợ xấu đối với các khoản phải thu lên tới 18.638 tỷ đồng, chiếm 51% tổng giá trị
các khoản phải thu.
Các
khoản phải thu đối với khách hàng thông thường dưới hình thức margin hoặc hợp đồng
hợp tác kinh doanh để đầu tư cổ phiếu niêm yết bluechip có tính thanh khoản cao
và ứng trước tiền bán chứng khoán có rủi ro thấp vì đây là các tài sản thanh
khoản tốt. Các khoản phải thu có
vấn đề thường dưới những hình thức sau:
(ii)
Phải
thu do repo cổ phiếu OTC, trong đó phần lớn là các cổ phiếu của các NHTM từ
nhóm 3 đến nhóm 5 với mức giá không hợp lý;
(iii)
Phải
thu từ hợp đồng hợp tác đầu tư trước khi có quy định về giao dịch ký quỹ margin
(tháng 8/2011) đối với các cổ phiếu niêm yết penny, kém thanh khoản hoặc cổ phiếu
OTC, một số hợp đồng không xác định thời điểm đáo hạn hoặc có thời hạn đầu tư
trên 1 năm hoặc liên tục được gia hạn;
(iv)
Phải
thu từ các hoạt động UTĐT vốn cho bên thứ
ba mua trái phiếu, cổ phiếu OTC nhưng không xác định thời hạn thu hồi vốn;
(v)
Phải
thu từ các khách hàng lớn dưới hình thức CTCK đặt cọc hoặc tạm ứng tiền mua cổ
phiếu, trái phiếu
(vi)
Phải
thu từ thành viên hội đồng quản trị, công ty con của thành viên hội đồng quản
trị, ban giám đốc, nhân viên môi giới của chính CTCK.
Nguồn vốn CTCK sử dụng để
tài trợ cho khách hàng thực chất phần lớn là từ vốn vay ngân hàng. Mặc
dù NHNN đã có những quy định hạn chế tín dụng đối với đầu tư chứng khoán nhưng
các ngân hàng vẫn phối
hợp với CTCK để tài trợ cho khách hàng.
Tại thời điểm 31/12/2011 có
đến 8 công ty có số dư phải thu của khách hàng và phải thu khác lên đến trên
1.000 tỷ đồng, trong đó có những công ty có số dư này rất lớn, gấp 2 đến 6 lần
vốn chủ sở hữu. Thậm chí một số công ty có thị phần môi giới nhỏ nhưng vẫn có số
dư phải thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, lớn hơn cả những công ty
có thị phần môi giới hàng đầu trên thị trường.
Việc
quản trị rủi ro bị buông lỏng khi CTCK tài trợ cho khách hàng, nhóm khách hàng
những khoản tín dụng vượt quá 25% và 50% vốn tự có của CTCK. Một số trường hợp
khoản phải thu từ 1 khách hàng lớn hơn cả vốn tự có của CTCK.
Các khoản phải thu chưa được trích lập
dự phòng đầy đủ và còn bị che giấu bằng cách đảo nợ. Mức trích lập dự
phòng của toàn ngành chỉ là 999 tỷ đồng tương đương 3,6% số dư phải
thu. Phần lớn công ty có mức trích lập dự
phòng phải thu khó đòi dưới 20%, không tương xứng với rủi ro. Theo đánh giá lại
của UBGSTCQG mức trích lập dự phòng đối với nợ xấu là 4.935 tỷ
đồng, tương ứng với 17% số dư phải thu. Điều này làm sụt giảm kết quả kinh doanh cũng như mức đủ vốn của
các CTCK.
b) Các khoản đầu tư
(ii)
Các khoản đầu tư vào tài
sản kém thanh khoản như cổ phiếu OTC, TPDN chiếm hơn 1/3 tổng giá trị các khoản
đầu tư.
(iii)
Các cổ phiếu niêm yết được
trích lập dự phòng đầy đủ nhưng các khoản đầu tư vào cổ phiếu OTC và TPDN không
được trích lập dự phòng tương ứng với rủi ro giảm giá chứng khoán.
Trong khi phần lớn các nhà đầu tư
tránh các tài sản kém thanh khoản như cổ phiếu OTC và TPDN thì các tài sản này
vẫn chiếm đến 38% tổng giá trị các khoản đầu tư của các CTCK. Hơn thế nữa, mặc
dù một số CTCK hàng đầu chấp nhận cắt lỗ thanh lý phần lớn danh mục đầu tư cổ
phiếu OTC và TPDN thì một số công ty vẫn
bất chấp rủi ro không cắt giảm hoặc thậm
chí gia tăng đầu tư vào các tài sản này. Một số công ty còn đầu tư vào BĐS,
lĩnh vực rủi ro cao không kém chứng khoán, với tổng giá trị đầu tư là 485,5 tỷ
đồng.
Mức
trích lập dự phòng giảm giá đối với
các khoản mục đầu tư là rất thấp và không đầy đủ mặc dù giá nhiều cổ phiếu niêm yết giảm đến 50% chỉ trong vòng 1 năm. Tại thời điểm cuối năm
2011 có quá nửa cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX có giá dưới mệnh giá
nhưng hàng loạt cổ phiếu OTC kém thanh khoản vẫn được các
công ty xác định giá trên mệnh giá và không
phải trích lập dự phòng. Mức trích lập đối với đầu tư ngắn hạn là 3.676 tỷ đồng (21%) và đầu tư dài hạn chỉ là 773 tỷ đồng (5%). Đáng báo động là rất nhiều công ty có mức
trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn chỉ dưới 5% và viện dẫn là do không xác định được giá tham chiếu của cổ phiếu OTC để
trích lập dự phòng.
Theo đánh giá lại của UBGSTCQG, mức
trích lập dự phòng đối với đầu tư tài chính ngắn hạn phải là 5.361 tỷ đồng
(31%) và đầu tư tài chính dài hạn phải là 2.209 tỷ đồng (15%).
2.3.5.
Hiệu quả sinh lời
Phần
lớn các CTCK bị thua lỗ trong năm 2011,
số lỗ công bố thấp hơn thực tế nhiều lần. Một số CTCK
chạy theo lợi nhuận làm trung gian tài chính mà không tính đến rủi ro.
Năm 2011, chứng khoán tiếp tục là ngành có
tỷ lệ sinh lời thấp và rủi ro cao. Hiệu quả sinh lời của toàn bộ các CTCK giảm
sút mạnh từ năm 2009. Năm 2011 là năm khó khăn nhất của thị
trường chứng khoán Việt Nam nên phần lớn CTCK bị thua lỗ là không tránh khỏi do sự đi xuống của thị truờng cả về giá chứng khoán và
thanh khoản dẫn tới phí môi giới sụt giảm mạnh, trong khi trích lập dự
phòng cho các khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu tăng.
Thu
nhập chủ yếu của các CTCK trong năm 2011 (chiếm 52% tổng doanh thu) đến từ các
nghiệp vụ: (i) Lãi tiền gửi ngân hàng; (ii) Lãi do cung cấp tín dụng cho khách
hàng đầu tư cổ phiếu niêm yết; (iii) Lãi từ đầu tư TPCP.
Đáng
lưu ý một số công ty chạy theo lợi nhuận đánh đổi rủi ro bằng cách làm trung
gian cung cấp vốn từ NHTM đến cổ đông lớn, cũng như giúp các ngân hàng này đảo
nợ hoặc cho vay các lĩnh vực bị hạn chế. Đây là một hoạt động rất rủi ro vì các
ngân hàng không cam kết chịu mọi trách nhiệm nếu các khoản tín dụng này không
thể thu hồi.
Bên
cạnh đó một số công ty cố tình tạo ra khoản thu nhập giả tạo và hạch toán vào
các khoản phải thu để che giấu thực trạng thua lỗ. Theo
số liệu do các công ty báo cáo thì toàn ngành có 61 CTCK thua lỗ với tổng mức
lỗ là
3.572 tỷ đồng. Theo
phương pháp đánh giá lại của UBGSTCQG, sau khi loại trừ các
khoản thu nhập ảo và trích lập dự phòng bổ sung đối với các khoản phải thu và đầu
tư tài chính thì số thua lỗ tăng 2,78 lần; có đến
86 công ty thua lỗ với tổng mức lỗ là 9.999 tỷ đồng, trong đó có 4 công ty có thể bị thua lỗ hết vốn.
Bảng 2.20: Mức sinh lời của các CTCK từ năm 2009 đến 2011
Năm 2009
|
Năm 2010
|
Năm 2011
|
Năm 2011 (đánh giá lại)
|
|
ROE
|
14,70%
|
4,65%
|
-5,86%
|
-29,91%
|
Lợi nhuận (lỗ) sau
thuế (tỷ đồng)
|
4.850
|
1.827
|
- 2.203
|
- 9.098
|
Nguồn: UBGSTCQG
2.3.6. Khả năng thanh
toán
Khả
năng thanh toán của các CTCK có dấu hiệu xấu đi, báo cáo của các CTCK không phản
ánh đúng thực trạng.
Bảng 2.21: Phân loại CTCK theo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng
Mức độ
|
31/12/2011
|
31/3/2012
|
|
Công ty có tỷ lệ an
toàn vốn khả dụng từ 180% trở lên
|
mức an toàn
|
92
|
81
|
Công ty có tỷ lệ an
toàn vốn khả dụng từ 150% đến 180%
|
phải báo cáo bất thường
|
7
|
11
|
Công ty có tỷ lệ an
toàn vốn khả dụng từ 120% đến 150%
|
bị kiểm soát
|
1
|
4
|
Công ty có tỷ lệ an
toàn vốn khả dụng dưới 120%
|
bị kiểm soát đặc biệt
|
5
|
6
|
Nguồn: UBGSTCQG
Tại thời điểm 31/12/2011, theo báo
cáo của các CTCK về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng[2]
thì có 92/105 công ty có mức thanh khoản ở an toàn (≥ 180%) và 13 công ty dưới
mức an toàn. Tuy nhiên số liệu này do CTCK tự tính toán và báo cáo mà không có
bên thứ 3 soát xét lại nên không phản ánh đúng khả năng thanh toán của các công
ty này, đặc biệt ở thời điểm cuối năm (do đó đến cuối tháng 3/2012 mặc dù thị
trường chứng khoán hồi phục và thanh khoản của toàn thị trường cải thiện đáng kể
thì khả năng thanh toán theo số liệu báo cáo lại tiêu cực hơn, điều này chứng tỏ
có hiện tượng báo cáo sai lệch). Trong năm 2011 có 5 công ty bị ngừng hoặc xin
rút nghiệp vụ môi giới do mất khả năng thanh toán và 1 công ty xin hủy niêm yết.
2.3.7. Phân loại các
công ty chứng khoán
Nhóm 1 - nhóm bình thường: gồm 49 công ty có tỷ lệ
vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro trên 180%, có lãi hoặc có lỗ lũy kế dưới 30% vốn
chủ sở hữu;.
Nhóm 2- nhóm cần kiểm soát: gồm 27 công ty có có lỗ
lũy kế từ 30% đến 50% vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ vốn khả dụng/tổng giá trị rủi
ro từ 150% đến 180%;
Nhóm 3 - nhóm cần kiểm soát đặc biệt: gồm 29 công ty có lỗ
lũy kế trên 50% vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro dưới
150%.
3.1. Tác động chéo của thị trường chứng khoán đối với lĩnh vực
ngân hàng
(i
) Ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu của thị trường chứng khoán.
Từ năm 2009 đến năm 2011, bên cạnh
nguồnvốn chủ sở hữu, vốn tài trợ từ NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho thị
trường chứng khoán.
Bảng 2.22: Nguồn vốn của CTCK từ năm 2009 đến 2011
31/12/2009
|
31/12/2010
|
31/12/2011
|
|
Nguồn vốn từ ngân hàng (tỷ đồng)
|
37.475
|
54.662
|
34.311
|
Nguồn
vốn từ ngân hàng/Tổng nguồn vốn
|
46,94%
|
50,76%
|
41,58%
|
Nguồn
vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
|
41,33%
|
36,48%
|
45,58%
|
Nguồn: UBGSTCQG
Ngành ngân hàng còn cung cấp vốn
thông qua các hợp đồng UTĐT đối với các công ty quản lý quỹ (CT QLQ). Tại thời
điểm 31/12/2011, vốn UTĐT của NHTM đối với các công ty quản lý quỹ là 17.861 tỷ
đồng.
Tại thời
điểm 31/12/2011, tổng nguồn vốn tài trợ thương mại của hệ thống ngân hàng cho
thị trường chứng khoán thông qua các CKCK và CT QLQ lên tới 52.172 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng là cổ
đông lớn của 33 CTCK và 12 CT QLQ, đến cuối năm 2011, vốn góp của NHTM vào các
công ty này lên đến 9.119 tỷ đồng.
Bảng 2.23: Vốn góp của NHTM vào CTCK và QLQ tại thời điểm
31/12/2011
Vốn
góp của NHTM tại các CTCK
|
8.407 tỷ đồng
|
Vốn
góp của NHTM tại CTCK/Tổng vốn điều lệ CTCK
|
23,38%
|
Vốn
góp của NHTM tại các CT QLQ
|
712 tỷ đồng
|
Vốn
góp của NHTM tại các CT QLQ/Tổng vốn điều lệ CTQLQ
|
27,19%
|
Nguồn: UBGSTCQG
CTCK
và CT QLQ là các trung gian tài chính giúp NHTM giải ngân vào các lĩnh vực bị hạn
chế cho vay, đầu tư. Do NHNN không quản lý CTCK và CT QLQ trong khi UBCKNN và Bộ
Tài chính không quản lý NHTM nên việc cho vay của NHTM đối với CTCK và QLQ
không được giám sát chặt chẽ và tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống.
Ngoài việc sử dụng vốn từ NHTM để
tài trợ các khoản phải thu khách hàng cũng như đầu tư ngắn hạn của bản thân các
CTCK, một số CTCK và QLQ còn là trung gian tài chính giúp cho NHTM giải ngân
vào các lĩnh vực rủi ro cao và tránh bị cơ quan quản lý giám sát phát hiện. Mặc
dù theo Thông tư 13/2010 thì NHTM không được cấp tín dụng cho các CTCK thành
viên nhưng tại thời điểm 31/12/2011 có đến 14 CTCK được các ngân hàng mẹ tài trợ
khoản tín dụng lên đến 9.772 tỷ đồng.
NHTM
sử dụng CTCK và CTQLQ làm trung gian tài chính để cấp tín dụng cho các đối tượng
sau: (i) Khách hàng thông thường của CTCK; (ii) Cổ đông lớn của ngân hàng, đặc
biệt là các ngân hàng cần phải tái cơ cấu; (iii) Các khoản tín dụng đối với
lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế cho vay; (iv) Các khoản vay cần đảo nợ; (v) Các
khoản đầu tư tài chính của CTCK
Khảo sát của UBGSTCQG cho thấy, các NHTM chuyển vốn cho các
CTCK và QLQ nhằm tránh sự giám sát của cơ quan quản lý thông qua các hình thức
sau: (i) Đặt cọc, tạm ứng tiền để CTCK môi giới mua trái phiếu và cổ phiếu;
(ii) Ủy thác đầu tư cho CT QLQ và CTCK; (iii) Hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCK
để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; (iv) Mua trái phiếu do CTCK phát hành.
Việc các CTCK và QLQ chạy theo lợi nhuận khi hỗ trợ các NHTM
giải ngân vào các lĩnh vực bị hạn chế sẽ đem lại những rủi ro rất lớn, đặc biệt
là đối với các CTCK nếu bên vay không trả được nợ hoặc giá cổ phiếu repo quá xa
với thị giá. Tuy nhiên xét tổng thể thì NHTM vẫn là người gánh chịu rủi ro cuối
cùng khi cả người vay và CTCK không trả được nợ.
Hình 2.39: Chu chuyển vốn từ ngân hàng thương mại đến đối tượng
vay thông qua CTCK và QLQ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
|
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
|
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
|
KH thông thường
Đầu tư cổ phiếu niêm
yết: Ký quỹ margin và Hợp đồng hợp tác đầu tư (trước tháng 8/2011)
|
Đầu tư thông thường
của CTCK & CTQLQ
· Đầu tư cổ phiếu niêm
yết, cổ phiếu OTC blue-chip
· TPCP, TPDN
· Gửi tiền tại NHTM
|
Theo đánh giá của UBGSTCCQ, trong tổng số
34.311 tỷ đồng mà NHTM cung cấp vốn cho thị trường chứng khoán thông qua các
CTCK thì nợ xấu lên đến 16.362 tỷ đồng, chiếm 48%.
Do
cả NHNN và UBCKNN đều không thể giám sát chặt chẽ việc cho vay của NHTM đối với CTCK và phối kết hợp thiếu chặt
chẽ nên cần có một cơ quan đảm nhận việc giám sát lĩnh vực này. Đồng
thời theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cần củng cố
và nâng cao địa vị pháp lý cho UBGSTCQG theo hướng có nhiều quyền lực hơn trong
giám sát vĩ mô, xử lý vi phạm tại chỗ với tất cả các lĩnh vực ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm.
(i)
Việc cắt giảm dư nợ tín dụng đối
với chứng khoán và nâng lãi suất làm thị trường chứng khoán đi xuống
Thực hiện chủ trương
quy định cụ thể tỷ lệ dư nợ phi sản xuất trên tổng dư nợ của NHNN đã tác động mạnh
đến tâm lý các nhà đầu tư làm dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán giảm
xuống. Hơn thế nữa với mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn lên đến trên 17%-20%/năm
đã làm phần lớn nhà đầu tư quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng thay vì đầu tư chứng
khoán. Khi luồng vốn tài trợ từ ngân hàng cũng như nhà đầu tư rút khỏi thị trường
chứng khoán thì việc thị trường đi xuống là khó tránh khỏi.
3.2 Tác động chéo giữa thị trường
BĐS, khu vực doanh nghiệp và TTCK
Bắt nguồn từ sự suy giảm và đóng băng kéo dài của thị trường
BĐS trong khi nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoạt động của thị trường này bị cắt
giảm đột ngột khiến các doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng đình đốn, mất thanh
khoản và nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Tình trạng này nhanh
chóng lan tỏa sang các ngành nằm trong chuỗi sản xuất như xây dựng, vật liệu
xây dựng, công nghiệp, chế tạo, … Kết quả là, hàng tồn kho tăng mạnh, tình trạng
chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến tại hầu hết các ngành, nghề; nhiều doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phá sản.
Điều
này tác động xấu tới TTCK Việt Nam khi chất lượng hàng hóa niêm yết trên thị
trường này ngày một suy giảm theo xu hướng chung. Số lượng công ty niêm yết bị
thua lỗ trong năm 2011 lên tới 79 doanh nghiệp[1].
Kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp niêm yết sụt giảm mạnh (ROE bình quân năm 2011 chỉ đạt
14,9%, giảm mạnh so với năm 2010 (22,1%)) đã tác động xấu tới TTCK.
Ngược lại, TTCK đi xuống khiến khu vực doanh nghiệp vốn khó
huy động vốn vay từ ngân hàng (do lãi suất cao, thắt chặt tiền tệ,…) cũng khó
huy động vốn trung và dài hạn từ TTCK. Trong năm 2011, vốn huy động qua phát
hành thêm cổ phiếu và đấu giá cổ phần hóa đạt 17.500 tỷ đồng, chỉ bằng 22% so với
cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, TTCK suy giảm cũng làm cho các khoản đầu tư tài
chính của doanh nghiệp bị thua lỗ. Nhiều công ty niêm yết bị thua lỗ từ hoạt động
kinh doanh khác mà trong đó chủ yếu là do phải tăng trích lập dự phòng đối với
các khoản đầu tư tài chính.
Ø
Thị trường BH đối mặt với nguy cơ mất cân đối thị phần;
Ø
Mức đủ vốn của khu vực BH PNT giảm
sút, khu vực BH NT vẫn được đảm bảo;
Ø Chất lượng tài sản
toàn thị trường BH có dấu hiệu suy giảm;
Ø Các doanh nghiệp BH PNT
trong nước bắt buộc tái BH lẫn nhau, trong khi năng lực tài chính yếu kém,
không tuân theo quy trình đánh giá rủi ro gây nguy cơ mất khả năng thanh
toán khi phải đền bù;
Ø 23% doanh nghiệp lỗ
trong 9 tháng đầu năm 2011 chủ yếu do lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
Ø
Hiệu quả sử dụng vốn thấp;
Ø Hành vi trục lợi và
cạnh tranh không lành mạnh có xu hướng gia tăng.
|
1.1 Số lượng công ty bảo hiểm
Năm 2011, thị trường BH
có 29 công ty BH PNT, 14 công ty BH NT. Có thêm 2 công ty BH NT: Vietinbank – Aviva
và Generali được thành lập mới trong năm nay. Số lượng các công ty bảo hiểm
tăng không đáng kể trong 3 năm trở lại đây. Trong đó, BH PNT có 17 công ty
trong nước, 9 công ty 100% vốn nước ngoài, 3 công ty liên doanh. Ngược lại, BH
NT công ty 100% vốn nước ngoài chiếm đa số: 12/14 công ty; có 1 công ty trong
nước và 1 công ty liên doanh.
Chiếm thị phần chủ yếu ở cả 2 lĩnh vực BH PNT và BH NT vẫn
là một số ít các công ty hàng đầu. Điều này cho thấy tình trạng cạnh tranh gay
gắt để tồn tại trên thị trường BH. Cần dừng thành lập mới và tái cấu trúc các
doanh nghiệp BH đảm bảo thị trường BH hoạt
động lành mạnh bền vững.
1.2. Quy mô và cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm
Tổng doanh thu phí BH
năm 2011 đạt 36.336 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010. Trong đó, doanh thu phí
BH PNT là 20.723 tỷ đồng, tăng 20,7%; doanh thu phí BH NT 15.613 tỷ đồng, tăng
13,6% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu phí ở cả hai khu
vực này đều giảm so với năm 2010 do ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.24: Phí BH/GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
|
31/12/2009
|
31/12/2010
|
31/12/2011
|
Tổng mức
phí BH/GDP
|
1.47
|
1.55
|
1.48
|
Tổng mức
phí BH NT/GDP
|
0.68
|
0.69
|
0.63
|
Tổng mức
phí BH PNT/GDP
|
0.79
|
0.86
|
0.85
|
Nguồn: UBGSTCQG
Tổng
doanh thu phí BH/GDP năm 2011 là 1,48%, giảm 4,5% so với năm 2010. Do doanh thu
phí BH/GDP của hai khu vực BH NT và BH PNT đều giảm. Tỷ lệ này còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực,
đặc biệt là khu vực BH NT (Malaysia: 3,47%; Philippines: 1,89%; Thailand:
2,19%; Singapore: 5,52%[1]).
Cho thấy quy mô thị trường BH còn nhỏ bé, đồng thời tiềm ẩn cơ hội phát triển lớn.
Thị trường BH đang đối mặt
với nguy cơ mất cân đối thị phần. 4 doanh nghiệp BH NT, BH PNT hàng đầu tương ứng
chiếm tới 86% và 66% thị phần doanh thu phí. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt,
thị trường BH tất yếu diễn ra hoạt động sáp nhập, mua bán, tái cơ cấu hoặc giải
thể các doanh nghiệp BH kinh doanh không hiệu quả.
Khu
vực
BH PNT có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí giảm 3% so với năm trước.
Trong
đó, nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển, BH
sức khỏe và tai nạn con người, BH hàng không có tốc độ tăng trưởng tương
ứng cao hơn 22%, 35% và 56% so với cùng kỳ 2010. Các nghiệp vụ BH còn
lại
tốc độ tăng trưởng đều giảm, đặc biệt có BH nông nghiệp, BH trách nhiệm,
BH tín
dụng, BH thân tàu và TNDS chủ tàu giảm mạnh (trung bình giảm 5 lần) so
với
2010.
9
tháng 2011, cơ cấu phí BH PNT về cơ bản không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ
2010. Nghiệp vụ BH xe cơ giới, BH tài sản và thiệt hại kinh doanh chiếm tỷ trọng
cao nhất tương ứng 30% và 23%. Khó khăn trong việc triển khai BH nông nghiệp,
BH tín dụng , BH trách nhiệm thể hiện rất rõ qua tỷ trọng không đáng kể (2%) của
những nghiệp vụ BH này trên tổng phí BH. Nguyên nhân là do nhu cầu về nghiệp vụ
này còn thấp, khách hàng chưa thực sự thấy được sự cần thiết của những nghiệp vụ
BH này.
tháng
2011 do tập trung khai thác những hợp đồng có giá trị lớn, đối tượng là khách
hàng có thu nhập cao. Đây là yếu tố khiến tăng trưởng khu vực BH NT kém bền vững.
Tính
đến 30/9/2011, nghiệp vụ BH hỗn hợp và BH liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng phí. Các sản phẩm BH còn lại có tỷ trọng rất nhỏ và tương đối ổn định
so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm BH liên kết đầu tư mới triển khai từ
2008 nhưng đã đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh (61% ), dần thay thế cho sản phẩm BH hỗn hợp truyền thống. Nguyên nhân là
do nghiệp vụ BH liên kết đầu tư có nhiều tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, khách hàng vừa được bảo hiểm rủi ro vừa được thực hiện mục tiêu đầu tư
tài chính của mình với số phí BH rất nhỏ.
Bảng 2.25: Phí BH/Tổng phí
BH của các doanh nghiệp BH nội ngành
Tên đơn vị
|
Phí bảo hiểm/Tổng phí BH toàn ngành
|
||
30/9/2010
|
31/12/2010
|
30/9/2011
|
|
Tổng công ty CP Bảo Minh
|
12,01%
|
12,1%
|
11,4%
|
Tổng công ty CP BH Bưu điện
|
3,11%
|
4,2%
|
4,77%
|
Tổng công ty CP BH Dầu khí Việt
Nam
|
20,5%
|
21,3%
|
19,92%
|
Công ty cổ phần BH Petrolimex
|
7,19%
|
9,7%
|
8,57%
|
Công ty cổ phần BH Quân đội
|
1,41%
|
2,5%
|
1,86%
|
Công ty cổ phần BH SHB- Vinacomin
|
1,4%
|
0,0%
|
1,52%
|
Công ty CP BH Toàn cầu
|
2,09%
|
1,3%
|
2,28%
|
Công ty CP BH Hàng không
|
4,64%
|
2,9%
|
4,68%
|
Tổng nội ngành
|
56,75%
|
54,0%
|
59,10%
|
Nguồn: UBGSTCQG
Doanh
thu phí BH của các doanh nghiệp BH nội ngành khối tập đoàn kinh tế chiếm quá nửa
thị phần tổng phí BH toàn ngành và có xu hướng tăng (59,1% 9 tháng đầu năm
2011); 54% (2010); 56,75% (9 tháng đầu năm 2010). Điều này cho thấy hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp BH nội ngành khối tập đoàn sẽ đối mặt với việc
không phân tán được rủi ro.
2.1.
Mức đủ vốn: Mức đủ vốn khu vực BH
PNT có dấu hiệu giảm sút, trong khi khu vực BH NT vẫn được đảm bảo.
Phí
BH thuần/Vốn chủ sở hữu khu vực BH PNT 2011 tăng mạnh lên đến 93%, nguyên nhân
là do phí BH thuần tăng 25% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 0,42% so với cùng
kỳ năm 2010. 7/29 doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trên 100%, cho thấy các DN này
trú trọng tăng trưởng doanh số trong khi vốn chủ sở hữu tăng trưởng không tương
ứng làm tăng rủi ro chi trả.
Các
doanh nghiệp BH PNT khó tăng vốn. Do thị trường chứng khoán sụt giảm trong năm
2011, cổ phiếu ngành BH kém hấp dẫn và kém thanh khoản. Trong khi đó, hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn bên ngoài, tỷ lệ
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là 47,2% giảm so với cùng kỳ năm 2010 (49,7%). Điều
này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro chi trả bồi thường cho những tổn thất lớn ngoài dự
tính, làm suy giảm mức đủ vốn.
Khu
vực BH NT đảm bảo được mức đủ vốn, do tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Dự phòng nghiệp vụ
tính đến 31/12/2011 đạt 31% tăng so với cùng kỳ năm 2010 (28%) và 2009 (29%).
Các doanh nghiệp BH NT đều đáp ứng quy định về biên khả năng thanh toán[1].
2.2. Chất lượng tài sản: Đầu tư vào
các lĩnh vực rủi ro gia tăng (chiếm 22 -25% tổng tài sản đầu tư) , nợ đọng phí
vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu cải thiện.
9 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp
BH tập trung đầu tư vào TPCP và gửi tiền tại các TCTD là 73% đối với BH NT và
76% đối với BH PNT. Cổ phiếu, TPDN không có bảo lãnh và đầu tư BĐS của cả hai
khu vực này từ 7 – 9%, còn lại là góp vốn, cho vay và ủy thác đầu tư từ 14 –
19%.
Do bất ổn vĩ mô, thị trường chứng
khoán sụt giảm mạnh năm 2011, thị trường BĐS đóng băng. Các khoản đầu tư vào chứng
khoán, BĐS đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Trong khi đó rất nhiều các doanh
nghiệp BH không trích lập dự phòng đầu tư tài chính, không đánh giá lại tài sản
tương ứng với giá trị thị trường.
Các kênh đầu tư đều khó khăn, các
doanh nghiệp BH đã lựa chọn gửi tiền vào các TCTD để hưởng lãi suất cao. Song
năm 2011, nhiều TCTD rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời, phải
thực hiện sáp nhập. Một số công ty BH là công ty con của các Tập đoàn tài
chính, các ngân hàng lớn đã thực hiện đầu tư trở lại công ty mẹ[2]
thông qua gửi tiền, quan hệ vay mượn, ủy thác đầu tư. Điều này dễ xảy ra hiện tượng
thiếu minh bạch trong các giao dịch nội bộ, từ đó dễ dẫn đến các rủi ro lan
truyền và rủi ro hệ thống.
Uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 9% ở cả
hai khu vực, trong khi hiện nay chưa có hành lang pháp lý đầy đủ điều chỉnh hoạt
động này. Không có cơ chế kiểm soát vốn của bên ủy thác đối với bên nhận ủy
thác, tiềm ẩn rủi ro của hoạt động ủy thác đầu tư là bị chiếm dụng vốn, lạm dụng
tín nhiệm gây thất thoát vốn.
Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng phí BH
nhóm BH PNT 9 tháng 2011 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước (23%). Nguyên
nhân chủ yếu là do tổng phí BH tăng 22%, các khoản phải thu chỉ giảm 1,3% so với
năm ngoái. Tình hình nợ đọng phí nhóm BH PNT chưa được cải thiện nhiều và vẫn
đang ở trong tình trạng báo động vì chiếm tới 50,68% tổng phí BH. Năm 2011, mặc dù tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng
phí BH của nhóm BH NT tăng không đáng kể, song nợ đọng phí của nhóm này vẫn
tăng cao so với cùng kỳ năm trước (các khoản phải thu tăng 14%).
Cơ cấu các khoản phải
thu: phải thu khác/các khoản phải thu BH NT và BH PNT tương ứng là 16% và 23%.
Trong đó, có 8/43 doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trên 43%, cho thấy các khoản phải
thu khó đòi đáng báo động ở các doanh nghiệp này.
|
2.3. Tái bảo hiểm: Các doanh nghiệp BH PNT trong nước bắt buộc tái BH lẫn nhau,
trong khi năng lực tài chính yếu kém, không tuân theo quy trình đánh giá rủi ro
gây nguy cơ mất khả năng thanh toán khi phải đền bù
Trong 9 tháng 2011, tỷ lệ giữ lại rủi
ro của các doanh nghiệp BH PNT giảm so với cùng kỳ 2010, và giảm nhẹ so cuối
năm 2010. Tỷ lệ giữ lại rủi ro 69%, tương ứng với mức phí thuần mà các doanh
nghiệp BH PNT giữ lại là 10.927 tỷ đồng. Giá trị nhượng tái BH ra nước ngoài là
4.021 tỷ đồng, giá trị nhượng tái BH trong nước là 1.181 tỷ đồng. Con số 1.181
tỷ đồng là hầu hết các doanh nghiệp BH trong nước nhượng tái cho nhau, hàm chứa
tỷ lệ rủi ro cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong nước không tuân theo
quy trình đánh giá rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh (hạ phí quá thấp, tăng
chi phí dịch vụ, mở rộng điều khoản BH). dẫn đến nhiều nghiệp vụ không thể thu
xếp tái BH ra nước ngoài. Buộc phải chuyển tái giữa các DN BHtrong nước.
Ngoài ra, một thực tế hiện nay trong
nghiệp vụ tái bảo hiểm, trình độ chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ trong
ngành rất yếu kém, có đến 80% cán bộ của các doanh nghiệp không hiểu về tái bảo
hiểm[3].
Càng làm trầm trọng thêm tình trạng các công ty nhận tái bảo hiểm “ẩu” gây tích
tụ rủi ro xấu, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.
2.4. Khả
năng sinh lời
Năm
2011, tỷ suất sinh lời khu vực BH PNT tăng tương đối (23%), trong khi tỷ lệ này
ở khu vực BH NT lại giảm mạnh (33%) so với cùng kỳ 2010. Tỷ suất sinh lời ở cả
hai khu vực đều ở mức thấp (BH PNT: 8,33%; BH NT: 10,48%). Tỷ lệ bồi thường và
tỷ lệ chi phí đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Toàn thị trường có 5/29
doanh nghiệp BH PNT, và 5/14 doanh nghiệp BH NT có kết quả kinh doanh thua lỗ.
Có tới 63% doanh
nghiệp
thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Điều này cho thấy thị trường bảo
hiểm phát triển kém lành mạnh.
Hình 2.51:
Khả năng sinh lời BH PNT
|
Hình 2.52: Khả năng sinh lời BH NT
Nguồn: UBGSTCQG
|
Khu
vực BH PNT có lợi nhuận sau thuế đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ
năm 2010. 17/29 doanh nghiệp lỗ trong kinh doanh bảo hiểm gốc, tương ứng với số
tiền 497 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp có lãi trong hoạt động đầu tư tài
chính song nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn thấp (ROE: 8,33%), thấp hơn so với
khu vực BH NT (ROE: 10,48%) và thấp hơn nhiều so với các ngành nghề kinh doanh
khác (ROE : khu vực phi tài chính: 12,5%; khu vực ngân hàng :9,21%). Nguyên
nhân làm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp BH PNT thời gian qua đạt kết quả
thấp:
-
Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao (42%) do: (i) mạng lưới khai thác cồng kềnh, (ii) hệ thống công nghệ thông tin chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý, (iii) cạnh
tranh không lành mạnh làm gia tăng chi phí khai thác dịch vụ.
-
Tỷ lệ bồi thường cao: Mặc dù trong năm 2011 các doanh nghiệp BH PNT đã nỗ lực
giảm tỷ lệ bồi thường, song mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Giá trị bồi thường
bảo hiểm gốc của khu vực BH PNT là 8.041 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ 2010[1].
Một số nghiệp vụ có tỷ lệ này rất cao (BH thiết bị điện tử: 102%; BH hàng
không: 80%; BH xe cơ giới: 49%; BH thân tàu và TNDS chủ tàu: 46%; BH tai nạn và
sức khoẻ con người: 43%) kéo tỷ lệ trunh bình toàn khu vực tăng cao. Nguyên
nhân do (i) thiên tai bão lũ, (ii) trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh
vi; (iii) chất lượng khai thác, công
tác quản trị rủi ro của các doanh nghiệp BH PNT còn yếu kém.
Năm
2011, khả năng sinh lời khu vực BH NT giảm rõ rệt so với 2010. Tổng lợi nhuận
sau thuế là 1.621 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2010; kéo theo ROE chỉ đạt
10,5%, giảm 43% với cùng kỳ năm trước. 13/14 doanh nghiệp có hoạt động kinh
doanh bảo hiểm gốc thua lỗ tương ứng với số tiền là 2.691 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
(4.972 tỷ đồng) đã bù đắp khoản lỗ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Tình
trạng này diễn ra ở cả các doanh nghiệp BH NT có thị phần lớn, có bề dày kinh
nghiệm hoạt động trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) Các doanh nghiệp chạy theo doanh thu mà chưa chú trọng đến chất
lượng khai thác và quản lý chi phí: tình trạng trục lợi vẫn diễn ra khá phổ biến,
chi phí tuyển dụng và đào tạo đại lý cao trong khi chất lượng đại lý yếu kém[2];
(ii) Tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu
tư thấp (7,5%); (iii) định phí BH gặp
nhiều khó khăn do kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn
2.5. Tính thanh khoản
Tính
thanh khoản thị trường bảo hiểm được cải thiện đáng kể, tỷ lệ tài sản thanh khoản/Nợ
ngắn hạn ở hai khu vực BH PNT và BH NT đều tăng so với cùng kỳ năm 2010, khả
năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đảm bảo, tuy nhiên các
doanh nghiệp cần chú ý đến công tác thu hồi các khoản phải thu.
2.6. Một số nguy cơ đối với thị trường bảo hiểm
(i) Mặc dù điều 10 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 1/7/2011)
quy định về hợp tác cạnh tranh và đấu thầu nhằm giảm thiểu tình trạng không
minh bạch và thiếu lành mạnh trong bảo hiểm nội ngành. Song thực tế, các doanh
nghiệp vẫn có thể tổ chức đấu thầu hình thức và điều này còn tiềm ẩn nguy cơ
tích tụ rủi ro.
(ii) Công tác quản trị tại
các DN BH còn nhiều bất cập, thể hiện: (i)
Nguồn nhân lực: chuyên môn yếu kém, lãnh đạo thiếu kỹ năng quản lý, tình trạng
nhân sự ở các DN BH lộn xộn do lôi kéo người của nhau; (ii) Đại lý bảo hiểm: chất lượng đại lý bảo hiểm thấp, không làm việc
ổn định lâu dài, có 80% đại lý BH NT bỏ việc năm đầu tiên; (iii) Công nghệ thông tin: lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý, dẫn đến tăng chi phí quản lý đồng thời không kiểm soát được hết các hành vi
trục lợi bảo hiểm.
(iii) Kiểm soát nội bộ: Bộ phận
kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp BH chưa đáp ứng được việc kiểm
soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp thành lập nhiều
chi nhánh nhưng chưa kiểm soát được hoạt động kinh doanh của những đơn vị này,
dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm không hiệu quả.
(iv) Hành vi trục lợi bảo hiểm
có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đáng báo động là không chỉ khách
hàng trục lợi mà các cán bộ bảo hiểm trong doanh nghiệp cùng bắt tay nhau để trục
lợi. Vì thế tỷ lệ bồi thường tăng cao dẫn đến kinh doanh bảo hiểm của các doanh
nghiệp kém hiệu quả. Trục lợi bảo hiểm không những làm cho doanh nghiệp BH thiệt
hại về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu và hình ảnh.
(i) Tình hình kinh tế vĩ
mô bất ổn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam
Mặc
dù trong năm 2011, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định
song tốc độ tăng trưởng ở cả hai khu vực BH NT và BH PNT đều đang có những dấu
hiệu chững lại. Kinh tế vĩ mô bất ổn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh
toán và nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp-khách hàng của khu vực BH PNT. Các
doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán phí bảo hiểm và điều này làm trầm trọng
thêm tình hình nợ đọng phí ở khu vực BH PNT. Trong khi đó, các doanh nghiệp BH
NT cũng đang gặp khó khăn ở cả khâu khai thác hợp đồng mới và duy trì hợp đồng
hiện tại do thu nhập của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
(ii) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm
sút. Khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường BĐS đi xuống làm
suy giảm chất lượng tài sản có của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đầu tư vào các lĩnh vực như TPDN, cổ
phiếu, BĐS, cho vay, ủy thác đầu tư chiếm tỷ lệ 22% giá trị đầu tư của khu vực
BH NT và 25% giá trị đầu tư của khu vực BH PNT. Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng
phí bảo hiểm ở cả hai khu vực 9 tháng đầu năm 2011 đểu tăng so với cùng kỳ năm
trước. Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu (70%) trong tổng các khoản phải
thu của các công ty bảo hiểm, do đó phần lớn các khoản nợ chưa thu hồi được của
các doanh nghiệp BH là các khoản nợ đọng phí từ phía khách hàng. Kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp giảm sút cùng với sự đi xuống của khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán
làm tăng rủi ro đối với các khoản tiền gửi, cho vay, đầu tư TPDN, đầu tư cổ phiếu
của doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, giá BĐS giảm và thị trường BĐS đóng băng
cũng làm các khoản đầu từ vào lĩnh vực BĐS tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
[1] Cục quản lý và giám sát bảo hiểm - BTC
[2]
80% đại lý BH NT bỏ việc năm đầu
tiên.
[3]
Tài sản thanh khoản bao gồm Tiền và
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
[1]
Biên khả năng thanh toán của DN BH
phải lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu do Luật kinh doanh BH quy định.
[2]
Tỷ lệ đầu tư trở lại ngân hàng mẹ (
Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) của 4 doanh nghiệp bảo hiểm ABIC,
Viettinsco, VCLI, Vietinbank – Aviva là 58% tổng nguồn vốn đầu tư tài chính.
[3]
Nguồn: DN BH trong nước “tái” cho
nhau dòng phí rủi ro – Báo Đầu tư chứng khoán 26/10/2011
[1] Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày
24/4/2007 của Bộ Tài chính, tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các CTCK tối đa là 6 lần
[2] Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng = Vốn khả dụng
/Tổng giá trị rủi ro. Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền
trong vòng 90 ngày.
[1] Trường hợp cổ phiếu Dược Viễn Đông -
DVD không có trong các quy định hủy niêm yết, gây lúng túng trong việc xử lý
nhanh để kịp thời bảo vệ nhà đầu tư
[2]
Có thể
kể đến các trường hợp như Chứng khoán Phương Đông và Công ty Cơ khí Điện Lữ Gia
đăng ký hủy niêm yết đã đẩy cổ đông nhỏ lẻ phải bản tháo cổ phiếu. Một số công ty như Tổng Công ty Xây lắp dầu
khí hay Vinaconex mặc dù giá cổ phiếu giảm xuống gần mệnh giá nhưng công ty vẫn
quyết định tăng vốn hàng nghìn tỷ đồng trong bối cảnh thị trường xấu càng làm
giá cổ phiếu giảm và cổ đông nhỏ lẻ thua thiệt. Đầu năm 2011, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Kim Long đột ngột đưa ra đề
xuất ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán đẩy hàng loạt cổ đông nhỏ lẻ phải
bán tháo cổ phiếu
[1] Securities and Exchange Commision of
Thailand
Vừa thâu tóm, vừa có lãi bán cổ phiếu
Qlb - Bài viết dưới đây cho độc giả thêm thông tin về nhóm
lợi ích thâu tóm, cuối cùng chỉ có những doanh nghiệp bị thâu tóm, những
cổ đống và người dân lãnh hậu quả của nền kinh tế suy thoái.
Vừa thâu tóm, vừa có lãi bán cổ phiếu
Liên minh thâu tóm đã trở thành lãnh đạo
Sacombank. Tuy nhiên, việc mua đi bán lại của những người liên quan
khiến cho thị trường thắc mắc, liệu tỷ lệ sở hữu khoảng 65% vốn điều lệ
trước đây như công bố của liên minh có giảm đi?
Cuối tháng 6, bên cạnh 40 triệu cổ phiếu Sacombank đang
nắm giữ, ước tính ông Trầm Trọng Ngân, hiện là phó chủ tịch ngân hàng
Phương Nam, là con trai ông Trầm Bê, phó chủ tịch HĐQT ngân hàng
Sacombank đã bỏ ra khoảng 177,6 tỉ đồng mua vào thêm 8 triệu cổ phiếu,
nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,93% vốn cổ phần đang lưu hành của Sacombank.
Theo công bố từ Sacombank, ông mua với mục đích đầu tư dài hạn. Ông Trầm
Bê, chỉ nắm giữ 115.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 0,01% vốn điều lệ
Sacombank.
Trước đó, ngày 24.2, cổ đông cá nhân Trần Phát Minh,
hiện là chủ tịch HĐQT Kiên Long Bank mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu
Sacombank, giá đóng cửa ngày hôm đó là 19.600 đồng/cổ phần. Ngày 1.3
công ty đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu đã mua gần 22 triệu cổ phiếu
Sacombank, với giá đóng cửa ngày hôm đó là 22.000 đồng/cổ phần. Qua các
giao dịch này, người mua trở thành các cổ đông lớn của Sacombank. Đây
cũng là một trong các yếu tố giúp nhóm cổ đông mới có đại diện trong hội
đồng quản trị của Sacombank.
Sau khi có người đại diện an vị ở hội đồng quản trị,
hai cổ đông lớn kể trên bán bớt cổ phiếu ở con số đủ để họ hết vai trò
cổ đông lớn. Sài Gòn Á Châu bán 900.000 cổ phiếu Sacombank. Giả sử Sài
Gòn Á Châu lấy những cổ phiếu đã mua trước đó với giá khoảng 15.000
đồng/cổ phần bán ra, thì Sài Gòn Á Châu lãi khoảng 8,5 tỉ đồng so với
giá mua; tương tự, sau khi mua vào, ôngTrần Phát Minh cũng đã bán đi hơn
876.000 cổ phần, ước lãi chênh lệch 8,3 tỉ đồng.
Để không phải báo cáo thông tin giao dịch cùng với các
thủ tục pháp lý phức tạp với cơ quan chức năng, thông thường những cá
nhân tổ chức tránh việc trở thành cổ đông lớn – sở hữu trên 5% vốn cổ
phần. Bên cạnh đó, lý giải việc bán ra, những người trong giới tài chính
cho rằng, một lượng không nhỏ trong số tiền bỏ ra đi thâu tóm Sacombank
là tiền đi vay. Chính vì vậy, sau thâu tóm và hoàn thành đại hội cổ
đông Sacombank, có thể họ phải giao dịch để lấy tiền trả nợ.
Nếu luận điểm này có cơ sở, người mua vừa trả được nợ,
vừa thâu tóm được một ngân hàng có vốn điều lệ trên 10.000 tỉ đồng, tổng
tài sản hơn 140.000 tỉ đồng có một nguồn tài nguyên nhân lực, mạng lưới
hoạt động rộng khắp cả nước, với một cái giá rẻ.
Điều lệ Sacombank có quy định nhiệm kỳ hoạt động của
HĐQT là năm năm. Trong trường hợp liên minh thâu tóm giảm tỷ lệ sở hữu
xuống mức thấp hơn nữa, thậm chí bán đi phần lớn, thì liệu vị trí lãnh
đạo đã được bầu có thay đổi? Cũng như, liệu những lãnh đạo cũ có thể
triệu tập một đại hội cổ đông bất thường để lật ngược thế cờ bằng việc
tăng mua vào? Các chuyên gia tài chính đều cho rằng đã có lỗ hổng, khi
khung pháp lý và trong điều lệ Sacombank đã không có quy định cụ thể cho
những việc này.
Đến nay, cổ phiếu Sacombank liên tục sụt giảm từ đỉnh 26.000 đồng/cổ phiếu ngày 12.4 và hiện xoay quanh 22.000 đồng/cổ phiếu.
Vĩnh Bình
SGTT
Bùi Hằng - Giai đoạn khốc liệt đang bắt đầu
Kính gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
- Ngài Trương Tấn Sang
- Nguyễn Phú Trọng
- Nguyễn tấn Dũng
cùng toàn thể các ông bà trong bộ chính trị TW và Quốc hội
nước Viêt Nam
Tôi công dân Bùi Thị Minh Hằng - sinh 1964, CMND: 273278857 do công an Vũng Tàu cấp. Đăng kí thường trú: 106 Lê Hồng Phong- Phường 4 Vũng Tàu.
Xin gửi tới các quý vị một KHẨN THƯ sau đây để các quý vị xem xét và xác quyết cho cả Dân tộc Việt Nam cùng bạn bè quốc tế biết rằng: HIỆN NAY CÓ HAY KHÔNG MỘT CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đang tồn tại(?)
Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan cao cấp trong quân đội và mẹ là cán bộ nhà nước. Bản thân tôi từ 3 tuổi đã được nuôi dạy trong môi trường dành cho con cái sĩ quan đi phục vụ đất nước (trại trẻ binh chủng pháo binh Sơn Tây) từ nhỏ tôi đã trải qua cuộc sống vất vả chung của cả dân tộc và đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh bom đạn, thiếu đói nghèo nàn.
Lớn lên tôi học tập hết những năm học phổ thông - cao đẳng công nghiệp nhẹ và trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước năm 1986 tôi đi xuất khẩu lai động tại Liên Xô cũ do không có việc làm trong nước và cũng do mục tiêu "cấp bách" CỨU NƯỚC- CỨU NHÀ (đóng thuế hợp tác lao động cho nhà nước và đóng những thùng hàng về nuôi sống gia đình).
Từ bấy tới nay tôi hòa mình với cuộc sống của toàn thể đồng bào trong cả nước, đồng cảm với đói no vất vả của muôn người... Bằng chứng là tôi chưa bao giờ kêu than hay nhận lấy sự "ban phát, bố thí" từ phía chính quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi cũng chẳng một lần lu loa cho mọi người biết nỗi đau riêng của tôi mà chỉ cho đến khi đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội bất chấppháp luật ký quyết định đưa tôi đi "phục hồi nhân phẩm" tại Thanh Hà vì tôi dám BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC - bạn vàng của nhà nước ta - đồng thời không ngại tốn kém về kinh phí bằng tiền thuế của Nhân Dân cho một đội ngũ truyền thông "hùng hậu" vào cuộc để bôi nhọ cá nhân tôi trong khi tôi nằm trong trại không lên tiếng nổi thì nhiều người mới nhận ra rằng: Hóa ra có một công dân Bùi Thị Minh Hằng đã từng "phạm tội" vi phạm hôn nhân và gây ra hậu quả là bà ta đã
chấp nhận để người đàn ông kia cướp đi toàn bộ tài sản mà chỉ giữ lại 3 đứa con thơ một mình nuôi dạy chúng, Như vậy có một Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong Phường 4 Vũng TÀU phải thuộc thành phần: Hộ nghèo - khó khăn cần được chính quyền giúp đỡ chứ!
Nhưng không! Những năm tháng khốn đốn ấy người đàn bà đơn thân với 3 đứa con thơ trên tay này đã tự bươn trải một mình nuôi con mà không hề làm những điều vi phạm đạo đức - pháp luật. Cái người đàn bà bị lường gạt cướp của ấy đáng ra đã đổ "gánh nặng" lên đầu xã hội với hoàn cảnh 3 đứa con thơ thì trái lại Bùi Thị Minh Hằng này đã 1 mình nuôi dạy 3 đứa con ấy từ tấm bé cho đến giờ mà không ngửa tay xin vay hay cướp đoạt cái gì của bất cứ ai. Bùi Thị Minh Hằng này đã lăn lộn vất vả và làm những gì để vừa nuôi con vừa chia xẻ giúp đỡ bao hoàn cảnh thiếu thốn cơ hàn trong xã hội. Những chuyến đi làm từ thiện cùng người của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam TrầnTrung Tín tới những vùng xa tận Chương Mỹ - Hà Tây. Hay những chương trình từ thiện trong tỉnh nhà do ông Hai Hàng phó chủ tịch tỉnh chủ trì... Những đóng góp cho y tế phường 4 mà phường từng đem xe tới tận nhà chở đi hay chia xẻ vật chất với vài hộ nghèo sinh sống cùng phường? Bùi Thi Minh
Hằng này làm những việc tâm phúc ấy từ trong tận đáy lòng mình như một sự trả ơn đời đã "nâng đỡ" cho mình trong những tháng ngày khốn khó mà không màng tới Danh-lợi, tới đánh bóng mình như bao kẻ vẫn làm, chính vì vậy cũng không cần khoe mẽ hay phim ảnh gì, Nhưng chắc hẳn những con người được nhận những xẻ chia ấy họ sẽ nghĩ gì khi đọc những bài viết bôi nhọ tôi của cái gọi là "nhà nước chính quyền này khi đã dùng tới HTV và những tờ báo Đảng như ANTĐ - Bà Rịa - Vũng Tàu và HNM vào việc đánh dưới "lưng quần" tôi một cách không biết xấu hổ như họ đã làm...
Phải chăng đây là "sức mạnh" mà đảng ta muốn "công diễn" ra trước Nhân Dân? Không lẽ sự vĩ đại của đảng ta là như thế dưới con mắt nhìn của tôi và bao đồng bào VN này?
Tôi không hề có ý định "bôi nhọ" sự lãnh đạo của đảng, bởi như tôi từng chỉ mặt nhiều đảng viên mà nói rằng: Chẳng ai phá đảng ngoài chính những đảng viên biến chất như 15 tên lãnh đạo Hà Giang có tên trong danh sách mua bán dâm với các cháu học sinh thông qua bàn tay môi giới của thằng thầy giáo VÔ GIÁO DỤC. Chẳng ai phá đảng và làm nghèo nhà nước ngoài chính những tên đảng viên đục khoét trong PU18- Vinashin-đại lộ đông tây SG... như Dương Chí Dũng vừa đào
thoát với khối tài sản của đất nước dân tộc... như bao vụ làm thất thoát tài sản nhà nước khác nhan nhản khắp 63 tỉnh thành... không sao kể xiết. Chẳng ai có cơ hội phá đảng ngoài chính những đảng viên lạm chức, lạm quyền để làm những việc sai trái như biết bao quan chức trong chính quyền, phạm tội từ địa phương tới Trung ương mà tôi có ngồi thống kê cả ngày cũng không hết. Chẳng ai phá đảng, làm cho đảng phải suy yếu và đẩy lòng dân tới chỗ căm giận chính quyền bằng chính những việc làm vi phạm pháp luật, bất chấp đạo luật, luân lý của những kẻ mang danh đảng viên được đảng tin tưởng giao phó trọng trách "lo cho dân" nhưng lại lợi dụng cái mác đảng viên, sự "bảo kê" về uy quyền tối cao của đảng để mà cố tình làm sai pháp luật, bóp méo đường lối của đảng và đè nén, cướp bóc - đàn áp người dân khiến cho lòng dân căm vẫn phải vùng lên như quả bom Đoàn Văn Vươn - Như hình ảnh biết bao đoàn dân oan lũ lượt từ khắp nơi trong cả nước kéo nhau đi khiếu
kiện với tất cả những uất giận thương tâm làm cho những người dân khác không thể cầm lòng, như việc cưỡng chế bằng vũ lực Nông dân Văn Giang - Vụ Bản - hình ảnh dân oan Vũng Tàu và các tỉnh phía nam ra tận văn phòng quốc hội, mặc bikini phản đối trước hội trường Ba Đình để hòng cho các
vị biết rằng họ đã bị "lột hết" không còn gì phải đi kêu cứu... Rồi 2 mẹ con người dân mất đất, mất chồng, mất cha phải lột chuồng phản đối cướp đất tạ Cần Thơ... Rồi những vụ án oan sai chất chồng không sao kể xiết mà chính bản thân tôi bị đảng viên biến chất vô pháp luật - chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký quyết định vi phạm pháp luật giam giữ trái phép trong trại tù trá hình Thanh Hà 5 tháng trời gây phẫn uất cho cả dư luận trong nước lẫn quốc tế vậy mà cho đến khi buộc phải thả tôi ra họ vẫn đang tâm trả thù tôi bằng việc còng tay - xích chân ném tôi trên xe trong đoạn đường hơn 2000km... Phải chăng những kẻ thực thi những nhiệm vụ khốn nạn đó
đang góp phần "bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ?" Không! trăm lần không, vạn lần không, chúng chẳng thể xây dựng sự tốt đẹp bằng nền tảng của sự VÔ LUÂN - VÔ PHÁP chúng chẳng thể bảo về một chính thể bằng thói côn đồ tàn ác như những gì chúng đã làm, mà trái lại những việc làm củachúngchỉ khiến cho đảng và chế độ cai trị này nhanh chóng suy kiệt và tan rã trước những ai oán của lòng dân và sự khinh bỉ của loài người mà thôi. Vậy mà chưa đến nỗi có 1 tên nào bị làm những "phóng sự nội chính" bêu riếu trên những phương tiện của đảng như họ từng làm để moi móc bêu riếu tôi... bêu riếu những con người một đời không màng danh lợi mà chỉ vì những khổ đau oan khiên của người khác như cụ bà Lê Thị Hiền Đức... Như bao con người một đời cao quý đáng kính như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh - nhà văn Nguyên Ngọc, bao vị nhân sĩ trí thức khác mà nhân dân thấy rõ ràng họ đáng được tôn trọng hơn nhiều những ông bà trong bộ máy chính quyền. Và cuối cùng ai aicũng nhận ra rằng đảng chỉ đạo những công cụ - vũ khí trong tay mình làm thế với những công dân đáng kính, với cả một thường dân như tôi bởi vì đảng - chính quyền không thể có chính danh - luật pháp để hành xử với công dân của mình (Còn nếu đảng không chỉ đạo mà những kẻ kia làm sai thì chắc chắn đảng phải xử lý - vì đảng có quyền và luật pháp trong tay).
Thưa các ngài lãnh đạo đất nước!
Tôi năm nay 49 tuổi đời... tuổi đã trải qua từ gian khổ khó khăn và thăng trầm cùng đất nước dân tộc, tôi chưa bao giờ nghĩ sự chịu đựng hy sinh của mình là to lớn, Nhưng trái lại tôi cũng thấy mình sống đáng tự hào khi mình chưa bao giờ làm những gì trái pháp luật- đạo đức, chưa bao giờ mình vô lương - bất nhân bất nghĩa với những người xung quanh, xong tôi thât sự tức giận khi tôi bị chínhquyền có những kẻ lạm dụng quyền hạn một cách vô lương và bất chấp luật pháp để bức hại.Tôi không muốn nói quá nhiều đến những sai phạm nhan nhản của chính quyền khắp nơi vì họ sẽ nói rằng: đấy không phải việc của tôi. Nhưng tôi phải nói rõ về những sai phạm mà những đảng viên của đảng đã gây ra cho tôi, cho gia đình tôi là không thể chấp nhận về mặt luật pháp - không thể tha thứ về mặt đạo đức.
Năm 2009 tôi về Sơn Tây nộp đơn kiện về việc chính quyền tiếp tay làm sai pháp luật cho đảng viên cướp tài sản thừa kế cha tôi để lại trong đó có phần tôi và tài sản riêng tôi bỏ ra xây dựng tại 15 Đốc Ngữ - thị xã Sơn Tây... Tại đây tôi không những không được công an chính quyền giúp đỡ mà trái lại họ còn câu kết bênh vực những kẻ tội phạm - kẻ tội phạm này còn được chính quyền Hà Nội xử dụng vào chiến dịch bôi nhọ tôi trên truyền hình HTV - hóa ra truyền thông của đảng và chính quyền muốn đưa những nhân vật như một người đàn bà từng ra nước ngoài phạm tội ăn cắp lên làm phát thanh viên và đưa một tội phạm đang bị khởi tố vì lừa đảo chiếm đoạt hàng gần chục tỷ ra làm
người đấu tố công dân đang bị nhà nước bỏ tù oan mà cả thế giới phải lên tiếng bênh vực, đòi trả tự do như tôi - Chính vì thế tôi đã không được bảo vệ quyền lợi mà pháp luật quy định và trái lại tôi còn bị công an chính quyền Sơn Tây "bảo kê", cho những thành phần bất haỏ - côn đồ tấn công đe dọa. Vụ việc đều phơi bày trước mắt nhân dân, nhưng tuyệt nhiên các đảng viên cán bộ của đảng thì "không biết". Vậy họ có làm theo pháp luật và nghị quyết đảng trong công việc và trong công tác nhằm củng cố xây dựng lòng tin với đảng trong nhân dân không? hay chính những việc làm của họ đã gián tiếp đập phá tan hoang những gì mà lãnh đạo đảng và nhà nước hô hào kêu gọi? Những oan khiên của tôi đang còn nguyên đó. Vậy pháp luật đâu trong xã hội này để người dân chúng tôi cứ ôm đơn đi khiếu kiện, tố cáo năm này qua năm khác mà không nơi nào giải quyết? Cán bộ họ ăn lương bằng tiền thuế nhân dân nhưng thử hỏi rằng họ đã làm gì cho dân khi mọi vụ việc sai phạm hàng ngày cứ diễn ra với đầy đủ bằng chứng nhưng không được giải quyết? Giữa thanh thiên bạch nhật tôi bị kẻ bất hảo cướp giật tài sản mà cuối cùng công an Sơn Tây không xử lý còn cướp thêm của tôi chiếc túi tang vật có giá trị khi tôi giao nộp cho họ để điều tra(?) Sai phạm chồng lên sai phạm, xã hội lộn đảo vô pháp vô luân là bởi ai? Bởi du thủ du thực - đầu trộm đuôi cướp hay bởi chính bao kẻ lũng đoạn trong cơ quan chính quyền mà họ đều là người của đảng? Nhân dân chắc ai ai cũng còn nhớ trong bao vụ án lớn liên quan tới tội phạm thì người "chạy án- bảo kê" đều là người của công an. Ai cũng biết công an bây giờ tự cho họ cái quyền được ngang nhiên làm SAI PHÁP LUẬT nhằm "xỉ nhục" cái danh xưng "người đại diện luật pháp" Bởi thế họ mới ngang nhien giơ giày đạp vào mặt người biểu tình yêu nước. Họ mới ngang nhiên thu giữ bất chấp quy định những đồ vật của người dân mà hành động này không thể có trong quy định nào của luật pháp và duy nhất khẳng định đấy là thói ĂN CƯỚP (tôi đang bị công an Hoàn Kiếm - công an Bến Nghé Sài Gòn - công an Sơn Tây - Công an trại Thanh Hà thu giữ trái phép một số tài sản cá nhân cho đến nay chưa trả lại). Đây là một sự thật nhức nhối bao năm nay góp phần làm băng hoại xã hội này, những cái chết của bao thường dân vô tội ở Bắc Giang - Bình Dương - Hà Nội- Vũng Tàu... dưới bàn tay công an. Bao sự kiên bắt cóc người gần đây trong đó có bản thân tôi đều là do công an - an ninh của đảng làm. Thậm chí nghiêm trọng như vụ bắt cóc ngày 1-7-2012 vừa qua họ còn đê tiện định vu khống cho tôi tội danh: tôi tàng trữ ma túy và hiện nay họ cũng cưỡng bức tôi đi 1 nơi rồi lục lọi niêm phong đồ đạc cá nhân của tôi trong khách sạn tôi đang ở, bất chấp mọi quy định pháp luật và coi khinh mọi trình tự pháp lý. Rồi những viên công an khi thực thi việc bắt người trái phép bị nhân dân chất vấn thì ngang nhiên trả lời rằng: "Tao thích bắt là bắt, không cần lệnh(?)" . Và nữa, thử hỏi người như tôi đã phạm tội gì và ai đã xử lý? Nhưng công an, chính quyền họ ngang nhiên tước đoạt đi tự do cá nhân của tôi khi họ bơ ra bao con người rình rập - đe dọa quấy rối cuộc sống của tôi cùng những người xung quanh tôi... Tôi đã làm gì và gây tổn hại cho ai khiến cho an ninh Quảng Nam khi bắt cóc cô
gái trẻ Huỳnh Thục Vy lại đem tôi ra để công kích, nói xấu(?) Thật là những hành xử hết sức hạ tiện- bất chính, hèn mạt mà hình như đang có cả một sự "quán triệt "trong toàn nghành công an từ các nơi như Hà Nội- Vũng Tàu- Sài Gòn... và bây giờ là công an Quảng Nam rồi còn những đâu nữa, nhỏ nhen và bẩn thỉu quá... Vậy thì thử hỏi các quý ông lãnh đạo :Hãy xác quyết giùm tôi, cho toàn thể nhân dân Việt Nam chúng tôi một điều rằng có hay không một CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM- ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC như mỗi khi đặt bút ghi đơn từ gì chúng tôi phải viết lên cái khẩu hiệu gây bất mãn ai oán trong lòng về những điều không hề có thật.
Riêng về những vụ việc của tôi đã và đang xảy ra, tôi biết rằng các ông bà lãnh đạo trong đất nước đã nghe thấy, đã được báo cáo tới nên tôi không cần nhắc lại nhiều. Nhưng tôi thấy có trách nhiệm viết lá thư này gửi đến đích danh các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, các vị có trách nhiệm trong bộ chính trị của đảng để chính thức thông báo về tình trạng bức xúc uất hận của những người dân oan- những con người yêu nước yêu tổ quốc muốn bảo vệ danh dự dân tộc và đất nước bằng những hy sinh cao quý, bằng những hy sinh chịu đựng chứ không phải bằng sự cướp
đoạt cho bản thân mà bất chấp tất cả, chà đạp lên quyền con người và ngồi xổm lên luật pháp như những cán bộ đảng viên của đảng đã làm mà thực chất họ là những kẻ phá đảng- phá công cuộc xây dựng đất nước - phá hủy lòng tin và sự tôn trọng trong nhân dân chúng tôi... Kính mong những
quý vị có tâm huyết với đất nước, với dân tộc và thật sự cống hiến vì vận mệnh đất nước hãy lắng nghe và khẩn trương xem xét những phản ảnh thẳng thắn của người dân thông qua những oan khiên của chính bản thân họ, cụ thể những người như cá nhân tôi, như dân oan Trần Ngọc Anh của Bà Rịa Vũng Tàu... và còn rất nhiều người khác nữa không sao kể xiết!
Tôi muốn thay mặt cho nhiều tiếng nói trong nhân dân tôi gửi đến các quý vị lời đề nghị rằng:
- Hãy xác quyết quyền làm người - quyền được pháp luật bảo vệ của người dân chúng tôi trong xã hội do các ông đang lãnh đạo?
- Nếu pháp luật và công lý không được thực thi một cách nghiêm minh thì tôi công dân Bùi thị Minh Hằng và Trần Ngọc Anh cùng nhiều người dân oan khuất khác sẽ bằng cách hy sinh
tính mạng mình để lên tiếng đòi quyền sống - quyền làm người và quyền được pháp luật bảo vệ (Trần Ngọc Anh đã từng bị tù oan uất 15 tháng vì đã đem xăng tự thiêu ngay cửa nhà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lần này chị ta tuyên bố sẽ rạch bụng moi ruột ra gửi cho đảng và người lãnh
đạo).
Có lẽ bây giờ nhiều đảng viên và các vị lãnh đao đã quên không giáo dục cho thuộc cấp mình một điều quan trọng về sức mạnh của lòng dân.
'Khó trăm lần không dân cũng chịu
'Khó vạn lần dân liệu cũng qua'
Mong các quý vị hãy một lần "vi hành" trong cuộc sống hòa mình vào dân và thấu hiểu tâm tư cùng bao oan uất muốn giãi bày của nhân dân chúng tôi. Có thể vài mạng dân đen không nghĩa lý gì với cuộc đời làm quan của các quý vị. Xong tôi tin rằng các vị sẽ không thể tồn tại và bình yên trong cõi đời này khi mà lòng dân oán than tới mức không cần đến sự sống như lúc này.
Tôi hoàn thành bức TÂM THƯ này qua quá trình trải nghiệm tất cả những bất công vô lý xảy ra với bản thân và nhìn nhận xã hội cộng đồng xung quanh.
Tôi hy vọng các quý vị cũng nhìn nhận ra những sự thật tồi tệ đang diễn ra quanh cuộc sống , trong đất nước do các ngài đang lãnh đạo... và hy vọng các ngài sẽ có đủ quyền hạn hóa giải nó khi lương tâm các ngài lên tiếng!
Trân trọng!
Vũng Tàu ngày 2-7-2011
Công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng
đ/c: 106 Lê Hồng Phong- f4- Vũng Tàu
phone: 0913784415
-01688809350
Theo Dân luận
- Ngài Trương Tấn Sang
- Nguyễn Phú Trọng
- Nguyễn tấn Dũng
cùng toàn thể các ông bà trong bộ chính trị TW và Quốc hội
nước Viêt Nam
Tôi công dân Bùi Thị Minh Hằng - sinh 1964, CMND: 273278857 do công an Vũng Tàu cấp. Đăng kí thường trú: 106 Lê Hồng Phong- Phường 4 Vũng Tàu.
Xin gửi tới các quý vị một KHẨN THƯ sau đây để các quý vị xem xét và xác quyết cho cả Dân tộc Việt Nam cùng bạn bè quốc tế biết rằng: HIỆN NAY CÓ HAY KHÔNG MỘT CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đang tồn tại(?)
Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan cao cấp trong quân đội và mẹ là cán bộ nhà nước. Bản thân tôi từ 3 tuổi đã được nuôi dạy trong môi trường dành cho con cái sĩ quan đi phục vụ đất nước (trại trẻ binh chủng pháo binh Sơn Tây) từ nhỏ tôi đã trải qua cuộc sống vất vả chung của cả dân tộc và đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh bom đạn, thiếu đói nghèo nàn.
Lớn lên tôi học tập hết những năm học phổ thông - cao đẳng công nghiệp nhẹ và trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước năm 1986 tôi đi xuất khẩu lai động tại Liên Xô cũ do không có việc làm trong nước và cũng do mục tiêu "cấp bách" CỨU NƯỚC- CỨU NHÀ (đóng thuế hợp tác lao động cho nhà nước và đóng những thùng hàng về nuôi sống gia đình).
Từ bấy tới nay tôi hòa mình với cuộc sống của toàn thể đồng bào trong cả nước, đồng cảm với đói no vất vả của muôn người... Bằng chứng là tôi chưa bao giờ kêu than hay nhận lấy sự "ban phát, bố thí" từ phía chính quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi cũng chẳng một lần lu loa cho mọi người biết nỗi đau riêng của tôi mà chỉ cho đến khi đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội bất chấppháp luật ký quyết định đưa tôi đi "phục hồi nhân phẩm" tại Thanh Hà vì tôi dám BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC - bạn vàng của nhà nước ta - đồng thời không ngại tốn kém về kinh phí bằng tiền thuế của Nhân Dân cho một đội ngũ truyền thông "hùng hậu" vào cuộc để bôi nhọ cá nhân tôi trong khi tôi nằm trong trại không lên tiếng nổi thì nhiều người mới nhận ra rằng: Hóa ra có một công dân Bùi Thị Minh Hằng đã từng "phạm tội" vi phạm hôn nhân và gây ra hậu quả là bà ta đã
chấp nhận để người đàn ông kia cướp đi toàn bộ tài sản mà chỉ giữ lại 3 đứa con thơ một mình nuôi dạy chúng, Như vậy có một Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong Phường 4 Vũng TÀU phải thuộc thành phần: Hộ nghèo - khó khăn cần được chính quyền giúp đỡ chứ!
Nhưng không! Những năm tháng khốn đốn ấy người đàn bà đơn thân với 3 đứa con thơ trên tay này đã tự bươn trải một mình nuôi con mà không hề làm những điều vi phạm đạo đức - pháp luật. Cái người đàn bà bị lường gạt cướp của ấy đáng ra đã đổ "gánh nặng" lên đầu xã hội với hoàn cảnh 3 đứa con thơ thì trái lại Bùi Thị Minh Hằng này đã 1 mình nuôi dạy 3 đứa con ấy từ tấm bé cho đến giờ mà không ngửa tay xin vay hay cướp đoạt cái gì của bất cứ ai. Bùi Thị Minh Hằng này đã lăn lộn vất vả và làm những gì để vừa nuôi con vừa chia xẻ giúp đỡ bao hoàn cảnh thiếu thốn cơ hàn trong xã hội. Những chuyến đi làm từ thiện cùng người của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam TrầnTrung Tín tới những vùng xa tận Chương Mỹ - Hà Tây. Hay những chương trình từ thiện trong tỉnh nhà do ông Hai Hàng phó chủ tịch tỉnh chủ trì... Những đóng góp cho y tế phường 4 mà phường từng đem xe tới tận nhà chở đi hay chia xẻ vật chất với vài hộ nghèo sinh sống cùng phường? Bùi Thi Minh
Hằng này làm những việc tâm phúc ấy từ trong tận đáy lòng mình như một sự trả ơn đời đã "nâng đỡ" cho mình trong những tháng ngày khốn khó mà không màng tới Danh-lợi, tới đánh bóng mình như bao kẻ vẫn làm, chính vì vậy cũng không cần khoe mẽ hay phim ảnh gì, Nhưng chắc hẳn những con người được nhận những xẻ chia ấy họ sẽ nghĩ gì khi đọc những bài viết bôi nhọ tôi của cái gọi là "nhà nước chính quyền này khi đã dùng tới HTV và những tờ báo Đảng như ANTĐ - Bà Rịa - Vũng Tàu và HNM vào việc đánh dưới "lưng quần" tôi một cách không biết xấu hổ như họ đã làm...
Phải chăng đây là "sức mạnh" mà đảng ta muốn "công diễn" ra trước Nhân Dân? Không lẽ sự vĩ đại của đảng ta là như thế dưới con mắt nhìn của tôi và bao đồng bào VN này?
Tôi không hề có ý định "bôi nhọ" sự lãnh đạo của đảng, bởi như tôi từng chỉ mặt nhiều đảng viên mà nói rằng: Chẳng ai phá đảng ngoài chính những đảng viên biến chất như 15 tên lãnh đạo Hà Giang có tên trong danh sách mua bán dâm với các cháu học sinh thông qua bàn tay môi giới của thằng thầy giáo VÔ GIÁO DỤC. Chẳng ai phá đảng và làm nghèo nhà nước ngoài chính những tên đảng viên đục khoét trong PU18- Vinashin-đại lộ đông tây SG... như Dương Chí Dũng vừa đào
thoát với khối tài sản của đất nước dân tộc... như bao vụ làm thất thoát tài sản nhà nước khác nhan nhản khắp 63 tỉnh thành... không sao kể xiết. Chẳng ai có cơ hội phá đảng ngoài chính những đảng viên lạm chức, lạm quyền để làm những việc sai trái như biết bao quan chức trong chính quyền, phạm tội từ địa phương tới Trung ương mà tôi có ngồi thống kê cả ngày cũng không hết. Chẳng ai phá đảng, làm cho đảng phải suy yếu và đẩy lòng dân tới chỗ căm giận chính quyền bằng chính những việc làm vi phạm pháp luật, bất chấp đạo luật, luân lý của những kẻ mang danh đảng viên được đảng tin tưởng giao phó trọng trách "lo cho dân" nhưng lại lợi dụng cái mác đảng viên, sự "bảo kê" về uy quyền tối cao của đảng để mà cố tình làm sai pháp luật, bóp méo đường lối của đảng và đè nén, cướp bóc - đàn áp người dân khiến cho lòng dân căm vẫn phải vùng lên như quả bom Đoàn Văn Vươn - Như hình ảnh biết bao đoàn dân oan lũ lượt từ khắp nơi trong cả nước kéo nhau đi khiếu
kiện với tất cả những uất giận thương tâm làm cho những người dân khác không thể cầm lòng, như việc cưỡng chế bằng vũ lực Nông dân Văn Giang - Vụ Bản - hình ảnh dân oan Vũng Tàu và các tỉnh phía nam ra tận văn phòng quốc hội, mặc bikini phản đối trước hội trường Ba Đình để hòng cho các
vị biết rằng họ đã bị "lột hết" không còn gì phải đi kêu cứu... Rồi 2 mẹ con người dân mất đất, mất chồng, mất cha phải lột chuồng phản đối cướp đất tạ Cần Thơ... Rồi những vụ án oan sai chất chồng không sao kể xiết mà chính bản thân tôi bị đảng viên biến chất vô pháp luật - chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký quyết định vi phạm pháp luật giam giữ trái phép trong trại tù trá hình Thanh Hà 5 tháng trời gây phẫn uất cho cả dư luận trong nước lẫn quốc tế vậy mà cho đến khi buộc phải thả tôi ra họ vẫn đang tâm trả thù tôi bằng việc còng tay - xích chân ném tôi trên xe trong đoạn đường hơn 2000km... Phải chăng những kẻ thực thi những nhiệm vụ khốn nạn đó
đang góp phần "bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ?" Không! trăm lần không, vạn lần không, chúng chẳng thể xây dựng sự tốt đẹp bằng nền tảng của sự VÔ LUÂN - VÔ PHÁP chúng chẳng thể bảo về một chính thể bằng thói côn đồ tàn ác như những gì chúng đã làm, mà trái lại những việc làm củachúngchỉ khiến cho đảng và chế độ cai trị này nhanh chóng suy kiệt và tan rã trước những ai oán của lòng dân và sự khinh bỉ của loài người mà thôi. Vậy mà chưa đến nỗi có 1 tên nào bị làm những "phóng sự nội chính" bêu riếu trên những phương tiện của đảng như họ từng làm để moi móc bêu riếu tôi... bêu riếu những con người một đời không màng danh lợi mà chỉ vì những khổ đau oan khiên của người khác như cụ bà Lê Thị Hiền Đức... Như bao con người một đời cao quý đáng kính như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh - nhà văn Nguyên Ngọc, bao vị nhân sĩ trí thức khác mà nhân dân thấy rõ ràng họ đáng được tôn trọng hơn nhiều những ông bà trong bộ máy chính quyền. Và cuối cùng ai aicũng nhận ra rằng đảng chỉ đạo những công cụ - vũ khí trong tay mình làm thế với những công dân đáng kính, với cả một thường dân như tôi bởi vì đảng - chính quyền không thể có chính danh - luật pháp để hành xử với công dân của mình (Còn nếu đảng không chỉ đạo mà những kẻ kia làm sai thì chắc chắn đảng phải xử lý - vì đảng có quyền và luật pháp trong tay).
Thưa các ngài lãnh đạo đất nước!
Tôi năm nay 49 tuổi đời... tuổi đã trải qua từ gian khổ khó khăn và thăng trầm cùng đất nước dân tộc, tôi chưa bao giờ nghĩ sự chịu đựng hy sinh của mình là to lớn, Nhưng trái lại tôi cũng thấy mình sống đáng tự hào khi mình chưa bao giờ làm những gì trái pháp luật- đạo đức, chưa bao giờ mình vô lương - bất nhân bất nghĩa với những người xung quanh, xong tôi thât sự tức giận khi tôi bị chínhquyền có những kẻ lạm dụng quyền hạn một cách vô lương và bất chấp luật pháp để bức hại.Tôi không muốn nói quá nhiều đến những sai phạm nhan nhản của chính quyền khắp nơi vì họ sẽ nói rằng: đấy không phải việc của tôi. Nhưng tôi phải nói rõ về những sai phạm mà những đảng viên của đảng đã gây ra cho tôi, cho gia đình tôi là không thể chấp nhận về mặt luật pháp - không thể tha thứ về mặt đạo đức.
Năm 2009 tôi về Sơn Tây nộp đơn kiện về việc chính quyền tiếp tay làm sai pháp luật cho đảng viên cướp tài sản thừa kế cha tôi để lại trong đó có phần tôi và tài sản riêng tôi bỏ ra xây dựng tại 15 Đốc Ngữ - thị xã Sơn Tây... Tại đây tôi không những không được công an chính quyền giúp đỡ mà trái lại họ còn câu kết bênh vực những kẻ tội phạm - kẻ tội phạm này còn được chính quyền Hà Nội xử dụng vào chiến dịch bôi nhọ tôi trên truyền hình HTV - hóa ra truyền thông của đảng và chính quyền muốn đưa những nhân vật như một người đàn bà từng ra nước ngoài phạm tội ăn cắp lên làm phát thanh viên và đưa một tội phạm đang bị khởi tố vì lừa đảo chiếm đoạt hàng gần chục tỷ ra làm
người đấu tố công dân đang bị nhà nước bỏ tù oan mà cả thế giới phải lên tiếng bênh vực, đòi trả tự do như tôi - Chính vì thế tôi đã không được bảo vệ quyền lợi mà pháp luật quy định và trái lại tôi còn bị công an chính quyền Sơn Tây "bảo kê", cho những thành phần bất haỏ - côn đồ tấn công đe dọa. Vụ việc đều phơi bày trước mắt nhân dân, nhưng tuyệt nhiên các đảng viên cán bộ của đảng thì "không biết". Vậy họ có làm theo pháp luật và nghị quyết đảng trong công việc và trong công tác nhằm củng cố xây dựng lòng tin với đảng trong nhân dân không? hay chính những việc làm của họ đã gián tiếp đập phá tan hoang những gì mà lãnh đạo đảng và nhà nước hô hào kêu gọi? Những oan khiên của tôi đang còn nguyên đó. Vậy pháp luật đâu trong xã hội này để người dân chúng tôi cứ ôm đơn đi khiếu kiện, tố cáo năm này qua năm khác mà không nơi nào giải quyết? Cán bộ họ ăn lương bằng tiền thuế nhân dân nhưng thử hỏi rằng họ đã làm gì cho dân khi mọi vụ việc sai phạm hàng ngày cứ diễn ra với đầy đủ bằng chứng nhưng không được giải quyết? Giữa thanh thiên bạch nhật tôi bị kẻ bất hảo cướp giật tài sản mà cuối cùng công an Sơn Tây không xử lý còn cướp thêm của tôi chiếc túi tang vật có giá trị khi tôi giao nộp cho họ để điều tra(?) Sai phạm chồng lên sai phạm, xã hội lộn đảo vô pháp vô luân là bởi ai? Bởi du thủ du thực - đầu trộm đuôi cướp hay bởi chính bao kẻ lũng đoạn trong cơ quan chính quyền mà họ đều là người của đảng? Nhân dân chắc ai ai cũng còn nhớ trong bao vụ án lớn liên quan tới tội phạm thì người "chạy án- bảo kê" đều là người của công an. Ai cũng biết công an bây giờ tự cho họ cái quyền được ngang nhiên làm SAI PHÁP LUẬT nhằm "xỉ nhục" cái danh xưng "người đại diện luật pháp" Bởi thế họ mới ngang nhien giơ giày đạp vào mặt người biểu tình yêu nước. Họ mới ngang nhiên thu giữ bất chấp quy định những đồ vật của người dân mà hành động này không thể có trong quy định nào của luật pháp và duy nhất khẳng định đấy là thói ĂN CƯỚP (tôi đang bị công an Hoàn Kiếm - công an Bến Nghé Sài Gòn - công an Sơn Tây - Công an trại Thanh Hà thu giữ trái phép một số tài sản cá nhân cho đến nay chưa trả lại). Đây là một sự thật nhức nhối bao năm nay góp phần làm băng hoại xã hội này, những cái chết của bao thường dân vô tội ở Bắc Giang - Bình Dương - Hà Nội- Vũng Tàu... dưới bàn tay công an. Bao sự kiên bắt cóc người gần đây trong đó có bản thân tôi đều là do công an - an ninh của đảng làm. Thậm chí nghiêm trọng như vụ bắt cóc ngày 1-7-2012 vừa qua họ còn đê tiện định vu khống cho tôi tội danh: tôi tàng trữ ma túy và hiện nay họ cũng cưỡng bức tôi đi 1 nơi rồi lục lọi niêm phong đồ đạc cá nhân của tôi trong khách sạn tôi đang ở, bất chấp mọi quy định pháp luật và coi khinh mọi trình tự pháp lý. Rồi những viên công an khi thực thi việc bắt người trái phép bị nhân dân chất vấn thì ngang nhiên trả lời rằng: "Tao thích bắt là bắt, không cần lệnh(?)" . Và nữa, thử hỏi người như tôi đã phạm tội gì và ai đã xử lý? Nhưng công an, chính quyền họ ngang nhiên tước đoạt đi tự do cá nhân của tôi khi họ bơ ra bao con người rình rập - đe dọa quấy rối cuộc sống của tôi cùng những người xung quanh tôi... Tôi đã làm gì và gây tổn hại cho ai khiến cho an ninh Quảng Nam khi bắt cóc cô
gái trẻ Huỳnh Thục Vy lại đem tôi ra để công kích, nói xấu(?) Thật là những hành xử hết sức hạ tiện- bất chính, hèn mạt mà hình như đang có cả một sự "quán triệt "trong toàn nghành công an từ các nơi như Hà Nội- Vũng Tàu- Sài Gòn... và bây giờ là công an Quảng Nam rồi còn những đâu nữa, nhỏ nhen và bẩn thỉu quá... Vậy thì thử hỏi các quý ông lãnh đạo :Hãy xác quyết giùm tôi, cho toàn thể nhân dân Việt Nam chúng tôi một điều rằng có hay không một CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM- ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC như mỗi khi đặt bút ghi đơn từ gì chúng tôi phải viết lên cái khẩu hiệu gây bất mãn ai oán trong lòng về những điều không hề có thật.
Riêng về những vụ việc của tôi đã và đang xảy ra, tôi biết rằng các ông bà lãnh đạo trong đất nước đã nghe thấy, đã được báo cáo tới nên tôi không cần nhắc lại nhiều. Nhưng tôi thấy có trách nhiệm viết lá thư này gửi đến đích danh các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, các vị có trách nhiệm trong bộ chính trị của đảng để chính thức thông báo về tình trạng bức xúc uất hận của những người dân oan- những con người yêu nước yêu tổ quốc muốn bảo vệ danh dự dân tộc và đất nước bằng những hy sinh cao quý, bằng những hy sinh chịu đựng chứ không phải bằng sự cướp
đoạt cho bản thân mà bất chấp tất cả, chà đạp lên quyền con người và ngồi xổm lên luật pháp như những cán bộ đảng viên của đảng đã làm mà thực chất họ là những kẻ phá đảng- phá công cuộc xây dựng đất nước - phá hủy lòng tin và sự tôn trọng trong nhân dân chúng tôi... Kính mong những
quý vị có tâm huyết với đất nước, với dân tộc và thật sự cống hiến vì vận mệnh đất nước hãy lắng nghe và khẩn trương xem xét những phản ảnh thẳng thắn của người dân thông qua những oan khiên của chính bản thân họ, cụ thể những người như cá nhân tôi, như dân oan Trần Ngọc Anh của Bà Rịa Vũng Tàu... và còn rất nhiều người khác nữa không sao kể xiết!
Tôi muốn thay mặt cho nhiều tiếng nói trong nhân dân tôi gửi đến các quý vị lời đề nghị rằng:
- Hãy xác quyết quyền làm người - quyền được pháp luật bảo vệ của người dân chúng tôi trong xã hội do các ông đang lãnh đạo?
- Nếu pháp luật và công lý không được thực thi một cách nghiêm minh thì tôi công dân Bùi thị Minh Hằng và Trần Ngọc Anh cùng nhiều người dân oan khuất khác sẽ bằng cách hy sinh
tính mạng mình để lên tiếng đòi quyền sống - quyền làm người và quyền được pháp luật bảo vệ (Trần Ngọc Anh đã từng bị tù oan uất 15 tháng vì đã đem xăng tự thiêu ngay cửa nhà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lần này chị ta tuyên bố sẽ rạch bụng moi ruột ra gửi cho đảng và người lãnh
đạo).
Có lẽ bây giờ nhiều đảng viên và các vị lãnh đao đã quên không giáo dục cho thuộc cấp mình một điều quan trọng về sức mạnh của lòng dân.
'Khó trăm lần không dân cũng chịu
'Khó vạn lần dân liệu cũng qua'
Mong các quý vị hãy một lần "vi hành" trong cuộc sống hòa mình vào dân và thấu hiểu tâm tư cùng bao oan uất muốn giãi bày của nhân dân chúng tôi. Có thể vài mạng dân đen không nghĩa lý gì với cuộc đời làm quan của các quý vị. Xong tôi tin rằng các vị sẽ không thể tồn tại và bình yên trong cõi đời này khi mà lòng dân oán than tới mức không cần đến sự sống như lúc này.
Tôi hoàn thành bức TÂM THƯ này qua quá trình trải nghiệm tất cả những bất công vô lý xảy ra với bản thân và nhìn nhận xã hội cộng đồng xung quanh.
Tôi hy vọng các quý vị cũng nhìn nhận ra những sự thật tồi tệ đang diễn ra quanh cuộc sống , trong đất nước do các ngài đang lãnh đạo... và hy vọng các ngài sẽ có đủ quyền hạn hóa giải nó khi lương tâm các ngài lên tiếng!
Trân trọng!
Vũng Tàu ngày 2-7-2011
Công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng
đ/c: 106 Lê Hồng Phong- f4- Vũng Tàu
phone: 0913784415
-01688809350
Theo Dân luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét