Cùng
với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan
truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ
đầu tiên bị “hy sinh”.
Thời tiết bất thường
Song
chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn
của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng
cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin
tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ
của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày
qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM
biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch
rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn
được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức
Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm
chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay
với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức
vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp
tục chấp nhiệm.
Sự
thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con
tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn”
khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân
cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn
Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới
và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một
trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương
nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng
với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan
truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ
đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ
hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào
tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng
Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông
Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về
kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối
cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với
khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy
nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu
chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn
Bình.
|
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà |
Thử
thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện
hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong
khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng
thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu
hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm
2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối
cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%,
còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên
đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước
sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao
đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị
tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn
bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế
giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá
vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá
400.000 đồng/lượng.
Nhưng
sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến
cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra
nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái
nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát
từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc
Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty
trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để
sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có
thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao
của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù
chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ
chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng
hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ
chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào
nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc
Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái
diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh
khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục
vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm
chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình
trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng
trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu
cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác
đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song
cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận
xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào
thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận
một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân
cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một
cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011.
Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng
Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là
“Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là
giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo
giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương
châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các
ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến
khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của
ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này
gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp
trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay
lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân
cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính
khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp
mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự
đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp
được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu
vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu
ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay
vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất
kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn
toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì
nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh
khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với
hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên
thị trường.
Lời
hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng
đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào
cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho
tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng
chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” –
một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn
cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách
đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc
lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế
giới”.
Nhưng
đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên.
Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện
cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước
với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người
ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực
ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời
gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã
nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức
giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh
cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu
trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu
vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong
gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên
nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết
vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn
đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên
duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu
cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công
quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn
Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động
vàng từ dân.
Vào
cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một
vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự
cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng
vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không
chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những
con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu
vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại
gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít
công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến
khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng
12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy
vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá”
quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng
làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm
trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012,
làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng
mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu
còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó
đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí
gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Người
dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà
nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng
quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ
trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn
được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả
của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng
bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói
cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và
các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác
phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác
biệt.
Mở
đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng
trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị
quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ
đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi
ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy
động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những
thách thức khác.
Trong
đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã
bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
Còn tiếp…
Thường Sơn
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Dù
còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một
không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không
khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?
Vết xước
Câu
chuyện “Vua Lê Chúa Trịnh” một lần nữa tái hiện trong lịch sử Việt Nam.
Những mẩu chuyện về người đang nhắm đến chiếc ghế tổng thống đầy ân oán
cũng bởi thế chưa thể chấm dứt.
Một vết
xước trực tiếp đã cày xới trên cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Lần đầu tiên kể từ khi tại vị từ tháng 6/2006, người được giới
bình luận chính trị coi là đã tạo ra ảnh hưởng lớn nhất trong chính giới
và các thị trường đầu cơ ở Việt Nam, đã buộc phải thoái lui một nước cờ
quan trọng.
Gần như
trùng với thời điểm Tô Linh Hương – con gái ruột của Trưởng Ban Tổ chức
Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – được chính Ủy viên Bộ Chính trị này “quyết
định” cho thôi chức vụ chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công ty
cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex ở Hà Nội, người con gái ruột của Ủy
viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng cũng tự nguyện rời khỏi chức vụ tổng
giám đốc Ngân hàng Bản Việt tại Sài Gòn. Tuy vậy, hơn một tuần sau sự
kiện này, bản bố cáo của Bản Việt mới được công khai.
Không
có mối quan hệ quá thân mật với Thủ tướng, ông Tô Huy Rứa đã tỏ ra khôn
ngoan khi biết giữ gìn những lề lối của đảng, nhất là khi lề lối ấy ứng
với một trong 19 điều đảng viên không được làm. Thế nhưng vô hình trung,
chính cử chỉ thận trọng của người phụ trách nhân sự đảng đã khiến cho
một đảng viên như ông Nguyễn Tấn Dũng không thể xem thường.
Hơn
nữa, so với Tô Linh Hương còn ở tuổi thiếu nữ và chưa hề có kinh nghiệm
điều hành dù một doanh nghiệp nhỏ, Nguyễn Thanh Phượng lại được xem là
nữ doanh nhân rất nổi bật ở Việt Nam với nhiều vụ việc can thiệp chính
thức cũng như bất thành văn vào một số ngân hàng thương mại cổ phần như
Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín và một trong những mỏ niken lớn nhất thế
giới là Núi Pháo.
Với bề
dày thâu tóm và những thành công quá dễ dàng như thế, Nguyễn Tấn Dũng có
nhiều lý do để tự hào về sự “trong sáng” của con gái mình, nếu nhìn lại
quá khứ buôn lậu và giết người của con trai người tiền nhiệm của ông
Dũng – Thủ tướng Phan Văn Khải.
Thái độ
tự hào trên cũng nên xuất phát từ tầm vóc của nữ doanh nhân chỉ mới ba
mươi tuổi. Khác hẳn với lộ trình tiến thân của Nguyễn Thanh Nghị luôn
phải trông chờ vào cái bóng khổng lồ của người cha, Nguyễn Thanh Phượng
lại đã tạo ra được một thế đứng tương đối độc lập, mà trong một số
trường hợp có thể được xem như một “quốc vụ khanh” của Chính phủ.
Với
những ảnh hưởng về tầm hoạt động và xu thế chuyên sâu hóa như thế, không
ngạc nhiên khi bên cạnh người con gái của Thủ tướng luôn có mặt những
nhân vật bộ trưởng và mang hàm bộ trưởng, mà điển hình là Nguyễn Văn
Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hoặc những nhân vật chưa từng là bộ
trưởng nhưng vẫn có thể sắp xếp cả chức vụ bộ trưởng như Nguyễn Đức
Kiên.
Cũng
cần nói thêm, từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính
thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam.
Nhiễm trùng
Chỉ có
điều, bước tiến quá mạnh mẽ của những người được coi là lớp chính khách
tương lai cho Việt Nam đã tạo ra sự va chạm mạnh mẽ không kém với nhiều
nhân vật thế lực khác, kể cả những xung đột ở thế kiêu binh với một số
cơ quan có quyền lực đặc biệt.
Lòng
tham vô độ luôn là nguồn cơn đẩy con người vào trạng thái thoái hóa nhân
tính ở cấp độ cao. Nếu nhóm Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hồ Hùng Anh,
Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Bình… đã dám hy sinh cả nền kinh tế cùng
các doanh nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho chiến lược thâu tóm chưa từng có
trong lịch sử ngành ngân hàng và doanh thương Việt Nam, cũng như để thỏa
mãn cho họ với một loại quyền lực không ngai, thì thật khó có thể tìm
ra một dấu vết xót thương nào từ lớp người này đối với đồng nghiệp và
hơn thế là đồng loại của họ.
Vết
xước trên cánh tay phải của Nguyễn Tấn Dũng cũng vì thế mà có khả năng
nhiễm trùng sâu, thậm chí có triển vọng hoại tử cục bộ. Dù là một nhân
vật đã tôi luyện được ngoại hình ăn ảnh nhất so với tất cả những người
còn lại của Bộ Chính trị, nhưng thâm niên công tác cùng chủ nghĩa kinh
nghiệm đã không thể xóa mờ cố tật năng lực kém cỏi của Nguyễn Tấn Dũng
trong điều hành các vấn đề kinh tế – xã hội.
Cũng
tương tự như bài học của nhiều doanh gia mất thương hiệu khi mở rộng quy
mô quá lớn mà không tương xứng với khả năng quản trị, đặc biệt là quản
trị rủi ro, Nguyễn Tấn Dũng đã không thể bao quát được toàn bộ các hoạt
động của thế lực đen mà ông ta đã dung túng trong nhiều năm qua. Kết quả
là những nhân sự ưng ý nhất của Dũng lại có thể biến thành gót chân
asin của chính ông.
Nguyễn
Văn Bình gần như là một minh họa cho hình ảnh gót chân asin như thế. Vào
những ngày gần đây, tuy vẫn gắn bó như hình với bóng với Thủ tướng,
nhưng người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã bộc lộ một vài biểu hiện kín
đáo, mà theo giới ngân hàng thì hành động đó chẳng khác mấy với tư duy
“chạy tội”.
Trong 6
năm qua và đặc biệt là từ tháng 8/2011 đến nay, có quá nhiều đầu dây
mối nhợ móc xích với nhau theo công thức Thủ tướng – Văn phòng Chính phủ
– Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại, mà trong đó những vụ án
kèm theo khoản lỗ khổng lồ như Vinashin, Vinalines đều là những dẫn
chứng điển hình.
Về một
nốt ruồi nửa đỏ nửa đen tiệm cận khóe mắt phải, đã có người điềm chỉ
Bình như một nhân cách có dấu “Phản”. Trong thực tế, khôn ngoan, có học
vị tiến sĩ và được trang bị chuyên môn lồng ghép từ hai thế giới cộng
sản lẫn tư bản, nhưng thâm sâu nhất vẫn là buộc Thủ tướng phải phụ thuộc
vào chuyên môn phức hợp của mình, Nguyễn Văn Bình đã trở thành cái đai
quần không thể không có của Nguyễn Tấn Dũng, để từ đó người ta có thể
xác quyết rằng sinh mệnh chính trị của hai nhân vật này gần như tồn tại
song trùng với nhau.
Lằn ranh nguy biến
Làn sương mù buổi sáng vẫn chưa đến nỗi quá mờ mịt đối với Nguyễn Tấn Dũng cùng nhóm thế lực ngầm của ông.
Nhìn
nhận một cách khách quan, cho tới giờ thế thượng phong vẫn cơ bản nằm
trong tay nhóm tài phiệt ngân hàng. Một thông tin sâu xa của blog Quan Làm Báo
(lại là blog ấn tượng này mà sắp tới chúng ta cần có một bài bình luận
riêng) cho biết sau giai đoạn đầu tiên của chiến dịch thâu tóm ngân
hàng, nhóm tài phiệt kia đã chiếm đến 35% thị phần tín dụng cả nước.
Thông tin này cũng khá gần gũi với ước đoán của giới chuyên môn ngân
hàng.
Trong
thực tế, tỷ lệ 35% đó quan yếu đến mức trong những tình thế bị đe dọa
cận kề, những phương án phản công của nhóm tài phiệt ngân hàng như ngưng
hoạt động giao dịch của hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, thậm chí tạo
ra cú sốc giả từ một chiến dịch đổi tiền thật… đều có triển vọng mang
lại kết quả không tồi.
Đó cũng
chính là những con bài tiềm tàng nhằm đối phó với sự can thiệp nguy
biến của đợt chỉnh đốn đảng ngay trước mắt – được khởi xướng bởi những
chính khách hoàn toàn không nắm được chuyên môn sâu về tài chính và ngân
hàng như Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Cuộc
đấu tranh giữa các nhóm quyền lực đã tiến đến lằn ranh không khoan
nhượng, ngay cả sự thỏa hiệp dự kiến cũng khó được thiết lập bởi lòng
tham quá độ từ ít nhất một phía.
Ngay tại lằn ranh này, không có chỗ đứng cho các lý thuyết gia.
Thử
thách đang lớn dần và không phải ai cũng vượt qua được. Một cuộc thăm dò
tín nhiệm trong nội bộ đảng gần đây đã mang lại kết quả không thể tồi
tệ hơn đối với Nguyễn Tấn Dũng: ông chỉ nhận được chưa đầy 8% số phiếu
tín nhiệm – một tỷ lệ kinh hoàng nếu so với mức độ từ 80-90% đại biểu
quốc hội luôn phải chấp nhận vị trí thủ tướng của ông như một phương án
duy nhất vào các kỳ bầu bán.
Nhưng ở
một thái cực khác, chỉ cần vượt qua được đợt chỉnh đốn đảng vào tháng
7/2012, Nguyễn Tấn Dũng và các đồng sự của ông sẽ có cơ hội để củng cố
thế lực ngay trước thời điểm giữa nhiệm kỳ 2013, bất chấp sự thay đổi
nhân sự được dự kiến, trong đó có cả vài phương án được tập thể Bộ Chính
trị chọn để thay ông.
Dù
không giỏi giang trong điều hành đất nước, nhưng nước cờ tạm thoái lui
trên “mặt trận” Bản Việt cho thấy con sói đang tìm cách giấu mình để vừa
trị thương, vừa chuẩn bị cho một cú tung mình vồ mồi dữ dội hơn.
Đến
giữa năm 2013, nếu mọi chuyện diễn tiến tốt lành thì nhóm tài phiệt ngân
hàng cùng với người con gái khả ái của Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật vẫn
không thể buông rời vai trò then chốt, sẽ có thể hoàn thành sứ mạng lịch
sử với đợt thâu tóm giai đoạn 2 và hoàn chỉnh chiến dịch thâu tóm ngân
hàng, từ đó có thể đẩy thị phần tín dụng của họ lên ít nhất 60% hoặc 70%
– tỷ lệ chi phối gần như tuyệt đối các huyết mạch kinh tế và thậm chí
còn có thể là tiền đề cho một cuộc đảo chính không tiếng súng ngay trong
Bộ Chính trị.
Quyết tâm còn lại
Trước
mắt, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường như mặt hồ phẳng lặng. Người dân
vẫn đang dần được thuyết phục là nền kinh tế đã lập đáy, đang chuẩn bị
thoát đáy và sẽ vượt dốc.
Vào
thời điểm sát cuối quý 2/2012, lần thứ năm liên tiếp kể từ tháng 3/2012,
Ngân hàng nhà nước lại hạ lãi suất điều hành – động thái khiến cho
chính HSBC, một ngân hàng quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam, phải tỏ ra
ngạc nhiên. Đồng thời, lãi suất cho vay tín dụng đối với doanh nghiệp
xuất khẩu cũng được Bộ Tài chính giảm mạnh từ 14,4% về 11,4%. Những tín
hiệu bơm tín dụng, và hơn thế nữa là có thể bơm rất mạnh, đang xuất
hiện. Cũng bởi thế, con số hơn 70.000 tỷ đồng mà Ngân hàng nhà nước cùng
các ngân hàng thương mại có thể đẩy vào nền kinh tế cho mỗi tháng trong
nửa cuối năm 2012 là một khả năng không xa vời.
Thời
gian không chờ đợi nữa. Ngay vào những tháng tới, khối ngân hàng cần
phải giải phóng lượng vốn tồn kho giá rẻ của họ. Cần phải làm tất cả
những gì cần thiết để các doanh nghiệp và đặc biệt là khách hàng cá nhân
cảm thấy nền kinh tế đang được bồi bổ sức sống một cách thực chất, từ
đó sức cầu mới được cải thiện và hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp tồn kho
mới có triển vọng lọt vào mắt xanh những khách hàng ngây ngô.
Những
điều kiện của kinh tế thế giới cũng đang trở nên ưu ái cho tính toán của
nhóm tài phiệt ngân hàng Việt Nam. Từ đầu tháng 6/2012, các chỉ số
chứng khoán chủ chốt của Hoa Kỳ như Dow Jones, S&P và Nasdaq đã có
dấu hiệu lập vùng đáy tạm để chuẩn bị cho một đợt phục hồi mới. Cùng
lúc, thị trường nhà ở Mỹ trở nên khả quan nhất so với toàn bộ gần hai
năm trước đó. Dù gói kích thích QE3 vẫn chưa được Cục Dự trữ liên bang
Mỹ tung ra, nhưng cơ chế bơm tín dụng cho thị trường tại quốc gia này đã
khởi phát.
Cùng lúc, những tín hiệu tái khởi động kênh cung cấp tín dụng cũng dần hiện ra ở Trung Quốc.
Bối cảnh đối ngoại đó quả là thuận lợi không nhỏ cho nền kinh tế cùng các thị trường đầu cơ Việt Nam “thoát đáy”.
Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?
Ở vào
tư thế khó xử không kém Nguyễn Tấn Dũng, những người đứng đầu đảng và
nhà nước chỉ còn cách dựa vào những cơ quan đặc biệt, nếu họ biết cách
làm điều đó.
Nếu
Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc thông qua Luật Biển với tỷ lệ
nhất trí tuyệt đối tại Quốc hội là “một thành công lớn”, thì có lẽ
chuyện ông giành lại Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng từ tay Thủ tướng
còn là thành công lớn hơn nhiều.
Sau một
thời gian khá dài bị sáp nhập vào Văn phòng Chính phủ, cơ quan nội
chính của đảng lại có cơ hội để khẳng định vị trí độc lập tương đối của
mình. Hơn lúc nào hết, đảng cần đến Ban Nội chính, không phải chỉ với tư
cách tham mưu như trước đây, mà cùng với Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham
nhũng, đây là những vũ khí sắc bén còn lại cho cơ hội có thể là cuối
cùng của Tổng bí thư và hai phần ba Bộ Chính trị của ông.
Trong
số các cơ quan đặc biệt phải được đảng trọng dụng, một thế lực tiềm tàng
nhưng dường như bị quên lãng trong dĩ vãng từ sau vụ T4 năm 2003, có
thể sẽ được tái tạo vùng phủ sóng. Đó là Tổng cục 2 của Bộ Quốc phòng.
Trong ý
thức về vận mệnh quốc gia, bao giờ quân đội cũng là nơi khô ráo nhất
dưới nóc nhà bị dột nát. Sự chuyển biến khác thường đã đến trong thời
gian gần đây, khi không ít tướng lĩnh quân đội bày tỏ thái độ hoàn toàn
bất mãn trước những gì mà chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang
hành xử với xã hội và dân tộc. Trong con mắt và trái tim của họ, Tổ
quốc không đáng bị hành hạ đến mức như thế.
Mọi
chuyện đang bị đẩy đến trạng thái “quyết liệt” – từ ngữ mà Nguyễn Tấn
Dũng hay dùng để mô tả những cố gắng mang sắc màu mị dân của ông. Nhưng
làm sao tình thế sẽ trở thành sự đồng điệu giữa các phe phái tranh chấp
như một cơ chế “win – win”, cả hai cùng thắng?
Cũng
bởi vậy, con đường tiến đến chức vị tổng thống của Nguyễn Tấn Dũng đang
và sẽ được hứa hẹn hội ngộ với những vật cản thật sự đáng gờm. Bị coi là
vị thủ tướng tai tiếng và tham nhũng nhất trong lịch sử đảng cộng sản
Việt Nam, bản thân ông cũng đang tiến đến lằn ranh quyết định giữa tồn
tại và bị triệt tiêu.
Dù còn
khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một
không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không
khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét