Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Tin thứ Ba, 10-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh(PNTP). - Vụ tàu cá QNg-96246 TS gặp nạn: Hai ngư dân Việt Nam đang hồi phục tích cực (TN). - Trung Quốc bắt giữ tàu cá Việt Nam (TN). Gia đình các ngư dân lo lắng khi nghe tin Trung Quốc bắt giữ nhiều tàu cá = >
-  Xin ý kiến về thành lập lực lượng kiểm ngư (PLTP). - ẨN ỨC LÝ SƠN   -  BIỂN ĐỘNG (Mai Thanh Hải).  – Đừng bội phản cha ông chúng ta (RFA).  – Đỗ Trọng Khơi: “Thơ của một người yêu nước mình”, góp lời cùng các nhà thơ Việt Nam (Trần Nhương).
- Vụ JB Nguyễn Hữu Vinh bị côn đồ tấn công: “ĐẤT NƯỚC NÀY LOẠN MẸ NÓ MẤT RỒI” - (Mai Xuân Dũng). “Không ngạc nhiên khi gần đây, người dân Thủ đô bắt đầu hình thành một nếp sống ‘thời chiến’ là:  Sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào đến ngay ‘hiện trường’ khi nhận được tin báo ‘có khủng bố đỏ đen’ xảy ra để cứu nhau chứ không thể trông chờ vào pháp luật được nữa“.  – Mở hàng ngày 9/7/2012 - (Bùi Thị Minh Hằng).  –    BẢN CHẤT CÔN ĐỒ…  –   GIAI ĐOẠN KHỐC LIỆT ĐANG BẮT ĐẦU.  – Kinh nghiệm đọc báo - (Người buôn gió). - Bà con Thủ đô ngày 8-7 - (Lê Dũng).
- Tiếp tục hình ảnh biểu tình sáng Chủ nhật, 8/7, xin mời ngó cảnh vui vui về hai chú phóng viên HTV tác nghiệp. Sau khi được BS phát hiện và quan tâm, bà con liền vây lại ngắm nghía, chụp hình như thể lần đầu nhìn thấy “vật thể lạ”. Tội nghiệp cho thầy trò Trần Gia Thái! Tưởng sẽ có hình ảnh để mần một phóng sự nhục mạ người yêu nước như năm ngoái, nhưng chờ tới sáng nay vẫn không thấy. Hay là sẽ lưu làm tư liệu, để nếu tuần tới, sau Hội nghị ASEAN (9/7), rồi chuyến thăm của bà Clinton (10/7) mà vẫn cứ biểu tình thì … coi chừng? Cung cấp thêm tư liệu đây. Và cuối cùng là cái này nữa, để HTV sau màn hội đồng cùng báo đảng, mới có được “một nửa sự thực”, giờ có nửa còn lại, bằng chứng về “công dân Lê Hiền Đức” chỉ huy quần chúng biểu tình yêu nước.

- “PetroVietnam vẫn khai thác dầu khí bình thường trên Biển Đông” (DT). - PVN vẫn hoạt động bình thường (TT).
- Tàu hải giám TQ rời khỏi Biển Đông - (BBC). - Bạn biết gì về tàu hải giám Trung Quốc? (VTC).
- Philippines thành lập 16 đội phản ứng nhanh bảo vệ biển (PLTP).  – Đề xuất Trung Quốc và Philippines cùng khai thác dầu khí tại Biển Đông (PetroTimes).
<- Hội nghị ASEAN lo ngại tình hình biển Đông(PLTP). - Biển Đông nóng tại Hội nghị ASEAN (TN).  - Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN: Cần sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông - (RFI).  – ASEAN cần Bộ Quy tắc Ứng xử để giải quyết tranh chấp Biển Đông (VOA).  – COC là mục tiêu chính của ASEAN  – (RFA). – ASEAN tiếp tục thúc đẩy cho thỏa hiệp về biển Ðông (VOA).  Tình hình ở biển Đông sẽ nóng bỏng tại ARF (NLĐ). – Biển Đông: Phép thử cho mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN (NCBĐ).  – Bàn cờ Asean - (BBC)ASEAN đồng ý các điểm chính của bộ Quy tắc Ứng xử về Biển Đông (VOA). - Asean ‘đạt Quy tắc Ứng xử Biển Đông’  – (BBC). - Tranh chấp Biển Đông là ưu tiên cao trong nghị trình làm việc của ASEAN(VOA). - ASEAN trước ‘ván bài’ ở Biển Đông với Trung Quốc (VNN). - Nhấn mạnh giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông (TP).
- Cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown: “Người Mỹ không thích những kẻ đi bắt nạt” (TN). - Biển Đông: Thùng thuốc súng? (TVN).
- André Menras Hồ Cương Quyết: Những con diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc: Thất bại được báo trước của một chính sách gây chết chóc và tự sát ở Biển Đông (boxitvn).
Bất ngờ vụ người Trung Quốc “mua” đất trồng thanh long (TN). - Ngăn chặn thương lái nước ngoài thao túng nông sản (TP). - Người Trung Quốc mua cả trăm hecta đất Bình Thuận (TT). “Ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc”.
Cẩn trọng với “cửa hậu” của Baidu (TT).
Clinton sẽ ‘mềm mỏng với TQ’ - (BBC).   - Việt Nam: “Cải cách hay là chết” (Carl Thayer/ Ba Sàm). – Để quan hệ Mỹ – Việt bớt ‘nhạy cảm’ (BBC). – Bà Clinton: Tăng trưởng kinh tế bền vững ở châu Á tùy thuộc vào dân chủ (VOA).   – Đánh giá chuyến thăm VN của bà Clinton (BBC). - Ngoại trưởng Mỹ trở lại Việt Nam (TN).
- Thử bàn về tính liên tục và sự kế thừa giữa các « quốc gia » Việt Nam sau năm 1945 (Trương Nhân Tuấn).
- Thuyền nhân cưỡng bức hồi hương vẫn bị phân biệt đối xử (RFI).
Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN (VOA).  - Thư Bác Sĩ Quế gửi Bà Ngoại Trưởng Clinton - (Tiếng nói VN). - Bùi Tín: Niềm vui thêm nhiều bạn (VOA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Hư vô hóa bất hạnh (VOA).
Công an huyện Thanh oai đang làm việc đúng pháp luật ? - (Lê Hiền Đức).
TỰ THIẾN - (Sơn thi thư).
CHÂN LÝ QUÝ HƠN THẦY - (Bà đầm xòe). Quả tình nhiều khi thấy nghi ngờ đám phóng viên ảnh, không biết có phải tụi nó chơi xỏ các bác lãnh đạo nhà ta. Khi bắt tay quan thầy phương Bắc thì chằm bặp, vồ vập, ôm ấp. Còn bắt tay dân, già cũng như trẻ, thì mắt ngó lơ, bàn tay hờ hững ban phát. May mà nó không chụp được cả những câu đối thoại để đời, kiểu như “Dạo này bác có khỏe không/ Dạ yếu lắm TBT ạ! / Thế hả, tốt … tốt! … Thế bác gái còn hay chết rồi? …”   - TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐANG “SỐT RUỘT” THEO KIỂU GÌ? (Lê Anh Hùng). – Bữa nay giỗ cố TBT Lê Duẩn:  Bản lĩnh, tầm vóc, bí quyết của người lãnh đạo (TN).
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Làm dân mới được nghe thật lòng (TT). “Cái đáng mừng là ai cũng muốn nước ta mạnh giàu lên, mọi người đều bày tỏ sự sục sôi trước những biến động trên biển Đông. Điều đó nói lên rằng dù khó khăn, chật vật nhưng lòng yêu nước của dân ta không hề nguội lạnh!”.  -  Chống hình thức trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình (ND).  -  Giải quyết nhanh khiếu nại kỷ luật trong Đảng.
Xét xử vụ đánh cờ tiền tỉ (TN). - Xử vụ “quan” đánh cờ tiền tỉ: Kẻ thành thật, người chối quanh (LĐ).
Bình Dương: Dân quân xã vô cớ đánh người gây thương tích! (Infonet).
- Cử tri Hà Nội bức xúc chuyện giao thông (PLTP).  – Gặp khó khi xin thông tin quy hoạch (PLTP). - Đầu tư 2.000 tỉ đồng giảm ùn tắc giao thông (LĐ).
Không thuộc trường hợp “Nhà nước giao đất”! (Thanh Tra).
Thu đất của người “có công với nước” tại Bình Lục: Chính quyền xã có dấu hiệu làm trái (DV).
- Liên quan đến vụ kỹ sư Tạch: Email nội bộ là “tài sản” của cơ quan (PLTP).
- Nguyễn Đoàn: Kinh hồn thú chơi của đại gia   –    Trương Tuần: Ông chủ oằn lưng (Trần Nhương).
- Quan đánh cờ bạc tỉ: Người nhận, kẻ chối tội (NLĐ).  – Bị cáo chơi cờ tiền tỉ một mực kêu oan (Infonet).
- PVN kêu khó đòi nợ EVN;  – PVN trần tình chuyện “quên” nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng (Infonet).  – PVN sẽ đưa thêm 7 công trình dầu khí mới vào khai thác (Chinhphu.vn).
- Dùng tiền Nhà nước để du lịch? (PetroTimes).  – Những chuyện chỉ có ở Việt Nam (TT/ Tin thể thao). “… kỳ này, với danh sách đến Anh tham dự Olympic 2012 cũng thế, khi thể thao VN chỉ có vỏn vẹn 18 VĐV nhưng danh sách đoàn lên đến 56 người!
- 141. CHUYỆN ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN: HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGÀY TRONG TÙ Ở QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC (Mạng Hoàn Cầu).
- Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm Việt Nam - (BBC).   - Thúc đẩy quan hệ Quốc hội Việt Nam và Cuba (TN). - Hà Nội đón Castro ‘như anh em ruột thịt’ - (BBC). - Chủ tịch Cuba Raul Castro thăm Nga trong tuần này (TTXVN).
- ASEAN trì hoãn ký kết các văn kiện về Khu vực Phi hạt nhân (VOA).  – Hiệp ước Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân chưa trấn an được 5 cường quốc nguyên tử (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ thăm Mông Cổ (RFI).
<- Cô gái bên cạnh ông Kim Jong-un (TN).
Miến Điện: Dân biểu Aung San Suu Kyi lần đầu tiên họp Quốc hội (RFI).  - Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu làm việc tại Quốc hội Miến Điện (VOA).
Bắc Triều Tiên : Người đàn bà bên cạnh Kim Jong Un là ai ? (RFI).
“Tướng Trung Quốc đề xuất tập trận ở Điếu Ngư/Senkaku” (DT). - Trung Quốc cảnh báo Nhật: “Đừng đùa với lửa” (VnMedia).
- Trung Quốc tập bắn đạn thật, răn đe Nhật Bản? (Infonet).  – Căng thẳng leo thang ở biển Hoa Đông (NLĐ).
- Viết Lê Quân: Trung Quốc: Uông Dương ngược dòng triều đại? (DNSG).  - Lại biểu tình vì nhà máy đồng Tứ Xuyên (BBC).  – Sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là mong manh hay bền vững? (Journal of Democracy/ TĐM). – Bà Clinton gián tiếp chỉ trích chế độ Trung Quốc: Clinton takes swipe at Chinese regime (Financial Times).
Toàn cầu hoá và dân chủ (Viện triết học/VHNA).
– Tin từ CTV: “Biểu tình đòi đất ở Ninh Thuận”. 
Khoảng 8giờ sáng ngày 10/7 hàng trăm nông dân xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận kéo đến tụ tập trước Trụ sở UBND tỉnh này lý do yêu cầu Chủ tịch tỉnh đối thoại, về việc đất sản xuất và đất ở của của bà con nông dân tại khu đầm muối Quán Thẻ bị nhiễm mặn nhiều năm nay do Công ty Hạ Long Ninh Thuận gây ra
Trước đây UBND tỉnh đã có kết luận về phương án bồi thường, thời hạn bồi thường chậm nhất là ngày 30-6 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện nên người dân phản ứng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu giảm quy mô dự án muối Quán Thẻ, không mở rộng thêm diện tích 564 ha phía tây đường sắt Bắc-Nam. Đồng thời, tập trung nguồn vốn để hỗ trợ thiệt hại do nhiễm mặn cho người dân, báo cáo cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trước ngày 20-7.
Đến 10 giờ thì bị lực lượng Cảnh sát giải tán.
–  Công an Quận Hoàn Kiếm mời tôi ra làm việc về ” Gây rối trật tự ” hôm 8 -7 - (Lê Hiền Đức).


Nếu bố là nước lớn (VNN). “Nếu bố là Trung Quốc/ Bố sẽ rất đàn anh,/ Biển Đông của nước Việt,/ Bố ai đời lại tranh?”.
Lời nhắn nhủ của Điếu Cày từ ngục tối  —  (DLB).“Khi phiên tòa diễn ra, Điếu Cày mong muốn những anh em, bạn bè, người thân và những ai quan tâm… nếu có điều kiện đến tham dự phiên tòa hãy cùng mặc đồ đen”.
- Một nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu sa thải đại sứ tại Việt Nam: GOP lawmaker calls for ambassador to Vietnam to be fired (The Hill).

KINH TẾ
­- Đừng phiến diện (NLĐ).
- Nợ xấu VN ‘là cực kỳ nguy hiểm’ - (BBC).
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 8: Không để nhóm lợi ích trì hoãn (TN).
Vụ “Qlb” cho tới bữa nay là quá thể rồi, khi nó đưa ra một tài liệu cho làBản báo cáo của Uỷ Ban giám sát tài chính Quốc gia do Tiến Sĩ Vũ Viết Ngoạn Nguyên Tổng giám đốc của ViệtCombank  làm Trưởng ban đã bị Thủ Tướng CẤM công bố. Một văn bản công phu, chi tiết … như vậy, liệu có phải ngụy tạo không? Có phải thủ tướng cấm công bố không? Hay đó là tài liệu tối mật, nên không công bố? Cơ quan chức năng và báo chí cần làm sáng tỏ và đưa tin rõ ràng về vụ việc này, tránh để gây hoang mang trong dư luận. Rất nguy hiểm!
2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành (VEF). - Tạo sức ép để DNNN vươn lên (VEF).
Đại biểu HĐND TPHCM kiến nghị: Giải pháp cứu doanh nghiệp phải tới nơi tới chốn (SGGP).
- Phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành: Mục đích tối thượng của chính sách là tạo ra việc làm (PNTD). Ban ngày làm Phó TGĐ của công ty BĐS Kaiserdom, tối đến anh Đào Đức Dũng đi làm nhân viên của cửa hàng hải sản bình dân = >
Cào bằng (TN). “Thêm một lần nữa, ngân hàng nhà nước (NHNN) lại phải dùng tới biện pháp hành chính để “ép” các nhà băng phải giảm lãi suất các món nợ cũ xuống, thậm chí ấn định mức cụ thể 15%/năm.”  - Nên giảm ngay lãi suất (NLĐ). – Vốn vay giá rẻ bắt đầu chảy (PLTP).  - ‘Trần’ lãi suất nợ cũ 15%: NH hi sinh để cứu mình? (VEF). - Giảm lãi nợ cũ: Không bán được hàng tiền đâu trả nợ (VEF).
Tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất (Chinhphu.vn).
Chê giá cà phê cao, khách hàng tìm sang Indonesia (PLTP).
Thị trường lương thực, thực phẩm vẫn tăng giá đều (RFA).
Quản lý hoạt động mua nông sản của thương nhân nước ngoài (PLTP).
- Thứ trưởng Công thương: Giá điện sẽ có lúc giảm (Infonet).   – Giá điện điều chỉnh tăng, giảm ba tháng/lần (PLTP).  - Giảm giá vé tàu hỏa (TN).  - “Bó tay” với chiêu thổi giá của thương lái (DT).
PVN minh bạch tài chính, hoàn thiện kế hoạch tái cơ cấu Tập đoàn  (PetroTimes).
Hàng không nó thế! (Nguyễn Thế Thịnh).
Bất động sản ‘vô cảm’ trước đủ chiêu kích cầu (TP).
Viettel, VNPT phải giải trình (TN). - Yêu cầu VNPT, Viettel Ndừng tăng cước thuê kênh (ICTNews).
Không nên vội bán vàng phi SJC (DT).
Xăng, dầu thế giới đột ngột nâng giá mạnh (VnEco).
Lạm phát TQ giảm xuống mức 2,2% (BBC). - Giá vàng bất ngờ tăng sau tin lạm phát của Trung Quốc (VnMedia).
- TẠI SAO TRUNG HOA KHÔNG THỂ ĐIỀU CHỈNH  —  (Project Syndicate/ Hồ Hải).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- 139. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự đấu xảo tại Pháp năm 1877 (Xưa&Nay).  - 140. Có một trận hải chiến dưới triều vua Minh Mạng?
Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời Vua Đinh Tiên Hoàng (Bee).
MIỀN…”CỤP LẠC” (KỲ 15).  Góp ý chủ blog-Nhà văn Nhật Tuấn: Văn vẻ hay đâu cần vú vê bự! Bổ sung, hồi 8h35′, Nhà văn Nhật Tuấn phản hồi: “Cảm ơn anh Ba Sàm. Anh nói đúng. Tôi đã xóa ‘vú bự’…” 
- Trần Hạ Tháp: Nhà chòi Phùng Quán (Văn chương Việt). - Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 2. - Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 3.
- Đỗ Quý Toàn: Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai (boxitvn).
Sông Côn Mùa Lũ (Trịnh Hội).
- Nhạc sĩ Lữ Liên qua đời (TT).  – Nhà văn Lê Phan Nghị từ trần (Trần Nhương).  – LẠI PHẢI DELETE MỘT CÁI TÊN, MỘT CON NGƯỜI (Văn Công Hùng).
- Phạm Khải: Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Bao nhiêu là thứ bùa mê… (Trần Nhương).
- NGUYỄN NGỌC TIẾN kể chuyện Làm Duyên, Làm Dáng (Lê Thiếu Nhơn).
- NHÀ THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG: KHÔN KIỂU MĂNGÊ LOM ( MANGER L’HOMME-ĂN NGƯỜI ) MÀ VẪN LÀM THƠ HAY  —  (Phạm Viết Đào).
<-  Phùng Há – 100 năm bây giờ mới kể.  Kỳ cuối: Ra đi và gửi lại (TT). Mời xem lại: Kỳ 1 Tuổi thơ cay đắng – Kỳ 2: Cô đào trong lò gạch –  Kỳ 3: Vinh quang và cay đắng – Kỳ 4: Vai diễn đi cùng năm tháng.
- Sẽ thay đổi quy định về cấp phép biểu diễn cho nghệ sĩ hải ngoại (NLĐ).
Đạo diễn Leslie Wiener lên sóng Việt Nam trong tim tôi (TN).
- Bài hát theo yêu cầu: Chiến đấu vì độc lập tự do  —  (Nguyễn Thông).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 67) (Trần Nhương).
- ĐƯỜNG ĐẾN MỒ SÌ SAN – PHONG THỔ  —  (Blog Thành).
- Dáng đứng Việt Nam trong Carnaval Tropical de Paris (RFA).
- CHÍNH PHỦ HUNGARY TÌM ĐỊA CHỈ HUGH GRANT (NCTG).
- Đi tìm công lý Olympic – Bài 1: Một mùa Olympic đen tối   –   Đi tìm công lý Olympic – Bài 2: Cần một lễ tưởng niệm (PLTP).


Sừng sững Nhất Linh (Luanhoan).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cơ hội hay chân chính? Thành tích hay thành tựu? (TT).  – THẦN TƯỢNG – KẺ CƠ HỘI  —  (Thùy Linh). - Văn hóa thần tượng vào đề thi (TT).
- Công bố danh sách các trường ĐH, CĐ công lập (TT). - TS. Phạm Ngọc Hiền, GV khoa Xã hội, trường ĐH Sài Gòn: Nhận xét đề thi môn Văn khối D đại học năm 2012 (Trần Nhương). - “Thảm họa mê muội thần tượng” vào đề Văn (DV).  - 124 thí sinh bị đình chỉ thi (TT).
Hai chuyện thơm thảo mùa thi (PNTD). - Xương gãy 20 lần, chân bằng ống thổi lửa, vẫn học giỏi (Bee). - Vượt đau đớn đến phòng thi (TP). - Dịch vụ ‘chăm sóc tận răng’ bên cổng trường thi đại học (VTC).
Cuộc chiến pháp lý trong trường đại học tư thục (TVN).
- Bà nội 56 tuổi và ước mơ giảng đường đại học (NLĐ). Thí sinh Nguyễn Thị Phong trong ngày thi ĐH = >
- Một trưởng phòng giáo dục bị đề nghị cách chức  (ND).
Cảnh giác chiêu khuyến mãi mùa tuyển sinh (TT).
- BÁC SĨ NGƯỜI VIỆT MỔ BẰNG ROBOT (Sơn Trung).  – Video: Bác sĩ Nguyễn Thế Triệu Huy và BS Nguyễn Thế Thiên Năng mổ bằng robot ở  San Jose (Meganthuynga).
Khó khăn với thiết bị công nghệ cao (NLĐ).
NASA đào tạo đầu bếp ‘vũ trụ’ tương lai (VNN).


SAO CHỈ TRỊ CHỨNG KHÔNG TRỊ CĂN? (Tâm sáng). “Xử lý nghiêm và nghiêm hơn những kẻ tham nhũng là cần thiết, nhưng đó cũng là mới ‘trị chứng’.  Bất cứ vấn nạn xã hội nào, muốn ngăn chặn hiệu quả cần tìm ra cội nguồn để ‘trị căn’.

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nan giải việc giảm tải cho bệnh viện (TN). - Giảm tải bệnh nhân bằng bệnh viện vệ tinh (NLĐ).
- Huy động cảnh sát cứu 15 hộ dân ngập nước (TT).  - Lật xe chở du khách Việt đi Campuchia(PLTP). –  Sẽ tổ chức “Ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” (SGGP). - Đổi ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT sang 19/11 (DT).
Ngập nặng, dân cầu cứu công an (TP).
TP. HCM: 8 năm tới, thực phẩm mới hết… “bẩn” (DV).
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng tiếp tục gây ô nhiễm (SGGP). - Nhà máy sắn bốc mùi hôi thối phủ kín lòng chảo Mường Lò (DV).
Đã hoàn tất hồ sơ về trùm nợ Nguyễn Thị Cúc ở Hà Nội (VOV).
-  Dừng dự án nuôi tôm ở rừng Cần Giờ (PLTP).
-  Rệp sáp bột hồng đã lan sang Việt Nam (ĐV).
- NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIỮ GÌN SỨC KHỎE  —  (Phạm Viết Đào).
<- Đau đớn, tủi nhục người mẹ nhốt con vào chuồng lợn (Bee). - Bà Còng: “Cả đời tôi chưa bao giờ nghĩ được tặng bê”.  - Nỗi đau “người ếch”: Căn bệnh quái lạ (DV).
Chuyện Sư cô giữ núi nuôi khỉ như con (Bee).
- “Thánh cô” chữa bệnh bằng nước lã và tàn hương? (PetroTimes).
- LINH ĐỘNG (NCTG).
- Campuchia tìm ra nguyên nhân căn bệnh gây tử vong nơi trẻ em (VOA).
- Lụt chết nhiều người ở Nga (BBC). – Crymsk. Sau lũ lụt. Photo của các hãng nước ngoài (ir-ingr/Kichbu).  – Ở Nga hoàn toàn không có chính phủ . - Ít nhất 170 người thiệt hại sau trận lũ lụt tồi tệ ở Nga (VOV).
Chile rét kỷ lục, 16 người chết (TN).



QUỐC TẾ
- Thỏa thuận chấm dứt bạo lực với Tổng thống Syria (TT). - Phe đối lập Syria: Nga mang tiếng xấu dưới mắt người Syria (VOA). - Tổng thống Syria tố Mỹ “chỉ đổ thêm dầu vào lửa” (VTC). - Nga không bán vũ khí mới cho Syria (TT).
Quân đội Ai Cập trông đợi TT Morsi tuân thủ phán quyết của tòa án (VOA).
Ủy ban Israel đề nghị hợp pháp hóa các khu định cư Do Thái (VOA).
LHQ: Bầu cử tại Libya là một thành quả khác thường (VOA). - Libya: Kết quả sơ khởi đem thắng lợi tốt cho liên minh của ông Jibril (VOA). = >
Putin: Phương Tây xuất “dân chủ tên lửa-bom đạn” (TTXVN). - Nga ưu tiên tăng hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ (TTXVN).
- Tổng thống Afghanistan lập lại lời kêu gọi đối thoại với Taliban;  – Vụ hành hình công khai một phụ nữ Afghanistan bị lên án (VOA).
- 7 nhân viên an ninh Pakistan bị bắn chết (VOA).
- Tòa Anh xử vụ John Terry tội kỳ thị (BBC).
- Chủ tịch Quốc hội Ai Cập yêu cầu quốc hội bị giải tán tái nhóm họp (VOA).  – Ai Cập: Tân tổng thống ra sắc lệnh bãi bỏ việc giải tán Quốc Hội (RFI).
Tổng Thống Obama kêu gọi gia hạn biện pháp giảm thuế cho giới trung lưu (VOA).
- Pháp : Con đường cải cách còn lắm gian nan (RFI);  – Tổng thống Pháp khai mạc Hội nghị Xã hội;  – Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc.
- Nam Sudan kỷ niệm 1 năm độc lập (VOA).
- Do tin tặc, nên FBI đóng đường dẫn Internet (BBC).  – Hàng trăm ngàn người không thể truy cập Internet (SGGP).


* VTV1:  + Chào buổi sáng – 09/07/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 09/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 09/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 09/07/2012;  + Thời sự 19h – 09/07/2012.

139. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự đấu xảo tại Pháp năm 1877

TẠP CHÍ XƯA & NAY

Lần đầu tiên Việt Nam tham dự đấu xảo tại Pháp năm 1877

SỐ 406 (06 – 2012)
Nguyễn Thu Hoài
NGÀY NAY KHI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ĐÃ PHÁT TRIỂN VỚI TỐC ĐỘ KHÁ CAO, CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HÀNG HÓA VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ MỞ RA THƯỜNG XUYÊN, NGƯỜI DÂN CÓ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN VỚI THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CŨNG CÓ NHIỀU CƠ HỘI ĐỂ MỞ RỘNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. NHƯNG CÁCH ĐÂY HƠN MỘT THẾ KỶ VÀO NĂM 1877, VIỆC TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN ĐƯA HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM (LÚC ĐÓ LÀ ĐẠI NAM) SANG THAM DỰ ĐẤU XẢO(1) TẠI THỦ ĐÔ PARIS NƯỚC PHÁP CÓ THỂ COI LÀ MỘT DẤU MỐC QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Các gian hàng Đông Dương trong Triển lãm Thuộc địa, Marseille 1922

Tình hình ngoại thương Việt Nam thế kỷ XIX trở về trước
So với nhiều nước trong khu vực, việc xúc tiến thương mại bên ngoài lãnh thổ của các triều đình phong kiến Việt Nam khá chậm chạp. Thực chất từ thế kỷ XV- XVI các thương nhân của một số nước láng giềng đã đến trao đổi buôn bán với người Việt. Đáng kể nhất là các lái buôn người Trung Hoa đến từ Quảng Châu, Triều Châu, Phúc Kiến…  bằng đường bộ và đường biển. Hàng hóa họ mang đến cao cấp là các loại gấm, lụa, tơ, sa hay bình dân hơn là thuốc bắc, vải, bút, mực, giấy, kim, chỉ, khuy áo… họ mua về lâm thổ sản, hồ tiêu, cau khô, đường, sa nhân… Sau người Trung Hoa là người Nhật Bản cũng đến Việt Nam, các thương nhân Nhật Bản hình thành nên khu phố buôn bán sầm uất tại Hội An. Họ chủ yếu buôn bán đồ đồng, vải bông, vũ khí, diêm sinh… Thế kỷ XVII những người Tây Âu bắt đầu đặt mối quan hệ thương mại ở Đại Việt.  Đầu  tiên  có  lẽ  là  những  nhà buôn người Bồ Đào Nha, tiếp đến là người Hà Lan, Anh, Pháp… Họ đến chủ yếu bằng đường biển, hàng hóa đem đến thường là các loại vũ khí, đồ kim loại; hàng hóa mua về gồm tơ, lụa, vải thô, đồ gốm và các loại hàng nông sản. Tuy nhiên việc giao dịch thương mại với nước ngoài, đặc biệt là với Tây Âu càng về sau càng sa sút  và  gần  như  chấm dứt vào cuối thế kỷ XVIII vì nhiều lý do.
Sang thế kỷ XIX các vua nhà Nguyễn ban đầu cũng không quá khắt khe đối với các thuyền buôn phương Tây khi đến trao đổi mậu dịch tại Việt Nam. Thậm chí vua Minh Mệnh còn bãi bỏ lệ cũ, giảm thuế cho các tàu buôn nước ngoài tại cảng khẩu để “tỏ lòng yêu mến người phương xa”. Thống kê từ tài liệu châu bản triều Nguyễn(2) chỉ tính riêng hai năm Minh Mệnh 6 và 7 (1825 – 1826) đã có 84 tàu thuyền nước ngoài, với trên 100 lượt ra vào các cảng khẩu của Việt Nam. Trong đó có 77 thuyền của người Thanh, 6  tàu của Pháp và 1 tàu của Anh xin vào các cảng như cửa Lác (Nam Định), cửa Hội (Nghệ An), cửa Đà Nẵng, cửa Đại Chiêm (Hội An), cửa Thị Nại (Quy Nhơn), Vũng Lấm (Phú Yên), cửa Cần Giờ (Gia Định). Vua cũng muốn mở rộng thương mại với các nước nên đã nhiều lần cử các đội thuyền trong nước ra nước ngoài như đến Hạ Châu (Singapore), Giang  Lưu  Ba  (Indonesia),  Lữ Tống (Luzon – Philippines), Quảng Châu… để giao dịch buôn bán. Tuy nhiên về sau vì lo sợ người phương Tây nhòm ngó xâm lược, các giáo sĩ lợi dụng tàu buôn đến truyền đạo Gia tô và các thuyền trong nước ra nước ngoài buôn bán thường gặp cướp biển nên việc thương mại mậu dịch với bên ngoài ngày càng thu hẹp và hạn chế.
Dưới thời vua Tự Đức việc đóng cửa buôn bán với bên ngoài càng gắt gao hơn, trong một đạo dụ năm Tự Đức thứ nhất (1847) đã nêu rõ “người Tây dương không cho đến thông thương là để chặn lòng mọi rợ mà tôn cao thế nước”(3). Vì vậy các tàu buôn của Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ đến xin giao dịch đều bị từ chối. Về sau người Pháp chiếm được Nam bộ gây sức ép, buộc triều đình phải cho các tàu của Pháp vào buôn bán. Năm  1865 (Tự Đức thứ 19), người Pháp mở một cuộc đấu xảo, thực chất là cuộc trưng bày và bán sản phẩm hàng hóa của Pháp tại Kinh thành Huế. Viên chủ soái người Pháp đưa thư đến triều đình yêu cầu các quan lại cùng dân đến xem hội. Vua Tự Đức hỏi các đại thần rằng: Ta cũng mở trường đấu xảo yêu cầu người Tây dương đến xem để phô bày cái khéo, thì có ích gì không? Cơ mật viện thưa rằng: Phong tục người phương Tây, lấy máy móc tinh xảo tự khoe khoang, lại có ý muốn sang bên Á Đông, nếu mời họ đến sợ các nước đều đến có nhiều điều không tiện. Vua cho là phải(4).
Tham dự đấu xảo tại Pháp năm 1877
Năm 1877 (Tự Đức thứ 31) nước Pháp tổ chức cuộc đấu xảo tại thành Ba Lê (Paris). Trước đó Quốc trưởng nước ấy đã gửi thư cho triều đình đề nghị  Đại Nam gửi hàng hóa tham gia. Vốn sẵn tâm lý e ngại phương Tây nhưng sợ làm phật lòng người Pháp, vả lại lúc đó Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, triều đình Nguyễn trong tình thế bất đắc dĩ lại muốn tìm cách hòa hiếu để chuộc đất, vì vậy vua Tự Đức cử Nguyễn Thành Ý(5) dẫn đầu phái đoàn sang Pháp. Thực chất ý đồ chuyến đi đó không chỉ là đem hàng hóa đi thi thố mà còn nhằm mục đích thăm dò tình hình phương Tây và xem xét thiết lập sứ quán ta tại Pháp. Đoàn sứ bộ gồm 30 người do viên Quang lộc tự khanh kiêm Lãnh sự tỉnh Gia Định Nguyễn  Thành  Ý  khâm  phái  dẫn đầu, cùng các viên Tả Tham tri lãnh hàm  Thượng  thư bộ Lại Nguyễn Tăng Doãn, Tham biện Vũ Văn Phú, Hồ Trọng Đĩnh, Tham biện kiêm Thông ngôn Nguyễn Hữu Cư… khởi hành từ tháng 10 năm 1876 đến tháng 11 năm 1877 thì trở về. Trong chuyến đi đó, Nguyễn Tăng Doãn, Hồ Trọng Đĩnh nhận nhiệm vụ cùng đoàn tùy tùng 8 người đến nước Y Pha Nho (Tây Ban Nha) tham quan tình hình sau đó quay trở lại Pháp. Nguyễn Thành Ý, Vũ Văn Phú, Nguyễn Hữu Cư đem hàng hóa đến trưng bày tại cuộc đấu xảo ở thủ đô Paris nước Pháp. Nguyễn Thành Ý sau đó còn có dự định sang nước Anh nhưng người Pháp không cho mượn tàu nên việc ấy bị hoãn lại.
Tháng 11 năm Tự Đức 31 (1877), tức là sau khi vừa từ nước Pháp trở về, Nguyễn Thành Ý đã làm 2 bản báo cáo chi tiết tâu trình lên vua Tự Đức. Trong đó một bản tấu ngày 21 tháng 11 dài 44 trang tường trình về chuyến tham dự đấu xảo tại thủ đô Paris nước Pháp(6) và một bản tấu ngày 26 tháng 11 dài 20 trang trình bày về tình hình nước Pháp và một số nước Tây Âu(7).
Riêng về chuyến tham dự đấu xảo tại Paris, theo báo cáo của Nguyễn Thành Ý gồm có 35 nước tham dự như Pháp, Anh, Nga, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Áo, Phổ, Hy Lạp, Ba Tư, Đại Thanh, Nhật Bản, Xiêm La, Mã Lai, Đại Nam… Khu hội chợ đặt tại quảng trường lớn ở trung tâm thủ đô có chiều dài 4.500 thước(8), rộng 2.250 thước gồm 11 dãy nhà trưng bày. Trong đó 1 dãy ở trung tâm được trang hoàng tráng lệ nhất là khu trưng bày hàng hóa của nước Pháp, 5 dãy bên phải là khu trưng bày hàng hóa của các nước Tây Âu, 5 dãy bên trái là khu trưng bày của các nước châu Á, Tân thế giới và các thuộc quốc của Anh, Pháp, Phổ.
Đấu xảo mở trong 6 tháng, khai mạc ngày 30 tháng 3 năm 1877, mở cửa từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày, mỗi ngày trung bình có khoảng 5 – 6 vạn người tham quan, ngày Chủ nhật số lượng người đến xem còn nhiều hơn. Khách  tham quan đều phải mua vé nên số tiền nước Pháp thu được đến khi bế mạc ước khoảng 1200 vạn quan.
Các nước tham dự đấu xảo đều phải thuê khu trưng bày hàng hóa tùy theo diện tích rộng hẹp, như nước Anh tiền thuê là 200 vạn quan, Nga là 150 vạn quan, Đại Thanh, Nhật Bản đều 50 vạn quan, Đại Nam ta là 1 vạn 500 quan. Hàng hóa trừ loại nào không tiêu thụ được và các vật quý chỉ trưng bày không bán thì không phải chịu thuế, còn lại đều đánh thuế 10%, hàng hóa của nước Pháp cũng như vậy. Khách tham quan chọn mua loại hàng hóa nào đều đăng ký tại nơi trưng bày đến khi kết thúc hội chợ mới giao tiền và nhận hàng.
Hội đồng kiểm định hàng hóa đấu xảo gồm có 9 hội đồng đều đặt Chánh, Phó hội trưởng phân công xem xét, đánh giá hàng hóa của các nước để phân biệt nghị thưởng. Hàng hóa được phân làm 96 loại, mỗi loại đều đánh giá xếp hạng 1,2,3. Nước Pháp đã chi 150 vạn quan để làm phần thưởng.
Hàng hóa tham dự đấu xảo của nước Pháp là phong phú nhất gồm kim cương, ngọc quý, san hô, hổ phách, thủy tinh, pha lê, đồng hồ, tranh, tượng đá, tượng đồng, các đồ điêu  khắc mạ vàng mạ bạc, trang sức, quần áo, da thuộc, thuốc lá, rượu, thậm chí cả các loại vũ khí, đạn dược… Đại Thanh cũng tham gia với khá nhiều hàng hóa như bình phong, trướng gấm, giường gỗ, rương gỗ, ngọc thạch, ngà voi, đồ gốm, sơn mài, nam châm, gấm sa, tơ, da, lông thú, đèn lồng, giấy, chiếu, dao, cung, kiếm, các loại ngũ cốc, thảo dược, nấm… Đại Nam ta tham gia với các hàng hóa như giường, tủ, rương, hòm, bàn ghế gỗ có khảm xà cừ; lược, gương, quạt, khung tranh làm từ ngà voi, sừng tê, đồi mồi; các loại hộp trầu, khay đựng, tráp bọc bạc hoặc khảm xà cừ; các loại nón, võng đay, lụa(9)… Báo cáo cũng nhận định, hàng hóa tham dự đấu xảo lần này nhiều không kể xiết, mỗi nước đều có cái đặc sắc riêng nhưng nói đến các hàng cơ khí thì nước Anh là đứng đầu; các hàng trang sức, mỹ nghệ, tơ vũ, pha lê thì nước Pháp đứng đầu; các hàng điêu khắc, chạm trổ, tơ sa, nam châm thì Đại Thanh đứng đầu; các hàng khảm xà cừ thì Đại Nam đứng đầu; các hàng sơn mài thì Nhật Bản đứng đầu. Khu đấu xảo của nước ta tuy không rộng, hàng dự đấu xảo cũng không nhiều nhưng đều là những thứ trang nhã tốt đẹp, lại bày đặt khá chỉnh tề dễ coi. Người các nước phương Tây đều thích xem, không chỉ nhiều người ái mộ mà Tổng thống Pháp và các Bộ trưởng Thủy lợi, Nông nghiệp, Thương nghiệp cùng Khâm phái của các nước cũng đều khen. Bộ trưởng Thủy lợi Pháp nói rằng: Người phương Tây thích xem các vật lạ, hàng hóa của Đại Nam đều là những thứ khéo léo, tinh xảo vì thế người phương Tây rất thích xem. Bộ trưởng Nông nghiệp, Thương nghiệp đều nói: Đại Nam lần đầu tiên tham dự đấu xảo nhưng hàng hóa rất đẹp và nhiều.
Kết thúc cuộc đấu xảo, hàng hóa của Đại Nam nhận được 4 phần thưởng. Ngoài ra Quốc trưởng nước Pháp cũng gửi tặng triều đình ta 1 chiếc bội tinh và 1 chiếc tặng riêng cho Nguyễn Thành Ý. Chuyến đi đó Nguyễn Thành Ý mua về 2 tấm bản đồ năm châu, 1 tấm bản đồ các nước phương Tây và 6 bản đồ hải trình từ phương Đông sang phương Tây. Mặc dù chuyến đi với nhiều mục đích nhưng dưới góc độ thương mại có thể nói là khá thành công, hàng hóa hầu như được bán hết và thu về một số tiền lớn. Tuy nhiên lần đó vua Tự Đức lại không thấy hài lòng về kết quả chuyến đi, tại bản tấu ngày 26 tháng 11 của Nguyễn Thành Ý đệ trình về tình hình nước Pháp và phương Tây, vua Tự Đức phê: “Những điều trình trong bản tấu đều là bàn luận cao xa không thực tế, không thể thi hành được. Các ngươi được cử đi sứ lần này một là để sửa sang hòa hiếu, rộng đường giao thiệp nên đều cử người hiểu biết làm được việc thế mà không được việc gì, lại tâu bày những điều hão huyền, truyền giao xuống cho Đình thần bàn xét vào tội không đảm đương được chức phận xử cách ly chức”(10). Sau đó vua đặc ân chuẩn cho Nguyễn Tăng Doãn giáng về hàm cũ làm Tả Tham tri Bộ Lại, Nguyễn Thành Ý bị cách chức lưu.
Những cuộc đấu xảo tiếp theo
Sau khi người Pháp chiếm toàn bộ Việt Nam, họ còn tiếp tục tổ chức nhiều cuộc đấu xảo tại thuộc địa, và đưa các đoàn thương mại Việt Nam sang dự đấu xảo tại Pháp.
Năm 1886 (Đồng Khánh năm thứ 2), nước Pháp tổ chức hội chợ đấu xảo tại Hà Nội, sau đó Quốc trưởng nước Pháp cũng gửi thư mời Đại Nam tham dự cuộc đấu xảo được tổ chức đầu năm 1889 tại Pháp. Tuy nhiên cuối năm 1888 vua Đồng Khánh mất, vua Thành Thái kế vị khi mới 10 tuổi, mặc dù tình hình chính trị trong nước lúc này rất rối ren nhưng Đại Nam vẫn cử người đưa hàng hoá sang tham dự.
Tháng 5 năm 1894 (Thành Thái năm thứ 6), nước Pháp lại tổ chức đấu xảo ở thành Lyon, lần này Nguyễn Trọng Hợp(11) được cử làm Chánh sứ cùng đoàn sứ bộ và đại diện 2 nghiệp hộ sản xuất ở Quảng Nam đem hàng hóa sang Pháp dự đấu xảo.
Năm 1906 (Thành Thái thứ 18), nước Pháp tổ chức Hội chợ thuộc địa ở Marseille (Exposition coloniale de Marseille), Nguyễn Văn Vĩnh(12) cùng với viên Đốc lý người Pháp lúc đó ở Hà Nội là Hauser được cử mang hàng hóa sang Pháp để tổ chức gian hàng Bắc kỳ tại hội chợ.
Năm 1922 (Khải Định năm thứ 7), nước Pháp một lần nữa mời Đại Nam tham dự hội chợ thuộc địa Mar-seille, vua Khải Định đã đích thân sang Pháp dự hội chợ, tuy nhiên các tài liệu không cho thấy lần này Đại Nam gửi hàng hóa tham gia.
Như vậy có thể nói chuyến tham dự đấu xảo năm 1877 tại Paris – Pháp không chỉ là một mốc quan trọng đối với thương mại nước ta thời kỳ phong kiến mà còn là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam tham dự một hội chợ thương mại quốc tế lớn và được các nước đón nhận, đánh giá cao. Trước đây hàng hóa của nước ta ra thế giới hầu hết đều do các thương nhân nước ngoài đến mua và mang đi. Thành công của chuyến đấu xảo lần này đã phần nào khẳng định năng lực, độ tinh xảo, khéo léo cũng như sự phong phú của các ngành hàng do người Việt sản xuất. Đại Nam sau đó tiếp tục nhiều lần được mời tham dự các cuộc đấu xảo, hội chợ thương mại tại Pháp. Điều đó cho thấy người phương Tây rất yêu thích, quan tâm đến các sản phẩm của người Việt và hàng hóa của Việt Nam bước đầu có vị thế trên thị trường hàng hóa thế giới.
 
CHÚ THÍCH:
1. Đấu xảo: thi khéo, là cuộc thi để so sánh các phẩm vật về kỹ nghệ xem cái nào khéo hơn, ngày nay thường gọi hội chợ triển lãm.
2. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập 2, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đại Nam thực lục, tập 7 (chính biên), bản dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.100.
4. Đại Nam thực lục, tập 7, Sđd, tr.996.
5. Nguyễn Thành Ý (1819-1897), người làng Tuý La, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1874, ông được cử làm Lãnh sự ngoại giao đầu tiên của Đại Nam tại soái phủ Sài Gòn, ông từng đại diện cho triều đình Huế trong các cuộc thương thuyết với Pháp và đã sang Pháp nhiều lần. Gần cuối đời ông về Huế và được thăng hàm Thượng thư Bộ Binh.
6. Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức tập 310, tờ 137 – 158 (1 tờ = 2 trang).
7.  Châu bản triều Nguyễn, Sđd, tờ 189 – 198.
8. Thước (尺 – xích ) đơn vị đo lường cổ, 1 thước = 0,3333m.
9. Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức tập 290 tờ 16; tập 294 tờ 232 – 233 (hàng hóa dự đấu xảo lần đó hầu hết do các thợ giỏi của Hà Nội và Nam Định chế tác).
10. Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức tập 310, tờ 198.
11.  Nguyễn Trọng Hợp (1834  – 1902) tên thật là Nguyễn Huyên người làng  Kim  Lũ,  huyện  Thanh  Trì  (Hà Nội), đỗ Cử nhân năm 1858, đỗ Tiến sĩ  năm  1865.  Ông  từng  giữ  các  chức Tổng đốc Định Yên, Sơn Hưng Tuyên, Thượng thư Bộ Lại, Bộ Hình dưới thời vua  Tự  Đức;  Khâm  sai  quyền  Kinh lược sứ Bắc kỳ, Cơ mật viện đại thần, Tổng tài Quốc sử quán dưới thời vua Đồng Khánh; Phụ chính đại thần đời vua Thành Thái. Ông từng đại diện cho triều đình Huế trong các cuộc thương thuyết với Pháp và được phong tước Vịnh Trung tử.
12. Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) người làng Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Nội). Ông vừa là nhà báo, nhà văn, nhà giáo, nhà phiên dịch nổi tiếng đầu thế kỷ XX; thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp; từng làm thư ký ở Tòa sứ Lào Cai, Kiến An, Hà Nội; tham gia sáng lập và giảng dạy tại trường Đông Kinh nghĩa thục. Sau khi tham dự Hội chợ thuộc địa Marseille (năm 1906) ông từ bỏ cuộc đời công chức ra kinh doanh, mở nhà in, làm báo, dịch sách; từng là chủ  bút  tờ Đồng văn nhật  báo, Notre Journal, Notre Revue, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, An Nam Nouveau…

140. Có một trận hải chiến dưới triều vua Minh Mạng?

TẠP CHÍ XƯA & NAY

Có một trận hải chiến dưới triều vua Minh Mạng?

SỐ 406 (06 – 2012)
Tôn Thất Thọ

Cách đây gần 70 năm, trong số đầu tiên của tạp chí Tri Tân (số 1) phát hành ngày 3-6-1941 có đăng bài viết của tác giả H.B trên mục “Mảnh sử liệu”, nội dung bài viết trên đã dựa vào tập Thanh triều sử lược của tác giả Tá Đằng Sử Tài thuật lại một trận chiến của thủy quân Việt Nam dưới triều các vua Nguyễn đã đánh thắng hải quân Anh sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhận thấy đây có thể là “một sử liệu mới” nên xin được chép lại nguyên văn bài báo trên:
“Hơn 100 năm trước đây, Việt Nam đã đại thắng người Anh trong một trận thủy chiến.
Lạ nhỉ! Nhưng thật không. Các bạn đọc chắc sẽ phân vân mà hỏi như vậy, khi mới đọc hết cái đầu đề trên.
Phải! Lạ! Lạ vì hơn trăm năm trước đây, nước Việt Nam đã có thủy quân hùng cường đến thế nào mà chiến thắng nổi người Anh Cát Lợi!

Thì đây, chúng tôi xin nhường Tá Đằng Sử Tài, tác giả cuốn Thanh triều sử lược trả lời các bạn về câu hỏi ấy:
“Trước kia An Nam vẫn ghét thuốc phiện và đạo Thiên Chúa của Tây phương. Đã lâu, họ tuyệt hẳn các tàu bè thông thương ở Quảng Nam.
Bấy giờ, người cầm đầu binh lính Anh Cát Lợi đóng ở Ấn Độ nghe biết bên nước An Nam, họ Nguyễn mới tân tạo, có chỗ hở có thể thừa cơ được, bèn đem hơn mười chiếc tàu chiến kéo vào cửa sông Phú Xuân.
Người An Nam rút hết thuyền vào núp ở trong nội cảng. Vài trăm dặm không có bóng người…
Đêm đến, có tới một trăm mười chiếc thuyền nhỏ lẻn ra miền hạ du của nội cảng, theo chiều gió thuận, nhân dòng sóng xuôi, đánh hỏa công.
Người Anh không có đường chạy! Bảy chiếc tàu vào trước đều bị đốt cháy! Những chiếc còn ở ngoài biển cũng sợ sệt trốn nốt!
Thẹn không dám về nước, bọn người Anh ấy kéo sang Quảng Đông, toan chiếm Áo Môn, song không trôi, lại rút đi”.(Thanh Triều sử lược, quyển 6, tờ 20).
Đọc mẫu sử trên ta thấy nó nếu kết quả không sai sự thật – chẳng là một việc đối ngoại tối quan trọng ở đời bấy giờ, lại là một cái vinh dự rất phi thường của con nhà binh Việt Nam hồi hơn 100 năm trước đây nữa” (trích Tri Tân, Tlđd, trang 10).
Tác giả Thanh triều sử lược cũng như tác giả H.B của bài viết trên không nói cụ thể trận chiến  trên  diễn  ra  dưới  thời vua nào, nhưng căn cứ vào thời điểm ra đời của tạp chí Tri Tân mà tác giả H.B ghi là “hơn 100 năm trước”, có nghĩa là sự kiện trên xảy ra trước năm 1841, đó là thời gian trị vì của vua Minh Mạng (1820-1840).
Điều rất ngạc nhiên là khi tra cứu các tài liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện…  chúng ta không thấy các sử thần nhà Nguyễn ghi chép gÌ về sự kiện đó cả, nhất là giai đoạn dưới thời vua Minh Mạng. Trong giai đoạn này, Đại Nam thực lục đã nhiều lần ghi lại các sự kiện tàu Anh Cát Lợi thường hay vào các cửa biển nước ta mục đích để xin thông thương buôn bán mà thôi.
Thiển nghĩ đây là một sự kiện “lớn” mà nếu  hực sự xảy ra thì Quốc sử quán triều Nguyễn không thể không ghi lại. Trong khi cùng một sự kiện tương tự xảy ra dưới thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), khi thủy binh Việt Nam đánh thắng tàu chiến Hà Lan vào xâm phạm nước ta vào năm 1644 – nghĩa là trước thời điểm đó 200 năm thì sách Thực lục ghi chép rất cụ thể:
“Giáp Thân, thứ 9 (1644)… mùa hạ tháng 4…Thế Dũng Hầu (tức Phúc Tần, Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế) đánh phá giặc Ô Lan (tức Hà Lan bây giờ) ở cửa Eo. Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh dẹp. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra, Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền Thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết” (ĐNTL, T1, Nxb Giáo Dục 2007, tr.55-56).
Bài báo trên tạp chí Tri Tân viết từ hơn 70 năm trước về một sự kiện rất quan trọng ở nước ta, nhưng qua sử liệu của một soạn giả nước ngoài chép, vì thế rất mong các nhà sử học nghiên cứu tìm hiểu thêm.

141. CHUYỆN ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN: HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGÀY TRONG TÙ Ở QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

Mạng Hoàn Cầu

CHUYỆN ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN: 

HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGÀY TRONG TÙ Ở QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC

21.5.2012
Chịu trách nhiệm biên tập:  Quách Vĩ Vĩ
Người dịch:  Quốc Thanh
Trích yếu:  Phùng Ngọc Tường nói với Lý Tông Nhân:  “Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây chỗ các ông, thế ông không sợ Tưởng Giới Thạch đổ vấy  cho mình à?” Lý Tông Nhân thấy Phùng Ngọc Tường nói rất có lý, liền đồng ý cùng với ông ta đi gặp Tưởng Giới Thạch.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, và cũng là người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc. Trong cả sự nghiệp cách mạng dài tới 60 năm của ông, có một thời gian bôn ba, phấn đấu, tìm đường cứu nước ở nước ngoài. Hồ Chí Minh từng nhiều lần tới Trung Quốc, đã kết nên tình hữu nghị nồng hậu với Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng đã phải trải qua bao nguy hiểm và gian nan. Bị bắt ở Quảng Tây vào thập kỷ 40 của thế kỷ 20 chính là một đoạn trải nghiệm quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của ông.

Bị bắt ngồi tù
Năm 1942, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã có được sự tiến triển quan trọng. Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) do Đảng cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam) chỉ đạo sáng lập đã có ảnh hưởng không ngừng lan rộng. Rất nhiều nơi đã triển khai hoạt động du kích. Nhưng Việt Minh vẫn chưa thiết lập được mối liên hệ với bất cứ quốc gia nào trong mặt trận chống Pháp trên thế giới. Đồng thời, mối quan hệ giữa tổ chức Việt Minh ở khu vực Hoa Nam Trung Quốc với chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc đang có chiều hướng căng thẳng. Trước tình hình ấy, việc làm sao để Việt Minh liên hệ được với bên ngoài, nhằm mở rộng thêm ảnh hưởng của mình và tranh thủ được sự viện trợ của quốc tế một cách có hiệu quả, đã trở thành một vấn đề bức bách. Để hoàn thành được nhiệm vụ trọng yếu và nguy hiểm này, đòi hỏi phải phái một người vừa hiểu biết về Trung Quốc, lại vừa có uy tín tới Trùng Khánh. Và Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Việt Minh liền trở thành ứng cử viên được mọi người nhất trí lựa chọn. Vào trung tuần tháng 8, Nguyễn Ái Quốc  rời khỏi căn cứ địa chống Pháp ở tỉnh Cao Bằng Việt Bắc bí mật tới Trung Quốc. Để bảo vệ bí mật, đánh lạc hướng theo dõi từ bên ngoài, ông đã dùng một cái tên mới – Hồ Chí Minh. Cái tên Hồ Chí Minh kể từ đó đã đi theo ông ta suốt đời.        
  Ngày 25.8.1942, Hồ Chí Minh đến Ba Mông Vu ở huyện Tịnh Tây Quảng Tây, đầu tiên ở tại nhà người nông dân Từ Vĩ Tam 3 ngày. Ngày 27.8, được người nông dân Dương Đào Đới dẫn đường. Khi đi đến thôn Túc Vinh, huyện Đức Bảo thì bị cảnh sát thôn ở Văn phòng thôn của Quốc dân đảng truy hỏi. Cảnh sát thôn phát hiện trong người Hồ Chí Minh ngoài có giấy chứng nhận của “Chi hội Việt Nam – Hiệp hội chống xâm lược quốc tế” ra, còn mang theo cả thẻ hội viên “Trung Quốc thanh niên tân văn ký giả học hội” và giấy thông hành quân dụng của Sở chỉ huy Chiến khu thứ tư của chính quyền Quốc dân đảng. Nhưng tất cả những giấy tờ chứng nhận ấy đều đã hết hạn, cảnh sát thôn nhận định Hồ Chí Minh có nhân thân phức tạp, là nghi can gián điệp quan trọng nên liền ra lệnh bắt giữ ông. Ngày 29.8, Hồ Chí Minh bị giải đi từ huyện Đức Bảo tới huyện Tịnh Tây. Nhà cầm quyền Tịnh Tây cho rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam mà lại mang trong người nhiều loại giấy tờ chứng nhận của phía Trung Quốc, rõ ràng là nghi can gián điệp quan trọng, liền quyết định giao ông ta cho cơ quan quân sự tối cao của Quảng Tây -  Văn phòng Quế Lâm thuộc Ủy ban quân sự chính phủ Quốc dân để thẩm tra. Hồ Chí Minh viết thư cầu cứu huyện trưởng Tịnh Tây, bởi ông ta đã từng gặp vị này ở Quế Lâm, nhưng vị huyện trưởng đã từ chối không gặp. Hồ Chí Minh lại viết thư cho quan chức cấp cao Quốc dân Đảng cũng không có hồi âm.    
  Ở Tịnh Tây, một nông dân Trung Quốc tên là Vương Tích Cơ từng kết nghĩa anh em với nhà cách mạng Việt Nam đã đến nhà tù để thăm Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh thông qua Vương Tích Cơ để viết thư về trong nước, báo tin ông ta đang bị bắt ngồi tù. Ở Tịnh Tây được nửa tháng, nhà cầm quyền lại giải Hồ Chí Minh tới một nơi khác. Cứ như vậy, cách 2 tuần hoặc nửa tháng, nhà cầm quyền lại đổi Hồ Chí Minh đến một nhà tù khác. Mỗi lần di chuyển đều bắt ông ta mang còng tay và cùm chân, đồng thời có 5 lính vũ trang áp giải. Thường là lên đường vào lúc sáng sớm, rồi đến chiều tối mới đến được một nhà tù khác, nhiều khi còn phải đi tới hai ba ngày.  
  Trong phòng giam, tù nhân chính trị ở lẫn với các tù nhân nghiện hút và bị bệnh giang mai, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phòng giam chật chội tới mức đến cả một chỗ nằm cũng không có. Nhiều khi Hồ Chí Minh đành phải ngồi cả trên thùng phân, nếu có ai đi đại tiểu tiện, còn phải đứng lên nhường cho người ta ngồi. Sáng ra, việc đầu tiên cần phải làm là đi đổ thùng phân. Có một lần, Hồ Chí Minh vừa tỉnh dậy đã phát hiện thấy có người tù bên cạnh bị chết. Gây khó chịu khổ sở nhất ở trong phòng giam là ghẻ lở, rận rệp, tối đến còn có muỗi. Các tù nhân gọi rận là “chiến xa”, rệp là “xe tăng”, muỗi là “máy bay”. Sống trong tình cảnh ấy, Hồ Chí Minh bị ghẻ lở đầy người, người gầy giơ xương, tóc bị rụng rất nhiều. Tính từ 29.8.1942, Hồ Chí Minh lần lượt bị giam ở 13 nhà tù thuộc 13 huyện Tịnh Tây, Điền Đông, Long An, Thiến Đẳng, Ung Ninh, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu… Đến 10.12.1942 thì tới Quế Lâm. Không lâu sau, lại bị giải đến Liễu Châu giao cho Cục chính trị Sở tư lệnh trưởng Chiến khu thứ tư để thẩm vấn.       
 Được tự do trên danh nghĩa
  Được biết Hồ Chí Minh bị bắt ngồi tù ở Quảng Tây, Đảng cộng sản Việt Nam vô cùng sốt ruột, đã nhiều lần lấy danh nghĩa “Chi hội Việt Nam – Hiệp hội chống xâm lược quốc tế” để gửi điện cho Tôn Khoa là Viện trưởng Viện lập pháp chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc nhờ tìm tung tích của Hồ Chí Minh. Sau đó lại thông qua các phương tiện truyền thông như hãng tin AP, Reuters, AFP, TASS… để tạo dư luận, tìm đủ mọi cách để buộc chính quyền Quốc dân đảng thả Hồ Chí Minh. Nhưng chính quyền Quốc dân đảng đã làm ngơ. Trước tình hình ấy, Đảng cộng sản Việt Nam đành phải cầu cứu tới Đảng cộng sản Trung Quốc. Diên An lập tức gọi điện báo cho Chu Ân Lai đang ở Trùng Khánh để nhờ ông ta nghĩ cách giải cứu Hồ Chí Minh. Chu Ân Lai đã biết Hồ Chí Minh từ hồi ở Pháp vào thập niên 20 của thế kỷ 20. Thời kỳ đại cách mạng, giữa hai vị đảng viên cộng sản trẻ tuổi còn qua lại với nhau nhiều lần hơn ở Quảng Châu và đã thiết lập nên tình cách mạng sâu đậm. Nhận được chỉ thị từ Diên An, Chu Ân Lai tuy bị ốm nặng vừa khỏi, phụ thân lại vừa qua đời, nhưng vẫn đích thân tới gặp Tưởng Giới Thạch để trao đổi trực diện. Đồng thời lại còn ủy thác cho vị tướng ái quốc Phùng Ngọc Tường tới vận động Lý Tông Nhân là nhân vật cộm cán của Quảng Tây[i], hối thúc phía Quảng Tây nhanh chóng tìm ra tung tích Hồ Chí Minh. Chu Ân Lai nói với Phùng Ngọc Tường: “Hồ Chí Minh là người bạn lâu năm của tôi, nếu có gì bất trắc thì sao còn nói chuyện đạo nghĩa được nữa.”    
 Phùng Ngọc Tường vừa kiên quyết chống Nhật, lại vừa có cảm tình với đảng cộng sản, phản đối Tưởng Giới Thạch đầu hàng bán nước. Giải cứu Hồ Chí Minh trong tình thế này phải hết sức mạo hiểm. Qua các kênh khác nhau, ông ta biết được đích thân Tưởng Giới Thạch tham dự vào vụ án Hồ Chí Minh, nếu không có cái gật đầu của Tưởng Giới Thạch thì chẳng ai dám làm gì. Sau khi bàn bạc với Đoàn cố vấn Liên Xô do Quốc dân đảng mời đã quyết định sẽ lợi dụng mối mâu thuẫn giữa Lý Tông Nhân với Tưởng Giới Thạch để buộc Tưởng Giới Thạch phải thả Hồ Chí Minh.   
  Phùng Ngọc Tường nói với Lý Tông Nhân:  “Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây chỗ các ông, thế ông không sợ Tưởng Giới Thạch đổ vấy cho mình à?” Lý Tông Nhân thấy Phùng Ngọc Tường nói rất có lý, liền đồng ý cùng với ông ta đi gặp Tưởng Giới Thạch. Phùng Ngọc Tường nói với Tưởng Giới Thạch: “Hồ Chí Minh có phải là cộng sản hay không tạm thời không bàn, mà ngay cả có đúng là thế thì ông ta cũng thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta có quyền, liệu có cần phải bắt giữ các đảng cộng sản nước ngoài không? Các thành viên của Đoàn cố vấn Liên Xô chẳng phải cũng là đảng cộng sản đó sao? Thế sao không bắt giữ họ đi? Đồng thời, Việt Nam đã ủng hộ chúng ta kháng chiến, Hồ Chí Minh phải là bạn của chúng ta, chứ sao lại trở thành tội nhân? Giả dụ lại đi coi những bạn bè nước ngoài ủng hộ chúng ta kháng chiến là tội nhân, thế thì cuộc kháng chiến của chúng ta là giả à? Lại chẳng mất hết mọi sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế hay sao? Nếu là kháng chiến thực sự, thì phải mau chóng thả Hồ Chí Minh ra!” Lý Tông Nhân ngồi cạnh cũng đế thêm: “Cái lẽ phải thả Hồ Chí Minh, Phùng tiên sinh đã nói cả rồi. Tôi xin hỏi ông, sao lại phải bắt giữ Hồ Chí Minh ở Quảng Tây? Đây chẳng phải là đổ vấy cho Quảng Tây sao? Đây là ý của cấp dưới hay là mệnh lệnh của ông?” Tưởng Giới Thạch đuối lý, đành nói: “Thôi được, sẽ cho người đi điều tra xem sao ngay”. Cuộc nói chuyện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thả Hồ Chí Minh sau đó.      
  Trong khi đó, trong nội bộ tổ chức Việt kiều “Việt Nam cách mạng đồng minh hội” (gọi tắt là Việt cách) ở Liễu Châu cũng đánh nhau kịch liệt, tổ chức rơi vào trạng thái tê liệt. Một vài người có cái nhìn sâu sắc trong Cục chính trị Chiến khu thứ tư của chính quyền Quốc dân đảng, dựa trên những gì đã biết về con người Hồ Chí Minh, cũng đã kiến nghị Tư lệnh trưởng Chiến khu thứ tư Trương Phát Khuê thả Hồ Chí Minh, để ông ta tham gia vào các hoạt động của “Việt Nam cách mạng đồng minh hội”. Chính trong bối cảnh ấy, Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã phải ra lệnh cho Chiến khu thứ tư thả Hồ Chí Minh. Vì vậy mà Hồ Chí Minh đã được rời khỏi nhà tù vào 10.9.1943, để giao cho Cục chính trị Chiến khu thứ tư “quản chế”. Từ đó, Hồ Chí Minh được trả lại tự do trên danh nghĩa.   
  Tham gia hội nghị
Hồ Chí Minh tuy đã ra khỏi nhà giam, nhưng vẫn chưa thực sự được trả lại tự do.  Mong muốn của Trương Phát Khuê là để Hồ Chí Minh phục vụ cho mưu đồ của ông ta, điều này khiến cho Hồ Chí Minh lại có thêm được một quãng trải nghiệm khó quên. Tháng 10.1942, tổ chức Việt kiều “Việt Nam cách mạng đồng minh hội” được thành lập ở Quảng Tây, các ủy viên ban chấp hành đều là những người có mối quan hệ mật thiết với Quốc dân đảng lâu nay, đứng đầu là một vị tướng của Quốc dân đảng tên là Trương Bội Công.   
  Một người khác nữa là Nguyễn Hải Thần, ông ta đã ở tuổi thất tuần, cư trú tại Trung Quốc suốt từ năm 1912, tiếng Việt đã quên mất gần hết. “Việt Cách” ngay từ ngày đầu thành lập đã bị khốn đốn bởi những người đứng đầu tranh quyền đoạt lợi, loại trừ lẫn nhau. Ngoài ra, một bộ phận các thành viên của Việt Nam độc lập đồng minh ở Côn Minh cũng lần lượt viết thư cho Tưởng Giới Thạch và Trương Phát Khuê, tuyên bố không thừa nhận “Việt Nam cách mạng đồng minh hội” vừa mới được thành lập, với lí do tổ chức này không có đại diện ở trong nước, hơn nữa chủ tịch ban chấp hành lại là do một vị tướng của Quốc dân đảng Trung Quốc đảm nhận. Trước tình hình ấy, theo ý đồ của Trương Phát Khuê, vào tháng 8.1943 đã thành lập một tổ chức có Việt Minh tham gia ở Liễu Châu, lấy tên là Ủy ban trù bị Hội nghị những người ái quốc Việt Nam, đồng thời mời Hồ Chí Minh tham gia.    
  Lúc đầu, Hồ Chí Minh từ chối không tham gia. Ông ta nói: “Thời gian tôi chờ đợi tự do đã rất dài rồi, bây giờ không còn có quyền để hoang phí thêm một ngày nào nữa. Trong nước có rất nhiều việc cấp bách và quan trọng đang chờ tôi. Ở đây sẽ có một người thay mặt tôi tham gia”. Nhưng đến ngày hôm sau, Hồ Chí Minh liền nhận được thư của Trương Phát Khuê. Trong thư Trương Phát Khuê yêu cầu Hồ Chí Minh bất luận thế nào cũng phải tham gia vào ủy ban này, rồi còn giở giọng ép buộc cho biết sự tham gia của Hồ Chí Minh là điều kiện tiền đề để trả lại tự do cho ông ta. Sự việc đã rất rõ ràng, Trương Phát Khuê muốn thông qua Hồ Chí Minh để điều khiển cuộc hội nghị lần này. Chính vì Trương Phát Khuê đã biết được thân thế và uy tín của Hồ Chí Minh, đã ý thức được đối thủ cần giao thiệp sau này chính là Hồ Chí Minh, cho nên đã thay đổi hẳn thái độ ứng xử với Hồ Chí Minh. Sự tham gia của Hồ Chí Minh sẽ khiến cho không khí của Ủy ban trù có sự thay đổi rất lớn. Những thành viên phản đối mạnh mẽ việc hợp tác với Đảng cộng sản Việt Nam và Việt Minh trong “Việt Cách” trước đây, lúc này không còn hằm hè gì nữa. Như vậy, vấn đề thành viên tham gia hội nghị của Ủy ban trù bị sẽ nhanh chóng đi đến thống nhất. Những thành viên này là:  Đảng cộng sản Đông Dương, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt  Minh), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (gọi tắt là Việt Cách), Việt Nam Quốc dân đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Đại Việt Đảng. Một số đại biểu phản đối Đại Việt Đảng tham gia hội nghị, với lí do nó có khuynh hướng thân Nhật. Hồ Chí Minh thì tán thành để cho Đại Việt Đảng tham gia, cho rằng như vậy sẽ tranh thủ được những phần tử có tư tưởng ái quốc trong đó để phục vụ cho cách mạng. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn đề nghị mời thêm một vài đại biểu thuộc các đoàn thể không tham dự vào chính trị  như Hội Phật giáo, Hội Khai trí… tham gia hội nghị. Tiếp đó, Hồ Chí Minh còn đề xuất mở rộng thêm thành viên hội nghị, để cho đại biểu các Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc cùng được tham gia hội nghị với Việt Minh. Những đề nghị này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ  từ những người lãnh đạo Việt Cách như Trương Bội Công… Họ cho rằng nếu làm như vậy thì thế lực của Việt Minh sẽ chiếm đại đa số trong hội nghị. Trước tình huống này, Hồ Chí Minh quyết định mời Trương Phát Khuê  đứng ra làm trọng tài, thế rồi liền viết cho Trương Phát Khuê một bức thư. Trương Phát Khuê vốn tôn trọng Hồ Chí Minh, lại cân nhắc đến cả đoạn khởi đầu tốt đẹp mà ông ta vừa mới tiếp xúc với Việt Minh, không muốn dẫn đến phiền phức trong chuyện này, nên đã ủng hộ đề nghị của Hồ Chí Minh.      
  Mấy ngày sau, Trương Phát Khuê mở tiệc mời đại biểu các phía của Ủy ban trù bị, đồng thời có một bài nói rằng: “Tôi cho rằng, nếu đợi cho đến khi mọi sự chuẩn bị đã hoàn toàn thấu đáo rồi mới tổ chức hội nghị là quá sai lầm. Từ sự cân nhắc này, tôi đã mời đại biểu Hồ (Hồ Chí Minh) soạn thảo bản kế hoạch tổ chức hội nghị giùm tôi. Tôi đã xem rất kĩ và cho rằng đây là một bản kế hoạch cách mạng, chỗ nào cũng thể hiện được tinh thần bình đẳng và nguyện vọng tăng cường đoàn kết giữa các đảng phái cách mạng của Việt Nam. Tôi xin tiến cử bản kế hoạch này với các ông”. Bài nói của Trương Phát Khuê đã chốt lại, Trương Bội Công đành phải cảm ơn Trương Phát Khuê  mà không dám có ý kiến gì khác. Các đại biểu khác cũng buộc lòng phải tán thành với bản kế hoạch do Hồ Chí Minh soạn thảo.    
  Để bảo đảm cho cuộc hội nghị được tiến hành thuận lợi, không bị bên ngoài phá rối, Trương Phát Khuê đã lấy hội trường của Chiến khu thứ tư làm địa điểm tổ chức hội nghị. Hội nghị đã được tiến hành rất “trang nghiêm”, “long trọng”, đại biểu các phía đều đóng âu phục giầy da, nhưng Hồ Chí Minh thì vẫn ăn mặc như thường ngày. Ông ta biết rõ không ít người trong hội trường đều đứng về phía đối lập với cách mạng Việt Nam, nhưng trong cuộc họp vẫn tỏ ra tự nhiên thoải mái. Trong bài nói của mình ông đã chú trọng giới thiệu những hoạt động của Việt Minh, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Pháp, Nhật. Trương Phát Khuê nhiều lần vỗ tay, biểu thị sự hoan nghênh bài nói của Hồ Chí Minh, đồng thời ngồi dự cho đến lúc tan họp. Nhờ có Trương Phát Khuê đích thân trấn giữ mà Hồ Chí Minh được bầu làm ủy viên dự bị Ban chấp hành Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách).      
 Khi hội nghị kết thúc, Hồ Chí Minh nói với người ngồi cạnh: “Kết quả của cuộc hội nghị là thành công lớn của chúng tôi. Chúng tôi tham gia hội nghị là đúng, còn tẩy chay hội nghị là sai lầm. Tất nhiên, chúng tôi không thể ảo tưởng về Tưởng Giới Thạch, nhưng chúng tôi có thể, và hơn nữa là cần phải thông qua Trung Quốc để tìm đường liên hệ với các đồng minh khác, nhằm tranh thủ được sự viện trợ cho sự nghiệp giải phóng của chúng tôi”. Trương Phát Khuê đã tổ chức được cuộc hội nghị thành công và đạt được mục đích cải tổ Việt Nam cách mạng đồng minh hội bằng sự ủng hộ và giúp đỡ của Hồ Chí Minh. Sau khi thỉnh thị Trùng Khánh, Trương Phát Khuê đồng ý cho Hồ Chí Minh về nước, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam.     
  Trong điều kiện nhà tù hết sức khắc nghiệt và sự giám sát chặt chẽ của cai ngục, Hồ Chí Minh đã viết 133 bài thơ chữ Hán, bao gồm các thể thơ thất tuyệt[ii], thất luật[iii], ngũ sắc và tạp thể. Hồ Chí Minh đã viết chúng trên giấy bồi, đính lại thành một cuốn sách nhỏ, trên bìa viết 4 chữ “Ngục trung nhật ký”. Những bài thơ này đã dùng thứ ngôn ngữ giản dị để phơi bày sự đối xử phi nhân tính mà các phạm nhân phải chịu đựng dưới sự thống trị của Quốc dân đảng, đã thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc đối với quần chúng lao khổ, đã phản ánh được ý chí kiên cường, niềm tin tất thắng và tấm lòng rộng mở của một nhà cách mạng vô sản. Bài đầu tiên trong đó viết rằng:  Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao.  
Bản tiếng Việt © VSK 2012
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh

[i]   Nguyên văn:  Quế hệ (桂系):  Một trường phái quân phiệt ở thời kỳ Trung Hoa dân quốc lấy tỉnh Quảng Tây và người địa phương làm trung tâm –ND.
[ii]   Thất tuyệt:  Thơ bốn câu, mỗi câu bảy chữ – ND
[iii]   Thất luật:  Thơ tám câu, mỗi câu bảy chữ – ND.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét